Luận án Phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Lê Huy Tuynh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 9 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đ

doc192 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 27 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI 31 2.1. Quan niệm giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội và phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội 31 2.2. Nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội 59 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 77 3.1. Thực trạng phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 77 3.2. Yêu cầu phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 107 Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 119 4.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam cho thanh niên quân đội hiện nay 119 4.2. Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn quân sự và phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ nhằm phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 133 4.3. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam hiện nay 145 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 176 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài luận án Văn hóa giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống được sáng tạo trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, được kế thừa, phát huy, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cầu nối gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí con người Việt Nam, tạo thành động lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Văn hóa giữ nước Việt Nam chứa đựng trong đó những giá trị cốt lõi của sức mạnh văn hóa tinh thần Việt Nam như: “lòng yêu nước nồng nàn”, “đoàn kết, gắn bó cộng đồng, trên dưới thuận hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, “tính nhân văn, nhân đạo cao cả” và “nghệ thuật đánh giặc độc đáo”. Những giá trị cốt lõi của văn hóa giữ nước Việt Nam vừa hiện hữu thông qua thực tiễn bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, vừa tiềm ẩn bên trong mỗi người dân Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng. Khi được khơi dậy, phát huy thường xuyên sẽ tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy thanh niên quân đội không ngừng phấn đấu vươn lên, cống hiến và trưởng thành. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, các thế hệ thanh niên quân đội đã kế thừa, phát huy cao độ giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết, không những tạo ra động lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên quân đội sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận thức sâu sắc vai trò, sức mạnh to lớn của văn hóa giữ nước Việt Nam, trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và cơ quan chức năng các cấp trong quân đội luôn quan tâm đến quá trình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Do đó, phần lớn thanh niên quân đội có nhận thức đúng đắn, có động cơ, ý chí quyết tâm cao, lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng chủ yếu là nhận thức của một số chủ thể về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay còn chưa thật sâu sắc và đầy đủ; cách thức, biện pháp phát huy còn chưa sáng tạo, hiệu quả; thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm của một bộ phận thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay còn chưa cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất là do việc nghiên cứu chuyên sâu về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp tối ưu để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên. Sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên quân đội không chỉ vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ quân sự mà còn phải tinh thông về văn hoá, tích cực giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa giữ nước của dân tộc, góp phần làm cho “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” [30, tr.47]. Tình hình trên đã và đang đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay một cách cơ bản, hệ thống nhằm tạo ra động lực tinh thần để thanh niên quân đội có ý chí, quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực trạng phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Luận giải quan niệm và nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Đánh giá thực trạng, xác định yêu cầu phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Phạm vi khảo sát: Luận án khảo sát tập trung vào đối tượng thanh niên quân đội là sĩ quan trẻ, học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ ở một số đơn vị cơ sở bộ binh đủ quân và một số học viện, trường sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Việt Nam (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1; Sư đoàn 968, Quân khu 4; Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Trường sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự). Thời gian: Từ năm 2016 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam; về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Cơ sở thực tiễn: Tình hình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội trong thời gian vừa qua. Các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; báo cáo tổng kết, đánh giá của các cơ quan chức năng có liên quan; kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, hệ thống và cấu trúc, khái quát hóa và trừu tượng hóa, phương pháp tiếp cận giá trị, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, xin ý kiến chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Quan niệm phát huy giá trị văn hóa giữ Việt Nam của thanh niên quân đội. Nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ Việt Nam của thanh niên quân đội. Giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa giữ Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm sâu sắc thêm góc độ tiếp cận triết học về văn hóa giữ nước Việt Nam ở khía cạnh giá trị, nội dung bản chất. Thông qua làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội, luận án sẽ góp phần cung cấp cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục, rèn luyện thanh niên quân đội ở các đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); kết luận; các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa Việt Nam và giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam Những công trình khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa Việt Nam. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam [33]. Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, trong công trình khoa học này, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc và có hệ thống về cội nguồn cũng như nội dung các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Các đức tính tốt đẹp như yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa được tác giả luận giải sâu sắc, trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa là những giá trị tinh thần tiêu biểu của người dân Việt Nam. Những giá trị đó, theo tác giả, đã được định hình ngay từ thời dựng nước, phát triển độc lập, không bị đồng hóa bởi tác động từ bên ngoài. Dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, người Việt luôn giữ vững và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống của mình và coi đó như hồn thiêng của dân tộc. Tác giả khẳng định: “Vì con người, lấy con người làm mục đích của cuộc chiến đấu, cách mạng và kháng chiến Việt Nam biểu hiện rõ giá trị nhân bản của nó, chính cái giá trị nhân bản đó làm ra sức mạnh của Việt Nam” [33, tr.49]. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này là gợi mở khoa học rất có giá trị để tác giả luận án khẳng định mối liên hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, khẳng định vai trò và sức mạnh của dòng chảy văn hóa dân tộc, tính tất yếu và sự cần thiết phải tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lên một tầm cao mới trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [6]. Trong công trình này, tác giả khẳng định, giá trị văn hoá là giá trị phản ánh năng lực sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Theo tác giả, “giá trị văn hoá bao gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần, là kết quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ tạo dựng nên, có tác dụng định hướng cho các hoạt động văn hoá của cá nhân và cộng đồng” [6, tr.277]. Cách tiếp cận và luận giải trong công trình khoa học này là cơ sở để tác giả luận án kế thừa, khái quát làm rõ quan niệm về giá trị văn hóa cũng như những biến đổi giá trị văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi [116]. Trong công trình này, tác giả đã dành một chương với 56 trang để khái quát và luận giải về hệ giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như: chủ nghĩa yêu nước; tinh thần cộng đồng, đoàn kết; tinh thần lạc quan, nhân nghĩa; tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ. Những giá trị văn hóa cốt lõi này được thấm nhuần, trở thành “hệ điều tiết”, vun đắp cho sự phát triển của xã hội trong quá khứ cũng như tương lai, trong các giá trị đó, theo tác giả “giá trị yêu nước, đoàn kết vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu trong quan niệm của người dân bởi đó là những giá trị căn cốt, độc đáo, tinh hoa của bản sắc dân tộc Việt Nam” [116, tr.6]. Những luận giải và kết luận của công trình khoa học này đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều về những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời là gợi mở khoa học để tác giả tiếp thu, kế thừa trong phân tích, làm rõ những giá trị đặc trưng, cốt lõi của văn hóa giữ nước Việt Nam. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2014), Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [4]. Trong công trình khoa học này, các tác giả đã dành 34 trang để luận giải về cơ sở hình thành và nội dung những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Theo các tác giả, mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của riêng mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển cũng đều có những giá trị văn hóa truyền thống của riêng mình. Đó là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu của một nền văn hóa, “tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử” [4, tr.46]. Tác giả khẳng định, trong các giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam thì yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là giá trị hàng đầu chi phối các giá trị khác của dân tộc. Những kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này đã giúp cho tác giả luận án tiếp cận và làm rõ vai trò, sức mạnh giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của thanh niên quân đội. Hà Thị Thùy Dương (2014), Bàn thêm về các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của Việt Nam [21]. Trong công trình khoa học này, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống khái niệm, những yếu tố chi phối, cơ sở hình thành và chỉ ra những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tác giả coi những giá trị như lòng yêu nước, nhân văn, nhân đạo của dân tộc ta là những nguyên lý đạo đức lớn. Theo tác giả, Việt Nam đánh thắng các thế lực ngoại xâm mạnh hơn mình gấp nhiều lần bằng sức mạnh văn hóa tinh thần Việt Nam. Đây là những tư liệu khoa học rất có giá trị để tác giả luận án khẳng định làm rõ vai trò của giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam trong lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Thị Hương Giang (2016), Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam [97]. Trong công trình khoa học này, các tác giả cho rằng: Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Trên cơ sở tiếp cận việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với bối cảnh toàn cầu hóa và hôi nhập quốc tế hiện nay, tác giả khẳng định: Trong toàn cầu hóa, vấn đề quan trọng đặt ra đối với nước ta hiện nay là phải “giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc gắn với tiếp thu có chọn lọc giá trị từ bên ngoài để phát triển ổn định và bền vững, tránh trạng thái phát triển đứt đoạn, rạn nứt, xung đột” [97, tr.329]. Cách tiếp cận và luận giải trong công trình khoa học này là gợi mở khoa học để tác giả luận án kế thừa, phân tích làm rõ những tác động ảnh hưởng của nhân tố toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Đào Thu Hương (2018), Phát triển giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trước tác động của hội nhập quốc tế về văn hóa [47]. Trong công trình khoa học này, tác giả cho rằng: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế về văn hóa, thông qua việc học hỏi, tiếp nhận, tiếp biến những giá trị mới theo hướng tiến bộ, hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam cũng không ngừng được bổ sung thêm những nội dung mới với biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, cũng theo tác giả, trước tác động của hội nhập quốc tế về văn hóa, do sự xâm nhập ồ ạt của các sản phẩm văn hóa ngoại lai, “xuất hiện một bộ phận người có tư tưởng đề cao vật chấtcòn biểu hiện coi nhẹ hoặc không quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc” [47, tr.99]. Những luận giải trong công trình khoa học này là cơ sở để tác giả luận án kế thừa, làm rõ thêm những tác động cả tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Những công trình khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam. Đoàn Mô (2002), Tìm hiểu văn hóa giữ nước của Việt Nam [96]. Trong công trình khoa học này, tác giả cho rằng, văn hoá giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống được phát huy, phát triển và sáng tạo trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Văn hoá giữ nước Việt Nam bao gồm những giá trị đặc trưng chủ yếu như: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc, tinh thần nhân văn cao cả, nghệ thuật đánh giặc độc đáo. Những giá trị đặc trưng đó của văn hóa giữ nước Việt Nam được tác giả coi đó là hồn dân tộc, khi được khơi dậy sẽ trở thành sức mạnh vô địch trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào. Từ đó tác giả khẳng định, thế hệ đương đại có trách nhiệm trước lịch sử, “ cần trân trọng giữ gìn, phát huy, phát triển, làm phong phú thêm và nâng lên tầm cao mới những giá trị của văn hóa giữ nước để đất nước muôn thủa thái bình, xã tắc đời đời bền vững” [96, tr.231]. Đây là công trình khoa học rất có ý nghĩa đối với đề tài luận án, giúp cho tác giả luận án khẳng định vai trò và sự cần thiết cần phát huy sức mạnh to lớn của giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Hà Đức Long (2010), Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đối với văn hóa giữ nước Việt Nam [66]. Trong công trình khoa học này, tác giả cho rằng: Sự vận động và phát triển của văn hoá giữ nước Việt Nam hiện nay chịu sự tác động đa chiều của các yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan; cả tích cực lẫn tiêu cực, trong đó toàn cầu hoá kinh tế là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ. Tác giả đánh giá, về mặt tích cực, toàn cầu hoá kinh tế đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng không gian văn hoá của dân tộc, hình thành nhu cầu và đẩy nhanh quá trình giao lưu văn hoá với các quốc gia, dân tộc khác, góp phần làm phong phú thêm nội dung và tính chất của văn hoá giữ nước Việt Nam trong xu thế chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, tác giả cũng cho rằng toàn cầu hoá kinh tế thế giới đã có những tác động tiêu cực, “tạo ra điều kiện cho các cuộc xâm lăng văn hoá của văn hoá phương Tây đối với văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và văn hoá giữ nước Việt Nam nói riêng” [66, tr.80]. Cách tiếp cận và luận giải của tác giả trong công trình khoa học này là gợi mở khoa học để tác giả luận án phân tích, đánh giá những tác động của toàn cầu hóa đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Nguyễn Văn Tài, Văn Đức Thanh (2010), Hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử giữ nước của dân tộc [108]. Trong công trình khoa học này, trên cơ sở khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không chỉ là lịch sử quân sự, mà là dòng chảy tổng hợp của thế nước địa linh nhân kiệt, của tinh thần yêu nước và nhân văn, của sức mạnh đạo lý thắng hung tàn, từ đó các tác giả khẳng định “tổ tiên ta không chỉ thắng giặc ngoại xâm về quân sự, chính trị, mà điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là thắng giặc về văn hóa và thắng bằng sức mạnh văn hóa giữ nước Việt Nam” [108, tr.52]. Kết quả nghiên cứu trong công trình này là gợi mở khoa học rất có ý nghĩa để tác giả luận án khẳng định và tiếp tục làm rõ vai trò sức mạnh to lớn của giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam - nền tảng văn hóa cho sức mạnh giữ nước của dân tộc trong chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vũ Hải Thanh (2014), Đôi nét về văn hóa giữ nước Việt Nam - từ truyền thống đến hiện tại [112]. Trong công trình khoa học này, tác giả cho rằng: Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã sản sinh ra văn hóa giữ nước Việt Nam. Rồi đến lượt chính văn hóa giữ nước ấy, góp phần quyết định cho lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng chảy liên tục từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có phương thức giữ nước của mình. Chính phương thức giữ nước của mỗi quốc gia, dân tộc làm nên bản sắc văn hóa giữ nước của quốc gia dân tộc ấy. Tác giả cũng cho rằng: “văn hóa giữ nước vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc” [112, tr.3]. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần luôn am hiểu và phát huy giá trị văn hóa giữ nước của dân tộc. Viện Khoa học Nghệ thuật quân sự (2014), Giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) [142]. Trong công trình khoa học này, các tác giả khẳng định nội dung quan trọng cấu thành giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ 1945 - 1975 bao gồm: lòng yêu nước và thương nòi, nghệ thuật đánh giặc độc đáo. Các tác giả cho rằng, “đó là các giá trị cơ bản, cốt lõi luôn được xã hội thừa nhận và coi đó là giá trị bền vững” [142, tr.63]. Theo các tác giả, các giá trị đó được hình thành trong quá trình đấu tranh vũ trang bảo vệ đất nước của dân tộc, đã hun đúc nên khí phách dân tộc, góp phần làm rạng rỡ lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách tiếp cận và luận giải trong công trình này là cơ sở để tác giả luận án tiếp thu trong phân tích làm rõ khái niệm và những giá trị đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam. Vũ Như Khôi (2017), Văn hóa giữ nước Việt Nam - những giá trị đặc trưng [53]. Dưới góc độ sử văn hóa, với 238 trang tác giả đã trình bày khái quát và làm rõ những giá trị đặc trưng nhất của văn hóa giữ nước Việt Nam cũng như sự cần thiết phải kế thừa, phát triển, phát huy những giá trị văn hóa đó hiện nay. Tác giả khẳng định, suy đến cùng chính những giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam là ngọn nguồn của mọi chiến công chống giặc ngoại xâm, giữ gìn non sông gấm vóc của dân tộc. Ngày nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần “kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa đó để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [53, tr.238]. Những kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này là nguồn tư liệu khoa học rất có giá trị, giúp cho tác giả luận án luận giải, làm rõ những giá trị đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2017), Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam [144]. Đây là công trình khoa học nghiên cứu công phu (6 tập), với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín. Bằng phương pháp lịch đại và đồng đại, công trình này luận giải sâu sắc tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những luận giải và kết luận trong công trình khoa học này là những gợi mở khoa học rất có giá trị, giúp tác giả luận án tiếp cận và luận giải giá trị nhân văn, nhân đạo - một trong những giá trị đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam. Trần Xuân Trường (2018), Tinh thần yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [137]. Đây là công trình do Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự kết hợp với nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản, trong đó sưu tầm rất công phu, nghiêm túc “tài sản quý báu” gồm 152 bài báo khoa học đã công bố và chưa được công bố do gia đình, Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự và các thư viện trong, ngoài quân đội đã lưu giữ qua 45 năm hoạt động cách mạng của Giáo sư Trần Xuân Trường. Trong hệ thống các bài viết của công trình khoa học này, có bài “Lòng yêu nước của chiến sĩ ta”. Đây là bài viết rất sâu sắc về lòng yêu nước của các thế hệ chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Tác giả nhấn mạnh “Với một nội dung yêu nước như vậy, sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ được tăng lên gấp bội” [137, tr.678]. Trong những nguyên nhân thắng lợi thì sức mạnh tinh thần của nhân dân Việt Nam, của chiến sĩ Việt Nam là một nguyên nhân quan trọng. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này đã giúp cho tác giả luận án hiểu sâu sắc hơn vai trò, sức mạnh của lòng yêu nước - một giá trị cốt lõi, nền tảng và quan trọng hàng đầu trong thang giá trị của văn hóa giữ nước Việt Nam, từ đó có sự khái quát, luận giải, làm sâu sắc thêm về giá trị đặc trưng này trong phần lý luận của đề tài luận án. 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến lý luận phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Lê Văn Quang (2004), Phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [103]. Trong công trình khoa học này, tác giả đã chỉ ra năm đặc điểm, thực chất đó là những vấn đề có tính quy luật phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó tác giả nhấn mạnh và làm rõ những đặc điểm nổi bật như: Sự phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và phụ thuộc vào quá trình giáo dục, rèn luyện của tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy, tổ chức đoàn thanh niên trong từng đơn vị và tự giáo dục, tự rèn luyện của chính họ; sự phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và phụ thuộc vào việc kế thừa, phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp và đấu tranh khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống tinh thần của xã hội, của quân đội; sự phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và phụ thuộc vào môi trường văn hóa quân sự, vào thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ của quân đội. Tác giả nhấn mạnh, “những đặc điểm đó là những vấn đề cơ bản, chi phối trực tiếp nhất tới sự phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên quân đội hiện nay” [103, tr.73]. Từ cách tiếp cận và luận giải trong công trình khoa học này đã gợi mở cho tác giả luận án xác định và phân tích làm rõ dưới góc độ triết học về những nhân tố cơ bản quy định đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Nguyễn Hùng Oanh (2009), Phát triển đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay [100]. Trong công trình khoa học này, tác giả đi sâu phân tích và luận giải về bản chất quá trình phát triển đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội, trong đó, tác giả đi sâu làm rõ đạo đức cách mạng và vai trò của nó đối với thanh niên quân đội. Theo tác giả, đạo đức cách mạng luôn giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách của người thanh niên quân đội. Khi các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức cách mạng được thấm sâu vào người thanh niên quân đội, nó “trở thành động lực thôi thúc nội tâm, làm bùng cháy lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, lý tưởng, hoài bão, chí tiến thủ, tinh thần phấn đấu ở người thanh niên quân đội và định hướng một cách vững chắc cho sự phát triển các giá trị nhân cách ở họ” [100, tr.47]. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này cho tác giả luận án thấy được sự cần thiết cần tiếp tục phải giáo dục, bồi dưỡng, phát triển toàn diện thanh niên quân đội, trong đó đạo đức cách mạng là nền tảng. Lê Trọng Tuyến (2014), Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay [139]. Trong công trình khoa học này, tác giả xác định tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội phụ thuộc vào ba nội dung tương ứng với ba tính quy luật đó là: Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội phụ thuộc vào chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên quân đội; phụ thuộc vào môi trường đạo đức quân sự ở đơn vị cơ sở và tính tích cực, tự giác của bản thân mỗi thanh niên quân đội. Tác giả cho rằng: Trước sự tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội thì nhân tố chủ quan của họ có vai trò quan trọng nhất. Nhân tố này “là điều kiện, tiền đề và động lực quy định tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội theo hướng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực” [139, tr.66]. Những khái quát, luận giải của công trình khoa học này là những gợi mở khoa học rất có giá trị giúp cho tác giả luận án tiếp thu phương pháp tiếp cận ở góc độ triết học và luận giải những nhân tố cơ bản quy định đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội, trong đó đặc biệt là sự quy định vai trò nhân tố chủ quan của chính bản thân thanh niên quân đội đến chất lượng, hiệu quả quá trình phát huy này. Dương Quang Hiển (2015), Phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay [39]. Trong công trình khoa học này, tác giả khẳng định thời kỳ mở cửa hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường đã làm cho con người ngày càng năng động, phát huy được sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tự chủ, không ỷ lại. Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt dễ nảy sinh tư tưởng vì lợi ích cá nhân và chỉ tính đến lợi ích kinh tế. Một bộ phận thanh niên quân đội đã bị mặt trái cơ chế thị trường tác động, biểu hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, tính toán thiệt hơn trong công việc, giảm sút tinh thần hy sinh vì lý tưởng cách mạng, gia tăng tính ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, tác giả khẳng định, việc phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên quân đội là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ ng...- làng - nước trong chỉnh thể thống nhất...; là bảo vệ, giữ gìn chế độ xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng lẫn nhau. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có phương thức giữ nước của mình. Chính phương thức giữ nước của mỗi quốc gia, dân tộc đã hình thành nên văn hóa giữ nước của quốc gia, dân tộc ấy. Việt Nam là một nước “đất không rộng, người không đông”, tiềm lực kinh tế, quân sự hạn chế, nhưng có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu vực, châu lục và thế giới. Xuất phát từ đặc điểm địa lý nên các nước lớn thường xuyên nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược nước ta. Trong các cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta luôn đoàn kết thành một khối thống nhất với ý chí quật cường, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược hung bạo. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có phương thức đấu tranh giữ nước phù hợp để bảo vệ non sông, gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, phát triển văn hóa giữ nước Việt Nam. Từ xác định góc độ tiếp cận văn hoá giữ nước Việt Nam trong quá trình đấu tranh giữ nước của dân tộc, có thể quan niệm: Văn hóa giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống được sáng tạo trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, được kế thừa, phát huy, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cầu nối gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí con người Việt Nam, tạo thành động lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Văn hoá giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống được sáng tạo trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã có hơn một nghìn năm dân tộc ta phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm. Một dân tộc sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn cam go, quyết liệt mang tính sinh tồn, trải nhiều biến cố to lớn như vậy, cho nên mọi hoạt động vật chất, tinh thần của dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật xuyên suốt: Dựng nước đi đôi với giữ nước. Điều đó khiến cho Nhân dân Việt Nam sớm có lòng yêu nước, làm cho truyền thống văn hóa Việt Nam chứa đựng tư tưởng, tình cảm, văn hóa giữ nước sâu sắc. Văn hoá giữ nước Việt Nam mang những giá trị độc đáo với ý nghĩa là sản phẩm trực tiếp và là động lực của hoạt động dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, Nhân dân Việt Nam đã vận dụng, phát huy sức mạnh to lớn của văn hoá giữ nước được hình thành từ trước, đang thường trực trong tâm thức mọi người. Mặt khác, mỗi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm lại diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, với quy mô, phương thức và đối tượng cụ thể. Do đó mà xuất hiện những yêu cầu mới và tất yếu nảy nở những suy nghĩ, hành động và những kiểu anh hùng mới. Những chuẩn mực mới về tình cảm, thái độ đối với Tổ quốc, đối với kẻ thù, một số phẩm chất chính trị, tinh thần mới của Nhân dân và lực lượng vũ trang cũng được hình thành và ngày càng phổ biến... Nói cách khác, dân tộc Việt Nam đã sáng tạo ra văn hoá giữ nước và phát triển, hoàn thiện nó ngay trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, văn hoá giữ nước Việt Nam là sự “gặp gỡ”, hoà quyện, kết tụ giữa cái truyền thống với cái hiện đại; đồng thời, được nâng cao, phát triển và sáng tạo không ngừng. Văn hoá giữ nước Việt Nam được kế thừa, phát huy, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cầu nối gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí con người Việt Nam, tạo thành động lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Văn hoá giữ nước Việt Nam cùng với tất cả các di sản văn hoá khác của dân tộc đều là sự hội kết tinh hoa dân tộc, được kế thừa, phát huy, phát triển và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thế hệ trưởng thành, hướng theo sự phát triển chung của dân tộc đều mang theo mình những giá trị của quá khứ. Cứ như vậy, trong dòng phát triển bất tận của lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa giữ nước của dân tộc, tiếp tục sáng tạo những giá trị mới. Những sự sáng tạo mới trên cơ sở kế thừa các yếu tố đã có tiếp tục bồi đắp cho độ dày và tạo nên sự phát triển không ngừng của văn hóa giữ nước Việt Nam. Mỗi khi Nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thì văn hoá giữ nước Việt Nam được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, trở thành là cầu nối gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí con người Việt Nam, kết thành sức mạnh to lớn nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc trở thành lẽ tự nhiên của mỗi con người Việt Nam. Với người Việt Nam, Tổ quốc là điều thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người, có sức mạnh hiệu triệu vô biên. Trước vận mệnh của Tổ quốc, người Việt Nam có thể hy sinh tất cả để Tổ quốc được độc lập, dân tộc được tự do. Chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc là nghĩa vụ đứng trên mọi nghĩa vụ, là vinh dự đứng trên mọi vinh dự. Sức mạnh của văn hoá giữ nước đã biến thành sức mạnh vật chất trong mỗi con người Việt Nam. Nhận thức, tình cảm, ý chí quyết tâm và lòng căm thù giặc đã kết lại thành một thứ năng lượng kỳ diệu và được thăng hoa vượt xa mức bình thường. Chính năng lượng kỳ diệu đó giúp dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, đánh bại những đội quân xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam. Giá trị là phạm trù của nhiều bộ môn khoa học như triết học, văn hoá học, toán học, xã hội học. Giá trị được xem là cái có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Dưới góc độ triết học, giá trị là một phạm trù chỉ sự đánh giá của con người về ý nghĩa và tác dụng của sự vật, hiện tượng đối với cuộc sống con người. Giá trị thường được khẳng định ở khía cạnh, phương diện tích cực, tốt đẹp, đúng đắn có tác dụng thúc đẩy con người thực hiện các hoạt động sáng tạo đồng thời đánh giá và điều chỉnh các hoạt động đó nhằm vươn tới chân, thiện, mỹ. Giá trị văn hóa là tổng thể ý nghĩa của văn hóa đối với sự hoàn thiện nhân cách con người cũng như đối với sự tiến bộ xã hội. Về bản chất, giá trị văn hóa phản ánh trình độ phát triển của cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong các mối quan hệ đa dạng, phong phú của con người. Đó cũng là những gì có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định, được cộng đồng thừa nhận, tôn vinh, hướng tới, là yếu tố cốt lõi đóng vai trò định hướng suy nghĩ, hành vi, thái độ cách ứng xử của con người và cộng đồng trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư cho rằng giá trị văn hoá là “những thành tựu văn hoá có tác dụng thúc đẩy sự đi lên của lịch sử và phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của nhân dân, đất nước” [117, tr.138]. Từ những phân tích nêu trên, gắn kết nội hàm khái niệm giá trị văn hóa và khái niệm văn hóa giữ nước Việt Nam, có thể quan niệm: Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam là nội dung cốt lõi phản ánh và thể hiện những đặc trưng độc đáo, đặc sắc của văn hóa giữ nước Việt Nam được đúc kết, kế thừa, phát huy, phát triển trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, trở thành nền tảng văn hóa cho sức mạnh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam là nội dung cốt lõi phản ánh và thể hiện những đặc trưng độc đáo, đặc sắc của văn hóa giữ nước Việt Nam. Tiến trình lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam cho thấy, dân tộc ta đã tạo nên văn hoá giữ nước độc đáo, mang những giá trị, bản sắc riêng. Các giá trị cốt lõi của văn hóa giữ nước Việt Nam được hình thành, tồn tại, phát triển suốt chiều dài lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc và chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền văn hoá dân tộc. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam được thử thách cao độ qua khói lửa chiến tranh, trở thành niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam và là một động lực tinh thần để dân tộc ta trường tồn, phát triển trước bao sóng gió của nhiều kẻ thù ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam được biểu hiện dưới 2 dạng thức: Dạng thức vật thể và phi vật thể. Giá văn hóa giữ nước Việt Nam ở dạng vật thể được biểu hiện ở cuộc sống và hoạt động giữ nước rất phong phú đa dạng, được biểu hiện thông qua các di sản, di tích lịch sử, các hiện vật, di vật, bảo vật, v.v... Giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam ở dạng thức phi vật thể là những sáng tạo biểu hiện ở các di sản lý luận về truyền thống giữ nước độc đáo nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền, chống xâm lược, chống áp bức bóc lột. Có nhiều giá trị khác nhau, trong đó các giá trị: “Lòng yêu nước nồng nàn”, “Đoàn kết, gắn bó cộng đồng, trên dưới thuận hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, “Giữ nước từ khi nước chưa nguy”, “Nhân văn, nhân đạo cao cả” và “Nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo” là những giá trị cơ bản, cốt lõi, đặc trưng, tiêu biểu nhất của văn hoá giữ nước Việt Nam, được hình thành, phát huy và phát triển trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành và giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Lòng yêu nước nồng nàn. Trong hệ thống những giá trị của văn hóa giữ nước Việt Nam thì lòng yêu nước là giá trị tiêu biểu nhất, chi phối và định hướng sự phát triển của các giá trị khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” [84, tr.38]. Lòng yêu nước của dân tộc được bắt nguồn từ ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần tự tôn, tự lập, tự cường. Tinh thần đó không chỉ biểu hiện ở lòng dũng cảm, đức hy sinh, mà còn biểu hiện ở sự đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý; bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc luôn gắn chặt với bảo vệ giá trị văn hóa đặc trưng của con người và dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh tất cả để Tổ quốc được độc lập, dân tộc được tự do là lẽ tự nhiên, là nghĩa vụ đứng trên mọi nghĩa vụ của mỗi con người Việt Nam. Kế thừa tinh thần đó, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, tính tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ những giá trị văn hóa dân tộc. Muốn đất nước phát triển toàn diện và bền vững, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi người Việt Nam, mỗi tổ chức xã hội cần nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy tinh thần yêu nước truyền thống nồng nàn với tình yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, hợp thành một chủ nghĩa yêu nước có sự gắn bó máu thịt của nhân dân và quân đội, tạo nên sức mạnh và động lực tinh thần to lớn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Đoàn kết, gắn bó cộng đồng, trên dưới thuận hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc. Lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người dân Việt đã là cội nguồn tạo nên sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tinh thần trên dưới thuận hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc đã trở thành một giá trị tiêu biểu, đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tinh thần đó được biểu hiện ở sự cố kết trong nội bộ lãnh đạo đất nước, trong quân đội và trong toàn dân tộc. Thời kỳ phong kiến, khi bị ngoại bang xâm lược, các triều Tiền Lê, Lý, Trần đã biết dẹp những mâu thuẫn nội bộ, tập hợp lực lượng, củng cố triều đình, đoàn kết toàn dân chung sức chống giặc. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân, của tinh thần đại đoàn kết dân tộc lại được tỏa sáng lên một tầm cao mới, đây là nguồn gốc để làm nên những chiến thắng hào hùng của dân tộc. Ngày nay, tuy được sống trong môi trường hòa bình, nhưng các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách để chia rẽ Đảng, quân đội và cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, mặt trái kinh tế thị trường cũng có những tác động sâu sắc, làm cho chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm có điều kiện phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới ý thức cộng đồng, tình đoàn kết, thống nhất vì lợi ích chung bị coi nhẹ. Nếu không nhận thức rõ những tồn tại trên để có cách khắc phục kịp thời thì truyền thống đoàn kết trong nội bộ Đảng, trong quân đội và trong toàn dân có nguy cơ bị phai nhạt, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, tới tiến trình phát triển của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, cần quan tâm phát huy giá trị “Đoàn kết, gắn bó cộng đồng, trên dưới thuận hòa, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Giữ nước từ khi nước chưa nguy. Đây là một giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam đặc sắc, được khẳng định và phát huy mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc, trở thành một tư tưởng chỉ đạo, triết lý và phương châm giữ nước của ông cha ta. Giữ nước từ khi nước chưa nguy là thực hiện nhiệm vụ “giữ nước” trong điều kiện đất nước dựng xây hòa bình, không phải khi có chiến tranh thì mới nói đến giữ nước, mà nhiệm vụ giữ nước luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng. Trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đất nước thái bình, hưng thịnh, dân giàu, nước mạnh, thì vẫn phải chú trọng và thực tốt nhiệm vụ giữ nước. Nét đặc sắc của giá trị văn hóa giữ nước đó chính là xây dựng và phát triển đất nước, chăm lo đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, thực hiện “trong ấm, ngoài yên”, đặc biệt là giữ yên lòng dân; ngăn ngừa, đẩy lùi, triệt tiêu mọi nhân tố dẫn đến nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, ngay khi đất nước đang thái bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, thấy trước, chuẩn bị trước” [87, tr.552]. Kế thừa, phát huy giá trị “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của cha ông, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, Đảng ta đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trên các lĩnh vực, phương diện của đất nước; trở thành tư tưởng và hành động xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Nhân đạo, nhân văn cao cả. Văn hóa giữ nước Việt Nam được quy định bởi tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh là nguồn gốc tạo nên tính nhân đạo, nhân văn cao cả trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xa xưa, với tư tưởng quân sự đánh đuổi địch là chính để tránh thương vong lớn cho quân ta, dân tộc ta luôn đề cao những hình thức đấu tranh phi vũ trang. Trong chiến tranh, khi thấy đối phương tinh thần chiến đấu đã nao núng, các nhà lãnh đạo chiến tranh của ta đã chủ động đề xuất ra biện pháp thương lượng để chấm dứt chiến tranh, tạo điều kiện cho quân xâm lược rút về nước an toàn nếu chúng tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tính nhân văn cao cả còn biểu hiện qua cách đối xử với tù, hàng binh, coi họ cũng là nạn nhân của chiến tranh, hoặc đối xử khoan hồng với những người đã lầm đường làm tay sai cho giặc. Chủ nghĩa nhân văn luôn có giá trị ở mọi thời đại. Trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay càng không thể coi nhẹ giá trị này. Những phẩm chất thủy chung, tình nghĩa, tôn trọng và đề cao giá trị con người đang là những điều còn trăn trở trong xã hội hiện thời, nền văn hóa mới cần khôi phục, phát huy các giá trị truyền thống mang tính nhân văn đó, làm cho xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những giá trị chân - thiện - mỹ. Nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là một giá trị đặc trưng quan trọng của văn hoá giữ nước Việt Nam, được kế thừa và phát triển trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giá trị đặc trưng này được biểu hiện trong phương thức, phương châm và cách chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng, bao giờ dân tộc ta cũng phải đương đầu với những đế quốc hùng mạnh. Đặc điểm đó đòi hỏi chúng ta phải có nghệ thuật quân sự, cách đánh độc đáo. Về phương thức, từ xa xưa, các triều đại đã xác định phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược, cả nước tham gia đánh giặc. Phương châm cơ bản chỉ đạo xuyên suốt các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã biết khoét sâu chỗ yếu của địch, củng cố chỗ mạnh của ta, chuyển hóa dần lực lượng hai bên để cuối cùng ta có đủ thực lực giành thắng lợi. Nghệ thuật đánh giặc độc đáo còn biểu hiện ở cách đánh linh hoạt, thiên biến vạn hóa; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với các hình thức đấu tranh chính trị, binh vận, ngoại giao. Nghệ thuật đánh giặc độc đáo của ông cha ta không những chỉ có giá trị trong chiến tranh, mà ngay cả thời bình khi Đảng ta xác định đối tượng và đối tác đã thể hiện quan điểm vừa kiên cường, tự chủ, vừa mềm dẻo và linh hoạt. Việc xử lý các tình huống nảy sinh trong tranh chấp lãnh thổ, biển đảo hiện nay cũng cần có những phương pháp linh hoạt, hiệu quả, kiên trì kết hợp đấu tranh trên nhiều mặt. Đó chính là những nội dung mới trong nghệ thuật đấu tranh giữ nước hiện nay. Toàn bộ các giá trị đặc trưng của văn hoá giữ nước Việt Nam được hình thành, bồi đắp, kế thừa trong tiến trình lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc. Văn hoá giữ nước Việt Nam với những giá trị của nó trong lịch sử dân tộc đã cô đúc thành truyền thống có sức trường tồn và khả năng toả rộng không chỉ phạm vi trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia như những kinh nghiệm quý báu của nhân loại. Nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới đã từng lấy những kinh nghiệm quý báu đó vận dụng vào thực tiễn và nó đã làm nên những thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của họ. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, do vậy, mỗi thời kỳ lịch sử của dân tộc đều sản sinh ra những giá trị văn hoá giữ nước. Các giá trị đó không phải là cái bất biến mà luôn có sự kế thừa, phát triển. Do vậy, chúng ta không nhìn nhận giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam như những giá trị cố định của từng thời đại mà phải xem xét nó trong trạng thái động, phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay. Nghĩa là, một giá trị văn hoá giữ nước nào đó mà nay ta nhận diện được nó đều có thời kỳ hình thành, phát triển, tích tụ thêm những thành tố rồi lớn lên không ngừng, làm cho giá trị đó ngày càng “đậm đặc” hơn. Những giá trị đặc trưng, nổi bật của văn hóa giữ nước Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam được kế thừa, phát huy, phát triển trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, là nền tảng văn hóa cho sức mạnh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam là sự kế thừa và phát triển giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành và giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Các giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam kết tinh trong lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc được lớp lớp các thế hệ người Việt Nam kế thừa, phát triển và phát huy mạnh mẽ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, bờ cõi, đồng thời tiếp tục bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Có thể khẳng định, giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam tồn tại như một dòng chảy liên tục từ truyền thống tới hiện đại, đó là giá trị văn hóa giữ nước trong lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc đến các giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam được sáng tạo và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là sự kết nối, phát triển trong mạch nguồn văn hóa của dân tộc Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ lịch sử dân tộc ta. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam là sản phẩm của sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Các giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam là tiềm năng, thường xuyên hiện hữu trong tình cảm, nhận thức, chi phối hành động của mỗi con người Việt Nam, là năng lượng tinh thần đã thăng hoa thành năng lượng vật chất trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì cái “thường xuyên” ấy được nâng cấp thành ý chí, quyết tâm chiến đấu hy sinh vì “hồn thiêng sông núi”, hồn thiêng dân tộc, biến thành sức mạnh vô cùng to lớn, nhiều khi ở mức phi thường, góp phần quyết định vào chiến thắng của dân tộc. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, dân tộc ta không chỉ thắng giặc ngoại xâm về quân sự, chính trị, mà điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là thắng giặc về văn hoá, đồng thời thắng bằng sức mạnh văn hoá giữ nước Việt Nam. Tại sao dân tộc Việt Nam là một đất nước không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quốc phòng có hạn mà lại đánh thắng những đội quân xâm lược thiện chiến, hùng mạnh như quân Mông - Nguyên, Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ. Một trong những nguồn gốc sâu xa đưa đến thắng lợi của sự nghiệp chiến đấu chống xâm lược của nhân dân ta là ở sức mạnh tinh thần - sức mạnh của giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh văn hoá của dân tộc đã góp phần có ý nghĩa quyết định giúp Nhân dân ta vượt qua mọi thử thách, giữ vững nền độc lập dân tộc. Chúng ta chiến thắng các thế lực xâm lược, đó là “sự chiến thắng của văn minh với bạo tàn, nghĩ sâu xa là chiến thắng bằng văn hoá” [41, tr.51]. Giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Thanh niên quân đội là một bộ phận của thanh niên Việt Nam đã được tuyển chọn về sức khỏe, trình độ học vấn, chính trị, đạo đức theo tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng. Tuổi đời của họ từ 18 đến 30 và đã khẳng định mình với tính cách là một công dân, có đủ phẩm chất, năng lực tham gia vào hoạt động của quân đội. Về mặt nhân cách, thanh niên quân đội đã được định hình, tự khẳng định giá trị con người trong cộng đồng xã hội. Họ xuất thân từ nhiều vùng văn hóa, dân tộc, địa bàn xã hội khác nhau. So với những thế hệ cha ông, họ có trình độ học vấn cao hơn. Tuy nhiên, thanh niên hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì tính chủ thể, tính cá nhân cũng như sự hoàn thiện nhân cách quân nhân còn là một quá trình. Đặc biệt thanh niên thực hiên nghĩa vụ quân sự thì tính cá nhân, nhân cách của họ chưa có đầy đủ đặc trưng của một chủ thể trong môi trường quân đội. Khi bước vào môi trường quân sự, thanh niên quân đội đã thực hiện một bước ngoặt cơ bản trong cuộc đời của họ. Lần đầu tiên họ thoát ly khỏi quê hương, tách rời sự nuôi dưỡng, dạy bảo của các bậc cha mẹ, anh em cũng như cộng đồng xã hội ở địa phương. Bước vào hoạt động trong quân đội, thanh niên quân đội phải trải qua các bước từ tiếp nhận các giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam đến trình độ là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam. Về mặt cơ cấu xã hội, thanh niên quân đội là lực lượng đông đảo, xung kích, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam và là nguồn nhân lực chủ yếu trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Thanh niên quân đội chiếm tỷ lệ khá cao của thanh niên cả nước và là lực lượng chủ yếu của quân đội (chiếm gần 50% tổng quân số trong quân đội), được biên chế ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân. Ở các đơn vị huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, thanh niên quân đội chiếm trên 80% quân số, ở cấp đại đội hầu hết cán bộ, chiến sĩ ở độ tuổi thanh niên. Đây là lực lượng cơ bản, nòng cốt, chủ yếu, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, các thế hệ thanh niên quân đội đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu anh dũng, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần làm rạng rỡ lịch sử dân tộc ta. Tiếp bước các thế hệ cha anh, thanh niên quân đội ngày nay tiếp tục thể hiện là lực lượng nòng cốt, xung kích, sáng tạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của quân đội và đơn vị, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ những luận giải nêu trên, gắn kết nội hàm của khái niệm giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam và đặc điểm thanh niên quân đội, có thể quan niệm: Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội là nội dung cốt lõi phản ánh và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên quân đội được đúc kết, kế thừa, phát huy, phát triển trong quá trình đấu tranh giành và giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, trở thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội là nội dung cốt lõi phản ánh và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên quân đội được đúc kết, kế thừa, phát huy, phát triển trong quá trình đấu tranh giành và giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc. Trong tính hiện thực lịch sử, giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội được đúc kết, kế thừa, phát huy, phát triển trong quá trình đấu tranh giành và giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội mang đầy đủ những đặc trưng chung, phổ quát giá trị văn hóa giữ nước của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những đặc trưng cơ bản, nền tảng giá trị văn hóa giữ nước của Quân đội nhân dân Việt Nam đều được dung nạp và hàm chứa trong giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Tuy nhiên, thanh niên quân đội là lực lượng cơ bản, chủ yếu, nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò to lớn vào sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở như: huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất và công tác. Do vậy, giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội là hình thức đặc thù giá trị văn hóa giữ nước của Quân đội nhân dân Việt Nam ở lớp người trẻ tuổi, sung sức mọi mặt, là lực lượng chủ yếu, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Đây là giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của lực lượng đông đảo, luôn xung kích, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Khác với các đối tượng thanh niên khác, nhiệm vụ chính trị hàng đầu, xuyên suốt và trọng yếu của thanh niên quân đội là học tập, rèn luyện để sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các nhiệm vụ khác đều phải phục tùng và bảo đảm cho nhiệm vụ chính trị trung tâm này. Lao động của thanh niên quân đội là lao động đặc biệt - lao động trong lĩnh vực quân sự nên đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến trên mức bình thường mà cao nhất là hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt khác, với tính đặc thù thanh niên quân đội đại bộ phận là nam thanh niên, có tuổi đời còn trẻ, luôn năng nổ, nhiệt tình, sôi nổi trong thực hiện nhiệm vụ, năng động, nhạy bén và sáng tạo trong các hoạt động phong trào cũng như trong cuộc sống. Song, do tuổi đời còn ít, bản lĩnh và sự trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều nên ở họ còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: trong hoạt động thường có biểu hiện của sự bồng bột, tự phát, chưa chín chắn, khi gặp khó khăn thất bại tạm thời dễ bi quan chán nản, thiếu kiên trì nhẫn nại. Do đó, so với các thế hệ đi trước, giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội chưa thật bền vững, tính ổn định chưa cao, đặc biệt là trước những tác động tiêu cực của môi trường và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Vì vậy, giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội khác với giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của sĩ quan trung, cao cấp, sĩ quan cấp chiến dịch, chiến lược về nội dung, mức độ biểu hiện. Trải qua quá trình đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đã hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp ở thanh niên quân đội với những giá trị văn hóa giữ nước tiêu biểu: Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của thanh niên quân đội. Đây là giá trị văn hóa giữ nước tiêu biểu nhất, chi phối và định hướng phát triển các giá trị văn hóa giữ nước khác của thanh niên quân đội. Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của sự kế thừa, phát triển lòng yêu nước nồng nàn của người dân Việt Nam qua lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc và truyền thống gần 80 năm năm ra đời, chiến đấu và trưởng thành của quân đội. Những biểu hiện cao nhất của giá trị này là: Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước; tinh thần tích cực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tinh thần sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc; tinh thần trung với Đảng, hiếu với dân, ý chí kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm,...của thanh niên quân đội. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước” [81, tr.219], “Có lòng sốt sắng yêu nước, thì không mưu cũng nghĩ ra mưu, không gan rồi cũng có gan” [82, tr.384]. Giá trị đó đã trở thành động lực tinh thần to lớn đối với thanh niên quân đội, giúp cho họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội của thanh niên quân đội. Tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội của thanh niên quân đội là sự tiếp nối giá trị đoàn kết, cố kết cộng đồng của văn hóa giữ nước Việt Nam được bắt nguồn từ những con người có chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu. Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí, đồng đội đã trở thành một lời thề thiêng liêng mà mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng đều khắc cốt ghi xương. Đoàn kết trước hết là đoàn kết nội bộ quân đội. Nó đòi hỏi mỗi thanh niên quân đội phải thương yêu nhau như ruột thịt, luôn đồng cam cộng ...uất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.298 - 299. Hồ Chí Minh (1964), “Bài nói tại Đại hội thanh niên Thủ đô”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.384 - 386. Hồ Chí Minh (1964), “Báo cáo tại hội nghị chính trị đặc biệt”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.271 - 286. Hồ Chí Minh (1968), “Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.661 - 673. Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Mạnh Hưởng (2014), 70 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - cội nguồn sức mạnh tinh thần, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đoàn Mô (Chủ biên, 2002), Tìm hiểu văn hóa giữ nước Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Thị Hương Giang (2016), Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Trọng Nghĩa (2017), “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội, tạo động lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10, tr.52 - 56. Phan Ngọc (2015), “Ba vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam”, Bản sắc văn hóa Việt Nam - nền tảng của những thắng lợi quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Hùng Oanh (2009), Phát triển đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên, 2016), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phùng Hữu Phú (Chủ biên, 2016), Phát triển văn hóa - Sức mạnh nội sinh của dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Văn Quang (2004), Phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2002), Văn hoá quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Quân ủy Trung ương (2012), Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo, Số 765-NQ/QUTW, ngày 20 tháng 12 năm 2012, Hà Nội. Quân ủy Trung ương (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020, số: 837 - NQ/ĐH. Quân ủy Trung ương (2020), Dự thảo Báo cáo Chính trị của Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 tại Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hà Nội. Nguyễn Văn Tài, Văn Đức Thanh (2010), Hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử giữ nước của dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Hà Sơn Thái (2018), Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Văn Đức Thanh (Tổng chủ biên, 2014), Văn hóa quân sự Việt Nam - Truyền thống và hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Hải Thanh (2014), “Đôi nét về văn hóa giữ nước Việt Nam - từ truyền thống đến hiện tại”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 01 tháng 8 năm 2014. Nguyễn Vĩnh Thắng (2017), “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và một số vấn đề mới đặt ra trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 6, tr.80 - 83. Trịnh Minh Thế, Trần Xuân Cần, Bùi Văn Mạnh (Đồng chủ biên, 2019), Phát huy tinh thần yêu nước của thanh niên quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường đi tới tương lai, Nhà xuất bản Văn hóa - Nghệ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên, 2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Tài Thư (1983), Về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội. Phạm Công Thưởng (2019), Phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên, 1997), Quá trình dạy - tự học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách đãi ngộ đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong tình hình mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), Những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2002), Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2002), Tăng cường giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2010), Sơ kết 5 năm công tác giáo dục chính trị tại đơn vị (2006 - 2010), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2011), Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, 7 tập, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2007 - 2012); phương hướng thực hiện cuộc vận động 5 năm tới (2012 - 2017). Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ VIII (2012 - 2017), Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2014), Nâng cao chất xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2015), Tài liệu hỏi đáp Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2016), Quy chế giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân , Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2016), Báo cáo kết quả công tác giáo dục chính trị tại đơn vị năm 2016 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, số: 3738/BC-TH, ngày 01 tháng 12 năm 2016. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2016), Báo cáo Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, số 2371, ngày 20 tháng 12 năm 2016, tr.2. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2017), Báo cáo tổng kết 25 năm thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (1992 - 2017). Phương hướng thực hiện trong những năm tới. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2017), Lịch sử công tác thanh niên trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1952 - 2017), Biên niên sự kiện, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2018), Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX (2017 - 2022), Hà Nội. Phạm Đình Trọng (2010), “Thanh niên quân đội với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Quân huấn, số 515, tr.53 - 55. Trần Xuân Trường (2018), Tinh thần yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Kiều Bách Tuấn (Chủ biên, 2018), Văn hóa quân sự Việt Nam giá trị lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Lê Trọng Tuyến (2014), Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Lê Trọng Tuyến (Chủ biên, 2017), Xây dựng chuẩn mực đạo đức quân nhân ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Từ điển Triết học (1986), Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, trang 656. Viện Khoa học nghệ thuật quân sự (2014), Giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2007), Báo cáo tổng kết đề tài “Sai lệch chuẩn mực quân nhân của binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2017), Tư tưởng nhân văn quân sự Việt Nam, 6 tập, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2014), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, 5 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng. Lê Minh Vụ, Nguyễn Bá Dương (2011), Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho người dân Việt Nam định hướng và giải pháp, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA Xà HỘI HỌC Để nâng cao chất lượng đề tài “Phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay”, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình ở từng câu hỏi dưới đây. Đề nghị đồng chí đánh dấu (x) vào ô bên phải ý trả lời. Xin cảm ơn đồng chí! 1. Theo đồng chí, phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay có cấp thiết không? (Chọn một phương án). - Rất cấp thiết  - Bình thường  - Chưa cấp thiết  2. Theo đồng chí, phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội có vai trò quan trọng như thế nào? (Chọn một phương án). - Rất quan trọng  - Quan trọng  - Không quan trọng  3. Theo đồng chí, biểu hiện giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội bao gồm những nội dung nào sau đây? (Tùy chọn số lượng phương án). - Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội  - Tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng  - Tinh thần xung kích, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị  - Tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội  4. Theo đồng chí, việc phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay đã được cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp quan tâm ở mức độ nào? (Chọn một phương án). - Rất quan tâm  - Ít quan tâm  - Chưa quan tâm  5. Theo đồng chí, quá trình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội chịu sự quy định của những nhân tố cơ bản nào sau đây? (Tùy chọn số lượng phương án). - Chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam cho thanh niên quân đội  - Hoạt động thực tiễn quân sự của thanh niên quân đội ở đơn vị cơ sở  - Vai trò nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay  - Mức độ định hướng giá trị, bổ sung, hoàn thiện giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội  - Giải quyết lợi ích chính đáng, tạo động lực cho thanh niên quân đội trong quá trình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay  6. Theo đồng chí, thanh niên quân đội hiện nay có thường xuyên trân trọng, giữ gìn và làm tỏa sáng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ không? (Chọn một phương án). - Thường xuyên  - Ít khi  - Không thường xuyên  7. Theo đồng chí, thanh niên quân đội hiện nay tự hào về truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và sự nghiệp cách mạng của Đảng ở mức độ nào? (Chọn một phương án). - Rất tự hào  - Tự hào  - Bình thường  8. Theo đồng chí, môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở hiện nay ở mức nào? (Chọn một phương án). - Tốt  - Khá  - Trung bình  9. Theo đồng chí, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở hiện nay có sự đổi mới ở mức độ nào? (Chọn một phương án). - Thường xuyên đổi mới  - Ít đổi mới  - Không đổi mới  10. Theo đồng chí, việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại trong giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự ở đơn vị cơ sở hiện nay ở mức độ nào? (Chọn một phương án). - Thường xuyên  - Không thường xuyên  - Khó trả lời  11. Theo đồng chí, sự kế thừa các giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự ở đơn vị cơ sở hiện nay ở mức độ nào? (Chọn một phương án). - Tốt  - Khá  - Trung bình  12. Theo đồng chí, việc tổ chức các hoạt động thực tiễn ở đơn vị cơ sở nhằm phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay ở mức nào? (Chọn một phương án). - Tốt  - Khá  - Trung bình  - Khó đánh giá  13. Theo đồng chí, mức độ chuyển hóa từ nhận thức về các giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam thành thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm của thanh niên quân đội trong thực hiện nhiệm vụ như thế nào? (Chọn một phương án). - Tốt  - Khá  - Trung bình  - Khó đánh giá 14. Theo đồng chí, mức độ lan tỏa và vận dụng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội trong thực hiện nhiệm vụ ở mức độ nào? (Chọn một phương án). - Tốt  - Khá  - Trung bình  - Khó đánh giá  15. Theo đồng chí, những hạn chế về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay do những nguyên nhân cơ bản nào sau đây? (Tùy chọn số lượng phương án). - Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thanh niên quân đội ở một số đơn vị cơ sở còn chưa phù hợp  - Việc tổ chức các hoạt động thực tiễn cho thanh niên quân đội vẫn còn những bất cập  - Quá trình giáo dục, rèn luyện thanh niên quân đội, các chủ thể chưa khơi dậy và phát huy tốt vai trò nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong tự giáo dục, rèn luyện  - Giải quyết lợi ích chính đáng của thanh niên quân đội còn hạn chế, thiếu sót  - Sự tác động từ những mặt tiêu cực của đời sống kinh tế, xã hội và sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa  16. Theo đồng chí, phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản nào sau đây? (Tùy chọn số lượng phương án). - Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm toàn diện trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay  - Bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất, năng lực của thanh niên quân đội ở đơn vị cơ sở hiện nay  - Huy động sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay  - Kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay  17. Theo đồng chí, để phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay cần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản nào sau đây? (Tùy chọn số lượng phương án). - Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam cho thanh niên quân đội  - Tăng cường định hướng, bổ sung, hoàn thiện giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội  - Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn quân sự và phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ nhằm phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay  - Giải quyết tốt lợi ích chính đáng của thanh niên quân đội, tạo động lực phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay  - Tích cực hóa nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay  18. Ngoài các ý kiến trên, đồng chí có thể ghi thêm các ý kiến khác ...... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Phụ lục 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 1. Nhận thức về tính cấp thiết phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Rất cấp thiết 94,32 99,33 98,34 91,67 87,90 Bình thường 5,68 0,67 1,66 8,33 12,09 Chưa cấp thiết 0 0 0 0 0 2. Nhận thức về tầm quan trọng phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Rất quan trọng 90,48 98,67 96,66 84,33 82,25 Quan trọng 9,52 1,33 3,34 15,67 17,75 Không quan trọng 0 0 0 0 0 3. Nhận thức về biểu hiện giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội 98,45 99,34 99,45 98,34 96,77 Tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng 97,05 98,67 98,33 97,67 93,54 Tinh thần xung kích, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị 95,53 97,33 97,22 95,66 91,93 Tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội 90,62 95,34 95,00 86,67 85,48 4. Nhận thức về những nhân tố cơ bản quy định đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Công tác giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam cho thanh niên quân đội 83,59 91,33 83,34 80,67 79,03 Thực tiễn hoạt động của quân sự của thanh niên quân đội ở đơn vị cơ sở 81,85 92,67 82,23 78,33 74,19 Vai trò nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay 83,19 93,34 84,45 79,34 75,64 Mức độ định hướng giá trị, bổ sung, hoàn thiện giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội 74,34 87,33 75,56 68,33 66,12 Giải quyết lợi của thanh niên quân đội trong quá trình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay 76,80 90,67 76,66 70,67 69,19 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát của tác giả luận án đối với 150 lãnh đạo, chỉ huy đơn vị;180 sĩ quan trẻ, 300 học viên và 620 hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị: e141/f312/QĐ1, e692/f301/BTL TĐHN, e19/f968/QK4, Trường sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Thời gian: Tháng 4, 5 năm 2020. Phụ lục 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 1. Đánh giá sự quan tâm của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp đối với việc phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Rất quan tâm 79,29 83,34 80,56 76,66 76,61 Ít quan tâm 14,18 12,67 12,77 14,33 16,93 Chưa quan tâm 6,53 3,99 6,67 9,01 6,46 2. Đánh giá về sự trân trọng, giữ gìn và làm tỏa sáng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội trong công tác hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Thường xuyên 96,91 99,33 99,44 95,67 93,22 Ít khi 3,09 0,67 0,56 4,33 6,78 Không thường xuyên 0 0 0 0 0 3. Đánh giá về lòng tự hào của thanh niên quân đội với truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và sự nghiệp cách mạng của Đảng hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Rất tự hào 98,20 98,67 98,89 98,33 96,93 Tự hào 1,80 1,33 1,11 1,67 3,07 Bình thường 0 0 0 0 0 4. Đánh giá về môi trường văn hóa đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Tốt 78,72 85,34 77,78 75,66 76,12 Khá 16,94 11,99 18,88 19,01 17,90 Trung bình 4,34 2,67 3,34 5,33 5,98 Khó đánh giá 0 0 0 0 0 5. Đánh giá về mức độ đổi mới của chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Thường xuyên đổi mới 86,75 92,67 91,67 85,34 77,74 Ít đổi mới 12,20 7,33 8,77 14,66 18,06 Không đổi mới 1,05 0 0 0 4,20 6. Đánh giá về mức độ khai thác các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại trong giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự ở đơn vị cơ sở hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Rất thường xuyên 89,71 94,67 90,56 91,34 82,25 Ít khi 9,69 5,33 9,44 8,67 15,33 Không thường xuyên 0,60 0 0 0 2,42 7. Đánh giá về mức độ kế thừa giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Tốt 78,84 79,33 78,34 78,67 79,03 Khá 15,10 15,34 15,55 14,99 14,52 Trung bình 5,66 5,33 6,11 6,34 4,83 Khó đánh giá 0,40 0 0 0 1,62 8. Đánh giá về tổ chức các hoạt động thực tiễn nhằm phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Tốt 56,19 67,33 59,45 57,66 40,32 Khá 36,58 30,66 36,67 37,00 41,93 Trung bình 6,03 2,01 3,88 5,33 12,92 Khó đánh giá 1,20 0 0 0 4,83 9. Đánh giá về mức độ chuyển hóa từ nhận thức về giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam thành thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ của thanh niên quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Tốt 60,52 69,34 65,55 63,67 43,54 Khá 28,72 27,33 26,67 25,34 35,48 Trung bình 9,96 3,33 7,78 10,99 17,75 Khó đánh giá 0,80 0 0 0 3,23 10. Đánh giá về mức độ lan tỏa và vận dụng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ của thanh niên quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Tốt 81,47 84,66 83,34 79,67 78,23 Khá 13,28 12,00 11,67 13,34 16,12 Trung bình 5,25 3,34 5,00 6,99 5,66 Khó đánh giá 0 0 0 0 0 11. Đánh giá về nguyên nhân dẫn của những hạn chế về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thanh niên quân đội chưa phù hợp 71,50 76,67 73,88 69,33 66,12 Việc tổ chức các hoạt động thực tiễn cho thanh niên quân đội vẫn còn những hạn chế, bất cập 67,61 73,34 68,89 65,33 62,90 Chưa khơi dậy và phát huy tốt vai trò nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong tự giáo dục, rèn luyện 71,59 74,66 72,78 70,34 68,55 Giải quyết lợi ích chính đáng của thanh niên quân đội còn hạn chế 59,62 62,66 61,12 56,67 58,06 Sự tác động tiêu cực từ mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa 65,51 73,33 65,56 62,67 60,48 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát của tác giả luận án đối với 150 lãnh đạo, chỉ huy đơn vị;180 sĩ quan trẻ, 300 học viên và 620 hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị: e141/f312/QĐ1, e692/f301/BTL TĐHN, e19/f968/QK4, Trường sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Thời gian: Tháng 4, 5 năm 2020. Phụ lục 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 1. Đánh giá về yêu cầu cơ bản phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay. Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm toàn diện trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 66,54 71,33 67,78 63,34 63,70 Bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất, năng lực của thanh niên quân đội ở đơn vị cơ sở hiện nay 68,45 72,67 71,12 64,66 65,32 Huy động sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 63,90 69,34 63,33 61,67 61,29 Kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 61,66 68,67 62,23 58,33 57,41 2. Đánh giá về những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay Phương án lựa chọn Tổng số (%) Nhận thức của các chủ thể (%) Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Sĩ quan trẻ Học viên Hạ sĩ quan, binh sĩ Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam cho thanh niên quân đội hiện nay 92,56 92,67 93,34 92,33 91,93 Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn quân sự và hành động cách mạng của tuổi trẻ nhằm phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 88,49 93,34 89,45 85,67 85,48 Tích cực hóa nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay 93,74 95,33 93,89 93,34 92,41 Tăng cường định hướng, bổ sung, hoàn thiện giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 81,14 84,66 82,23 78,33 79,35 Giải quyết tốt lợi ích chính đáng của thanh niên quân đội hiện nay 81,02 87,34 80,56 77,34 78,87 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát của tác giả luận án đối với 150 lãnh đạo, chỉ huy đơn vị;180 sĩ quan trẻ, 300 học viên và 620 hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị: e141/f312/QĐ1, e692/f301/BTL TĐHN, e19/f968/QK4, Trường sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Thời gian: Tháng 4, 5 năm 2020. Phụ lục 5 Kết quả kiểm tra nhận thức chính trị của đối tượng thanh niên quân đội là chiến sĩ mới và hạ sĩ quan, binh sĩ toàn quân (Từ năm 2017 đến năm 2019) TT Danh mục Chiến sĩ mới Hạ sĩ quan, binh sĩ 2017 (%) 2018 (%) 2019 (%) 2017 (%) 2018 (%) 2019 (%) 1. Quân số tham gia học tập 99,2 99,15 100 99,2 99,10 98,7 2. Quân số tham gia kiểm tra 98,5 100 100 98,5 99,30 95,8 3. Khá, Giỏi 78,8 80,1 83,2 80,5 80,5 83,3 4. Trung bình 17,4 16,8 19,9 17,2 16,7 19,5 5. Không đạt yêu cầu 3,8 0 0 2,3 0 0 (Nguồn: Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị, tháng 02 năm 2020) Phụ lục 6 Kết quả rèn luyện kỷ luật của đối tượng thanh niên quân đội là hạ sĩ quan, binh sĩ ở các sư đoàn bộ binh đủ quân Quân đội nhân dân Việt Nam (Từ năm 2014 đến năm 2019) Kết quả Thời gian Cộng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốt 76,01 % 74,54 % 73,54 % 74,48 % 74,38 % 77,09 % 75,14% Khá 18,72 % 16,55 % 21,02 % 20,10 % 20,16 % 19,02 % 19,26% Trung bình 5,08 % 5,41 % 5,30 % 5,35 % 5,35 % 5,68 5,36 % Yếu 0,19 % 0,005 % 0,15 % 0,69 % 0,11 % 0,76 0,24 % (Nguồn: Cục Quân lực - Bộ tổng Tham mưu, tháng 02 năm 2020) Phụ lục 7 1. Kết quả rèn luyện kỷ luật của đoàn viên thanh niên trong quân đội. Nội dung 2015 2016 2017 2018 12/2019 Tổng Tốt % 36,7 37,5 38,2 37,1 39,8 37,86 Khá% 43,8 43,4 43,1 43,8 40,9 43 Trung bình% 19,6 18,8 18,3 18,98 19,22 18,96 Yếu% 0,12 0,13 0,04 0,12 0,08 0,09 2. Kết quả đoàn viên thanh niên quân đội hoàn thành nhiệm vụ học tập, huấn luyện, lao động, sản xuất, công tác. Nội dung 2015 2016 2017 2018 12/2019 Tổng Giỏi % 37,96 38,41 35,15 39,17 41,23 38,38 Khá% 43,02 41,52 45,15 41,55 38,22 41,89 Trung bình% 18,83 19,91 19,55 19,17 20,27 19,54 Yếu% 0,19 0,16 0,15 0,11 0,08 0,13 3. Động cơ phấn đấu trở thành sĩ quan của thanh niên quân đội. Nội dung Số lượng Tỷ lệ % trên tổng số sĩ quan trẻ Tự nguyện 51.510 99,37 Nghe theo người khác 275 0,53 Bắt buộc 52 0,1 4. Kết quả phát triển Đoàn, Đảng của thanh niên quân đội. Nội dung 2015 2016 2017 2018 12/2019 Tổng Thanh niên được kết nạp vào Đoàn 6347 8349 8068 8018 8435 39217 Thanh niên được kết nạp vào Đảng 14725 13681 14864 14947 12039 70256 5. Động cơ mục đích của sĩ quan trẻ. Nội dung Số lượng Tỷ lệ trên tổng số sĩ quan trẻ % Phục vụ quân đội lâu dài 51.422 99,2 Ý kiến khác 415 0,8 6. Nếu được chọn lại nghề nghiệp. Nội dung Số lượng Tỷ lệ trên tổng số sĩ quan trẻ % Vẫn chọn nghề trong quân đội 47.088 90,84 Ngành kinh tế 4613 8,9 Nghề khác 136 0,26 7. Sự gắn bó của bản thân với nghề nghiệp quân sự, đơn vị. Nội dung Số lượng Tỷ lệ trên tổng số sĩ quan trẻ % Yêu mến, gắn bó 45.855 88,46 Bình thường 5.808 11,2 Không thích 0 0 Không có ý kiến gì 176 0,34 8. Đoàn viên thanh niên trong quân đội vi phạm kỷ luật. Nội dung 2016 2017 2018 12/2019 Tổng Thông thường 151 242 167 418 978 Nghiêm trọng 25 27 16 14 82 9. Thành phần xuất thân của thanh niên quân đội. Thành phần Số lượng Tỷ lệ trên tổng số sĩ quan trẻ % Công nhân 5.214 10,06 Nông dân 38.142 73,58 Bộ đội 6.230 12,02 Doanh nghiệp, tiểu thương 176 0,34 Trí thức 2.075 4 (Nguồn: Ban Thanh niên Quân đội - Tổng cục Chính trị, tháng 01năm 2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_huy_gia_tri_van_hoa_giu_nuoc_viet_nam_cua_thanh.doc
  • jpg0 Cong Van De Nghi TTM - Tuynh CNDVBC.jpg
  • doc1 BIA LA TUYNH.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Tuynh.doc
  • doc2 NOI DUNG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Tuynh.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH Tuynh.doc
  • doc3 NOI DUNG TÓM TẮT TIẾNG ANH Tuynh.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH Tuynh.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET Tuynh.doc
Tài liệu liên quan