HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN TĨNH
PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN TĨNH
PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN S
182 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ĩ
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Lê Minh Thông
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Trần Văn Tĩnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, giả thuyết nghiên cứu
và câu hỏi nghiên cứu 21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng 26
2.2. Nội dung, phương thức hoạt động phòng, chống tham nhũng và mối quan hệ giữa
công tác kiểm tra của Đảng với các cơ quan chức năng liên quan trong phòng,
chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương 47
2.3. Điều kiện bảo đảm công tác kiểm tra của Đảng trong phòng, chống tham nhũng
đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương 67
2.4. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc và những giá trị tham
khảo ở Việt Nam 73
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG BỘ
MÁY NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG
ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 81
3.1. Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong bộ
máy nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công
tác kiểm tra của Đảng 81
3.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về phòng, chống tham nhũng
trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm
tra của Đảng từ Đại hội X của Đảng đến nay 95
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 125
4.1. Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng 125
4.2. Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng 128
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 168
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCS đảng Ban Cán sự đảng
Công tác kiểm tra của Đảng Công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
PCTN Phòng, chống tham nhũng
UBKT Ủy ban Kiểm tra
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương 27
Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan
Ủy ban Kiểm tra Trung ương 36
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong bộ máy nhà
nước, là một trong những căn bệnh gắn liền với quyền lực nhà nước, luôn ăn sâu bám
rễ trong mọi chế độ xã hội. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã
hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) là công
việc khó khăn, phức tạp, cần có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu
của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế.
Tham nhũng là sự vụ lợi bằng việc lợi dụng quyền lực, được coi là một tệ nạn ở
hầu hết các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, tệ nạn
tham nhũng đã nổi lên một cách tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mất lành
mạnh của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích tài sản nhà nước, tập thể và cá
nhân, làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo bất chính, nẩy sinh mâu thuẫn xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc, xói mòn truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc, đảo lộn các giá trị xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ tương lai, làm
tổn thất đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thậm chí làm hư hỏng một số cán bộ
đã được đào tạo, rèn luyện qua nhiều thời kỳ...từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân
đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước và ảnh hưởng tiêu
cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đảng và Nhà nước ta
đã xác định tham nhũng là “quốc nạn”, một nguy cơ lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong
của chế độ. Tham nhũng hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội mà chủ
thể là những cá nhân có chức, có quyền, có cơ hội lợi dụng quyền để vụ lợi. Trong các
cơ quan hành chính nhà nước nói chung và đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương nói riêng, cơ quan thực thi quyền lực nhà nước, quản lý mọi mặt đời
sống xã hội, có thẩm quyền quyết định đơn phương, thì tham nhũng càng có điều kiện
nảy sinh và phát triển, do đó việc PCTN ở những cơ quan này càng phải chú trọng.
Nhiệm vụ này được quy định cho nhiều chủ thể, bao gồm các cơ quan quyền lực, cơ
quan thực thi pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị
xã hội, các tổ chức xã hội và nhân dân, trong đó vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
thông qua công tác kiểm tra của Đảng có ý nghĩa, tác dụng rất quan trọng.
Trên thực tế những năm qua, vai trò PCTN của Đảng Cộng sản Việt Nam thông
qua công tác kiểm tra của Đảng đã được đẩy mạnh và tỏ rõ có hiệu quả cao. Cần thiết
2
phải có sự nghiên cứu sâu về mặt lý luận để làm rõ ý nghĩa, nội dung, hình thức,
phương pháp của hoạt động PCTN này, cũng như phải có sự đánh giá thực trạng để từ
đó đề xuất các giải pháp tiến hành thể chế hóa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn nhằm tăng
cường và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò công tác kiểm tra của
Đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Đề tài
luận án này là một cố gắng theo hướng đó, nó có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu về PCTN trong các cơ quan nhà nước thông qua công
tác kiểm tra của Đảng vừa có ý nghĩa lý luận đối với Đảng cầm quyền, vừa có ý nghĩa
thực tiễn lớn trong PCTN ở nước ta giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những phân tích
trên đây, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Phòng, chống tham nhũng trong các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của
Đảng cộng sản Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu viết luận án tiến sỹ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực trạng, luận án có mục đích
xây dựng các quan điểm và đề xuất giải pháp khoa học nâng cao vai trò, hiệu quả công
tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua hoạt động
kiểm tra của Đảng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích, làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm ra
những nội dung đã nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò công tác
kiểm tra của Đảng và đặc điểm, nội dung, phương thức kiểm tra của Đảng đối với
PCTN trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương; Làm rõ kinh nghiệm của
Trung Quốc trong việc phát huy vai trò của công tác kiểm tra của Đảng về phòng,
chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng PCTN trong cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương: quá trình phát triển quan điểm của Đảng, ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân.
Thứ tư, phân tích rõ quan điểm của Đảng về đấu tranh PCTN trong các các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp
3
nâng cao vai trò, hiệu quả công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN đối với các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đấu tranh PCTN trong các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án giới hạn ở những vấn đề về công tác kiểm tra của
Đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
- Phạm vi thời gian: Mốc thời gian nghiên cứu của đề tài luận từ Đại hội X của
Đảng năm 2006 đến thực Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2019.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về đấu tranh PCTN, lãng phí trong bộ máy nhà nước nói chung và các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng. Ngoài ra, Luận án nghiên cứu
thực tiễn về kết quả PCTN trong bộ máy nhà nước, về công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng trong PCTN, kiểm soát quyền lực nhà nướccủa các nhà khoa học, tác giả đi
trước cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết Luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh - thống kê, khái quát
hóa, phương pháp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận án tiếp cận thực tiễn nghiên cứu về
PCTN bộ máy nhà nước và công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN đối với các cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở trong và nước ngoài có liên quan đến nội
dung luận án. Trên cơ sở đó hệ thống hóa, khái quát và so sánh để làm sáng tỏ cơ sở lý
luận của luận án, nghiên cứu vấn đề PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng ở Việt Nam. Đồng thời xác định rõ
những vấn đề mà luận án cần triển khai tiếp tục nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án nghiên cứu tổng kết công tác thực
tiễn để thống kê, phân tích, so sánh và đánh giá tình hình về những kết quả, hạn chế,
4
cùng với nguyên nhân của PCTN trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính
nhà nước cấp trung; đồng thời, đánh giá, phân tích thực trạng về những kết quả, hạn
chế và nguyên nhân của PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước thông qua công
tác kiểm tra của Đảng.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: luận án sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc phân tích, luận chứng để làm sáng tỏ các quan
điểm và giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả PCTN trong các cơ quan hành chính cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp những nội
dung về cơ chế, pháp lý, tổ chức bộ máy hoặc góp ý vào luận án, tác giả luận án có
điều kiện tranh thủ được kiến thức của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ chuyên
ngành về công tác PCTN và công tác kiểm tra của Đảng để củng cố thêm những căn cứ
khoa học, kinh nghiệm thực tiễn góp phần hoàn thiện luận án. Trong đó, cách thức
chọn mẫu theo nội dung về cơ chế thành lập UBKT cấp ủy; xây dụng mô hình sát nhập
UBKT với Thanh tra, Nội chính; bổ sung quy định, cơ chế UBKT cấp ủy thực hiện
PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực; nghiên cứu xây dựng Luật Giám sát và cơ
quan Giám sát; mô hình về tổ chức bộ máy của UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành
trung ương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cách thức tiến hành khảo sát thực hiện phỏng vấn cá nhân (trao đổi trực tiếp
hoặc qua điện thoại) theo các hình thức phỏng vấn bán tiêu chuẩn: có một số câu hỏi có
tính chất quyết định được tiêu chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình
hình cụ thể và phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia đi sâu vào
một số nội dung.
Về đối tượng khảo sát bao gồm các đồng chí là thành viên UBKT Trung ương
(phó chủ nhiệm và Ủy viên UBKT Trung ương) và lãnh đạo một số ban đảng Trung
ương (kể cả một số đồng chí đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu); các đồng chí là bí thư
đảng ủy các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước trung ương (các đồng chí đối
tượng này cơ bản giữ chức vụ chính quyền là thứ trưởng và tương đương); một số đồng
chí là Bí thư, Phó bí thư Đảng Khối các cơ quan Trung ương; với tổng số khoảng 30
đồng chí.
5. Những điểm mới về khoa học của luận án
Một là, trên cơ sở nghiên cứu khái quát hóa lý luận về PCTN trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng, làm rõ
5
khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương thức cũng như sự cần thiết về cơ sở chính trị và
cơ sở pháp lý trong việc xác lập vai trò công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN của
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương trong điều kiện chính trị do một Đảng
duy nhất cầm quyền ở nước ta hiện nay.
Hai là, luận án xác định chính xác ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
thông qua hoạt động kiểm tra của Đảng.
Ba là, đề xuất các quan điểm và giải pháp đột phá, khả thi, khoa học nhằm nâng
cao hiệu quả công tác kiểm tra của Đảng trong đấu tranh PCTN tại các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương. Đặc biệt xác định cơ chế, mô hình tổ chức cơ quan phù
hợp thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh PCTN và giám sát kiểm soát quyền lực
nhà nước; góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh
PCTN, xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và phát triển và làm phong
phú thêm các vấn đề lý luận về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng; góp phần làm sáng tỏ quan điểm của
Đảng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBKT Trung ương, UBKT các cấp
trong cuộc đấu PCTN thông qua công tác kiểm tra của Đảng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là công trình khoa học có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu giảng dạy những nội dung liên quan đến PCTN trong các
Trường Đại học chuyên luật và không chuyên luật, trong hệ thống các Trường chính
trị từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa
học về PCTN thông qua công tác kiểm tra của Đảng cho những người trực tiếp tham
gia hoạt động PCTN trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công
bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án
được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
thông qua công tác kiểm tra của Đảng góc độ tiếp cận đầu tiên phải xuất phát từ việc
tìm hiểu kiến thức nền tảng về tham nhũng và PCTN. Trên phương diện này, có thể
điểm danh một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Sách “Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn” của Nguyễn Quốc Sửu [63]. Nội dung sách đề cập tương đối toàn
diện và có hệ thống về tham nhũng và PCTN trong hoạt động công vụ ở nước ta hiện
nay. Tác giả đã phân tích, làm rõ những hành vi tham nhũng có nguy cơ nảy sinh
trong quá trình cán bộ, công chức thi hành nhiệm vụ như: tham ô tài sản; nhận hối lộ;
lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ Phân tích tình hình tham nhũng và thực trạng công
tác đấu tranh PCTN ở nước ta hiện nay, dự báo tình hình tham nhũng trong những
năm tới là cơ sở để tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm nâng cao
hiệu quả công tác PCTN trong hoạt động công vụ. Cuốn sách là một tài liệu tham
khảo có giá trị cho học viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách
về PCTN ở Việt Nam.
- Đề tài về “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm
2020” do Thanh tra Chính phủ chủ trì [66]. Đề tài xây dựng 9 chuyên đề bao gồm: hệ
thống các tiêu chí điều tra nhận diện tham nhũng; phương pháp tính và các chỉ tiêu
tổng hợp; phần mềm xử lý số liệu; chiến lược, chính sách chống tham nhũng của Trung
Quốc, Hàn Quốc, EU, Hungary; các biện pháp chống rửa tiền và báo cáo kết quả điều
tra xã hội học về thực trạng và nguyên nhân tham nhũng, cùng với Báo cáo kiến nghị
các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, ngừa, đấu tranh chống tham nhũng và việc xây
7
dựng Chiến lược PCTN của Việt Nam. Nội dung của Đề tài là cơ sở lý luận và căn cứ
khoa học cho việc nghiên cứu xây dựng nội dung cơ bản của luận án cả về lý thuyết và
thực tiễn.
- Đề tài khoa học: “Đấu tranh chống tham nhũng: những vấn đề lý luận và giải
pháp thực tiễn” của Quách Lê Thanh [65] đã xây dựng khái niệm, đặc trưng cơ bản về
tham nhũng, đánh giá tình hình và nguyên nhân tham nhũng và những kết quả, hạn chế,
yếu kém trong đấu tranh chống tham nhũng. Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, quan điểm
và một số giải pháp đấu tranh PCTN trong thời gian tới.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong khu
vực tư ở Việt Nam” của Đinh Văn Minh [51]. Đề tài cho rằng tham nhũng sẽ xuất hiện
và tồn tại ở nhiều lĩnh vực và hoạt động của khu vực tư. Do vậy, trong phạm vi nghiên
cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số định hướng và giải pháp PCTN trong khu vực
tư ở Việt Nam; gắn PCTN trong khu vực tư với PCTN trong khu vực công; tạo cơ chế
phát huy mạnh mẽ tiềm năng to lớn của khu vực kinh tế tư nhân gắn với tăng cường
thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy tắc kinh doanh không
tham nhũng, không hối lộ, chống xung đột lợi ích.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
trong thể chế chính trị nhằm ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt
Nam” của Nguyễn Văn Mạnh [47] là công trình nghiên cứu sâu về kiểm soát quyền lực
chính trị ở Việt Nam hiện nay. Trong một chừng mực nhất định Đề tài cũng đã đề cập
đến tham nhũng và PCTN trong hệ thống trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng,
cũng như việc xây dựng cơ chế để kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị, trong đó có
quyền lực nhà nước hiện nay.
- Chuyên đề “Chống tham nhũng của Việt Nam và một số nước trên thế giới”
của Lê Văn Giảng [30]. Nội dung chuyên đề đã đề cập những quan niệm về tham
nhũng của Lênin, Hồ Chí Minh và quan niệm về tham nhũng của các học giả trên thế
giới và Việt Nam hiện nay để đưa ra khái niệm về tham nhũng. Qua đó xác định nguồn
gốc, bản chất và đặc trưng của tham nhũng. Đồng thời tác giả cũng đánh giá thực trạng,
tác hại và nguyên nhân tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Trên
cơ sở đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và giải pháp đấu tranh chống tham nhũng
trong thời gian tới ở nước ta.
8
- Bài “Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng” [7]. Nội dung bài báo thể hiện
nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu, trả lại cho chủ sở hữu,
quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước kể cả tài sản tham nhũng có yếu tố nước
ngoài. Theo bài báo này thì nguyên tắc công khai là một trong những nguyên tắc xử lý
tài sản tham nhũng có hiệu quả và phải quán triệt.
- Bài “Giám sát xã hội như một giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí”
của Tạ Ngọc Tấn [64] đã phân tích và luận giải sự cần thiết của hoạt động giám sát xã
hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Xét về bản chất, giám sát xã hội thực chất
là sự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm
giữ quyền lực nhà nước. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (XHCN), hoạt động giám sát xã hội cần phải được coi trọng để nhân dân thực
hiện quyền làm chủ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về hoạt động của bộ máy nhà
nước, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát xã hội, góp phần
đấu tranh, PCTN, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước.
- Bài “Bổ sung quyền giám sát của nhân dân” của Nguyễn Văn Hải [33] cho
rằng trong giai đoạn mới động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người
dân được tham gia giám sát hoạt động của bộ máy Đảng, chính quyền và giám sát cán
bộ, công chức là một trong những biện pháp ngăn ngừa, PCTN, lãng phí, tiêu cực có
hiệu quả. Đó là đòi hỏi tất yếu để xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là “công bộc, đầy tớ” trung
thành, tận tụy của nhân dân.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Theo từ điển Oxford Unabridged Dictonary [39] tham nhũng là sự bóp méo
hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ hay thiên vị. Từ điển
Webster's Collegiate Dictonary [39] tham nhũng là sự khích lệ làm điều sai trái bởi
những phương tiện không đúng đắn hoặc bất hợp pháp (như hối lộ). Theo từ điển bách
khoa của Cộng hòa Liên bang Đức [39] thì tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất,
hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành [39, tr.10]. Áo cho rằng
tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột [39, tr.10]. Từ điểm bách khoa Thụy
sỹ tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm
trong bộ máy nhà nước, đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân [39, tr.10].
9
- Học giả Nye đưa ra định nghĩa tổng quát về bản chất của tham nhũng: “Tham
nhũng là hành vi làm sai lệch trách nhiệm, bổn phận chính thống của một vai trò công
vì tiền hoặc tài sản trục lợi cho cá nhân (hoặc cho người thân), xâm phạm các quy tắc,
ngược lại với các hành xử chẩn mực, liên quan đến quyền lợi cá nhân” [29].
- Sách, Ngân hàng thế giới: Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây
dựng sự trong sạch quốc gia, của Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh [62]. Sách gồm
một tập hợp có chọn lọc các công trình về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng
của các nhà nghiên cứu thuộc các quốc tịch khác nhau của Ngân hàng Thế giới. Nội
dung chủ yếu của cuốn sách tập trung tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề tham nhũng trên mọi
khía cạnh của vấn đề. Bằng những phân tích cụ thể, thông qua những nghiên cứu tình
huống về đấu tranh chống tham nhũng thành công và chưa thành công ở một số nước
và lãnh thổ trên thế giới, các tác giả của cuốn sách đã nêu bật tầm quan trọng của cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu và đề
xuất những giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục và kiểm soát được nạn tham nhũng
đang hoành hành trên thế giới ngày nay.
- Sách, Ngân hàng thế giới: Đương đầu với tham nhũng ở châu Á - Những bài
học thực tế và khuôn khổ hành động của Vinay Bhargava, Emil Bolongaita [103].
Với nội dung chính là những vấn đề về tham nhũng khu vực công những tác phẩm
được viết dựa trên kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm có được tại các quốc gia của
Ngân hàng thế thế giới với vai trò là một động lực phát triển tài chính toàn cầu. Các
tác giả cũng nhấn mạnh việc lựa chọn các công cụ chống tham nhũng phù hợp với
môi trường quản lý - những yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đó
là những kinh nghiệm quý báu mà Ngân hàng thế giới tổng kết thực tiễn chống tham
nhũng ở các nước Châu Á có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác
nghiên cứu và thực thi chính sách PCTN ở Việt Nam nói chung và các học viên
nghiên cứu sinh nói riêng.
- Cuốn sách của Hồng Vĩ “Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở
Trung Quốc” [100]. Tác giả khái quát về tác hại của tham nhũng gây lãng phí lớn về
nguồn tài nguyên kinh tế, làm lung lay cơ sở ổn định chính trị của một đất nước, phá
hoại việc thực thi pháp luật, cản trở sự phát triển kinh tế, đầu độc không khí xã hội.
Đồng thời tác giả đã phác họa 23 dạng tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay. Trên cơ sở
đó tác giả đi vào phân tích nguyên nhân của thực trạng này; trong các nguyên nhân
10
thực tế làm cho hiện tượng tham nhũng sinh sôi nảy nở ở Trung Quốc hiện nay thì kinh
tế là một nguyên nhân quan trọng. Các thể chế chính trị chậm chạp, quyền lực không bị
khống chế là căn nguyên sâu xa sinh ra hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay.
Từ đó, tác giả giới thiệu cụ thể một số cách làm của các địa phương, ban, ngành trong
quá trình đấu tranh PCTN những năm gần đây ở Trung Quốc.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong bộ
máy nhà nƣớc và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Nhóm công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà
nước nói chung:
- Sách: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Lê Minh Thông [72]. Nội dung khẳng
định nhân dân là chủ thể duy nhất tối cao của hệ thống chính trị. Do vậy, các tổ chức
đảng, nhà nước và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên đều phục tùng
ý chí của nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Đồng thời, đổi mới, nâng
cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cùng với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật PCTN thông qua các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ có tính cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp đột phá đấu tranh phòng, chống hiệu quả
tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý [61].
Nội dung Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận sâu sắc và biện chứng về PCTN trong bộ máy
nhà nước. Đồng thời đánh giá thực trạng một cách toàn diện về kết quả đấu tranh
phòng, chống hiệu quả tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Trên cở sở đưa ra giải
pháp mang tính đột phá có tính khả thi và chiến lược cao trong việc PCTN bộ máy nhà
nước ở Việt Nam hiện nay. Nội dung Đề tài có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong
việc nghiên cứu và triển khai thực hiện công tác PCTN trong bộ máy nhà nước hiện
nay, cũng như có giá trị tham khảo đối với việc nghiêm cứu về PCTN trong tình hình
hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng
phòng, chống tham nhũng và một số vấn đề đặt ra” của Đinh Văn Minh [50]. Nội dung
Đề tài đưa ra cơ sở lý luận và sự cần thiết về việc hoàn thiện cơ quan có chức năng
11
PCTN. Đồng thời đánh giá thực trạng theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan có chức
năng PCTN hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện các cơ
quan có chức năng PCTN để thực hiện có hiệu quả nhiệm công tác này trong tình hình
hiện nay. Đây là một công trình có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp cho việc nghiên cứu xây
dựng hoàn thiện hơn nữa cơ quan có chức năng PCTN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu
tranh PCTN hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan thực
hiện chức năng phòng, chống tham nhũng” của Tạ Thu Thủy [75]. Nội dung Đề tài
đưa ra cơ sở lý luận và sự cần thiết về PCTN trong các cơ quan có chức năng thực hiện
PCTN. Đồng thời đánh giá thực trạng việc thực hiện PCTN trong các cơ quan thực
hiện chức năng PCTN hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện PCTN
trong các cơ quan có chức năng PCTN để thực hiện có hiệu quả nhiệm công tác này
trong tình hình hiện nay. Đây là một công trình có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp cho việc
nghiên cứu thực hiện có hiệu quả việc PCTN trong các cơ quan có chức năng PCTN
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh PCTN hiện nay.
- Luận văn về“Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng” của Phạm
Thị Huệ [37], nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác
thanh tra trong đấu tranh PCTN như: những vấn đề lý luận về vai trò của thanh tra
đối với quản lý Nhà nước; quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về vai trò của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước nói chung và trong
đấu tranh PCTN nói riêng. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường công tác
thanh tra góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu quả trong cuộc đấu tranh PCTN.
- Bài “chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực” của Vũ Quốc Tuấn [84]. Nội
dung bài viết đề cập vấn đề tham nhũng trên cơ sở quyền lực, từ những quyền lực tha
hóa là điều kiện cơ sở thực hiện hành vi tham nhũng. Vấn đề lớn nhất ở đây là phải xác
định rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường. Do đó, phải tìm cách hạn chế
quyền lực cụ thể của mỗi cơ quan công quyền cũng như của mỗi công chức, không cho
họ bành trướng thêm ngoài quy định của pháp luật, nghĩa là cơ quan nào người nào làm
việc gì, chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu, phải rõ ràng và phải được giám sát. Các thủ
tục hành chính của từng việc phải công bố công khai, minh bạch, được niêm yết công
khai nơi công sở. Bộ máy càng hợp lý, gọn nhẹ, công chức được sử dụng và được đãi
ngộ xứng đáng, càng dễ chống tham nhũng. Quan trọng hơn nữa là những công chức
12
nhũng nhiễu doanh nghiệp phải bị trừng trị đích đáng, không để cho họ bênh che nhau, vì
thông thường trong hệ thống quyền lực, họ rất dễ có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho
nên phải đưa sự giám sát của doanh nghiệp vào từng khâu, từng mắt xích của hệ thống.
- Một số báo cáo như: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính
phủ [12]; Báo cáo số 419/BC-CP, ngày 17/10/2016 công tác PCTN năm 2016 củ...kiểm
tra của Đảng?
Kết luận chƣơng 1
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
công tác đấu tranh PCTN ở những bình diện và góc độ khác nhau. Thực tiễn công tác
đấu tranh PCTN ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa
phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Do đó, để đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ
hai hình thức này.
Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và quá trình toàn
cầu hoá về kinh tế đang diễn ra ngày càng sôi động, tham nhũng đã trở thành quốc nạn
nhức nhối của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm qua
công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng ngay từ những ngày thành lập
nước. Chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật trong PCTN, điển hình như Luật
Phòng, chống tham nhũng (2005). Nước ta đã ký kết, tham gia Công ước Liên hiệp
quốc về chống tham nhũng nhằm đẩy mạnh và tăng cường khả năng PCTN của các
quốc gia thành viên này từ 19/12/2003. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được,
tình trạng tham nhũng đã, đang diễn ra hết sức phức tạp và kéo dài trong bộ máy của hệ
thống chính trị từ trung ương đến địa phương và trong nhiều tổ chức kinh tế. Tham
nhũng đang trở thành một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ và sự
sống còn của Nhà nước. Bởi vậy, đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng và Nhà
nước ta xác định một trong những yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng là cả một hệ thống
biện pháp, tìm tòi, sáng tạo, trên cơ sở phát huy vai trò tích cực của toàn thể cán bộ,
đảng viên và nhân dân ta. Chính vì vậy, tìm hiểu về công tác PCTN ở một số nước trên
thế giới, từ đó vận dụng linh hoạt, có hiệu quả vào tình hình thực tế của đất nước là nội
dung quan trọng, cần thiết. Đấu tranh chống tham nhũng tức là đấu tranh chống lại các
hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn nằm trong bộ máy nhà
25
nước, Do đó, để đạt hiệu quả không nên chỉ chú trọng giao nhiệm vụ chống tham
nhũng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật mà phải thành lập tổ chức chống tham nhũng
độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Đảng và Nhà nước.Tổ
chức này phải có những quyền hạn nhất định, được áp dụng các biện pháp trong sạch,
nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức, trước hết phải có những quy định
cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, trách nhiệm rõ ràng.
Ở nước ta, Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội, nên hiện
nay hầu hết những người có chức vụ, có quyền đều là đảng viên, chịu sự kiểm tra, giám
sát của Đảng. Thực tế các nhiệm kỳ vừa qua, với chức năng, nhiệm vụ của mình,
UBKT Trung ương và UBKT các cấp đã tích cực tham gia và đã có đóng góp quan
trọng vào cuộc đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
bằng việc tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành kiểm
tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; qua việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra tài chính đảng, giải quyết đơn thư tố cáo
đã góp phần trực tiếp giải quyết một số vụ nổi cộm về tham nhũng. Có thể khẳng định,
công tác kiểm tra của Đảng không chỉ là những chức năng lãnh đạo của Đảng mà còn
góp phần quan trọng, có hiệu quả nhất vào cuộc đấu tranh PCTN và giám sát kiểm soát
quyền lực trong bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương hiện nay.
Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án tăng cường nhiệm vụ PCTN
cho UBKT Trung ương và UBKT các cấp ủy. Cùng với việc xây dựng kiểm tra, giám
sát của Đảng nhằm đẩy mạnh công tác PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng để hạn chế tối đa việc lạm dụng
quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng trong các cơ quan này là một đòi hỏi và
yêu cầu cấp thiết hiện nay.
26
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG
THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ PHÕNG, CHỐNG THAM
NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG
ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG
2.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng
Các cơ quan hành chính nhà nước là một trong bốn phân hệ cơ quan của bộ
máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, bao gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và các cơ quan
trực thuộc. Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương được xác định bao gồm
Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương là các bộ, cơ quan ngang
bộ. Trong đó, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, đồng thời là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là cơ quan quản
lý hành chính nhà nước cao nhất, được giao những quyền lực nhà nước rất lớn nhằm
thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công, trực
tiếp tổ chức và quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước. Do vậy
hoạt động của các cơ quan này có tầm quan trọng đặc biệt, quản lý điều hành mang tính
định hướng vĩ mô, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Nhà nước trên các
lĩnh vực và mọi mặt của đời sống xã hội.
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ
tướng và các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Số phó thủ tướng, bộ trưởng
và thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định.
- Các bộ, cơ quan ngang gồm có: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao,
Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Y tế. Các cơ quan ngang bộ gồm Uỷ ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
27
Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả
nước hoặc về công tác được giao phụ trách; tham gia vào hoạt động của tập thể Chính
phủ; tham dự các phiên họp của Quốc hội khi xem xét về những vấn đề có liên quan
đến ngành, lĩnh vực hoặc về công tác được giao phụ trách.
Chính phủ
(Thủ tƣớng, các phó Thủ tƣớng,
các thành viên CP)
Các bộ Cơ quan ngang bộ
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nƣớc
cấp trung ƣơng
Mỗi cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương đều có những chức năng,
nhiệm vụ khác nhau. Chính phủ thống nhất quản lý mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh
vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà
nước theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà
nƣớc cấp trung ƣơng
Tham nhũng là hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan xuất hiện từ lâu
trong xã hội loài người có phân chia giai cấp, nên tham nhũng là một phạm trù mang
tính lịch sử. Tham nhũng được nhiều học giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu,
được biết đến với nhiều quan niệm khác nhau. Trong tiếng Anh từ tham nhũng là
"Corruption" có nghĩa là "hư hỏng, thối nát, phá hoại" [55, tr.370]. Trong tiếng Việt,
thuật ngữ tham nhũng được xác định là: “Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân
dân và lấy của dân” [102, tr.1165]. Từ điển Luật học (Black’s Law) định nghĩa “tham
nhũng là sự phá vỡ những nguyên tắc công chính, đức hạnh và luân lý”. Các tiếp cận
này tương đối rộng, xem xét tham nhũng không chỉ ở khu vực công mà bao gồm toàn
bộ các hoạt động của đời sống xã hội có tổ chức; không chỉ mô tả các hành vi có mục
đích tư lợi mà còn bao gồm cả các hành vi trái với luân thường, đạo lý.
28
Một số tổ chức quốc tế về PCTN cũng có các quan niệm khác nhau về tham
nhũng. Theo Công ước Liên hợp quốc (UN) về PCTN xác định tham nhũng là sự lợi
dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng. Công ước này cũng nêu rõ các hành vi tham
nhũng bao gồm việc người có chức vụ, quyền hạn lấy cắp, tham ô tài sản nhà nước; lợi
dụng địa vị công tác để trục lợi riêng; tạo sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách
nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Ngân hàng Thế giới (WB)
lại đưa ra quan niệm tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công nhằm lợi ích cá nhân
[35, tr.3].Tổ chức minh bạch quốc tế (TT) cho rằng, tham nhũng là hành vi của người
lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá
nhân [107]. Theo Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng Châu Âu “tham nhũng bao gồm
những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực
hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm
trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi ích bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc
người khác” [106, tr.21].
Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống
tham nhũng thì "Tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng"
bao gồm những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, trộm cắp tài sản của
Nhà nước, hoặc lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng thông qua việc sử dụng không
chính thức địa vị chính thức của mình, hoặc tạo ra xung đột về thứ tự quan tâm giữa
trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi.
Như vậy giữa các nước có sự khác nhau về truyền thống lịch sử, đặc điểm văn
hoá, điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như các tổ chức quốc tế hay các cơ quan nghiên
cứu về PCTN có nhiều quan niệm khác nhau về tham nhũng, nhưng đều có chung quan
niệm: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó để tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi.
Tham nhũng nảy sinh từ khi có Nhà nước, xuất hiện khi một số người sử dụng
quyền hạn được giao để thỏa mãn lòng tham, tính vụ lợi của mình. Khái niệm tham
nhũng gồm hai yếu tố: tham và những. Tham là hám lợi, tư lợi, vụ lợi. Nhũng là lợi
dụng quyền hạn chức trách được giao để thỏa mãn lòng tham, lợi ích cá nhân. Hai yếu
tố này là tiền đề của nhau, thúc đẩy và gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy có nhiều quan
niệm khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất ở việc coi tham nhũng là việc lợi
dụng quyền lực để vụ lợi. Quan niệm này dẫn đến có hai khái niệm khá phổ biến về
tham nhũng:
29
Thứ nhất, khái niệm tham nhũng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi hành
vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Chủ thể của hành vi
tham nhũng có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc những người khác thuộc khu
vực nhà nước (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, trong các tổ chức chính trị,
tổ chức xã hội...) mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức; thậm chí, chủ thể của
hành vi tham nhũng có thể là người thuộc khu vực tư nhân.
Thứ hai, khái niệm tham nhũng theo nghĩa hẹp và đã được pháp luật Việt Nam
quy định, Luật PCTN năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 (sau đây gọi chung
là Luật PCTN) định nghĩa: “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Khoản 2, Điều 1) [60]: Khoản 3, Điều 1 quy
định “người có chức vụ, quyền hạn là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân;
sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà
nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện
nhiệm vụ, công vụ đó”.
Các hành vi tham nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả mạo trong
công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, có
quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ
lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can
thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án vì vụ lợi.
Như vậy, pháp luật của nước ta cũng xác định chủ thể của tham nhũng là người
có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, tức là những người được sử dụng
quyền lực công; hành vi tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao gồm những
việc làm và những việc không làm (làm ngơ, bỏ qua, cho qua, né tránh) vì mục đích vụ
30
lợi nhằm nhận được các lợi ích vật chất (tiền, quà biếu) và các lợi ích tinh thần
không bằng công sức của mình.
Trong phạm vi nghiên cứu về tham nhũng trong các cơ quan hành chính cấp
trung ương, Luận án chỉ tiếp cận tham nhũng trong khu vực công, cụ thể trong cơ quan
nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng, thì khái
niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính cấp trung ương như sau:
Tham nhũng trong cơ quan hành chính cấp trung ương được hiểu là hành vi vi
phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong bộ
máy các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình thực hiện gây hậu quả xấu cho xã hội, xâm phạm đến tài sản, lợi ích, hoạt
động đúng đắn của các cơ quan hành chính nhà nước, người dân và xã hội (1).
Từ những khái niệm tham nhũng nêu trên, có thể khái quát những đặc điểm và
biểu hiện của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương như sau:
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể: chủ thể tham nhũng là những người có chức vụ,
quyền hạn trong bộ máy cơ quan hành chính trung ương hoặc được giao thực hiện một
công vụ, nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ, nhiệm
vụ đó. Theo đặc điểm này, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn làm
việc trong bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương, các cơ quan có trọng trách lớn,
có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội; hoặc những người được
giao thực hiện một công vụ, nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn trong nhiệm vụ đó.
Thứ hai, đặc điểm về mục đích: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những
người trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương có mục đích vụ lợi
để thu lợi bất chính. Người có hành vi tham nhũng luôn nhằm mục đích vụ lợi luôn tính
toán đến việc thu lợi bất chính, bao gồm lợi ích vật chất, tinh thần cho mình hoặc người
khác. Thực chất đó là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn địa vị công tác hoặc nhiệm
vụ được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ mà mình phải thực hiện để chiếm
đoạt tài sản của Nhà nước, của tổ chức và của người dân, thỏa mãn lợi ích cá nhân của
họ hay cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm.
Thứ ba, đặc điểm về phương thức thực hiện: những biểu hiện cơ bản tham
nhũng trong cơ quan hành chính cấp trung ương đa dạng về quy mô, hình thức: có
tham nhũng nhỏ, vặt vãnh trong việc sách nhiễu, cố ý gây phiền hà cho các tổ chức và
người dân; có tham nhũng lớn và cực lớn, đan xen, phối hợp cả tham nhũng cá nhân
31
lẫn tham nhũng theo nhóm, gọi là “lợi ích nhóm”, có tổ chức, có chủ mưu, thao túng
vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách, có thẩm quyền
giải quyết, lợi ích nhóm hiện nay thể hiện rất tinh vi, mang lại hậu quả cũng rất lớn; có
tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
có tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý đất đai, tài sản, quản lý kinh tế, chính sách,
xã hội; có tham nhũng trong công tác cán bộ thuyên chuyển, cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ, chạy danh, chạy chức, chạy quyền... Càng ở cấp cao, vị trí có khả năng sinh lợi
nhiều thì mức độ tham nhũng càng lớn. Ngoài ra, tham nhũng thông qua việc chậm sửa
chính sách, pháp luật, cố tình lợi dụng sự mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc lỗ hổng chính
sách để trục lợi cho cá nhân quản lý là phương thức tham nhũng mang tính phổ biến
của cơ quan hành chính cấp trung ương.
Thứ tư, đặc điểm về hành vi: các hành vi tham nhũng được thực hiện trong cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương phổ biến với những biểu hiện sau: tham ô
tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người
khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực
hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị hoặc địa phương thuộc phạm vi quản lý vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi. Là hành vi của
người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp,
người dân nhằm đạt những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhất định; không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có
hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
Thứ năm, đặc điểm về nguyên nhân tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà
nước cấp trung ương phổ biến do mức sống thấp của cán bộ, công chức; lòng tham và
quyền lực công không được quản lý kiểm soát chặt chẽ; thiếu công khai, minh bạch
trong tổ chức và hoạt động; buông lỏng quản lý, kiểm tra và kỷ luật lỏng lẻo; sự chuyển
đổi cơ chế kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường gây ra sự cám
dỗ về quyền lợi vật chất. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn giữ
lợi thế cho cơ quan quản lý ngành và lĩnh vực, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh,
độc quyền tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển; tham nhũng do tập quán mang ơn,
32
trả ơn dẫn đến tệ hối lộ. Trong các nguyên nhân mang tính phổ biến nêu trên, nguyên
nhân quan trọng gây ra tham nhũng là sự thiếu hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám
sát của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp trung
ương; do phân cấp quản lý hành chính chưa rành mạch cùng với thiếu biện pháp,
phương pháp kiểm tra; do sự thiếu rèn luyện và trau dồi đạo đức của công chức;
2.1.3. Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức
bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra, cơ quan Ủy ban Kiểm tra
2.1.3.1. Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam
Để thực hiện sứ mệnh của Đảng cẩm quyền, Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ
khi ra đời đã luôn coi trọng công tác kiểm tra và khẳng định kiểm tra là một trong
những chức năng lãnh đạo quan trọng, góp phần lớn trong việc hoàn thành mọi nhiệm
vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng của đất nước, của Đảng và dân tộc. Trong
điều kiện xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện
nay, công tác kiểm tra của Đảng được nhận thức đầy đủ hơn, thúc đẩy sự đoàn kết, sức
chiến đấu trong Đảng và đặc biệt là góp phần quan trọng trong PCTN. Trong các tác
phẩm của mình, Lê Nin đã nhấn mạnh tính tất yếu của công tác kiểm tra của Đảng.
Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị các các lĩnh vực thì khi
đường lối đã xác định, phương hướng đã được thông qua thì cần lựa chọn người và
kiểm tra công việc thực tế. Theo Lênin: “Kiểm tra tạo ra tinh thần trách nhiệm cao và
kỷ luật nghiêm ở mỗi cán bộ, đảng viên, mặt khác kiểm tra sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh
"chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát
hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi Đảng những kẻ lén lút chui vào Đảng" [40, tr109]. Chủ
tịch Hồ Chí cũng luôn khẳng định “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc
thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do
nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [48, tr.520].
Như vậy, công tác kiểm tra của Đảng gồm những hoạt động sau:
Thứ nhất, công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam của tổ chức đảng từ
Trung ương đến cơ sở. Theo quy định Điều lệ Đảng: “Kiểm tra, giám sát là những chức
năng lãnh đạo của Đảng”. Công tác kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem
xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên
trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm bảo đảm cho các quyết định, quy
33
định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, có kết
quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng. Công
tác giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động
của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính
trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của
Ban Chấp hành Trung ương, kịp thời tác động để mọi hoạt động đúng quĩ đạo, mục
tiêu, yêu cầu đã được xác định, góp phần phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị và công tác xây dựng đảng.
Thứ hai, việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng
phải do cấp ủy và UBKT cấp ủy thực hiện theo thẩm quyền.
Thứ ba, chủ thể thực hiện chức năng kiểm tra của Đảng là cấp ủy, UBKT cấp
ủy từ trung ương đến cơ sở, cụ thể là:
+ Ở trung ương: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; UBKT
Trung ương.
+ Ở đảng bộ trực thuộc trung ương: Ban chấp hành, ban thường vụ các tỉnh ủy,
thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; UBKT các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực
thuộc Trung ương.
+ Ở đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp (cấp huyện và tương đương): Ban chấp
hành, ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, quận ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành phố;
cấp ủy, Ban Cán sự đảng (BCS đảng), đảng đoàn các bộ, ngành, đoàn thể trung ương;
UBKT các huyện ủy, thị ủy, quận ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành phố; UBKT cấp
ủy các bộ, ngành, đoàn thể trung ương.
+ Ở tổ chức đảng cơ sở: Ban chấp hành, ban thường vụ, chi ủy; UBKT Đảng ủy
cơ sở.
Do vậy, công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm: công tác
kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT cấp ủy từ trung ương đến cơ sở thực hiện theo
thẩm quyền.
2.1.3.2. Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng
viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
Thứ nhất, công tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong
các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương được xác định do cấp ủy và UBKT
cấp ủy ở trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ ở trung ương thực hiện. Công tác
34
kiểm tra luôn mang tính Đảng sâu sắc bởi đây là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Đồng thời cả quá trình kiểm tra đều phải
tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quy định của Điều lệ Đảng, Cương lĩnh của đảng và tiến
hành kiểm tra một cách công khai, dân chủ, tập thể và có lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát.
Thứ hai, chủ thể kiểm tra của đảng đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương là cấp ủy, UBKT cấp ủy ở trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ bao
gồm: ở trung ương: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; UBKT
Trung ương; ở các bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm ban cán sự đảng, đảng ủy và UBKT
đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ.
Thứ ba, đối tượng kiểm tra, giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp
trung ương là các tổ chức đảng và đảng viên bao gồm: chi bộ, chi ủy, đảng ủy bộ phận,
đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở
lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng,
đảng đoàn; đảng viên. Đặc điểm đặc thù của công tác kiểm tra của Đảng đối với cơ
quan hành chính nhà nước cấp trung ương thể hiện ở chỗ các cán bộ, đảng viên hoặc tổ
chức đảng nêu trên khi được kiểm tra thì vừa là đối tượng vừa là đồng chủ thể kiểm tra.
Là đối tượng kiểm tra, nên đảng viên hoặc tổ chức đảng thuộc cơ quan hành chính cấp
trung ương được kiểm tra phải chấp hành nghiêm túc mọi yêu cầu, nội dung, quy trình,
quy chế kiểm tra; là chủ thể kiểm tra, thì người đảng viên hoặc tổ chức đảng được kiểm
tra không thụ động đứng ngoài cuộc mà phải chủ động, tự giác tham gia thực hiện đầy
đủ quyền và trách nhiệm trong cuộc kiểm tra. Do đó, người đảng viên nào thuộc đối
tượng kiểm tra, nếu có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật song nếu khi tổ chức
đảng chưa tiến hành thẩm tra, xác minh, chưa có kết luận và chưa có quyết định thi
hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng thì người đó vẫn có tư cách đảng viên, là chủ thể
của cuộc kiểm tra đang tiến hành. Đây cũng chính là đặc trưng mang tính đảng của chủ
thể kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra.
Thứ tư, nội dung kiểm tra, giám sát là: việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, điều
lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy
định của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên.
Thứ năm, phương pháp, biện pháp kiểm tra có tính đặc thù. Nghiên cứu công
tác kiểm tra của Đảng cũng cần phải phân biệt với công tác giám sát của Đảng bởi hai
hoạt động này có sự phân biệt về thời điểm, biện pháp, đối tượng tác động trong từng
35
giai đoạn nhất định. Nếu như giám sát là hoạt động của Đảng được tiến hành thường
xuyên hoặc theo chuyên đề là hoạt động không cần phải có biện pháp thẩm tra hoặc
xác minh. Giám sát chỉ đơn thuần là theo dõi, quan sát, xem xét nên các kết luận giám
sát chỉ là những đánh giá bước đầu. Trong khi đó, kiểm tra đòi hỏi phải có các biện
pháp thẩm tra, xác minh như kiểm tra sự chấp hành của đối tượng kiểm tra thực hiện
chức trách, nhiệm vụ được giao đã xảy ra trong quá khứ, đã kết thúc. Kiểm tra còn
được tiến hành cả việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đang thực hiện. Phạm vi, thời
điểm kiểm tra rộng hơn phạm vi, thời điểm giám sát. Nếu như giám sát chỉ thông báo
kết quả giám sát và những yêu cầu, kiến nghị nếu có, không kết luận và không có xử lý
kỷ luật thì kiểm tra chấp hành phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ ưu điểm,
khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân làm rõ đúng, sai hoặc vi phạm của đối tượng kiểm
tra, phải xem xét, kết luận kiểm tra. Do đó, về mức độ thì kiểm tra là biện pháp phòng
ngừa, xử lý sâu hơn, kỹ lưỡng hơn, chặt chẽ hơn so với giám sát. Hơn nữa, kiểm tra
trong đảng đối với cơ quan hành chính cấp trung ương còn thể hiện phương pháp tự
kiểm tra và kiểm tra. Đây là hai phương pháp kiểm tra có mối liên hệ mật thiết với
nhau, tạo nên tính đặc thù, khác hẳn các phương pháp của cơ quan bảo vệ pháp luật.
Như vậy, công tác kiểm tra của Đảng đối với các cơ quan hành chính nhà nước
cấp trung ương là hoạt động do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
và cấp ủy, ban cán sự đảng, UBKT Trung ương, UBKT cấp ủy các bộ, cơ quan ngang
bộ xem xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng
viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy
định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và
phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng theo quy định của
Đảng (2).
2.1.3.3. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra và Cơ
quan Ủy ban Kiểm tra
- Tổ chức bộ máy của UBKT và cơ quan UBKT
Ủy ban Kiểm tra Trung ương và UBKT các cấp ủy trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp trung ương: Ngày 16/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
ra Quyết nghị số 29-NQ/TW về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương. Từ Đại hội
toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) Ban Kiểm tra được đổi tên thành UBKT, UBKT
được thành lập đến cấp quận uỷ, huyện uỷ và tương đương. Đại hội X của Đảng đã bổ
sung chức năng, nhiệm vụ giám sát cho UBKT các cấp.
36
- Tổ chức bộ máy của UBKT trung ương Cơ quan UBKT Trung ương bao gồm:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ương do Ban Chấp hành Trung ương trong các
nhiệm kỳ gần vừa qua từ 19 đến 21 ủy viên, trong đó có Chủ nhiệm UBKT Trung
ương ương là Ủy viên Bộ Chính trị, các phó chủ nhiệm, có 01 phó chủ nhiệm thườn
trực và các ủy viên.
Cơ quan UBKT Trung ương gồm có Lãnh đạo Cơ quan UBKT Trung ương bao
gồm thủ trưởng Cơ quan UBKT Trung ương; các phó thủ trưởng Cơ quan UBKT
Trung ương; trong đó phân công một đồng chí Phó Chủ nhiệm thường trực UBKT
Trung ương là phó thủ trưởng thường trực Cơ quan UBKT Trung ương.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan UBKT Trung ương gồm 14 vụ, đơn vị, trong đó
có 12 vụ chức năng, gồm: 7 vụ khu vực phụ trách các địa phương, địa bàn (Vụ TW 1,
Vụ 1A, Vụ Địa phương 2, Vụ Địa phương 3, Vụ Địa phương 5, Vụ Địa phương 7, Vụ
Kiểm tra tài chính); 5 vụ còn lại (Vụ Tổng hợp, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Nghiên cứu,
Vụ Đơn thư và tiếp đảng viên, công dân, Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng); các đơn vị: Văn
phòng và Tạp chí Kiểm tra, theo sơ đồ sau:
UBKT Trung ƣơng
(Chủ nhiệm - Các phó CN - Các UV- UB)
Cơ quan UBKT Trung ƣơng
Lãnh đạo Cơ quan UBKT TW
(Chủ nhiệm - Phó CN...chính Trung ương, Đấu tranh chống tham nhũng: những vấn đề lý luận
và giải pháp thực tiễn, Đề tài khoa học KXBĐ02, Hà Nội.
7. Báo điện tử Đảng Cộng sản (2007), “Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng”,
ngày 21/8.
8. Nguyễn Cảnh Chất (biên dịch) (2005), Hành chính công và hiệu quả quản lý của
Chính phủ, Tài liệu nghiên cứu về nền hành chính Trung Quốc, Nxb Lao động,
Hà Nội.
9. Trần Thị Minh Châu (2009), Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành
chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội.
10. Chính phủ (2009), Nghị quyết ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham
nhũng đến năm 2020, Hà Nội.
11. Chính phủ (2009), Báo cáo số 157-BC/CP về công tác phòng, chống tham nhũng,
Hà Nội.
12. Chính phủ (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham
nhũng, Hà Nội.
13. Chính phủ (2016), Báo cáo số 419/BC-CP, ngày 17/10/2016 công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2016, Hà Nội.
161
14. Chính phủ (2017), Báo cáo số 460/BC-CP, ngày 18/10/2017 công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2017, Hà Nội.
15. Hạ Quốc Cường (2007), Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ
cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi
ro, Hà Nội.
16. Phan Diễn (2001), "Đổi mới công tác kiểm tra là một bộ phận trong đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng", Tạp chí Kiểm tra, (15), tr.8-12.
17. Nguyễn Thị Doan (2002), "Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng nhằm góp
phần ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng", Tạp chí Cộng sản, (8), tr.11-14.
18. Nguyễn Thị Doan (2003), "Đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, thực dụng
trong thời kỳ mới", Tạp chí Cộng sản, (22), tr.28-33.
19. Cao Thị Dung, Bùi Anh Tuấn (2017), "Kiểm tra, giám sát - một trong những
phương thức lãnh đạo của Đảng trong kiểm soát quyền lực Nhà nước hiện nay", Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức Đảng và đảng viên, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ
việc, vụ án tham nhũng, Hà Nội.
162
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Chu Húc Đồng (2007), "Kiên trì phương châm quản lý Đảng một cách nghiêm
minh, triển khai cuộc xây dựng tác phong của Đảng, xây dựng liêm chính và đấu
tranh chống tham nhũng", Kỷ yếu Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm Việt
Nam - Trung Quốc, tr.122-135.
29. Gerald E. Caiden, Tham nhũng và quản lý.
30. Lê Văn Giảng (2007), Chuyên đề Chống tham nhũng của Việt Nam và một số
nước trên thế giới.
31. Nguyễn Thúy Hà (2017), "Cơ chế kiểm soat quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tiếp
tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức Đảng và đảng
viên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
32. Phạm Thái Hà (2016), "Phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong phòng,
chống tham nhũng", tại trang
doi/201605/phat-huy-hieu-qua-cong-tac-kiem-tra-giam-sat-trong-phong-chong-
tham-nhung-300571, [truy cập ngày 20/8/2017].
33. Nguyễn Văn Hải (2010), “Bổ sung quyền giám sát của nhân dân”, tại trang
www.chinhphu.vn, [truy cập ngày 05/11/2017].
34. Thành Kiến Hoa (2016), Xây dựng chế độ là chính sách giúp giải quyết tận gốc
tham nhũng, tiêu cực, Viện khoa học xã hội Trung Quốc.
35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học (2006),
“Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới”, Tạp
chí Thông tin tư liệu, (1), tr.3
36. Hoàng Minh Hội (2014), Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với
cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
37. Phạm Thị Huệ (2006), Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng, Luận
văn thạc sĩ Luật, Hà Nội.
38. Trần Duy Hưng (2017), “Một số vấn đề hợp nhất Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung
ương với Thanh tra Chính phủ”, Tạp chí Kiểm tra, (12), tr.38-41.
163
39. Nguyễn Văn Kim (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế
giới, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
40. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
41. V.I.Lênin (1978). Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
42. V.I.Lênin (1978). Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
43. V.I.Lênin (1978). Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
44. V.I.Lênin (1979). Toàn tập, tập 54, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
45. Lê Hồng Liêm (2009), Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống
tham nhũng trong tình hình hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp
bộ KHBĐ-46, Hà Nội.
46. Lê Hồng Liêm (2013), Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ
phận cán bộ, đảng viên có chức, quyền với các doanh nghiệp để trục lợi: Thực
trạng và giải pháp phòng, chống thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng,
Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
47. Nguyễn Văn Mạnh (2017), Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong
thể chế chính trị nhằm ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam,
Đề tài khoa học cấp Bộ.
48. Hồ Chí Minh (1995). Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2000). Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Đinh Văn Minh (chủ nhiệm) (2014), Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có
chức năng phòng, chống tham nhũng và một số vấn đề đặt ra, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Hà Nội.
51. Đinh Văn Minh (2015), Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong khu vực
tư ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
52. Trần Thu Minh (2016), “Những điểm mới trong chế độ tuần thị của Đảng Cọng
sản Trung Quốc sau Đại hội XVIII", Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị,
(24+25), tr.52-58.
53. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
54. Vương Tùng Niên (2000), Năm vấn đề đương đại, Nxb Bắc Kinh, Bắc Kinh,
Trung Quốc.
55. Oxford, Cambridge (1997), Từ điển Anh - Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
56. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật số
32/2001/QH10 ban hành về Luật tổ chức Chính phủ, Hà Nội.
164
57. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, Nxb Hà Nội.
58. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Khiếu nại, tố
cáo, Hà Nội.
59. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Phòng, chống
tham nhũng, Hà Nội.
60. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2012, Hà Nội.
61. Nguyễn Cảnh Quý (chủ nhiệm) (2017), Giải pháp đột phá đấu tranh phòng, chống
hiệu quả tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học
cấp Bộ.
62. Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh (chủ biên) (2002), Sách, Ngân hàng thế giới:
Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia,
Trần Thị Thái Hà biên dịch, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản, Hà Nội.
63. Nguyễn Quốc Sửu, Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Tạ Ngọc Tấn (2006), "Giám sát xã hội như một giải pháp phòng, chống tham
nhũng, lãng phí", Tạp chí Cộng sản, (16).
65. Quách Lê Thanh (1997), Đấu tranh chống tham nhũng: những vấn đề lý luận và
giải pháp thực tiễn, Đề tài khoa học KXBĐ02, Hà Nội.
66. Thanh tra Chính phủ (2007), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược
phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
cho đến năm 2020, Đề tài độc lập cấp nhà nước, Viện Khoa học Thanh tra, Hà Nội.
67. Thanh tra Chính phủ (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2008, Hà Nội.
68. Thanh tra Chính phủ (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.
69. Thanh tra Chính phủ (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương
hướng, nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội.
70. Tôn Xuân Thần (2017), Chế độ chống tham nhũng từ sau Đại hội XVIII của
Đảng Cộng sản Trung Quốc sáng tạo lý luận và thực tiễn, Viện khoa học xã hội
Trung Quốc.
165
71. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
72. Lê Minh Thông (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Cao Văn Thống (2017), “Công tác giám của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Đảng Cộng
sản Trung Quốc”, Tạp chí Kiểm tra, (11), tr.53-55.
74. Tô Quang Thu (2016), Phát hiện và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có - Thực
trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp bộ KHBĐ-08.
75. Tạ Thu Thủy (chủ nhiệm) (2015), Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan
thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra
Chính phủ, Hà Nội.
76. Trần Văn Tĩnh (2011), Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội.
77. Trần Văn Tĩnh (2011), "Tăng cường vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn hiện nay", Tạp chí Thanh tra,
(7), tr.6-8.
78. Trần Văn Tĩnh (2017), "Công tác kiểm tra của Đảng trong phòng, chống tham
nhũng ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương", Tạp chí Cộng sản,
(900), tr.22-28.
79. Trần Văn Tĩnh (2017), "Công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn
đề trong phòng, chống tham nhũng ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung
ương", Tạp chí Giáo dục lý luận, (266), tr.96-101.
80. Hà Mạnh Trí (2017), "Tăng cường sự phối hợp giữa công tác kiểm tra của Đảng và
công tác kiểm sát của ngành kiểm sát nhân dân", Tạp chí Kiểm tra, tr.22-25.
81. Mai Trực (chủ nhiệm) (2016), Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng với
kiểm soát quyền lực ở nước ta theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, Đề tài khoa
học cấp bộ KHBĐ-21, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
82. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thùy Dung (2015), “Một số vấn đề về công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng trong phòng, chống tham nhũng”, Thông tin điện tử
của Ban Nội chính Trung ương, ngày 21-02.
83. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong kiểm
soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
166
84. Vũ Quốc Tuấn (2006), "Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực", Báo Doanh
nhân Sài Gòn, ngày 28/9.
85. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (2010), Báo cáo về tổng
kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ 2007 -
2010, Hà Nội.
86. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (2015), Báo cáo về tổng
kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ 2010 -
2015, Hà Nội.
87. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2000), Báo cáo thực trạng tệ quan liêu, tham nhũng
và cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng trong Đảng thời gian qua
(1996-2000), Hà Nội.
88. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2006), Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng
nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Đề tài
cấp Nhà nước, Hà Nội.
89. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2009), Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Đề
tài khoa học KHBĐ-46, Hà Nội.
90. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2010), Báo cáo số 391-BC/UBKTTW về tổng kết thực
hiện Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Trung ương khóa X, Hà Nội.
91. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2010), Báo cáo về tổng kết công tác kiểm tra, giám
sát và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng (2006-2010),
Hà Nội.
92. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng (2011-2015), Hà Nội.
93. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2015), Báo có tổng kết 10 năm thực hiện Luật
phòng, chống tham nhũng của Ủy ban kiểm tra Trung ương (2006 - 2015), Hà Nội.
94. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2015), Báo cáo số 327-BC/UBKTTW về tổng kết
thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Trung ương khóa XI, Hà Nội.
95. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2015), Báo cáo số 323-BC/UBKTTW về tổng kết 10
năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
96. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2016), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Hà Nội.
167
97. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2017), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018,
Hà Nội.
98. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2018), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019,
Hà Nội.
99. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - Thanh tra
Chính phủ - Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam: Thông cáo báo chí tại cuộc đối
thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ ba, tháng 6/2008, Hà Nội.
100. Hồng Vĩ (2007), Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002),
Từ điển Pháp - Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
102. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
103. Vinay Bhargava, Emil Bolongaita (2003), Sách Ngân hàng thế giới: Đương đầu
với tham nhũng ở châu Á - Những bài học thực tế và khuôn khổ hành động.
Thanh tra Chính phủ phối hợp với Nxb Tư pháp, Hà Nội.
104. Tào Vĩnh (2017), Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác chống tham
nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay, Viện khoa học
xã hội Trung Quốc.
105. Vu Ka Vai (2001), Role of Ombudsman in Combating Corruption (Vai trò của
Thanh tra trong đấu tranh chống tham nhũng).
106. Nguyễn Xuân Yên, Nguyễn Hòa Bình và Bùi Minh Thanh (đồng chủ biên)
(2007), Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
Tài liệu trên website:
107. nhung.
108.
tham-nhung.html.
109.
dich-chong-tham-nhung-520067
110.
tra.html.
168
PHỤ LỤC
NỘI DUNG TRAO ĐỔI, PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Về phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nƣớc và các cơ quan
hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua công tác kiểm tra của Đảng
I. ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN
1. Một số đồng chí là thành viên UBKT Trung ương (phó chủ nhiệm và Ủy viên
UBKT Trung ương) và lãnh đạo một số ban đảng Trung ương (kể cả một số đồng chí
đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu):
Số đối tượng này thực hiện phóng vấn là 15 đồng chí.
2. Một số đồng chí là bí thư đảng ủy các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà
nước trung ương (các đồng chí đối tượng này cơ bản giữ chức vụ chính quyền là thứ
trưởng và tương đương):
Số đối tượng này thực hiện phỏng vấn là 10 đồng chí.
3. Một số đối tượng là Bí thư, Phó bí thư Đảng Khối các cơ quan Trung ương:
Số đối tượng này thực hiện phỏng vấn là 05 đồng chí.
Tổng số đối tƣợng thực hiện phỏng vấn là 30 đồng chí
II. HÌNH THỨC PHỎNG VẤN
Thực hiện phỏng vấn cá nhân (trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại), gồm các
hình thức sau:
+ Phỏng vấn bán tiêu chuẩn: có một số câu hỏi có tính chất quyết định được tiêu
chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể.
+ Phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia đi sâu vào một số
nội dung.
III. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Về cơ chế thành lập UBKT cấp ủy; xây dụng mô hình sát nhập UBKT với
Thanh tra, Nội chính; bổ sung quy định, cơ chế UBKT cáp ủy thực hiện PCTN và giám
sát, kiểm soát quyền lực; nghiên cứu xây dựng Luật Giám sát và cơ quan Giám sát; mô
hình về tổ chức bộ máy của UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành trung ương đáp ứng yêu
càu nhiệm vụ.
IV. CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Kính thưa đồng chí!
Đấu tranh PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và trong các cơ quan hành
chính nhà nước trung ương nói riêng thông qua công tác kiểm tra của Đảng trong những
năm qua đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện Đảng cầm quyền mọi tổ
169
chức đảng, đảng viên trong bộ máy nhà nước và các cơ hành chính nhà nước cấp trung
ương đều chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập, tồn
tại, do vậy cần phải nghiên cứu có cơ chế pháp lý và tổ chức bộ máy phù hợp đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Vì vậy chúng tôi triển khai đề tài PCTN trong các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng, để có
cơ sở căn cứ đề xuất xây dựng cơ sở lý luận và giải pháp nâng cao chất lượng công tác
này. Với mục đích đó kính đề nghị các đồng chí cho biết những ý kiến, quan điểm, chính
kiến của mình theo một số nội dung cơ bản sau, đồng thời có thêm những ý kiến trao đổi
cụ thể về những vấn đề cần quan tâm, để giúp chúng tôi có thông tin quý báu cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!
Câu hỏi 1: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình theo các mô hình sau về cơ
chế thành lập UBKT cấp ủy hiện nay để bảo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nói
chung và thực hiện có hiệu quả việc PCTN hiện nay?
Cơ chế thành lập
UBKT cấp ủy
Đồng ý Không đồng ý Lý do
UBKT cấp ủy do cấp
ủy bầu (như hiện nay)
UBKT cấp ủy do đại
hội bầu
Ý kiến khác (nêu rõ ý
kiến)
Câu hỏi 2: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình theo các mô hình sau về
việc sát nhập UBKT cấp ủy với các cơ quan có chức năng tương đồng để bảo thực
hiện tốt nhiệm vụ và thực hiện có hiệu quả việc PCTN, giám sát kiểm soát quyền lực
trong tình hình hiện nay?
Mô hình sát nhập Đồng ý Không đồng ý Lý do
UBKT với Thanh tra nhà
nước
UBKT với ban nội chính
và Thanh tra nhà nước
Ý kiến khác (nêu rõ ý
kiến)
170
Câu hỏi 3: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về cơ chế để thực hiện có
hiệu quả Quy định số 01-Qđi/TW, ngày 10/5/2018 của Bộ Chính trị quy định về trách
nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong công tác PCTN hiện nay?
Vấn đề này hiện này tuy Bộ Chính trị đã ban hành quy định, nhưng để thực
hiện cần có quy đinh và cơ chế như sau:
Yêu cầu xây
dựng cơ chế
Nội dung cơ bản cơ chế Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
1. Bổ sung quy
định của Đảng
- Đưa chức năng, nhiệm vụ về PCTN
của UBKT vào Điều lệ Đảng.
- Xây dựng quy định cụ thể về hành
vi vi phạm.
2. Xây dựng tổ
chức bộ máy
- Thành lập Cục PCTN đối với
UBKT Trung ương.
- Phòng PCTN đối với UBKT tỉnh
ủy, thành ủy.
3. Xây dựng cơ
chế và chế tài về
xử lý vi phạm
- Bổ sung xem xét xử lý đơn thư tố cáo
nặc danh với nội dung có vi phạm, địa chỉ
cụ thể.
- Có chế tài xử lý cụ thể hành vi vi
phạm đối với kỷ luật Đảng, chính
quyền và PL.
Câu hỏi 4: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về cơ chế để cấp ủy, UBKT
cấp ủy thực hiện có hiệu quả giám sát, kiểm soát quyền lực? Theo một số vấn đề sau:
Nội dung này nghiên cứu thực hiện thành hai bước theo nội dung sau:
Bước 1: xây dựng thực các nội dung sau:
Yêu cầu xây dựng
cơ chế
Nội dung cơ bản cơ chế Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
1. Xây dựng quy
định của của Đảng
về trách nhiệm, thẩm
quyền của UBKT
cấp ủy trong việc
giám sát, kiểm soát
quyền lực.
- Xây dựng ban hành quy định về
thẩm quyền và trách nhiêm của
UBKT trong giám sát, kiểm soát
quyền lực.
- Đưa chức năng, nhiệm vụ về giám
sát, kiểm soát quyền lực của UBKT
vào Điều lệ Đảng.
- Xây dựng quy định cụ thể về
hành vi vi phạm.
2. Xây dựng tổ
chức bộ máy
- Thành lập Cục Giám sát đối với
UBKT Trung ương.
- Phòng Giám sát đối với UBKT
tỉnh ủy, thành ủy.
3. Xây dựng cơ chế
và chế tài xử lý vi
phạm.
- Xây dựng Điều lệ giám sát.
- Có chế tài xử lý cụ thể hành vi vi
phạm đối với kỷ luật Đảng, chính
quyền và PL.
171
Bước 2: xây dựng thực các nội dung sau:
1. Nghiên cứu xây dựng Luật Gám sát.
Về nội dung
pháp lý
Yêu cầu tính pháp lý và
cơ chế thực hiện
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
Thẩm quyền ban hành Quốc hội thông qua
Thẩm quyền thực hiện Thanh tra, kiểm tra, khởi
tố hành vi vi phạm
Đối tượng thực hiện Cán bộ, công chức trong
bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị
Phạm vi thực hiện
Giám sát hoạt động các
bộ, cơ quan ngang bộ,
chính quyền địa phương
và các tập đoàn kinh tế
nhà nước
2. Nghiên cứu thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia.
Về nội dung
pháp lý
Yêu cầu tính pháp lý và
cơ chế thực hiện
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
Thẩm quyền phê
duyệt
Quốc hội phê chuẩn
Thẩm quyền thực
hiện
Thanh tra, kiểm tra, khởi
tố hành vi vi phạm
Đối tượng thực hiện Cán bộ, công chức trong
bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị
Phạm vi thực hiện
Giám sát hoạt động các
bộ, cơ quan ngang bộ,
chính quyền địa phương
và các tập đoàn kinh tế
nhà nước
172
Câu hỏi 5: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về việc đề xuất xây dựng
mô hình tổ chức và cơ chế của cấp ủy, UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành trung ương
bảo đảm hoạt động hiệu quả, theo định hướng sau:
Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cơ chế
pháp lý
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
1. Xóa bỏ BCS đảng, đảng đoàn trong các
bộ, ngành trung ương.
2. Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ BCS
đảng, đảng đoàn cho đảng ủy.
3. Bố trí nhất thể hóa chức danh lãnh đạo chủ
chốt đảng và chính quyền trong các bộ, ngành
trung ương (bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
kiêm bí thư đảng ủy)
4. Bố trí một số chức danh chuyên trách của
cấp ủy và UBKT cấp ủy để thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ theo yêu cầu.
5. Có cơ chế để Trung ương Đảng lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp cấp ủy, lãnh đạo các bộ
ngành trung ương.
V. TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
Câu hỏi 1: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình theo các mô hình sau về cơ
chế thành lập UBKT cấp ủy hiện nay để bảo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nói
chung và thực hiện có hiệu quả việc PCTN hiện nay? Nội dung này có các ý kiến như
sau:
Cơ chế thành lập
UBKT cấp ủy
Đồng ý Không đồng ý Lý do
UBKT cấp ủy do cấp ủy
bầu (như hiện nay)
4 13% 25 83% UKKT do đại hội bầu về
danh nghĩa vẫn hoạt động
dưới sự lãnh đạo của cấp
ủy.
UBKT cấp ủy do đại
hội bầu
25 83% 4 13% UBKT sẽ độc lập hơn
trong hoạt động
Ý kiến khác (nêu rõ ý
kiến) 1= 4%
Cần có cơ quan khác do luật quy định,
Quốc hội thông qua thực hiện giám sát
BCH Trung ương.
Cần có cơ chế khác
173
Câu hỏi 2: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình theo các mô hình sau về việc
sát nhập UBKT cấp ủy với các cơ quan có chức năng tương đồng để bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ và thực hiện có hiệu quả việc PCTN, giám sát kiểm soát quyền lực trong tình
hình hiện nay? Nội dung này có các ý kiến như sau:
Mô hình sát nhập Đồng ý Không đồng ý Lý do
UBKT với Thanh tra
nhà nước
18 60% 10 33% Phù hợp thực hiện nhiệm
vụ, nhất là PCTN
UBKT với ban nội
chính và Thanh tra nhà
nước
10 33% 18 60% Phù hợp thực hiện nhiệm
vụ, nhất là PCTN, giám
sát kiểm soát quyền lực
Ý kiến khác (nêu rõ ý
kiến) 2 = 7%
Giữ nguyên như hiện nay Chức năng thanh tra về nhà
nước, kiểm tra trong đảng
khó thực hiện.
Câu hỏi 3: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về cơ chế để thực hiện có
hiệu quả Quy định số 01-Qđi/TW, ngày 10/5/2018 của Bộ Chính trị quy định về trách
nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong công tác PCTN hiện nay? Nội dung này có
các ý kiến như sau:
Yêu cầu xây
dựng cơ chế
Nội dung cơ bản cơ
chế
Đồng ý Không đồng
ý
Ý kiến khác
1. Bổ sung quy
định của Đảng
- Đưa chức năng, nhiệm
vụ về PCTN của UBKT
vào Điều lệ Đảng.
- Xây dựng quy định cụ
thể về hành vi vi phạm.
30
28
100%
93%
0
2
7%
Thực hiên
theo QĐ của
đảng và nhà
nước đã có
2. Xây dựng tổ
chức bộ máy
- Thành lập Cục PCTN
đối với UBKT Trung
ương.
- Phòng PCTN đối với
UBKT tỉnh ủy, thành ủy.
30
100%
0
3. Xây dựng cơ
chế và chế tài
về xử lý vi
phạm
- Bổ sung xem xét xử lý
đơn thư tố cáo nặc danh với
nội dung có vi phạm, địa
chỉ cụ thể.
- Có chế tài xử lý cụ thể
hành vi vi phạm đối với kỷ
luật Đảng, chính quyền và
PL.
20
30
66%
10
0
33%
Không phù
hợp với Luật
đã quy định
174
Câu hỏi 4: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về cơ chế để cấp ủy, UBKT
cấp ủy thực hiện có hiệu quả giám sát, kiểm soát quyền lực? Theo một số vấn đề sau:
Nội dung này nghiên cứu thực hiện thành hai bước theo nội dung sau:
Bước 1: Nội dung này các ý kiến như sau
Yêu cầu xây dựng
cơ chế
Nội dung cơ bản cơ chế Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
1. Xây dựng quy định
của của Đảng về trách
nhiệm, thẩm quyền
của UBKT cấp ủy
trong việc giám sát,
kiểm soát quyền lực.
- Xây dựng ban hành quy định về
thẩm quyền và trách nhiêm của
UBKT trong giám sát, kiểm soát
quyền lực.
- Đưa chức năng, nhiệm vụ về
giám sát, kiểm soát quyền lực của
UBKT vào Điều lệ Đảng.
- Xây dựng quy định cụ thể về
hành vi vi phạm.
25 (83%)
25 (83%)
30
5 (17%)
5 (17%)
0
Cần nghiên cứu
kỹ hơn và có lựa
chọn phù hợp
với tình hình
hiện nay.
2. Xây dựng tổ chức
bộ máy
- Thành lập Cục Giám sát đối với
UBKT Trung ương.
- Phòng Giám sát đối với UBKT
tỉnh ủy, thành ủy.
30
(100%)
0
3. Xây dựng cơ chế
và chế tài xử lý vi
phạm.
- Xây dựng Điều lệ giám sát.
- Có chế tài xử lý cụ thể hành vi vi
phạm đối với kỷ luật Đảng, chính
quyền và PL.
30
(100%)
0
Bước 2: xây dựng thực các nội dung sau:
1. Nghiên cứu xây dựng Luật Gám sát. Nội dung này ý kiến nhƣ sau:
Về nội dung
pháp lý
Yêu cầu tính pháp lý và
cơ chế thực hiện
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
Thẩm quyền ban hành Quốc hội thông qua 20 (66%) 10 (33%)
Cần nghiên cứu
kỹ hơn và có lựa
chọn phù hợp với
tình hình hiện
nay.
Thẩm quyền thực hiện Thanh tra, kiểm tra, khởi
tố hành vi vi phạm
20 (66%) 10 (33%)
Đối tượng thực hiện Cán bộ, công chức trong
bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị
20 (66%) 10 (33%)
Phạm vi thực hiện
Giám sát hoạt động các
bộ, cơ quan ngang bộ,
chính quyền địa phương
và các tập đoàn kinh tế
nhà nước
20 (66%) 10 (33%)
175
2. Nghiên cứu thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia.
Về nội dung
pháp lý
Yêu cầu tính pháp lý và
cơ chế thực hiện
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
Thẩm quyền
phê duyệt
Quốc hội phê chuẩn 18 (60%) 12 (40%)
Cần nghiên cứu
kỹ hơn và có lựa
chọn phù hợp
với tình hình
hiện nay.
Thẩm quyền
thực hiện
Thanh tra, kiểm tra, khởi
tố hành vi vi phạm
18 (60%) 12 (40%)
Đối tượng thực
hiện
Cán bộ, công chức trong
bộ máy nhà nước và hệ
thống chính trị
18 (60%) 12 (40%)
Phạm vi thực
hiện
Giám sát hoạt động các
bộ, cơ quan ngang bộ,
chính quyền địa phương
và các tập đoàn kinh tế
nhà nước
18 (60%) 12 (40%)
Hai nội dung này một số ý đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn cả việc xây dựng
Luật cũng như thành lập cơ quan giám sát, phù hợp với tình hình cụ thể, trong đó về
thành lập cơ quan giám sát có có hai phương án, đó là:
+ Phương án 1: Thành lập cơ quan giám sát ở ba cấp trung ương, tỉnh và
huyện, đối với trung ương thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia, do Quốc hội bầu, có
thẩm quyền như biểu tổng hợp trên, Ủy ban Giám sát tỉnh và huyện do hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu, có thẩm quyền tương ứng.
+ Phương án 2: để giám sát quyền lực nhà nước cần có cơ chế và tổ chức
giám sát trong Đảng, nhất là với Ban Chấp hành Trung ương, vì đây là khoảng trống
quyền lực chưa được giám sát. Do vậy chỉ thành thành lập Ủy ban Giám sát Trung
ương do Đại hội Đảng toàn quốc bầu, thực hiện giám sát đối với tập thể và cá nhân
Ban Chấp hành Trung ương.
Câu hỏi 5: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về việc đề xuất xây dựng
mô hình tổ chức và cơ chế của cấp ủy, UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành trung ương
bảo đảm hoạt động hiệu quả, theo định hướng sau:
176
Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung
cơ chế pháp lý
Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
1. Xóa bỏ BCS đảng, đảng đoàn trong các
bộ, ngành trung ương.
17 (56%) 13 (44%) Một số nêu mô hình
BCS đảng, đảng đoàn
tuy có bất cập, nhưng
vẫn phù hợp.
2. Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ BCS
đảng, đảng đoàn cho đảng ủy.
17 (56%) 13 (44%)
3. Bố trí nhất thể hóa chức danh lãnh đạo chủ
chốt đảng và chính quyền trong các bộ, ngành
trung ương (bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
kiêm bí thư đảng ủy)
20 (66%) 10 (33%) Một số ý kiến nêu bộ
trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ có
nhiều việc, khó thực
hiện
4. Bố trí một số chức danh chuyên trách của
cấp ủy và UBKT cấp ủy để thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ theo yêu cầu.
26 (86%) 4
(14%)
Khi đã nhất thể hóa
thì chỉ cần một số
chức danh chuyên
trách
5. Có cơ chế để Trung ương Đảng lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp cấp ủy, lãnh đạo các bộ
ngành trung ương.
17 (56%) 13 (44%)