BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN XUÂN NINH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN XUÂN NINH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62. 14. 01. 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫ
198 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng nghề theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khoa học
PGS. TS. NGUYỄN BÁ MINH
NGHỆ AN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Xuân Ninh
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 3
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................... 4
7. Những luận điểm cần bảo vệ ....................................................................... 6
8. Đóng góp của luận án .................................................................................. 6
9. Cấu trúc luận án .......................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ .................................................................... 8
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................. 8
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN...... 8
1.1.2. Những nghiên cứu về QLCLĐT của trường CĐN theo tiếp cận TQM .... 12
1.1.3. Đánh giá chung ............................................................................... 18
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 20
1.2.1. Chất lượng, chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo của các
trường CĐN .................................................................................... 20
1.2.2. Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng tổng thể ............................. 23
1.2.3. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể và khả năng vận dụng
trong các trường CĐN .................................................................... 27
iii
1.3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ....... 33
1.3.1. Đặc trưng chất lượng đào tạo của trường CĐN ............................... 33
1.3.2. Các thành tố cơ bản trong chất lượng đào tạo của trường CĐN ...... 35
1.3.3. Đánh giá chất lượng đào tạo của các trường CĐN .......................... 38
1.4. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TỔNG THỂ ................................................................................... 42
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng đào tạo ở trường CĐN theo
tiếp cận TQM ................................................................................. 42
1.4.2. Nội dung quản lý CLĐT của các trường CĐN theo tiếp cận TQM ..... 44
1.4.3. Chủ thể quản lý CLĐT của trường CĐN theo tiếp cận TQM .......... 55
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CLĐT của trường CĐN theo
tiếp cận TQM ................................................................................. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 60
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ......................................................................... 61
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ Ở NƯỚC TA VÀ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ............................. 61
2.1.1. Tình hình phát triển của các trường Cao đẳng nghề ở nước ta ........ 61
2.1.2. Tình hình phát triển của các trường cao đẳng nghề ở khu vực
Bắc Trung bộ .................................................................................. 64
2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ............................................... 72
2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng ........................................................... 72
2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng .......................................................... 72
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát ........................................................ 73
2.2.4. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 73
2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát ............................................................... 74
2.2.6. Cách thức xử lý số liệu ................................................................... 74
2.2.7. Thời gian khảo sát .......................................................................... 74
iv
2.3. THỰC TRANG NHẬN THỨC CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ ..... 75
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về khái niệm
chất lượng ....................................................................................... 75
2.3.2. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về khái niệm
chất lượng đào tạo .......................................................................... 76
2.3.3. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về khái niệm
quản lý chất lượng tổng thể ............................................................ 77
2.3.4. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về sự cần thiết
phải quản lý CLĐT theo tiếp cận TQM .......................................... 78
2.4. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CĐN ..... 79
2.4.1. Thực trạng chất lượng đầu vào ....................................................... 79
2.4.2. Thực trạng chất lượng quá trình đào tạo ......................................... 87
2.4.3. Thực trạng chất lượng đầu ra .......................................................... 95
2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC
TRƯỜNG CĐN THEO TIẾP CẬN TQM .................................................... 99
2.5.1. Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức cho CB, GV và SV về
sự cần thiết quản lý CLĐT theo tiếp cận TQM ............................. 101
2.5.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách chất lượng đào tạo
nhà trường .................................................................................... 101
2.5.3. Hệ thống QLCL đào tạo của các trường CĐN ............................. 102
2.5.4. Tiến hành kiểm định đánh giá CLĐT của các trường CĐN ................. 102
2.5.5. Thực hiện các hoạt động cải tiến CLĐT của các trường CĐN ...... 103
2.5.6. Xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường CĐN ................... 104
2.5.7. Tổ chức làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề CLĐT
trong nhà trường ........................................................................... 105
2.5.8. Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý CLĐT của các
trường CĐN ................................................................................. 106
v
2.5.9. Thiết lập công cụ kiểm soát bằng thống kê QLCL đào tạo ở các
trường CĐN ................................................................................. 106
2.5.10. Đảm bảo các điều kiện cho quản lý CLĐT của các trường CĐN
theo tiếp cận TQM ........................................................................ 107
2.6. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ ......... 108
2.7. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ ..................................................................... 109
2.7.1. Những điểm mạnh ........................................................................ 109
2.7.2. Những điểm yếu ........................................................................... 110
2.7.3. Thời cơ và thách thức ................................................................... 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................ 114
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ....................................................................... 115
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ..................................... 115
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................. 115
3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................. 115
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................. 115
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 116
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi .................................................................... 116
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TỔNG THỂ ................................................................................. 117
3.2.1. Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, chuyên
viên về sự cần thiết phải quản lý CLĐT theo tiếp cận TQM ......... 117
3.2.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược về chất lượng đào tạo và chính
sách chất lượng đào tạo của các trường CĐN ............................... 119
vi
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống QLCL đào tạo của Trường CĐN theo TQM .. 123
3.2.4. Tiến hành kiểm định, đánh giá CLĐT của các trường CĐN ......... 127
3.2.5. Xây dựng văn hóa chất lượng trong trường CĐN ......................... 132
3.2.6. Đảm bảo các điều kiện để quản lý CLĐT của các trường CĐN
theo TQM ..................................................................................... 136
3.3. KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .............................................................................. 141
3.3.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 141
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................... 141
3.3.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................... 141
3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
đã đề xuất ..................................................................................... 142
3.4. THỬ NGHIỆM .................................................................................... 144
3.4.1. Tổ chức thử nghiệm ...................................................................... 144
3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ........................................................ 148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................ 158
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 159
1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 159
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 160
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC TÁC GIẢ
CÔNG BỐ ..................................................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 162
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ
1 BGH Ban giám hiệu
2 CBQL Cán bộ quản lý
3 CĐN Cao đẳng nghề
4 CL Chất lượng
5 CLĐT Chất lượng đào tạo
6 CLĐTN Chất lượng đào tạo nghề
7 CNTT Công nghệ thông tin
8 CSDN Cơ sở dạy nghề
9 CSVC Cơ sở vật chất
10 CTDN Chương trình dạy nghề
11 CTĐT Chương trình đào tạo
12 ĐBCL Đảm bảo chất lượng
13 ĐC Đối chứng
14 ĐT Đào tạo
15 ĐTN Đào tạo nghề
16 ĐT-BD Đào tạo và bồi dưỡng
17 ĐNGV Đội ngũ giảng viên
18 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
19 GDNN Giáo dục nghề nghiệp
20 GDPT Giáo dục phổ thông
21 GV Giảng viên
22 ISO Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
23 HĐĐT Hoạt động đào tạo
24 HTQT Hợp tác quốc tế
25 KĐCL Kiểm định chất lượng
viii
26 KHCN Khoa học công nghệ
27 KHKT Khoa học kỹ thuật
28 KT-XH Kinh tế và xã hội
29 KTĐG Kiểm tra đánh giá
30 KNN Kỹ năng nghề
31 LĐTB&XH Lao động Thương binh và Xã hội
32 NCKH Nghiên cứu khoa học
33 NXB Nhà xuất bản
34 NVSPN Nghiệp vụ sư phạm nghề
35 PPĐT Phương pháp đào tạo
36 QLCL Quản lý chất lượng
37 QLCLĐT Quản lý chất lượng đào tạo
38 SV Sinh viên
39 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
40 TN Thử nghiệm
41 TĐG Tự đánh giá
42 TQM Quản lý chất lượng tổng thể
43 VHCL Văn hóa chất lượng
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trình độ cán bộ viên chức của các trường CĐN ........................... 67
Bảng 2.2. Ngành nghề đào tạo tại các trường tính đến năm học 2015-2016 ... 68
Bảng 2.3. Quy mô, chất lượng đào tạo .......................................................... 70
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của các đối tượn về khái niệm chất lượng .... 75
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của các đối tượng về khái niệm CLĐT ....... 76
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về chất lượng đầu vào SV ở các trường CĐN.... 80
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về chất lượng ĐNGV và CBQL của trường CĐN .... 82
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá về chất lượng chương trình, giáo trình đào
tạo của các trường CĐN ............................................................... 84
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về chất lượng CSVC và trang thiết bị phục
vụ đào tạo của các trường CĐN .................................................... 86
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá về chất lượng tổ chức và QLĐT của các
trường CĐN ................................................................................. 88
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về chất lượng HĐĐT của các trường CĐN........ 90
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá về chất lượng NCKH và HTQT ở trường CĐN .... 93
Bảng 2.15. Chất lượng thi tốt nghiệp, xét cấp văn bằng chứng chỉ cho SV
tốt nghiệp ở các trường CĐN ........................................................ 95
Bảng 2.16. Khả năng đáp ứng yêu cầu của sinh viên và bên sử dụng lao
động của các trường CĐN ............................................................ 96
Bảng 2.17. Kết quả đánh giá tổng hợp về thực trạng CLĐT của các trường CĐN ... 98
Bảng 2.18. Các hoạt động đã triển khai để quản lý CLĐT của các trường
CĐN theo tiếp cận TQM ............................................................ 100
Bảng 2.19. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLCL đào tạo của các
trường CĐN theo TQM .............................................................. 108
Bảng 3.1. Vai trò của các chủ thể quản lý trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện
các giải pháp quản lý CLĐT ở trường CĐN theo TQM .............. 140
Bảng 3.2. Tổng hợp các đối tượng khảo sát ................................................ 141
x
Bảng 3.3. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất .......................... 142
Bảng 3.4. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................... 143
Bảng 3.5. Tổng hợp số lượng khách thể TN ............................................... 147
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức của nhóm TN
và ĐC ......................................................................................... 148
Bảng 3.7. Khảo sát trình độ ban đầu về KN của nhóm TN và ĐC .............. 149
Bảng 3.8. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần TN 1 về kiến thức của cán bộ,
giảng viên, nhân viên về TQM ................................................... 150
Bảng 3.9. Phân bố tần suất if và tần suất tích luỹ if về kiến thức của
nhóm TN và ĐC lần TN 1 .......................................................... 151
Bảng 3.10. Bảng tần suất kết quả kiểm tra sau lần TN 2 về kiến thức của
CBQL, GV, chuyên viên về TQM ............................................. 152
Bảng 3.11. Phân bố tần suất if và tần suất tích luỹ if về kiến thức của
nhóm TN trong lần 1 và 2 ........................................................... 153
Bảng 3.12. Kết quả về trình độ KN của CBQL, GV, chuyên viên về TQM
ở lần TN 1 .................................................................................. 155
Bảng 3.13. Kết quả về trình độ KN của CBQL, GV, chuyên viên về TQM
ở lần TN 2 .................................................................................. 155
Bảng 3.14. So sánh kết quả về trình độ KN của cán bộ, giảng viên, chuyên viên
về TQM ở lần TN 1 và TN 2 ...................................................... 156
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quan điểm về chất lượng đào tạo nghề ........................................... 22
Hình 1.2. Các cấp độ quản lí chất lượng ......................................................... 24
Hình 1.3. Sơ đồ 4 trụ cột của quản lý chất lượng tổng thể .............................. 33
Hình 1.4. Sự thay đổi vị trí người học theo TQM ........................................... 54
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các Trường Cao đẳng nghề .................... 66
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất if lần TN 1 ........................................... 151
Hình 3.2. Biểu đồ tần suất tích lũy if lần TN 1 ........................................ 151
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố tần suất if lần TN 1 và lần TN 2 ....................... 154
Hình 3.4. Biểu đồ tần suất tích lũy if lần TN1 và lần TN2 ....................... 154
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh kết quả về trình độ KN của cán bộ, giảng viên,
nhân viên hoạt động QLCL đào tạo theo TQM giữa lần TN 1
và TN 2 ........................................................................................ 156
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hóa trong
sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày
càng sâu rộng. Chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng
lợi trong cạnh tranh phát triển KT-XH của mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
Cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao đang diễn ra mạnh mẽ trên quy
mô thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động
giữa các nước đang hiện hữu, do đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng
nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn,
tiêu chí do thị trường lao động xác định. Đào tạo từng bước chuyển từ hướng
“cung” sang hướng “cầu” đã trở thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả, đã,
đang và sẽ thực hiện ở tất cả các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế
giới. Trong xu thế đó, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam phải tạo được nền
tảng và lợi thế quan trọng để tiếp cận và phát triển bền vững.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã
khẳng định, mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của nước ta là: “Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân” [12]. Chiến lược phát triển dạy nghề của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
đã nhấn mạnh: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường
lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng
đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN
và trên thế giới” [44]. Và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011-2020 xác định: “Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo
nhân lực trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập” [43].
Sau gần 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục trong đó có GDNN đã và
đang phát triển, góp phần quan trọng vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công
2
cuộc CNH, HĐH đất nước. Với tư cách là hạt nhân của hệ thống GDNN, trong
những năm qua, các trường CĐN đã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực:
Quy hoạch mạng lưới các trường CĐN; Số lượng tuyển sinh tăng; Phát triển đội
ngũ giảng viên; Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và
phương pháp đánh giá; Kỹ năng nghề của sinh viên được nâng lên; Nâng cao
chất lượng công tác quản lý và nâng cao năng lực cán bộ quản lí trong các
trường CĐN; HSSV ra trường có việc làm cao, từng bước đáp ứng được nhu cầu
của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các trường CĐN ở nước ta vẫn
còn hạn chế, đó là: CLĐT của trường CĐN chưa đáp ứng được đòi hỏi của
TTLĐ; Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn
khoảng cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực, hạn
chế lớn nhất là ngoại ngữ, kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng
làm việc theo tổ, nhóm, kỹ năng khởi nghiệp; Công tác quản lý CLĐT trong các
trường CĐN hiện nay phần lớn vẫn nặng theo mô hình quản lý truyền thống;
Các điều kiện đảm bảo CLĐT còn bất cập; GV dạy nghề còn thiếu về số lượng,
hạn chế về chất lượng; Chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp với cơ sở dạy nghề.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, bất cập nói trên
của các trường CĐN là công tác QLCL trong các trường còn chưa được quan
tâm đúng mức, nhất là chưa đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở
khoa học để góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
Từ đó, vấn đề QLCL đào tạo cho phù hợp với định hướng phát triển của
các cơ sở đào tạo nghề nói chung, trường CĐN nghề nói riêng trở thành nhiệm
vụ quan trọng và cần thiết trong công tác đào tạo.
Có nhiều mô hình QLCLĐT đang được vận dụng trên thế giới và ở Việt
Nam. Lựa chọn được mô hình QLCL phù hợp với điều kiện khách quan và trình
độ phát triển của các cơ sở đào tạo là bước đi quan trọng để nâng cao CLĐT.
Trong các mô hình của hệ thống QLCL thì mô hình quản lý chất lượng
tổng thể - TQM (Total Quality Management) là mô hình được quan tâm nhất hiện
3
nay. Đây là mô hình có nhiều nét tương thích và gần gũi với định hướng đào tạo
của các trường CĐN. Tuy nhiên, xung quanh việc vận dụng mô hình TQM vào
quản lý CLĐT của các trường CĐN, nhiều vấn đề lý luận chưa được làm rõ.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Quản lý chất lượng đào tạo
của các trường Cao đẳng nghề theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp
quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN theo tiếp cận TQM, nhằm góp phần
nâng cao CLĐT của các trường CĐN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng nghề.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý CLĐT của các trường CĐN theo tiếp cận TQM.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý chất lượng đào tạo của các trường CĐN hiện nay còn nhiều bất
cập, chậm đổi mới tư duy và phương thức quản lý. Nếu đề xuất và thực hiện có
hiệu quả các giải pháp QLCL đào tạo theo tiếp cận TQM như: Xây dựng chính
sách và kế hoạch chiến lược đối với chất lượng; hoàn thiện hệ thống QLCLĐT
với các quy trình và chuẩn chất lượng; tiến hành kiểm định đánh giá CLĐT; xây
dựng môi trường VHCL; tổ chức, đảm bảo các điều kiện QLCL đào tạo một
cách đồng bộ và có hệ thống thì có thể từng bước nâng cao CLĐT của các
trường CĐN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề QLCLĐT của trường CĐN
theo tiếp cận TQM.
5.1.2. Khảo sát thực trạng QLCLĐT của trường CĐN theo tiếp cận TQM.
4
5.1.3. Đề xuất các giải pháp QLCLĐT của trường CĐN theo tiếp cận TQM.
5.1.4. Đánh giá sự cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm giải pháp quản lý
CLĐT của các trường CĐN theo tiếp cận TQM đã đề xuất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các giải pháp QLCL đào tạo của các trường CĐN theo
tiếp cận TQM.
- Khảo sát thực trạng và thử nghiệm giải pháp đã đề xuất của một số
trường CĐN công lập khu vực Bắc Trung bộ.
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận
6.1.1. Tiếp cận hệ thống
Trường CĐN là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ
thống KT-XH, có quan hệ mật thiết với Giáo dục phổ thông, Giáo dục nghề
nghiệp, Giáo dục đại học và với hệ thống thị trường lao động của đất nước trong
quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Mặt khác, nhà trường lại là một hệ
thống con, gồm các thành tố là các khoa, phòng, trung tâm cho đến các cá thể.
CLĐT của trường CĐN phụ thuộc vào chất lượng của các thành tố cấu thành
của nhà trường, vào chất lượng mọi quá trình hoạt động của nhà trường, đồng
thời chịu ảnh hưởng của các thành tố khác bên ngoài nhà trường. Vì vậy, QLCL
đào tạo của trường CĐN theo tiếp cận TQM được xem xét trên nhiều mặt trong
nhiều mối quan hệ khác nhau để xác định cấu trúc, thành phần của hệ thống.
6.1.2. Tiếp cận thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, nhà trường cần được quản lý và vận hành
theo quy luật cung - cầu của thị trường để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
đồng thời để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Với quy
luật cạnh tranh của thị trường, các cơ sở đào tạo phải không ngừng nâng cao
chất lượng để đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. CLĐT của trường
CĐN có đáp ứng được yêu cầu của bên sử dụng lao động.
6.1.3. Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
TQM là mô hình quản lý hiện đang được khuyến khích vận dụng trong
5
quản lý chất lượng ở các cơ sở GD&ĐT. Mô hình này hướng tới người học; đáp
ứng kỳ vọng của người học; đồng thời đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường
đều là người tham gia vào quản lý chất lượng, trước hết là ở phần việc mình
được giao. Hoạt động QLCL đào tạo của trường CĐN cần được xem xét theo
tiếp cận TQM. QLCL đào tạo được đảm bảo bằng những yếu tố và điều kiện tác
động đến chất lượng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp này để phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan nhằm
hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc thù của vấn đề
nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lý thuyết của đề tài.
6.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái
quát về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập.
6.2.1.3. Phương pháp mô hình hóa
Đây là phương pháp được sử dụng để xây dựng mô hình(lý luận và thực
tiễn) về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài cần đạt được.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Dùng các phiếu hỏi để thu thập ý kiến của CBQL, GV, chuyên viên, SV
các trường CĐN về:
- Thực trạng CLĐT của trường CĐN theo tiếp cận TQM;
- Thực trạng QLCLĐT của trường CĐN theo theo tiếp cận TQM;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCLĐT của trường
CĐN theo tiếp cận TQM
6.2.2.2. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực
6
trạng CLĐT và QLCLĐT của trường CĐN theo tiếp cận TQM, thông qua việc
trao đổi trực tiếp với các đối tượng điều tra, các chuyên gia.
6.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên gia,
bên sử dụng lao động, CBQL, GV các trường CĐN về vấn đề nghiên cứu, tăng
độ tin cậy của kết quả điều tra.
6.2.2.4. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các giải
pháp QLCL đào tạo của trường CĐN theo tiếp cận TQM đã đề xuất.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công cụ thống kê để xử lý số liệu thu được, so sánh và đưa ra
kết quả nghiên cứu của luận án.
7. Những luận điểm cần bảo vệ
7.1. Quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN có vai trò vô cùng quan
trọng giúp nhà trường kiểm soát chất lượng, cải tiến liên tục để nâng cao chất
lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng.
7.2. Quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN theo tiếp cận quản lý
chất lượng tổng thể có lợi thế trong việc giúp nhà trường có những chính sách
chất lượng, liên tục cải tiến sáng tạo, làm tốt, làm đúng ngay từ đầu, phòng ngừa
rủi ro, đảm bảo chất lượng đầu ra.
7.3. Hình thành quan điểm TQM; Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức
cho cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên của trường CĐN về QLCL đào tạo;
Xây dựng chính sách và kế hoạch chất lượng; Hoàn thiện hệ thống QLCL đào
tạo với các quy trình và chuẩn chất lượng; Tiến hành kiểm định đánh giá CLĐT;
Xây dựng môi trường VHCL; Tổ chức hệ điều kiện để thực hiện TQM... là
những giải pháp cơ bản để đảm bảo và nâng cao CLĐT của các trường CĐN.
8. Đóng góp của luận án
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các vấn đề lý luận về CLĐT của
trường CĐN như các khái niệm, đặc trưng, các thành tố của CLĐT.
7
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các vấn đề lý luận về quản lý
CLĐT của các trường CĐN theo tiếp cận TQM.
- Chỉ ra các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
CLĐT của các trường CĐN theo tiếp cận TQM.
8.2...sử dụng lao động. Quan niệm này được thể hiện ở hình 1.2 [53].
Hình 1.1. Quan điểm về chất lượng đào tạo nghề
Theo tác giả luận án, quan niệm đúng về CLĐT nghề, có ý nghĩa quyết
định trong việc thiết kế nội dung đào tạo phù hợp và tổ chức quá trình đào tạo,
NHU CẦU XÃ HỘI
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
Kết quả đào tạo phù hợp với
nhu cầu sử dụng Đạt chất
lượng ngoài
Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu
đào tạo Đạt chất lượng trong
23
cung ứng nhân lực các cấp trình độ cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế. Về phía các trường CĐN dù hoạt động với mục tiêu nào thì cũng luôn
phải ĐBCL cho “sản phẩm” của mình, nghĩa là phải cố gắng để có thể thỏa mãn
tối đa các yêu cầu của thị trường lao động.
1.2.1.3. Chất lượng đào tạo của trường CĐN
Xuất phát từ định nghĩa “CL là sự phù hợp với mục tiêu” ở trên, có thể
hiểu CLĐT của trường CĐN là sự phù hợp với mục tiêu ĐT của trường CĐN.
Mục tiêu của dạy nghề trình độ cao đẳng không chỉ đào tạo tay nghề cho
người lao động mà còn giúp hình thành kỹ năng làm việc, khả năng giải quyết
được các tình huống trong thực tế tức là chú trọng cả về văn hóa nghề và kỹ
năng mềm.
Từ đó, một trường CĐN có CL cao chính là nơi đào tạo ra được một đội
ngũ lao động có tay nghề cao, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức và kỹ năng
nghề nghiệp. CL người học được xem là CL trung tâm của quá trình ĐT.
Cùng với CL người học, CLĐT của các trường CĐN còn bao gồm: CL
của CTĐT; CL của hoạt động đào tạo; CL của ĐNGV và CBQL; CL nghiên
cứu khoa học và hợp tác quốc tế; CL tổ chức, quản lý nhà trường; CL của CSVC
và trang thiết bị hỗ trợ; nguồn tài chính; khả năng đáp ứng yêu cầu của SV và
các cơ sở sản xuất...
Nói một cách khác, CLĐT của trường CĐN là sự đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn CL trong tất cả hoạt động của nhà trường.
1.2.2. Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng tổng thể
1.2.2.1. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên
tục, thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất
lượng và phản ảnh sự thích ứng với điều kiện và môi trường hoạt động mới.
Điều này được thể hiện qua một số định nghĩa như sau:
Theo A.V.Feigenbaun, nhà khoa học Mỹ: “QLCL sản phẩm đó là một
hoạt động thống nhất, có hiệu quả của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức,
24
chịu trách nhiệm triển khai những tham số CL, duy trì và nâng cao nó để đảm
bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn yêu cầu của người
tiêu dùng” [60].
Theo K.Ishikawa, chuyên gia chất lượng nổi tiếng Nhật Bản quan niệm:
“QLCL sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu, thiết kế, triển khai sản xuất, bảo
dưỡng sản phẩm có CL, sản phẩm phải kinh tế nhất, có ích nhất và bao giờ cũng
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” [74].
Theo ISO 8402:1994 : “QLCL là những hoạt động có chức năng quản lý
chung nhằm xác định chính sách CL, mục đích, trách nhiệm và thực hiện thông
qua các biện pháp như lập kế hoạch CL, kiểm soát CL, ĐBCL và cải tiến CL
trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng” [47].
Như vậy mỗi định nghĩa về QLCL ở trên đều dựa vào những mục đích
xem xét riêng, nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ thể hiện QLCL là hệ thống các
qui trình nhằm ĐBCL thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, có hiệu
quả kinh tế cao nhất được tiến hành trong tất cả các giai đoạn từ thiết kế, sản
xuất cho đến phân phối, sử dụng sản phẩm.
1.2.2.2. Các cấp độ quản lý chất lượng
Trong quá trình phát triển của quản lý chất lượng, người ta thường xác
định theo trình tự 3 cấp độ chính, được thể hiện ở hình 1.2:
Hình 1.2. Các cấp độ quản lí chất lượng
Phòng ngừa, tuân thủ
hệ thống chất lượng
Phát hiện và
loại bỏ
TQM: QA và cải tiến
liên tục, văn hóa CL
lượng
KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG
Quality Control
BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG
(Quality
assurance: QA)
QUẢN LÍ CL TOÀN DIỆN
Total Quality Management
TQM
25
- Kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng là hình thức quản lý được
áp dụng lâu đời nhất và cũng là biện pháp thông dụng nhất trong quản lý đào
tạo. Đây là công đoạn xảy ra sau quá trình đào tạo, tức là thực hiện sau khi các
khoá đào tạo đã kết thúc. Là công đoạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất
lượng đầu ra, sản phẩm của đào tạo; tập trung phát hiện và loại bỏ từng phần
hay toàn bộ sản phẩm cuối cùng không đạt các chuẩn mực chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện đào
tạo, là mô hình quản lý chất lượng cơ sở đào tạo được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước, trong đó có Việt Nam. “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế
hoạch và được tiến hành trong hệ thống quản lý đã được chứng minh là đủ mức
cần thiết để tạo sự tin tưởng rằng thực thể(đối tượng)sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu
cầu chất lượng” [48]. Nhận thức chung về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2000, Hà Nội). Mối quan tâm của đảm bảo chất lượng là tập
trung phòng ngừa sự xuất hiện những sản phẩm chất lượng thấp ngay từ bước
đầu tiên trong quá trình sản xuất.
- Quản lý chất lượng tổng thể kế thừa những thành tựu của tiêu chuẩn
hoá, quy trình hoá của đảm bảo chất lượng và phát huy cao độ yếu tố con người
tạo ra nền văn hoá chất lượng để cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất,
thường xuyên nâng cao chất lượng, làm hài lòng khách hàng. Trong những thập
niên 80,90 của thế kỷ trước, một phương diện mới về quản lý và kiểm soát chất
lượng bắt đầu phát triển. TQM được biết đến và từ đó đến nay, TQM luôn được
các nghà nghiên cứu, các nhà khoa học quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu,
các nhà khoa học đã đưa ra một số khái niệm về TQM:
Theo A.V. Feigenbaum: “TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập
những nỗ lực về phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng
của nhiều tổ nhóm trong một tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kĩ
thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một
cách tinh tế nhất” [60].
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã đưa ra định nghĩa về TQM
26
"TQM là một phương pháp quản lí của một tổ chức, tập trung về chất lượng, dựa
trên sự tham gia của tất cả các thành viên của mình và nhằm đến thành công lâu
dài thông qua sự hài lòng của khách hàng, lợi ích cho tất cả thành viên của tổ
chức và cho xã hội."[47].
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, “TQM là
những biện pháp nhằm thoả mãn những nhu cầu chất lượng của cơ quan và của
khách hàng” [49].
Theo Trần Thị Dung: “TQM là một giải pháp quản lý đưa đến thành
công, tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một tổ chức thông qua việc
huy động tất cả tâm trí của mọi thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh
tế theo yêu cầu của khách hàng” [11].
Theo Trần Trung: “TQM là quản lý mọi nhiệm vụ, mọi công việc, mọi
hoạt động và huy động tiềm năng sáng tạo của mọi người trong tổ chức để
không ngừng nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng” [53].
TQM có thể hiểu là sự kết hợp của ba tư tưởng chính: Chất lượng được
xác định dựa trên nhu cầu khách hàng và phục vụ khách hàng; cải tiến các hoạt
động của tổ chức; hoàn thiện hệ thống quản lí.
TQM được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa như vậy, nhưng
đều nhằm một mục đích cuối cùng là không ngừng nâng cao chất lượng của tổ
chức để trên cơ sở đó, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Từ đây có thể hiểu TQM kế thừa, tiếp tục mở rộng và phát triển mô hình
ĐBCL. TQM gắn liền với văn hóa chất lượng, nơi mục đích của mọi thành
viên tổ chức là làm hài lòng khách hàng và nơi mà cấu trúc của tổ chức không
cho phép họ cung cấp dịch vụ chất lượng thấp. Hệ thống TQM coi lợi ích
khách hàng là tối cao, đảm bảo cung cấp cho họ những gì họ muốn và bằng
cách họ muốn. TQM còn là quá trình nghiên cứu những kì vọng, mong muốn
của khách hàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
27
1.2.3. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể và khả năng vận dụng
trong các trường CĐN
1.2.3.1. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể
i) Quan niệm về TQM
Quản lý chất lượng tổng thể đang được hiểu theo nhiều quan niệm khác
nhau, bởi lẽ đây là một mô hình quản lý rất linh hoạt. Mặt khác, khái niệm về
“chất lượng” và thuật ngữ “tổng thể” (Total) cũng đang được hiểu rất khác nhau.
Thuật ngữ TQM (Total Quality Management) bao gồm: “Total” được hiểu
là: Tổng thể, toàn bộ, tất cả và trong TQM có nghĩa là tất cả mọi thứ, mọi mặt
hay lĩnh vực hoạt động của hệ thống giáo dục hay cơ sở giáo dục. Còn “Quality”
là chất lượng, nên “Total Quality” là chất lượng tổng thể /toàn bộ/tất cả các mặt
hay lĩnh vực hoạt động của hệ thống giáo dục hay cơ sở giáo dục.
Tiếp theo “Management” là quản lý và trong TMQ có nghĩa mọi người, vì
mọi người trong hệ thống giáo dục hay cơ sở giáo dục, bất kể hiện trạng, vị trí
hay vai trò của họ, đều là người quản lí các trước trách nhiệm của chính mình.
Vì vậy, khái quát “Total Quality Management” hay TQM được hiểu là nỗ
lực quản lý để tổ chức tham dự của tất cả các thành viên liên quan bên trong và
bên ngoài liên quan vào quá trình cải tiến chất lượng liên tục tổng thể hay tất cả
các hoạt động và xât dựng hay phát triển văn hóa chất lượng của hệ thống giáo
dục hay cơ sở giáo dục.
ii) Những quan điểm nền tảng về TQM
Những tư tưởng, quan điểm và phương pháp của Deming, Juran và
Crosby (các chuyên gia hàng đầu ở Mỹ) có thể coi là nền tảng của TQM. Những
quan điểm của các ông được trình bày tóm tắt dưới đây:
- Quan điểm về quản lý chất lượng của W.E.Deming: Deming đã vạch
ra 14 điểm cho các nhà lãnh đạo, quản lý. Có thể khái quát 14 nguyên tắc của
Deming được thể hiện thành 5 nhóm yếu tố cơ bản: Cam kết - tầm nhìn - lãnh
đạo chất lượng; Phương pháp làm việc mới - đào tạo - công cụ; Liên kết theo
nhóm: xóa bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận, hợp tác làm việc; Cải tiến liên tục
28
để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất; Môi trường văn hóa chất lượng
của tổ chức [60].
Trong số các chuyên gia kỳ cựu về TQM, Deming được coi là người có
đóng góp nhiều nhất. Triết lý của Deming dựa vào cải tiến sản phẩm/dịch vụ
bằng cách giảm sự không chắc chắn và biến động trong thiết kế và trong quy
trình sản xuất. Ông cho rằng: chất lượng và hiệu suất tăng thì độ biến động giảm
và vì mọi vật đều biến động, nên cần sử dụng thống kê kiểm soát chất lượng.
- Quan điểm về quản lý chất lượng của J.Juran: Juran đưa ra 10 bước để
cải tiến chất lượng, triết lý của ông là tập trung vào làm tốt hệ thống hiện tại,
tránh rủi ro. Juran là người đầu tiên xác định chất lượng như là “sự phù hợp với
yêu cầu sử dụng”. Theo ông, có 4 thành tố quyết định chất lượng, đó là: chất
lượng thiết kế, chất lượng thực thi thiết kế, sự sẵn sàng (khả năng bảo dưỡng,
sửa chữa,...) và chất lượng dịch vụ. Quan điểm của Juran tập trung vào 3 phương
diện: hoạch định chất lượng- quy trình để xác định mục tiêu chất lượng; kiểm
soát chất lượng- quy trình để đáp ứng mục tiêu chất lượng trong tác nghiệp; cải
tiến chất lượng- quy trình thực hiện những hành động để đạt đến các mức hiệu
quả chưa từng đạt được trong quá khứ [54].
- Quan điểm về quản lý chất lượng của P.Crosby: Crosby đưa ra 14
bước để cải tiến chất lượng, bao gồm 4 vấn đề cơ bản: Lãnh đạo chất lượng:
Cam kết và quản lý sự hợp tác, ủng hộ cải tiến; Sự quản lý chuyên nghiệp về
chất lượng; Đào tạo và hành động ngăn chặn sai sót; Truyền thông (tìm nguyên
nhân, tháo gỡ khó khăn) và tiếp tục cải tiến. Quan điểm của Crosby là quan
điểm hoàn toàn mang tính phòng ngừa. Ông nổi tiếng với quan niệm “không sai
hỏng” và cho rằng mọi khiếm khuyết, sai sót, lãng phí, trì trệ đều có thể khắc
phục nếu có cải tiến về tổ chức và mọi người đều quyết tâm làm [54].
Khác với Juran và Deming, các bước cải tiến chất lượng của Crosby tập
trung chủ yếu vào hành vi, hơn là việc sử dụng những công cụ thống kê.
Tư tưởng của Deming, Juran, Crosby đã cung cấp những nguyên lý nền
tảng cho TQM. Đóng góp của họ trong đo lường, quản lý và cải tiến chất lượng
29
đã có ảnh hưởng rất lớn về QLCL. Các tổ chức sản xuất/dịch vụ có rất nhiều
khác biệt nên khó có một quan điểm chung có thể áp dụng cho mọi tổ chức. Nhà
lãnh đạo của các tổ chức phải thông hiểu các quan điểm này để hình thành một
phương pháp phù hợp với văn hóa khi vận dụng TQM vào tổ chức của mình.
iii) Các thành tố chủ yếu của TQM
Mặc dù khác nhau về các nguyên tắc tạo ra TQM, các tác giả đều thống
nhất TQM có một số thành tố chính quan trọng được tóm tắt dưới đây:
Cam kết và sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp cao; Lập kế hoạch và tổ
chức; Các công cụ và các yếu tố kĩ thuật; Các hệ thống và qui trình; Sự tham
gia của mọi người; Làm việc theo đội/ nhóm; Sự đo lường và thông tin phản
hồi; Đảm bảo văn hóa dẫn tới hoạt động cải tiến, đổi mới liên tục.
Việc áp dụng TQM vào GD&T của nhiều nước đã thể hiện tinh thần cơ bản:
- Chất lượng đào tạo hoặc dịch vụ là sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của HSSV, đơn vị sử dụng lao động. CL là độ tin cậy, là yếu tố quan trọng nhất
tăng sức cạnh tranh.
- TQM coi khách hàng (HSSV) là trọng tâm, vì tiêu chuẩn của CL là sự
hài lòng của khách hàng, CL phải được khách hàng xác định, kiểm chứng, lường
định, giám sát.
- TQM là hệ thống quản lí lấy con người làm trung tâm, là một hệ thống
tổng thể vận hành một cách đa chiều. Trách nhiệm đối với CL không chỉ tập
trung vào các nhà quản lí, mà còn là trách nhiệm của toàn bộ các thành viên
trong tổ chức và chủ đạo là theo tinh thần tự quản. Việc ĐBCL đòi hỏi phải có
sự cam kết, sự gắn kết của các thành viên với các bộ phận trong nhà trường.
- TQM chú ý đến toàn diện từ quản lí số lượng đến CL đào tạo hoặc dịch
vụ, chi phí, kể cả quản lí việc cung ứng và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
- Phương châm quan trọng của TQM là “làm tốt, làm đúng ngay từ đầu”,
ngăn ngừa rủi ro, tránh sai sót ngay từ khâu đầu tiên của quá trình làm ra sản
phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, triết lí của TQM là “liên tục cải tiến, sáng tạo”. Điều
này đòi hỏi mọi thành viên cam kết luôn luôn nâng cao chất lượng, coi đó là
30
nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là văn hóa trong nhà trường.
- TQM đòi hỏi sự thay đổi văn hóa của nhà trường tức là thay đổi tác
phong, quan hệ, phương pháp làm việc, quản lí, kể cả việc xây dựng và phát
triển truyền thống, uy tín của nhà trường/tổ chức.
Như vậy, TQM là cách quản lí tổng thể về CL, liên tục cải tiến CL với sự
tham gia tích cực, chủ động của các thành viên trong tổ chức. TQM không áp
đặt tiêu chuẩn CL từ bên ngoài, mà là tạo ra VHCL trong tổ chức, ở đó có sự
tham gia tự nguyện của mọi thành viên vào các quá trình cải tiến CL liên tục,
hướng tới mục tiêu làm hài lòng khách hàng của họ ở mức tốt nhất có thể. Trong
quan niệm về chất lượng tổng thể, khách hàng là thượng đẳng, là tối cao. Đó là
cung ứng cho khách hàng những thứ họ cần, đúng lúc họ cần và theo cách thức
họ cần, thỏa mãn và vượt cả những mong đợi của họ.
1.2.3.2. Khả năng vận dụng TQM vào QLCL ở trường CĐN Việt Nam
hiện nay
Hiện nay, có 3 mô hình quản lý chất lượng đang được áp dụng khá rộng
rãi trong GD&ĐT ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam đó là: Đảm bảo
chất lượng, Quản lý chất lượng tổng thể (đã trình bày ở trên) và ISO.
i) Đảm bảo chất lượng
Là mô hình quản lý chất lượng được các cơ quan quản lý nhà nước về
GD&ĐT sử dụng để quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo. Để thực hiện được
mô hình này, mỗi quồc gia cần xây đựng bộ tiêu chí và chuẩn kiểm định chất
lượng. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 66
/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng gồm 10 tiêu
chuẩn, 55 tiêu chí; Quyết định số 67 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm
2007 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp
chuyên nghiệp gồm 10 tiêu chuẩn, 57 tiêu chí. Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội đã ban hành Quyết định số 01/2008/QĐ -BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ LĐ TB & XH về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá
31
chất lượng trường trung cấp nghề, gồm 9 tiêu chí, 50 tiêu chuẩn; Quyết định số
02/2008/QĐ - BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2008 quy định hệ thống tiêu
chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề, gồm 9 tiêu chí với
48 tiêu chuẩn. Các trường GDNN muốn được cấp giấy chứng nhận chất lượng
phải tự đánh giá (đánh giá trong), sau đó đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để
kiểm định (đánh giá ngoài) nếu đạt chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, ở mô hình này mới quan tâm đến các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm
định chất lượng - chủ yếu là những “điều kiện cần” để tạo nên chất lượng, mà
chưa quan tâm đên các yếu tố nội lực như: diễn biến hoạt động đào tạo, tiềm
năng và tính năng động, sáng tạo của các thành viên trong nhà trường, diễn biến
các hoạt động của nhà trường ngoài hoạt động giảng dạy.
ii) ISO (International Organization for Standardization)
ISO là bộ tiêu chí về quản lý chất lượng đã được chuẩn hoá và quốc tế
hoá. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO ra
đời và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quản lý chất lượng ở lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ. Hiện nay, ISO đang dần được áp dụng trong quản lý chất
lượng GD&ĐT. Ở Việt Nam, một số trường ĐH, CĐN đã áp dụng ISO vào quản
lý chất lượng như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Lạt; Trường CĐN Công nghệ cao
Hà Nội, Trường CĐN Việt - Hàn Nghệ An, Trường CĐN Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh,...; một số trường phổ thông cũng đã tiếp cận triển khai áp
dụng ISO 9000 và đã đạt một số kết quả bước đầu.
iii) ISO khác với TQM ở những điểm sau:
- Một tổ chức muốn được cấp giấy chứng nhận ISO đều phải đăng ký,
cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung theo tiêu chuẩn đã được quy định.
Đối với TQM, trên cơ sở thực trạng của từng trường để tự xác định các
chuẩn và phấn đấu thực hiện, không cần phải đăng ký với bất kỳ tổ chức hoặc cơ
quan nào.
- Đối với ISO, bên cạnh việc đăng ký thực hiện với một tổ chức, ISO và
32
khách hàng cần phải có một tổ chức độc lập có thẩm quyền làm nhiệm vụ đánh
giá ngoài mức độ đạt được theo các tiêu chí và chuẩn của ISO. Để cấp chứng
nhận cho tổ chức đăng ký thực hiện khi đủ điều kiện. Như vậy sẽ dẫn đến tốn
kém về kinh phí để thực hiện. Trong khi đó, đối với TQM, cơ quan thực hiện tự
đánh giá các kết quả và lấy ý kiến đánh giá của khách hàng, không cần cơ quan
có thẩm quyền đánh giá bên ngoài.
- Đối với ISO, quá trình thực hiện, đơn vị đăng ký thực hiện phải thường
xuyên hoàn thành các thủ tục báo cáo định kỳ, hệ thống văn bản báo cáo thường
phức tạp, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, đơn vị áp dụng TQM không cần
phải làm các thủ tục báo cáo định kỳ. mà chỉ tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều
chỉnh khi cần thiết để đạt kết quả theo mong muốn.
- Đơn vị đăng ký thực hiện ISO sau một thời gian quy định, nếu đạt chuẩn
sẽ được công nhận và cấp giấy chứng nhận để có thương hiệu, đồng thời sau một
thời gian (thường là 3 năm), nếu không giữ được các chuẩn chất lượng theo quy
định của ISO, sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận. Trong khi đó, đối với mô hình theo
TQM, các tiêu chí, các chuẩn chất lượng không bị áp đặt từ bên ngoài mà tuỳ
thuộc vào thực trạng và điều kiện của tổ chức vận dụng TQM trong quản lý chất
lượng, tự đề ra mức phấn đấu để đạt được trong một thời gian, sau đó nâng cao
chuẩn để tiếp tục phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng.
Như vậy, qua phân tích, so sánh ba mô hình quản lý chất lượng trên đây
cho thấy TQM tạo điều kiện cho các trường tùy vào đặc điểm của mình để chủ
động vận dụng; trong quá trình thực hiện không ngừng được cải tiến nâng cao
chất lượng; tạo uy tín, thương hiệu, niềm tin bền vững đối với khách hàng. Tổ
chức vận dụng TQM huy động được tất cả các thành viên trong đơn vị tham gia
cải tiến chất lượng.
Việt Nam là nước đang phát triển, các trường CĐN có cơ sở vật chất,
trang thiết bị, nguồn lực tài chính đầu tư cho dạy nghề còn hạn hẹp; năng lực
của đội ngũ cán bộ, GV về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng
được yêu cầu. Vì vậy việc áp dụng chuẩn quốc tế ISO vào quản lý chất lượng ở
33
các trường CĐN sẽ gặp nhiều khó khăn. Qua phân tích so sánh cho thấy vận
dụng TQM để quản lý CLĐT ở trường CĐN là phù hợp trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, vận dụng ngay toàn bộ nội dung TQM là vấn đề khó khăn,
phức tạp. Vì vậy, các trường CĐN cần tiếp cận TQM theo từng bước phù hợp,
tiến hành liên tục để dần tiến tới vận dụng TQM trong quản lý CLĐT một cách
toàn diện.
Vận dụng quản lý chất lượng tổng thể cần thực hiện 4 nội dung: ra quyết
định, kỹ năng giao tiếp, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm và không ngừng
cải tiến chất lượng. Đây là 4 cột trụ trong “ngôi nhà” Quản lý chất lượng tổng
thể được thể hiện ở sơ đồ Hình 1.3[8; tr.35].
Hình 1.3. Sơ đồ 4 trụ cột của quản lý chất lượng tổng thể
1.3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.3.1. Đặc trưng chất lượng đào tạo của trường CĐN
Sứ mạng của các trường Cao đẳng nghề là đào tạo nguồn nhân lực đa
ngành có tay nghề đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội; thực hiện nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, góp phần vào sự
34
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đối với một sản phẩm hay một dịch vụ thông thường, chất lượng của nó
được cố định trong sản phẩm hay dịch vụ. Còn CLĐT ở trường CĐN với đặc
trưng sản phẩm là “con người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá
trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị
sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực
của TTLĐ, quan niệm về CLĐT không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo
trong nhà trường với những điều kiện bảo đảm nhất định như CTĐT, CSVC, đội
ngũ CB,GV, mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt
nghiệp với TTLĐ như tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, trình độ tay nghề tại các
vị trí làm việc cụ thể ở cơ sở sản xuất, khả năng phát triển nghề nghiệp. Quá
trình thích ứng với TTLĐ không chỉ phụ thuộc vào CLĐT mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác của TTLĐ như quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính
sách sử dụng và bố trí công việc của người sử dụng lao động, Do đó khả năng
thích ứng còn phản ánh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội và TTLĐ.
Với quan điểm tiếp cận thị trường nêu trên, CLĐT của trường CĐN có
các đặc trưng sau:
- CLĐT nghề có tính tương đối: Khi đánh giá CLĐT nghề phải đối chiếu,
so sánh với chuẩn chất lượng của nghề theo yêu cầu của sản xuất.
- CLĐT nghề có tính giai đoạn: CLĐT nghề phải không ngừng được nâng
cao để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong quá trình phát triển của sản
xuất và phát triển của khoa học công nghệ.
- CLĐT nghề có tính đa cấp: Phải đào tạo với một hệ chuẩn có nhiều cấp
độ khác nhau: Chuẩn quốc tế, chuẩn khu vực, chuẩn quốc gia, chuẩn địa phương
để đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại khách hàng trong nền kinh tế nhiều
thành phần [15; tr.111].
Quan niệm đúng về CLĐT nghề, có ý nghĩa quyết định trong việc thiết kế
nội dung đào tạo phù hợp và tổ chức quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực các
35
cấp trình độ cho phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế [24; tr.346]. Về phía các CSDN dù hoạt động với mục tiêu nào thì
cũng luôn phải ĐBCL cho “sản phẩm” của mình, nghĩa là phải cố gắng để có thể
thỏa mãn tối đa các yêu cầu của “khách hàng” [35; tr.44].
1.3.2. Các thành tố cơ bản trong chất lượng đào tạo của trường CĐN
Chất lượng đào tạo của trường CĐN được tạo nên bởi nhiều thành tố. Sau
đây là một số thành tố cơ bản.
1.3.2.1. Chương trình đào tạo
CTĐT thể hiện mục tiêu đào tạo; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng,
phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành
học, trình độ đào tạo. Xét về mặt quy mô, CTĐT có thể được xây dựng theo các
cấp khác nhau như CTĐT ở quy mô cấp quốc gia, CTĐT của một cơ sở đào tạo,
hoặc ở mức hẹp hơn nữa là CTĐT của một nghề, một môn học.
CTĐT của các trường CĐN trước đây thường được xây dựng theo hướng
tiếp cận nội dung, nghĩa là CT đưa ra một danh mục các môn học theo từng
khối kiến thức (đại cương/chuyên nghiệp). Còn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, CTĐT của các trường CĐN phải được
xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực. Theo hướng tiếp cận này, cần xác
định hệ thống các năng lực chung và năng lực riêng mà mỗi SV phải đạt được,
nếu muốn trở thành lao động có tay nghề cao. Trên cơ sở đó mới lựa chọn các
lĩnh vực kiến thức/môn học bắt buộc, tự chọn có vai trò cụ thể trong việc hình
thành và phát triển các năng lực chung và năng lực riêng cho SV.
CTĐT của các trường CĐN cần coi trọng việc trang bị cho người học
nghề kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề và định hướng tư duy cho người học
theo chuyên ngành đào tạo(chiếm 75 - 80% thời lượng); phần tự chọn (chiếm 20
- 25% thời lượng), là những môn học chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng làm việc
thực tế và vận dụng để xử lý các công việc.
1.3.2.2. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
36
Đội ngũ GV và CBQL là lực lượng quyết định CLĐT của các trường
CĐN. Để ĐBCL, đội ngũ này cần đáp ứng các yêu cầu nhất định.
- Đối với ĐNGV
+) Đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu để thực
hiện chương trình dạy nghề.
+) Đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về kỹ
năng nghề và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của trường.
+) Giảng viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đảm bảo chất lượng.
+) Có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đối với đội ngũ CBQL
+) Có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác quản lý
của trường.
+) Có đầy đủ cán bộ quản lý theo quy định.
+) Đội ngũ CBQL đạt chuẩn chức danh đáp ứng yêu cầu quản lý và
thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt.
1.3.2.3. Sinh viên
Được đánh giá thông qua kiến thức, kỹ năng thực hành nghề và thái độ
nghề nghiệp đạt trình độ theo mục tiêu đào tạo hoặc chuẩn đầu ra của các trường
CĐN; Khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng nghề đã học để nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm; Khả năng tự lập của SV sau khi tốt nghiệp và
có thể học lên trình độ đào tạo cao hơn. Vì vậy, SV của các trường CĐN phải có
phẩm chất và kỹ năng nghề phù hợp với nghề đào tạo. Các phẩm chất và kỹ
năng nghề này cần được phát hiện trong quá trình tuyển chọn SV vào trường
CĐN, rèn luyện và phát triển trong quá trình đào tạo.
1.3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Muốn có CL đào tạo tốt ở trường CĐN, đòi hỏi phải có CSVC phù hợp,
có chất lượng; nhà xưởng, trang thiết bị, vật tư thực hành đầy đủ; điều kiện dạy
học tốt, phù hợp; môi trường sư phạm, môi trường KT-XH và đặc biệt là môi
37
trường học thuật thuận lợi. Những yếu tố này phụ thuộc vào ý thức và khả năng
tạo ra nó của những người quản lý. Khả năng tài chính (từ nguồn ngân sách, từ
nguồn huy động cộng đồng) cần có đầy đủ để trang trải theo yêu cầu của đào
tạo và các nguồn tài chính đó cần phải được sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
1.3.2.5. Hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo là hoạt động cốt yếu nhất của trường CĐN. Trong xu
thế đổi mới GDNN hiện nay, hoạt động đào tạo trong các GDNN nói chung và ở
trường CĐN nói riêng, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Mục tiêu của dạy nghề trình độ cao đẳng không chỉ đào tạo tay nghề cho
người lao động mà còn giúp hình thành kỹ năng làm việc, khả năng giải quyết
được các tình huống trong thực tế tức là chú trọng cả về văn hóa nghề và kỹ
năng mềm.
Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề
trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề
(kỹ năng nghề), nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề
bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự
phát triển của khoa học, công nghệ.
Phương pháp đào tạo là một chân kiềng quan trọng trong bộ ba mục tiêu -
nội dung - phương pháp. Trình độ tay nghề của SV tốt nghiệp (cũng là chất
lượng của sản phẩm đào tạo) phụ thuộc rất nhiều vào đổi mới phương pháp đào
tạo hướng vào phát triển năng lực tư duy và kỹ năng thực hành của người học,
và khi thực sự đạt được mục tiêu đó, sản phẩm đào tạo sẽ có thể thỏa mãn yêu
cầu của TTLĐ.
Kết quả học tập của SV được kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, theo
hướng chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng mềm, tác
phong công nghiệp, năng lực thích nghi với các loại hình cơ sở sản xuất
1.3.2.6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Hoạt động NCKH và hợp tác quốc tế của các trường CĐN cần đáp ứng các
yêu cầu sau đây: Xây dựng, triển khai kế hoạch NCKH và hợp tác quốc tế phù
38
hợp với điều kiện của trường; Các hoạt động NCKH và hợp tác quốc tế phục vụ
đắc lực cho công tác đào tạo, đổi mới GDNN, giải quyết các vấn đề phát triển
KT-XH và giáo dục của địa phương, ngành hoặc cả nước; Các hoạt động NCKH
và hợp tác quốc tế có hiệu quả, góp phần tăng các nguồn lực của trường.
1.3.2.7. Tổ chức và quản lý
Tổ chức và quản lý là một thành tố có ý nghĩa quan trọng đối với CLĐT
của một cơ sở đào tạo nghề. Đối với các trường CĐN, công tác tổ chức và quản
lý chỉ thực sự ĐBCL khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và được
thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh;
- Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như
với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả;... khoa, Hà Nội.
18. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) - Nguyễn Quốc Trị(2013), Lịch sử giáo dục
thế giới, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
19.
Vũ Xuân Hồng (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất
lượng đào tạo tại trường đại học ngoại ngữ quân sự, Luận án tiến sĩ
QLGD, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Tiến Hùng (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục, NXB
ĐHQGHN.
21. Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm của quản lí giáo dục và quản lí
trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí
Quản lí giáo dục, số 22/10. Hà Nội.
22. Bùi Thị Thu Hương (2011), Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào
tạo trong trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội theo
cách tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM), Luận án tiến sĩ
QLGD, Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Trung Kiên (2011), Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào
tạo theo học chế tín chỉ trên cơ sở tin học hoá và tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể TQM trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, Luận án tiến
sĩ QLGD, Đại học quốc gia Hà Nội.
164
24. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phan Văn Kha (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 với
sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Tạp chí
Khoa học giáo dục số 87 tháng 12/2012, Hà Nội.
26. Đỗ Năng Khánh (2007), Kiểm định chất lượng dạy nghề trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng cục Dạy nghề, Hà Nội.
27. Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012), Đại cương Khoa học quản lý
và quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
28.
Trần Kiểm (2013), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.
29. Nguyễn Lộc (Chủ biên), Cơ sở lí luận quản lí trong tổ chức giáo dục.
NXB Đại học Sư phạm.
30. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí. NXB Đại học Sư phạm.
31.
Nguyễn Lộc (2010), TQM hay là Quản lí chất lượng tổng thể trong giáo
dục. Tạp chí Khoa học Giáo dục số 54, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), “Mô hình quản lí chất lượng đào tạo tại
Khoa Sư phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tập văn bản qui định về
quản lí đào tạo, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Quản lí, lãnh đạo nhà trường thế kỉ XXI,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Về khái niệm “chất lượng” trong giáo dục và
đào tạo, Kỉ yếu hội toàn quốc nâng cao chất lượng đào tạo lần 2, Đà Lạt.
35. Nguyễn Văn Ly (2010), Quản lí chất lượng đào tạo đại học trong các
học viện, trường công an nhân dân, Luận án tiến sĩ QLGD, Đại học
quốc gia Hà Nội.
36. Phan Văn Nhân (2009), Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Tạp chí KHGD số
46, tháng 7-2009, Hà Nội.
165
37. Lê Đức Ngọc (2008), “Xây dựng văn hóa chất lượng: tạo nội lực cho cơ
sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng”, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, số 36.
38. Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lí chất lượng trong các tổ chức. NXB
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
39. Hoàng Phê chủ biên (1998), Từ điển tiếngViệt, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
40. Hoàng Thị Minh Phương (2009), Nghiên cứu vận dụng quản lý chất
lượng tổng thể trong các trường Đại học sư phạm kỹ thuật, Luận án tiến
sĩ QLGD, Đại học quốc gia Hà Nội.
41. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật dạy
nghề, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
42. Lê Đình Sơn (2012), Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường
đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM), Luận án
tiến sĩ QLGD, Đại học quốc gia Hà Nội.
43. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày
22/7/2011: Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt nam
giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
44. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 630/QĐ-TTg, ngày
29/5/2012: Phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kì 2011-2020, Hà Nội.
45. Tổng cục Dạy nghề (2015), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ.
46. Tổng cục Dạy nghề (2014), Báo cáo dạy nghề (2013-2014), Hà Nội.
47. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2004), Nhận thức chung về
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Hà Nội.
48. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2004), TCVN ISO
9001:2000. Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, Hà Nội.
49. Mạc Văn Trang (2004), Mấy điều suy nghĩ về chất lượng giáo dục, Tạp
chí Phát triển giáo dục số 2, tháng 2-2004, Hà Nội.
166
50. Nguyễn Đức Trí (2008), Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao
động, Tạp chí KHGD số 32, tháng 5-2008, Hà Nội.
51. Nguyễn Đức Trí, Phan Chính Thức (2010), Một số vấn đề về quản lí cơ
sở dạy nghề, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
52. Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lí (1999), Khoa học
tổ chức và quản lí - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Thống kê,
Hà Nội.
53. Trần Trung (2012), Quản lý nhà trường giáo dục nghề nghệp trong quá
trình hội nhập quốc tế, NXB Giáo dục, Việt Nam.
54. Nguyễn Quốc Tuấn (Chủ biên) (2007), TQM - Quản trị chất lượng toàn
diện. NXB Tài Chính, Hà Nội.
55. Thái Duy Tuyên (2004), Tìm hiểu vấn đề chất lượng giáo dục, Tạp chí
Phát triển giáo dục số 4, tháng 4-2004, Hà Nội.
56. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập I, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo
biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
57. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập II, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo
biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
58. Nguyễn Xuân Vinh (2008), Các giải pháp chiến lược phát triển đào tạo
nghề cấp tỉnh, Tạp chí KHGD số 32, tháng 5-2008, Hà Nội.
59. Ng Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
60. Armand V.Feigenbaum (2004), Total Quality Control 4th
edition Hardcover, McGraw-Hill Companies.
61. Barrie G. Dale, Ton van der Wiele and Jos van Iwaarden (2010),
Managing quality. Fifth Edition, Blackwell Publishing.
62. Dahlgaard, Jens J., Kristensen, Kai & Kanji, Gopal K. (1998),
Fundamentals of Total Quality Management, Chapman & Hall, London.
63. Davies, B và Ellison (1997), School Leadership for 21st Century.
Routledge.
167
64. Doherty, G. D. (1993), “Towards Total Quality Management in higher
education: a case study of the University of Wollongong”, Higher
Education, 25 (3), pp. 321-39.
65. Deming, W Edwards (1982), Out of the Crisis, Cambridge Universiti
Press, Cambridge. 83,84
66. Deming, W Edwards (1994), The New Economics, MIT, Cambridge,
Mass European Foundation for Qualiti Management, www.efqm.org
67. Edward Sallis (2002), Total Quality Management in Education.
Routledge, London.
68. Freeman R (1994), Quality Assurance in training and education, Kogan
Page, London.
69. Harvey, L & Green, D. (1993), Defining Quality, Assessment &
Evaluation in Higher Education.
70. ILO/CINTERFOR (2004), Quality management in vocational training:
The use of standards and their different applications, Papeles de la
Oficina Técnica, Bibliografía: p.63-65, ISBN: 92-9088-168-2.
71. ILO/Cinterfor (2007), Quality models in vocational training and
education. Analysis and complementary aspects, Technical office
papers, 18, ISBN: 978-92-9088- 231-X.
72. Jens Jorn Dahlgaard & Ole Norgaard Madsen, Some experiences of
implementing TQM in Higher Education.
73. John West-Burnham (1997), Managing Quality in Schools. Pitman
Publishing, Washington DC.
74. Kaoru Ishikawa (1985), What is total quality control - The Japanese
way, Prentice - Hall.
75. Konusuke Matsushita (1991), Total Quality Management for Senior
Executives. Tokyo.
76. Marmar Mukhopadhyay (2006), Total Quality Management in
Education. Second Edition, Sage Publications
168
77. Matsushita Konosuke (2000), Quản lí chất lượng là gì?. NXB. Thành
phố Hồ Chí Minh.
78. Navigation, search (1997), Quality Assurance Agency for Higher
Education, from Wikipedia, the free encyclopedia.
79. P. D.Worsak Kanok - Nukulchai Dean, Towards total quality management
in higher education: the experience of Asian Institute of Technology.
80. Pfeffer, N and Coote, A (1991), “Is Qualiti Good For You?”, Social
Policy Paper. No 5, Institute of Public Policy Research, London.
81. Petros Kefalas, Symeon Retalis, Demosthenes Stamatis, Kargidis
Theodoros (2003), Quality assurance procedures and E-odl,
Technological Educational Institute of Thessaloniki, Greece.
82. Sallis Edward (1993), Total quality Management in Education. Kogan
Page Educational Management Series, Philadelphia - London.
83. Sallis Edward. (2002), Total Qualiti Management in Education,
KOGAN PAGE.
84. Silva Roncelli-Vaupot (2000), Leading for Quality. Some Dilemmas
and Considerations of a Head Teacher.
85. Seymour D., Collett C. (1991), Total Quality Management in Higher
Educational: a Critical Assessment. Methuen, MA: GOAL/QPC.
86. Southeast Asian Ministers of Education Organization (2003),
Framework For Regional Quality Assurance, Cooperation in Higher
Education.
87. Taylor, A and F Hill (1997), Quality management in education. in Harris.
88. Ton Wroeijenstijn (1998), Asean University Network (AUN), Guideline.
89. The Finish National Board of Education (2008), Qualiti Management
Recommendations for Vocatinal Education and Trainin,.
Yliopistopanio, Helsingki 2008.
90. West-Burnham, J (1992), Managing Quality in Schools, Longman.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CĐN THEO TIẾP CẬN TQM
(Dùng cho CBQL, GV và chuyên viên trường CĐN)
Để tìm hiểu nhận thức về chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo của
trường CĐN theo tiếp cận TQM, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây,
bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống mà Ông (bà) cho là phù hợp.
1. Chất lượng đào tạo của trường CĐN là gì?
TT Chất lượng đào tạo là:
Ý kiến
Đúng
Phân
vân
Chưa
đúng
1 Sự phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thị
trường lao động của trường CĐN;
2
Sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn CL trong tất
cả hoạt động của trường CĐN;
3
Tổ hợp của các CL về chương trình; hoạt động
ĐT; GV,CBQL,SV,CSVC...;
4 Sự đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động kỷ thuật
của các cơ sở sản xuất;
5 Vấn đề then chốt của trường CĐN.
6 Các ý kiến khác
2. Quản lý CLĐT ở trường CĐN theo tiếp cận TQM là gì?
TT Quản lý chất lượng tổng thể là:
Ý kiến
Đúng
Phân
vân
Chưa
đúng
1
TQM là cách quản lý của một tổ chức tập trung
vào CL, dựa vào sự tham gia của tất cả các
thành viên, nhằm đạt đến sự thành công lâu dài
nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho
các thành viên của tổ chức đó và xã hội;
2
TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập
những nổ lực về phát triển CL, duy trì CL và cải
tiến CL của nhiều tổ nhóm trong một tổ chức để
có thể tiếp thị, áp dụng KHKT sản xuất và cung
ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
một cách kinh tế nhất;
3
TQM là sự kết hợp giữa các chiến thuật làm
thay đổi sắc thái văn hóa của tổ chức với các
phương tiện kỹ thuật được sử dụng nhằm mục
tiêu là thỏa mãn các yêu cầu khách hàng nội bộ,
và từ đó thỏa mãm các khách hàng bên ngoài;
4
TQM có thể giúp các trường CĐN cung cấp tốt
hơn dịch vụ cho khách hàng chủ yếu của mình
là người học và người sử dụng lao động;
5 Các ý kiến khác
3. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng đào tạo ở trường CĐN theo tiếp cận TQM?
TT Sự cần thiết
Ý kiến
Đúng
Phân
vân
Chưa
đúng
1 Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục nghề nghiệp;
2
Đáp ứng yêu cầu phát triển các trường nghề
chất lượng cao đến năm 2020;
3
Là cấp độ quản lý CL phù hợp nhất đối với
GDNN nói chung, các trường CĐN nói riêng;
4 Nâng cao CL đào tạo của các trường CĐN.
5 Các ý kiến khác
Phụ lục 2
PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CĐN
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên trường CĐN)
Để góp phần đánh giá đúng thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo ở các
Trường CĐN, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu
(X) vào các mức độ mà Ông (bà) cho là phù hợp.
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO
1. Chất lượng đầu vào của sinh viên ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Có chính sách và qui định về tuyển sinh rõ
ràng, minh bạch và công bằng;
2
Các tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh phù hợp
với CTĐT theo ngành nghề;
3
Quy trình tuyển sinh phù hợp với sự tham dự
của các bên liên quan;
4
Văn bản qui định về tuyển sinh được công bố
công khai và dễ tiếp cận với các bên;
5
Bên SDLĐ cung cấp thông tin về nhu cầu
nhân lực cần đào tạo toàn diện và kịp thời.
6 Các ý kiến khác
2. Chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Trường có ĐNGV cơ hữu đủ về số lượng, phù
hợp về cơ cấu để thực hiện CTDN;
2
ĐNGV đạt chuẩn về trình độ ĐT, chuẩn về
năng lực và đáp ứng yêu cầu giảng dạy;
3 GV thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đảm
bảo chất lượng;
4
Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV;
5
Đội ngũ CBQL có trình độ, năng lực và phẩm
chất đáp ứng yêu cầu công tác QL của trường;
Đội ngũ CBQL đạt chuẩn chức danh đáp ứng
6
yêu cầu QL trong trường và thường xuyên BD
nâng cao trình độ về mọi mặt;
7 Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng
được yêu cầu công việc của trường.
8 Các ý kiến khác
3. Chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo của các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
CTDN của trường được xây dựng, điều chỉnh
theo CT của Bộ LĐTB và XH, thể hiện được
mục tiêu đào tạo của trường;
2
CTDN được xây dựng có tính liên thông hợp
lý giữa các trình độ ĐTN;
3
CTDN có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể
chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp ĐT;
4
CTDN được bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc
tham khảo các CT của nước ngoài và các ý
kiến phản hồi từ người sử dụng lao động,
người tốt nghiệp đã đi làm;
5
Từng CTDN đảm bảo có đủ CT mô-đun, môn
học, trong đó xác định rõ phương pháp và các
yêu cầu về KTĐG kết quả;
6
Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, TL
tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô-đun,
môn học;
7
Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội
dung và phương pháp dạy học;
8
Giáo trình DN cụ thể hoá yêu cầu về nội dung
kiến thức, kỹ năng, thái độ trong CTDN,thực
hiện PPDH tích cực.
Các ý kiến khác
4. Chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ đào tạo ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Diện tích dành cho các HĐĐTcủa trường;
2
Khuôn viên được quy hoạch tổng thể và
chi tiết, thuận tiện cho các HĐĐT;
3
Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ làm
việc và các HĐDN, thực hành;
4
Có hệ thống phòng học, giảng đường,
xưởng thực hành đáp ứng quy mô đào tạo
theo các nghề, trình độ đào tạo;
5
Bảo đảm chất lượng, số lượng và các điều
kiện hoạt động cho các xưởng thực hành;
6 Thư viện có đủ số lượng giáo trình, tài
liệu, phù hợp với các nghề đào tạo,;
7 Các ý kiến khác
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Trường có hệ thống văn bản quy định về tổ
chức, cơ chế quản lý và được thường xuyên rà
soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh;
2
Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định
của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả;
3
Công tác quản lý, phát triển đội ngũ GV và
CBQL của trường;
4
Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên
công tác kiểm tra, đánh giá;
5
Có cơ chế phối hợp giữa nhà trường với cơ
quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp
sản xuất.
6 Các ý kiến khác
2. Chất lượng hoạt động đào tạo ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Thực hiện đa dạng hoá các phương thức ĐT
đáp ứng yêu cầu học tập của người học;
2
Có kế hoạch ĐT, giám sát chặt chẽ, bảo đảm
thực hiện kế hoạch ĐT đúng tiến độ;
3
Tổ chức DN theo mục tiêu, nội dung CTDN;
thực hiện PPDH theo hướng tích cực;
4
Thực hiện phương pháp KTĐG nghiêm túc,
khách quan, phù hợp với phương thức ĐT,
hình thức học tập của mô-đun, môn học;
5 Các ý kiến khác
3. Chất lượng nghiên cứu, ứng dụng KHKT và hợp tác quốc tế ở trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Có chính sách và biện pháp khuyến khích cán
bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học;
2
Có các kết quả NCKH được ứng dụng trong
công tác QL, nâng cao CLDN;
3
Tham gia các dự án nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ do các tổ chức quốc tế triển
khai, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-
XH của địa phương, ngành hoặc cả nước;
4
Có liên kết ĐT hoặc triển khai các hoạt động
hợp tác với các trường nước ngoài, nâng cao
năng lực chuyên môn cho CB, GV của trường
5
Hoạt động HTQT góp phần nâng cao chất
lượng ĐNGV, CBQL, phát triển nguồn lực về
tài chính, CSVC và trang thiết bị cho trường.
6 Các ý kiến khác
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA
1. Quản lý thi tốt nghiệp, xét cấp văn bằng chứng chỉ cho SV tốt nghiệ
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Tỷ lệ TN đáp ứng được chỉ tiêu đã đề ra
và tỷ lệ bỏ học ở mức độ chấp nhận được;
2
Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu học
đến tốt nghiệp hợp lý;
3
Tỷ lệ người tốt nghiệp tìm được việc làm
chấp nhận được.
4 Các ý kiến khác
2. Mức độ hài lòng các bên liên quan
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Các bên liên quan hài lòng với hoặc chấp
nhận CLĐT của trường CĐN;
2
Người học hài lòng với nội dung chương
trình, PPĐT và cách thi, đánh giá;
3
Năng lực của người TN đáp ứng được
yêu cầu vị trí việc làm của bên SDLĐ.
4 Các ý kiến khác
Phụ lục 3
PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CĐN
(Dùng cho sinh viên ở trường CĐN)
Để góp phần đánh giá đúng thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo ở các
Trường CĐN, xin Anh (chị) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu
(X) vào các mức độ mà Anh (chị) cho là phù hợp.
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO
1. Chất lượng đầu vào của sinh viên ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Chính sách và qui định về tuyển sinh rõ ràng,
minh bạch và công bằng
2 Các tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh phù hợp
với từng CTĐT theo ngành nghề
3 Quy trình tuyển sinh phù hợp với và tạo điều
kiện thuận lợi cho người học
4 Văn bản qui định về tuyển sinh được công bố
công khai và dễ tiếp cận với người học
5 Các ý kiến khác
2. Đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Cán bộ quản lý và nhà giáo đủ năng lực
thực hiện nhiệm vụ của mình;
2 Trách nhiệm xã hội của cán bộ quản lý và
nhà giáo được duy trì tốt;
3
Người học tham gia đánh giá giảng
dạy/đào tạo của nhà giáo khách quan,
công bằng và dân chủ;
4 Nhân viên thư viện đủ số lượng và năng
lực phục vụ thỏa mãn người học;
5
Nhân viên thí nghiệm, thực hành đủ số
lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn
người học;
6
Nhân viên phòng máy tính đủ số lượng và
năng lực phục vụ thỏa mãn người học;
7 Nhân viên dịch vụ hỗ trợ người học đủ số
lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn
người học.
8 Các ý kiến khác
3. Chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo của các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1 Nội dung CTĐT đảm bảo cân bằng giữa
lý thuyết, thực hành và thực tập
2
Cấu trúc CTĐT kết nối chặt chẽ giữa các
mô đun, môn học, bài thi tốt nghiệp
3
Khối lượng/tải trọng học tập của CTĐT
phù hợp với ngành nghề đào tạo
4
Từng CTDN đảm bảo có đủ CT mô-đun,
môn học,các yêu cầu về KTĐG kết quả;
5
Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài
liệu tham khảo;
6
Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội
dung và phương pháp dạy học;
7
Giáo trình DN cụ thể hoá yêu cầu về nội dung
kiến thức, kỹ năng, thái độ trong CTDN.
8 Các ý kiến khác
4. Chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ đào tạo ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Hệ thống phòng học, giảng đường, xưởng
thực hành đáp ứng được nhu cầu học tập
của người học;
2
Thư viện có đủ số lượng, chủng loại giáo
trình phù hợp với các ngành nghề đào tạo;
3
Hệ thống máy tính và mạng nội bộ (LAN)
phù hợp và thường xuyên được cập nhật;
4
Phương tiện dạy học, thực tập hiện đại và
phân bổ sử dụng hiệu quả;
5
Hạ tầng, cơ sở vật chất và phương tiện dạy
học, đáp ứng được các tiêu chí sư phạm ...
6 Ý kiến khác
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Các phương thức đào tạo được đa dạng hóa để
đáp ứng yêu cầu của người học;
2
Bên SDLĐ tham gia hiệu quả vào quá trình
đào tạo (dạy thực hành, nơi thực tập...)
3
Bên SDLĐ tạo cơ hội tiếp nhận, hướng dẫn
người học thực tập hiệu quả;
4
Khóa học và chương trình thường xuyên được
đánh giá với sự tham dự của người học;
5 Tỷ lệ người dạy trên người học đúng qui định.
6 Các ý kiến khác
2. Chất lượng hoạt động đào tạo ở các trường CĐN
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Thực hiện đa dạng hoá các phương thức ĐT,
thiết lập được mối liên hệ với các CSSX;
2
Có kế hoạch ĐT, giám sát chặt chẽ, bảo đảm
thực hiện kế hoạch ĐT đúng tiến độ;
3
Tổ chức DN theo mục tiêu, nội dung CTDN;
thực hiện PPĐT theo hướng tích cực;
4
Thực hiện KTĐG kết quả học tập theo hướng
coi trọng ĐG quá trình, phù hợp đặc thù của
mô-đun, môn học.
5 Các ý kiến khác
3. Đảm bảo chất lượng các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người học
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Hệ thống kiểm soát tiến trình học tập của
người học phù hợp và hiệu quả;
2
Người học được tư vấn, hỗ trợ và phản
hồi thông tin về học thuật phù hợp với
tiến trình học tập;
3
Tổ chức phụ đạo cho người học có chất
lượng, phù hợp và kịp thời;
4
Môi trường học thuật, vật chất, xã hội và
tâm lý tích cực và thỏa mãn người học;
5
Người học được thường xuyên cung cấp
thông tin về nghề nghiệp, TTLĐ
6 Các ý kiến khác
III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA
1. Mức độ hài lòng của người học
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu học
đến tốt nghiệp hợp lý;
2
Người học hài lòng với nội dung chương
trình, PPĐT và cách thi, đánh giá;
3 Người TN tìm được việc làm phù hợp;
4
Năng lực của người TN đáp ứng được yêu
cầu vị trí việc làm của bên SDLĐ.
5 Ý kiến khác
2. Phản hồi thông tin từ người học
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
1
Cấu trúc thông tin phản hồi phù hợp với
các đặc trưng của người học;
2
Các kết quả phản hồi thông tin từ người
học được sử dụng để cải tiến CLĐT.
3 Ý kiến khác
Phụ lục 4
PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
CĐN THEO TIẾP CẬN TQM
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên trường CĐN)
Để tìm hiểu tình hình triển khai hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở các
Trường CĐN theo tiếp cận TQM, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây,
bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ mà Ông (bà) cho là phù hợp.
TT Các hoạt động
Tình hình thực hiện (%)
Đã thực
hiện kết
quả cao
Đã thực
hiện nhưng
kết quả
chưa cao
Chưa
thực
hiện
1
Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức của CB,
GV, SV về sự cần thiết quản lý CLĐT theo
tiếp cận TQM;
2
Xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách
chất lượng đào tạo nhà trường;
3
Hoàn thiện hệ thống QLCL đào tạo của trường
CĐN theo TQM;
4
Tiến hành kiểm định đánh giá CLĐT của
trường CĐN theo TQM;
5
Thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng
đào tạo của các trường CĐN;
6
Xây dựng văn hóa chất lượng, huy động được mọi
thành viên trong nhà trường tham gia vào QLCL;
7
Tổ chức làm việc theo nhóm/đội để giải quyết
những vấn đề CLĐT của trường CĐN;
8
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý CLĐT,
kịp thời hỗ trợ hữu hiệu trong quản lý CLĐT
của nhà trường;
9
Thiết lập công cụ kiểm soát bằng thống kê
QLCL đào tạo ở trường CĐN theo tiếp cận
TQM;
10
Đảm bảo các điều kiện cho quản lý CLĐT ở
trường CĐN theo tiếp cận TQM.
Phụ lục 5
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CỦA CBQL, GV, CHUYÊN VIÊN
VỀ SỰ THIẾT QLCLĐT THEO TQM
(Dùng cho CBQL, GV, chuyên viên)
Câu 1: Hãy điền vào ô bên cạnh nghĩa của các khái niệm sau đây:
Khái niệm Nghĩa của khái niệm
Chất lượng
Chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo CĐN
Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Quản lý chất lượng tổng thể của các trường CĐN
Câu 2: Kiểm tra những định nghĩa sau đây về chất lượng
a. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật;
b. Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng;
c. Mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các
thông số cơ bản;
d. CL là sự hoàn hảo;
e. CL là sự phù hợp với mục tiêu;
f. CL là sự chuyển đổi về chất.
Hãy xếp theo trình tự giảm từ 1 đến 6 mức độ mô tả chính xác nhất thuật ngữ chất lượng.
Khoanh tròn số thứ tự theo sáu phương án sau:
a.............. 1 2 3 4 5 6
b.............. 1 2 3 4 5 6
c.............. 1 2 3 4 5 6
d.............. 1 2 3 4 5 6
e.............. 1 2 3 4 5 6
f.............. 1 2 3 4 5 6
Câu 3: Hãy mô tả ngắn gọn các thành tố sau đây của chất lượng đào tạo
TT Nội dung Mô tả
1 Chương trình đào tạo
2 Hoạt động đào tạo
3 Nghiên cứu, ứng dụng KHKT và hợp tác
quốc tế
Câu 4: Hãy mô tả ngắn gọn các thành tố sau đây của chất lượng đào tạo
TT Nội dung Mô tả
1 Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên
2 Sinh viên
3 Tổ chức và quản lý
Câu 5: Hãy mô tả ngắn gọn hệ thống ĐBCL
TT Nội dung Mô tả
1 Hệ thống ĐBCL bên trong
2 Hệ thống ĐBCL bên ngoài
3 Hệ thống các tổ chức ĐBCL
Câu 6: Hãy mô tả ngắn gọn các mô hình QLCL
TT Nội dung Mô tả
1 Kiểm soát chất lượng
2 Đảm bảo chất lượng
3 Quản lý chất lượng tổng thể
Câu 7: Hãy liệt kê các nội dung TQM của các trường CĐN
1)...............................................................................................................................................
2)...............................................................................................................................................
3)...............................................................................................................................................
4)...............................................................................................................................................
5)...............................................................................................................................................
6................................................................................................................................................
Câu 8: Hãy mô tả ngắn gọn nội dung các công việc về TQM của các trường CĐN phải
thực hiện
TT Nội dung Mô tả
1 Xây dựng kế hoạch ĐBCL
2 Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐBCL
3 Xây dựng VHCL trong nhà trường
4
Viết báo cáo về thực hiện công tác
ĐBCL
Câu 9: Hãy nêu vắn tắt các bước xây dựng một bộ phiếu khảo sát chất lượng đào tạo
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 10: Hãy đề xuất một số nội dung nghiên cứu TQM trong các trường CĐN
1)..............................................................................................................................................
2)...............................................................................................................................................
3)...............................................................................................................................................
4)...............................................................................................................................................
Phụ lục 6
CHUẨN VÀ THANG ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG
CỦA CBQL, GV, CHUYÊN VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
(Dùng cho CBQL, GV, chuyên viên)
1) KN hướng dẫn các đơn vị trong trường xây dựng kế hoạch ĐBCL đào tạo;
2) KN thiết kế các mẫu phiếu khảo sát CLĐT;
3) KN hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện TQM ở các
đơn vị trong trường;
4) KN hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và tổ chức thực hiện đánh
giá khoa đào tạo;
5) KN đề xuất kế hoạch cải tiến CL sau tự đánh giá;
6) KN tổ chức tổ chức làm việc theo đội/nhóm;
7) KN hỗ trợ đồng nghiệp trong các hoạt động TQM;
8) KN lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV; lấy ý
kiến của cán bộ, GV về Hiệu trưởng;
9) KN khai thác mạng thông tin;
10) KN quản lý CLĐT bằng thống kê.
Phụ lục 7
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG CĐN THỰC HIỆN KHẢO SÁT
TT TÊN ĐƠN VỊ GHI CHÚ
1 Trường CĐN Việt - Hàn Nghệ An
2 Trường CĐN số 04 - Bộ Quốc phòng
3 Trường CĐN Công nghệ Hà Tĩnh
4 Trường CĐN Việt - Đức Hà Tĩnh
5 Trường CĐN Du lịch - Thương mại Nghệ An
6 Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa