Luận án Quản lý di tích lịch sử - Văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Luân QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Luân QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ng

pdf294 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý di tích lịch sử - Văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Văn Ánh Hà Nội – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Luận án Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện trong 5 năm qua và chưa từng được công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên. Nghiên cứu sinh Phạm Văn Luân ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ...................................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................................................................. 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................... 10 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch ................................................................................................... 10 1.1.2. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa nhìn từ góc độ pháp luật ............................... 23 1.1.3. Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa và du lịch Bến Tre ................. 24 1.2. Cơ sở lý luận......................................................................................................... 36 1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu .............................................................................. 36 1.2.2. Khung khái niệm ............................................................................................... 46 1.2.3. Khung pháp lý ................................................................................................... 49 1.2.4. Mối quan hệ giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch ....................................... 51 1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 56 1.3.1. Tổng quan di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre .............................................. 56 1.3.2. Di tích Nguyễn Đình Chiểu ................................................................................ 61 1.3.3. Di tích Đồng Khởi ............................................................................................. 62 Tiểu kết ....................................................................................................................... 64 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE ................... 65 2.1. Tổng quan tỉnh Bến Tre, Những nét tiêu biểu về Văn hóa và Du lịch ................. 65 2.1.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre ................................................................................. 65 2.1.2. Những nét tiêu biểu về văn hóa ......................................................................... 67 2.1.3. Du lịch Bến Tre ................................................................................................ 68 2.2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Bến Tre ................................ 74 2.2.1. Tổ chức bộ máy và việc vận hành văn bản pháp luật về quản lý di tích...74 iii 2.2.2. Hoạt động Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ....................... 80 2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa Bến Tre ......................... 88 2.3. Hoạt động gắn kết với du lịch ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre .................. 93 2.3.1. Di tích Nguyễn Đình Chiểu ............................................................................... 93 2.3.2. Di tích Đồng Khởi ........................................................................................... 103 2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý hai Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre..111 Tiểu kết.113 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE. 115 3.1. Cơ sở của đề xuất ............................................................................................... 115 3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương 115 3.1.2. Quan điểm quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch .............. 116 3.1.3. Bối cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ. 118 3.2. Đề xuất giải pháp ................................................................................................ 119 3.2.1. Nhóm giải pháp về bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa ....................................... 119 3.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy giá trị di tích gắn với du lịch ............................ 129 3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý di tích ..141 3.2.4. Nhóm giải pháp về đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật...145 3.2.5. Nhóm giải pháp về xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với di tích ................................................................................ 148 3.2.6. Nhóm giải pháp về gắn kết di tích với doanh nghiệp lữ hành ........................ 150 3.2.7. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại ........................................... 152 3.2.8. Nhóm giải pháp hợp tác quốc tế về văn hóa và du lịch .................................. 154 Tiểu kết ..................................................................................................................... 156 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .............................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 161 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 16174 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AHC Ủy ban Di sản Australia (tiếng Việt) DTĐK Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre DTLS-VH Di tích lịch sử - văn hóa DTNĐC Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu ICCROM Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa (tiếng Việt) ICOM Hội đồng quốc tế các bảo tàng (tiếng Việt) ICOSMOS Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ (tiếng Việt) KTXH Kinh tế xã hội Nxb Nhà xuất bản PTDL Phát triển du lịch QLDT Quản lý di tích ThS. Thạc sĩ Tp. Thành phố tr trang UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Việt) UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc (tiếng Việt) VHNT Văn hóa nghệ thuật VHTT Văn hóa, Thông tin. VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch v DANH MỤC BẢNG Bảng. 2.1. Vị trí của du lịch Bến Tre trong cụm phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long năm 201871 Bảng. 2.2. Số lượt khách và tổng thu từ du lịch Bến Tre từ năm 2014 –2020 .72 Bảng. 2.3. Điểm đánh giá của du khách đối với Di tích Nguyễn Đình Chiểu......102 Bảng. 2.4. Điểm đánh giá của du khách đối với Di tích Đồng Khởi....111 Bảng. 2.5. Điểm đánh giá của du khách đối với 2 Di tích........112 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1. Vị trí du lịch di sản trong mối quan hệ với du lịch văn hóa và du lịch sinh thái ..........44 Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa di tích lịch sử - văn hóa và du lịch.............45 Sơ đồ 1.3. Các loại hình du lịch..48 Sơ đồ 2.1. Phân công quản lý lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.........75 Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý di tích tỉnh Bến Tre ........77 Sơ đồ 2.3. Cơ chế quản lý tại 2 Di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre..94 Sơ đồ 3.1. Mô hình Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Bến Tre.......131 Hình 2.1. Khoảng cách từ Tp. Bến Tre đến Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương.....65 Hình 2.2. Bản đồ du lịch Bến Tre ......70 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong mối quan hệ với phát triển du lịch, tiếp cận giá trị di tích dưới góc độ sản phẩm du lịch là một vấn đề phức tạp và mới trong nghiên cứu về QLDT và quản lý du lịch ở Việt Nam. Thực tế, khi nghiên cứu di tích ở góc độ đối tượng chung là di sản văn hóa, giới nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau: các nhà QLDT muốn bảo tồn để giữ gìn vốn cổ, giữ gìn bản sắc, giữ gìn tính nguyên gốc, trong khi các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch lại đặt ra mục tiêu biến di tích thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách, từ đó PTDL, phát triển kinh tế. Đưa ra lời giải QLDT như thế nào để gắn với PTDL ở cấp độ địa phương, có tính ứng dụng cao là tiêu điểm của nghiên cứu sinh khi thực hiện luận án này. Trên thực tế, một vấn đề khá bức xúc đặt ra trong QLDT là: lợi ích của cộng đồng có di tích chưa được giải quyết hài hòa, chưa được coi là nền tảng và mục tiêu của PTDL ở những trường hợp di tích có có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch. Không ít cộng đồng chưa được hưởng lợi từ những sản phẩm du lịch được nhà nước và các doanh nghiệp khai thác từ di tích (bao gồm cả giá trị vật thể và phi vật thể) mà mình đang sở hữu. Từ đó đã dẫn đến những tác động bất lợi cho QLDT: Chủ thể của QLDT cho rằng do mình không có quyền lợi, chưa đủ nguồn lực tức là cũng không có nghĩa vụ bảo tồn di tích chỉ để phát triển sản phẩm du lịch, vì vậy họ không tích cực trong quá trình này; hoặc tư tưởng sở hữu di tích của chủ thể quản lý còn máy móc, thụ động trông chờ ngân sách, hoạt động cầm chừng không chịu tiếp cận, sáng tạo văn hóa từ di tích, từ đó đưa chủ thể quản lý, nhất là cộng đồng sở hữu di tích, người dân vào vị trí “gia công” cho đơn vị QLDT trong bối cảnh PTDL, đây là một vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn. Bến Tre là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với hệ thống DTLS-VH phong phú, có số lượng lớn thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu của Tây Nam Bộ, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ có thể là điểm đến du lịch, tự thân có sức thu hút du khách, tiếp cận PTDL; Từ đó tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của địa phương nơi có di tích tọa lạc được phát huy hiệu quả, đem lại những lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng, trong đó có lợi 2 ích kinh tế. Trong khi đó, một số lượng lớn di tích khác không nổi tiếng, chưa đủ sức hấp dẫn nhưng vẫn nỗ lực tiếp cận và có nhu cầu PTDL. Hầu hết các di tích này lúng túng trong quản lý và tổ chức, máy móc sao chép các di tích đã gắn kết được với du lịch nhằm thu hút du khách với mong muốn củng cố niềm tự hào từ di tích và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương; góp phần tạo thêm nguồn kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị di tích, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân địa phương đối với di tích. Di tích gắn với du lịch đã trở thành nhu cầu tự thân ở hầu hết các cộng đồng, trừ một số rất ít di tích có những đặc trưng riêng, có những “giới hạn” không sẵn sàng gắn kết với du lịch. Qua khảo cứu, cập nhật lý thuyết về mô hình QLDT trong PTDL cho thấy, những năm gần đây Việt Nam đã có một số mô hình khai thác di tích theo hướng vừa PTDL, vừa thúc đẩy sự chủ động, tích cực của cộng đồng chung tay bảo tồn di tích: đó là những mô hình du lịch di sản, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái thành công ở Hạ Long, Hội An, Ninh Bình, Củ Chi,... Ở Bến Tre một số di tích bước đầu tiếp cận kết nối với du lịch như DTNĐC, DTĐK, Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định Thực tiễn QLDT ở những di tích nêu trên cho thấy: một mặt di tích có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mặt khác cũng chỉ ra yêu cầu để trở thành những sản phẩm du lịch, cần phải có quan điểm và quy trình QLDT chuyên biệt thì tài nguyên và nguồn lực văn hóa từ di tích ở góc độ “vốn văn hóa” mới tạo ra giá trị kinh tế. Hiện nay, các nghiên cứu về QLDT hướng đến tìm ra mô hình quản lý gắn kết với PTDL từ cấp độ địa phương còn thiếu vắng, nên các đơn vị QLDT vận dụng lý giải và thực hành trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là từ khi Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Luật Du lịch (2017) đi vào cuộc sống; sự quan tâm của các học giả, nhà quản lý, doanh nghiệp văn hóa, du lịch, giới truyền thông và người dân đã được thể hiện, tranh luận ở nhiều diễn đàn, hoạt động thực hành quản lý, tổ chức và quan sát các di tích. Nhiều vấn đề bức xúc đặt ra ở cả tầm vĩ mô và vi mô như: - DTLS-VH có vai trò gì, có giá trị gì đối với đời sống xã hội, việc tu bổ, tôn tạo DTLS-VH trong PTDL có thật sự cần thiết? - 3 Việc bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL ở Bến Tre nên thực hiện như thế nào? - Có hay không sự khác biệt giữa QLDT truyền thống và QLDT trong bối cảnh PTDL? Giải pháp nào để bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre hiệu quả, góp phần xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn? Góp phần lý giải những vấn đề trên, nghiên cứu sinh tìm hiểu thực tiễn QLDT hiện nay với ba dạng thức phổ biến: 1) QLDT theo quan điểm xem di tích là cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh doanh du lịch. 2) QLDT theo quan điểm xem di tích là bất khả xâm phạm, chỉ chú trọng bảo vệ, giữ gìn nguyên trạng. 3) QLDT theo quan điểm xem di tích là “vốn văn hóa” quan trọng để phát triển KTXH địa phương, tiếp cận một số hoạt động của di tích gắn với du lịch, xem di tích là thành tố tạo nên sản phẩm du lịch; Từ đó đi đến xác định: - Luận án có mục đích nghiên cứu cụ thể xem xét các di tích đang được quản lý theo quan điểm thứ ba. DTNĐC, DTĐK được lựa chọn khảo sát bởi tính điển hình cho di tích Bến Tre có xu hướng quản lý theo cách thức này. Chi tiết thuyết minh lý do chọn hai di tích khảo sát sẽ được trình bày ở phần giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh xác định vấn đề Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre làm đề tài cho luận án, với mong muốn nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn bất cập trong quản lý DTLS-VH khi gắn kết với PTDL, góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa và du lịch có định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH một cách bền vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu QLDT trong bối cảnh PTDL. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần tăng cường quản lý DTLS-VH ở tỉnh Bến Tre gắn kết với PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Hệ thống hóa khái niệm và cơ sở lý luận về DTLS-VH, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong PTDL; 2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý DTLS- VH gắn với PTDL qua khảo sát 2 trường hợp DTNĐC và DTĐK; từ đó xác định 4 bức tranh quản lý DTLS-VH trong bối cảnh PTDL của tỉnh Bến Tre; 3) Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý DTLS-VH tỉnh Bến Tre gắn với PTDL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động quản lý DTLS-VH trong mối quan hệ với PTDL ở tỉnh Bến Tre. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tìm hiểu toàn diện nội hàm QLDT bao gồm bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong mối liên hệ với PTDL qua lựa chọn khảo sát hai trường hợp: DTNĐC và DTĐK với lý do: - Thứ nhất, đây không chỉ là hai Di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên ở Bến Tre mà còn là 2 di tích tiêu biểu, đặc thù nhất trong hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre. DTNĐC và DTĐK là nơi ghi dấu, tôn vinh và giáo dục, lan tỏa tấm gương sáng của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, của phong trào Đồng Khởi; - Thứ hai, đây là hai di tích đại diện cho mức độ, cấp độ quan trọng trong hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre nên không chỉ có tầm ảnh hưởng ở địa phương, mà cả trong và ngoài nước; - Thứ ba, đây là hai di tích được bảo tồn, phát huy giá trị hiệu quả nhất đáp ứng phần nào yêu cầu PTDL hiện nay ở Bến Tre, do đó có đủ điều kiện để các di tích khác học tập và nhân rộng kết quả. Trong luận án nghiên cứu sinh chọn khảo sát 2 di tích, từ tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động QLDT ở 2 di tích này làm rõ vấn đề nghiên cứu và bức tranh tổng thể của quản lý DTLS-VH trong bối cảnh PTDL ở Bến Tre. Tại mỗi di tích, tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý theo hướng tiếp cận một số dịch vụ du lịch chính: trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, lễ hội, hàng hóa lưu niệm và sản vật. Ngoài ra, từ tính kết nối của hai trường hợp khảo sát, mở rộng nghiên cứu đến một số DTLS-VH khác trong và ngoài tỉnh, nơi có di tích với những điểm tương đồng và khác biệt, những thành công và hạn chế; từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp tổng thể quản lý DTLS-VH gắn với PTDL hiện nay ở tỉnh Bến Tre. 5 - Về thời gian: Thực trạng từ năm 2014, khi các điểm di tích ở Bến Tre chính thức mở sổ theo dõi, ghi nhận khách du lịch tham quan đến hết năm 2020. Bàn luận, đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. - Về không gian: Tập trung nghiên cứu hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre, khảo sát qua 2 trường hợp tiêu biểu là DTNĐC (bao gồm Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu DTLS-VH phi vật thể các dân tộc Việt Nam) và DTĐK (bao gồm cả Đình Rắn). 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất, DTLS-VH Bến Tre và PTDL có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giả thuyết: Đây là mối quan hệ hai chiều, biện chứng và tương hỗ, được xác lập trên những cơ sở khoa học trong đó có lý thuyết Kinh tế học văn hóa, cơ sở thực tiễn và pháp lý, Thứ hai, Thực trạng quản lý DTLS-VH ở Bến Tre gắn với PTDL hiện nay đang diễn ra như thế nào? Giả thuyết: DTLS-VH Bến Tre, qua khảo sát tại DTNĐC và DTĐK đang được quản lý đúng định hướng nhưng còn hạn chế ở khả năng thích ứng với PTDL. Để quản lý hiệu quả DTLS-VH gắn với PTDL, cần nhận diện giá trị, đánh giá đúng thực trạng từ môi trường di tích, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hoạt động truyền thông quảng bá, tiếp thị, liên kết hợp tác PTDL của đơn vị QLDT. Thứ ba, Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý DTLS-VH Bến Tre gắn với PTDL? Giả thuyết: Giải pháp đề xuất theo hướng tiếp cận “kép”: vừa bảo tồn di tích vừa PTDL, trong đó nền tảng là sự phát triển bền vững của di tích và cộng đồng địa phương, với mô hình du lịch tích hợp đưa DTLS- VH phục vụ thiết thực đời sống, đem lại hiệu quả tích cực cho cả QLDT và PTDL. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng các tri thức tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, Kinh tế học văn hóa, Xã hội học, Du lịch học, Dân tộc học một cách song hành và có tính kết nối trong suốt quá trình nghiên cứu. Từ cơ sở lý thuyết về quản lý văn hóa, lý thuyết về mối tương quan kinh tế - văn hóa trong Kinh tế học văn hóa, luận án nhận diện 6 những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng QLDT gắn với du lịch, xem xét sự thay đổi phương thức tiếp cận, tổ chức, QLDT trong PTDL ở Bến Tre. Cách tiếp cận chủ đạo là tiếp cận Quản lý văn hóa, trọng tâm là “Văn hóa trong phát triển” trên nền tảng lý thuyết Kinh tế học văn hóa thông qua tiếp cận hệ thống văn bản quản lý và các bên liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp liên ngành Văn hóa học, Sử học, Quản lý văn hóa, Du lịch học, Xã hội học, Kinh tế học văn hóa... được sử dụng để tìm hiểu lịch sử hình thành và tu bổ, tôn tạo di tích, xác định giá trị, vai trò của DTLS-VH Bến Tre Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 1 và vận dụng trong quá trình tìm hiểu đánh giá của người tham quan di tích, chủ thể QLDT trong chương 2, 3. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp, được vận dụng nghiên cứu với 2 trường hợp Di tích quốc gia đặc biệt: - DTNĐC và DTDK, đây là 2 Di tích đại diện điển hình về giá trị, không gian, thời gian không chỉ cho hệ thống DTLS-VH Bến Tre mà còn cho cả nước. Không sinh ra ở Bến Tre nhưng nói đến Nguyễn Đình Chiểu là người ta nghĩ đến Bến Tre; Có nhiều nơi diễn ra Đồng Khởi nhưng nói đến Đồng Khởi thì Bến Tre là danh xưng liền nhau và quen thuộc bởi đây là 2 Di tích chứa đựng các giá trị vật chất và tinh thần phong phú, thể hiện bản sắc văn hóa không chỉ của người Bến Tre mà của cả dân tộc. Đây cũng là 2 điểm đến nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước với tiềm năng du lịch to lớn, đây là 2 Di tích có nhiều giá trị kinh tế dù còn ở dạng tiềm năng [Phụ lục 7D; tr.197]. Chính vì vậy, trong bức tranh rộng lớn của di tích Bến Tre, nghiên cứu sinh chọn 2 điểm đến trọng điểm của du lịch di sản Bến Tre để nghiên cứu [Phụ lục 13; tr.222]. Yêu cầu đánh giá các yếu tố liên quan giữa DTLS-VH và du lịch ở 2 trường hợp được khảo sát chính có ý nghĩa quyết định hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL Bến Tre. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp đã tạo điều kiện cho việc đề xuất các giải pháp nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, tích cực hóa hoạt động QLDT gắn với du lịch của chủ thể Di tích và các bên tham gia. 5.2.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp: Nghiên cứu, so sánh các luận điểm của các nhà nghiên cứu về QLDT để tổng hợp, đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu 7 của luận án, định hướng, quan điểm, giải pháp QLDT ở tỉnh Bến Tre trong PTDL. Nghiên cứu tổng hợp dữ liệu thu thập được qua 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp theo 4 nhóm vấn đề: - Lý thuyết quản lý DTLS-VH; - Lý thuyết PTDL; - Lý thuyết về gắn kết DTLS-VH với du lịch và - Lý thuyết về DTLS-VH Bến Tre ở chương 1; tổng hợp, kiểm kê, thống kê và so sánh ở chương 2 và khi cần đưa ra những nhận định, luận giải những quan điểm, đề xuất định hướng, giải pháp. So sánh các mô hình quản lý DTLS-VH trong và ngoài địa phương, tìm ra những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục trong xây dựng, tổ chức bộ máy, mô hình quản lý một cách hợp lý và hiệu quả khi gắn kết với du lịch. Ngoài ra, còn so sánh, đối chiếu nhận diện những thay đổi của di tích khi gắn kết với du lịch. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 2 khi đưa ra những nhận định, đánh giá. 5.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Với các thao tác chính: điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, thu thập tài liệu bằng chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn, tham dự các sự kiện tại DTNĐC, DTĐK để tìm hiểu thực trạng hoạt động QLDT, đánh giá ưu điểm, chỉ ra hạn chế. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 khi nghiên cứu thực trạng hoạt động QLDT Bến Tre tập trung vào 2 DTNĐC, DTĐK. Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong thu thập dữ liệu sơ cấp, được thực hiện trong Báo cáo tư vấn cho Tỉnh ủy Bến Tre [Phụ lục 2A; tr.178] và 1 đề tài do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre chủ quản [Phụ lục 2B; tr.179], nghiên cứu sinh là thành viên chính trực tiếp tham gia qua 36 chuyến điền dã tại Bến Tre, đã tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng, tổ chức khảo sát thực địa 54 di tích tại các huyện, thành phố trong tỉnh; thu thập thông tin thực trạng quản lý DTLS-VH theo các loại hình khác nhau ở trong và ngoài tỉnh một cách khách quan, khoa học, góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án [Phụ lục 5B; tr.195] Đối với du khách, khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên đơn lựa chọn đối tượng trả lời bảng hỏi với 4 nhóm quần thể đích: khách đoàn lớn (xe 45 chỗ), khách đoàn vừa (xe 29 chỗ), khách đoàn nhỏ (xe 7 – 16 chỗ), khách phượt/ khách lẻ. Từ 4 nhóm này, lựa chọn quần thể nghiên cứu cho từng điểm khảo sát: 1) Khách đoàn 8 lớn: chọn 1 đoàn trong nước, 1 đoàn nước ngoài; 2) Khách đoàn vừa: 3 đoàn trong nước và nước ngoài; 3) Khách đoàn nhỏ: 4 đoàn trong nước và nước ngoài; 4) Khách phượt/ khách lẻ: 25 người ở các điểm khảo sát bất kỳ đảm bảo kết quả khảo sát phản ánh một cách khách quan và phân tầng được qui mô khách đến di tích. Tổng số phiếu phát ra ở 2 di tích là 600, mỗi di tích 300 phiếu, sau khi lọc phiếu không đảm bảo chất lượng; DTNĐC còn 283 phiếu, gồm 246 khách nội địa, 37 khách quốc tế. DTĐK còn 277 phiếu, gồm 255 khách nội địa, 22 khách quốc tế, cơ cấu phiếu khảo sát, mẫu điều tra đảm bảo yêu cầu nghiên cứu [Phụ lục 4; tr.192]. 5.2.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng: được áp dụng trong quá trình xây dựng các phiếu khảo sát, điều tra, bảng hỏi[Phụ lục 3; tr.180] nhằm thu thập, xử lý số liệu liên quan nội dung nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá hoạt động quản lý DTLS-VH và xây dựng khung câu hỏi phỏng vấn sâu [Phụ lục 6; tr.196] khảo sát 59 nhà quản lý, nhà khoa học, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo [Phụ lục 5A; tr.193]; 20 doanh nghiệp du lịch, 400 cán bộ, người dân địa phương tìm hiểu, xử lý thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê và phân loại di tích, mật độ phân bố, xác định giá trị di tích; các nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH, số lượng khách trong 7 năm. Lượng hóa dữ liệu thu thập bằng thang đo Likert (5 cấp độ: 1 - rất không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 - trung dung, không có ý kiến, 4 - đồng ý và 5 - rất đồng ý) để đánh giá khả năng đáp ứng hoạt động du lịch của di tích Bến Tre. Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng bảng biểu, sơ đồ; sử dụng phương pháp phân tích SWOT [12; tr.202] theo mô hình TOWS để tiếp cận từ bên ngoài phù hợp với cách tiếp cận từ nhu cầu [62; tr.82] (nhu cầu văn hóa và nhu cầu du lịch như Phillip Kotler [88] khuyến cáo) trong bối cảnh Việt Nam hướng đến nền kinh tế thị trường, nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý DTLS-VH Bến Tre trong PTDL. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Bổ sung cơ sở lý luận cho chuyên ngành Quản lý văn hóa, cơ sở lý luận về QLDT, cụ thể là lý thuyết Kinh tế học văn hóa trong QLDT, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế của QLDT ở Bến Tre khi gắn kết với PTDL. 9 - Xác định vai trò, giá trị đặc biệt của hệ thống DTLS-VH Bến Tre trong bối cảnh PTDL, làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH hiệu quả, bền vững gắn với PTDL ở Bến Tre hiện nay. - Vận dụng lý thuyết QLDT và Kinh tế học văn hóa giải quyết mối quan hệ giữa quản lý DTLS-VH và quản lý du lịch ở Bến Tre, từ đó có những đóng góp trở lại cho kho tàng lý luận chuyên ngành Quản lý văn hóa. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận án cung cấp thêm các tài liệu tham khảo có tính cập nhật và hệ thống về bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL cho các nhà quản lý văn hóa và du lịch ở địa phương. - Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả QLDT gắn với PTDL ở tỉnh Bến Tre có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhà chuyên môn, nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch tiếp cận, định hướng hợp tác, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đảm bảo quan hệ hài hòa và bền vững giữa QLDT với PTDL. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang); Kết luận (3 trang); Tài liệu tham khảo (13 trang) và Phụ lục (113 trang). Nội dung luận án có bố cục 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (55 trang); Chương 2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong bối cảnh phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (50 trang); Chương 3. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (42 trang). 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu DTLS-VH là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, theo khảo cứu của nghiên cứu sinh có thể khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án theo ba nhóm vấn đề chính sau đây. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch Là một thành tố quan trọng của di sản văn hóa, DTLS-VH được giới nghiên cứu tiếp cận khá sớm, từ đầu thế kỷ XIX đã có những người say mê di sản với lòng tin là họ bảo tồn những thứ có lợi cho công chúng. Sang thế kỷ XX, khi các Hiệp hội di sản châu Âu ra đời, nghiên cứu di sản phát triển xuất hiện cụm từ “quản lý di sản” và phát triển mạnh vào nửa sau thế kỷ XX. Công trình Nghiên cứu di sản: Các phương pháp và các cách tiếp cận của John Carman và Marie Louise Stig Sorensen [127] tuy nghiên cứu về di sản nói chung nhưng đã phản ánh sự phát triển thực hành và quản lý di sản cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là các hoạt động công cộng đánh dấu sự khác biệt trong quan điểm nhìn về quá khứ. Ở giai đoạn này DTLS-VH đã là mối quan tâm chung, thể hiện lợi ích và trách nhiệm của các cộng đồng. Các công trình theo hướng này tập trung hai vấn đề cơ bản: bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ashworth G.J và Larkham P.J trong Xây dựng một di sản mới: Du lịch, văn hóa và bản sắc ở châu Âu mới [122] đưa ra 3 quan điểm: bảo tồn nguyên gốc; bảo tồn có sự kế thừa và bảo tồn phát triển. Trong đó, quan điểm bảo tồn phát triển được nhiều học giả ủng hộ. Tiếp cận đầu tiên về kinh tế - văn hóa ở Hoa Kỳ vào những năm 1960, theo đó văn hóa tác động đến kinh tế tương tự như tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tuy nhiên, lý thuyết về Kinh tế học văn hóa đã được đề cập trước đó rất lâu từ cách đặt vấn đề của Max Weber [74] dưới góc nhìn của “mối quan hệ giữa đức tin với hoạt động kinh doanh”; chủ nghĩa tư bản gắn liền với nền tảng đạo 11 đức đề cao giá trị, cống hiến của người kinh doanh. Điểm khác biệt là văn hóa, bên cạnh vai trò của một thành tố chính gắn kết xã hội và tái thiết bản sắc, còn là một trụ cột quan trọng để hình thành sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Giao dịch kinh tế trong văn hóa tạo hiệu ứng tích cực...cho hoạt động quản lý DTLS-VH; xác định trách nhiệm các bộ, ban, ngành liên quan ở trung ương và UBND các cấp trong bảo tồn di sản; quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu di sản, những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh người có công, xử phạt vi phạm di sản. Thực hiện Luật Di sản văn hóa sửa đổi (2009), Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 đặt ra yêu cầu: “Đầu tư đồng bộ bảo tồn, tôn tạo các DTLS-VH tiêu biểu trở thành những di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hoá, phục vụ giáo dục truyền thống” [93]. Bên cạnh các văn bản pháp lý có tính định hướng “khung” bảo vệ di sản là sự đóng góp của nhiều học giả, nhà thực hành, nhà quản lý lĩnh vực DTLS-VH trên thế giới. Một bài học cho Việt Nam là tính hiệu lực của văn bản pháp luật và chính sách quản lý di sản còn nhiều bất cập, chưa giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong khi đó, để hiểu đúng DTLS-VH, đặc biệt là di sản phi vật thể ẩn chứa bên trong di tích và vùng không gian di tích trên thực tế là rất khó, nhiều lúc mơ hồ, liên quan đến nhận thức và truyền thông di sản như Công ước 2003 chỉ rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống, có những đóng góp to lớn đến nay chúng ta chưa đánh giá, khai thác được hết” [143]. Đó là chưa kể QLDT trong PTDL cần phải tham chiếu Luật Du lịch [68] để đảm bảo di tích được bảo vệ tốt nhất khi phát huy, khai thác phục vụ yêu cầu PTDL. 1.1.3. Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa và du lịch Bến Tre Nghiên cứu về DTLS-VH và du lịch Bến Tre đến nay theo khảo cứu của nghiên cứu sinh hệ thống lại, có 2 nhóm vấn đề nghiên cứu lớn theo mốc thời gian. 1.1.3.1. Giai đoạn trước năm 1975 Nghiên cứu về DTLS-VH ở Bến Tre trước năm 1975 được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau có ở 9 công trình nghiên cứu sinh khảo cứu được; tuy nhiên không phải tất cả đều tập trung vào nghiên cứu di tích Bến Tre. Nghiên cứu một phần của Vĩnh Long, Định Tường xưa (nay là Bến Tre) được đề cập ở một số sách 25 địa chí ghi chép về các lĩnh vực văn hóa trong đó có di tích, cổ tích như cuốn Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn có các nội dung về hiện trạng thành trì, cổ tích, lăng mộ, đền miếu, chùa, lễ nghi, tôn giáo, đi lễ hội... nhưng không mô tả cụ thể diễn ra như thế nào. Trong phần Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ, tập VII (1903) của Chuyên khảo về tỉnh Bến Tre [44] đã cung cấp bức tranh tổng quát Bến Tre, Nam kỳ vào đầu thế kỷ XX, phản ảnh được hiện trạng của Bến Tre trong đó có DTLS-VH. Đề cập trực tiếp DTLS-VH Bến Tre có hai công trình của Huỳnh Minh: Kiến Hòa (Bến Tre) xưa [77], Địa linh nhơn kiệt Kiến Hòa (Bến Tre) xưa và nay [76] miêu thuật về di tích, nhân vật; Đền chùa, Nhà thờ; Đình cổ xưa; Thắng cảnh - Du lịch - Tín ngưỡng Ngoài ra đề cập đến DTLS-VH Bến Tre còn có Monographie de la province de BenTre anné 1934 của Phủ Thống đốc Nam Kỳ [89], hồ sơ số 20108 hiện có tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II; Luận văn Cao học Nhân chủng Chùa Nam Quốc Phật, Kiến Hòa - Định Tường [65] của Phan Nghị Linh (1964) khảo tả về một ngôi chùa gắn với địa danh về sau được xem là nơi phát tích của du lịch Bến Tre – Cồn Phụng, Đạo Dừa; Bài viết của Thích Nhất Hạnh (1965), “Bến Tre”, Tập san Giữ Thơm Quê Mẹ đã thêm một lần định vị tên gọi Bến Tre với đặc trưng của miệt vườn sông nước bát ngát dừa xanh [39]. Nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất khi nói đến Bến Tre là Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam 1757 - 1945, Nguyễn Duy Oanh [86]. Đây là một biên khảo dày dặn về Bến Tre, tuy không đề cập trực diện DTLS-VH, nhưng với những gì đã thể hiện, công trình không đơn thuần là câu chuyện lịch sử mà còn là địa lý, nhân văn một vùng đất, là giai thoại, tiểu sử danh nhân, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu Đề cập đến sự kiện lịch sử nổi tiếng cả nước về sau trở thành di tích quốc gia đặc biệt – DTĐK có Hồi ký Không còn đường nào khác, Nguyễn Thị Định [31; tr.92] lần đầu tiên nói đến nguồn gốc “hai chữ Đồng Khởi”. Các công trình trên tuy chưa trực diện nghiên cứu DTLS-VH Bến Tre một cách độc lập nhưng là nguồn tư liệu, cơ sở để nghiên cứu sinh nối mạch khảo cứu cho giai đoạn tiếp sau, đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trong luận án. 26 Cụ thể, những khảo tả, đề cập của các tác giả sẽ là gợi ý cho các giải pháp phát huy hiệu quả QLDT trong PTDL ở một số trường hợp cụ thể như DTNĐC và DTĐK. 1.1.3.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay a) Các công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hoá Bến Tre Sau năm 1975 Bến Tre là tỉnh đầu tiên ở miền Nam có địa chí - Địa chí Bến Tre, Thạch Phương - Đoàn Tứ (đồng chủ biên) [90] xuất bản năm 1990, tái bản năm 2001. Công trình này khái quát khá toàn diện tỉnh Bến Tre từ đặc điểm địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, con người, đặc điểm KTXH, văn hóa, lịch sử phát triển bên cạnh giới thiệu tên gọi, địa điểm và sơ lược thực trạng kiến trúc, di vật hiện có của một số di tích tiêu biểu. Tóm tắt những nét chính về cuộc đời nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và giới thiệu sơ nét một số tác phẩm tiêu biểu: Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư tiều y thuật vấn đáp [90; tr.1156-1158]. Cũng ở công trình này, DTĐK được đề cập một cách khái quát qua những cột mốc và những nét chính diễn biến Đồng Khởi năm 1960 ở Bến Tre, phát biểu của các đồng chí Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, đại tướng Hoàng Văn Thái về “Đồng Khởi” ở Bến Tre [90; tr.1090-1094]. Song do yêu cầu về nội dung thể hiện nên Địa chí Bến Tre chỉ mới khái quát một số đặc trưng về văn hóa, chưa đi sâu nghiên cứu các đặc điểm của từng DTLS-VH cụ thể trong mối liên hệ với du lịch. Với Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960 của Trần Quỳnh Cư (1994) lần đầu tiên Bến Tre mới có công trình liên quan đến DTĐK, nhưng do là 1 luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử [17], nên chỉ tập trung vào phong trào lịch sử Đồng Khởi là chính, không liên hệ hay bàn luận gì về DTĐK do khi đó chưa có di tích này. Ở công trình Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế [48], Võ Thành Hùng (2017) đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế chung của vùng, trong đó có Bến Tre đã chỉ ra vấn đề “liên kết vùng” Đồng bằng sông Cửu Long để có được những sản phẩm văn hóa mang tính chất riêng của từng tỉnh, thành nhưng vẫn có cái chung nằm trong sự thống nhất của văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra 27 thương hiệu văn hóa và qua đó quảng bá thương hiệu văn hóa mang tính chất đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long với bạn bè trong và ngoài nước [48]. Nguyễn Chí Bền trong Văn hóa dân gian Bến Tre [7] với cách tiếp cận từ tầm nhìn “Địa - Văn hóa” và “Địa - Lịch sử”, nhận diện bao quát tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Bến Tre, đây là công trình chuyên sâu và công phu, có tính hệ thống đầu tiên về văn hóa dân gian Bến Tre với vai trò khai mở, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Bến Tre mà cả các tỉnh, thành Nam Bộ. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre. Công trình đưa ra căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách, cơ chế ứng xử với di tích một cách phù hợp, bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH theo sự vận động của quy luật văn hóa bản địa phục vụ PTDL hiện tại và lâu dài. Ngoài ra còn có Lư Nhất Vũ-Lê Giang, Dân ca Bến Tre [119], Lễ hội dân gian ở Nam Bộ, Huỳnh Quốc Thắng [103], Phạm Lan Oanh (Chủ biên) Tập 7 Di sản văn hóa biển đảo Tây Nam bộ [87], Bến Tre được chọn là một 6 tỉnh giáp biển của Tây Nam Bộ có di tích quốc gia thuộc hệ thống di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển để nghiên cứu. Rất tiếc các nghiên cứu này chủ yếu vẫn chỉ miêu thuật hiện tượng văn hóa có liên quan DTLS-VH Bến Tre, đây chỉ mới là một trong số những việc của QLDT yêu cầu, vì vậy chưa đủ và chưa chỉ rõ QLDT Bến Tre hiện nay nên như thế nào để đáp ứng các yêu cầu của du lịch cũng như nhu cầu PTDL. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2018) [5] giới thiệu tổng quan về vùng đất, con người và truyền thống lịch sử của tỉnh trong đó nổi bật là phong trào Đồng Khởi Bến Tre. Ngành VHTTDL Bến Tre cũng đã xuất bản một số công trình có tính chất miêu thuật di tích như: Nhiều tác giả, Di tích lịch sử văn hoá Bến Tre [83], là các công trình của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lư Hội với Đình làng Bến Tre, các giá trị văn hoá [46]; Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre [45] các tác giả bước đầu nhìn nhận DTLS-VH Bến Tre như một điểm đến để khai thác du lịch. Những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn đối với giới nghiên cứu sau này, là nền móng để các nhà nghiên cứu phát hiện thêm những nội dung mới xung quanh DTLS-VH Bến Tre. Trong số này, “Di tích lịch sử văn hóa Bến Tre” đã 28 chọn giới thiệu 16 di tích, khu lưu niệm, di sản phi vật thể tiêu biểu của Bến Tre bằng song ngữ Việt – Anh đầu tiên. Nội dung công trình này tuy chưa chuyên sâu, nhưng đã thể hiện được lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, hiện trạng và giá trị một số di tích ở Bến Tre. Đặc biệt Ban QLDT tỉnh Bến Tre khi xây dựng hồ sơ khoa học di tích đã cung cấp nguồn tư liệu quý và phong phú phục vụ nghiên cứu DTLS-VH, xác định hiện trạng di tích, giúp tìm hiểu các sự kiện lịch sử văn hóa, ảnh hưởng của di tích Bến Tre trong suốt tiến trình lịch sử. Bên cạnh các nghiên cứu trên, còn có một số hội thảo có liên quan đến di tích và du lịch ở Bến Tre, đáng kể có Hội thảo về kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre năm 2006 cho thấy các di chỉ khảo cổ học trên đất Bến Tre dù mới xuất lộ gần đây nhưng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bến Tre có nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như Giồng Nổi – Tp. Bến Tre, An Phong - huyện Mỏ Cày Nam, Cảng thị Ba Vát - huyện Mỏ Cày Bắc là các dấu vết chứng tỏ con người đã từng cư trú ở vùng đất Bến Tre từ mấy ngàn năm trước. Kết quả khai quật này đã làm thay đổi nhận thức về cổ sử và văn hóa Bến Tre. Theo Nguyễn Kim Dung: “Những kết quả khai quật ở Giồng Nổi có thể xem là một trong những thành tựu khảo cổ học quan trọng nhất của ngành khảo cổ học Việt Nam trong mấy năm trở lại đây” [4; tr.1]. Ở một số hội thảo, DTNĐC được đề cập xoay quanh các nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu từ những năm 1980 hướng đến kỷ niệm 160 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 1982 tổ chức ở Bến Tre, Long An và Tp Hồ Chí Minh; Hội thảo khoa học về xây dựng hồ sơ trình UNESCO nhân kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre, tháng 9/2020) [146]; DTĐK cũng được đề cập ở Hội thảo khoa học cấp quốc gia về phong trào Đồng khởi 1960 do tỉnh ủy Bến Tre, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tháng 12/2019. Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, xây dựng Chiến lược PTDL Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức tháng 3/2019 [114] đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến di tích Bến Tre trong PTDL. Mãi đến gần đây có một số hội thảo DTLS-VH Bến Tre được đưa ra bàn thảo chính thức: 29 Hội thảo Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Huế tháng 6/2018 có bài “Tiếp cận phương pháp SWOT đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Bến Tre” [12; tr 226]. Hội thảo khoa học quốc tế International Conference on Business - ICB 2019 có bài nghiên cứu “Giải pháp quản lý di sản văn hóa vùng biển từ mô hình Đồng quản lý nghề cá Bến Tre để PTDL” [60; tr.134- 149]. Hội thảo Khoa học xã hội năm 2020 có bài “Di sản văn hóa Bến Tre trước ngưỡng cửa cách mạng công nghiệp lần thứ tư – góc nhìn từ phân tích SWOT” [62; tr.82-96] từ đây DTLS-VH Bến Tre đã tạo ra hiệu ứng và là tiêu điểm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tiếp cận, trao đổi. Ngoài ra, đề cập đến DTLS-VH Bến Tre còn có các đề tài, báo cáo tốt nghiệp của sinh viên trường CĐ Bến Tre, luận văn, luận án sau ĐH các trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH KHXH&NV, ĐH An Giang, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh, tập trung tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa Bến Tre với các giá trị tiêu biểu thông qua hệ thống di vật, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và lễ hội Nghiên cứu đáng kể nhất về DTNĐC và DTĐK có luận văn ThS. Văn hóa học của Uông Thị Cẩm Vân (2019), Quản lý di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bến Tre [118] đã bổ sung, phát triển một số nội dung lý luận quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. Tuy chỉ giới hạn trong khuôn khổ luận văn nhưng đây là nghiên cứu riêng biệt đầu tiên và tập trung vào hai di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre từ thực trạng QLDT đến đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 2 di tích này. Những công trình trên là nguồn tư liệu, cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Cụ thể, những định hướng, giải pháp phát huy giá trị DTLS-VH của các nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra giải pháp phát huy giá trị của DTNĐC và DTĐK nói riêng, từ đó tạo điểm nhấn, xác lập mô hình để nhân rộng trong công tác QLDT ở Bến Tre nói chung. 30 b) Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa có liên quan với du lịch Bến Tre Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực có tính liên ngành này chưa nhiều, đáng kể nhất có Du lịch xứ dừa Bến Tre của Hà Thanh Niên, Nguyễn Phương Thảo, Lê Quang Trắc, Lê Minh Trí xuất bản từ năm 1988 [85], đề cập đến di tích Bến Tre từ góc nhìn du lịch. Tuy nhiên, do viết dưới dạng giới thiệu Bến Tre cho du khách cách nay hơn 30 năm, nên công trình này chưa nhìn nhận vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích Bến Tre trong PTDL ở góc nhìn lý luận và thực tiễn. Khảo cứu về hồ sơ di tích cho thấy: hồ sơ khoa học hoàn chỉnh của hai Di tích quốc gia đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm nhiều văn bản có những thông tin và qui định bảo vệ di tích như: lý lịch di tích, biên bản và khu vực bảo vệ di tích. Trong lý lịch di tích có nhiều thông tin về lịch sử, diện mạo, giá trị di tích (ở cả hai phương diện vật thể và phi vật thể). Hồ sơ khoa học DTNĐC do Sở VHTTDL Bến Tre xây dựng năm 2016, trong lý lịch di tích đã cung cấp những thông tin cơ bản về di tích, thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, khảo tả những kiến trúc, đánh giá những giá trị cơ bản của di tích. Ngoài lý lịch di tích trong hồ sơ có bản vẽ, bản ảnh; bản vẽ được các cơ quan liên quan thống nhất qui hoạch, khoanh vùng bảo vệ di tích với hai khu vực bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Trong hồ sơ khoa học DTĐK năm 2016, lý lịch di tích thể hiện khá rõ tư liệu về những tiền đề cũng như diễn biến cuộc Đồng Khởi năm 1960, khảo tả những kiến trúc, đánh giá những giá trị cơ bản của di tích. Ngoài lý lịch di tích trong hồ sơ còn có bản vẽ, bản ảnh, bảng thống kê di vật, bản vẽ được các cơ quan liên quan đã thống nhất qui hoạch, khoanh vùng bảo vệ di tích với hai khu vực bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Cả 2 hồ sơ trên chỉ mới tập trung thể hiện các nội dung theo yêu cầu cho việc xếp hạng di tích, chưa thể hiện được thực trạng QLDT cũng như việc gắn kết với PTDL nhưng đã cho thấy tiềm năng gắn kết với du lịch như một giải pháp bảo tồn, phát huy đối với hai di tích này. Luận văn Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, Trương Văn Quốc [92] phân tích, đánh giá tiềm 31 năng, hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với du lịch một số tỉnh, thành trong nước nói chung và Bến Tre nói riêng; qua đó, đề xuất các chiến lược, giải pháp, khuyến nghị định hướng PTDL Bến Tre. Luận văn Tiềm năng và định hướng PTDL tỉnh Bến Tre, Trần Thị Thạy [101] ở góc độ địa lý học nghiên cứu tiềm năng tài nguyên du lịch chung của Bến Tre, chưa đi sâu nghiên cứu hiện trạng du lịch và chưa đưa ra các giải pháp cụ thể cho du lịch Bến Tre. Luận văn Nghiên cứu PTDL văn hóa Bến Tre, Nguyễn Thị Thanh Lâm [63] khẳng định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn liền với du lịch nhất là du lịch văn hóa rất quan trọng vì tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa. Luận văn chỉ rõ gắn du lịch với văn hóa là cần thiết, đưa ra một số tuyến du lịch văn hóa kết hợp có tính đặc trưng của địa phương. Luận văn PTDL làng nghề tại Bến Tre, Võ Thị Ngọc Giàu [35] khẳng định làng nghề ở Bến Tre có nhiều tiềm năng du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Luận văn chỉ ra sự cần thiết của PTDL làng nghề Bến Tre và đưa ra một số tuyến du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp bản địa. Luận văn đề cập đến di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến du lịch và ẩm thực Bến Tre có Nghề làm kẹo dừa ở Bến Tre truyền thống và biến đổi, Thái Thị Ngọc Hân [42]; Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường CĐ Bến Tre Kết nối PTDL xanh từ làng nghề của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre [84]... c) Các quy hoạnh, đề án, dự án, đề tài liên quan di tích và du lịch Bến Tre Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Viện Nghiên cứu PTDL xây dựng, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre ra Nghị quyết thông qua [79] và UBND tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện qua Đề án Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 UBND tỉnh Bến Tre đã đề cập rõ vai trò của DTLS-VH khi xác định mục tiêu: “PTDL tỉnh dựa trên các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – lịch sử và du lịch vui chơi giải trí” [112]. Tuy nhiên, Đề án này chỉ được thực hiện đến năm 2014 có sự điều chỉnh Quy hoạch. Năm 2017 UBND tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn [113]. Từ đây du lịch Bến Tre đã nỗ lực tăng tốc “Bứt phá về đích” để năm 2025 thành ngành kinh tế quan trọng và 32 đến năm 2030 trở thành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra, tháng 3/2019 còn có dự án Thành lập thí điểm Khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức về PTDL sinh thái tại đồng bằng sông MeKong, những hoạt động này tạo ra cơ hội tốt gắn kết QLDT Bến Tre với PTDL. Đề cập đến du lịch Bến Tre ở cấp huyện có Báo cáo tổng kết dự án Nâng cao năng lực tổ chức, PTDL sinh thái bền vững huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, (2008) [22] Lê Huy Bá chỉ rõ: Dù có nhiều tiềm năng thuận lợi PTDL sinh thái, nhưng hiện trạng du lịch sinh thái Châu Thành còn yếu, phần lớn là tự phát, các cơ sở du lịch chưa có kế hoạch thu hút du khách, không có chiến lược quảng bá sản phẩm du lịch trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực du lịch không ổn định và thiếu chuyên nghiệp, quản lý và hoạt động theo kiểu “gia đình”. Hạ tầng giao thông tương đối đầy đủ nhưng chưa kết nối được với cơ sở kinh doanh du lịch đây chính là tình trạng chung của du lịch Bến Tre cần được quan tâm khi gắn với di tích. Báo cáo tổng kết dự án Nâng cao chất lượng điểm du lịch tỉnh Bến Tre [27], Trần Duy Phương (2014) cho biết dự án đã hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ du khách ở DTNĐC, DTĐK qua đó quảng bá các tuyến du lịch văn hóa – lịch sử. Theo Báo cáo Tổng kết Đề án Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 [114]: giai đoạn 2008 - 2018 đã đạt các mục tiêu: “Du lịch Bến Tre phát triển dựa trên các loại hình du lịch chính: du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn; du lịch cộng đồng (homestay) kết hợp tham quan làng nghề truyền thống, du lịch giáo dục truyền thống qua các DTLS-VH” [114; tr.3-4]. Công trình đề cập đến di tích Bến Tre từ góc nhìn du lịch nhiều nhất là Đề tài Marketing địa phương tỉnh Bến Tre do Hà Nam Khánh Giao chủ nhiệm (2013). Đề tài chỉ ra điểm yếu của du lịch Bến Tre là chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, qui mô nhỏ. Giải pháp đề tài đưa ra là Tôn tạo di tích lịch sử văn hóa để PTDL Bến Tre đồng thời với đầu tư, bảo vệ di tích, thắng cảnh, lễ hội, văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống [26; tr.216]. Đề tài Nghiên cứu giải pháp xây dựng thương hiệu làm công cụ Marketing các sản phẩm chủ lực và du lịch tỉnh Bến Tre [28] Lê Quốc Hùng chủ nhiệm (2017 33 – 2018) đã đánh giá tiềm năng sản phẩm xuất khẩu chủ lực và du lịch Bến Tre; chỉ rõ cơ hội và thách thức đối với các sản phẩm du lịch chủ lực của Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020; Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức và đưa ra kế hoạch thúc đẩy xây dựng thương hiệu và PTDL tỉnh Bến Tre. Đề tài Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với loại hình homestay kiểu mới tại Bến Tre [29] Trương Quốc Phong chủ nhiệm (2018) đã xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn và áp dụng cho dịch vụ Homestay kiểu mới tại Bến Tre. Xây dựng bản đồ tuyến du lịch bằng xe đạp, mô tô phục vụ du khách tự trải nghiệm, khai thác tiềm năng của du lịch tại chỗ thu hút du khách và giữ chân khách lâu dài. Đề tài Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch huyện Châu Thành, [30] Thái Hoàng Thi chủ nhiệm (2020) đã chỉ ra khả năng kết nối du lịch di sản của sông Ba Lai huyền thoại và điểm du lịch tâm linh từ Tòa thánh Cao Đài Tiên Thiên (cùng ở huyện Châu Thành) với DTNĐC cũng như tiềm năng điều phối khách du lịch từ huyện Châu Thành - cửa ngõ Bến Tre đến DTĐK và các di tích khác trong tỉnh. Điểm qua các công trình trên cho thấy: đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, có hệ thống từ góc độ lý luận và thực tiễn QLDT lẫn du lịch với phương thức tiếp cận phù hợp đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh của vùng, miền, địa phương như Bến Tre. Tuy QLDT Bến Tre đã được đề cập trong một số bài viết, báo cáo tham luận khoa học, đề tài, luận văn, luận án về một hoặc một số vấn đề có liên quan đến di tích đã xếp hạng và du lịch, nhưng các nghiên cứu này mới dừng lại chỉ ra sự phong phú, đa dạng và giá trị của DTLS-VH ở Bến Tre trong bối cảnh PTDL, hoặc đề cập đến du lịch thuần túy không gắn với di tích. Chưa có công trình đi sâu nghiên cứu QLDT Bến Tre trong PTDL một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu bảo tồn gắn với du lịch theo tiêu chí đặc thù của quản lý văn hóa ở góc nhìn du lịch. Gần đây, một số công trình nghiên cứu trong nước chú ý đến giá trị DTLS- VH ở Bến Tre nhưng đa phần vẫn coi di tích là đối tượng chính trong nghiên cứu để bảo tồn, một số ít đề cập đến vai trò của cộng đồng tham gia bảo tồn di tích ở Bến Tre. Nhìn từ góc độ PTDL, dựa vào du lịch để phát huy giá trị di tích là hướng đi còn mới mẻ, mở ra tiền đề để luận án có cơ hội đóng góp cho thực tiễn và lý luận 34 bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong PTDL. Như vậy, quản lý DTLS-VH Bến Tre như thế nào để đưa nguồn lực văn hóa đặc thù này phục vụ đắc lực phát triển KTXH địa phương; vừa bảo tồn, phát huy giá trị di tích vừa PTDL hiệu quả qua kênh du lịch là một hướng đi còn bỏ ngỏ cho nghiên cứu sinh tìm hiểu. Ngoài ra, một số bài viết về DTLS-VH Bến Tre trên báo Đồng Khởi, đặc san Văn hóa Bến Tre của Sở VHTTDL, trên Internet đã đề cập đến vẻ đẹp, giá trị của của DTNĐC, DTĐK đặt ra vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị 2 Di tích này. Có thể thấy các nghiên cứu về di tích Bến Tre nói chung kể cả các di tích nổi tiếng như DTNĐC và DTĐK chưa nhiều và mới dừng lại miêu thuật, chỉ ra giá trị của di tích theo cách tiếp cận truyền thống, chưa có công trình khoa học chuyên biệt đi sâu nghiên cứu về QLDT trong PTDL. Nhìn từ góc độ PTDL, dựa vào du lịch phát huy giá trị di tích mà 2 Di tích được chọn khảo sát theo hướng tiếp cận bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với PTDL còn một khoảng trống mà luận án mong muốn bổ sung. Tóm lại, điểm qua tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy các công trình nghiên cứu và hội thảo, tọa đàm có liên quan tới DTLS-VH và PTDL ở Việt Nam trong khoảng 20 năm qua mới dừng lại ở việc khẳng định mối liên hệ hữu cơ giữa hai thành tố: tác động của du lịch, khai thác DTLS-VH để PTDL ở các trung tâm di sản lớn, còn bỏ ngỏ việc nghiên cứu quản lý DTLS-VH trong mối liên hệ với PTDL vốn là mối quan hệ phức tạp, năng động và chịu tác động từ nhiều yếu tố đặc thù về di tích, con người ở địa phương như Bến Tre; chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, hệ thống từ góc độ lý luận và thực tiễn quản lý DTLS-VH với phương thức tiếp cận phù hợp đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh của vùng, miền, địa phương. Các nghiên cứu về di tích và du lịch Bến Tre mới dừng lại chỉ ra sự phong phú, đa dạng và giá trị của DTLS-VH, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu QLDT Bến Tre theo quan điểm lý thuyết, hướng tiếp cận liên ngành để thấy được những thành công cũng như hạn chế trong QLDT và tác động của du lịch đến DTLS-VH. Việc hoàn thiện mô hình QLDT trong bối cảnh PTDL vì vậy rất cần thiết không chỉ đối với Bến Tre mà cả các tỉnh, thành, khu vực và trong nước. 35 Các công trình về DTLS-VH hiện nay tập trung vào vấn đề QLDT trong đời sống đương đại và có nhiều giải pháp, quan điểm được đưa ra ứng với từng loại hình di tích, đã cụ thể hóa các quan điểm nghiên cứu lý thuyết trong đó có ba quan điểm Ashworth đưa ra. Thực tế cho thấy, các giải pháp thiên về khai thác, phát huy giá trị DTLS-VH phục vụ đời sống đương đại, phát huy giá trị di tích trong PTDL để bảo tồn di tích, làm cho di tích “sống” dậy đang là xu hướng được nhiều học giả quan tâm nhưng phần lớn chưa đề cập đến vấn đề lý thuyết chính: Kinh tế học văn hóa khi đặt di tích trong mối quan hệ với du lịch; vấn đề chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và công cụ quản lý. QLDT về bản chất là hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH gắn với hoạt động KTXH, cụ thể là hoạt động du lịch trong không gian di tích vốn có khả năng gây áp lực tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị di tích. Tuy nhiên trong hệ thống các công cụ quản lý, chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di tích, quy hoạch hệ thống và tổng thể, các dự án bảo tồn và nhất là vấn đề giá trị kinh tế của di tích chưa được đi sâu nghiên cứu. Hiện chưa có công trình nào ứng dụng những lý thuyết đó trong QLDT ở Bến Tre. Đây là khoảng trống cần bổ sung được nghiên cứu sinh hướng đến giải quyết trong luận án. DTLS-VH được nghiên cứu trong luận án này có tính đặc thù của Bến Tre, gắn với định hướng PTDL, khai thác giá trị của di tích đáp ứng mục tiêu bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, cách mạng Bến Tre. QLDT ở Bến Tre vì vậy còn đặt ra vấn đề quản lý môi trường cảnh quan thiên nhiên và không gian kiến trúc, các câu chuyện văn hóa, ẩm thực bản địa, hạt nhân tín ngưỡng lễ hội, giá trị phi vật thể bao quanh là thành tố cơ hữu của di tích cũng như việc hướng dẫn hoạt động du khách trong không gian đặc thù của di tích. Đây là vấn đề rất quan trọng khi môi trường và cảnh quan di tích đang có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về lý luận và thực tiễn QLDT trong PTDL ở Bến Tre trên cơ sở lý thuyết về kinh tế học văn hóa. Do đó cần có những nghiên cứu và phát triển với cách tiếp cận và giải quyết mang tính thực tiễn ở từng trường hợp. Trong PTDL, di tích ở Bến Tre có vai trò như thế nào; phải chăng Bến Tre là một trường hợp cá biệt khi năng lực của các 36 chủ sở hữu di tích, nhất là cán bộ QLDT còn hạn chế, chưa thoát ra khỏi cách nghĩ và làm việc theo kiểu bao cấp từ nhà nước? Bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong PTDL ở Bến Tre phải chăng hiện còn nhiều thách thức và hạn chế? 1.2. Cơ sở lý luận Bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong PTDL cần đặt di sản trên nền tảng một cơ sở lý luận nhất định, luận án này tiếp cận từ các phương diện lý luận sau: 1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 1.2.1.1. Lý thuyết về quản lý di tích lịch sử - văn hóa a) Quan điểm lý thuyết về quản lý di tích lịch sử - văn hóa Là kết quả từ sức sáng tạo của con người và được trao truyền cho nhau bởi nhiều thế hệ, di tích là minh chứng cho sự tồn tại của con người qua các thời kỳ lịch sử, là truyền thống, tín ngưỡng, cách sống, tri thức và thành tựu khoa học của loài người, di tích là biểu tượng của tiến trình lịch sử và văn hóa văn minh nhân loại. Với tầm quan trọng đó, di tích đã và đang trải qua 3 dạng thức bảo tồn: 1) Bảo tồn theo quan điểm Bảo tồn nguyên vẹn: là quan điểm về quản lý di sản đầu tiên trên thế giới xuất hiện từ năm 1850; 2) Bảo tồn theo quan điểm Bảo tồn kế thừa xuất hiện vào những năm 60 của Thế kỷ XX. Theo Ashworth 2 quan điểm bảo tồn trên đã có những đóng góp nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định: Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn gặp khó khăn khi xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh để bảo tồn. Quan điểm bảo tồn kế thừa lại gặp khó khăn khi xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần thiết để kế thừa và phát huy, yếu tố nào không cần thiết. Ashworth đã đưa ra giải pháp thứ ba vào năm 1980 đó là quan điểm 3) Bảo tồn phát triển: Quan điểm Bảo tồn phát triển Cho rằng có thể có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược trong bảo tồn di tích và mục đích bảo tồn phải được thực hiện phù hợp với từng di tích. Nguồn lực bảo tồn được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm, do đó các tiêu chí được lựa chọn để bảo tồn cũng phụ thuộc sự lựa chọn của thị trường. Quan điểm bảo tồn này xem di tích là một chức năng, là một sự lựa chọn cho phát triển, không có mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, bảo tồn di tích không tách rời khỏi các chiến lược bảo tồn di sản khác [122]. Với quan điểm này, 37 vấn đề đặt ra là cần những biện pháp QLDT phù hợp yêu cầu của cuộc sống đương đại, phải đặt trong bối cảnh và xác lập trong một mối quan hệ hai chiều, tương hỗ nhau giữa di tích với bối cảnh chính trị, KTXH và môi trường văn hóa nhất định. Về mặt lý thuyết là rạch ròi, nhưng trên thực tế việc lựa chọn quan điểm bảo tồn di tích không đơn giản. Di tích vốn phong phú, đa dạng, nhưng có tính đặc trưng ở từng thời điểm và không gian nhất định, dù vận dụng quan đi... nhạc tài tử, vừa học qua lớp đàn anh đi trước trong Đoàn Văn công Giải phóng. Chính vì vậy ông đã thành thục và diễn tấu được bài bản nhạc lễ qua nhiều loại nhạc cụ khác nhau như diễn tấu được bài bản âm nhạc qua đàn tranh, ghi-ta, măng-đô-lin và nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Năm 2011, được sự động viên của lãnh đạo địa phương, ông cùng đồng đội bắt đầu chế tác bộ nhạc cụ bằng dừa và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp Bằng xác lập “Kỷ lục gia” bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam năm 2012. Nhân dịp Lễ hội Dừa lần IV-2015, GS. Trần Văn Khê về Bến Tre trao đổi với Nghệ nhân Ba Bá và thẩm âm bộ nhạc cụ dừa. Vào năm 2016 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cấp Bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cho Nghệ nhân Ba Bá. Bộ nhạc cụ dừa của Nghệ nhân Ba Bá được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, khách du lịch ở 7 nước: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật đến tìm hiểu và giao lưu với Nghệ nhân Ba Bá và dùng thử các nhạc cụ Dừa. Nguồn: Nghệ nhân cung cấp, Nghiên cứu sinh thực hiện – 2020. 267 PHỤ LỤC 24. MÔ HÌNH VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ -VĂN HÓA GẮN VỚI DU LỊCH Bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH trong PTDL chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch trên cơ sở giá trị của di tích hiệu quả nhất. Bảo tồn là căn bản, là cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy và ngược lại phát huy giúp bảo tồn di sản tốt hơn, tỏa sáng hơn. Những mô hình thành công trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với PTDL được nghiên cứu sinh đặc biệt quan tâm. 1. Mô hình ngoài nước 1.1- Bảo tồn DTLS-VH trong chiến lược du lịch nông nghiệp ở Ba Lan, [1] bảo tồn DTLS-VH và sự tham gia của cộng đồng là 2 yếu tố tác động tích cực đến du lịch nông nghiệp ở Ba Lan. Chiến lược du lịch Ba Lan chỉ rõ nếu không nghiên cứu tác động của văn hóa, xác định tiêu chuẩn, đánh giá tác động của du lịch đối với di sản, thiếu sự tham gia của người bản địa, thiếu chương trình giáo dục về di sản sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực do du lịch gây ra đối với DTLS-VH và sự phát triển bền vững. 1.2- Mô hình “Eco- cultural” tourism [2] ở Bali trở thành điểm đến nổi bật nhất của Indonesia, tiêu biểu cho thành công của du lịch văn hóa là bởi đất nước này luôn tôn trọng lối sống, tập quán, văn hóa của người bản địa và gìn giữ nó, tạo ra bản sắc riêng. Indonesia l nước thành công nhất với loại hình “Eco- cultural” tourism, là mô hình kết hợp du lịch văn hóa và sinh thái. Chiến lược này được thiết kế từ năm 2011 đã đổi mới du lịch Indonesia, đưa du lịch lên một bước tiến mới, đạt tới vị thế quan trọng trong quá trình phát triển. Với du lịch sinh thái văn hóa, Indonesia hướng đến thu hút du khách thông qua những chuyến phiêu lưu, khám phá cảnh quan, sinh thái, văn hóa và di sản chứ không chỉ tham quan, nghỉ dưỡng đơn thuần. Cách làm này giúp các tour du lịch hấp dẫn, đa dạng hơn, khai thác được nhiều giá trị của địa phương hơn. 1.3- Cộng đồng tham gia bảo tồn di sản Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng [3]. Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Đông Bắc Xiêng Khoảng nước Lào là Di sản thế giới, nơi lưu giữ hàng trăm chiếc chum đá cỡ lớn, nguồn gốc lịch sử của chúng vẫn còn là điều bí mật. Điều đặc biệt khó khăn là hàng trăm chiếc chum nằm rải rác khắp một vùng rộng lớn, khoảng cách giữa các chum rất xa nhau nên rất khó quản lý. UNESCO và Sở VHTT tỉnh đã áp dụng mô hình tổ chức có sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động du lịch và bảo tồn. Cộng đồng ký thỏa thuận xây dựng một quầy bán vé; vé tham quan được Sở VHTT in và giao làng bán cho du khách, làng giữ 40% thu nhập từ bán vé tham quan, 60% còn lại trả cho Sở VHTT để duy trì hoạt động quản lý hành chính chung. Trong 40% chia cho làng, số tiền chia đều cho các gia đình ký thỏa thuận và gia đình có người bán vé, dọn dẹp khu vực chum đá. Một số làng có các quầy hàng nhỏ tại khu chum cổ, bán thức ăn nhẹ và đồ uống cho du khách để có thêm thu nhập. 268 1.4- Xây dựng chiến lược PTDL bền vững ở công viên Tikal, Guatemala [Phụ lục 7A, tr. 192]. Để xây dựng chiến lược PTDL công viên Tikal, Guatemala, đơn vị quản lý chia công viên theo khu chức năng, khu chức năng ưu tiên cao, ưu tiên trung bình; phân tích mối quan tâm của các bên liên quan và khung kế hoạch. Do khách tham quan khu vực chính và khu dịch vụ nhiều nên ưu tiên cao nhất là phải quản lý được hoạt động tham quan. Khi hệ thống đã được thiết lập, khu di sản định hướng lại các dịch vụ du lịch theo thông điệp chính muốn truyền tải và sự trải nghiệm của du khách. Dựa trên các tiêu chí này cho ra đời sản phẩm du lịch mới phù hợp yêu cầu bảo tồn và hoạt động tham quan. Tikal xây dựng các hệ thống quản lý đảm bảo bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa, tạo ra và quản lý doanh thu phục vụ bảo tồn. 2. Mô hình trong nước 2.1- Mô hình PTDL tại di sản Mỹ Sơn, Quảng Nam [4], trọng tâm là phương pháp lập kế hoạch PTDL (Public Using Plan-2009) do UNESCO giới thiệu và áp dụng tại 2 Di sản thế giới ở Quảng Nam: Hội An và Mỹ Sơn. Theo đó lập kế hoạch PTDL tại khu di sản, đồng thời huy động sự tham gia của Ban quản lý dự án và các bên liên quan đảm bảo kế hoạch thực thi, hạn chế sự trì trệ và mâu thuẫn nội bộ. Nội dung kế hoạch PTDL di sản theo định hướng phát triển bền vững gồm: vai trò cộng đồng, loại hình sản phẩm phù hợp, biện pháp tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan, quản lý tác động của du khách đến di sản, giá trị văn hóa cộng đồng, môi trường và lập kế hoạch kinh phí [5]. 2.2- Mô hình thu hút du khách ở Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập”, Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập” (Trưng bày) có cách tiếp cận khác biệt với kiểu trưng bày lâu nay: cố dàn trải theo suốt chiều dài lịch sử. Dinh Độc lập có lịch sử 150 năm nhưng Trưng bày chỉ tập trung kể câu chuyện 100 năm đầu. Mô hình của Trưng bày ngay khi ra mắt đã thu hút sự quan tâm của công chúng, giới nghiên cứu lịch sử, giới truyền thông. Theo Nguyễn Văn Huy [6], Trưng bày này có sức cuốn hút đặc biệt bởi sự tươi mới và cái đẹp. Trưng bày không có những lối mòn, những gì cũ kỹ nhắc đi nhắc lại. Ở đây là cách Diễn giải mới về lịch sử để có điều mới lạ từ câu chuyện cũ, những người thực hiện đã Sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả. Đa dạng trong phong cách trưng bày kết hợp trưng bày truyền thống với sử dụng công nghệ media trình chiếu, tương tác như một thủ pháp quan trọng đem đến sự Trải nghiệm ở du khách theo định hướng tránh sự nhàm chán, đơn điệu, du khách được khuyến khích và có nhiều cơ hội tương tác. Sau cùng là việc Bảo tồn không gian di sản, du khách tham quan Trưng bày không chỉ khám phá nội dung lịch sử mà còn được thưởng thức không gian của một tòa nhà xây dựng từ thời thuộc địa. Trong bối cảnh hiện nay, khi di sản kiến trúc nhà cổ đang dễ dàng bị phá hủy, biến dạng thì cách tôn trọng kiến trúc xưa trong Trưng bày này có nét mới, đưa ra thông điệp sinh động về sự cần thiết phải tôn trọng di sản kiến trúc cổ khi sử dụng hay tu bổ di tích, từ đó đem lại sự thu hút du khách. 2.3- Mô hình Đồng quản lý nghề cá ở Bến Tre. với các mô hình cụ thể như: Cộng đồng bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản, du lịch sinh thái và sản xuất hoa kiểng xã 269 Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại trên diện tích mặt nước đã được UBND tỉnh giao quyền quản lý cho Cộng đồng nhằm mục đích bổ sung, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu vực, hướng đến phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng. Theo bà Trần Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội Thủy sản Bến Tre [Phụ lục 5A, tr.189]: Bến Tre là 1 trong 2 mô hình thành công nhất ở Việt Nam, là cách tiếp cận dựa vào cộng đồng khái thác các thiết chế kinh tế, xã hội qui mô nhỏ phù hợp vùng ven biển để quản lý các thiết chế kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và xã hội hữu hiệu nhất. 3. Bài học kinh nghiệm Từ các mô hình trong và ngoài nước cho thấy du lịch văn hóa trên cơ sở phát huy giá trị DTLS-VH luôn có sức hút đặc biệt với du khách, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương. Những bài học kinh nghiệm có giá trị rút ra gồm: - Đánh giá đúng giá trị DTLS-VH, các yếu tố thể hiện, chứa đựng giá trị di tích từ đó có biện pháp QLDT phù hợp hướng đến định vị thương hiệu du lịch từ di sản. Bảo tồn, phát huy gắn với nghiên cứu tính xác thực giá trị di tích, vật liệu, thiết kế, tay nghề, cách trưng bày hiện vật, câu chuyện dân gian, giai thoại từ di sản. 1- Tối đa hoá lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: lôi cuốn cộng đồng tham gia giới thiệu di tích; sử dụng dịch vụ của người địa phương; tạo cơ hội trao đổi văn hoá địa phương với du khách; tôn trọng giá trị văn hoá địa phương; tạo ra trải nghiệm, hướng dẫn du khách tham quan để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến di tích. 2- Tăng cường sự trải nghiệm về các giá trị di tích cho du khách thông qua mô phỏng, đóng vai; tạo nhiều cơ hội cho du khách có những trải nghiệm khác nhau: giải trí, thưởng thức, thông tin, giáo dục, tình cảm, cảm hứng. Tuy nhiên, khi du khách tham quan có thể gây tổn hại di tích. Vì vậy, di tích cần được quản lý theo hướng cân đối chi phí với lợi nhuận từ việc cho phép du khách vào tham quan. 3- Kế hoạch chi tiết PTDL tại mỗi di tích, mô tả rõ sản phẩm mong muốn tạo ra, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên tham gia, lộ trình thực hiện. Mục tiêu của kế hoạch PTDL ở một di tích là giúp QLDT và PTDL trong không gian DTLS-VH, góp phần bảo tồn di tích gắn với phát triển kinh tế địa phương, nâng cao vai trò của cộng đồng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân. 4- Cần có bản mô tả và đánh giá đầy đủ các điểm hấp dẫn du lịch của di tích từ mô tả giá trị, các câu chuyện, các thông điệp đến các rào cản. Trên cơ sở danh mục điểm hấp dẫn du lịch, xác định khu vực nào của di tích, sản phẩm du lịch nào sẽ được công chúng sử dụng. Ngoài ra, danh mục này còn là cơ sở xây dựng nội dung hoạt động giám sát tác động của du lịch và nhiều quyết định khác về quản lý. 5- Mô hình đồng quản lý nghề cá có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, đã hội đủ điều kiện để nghiên cứu xác lập phương thức tiếp cận mới trong bảo tồn DTLS-VH vùng ven biển, từ đó mở rộng ra các địa bàn khác gắn với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bến Tre. 6- Ưu tiên đào tạo hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại các di tích quốc gia. Hướng 270 dẫn viên di tích là một thành tố của cộng đồng di tích, là người phiên dịch và nhà giáo dục, hướng dẫn viên là cầu nối trực tiếp giữa di tích và du khách. Bằng cách sẻ chia phúc lợi với cộng đồng địa phương từ nguồn thu du lịch, hướng dẫn viên di sản sẽ giúp tăng cường sự hỗ trợ của địa phương bảo vệ di tích. Hướng dẫn viên di tích là người đi đầu tạo ra sức mạnh bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH. Nghiên cứu sinh thực hiện-2020. _________________________________________ [1] Augustyn, M. (1998), National strategies for rural tourism development and sustainability: The Polish experience. (Các chiến lược quốc gia về PTDL nông thôn và bền vững: Kinh nghiệm của Ba Lan) Journal of Sustainability Tourism, 6 (3), 191-209. [2] C. Wayan Ardika (2019), Eco-Marine Tourism Development Towards The Renewal of Coastal Communities in Gerokgak Distrisct, (Phát triển du lịch sinh thái biển hướng tới kết nối các cộng đồng ven biển ở quận Gerokgak), Bali. P. 83-94. [3] Minh Châu (2020), Hợp tác bảo vệ di sản, truy cập ngày 31 /03/ 2020 link: https://www.sggp.org.vn/hop-tac-bao-ve-di-san-654501.html [4] Nguyễn Đức Phúc (2014), Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn, Luận văn ThS. ĐH Đà Nẵng. [5] Trung tâm Bảo tồn Di tích Hội An (2006-2012), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động và phương hướng nhiệm vụ các năm 2006-2012. Tài liệu lưu trữ, Hội An. [6] Nguyễn Văn Huy (2018), Những điểm mới trong Trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc lập (1868-1966)”, Tạp chí Thế giới Di sản điện tử, truy cập ngày 23/11/2018 link dinh-norodom-den-dinh-doc-lap-1868-1966.html. 271 PHỤ LỤC 25. Giới thiệu Dự án DU LỊCH TRỒNG CÂY “Chương trình hỗ trợ phát triển du lịch trồng cây tại Việt Nam” Tầm nhìn: Khơi dậy tiềm năng, kết nối đối tác! Biến Việt Nam thành trung tâm du lịch mới. Tác giả: Trịnh Huy Châu - Chuyên viên Nghiên cứu Kinh tế - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung ương đã nghỉ hưu tại Hà Nội, năm nay 80 tuổi đã tâm huyết thiết kế Chương trình Cavigo (Hãy đi khắp Việt Nam trồng cây!) và gửi cho Nghiên cứu sinh khi hay tin có nghiên cứu về quản lý DSVH Bến Tre trong phát triển du lịch đã gửi dự án đề nghị hợp tác vì nhận thấy phù hợp. Các sản phẩm dự kiến thực hiện: Trung tâm tư vấn mới (Trung tâm tư vấn DL trồng cây, gọi tắt là TT Cavigo) 1 trang web và loại thẻ cào mới (Trang Cavigo.vn.com và Thẻ cào Cavigo) Nguồn: Nghiên cứu sinh-2020. 272 PHỤ LỤC 26. TƯ LIỆU VỀ HAI NHÂN VẬT LỊCH SỬ CÒN NHIỀU Ý KIẾN KHÁC NHAU A. PHAN THANH GIẢN Trong quá trình nghiên cứu Luận án, được tiếp xúc nhiều nguồn tư liệu quý, ít phổ biến về vị Tiến sĩ đầu tiên của Lục tỉnh Nam Kỳ, NCS thu thập được một số cứ liệu cho thấy ngành văn hóa Bến Tre cần tích cực, chủ động hơn nữa đối với một danh nhân xứng đáng được tôn vinh, đây là trách nhiệm, là tình cảm của hậu thế Ngày 02/01/2008, Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTT có công văn số 04/DSVH-DT gửi Viện Sử học “Về việc đánh giá sự nghiệp công lao đóng góp của Phan Thanh Giản”. Ngày 20/1/2008, Viện Sử học có văn bản số 16/VSH trả lời: “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc tỉnh Bến Tre đề nghị dựng lại tượng Phan Thanh Giản theo chúng tôi cũng là một hình thức ghi nhận và tôn vinh những cống hiến của Ông đối với lịch sử dân tộc”. Sau khi có phúc đáp của Viện Sử học, ngày 24/1/2008, Cục Di sản Văn hóa có văn bản số 73/ DSVH-DT kính gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre: “1. Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre giao các cơ quan chức năng kiểm kê các di tích liên quan đến nhân vật, trên cơ sở đó lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; 2. Tập hợp các công trình chuyên cứu chuyên sâu, tham luận tại các cuộc hội thảo về nhân vật Phan Thanh Giản để có kết luận đánh giá khách quan về cuộc đời, sự nghiệp Phan Thanh Giản; 3. Việc dựng lại tượng Phan Thanh Giản cũng là một hình thức tôn vinh nhân vật này để ghi nhận những cống hiến của Ông đối với lịch sử đất nước”. Thời điểm này, tượng Phan Thanh Giản được an vị tại trường Phổ thông Trung học mang tên ông tại huyện Ba Tri (Bến Tre); lễ giỗ Phan Thanh Giản được tổ chức tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nhân kỷ niệm 141 ngày mất của ông. Có một sự việc không thể không liên tưởng đến, chính tại nơi này thờ Khổng Tử cũng là nơi xây dựng thư lâu chứa sách thánh hiền, năm 1886, Phan Thanh Giản là người viết văn bia tôn sùng Nho học, nhằm cổ vũ, khuyến khích tinh thần hiếu học. 273 Năm 2017, tạp chí Xưa & Nay ấn hành Phan Thanh Giản - Trăm năm nhìn lại nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của ông. Được xem đây là công trình tập hợp khá đầy đủ và hệ thống như một bộ “hồ sơ Phan Thanh Giản” trong một thế kỷ qua. Năm 2019, công trình Phan Thanh Gian, patriote et précurseur du Vietnam moderne: Ses dernières années (1862-1867) của Phan Thị Minh Lễ, a Pierre Ph. Chanfreau do NXB Hà Nội ấn hành qua bản dịch Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862-1867), nhưng sau đó Cục Xuất bản ra công văn thu hồi chỉnh sửa. Với các thông tin này, rõ ràng đã có sự đánh giá lại hành trạng Phan Thanh Giản đã trải qua nhiều giai đoạn gập ghềnh sóng gió. Đáng chú ý nhất, là cuộc Hội thảo khoa học Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 8/2003. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, ngày 9/10/2003 tường thuật: “Nhìn chung, Hội thảo lần này nhất trí một số kết luận sau: 1. Từ nay không nên nhận định, đánh giá Phan Thanh Giản là bán nước cầu vinh; 2. Khi nhận định về Phan Thanh Giản cần nhấn mạnh đến trách nhiệm triều Nguyễn; 3. Tuy nhiên, vẫn phải làm rõ trách nhiệm của Phan Thanh Giản để mất 6 tỉnh Nam Kỳ [1, tr. 622]. Trong hội thảo, GS Phan Huy Lê phát biểu: “Tư liệu lịch sử của ta cho thấy Phan Thanh Giản không phải đầu hàng nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm của Phan Thanh Giản. Chính Phan Thanh Giản cũng tự coi đây là một “tội lỗi” không thể dung thứ được và ông đã tự xử bằng cái chết. Cái chết của Phan Thanh Giản có thể xem là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn”; “Nỗi đau lòng và bi kịch của Phan Thanh Giản là một mặt của ông cùng “chủ hòa” với triều đình, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng của mình” [1, tr. 637]. Đáng chú ý, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi tham dự Hội thảo khoa học này đã phát biểu: “Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân mà lo không tròn bổn phận. Cụ đã tự làm bản án cho chính mình, đó là cái chết. Một cuộc đời thanh sạch, đáng để lại gương soi cho hậu thế” [1, tr. 645]. Và cũng theo ông Kiệt: “Tôi nghĩ không nên đòi hỏi mọi người yêu nước một cách giống nhau. Ở chỗ này, tôi muốn liên hệ tới trường hợp những trí thức lớn ở Sài Gòn mà 274 kẻ thù gọi là trí thức“trùm mền” (ý nói số này bất hợp tác với chúng) như kỹ sư Lưu Văn Lang, cụ Dương Minh Thới, cụ Nguyễn Xuân Bái Chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi những người này phải ra chiến khu như các anh Huỳnh Tấn Phát, anh Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng ai dám nói là các cụ không yêu nước” [1, tr. 643] với Phan Thanh Giản, “đòi hỏi cụ phải như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương là điều không thực tế với mỗi người một hoàn cảnh” [1, tr. 644]. Cách nhìn nhận này thỏa đáng bởi khi nhìn về tiền nhân phải xét họ từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từ tư liệu cụ thể để có sự phân tích và nhận định một cách khoa học, không thể lấy quan niệm của thời ta đang sống mà nhẫn tâm sổ toẹt tất cả. Về Phan Thanh Giản, ông là người đậu Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam Kỳ. Với tài học của mình, ông chứng minh nếu hiếu học thì dẫu sinh ra ở nơi đèo heo hút gió, chân trời góc núi, con người cũng có thể rèn luyện thành tài. Năm 1826, 30 tuổi thi đậu Tiến sĩ cũng là năm Phan Thanh Giản lần đầu tiên đi công cán nhiều nơi. Do vị trí công tác ông đã mở rộng tầm nhìn, tận mắt nhìn thấy sự phát triển khoa học kỹ thuật, hệ thống giáo dục phương Tây, khác xa ta một trời một vực. 1. Nhiều tác giả (2017), Phan Thanh Giản- Trăm năm nhìn lại - Nxb Thế Giới, Tạp chí Xưa & Nay xuất bản. 2. Lê Minh Quốc (2020), Người Bến Tre, Nxb Trẻ, trang 184-187) B. KỸ SƯ NGUYỄN THÀNH NAM (Ông Đạo Dừa) Cho đến nay tài liệu chính thống nghiên cứu về ông Đạo Dừa có lẽ chỉ duy nhất có “Tiểu luận Cao học Nhân chủng” Chùa Nam Quốc Phật Kiến Hòa - Định Tường,[1] được quay ronéo, do cử nhân văn chương Khoa học nhân văn Sài Gòn, Phan Nghị Linh bảo vệ tại Trường Đại học Văn Khoa (Viện Đại học Sài Gòn) ngày 11/12/1964. Tiểu luận đã nghiên cứu về hành trạng, nơi phát tích Đạo Dừa, chùa chiền và giá trị ở chỗ tác giả đã khảo sát thực địa, gặp ông Đạo Dừa và các nhân chứng từ những năm tháng Đạo Dừa thịnh hành nhất. Cồn Phụng trở nên nổi tiếng bởi một thời là “bản doanh” của “Tu sĩ thường mặc áo chữ Điền có khoét lỗ vuông trước ngực và sau lưng, mới đầu có 4 lỗ sau tăng dần lên 18 lỗ. Ngày đêm luôn tịnh khẩu”. Sở dĩ ông mặc áo chữ “điền” là do làm theo câu sấm tương truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:“Phá điền thiên tử xuất/ Bất chiến tự nhiên thành”. Di tích còn lịa của ông Đạo Dừa ngày nay ở cồn Phụng là lò bát quái đặt trên lưng rùa ngậm gươm, trang trí bằng mảnh vụn của chén, bát kiểu, thấy các mặt có ghi (nguyên văn): “Thích Hòa Bình Nam Nguyễn Thành tự ông Đạo Vừa sanh ngày 15 tháng chạp Kỷ Dậu 1909-1910 tại làng Phước Thạnh, Mỹ Tho, Kiến Hòa, Việt Nam”. 275 Đây là cách viết theo kiểu của ông Đạo Dừa, ông tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1910, trưởng nam của ông Nguyễn Thành Thúc và bà Lê Thị Sen; ngày 15/3/1928 du học tại Pháp; năm 1935 về nước, kết hôn với cô Lộ Thị Nga; là kỹ sư mở nhà máy làm xà bông trên sông Ba Lai, kinh doanh dừa khô, nhưng thất bại, sau đó đi tu, sáng lập Đạo Dừa. Kỹ sư Nguyễn Thành Nam từng du học, kiến thức bài bản, học hành có lớp lang, chứ không phải hạng ít chữ nghĩa, vì thế một khi gọi đạo của mình là “vừa” là ngụ ý hiểu theo nghĩa “không dư không thiếu”, vừa vừa phải phải, chừng mực, không có gì quá lên, quá mức. Nhưng người đời gọi Đạo Dừa vì “giáo chủ” của đạo này chỉ nuôi sống cơ thể bằng dừa. Từ đó, dừa hiển nhiên trở thành cách gọi quen thuộc, quên đi ý nghĩa ban đầu của người sáng lập. Cơ sở ở thờ tự của Đạo Dừa ở Cồn Phụng là công trình lấy ý tưởng của chính ông Đạo Dừa được thực hiện bởi ông Ba Đại, trên lò bát quái có ghi rõ: “Nhà kiến trúc sư kiêm cẩn khắc gia lỗi lạc Tu sĩ Huỳnh Văn Đại tự Hoàng Đại sinh năm 1900 tại Quảng Trị Việt Nam. Năm 1920 vào kinh thành Huế nhận lãnh công trình kiến trúc lâu đài lăng tẫm hoàng cung. Vào năm 1962 về phụng sự thiên định hòa bình thiên nhơn lành đạo tại Nam quốc Phật tự do Thích Hòa Bình Nam Nguyễn Thành ân tứ. Phật lịch 2510 - Nhâm Tý - 1972”. Ông Đạo Dừa là người sáng lập ra Đạo Dừa thời bấy giờ đã có hành động, phát ngôn kỳ lạ như tự xưng “Cậu Hai” với người đối diện, lấy nhiều danh xưng như Thích Hòa Bình, Bần Sĩ, Vua Minh Mạng tái sanh, Đại đế Nam Nguyễn Thành, Ông Đạo Vừa đại tổng thống Hòa Bình trong quá trình hướng đến mục tiêu gọi là “vận động hòa bình” từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Báo Dân chủ mới ngày 11/9/1971 viết: “Những việc làm khó hiểu, những lời tuyên bố nẩy lửa của tu sĩ, giữa thời đại chiến tranh gay gắt bực dọc hiện tại, đượm một chút sắc thái ý nhị đặc biệt làm mọi người coi đó là những làn gió mát trong buổi trưa nắng gắt, Kể ra ông Đạo Thích Hòa Bình cũng điệu nghệ lắm chứ, vì mỗi phen tình hình căng thẳng lại thấy Cậu Hai xuất đầu lộ diện thì cuộc diện ấy có gây cấn mấy cũng bị nhiễm tính cách bất bình thường và khôi hài”. Cuối tháng 3/1964, ông Đạo Dừa đặt bản doanh tại Cồn Phụng, dần dà thu hút khỏang 1.500 đạo hữu, sau sự kiện Mậu Thân (1968) đã tăng lên 5.000 người, đa phần theo đạo để tránh chiến tranh, quân dịch. Công việc đầu tiên là ông cho xây dựng đài Bát Quát cao 18 thước; sau đó tiến hành nhiều hạng mục khác. Tháng 9/1969 khi hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Đạo Dừa đã cho người thiết kế sân lễ tổ chức lễ tang Hồ Chủ tịch có hàng ngàn người dự. Ông Sáu Vô 276 Úy, người đã từng theo lời ông Đạo Dừa tổ chức tang lễ Hồ Chủ tịch cho biết: Ông Hai qua radio đài Hà Nội biết Bác Hồ mất nên đã kêu gọi Đạo Diệu tề tựu lập bàn thờ ở sân rồng tổ chức tang kế 3 ngày liền Với nhiều phát ngôn, cách thức thực hiện không “đụng hàng” của ông ta đã khiến báo chí thời đó, kể cả các hãng thông tấn nước ngoài cũng rầm rộ đưa tin, tạo ra sự tò mò, hiếu kỳ đối với công chúng cũng không ngoài mục đích bán báo. Sự ra đời của Đạo Dừa ở Bến Tre là sự tiếp nối các hình thức tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên nó biến thái qua một hình thức khác thường, không như các đạo khác. Đánh giá về vai trò của Đạo Dừa, báo Độc Lập ngày 11/9/1971 đã chỉ rõ: “Nhà nghệ sĩ hài hước chính trị chuyên nghiệp, một người có khiếu hài hước cao độ. Bởi lẽ ông là hiện thân của “cái cười” trong nền chính trị nham nhở rất mực của xứ ta. Ông ta chơi thật xuất sắc không chút vụ lợi và đầy chất khinh khoái của một nghệ sĩ trình diễn. Thật ra Cậu Hai có lẽ chẳng quan tâm mấy đối với những người chế giễu ông, bởi lẽ nếu ai muốn hành nghề chế giễu một cách có lương tâm hẳn phải chọn ông làm tôn sư” [1, tr. 214]. Lịch sử đã lật sang, nhắc lại chuyện Đạo Dừa ở Cồn Phụng cũng là một cách thư giản khi về đến Bến Tre. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, kỹ sư Nguyễn Thành Nam, biệt danh Đạo Dừa, nói như báo chí Sài Gòn thuở ấy là một “nghệ sĩ trình diễn” là có lý của nó, vì không để lại giáo lý gì cả, nhưng từ phát ngôn đến hành động của ông đã góp phần P.R, quảng bá Cồn Phụng, người nơi xa tìm đến Cồn Phụng là do tò mò muốn tận mắt chứng kiến “bản doanh” của Đạo Dừa một thời. Đạo Dừa còn là một mẫu người Bến Tre có tính cách độc đáo. Độc đáo ở đây là đeo đuổi việc làm của mình một cách quyết liệt, bền bỉ dù nó chệch hướng chính trị pha lẫn tính chất khôi hài. Thực chất hoạt động của ông Đạo Dừa cũng là một tính cách gây cười như ông Ó, không nên xem là một nhân vật tôn giáo ở Bến Tre, nếu có, chỉ là hình thức bề ngoài. “Giáo lý của đạo này rất nghèo nàn chỉ gồm vài lý thuyết chắp vá rút từ Thiên Chúa giáo, Phật giáo, và vài tôn giáo khác, chắp vá, không đầu, không đũa và cũng không ai rõ hệ thống tổ chức của nó ra làm sao, số tín đồ là bao nhiêu” [2, tr. 947]. 1. Phan Nghị Linh (1964), Chùa Nam Quốc Phật Kiến Hòa - Định Tường - (Bản in ronéo), bảo vệ tại Trường Đại học Văn Khoa (Viện Đại học Sài Gòn). 2. Thạch Phương - Đoàn Tứ (chủ biên) (2001), Địa chí Bến Tre, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Lê Minh Quốc (2020), Người Bến Tre, Nxb Trẻ, trang 340-357. Bến Tre, tháng 6/2020, Nghiên cứu sinh điền dã, sưu khảo, biên tập. 277 PHỤ LỤC 27. HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DU LỊCH BẾN TRE A- Nhóm ảnh về Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu Lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu Ảnh 1. Cổng chính vào khu Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu Lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019) Ảnh 2. Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 01/7/2017) 278 Ảnh 3. Bàn thờ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 01/7/2019) Ảnh 4. Lãnh đạo tỉnh Bến Tre dâng hương nhân ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 01/7/2019) Ảnh 5. Bàn thờ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu trong nhà dân ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 9/8/2019) 279 Ảnh 6. Nơi ở cụ Nguyễn Đình Chiểu, Thị trấn Ba Tri (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019) Ảnh 7. Khuôn viên mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019) Ảnh 8. Khu mộ và mộ Thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu tại ấp Hữu Nhơn, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 9/8/2019) 280 Ảnh 9. Trạm Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam trong khu Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019) Ảnh 10. Sinh viên ĐH Fulbright viếng Di tích Nguyễn Đình Chiểu (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 16/10/2019) Ảnh 11. Học sinh trường THPT Phan Liêm, Ba Tri học Nói thơ Vân Tiên do Cố Nghệ nhân Lư Hội truyền dạy tại sân đền thờ Nguyễn Đình Chiểu cũ. (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 3 /3/2019) 281 Ảnh 12. Các chức sắc Cao Đài và Nghệ nhân truyền dạy Nói thơ Vân Tiên cho học sinh Bến Tre tại Sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri. (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 24 /1 và 21/4/2021) Ảnh 13. Di ảnh Nguyễn Đình Chiểu – Ông Tổ của nghề bốc thuốc Nam thờ tại Cơ sở Thuốc Nam gia truyền của Lương y Lý Thanh Long, Chủ tịch Hội Đông y huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/1/2019) 282 Ảnh 14. Lịch hoạt động Ngày hội Truyền thống Văn hóa năm 2019 (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 27/6/2019) Ảnh 15. Viết Thư pháp trong Lễ hội Truyền thống Văn hóa tỉnh Bến Tre 1/7 (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 1/7/2019) 283 B- Nhóm ảnh về Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre Ảnh 16. Di ảnh Nữ tướng Nguyễn Thị Định thờ ở Đình Rắn (Nguồn: Nghên cứu sinh chụp ngày 20/6/2020) Ảnh 17. Sơ đồ vị trí sự kiện Đồng Khởi Bến Tre, 1960 (Nguồn: Nghiên cứu sinh -2018) Ảnh 18. Sinh viên trong chuyến du khảo về Nhà truyền thống Đồng Khởi (Nguồn: Cty Du lịch C2T Bến Tre chụp ngày 8/1/2021) 284 Ảnh 19. Bia tưởng niệm tại Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 25/1/2019) Ảnh 20. Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 16/1/2017) 285 Ảnh 21. Hiện vật trưng bày ở Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 25/1/2019) Ảnh 22. Đoàn đại biểu Đội quân Tóc dài về nguồn tại Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 25/1/2019) 286 Ảnh 23. Nhân dân tham dự lễ hội Truyền thống Cách mạng tại Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (ngày 17/1 hằng năm) (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 17/1/2018) Ảnh 24. Đình Rắn thuộc di tích Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi (Nguồn: Nghiên cứu sinh chụp ngày 20/6/2020) 287 Ảnh 25. Bà Năm (phải) người trực tiếp quản lý Đình Rắn và trần Đình Rắn đang xuống cấp nặng (Nguồn: Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre, chụp ngày 20/6/2020) Ảnh 26. Hội Hoa đăng trong lễ hội Truyền thống Cách mạng tỉnh Bến Tre (Nguồn: Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre, chụp ngày 16/1/2020) C. Nhóm ảnh sản phẩm du lịch mới từ di sản văn hóa Bến Tre Ảnh 27. Múa Lân trên sông Tiền trong tuần lễ Văn hóa Du lịch huyện Châu Thành lần thứ I-2019 (Nguồn: Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre, chụp ngày 2/1/2019) 288 Ảnh 28. Điểm khởi đầu của Tour Dòng Ba Lai huyền thoại (Nguồn: Nhóm Sáng tạo Trẻ Bến Tre, chụp ngày 2/1/2019) Ảnh 29. Chùa Nam Quốc Phật - Thánh địa một thời của Đạo Dừa (Nguồn: Nguyễn Quốc Thái, Hoa Kỳ) Ảnh 30. Tòa thánh Cao Đài Tiên Thiên, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, Bến Tre - Một dự án Du lịch tâm Linh lớn nhất Bến Tre đang hình thành (Nguồn: Phó Chánh Phối sư. Huỳnh Thanh Phong- Cao Đài Tiên Thiên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_di_tich_lich_su_van_hoa_trong_phat_trien_du.pdf
Tài liệu liên quan