Luận án Phong cách cải lương Bắc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI -------------------------- TRIỆU TRUNG KIÊN PHONG CÁCH CẢI LƯƠNG BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI -------------------------- TRIỆU TRUNG KIÊN PHONG CÁCH CẢI LƯƠNG BẮC Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Sân khấu Mã ngành: 92 21 02 21 Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Người hướng dẫn k

docx150 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phong cách cải lương Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa học: PGS.TS Trần Trí Trắc Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn chứng nêu trong luận án là trung thực. Những ý kiến khoa học chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Triệu Trung Kiên MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 5 MỞ ĐẦU 6 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ 13 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG BẮC Tổng quan tình hình nghiên cứu 12 Cơ sở lý luận 24 Khái quát quá trình hình thành, phát triển sân khấu Cải lương Bắc 39 * Tiểu kết 47 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH CẢI LƯƠNG BẮC 49 TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1985 2.1. Những yếu tố dẫn đến sự hình thành phong cách Cải lương Bắc 49 (giai đoạn 1955-1985). 2.2. Những nội dung và hình thức cơ bản của phong cách Cải lương Bắc 67 (giai đoạn 1955-1985). 2.3. Những thành tố chủ đạo trong phong cách Cải lương Bắc 98 (giai đoạn 1955-1985) * Tiểu kết 102 Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA PHONG CÁCH CẢI LƯƠNG BẮC 104 3.1. Những giá trị tiêu biểu của phong cách Cải lương Bắc 104 3.2. Bàn luận về việc phát huy giá trị của phong cách Cải lương Bắc 125 trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay * Tiểu kết 134 KẾT LUẬN 136 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO 141 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH TƯ: Ban chấp hành Trung ương GS: Giáo sư NCS: Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản Tr.: Trang TS: Tiến sĩ XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Có ba nguồn lực chính để tạo nên “sức mạnh mềm” của một quốc gia, đó là: nền văn hoá, hệ giá trị và hệ thống chính sách. Nền văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống hàng nghìn năm, mang bản sắc riêng biệt, độc đáo, nên không dễ đồng hóa. Nghệ thuật biểu diễn, trong đó có sân khấu Cải lương, là một trong những thành phần quan trọng của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, là con đường ngắn nhất để thế giới cảm nhận một cách đầy đủ các giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam. Do đó, nghệ thuật biểu diễn, trong đó có sân khấu Cải lương, cũng nằm trong nguồn lực văn hóa để tạo nên “sức mạnh mềm” của quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao lưu và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, “sức mạnh mềm” của quốc gia ngày càng được chú ý. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của BCH TƯ Đảng (khóa VIII) nhấn mạnh “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII định hướng: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc”. Nghệ thuật Cải lương Việt Nam nói chung và nghệ thuật Cải lương Bắc nói riêng là bộ phận không thể tách rời trong nền văn hóa Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật Cải lương Bắc gắn liền với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa vùng Bắc Bộ. Nghệ thuật Cải lương, từ cái gốc Nam Bộ, đã sinh sôi, phát triển thành một “nhánh”, một “cành” mang đậm phong cách riêng – phong cách Cải lương Bắc. Chính nhờ phong cách riêng biệt, độc đáo này, nghệ thuật Cải lương trên đất Bắc đã vươn mình lớn mạnh, đạt đến tính chuyên nghiệp, khoa học và đồng bộ cao, góp phần quan trọng đưa thể loại sân khấu Cải lương đi vào con đường hoàn thiện hóa, định hình hóa. Mặc dù sân khấu Cải lương Bắc đã hình thành phong cách rõ nét từ năm 1955 đến 1985, song vẫn chưa được đúc kết thành cơ sở lí luận. Sự phát huy, phát triển phong cách Cải lương Bắc phải thực sự trở thành một trong những hướng quan trọng để định hướng cho sân khấu Cải lương Bắc phát triển – là nhiệm vụ được đặt ra trước các nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Nghiên cứu phong cách Cải lương Bắc đã trở thành một yêu cầu cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu phong cách Cải lương Bắc (tập trung ở giai đoạn 1955-1985) nhằm làm rõ những đặc điểm, giá trị cơ bản, căn cốt làm nên nét riêng biệt, độc đáo của phong cách Cải lương, để từ đó làm căn cứ tìm phương hướng thúc đẩy sự phát triển của Cải lương Bắc trong cơ chế thị trường, cơ chế tự chủ, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa một cách chọn lọc một số khái niệm và lý thuyết/lý luận để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu. - Khái quát quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật Cải lương Bắc để có được cái nhìn toàn diện và hệ thống về đối tượng nghiên cứu. - Phân tích, nhận thức về những yếu tố tạo nên phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985). - Xác định những đặc điểm cơ bản của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985). - Xác định phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985). - Xác định giá trị của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) đi cùng với việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của nó với cái nhìn biện chứng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phong cách Cải lương Bắc từ góc độ lý luận và thực tiễn, được biểu hiện thông qua những vở diễn của các đơn vị nghệ thuật Cải lương trên đất Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Cải lương khu vực phía Bắc, mà tâm điểm là hoạt động của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và các tác phẩm điển hình đã nhận giải thưởng ở liên hoan, hội diễn, các cuộc thi sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. - Về thời gian, đề tài này chủ trương nghiên cứu về nghệ thuật Cải lương Bắc từ khi hình thành từ năm 1929 cho đến nay, nhưng tập trung nghiên cứu sâu vào giai đoạn sân khấu Cải lương cách mạng từ năm 1955 đến năm 1985. Vì từ năm 1955, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7/1954), miền Bắc, trong điều kiện hòa bình, tiến hành thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời trở thành hậu phương lớn trong việc thực hiện cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam. Từ năm 1975 - 1985, dù đất nước thống nhất, nhưng nhân dân miền Bắc vẫn phải tiếp tục vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam. Chính hiện thực cách mạng giai đoạn này đã tạo nên một nền sân khấu cách mạng thống nhất, trong đó có Cải lương Bắc, đánh dấu sự hình thành, phát triển những đặc điểm cơ bản của phong cách Cải lương Bắc. - Về mặt nội dung nghiên cứu, Cải lương Bắc là một thể loại đã được khẳng định, không còn bàn cãi và luận án này chỉ bàn về phong cách của nó trên hai phương diện: nội dung và hình thức, đi cùng với xác định những giá trị cơ bản của nó. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, có ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết vấn đề: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Những yếu tố nào dẫn đến sự hình thành phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985)? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) là gì? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Những giá trị của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) là gì? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên, luận án đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: - Giả thuyết nghiên cứu 1: Có 7 yếu tố dẫn đến sự hình thành phong cách Cải lương Bắc, đó là đặc trưng văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ; sự giao lưu, tiếp biến văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Nga – Xô Viết; hiện thực cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ chế bao cấp; phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa; và phương pháp sáng tạo của nghệ sĩ theo Thể hệ Stanislavski. - Giả thuyết nghiên cứu 2: Phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) là phong cách cải lương cách mạng và được thể hiện trên hai phương diện: nội dung (đề tài, chủ đề tư tưởng và hình tượng nhân vật) và hình thức (kết cấu, thể tài, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, vũ đạo, trang trí mĩ thuật và nghệ thuật tổng hợp). - Giả thuyết nghiên cứu 3: Những giá trị của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) đó là: khoa học, chuyên nghiệp, đồng bộ; tập thể, bác học và chân thực lịch sử; giáo dục, nhận thức và theo định hướng phục vụ chính trị; động và mở; hiện đại trong sáng tạo. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận chính là tiếp cận của nghiên cứu sân khấu học. Bên cạnh đó, do cải lương Bắc là thể loại sân khấu được hình thành, phát triển mang tính vùng miền đậm đặc, nên luận án còn sử dụng cách tiếp cận liên ngành trên cơ sở phối hợp các phương pháp và thành tựu nghiên cứu của văn hóa học, sử học, nghệ thuật học để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học đóng vai trò chủ đạo, bởi liên quan đến mã ngành mà nghiên cứu sinh lựa chọn. Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học sẽ giúp nghiên cứu sinh đi sâu phân tích những giá trị nghệ thuật, các đặc điểm cơ bản làm nên nét riêng biệt của phong cách Cải lương Bắc cũng như nội hàm phong cách Cải lương Bắc. Cùng với phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học, phương pháp nghiên cứu sử học sẽ giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận, khái quát được quá trình hình thành, phát triển của sân khấu Cải lương Bắc trong lịch sử, đồng thời soi chiếu được đối tượng nghiên cứu trên cả phương diện lịch đại và đồng đại để phân tích, đánh giá. Đáng chú ý, với phương pháp nghiên cứu văn hóa học, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận được đối tượng nghiên cứu trên phạm vi rộng. Bởi lẽ, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu Cải lương nói riêng, suy cho cùng, là một thành tố nằm trong văn hóa. Với phương pháp nghiên cứu văn hóa học trong sự gắn kết chặt chẽ với các phương pháp trên, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học, nghiên cứu sinh dựa trên hai lý thuyết nền tảng, đó là: lý thuyết về không gian văn hóa và lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa để tiếp cận, phân tích, làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Vì, nếu không đặt đối tượng nghiên cứu trong không gian văn hóa của chính nó và trong sự vận động, phát triển liên tục của chủ thể thông qua sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, thì sẽ không thể phát hiện ra được những nét riêng biệt của phong cách Cải lương Bắc. Trong luận án, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu. Luận án thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu (luận án, luận văn, bài tham luận, bài báo, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu...) để từ đó xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tìm ra các lý thuyết có thể vận dụng và giải quyết những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của luận án. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong luận án nhằm so sánh cải lương Bắc với cải lương Nam nhằm làm nổi bật những khác biệt trong phong cách Cải lương Bắc; so sánh cải lương Bắc giai đoạn 1955-1985 với các giai đoạn khác để làm rõ phong cách Cải lương Bắc giai đoạn 1955-1985. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phong cách Cải lương Bắc, trong đó làm rõ những yếu tố tạo nên phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985). - Từ đặc trưng văn hóa vùng và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa (với Nam Bộ, Trung Quốc, Pháp, các nước xã hội chủ nghĩa, mà chủ thể là Nga – Xô Viết), luận án góp phần xác định được phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) là gì, đi cùng với những đặc điểm cơ bản và giá trị nghệ thuật của nó. - Luận án giúp cho các nghệ sĩ và những ai quan tâm tới sân khấu Cải lương những nhận thức ban đầu về phong cách nghệ thuật Cải lương Bắc. - Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động sân khấu khi muốn nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật Cải lương Bắc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua kết quả nghiên cứu về phong cách Cải lương Bắc, các nghệ sĩ sẽ có được những nhận thức mới cho công tác sáng tạo trên cơ sở khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những mặt mạnh làm nên sự độc đáo, riêng biệt của Cải lương Bắc trong sự nghiệp đổi mới sân khấu Cải lương đương đại. - Cũng thông qua kết quả nghiên cứu về phong cách Cải lương Bắc, các nhà quản lý sẽ có những định hướng đúng đắn trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị nghệ thuật của sân khấu Cải lương Bắc nói riêng và sân khấu Cải lương Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (4 trang), Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang), luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát quá trình hình thành, phát triển sân khấu Cải lương Bắc (37 trang). Chương 2: Đặc điểm của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955 – 1985) (54 trang). Chương 3: Giá trị của phong cách Cải lương Bắc (32 trang). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG BẮC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm tài liệu về lịch sử nghệ thuật Cải lương nói chung và Cải lương Bắc nói riêng. Nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật Cải lương nói chung và Cải lương Bắc nói riêng đã được nhiều nhà hoạt động sân khấu quan tâm đến và thể hiện ở hai phương diện chủ yếu: Thứ nhất, gồm những cuốn hồi ký của các tác giả Vương Hồng Sển, Sỹ Tiến, Nguyễn Ngọc Bạch, Sỹ Hùng, Nguyễn Ánh Trong đó, cuốn Hồi ký 50 năm mê hát của Vương Hồng Sển, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2007) đã chọn lọc tư liệu từ tấm vé, thiệp mời đi xem hát, tấm quảng cáo lịch trình giờ diễn, các bài viết trên báo chí, truyện kể, giai thoại nói về gốc tích hát bội, cải lương ở miền Nam, cùng với hàng trăm nhân vật nổi tiếng của ngành nghệ thuật này như: Năm Phỉ, Tư Út, cô Bảy Phùng Há, Năm Châu, Thành Được, Út Bạch Lanvà nhiều ban hát, gánh hát kiếm sống nổi danh trên đất Sài Gòn, Nam kỳ lục tỉnh qua sự theo dõi, quan sát, cảm nhận của tác giả. Nhờ đó, cuốn sách đã giúp người đọc hôm nay nhớ và hiểu về một thời vàng son của nghệ thuật Cải lương. Cuốn Một đời sân khấu của Nguyễn Ngọc Bạch, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2004) nói về cuộc đời của tác giả chủ yếu gắn liền với hoạt động sân khấu Cải lương Nam Bộ với tư cách là đạo diễn và nhà quản lý. Cuốn sách gồm các trước tác của ông như: ca khúc, những mẩu chuyện kháng chiến, hồi ký, nghiên cứu phê bình về sân khấu Cải lương Nam – Bắc gắn liền với hành trình từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam của ông. Qua cuốn sách, người đọc thấy phần nào lịch sử sân khấu Cải lương qua cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông ở cả thời chiến lẫn thời bình, ở cả ba miền đất nước đầy chân thực, hấp dẫn. Cuốn Những mảnh tình nghệ sĩ của Sỹ Tiến, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh (1986) nói về cuộc đời của các nghệ sĩ tuồng, cải lương được khán giả mến mộ. Những cuộc đời ấy đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển sân khấu Cải lương. Cuốn Sân khấu một đoạn trường của Nguyễn Ánh, Nhà xuất bản Sân khấu (1995) đi vào đời sống của sân khấu Bắc trong đó nhấn mạnh cải lương Bắc trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ, khó khan. Cuốn Mảnh đời sân khấu của Sỹ Hùng, Nhà xuất bản Sân khấu (1996) nói về cuộc đời hoạt động sân khấu của tác giả bắt đầu từ một cậu bé đam mê Cải lương từ nhỏ, sau đó đi theo con đường nghệ thuật gắn liền với các ban hát cải lương Bắc, rồi trở thành nghệ sĩ ưu tú... Những tài liệu dưới dạng hồi ký nói trên có điểm giống nhau là đều kể về những gì “tai nghe, mắt thấy” trong đời sống sân khấu Cải lương hoặc về quãng đời hoạt động nghệ thuật của chính bản thân các tác giả. Thứ hai, gồm những bài viết, công trình nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật sân khấu Cải lương của các tác giả Kính Dân, Hoàng Như Mai, Trần Việt Ngữ, Tất Thắng, Ngọc Văn, Trương Bỉnh Tòng, Đỗ Dũng, Tuấn Giang, Trần Thị Minh Thu Trong đó, cuốn sách Nghệ thuật Cải lương những trang sử của Trương Bỉnh Tòng, Viện Sân khấu xuất bản (1997) đã tập trung giới thiệu tiến trình lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương từ đầu thế kỉ XX cho tới những năm 80 của thế kỉ XX. Cuốn sách Nhận định về cải lương của Hoàng Như Mai, Nxb Mũi Cà Mau (1986) phân tích sự phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương từ Cách mạng tháng Tám đến nay; lịch sử và vai trò của sân khấu Cải lương qua từng thời kỳ; sự gắn bó giữa sân khấu, nghệ sĩ và khán giả; giới thiệu một số vở cải lương và nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Cuốn sách Ba Vân trên sân khấu Cải lương của Trần Việt Ngữ, Nxb Văn hóa (1986) lại đi sâu vào cuộc đời hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ Ba Vân gắn liền với các gánh hát Nam Bộ ra Bắc biểu diễn, qua đó người đọc thấy được phần nào bộ mặt cải lương hai miền Nam – Bắc thời kỳ thuộc Pháp và kháng chiến. Bài viết “Một vùng sân khấu Cải lương miền Bắc những năm kháng chiến chống Pháp” của Kính Dân, đăng trên Tạp chí Sân khấu (1980) và “Những chặng đường phát triển của Cải lương trên miền Bắc đất nước” của Ngọc Văn, đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1996) lại cho người đọc thấy được diện mạo của sân khấu Cải lương Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Cuốn Nghệ thuật Cải lương của tác giả Tuấn Giang, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2006) có một phần nói về sự hình thành, phát triển sân khấu Cải lương hai miền Nam – Bắc qua các thời kỳ: Pháp thuộc, 1945-1954, 1954-1975, 1975-1986, 1986 đến nay. Cuốn Nghệ thuật Cải lương Nam Bộ 1918-2000 của Đỗ Dũng, Nxb Trẻ (2003) lại trình bày sự ra đời và sự phát triển của sân khấu Cải lương Nam Bộ qua từng thời kỳ lịch sử. Về sân khấu Cải lương Hà Nội, tác giả Tất Thắng đã có 3 công trình, bài viết: Sân khấu Hà Nội 30 năm qua, đăng trên Tạp chí Sân khấu (1984), Nửa thế kỷ sân khấu Hà Nội (1945 – 1995), Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội xuất bản (2000) và Tìm hiểu sân khấu Thăng Long – Hà Nội, Nxb Sân khấu (2010). Các công trình, bài viết này đã cho người đọc một cái nhìn tổng thể về hoạt động của sân khấu Hà Nội cũng như sân khấu Cải lương Hà Nội. Trong khi đó, tác giả Tuấn Giang trong cuốn 50 năm nghệ thuật Đoàn Cải lương Hoa Mai, Đoàn Cải lương Hoa Mai xuất bản (2007); Viện Sân khấu và Sở Văn hóa – Thông tin Hải Phòng trong cuốn Sân khấu Hải Phòng, Nxb Sân khấu (2002); và Trần Thị Minh Thu trong cuốn Hành trình 55 năm cống hiến và sáng tạo nghệ thuật của Nhà hát Cải lương Trung ương, Nhà hát Cải lương Trung ương xuất bản (2006) lại đi vào lịch sử của một đơn vị nghệ thuật là Đoàn Cải lương Hoa Mai, Nhà hát Cải lương Trung ương và lịch sử sân khấu một địa phương – Hải Phòng, trong đó có sân khấu Cải lương Hải Phòng. Qua các đơn vị này, người đọc cũng thấy được phần nào diện mạo của lịch sử sân khấu Cải lương Bắc. Từ các cuốn hồi ký, những bài viết, công trình nghiên cứu về lịch sử sân khấu Cải lương nói chung và lịch sử sân khấu Cải lương Bắc nói riêng, người đọc đã có những tư liệu sinh động, phong phú, chân thực, đa chiều về sân khấu Cải lương hai miền Nam – Bắc. 1.1.2. Nhóm tài liệu về âm nhạc cải lương Nhắc đến nghệ thuật Cải lương, không thể không đề cập đến âm nhạc cải lương. Nếu các thể loại sân khấu khác được bắt đầu từ tích, thì cải lương lại được bắt đầu từ nhạc. Trên thực tế, nghiên cứu về âm nhạc cải lương, đã có những công trình nghiên cứu, bài viết: Bài bản Cải lương của Đắc Nhẫn, Ngọc Thới, Nxb Văn hóa (1974); Âm nhạc sân khấu Cải lương trong chế độ cũ của Đắc Nhẫn, đăng trên Tạp chí Sân khấu (1982); Tìm hiểu âm nhạc Cải lương, Đắc Nhẫn, Nxb thành phố Hồ Chí Minh (1987); Nghệ thuật Cải lương những trang sử, Trương Bỉnh Tòng, Viện Sân khấu xuất bản (1997); Ca nhạc và sân khấu Cải lương, Tuấn Giang, Nxb Văn hóa Dân tộc (1997); Thang âm nhạc cải lương tài tử, Vũ Nhật Thăng, Nxb Âm nhạc (1998); Tiến trình thể hiện âm nhạc cải lương, Nguyễn Thuyết Phong, Bản đánh máy (2001); sân khấu Cải lương Nam Bộ 1918 – 2000, Đỗ Dũng, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh (2003); Âm nhạc cải lương: tính năng, giai điệu và nhạc cụ, Đỗ Dũng, Nxb Sân khấu (2007); Đặc điểm ngôn ngữ của ca từ vọng cổ, Đỗ Dũng, Nxb Văn hóa văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2013) Qua những công trình nghiên cứu của họ, người đọc được biết đến những vấn đề sau của âm nhạc cải lương: Thứ nhất, những vấn đề chung về nguồn gốc và các giai đoạn phát triển của bài Vọng cổ; những vấn đề ngôn ngữ của ca từ Vọng cổ; phương pháp xây dựng ca từ Vọng cổ. Thứ hai, phân tích, lí giải nguồn gốc ra đời âm nhạc cải lương gắn liền với nhạc cung đình Huế, dân ca, hò, vè Nam Bộ. Thứ ba, giới thiệu về âm nhạc cải lương; lí giải về sức diễn cảm của các điệu nhạc và nhạc cụ qua các giai điệu, điệu thức quảng, các bài bản vắn, các giai điệu mới; tính năng nhạc cụ và tổ chức dàn nhạc. Thứ tư, phân tích phương pháp sưu tầm, nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung và nhạc cải lương tài tử nói riêng về thang âm từ tư liệu, dung sai, phương pháp đo quãng; quá trình định vị các bậc thang âm, xử lý số liệu, thư nghiệm và chỉnh lý. Thứ năm, trình bày về tính dân tộc, đặc điểm của âm nhạc cải lương; tính chất, nội dung của từng bài bản cải lương; giới thiệu những bản đờn âm nhạc cải lương do chính tác giả sưu tầm và biên soạn. Thứ sáu, đặc điểm của âm nhạc cải lương trong chế độ cũ với cả hai phương diện thành tựu và hạn chế. Thứ bảy, phân tích sự hình thành ca nhạc tài tử cải lương; hình thức Ca ra bộ (1914-1918); sự hình thành và phát triển ca nhạc cải lương từ 1918 – 1930; phong trào cải lương yêu nước từ 1930-1945. Những bài viết, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho người đọc một “kho tư liệu” phong phú về âm nhạc cải lương: từ nguồn gốc đến sự phát triển, từ tính năng, điệu thức đến nội dung ý nghĩa của từng bài bản, từ ngôn ngữ ca từ đến thang âm Nhóm tài liệu về nghệ thuật biểu diễn cải lương Nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn cải lương, các công trình, bài viết tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, bàn về vai trò của ca nhạc trong nghệ thuật biểu diễn cải lương, được thể hiện qua Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học Vai trò của ca nhạc và vũ đạo trong nghệ thuật biểu diễn cải lương của Nguyễn Thị Hoàng Mai, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội (2011). Luận văn đã cho người đọc thấy ca nhạc vô cùng quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn cải lương, giúp người diễn viên thể hiện hoàn cảnh, lý lịch, tính cách, nội tâm nhân vật. Thứ hai, bàn về vũ đạo trong nghệ thuật biểu diễn cải lương, được thể hiện qua cuốn sách Vũ đạo cải lương, Triệu Quang Vinh, Nxb Văn hóa – Thông tin, (1995); Múa – trình thức võ thuật trên sân khấu Cải lương, Nguyễn Thu Vân, Nxb Sân khấu (2006), Vai trò của ca nhạc và vũ đạo trong nghệ thuật biểu diễn cải lương, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học của Nguyễn Thị Hoàng Mai, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội (2011). Các công trình này đã giới thiệu với người đọc các động tác, hình thức vũ đạo thường được diễn trên sân khấu Cải lương; những động tác thân thể của diễn viên đi cùng với lời nói, lời ca; các cảnh diễn múa – trình thức võ thuật được dùng trong sân khấu Cải lương. Thứ ba, bàn về nghệ thuật biểu diễn cải lương một cách khái quát, đầy đủ trên các phương diện được thể hiện qua Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học Nghệ thuật biểu diễn cải lương của Nguyễn Thị Thùy, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội (2007). Đây có thể coi là công trình duy nhất hiện nay bàn một cách tương đối đầy đủ về nghệ thuật biểu diễn cải lương. Luận văn đã cung cấp cho người đọc những kiến thức về phong cách và kỹ thuật biểu diễn trên sân khấu Cải lương được thể hiện trong sự kết hợp với âm nhạc và vũ đạo, thể hiện hình tượng nhân vật, chủ đề tư tưởng của vở diễn v.v 1.1.4. Nhóm tài liệu về những vấn đề lý luận khác của nghệ thuật Cải lương. Nhóm này được tập hợp trong những công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình và luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về nghệ thuật sân khấu Cải lương của các tác giả: Hoàng Như Mai, Hà Văn Cầu, Thái Ngọc Anh, Tuấn Giang, Phạm Trí Thành, Võ Thị YếnCác tài liệu đã đề cập đến những hướng nghiên cứu sau: Thứ nhất, đánh giá, phân tích nghệ thuật Cải lương trong 50 năm phát triển được thể hiện qua bài viết của Hà Văn Cầu là Nghệ thuật Cải lương – nhìn lại nửa thế kỉ phát triển, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (1996). Cũng từ góc độ này, tác giả Hà Văn Cầu đã tìm hiểu phong cách và thi pháp cải lương thông qua công trình Phong cách và thi pháp trong nghệ thuật Cải lương, Nxb Sân khấu (1995). Ở công trình này, ông Hà Văn Cầu đã hướng tới: tính độc đáo về nội dung và tính độc đáo về nghệ thuật của Cải lương giai đoạn dưới thời Pháp thuộc với hình tượng người đẹp sầu thảm theo hệ suy luận tiểu tư sản phương Tây, dẫn đến thanh – sầu – cảm – oán; và dự liệu về triển vọng phát triển cải lương trong tương lai. Thứ hai, phân tích vai trò của sân khấu Cải lương qua từng thời kỳ; sự gắn bó giữa sân khấu Cải lương, nghệ sỹ và khán giả; một số tác phẩm và nghệ sỹ Cải lương tiêu biểu được thể hiện qua công trình Nhận định về cải lương của Hoàng Như Mai, Nxb Mũi Cà Mau (1986). Thứ ba, trình bày đặc trưng ngôn ngữ sân khấu Cải lương; nghệ thuật chuyển thể cải lương; nghệ thuật biên kịch cải lương; thẩm mĩ nghệ thuật Cải lương được thể hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật qua các tác phẩm ở các giai đoạn; giới thiệu giá trị nghệ thuật sân khấu Cải lương; sự hình thành, phát triển thẩm mĩ sân khấu và ca nhạc cải lương được phân tích qua hai cuốn sách của tác giả Tuấn Giang, đó là: Nghệ thuật thẩm mĩ cải lương, Nxb Văn hóa Dân tộc (2005); Nghệ thuật Cải lương, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2006). Thứ tư, trình bày nghệ thuật sân khấu Cải lương ở một địa phương là thành phố Cần Thơ, dưới góc nhìn văn hóa học để thấy được vai trò của sân khấu Cải lương trong sự phát triển đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây, được thể hiện qua luận văn Thạc sĩ Văn hóa học Sân khấu Cải lương trong đời sống văn hóa của nhân dân thành phố Cần Thơ của Thái Ngọc Anh, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2006). Thứ năm, hệ thống hóa vấn đề kế thừa; phân tích những biến đổi trong lĩnh vực nội dung và hình thức thể hiện của nghệ thuật sân khấu Cải lương trong tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay; đánh giá, đề xuất các biện pháp để nghệ thuật sân khấu Cải lương phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay được thể hiện trong Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật học Nghệ thuật sân khấu Cải lương – kế thừa và biến đổi, Phạm Trí Thành, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2008). Thứ sáu, nghiên cứu sự tác động của các phương thức quản lý đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua các thời kỳ. Trong đó, mỗi phương thức quản lý đều tác động tới nội dung và hình thức nghệ thuật, từ đó tạo nên sự biến đổi và mạng lại chất lượng nghệ thuật tương ứng qua tác động của các phương thức quản lý. Hướng nghiên cứu này được thể hiện qua Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật học Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý của Võ Thị Yến, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2013). Luận án cũng đề ra giải pháp trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, các đơn vị nghệ thuật phải năng động, linh hoạt trong phương thức quản lý để hội nhập và phát triển, nghệ thuật sân khấu Cải lương phải biết kế thừa, vận dụng một cách sáng tạo những thành công, đồng thời hạn chế những tồn tại của các phương thức quản lý trước đây. Thứ bảy, nghiên cứu những phương diện thành công của một vở cải lương hay, cách viết một vở ca kịch cải lương cũng như nhạc và lời ca trong cải lương. Hướng tiếp cận này được thể hiện ra cuốn sách Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương của Sỹ Tiến, Nxb thành phố Hồ Chí Minh (1984). Ngoài ra, còn có: - Các bài tham luận tại buổi thảo luận khoa học Cải lương và kịch nói trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ tại văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tổ chức vào tháng 7 năm 1998. Những bài viết tham gia buổi thảo luận đều nghiên cứu cải lương (và kịch nói) Nam Bộ dưới góc độ văn hóa vùng. - Các bài tham luận tại Hội thảo sân khấu Cải lương – giữ gìn và phát triển trong tình hình mới do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2010. Tất cả 16 bài tham luận đều đi vào thực trạng của sân khấu Cải lương, đồng thời đưa ra một số đề xuất như: xây dựng những Nhà hát đúng nghĩa, đào tạo đội ngũ kế thừa, đáp ứng thị hiếu khán giả nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống của sân khấu Cải lương v.v - Các bài tham luận tại Hội thảo Văn hóa cải lương Nam Bộ - Từ đờn ca tài tử đến sân khấu Cải lương, từ lý luận đến thực tiễn do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9/3/2016. Hội thảo là một sinh hoạt khoa học nằm trong khuôn khổ đề tài B2014-18b-03 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Huỳnh Công Tín làm chủ nhiệm đề tài. Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề: 1- Tiến trình văn hóa cải lương Nam Bộ qua việc chuyển hóa từ nhạc thính phòng đờn ca tài tử đến sân khấu ca nhạc kịch cải lương; 2- Đặc trưng văn hóa cải lương thể hiện ở sự kết hợp các thành tố nghệ thuật trên sân khấu Cải lương; 3- Tác giả - tác phẩm với sự khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của một số soạn giả với những vở diễn tiêu biểu; 4- Phong trào sân khấu Cải lương tại các địa phương ở Nam Bộ với sự đóng góp của những gia đình trong tiến trình 100 năm sân khấu Cải lương như: gia đình Nhạc Khị, gánh Đồng Nữ Ban, đoàn Việt kịch Năm Châu, đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, gia đình chị em Năm Phỉ - Bảy Nam Hội thảo cũng thu nhận được nhiều ý kiến của các học giả, soạn giả, các nghệ sỹ để tìm ra giải pháp nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật, thúc đẩy tích cực hoạt động sáng tác và biểu diễn, gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. - Các bài tham luận tại Hội thảo Sân khấu Cải lương và trang phục cải lương: thực trạng và phương hướng bảo tồn do Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 6/9/2016. Các tham luận nêu bật thực trạng khó khăn của đời sống cải lương miền Nam, đặc biệt là sự bất cập của trang phục cải lương tuồng cổ; vốn khai thác đề tài lịch sử, cải lương tuồng cổ phải phản ánh được đặc trưng trang phục ở từng thời kỳ lịch sử cụ th... 1936, các nhà khoa học Mỹ như R.Redified, R.Linton, M.Herkovits đã định nghĩa khái niệm giao lưu, tiếp biến văn hóa “là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” [139, tr.50]. Với định nghĩa này, có thể hiểu giao lưu, tiếp biến văn hóa “là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa” [139, tr.50]. Theo GS Trần Quốc Vượng, giao lưu, tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Tuy nhiên, hai yếu tố này luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt trong một thực thể văn hóa vì có yếu tố ở giai đoạn này là yếu tố ngoại sinh, nhưng đến giai đoạn sau, những tính chất của yếu tố ngoại sinh ấy không còn hoặc nhạt dần đến nỗi người ta tưởng rằng đó là yếu tố nội sinh. Kết quả của sự tương tác giữa hai yếu tố này thường diễn ra theo hai trạng thái: một là yếu tố ngoại sinh lấn át, triệt tiêu yếu tố nội sinh; hai là có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần trở thành yếu tố nội sinh hoặc bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh [139, tr.51-52]. Trong giao lưu, tiếp biến văn hóa, thái độ của tộc người chủ thể trong sự tiếp nhận yếu tố ngoại sinh thể hiện theo hai dạng: một là tự nguyện tiếp nhận thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặngmà văn hoá được trao đổi trên tinh thần tự nguyện; hai là bị cưỡng bức tiếp nhận, thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này nhiều khi không thuần nhất. Có khi trong cái vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính cưỡng bức hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hoá, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện. Cũng theo GS Trần Quốc Vượng, mức độ của sự tiếp nhận trong giao lưu văn hóa cũng khác nhau: có sự tiếp nhận đơn thuần và có sự tiếp nhận sáng tạo. Sự tiếp nhận đơn thuần khi nhìn ở ý nghĩa tương đối là phổ biến trong mọi người ở tộc người chủ thể. Còn sự tiếp nhận sáng tạo lại là sự tiếp nhận có sự kiểm soát của lý trí, theo ba mức: thứ nhất, không tiếp nhận toàn bộ, mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp cho tộc người mình; thứ hai, tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan điểm giá trị của tộc người chủ thể; thứ ba, mô phỏng và biến thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác bởi tộc người chủ thể [139, tr.52]. Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu, tiếp biến văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác. Giao lưu, tiếp biến văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày càng mở hơn. Qua giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, những con người của nền văn hóa bản địa thu nhận được nhiều thông tin mới, xử lý những thông tin này, có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nảy sinh những nhu cầu mới. Những nhu cầu mới này đòi hỏi phải được đáp ứng và do đó làm nảy sinh tại bản địa những hoạt động văn hóa mới cùng những sản phẩm văn hóa mới để thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là làm cho văn hóa bản địa phát triển nhanh hơn. Bản thân giao lưu, tiếp biến văn hóa không gây ra sự đồng hóa văn hóa. Điều này lại càng chắc chắn trong trường hợp nền văn hóa bản địa giao lưu đồng thời với nhiều nền văn hóa bên ngoài. Một nền văn hóa bị đồng hóa với nền văn hóa khác nếu sức mạnh bên trong của nó không đủ để thực hiện tiếp biến văn hóa, mà chỉ đơn thuần tiếp nhận trong quá trình giao lưu. Với nội hàm trên, có thể thấy giao lưu, tiếp biến văn hóa là quy luật phát triển của văn hóa, là nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người. Thông qua giao lưu, tiếp biến văn hóa, mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh đòi hỏi tộc người chủ thể phải phát huy “nội lực” của chính mình. Nội lực đó chính là bản sắc và truyền thống văn hóa của tộc người tiếp nhận. Bởi nó chính là “màng lọc” để tiếp nhận những yếu tố văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. Dù nhiều giá trị văn hóa bên ngoài được truyền bá vào nước ta bằng con đường tự nhiên hay cưỡng bức, nhưng nhân dân ta vẫn tìm ra con đường bảo tồn văn hóa dân tộc, chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn đồng hóa văn hóa. Sở dĩ như vậy bởi người Việt đã có cách ứng xử mềm dẻo và khôn ngoan. Thứ nhất là duy trì tổ chức làng tự trị có từ xa xưa – một hình thức công xã nông thôn, trong đó quan hệ họ hàng và làng mạc gắn bó với nhau tạo nên tính cố kết cộng đồng hết sức mạnh mẽ. Với hình thức tổ chức này, về đối nội, nước ta duy trì được văn hóa Việt; về đối ngoại, khi bị ngoại thuộc, vẫn buộc được chính quyền cai trị chấp nhận vì mọi chính sách thuế má cống nộp và huy động phu lính của chúng vẫn thực hiện được đến làng, trong khi chúng không thể có người đặt sự cai trị trực tiếp xuống tận đơn vị cơ sở này. Nhờ thế, tuy có lúc nước mất nhưng văn hóa Việt không mất làng và đây chính là cơ sở để người Việt luôn ý thức giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do cho dân tộc. Thứ hai, dung hòa trong tiếp nhận văn hoá ngoại lai, cố gắng học tập những thành tựu của nó, nhưng biến đổi, “Việt hóa” những yếu tố ngoại lai phù hợp với bản sắc và truyền thống văn hóa Việt Nam, góp phần làm giàu mạnh thêm nền văn hóa Việt. Điều này lí giải vì sao dân tộc Việt, trong một ngàn năm Bắc thuộc, không hề bị đồng hóa, mặc dù chính quyền cai trị phương Bắc buộc người dân theo luật Hán, áp đặt chữ Hán, đem người Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục tập quán của người Hán Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, đã nhanh chóng hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, trở thành Phật giáo Việt Nam. Nho giáo Trung Hoa vào Việt Nam với tư tưởng có tính khuôn phép đã được “mềm hóa”, vận dụng linh hoạt cho phù hợp với người Việt như chữ “trung” theo quan điểm Nho giáo là trung với vua, coi vua là thượng đế, còn với người Việt Nam, chữ “trung” là trung với nước, chỉ trung thành với người đứng đầu đất nước khi người ấy thật sự vì dân, vì nước. Chữ Hán được cải biến thành chữ Nôm. Trong quá trình người Việt tiến vào phía Nam dưới thời chúa Nguyễn, họ ở lẫn với các tộc dân địa phương đứng đầu là người Chăm, tiếp nhận, vay mượn có chọn lọc và thích nghi một cách thoải mái với nhiều yếu tố văn hóa Chăm, chẳng hạn như tiếp thu kỹ thuật làm ghe và cả tên gọi ghe, bàu từ người Chăm, các tục lệ hoặc phương thức thờ cúng, các thần linh của người Chăm, tục ăn gỏi, cách đội khăn, chôn cất người chết trong huyệt theo kiểu người Chăm Những điều này giúp cho người Việt thích ứng tốt với điều kiện địa phương, nhưng không hề làm thay đổi bản sắc văn hóa của mình. Rồi cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, nhiều nhà khoa học, văn nghệ sĩ Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng triết học, văn học nghệ thuật của Pháp và đã sáng tạo ra “thơ mới” cùng với tiểu thuyết, kịch nói, nhạc, họa, kiến trúc mang dáng dấp thời đại mà hình tượng trung tâm là con người Việt Nam. Hàng chục năm văn hóa Mỹ tràn ngập miền Nam, nhưng bản chất thuần phác, đôn hậu của nhân dân miền Nam về cơ bản vẫn nguyên vẹn. Mặt khác, nhân dân ta lại tiếp thu phong cách làm việc công nghiệp, tư duy thị trường, năng động trong sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, trong giao lưu, tiếp biến văn hóa, trên cái nhìn lịch sử, theo GS Trần Quốc Vượng, “bản sắc và truyền thống không phải là yếu tố nhất thành bất biến. Sự vận động của mỗi nền văn hóa trong không gian và trong thời gian luôn luôn là sự vận động của các yếu tố bất biến và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân. Cái khả biến phát triển đến mức độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa ấy, như quy luật lượng đổi, chất đổi” [139, tr.52-53]. Có thể nói, giao lưu, tiếp biến có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa của một dân tộc. Tuy nhiên, giao lưu, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn, bảo tồn, vừa phát triển văn hóa dân tộc là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi quốc gia. Nghệ thuật Cải lương ra đời ở Nam Bộ, là con đẻ của người dân Nam Bộ. Sau đó, thông qua giao lưu văn hóa vùng miền, cải lương Nam lan ra đất Bắc, được người Bắc tiếp nhận và đổi mới, sáng tạo cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ, thị hiếu thẩm mĩ của người Bắc. Do đó, khi nghiên cứu về phong cách Cải lương Bắc, không thể không áp dụng lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa. 1.2.2.3. Kết quả của việc áp dụng các lý luận, lý thuyết vào nghiên cứu đề tài Việc vận dụng lý luận về phong cách nghệ thuật, lý thuyết về không gian văn hóa và lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa trong đề tài Phong cách Cải lương Bắc giúp NCS giải quyết những vấn đề khoa học sau: Thứ nhất, những vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật giúp nghiên cứu sinh làm rõ nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật của một thể loại sân khấu (cải lương) trong phạm vi một vùng văn hóa (Bắc Bộ). Ở đây, phong cách của nghệ thuật sân khấu Cải lương Bắc chính là những nguyên tắc xuyên suốt cấu trúc các tác phẩm sân khấu Cải lương Bắc, khiến các tác phẩm đó có được những giọng điệu, màu sắc riêng biệt, độc đáo, được thể hiện trên cả hai mặt nội dung (đề tài, chủ đề tư tưởng, hình tượng nhân vật) và hình thức (kết cấu, thể tài, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, vũ đạo, trang trí mĩ thuật và nghệ thuật tổng hợp). Bên cạnh đó, những vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật sẽ giúp NCS tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu quan trọng của đề tài, đó là: Những đặc trưng cơ bản của phong cách Cải lương Bắc? Những giá trị nghệ thuật của phong cách Cải lương Bắc? Những phương hướng cần thiết cho việc phát huy giá trị của phong cách Cải lương Bắc để sân khấu Cải lương Bắc phát triển vững mạnh? Trên cơ sở đó, NCS phần nào chứng minh được những khác biệt của Cải lương Bắc so với cải lương Nam, chứng minh khả năng biểu hiện không ngừng của thể loại, đặc trưng “động” và “mở” của Cải lương. Với sự khác biệt của mình, cải lương Bắc đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của sân khấu Cải lương Việt Nam nói riêng và sân khấu cách mạng Việt Nam hiện đại, rộng hơn nữa là làm cho kho tàng văn hóa dân tộc thêm phong phú, đa dạng. Thứ hai, lý thuyết về không gian văn hóa giúp nghiên cứu sinh trả lời một phần cho câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào tạo nên phong cách Cải lương Bắc? Một trong những yếu tố hình thành nên phong cách Cải lương Bắc đó chính là đặc trưng văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ. Do đó, để làm rõ đặc trưng văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ, không thể không tiếp cận từ lý thuyết không gian văn hóa vùng. Với việc áp dụng lý thuyết không gian văn hóa vùng, NCS sẽ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu Bắc Bộ là vùng đất cội nguồn của nền văn hóa Việt và từ Bắc Bộ, văn hóa Việt lan tỏa ra Nam Bộ. Khi cải lương Nam Bộ ra đời và phát triển lan ra đất Bắc, bắt gặp những chủ thể hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến (không gian văn hóa Bắc), đã có sự biến đổi cho phù hợp với văn hóa Bắc, với yêu cầu của hiện thực chính trị - xã hội trên đất Bắc, từ đó tạo nên “một nhánh”, “một cành” riêng mang đậm phong cách Cải lương Bắc Thứ ba, lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa giúp NCS xác định rõ sự giao lưu, tiếp biến trong sân khấu Cải lương Bắc, thể hiện qua việc trả lời một phần cho câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào tạo nên phong cách Cải lương Bắc? Trong những yếu tố hình thành nên phong cách Cải lương Bắc, có yếu tố giao lưu, tiếp biến văn hóa với các nước XHCN. Trước khi nghệ thuật sân khấu Cải lương ra đời, Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng đã trải qua sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa tự nhiên với Ấn Độ và tiếp xúc, giao lưu văn hóa cưỡng bức với Trung Hoa. Khi nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ ra đời vào đầu thế kỉ XX trong trào lưu tiếp xúc văn hóa Đông – Tây, người Việt Bắc Bộ đã tiếp nhận cải lương Nam Bộ vừa trong xu thế Âu hóa, đổi mới, cách tân chung của thời đại. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, miền Bắc có sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa tự nhiên với văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Nga – Xô Viết. Cải lương Bắc, do đó, đã “lột xác”, mang trong mình những nét đặc thù riêng biệt. Thứ tư, từ những vấn đề lý luận về phong cách nghệ thuật, lý thuyết về không gian văn hóa vùng và lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa được áp dụng như đã trình bày ở trên trở thành căn cứ để giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu, phân tích những đặc điểm cơ bản của phong cách Cải lương Bắc, tập trung trong giai đoạn 1955-1985; phân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật của phong cách Cải lương Bắc với hai mặt thành tựu và hạn chế dưới góc nhìn biện chứng; đồng thời là căn cứ để tìm ra phương hướng phát huy phong cách Cải lương Bắc trong cơ chế tự chủ, hội nhập quốc tế hiện nay. 1.3. Khái quát quá trình hình thành, phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Bắc 1.3.1. Sự hình thành, phát triển sân khấu Cải lương Bắc (từ đầu thế kỉ XX - 1945) Khoảng năm 1917 - 1918, ở Nam Bộ, nghệ thuật sân khấu Cải lương ra đời, được đánh dấu bởi vở diễn đầu tiên Lục Vân Tiên của soạn giả Trương Duy Toản trên sân khấu thầy André Thận. Ngay sau khi xuất hiện, sân khấu Cải lương Nam Bộ phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của rất nhiều gánh hát lớn nhỏ như Đồng Nữ, Phước Trung, Phước Cương, Trần Đắc, Tập Ích, Nam Đồng, Văn Hí, Văn Võ Hí, Năm Châu, Nam Thinh, Văn Lập, Tân Hí Cùng với sự xuất hiện của nhiều gánh hát là sự tỏa sáng của nhiều soạn giả tài danh như Trần Hữu Trang, Nguyễn Thành Châu, Lâm Hoài Nghĩa, Nguyễn Công Mạnh, Huỳnh Thủ Trung, Nguyễn Trọng Quyền.; nhiều nghệ sĩ tài năng như Năm Phỉ, Năm Sa Đéc, Bảy Nam, Bảy Nhỏ, Năm Nhỏ, Sáu Ngọc Sương, Kim Cúc, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Tư Sang, Năm Châu, Ba Du, Ba Vân, Tám Danh v.v... Để đáp ứng nhu cầu của khán giả, các gánh hát đã dàn dựng và công diễn nhiều vở diễn với đa dạng đề tài phản ánh (lịch sử, dã sử, đương đại, Trung Quốc, Tiên, Phật.) như: Lửa đỏ lòng son, Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp (Trần Hữu Trang); Tình chị duyên em, Tứ đổ tường (Đặng Công Danh); Khúc oan vô lượng (Tư Chơi); Tây sương kí, Châu Trần phải nghĩa, Tình phai phấn lạt (Nguyễn Trọng Quyền); Thích Ca đắc đạo thế (?); Mộc Quế Anh dâng cây, Anh hùng náo tam môn giai (Nguyễn Công Mạnh) v.v... Giữa năm 1919, cải lương Nam Bộ bắt đầu tiến ra Bắc, đánh dấu bởi sự xuất hiện của gánh xiếc Sáu Súng trong giờ nghỉ giải lao có ca cải lương. Tiếp đó, là sự xuất hiện của gánh Phước Hội (1922), gánh Tân Lập của cô Anna Nguyễn Thị Chung (1923), gánh Nghĩa Hiệp của ông Nguyễn Văn Đẩu (1927) Các gánh hát này đã hấp dẫn mạnh mẽ khán giả Bắc kỳ. Bên cạnh đó, đội ngũ sinh viên Nam kỳ ở Hà Nội còn tổ chức dàn dựng, biểu diễn một số vở cải lương như Tối độc phụ nhân tâm (1923), Châu Trần tiết nghĩa (1925), Trang Tử cổ bồn (1927) để làm từ thiện. Sự xuất hiện của sân khấu Cải lương Nam Bộ đã làm cho sân khấu Bắc có sự thay đổi. Ở Hà Nội, Hội Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài đã tìm cách lôi kéo, thu mua các đào, kép của các gánh hát cải lương Nam Bộ, đồng thời lấy các đào, kép bên tuồng, chèo sang học ca cải lương. Bên cạnh đó, để có lực lượng kế thừa, Hội Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài còn chiêu mộ và tổ chức đào tạo tại chỗ diễn viên “nhí” là con cháu các nghệ nhân tuồng, chèo, lập thành các nhóm Đồng ấu. Cùng với hoạt động của Hội Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài là sự xuất hiện hàng loạt nhóm tài tử phố Hàng Giấy, Lò Đúc; nhóm tài tử Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Huấn; nhóm tài tử Hội Càn Long Banderelle, Hội Nghệ sĩ tuyển lựa tài tử trẻ, Hội Nghệ thuật Sân khấu ca kịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu tài danh Hà Nội v.v... do các học sinh, sinh viên, viên chức trẻ đứng ra thành lập. Các vở diễn của họ được bán vé nhằm mục đích từ thiện như: Trang Tử cổ bồn (Nguyễn Đăng Phong), Nhất phiến băng tâm (?), Lễ mừng bằng nước lã (?), Châu Trần tiết nghĩa (Nguyễn Văn Tệ), Hai gã thanh niên (Đỗ Xuân Ứng) Năm 1929, trước làn sóng hâm mộ cải lương của khán giả Bắc kỳ, ông Nguyễn Văn Được ở Lạng Sơn mở hướng kinh doanh bằng cách thành lập gánh Tân Việt – gánh hát cải lương chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc. Khoảng năm 1931 – 1932, ở Bắc kỳ, xuất hiện thêm gánh Thanh Kỳ. Sự có mặt của hai gánh hát cải lương chuyên nghiệp này đã chính thức đánh dấu sự hình thành của sân khấu Cải lương Bắc. Từ những năm 30, nhận thấy Bắc kỳ là thị trường tiềm năng thu được nhiều lợi nhuận, rất nhiều gánh hát cải lương Nam Bộ như Tân Hý, Phước Cương, Trần Đắc, Phỉ Phụng, Năm Châu, Thanh Tùngđã đua nhau ra Bắc biểu diễn với các vở như: Áo người quân tử (soạn giả Nguyễn Thành Châu), Tơ vương đến thác (soạn giả Đặng Công Danh), Nhất Chi Mai loạn trào (soạn giả Trần Đại Thụ), Tội của ai (soạn giả Nguyễn Thành Châu), Tỷ Can dâng gan (?), Giá trị và danh dự (soạn giả Nguyễn Thành Châu), Sỹ Vân công chúa (soạn giả Đặng Công Danh), Phụng Nghi Đình (soạn giả Trần Phong Sắc)... Sự xuất hiện của các gánh hát lớn của Cải lương Nam Bộ cùng nguồn lợi nhuận thu được từ số đông khán giả của họ đã giúp khán giả cũng như những người làm nghệ thuật Bắc kỳ được dịp tiếp thu, học tập cung cách tổ chức, kinh doanh tiếp thị, lăng xê và trọng dụng các ngôi sao cải lương, xây dựng các vở diễn đạt chất lượng nghệ thuật. Đây là căn cứ quan trọng thúc đẩy những bước phát triển mới của sân khấu Cải lương Bắc thông qua sự ra đời và hoạt động chuyên nghiệp của hàng loạt gánh hát, các nhóm Đồng ấu như: Quảng Lạc, Liên Hiệp, Ứng Lập, Quảng Thành, Long Thịnh, Đại Quốc Hoa, Đắc Thịnh, Huỳnh Lan Anh, Ái Liên, Kim Khôi, Kim Ngọc, Tố Như, Nhật Tân... “Những mẫu mực về cách viết vở, cách biểu diễn và cách sáng tạo nhân vật của các gánh hát Nam kỳ, đặc biệt là cách vận dụng nhuần nhuyễn thủ pháp biểu diễn của kịch nói trong các vở đề tài hiện đại; của Hát bội trong các vở đề tài quá khứ đã gợi ý cho các nghệ sĩ cải lương Bắc xây dựng những vở: Tam hoàng tử tranh hồn, Lã Bố hí Điêu Thuyền, Thất hiền quyến, Đức Mẫu thượng ngàn của Đoàn Bá Chính, Tam khí Chu Du, Tàn phá Cô Tô, Nợ nước tình con, Trảm Trịnh Ân, Võ Tòng sát tẩu, Thế lực kim tiền của Ngọc Văn, Bắc cân tình hiếu, Chiêu Hoàng – Trần Cảnh, Mỵ Châu - Trọng Thủy của Đoàn Bá Quyền, Ai bạn chung tình của Đào Mộng Long, Phấn nhạt son phai, Trả lại tình yêu, Đời gái hư của Charlot Miều v.v... đạt hiệu quả hơn về nghệ thuật” [112, tr.35-36]. Qua các vở diễn này, nhiều đào kép nổi danh của Cải lương Bắc xuất hiện như: Tư An, Sáu Chuẩn, Tư Hợi, Hải Tùng, Tư Ban, Cẩm Tú, Hồng Tường Vi, Bích Hợp, Kim Chung, Bích Thuận, Khánh Hợi, Lan Phương, Bích Được, Bạch Tường, Thúy Ngần, Lệ Thanh, Sáu Kế, Hải Bình, Anh Đệ, Huỳnh Thái, Đào Mộng Long, Tuấn Sửu. Cùng với họ là sự tỏa sáng của nhiều thầy tuồng như: Trần Phềnh, Đoàn Bá Chính, Đoàn Bá Quyền, Trần Quang Cầu, Bảy Ghi, Ái Sơn, Tư An, Gia Túc 1.3.2. Sân khấu Cải lương Bắc giai đoạn 1945 - 1986 Sau Cách mạng tháng Tám, sân khấu Cải lương Bắc bước sang trang sử mới với sự thay đổi về chất. Các nghệ sĩ cải lương đã sáng tác, dàn dựng kịp thời một loạt vở mới ca ngợi cách mạng, đề cao lòng yêu nước của nhân dân nhằm hòa với không khí cách mạng đang bừng bừng khắp nơi như: Dựng cờ độc lập, Vua Hàm Nghi (tác giả Sỹ Tiến) của gánh Tố Như; Khăn duyên đẫm lệ (tác giả Đoàn Bá Quyền) của gánh Đại Quốc Hoa; Khi rừng mới sang thu (tác giả Ái Liên), Phá tan xiềng xích (Phúc Lai) của gánh Ái Liên; Lá cờ giải phóng, Nông dân vùng dậy, Căm hờn (tác giả Ngọc Văn) của gánh Nhật Tân... Năm 1946, trong hoàn cảnh đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, một số gánh hát tham gia phong trào “Nam tiến”; một số gánh hát như Nhật Tân, Phụng Khánh, Kim Ngọc ở lại các đô thị tham gia đội tự vệ. Còn phần lớn các gánh hát rút dần khỏi nội thành theo lệnh của Ủy ban kháng chiến Thủ đô, tản về các địa phương vừa tiếp tục hoạt động nghệ thuật, vừa tiếp tục tham gia kháng chiến. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng thời gian này vẫn có nhiều gánh hát mới được thành lập như: Việt Hoa, Độc Lập, Bạch Tường, Hoàn Châu, Liên Hiệp, Tiền Phong, Tân Tiến, Ngọc Toàn, Thanh Kỳ, Hồng Kỳ, Bích Hợp, Như Ý, Nam Hoa, Kiến Thiết, Tân Châu, Trường Kỳ, Mai Hoa v.v... Ở nội thành và vùng tạm chiếm, các gánh hát vẫn giữ cung cách hoạt động của giai đoạn trước Cách mạng. Còn ở những vùng giải phóng, các gánh hát được định hướng biểu diễn phục vụ chính trị. Năm 1950, Hội nghị văn nghệ của Hội văn hóa văn nghệ Trung ương được tổ chức. Một số ý kiến tại Hội nghị đã cho cải lương là sản phẩm văn hóa độc hại của giai cấp tư sản, yêu cầu cần phải loại bỏ. Điều này đã khiến cho nhiều địa phương cấm diễn, cấm ca cải lương, đập đàn cò, đàn kìm một cách đáng tiếc. Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II được tổ chức vào tháng 2/1951. Tại Đại hội, Đảng đã đề ra đường lối văn hóa văn nghệ gắn liền với ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng đã mở ra con đường phát triển mới của nghệ thuật sân khấu Việt Nam nói chung và nghệ thuật Cải lương nói riêng khi khẳng định giá trị đích thực của nghệ thuật Cải lương với tư cách là di sản văn hóa dân tộc và đặt cải lương ngang hàng với với các loại hình, loại thể khác. Nhờ đó, các gánh cải lương ở vùng giải phóng được tạo điều kiện phát triển, đi theo định hướng phục vụ chính trị. Bằng chứng là ngày 17/4/1951, tại Thanh Hóa, Ty Tuyên truyền văn nghệ tỉnh đã triệu tập bầu chủ của 12 gánh hát đang hoạt động tại Thanh Hóa là Nam Hoa, Quốc Hoa, Thanh Kỳ, Hồng Kỳ, Như Ý, Kim Thanh, An Lạc, Việt Hùng, Kiến Thiết, Phụng Cát, Tâm Tâm và Bạch Tường về dự Đại hội toàn thể, thông qua sự bàn bạc dân chủ, thống nhất, đoàn kết, đã chính thức thành lập Liên đoàn Ca kịch kháng chiến Thanh Hóa (tiền thân của Nhà hát Cải lương Việt Nam sau này). Sau chiến thắng Điện Biên, sân khấu Cải lương Bắc đã có bước phát triển cả về chất lẫn lượng. Hàng loạt các đoàn được đưa vào biên chế Nhà nước như: Đoàn Trung ương, Đoàn Quyết Tiến (Thái Nguyên), Đoàn Bình Minh (Nam Định), Đoàn Sông Hồng (Thái Bình), Đoàn Chuông Vàng, Kim Phụng (Hà Nội), Đoàn Phương Đông (Hải Phòng), Đoàn Nghệ An (Nghệ An), Đoàn Lúa Vàng (Quảng Ninh), Đoàn Hoa Mai (Hà Tây), Đoàn Tân Thành (Yên Bái), Đoàn Thanh Bình (Thanh Hóa), Đoàn Hùng Vương (Vĩnh Phú) Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình của các nghệ sĩ khi trở thành “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, hướng tới phục vụ chính trị, phục vụ cuộc kháng chiến cứu quốc. Nhiều vở diễn phản ánh hiện thực cách mạng của dân tộc được dàn dựng như: Góp phần chiến thắng, Đâu có giặc là ta cứ đi (Đoàn Cải lương Bắc); Bên xác máy bay, Dấu chân người trước, Ngô Quyền, Thanh gươm cô đô đốc, Lửa phi trường, Lý Thường Kiệt (Đoàn Cải lương Hoa Mai); Giữ đất (Đoàn Cải lương Nam Bộ); Dưới sóng (Đoàn Cải lương Sông Hồng); Lưới biển (Đoàn Cải lương Bình Minh); Tiếng sấm Tây Nguyên, Nắng tháng Tám, Hương tràm, Bạo chúa (Đoàn Cải lương Trung ương); Trái tim đứng gác, Đêm Sài Gòn, Hòn đất (Đoàn Cải lương Phương Đông); Lửa Diên Hồng, Hoàng Diệu (Đoàn Cải lương Chuông Vàng) đã theo các đoàn cải lương Bắc đi biểu diễn ở nhiều chiến trường, địa phương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các nghệ sĩ cải lương Bắc vẫn có điều kiện được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi tinh hoa văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cho đến trang trí mĩ thuật, âm nhạc, múa Thông qua vai trò của Ban Nghiên cứu Cải lương, tinh hoa sân khấu các nước xã hội chủ nghĩa được các nghệ sĩ cải lương Bắc tiếp nhận trên cơ sở kế thừa, nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ vậy, nhiều vở diễn có chất lượng đã ra đời. Kết quả của sự thay đổi về chất nói trên được thể hiện rõ nét ở Đại hội Văn công toàn quốc III (1962) với các vở như: Quang Trung (Đoàn Cải lương Trung ương), Hổ phù (Đoàn Cải lương Kim Phụng), Kiều (Đoàn Cải lương Chuông Vàng), Kêu cứu (Đoàn Cải lương Phương Đông), Tú Uyên – Giáng Kiều (Đoàn Cải lương Hoa Mai)Năm 1970, tại Hội diễn Sân khấu chống Mỹ cứu nước, sân khấu Cải lương Bắc được nâng tầm với sự đóng góp 10 vở diễn: Đốm lửa núi Hồng (Đoàn Bắc Trung ương), Hòn đất (Đoàn Phương Đông), Lửa Diên Hồng (Đoàn Chuông Vàng), Trưng Vương (Đoàn Kim Phụng), Trần Bình Trọng (Đoàn Nam Định), Cánh chim bằng (Đoàn Bắc Thái), Dấu chân người trước (Đoàn Hoa Mai), Quê than rực lửa (Đoàn Quảng Ninh), Mê Linh khởi nghĩa (Đoàn Vĩnh Phú), Đường lên phía trước (Đoàn Thanh Bình). Tại Hội diễn, nhiều vở đạt giá trị cao về mặt nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật thể hiện vai trò của các thành phần tham gia sáng tạo vở diễn (tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, biên đạo múa). Sau ngày 30/4/1975, trong hoàn cảnh miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, sân khấu Cải lương hai miền Nam – Bắc có điều kiện được xích lại gần nhau. Bằng chứng là một số đoàn cải lương Bắc đã vào Nam biểu diễn như Nhà hát Cải lương Trung ương, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Đoàn Cải lương Hoa Mai; đồng thời nhiều đoàn cải lương Nam ra Bắc biểu diễn như Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Hương Mùa Thu, Thanh Nga, Thanh Minh, Sài Gòn I, Sài Gòn II, 284, Minh Cảnh, Đồng Nai, Bến Tre Sau bao nhiêu năm chia cắt, khán giả Nam – Bắc mới được xem nghệ sĩ của hai miền biểu diễn. Còn các nghệ sĩ hai miền Nam - Bắc được dịp giao lưu, trao đổi, tiếp thu lẫn nhau trong ca và diễn để phục vụ khán giả. Năm 1980, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc – Hội diễn đầu tiên được tổ chức trong hoàn cảnh đất nước thống nhất. Sân khấu Cải lương Bắc có sự tham gia của các vở: Lý Thường Kiệt (Đoàn Cải lương Hoa Mai), Dòng suối trắng (Đoàn Cải lương Kim Phụng), Minh Khai (Nhà hát Cải lương Trung ương), Tiếng hát nghệ sĩ (Đoàn Cải lương Hà Nam Ninh), Hoa đất mặn (Đoàn Cải lương Phương Đông) Năm 1985, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc có quy mô lớn được tổ chức. Tại Hội diễn này, bên cạnh các vở đi vào đề tài chiến tranh cách mạng, sân khấu Cải lương Bắc xuất hiện những vở diễn đi sâu phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống và không ngần ngại phê phán những mặt trái của xã hội như Hai phương trời thương nhớ (Đoàn Cải lương Kim Phụng), Tình yêu và tội phạm (Đoàn Cải lương Hoa Mai), Hoa đá (Đoàn Cải lương Hà Nam Ninh), Người đi trước (Đoàn Cải lương Thái Bình), Ngôi sao trong đêm (Đoàn Cải lương Thanh Hóa), Tiếng gọi (Đoàn Cải lương Hải Phòng) Hội diễn năm 1985 được coi là dấu mốc cuối cùng của giai đoạn hoàng kim của sân khấu Cải lương Bắc nói riêng và sân khấu cả nước nói chung. 1.3.3. Sân khấu Cải lương Bắc giai đoạn 1986 đến nay Năm 1986, tại Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới. Đường lối đổi mới đã mở ra con đường phát triển mới của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trong đó có sân khấu Cải lương Bắc. Lúc này, sân khấu Cải lương Bắc đã đi vào đủ loại đề tài khác nhau (lịch sử, dã sử, dân gian, huyền thoại, cận đại, hiện đại, nước ngoài, chiến tranh, hậu chiến v.v) với những vở như: Kêu cứu, Người con gái Khiết Đan, Khi thành phố lên đèn, Cô gái Phù Tang, Đôi dòng sữa mẹ, Biển tình cay đắng (Nhà hát Cải lương Trung ương); Ngọc sáng đất kiếm thần, Sen trắng Đông A, Đứa con ngoài giá thú (Nhà hát Cải lương Hà Nội); Điều không thể mất, Cô gái và chàng họa sĩ, Tội lỗi, Người mẹ lưu đày (Đoàn Cải lương Hải Phòng); Sám hối cuộc đời, Tiếng thét trong đêm đen, Hoa khôi dạy chồng, Lôi vũ, Xin đừng lầm lỡ, Nỗi đau tình mẹ (Đoàn Cải lương Nam Hà); Ông Thánh sinh đôi, Những đứa con oan nghiệt (Đoàn Cải lương Hoa Mai); Khi tình yêu đã chết (Đoàn Cải lương Kim Phụng)... Ở đây, các vở diễn đã không chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn lao liên quan đến số phận quốc gia, dân tộc, mà còn dũng cảm mổ xẻ những góc khuất của đời sống riêng tư phức tạp của con người cá nhân trong xã hội. Năm 1995, mặc dù sân khấu đang rơi vào tình trạng thiếu vắng khán giả, nhưng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc vẫn diễn ra sôi động. Hầu hết các đơn vị đều đăng ký dự thi vở đề tài hiện đại, phản ánh nhiều mặt phức tạp của cuộc sống: ), Người sót lại của rừng cười (Đoàn Cải lương Quảng Ninh), Ai tỉnh, ai điên (Đoàn Cải lương Nam Định), Những khoảnh khắc đời người (Nhà hát Cải lương Trung ương), Trong trắng cao nguyên (Đoàn Cải lương Hoa Mai), Nỗi đau năm tháng (Đoàn Cải lương Chuông Vàng. Thông qua đó, khán giả khi đi xem như tìm thấy những tâm tư, tình cảm, trăn trở của chính mình về những điều nhức nhối trong cuộc sống. Từ năm 2000, để tồn tại được trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, các đoàn cải lương Bắc đã chủ trương đổi mới bằng nhiều cách để tiếp cận, thu hút khán giả mua vé. Phần lớn các đơn vị đều xây dựng các chương trình nghệ thuật tổng hợp (diễn trích đoạn, ca tân cổ giao duyên); đầu tư trang thiết bị kĩ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại, trang phục lộng lẫy và dàn diễn viên trẻ đẹp hát hay; tìm nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp; chủ động tìm kiếm hợp đồng; tham gia tổ chức sự kiện tại các đám cưới, đám hiếu, khai trươngTuy nhiên, những đổi mới nói trên vẫn chỉ mang tính chất đối phó, nhất thời để sinh tồn trong cơ chế thị trường đầy gian khó. Từ năm 2017 cho đến nay, sân khấu cả nước nói chung và sân khấu Cải lương Bắc nói riêng bắt đầu đánh dấu giai đoạn “quá độ” từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ. Sân khấu Cải lương Bắc có sự năng động hơn, được thể hiện trên nhiều phương diện: từ đề tài phản ánh, nội dung phản ánh đến các chương trình biểu diễn và phương thức biểu diễn, hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế Tuy nhiên, sân khấu Cải lương Bắc đã bộc lộ nhiều khó khăn, lúng túng khi cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp; thiếu vắng nguồn nhân lực trẻ tài năng; thiếu kịch bản hay với cách tiếp cận mới, hình thức mới; lảng tránh đề tài hiện đại, xa rời những vấn đề bức xúc của hiện thực cuộc sống; các hình thức tiếp cận khán giả còn mang tính chất manh mún, pha tạp, thiếu tính chiến lược, chuyên nghiệpNhững thách thức trên đòi hỏi sân khấu Cải lương Bắc phải nỗ lực đổi mới mạnh hơn nữa để có thể đứng vững và tiến bước trong lộ trình tự chủ, xã hội hóa. Muốn vậy, không có con đường nào khác là các nghệ sĩ cần nhận thức đúng về phong cách Cải lương Bắc của mình. Tiểu kết Nghệ thuật Cải lương nói chung và cải lương Bắc nói riêng luôn được sự quan tâm của nhiều nhà hoạt động sân khấu. Song, nghiên cứ...khấu Cải lương Bắc không chỉ cần có và hát huy tài năng, mà còn phải có trí tuệ cao, hoài bão lớn, bản lĩnh vững vàng, am hiểu bản chất của thể loại Cải lương, am hiểu phong cách Cải lương Bắc; phải thấm nhuần sâu sắc những giá trị văn hóa ưu tú của dân tộc mình, của vùng miền mình; phải hiểu biết những tinh hoa văn hóa của dân tộc khác; phải am tường cả chỗ mạnh, chỗ yếu của dân tộc mình, vùng miền mình và của cả dân tộc khác một cách tỉnh táo, khách quan, thực tếđể phát huy những giá trị ưu trội, bổ sung những giá trị thiếu hụt, bản lĩnh gạt bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời để gia tăng sức sống của Cải lương vừa dân tộc, vừa hiện đại. Điều này càng quan trọng nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đang lôi cuốn nhiều quốc gia, dân tộc tham gia vào vòng xoáy của toàn cầu hóa, đẩy bản sắc văn hóa là hồn thiêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đứng trước nguy cơ xói mòn, biến mất, cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Bên cạnh đó, lực lượng sáng tạo sân khấu Cải lương Bắc phải chủ động giao lưu, tiếp biến văn hóa để không ngừng làm mới mình cho phù hợp với thời đại, nhưng vẫn giữ được đặc trưng của thể loại (cải lương) và đặc trưng văn hóa của vùng miền (Bắc Bộ). Để làm được điều này, các nhà hoạt động sân khấu Cải lương Bắc phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa “đóng” và “mở”, “nhận” và “cho” trên cơ sở kế thừa, phát huy kinh nghiệm của cha ông trong giao lưu, tiếp biến văn hóa dựa trên ba trụ cột chính: 1- Năng lực sáng tạo những giá trị văn hóa nội sinh; 2- Khả năng tiếp nhận có lựa chọn những giá trị văn hóa ngoại sinh; 3- Khả năng kết hợp những giá trị nội sinh và ngoại sinh, tạo nên những giá trị văn hóa mới đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc trong xu thế phát triển chung của nhân loại. Hơn nữa, các nhà hoạt động sân khấu Cải lương Bắc cần phải biết tận dụng những điều kiện mới do thời đại mang lại để mở rộng hơn nữa tầm nhìn ra bên ngoài, lựa chọn học hỏi có hiệu quả hơn nữa những cái hay, cái đẹp của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, học hỏi tinh hoa văn hóa thế giới không có nghĩa là sao chép nguyên mẫu, vì mọi sự sao chép rập khuôn đều sớm muộn dẫn đến thất bại do mỗi nước, mỗi vùng miền có những đặc điểm riêng về điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống văn hóa. Học hỏi thế giới để tạo nên những giá trị tăng thêm, sáng tạo nên những giá trị nghệ thuật mới có khả năng làm cho cải lương phát triển vững mạnh trong đời sống đương đại. Tiểu kết Cải lương Bắc ra đời đầu thế kỉ XX, nhưng phải từ năm 1955-1985, cải lương Bắc mới hình thành cho mình một phong cách riêng biệt, khác hẳn với cải lương Nam. Phong cách riêng biệt đó không chỉ do yếu tố văn hóa vùng tạo nên, mà còn do những yếu tố chính trị, lịch sử tác động. Những giá trị của phong cách Cải lương Bắc đã được xác lập và phát huy hiệu quả trong giai đoạn 1955-1985. Vì hoạt động theo định hướng phục vụ chính trị nên phong cách cải lương Bắc đã có sự thay đổi về “chất” khi được đặt trong vùng ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa, văn nghệ xã hội chủ nghĩa để hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ cách mạng vô sản. Nền văn hóa, văn nghệ ấy hướng đến phục vụ và phản ánh đại chúng, mà trọng tâm là công - nông binh – những con người mới của nền văn hóa, văn nghệ mới. Các nghệ sĩ cải lương đã được “lột xác”: từ kẻ làm thuê, tôi đòi, bị kì thị, áp bức, bóc lột bất công, trở thành “nghệ sĩ – chiến sĩ” của nhân dân, vì nhân dân. Với sự “lột xác” này, các nghệ sĩ cải lương Bắc đã xây dựng lên những vở diễn hướng đến hiện thực nóng bỏng, cụ thể, liên quan đến vận mệnh của Tổ quốc và nêu cao ý thức trách nhiệm công dân của cả nghệ sĩ lẫn khán giả. Với giá trị lịch sử, giáo dục, nhận thức, phong cách cải lương Bắc đã cho người xem thấy được bức tranh hiện thực lịch sử chân thực của thời đại chiến tranh cách mạng sục sôi; giáo dục khán giả tình yêu đất nước, ý thức dân tộc, tinh thần chiến đấu hi sinh; giúp khán giả nhận thức cái đúng, cái sai, cái cao cả, cái thấp hèn, quên cái Tôi, vì cái Ta, hướng đến tinh thần cách mạng, lý tưởng cách mạng để phấn đấu và thực hiện. Với giá trị khoa học, chuyên nghiệp, đồng bộ cao, Cải lương Bắc đã thay đổi về chất, đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử của chính mình. Biết bao nghệ sĩ tài năng đã được đào tạo, sử dụng, trọng dụng và khẳng định tên tuổi. Biết bao vở diễn cải lương được ra đời, đạt đến hiệu quả nghệ thuật cao. Nhiều vở diễn không chỉ đạt được tính dân tộc, tính thời đại, mà còn đạt được tính khoa học, chuyên nghiệp, làm nhân tố quan trọng cho ra đời nhiều vở diễn có giá trị nghệ thuật cao. Với giá trị hiện đại, động và mở, Cải lương Bắc không ngừng làm mới mình, hòa nhịp với hơi thở của thời đại và đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ, giải trí của khán giả. Hiện nay, sân khấu Cải lương Bắc đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển, sân khấu Cải lương Bắc cần phải tự đổi mới mình trên mọi phương diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đi kèm với sự hoàn thiện, đổi mới các chính sách phù hợp. Nói cách khác, hiện thực mới, cơ chế mới, nhu cầu thẩm mĩ mới của Việt Nam và thời đại đã làm thay đổi tận gốc phong cách Cải lương Bắc – phong cách Cải lương cách mạng và đòi hỏi các nghệ sĩ phải sáng tạo cho mình phong cách Cải lương Bắc kiểu mới để phù hợp với cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế thời cách mạng công nghiệp 4.0. Phong cách mới đó là gì, có nội dung, đặc trưng, giá trị gì....? Trả lời cho câu hỏi này thuộc về các nghệ sĩ cải lương Bắc và thuộc về công trình khoa học khác, còn chương 3 này của NCS chỉ là tham khảo, suy ngẫm cho những ai quan tâm tới phong cách Cải lương Bắc. KẾT LUẬN 1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương được sinh ra ở Nam Bộ. Từ Nam Bộ, cải lương tiến ra Bắc, được người Bắc đón nhận và sáng tạo theo phong cách của mình để trở thành một “nhánh”, một “cành” cải lương mang phong cách Bắc. Quá trình phát triển của sân khấu Cải lương Bắc luôn gắn liền với hiện thực đầy biến động của dân tộc. Trước Cách mạng tháng Tám, sân khấu Cải lương Bắc đã tiếp nhận tinh hoa văn hóa Pháp và sân khấu Cải lương Nam Bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là giai đoạn 1955-1985, hoàn cảnh chiến tranh đã tạo sự khác biệt văn hóa, chính trị giữa hai miền Nam – Bắc, trong đó có cải lương. Nếu như sân khấu Cải lương Nam Bộ lại giao lưu cưỡng bức với văn hóa Mỹ, thì sân khấu Cải lương Bắc được giao lưu tự nhiên và tự giác với văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là thời kỳ hình thành và từng bước xác lập phong cách riêng biệt của Cải lương Bắc. 2. Bảy yếu tố cơ bản dẫn đến sự hình thành phong cách Cải lương Bắc (đặc trưng văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ; sự giao lưu, tiếp biến văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Nga – Xô Viết; hiện thực cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ chế bao cấp; phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa; và phương pháp sáng tạo của nghệ sĩ theo Thể hệ Stanislavski) có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau, không thể thiếu nhau. Trong đó, đặc trưng văn hóa vùng là cái nội sinh, cái bản sắc hay nói cách khác là “ADN" của vùng châu thổ Bắc Bộ, tạo nên sự riêng biệt của Bắc Bộ so với các vùng khác ở Việt Nam. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là cái ngoại sinh được du nhập và tiếp biến ở Bắc Bộ, làm cho văn học nghệ thuật nói chung và cải lương Bắc nói riêng phát triển theo hướng hiện đại, khoa học, chuyên nghiệp. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa là hiện thực chính trị - xã hội tác động đến cải lương Bắc, làm thay đổi nội dung phản ánh của Cải lương Bắc. Sự lãnh đạo của Đảng làm cho cải lương Bắc hoạt động có đường lối và định hướng rõ ràng, gắn liền với số phận của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng. Cơ chế bao cấp là cơ sở để sân khấu Cải lương Bắc hoạt động phục vụ chính trị. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa làm cho cải lương Bắc có được những nguyên tắc phản ánh phù hợp với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, với đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và hiện thực cách mạng vĩ đại của dân tộc. Phương pháp sáng tạo của nghệ sĩ theo Thể hệ Stanislavski làm cho các nghệ sĩ cải lương Bắc có được kĩ thuật biểu diễn đi vào chiều sâu tâm lý với tính khoa học cao. 3. Những đặc điểm cơ bản của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) không chỉ được bộc lộ ở đề tài, chủ đề tư tưởng và hình tượng nhân vật, mà còn được thể hiện trên phương diện kết cấu, thể tài, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, vũ đạo, trang trí mĩ thuật và nghệ thuật tổng hợp thông qua bàn tay chi huy của người đạo diễn. Chúng vừa mang phong vị văn hóa Bắc Hà, vừa phản ánh thành tựu của việc giao lưu, tiếp xúc với văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là văn hóa Nga – Xô Viết giai đoạn 1945 – 1986 đã làm sân khấu Cải lương Bắc có sự thay đổi về “chất” khi thấm đượm tinh thần cách mạng, tinh thần “cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. Những đặc điểm trên của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) đã tạo cho cải lương Bắc trở thành một “nhánh”, một “cành” riêng, đầy độc đáo và phát triển mạnh mẽ so với “cái gốc" cải lương Nam Bộ và khác biệt với cải lương Nam Bộ cùng thời. 4. Từ 7 yếu tố dẫn đến sự hình thành phong cách Cải lương Bắc giai đoạn 1955-1985 và những đặc điểm trên của phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985), có thể thấy được những thành tố chủ đạo trong phong cách Cải lương Bắc giai đoạn 1955-1985 là hiện thực, tự sự, kịch tính, trữ tình và lãng mạn cách mạng hay là phong cách cải lương cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955-1985. 5. Phong cách Cải lương Bắc mang đậm giá trị khoa học, chuyên nghiệp, đồng bộ; tập thể, bác học và chân thực lịch sử; giáo dục, nhận thức và theo định hướng phục vụ chính trị; động và mở; hiện đại trong sáng tạo phản ánh rất rõ văn hóa vùng Bắc Bộ ngàn năm văn hiến - cái nôi sản sinh ra nhiều bậc danh nho, trí thức, đỗ đạt cao, trọng đức, trọng văn và đồng thời nghệ thuật theo định hướng phục vụ chính trị, gắn liền với số phận của Đảng, nhân dân, đạo đức, chính trị, xã hội trong cơ chế bao cấp...Những giá trị trên của phong cách Cải lương Bắc góp phần quan trọng chứng minh khả năng biểu hiện không ngừng của thể loại, đặc trưng “động” và “mở” của Cải lương, đồng thời góp phần quan trọng tác động ngược trở lại cải lương Nam Bộ, ảnh hưởng mạnh đến xu hướng phát triển của Cải lương Nam Bộ từ sau năm 1975 cho đến nay. Trên cơ sở đó, cải lương Bắc góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của sân khấu Cải lương Việt Nam nói riêng và sân khấu cách mạng Việt Nam hiện đại, rộng hơn nữa là làm cho kho tàng văn hóa dân tộc thêm phong phú, đa dạng. 6. Những thách thức mà sân khấu Cải lương Bắc hôm nay đang phải đối mặt như xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cơ chế thị trường, cơ chế tự chủ, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, nội tại “khủng hoảng thiếu” nhiều mặt, nặng gánh nhiều chức năng nhiệm vụcũng là vấn đề chung của ngành sân khấu cả nước và đòi hỏi sân khấu Cải lương Bắc phải tìm cho mình hướng đi phù hợp. Bởi nếu không thể tìm được hướng đi phù hợp, tuân theo quy luật khách quan, xu thế tất yếu của thời đại và đặc trưng của loại thể, của phong cách Cải lương Bắc thì sân khấu Cải lương Bắc không thể tồn tại và phát triển được. Những thách thức này đã và đang đòi hỏi phong cách Cải lương Bắc phải đổi mới cho phù hợp với thực tiễn mới. 7. Phong cách Cải lương Bắc (giai đoạn 1955-1985) đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trong việc phản ánh hiện thực cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong cơ chế bao cấp. Tuy nhiên, hiện nay, đất nước ta đã bước sang hiện thực mới – cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghệ 4.0 và cơ chế bao cấp được thay thế bởi cơ chế tự chủ. Hiện thực mới, nội dung mới đã và đang đòi hỏi phong cách Cải lương Bắc phải tự đổi mới mình trong quá trình sáng tạo cũng như ở phương thức hoạt động; không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường, tạo cho mình có tiềm lực vững vàng cả về kinh tế và chất lượng nghệ thuật; hoàn thiện các chính sách, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước một cách hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Bởi nếu không tự đổi mới phong cách thì sân khấu Cải lương Bắc sẽ bị tụt hậu ngày càng lớn so với tốc độ phát triển của thời đại. Nếu không nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sân khấu Cải lương Bắc sẽ ngày càng thiếu hụt trầm trọng những chủ thể sáng tạo tài năng, năng lực cạnh tranh, đội ngũ kế cận bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Nếu Nhà nước không có cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phù hợp với đặc thù của loại hình nghệ thuật, không có chính sách ưu tiên, ưu đãi để thúc đẩy xã hội hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nghệ thuật có cơ sở phát triển thì các đơn vị sẽ khó có thể hoạt động được tự chủ trong cơ chế thị trường. Vì thể chế và chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước luôn luôn là những điều kiện cấp thiết có tính quyết định đối với việc giải quyết nhu cầu và năng lực của sáng tạo văn hóa./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Triệu Trung Kiên (2020), “Hình tượng nhân vật trong sân khấu Cải lương Bắc giai đoạn 1955-1985”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, (5), tr.81-85. 2. Triệu Trung Kiên (2020), “Những đặc trưng cơ bản của phong cách Cải lương Bắc giai đoạn 1955-1985”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, (6), tr.66-70. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Tái bản, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán – Việt, Tái bản, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 3. Ngọc Anh (2004), “Ngọt ngào Cải lương trên đất biển”, Tạp chí Sân khấu, (12), tr.39-40. 4. Thái Ngọc Anh (2006), sân khấu Cải lương trong đời sống văn hóa của nhân dân thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Ánh (1984), “Một đoàn kịch hát cùng tuổi với thủ đô giải phóng”, Tạp chí Sân khấu, (5), tr.28-31. 6. Nguyễn Ánh (1995), Sân khấu một đoạn trường, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 7. Nguyễn Ánh (1997), “Hoa Mailược sử”, Tạp chí Sân khấu, (195), tr.15-16. 8. Nguyễn Ngọc Bạch (2004), Một đời sân khấu, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 9. Bộ Chính trị (2008), Nghị quyết 2 - NQ/TW về tiếp tục xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới, 10. Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 11. Trần Văn Bính (chủ biên) (2002), Giáo trình Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Trần Văn Bính, Hoàng Trinh, Bùi Minh Toán (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 13. Lê Ngọc Canh (2008), Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 14. Các bài tham luận tại Hội thảo Kế thừa và phát triển nghệ thuật Cải lương Bắc, do Nhà hát Cải lương Trung ương phối hợp với Viện nghiên cứu Sân khấu tổ chức, năm 1996, tại Hà Nội. 15. Các bài tham luận tại Hội nghị 50 năm sân khấu tiên phong cách mạng của Nhà hát Cải lương Trung ương do Nhà hát Cải lương Trung ương tổ chức, năm 2001, tại Hà Nội. 16. Các bài tham luận tại Hội thảo sân khấu Cải lương - giữ gìn và phát triển trong tình hình mới, do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, tháng 12/2010, tại thành phố Hồ Chí Minh. 17. Các bài tham luận tại Hội thảo 60 năm bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương trên đất Bắc, do Nhà hát Cải lương Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức, tháng 9/2011, tại Hà Nội. 18. Hà Văn Cầu (1994), Phong cách và thi pháp trong nghệ thuật Cải lương, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 19. Hà Văn Cầu, Hoàng Châu Ký, Hoàng Như Mai (1980), 35 năm sân khấu ca kịch cách mạng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 20. Hà Văn Cầu (1996), “Nghệ thuật Cải lương - Nhìn lại nửa thế kỷ phát triển”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7), tr.18-22. 21. Lê Chức (2000), Nhà hát Cải lương Trung ương và sự tiếp nhận, giao lưu, phát triển của sân khấu Cải lương trên đất Bắc, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 22. Lê Chức (2001), “Nhìn xuôi và nhìn ngược thời gian để thấy một góc độ của Cải lương hôm nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (207), tr.72-74. 23. Kính Dân (1980), “Một vùng sân khấu Cải lương miền Bắc những năm kháng chiến chống Pháp”, Tạp chí Sân khấu, (?). 24. Đỗ Dũng (2003), sân khấu Cải lương Nam Bộ 1918 - 2000, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 25. Trịnh Vinh Dụ (2001), “Một vài suy nghĩ về sân khấu và âm nhạc Cải lương”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (207), tr.87-88. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Văn kiện của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn nghệ từ năm 1943 đến năm 1968, Nxb Sự thật, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự Thật, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, Tạp chí Cộng sản, (7). 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), “Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng”, truy cập ngày 23/7/2020. 32. Dương Ngọc Đức (1984), “Sân khấu Hà Nội, sân khấu Thủ đô”, Tạp chí sân khấu, (5), tr.3-8. 33. Tuấn Giang (1997), Ca nhạc và sân khấu Cải lương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 34. Tuấn Giang (1997), 40 năm Đoàn Cải lương Hoa Mai, Viện Sân khấu xuất bản, Hà Nội. 35. Tuấn Giang (2006), Nghệ sĩ Lệ Thanh và Ngọc Dư, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 36. Tuấn Giang (2005), Thẩm mĩ nghệ thuật Cải lương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 37. Tuấn Giang (2006), Nghệ thuật Cải lương, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 38. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (19937), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Lê Duy Hạnh (1996), “Cải lương Bắc, Cải lương Nam”, Tạp chí Sân khấu, (186), tr.19-21. 40. Đào Mạnh Hùng (chủ biên) (2003), Sân khấu truyền thống bản sắc dân tộc và sự phát triển, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 41. Trần Quang Hùng (2011), Sự giao thoa giữa nghệ thuật Cải lương Nam và nghệ thuật Cải lương Bắc, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 42. Nguyễn Quốc Hùng (2001), “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, khái niệm và nhận thức”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (202), tr.14-21. 43. Phan Quốc Hùng (2011), “Giữ hồn dân tộc”, Tham luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. 44. Sỹ Hùng (1996), Mảnh đời sân khấu, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 45. Thu Huyền (2011), “TS. Nguyễn Thị Minh Thái: Sân khấu cần sốc lại tính chuyên nghiệp”, Tạp chí Sân khấu, (10), tr.8-9. 46. Trịnh Quang Khanh, Nguyễn Gia Phong (chủ biên) (2002), Sân khấu Nam Định thế kỷ XX, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 47. Phạm Duy Khuê (2011), “Kịch chân thật như đời sống”, Tạp chí Sân khấu, (10), tr. 18-19. 48.. Hoàng Châu Ký (1978), Tuồng cổ, Tập I, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 49. Phạm Tố Lan (1993), “Đoàn Cải lương Hải Phòng sớm đi vào thế ổn định”, Tạp chí Sân khấu, (147), tr.10-11. 50. Phạm Tố Lan (1996), “Cải lương Bắc trong cuộc hội nhập”, Tạp chí Sân khấu, (12), tr.8-9. 51. Trần Thúy Lan (chủ biên) (2005), Giáo trình kinh tế thương mại, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 52. Văn Lâm (2004), “Tiếp biến văn hóa – một yếu tố để phát triển văn hóa”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (602), tr. 94 – 98. 53. Vũ Tự Lập, Đàm Trung Phường, Ngô Đức Thịnh (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Từ Thị Loan (2008), Giao lưu văn hóa Việt – Nga và những vấn đề đặt ra trong thời kì hội nhập, 55. Quang Long (2002), “40 năm Đoàn Cải lương Vĩnh Phúc vẫn giữ một phong cách riêng”, Tạp chí Sân khấu, (4), tr.19-20. 56. Nguyễn Đức Lộc (1996), “Sân khấu Cải lương - Sức sống và hiện tại”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7), tr.27-29. 57. Từ Lương (1984), “Hương sắc cải lương Kim Phụng”, Tạp chí Sân khấu, (5), tr.24-26. 58. Từ Lương (1990), “Trăn trở vượt lên”, Tạp chí Sân khấu, (3), tr.28-29. 59. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1988), Lý luận văn học, tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 60. Phương Lựu (1999), Nhìn lại nửa thế kỷ lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1936 – 1986), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Hoàng Như Mai (1986), Nhận định về Cải lương, Nxb Mũi Cà Mau, Minh Hải. 62. Nguyễn Thị Hoàng Mai (2011), Vai trò của ca nhạc và vũ đạo trong nghệ thuật biểu diễn Cải lương, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 64. Phạm Xuân Nam (2008), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa - một góc nhìn từ Việt Nam, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Hữu Ngọc (2008), Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, 66. Trần Minh Ngọc (2011), “Đào tạo để thu hẹp khoảng cách thế hệ”, Tham luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. 67. Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu (1979), Lịch sử văn học phương Tây, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Đắc Nhẫn (1982), “Âm nhạc sân khấu Cải lương trong chế độ cũ”, Tạp chí Sân khấu, (2), tr.53-56. 69. Đắc Nhẫn (1987), Tìm hiểu âm nhạc Cải lương, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 70. Đắc Nhẫn, Ngọc Thới (1974), Bài bản Cải lương, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 71. Nhiều tác giả (1995), Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 72. Nhiều tác giả (1997), Nghệ thuật Cải lương Bắc, Viện Sân khấu xuất bản, Hà Nội. 73. Nhiều tác giả (1997), Mối quan hệ giữa sân khấu Việt Nam và Trung Quốc, Viện Sân khấu xuất bản, Hà Nội. 74. Nhiều tác giả (1997), Thực trạng sân khấu hôm nay, Viện Sân khấu xuất bản, Hà Nội. 75. Nhiều tác giả (1998), Ảnh hưởng của sân khấu Pháp với sân khấu Việt Nam, Viện Sân khấu xuất bản, Hà Nội. 76. Nhiều tác giả (2002), Lịch sử sân khấu Việt Nam, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội xuất bản, Hà Nội. 77. Nhiều tác giả (2003), Lịch sử điện ảnh Việt Nam, quyển 1, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà Nội. 78 Nhiều tác giả (2004), Ứng dụng marketing trong quản lý văn hóa, nghệ thuật, Trường Cán bộ quản lý văn hóa - thông tin, Hà Nội. 79. Nhiều tác giả (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 80. Nhiều tác giả (2006), Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 81. Nguyễn Đình Nghi (1997), “Về sân khấu và truyền thống”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (156), tr.11-14. 82. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2001), “Những hoa trái góp vào cho một nghệ thuật sân khấu truyền thống mang đặc thù khép, mở”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (207), tr.82-86. 83. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 84. Phan Ngọc (2005), Một nhận thức về văn hóa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 85. Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001. 86. Trần Việt Ngữ (1986), Ba Vân trên sân khấu Cải lương, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 87. Trần Việt Ngữ (1992), “Sự hình thành bộ môn Cải lương trên đất Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, (5), tr. 67-71. 88. Nguyễn Thuyết Phong (2001), Tiến trình thể hiện âm nhạc Cải lương, Bản đánh máy. 89. Vũ Đình Phòng (1982), “Nhìn lại những chặng đường của mỹ thuật sân khấu chúng ta”, Tạp chí Sân khấu, (5), tr.3-9. 90. Lê Thị Hoài Phương (chủ biên) (2009), Hợp tác quốc tế về văn hóa trong thời kỳ Đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Lê Thị Hoài Phương (2011), “Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống”, Tham luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. 92. Đình Quang (1996), “Về thể tài sân khấu Cải lương”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7), tr. 9-11. 93. Đình Quang (1999), Nhận thức và xử lý văn hóa trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 94. Trương Hữu Quýnh (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 95. Hoàng Sơn (1996), “Âm nhạc sân khấu Cải lương – Quá trình hình thành và phát triển”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7), tr. 23-26. 96. Tuấn Sửu (1983), “Đi đúng con đường của nền sân khấu Cải lương cách mạng”, Tạp chí Sân khấu, (3), tr.28-30. 97. Nguyễn Thị Minh Thái (1986), “Vài nét chân dung của khán giả Hà Nội xưa xem sân khấu Cải lương”, Tạp chí Sân khấu, (8), tr.22-24. 98. Nguyễn Thị Minh Thái (1995), Sân khấu và tôi, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 99. Nguyễn Thị Minh Thái (1997), “Bảo tồn và phát triển nét hoa văn hóa dân tộc của sân khấu truyền thống”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (156), tr.18-18. 100. Nguyễn Thị Minh Thái (2001), “Nhà hát Cải lương Trung ương và nửa thế kỷ gìn vàng giữ ngọc cho Cải lương Bắc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (207), tr.78-81. 101. Nguyễn Thị Minh Thái (2010), Đánh đường tìm hoa: Chân dung văn học và vấn đề văn chương – nghệ thuật, Nxb Văn hóa Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 102. Nguyễn Thị Minh Thái (2010), “Cải lương và sự chuyển dịch địa văn hóa: cội Nam - cành Bắc”, Tham luận tại Hội thảo sân khấu Cải lương – giữ gìn và phát triển trong tình hình mới. 103. Phạm Trí Thành (2008), Nghệ thuật sân khấu Cải lương – kế thừa và biến đổi, Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội. 104. Tất Thắng (1984), “Sân khấu Hà Nội 30 năm qua”, Tạp chí Sân khấu, (5), tr.5-8. 105. Tất Thắng (chủ biên) (2000), Nửa thế kỷ sân khấu Hà Nội (1945 - 1995), Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội xuất bản, Hà Nội. 106. Tất Thắng (2010), Tìm hiểu sân khấu Thăng Long – Hà Nội, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 107. Tất Thắng (2011), “Bảo tồn sân khấu bằng chính vai diễn, vở diễn sân khấu”, Tham luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. 108. Văn Thắng (2014), “Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: Đờn ca tài tử là thứ mà tôi yên tâm nhất”, nxbctqg.org.vn, ngày 11 - 2 - 2014. 109. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 110. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 111. Trần Thị Minh Thu (2006), Hành trình 55 sáng tạo và cống hiến nghệ thuật của Nhà hát Cải lương Trung ương, Nhà hát Cải lương Trung ương xuất bản, Hà Nội. 112. Trần Thị Minh Thu (2016), Cải lương Bắc trong tiếp biến văn hóa, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 113. Nguyễn Thị Thuỳ (2007), Nghệ thuật biểu diễn cải lương, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội. 114. Sỹ Tiến (1985), Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 115. Sỹ Tiến (1986), Những mảnh tình nghệ sỹ, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 116. Trương Bỉnh Tòng (1997), Nghệ thuật Cải lương những trang sử, Viện Sân khấu, Hà Nội. 117. Tovstonogov G. (1982), Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu, Dương Ngọc Đức dịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hà Nội. 118. Trần Trí Trắc (1991), “Thấy gì ở Liên hoan sân khấu Cải lương 1990?”, Những vấn đề sân khấu, Viện Sân khấu xuất bản, (1), tr.55 – 56. 119. Trần Trí Trắc (1995), Thể tài sân khấu và nghệ sỹ sáng tạo, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 120. Trần Trí Trắc (1996), Hình tượng sân khấu và nghệ sỹ sáng tạo, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 121. Trần Trí Trắc (2001), “50 năm Nhà hát Cải lương Trung ương”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (207), tr. 75 - 77. 122. Trần Trí Trắc (2003), Nghệ thuật sân khấu và nghệ sỹ sáng tạo, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 123. Trần Trí Trắc (2009), Sân khấu đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 124. Trần Trí Trắc (2011), “Vài cảm nhận về Liên hoan sân khấu hài toàn quốc”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (328), tr.87 - 89. 125. Trần Trí Trắc (2011), “Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống: Phải từ văn hóa, bằng văn hóa và vì văn hóa”, Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn, (36), tr.42 - 44. 126. Trần Trí Trắc (2015), Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 127. Đinh Quang Trung (2011), “Mấy ý kiến về giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống”, Tham luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. 128. Đôn Truyền (2011), “Bảo tồn trong phát triển và phát triển nhằm mục đích bảo tồn”, Tham luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. 129. Mạnh Tưởng (1983), “Nghĩ về diễn xuất trên sân khấu Cải lương”, Tạp chí Sân khấu, (3), tr.26. 130. Vương Hồng Sển (2007), Hồi ký 50 năm mê hát, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 131. Trần Đình Sử (2015), “Tiếp nhận phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, https://trandinhsu.wordpress.com/, truy cập ngày 15/2/2019. 132. P.V (1979), “Hai mươi năm Đoàn Cải lương Hải Phòng”, Tạp chí Sân khấu, (20), tr.44-46. 133. P.V (1985), “Đoàn Cải lương Hà Nam Ninh”, Phụ trương Tạp chí Sân khấu, (7), tr.22. 134. P.V (1996), “Năm khởi sắc của Đoàn Cải lương Nam Hà’, Tạp chí Sân khấu, (177), tr.19-20. 135. Ngọc Văn (1996), “Những chặng đường phát triển của Cải lương trên miền Bắc đất nước”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (7), tr. 40 – 48. 136. Viện Sân khấu và Sở Văn hóa – Thông tin Hải Phòng (2002), Sân khấu Hải Phòng, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 137. Triệu Quang Vinh (1995), Vũ đạo Cải lương, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 138. Trần Quốc Vượng (1984), “Sân khấu Thăng Long Đại Việt”, Tạp chí Sân khấu, (5), tr.65-68. 139. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phong_cach_cai_luong_bac.docx
  • docKIÊN_ Thong tin Tom Tat (1 trang) ENG.doc
  • docKIÊN_ Thong tin Tom tat (1 trang) VIET.doc
  • docKIEN_ TÓM TẮT LUẬN ÁN (24 trang) ENG.doc
  • docKIÊN_ TÓM TẮT LUẬN ÁN (24 trang) VIET.doc
  • docKIÊN_ Trich Yeu Luan An ENG.doc
  • docKIÊN_ Trich yeu luan an VIET.doc
Tài liệu liên quan