Luận án Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ THỊ KIM PHƯỢNG THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ THỊ KIM PHƯỢNG THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH TRÍ DŨNG NGHỆ AN - 2018 LỜI CAM ĐOAN

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Hà Thị Kim Phượng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................ 5 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 6 1.1. Khái niệm thể tài, thể loại ...................................................................... 6 1.2. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học ............................................. 8 1.2.1. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện lý thuyết ................ 8 1.2.2. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện sáng tác ............... 14 1.3. Quan niệm về thể tài chân dung văn học của tác giả luận án .............. 18 1.3.1. Chân dung văn học - một dạng đặc biệt của phê bình văn học .... 18 1.3.2. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học ...................................... 21 1.4. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 29 Chương 2. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................. 30 2.1. Vài nét về sáng tác thể tài chân dung văn học ở nước ngoài ............... 30 2.2. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam trước 1986 .................... 35 2.2.1. Giai đoạn 1930 - 1945 ................................................................... 35 2.2.2. Giai đoạn 1945 - 1985 ................................................................... 42 2.3. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam sau 1986 ....................... 46 2.3.1. Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học giai đoạn sau 1986 ................. 46 2.3.2. Sự vận động và thành tựu của thể tài chân dung văn học sau 1986 ... 48 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 58 Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY ......................................... 60 3.1. Đối tượng được dựng chân dung ......................................................... 60 3.1.1. Các nhà văn, nhà thơ ..................................................................... 60 3.1.2. Các nghệ sĩ ở nhiều ngành nghệ thuật khác .................................. 64 3.2. Nội dung thể hiện trong các chân dung văn học .................................. 67 3.2.1. Chân dung nhà văn - đối tượng được dựng chân dung ................. 67 3.2.2. Chân dung tác giả - người dựng chân dung .................................. 94 3.2.3. Môi trường sống và sáng tạo của nhà văn .................................... 97 3.3. Tiểu kết chương 3 .............................................................................. 101 Chương 4. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG CÁC TÁC PHẨM THUỘC THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY ...... 103 4.1. Tiếp cận chân dung từ nhiều góc độ .................................................. 103 4.1.1. Tiếp cận với tư cách bạn nghề .................................................... 103 4.1.2. Tiếp cận với tư cách người thân .................................................. 106 4.1.3. Tiếp cận với tư cách người phê bình ........................................... 110 4.1.4. Xu hướng rút ngắn khoảng cách tiếp cận đối tượng ................... 113 4.2. Sử dụng nhiều hình thức ký ............................................................... 116 4.2.1. Hình thức bút ký .......................................................................... 116 4.2.2. Hình thức hồi ký .......................................................................... 118 4.2.3. Hình thức chuyện trò, đối thoại .................................................. 122 4.3. Tổ chức kết cấu linh hoạt ................................................................... 124 4.3.1. Kết cấu men theo dòng sự kiện ................................................... 125 4.3.2. Kết cấu theo dòng hồi ức, liên tưởng .......................................... 126 4.3.3. Kết cấu phối hợp, đan xen ........................................................... 128 4.4. Kết hợp nhiều điểm nhìn, nhiều sắc thái giọng điệu .......................... 130 4.4.1. Kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn .............................................. 130 4.4.2. Xu hướng đa thanh trong giọng điệu .......................................... 134 4.5. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ............................................................... 141 4.5.1. Ngôn từ giàu sắc thái trữ tình ...................................................... 142 4.5.2. Ngôn từ giàu sắc thái khẩu ngữ................................................... 145 4.5.3. Ngôn ngữ giàu sắc thái khảo cứu ................................................ 146 4.6. Tiểu kết chương 4 .............................................................................. 147 KẾ T LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CHÂN DUNG VĂN HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN ............................................................... 162 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chân dung văn học - nhìn trên góc độ sáng tác có thể xếp vào thể ký, có mục đích khắc họa cá tính, phong cách độc đáo của con người, trước hết là các nhà văn, nhà thơ, sau đó là giới nghệ sĩ nói chung. Thể tài chân dung văn học chỉ có thể ra đời khi ý thức cá nhân đã phát triển cao trong đời sống xã hội và đời sống văn học. Từ những năm 20 -30 của thế kỷ trước, cùng với ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây, ý thức về con người cá nhân ngày càng bộc lộ sâu sắc, tạo tiền đề cho nhiều xu hướng, nhiều thể loại văn học mới ra đời. Đó cũng chính là tiền đề để thể tài chân dung văn học ở nước ta xuất hiện và nhanh chóng khẳng định vai trò của mình. Đến năm 1986, sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đất nước ta có nhiều đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới, bắt đầu từ đổi mới tư duy đã làm cho nền kinh tế từng bước phát triển, kéo theo đời sống tinh thần được nâng cao, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà văn sáng tác. Tâm thế sáng tạo của người viết được “cởi trói”. Nhiều tác giả, nhiều sự kiện của văn học quá khứ được nhìn nhận lại, không đơn giản, một chiều mà khoan dung, thấu tình đạt lý. Đây là cơ hội tốt cho thể tài chân dung văn học lên ngôi, tạo được sự chú ý và quan tâm của bạn đọc. Vì thế, nghiên cứu thể tài chân dung văn học sẽ góp phần hiểu rõ hơn về quy luật vận động và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn sau 1986. 1.2.Văn nghệ sĩ là những con người đặc biệt, luôn được công chúng quan tâm. Họ là những người có tài năng, có tâm hồn nhạy cảm, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy mọi biểu hiện đa dạng, phong phú của đời sống. Cuộc đời của họ thường có nhiều cung bậc phức tạp. Số phận của họ cũng có nhiều biến động cùng với sự biến thiên của lịch sử xã hội. Con người, tính cách của họ là những hiện tượng khách quan, cần được văn học phản ánh và mảng hiện 2 thực này có sức hấp dẫn lớn với các ngòi bút dựng chân dung. Hơn nữa, con người tác giả, cá tính sáng tạo của nhà văn luôn in dấu vào từng trang viết. Chân dung văn học - một dạng đặc biệt của phê bình văn học sẽ giúp người đọc có thêm tư liệu, thâm nhập vào đời sống văn chương, giúp người đọc hiểu hơn đóng góp của các nhà văn, cũng như khám phá sâu hơn tác phẩm của họ từ góc độ người sáng tạo, tâm thế sáng tạo. 1.3. Chân dung văn học là một thể tài có sự dung hợp về thể loại. Xét về loại hình thì vừa là văn chương, vừa là báo chí. Xét về thể loại thì vừa là ký, vừa là truyện danh nhân, đồng thời là phê bình văn học. Cho đến nay, còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về tính chất, đặc điểm của chân dung văn học. Còn trên thực tế sáng tác, có rất nhiều tác phẩm được định danh là chân dung văn học nhưng thực chất chỉ nằm ở vùng giao thoa với thể tài này. Vì thế, rất cần những nghiên cứu toàn diện, làm rõ hơn đặc trưng thể loại, những biến đổi, những đóng góp mới của nó trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam sau 1986. 1.4. Hiện nay, một số tác phẩm chân dung văn học trong nước và ngoài nước đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học. Vì thế tìm hiểu về thể tài chân dung văn học sau 1986 là một việc cần thiết và hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy ký, trước hết là giảng dạy các tác phẩm chân dung văn học có trong chương trình hiện nay. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay ở cả hai phương diện nội dung (đối tượng, nội dung thể hiện) và nghệ thuật (góc độ tiếp cận, hình thức thể hiện, tổ chức kết cấu, giọng điệu, ngôn từ). Ở một mức độ nhất định, luận áncó sự đối sánh với 3 chân dung văn học các giai đoạn trước1986 để thấy sự kế thừa và bổ sung, phát triển của thể tài). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay (đến khoảng năm 2016). Tuy nhiên, vì chân dung văn học có sự giao thoa với các thể loại khác (phê bình tác giả, truyện danh nhân, chuyện làng văn...), nên luận án cũng mở rộng phạm vi khảo sát các thể văn trên khi cần thiết so sánh. Đồng thời, để đối sánh, luận án cũng tìm hiểu thêm các tác phẩm chân dung văn học ra đời trước năm 1986. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, chúng tôi muốn khẳng định những thành tựu, những đóng góp của thể tài nàyđối với văn xuôi Việt Nam ở một giai đoạn phát triển sôi động.Đồng thời, đề tài cũng lý giải nhữngnguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thể tài chân dung văn học sau 1986, từ đó góp phần soi sáng quy luật vận động có tính nội tại của thể tài này trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Xác lập quan niệm về thể tài chân dung văn học (một khái niệm cho đến nay vẫn có những cách nhìn nhận khác nhau); Chỉ ra nguồn gốc, đặc điểm, sự vận động của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại. - Khảo sát cách tiếp cận đối tượng, nội dung biểu hiện, hình thức dựng chân dung trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học sau 1986; Từ đó góp phần khẳng định vị trí của chân dung văn học trong bức tranh văn xuôi Việt Nam sau 1986. 4 - Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thể tài chân dung văn học sau 1986. Từ đó, luận án góp phần chỉ ra quy luật vận động của thể tài, cắt nghĩa sự đổi mới từ phía tư duy, tâm thế sáng tạo của nhà văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống: Xem xét sự vận động của thể tài chân dung văn học trong sự vận động chung của văn xuôi Việt Nam sau 1986. Phương pháp này cũng đặt sự khảo sát thể tài chân dung văn học trong tính chỉnh thể, trong đó bức tranh chung của nó không phải là số cộng các tác phẩm riêng biệt mà có sự tác động qua lại, có sự phát triển theo qui luật nội tại và có sự tương tác với bối cảnh, môi trường văn học. - Phương pháp liên ngành: Vì chân dung văn học là một thể tài có sự dung hợp giữa viết tiểu sử, văn sáng tác, phê bình văn học; vừa mang tính chất văn học, vừa mang tính chất báo chí; người được dựng chân dung vừa có nguyên mẫu ngoài đời, đồng thời là những hình tượng có ít nhiều hư cấu nên cần thiết phải sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu. - Phương pháp tiểu sử: Do chân dung văn học có nguồn gốc sâu xa từ phê bình tiểu sử, do giữa các chân dung được dựng và “mẫu gốc” ngoài đời, do giữa các tác phẩm và người sáng tác ra chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết nên phương pháp tiểu sử sẽ được vận dụng trong những trường hợp cần thiết. - Phương pháp so sánh: So sánh đồng đại: so sánh nội dung, nghệ thuật dựng chân dung giữa các tác giả viết chân dung giai đoạn sau 1986. So sánh lịch đại: so sánh các chân dung văn học trước và sau 1986. 5. Đóng góp mới của luận án Thể tài chân dung văn học hiện nay đang phát triển và được cả giới sáng tác và giới phê bình, các bạn đọc quan tâm chú ý. Tuy nhiên, quan niệm về tính chất, đặc trưng thể tài còn có những ý kiến khác nhau. Thực tế sáng tác cho thấy có nhiều tác phẩm được định danh là chân dung văn học nhưng 5 thực chất chỉ nằm ở đường biên thể loại. Luận án sẽ góp phần làm sáng rõ về mặt lý luận nguồn gốc, đặc trưng, mối quan hệ giữa chân dung văn học với các thể văn có quan hệ giao thoa, gần gũi khác. Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về chân dung văn học, chỉ ra các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, các gương mặt viết chân dung tiêu biểu. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi được biết, hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về thể tài này, đặc biệt là sự vận động, những đóng góp của chân dung văn học trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Luận án muốn góp một tiếng nói khẳng định, định vị lại rõ hơn vai trò của chân dung văn học trong bức tranh chung của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, văn xuôi đương đại nói riêng. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Sự vận động của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại. Chương 3: Đối tượng, nội dung thể hiện của thể tài chân dung văn học từ 1986 đến nay. Chương 4: Nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học từ 1986 đến nay. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm thể tài, thể loại Thể tài và thể loại cùng một thuật ngữ có gốc tiếng Pháp là genre littéraire. Tuy nhiên trên thực tế sử dụng vẫn cần thiết phân biệt hai thuật ngữ này.Giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu -Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006định nghĩa về thể loại: “Thể loại là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [81, tr.339]. Lý luận văn học, vấn đề và suynghĩ của Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 nhận xét: “Loại và thể văn học là những hình thức tổ chức tác phẩm văn học. Loại và thể văn học hình thành và phát triển một cách lịch sử trong các nền văn học dân tộc, do đó mang những đặc điểm lịch sử và dân tộc rõ nét” [43, tr.76]. Cơ sởLý luận văn học của Đỗ Văn Khang, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2013 xác định: “Loại thể văn chương ra đời là để xác định miền giới hạn thẩm mỹ của những tác phẩm được sáng tác theo các phương thức nghệ thuật đặc thù, nhằm truyền tải những giá trị thẫm mỹ tối ưu của nhà văn tới công chúng” [58, tr.140]. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004 xác định thể loại là “dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [42, tr.299]. Bàn về vai trò của thể loại trong tiến trình lịch sử, M. Bakhtin có một nhận định nổi tiếng: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡvà đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta nhìn thấy 7 vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba” [5, tr.28]. Lý luận văn học của Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình khẳng địnhchức năng và quy luật loại hình của thể loại: “Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống, đồng thời cũng là một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật” [81, tr.345]. Khái niệm thể tài được nhắc đến ít hơn so với thể loại. G.N Pospelov cho rằng khái niệm thể loại thiên về chỉ hình thức, phương thức biểu hiện đời sống như tự sự, trữ tình, kịch, còn khái niệm thể tài là chỉ về mặt nội dung, đề tài: “Các thể tài văn học (tiếng Pháp: genre - giống kiểu) là những kiểu tác phẩm hình thành trong quá trình phát triển của nghệ thuật ngôn từ những đặc điểm của nội dung thể tài, nằm trong một số đặc tính chung của chủ đề tác phẩm, cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tính chất của tác phẩm [110, tr.258]. Và ông phân chia rất rõ ba loại thể tài phổ biến: thể tài lịch sử dân tộc, thể tài thế sự, thể tài đờ i tư [110, tr.264, 265]. Cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc (Phạm Thị Hảo tuyển dịch và biên soạn) đã khái quát thể tài là “trỏ một loại tác phẩm văn học cụ thể biểu đạt nội dung nhất định nào đó. Căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ khác nhau, thể tài được phân thành hai loại: văn vận và tản văn. Căn cứ vào phương thức xây dựng hình tượng thì có ba loại: Tự sự, trữ tình và hí kịch. Căn cứ vào đặc điểm khác nhau ở nhiều mặt tổng hợp như về phương thức kết cấu, xây dựng hình tượng, vận dụng ngôn ngữ và thư pháp biểu đạt thì phân thành nhiều loại: Thơ ca, tản văn, tiểu thuyết, văn học kịch, văn học phim ảnh” [40, tr.50]. Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) cho rằng: “Thể loại là hình thức sáng tác văn học nghệ thuật được đặc trưng bằng phương pháp phản ánh hiện thực, sự vận động riêng khác: các thể loại văn học, sự 8 khác nhau giữa thể loại tự sự và thể loại trữ tình. Còn thể tài là hình thức nghệ thuật đặc trưng bởi đề tài, chủ đề phong cách” [139, tr.917]. Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: “Thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ Văn học có nhiều thể loại: tự sự, trữ tình, kịch Thể tài chính là hình thức, thể loại của một tác phẩm nghệ thuật được xác định bằng đề tài hoặc bằng những đặc trưng khác về chủ đề, phong cách” [108, tr.1555]. Như vậy, thể loại là khái niệm dùng để chỉ các loại hình, hình thức cụ thể trong sáng tác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ Còn khái niệm thể tài thích hợp với việc chỉ định các sáng tác có những điểm chung về nội dung, đề tài. Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học hướng đến dựng chân dung nhà văn (và mở rộng là giới nghệ sĩ nói chung) với một diện mạo cụ thể, có thật, sao cho truyền được cái thần thái sống động của người đó qua những đặc điểm riêng, độc đáo. 1.2. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học 1.2.1. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện lý thuyết Mặc dầu các chân dung văn học đã xuất hiện khá sớm (từ trước 1945) nhưng giới nghiên cứu chưa thực sự quan tâm tìm hiểu lý thuyết về thể tài này. Ngay trong các giáo trình Lí luận văn họcgiảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng như Lí luận văn học của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, 1995; Lí luận văn học, tập 2 do Trần Đình Sử (chủ biên), 2008; Cơ sở lý luận văn học của Đỗ Văn Khang, 2013 có phân chia tương đối rõ các thể loại kí cũng không nhắc đến chân dung văn học. Trong cuốn Lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) nói trên, các tác giả phân chia thể kí gồm: ký sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, du kí, tản văn dựa trên tiêu chí về đặc trưng từng tiểu loại khá kĩ lưỡng, nhưng cũng không bàn đến chân dung văn học [117; tr.375]. Hiện đang tồn tại khá nhiều quan niệm về chân dung văn học. Trong bộ sách Bách khoa văn học giản lược của Liên Xô gồm chín tập, các tác giả đã 9 khái quát về chân dung văn học như sau: “Một loại bút ký mang tính chất tư liệu, viết về nhà văn, họa sĩ, nhà hoạt động xã hội xuất chúng... xây dựng trên cơ sở trò chuyện với “nhân vật” đó. Chân dung văn học hướng vào việc dựng lại diện mạo toàn vẹn (hình thể, tinh thần, sáng tác) của nhân vật hoặc hướng vào việc khám phá nét chủ đạo của cuộc đời “nhân vật” ấy, có khi qua một lát cắt thời gian nhất định” [4]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trầ n Đình Sử , Nguyêñ Khắ c Phi (đồ ng chủ biên) thì chân dung văn học “khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, với tư cách là một thể loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác định về nhân cách” [41, tr.54]. “Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó không thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng” [41; tr.55]. Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều hiểu chân dung văn học theo nghĩa rất rộng, không chỉ dựng chân dung nhà văn, giới văn nghệ sĩ nói chung mà còn có thể dựng chân dung các nhà chính trị, hoạt động xã hội, những người xuất chúng Một số quan niệm khác lại hiểu chân dung văn học theo nghĩa hẹp hơn, đó là các tác phẩm thể hiện chân dung nhà văn, nhà thơ hoặc rộng hơn một chút là giới nghệ sĩ. Trong công trìnhNghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và thách thức, Đỗ Lai Thúy trong bài viết Phê bình văn học: nhìn nghiêng từ phương pháp cho rằng “chân dung văn học có gốc gác từ phê bình tiểu sử” [131, tr.54, 55]. Theo tác giả, phê bình tiểu sử là một trường phái phê bình trước hết xuất phát từ tiểu sử nhà văn, xem tiểu sử là căn cứ quan trọng để phát hiện, giải mã tác phẩm, tìm kiếm những gì còn ẩn náu phía sau các sáng tác của nhà văn. Phê bình tiểu sử được viết một cách văn chương thì có thể trở thành chân dung văn học. Như vậy nhìn từ nguồn gốc, chân dung văn 10 học trước hết phải là một kiểu, một dạng sinh động của phê bình văn học.Như vậy có thể hiểu - từ cội nguồn - tiểu sử nhà văn là xuất phát điểm, phê bình nhà văn (nhận định, đánh giá) là đích hướng đến của chân dung văn học. Trần Đình Sử bàn về chân dung văn học như sau: “Chân dung văn học như tôi hiểu, là bức tranh chấm phá về phong cách nhà văn thu nhỏ, là thể loại văn học nằm giữa phê bình và truyện kí nhà văn. Nó không còn là phê bình văn học thuần tuý, mà đã pha trộn phần sáng tác, bổ sung thêm các quan sát, nhận xét, tưởng tượng của bản thân nhà phê bình đối với con người nhà văn ngoài đời”. “Đó là một thể loại có thể nói là đặc sản của phê bình văn học Việt Nam bắt đầu với Thiếu Sơn, Hoài Thanh từ trước năm 1945” [118]. Lại Nguyên Ân trong bài Xung quanh thể tài chân dung văn học (báo Văn Nghệ, số 49, năm 2010) đã đưa ra một số ý kiến nhằm minh định nội hàm của khái niệm chân dung văn học. Theo ông, chân dung văn học phải đụng được đến cái “chân dung bên trong” “chân dung tinh thần”, “cái phần mà trách nhiệm là thuộc hẳn về người sáng tác”, là “lấy ngôn từ để vẽ một con người”. “Chân dung văn học phải chen chân với loại công trình nghiên cứu và phê bình là vì nó cũng nhằm vào tác giả. Có điều, nó sẽ miêu tả tác giả không chỉ thông qua tác phẩm mà phần nhiều còn trực tiếp từ các chi tiết thuộc tiểu sử tác giả, từ con người thật của tác giả trong những ứng xử, nói năng, xúc tiếp cụ thể; nó chủ yếu vẽ ra tác giả ấy như một con người sống, giống như cách miêu tả nhân vật trong văn học, dù không quên rằng “nhân vật” ấy chủ yếu làm văn nghệ - viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn kịch [4]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh chất văn học trong các chân dung: “Người viết ở đây cần xuất hiện với tư cách một nhà văn, in cái nhìn, cách cảm thụ và đánh giá cùng sự diễn đạt của nhà văn. Đây là nét hơi tinh tế, không phải bất cứ độc giả nào cũng thấy ngay, nhưng có lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân dung văn học đúng là văn học, có chỗ đứng trong văn học Chính chất văn học đã cho phép thể tài chân dung được phóng túng nhiều hơn so với lối viết tiểu sử hoặc nghiên cứu một tác giả” [4]. 11 Nguyễn Đăng Mạnh, người viết thành công khá nhiều chân dung văn học cũng khẳng định: “Chân dung văn học là một dạng của phê bình văn học. Đây là chân dung nhà văn chứ không phải loại người nào khác. Đọc chân dung văn học phải được thấy ông ta là nhà văn chứ, nghĩa là phải hiểu được cái văn của ông ta ra sao chứ! Tôi cho viết chân dung, đây là chỗ khó nhất. Phải nắm được cái thần của văn nghiệp người nghệ sĩ ngôn từ - đó mới là cái đích của chân dung văn học. Nhưng đi đến cái đích ấy, hay nói đúng hơn, dẫn người đọc đến cái đích ấy lại phải thông qua những chi tiết trong đời thực của nhà văn. Ở đây, chân dung văn học đặt ra yêu cầu: phải tìm được chỗ thống nhất giữa văn và người của mỗi cây bút. Tất nhiên thống nhất ở bề sâu, ở bản chất chứ không phải ở bề ngoài” [176, tr.7]. Đồng thời “Chân dung văn học là một thể văn hiện đại. Nó ra đời khi trong giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân” [176, tr.6]. Vương Trí Nhàn bày tỏ quan điểm của mình khi viết chân dung văn học: “Tôi nghĩ, ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, có thánh thần lẫn ma quỷ. Và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn mới có một cuộc đời thú vị, những nhà văn tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Những cuộc làm người của họ trong văn chương cũng rất đáng ghi chép lại...” [173, tr.7]. Vì vậy “cách ghi chép” của Vương Trí Nhàn thường hướng theo điều mà ông tâm niệm. Ông không chỉ quan tâm đến những tài năng lớn mà cả một số nhà văn “bình thường”, cả “chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý”. Nguyên An, trong một công trình nghiên cứu khá dài hơi, có tên Chân dung văn học (Nxb Hội Nhà văn, 2010) khái quát tương đối rõ diện mạo của quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học, đồng thời đi sâu khảo sát một số tác giả viết chân dung. Tác giả xác định chân dung văn 12 học có ba đặc trưng: 1. Chân dung văn học là một thể văn thuộc loại bút ký - sáng tác văn chương. 2. Chân dung văn học là một thể văn bộc lộ rõ nét chất chủ quan của người viết. 3. Chân dung văn học là một dạng của phê bình văn học [1, tr.16]. Ba đặc điểm trên là hoàn toàn xác đáng, tuy nhiên điều đáng tiếc là tác giả không đi sâu vào mối quan hệ giữa các đặc điểm, đặc biệt là mối quan hệ giữa tính chất bút ký (viết tiểu sử) và hư cấu văn chương, không tiến hành thao tác phân lập để loại trừ những gì là “họ hàng” nhưng không hẳn là chân dung văn học. Vì thế, nhắc đến lịch sử của thể tài chân dung, người viết dẫn ra nhiều tác phẩm như Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam - thời kỳ cổ cận đại của Huệ Chi (1983), Một số gương mặt văn chương và văn học nghệ thuật Việt Nam (2001) của Phong Lê màtheo chúng tôi, tuy có yếu tố chân dung, nhưng thực chất đây là những công trình nghiên cứu, phê bình tác giả. Đồng thời, công trình của Nguyên An chỉ dừng lại ở các hiện tượng chân dung văn học xuất hiện đến khoảng năm 1990. Khẳng định sự bùng nổ và ưu thế của chân dung văn học sau 1986, Văn Giá cho rằng: “Sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới kéo dài suốt 15 năm, ngoài sự thành công về hàng loạt lĩnh vực, có một điểm được coi đặc biệt thành công, nằm trong trạng thái tinh thần xã hội, đó là ý thức dân chủ. Chưa bao giờ, trên quy mô thể chế xã hội và ở các cá nhân riêng lẻ, nhu cầu xây dựng và thực thi tinh thần dân chủ lại trở nên thường trực và mạnh mẽ đến vậy. Và để biểu đạt khát vọng này, không gì tốt hơn, trực diện hơn, rõ ràng hơn bằng/qua thể loại kí, trong đó có chân dung văn học”; “Thể chân dung văn học được coi là một thể kí đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp giữa việc dựng chân dung tinh thần nhà văn (theo cách gần với sáng tác) và đánh giá, phân tích các sáng tác cũng như phong cách nhà văn (theo cách gần với phê bình văn học)” [34]. Không chỉ các nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm đến chân dung văn học mà những nhà văn trực tiếp tham gia viết và thành công ở thể tài chân dung văn 13 học cũng đưa ra các ý kiến, nhận xét của mình. Tô Hoài, tác giả của nhiều chân dung nổi tiếng về Nam Cao, Xuân Diệu, Vũ Bằng quan niệm: “Chân dung văn học là việ c dưng̣ laị những bóng dáng thầ n thái vă n nhân, những câu nói cái cườ i, bướ c đi dáng đứ n... 1998), Nguyễn Công Trứ của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Thanh Niên, 2006) Truyện danh nhân phục vụ thiết thực cho việc học tập của học sinh, sinh viên trong nhà trường cũng như các độc giả quan tâm đến người nghệ sĩ mà họ yêu mến. Dĩ nhiên, còn một kiểu văn nữa, đó là ký chân dung người thật viêc thật (không lấy nhà văn làm đối tượng). Loại này có thể xem là ký báo chí. Đối tượng dựng chân dung có thể là những nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà giáo, những doanh nhân thành đạt, những bạn bè thân thiết và cả những người bình thường, vô danh Đôi khi họ để các bức chân dung này trộn lẫn với chân dung các nhà văn như trong các tập sách của Trần Đăng Khoa (Người thường gặp, Nxb Thanh Niên, 2001); Nguyễn Quang Lập (Ký ức vụn - Nxb Hội nhà văn, 2009, Ký ức vụn 2 -Nxb Văn học, 2013); Nguyễn Quang Sáng (Nhà văn về làng); Nguyễn Quang Thiều (Người); Hoàng Minh Tường (Bạn văn ngoài vùng phủ sóng,Nxb Hội nhà văn, 2010); Thương nhớ vẫn còn (Phan 28 Quang) Theo chúng tôi, đây là sự mở rộng ranh giới thể tài, nằm ở vùng giao thoa với thể tài chân dung văn học. Điển hình cho sự sáng tạo này là Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Sáng... Với cái nhìn đậm chất hài hước, các ông không chỉ viết về các nhà văn, các nghệ sĩ (họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên điện ảnh...) mà còn viết về những con người bình thường, vô danh (Nguyễn Viết Chộp của Trần Đăng Khoa, Cô giáo của tôi, Anh Cu Đô, Anh Thu, Cô Thi, Thằng Tụy của Nguyễn Quang Lập,... ...của Nguyễn Quang Sáng). Các chân dung này vừa có hình mẫu ngoài đời, vừa có phần hư cấu, nhằm tô đậm số phận hoặc tính cách con người, ở một mức độ nào đó là điển hình cho nhiều số phận trong xã hội. Từ những đối sánh trên, chúng tôi muốn phân biệt chân dung văn học với các thể loại/ thể văn gần gũi bằng mô hình sau đây (Mô hình này nhằm phân biệt, chỉ ra những thể loại/ thể văn nằm ở đường biên gần và những thể loại nằm ở đường biên xa hơn với chân dung văn học). 29 1.4. Tiểu kết chương 1 Từ 1986 đến nay, chân dung văn học trở thành một thể tài có sứ c hấ p dâñ đặc biệ t đố i vớ i cả người sáng tác và độc giả bở i những đặc điểm riêng của nó về nội dung cũng như nghệ thuật. Thực tế sáng tác chân dung văn học sôi động, phát triển nhanh đòi hỏi việc nghiên cứu lý thuyết về thể tài này phải được quan tâm đầy đủ hơn. Trong Chương 1, chúng tôi đã đi sâu khảo sát nguồn gốc, đặc trưng, tính chất của chân dung văn học trong sự đối sánh với các thể loại/ thể văn gần gũi với nó (như chuyện “làng văn”, truyện danh nhân, ký chân dung người thật việc thật...). Xét về cội nguồn, chân dung văn học có nguồn gốc từ phê bình tiểu sử, nhưng càng ngày nó càng xa rời cái gốc phê bình này để trở thành một thể loại độc đáo, gần gũi với sáng tác văn chương. Chân dung văn học thường xuất phát từ tư liệu về cuộc đời nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nhưng mục đích hướng đến là khái quát, dựng lại chân dung tinh thần, gương mặt độc đáo của người nghệ sĩ, đó đó nó là một dạng đặc biệt của phê bình văn học. Về thể loại, chân dung văn học là một hợp thể, có sự kết hợp hài hòa giữa ký, truyện danh nhân và phê bình văn học. Mục đích cuối cùng của chân dung văn học là làm sao để qua người mà thấy văn, qua văn mà hiểu thêm cá tính, nhân cách người viết, từ đó khẳng định vai trò, vị trí không thể thay thế của mỗi cây bút trong bức tranh chung của lịch sử văn học nước nhà. 30 Chương 2 SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1. Vài nét về sáng tác thể tài chân dung văn học ở nước ngoài Bấ t kỳ một thể loại văn học nào cũng đươc̣ ra đời trong một bối cảnh lịch sử, xã hội nhấ t đinh.̣ Chân dung văn học cũng vậy. Đây là thể tài xuất hiện khi licḥ sử đã chuyển sang thời kỳ cận hiệ n đai,̣ thời kỳ mà việ c viết vă n, sáng taọ nghệ thuật đã trở thành một loaị hình đươc̣ chuyên môn hóa. Lúc này, vă n nghệ si ̃ đã trở thành một tầ ng lớp có vi ̣trí nhấ t đinḥ trong xã hội và trở thành đố i tương̣ được độc giả quan tâm. Hơn nữa, việc thể hiện sự tự ý thức về giới mình của người cầm bút cũng như thể hiện nhận thức của người đọc đối với phạm trù tác giả là một phần không thể thiếu trong thưởng thức tác phẩm văn chương. Chính vì vậy, sư ̣ xuấ t hiệ n và phát triển của chân dung văn học là tất yếu, đánh dấu mốc quan trong̣ trong đời số ng văn học nói chung và trong licḥ sử phát triển của phê bình văn học nói riêng. Mỹ học và văn học châu Âu trung đại, chịu sự thống trị của lý thuyết Aristote - nhà triết học cổ đại Hy Lạp, xem mọi sáng tạo văn học nghệ thuật đều là sự mô phỏng, không có chỗ cho tác giả như một thể sáng tạo. Khi chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện thì đồng thời với nó là sự thừa nhận vai trò tác giả như một phần tất yếu của hình tượng tác phẩm. Thơ lãng mạn xem “cái tôi trữ tình” như một phạm trù cốt lõi của thơ ca. Và phương pháp phê bình tiểu sử, một trong những phương pháp phê bình văn học hiện đại - nguồn gốc của thể tài chân dung văn học cũng đã xuất hiện. Ở Nga, trên tạp chí Thông tin viên châu Âu số 9 và 10 năm 1803 có bài phê bình tiểu sử I.F.Bordanovich của Karamzin. Còn ở Tây Âu, cha đẻ của phương pháp này là Charles-Augustin Sainte-Beuve. Năm 1829, trên tạp chí Revue de Paris có đăng loạt bài của ông viết về chân dung các nhà văn Pierre Corneille, Nicolas Boileau, La 31 Fontaine. Ngoài ra, ông còn có những tác phẩm như: Chateaubriand và nhóm văn chương của ông thời Đế chế (1861), Phê bình và chân dung văn học Phương pháp phê bình tiểu sử học của Sainte-Beuve là sự tổng hợp độc đáo của nguyên lý tính khách quan và tính lịch sử của quá trình văn học. Chủ nghĩa lịch sử được Sainte-Beuve tiếp thu được từ các nhà lãng mạn đã đưa ông đến việc thừa nhận sự bình đẳng tuyệt đối về mặt giá trị của tất cả các thế giới nghệ thuật - dù đó là thế giới của nhà thơ trung đại (Villon), nhà văn cổ điển chủ nghĩa (Corneille) hay các nhà thơ lãng mạn (Hugo, Ronsard) Còn nguyên tắc tính khách quan được thể hiện ở chỗ Sainte-Beuve quan niệm nhân tố thực sự quyết định sáng tạo văn học không phải là nhân tố hình thức, mà là cá nhân riêng biệt và cụ thể của chính người sáng tạo. Như vậy, tác phẩm đối với Sainte-Beuve luôn gắn liền với cái tôi tác giả, việc thưởng thức tác phẩm này hay tác phẩm khác sẽ gặp khó khăn hoặc không chính xác nếu thiếu sự hiểu biết về chính con người sáng tạo ra nó. Nhưng Sainte-Beuve lại quan niệm tác giả như một tính cách bẩm sinh, một kiểu khí chất, chẳng hạn Montegne là một tâm hồn trong sáng, hiện thân của tính chừng mực, dịu dàng, trong khi đó Corneille có bản tính dễ bị kích động, sự chân thành trẻ thơ, sự nghiêm khắc và kiêu ngạo Nhờ cách tiếp cận này, Sainte-Beuve đã tạo ra một gallery những chân dung văn học rất ấn tượng và có phần chủ quan theo sự hình dung của ông, mà ngày nay đọc ông chúng ta vẫn còn có thể hình dung được “bộ mặt sống động” của những nhà văn có tên tuổi.Sang thế kỷ XX, các tác phẩm chân dung văn học thành công nhất phải kể đến là của các nhà văn nổi tiếng như Andre Maurois viết về các nhà vă n Pháp; M.Gorky viết về L.Tolstoi, A.Chekhov, S.Yesenin; Stephan Zweig viết về Balzac, Dickens, Dostoevsky, Ehrenburg; K.Paustovsky viết về nhiều nhà vă n và nghệ si ̃ cùng thờ i. M.Gorky sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký, hồi ký, chính luận, kịch, phê bình văn học. Trong cuốn Bàn về văn 32 học của mình, M.Gorky có những trang thành công thể hiện chân dung L.Tolstoy, A.Chekhov, S.Yesenin Nhờ những cuộc tiếp xúc và sự thấu hiểu con người, tác giả của Chiến tranh và Hòa bình, nhà văn đã khắc họa sinh động chân dung L.Tolstoy như một “vị thánh của nước Nga, ngồi trên chiếc ngai bằng gỗ thích dưới mộttán cây bằng vàng”. M.Gorky đặc biệt chú ý đến đôi mắt và bàn tay của đại văn hào, đôi mắt vừa hoang sơ, vừa luôn tỏa ra ánh sáng của trí tuệ minh triết, thấu tỏ bao sự vật, từ những cái nhỏ đến những cái lớn lao, vĩ đại lay chuyển cả lịch sử loài người. Còn đôi bàn tay rất đặc biệt mà các họa sĩ và những thợ chụp ảnh có lẽ đã không chú ý đến, đó là “Ông có đôi bàn tay kỳ diệu! Chúng không đẹp, gồ ghề những đường gân máu lớn nhưng đầy sức biểu cảm và năng lực sáng tạo... Với đôi tay đó người ta có thể làm được bất cứ điều gì”. Viết về A.Chekhov, M.Gorky đã bắt đầu bằng việc mượn một truyện ngắn mới xuất bản của ông, từ đó nói đến sự kính trọng, khâm phục đối với tài năng, nhân cách của một con người vĩ đại. Theo M.Gorky, A.Chekhov là một trong những “ông thánh truyện ngắn” vĩ đại trong lịch sử văn học thế giới, là một trong những người đặt nền móng cho sân khấu kịch tâm lí hiện đại. Là người “nghệ sĩ duy nhất của thời đại ta nắm vững đến mức điêu luyện cách viết làm sao cho lời chật mà ý rộng” [39, tr.46]. Về S.Yesenin, M.Gorky vừa đề cao tài năng (làm thơ hay, đọc thơ truyền cảm), vừa lý giải những bi kịch trong cuộc đời nhà thơ Nga vĩ đại. Thơ của ông đã truyền lại một cách tuyệt vời vẻ đẹp và hương thơm của mảnh đất Nga: “Yesenin không hẳn là một con người, mà là một thứ cơ quan của thiên nhiên được sáng tạo ra chỉ để làm thơ, để thể hiện nỗi buồn vô tận của ruộng đồng” [39, tr.463]. Nhưng “nhà thơ cuối cùng của làng quê” Nga ấy đã cảm thấy cô đơn, bất lực trước cuộc sống thôn quê vốn bình dị đang ngày ngày đổi thay theo hướng hiện đại hóa mà với ông nó xa lạ làm sao. Với khuynh hướng lãng mạn và phong cách trữ tình độc đáo, K. Paustovsky đã làm say mê bao thế hệ độc giả trong nước cũng như trên thế 33 giới. Trong tập truyện tiêu biểu Bông hồng vàng và Bình minh mưa của K.Paustovsky có nhiều tác phẩm mang đặc điểm chân dung văn học. Những trang viết về Chekhov, Pushkin, Macxim Gorky, Mikhail Prishvin,Victor Hugo, Andersen, Balzac, Maupassant là những trang thật xúc động và chân tình. Cách viết của K.Paustovsky là xuất phát từ mối quan hệ gần gũi, sự tiếp xúc trực tiếp, đồng thời qua tác phẩm mà khái quát lên sự cao cả của nhân cách, sự tài hoa của ngòi bút nhà văn. Dưới ngòi bút của ông, “M.Gorky có mặt thường xuyên trong đời sống của chúng ta. Đối với tôi, trong Gorky có cả nước Nga. Cũng như không thể hình dung nước Nga không có sông Vonga, tôi không thể nghĩ rằng trong nước Nga lại không có Gorky” [177, tr.207]. K.Paustovsky đã lựa chọn những khoảnh khắc, chi tiết lãng mạn mà cũng đầy ám ảnh: “Gorky đứng rất lâu, bất động và ngả mũ xuống nhìn lên cây bạch dương. Sau đó ông nói một câu gì đó và đi sâu vào trong vườn, nhưng vẫn còn ngoái lại nhìn cây bạch dương mấy lần” [177, tr.208]. Với V.Hugo, K.Paustovsky viết: “Đó là một con người nồng nhiệt, điên dại và sôi nổi” [177, tr.212]. “Đó là nhạc trưởng vĩ đại của một dàn nhạc lớn bao gồm toàn kèn và sáo” [177, tr.211]. “Ông không phải chỉ là hiệp sĩ của tự do. Ông là sứ giả, là người đưa tin, là người hát rong, ca ngợi tự do. Ông như đứng trên mọi ngã ba, ngã tư của tất cả những con đường trên trái đất này” [177, tr.212]. Với Mikhail Prishvin, K.Paustovsky ca ngợi ông: “Cuộc đời của Prishvin là tấm gương về con người đã từ bỏ mọi cái xa lạ mà hoàn cảnh áp đặt cho ông và chỉ sống theo “lệnh truyền của trái tim”. Cái lẽ sống như vậy có một ý nghĩa lành mạnh, vô cùng vĩ đại. Người sống “theo trái tim”, trong sự hòa hợp với thế giới bên trong của mình là người sáng tạo, là người làm giàu cho cuộc sống và là nghệ sĩ” [177, tr.215]. Stephan Zweig là nhà văn nổi tiếng người Áo. Nhiều tác phẩm chân dung văn học của ông đã được giới thiệu ở Việt Nam và đã được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Ông khắc họa khá nhiều chân 34 dung nhà văn: Balzac, Dickens, Dostoevsky, Ehrenburg... nhưng thành công nhất trong các chân dung văn học có lẽ là chân dung Dostoevsky. Bằng cách lựa chọn chi tiết “đột sáng”, bằng giọng văn tài hoa, Stephan Zweig nhìn Dostoevsky từ hai mặt của một nhân cách. Mặt thứ nhất là con người cùng quẫn vì đói nghèo, bệnh tật; con người từng bị Nga hoàng kết án tử hình vì những tư tưởng tự do, dân chủ và sau đó buộc phải sống lưu vong; một cuộc sống leo lét, cô đơn, đầy tủi nhục. Mặt khác, đó cũng là con người đã đạt đến tột đỉnh của vinh quang, và cội nguồn của sự vinh quang ấy là tình yêu Tổ quốc, một trái tim chỉ đập vì nước Nga, chỉ sống trong Tổ quốc mình. Và vì đất nước, ông đã suốt đêm làm việc trong khi ở phòng bên vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ, cơn động kinh chộp họng ông, chủ nhà không được trả tiền đã doạ gọi cảnh sát... Cuối cùng, sự nghiệp và giá trị của các tác phẩm Dostoevsky đã được toàn nước Nga công nhận. Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Ông đã vươn lên ánh sáng rực rỡ của niềm vinh quang. Trong buổi lễ nhân dịp một trăm năm ngày sinh Puskin, Dostoevsky đã phát biểu những lời như sấm sét, báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự tổng hoà giải của nước Nga. Những lời tiên đoán ấy được đám đông đón nhận nồng nhiệt, hứng khởi và kích động: “Đám đông quỳ xuống; căn phòng rung lên sự bùng nổ hoan hỉ; các bà hôn bàn tay ông, một sinh viên ngất xỉu dưới chân ông; tất cả những diễn giả khác từ chối không nói nữa” [80, tr.63]. Và đám tang Dostoevskytrở thành “một cơn run rẩy lay động toàn nước Nga” và góp phần tạo ra sự đoàn kết toàn dân tộc, nó báo hiệu cơn giông bão của cách mạng Nga đang đến. Nhìn chung, sáng tác thuộc thể tài chân dung văn học ở nước ngoài khá đa dạng. Các tác giả đã xây dựng hình tượng nhà văn bằng những chi tiết sống động lấy ra từ sự nghiệp và cuộc đời của họ. Điều này đã giúp cho người đọc, trong đó có người đọc Việt Nam hiểu hơn, yêu quý hơn những tài năng văn chương mà trước đó họ đã được tiếp xúc qua tác phẩm. Chúng tôi cũng chưa có đủ cứ liệu để khẳng định các cây bút viết chân dung trong văn học 35 Việt Nam đã học tập như thế nào cách viết chân dung từ các nhà văn phương Tây, nhưng điều chắc chắn là trong bối cảnh đổi mới và hội nhập sâu rộng của văn hóa, văn học sau 1986, sự học hỏi, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài để đổi mới cách viết là một hiện tượng có tính phổ biến đối với các nhà văn Việt Nam. 2.2. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam trước 1986 2.2.1. Giai đoạn 1930 - 1945 Ở Việt Nam, chân dung văn học ra đờ i khá muộn so với nhiều thể loại khác trong tiến trình văn học Việ t Nam. Chân dung văn học bắ t đầ u định hình từ những thập niên 30 của thế kỉ XX. Còn trướ c đó, ở thế kỉ XIX trong thờ i kì văn học trung đaị, thể tài này chỉ là sự manh nha qua các tác phẩm chép sử, liệt truyện... dựng chân dung các thiên thần, nhân thần... Trong một số lời tựa, lời bạt, lời bình bàn về văn chương và tác phẩm văn chương (chẳng hạn Bàn về thơ của Cao Bá Quát, bàn về Truyện Kiều của Mộng Liên Đường chủ nhân, Nguyễn Văn Thắng...) cũng loáng thoáng nói về tác giả theo quan niệm “văn như kỳ nhân”, từ người mà hiểu văn, từ văn để hiểu người. Sang đầu thế kỷ XX, một bộ phận tác giả trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Văn chương từng bước trở thành hàng hóa. Độc giả quan tâm đến nhà văn trong tất cả những biểu hiện đời tư phong phú của họ: hạnh phúc và đau khổ, tình yêu cá nhân, hoàn cảnh sáng tác... Có thể nói, giai đoaṇ 1930 - 1945 đươc̣ xem là thờ i kì khai sinh ra thể tài chân dung văn học. Đây là thời kì văn học Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, hiện đại hóa văn học diễn ra trên nhiều phương diện, trong đó có sự cách tân mạnh mẽ về hình thức và thể loại văn chương. Chỉ trong hơn một thập niên, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương mau lẹ. Làm nên cuộc cách mạng ấy là một thế hệ trí thức Tây học mang trong mình khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân ra mọi sự ràng buộc của nho giáo và luôn có ý thức thúc đẩy nền văn học dân 3 6 tộc tiến nhanh, bắt kịp với nền văn học thế giới. Điều đó đã được thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả và tác phẩm, sự hình thành, đổi mới các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Dường như bất kì thể loại nào cũng có thành tựu nổi bật. Đó là cuộc “chạy tiếp sức” đầy căng thẳng, quyết liệt và cũng thật ngoạn mục để tạo nên một tốc độ phát triển nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cho rằng: “Ở nước ta, một năm có thể kể bằng ba mươi năm của người”. Do ý thức cá nhân được thức tỉnh sâu sắc nên những người cầm bút đều có sự tìm tòi riêng trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Nhiều xu hướng, trào lưu văn học xuất hiện. Đời sống văn học trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Hòa vào tình hình đó, chân dung văn học cũng xuất hiện và ngày càng khẳng định vị trí của mình. Trong thời gian 15 năm này, việc dựng chân dung văn học đã rất được chú ý trong các công trình phê bình, khảo cứu, dù cho cách tiếp cận có thể rất khác nhau (Hoài Thanh là phê bình ấn tượng, Vũ Ngọc Phan là phê bình khoa học, tiếp thu thuyết tiến hóa văn học của Brunetière). Bút pháp dựng chân dung đã xuất hiện trongPhê bình và cảo luận của Thiếu Sơn; Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan... Ngoài ra, đã xuất hiện các sáng tác chân dung văn học của Nguyễn Vỹ, Vũ Bằng, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân in trên Tạp chí Tao Đàn, các tuần báo Phong hóa, Ngày nay Nét nổi bật của sáng tác chân dung văn học thời kì này là đề cao những cây bút tiêu biểu cho cuộc cách tân văn học đương thời. Chân dung của nhiều nhà văn hiện lên như những “bậc chân tài đặc biệt”, là những người có công “mở đường” cho nền văn học hiện đại của dân tộc. Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác này là cảm hứng ngợi ca, lý tưởng hóa nên nhiều chân dung hiện lên với vẻ đẹp khác thường: Thế Lữ miêu tả Xuân Diệu như là một con người tuyệt vời với hồn thơ mới mẻ, tràn ngập tình yêu sự sống:“Xuân Diêụ say 37 đắ m với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắ ng, rung động với bướm chim, chất đầy trong bầ u tim mây trời thanh sắc” (Lờigiới thiệuThơ thơ - 1938); Hoài Thanh xem Thế Lữ như “vầng sao chói sáng trên trời thơ Việt Nam”; Xuân Diệu nói về Huy Cận như một linh hồn của trời đất, với “mối sầu thiên cổ”. Tuy nhiên, sự ca tụng, đề cao ấy còn điểm thêm những nét buồn do thời cuộc, do đời sống khó khăn, chật vật “cơm áo không đùa với khách thơ”. Ngô Tất Tố nhắc đến “cái nghèo gia truyền” của gia đình Vũ Trọng Phụng. Vũ Bằng đau đớn khi nhắc đến tình cảnh của Vũ Trọng Phụng: “Bây giờ Phụng đã ra người thiên cổ, nhắc đến anh, người ta thường kể lại một câu nói của anh: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này!” [9, tr.91]. Như vậy, các chân dung văn học giai đoạn này bên cạnh sự ngợi ca còn được viết với lòng xót thương và đồng cảm sâu sắc. Năm 1933, Thiếu Sơn xuất bản Phê bình và cảo luận, cuốn sách được xem là mở ra xu hướng phê bình hiện đại trong văn học Việt Nam. Trong công trình này, ông đã đưa ra khái niệm “phê bình nhân vật”. Nhân vật ở đây, theo ông, không phải là những nhân vật lịch sử mà là những nhà văn tiêu biểu như Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tản Đà, Phan Khôi, Tương Phố Ông đã nhiệt thành biểu dương, ca ngợi những đóng góp của họ với tư cách là những nhà văn - những người đã tạo ra sự nghiệp văn chương để lại cho đời. Một số bài viết “phê bình nhân vật” của ông có dấu ấn của chân dung văn học. Thiếu Sơn nhận xét về Phan Khôi là một người “có cái tính khắc khổ, nhất nhất cái gì cũng hai năm là mười mới chịu. Hơi sai một chút là ông viện luận lí, mang văn pháp ra cãi kì cho kỳ được mới nghe” [159, tr.65]. Thiếu Sơn vừa khắc họa cá tính, vừa chỉ ra đóng góp của Phan Khôi đối với nền quốc văn: “Quốc văn sau này mà được một ngày một hoàn toàn và có thể duy nhất được cả Nam Bắc, ấy là có một phần nhờ ở công ông đã vun trồng sửa đổi, cổ động, hô hào và ở ở sự ông thiệt hành ra cho người ta bắt chước vậy” 38 [159, tr.67]. Với Tản Đà, ông có nhiều nhận xét tinh tườ ng và thú vi:̣ “Tiên sinh sinh ra laị ngông hơn hết thảy. Đờ i đuc̣ tiên sinh trong, đờ i tố i tiên sinh sáng. Đờ i quay cuồ ng trong nhân duc̣ tư lơi,̣ tiên sinh số ng trong thế giới tinh thầ n” [159, tr.68]. Bằng việc khai thác nét đặc sắ c về sư ̣ nghiệ p, phong cách của nhà văn, Thiếu Sơn đã đóng góp không nhỏ trong việc khắc họa chân dung nhiều nhà văn thế hệ đầu tiên của nền văn xuôi quốc ngữ. “Phê bình nhân vật” của Thiếu Sơn mớ i mẻ, gây đươc̣ tiếng vang lúc bấy giờ. Các nhận định về nhà văn của ông hôm nay đọc lại vẫn rất chính xác. Có thể coi đây là tác phẩm phê bình đặt nền móng cho nền phê bình văn học hiện đại mà trong đó tác giả đã có sử dụng bút pháp dựng chân dung. Thi nhân Việ t Nam của Hoài Thanh và Nhà vă n hiệ n đaị của Vũ Ngoc̣ Phan là hai tập sách phê bình, đề cập hầ u hết sự nghiệp của các nhà vă n, nhà thơ đương thời. Hoài Thanh đươc̣ biết đến như một cây bút phê bình sắ c sảo đầ u những nă m 30 của thế kỷ XX. Thi nhân Việ t Nam ra đời, ngay lập tứ c đươc̣ đánh giá là một sư ̣ tổng kết xuấ t sắ c phong trào Thơ mớ i. Đây là tập sách được viết theo lối phê bình ấn tượng, một kiểu phê bình mà ông tiếp thu từ phương Tây, đồng thời cũng có những điểm gần gũi với kiểu phê bình “tri âm, tri kỷ” trong văn học trung đại. Với 169 bài thơ của 46 nhà thơ tiêu biểu mà tác giả tuyển choṇ qua nhiều sách báo suố t mườ i nă m (1932 - 1942), có thể coi tập sách như tinh hoa hội tu ̣ của mườ i nă m Thơ mớ i. Thi nhân Việ t Namthể hiệnsư ̣ tổng kết của Hoài Thanh về một cuộc cách mạng trong thơ ca. Đây là một hiệ n tương̣ đột khởi của sư ̣ phát triển tư duy phê bình qua việc khắc họa phong cách riêng của nhiều nhà thơ: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [188, tr.37]. Chúng tôi không khẳng định các bài viết về Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... 39 hoàn toàn thuộc về thể tài chân dung văn học. Nhưng cách viết thiên về ấn tượng, trực giác của Hoài Thanh lại dựng được rất sinh động chân dung nhiều nhà thơ đương thời.Chẳng hạn, ông viết về Xuân Diệu: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết” [188, tr.138]. Còn Huy Cận được Hoài Thanh nhận xét như sau: “Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn.” [188, tr.164]. Còn Tế Hanh thì như một thiếu niên thi si ̃ “ruṭ rè, ngương̣ nghiụ như một chàng rể mới. Nhưng tôi vẫn nhớ đôi mắt. Đôi mắt nồng nàn lạ” [188, tr.181]. Nhà vă n hiệ n đaị của Vũ Ngoc̣ Phan cũng là một công trình phê bình văn học đồ sộ viết về 78 chân dung nhà vă n sáng tác bằ ng chữ quố c ngữ. Thông qua việ c đi sâu giới thiệ u và phê bình từ ng nhà vă n, tác giả dưng̣ lên đươc̣ toàn cảnh văn học Việ t Nam nử a đầ u thế kỷ XX, giúp độc giả hình dung đươc̣ những nét lớn của tiến trình văn học cũng như diệ n maọ và đờ i số ng thể loại. Phương pháp phê bình của Vũ Ngọc Phan - như ông cho biết trong lời cuối sách - là “phương pháp khoa học”. “Đã theo phương pháp khoa học thì phải tựa vào một lý thuyết, công việc phê bình mới vững vàng được. Tôi rất hoan nghênh cái lý thuyết phê bình Brunetière về luật tiến hóa, nhưng tôi nhận thấy cái chủ nghĩa độc đoán của ông làm cho ông không tránh được thiên vị” [178, tr.702]. Vì vậy, ông chủ trương “phải dùng sự tổng hợp”, phù hợp với “hoàn cảnh văn học” và “trình độ trí thức của dân tộc”. Vũ Ngọc Phan quan tâm đến tác phẩm trong mối quan hệ với tác giả, mở rộng ra là quan hệ với nhóm/loại (thế hệ, khuynh hướng tư tưởng, đặc trưng thể loại). Trong các bài phê bình của ông, có nhiều đoạn tác giả viết rất gần với bút 40 pháp dựng chân dung văn học, nhất là trong các bài viết về Phaṃ Duy Tố n, Đông Hồ , Tương Phố , Hoàng Ngoc̣ Phách, Tản Đà, Nguyêñ Tuân, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử , Huy Cận, Xuân Diệ u Ông viết về Tản Đà: “Tản Đà là một thi sĩ không có lòng tin tưởng; trước cảnh đẹp của tạo vật, lúc đầy đủ về đường vật chất, ông cao hứng vui chơi; nhưng đến khi không được mãn ý, khi đã có sự bất bình thì dù ngày xuân, giọng thơ ông cũng mỉa mai, oán giận Tản Đà chỉ là một nhà thơ, văn vần của ông rực rỡ thế nào thì văn xuôi của ông lu mờ thế ấy. Và có lẽ trên thi đàn gần đây, ông đứng vào bậc nhất” [178, tr.372]. Hay ông viết về Nguyêñ Tuân: “Nguyêñ Tuân, như ngườ i ta đã thấ y, là một nhà vă n đứ ng riêng hẳn một phái. Những tập vă n của ông, dầ u không phải là tùy bút cũng ngả về tùy bút chẳng ít thì nhiều; ông laị không thể nào bỏ đươc̣ cái lố i phiếm luận, cái giong̣ khinh bac̣ bấ t cứ về việ c gì, nên có nhiều đoaṇ thật lê thê. Nhưng dù lê thê hay goṇ gàng, đoc̣ Nguyêñ Tuân bao giờ ngườ i ta cũng thấ y một hứ ng thú đặc biệ t: đó là sư ̣ thâm trầ m trong ý nghi,̃ sư ̣ loc̣ lõi trong quan sát, sư ̣ hành vă n một cách hoàn toàn Việ t Nam Ông là một nhà vă n có tính hào hoa và có cái giong̣ khinh bac̣ bậc nhấ t trong vă n giớ i Việ t Nam hiệ n đaị” [178, tr.438] Nhà vă n hiệ n đaị đươc̣ coi là công trình phê bình khách quan, khoa học, có giá tri ̣văn học sử to lớn, có sứ c số ng vớ i thờ i gian. Như vậy, Thi nhân Việ t Nam của Hoài Thanh và Nhà vă n hiệ n đaị của Vũ Ngoc̣ Phan mang xu hướng phê bình khác nhau, một bên thiên về ấn tượng, một bên là sự phê bình khách quan, khoa học. Nhưng cả hai đều không quên vai trò của tác giả trong sáng tác. Họ đi bằng những con đường khác nhau, nhưng họ gặp nhau ở sự chú ý mối quan hệ giữa văn và đời, tác phẩm và người sáng tác nên họ đã có trang, những đoạn viết theo bút pháp dựng chân dung văn học trong các công trình của mình. Những thành tưụ của thể tài chân dung văn học giai đoaṇ 1930 - 1945 còn kể đến các bài viết về Tản Đà (số đặc biệt tháng 7/1939) và Vũ Trong̣ 41 Phung̣ (số đặc biệt, tháng 12/1939) trong Tap̣ chí Tao Đàn. Có thể xem Tap̣ chítrên như một sự mở đầu sáng kiến làm số chuyên đề về chân dung tác giả văn học để tưởng niệm, kịp thời ghi lại tình cảm sâu sắc, nóng hổi và sự đánh giá trân trọng của người đương thời, của đồng nghiệp đối với những văn nghệ sĩ đã có công đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc. Nhiều bài trong hai số tạp chí đặc biệt nói trên đã trở thành những giá trị kiểu mẫu của thể loại chân dung văn học, giúp ích cho việc tìm hiểu con người và sự nghiệp của các nhà văn đàn anh, bậc thầy của văn chương Việt Nam hiện đại. Một loạt các bài tưởng niệm về Tản Đà: Cái duyên của Tản Đà của Khái Hưng, Công của thi sĩ Tản Đà của Xuân Diệu, Tôi với Tản Đà thi sỹ của Phan Khôi, Tản Đà,một kiếm khách của Nguyễn Tuân, v.v Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với cả văn thơ và con người Tản Đà. Bên cạnh đó, viết về Vũ Trọng Phụng cũng có rất nhiều tác giả: Ngô Tất Tố, Thanh Châu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Tam Lang Trong tập sách Vũ Trọng Phụng - con người và tác phẩm, ấn tượng và gần với thể tài chân dung hơn cả là bài viết Vũ Trọng Phụng của Lan Khai. Qua đó, đời sống và đời viết Vũ Trọng Phụng hiện lên thật rõ nét. Một nhà văn đoản mệnh nhưng hội tụ đầy đủ chữ tài, niềm đam mê và cả sự khốn khó, cay nghiệt của số phận. Lan Khai thật sâu sắc khi vẽ lên bức chân dung cuộc đời đau khổ Vũ Trọng Phụng qua ngoại hình: “Cái dáng lúc nào cũng thẫn thờ, cũng mệt nhọc Mái tóc rễ tre rẽ lệch của anh thường buông tua tủa xuống cái trán phẳng không cao. Mắt anh nông và sắc, mũi trái mật, miệng rộng, môi mỏng và hai góc mép thường kéo dài sang ra bên, làm cho đôi má lõm nhăn lại. Cái bệnh ho của ngấm ngầm đã lâu nên tôi vẫn giữ được trong trí nhớ một cử động nó khiến ta có thể nhận ngay được anh, dù anh lẫn vào đám đông: một bàn tay gầy úp lấy mỏ ác những khi anh phải ho đã rồi mới nói được” [175, tr.58]. Bệnh tật, nghèo túng nhưng “ông vua phóng sự đất Bắc kì” là người rất sòng phẳng và tự trọng: “Anh không bao 42 giờ chịu để ai mời đi ăn một bữa, đi hát một chầu, trước khi anh đã chắc có tiền để sẽ mời người ấy ăn hoặc hát. Anh này biếu anh cuối sách, anh tặng lại cuốn sách khác liền” [175, tr.59]. Thậm chí đến khi văn sĩ mất, Nguyễn Tuân cùng Lan Khai dọn vật dụng của ông còn tìm thấy một cuốn sổ ghi những gì bạn bè tặng cho con gái nhân ngày sinh nhật. Có lẽ âu đó cũng là cách để nhà văn trả nghĩa sau này Xã hội và văn học Việt Nam mấy thập kỉ này đang trong cuộc biến thiên dữ dội. Nhiều sự kiện văn học vừa ra đời, còn mới mẻ, các giá trị còn chưa kịp định hình. Mặc dầu, đây chỉ là giai đoạn khởi đầu, số lượng chân dung chưa thật phong phú, nhưng cũngcó những tác phẩm chất lượng, taọ tiền đề cho sự phát triển của thể tài chân dung văn học trong văn học Việ t Nam ở các giai đoạn sau đó. 2.2.2. Giai đoạn 1945 - 1985 Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là một giai đoạn văn học đặc thù, hình thành và phát triển trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đó đã tạo nên một nền văn học giàu tính sử thi và khuynh hướng lãng mạn. Có thể nói, trong điều kiện tất cả vì sự tồn vong của dân tộc, đường lối lãnh đạo của Đảng đã tập hợp và thống nhất được các lực lượng văn nghệ tiến bộ, cách mạng của đất nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. D... giả cũng đã dựng thành công chân dung của một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các bài viết của Phong Lê thường đánh giá các nhà văn đặt trong thời đại của họ, chỉ ra vị trí của họ trong tiến trình văn học. Ông thường sử dụng một lớp từ có màu sắc khoa học: Sự nghiệp văn học, tiếp nhận, tư tưởng, tư duy, tranh luận, đánh giá, tiến trình văn học Ngay tiêu đề các chân dung đã có màu sắc nghiên cứu: Nhà thơ buổi giao thời: Đông Hồ; Tú Mỡ - Trào phúng và trữ tình; Chế Lan Viên - Trải nghiệm và kiếm tìm; Sống mòn - Tự truyện của một thế hệ trí thức kiểu Nam Cao; Đinh Gia Trinh trong đời sống văn chương học thuật hồi 1941 - 1945... Một đoạn ông viết về Nguyễn Thi: “Nguyễn Thi thuộc trong số ít nhà văn mà cuộc đời và tác phẩm có khả năng gợi cho ta suy nghĩ nhiều điều. Nghĩ về ông là nghĩ về mối liên hệ giữa nhà văn và cuộc sống, nhà văn và quần chúng; và những lời ông tâm sự sau đây hoàn toàn có sức nặng của một chân lí đã được thể nghiệm: “chúng ta tự hào sung sướng được sống trong lòng biển, và giọt nước vinh quang cách mấy cũng chỉ là giọt nước, nó sẽ khô ngay lập tức nếu không được nằm chung với biển, còn vinh quang của biển thì đời đời không lay chuyển được (...). Nghĩ về ông là nghĩ về văn mạch dân tộc” [166, tr.177]. 147 Đọc tác phẩm chân dung của Nguyễn Đăng Mạnh, chúng ta bắt gặp lối viết ký họa sắc sảo, chú trọng chỉ ra tài năng và phong cách riêng của nhà văn. Ông thường nói người làm nghề viết phải tạo ra những câu văn có khớp xương, co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người ta đọc của mình những câu tê thấp. Văn Nguyễn Đăng Mạnh vừa có tính khái quát cao, vừa trong sáng, giản dị, trữ tình, đôi khi pha chút dí dỏm. Sự khái quát, phân tích ẩn sau những những câu chữ đầy cảm xúc: “Dù là chuyện ma thì cũng là ma tài hoa... tài tử, ma của Nguyễn Tuân. Ấy là những kẻ suốt đời săn tìm cái đẹp, có thể bỏ hành đống tiền để cầu lấy một bức tranh cổ cũ nát, thậm chí tiêu cả cơ nghiệp vào tiếng đàn, giọng hát” [168, tr.181]; “Tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng tập trung hơn cả ở tiểu thuyết Số đỏ. Mỗi chương là một màn hài kịch. Mỗi nhân vật là một chân dung hài hước. Hài hước ở mọi chi tiết, ở hành văn, ở giọng điệu, ở cách ví von, ở lối chơi chữ...” [168, tr.242]. 4.6. Tiểu kết chương 4 Cùng với sự đa dạng, phong phú về nội dung, thể tài chân dung văn học sau 1986 cũng có sự đa dạng về mặt hình thức nghệ thuật. Trước hết, đó là sự mở rộng các hình thức thể loại để khắc họa chân dung: bút ký, hồi ký, trò chuyện, phỏng vấn nhà văn... Bên cạnh đó, kết cấu các tác phẩm chân dung văn học cũng trở nên linh hoạt, có sự kết hợp nhiều hình thức như kết cấu men theo dòng sự kiện, kết cấu theo dòng hồi ức, liên tưởng hoặc đan xen các hình thức trên. Đặc biệt, giọng điệu, ngôn từ trong các bức chân dung văn học được dựng cũng có những biến đổi phong phú, thể hiện rõ sự phối trộn, đa thanh. Trước 1986, giọng điệu thường thiên về đề cao, ngợi ca thì sau 1986, có sự hòa âm của nhiều sắc giọng: trữ tình, triết lý, xót xa, nuối tiếc, giễu nhại, suồng sã... Đặc biệt, chất giọng suy tư, xót xa và chất giọng hài hước, suồng sã ngày càng thể hiện rõ trong các chân dung. Ngôn từ nghệ thuật cũng trở nên hết sức đa dạng với đủ các sắc thái, các lớp từ hòa trộn nhau linh hoạt: lớp từ nghệ thuật giàu sắc thái trữ tình, lớp từ đời thường, khẩu ngữ suồng sã và lớp từ khoa học mang tính chất phê bình, nghiên cứu. 148 KẾ T LUẬN 1. Chân dung văn học là một thể tài mớ i xuất hiện trong licḥ sử văn học dân tộc khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX. Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học, phê bình từ góc nhìn tiểu sử, nhân cách nhà văn, trong mối quan hệ mật thiết giữa văn và người. Chân dung văn học có thể xem là sự tự ý thức của giới cầm bút về nghề văn, về sứ mệnh văn chương. Nó cũng thỏa mãn nhu cầu người của độc giả khi tiếp xúc với sáng tác của nhà văn còn muốn biết rõ về con người, nhân cách của những người sáng tạo ra chúng. Tuy nhiên, mỗi hình thức phê bình đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Chân dung văn học là kiểu phê bình sinh động, rất gần gũi với sáng tác nên rất hấp dẫn bạn đọc. Nó thuyết phục người đọc không chỉ từ giá trị tác phẩm mà cả từ sức nặng của cuộc đời, nhân cách nhà văn với những suy tư, trăn trở, những vui buồn của một kiếp người. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó cũng từ đặc trưng ấy. Tính chất chủ quan, cảm tính, nhiều lúc nặng về trực cảm, xem nhẹ những mối quan hệ cốt lõi của văn bản là nhược điểm chính của kiểu phê bình này. 2. Trong bố i cảnh đổi mới, hội nhập và giao lưu vă n hóa, văn học sâu rộng sau năm 1986, thể tài chân dung văn học có nhiều cơ hội phát triển. Dường như có sự bùng nổ của thể tài này, với đội ngũ sáng tác đông đảo, đa dạng, bao gồm các nhà văn (Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Phan Thị Thanh Nhàn, Vân Long, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Trần Đăng Khoa...), các cây bút lý luận phê bình (Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Văn Giá, Phạm Xuân Nguyên, Chu Văn Sơn...), các cây bút vốn là người thân như con cái, vợ chồng, bạn bè nhà văn (Nguyễn Huy Thắng, Phan Thị Mỹ Khanh, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Thị Sen...). Nhiều tập chân dung văn học có giá trị ra đời như Những gương mặt (Tô Hoài), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh), Viế t 149 về bè baṇ của Bùi Ngoc̣ Tấ n, Cây bút đời người (Vương Trí Nhàn), Sự cực đoan đáng yêu (Phan Thị Thanh Nhàn), Những người rót biển vào chai (Vân Long), Baṇ vă n của Nguyêñ Quang Lập, Ho ̣ trở thành nhân vật của tôi của Hồ Anh Thái... Nhiều tờ báo, tạp chí cũng dành mục cho thể tài chân dung văn học. Thể tài chân dung đã và đang khẳng định một vị trí quan trọng trong bức tranh văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn từ 1986 đến nay. 3. Nhìn chung, chân dung văn học giai đoạn từ 1986 đến nay về phương diện nội dung đã mở ra những góc nhìn mới chân thực, sinh động, hấp dẫn về con người và số phận của giới nhà văn trên những bước thăng trầm, biến động của lịch sử. Đó là những bức chân dung được vẽ khá toàn diên: có cả mặt sáng và mặt tối, có cả cái đẹp và cái chưa hoàn thiện, có cả nụ cười và mồ hôi, cả những giọt nước mắt cay đắng. Có nhiều góc nhìn khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau, nhưng trên hết vẫn là sự đồng cảm, yêu thương, sự trân trọng những cống hiến của giới văn nghệ sĩ. Cũng có những suy tư xót xa, đau đớn khi người viết chân dung không ngại phơi bày những nỗi đau có tính bi kịch, những sai lầm, ngộ nhận một thời. Những bi kịch có thể xuất phát từ những nguyên nhân xã hội như bối cảnh chiến tranh, đời sống kinh tế khủng hoảng thời hậu chiến, cũng có thể xuất phát từ những sai lầm, ấu trĩ trong đường lối văn nghệ, sự ứng xử chưa thấu tình đạt lý với các văn nghệ sĩ. Ngoài ra, các tác giả dựng chân dung cũng thẳng thắn chỉ ra những bi kịch do lối sống đầy cá tính, ảo tưởng hoặc chưa chuẩn mực của chính bản thân giới cầm bút. Điều đó tạo ra trong nhiều bức chân dung sự chân thực và chiều sâu lý giải, phát hiện vấn đề. Cái nhìn soi chiếu lại quá khứ, đánh giá lại hành trang đã qua, sự ý thức sâu sắc chân thực về nghề, những chiêm nghiệm về con đường vận động đi lên của văn học... trong các chân dung quả thực là những vấn đề hệ trọng không thể thiếu khi lịch sử văn học dân tộc đang đi trên con đường phát triển và hội nhập hiện nay. Như vậy, có thể nói chân dung văn học đã có những đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới văn học sau 150 1986, trước hết là góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội và đời sống văn học. 4. Cùng với sự đa dạng, phong phú về nội dung, thể tài chân dung văn học sau 1986 cũng có sự đa dạng về mặt hình thức nghệ thuật. Trước hết, đó là sự mở rộng các hình thức thể loại để khắc họa chân dung: bút ký, hồi ký, trò chuyện, phỏng vấn, tiểu thuyết tự truyện... Bên cạnh đó, kết cấu các tác phẩm chân dung văn học cũng trở nên linh hoạt, có sự kết hợp nhiều hình thức như kết cấu men theo dòng sự kiện, kết cấu theo dòng hồi ức, liên tưởng hoặc đan xen các hình thức trên. Đặc biệt, giọng điệu, ngôn từ trong các bức chân dung văn học được dựng cũng có những biến đổi phong phú. Giọng điệu thể hiện rõ sự phối trộn, đa thanh. Trước 1986, giọng điệu trong chân dung văn học thường thiên về đề cao, ngợi ca thì sau 1986, có sự hòa âm của nhiều sắc giọng: trữ tình, triết lý, xót xa, nuối tiếc, giễu nhại, suồng sã... Đặc biệt, chất giọng suy tư, xót xa và chất giọng hài hước, suồng sã ngày càng thể hiện rõ. Ngôn từ nghệ thuật cũng trở nên hết sức đa dạng với đủ các sắc thái, các lớp từ hòa trộn nhau linh hoạt: lớp từ nghệ thuật giàu sắc thái trữ tình, lớp từ đời thường, khẩu ngữ và lớp từ khoa học. 5. Chân dung văn học là một thể tài có sứ c hấ p dâñ đặc biệ t đố i vớ i hai chiều cả phía phê bình/sáng tác và tiếp nhận bởi những đặc trưng độc đáo của nó. Mặc dầu hiện nay phê bình văn học phát triển với nhiều xu hướng đa dạng, trong đó có những xu hướng chỉ quan tâm đến văn bản, ít chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác... Các xu hướng nghiên cứu phê bình ấy đã làm phong phú thêm các cách thức tiếp cận tác phẩm văn học, đưa lại nhiều thành tựu trong việc khám phá giá trị đích thực của văn chương. Tuy nhiên, với thế mạnh riêng như đã nói, chân dung văn học vẫn có những tiềm năng phát triển, bởi vì xét cho cùng, khi muốn hiểu một cách đúng đắn, sâu sắc tác phẩm văn chương - con đẻ tinh thần của nhà văn - không thể nào bỏ qua cuộc đời, số phận, nhân cách... của chính những người đã sáng tạo ra chúng. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hà Thị Kim Phượng, “Đặc sắc thể tài chân dung văn học trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ”, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Số 6+7, Năm 2013 (trang 127-128). 2. Hà Thị Kim Phượng, “Thể tài chân dung văn học và việc dạy học thể tài này trong nhà trường trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, tập 42, số 2B, 2013 (trang 61-65). 3. Đinh Trí Dũng, Hà Thị Kim Phượng, “Những ảnh hưởng của phê bình ấn tượng trong phê bình văn học Việt Nam hiện đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Lý thuyết phê bình văn học hiện đại, tiếp nhận và ứng dụng, Nxb Đại học Vinh, 2013. 4. Hà Thị Kim Phượng, “Về đặc trưng thể tài chân dung văn học”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. HCM, số 76 (10/2015) (trang 129-136). 5. Hà Thị Kim Phượng,“Thể tài chân dung văn học trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 - nhìn từ đội ngũ viết chân dung”, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, số 2/2017 (trang 13-18). 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyên An (2010), Chân dung văn học Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 2. Tạ Duy Anh (chủ biên) (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân (1984), “Xung quanh thể tài chân dung văn học”, tuần báo Văn nghệ (số 49). 5. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 6. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học (số 9), tr.66-73. 7. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 8. Vũ Bằng (2001), Tạp văn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 9. Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 11. Nguyêñ Văn Bổng (1995), Thờ i đã qua, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 12. Huy Cận (2003), Hồi kí song đôi, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 13. Huy Cận (2011), Hồi kí song đôi, tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội (tái bản). 14. Nguyễn Bính Hồng Cầu (2017), Nguyễn Bính toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Lý Quý Chung (2004), Hồi kí không tên, Nxb Trẻ, Hà Nội. 153 16. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Nguyêñ Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứ u văn hoc,̣ Nxb Khoa hoc̣ xã hội, Hà Nội. 18. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 19. Đinh Trí Dũng (2012), Văn học Việt Nam hiện đại, nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An. 20. Nguyễn Đức Dũng (1996), “Từ chân dung văn học đến ký chân dung”, Tạp chí Văn học (số 3), tr.47-51 21. Nguyễn Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 22. Nguyễn Đức Dũng (2003), Đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Lê Tiến Dũng (2004), Nhà phê bình và cái roi ngựa, Nxb Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 24. Tường Duy “Nhà văn Vũ Bằng- người hay kể tội mình”, https://www.baomoi.com/nha-van-vu-bang-nguoi-hay-ke-toi- minh/c/6558274.epi, 03/07/2011. 25. Phạm Thị Mỹ Duyên (2014), Hình tượng nhà văn trong thể chân dung văn học (khảo sát qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 26. Đặng Anh Đào (2006), “Tháng ba đi tìm thời gian đã mất”, in trong Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. 27. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Phan Cư ̣ Đệ, Hà Minh Đứ c (viết chung) (1979), Nhà văn Việt Nam, Nxb Đaị hoc̣ Trung hoc̣ chuyên nghiệp. 154 29. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1999), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Hà Minh Đức (2007), Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 31. Hà Minh Đứ c (chủ biên) (1987), Tuyển tập Tô Hoài, Tập 1, Nxb Văn hoc̣ Hà Nội. 32. Hà Minh Đứ c (chủ biên) (1999), Lí luận văn hoc,̣ Nxb Giáo duc,̣ Hà Nội. 33. Văn Giá (2008), Viết cùng bạn viết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 34. Văn Giá “Thể châ n dung văn học từ 1986 đến nay”, (3/9/2014). 35. Văn Giá (2000), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 36. Văn Giá (2002), “Chân dung văn học của Vũ Bằng”, Tạp chí Văn học (số 9), tr.25-34. 37. Phùng Giản (1994), “Phê bình có phải là như thế?”, Tạp chí Hồng Lĩnh (số 12). 38. M. Gorky (1970) Bàn về văn học (Cao Xuân Hạo, Hoàng Minh dịch),Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 39. M. Gorky ( (1970) Bàn về văn học (Cao Xuân Hạo, Hoàng Minh dịch),Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 40. Phạm Thị Hảo (tuyển dịch và biên soạn) (2008), Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, Hà Nội. 41. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Đặng Thi ̣Hanḥ (1998), “Viết về một cuộc đờ i và những cuộc đời (Cấ u trúc thờ i gian và ngôn từ trong Cát buị chân ai)”, Tap̣ chí Văn hoc̣ (số 12). 155 43. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học, vấn đề và suynghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Nguyên Hồng (1978), Bước đường viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 46. Dương Thi ̣ Thu Hiền (2007), Tô Hoài vớ i thể văn chân dung và tư ̣ truyện, Luận văn Thac̣ si ̃ Ngữ văn, Đaị hoc̣ sư phaṃ Thái Nguyên. 47. Nguyêñ Thái Hoà, Đinh Trong̣ Lac̣ (1993), Phong cách hoc̣ tiế ng Việt, Nxb Giáo duc,̣ Hà Nội. 48. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 49. Tô Hoài (1996), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 50. Tô Hoài (2006), Ba ngườ i khác, Nxb Đà Nẵng. 51. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viế t văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 52. Nguyêñ Công Hoan (1997), “Trau dồ i tiếng Việt”, Hỏi chuyện các nhà văn, Nxb Tác phẩm mớ i, Hà Nội. 53. Nguyên Hồ ng (2004), Những ngày thơ ấ u, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 54. Đoàn Trong̣ Huy (2002), Tô Hoài - Quá trình licḥ sử Văn học Việt Nam, tập III, Nxb Đaị hoc̣ Sư pham,̣ Hà Nội. 55. Lại Thị Thu Huyền (2006), Chân dung văn học của Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 56. Đặng Vương Hưng (2005), Đa tài - đa tình, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 57. Nguyễn Thụy Kha (2015), Thôi ta còn bạn bè, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 58. Đỗ Văn Khang (2013), Cơ sởLý luận văn học của, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 156 59. Trịnh Thị Vân Khánh (2009), Ký Việt Nam sau 1986 đến nay nhìn từ phương diện thể loại, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 60. Trần Văn Khê (2010), Hồi kí Trần Văn Khê, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 61. Trần Đăng Khoa (2000), Đảo chìm, Nxb Văn học, Hà Nội. 62. Thụy Khuê, “Nói chuyện với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh”, free.fr/stt/n/nguyendangmanh1.html, 13/9/2008. 63. Đình Kính, “Viết về bạn bè: thấy chân dung tác giả”, 19/6/2009. 64. Nguyễn Quang Lập (2009), Ký ức vụn, Nxb Hội Nhà văn - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 65. Nguyễn Quang Lập (2011), Chuyện đời vớ vẩn, Nxb Văn học, Hà Nội. 66. Nguyễn Quang Lập (2012), Những mảnh đời đen trắng, Nxb Văn học, Hà Nội. 67. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Những chân dung tiêu biểu, Nxb Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 68. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 69. Phong Lê (2010), Hai mươi nhà văn, nhà văn hóa Việt thế kỷ XX, Nxb Thuận Hóa, Huế. 70. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 71. Phong Lê (2009), Hiện đaị hóa và đổi mớ i Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Văn học, Hà Nội. 72. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 73. Phong Lê (2014), Trăm năm trong cõi, Nxb Văn học, Hà Nội. 74. Phong Lê (2014), Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 157 75. Nguyễn Hiến Lê (2006), Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, Hà Nội. 76. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 78. Nguyễn Quốc Luân (1993), Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến nay, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ Văn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 79. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 81. Phương Lựu, trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 82. Hữu Mai (1986), Bốn mươi năm văn học, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 83. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Quan điểm và phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Khoa học Xã hội, Hà Nội. 84. Nguyễn Đăng Mạnh (2012), Nhà văn Việt Nam hiện đại-chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 85. Nguyễn Đăng Mạnh (1981 - 1982), “Lờ i giớ i thiệu”, Tuyển tập Nguyêñ Tuân, tập 1-2, Nxb Văn học, Hà Nội. 86. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đaị hoc̣ Quố c Gia Hà Nội, Hà Nội. 87. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đườ ng đi vào thế giớ i nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo duc,̣ Hà Nội. 88. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), “Tản văn về Nguyêñ Tuân”, Báo Văn nghệ (số 32). 158 89. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1975), Tổng tập văn hoc̣ Việt Nam, tập 30A, Nxb Khoa hoc̣ Xã hội, Hà Nội. 90. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dâñ luận nghiên cứ u tác giả văn học, Nxb Đaị hoc̣ Quố c gia Hà Nội, Hà Nội. 91. Dạ Ngân (2010), Gia đình bé mọn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 92. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 93. Nguyêñ Lương Ngoc̣ (2001), Nhớ baṇ , Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 94. Ý Nhi (2008), Những gương mặt - những câu thơ, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 95. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 96. Nhiều tác giả (1999), Bình luận văn học, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 97. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam- Những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội. 98. Nhiều tác giả (1995), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 99. Nhiều tác giả (2006), Chân dung của nhà văn hiện đại Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 100. Nhiều tác giả, Chân dung văn học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 101. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mớ i), Nxb Thế giớ i. 102. Nhiều tác giả (1977), Hồi kí cách mạng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103. Nhiều tác giả (1994), Hồi kí Trường Sơn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 104. Nhiều tác giả (2013), Lí thuyết phê bình văn học hiện đại, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An. 105. Nhiều tác giả (2016), Thế hệ nhà văn sau 1975, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 106. Lê Thiếu Nhơn, “Ký ức vụn của Nguyễn Quang Lập - Vụn mà không tạp”, 2009. 159 107. Đỗ Thị Cẩm Nhung, “Thể tài chân dung trong nền văn học hiện đại”, tapchinonnuoc@gmail.com.vn (số 165). 108. Mai Văn Phấn (1999), Người cùng thời, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 109. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 110. G.N. Pospelov (chủ biên) (1998), Dâñ luận nghiên cứ u văn học (Trầ n Đình Sử , Laị Nguyên Ân, Lê Ngoc̣ Trà dịch), Nxb Giáo duc,̣ Hà Nội. 111. Nguyễn Hữu Sơn (2000). Điểm tựa phê bình văn học, Nxb Lao động, Hà Nội. 112. Chu Văn Sơn (1995), “Phác họa Vương Trí Nhàn từ Những kiếp hoa dại”, Tạp chí Văn học (số 7). 113. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. 114. Trần Đăng Suyền (2008), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 115. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 116. Trần Đình Sử, “Sự phát triển thể tài của thơ Tố Hữu”, tapchisonghuong.com.vn, tháng 12/1984. 117. Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lý luận văn học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 118. Trần Đình Sử, “Nguyễn Đăng Mạnh và con đường nghiên cứu chân dung, phong cách của nhà văn”, 119. Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh (2015), Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 120. Trần Đình Sử, “Các khuynh hướng phê bình văn học Việt Nam hiện nay”, 121. Trần Hữu Tá (2016), Từ bục giảng đến văn đàn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 122. Nguyễn Trọng Tạo (1981), Con đường của những vì sao, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 160 123. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương và cảm luận, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 124. Nguyễn Tuân (1986), Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 125. Nguyễn Đình Thi (2001), Tiểu luận và bút kí, Nxb Văn học, Hà Nội. 126. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 127. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Cái nhìn hệ thống - loại hình), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 128. Anh Thơ (2002), Hồi ký Anh Thơ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 129. Lưu Khánh Thơ (2006), Văn học Việ Nam hiện đại, tác giả - tác phẩm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 130. Đỗ Lai Thúy (2000), Con mắt thơ, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 131. Đỗ Lai Thúy (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam- Những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội. 132. Lê Hữu Tỉnh, Phạm Khải (2007), Kể chuyện bút danh nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 133. Nguyễn Thị Ngọc Trai (2012), Trò chuyện với Nguyễn Tuân, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 134. Vũ Quỳnh Trang, “Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Tôi vẽ bạn văn theo góc riêng của tôi”, 2011. 135. Nguyễn Tuân - Chuyện Nghề,Nxb Tác phẩm mới, 1986. 136. Đoàn Nhã Văn (2007), Phác thảo mười lăm chân dung văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 137. Hà Vinh, Vương Trí Nhàn (2006), Có những nhà văn như thế, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 138. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 139. Nguyễn Như Ý (1992), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin. 161 II. Tiếng Anh 140. B.K Bazylova, Zh.D. Suleimenova (2012), “The model of the genre of literary portrait in modern literary criticism”, International journal of social, behavioral, educational, economic, business and industrial engineering vol. 6, no. 6, p. 1110-1113. 141. Nina Ekstein (1992), “Women’s image effaced: the literary portrait in seventeenth-century france”, Women’s studies, 21, p. 43-56. 142. Nina Ekstein (1992). “Reference and resemblance in the seventeenth- century literary portrait”, Studi francesi, 36 (106), p. 9-20. 143. E. Heier (1976), “The literary portrait as a device of characterization”, in: neophilologus 60, p. 321-333. 144. Ирина Петровна Лаушкина, I. P. Laushkina (2016), “Communicative organization of literary portraits compositional frame by A. M. Gorky”, Russkaâ filologiâ, vol. 2, no. 57. 162 DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CHÂN DUNG VĂN HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN (Tác phẩm chân dung và có giao thoa với chân dung) 145. Nguyên An (2015), Một thoáng văn nhân, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 146. Hoài Anh (2001), Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 147. Nhị Ca (1983), Gương mặt còn lại: Nguyễn Thi, Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 148. Phan Cư ̣ Đệ (1984), Tác phẩm và chân dung, Nxb Văn hoc,̣ Hà Nội. 149. Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, Lê Quang Hưng, Nguyễn Phượng, Chu Văn Sơn (2005), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 150. Hà Minh Đức (2014), Tài năng và danh phận, Nxb Sự thật, Hà Nội. 151. I. Ehrenburg (1987), Những người cùng thời (Nhiều người dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 152. Văn Giá (sưu tầm, tuyển chọn) (2002), Vũ Bằng, Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 153. Văn Giá (2005), Đờ i số ng và đờ i viế t, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 154. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 155. Tô Hoài (1988), Những gương mặt, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 156. Tô Hoài (2000), Cát bụi chân ai, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 157. Tô Hoài (1999), Chiề u chiề u, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 158. Tô Hoài (1985), Tư ̣ truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 159. Lê Quang Hưng (sưu tầm và biên soạn) (2003), Thiếu Sơn toàn tập, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 160. Nguyễn Thụy Kha (2015), Thôi ta còn bạn bè, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 163 161. Nguyễn Khải (2004), Thượng đế thì cười, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 162. Ma Văn Kháng (2009), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 163. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 164. Trần Hoàng Thiên Kim (2015), Lòng thầm hát khúc ca kiêu hãnh, Nxb Văn học, Hà Nội. 165. Nguyễn Quang Lập (2011), Bạn văn, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 166. Phong Lê (1999), Vâñ chuyện văn và ngườ i, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 167. Di Li (2012), Chuyện làng văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 168. Nguyễn Đăng Mạnh (2012), Văn học Việt Nam hiện đại - Những gương mặt tiêu biểu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 169. Phạm Xuân Nguyên (2014), Nhà văn như Thị Nở, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 170. Phan Thị Thanh Nhàn (2010), Sự cực đoan đáng yêu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 171. Vương Trí Nhàn (1994), Những kiếp hoa dại, Nxb Văn học, Hà Nội. 172. Vương Trí Nhàn (1999), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Hải Phòng. 173. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút, đời người, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 174. Vương Trí Nhàn (2006), Ngoài trời lại có trời, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 175. Nhiều tác giả (1989), Vũ Trọng Phụng - Con người và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 176. Nhiều tác giả (2008), Tuyển tập 15 năm Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ,tập 1 (chân dung văn học), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 177. K. Paustovsky (1999), Bông hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, Hà Nội. 164 178. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 179. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 180. Nguyêñ Khắ c Phê (2006), Hiện thưc̣ và sáng taọ tác phẩm văn nghệ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 181. Nguyêñ Khắ c Phê (2012), Tài năng và số phận, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 182. Viễn Phương (2005), Hình bóng yêu thương, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh. 183. Phùng Quán (2006), Ba phút sự thật, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 184. Bùi Ngọc Tấn (2007), Rừng xưa xanh lá, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 185. Bùi Ngọc Tấn (2005), Viết về bè bạn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 186. Đoàn Minh Tuấn (2015), Với bác Nguyễn Tuân, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 187. Hồ Anh Thái (2005), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 188. Hoài Thanh, Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 189. Trần Thị Thắng (2010), Con chữ soi bóng đời, Tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 190. Trần Thị Thắng (2010), Con chữ soi bóng đời, Tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 191. Nguyễn Huy Thắng (2008), Những chân dung song hành, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 192. Đặng Thân (2012), Di ̣ nghi ̣ luận - Đồ ng chân dung, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 193. Nguyễn Quang Thiều (2008), Người, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 165 194. Lưu Khánh Thơ ( (2001), Nhà văn qua kí ức người thân, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 195. Đỗ Lai Thúy (2002), Chân trời có người bay, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 196. Nguyễn Thị Ngọc Trai (2012), Trò chuyện với Nguyễn Tuân, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 197. Vũ Từ Trang (2007), Phía sau con chữ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 198. Vũ Từ Trang (2013), Nhà văn độc hành độc bộ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 199. Võ Văn Trực (2004), Gương mặt những nhà thơ, Nxb Thanh Hoá, Hà Nội. 200. Tạ Tỵ (1996), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_the_tai_chan_dung_van_hoc_trong_van_hoc_viet_nam_tu.pdf
  • docTrich yeu luan an (Ha Thi Kim Phuong).doc
  • pdfTrich yeu luan an (Ha Thi Kim Phuong).pdf
  • docTTLA (Ha Thi Kim Phuong).doc
  • pdfTTLA (Ha Thi Kim Phuong).pdf
Tài liệu liên quan