Luận án Thơ chữ Hán Cao Bá Quát những điểm mới về nội dung và nghệ thuật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TÍNH THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TÍNH THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÃ NHÂM THÌN Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả l

pdf196 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thơ chữ Hán Cao Bá Quát những điểm mới về nội dung và nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận án xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những kết quả và số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Thị Tính MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của luận án 5 6. Cấu trúc của luận án 5 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN 6 1.1. Lịch sử vấn đề 6 1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát 7 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát 10 1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung 10 1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật 14 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 17 1.2.1. Lí thuyết liên văn bản 17 1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả 18 Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT 22 2.1.Tiền đề lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX 22 2.1.1.Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời 22 2.1.2. Tầng lớp thị dân và tư tưởng phi Nho giáo 24 2.1.3. Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây 25 2.2. Tiền đề văn hóa, văn học 2.2.1. Tiền đề văn hoá 29 29 2.2.1.1. Văn hóa dân gian và trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn chủ nghĩa 2.2.1.2. Hoạt động chấn hƣng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành đầu thế kỉ XIX 29 31 2.2.2. Tiền đề văn học 32 2.2.2.1. Đổi mới về lực lƣợng sáng tác 32 2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác 33 2.2.2.3. Sự ƣu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tƣợng 34 2.3. Cuộc đời, con người Cao Bá Quát 36 2.3.1. Con người tài năng, phóng túng, ưa đổi mới 36 2.3.2. Con người ưu phẫn 37 2.3.3. Con người được giao lưu, tiếp xúc với phương Tây qua chuyến đi “Dương trình hiệu lực” ở Hạ Châu 38 Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG 41 3.1. Từ quan niệm văn học của Cao Bá Quát đến những điểm mới trong thơ chữ Hán của tác giả 41 3.2. Điểm mới trong quan niệm về xã hội 47 3.2.1. Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội trong nước 47 3.2.1.1. Sự hoài nghi về lí tƣởng, con đƣờng khoa cử 47 3.2.1.2. Sự quan tâm tới rủi may của cuộc đời và tƣ tƣởng, nhân tính con ngƣời trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt 52 3.2.2. Ảnh hưởng của nước ngoài trong cách nhìn về xã hội, về thế giới được phản ánh trong sáng tác 58 3.2.2.1. Thể hiện nhận thức mới ở sự khác lạ về con ngƣời 59 3.2.2.2. Thể hiện nhận thức mới về sự giàu sang và sức mạnh của văn minh phƣơng Tây 61 3.2.2.3. Thể hiện nhận thức mới về khả năng xâm lƣợc của phƣơng Tây 64 3.3. Điểm mới về chữ “tình” 69 3.3.1. Quan niệm về chữ “tình” 70 3.3.2 Thế giới tình cảm của Cao Bá Quát trong các mối quan hệ của cuộc sống đời thường 72 3.3.2.1. Tình cảm gia đình 72 3.3.2.2. Tình cảm bạn bè 79 3.3.2.3. Tình cảm trong các mối quan hệ xã hội khác 85 3.4. Điểm mới trong chủ đề người phụ nữ 88 3.4.1. Điểm mới về đối tượng phản ánh 88 3.4.2. Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình,hành động, cử chỉ và tâm lí nhân vật 89 3.5. Điểm mới trong chủ đề thiên nhiên 96 3.5.1. Cảnh sinh động, đa sắc, giàu trạng thái 98 3.5.2. Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, hủy diệt 102 Chương 4: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT 106 4.1. Không gian, thời gian đời tư 106 4.1.1. Không gian đời tư 106 4.1.1.1. Không gian đời tƣ - nơi quê nhà thân thiết 106 4.1.1.2. Không gian đời tƣ - nơi chất chứa nỗi sầu hận, bế tắc 109 4.1.2. Thời gian đời tư 4.1.2.1. Thời gian sinh hoạt hàng ngày 4.1.2.2. Thời gian cụ thể, trực cảm 116 116 119 4.2. Sự phát triển hình thức thể loại kí sự thơ 121 4.2.1. Sự nhiệt thành thể hiện cái tôi của tác giả 122 4.2.1.1. Sử dụng đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất 122 4.2.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải 126 4.2.1.3. Biểu hiện lí sự, nghị luận, phân tích của lí tính 132 4.2.2. Sự gia tăng tính trần thuật, miêu tả tường tận, chi tiết 135 4.2.2.1. Cách đặt nhan đề tƣờng minh 135 4.2.2.2. Cách chú trọng các chi tiết cụ thể 137 4.2.2.3. Cách liên tƣởng, so sánh 142 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 152 165 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về khoa học cơ bản 1.1.1. Cùng với mảng văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rực rỡ. Trong đó, Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một tác gia văn học lớn. Ông đƣợc mệnh danh là Thánh Quát và đƣợc đánh giá là một hiện tƣợng có lẽ “chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam” [74,11]. Nổi tiếng với tài “tịch thƣợng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát nói, thơ Trong đó, chủ yếu là bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán. Với 1212 bài thơ chữ Hán đã đƣợc sƣu tập, công bố (căn cứ vào Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012), ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. 1.1.2. Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới nghiên cứu ngay từ sau cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, dù đã có nhiều công trình về Cao Bá Quát - cả về sƣu tầm, dịch thuật và nghiên cứu nhƣng những đổi mới của nhà thơ lớn này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống. Một phần nguyên nhân là do sáng tác của ông chƣa đƣợc sƣu tầm, dịch thuật, công bố đầy đủ. Bộ sách Cao Bá Quát toàn tập (hai tập) do Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản tạo điều kiện to lớn cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán toàn diện, hệ thống. Trên cơ sở tác phẩm thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã đƣợc xử lí cơ bản về văn bản học, cùng với những tƣ liệu hữu quan, ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận Cao Bá Quát từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó việc so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả trƣớc và cùng thời với ông có vai trò rất quan trọng. Cách tiếp cận này vừa cho phép tìm hiểu con ngƣời và thời đại Cao Bá Quát vừa đánh giá đƣợc đóng góp của ông đối với tiến trình lịch sử văn học dân tộc, từ đó, góp phần xác định địa vị văn học sử của tác giả. 1.1.3. Trong thời trung đại, sự tự ý thức về tác giả chƣa cao, làm văn thơ có khi vay mƣợn, sao chép theo những khuôn mẫu. Cao Bá Quát kịch liệt phản đối lối sáng tác truyền thống ấy. Ông theo quan niệm “Văn tất kỉ xuất” (Văn phải tự mình làm ra). Văn chƣơng của ông thể hiện “một tâm hồn nhạy cảm, một năng lực sáng tạo to lớn, trƣớc chiều sâu suy tƣởng và dự cảm xã hội có ý nghĩa thời đại, trƣớc diện đề tài phong phú và 2 những hình ảnh, tứ thơ thực sự sinh động, tân kì” [148,15]. Từ tƣ tƣởng quan điểm đề cao mạnh mẽ vai trò sáng tạo của cá nhân, với tài năng của mình, Cao Bá Quát trở thành một trong số rất ít cây bút trong văn học Việt Nam trung đại có phong cách sáng tác. Văn chƣơng của ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại với những đóng góp mang ý nghĩa đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật. Đề tài làm sáng tỏ vị trí của Cao Bá Quát - “nhân vật có tính chất tƣợng trƣng thực sự đứng giữa ngƣỡng cửa một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam”, “là ngƣời khởi xƣớng phong trào cải lƣơng vào nửa sau thế kỉ XIX” (N.I.Nikulin). Mặt khác, đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam thời trung đại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - những điểm mới về nội dung và nghệ thuật. 1.2. Về ý nghĩa thực tiễn Tác phẩm của Cao Bá Quát đƣợc chú trọng giảng dạy rộng rãi từ hệ phổ thông, cao đẳng đến đại học trong cả nƣớc. Nhiều tác phẩm đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng thể hiện những đổi mới của Cao Bá Quát. Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn chƣơng Cao Bá Quát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp học hiệu quả hơn. Ngoài ra, luận án còn góp phần khẳng định tài năng của Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trƣớc và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát. - Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy đƣợc vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX. 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (gồm 1212 bài đƣợc dịch ra tiếng Việt, in trong Cao Bá Quát toàn tập). - Thơ chữ Hán của một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại (Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm) 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát so với các tác giả trƣớc và cùng thời với ông trong văn học Việt Nam trung đại. - Phạm vi tƣ liệu: + Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án là Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ Khiêu (Chủ trì), Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2010 và các văn bản dịch thơ Cao Bá Quát từ nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, tham khảo. + Để phục vụ cho việc so sánh, chúng tôi sử dụng thêm các tài liệu thơ chữ Hán của các tác giả văn học Việt Nam trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên Thẩm 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài của chúng tôi. Chúng tôi chủ yếu so sánh nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả tiêu biểu trƣớc Cao Bá Quát (đặc biệt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du) để thấy sự kế thừa và đổi mới của Cao Bá Quát so với thi ca thời trƣớc ông. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát các tác giả cùng thời với ông (nửa đầu thế kỉ XIX, trọng tâm là các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm) để tìm ra sự khác biệt, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đƣơng thời. 4 Chúng tôi cũng đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong mối tƣơng quan với đặc điểm thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam để thấy đƣợc những đóng góp của tác giả đối với văn học dân tộc, nhất là ở việc bƣớc đầu đặt nền móng cho sự hiện đại hoá văn học dân tộc. 4.2. Phương pháp hệ thống Phƣơng pháp hệ thống cung cấp cho ngƣời viết cái nhìn bao quát khi nghiên cứu những điểm mới về nội dung, nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, thấy đƣợc sự kế thừa và sáng tạo của Cao Bá Quát. Với phƣơng pháp hệ thống, chúng tôi sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê, phân loại 4.3. Phương pháp lịch sử - cụ thể Phƣơng pháp lịch sử nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích, nhận định, đánh giá về tác giả. 4.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành Bằng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi vận dụng các thành tựu nghiên cứu của các bộ môn khoa học xã hội nhƣ: văn bản học, sử học, văn hoá học, triết học, lịch sử tƣ tƣởng, tâm lí học, xã hội học nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với văn hoá, hoàn cảnh lịch sử cụ thể để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá mang ý nghĩa lí luận. 4.5. Phương pháp loại hình học tác giả Với phƣơng pháp loại hình học tác giả, chúng tôi đặt Cao Bá Quát trong hệ thống các nhà nho tài tử, các tác giả “chủ tình”, “quý chân” trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX để tìm những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong xu hƣớng của giai đoạn văn học nói chung, của Cao Bá Quát nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp đọc sâu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp để thực hiện đề tài. 5 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá Quát - 1212 bài thơ - trên nhiều phƣơng diện khác nhau để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện cả về nội dung, nghệ thuật. - Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra đƣợc sự độc đáo của thơ chữ Hán Cao Bá Quát về nội dung và nghệ thuật. - Luận án góp thêm một tiếng nói và sự nhìn nhận đánh giá thơ chữ Hán Cao Bá Quát - một nhân vật lịch sử đặc biệt và một hiện tƣợng thơ văn mới mẻ. Kết quả nghiên cứu của luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. Qua đó, luận án góp phần tìm hiểu thời đại Cao Bá Quát và các tác gia văn học trung đại khác đồng thời góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. - Luận án góp phần khẳng định tài năng Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn. - Luận án góp phần giảng dạy tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo đƣợc tốt hơn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài những phần quy định chung (Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo), luận án đƣợc trình bày thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan Chƣơng 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát Chƣơng 3: Những điểm mới về nội dung Chƣơng 4: Những điểm mới về nghệ thuật Ngoài ra, luận án còn có phần Phụ lục - bao gồm các bảng thống kê tƣ liệu sử dụng trong luận án. 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu, tìm hiểu về Cao Bá Quát đã đƣợc bắt đầu ngay từ trƣớc cách mạng tháng Tám 1945. Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy những vấn đề liên quan đến đề tài đã đƣợc đề cập trên các phƣơng diện sau: 1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã đƣợc nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận tìm tòi, xác định công phu, chi tiết trong các bài: Vài nhận xét về tập Thơ văn Cao Bá Quát [128], Văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [129], Vấn đề văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [131]. Trên cơ sở các công bố khoa học của nhà nghiên cứu, chúng tôi xin tóm lƣợc nhƣ sau: - Năm 1970, Công trình tập thể Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm Vũ Khiêu tuyển dịch và biên soạn có 161 bài tính theo lần in thứ nhất (1970). Bấy giờ, số bài thơ chữ Hán đƣợc xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài. - Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát. Cuốn sách này đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện các bài thơ ấy là của tác giả khác. Tuy nhiên, cuốn sách “vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát” [128,15]. - Theo kết luận của nhà nghiên cứu, số lƣợng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là 1335 bài. Tuy nhiên, tác giả cũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, “có 8 bài không thấy chép trong toàn bộ tƣ liệu thơ chữ Hán” mà tác giả thu thập đƣợc, “46 bài chỉ tìm thấy trong bản D (Cao Bá Quát thi tập, ký hiệu A.210) là bản có nhiều ghi chép rối rắm”, “không thấy chép trong các sách nào khác nên cũng cần đƣợc chú ý khảo sát thêm về mặt văn bản học” [131]. Trên cơ sở sƣu tầm và khảo cứu văn bản tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận, Trung tâm Nghiên cứu quốc học đã kế thừa công trình của nhóm Vũ Khiêu, đồng thời tổ chức dịch thuật toàn bộ thơ văn Cao Bá Quát. Năm 2004 và năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn tập, trong đó công bố 1212 bài thơ chữ Hán. Nhƣ vậy, so với kết luận của nhà nghiên 7 cứu, còn 123 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát vẫn chƣa đƣợc công bố trong bộ toàn tập này. Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kết quả to lớn, song vẫn cần đƣợc khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát đã đƣợc bàn đến qua những bài viết của các tác giả: Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phƣơng Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu, trong đó, có cả những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung Viết về vấn đề này, trƣớc khi có sự đính chính của Nguyễn Ngọc Quận năm 2004, nhiều tác giả đã trích dẫn bài bạt Thư Tiêu Lâm thi tập hậu để khẳng định quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Trong khi đó, "bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chép trong Cao Chu Thần thi tập - ký hiệu A. 299, là một bài hậu tự viết cho tập thơ Tiêu Lâm của tác giả Phạm Kế Chi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát", “Bài tự Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chƣa đủ cơ sở để xác định tác giả của nó là Cao Bá Quát hay một tác giả cụ thể nào khác cho đến thời điểm này” [129,1135-1136]. Rất may, tƣ tƣởng trong bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu trùng với quan niệm của Cao Bá Quát thể hiện trong nhiều tác phẩm, vậy nên sai lầm trên không làm thay đổi kết quả đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Trong các công trình nghiên cứu, các ý kiến sau có vai trò góp phần định hƣớng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài: Thứ nhất là các ý kiến về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Trƣớc hết là ý thức về vai trò của nghệ sĩ. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vƣơng khẳng định: Trong lịch sử văn học Việt Nam, “chỉ đến thế kỉ XVIII mới có hiện tƣợng có những nhà nho coi văn chƣơng (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình” và nhà nghiên cứu đã xếp Cao Bá Quát vào số 11 nhà thơ tài tử tiêu biểu “đã lấy văn chƣơng, coi tài năng văn học là thƣớc đo quan trọng” [199,124]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Trong ý thức về ngƣời làm thơ, Cao Bá Quát thuộc số rất hiếm tác gia văn học Việt Nam trung đại tự nhận mình là nhà thơ, tự xác định tƣ cách nhà thơ của mình [130,131]. Điều này có ý nghĩa đặc biệt. Vì lẽ, “Khẳng 8 định và tự hào về tƣ cách của ngƣời làm thơ, của chính mình là biểu hiện của ý thức cá tính, về vai trò của văn chƣơng” [130,132]. Về sự coi trọng “chân” và “tình” của thơ, các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Ngọc Quận, từ bài thơ Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ (Bài tiểu kệ “Uống chè” làm trong khi ngồi khuya với Phan Sinh) đã nhận ra sự liên hệ của Cao Bá Quát giữa việc uống trà với làm thơ: Uống chè cốt nhất là giữ đƣợc chân vị chè, nghệ thuật làm thơ cũng vậy, cái hay không phải ở sự diêm dúa, hào nhoáng. Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung cùng chú ý tới phát biểu của Cao Bá Quát: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, song làm thơ thì phải gốc ở tính tình”. Nguyễn Tài Thƣ viết: “Xem “tính tình” là gốc của thơ, Cao Bá Quát đã đề cập một vấn đề cơ bản của sáng tác nghệ thuật, đó là sự rung cảm của nghệ sĩ; nghệ sĩ có rung cảm thật sự thì tác phẩm mới có hồn, mới có khả năng truyền tải và có tính độc đáo” [181,324]. Nguyễn Ngọc Quận khẳng định: “Ông đã hƣớng đến vấn đề nội dung và hình thức của thơ ca”. “Xác định phải chú trọng về quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “làm thơ phải gốc ở tính tình” tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ” [96,32], “Chú trọng đến cảm xúc riêng của chủ thể sáng tạo, rõ ràng Cao Bá Quát đã nhấn mạnh đến cá tính, đến sắc thái riêng của chủ thể trữ tình” [130,133] Về quan niệm văn chƣơng phải có sự sáng tạo của Cao Bá Quát, Nguyễn Tài Thƣ viết: “Cao Bá Quát luôn quan niệm thơ ca phải có hình thức đẹp (). Nhƣng ông phản đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kì, kiểu cách, chỉ biết chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thƣờng” [181,324]; “Là một nhà thơ lớn, Cao Bá Quát thấy cần thiết phải học tập vốn nghệ thuật cũ của dân tộc () . Song học tập của Cao Bá Quát không đồng nhất với lối giáo điều, rập khuôn, mô phỏng, bắt chƣớc. (). “Ông chủ trƣơng học tập song phải tiêu hoá đƣợc, phải biết biến những cái học đƣợc ở ngƣời thành cái của mình, phải biết biến hoá trong quá trình sáng tác” [181,325- 326]. Đây cũng là ý kiến thống nhất với các tác giả khác khi tìm hiểu quan niệm văn chƣơng của Cao Bá Quát. Các tác giả Trần Nho Thìn, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Thanh Tùng còn chú ý đến sự ảnh hƣởng thuyết “tính linh” của Cao Bá Quát. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, Cao Bá Quát là ngƣời đi tiên phong trong việc ảnh hƣởng và đƣa tƣ tƣởng thuyết “tính linh” thời Minh Thanh, quan niệm “tính linh” của Viên Mai vào sáng 9 tác. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “chỉ thấy Cao Bá Quát trong thế kỉ XIX đề cập đến khái niệm “tính linh”, còn trƣớc đó, Lê Quý Đôn và các nhà thơ thế kỉ XVIII chỉ nói đến tình” [174,139]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát còn nhấn mạnh đến tính linh. Có thể ông đã kế thừa nhà lí luận Trung Quốc nổi tiếng Viên Mai (1715 - 1797) về thuyết “tính linh” - tức tình cảm chủ quan của ngƣời làm thơ” [130,134]. Tác giả Nguyễn Thanh Tùng khẳng định: quan niệm nghệ thuật cơ bản của Cao Bá Quát là theo thuyết “tính linh” thời Minh Thanh. Với tƣ tƣởng chủ đạo này, Cao Bá Quát “ngầm ý tranh luận với Miên Thẩm và các thành viên trong thi xã Tùng Vân”, “phê phán lối thơ bắt chƣớc, mô phỏng, không chân thực về tình cảm; cũng là sự phê phán khuynh hƣớng tƣ tƣởng “phục cổ”, “cách điệu” thịnh hành đƣơng thời” [194,54-55]. Tác giả Phạm Ngọc Hiền đánh giá: “Sang giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đề cao thuyết tính linh trong sáng tác văn học và đƣợc nhiều nhà nho có tƣ tƣởng cởi mở thời đó ủng hộ. Điều này cho thấy văn chƣơng lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển sang thi pháp hiện đại” [40]. Về ngƣời sáng tác, tác giả Nguyễn Ngọc Quận viết: “Cao Bá Quát quan niệm ngƣời làm thơ phải từng trải”, “ngƣời làm thơ phải có kiến văn phong phú mà sự thực học cần phải trải qua công tôi luyện, hiểu biết không thể lờ mờ, nửa vời” [130,137-138]. Tác giả Phạm Quang Trung nhận xét: Cao Bá Quát nói tới các điều kiện: “Một là, đi nhiều, vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm. Cũng có nghĩa là trải đời nhiều để kim cổ sự đa tu thức định (việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc). Hai là, đọc nhiều, trong bụng chứa đầy sách vở. Cũng có nghĩa là biết thâu thái, chắt lọc để giúp cho sức nghĩ của bản thân: khán thư song nhãn vạn niên đăng (xem sách, đôi mắt nhƣ ngọn đèn muôn năm - Bài Bệnh trung). Ba là, biết sáng tạo theo đặc trƣng của nghệ thuật, lời nói bi tráng, văn viết thì trầm hùng, những cái đó khác nào như bụi bặm, cám bã mà đã đem hun đúc thành gạch ngói. Và bốn là (điểm này thật là sáng suốt) rất cần sự cảm thông, chia sẻ của ngƣời sáng tạo” [188,54-55]. Nhiều tác giả nữa cũng có chung sự đánh giá trên. Không chỉ quan tâm đến nội dung quan niệm sáng tác, các tác giả còn có ý kiến đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn hoá dân tộc. Nguyễn Tài Thƣ khẳng định: “Nhờ có tinh thần nhƣ thế, nên thơ ca ông từ trƣớc đến sau, từ đầu đến cuối đều tỏ ra nhất quán, và hình thành một phong cách riêng biệt, gây chấn động trong làng thơ đƣơng thời” [181;326]. Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Đặt vấn đề 10 nhƣ vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kì mà văn chƣơng hƣớng vào việc ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vƣơng, ca ngợi sự linh thiêng, thần thánh, đất trời thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát” [119,32] Ngoài các nội dung chính trên, nhiều tác giả còn đề cập đến những ý kiến của Cao Bá Quát về truyền thống và kế thừa, vai trò của văn chƣơng và việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác Nhƣ vậy, việc bàn tới quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát đã khá toàn diện. Các tác giả cho thấy Cao Bá Quát có quan niệm khá hệ thống về văn học từ bản chất, đặc trƣng, chức năng của văn chƣơng cho đến vai trò của ngƣời sáng tác. Nói chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát là mới mẻ và ảnh hƣởng rõ rệt đến sáng tác của ông. 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát 1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung Ở phƣơng diện nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định: “Đối với nhà Nho, dù là nhà Nho có phần chính thống nhƣ Cao Bá Quát, tƣ tƣởng trung quân vẫn không dễ gì thay đổi”, “niềm hi vọng về một vị vua hiền và tƣ tƣởng trung quân của Cao Bá Quát vẫn rất sâu đậm” [130,121]. Đây là một nhận định đúng. Tuy nhiên, có lẽ do tâm lí ngƣỡng mộ về một ngƣời anh hùng chống lại chế độ phong kiến, cho nên phần nhiều các nhà nghiên cứu hƣớng đến dòng ý thức thứ hai trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát: sự li tâm tƣ tƣởng Nho giáo, phản kháng chế độ, khát vọng đổi thay xã hội. Quan tâm tới dòng ý thức thứ hai này, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Việc phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát đƣợc các nhà nghiên cứu chỉ ra ở các mặt sau: phê phán tình hình suy thoái, lạc hậu của chế độ phong kiến; phản ánh nỗi thống khổ của dân; thể hiện tầm nhìn xa trông rộng trƣớc hiểm hoạ đất nƣớc rơi vào tay thực dân. Từ phƣơng diện này, các tác giả khẳng định con ngƣời khẳng khái, khí phách của Cao Bá Quát. Vũ Khiêu viết: “Những cảnh túng thiếu, đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính đã khiến ông rất đau xót” [57,26]. Nguyễn Đổng Chi cho rằng: “Mặc dầu văn chƣơng Cao Bá Quát còn lại không mấy nhƣng số còn lại đã nêu lên đƣợc cái đẹp rất hiếm có trong văn học phong kiến. Đó là lòng khinh ghét cuộc sống chật hẹp, ti tiện. Đó là sự trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận chính quyền đƣơng thời, đó cũng chính là phủ 11 nhận hiện thực. Nói chung, đó là cái hiên ngang của một tâm hồn chỉ biết thờ có tự do và chân lí” [10,251]. Nguyễn Lộc chứng minh thơ Cao Bá Quát phê phán quan lại phong kiến, cảm thƣơng nỗi thống khổ của dân, mong muốn đổi thay xã hội. Ông khẳng định: “Cao Bá Quát là một ngƣời rất có ý thức về thời cuộc, và có cái nhìn khá nhạy bén đối với thời cuộc lúc bấy giờ” [77,363]. Nguyễn Huệ Chi từ việc “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát”,đã kết luận: “chỉ một việc dám nói toạc lên tình trạng lạc hậu của học thuật nƣớc nhà cũng chứng tỏ Cao Bá Quát có cái nhìn sáng suốt và có thái độ dũng cảm nhƣ thế nào” [11,70]. Nói chung, đây cũng là ý kiến đánh giá khá thống nhất của nhiều tác giả khác (Lê Trí Viễn, Bùi Đức Tịnh, Vĩnh Sính, Trần Nho Thìn). Theo quan niệm của chúng tôi, nội dung trên trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát quả là có mới so với văn chƣơng giai đoạn trƣớc, nhƣng với các tác giả cùng thời, sự phản ánh hiện thực xã hội của Cao Bá Quát nằm trong quan niệm sáng tác chung của văn chƣơng thời kì này. Điểm khác lạ, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các tác giả đƣơng thời chính là sự nhìn nhận thế giới phƣơng Tây để rồi nhận thấy tình trạng lạc hậu của đất nƣớc mình. Các tác giả Nguyễn Tài Thƣ, Vĩnh Sính, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp, N.I.Nikulin, Trần Nho Thìn bàn khá sâu sắc về thơ và tƣ tƣởng của Cao Bá Quát khi ông đi “dƣơng trình hiệu lực”. Vĩnh Sính có bài “Thử tìm hiểu về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát”. Bài viết phân tích mục đích của chuyến đi và ấn tƣợng về văn minh Tây phƣơng của Cao Bá Quát qua “Hồng mao thuyền hoả ca”, “Hình ảnh ngƣời phụ nữ Tây phƣơng”, “Ý thức đồng văn đồng chủng đối với ngƣời Trung Quốc”. Từ đó, tác giả kết luận: “qua những bài thơ Cao Bá Quát sáng tác trong thời kì xuất dƣơng và sau khi về nƣớc, ta thấy tác giả không chỉ là một nhà thơ đa tài mà còn là một trí thức mẫn cảm trƣớc thời cuộc” [144,198]. “Trên thực tế, Cao Bá Quát là một trong số ít ngƣời Việt Nam đã cảm nhận rất sớm - ngay giữa thập niên 1840 - về mối hiểm hoạ Tây xâm và chế độ khoa cử lỗi thời chỉ dựa trên từ chƣơng và hƣ văn. Những vấn đề này sẽ đƣợc tiếp tục là đề tài nóng bỏng đối với đất nƣớc trong suốt hơn một thế kỉ sau đó”, “Trong mảng thơ văn đi sứ hay đi công cán ở nƣớc ngoài của các sứ thần Việt Nam vào thế kỉ XIX, bài thơ của Cao Bá Quát về ngƣời phụ nữ Tây phƣơng là một trƣờng hợp rất hiếm hoi và có ý nghĩa bởi lẽ điều này nói lên cá tính phóng khoáng của Cao Bá Quát- không chịu bó mình trong khuôn phép Nho giáo”, “Trong chữ Hán, danh từ “tiên giác” dùng để chỉ 12 ngƣời thấy sớm hơn những ngƣời cùng thời các sự kiện chƣa xảy ra. Tiên đoán về tiền đồ u ám của đất nƣớc ngay vào giữa thế kỉ XIX, Cao Bá Quát đáng đƣợc xếp vào trong số những nhà tiên tri tiên giác rất hiếm hoi ở Việt Nam vào thời điểm đó” [144,198]. Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp có bài “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức của ông qua chuyến đi công cán “vùng Hạ Châu”. Bài viết khá tƣờng tận và đƣợc minh hoạ bằng nhiều dẫn chứng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát sáng tác trong và sau thời gian này để chỉ ra sự kết tinh nhận thức mới của Cao Bá Quát về sự lỗi thời của thực tế đất nƣớc, văn minh phƣơng Tây và nguy cơ bị phƣơng Tây thôn tính. Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp đánh giá: “Chuyến đi của ông đã khiến cho ông nhận thức đƣợc tính tƣơng đối của sự hiểu biết và coi sự hiểu biết của bản thân mình là hết sức hạn hẹp trƣớc sự bao la của thế giới”, “ông còn đi xa hơn nữa, bởi vì ông muốn công khai xem xét lại ngay cả những nền tảng của sự hiểu biết của các nhà nho. Chắc chắn ở đây có phần quá cƣờng điệu, song ở đây cần phải hiểu rằng đối với Cao Bá Quát thì sự quan sát thế giới đƣơng đại cũng không kém gì việc học tập sách xƣa. Nó giúp cho mọi ngƣời ý thức đƣợc những giới hạn của thế giới bị Hán hoá và sự tồn tại song song của một thế giới bên ngoài mà sự đe doạ đang đến gần từng ngày. Tất cả đều cho thấy Cao Bá Quát hoàn toàn ý thức đƣợc về những nguy hiểm mà đất nƣớc ông đang bị đe doạ và cuối cùng sẽ sụp đổ.” ... của mình, đều khoe tài và đều đòi hỏi phải đãi ngộ xứng đáng với cái tài của họ” [93,62]. Buôn bán dƣới thời Nguyễn hạn chế, “nhƣng tƣ tƣởng thị dân không thể vì thế mà mất đi. Những con ngƣời của thời đại vẫn đi theo hệ tƣ tƣởng cũ mà họ cho là thích hợp với nhu cầu của chính họ” [93, 78]. Tầng lớp thƣơng nhân đã làm xuất hiện và phát triển không gian văn hoá “thị - chợ”. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nói rất chính xác rằng: “Đó là một không gian văn hoá khác biệt so với văn hoá cung đình, hàm chứa những vấn đề của đời sống thị dân, văn hoá thị dân, mang cái nhìn cuộc sống và con ngƣời từ điểm nhìn thị dân” [176,28]. Không gian ấy có đông đảo các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực giải trí nhƣ ca nhi, kĩ nữ, ả đào... Họ phục vụ cả tầng lớp thƣơng nhân lắm tiền nhiều của lẫn lớp quan lại, nho sĩ cùng có nhu cầu hƣởng lạc. Các tiểu thuyết tài tử - giai nhân, “dâm từ, diễm khúc”, các sách “nôm na mách qué” đƣợc truyền tay, in ấn Hoạt động của không gian văn hoá thành thị tất yếu ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự vận động, thay đổi cho nền văn học vốn đƣợm màu quan phƣơng, chính thống. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, đƣơng nhiên, không nằm ngoài từ trƣờng của ảnh hƣởng này. 2.1.3. Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, châu Á chịu sự tấn công dữ dội của các nƣớc Âu - Mĩ. Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Đức đua nhau ép Nhật kí các hiệp ƣớc bất bình đẳng khiến Nhật 26 Bản rơi vào khủng hoảng và buộc phải đứng trƣớc sự lựa chọn: hoặc duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nƣớc đế quốc xâu xé hoặc phải tiến hành duy tân, đƣa Nhật Bản phát triển theo con đƣờng của chủ nghĩa phƣơng Tây. Ấn Độ đã bị Anh xâm lƣợc. Trung Quốc rơi vào cuộc chiến tranh thuốc phiện rồi buộc phải kí hiệp ƣớc Nam Kinh với thực dân Anh, trở thành nƣớc nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Các nƣớc Đông Nam Á cũng hoặc bị xâm lƣợc hoặc bị nhòm ngó (cuối thế kỉ XIX thì đều trở thành thuộc địa, trừ nƣớc Xiêm - Thái Lan). Bối cảnh châu lục này tác động nhiều mặt tới Việt Nam. Mặc dù nhà Nguyễn thực hiện nhiều rào cản, song những luồng gió từ phƣơng Tây vẫn xâm nhập vào Việt Nam dƣới nhiều hình thức. Trƣớc hết là bằng những con đường “chính danh” được mở ra từ chính triều đình phong kiến. Do muốn dựa vào thế lực của Pháp để chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho con trƣởng là Cảnh sang Pháp làm tin (sau này hoàng tử về nƣớc, nhà vua đã ngạc nhiên vì hoàng tử không đến nhà thờ tổ dự lễ tế tổ tiên). Ngay sau khi đánh bại Tây Sơn để lên cầm quyền, Gia Long đã “trả ơn” cho một số ngƣời Pháp. Ông giữ lại một số ngƣời làm quan trong triều, phong cho các chức quan cao cấp, biệt đãi hậu hĩnh. Việc ngƣời phƣơng Tây ở Việt Nam đã có từ trƣớc, nhƣng đây là lần đầu tiên có ngƣời đƣợc làm quan trong triều. Thêm nữa, triều Nguyễn còn cho phép Pháp thiết lập toà lãnh sự quán ở Huế vào năm 1805 cùng với việc thành lập nhà công quán để khoản tiếp các thƣơng gia phƣơng Tây. Bằng những việc trên, chính vị vua đầu của nhà Nguyễn đã “rƣớc” con ngƣời và văn hoá phƣơng Tây đến hiện diện trên đất Việt Nam. Giai đoạn đầu của vƣơng triều, nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho việc giao thƣơng buôn bán với phƣơng Tây. Trong thực tế, triều Nguyễn đã mở các cánh cửa giao lƣu, cho thuyền buôn Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực thông thƣơng, mở cửa khẩu Đà Nẵng cho thuyền phƣơng Tây đến buôn bán. Triều Nguyễn cũng là thời kỳ khởi phát của những chuyến tàu viễn dƣơng, thông thƣơng, quan hệ quốc tế với nhiều nƣớc trong khu vực và châu Âu. “Trong khoảng 1835-1840 đã có 21 chuyến đi” [58,546]. Năm 1844, Cao Bá Quát cũng đƣợc phái đi Hạ Châu “dƣơng trình hiệu lực”. “Ngoài nhiệm vụ diễn tập và mua bán, phái bộ đi Hạ Châu năm 1844 còn có mục đích mua chiếc tàu chạy bằng hơi nƣớc cỡ lớn” [144,189]. Từ thời Thiệu Trị, do xung đột với phƣơng Tây bởi nguyên nhân tôn giáo, quan hệ buôn bán với các nƣớc này bị tổn hại. Năm 1850, Tự Đức không phái thuyền đi buôn ở Hạ Châu nữa. 27 Nói chung, hƣớng đi của phƣơng châm phát triển kinh tế đối với nhà Nguyễn vẫn là nông nghiệp truyền thống, song việc buôn bán với phƣơng Tây thời kỳ này có ý nghĩa lớn. Nó làm cho hàng hoá của phƣơng Tây xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam: len, thuỷ tinh, súng, tàu Nó khiến cho Việt Nam có thêm một số thị dân mới: buôn bán với Tây. Nó còn mang theo cả các yếu tố văn hoá văn minh khác. Đặc biệt là với Cao Bá Quát, chuyến đi “dƣơng trình hiệu lực” đã mở ra một tầm nhìn mới, tầm nhìn thế giới của ông và một số ngƣời ngay từ nửa đầu thế kỉ XIX. Triều Nguyễn cũng là triều đầu tiên trong lịch sử có những chính sách nhằm tiếp cận với khoa học, kỹ thuật phƣơng Tây thông qua việc mở các lớp học ngoại ngữ và cử ngƣời sang phƣơng Tây du học. Việc cử ngƣời học tiếng nƣớc ngoài đƣợc bắt đầu từ thời Minh Mệnh. Năm 1835, nhà vua có chỉ dụ cho các bộ - viện và quan lại chọn học trò từ 16 tuổi trở lên đƣa về kinh để học văn tự ngoại quốc tại Quán tứ dịch. Các ngôn ngữ đƣợc học ở đây gồm tiếng Pháp, tiếng Xiêm, tiếng Lào. Học trò đƣợc cấp học bổng và có tuyển định lệ khảo xét [21, 282]. Về khoa học kỹ thuật, từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trƣớc đó, kỹ thuật công nghệ của phƣơng Tây đã đƣợc các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình đƣợc xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phƣơng Tây nhƣ thành Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội. Thời vua Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển. Sang đến thời vua Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã đƣợc chế tạo gồm: máy cƣa chạy bằng sức trâu và sức nƣớc, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Thời vua Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phƣơng Tây đƣợc dịch sang tiếng Hán nhƣ Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm. Tuy những tiến bộ này vẫn chƣa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam song văn hoá, xã hội phƣơng Tây vẫn là những mảnh đất mới lan toả vào đời sống tƣ tƣởng, tinh thần thời đại. Một số yếu tố văn hoá khác vừa đi theo con đƣờng “chính danh” vừa tìm cách tự đi vào Việt Nam bằng nhiều hình thức. Thứ nhất là đạo Thiên chúa. Đến Việt Nam từ thế kỉ XVI (1533), nhƣng do khá xa lạ với truyền thống tôn giáo, tín ngƣỡng của dân tộc nên nó xâm nhập vào nƣớc ta rất chậm. Vả lại, do Thiên chúa giáo bị coi nhƣ sự dự báo về việc xâm lƣợc của phƣơng Tây 28 nên các triều đại trƣớc nhà Nguyễn cũng đã từng cấm đoán. Đến nhà Nguyễn, thời Gia Long, nhƣ đã nói ở trên, có cho các giáo sĩ tự do truyền đạo. Song, từ thời Minh Mệnh trở đi, việc truyền đạo Kitô bị cấm. Tuy thế, các hoạt động tuyên truyền của phƣơng Tây về đạo này ở Việt Nam vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi. Giáo dân mỗi ngày một tăng. Ảnh hƣởng lớn nhất của các giáo sĩ đến văn hoá Việt Nam thời kì này là sự truyền bá và sử dụng chữ quốc ngữ. Các thừa sai dạy cho trẻ em giáo lí bằng chữ quốc ngữ. “Chữ quốc ngữ có hai điều lợi: một là nó tách tâm trí ngƣời ta ra khỏi nền triết học Nho giáo, hai là lối phiên âm này dễ đọc hơn chữ Nho. Do đó, trong các nhà trƣờng Công giáo, ngƣời ta dạy chữ Pháp, chữ Latin và chữ quốc ngữ, đồng thời cũng dạy một ít chữ Nho cần thiết”, “Thật lợi ích để đƣa vào chƣơng trình học là sự tập đọc, tập viết tiếng Nam bằng mẫu tự Latin, nên coi đó là đối tƣợng của nền học vấn. Đó là phƣơng thức tốt nhất để dần xoá bỏ chữ Hán và chữ Nôm mà có lẽ việc sử dụng đã là trở ngại lớn cho sự tiến bộ về trí tuệ của xứ sở này.” [191,87]. Bên cạnh chữ quốc ngữ, các giáo sĩ còn mang tới Việt Nam những cách thức chữa bệnh bằng Tây y, những tƣ tƣởng về nữ quyền Đó là những mặt tích cực của Thiên chúa giáo tại Việt Nam thời kì này. Thứ hai là các hoạt động ngoại giao chính trị và thƣơng mại. Triều đình thực hiện chính sách “đóng cửa”, khƣớc từ nhiều quan hệ với phƣơng Tây. Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau ngƣời Anh còn đƣa thƣ sang hai ba lần nữa, nhƣng vẫn bị từ chối. Năm 1817, khi chiến hạm Cybèle cập bến Đà Nẵng và liên lạc với những đại diện Pháp ở Huế (Jean Baptiste Chaigneau, Philipe Vannier) và nhờ họ vận động để đƣợc tiếp kiến vua Gia Long nhƣng Gia Long lấy cớ phái viên nƣớc Pháp không có quốc thƣ nên không cho gặp. Năm1819, Jean Baptiste Chaigneau xin phép về nƣớc nghỉ ba năm và đến năm 1821, trở lại Việt Nam với tƣ cách là quan chức lãnh sự của nƣớc Pháp trình quốc thƣ yêu cầu thông thƣơng với Việt Nam, nhà vua đã từ chối. Minh Mệnh từ chối không ký hiệp định thƣơng mại với Pháp và từ chối bức thƣ, không tiếp nhận bức thƣ của vua Louis XVIII gửi năm 1825 về vấn đề này. Năm 1826, Minh Mệnh từ chối không tiếp lãnh sự Pháp và xoá bỏ quan hệ chính thức với Pháp. Trong thời gian Minh Mệnh trị vì, phía Pháp đã ba lần cố gắng lập lại quan hệ thƣơng mại với Việt Nam thông qua các đại diện của mình (Bougainville năm 1825, De Kergariou năm 1827 và đô đốc Laplace năm 1831) song đều không thành. Năm 1830, nhà vua còn đóng cửa lãnh sự Pháp. Quan hệ với Pháp căng thẳng, dẫu rằng năm 1840, 29 Minh Mệnh tìm cách cải thiện mối quan hệ bằng cách cử phái bộ 4 ngƣời qua Pháp bao gồm tƣ vụ Trần Viết Xƣơng, thƣ lại Tôn Thất Thuyết và 2 viên thông ngôn đến Pari để điều đình và bàn việc ký hiệp ƣớc thƣơng mại, song sự việc không thành. Vua Thiệu Trị tiếp tục đƣờng lối trên. Cũng theo đƣờng lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khƣớc từ mọi việc giao thiệp với các nƣớc ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thƣơng mại. Năm 1850 có tàu của nƣớc Mỹ vào cửa Hàn, có quốc thƣ xin thông thƣơng nhƣng không đƣợc tiếp nhận. Tuy tất cả những đề nghị mở cửa thông thƣơng, giao lƣu với nƣớc ngoài theo con đƣờng chính thống đều bị bác bỏ, nhƣng những sự kiện trên hẳn đã trở thành những sự kiện chính trị, chứng tỏ sự hiện diện của phƣơng Tây và thu hút sự chú ý của không ít kẻ sĩ, trong đó có Cao Bá Quát. Sự kiện lớn nhất đánh dấu sự hiện diện của phƣơng Tây trong thời Cao Bá Quát là cuộc hải chiến giữa thuỷ quân Việt Nam với chiến hạm Pháp ngoài khơi Đà Nẵng tháng 4 năm 1847. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, hơn 10.000 thuỷ binh - hầu nhƣ toàn bộ lực lƣợng thuỷ quân nòng cốt của triều đình đã hi sinh. Sự kiện này chính thức đặt Việt Nam trong hiểm hoạ xâm lƣợc của Pháp. Có thể nói, ngay từ đầu thế kỉ XIX, những cơ hội mới trong tiếp xúc với văn hoá phương Tây được mở ra. Nó đi ngƣợc với truyền thống vốn chỉ lấy Trung Hoa làm chuẩn mực. Sự bắt rễ của văn hoá phƣơng Tây cộng với các yếu tố tự phá vỡ trong lòng xã hội phong kiến đã bƣớc đầu tạo nên đặc điểm “giao thời” giữa xã hội phong kiến và xã hội hiện đại ở Việt Nam. Và “trong những thời kì nóng bỏng của lịch sử, thực tế của cuộc sống tràn qua khuôn khổ mà vào nội dung văn học và nội dung mới đòi hỏi nghệ thuật mới” [50,41]. Thực tế lịch sử này đã góp phần tạo nên những điểm mới cho thơ ca Cao Bá Quát. 2.2. Tiền đề văn hoá, văn học 2.2.1. Tiền đề văn hoá 2.2.1.1. Văn hoá dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa Văn hoá dân gian giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX tiếp tục có ƣu thế nổi trội và phần nhiều kế thừa, phát triển những nội dung mang tƣ tƣởng nhân văn đi ngƣợc lại với tinh thần của lễ giáo phong kiến. 30 Kế thừa việc sử dụng các motip dân gian trên các bức phù điêu, chạm nổi trên các đình chùa ở thế kỉ XVII nhƣ cảnh chọi gà, đánh vật ở đình Hoàng Xá, cảnh đi cày, đá cầu ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), bức chạm khắc Trai gái đùa vui (ở đình Liên Hiệp - Hà Tây thế kỉ XVIII; Rồng thú giao phối (chùa Diềm, Ninh Bình- thế kỉ XVIII), các công trình kiến trúc và điêu khắc từ sau thế kỉ XVIII cũng toát lên một cảm quan thế tục hơn là cảm quan đạo đức hoặc tôn giáo, một nghệ thuật trung thành với hiện thực, đẩy lùi dần các công thức ƣớc lệ. Các tƣợng Phật bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp và Quan Thế Âm ở chùa Dạm (Bắc Ninh) và nhất là các bức tƣợng La Hầu La, Tuyết Sơn ở chùa Tây Phƣơng (Hà Nội) v.v đều nói lên điều đó. “Nhìn vào các bức tƣợng này ở chùa Tây Phƣơng, ngƣời ta ít liên tƣởng đến cha con Phật Thích Ca đang tu hành đắc đạo bên Ấn Độ cổ xƣa, mà nhƣ thấy bóng dáng của các cụ già Việt Nam quen thuộc, thân hình gầy yếu, đang lo nghĩ về việc nhà, việc nƣớc” [80,132]. Các bức tranh dân gian Tố nữ, Hứng dừa, Đánh ghen, Đàn lợn âm dương của các dòng tranh dân gian vẫn tiếp tục đƣợc in ấn. Các trò chơi dân gian nhún đu, ném còn, đánh đáo, cướp nõn nường trong các hội làng, trò chơi Tùng dí trong lễ hội Giỗ tổ Hùng Vƣơng, phong tục giã cối đón dâu ở vùng Phú Thọ diễn ra sôi nổi. Không thể không kể đến nữa là sân khấu chèo ở các vùng quê. Rồi tín ngƣỡng thờ Mẫu Tất cả đều là những sản phẩm độc đáo của môi trƣờng văn hoá dân gian, đƣa con ngƣời trở về với đời sống tự nhiên, gần gũi, khác biệt với quan niệm hà khắc của Nho giáo. Điều đáng nói thêm nữa là những tín ngƣỡng của dân gian (đặc biệt là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên) cũng đƣợc nhà Nguyễn khéo léo kết hợp với các yêu cầu của Nho giáo “góp phần quan trọng vào sự gắn bó về sinh hoạt văn hoá và tôn giáo giữa nhân dân và nhà nƣớc” [62,27]. Dòng chảy của văn hoá dân gian và cả những ảnh hƣởng của văn hoá dân gian đến văn hoá cung đình triều Nguyễn tạo nên tinh thần dân chủ trong đời sống xã hội trƣớc những câu thúc của lễ giáo phong kiến, ảnh hƣởng lớn đến tâm lí của mỗi con ngƣời trong lòng thời đại. Cùng với dòng chảy văn hoá dân gian, trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn chủ nghĩa trong đời sống xã hội thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện và phát triển mạnh trong mọi mặt của đời sống xã hội. Sự biến thiên dâu bể của ngai vàng bệ ngọc, những cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc đã làm không ít số phận con ngƣời chao đảo nhƣ Nguyễn Du than vãn: “Một phen thay đổi sơn hà/ Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”. Hoàn cảnh lịch 31 sử đã đặt ra những vấn đề về số phận và quyền sống, quyền đƣợc hạnh phúc của con ngƣời. Yếu tố nhân văn của văn học dân gian và trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn của thời đại là yếu tố kích thích cho những đổi mới tƣ tƣởng và quan niệm của Cao Bá Quát. Những thành tựu mà Cao Bá Quát có đƣợc một phần là nhờ tiếp nối đƣợc chủ nghĩa nhân đạo, cũng nhƣ những tƣ tƣởng dân chủ, nhân văn của truyền thống và đƣơng thời. 2.2.1.2. Hoạt động chấn hưng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành đầu thế kỉ XIX Từ khi vƣơng triều Nguyễn đƣợc thành lập, Thăng Long mất vị trí là trung tâm văn hoá chính trị của đất nƣớc, văn hoá Thăng Long cũng dần sa sút do nhà Nguyễn tập trung chú trọng văn hoá đàng Trong. Các nho sĩ Bắc Hà lại bị triều đình Huế muốn hạn chế ảnh hƣởng, quyền lực và “dằn mặt”. Thêm vào đó là sự lúng túng trong kế sách phát triển và bảo vệ đất nƣớc của triều đình... Tất cả đã tạo nên tình trạng ly tâm trong giới kẻ sĩ. Điều này đã làm cho các sĩ phu Bắc Hà rất đau lòng và hi vọng phục hồi lại thời vàng son của văn hoá đất Thăng Long. Phong trào chấn hƣng văn hoá của mảnh đất rồng thiêng đƣợc khởi xƣớng và hoạt động sôi nổi. Tham gia phong trào này là các nhà nho nổi tiếng đạo cao đức trọng nhƣ Lập Trai Phạm Quý Thích và các học trò của ông, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Hà Tông Quyền ... Họ lập Văn hội Thọ Xƣơng, lập Văn chỉ, xây dựng đền thờ các bậc tiên hiền, mở các trƣờng Hồ Đình (của Vũ Tông Phan), Phƣơng Đình (của Nguyễn Văn Siêu), Chí Đình (của Nguyễn Văn Lý), in sách, bao gồm cả thơ văn và sách giáo khoa Đặc biệt, để khuếch trƣơng mục tiêu đào tạo kẻ sĩ Thăng Long, năm 1841, Vũ Tông Phan còn lập “Hội Hƣớng thiện” và đƣợc bầu làm Hội trƣởng. Từ đây, Ngọc Sơn đƣợc sửa thành đền, là trụ sở của Hội khuyến thiện, một tổ chức của các sĩ phu danh tiếng ở Thăng Long lúc đó. Mục đích của Hội là làm rõ đức sáng, đổi mới dân sinh; đồng thời, Hội cũng đóng vai trò một nhà xuất bản lớn phổ biến những tác phẩm nâng cao dân trí, cổ vũ lòng yêu nƣớc, tiêu biểu nhất là bộ văn sách Cổ văn hợp tuyển dày gần 3.000 trang; bên cạnh đó là Kinh đạo nam; Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Phượng Sơn từ chí lược của Nguyễn Thu; Khán Sơn đình thi tập của Đặng Huy Tá; tổng tập đồ sộ của Nguyễn Văn Siêu gồm Phương Đình văn loại, Phương Đình tuỳ bút, Anh ngôn tập, Vạn lý tập, v.v. 32 Sách báo còn ghi, sau này, vị Hội trƣởng thứ hai của Hội khuyến thiện là Nguyễn Văn Siêu từng sửa sang đền Ngọc Sơn, và dựng thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, bắc lại cầu Thê Húc, xây đình Trấn Ba... Cùng thờì gian này, có một hoạt động văn hoá khác cũng rất sôi động, đó là các “Thiện đàn cầu tiên giáng bút”. Nói chung, với các hoạt động chấn hƣng văn hoá Thăng Long, kẻ sĩ Bắc Hà vừa thể hiện sự phản ứng đối với triều đình, vừa thể hiện nhiệt tâm, trách nhiệm đối với việc “chiêu hồn” cho Thăng Long, tìm lại bộ mặt văn hoá Thăng Long, tạo nên một trào lƣu tƣ tƣởng tiến bộ trong sĩ phu Hà Thành đầu triều Nguyễn. 2.2.2. Tiền đề văn học Điều kiện văn học có ảnh hƣởng đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát nằm trong cả giai đoạn văn học XVIII- XIX. Tiền đề này ảnh hƣởng trực tiếp đến sự đổi mới thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 2.2.2.1. Đổi mới về lực lượng sáng tác Sự bùng nổ về lực lƣợng tác giả bắt đầu từ thế kỉ XVIII. Bƣớc sang nửa đầu thế kỉ XIX - thời kì đầu nhà Nguyễn, số lƣợng tác giả tiếp tục tăng lên đông đảo, tài năng. Nhiều tác giả tên tuổi ở nhiều địa vị và hoàn cảnh khác nhau tham gia vào sáng tác văn chƣơng. Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều là những ông vua hay chữ và đều có các tập Ngự chế. Các hoàng tử Miên Thẩm, Miên Trinh, Tƣơng An nổi tiếng về thi văn đƣợc ngƣời đời xƣng tụng là “Tam Đƣờng của triều Nguyễn”. Các cựu thần nhà Lê: Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, những trung hƣng công thần của nhà Nguyễn nhƣ Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thƣờng, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, những danh nhân sinh trƣởng, hành tàng trong lòng vƣơng triều Nguyễn: Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Phan Thúc Trực và rất nhiều tác giả nữa có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học dân tộc. Do thành phần khác nhau, nên tƣ tƣởng chính trị, quan điểm xuất xử của họ cũng mỗi ngƣời một khác tạo nên một cảnh tƣợng trăm hoa đua nở và gồm nhiều khuynh hƣớng khác nhau: đạo lí, thời thế, tình cảm phong phú, đa dạng Trong số lƣợng đông đảo tác giả trên, kiểu tác giả có biểu hiện tự do, phóng túng trong đời sống và trong sáng tác nổi trội hẳn lên. Đó là một Hồ Xuân Hƣơng dƣờng nhƣ phủ nhận cả Nho lẫn Phật, chỉ coi trọng mùi vị của cuộc đời trần thế. Một Nguyễn Công Trứ xác định “Phải có danh gì với núi sông” nhƣng cũng không quên hƣởng lạc. Đó là 33 những Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Đặng Trần Thƣờng, Phạm Quý Thích, Phạm Thái, Nguyễn Quý Tân sâu lắng với đời sống cá nhân, nhiệt thành “thị tài”, “đa tình”. Mỗi ngƣời một đóng góp làm đổi thay cơ bản cảm hứng văn chƣơng. Cùng với lực lƣợng tác giả, các thi xã và nhóm sáng tác văn chƣơng, hoạt động văn hoá đƣợc thành lập. Nhóm Sơn Hội (tên các hội viên đều có chữ Sơn, nhƣ Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Hối Sơn Hoàng Ngọc Uẩn...) ra đời từ cuối thế kỉ XVIII và hoạt động rất tích cực. Để phát triển hơn nữa về mặt văn hoá, các hội viên trong nhóm Sơn Hội mở thêm thi xã Bình Dƣơng. Sau thi xã Bình Dƣơng, Mặc Vân thi xã (nhóm văn chƣơng của các nhà thơ hoàng phái) ra đời. Ở Thăng Long, nhóm sĩ phu Hà Thành vừa sáng tác vừa có những hoạt động tích cực chấn hƣng văn hoá (nhƣ trên đã nói). Sự xuất hiện của các nhóm văn chƣơng, thi xã khiến cho việc sáng tác văn chƣơng hoạt động có tổ chức và có khí thế sôi nổi tạo nên một sức bật mới và theo đó, xuất hiện tầng lớp tác giả, độc giả khác trƣớc góp phần ảnh hƣởng không nhỏ tới những đổi mới trong sáng tác của Cao Bá Quát. 2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác Theo nhiều nhà nghiên cứu, đến thời đại Cao Bá Quát, công cuộc cải cách Thực học của các nhà nho khởi phát từ thế kỉ XVII, XVIII đã đạt nhiều thành tựu hết sức rực rỡ. Công cuộc cải cách Thực học là một trào lƣu học thuật Nho giáo ảnh hƣởng của thực học Minh Thanh, chủ trƣơng chuộng thực chất, bỏ hƣ rỗng, hƣớng học thuật vào đời sống thực tiễn, đề cao cái hữu ích, thiết dụng của văn chƣơng. Phong trào cải cách Thực học đã kéo theo sự cải cách văn thể từ quan niệm cho tới sáng tác văn chƣơng. Tiếp nối thế kỉ XVIII, vào đầu thế kỉ XIX, sự phát biểu về quan niệm sáng tác diễn ra hết sức sôi nổi. Các tƣ tƣởng “phản Tống quy Đƣờng”, “cách điệu”, “thần vận”, quý chân”, “chủ tình”, “tính linh” tiếp tục đƣợc đề xuất, tranh biện. Trong đó, xu hƣớng “quý chân”, “chủ tình” từ giai đoạn trƣớc, phát triển thêm mạnh với nhiều tên tuổi: Nguyễn Du, Nguyễn Hành, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Năng Tĩnh... tạo nên “trào lƣu văn học đề cao tình (emotions), tức thiên về cảm xúc thay vì lí trí tỉnh táo của nhà nho truyền thống” [174, 548]. Cùng với “quý chân”, “chủ tình”, thuyết “tính linh” có vai trò khá đặc biệt trong quan niệm sáng tác văn chƣơng giai đoạn này. 34 “Tính linh” là một học thuyết lâu đời ở Trung Hoa, phát triển mạnh trong thời Minh - Thanh và đƣợc Viên Mai (1716-1797) hoàn thiện. Thuyết tính linh của Viên Mai bao gồm ba điểm cơ bản. Trƣớc hết là chân tình (tâm tình chân thật). Ông quan niệm: “Thơ là do cái tình sinh ra”, “Cầm bút trƣớc tiên hỏi tính tình”, “Kẻ làm thơ không đƣợc đánh mất đi tấm lòng trẻ thơ”. Thứ hai là cá tính. Viên Mai cho rằng “làm thơ không thể không có cái tôi”, “Phàm kẻ làm thơ ai có thân phận nấy, nên mỗi ngƣời có nỗi lòng, suy nghĩ riêng”, vì vậy thơ mỗi ngƣời có mỗi mặt khác nhau, nên sự biểu hiện cảm thụ và nhận thức thẩm mỹ cũng khác. Đồng thời, ông nhấn mạnh, cá tính của nhà thơ phải đƣợc tự do phát huy, mà không bị gò bó ở triều đại nào cả: “Thơ là tính tình của mỗi ngƣời, không liên quan gì đến thời Đƣờng, Tống”. Cái tôi tạo nên tính sáng tạo độc đáo của mỗi tác giả. Thứ ba là tài năng. Nếu có tình mà không có tài thì tình cũng không đƣợc thể hiện: “nhà thơ mà không có tài thì không thể vận chuyển đƣợc tâm linh”. Trong quan niệm giữa tình và tài thì tình là điều kiện tiên quyết: “Không có tình thì không phải là tài” (Vô tình bất thị tài). Xuất phát từ những quan niệm trên, Viên Mai phê phán mạnh mẽ tệ sung bái mù quáng của ngƣời xƣa, lối dùng điển cố một cách xơ cứng. Ông quan niệm: “Chỉ cần có cái tôi tồn tại, không thể làm cái việc đánh cắp văn thơ của ngƣời khác”. Tuy nhiên, ông không hề phủ nhận ý nghĩa của việc học tập ngƣời xƣa: “Ngƣời đời sau chƣa từng có kẻ không học ngƣời xƣa mà có thể làm thơ”. Ông thấy rõ vai trò của tình cảm, yếu tố quyết định giá trị nội dung song cũng không hề coi nhẹ vai trò của hình thức: “Chỉ lời tinh vi đẹp đẽ mới có thể khiến cho ngƣời cảm kích mà phấn chấn, còn nhƣ lời thơ quá ngay thẳng, thật thà, tầm thƣờng, cũ kĩ thì có thể làm cho ai hứng thú đƣợc?” [dẫn theo thƣ mục 16 và 82]. Học thuyết tính linh ảnh hƣởng lớn đến văn học Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX. “Các tác giả Cao Bá Quát, Trƣơng Đăng Quế, Bùi Văn Hi là những ngƣời đề cập và bàn sâu và theo học thuyết này” [192]. “Sự coi trọng thuyết “tính linh” của đông đảo nhà nho trong giai đoạn này “cho thấy văn chƣơng lúc bấy giờ đang có sự bứt phá khỏi thi pháp cổ điển để chuẩn bị chuyển sang thi pháp hiện đại” [40]. 2.2.2.3. Sự ưu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tượng. Từ những đổi mới nói trên, văn chƣơng giai đoạn này có sự chiến thắng áp đảo của văn học nghệ thuật so với văn học chức năng. Những tác phẩm tuyên ngôn cho trọng trách “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” vẫn còn, nhƣng cơ bản và chủ yếu là các tác phẩm văn chƣơng thẩm mĩ, nghệ thuật. Về thơ, Hồ Xuân Hƣơng đã làm “dân chủ hoá” thể thơ Nôm Đƣờng luật, đƣa thơ Nôm Đƣờng luật từ đạo trở về với đời. “Đến Hồ Xuân Hƣơng, 35 Đƣờng luật Nôm đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa. Cuộc sống đời thƣờng, nguyên sơ, chất phác, dân dã trở thành đối tƣợng thẩm mĩ của thơ bà. Cái bản năng, tự nhiên, trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trọng, cao quý của Đƣờng luật bỗng trở nên thích dụng với phong cách trào phúng của Hồ Xuân Hƣơng” [170,46-47]. Về kí, “Thượng kinh kí sự là tác phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của Việt Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao, là sự hoàn thiện thể kí trung đại Việt Nam, mà còn là mực thƣớc cho lối viết kí sau này” [87,46]. Về tiểu thuyết chƣơng hồi, với Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái đã đƣa tiểu thuyết chƣơng hồi vƣợt qua phạm trù văn học chức năng hành chính “tới bên kia bờ của văn học đích thực” [86,55] Tính chất nghệ thuật thống lĩnh gần nhƣ tuyệt đối trên văn đàn. Đặc biệt, giai đoạn này còn phát triển thể hát nói - thể thơ do sự ảnh hƣởng của kinh tế hàng hoá thiên về ca ngợi cuộc sống hƣởng lạc. “Thể loại này lúc đầu chỉ là phản ánh sinh hoạt công xã (thế kỉ XV). Nhƣng vào thế kỉ XVIII, hát nói đã là một tổ chức thành thị, có mục đích hành lạc, và ngƣời ta đến đây không phải để ca ngợi đạo đức Nho giáo, mà để hƣởng thú “tài tử với giai nhân là nợ sẵn” [93,59]. Thêm nữa, đây còn là một thể loại phối hợp nhiều thể văn: ngũ ngôn, thất ngôn Đƣờng luật, tứ lục, cổ phong, song thất, lục bát và đƣợc coi là thể thơ “tự do” đầu tiên của Việt Nam. Nó thể hiện tài năng, sự phóng túng, vƣợt ra ngoài sự kiềm toả khuôn khổ lễ giáo phong kiến của ngƣời cầm bút. Cao Bá Quát là một trong những tác giả thành công nổi bật ở thể loại này. Đây cũng chính là một trong những tác động tạo nên đổi mới thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Cùng với hát nói, các thể ca, hành là những thể thơ tự do, ít bị câu thúc bởi luật lệ gò bó đƣợc đƣa vào trong sáng tác nhiều hơn hẳn các giai đoạn trƣớc. Thơ Miên Thẩm, Miên Trinh có rất nhiều bài sáng tác theo những thể loại này. Sự xuất hiện của các thể loại này nhiều trong thi ca càng chứng tỏ thơ ca thời kì này coi trọng sự cởi mở, tự do của nghệ thuật. Thêm vào đó, tuồng cũng phát triển rất mạnh dƣới triều Nguyễn, có khả năng lớn trong khái quát cuộc đời. Tuồng, “bằng nghệ thuật tƣợng trƣng, cách điệu hoá của mình, bằng phƣơng pháp kịch, đã đem vào văn học cuộc sống với các thực tế phong phú, sinh động của nó, từ thực tế ở cung đình, ở triều quận đến thực tế ở xã thôn. Về phƣơng diện này, tuồng là một kho lịch sử xã hội đóng góp lớn cho văn học giai đoạn này” [195,313 - 314]. Nói chung, tiền đề văn học giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX tạo điều kiện rõ rệt cho sự đổi mới thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 36 2.3. Cuộc đời, con ngƣời Cao Bá Quát 2.3.1. Con người tài năng, phóng túng, ưa đổi mới Năm 1808, Cao Bá Quát sinh ra trong một gia đình, một dòng họ lớn ở Phú Thị, Gia Lâm, Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội): Dõi đời khoa bảng xuất thân Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia (Tự tình khúc - Cao Bá Nhạ) Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Vốn văn hay, chữ tốt, ông lại đƣợc thầy giỏi là Cao Huy Diệu (hiệu Hồng Quế - đỗ cử nhân kh oá đầu tiên thời Gia Long, 1807) trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt. Sau này, trong bài thơ Bình sinh ngũ thập vận), Cao Bá Quát đã nhớ lại mà viết rằng: Thiếu dữ Văn Ngu huynh, Ý chí tưởng thướng hạ. Tộc tổ Hồng Quế ông, Tiển phất phú thanh giá. (Lúc nhỏ cùng với anh Văn Ngu, Hai ngƣời ý khí suýt soát nhau. Tổ họ là ông Hồng Quế, Sửa chữa cho thành ngƣời thanh giá.) Tiếng tăm của ông lừng lẫy thiên hạ. Ngƣời ta gọi ông bằng biệt danh “Thánh Quát” (Thần Siêu, Thánh Quát) và truyền đi nhiều giai thoại đề cao tài năng của ông. Vốn tài năng, Cao Bá Quát còn có chí khí hơn ngƣời. Chí khí ấy đƣợc gieo mầm, nuôi dƣỡng từ ngƣời cha của ông. Sinh đôi hai con trai, cha ông ao ƣớc con mình sau này sẽ trở thành rƣờng cột triều đình nên lấy tên hai hiền thần nhà Chu để đặt tên cho con. Về sau, Cao Bá Quát lấy tên tự là Chu Thần (bề tôi nhà Chu). Cái tên ấy chứng tỏ lí tƣởng, khát vọng có minh quân để “phò nghiêng đỡ lệch”, “thƣợng chí quân, hạ trạch dân” của Cao Bá Quát. Có tài, Cao Bá Quát còn nổi lên một tính cách phóng túng, vƣợt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Tƣơng truyền, ngay từ khi ông còn nhỏ, cha ông đã nhận ra đặc điểm này khi nhận xét về văn chƣơng của hai ngƣời con sinh đôi của mình: “Văn của Bá Đạt hơn về khuôn phép nhưng kém về tài tứ, văn của Bá Quát hơn về tài tứ nhưng 37 kém về khuôn phép”. Chính Cao Bá Quát cũng nói về tính cách ấy của mình: Thiếu niên tâm tích tảo thanh cuồng (Từ thuở trẻ tính nết đã phóng khoáng rồi - Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư). Vì tài năng, chí khí, phóng túng, Cao Bá Quát có các hành động vì nghĩa lớn. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi, Cao Bá Quát có tham gia các “hoạt động chấn hƣng văn hoá Thăng Long”, cùng một số sĩ phu danh tiếng đƣơng thời ở Bắc Hà trong những năm 30 của thế kỉ XIX [59,35-37]. Việc Cao Bá Quát có mở lớp dạy học từ trƣớc năm 1834 khoảng gần khu vực Quán Thánh [59,37] hẳn không chỉ vì kiếm sống mà chính là vì mục đích chấn hƣng văn hoá. Sau việc làm này, tháng 8/1841, khi làm giám khảo trƣờng thi thấy một số bài thi hay nhƣng có lỗi phạm trƣờng quy, ông cùng với bạn của mình là Phan Nhạ lấy son hoà muội đèn chữa giúp 24 quyển. Việc bị lộ, giám khảo trƣờng thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, tra tấn rồi khép vào tội chết. Khi án đƣa lên vua, vua Thiệu Trị cho rằng ông là ngƣời ngông cuồng mà làm vậy, chứ không có ý tây vị ai, nên giảm tội từ “trảm khuyết” xuống tội “giảo giam hậu”, tức là giam lại đợi lệnh. Với cốt cách con ngƣời nhƣ vậy, ông khó chấp nhận những cái đã quá lỗi thời, sáo rỗng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên ý thức tìm tòi, sáng tạo thi ca của Cao Bá Quát. 2.3.2. Con người ưu phẫn Khát vọng làm Chu Thần, nhƣng con đƣờng hoạn lộ của Cao Bá Quát lận đận, trắc trở. Mộng ƣớc của ông dần bị thực tế nghiệt ngã bóp nghẹt. Năm 14 tuổi (1821), Cao Bá Quát đi thi Hƣơng lần đầu nhƣng không đỗ. Năm 1831, đời vua Minh Mạng, ông đỗ trong kì thi Hƣơng. Nhƣng năm 1832, Cao Bá Quát đi thi Hội lại trƣợt. Trải qua mấy kì thi khác nữa, Cao Bá Quát vẫn không thể “vƣợt thác Vũ Môn”...phƣờng ca xƣớng trong khi tế lễ, tất cả đã ghi thành điều khoản. Nay nhân có việc công lại trở về đốc thúc ngƣời nhà dựng miếu và ngƣời trong huyện kí kết khoán ƣớc, đặt thành nghi thức thờ cũng mãi mãi, rồi làm bài minh truyền cho giáo phƣờng phổ vào nhạc để hàng năm dâng hát ở miếu (Hồi gia quán điều trí tiên công tự nghi, kính thuật dĩ minh, tr.132-133). 45. Mùa xuân năm Quí Sửu (1793), làm lễ hết tang tiên khuê xong, đặt bài vị trong nhà cũ ở ấp Tả, giao cho các con hàng năm thờ cúng. Nay sắm lễ vật long trọng rƣớc bài vị về thờ phụ tại nhà thờ ở ấp Thuỵ. Trên đƣờng đi có cờ, trống, nghi trƣợng sáo đàn và phƣờng nhạc đi trƣớc kiệu án, thân quyến xe ngựa theo sau, đi đến đâu, ngƣời ra xem đông nghịt thế rồi đặt bát hƣơng thờ bóng ở ấp Tả (Mạnh xuân hạ cán nghinh tiên khuê thần chủ thăng phụ Gia Miêu kỉ hoài, tr.150). 172 46. Đầu mùa hạ, tôi dựng một nhà thuỷ tạ ở trên ao sen, đằng sau nhà chính, bốn mặt treo rèm, tuỳ ý đóng mở từng lúc. Quanh hiên, tám góc đều làm vách phấn, mỗi nơi có treo một bức hoạ, đặt tên là quán Bảo Chân, sớm tối nằm nghỉ ở đó, phía trên cửa có để một bài kí, chỗ hiên vách treo tranh, mỗi bức để một bài tứ tuyệt (Đề Bảo Chân quán hiên bích hoạ đồ bát tuyệt, tr.156). 173 2. CÁC NGUYÊN CHÚ DÙNG ĐIỂN CỦA NGUYỄN VĂN LÝ (Thống kê theo Chí Đình Nguyễn Văn Lý (1795-1868)- Tuyển tập thơ văn, Nxb. Khoa học Xã hội, 2011, Hà Nội) 1. Theo sách Quốc sử bổ, chế độ nhà Đƣờng rất trọng tiến sĩ, có ngƣời chết già ở trƣờng văn (thi mãi không đỗ) vẫn không ân hận, vì vậy có thơ: Vua Thái Tông chính sách thật giỏi/ Lừa đƣợc hết anh hùng đến bạc đầu (Ứng xuân thí sơ quá Hà Mai dịch, tr.104). 2. Tính lí, Khoa cử luận có câu: Thánh nhân sinh ở đời này cũng không đƣợc miễn thi (Ứng xuân thí sơ quá Hà Mai dịch, tr.104). 3. Văn tuyển có câu: Tranh lên hàng đầu trên con đƣờng ngàn dặm, vì lo chuyện của thân mình trăm năm (Ứng xuân thí sơ quá Hà Mai dịch, tr.105). 4. Thơ Đỗ Phủ: Tạo hoá chung đúc cảnh đẹp (Quá Dục Thuý sơn, tr.107) 5. Thơ Đỗ Phủ có câu: Cánh đồng một màu trắng mênh mang (Quá Thanh Hoa Bố Vệ cố Lê liệt miếu, tr.115). 6. Lấy câu trong sử: có thể giữ đƣợc lâu nhƣng không thể làm cho mạnh (Quá Thanh Hoa Bố Vệ cố Lê liệt miếu, tr.115). 7. Tiên sinh Phạm Lập Trai trong bài thơ Quá Hoành Sơn có câu rằng: Khó hiểu tại sao lại phân chia Bắc Nam/ Tần ngần mỗi bƣớc đi lại ngoái đầu (Quá Hoành Sơn, tr.120). 8. Đường thi có câu: Để cho cành quế tiên rơi ở đất này (Thần đầu Lê Bảng nhãn từ, tr.122). 9. Theo Quốc sử, thơ của Anh Tông có câu: Châu Hoan, châu Diễn vẫn còn mƣời vạn quân (Nghệ An đạo trung, tr.127). 10. La Ẩn đời Đƣờng trong bài thơ Đăng Hạ Châu thành lâu có câu: Chuyện cũ đã qua nên hỏi chim hồng ngoài biên tái (Thanh giang, tr.129). 11. Chu Tử xem sách có thơ cảm khái: Vì có bãi dâu ngoài bến có nƣớc chảy (Yết Nam Giao học tổ Sĩ Vương miếu, tr.155). 12. Trong Văn tuyển bài Tây kinh phú của Trƣơng Hành có dùng chữ “khiếu diếu”, trong Đường thi Đỗ Mục cũng dùng từ này (Phỏng Nhạ Tháp Ninh Phúc tự, tr.157). 13. Đời Tấn, Cát Hồng lúc đầu đƣợc phong chức Tán kị thƣờng thị, ông không nhận, nghe tin Giao Chỉ có loại đan sa, liền xin làm chức Lệnh ở Câu Lậu. Vua cho là tham chức cao, không cho. Hồng thƣa: “Không phải muốn làm quan sang mà chỉ 174 vì ở đấy có đan sa”. Đời Đƣờng thơ Bì Nhật Hƣu “Gửi đề nơi ở của La Phù Hiên Viên tiên sinh”, có câu: Từ nay muốn đến thăm sƣ biết rằng không xa. Xin làm quan trƣớc hãy có cái tâm của Cát tiên. Ý nói chỉ muốn tu tiên. Ta đến đây cũng tƣơng tự nhƣ vậy (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160). 14. Bậc đại trí luận về bồ đề thƣờng dùng tích trƣợng; Cao tăng truyện ghi: “Thần tăng bay lƣợn trên không mà đi” (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160). 15. Pháp hoa kinh ghi: “ta ngồi dƣới gốc bồ đề ở thành Già da đạt đƣợc chính giác tối thƣợng, chuyển bánh xe pháp vô thƣợng” () (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160). 16. Hợp Bích Tào Tử Kiến đi chơi Ngƣ Sơn, bỗng nghe trên không trung có âm thanh tiếng Phạn trong trẻo, lắng nghe hồi lâu rồi bắt chƣớc tiếng đó viết thành chữ Phạn. “bối là tiếng tán vịnh vậy” (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160). 17. Tạ Huyền Huy bị giáng làm Thái thú Tuyên Thành, bài thơ Lên thành chơi có câu: Hàn thành nhìn ra xa/ Cánh đồng bằng đang xanh ngắt () (Xuân nhật đồng Phương Đình thướng thành đài, tr.169). 18. Theo Tấn thư, Tạ An từng cùng Vƣơng Hy Chi lên thành, bỗng nhiên suy nghĩ xa xôi, bỗng có chí của bậc “cao thế” (Xuân nhật đồng Phương Đình thướng thành đài, tr.169). 19. Theo Thế thuyết, Văn đế nhà Lƣơng vào vƣờn Hoa thôn, ngoảnh lại bảo những ngƣời theo hầu: “Nơi lòng gặp gỡ chẳng cần tƣởng đến rừng rậm, thác cao, chỉ cần có chim cá thân cận với ngƣời” (Xuân nhật đồng Phương Đình thướng thành đài, tr.169). 20. Theo một câu của Trang Tử thì nếu ham thích nhiều, thiên cơ sẽ bị hoại (Tống Hương niên An Thái Phùng Tuần Phủ quy hưu, tr.190). 21. Câu này lấy ý của một câu trong sách Lão Tử: Hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của hoạ (Niên huynh đồng Bộ Lang Tiên Điền Nguyễn Tụ Phủ Cẩm Đình bãi quy, thư tặng, tr.331). 22. Thơ của Vĩnh Thúc điếu vua Tống Nhân Tông có câu: Cơ nghiệp trăm năm truyền cho ngƣời con thánh chí/ Dân đen bốn kỉ đƣợc vui cảnh đài xuân (Truy tư Nhân Hoàng Đế công đức long thịnh phụng vãn, tr. 359). 175 23. Thơ cổ có câu: Mây trắng bay lên từ nơi quê hƣơng (Xuân nhật đăng tỉnh lị Xuân Đài sơn, tr.385). 24. Tử Cao nói: Con ngƣời có phải là con hƣơu, con lợn đâu mà luôn đƣợc ở cùng nhau (Thứ Hình Bộ Lang Đông An Nguyễn tử nguyên vận, tr.391). 25. Ngoại tổ làm chức Thƣợng thƣ, là con trai thứ 5, thi Hƣơng nhiều lần đỗ tam trƣờng (Tú tài). Lúc tuổi về già, tổ làm đôi câu đối rằng: Ngoài phận mình ra có mong cầu điều chi? Chỉ mong truy cầu cái bản tâm đã bị đánh mất; Trong mọi việc không có lòng ham muốn. Chỉ ham muốn ít lỗi lầm mà chƣa làm đƣợc () (Ngoại tổ Nguyễn đại phu chí nghiệp thư thuật, tr. 399). 26. Đào Uyên Minh từng làm truyện cho ngoại tổ của mình (Ngoại tổ Nguyễn đại phu chí nghiệp thư thuật, tr. 399). 27. Trƣợng Vịnh, tự hiệu là Quai Nhai vào núi học đạo, tiên nhân nói với ông rằng: Ông là ngƣời trong chỗ vất vả bộn rộn, nơi đây không phải là chỗ để ông nghỉ ngơi vậy (Kí Nguyên Quảng Yên Bố chính kim sĩ Hình Bộ Lang Lê Cấn Trai, kiêm trình Hồng Lô Tự Khanh Sung Sử quán Nam Minh Vũ Đông Dương, tr.403). 28. Tả truyện có câu: Lòng ngƣời không giống nhau, cũng nhƣ là khuôn mặt vậy (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình thư hoài kiến kí, tr.404). 29. Dùng tứ thơ trong Trong ngục vịnh ve sầu của Lạc Tân Vƣơng. Lại dùng thơ Lửa đom đóm của Đỗ Phủ: Sông xanh tóc bạc buồn ngắm bác (Thứ Cao tử tại ngục kiến kí vận, tr.407). 30. Có ngƣời đi qua đất tổ nhà Chu Hi nói: Đất này có hƣơng bút mực, sẽ ra đời một bậc đại thông minh nhƣ Khổng Tử vậy (Đắc “Chu Tử toàn thư” cảm thành, tr.422). 31. Câu thơ này của họ Chu (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.443). 32. Thơ Chu: Lòng hẹn ở nơi xa ((Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.444). 33. Thơ ông Chu viết: Trăm năm mƣa gió thoảng qua/ Hãy nên cƣời lớn khóc mà làm chi (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.443). 34. Thơ cổ: Lòng khách tranh với ngày tháng (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.444). 35. Thơ cổ: Ôn tồn thử hỏi kẻ bị biếm trích. Lại theo Tạc Phi Am kí: Có vị quan đi gặp mƣa liền vào nhà tìm áo phết dầu. Ngƣời vợ già mắng rằng: Tôi đây nóng không ra ngoài, lạnh không ra ngoài, lấy đâu ra áo phết dầu (Hoạ phục Cao tử “Quảng Nam Trà giang dạ bạc” kiến kí, tr.468). 176 36. Trâu Diễn ở nƣớc Yên hết lòng trung thành, vậy mà bị hạ ngục, Diễn ngẩng nhìn trời mà than. Trời vì thế đƣơng mùa hè mà có sƣơng bay (Bình Định Đoan ngọ, tr.475). 37. Tam Lƣ đại phu nƣớc Sở là Khuất Nguyên bị gièm pha rồi nhảy xuống sông Mịch La tự trầm, về sau Giả sinh bị biếm đi Trƣờng Sa có làm văn điếu ông (Bình Định Đoan ngọ, tr.475). 38. Tƣ Mã Thiên vì giải thích hộ cho Lý Lăng nên Hán Vũ đế nổi giận, khép tội xử nhục hình, Thiên nói: “Một ngày ruột quặn chín lần” (Bình Định Đông chí, tr.477). 39. Thơ Đƣờng: Mấy điểm sao tàn nhạn bay qua biên tái (Thất tịch cảm thành, tr.481). 40. Bài Sơ thu của Đỗ Phủ có câu: Tiếng chày đập vải nhà ai vang lên trong cảnh tịch liêu (Thất tịch cảm thành, tr.481). 41. Thơ Vịnh Thất tịch của Đƣờng Tổ có câu: Không biết nhà ai đƣợc khéo/ Sáng mai thử tìm xem. Sách Kinh Sở tuế thời kí ghi: vào đêm Thất tịch, đàn bà con gái kết lầu hoa, xâu kim bảy lỗ. Lại theo sách Mộng hoa lục, vào tiết này ngƣời ta bắt con nhện bỏ vào trong hộp, sáng hôm sau bỏ ra xem, nếu lƣới nhện kết đều đặn gọi là “đắc xảo” (Thất tịch cảm thành, tr.481). 42. Bài thơ Trì đường thất tịch của Ôn Đình Quân thời Đƣờng viết: Lầu gấm the ở chốn nào? ở lầu kim (Thất tịch cảm thành, tr.481). 43. Cổ văn viết: Chuyện văn chƣơng là tấc lòng từ thiên cổ (Thị tòng học tú tài, học sinh, tr.484). 44. Thơ về Tây Hồ của Đỗ Mục có câu: Xuân về trên mặt hồ trông nhƣ bức tranh (Tây Hồ, tr.486). 45. Thơ Lí Bạch có câu: Thăng trầm đã định sẵn, chẳng cần phải hỏi Quân Bình. Quân Bình là một thầy bói giỏi ở Thành Đô, mỗi ngày có hàng trăm ngƣời đến bói, nhƣng ông chỉ xem lấy đủ tiền ăn rồi đóng cửa đọc sách Lão tử (Dạ ẩm Phan Bố chánh Tiểu Hiên tửu hậu, tr.506). 46. Thơ Đỗ Phủ có câu: Trong mắt ngƣời đời ta đã già rồi (Trung thu hậu, Bình Định phiên sứ Phan huynh chiêu ẩm, bôi thứ, huynh nhất xỉ lạc phóng tiền, vũ nhiên cảm thƣ, tr.507). 47. Hàn Xƣơng Lê có bài thơ về chuyện rụng răng nhƣ sau: Hôm trƣớc rụng một răng/ Hôm nay rụng chiếc nữa/ Ngày mai sẽ nhiều hơn/ Còn rụng, chẳng dừng đƣợc 177 (Trung thu hậu, Bình Định phiên sứ Phan huynh chiêu ẩm, bôi thứ, huynh nhất xỉ lạc phóng tiền, vũ nhiên cảm thư, tr.507). 48. Tương dương kí chép: Phía tây Nghiễu Sơn có nhiều ao lớn, Sơn Đào mỗi khi đến bên ao ắt say khƣớt mới về () (Tiểu xuân thư tặng Bình Định Bố chánh Phan Phù Xuyên nhập cận, nhị thủ, tr. 515). 49. Theo sách Thế Thuyết, Lƣu Đàm viết: Gió mát trăng trong/ Lại nhớ Huyền Độ (Tiểu xuân thư tặng Bình Định Bố chánh Phan Phù Xuyên nhập cận, nhị thủ, tr. 515). 178 3. NHỮNG SÁCH NGUYỄN VĂN SIÊU DÙNG ĐỂ TỰ DẪN, CHÚ GIẢI (Thống kê theo Thuyển tập thơ văn Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, tập 3, 4, Nhà xuất bản Hà Nội, 2010; Tên sách theo chú giải của tác giả) ST T Tên sách Tên bài thơ Trang Ghi chú Tập 3 Tập 4 1 An Nam chí Quá Lục giang khẩu hữu hoài Hữu Trúc Bùi tiên khế 514 2 Chẩm trung kí Hàm Đan cổ quán đề bích- hữu tựa 193 3 Chí Tuyên Hoá vịnh hoài cổ tích 30 Vũ trung vọng Bắc Chƣớng sơn 106 Phát Hoành Dƣơng đoản ca 118 Nghiêu thành 213 3 Chích quái Quan Cổ Loa thành An Dƣơng Vƣơng miếu hữu tác 477 4 Chung chữ Chu để Hƣng Hoá trình Hộ Phủ phiên Niết nhị vị 716 5 Chủng chí thắng 6 Chất Ổn truyện Văn giá cô tác 74 7 Cựu Lê sử Cố Lê Trung Hƣng Quận công tặng Thái tể phong Phúc thần Nghị Trai Phùng Công Khắc Khoan mộ chí Thạch Thất Huấn đạo Bùi quân Huy Hiên khắc thành tái trƣng thi biểu chi thạch 461 8 Giao Chỉ Xuân Thu Ngô Châu lãm cổ 66 9 Giao phổ hoài cổ Phiếm Động Đình 138 10 Giao Quảng Quan Cổ Loa thành An Dƣơng 477 179 chí Vƣơng miếu hữu tác 11 Đỗ Dự truyện Quá cố Tống Thái sƣ Âu Dƣơng Văn Trung Công mộ 168 12 Địa lí chí Nghiêu thành 213 13 Đường sử Quá Ân Mạt cố đô 177 14 Hán thư Cửu Long giang 24 Ngô Châu lãm cổ 66 Phiếm Động Đình 138 Hứa Xƣơng di sự 163 Ƣ Oanh trạch độ Hoàng Hà 171 Hình Đài cổ trấn khiển hoài 199 Sĩ Vƣơng miếu 175 15 Hậu Hán thư Văn giá cô tác 74 16 Hậu Tề thư Sĩ Vƣơng miếu 175 17 Hoàn Vũ kí Hứa Xƣơng di sự 163 18 Huyện chí Quý Huyện thành châu thú hứng tác 49 Nhạc Vũ Mục Vƣơng cố lý chiêm yết linh từ cảm thành 180 Hình Đài cổ trấn khiển hoài 199 19 Kinh Thi Gia Ngƣ huyện Bắc nhập đại giang 144 20 Kinh Thư Quá Ân Mạt cố đô 177 21 Lư Sơn Thuấn miếu kí Ngô Châu lãm cổ 66 22 Mã Viện truyện Cửu Long giang 24 23 Nam Việt liệt truyện Ngô Châu lãm cổ 66 24 Nhất thống chí Tuyên Hoá vịnh hoài cổ tích 30 Quý Huyện thành châu thú hứng tác 49 180 Văn giá cô tác 74 Gia Ngƣ huyện Bắc nhập đại giang 144 25 Nhĩ Nhã Quá cố Tống Thái sƣ Âu Dƣơng Văn Trung Công mộ 168 26 Ngoại kỉ Quan Cổ Loa thành An Dƣơng Vƣơng miếu hữu tác 477 27 Ngu sơn miếu kí Văn giá cô tác 74 28 Phân dã chí Ngô Châu lãm cổ 66 29 Phong thổ chí Ba Lăng ca giả duyên lƣu vãng lai văn chi cảm hoài 141 30 Phủ chí Ngô Châu lãm cổ 66 Thƣơng Ngô huyện phỏng Sĩ Nhiếp mộ 71 31 Quảng dư chí Cửu Long giang 24 Nhạc Vũ Mục Vƣơng cố lý chiêm yết linh từ cảm thành 180 32 Quận quốc chí Quan Cổ Loa thành An Dƣơng Vƣơng miếu hữu tác 477 33 Sử kí Tư Mã Thiên (Hoá thực liệt truyện, Hiệp khách truyện, Thương Ngô Vương liệt truyện) Cửu Long giang 24 154 Tiên hiền Tử Cống từ (Hiệp khách truyện) 154 34 Sử kí Nghiêu thành 213 Tác giả ghi chung chung là “sử tải” 181 Quý Huyện thành châu thú hứng tác 49 35 Tả truyện Loan Thành Loan Vũ Tử đài 202 36 Tam quốc chí Gia Ngƣ huyện Bắc nhập đại giang 144 37 Tấn thư Quan Cổ Loa thành An Dƣơng Vƣơng miếu hữu tác 477 38 Tào Tháo nghi chủng chí thắng Quá Tào Tháo nghi chủng 186 39 Tiền Hán thư Ngô Châu lãm cổ 66 40 Thông chí Ƣ linh xuyên phỏng Nghiêu Sơn 102 Phiếm Động Đình 138 41 Thông kí Ngô Châu lãm cổ 66 42 Thuỷ kinh chú Tuyên Hoá vịnh hoài cổ tích 30 Hƣng Yên trở vũ 109 Phiếm Động Đình 138 Đồng nhân tố chu du Sơn Tây 646 42 Thượng thư Sái truyện Phiếm Động Đình 138 44 Thượng thư Vũ Cống truyện Ƣ Oanh trạch độ Hoàng Hà 171 45 Tô Tần truyện Ba Lăng ca giả duyên lƣu vãng lai văn chi cảm hoài 141 46 Tương Sơn tự chí Đề Tƣơng Sơn tự chí hậu- tinh dẫn 114 47 Trà thuyết Hoạ đáp Bình Chuẩn Sứ Hồng Lô Tự khanh Đặng quân Hoàng Trung đầu tặng nguyên vận 643 48 Triệu thế gia Hàm Đan quá Triệu Vƣơng cổ thành di chỉ 189 49 Truyện kí Ngô Châu lãm cổ 66 Văn giá cô tác 74 182 Phiếm Động Đình 138 50 Vĩnh Thuần 43 51 Sách xƣa Đăng Tƣợng Tỵ sơn lâu 90 Tác giả ghi chung chung là “Sách xƣa” 52 Các bài thơ, phú, biển đề Quế Bình tứ tuyệt, 55 Tác giả dùng các bài thơ, phú và biển đề, câu đối vịnh, hoạ, di tích Ƣ linh xuyên phỏng Nghiêu Sơn 102 Hồ Nam thành hạ bạc châu mạn thuật 126 Vũ Xƣơng 144 Hàm Đan cổ quán đề bích- hữu tựa 193 183 4.TỰ DẪN, CHÚ GIẢI CỦA PHAN THÚC TRỰC VỀ NỘI DUNG THƠ CA CỦA ÔNG (Thống kê theo Phan Thúc Trực - Cẩm Đình thi tuyển, Nguyễn Thị Oanh giới thiệu- phiên âm- dịch chú, Trần Thị Băng Thanh hiệu đính, Nxb. Khoa học Xã hội, 2011, Hà Nội) 1. Thơ làm vào mùa đông, ngày 21 tháng 11 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Vợ mất vào ngày 16 tháng đó,. Ngày hôm đấy khóc vợ (Vãn khốc vong thê mộ, hữu cảm nhất tuyệt, tr.56). 2. Câu đầu nói cảnh, câu sau nói tình. Câu 3 thừa tiếp ý câu 2, câu 4 thừa tiếp ý câu 1, ứng với chữ “vãn” (buổi chiều) trong nhan đề bài thơ (Vãn khốc vong thê mộ, hữu cảm nhất tuyệt, tr.56). 3. Câu 3, câu 4 gửi tình cảm vào cảnh, tiếp vế trên gặp ngày đông (Tàn đông khách ngụ thư hoài, tr.58). 4. Câu 5, câu 6 nói tình cảm, tiếp câu trên làm khách ở đất Thái (Tàn đông khách ngụ thư hoài, tr.58). 5. Hai câu cuối “vãn luật” kết với “cùng đông”. “Vũ thuỷ” kết với “khách ngụ”. Vũ thuỷ là nơi đặt phần mộ cha ta, thuộc xã Vân Lôi. “Vũ thuỷ” là tên sông (Tàn đông khách ngụ thư hoài, tr.58). 6. Câu 3, câu 4 thừa tiếp ý “có điều nhớ thƣơng”. Đó là nỗi nhớ ngƣời vợ đã mất. Câu 5, câu 6 thừa tiếp ý hai câu đầu (Đối vũ, tr.60). 7. Lo lắng nhiều kết thành suy nghĩ, nhƣ tơ kết thành mƣa bay bay. Câu 1, câu 2 là „thực”, câu 3, câu 4 là “hƣ”. Câu 5, câu 6 là “thực”, câu 7 câu 8 là “hƣ”. Hƣ và thực đan xen nhau. Câu cuối cùng là bắt chƣớc theo thơ Đỗ Phủ: Lo lắng nhiều ngổn ngang trăm mối, Cũng nhƣ mƣa giăng giăng kéo tan ra nhƣ tơ (Đối vũ, tr.60). 8. Câu đầu đƣợc bắt đầu bằng đêm đông, câu tiếp theo nói đến việc không ngủ đƣợc (Đông dạ bất mị hữu cảm, tr.64). 9. Câu 3, câu 4 tả cảnh, theo ý câu đầu. Tiếng dế kêu là thực, chim hạc đậu là tƣởng tƣợng (Đông dạ bất mị hữu cảm, tr.64). 10. Câu 5, câu 6 tiếp ý “nhạ hận” - đem mối sầu hận lại (Đông dạ bất mị hữu cảm, tr.64). 11. Câu kết nói về việc không ngủ, đủ để nói về nhan đề bài thơ (Đông dạ bất mị hữu cảm, tr.64). 184 12. Bài thơ này bắt chƣớc bài Tống biệt của Đỗ Phủ. Thơ Đỗ Phủ có câu rằng: “tiễn biệt ngƣời đi xa/ Núi xanh luống làm tổn thƣơng tình cảm/ Bao lần cùng nâng chén/ Cùng dạo trăng tối qua. Câu 2, câu 3 nói việc đôi lứa mất nhau. Câu 3 lấy nói việc viên Doãn Kinh Triệu tên là Trƣơng Sƣởng tô mày cho vợ. Câu 4, đoạn trên nói tình, đoạn dƣới nói cảnh. Cả bài thơ là tình cảnh đan xen (Cảm biệt, tr.67). 13. Bài thơ này câu đầu nói ý nhà nghèo nhớ vợ hiền. 4 câu trên nói lúc vợ còn mọi việc đều đảm đƣơng, ta quả thật là ngƣời nhàn nhã. 4 câu dƣới nói từ sau khi vợ mất, ta phải tự đốc thúc gia nhân trồng lúa. Vì là ngƣời quen bút mực, nay phải tự cấy cày, việc đó trái lại chẳng bằng ngƣời chồng đi cày, ngƣời vợ mang cơm. Đó là điều đau thƣơng nhất (Đông thập nhị nguyệt đốc gia nô thực mạch, tr.69). 14. Câu đầu của bài thơ này bắt chƣớc câu “bất miên tri tịch trƣờng” (Không ngủ biết đêm dài) của Đào Tiềm. Câu 3, câu 4 nói “đêm dài không ngủ”, lúc đó có nhiều trộm cắp, làng xóm cả đêm gõ mõ, nghiêng tai nằm lắng nghe (). Câu 5, câu 6 dùng nghĩa chim hạc, chim loan lìa bạn của Tƣơng Nhƣ. Câu 6 thừa tiếp ý câu sầu thƣơng, ý nói vì mất vợ ở tuổi trung niên nhƣ chim loan, chim phƣợng lẻ loi một mình, khiến cho tráng chí muốn bay cao nhƣ cánh chim hồng hộc tiếc lại bị cản trở. 2 câu đầu là đề dẫn cho 4 câu ở giữa, 4 câu giữa chia làm đôi, ngắt 2 câu trên và 2 câu dƣới (hai câu trên ứng với “đêm không ngủ”, 2 câu dƣới ứng với sự buồn rầu day dứt. Chữ “nguyệt” trong câu 7 ứng với chữ “dạ”, chữ “hƣ truyền” ứng với chữ „sầu” (Bất miên, tr. 73-74). 15. Bốn câu đầu mở đầu cho toàn bài thơ (Điệu nội thuật tác, tr.79). 16. Bấy giờ nhờ bà nội là Tạ Thục Khƣơng còn sống nuôi dƣỡng. 4 câu này tiếp ý thời thiếu niên chịu nhiều khổ cực (Điệu nội thuật tác, tr.79). 17. Dùng biểu thị ý bài thơ (Điệu nội thuật tác, tr.80). 18. Dùng câu “Quy mƣu chi quả thê” trong bài phú Hậu Xích Bích của Tô Đông Pha. 8 câu của đoạn này nói lí do tình cảm vợ chồng thuỷ chung (Điệu nội thuật tác, tr.80). 19. Đoạn này kết thúc đoạn trên, mở ra đoạn cuối, “hồng nhạn” ứng với anh em cùng sống một nhà, “loan phƣợng” ứng cho đến chỗ ngƣời mất vợ. “Nội” tức là “nội” (ngƣời vợ) trong “điệu nội” (khóc vợ) (Điệu nội thuật tác, tr.80). 20. Chữ „vấn” tức ý nói ta tự mình tuỳ lúc hỏi han các con có ấm không hay đã no chƣa (Điệu nội thuật tác, tr.81). 185 21. Câu 14 của đoạn này chiếu lên trên lại gặp biến cố đó, cho nên từ việc có cái ăn, cái mặc hay không, trừ việc quét tƣớc sân, phàm việc gì cũng tự mình làm lấy. Đó là tả việc ngày thƣờng nhƣ vậy. Hai câu cuối nói về cảnh, tức những việc nhìn thấy nhƣ trông nom cả việc quét tƣớc (Điệu nội thuật tác, tr.81). 22. Thanh trùng tức con nhện. Dùng câu “Thanh trùng huyền tựu nhật” thơ của Đỗ Phủ (Điệu nội thuật tác, tr.81). 23. 16 câu trong đoạn này thuật lại nỗi lòng, lấy một chữ „tình” để thể hiện “nỗi lòng”. Đoạn thơ trên nói ý thời niên thiếu chịu khổ cực, đoạn thơ giữa nói tình cảm vợ chồng, đoạn thơ cuối nói tình cảnh khi không còn đôi lứa. Đó là phép mô tả tình cảm. Câu trƣớc nói ban ngày quét tƣớc nhà cửa, từ chiều đến đêm, từ đêm đến sáng, đó là phép tả cảnh. Từ đó, có thể thấy ý vất vả, phân tích theo tầng lớp, xem kĩ có thể tự biết rõ (Điệu nội thuật tác, tr.82). 24. Do làm điếm canh trông mộ, vì thế làm bài thơ này. Buổi chiều tháng 12 (Vãn thướng vong thê mộ trị vũ tạm yết tuần phu điếm sở, tr.86). 25. Thơ Đƣờng có câu: Mƣa dày buông nhƣ tơ (Vãn thƣớng vong thê mộ trị vũ tạm yết tuần phu điếm sở, tr.86). 26. Ngày tháng giống với bài trên (Khiển muộn, tr.88). 27. Bốn câu đầu bày tỏ sự phiền muộn, 4 câu dƣới thể hiện ý tự an ủi mình, nói tự an ủi. Ở câu cuối xuất hiện chữ “khiển”, đó là phép nhấn mạnh để ở câu cuối (Khiển muộn, tr.88). 28. Bài thơ này làm vào mùa đông, bắt chƣớc thơ Đỗ Phủ (Tuế yến hành, tr.91). 29. Câu 1, câu 2 nói trời đã khổ vì gió, lại khổ vì mƣa, nhƣng không thể nói rằng vì khổ gió, khổ mƣa. Câu “Cung như giai tự dân gian thủ” là nói năm đó phàm các vật liệu nhƣ cá sông, thú rừng cho đến gà lợn, thóc lúa, rau cỏ, mâm đồng vải xanh ghế ngồi, tất cả các vật có thể dùng, có thể lấy đều phân theo nhân số để trƣng thu. Hai chữ “cơ hàn” chiếu vào hai chữ “y thực” của câu 3. Bốn câu trên mở thành một đoạn, nói về năm đã muộn. Đoạn giữa 12 câu cuối thu tóm lại (Tuế yến hành, tr.92). 30. Bốn câu đầu nói việc nên trồng khoai, trồng bông (Xuân nhật khoá thực vu miên, tr.95). 31. Haicâu đầu đoạn này nói về việc trồng khoai, trồng bông (Xuân nhật khoá thực vu miên, tr.95). 186 32. Sáu câu đoạn này nói việc trồng bông, trồng khoai đã xong, tƣởng tƣợng đến lúc thu hoạch (Xuân nhật khoá thực vu miên, tr.95). 33. Hai chữ cơ hàn đối sánh nhau (Xuân nhật khoá thực vu miên, tr.95). 34. Làm thơ vào cùng tháng năm trên. Mộ cũ của cha ta ở Quảng Hà, năm Ất Mùi có vị cử nhân ở Ninh Bình tới nhận chức quan ở Hoan Châu chơi thân với ta, nhân chọn giúp miếng đất tốt ở xứ Nàng Anh, Ngọc Long. Ta nhân cƣ tang, đến bái mộ cha, cảm hứng thành thơ (Vãng bái phụ oanh, tr.100). 35. Bốn câu đầu nói cảm nghĩ khi đến bái yết mộ cha, hai chữ “bi oán” mô tả sự đau thƣơng tột cùng (Vãng bái phụ oanh, tr.100). 36. Sau khi vợ cũ mất thƣơng nhớ khôn nguôi bèn mời bà đồng về chiêu hồn, bỗng thấy càng huyễn hoặc nhân làm bài thơ thuật lại (Hoài giai nhân, tr.103). 37. Câu đầu nói lúc vợ lâm chung không trăng trối. Câu 3, câu 4 nói ý nhớ nhung, bấy giờ khăn, nón ngƣời vợ cũ vẫn còn, lấy đó để an ủi. Câu 5, câu 6 nói muốn nhìn thấy vợ nhƣng chẳng biết làm thế nào. Thƣờng sau khi vĩnh biệt, nơi gặp gỡ duy nhất có thể là ngƣời trong mộng. Đấy là cách nói một cách da diết về lúc gặp gỡ. Muốn nhìn thấy hình hài mà không thể thấy đƣợc, mới mời bà đồng chiêu hồn nhƣng càng thấy buồn tê tái. Câu 7, câu 8 nói muốn nhờ bà đồng để mong đƣợc gặp một lần nhƣng lời bà đồng huyễn hoặc không đủ để tin. Lúc đó chẳng biết làm thế nào, buồn bã cho đến sáng (Hoài giai nhân, tr.103). 38. Làm ngày 26 tháng 4 (Vũ tình ngải mạch, tr.111). 39. Cắt lúa ở ruộng thấp, sau mƣa tạnh lại cắt, nói không sợ thửa ruộng trũng ngoài đồng, vì sau mƣa trời hửng phải gấp thu hoạch để lúa khỏi bị ngâm nƣớc. Câu 3,4 là để nói ý nghĩa của câu đầu tiên (Vũ tình ngải mạch, tr.111). 40. Câu này nói lí do hoá đồ vật, tức khăn nón để lại (Trùng ngọ nhật phần hoá vong thê cân lạp y phục tại mộ cảm tác, tr. 114). 41. Câu đầu nói ngƣời ta sinh ra có phận, không thể gắng gƣợng tìm kiếm. sự vinh, nhục, cùng thông, mọi ngƣời ai cũng có vận số. Ta sở dĩ tiêu khiển đƣợc là nhờ sách vở, cái đó đủ để nuôi dƣỡng tính mệnh () (Nhàn tụng Đỗ thi hữu “Quang nhãn khinh bạc, Hư hoài nhiệm khuất thân” chi cú nhân hiệu nhất luận, tr.119). 42. Bốn câu trên ghi lại việc mƣa bão; câu 3, câu 4 nói ý dân tình thật đáng thƣơng. Bốn câu dƣới ghi việc phát chẩn cứu dân, nhƣng việc phát tiền gạo ở đất Đƣờng chẳng có ngƣời hiền nhƣ Mạnh Tử () (Triều đình khai thương cấp phát lai tê, nhân thư dĩ kí kì sự, tr.130). 187 43. Chiều ngày trùng cửu xa ngắm, làm thơ trình lên huyện quan Đông Triều họ Hồ mời hoạ (Mộ hứng, tr.132). 44. Đoạn trên là buổi chiều, đoạn dƣới là hứng thơ (Mộ hứng, tr.132). 45. Làm ngày 15 tháng 9 (Phó Đào viên phỏng lƣỡng Phan Tú tài vãn hồi ngẫu thuật, tr.135). 46. Đoạn này bắt chƣớc tập thơ của họ Đỗ, đây là phép câu đảo trang. Thơ Đỗ Phủ có câu: Quy điểu đầu thụ, lạc hà chiếu sơn”, nay đặt ngƣợc lại để dùng (Phó Đào viên phỏng lưỡng Phan Tú tài vãn hồi ngẫu thuật, tr.135). 47. Bốn câu trên nói ý chiều trở về. Vì đến thăm ngƣời bạn, bấy giờ vào cửa, bạn mời ngắm trúc, lại mời lên chiếu dùng trà, vì thế về muộn, đến tận chiều. Bốn câu dƣới, câu 5,6 tả buổi chiều, câu kết nói việc đi chậm chạp, kết thúc ở hai chữ “vãn diếu” (ngắm chiều tà), câu 5,6 ý nói vì mải ngắm cảnh chiều nên đến khi quay đầu đã thấy nhà mình rồi, đi chẳng xa nhƣng lòng thì bồi hồi nhƣ thế (Phó Đào viên phỏng lưỡng Phan Tú tài vãn hồi ngẫu thuật, tr.135). 48. Làm vào ngày 17 tháng 9. Do ta và Cai viên đã biết nhau từ lâu, từng đã lấy văn chƣơng chén rƣợu để tỏ niềm vui và chí khí của mình, hẹn cũng đã lâu rồi. Nay Cai viên đã hiển đạt, còn ta vẫn chƣa từng đƣợc làm quan, nhân làm thơ để thể hiện ý đó (Tiên Lữ huyện Tri huyện Nguyễn kí trà tịnh vấn thất ngẫu sự, nhân tiện giản kí nhất luật, tr.138). 49. Hai câu đầu là đầu đề cho hai ý. Hai câu giữa tự nói, nhƣng ý muốn nói về việc mình vẫn còn là anh học trò mặt trắng. Do câu đầu ném ra một chữ khách nên lấy bạn để nói mình. Câu 5, câu 6 là nói chuyện vợ mất, hai câu cuối với 2 câu đầu hai chữ giao tình hồi chiếu lại chữ „cố nhân”; hai chữ “u sầu” kết ý 2 câu 5, 6 Tiên Lữ huyện Tri huyện Nguyễn kí trà tịnh vấn thất ngẫu sự, nhân tiện giản kí nhất luật, tr.139). 50. Câu đầu bài thơ đƣa ra chỉ 1, câu tiếp theo điểm cho đầu đề bài thơ. Câu 3 nói về bừa sạch cỏ; câu 4 nói về gieo các loại hạt rau; câu 5,6 tả cảnh; câu 7, 8 trở xuống là một đoạn kế theo ý trong vƣờn đầy rau xanh; câu 13, 14 lật ý; câu 15,16,17,18 vẫn theo ý nói về vƣờn rau. Câu 19,20 nói việc giúp việc ăn uống hàng ngày, câu kết đảo lại ý ở nơi thôn xóm hẻo lánh. Hai câu cuối ngụ ý của mình để kết thúc bài thơ (Sơ viên sừ sáp bá chư tiểu thái nhân đề, tr.143). 51. Làm ngày 22 tháng Chạp. Chân giẫm phải gai tre, điều trị mất nửa tháng, nhân làm bài thơ (Thương túc, tr. 148). 188 52. Thềm rêu theo ý nói theo chữ „tuyết”, “khói cây” theo cảnh “hửng” (Tình, tr. 150). 53. Thơ Đỗ Phủ có câu: Chẳng mệt khi vịnh ngày hửng, Chuông trống báo ngày mới (Tình, tr. 150). 54. Hai câu này ý tả tình cảm nhân ngày “Nhân nhật” (Nhân nhật, tr.155). 55. Làm thơ vào tháng 9 (Thục xá thư hoài, tr. 157). 56. Làm ngày 11 tháng 10 (Hạ Quỳnh Đôi tân tiến sĩ Văn Đức Giai, tr.160). 57. Trung tuần tháng 10, nhiều ngày mƣa liên tiếp, thóc lúa đã chín nhƣng chƣa kịp gặt, cảm hứng thành thơ. Các bài dƣới đây đều làm tại trƣờng (Khổ vũ, tr.163). 58. Câu này ý oán thán (Khổ vũ, tr.163). 59. Bốn câu sau tự bày tỏ ý nhàn nhã tịch liêu và lấy hai chữ “mong hửng” để kết thúc (Khổ vũ, tr.163). 60. Ngày 12 tháng 10, ta từ Quỳnh Đôi gấp trở về nhà, đi bộ thấy mệt, muốn đi nhanh đến chỗ nghỉ ở núi Di Sơn. Ngày 13 nhân đi đến thôn Trƣờng Sơn hỏi thăm bạn, thì núi Di Lặc sơn đã ở đằng sau lƣng rồi, cho nên cảm hứng làm thơ (Di Sơn ngâm, tr.166). 61. Bài thơ này nói ý nếu không đoái đến nhau là do vật không cùng loại, tuy nhiên, vật vốn dĩ chia bầy, sao thay đổi nỡ phụ nhau. Chiếu theo ý lao khổ ở câu thơ bên trên (Hí vịnh kê mẫu bão áp sồ, tr.168). 62. Bốn câu giữa tả cảnh kiêm tả tình cảm, hai câu kết và câu đầu ý nói chiều tối, sắp vào đêm (Vãn, tr.170). 63. Các bài thơ dƣới đây làm tại quê hƣơng (Kí Giản Ngự sử Vũ Hựu Phủ, tr.178). 64. Bấy giờ khảo khoá ở Hà Nội, mệnh lấy làm đề, nhân đó làm bài thơ phụ vào đây (Nhĩ thuỷ hiểu tình, tr.210). 65. Bấy giờ ta cùng các vị tú tài uống rƣợu, làm thơ, trong lúc men say lời lẽ hoặc có lúc không phải nhƣng các vị đó đều không trách cứ. Về đến nhà bèn làm thơ tạm biệt gửi tặng (Kí biệt Bắc Thành Hồ Khẩu phường Tú tài Úc, An Thái phường Tú tài Hằng, Minh Tảo xã Tú tài Vân, tr.214). 66. Bấy giờ ta ngồi một mình, đêm đã gần tàn, chỉ thấy mây che núi, nửa ẩn nửa hiện, nhƣ chiếc tù và. Ánh trăng chiếu rọi xuống song nƣớc lay động, lúc lên lúc xuống, trông nhƣ viên ngọc nhảy nhót. Thế rồi tức cảnh sinh tình làm thơ (Hiểu vịnh, tr.218). 67. Các bài thơ dƣới đây sáng tác nhân chuyến ra Bắc vào Nam năm 1843, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (Tây Hồ Trấn Vũ quán hành, tr.221). 189 68. Do đƣợc sung làm Cống cử vì thế lên đƣờng tới kinh. Thơ làm ngày 14 tháng 6 (Bái biệt gia miếu, tr.239). 69. Ngày mùng 3, cùng thời gian với các bài trên (Hồng Lĩnh, tr. 253). 70. Dƣới đây là các bài thơ sáng tác nhân dịp đƣợc sung làm Hƣơng cống vào năm Ất Tị (1845) (Đăng trình biệt ấp nhân, tr.260). 71. Khi ta chƣa thi đỗ, lúc đó có tú tài Trƣơng Văn Dụ ngƣời cùng quận nằm mơ thấy ta đi với một ngƣời lên tháp chùa Thiên Mụ (). Lúc đó ta ở tầng ba bèn dùng ngũ ngôn đọc nối tiếp rằng: Ao sâu cá tự nhảy, Tháp cao mây có thang. Cho nên dùng câu 5 là để thể hiện ý đó (Cập đệ hậu thích điện vãn quá Hương Nguyện đình toạ nguyệt lí thư, tr.290). 72. Các bài thơ làm vào tháng Mƣời năm Mậu Thân (1848) ở trƣờng thi Hà Nội (Dạ thâm duyệt quyển giả mị mạn thư, tr.308). 73. Bài thơ trên vịnh ngày rét (Phong vũ, tr.317). 74. Bài thơ trên vịnh ngày nắng (Đông hàn, tr.319). 75. Làm thơ ngày 14 tháng 11. Đến ngày 21 trở về tỉnh nhà (Nông Cống đạo trung, tr.385). 76. Bài thơ này làm lúc tiệc ca hát kết thúc, nhân cảnh bèn nhớ đến ngày xƣa. Câu 1,2 là nói năm nay nhân việc đi tìm sách vở, gặp đúng ngày gần Tết, trọ lại ở lầu nam nhà ông họ Trần. Câu 3 và câu 4 là nói nghe tiếng ca nhịp phách nhè nhẹ, hƣơng hoa thoang thoảng, đó là nói ý theo lệ tuỳ nơi mà cùng vui với ngƣời. Câu 5, câu 6 trở xuống là nói ngƣời đời ngày nay tranh nhau khoe sự phóng khoáng hào mại, cũng tuỳ theo mà ứng tiếp. Còn có câu nhƣ Lầu Tần múa Triệu, chỉ việc xa xƣa, chiều dựa lan can, cảm thấy bồi hồi, ngƣời xƣa cầm đuốc đi chơi đêm, còn ta thì thế nào (Xuân nhật trưng ca hậu thư tặng chủ nhân Trần Tử nhất luật kiêm thị Hoàng Chu Sĩ, tr.399). 77. Nói về chủ (Tàn tạ, tr.404). 78. Nói về mình (Tàn tạ, tr.404). 79. Nói về cảnh (Tàn tạ, tr.404). 80. Hoạ theo bài thơ của Tế tửu Phạm tiên sinh, Huyện nha Đông Triều phụng chép.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tho_chu_han_cao_ba_quat_nhung_diem_moi_ve_noi_dung_v.pdf
  • docThông tin tóm tắt English.doc
  • docThông tin tóm tắt tiếng Việt.doc
  • pdfTomtatAnh.pdf
  • pdfTomtatViet.pdf