Lời mở đầu
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá: “Đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng”. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tr
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xây dựng Hợp Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Như hầu hết các doanh nghiệp khác, Công ty xây dựng Hợp Nhất cũng đanggặp một số khó khăn mặc dù đã tận dụng được công suất máy móc thiết bị cũng như nguồn trí lực, song quá trình thực hiện kế hoạch vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ vai trò to lớn của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Hợp Nhất kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường, em đã chọn đề tài: “tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xây dựng Hợp Nhất"
Tiêu thụ sản phẩm là một mảng rất lớn trong hoạt động nói chung của các doanh nghiệp. Em chưa đủ khả năng để bao quát hết mọi vấn đề về tiêu thụ mà chỉ đưa ra một tình trạng khá phổ biến về tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam thông qua tình hình thực tế tại Công ty
Do giới hạn về thời gian cũng như những kiến thức về thực tế và một số điều kiện khách quan khác, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty xây dựng Hợp Nhất
Trụ sở chính: Xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội
Công ty Hợp Nhất được thành lập từ năm 1995 đến nay với 2 chi nhánh và 1 showroom giới thiệu sản phẩm.
Năm 1995 đương là thời kỳ mở cửa của xã hội, khi đó nhu cầu xây dựng cũng như nhu cầu chung của toàn xã hội có nhiều xu hướng thay đổi theo hướng đi nên.Nắm bắt được nhu cầu chung của xã hội, công ty xây dựng Hợp Nhất được thành lập với nhiều khó khăn và thuận lợi ban đầu.
Công ty Hợp Nhất là đơn vị đi tiên phong về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua gần 10 năm hoạt động, Công ty Hợp Nhất cùng với các thành viên trực thuộc đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m³ các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của đối tác trong và ngoài nước.
Công ty có 24.620 m² đất sản xuất công nghiệp và đất ở, đất công trình công cộng với đầy đủ cơ sở có hệ thống thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp và thi công xây dựng công trình với quy mô lớn.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp.
II.Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhu cầu xã hội và theo đơn đặt hàng của các doanh nghiêp khách hàng bao gồm các sản phẩm:
Sản xuất các sản phẩm bê tông (cột điện, ống nước, cấu kiện, bê tông thương phẩm…), sản xuất vật liệu xậy dựng, kết cấu thép trong xây dựng, sản xuất chế tạo và gia công các mặt hàng cơ khí.
Thi công công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
- Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi.
- Xây dựng lắp đặt các trạm biến thế và đường dây tải điện.
- Xuất khẩu và nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị thi công xây dựng.
- Đầu tư phát triển kinh doanh nhà, vật tư, thiết bị và vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ bê tông nhiệt đới.
- Thiết kế chế tạo thực nghiệm thiết bị chuyên dùng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ bê tông.
- Tư vấn chất lượng các sản phẩm bê tông.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của luật pháp.
- Ngoài việc sản xuất các sản phẩm bê tông là chính Công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và thúc đẩy sự lớn mạnh của Công ty.
- Ngoài các nhiệm vụ nói trên Công ty Xây dựng Hợp Nhất còn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty… Cho đến nay Công ty vẫn hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ trên.
III. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý - sản xuất.
.1. Tổ chức quản lý.
Công tác quản lý là một khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nó thực sự cần thiết và không thể thiếu, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bộ máy quản lý của Công ty đã nhiều lần tinh giảm, đến nay Công ty đã tổ chức một bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả với chế độ quản lý một thủ trưởng. Đứng đầu là Giám đốc-người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của Công ty, 2 Phó Giám đốc, 8 Phòng ban- mỗi Phòng ban có một chức năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ, 2 Chi nhánh tại Quảng Ngãi và Hải Phòng và các phân xưởng trực thuộc được bố trí hợp lý đảm bảo từ khâu đưa vật liệu vào sản xuất đến khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sau đây là cơ cấu tổ chức của Công ty:(sơ đồ kèm theo)
Nguyên tắc hoạt động của công ty dựa theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam, lấy hiệu quả kinh tế làm lợi ích quốc gia làm mục tiêu hoạt động chính vì thế các phòng ban của công ty đều làm viêc có tinh thần trách nhiệm cao và hiệu quả.Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính:
*Phòng dự án và kế hoạch
Đây là phòng có nhiều chức năng nhiệm vụ rất quan trọng như lập và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho các phòng ban chức năng của công ty điều phối sắp xếp, quản lý nguồn lực lao động, lập chiến lược và kế hoạch đầu tư dựa vào báo cáo về nhu cầu thị trường, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
*Phòng tài chính –kế toán
Có nhiệm vụ ghi nhận phản ánh giám sát toàn bộ tình hình hoạt động tài chính của đơn vị.Cung cấp các thông tin khi cần thiết để quản lý có hiệu quả.Theo dõi xuất nhập vật tư, tài sản quản lý điều tiết các nguồn sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả, vay vốn ngân hàng khi được uỷ quyền, thu chi tiền mặt theo yêu cầu và sự cho phép của người có thẩm quyền.Cuối năm phòng lập báo cáo tài chính, đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế, khó khăn trong hoạt động của công ty.....từ đó lập kế hoạch cho năm tới.
*Phòng kinh doanh
Đây là phòng đa chức năng với nhiều nhiệm vụ tích cực trong hoạt động các lĩnh vực về xây dựng.
Giao dịch tìm kiếm các thị trường, tham mưu ký kết các hợp đồng và tổ chức thực hiện các hợp đồng này theo đơn đặt hàng của các khách hàng
Tham gia thực hiện và phối hợp thực hiên các dự án đã lập
*Phòng quản lý chất
Quản lý và kiểm tra các vật tư nhập vào cũng như xuất ra với chất lượng đúng tiêu chuẩn.Có nhiệm vụ phản ánh nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho mặt hàng theo đơn đặt hàng.
2. Tổ chức sản xuất.
Hệ thống tổ chức sản xuất gồm:
+ Xưởng bê tông đúc sẵn chèm: Chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp như: cột điện ly tâm, ống nước ly tâm, panel các loại, cấu kiện cọc, sàn, móng, dầm, dải phân cách và bê tông thương phẩm.
+ Xưởng xây dựng và chống thấm chuyên ngành: Chuyên chống thấm các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng và xây dựng các cơ sở hạ tầng.
+ Xưởng cơ khí vật liệu xây dựng: Chuyên kinh doanh các dịch vụ vật liệu xây dựng, sản xuất các cấu kiện kim loại, khuôn mẫu bằng thép, mở các cửa hàng đại lý.
+ Trung tâm nghiên cứu công nghiệp bê tông nhiệt đới: Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực bê tông nhiệt đới. Thực hiện các dịch vụ khoa và công nghệ về thử nghiệm vật liệu, tư vấn chất lượng sản phẩm bê tông và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực có liên quan.
Như vậy bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty khá hoàn thiện, việc phân công chức năng và các nhiệm vụ quản lý sản xuất được quy định rõ ràng.
Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm: xưởng tạo hình, xưởng cốt thép, xưởng trộn I, xưởng trộn II, xưởng trộn III, xưởng gạch Blook.
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bê tông.
Trộn
Cát,
xi măng, sắt, phụ
gia
Sản xuất tạo hình
bê
tông
Dưỡng hộ,
bảo dưỡng
Tháo dỡ
sp
và hoàn thiện
Nguyên
vật
liệu
KCS
Gia công thép
Nhập kho
Sản phẩm chính của Công ty là bê tông thương phẩm và bê tông đúc sẵn:
* Đối với bê tông thương phẩm: sau khi xi măng, cát, đá, được mua về, được kiểm tra đưa vào từng kho. Cát và đá sẽ được sàng, rửa sạch sau đó được trộn với xi măng và nước theo tỷ lệ nhất định. Bê tông qua kiểm tra sẽ được vận chuyển đến nơi giao hàng.
* Đối với bê tông đúc sẵn: ngoài bê tông thương phẩm đã được trộn sẵn còn cần đến sắt, sắt sau khi mua về qua kiểm tra được nhập kho, sau khi cắt nối được tạo thành tổ hợp khung cốt thép, tiếp đến cốt thép và bê tông thương phẩm được lên khuôn, tĩnh định, dưỡng hộ, tháo khuôn, kiểm tra chất lượng rồi nhập kho và giao hàng.
Do đặc tính của bê tông như tính định hình và tuổi thọ sản phẩm nên mỗi giai đoạn công nghệ cần có một giới hạn về mặt thời gian nhất định như bê tông thương phẩm thời gian vận chuyển tối ưu là 1h, bán kính tối ưu là 20km; đối với bê tông đúc sẵn cần một khoảng thời gian để tĩnh định và dưỡng hộ mới được tháo khuôn…
3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật.
3.1. Thực trạng máy móc thiết bị.
Do yêu cầu của sự phát triển, khoa học công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại. Do vậy Công ty phải không ngừng đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như sản phẩm:
+ Bê tông nhẹ.
+ Bê tông dự ứng lực.
+ Các dạng bê tông đặc biệt khác có thể chống va đập, chống mài mòn.
Thực tế, năng lực thiết bị được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Năng lực thiết bị hiện có.
tt
Tên thiết bị
SL
Nước SX
Công suất
1
Trạm trộn bê tông C1
1
Pháp-ViệtNam
45m³/h
2
Trạm trộn bê tông C2
1
Việt Nam
45m³/h
3
Trạm trộn bê tông C3
1
Trung Quốc
20m³/h
4
Trạm trộn di động ORU-LINTEC
1
Singapor
60m³/h
5
Trạm trộn bê tông BM-60
1
Việt Nam
60m³/h
7
Xe trộn VC bê tông KAMAZ
4
Liên Xô
4m³/h
8
Xe trộn VC bê tông Hyundai
6
Hàn quốc
6m³/h
9
Xe trộn VC bê tông Ssangyong
6
Hàn quốc
6m³/h
10
Xe bơm cần
1
Nhật
100m³/h
11
Xe bơm cần
1
Nhật
60m³/h
12
Dây chuyền ly tâm sản xuất cột điện số I
1
Việt Nam
60m³/h
13
Dây chuyền ly tâm sản xuất cột điện dự ứng lực số III
1
Việt Nam
60m³/h
14
Dây chuyền ly tâm sản xuất ống nước
1
Việt Nam
60m³/h
15
Dây chuyền ly tâm sản xuất ống nước
1
Việt Nam
60m³/h
16
Dây chuyền sản xuất ống nước cao áp
1
Pháp
ONCAf400-f1000
17
Dây chuyền sản xuất cột điện & cọc móng ly tâm
1
Hàn quốc
Cột, cọc
4-20m
18
Dây chuyền ly tâm sản xuất ống thoát nước
1
Việt Nam
áp lực sử dụng 6 bar
19
Dây chuyền sản xuất các loại panel dân dụng
1
Việt Nam
-
20
Dây chuyền sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn
1
Việt Nam
-
Ngoài ra còn có các thiết bị chính sản xuất bê tông sau:
- Hai dây chuyền sản xuất ống thoát nước chịu cấp tải lớn nhất H30, XB80 tấn.
- Các loại thiết bị nâng (từ 3-15 tấn): 25 chiếc.
- Một xưởng cơ khí nhiều thiết bị chuyên dùng phục vụ sửa chữa thiết bị của Công ty và chế tạo các thiết bị sản xuất bê tông.
- Hai trạm biến áp: 400-630 KVA.
- Bốn máy phát điện di động công suất từ 10-240 KVA.
- Bảy nồi trộn bê tông dung tích từ 80-320 l.
Hai giếng khoan công suất 70-160m³/h.
Nhờ thực hiện đổi mới kỹ thuật, công nghệ đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất, Công ty đã trải qua các bước thăng trầm đến nay vẫn giữ được vai trò đầu ngành sản xuất bê tông trên thị trường miền Bắc và miền Trung và là đơn vị làm ăn có hiệu quả.
3.2 .Đặc điểm nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Đó không phải là vấn đề quá phức tạp song lại đòi hỏi phải cung ứng kịp thời, đủ, đúng chủng loại để đảm bảo cho chất lượng bê tông. Trong quá trình sản xuất để tăng năng suất, tăng hiệu quả thì chúng ta phải giảm thiểu chi phí phấn đấu hạ giá thành. Chính vì vậy các đợt cung ứng nguyên vật liệu đều phải thông qua hợp đồng kinh tế để biết được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm… từ đó trao đổi về phương thức thanh toán, có thể thanh toán trọn gói hoặc theo tiến độ hợp đồng. Chủng loại nguyên vật liệu chính của Công ty gồm cát, đá, xi măng và sắt. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là nhiệm vụ của xí nghiệp kinh doanh vật tư và dịch vụ, đơn mua nguyên vật liệu căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và lệnh của Giám đốc.
Công nghệ sản xuất bê tông đòi hỏi rất chặt chẽ về loại nguyên vật liệu, mặt khác bê tông cốt thép là một loại vật liệu hỗn hợp, chủng loại nguyên vật liệu trên thị trường rất đa dạng và phong phú chính vì vậy việc tìm nguồn mua cũng rất quan trọng.
Nguồn cung cấp vật tư cho sản xuất bê tông:
+ Xi măng:
- Nhà máy xi măng Chifon - Hải Phòng: được ký với các đại lý hoặc với Công ty vận tải thuỷ I.
- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch - Hải Dương.
- Nhà máy xi măng Bỉm Sơn - Thanh Hoá.
- Nhà máy xi măng Bút Sơn - Ninh Bình, mua chủng loại mặt hàng sau:
PCB 30 ở dạng bao.
PCB 40 ở dạng rời.
- Nhà máy xi măng Hoàng Mai: cung ứng theo phương thức bên bán mang đến theo hợp đồng.
+ Đá: - Lương Sơn - Hoà Bình.
- Thống Nhất - Hưng Yên.
- Thuỷ Nguyên - Hải Phòng…
+ Cát: - Việt Trì - Vĩnh Phúc.
+ Thép: - Công ty thép Thái Nguyên.
- Liên doanh VSC - POSCO.
- Liên doanh VINAUSTELL.
+ Sắt, thép: do doanh nghiệp tự khai thác đầu vào hoặc do đơn vị đặt hàng yêu cầu.
Cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm và coi trọng, cùng đó là hiệu quả, giá thành sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn một nửa. Do đó việc giảm chi phí nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt sản phẩm bê tông, sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ các nguyên vật liệu như: Cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép, phụ gia. Tuy nhiên các sản phẩm bê tông các loại thì không thể giảm chi phí nguyên vật liệu dưới mức thông số kỹ thuật cho phép hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu, khi đó sản phẩm sẽ kém chất lượng, không thể tiêu thụ được. Thay vào đó, để giảm chi phí thì chỉ thực hiện bằng cách tiết kiệm tối đa hao hụt và lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản. Để tiết kiệm nguyên vật liệu hao hụt doanh nghiệp cần phải:
Tổ chức kiểm tra chặt chẽ công tác bảo quản nguyên vật liệu, cân đong theo công thức kỹ thuật.
Tổ chức sản xuất theo một dây chuyền khép kín đồng bộ.
Nâng cao công tác thăm dò và kiểm tra nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ sản xuất.
Quy định định mức hao phí nguyên vật liệu cho phép…
Phần 2. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty
I.Tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Là một trong những đơn vị tiên phong về cung cấp các sản phẩm bê tông, qua gần 10 năm hoạt động, Công ty Hợp Nhất đã và đang cung cấp hàng trăm ngàn m3 bê tông các loại cho các công trình như: các khu đô thị mới( Linh Đàm, Láng Hoà Lạc...), khu trung tâm thương mại của các thị xã, cho ngươi tiêu dùng xây dựng nhà cửa......
Sản phẩm chính của Công ty là các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm xây lắp, ngoài ra còn các sản phẩm hàng hoá khác như: kinh doanh nhà, giá trị kinh doanh khác…
Trong giới hạn đề tài, em xin được chú trọng và đề cập sâu đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như: cột điện, ống nước, cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm…
1. Cơ cấu mặt hàng và tính năng sử dụng.
1.1: Cơ cấu mặt hàng
+ Bê tông thương phẩm: là sản phẩm sau khi trộn xi măng, cát, đá và nước theo tỉ lệ nhất định. Nếu công trình ở xa ta có thể trộn khô, trước khi đến chân công trình thì mới trộn thêm nước để hoàn thành sản phẩm, tuy nhiên chất lượng không đảm bảo bằng bê tông tươi. Bê tông thương phẩm thời gian vận chuyển tối ưu 1h, nếu có thêm phụ gia khoa học mới chỉ kéo dài thời gian sử dụng tối đa 3h, bán kính vận chuyển tối ưu là 20km, chính vì cự ly vận chuyển ngắn nên bê tông thương phẩm chủ yếu tiêu thụ ở khu vực Hà Nội (chiếm khoảng 60% khối lượng đầu ra, khoảng 60% giá trị sản xuất hàng hoá), tuy nhiên lợi nhuận thấp. Hiện nay bê tông thương phẩm đang ở đỉnh của sự thịnh vượng.
+ Cột điện: cột điện là sản phẩm truyền thống và lâu đời nhất của Công ty. Hiện nay nhu cầu trên thị trường đang bão hoà và theo dự kiến dự án năng lượng nông thôn, ta có thể tiêu thụ sản phẩm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
+ Cọc móng: sản phẩm nặng, cồng kềnh và thường được sử dụng ở các công trình lớn như sân bay, bến cảng, kè kênh mương… chủ yếu được tiêu thụ ở Hà Nội.
+ống nước ly tâm: nặng, cồng kềnh vì vậy phạm vi tiêu thụ gần, nếu tiêu thụ ở xa thì chi phí rất lớn.
+ Gạch nhẹ, bê tông nhẹ: đặc điểm là giảm tải trọng, cách âm cách nhiệt tốt so với gạch thông thường, đây chính là sản phẩm gối đầu cho tương lai và theo nhu cầu thị trường hiện nay.
Trên đây là các sản phẩm công nghiệp chính của Công ty, ngoài ra còn có một số hàng hoá khác như: dải phân cách, chất phụ gia, vận chuyển hàng hoá…
1.2. Tính năng sử dụng.
1.2.1.Ưu điểm.
- Tính toàn khối: sản phẩm có thể tạo hình theo ý muốn, bê tông đúc sẵn là một khối vững chắc có thể chịu đựng được dưới sự tác động của lực rất lớn. Tính chất này có ý nghĩa quan trọng đối với những vùng có động đất, thời tiết khắc nghiệt… Ngoài ra bê tông cốt thép còn có khả năng ngăn được chất phóng xạ, đặc điểm này giúp bê tông được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tính bền lâu, giá thành bảo quản thấp: bê tông có độ bền đặc biệt, kết cấu cốt thép có thể phục vụ trong thời gian dài không hạn định (khoảng trăm năm) mà khả năng chịu lực không giảm thấp, chi phí về sử dụng và bảo quản thấp vì ít hư hỏng.
- Tính chống lửa trong phạm vi cháy 2h: đặc trưng tính chống lửa của bê tông cốt thép là khi có nhiệt độ bên ngoài vào khoảng 10000C, nếu lớp bê tông bảo vệ dày 2,5 cm thì sau 1h nó chỉ bị nung nóng đến khoảng 5000C.
1.2.2. Nhược điểm.
+ Trọng lượng bản thân lớn, quá trình thao tác nặng nhọc.
+ Bê tông có hệ số truyền âm, truyền nhiệt cao nên cần chi phí lớn để sử lý cách âm, cách nhiệt.
2.Phân đoạn thị trường tiêu thụ
Trước đây, hình thức tiêu thụ của Công ty là theo hình thức địa chỉ, kế hoạch với giá bao cấp, thấp hơn so với giá thực tế sản xuất. Vì vậy, hoạt động của Công ty là không mang lại hiệu quả.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, khách hàng là người quyết định, là khâu trung tâm mà mọi hoạt động của Công ty phải hướng vào. Do vậy mà Công ty đã nhanh chóng thay đổi phương thức giao dịch, mua bán, thanh toán xoá bỏ sự phiền hà đối với khách hàng, cung cấp sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Phương thức mua hàng chủ yếu là thông qua hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trường.
Phương thức thanh toán bằng tiền, séc, chuyển khoản...
Xuất phát từ đặc điểm của các sản phẩm bê tông là nặng, cồng kềnh, nên chi phí vận chuyển cao, việc di chuyển đi xa không có lợi (sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng lên cao). Do vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là trong nước mà tập trung ở khu vực thị trường miền Bắc và miền Trung. Trong đó, thị trường miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty, sản phẩm của Công ty đã dần quen thuộc với người dân miền Bắc đặc biệt là khu vực Hà Nội và vùng lân cận. Các loại sản phẩm của Công ty đều đã có mặt trên thị trường này.
Ngoài ra các tỉnh phía Bắc như: TP Hải Phòng, Hải Dương, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tây, Quảng Ninh.Khu vực thị trường miền Trung như: Quảng Nam - Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình…
Nguyên nhân của sự khác biệt về khả năng chiếm lĩnh thị trường ở các khu vực trên của Công ty đó là sự xa cách về mặt địa lý, yếu tố cạnh tranh, và quan trọng hơn cả là các yêu cầu về kỹ thuật đối với sản phẩm bê tông các loại, sự chiếm lĩnh thị trường của Công ty sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Với ý nghĩa, kết quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, ý thức được vấn đề này Ban Lãnh đạo, cùng tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã tích cực hăng say lao động sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, sắp xếp lại tổ chức lao động, khai thác các tiềm năng vốn có của mình như: lao động, vật tư, vốn… Không ngừng phấn đấu vươn lên đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy ta thấy Công ty luôn tăng trưởng cả về doanh thu và giá trị sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là những năm gần đây, Công ty không ngừng thúc đẩy tiêu thụ bằng việc tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới, đổi mới và mở rộng mặt hàng sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm như: cột điện ly tâm, ống nước ly tâm, cọc tròn ly tâm bê tông thương phẩm, gạch nhẹ, dầu bôi trơn, các sản phẩm cơ khí… Nhờ đó mà Công ty đã thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giá trị sản lượng và doanh thu tăng lên qua các năm, uy tín ngày một nâng cao.
Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện năm 2000 quy mô tăng 4.359 trđ tức tốc độ tăng trưởng là 13% so với năm 1999; năm 2001 tăng 8.004 trđ so với năm 2000 tốc độ tăng khoảng 23%; năm 2002 tăng10.903 trđ tức tốc độ tăng 17% so với năm 2001 và dự kiến kế hoạch giá trị sản xuất kinh doanh năm 2003 đạt 47.000 trđ.
.
4. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty
ở Công ty Hợp Nhất, đơn vị khối lượng sản phẩm của bê tông thương phẩm là m3 còn với sản phẩm bê tông: cột điện, ống nước, cấu kiện… khi tiêu thụ đơn vị tính không phải là m3 mà là cột, ống, tấm, mét… Tuy nhiên để dễ tổng hợp tính toán và so sánh kết quả tiêu thụ sản phẩm cũng như công tác lập kế hoạch, căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, tất cả các sản phẩm bê tông đều qui về đơn vị“m3”. Có điều đáng chú ý ở đây là giá thành cho 1m3 bê tông cấu kiện thường lớn hơn rất nhiều so với bê tông thương phẩm.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta là khá cao, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về chủng loại vật liệu xây dựng nói chung và các sản phẩm bê tông nói riêng trên thị trường.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung cũng như sản xuất bê tông nói riêng, thì vấn đề sống còn hiện nay không chỉ là lo chạy vật tư, nguyên vật liệu như trước đây, mà chính là khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình. Cũng như bao Công ty khác, Công ty Xây dựng Hợp Nhất đã và đang phấn đấu hết sức mình nhằm không ngừng củng cố và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình, chính vì thế mà sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ rất tốt thể hiện ở bảng sau:
Bảng1: Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm.
Chỉ tiêu
Khối lượng tiêu thụ (m3)
So sánh(%)
1999
(1)
2000
(2)
2001
(3)
2002
(4)
KH 2003
(5)
2/1
3/2
4/3
5/4
Tổng khối lượng tiêu thụ
52.625
63.507
67.026
76.604
94.390
121
105
114
123
1. Cột điện
4.247
5.048
4.841
3.775
5.550
119
96
78
147
2. ống nước
3.798
5.007
2.575
4.724
9.130
130
51
183
193
3. Panel
.540
76
6
0
0
14
8
0
-
4. Cấu kiện
3.687
3.436
8.971
8.122
9.420
93
261
90
116
5. Bê tông thương phẩm
40.353
49.940
50.633
59.983
70.290
123
101
118
117
Bảng kết quả tiêu thụ theo sản phẩm bên trên của Công ty cho ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty biến động rất rõ trong 3 năm trở lại đây. Các chỉ tiêu biến động liên tục, tình hình cụ thể như sau:
Tổng khối lượng bê tông tiêu thụ các loại năm 2000 so với năm1999 tăng 21% .Đến năm 2001 chỉ còn là 5% và đến năm 2002 là 14% .Sản phẩm cột điện năm 2000 tăng so với năm 1999 là 19% tương ứng với số tuyệt đối là 801 m3, đến năm 2001 và năm 2002 sản lượng tiêu thụ giảm 0,4% và 22% là do nhu cầu cột điện đã bão hoà, xu thế hiện nay là lắp cáp ngầm thay thế cột điện ly tâm bởi lắp cáp ngầm có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ an toàn cao, không bị ảnh hưởng bởi thiên tai… Đối với ống nước, năm 2001 giảm 49% tức giảm khoảng 2.432 m3 so với năm 2000 và đến năm 2002 lại tăng trở lại, tăng 83% tức khoảng 2.149 m3. Cấu kiện có xu hướng tăng rõ rệt cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Sản phẩm bê tông thương phẩm vào năm 2000 tăng 23% so với năm 1999 tương ứng với số tuyệt đối là 9.587 m3. Nếu như năm 2000 nhu cầu tiêu dùng tăng vọt thì đến năm 2001 có xu hướng chững lại mức tăng chỉ có 1%, và đến năm 2002 tốc độ tăng trưởng lại đạt 18% tương ứng 9.350 m3 và kế hoạch năm 2003 tốc độ tiêu thụ tăng 17%.
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình tiêu thụ của Công ty là khả quan, có chiều hướng đi lên đặc biệt là sản phẩm cấu kiện và bê tông thương phẩm.
4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý.
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý.
Thị trường
Khối lượng tiêu thụ (m3)
Tỷ trọng (%)
1999
2000
2001
2002
1999
2000
2001
2002
1. Khu vực Hà Nội và vùng lân cận
38.909
42.588
45.143
52.283
71,23
67,06
67,35
68,25
2. Các tỉnh miền Bắc
14.301
18.112
18.646
20.476
26,18
28,52
27,82
26,73
3. Các tỉnh miền Trung
1.415
2.807
3.237
3.845
2,59
4,42
4,83
5,02
Tổng khối lượng tiêu thụ
54.625
63.507
67.026
76.604
100
100
100
100
Qua bảng trên ta thấy: phần lớn khối lượng sản phẩm được tiêu thụ chính tại địa bàn Hà Nội và vùng lân cận, thường chiếm tới 70% khối lượng sản phẩm tiêu thụ của cả Công ty.
Thị trường miền Bắc và miền Trung chiếm tỷ trọng thấp khoảng 30% khối lượng tiêu thụ toàn Công ty, song hai thị trường này hứa hẹn nhiều triển vọng đối với Công ty. ở đây có 2 lý do chính dẫn tới thị phần thị trường ở hai khu vực này còn thấp là: đặc tính sản phẩm bê tông không vận chuyển đi xa được do đòi hỏi các điều kiện về kỹ thuật, mặt khác việc thúc đẩy tiêu thụ bằng việc phát triển thị trường về các thị trường xa thì việc vận chuyển sản phẩm là khó khăn, chi phí vận chuyển lớn.
Qua đó ta xác định việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ngay trên thị trường truyền thống, đây là hướng chủ yếu của Công ty.
Phát triển thị trường mới vào các vùng như các tỉnh phía Bắc, miền Trung nơi mà đang dần hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất và đang trong quá trình đô thị hoá (đây chính là thị trường tiềm năng).
Khu vực miền Bắc cùng hoà mình xu thế đô thị hoá nhanh chóng của cả nước, nhu cầu về sản phẩm bê tông do đó tăng lên. Doanh số ở khu vực này tăng lên qua các năm và thường chiếm tỷ trọng khoảng 15-20%.
Riêng khu vực miền Trung sẽ là một khu vực đầy tiềm năng nếu Công ty tìm được các biện pháp giảm tối đa chi phí vận chuyển.Hơn nữa, khu vực miền Trung đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian gần đây để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đồng đều trên phạm vi cả nước. Đây chính là cơ hội cho các Công ty sản xuất bê tông đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Các dự án mà Công ty đang tham gia cung cấp sản phẩm, tham gia thi công như: nâng cấp hệ thống cấp thoát nước Thành phố Vinh và thị xã Hà tĩnh, Khu Công nghiệp Dung quất… ngoài ra Công ty đang tham gia cung cấp sản phẩm cho các dự án sửa chữa và nâng cấp hệ thống thoát nước 6 tỉnh miền Bắc, cung cấp cột điện cho Công ty điện lực 1, Điện lực Hà Nội.
Qua đó có thể đánh giá như sau:
Thị trường miền Bắc là thị trường thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, là thị trường mà Công ty đặt nền móng rất vững chắc, được sự tín nhiệm cao. Mặt khác đây là thị phần gần, chi phí vận chuyển, tiếp cận, thanh toán thuận lợi, nên Công ty cần có chính sách quan tâm đặc biệt nhằm không ngừng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này.
Bên cạnh đó thị trường miền Trung và các tỉnh phía Bắc cũng đang hứa hẹn một tiềm năng lớn cho Công ty trong thời gian tới điều này đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình.
4.2. Cơ cấu các yếu tố trong giá bán sản phẩm.
Là một Công ty kinh doanh sản phẩm bê tông và xây dựng, khâu nghiên cứu giá cả là một khâu không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh của Công ty, nó ảnh hưởng đến cả hoạt động tiêu thụ cũng như lợi nhuận của Công ty. Nếu định giá bán cao thì sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, ngược lại nếu định giá bán quá thấp thì Công ty sẽ bị thua lỗ, có thể đi đến phá sản. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra với Công ty trong việc định giá làm sao vừa thu hút được nhiều khách hàng vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
Hiện nay giá cả của sản phẩm của Công ty như sau: *Giá bán = Giá thành toàn bộ +Thuế doanh nghiệp + Lợi nhuận mong muốn
*Giá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + Chi phí gián tiếp
Trong giá thành công xưởng gồm giá trị nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, cát, đá sỏi, phụ gia, giá điện nước cho sinh hoạt của công nhân, ngoài ra còn có lương cho công nhân, khấu hao máy móc...
Trong chi phí gián tiếp gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển...
Trong điều kiện cạnh trnh gay gắt hiện nay, giá cả là một vũ khí cạnh tranh để Công ty duy trì và phát triển thị phần của mình. Ta quan sát cơ cấu giá sau:
Bảng 3 : Cơ cấu giá bán Cột điện, ống nước năm 2002.
Đvt: 1000đ/m3.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Tỷ trọng (%)
Cột điện
ống nước
Cột điện
ống nước
1. Giá bán
4.080
1.264
100
100
2. Giá thành công xưởng
3.721
1.158
91,2
91,9
3. Chi phí gián tiếp
306
95
7,5
7,5
4. Lợi nhuận
53
11
1,3
0,9
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng lợi nhuận/ doanh thu thấp, cột điện 1,3%, ống nước 0,9%, trong khi đó giá thành công xưởng chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% giá bán làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán sản phẩm.
Theo ý kiến của khách hàng, chất lượng sản phẩm của Công ty tốt, tuy nhiên giá bán khá cao làm giảm tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý nguyên vật liệu, sử dụng hợp lý nhân công... phấn đấu hạ giá thành công xưởng để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ phẩm.
Như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty áp dụng hình thức giảm giá đối với khách hàng tiêu thụ khối lượng lớn, khách hàng truyền thống giúp Công ty đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra tuỳ vào thị trường tiêu thụ Công ty tăng giá bán khi nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên.
Qua đó, việc tăng (giảm) giá bán sản phẩm của Công ty là hợp lý, thể hiện sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác tiêu thụ của Công ty, góp phần nâng cao do._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32575.doc