Luận án Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội hiện nay

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ QUANG HUY TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI, 2018 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ QUANG HUY TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNH CHÍNH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Vũ Đức Đán 2. TS. Vũ Văn Thái HÀ NỘI, 2018 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 6. Những đóng góp mới của đề tài 7. Cấu trúc của Luận án PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan về tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước 1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Những giá trị để luận án có thể tiếp thu 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được nghiên cứu Tiểu kết Chương 1 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG 2.1 Một số khái niệm về hệ thống hành chính và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước 2.1.1 Khái niệm về hành chính và hành chính nhà nước 2.1.2 Khái niệm hệ thống hành chính nhà nước 2.1.3 Khái niệm tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.2. Chức năng, đặc điểm, hình thức và mối quan hệ của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.2.1 Vị trí, vai trò tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.2.2 Chức năng của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.2.3 Đặc điểm, hình thức của hệ thống hành chính địa phương 2.2.4 Mối quan hệ của hệ thống hành chính Nhà nước ở địa phương Trang 1 3 4 5 6 8 9 10 10 10 16 28 28 29 30 31 31 33 36 41 41 41 42 43 46 4 2.2.5 Đơn vị hành chính lãnh thổ ở địa phương 2.3 Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.3.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương 2.3.2 Cơ sở thực tiễn tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.3.3 Các yếu tố cấu thành tổ chức hệ thống hành chính nhà nước địa phương ở nước ta 2.4 Tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và nông thôn 2.4.1 Đơn vị hành chính ở địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn 2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và nông thôn 2.4.3 Phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong hệ thống hành chính 2.5 Một số tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.6 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước 2.6.1 Một số mô hình tổ chức hệ thống hành chính ở địa phương 2.6.2 Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam từ mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước Tiểu kết Chương 2 Chương 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Đặc điểm và tác động của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội hiện nay 3.1.2. Đặc điểm tổ chức đơn vị hành chính của Hà Nội 3.1.3 Quản lý kinh tế-xã hội có sự khác biệt giữa địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn 3.1.4 Một số căn cứ tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.1.5 Một số nhận xét về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tới tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.2 Thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội hiện nay 3.2.1 Tổ chức cơ quan trong hệ thống hành chính của Hà Nội 3.2.2 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố 3.2.3 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở đô thị 3.2.4 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện 3.2.5 Thực trạng tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hà Nội hiện nay 51 51 54 55 60 60 69 67 71 74 74 77 78 80 80 80 82 88 91 96 97 97 101 108 110 114 114 117 5 3.2.6 Khái quát mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước Thành phố Hà Nội 3.3 Phương thức hoạt động và phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính của Hà Nội hiện nay 3.3.1 Phương thức hoạt động trong hệ thống hành chính của Hà Nội 3.3.2 Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ở Hà Nội hiện nay 3.4 Đánh giá chung về tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.4.1 Một số ưu điểm về tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.4.2 Một số nhược điểm trong tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 3.4.3 Một số nguyên nhân của nhược điểm 3.4.4 Tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với phát triển Thủ đô Tiểu kết Chương 3 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH CỦA HÀ NỘI HIỆN NAY 4.1Quan điểm,phương hướng hoàn thiện hệ thống hành chính của Hà Nội 4.1.1 Về quan điểm 4.1.2 Phương hướng chung hoàn thiện hệ thống hành chính 4.2. Một số định hướng về hoàn thiện hệ thống hành chính của Hà Nội 4.2.1 Tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị của Hà Nội 4.2.2 Về mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội 4.2.3 Tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp thành phố và cấp huyện. 4.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp lý 4.4 Giải pháp tổ chức hệ thống hành chính ở địa bàn đô thị và nông thôn 4.4.1 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 4.4.2 Mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội trong thời gian 4.5 Giải pháp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND 4.5.1 Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong các sở, ngành 4.5.2 Tổ chưc cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội 4.5.3 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở đô thị 4.5.4 Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở các huyện 4.6 Giải pháp tinh giản hệ thống đơn vị sự nghiệp công và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố 4.7 Giải pháp phân cấp quản lý và tổ chức hệ thống hành chính 4.8 Khái quát mô hình hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội sau hoàn thiện Tiểu kết Chương 4 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ 118 118 119 121 121 122 126 128 128 130 130 130 133 136 136 137 139 141 143 143 148 149 149 150 151 152 153 154 155 156 158 6 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ CB Cán bộ CC Công chức CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CQCM Cơ quan chuyên môn CP Chính phủ GS Giáo sư HĐND Hội đồng nhân dân NCKH Nghiên cứu khoa học NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định QH Quốc hội Th.S Thạc sĩ TS Tiến sĩ VC Viên chức 7 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng Nội dung tiêu đề Trang Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện và xã qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội 85 Bảng 3.2 Diện tích và dân số giữa khu vực ngoại thành và nội thành Hà Nội 86 Bảng 3.3 Tổng hợp các phuuwòng không đạt tiêu chí về diện tích tự nhiên và dân số của quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm 87 Bảng 3.4 Tổng hợp cơ cấu các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, của Thành phố Hà Nội 106 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp số lượng cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội 114 Bảng 3.6 Số lượng cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện 115 Bảng 3.7 Bảng tổng hợp số lượng viên chức các cấp của Thành phố Hà Nội 117 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ quan hành chính nhà nước là loại hình cơ quan đặc biệt, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt độngtheo quy định của pháp luật; cơ quan hành chính nhà nước được Nhà nước trao quyền lực để quản lý xã hội, phục vụ nhân dân và xã hội hay còn gọi là quyền lực công để thực thi nhiệm vụ công, quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển trong phạm vi từng địa phương và quốc gia. Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống hành chính nhà nước theo trật tự và dựa trên những nguyên tắc nhất định; mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia. Hệ thống hành chính nhà nước được tổ chức theo hệ thống từ trung ương tới địa phương, vận hành theo thể chế của quốc gia đó; tạo nên thể thống nhất, thông suốt của nền hành chính ở mỗi quốc gia; đồng thời không ngừng được kiện toàn, phát triển cùng với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan thộc Chính phủ. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc [46]; bộ, cơ quan nganh bộ được phân nhóm theo chức năng của chính phủ, là yếu tố cơ bản, quan trọng tạo nên cơ cấu tổ chức của hành chính nhà nước ở trung ương. Các bộ với chức năng quản lý nhà nước theo ngành hoặc lĩnh vực được phân công, quản lý mọi hoạt động của các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết của Chính phủ. Các lĩnh vực tiếp tục được tập trung triển khai thực hiện đó là: Cải cách về thể chế; tổ chức bộ máy hành chính; cán bộ, công chức và tài chính công; trong đó cải cách về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương đã được xác định: Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, 9 quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận. Hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức theo cấp chính quyền ở các đơn vị hành chính lãnh thổ, trong phạm vi của tỉnh, thành phố. Đồng thời để chỉ một thực thể hoạt động quản lý các vấn đề trên một địa phương nhất định; có thể là những thực thể quản lý chung các vấn đề ở địa phương như Ủy ban nhân dân ở Việt Nam, cũng có thể để chỉ quản lý một vấn đề cụ thể như quận trường học ở Mỹ, chỉ chăm lo đến giáo dục cơ sở. Hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương có ý nghĩa quan trọng trong nền hành chính quốc gia; một mặt, đảm bảo trong tổng thể chung của quản lý nhà nước trên phạm vi quốc gia phải được thực thi thống nhất; nhưng mặt khác, nhiều vấn đề quản lý, lợi ích của địa phương mà nhà nước chưa thể quan tâm hoặc không thể quản lý hết được như: vấn đề nước sạch, chiếu sáng đô thị, rác thải, trật tự, an ninh xã hội trên địa bàn là vấn đề của địa phương, do địa phương giải quyết nhằm đảm bảo đời sống xã hội của địa phương và phát triển của xã hội nói chung trong quốc gia đó. Thành phố Hà Nội, từ khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đến nay, hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố đang bộc lộ những bất cập, tồn tại, yếu điểm nhất định; hệ thống hành chính được tổ chức theo mô hình nhiều tầng nấc, mô hình tổ chức chung cho cả địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn, trong khi tính chất quản lý đòi hỏi khác nhau ở hai địa trong cùng thành phố. Hà Nội với vai trò là Thủ đô của cả nước, là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, đô thị loại đặc biệt; đồng thời cũng là đô thị lớn về lãnh thổ và dân cư; trong xu hướng chung về cải cách hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương, cũng như hoàn thành vai trò, vị trí của Thủ đô với cả nước, đang đặt ra cho hệ thống hành chính 10 nhà nước của Hà Nội cần phải có sự sắp xếp, thay đổi nhất định để thích ứng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý các mặt đời sống kinh tế-xã hội và phát triển Thủ đô trở thành động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện, sắp xếp hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay là cần thiết, trên cơ sở nghiªn cøu ®Çy ®ñ c¸c luËn cø khoa häc v thực tiễn; cùng với việc tham khảo c¸c m« h×nh ®· thµnh công ở một số thành phố, thủ đô các nước trong khu vực ®Ó đề xuất tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nh nước của H Nội phù hợp với tính đặc thù, đặc biệt của Thủ đô là phï hîp víi yªu cÇu vµ ®ßi hái cña phát triển kinh tÕ-x· héi của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Do vËy, viÖc nghiªn cøu, đề xuất sắp xếp v tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiÖn nay lµ cÇn thiÕt vµ trë thµnh yªu cÇu cÊp thiÕt trong c¶i c¸ch vÒ tæ chøc bé m¸y hµnh chÝnh nhà nước của Hà Nội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố nói riêng và tiÕn tr×nh c¶i c¸ch hµnh chÝnh nhµ nưíc ở các địa phương nói chung của ViÖt Nam trong giai đoạn hiÖn nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên c¬ së khoa häc và thực tiễn, kết quả nghiªn cøu đạt được cña ®Ò tµi, luËn ¸n nh»m ®¹t được c¸c môc tiªu sau: 1. Đóng góp bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước nói chung và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 2. Đánh giá thực trạng, nhằm đưa ra những ưu điểm, hạn chế trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. 3.Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội phù hợp với tính đặc thù, tính đặc biệt và yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội hiện nay; trong đó cần sắp xếp, tổ chức mô hình hệ thống hành chính nhà nước phù hợp ở địa bàn đô thị (các quận, thị 11 xã) và địa bàn nông thôn (các huyện), nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, luận án cần tập trung các nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu lý thuyết về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. 2. Nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước của Thành phố Hà Nội hiÖn nay, bao gồm tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố, ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện); các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện; mối quan hệ giữa các các cơ quan này trong hệ thống; một số yếu tố chủ yếu tác động tới tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội; tình hình phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế,xã hội giữa thành phố và cấp huyện ở Hà Nội hiện nay. 3. Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống hành chính của Thành phố Hà Nội; cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Thành phố, phù hợp đặc điểm, nhu cầu phát triển ở địa bàn đô thị khác với địa bàn nông thôn; các giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống hành chính nhà nước và tăng cường phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án, do hệ thống hành chính nhà nước ở Hà Nội là nội dung có phạm vi rộng, được tổ chức ở nhiều cấp, hoạt động và mối quan hệ được điều chỉnh bới nhiều văn bản quy phạm luật, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mô hình tổ chức hệ thống là chủ yếu, do vậy đối tượng nghiên cứu là: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. 3.2 Ph¹m vi nghiªn cøu 12 Về nội dung: Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có các cơ quan hành chính nhà nước của trung ương, cơ quan của trung ương đóng trên địa bàn được quản lý theo ngành dọc và các cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội; do vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội. Hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội được tổ chức theo đơn vị hành chính của Thành phố, do số lượng đơn vị hành chính của Thành phố với số lượng lớn, 30 đơn vị cấp huyện (quận, huyện, thị xã), 584 đơn vị cấp xã (xã, phường, trị trấn); do vậy đối với cấp xã đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu như: Vị trí, vai trò, số lượng cơ quan hành chính cấp xã tương ứng với đơn vị hành chính; cơ cấu cán bộ, công chức và một số nội dung liên quan. Về thời gian: Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay được hình thành, thay đổi, hoàn thiện và phát triển qua nghiều giai đoạn; từ tháng 10 năm 2008 địa giới hành chính Thành phố được mở rộng làm thay đổi căn bản về quy mô, tính chất quản lý của hệ thống hành chính; do vậy, về thời gian đề tài tập trung nghiên cứu từ sau năm 2008 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp lý luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng: Nhằm tập trung phân tích quan hệ biện chứng, kế thừa lịch sử; mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm quản lý, tính đặc thù, đặc biệt của Thủ đô với thực trạng tổ chức hệ thống hành chính của Thành phố Hà Nội ở Chương hai và Chương ba. 2. Phương ph¸p thèng kª, ph©n tÝch; phân tích hệ thống: Nhằm làm rõ những đặc trưng, đặc điểm quản lý kinh tế, xã hội; phân tích hệ thống để đưa ra các nhận xét, đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội ở Chương ba làm cơ sở cho đề xuất hoàn thiện ở Chương bốn. 3. Phương ph¸p chuyªn gia, phỏng vấn sâu: Trên cơ sở ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giúp cho việc đánh giá thực trạng, xác định những ưu điểm, nhược điểm trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và các quận, huyện ở Chương ba làm cơ sở cho đề xuất mô hình và các giải pháp tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, cơ cấu các cơ quan 13 chuyên môn ở Chương bốn. Nội dung phỏng vấn được thiết kế sẵn và thống nhất khi phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý. 4. Phương pháp so sánh: Nhằm làm rõ sự khác nhau của quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội giữa Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, là đơn vị hành chính loại đặc biệt, đô thị đặc biệt với các thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại đặc biệt và các tỉnh, thành phố khác. So sánh để thấy được sự khác nhau giữa quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện) ở Chương ba, làm cơ sở đề xuất mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, cơ cấu các cơ quan chuyên môn phù hợp ở hai khu vực này của Hà Nội ở Chương bốn. 5. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản: Đây là phương pháp được áp dụng xuyên sốt từ phần mở đầu đến các chương của Luận án. Nghiên cứu một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ở Chương 1; nghiên cứu tài liệu lý luận về khoa học tổ chức hành chính và tổ chức hệ thống hành chính ở Chương 2; nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của Thành phố Hà Nội liên quan ở Chương 3 và 4; hệ thống văn bản liên quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Chương 4 để đề xuất mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội phù hợp với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà Nước và quy hoạch kinh tế, xã hội của Hà Nội dã được Chính phủ phê duyệt. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học Trong c¶i c¸ch vÒ tæ chøc hệ thống hµnh chÝnh nhµ nước ë Hà Nội hiÖn nay, nhiÒu vÊn ®Ò ®Æt ra ®ßi hái cần ph¶i hoàn thiện ®Ó n©ng cao hiÖu lùc, hiÖu qu¶ qu¶n lý cña hệ thống hµnh chÝnh nh nước. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu cần tập trung giải đáp một số câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học sau: Về câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, mô hình hệ thống hµnh chÝnh nhà nước của Hà Nội hiÖn nay được tổ chức theo ba cÊp chính quyền cã những ưu điểm, nhược điểm gì ? và có phï hîp víi yêu cầu cña qu¶n lý nhµ nước về kinh tế - xã hội trong điều kiện của Hà Nội với tư cách là đơn vị hành chính loại đặc biệt, đô thị loại đặc biệt; phù hợp với địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện) hay kh«ng? Đồng thời đề tài 14 cần phải làm rõ cơ sở của tổ chức hệ thống hành chính ở hai khu vực này có những đặc điểm giống và khác nhau như thế nào. Thứ hai, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện hiện nay đã phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý ở hai cấp tương ứng này hay chưa? phù hợp với quản lý kinh tế, xã hội ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện) chưa ?. Do trong thực tiễn, hệ thống cơ quan chuyên môn này có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong tham mưu quản lý nhà nước ở các cấp tương ứng. Thứ ba, trong điều kiện quy định của pháp luật hiện nay và thẩm quyền của Thành phố, để Thành phố Hà Nội quản lý có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội thì việc phân cấp quản lý kinh tế, xã hội giữa thành phố và cấp huyện đã có những kết quả chủ yếu nào và những nội dung trọng tâm nào cần phải thực hiện trong thời gian tới? Về giả thuyết khoa học, trên cơ sở cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như trên, đề tài đưa ra một số giả thuyết khoa học như sau: Thứ nhất, mô h×nh hệ thống hµnh chÝnh nh nước của Hà Nội được tổ chức theo mô hình phù hợp với đặc thù của Hà Nội, trong đó có sự phù hợp về đặc điểm, tính chất, đặc thù ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện) sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội ở cả hai địa bàn này và thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô; trên một số cơ sở như: hạn chế tầng nấc trung gian trong quản lý, chỉ đạo, điều hành sẽ nhanh chóng, thúc đẩy tính hiệu lực của quản lý; đồng thời hạn chế về quy mô, số lượng cơ quan hành chính và đầu mối quản lý sẽ làm giảm sự cồng kềnh của hệ thống, là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; giảm biên chế, giảm chi thường xuyên, tăng nguồn lực cho phát triển Thủ đô. Thứ hai, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND cấp huyện hiện nay được tổ chức, sắp xếp lại phù hợp; khắc phục tình trạng chồng chéo, cồng kềnh và phù hợp với nhu cầu quản lý ở hai cấp tương ứng; đồng thời phù hợp với địa bàn đô thị (các quận, thị xã) và địa bàn nông thôn (các huyện) sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tham mưu, quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của UBND 15 Thành phố, UBND cấp huyện. Do cùng với giảm tầng nấc trung gian của hệ thống theo chiều dọc, sắp xếp, thu gọn đầu mối cơ quan chuyên môn theo chiều ngang sẽ làm giảm số lượng cơ quan chuyên môn; sắp xếp rõ chức năng, nhiệm vụ là làm rõ người chịu trách nhiệm, cơ quan, đầu mối chịu trách nhiệm trong quản lý. Thứ ba, phân cấp nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội được tăng cường hơn giữa các cấp của Thành phố Hà Nội nhất là cấp cơ sở, hiệu quả về quản lý sẽ được nâng cao, thúc đẩy sự phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng Thủ đô trong thời gian tới. Trên cơ sở đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống hành chính; tăng cường phân cấp, ủy quyền là nhằm góp phần đảm bảo chức năng chung của cả hệ thống hành chính của Hà Nội, thúc đẩy việc thực hiện một số nhiệm vụ được hiệu quả hơn ở cấp và cơ quan được phân cấp, ủy quyền, cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu qủa của quản lý. Hà Nội là đơn vị hành chính loại đặc biệt, đô thị đặc biệt với vai trò là Thủ đô của cả nước, hệ thống hành chính của Thành phố từ sau năm 2008 đến nay có nhiều thay đổi. Với kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án sẽ giúp cho Hà Nội sắp xếp, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước phù hợp và phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và quản lý đô thị hiện đại, hiệu quả quản lý các mặt đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô trong xu hướng héi nhËp khu vực v quèc tÕ hiện nay. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1 Những đóng góp về lý luận 1. Trªn c¸c kết quả nghiên cứu, luËn ¸n đãng gãp v bổ sung vµo hÖ thèng cơ sở lý luËn vÒ tổ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước ë ®Þa phương trên các nội dung về khái niệm, mô hình, cơ sở khoa học, các yếu tố ảnh hưởng; tính đặc thù, tính đặc biệt; mối quan hệ “đặc biệt” giữa Hà Nội với trung ương, mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống và một số hệ thống cơ quan khác ở địa phương. 2. Đãng gãp v bổ sung vµo hÖ thèng lý luËn vÒ cơ sở, hạ tầng kinh tế, xã hội của đô thị là căn cứ quan trọng trong tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở đô thị và địa bàn nông thôn; nhất là các thành phố có cả địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn như thành phố Hà Nội. 16 3. Tăng cường phân cấp, ủy quyền trong quản lý kinh tế, xã hội của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương là đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý; thể hiện tính chủ động, kịp thời trong chỉ đạo theo thẩm quyền, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống hành chính. 6.2 Những đóng góp về thực tiễn 1. Luận án đóng góp cho Hà Nội và các thành phố trực thuộc trung ương đưa ra mô hình thực tiễn trong sắp xếp, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp điều kiện của thành phố trong giai đoạn hiện nay. 2. Luận án đóng góp về mặt thùc tiÔn ®Ó ®Ò xuÊt, kiÕn nghÞ các giải pháp hoàn thiện m« h×nh hệ thống hµnh chÝnh nhµ nước ë địa phương tại các tỉnh, thành phố trùc thuéc trung ương, phân định rõ mô hình hệ thống hành chính một cấp ở địa bàn đô thị (các quận, thị xã) khác với địa bàn nông thôn (các huyện). 3. Đóng góp những cơ sở khoa học, thực tiễn trong việc sắp xếp, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội và UBND cấp huyện theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; đóng góp thiết thực trong mục tiêu phát triển Thủ đô. 4. Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho thực hiện mục tiêu tinh giảm bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, giảm biên chế trong hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội và các tỉnh, thành phố. 5. Tµi liÖu tham kh¶o vÒ m« h×nh tæ chức hệ thống hµnh chÝnh nhà nước ë c¸c tØnh, thµnh phè trực thuộc trung ương trong c¶i c¸ch hµnh chÝnh vÒ tæ chøc bé m¸y hành chính nhà nước ë ViÖt Nam hiÖn nay. 7. Cấu trúc của Luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. Chương 3: Thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội. 17 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan về tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước - Nghiên cứu về chính quyền địa phương, theo tài liệu State and local government [6], quy định của luật pháp Mỹ, mỗi bang có hiến pháp riêng bằng văn bản, và các tài liệu này thường phức tạp hơn so với liên bang của họ. Tất cả các chính quyền bang được mô hình hóa theo quy định của chính phủ liên bang và bao gồm ba ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong các bang, ngành hành pháp đứng đầu là một thống đốc là người do nhân dân bầu trực tiếp. Trong hầu hết các bang, các nhà lãnh đạo khác trong ngành hành pháp cũng được bầu trực tiếp, bao gồm thống đốc, tổng chưởng lý, thư ký của nhà nước, và kiểm toán viên và ủy viên. Họ có quyền tổ chức trong bất kỳ cách nào, vì vậy họ thường rất khác nhau về cấu trúc điều hành. Không có hai tổ chức điều hành nhà nước là giống nhau. Chính quyền địa phương, Chính quyền địa phương thường bao gồm hai tầng: các hạt, còn được gọi là quận ở Alaska và các giáo xứ ở Louisiana, và các thành phố, hoặc thành phố/thị trấn. Tại một số bang, các quận được chia thành các thị trấn. Đô thị có thể được cấu trúc bằng nhiều cách, theo quy định của hiến pháp bang, tên gọi khác nhau, thị trấn, làng, quận, thành phố, hoặc thị trấn. Các loại khác nhau của các huyện cũng có các chức năng trong chính quyền địa phương bên ngoài quận hạt hoặc các ranh giới, thành phố trực thuộc Trung ương, chẳng hạn như khu vực trường học, huyện phòng cháy chữa cháy. Chính quyền thành phố, những khu vực được định nghĩa là các thành phố, thị xã, quận (trừ Alaska), làng mạc, thị trấn nói chung là tổ chức xung quanh một trung 18 tâm dân số và trong nhiều trường hợp tương ứng với các chỉ định địa lý được sử dụng bởi Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. Các thành phố khác nhau rất nhiều về quy mô dân số, từ hàng triệu cư dân của thành phố New York và Los Angeles đến vài trăm người (như ở Jenkins, Minnesota). Thành phố nói chung chịu trách nhiệm quản lý công viên và các dịch vụ vui chơi giải trí, cảnh sát và sở cứu hỏa, các dịch vụ nhà ở, các dịch vụ y tế khẩn cấp, tòa án, thành phố trực thuộc trung ương, các dịch vụ vận tải (bao gồm cả phương tiện giao thông công cộng), và các công trình công cộng (đường phố, cống rãnh, quét tuyết...). Trong khi đó, chính phủ liên bang và các chính phủ bang chia sẻ quyền lực nhà nước trong nhiều cách, chính quyền địa phương phải được trao quyền lực của nhà nước. Nhìn chung, thị trưởng, hội đồng thành phố, và các cơ quan quản lý khác được bầu trực tiếp từ người dân. Như vậy, chính quyền bang hay các thành phố ở Mỹ được trao nhiều quyền để quản lý các hoạt động của bang, thậm trí cả quyền quy định cấu trúc của đô thị th...ơng. Mặt khác, trung ương cũng là đối tượng quản lý của Hà Nội, bởi lẽ Hà Nội là nơi đóng trụ sở của các cơ quan trung ương, của cả hệ thống chính trị và hành chính quốc gia, Hà Nội quản lý về con người, hạ tầng đô thị, là một phần của đời sống đô thị ở Hà Nội; đây cũng chính là nét đặc thù của Hà Nội so với các địa phương khác. 32 Trên cơ sở mối quan hệ đó, tác giả đã phân tích và đưa ra vấn đề: Để phát triển Hà Nội phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, mối quan hệ đặc thù về quản lý và phát triển Hà Nội, đó là chính là phát triển Hà Nội – trung tâm chính trị, hành chính quốc gia. Tác giả cho rằng, để giải quyết mối quan hệ đó cần tập trung một số vấn đề như: Quy định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý giữa trung ương và địa phương; phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương nhằm tránh tình trạng không ai chịu trách nhiệm, hoặc né tránh, đùn đẩy, nhất là sự ỷ lại từ phía địa phương. Như vậy, qua phần phân tích, nghiên cứu của PGS.TS Vũ Văn Quân cho thấy, nhiệm vụ của đề tài cần tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ vai trò đô thị đặc biệt của Hà Nội, tình hình phân cấp quản lý giữa Chính phủ và Hà Nội, hay giữa các cấp của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. - Trong bài Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện chương trình cải cách hành chính (Báo Kinh tế đô thị ngày 06/12/2010). Thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2001-2010 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2011-2020. Về cải cách tổ chức bộ máy bên cạnh những kết đạt được, Thành phố cũng đã chỉ ra những tồn tại, đó là tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý một số lĩnh vực còn chồng chéo, chưa rõ chức năng, nhiệm vụ và phân công chưa khoa học; Đối với việc cải cách bộ máy hành chính, trong thời gian từ năm 2001 đến 2008, Thành phố đã 4 lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiện nay, Thành phố Hà Nội có 20 sở và tương đương, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm 12 phòng. Tuy nhiên, thủ tục hành chính nhìn chung vẫn rườm rà, phức tạp, nhiều yêu cầu và vẫn mất nhiều thời gian. Đặc biệt, một số cán bộ, công chức vẫn còn gây phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác CCHC của Thành phố cần tập trung cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy; tăng cường phân cấp đi liền với xác định trách nhiệm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 33 Như vậy, Hà Nội đã tiếp tục xác định tăng cường công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, về hệ thống hành chính cần tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy; tăng cường phân cấp đi liền với xác định trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của các cơ quan trong hệ thống hành chính. - Nhìn lại 5 năm sau mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, tác giả Hữu Hiếu với bài viết: Bộ máy hành chính Hà Nội nhập lại theo cơ học (Báo điện tử của Bộ VHTT, ngày 29/10/2013), trên cơ sở đánh giá của Ủy ban Pháp luật về báo cáo của Chính phủ sau 5 năm mở rộng Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội. Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, báo cáo chưa thể hiện được đầy đủ những tồn tại, hạn chế và hậu quả của các tồn tại, hạn chế này cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và không xác định được nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên trong thời gian tới. Cùng đó, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn với Quốc hội về một số mục tiêu phát triển không gian chủ yếu của Thành phố, sau 5 năm thực hiện dường như Thành phố Hà Nội chưa phát huy được những thuận lợi, lợi thế của Thành phố cũng như chưa khắc phục được một số khó khăn, hạn chế, thậm chí có những vấn đề được xem là thuận lợi khi mở rộng. Về vấn đề sắp xếp bộ máy hành chính và bố trí cán bộ, công chức, viên chức, Báo cáo cũng nhận định, sau khi sáp nhập, bộ máy hành chính của Hà Nội mới vẫn còn trong tình trạng “nhập lại theo cơ học”, số lãnh đạo quản lý cấp phó của các cơ quan, tổ chức tăng đột biến thì nay được sắp xếp, bố trí ra sao? Ủy ban Pháp luật cho rằng, báo cáo chưa làm rõ việc di dời, bố trí trụ sở làm việc của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức của Thành phố Hà Nội ở những địa điểm cách xa nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao dịch, giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp tại các địa phương như thế nào? Chính phủ cũng cần có giải pháp hữu hiệu hơn để khắc phục tình trạng bộ máy hành chính mới còn cồng kềnh, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao... Đáng chú ý, về kết quả phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng của Hà Nội hiện nay chưa ngang tầm với những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, chưa đủ sức lan tỏa, hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố lân cận, thậm chí chỉ số năng 34 lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố Hà Nội năm 2012 còn thấp, chỉ đứng thứ 51/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong khi đó, vấn đề xây dựng và kiến trúc đô thị đã bộc lộ nhiều bất cập như công trình xây dựng không theo quy hoạch, quy hoạch manh mún, luôn bị thay đổi, thiết kế công trình không phù hợp quy hoạch đô thị, xây dựng cơi nới, trái phép khá phổ biến đã phá vỡ không gian kiến trúc, cảnh quan hay còn gọi là “băm nát quy hoạch” như hiện nay. Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội có tầm nhìn xa (đến năm 2050) nhưng lại chưa đưa ra được lộ trình thực hiện mà chỉ là “các chương trình ưu tiên đầu tư”. Trong không gian rộng lớn của Hà Nội sẽ có thể tồn tại những dự án, chương trình, quy hoạch “treo” chưa biết khi nào mới được triển khai thực hiện./. Như vậy, theo tác giả Thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập trên nhiều lĩnh vực sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội; trong đó bộ máy hành chính vẫn là nhập lại theo cơ học, vẫn còn cồng kềnh, quản lý kinh tế, xã hội và đô thị chưa được cải thiện; do vậy vấn đề cần sắp xếp, tổ chức hệ thống hành chính của Thành phố Hà Nội lại càng trở lên cấp thiết. - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020. Trong Nghị quyết cũng đã nêu rõ một số hạn chế, yếu kém cũng như phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển Thủ đô đến năm 2020 trên một số nội dung chủ yếu sau. Về một số hạn chế, yếu kém, Nghị quyết đã nêu: “Sức lan tỏa của một trung tâm kinh tế lớn” một “động lực kinh tế” trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước còn hạn chế [25,tr 9], hay: Cải cách hành chính chưa đạt được yêu cầu đề ra [25,tr 10]. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém đó là: Công tác chỉ đạo, điều hành... còn hạn chế, thiếu năng động, quyết liệt, thậm chí có mặt còn trì trệ; sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành trung ương với thành phố còn nhiều hạn chế, vướng mắc [25,tr 11]. Để tập trung phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; một trong các nhiệm vụ, giải pháp đó về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội được xác định là: ...Nâng cao hiệu 35 lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp;...xây dựng đội ngũ cán bộ của thành phố có trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm cao,...đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ [25,tr 16]. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Hà Nội là phải tổ chức hệ thống hành chính nhà nước phù hợp, xây dựng đội ngũ cán bộ của thành phố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. 1.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1 Những giá trị để luận án có thể tiếp thu Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tổ chức chính quyền và hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương, tác giả nhận thấy một số giá trị có thể kế thừa từ các tác giả đã nghiên cứu trước đó trên các nội dung như: - Tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương cần dựa trên cơ sở đặc điểm kinh tế, xã hội, tính đặc thù, tính đặc biệt của địa phương; để có sự phân định rõ mô hình hệ thống hành chính ở đô thị khác với địa bàn nông thôn. - Quy định pháp luật là căn cứ pháp lý cho tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương nói chung; thì các quy định về phân quyền, phân cấp cho địa phương đóng vai trò quan trọng để tổ chức mô hình hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp đặc thù của địa phương (như quy định phân quyền ở Mỹ, Luật tự trị địa phương của Nhật, phân cấp ở Cộng hòa liên bang Đức hay quy định ở Singapo...). - Tổ chức chính quyền và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của các nước phát triển, theo xu hướng hạn chế cấp trung gian, tăng quyền cho địa phương; thành phố (đô thị) dù lớn hay nhỏ phải được coi là cấp cơ sở và tổ chức chính quyền và hệ thống hành chính nhà nước một cấp. - Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội ở địa phương, của địa phương; trong đó vai trò của chính quyền cơ 36 sở đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quản lý (như nghiên cứu của Daniel Biau, hay tổ chức chính quyền đô thị của Nhật Bản). Quản lý đô thị khác với quản lý ở địa bàn nông thôn; đòi hỏi phải đảm bảo tính liên thông của hà tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật; không chia nhỏ địa bàn đô thị để quản lý. - Tổ chức cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn luôn được đặt trong mối quan hệ với cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ở địa phương; tổ chức cơ quan chuyên môn theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu của quản lý ở địa bàn đô thị khác với địa bàn nông thôn; hình thức tổ chức phù hợp (như ủy ban ở Nhật Bản hay Singapo...) 1.2.2 Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở Hà Nội hiện nay cho thấy: Có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước từ các bài báo, sách; đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước; luận án tiến sĩ...liên quan đến luận án; nhưng một số vấn đề chưa được nghiên cứu như: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương dựa trên các đặc điểm, yêu cầu của quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội; các yếu tố ảnh hưởng; tính đặc thù, đặc biệt của địa phương. Điều kiện kinh tế, xã hội ở địa bàn đô thị khác với địa bàn nông thôn là cơ sở để tổ chức hệ thống hành chính nhà nước cho phù hợp. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, đô thị loại đặc biệt, nhưng chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về thực trạng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội; những ưu điểm cũng như nhược điểm trong tổ chức hệ thống hành chính của Hà Nội để làm cơ sở cho việc hoàn thiện mô hình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý kinh tế, xã hội của Hà Nội. Các công trình nghiên cứu liên quan, cũng chưa có những đề xuất các giải pháp đồng bộ để tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay phù hợp với tính đặc thù, tính đặc biệt của Thủ đô và mô hình tổ chức hệ thống hành 37 chính nhà nước của Hà Nội chưa có sự khác biệt rõ giữa địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn trong cùng một thành phố. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 của Luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản như sau: Hệ thống các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài luận án, để làm rõ hơn về mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương Việt Nam nói chung và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Hà Nội nói riêng. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương của một số nước phát triển và trong khu vực, một số nghiên cứu tại các thành phố trực thuộc trung ương làm cơ sở để Việt Nam và Hà Nội tham khảo. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, điều kiện của Hà Nội hiện chưa có nghiên cứu nào đầy đủ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, tính đặc thù, tính đặc biệt của Hà Nội để đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay. Như vậy, đề tài: Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở Hà Nội hiện nay là đề tài hoàn toàn mới, chưa được nghiên cứu; sau khi hoàn thành, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương, trong điều kiện các thành phố có cả địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn; là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng Đề án hoàn thiện, tổ chức hệ thống hành chính của Thành phố Hà Nội nói riêng và ở các thành phố trực thuộc trung ương nói chung. 38 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG 2.1 Một số khái niệm về hệ thống hành chính và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước 2.1.1 Khái niệm về hành chính và hành chính nhà nước Trong tổ chức nhà nước nói chung và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước nói riêng, một số vấn đề thường xuyên được đè cập như quyền lực và quyền lực nhà nước, hành chính và hành chính nhà nước; ta có thể đề cập tới một số vấn đề này trên cơ sở như sau. Quyền lực nhà nước, trong nhiều tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thuật ngữ này được giải thích như sau: Quyền lực nhà nước là một phạm trù thượng tầng kiến trúc, xét về bản chất thì quyền lực nhà nước trước hết là quyền lực của giai cấp thống trịHay, quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị và là trọng tâm của quyền lực chính trị. Trong chế độ xã hội có giai cấp quyền lực nhà nước thường có hai chức năng chính và cơ bản là thống trị giai cấp và chức năng xã hội. Về chức năng thống trị giai cấp, quyền lực nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp cầm quyền đối với giai cấp khác. Về chức năng xã hội quyền lực nhà nước đảm đương nhiệm vụ xây dựng các công trình công cộng, công trình phúc lợi, các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội. Đồng thời đảm bảo các lĩnh vực khác để xã hội ổn định và phát triển. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1992 và năm 2013 đều khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Nhân dân sử dụng quyền lực 39 nhà nước thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Trong bộ máy nhà nước, mỗi loại cơ quan thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định. Trong mối quan hệ với Quốc hội (cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao đối với toàn bộ bộ máy Nhà nước) thì Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992, năm 2013 là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực thi quyền hành pháp, đồng thời là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Về khái niệm hành chính và hành chính nhà nước, trong thực tiễn nghiên cứu và quản lý, thuật ngữ “hành chính” được định nghĩa dưới nhiều cách khác nhau. Thuật ngữ “hành chính” có tiếng gốc La-Tinh “Administratio” là quản lý, lãnh đạo; bao gồm bốn nghĩa cụ thể: Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, hoạt động tổ chức trong lĩnh vực quản lý. Các cơ quan quyền lực nhà nước; bộ máy chính phủ. Những người có chức vụ, ban giám đốc, ban lãnh đạo các cơ quan. Người điều hành, người chịu trách nhiệm chính tổ chức hoạt động một cơ quan, xí nghiệp nào đó. Theo Từ điển Tiếng Việt thì hành chính có nghĩa là: Sự trông nom và thi hành các công việc nội trị, ngoại giao, quốc phòng, giáo dục, giao thôngcủa Nhà nước. Việc thi hành có kế hoạch các công việc của một đoàn thể. Quyền hành chính, quyền thi hành pháp luật hay chính sách do hiến pháp quy định tại các nước tư bản khác với quyền lập pháp và tư pháp[26,387]. Như vậy, theo khái niệm này thì hành chính bao gồm cả nghĩa hẹp đó là thi hành công việc của một cơ quan, đoàn thể; là công việc quản lý nội bộ của cơ quan nhà nước. Về nghĩa rộng là một trong ba quyền: quyền thực thi pháp luật, chính sách-quyền hành chính cùng với quyền lập pháp và tư pháp theo quy định hiến pháp của mỗi quốc gia. Về quan điểm tiếp cận thuật ngữ hành chính theo hai nghĩa (nghĩa rộng và nghĩa hẹp): Đây là quan điểm có phương pháp tiếp cận phù hợp với khoa học hành chính, bởi hành chính trong lịch sử hình thành và phát triển của nó, mà đặc biệt là trong thời đại ngày nay được sử dụng phổ biến, rộng rãi, nó như là một phương tiện, công cụ không thể thiếu được mà các tổ chức cần phải sử dụng để thực hiện 40 có hiệu quả mục tiêu. Theo đó, ngoài khu vực nhà nước, hành chính còn được sử dụng trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức khác (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp...). Điều đáng chú ý là, khi định nghĩa hành chính (theo nghĩa hẹp) theo quan điểm này, tác giả đã tiếp cận thuật ngữ hành chính dưới góc độ “là hoạt động quản lý các công việc của Nhà nước...” chỉ do chủ thể duy nhất là Nhà nước tiến hành. Như vậy, hành chính ở chừng mực nhất định đồng nghĩa với thuật ngữ hành chính nhà nước (theo quan niệm phổ biến hiện nay ở nước ta). Từ các góc độ phân tích ở trên, tác giả đồng ý về thuật ngữ “hành chính” đã được nêu ra đó là: “Những hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành được tiến hành trên cơ sở sự ràng buộc bởi những quy tắc nhất định do Nhà nước hoặc các chủ thể khác quy định hoặc thừa nhận, có tính chất bắt buộc, áp đặt hoặc mệnh lệnh (quyền lực - phục tùng) nhằm đạt tới một mục đích phục vụ cho lợi ích chung đã được xác định”[17]. Từ khái niệm trên, phần nào cho ta thấy có sự phân định với các khái niệm, nội dung và hoạt động trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp. 2.1.2 Khái niệm hệ thống hành chính nhà nước 2.1.2.1 Cơ quan hành chính nhà nước Trong thực tiễn và khoa học có một số quan niệm khác nhau về cơ quan hành chính nhà nước. Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ này được đề cập như sau: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý chung, hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành luật pháp và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch của nhà nước. Các bộ, cục, sở là những cơ quan hành chính [26]. Ở Việt Nam, theo khái niệm này, cơ quan hành chính là cơ quan có chức năng quản lý chung hay thẩm quyền chung như UBND các cấp; hay các cơ quan quản lý chuyên ngành, quản lý từng mặt công tác trong quản lý chung, như các bộ chuyên ngành, sở, cục, vụ; các cơ quan này có nhiệm vụ chấp hành các quy định của pháp luật, cụ thể hóa và thực hiện các chủ trương của Đảng, quy định của nhà nước. 41 Hay cũng có quan niệm cho rằng, cơ quan hành chính nhà nước là tổ chức cấu thành hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành của Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước giữ vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác; đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó, các cấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Như vậy, theo quan niệm này cơ quan hành chính nhà nước được khái niệm dựa vào vị trí trong hệ thống hành chính nhà nước, có mối liên hệ nhất định trong hệ thống các cơ quan nhà nước, có quan hệ theo cấp trên, dưới và Chính phủ thống nhất chỉ đạo hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Khi xem xét trong mối quan hệ với cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là các cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Khi xem xét tính chất của cơ quan quản lý nhà nước, thì được gọi là cơ quan hành chính nhà nước, và xét ở góc độ chức năng, chúng là các cơ quan quản lý, điều hành. Theo Hiến Pháp của Việt Nam năm 2013 (Điều 94) quy định: “ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Về cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, tại Điều 114 Hiến Pháp của Việt Nam năm 2013 quy định: “ Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”. Từ các góc độ khác nhau, tác giả đưa ra khái niệm cơ quan hành chính nhà nước như sau: Cơ quan hành chính nhà nước là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phận có tổ chức (cơ quan) cấu thành của hệ thống hành chính nhà nước, được trao và sử 42 dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có tổ chức bên trong (nội bộ cơ quan); được trao mang quyền lực công, quyền lực nhà nước, phục vụ lợi ích công, lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội; chức năng của cơ quan hành chính nhà nước là quản lý, điều hành các lĩnh vực kinh tế, xã hội, cung cấp dịch vụ công; đây là đặc tính riêng có của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan này được tổ chức thành hệ thống từ trung ương tới địa phương ở các cấp; có mối quan hệ theo quy định của pháp luật, tạo lên chỉnh thể thống nhất, thông suốt. 2.1.2.2 Hệ thống hành chính nhà nước Hệ thống là gì? Theo một số quan niệm cho rằng: Hệ thống là tập hợp các phần tử hay các bộ phận, cơ quan, đơn vị có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể; nếu các bộ phận này đứng riêng lẻ thì không tạo lên hay không đảm bảo chức năng chung của hệ thống. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Như vậy, để nhận biết phần tử của hệ thống ta căn cứ vào hai đặc trưng sau: Mỗi phần tử phải có chức năng nhất định; mỗi phần tử có tính độc lập tương đối. Theo GS. Mai Hữu Khuê [17], trong đề tài Phân tích quản lý và tổ chức thì “Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất, có thể thực hiện một số chức năng, hay một số mục tiêu nhất định”. Như vậy, theo tác giả thì hệ thống có một số đặc điểm đó là: Có nhiều bộ phận hay các phần tử hợp thành; các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau một cách có quy luật; các bộ phận tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có khả năng hoàn thành mục tiêu, chức năng nhất định. Trong 43 thực tiễn, ở Việt Nam hay dùng các khái niệm như: Hệ thống chính trị, hay trong lĩnh vực tổ chức nhà nước, chúng ta thường gặp các khái niệm như hệ thống các cơ quan dân cử, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống các cơ quan tư pháp; hay hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Trong mỗi hệ thống đó, mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ nhất định, mỗi phần tử, cơ quan đều có tính độc lập tương đối, theo chức năng, nhiệm vụ được quy định; có mối quan hệ, tác động với nhau trong hệ thống và tạo nên chỉnh thể nhất định. Như vậy, ta có thể khái niệm hệ thống hành chính nhà nước là tập hợp các cơ quan hành chính nhà nước, được giao chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền; có quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ ngang, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thông suốt để thực hiện quản lý nhà nước về đời sống kinh tế- xã hội theo đơn vị hành chính lãnh thổ và trong phạm vi quốc gia. Trong mỗi quốc gia, hệ thống hành chính nhà nước được cấu thành bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, quản lý điều hành trên phạm vi quốc gia và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với chức năng, nhiệm vụ quản lý điều hành trong phạm vi địa phương. Việc tổ chức hệ thống hành chính ở trung ương và địa phương ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Ở Việt Nam, hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương theo quy định hiện hành gồm có UBND các cấp, từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đến UBND cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (các sở, ngành và tương đương), cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (các phòng và tương đương). Các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ và có mối quan hệ trên, dưới và quan hệ ngang theo quy định của pháp luật. Hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương cùng với hệ thống hành chính nhà nước ở trung ương tạo lên nền hành chính quốc gia. 2.1.3 Khái niệm tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 2.1.3.1 Khái niệm hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương 44 §Þa ph­¬ng lµ mét thuËt ng÷ ®Ó chØ mét vïng kh«ng gian l·nh thæ g¾n víi nh÷ng ®Æc ®iÓm vÒ ®Þa lý, ®Êt ®ai, con ng­êi, phong tôc tËp qu¸n hay nh÷ng ®Æc ®iÓm vÒ kinh tÕ. LÞch sö h×nh thµnh ®Þa ph­¬ng lµ c¬ së cho viÖc h×nh thµnh c¸c céng ®ång l·nh thæ, c¸c cÊp qu¶n lý hµnh chÝnh vµ chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng. XÐt vÒ b¶n chÊt, sù h×nh thµnh nhµ n­íc-quèc gia tõ ®Þa ph­¬ng l·nh thæ, lµ mét trong nh÷ng ®Æc tr­ng chung cña mäi quèc gia, mäi nhµ n­íc, kh«ng ph©n biÖt chÕ ®é chÝnh trÞ, kinh tÕ. Trong c¸c nghiªn cøu vÒ chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng có những quan ®iÓm tiÕp cËn chÝnh. Quan ®iÓm thø nhÊt cho r»ng c¸c c¬ quan ë ®Þa ph­¬ng lµ mét d¹ng cơ quan quyền lực mµ kh«ng trùc thuéc cÊp hµnh chÝnh ë trung ­¬ng. C¬ së tiÕp cËn trªn vÒ chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng dùa trªn quan ®iÓm nhµ n­íc tr­íc hÕt ®­îc thµnh lËp ®Ó ®¶m b¶o cho quyÒn vµ tù do cña con ng­êi, tøc lµ chØ thùc hiÖn chøc n¨ng b¶o vÖ. Theo quan ®iÓm tiÕp cËn ny, hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng cã nghÜa lµ ng­êi ®Þa ph­¬ng tù lo liÖu c«ng viÖc cña ®Þa ph­¬ng. ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng bao gåm c¸c nhµ chøc tr¸ch xuÊt th©n t¹i ®Þa phËn n¬i hä ®ang thi hµnh c«ng vô. ChÝnh quyÒn trung ­¬ng trong tr­êng hîp nµy c«ng nhËn tÝnh tù qu¶n cña ®Þa ph­¬ng vµ giao cho hä quyÒn tù lo liÖu c¸c c«ng viÖc cña ®i¹ ph­¬ng m×nh. Theo quan điểm khác, hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng chØ lµ mét d¹ng tæ chøc cña nhµ n­íc t¹i ®Þa ph­¬ng vµ lµ bé phËn cÊu thµnh cña hÖ thèng nhµ n­íc nãi chung. V× c¸c c¬ quan ®Þa ph­¬ng ®­îc nhµ n­íc giao thÈm quyÒn nªn ®iÒu ®ã cã nghÜa lµ c¸c thÈm quyÒn nµy cã nguån gèc tõ quyÒn lùc nhµ n­íc vµ viÖc t¸ch rêi hµnh chÝnh nhµ n­íc khái hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng lµ kh«ng cã c¬ së. Theo quan điểm này, có thể giải thích t¹i sao trong nền hµnh chÝnh nhµ n­íc l¹i cÇn cã hÖ thèng hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng. §ã lµ, tr­íc hÕt, trong thùc tÕ, c¸c nhµ chøc tr¸ch hµnh chÝnh trung ­¬ng kh«ng thÓ nµo trùc tiÕp chØ huy trän vÑn tÊt c¶ c¸c cơ quan nhµ n­íc trªn ph¹m vi toµn l·nh thæ ®­îc, v× thÕ, cÇn cã ®¹i diÖn cña chÝnh quyÒn trung ­¬ng ë t¹i ®Þa bµn l·nh thæ ®ã. Mçi mét ®Þa ph­¬ng ®Òu cã nh÷ng ®Æc ®iÓm riªng vÒ vÞ trÝ ®Þa lý, vÒ kinh tÕ, x· héi, vÒ truyÒn thèng v¨n ho¸, phong tôc, tËp qu¸n v.v..., v× thÕ chÝnh quyÒn trung ­¬ng kh«ng thÓ nµo hiÓu vµ tho¶ m·n ®­îc ®Çy ®ñ c¸c nhu cÇu cña tõng ®Þa ph­¬ng ®­îc. §Ó gÇn d©n h¬n, t×m hiÓu vµ tho¶ m·n tèt nhu cÇu cña d©n còng nh­ thùc hiÖn tèt h¬n chøc n¨ng qu¶n lý nhµ n­íc, cÇn ph¶i cã chÝnh quyÒn thay mÆt nhµ n­íc ë ®Þa 45 ph­¬ng. Theo quan ®iÓm tiÕp cËn nµy, hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng lµ c¬ quan ®¹i diÖn cho nhµ n­íc ë ®Þa ph­¬ng. ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng chÝnh lµ c¸c c¬ quan nhµ n­íc ®Æt ë ®Þa ph­¬ng ®Ó kiÓm so¸t vµ ch¨m lo c¸c c«ng viÖc chung cña quèc gia. T¹i c¸c ®Þa ph­¬ng, c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn nµy chñ yÕu cã chøc n¨ng thi hµnh mÖnh lÖnh cña chÝnh phñ trung ­¬ng, b¸o c¸o kÕt qu¶ c«ng viÖc t¹i ®Þa ph­¬ng. ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng lµ cÊp d­íi cña chÝnh quyÒn trung ­¬ng trong hÖ thèng thèng nhÊt, hoÆc lµ cÊp d­íi cña c¶ chÝnh quyÒn liªn bang vµ bang, nÕu tæ chøc bé m¸y Nhµ n­íc theo kiÓu liªn bang. ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng lµ mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh- l·nh thæ tù qu¶n , cã d©n, cã tæ chøc mang tÝnh quyÒn lùc nhµ n­íc liªn tôc, kÕ thõa; cã quyÒn quyÕt ®Þnh vµ ®Ó thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng c«ng quyÒn trªn l·nh thæ. Chính quyền địa phương bao gồm cơ quan đại diện (cơ quan dân cử) và cơ quan hành chính thực thi quy định của pháp luật, nghị quyết của cơ quan đại diện ở địa phương. Từ các quan niệm trên cho ta thấy tÝnh hai mÆt cña c¬ quan hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng trong khu«n khæ bé m¸y nhµ n­íc. Mét mÆt, hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng lµ mét bé phËn thèng nhÊt cña nÒn hµnh chÝnh quèc gia, lµ yÕu tè ph©n quyÒn vµ riªng biÖt vÒ tæ chøc cña bé m¸y nhµ n­íc, phô thuéc vµo chÝnh quyÒn trung ­¬ng vµ c¸c c¬ quan hµnh chÝnh ®Þa ph­¬ng, ho¹t ®éng víi t­ c¸ch lµ tæ chøc hµnh chÝnh cung cÊp dÞch vô cho nh©n d©n, phï hîp víi tiªu chuÈn chung cña quèc gia vµ c¸c chÝnh s¸ch chung cña chÝnh quyÒn trung ­¬ng. Mặt khác, sự tù qu¶n ë ®Þa ph­¬ng kh«ng mang tÝnh ®éc lËp vÒ hiÕn ph¸p vµ ph¸p luËt mµ chØ mang tÝnh chÊt hµnh chÝnh. C¸c c¬ quan ®Þa ph­¬ng kh«ng cã thÈm quyÒn tù x¸c ®Þnh thÈm quyÒn cho m×nh mµ ph¶i do c¸c c¬ quan nhµ n­íc cÊp cao h¬n. Như vậy, ta có thể khái niệm hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương là tập hợp các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được giao chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền; có quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ ngang, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thông suốt để thực hiện... kinh tế, xã hội của Thành phố, xứng đáng vài trò, vị trí là Thủ đô của cả nước. 165 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * KẾT LUẬN Thứ nhất, trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hệ thống các cơ quan nhà nước và tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở nước ta cho thấy; tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương có vai trò, vị trí quan trọng tổ chức hệ thống hành chính nhà nước nói chung; là trung tâm của xây dựng chính quyền địa phương. Xác định cơ sở khoa học, căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương là cơ sở để xác định mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở đô thị khác biệt mô hình tổ chức thống hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn; là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thứ hai, sắp xếp, tổ chức hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội hiện nay, cần được kế thừa, phát huy giá trị lịch sử, văn hiến của Thủ đô; trên cở sở lịch sử phát triển của Hà Nội với địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn. Các căn cứ về vị trí, vai trò đặc biệt của Thủ đô; đặc điểm kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý đô thị ở Thủ đô; quy hoạch kinh tế, xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực sẽ là cơ sở để Hà Nội sắp xếp, tổ chức hệ thống hành chính hiệu lực, hiệu quả phù hợp với tính đặc thù, đặc biệt của Thủ đô. Thứ ba, mô hình tổ chức hệ thống hành chính mới của Hà Nội sẽ cơ bản khắc phục một số tồn tại chủ yếu như: Về cấp hành chính ở đô thị: Hạn chế được cấp trung gian, giảm tầng nấc trong quản lý, phát triển đô thị; giảm số lượng đơn vị hành chính lãnh thổ (ở phường); mô hình tổ chức hệ thống hành chính phù hợp với địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn. Giảm sự cồng kềnh của hệ thống hành chính, là cơ sở để giảm các tổ chức trong hệ thống chính trị của Thành phố. Về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn cấp thành phố, cấp huyện được điều chỉnh phù hợp với tính chất quản lý điều hành theo địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Về số lượng cơ quan hành chính, đơn vị hành chính, do tổ chức hệ thống hành chính phù hợp địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn sẽ làm giảm số lượng lớn cơ quan 166 hành chính ở cơ sở (do không tổ chức UBND ở phường). Cùng với việc sắp xếp sẽ làm giảm các đơn vị hành chính do không đủ tiêu chí về diện tích tự nhiên, dân số và các tiêu chí theo quy định của Quốc hội; đồng thời có cơ sở để sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội được tổ chức theo cấp chính quyền như hiện nay. Thứ tư, sắp xếp, tổ chức các cơ quan chuyên môn của UBND Thành phố và các quận, huyện, hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp; đồng thời với việc sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp, sẽ thúc đẩy hiệu quả công tác tham mưu, quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ công trên các lĩnh vực kinh tế xã hội của Thành phố. Thứ năm, sắp xếp, tổ chức hệ thống hành chính các cấp của Thành phố, giảm số lượng đầu mối, số lượng các cơ quan hành chính, số lượng cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, giảm số lượng các tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội được tổ chức theo cấp chính quyền; là cơ sở để giảm biên chế hành chính, giảm số lượng cán bộ hưởng lương từ ngân sách, giảm gánh nặng ngân sách, tập trung cho đầu tư phát triển của Thành phố. Thứ sáu, về phân cấp, phân quyền và ủy quyền, cùng với việc trung ương tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền trên các lĩnh vực cho Thành phố Hà Nội; cấp thành phố có điều kiện chủ động trong quản lý, điều hành và tăng cường phân cấp, ủy quyền nhiều hơn cho cấp dưới, cấp cơ sở-cấp trực tiếp với người dân, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hệ thống hành chính ở Thành phố Hà Nội. * KHUYẾN NGHỊ Đối với Thành phố Hà Nội, chủ động và sớm xây dựng Đề án xây dựng chính quyền đô thị trình trung ương phê duyệt; hoàn thiện hệ thống hành chính của Thành phố phù hợp với địa bàn đô thị (các quận, thị xã), địa bàn nông thôn (các huyện) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô xứng đáng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt, đô thị loại đặc biệt. Đối với địa bàn đô thị cần giảm cấp hành chính và thu gọn đầu mối đơn vị hành chính, không chia nhỏ địa bàn để quản lý như hiện nay. Xây dựng chính quyền một cấp, hành chính một cấp ở 167 quận và Thành phố thuộc Thành phố; tổ chức các cơ quan chuyên môn phù hợp, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực góp phần hoàn thành vai trò của Thủ đô, trung tâm và động lực phát triển vùng của cả nước. Đối với Chính phủ, sớm hoàn thành việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện (Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) để làm cơ sở cho hoàn thiện hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp với địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương. Chính phủ cần tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý kinh tế, xã hội cho Thành phố Hà Nội; chỉ đạo các bộ, ngành ở trung ương tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Thành phố Hà Nội trên một số lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với đặc thù của Thủ đô, nhất là tổ chức các cơ quan chuyên môn, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với Quốc hội, sớm ban hành Nghị quyết đồng ý để Thành phố Hà Nội xây dựng chính quyền đô thị phù hợp với Thủ đô; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủ đô, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Tiếp tục phân quyền cho Thành phố Hà Nội được quyết định những vấn đề lớn của Thành phố trên một số lĩnh vực kinh tế, ngân sách, hạ tầng đô thị, tổ chức hệ thống hành chính và các cơ quan chuyên môn phù hợp với nhu cầu quản lý của đô thị loại đặc biệt, đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt. 168 Danh mục tài liệu tham khảo, tài liệu Tiếng Việt 1 . Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2013), Chính quyền đô thị Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ T.P Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 2 . Chính phủ (2004), Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố thuộc trung ương, Hà Nội. 3 . ChÝnh phñ (2014), NghÞ ®Þnh sè 24/2014/N§-CP ngµy 04/4/2014, quy ®Þnh tæ chøc c¸c c¬ quan chuyªn m«n thuéc UBND tØnh, thµnh phè trùc thuéc Trung ương, Hà Nội. 4 . ChÝnh phñ (2014), NghÞ ®Þnh sè 37/2014/N§-CP ngµy 05/5/2014, quy ®Þnh tæ chøc c¸c c¬ quan chuyªn m«n thuéc UBND huyÖn, quËn, thÞ x·, thµnh phè thuéc tØnh, Hà Nội. 5 . ChÝnh phñ (2009), NghÞ ®Þnh sè 92/2009/N§-CP ngµy 22/10/2009, quy ®Þnh về cơ cấu, số lượng CB,CC cấp xã, Hà Nội. 6 . Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. 7 . Hữu Công (2014) , Đề án chính quyền đô thị Thành phố HCM sắp được trình Quốc hội ( vnexpress.net/17/2/2014 ). 8 . NguyÔn B¸ D¬ng chñ biªn (2004), Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n cña Khoa häc tæ chøc, NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 9 . Phạm Đi (2011), Quản lý đô thị nhưng chưa có"chính quyền đô thị” (Vietnamnet, 09/04/2011). 10 . Nguyễn Hữu Đức (2005), Xây dựng và kiện toàn tổ chức chính quyền cơ sở (xã) trong điều kiện cải cách hành chính, đề tài cấp bộ, Bội Nội vụ. 11 . Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng (2012), Các lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng đảng hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12 Học viện Hành chính quốc gia (2002), Hành chính địa phương các nước ASEAN, Đề tài khoa học cấp viện. 13 . NguyÔn Ngäc HiÕn chñ biªn (2001), Mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy c¶i c¸ch hµnh chÝnh ë ViÖt Nam, NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 14 . NguyÔn H÷u H¶i chñ biªn (2007), Hµnh chÝnh nhµ nưíc trong xu thÕ toµn cÇu hóa, NXB Tư pháp, Hà Nội . 15 . Nguyễn Hữu Hải (năm 2010), Nghiên cứu chính quyền đô thị một cấp ở Việt Nam, Đề tài cấp viện, Học viện hành chính. 16 . Hoàng Minh Hằng (2012), Tìm hiểu xây dựng chính quyền đô thị ở Nhật Bản, ( ). 17 . Häc viÖn Hµnh chÝnh Quèc gia (2003), Thuật ngữ hành chính, NXB Thèng kª , H Nội. 18 . Häc viÖn Hµnh chÝnh Quèc gia (2006), Hµnh chÝnh c«ng, NXB Khoa häc KT, H Nội. 19 . Khánh Hồng (2014), Sau TPHCM, Đà Nẵng được thí điểm chính quyền đô thị (Dân trí- 21/02/2014). 20 . NguyÔn ThÞ Håi, T tëng ph©n chia quyÒn lùc nhµ nưíc víi viÖc tæ chøc bé m¸y nhµ nưíc ë mét sè nưíc 169 21 . Nguyễn Quang Ngọc (2008), Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý đặc thù các thành phố trực thuộc Trung ương nước ta, Đề tài khoa học cấp nhà nước ( Mã số: KX.02.03/06-10 ), 22 . Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia (1996), HiÕn ph¸p nưíc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam (1946, 1956, 1980 vµ 1992), Hµ Néi. 23 . Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia (2003), HiÕn ph¸p nưíc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam 1992 vµ söa ®æi 2001, Hà Nội. 24 . Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia (2004), LuËt Tæ chøc Héi ®ång nh©n d©n vµ Ủy ban nh©n d©n, Hµ Néi. 25 . Nhà xuất bản Hà Nội (2013), Luật Thủ đô và các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa Luật Thủ đô. 26 . Nhà xuất bản Từ điển bách khoa (2005), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội 27 . Thang V¨n Phóc, NguyÔn Minh Ph¬ng, NguyÔn Thu HuyÒn (2004), HÖ thèng c«ng vô vµ xu híng c¶i c¸ch cña mét sè nưíc trªn thÕ giíi, NXB ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 28 . Thñ tíng ChÝnh phñ (2011), QuyÕt ®Þnh sè 1256/Q§-TTg ngµy 26/7/2011, vÒ phª duyÖt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Hà Nội. 29 . Thñ tíng ChÝnh phñ (2012), QuyÕt ®Þnh sè 222/Q§-TTg ngµy 22/02/2012, vÒ phª duyÖt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, H Nội. 30 . §oµn Träng TruyÕn (1998), Hµnh chÝnh vµ hµnh chÝnh ph¸t triÓn, §Ò tµi NCKH, Hµ Néi. 31 . Đoàn Trọng Truyến (1998), Hành chính phát triển mã số 96-98.152 ). 32 . Đoàn Trọng Truyến (2000 – 2001), “ Tăng cường năng lực quản lý và quy hoạch đô thị tại TP.HCM”, Đề tài VIE/95/051. 33 . Nguyễn Văn Thanh ( 2013 ), Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay; Luận án Tiến sĩ hành chính công, Học viện Hành chính. 34 . Vũ Văn Thái, (2004 – 2005), Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Sở trong hệ thống hành chính nhà nước cấp tỉnh, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ. 35 . Nguyễn Kim Thoa và Phạm Sỹ Đại (2003), Tổ chức chính quyền địa phương Cộng hòa liên bang Đức, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 36 . Thái Quang Toản (năm 2006 – 2007), Cơ sở khoa học xác định biên chế của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và huyện ở nước ta, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ. 37 . Dương Văn Tung (2018), Thực trạng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã và đề xuất giải pháp đổi mới chính quyền đô thị ở quận, thị xã của Thành phố Hà Nội 38 . ViÖn Nghiªn cøu Hµnh chÝnh, Häc viÖn Hµnh chÝnh Quèc gia (2002), ThuËt ng÷ Hµnh chÝnh, Hµ Néi. 39 . Dương Văn Quảng (2007), XINGAPO đặc thù và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40 . Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1958), Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 41 . Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND. 170 42 . Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Văn bản quy phạm pháp luật. 43 . Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Thủ đô. 44 . Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ( 2012 ), Luật Quy hoạch đô thị. 45 . Quốc hội khóa XIII (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. 46 . Quốc hội khóa XIII (2015), Luật Tổ chức Chính phủ 47 . Quốc hội khóa XIII (2015), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 48 . Lê Minh Quân ( 2012 ), Về quyền lực trong quản lý nhà nước hiện nay, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 49 . Lê Trọng Vinh (2005), Nghiên cứu vị trí, tính chất và mô hình tổ chức, hoạt động của HĐND trong nền hành chính nhà nước, thống nhất, thông suốt, Đề tài cấp bộ, Bộ Nội vụ. 50 . Bïi ThÕ VÜnh chñ biªn ( 1999 ), ThiÕt kÕ c¸c c¬ quan hµnh chÝnh nhµ níc, NXB chÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi. 51 . Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội. 52 . Văn phòng Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả 53 . Văn phòng Trung ương Đảng (2017),Kết luận số 22-KL/TW ngày 07/11/2017 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 54 . UBND Thành phố Hà Nội, Báo cáo số 143/BC-UBND ngày 23/11/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Thành phố Hà Nội. 55 . Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 2010/2016/UBTVQH13, Nghị quyết về phân loại đô thị. 56 . Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 2011/2016/UBTVQH13, Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. 57 . UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 1617/QĐ-UB ngày 08/4/2016, Quyết định về phân công công tác các thành viên UBND Thành phố. 171 Tài liệu Tiếng Anh 1. Asian cities in the 21st century ( 2. Constitution of the United States ( 3. Daniel Biau, The challenges of urban development in Hanoi ( 4. Martin Painter, Public administration reform in Vietnam (press.anu.edu.au/wp) 5. Local government in England ( ) 6. State and local government ( 7. Role & Structure of the Local Government Units ( 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ 1. Thực trạng và định hướng hoàn thiện hệ thống hành chính của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới; Tạp chí Tổ chức Nhà nước (ISSN 0868 – 3697), số 11/2015, tháng 11/2015. 2. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân số trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Tạp chí Tổ chức Nhà nước (ISSN 0868 – 3697), số 12/2014, tháng 12/2014. 3. Bộ máy làm công tác dân số và hệ thống các cơ quan chuyên môn ở địa phương hiện nay; Tạp chí Dân số và phát triển (ISN 0868 - 3506), số 7(160)/ 2014, tháng 7/ 2014. 4. Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số giới tính khi sinh ở Hà Nội; Đề tài KHCN cấp thành phố (mã số: 01C-08/05-2013-1). 5. Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và một số giải pháp của Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội; năm 2014. Đề tài cấp cơ sở (Chủ nhiệm đề tài). 6. Đánh giá tình hình 03 năm thực hiện một số chỉ tiêu và giải pháp về dân số của Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2014; năm 2014. Đề tài cấp cơ sở (Chủ nhiệm đề tài). 7. Nhu cầu và thực trạng hoạt động của mô hình “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội; năm 2013. Đề tài cấp cơ sở (Chủ nhiệm đề tài). 8. Khảo sát, đánh giá thực trạng sinh con thứ 3 trở lên của thủ đô Hà Nội và đề xuất giải pháp; năm 2013. Đề tài cấp cơ sở (Chủ nhiệm đề tài). 9. Nghiên cứu mức sinh của Hà Nội thông qua khảo sát chỉ tiêu Tổng tỷ suất sinh; năm 2012. Đề tài cấp cơ sở (Chủ nhiệm đề tài). 10. Khảo sát đánh giá chất lượng dân số Thủ đô thông qua chỉ số phát triển con người – HDI; năm 2012. Đề tài cấp cơ sở (Chủ nhiệm đề tài). 173 PHỤ LỤC 1 Các đơn vị hành chính cấp quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội ( tính đến 01/4/2014 ) Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội Mã hành chính Tên Thị xã/Quận/Huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km²) Dân số (người) 12 Quận 1 Quận Ba Đình 14 phường 9,22 235.728[1] 2 Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 156.563 3 Quận Tây Hồ 8 phường 24 139,163 4 Quận Long Biên 14 phường 60,38 232,706 5 Quận Cầu Giấy 8 phường 12,04 236.981[2] 6 Quận Đống Đa 21 phường 9,96 379.187[1] 7 Quận Hai Bà Trưng 20 phường 9,6 325.596[3] 8 Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04 329.000 9 Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11 252,000 268 Quận Hà Đông 17 phường 47,91 217.687 19 Quận Nam Từ Liêm1 10 phường 13 phường 32,27 43,35 232.894 321.414 20 Quận Bắc Từ Liêm3 Cộng các Quận 168 phường 233,55 2.504.611 1 Thị xã 269 Thị xã Sơn Tây 9 phường và 6 xã 113,47 128.831 17 Huyện 1 Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ 174 271 Huyện Ba Vì 30 xã và 1 thị trấn 428 267.600 277 Huyện Chương Mỹ 30 xã và 2 thị trấn 232,9 275.000 273 Huyện Đan Phượng 15 xã và 1 thị trấn 76,8 124.900 17 Huyện Đông Anh 23 xã và 1 thị trấn 182,3 321.750 18 Huyện Gia Lâm 20 xã và 2 thị trấn 114 218.275 274 Huyện Hoài Đức 19 xã và 1 thị trấn 95.3 188.800 250 Huyện Mê Linh 16 xã và 2 thị trấn 141.26 187.536 282 Huyện Mỹ Đức 21 xã và 1 thị trấn 230 178.700 280 Huyện Phú Xuyên 26 xã và 2 thị trấn 171.1 181.500 272 Huyện Phúc Thọ 22 xã và 1 thị trấn 113,2 171.800 275 Huyện Quốc Oai 20 xã và 1 thị trấn 147 163.355 16 Huyện Sóc Sơn 25 xã và 1 thị trấn 306,74 281.000 276 Huyện Thạch Thất 22 xã và 1 thị trấn 202,5 179.060 278 Huyện Thanh Oai 20 xã và 1 thị trấn 129,6 159.600 50 Huyện Thanh Trì 15 xã và 1 thị trấn 68.22 168.000 279 Huyện Thường Tín 28 xã và 1 thị trấn 127.7 208.000 281 Huyện Ứng Hòa 28 xã và 1 thị trấn 183,72 193.731 Cộng các Huyện 380 xã và 21 thị trấn 3.111,15 4.408.550 Toàn thành phố 177 phường, 386 xã và 21 thị trấn 3.344,7 6.913.161 * Nguồn Số liệu theo 175 PHỤ LỤC 1.1 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC PHƯỜNG CỦA QUẬN NAM TỪ LIÊM (Nguồn số liệu: Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ) STT Phường Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (người) Ghi chú 1 Trung Văn 2,78 29.850 2 Đại Mỗ 4,98 26.741 3 Tây Mỗ 6,05 22.557 4 Mễ Trì 4,67 26.688 5 Phú Đô 2,39 13.856 6 Mỹ Đình 1 2,28 23.987 7 Mỹ Đình 2 1,97 26.991 8 Cầu Diễn 1,79 28.172 9 Phương Canh 2,61 20.243 10 Xuân Phương 2,76 13.809 Toàn quận 32,27 232.894 Ghi chú: * Tiêu chuẩn của phường thuộc quận (Đ8- NQ số 1211/2016/UBTVQH13) 1. Quy mô dân số: Từ 15.000 người 2.Diện tích tự nhiên: Từ 5,5 km2 3.Cơ cấu và trình độ phát triển triển kinh tế-xã hội 4.Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị * Tiêu chuẩn của quận (Đ7- NQ số 1211/2016/UBTVQH13) 1. Quy mô dân số: Từ 150.000 người trở lên 2.Diện tích tự nhiên: Từ 35 km2 trở lên 3.Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) từ 12 phường trở lên 4.Cơ cấu và trình độ phát triển triển kinh tế-xã hội 5.Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị PHỤ LỤC 1.2 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC PHƯỜNG CỦA QUẬN BẮC TỪ LIÊM (Nguồn số liệu: Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ) 176 STT Phường Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (người) Ghi chú 1 Thượng Cát 3,89 10.000 2 Liên Mạc 5,99 12.966 3 Thụy Phương 2,88 13.753 4 Minh Khai 4,86 36.709 5 Tây Tựu 5,39 27.566 6 Đông Ngạc 2,41 23.922 7 Đức Thắng 1,20 19.923 8 Xuân Đỉnh 3,52 33.659 9 Xuân Tảo 2,26 12.622 10 Cổ Nhuế 1 2,21 33.718 11 Cổ Nhuế 2 4,05 44.780 12 Phúc Diễn 2,17 23.734 13 Phú Diễn 2,52 27.062 Toàn quận 43 320.414 Ghi chú: Tiêu chuẩn của phường thuộc quận (Đ8- NQ số 1211/2016/UBTVQH13) 1. Quy mô dân số: Từ 15.000 người 2.Diện tích tự nhiên: Từ 5,5 km2 3.Cơ cấu và trình độ phát triển triển kinh tế-xã hội 4.Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị 177 PHỤ LỤC 2 So sánh số lượng, nhiệm vụ một số phòng chuyên môn thuộc UBND quận và UBND huyện; công chức phường, xã ở Hà Nội hiện nay TT Cấp hành chính Đối với quận Đối với huyện I 1 Cơ cấu tổ chức: Các phòng ở quận, huyện (Theo NĐ 14/2008/NĐ-CP và NĐ số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ) 1. Phòng Nội vụ. 2. Phòng Tư pháp. 3. Phòng Tài chính-Kế hoạch. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường. 5. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội. 6. Phòng Văn hoá và Thông tin. 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo. 8. Phòng Y tế. 9. Thanh tra huyện. 10.Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 11.Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại. 12.Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị) nhà ở; công sở; vật liệu xây 1. Phòng Nội vụ. 2. Phòng Tư pháp. 3. Phòng Tài chính-Kế hoạch. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường. 5. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội. 6. Phòng Văn hoá và Thông tin. 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo. 8. Phòng Y tế. 9. Thanh tra huyện. 10.Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 11. Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị) nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; 12.Phòng Nông nghiệp và P.Triển nông thôn: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phòng chống thiên tai; chất 178 dựng; giao thông; lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản,thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn; 2 Cấp phường, xã, thị trấn (Theo NĐ số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ) Các bộ phận chuyên môn của UBND phường 1.Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; 2.Trưởng Công an; 3.Chỉ huy trưởng Quân sự; 4.Văn phòng - thống kê; 5.Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn); 6.Tài chính - kế toán; 7.Tư pháp - hộ tịch; 8.Văn hoá - xã hội. 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; 2. Trưởng Công an; 3. Chỉ huy trưởng Quân sự; 4. Văn phòng - thống kê; 5. Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); 6. Tài chính - kế toán; 7. Tư pháp - hộ tịch; 8. Văn hoá - xã hội. 179 PHỤ LỤC 3 Bảng tổng hợp số lượng các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc UBND Thành phố ST T Tên đơn vị Phân bổ biên chế Tổng số 4281 1 Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long 224 2 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Thành phố 78 3 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội 585 4 Báo Kinh tế Đô thị 30 5 Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội 101 6 Quỹ phát triển đất Thành phố Hà Nội 39 7 Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới 64 8 Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội 129 9 Ban Quản lý Dự án Hạ tầng Tả Ngạn 110 10 Ban Quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị 108 11 Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội 145 12 Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội 83 13 Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 146 14 Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội 149 15 Trường Đại học Thủ đô 343 16 Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây 247 17 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội 203 18 Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông 187 19 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội 189 20 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây 161 21 Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội 166 22 Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội 160 23 Trường Cao đẳng Công nghệ Môi trường Hà Nội 83 24 Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội 259 25 Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội 202 26 Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc 90 Nguồn số liệu: Báo cáo số 143/BC-UBND ngày 23/11/2016 xủa UBND Thành phố Hà Nội 180 DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU CÁC NHÀ KHOA HỌC, NHÀ QUẢN LÝ TT Họ và tên Chức danh, nơi công tác 1 Dương Mạnh Cầm Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình 2 Đỗ Trung Hai Phó ban Văn hóa xã hội HĐND T.Phố Hà Nội 3 Nguyễn Văn Nam Trưởng ban Pháp chế HĐND T.Phố Hà Nội 4 Nguyễn Văn Tài Trưởng phòng quản lý sở, ngành Sở Nội vụ Hà Nội 5 Phùng Văn Thiệp Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội 6 GS.TS Võ Kim Sơn Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính quốc gia 7 TS. Lê Thanh Sơn Phó chủ tịch UBND huyện Thường Tín Hà Nội 8 Nguyễn Ngọc Việt Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội 181 PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỀ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở T.PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ( Phục vụ đề tài Nghiên cứu sinh ) Với quan điểm “Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả bộ máy nhà nước. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhân dân ” ; Về chính quyền địa phương : Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị2 . Đề tài: Tổ chức hệ thống hành chính ở Hà Nội hiện nay nhằm mục tiêu góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong cải cách hành chính về tổ chức bộ máy; NCS trân trọng cảm ơn và xin ý kiến các nhà khoa học, các nhà quản lý ở các cấp thành phố Hà Nội trên một số nội dung sau. NCS xin ý kiến của nhà khoa học/ Quản lý trên một số nội dung như sau: A. ĐỐI VỚI CẤP THÀNH PHỐ 1. Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các sở ( cơ quan chuyên môn ) của UBND Thành phố hiện nay với 15 nhiệm vụ, đồng chí có nhận xét gì ( đã rõ, chưa rõ, chồng chéo, cần bổ sung gì ? ). 2. Ngoài các cơ quan chuyên môn của UBND Thành phố 17 sở chung cho các tỉnh, 3 sở theo đặc thù, theo đồng chí đặc thù của Hà Nội nên có sự thay đổi nào cho phù hợp ( gọn đầu mối ? bổ sung ? hay thay đổi khác ? ) 3. Đ/chí có nhận xét gì về phân cấp QLNN hiện nay của Thành phố Hà Nội ( được, chưa được? ) quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố theo đ/chí những nội dung nào đã phù hợp ? nội dung nào cần phải phân cấp tiếp ? B. ĐỐI VỚI CẤP HUYỆN 4. Đ/chí có nhận xét gì về quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các cơ quan chuyên môn của UBND cấp quận, huyện hiện nay theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ ( đã rõ, chưa rõ, cần bổ sung nội dung gì ? ) ?. 5. Số lượng phòng ( cơ quan chuyên môn ) của UBND quận, huyện, thị xã gồm 10 phòng chung( .. ); 02 phòng đối với quận; 02 phòng đối với huyện; 02 phòng đối với thị xã theo đồng chí cần bổ sung, thay đổi như thế nào cho phù hợp với địa bàn đô thị và nông thôn ? 2 Nghị quyết 17, BCH TW khóa X ngày 01/8/2007 Về đẩy mạnh cải cách hành chính 182 6. Đ/chí đánh giá thế nào về phân cấp QLNN của cấp quận, huyện cho cấp xã, phường ( có chưa, được, chưa được, nguyên nhân ?) tới đây cần phải như thế nào ? C. ĐỐI VỚI CẤP XÃ, PHƯỜNG THỊ TRẤN 7. Đối với các quận: Trong các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các phường, theo ông ( bà ) nội dung nào hiện nay đang bất cập và do nguyên nhân nào là chính theo nội dung sau: a/ Những nội dung đang bất cập hiện nay ? b/ Nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trên ( thiếu quy định/quy định không phù hợp; khó thực hiện/ không chịu thực hiện; khác ? ). 8. Đối với các huyện, thị xã: Trong các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các xã, thị trấn, theo ông ( bà ) nội dung nào hiện nay đang bất cập và do nguyên nhân nào là chính theo nội dung sau: a/ Những nội dung đang bất cập hiện nay ? b/ Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trên ( thiếu quy định/quy định không phù hợp; khó thực hiện/ không chịu thực hiện; khác ? ). D. VỀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN 9. Theo Nghị quyết 17, BCH TW khóa X ngày 01/8/2007 Về đẩy mạnh cải cách hành chính, Về chính quyền địa phương : Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị . Đ/chí nhận xét thế nào về quan điểm này? 10. Hiến pháp năm 2013 đã mở đường cho xây dựng Chính quyền địa phương; cơ quan chức năng hiện đang xây dựng Luật Chính quyền địa phương. Theo ông ( bà ) để có được chính quyền phù hợp với địa bàn đô thị; Những nội dung cơ bản nào cần Luật quy định ? 11. Để phân cấp cho Hà Nội trong tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Thành phố và quận, huyện, Luật Chính quyền địa phương ( thay thế luật Tổ chức HĐND và UBND ) nên quy định những vấn đề nào ? ( cấp hành chính, cơ cấu cơ quan chuyên môn cấp thành phố/cấp huyện/cấp xã ? ). E. MÔ HÌNH HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH Ở HÀ NỘI TỚI ĐÂY. 12. Đề nghị ông ( bà ) cho biết ý kiến của mình về một số mô hình chính quyền và hệ thống hành chính dưới đây; mô hình nào phù hợp và không phù hợp với đặc thù của Hà Nội trong thời gian tới ? 183 TT Mô hình chính quyền và hệ thống hành chính Phù hợp Không phù hợp 1 Mô hình một: Mô hình hai cấp chính quyền, một khu vực hành chính ( áp dụng cho cả khu vực đô thị và nông thôn ): + Cấp chính quyền thành phố: Gồm hai cơ quan là HĐND và Ủy ban nhân dân ( gồm thị trưởng và các sở/ban chuyên môn ). + Khu vực hành chính quận/huyện: Chỉ là khu vực hành chính với cơ cấu phòng ban chuyên môn phù hớp với đô thị và nông thôn. +Cấp chính quyền xã/phường: Thành lập HĐND và Ủy ban nhân dân. 2 Mô hình hai: + Một cấp chính quyền, một khu vực hành chính đối với địa bàn đô thị. + Hai cấp chính quyền, một khu vực hành chính đối với địa bàn nông thôn. 3 Mô hình bốn: Như hiện nay ( Ba cấp chính quyền, ba khu vực hành chính giống nhau cả ở địa bàn đô thị và nông thôn ) Trân trọng xin cảm ơn và đề nghị đồng chí xác nhận ( Họ và tên, chức danh ) 184

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_he_thong_hanh_chinh_nha_nuoc_o_thanh_pho_ha.pdf
Tài liệu liên quan