LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố.
Tác giả luận án
Vương Trí Quang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Công tác đảng, công tác chính trị
CTĐ,CTCT
2
Độ lệch chuẩn
ĐLC
3
Điểm trung bình
ĐTB
4
Hoạt động quân sự
HĐQS
5
Phòng không - Không quân
PK - KQ
6
Sĩ quan Chính trị
SQCT
7
234 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sĩ quan Lục quân 1
SQLQ1
8
Sĩ quan Công binh
SQCB
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
13
1.1.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến trí tuệ
13
1.2.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam liên quan đến trí tuệ
24
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
30
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
33
2.1.
Trí tuệ
33
2.2.
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
40
2.3.
Biểu hiện và mức độ trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
51
2.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
64
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
75
3.1.
Tổ chức nghiên cứu
75
3.2.
Phương pháp nghiên cứu
80
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRÍ TUỆ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
96
4.1.
Thực trạng trí tuệ học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
96
4.2.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
125
4.3.
Phân tích chân dung tâm lý về trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
134
4.4.
Biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển trí tuệ cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay
143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
162
PHỤ LỤC
170
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
TÊN BẢNG
Trang
2.1
Các biểu hiện năng lực hiểu ngôn ngữ của học viên
52
2.2
Các biểu hiện năng lực tư duy không gian của học viên
54
2.3
Các biểu hiện trí nhớ của học viên
54
2.4
Các biểu hiện năng lực xử lý thông tin của học viên
55
2.5
Các biểu hiện trí tuệ của học viên
58
3.1
Phân bố khách thể nghiên cứu
77
4.1
Tương quan giữa các mặt biểu hiện trí tuệ của học viên
99
4.2
Thực trạng trí tuệ của học viên theo vùng
109
4.3
Mức độ năng lực tư duy ngôn ngữ của học viên đào tạo sĩ quan
110
4.4
Mức độ năng lực tư duy không gian của học viên đào tạo sĩ quan
115
4.5
Mức độ trí nhớ của học viên đào tạo sĩ quan
120
4.6
Năng lực xử lý thông tin của học viên đào tạo sĩ quan
122
4.7
Ảnh hưởng các yếu tố chủ quan đến trí tuệ của học viên
125
4.8
Ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến trí tuệ của học viên
128
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
4.1
Mức độ các biểu hiện trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan
99
4.2
Biểu đồ phân tích cụm
100
4.3
Biểu đồ phân bố các cụm phân biệt
100
4.4
Mức độ trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan trường đào tạo
103
4.5
Mức độ trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan các năm học
105
4.6
Thực trạng mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến trí tuệ của học viên
131
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT
TÊN SƠ ĐỒ
Trang
2.1
Các thành tố cấu thành trí tuệ học viên đào tạo sĩ quan
51
2.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ học viên đào tạo sĩ quan
73
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hiện nay, cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư đã và đang làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Với cuộc cách mạng này, con người trở thành nguồn lực chủ chốt, cốt lõi và đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Trong đó, trí tuệ con người là bộ phận trung tâm tạo nên chất lượng, sức mạnh và làm gia tăng tiềm lực phát triển mạnh mẽ của xã hội. Do vậy, trí tuệ luôn là tài sản vô giá, là vấn đề cấp thiết mà mỗi quốc gia cần quan tâm, bồi dưỡng và phát triển.
Trí tuệ là một trong những thành tố quan trọng bậc nhất trong nhân cách giúp các cá nhân suy nghĩ và hành động một cách sáng suốt trong môi trường xã hội. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin như hiện nay khi khối lượng thông tin mà mỗi cá nhân có thể tiếp cận được là vô cùng đa dạng, nhiều chiều, trong đó cả những thông tin có lợi, chính xác nhưng cũng không ít những thông tin độc hại, sai lệch thì trí tuệ là chìa khóa giúp cá nhân nhận diện và hành động một cách đúng đắn. Hay nói cách khác, nhờ có trí tuệ, con người thích ứng được với những tác động và sự biến đổi liên tục, phức tạp của môi trường sống.
Thực tiễn tình hình chính trị - an ninh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, an ninh phi truyền thống xảy ra ở một số khu vực trên thế giới, trong nước đã và đang đặt ra nhiệm vụ mới cho Quân đội. Bên cạnh đó, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam với âm mưu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”, “phi chính trị hóa quân đội” đòi hỏi mỗi cán bộ, sĩ quan quân đội cần có kiến thức, năng lực phân tích suy luận và trí tuệ cao nhằm ứng biến linh hoạt trước mọi tình huống để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội với nhiệm vụ học tập, rèn luyện là trở thành sĩ quan chỉ huy từ cấp trung đội, đại đội và phát triển đến cấp tiểu đoàn và tương đương trong Quân đội thì việc phát triển trí tuệ lại trở nên cấp thiết. Bởi lẽ, đây là nền tảng giúp học viên có thể nhận thức sâu sắc, toàn diện nội dung học tập, nâng cao năng lực thích ứng với hoạt động học tập, rèn luyện ở nhà trường quân đội và các hoạt động quân sự ở đơn vị sau này. Trí tuệ là cơ sở để học viên tạo lập nền tảng tri thức khoa học quân sự, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, thái độ hành động đúng đắn, vận dụng tri thức vào giải quyết tốt các tình huống trong thực tiễn hoạt động quân sự. Do vậy, ngay trong quá trình đào tạo sĩ quan ở các nhà trường, học viên cần được quan tâm bồi dưỡng, phát triển trí tuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân đội trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, các nhà trường quân đội đã đào tạo đội ngũ sĩ quan quân đội có đủ phẩm chất và năng lực, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đào tạo tại trường, trí tuệ của học viên đã có sự phát triển khá tốt. Học viên có kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; có khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận; bước đầu biết vận dụng kiến thức vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn bộc lộ những hạn chế như mức độ trí tuệ của học viên có sự phát triển nhưng chưa cao; năng lực tư duy ngôn ngữ và năng lực xử lý thông tin trong giải quyết các nhiệm vụ mới còn hạn chế. Điều này phản ánh ở kết quả học tập của một số học viên đào tạo sĩ quan chưa cao. Năng lực thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ sau khi ra trường còn hạn chế. Nghị quyết 86 của Đảng ủy Quân sự Trung ương chỉ rõ: “Công tác quản lý học viên có nơi chưa được coi trong đúng mức. Năng lực thực hành nhiệm vụ của một số cán bộ và tay nghề của một số nhân viên chuyên môn kỹ thuật khi ra trường chưa đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ” [18, tr.7]. Do đó, cần phải phát triển trí tuệ cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội” là vấn đề nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận, thực tiễn về trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển trí tuệ cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội;
Khảo sát, đánh giá thực trạng trí tuệ và các các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội;
Phân tích chân dung tâm lý về trí tuệ của học viên;
Đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển trí tuệ cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Cán bộ quản lý, giảng viên, học viên ở các nhà trường quân đội trên địa bàn nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Trên cơ sở lý thuyết trí tuệ của Wechsler, luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá biểu hiện, mức độ, các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của học viên sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
Phạm vi khách thể:
Khách thể nghiên cứu thực trạng trí tuệ học viên sĩ quan: 439 học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội năm thứ 1,2,3,4 các trường: Học viện Phòng không - Không quân, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
4. Giả thuyết khoa học
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan biểu hiện trên các mặt tư duy ngôn ngữ, tư duy không gian, trí nhớ và năng lực xử lý thông tin.
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay ở mức cao nhưng các mặt biểu hiện không đồng đều. Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan có sự khác biệt theo thời gian đào tạo và vùng miền.
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ là khác nhau.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương về giáo dục, đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội. Cách tiếp cận dựa trên hệ thống quan điểm: quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng; quan điểm hoạt động và nhân cách; quan điểm hệ thống và cấu trúc; quan điểm phát triển.
Quan điểm quyết định luận duy vật biện chứng:
Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử, bị quy định bởi yếu tố xã hội. Nghiên cứu trí tuệ của học viên sĩ quan phải tôn trọng tồn tại khách quan, phải thấy được những yếu tố mang tính chất quyết định từ trong điều kiện xã hội - lịch sử, đó là sự ảnh hưởng của các yếu tố nội dung dạy học, phương pháp dạy học và môi trường sư phạm quân sự ở nhà trường quân đội; đồng thời phải thấy được sự ảnh hưởng của những yếu tố sinh học và tính tích cực học tập của học viên Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng là cơ sở để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ học viên cũng như đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển trí tuệ cho học viên đào tạo sĩ quan..
Quan điểm hoạt động và nhân cách
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội được hình thành và phát triển thông qua hoạt động học tập tại các nhà trường quân đội. Do đó, nghiên cứu trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội không tách rời với hoạt động dạy, học và các đặc điểm nhân cách của học viên quân sự.
Quan điểm hệ thống và cấu trúc
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội được cấu thành bởi các thành tố tâm lý cơ bản đó là: năng lực tư duy ngôn ngữ; tư duy không gian; trí nhớ; năng lực xử lý thông tin. Các yếu tố thành phần này luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Mặt khác, trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan từ phía học viên và khách quan từ nội dung, phương pháp dạy học, môi trường sư phạm quân sự ở các nhà trường quân đội. Theo đó, muốn nghiên cứu đầy đủ, toàn diện cũng như tiến hành đồng bộ các tác động nhằm phát triển trí tuệ cho học viên cần phải xem xét đến vai trò, mối quan hệ các thành tố trong hệ thống.
Quan điểm phát triển
Trí tuệ của học viên không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnh mà luôn vận động, biến đổi, phát triển từ thấp đến cao. Theo đó, việc nghiên cứu, đánh giá trí tuệ phải trong sự vận động, biến đổi và phát triển liên tục, từ thấp đến cao dưới sự tác động của nhiều yếu tố cá nhân, môi trường và quá trình dạy học trong nhà trường quân sự.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng hỏi; bài tập trắc nghiệm; quan sát; phỏng vấn sâu; nghiên cứu kết quả học tập của học viên.
Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích, xử lý số liệu điều tra, khảo sát.
6. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng được bộ khái niệm công cụ phục vụ cho nghiên cứu, bao gồm: trí tuệ, trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội; chỉ ra 4 mặt biểu hiện cơ bản của trí tuệ học viên đó là năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực tư duy không gian, trí nhớ và năng lực xử lý thông tin; chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan đó là tiền đề sinh học của học viên, tính tích cực học tập của học viên, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và môi trường sư phạm quân sự; xây dựng được bộ công cụ đánh giá trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan.
Đánh giá thực trạng trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển trí tuệ cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án bổ sung, làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời giúp học viên tự học tập, rèn luyện bản thân, nâng cao trí tuệ, hoàn thiện nhân cách sĩ quan quân đội. Đây còn là tài liệu tham khảo cần thiết cho cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Phần mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến trí tuệ
1.1.1. Các nghiên cứu về bản chất trí tuệ
Trí tuệ luôn là vấn đề hấp dẫn thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có tâm lý học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ và những ứng dụng của trí tuệ vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Bên cạnh các nghiên cứu về trí tuệ logic truyền thống được đo bằng các trắc nghiệm IQ, hiện nay đã có nhiều các nghiên cứu trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội.
Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc được quan tâm từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, tiêu biểu có các tác giả Mayer và Salovey, R.Bar-On, D.GolemanTheo quan điểm của các tác giả này, trí tuệ cảm xúc là tổ hợp những năng lực liên quan đến khả năng hiểu biết, quản lý, điều khiển cảm xúc của bản thân và người khác. Trong khi trí tuệ xúc cảm là những năng lực tối quan trọng tồn tại trong mỗi con người ở góc độ cá nhân đơn lẻ, thì trí tuệ xã hội mở rộng phạm vi nghiên cứu ra một nhóm cá nhân, góp phần giải đáp những tác động đa chiều thường nảy sinh trong cuộc sống xã hội. Các công trình nghiên cứu E.L.Thorndike, H. J. Eysenck chỉ ra rằng, trí tuệ xã hội liên quan đến năng lực của một cá nhân để hiểu, tương tác với người khác, để tham gia, hành động thích ứng với các tương tác xã hội. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu này đã chỉ ra bản chất, vai trò quan trọng của trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội trong đời sống và hoạt động của con người. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các loại trí tuệ phi logic này trong đời sống xã hội hiện nay, tuy nhiên xét cho cùng đó là trí tuệ cá nhân (trí tuệ tâm trắc) được biểu hiện trong những lĩnh vực cảm xúc, xã hội. Do vậy, trí tuệ logic vẫn là nền tảng, là hạt nhân cốt lõi giúp cho mỗi con người nhận thức và hoạt động hiệu quả, sáng tạo và thích ứng tốt với môi trường xã hội. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về trí tuệ, song có thể khái quát thành một số hướng cơ bản như sau:
Quan niệm trí tuệ gắn với tư duy trừu tượng, năng lực nhận thức của con người. Tiêu biểu có các tác giả: A.G. Côvaliôp, Bogoxlovki, N.A Menchinxcaia, Stern W, Bredy, Ceci, Rubinstein X.L, W.Stem, Terman L.
A.G. Côvaliôp (1971), Tâm lí học cá nhân [12], trong quá trình nghiên cứu năng lực con người, tác giả đi đến kết luận rằng, năng lực nhận thức là hệ thống thuộc tính trí tuệ của cá nhân bảo đảm cho cá nhân đó nắm tri thức và hoạt động khoa học được tương đối dễ dàng và có hiệu quả, năng lực này được gọi là trí thông minh. Ông đã nghiên cứu vấn đề năng lực đó trong quá trình dạy học, giáo dục và cho rằng có thể tạo nên những điều kiện tối ưu để nhanh chóng chuyển những năng lực từ mức độ phát triển này sang mức độ phát triển khác cao hơn. Những điều kiện đó là gây cho học sinh hứng thú hoạt động sáng tạo; dạy cho chúng những phương thức cơ bản để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; tạo cho học sinh thể hiện tính tích cực và độc lập cao để giải quyết các nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ xã hội.
Xem xét trí tuệ trong mối quan hệ với hoạt động học tập của học sinh, hay năng lực giải quyết vấn đề, Guthke (1974), Zur Diagnostik der Itellektuellen Lernfaehigkeit [89] cho rằng, là một bộ phận cấu thành chủ yếu nhất của năng lực học tập, trí thông minh là toàn bộ cấu trúc thức bậc của năng lực đặc trưng cho trình độ và chất lượng các quá trình tư duy (phân tích và tổng hợp) của một cá nhân.
Như vậy, ở hướng tiếp cận này, người ta coi năng lực tư duy là cốt lõi của trí tuệ để nhận thức và giải quyết các nhiệm vụ mới. Trí tuệ là một dạng năng lực hợp thành năng lực học tập, phản ánh trình độ tư duy của cá nhân. Nói một cách khác, trí tuệ là năng lực tư duy phát triển ở mức cao được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ với các năng lực nhận thức, học tập và giải quyết những vấn đề mới của con người.
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu như Wechsler, Piaget. J, Stemberg R. lại quan niệm trí tuệ như là năng lực thích ứng của cá nhân với môi trường. Với cách tiếp cận này, các quan niệm này về trí tuệ đã phát triển một bước so với quan niệm trí tuệ có hạt nhân cốt lõi là năng lực tư duy với việc thống nhất rằng, phải xem xét trí tuệ trong sự tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường xung quanh.
Theo Piaget. J (1972), Science of Education and the Psychology of the Child (Khoa học giáo dục và tâm lý của trẻ em) [99] bất cứ trí tuệ nào cũng đều là một sự thích ứng. Sự thích ứng ở đây bao gồm hai mặt đối lập nhưng luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau: sự đồng hoá và sự điều ứng. Ông khẳng định sự thích ứng, nghĩa là sự tương tác giữa ảnh hưởng của cá thể lên môi trường và ảnh hưởng của môi trường lên cá thể.
Nhấn mạnh vai trò của trí tuệ đối với con người trong việc thích ứng với môi trường, Stemberg. R (1999), Handbook of Creative (Sổ tay sáng tạo) [104] cho rằng, trí tuệ là sự thích ứng có mục đích với môi trường, có ý nghĩa quan trọng với đời sống của cá nhân cũng như tạo ra và liên kết có chọn lọc của môi trường ấy. Trí tuệ là năng lực khởi động tư duy về những yêu cầu mới hay là năng lực thích ứng tinh thần với các nhiệm vụ mới và điều kiện sống mới để có thể vượt qua những khó khăn trong hoàn cảnh mới.
Ở một hướng tiếp cận khác, người ta quan niệm trí tuệ như là năng lực tổng hợp. Đây là một bước tiến lớn trong quan niệm về trí tuệ, bởi lẽ, trí tuệ được quan niệm không chỉ được hiểu ở năng lực tư duy hay xem xét trong mối quan hệ giữa cá nhân với môi trường mà được hiểu như năng lực chung để nhận thức và giải quyết tốt với các tình huống trong cuộc sống.
Jaques. E (1985), Development of Intellectual Capability (Phát triển năng lực trí tuệ) [91], cho rằng, năng lực trí tuệ là phức hợp những năng lực giúp cho mỗi cá nhân có khả năng làm việc và đạt những mục tiêu đề ra. Năng lực trí tuệ là năng lực của các cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và những công việc hàng ngày bằng hành vi có định hướng mục tiêu.
Nhấn mạnh vai trò của trí tuệ trong nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn, N.X Laytex (1980), Năng lực trí tuệ và lứa tuổi [39], tác giả đã chỉ ra những năng lực trí tuệ nói chung, trong đó có các phẩm chất trí tuệ, biểu thị khả năng nhận thức lý luận và hoạt động thực hành của con người. Vai trò của trí tuệ tiếp tục được Froehlich W.D (1993), Woeterbuch zur Psychologie [84] khẳng định khi ông cho rằng trí tuệ năng lực chung, tạo ra và sử dụng những tri thức nhờ hiểu biết và tư duy trong các mối quan hệ cho phép phản ánh những mối liên hệ, quan hệ của sự vật và hiện tượng trong thế giới xung quanh và cho phép cải tạo thế giới một cách sáng tạo.
Các tác giả Jaeger. R.S và Petermann. F (1992), Psychologische Diagnostik [90] cho rằng, trí tuệ là khái niệm bao trùm chỉ toàn bộ các năng lực trí óc chung được cấu thành theo thứ bậc (các yếu tố, các mặt) quy định trình độ và chất lượng của các quá trình tư duy của một cá nhân mà nhờ đó, quy định các đặc điểm chủ yếu đối với hành động của một tình huống có vấn đề có thể nhận thức trong quan hệ của chúng và tình huống được thay đổi phù hợp với các mục đích nhất định tương ứng với sự nhìn nhận đó.
Thực tế Wechsler (1939), nghĩa trí tuệ như là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình [110]. Như vậy, ở đây ông đã tiếp cận trí tuệ như một dạng năng lực tổng hợp đó là năng lực hành động thực tiễn, năng lực tư duy trừu tượng và năng lực thích ứng với môi trường. Quan điểm này có sự phát triển so với các quan điểm trước đây chỉ đồng nhất trí tuệ với trí thông minh, là khả năng tư duy trừu tượng của cá nhân được đo bằng các trắc nghiệm IQ.
Tóm lại, có thể thấy rằng quan niệm về trí tuệ khá phong phú, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có cách tiếp cận trí tuệ như là sự phát triển của tư duy ở mức độ cao; trí tuệ như là năng lực thích ứng của cá nhân; trí tuệ như là năng lực tổng hợp của cá nhân. Các cách tiếp cận đã có những sự phủ định đồng thời cũng kế thừa lẫn nhau, cung cấp những cách hiểu khác nhau về trí tuệ tạo nên sự phong phú trong quan niệm về vấn đề này. Hướng nghiên cứu trí tuệ như là một năng lực chung, năng lực tổng hợp của cá nhân của Wechsler được nhiều nhà khoa học đồng tình và kế thừa, là cơ sở để thiết kế, xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ trí tuệ. Khi nghiên cứu vấn đề này, có thể thấy rằng, quan niệm của ông là đúng đắn và đầy đủ hơn cả. Từ đó có thể kế thừa khi tiếp cận nghiên cứu các vấn đề lý luận về trí tuệ, đặc biệt là quan niệm coi trí tuệ là tổng thể các năng lực của cá nhân.
1.1.2. Các nghiên cứu về cấu trúc trí tuệ
Mô hình cấu trúc trí tuệ 2 nhân tố
Quan niệm về cấu trúc trí tuệ 2 thành phần, tiêu biểu có các tác giả: Spearman, Jensenm, Horn J. và Cattell RĐây là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu về cấu trúc trí tuệ. Theo đó, trí tuệ con người không phải là một khối duy nhất, mà là một cấu trúc có các thành phần khác nhau, theo thứ bậc. Spearman (1904) chỉ ra trí tuệ gồm 2 yếu tố: yếu tố chung G (General) và nhân tố S (Special). Tiếp cận theo hướng xử lý thông tin, Horn J.và Cattell R. (1967) cho rằng trí tuệ được cấu thành bởi 2 yếu tố trí tuệ lỏng và trí tuệ kết tinh. Trong khi đó, tác giả N.A Menchinxcaia cho rằng sự phát triển trí tuệ gắn liền với 2 hiện tượng: thứ nhất là sự tích lỹ vốn trí thức, tri thức là điều kiện cần thiết của tư duy. Thứ hai là những thao tác trí tuệ mà nhờ chúng trí tuệ tri thức mới được tiếp thu, cái quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Tuy những nghiên cứu về cấu trúc trí tuệ cá nhân này còn khá chung chung, chưa thật thuyết phục nhưng nó đã khám phá bước đầu về các nhân tố cấu thành trí tuệ, tạo tiền đề cơ sở cho những nghiên cứu về sau.
Mô hình cấu trúc trí tuệ ba nhân tố
Tiêu biểu có các tác giả: Guilford J.P, . Perkin D.N, Sternberg, Eysenck H.J
Guilford J.P (1879-1987) với mô hình cấu trúc trí tuệ 3 chiều quan niệm bất kì hoạt động trí tuệ nào cũng là vận động của các thao tác nhằm phản ánh nội dung sự vật và đem lại một sản phẩm nhất định. Ở một hướng tiếp cận khác, Perkin D.N, cho rằng cấu trúc trí tuệ bao gồm 3 nội dung là năng lực, thủ thuật và trình độ chuyên môn. Như vậy, trí tuệ có nghĩa là kết quả, là sự kết hợp giữa khả năng của hệ thần kinh với khả năng suy nghĩ và hành động trên cơ sở nội dung tri thức chuyên môn. Trong khi đó, Sternberg (2000) đưa ra lý thuyết 3 nhân tố. Theo đó, trí thông minh cá nhân gồm 3 thành tố: các quá trình bên trong đối với cá nhân (kỹ năng xử lý thông tin và hướng dẫn hành vi thông minh); năng lực tạo ra sự phù hợp giữa kỹ năng của một cá nhân với môi trường bên ngoài; năng lực huy động kinh nghiệm của cá nhân để xử lý thông tin mới không quen thuộc [105].
Mô hình trí tuệ đa nhân tố
Mô hình trí tuệ đa nhân tố được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là Thurstone L.L (1941), Factorial Studies of Inteligence (Nghiên cứu các nhân tố của trí tuệ) [107], tác giả cho rằng có 7 yếu tố cấu thành trí tuệ: khả năng hiểu và vận dụng số, bao gồm các thao tác với những con số - yếu tố N (Number); hiểu (lĩnh hội) được ngôn ngữ (nói và viết)-yếu tố V (Verbal comprehension); sự hoạt bát ngôn ngữ, biểu hiện qua khả năng dùng từ ngữ chính xác và linh hoạt - yếu tố W (Word fluency); khả năng về không gian, bao hàm khả năng biểu tượng về vật thể trong không gian - yếu tố S (Space); trí nhớ - yếu tố M (Memory); khả năng tri giác - yếu tố P (Perceptual); khả năng suy luận - yếu tố R (Reasoning). Với cấu trúc này, ông đã bao hàm được trong trí tuệ các yếu tố về ngôn ngữ, tri thức, các chức năng tâm lý nhận thức như tri giác, trí nhớ, tưởng tượngTuy nhiên, ông đã bỏ qua nhiều yếu tố trong cấu trúc trí tuệ như khả năng phân tích bằng tư duy, khát quá hóa, trừu tượng hóa, tưởng tượng.
Trong khi đó, Gardner H (1983), The Theory of Multiple Intelligences (Lý thuyết đa trí tuệ) [85] đã xác định được 7 loại trí tuệ tương đối độc lập của con người: trí tuệ ngôn ngữ; trí tuệ âm nhạc; trí tuệ 1ôgic- toán; trí tuệ thị giác - không gian (khả năng tưởng tượng không gian); trí tuệ vận động (năng lực điều khiển cơ thể); trí tuệ 1iên cá nhân; trí tuệ nội tâm. Gardner H cho rằng, mọi người đều có các loại trí tuệ trên nhưng giữa các cá nhân khác nhau về trình độ mỗi loại trí tuệ và khả năng kết hợp chúng. Ông cho rằng những trí tuệ riêng biệt này không hoạt động độc lập mà có sự kết hợp hoạt động cùng nhau.
Lý thuyết phân cấp của Carroll và lý thuyết Gf-Gc của Horn-Cattell đã được kết hợp lại với nhau tạo thành lý thuyết Cattell-Horn-Carroll (C-H-C) (Flanagan, Mc Grew,Ortiz, 2000; Flanagan, Ortiz, & Alfonso, 2007). Mô hình C-H-C đề xuất 10 yếu tố khác nhau của trí tuệ: khả năng giải quyết các vấn đề mới, kiến thức định lượng, thường liên quan đến toán học; bề rộng và chiều sâu của kiến thức tích lũy và khả năng sử dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề; đọc và viết tắt; bộ nhớ ngắn hạn, xử lý hình ảnh; xử lý thính giác; lưu trữ và thu hồi dài hạn; tốc độ xử lý và quyết định tốc độ / thời gian phản ứng [81].
Wechsler D (2008), Wechsler Adult Intelligence Scale-Fourth Edition (Trí thông minh dành cho người lớn Wechsler - Tái bản thứ tư) [111] ra đời và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tác giả cho rằng có 4 năng lực thành phần trong cấu trúc trí tuệ bao gồm: năng lực hiểu ngôn ngữ; năng lực tri giác không gian; bộ nhớ làm việc; tốc độ xử lý.
Có thể thấy rằng, trí tuệ có cấu trúc tâm lý động bao gồm nhiều nhân tố là quan điểm được chúng tôi đánh giá là tương đối rõ ràng, đầy đủ. Cấu trúc 2 thành phần, 3 thành phần hay nhiều thành phần giúp chúng ta có cái nhìn đa diện, tổng thể về mô hình các thành tố của trí tuệ. Nghiên cứu cấu trúc của trí tuệ là cần thiết. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, vẫn chưa có sự thống nhất về cấu trúc của trí tuệ. Xét tổng thể trên toàn hướng nghiên cứu, cấu trúc trí tuệ theo quan điểm của Wechsler và mô hình cấu trúc trí tuệ C-H-C được chúng tôi đánh giá là đầy đủ hơn cả và hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trí tuệ bao gồm tổng thể các năng lực của cá nhân. Khi xây dựng các biểu hiện trí tuệ, tác giả luận án kế thừa quan điểm này.
1.1.3. Các nghiên cứu về phương pháp đo lường, đánh giá trí tuệ
Alfred Binet và Theodore Simon (1905) thực hiện thực nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ và từ đó xây dựng thang đo lường trí tuệ Binet - Simon cho trẻ từ 3 đến 15 tuổi. Trắc nghiệm đầu tiên gồm 50 bài tập nhằm đánh giá hai thành phần quan trọng của trí tuệ là óc phán đoán và sự thông hiểu.
Trắc nghiệm Stanford – Binet lần đầu được công bố năm 1916 và được chỉnh lý, bổ sung, phát triển vào các năm 1937, 1960, 1972, 1986, 2005. Phiên bản lần V (2003) đánh giá trên các mặt năng lực giải quyết vấn đề mới, sử dụng ngôn ngữ, xử lý không gian, trí nhớ ngắn hạn, kiến thức chung. Thang dành cho độ tuổi từ 2 đến tuổi trưởng thành. Mẫu chuẩn hóa: 4.800 người từ 2 đến tuổi trưởng thành. Trong mẫu đại diện này có tính đến các biến số: địa lí, giới, sắc tộc, nhóm tuổi và giới tính [82].
Trong lĩnh vực quân sự có trắc nghiệm Army Alpha và Army Beta. Army Alpha bao gồm 212 mục đúng-sai và được chia thành tám hạng mục phụ: chỉ đường bằng miệng; các bài toán số học; vấn đề phán đoán thực tế; các mục từ đồng nghĩa-trái nghĩa; các câu rời rạc; hoàn thành chuỗi số; các phép loại suy và thông tin. Trắc nghiệm Army Beta là một bài kiểm tra phi ngôn ngữ được thiết kế cho những người mù chữ và những tân binh nói ít hoặc không biết tiếng Anh. Army Beta bao gồm bảy hạng mục phụ: mê cung; phân tích hình khối; dòng XO; ký hiệu chữ số; kiểm tra số; hoàn thàn...ận thấy rằng, hạt nhân cốt lõi của trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng của con người nhằm tiếp nhận thông tin, tri thức và nâng cao hiểu biết, suy luận giải quyết vấn đề mới. Năng lực tư duy trừu tượng được biểu hiện trong học tập, giải quyết những tình huống nhận thức mới của cá nhân. Điều này liên quan chặt chẽ đến sự hiểu biết kiến thức, năng lực hiểu, phân tích, khái quát và suy luận bằng ngôn ngữ của con người hay nói cách khác là năng lực tư duy ngôn ngữ.
Mặt khác, trí tuệ không chỉ dừng lại ở năng lực nhận thức mà còn ở khả năng vận dụng tri thức để giải quyết sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ mới, tình huống mới trong thực tiễn cuộc sống. Điều đó đòi hỏi năng lực phân tích, so sánh, phán đoán, suy luận, tưởng tượng trong không gian nhằm nắm được những thuộc tính và những quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượng.
Bên cạnh đó, để nhận thức và giải quyết các tình huống mới, con người cần có trí nhớ và năng lực xử lý thông tin. Trí nhớ có vai trò rất quan trọng, nó tham gia liên tục vào các quá trình nhận thức của con người. Không có trí nhớ, con người sẽ không thể nhận thức và giải quyết các tình huống mới. Tuy nhiên, trí nhớ chỉ là điều kiện cần của trí tuệ, để giải quyết được những tình huống mới, con người không chỉ tái hiện được những kiến thức mà cần có năng lực xử lý thông tin. Đó là quá trình phân tích, so sánh thông tin cũ và thông tin mới, không giống mẫu từ đó suy luận cách giải quyết. Như vậy, nội hàm của trí tuệ rộng không chỉ đơn thuần là năng lực nhận thức ở mức độ cao mà quan trọng hơn còn là năng lực vận dụng đề giải quyết các tình huống mới trong nhận thức và thực tiễn. Đây cũng là quan điểm để xây dựng khái niệm trí tuệ trong luận án này.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm về trí tuệ, có thể hiểu: trí tuệ là tổng thể các năng lực tư duy ngôn ngữ, tư duy không gian, trí nhớ, năng lực xử lý thông tin giúp con người nhận thức, hoạt động nhanh chóng, sáng tạo, hiệu quả và thích ứng với môi trường xung quanh.
Để hiểu rõ khái niệm trí tuệ, cần phân biệt với một số khái niệm liên quan như trí khôn, trí thông minh, trí lực, trí nănglà những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và khoa học.
Về khái niệm trí tuệ, tác giả Nguyễn Khắc Viện (1991) [79, tr. 295-296] cho rằng: trí (Intelligence) có nghĩa là khả năng hiểu biết, suy luận, sáng tạo; là khả năng hành động thích nghi với biến động của hoàn cảnh thiên nhiên về hành động, thường gọi là trí khôn, thiên về trừu tượng thì gọi là trí tuệ.
Như vậy, có thể thấy, trí tuệ có nội hàm rộng hơn trí thông minh. Trí là hiểu biết, tuệ là thông minh, sáng tạo. Trí tuệ không chỉ là sự hiểu biết, uyên bác mà đó còn là sự vận dụng hiểu biết đó để giải quyết các nhiệm vụ mới một cách sáng tạo. Trong khi đó, trí thông minh thì nhấn mạnh đến năng lực cốt lõi là tư duy, năng lực nhận thức, năng lực học tập của con người. Trí thông minh phát triển đến một mức độ nhất định đó là tư duy trừu tượng (khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, suy luận, khái niệm) được gọi là trí tuệ.
Trí lực được hiểu là năng lực trí tuệ nhưng không thể đánh giá sự phát triển trí lực chỉ thông qua chỉ số IQ. Do đo, trí lực không đồng nhất với trí thông minh mà bao hàm và có xu hướng dùng đồng nhất với trí tuệ.
Trí năng là năng lực hiểu biết và suy nghĩ, được thể hiện ở năng lực giải quyết vấn đề. Như vậy, trí năng cũng không đồng nhất với trí thông minh, mà rộng hơn và có xu hướng dùng đồng nhất với trí tuệ.
Từ khái niệm trên có thể thấy: trí tuệ được hiểu là tổng thể các năng lực của cá nhân bao gồm năng lực tư duy ngôn ngữ, tư duy không gian, trí nhớ, năng lực xử lý thông tin. Nó được biểu hiện ở trình độ hiểu biết xã hội, năng lực hiểu, phân tích suy luận, diễn đạt ngôn ngữ; biểu hiện ở năng lực phân tích, tưởng tượng và phát hiện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong không gian; năng lực ghi nhớ, tái hiện thông tin; năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin trong các tình huống mới.
Trí tuệ được hình thành trong hoạt động và biểu hiện thông qua hoạt động. Thông qua hoạt động mà hình thành phát triển trí tuệ con người. Đó là các hoạt động nhận thức và hoạt động giải quyết các tình huống mới trong thực tiễn. Đồng thời, thông qua hoạt động mà trí tuệ con người được biểu hiện. Hoạt động thực tiễn và trí tuệ con người có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.
Trí tuệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Trí tuệ không những giúp con người nhận thức được tri thức mới nhanh chóng mà còn vận dụng các kiến thức vào giải quyết sáng tạo, hiệu quả các tình huống mới nhằm thích ứng tốt với môi trường xung quanh.
2.1.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành trí tuệ
Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu về cấu trúc trí tuệ của các tác giả cho thấy, trí tuệ cá nhân có cấu trúc 2 thành phần với các tên gọi khác nhau đó là yếu tố chung và nhân tố riêng biệt; trí tuệ lỏng và trí tuệ kết tinh hay yếu tố tri thức và những thao tác trí tuệ. Tuy vai trò của các thao tác tư duy, sự tích lũy vốn kiến thức đã được đề cập, song quan điểm cấu trúc trí tuệ bao gồm 2 thành phần của các tác giả trên còn quá chung chung và thật khó để xem xét được bản chất và mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
Trong khi đó có một số tác giả xây dựng mô hình trí tuệ 3 thành phần như Guilford J.P, Perkin D.N, Sternberg, Eysenck H.J[50], [103]. Theo các tác giả, trong cấu trúc trí tuệ có các thành phần như năng lực, thủ thuật và trình độ chuyên môn hay trí thông minh phân tích, trí thông minh sáng tạo hay trải nghiệm yếu tố ngữ cảnh, thích ứng hoặc là trí tuệ sinh học, trí tuệ tâm trắc, trí tuệ xã hội. Trong mô hình trí tuệ 3 thành phần, dù có các cách tiếp cận khác nhau, song các tác giả đều đã nhấn mạnh đến thành phần năng lực chuyên môn, thao tác tư duy trừu tượng giúp con người nhận thức, phân tích đánh giá các mối liên hệ, bản chất vấn đề. Bên cạnh đó, các thành tố sáng tạo và sự thích ứng cũng được đưa ra như những nhân tố quan trọng trong xem xét cấu trúc trí tuệ con người.
Mô hình trí tuệ đa nhân tố, được đông đảo các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu như: Thurstone L.L (1941) với mô hình 7 yếu tố [107]; Gardner.H (1983) cho rằng con người có 7 dạng trí tuệ khác nhau [85]; mô hình C-H-C với 10 yếu tố [81]; Lê Đức Phúc cho rằng trí tuệ có 6 thành phần [54]. Những nhân tố được đề cập đến đó là khả năng về ngôn ngữ nói và viết, khả năng về suy luận, tưởng tượng trong không gian, lôgic - toán, bộ nhớ ngắn hạn, xử lý hình ảnh, xử lý thính giác, lưu trữ và thu hồi dài hạn, tốc độ xử lý, âm nhạc, vận động, liên nhân cách, cảm xúc Đặc biệt, Wechsler D trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu các lý thuyết phát triển trí tuệ đã tổng hợp để xây dựng, phát triển thang đo đánh giá trí tuệ (WAIS) với 4 năng lực thành phần là hiểu ngôn ngữ, suy luận tri giác, trí nhớ làm việc, tốc độ xử lý [111]
Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng, trí tuệ có cấu trúc tâm lý động gồm nhiều nhân tố cấu thành. Các công trình nghiên cứu mở rộng từ bình diện sinh lý, tâm lý và xã hội khi tiếp cận trí tuệ nên đã thấy được nhiều nhân tố cấu thành trí tuệ cá nhân. Tuy nhiên, có thể thấy, các thành phần như lôgic toán, tri giác, suy luận và tưởng tượng không gian được một số tác giả đề cập là những mặt biểu hiện liên quan đến năng lực của năng lực tư duy không gian (khả năng tri giác, tưởng tượng, suy luận mối quan hệ của các sự vật trong không gian). Trong khi đó, khả năng hiểu ngôn ngữ trong nói và viết; khả năng sử dụng từ ngữ chính xác và linh hoạt là những thành tố thiên về năng lực tư duy ngôn ngữ (khả năng sử dụng, phân tích suy luận ngôn ngữ khi nói, viết) của các nhân. Các thành tố như bộ nhớ ngắn hạn, xử lý hình ảnh, xử lý thính giác, lưu trữ và thu hồi dài hạn, bộ nhớ làm việc nói chung liên quan đến trí nhớ (khả năng ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện kiến thức, thông tin) của con người. Các yếu tố tốc độ xử lý, tốc độ/thời gian phản ứng nói chung đề cập đến năng lực xử lý thông tin bên trong (quá trình tìm kiếm, phân tích, so sánh thông tin cũ với thông tin mới để đưa ra cách thức giải quyết vấn đề) của mỗi cá nhân. Nghiên cứu các phương pháp đánh giá, đo lường trí tuệ thấy rằng, các năng lực tư duy ngôn ngữ, tư duy không gian, trí nhớ và năng lực xử lý thông tin được phán ánh hầu hết trong các bộ công cụ trắc nghiệm.
Trên cơ sở xem xét, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đặc biệt là quan điểm của Thurstone L.L, Gardner H, Wechsler D có chỉnh lý, bổ sung, phát triển, trong phạm vi nghiên cứu luận án, có thể khái quát, trí tuệ được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản là năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực tư duy không gian, trí nhớ và năng lực xử lý thông tin.
Năng lực tư duy ngôn ngữ là năng lực hiểu, sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong học tập tiếp thu kiến thức mới, phân tích, suy luận thông tin. Người có năng lực tư duy ngôn ngữ cao có thiên hướng học tập thông qua nói và viết, thích đọc sách báo, thích chơi chữ Trong cuộc sống, người có năng lực tư duy ngôn ngữ cao là người hài hước, vui vẻ, dí dỏm, sôi nổi, hùng biện, lanh lợi, linh hoạt, giao tiếp tốt. Các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình, diễn viên, người dẫn chương trình là ví dụ tiêu biểu về người có năng lực tư duy ngôn ngữ cao. Họ rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu và nghĩa của từ và các chức năng khác nhau của ngôn ngữ. Trên phần não trái, thùy trán trái kiểm soát các khả năng nói, còn thùy thái dương trái điều khiển sự hiểu biết ngôn ngữ. Năng lực tư duy ngôn ngữ biểu hiện ở tri thức của cá nhân về văn hóa, xã hội, môi trường, con người mà họ đang sống; năng lực hiểu, phân tích, suy luận về ngôn ngữ khi nói và viết; năng lực khái quát hóa khái niệm.
Năng lực tư duy không gian là năng lực phân tích, suy nghĩ một cách lôgic nhằm phát hiện ra bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong không gian. Đó còn là năng lực nhận thức, suy luận và tưởng tượng không gian. Điều này cho phép cá nhân quan sát, phân tích sự biến đổi, tưởng tượng, suy luận kết cấu, sự vận động của sự vật với góc nhìn khác. Những người có tư duy không gian cao có thiên hướng học tập thông qua các lập luận theo lôgic, thích toán học, hình học, thích học tập thông qua các hình ảnh, sử dụng tốt sơ đồ, bản đồ, định hướng trong không gian. Họ có khả năng vận dụng tốt kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hiệu quả, sáng tạo, giúp con người thích ứng tốt với môi trường xung quanh. Năng lực tư duy không gian biểu hiện ở năng lực phân tích, suy luận nhằm tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng trong không gian; năng lực tri giác, tưởng tượng, suy luận không gian nhằm phát hiện kết cấu, mô hình sự vật, hiện tượng.
Trí nhớ là bao gồm năng lực ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện thông tin, là cơ sở đưa ra cách thức giải quyết vấn đề của con người. Bất cứ hoạt động nhận thức nào cũng cần trí nhớ. Trí nhớ có vai trò ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Nhờ có trí nhớ, con người có thể nâng cao hiểu biết, huy động và tìm kiếm thông tin liên quan, là cơ sở hiểu đúng quy luật, bản chất sự vật, hiện tượng và nhờ đó mà có cách thức giải quyết vấn đề đúng đắn. Người có trí nhớ tốt đặc trưng ở khả năng ghi nhớ nhanh, nhớ nhiều, chính xác thông tin; lưu giữ bền vững và có khả năng tái hiện nhanh, đầy đủ chính xác thông tin.
Năng lực xử lý thông tin là năng lực tìm kiếm nhanh và chính xác các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Đó là quá trình để cá nhân phân tích, so sánh thông tin cũ và mới, từ đó lựa chọn thông tin giải quyết vấn đề mới. Năng lực xử lý thông tin là đặc trưng trí tuệ của mỗi cá nhân, nó giúp cho quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề được tối ưu, tiết kiệm được thời gian và các nguồn lực tinh thần. Người có năng lực xử lý thông tin tốt thường học tập và giải quyết các vấn đề, tình huống mới nhanh, hiệu quả.
2.2. Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
2.2.1. Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
* Khái niệm học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
Theo Từ điển Giáo dục học quân sự, Học viên: 1) Gọi chung quân nhân đang học tập tại đơn vị huấn luyện, các nhà trường quân đội. 2) Người học lớn tuổi của những trường lớp ngoài hệ thống giáo dục phổ thông và đại học chính quy như: trường bồi dưỡng cán bộ, lớp bổ túc văn hóa, lớp tập huấn, người theo học các chương trình cao học... Học viên các trường, lớp không chính quy có hai loại. Học viên chính thức và học viên dự thính [64, tr.140].
Khoản 1, điều 49, Điều lệ Công tác Nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam quy định: Học viên quân sự là quân nhân tại ngũ; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; hạ sĩ quan, binh sĩ và các đối tượng khác đào tạo theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng đang học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quân sự quốc phòng, an ninh [10, tr.24].
Như vậy, có thể quan niệm rằng: học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội là những quân nhân có độ tuổi từ 18 - 25, có sức khỏe, lý lịch chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, nhận thức tốt được học tập, rèn luyện theo mục tiêu yêu cầu đào tạo trở thành sĩ quan chỉ huy từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn và tương đương trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Đặc điểm học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội
Về đặc điểm sinh lý của học viên: học viên đào tạo sĩ quan trong quân đội là những người trẻ tuổi từ 18 đến 25. Đây là giai đoạn đã trưởng thành về thể chất và tương đối hoàn thiện về mặt sinh lý. Họ có hệ xương, hệ cơ phát triển ổn định và đồng đều. Các tố chất về thể lực như sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết và sự tăng trưởng các hoóc môn. Hệ thần kinh, não bộ phát triển và hoàn thiện cơ bản. Đặc trưng nổi bật của tuổi này là sự phát triển sinh lý mạnh mẽ, đặc biệt là các hoạt động chức năng của vỏ não như: khả năng thành lập nhanh chóng phản xạ có điều kiện, tính linh hoạt của các quá trình tâm lý, diễn biến của hưng phấn và ức chế ở mức độ cao. Đây là cơ sở cho việc ghi nhớ, hình thành kiến thức nhanh và các thao tác tư duy như khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, suy luận của học viên đào tạo sĩ quan.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này quá trình hưng phấn của học viên thường mạnh hơn, đôi khi áp đảo quá trình ức chế làm cho quá trình nhận thức thiếu sự sâu sắc, logic và sự chặt chẽ. Học viên thường hấp tấp, nóng vội trong nhận thức và giải quyết các tình huống mới.
Về đặc điểm nhận thức của học viên: các quá trình nhận thức của học viên phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện. Học viên có trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn tốt; các quá trình tri giác, chú ý ngày càng hoàn thiện; trí tưởng tượng phong phú; có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển của nhiều thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Trong tư duy, học viên có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phê phán và sự hoài nghi khoa học. Học viên có khát khao đam mê trong nhận thức, có óc tìm tòi cái mới, có khả năng sáng tạo. Đây là những điểm thuận lợi cho quá trình phát triển trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
Tuy vậy, phần lớn học viên thuộc lứa tuổi này, bên cạnh sự nhanh nhạy với cái mới, còn thiếu kinh nghiệm trong đánh giá các vấn đề chính trị - xã hội. Nhận thức dễ phiến diện, thiếu sâu sắc, nhạy cảm về chính trị chưa cao, khả năng phân rõ đúng, sai trong cuộc sống còn hạn chế. Khả năng ghi nhớ ý nghĩa, vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống mới và năng lực thực hành còn hạn chế. Đây là những khó khăn không nhỏ trong quá trình phát triển trí tuệ của học viên.
Về đặc điểm tâm lý - xã hội: học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội khá đa dạng về vùng miền, thành phần xuất thân. Họ phần lớn xuất thân từ gia đình nông dân sinh sống ở các vùng nông thôn, một số ít là người dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, họ có tính cần cù, chịu khó trong học tập, rèn luyện, đây là điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức mới, phát triển trí tuệ, năng lực bản thân. Tuy nhiên những điều kiện khó khăn về kinh tế, điều kiện học tập ở các vùng quê, nhất là khu vực trung du, miền núi ảnh hưởng không nhỏ đến sự trình độ hiểu biết, tính nhanh nhậy, sáng tạo và tốc độ của hoạt động tư duy, chậm thích ứng trong tình huống mới. Bên cạnh đó, những đặc điểm tâm lý vùng miền, tâm lý tiểu nông vẫn còn in đậm trong sinh hoạt, tính cách và tư duy của bộ phận học viên này và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình rèn luyện, phát triển trí tuệ của học viên.
Trong khi đó, một bộ phận học viên xuất thân từ gia đình công chức nhà nước, lực lượng vũ trang sinh sống chủ yếu trên các vùng thành thị, nơi có điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện học tập, sự quan tâm chăm sóc từ gia đình tốt hơn. Do vậy, họ rất nhanh nhậy tiếp trong tiếp thu kiến thức mới, khai thác và sử dụng công nghệ thông tin tốt, có tư duy linh hoạt, sáng tạo, vận dụng tri thức giải quyết tốt các tình huống mới. Tuy nhiên, điều kiện học tập, rèn luyện ở môi trường quân sự có nhiều khó khăn, vất vả đòi hỏi học viên huy động cả thể lực, trí lực, ý chí bền bỉ và có tính kỷ luật cao điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tích cực tự giác, động cơ trong học tập, rèn luyện.
Bên cạnh đó, một số học viên là quân nhân đã và đang thực hiện nghĩa vụ quân sự qua thi tuyển vào đào tạo sĩ quan. Họ đã qua thời gian rèn luyện thử thách trong môi trường quân đội với kiến thức, kinh nghiệm hoạt động quân sự đã tích lũy là điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ trở thành sĩ quan quân đội.
* Đặc điểm về hoạt động học tập, rèn luyện của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
Một là, học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội học tập, rèn luyện trong môi trường sư phạm quân sự
Ở các nhà trường đào tạo sĩ quan cấp phân đội, học viên sẽ học tập, rèn luyện tập trung, được tổ chức biên chế thành các đại đội ở tiểu đoàn quản lý học viên. Học viên sẽ học tập, sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ tập trung trong doanh trại. Quá trình học tập, rèn luyện của học viên luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu nhà trường cùng các cơ quan chức năng; sự quản lý trực tiếp của đại đội, lớp, tiểu đoàn quản lý học viên. Cùng với quá trình học tập, học viên phải thực hiện đầy đủ các chế độ rèn luyện chặt chẽ như: canh gác, trực ban, trực chiến, hành quân rèn luyện, diễn tập vòng tổng hợp với nhiều tình huống khó khăn, phức tạp sát với thực tế huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ở đơn vị cơ sở.
Việc học tập, rèn luyện của học viên luôn được sự theo dõi, quản lý chặt chẽ của đội ngũ cán bộ quản lý học viên cả trong quá trình học tập trên giảng đường, thao trường, bãi tập cũng như thời gian tự học ở đơn vị bảo đảm đúng nội dung theo kế hoạch huấn luyện của nhà trường, kế hoạch tự học của cá nhân. Hoạt động học tập của học viên luôn gắn liền với sự hướng dẫn, điều khiển của giảng viên, được tổ chức chặt chẽ theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của từng trường. Mọi khâu, mọi bước trong quy trình đào tạo và hoạt động học tập, rèn luyện của học viên luôn được tổ chức chặt chẽ và duy trì nghiêm túc trên cơ sở kỷ luật của quân đội, quy định của đơn vị. Môi trường học tập, rèn luyện sư phạm quân sự có tác động tích cực đến việc hình thành cho học viên bản lĩnh chính trị vững vàng, phương pháp, tác phong công tác, xây dựng tính kỷ luật, tính quyết đoán và tích lũy kinh nghiệm quản lý, chỉ huy bộ đội. Đây là những thuận lợi cơ bản của người học viên đào tạo sĩ quan, nâng cao nhận thức, phát triển tư duy ngôn ngữ quân sự, tư duy không gian, năng lực thực hành, sự thích ứng với môi trường học tập trong quân đội. Tuy nhiên, học tập trong môi trường quân sự căng thẳng với cường độ cao, yêu cầu cao ở học viên tính kỷ luật trong chấp hành chế độ theo quy định, mệnh lệnh của người chỉ huy, điều này phần nào hạn chế khả năng tưởng tượng, suy luận, sáng tạo của học viên trong các hoạt động nhận thức và giải quyết các tình huống mới.
Hai là, mục tiêu hoạt động học tập, rèn luyện của học viên là trở thành người cán bộ, sĩ quan quân đội.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng ở các nhà trường quân đội là đào tạo đội ngũ sĩ quan cấp phân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; có trí tuệ và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Học viên sau khi ra trường có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và các nhiệm vụ khác ở đơn vị phân đội trong quân đội. Do vậy, quá trình học tập, rèn luyện tại trường, học viên được trang bị một khối lượng kiến thức rất lớn về lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, khoa học xã hội nhân văn, kiến thức khoa học nghệ thuật quân sự, hậu cần, kỹ thuật quân sự, CTĐ,CTCT; hình thành và phát triển kỹ năng tư duy mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo. Đây là những thuận lợi cơ bản để học viên nâng cao trình độ hiểu biết về xã hội quân sự, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bên cạnh việc phát triển các tri thức nghề nghiệp quân sự, học viên đào tạo sĩ quan còn phải rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng của người cán bộ, đảng viên, sĩ quan tương lai. Bên cạnh đó, học viên còn phải rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quân sự tại các đơn vị cơ sở. Bởi lẽ, những học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội sau khi ra trường sẽ là những cán bộ quản lý cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn và tương đương, người trực tiếp chỉ huy bộ đội thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Những đặc điểm này đặt ra những yêu cầu cao về trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan như sự hiểu biết về xã hội, chính trị, quân sự; năng lực phân tích, suy luận và diễn đạt bằng ngôn ngữ; năng lực tư duy không gian trong thực tiễn hoạt động quân sự; khả năng vận dụng tri thức và giải quyết những tình huống mới trong thực tiễn; tốc độ ghi nhớ, phân tích, xử lý thông tin trong giải quyết các tình huống. Do đó, phương pháp dạy học ở các nhà trường quân đội, cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của học viên trong các hoạt động học, tăng cường dạy học thông qua giải quyết các tình huống. Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động sau bài giảng, các hoạt động phương pháp, thực hành, thực tập, diễn tập vòng tổng hợp tại trường cũng như tại đơn vị cơ sở để phát triển năng lực vận dụng tri thức để giải quyết các tình huống mới cho học viên.
Ba là, hoạt động huấn luyện quân sự của học viên diễn ra trong điều kiện khó khăn, phức tạp
Hiện nay trong chương trình đào tạo sĩ quan ở các nhà trường đội, tỷ lệ huấn luyện quân sự chiếm tỷ lệ khá lớn. Thời gian dành cho các môn huấn luyện thực hành kỹ, chiến thuật chiếm từ 40 - 60% tổng thời thời gian huấn luyện toàn khóa. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh việc học tập trên giảng đường, học viên đào tạo sĩ quan phải học tập, rèn luyện trong nhiều điều kiện địa hình khác nhau như đồng bằng, trung du, rừng, núi, trên không, trên sông, trên biển; trong các thời tiết khác nhau; trong mọi thời gian cả ngày lẫn đêm. Trong những điều kiện địa hình, thời gian, thời tiết như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ quan sát, khả năng ghi nhớ, tư duy và liên kết thông tin để hiểu quy luật và giải quyết các vấn đề trong học tập của học viên. Quá trình này đòi hỏi học viên phải nỗ lực rất cao về trí lực, thể lực và ý chí quyết tâm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Bên cạnh đó, quá trình huấn luyện và thực hành quân sự của học viên thường gắn với các loại vũ khí, khí tài, thiết bị quang học, điện tử, các loại phương tiện kỹ thuật, vật liệu như xe tăng, máy bay, xe pháo, tên lửa, tàu, phà, súng, cốiĐây là các loại vũ khí, khí tài, phương tiện lớn được trang bị trong quân đội, để vận hành hiệu quả, học viên không chỉ nắm vững tính năng, tác dụng kỹ chiến thuật mà còn có khả năng phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các thành phần, lực lượng liên quan. Đặc điểm này đòi hỏi học viên có sức khoẻ dẻo dai, có trí nhớ tốt, khả năng quan sát nhanh, tập trung chú ý bền vững, tư duy linh hoạt, hiệp đồng tốt, xử lý thông tin nhanh các tình huống trong thực tiễn.
Mặt khác, trong thực hành huấn luyện kỹ chiến thuật quân sự, có nhiều nội dung có tính chất nguy hiểm như huấn luyện bơi vũ trang, huấn luyện thực hành bay, đánh thuốc nổ, bắn đạn thật, ném lựu đạn..và đặc biệt là diễn tập vòng tổng hợp cuối khóa. Đây là điều kiện thuận lợi để học viên trải nghiệm thực tiễn trong các hoạt động quân sự, là điều kiện để rèn luyện thể lực, ý chí, bản lĩnh vững vàng và phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ quân sự, tư duy không gian, năng lực thích ứng với môi trường, rèn luyện trí nhớ và năng lực xử lý thông tin trong giải quyết các tình huống quân sự. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của học viên trong quá trình huấn luyện tại trường, vượt qua mọi khó khăn, giải quyết các nhiệm vụ học tập chủ động, sáng tạo, hiệu quả.
2.2.2. Khái niệm trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà truờng quân đội
Từ việc phân tích về khái niệm trí tuệ và đặc điểm hoạt động học tập, rèn luyện của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội, có thể cho rằng, trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội vừa mang đầy đủ những đặc trưng chung của trí tuệ vừa có tính đặc thù gắn với đặc điểm hoạt động học tập, rèn luyện của học viên trong môi trường quân sự. Bản chất của trí tuệ của học viên là tổng thể các năng lực của họ nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, rèn luyện tại trường một cách nhanh chóng, sáng tạo, hiệu quả đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo sĩ quan. Trên cơ sở đó, có thể quan niệm rằng:
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội là tổng thể các năng lực tư duy ngôn ngữ, tư duy không gian, trí nhớ và năng lực xử lý thông tin giúp học viên nhận thức, giải quyết các nhiệm vụ học tập tại trường được nhanh chóng, sáng tạo, hiệu quả.
Trí tuệ của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội là tổng thể các năng lực mang tính ổn định nhưng không tĩnh tại mà có sự phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường quân đội. Trí tuệ có vai trò bảo đảm cho học viên lĩnh hội tốt các kiến thức nghề nghiệp chuyên môn nghiệp vụ quân sự và vận dụng sáng tạo kiến thức đó vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới tại trường cũng như các vấn đề thực tiễn hoạt động quân sự.
Trí tuệ của học viên được hình thành, phát triển thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện ở nhà trường quân sự. Thông qua các hoạt động học tập, thực hành, thực tập, diễn tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động quân sự khác tại trường mà trí tuệ của học viên hình thành và phát triển. Mặt khác, trí tuệ của học viên được biểu hiện thông qua các hoạt động này.
Trí tuệ của học viên được biểu hiện ở 4 năng lực cơ bản đó là năng lực tư duy ngôn ngữ, tư duy không gian, trí nhớ và năng lực xử lý thông tin. Trí tuệ của học viên là sự tích hợp, thống nhất hữu cơ, tác động qua lại của 4 mặt năng lực trên, cùng hỗ trợ và tham gia vào quá trình nhận thức và giải quyết các nhiệm vụ học tập của học viên ở nhà trường quân sự, cụ thể như sau.
Năng lực tư duy ngôn ngữ của học viên
Năng lực tư duy ngôn ngữ của học viên là tổ hợp các thành tố hiểu, sử dụng phân tích, suy luận và diễn đạt bằng ngôn ngữ giúp người học tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và vận dụng giải quyết các tình huống quân sự trong quá trình học tập tại nhà trường quân đội. Năng lực tư duy ngôn ngữ là mặt biểu hiện cơ bản trong trí tuệ có vai trò rất quan trọng giúp học viên nâng cao sự hiểu biết về xã hội, quân sự, vận dụng phân tích, nhận định, đánh giá, suy luận thông tin chính xác. Có thể nói, năng lực tư duy ngôn ngữ của học viên là sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa tri thức về xã hội quân sự với năng lực phân tích, suy luận ngôn ngữ và năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ quân sự để giải quyết các tình huống nhận thức mới. Trong đó, tri thức về xã hội quân sự là cơ sở, là nguyên liệu của tư duy ngôn ngữ vừa là kết quả của quá trình phân tích, suy luận ngôn ngữ. Năng lực phân tích, suy luận và diễn đạt khái bằng ngôn ngữ trong hoạt động quân sự được coi như yếu tố quan trọng nhất, là dấu hiệu đặc trưng cho sự phát triển của tư duy ngôn ngữ của học viên. Học viên được coi là có tư duy ngôn ngữ cao không chỉ là có hiểu biết sâu rộng, uyên bác mà quan trọng hơn là năng lực phân tích và suy luận để giải quyết chính xác các tình huống nhận thức trong hoạt động quân sự mới.
Năng lực tư duy không gian của học viên
Năng lực tư duy không gian của học viên là tổ hợp các thành tố phân tích, suy luận, tưởng tượng không gian một cách lôgic nhằm phát hiện ra bản chất, cấu trúc, quy luật vận động của các hiện tượng, môi trường, tình huống quân sự; cấu trúc các loại phương tiện, vũ khí, khí tài quân sự trong quá trình học tập tại nhà trường quân đội. Trong chương trình đào tạo sĩ quan cấp phân đội, có rất nhiều nội dung huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, có sử dụng các loại vũ khí, khí tài, thiết bị quân sự trong nhiều môi trường địa hình khác nhau, do vậy, tư duy không gian giúp học viên suy luận và tưởng tưởng tốt mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong không gian. Đây là cơ sở để học viên giải quyết tốt các tình huống mới trong quá trình huấn luyện thực hành quân sự tại trường. Tư duy không gian của học viên được hình thành trên cơ sở quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng đang diễn ra ở môi trường bên ngoài. Mô hình này sẽ được học viên chép lại, chụp lại vào trong đầu, đồng thời liên kết chúng lại với nhau, so sánh với kiến thức cũ, mô hình cũ để tìm ra mâu thuẫn, kết cấu hoàn chỉnh và quy luật vận động của sự vật trong không gian. Cứ như vậy, một mô hình mới của sự vật được hình thành, lưu lại là cơ sở để giải quyết các tình huống, nhiệm vụ quân sự tiếp theo.
Trí nhớ của học viên
Trí nhớ là một thành phần trong trí tuệ và có vai trò làm phông, nền hoạt động trí tuệ của học viên. Trí nhớ ghi nhớ những thông tin, hình ảnh mà học viên tri giác được, lưu giữ chúng làm tài liệu và tái hiện chúng để phục vụ cho quá trình phân tích, so sánh, suy luận giải quyết các bài tập nhận thức trong quá trình học tập tại nhà trường quân đội. Những kiến thức thu n...trong không gian HĐQS
.424*
-.191
Ghi nhớ, lưu giữ số lượng thông tin trong quá trình tri giác
.418*
-.303
Tìm kiếm các kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề mới trong HĐQS
.305*
.185
Năng lực phân tích, suy luận khi nói, viết trong HĐQS
.244*
-.170
So sánh, phân tích vấn đề cũ với vấn đề mới trong HĐQS
.421
-.517*
Số lượng thông tin tái hiện trong quá trình giải quyết vấn đề trong HĐQS
.454
.478*
Năng lực diễn đạt khái quát thuật ngữ trong HĐQS
.321
.474*
Kiến thức về xã hội quân sự
.285
-.365*
4.10.6. Phân tích cụm, phân tích biệt số theo trường đào tạo
1. Trường Sĩ quan Chính trị
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.7378
.13563
25
25.000
2
TTHV
2.8197
.21864
61
61.000
3
TTHV
3.2639
.10774
24
24.000
Total
TTHV
3.1253
.41876
110
110.000
2. Trường Sĩ quan Lục quân 1
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.7172
.15983
22
22.000
2
TTHV
2.6925
.24468
43
43.000
3
TTHV
3.2556
.11054
50
50.000
Total
TTHV
3.1333
.42148
115
115.000
3. Trường Sĩ quan Công binh
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.6944
.18545
8
8.000
2
TTHV
2.7384
.30164
31
31.000
3
TTHV
3.2348
.12419
62
62.000
Total
TTHV
3.1188
.34472
101
101.000
4. Học viện Phòng không - Không quân
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.6566
.15279
11
11.000
2
TTHV
2.7529
.18150
58
58.000
3
TTHV
3.2601
.11968
44
44.000
Total
TTHV
3.0383
.35129
113
113.000
4.10.7. Phân tích cụm và phân tích biệt số theo năm học
1. Năm học thứ nhất
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.6667
.12172
6
6.000
2
TTHV
2.6811
.23178
77
77.000
3
TTHV
3.2675
.10790
27
27.000
Total
TTHV
2.8788
.37432
110
110.000
2. Năm học thứ hai
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.6752
.11531
13
13.000
2
TTHV
2.8109
.22219
57
57.000
3
TTHV
3.2626
.12674
33
33.000
Total
TTHV
3.0647
.36039
103
103.000
3. Năm học thứ ba
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.7278
.17090
20
20.000
2
TTHV
2.7647
.23010
34
34.000
3
TTHV
3.2416
.11207
63
63.000
Total
TTHV
3.1861
.36176
117
117.000
4. Năm học thứ tư
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.7284
.16111
27
27.000
2
TTHV
2.8667
.19510
25
25.000
3
TTHV
3.2456
.12196
57
57.000
Total
TTHV
3.2783
.33594
109
109.000
4.10.8. Phân tích cụm và biệt số theo vùng
1. Vùng 1 (trung du, miền núi)
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.7778
.15713
2
2.000
2
TTHV
2.5185
.20349
33
33.000
3
TTHV
3.3333
.00000
2
2.000
Total
TTHV
2.6306
.38673
37
37.000
2. Vùng 2 (nông thôn)
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.7281
.15335
47
47.000
2
TTHV
2.7628
.21054
111
111.000
3
TTHV
3.2486
.11563
101
101.000
Total
TTHV
3.1274
.39620
259
259.000
3. Vùng 3 (thành thị)
Group Statistics
Ward Method
Mean
Std. Deviation
Valid N (listwise)
Unweighted
Weighted
1
TTHV
3.6601
.14418
17
17.000
2
TTHV
2.9093
.15823
49
49.000
3
TTHV
3.2511
.12011
77
77.000
Total
TTHV
3.1826
.27230
143
143.000
Phụ lục 4.11: Điểm trung bình mức độ trí tuệ học viên theo trường đào tạo
Report
TRUONG
Trí tuệ
Tư duy ngôn ngữ
Tư duy không gian
Trí nhớ
Năng lực xử lý thông tin
TRUONG SQCT
Mean
3.1253
3.0455
3.1909
3.1909
3.1136
N
110
110
110
110
110
Std. Deviation
.41876
.43421
.51572
.51126
.43715
TRUONG SQLQ1
Mean
3.1333
2.8783
3.3130
3.3217
3.1478
N
115
115
115
115
115
Std. Deviation
.42148
.39817
.54797
.53472
.48202
TRUONG SQCB
Mean
3.1188
2.8548
3.3119
3.3663
3.0743
N
101
101
101
101
101
Std. Deviation
.34472
.33472
.53783
.47902
.37004
HOC VIEN PKKQ
Mean
3.0383
2.7434
3.2389
3.1991
3.1195
N
113
113
113
113
113
Std. Deviation
.35129
.32124
.57125
.47500
.42402
Total
Mean
3.1035
2.8800
3.2631
3.2677
3.1150
N
439
439
439
439
439
Std. Deviation
.38738
.38986
.54451
.50523
.43121
Phụ lục 4.12: Kiểm định One - Way ANOVA về sự khác biệt trí tuệ giữa các trường đào tạo
ANOVA
TTHV
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Between Groups
.658
3
.219
1.466
.223
Within Groups
65.070
435
.150
Total
65.728
438
Phụ lục 4.13: Điểm trung bình mức độ trí tuệ học viên theo năm học
Report
NAM
Trí tuệ
Tư duy ngôn ngữ
Tư duy không gian
Trí nhớ
Năng lực xử lý thông tin
Nam thu 1
Mean
2.8788
2.6909
3.0909
2.9318
2.8955
N
110
110
110
110
110
Std. Deviation
.37432
.41311
.51215
.45674
.43943
Nam thu 2
Mean
3.0647
2.8285
3.2573
3.2087
3.0825
N
103
103
103
103
103
Std. Deviation
.36039
.32292
.50422
.48266
.42644
Nam thu 3
Mean
3.1861
2.9801
3.2607
3.4103
3.1966
N
117
117
117
117
117
Std. Deviation
.36176
.32545
.59668
.47168
.37114
Nam thu 4
Mean
3.2783
3.0122
3.4450
3.5092
3.2798
N
109
109
109
109
109
Std. Deviation
.33594
.40553
.50157
.40814
.39341
Total
Mean
3.1035
2.8800
3.2631
3.2677
3.1150
N
439
439
439
439
439
Std. Deviation
.38738
.38986
.54451
.50523
.43121
Phụ lục 4.14: Kiểm định One - Way ANOVA và Post Hoc Tests về sự khác biệt mức độ trí tuệ giữa các năm học
ANOVA
TTHV
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Between Groups
9.838
3
3.279
25.525
.000
Within Groups
55.889
435
.128
Total
65.728
438
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent Variable: TTHV
Bonferroni
(I) NAM
(J) NAM
Mean Difference (I-J)
Std. Error
Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Nam thu 1
Nam thu 2
-.18594*
.04915
.001
-.3162
-.0557
Nam thu 3
-.30735*
.04760
.000
-.4335
-.1812
Nam thu 4
-.39950*
.04844
.000
-.5279
-.2711
Nam thu 2
Nam thu 1
.18594*
.04915
.001
.0557
.3162
Nam thu 3
-.12141
.04843
.075
-.2498
.0069
Nam thu 4
-.21356*
.04926
.000
-.3441
-.0830
Nam thu 3
Nam thu 1
.30735*
.04760
.000
.1812
.4335
Nam thu 2
.12141
.04843
.075
-.0069
.2498
Nam thu 4
-.09215
.04772
.325
-.2186
.0343
Nam thu 4
Nam thu 1
.39950*
.04844
.000
.2711
.5279
Nam thu 2
.21356*
.04926
.000
.0830
.3441
Nam thu 3
.09215
.04772
.325
-.0343
.2186
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Phụ lục 4.15: Điểm trung bình trí tuệ của học viên theo vùng
Report
Vùng
Trí tuệ
Tư duy ngôn ngữ
Tư duy không gian
Trí nhớ
Năng lực xử lý thông tin
Trung du, Mien nui
Mean
2.6306
2.3874
2.7703
2.8378
2.6486
N
37
37
37
37
37
Std. Deviation
.38673
.44800
.53482
.45726
.42270
Nong thon
Mean
3.1274
2.9009
3.2838
3.2973
3.1409
N
259
259
259
259
259
Std. Deviation
.39620
.39924
.55122
.51379
.43405
Thanh thi
Mean
3.1826
2.9697
3.3531
3.3252
3.1888
N
143
143
143
143
143
Std. Deviation
.27230
.23706
.46660
.44902
.35007
Total
Mean
3.1035
2.8800
3.2631
3.2677
3.1150
N
439
439
439
439
439
Std. Deviation
.38738
.38986
.54451
.50523
.43121
Phụ lục 4.16: Kiểm định One - Way ANOVA và Post Hoc Tests về sự khác biệt mức độ trí tuệ học viên giữa các vùng
ANOVA
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Between Groups
9.316
2
4.658
36.002
.000
Within Groups
56.412
436
.129
Total
65.728
438
POST HOC TESTS
Multiple Comparisons
Dependent Variable: Trí tuệ học viên
Bonferroni
(I) VUNG
(J) VUNG
Mean Difference (I-J)
Std. Error
Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Trung du, Mien nui
Nong thon
-.49678*
.06322
.000
-.6487
-.3449
Thanh thi
-.55196*
.06635
.000
-.7114
-.3925
Nong thon
Trung du, Mien nui
.49678*
.06322
.000
.3449
.6487
Thanh thi
-.05518
.03747
.425
-.1452
.0349
Thanh thi
Trung du, Mien nui
.55196*
.06635
.000
.3925
.7114
Nong thon
.05518
.03747
.425
-.0349
.1452
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Phụ lục 4.17: Điểm trung bình năng lực tư duy ngôn ngữ của học viên
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Kiến thức về xã hội quân sự
439
2.00
4.00
2.9886
.43516
Năng lực phân tích, suy luận khi nói, viết trong HĐQS
439
2.00
4.00
2.9089
.43885
Năng lực diễn đạt khái quát hóa các thuật ngữ trong HĐQS
439
2.00
4.00
2.7426
.52324
Tư duy ngôn ngữ
439
2.00
4.00
2.8800
.38986
Valid N (listwise)
439
Điểm trung bình tư duy ngôn ngữ xét theo năm học
NAM
Mean
N
Std. Deviation
Năm thứ 1
2.6909
110
.41311
Năm thứ 2
2.8285
103
.32292
Năm thứ 3
2.9801
117
.32545
Năm thứ 4
3.0122
109
.40553
Total
2.8800
439
.38986
Phụ lục 4.18: Tương quan giữa các biểu hiện năng lực tư duy ngôn ngữ của học viên
Correlations
Năng lực phân tích, suy luận khi nói, viết
Năng lực diễn đạt khái quát khái niệm khoa học
Kiến thức về xã hội quân sự
Tư duy ngôn ngữ
Năng lực phân tích, suy luận khi nói, viết trong HĐQS
Pearson Correlation
1
.594**
.724**
.866**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
Năng lực diễn đạt khái quát hóa các thuật ngữ trong HĐQS
Pearson Correlation
.594**
1
.558**
.803**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
Kiến thức về xã hội quân sự
Pearson Correlation
.724**
.558**
1
.849**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
Tư duy ngôn ngữ
Pearson Correlation
.866**
.803**
.849**
1
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Phụ lục 4.19: Điểm trung bình năng lực tư duy không gian của học viên
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Năng lực phát hiện mối liên hệ các sự vật, hiện tượng trong không gian HĐQS
439
2.00
5.00
3.2756
.61868
Năng lực tưởng tưởng, suy luận về kết cấu sự vật, hiện tượng trong không gian HĐQS
439
2.00
5.00
3.2506
.58994
Tư duy không gian
439
2.00
4.50
3.2631
.54451
Valid N (listwise)
439
Phụ lục 4.20: Tương quan giữa các biểu hiện năng lực tư duy không gian của học viên
Correlations
Năng lực phát hiện mối liên hệ các sự vật, hiện tượng trong không gian
Năng lực tưởng tưởng, suy luận về kết cấu sự vật, hiện tượng trong không gian
Tư duy không gian
Năng lực thát hiện mối liên hệ các sự vật, hiện tượng trong không gian HĐQS
Pearson Correlation
1
.624**
.906**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
Năng lực tưởng tưởng, suy luận về kết cấu sự vật, hiện tượng trong không gian HĐQS
Pearson Correlation
.624**
1
.896**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
Tư duy không gian
Pearson Correlation
.906**
.896**
1
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Phụ lục 4.21: Điểm trung bình trí nhớ của học viên
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Ghi nhớ, lưu giữ số lượng thông tin trong quá trình tri giác
439
2.00
5.00
3.3121
.56988
Số lượng thông tin tái hiện trong quá trình giải quyết vấn đề
439
2.00
5.00
3.2232
.67931
Trí nhớ
439
2.00
4.50
3.2677
.50523
Valid N (listwise)
439
Phụ lục 4.22: Tương quan giữa các biểu hiện trí nhớ của học viên
Correlations
Ghi nhớ, lưu giữ số lượng thông tin trong quá trình tri giác
Số lượng thông tin tái hiện trong quá trình giải quyết vấn đề
Trí nhớ
Ghi nhớ, lưu giữ số lượng thông tin trong quá trình tri giác
Pearson Correlation
1
.603**
.768**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
Số lượng thông tin tái hiện trong quá trình giải quyết vấn đề
Pearson Correlation
.603**
1
.843**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
Trí nhớ
Pearson Correlation
.768**
.843**
1
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Phụ lục 4.23: Điểm trung bình năng lực xử lý thông tin của học viên
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Tìm kiếm nhanh các kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề mới trong HĐQS
439
2.00
4.00
3.1822
.56013
So sánh, phân tích nhanh vấn đề cũ với vấn đề mới trong HĐQS
439
2.00
4.00
3.0478
.54479
Năng lực xử lý thông tin
439
2.00
4.00
3.1150
.43121
Phụ lục 4.24: Tương quan giữa các biểu hiện năng lực xử lý thông tin của học viên
Correlations
Tìm kiếm nhanh các kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề mới
So sánh, phân tích nhanh vấn đề cũ với vấn đề mới
Năng lực xử lý thông tin
Tìm kiếm nhanh các kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề mới trong HĐQS
Pearson Correlation
1
.618**
.787**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
So sánh, phân tích nhanh vấn đề cũ với vấn đề mới trong HĐQS
Pearson Correlation
.618**
1
.773**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
Năng lực xử lý thông tin
Pearson Correlation
.787**
.773**
1
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
439
439
439
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Phụ lục 4.25: Tương quan giữa các mặt biểu hiện trí tuệ của học viên
Correlations
Trí tuệ
Tư duy ngôn ngữ
Tư duy không gian
Trí nhớ
Năng lực xử lý thông tin
Trí tuệ
Pearson Correlation
1
.799**
.870**
.857**
.856**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
Tư duy ngôn ngữ
Pearson Correlation
.799**
1
.520**
.480**
.655**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
Tư duy không gian
Pearson Correlation
.870**
.520**
1
.781**
.634**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
Trí nhớ
Pearson Correlation
.857**
.480**
.781**
1
.657**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
Năng lực xử lý thông tin
Pearson Correlation
.856**
.655**
.634**
.657**
1
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Phụ lục 4.26: Kiểm tra độ tin cậy tiểu thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ học viên
4.26.1. Độ tin cậy tiểu thang đo tiền đề sinh học của học viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.731
6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
SH1
Ghi nhớ nhanh các đối tượng
16.9157
2.844
.509
.681
SH2
Cảm giác về đối tượng rõ ràng
16.3189
2.999
.453
.698
SH3
Tái hiện nhanh các hình ảnh, sự kiện trong quá khứ
16.3759
2.902
.496
.686
SH4
Tập trung chú ý cao độ
16.8588
2.816
.461
.696
SH5
Tập trung chú ý bền vững
17.0547
3.011
.390
.716
SH6
Phát hiện nhanh các chi tiết quan trọng của tình huống (quan sát).
16.3508
2.918
.494
.686
4.26.2. Độ tin cậy tiểu thang đo tính tích cực học tập của học viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.691
6
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
TC1
Thường xuyên trao đổi, tranh luận với thầy cô, đồng đội về các vấn đề học tập
17.9977
2.829
.491
.634
TC2
Luôn có ý chí vượt qua khó khăn trong học tập, rèn luyện
18.3736
2.381
.585
.589
TC3
Tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp học tập bản thân
18.1253
3.146
.180
.723
TC4
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp
18.3485
2.433
.501
.622
TC5
Tích cực vận dụng lý luận vào thực tiễn, thực hành, thực tập
17.9476
3.041
.262
.698
TC6
Thường xuyên ôn luyện, thực hành, làm thêm bài tập liên quan đến môn học
18.1367
2.593
.546
.610
4.26.3. Độ tin cậy tiểu thang đo nội dung dạy học
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.710
4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
ND1
Nội dung dạy học tạo ra hứng thú cho học viên
10.1549
1.442
.452
.673
ND2
Nội dung dạy học có sự kết hợp tốt lý thuyết - thực hành; lý luận - thực tiễn
10.4943
1.319
.499
.646
ND3
Nội dung dạy học cung cấp đầy đủ kiến thức cho hoạt động nghề nghiệp
10.6014
1.364
.472
.662
ND4
Nội dung dạy học hiện đại
10.1139
1.371
.569
.606
4.26.4. Độ tin cậy tiểu thang đo phương pháp dạy học của giảng viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.765
5
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
PP1
Thử thách các quan điểm khác nhau
14.6993
2.667
.413
.767
PP2
Sử dụng các phương tiện hiện đại để kích thích các giác quan..
14.2665
2.598
.628
.697
PP3
Gắn lý thuyết với các tình huống thực tiễn quân sự
14.3189
2.501
.602
.700
PP4
Sử dụng các tình huống có vấn đề
14.3645
2.506
.600
.700
PP5
Khuyến khích tư duy phản biện
14.6515
2.479
.475
.749
4.26.5. Độ tin cậy tiểu thang đo môi trường sư phạm quân sự
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.704
4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Corrected Item-Total Correlation
Cronbach's Alpha if Item Deleted
MT1
Giảng viên tôn trọng ý kiến học viên
10.4966
1.529
.472
.659
MT2
Điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu học tập
10.0843
1.886
.443
.670
MT3
Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo
10.1344
1.783
.494
.641
MT4
Dân chủ trong quản lý học viên
10.5194
1.469
.573
.585
Phụ lục 4.27: Đường phân bố chuẩn các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ học viên
Statistics
AH
N
Valid
439
Missing
58
Mean
3.4719
Median
3.4615
Skewness
-.009
Std. Error of Skewness
.117
Kurtosis
-.499
Std. Error of Kurtosis
.233
Phụ lục 4.28: Phân tích nhân tố khám phá EFA các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến trí tuệ học viên
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.902
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
15476.652
df
325
Sig.
.000
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
11.463
44.087
44.087
11.463
44.087
44.087
7.350
28.268
28.268
2
4.549
17.497
61.584
4.549
17.497
61.584
4.209
16.187
44.455
3
2.428
9.339
70.923
2.428
9.339
70.923
3.688
14.184
58.639
4
1.192
4.583
75.506
1.192
4.583
75.506
3.104
11.937
70.576
5
1.039
3.997
79.503
1.039
3.997
79.503
2.321
8.927
79.503
6
.839
3.229
82.732
7
.634
2.437
85.169
8
.491
1.888
87.057
9
.447
1.719
88.776
10
.438
1.685
90.461
11
.354
1.361
91.822
12
.343
1.320
93.142
13
.290
1.117
94.259
14
.280
1.076
95.335
15
.251
.965
96.300
16
.223
.857
97.157
17
.198
.763
97.920
18
.183
.705
98.625
19
.107
.413
99.037
20
.088
.338
99.375
21
.059
.226
99.601
22
.038
.148
99.749
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotated Component Matrixa
Mã
Component
1
2
3
4
5
SH1
Ghi nhớ nhanh các đối tượng
.769
SH2
Cảm giác về đối tượng rõ ràng
.748
SH3
Tái hiện nhanh các hình ảnh, sự kiện trong quá khứ
.747
SH4
Tập trung chú ý cao độ
.709
SH5
Tập trung chú ý bền vững
.659
SH6
Phát hiện nhanh các chi tiết quan trọng của tình huống (quan sát).
.647
TC1
Thường xuyên trao đổi, tranh luận với thầy cô, đồng p đội về các vấn đề học tập
.852
TC2
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớ
.851
TC4
Thường xuyên ôn luyện, thực hành, làm thêm bài tập liên quan đến môn học
.760
TC6
Luôn có ý chí vượt qua khó khăn trong học tập, rèn luyện
.613
ND1
Nội dung dạy học tạo ra hứng thú cho học viên
.820
ND2
Nội dung dạy học có sự kết hợp tốt lý thuyết - thực hành; lý luận - thực tiễn
.774
ND3
Nội dung dạy học cung cấp đầy đủ kiến thức cho hoạt động nghề nghiệp
.761
ND4
Nội dung dạy học hiện đại
.689
PP2
Sử dụng các phương tiện hiện đại để kích thích các giác quan..
.838
PP3
Gắn lý thuyết với các tình huống thực tiễn quân sự
.788
PP4
Sử dụng các tình huống có vấn đề
.704
PP5
Khuyến khích tư duy phản biện
.580
MT1
Giảng viên tôn trọng ý kiến học viên
.815
MT2
Điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu học tập
.761
MT3
Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo
.604
MT4
Dân chủ trong quản lý học viên
.590
Phụ lục 4.29: Điểm trung bình của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến trí tuệ học viên
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Tiền đề sinh học của học viên
439
2.50
4.33
3.3292
.33264
Tính tích cực học tập của học viên
439
2.75
4.75
3.5097
.36318
Yếu tố chủ quan
439
2.63
4.54
3.4194
.33598
Valid N (listwise)
439
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Ghi nhớ nhanh các đối tượng
439
2.00
4.00
3.0592
.51120
Cảm giác về đối tượng rõ ràng
439
3.00
5.00
3.6560
.48035
Tái hiện nhanh các hình ảnh, sự kiện trong quá khứ
439
3.00
5.00
3.5991
.49527
Tập trung chú ý cao độ
439
2.00
5.00
3.1162
.55533
Tập trung chú ý bền vững
439
2.00
4.00
2.9203
.51950
Phát hiện nhanh các chi tiết quan trọng của tình huống (quan sát).
439
3.00
5.00
3.6241
.48958
Tiền đề sinh học
439
2.50
4.33
3.3292
.33264
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Thường xuyên trao đổi, tranh luận với thầy cô, đồng p đội về các vấn đề học tập
439
3.00
5.00
3.7267
.48067
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớ
439
2.00
4.00
3.0592
.51120
Thường xuyên ôn luyện, thực hành, làm thêm bài tập liên quan đến môn học
439
3.00
5.00
3.6538
.48108
Luôn có ý chí vượt qua khó khăn trong học tập, rèn luyện
439
3.00
5.00
3.5991
.49527
Tính tích cực học tập
439
2.75
4.75
3.5097
.36318
Phụ lục 4.30: Điểm trung bình của các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến trí tuệ học viên
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Nội dung dạy học cho học viên
439
2.50
4.50
3.3850
.36916
Phương pháp dạy học của giảng viên
439
2.75
4.75
3.4846
.37153
Môi trường sư phạm quân sự
439
2.50
4.50
3.3434
.35410
Yếu tố khách quan
439
2.58
4.58
3.4043
.35345
Valid N (listwise)
439
Nội dung dạy học
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Nội dung dạy học tạo ra hứng thú cho học viên
439
2.00
4.00
3.0592
.51120
Nội dung dạy học có sự kết hợp tốt lý thuyết - thực hành; lý luận - thực tiễn
439
3.00
5.00
3.6560
.48035
Nội dung dạy học cung cấp đầy đủ kiến thức cho hoạt động nghề nghiệp
439
3.00
5.00
3.5991
.49527
Nội dung dạy học hiện đại
439
2.00
5.00
3.2255
.61316
Nội dung dạy học cho học viên
439
2.50
4.50
3.3850
.36916
Valid N (listwise)
439
Phương pháp dạy học của giảng viên
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Sử dụng các phương tiện hiện đại để kích thích các giác quan..
439
2.00
4.00
3.0592
.51120
Gắn lý thuyết với các tình huống thực tiễn quân sự
439
3.00
5.00
3.6560
.48035
Sử dụng các tình huống có vấn đề
439
3.00
5.00
3.5991
.49527
Khuyến khích tư duy phản biện
439
3.00
5.00
3.6241
.48958
Phương pháp dạy học của giảng viên
439
2.75
4.75
3.4846
.37153
Valid N (listwise)
439
Môi trường sư phạm quân sự
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Giảng viên tôn trọng ý kiến học viên
439
2.00
4.00
3.0692
.51120
Điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu học tập
439
2.00
4.00
3.0592
.51120
Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo
439
3.00
5.00
3.6560
.48035
Dân chủ trong quản lý học viên
439
3.00
5.00
3.5991
.49527
Môi trường sư phạm quân sự
439
2.50
4.50
3.3434
.35410
Valid N (listwise)
439
Phụ lục 4.31: Kiểm định tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với trí tuệ của học viên đào tạo sĩ cấp phân đội
Correlations
Trí tuệ học viên
Tiền đề sinh học
Tính tích cực học tập
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Môi trường sư phạm quân sự
Trí tuệ học viên
Pearson Correlation
1
.569**
.793**
.665**
.710**
.632**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
439
Tiền đề sinh học
Pearson Correlation
.569**
1
.365**
.313**
.385**
.345**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
439
Tính tích cực học tập
Pearson Correlation
.793**
.365**
1
.384**
.361**
.391**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
439
Nội dung dạy học
Pearson Correlation
.665**
.313**
.384**
1
.303**
.328**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
439
Phương pháp dạy học
Pearson Correlation
.710**
.385**
.361**
.303**
1
.391**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
439
Môi trường sư phạm quân sự
Pearson Correlation
.632**
.345**
.391**
.328**
.391**
1
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
.000
N
439
439
439
439
439
439
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Phụ lục 4.32: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của học viên đào tạo sĩ cấp phân đội ở các nhà trường quân đội
Model Summaryb
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
Durbin-Watson
1
.932a
.868
.740
.38657
1.822
ANOVAa
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
5.161
5
1.027
6.872
.000b
Residual
54.557
432
.149
Total
60.718
438
a. Dependent Variable: TTHV
b. Predictors: (Constant), MT, PP, TC, SH, ND
Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
1.864
.226
8.243
.000
SH
.182
.101
.151
.181
.018
TC
.330
.087
.862
.378
.025
ND
.500
.093
.475
.542
.038
PP
.882
.091
.856
.972
.032
MT
.107
.247
.109
.432
.036
a. Dependent Variable: TTHV
Residuals Statisticsa
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
N
Predicted Value
2.9181
3.5928
3.1891
.11860
439
Residual
-1.02603
1.02593
.00000
.38391
439
Std. Predicted Value
-2.285
3.404
.000
1.000
439
Std. Residual
-2.654
2.654
.000
.993
439
Coefficientsa
Model
Collinearity Statistics
Tolerance
VIF
1
(Constant)
SH
.304
1.288
TC
.435
1.298
ND
.284
1.523
PP
.274
1.650
MT
.033
1.170
Phụ lục 5
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở MỘT SỐ NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
5.1. Kết quả học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội Trường Sĩ quan Lục quân 1 năm học 2016 - 2017
TT
Khóa học
Quân số
Phân loại học tập, tốt nghiệp
Giỏi
Khá
TBK
TB
Yếu
1
Khóa 81
404
15 (3,71%)
367 (90,84%)
22 (5,45%)
2
Khóa 82
485
23 (4,74%)
374 (77,11%)
86 (17,74%)
2 (0,41%)
3
Khóa 83
550
57 (10,36%)
473 (86,00%)
20 (3,64%)
4
Khóa 85
605
103 (17,02%)
474 (78,35%)
28 (4,63%)
5
HV
tạo nguồn
2795
709 (25,37%)
2082 (74,49%)
2 (0,07%)
02 (0,97%)
Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Sĩ quan Lục quân 1
5.2. Kết quả học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội Trường Sĩ quan Lục quân 1 năm học 2017 - 2018
TT
Khóa học
Quân số
Phân loại học tập, tốt nghiệp
Giỏi
Khá
TBK
TB
Yếu
1
Khóa 82
480
41 (8,54%)
390 (81,25%)
44 (9,17%)
5 (1,04%)
2
Khóa 83
548
39 (7,12%)
468 (85,40%)
41 (7,48%)
3
Khóa 84
605
67 (11,07%)
516 (85,29%)
22 (3,64%)
4
Khóa 85
677
92 (13,59%)
559 (82,57%)
26 (3,84%)
5
HV
tạo nguồn
2803
744 (26,54%)
2040 (72,78%)
44 (9,17%)
19 (0,68%)
Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Sĩ quan Lục quân 1
5.3. Kết quả học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội Trường Sĩ quan Chính trị năm học 2016 - 2017
TT
Khóa học
Quân số
Phân loại học tập, tốt nghiệp
Giỏi
Khá
TBK
TB
Yếu
1
Học viên năm thứ 1,2,3,4
1278
56 (4,38%)
1151 (90,06%)
71 (5,55%)
2
Năm thứ 5
247
6
(0,02%)
210 (85,02%)
30
(12,14%)
1
(0,004%)
Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Sĩ quan Chính trị
5.4. Kết quả học tập của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội Trường Sĩ quan Chính trị năm học 2017 - 2018
TT
Khóa học
Quân số
Phân loại học tập, tốt nghiệp
Giỏi
Khá
TBK
TB
Yếu
1
Học viên năm thứ 1,2,3
1888
75 (3,97%)
1652 (87,5%)
161 (8,53%)
2
Năm thứ 4
254
04 (1,58%)
221 (87,00%)
25 (11,42%)
Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Sĩ quan Chính trị
Phụ lục 6:
ĐIỂM CHUẨN XÉT TUYỂN ĐẦU VÀO MỘT SỐ TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI NĂM 2019
TT
Trường
Ngành
Tổ hợp xét tuyển
Điểm chuẩn
1
Học viện Biên phòng
Ngành biên phòng
A01
Nam Miền Bắc (21,85)
Nam QK4 (23,45)
Nam QK5 (19,3)
Nam QK7 (22,65)
Nam QK9 (20,55)
C00
Nam Miền Bắc (26,5)
Nam QK4 (25)
Nam QK5 (24,75)
Nam QK7 (24)
Nam QK9 (25)
2
Học viện PK-KQ
Ngành CHTM PK,KQ,TCĐT
A00
Nam miền Bắc (20,95)
Nam miền Nam (15,05)
3
Học viện Hải Quân
A00
Nam miền Bắc (21,70)
Nam miền Nam (21,00)
4
Trường Sĩ quan Chính trị
C00
Nam miền Bắc (26,50)
Nam miền Nam (24,91)
A00
Nam miền Bắc (22,60)
Nam miền Nam (20,75)
D01
Nam miền Bắc (22,40)
Nam miền Nam (21,35)
5
Trường Sĩ quan Lục quân 1
A00, A01
22,30
6
Trường Sĩ quan Lục quân 2
A00
A01
Nam QK4 (22,85)
Nam QK5 (21,5)
Nam QK7 (21,05)
Nam QK9 (21,6)
7
Trường Sĩ quan Pháo Binh
A00
A01
Nam miền Bắc (20,35)
Nam miền Nam (17,25)
8
Trường Sĩ quan Công binh
A00
A01
Nam miền Bắc (18,65)
Nam miền Nam (18,75)
9
Trường Sĩ quan Thông tin
A00
A01
Nam miền Bắc (19,40)
Nam miền Nam (18,75)
10
Trường Sĩ quan Không quân
CHTM Không quân
A00
A01
16,00
11
Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp
A00
A01
Nam miền Bắc (20,85)
Nam miền Nam (18,70)
12
Trường Sĩ quan Đặc công
A00
A01
Nam miền Bắc (19,90)
Nam miền Nam (19,60)
13
Trường Sĩ quan Phòng hóa
A00
A01
15,00
Nguồn: Ban tuyển sinh quân sự - Bộ quốc phòng