Luận án Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, thông tin có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động của con người. Thông tin đang càng ngày càng chứng tỏ là nguồn tài nguyên đặc biệt và một trong những nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội. Thông tin tham gia trực tiếp vào lực lượng sản xuất, và là nhân tố có ý nghĩa tiên phong quyết định sự thành bại của mỗi tổ chức, cá nhân. Suy cho cùng, mọi quan hệ, mọi hoạt động của con n

doc166 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người, đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Việc nghiên cứu thông tin, phát huy tác dụng tích cực của thông tin đã dần được con người chú ý với mức độ sâu sắc hơn. Thông tin, tư liệu và thư viện là một phần quan trọng trong hệ thống văn hoá, giáo dục, khoa học Trình độ chuyển tải tri thức của chúng phản ánh sự tiến bộ ít hay nhiều của một xã hội hay một quốc gia về mặt giáo dục, khoa học và văn hóa, và hơn thế còn hể hiện trình độ phát triển con người. Thực tế lịch sử phát triển văn hoá cho thấy, sự hình thành thư viện như một thành tố trong thiết chế văn hoá của mỗi cộng đồng, xã hội, quốc gia, là quan trọng và là tất yếu, bởi vì, thông tin tư liệu cá nhân thường không ̣đủ cho việc nghiên cứu chuyên sâu, nên các nhà nghiên cứu và những người có nhu cầu thông tin cần phải thu thập thêm thông tin, tư liệu trong thư viện và các nguồn cơ sở dữ liệu khác. Thư viện chính là nơi lưu giữ chủ yếu, đồng thời là nơi truyền bá rộng rãi các thông tin, tư liệu ấy. Do đó, các nguồn thông tin, tư liệu trong thư viện trở thành kho tri thức giúp con người tự học, tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ một cách hiệu quả và bền vững nhất. Rộng hơn, thông tin, tư liệu và thư viện sẽ cung cấp tri thức để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và thư viện cũng là nơi hội tụ thông tin, tư liệu phong phú của cộng đồng nhân loại để phục việc trao đổi, chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và nhân loại, là nơi cấp “vốn văn hóa” cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển hiện đại, họat động thông tin, tư liệu và thư viện càng trở nên phổ biến, có tính chuyên nghiệp, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Vai trò của chúng ngày càng được các quốc gia coi trọng, được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn, đồng thời có chương trình khai thác, phát triển chúng một cách chuyên nghiệp, hiện đại, nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế -xã hội. Lào là một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp. Do những điều kiện lịch sử, địa lý đặc biệt của mình đã chưa tạo ra các điều kiện tốt cho sự phát triển của thông tin, tư liệu và thư viện. Hơn 400 năm nay, các tư liệu của nước Lào được lưu giữ trong các nhà chùa, thông tin tư liệu còn sơ sài và sức sống của chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi việc xâm chiếm và cũng như các chính sách văn hóa thực dân của Pháp và Mỹ. Thời Pháp thuộc, người Pháp xây dựng thư viện nhưng do trình độ dân trí thấp nên việc sử dụng thư viện, khai thác thông tin, tư liệu còn hạn chế. Đến lượt người Mỹ, hệ thống thư viện đã phát triển tới các tỉnh lỵ nhưng phần lớn tài liệu được viết bằng tiếng Anh nên đã hạn chế người sử dụng do rào cản ngôn ngữ. Hiện nay công tác thông tin, tư liệu thư viện cũng mới bắt đầu được phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và giáo dục của đất nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trong quá trình phát triển, Lào đang gặp phải những khó khăn về mặt xã hội và con người, những vướng mắc này cần có sự luận giải, tư vấn của khoa học xã hội. Ở khía cạnh đó, công tác thông tin tư liệu thư viện để cung cấp tư liệu cho nghiên cứu xây dựng và phát triển khoa học xã hội Lào lại là việc có ý nghĩa và cần thiết. Hơn nữa, trước xu thế hội nhập và phát triển trên mọi lĩnh vực, công tác thông tin, tư liệu và thư viện của Lào cũng đang bộc lộ những hạn chế, những mặt bất cập to lớn, cũng cần có những bước bổ sung, phát triển mới bằng một hệ thống chính sách bài bản và khoa học. Để làm được điều đó, vấn đề cần xác định và giải quyết trước hết là chỉ rõ vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện để đề ra những định hướng giải pháp cụ thể cho hoạt động này, cũng từ đó, kiến nghị tới các cấp lãnh đạo cao nhất đề ra được đường hướng chính sách về phát triển thông tin, tư liệu và thư viện. Vì vậy, với việc chọn đề tài này, chúng tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề về vai trò cơ bản nhất của thông tin, tư liệu và thư viện, nghiên cứu đánh giá hoạt động này ở Lào, từ đó có những định hướng, kiến nghị giúp hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, hiện đại hơn và mang lại hiệu quả ứng dụng cao hơn 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án: Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, làm rõ vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội ở Lào hiện nay, luận án cố gắng chỉ ra các vấn đề, các nguyên nhân từ phía thông tin, tư liệu trong quan hệ giữa thông tin – tư liệu – thư viện với khoa học xã hội ở Lào, từ đó nêu lên một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin, tư liệu và thư viện tại Lào trong thời gian tới, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học xã hội Lào nói riêng và xã hội Lào nói. Nhiệm vụ của Luận án: Luận án có 3 nhiệm vụ cơ bản: Một là, chỉ ra vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội. Hai là, nêu lên một số vấn đề về thực trạng, vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển của khoa học xã hội Lào gần 40 năm qua Ba là, đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy việc phát huy vai trò thông tin, tư liệu và thư viện đối với khoa học xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển khoa học xã hội ở Lào hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ của thông tin tư liệu và thư viện với sự phát triển của khoa học xã hội Lào trong gần 40 năm qua. Tưụ, trung lại đó chính là mối quan hệ giữa thông tin và sự phát triển khoa học xã hội Lào. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của thông tin – tư liệu – thư viện đối với khoa học xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu nói trên được xem xét chủ yếu là ở Lào: mối quan hệ giữa thông tin, tư liệu và thư viện với khoa học xã hội ở Lào. Về lý luận, luận án tìm hiểu mối quan hệ này trong các tài liệu triết học, khoa học luận và thư viện học. Về mặt thực tiễn, luận án giới hạn những nghiên cứu của mình trong phạm vi thực trạng ở Lào. Những nội dung đề cập đến Việt Nam chủ yếu là để đối chiếu, so sánh rút ra những bài học kinh nghiệm và những kết luận lý thuyết. Về mặt thời gian, do thực tế quy định, luận án cũng chủ yếu là xem xét mối quan hệ giữa thông tin, tư liệu và thư viện với khoa học xã hội Lào trong khoảng 40 năm qua. Các vấn đề đặt ra về vai trò của thông tin tư liệu, thư viện đối với hoạt động của khoa học xã hội ở Lào là khá nhiều. Trong khuôn khổ của một luận án triết học về ngành khoa học thông tin tư liệu và thư viện, chúng tôi chỉ chú trọng đến những vấn đề lớn, đặt ra từ phương diện triết học, đặc biệt là các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển còn có nhiều hạn chế, lạc hậu của khoa học xã hội Lào hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu + Cơ sở lý luận và phương pháp luận: - Chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Lào, đặc biệt là các văn kiện Đại hội VII, VIII, IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Lôgic triển khai của Luận án: Luận án phân tích lí giải từ cấp độ các hiện tượng để nắm được thực trạng và bản chất của nó, tìm ra các vấn đề cần giải quyết; tìm ra các nguyên nhân của thực trạng và từ đó nêu lên các định hướng và giải pháp khắc phục. + Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh - đối chiếu và các phương pháp liên ngành khoa học xã hội. Để tiến hành nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp khảo cứu tư liệu, văn bản, đặc biệt các tài liệu về lịch sử, pháp lý về thông tin, tư liệu và thư viện Lào. Luận án có sử dụng một số tài liệu thống kê, nghiên cứu định lượng và một số báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thông tin, tư liệu và thư viện tại Lào. Bên cạnh các tài liệu kinh điển, các lí thuyết và các quan điểm về phương pháp luận triết học thì chúng tôi còn sử dụng các nguồn tư liệu và các tài liệu thứ cấp khác nghiên cứu về xã hội Lào trong những năm qua. Nguồn tư liệu quan trọng cho nghiên cứu và xây dựng Luận án này là các báo cáo về thông tin, tư liệu của thư viện quốc gia Lào; của Viện KHXH Lào, thư viện trung tâm ĐHQG Lào... thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến hoạt động thông tin thư viện tại Lào; các nguồn tài liệu về thông tin thư viện Lào tại Việt Nam và thế giới Trong Luận án này, chúng tôi cũng sử dụng các báo cáo của World Bank, UNDP, IMF, số liệu thống kê của Nhà nước Lào, một số đề tài về kinh tế, xã hội Lào, ví dụ như đề tài "Đất nước Lào, xã hội Lào và sự phát triển của con người Lào" (2011) do Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXH Quốc gia Lào phối hợp nghiên cứu, các tài liệu thứ cấp của các cuộc điều tra về kinh tế -xã hội Lào. 5. Đóng góp của Luận án: Đây là luận án đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực thông tin thư viện ở Lào và cũng là luận án triết học đầu tiên về lĩnh vực này. Luận án đã: - Khái quát một cách tương đối hệ thống vai trò thông tin, tư liệu và thư viện đối với sự phát triển khoa học xã hội từ khía cạnh triết học. - Nêu được thực trạng phát triển của khoa học xã hội ở Lào hiện nay. - Nêu được thực trạng thông tin, tư liệu và thư viện Lào; sơ bộ đánh giá được lịch sử hoạt động của lĩnh vực này. - Đưa ra được các giải pháp phát triển thông tin, tư liệu và thư viện ở Lào trong giai đoạn tới. Đây cũng là cái mới của Luận án 6. Bố cục của Luận án: Luận án gồm 4 chương: chương Tổng quan tài liệu nghiên cứu và 3 chương nội dung, gồm 8 tiết. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tài liệu về thông tin, tư liệu và thư viện; về hoạt động thông tin tư liệu nói chung cũng như về vai trò của thông tin, tư liệu và thư viện đối với hoạt động của xã hội, của khoa học xã hội phục vụ cho việc nghiên cứu viết Luận án, được chúng tôi tập hợp, tra cứu từ các nguồn tư liệu của Nga (bao gồm tài liệu Liên Xô trước đây), tài liệu tiếng Anh được dịch qua tiếng Việt, tài liệu tiếng Anh, tài liệu tiếng Việt (do người Việt viết) và tài liệu tiếng Lào. 1.1. TÀI LIỆU TỪ TIẾNG NGA VÀ TÀI LIỆU TIẾNG ANH VÀ ĐƯỢC DỊCH QUA TIẾNG VIỆT Từ những thập niên giữa thế kỷ XX, đã có khá nhiều công trình bàn về thông tin. Dưới cách nhìn của triết học, những nghiên cứu về thông tin, bản chất, đặc thù và ý nghĩa của thông tin đã được đặt ra khá sâu và đặc biệt sôi nổi trong giới triết học, khoa học luận và thư viện học của Liên Xô (cũ) và Bungari. Nổi bật trong số đó là các công trình: I.A.Boga-chep-va I.E, Vật chất, phản ánh, nhận thức, 1971, Nxb Đại học Voronhet (tài liệu số 12); Các vấn đề phương pháp luận, logic học và phương pháp luận của sự nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Leningrad, 1970 (tài liệu số 23); Cu-xnhin-vê-ep, Các phạm trù triết học của nhận thức và khoa học hiện đại, Nxb Đại học, 1964 (tài liệu số 53); Lecto-roxiti- Vê a, Chủ thể, khách thể, nhận thức, Nxb Khoa học, 1980 (tài liệu số 55); Lecto-roxiti- Vê a, Chủ thể, khách thể, nhận thức, Nxb Khoa học, 1980 (tài liệu số 55); "Vấn đề thông tin trong khoa học hiện đại" của A.D Ursul, Matxcơva, 1975; "Phản ánh, thông tin, điều khiển" của Tôđô Páplốp, Xôphia, 1973. Đây là những công trình đã đi sâu luận giải những vấn đề như bản chất triết học của thông tin, mối quan hệ giữa thông tin và tri thức khoa học, thông tin và các quá trình điều khiển dựa trên nền tảng của lý luận phản ánh. Hoặc tác giả Xi-Vi-Rốp V.I với công trình Những vấn đề phương pháp luận của khoa học thông tin, bản dịch Viện Thông tin KHXH, 197?, kí hiệu kho: VD00000168, V.G.Afanaxep (1979), Thông tin xã hội và quản lí xã hội, Viện Thông tin KHXH, Hà Nội cũng đã đề cập tới nhiều nội dung, khía cạnh của khoa học thông tin, vai trò của thông tin đối với quản lý xã hội. Ngày nay, nước Nga không còn là nước Nga thời Liên bang Xô Viết, song những thành tựu của khoa học thông tin hiện nay được kế thừa rất lớn từ các nghiên cứu nói trên. Năm 1995, nước Nga đã ban hành luật về thông tin gọi là "Luật Liên bang Nga về thông tin, tin học hóa và bảo vệ thông tin", với 5 chương, 25 điều, đã thể hiện rõ mối quan hệ liên kết giữa các tài nguyên thông tin thuộc các thư viện trên cơ sở công nghệ hiện đại, đảm bảo tính tương hợp, chuẩn hóa, thống nhất các tiêu chuẩn và qui tắc nghiệp vụ-kĩ thuật. Về mối quan hệ thông tin, tư liệu trong mối quan hệ với nghiên cứu khoa học, đáng chú ý có bài viết "Mối quan hệ giữa quá trình thông tin và các giai đoạn nghiên cứu khoa học" của G.I.Gol'dgamar, Nguyễn Hữu Hùng dịch, trong tài liệu dịch Thông tin học, Ủy ban KHKT Nhà nước (Việt Nam). Trong đó, tác giả đã đề cập nhiều nội dung, đáng chú ý, có khá nhiều quan niệm thể hiện sự cấp tiến, rất có ý nghĩa tham khảo với chúng ta ngày nay. Chẳng hạn, tác giả cho rằng "cán bộ khoa học và chuyên gia cần được thông tin ngắn gọn, tổng hợp và có dữ kiện, muốn thế cần phải đào tạo chuyên môn và bổ túc trình độ cho các cán bộ hiện có; trang bị cho các cơ quan thông tin những phương tiện kĩ thuật tìm, xử lý, in chụp, truyền và phổ biến thông tin tư liệu hiện đại"[69: tr.1], hoặc "cơ quan thông tin tham gia giải quyết những vấn đề nghiên cứu khoa học, thiết kế và công nghệ trước cả khi đưa đề tài vào kế hoạch hàng năm hoặc kế hoặc viễn cảnh"[69: tr.2]. Tác giả cũng cho rằng "ở giai đoạn trước khi nghiên cứu và phát triển các chuyên gia quan tâm chủ yếu đến thông tin ngắn gọn và tổng hợp", do vậy, tác giả coi trọng bài tổng quan có phân tích cũng như đề ra các yêu cầu đối với bài tổng quan có phân tích, "cần phải phân tích so sánh khi nghiên cứu các số liệu trong và ngoài nước ở các bài tổng quan. Trong khi sử dụng bài tổng quan như vậy, người cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo của cơ quan chỉ đạo và cơ quan hành chính có thể dự báo và xác định được những xu hướng khoa học kĩ thuật tiến bộ nhất"[69: 3]. Tác giả cũng đề cập đến ý nghĩa của tìm tin theo chuyên đề và tìm tin theo hệ thống, vai trò của cơ quan thông tin "cần phải giúp người nghiên cứu biết được tình hình của vấn đề ở một giai đoạn nhất định", đồng thời người nghiên cứu phải xác định được nhu cầu tìm tin, thời hạn và thường xuyên theo dõi các thông tin khoa học kĩ thuật mới mẻ tránh mất thời gian và tốn kém. Trong bài viết khá dài, tác giả cũng đã chỉ dẫn nhiều yếu tố kĩ thuật về tìm tin, mà đối với hôm nay vẫn còn có ý nghĩa tham khảo được. Cuốn "Thông tin KHXH. Cải tổ" (Viện Thông tin KHXH, dịch và xuất bản, 1988) của Viện sĩ V.A.Vinogradov cũng đã đề cập đến hoạt động thông tin. Trong cuốn này, tác giả đã trình bày khái quát về mặt lý luận những vấn đề rất cơ bản của hoạt động thông tin khoa học xã hội. Sự phát triển của khoa học xã hội đòi hỏi phải tăng cường công tác thông tin khoa học. Trên cơ sở phân tích những chức năng cơ bản của công tác thông tin khoa học xã hội, tác giả chỉ ra các phương hướng hoạt động quan trọng nhất của công tác thông tin khoa học xã hội như tổ chức hoạt động, xây dựng hệ thống các ấn phẩm, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ và những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thông tin khoa học xã hội. Tác phẩm đề cập ở trên đây là công trình bàn đến thông tin khoa học xã hội thời cải tổ Liên Xô, hiện nay vẫn còn có giá trị khoa học, có ý nghĩa tham khảo bổ ích. Ví dụ, tác giả đề cập đến hệ thống các ấn phẩm thông tin và những con đường hoàn thiện, vấn đề tự động hóa và đồng bộ các quá trình thông tin và hoạt động thông tin; nhu cầu dùng tin và sự thỏa mãn nhu cầu thông thông tin, có nhiều vấn đề được tác giả trình bày chưa hề tỏ ra lạc hậu với chúng ta hiện nay. Bài "Vai trò của các chuyên gia khoa học thông tin và thư viện với tính cách là các nhà quản lý: một phân tích so sánh" (The Role of the Library and Information science professionals as managers: a comparative analysis), viết bởi hai tác giả: Parvez Ahmad, Mohd Yaseen, Electronic Journal of Academic and Special Librarianship, 2009, 10 (3) [93], Mục đích và nội dung cơ bản của bài viết này đề cập đến các năng lực cốt lõi của Thư viện & Thông tin Khoa học (LIS) các chuyên gia quản lý của các tổ chức. Trong bài viết này, các tác giả đã nghiên cứu so sánh giữa các chuyên gia LIS và các nhà quản lý của các tổ chức và tìm thấy tương đồng hơn là khác biệt. Trong bài viết này, các tác giả cũng trình bày và thảo luận về các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng công nghệ cần thiết cho các chuyên gia và các nhà quản lý khoa học thư viện. Tác giả Athena Michael, John Wiley & Sons với bài “Libraries and Sustainability in Developing Countries: Leadership Models Based on Three Successful Organizations” (Thư viện và sự bền vững ở các quốc gia đang phát triển: mô hình lãnh đạo dựa trên ba tổ chức thành công), các tác giả đã khẳng định có mối quan hệ giữa phát triển bền vững với thư viện và ngược lại thư viện với giáo dục, khoa học và qua đó tác động tới phát triển bền vững. Các giả đã đưa ra những gợi ý khuyến cáo, trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế”[88] Trong bài: "Vai trò của thư viện và giáo dục khoa học thông tin trong sự phát triển quốc gia" (The Role of library and information science education in national development)[83], của nhiều tác giả đăng trên tạp chí: Library Philosophy and Practice, 2009, các tác giả cho rằng, thông tin là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển quốc gia, và năng lực sử dụng các công cụ thông tin được coi là một nguồn sức mạnh (Bordbar, nd). Trong thế kỷ 21, các chính phủ phải nhận ra điều này cần thiết phải sử dụng thông tin và sự hiểu biết như là một phương tiện phát triển (Noruzi, 2006). Cán bộ thư viện và các chuyên gia thông tin đóng một vai trò quan trọng phát triển. Sự hợp tác và hỗ trợ của cán bộ thư viện là một cơ sở cho bất kỳ sự chuyển động để đạt được phát triển. Bằng cách này, hợp tác và cung cấp các thông tin hữu ích trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bối cảnh chính trị và xã hội, phát triển sẽ là chuyện khả dĩ. Các tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển và khoa học thông tin thư viện và các hoạt động của thông tin thư viện. Cho đến nay, khoa học và công nghệ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển, và nó đã được ưu tiên trong các trường đại học. Quá trình tiến bộ phụ thuộc vào kiến thức, sáng tạo, có trách nhiệm, và những người có lòng tự tin. Tiến bộ dựa trên sức mạnh của người dân. Điều đó bao gồm các thư viện đang cung cấp các thông tin hữu ích cho các cá nhân và các tổ chức người chơi rất quan trọng trong phát triển. Thư viện cung cấp một môi trường mà mọi người sử dụng có thể phát triển. Để đóng vai trò quan trọng trong phát triển, cán bộ thư viện phải nhận được giáo dục chuyên môn phù hợp. Thay đổi cấu trúc của giáo dục đại học trong sự hòa hợp với những lý tưởng của phát triển quốc gia và thay đổi xã hội nhanh chóng.... Tác giả Steven W. Witt trong bài "Cuộc cách mạng trong khoa học và vai trò của các thư viện khoa học xã hội" (Revelution in science and the role of social sciences libraries) trong: Social Science library (ILFA 144, tr.11-21), tác giả đã đề cập đến vai trò của các thư viện khoa học xã hội trong sự phát triển của khoa học xã hội. Tác giả đã khẳng định rằng, dịch vụ thông tin và thư viện có mối liên hệ gần gũi với cấu trúc xã hội, tạo điều kiện nghiên cứu và sản sinh tri thức... Trong phạm vi bài viết này, tác giả xoáy sâu vào vai trò của các thư viện khoa học xã hội đối với sự phát triển khoa học xã hội. “Library and Information Science in Developing Countries: Contemporary Issue” (Thư viện và thông tin khoa học trong nước đang phát triển: Các vấn đề đương đại), của A. Tella (University of Ilorin, Nigeria) and A.O. Issa (University of Ilorin, Nigeria)[86]. Công trình khám phá mối quan hệ giữa phát triển công nghệ toàn cầu và tác động của công nghệ mới vào thực hành thư viện, thư viện giáo dục và khoa học thông tin. Các chương sách và những nghiên cứu trường hợp trong tác phẩm này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc và hỗ trợ cho các học viên và nhà điều hành quan tâm đến việc quản lý kiến ​​thức, thông tin và phát triển tổ chức trong các loại môi trường làm việc khác nhau và cộng đồng học tập. Trên thực tế, các học giả phương Tây cũng quan tâm nhiều đến thông tin, tư liệu và thư viện, cũng như vai trò, ý nghĩa của thông tin, tư liệu và thư viện trong sự phát triển của xã hội và khoa học, bên cạnh xu hướng quan tâm đến thông tin và công nghệ về thông tin, thông tin và thông tin học. Trong các nghiên cứu nói trên, quan tâm sâu sắc, đề cập đến thông tin và thư viện phần lớn là các nghiên cứu cũng như khuyến cáo của Hiệp hội thư viện thế giới (IFLA). 1.2. TÀI LIỆU TIÊNG VIỆT Trong vòng gần 20 năm nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngành khoa học thông tin, tư liệu và thư viện được chú ý quan tâm nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ngành thông tin- thư viện học. Dưới góc độ triết học về thông tin cũng dần dần được các tác giả chú ý tiếp cận. Xét riêng về lĩnh vực thông tin, ngoài thông tin học, thì thông tin còn được tiếp cận từ các ngành khoa học điều khiển học, máy tính, tin học...chủ yếu là công trình của các học giả là giảng viên giảng dạy ở các khoa Thông tin-thư viện, khoa công nghệ thông tin, khoa điều kiển học...từ góc độ tiếp cận của mình, họ nhìn nhận thông tin dưới những quan điểm và phương pháp không giống nhau. Đáng chú ý là các sách dạng giáo trình đại học được lần lượt xuất bản trong hàng chục năm qua cũng đã cung cấp những kiến thức thông tin khá bổ ích cho đông đảo sinh viên. Các loại sách giáo trình này có hai loại, một loại quan tâm tới thông tin từ góc nhìn của thông tin học- thư viện học và giáo trình của nghành khoa học công nghệ thông tin, điều khiển học, tin học. Về loại giáo trình tiếp cận từ góc độ thông tin học –thư viện học, đáng chú là các công trình của các tác giả Nguyễn Minh Hiệp, Đoàn Phan Tân, Phan Văn.v.v. với các giáo trình cơ sở khoa học thông tin và thư viện. Nguyễn Minh Hiệp với cuốn: Cơ sở khoa học thông tin và thư thư viện, Nxb ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, 2008, chủ yếu bàn về vai trò thông tin của thư viện, gắn chặt thông tin với thư viện. Tác giả cho rằng, giai đoạn quản lí thông tin được được xem như bắt đầu cùng với sự ra đời của Thông tin học. Cuộc bùng nổ thông tin và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và viễn thông đã đưa con người đến kỷ nguyên số. Nghiệp vụ thông tin thư viện đòi hỏi người cán bộ thư viện phải quản lí những thông tin hữu ích và có ý nghĩa được gọi là tri thức, tập hợp chúng thành những bộ sưu tập trong thư viện số. Việc xây dựng thư viện số là đã bắt đầu bước sang một giai đoạn phát triển mới của ngành thông tin thư viện: giai đoạn quản lí tri thức [17:2] Tác giả cũng đã chỉ nhưng loại hình cơ quan thông tin gồm có: thư viện, trung tâm thông tin, trung tâm tài nguyên, trung tâm học liệu, cơ sở lưu trữ, .v.v. phục vụ thông tin cho người sử dụng theo yêu cầu và bằng nhiều hình thức: - Tài liệu vật chất thông qua thư viện học, với công tác thư viện; - Thông tin tư liệu thông qua thông tin học với hoạt động thông tin; - Tài nguyên điện tử thông qua thư viện số với công nghệ mới; Ở đây, tác giả xác định thư viện là một cơ quan thông tin cơ bản và quan trọng trong lưu trữ, truyền tải thông tin... Xem xét từ phương diện quản lí, theo tác giả, ngành thông tin thư viện đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: quản lí tài liệu, quản lý thông tin và quản lý tri thức [17:2]. Về phương diện quản lí tri thức, ngày nay, thông tin đã vô cùng trở nên thiết yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đã hình thành một "hoạt động thông tin" bởi những người lao động thông tin trong khu vực thông tin, do đó vai trò của thông tin- thư viện hay nói cụ thể hơn là quản lí thông tin trở nên hết sức quan trọng. Tác giả cũng đề cập đến đến quản lí tri thức, theo đó, quản lí tri thức là quản lí công nghệ thu nhập thông tin có ý nghĩa và hữu ích, đồng thời cũng quản lí công nghệ giúp độc giả hình thành tri thức, là sự phối hợp cao độ giữa tri thức và thông tin với thông tin thư viện. Tác giả cũng cho rằng, ngày nay, người ta quan niệm rằng, giá trị thư viện không phải ở chỗ thư viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin mà thư viện thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin hiệu quả như thế nào từ nhiều nguồn tài liệu khắp nơi thông qua công nghệ mới. Trong cuốn sách nói trên, tác giả Nguyễn Minh Hiệp đã khái quát những cơ sở khoa học của công tác thông tin tư liệu, làm rõ một số khái niệm mới về thông tin, thông tin tư liệu, đặt vấn đề như thế nào là thông tin tư liệu, tài liệu, thông tin khoa học, làm rõ và lý giải một số vấn đề thuộc về nghiệp vụ thông tin thư viện. Tuy nhiên, đây là cuốn sách thuộc chuyên nghành thông tin -thư viện, nên tác giả đã tiếp cận, nghiên cứu vấn đề từ góc độ chuyên môn sâu của mình. Có rất nhiều kiến thức lý thú, chúng tôi thấy cần tiếp nhận và tiếp tục triển khai trong luận án này. Ngoài ra, tác giả Đoàn Phan Tân với cuốn: Thông tin học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000 và Phan Văn với cuốn Thông tin học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001, cũng đã trình bày nhiều nội dung cơ bản về thông tin, quá trình thông tin và thông tin học; các loại hình tài liệu-nguồn tin; các hệ thống thông tin, cách xử lý tài liệu và sản phẩm thông tin; việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin...và hai tác giả cũng đã cho thấy vai trò của thông tin đối với sự phát triển của khoa học của xã hội và tiến bộ xã hội. Hai công trình này đã gắn chặt thông tin học trong mối quan hệ gắn bó với thư viện học. Loại giáo trình khác có đề cập đến thông tin với tư cách là cơ sở nền tảng đó là các giáo trình của nghành khoa học công nghệ thông tin, điều khiển học, tin học, chủ yếu xem xét mổ xẻ thông tin và tìm những biện pháp phát huy hiệu ứng của thông tin, chủ yếu đó là các giáo trình tin học dùng cho sinh viên ngành mạng truyền thông và máy tính, và tin học dùng chung cho sinh viên đại học và cao đẳng. Trong một loạt các công trình, giáo trình tin học gần đây của các tác giả Hồ văn Quân, 2005; Đặng Văn Chuyết- Hà Quốc Trung, 2011.v.v. Tác giả Hồ Văn Quân, 2005, trong công trình: Lý thuyết thông tin, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, cho rằng, khái niệm thông tin là một khái niệm trừu tượng, và thông qua việc nêu những ví dụ cụ thể, tác giả đi đến 5 kết luận về thông tin. Đáng chú ý tác giả cho rằng, mặc dù thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng, nhưng cái mà bên nhận (thông tin) quan tâm không phải là cái vỏ bọc chứa thông tin mà chính là nội dung ngữ nghĩa của thông tin. Vỏ bọc là dạng vật chất chứa thông tin như sóng điện từ, dòng điện, sóng ánh sáng,...sau này, người ta gọi nó là tín hiệu, còn ngữ nghĩa là một dạng phi vật chất. Có thể coi tín hiệu là phần xác, thông tin là phần hồn [53: 2,3]. Tác giả cuốn cũng có đề cập đến trạng thái tồn tại của thông tin, theo tác giả "thông tin thường tồn tại trong trạng thái “được truyền”, nhưng nếu suy xét kĩ chúng ta thấy thông tin còn tồn tại trong một trạng thái nữa là “trạng thái lưu trữ", song "có thể đồng nhất trạng thái lưu trữ như là một trạng thái truyền đặc biệt, nó truyền từ thời điểm hiện tại (lúc được lưu trữ) đến thời điểm tương lai (lúc xem lại)”. Đây là một quan điểm khá biện chứng về trạng thái tồn tại thông tin, có thể hiểu rằng, lưu trữ tài liệu chính là lưu trữ thông tin. Bàn về ý nghĩa của khái niệm thông tin, tác giả cũng đã khẳng định tính quan trọng của thông tin trong đời sống con người. Tác giả cho rằng, quá trình sống của con người là "là quá trình quan sát, tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh, nếu thiếu thông tin từ môi trường xung quanh thì các đối tượng này khó có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể xem thông tin như là một nhu cầu cơ bản, một điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của đối tượng sống"[53:18] Tác giả khẳng định nhu cầu thông tin của xã hội ngày nay là hết sức to lớn, "trong xã hội ngày nay nhu cầu thông tin của con người rất lớn, điều này được thể hiện rõ trong quá trình sống, làm việc và tham gia các hoạt động của chúng ta. Trong bất kì quá trình nào, chúng ta cũng phải xử lí thông tin để đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn"[53:18], rồi tác giả đi đến kết luận: quá trình sống của chúng ta là một quá trình xử lí thông tin, chính vì vậy mà xã hội chúng ta ngày nay được gọi là xã hội thông tin". Cũng với công trình “Lý thuyết thông tin”, hai tác giả Đặng Văn Chuyết và Hà Quốc Trung, trong một mục nhỏ của cuốn sách, đã đề cập đến các khái niệm "thông tin", "tín hiệu", "dữ liệu"...các tác giả phân tách tín hiệu với thông tin, tín hiệu có thể tồn tại độc lập với thông tin, tín hiệu chỉ đóng vai trò là vật mang tin, trong trường hợp có thông tin, tín hiệu trở thành biểu diễn vật lý của thông tin và được gọi là dữ liệu [53:7] Tuy nhiên, những công trình nói trên đây, chủ yếu dành cho sinh viên chuyên ngành khoa học kĩ thuật, nên các tác giả tập trung vào cung cấp cho bạn đọc các cơ sở lí thuyết thông tin về biểu diễn, về độ đo, về cách thức bảo đảm chính xác và hiệu quả của thông tin, chứ không nghiên cứu thông tin với tính cách là thông tin, tư liệu đặt trong mối quan hệ với thư viện. Trong một số công trình khác thuộc môn tin học, chủ yếu là các giáo trình tin học đại cương, như: Giáo trình tin học Đại cương (Nguyễn Đức Mận, cb., 2010), Giáo trình tin học Đại cương (Hàn Viết Thuận, cb., 2009) viết cho sinh viên kinh tế. Trong phần mở đầu các giáo trình này, các tác giả đều đề cập một cách khái quát về thông tin, phân loại thông tin, đều cho rằng thông tin là một khái niệm trừu tượng được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau và mang đến một ý nghĩa nhất định cho người nhận tin. Dữ liệu (I) Thông tin (III) Xuất Nhập Xử lý (II) Có quan niệm cho rằng, "Thông tin là dữ liệu đã được xử lí xong và nó mang ý nghĩa rõ ràng". Đây cũng là quan niệm có thể chấp nhận được. Trong tương quan với những hoạt động cụ thể của ngành thông tin- thư viện. Tuy nhiên, từ góc độ triết học, thông tin cũng như mọi sự vật hiện tượng luôn nằm trong sự vận động liên tục, do vậy, thông tin không nhất thiết là cái phải được xử lý xong mà là vẫn có thể là cái ở trong dòng chuyển biến liên tục. Trong công trình “Tin học đại cương của Hàn Viết Thuận”, cb. 2009, các tác giả dẫn nhiều quan niệm khác nhau của các nghiên cứu nước ngoài bàn về thông tin, tác giả đi đến một điểm chung đó là "tính chất phản ánh của thông tin", do vậy, theo các tác giả, nói đến thông tin là nói đến hai chủ thể: chủ thể phản ánh (phát th... một số công trình không đề cập trực tiếp đến thông tin học, thư viện học, ...nhưng đã gián tiếp đề cập đến thông tin, vai trò của thông tin rất có ý nghĩa tham khảo cho nghiên cứu sâu hơn về thông tin; + Nghiên cứu thông tin, tư liệu và thư viện dưới cách tiếp cận triết học rõ ràng là không nhiều, tuy nhiên, cũng có một số tác giả đã nghiên cứu khá sâu như: Nguyễn Như Diệm, Lê Thị Duy Hoa, Phùng Văn Thiết,... Quả thực tiếp cận thông tin dưới góc độ triết học không dễ dàng, tuy nhiên trên cơ sở các tài liệu hiện có, chúng tôi sẽ tổng hợp phân tích để nêu lên được những khía cạnh triết học trong nghiên cứu này. - Tài liệu tiếng Anh cũng khá nhiều, tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, chúng tôi chỉ mới khai thác được một số các công trình online, công trình của hiệp hội thư viện quốc tế, ...chứ chưa có điều kiện đi sâu tiếp cận các chuyên đề hẹp và sâu của các nghiên cứu đề cập đến thông tin, tư liệu và thư viện. - Chúng tôi cố gắng kế thừa các nghiên cứu nói trên cũng như một số các tài liệu khác. Các tài liệu sử dụng phục vụ cho Luận án, được chúng tôi sắp xếp ở phía sau phần kết luận của Luận án, theo đúng thể thức yêu cầu của cơ sở đào tạo về trình bày kết quả nghiên cứu của một luận án tiến sĩ. Với tư cách là một luận án của chuyên ngành triết học trong các khoa học, chúng tôi đã nỗ lực nhiều để tìm các tài liệu có bàn sâu đến tính chất triết học của các hoạt động thông tin, thư viện và sự định hướng cho sự phát triển của thông tin- thư viện-với tính cách là một ngành hoạt động xã hội, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các xã hội, đặc biệt là các xã hội còn chậm phát triển như nước Lào. Tuy nhiên, các tài liệu bàn sâu tới khía cạnh triết học thì lại quá tập trung vào đối tượng xem xét của nó là thông tin và phản ánh, còn các hoạt động ở tầng thư viện- thông tin thì những vấn đề triết học chủ yếu được bàn lại chỉ là vai trò, ý nghĩa, đặc điểm....của công tác thông tin thư viện đối với sự phát triển. Theo chúng tôi được biết, ngay trong các tài liệu tiếng Anh, tiếng Nga, định hướng triết học đối với các nghiên cứu và triển khai về thông tin và phản ánh cũng chỉ được triển khai trong khuôn khổ của các vấn đề khoa học luận. Những năm gần đây, những vấn đề này trở thành một đối tượng nghiên cứu rất chuyên biệt của các học giả ở trình độ cao, cho nên rất khó tiếp cận. Với các nước chậm phát triển như Lào, việc khai thác các vấn đề triết học, khả năng định hướng của nó cho các hoạt động thông tin- thư viện, thì thường là những lý giải đã rõ, không có vướng mắc gì nhiều về phương diện khoa học, cho nên trong các tài liệu, chúng tôi cũng chỉ thấy, các tác giả đề cập không nhiều. Sự nghiên cứu, phân tích sâu hơn thì được dành nhiều cho các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực tiễn mà đa phần những phân tích cụ thể như vậy thì lại gắn chặt với các vấn đề của tin học và của thư viện học. Ý nghĩa triết học lớn nhất mà luận án tự đúc kết được cho mình trong vấn đề này là: cùng với sự phát triển của khoa học, hoạt động thông tin, thư viện sẽ ngày càng trở nên hiện đại hơn, hiệu quả hơn, phong phú hơn và cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, chức năng xã hội cũng như chức năng khoa học của hoạt động này đối với sự phát triển của khoa học nói riêng và xã hội nói chung, về bản chất là khó có thể khác trước. Thông tin, thư viện dù tiến bộ đến đâu cũng vẫn đóng vai trò là phương thức, là công cụ cho sự nhận thức, sáng tạo và phát triển của con người và xã hội loài người. Chương 2. VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN, TƯ LIỆU VÀ THƯ VIỆN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN, TƯ LIỆU VÀ THƯ VIỆN VÀ CÔNG TÁC THÔNG TIN, TƯ LIỆU VÀ THƯ VIỆN 2.1.1. Thông tin và tư liệu 2.1.1.1. Thông tin Khái niệm: Trong văn phong hàng ngày, chúng ta bắt gặp chữ "Tin" khá thông dụng. Ví dụ: đưa tin, tin tức, tin học,.v.v. “Tin” được dùng với các ngữ cảnh khác nhau, ví như: người đưa tin, vật mang tin, sao lưu tệp tin (tin học), tin tức (truyền thông), thông tin (thông tin học)... Các lĩnh vực, cũng như các khoa học khác nhau sử dụng khái niệm tin với những ý nghĩa không giống nhau. Tin là thuật ngữ xuất phát từ tiếng La tinh là "infomatio" nghĩa là giải thích, lược thuật, tạo ra một hình dạng (form) hoặc truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên, về mặt khoa học, đây là một khái niệm khó xác định nội hàm của nó. Cùng với sự phát triển của xã hội, nội hàm của khái niệm này cũng có sự phát triển. Khái niệm thông tin xuất phát từ khái niệm “tin” gốc này. Do thông tin là một phạm trù có nội dung rộng lớn nên có khá nhiều định nghĩa về thông tin. Oxford Advanced Learner' s Dictionary cho rằng, thông tin là “những sự việc sự kiện về ai đó hoặc về cái gì đó"[93:796]. Từ điển An toàn thông tin Anh-Việt và Việt-Anh định nghĩa, thông tin là "Bất kỳ một sự truyền thông hoặc thu nhận tin tức nào như các sự kiện, dữ liệu hoặc các ý kiến, bao gồm các dạng số, đồ họa, hoặc dạng tường thuật, cho dù bằng miệng hay lưu giữ trên phương tiện bất kỳ, kể cả các cơ sở dữ liệu máy tính hóa, giấy, vi dạng hoặc băng từ"[93: 796]. Phần lớn các định nghĩa đều chú ý đến hai dấu hiệu của thông tin: nội dung và phương thức biểu hiện của thông tin, đây là hai yếu tố căn bản trong khái niệm thông tin. Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán được ghi nhận, có thể làm tăng sự hiểu biết của con người. Thông tin được hình thành trong quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, thông qua ngôn bản, văn bản, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc bằng sự quan sát xung quanh hoặc trải nghiệm mà có được. Thông tin theo nghĩa chung nhất (tầng triết học) là kết quả của sự phản ánh, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, bằng nhiều dạng thức khác nhau: ngôn từ, kí hiệu, hình ảnh, ...hay nói rộng hơn bằng các phương tiện có khả năng tác động lên giác quan của con người. Thông tin là sự kết quả của sự phản ánh (của các sự vật và hiện tượng) từ thế giới bên ngoài vào đầu óc con người. Nội dung của thông tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với các sự vật khác. Vì vậy, thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên, ... giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách hiệu quả nhất; là cơ sở cơ bản và quan trọng để con người tiến hành mọi hoạt động từ nhận thức đến thực tiễn. Cũng có thể hiểu một cách khác, thông tin là toàn bộ các dạng thức phức tạp khác nhau của tri thức được con người tiếp nhận phải sự dụng, phải cải biến, phải phát triểnđể phục vụ cái nhu cầu tồn tại và phát triễn của mình. Chúng tôi cho rằng, khái niệm “Thông tin” trước hết bao gồm những nội dung sau: - Những tri thức mà loài người đã tạo lập được trong lịch sử, được ghi lại dưới dạng các kí hiệu, ký tự, các kiểu ngôn ngữ trong các văn bản, tài liệu chuyển lại từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế khác. - Các dạng thức chuyển tải ngoài ngôn ngữ thường thường được thể hiện trong các hình thức văn hoá của con người như: âm nhạc, hội hoa, điêu khắc , múav.v. - Các loại tri thức được chuyển tải qua các vật mang trung gian dưới dạng các tín hiệu, các sóng điện từ, sóng ánh sáng và các dạng thức giao tiếp đặc thù khác của con người. - Các dạng thức phức tạp của giao tiếp, chuyển tải,tín hiệu, thông điệp, ý nghĩa giữa các chủ thể khác nhau trong đời sống con người và xã hội. Như vậy, các dạng thông tin có ý nghĩa nhất mà Luận án tìm hiểu và giải quyết các vấn đề đặt ra đối với nó, trước hết là tri thức phong phú và phức tạp của con người, tồn tại trong các loại hình tư liệu mà ngày nay phương thức lưu giữ, truyền tải phát, huy tác dụng có ý nghĩa nhất đối với tri thức các loại chính là thư viện (hoặc các trung tâm thông tin) với các hoạt động phong phú của nó. Trên đây là khái niệm thông tin được giới hạn sử dụng trong phạm vi luận án. Tuy nhiên, cần nói rõ thêm rằng, ngoài phạm vi này, thông tin, tư liệu, thư viện còn có những đặc trưng riêng và trong những lĩnh vực khác nhau, khái niệm “Thông tin” không thể đồng nhất với nhau. Về phương diện triết học, “Thông tin” là toàn bộ các tín hiệu từ thế giới bên ngoài tác động đến con người, được con người tiếp nhận, xử lý, trao đổi phục vụ sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Thông tin được chia thành nhiều tầng, bậc, nhiều loại Khoa học xã hội quan tâm đến nhiều loại, nhiều dạng thông tin nhưng có chú trọng nhiều hơn tới thông tin xã hội. Nói đến tư liệu là nói đến các nguồn tài liệu được hình thành trên cơ sở sưu tầm, lưu trữ, hoặc xử lý thông tin theo một chủ đề, nội dung nhất định. Còn thư viện là nơi lưu giữ, bảo quản, cung cấp, chia sẻ, thậm chí là tạo lập thông tin, tư liệu. Khi xác định, thông tin gắn liền với tư liệu và thư viện tức là gắn với những dạng thức, địa chỉ tồn tại lưu trữ của thông tin, trong khi “bỏ qua” hoặc gác lại những dạng thức tồn tại và biểu hiện khác của thông tin. Hay nói cách khác, thông tin được đặt trong mối quan hệ với tư liệu và thư viện. Trong thực tế hoạt động thông tin, thực sự thông tin-tư liệu và thư viện thường đi liền với nhau một cách chặt chẽ. Không phải ngẫu nhiên, trong truyền bá thông tin, người ta thường nhắc đến cụm từ thông tin tư liệu- thư viện, bởi vì nói đến thư viện là nói đến sách, báo, tài liệutức là nói đến tư liệu, mà nói đến tư liệu là nói đến thông tin –cái nội dung được chứa đựng trong các tư liệu ấy. Ngoài ra, đi với khái niệm thông tin thường có các khái niệm tín hiệu, truyền tin...mà thường được sử dụng trong khoa tần số, khoa kĩ thuật thông tin.v.v. Tín hiệu, là các đại lượng vật lý biến thiên phản ánh tin cần truyền. Các đặc trưng vật lý có thể là dòng điện, điện áp, ánh sáng, âm thanh, trường điện từ...[17:76]; truyền tin dùng để chỉ sự trao trao chuyển thông tin lẫn nhau giữa các hệ thống, các đối tượng nhằm mục đích nắm bắt thông tin hoặc do thõa mãn nhu cầu dùng tin...truyền tin có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công cụ, thiết bị hỗ trợ. Thông tin được chúng tôi đề cập trong Luận án này không phải là tín hiệu đơn lẻ, rời rạc mà là nằm trong hệ thống gắn liền với tư liệu và thư viện, hoạt động thư viện, thuộc phạm trù khoa học thông tin và thư viện (hay còn gọi là thông tin học và thư viện học). Trên thực tế, bộ môn thông tin học, hay thư viện học thường dùng khái niệm theo kiểu “liên khái niệm” để chỉ về loại hình thông tin, tư liệu đó là khái niệm thông tin-thư viện. Trong đào tạo hiện nay, không ít trường đã phân khoa theo kiểu nói trên, ví dụ như khoa thông tin - thư viện hoặc khoa thư viện –thông tin. Đây cũng là cơ sở lí luận, phương pháp luận quan trọng, để chúng tôi kế thừa, tiếp cận, giải quyết những vấn đề liên quan đến thông tin trong luận án của mình. Một điều cần phải nhấn mạnh, cũng ở trong luận án này, chúng tôi không đi về mặt tự nhiên của thông tin mà đi vào mặt xã hội của thông tin, bản chất xã hội của thông tin để trên cơ sở đó nghiên cứu thông tin với đời sống xã hội và khoa học. Tuy nhiên, lúc cần, chúng tôi cũng có đề cập đến những thuộc tính tự nhiên, những giá trị, ý nghĩa phổ quát của thông tin để có thể hình dung rõ hơn vấn đề, nội dung đang bàn. Các thuộc tính của thông tin nói chung: Thông tin với tính cách là sự vật hiện tượng, đặc biệt khi xem xét chúng là một hiện tượng xã hội, chúng ta có thể nhận diện được các thuộc tính của chúng như sau: Một là, tính giao lưu Thông tin tiềm tàng mọi nơi trong xã hội, phong phú và đa dạng về bản chất, cấp độ, nội dung...Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự hiện diện của thông tin, song thông tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền đi, phổ biến và được sử dụng. Thông tin nếu không được quảng bá nghĩa là thông tin chết, hoặc vô giá trị hoặc người dùng không biết đến giá trị của chúng. Có thể nói, sức sống của thông tin nằm ở tần suất giao lưu của nó. Điều này cũng có thể dễ nhận biết trong thực tế. Một thông tin được nhiều người quan tâm, được sử dụng nhiều lần, trong nhiều tài liệu khác nhau, điều đó có nghĩa là thông tin đó rất có ý nghĩa, có giá trị đối với nhiều người, và một thông tin như vậy nghĩa là thông tin sống. Trong khoa học, một thông tin được trích dẫn, tham khảo nhiều nghĩa là thông tin đó có chất lượng, có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nghiên cứu. Hai là, tính khối lượng Thông tin là hàm lượng tri thức có thể đo được bằng những thang đo khác nhau. Thông tin có khối lượng. Người ta có thể xác định được khối lượng thông tin là nhiều hay ít. Lý thuyết về thông tin xác định số lượng tin như sau: người ta thừa nhận rằng càng có nhiều tín hiệu được sinh ra từ nguồn tin thì càng có nhiều thông tin được truyền đi. Khi đó thông tin được mô tả bằng sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn. Thông tin được truyền qua vật mang tin. Vật mang tin là cái vỏ vật chất của thông tin. Vật mang tin rất đa dạng, có thể là giấy, sóng điện từ, băng từ,...vật mang tin quy định khối lượng thông tin, ví dụ thông tin trong đĩa nén, file nén thì lớn hơn thông tin trong usb dung lượng nhỏ hoặc file rời. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, mỗi vật mang tin đều có khả năng xác định giới hạn các tín hiệu mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị không gian hay thời gian. Lý thuyết thông tin sẽ cho chúng ta biết cách ước lượng giới hạn này và quan trọng hơn là làm thế nào để trình bày các tín hiệu sao cho chúng được truyền đi trên các vật mang tin đảm bảo thông tin ít bị sai lệch nhất. Do vậy, thông tin trong khoa học thường được thể hiện ở dạng những tài liệu khoa học, các chuyên đề thông tin, được sưu tập, nghiên cứu và cất giữ trong các thư viện chuyên ngành. Ba là, tính chất lượng Mong muốn của những người dùng tin nghiêm túc là thông tin phải có tính xác thực và đúng đắn. Nói khác đi, thông tin phải sát hợp với thực tế, phải phán ánh đúng đắn trạng thái khách quan. Độ tin cậy của thông tin được tăng lên nếu nó được kiểm tra bằng các phương tiện độc lập. Để đạt được mục đích sử dụng của người dùng, thông tin phải được cập nhật một cách đầy đủ và chính xác. Điều đó có lợi cho người dùng tin, giúp họ thỏa mãn nhu cầu về thông tin. Mặt khác, giúp họ không bị lạc hậu về mặt tin tức. Nếu thông tin không đầy đủ thì mức độ không chắc chắn cần phải được chỉ ra, hoặc phải tuân theo một quy ước nào đó. Thông tin càng dễ hiểu, người nhận tin càng dễ lĩnh hội và cũng dễ dàng để đa số công chúng tiếp nhận. Ví dụ, một cuốn sách khoa học học thường thức (popular) thì dễ hiểu hơn một cuốn sách viết bằng các thuật ngữ khoa học hàn lâm (academic). Vả lại, có những quy tắc (ngôn ngữ, kí hiệu...) cho phép ta đảm bảo khía cạnh này của chất lượng thông tin. Thông tin chất lượng thấp là những thông tin đã bị con người làm sai lệch, bóp méo do chủ ý của ai đó gây nên sự nhiễu về thông tin. Nó có thể xung đột với những thông tin khác, hoặc nó cũng có thể được trình bày một cách nghèo nàn hoặc quá phức tạp rối rắm gây ra những khó khăn đối với người tiếp nhận, lĩnh hội thông tin. Thông tin chất lượng cao là thông tin trung thực, khách quan và thường thì nguồn tin này thường được cung cấp bởi các trung tâm thông tin hoặc đơn vị truyền thông hoặc nhà nghiên cứu có uy tín. Xu thế của người dùng tin, đặc biệt đối với giới nghiên cứu là tìm đến những nguồn tin, những thông tin có chất lượng, có giá trị tham khảo cao. Bốn là, tính giá trị Trên bình diện tổng quát, thông tin có giá trị là những thông tin có tính chất riêng biệt (thông tin "độc") và thông tin có tính chất dự báo (thông tin chiến lược). Tính chất riêng biệt làm cho thông tin phù hợp với nhu cầu của người sử dụng và tăng vị trí cạnh tranh của người dùng tin, còn tính chất dự báo cho phép người ta lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng cho phép hoặc có thể diễn ra. Có thể nói thêm rằng, giá trị nhận thức của thông tin dự báo liên quan mật thiết đến tính đúng đắn của việc lựa chọn quyết định. Khó có thể quyết định nếu thiếu thông tin và khó có thể đưa ra quyết định chính xác nếu thông tin không đầy đủ và thấp kém về giá trị khoa học. Trên một ý nghĩa rộng hơn, giá trị của thông tin nằm ở trong quyền lực tổ chức của nó. Thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong mối quan hệ của tổ chức. Thông tin có giá trị cao cho phép con người có thể làm môi trường tốt hơn lên và có thể ra những quyết định đối phó được với sự thay đổi của hoàn cảnh. Tính chất quyền lực này của thông tin còn nằm trong cách nó có thể tượng trưng cho những kiến trúc vật chất và tinh thần. Có bốn yếu tố tác động tới chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó, đó là: tính chính xác, phạm vi bao quát của nội dung tin, tính cập nhật và tần số sử dụng. Trong đó, quan trọng nhất là nội dung (lĩnh vực mà thông tin đề cập hay nói cách khác là chủ đề thông tin), thứ đến là tính chính xác (mức độ đúng đắn của thông tin đó đến đâu). Trong thời đại số, giá trị của thông tin thường được coi trọng ở khả năng tiếp cận trước, ý nghĩa dự báo của thông tin đối với sự phát triển kinh tế, con người và xã hội. Năm là, tính giá thành của thông tin Giá thành của thông tin phản ánh chất lượng thông tin và phản ánh nhu cầu của thị trường dùng tin, cũng như khả năng cung cấp tin của các dịch vụ thông tin. Giá thành của thông tin có thể quy về hai bộ phận chính: Thứ nhất là, lao động trí tuệ, bao gồm việc hình thành (làm ra) thông tin và xử lý nội dung của nó; lao động trí tuệ kết tinh trong sản phẩm thông tin càng nhiều thì giá thành thông tin càng lớn, trái lại, lao động trừu tượng kết tinh trong sản phẩm thông tin càng ít giá thành của thông tin càng nhỏ. Giá thành thông tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: tính lịch sử, tính độc đáo, .v.v. Thứ hai là, các yếu tố vật chất, đó là các phương tiện xử lý và lưu trữ thông tin, các phương tiện truyền tin, chất liệu sử dụng trong lưu trữ, bảo quan tin. Đối với các yếu tố vật chất, việc định giá thường dễ dàng hơn là chất lượng thông tin. Các vật mang tin, phương tiện truyền tin, năng lượng dùng để chuyển tải thông tin...thường được định giá thành bằng giá trị của thị trường. Khi thông tin được ghi nhận với tần suất lớn và được chuyễn tải trên các phương tiện vật chất như trường hợp của báo chí, sách, băng ghi âm, ...thì giá của phương tiện vật chất sẽ chi phối giá thành của một đơn vị thông tin. Trong trường hợp đó, sản phẩm thông tin trở thành hàng hóa trong kinh tế. Ở đây, thông tin có thể được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, quyền sở hữu thông tin bị chia sẽ, lúc đó, giá của thông tin phụ thuộc phần lớn vào thị trường. Tuy nhiên, đối với những thông tin mà xuất xứ của nó được tạo bởi một chủ thể cá nhân hoặc pháp nhân độc lập (thông tin thuần túy), thì người sáng tạo ra thông tin có quyền sở hữu chúng và được bảo đảm bằng pháp luật (luật phát minh sáng chế, luật bản quyền, luật sỡ hữu trí tuệ...) trong khi họ vẫn sẵn sàng cung cấp thông tin cho người khác. Trong trường hợp này, thông tin khó có thể được đối xử như là các sản phẩm hay các loại hàng hóa khác. Đặc điểm này làm cho pháp luật khó xử trong việc giải thích và thi hành luật bản quyền. Để tránh những rắc rối này, thông tin thuần túy, trên thực tế thường được cung cấp tự do không kể đến giá thành của chúng. Mặt khác, khi thông tin có giá trị độc quyền thì người cung cấp thông tin phải gánh chịu một khoản chi phí để bảo vệ thông tin trong khi chờ bán với một giá cao. Ví dụ các dịch vụ tư vấn, thông tin đặc biệt... Phân loại thông tin Thông tin rất phong phú và đa dạng về cấp độ và nội dung. Do đó, người ta có thể phân loại thông tin theo nhiều tiêu chí khác nhau. Có thể thấy có các sự phân loại căn bản thường thấy như sau: - Phân loại theo giá trị và quy mô sử dụng, có: + Thông tin thường thức, ví dụ: thông tin về lương thực, thực phẩm, thời tiết... + Thông tin tác nghiệp, ví dụ: thông tin của nhà báo hoạt động tác nghiệp báo chí, thông tin của sàn chứng khoán... + Thông tin chiến lược, ví dụ: thông tin về sự phát triển quốc gia, ngành, về dự án hợp tác quốc tế... - Phân loại theo nội dung của thông tin, có: + Thông tin khoa học và kỹ thuật, ví dụ, các kết quả nghiên cứu, phát minh, sáng chế, các sản phẩm, các tiêu chuẩn, các bộ công cụ, các trang thiết bị...; + Thông tin kinh tế, ví dụ: tài chính, giá cả thị trường, quản lý, cạnh tranh, đầu tư...; thông tin pháp luật: luật, quy định, quy tắc...; + Thông tin văn hóa và xã hội, ví dụ: biểu diễn, hội hè, y tế, giáo dục, quan hệ dân sự...; - Phân loại theo đối tượng sử dụng, có: + Thông tin đại chúng: dành cho mọi người, mọi đối tượng trong xã hội; + Thông tin khoa học: dành cho người dùng tin phần lớn là: nhà lãnh đạo, doanh nghiệp; nhà nghiên cứu, đơn vị sản xuất, tầng lớp trí thức (Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh...); - Phân loại theo mức độ xử lý nội dung, có: + Thông tin cấp một: thông tin gốc (original); + Thông tin cấp hai: thông tin tín hiệu và chỉ dẫn; + Thông tin cấp ba: tổng hợp các thông tin cấp một; - Phân loại theo các hình thức thể hiện thông tin, có: + Thông tin nói: bài lược ghi phát biểu, ghi âm cuộc thảo luận, tọa đàm, diễn thuyết của nhà khoa học; thông tin bằng âm thanh (thu âm phỏng vấn). + Thông tin bằng chữ viết: bản thảo viết tay, văn bản text, báo cáo giấy, tác phẩm in và thông tin bằng hình ảnh (ảnh chụp, hình vẽ, minh họa...); + Thông tin đa phương tiện (multi-media) có sự kết hợp của nói, chữ, hình, âm thanh sống động... Những sự phân biệt nói trên này tuy chưa hẳn đã tách bạch rạch ròi các loại hình thông tin, song đã giúp hình dung về thế giới thông tin và chỉ ra những khu biệt nó trong đời sống cũng như trong việc sử dụng các loại hình thông tin này. Trong đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động khoa học, người ta thường có xu hướng quan tâm tới xem xét và cung cấp thông tin theo đối tượng sử dụng. Đây cũng là hai lát cắt rất cơ bản, có thể thâu tóm được các loại hình thông tin khác nhau. Thông tin đại chúng (Mass media). Dùng để chỉ thông tin qua các phương tiện truyền thông báo chí, mạng online. Những thông tin thuộc loại này thông thường dành cho đông đảo mọi thành viên trong xã hội tiếp nhận, không kể trình độ, nghề nghiệp, giới tính hay tuổi tác. Thông tin đại chúng thông báo những vấn đề, hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội, có đặc trưng là khối lượng thông tin chuyển giao khá lớn với số lượng người sử dụng lớn. Ngoài ra phải thích hợp và kịp thời, thuận lợi cho việc tiếp nhận và xử lý; phải có mức độ chi tiết thỏa đáng và khi cần thiết có thể được bảo vệ, nếu thông tin hấp dẫn và dễ sử dụng thì càng tốt. Thông tin đại chúng là mối quan tâm của đông đảo xã hội và ngày càng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong thời đại công nghệ thông tin, kỷ nguyên toàn cầu hóa. Thông tin đại chúng vì thế có vai trò và tác dụng to lớn trong phổ biến thông tin, điều chỉnh dư luận, định hướng xã hội. Tuy nhiên, thông tin đại chúng là những thông tin hiện tượng, chủ yếu dừng lại ở cấp độ hiện tượng nên đối với các nhà khoa học, các nghiên cứu khoa học nó chưa phải là thông tin hoàn toàn tin cậy, cần có sự kiểm chứng, phân tích lý giải sâu hơn. Trên thực tế, vẫn có những phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những thông tin khoa học nhưng thường đó là thông tin ngắn, sơ lược, chưa đầy đủ, hoặc chỉ dẫn nguồn chứ thông tin đại chúng không có chức năng và không đủ khả năng để chuyển tãi thông tin khoa học cho công chúng. Vì thế cần đến các kênh thông tin, tư liệu khác có thẩm quyền chuyên môn, đầy đủ hơn, đó là thông tin trong các thư viện, các trung tâm thông tin khoa học, các kho lưu trữ của các nhà khoa học. Thông tin khoa học (Scientific Informs). Thông tin khoa học là loại thông tin có độ chính xác cao, đã được kiểm nghiệm qua các công cụ nghiên cứu bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học, đối tượng sử dụng thông tin khoa học có thể là các nhà lãnh đạo và quản lý, các nhà nghiên cứu, giáo sư, sinh viên, kỹ sư, hay các nhà sản xuất và kinh doanh[60:43]. Những thông tin không chính xác được sử dụng trong hoạt động khoa học về đại thể được hiểu không phải là thông tin khoa học (thông tin sai lệch, không đúng đắn). Tác giả sách Cơ sở khoa học thông tin thư viện (2009), nói rõ thêm: "Khác với thông tin đại chúng, thông tin khoa học hay thông tin tư liệu là dạng thông tin xã hội, hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người và dành cho những đối tượng nhất định, được gọi chung là người sử dụng, nhằm giúp họ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động của họ"[17:184] Trong luận án này, khái niệm thông tin mà chúng tôi đề cập đó không phải là thông tin đại chúng nghĩa là các thông tin dành cho đông đảo công chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo nói, báo viết, báo hình, báo mạng... mà là các thông tin khoa học, nghĩa là là các thông tin các chuyên ngành sâu, có chất lượng cao, đáng tin cậy, có thể phục vụ công tác nghiên cứu cũng như phát triển khoa học, ở đây chúng tôi nhấn mạnh vai trò của thông tin đối với khoa học xã hội và hoạt động xã hội. Các thông tin này thường được chuyển tãi và lưu trữ trên các tạp chí, các bộ sưu tập chuyên đề, các ấn phẩm khoa học (sách, kỷ yếu Hội thảo khoa học...), các báo cáo khoa học với những thể thức tuân theo những tiêu chí nhất định được cộng đồng khoa học một quốc gia hoặc thế giới thừa nhận. Các loại hình thông tin nói trên không tách rời với các loại hình tài liệu, bởi đó là cái giá vật chất mang nội dung thông tin. Thông thường, mỗi tài liệu có hai đặc trưng chủ yếu: đặc trưng về mặt vật chất và đặc trưng về mặt tri thức: đặc trưng về mặt tri thức được thể hiện ở nội dung, chủ đề, giá trị sử dụng, đối tượng công chúng, mức độ xử lý biên tập, mức độ phổ biến của tài liệu. Ví dụ: nội dung bên trong một cuốn sách; đặc trưng về mặt vật chất thể hiện ở chất liệu và các tín hiệu sử dụng truyền tin, kích thước, trọng lượng, hình thức trình bày, phương thức sản sinh của tài liệu. Ví dụ: chất liệu thể hiện cuốn sách và cách thức trình bày một cuốn sách (giấy, ebook,...) Do đó, nói tới thông tin là nói tới tư liệu, cả hai là một quan hệ gắn kết không tách rời. Thông tin Khoa học xã hội: là một loại hình thông tin thường rất phong phú và đa dạng về nội dung và cách thức truyền tải. Trong luận án này, chúng tôi quan tâm nhiều đến thông tin KHXH, bởi lẽ chính thông tin KHXH là thông tin có ý nghĩa nhất đối với khoa học học xã hội, do đó, chúng là thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động và phát triển khoa học xã hội. Vả lại, thông tin nói chung và thông tin khoa học xã hội có sự khác biệt rất lớn. Sự phân biệt này chủ yếu về nội dung mà chúng mô tả, đối tượng mà chúng quan tâm. Do vậy, cần có sự thông tin về khoa học xã hội một cách thường xuyên, chuyên nghiệp, cần phát huy vai trò của nó đối với khoa học xã hội nói riêng và xã hội nói chung. Thông tin khoa học xã hội có thể hiểu là những tri thức về khoa học xã hội được thông tin. Theo từ điển The American Heritage Science Dictionary[98], thông tin Khoa học xã hội là thông tin được hình thành từ các ngành khác nhau nghiên cứu xã hội con người và các mối quan hệ xã hội, bao gồm xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học, kinh tế, khoa học chính trị và lịch sử, bao gồm cả khoa học xã hội và nhân văn. 2.1.1.2. Tư liệu Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, thuật ngữ “tư liệu” chỉ các vật mang tin dưới nhiều dạng thức khác nhau như sách, ấn phẩm định kì, băng ghi âm, ghi hình, phim ảnh, đĩa từ, đĩa quang, v.v. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, nội dung, chất liệu và công dụng, các tư liệu được chia thành nhiều loại: tư liệu nghe nhìn, tư liệu lịch sử, tư liệu mật, tư liệu lưu trữ, tư liệu gốc[67], v.v. Về mặt nội hàm, khái niệm tư liệu có ngữ nghĩa tương đương với khái niệm tài liệu. Theo Nghị định của Chính phủ Việt Nam thì "Tài liệu" là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, đồ họa, hình ảnh, phim, vi deo, nhằm mục đích bảo quản, phổ biến và sử dụng"[3:3,4]. Quan niệm như vậy thì chẳng khác gì quan niệm về tư liệu. Có quan điểm cho rằng, "Thuật ngữ "dữ liệu", "thông tin", "tài liệu", 'hồ sơ" và "vấn đề" được xem như đồng nghĩa và có thể dùng trao đổi cho nhau. Chúng chỉ mọi dữ liệu bất chấp dạng vật lí của nó (ví dụ, dữ liệu ở các bản in trên giấy, băng, đĩa hoặc chồng đĩa, trong các chíp nhớ, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Ram), trong bộ nhớ chỉ đọc (Rom), vi phim hoặc vi thẻ, trên các đường truyền thông và các thiết bị đầu cuối hiển thị"[1:137]. Trong ngành thông tin- thư viện, quá trình nghiên cứu, xử lí tư liệu bằng máy tính điện tử, sao chụp, nhân bản bằng vi phim, vi phiếu cũng như điện tử hoá việc làm tổng thuật, tóm tắt, đánh kí hiệu chủ đề và phân loại... được gọi là công tác tư liệu[67]. Về thông tin tư liệu, có ý kiến cho rằng, thông tin tư liệu đó chính là thông tin khoa học "Trong hoạt động thông tin, thuật ngữ 'thông tin" được hiểu là thông tin chuyên môn tồn tại nhằm giải quyết những vấn đề phục vụ cho sự phát triển. Khái niệm này loại trừ những thông tin được phổ biến rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng; đồng thời cũng loại trừ những thông tin bảo mật chỉ được sử dụng với một số ít người hạn chế. Thông tin này được gọi là "thông tin khoa học" hay «thông tin tư liệu"[17:176]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hai thuật ngữ này không tương thích với nhau, vì thông tin khoa học là xét cấp độ bản chất (sâu), đã được xử lí, còn thông tin tư liệu là xét cấp độ loại hình tồn tại (thông tin có thể là ở dạng thô, chưa được xử lí chiều sâu theo những phương pháp khoa học). Theo tác giả sách Cơ sở khoa học thông tin và thư viện, thông tin tư liệu đó chính là thông tin khoa học "Trong hoạt động thông tin, thuật ngữ 'thông tin" được hiểu là thông tin chuyên môn tồn tại nhằm giải quyết những vấn đề phục vụ cho sự phát triển. Khái niệm này loại trừ những thông tin được phổ biến rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng; đồng thời cũng loại trừ những thông tin bảo mật chỉ được sử dụng với một số ít người hạn chế. Thông tin này được gọi là "thông tin khoa học" hay thông tin tư liệu"[17:176] Theo chúng tôi, thông tin tư liệu và thông tin khoa họ...̀ thư viện; trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững. KẾT LUẬN Các nghiên cứu của phương Tây cũng như của Việt Nam đều cho thấy vai trò quan trọng của thông tin trong phát triển xã hội, phát triển khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng. Tuy nhiên, đối với trường hợp nước Lào, những vấn đề này chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Thông tin là thuật ngữ còn gây tranh cãi, nhưng dưới góc độ triết học tiếp cận thông tin từ góc độ lí luận phản ánh, thông tin là toàn bộ những ánh phản vật chất bên ngoài theo những cơ chế lưu giữ và trao truyền khác nhau mà con người có thể nhận biết và tận dụng vào đời sống của mình. Thông tin có được nhờ hoạt động tổng hợp lưu trữ và trao đổi thông tin. Để thông tin trở nên sâu sắc hơn, dễ ghi nhớ, tìm kiếm và có giá trị cho hoạt động xã hội, cho nghiên cứu khoa học thì nguồn thông tin đó phải được ra đời trên cơ sở nghiên cứu, và được lưu giữ một cách có ý thức, bài bản tức phải thông qua hoạt động thông tin. Thông tin sẽ không còn là thông tin nếu không được trao đổi, truyền tải nghĩa là phải qua những hoạt động thông tin, trong đó hoạt động lưu trữ, trao đổi tư liệu, phục vụ bạn đọc ở thư viện là những khâu căn bản của hoạt động thông tin. Do đó, thông tin cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tư liệu và thư viện. Thực ra, thông tin, tư liệu và thư viện là những khái niệm độc lập nhưng có quan hệ qua lại mật thiết với nhau nhờ các hoạt động đan xen nhau. Trong đó, thông tin là khái niệm căn bản và nội dung bao trùm lên cả tư liệu và thư viện, bởi nội dung bản chất của công tác tư liệu và công tác thư viện thì cũng đều là công tác thông tin. Với tư cách là hình thái ý thức tinh thần của con người, được chắt lọc ra từ đời sống xã hội con người (sự nhận biệt, hiểu biết, tri thức) thông tin, tư liệu và thư viện có vai trò to lớn đối với hoạt động của đời sống con người và hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội. Không thể tiến hành bất kì hoạt đông hay nghiên cứu nào nếu không có thông tin. Có thể nói thông tin là công cụ, phương tiện và nội dung cấu thành của các hoạt động đó. Xét trong ý nghĩa riêng biệt, thông tin, tư liệu và thư viện nói riêng đều có một vai trò, vị trí nhất định, có ý nghĩa khác nhau đối với xã hội và nghiên cứu khoa học xã hội. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ có ý nghĩa tương đối. Ngày nay có nhiều phương thức biểu đạt thông tin, tư liệu song các bộ sưu tập tư liệu và thư viện là những phương thức thông dụng phổ biến và có tác dụng mạnh mẽ nhất. Do vậy, nghiên cứu thông tin, tư liệu không thể tách rời thư viện và song song với các khái niệm trong phạm vi nhận thức luận là các hoạt động thực tiễn đi liền với chúng: hoạt động thông tin (rộng hơn là hoạt động thông tin tư liệu, hẹp hơn là hoạt động thông tin khoa học, hoạt động thông tin thư viện), hoạt động thư viện. Nhìn sâu vào nước Lào, Lào vẫn một quốc gia có đời sống kinh tế xã hội còn ở mức thấp (thu nhập theo đầu người là 1349 usd/2012), là một quốc gia đang trên đà phát triển, phải đối mặt với không ít những thiếu hụt hạn chế. Xét về phương diện thông tin, tư liệu nói chung, thông tin khoa học xã hội nói riêng, bốn mươi năm qua, gần như chưa có một cơ sở hay trung tâm thông tin tư liệu nào đáng chú ý (kể cả thư viện lớn), mặc dù trên thực tế, ở Lào đã có một hệ thống thư viện từ trung ương tới tuyến huyện, có kiểu hình thư viện khá đặc trưng cho địa hình đồi núi xen lẫn sông nước đó là xe sách lưu động và thuyền sách lưu động. Do những điều kiện lịch sử, địa lý đặc biệt của mình nên ít nhiều hạn chế về các hoạt động thông tin, tư liệu và thư viện. Đó là hệ quả của sự phát triển trong quá khứ và có một phần do những điều kiện, chính sách hiện nay. Có thể thấy, hơn 400 năm nay, nước Lào lưu giữ tư liệu trong các nhà chùa, hoạt động này còn sơ sài và chịu ảnh hưởng lớn bởi các việc xâm chiếm và cũng như các chính sách văn hoá của Pháp và Mỹ. Thời Pháp thuộc, người Pháp xây dựng thư viện nhưng do trình độ dân trí thấp nên việc sử dụng thư viện, khai thác thông tin, tư liệu còn hạn chế. Đến lượt người Mỹ, hệ thống thư viện đã phát triển tới các tỉnh lỵ nhưng phần lớn tài liệu được viết bằng tiếng Anh nên đã hạn chế người sử dụng do rào cản ngôn ngữ. Trước xu thế hội nhập và phát triển trên mọi lĩnh vực, hoạt động thông tin, tư liệu và thư viện của Lào cũng cần có những bước bổ sung, phát triển mới. Kế thừa lối lưu trữ dân gian (lá cây Baylan trong chùa) và sau này chịu ảnh hưởng của những hoạt động thông tin, tư liệu của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vốn thông tin tư liệu nào khá nghèo nàn, ít ỏi, không có ảnh hưởng gì lớn đối với đời sống văn hoá xã hội của dân chúng và không có giá trị gì lớn đối với hoạt động khoa học xã hội Lào. Hoạt động khoa học xã hội Lào chính thức có từ thập niên 90 của thế kỷ XX và mới được tái lập vào năm 2006. Nhìn chung, các hoạt động nghiên cứu về khoa học xã hội còn tản mạn, thiếu chuyên nghiệp và độ sâu cần thiết. Hoạt động đào tạo về thông tin, tư liệu mới được bắt đầu trong vài năm gần đây với số lượng và chất lượng hạn chế. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thông tin, tư liệu và hoạt động thư viện ở Lào: do ảnh hưởng của chiến tranh, văn hoá đọc, chính sách phát triển, nguồn vốn đầu tư. Tình hình đó đang đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm nghiên cứu về thông tin tư liệu và thư viện Lào.để mới có thể thay đổi tình hình và phát huy ảnh hưởng của thông tin tư liệu với cuộc sống cũng như khoa học. Về phương diện chủ trương, đường lối của Quốc gia Lào, trước đây, chủ trương đường lối về phát triển thông tin, tư liệu và thư viện Lào là không được đề cập. Những năm đổi mới, đặc biệt vài năm gần đây, Lào đã ít nhiều thể hiện sự nhận thức này trên cấp độ nhà nước, tuy nhiên, còn mới thoáng qua trong phát biểu của lãnh đạo cấp cao có trách nhiệm hoặc văn kiện Đảng và chưa được xây dựng thành chính sách cụ thể. Những năm tới, cần có phương hướng chính sách thay đổi tình hình. Những phương hướng giải pháp này tập trung trên nhiều mặt, vừa có trọng điểm vừa có sự chú ý đồng bộ. Trong chương IV, chúng tôi nêu lên 9 khía cạnh về mặt phương hướng và 7 giải pháp cụ thể để phát thúc đẩy hoạt động thông tin, hoạt động thư viện, phát huy vai trò ảnh hưởng của thông tin thư viện đối với xã hội và khoa học Lào nói chung, KHXH Lào nói riêng. Qua công trình này, chúng tôi muốn có chút đóng góp với mục đích phát triển thông tin tư liệu và thư viện Lào, để trong hai chục năm tới, Lào có thể hội nhập và phát triển, có những chuyên gia tin cậy, có những trung tâm thông tin lớn, có khả năng cung cấp những vốn tư liệu cho nhu cầu dùng tin và qua đó đáp ứng thông tin cho sự phát triển xã hội nói chung, phát triển khoa học xã hội nói riêng. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Tiếng Lào: ThanongSone Sibounheuang (2013), ການພັດທະນາ ບຸກຄະລາກອນ ດ້ານຂໍ້ມູນຂ່າວສານ-ຫໍສະໝຸດເປັນຄວາມຕ້ອງການໜຶ່ງທີ່ສໍາຄັນຢູ່ລາວໃນປັດຈຸບັນ”, ວາລະສານວິທະຍາສາດສັງຄົມ, ສະບັບທີ 17-18, ປີ 2013 (Phát triển nhân lực thông tin -thư viện, một yêu cầu cấp thiết tại Lào hiện nay”, tạp chí Khoa học xã hội (Lào), số 17 tr.67-71), số 18 (60-65) Tiếng Việt: ThanongSone Sibounheuang (2013), “Phát triển nhân lực thông tin – thư viên và một số vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn lực thông tin thư viện tại Lào hiện nay”, tạp chí Nhân lực KHXH, số 5(6), tr.77-83. ThanongSone Sibounheuang (2013),“Về tình hình phát triển nguồn nhân lực thông tin – thư viện ở Lào hiện nay”, tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2 (40), tr.15-19. ThanongSone Sibounheuang- Phạm Xuân Hoàng (2012), “Thông tin và sự phát triển lý luận”, tạp chí Lý luận Chính trị và truyền thông, số tháng 9, tr.19-22. ThanongSone Sibounheuang- Phạm Xuân Hoàng (2012), “Thông tin đối với sự phát triển của khoa học, giáo dục”, tạp chí Giáo dục & Xã hội, số 19 (79) tháng 9, tr.27-29. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Ban từ điển Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật (2001), Từ điển An toàn thông tin Anh- Việt và Việt – Anh, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, tr.137. Phạm Thị Thanh Bình (2011), “Lịch sử phát triển thông tin khoa học xã hội Hàn Quốc”, Tạp chí Thông tin KHXH, (7), tr.25-30. Chính phủ (2004), Nghị định của Chính phủ số 159/2004/NĐ - CP ngày 31/8/2004 về Hoạt động Thông tin KH&CN, Công báo, số 7, 6- 9- 2004, tr.3. Chính phủ (2004), Quy chế quản lý hoạt động khoa học xã hội và nhân văn, số 201/2004/NĐ-CP. Đặng Văn Chuyết – Hà Quốc Trung (2011), Lý thuyết thông tin, Nxb Bách khoa Hà Nội, Hà Nội. Crup-Scai-a. N.K (1960), Lênin đã nói gì về thư viện, Ủy Ban Khoa học Nhà nước, Hà Nội. Nguyễn Như Diệm (1993), “Thông tin khoa học và nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Thông tin KHXH, (5), tr.41-47. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2011), Khoa học xã hội nhân văn thời hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12-2011. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học thông tin- thư viện, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu xây dựng cơ chế tổ chức và khai thác hiệu quả ngân hàng dữ liệu khoa học và khoa học công nghệ Quốc gia tại Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa" (2000), Cao Minh Kiểm (chủ nhiệm), Hà Nội. Nguyễn Hữu Đễ (2005), "Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội", Tạp chí Triết học, (3), tr.34. Ngô Thị Hồng Điệp (2011), "Những yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ thư viện thông tin hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thư viện thông tin, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, tr.162-164. Nguyễn Thị Đông, dịch (2011), “Luật Liên Bang Nga: về thông tin, tin học hoá và bảo vệ thông tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3). Nguyễn Thị Hạnh (2012), “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin thư viện ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3). Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hường (2012), "Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ thông tin- thư viện: tồn tại và biện pháp khắc phục", Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1). Nguyễn Thị Hạnh (2012), "Đào tạo tại chỗ cho cán bộ thông tin- thư viện: hình thức đào tạo kĩ năng cần được thúc đẩy", Tạp chí Thư viện Việt Nam, (7). Nguyễn Minh Hiệp (2009), Cơ sở khoa học của thông tin và thư viện, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Hiệp, cb. (2002), Sổ tay quản lý thông tin - thư viện, Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Hiệp (2011), “Không gian học tập chung”, trong sách: Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học Thông tin – thư viện, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.193-197. Nguyễn Minh Hiệp (2012), Xây dựng thư viện theo hướng hiện đại, Nguồn: ngày 4/7/2012. Nguyễn Minh Hiệp (2011), Tổng quan khoa học Thông tin và thư viện, Nxb Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Hiệp (2012, “Từ thông tin đến kiến thức thông tin”, Tham luận Hội thảo Khoa học “Vai trò kiến thông tin phục vụ học tập và giảng dạy trong trường ĐH”, Trường CĐSP Thừa Thiên- Huế, Huế, 29/6/2012. Lê Thị Duy Hoa (2002), Thông tin và vấn đề tiếp nhận xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, LATS Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lê Thị Duy Hoa (1999), "Khái niệm "thông tin" từ cách tiếp cận bản thể luận và nhận thức luận", Tạp chí Triết học, số 1 (107). Đỗ Thị Hòa Hới (2011), Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay, tài liệu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. Nguyễn Hữu Hùng (2004), “Từ thông tin tới thông tin học”, Nghiên cứu-Trao đổi, (4). Nguyễn Hữu Hùng (2001), “Sự hình thành và phát triển của Thông tin học”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 9-14 Nguyễn Hữu Hùng (2001), “Góp phần tìm hiểu giá trị của thông tin” Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (4), tr. 1-5. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: từ lý luận tới thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Nguyễn Hữu Hùng (2007), “Trở lại vấn đề để thông tin KH & CN trở thành nguồn lực”, Tạp chí Nghiên cứu chính sách Khoa học và Công nghệ, (14). “Hướng dẫn về chương trình giáo dục nghề thư viện” (2012), Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3). Nghiêm Xuân Huy (2010), “Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3). Nghiêm Xuân Huy, "Vai trò của năng lực thông tin đối với cán bộ nghiên cứu khoa học", Mạng Thông tin-Thư viện Việt Nam tại: Phạm Thị Thu Hương (2012), “Về nâng cao chất lượng nguồn vốn thông tin tài liệu lưu trữ ở nước ta hiện nay”, tạp chí Thông tin KHXH, (8), tr.40-45. Khoa Thông tin - thư viện -ĐH KHXH & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội (2011), Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học thông tin – thư viện, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. Khoa Thông tin -thư viện -ĐH KHXH & Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh (2012), “Đào tạo cán bộ nghành thư viện thông tin đáp ứng nhu cầu của thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, TP. Hồ Chí Minh, 2012. Kết qủa: các xu hướng kinh tế vĩ mô trong năm 2012 và 2013 (6/2013, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Minh Kiểm (2008), "Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới", Tạp chí Nghiên cứu- Trao đổi, (1). Xem tại Website Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia: Cao Minh Kiểm (1999), "Hoạt động thông tin phục vụ quản lí nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam", Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (3), tr.3-4. Cao Minh Kiểm (2000), "Thư viện số-định nghĩa và vấn đề", Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (4), tr.5-7. K.I.Abramop (1970), Lênin bàn về thư viện khoa học, Nxb KHXH, Hà Nội. Nguyễn Thị Hương Lan (2008), Công nghệ thông tin và tác động xã hội của nó đối với xã hội hiện đại-phân tích triết học xã hội, LATS triết học, Viện Triết học, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Liên (2011), “Tổng quan tình hình phát triển thư viện số các trường đại học Australia và Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2011. Hoàng Đức Liên, Phạm Thị Thanh Mai (2012), "Vấn đề hợp tác hội nhập và chia sẻ trong hoạt động thông tin- thư viện ở các trường đại học và viện nghiên cứu", Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2). Hoàng Xuân Long (2005), “Thị trường KH&CN ở Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (5), tr.14-25. Đoàn Tiến Lộc (2012), “Xã hội hoá để góp phần đưa thông tin tri thức về cơ sở”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (4). Trần Hồng Lưu (2011), “Bàn thêm về thông tin và trí thức trong xã hội hiện đại”, Tạp chí Triết học, (12), tr.51-55. Nguyễn Đức Mận (cb.) (2010), Giáo trình tin học Đại cương, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Đỗ Hoài Nam (2003), “Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (10). Trần Thị Minh Nguyệt (2009), “Đào tạo cán bộ thông tin thư viện trước ngưỡng cửa tương lai”, Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, tr. 269-277. Popov G.A (1995), “Công nghệ thông tin hiện đại”, Tạp chí Thư viện khoa học kỹ thuật, số 8-9, tr.11-17. Bùi Hà Phương (2012), "Những yếu tố hình thành xu hướng phát triển của thư viện trên thế giới và Việt Nam", Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3) Hồ Văn Quân (2005), Lý thuyết thông tin, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy Quý (2002), “Khoa học xã hội nhân văn phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí KHXH, (2). Hồ Sĩ Quý (2012), “Khoa học xã hội nước ngoài: những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin và nghiên cứu”, Tạp chí Thông tin KHXH, (12). Khoa học thư viện, ọc_thư_viện Vũ Văn Sơn, “Hợp tác quốc tế là một đảm bảo cho các thư viện ASEAN phát triển và hiện đại hóa”, Vũ Văn Sơn (2010, "Khái niệm và nội hàm thông tin học qua nghiên cứu và hoạt động thực tiễn", tạp chí Thông tin và phát triển, 1&2 (34) 2010. “Sự phát triển các mạng tin học và truyền dữ liệu ở Việt Nam”, Tạp chí Điện tử và Tin học, (11), 1995, tr.47-48. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Mạch Quang Thắng (2005), "Đổi mới công tác thông tin khoa học ở Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay", Tạp chí Lý luận Chính trị, (2). Phùng Văn Thiết (2005), “Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức”, Tạp chí Triết học (1). Hàn Viết Thuận (cb.) (2009), Giáo trình tin học đại cương đại cương, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Bùi Loan Thùy (1998), Hiện trạng và tương lai phát triển khoa học thư viện ở Việt Nam, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Bùi Loan Thùy (1997), Tổ chức và quản lí công tác thông tin- thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Bùi Loan Thuỳ (2010), “Thư viện công cụ hữu hiệu phát triển giáo dục”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (5) Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Tư liệu, Từ điển Triết học giản yếu (1987), Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.284. Ủy ban Khoa học kĩ thuật Nhà nước (1976), Thông tin học, Tài liệu dịch, Viện Thông tin Khoa học kĩ thuật Trung ương, Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Việt Nam) (2001), Pháp lệnh Thư viện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phan Văn, Nguyễn Huy Chương (2001), Nhập môn khoa học thư viện và thông tin, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. Phan Văn (2000), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. V.A.VINOGRADOV (1988), Thông tin khoa học xã hội cải tổ, Ủy Ban Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. Dương Thị Vân (2011), “Phương pháp phát triển nguồn nhân lực thư viện” Tạp chí Thư viện Việt Nam, (5). Nguyễn Yến Vân - Vũ Thúy Ngà (2006), Thư viện học đại cương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay (2011)”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (5). Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.565 Lê Văn Viết (2012), “Phát triển và củng cố các mối liên hệ của thư viện công cộng với xã hội”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3). Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Lê Thị Mạnh Xuân (2012), “Hội đồng thư viện & công tác phát triển tài liệu thư viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2). Tiếng Anh: Burke, Liz, “The future role of librarians in the virtual library environment”, The Australian Library Journal, accessed 26/8/2011, at: 2001. By Maurice B. Line (1999), “Social Science information- the poor relation”, INSPEL 33 (1999)3, pp. 131-136. See at: Fatemeh Malekabadizadeh, Farhad Shokraneh, Akram Hosseini, Mashhad, “The Role of Library and Information Science Education in National Development”, Grogan, Denis. Bibliographies of Books. Chicago: American Library Association (1988), Nhập môn khoa học thư viện và thông tin, 168. IFLA Publications 144 (2010, 2nd), Christie Koontz, Babara Gubbin (Eds.), ILPA public library service guiderlines, The Hague, the Neitherlands. IFLA/UNESCO Public Library Manifesto, 1994. Library and Information Science in Developing Countries: Contemporary Issues, “Libraries and Sustainability in Developing Countries”. Library manifest, “Library Management and Marketing in Multicultural world”, Proceeding of the 2006 IFLA management and Marketing Section 's Conference, Shanghai, 16-17 August, 2006. K.G. Saur Munchen, 2007 Michael E.withman, Herbert J.Mattord (2007, 3rd edition), “Management of Information security”, Publisher Course Technology. Martin Hilbert1, Priscila López (2011), “The World’s Technological Capacity to Store, Communicate, and Compute Information”, Science, Vol. 332 no. 6025 pp. 60-65. Oxford Advanced Learner's Dictionary (2005), Oxford University Press, p.796. Parvez Ahmad, Mohd Yaseen, “The Role of the Library and Information Science Professionals As Managers: A Comparative Analysis”, Rao, K. Nageswara & Babu, KH, “Role of Librarian in Internet and World Wide Web Environment”, Informing Science The International Journal of an Emerging Transdiscipline, 4(1), 25-34, 2001. Steven W.Witt (2010), "Revolutions in science and the role of social science library", in the book: IFLA Publications 144 (2010), Social Science librabraries: Interdisciplinary collections, servives, networks, The Hague, the Neitherlands. The publishing of library and information science journals in Southeast Asia - an overview, The American Heritage Science Dictionary (2005), Houghton Mifflin Company Tiếng Lào ບົດລາຍງານການເມືອງ ຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ ຄັ້ງທີI ອົງຄະນະພັກ ສະຖາບັນວິທະຍາສາດສັງຄົມແຫ່ງຊາດ, ປີ2011. Báo cáo chính trị Hội nghị lớn lần thứ 1 Đảng bộ Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào năm 2011. ບົດ​ໂອ້​ລົມ​ຂອງ​ທ່ານ ດຣ.ບຸ​ນປອນ ບຸດ​ຕະນະ​ວົງ,ກໍາມະການ​ກົມ​ການ​ເມືອງ​ສູນ​ກາງ​ພັກ,​ເລຂາທິການ​ສູນ​ກາງ​ພັກ,ຫົວໜ້າ​ຫ້ອງ​ວ່າການ​ສູນ​ກາງ​ພັກ ຕໍ່​ກອງ​ປະຊຸມ​ອົງຄະ​ນະ​ພັກ ສະ​ຖາ​ບັນ​ວິທະຍາສາດ​ສັງຄົມ​ແຫ່ງ​ຊາດ ຄັ້ງ​ທີI , ວັນ​ທີ27/12/2011. Bài phát biểu của Tiến sĩ Boun Pone BOUTANAVONG Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, trong hội nghị Đảng bộ của Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào năm 2011. ບົດ​ໂອ້​ລົມ​ຂອງ​ທ່ານ ສະໝານ​ ວິ​ຍາ​ເກດ,ກົມ​ການ​ເມືອງ​ສູນ​ກາງ​ພັກ,ຫົວໜ້າ​ຄະນະ​ຊີ້​ນໍາ ວຽກ​ງານ​ແນວ​ຄິດ ​ແລະ​ພຶດຕິ​ກໍາ ຕໍ່​ວຽກ​ງານ​ຂອງ​ສະ​ຖາ​ບັນ ວິທະຍາສາດ​ສັງຄົມ​ແຫ່ງ​ຊາດ ວັນ​ທີ28/01/2010. Bài phát biểu của đồng chí Sa man Vi Nha Kệt Ủy viên Bộ Chính trị , Trưởng Ban chỉ đạo tư tưởng và hành động về thực hiện nhiệm vụ công tác của Viện Khoa học xã hội Quốc gia ngày 28/01/2010. ບົດ​ສະຫລຸບ​ສະພາບ​ວຽກ​ງານ ຖະ​ແຫຼ​ງຂ່າວ ວັດທະນະ​ທໍາ ​ແລະ ທ່ອງ​ທ່ຽວ (2006-2010) ​ແລະ ທິດ​ທາງ​ແຜນການ 5ປີ ຕໍ່ໜ້າ (2011-2015) Báo cáo tình hình hoạt động Thông tin Văn hóa và Du lịch (năm 2006-2010) và định hướng kế hoạt của 5 năm tới (2011-2015) ບົດລາຍ​ງານ ການ​ຄຸ້ມ​ຄອງ ​ແລະ​ພັດທະນາ​ວິທະຍາສາດ ​ແລະ​ເຕັກ​ໂນ​ໂລ​ຢີ ຕໍ່​ກອງ​ປະຊຸມ​ວິທະຍາສາດ ຄັ້ງ​ທີ1 ປີ2002. Báo cáo công tác quản lý và phát triển khoa học và công nghệ, Hội nghị Khoa học lần thứ 1 năm 2002 ບົດລາຍງານຂອງລັດຖະບານກ່ຽວກັບການສະຫລຸບສະໄໝຂອງການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດແຜນພັດທະນາເສດຖະກິດ-ສັງຄົມແຫ່ງຊາດ 5ປີ ຄັ້ງທີVII (2011-2015)ຕໍ່ກອງປະຊຸມສະໄໝສາມັນ ເທື່ອທີ5 ຂອງສະພາແຫ່ງຊາດ ຊຸດທີVII. Báo cáo của Chính phủ về kết luận của việc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội Quốc gia 5 năm lần thứ VII (2011-2015), phiên họp thường kỳ lần thứ 5 Quốc hội Khoá VII. ໄກສອນພົມວິຫານ: ນິພົນເລືອກເຟັ້ນ, ເຫລັ້ມI ສໍານັກພິມຈໍາໜ່າຍ ສປປ ລາວ, ວຽງຈັນ 1985. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1985), Tác phẩm tuyển tập, tập II, Nhà xuất bản CHĐCN Lào, Viêng Chăn. ໄກສອນພົມວິຫານ: ນິພົນເລືອກເຟັ້ນ, ເຫລັ້ມII ສໍານັກພິມຈໍາໜ່າຍ ສປປ ລາວ, ວຽງຈັນ 1987. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1987), Tác phẩm tuyển tập, tập II, Nhà xuất bản CHĐCN Lào, Viêng Chăn. ໄກສອນພົມວິຫານ: ນິພົນເລືອກເຟັ້ນ, ເຫລັ້ມIII ສໍານັກພິມຈໍາໜ່າຍ ສປປ ລາວ, ວຽງຈັນ 1997. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1997), Tác phẩm tuyển tập, tập III, Nhà xuất bản CHĐCN Lào, Viêng Chăn. ຄໍາ​ສັ່ງ​ແນະ​ນໍາ​ຂອງ​ກົມ​ການ​ເມືອງ​ສູນ​ການ​ພັກ ກ່ຽວ​ກັບ​ການ​ພັດທະນາ ​ແລະ​ນໍາ​ໃຊ້​ເຕັກ​ໂນ​ໂລ​ຢີ ຂໍ້​ມູນ​ຂ່າວສານ, ສະບັບ​ທີ14/ກມສພ, 2001. Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương đảng về sự phát triển và ứng dụng công nghệ Thông tin, số14/BCTT, cấp ngày 21/12/ 2001. ແຜນຍຸດ​ທະ​ສາດ ການ​ພັດທະນາ ວິທະຍາສາດ​ສັງຄົມ ຂອງ​ສະ​ຖາ​ບັນ​ວິທະຍາສາດ​ສັງຄົມ​ແຫ່ງ​ຊາດ 2010-2015 Chiến lược phát triển Khoa học Xã hội của Viện Khoa học Xã hội 2010-2015. ນະ​ໂຍບາຍ​ແຫ່ງ​ຊາດ ດ້ານ​ເຕັກ​ໂນ​ໂລ​ຢີ ຂໍ້​ມູນ​ຂ່າວສານ, ອົງການ​ວິທະຍາສາດ ​ແລະ ​ເຕັກ​ໂນ​ໂລ​ຢີ​ແຫ່ງ​ຊາດ, ປີ2009. Chính sách quốc gia Công nghệ Thông tin, khoa học và công nghệ năm 2009. “ວຽກ​ງານ​ຖະ​ແຫຼ​ງຂ່າວ ວັດທະນະ​ທໍາ ​ແລະ​ທ່ອງ​ທ່ຽວ ​ໄດ້​ຮັບ​ການ​ພັດທະນາ​ໄປ​ສູ່​ທັນ​ສະ​ໄໝ,ຍືນ​ຍົງ ​ແລະ ​ເຊື່ອມ​ໂຍງ​ກັບ​ສາກົນ​ຢ່າງ​ຕໍ່​ເນື່ອງ “ຄໍາ​ເຫັນ​ຂອງ ທ່ານ ສຈ.ດຣ.ບໍ່​ແສງ​ຄໍາ ວົງ​ດາລາ ກໍາມະການ​ສູນ​ກາງ​ພັກ,ລັດຖະມົນຕີ​ວ່າການ​ກະຊວງ ຖ.ວ.ທ ​ເນື່ອງ​ໃນ​ໂອກາດ​ດໍາ​ເນີນ​ກອງ​ປະຊຸມ​ວຽກ​ງານ ຖ.ວ.ທ ທົ່ວ​ປະ​ເທດ ໜັງສືພິມ​ປະຊາຊົນ ສະບັບ ວັນ​ທີ07/05/2012. "Công việc của Thông tin Văn hóa và Du lịch đã được phát triển, có khả năng hội nhập quốc tế hiện đại, bền vững và liên tục", Bài phát biểu của GS.TS Bo Sẻng Kham VÔNG DA RA, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch tại Hội nghị công tác Thông tin Văn hoá và Du lịch toàn quốc, báo Nhân dân ngày 07/05/2012. ບັນຊີ​ລາຍ​ຊື່​ປື້​ມ ສິ່ງ​ພິມ​ຕ່າງໆ ທີ່​ອະນຸຍາດ ​ແລະ ​ເກືອດ​ຫ້າມ ນໍາ​ເຂົ້າ​ມາ​ຈໍາໜ່າຍ ​ໃນ ສ.ປ.ປ.ລາວ ສະບັບ​ເລກທີ 1013/ຖວ ລົງ​ວັນ​ທີ 20/09/1995 Danh mục những cuốn sách và các ấn phẩm nhập khẩu v.v. được phép và không được phép lưu hành trong CHDCND Lào, Bảng số 1013 /BTT & VH, ngày 20/09/1995 ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ(1994),ມະຕິ7(ສະໄໝທີV),ວ່າດ້ວຍການພັດທະນາຊັບພະຍາກອນມະນຸດ ຢູ່ ສປປ ລາວ, ພິມທີ່ໂຮງພິມຊາວໜຸ່ມ ວຽງຈັນ. Đảng nhân dân cách mạng Lào (1994), Nghị quyết 7 (khoá V) của BCHTW Đảng về phát triển tài nguyên con người, ngày 9/3/1994. ຄໍາ​ແນະ​ນໍາ​ກ່ຽວ​ກັບ​ການ​ນໍາ​ໃຊ້​ພາສາ​ລາວ ສະບັບ​ເລກທີ 100/ພຈ Hướng dẫn sử dụng phiên bản ngôn ngữ Lào, số 100 /ພຈ “ວຽກ​ງານ​ຖະ​ແຫຼ​ງຂ່າວ ວັດທະນະ​ທໍາ ​ແລະ​ທ່ອງ​ທ່ຽວ ​​ແມ່ນ​ວຽກ​ງານ​ ພັດທະນາ​ດ້ານ​ວັດທະນະ​ທໍາ​-ສັງຄົມ,​ແມ່ນ​ການ​ສ້າງ​ພື້ນຖານ ອາ​ລິ​ຍະ​ທໍາ​ທາງ​ດ້ານ​ຈິດ​ໃຈ​ຂອງ​ສັງຄົມ “ຄໍາ​ເຫັນ​ຂອງ ທ່ານ ສຈ.ດຣ.ບໍ່​ແສງ​ຄໍາ ວົງ​ດາລາ ກໍາມະການ​ສູນ​ກາງ​ພັກ, ລັດຖະມົນຕີ​ວ່າການ​ກະຊວງ ຖ.ວ.ທ ​ກ່າວ​ໄຂ​ກອງ​ປະຊຸມ​ວຽກ​ງານ ຖ.ວ.ທ ທົ່ວ​ປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ວັນ​ທີ07/05/2012. Hoạt động Thông tin Văn hóa và du lịch là hoạt động phát triển văn hóa - xã hội, đó là xây dựng cơ sở nền văn minh của tinh thần xã hội ", Bài phát biểu của GS.TS Bo Seng Kham VÔNG ĐA LA, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch trong buổi khai mạc Hội nghị công tác Thông tin Văn hoá và Du lịch toàn quốc, báo Nhân dân ngày 07/05/2012. ​​ວຽກ​ງານ​ພິມ​ຈໍາໜ່າຍ ​ແຕ່​ປີ1950-2005 ​ແລະ ບາງ​ທິດ​ທາງ​ວຽກ​ງານ 2006-2015. Hoạt động của nhà xuất bản từ năm 1950-2005 và một số phương hướng trong năm 2006-2015. ແຜນ​ພັດທະນາ​ຫໍສະໝຸດ​ແຫ່ງ​ຊາດ ຄັ້ງ​ທີ VII (2011-2015) ສະບັບ​ເລກທີ 017/ຫຊ ວັນ​ທີ 22.01.2010 Kế hoạch phát triển Thư viện Quốc gia lần thứ VII (năm 2011-2015), số 17/ຫຊ ngày 22.01.2010 ປື້​ມລະນຶກ​ວັນ​ສະ​ເຫລີ​ມສະຫລອງ​ຫໍສະໝຸດ​ແຫ່ງ​ຊາດ​ຄົບຮອບ50ປີ(1956-2006), ​ໂຮງພິມ​ດວງ​ຕາ​ການ​ພິມ 2006. Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Thư viện Quốc gia (1956-2006), Nxb Đuông Ta, năm 2006. ​ກົດໝາຍ​ໃນ​ຂົງ​ເຂດ​ວັດທະນະ​ທໍາ​-ສັງຄົມ, ຈັດ​ພິມ​ໂດຍ:ກົມ​ໂຄສະນາ​ອົບຮົມ​ກົດໝາຍ ປີ2011. Luật về văn hóa - xã hội, được xuất bản bởi Cục thông tin tuyên truyền huấn luyện pháp luật năm 2011. ກົດໝາຍຫໍສະໝຸດ, ຈັດພິມໂດຍກົມພິມຈໍາໜ່າຍ ກະຊວງຖະແຫຼງຂ່າວ ວັດທະນະທໍາ ແລະ ທ່ອງທ່ຽວ (2012), ໂຮງພິມແຫ່ງລັດ. Luật về Thư viện, Cục xuất bản, Bộ Thông tin-văn hoá và du lịch Lào (2012), Nhà in chính phủ. ຂໍ້​ຕົກລົງ​ ວ່າ​ດ້ວຍ​ການຈັດ​ຕັ້ງ ​ແລະ​ການ​ເຄື່ອນ​ໄຫວ ຂອງ​ສະ​ຖາ​ບັນ​ຂໍ້​ມູນ​ຂ່າວສານ ​ແລະ​ວາລະສານ. Quyết định về tổ chức và hoạt động của Viện Thông tin-tư liệu và tạp chí KHXH. ສັງເກດຕີລາຄາສະພາບການເຄື່ອນໄຫວວຽກງານໂຄສະນາອົບຮົມທົ່ວປະເທດໃນ 1 ປີຜ່ານມາ ຂອງ​ຄະນະ​ໂຄສະນາ​ອົບຮົມ​ສູນ​ກາງ​ພັກ. (ກອງປະຊຸມປະຈຳປີວຽກງານໂຄສະນາອົບຮົມທົ່ວປະເທດຄັ້ງວັນທີ 11-13 ຕຸລາ 2012) Lưu ý, đánh giá về hoạt động Tuyên huấn toàn quốc trong năm (Hội nghị thường niên công tác Tuyên huấn toàn quốc, ngày11-13/10/2012) “ປັບປຸງ​ວຽກ​ງານ ຖ.ວ.ທ ກາຍ​ເປັນ​ເຄື່ອງມື​ແຫລມ​ຄົມ​ຂອງ​ພັກ-ລັດ “ບົດ​ໂອ້​ລົມ​ຂອງ ທ່ານ ທອງ​ສິງ ທໍາ​ມະ​ວົງ ນາຍົກລັດຖະມົນຕີ ຕໍ່​ບັນດາ​ຜູ້​ແທນ ​ທີ່​ເຂົ້າ​ຮ່ວມ​ກອງ​ປະຊຸມ ຖ.ວ.ທ ​ ທົ່ວ​ປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ວັນ​ທີ08/05/2012. “Nâng cao hoạt động Thông tin Văn hóa và Du lịch trở thành một công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước ", Bài phát biểu của Thủ tướng Thongsing Thammavong trong hội nghị công việc của Thông tin Văn hoá và Du lịch toàn quốc ngày 08/05/2012. ດໍາລັດ ​ວ່າ​ດ້ວຍ​ການຈັດ​ຕັ້ງ ​ແລະ​ ເຄື່ອນ​ໄຫວ​ ຂອງ​ສະ​ຖາ​ບັນ ວິທະຍາສາດ​ສັງຄົມ​ແຫ່ງ​ຊາດ. Nghị định về tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào. ມະຕິກອງປະຊຸມຄົບຄະນະ ຄັ້ງທີ7 (ສະໄໝທີ V)ຂອງຄະນະບໍລິຫານງານສູນກາງພັກ. Nghị quyết Hội nghị toàn ban chấp hành trung ương Đảng NDCM lần thứ 7 (Khoá V) ມະຕິກອງປະຊຸມຄົບຄະນະ ຄັ້ງທີ6 (ສະໄໝທີ IX)ຂອງຄະນະບໍລິຫານງານສູນກາງພັກ. Nghị quyết Hội nghị toàn ban chấp hành trung ương Đảng NDCM lần thứ 6 (Khoá IX) ທອງສິງທໍາມະວົງ(2001), ຍຸດທະສາດການພັດທະນາຊັບພະຍາກອນມະນຸດຮອດປີ2020, ພິມທີ່ໂຮງພິມກະຊວງສຶກສາ. Thong sing Thăm ma vông (2001), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, Nxb Bộ Giáo dục Quốc gia Lào. ແຈ້ງ​ການກ່ຽວ​ກັບ​ການ​ນໍາ​ເຂົ້າ​ແລະ​ຈໍາໜ່າຍ ໜັງສືພິມ ວາລະສານ ​ແລະ​ສິ່ງ​ພິມ ​ໃນ ສ.ປ.ປ.ລາວ ສະບັບ​ເລກທີ 179/ຖວ ລົງ​ວັນ​ທີ 25/02/1994 Thông tư số 179 /ຖວ ngày 25/02/1994 về nhập khẩu và phát hành báo, tạp chí và in ấn ở Lào ສະຖິຕິ ປີ2010-2011 ຂອງ​ສູນ​ສະຖິຕິ​ແຫ່ງ​ຊາດ ກະຊວງ​ແຜນການ​ແລະ​ການ​ລົງທຶນ Thống kê năm 2010-2012 của Trung tâm Thống kê Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Lào). ​ສະຖິຕິ ປີ2010 ຂອງ​ກົມ​ແຜນການ-ການ​ເງິນ, ກະຊວງ​ຖະ​ແຫຼ​ງຂ່າວ​ ວັດທະນະ​ທໍາ ​ແລະ ທ່ອງ​ທ່ຽວ. Thống kê năm 2010, của Cục Tài chính Kế hoạch, Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch. ເອກະສານ​ກອງປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດຄັ້ງ​ທີIII (ປີ1982) ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1982) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ເອກະສານ​​ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ທີIV (ປີ1986) ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1986) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ເອກະສານ​​ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ທີV (ປີ1991) ​ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (năm 1991) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ເອກະສານ​​ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ທີVI (ປີ1996) ​ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1996) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ເອກະສານ​​ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ທີVII (ປີ2001) ​ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 2001) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ເອກະສານ​​ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດ ຄັ້ງ​ທີVIII (ປີ2006) ​ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 2006) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ເອກະສານ​​ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຜູ້​ແທນ​ທົ່ວປະ​ເທດຄັ້ງ​ທີIX (ປີ2011) ພັກ​ປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. ບົດປະກອບຄໍາເຫັນຂອງຄະນະປະຈໍາສະພາແຫ່ງຊາດ ກ່ຽວກັບແຜນພັດທະນາເສດຖະກິດ- ສັງຄົມ ແລະແຜນງົບປະມານແຫ່ງລັດ ຕໍ່ກອງປະຊຸມສະໄໝສາມັນເທື່ອທີ5 ຂອງສະພາແຫ່ງຊາດ ຊຸດທີVII Ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước phiên họp thường kỳ lần thứ 5 Quốc hội Khoá VII ປື້​ມ15ປີ​ແຫ່ງ​ການ​ພັດທະນາ ຫໍສະໝຸດ​ກາງ ມະຫາວິທະຍາ​ໄລ​ແຫ່ງ​ຊາດ, ພິມ​ໂດຍ​ຫໍສະໝຸດ​ກາງ​ມະຫາວິທະຍາ​ໄລ​ແຫ່ງ​ຊາດ ​ເດືອນຕຸລາ 2011. 15 năm phát triển Thư viện Trung tâm của Đại học Quốc gia Lào, Đại học Quốc gia Lào, tháng 10/2011. PHỤ LỤC Những Thư viện đầu tiên của nước Lào Hỏ Tày là nơi cất Bay Lan (lá cỏ) trong nhà chùa Thư viện Quốc gia Lào hiện nay Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia Lào xây dựng mới Thư viện Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào hiện nay Thư viện Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào Thư viện Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào đang xây dựng mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_vai_tro_cua_thong_tin_tu_lieu_va_thu_vien_doi_voi_su.doc
  • doc1. Trang bìa luận án.doc
  • doc2. Trang bìa phụ lục luận án.doc
  • docx3. Lời cảm ơn.docx
  • docx4. Lời cam đoan.docx
  • doc5. Muc Luc.doc
  • doc6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.doc
Tài liệu liên quan