Luận án Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HOA VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ VÀ NHỮNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội năm 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HOA VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ VÀ NHỮNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC MÃ SỐ: 62 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS. LƯU VĂN AN 2.PGS,TS. TRỊNH THỊ XUYẾN Hà Nội năm 20

pdf166 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phạm Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......................... 8 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vận động hành lang, vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ ................................................................................................... 8 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về vận động hành lang, vận động chính sách công ở Việt Nam ......................................................................................................... 24 1.3. Đánh giá những công trình nghiên cứu .............................................................. 28 Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG .............. 33 2.1. Khái niệm và cơ sở vận đông chính sách công .................................................. 33 2.2. Mục đích và sự cần thiết vận động chính sách công .......................................... 42 2.3. Chủ thể, đối tượng và phương thức vận động chính sách công ......................... 47 2.4. Quy trình vận động chính sách công .................................................................. 54 Chương 3. VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ ................... 60 3.1. Pháp luật về vận động chính sách ở Anh, Pháp, Mỹ.......................................... 60 3.2. Chủ thể và đối tượng của vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ ............ 73 3.3. Quy mô, tài chính cho vận động chính sách công ............................................. 86 3.4. Phương thức, phương tiện vận động chính sách công ....................................... 95 3.5. Một số nhận xét về vận động chính sách ở Anh, Pháp, Mỹ ............................. 102 Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ VỚI VIỆT NAM.................................... 117 4.1. Quan niệm về vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay ...................... 117 4.2. Biểu hiện vận động chính sách công ở Việt Nam ............................................ 120 4.3. Điều kiện, thách thức và xu hướng phát triển vận động chính sách ở Việt Nam thời gian tới ....................................................................................................... 133 4.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm ứng xử hợp lý với vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay ........................................................................ 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 153 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Tên đầy đủ EU Liên minh Châu Âu NGOs Các tổ chức phi chính phủ PNTR Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VĐCS Vận động chính sách VĐHL Vận động hành lang VNGO Tổ chức phi Chính phủ Việt Nam USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hầu hết nhà nước đều có nhiệm vụ chung là nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế, so sánh và đối chiếu với các luật, điều khoản Hiến pháp hiện hành, đưa ra những lập luận chính xác để quyết định hướng giải quyết cho những vấn đề cấp bách, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh cũng như sự phát triển của một quốc gia. Vì tính chất quan trọng của chúng, pháp luật thường đặt ra những yêu cầu khắt khe, có thể trở thành rào cản khiến cho công dân của các quốc gia gặp khó khăn trong việc nêu quan điểm, suy nghĩ của mình với các cơ quan, quan chức nhà nước để đóng góp vào quá trình xây dựng những quy định, quyết định hợp lý, hiệu quả, bảo đảm tính dân chủ của xã hội. Nhằm giảm thiểu sự xuất hiện rào cản đó giữa các cơ quan nhà nước và công dân của quốc gia, cơ chế vận động chính sách (VĐCS) công được hình thành và phát triển. Lịch sử VĐCS công đã bắt đầu tư rất lâu và được coi là một phần tất yếu của hoạt động chính trị trên thế giới tuy nhiên chỉ đến những năm cuối thế kỷ XIX, yếu tố này mới được người dân biết đến một cách rộng rãi. Cho đến nay, VĐCS công đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và ngày càng chứng minh được sự cần thiết khách quan của nó trong đời sống chính trị nói chung, đặc biệt là trong quy trình chính sách của các nước. Có thể hiểu một cách khái quát, VĐCS là hoạt động được tiến hành bởi một cá nhân hay tổ chức nhằm thuyết phục các cơ quan xây dựng và quyết định chính sách về sự cần thiết ban hành hay sửa đổi một chính sách nào đó vì lợi ích của bản thân họ hoặc vì cộng đồng, xã hội. Trong nền chính trị quốc tế đương đại, tồn tại nhiều loại hình thể chế chính trị, nhiều mô hình tổ chức quyền lực, nhiều mô hình quy trình chính sách khác nhau và vì vậy, sự tác động của VĐCS vào quy trình chính sách ở các nước khác nhau cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhưng có điểm chung là ở những quốc gia có sự tham gia của VĐCS vào quy trình chính sách công và có khung pháp lý cho hoạt động này thì về cơ bản, hoạt động hoạch định chính sách công diễn ra công khai hơn, các thông tin liên quan đến chính sách công được mở hơn và chất 3 lượng các chính sách công cao hơn bởi lẽ các quyết định chính sách thường đúng đắn hơn trên cơ sở những thông tin đa chiều và đã được tiếp cận, phân tích trên nhiều bình diện. Điều này đặc biệt thấy rõ ở các nước tư bản phát triển, và ở tất cả các mô hình thể chế chính trị. Vậy, liệu có mối liên hệ giữa các mô hình thể chế chính trị khác nhau ấy với sự tác động của VĐCS công đến đời sống chính sách công ở các quốc gia này? Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình thế chế chính trị nhưng tựu chung lại, về mặt hình thức hay tên gọi, có thể khái quát thành hai loại là thể chế quân chủ và thể chế cộng hòa. Còn dưới góc độ bản chất của chế độ, và xét riêng ở những nước tư bản phát triển, có thể tiếp cận thể chế chính trị theo ba mô hình: mô hình nghị viện, mô hình tổng thống và mô hình hỗn hợp. Tiêu biểu cho các mô hình ấy là các quốc gia Anh, Mỹ, Pháp. Đây cũng là những quốc gia mà hoạt động VĐCS công có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy trình chính sách công, tạo thành một hoạt động, một phương tiệnquan trọng trong quy trình chính sách ở các nước này. Đây cũng chính là một trong những lí do tác giả lựa chọn nghiên cứu VĐCS công ở cả ba quốc gia này. Vận động chính sách công đã được áp dụng và luật hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu nhưng vẫn còn là một vấn đề mới ở Việt Nam. Trong xu thế phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, dù muốn hay không, dù tích cực hay bị động thì chúng ta cũng luôn là một thành viên, một chủ thể trong đời sống chính trị quốc tế. Do đó, việc phải nghiên cứu để tìm ra những hướng gợi mở cho Việt Nam, tìm ra những bài học từ VĐCS công trong quy trình chính sách công ở các nước phát triển là một điều hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, mặc dù cơ bản các chính sách công ở Việt Nam hiện nay đã bám sát và giải quyết được những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội nhưng phải thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quy trình chính sách công cũng như chất lượng hoạch định chính sách công ở nước ta. Điều đó càng cho thấy tính tất yếu của việc nghiên cứu để làm rõ vai trò của VĐCS công ở một số nước tư bản phát triển để từ đó tìm ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam. 4 Vậy thì, thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ có những điểm tương đồng khác biệt gì? Tính chất thể chế chính trị và các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những quy định pháp lý có tác động như thế nào đến thực tiễn chính sách của mỗi nước? VĐCS công có thực sự là nhu cầu tất yếu khách quan của các chủ thể trong đời sống xã hội, và nếu như vậy thì nhà nước nên nhìn nhận và ứng xử thế nào với VĐCS để vừa phát huy được những tác động tích cực của VĐCS, vừa kiểm soát và kiềm chế được những ảnh hưởng tiêu cực của nó mà vẫn khơi dậy được động lực phát triển của các chủ thể trong đời sống xã hội?Với những đặc thù về thể chế chính trị và quy trình chính sách, Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm của Anh, Pháp, Mỹ trong việc nhận thức và ứng xử với VĐCS công không và nếu có thì kinh nghiệm ấy là gì? Đó là những vấn đề đặt ra và sẽ được nghiên cứu trong luận án này. Vấn đề được đặt ra cấp thiết như thế, nhưng cho đến nay, chưa nhiều công trình khai thác trực tiếp hướng nghiên cứu này. Chính vì vậy, tác giả xác định đây còn là một mảnh đất trống cần khai phá trong nghiên cứu khoa học. Và điều đó cũng thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án chính trị học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung hệ thống và làm rõ những vấn đề cơ bản về VĐCS công như khái niệm VĐCS công, mục đích và sự cần thiết VĐCS công, chủ thể, đối tượng và phương thức VĐCS công, khảo sát thực trạng hoạt động này ở ba nước Anh, Pháp, Mỹ; từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về hoạt động VĐCS công ở ba quốc gia nêu trên; đồng thời đưa ra một số gợi mở cho VĐCS công ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục tiêu trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau: 5 - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về VĐCS công, trong đó hệ thốngvà phân tích khái niệm chính sách công, xác định mục đích, sự cần thiết của VĐCS, chủ thể, đối tượng, phương thức, phương tiện vận động, khái quát những bước cơ bản trong quá trình VĐCS. - Khảo cứuthực trạng VĐCS công ở Anh, Mỹ, Pháp hiện nay trêncác khía cạnh pháp luật về VĐCS, chủ thể và đối tượng, quy mô hoạt động và tài chính cho vận động, phương tiện và phương thức vận động của từng nước vàđưa ra những nhận xét về thực tiễn hoạt động này ở từng quốc gia. - Từ thực tiễn VĐCS của ba nước Anh, Pháp, Mỹ, luận án làm rõ quan niệm và những biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam, đưa ra những gợi mở cho chính phủ Việt Nam trong đó chủ yếu tập trung vào những khuyến nghị để Nhà nước ứng xử phù hợp và hiệu quả hơn với VĐCS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trực tiếp hoạt động VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ; những biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam và gợi mở đối với Việt Nam từ nghiên cứu trường hợp Anh, Pháp, Mỹ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động VĐCS ở Anh, Mỹ, Pháp là ba quốc gia đại diện cho ba mô hình thể chế chính trị điển hình. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu quan niệm và biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam hiện nay để trên cơ sở những nhận xét rút ra từ VĐCS ở Anh, Mỹ, Pháp tìm ra những gợi mở cho Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền lực chính trị của nhân dân lao động, về quyền lực nhà nước, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước; 6 - Một số lý thuyết chính trị học và chính sách công nhưlý thuyết về VĐCS công, lý thuyết lựa chọn công cộng, lý thuyết nhóm, lý thuyết hành vi 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận Mác- Lênin, cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để có những nhìn nhận khách quan, toàn diện về các biểu hiện của VĐCS ở các nước cũng như ở Việt Nam. - Phương pháp riêng: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp như logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tài liệu trong đó phương pháp logic – lịch sử và phân tích – tổng hợp kết hợp với nghiên cứu các tài liệu để tiếp cận lịch sử hình thành và phát triển của VĐCS ở các nước, thao tác tư duy về những biểu hiện của thực tiễn VĐCS để trên cơ sở trình bày những biểu hiện cụ thể sẽ khái quát lại để rút ra những nhận định mang tính bản chất về VĐCS ở Anh, Pháp Mỹ và ở Việt Nam. Phương pháp so sánh được sử dụng lồng trong các nội dung trình bày về những biểu hiện của VĐCS trong thực tiễn chính trị và chính sách ở mỗi quốc gia, luận giải cụ thể hơn những tương đồng và khác biệt nếu có giữa các quốc gia này để đưa ra những đánh giá phù hợp, thuyết phục. 5. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu về VĐCS công và VĐCS ở từng quốc gia không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng nội dung được đặt ra trong luận án đảm bảo tính mới ở hai điểm cơ bản: Thứ nhất là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách công phu, chi tiết về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ dựa trên các biểu hiện mang tính hệ thống và logic bao gồm pháp luật VĐCS, chủ thể và đối tượng, quy mô và tài chính, hình thức, phương pháp và phương tiện vận động. Thứ hai, một nghiên cứu so sánh được sử dụng để nghiên cứu cho cả ba trường hợp Anh, Pháp, Mỹ như trong đề tài này cũng lần đầu tiên được thực hiện. Trước đó cũng đã có một số công trình trên thế giới nghiên cứu theo hướng so 7 sánh nhưng chỉ tập trung vào một khía cạnh của VĐCS như những quy định về VĐCS hoặc hiệu quả của VĐCS. Một công trình đề cập đến những vấn đề khá căn cốt của VĐCS được khảo cứu qua bộ ba quốc gia Anh, Pháp Mỹ như trong luận án này là hoàn toàn mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần luận giải và làm rõ những vấn đề về mặt lý luận có liên quan đến hoạt động VĐCS ở ba nước Anh, Mỹ, Pháp, bước đầu có những đánh giá một cách khoa học trên quan điểm mác xít về vấn đề này, đồng thời có những tham chiếu đối với Việt Nam và làm rõ một số vấn đề có liên quan đến hoạt động VĐCS công ở Việt Nam hiện nay. Luận án được thực hiện sẽ là một đóng góp về mặt lý luận, làm rõ hơn về hoạt động VĐCS công ở một số nước tư bản phát triển (Anh, Pháp, Mỹ) và kinh nghiệm cho Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời gian tới để có cái nhìn khách quan và khoa học hơn đối với vấn đề VĐCS công ở Việt Nam. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu chính trị học. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 4 chương 16 tiết. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG, VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận Trong nhóm công trình này, có những vấn đề sau đây đã được bàn đến ở những mức độ khác nhau: Trước hết, quan niệm về chính sách công và VĐHL, VĐCS công. Nhóm này phổ biến với không chỉ các công trình nghiên cứu mà còn hệ thống giáo trình phong phú như: Cuốn “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001” của tác giả Lê Vinh Danh (2001); Giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” (2006) của tác giả Phan Ngọc Tú; Giáo trình “Khoa học chính sách công” (2008) của Khoa chính trị học, Học viện Báo chí và tuyên truyền; Tập bài giảng “Chính sách công” (2010) của Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Giáo trình “Chính sách công” (2013) của Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển; cuốn sách “Đại cương về chính sách công” của các tác giả Nguyễn hữu Hải và Lê Văn Hòa (2013); cuốn “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Hữu Hải (2016)Cho đến nay, khoa học chính sách công đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ với những quan niệm phong phú về chính sách công. Dù xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau thì chính sách công nhìn chung vẫn được quan niệm là những quyết định hành động của các chủ thể quyền lực nhà nước, thể hiện quan điểm, mục tiêu, ưu tiên của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong những điều kiện cụ thể. Vì vậy, dù chưa phải đã hoàn toàn thống nhất nhưng tựu chung lại, các quan niệm đều chỉ ranhững đặc điểm sau đây của chính sách công: 1) CSC là các chính sách do nhà nước ban hành để thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý, điều hành kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đề ra; 2) CSC là kết quả quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước; 3) CSC là những quyết 9 định hành động, trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó và sau đó là những hành vi thực hiện các dự định đó; 4) CSC tập trung giải quyết vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội theo những mục tiêu xác định; 5) CSC bao gồm những việc nhà nước định làm hoặc không định làm, nghĩa là không phải mọi mục tiêu của chính sách công đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu chủ thể không được hành động; 6) CSC tác động đến các đối tượng của chính sách - là những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách, bao gồm: đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp; 7) CSC được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia, gắn với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực công của nhà nước [27, tr. 6, 7, 8]. Về VĐHL và VĐCS công, dù vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ nhưng cũng có nhiều công trình đưa ra quan niệm về VĐHL, VĐCS công như “Những cơ sở của nền chính trị Mỹ” của Gary Wassrman (bản dịch của thạc sỹ Đoàn Văn Thắng), Longman - New York, 1997 đã đưa ra khái niệm VĐHL“Vận động hành lang là khi các cá nhân hay nhóm lợi ích gây sức ép lên chính phủ để chính phủ hành động theo ý muốn của họ” [13, tr. 220]. Một cách phát biểu khác về VĐHL cũng được đưa ra “VĐHL là hoạt động bao gồm những tiếp xúc cả trực tiếp hay gián tiếp của các nhóm có tổ chức (hoặc đại diện của họ) đến các quan chức hành chính, những nhà hoạch định chính sách, những đại biểu dân cử nhằm gây ảnh hưởng lên quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách ấy” [94, tr.8] như trong “Lobbying in Europe” (vận động chính sách ở châu Âu). Riêng trong “Lobbying in the Dark? The Effects of Policy-Making Transparency on Interest Group Lobbying Strategies in France and Sweden”(Vận động chính sách công trong “bóng tối”? Những ảnh hưởng của môi trường hoạch định chính sách minh bạch lên chiến lược vận động chính sách của các nhóm lợi ích ở Pháp và Thụy Điển), tác giả xuất phát từ kết luận của một nghiên cứu trước đó rằng VĐHL có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong số những hình thức quan trọng nhất là “VĐHL thông tin” (informational lobbying) được hiểu là việc “thuyết phục các nhà hoạch định chính sách để có những hành động cụ thể thông 10 qua những điều khoản có tính chiến lược về thông tin nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận hay thông qua chính sách” [94, tr.26]. Theo bài viết “Contracts: Illegality: Lobbying” đăng trên California Law Review thì tạiKhoản 35 điều IV, Hiến pháp bang California lại đưa ra quan điểm VĐHL là việc tìm cách “gây ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu cho một thành viên của nghị viện bằng cách hối hộ, hứa tặng quà, đe dọa hoặc những cách thức không trung thực khác” [56, tr.344]. Điều 89 của Luật Hình sự bang này lại coi VĐCS là một loại tội danh giống như bất kỳ một tội danh nào khác và đề xuất mức phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm với hoạt động này [56, tr.345]. Thứ hai là các công trình bàn đến chủ thể của VĐCS.“Những cơ sở của nền chính trị Mỹ” của Gary Wassrman chỉ ra những chủ thể của VĐHL là “các cựu Nghị sĩ hoặc những người đã từng làm trong ngành hành pháp, họ là những người có kiến thức trong từng lĩnh vực nhất định, có kinh nghiệm chính trị và bản thân cá nhân có quan hệ với những người hoạch định chính sách” [13, tr.220]. Cũng nói về VĐCS công ở Mỹ, “Societal Complexity and Interest-Group Lobbying in the American States” (Sự phức tạp của xã hội và VĐCS của các nhóm lợi ích ở các bang ở Mỹ) coi nhóm lợi ích là chủ thể chính của VĐCS và phân chia các nhóm lợi ích tham gia vào VĐCS ở Mỹ thành 15 nhóm lớn dựa trên lợi ích mà các nhóm này đại diện bao gồmnhóm sản xuất nông nghiệp; nhóm hoạt động văn hóa; nhóm phát triển kinh tế; nhóm tài chính, bảo hiểm và bất động sản; sản xuất công nghiệp; các cơ quan chính phủ; sản xuất khoáng sản; các nhóm hỗ trợ công dân và phi lợi nhuận; nhóm theo ngành nghề; nhóm đại diện cho ngành bán lẻ và bán buôn; nhóm những người có cùng hệ tư tưởng và những người độc thân; giao thông vận tải; nghiệp đoàn và các tổ chức tương tự; nhóm dịch vụ công; và các nhóm không xác định được [75, tr.490-491]. Thống nhất quan điểm cho rằng các nhóm lợi ích là chủ thể chủ yếu tham gia VĐCS nhưng từ thực tiễn châu Âu, tác giả của “Lobbying in Europe” đưa ra nhận định các nhóm lớn như các tập đoàn thường chi nhiều tiền cho VĐCS hơn và cũng có nhiều cơ hội tiếp cận các nhà hoạch định chính sách hơn các công ty nhỏ [94, tr.18]. 11 “Lobbying by the Insiders: Parallels of State Agencies and Interest Groups” (1988) (VĐCS từ bên trong: so sánh giữa vận động của các cơ quan nhà nước và các nhóm lợi ích) của Glenn Abney đề cập đến một phương diện khác của VĐHL là VĐHL của chính các chủ thể trong bộ máy nhà nước và chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt cơ bản giữa các cơ quan nhà nước và các nhóm lợi ích với tư cách là những chủ thể tiến hành VĐCS và đưa ra mười luận điểm đối với VĐCS của các cơ quan nhà nước trong so sánh với các nhóm lợi ích. Như vậy, công trình này nhấn mạnh chính các cơ quan hành pháp cũng là một chủ thể quan trọng tiến hành VĐCS một cách hiệu quả với những lợi thế đặc biệt mà các nhóm lợi ích bên ngoài không thể có được. “Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế của các nước trên thế giới, thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Quỳnh (2009) đề cập đến ba vấn đề chính coi các hiệp hội kinh tế là một trong những chủ thể quan trọng và tham gia có hiệu quả vào quá trình VĐCS. “Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây” (2010) của PGS. TS. Lưu Văn An phân tích vai trò của VĐHL trong nền chính trị các nước phương Tây dựa trên sự phân loại các chủ thể tiến hành vận động bao gồm các nhóm lợi ích, các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước và các công dân. Qua đó phản ánh sự phong phú, đa dạng về của chủ thể VĐCS. Bài viết “Về các công ty xuyên quốc gia và ảnh hưởng của chúng đối với quyền lực nhà nước”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, tháng 3 năm 2014 nhấn mạnh các công ty xuyên quốc gia có thể gây áp lực lên các chính sách của các nước và vì vậy có thể coi các công ty xuyên quốc gia là một trong những chủ thể tiến hành VĐCS. - Bài viết “Tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách trong lĩnh vực chính sách công ở một số nước trên thế giới” của tác giả Nguyễn Trọng Bình đăng trên tạp chí Tổ chức nhà nước số 2 năm 2015 phân tích vai trò của các tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách như một chủ thể quan trọng góp phần nâng cao năng lực chính sách công của các chính phủ. Sự phát triển của các tổ chức tư vấn và việc 12 phát huy đầy đủ chức năng của chúng có tác dụng quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quản trị công và nâng cao chất lượng thể chế và chính sách. Cũng nhấn mạnh các tổ chức tư vấn như là chủ thể ngày càng tích cực VĐCS, bài viết “Vai trò của các think tank trong hoạch định chính sách - kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Trần Mai Hùng đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước số 229, tháng 2 năm 2015 phân tích vai trò của think tank trong hoạch định chính sách thông qua nghiên cứu các trường hợp think tank ở Mỹ và ở Trung Quốc. Về cơ bản tác giả khẳng định các think tank là nơi tập hợp những chuyên gia hàng đầu về tư duy chiến lược, đóng góp cho việc hoạch định chính sách của chính phủ các nước. Từ đó cũng đề xuất Việt Nam nên có cơ chế để tạo dựng và phát huy vai trò của các nhóm think tank trong đời sống chính trị nói chung và trong xây dựng chính sách nói riêng. Thứ ba là các công trình đề cập đến đối tượng của VĐCS “Lobbying Legislatures” (VĐCS đối với cơ quan lập pháp) của Morten Bennedsen and Sven E. Feldmann tập trung vào hành động VĐCS của các nhóm lợi ích đối với riêng nhánh lập pháp, theo đó, coi các nhà lập pháp chính là một trong những đối tượng cơ bản mà các chuyên gia VĐCS hướng tới. Cũng tập trung vào nhánh hành pháp như đối tượng chính của hoạt động VĐCS từ các nhóm lợi ích, “The Role of Legislators in the Determination of Interest Group Influence”(Vai trò của các nhà lập pháp trong quyết định gây ảnh hưởng của các nhóm lợi ích) cho rằng các nhà lập pháp là những người đóng vai trò quan trọng trong quyết định gây ảnh hưởng của các nhóm lợi ích để đạt được mục đích của họ.“Presidential Power and White House Lobbying” (Quyền lực Tổng thống và VĐCS ở Nhà Trắng) của John F. Manley cho chúng ta thấy chính Tổng thống trong thể chế chính trị Mỹ là đối tượng mà các nhóm lợi ích rất quan tâm và luôn muốn tiếp cận trong quá trình vận động. Thứ tư là các công trình đề cập đến các hình thức, phương pháp, phương tiện VĐCS.“Những cơ sở của nền chính trị Mỹ” của Gary Wassrman đưa rahai phương phápVĐHL là vận động trực tiếp và vận động gián tiếp. Theo đó VĐHL 13 trực tiếp thường diễn ra trong các ủy ban của Quốc hội và trong các nhà lãnh đạo hành pháp, VĐHL gián tiếp bao gồm các chiến dịch vận động viết thư ồ ạt, sử dụng các ngân hàng điện thoại, VĐHL cơ sở. “Lobbying in Europe” tuy không đi vào chi tiết nhưng cũng đề cập đến các phương thức cơ bản để VĐCS bao gồm vận động trực tiếp và vận động gián tiếp, các hình thức biểu hiện cụ thể trong mỗi phương thức vận động này.“Effective lobbying in Europe”(Hiệu quả của VĐCS công ở châu Âu) có nội dung về các kênh gây ảnh hưởng đến quá trình vận động, đặc biệt là các nguồn thông tin hữu ích, các kênh truyền thông trực tuyến, các kênh truyền thông như mạng xã hội và các nguồn công nghệ số khác được người dân đánh giá là phù hợp nhất với họ và được sử dụng phổ biến hơn.“The Lobbying Activities of Organized Interests in Federal Judicial Nominations”(Các hoạt động VĐCS của các nhóm lợi ích đối với các thẩm phán tòa án liên bang) (2000) của Gregory A. Caldeira, Marie Hojnacki, John R. Wright đã đề cập đến các kỹ thuật hay phương thức VĐCS “Các kỹ thuật của VĐCS hiện đại cung cấp cho các nhóm lợi ích có tổ chức thêm nhiều lựa chọn mang tính chiến thuật. Dù tiến hành vận động đơn lẻ hay tập hợp trong một liên minh, các nhóm đều có thể tiến hành các nghiên cứu, đưa ra cảnh báo cho các thành viên, tổ chức các chiến dịch viết thư tay và gọi điện thoại, tiếp xúc với các nhà lập pháp thông qua các chuyên gia VĐCS, cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông, đăng các quảng cáo, và nhiều kỹ thuật khác nữa” [68, tr.52, 53]. “Lobbying for Justice: Organized Interests Supreme Court Nominations, and United StatesSenate” (VĐCS đối với ngành tư pháp: các nhóm lợi ích, thẩm phán tòa án tối cao và các thượng nghị sĩ Mỹ)(1998) của Gregory A. Caldeira and John R. Wright cũng đề cập đến ba dạng hoạt động hay nói đúng hơn là ba hình thức mà các nhóm lợi ích sử dụng để gây ảnh hưởng đến số lượng cũngnhư nội dung thông tin mà các nhà lập pháp sử dụng trong quá trình bỏ phiếu bao gồm truyền đạt thông tin về chính sách đến các nhà lập pháp với hi vọng kết nối quan điểm của họ với ưu tiên của mình; tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tập hợp các quan điểm của dân chúng như gửi thư tay, gọi điện thoại, gửi thư tín; 14 cung cấp thông tin trực tiếp cho các nhà lập pháp về kết quả của các chính sách mà họ ủng hộ. Thứ năm là các công trình đề cập đến môi trường hay các yếu tố ảnh hưởng đến VĐCS. “Information and influence: lobbying for agendas and votes” (Thông tin và ảnh hưởng: VĐCS trong giai đoạn xác lập nghị trình và bỏ phiếu thông qua) tập trung bàn đến tính chất và mức độ ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến quá trình xây dựng luật và các chính sách trong điều kiện hoạch định chính sách với những thông tin không đầy đủ. Theo đó khẳng định quá trình VĐCS có thể được coi như một trò chơi với việc truyền tải thông tin chiến lược. Theo đó, các nhóm lợi ích sẽ có những lựa chọn chiến lược VĐCS khác nhau tùy thuộc vào môi trường và mức độ thông tin họ nắm được. Họ có thể lựa chọn vận động trực tiếp ngay từ giai đoạn xác lập nghị trình, có thể vận động ở cả giai đoạn xác lập nghị trình lẫn giai đoạn thông qua chính sách, tuy nhiên ảnh hưởng của thông tin đối với việc vận động mỗi giai đoạn này là không giống nhau. Cũng chú trọng vào mối quan hệ giữa mức độ thông tin với VĐCS, luận án“Lobbying in the Dark? The Effects of Policy-Making Transparency on Interest Group Lobbying Strategies in France and Sweden” chỉ ra hai môi trường với mức độ công khai thông tin khác nhau hoàn toàn giữa Thụy Điển (mức độ minh bạch thông tin cao) và Pháp (mức độ minh bạch thông tin thấp) để đưa ra kết luận về hiệu quả của VĐCS và đưa đến kết luận, sự minh bạch và công khai về thông tin, nhất là những thông tin hữu dụng (actionable information) là điều kiện cần cho VĐCS tích cực.“Societal Complexity and Interest-Group Lobbying in the American States” lại bàn đến mối quan hệ giữa sự phức tạp của xã hội với hoạt động VĐCS của các nhóm lợi ích qua nghiên cứu các bang ở Mỹ và đi đến khẳng định “xã hội ngày càng phức tạp thì hoạt động VĐCS càng gia tăng” ( society becomes more complex, lobbying should increase as well” [75, tr.489]). Lập luận được đưa ra ở đây là “Nếu sự gia tăng hoạt động của nhóm lợi ích này là kết quả của những bất ổn lặp đi lặp lại xuất phát từ sự phức tạp của xã hội hiện đại, thì hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội càng phức tạp, số lượng các nhóm lợi ích sẽ càng tăng lên, và hoạt 15 động...động này, sự thay đổi rõ rệt về những đầu tư tài chính cho VĐCS, những chủ thể, đối tượng và hình thức VĐCS đặc trưng của từng nước hoặc đưa ra những nghiên cứu trường hợp về các vụ việc VĐCS cụ thể ở mỗi nước. Những nghiên cứu này giúp cung cấp một bức tranh khá rõ nét giúp tác giả có những hình dung ban đầu về VĐCS ở ba quốc gia được lựa chọn nghiên cứu trong luận án của mình. Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn rất phong phú và thuyết phục trong đó nhiều nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận so sánh giống với luận án, nhất là đã có những nghiên cứu so sánh ở những mức độ và khía cạnh nội dung khác nhau giữa từng cặp nước mà một hoặc cả hai trong số đó là những quốc gia mà luận án nghiên cứu, đặc biệt, Anh và Pháp xuất hiện trong tất cả các nghiên cứu về VĐCS ở châu Âu hiện nay. Một số phương pháp định tính và định lượng được sử dụng thông qua những nỗ lực tiến hành điều tra xã hội học đã cung cấp những cơ sở dữ liệu và dẫn chứng để làm tăng tính thuyết phục của các kết luận nghiên cứu. Tác giả luận án kế thừa rất nhiều kết quả từ những nghiên cứu dạng này trong luận án của mình. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về Việt Nam đã phác họa một cách tương đối chi tiết về những vấn đề chính sách công và VĐCS công ở Việt Nam như làm rõ được đặc thù và những bất cập trong thực tiễn chính sách ở Việt Nam xuất phát từ đặc thù của hệ thống chính trị và các điều kiện khác. Các công trình nhóm này cũng đã đề cập đến cơ sở cho VĐCS ở Việt Nam hiện nay và nêu một vài biểu hiện của VĐCS ở nước ta như thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, những nỗ lực trong VĐCS của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động VĐCS của chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, từ đó cũng đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy VĐCS công tích cực ở Việt Nam. 1.3.2. Những khoảng trống chưa được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra, cần tiếp tục nghiên cứu 30 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy còn một số khoảng trống sau đây cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn: Thứ nhất, mặc dù có khá nhiều công trình đề cập đến những nội dung cơ bản về VĐCS như khái niệm, chủ thể, đối tượng, mục đích, phương thức, quy trình nhưng chưa có công trình nào tập trung vào phân biệt hai khái niệm: VĐHL và VĐCS công để thống nhất cách hiểu cũng như phạm vi sử dụng hai khái niệm trong thực tế còn nhiều tranh cãi này. Hơn thế nữa, dù từng vấn đề có liên quan đến nội dung của VĐCS công đã được đề cập đến và trở đi trở lại ở nhiều nghiên cứu nhưng một công trình tập hợp một cách hệ thống và phân tích đầy đủ, sâu sắc và toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về VĐCS công để làm cơ sở khảo cứu và đánh giá thực tiễn hoạt động này ở Anh, Pháp, Mỹ là không có. Đây chính là đóng góp đầu tiên mà luận án hướng tới thực hiện. Thứ hai, đã có những công trình đề cập đến VĐHL, VĐCS ở Anh, Pháp và Mỹ nhưng mới chỉ tiếp cận chung chung, khai thác ở những mức độ và chiều cạnh nhất định, không đi sâu khảo sát và phân tích theo những nội dung mà luận án xác định. Như trên đã chỉ ra, dù có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh nhưng đối tượng nghiên cứu không được xác định giống như trong luận án này của tác giả. Một nghiên cứu so sánh về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ tập trung vào mối quan hệ giữa tính thể chế (đặc thù của hệ thống chính trị và quá trình chính sách công) với thực tiễn VĐCS lần đầu tiên được thực hiện trong luận án của tác giả. Đặc biệt, từ thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ, đưa ra những đánh giá, nhận định và rút ra những giá trị và những kinh nghiệm có tính tham khảo cho Việt Nam hiện nay là nội dung hoàn toàn mới. Riêng nội dung liên quan đến VĐCS công ở Pháp còn rất hạn chế.Tóm lại, một công trình đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ dưới cách tiếp cận so sánh để chỉ ra những tương đồng, đặc thù, những giá trị phổ biến và gợi mở cho Việt Nam như trong luận án là hoàn toàn chưa có. Riêng nhóm công trình về Việt Nam, hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về VĐCS công ở Việt Nam, nếu có cũng chỉ tản mạn dừng lại ở những quy định có liên quan làm cơ sở cho hoạt động VĐCS công ở 31 Việt Nam hay một số biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam nhưng cũng không mang tính hệ thống và chưa sâu. Đặc biệt, từ việc nghiên cứu thực tiễn VĐCS ở các nước và từ nhận thức về biểu hiện của VĐCS công ở Việt Nam hiện nay, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhất là tập trung vào kinh nghiệm ứng xử của Chính phủ các nước với VĐCS làm giá trị tham khảo cho Chính phủ Việt Nam hiện nay là hướng nghiên cứu riêng của luận án này. Từ những khoảng trống của các nhóm công trình được đề cập trong tổng quan này, tác giả luận án sẽ tập trung vào mấy vấn đề chính: hệ thống và làm rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm VĐHL và VĐCS theo hướng coi VĐHL và VĐCS là trùng nhau dựa trên bản chất và mục đích của nó; tiến hành một khảo cứu về thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ dựa trên những vấn đề cơ bản được trình bày trong cơ sở lý luận; đặt vấn đề và nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về VĐCS công ở Việt Nam bao gồm quan niệm và biểu hiện, những quy định (nếu có) về VĐCS công và phân tích mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và quá trình chính sách ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm từ VĐCS ở Anh, Pháp, Mỹ, đề xuất những kiến nghị giúp Chính phủ Việt Nam có quan điểm đúng đắn, khách quan và ứng xử hợp lý với VĐCS công hiện nay. 32 Tiểu kết chương 1 Có thể thấy, liên quan đến đề tài luận án, có nhiều công trình được khái quát thành bốn nhóm chính bao gồm nhóm những công trình nghiên cứu về chính sách công, quy trình chính sách công; nhóm công trình nghiên cứu về Anh, Pháp, Mỹ đặc biệt là về thể chế chính trị, hệ thống chính trị của ba quốc gia này; nhóm công trình đề cập đến VĐCS; và nhóm công trình nghiên cứu về chính sách công, VĐCS ở Việt Nam. Mỗi nhóm công trình lại bao gồm các phân nhóm nhỏ hơn, chứa đựng những giá trị, những thành công nhất định, cung cấp những nội dung khá phong phú, thậm chí những cách tiếp cận có giá trị định hướng và gợi mở rất hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và triển khai luận án. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nghiên cứu chi tiết các công trình, nhóm công trình trên nhưng rõ ràng vẫn còn những khoảng trống cơ bản về mặt khoa học để tác giả lựa chọn “VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở cho Việt Nam” như một hướng nghiên cứu riêng, mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn mà hoàn toàn không trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã được thực hiện và công bố trước đó. Điều này cũng là những thuận lợi, thách thức và động lực giúp tác giả luận án tận dụng để khai thác triệt để thành công từ những kết quả nghiên cứu trước để phát triển hướng nghiên cứu của mình với kỳ vọng có thể tạo thêm một cách tiếp cận mới, một hướng nghiên cứu mới và một nguồn tri thức có thể không hoàn toàn mới nhưng tương đối hệ thống về vấn đề được đề cập trong luận án này. 33 Chương 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 2.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 2.1.1. Khái niệm vận động chính sách công Trong chế độ dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền và giao quyền. Nói cách khác, chính người dân đã ủy quyền cho nhà nước với mong muốn nhà nước thay mặt mình thực thi quyền lực công một cách hiệu quả vì những mục tiêu nhất định, quan trọng nhất làhoạch định và thực thi chính sách công. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ ủy quyền - đại diện luôn tồn tại những vấn đề nhất định, tất yếu nảy sinh đòi hỏi tự nhiên và chính đáng là phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại có nguy cơ bị lạm dụng, tha hóa. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì “luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất” [25, tr. 131]. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Chính vì vậy, trong những điều kiện nhất định, người dân và các chủ thể trong xã hội có nhu cầu tác động đến quá trình chính sách của nhà nước nhằm làm cho các chính sách này có lợi hoặc ít nhất cũng không làm thiệt hại đến lợi ích của mình. Điều này góp phần giải thích tính tất yếu của VĐCS trong đời sống chính trị. Thật khó để phủ nhận rằng, ngày nay, VĐCS công ngày càng trở thành công cụ hiệu quả trong tiến trình dân chủ hóa, từng bước tiếp cận với những người ra quyết định và cải thiện quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế, VĐCS vẫn là một khái niệm còn khá mới mẻ, xung quanh khái niệm này còn nhiều quan điểm khác nhau. Có thể hệ thống các quan niệm sau đây về VĐCS: 34 Nhóm thứ nhất, các quan niệmcho rằng VĐCS công đơn giản là cách thức tác động hay gây ảnh hưởng đến quá trình chính sách thông qua những phương thức, phương tiện khác nhau nhằm đạt mục đích là thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho chủ thể đi vận động. Trước hết, VĐCS công được quan niệm là “các hoạt động ảnh hưởng đến hoạch định chính sách; hoạt động cụ thể tùy thuộc vào quy định; các loại tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong việc định hình thông tin, chính sách và các chương trình công cộng; và những lựa chọn để thay đổi xã hội và chính trị” [64, tr.7].Quan niệm này nghiêng về tiếp cận VĐCS với tư cách là một hoạt động được tiến hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận. VĐCS còn được định nghĩa là sự hỗ trợ tích cực, bí mật, hoặc vô tình cho một chính sách cụ thể hoặc một nhóm các chính sách[79]. VĐCS được định nghĩa đơn giản là một quá trình chính trị do một cá nhân hay một nhóm tiến hành nhằm gây ảnh hưởng lên những quyết sách hay việc phân bổ nguồn lực trong phạm vi các thiết chế hay hệ thống chính trị, kinh tế hay hệ thống xã hội.[119]. Cách tiếp cận này về VĐCS có nội dung rộng hơn, ngoài việc chỉ ra mục đích của VĐCS là gây ảnh hưởng lên những quyết sách, còn bao gồm cả việc phân bổ các nguồn lực trong những điều kiện nhất định. Vận động được hiểu là tập hợp các hoạt động khác nhau nhằm phổ biến thông tin tới các bên liên quan để gây dựng hỗ trợ cho một mục đích nào đó. Các hoạt động đó có thể là phân phát tài liệu, diễu hành, tuyên truyền v.v và đối thoại với chính quyền. “Vận động chính sách là hoạt động gây ảnh hưởng và thuyết phục cơ quan nhà nước về giải pháp và nguồn lực nhằm giải quyết vấn đề lợi ích đặc thù thông qua chính sách”[46, tr. 106].Cách tiếp cận này chỉ rõ mục đích của VĐCS là thay đổi những lợi ích đặc thù bằng việc gây ảnh hưởng đến chính sách. Vận động chính sách công là một quá trình gây ảnh hưởng tới chính phủ và cơ quan chính phủ bằng cách cung cấp thông tin về chương trình nghị sự chính sách công [81, tr.17]. Quan niệm này nhấn mạnh cách thức thực hiện VĐCS. 35 Vận động chính sách công là “thuyết phục người được vận động ban hành chính sách theo ý muốn của người vận động” [40, tr.4].Cách tiếp cận này quá chung chung bởi vì chỉ hiểu đơn giản vận động là thuyết phục. Vận động chính sách cũng có thể được quan niệm là bất kỳ nỗ lực nào nhằm ảnh hưởng đến chính sách công bằng cách cung cấp thông tin, nói chuyện với các nhà hoạch định, thể hiện lợi ích đối với việc thay đổi chính sách và các hoạt động tương tự khác nhằm tạo ra sự thay đổi chính sách như mong muốn [73, tr.1]. Vận động chính sách công cũng có thể được hiểu là “quá trình mà các cá nhân hay tập thể phải trải qua để ráp nối những mục tiêu, ưu tiên của họ vào với quá trình quyết sách của các nhà chính trị để tạo ảnh hưởng tới các kết quả chính sách” [128]. Vận động chính sách công là “việc đề đạt yêu cầu, nguyện vọng với chính quyền để gây ảnh hưởng lên chính sách công” [46, tr. 327]. Vận động chính sách là hoạt động trong đó một tập thể cùng chia sẻ mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy việc thực hiện mối quan tâm đó bằng cách tác động vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ban hành chính sách phù hợp với lợi ích của mình”[46, tr. 72, 200].Cách tiếp cận này chỉ ra khả năng liên minh trong VĐCS khi cho rằng đó là mối quan tâm của “một tập thể”. Nhóm thứ hai tiếp cận VĐCS công như là một hoạt động mang tính chất tích cực với ý nghĩa giúp cho quá trình chính sách trở nên minh bạch và hiệu quả hơn: Vận động chính sách là việc tác động để giải quyết một vấn đề gây khó khăn, mâu thuẫn hoặc cản trở sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia [46, tr. 60].Hay VĐCS là những nỗ lực có tính hệ thống nhằm tác động đến những người ra quyết định nhằm tạo ra những chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. Vận động chính sách còn được quan niệm “là một quá trình thuyết phục kiên trì sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau tác động vào các cơ quan 36 quyền lực đồng thời huy động cộng đồng nhằm hình thành chính sách mới hoặc thay đổi chính sách đã lỗi thời”[32]. Vận động chính sách là quá trình tạo ra sự ủng hộ, xây dựng sự nhất trí, hình thành bầu không khí thuận lợi và môi trường ủng hộ đối với một đường lối hay một vấn đề cụ thể thông qua một hệ thống các hành động có kế hoạch và được tổ chức tốt do một nhóm các cá nhân hay các tổ chức phối hợp với nhau thực hiện[108]. Theo nhóm này, VĐCS theo nghĩa thông thường nhất được hiểu là quá trình tác động vào những nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định để tạo ra một chính sách phù hợp hơn, minh bạch và hiệu quả hơn. Nhóm khác thì lại nhìn nhận VĐCS công như một hoạt động với nhiều biểu hiện tiêu cực: Vận động chính sáchđược quan niệm là các phương tiện mà các nhóm bị gán cho là có ảnh hưởng tiêu cực sử dụng để thử thách và thay đổi luật, chính sách và hệ thống cai trị. Trong một số trường hợp, VĐCS còn được ví như “con quái vật tìm cách luồn lách vào các phòng ban, hành lang Quốc hội của các quốc gia để lũng đoạn”. Quan điểm này được hưởng ứng khi thực tế có nhiều vụ tai tiếng liên quan đến các nghị sỹ ở một số nước có nguyên nhân từ các hoạt động vận động chính sách đã được phanh phui [107]. Dù tiếp cận dưới cách nào cũng dễ nhận thấy, VĐCS có những đặc trưng cơ bản sau : Thứ nhất, VĐCS là quá trình tác động, gây ảnh hưởng đến các quá trình chính sách thông qua các phương thức và phương tiện khác nhau nhằm thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho người vận động. Thứ hai, chủ thể VĐCS có thể là cá nhân hay tổ chức nhưng họ hoặc là những người thuê người khác đi vận động hoặc là những người được thuê để trực tiếp tiến hành vận động. Đôi khi hai loại chủ thể này có thể là một nhưng trong 37 nhiều trường hợp và cũng là xu thế hiện nay là các chủ thể có xu hướng thuê các công ty hoặc các cá nhân để tiến hành vận động thay mình. Điều kiện tiên quyết là các chủ thể VĐCS phải có sức mạnh nào đó để sử dụng như những phương tiện hữu hiệu trong vận động bao gồm tài chính, quan hệ, thông tin, chuyên gia Thứ ba, đối tượng được VĐCS có thể là các cá nhân hay cơ quan, tổ chức nhưng phải có khả năng quyết định hoặc ảnh hưởng đến các quyết định chính sách. Họ thường là nhưng không nhất thiết là các quan chức chính phủ, các nghị sĩ, các cơ quan thuộc chính phủ, các ủy ban chuyên môn về chính sách mà cũng có thể là các tổ chức tư vấn chính sách chuyên nghiệp và các thiết chế khác có khả năng thay đổi chính sách. Thứ tư, vận động là các hành động được tính toán kỹ lưỡng. Có nghĩa người đi vận động luôn phải hiểu mình muốn thay đổi chính sách nào, thay đổi như thế nào, nhằm mục đích gì để từ đó xác định xem cần tác động đến những ai, bằng cách nào cho hiệu quả. Chỉ khi trả lời được đầy đủ những câu hỏi này, quá trình vận động mới có khả năng thành công cao. Để hiểu rõ hơn về khái niệm VĐCS, có thể đặt nó trong sự so sánh với khái niệm khác là vận động hành lang (VĐHL). Thực tế hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách tiếp cận để phân biệt hai khái niệm này. Cách quan niệm thứ nhất cho rằng VĐCS và VĐHL là hai khái niệm khác nhau, và trong tiếng Anh, hai khái niệm này cũng được biểu hiện bằng hai thuật ngữ khác nhau là Lobby (vận động hành lang) và Policy Advocacy (vận động chính sách). Tuy nhiên ngay trong cách quan niệm này cũng chưa thống nhất. Ý kiến thứ nhất cho rằng VĐHL rộng hơn so với VĐCS công bởi vì xét về mục đích vận động thì VĐHL là quá trình tác động đến các cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền để có những lợi ích phù hợp với mình, và trong quá trình đó, nếu là VĐHL trong quá trình chính sách để có những chính sách có lợi thì được gọi là VĐCS. Nói cách khác, theo cách quan niệm này, VĐCSchính là VĐHL trong quá trình chính sách. Còn ý kiến thứ hai thì lại cho rằng VĐCS rộng hơn VĐHL vì hai lẽ, thứ nhất, VĐHLchỉ nhắm đến các lợi ích cụ thể và trước mắt trong khi 38 VĐCS hướng tới sự thay đổi những lợi ích mang tính hệ thống và tổng thể, lâu dài; thứ hai, VĐHL chỉ là một trong những hình thức tiếp cận trong VĐCS. Ngoài ra, cũng có cách quan niệm khác thì cho rằng VĐCS phản ánh tính đạo lý có nghĩa là đôi khi các chủ thể trực tiếp vận động không chỉ vận động cho những chính sách có lợi cho họ mà đơn giản họ sẽ vận động cho những chính sách họ cho rằng cần và nên có cho một nhóm khác (thường là nhóm yếu thế trong xã hội) trong khi VĐHL được hiểu làhoàn toàn vì lợi ích của chủ thể vận động và nó phản ánh tính duy lý vị kỉ hơn là tính đạo lý. Cách quan niệm thứ hai đồng nhất VĐCS với VĐHL. Đây được coi là cách quan niệm cơ bản thống nhất được các tác giả của các bài tham luận trình bày trong Hội thảo “Vận động chính sách công, lý luận và thực tiễn”. Ở đó, các tác giả đương nhiên cho rằng VĐCS công và VĐHL là một. “Đó là lý do tồn tại một cách hợp pháp các trung tâm, các văn phòng có mục đích vận động chính sách hay còn gọi là vận động hành lang”[46, tr. 25].“Vận động chính sách công (tiếng Anh là Lobby, còn gọi là vận động hành lang)”[46, tr. 36].“Các hoạt động vận động chính sách (có thể dùng thuật ngữ rất đặc thùlà lobby”[46, tr. 106 - 107]. “ cơ chế vận động chính sách công (hay một số nơi gọi là vận động hành lang)”[46, tr. 137].Đặc biệt, trong bài “Pháp luật về vận động hành lang của một số nước và một vài kinh nghiệm tham khảo”, tác giả Trương Thị Hồng Hà đã đặt vấn đề trực tiếp “vận động hành lang hay vận động chính sách” và luận giải như sau: “Xét ở khía cạnh lợi ích và đối tượng tác động, vận động hành lang được xem như là sự vận động chính sách. Đó là sự tác động của các nhóm lợi ích nhất định trong xã hội đến các nhà hoạch định chính sách công thông qua những nhân vật trung gian. Như vậy, vận động chính sách có đối tượng tác động rộng hơn cách hiểu về vận động hành lang thông thường, song nói chung cả hai cách hiểu và cách gọi đều bao hàm nghĩa gốc của từ vận động hành lang (lobby)” [46, tr. 168]. Trong luận án này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận đồng nhất giữa VĐCS với VĐHL. Và từ những phân tích ở trên, tác giả luận án đưa ra quan niệm sau đây vềVĐCS công:VĐCS công là những nỗ lựcmang tính hệ thống và có chủ đích của 39 các chủ thể trong đời sống chính trị nhằm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thay đổi chính sách theo hướng có lợi hơn cho mình trong những điều kiện cụ thể. 2.1.2. Cơ sở vận động chính sách công 2.1.2.1. Cơ sở kinh tế Không phải ngẫu nhiên mà xã hội càng phát triển thì nhu cầu VĐCS càng tăng và vì vậy, các vụ việc VĐCS ngày càng nhiều, quy mô của VĐCS ngày càng mở rộng hơn. VĐCS được hình thành trong bối cảnh xã hội có nhiều nhóm và lực lượng khác nhau, có lợi ích mâu thuẫn nhau và vì vậy có nhu cầu tác động đến chính sách công để bảo vệ lợi ích cục bộ của mình. Do đó, chỉ khi kinh tế, xã hội phát triển và có sự phân hóa đa dạng, xuất hiện nhiều nhóm chủ thể tương ứng với nhiều loại lợi ích, cùng với đó là sự phát triển đầy đủ của kinh tế thị trường thì VĐCS mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ. “Xã hội càng phức tạp, thị trường càng phát triển thì càng có nhiều nhóm hưởng lợi muốn đăng ký vào trò chơi VĐHL. Các nhóm nhỏ này tin rằng họ cần được hỗ trợ tham gia trò chơi, vì điều đó tạo ra kênh bổ sung thông tin cho chính trị gia và lĩnh vực nhà nước. Nó không phải cơ chế cạnh tranh với các chính trị gia mà chỉ tạo ra cách làm việc khác nhau giữa XHDS và Nhà nước”[41. tr.21]. Hơn thế nữa, VĐCS là một công cụ, phương tiện và cao hơn là một công nghệ, do đó việc sử dụng hiệu quả công nghệ này cần phải có nguồn lực to lớn, nhất là nguồn tài chính. Đằng sau các chuyên gia, các công ty tư vấn, công ty VĐCS là những tập đoàn, những nhóm lợi ích, những tổ chức và cá nhân mà có nhu cầu tác động đến chính sách công nhằm thay đổi hay điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho mình, nhưng hẳn nhiên không phải cơ hội cho các nhóm là ngang nhau. Để có thể sử dụng công cụ này một cách hiệu quả, các chủ thể cần đến sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm tri thức, quan hệ, năng lực chuyên môn và năng lực tài chính. Tất cả những điều này không thể có hoặc nếu có cũng không thể đầy đủ nếu không phải ở một môi trường kinh tế phát triển. 2.1.2.2. Cơ sở chính trị, pháp lý 40 Cần phải nhìn nhận một cách khách quan, VĐCS bản thân nó là một nhu cầu chính đángđể các chủ thể, các nhóm lợi ích tiếp cận và gây ảnh hưởng đến chính sách công vì lợi ích của họ. Tuy nhiên, nguy cơ đối với chính sách công như: bóp méo chính sách, bế tắc chính sách, trục lợi chính sách là có thật. Do đó, cần thiết phải có những quy định để phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của hoạt động này. Thực tế cho thấy, ở những quốc gia có quy định rõ ràng về VĐCS, ở đó, hoạt động VĐCS diễn ra sôi nổi và hiệu quả, khả năng tác động làm thay đổi chính sách rất cao. Tuy nhiên, muốn có quy định pháp lý cho nó, lại phải xuất phát từ bối cảnh chính trị, bao gồm quan điểm chính trị, bối cảnh thể chế chính trị cũng như các giá trị chính trị được định hình và theo đuổi. Không thể có luật hay quy định về VĐCS nếu như từ trong quan niệm và thể chế chính trị, nhu cầu được tiếp cận, tác động thay đổi chính sách, được phản ánh lợi ích vào chính sách của các công dân và các chủ thể khác trong đời sống xã hội không được coi như một trong những quyền cơ bản, chính đáng và hợp pháp. Do đó, chính trị, pháp lý chính là điều kiện đầu tiên đảm bảo một môi trường thuận lợi cho VĐCS phát triển. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là nhất thiết phải thừa nhận VĐCS và có quy định cụ thể, chặt chẽ về VĐCS thì hoạt động này mới phát triển. Trong công trình “Những xu hướng quốc tế trong quy định về vận động hành lang: bài học cho Ai len” (International Trends in Lobbying Regulation: Lessons Learned for Ireland), tác giả đã trình bày bảng thống kê danh sách các nước có hay không có quy định về VĐCS, ở đó chỉ ra chỉ có 9 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát có quy định về VĐCS (không tính trường hợp Nghị viện Châu Âu và Đài Loan). Điều đó cũng có nghĩa là, để đi đến xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm cho VĐCS không phải là vấn đề đơn giản và đương nhiên không dễ dàng. 2.1.2.3. Cơ sở văn hóa, xã hội VĐCSsẽ phát triển nếu nó được đặt trong một môi trường văn hóa, xã hội với đầy đủ những điều kiện thuận lợi như về trình độ dân trí, mức sống dân cư, cơ cấu giai tầng, phân hóa xã hội, các giá trị xã hội Một xã hội đa dạng các tôn giáo, sắc tộc, nhóm và ngành nghề tất sẽ xuất hiện xung đột, khi đã xuất hiện 41 xung đột thì đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo mong muốn, quan điểm và ưu tiên của nhà nước. Alexis de Tocqueville, trong cuốn “Nền dân chủ ở nước Mỹ” (Democracy in America) (1835) đã cho rằng “Người Mỹ ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và theo nhiều khuynh hướng thường tạo ra các hiệp hội” [1, tr. 128]. Đây có lẽ mà một khẳng định quan trọng về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, xã hội đến việc hình thành các hiệp hội, mà xã hội càng nhiều hiệp hội, lại được ra đời từ sớm và có môi trường dân chủ, cởi mở để hoạt động tất yếu thúc đẩy VĐCS bởi hoạt động này được thừa nhận là nhu cầu chính đáng của các nhóm, các hiệp hội này, hoàn toàn phù hợp với các giá trị và chuẩn mực của xã hội Mỹ. Ngoài ra, có thể thấy một số yếu tố thuộc về lịch sử, văn hóa cũng có thể là những tác nhân thúc đẩy hay cản trở VĐCS. Chẳng hạn, ở Mỹ, có thể vì Mỹ khác các nước châu Âu như Anh và Pháp là lịch sử phát triển thể chế chính trị của Mỹ không qua chế độ phong kiến, do đó Mỹ không bị ảnh hưởng, kìm hãm bởi những tác động tiêu cực của xã hội phong kiến đến nền dân chủ trong xã hội và chính trị. Không qua xã hội phong kiến cũng có nghĩa là không có những tầng lớp đặc quyền đặc lợi, nghĩa là tiếng nói của các nhóm trong xã hội được bình đẳng hơn và đây chính là điều kiện khách quan để xây dựng và phát triển xã hội dân sự, tạo ra nhu cầu và điều kiện để phát triển VĐCS từ sớm.Nếu xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng tính độc lập và tự do cá nhân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các cá nhân thì ở đó có nhiều khả năng VĐCS được chấp nhận hơn. Đồng thời cũng trong môi trường ấy mới xuất hiện nhu cầu các cá nhân được tự do thể hiện ý kiến, quan điểm, nguyện vọng và lợi ích của mình, miễn là chính đáng và hợp pháp, từ đó khiến nhu cầu VĐCS trở nên thiết yếu hơn. Xã hội càng nhiều sự cạnh tranh càng tạo thêm nhiều cơ hội và điều kiện để các chủ thể khẳng định mình. Ngoài ra, nếu trong xã hội mà người dân có niềm tin lớn lao vào hệ thống chính trị, vào các giá trị dân chủ trong chính trị thì thường dễ chấp nhận VĐCS hơn. Chẳng hạn như ở Mỹ, “Người Mỹ thường tin là “hệ thống chính trị dân chủ” của họ là hơn hết, vì nó mang lại cho mọi công dân quyền và cơ hội để cố gắng ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ, vì nó bảo vệ công dân khỏi chịu những 42 hành động độc đoán của chính quyền. Họ cũng tin là hệ thống ấy hơn hẳn vì nó được tự do kiện về bất cứ điều gì họ cho là sai đối với họ” Do đó, người Mỹ luôn muốn và sẵn sàng tự do bày tỏ chính kiến của mình, tác động tới quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia. Điều này khiến cho công khai, minh bạch ở Mỹ trở nên đặc trưng cho chính trị quốc gia này. 2.2. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 2.2.1. Mục đích vận động chính sách công VĐCS có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thứcđể tác động đến những người có thẩm quyền ra quyết định. Tính không chính thức ở đây được hiểu rằng, VĐCS tuy không phải là một thủ tục bắt buộc của quy trình ra chính sách, quyết định nhưng lại có tác dụng bổ sung cho quá trình ra chính sách, quyết định của người có thẩm quyền. Bởi lẽ, VĐCS mang đến cho người có thẩm quyền cái nhìn toàn diện, đa chiều với đầy đủ thông tin, chứng cứ cũng như ý kiến, kiến nghị của cử tri và xã hội về vấn đề đang được xem xét, quyết định, trên cơ sở đó, họ đưa ra những quyết định có lợi cho xã hội, cử tri hoặc các nhóm lợi ích, Chính vì vậy, có thểnói VĐCS là hoạt động “hậu trường”, nhưng có vai trò bổ sung, tác động mạnh mẽ đến tất cả các công đoạn của quá trình ra quyết định. VĐCS là những nỗ lực của cá nhân hoặc nhóm, tổ chức gây ảnh hưởng đến cơ quan nhà nướctrực tiếp hoặc gián tiếp theo hướng có lợi cho mình hoặc cho xã hội. Nói cách khác, VĐCS bao gồm tất cả các giao tiếp nhằm ảnh hưởng đến các thành viên cả cơ quan lập pháp, quan chức chính phủ hoặc bất cứ ai có thể tham gia, tác động vào quá trình chính sách. Mục đích của quá trình này là nhằm mang lại lợi ích từ các chính sách, những hợp đồng, dự án có giá trị của Chính phủ cho nhóm hay tập đoàn mình. VĐCS như là chiếc cầu nối giữa những người hoạch định chính sách và những người thụ hưởng, chịu sự tác động trực tiếp của chính sách. Dưới một giác độ nào đó, có thể nói, VĐCS là hoạt động chuyển tải những mong muốn, nguyện vọng từ một nhóm lợi ích, tập đoàn nào đó đến với những người có quyền ra quyết định. Những vấn đề vướng mắc, bất cập của chính sách trong thực tiễn sẽ 43 được phản hồi, thông tin tới các nhà hoạch định chính sách và trên cơ sở đó có thể thay đổi, tháo gỡ những rào cản, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhà nước và nhân dân. Như vậy, mục đích trực tiếp của VĐCS là có được các quyết định chính sách từ các quan chức nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền theo hướng có lợi cho mình. Để đạt được điều đó, VĐCScó thểtham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quy trình chính sách. Trước hết, VĐCS thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng một vấn đề nào đó nên được lựa chọn là vấn đề chính sách để đưa vào chương trình nghị sự quốc gia cũng như nỗ lực nhằm ngăn chặn một vấn đề khác trở thành vấn đề chính sách. Thứ hai, VĐCS tác động vào giai đoạn thảo luận chính sách nhằm đưa ra những phương án chính sách và lựa chọn tối ưu sau khi chính sách đã được đưa vào chương trình nghị sự và đang trong quá trình bàn bạc, thảo luận trước Quốc hội hay Nghị viện. Thứ ba, VĐCS tác động vào giai đoạn ra quyết định chính sách nhằm thúc đẩy việc ban hành các thủ tục pháp lý cần thiết để chính sách chính thức được thông qua hoặc ngược lại, ngăn cản hoặc trì hoãn việc thông qua một chính sách nào đó mà bất lợi cho chủ thể vận động. Thứ tư, VĐCS tác động vào giai đoạn thực thi chính sách nhằm làm cho quá trình thực thi chính sách đúng mục đích nếu việc thực hiện chính sách có lợi cho chủ thể. Đôi khi VĐCS ở giai đoạn thực thi chính sách cũng là để ngăn cản việc thực thi một chính sách nào đó hoặc gây áp lực để làm cho việc thực thi chính sách đi chệch mục đích ban đầu nhưng lại có lợi cho chủ thể vận động. Cơ sở quan trọng cho toàn bộ quá trình này chính là việc cung cấp thông tin và phân tích, xử lý thông tin theo hướng có lợi cho nhóm vận độ...hế thực tế để lựa chọn chính xác những chủ thể thực sự có khả năng, năng lực trong việc soạn các dự thảo cũng như nâng cao khả năng chịu trách nhiệm của các bên có liên quan nhất là trong trường hợp có tiêu cực xảy ra. Tiếp đó, nếu làm được điều này sẽ tạo tạo tiền đề cho những dự luật và chính sách có chất lượng tốt được ra đời. Bốn, bằng để lựa đơn vị được chọn để thực hiện dự án có trách nhiệm thực hiện tất cả các khâu công việc để đưa ra một dự thảo có đầy đủ căn cứ khoa học bao gồm: kinh nghiệm quốc tế về vấn đề có liên quan và những nội dung có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam; kết quả điều tra thực tiễn; các ý kiến góp ý, phản biện; việc xử lý những ý kiến chưa thống nhất hoặc trái chiều nhau; trình bày và bảo vệ những vấn đề được nêu trong dự thảo văn bản trước cơ quan chủ trì và các cơ quan có liên quan, v.v Năm, cơ quan chủ trì thẩm tra, nghiệm thu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khâu này trước nay vẫn bị xem nhẹ một phần xuất phát từ quan niệm của chúng ta, phần nữa xuất phát từ sự hạn chế về nguồn lực cho các chính sách. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, với những diễn biến phức tạp, khó lường trong quá trình chính sách, yêu cầu thẩm tra, nghiệm thu rồi trình cấp có thẩm quyền chính thức phê duyệt các dự án luật sẽ giúp cho quy trình trở nên chặt chẽ hơn, giống như hành lang cuối cùng đảm bảo và tăng cường tính đúng đắn, sát thực và phù hợp của các dự án luật, chính sách. 4.4.3. Xây dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về vận động chính sách Quy định pháp lý về VĐCS sẽ quy định rõ về nguyên tắc, nội dung, hình thức của việc VĐCS; trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, của các tầng lớp dân cư, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trong việc thực hiện các nhiệm vụ VĐCS. Quy định này có thể được thực hiện thông qua việc sửa đổi, bổ 146 sung Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thông qua một Nghị định của Chính phủ về vấn đề này. Xây dựng và hoàn thiện quy định này là khá khó khăn và phức tạp trong bối cảnh hiện nay nhưng lại thực sự cần thiết để thông qua đó thể hiện rõ quan điểm của nhà nước với VĐCS, từ đó có những ứng xử phù hợp. Chính vì vậy, cần ưu tiên mọi nỗ lực để sớm hiện thực hóa mục tiêu này. Khi đã có một quy định chính thức về VĐCS cũng có nghĩa là hoạt động VĐCS chính thức được nhìn nhận như là một hoạt động cần phải quản lý, vượt qua tâm lý né tránh, không dám đối mặt với VĐCS, coi nó như một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, ngại đề cập. Nói cách khác, nó thể hiện khả năng và quyết tâm đối diện để giải quyết những vấn đề cơ bản trong thực tiễn VĐCS vốn luôn rất phức tạp và nhiều biến động. Tóm lại, việc sớm nghiên cứu ban hành văn bản điều chỉnh hình thức chủ động VĐCS của các tổ chức, cá nhân, theo hướng tận dụng được các lợi thế của VĐCS, đó là giúp chính quyền biết được mối quan tâm, nguyện vọng của nhân dân, nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Ngoài việc tạo dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về VĐCS, Nhà nước không cần can thiệp quá sâu vào hoạt động này bằng các quy định cấm đoán mà điều quan trọng là để mọi chủ thể được tự do VĐCS, nhưng cần được quy phạm hóa để kiểm soát và hướng nó tới mục đích phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 4.4.4. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Trong những phân tích về điều kiện và những biểu hiện của VĐCS công ở Việt Nam, có thể thấy chúng ta còn thiếu nhiều điều kiện để VĐCS có thể phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, không phải chưa có những cơ chế để giám sát quy trình chính sách, trong đó có hoạt động VĐCS. Sự giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội sẽ là một kênh quan trọng và hiệu quả để giám sát quá trình chính sách, để đảm bảo VĐCS tích cực phát triển.Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức 147 hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại” [11]. Chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được khẳng định trong Điều 9 Hiến pháp 2013. Ngày 12-12-2013 Bộ Chính trị có Quyết định số 217-QĐ/TW ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Như vậy, giám sát và phản biện xã hội trở thành một chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Những năm qua của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đã tham gia tích cực, chủ động vào quá trình xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp trong việc thực hiện các chủ trương chính sách ở cơ sở, việc bầu đại biểu dân cử cũng như công tác cán bộ v.v... Tuy vậy, đến nay vẫn còn không ít lĩnh vực giám sát của Mặt trận chưa được pháp luật cụ thể hóa thành cơ chế; năng lực giám sát phản biện còn yếu; hoạt động giám sát, phản biện còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để làm tốt vai trò quan trọng này, không chỉ Mặt trận mà toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cần phải nhận thức đầy đủ và tạo mọi điều kiện để việc giám sát và phản biện của Mặt trận đi vào cuộc sống thiết thực.Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận phải thật sự góp phần làm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước sát hợp với đời sống xã hội; bộ máy và cán bộ trong hệ thống chính trị ngày càng được nâng cao về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí để ngày càng đáp ứng tốt hơn công cuộc đổi mới của đất nước, cũng như nâng cao vị thế của Mặt trận, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng với chế độ. Hoàn thiện được cơ chế giám sát, phản biện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, kích hoạt hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện của các tổ chức này sẽ là một kênh quan trọng đảm bảo cho việc kiểm soát được VĐCS ở Việt Nam theo 148 hướng phát huy mặt tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của nó, đáp ứng được nhu cầu khách quan của các chủ thể xã hội cũng như đòi hỏi từ thực tiễn đất nước. 149 Tiểu kết chương 4 Vận động chính sách công dù đã được nghiên cứu nhiều cả về mặt thuật ngữ cũng như thực tiễn trên thế giới nhưng rõ ràng nó còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Điều đáng nói hơn, trong cách quan niệm, cách hiểu và kể cả những biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam dưới góc độ nào đó có nhiều điểm ngược lại với thế giới. Dù vậy, dùng quan niệm và cách tiếp cận về VĐCS như ở chương 2 để soi vào thực tiễn chính sách Việt Nam, chúng ta thấy những nỗ lực rất đáng kể trong việc tìm hiểu và nghiên cứu cũng như thực hành VĐCS ở nước ta hiện nay, nhất là những nỗ lực từ phía các hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các thể chế khác. Tất nhiên, chúng ta cũng biết, để VĐCS hình thành và phát triển một cách đầy đủ cần rất nhiều yếu tố mà thực tiễn Việt Nam hiện nay chưa thể đáp ứng ngay được. Đó là lí do giải thích tại sao nhu cầu vận động được xem là tất yếu nhưng ở Việt Nam, VĐCS ít nhiều vẫn thường bị gán cho cái mác tiêu cực với những biểu hiện xấu của nó. Không đơn giản để đưa ra những khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam dù chỉ là trong cách ứng xử như thế nào với VĐCS cho phù hợp và khai thác hoạt động này một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, từ thực tiễn VĐCS ở ba quốc gia đã làm rõ trong chương 2, nhất là thông qua việc tìm hiểu về pháp luật về VĐCS, soi vào thực tiễn chính sách và những biểu hiện VĐCS ở Việt Nam, chỉ ra những thuận lợi cùng những thách thức cho VĐCS phát triển để bộc lộ những khía cạnh thực sự tích cực ở Việt Nam, đưa ra những dự báo về xu hướng vận động của hoạt động này ở Việt Nam thời gian tới, có thể gợi mở hoặc cung cấp thêm cách tiếp cận hay dẫn liệu để giúp tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo đà cho VĐCS tham gia và đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào quá trình chính sách cũng như các quá trình kinh tế - xã hội khác ở Việt Nam. 150 KẾT LUẬN Dù còn là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng VĐCS công đã được áp dụng và luật hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu. Với tư cách là một hoạt động, cao hơn nữa là một công nghệ trong đời sống chính trị, VĐCS côngđược hình thành và phát triển gắn với những điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và có chủ thể, đối tượng, mục đích, phương thức và phương tiện thực hiện riêng theo những bước tiến hành mang tính chất cơ bản. Tùy vào mục đích, động cơ và cách thức chủ thể tiến hành vận động mà VĐCS biểu hiện ra ở những khía cạnh tích cực hay tiêu cực của nó. Chính vì vậy, cần hiểu về VĐCS, đặt nó vào trong những môi trường chính trị - xã hội nhất định để tạo ra những điều kiện giúp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của VĐCS hoặc ít nhất là có những ứng xử phù hợp với hoạt động này. Anh, Pháp, Mỹ không chỉ điển hình cho ba mô hình thể chế chính trị với những đặc điểm riêng trong quy trình chính sách mà còn cho thấy ba mô hình với ba bối cảnh thực tiễn VĐCS không giống nhau xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về quan điểm và thái độ của nhà nước với VĐCS dẫn đến những biểu hiện và sự phát triển của VĐCS trong đời sống chính trị mỗi quốc gia đều có những đặc thù, chứa đựng những bài học có thể tham khảo cho Việt Nam. Là quốc gia mà VĐCS được đánh giá là diễn ra phổ biến và mạnh mẽ cũng là quốc gia sớm quy định và chủ động hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về VĐCS, Mỹ được coi là quốc gia VĐCS được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Tính chuyên nghiệp và hiệu quả của VĐCS công ở Mỹ thể hiện từ chính hoạt động của các chủ thể VĐCS ở đây. Sự phong phú, đa dạng của các chủ thể, đối tượng VĐCS cùng với những phương thức, phương tiện vận động và sự duy trì ở mức cao chi phí cho VĐCS cũng như sự gia tăng quy mô và số vụ việc vận động là những bằng chứng cho thấy bức tranh sinh động về VĐCS công ở Mỹ. Trong khi đó, Anh và Pháp là hai đại diện của châu Âu với những quy định về VĐCS khác nhau, bối cảnh thể chế và đặc điểm quy trình chính sách có những đặc thù, hoạt động VĐCS diễn ra kém sôi nổi, ít hiệu quả và tính chuyên nghiệp không cao như ở Mỹ. Tuy nhiên, sự tồn tại không thể phủ nhận 151 của VĐCS với những biểu hiện ngày càng rõ nét của VĐCS công ở Anh và Pháp góp phần chứng minh VĐCS công là tất yếu khách quan và xu hướng mở rộng hoạt động này trong nền chính trị mỗi quốc gia cũng như trên bình diện khu vực và quốc tế. Nghiên cứu về thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ cũng cho thấy những liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thể chế chính trị, khung khổ pháp lý với sự đa dạng, chuyên nghiệp và hiệu quả của VĐCS công, từ đó gợi mở những ý tưởng cho Việt Nam trong ứng xử với VĐCS công như là một nhu cầu tất yếu khách quan của các chủ thể ra sao để vừa không làm giảm động lực phát triển của các chủ thể trong đời sống xã hội, vừa kiểm soát và kiềm chế những mặt tiêu cực của các hoạt động này. Ở Việt Nam hiện nay, tuy vấn đề VĐCS công chưa được quy định cụ thể trong pháp luật nhưng đã, đang diễn ra và có xu hướng ngày càng phổ biến hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng, đòi hỏi cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để điều chỉnh. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản về VĐCS và làm rõ thực tiễn VĐCS ở ba quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt, những giá trị phổ biến và những điểm có thể tham chiếu, gợi mở cho Việt Nam, nhất là từ đó đề xuất những khuyến nghị giúp Chính phủ Việt Nam chủ động và ứng xử phù hợp hơn với VĐCS thực sự có ý nghĩa không chỉ về lý luận mà ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Luận án này được hoàn thành với mong muốn hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về VĐCS làm cơ sở khảo sát thực tiễn hoạt động này ở ba quốc gia Anh, Pháp, Mỹ từ đó soi vào thực tiễn Việt Nam để tìm ra những giá trị có tính chất tham khảo, gợi mở là một hướng nghiên cứu mới góp phần làm rõ hơn một trong những nội dung còn mới mẻ và gây tranh cãi ở Việt Nam hiện nay, cả trong khoa học và trong đời sống chính trị thực tiễn đó là VĐCS công. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Hoa (2010), “Vận động hành lang - một hoạt động phổ biến trong thiết chế dân chủ”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (5). 2. Phạm Thị Hoa (2013), “Những điều kiện để vận động hành lang tích cực ở Hoa Kỳ”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (6). 3. Phạm Thị Hoa (2014), “Các hiệp hội tự trị với việc hình thành nền dân chủ đa trị trong quan điểm của Robert Alan Dalh”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (6). 4. Phạm Thị Hoa (2014), “Một số khía cạnh chủ yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Thụy Điển”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (7). 5. Phạm Thị Hoa (2015), “Vận động chính sách ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (2). 6. Phạm Thị Hoa (2016), “Văn hóa từ chức ở một số quốc gia Đông Á và những giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (3). 7. Phạm Thị Hoa (2016), “Hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (8). 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 1. Alexis de Tocqueville (1961), Nền dân chủ ở nước Mỹ, tập 2, New York, Schocken Books, trang 128. 2. Lưu Văn An (2010), Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 3. Diệu Anh (2000), “Một số yếu tố ngoài chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (41). 4. Vũ Hồng Anh (2002), “Tổ chức và hoạt động của Nghị viện Vương quốc Anh”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (10). 5. Nguyễn Bảo (2009), “Bê bối tại Thượng viện nước Anh”, Báo An ninh thế giới (2). 6. Nguyễn Ngọc Chung (2014) “Một số vấn đề về đổi mới hoạch định chính sách công ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (8). 7. Nguyễn Thị Hồng Chương (2010), Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học Luật, Hà Nội. 8. Nguyễn Đăng Dung (2006), “Công tác dân nguyện của Quốc hội và hoạt động vận động hành lang”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8). 9. Nguyễn Chí Dũng (2009) “Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (79). 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 154 13. Gary Wassrman (1997), Những cơ sở của nền chính trị Mỹ, (bản dịch của thạc sỹ Đoàn Văn Thắng), Longman - New York. 14. Ngọc Hà (2007): “Vận động và hối lộ - Lằn ranh giới mong manh”, Báo Người đại biểu nhân dân (26/9), tr. 3. 15. Trần Bách Hiếu (2009), “Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (16). 16. Hoàng Minh Hiếu (2003), “Vai trò của ủy ban trong quy trình lập pháp ở Nghị viện một số nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7). 17. Minh Hiểu (2007), “Lịch sử nghề vận động hành lang tại Nghị viện”, Báođiện tử Đại biểu nhân dân. 18. Vũ Đăng Hinh (2001), Hệ thống chính trị Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, H. 19. Nguyễn Anh Hùng (2015), “Những nhân tố tác động đến vai trò và quyền lực Tổng thống Mỹ”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, (1). 20. Trần Mai Hùng (2015), “Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách công”, Tạp chí Quản lý nhà nước (228). 21. Trần Mai Hùng (2015), “Vai trò của các think tank trong hoạch định chính sách - kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước (229). 22. Trần Mai Hùng (2015), “Vận động hành lang trong hoạch định chính sách”, Tạp chí Lý luận chính trị (5). 23. Nguyễn Văn Huyên (2008), Hệ thống chính trị của Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và hoạt động), Nxb Lý luận chính trị, H. 24. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội và văn hóa, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, H. 25. John Mills (2005), Luận về tự do, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2009), Giáo trình Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb Chính trị - Hành chính, H. 27. Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2009), Giáo trình Khoa học Chính sách công, Nxb Chính trị - Hành chính, H. 155 28. Trần Việt Lâm (2013), “Lý thuyết người đại diện, lý thuyết trò chơi và bài toán người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (198), tr 52- 59. 29. Nguyễn Tuấn Minh (2004), “Hệ thống chính trị Mỹ và vận động hành lang”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (11). 30. Vũ Thị Nhài (2009), “Vận động chính sách đối với doanh nghiệp kinh tế: cần một khung pháp lý”, https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-doanh- nghiep/van-dong-chinh-sach-doi-voi-doanh-nghiep-kinh-te-can-mot- khung-phap-ly.aspx (Truy cập ngày 14-3-2014). 31. Dương Xuân Ngọc (2014), Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong chính sách, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H [Tài liệu chưa xuất bản]. 32. Phan Văn Ngọc: Vận động chính sách: “chìa khóa vàng” hướng tương lai - bài viết từ lớp tập huấn cho các thành viên Liên mạng vận động chính sách INPA do Quỹ C&D tổ chức, 2012. 33. Nguyễn Minh Phương(2014), “Tổ chức và hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị (3). 34. Lưu Văn Quảng (2009), Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp - lý thuyết và hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, H. 35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội. 36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, Hà Nội. 38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội. 39. Nguyễn Đăng Thành (2012), “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản điện tử 156 Traodoi/2012/19245/Danh-gia-chinh-sach-cong-o-Viet-Nam-van-de-va- giai.aspx (Truy cập ngày 6-9-2014). 40. Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị các nước tư bản phát triển hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. SPERI (2006), Tài liệu tổng quan về vận động hành lang, phục vụ Hội thảo “Vận động hành lang - thực tiễn và pháp luật”. 42. Vũ Xuân Tiền (2008), “Vận động chính sách ở Việt Nam - những vướng mắc và giải pháp tháo gỡ”, https://thongtinphapluatdansu.com/2008/01/11/8756-2/ 43. Ngọc Trân (21.2.2006): Vận động hành lang Quốc hội tại Hoa Kỳ, Website: 44. Đinh Gia Trinh (1958): Hiến pháp và chế độ chính trị của nước Mỹ, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 45. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ (2003): Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Đào Trí Úc - Vũ Công giao (2015), Vận động chính sách công, lý luận và thực tiễn, Nxb lao động, H. 47. Nguyễn Quốc Văn (2007), “Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ”www.thanhtra.gov.vn/webplus/viewer.print.asp?aid=39 48&l=VN, 18-01-2007) 48. Viện Khoa học pháp lý (2005), Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, H. 49. Trần Quốc Việt (2015), “Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của nghị viện các nước Anh, Pháp, Mỹ”, Tạp chí Tổ chức nhànước (3). 50. Trịnh Thị Xuyến (2008), “Vận động hành lang: từ thế giới đến thực tế Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận, (57), tr. 32 - 36. 51. Trịnh Thị Xuyến (2008), “Vài nét về vận động hành lang trên thế giới”, Tạp chí Mặt trận, (58), tr. 72 - 73. 2. Tiếng Anh 52. Babette Kabak (1992) “Lobbying for Change: Women’s Lobby”, Agenda, No. 12, Rural Politics, p.26. 157 53. Baumgartner and Leech (1998), “The Importance of Interest Groups in Politics and Political Sciences”, Princeton, N.J., Princeton University Press, tr. 96. 54. Belle Zeller (1958), “Regulation of Pressure Groups and Lobbyists”, Annals of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 319, Unoffcial Government: Pressure Groups and Lobbies, pp 94 - 103. 55. Burson Marsteller (2013), “Effective lobbying in Europe”, 56. California Law Review (1927), “Contracts: Illegality: Lobbying”, Vol. 15, No. 4 pp. 344 - 345. 57. Christian (2015) Lobbying landscape in France: 58. Cigler, Allan J., và Burdett A. Loomis (2002): Interest Group Politics, Washington, D. C, CQ Press. 59. David Austen - Smith (1993), “Information and Influence: Lobbying for Agendas and Votes”, American Journal of Political Science, Vol. 37, No 3, pp. 799 - 833. 60. David Austen - Smith and John R. Wright (1994), “Counteractive Lobbying”, American Journal of Political Science, Vol. 38, No. 1, pp. 25 - 44. 61. David Austen-Smith and John R. Wright (1996), “Theory and Evidence for Counteractive Lobbying”, American Journal of Political Science, Vol. 40, No. 2 (May, 1996), pp. 543-564. 62. Diana Evans (1996), Before the Roll Call: “Interest Group Lobbying and Pubblic Policy Outcomes in House Committees”, Political Research Quarterly, Vol. 49, No. 2, pp 287 - 304. 63. Edgar Lane (1950), “Some Lessons From Past Congressional Investigations of Lobbying”, The Public Opinion Quarterly, Vol. 14, No. 1, pp 14 - 32. 158 64. Edward T. Walker and Christopher M. Rea (2014), “The Political Mobilisation of Firms and Industries”, Annual Review of Sociology (web), pp.281-304]. 64. Elizabeth Reid (2000), “Non profit advocacy and the policy process a semianar series”, the Urban Institute, tr.7 65. E. Watson Kenyon (1907), “Lobbying”, The American Political Science Review, Vol. 1, No. 4, pp. 619-620. 66. Glenn Abney (1988), “Lobbying by the Insiders: Parallels of State Agencies and Interest Groups”, Public Administration Review, Vol. 48, No. 5, pp. 911-917. 67. Gregory A. Caldeira and John R. Wright (1998), “Lobbying for Justice: Organized Interests Supreme Court Nominations, and United States Senate”, American Journal of Political Science, Vol. 42, No. 2 (Apr., 1998), pp. 499-523. 68. Gregory A. Caldeira, Marie Hojnacki, John R. Wrigh (2000), “The Lobbying Activities of Organized Interests in Federal Judicial Nominations”, The Journal of Politics, Vol. 62, No. 1 (Feb., 2000), pp. 51-69. 69. Harmon Zeigler (1969), “The Effects of Lobbying: A Comparative Assessment”, The Western Political Quarterly, Vol. 22, No. 1 (Mar., 1969), pp. 122-140. 70. Harvard Law Review (1932), “Control of lobbying”, Vol. 45, No. 7, pp. 1241-1248. 71. James K. Pollock, Jr. (1927), “The Regulation of Lobbying”, The American Political Science Review, Vol. 21, No. 2, pp. 335-341. 72. John A. Lapp (1915), “Lobbying - Registration”, The American Political Science Review, Vol. 9, No. 2, pp. 312-313. 73. John Casey (2011) Understanding advocacy: a primer on the policy making role of nonprofit, Baruch College, City University of New York. 159 74. John F. Manley (1978), “Presidential Power and White House Lobbying”, Political Science Quarterly, Vol. 93, No. 2, pp. 255-275. 75. John Wagner (Jan 2, 2012), "Evans regains top lobbying spot in Annapolis". 76. Kenneth M.Goldstein (1999), Interest Group, Lobbying and Participation in American, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 73. 77. Kennith G. Hunter, Laura Ann Wilson, Gregory G. Brunk (1991), “Societal Complexity and Interest-Group Lobbying in the American States”, The Journal of Politics, Vol. 53, No. 2, pp. 488-503. 78. Knut Anton Mork (1993), “Living with Lobbying: A Growth Policy Co- Opted by Lobbyists Can Be Better than No Growth Policy at All”, The Scandinavian Journal of Economics, Vol. 95, No. 4, pp. 597-605. 79. Lackey, Robert T (2007). "Science, scientists, and policy advocacy” 80. Lester W. Milbrath (1960), “Lobbying as a Communication Process”, The Public Opinion Quarterly, Vol. 24, No. 1 (Spring, 1960), pp. 32-53. 81. Lionel Zetter (2008), Lobbying: the art of political persuasion. 82. Matthews Luxon (2012) Lobbying in the Dark? The Effects of Policy- Making Transparency on Interest Group Lobbying Strategies in France and Sweden, University of California, San Diego. 83. Morten Bennedsen and Sven E. Feldmann (2002), “Lobbying Legislatures”, The Journal of Political Economy, Vol. 110, No. 4 (Aug, 2002), pp. 919 - 946. 84. Pierre Duchesne and Russell Ducasse (1984), “Must Lobbying Be Regulated?”, Canadian Parliamentary Review, Vol. 7, No. 4, 1984. 85. R. Allen Hays (1991), “Intergovernmental Lobbying: Toward an Understanding of Issue Priorities”, The Western Polictical Quarterly, Vol. 44, No. 4, (Dec, 1991), pp. 1081 - 1098. 86. Raj Chari, Gary Murphy, và John Hogan (2010), “Regulating Lobbying: a global comparison”, Manchester University Press Oxford Road, Manchester M13 9NR, UK. 160 87. Raymond D. King and Terrence B. O'Keefe (1986), “Rational Economic Behavior and Lobbying on Accounting Issues: Evidence from the Oil and Gas Industry”, The Accounting Review, Vol. 61, No. 1, pp. 76-90. 88. Richard L. Hall and Alan V. Deardorff (2006), “Lobbying as Legislative Subsidy”, The American Political Science Review, Vol. 100, No. 1 (Feb, 2006), pp. 69 - 84. 89. Richard M. Flanagan (1999), “Roosevelt, Mayors and the New Deal Regime: The Origins of Intergovernmental Lobbying and Administration”, Polity, Vol. 31, No. 3 (Spring, 1999), pp. 415. 450. 90. Robert Presthus (1974), “Interest Group Lobbying: Canada and the United States”, Annals of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 413, Interest Groups in International Perspective, pp. 44- 57. 91. The University of Chicago Law Review (1951), “House Select Committee on Lobbying Activities”, Vol. 18, No. 3 (Spring, 1951), pp. 647- 657. 92. Sajal Lahiri and Pascalis Raimondos-Moller (2000), “Lobbying by Ethnic Groups and Aid Allocation”, The Economic Journal, Vol. 110, No. 462, Conference Papers, pp. C62-C79. 93. Sachs, Jeffrey (2011), The Price of Civilization, New York, Random House. p. 112 94. Suzanne Mulcahy (2015), “Lobbying in Europe”, Transparency International. 95. Scott H. Ainsworth (1997), “The Role of Legislators in the Determination of Interest Group Influence”, Legislative Studies Quarterly, Vol. 22, No. 4 (Nov, 1997), pp 517 - 533. 96. Stacie Fatka và Jason Milé Levien (1998), “Protecting the Right to Petition: Why a Lobbying Contingency Fee Prohibition Violates the Constitution”, 35 Havard Journal on Legislation (1998), 563. 161 97. Timothy Besley and Stephen Coate (2001), “Lobbying and Welfare in a Representative Democracy”, The Review of Economic Studies, Vol. 68, No. 1 (Jan, 2001), pp 67 - 82. 98. Yeon - Koo Che and Ian L. Gale (1998), “Caps on Polictical Lobbying”, The American Economic Review, Vol. 88, No. 3 ( Jun, 1998), pp. 643- 651. 3. Tiếng Pháp 99. Amandine Scandolin & Rémi Lefèvre, Le lobbying en France, Université Jean Moulin Lyon 3. 100. Anonyme (1999), Le lobby le plus puissant du monde, Courrier International du 25-02-1999 au 03-03-1999 101. Claeys Paul-H và các cộng sự (1998), Lobbyisme, pluralisme etintégration européenne, Presses interuniversitaires européennes, Bruxelles, 1998, 455 pp 102. Giuliani Jean-Dominique (1991), Les Marchands d’influence, Le Seuil, Paris. 103. Le Men, Jean-François (1984), L'information du Parlement français. Notes et Études Documentaires 4758, La Documentations française, Paris. 104. Le Picard Olivier, Adler Jean-Christophe, và Bouvier Nicolas (2000), Lobbying, les règles du jeu, Editions d’Organisation, Paris, p. 14 105. Maria-Magdalena Vlaicu, Accessibilité du droit et réglementation du lobbying : l’influence du système des États-Unis sur l’Union européenne 106. Olivier Debouzy: (2003), Le lobbying à Paris, Washington et Bruxelles, Droits réservés, Ifri, Paris. 4. Website 107. de-dep-bo-van-nan-chan-go-di-dem-a100135.html 108. ( 038_Tai_lieu_van_dong_chinh_sach.pdf) 162 109. trong nền chính trị Mỹ: chìa khóa để thành công 110. 111. AARP.org (Hiệp hội những người hưu trí Mỹ - nhóm lợi ích lớn nhất ở Hoa Kỳ). 112. https://www.oecd.org/gov/ethics/Lobbying-Brochure: Transparency and integrity in lobbying, tr.2]. 113. Cato.org (Viện nghiên cứu chính sách Cato của Hoa Kỳ). 114. Cleanup Washington.org/lobbying/page.cfm 115. Democrats.org (Đảng Dân chủ) 116. House. gov (Hạ nghị viện Mỹ) 117. Ips.org (Viện nghiên cứu chính sách Mỹ) 118. 119. https://www.kaaac.ks.gov/docs/default-document- library/prepaddaygen.pdf?sfvrsn 120. 121. 122. Opensecrets. Org. 123.htps://www.researchgate.net/publication/298793857_Comparison_of_Mo dels_of_Lobbying_Regulation_in_EU_Countries 124. Senate.gov (Thượng nghị viện Mỹ) 125. Lobbying and transparency: A comparative analysis of regulatory reform 126. Stateaction.org (Viện nghiên cứu những chính sách thay thế) 127. Steam tannels.net (Thông tin truyền thông Mỹ) 128. 129. 130. Washington post.com (Báo bưu điện Washington) 131. White House.gov (Nhà Trắng )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dong_chinh_sach_cong_o_anh_phap_my_va_nhung_goi.pdf
  • pdftom tat LA tieng anh.pdf
  • pdftom tat LA tieng viet.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh.pdf
Tài liệu liên quan