Luận án Vận dụng phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh (qua thực nghiệm chương trình lớp 10)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THU VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (QUA THỰC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THU VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (QUA THỰC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10) CHUYÊN N

pdf223 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vận dụng phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh (qua thực nghiệm chương trình lớp 10), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÀNH: LL VÀ PPDH BỘ MÔN LỊCH SỬ MÃ SỐ: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PSG.TS Nguyễn Thị Thế Bình 2. TS. Nguyễn Thị Bích HÀ NỘI - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, tháng 3 năm 2021 Tác giả Luận án Lê Thị Thu ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình và TS Nguyễn Thị Bích đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện Luận án này. Xin chân thành cảm ơn BGH Trường ĐHSP Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo của các cơ sở giáo dục và đào tạo: Khoa Lịch sử (Trường ĐHSP Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định), THPT Trần Phú (Hải Dương), THPT Nguyễn Bình (Quảng Ninh), THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, đồng hành và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp cho bản luận án của Qúy thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Hà Nội, tháng 3 năm 2021 Tác giả Luận án Lê Thị Thu iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin DHLS Dạy học lịch sử ĐDTQ Đồ dùng trực quan ĐHSP Đại học Sư phạm ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HĐTN Hoạt động trải nghiệm KT, ĐG Kiểm tra, đánh giá LSDT Lịch sử dân tộc LSĐP Lịch sử địa phương NLTHLS Năng lực tìm hiểu lịch sử NLNT & TDLS Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử NLVDKT, KNĐH Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học NXB Nhà xuất bản QTDH Quá trình dạy học PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPDHLS Phương pháp dạy học lịch sử SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biểu hiện các năng lực chung trong dạy học lịch sử ................................. 57 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá các mức độ phát triển năng lực môn Lịch sử ................ 59 Bảng 2.3. Thống kê số lượng giáo viên và học sinh tham gia khảo sát .................... 61 Bảng 2.4. Kết quả điều tra các biện pháp hướng dẫn học sinh học tập theo hướng phát triển năng lực .......................................................................... 64 Bảng 3.1. So sánh cuộc cách mạng tư sản Anh và cuộc Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ............................................................................................. 112 Bảng 4.1. Danh sách giáo viên dạy TNSP toàn phần ............................................... 120 Bảng 4.2. Danh sách các nội dung TNSP toàn phần ............................................... 120 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp sử dụng nguồn sử liệu trực quan .................................................................................................. 122 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp trình bày miệng ................ 123 Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp tranh luận ......................... 125 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp dạy học dự án .................. 125 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả thực nghiệm phương pháp trải nghiệm ....................... 126 Bảng 4.8. Mẫu nghiên cứu trong bài thực nghiệm 1 và 2 ........................................ 140 Bảng 4.9. Thống kê điểm số kết quả TN sư phạm toàn phần của 4 trường THPT (Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại) ................................................. 140 Bảng 4.10. Thống kê điểm số kết quả TN sư phạm toàn phần và các tham số thông qua xử lí số liệu thống kê của 4 trường THPT (Chủ đề: Hành trình qua miền văn hóa) ........................................................................... 141 Bảng 4.11. Các tham số thống kê mô tả điểm bài kiểm tra các nhóm bài thực nghiệm 1 và 2 ........................................................................................... 141 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định khác biệt về điểm trung bình nhóm ĐC, nhóm bài TN 1 và 2 ................................................................................................ 143 v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học lịch sử ...................... 63 Hình 3.1. Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh (tranh sơn dầu) ............... 84 Hình 3.2. Sơ đồ Kĩ thuật khăn trải bàn ........................................................................ 94 Hình 3.3. Sơ đồ Cách mạng tư sản Pháp .................................................................... 113 Hình 3.4. Biểu đồ sản lượng thép của Anh, Pháp, Đức ( 1800 và 1900) ................... 115 Hình 3.5. Lược đồ 13 thuộc địa Anhở Bắc Mĩ .......................................................... 115 Hình 4.1. Biểu đồ so sánh điểm số giữa lớp TN và ĐC ............................................. 124 Hình 4.2. Phân bố điểm kiểm tra của HS ở các nhóm bài thực nghiệm 1.................. 142 Hình 4.3 Phân bố điểm kiểm tra của HS ở các nhóm bài thực nghiệm 2................... 142 Hình 4.4. Điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng ............................. 144 vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ v MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 6 1.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học lịch sử ....... 6 1.1.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học ......................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử ........................................... 16 1.2. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực học sinh ............................ 26 1.2.1. Những nghiên cứu về năng lực ............................................................................ 26 1.2.2 Những nghiên cứu về phát triển năng lực học sinh .............................................. 28 1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết ...................................................................................................... 33 1.3.1. Nhận xét chung .................................................................................................... 33 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa ............................................................................. 33 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 34 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 35 Chương 2. VẤN ĐỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................... 36 2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................ 36 2.1.1. Quan niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học lịch sử ............... 36 2.1.2. Quan niệm về năng lực và phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử ...... 38 2.1.2.1. Quan niệm về năng lực ..................................................................................... 38 2.1.2.2. Phát triển năng lực học sinh phổ thông trong môn Lịch sử ............................. 39 2.1.3. Quan niệm về vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh .................................................................................................................... 41 vii 2.1.4. Cơ sở của việc vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông .................................................. 43 2.1.5. Phân loại phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ....... 48 2.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ................................................................................................... 53 2.1.6.1. Vai trò ............................................................................................................... 53 2.1.6.2. Ý nghĩa ............................................................................................................. 54 2.1.7. Các năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông ....................................................................................................... 57 2.1.7.1.Các năng lực chung cần hình thành và phát triển trong quá trình DHLS ......... 57 2.1.7.2. Các năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử cần phát triển cho học sinh .......... 58 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 60 2.2.1. Thực trạng chung việc dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay ......... 60 2.2.1.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 60 2.2.1.2. Khó khăn........................................................................................................... 60 2.2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp trong dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông. ................................................... 60 2.2.2.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra ..................................................... 60 2.2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát ................................................................................. 62 2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết và giải pháp khắc phục ......................................... 67 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 68 Chương 3. SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ............................................................................................... 69 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử bậc trung học phổ thông .............................................................................................................................. 69 3.1.1. Vị trí ..................................................................................................................... 69 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 69 3.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử trung học phổ thông ......................... 71 3.2. Những yêu cầu cơ bản khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông .................................................. 72 viii 3.2.1. Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng nội dung của bộ môn ................................................................................................................................ 72 3.2.2. Phương pháp dạy học phải kích thích được nhu cầu hứng thú học tập của học sinh .......................................................................................................................... 73 3.2.3 Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, trong đó có một phương pháp chủ đạo .................................................................................................................. 74 3.2.4. Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong nhận thức ...................................................................................................... 75 3.2.5 Tận dụng được ưu thế của công nghệ thông tin, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học ................................................................................................................. 76 3.2.6. Giáo viên phải giỏi về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và hiểu rõ học sinh ..................................................................................................................... 77 3.3. Các phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông ........................................................................................... 78 3.3.1. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử ............ 78 3.3.1.1. Phương pháp sử dụng sử liệu viết .................................................................... 78 3.3.1.2 Phương pháp sử dụng nguồn sử liệu trực quan ................................................. 82 3.3.1.3. Phương pháp trình bày miệng .......................................................................... 85 3.3.2. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử............................................................................................................................. 90 3.3.2.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ............................................... 90 3.3.2.2. Tổ chức HS học tập theo nhóm kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực ............ 93 3.3.2.3. Phương pháp tranh luận .................................................................................... 97 3.3.2.4 Phương pháp đóng vai ..................................................................................... 101 3.3.3. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học ......................................................................................................... 104 3.3.3.1. Phương pháp dạy học theo dự án ................................................................... 104 3.3.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử .................................... 108 3.3.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành bộ môn Lịch sử ............................................ 111 3.3.3.4 Hướng dẫn học sinh kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai ...................... 115 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 118 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................... 119 ix 4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm sư phạm ....................... 119 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 119 4.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ........................................................ 119 4.1.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm ............................................................. 120 4.2 Thực nghiệm sư phạm từng phần .......................................................................... 121 4.2.1 Về nhóm phương pháp day học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử ....... 122 4.2.2. Về nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử ................................................................................................................... 123 4.2.3. Về nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học ................................................................................................. 125 4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần ......................................................................... 127 4.3.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần ......................................................... 127 4.3.1.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần Bài 11: “Tây Âu hậu kì trung đại” ............................................................................................................................... 127 4.3.1.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa” .............................................................................................................................. 131 4.3.2. Tiến trình thực nghiệm ...................................................................................... 132 4.3.2.1. Tiến trình thực nghiệm Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại ( tiết 1) .................. 132 4.3.2.2. Tiến trình thực nghiệm chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa” .................... 136 4.3.3. Tổng hợp và đánh giá kết quả thực nghiệm toàn phần ...................................... 139 4.3.3.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ....................................................................... 139 4.3.3.2. Tổng hợp đánh giá ý kiến của giáo viên và học sinh ..................................... 144 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 2 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho người học là vấn đề chiến lược, cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo hiện nay, trong đó có giáo dục phổ thông. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” chỉ rõ:“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [42]. Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học được cụ thể hóa trong Khoản 1, Điều 29, Luật Giáo dục năm 2019: Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo;hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [104;9]. Đây là quan điểm mới, thể hiện tư duy chiến lược của Đảng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà trước xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Trước những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, cần thiết phải có những sự thay đổi về quan điểm, cách thức thực hiện các nội dung giáo dục ở trường phổ thông. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, xác định mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THPT là “giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời ”[21;6]. Như vậy, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và mục tiêu giáo dục phổ thông nói riêng đều nhấn mạnh việc chuyển từ định hướng“tiếp cận nội dung” sang “phát triển năng lực và phẩm chất người học”. Theo đó, cần đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của quá trình giáo dục, từ đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa đến đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá. Trong đó, việc sử dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lực được coi là khâu then chốt của quá trình đổi mới. Bản chất của quá trình đổi mới PPDH là chuyển quá trình dạy học theo lối “truyền thụ” kiến thức một chiều của GV sang quá trình GV tổ chức, hướng dẫn người học “tìm kiếm, khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ” tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, qua đó hình thành năng lực. Vấn đề đặt ra là GV phải vận 2 dụng các PPDH như thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức. Nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường phổ thông là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện về lịch sử phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và của dân tộc từ xưa đến nay. Qua đó rèn luyện kĩ năng nhận thức, tư duy, thực hành bộ môn và liên hệ, đánh giá thực tiễn cuộc sống cho học sinh. Đồng thời, môn Lịch sử cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và truyền thống quý báu của dân tộc cho các em. Từ đó góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, cũng như bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp cho HS. Nhiều GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH nên đã biết vận dụng linh hoạt các PPDH kết hợp với nhau. Thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay có nhiều điểm tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, đa dạng, tạo nên nhiều giờ học đạt chất lượng tốt, tạo được niềm vui và hứng thú học tập bộ môn cho HS. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn diễn ra vẫn còn thiếu đồng bộ và hệ thống. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống phương pháp dạy học môn lịch sử ở bậc học phổ thông là rất cấp thiết. Dưới góc độ lí luận, phát triển năng lực người học trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề còn mới, Mặc dù vấn đề này đã bước đầu được nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau như năng lực thực hành, năng lực tự học bộ môn... tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên biệt về việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực HS trong quá trình DHLS ở trường THPT. Vì vậy, đây là hướng nghiên cứu mới và có ý nghĩa lí luận, thực tiễn cao. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh (Qua thực nghiệm chương trình lớp 10)” làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, với mong muốn vận dụng linh hoạt, hiệu quả các PPDH trong quá trình DHLS ở trường THPT để phát triển năng lực HS. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là quá trình vận dụng các phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh. 3 - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung, nghiên cứu hệ thống phương pháp dạy học môn Lịch sử để phục vụ giảng dạy chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10. + Về thời gian, luận án khảo sát những vấn đề có liên quan đến sử dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử từ năm 2013 đến năm 2020. + Về địa bàn điều tra, khảo sát: được tiến hành ở nhiều trường phổ thông trong phạm vi cả nước. + Về phạm vi thực nghiệm (từng phần và toàn phần): tiến hành tại 18 trường THPT, phân bố đồng đều cả ba miền Bắc, Trung, Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh, luận án đề xuất các biện pháp sư phạm vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học đó, nhằm góp phần việc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng bộ môn. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Chọn lọc, khảo cứu tài liệu, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, qua đó xác định những vấn đề luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Làm sáng tỏ bản chất của vận dụng phương pháp dạy học lịch sử, nhằm phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử ở trường phổ thông. + Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế. + Nghiên cứu chương trình, SGK lịch sử Lớp 10 để xác định những nội dung kiến thức, định hướng cho việc vận dụng các PPDH phù hợp. + Đề xuất cách thức vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm phát triển năng lực của học sinh. + Tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, đặc biệt là định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo của Đảng. 4 - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, có sự tiếp cận, kế thừa thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Dựa trên những nguyên tắc nghiên cứu của khoa học nói chung và căn cứ vào những đặc thù của bộ môn, nội dung, tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng nhằm xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài. Nguồn tài liệu được nghiên cứu gồm tâm lí học, giáo dục học, lý luận về PPDHLS nhằm phát triển năng lực của người học, cùng các tài liệu liên quan đến thực tiễn dạy học lịch sử như chương trình, SGK, SGV. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm mục đích khảo sát thực trạng việc dạy học lịch sử nói chung, việc vận dụng PPDHLS nhằm phát triển năng lực HS nói riêng, làm cơ sở để xác định và cách vận dụng các PPDH để phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử. Cách thức tiến hành gồm: + Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy và học lịch sử của giáo viên, học sinh, để rút ra những kết luận khoa học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án. + Điều tra bằng phiếu hỏi: đối tượng là giáo viên lịch sử và học sinh ở trường THPT nhằm thu thập các thông tin về việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung và việc vận dụng PPDHLS nhằm phát triển năng lực HS nói riêng. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến luận án, đặc biệt là cách thức vận dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực HS ở trường THPT. Phương pháp này được thực hiện với hình thức hội đồng chuyên gia (xêmina) và phỏng vấn trực tiếp một số GV phổ thông môn Lịch sử giàu kinh nghiệm trong dạy học ở trường phổ thông. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm mục đích kiểm định tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án, làm cơ sở để rút ra những kết luận khoa học của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: tập trung đi sâu nghiên cứu trường hợp lớp 10 – lớp đầu tiên của cấp THPT, từ đó rút ra những kết luận chung cho đối tượng HS ở cấp học này. - Phương pháp toán học thống kê: tập hợp và xử lí số liệu điều tra thực tiễn và thực nghiệm sư phạm để phân tích và rút ra những kết luận, khuyến nghị phù hợp. 5 5. Giả thuyết khoa học của đề tài Thực tiễn vận dụng PPDHLS ở trường THPT hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Nếu giáo viên vận dụng linh hoạt các PPDH dạy học theo luận án đề xuất sẽ đạt được mục tiêu dạy học và phát triển được năng lực học sinh. Qua đó, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án làm phong phú thêm lí luận về PPDHLS. Việc xác định được cách thức lựa chọn, sử dụng và phối hợp các PPDHLS đề xuất trong luận án góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực học sinh trong quá trình học tập môn Lịch sử ở trường THPT. Qua đó, thực hiện mục tiêu môn học theo yêu cầu mới. -Ý nghĩa thực tiễn: Các biện pháp Luận án đề xuất khi được triển khai trong thực tiễn sẽ phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh. Luận án là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 7. Đóng góp của Luận án: - Làm rõ bản chất của việc vận dụng PPDHLS nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. - Đánh giá được thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực HS hiện nay ở trường THPT. - Đề xuất được cách thức sử dụng và phối hợp hiệu quả các PPDHLS ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh. 8. Cấu trúc Luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án. Chương 2: Vấn đề vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trường trung học phổ thông: ...c đối với một giờ học được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả cao. Trong giờ học cần kết hợp hợp lý hoạt động độc lập của học sinh với việc lĩnh hội kiến thức có sẵn”[39;8]. Đồng thời, 17 chỉ ra “giờ học nêu vấn đề” có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề cập đến dạy học nhằm phát triển năng lực, nhưng những nội dung của cuốn sách là căn cứ quan trọng đầu tiên để tác giả luận án xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và biện pháp sư phạm trong DHLS để phát triển năng lực cho HS. N.G.Đairi, A.T. Kinkunkin, A.G. Kôlốscốp, P. Karốpkin, P.C. Lâybengrúp, trong giáo trình Методика обучения истории в средней школе (Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông) (NXBGD,Matxcova,1978) đã dành phần thứ 6 trình bày về các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong học tập của học sinh qua bài học nghiên cứu kiến thức mới, bài kiểm tra, bài học hỗn hợp và bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Trong đó, trình bày rõ về nhiệm vụ, yêu cầu và cách tiến hành (hoạt động thầy - trò) qua các loại bài học [159;150]. Đây là công trình nghiên cứu sâu sắc về các loại bài học, bản chất, đặc trưng và cách thức tiến hành mỗi loại bài học khác nhau. Các nguyên tắc đề ra khi tiến hành mỗi bài học phải theo hướng phát huy tính tích cực của HS, kết hợp đa dạng nhiều PPDH khác nhau. Đó là những gợi ý quan trọng cho luận án trong quá trình xây dựng cơ sở lí luận, cũng như thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần. Trong “Phương pháp dạy học lịch sử”, (NXBGD, Matxcova, 1978, tài liệu dịch tại thư viện ĐHSP Hà Nội), Korovkin đã trình bày một cách hệ thống về chức năng, nhiệm vụ đối tượng của PPDH lịch sử. Phân biệt khoa học PPDH Lịch sử với khoa học Lịch sử, khoa học Tâm lí và Giáo dục học. Đồng thời, xác định các phương pháp dạy học lịch sử cơ bản ở trường phổ thông như trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan...Để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả, tác giả cho rằng học sinh phải nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn học tập của giáo viên, "Vai trò cơ bản của người tổ chức và người chỉ đạo hoạt động của học sinh thuộc về người giáo viên. Chỉ có giáo viên mới có khả năng xây dựng quá trình học lịch sử phù hợp với khả năng giáo dục của học sinh và với nhịp độ phát triển của nó" [67;54]. Như vậy, mặc dù tác giả xác định HS là chủ thể của quá trình nhận thức, phải tích cực, chủ động trong học tập, nhưng đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ đạo của GV- người đề ra mục tiêu, xây dụng kế hoạch dạy học, trực tiếp tổ chức, hướng dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức. Qua đó, thực hiện mục tiêu toàn diện của bài học. Đó cũng chính là mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay đang được thực hiện. 18 Cùng quan điểm này M.B. Kôrôkôva, M.T. Stuđenhikin trong cuốn Методика Обучения Истории в схемах описаниях (Phương pháp dạy học lịch sử qua sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ) (NXBGD,Matxcova,1999) cho rằng dạy học phân hóa cần được coi là một yếu tố đảm bảo cho tính hiệu quả của quá trình dạy học. Việc tổ chức các hoạt động tự học tự nghiên cứu đòi hỏi giáo viên kỹ năng phân tích (sau đó là phân hóa) đối tượng học sinh, phân tích và cấu trúc lại nội dung và xây dựng nhiệm vụ phân hóa bằng cách có thể “giao nhiệm vụ có cùng nội dung như nhau nhưng có độ phức tạp khác nhau cho học sinh” [161;51]. Các nhiệm vụ đó cần được xây dựng dựa trên các mục tiêu dạy học rõ ràng, định hướng đến các năng lực đầu ra của học sinh như: năng lực tái hiện và tái tạo lại các biểu tượng lịch sử; năng lực phân tích, xử lý các nguồn thông tin; năng lực tư duy logic; tư duy niên đại (chronological) với các nguồn tư liệu lịch sử; năng lực sơ đồ hóa, năng lực đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử. M.T. Stuđenhikin trong công trình nghiên cứu về Современные технологии преподавания истории в школе (Công nghệ hiện đại trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông) (NXBGD,Matxcova,2007) đã nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu, phân tích vấn đề lịch sử. Theo tác giả, nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học lịch sử không chỉ đơn thuần là việc “mở rộng kiến thức lịch sử mà quan trọng là việc hình thành các kĩ năng và phẩm chất cá nhân của người học, các kĩ năng gắn liền với việc phân tích và kiến giải các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Để làm được điều này, cần tạo dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập ở nhà và tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp”[162;3]. Đồng thời, cần được phối hợp hiệu quả các công nghệ mới như “học phần hóa” các nội dung dạy học theo cụm vấn đề, dạy học theo dự án, sử dụng công nghệ Multimedia (Video, Internet, các phần mềm dạy học lịch sử). Nghiên cứu của tác giả cho thấy, việc dạy học lịch sử không chỉ dừng ở việc khám phá, chiếm lĩnh kiến thức trong SGK, điều quan trọng là phải biết mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức để hiểu thực tiễn cuộc sống trên cơ sở sử dụng linh hoạt các PPDH khác nhau. Mục tiêu dạy học không chỉ là trang bị kiến thức, mà còn phát triển kĩ năng, bồi dưỡng phẩm chất HS. Từ đó, phát triển năng lực cho người học. Đó cũng là cách tiếp cận trong quá trình nghiên cứu của luận án. Đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp cụ thể trong dạy học lịch sử, Amy Absher “One way teach history through artifacts ” (Một cách thức dạy lịch sử qua các hiện vật) [133] đã xác định các phương pháp dạy học lịch sử thông qua hiện vật, có thể là tranh ảnh, đồ vật, đồng thời đề ra các bước để thực hiện phương pháp này. 19 Trong đó nhấn mạnh, khi tiếp cận với một hiện vật, học sinh nên đưa ra nhiều giả thuyết và tìm kiếm thông tin để lí giải vấn đề đó, từ đó giúp cho học sinh có khả năng phát triển tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, đồng thời phát triển các kĩ năng trình bày. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS không thể thiếu được các kĩ năng sưu tầm, xử lí tư liệu và cách khai thác tư liệu (trong đó có các hiện vật) để tái hiện kiến thức lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn. Kết quả nghiên cứu của tác giả là gợi ý cho chúng tôi khi chọn lựa các phương tiện dạy học phù hợp trong các giáo án thực nghiệm sư phạm của mình. Cùng cách tiếp cận như Amy Absher, nhà giáo dục lịch sử Nhật Bản Kato Kimichi khẳng định “Mục đích của giáo dục lịch sử là làm trưởng thành những nhận thức của học sinh với tư cách là chủ thể”. Xuất phát từ mục đích đó, tác giả cho rằng “giờ học phải lấy điểm xuất phát là sự phục hồi tính chủ thể của học sinh tức là học sinh tự mình tạo ra nhận thức lịch sử của bản thân và cần phải đặt trọng tâm vào việc nâng cao năng lực nhận thức đó”[131;266-267]. Vì vậy đề cao cách dạy học theo tư duy phê phán, đặt ra các giả thuyết lịch sử trong đó học sinh đóng vai trò là “nhà sử học nhỏ tuổi” nghiên cứu để tìm ra chân lí tiếp cận một cách gần nhất sự thật lịch sử. Quan điểm dạy học lấy tư duy HS làm nền tảng, chú trọng đến tính lôgic và hệ thống của lịch sử. Nhận thức của HS phải đi từ hiện tượng đến bản chất, từ cảm tính đến lí tính, từ biết đến hiểu và vận dụng. Nhân tố thúc đẩy quá trình nhận thức của HS chính là hoạt động tư duy của người học. Trong đó, tư duy phê phán, tư duy phản biện có ưu thế lớn. Qua đó, góp phần quan trọng hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cũng như năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống. Amanda Lea Mirace, trong nghiên cứu “Making sense of it all: The debate as unit capstone" (Cách làm hiệu quả: tranh luận theo chủ điểm)[134] đã chỉ ra những mặt tích cực khi sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học lịch sử. Theo tác giả, các giáo viên cần đặt học sinh của mình vào vị trí của những người "thẩm phán". Học lịch sử như là đứng trong “phiên toà xét xử”, cần có cái nhìn cân bằng nhất về vấn đề lịch sử, cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra vai trò của việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học lịch sử. Đây là những gợi ý quý báu cho chúng tôi khi xác định các biện pháp sư phạm và PPDH trong quá trình dạy học lịch sử để phát triển các kĩ năng phân tích, phê phán các nguồn tư liệu, kĩ năng nhận thức lịch sử, đặc biệt là phát triển tư duy độc lập của người học. Qua đó, phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS. 20 - Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử ở trong nước, trước hết phải kể đến các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử được biên soạn từ năm 1961 đến nay như Lê Khắc Nhãn và nhiều tác giả với Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 2-3; Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị với Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 3 (1976); Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên) với Phương pháp dạy học lịch sử (1990). Đặc biệt là các tác giả Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi với các cuốn Phương pháp dạy học lịch sử đã nghiên cứu một cách toàn diện về những nội dung cơ bản của phương pháp dạy học lịch sử, từ việc khẳng định Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học, vị trí bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam; xác định hệ thống các PPDHLS ở trường phổ thông; các loại bài học lịch sử; các hình thức tổ chức dạy lịch sử; kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sử. Đặc biệt, trình bày sâu sắc về hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Trong đó, đề xuất ba nhóm phương pháp (thông tin tái hiện hình ảnh lịch sử; nhận thức lịch sử; tìm tòi nghiên cứu), đồng thời, chỉ rõ PPDH cụ thể cũng như các biện pháp sư phạm để tổ chức HS chiếm lĩnh kiến thức, nhấn mạnh “trong quá trình học tập, học sinh phải được phát huy tính tích cực của mình, phải được “tích cực hóa” các khâu học tập” [82;105]. Khi trình bày về Bài học lịch sử ở trường phổ thông, các tác giả đã phân tích sâu sắc quan niệm, phân loại và các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học, từ việc thiết kế bài học như chuẩn bị và tiến hành bài học, đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,... đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học. Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản, cốt lõi, hệ thống của lí luận về PPDH bộ môn Lịch sử, là kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu các đề tài luận án về PPDHLS nói chung, PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử nói riêng. Vì vậy, trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi đã sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu này trên cơ sở vận dụng linh hoạt và phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. Giáo trình Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT (NXBĐHQGHN, 2014) của Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú [51] là công trình nghiên cứu hệ thống về PPDHLS, từ quan niệm đến nghiên cứu chương trình - SGK; hệ thống PPDHLS; xác định các hình thức tổ chức dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Điểm nhấn của cuốn sách là đề xuất được một hệ thống PPDH LS, trong đó có sự kết hợp giữa những PPDH truyền thống (dùng lời; trực quan; sử dụng SGK; tài liệu tham khảo; câu hỏi, bài tập ) với các PPDH mới hiện đại (dạy học tích hợp; dạy học 21 theo dự án; hướng dẫn tự học môn Lịch sử). Cách tiếp cận của cuốn sách là những gợi ý để chúng tôi xác định các PPDH sao cho phát huy được tối đa tính tích cực trong nhận thức của HS, gắn liền với các hoạt động chủ động chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức, từ đó, phát triển năng lực cho HS. Vấn đề PPDH và đổi mới PPDH LS ở trường phổ thông được tập trung nghiên cứu trong các chuyên đề chuyên sâu. Tiêu biểu là: Các tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Quang Minh, Kim Phụng, Hoàng Việt, Phạm Kế Trần, Lý Trần Quý trong cuốn Kinh nghiệm giảng dạy theo chủ đề, I - Gây hứng thú học tập lịch sử (cho học sinh các trường THPT) (NXBGD,1983) nhấn mạnh, việc gây hứng thú học tập cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Bởi vì, “hứng thú học tập nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức khoa học” [76;6]. Đồng thời, đề xuất một số PP và cách thức gây hứng thú học tập cho HS. Theo chúng tôi, nội dung cuốn sách đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vì, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), môn Lịch sử cấp THPT được dạy theo các chủ đề (Lịch sử thế giới; Lịch sử Việt Nam; Lịch sử địa phương; chủ đề tích hợp). Một yêu cầu mang tính nguyên tắc đề ra trong chương trình mới là phải tạo được niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Vì vậy, những kinh nghiệm của các tác giả là gợi ý cho chúng tôi khi thiết kế các chủ đề mới và tổ chức dạy học hiệu quả các chủ đề trên cơ sở lựa chọn các PPDH phù hợp. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (chủ biên) trong cuốn Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở (NXBGD,1998) tập trung nghiên cứu hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học lịch sử ở trường THCS. Theo các tác giả, “sự thống nhất và kết hợp dạy của giáo viên và học của học sinh trong quá trình dạy học phải được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh”[77;12]. Đồng thời, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử, như PP sử dụng SGK, sử dụng hệ thống các câu hỏi; sử dụng đồ dùng trực quan. Mặc dù cuốn sách chưa đề cập trực tiếp đến các PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS, nhưng theo chúng tôi, hệ thống PPDH đề xuất của tác giả về bản chất là hướng tới phát triển năng lực HS. Bởi lẽ, mục đích của việc học không phải trang bị kiến thức có sẵn cho HS, mà quan trọng là GV phải sử dụng các PPDH để hướng dẫn HS cách học, khơi dậy tính tích cực, chủ động trong nhận 22 thức của HS. Thông qua các hoạt động, năng lực HS theo đó cũng được hình thành. Đó là những gợi ý cho chúng tôi xác định và sử dụng các PPDH phù hợp với đối tượng nhận thức và đạt được mục tiêu. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thị Thế Bình trong cuốn Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Một số chuyên đề) (NXBĐHSP,2005) đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến đổi mới PPDHLS ở trường phổ thông, từ đổi mới mục tiêu đến nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá. Trong đó nhấn mạnh, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh là định hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả Trịnh Đình Tùng cho rằng “nói đến tính tích cực học tập, thực chất là nói đến tính tích cực nhận thức”[80;11]. Đồng thời, đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử gồm: hướng dẫn, xác định rõ ràng động cơ học tập cho học sinh; hướng dẫn cho học sinh một số phương pháp ghi nhớ sự kiện lịch sử; sử dụng sách giáo khoa nhằm phát triển tư duy học sinh; sử dụng hệ thống câu hỏi; sử dụng đồ dùng trực quan. Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh cũng được các tác giả tiếp cận ở những góc độ khác. Tác giả Nguyễn Thị Côi tiếp cận thông qua Những hình thức, biện pháp tổ chức Bài học lịch sử ở trường phổ thông; Nguyễn Văn Đằng, Vũ Thị Ngọc Anh tiếp cận qua việc Dạy học lịch sử địa phương theo hướng tích cực hóa và liên môn; Nguyễn Thị Thế Bình tiếp cận thông qua Việc hình thành khái niệm trong đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”[80;65]. Mặc dù trong cuốn sách này không có chuyên đề nào trực tiếp bàn về vấn đề sử dụng PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS, nhưng quan điểm xuyên suốt đổi mới PPDH là phải hướng đến hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS cũng chính là mục tiêu của PPDH nhằm phát triển năng lực cho HS. Chúng tôi coi đây là cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất của khái niệm PPDH nhằm phát triển năng lực HS. Cuốn Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông (NXBĐHSP,2006) của Nguyễn Thị Côi là công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống lý luận về hiệu quả bài học lịch sử. Theo tác giả, muốn nâng cao hiệu quả bài học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó, cần phải đổi mới nhận thức về vai trò của người dạy và người học. Đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với đổi mới quan niệm từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Việc lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của giáo viên, mà là muốn “nêu rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của 23 giáo viên trong quá trình nhận thức của học sinh. Còn học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học, được phát huy các năng lực, phẩm chất nhận thức để chiếm lĩnh lấy kiến thức” [32;23]. Đồng thời, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử như phát triển các hoạt động nhận thức độc lập, nhất là tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh (qua trao đổi, đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu học tập); sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các phương pháp dạy học trong một bài lịch sử; tăng cường các hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp. Giá trị của cuốn sách ở chỗ, tác giả đã vận dụng lý thuyết vào thiết kế và tổ chức thực hiện từng loại bài học cụ thể thông qua giới thiệu và phân tích những bài học được đánh giá đạt hiệu quả tốt trong thực tiễn ở trường phổ thông. Trong chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử”của Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (NXBQGHN,2014)[122] tập hợp nhiều bài viết xoay quanh vấn đề làm thế nào để đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông. Tiêu biểu là bài viết Về PPDHLS ở trường phổ thông: Thực trạng và giải pháp của Trịnh Đình Tùng. Theo tác giả, “cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Trong PPDH, người học - đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt”[122;16-17]; dạy học chú ý rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Ngoài ra, còn nhiều bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề đổi mới PPDHLS ở trường phổ thông như bài viết Đổi mới PPDHLS nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn: Thực trạng và giải pháp của Nguyễn Thị Côi; Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc của Đỗ Hồng Thái. Có thể nói, đây là những kết quả nghiên cứu khá mới, sát hợp với đề tài nghiên cứu luận án, có giá trị lớn về lí luận và thực tiễn. Đồng thời, là gợi ý cho chúng tôi khi xây dựng các biện pháp sư phạm để tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử. Nguyễn Thị Thế Bình trong cuốn “Phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh” (NXBĐHSP,2014)[7] đã đề cập một cách có hệ thống, toàn diện nhiều vấn đề có liên quan đến dạy học lịch sử nói chung, tự học lịch sử của học sinh nói riêng. Trong đó, đi sâu lí giải một số vấn đề mà nhiều giáo viên lịch sử quan tâm như: những kĩ năng tự học lịch sử nào cần hình thành và phát triển cho học sinh? Làm thế nào để phát 24 triển kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học lịch sử. Đồng thời, đề xuất các phương pháp dạy học và biện pháp sư phạm để phát triển kĩ năng tự học cho học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử, đây là một kĩ năng quan trọng hướng tới mục tiêu “học tập suốt đời ” của người học, cũng như phát triển năng lực tự học và tự chủ cho HS - một trong những năng lực cốt lõi đầu tiên cần phát triển cho HS được xác định trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (năm 2018). Đó cũng là định hướng dạy học cho các môn học trong nhà trường, trong đó có môn Lịch sử. - Những bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành: Bên cạnh các giáo trình, chuyên khảo, kỉ yếu hội thảo, nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí giáo dục cũng đã đề cập đến phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh cũng như DH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong bài viết "Hoạt động tư duy độc lập của học sinh trong học tập lịch sử và hiệu quả bài học"[30] tác giả Nguyễn Thị Côi đi sâu vào phân tích các mối quan hệ của phát triển tư duy độc lập của học sinh với hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông. Theo tác giả, nhiệm vụ của các môn ở nhà trường phổ thông trong đó có lịch sử phải phát triển tất cả chất lượng của trí tuệ, của tư duy, đặc biệt là tư duy biện chứng" phát triển tư duy độc lập của học sinh trong giờ học lịch sử góp phần phát triển năng lực nhận thức nói chung, kĩ năng tư duy nói riêng và năng lực hành động". Nguyễn Hữu Chí trong bài viết "Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học"[27] đưa ra các tiêu chí cơ bản khi lựa chọn phương pháp DH, trong đó cần dựa vào ma trận phương pháp dạy học theo phân loại của Bloom để lựa chọn phương pháp tối ưu thích hợp với nội dung. Để giúp học sinh nhận thức sự kiện lịch sử cần lựa chọn phương pháp thông tin tái hiện lịch sử, tổ chức cách làm việc khác nhau với các nguồn tư liệu lịch sử chứ không thể thông qua đàm thoại, câu hỏi. Đồng thời khẳng định, việc tổ chức hoạt động học tập sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm và dần biến nó thành năng lực của người học. Với nghiên cứu "Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông"[119], tác giả Trịnh Đình Tùng đã phân tích những ưu điểm và hạn chế của hoạt động dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả cho rằng, chất lượng dạy học chỉ có thể nâng lên nếu có sự tham gia tích cực của tất cả các yếu tố của quá trình dạy học, trong đó nhân tố con người (GV và HS) đóng vai trò quyết định. 25 Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp dạy học, "dạy là dạy để mà học, dạy cách học cho học sinh và học là học dưới sự điều khiển, hướng dẫn tổ chức của thầy”. Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình và các cộng sự đã có nhiều bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau của PPDHLS: Trong bài viết “Sự cần thiết của phương pháp tích hợp trong DHLS ở trường THPT hiện nay”[11], các tác giả đã luận giải bản chất của phương pháp tích hợp trong DHLS, khẳng định sự cần thiết phải sử dụng phương pháp tích hợp trong DHLS. Đồng thời, phân tích các mức độ tích hợp về nội dung trong môn Lịch sử (tích hợp nội môn; tích hợp liên môn; tích hợp đa môn; tích hợp xuyên môn). Đây là cách tiếp cận mới về PPDH, hướng tới phát triển năng lực học sinh, bởi vì dạy học tích hợp và dạy học phân hóa là hai xu thế tất yếu cần vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Với “Phương pháp tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”[12], các tác giả đi sâu phân tích các dạng tích hợp và phương pháp tích hợp trong DHLS. Trong đó nhấn mạnh, phương pháp tích hợp các yếu tố của quá trình dạy học, từ tích hợp về mục tiêu DH, đến tích hợp về nội dung DH, hình thức dạy học, tích hợp về PPDH và kiểm tra đánh giá. Việc tích hợp các yếu tố của quá trình dạy học vừa là yêu cầu vừa là nguyên tắc cách thức để đáp ứng mục tiêu dạy học định hướng phát triển năng lực HS. Cụ thể hơn, trong “Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT”[13], các tác giả đã nêu cơ sở xác định hệ thống PPDHLS theo định hướng phát triển năng lực HS, phân tích ưu điểm và hạn chế của hệ thống PPDHLS hiện hành. Từ đó, đề xuất hệ thống PPDHLS theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THPT, tập trung vào ba nhóm: nhóm PPDH phát triển năng lực nhận thức lịch sử; nhóm PPDH phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; nhóm PPDH phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Đây là những nghiên cứu mới phục vụ trực tiếp cho chúng tôi trong quá trình triển khai luận án. Liên quan đến các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm phát triển năng lực học sinh cũng được đề cập đến trong nhiều luận văn, luận án. Các Luận án Tiến sĩ Giáo dục học như Vũ Ánh Tuyết “Nâng cao 26 năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Hoàng Thanh Tú “Tổ chức hướng dẫn học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lớp 10)”; các luận văn như của Hoàng Thị Xuân Hòa “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT”, Dương Thị Hoa “Sử dụng kĩ thuật dạy học để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường THPT”, Nguyễn Thị Phượng, “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT, chương trình chuẩn”. 1.2. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực học sinh 1.2.1. Những nghiên cứu về năng lực - Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Năng lực là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, song trở nên phổ biến và được tập trung nghiên cứu bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX với nhiều quan điểm tiếp cận và cách định nghĩa khác nhau. Theo Mulder, Weigel & Collins [149] có thể phân loại các nghiên cứu về năng lực theo ba quan điểm tiếp cận chính: quan điểm tiếp cận hành vi; quan điểm tiếp cận chung và quan điểm tiếp cận nhận thức. Tác giả Weirnert [151] phân loại chín cách tiếp cận năng lực, đó là: khả năng nhận thức chung, các kĩ năng nhận thức chuyên biệt, mô hình năng lực thực hiện, mô hình năng lực thực hiện biến đổi, các xu hướng hành động có động cơ, các khái niệm tự thân thuộc khách thể và chủ thể, năng lực hành động, các năng lực cốt lõi và các siêu năng lực. Trong sự đa dạng về cách tiếp cận và định nghĩa năng lực, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của các tác giả dự án DeSeCo (Definition and Selection of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation (Định nghĩa về lựa chọn năng lực: Nền tảng lí thuyết và khái niệm)[151] do nhiều nước thuộc tổ chức OECD tham gia, với sự hợp tác của Bộ Giáo dục Hoa Kì và sự hỗ trợ của Cơ quan Thống kê Quốc gia Canada. Với cách tiếp cận liên ngành, hợp tác và hướng tới tương lai, các tác giả DeSeCo có mục tiêu phát triển một khung tham chiếu hữu ích cho các nhà làm chính sách giáo dục. Theo các tác giả, năng lực tồn tại theo các mức độ khác nhau và có thể được phát triển thông qua quá trình học tập. Năng lực có nhiều cấp độ (năng lực cá nhân và năng lực tập thể); phân biệt năng lực với kĩ năng và các phẩm chất cá nhân khác; phân biệt hai thuật ngữ chỉ năng lực trong tiếng Anh là “competence” và “literacy”; bàn tới năng lực, năng lực cốt lõi và vấn đề đánh giá năng lực. 27 - Nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam Về cơ bản, quan niệm năng lực của DeSeCo cũng đã được các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam kế thừa, Hoàng Hòa Bình xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”[4;5]. Trong đó, tác giả nhấn mạnh hai đặc trưng cơ bản của năng lực là: (1) được bộc lộ, thể hiện qua hoạt động; (2) đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn. Với nhận thức này, tác giả viết “hình dung một chương trình định hướng năng lực cho người học phải là một chương trình chú trọng tổ chức hoạt động cho HS. Qua hoạt động, bằng hoạt động, HS hình thành, phát triển năng lực, bộc lộ được tiềm năng của bản thân; tự tin, có niềm hạnh phúc bởi thành công và tiếp tục phát triển”[4;5]. Tác giả Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Mục cho rằng, năng lực là một thuộc tính đặc biệt của nhân cách và mang bản chất: “năng lực không hiện hữu nếu không gắn với hoạt động và chỉ xác định khi con người thực hiện một công việc cụ thể. Nếu chưa thực hiện, nó gọi là khả năng (tiềm ẩn)”[2;8]. Các tác giả cũng phân biệt hai khái niệm năng lực và năng khiếu, đồng thời bàn đến trí năng với tư cách là “thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc tổng thể của năng lực, tạo nên óc suy luận, khái quát, trừu tượng hóa khi con người tác động vào thực tiễn”[2;8]. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, trong cuốn “Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học”[3] đi sâu phân tích các loại năng lực như năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, đặc biệt là năng lực hành động. Theo tác giả, năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả các trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Đồng thời, đề xuất hệ thống các phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh như phương pháp đàm thoại, dạy học nêu vấn đề đến các phương pháp dạy học dự án, nghiên cứu trường hợp, chỉ rõ mỗi phương pháp có ưu thế phát triển các năng lực hoặc nhóm năng lực cho người học. Đề cập đến năng lực đặc thù môn Lịch sử, tác giả Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Mạnh Hưởng trong “Xác định hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”[120] đã chỉ rõ các năng lực cần 28 hình thành và phát triển cho học sinh. Nghiên cứu chú trọng đến các thành tố, biểu hiện của năng lực cũng như gợi ý về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, đề xuất các năng lực đặc thù môn lịch sử là năng lực thu thập và xử lí thông tin về các sự kiện, h... Tĩnh 3 3 40 40 36 Nghi Xuân Hà Tĩnh 3 3 40 39 37 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 4 4 40 38 38 Cao Thắng Hà Tĩnh 3 3 40 39 39 Đức Thọ Hà Tĩnh 3 3 40 40 40 Hương Sơn Hà Tĩnh 2 2 40 38 41 Lê Hồng Phong Sóc Trăng 4 4 40 40 42 TP Sóc Trăng Sóc Trăng 4 4 40 38 43 An Lạc Thôn Sóc Trăng 4 4 40 40 44 Huỳnh Hữu Nghĩa Sóc Trăng 3 3 40 38 45 Mĩ Xuyên Sóc Trăng 4 4 40 39 46 Thạnh Tân Sóc Trăng 3 3 40 37 47 Hồ Thị Kỉ Cà Mau 3 3 40 40 48 Cà Mau Cà Mau 3 3 40 40 49 Phan Ngọc Hiển Cà Mau 4 4 40 39 50 Trần Văn Thời Cà Mau 4 4 40 40 51 Võ Thị Hồng Cà Mau 3 3 40 39 52 Sông Đốc Cà Mau 3 3 40 38 Tổng: 52 trường 8 Tỉnh/TP 185 185 2080 2040 PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN LỊCH SỬ CÁC TRƯỜNG THPT PHẦN A Câu hỏi Số GV Kết quả trả lời Nội dung trả lời Số GV % Câu 1: Thầy/Cô tạo môi trường học tập đa dạng cho học sinh (tại bảo tàng, di tích lịch sử, di sản, thư viện, thực địa) 185 Chưa bao giờ 9 4,9 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 80 43,2 Rất ít khi 48 26 Thỉnh thoảng 43 23,2 Thường xuyên 5 2,7 Câu 2. Thầy/Cô xây dựng giáo án dựa trên vấn đề có thực trong thực tiễn 185 Chưa bao giờ 2 1,1 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 10 5,4 Rất ít khi 61 33 Thỉnh thoảng 85 46 Thường xuyên 27 14,5 Câu 3 Thầy/Cô sử dụng những biện pháp cụ thể cho từng học sinh để giúp các em phát triển năng lực 185 Chưa bao giờ 1 0,6 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 3 1,6 Rất ít khi 21 11,3 Thỉnh thoảng 85 46 Thường xuyên 75 40,5 Câu 4. Thầy/Cô tạo điều kiện để học sinh dễ dàng tiếp xúc và nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên ngoài giờ lên lớp? 185 Chưa bao giờ 0 0 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 1 0,6 Rất ít khi 9 4,9 Thỉnh thoảng 54 29 Thường xuyên 121 65,5 Câu 5:Thầy/Cô hướng dẫn học sinh tự tìm tài liệu tham khảo để định hướng học sinh tìm hiểu nội dung bài học 185 Chưa bao giờ 0 0 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 0 0 Rất ít khi 13 7,1 Thỉng thoảng 68 36, Thường xuyên 104 56,2 Câu 6. Thầy/Cô tạo cơ hội để học sinh được đặt câu hỏi và thảo luận 185 Chưa bao giờ 0 0 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 1 0,6 Câu hỏi Số GV Kết quả trả lời Nội dung trả lời Số GV % nhóm trong giờ giảng của mình Rất ít khi 7 3,8 Thỉng thoảng 62 33,5 Thường xuyên 115 62,1 Câu 7. Thầy/Cô và học sinh trao đổi thông tin liên quan đến nội dung học tập thông qua mạng internet 185 Chưa bao giờ 12 6,4 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 18 9,6 Rất ít khi 28 15,2 Thỉng thoảng 100 54 Thường xuyên 27 14,5 Câu 8. Thầy/Cô chú trọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức khi ra đề kiểm tra cho môn học của mình 185 Chưa bao giờ 4 2,1 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 0 0 Rất ít khi 25 13,5 Thỉnh thoảng 55 30 Thường xuyên 101 54,4 Câu 9. Thầy/Cô đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua sản phẩm (bài thu hoạch, sản phẩm thực hành) mà các em làm được 185 Chưa bao giờ 1 0,6 Có nghĩ đến nhưng chưa làm 4 2,1 Rất ít khi 25 13,5 Thỉng thoảng 107 57,8 Thường xuyên 48 26 PHẦN B Câu 10: Thầy/Cô hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên giải pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Giải pháp ưu tiên nhất điền số 1, giải pháp kém ưu tiên nhất điền số 4.(từ 1 đến 4). Thống kế chọn số (1) như sau: Số lượng GV Tỉ lệ (%) Nội dung lựa chọn ưu tiên số 1 32 17,3 Chỉ dạy nội dung kiến thức 20 10,8 Hướng dẫn phương pháp học tập 13 7,1 Hướng dẫn cách tự học 120 64,8 Chú trọng đến phát triển năng lực STT Câu hỏi Nội dung SL % Câu 11 Phương pháp nào sau đây được Thầy/Cô thường xuyên sử dụng nhiều nhất trong giờ học (Chỉ chọn 1 câu trả lời) 1.Thuyết trình 47 25,5 2.Dạy học giải quyết vấn đề 100 54,1 3.Tranh luận, phản biện 10 5,4 4.Dạy học theo dự án 22 11,8 5.Hoạt động trải nghiệm 6 3,2 Câu 12 Các phương tiện nào sau đây thường được thầy/cô sử dụng trong dạy học lịch sử. (Có thể khoanh 1 hoặc nhiều đáp án) 1.Tranh ảnh 88 2.Bản đồ, sơ đồ 62 3.Máy chiếu, đa phương tiện 44 4.Phim tư liệu, tài liệu 18 Câu 13 Loại hình kiểm tra nào sau đây Thầy/ Cô được sử dụng nhiều nhất trong kiểm tra môn học. (Chỉ chọn 1 câu trả lời) 1.Tự luận 2.Trắc nghiệm khách quan 3.Kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan 4.Vấn đáp Câu 14. Thầy/cô tán thành với quan điểm nào sau đây về “Năng lực” SL % 1. Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống. 125 67,6 2.Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp 18 9,7 3.Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. 8 4,3 4.Năng lực là một tích hợp các kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và có sự đáp ứng tình huống đó tương đối tự nhiên và thích hợp. 6 3,3 5. Ý kiến khác 28 15,1 15. Thầy/cô tán thành quan điểm nào sau đây về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học 1. Chú trọng việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú vào thực tiễn cho người học. 2.Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng cho người học. 3.Chú trọng hình thành các năng lực, kĩ năng cho người học. 4.Chú trọng hình thành các năng lực, kĩ năng thông qua truyền đạt kiến thức. 5.Ý kiến khác 16. Theo Thầy/Cô, trong day học môn Lịch sử cần chú trọng phát triển những năng lực gì? Phần C 17.Thầy/ Cô vui lòng đưa ra 3 điều Thầy/ Cô thích nhất khi dạy học môn Lịch sử 18.Thầy/ Cô vui lòng đưa ra 3 khó khăn lớn nhất mà Thầy/ Cô gặp phải khi dạy học môn Lịch sử ................................................................................................................................. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Thầy/Cô PHỤ LỤC 5. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH Câu hỏi Số HS Kết quả trả lời Nội dung trả lời Số HS % Câu 1: Em có thích lịch sử không? 2040 Có 1674 82 Bình thường 357 17,5 Không 9 0,5 Câu 2: Em có thích học môn Lịch sử không 2040 -Có 686 33,5 - Bình thường 848 41,7 - Không 506 24,8 Câu 3. Em thấy học tập môn Lịch sử (trong các năm học trước) có khó khăn gì? 2040 -Nhiều sự kiện, khó nhớ 1326 65 - Kiến thức khô khan 469 23 -Giáo viên dạy không hấp dẫn 245 12 Câu 4. Trong học tập Lịch sử phương pháp nào của giáo viên khiến em hứng thú học tập. 2040 -Phương pháp dạy học nêu vấn đề 490 24 -Sử dụng nhiều tranh ảnh, tư liệu 1163 57 - Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tích cực học tập 347 17 - Không có phương pháp nào. 41 2 Câu 5: Em hiểu thế nào năng lực ?.. Câu 6: Theo em những năng lực nào có vai trò quan trọng nhất trong thời đại ngày nay? Năng lực Lựa chọn ( có thể chọn nhiều hơn 1) Số lượt chọn Năng lực thuyết trình 1000 Năng lực hợp tác 1076 Năng lực giao tiếp 1200 Năng lực phản biện 815 Năng lực làm việc nhóm 1121 Năng lực khác 342 Câu 7: Theo em môn Lịch sử có góp phần hình thành các năng lực trên không? Số lượng % Có 1403 68,8 Không 637 31,2 PHỤ LỤC 6. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI 11: TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI ( TIẾT 1) I.Mục tiêu Sau khi học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI trên thế giới - Trình bày được khái quát về hàng trình và kết quả các cuộc phát kiến địa lí - Nhận xét được những hệ quả của cuộc phát kiến địa lí 2. Năng lực - Năng lực chung : giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực đặc thù : Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. 3. Phẩm chất - Bày tỏ được tình cảm, thái độ và đánh giá của bản thân về các nhà phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI - Biết chủ động làm việc cá nhân và hợp tác với bạn trong giải quyết các nhiệm vụ khi tìm hiểu chủ đề. - Có thái độ đúng mực khi trình bày được ý kiến của mình và phản biện quan điểm của các thành viên khác trong lớp một cách thuyết phục. II. Chuẩn bị tài liệu giờ học 1. Chuẩn bị của GV - Xác định được nhiệm vụ học tập của học sinh. - Biên soạn nguồn học liệu học tập, định hướng tài liệu học tập cho HS. - Xây dựng kế hoạch và triển khai theo quy trình các hoạt động học tập. 1. Chuẩn bị của HS - Đọc trước SGK và tài liệu liên quan đến bài học - Xây dựng kịch bản, luyện tập, thuần thục đóng vai III. Tổ chức hoạt động học tập Hoạt động 1: Hoạt động khởi động -Yêu cầu: HS quan sát H1, H2, H3 để trả lời câu hỏi: 1. Hình 1 và Hình 2 là những phương tiện thường dùng để làm gì ? 2. Từ hình ảnh trong Hình 1 và Hình 2, em hãy suy luận về nghề nghiệp của người đàn ông trong Hình 3. 3.Theo em, 3 hình ảnh trên đề cập tới nội dung gì của lịch sử nhân loại ? Em biết gì về nội dung đó ? - Thời gian: 3 phút - Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt -GV giao nhiệm vụ - HS lĩnh hội thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và đưa ra ý kiến HS:có thái độ, mức độ hứng thú của HS đối với nội dung bài học, Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1 - Tên hoạt động: Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí -Yêu cầu: HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập - Thời gian: 7 phút - Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan + thuyết trình Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt -HS làm việc nhóm (4 nhóm) thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi: -Học sinh xem Video Clip (1phut) - Thảo luận và đặt tên cho Clip (ghi ra thẻ) - Giới thiệu TÊN (lựa chọn một nhóm giải thích cách đặt TÊN clip) - Bình chọn TÊN hay nhất - HS phân công nhiệm vụ, thảo luận và cử đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc với 1.Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí -Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. - Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn nán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. - Lúc này , khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trong như kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ... thầy/cô giáo - Giáo viên chốt ý - GV đánh giá hoạt động đọc của HS qua sản phẩm của các nhóm, qua câu trả lời của mỗi HS trên phiếu học. Hoạt động 2.2 - Tên hoạt động: Khám phá về hành trình của các nhà thám hiểm đường biển cuối thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI -Yêu cầu: HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập - Thời gian: 20 phút - Phương pháp: sử dụng thuyết trình + đóng vai Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - HS tiếp tục làm việc nhóm, hoàn thành các nhiệm vụ để khám phá hành trình thám hiểm của hai quốc gia Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha (Báo cáo sản phẩm theo “Hợp đồng học tập”) Nhóm 1: Cuộc thám hiểm của B. Diaxơ - Hình thức “Trò chơi” Nhóm 2: Cuộc phát kiến của Vasco Đờ Gama - Hình thức “báo cáo sản phẩm trên Power point” Nhóm 3: Cuộc phát kiến của Côlômbô - Hình thức thể hiện “Sân khấu hóa” Nhóm 4: Cuộc phát kiến của Magienlang - Hình thức thể hiện “Thuyết trình trên Poster” - HS phân công nhiệm vụ, thảo luận và cử đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc với thầy/cô giáo. - HS tiến hành nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi đánh giá chéo giữa các nhóm. 2. Các cuộc phát kiến địa lí - Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực nam của lục địa Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng. - 8/1492, C. Cô-lôm-bô dẫn đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê nhưng tưởng là miền “Đông Ấn Độ”. Ông là người đầu tiên phát iệ ta châu Mĩ. 7/1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha hướng về phương Đông. 5/1498, ông đến được Ca-cut-ta Ấn Độ. - 1519 - 1522, Ma-gien-lan là gười đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển - GV đánh giá hoạt động đọc của HS qua sản phẩm của các nhóm, qua câu trả lời của mỗi HS trên phiếu học. Hoạt động 2.3 - Tên hoạt động: Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí -Yêu cầu: HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập - Thời gian: 7 phút - Phương pháp: sử dụng phương pháp đóng vai + tranh luận phản biện Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - HS tiếp tục làm việc nhóm xác định hệ của các cuộc phát kiến địa lí, nhiệm vụ: Đọc thông tin trong phiếu học tập, kết hợp quan sát kĩ những hình ảnh để trả lời câu hỏi: + Đánh giá những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí. +Trong những tác động đó, theo em tác động nào quan trọng nhất ? Vì sao ? + Trong những tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí, theo em tác động nào là quan trọng hơn ? Vì sao ? - Giáo viên đưa tình huống tranh luận - Giáo viên điều khiển quá trình tranh luận, phản biện - GV chốt ý -HS phân công, làm nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm của nhóm và tiến hành tranh luận, phản biện 3. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí - Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. - Thị trường thế giới được mở rộng. - Thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. - Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập -Giáo viên gọi HS lên trình bày lại 1 số cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ - Tham gia trò chơi “Ô cửa bí mật” Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng HS tìm hiểu về các nhà thám hiểm trên Internet PHỤ LỤC 7. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM DỰ ÁN HỌC TẬP: HÀNH TRÌNH QUA MIỀN VĂN HÓA Thời lượng: 3 tiết Đối tượng HS: Khối 10 I.Mục tiêu: Sau chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về kiến thức - Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Đại Việt trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo; Văn học, giáo dục, thi cử; Nghệ thuật; Khoa học - kĩ thuật. - Đánh giá được vai trò của văn hóa Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. - Thích ứng với việc hội nhập văn hóa trong xu thế toàn cầu hiện nay. 2. Về năng lực - Năng lực chung : giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt : So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật; Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác bảo tồn các di sản văn hóa. 3. Về phẩm chất - Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học 1. Chuẩn bị của GV - Xác định được nhiệm vụ học tập của học sinh. - Biên soạn nguồn học liệu học tập, định hướng tài liệu học tập cho HS. - Xây dựng kế hoạch và triển khai theo quy trình của dạy học chủ đề ngoài lớp học. - Thông qua kế hoạch với tổ bộ môn, Ban giám hiệu Nhà trường. - Thông báo với HS và Phụ huynh học sinh về chương trình học tập. 2. Chuẩn bị của HS - Tự học dựa trên định hướng nguồn tài liệu do GV cung cấp -HS chủ động tìm hiểu nhiệm vụ và thực hiện dự án học tập trên Teams. III. Nội dung chủ đề Phạm vi kiến thức: Bài 20, bài 24, bài 25 (mục 3) SGK Lịch sử 10 Thứ tự Nội dung tìm hiểu Nội dung cần thể hiện 1 Những thành tựu cơ bản của nền văn hóa Đại Việt từ TK X - XV. (Bài 20) Tư tưởng, tôn giáo Văn học, giáo dục. Nghệ thuật Khoa học - kĩ thuật. 2 Những thành tựu cơ bản của nền văn hóa Đại Việt từ TK XVI - XIX . (Bài 24, 25) Tư tưởng, tôn giáo Văn học, giáo dục. Nghệ thuật Khoa học - kĩ thuật. IV. Tổ chức hoạt động 1. GV giao nhiệm vụ học tập ( tiết 1) - Thời gian: linh hoạt về mặt thời gian. - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi qua hình thức trực tiếp hoặc Online với GV - Đối tượng/Hình thức: Cả lớp/ nhóm - Mục tiêu: HS hiểu được mục tiêu chủ đề và yêu cầu về sản phẩm học tập Nội dung hoạt đông: + GV giới thiệu mục tiêu chủ đề + GV giới thiệu về yêu cầu sản phẩm, thời gian hoàn thành sản phẩm (3 tuần kể từ ngày giao nhiệm vụ) + GVchia nhóm ngẫu nhiên/hoặcchia nhóm theo sở thích và giao nhiệmvụ dự án tìm hi ểu cho mỗi nhóm. Yêu cầu về nội dung + Nhóm 1: Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo và Văn học, giáo dục. + Nhóm 2: Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học - kĩ thuật. + Nhóm 3: Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XV - XIX trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo và Văn học, giáo dục. + Nhóm 4: Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XV - XIX trên các lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học - kĩ thuật. 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập ( tiết 2) - Thời gian: linh hoạt về mặt thời gian. - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi qua hình thức trực tiếp hoặc Online với GV - Đối tượng/Hình thức: Nhóm - Mục tiêu: Các nhóm hoàn thiện được sản phẩm theo nhiệm vụ đã giao ở tiết 1. Nội dung hoạt đông: Các nhóm HS thực hiện sản phẩm bằng hợp tác làm việc tại nhà; GV góp ý trực tuyến và hoàn thiện sản phẩm 3. Báo cáo sản phẩm ( tiết 3) 4. Tiến độ thực hiện Thời gian Hoạt động của HS Hoạt động của GV Tiết 1 -HS hoàn thành việc chia nhóm và bầu nhóm trưởng, thư kí; phân công nhiệ m vụ cho các thành viên -HS phác thảo kế hoạch về nội dung hình thức sản phẩm -Các thành viên trong nhóm hoàn thiện những nhiệm vụ cá nhân về thu thập tư liệu, xử lí tư liệu -Nhóm trưởng báo cáo GV - GV nhận bản phân công và góp ý - GV chỉnh sửa về nội dung cần đạt và hình thức sản phẩm - GV góp ý về tư liệu và điều chỉnh ý thức của HS Tiết 2 HS hoàn thiện sản phẩm và nộp sản phẩm cho GV - HS nhận góp ý của GV, điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm GV nhận sản phẩm từ HS và chấm dựa trên phiếu đánh giá sản phẩm - Hoàn thiện sản phẩm Tiết 3 - HS thuyết trình sản phẩm -Trưng bày các sản phẩm học tập - GV tổng kết, đánh giá: + Nhận xét về nội dung + Nhận xét về sản phẩm + Rút kinh nghiệm dự án học tập + Cho điểm. + Thông báo điểm đến các nhóm HS IV. Kiểm tra đánh giá 1.Yêu cầu cần đạt về nội dung Nhiệm vụ học tập Nội dung cần đạt 1. Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo và Văn học, giáo dục. + Tư tưởng tôn giáo - Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử - Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền nhiều, sư sãi đông. - Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân. + Giáo dục - 1075 xây dựng Văn Miếu - 1484 dựng bia Tiến sĩ - Giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển + Văn học - Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ. - Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. - Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương 2.Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học - kĩ thuật. Nghệ thuật + Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. + Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng. + Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống. + Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển. + Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do Nhiệm vụ học tập Nội dung cần đạt hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời. HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XV - XIX trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo và Văn học, giáo dục. + Tư tưởng tôn giáo - Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần. - Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt → Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. + Giáo dục - Giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển. - Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng. - Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. - Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống. - Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. + Văn học - Nho giáo suy thoái → Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước - Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan - Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian. - Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến. HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương Nêu được thành tựu cơ bản của văn hóa + Nghệ thuật - Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. Nhiệm vụ học tập Nội dung cần đạt Đại Việt từ thế kỉ XV - XIX trên các lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học - kĩ thuật. - Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương. + Về khoa học: Đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển. + Về kĩ thuật: - Đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. - Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời. HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương 2. Dự kiến sản phẩm học tập HS được tự chọn hình thức sản phẩm, như: + Tranh vẽ: Poster, Áp-phich, Tờ rơi, Tranh biếm họa, Tranh cổ động + Phim ảnh/ video: Bản tin, PP. + Tập san 3.Tiêu chí đánh giá dự án PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (Dành cho nhóm trưởng) Họ và tên:..; Nhóm:. Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm cho Tham gia vào các buổi họp trực tuyến thực hiện dự án 20 Tham gia đóng góp ý kiến 20 Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng thời hạn 20 Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng 20 Ý tưởng có giá trị và hợp tác hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm 20 Tổng 100 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM (Dành cho giáo viên) Tên nhóm được đánh giá: . Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm GV đánh giá 1. Nội dung Nội dung chính xác, đầy đủ theo yêu cầu 20 Kiến thức đúng 20 Điểm 40 2. Bố cục trình bày Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi 5 Nền chữ và kích thước dễ nhìn 5 Hình ảnh hấp dẫn, sinh động, chính xác với nội dung 5 Chính tả, văn phạm 5 Điểm 20 3. Tài liệu thể hiện sản phẩm Phong phú, phù hợp 25 Khá đầy đủ 20 Thiếu sự tìm tòi và xử lí sản phẩm 15 Điểm 25 4.Tính độc đáo, sán g tạo Tính độc đáo, sáng tạo cao 15 Tính độc đáo, sáng tạo chưa cao 10 Điểm 15 TỔNG ĐIỂM 100 Điểm kết luận của mỗi HS tính theo công thức: Điểm nhóm đánh giá + điểm GV đánh giá V. Củng cố bài học và dặn dò - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 25. PHỤ LỤC 8. ĐỀ KIỂM TRA BÀI 11 “TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI” Thời gian làm bài: 15 phút Họ và tên:.Lớp. Điểm: Đề bài: Câu 1 (6.0 điểm): Em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu thế kỉ XV - XVI. Câu 2 (4.0 điểm): Đánh giá tác động của các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu thế kỉ XV - XV PHỤ LỤC 9. ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: HÀNH TRÌNH QUA MIỀN VĂN HÓA THỜI GIAN: 15 PHÚT Câu 1. Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo Câu 2. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ XII B. Thế kỉ XIII C. Thế kỉ XIV D. Thế kỉ XV Câu 3. Ý nào không chính xác về biểu hiện đạo Phật luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời Lý - Trần? A. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước B. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng C. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật D. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật, đã góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô tượng Câu 4. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ? A. Thế kỉ XI - triều Lý B. Thế kỉ X - triều Tiền Lê C. Thế kỉ XV - triều Lê sơ D. Thế kỉ XIV - triều Trần Câu 5. Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, ra đời từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XV gắn liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn là A. Văn học mang tư tưởng Phật giáo B. Văn học chữ Hán C. Văn học chữ Nôm D. Văn học dân gian Câu 6. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới A. Kinh thành Thăng Long B. Hoàng thành Thăng Long C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) D. Kinh thành Huế Câu 7. Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu là A. Hồ Nguyên Trừng B. Trần Hưng Đạo C. Hồ Quý Ly D. Hồ Hán Thương Câu 8. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Phật giáo D. Thiên Chúa giáo Câu 9. Cơ sở khẳng định trong các thế kỉ XVI - XVIII, Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước là A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông C. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi D. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo Câu 10. Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thời gian nào và có đặc điểm gì? A. Từ thế kỉ XVI - theo mẫu chữ Nôm B. Từ giữa thế kỉ XVII - theo mẫu tự Latinh C. Từ thế kỉ XVIII - theo mẫu chữ tượng hình D. Từ đầu thế kỉ XX - theo mẫu chữ tượng ý Câu 11. Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII chủ yếu là A. Các môn khoa học B. Các môn khoa học tự nhiên C. Giáo lí Nho giáo D. Giáo lí Phật giáo Câu 12. Khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVI - XVIII không có điều kiện phát triển chủ yếu là do A. Thiếu sách vở B. Những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời C. Không được ứng dụng vào thực tế D. Trong chương trình thi cử không có các môn khoa học tự nhiên Câu 13. Bộ quốc sử tiêu biểu của Việt Nam thời phong kiến là A. Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương B. Ô châu cận lục của Dương Văn An C. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn D. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên Câu 14. Nét nổi bật về tình hình kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII là A. Nhiều thành tựu kĩ thuật được du nhập từ phương Tây B. Tiếp cận được với sự phát triển của kĩ thuật thế giới C. Được du nhập từ phương Tây nhưng vì nhiều lí do nên không có đk phát triển D. Quá lạc hậu so với sự phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới Câu 15: Vào thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển rực rỡ, nội dung chủ yếu là A. Ca ngợi quê hương đất nước phát triển, giàu mạnh. B. Nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm. C. Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam. D. Đề cao nền giáo dục Nho học. PHỤ LỤC 10. PHIẾU PHẢN HỒI Ý KIẾN HỌC SINH SAU GIỜ HỌC Xin em vui lòng cho biết các thông tin sau: - Họ và tên:. - Lớp. - Trường THPTTỉnh/TP Câu 1: Cảm xúc của em về tiết học Lịch sử hôm nay Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Câu 2: Hãy chọn mốc để tự đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức bài học hôm nay của em theo thang điểm 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Câu 3: Trong giờ học này em được phát triển năng lực nào của bản thân ( đánh dấu x vào các lựa chọn) STT Năng lực Lựa chọn 1 Năng lực tự học 2 Năng lực giải quyết vấn đề 3 Năng lực sáng tạo 4 Năng lực giao tiếp 5 Năng lực hợp tác theo nhóm 6 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin 7 Năng lực sử dụng ngôn ngữ 8 Năng lực tìm hiểu lịch sử 9 Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử 10 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn Xin trân trọng cảm ơn và chúc em học tập hiệu quả! PL 11. HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH Học sinh Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành ( Hà Nội) học tập trải nghiệm chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa” tại khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng) Học sinh Trường THPT Lê Quí Đôn (Hà Nội) và Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành ( Hà Nội) thuyết trình sản phẩm học tập trong giờ thực nghiệm sư phạm Học sinh Trường THPT Cầm Bá Thước ( Thanh Hóa) và HS Trường THPT Mông Dương ( Quảng Ninh) trong giờ thực nghiệm sư phạm Học sinh học tập môn Lịch sử thông qua trò chơi “Rung chuông vàng” và trang trí hoa văn Trống đồng Đông Sơn trên đồ sơn mài (giờ học tại Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dung_phuong_phap_day_hoc_mon_lich_su_o_truong_tr.pdf
  • pdfSUMMARY OF SIGNIFICANT CONCLUSIONS IN DOCTORAL_LE THI THU.pdf
  • pdfThong tin tom tat ve nhung diem moi cua LA _LE THI THU.pdf
  • pdfTOM TẮT_TIENG ANH _LE THI THU.pdf
  • pdfTOM TAT_TIENG VET_LÊ THỊ THU.pdf
Tài liệu liên quan