Luận án Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu khoa học của tôi được thực hiện dưới sự chỉ bảo của người hướng dẫn khoa học. Các trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Chiến LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn Học Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh và TS Nguyễn Hữu Mùi, cùng các thầy các cô đ

doc152 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các nhà nghiên cứu, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành luận án này. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT. TP Tác phẩm MS Mã số BT BTLSVN Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam TK Thế kỷ (theo ký hiệu số La Mã) H TPHCM Nxb Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ TK XV đến TK XIX, các triều đại phong kiến ở Việt Nam thay nhau lên nắm quyền. Mỗi triều đại mới xuất hiện kéo theo sự xuất hiện của các vật dụng gốm sứ mang phong cách riêng của triều đại đó. Vì thế, cổ vật nói chung và gốm sứ cổ nói riêng đã trở thành tấm gương phản chiếu từng giai đoạn lịch sử. Việc minh chứng cho mỗi giai đoạn lịch sử thông qua gốm sứ đòi hỏi chúng ta phải nắm được niên đại của cổ vật đó, có nghĩa cổ vật được minh chứng phải phù hợp với giai đoạn lịch sử được xem xét. Có nhiều cách để chúng ta tìm ra niên đại thực của cổ vật, một trong những cách xác định niên đại được coi là nhanh và chính xác nhất là thông qua văn tự ghi niên đại trên cổ vật đó. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu cổ vật (đặc biệt là nghiên cứu gốm sứ cổ) thường tìm hiểu chất liệu, hoa văn, điển tích; một số ít thông qua văn tự Hán Nôm để lý giải cụ thể hơn những điển tích trên cổ vật mà chưa lấy văn tự Hán Nôm làm chủ thể chính trong công tác nghiên cứu so sánh, cũng như nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt thông qua gốm sứ. Chất liệu gốm xuất hiện trên thế giới từ rất sớm, ở Việt Nam cũng có niên đại trên 2000 năm. Văn tự trên gốm sứ Việt Nam theo một số nhà nghiên cứu xuất hiện vào năm 149. Bởi vì, các nhà nghiên cứu căn cứ vào bộ sưu tầm của Clément Huet tại bảo tàng Hoàng gia Bỉ về nghệ thuật và lịch sử thấy có một bình gốm tráng men vàng nhạt khắc 11 chữ theo hàng dọc với nội dung như sau: 建和三年闰月廿日李氏作 (Kiến Hòa tam niên nhuận nguyệt trấp nhập Lý thị tác) có nghĩa “Người họ Lý làm vào ngày 20, tháng nhuận, năm Kiến Hòa thứ 3” Kiến Hòa năm thứ 3: nhà Hậu Hán đời vua Đông Hán Hoàn Đế (năm 149). . Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, văn tự trên gốm Việt Nam xuất hiện muộn hơn. Nhưng có thể khẳng định, đến TK thứ X, đồ gốm tráng men ở Việt Nam đã xuất hiện văn tự Hán; thời kỳ này văn tự không phổ biến trên toàn bộ sản phẩm gốm mà chỉ được thể hiện trên một số sản phẩm gốm chuyên biệt. Sang đến TK XV, gốm Việt Nam đã có những bước phát triển khá toàn diện; các dòng gốm tráng men xuất hiện có độ bóng tương đối đều và bền hơn những sản phẩm gốm tráng men thiếu kỹ thuật trước đây, văn tự cũng được thể hiện nhiều và có tính liên tục. Từ TK XV đến TK XIX, văn tự Hán Nôm đã xuất hiện thành hệ thống trên đồ gốm sứ, chính vì lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Trải qua thời gian, cùng những biến động của lịch sử, tự nhiên, xã hội, cổ vật gốm sứ ở Việt Nam ngày bị mai một, nhưng cũng ngày càng khẳng định được giá trị tư liệu lịch sử trong đó. Tuy nhiên, rất ít nhà nghiên cứu lịch sử, cổ vật, Hán Nôm đi vào tập hợp có hệ thống những văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm sứ Việt Nam TK XV - XIX. Qua đó, xây dựng nên hệ thống mang tính phổ quát nhất những vấn đề về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ trong mỗi giai đoạn. Văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ là một trong những tư liệu quan trọng để minh chứng cho một nền văn hoá hay một nền văn minh nào đó. Thông qua văn tự Hán Nôm, chúng ta còn biết về lịch sử các làng nghề, lịch sử về thương mại, ngoại giao, v.v Nhất là những tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu có nhiều dị bản được đề vịnh thì càng có giá trị trong việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ sẽ mở cho chúng ta con đường tiến tới xây dựng và phát triển hệ thống những quan điểm trong nghiên cứu bút tích trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Văn tự trên gốm sứ Việt Nam xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chúng có sự giao thoa với cách thức chế tác gốm sứ Trung Quốc. Vì vậy, khi phân định gốm sứ, thể thức văn tự, không ít nhà nghiên cứu đã đánh đồng sứ Việt Nam và sứ Trung Quốc, nhất là gốm sứ giữa TK XVIII đến đầu XIX. Vì thế, thông qua văn tự sẽ giúp việc phân định sứ Việt Nam và sứ Trung Quốc rõ ràng hơn. Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều văn tự đề vịnh trên đồ gốm sứ cổ có giá trị văn bản học ở Việt Nam đang bị lãng quyên, hoặc chưa được đánh giá đúng mực bằng giá trị vật chất do cổ vật mang lại. Do đó, hiện tượng chảy máu cổ vật diễn ra khá nhiều, đồng nghĩa văn tự Hán Nôm trên cổ vật có giá trị lịch sử, văn học, bút tích học cũng mai một theo. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, cổ vật nói chung, gốm sứ cổ ở Việt Nam nói riêng dần được bảo lưu và gìn giữ. Bên cạnh đó, trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu về văn tự Hán Nôm. Nhưng nhiều cổ vật có văn tự Hán Nôm chưa được nghiên cứu, giải mã một cách hệ thống. Từ những thực tiễn nêu trên, đồng thời để triển khai có hiệu quả mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá trong các chương trình hành động của Đảng và Nhà nước; thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX”. Để làm nổi bật giá trị của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ Việt Nam, đòi hỏi chúng ta cần có phương hướng, giải pháp phù hợp, khoa học và cụ thể đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị còn tiềm ẩn thông qua văn tự Hán Nôm trên gốm sứ. Từ đó, xây dựng nên hệ thống văn tự Hán Nôm cốt lõi nhất trên đồ gốm sứ cổ. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ đầu TK XX, công việc nghiên cứu và sưu tầm những đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự Hán Nôm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, việc nghiên cứu và công bố về đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự đã đạt được nhiều thành tựu. Có thể thấy, quá trình nghiên cứu đã trải qua các thời kỳ sau: - Thời kỳ thứ nhất: Từ đầu TK XX đến 1945. - Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1945 đến 1975. - Thời kỳ thứ ba: Từ năm 1975 đến nay. Trong mỗi thời kỳ các nhà nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ đã có những đóng góp nhất định. Thời kỳ thứ nhất, các chuyên gia của Viện Viễn đông Bác đã cổ tổ chức nhiều đợt nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo về cổ vật Việt Nam; nhưng chưa có công trình nào mang tính tập hợp về văn tự Hán Nôm, văn tự Hán Nôm chỉ được ghi chép lẻ tẻ trong một số công trình biên khảo, giới thiệu về cổ vật nói chung. Thời kỳ thứ 2, các nhà khoa học tại Viện Viễn Đông Bác cổ ở Việt Nam đã hợp tác với chính phủ các quốc gia cũng như với các nhà khoa học bản địa để theo đuổi những công trình ở Đông Nam Á: nghiên cứu về Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, dân tộc học, v.v Thời kỳ này, các học giả trong nước đã có nhiều công trình xuất bản có liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ chưa phát triển một cách xứng tầm như tư liệu vốn có. Thời kỳ thứ ba, các bảo tàng ở Hà Nội và các bảo tàng địa phương, như: Hải Phòng, Nam Định, Mỹ thuật cung đình Huế, v.v cũng đã từng bước hoàn thiện hồ sơ hiện vật. Những phát hiện cùng kết quả nghiên cứu mới về đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành. Trong khoảng thời gian đầu, các công trình thường mang tính điều tra, các đề tài nghiên cứu còn rất hạn hẹp. Sau này, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam được phát triển và hệ thống lại mang tính khoa học hơn rất nhiều. Để hiểu rõ và cụ thể hơn về lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ trình bầy rõ hơn ở Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX và các đối tượng liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đầu tiên, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX về nguồn gốc, đặc trưng đến nội dung được phản ánh qua các nguồn tư liệu tại một số bảo tàng trong và ngoài nước; một số bộ sưu tầm tư nhân uy tín, một số trang web chuyên về cổ vật. Qua đó, khảo tả đặc điểm văn tự, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một số dòng gốm sứ có giá trị thông qua những ghi chép Hán Nôm. Thông qua, nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, góp phần nhận diện giá trị văn hoá, lịch sử, văn học. Phân loại, giới thiệu, dịch thuật và tiến tới nắm được nội dung và đặc trưng cơ bản của hệ thống văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Qua đó, góp phần vào nghiên cứu làng nghề, phát triển du lịch, giáo dục văn hóa địa phương. Cũng như giúp hiểu rõ hơn đời sống tín ngưỡng của từng giai đoạn lịch sử, từng vùng đất, bổ sung vào hệ thống tư liệu lịch sử thành văn của dân tộc. Bước đầu đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn tự trên đồ gốm sứ cổ Việt Nam. Thông qua văn tự Hán Nôm để phân định đồ gốm sứ cổ và đặc trưng của văn tự trên từng dòng gốm sứ, đây là một khoảng trống cần được bổ khuyết. Do đó, công việc của chúng tôi cũng nhằm sâu chuỗi lại hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm sứ và bước đầu đưa ra những đặc trưng chung nhất của văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ, cũng như đặc trưng riêng biệt của từng kiểu văn tự Hán Nôm trên các dòng gốm sứ ấy. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về kế thừa vốn văn hoá truyền thống, vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá dân tộc. Kế thừa thành tựu các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được công bố và liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp điền dã, phân tích, tổng hợp. Phương pháp khảo sát, miêu tả, so sánh, đối chiếu. Phương pháp văn bản học Hán Nôm. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng học, Sử học, Văn hóa học, v.v... 5. Đóng góp mới của đề tài Đề tài giải quyết những vấn đề về văn hóa thông qua hệ thống văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, đồng thời đưa ra lý thuyết về cách định danh cho từng loại hình văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Qua đề tài góp phần nhận diện những giá trị tiềm ẩn của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, làm sáng tỏ thêm những vấn đề lịch sử, văn hóa, văn học, v.v Giải quyết những vấn đề liên quan đến tác giả tạo tác gốm sứ, tác giả và tác phẩm văn học cũng như một số nội dung còn tranh luận thông qua văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, qua đó xây dựng nguồn tư liệu có giá trị xác thực. Hệ thống lại nội dung văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ, định danh và khu biệt hóa từng loại hình văn tự trên từng dòng sản phẩm gốm sứ từ TK XV đến TK XIX. Giúp phân biệt tính thật, giả của gốm sứ cổ thông qua hệ thống văn tự Hán Nôm. Đưa ra hệ thống lý thuyết về đặc trưng hình thức văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Bước đầu xây dựng lý thuyết cho việc nghiên cứu thể thơ Thần trí, nhất là trên đồ gốm sứ. Đề tài làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong cùng lĩnh vực nghiên cứu gốm sứ cổ, thông qua đó có thể là cuốn cẩm nang cho những người tìm hiểu đồ cổ, nhất là đồ gốm sứ cổ trong việc đối chiếu nội dung, hình thức, đặc điểm của văn tự trên các hiện vật cùng loại. 6. Bố cục nội dung Ngoài phần mở đầu như vừa nêu trên đề tài sẽ được triển khai thành bốn chương chính, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương 2: Những đặc trưng về hình thức của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương 3: Những đặc trưng về nội dung của văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Chương 4: Một số vấn đề về tác giả, tác phẩm và thể thơ Thần trí trên gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN TỰ HÁN NÔM TRÊN ĐỒ GỐM SỨ VIỆT NAM TỪ TK XV ĐẾN TK XIX Việc sưu tầm và nghiên cứu những đồ gốm Việt Nam có văn tự được các nhà nghiên cứu bắt đầu từ những năm đầu TK XX; cho đến nay, công tác nghiên cứu và công bố về đồ gốm sứ Việt Nam có văn tự đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Kế tục những thành tựu đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các khoảng trống liên quan đến văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX trong khả năng và nguồn tư liệu mà chúng tôi sưu tầm, tổng hợp được. 1.1. Các nghiên cứu đã được xuất bản chính thức Nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ cổ Việt Nam có bước đi song hành với nghiên cứu văn tự trên gốm sứ cổ Trung Quốc. Có nghĩa là, khi nghiên cứu văn tự Hán Nôm, các nhà nghiên cứu cũng phân theo các dạng thức như: thể loại, ngữ nghĩa, cách viết, cách trình bày, v.v Đã có nhiều công trình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ xuất hiện, mỗi một giai đoạn, các tác giả lại nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, những đóng góp của các công trình vào hệ thống nghiên cứu tư liệu Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam rất đáng trân trọng, thậm chí có những tác phẩm bước đầu chỉ mang tính giới thiệu và dịch thuật đơn giản nhưng cũng mang đến một cách nhìn nhận mới cho hệ thống tư liệu Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam giai đoạn đó. 1.1.1. Công trình xuất bản từ đầu TK XX đến trước năm 1945 Giai đoạn từ đầu TK XX đến trước năm 1945, các chuyên gia của Viện Viễn đông Bác cổ đã tổ chức nhiều đợt nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo cổ vật Việt Nam, nhưng chưa có công trình nào mang tính tập hợp về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ, văn tự Hán Nôm chỉ được ghi chép lẻ tẻ trong một số công trình biên khảo, giới thiệu về cổ vật nói chung. Những năm 30 của TK XX, các học giả phương Tây đã chú ý đến gốm sứ Việt Nam và họ bước đầu nghiên cứu các sản phẩm gốm sứ này. Thời gian đó, họ vẫn quen với tên gọi gốm An Nam hoặc gốm Thanh Hóa. Các tác giả tiêu biểu, xuất bản những tác phẩm công bố về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam có thể kể đến: Louis Chochod, ông là người nước ngoài đầu tiên nghiên cứu gốm sứ Việt Nam và đề cập đến văn tự Hán Nôm, tháng 12 năm 1909 ông đã công bố chuyên khảo La question de la céramique en Annam et les Bleus de Hué trên Bulletin du Comité de l’Asie France, Sài Gòn 12-1909. Năm 1943, tác giả lại công bố tác phẩm Hué-La Mystérieuse, xuất bản ở Paris.  Người tiếp theo có nói đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt nam có thể kể đến linh mục kiêm học giả người pháp là L.Cadière. Năm 1914, ông đã cho xuất bản cuốn Le Bulletin des Amis du Vieux Hué có đề cập đến niên hiệu Minh Mạng trên các sản phẩm sứ. Trong tác phẩm này, tác giả viết “Người ta đã gặp ở Huế những đồ sứ () và được ghi thêm dưới đáy hiệu đề thuộc triều vua Minh Mạng”. Năm 1929, một tác giả người Pháp trong Tập san Đô thành hiếu cổ cũng đã đề cập đến những câu thơ Nôm trên sứ triều Nguyễn của Việt Nam. Ông này đã dẫn lời ông Hồ Đắc Khải, một quan chức cao cấp của triều Nguyễn thuở ấy cho biết tác giả hai câu thơ Nôm trên đĩa trà mai hạc là Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính, con trai của vua Gia Long. Sau này, những bài viết mang tính chuyên khảo trong Tập san Đô thành hiếu cổ đã được tập hợp và in thành bộ sách Những người bạn Cố Đô. Trong Những người bạn Cố Đô có khá nhiều bài viết đề cập đến văn tự Hán Nôm trên những cổ vật gốm sứ của Việt Nam, vì thế chúng tôi không giới thiệu chi tiết từng bài mà chỉ giới thiệu tác phẩm này để chúng ta cùng nhau tham khảo. Khoảng năm 1933 – 1934, Hobson R.L đã công bố mười ba văn tự trên “lọ sứ An Nam” ở Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau này, có đến 30 công trình, tài liệu tiếp tục đề cập đến mười ba chữ trên lọ sứ Topkapi. Mười ba chữ là: 大和八年南策州匠人裴氏戲筆 (Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu tượng nhân, Bùi Thị Hý bút). Hobson R.L viết: “Trên vai lọ có chữ, đọc từ trái qua phải, là người thợ thủ công (workman, đàn ông), họ Chuang (Trương) ở châu Nan Ts’e (Nam Sách), vẽ chơi vào năm Ta Ho (Đại Hòa) thứ 8 (1450). Chữ viết không thật văn hoa, chỉ là một niên hiệu ứng với niên đại này và đọc là T’ai Ho (Thái Hòa), niên hiệu của một ông vua An Nam (1443 -1454) viết chữ Ta thay cho chữ T’ai là rất thông thường Niên hiệu Thái Hòa hay Đại Hòa đều được hiểu là niên hiệu của vua Lê Nhân Tông (1443-1453). Khi viết niên hiệu này, trên một số tiền xu, cổ vật gốm sứ vẫn dùng chữ Thái 太 bằng cách viết chữ Đại 大. Ngoài vua Lê Nhân Tông thì vua Lê Thái Tông (1440-1442) cũng có niên hiệu được thể hiện kiểu như vậy, đó là niên hiệu Đại (Thái) Bảo. . Và việc Nan Ts’e - chou (Nam Sách châu) nằm ở An Nam làm cho cách hiểu trên là đúng. Như vậy, chúng ta có một mẫu vật tuyệt vời của gốm men lam An Nam, chắc chắn là do một người thợ thủ công (đàn ông) Trung Quốc làm và với niên đại chỉ ít năm sau đời vua Hsoan Te”. Người tiếp theo là Janse O, tác giả đã thông báo về chữ Nho ở đáy của một số hiện vật đào được ở Thanh Hóa từ năm 1934 đến 1939. Trong một bài viết của mình, Prior R đã dẫn ra căn cứ trên. Năm 1938, Cl. Huet đã mang về nước Bỉ hàng ngàn cổ vật Việt Nam. Đến năm 1942, ông cho ra mắt một chuyên khảo về gốm Thổ Hà và Bát Tràng và có nhắc đến những văn tự Hán Nôm trên các sản phẩm gốm này. Trong chuyên khảo Cl. Huet, cho biết: “Một lư hương nhỏ, tròn có mang một văn tự về niên đại sản xuất và mục đích sử dụng; văn tự này rất có ích cho việc xác định những món đồ cùng loại” Năm 1943, Bùi Thế Mỹ trong tập san của Hội khuyến học Nam Kỳ đã viết về những câu thơ Nôm trên một bộ trà và cho đó là câu thơ Nôm do Nguyễn Du đề vịnh khi đi sứ. Bùi Thế Mỹ viết: “Tương tuyền lúc Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc, có đến thăm một lò chế tác đồ sứ, gặp dịp người ta đang làm một bộ đồ trà, vẽ kiểu Mai hạc. Chủ lò nhã ý mời quan chánh sứ An Nam phẩm đề một đôi câu thơ lên món đồ. Nguyễn Du đã dùng chữ Nôm của nước nhà mà đề rằng: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ hạc là người quen”. Năm 1944, tác giả Vương Hồng Sển cũng đã viết bài Les Bleus de Hué à décor Mai Hac đăng trên Bulletin de la Société des études Indochinoises (BSEI). Tác giả đã khẳng định câu thơ Nôm trên bộ trà mai hạc là của đại thi hào Nguyễn Du. Năm 1944, L.Bezacier công bố chuyên đề Khái luận về nghệ thuật An Nam (Essais sur L’art Annamite, Ha Noi). Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên hiện vật gốm sứ trong các công trình, bài viết vừa nêu mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát, giới thiệu lẻ tẻ từng hiện vật có văn tự, chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, hoặc khái quát đặc điểm văn tự Hán Nôm. Qua tham khảo tài liệu, bước đầu chúng tôi nhận thấy, nội dung ghi chép, mô tả, phiên âm văn tự có sự sai khác so với nội dung văn tự trên sản phẩm gốm sứ và các tác giả thường đưa ra những kiến giải mang tính chủ quan. 1.1.2. Công trình xuất bản từ năm 1945 đến năm 1975 Năm 1945, đánh dấu cho sự mở đầu một giai đoạn mới trong nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ ở Việt Nam, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Mặc dù còn chiến tranh, nhưng các nhà khoa học tại Viện Viễn Đông Bác cổ ở Việt Nam đã hợp tác với chính phủ các quốc gia mới thành lập cũng như với các nhà khoa học bản địa để theo đuổi những công trình ở Đông Nam Á: nghiên cứu về Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, dân tộc học, v.v Các cuộc khai quật khảo cổ và nghiên cứu khảo cổ học, văn tự Hán Nôm vẫn được tiếp tục và trên một tầm cao mới. Tác phẩm trong giai đoạn này đã xuất hiện nhiều đại diện các nhà nghiên cứu bản địa, một trong những người như thế có thể kể đến nhà văn hóa, học giả, kiêm nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Vương Hồng Sển. Vương Hồng Sển (1902-1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng TK XVII - XIX. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao. Nhưng một người mà giới nghiên cứu và sưu tầm cổ vật ít khi biết danh tính là ông Dương Minh Thới, ông không chỉ là nhà sưu tầm những đồ cổ đẹp và hiếm, mà ông còn là một học giả, ông tìm những vật với đặc điểm Nho giáo thể hiện trên họa tiết: bài thơ, tranh vẽ liên quan với một truyền thuyết hoặc một sự tích Hán-Việt. Tháng 8 năm 1948, ông đã viết bài Les vieilles porcelaines de Chine et les vieux bleus de Huế đăng trên báo Education. Trong bài viết, ông yêu cầu chính phủ Pháp thành lập Bảo tàng men lam: “Người du khách đến xem có thể biểu tượng đời sống người Việt. Còn học trò Việt đến xem khi nhìn các hình vẽ trên đồ sứ có thể hiểu các tích trong văn học Việt Nam”. Khoảng từ 1950 đến 1975, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam có bước phát triển hơn trước, nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, mà chỉ thông qua các cuộc khai quật khảo cổ, khi xuất hiện những hiện vật có văn tự Hán Nôm mới được chú ý. Năm 1952, hai tác giả H.Parmenier và R.Mercier công bố Những thành phần kiến trúc cổ ở miền Bắc Việt Nam (E’lements anciens d’architectures au Nord Vietnam, BEFEO, T.XIX, 1952) Với học giả Vương Hồng Sển thì từ năm 1950 đến năm 1972 ông đã giới thiệu một số bài viết và các tác phẩm có đề cập đến văn tự Hán Nôm trên sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Quốc cùng những kiến giải về lịch sử, niên đại, nước men, màu chàm, văn tự trên đồ gốm sứ cổ, v.v Sau này, giới nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều từ những kiến giải của ông, các công trình đó là: - La chique de bétel et les pots à chaux anciens du Viet-nam (1950) - Thú chơi cổ ngoạn (1971) - Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972)  - Cảnh Đức trấn đào lục (1972) - Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972) Nếu Vương Hồng Sển được biết đến như một nhà nghiên cứu, học giả bản địa có nhiều đóng góp nhất trong việc nghiên cứu cổ vật trong những giai đoạn đầu của TK XX, thì trong khoảng thời gian trước năm 1975 cũng đã xuất hiện một vài gương mặt nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cổ, tiêu biểu như Trương Cam Vinh, Trần Thanh Đạm, v.v Năm 1960, trên Văn hóa nguyệt san, số 52, Trần Thanh Đạm đã viết bài Ấm chén và đồ xưa. Đây là một bài viết mang tính chuyên khảo về thú thưởng trà và chơi trà cụ. Thú đó được xem như một thú chơi tao nhã của giới quý tộc. Bên cạnh đó, việc thưởng thơ trên các bộ trà cụ cũng là một lạc thú của các tao nhân, mặc khách tự cổ chí kim. Năm 1962, cũng trên Văn hóa nguyệt san trong số 73, trang 880 – 896 Trương Cam Vinh đã viết bài về Chơi đồ cổ và chơi cổ đồ. Năm 1970, tác giả Nguyễn Phi Hoanh đã xuất bản cuốn sách nghiên cứu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập hợp được một số cổ vật trong giai đoạn từ TK XV đến TK XIX có xuất hiện văn tự Hán Nôm và giành một chương riêng cho đồ sành Bát Tràng. Khoảng những năm từ 1945 đến 1975, việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam có bước phát triển hơn trước nhưng vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và dịch thuật mang tính ước đoán về văn tự Hán Nôm chứ chưa được hệ thống một cách khoa học. Một phần lý do có thể do cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến việc thu thập tài liệu khó khăn, nên việc sưu tầm, nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cũng chưa được phát triển một cách xứng tầm. 1.1.3. Công trình xuất bản từ năm 1975 đến nay Sau giải phóng miền Nam, non sông thu về một mối, việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực khảo cổ nói chung và văn tự Hán Nôm trên gốm sứ nói riêng được đẩy mạnh nhưng chủ yếu do các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành. Tuy vậy, trong khoảng thời gian đầu, công việc này vẫn chỉ là những điều tra, sưu tầm cổ vật có văn tự Hán Nôm; nói chung các mảng, các đề tài nghiên cứu còn rất hạn hẹp. Chúng ta chưa có ý niệm gì về việc phân chia văn tự, đặc điểm, dịch thuật, v.v Sau này, việc nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam được phát triển và hệ thống lại mang tính khoa học hơn rất nhiều. Trong giai đoạn đầu, một số công trình nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam xuất hiện có thể kể đến. Năm 1975, cuốn Chạm khắc cổ Việt Nam qua các bản dập do Viện Mỹ thuật xuất bản có giới thiệu văn tự trên chân đèn gốm sản xuất năm Sùng Khang thứ 10 (1577), đời vua Mạc Mậu Hợp. Trong những năm đầu sau khi giải phóng miền Nam, các bài viết lẻ tẻ về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ cũng xuất hiện. Năm 1976, Dean F. Frasché đã viết Southeast Asian Ceramics. Ninth through seventeenth centuries và có đề cập một cách sơ lược nhất về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam. Năm 1977, Brown R.M đã nghiên cứu lại văn tự Hán Nôm trên lọ sứ Topkapi một cách chi tiết, có phương pháp cụ thể và mang tính khoa học hơn nhưng vẫn thiếu về quan điểm lịch sử và tài liệu dẫn chứng. Tuy nhiên thời gian này, thế mạnh nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX không còn là của các tác giả nước ngoài, mà các nhà nghiên cứu trong nước đã khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực nghiên cứu văn tự Hán Nôm này. Một vài tác giả, chúng ta có thể kể đến như: Học giả Vương Hồng Sển đã công bố: Những đồ sứ do đi sứ mang về, Nxb Mỹ Thuật, 1993; Sổ tay của người chơi cổ ngoạn, Nxb Mỹ Thuật, 1994; Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn, Nxb Mỹ Thuật, 1993; Những đồ sứ khác quan dụng, ngự dụng, Nxb Mỹ Thuật, 1993; Khảo về đồ sứ men lam Huế, Nxb Mỹ thuật, 1994. Sau học giả Vương Hồng Sển có thể kể đến nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Đình Chiến là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, tính khoa học cao. Những tác phẩm đầu tiên ông nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ được tác giả giới thiệu như sau: “Đồ gốm Việt Nam có minh văn đã được chúng tôi tập trung nghiên cứu và công bố từ năm 1986, trong số Thông báo khoa học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Nguyễn Đình Chiến, 1986: 125-133). Năm 1991, trong Hội nghị thông báo khảo cổ học, chúng tôi tập trung giới thiệu về 2 tác giả làm gốm ở Bát Tràng dưới triều Mạc là Đỗ Phủ và Đỗ Xuân Vi (Nguyễn Đình Chiến, 1991a: 136-137). Cùng năm đó, trên tạp chí Khảo cổ học, chúng tôi giới thiệu về nhóm đồ gốm chế tạo dưới triều Mạc của tác giả Đặng Huyền Thông (Nguyễn Đình Chiến, 1991b: 55-56). Năm sau, cùng Trịnh Căn, chúng tôi có thêm tài liệu công bố về tác phẩm gốm của Đặng Huyền Thông (Nguyễn Đình Chiến-Trịnh Căn, 1992: 272-273)”. Tuy nhiên, công trình có tính chuyên sâu của Nguyễn Đình Chiến là: Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn TK XV - XIX, do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1999. Đây là cuốn sách được tác giả biên soạn trên cơ sở nâng cao công trình luận án Tiến sĩ của ông bảo vệ thành công năm 1996. Cuốn sách đã tập hợp và trình bày các loại hình, kiểu dáng, mầu men, đề tài trang trí của sưu tập 132 đồ gốm có văn tự. Đặc biệt, nội dung văn tự phong phú của đồ gốm từ TK XV đến TK XIX đã phản ánh nhiều vấn đề về lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, phật giáo Việt Nam. Với một hệ thống niên đại tuyệt đối thông qua văn tự. Sau đó là Tàu cổ Cà Mau được Sở Văn hóa Thông tin Cà Mau xuất bản năm 2002. Cùng với tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Chiến đã công bố Gốm Bát Tràng TK XIV - XIX, Nxb Thế giới ấn hành năm 1995. Sách do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam Trường Đại học KHXH và Nhân văn quốc gia, tổ chức biên soạn và xuất bản nhằm giới thiệu một cách có hệ thống về gốm Bát Tràng TK XIV - XIX, trên cơ sở tư liệu lịch sử, tư liệu điền dã và chủ yếu là sưu tập gốm Bát Tràng đang được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng quốc gia, bảo tàng ở các địa phương khác và bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân. Cuốn sách đã giới thiệu lịch sử làng gốm Bát Tràng, qui trình sản xuất và loại hình của đồ gốm Bát Tràng; cùng với việc giới thiệu 254 ảnh hiện vật, những bài minh trên gốm và nhiều bản vẽ, bản dập. Sau này, các bài chuyên khảo về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ đã rộng và sâu hơn. Các tác giả chuyên sâu về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm ngoài Nguyễn Đình Chiến, có thể kể đến Phạm Quốc Quân. Hai tác giả có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu cổ vật, hai ông cùng viết, 2000 năm gốm Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 2005. Riêng về gốm Chu Đậu thì Tăng Bá Hoành được đánh giá cao khi công bố tác phẩm Gốm Chu Đậu, Bảo tàng Hải Dương ấn hành năm 1999. Hà Văn Tấn (chủ biên) Khảo cổ học Việt Nam, Tập III, Khảo cổ học lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2002. Lưu Trần Tiêu, Đặng Văn Bài và Nguyễn Đình Chiến có tác phẩm Cổ vật Việt Nam, Nxb VHTT, 2002; tác giả Trần Khánh Chương có Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, Nxb Mỹ Thuật, 2001; Bùi Minh Trí và Kerry Long có Gốm hoa lam Việt Nam, Nxb KHXH, 2001, v.v Một số tác giả nước ngoài cũng đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu về gốm Việt Nam, điển hình có các công trình: John Guy, Oriental trade ceramics in South-East Asia, ninth to sixteenth centuries, Oxford University Press, 1986. John Stevenson, John Guy, Louise Allison Cort, Vietnamese ceramics, Art Media Resources with Avery Press, 1997. Còn về văn tự trên đồ sứ, nhất là sứ đặt kiểu của triều đình Việt Nam, thì một trong những nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này là tác giả Trần Đình Sơn đã công bố: Những nét đan thanh, Nxb Văn nghệ TP. HCM, 2003; Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1802-1945), Nxb Văn nghệ TP. HCM, 2008, Đồ sứ ký kiểu Việt Nam thời Lê - Trịnh (1533-1788), Nxb Văn nghệ, 2010 Bên cạnh đó, các tác giả nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên dòng sứ này, có thể kể đến: Trần Đức Anh Sơn có Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Đây là luận án Tiến sĩ lịch sử của Trần Đức Anh Sơn về Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn được viết công phu, tác giả đã dành riêng chương V để giới thiệu văn tự trên đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn. Đây là lần đầu tiên có một công trình chuyên sâu về văn tự trong một giai đoạn, mặc dù tập hợp này chưa thật đầy đủ, nhưng như thế cũng đủ thấy văn tự Hán Nôm đã được coi trọng trong việc nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Phạm Hy Tùng có Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa, Nxb Sài Gòn, 2006. Những tác phẩm này đã có những đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên đồ sứ đặt kiểu. Các tác phẩm này đã hệ thống lại lịch ... tuế (聖躬萬歲)... Định danh cho nơi thờ tự có tam bảo (三寶), địa danh đình, chùa Lối đột tự thường được tạo tác bằng khuôn đúc hoặc dùng tay đắp chữ; muốn có một tác phẩm hoàn thiện như ý không thể thiếu được những yếu tố như, chất đất phải tốt, người thợ cần có một trình độ, kỹ thuật cao. Vì thế, lối đột tự ra đời đã đánh dấu một bước phát triển rất cao trong kỹ thuật tạo tác gốm sứ. Nhưng kỹ thuật cao cấp nhất trong việc tạo ra các loại hình văn tự trên gốm sứ thì không loại hình nào hơn được lối trúc tự. 2.2.4. Lối viết Trúc tự Trong quá trình tìm hiểu về các loại hình văn tự, chúng tôi thấy, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh đồng lối trúc tự vào cùng thể thức của lối đột tự. Bởi vì họ cho rằng, văn tự của hai thể thức này có một điểm tương đồng là chúng đều dùng khuôn đúc và mang ý nghĩa cát tường. Nhưng xét một cách chi tiết, chúng tôi thấy cần phải phân chia cụ thể hơn giữa hai loại hình này; vì từ thể thức tạo hình, vị trí đặt chữ thì hai dạng thức có những điểm riêng biệt khá rõ. Nếu lối đột tự thường nằm trên thân, vị trí trung tâm các sản phẩm thì lối trúc tự lại nằm ở phía trên hoặc lệch hẳn về một bên của sản phẩm và tạo ra một phần tách bạch tương đối riêng biệt với phần còn lại của sản phẩm đó. Để giải thích bằng văn từ, chúng tôi thấy không tiện bằng việc cung cấp hình ảnh của loại hình này để chúng ta cùng xem xét, cũng như có cơ sở để trao đổi với những nhận định ban đầu của chúng tôi. Lối Trúc tự trên gốm Bát Tràng Trên đây là đặc điểm của bốn loại hình văn tự trên gốm sứ từ TK XV đến TK XIX xét trên bình diện tạo tác hình khối khi sản xuất. Nhưng trên thực tế, các loại hình này khi xuất hiện trên một sản phẩm, chúng không chỉ xuất hiện đơn lập mà có những đan xen với nhau tạo nên dạng thức “tạp tự” như: ao tự – đột tự trên một sản phẩm, bình tự – đột tự trên một sản phẩm, bình tự – ao tự trên một sản phẩm, ao tự – trúc tự trên một sản phẩm 2.3. Đặc điểm về thể chữ Nếu xét trên loại hình văn tự, kiểu viết (thư, 書, writing styles), chúng ta có thể nhận ra đặc điểm của văn tự trong giai đoạn này được thể hiện bằng năm thể viết chính: - Thể Triện (篆書) - Thể Lệ (隸書) - Thể Khải (楷書) - Thể Thảo (草書) - Thể Hành (行書) Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn quen với cách gọi Chân, Thảo, Lệ, Triện, Hành. Ở đây, Khải thư, tức là Chân thư. 2.3.1. Đặc điểm thể Triện thư Về đặc trưng của thể triện thư trên gốm sứ từ TK XV đến trước thời Nguyễn, chúng ta có thể thấy chữ triện thời kỳ này khá phong phú, chữ triện xuất hiện dạng chữ đơn lẻ và chưa có dạng thức một câu thơ trên một mặt của sản phẩm. Đầu tiên chúng ta có thể thấy, thể triện một chữ trong giai đoạn này thường được thể hiện dưới hai dạng: khối tròn và khối vuông. Hai kiểu hình khối này xuất hiện trên cả gốm và sứ. Chữ thọ (壽) triện hình tròn lớn nằm ở trung tâm, trong lòng hoặc dưới đáy sản phẩm xuất hiện thường xuyên hơn cả và đây là một trong những chữ triện được dùng phổ biến nhất thời kỳ này. Chữ “Thọ” trên đồ gốm Chữ “Thọ” trên đồ sứ Một trong những sản phẩm có chữ thọ triện “khối tròn” hiện lên như một phong cách riêng thì đồ Khánh xuân thị tả (慶春侍左) điển hình hơn cả, bên cạnh đó các sản phẩm sứ cao cấp khác thời Lê - Trịnh cũng dùng dạng thức chữ triện khối tròn như một kiểu hoa văn riêng. Sản phẩm có hình con kỳ lân cõng một chữ thọ duy nhất trong lòng, dưới đáy sản phẩm là một chữ thọ lớn, không trang trí thêm hoa văn khác là những sản phẩm có niên đại khoảng nửa đầu TK XVIII, những sản phẩm này thường là các đọi cháo, đĩa để chén trong các bộ trà cụ. Đi liền với dạng thức này còn có một dạng chữ triện khối tròn khác là chữ Càn (乾) cũng xuất hiện trên những đọi cháo, chén trà, một số nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn khi đánh đồng cả hai chữ này vào cùng loại và cho đó đều là chữ thọ triện. Mặt trong của đọi cháo chữ triện “Thọ” và “Càn” khối tròn Trôn của những đọi cháo chữ triện “Thọ” và “Càn” khối tròn Bên cạnh dạng thức chữ khối tròn thì dạng thức chữ khối vuông cũng xuất hiện trên cả gốm và sứ. Chữ Thọ triện khối vuông trên đồ sứ TK XVIIII Chữ Thọ triện khối vuông trên đồ gốm TK XVII Dạng thức chữ triện khối vuông này còn thấy ở những sản phẩm chữ Nguyễn (阮), chữ Trương (張), chữ Nam (南), chữ Thương (商), chữ Phúc (福) các chữ này không chỉ đánh dấu sự ra đời của sản phẩm mà còn định vị cho nơi sử dụng của sản phẩm đó. Đơn cử như chữ Nguyễn xuất hiện dưới thời các chúa Nguyễn và thường được dùng trong phủ chúa. So với thể triện một chữ tròn thì dạng thức triện một chữ khối vuông có đặc điểm khác hẳn là các chữ này thường dùng khung vuông bo chữ, đây cũng là điểm khá riêng giúp người nghiên cứu cổ vật đánh giá niên đại chính xác hơn khi xét văn tự của chúng. Sau thể triện một chữ, thì triện hai chữ trên một mặt sản phẩm xuất hiện ở đồ sứ nhiều hơn trên đồ gốm. Các chữ triện dạng này có hai loại, nằm trong khung vuông và không nằm trong khung vuông. Loại nằm trong các khung vuông thường là những chữ được viết trên cùng một dòng (viết ngang) như: Quân lai (君來), Bảo tàng (寶藏), Đại thuận (大順), Tùng khê (松溪), Gia Lạc (嘉樂) và loại không nằm trong khung vuông thường được viết không cùng hàng (viết dọc), như Quan nhạn (觀鴈), Khiêm ích (謙益) Loại hình viết ngang thường có niên đại sớm hơn loại hình viết dọc. Triện dọc hai chữ Triện ngang hai chữ Triện ba chữ trên một mặt sản phẩm khi xuất hiện chúng thường nằm trong khung vuông và được viết theo hai lối. Lối thứ nhất viết so le, phải hai chữ, trái một chữ, gồm có: “Tứ thời xuân” (四時春), “Phúc, Lộc, Thọ” (福,祿,壽). Lối thứ hai viết ngang bằng, tức là ba chữ viết thẳng hàng nhau và có kích thước ngang nhau, lối viết thứ hai có “Túc vân trai” (宿雲齋). Một vài dạng thức chữ triện ba chữ Các sản phẩm triện bốn chữ có dạng thức vuông và dùng khung vuông bo chữ. Chúng thống nhất với nhau về kiểu trình bày, trái hai chữ, phải hai chữ và thường mang tính chỉ thương hiệu; cũng có khi dùng để vịnh cảnh phía trước sản phẩm, hoặc mang tính nhàn đàm như: Viễn phố quy phàm (遠浦歸帆), Thái lai thanh ngoạn (泰來清玩), Thưởng tâm lạc sự (賞心樂事), Ngự y chính kí (御醫正記), Cực hiền minh ngoạn (極賢明玩) Một vài dạng thức chữ triện bốn chữ Các sản phẩm có triện năm chữ trên một mặt của sản phẩm có đặc điểm là mang dạng thức hình vuông và dùng khung vuông bo chữ. Chúng thống nhất với nhau về kiểu trình bày trái hai chữ, phải hai chữ và giữa một chữ, chúng có một loại hình duy nhất là để vịnh cảnh và mang tính đề từ. Hiện nay, chúng tôi mới thu thập được hai mẫu là: Đông bích đồ thư phủ (東壁圖書府) và Tây viên hàn mặc lâm (西園翰墨林). Có thể thấy, lối triện thư tương đối phong phú và thường được dùng như đề ngữ danh phẩm, cát ngữ, thương hiệu, lạc khoản chứ chưa mang ý nghĩa đầy đủ một câu thơ, văn... Lối triện thư được trình bày trong khung bo chữ có đặc điểm khá giống như những ấn tín trên hiện vật gốm sứ. 2.3.2. Đặc điểm của thể Lệ thư Trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, chúng ta thấy chữ lệ có hạn chế hơn chữ triện, chữ lệ xuất hiện trên đồ gốm giai đoạn này thường là lối lệ thư một chữ và mang ý nghĩa cát ngữ như: chữ Phúc (福), Lộc (祿) Chưa thấy chữ lệ trên gốm xuất hiện dạng thức một câu thơ hoặc câu văn. Chữ Phúc lệ thư Trên đồ sứ thì lối lệ xuất hiện phong phú hơn trên đồ gốm, nhưng lệ thư trên sứ thường là loại hình hai chữ, bốn chữ và dạng thức một câu thơ trên một mặt của sản phẩm. Thể lệ thư hai chữ, bốn chữ và câu thơ khi xuất hiện dùng để vịnh cho khung cảnh phía trước hoặc phía trên sản phẩm. Riêng lệ thư hai và bốn chữ thường là thương hiệu của sản phẩm. Kiểu chữ lệ có đặc điểm chung là chúng có cách viết dọc, rất hiếm thấy lối chữ lệ trên gốm sứ giai đoạn này có lối viết ngang. Lệ thư trên đồ sứ TK XVIII Có thể thấy, lối lệ thư thời gian này được thể hiện không thực sự phong phú trên gốm sứ mặc dù được dùng như đề ngữ danh phẩm và mang ý nghĩa đầy đủ một câu thơ nhưng so với những dạng thức khác thì lối lệ thư còn hạn chế hơn nhiều. 2.3.3. Đặc điểm thể Khải thư Trên gốm sứ Việt Nam và trên gốm sứ từ TK XV đến TK XIX, một trong những thể chữ được dùng nhiều, chúng ta có thể kể đến lối chữ khải. Chúng được thể hiện rất phong phú, đa dạng trên nhiều sản phẩm gốm sứ có văn tự Hán Nôm. Từ thể khải một chữ, hai chữ, ba chữ đến lối khải thư thể hiện một bài thơ, phú, văn. Từ kiểu ao tự, đột tự, bình tự, trúc tự. Lối khải một chữ xuất hiện trên đồ gốm thường mang ý nghĩa cát ngữ như: Phúc (福), Lộc (禄), Thọ (壽), Chính (正), Phật (佛) chúng tập trung chủ yếu trên các sản phẩm gốm khoảng TK XV – XVI và dòng gốm điển hình là gốm Chu Đậu, Bát Tràng. Trên sản phẩm sứ, những chữ khải một chữ phổ biến nhất là chữ Ngọc (玉), chữ Giáp (甲) và chữ Nhân (仁)... Lối khải thư một chữ trên đồ gốm và sứ Sau lối khải một chữ thì lối khải hai chữ xuất hiện phong phú hơn, lối khải hai chữ được thể hiện dưới hai dạng chính là viết dọc và viết ngang, một đặc điểm nữa là chúng xuất hiện nhiều trên các sản phẩm sứ. Những chữ phổ biến nhất trong giai đoạn từ TK XV đến TK XIX là các chữ: Nhã ngọc (雅玉), Trân ngọc (珍玉), Chính ngọc (正玉), Mỹ ngọc (美玉), Trân ngoạn (珍玩), Bích ngọc (壁玉)... dòng này gồm cả hai kiểu viết ngang và viết dọc. Lối khải thư hai chữ viết dọc TK XVIII có Chính viễn (政遠), Minh ngoạn (明玩), tất cả các văn tự lối khải hai chữ đều có chung đặc điểm là được viết dưới đáy của sản phẩm và mặc nhiên được coi như thương hiệu của sản phẩm. Trong quá trình tìm hiểu lối khải ba chữ, chúng tôi thấy chúng có đặc điểm là ba chữ này thường được viết ngang trên mặt sản phẩm, rất hiếm viết dọc, chúng phần lớn dùng để định danh cho cảnh ở trên sản phẩm đó, không mang tính đề vịnh, ví như chữ Bạch Lộc động (白鹿洞), Đào Nguyên động (桃源洞), Thanh ngoạn đồ (清玩圖), Ngư gia lạc (魚家樂)... Chữ khải bốn, năm, sáu chữ thường được viết trên một mặt sản phẩm ghi về niên hiệu vua, triều đại, ngoài ra chúng còn mang ý nghĩa chỉ lạc khoản, đề từ và đây là một trong những loại hình phổ biến nhất trên đồ sứ, nhất là đồ sứ đặt kiểu ở nước ngoài. Còn trên đồ gốm khi lối khải bốn chữ xuất hiện trên một mặt sản phẩm thường mang ý nghĩa cầu chúc chứ không mang tính đề từ và vịnh cảnh như trên đồ sứ. Trên đồ sứ phổ biến có các chữ Kinh sơn phiến ngọc (荊山片玉), Nội phủ thị (Hữu, Đoài, Đông, Nam, Bắc) [內府侍 (右,兌,東,南,北], Khánh xuân thị tả (慶春侍左), Hồng Đức niên chế (洪德年製), Vĩnh Thịnh niên chế (永盛年製 )... Đại Minh Thành Hóa niên chế (大明成化年製), Đại Minh Tuyên Đức niên chế (大明宣德年製). Trên đồ gốm thường có các chữ, Thượng đẳng tối linh (上等最灵), Thánh cung vạn tuế (聖躬萬歲), Phú thọ vạn niên (富壽萬年), Thượng đẳng tối linh từ (上等最灵祠)... Lối khải bốn chữ, sáu chữ trên đồ sứ thường viết theo hàng dọc 2/2 hoặc 3/3; còn trên đồ gốm lối khải bốn chữ, năm chữ thường viết ngang, rất hiếm lối viết dọc. Lối khải bốn, sáu chữ trên đồ sứ Lối khải bốn, năm chữ trên đồ gốm Ngoài lối chữ khải chưa thể hiện đầy đủ một câu thơ thì lối khải thư thể hiện một câu thơ, một bài thơ, văn hay ghi chép tên đất, tên người công đức, lời cầu chúc hoặc nơi thờ tự cũng được thể hiện trên các sản phẩm gốm sứ giai đoạn này và chúng đều được trình bầy dọc theo sản phẩm đó. Nhưng nổi bật nhất vẫn là lối khải thư thể hiện nội dung một câu thơ, ý thơ. Trên đồ sứ thường dùng chàm màu lam để viết, còn trên đồ gốm phần lớn là khắc chìm trong xương gốm hoặc viết bằng màu lam trên men. Khải thư trên gốm Khải thư trên sứ Lối khải thư thời gian này được sử dụng rất phong phú, đa dạng trên cả gốm và sứ, nó đã thể hiện được đặc tính vượt trội so với một vài dạng thức khác. 2.3.4. Đặc điểm thể Thảo thư Nếu như kiểu chữ khải trong giai đoạn từ TK XV đến TK XIX thường được viết trên đồ sứ nhiều hơn đồ gốm thì ngược lại chữ thảo giai đoạn này lại được dùng trên đồ gốm nhiều hơn trên đồ sứ. Chữ thảo trên đồ sứ khi xuất hiện thường thể hiện một câu hoặc một bài thơ, trong khi đó trên đồ gốm lại rất phong phú, từ thể hiện tên đất, tên người công đức thì chúng cũng dùng để ghi chép về thơ, văn... Lối thảo một chữ trên đồ gốm thường là các cát ngữ, phần nhiều là chữ Phúc (福) , Thọ (壽), Ngọc (玉), Chính (正); những chữ thảo này thường thấy trên gốm Chu Đậu, Phù Lãng và Bát Tràng. Lối chữ thảo trên gốm Phù Lãng, Chu Đậu Ngoài lối thảo một chữ thì lối thảo trên gốm sứ xuất hiện đa dạng và phong phú trong việc ghi chép tên đất, tên người công đức, định danh nơi thờ tự... và dùng để đề vịnh cho cảnh vật trên sản phẩm đó. Thảo thư trên sứ và gốm Lối thảo thư thời gian này được sử dụng rất phong phú, đa dạng trên cả gốm và sứ. 2.3.5. Đặc điểm thể Hành thư Trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX, một trong những thể chữ được dùng phổ biến nhất là lối chữ hành. Chúng không chỉ xuất hiện trên hầu hết các sản phẩm gốm sứ có văn tự Hán Nôm mà chúng còn được thể hiện rất đa dạng. Từ thể chữ hành đơn lẻ, đến lối hành thư thể hiện một bài thơ, văn và bao gồm tất cả các kiểu ao tự, đột tự, bình tự, trúc tự Hành thư dạng chữ đơn chưa thể hiện đầy đủ một câu thơ xuất hiện trong giai đoạn TK XV- XIX ở đồ sứ thường không có khung và được xem như thương hiệu. Còn khi chúng xuất hiện trên đồ gốm thì có khung hoặc không có khung và chúng chưa được coi là thương hiệu của sản phẩm đó. Chữ hành trên đồ gốm thường mang ý nghĩa cát ngữ như: chữ Phúc (福), Lộc (禄), Thọ (壽), Ngọc (玉), Chính (正) và chúng tập trung trên các sản phẩm của gốm Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà, Bát Tràng. Còn trên sản phẩm sứ, những chữ hành phổ biến nhất là lối hành thư hai, ba, bốn, sáu chữ. Điển hình có thể kể đến các chữ như: Nhã ngọc (雅玉), Trân ngọc (珍玉), Chính ngọc (正玉), Mỹ ngọc (美玉), Trân ngoạn (珍玩), Bích ngọc (壁玉)... dòng này thường có loại chữ viết dọc, rất hiếm lối chữ viết ngang. Lối chữ đơn theo hành thư trên gốm phong phú hơn trên sứ. Hành thư trên đồ gốm và sứ Ngoài lối chữ hành chưa thể hiện đầy đủ một câu thơ thì lối hành thư thể hiện một câu thơ, một bài thơ, văn, phú hay ghi chép tên đất, tên người công đức, lời cầu chúc hoặc nơi thờ tự cũng được thể hiện trên các sản phẩm gốm sứ giai đoạn này và chúng đều được trình bầy dọc theo sản phẩm đó. Nhưng nổi bật nhất vẫn là lối hành thư trên đồ sứ sử dụng màu lam viết dưới men, thể hiện nội dung một câu thơ, ý thơ. Trên đồ gốm phần lớn chữ được khắc chìm trong xương gốm và nội dung thường ghi về niên đại, tên đất, tên người công đức hoặc nơi thờ tự. Hành thư trên sứ và gốm Lối hành thư thời gian này được sử dụng rất phong phú, đa dạng trên cả gốm sứ, nó được sử dụng để thể hiện cả chữ Hán Nôm và có tính vượt trội so với một vài dạng thức khác. 2.4. Đặc điểm về loại hình văn tự (Hán và Nôm) Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm văn tự Hán Nôm từ TK XV- XIX trên những mặt như: thư, thể và các dạng thức chữ viết. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét trên khía cạnh hai loại hình văn tự, chữ Nôm và chữ Hán. 2.4.1. Đặc điểm của văn tự Hán Phần lớn văn tự xuất hiện trên gốm sứ từ TK XV đến TK XIX là chữ Hán, vì thế sự phong phú của văn tự Hán được thể hiện đa dạng trên các sản phẩm gốm sứ giai đoạn này là điều hết sức bình thường. Từ dạng thức chữ Hán một chữ, hai chữ, ba chữ không mang ý nghĩa đầy đủ một câu thơ, văn mà chủ yếu mang tính thương hiệu, đề từ, hay dùng với mục đích định danh cho cảnh vật, thì dạng thức chữ Hán thể hiện đầy đủ một bài văn, thơ, phú cũng đồng thời xuất hiện. Trên các sản phẩm gốm, chữ Hán được dùng để ghi chép về tên đất, tên người làm ra hoặc công đức sản phẩm đó; bên cạnh đó, chúng cũng mang đầy đủ các nội dung còn lại. Chúng có một đặc điểm chung là không dùng khuyên tròn ngắt câu như trên giấy... Trên một số sản phẩm đồ gốm dùng thờ tự thời kỳ này có xuất hiện một kiểu ngắt dòng bằng cách viết đài cao chữ thể hiện sự tôn kính. Chữ Hán thời kỳ này, ngoài lối phồn thể thì cũng dùng lối viết giản thể, viết tắt, viết kép hoặc sử dụng những dấu nhắc lại để ghi như đã nói ở trên. Thời gian này, chữ Nôm cũng đã được dùng nhiều trong các tác phẩm văn thơ, nhưng trên gốm sứ, chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. Vì có thể, chữ Hán luôn được coi là thể chữ được dùng chính thức trong các văn bản hành chính. Trong khi chữ Nôm lại chỉ sử dụng hạn chế trong việc sáng tác văn, thơ. 2.4.2. Đặc điểm của văn tự Nôm Văn tự Nôm khi xuất hiện độc lập trên gốm sứ, chúng đều thể hiện ý nghĩa đầy đủ một câu thơ, hoặc một bài thơ; những câu thơ, bài thơ này dùng để vịnh về phong cảnh được vẽ ở trên sản phẩm. Chữ Nôm trên đồ sứ giai đoạn từ TK XV đến TK XIX tập trung chủ yếu vào hai dòng sản phẩm chính là: Đồ đặt kiểu của triều đình phong kiến và trên đồ gốm Bát Tràng. Đến nay, chúng tôi chưa thấy chữ Nôm xuất hiện độc lập kiểu chữ lẻ mang tính thương hiệu. Trong giai đoạn này, một số ít sản phẩm gốm có đan cài chữ Nôm trong câu chữ Hán khi chỉ tên đất, tên người công đức, hoặc chế tạo ra sản phẩm, điển hình có gốm Bát Tràng, Phù Lãng TK XVI, XVII. Chữ Nôm từ TK XV đến TK XIX, ngoài lối phồn thể (theo lối phồn thể của chữ Hán) thì cũng dùng lối viết tắt hoặc sử dụng những dấu nhắc lại để ghi chữ đã nói ở trên. Mặc dù xuất hiện trên gốm sứ với số lượng không thật lớn nhưng chữ Nôm đã mang lại một nét rất riêng cho gốm sứ Việt Nam, cũng như cách thể hiện lòng tự tôn dân tộc rất mới của giới quan chức trong triều đình phong kiến Việt Nam khi ấy. Những người đứng đầu triều đại phong kiến đã có cách nhìn nhận đúng hơn những đóng góp của lối văn tự do cha ông ta sáng tạo nên và đưa nó vào những vật dụng hằng ngày trong nội cung, nội phủ. 2.4.2.1. Đặc điểm về bố trí chữ Nôm trên sản phẩm gốm sứ Trên các sản phẩm gốm sứ có văn tự Nôm xuất hiện thường là các hiện vật như đồ tế tự (lư hương, bát hương) và đồ gia dụng (lọ lộc bình, bát, đĩa, bộ đồ uống trà). Trên lư hương, bát hương, văn tự Nôm xuất hiện lẻ tẻ, đan xen với văn tự Hán dùng để ghi tên người hoặc địa danh công đức. Các văn tự Nôm này thường được bố trí phía dưới chân đế hoặc hai bên cạnh sản phẩm. Trên các đồ gia dụng, TK XVIII - XIX chữ Nôm được trình bày độc lập và chủ yếu là thơ, đa số được bố trí ở trong lòng đĩa, một số ít được ghi dưới đáy đĩa như bài thơ Tư Dung thắng cảnh (思容勝景) và Tam Thai đồ (三台圖) ở đĩa trà của chúa Nguyễn Chữ Nôm trên các lọ lộc bình, bát, chén trà, ấm trà, điếu bát (các đồ này quen gọi là đồ đứng) thường được trình bày phía sau sản phẩm. 2.4.2.2. Phân loại chữ Nôm và những đặc trưng Chữ Nôm trên gốm sứ không có nhiều đặc điểm trùng khít với chữ Nôm trên giấy, gỗ Tuy nhiên, khi xét về cấu trúc chữ Nôm, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí riêng, có phương án chia thành 4 loại, lại có phương án chia làm 24 loại, mỗi phương án có những ưu thế và hạn chế riêng. Lí Á Thư (đề xuất năm 1990, chia thành 4 loại), Văn Hựu (1933, 4 loại), Trần Kinh Hoà (1949, 5 loại), Hoàng Xuân Hãn (1978-1980, 5 loại), Wm. C. Hannas (1997, 6 loại), Hoa Ngọc Sơn (2005, 6 loại), Dương Quảng Hàm (1943, 7 loại), Hoàng Thị Ngọ (1999, 7 loại), Nguyễn Đình Hoà (1959, 8 loại), Bửu Cầm (không rõ năm xuất bản, 8 loại), Đào Duy Anh (1975, 8 loại), Mã Khắc Thừa (1996, 9 loại), Nguyễn Tài Cẩn và N.V. Xtankêvich (1976, 10 loại), Kì Quảng Mưu (2003, 10 loại), Nguyễn Quang Hồng (2006, 10 loại), Nguyễn Thị Tú Mai (2012, 10 loại), Bộ môn Hán Nôm Trường Đại học Tổng hợp (1990, 11 loại), Trần Trọng Dương (2011a, 11 loại), Lí Lạc Nghị (1986, 12 loại), Nguyễn Thị Lâm (2006, 12 loại), Nguyễn Quang Hồng (2008, 13 loại), Nguyễn Tuấn Cường (2012, 13 loại), Lê Văn Quán (1981, 14 loại), Nguyễn Ngọc San (1987, 14 loại), Nguyễn Thị Hường (2005, 14 loại), Lê Anh Tuấn (2003, 19 loại), Trần Xuân Ngọc Lan (1985, 20 loại), Nguyễn Khuê (1987-1988, 24 loại). Trong những phân loại trên chúng tôi thấy phân loại chữ Nôm theo hình thức 10 loại phù hợp với chữ Nôm trên chất liệu gốm sứ hơn. Mô hình phân loại chữ Nôm trên gốm sứ CHỮ NÔM MƯỢN GỐC HÁN TỰ TẠO HÌNH CHỮ Mượn văn tự và ngôn ngữ Chỉ mượn văn tự Dùng một thành tố Dùng hai thành tố  Ghi âm Hán Việt Ghi âm phi Hán Việt Mượn nghĩa Mượn âm Thêm dấu phụ Ghép một mặt Ghép hai mặt (âm+nghĩa) Lấy nghĩa Lấy Nghĩa Chính xác Đại khái Âm với âm Nghĩa với nghĩa Bộ với chữ Chữ với bộ 色 沈 味 没 吝 囉 𡳶 𡗶 䏧 𦹵 Sắc Chìm Mùi Một Lẩn Ra Cũ Trời Da Cỏ A B1 A1 B C D E E1 F F1 Loại A: là loại văn tự mượn hình thể, âm đọc và nghĩa của chữ Hán. Loại A1: Đây là loại mượn văn tự, mượn nghĩa, và mượn âm đọc (gồm âm đọc Tiền Hán Việt và âm đọc Hậu Hán Việt, gọi tắt là âm Phi Hán Việt) Loại B: Đây là loại mượn văn tự, mượn âm Hán Việt, bỏ nghĩa (còn gọi là loại chữ giả tá, theo phép phân chia lục thư). Loại B1: Đây là loại mượn văn tự, ghi âm Hán Việt và lấy nghĩa. Loại C: Đây là loại mượn văn tự, mượn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Loại D: Đây là loại chữ Nôm có kí hiệu đọc chệch, trên đồ gốm sứ thường biểu hiện bằng bộ khẩu 口. Xét về tiêu chí hình thức, loại này thuộc về loại tự tạo (cũng có khi có sự trùng hình giữa loại này với văn tự Hán). Nhưng xét về chức năng của kí hiệu (chức năng chỉnh âm), thì loại D chỉ là một hình thức khác của loại C, hai loại này giống nhau ở chỗ: cùng mượn văn tự, cùng bỏ nghĩa và mượn âm Hán Việt để đọc chệch, chỉ khác nhau ở điểm: loại D có kí hiệu báo đọc chệch, còn loại C lại không có. Loại E: Đây là loại chữ mượn chữ Hán kết hợp từ âm với nghĩa, đây là loại hình chữ chiếm số lượng lớn trên đồ gốm sứ. Loại E1: Đây là loại chữ mượn nghĩa ghép với nghĩa. Loại F: Là loại chữ được ghép từ bộ với chữ, loại này cũng chiếm số lượng nhiều trên gốm sứ. Loại F1: Là loại chữ được ghép từ chữ với chữ, đây là loại văn tự cũng thường thấy trên gốm sứ. Từ phân chia trên, chúng tôi thấy chữ Nôm trên gốm sứ có tự dạng thiếu ổn định Một đặc điểm thường thấy ở chữ Nôm là một chữ có thể đọc nhiều âm, một từ có nhiều cách viết khác nhau. Điều này ta dễ nhận thấy trên các sản phẩm gốm sứ, nhất là trên đồ sứ dân dụng mà dân gian vẫn quen gọi là “đồ phố”. Hiện tượng thiếu ổn định xuất hiện không nhiều trên các sản phẩm sứ cao cấp, hay còn gọi là sứ đặt kiểu của triều đình phong kiến, nhưng trên các đồ sứ dân dụng thì việc tam sao thất bản tương đối nhiều. Đặc biệt trên các sản phẩm sứ được ưa chuộng thì việc làm nhái theo nguyên mẫu diễn ra phổ biến hơn, dẫn đến tình trạng lệch chuẩn cách viết chữ Nôm. Để thấy rõ hơn, chúng tôi xin đơn cử một trường hợp để minh chứng cho điều này. Trên đồ sứ triều Nguyễn có bộ trà đề câu thơ Nôm “Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn cũ hạc là người quen - 嘵 嗷 𢝙 趣 煙 霞,梅 羅 伴 舊 鶴 羅 𠊛 涓” được người chơi đồ cổ, cũng như người thưởng trà rất ưa chuộng. Vì bộ trà là đồ quý nên bị làm nhái nhiều, thành thử dẫn đến câu thơ Nôm tuy ngắn mà cách ghi âm chữ Nôm không có tính thống nhất, điều đó thể hiện: Âm Vui Yên Là Cũ Hạc Người Quen Chữ 𢝙/口盃/盃 煙 /烟 罗 //羅 𡳶 /舊 /旧 /鶴 𠊛/得/淂 悁/涓/眷 Nói như thế không phải tất cả hệ thống văn tự Nôm trên gốm sứ đều thiếu ổn định. Theo phân loại về cấu trúc chữ Nôm của chúng tôi thì chữ Nôm vay mượn âm Hán Việt bảo đảm khá chính xác về hình thể, âm và nghĩa do một mã chữ ghi lại, các hình thức khác không có tính ổn định cao như vậy. Chữ Nôm trên gốm sứ còn bảo lưu được mã chữ cổ. Để làm sáng tỏ vấn đề này, đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là chữ cổ (cổ ngữ). Theo Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, mục cổ ngữ (tức từ cổ): tiếng nói ngày xưa; Hiện đại Hán ngữ từ điển, Lã Thúc Tương (chủ biên), Thương vụ ấn thư quán xuất bản, Trung Quốc, 1998, mục cổ ngữ: cổ đại đích từ ngữ (từ ngữ xưa); Tác giả Nguyễn Ngọc San cũng đưa ra nhận định về từ cổ như sau: “Từ cổ theo quan niệm truyền thống không phải là những từ có lịch sử lâu đời nhất trong một ngôn ngữ, mà là những từ đã được lưu lại trong các văn bản viết cổ hay văn bản miệng cổ (ca dao, tục ngữ) mà hiện nay không còn được sử dụng nữa, và để hiểu được chúng, người ta phải dùng đến các loại từ điển từ nguyên và các từ điển điển cố”. Qua ba định nghĩa trên, chúng ta thấy từ cổ là những từ ngữ (hoặc tiếng nói) được sử dụng vào thời xưa trong ngôn ngữ của một dân tộc. Tuy nhiên, chúng tôi đi vào tìm hiểu ở đây là mã chữ Nôm cổ. Vì thế, có thể hiểu, chữ Nôm cổ là chữ Nôm xuất hiện trước đây, lâu đời theo khái niệm tương đối về thời gian. Đa phần sự thay đổi về tự dạng chữ Nôm là do sự thay đổi về ngữ âm. Tuy nhiên, không phải cứ thay đổi về ngữ âm thì sẽ dẫn đến thay đổi tự dạng. Vì thế, GS Nguyễn Ngọc San đã viết “Khái niệm về chữ Nôm cổ phải căn cứ vào cốt ngữ âm cổ làm cốt lõi cho tự dạng ấy” [77/327]. Vì thế, việc xác định mã chữ Nôm cổ phải “xét mối quan hệ tay ba hình – âm – nghĩa, trong đó lấy phần ngữ âm làm chính” [77/340]. Với cách hiểu này, chúng tôi xét tính chất cổ của chữ Nôm qua âm đọc tiếng Việt cổ và âm Hán Việt cổ trong kết cấu chữ Nôm. Để cụ thể hơn, chúng tôi đi vào khảo sát phần phụ âm và phần vần trong các bảng dưới đây. Những hiện tượng chữ Nôm ghi âm đầu tiếng Việt cổ Hiện tượng Âm Việt Chữ Nôm Chữ Hán ghi âm Âm môi Dùng b ghi v Vui 盃 Bôi Dùng v ghi m Mùi 味 Vị Âm đầu lưỡi Dùng th ghi x Xin 吀 Thiên千 Dùng t ghi tr Trôn 僔 Tôn尊 Dùng l ghi s Suối 𤂬 Lỗi 磊 Dùng d ghi gi, kh Gió 逾 Du Khéo 窖 Diếu 窖 Dùng đ ghi nh Nhồi 𧐻 Đôi 堆 Dùng tr ghi r, gi Riêng 貞 Trinh Giềng 𦀚 Trình 呈 Dùng l ghi r Ra 𦋦 La  Âm mặt lưỡi Dùng c ghi g Gánh 挭 Cánh 更 Âm gốc lưỡi Dùng k, ghi gh, r Ghi 𥱬 Kí 記 Rẽ 技 Kĩ Dùng q ghi ng, c Ngoáy 掛 Quải Còn 群 Quần Dùng ng ghi kh Nghiêng 傾 Khuynh Tổ hợp phụ âm Dùng km ghi m Mắng 𠻵 Kmắng Chữ Nôm ghi vần Việt cổ Hiện tượng thể hiện Âm Việt hiện đại Chữ Nôm Ghi âm Hán Dùng a ghi ây Cây 𣘃 Cai 荄 Dùng a ghi o Tóm 糝 Tảm 糝 Dùng a ghi ơ Khơi 𣾺 Khai 開 Dùng a, ă ghi ươ Bước 𨀈 Bắc 北 Dùng â ghi i Nhìn 𥚆 Nhẫn 忍 Dùng i ghi ay Vảy 𩷳 Vĩ 尾 Dùng i ghi ây Dây 𦀊 Di 夷 Dùng i ghi e Vẻ 𢽙 Vĩ 尾 Dùng i ghi ư Mừng 𢜠 Minh 明 Dùng i ghi ă Vắng 永 Vĩnh 永 Dùng i ghi ưa Mưa 湄 Mi 眉 Dùng i ghi a Vang 㘇 Vinh 榮 Dùng i ghi ơi Ngơi 宜 Nghi 宜 Dùng iêu ghi eo Kẻo 矯 Kiểu 矯 Dùng ê ghi ôi Tuổi 歲 Tuế 歲 Dùng ê ghi ơi Chơi 制 Chế 制 Dùng ê ghi ây Thấy 体 Thể 体 Dùng u ghi o Nhọc 辱 Nhục 辱 Dùng uâ ghi o Còn 群 Quần 群 Dùng ư ghi ơ Sợ 事 Sự 事 Dùng ư ghi ưa Ưa 於 Ư 於 Dùng ươ ghi a Càng 強 Cường 強 Dùng ô ghi ua Búa 鈽 Bố 布 Dùng o, ô ghi u Vui 盃 Bôi 盃 Dùng oa ghi ô Tôi 碎 Toái 碎 Chữ Nôm ghi vần Hán cổ Hiện tượng thể hiện Âm Việt hiện đại Chữ Nôm Chữ Hán ghi âm Dùng â ghi i Chìm 沉 Trầm Dùng ân ghi in In 印 ấn Dùng ich ghi iêc Chiếc 隻 Chích Dùng uyên ghi uôn Nguồn 源 Nguyên Dùng uê ghi uôi Tuổi 歲 Tuế Dùng uynh ghi iêng Nghiêng 傾 Khuynh Trên đây là một vài đặc điểm của chữ Nôm trên gốm sứ mà chúng vừa trình bày, có thể những vấn đề chúng tôi đưa ra chưa bao quát hết đặc điểm của chữ Nôm trên gốm sứ; một phần do nguồn tư liệu chúng tôi thu thập được chưa đầy đủ, cũng có thể do kiến giải còn nhiều chỗ bất cập nên việc cần bổ sung về sau là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có một điều mà chúng tôi tin rằng, vấn đề chữ Nôm trên gốm sứ còn tương đối mới và cũng là một mảnh đất còn khá trống. Do đó, để có một cái nhìn toàn diện hơn thì chúng ta khó có thể làm trong một sớm, một chiều. Nhận thức được điều này nên bước đầu chúng tôi xin được dừng lại ở những vấn đề trên. 2.5. Giá trị của các văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ từ TK XV đến TK XIX. Việc nghiên cứu các thể chữ Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX không những giúp phân loại, định danh và khái quát được những yếu tố đặc biệt nhất của các thể chữ mà thông qua đặc điểm của từng dạng thức văn tự sẽ giúp cho ta định niên đại cụ thể hơn cũng như định về xuất xứ của cổ vật mà người nghiên cứu, sưu tầm cần xem xét. Giá trị đầu tiên có thể kể đến chính là tính thẩm mỹ và tạo giá trị cho cổ vật gốm sứ, vì người xưa rất coi trọng các văn tự chữ Hán và coi đó như một thú chơi, nên có câu truyền khẩu: “Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ sứ” (Thứ nhất chơi chữ, thứ hai chơi tranh, thứ ba chơi đồ sành, thứ tư chơi đồ sứ). Bởi vậy, ngay từ khi xuất hiện trên cổ vật, văn tự Hán Nôm đã được thể hiện tính đăng đối, thẩm mỹ hơn là làm rõ ngữ nghĩa. Trên rất nhiều cổ vật Bát Tràng, văn tự Hán Nôm đóng vai trò hoa văn trang trí cho sản phẩm, cụ thể là trên một cổ vật chỉ có duy nhất văn tự nằm trong các khung hình với nhiều kiểu dáng khác nhau, ngoài ra không còn chi tiết phụ khác đi kèm. Một cổ vật được gọi là hoàn mỹ, hội đủ các giá trị về thẩm mỹ và giá trị vật chất thì phải có “Nhất cổ, nhị kỳ, tam thi, tứ họa” (Thứ nhất phải cổ, thứ hai phải có dáng lạ, thứ ba phải có đề vịnh thơ, thứ tư phải có tranh vẽ). Đây là một trong những giá trị mà đa số các nhà sưu tầm, nhất là giới buôn đồ cổ nhìn nhận về văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ. Còn với những nhà nghiên cứu về văn tự Hán Nôm trên gốm sứ thì giá trị của văn tự Hán Nôm còn thể hiện trên nhiều phương diện khác. Thông qua đặc điểm văn tự Hán Nôm xác định niên đại của cổ vật: Về xác định niên đại thông qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm có thể thấy chúng có độ tin cậy rất cao; vì đặc điểm của văn tự trên gốm sứ không bị ngụy tạo, rất ít khi bị trùng thuyên (khắc lại), một số ít được khắc lại sau khi sản phẩm ra lò dùng để đánh dấu, hoặc ghi số lượng. Tuy nhiên, đặc điểm về kiểu chữ này rất dễ nhận ra vì các chữ khắc lại không ăn nhập với bố cục vốn có của sản phẩm, thậm chí khác biệt ngay với văn tự gốc trên sản phẩm đó. Ví như, nói đến đặc điểm chữ lệ có thể đánh giá niên đại cổ vật thuộc nửa cuối TK XVIII và XIX; hoặc đặc điểm của lối trúc tự có thể nhận định cổ vật đó thuộc triều Lê Trung hưng Nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm cho rằng, xét về đặc điểm thể chữ chính là nhìn nhận đặc điểm của thư pháp Hán Nôm trên gốm sứ. Vì thế, tuy nói năm kiểu chính, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều kiểu phụ khác. Như chữ Thọ, chữ Phúc trên gốm sứ giai đoạn này thì thiên biến, vạn hóa. Tuy nhiên, thợ gốm ở Việt Nam nói chung thể hiện nhiều cách viết chứ không thể hiện nhiều kiểu viết. Mỗi một thời gian lại thịnh hành một vài kiểu viết nên thông qua kiểu viết có thể định niên đại khá chính xác. Đơn cử như kiểu triện thư đắp nổi nhiều hơn một chữ thường thịnh hành vào nửa cuối TK XIX, nhất là trên đồ gốm Bát Tràng Về khu biệt sản phẩm: Việc khu biệt sản phẩm xét trên đặc điểm văn tự rất quan trọng, tránh cho việc nhầm lẫn các dòng gốm sứ, từ đó tránh bị nhầm giữa đồ giả cổ và đồ cổ. Đơn cử như lối đột tự và trúc tự, khi nhắc đến hai đặc điểm của thể này sẽ cho ta nghĩ đ...i chữ Việt Nam được chọn làm quốc hiệu của nước ta vào năm 1804, dưới triều vua Gia Long. Sách Đại Nam thực lục có chép: “Tháng Hai (năm Giáp Tí - 1804), ngày Mậu thìn, (vua Gia Long) xa giá đến kinh sư. Ngày Quý dậu vua yết ở Thái Miếu đặt quốc hiệu là Việt Nam. Ngày Đinh sửu đem việc cáo Thái Miếu. Lễ xong vua ngự ở điện nhận lễ chầu mừng. Xuống chiếu bố cáo ở trong ngoài”. Hơn nữa, trong một số bài thơ ca ngợi vẻ đẹp non sông, Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu cũng chỉ nói tên là nước Việt và ca ngợi cảnh đẹp ở phía nam nước Việt đó, như bài: Ngự kiến Thiên mụ tự 御見天姥寺 có câu: 越國之南兮佳水佳山 Việt quốc chi nam hề, giai thủy giai san 寶剎之壯兮日照禪關 Bảo sát chi tráng hề, nhật chiếu thiền quan Phương Nam nước Việt chừ, sông đẹp núi đẹp Chùa chiền tráng lệ chừ, mặt trời chiếu cửa thiền Một số bài thơ vịnh về phong cảnh Đàng Trong của vua Lê Thánh Tông 黎聖宗 hai từ “việt nam” cũng được dùng để chỉ vượt về phía nam. Như bài: Tư Dung hải môn lữ thứ 思容海門旅次, có câu: 混一車書共幅員, Hỗn nhất xa thư cộng bức viên,  海雲橫界越南天。 Hải Vân hoành giới việt nam thiên. Cả mối cơ đồ một cõi chung Về Nam địa giới Hải Vân giăng Đây là ý kiến của chúng tôi khi tiếp cận văn bản thơ của các chúa Nguyễn và thiết tưởng ý kiến này sẽ có phần tương đồng với nhiều ý kiến khác. Về đề thơ ngự chế trên gốm sứ không chỉ có các chúa Nguyễn quan tâm, mà sau này, vua Thiệu Trị 紹治 cũng có sở thích đó. Tuy nhiên, Thiệu Trị lại không kí danh sau mỗi bài thơ. Hiện nay, một số bài thơ của vua Thiệu Trị vẫn được lưu giữ trên các đĩa trà như bài: Thúy Vân sơn (翠雲山) và một bài không có tiêu đề. Cả hai bài thơ đều trích từ bài Vân sơn thắng tích (雲山勝蹟) là một trong 20 bài thơ do vua Thiệu Trị sáng tác để ca ngợi 20 thắng cảnh đất thần kinh Thần kinh nhị thập cảnh thi vịnh (神京二十景詩咏) gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng cảnh nhân tạo hoặc là sự kết hợp giữa nhân tạo với tự nhiên nằm trong Ngự đề danh thắng đồ hội thi tập (御題名勝圖會詩集). Bài 1: 翠 雲 山 惠 風 鍾 度 幽 林 嚮 空 宇 香 羅 法 海 津 樹 戀 慈 曇 浮 璧 落 徑 穿 僧 屐 雜 紅 塵 Thúy Vân sơn Huệ phong chung độ u lâm hưởng Không vũ hương la pháp hải tân Thụ luyến từ đàm phù bích lạc Kính xuyên tăng kịch tạp hồng trần Núi Thúy Vân Rừng thêm u hiểm gió rung chuông Bờ biển bầu không hương nhẹ buông Ngàn cây mây cuốn xanh như ngọc Guốc tăng qua ngõ bụi trần vương Bài 2: 海 浪 如 雲 去 却 回 Hải lãng như vân khứ khước hồi 北 風 吹 起 数 聲 雷 Bắc phong xuy khởi sổ thanh lôi 朱 樓 四 面 鉤 疏 箔 Chu lâu tứ diện câu sơ bạc 卧 看 千 山 急 雨 來 Ngọa khán thiên sơn cấp vũ lai Sóng biển như mây tới lại lui Gió bắc dậy lên tiếng sấm vùi Lầu son bốn mặt rèm thưa phủ Mưa ập ngàn non thấy bùi ngùi Các tác phẩm văn thơ Hán Nôm trên gốm sứ thường được chép lại những tác phẩm quen thuộc. Tuy nhiên, một đặc điểm dễ nhận ra ở những tác phẩm Hán Nôm trên gốm sứ đó chính là tính sai khác (dị bản) so với chính tác. Đặc điểm này dễ nhận thấy trên các sản phẩm có văn tự Nôm hơn văn tự Hán. Đặc điểm dị bản này chính là một trong những nét độc đáo của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam. Những tác phẩm thuộc thể loại ca dao, thường xuất hiện trên đồ gốm, hiện chúng tôi chưa thấy tác phẩm theo thể ca dao trên đồ sứ. Các tác phẩm được chép lại từ những bài thơ có tên tác giả xuất hiện trên cả gốm và sứ. Trên đây là một số vấn đề về tác giả và tác phẩm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Có thể những ý kiến chúng tôi nêu ra chưa bao quát hết những vấn đề về tác giả và tác phẩm trên gốm sứ giai đoạn này, nhưng trong khả năng và trong hạn chế nguồn tư liệu, bước đầu chúng tôi xin nêu ra những ý kiến như vừa trình bày để chúng ta cùng nhau trao đổi và tiếp tục nghiên cứu. 4.3. Thể thơ thần trí qua gốm sứ Trong các thú chơi của người xưa thì chơi chữ được xem như một tuyệt thú của người quân tử “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ sứ”; chơi chữ có nhiều cách chơi, chữ viết trên giấy, chữ đắp trên sứ, chữ khắc trên đồng, chữ chạm trên gỗ, một điều mặc nhiên với người thưởng chữ là họ cần có một số hiểu biết nhất định để tường giải, đọc được những câu chữ đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc đọc trôi một ý văn, một câu thơ ngắn cũng dễ dàng, nó có thể gây khó khăn ngay cả với người thông chữ nhất nếu không nắm được quy luật cách chơi của chữ đó. Điều này có thể nhận thấy qua kiểu chữ dạng đồ hình, chữ đỉnh và rõ nhất là qua thơ Thần trí thể 神智體. Vậy thơ Thần trí thể là gì, cách thức vận hành thế nào, ai là người đi tiên phong và ra đời từ bao giờ? Thần trí thể xuất hiện từ đời Tống, tương truyền người đầu tiên sáng tạo ra kiểu thơ này là Tô Đông Pha (1037 - 1101). Trong “Hồi văn loại tụ” 回文類聚, do Chu Tích Hiền 朱舄賢 biên tập theo Tang Thế Xương 桑世昌 đời Tống có viết. “Khoảng niên hiệu Hi Ninh đời Tống Thần tông, sứ giả Bắc lỗ đến triều kiến, (người này) rất tự phụ về tài làm thơ nên thách đấu với các danh nho của Hàn lâm, vua sai Đông Pha ra tiếp sứ. Viên sứ ngạo mạn bèn lấy thơ ra vặn hỏi Đông Pha, Đông Pha nói “Phú thi diệc dị sự dã, quan thi nan sự nhĩ” (Làm thơ cũng là việc dễ, xem thơ mới là việc khó), (Đông Pha) bèn làm bài thơ “Vãn thiếu”, đưa cho viên sứ xem, viên sứ ngạo mạn hoảng hồn không hiểu gì, từ đó về sau không dám nói đến thơ nữa” [127/5] Trong “Đông Pha vấn đáp lục” 東坡問答錄 lại ghi “Đông Pha viết ý chữ thành thơ. Sứ Bắc lỗ đến, tự khoe có tài làm thơ, triều đình bàn bạc cho Đông Pha ra tiếp sứ, sứ giả hỏi về chất thơ phú. Pha nói “Phú thi dị sự, quan thi sao nan nhĩ” (Làm thơ cũng là việc dễ, cách xem thơ mới là việc khó), nhân đó làm bài Trường đình 長亭 Ngoài tên Vãn thiếu 晚眺 thì bài thơ còn được gọi là Trường đình 長亭 , đưa cho sứ xem”[128/70]. Thể thơ mà Tô Đông Pha làm cho sứ Liêu xem, sau này được gọi là thơ Thần trí thể. Thần trí thể có thể hiểu là một kiểu chiết tự từng cá thể, từng phân nhánh của chữ sau hội lại thì mang đầy đủ nội dung một bài thơ mà người viết muốn truyền tải. Đây cũng được coi là một loại câu đố nên còn có tên gọi là “Hình ý thi” 形意詩 ; “Mê tượng thi” 謎象詩 hoặc “Quái tự thi” 怪字詩. Người Đài Loan thì quen dùng với hai thuật ngữ là “Đồ tượng thi” 圖象詩 và “Thị giác thi” 視覺詩. Loại thơ bí ẩn này quan niệm “Dĩ ý tả đồ, linh nhân tự ngộ” 以意寫圖,令人自悟 (lấy ý vẽ hình, khiến người khác tự hiểu). Tức là, người sáng tác vẽ một đồ hình bằng chữ theo ý tưởng của mình những chữ ấy giúp người đọc hiểu rõ ý của tác giả, nhân đó làm nảy sinh những ý mới lạ cho người xem. Từ đó, giúp khai thần trí con người cho nên mới gọi là thần trí thể. Trong Từ nguyên lại giải thích ngắn gọn “Thần trí thể: một thể thơ gần với chơi chữ. Do nó có thể làm khởi phát thần trí của người ta nên gọi như vậy”[129/2275]. Đặc điểm chính của nó là phương pháp sử dụng “Hình tự đại tiểu, bút họa đa thiểu, vị trí chính phản, bài liệt sơ mật” 字形大小, 筆畫多少, 位置正反, 排列疏蜜 (Hình chữ lớn bé, nét bút ít nhiều, vị trí thuận chữ, ngược chữ, bố trí thưa mau) để trình bày văn bản Hiện nay, kĩ thuật để viết thơ kiểu thần trí thể chủ yếu sử dụng: chữ thuận, chữ ngược, chữ to, chữ nhỏ, chữ ngắn, chữ dài, chữ đảo lộn, chữ nghiêng, chữ mờ, chữ đậm, chữ bẻ gãy, chữ phá Tuy nhiên, chúng có sự biến hóa nhất định, mục đích là ẩn ý thơ. Thần trí thể có thể phân làm 5 loại sau: Tự câu loại 字句類 (loại chú ý câu chữ); Bài liệt loại 擺列類 (loại chú ý sắp xếp); Khảm tự loại 嵌字類 (loại chú ý chữ khuyết); Tu từ loại 修辭類 (loại chú ý tu từ); Tạp ngôn loại 雜言類 (loại tạp ngôn). Thần trí thể đặc biệt ở điểm: thứ nhất, một chữ có thể biểu đạt hết một ý, thông thường một chữ có thể diễn thành hai, ba chữ, có khi trực tiếp thành một câu thơ. Thứ hai, là mỗi một chữ sẽ độc lập trong một hình, nhưng khi phối hợp với các chữ khác, qua cách sắp xếp các chữ đó sẽ biểu đạt được ý cần viết. Thứ ba, thể hiện để chỉ hàm ý, tính chất của câu đố, vì thế, người xem không thể không tiếp cận thực tế văn bản để đưa ra lời giải. Thứ tư, các bài đều thể hiện các thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hoặc thất ngôn tứ tuyệt tương đối cố định theo truyền thống thơ cổ điển Thơ thần trí thể “Lợi dụng chữ Hán, âm vần chữ Hán, đặc điểm thư pháp của chữ Hán, cách sắp xếp khéo léo, hiển thị tinh tế của chữ Hán. Từ những yếu tố đó để làm nên cấu trúc hoàn chỉnh” [132/53]. Thần thể trí lấy mười hai đặc điểm biến hình của chữ để tạo thành thể thất ngôn tứ tuyệt, hoặc lấy tám biến hình của chữ để tạo thành thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Từ biến hình của chữ, lấy ý biến hình tạo câu, từ câu tạo thành thiên. Tuy nhiên, mỗi một bài thơ lại cần xác định những phá cách để tưởng tượng không gian. Một đặc điểm về biến âm cần ứng dụng là dạng đồng âm như: Ti 絲 – tư 思; liên 蓮, 連 – liên 憐; ngẫu 偶 - ngẫu 藕 Vì thế, những người khác nhau khi đọc và giải bài thơ có khả năng sẽ không cùng đáp án. Thế nên mới nói “linh nhân tự ngộ” (khiến người khác tự hiểu) là như vậy. Có thể khái quát một vài cách biểu hiện kiểu thơ Thần trí thể như sau: Loại thứ nhất, trực tiếp mô tả hình ảnh chữ như: Đại, tiểu 大小: lớn, bé; thô, tế 粗細: thô, nhỏ; nùng, đạm 濃淡: đậm, nhạt; trường, đoản 長短: dài, ngắn; phì, sấu: 肥瘦 mập, gầy; khoan, trách 寬窄: rộng, hẹp; đoạn, tục 斷續: đứt, liền; phương, thiên, viên 方扁圓: vuông, dẹt, tròn Tùy theo tính chất cường điệu của chữ để đọc. Chữ viết lớn, đọc là đại 大: Đại sơn, đại hà, đại phong, đại vũ Chữ viết nhỏ, đọc là tiểu 小: Tiểu tâm, tiểu nhân, tiểu hoa, tiểu lộ Chữ viết dài, đọc là trường 長: Trường lưu, trường dạ, trường giang Chữ viết ngắn, đọc là đoản 短: Đoản ảnh, đoản mệnh, đoản mộng Chữ viết đứt, đọc là đoạn 斷: Đoạn hồn, đoạn trường, lộ đoạn Chữ viết dẹt, đọc là biển 扁: Biển chu, Biển nhai Chữ viết dính liền, đọc là tục, liên 續, 連: tục tưởng, liên hận Trong đó các chữ dễ thông nhau là: tiểu 小 và tế 細; phì 肥 và khoan 寬; sấu 瘦 và trách 窄, các chữ có nghĩa gần nhau có thể đọc tùy theo hoàn cảnh, như: tình trường 情長 – trường tình 長情; trường lưu 長流 – lưu trường 流長; trường dạ 長夜 - dạ trường 夜長 Loại thứ hai, trực tiếp mô tả phương hướng, vị trí như: Thượng, hạ 上下: trên, dưới; cao, đê 高低: cao, thấp; tả , hữu 左右: trái, phải; trắc, tà 側斜: ngay ngắn, nghiêng vẹo; chính, phản 正反: chữ xuôi, chữ lộn ngược; điên, đảo, hoành 顛倒橫: nghiêng, lộn, ngang Chữ vút phía trên, đọc là thượng 上: lâu thượng, sơn thượng Chữ viết thấp phía dưới, đọc là hạ下: sơn hạ, lâu hạ Chữ viết cao, đọc là cao 高: cao sơn, cao lâu Chữ viết nghiêng, đọc là tà, khuynh 斜, 傾: tà dương, khuynh thành Chữ viết ngang, đọc là hoành 橫: hoành lưu, hoành độ Chữ viết lộn đầu, đọc là đảo 倒: đảo ảnh, phúc đáo Chữ viết lộn ngược, đọc là phản, hồi, phục 反, 回, 復 : phản thủ, phản tư, hồi tưởng, phục mộng, phục tư Tuy nhiên, tùy theo văn bản có thể biến hóa cách đọc như: thượng lâu 上樓 – lâu thượng 樓上, cao sơn 高山 – sơn cao 山高. Hay các kiểu viết tà – trắc – thiên 斜側扁 hoặc hồi - phản 回反 Nếu một bộ phận của chữ được cường điệu hóa thì phải đọc các bộ phận đó, như: chữ lộ 路 có bộ khẩu 口 viết dài, đọc: lộ khẩu trường 路口長; chữ lưu 流 có bộ thủy氵 gãy, đọc: khúc thủy lưu 曲流水, hoặc chữ ảnh 影, có bộ nhật日 viết mờ nhạt, đọc: tàn nhật ảnh 殘日影. Chữ đăng 燈 viết mờ, đọc: tàn đăng 殘燈; chữ phong 風, chữ liêm 簾 viết cuộn lại, đọc: phong quyển 風捲, quyển liêm 捲簾 Loại thứ ba, là thêm hoặc bớt nét, bộ. Chỉ viết nửa bộ phận của chữ thì có thể đọc thành ba chữ, như: chữ ngữ 語 không có bộ ngôn, đọc: vô ngôn ngữ 無言語; chữ lưu 流 không có bộ thủy, đọc: thủy không lưu 水空流; chữ tư 思 không có bộ tâm, đọc: vô tâm tư 無心思 Chỉ viết một bộ phận của chữ cũng đọc thành ba chữ, như: chữ văn文, bỏ một nét, đọc: bất thành văn 不成文; chữ lai 來 bỏ một chữ nhân 人, đọc: nhân vị lai人未來; chữ ảnh 影 bỏ bộ nhật日, đọc: vô nhật ảnh 無日影 Chỉ viết một bộ phận nhưng vận dụng tình huống để đọc, như: chữ diệu 妙, đọc: thiếu nữ 少女; chữ hà 何, đọc: khả nhân可人 Các chữ hội số như hai chữ hỷ 喜, đọc: song hỷ 雙喜; năm chữ canh 更, đọc: ngũ canh五更... Chữ viết rỗng giữa đọc là không 空, như: không tưởng 空想, không vọng 空望 Chữ viết khô bút thì đọc là khô 枯, như: khô mộc 枯木, khô thảo 枯草 Chữ viết phá hình thì tùy theo tình huống để đọc, như: hoa lạc 花落, tàn đăng 殘燈, hương tận 香盡, loạn hồng 亂紅, vân phá 雲破 Loại thứ tư là dùng màu sắc để viết chữ, loại này thì màu nào đọc theo chữ ấy, như: lục thủy 綠水, hồng nhật 紅日, hoàng long 黃龍 Tuy nhiên, không phải tất cả các bài thơ thần trí thể đều hội tụ đầy đủ các cách đọc như chúng tôi vừa trình bầy, nhưng có thể khẳng định với mỗi bài thơ thần trí thể thì ít nhất cũng phải hội được tối thiểu vài ba cách thể hiện. Để minh họa cụ thể hơn, chúng tôi xin giới thiệu hai bài thơ theo thể thần trí trên hai đĩa trà đặt kiểu của triều đình nhà Nguyễn. Tác phẩm 1: là bài thơ viết theo thể thơ thần trí trên đĩa trà đường kính 18cm, niên đại TK XIX, đặt kiểu dưới triều Nguyễn. Trong Những nét đan thanh của tác giả Trần Đình Sơn, Nxb Văn Nghệ, TPHCM, 2007, tr 68 cũng giới thiệu một đĩa trà có bài thơ này, duy chỉ khác phần lạc khoản: Lục kí Đỗ cú 錄寄杜句 (viết gửi câu của Đỗ) Nội dung chính của tác phẩm có 15 khối chữ (15 đồ hình) được thể hiện bằng các cách viết cơ bản như: to – nhỏ, ngắn – dài, hội số, viết ngang - nghiêng, phản bút, liên bút, diễn ýSau đây, chúng tôi xin đi vào giải thích từng “mê ngữ” trong bài thơ này như sau: Ba chữ phiên 翻 nên có thể đọc là: tam phiên 三翻 Năm chữ phúc 覆 nên có thể đọc là: ngũ phúc 五覆 Chữ tư思 viết phản bút nên có thể đọc: phục tư 復思 Chữ tư 思 có hai bộ tâm 心 có thể đọc: trùng điệp tâm tư重疊心思 Chữ bất 不 viết dãn cách bất thường nên đọc: bất khai 不開 Chữ tương 相 viết nghiêng, chữ tư 思 viết ngang đọc là: điên đảo tương tư 顛倒相思 Chữ tư 思 và chữ hận 恨 viết dính liền nhau nên đọc là: tư liên hận思憐恨 Chữ hà 何 và chữ nhật日viết dài nên đọc: trường hà nhật長何日 Chữ thiên天 nằm trong chữ thai台 nên đọc là: nhập thiên thai入天台 (Riêng câu cuối có thể đọc theo một cách nữa là:chữ tư 思 nhỏ nên có thể đọc là tiểu tư 小思) Từ cách hiểu như trên nên chúng tôi đọc bài thơ này như sau: 三翻五覆復思來 Tam phiên ngũ phúc, phục tư lai, 重疊心思思不開 Trùng điệp tâm tư, tứ bất khai. 顛倒相思思憐恨 Điên đảo Điên đảo: là mê cuồng mất sáng suốt, thấy mọi vật lộn ngược trái hiện thực tương tư, tư liên hận, 思長何日入天台 Tư trường hà nhật, nhập thiên thai. (小思何日入天台) (Tiểu tư hà nhật, nhập thiên thai) 偶錄寄杜 Ngẫu lục kí Đỗ Dịch nghĩa Ba trăn, năm trở nỗi nhớ cứ quay đi quay lại Chồng chất trong tim là nhớ thương, ý đó không giãi bày ra được Nhớ nhau da diết, nhớ, thương rồi giận Niềm nhung nhớ đằng đẵng này, ngày nào vào cõi thiên thai? (Nỗi mong nhớ nhỏ bé này, ngày nào mới vào cõi thiên thai?) Chợt (nhớ) viết gửi Đỗ Tác phẩm 2: là bài thơ viết theo thể thơ thần trí dưới đáy đĩa trà đường kính 18cm, niên đại TK XIX, đặt kiểu dưới triều Nguyễn. Tác phẩm trên, phần nội dung chính có tất cả chín khối chữ (chín đồ hình) được thể hiện bằng các cách viết cơ bản như: trên dưới, khuyết bút, phá bút, hội số, viết ngang, diễn ýSau đây, chúng tôi xin đi vào giải thích từng “mê ngữ” trong bài thơ này như sau: Hai chữ lâm 臨 dưới chữ môn 門 nên có thể đọc: song (lưỡng) lâm hạ (há) môn雙(兩)臨下門. Chữ hồi 回, khuyết nét ở dưới cùng nên đọc là: khuyết hồi 闕回 Chữ muộn 悶 viết tựa dọc theo hai chữ lan can 欄杆 nên có thể đọc: muộn ỷ lan can 悶倚欄杆 Chữ hộ 户 viết phá ra làm đôi nên đọc là: phá hộ khai 破户開 Năm chữ dạ 夜 nên đọc là: ngũ dạ 五夜 Hai chữ nguyệt 月 và sắc 色 viết nằm ngang nên đọc là: hoành nguyệt sắc 橫月色 Giữa năm chữ dạ 夜và nguyệt sắc 月色 có khoảng trống lớn nên có thể đọc là: hư không 虛 空 Chữ lâu 樓 viết cao sát nguyệt sắc đọc là: lâu thượng 樓上 Hai chữ quân 君, giai 皆 viết liền nhau để trống khoảng đầu, nên quân giai mở đầu câu, đọc trước lâu thượng. Chữ thiên 天 nằm trong chữ thai 台 nên đọc là: nhập thiên thai 入天台. Từ cách hiểu trên nên chúng tôi đọc bài thơ này như sau: 雙臨下門闕回來 Song lâm hạ môn khuyết Cái cổng hai tầng có hai cái đai ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là "khuyết", cho nên gọi cửa to là "khuyết". Cũng có khi gọi là "tượng nguỵ" 象魏. hồi lai, 悶倚欄杆破戶開 Muộn ỷ lan can phá hộ khai. 五夜虛空橫月色 Ngũ dạ Có thể hiểu như ngũ canh 五更 hư không hoành nguyệt sắc, 君皆樓上入天台 Quân giai lâu thượng nhập thiên thai Chốn tiên giới, liên quan đến chuyên hai chàng Lưu, Nguyễn lạc vào cõi thiên thai . 錄杜氏回句 Lục Đỗ thị hồi cú. Dịch nghĩa Hai lần xuống đến cửa khuyết rồi lại quay về, Lòng buồn tựa vào lan can, phá cửa ra ngoài. Năm canh ánh trăng vắt ngang bầu không, Mong cùng anh lên lầu đến cõi thiên thai. Họ Đỗ viết câu trả lời. TIỂU KẾT Nghiên cứu về tác giả và tác phẩm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX sẽ giúp ta làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch tác giả, lịch sử làng nghề và lịch sử ngoại thương; cùng với đó, còn là căn cứ vững chắc cho nhiều câu trả lời về vấn đề tác giả, tác phẩm cần bổ khuyết trong văn học Bên cạnh đó, qua nghiên cứu ta hiểu thêm về thơ thần trí, một thể thơ thể chưa khắt khe và bó buộc bởi luật tạo hình chữ cụ thể, tùy theo yêu cầu mà có thể ứng dụng, bởi từ văn tự mà sinh ý thơ, từ ý thơ mà hoàn thiện bài thơ. Đến nay, các quốc gia từng dùng hệ Hán ngữ đã lưu truyền khá phổ biến thể thơ này và Việt Nam cũng nằm trong trào lưu đó mà hai bài thơ chúng tôi vừa giới thiệu ở trên là một minh chứng. Thần trí thể được xem là mê ngữ, người giỏi về thể thơ này được phong là “mê thánh” (Trương Khởi Nam (1878-1924) tự Vị Lư 味鱸, hiệu Thác Viên 橐園, người huyện Vĩnh Định, tỉnh Phúc Kiến, đời sau xưng tụng ông là “mê thánh” “mê ngữ đại sư”. Tác phẩm có: Thác viên xuân đăng thoại “橐园春灯话”, Xuân đăng độc thoại “春灯续话”, Thác viên xuân đăng lục “橐园春灯录”). Vì vậy, giải cho đúng một câu đố theo thể thơ thần trí không phải lúc nào cũng dễ dàng với người đọc và chúng tôi cũng vậy. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự trao đổi từ những người quan tâm đến vấn đề thơ thần trí thể. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Luận án tiến hành nghiên cứu thông qua hơn 1017 hiện vật gốm sứ Việt Nam nằm trong một số bảo tàng của trung ương, địa phương, bộ sưu tầm tư nhân và một số ảnh hiện vật qua một vài tác phẩm đã công bố. Trong số này, chúng tôi thấy một số thông tin khác với hiện vật gốc như niên đại, đặc điểm mô tả hiện vật hoặc một số chữ dịch sai nên chúng tôi đã cố gắng trong khả năng để hoàn thành giải nghĩa văn tự cho 1012 hiện vật, 04 hiện vật chưa thực hiện được với lý do văn tự quá mờ, 01 hiện vật có chú giải, thêm chữ nhưng vẫn chưa thấy thỏa đáng vì hiện vật bị vỡ, mất miếng. Do đó, chúng tôi sẽ bổ sung cụ thể sau này. Tuy nhiên, chúng tôi đã khái quát những nét đặc trưng cơ bản nhất văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Có thể thấy, văn tự trên gốm sứ Việt Nam xuất hiện sớm và chịu ảnh hưởng ít, nhiều từ cách thức chế tác đến thể hiện văn tự trên gốm sứ Trung Quốc. Vì thế, nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX đã có những bước phát triển song hành cùng với việc nghiên cứu văn tự trên gốm sứ cổ Trung Quốc. Tuy nhiên, văn tự trên gốm sứ Việt Nam có những nét đặc trưng rất riêng mà không xuất hiện trên bất kỳ dòng gốm sứ của một quốc gia khác ngoài Việt Nam, đó chính là chữ Nôm và lối viết chữ Hán theo cách riêng của người Việt, như: tính sai khác (dị bản) so với chính tác, viết từ trái qua phải, ghép niên hiệu... Đây chính là một mã khóa để phân định gốm sứ Việt Nam với gốm sứ các quốc gia khác. Có nghĩa, khi nghiên cứu văn tự Hán Nôm, các nhà nghiên cứu cũng phân theo các dạng thức như: thể loại, ngữ nghĩa, cách viết, cách trình bày Việc nghiên cứu văn tự Hán Nôm mang lại những thông tin rất đáng tin cậy, vì chúng không bị khắc lại như trên chuông, khánh và bia đá, hoặc tam sao thất bản như các thư tịch. Đã có nhiều công trình nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên gốm sứ xuất hiện, mỗi một giai đoạn, các tác giả lại nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, nhưng đóng góp của chúng vào hệ thống tư liệu Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam rất đáng trân trọng, thậm chí có những tác phẩm bước đầu chỉ mang tính giới thiệu và dịch thuật đơn giản nhưng đã mang đến một cách nhìn mới về hệ thống tư liệu Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam giai đoạn đó. Nghiên cứu văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX đã có những bước phát triển nhanh và hình thành nên một hệ thống tư liệu quan trọng đủ để minh chứng cho những vấn đề về văn hoá, văn minh, văn học cũng như vấn đề lịch sử làng nghề, lịch sử về thương mại, ngoại giao Góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề tác giả, tác phẩm như hiện tượng tác phẩm Tư Dung thắng cảnh của Đào Duy Từ, các bài thơ của vua Thiệu Trị về tác giả kí danh Đạo Nhân... Tuy việc định danh thuật ngữ ghi chép về chữ Hán Nôm trên gốm sứ có nhiều quan điểm, như: “Thi đề” (詩題), “Minh văn” (銘文), “Hiệu đề” (號題), “Văn tự” (文字), “Thư pháp, thư họa” (書法 , 書畫), nhưng chúng tôi đã đi đến quan điểm “văn tự Hán - Nôm” và thấy sự phù hợp của thuật ngữ này. Vì thuật ngữ đã bao hàm được các đặc trưng của văn tự Hán - Nôm, như: cách viết, khối chữ, thể chữ Đặc trưng về tạo hình khối chữ có lối viết “Bình tự”, “Ao tự”, “Đột tự” và “Trúc tự”, mỗi hình thức này đã cho chúng ta thấy đặc trưng của một vài dòng sản phẩm gốm sứ từ TK XV đến TK XIX khi xét trên bình diện tạo tác hình khối chữ. Nhưng trên thực tế, các loại hình này xuất hiện trên một sản phẩm, chúng không chỉ xuất hiện đơn lập mà còn đan xen với nhau tạo nên dạng thức “tạp tự”, như: ao tự - đột tự, bình tự - đột tự, bình tự - ao tự, ao tự - trúc tự trên một sản phẩm Các đặc trưng của từng loại hình này cũng chính là một trong những điểm nhấn giúp các nhà nghiên cứu, người chơi cổ vật xác định tính thật, giả của đồ cổ. Thể chữ có năm thể chính: thể Triện, thể Lệ, thể Khải, thể Thảo, thể Hành. Thể triện thư thường được dùng như đề ngữ danh phẩm và chưa mang ý nghĩa đầy đủ một câu thơ, văn. Bên cạnh đó, thể lệ thư được dùng như đề ngữ danh phẩm và dùng ghi thơ, văn họa cảnh. Thể khải thư được dùng khá phong phú, đa dạng trên cả gốm và sứ, nó đã thể hiện được đặc tính vượt trội trên các sản phẩm sứ. Thể thảo thư, được dùng nhiều trên gốm sứ TK XVIII và mang dấu ấn rất riêng. Thể hành thư rất đa dạng thể hiện trên cả gốm sứ. Các thể chữ này đã mang đến một điểm nhấn riêng cho gốm sứ cổ Việt Nam khi xem xét các thể chữ, chúng sẽ giúp các nhà nghiên cứu, chơi đồ cổ xác định và loại trừ được một số sản phẩm thể hiện không đúng thể chữ trên sản phẩm. Về đặc điểm văn tự Hán và Nôm: là không dùng dấu khuyên tròn như trên giấy để ngắt câu. Trên một số sản phẩm gốm thờ tự có xuất hiện kiểu ngắt dòng bằng cách đài cao chữ, thể hiện sự tôn kính. Ngoài lối phồn thể thì lối viết giản thể, viết kép, dùng dấu nhắc lại để ghi chữ cũng được sử dụng. Việc nghiên cứu đặc điểm của văn tự Hán Nôm từ TK XV đến TK XIX, không chỉ giúp chúng ta có thêm những nhận thức về các dòng gốm Việt Nam từ loại hình, kiểu dáng, đề tài trang trí mà còn giúp chúng ta có thêm một bước giám định những cổ vật trên phương diện phân tích đặc điểm của từng loại hình văn tự. Với chữ Nôm đã mang đến một nét rất riêng cho gốm sứ Việt Nam, nó thể hiện lòng tự tôn dân tộc mới của giới quan chức trong triều đình phong kiến Việt Nam khi ấy. Mặc dù, phần lớn chữ Nôm thể hiện trên gốm sứ tập trung ở các sản phẩm thuộc TK XVII, XVIII và XIX, nhưng phần nào cho thấy được những đặc trưng cơ bản nhất của chữ Nôm trên gốm sứ, cũng như đặc trưng của thời đại. Nhìn một cách khái quát, từ TK XV đến TK XIX, văn tự Hán Nôm xuất hiện trên gốm sứ rất phong phú. Phần lớn văn tự được thể hiện bằng chữ Hán; chữ Nôm xuất hiện với số lượng ít hơn. Tuy nhiên, qua đặc điểm của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ Việt Nam giai đoạn này, xét về mặt trình bầy và thể thức, chúng ta thấy, văn tự chủ yếu được người viết chú ý đến mặt sắp xếp cân đối chữ hơn là viết rõ nghĩa. Thơ, văn chữ Nôm trên gốm sứ tuy không thật đồ sộ về số lượng nhưng chúng lại thể hiện được nhiều nội dung và mang đặc điểm rất riêng của gốm sứ Việt và tạo ra một phong cách thuần Việt mà khó lẫn vào gốm sứ các quốc gia khác. Thơ, văn chữ Hán đa dạng, phong phú hơn thơ, văn chữ Nôm, từ loại hình, nội dung và cách trình bầy. Nếu chữ Nôm thường là những bài thơ, câu thơ, câu đối ngắn của các tác giả người Việt, hoặc dân gian Việt thì chữ Hán xuất hiện nhiều câu thơ, bài thơ, bài văn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc từ những điển tích Trung Quốc Tuy nhiên, những tác phẩm theo thể ca dao xuất hiện trên đồ gốm, sứ thì rất hiếm (hoặc chưa thấy). Ngược lại, những tác phẩm thuộc thể tài khác xuất hiện trên cả hai chất liệu gốm và sứ. Nội dung văn tự Hán Nôm được thể hiện qua các loại hình: văn tự chỉ niên đại, văn tự chỉ nơi tàng khoản, văn tự đề từ, văn tự chỉ thương hiệu và bao hàm chi tiết nội dung của văn tự Hán Nôm từ TK XV đến TK XIX mà chúng tôi đã tổng hợp, phân chia theo cách hiểu của mình với những tiêu chí riêng. Đây là một cách trong tổng thể cách phân chia hệ thống và tiêu chí mà các tác giả trước đã trình bày. Chắc hẳn, sẽ còn nhiều cách kiến giải khác nữa về nội dung văn tự được đưa ra sau này, nhưng chúng tôi nghĩ, dù cách phân chia về nội dung như thế nào chăng nữa thì mục đích cuối cùng của các nhà nghiên cứu cũng nhằm làm rõ và cụ thể hơn hệ thống văn tự mình đưa ra. Điều này, chứng tỏ nội dung văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam còn là một mảnh đất cần khai phá nhiều hơn nữa. Hơn nữa, trong nghiên cứu về tác giả tạo tác gốm sứ, qua 13 văn tự Hán trên lọ gốm ở Bảo tàng Topkapi Sarayi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi thấy, có hai luồng ý kiến: Ông Tăng Bá Hoành khẳng định tác giả đó là nghệ nhân Bùi Thị Hý, một số nhà nghiên cứu cho là người họ Bùi viết chơi. Về vấn đề này, chúng tôi chưa có kết luận trong luận án và sẽ tiếp tục nghiên cứu để có kết luận trong thời gian thích hợp. Tuy nhiên, về tác giả tạo tác gốm sứ điển hình nhất có kí danh thì Đặng Huyền Thông là người đặc trưng nhất, những sản phẩm được ông tạo tác có những nét đặc sắc riêng, như: không sử dụng lối viết phức thể và giản thể, màu men lam xám và thường là các đồ tế tự, văn tự kí danh được ông ghi chép rất đầy đủ Bên cạnh đó, một số tác giả tạo tác gốm, sứ của các làng và lò gốm khác cũng được thể hiện, nhất là các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng. Ở Bát Tràng các nghệ nhân còn truyền nghề theo dòng họ, gia đình, rõ nhất là gia đình nghệ nhân Đỗ Phủ. Việc tìm hiểu về tác giả tạo tác gốm sứ đã cung cấp những thông tin về con người, sản phẩm, về vấn đề liên quan đến làng nghề, tổ nghề, về lịch sử thương mại, ngoại giao. Bên cạnh đó, còn cho thấy những đặc trưng riêng của từng dòng gốm, nước men và đặc trưng văn tự trên mỗi dòng gốm, mỗi nghệ nhân tạo tác đồ gốm Về tác giả liên quan đến thơ văn trên đồ gốm sứ, chúng tôi cho rằng, câu thơ Nôm “Mai – hạc” có thể thuộc sản phẩm của dân gian. Câu thơ Nôm này chiếm kỷ lục về tính dị bản, viết sai và xấu, sai cả tự dạng lẫn bố cục sắp đặt câu thơ. Tính dị bản so với chính bản cũng là một trong những đặc trưng của tác phẩm Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam và thể hiện qua nhiều tác phẩm trên các sản phẩm. Điển hình nhất có thể thấy tác phẩm Tư Dung thắng cảnh của Đào Duy Từ, chúng tôi cũng bước đầu khẳng định Đào Duy Từ là tác giả của bài thơ Nôm này vì những yếu tố như đã trình bày ở trên. Các tác phẩm kí danh “Đạo nhân thư” hầu hết được các nhà nghiên cứu khẳng định là của Nguyễn Phúc Chu, nhưng chúng tôi thấy chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, chúng tôi đồng quan điểm, các vật dụng có kí danh này do chúa Nguyễn đàng trong đặt làm. Các thi phẩm thường là những bài thơ thất ngôn bát cú, mỗi bài thơ được viết thành mười dòng, dòng thứ nhất là tiêu đề, tám dòng nội dung và một dòng lạc khoản ở cuối bài thơ kí danh: Đạo nhân thư. Tuy nhiên, trong các sáng tác của chúa Nguyễn có một vấn đề mà nhiều người tranh luận là hai chữ “ việt nam - 越南”; nhiều tác giả cho rằng, hai từ này chỉ quốc hiệu Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, hai từ “越南” ở đây mang ý chỉ “vượt về phía nam”. Về thơ ngự chế trên gốm sứ ngoài các chúa Nguyễn thì vua Thiệu Trị cũng có sở thích đó. Tuy nhiên, Thiệu Trị lại không kí danh sau mỗi bài thơ. Việc đề thơ trên đồ gốm sứ được thể hiện như một thú chơi chữ, nhưng đặc trưng nhất về chơi chữ thì không thể thơ nào hơn thơ Thần trí thể 神智體. Thần trí thể xuất hiện từ đời Tống, tương truyền người đầu tiên sáng tạo ra kiểu thơ này là Tô Đông Pha. Thần trí thể có thể hiểu là một kiểu chiết tự từng cá thể, từng phân nhánh của chữ, sau đó hội lại thì mang đầy đủ nội dung một bài thơ mà người viết muốn truyền tải. Ở phần này, chúng tôi đã giới thiệu thể thơ Thần trí qua hai tác phẩm đặc trưng trên đồ sứ đặt kiểu triều Nguyễn. Nghiên cứu đặc điểm của văn tự Hán Nôm trên gốm sứ giai đoạn từ TK XV đến TK XIX không chỉ nhằm mục đích hệ thống hóa lại các văn tự Hán Nôm vốn phong phú và phức tạp mà còn nhằm giải thích cụ thể hơn nữa từng đặc trưng dưới nhiều phương diện khác nhau của văn tự Hán Nôm trong từng giai đoạn cụ thể. Trước mắt, những gì cần làm chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức trong khuôn khổ nguồn tư liệu và khả năng kiến giải. Đây mới chỉ là bước đầu chúng tôi giới thiệu một cách khái quát về đặc trưng văn tự Hán Nôm trên đồ gốm sứ Việt Nam từ TK XV đến TK XIX. Mong rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa trong những công trình sau này. Việc cần thiết trong thời gian tới là: Cần hệ thống hóa văn tự Hán Nôm trong các bảo tàng thuộc quản lý của nhà nước, có hình thức giới thiệu phù hợp và đầy đủ những giá trị đặc sắc của gốm sứ cổ nói chung và văn tự Hán Nôm trên gốm sứ nói riêng, có thể thông qua triển lãm giới thiệu về bộ sưu tập gốm sứ có văn tự Hán Nôm. Cần hiệu đính, sửa lại các chữ Hán Nôm ghi trong hồ sơ gốc bị phiên âm, dịch nghĩa nhầm. Bổ sung thêm thông tin liên quan đến hiện vật sau khi dịch những chữ Hán Nôm trên hiện vật vào hồ sơ hiện vật. Tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi thông tin, trao đổi kết quả nghiên cứu, trao đổi hiện vật giữa các bảo tàng trong nước và ngoài nước. Qua các bài thơ, văn trên gốm sứ, ngoài những giá trị về văn hóa, văn học thì mỗi đoạn văn, câu thơ hay còn có tác dụng giáo dục; vì thế, chúng ta nên đưa vào dạy trong chương trình văn học, lịch sử địa phương. Cần tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm bổ sung thêm những tác phẩm gốm sứ tiêu biểu của Việt Nam (trong đó chú ý các hiện vật gốm sứ có văn tự Hán Nôm) làm cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, tiến tới phát triển nghệ thuật gốm sứ Việt Nam hiện đại. Trên đây là những nhận xét bước đầu của chúng tôi được rút ra trong quá trình thực hiện luận án. Do khả năng còn hạn chế nên khó tránh được những sai sót. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận án đạt được kết quả như mong muốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_van_tu_han_nom_tren_do_gom_su_viet_nam_tu_tk_xv_den.doc
  • docTom tat L.A.doc
  • doctom tat tieng anh.doc
  • docTRÍCH YẾU LUẬN ÁN.doc