BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------
NGUYỄN VIỆT LÂM
VIỆT NAM TRONG VAI TRÒ ỦY VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRỰC
HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2009
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------
NGUYỄN VIỆT LÂM
VIỆT NAM TRONG VAI TRÒ ỦY VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRỰC
HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC GIAI ĐOẠN 2008-2009
Chuyên ngành
174 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Việt Nam trong vai trò ủy viên không thường trực hội đồng Bảo an liên hợp quốc giai đoạn 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Quan hệ quốc tế
Mã số : 9310206
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng
2. PGS. TS Đặng Đình Quý
Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa
từng được công bố trong bât kì công trình nào khác.
Nguyễn Việt Lâm
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Đình Quý và PGS. TS Nguyễn
Vũ Tùng đã nhận lời hướng dẫn và tận tình chỉ dẫn để tác giả có thể hoàn
thành Luận án này. Tác giả cũng xin cảm ơn Gia đình, bạn bè và Khoa sau đại
học, Học viện Ngoại giao đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong quá trình
thực hiện.
Nguyễn Việt Lâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ VÀ QUÁ TRÌNH ỨNG CỬ CỦA VIỆT NAM VÀO VỊ TRÍ UVKTT
HĐBA LHQ NHIỆM KỲ 2008-2009 ................................................................................... 19
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 19 1.1.1. Khái niệm về chủ nghiã đa phương ................................................................................. 19 1.1.2. Chủ nghĩa đa phương trong các trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế ....... 22 1.1.3. Đa phương trong chính sách đối ngoại của các quốc gia ....................................... 27 1.1.4. Quá trình phát triển tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại đa phương....................................................................................................................................................... 39
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 43 1.2.1. Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước ..................................................................... 43 1.2.2. Quá trình đi đến quyết định ứng cử UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009. ............ 48 1.2.3. Mục tiêu chính sách ................................................................................................................. 51
1.3. Quá trình vận động ứng cử UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009 ......................... 53 1.3.1. Giai đoạn 1: từ năm 1997 đến tháng 7 năm 2006: ................................................... 53 1.3.2. Giai đoạn 2: từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 10 năm 2007: .............................. 54
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ, ĐẢM NHIỆM VAI TRÒ UVKTT HĐBA LHQ
NHIỆM KỲ 2008-2009 CỦA VIỆT NAM ............................................................................ 64
2.1. Quá trình chuẩn bị ................................................................................................... 64 2.1.1. Về nội dung .................................................................................................................................. 64 2.1.2. Về nhân sự, bộ máy, cơ chế phối hợp, triển khai liên ngành ............................... 67
2.2. Quá trình đảm nhận nhiệm vụ .............................................................................. 69 2.2.1. Phân loại các vấn đề thảo luận tại HĐBA ...................................................................... 71 2.2.2. Cơ chế ra quyết định .............................................................................................................. 73 2.2.3. Tham gia thảo luận giải quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của HĐBA........................................................................................................................................................... 74 2.2.4. Công tác điều hành tại HĐBA LHQ ................................................................................... 81 2.2.5. Tham gia các cơ quan trong HĐBA .................................................................................. 89 2.2.6. Một số nghiên cưú tình huống điển hình ...................................................................... 93
CHƯƠNG 3 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................. 110
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................................................................ 110
3.1. Thành tựu và Hạn chế ........................................................................................... 111 3.1.1. Thành tựu.................................................................................................................................. 111 3.1.2. Hạn chế ....................................................................................................................................... 119
3.2. Bài học kinh nghiệm .............................................................................................. 121 3.2.1. Bài học về tầm nhìn đối ngoại và tổ chức thực hiện ............................................. 121
3.2.2. Bài học về chuẩn bị lực lượng, xây dựng nội dung ................................................ 122 3.2.3. Bài học chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện .................................................. 124 3.2.4. Bài học về triển khai lực lượng tại New York .................. Error! Bookmark not
defined.
3.3. Những vấn đề đặt ra .............................................................................................. 121 3.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ...................................................................................... 127 3.3.2 Tình hình tại HĐBA LHQ hiện nay .................................................................................. 130 3.3.3 Cơ hội, thách chức và áp dụng bài học kinh nghiệm nhiệm kỳ 2008-2009 131
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 141
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 LHQ The United Nations Liên hợp quốc
2 HĐBA
United Nations
Security Council
Hội Đồng Bảo an
Liên hợp Quốc
3 ASEAN
Association of
Southeast Asian
Nations
Hiệp hội quốc gia các
nước Đông Nam Á
4 UVKTT
Non-permanent
member of the United
Nations Security
Council
Ủy viên Không
thường trực Hội đồng
Bảo an Liên hợp
quốc.
5 WTO
World Trade
Organiztion
Tổ chức Thương mại
Thế giới
6 APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương
7 ĐHĐ
General Assembly of
the United Nations.
Đại Hội đồng Liên
hợp quốc
8 UVTT
Permanent Member of
the United Nations
Security Council
Ủy viên thường trực
Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc
9 ASEM Asia Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-
Âu
10 PKO
Peace Keeping
Operations
Hoạt động gìn giữ
hoà bình
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất
của tổ chức Liên hợp quốc, được giao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì
hoà bình và an ninh quốc tế, qua đó có vai trò và ảnh hưởng lớn trong các vấn
đề quan trọng nhất của đời sống chính trị thế giới. Chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của HĐBA được quy định tại các điều VI, VII, VIII và XII của
Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm: (i) ra khuyến nghị, quyết định về các
biện pháp giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế; (ii) xác định sự tồn tại
của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm
lược, khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cưỡng chế, kể cả sử dụng
vũ lực, cần được tiến hành để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh
quốc tế; (iii) khuyến khích việc giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua
các cơ chế/tổ chức khu vực, sử dụng các cơ chế khu vực để thực thi các hành
động trong quyền hạn của HĐBA và thường xuyên được cung cấp thông tin
về các hoạt động do các cơ chế/tổ chức khu vực tiến hành nhằm duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế; (iv) sử dụng sự hỗ trợ của Hội đồng ủy thác để thực
thi các chức năng của Liên hợp quốc liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội và giáo dục trong các lĩnh vực chiến lược [1].
HĐBA thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao với tư cách thay
mặt cho tất cả các thành viên LHQ, là cơ quan duy nhất của LHQ có quyền
hạn trong việc dùng hành động để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Các
quyết định, nghị quyết của HĐBA, theo chương VII Hiến chương, khi đã
được thông qua đều mang tính chất ràng buộc; tất cả các thành viên của LHQ
đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành.
HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước uỷ viên thường
trực Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do
2
ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về
mặt địa lý, có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục
đích của LHQ và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm.
10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu vực địa
lý gồm: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước
thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác.
Với vai trò và ảnh hưởng quan trọng của HĐBA LHQ trong các vấn đề
hệ trọng của thế giới có liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế như đã nêu,
đa số các nước đều nhận thức rằng, việc đảm nhiệm vị trí uỷ viên không
thường trực HĐBA là cơ hội tốt để theo đuổi lợi ích và nâng cao vị thế quốc
tế của quốc gia ở cả khía cạnh đa phương và song phương. Là thành viên
không thường trực HĐBA, các quốc gia có điều kiện tham gia quyết định
những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế, đặc biệt những vấn đề
có liên quan đến lợi ích trực tiếp của họ; lồng ghép những vấn đề họ có lợi ích
vào chương trình nghị sự của LHQ; tranh thủ tăng cường quan hệ với các
thành viên thường trực và không thường trực khác qua đó thúc đẩy các mục
tiêu quốc gia; nâng cao uy tín quốc tế thông qua việc thể hiện khả năng và
trách nhiệm của quốc gia trong xử lý các công việc chung của thế giới. Thực
tiễn cho thấy, tranh thủ vị trí thành viên HĐBA, nhiều nước đã thu được kết
quả cụ thể với các nước, nhóm nước, tổ chức quốc tế, như góp phần tháo gỡ
vướng mắc trong quan hệ, tăng cường quan hệ thương mại, viện trợ, lao động,
tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng hàng hoá cho LHQ, các hoạt động gìn
giữ hoà bình LHQ (PKO)
Chính vì vậy, việc tham gia ứng cử và trở thành Uỷ viên không thường
trực HĐBA là một mục tiêu quan trọng của ngoại giao đa phương mà các
thành viên LHQ hướng tới. Nhiều nước đã nhiều lần làm thành viên không
thường trực HĐBA. Có 8 nước làm thành viên HĐBA 6 lần trở lên, 14 nước
3
làm từ 4-5 lần, 47 nước làm từ 2-3 lần. Chi tính riêng trong ASEAN, Phi-líp-
pin đã làm UVKTT HĐBA 3 lần, Ma-lai-xi-a làm UVKTT HĐBA 4 lần
(trong đó có nhiệm kỳ 1 năm), In-đô-nê-xi-a làm UVKTT HĐBA 3 lần, Xinh-
ga-po và Thái Lan mỗi nước đã 1 lần làm thành viên HĐBA.
Từ năm 1997, Việt Nam đã có chủ trương ứng cử Uỷ viên Không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2008-
2009 [9]. Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2007 (giờ New York), với 183/190
phiếu ủng hộ, Đại hội đồng LHQ Khoá 62 đã bầu Việt Nam làm Ủy viên
Không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 [158].
Từ năm 2012, Việt Nam công khai Kế hoạch ứng cử vận động vị trí
UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021. Theo lộ trình tháng 6 năm 2019, Đại
hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu bầu Uỷ viên Không thường trực HĐBA
cho nhiệm kỳ 2020-2021. Do vậy hiện nay đã là giai đoạn nước rút trong quá
trình vận động và chuẩn bị ứng cử cũng như đảm nhiệm nếu ứng cử thành
công. Những tiền đề (chủ trương và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà
nước, thế và lực của đất nước hiện nay) cùng kiến thức và kinh nghiệm thu
được sau nhiệm kỳ thứ nhất là nền tảng quan trọng cho quá trình chuẩn bị lần
này.
Tại các cuộc tiếp xúc cấp cao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam
[163] đều đã vận động Lãnh đạo các nước [2] ủng hộ Việt Nam ứng cử làm
Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UVKTT HĐBA
LHQ) giai đoạn 2020-2021 [3]. Ngày 24 tháng 9 năm 2016, phát biểu tại
Phiên thảo luận cấp cao Đại hội Đồng Liên hợp quốc khoá 71, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chính thức thông báo Việt
Nam quyết định tham gia ứng cử nhiệm kỳ UVKTT HĐBA 2020-2021.
Chính vì vậy, việc có một nghiên cứu toàn diện về về quá trình ứng cử
và đảm nhiệm vai trò là UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009 của Việt Nam
4
là rất cần thiết, trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn. Nhưng đến
nay, chưa có công trình đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về
quá trình Việt Nam vận động ứng cử và đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA
nhiệm kỳ 2008-2009. Các nghiên cứu từ trước đến nay cả ở trong và ngoài
nước mới chỉ nêu khái quát (cả từ góc độ học thuật và góc độ chính sách) về
việc thực hiện các vấn đề về lợi ích-quốc gia dân tộc (an ninh, phát triển, và
ảnh hưởng) và nhận thức về lợi ích quốc gia-dân tộc, quá trình hoạch định,
triển khai chính sách đối ngoại liên quan đến việc ứng cử làm UVKTT HĐBA
và xây dựng bản sắc quốc gia của Việt Nam.
Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ những nguyên nhân đưa
tới thành công của Việt Nam trong quá trình vận động ứng cử và đảm nhiệm
vai trò UVKTT HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009; phân tích những khó khăn
và hạn chế trong quá trình đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá
trình chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ thứ hai của Việt Nam 2010-2021. Công trình
cũng góp phần trả lời một trong cáccâu hỏi then chốt nhất phục vụ việc ứng
cử trong nhiệm kỳ tới, đó là: Việt Nam cần phải chuẩn bị gì cho quá trình vận
động tái cử và đảm nhiệm thành công vai trò UVKTT HĐBA LHQ trong
nhiệm kỳ hai nếu trúng cử?
Theo đó, công trình nghiên cứu đó không chỉ có ý nghĩa về học thuật
như là cung cấp và bổ sung nguồn tài liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, mà nó còn hữu ích cho
quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và đối
ngoại đa phương nói riêng. Nghiên cứu này hi vọng đóng góp vào cuộc thảo
luận về lý thuyết hiện nay về việc theo đuổi lợi ích quốc gia dân tộc và xây
dựng bản sắc quốc gia thông qua công cụ đa phương qua trường hợp cụ thể
của Việt Nam; đồng thời đóng góp vào quá trình hoạch định và triển khai thực
hiện kế hoạch vận động và ứng cử nhiệm kỳ UVKTT HĐBA 2020-2021 nói
5
riêng, chiến lược hội nhập quốc tế và chiến lược đối ngoại của Đại hội XII nói
chung.
Luận án này sẽ tận dụng lợi thế của “người trong cuộc” để thực hiện
mục tiêu này. Đó là do (i) nghiên cứu sinh đang công tác tại Bộ Ngoại giao,
có thể tiếp cận hồ sơ, tài liệu liên quan đến giai đoạn Việt Nam vận động và
thực hiện vai trò UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, (ii) nghiên cứu sinh
đã có một nhiệm kỳ công tác tại Phái đoàn đại diện Thường trực của Việt
Nam tại Liên hợp quốc (2012-2015), New York, Hoa Kỳ, có điều kiện trực
tiếp quan sát, tham gia hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc, chứng kiến
và trải nghiệm sự vận hành của Liên hợp quốc, và có điều kiện trao đổi với
các đồng chí, đồng nghiệp đã trực tiếp làm ở Vụ Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại
giao, hoặc tại Liên hợp quốc trong khoảng thời gian đó, liên quan đến nhiệm
kỳ UVKTT HĐBA của Việt Nam.
Với những lí do trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Việt Nam
trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai
đoạn 2008-2009” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên
quan tới đề tài tập trung vào một số nhóm vấn đề nổi bật như: (i) phân tích,
đánh giá các chức năng, nhiệm vụ của HĐBA; (ii) vai trò và cuộc chơi của
các uỷ viên thường trực HĐBA (UVTT HĐBA – P5); (iii) quyền phủ quyết
(veto); (iv) cải tổ HĐBA – tăng thêm số lượng UVKTT và tăng cường sự
tham gia của UVKTT trong quá trình tham vấn, xây dựng Nghị quyết của
HĐBA; (v) bầu UVKTT HĐBA.
Đi sâu vào các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới vấn đề
nghiên cứu của luận án, có thể thấy có các có các nghiên cứu, đánh giá kinh
6
nghiệm làm UVKTT HĐBA (E10)1 của các nước trong và ngoài khu vực có
vị thế, đặc điểm tương đối giống Việt Nam như Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a,
Xinh-ga-po và một số nước khác như Ấn Độ, Úc và Niu Di-lân, trong đó có
một số nước đã có nhiều lần đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA. Có thể nêu
một số công trình tiêu biểu sau:
Trong cuốn “The Little Read Dot: Reflections by Singapore’s
Diplomats” [121] và cuốn “50 years of Singapore and the United Nations”
[167], Giáo sư Kishore Mahbubani đã đánh giá nhiệm kỳ UVKTT HĐBA của
Singapore giai đoạn 2001-2002. Theo đó, nhờ có chỉ đạo của Bộ Ngoại giao
Xinh-ga-po về việc xây dựng một Khung chung đối với các vấn đề quan trọng
được thảo luận tại HĐBA (như vấn đề I-rắc và Trung Đông), Phái đoàn
Singapore tại LHQ đã có thể chủ động và tác chiến thành công tại các cuộc
họp của HĐBA. Trong nhiệm kỳ 2001-2002 của mình, tác giả cho rằng Xinh-
ga-po dường như đã tham gia vào “hai HĐBA”. Cụ thể, giai đoạn trước sự
kiện 11 tháng 9 năm 2001, Singapore đã trải nghiệm công việc, chương trình
nghị sự của HĐBA tương tự như giai đoạn cuối những năm 1990. Tuy nhiên,
giai đoạn sau 11 tháng 9 năm 2001, HĐBA LHQ có nhiều thay đổi nhanh và
bất ngờ, các hoạt động, chương trình nghị sự tập trung nhiều vào việc thảo
luận, thông qua các Nghị quyết chống khủng bố, hợp pháp hoá cuộc chiến tại
Áp-ga-nít-xtan và xây dựng một đồng thuận mới về vấn đề I-rắc. Vì vậy, khối
lượng công việc của Phái đoàn Xinh-ga-po giai đoạn này nhiều lên gấp đôi
trong khi với số cán bộ ngoại giao làm việc không thay đổi. Giai đoạn này,
một quốc gia nhỏ như Xinh-ga-po đã được trải nghiệm, tham gia giải quyết
nhiều vấn đề quan trọng của HĐBA, qua đó giúp nâng cao uy tín giá trị và vị
thế của Xinh-ga-po tại LHQ. Giáo sư Kishore Mahbubani khẳng định rằng
“uy tín này là tài sản quốc gia quan trọng của Xinh-ga-po, không được coi
1E10 tên tiếng Anh là Non-permament members of UNSC: Tên gọi tắt của 10 nước UVKTT HĐBA LHQ.
7
nhẹ, cần được giới thiệu và quán triệt đến các thệ hệ nhà ngoại giao sau này
của Xinh-ga-po”.
Một số công trình nghiên cứu đề cập tới quá trình vận động, đấu tranh
chính trị trong HĐBA và quan hệ giữa các nước P5 và E10 trong HĐBA. Tác
phẩm “Perlious Interventions: The Security Council and the Politics of
Chaos” [125] của Hardeep Singh Pur, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Ấn Độ, Liên
hợp quốc đã tiết lộ những thông tin đáng chú ý về việc gây ảnh hưởng và đấu
tranh chính trị giữa các nước thành viên HĐBA trong quá trình xây dựng và
ban hành Nghị quyết về sử dụng vũ lực tại một số nước trên thế giới như Li-
bi, Xi-ri Cuốn sách “Five to Rule Them All: The UN Security Council and
the Making of the Modern World” [112] của tác giả David L. Bosco, là công
trình nghiên cứu công phu, đúc rút qua vài chục cuộc phỏng vấn các cựu Đại
sứ, Trưởng Phái đoàn các nước làm UVKTT HĐBA qua các thời kỳ. Cuốn
sách được đánh giá là biên niên sử các cuộc tranh đấu chính trị và va chạm
giữa các cá nhân (nhà ngoại giao) trong các cuộc họp kín và công khai của
HĐBA. David Bosco cho rằng, về lý thuyết khi các nước P5 đoàn kết lại,
HĐBA có thể tiến hành các cuộc chiến tranh, áp đặt lệnh cấm vận, vẽ lại các
đường biên giới Tuy nhiên, trên thực tế nền chính trị hiện nay, các thành
viên của HĐBA đều có những lợi ích đa dạng và khác biệt, do vậy sẽ không
tránh khỏi xung đột, nhưng sẽ không dẫn đến đổ vỡ vì 5 nước UVKTT
HĐBA vẫn có những vai trò nhất định trong việc bảo đảm hoà bình, an ninh
trên thế giới.
Bài viết của Thom Woodroofe với nhan đề “Australia’s Two Years on
the UN Security Council” [166] đăng trên trang bình luận của Viện Nghiên
cứu quốc tế - AIIA, The Australian Institute of International Affairs năm 2012
nhấn mạnh việc Úc đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA 4 lần là cơ hội để Úc
tiếp nối các chính sách đa phương, mục tiêu và thực hiện lợi ích quốc gia của
8
mình ở cấp độ toàn cầu. Tác giả cho rằng nếu muốn được quốc tế công nhận
là thành viên chủ động, tích cực và xây dựng của HĐBA giai đoạn 2013-
2014, Ốt-xtrây-li-a cần phải đầu tư nhiều nỗ lực để hiểu cuộc chơi, thủ tục,
quyền lực của các nước P5 tại HĐBA, cũng như quan hệ của các Nhóm nước,
cách định hướng chương trình nghị sự của HĐBA cũng như thường xuyên
cập nhật thông tin về trong nước để tạo sự đồng thuận trong nội bộ.
Bài viết “Eyes on the Prize: The Quest for Nonpermanent Seats on the
UN Security Council) [123, tr. 3-23] của Malone, David M tập trung nghiên
cứu trả lời cho câu hỏi tại sao các nước lại theo đuổi việc ứng cử làm UVKTT
HĐBA. Malone nghiên cứu cụ thể giai đoạn 1999-2000, qua trường hợp các
nước gồm Hà Lan, Hy Lạp và Canada trong Nhóm Tây Âu đấu tranh để được
giới thiệu trong Nhóm (Nhóm Tây Âu giai đoạn này có 2 ghế tại HĐBA) ra
tranh cử ghế UVKTT HĐBA tại cuộc bầu cử năm 1998 tại New York, Hoa
Kỳ.
Bài viết “Mexico’s Experience on the UN Security Council 2009-2010”
của tác giả Guillermo Puente Ordorica, Phó Trưởng phòng, Đại sứ quán Mê-
xi-cô tại Can-be-ra, Ốt-xtrây-li-a, phân tích quá trình tham gia ứng cử
UVKTT HĐBA 2009-2010 của Mê-xi-cô với mục đích, chiến dịch vận động
và những cam kết khi tham gia ứng cử. Ordiorica cho rằng việc xây dựng và
đạt đồng thuận giữa các thành viên HĐBA LHQ là một quá trình phức tạp,
không hề dễ dàng [132]. Mê-xi-cô luôn bám sát nguyên tắc lập trường của
mình (quy định trong Hiến pháp Mê-xi-cô) và nắm chắc vấn đề được đưa ra
thảo luận để phục vụ việc xây dựng lập trường của mình tại HĐBA. Ví dụ
năm 2009, HĐBA LHQ ra Nghị quyết 1860 đối với cuộc khủng hoảng tại Ga-
da, Mê-xi-cô lúc đó cùng các thành viên mới được bầu (Úc, Nhật Bản, Mê-xi-
cô, Thổ Nhĩ Kỳ và Uganda) đã tham gia đóng góp cho HĐBA xây dựng dự
thảo Nghị quyết cả về số lượng và chất lượng nhằm tạo đồng thuận trong
9
HĐBA để ban hành Nghị quyết trên.
Ngoài ra, bài viết “The Permanent and Elected Council Members” [120]
trong cuốn sách “The UN Security Council: From the Cold War to the 21st
Century” của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Xinh-ga-po tại LHQ, Kishore
Mahbubani đã tập trung phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa 5 nước UVTT
HĐBA (P5) và 10 nước UVKTT HĐBA (E10). Kishore Mahbubani nhận
định các nước E10 thường sẽ ít lợi thế trong việc thương lượng, thảo luận
chương trình nghị sự tại HĐBA, hay nói cách khác, các nước P5 giữ vai trò
“thống trị” cuộc chơi tại HĐBA.
Tác giả Kuziemko & Werker với bài viết “How much is a seat on the
Security Council Worth” [164] đăng trên Journal of Political Economy, tập
trung làm rõ việc (i) các nước P5 sử dụng các biện pháp viện trợ kinh tế để
mua phiếu của các nước E10 đối với các chương trình nghị sự cụ thể tại
HĐBA và ngược lại (ii) các nước E10 sử dụng lá phiếu của mình ủng hộ vấn
đề có lợi cho một trong các nước P5 để tranh thủ thúc đẩy quan hệ song
phương cũng như tiếp nhận viện trợ về kinh tế qua nhiều hình thức khác nhau,
trong đó có các khoản viện trợ từ cơ quan hỗ trợ phát triển của LHQ.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu ngoài nước về HĐBA tương đối
phong phú, đa dạng, có nhiều thông tin, nghiên cứu, thực tiễn của nhiều
trường hợp khác nhau từ các nước lớn, nước tầm trung và nước nhỏ tham gia
và các vấn đề liên quan đến HĐBA. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng
khung phân tích phù hợp với từng nhóm nước (nước lớn, nước nhỏ/nước tầm
trung) tham gia vào HĐBA. Chính trị cường quyền thường được thấy trong
cách hành xử, chính sách đối ngoại của các nước lớn. “Hành xử phù hợp, linh
hoạt” để hài hoà quan hệ với các nước P5 và tối đa hoá lợi ích quốc gia là
cách tiếp cận thường được áp dụng khi phân tích về việc tham gia vị trí
UVKTT HĐBA của các nước nhỏ/tầm trung. Những nghiên cứu trên là một
10
nguồn tham khảo, đối chiếu hữu dụng trong quá trình thực hiện Luận án này.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tới nay, ở Việt Nam không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu,
sách chuyên khảo đề cập trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu của luận án. Các
công trình nghiên cứu ở có liên quan tới đề tài tập trung vào một số nhóm vấn
đề nổi bật như: (i) hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc [52]; (ii) vai trò
của HĐBA trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế; (iii) cải tổ HĐBA;
(iv) các nhóm vấn đề chính được thảo luận tại HĐBA như vấn đề hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên; trẻ em và phụ nữ trong xung đột vũ trang Có thể
nêu ra đây một số công trình tiêu biểu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của
đề tài:
Cuốn sách “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế
đương đại” [50] do tác giả Lưu Thuý Hồng chủ biên đề cập tới các khái niệm,
đánh giá về hệ thống đa phương đương đại và đưa ra một số đánh giá khái
quát chung về UVKTT HĐBA.
Công trình nghiên cứu của về “Đối ngoại đa phương Việt Nam trong
thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” [66] do Tiến sĩ Lê Hoài Trung
chủ biên đã có những nghiên cứu sâu về chủ nghĩa đa phương, quá trình hình
thành tư duy đối ngoại đa phương của Việt Nam, đánh giá quan hệ Việt Nam
với các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc, phong trào Không Liên kết,
IMF, WTO, World Bank qua đó đề ra định hướng chính sách Đối ngoại đa
phương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế thời gian tới.
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Hồng Thao “Việt Nam và Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc” [62] đưa ra bức tranh chung, cập nhật các vấn đề của
HĐBA LHQ. Đáng chú ý cuốn sách này được xuất bản trong giai đoạn Việt
Nam bắt đầu đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA.
Công trình Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc
11
của tác giả Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Quốc Hùng đã giới thiệu về nhiệm
vụ, vai trò hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc [52].
Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Lan Dung về “Địa vị pháp lý, thực tiễn
hoạt động và vấn đề nâng cao vai trò của UVKTT HĐBA” đã đề cập phần nào
thành quả nhiệm kỳ UVKTT lần một (2008-2009) của Việt Nam [30].
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác đề cập tới các vấn đề chung
của Liên Hợp quốc như cuốn sách “Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc” (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2000) của tác giả Trần Thanh Hải chủ biên và
cuốn “Hệ thống Liên hợp quốc” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004) tác
giả Võ Anh Tuấn chủ biên đã cung cấp một số nghiên cứu tổng quan về cơ
cấu tổ chức, của LHQ. Cuốn “Các tổ chức quốc tế và Việt Nam” do Bộ Ngoại
giao xuất bản (2005) giới thiệu khái quát về vai trò, chức năng nhiệm vụ của
các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, phong trào Không Liên kết, Cộng
đồng các nước sử dụng tiếng Phápvà quan hệ của Việt Nam với các tổ chức
này trong giai đoạn 1980-2005.
Cuốn sách “30 năm Đổi mới và phát triển ở Việt Nam” do các tác giả
Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền và Nguyễn
Viết Thông đồng chủ biên, đã đưa ra nhiều đánh giá thực chất quá trình hội
nhập khu vực và thế giới của Việt Nam, trong đó đều nhấn mạnh đến nhiệm kỳ
UVKTT HĐBA của Việt Nam, tập trung vào việc phát huy vai trò, vị thế, và sự
phát triển của Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm kỳ trên..
Tóm lại, đã có những công trình nghiên cứu về LHQ, HĐBA LHQ và
chính sách của Việt Nam, nhưng đa số mới chỉ dừng ở mức giới thiệu về
LHQ, HĐBA và các lĩnh vực có thể hợp tác giữa Việt Nam và LHQ. Ngoài
ra, không có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá toàn diện, chi tiết, sâu sắc
về việc Việt Nam đảm nhiệm vị trí UVKTT HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-
2009, nhất là nghiên cứu, tìm hiểu quyết sách của Việt Nam trong giai đoạn
12
này và qua trình triển khai quyết định từ vận động đến đảm nhiệm thành công
vai trò sau khi được bầu vào HĐBA. Luận án “Việt Nam trong vai trò Uỷ viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009” sẽ
bổ sung vào mảng kiến thức còn chưa đầy đủ này.
2.3. Nhận xét
Trong khuôn khổ của những công trình nghiên cứu mà tác giả luận án
tiếp cận được, có thể thấy:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu có liên quan tới Liên Hợp quốc chủ
yếu tập trung vào đề cập tới các vấn đề chung của Liên Hợp quốc như về cơ
cấu, chức năng hay nhiệm vụ cũng như các hoạt động và ảnh hưởng chung
của tổ chức này.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về Hội đồng Bảo an của Liên Hợp
quốc lại thường tập trung nghiên cứu về vai trò và của các uỷ viên thường
trực HĐBA chứ không chú trọng nhiều tới các ủy viên không thường trực.
Thứ ba, các công trình bàn về vai trò của thành viên không thường trực
của HĐBA LHQ cũng thường tập trung vào các nước ủy viên là nước lớn,
tầm trung. Các nước nhỏ như Việt Nam ít được quan tâm đến.
Thứ tư, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Hội đồng Bảo an và
về vai trò của các Uỷ viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an không
nhiều, chủ yếu là nghiên cứu về Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, luận án có thể bổ sung vào những
khoảng trống nghiên cứu ở cả trên thế giới và Việt Nam về vai trò của các
nước là ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ nói chung và về vai trò
của Việt Nam nói riêng. Kế thừa các công trình nghiên cứu quốc tế và trong
nước, luận án dự kiến triển khai nghiên cứu về vai trò của Việt Nam với tư
cách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc giai đoạn
2008-2009, phân tích những chính sách mà Việt Nam đã áp dụng trong quá
13
trình quyết định ứng cử vận động ứng cử và thực hiện nhiệm vụ sau khi trúng
cử; làm rõ những thành công cũng như hạn chế của Việt Nam trong nhiệm kỳ
một, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, những phân tích những vấn đề
đặt ra cho Việt Nam khi ứng cử lần hai vào vị trí UVKTT HĐBA LHQ nhiệm
kỳ 2020-2021 và việc áp dụng các bài học kinh nghiệm cho quá trình vận
động ứng cử, đảm nhận nhiệm vụ nếu ứng cử thành công lần hai vị trí
UVKTT HĐBA LHQ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ ...g, cho rằng việc tham gia vào
các dàn xếp đa phương sẽ làm tổn hại lợi ích quốc gia, tiểu biểu là chính sách
đối ngoại thiên về cách tiếp cận song phương của chính quyền Trump hiện
nay hay cách tiếp cận “đơn phương khi có thể, đa phương khi cần thiết” của
chính quyền Bush con trước đây.
Dù còn một số hạn chế nhưng thế mạnh và vai trò của đa phương trong
chính sách đối ngoại của các quốc gia đều được công nhận rộng rãi. Hầu như
tất cả quốc gia tham gia vào hệ thống quốc tế hiện đại từ các nước vừa và nhỏ
(Phi-líp-pin, Xinh-ga-po), các cường quốc hạng trung (Canada, Hàn Quốc)
cho đến các siêu cường tại vị (Mỹ) hay đang trỗi dậy (Trung Quốc) ở các mức
độ và hình thức khác nhau đều xem ngoại giao đa phương là một trong những
công cụ chủ yếu trong chính sách đối ngoại, là một phương thức quan trọng
để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia.
Đối với các nước lớn, đối ngoại đa phương là công cụ để các nước này
thể hiện vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, định hình cuộc chơi, hợp tác và cạnh tranh
ảnh hưởng với nhau. Thông qua các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế,
31
các nước lớn tìm cách thiết lập và thúc đẩy các luật chơi có lợi cho mình
nhằm duy trì củng cố hoặc tìm cách điều chỉnh, thay đổi hệ thống quốc tế hiện
hành theo hướng có lợi cho mình.
Đối với các quốc gia tầm trung (In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Canada), các
diễn đàn đa phương là phương tiện để các nước này duy trì tình trạng cân bằng
tương đối với các nước lớn, không để nước lớn nào chiếm vai trò áp đảo hoặc
chi phối cục diện, đồng thời phát huy tầm ảnh hưởng ở cấp độ tiểu khu vực.
Đối với các nước vừa và nhỏ (Xinh-ga-po, Thái Lan), việc tham gia
vào các thể chế đa phương là một trong những lựa chọn chính sách đối ngoại
hàng đầu nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, xây dựng các tập hợp lực
lượng bảo vệ lợi ích chung, là công cụ để cân bằng, ràng buộc các nước lớn
và hóa giải các sức ép trong quan hệ với các nước lớn hơn. Một trong những
ví dụ tiêu biểu về ngoại giao đa phương của các nước nhỏ là sự hình thành
nhóm G-77 đại diện cho các nước đang phát triển ở Á-Phi - Mỹ latinh trong
khuôn khổ Liên Hợp Quốc hay nhóm các quốc đảo thúc đẩy Hội nghị Liên
hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Trên thực tế chủ nghĩa đa phương hiện đại bị ảnh hưởng lớn bởi tư duy
của cựu Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson về một trật tự thế giới mới. Nhìn
vào trường hợp phát triển của LHQ, sự phát triển của chủ nghĩa đa phương
thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với bốn quy tắc quan trọng
khác của ngoại giao đa phương mà LHQ ủng hộ. Thứ nhất, Hiến chương
LHQ đã đặt một tiêu chuẩn rõ ràng cho một quy tắc quan trọng rằng vũ lực
chỉ được sử dụng để phòng vệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cuộc đối
thoại ngoại giao hiện đại về chủ đề chiến tranh. Thứ hai, ngoại giao đa
phương LHQ được thực hiện bên cạnh ngoại giao song phương truyền thống,
tiếp tục khuyến khích quy tắc về tiếp đối thoại ngoại giao. Thứ ba, thảo luận
về một nền ngoại giao mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã giúp đẩy
32
mạnh một quy tắc là ngoại giao nên cởi mởi hơn đối với công chúng, hay nói
cách khác những kết quả đàm phán, thương lượng ngoại giao nên được công
bố cho công chúng. Bốn là, nhiều nhà quan sát của LHQ đã ghi nhận rằng
các cuộc thảo luận của họ được tiến hành với phong cách/qui tắc rất lịch thiệp
(civility) [165, tr. 16-17].
Như đã thấy, các quốc gia đều có điểm chung quan tâm đến đa phương
là vì sự hợp tác, thực hiện tối đa lợi ích của mình. Và thực tế trong LHQ, các
nước thành viên đều tích cực tham gia ứng cử vào các vị trí của các cơ quan
trong hệ thống LHQ, trong đó có HĐBA LHQ. Việc tham gia với tư cách
UVKTT HĐBA LHQ thực tế đã giúp rất nhiều nước nhỏ/trung bình điều
chỉnh hành vi đối với các vấn đề khó khăn/phức tạp khi được đưa ra thảo
luận, giải quyết tại HĐBA. Những nước đã tham gia vị trí UVKTT HĐBA
đều bày tỏ ý định tham gia ứng cử thêm một lần nữa tuỳ thuộc vào hoàn cảnh
và khoảng thời gian nhất định. Giáo sư Kishore Mahbubani trong cuốn “50
years of Singapore and the United Nations” đã đưa ra ba sự thật mềm (soft
truth) và ba sự thật cứng (hard truth) và về LHQ (trong đó có HĐBA LHQ).
Về ba sự thật cứng: Sự thật cứng thứ nhất là các nước P5 kiểm soát
HĐBA thông qua sức mạnh và vị thế thường trực của họ. Các nước P5
thường bất đồng về nhiều vấn đề thực chất, (đến mức thô bạo - violently)
trước HĐBA. Tuy nhiên, các nước này thường rất đoàn kết, đồng quan điểm
rằng P5 nắm vai trò điều hành HĐBA. Một nhà Ngoại giao của Pháp ở LHQ
đã thể hiện rõ quan điểm của P5 đối với các nước E10 khi ông này miêu tả
các nhà ngoại giao E10 là các “khách du lịch” [122, tr. 37]. Đối với Xinh-ga-
po, Đại sứ các nước P5 chưa bao giờ có thái độ khiếm nhã (rude) với các nhà
ngoại giao Xinh-ga-po, đối xử rất hiếu khách, khuyến khích Xinh-ga-po đóng
góp nhiều sáng kiến. Tuy nhiên, khi Xinh-ga-po thuyết phục hãng tư vấn
McKinsey giúp nghiên cứu, nâng cao phương pháp làm việc của HĐBA thì
33
họ bị khước từ. Các nước P5 muốn giữ nguyên trạng quy trình thủ tục của
HĐBA để họ có thể can dự bằng cách hành xử độc đoán (arbitrary behaviour).
Gíao sư Mabhubani nói thêm rằng, các nước P5 là những nhà độc tài không
do dân cử (unelected dictatorships) của nhân loại. Tệ hơn là nhân viên Ban
Thư ký HĐBA thường có cảm giác bị ép phải tuân thủ ý muốn độc đoán của
các nước P5. Họ không có lựa chọn nào khác, nếu chống lại, họ sẽ bị điều
chuyển công tác. Đáng buồn hơn là truyền thông phương Tây chưa bao giờ
đưa vấn đề này ra trước công chúng [122, tr. 37]. Sự thật cứng thứ hai là trong
thực tế, về lý thuyết, HĐBA LHQ hoạt động trên cơ sở tuân thủ các nguyên
tắc Luật quốc tế trong việc đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, thực tế thì lợi
ích của các nước P5 luôn thắng các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế. Ngoài
ra, các nước P5 thường có nguyên tắc “nếu anh đâm sau lưng tôi, tôi sẽ đâm
lưng anh”. Có rất nhiều thoả thuận kín giữa các nước P5 chưa được phanh
phui. Sự thật cứng thứ ba là về lý thuyết, các nước P5 luôn hoan nghênh việc
cải tổ thành viên HĐBA, bổ sung thêm các uỷ viên thường trực. Trên thực tế,
các nước này đã phản đối kịch liệt vấn đề này [122, tr. 38].
Mặc dù có những thực tế phũ phàng như nêu trên, Giáo sư Mahbubani
cho rằng Xinh-ga-po không nên từ bỏ LHQ, mặc dù thực tế trong nội bộ
Xinh-ga-po lại có những quan điểm khác. Ba sự thật mềm (soft truth) dưới
đây sẽ góp phần lý giải tại sao Xinh-ga-po vẫn nên kiên trì niềm tin của mình
vào LHQ và tiếp tục là một trong những nước có quan điểm bảo vệ mạnh mẽ
nhất đối với thể chế này. Và điều này luôn được Đại sứ Tommy Koh ủng hộ
[122, tr. 50].
Thứ nhất, mặc dù còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, nhưng LHQ (bao
gồm cả HĐBA LHQ) đã kiến tạo một thế giới an toàn hơn cho các nước nhỏ
như Xinh-ga-po. Thực tế là trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước nhỏ
bị xâm lược và chiếm đóng thường xuyên. Tuy nhiên, từ lúc Hiến Chương
34
LHQ được thông qua ngày 24 tháng 10 năm 1945, thế giới thực sự đã trở nên
an toàn hơn đối với các nước nhỏ. Mặc dù cam kết của các nước P5 đối với
các nguyên tắc của Hiến chương LHQ trong nhiều trường hợp là “đạo đức
giả” nhưng rõ ràng các nước này đều biết rằng họ không thể phớt lờ những
nguyên tắc này.
Biểu đồ hình 1 cho thấy từ năm 1945 đến năm 1985, số lượng các nước
tìm kiếm vũ khí hạt nhân biến thiên không đều (nhiều nhất là vào các năm 1958,
1973, 1986) và đến năm 1988 đến 2003 thì con số này giảm liên tục chỉ còn duy
nhất một nước đó là Li-bi [126, tr. 332-339].
Biểu 1: các nước không có hạt nhân dừng việc khai thác vũ khí hạt
nhân giai đoạn 1945-2010 [126, tr. 332-339].
35
Biểu đồ 2 cho thấy từ năm 1651 đến năm 2000, tỷ lệ phần trăm các
cuộc xung đột dẫn đến thay đổi, phân bổ lại lãnh thổ trên thế giới biến thiên
giảm dần, cụ thể các năm tăng cao nhất là năm 1675 là 80%, năm 1725 là
89% và năm 1926 là 90% , nhưng đến năm 1978 thì đã giảm xuống mức 0%.
Biểu đồ 2: tỷ lệ phần trăm các cuộc chiến tranh lãnh thổ dẫn đến sự thay
đổi và phân bố lại về lãnh thổ từ năm 1651 đến năm 2000 [126, tr. 332-339].
Biểu đồ 3 thể hiện sự suy giảm về số tháng quy định nghĩa vụ quân sự
của 48 nước (được thành lập rất lâu) trên thế giới trong giai đoạn 1970-2010,
cụ thể năm 1972 là 18 tháng, 1980 là 15 tháng, 1990 là 14 tháng và đến năm
2010 là dưới 10 tháng.
36
Biểu đồ 3: Chiều hướng giảm về số tháng quy định nghĩa vụ quân sự
của 48 nước trên thế giới từ năm 1970 đến năm 2010 [126, tr. 332-339].
Biểu đồ 4 thể hiện sự giảm về số lượng quân của Mỹ và Châu Âu được
tính theo số lượng binh lính trên 1000 người dân từ năm 1950 đến năm 2000.
Theo đó, từ năm 1950 đến năm 1975, số lượng quân của Châu Âu ít hơn và
giảm nhanh hơn Mỹ. Tuy nhiên, từ năm 1976 đến năm 2000 thì chiều hướng
ngược lại, có nghĩa là số lượng quân của My giảm nhanh và nhiều hơn là
Châu Âu.
37
Biểu đồ 4: Sự suy giảm về số lượng quân của Mỹ và Châu Âu từ năm
1950 đến năm 2000 [126, tr. 332-339].
Sự thật mềm thứ hai là tiếng nói vì sự chính nghĩa đã được quan tâm.
“Khi tôi nói chuyện với những nhà Ngoại giao trẻ của Xinh-ga-po, những
người đặt mục tiêu đăng ký đi nhiệm kì công tác tại Phái đoàn Xinh-ga-po tại
LHQ, New York, Hoa Kỳ, tôi nói với họ rằng, những vũ khí duy nhất mà các
Nhà Ngoại giao Xinh-ga-po mang theo khi đại diện cho cho một nước nhỏ tại
LHQ là sự chính nghĩa, logic và nét hấp dẫn (charm). Đó là lý do tại sao, Đại
sứ Tommy Koh đã rất thành công trên cương vị Đại sứ, Trưởng Phái đoàn
Xinh-ga-po tại LHQ [122, tr. 58]. Thứ ba, Xinh-ga-po là một trong những
nước có ảnh hưởng, nếu không muốn nói là một nước nhỏ có ảnh hưởng nhất
tại LHQ. Nếu không có LHQ, có lẽ Xinh-ga-po đã không thể có ảnh hưởng
trên toàn cầu [122, tr. 58].
Tóm lại, các lý luận về đa phương giúp giải thích vì sao các quốc gia
nên/không nên và trên thực tế lựa chọn/không lựa chọn đa phương làm một
38
trong những phương tiện để theo đuổi lợi ích quốc gia. Tổng kết các trường
phái lý thuyết cơ bản liên quan đến thể chế quốc tế, có thể thấy các chủ thuyết
quan hệ quốc tế đồng nhất ở chỗ coi các thể chế quốc tế ban đầu đều là sản
phẩm được lập ra bởi ý chí chủ quan của các quốc gia, dựa trên những tính
toán lợi ích họ có thể thu được thông qua hợp tác đa phương trong khuôn khổ
thể chế. Tuy nhiên, các thuyết lại có cách nhìn nhận khác nhau về sự tồn vong
và mức độ tạo ảnh hưởng của các thể chế. Thuyết hiện thực cho rằng thể chế là
công cụ quyền lực của nước mạnh, hết quyền lực hoặc hết lợi ích là hết thể chế
và thể chế không có ảnh hưởng gì đối với các quốc gia. Trong khi đó, thuyết tự
do và thuyết kiến tạo lại cho rằng các thể chế quốc tế sau khi được thành lập và
vận hành sẽ có sự tồn tại độc lập và ảnh hưởng nhất định đối với các quốc gia
thành viên. Những người theo chủ nghĩa Mác nhìn nhận thể chế quốc tế là công
cụ đem lại quyền lực cho nước yếu nhằm chống lại sự chi phối của nước mạnh.
Dù được tiếp cận dưới góc độ nào, ngoại giao đa phương thường được xem
là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của các
quốc gia. Theo đó, chính sách đối ngoại của một quốc gia có liên quan mật thiết
với sự vận động và phát triển của hệ thống các thể chế quốc tế và khu vực.
Thông qua việc tham gia tích cực, chủ động vào hệ thống quốc tế, đóng góp và
tuân thủ các luật chơi chung tại các thể chế đa phương (như tự do hóa thương
mại, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, hàng không, bảo vệ môi
trường), các quốc gia có thêm nhiều cơ hội để thúc đẩy các lợi ích của mình.
Đây chính là cơ sở lý luận của việc các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều lựa chọn
tham gia và nỗ lực nâng cao vai trò tại các thể chế đa phương chủ chốt, điển hình
là LHQ - thể chế đa phương lớn nhất và quan trọng nhất toàn cầu.
Thực tiễn quan hệ quốc tế cũng đã chứng minh hành vi ứng xử của một
nước nhỏ/trung bình cũng có ảnh hưởng nhất định tại các cơ chế đa phương
nói riêng và toàn cầu nói chung. Thực tế, đến nay, có rất nhiều nước
39
nhỏ/trung bình quyết định tham gia ứng cử UVKTT HĐBA LHQ hơn một lần
như In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a Tựu
chung lại, có thể thấy, đa phương là (i) một mảng quan trọng trong tất cả các
dòng lý luận chính, (ii) giúp lý giải hành vi của nhà nước theo đuổi lợi ích qua
các biện pháp hợp tác, tức là có tính đến lợi ích của nước khác và (iii) tạo ra
các thể chế để việc hợp tác được thuận lợi hơn.
1.1.4. Quá trình phát triển tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối
ngoại đa phương
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, bằng nhãn quan chiến lược của mình, đã đặc biệt nhấn mạnh việc xây
dựng quan hệ đối tác/hợp tác với các quốc gia trên thế giới. Trong “Lời kêu
gọi Liên hợp quốc”, Hồ Chí Minh khẳng định, “Đối với các nước dân chủ,
nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh
vực”. Đồng thời Người tuyên bố: Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, “Việt Nam sẽ hợp tác với
mọi nước vui long hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam” [49]. Trong
những năm đầu của cuộc trường kỳ kháng chiến, Người đã 9 lần gửi thư cho
Liên hợp quốc để tranh thủ vai trò của tổ chức quốc tế lớn nhất về ngoại giao
đa phương trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta. Suốt 70
năm qua, từ Hội nghị Geneva 1954 đến Hội nghị Paris 1973 cũng như trên
nhiều diễn đàn quan trọng khác, đối ngoại đa phương đã góp phần thiết yếu
vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ
các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc
tế.
Cùng với Đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng từng
bước đổi mới tư duy về đối ngoại. Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị khoá V
(tháng 7/1986) chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đấu tranh trong
40
cùng tồn tại hoà bình. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta nhấn
mạnh nhiệm vụ hàng đầu là "... tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc"... và xác định rõ ngoại
giao phải tưu tiên giữ vững hoà bình để phát triển kinh tế" [33, tr. 99]. Năm
1988, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI lần đầu tiên đưa ra khái niệm
“đa dạng hóa quan hệ” trên cơ sở “thêm bạn, bớt thù”, có thể được coi là nền
tảng cho chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa” sau này của Đảng ta. Nghị
quyết là một bước chuyển mạnh mẽ về tư duy, mục tiêu đối ngoại, quan hệ
bạn thù và cách thức tập hợp lực lượng. Ngoài ra, nghị quyết của Đại hội VI
và các nghị quyết của Trung ương đã chuyển hướng chính sách ngoại giao,
chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới,
không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau, thi hành chính sách hữu
nghị, hợp tác, tồn tại hòa bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của nhân dân
ta và xu thế phát triển chung của thế giới [33, tr. 65].
Đại hội VI đặc biệt nhấn mạnh việc “mở rộng quan hệ với các tổ chức
quốc tế, tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế...
trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và bình đẳng và cùng có lợi” [33, tr.
100]. Đây là cách tiếp cận của Đảng cộng sản Việt Nam về ngoại giao đa
phương của thời kỳ Đổi mới.
Chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở
kết hợp ngoại giao song phương và đa phương theo tư duy mới, đất nước ta
đã thoát khỏi khủng hoảng và sự bao vây cấm vận của các lực lượng thù địch,
giải tỏa những bế tắc trong quan hệ với các nước láng giềng và hầu hết với
các nước lớn cũng trong thời kỳ này, Việt Nam đã tích cực tham gia đa
phương tầm khu vực và liên khu vực trong khuôn khổ Liên hợp quốc, các cơ
quan chuyên môn của LHQ và Phong trào Không Liên kết. Đáng chú ý, quan
41
hệ giữa nước ta với các nước ASEAN được khai thông, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN và hội nhập khu vực giai đoạn sau.
Đại hội VII (tháng 6/1991) đã khẳng định “Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển” [34, tr. 147], nhấn mạnh chủ trương “đa phương, đa dạng hóa, hợp
tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước”...và đặc biệt nhấn mạnh việc
“góp phần làm cho Liên hợp quốc phục vụ đắc lực hơn những mục tiêu của
nhân loại, hợp tác với các tổ chức tài chính, tổ chức chuyên môn của Liên hợp
Quốc và các tổ chức phi chính phủ, ủng hộ phong trào Không liên kết” [35].
Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành TW khóa VII (1992) cũng nêu rõ các
nhiệm vụ đối ngoại đa phương về kinh tế đối ngoại, đó là “cố gắng khai thông
quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ... mở
rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu Á – Thái Bình
Dương [36].
Trước những biến động nhanh, khó lường của thế giới và khu vực, Đại
hội VIII đã có những đánh giá, phân tích thách thức, thời cơ và đưa ra những
chính sách cụ thể phát triển đối ngoại đa phương liên quan đến Tổ chức các
nước sử dụng tiếng Pháp (Francophonie), Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Đặc biệt, Đại hội VIII đã đề ra nhiệm vụ “mở rộng quan hệ đối ngoại
nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và
ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình,
hợp tác, phát triển” [38]. Điều này mở ra một giai đoạn mới liên quan đến
phát triển ngoại giao nhân dân và quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, thể
hiện tư duy mới của Đảng về đối ngoại đa phương. Thời kỳ này, Đảng cũng
đề ra các nhiệm vụ cụ thể về đa phương trên lĩnh vực kinh tế, gồm “tiến hành
khẩn trương, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
42
(APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có kế hoạch cụ thể để chủ
động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)” [39].
Tại Đại hội IX (2001), Đảng ta tuyên bố “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” và “thúc đẩy quan hệ đa dạng với
các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động ở các diễn
đàn đa phương. Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu” [40, tr.
121]. Việc thay đổi từ “làm bạn” từ Đại hội VII (1996) sang “là bạn” cho thấy
sự chủ động, tự tin về một vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế và các
diễn đàn đa phương. Giai đoạn này cũng đánh dấu cho sự khởi đầu hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Nghị quyết 07 và Nghị quyết Trung ương 9 Đại hội IX đã thể hiện rõ sự
thống nhất trong nội bộ của Việt Nam về chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế,
theo đó nhấn mạnh “chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc
tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương nước ta đã ký
và chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO)” [41]. Từ đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược tổng thể
hội nhập kinh tế quốc tế ở các cấp độ phương và song phương.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thư X năm 2006 đưa ra
chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng
hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” và “chủ động và tích cực hợp tác với
các nước trong các cuộc đàm phán đa phương về một trật tự kinh tế quốc tế
mới, công bằng hơn” [41]. Đến Đại hội XI, chủ trương này được chuyển thành
“chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Trên cơ sở đó, hội nhập quốc tế giờ đây
không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác,
kể cả chính trị, quốc phòng, an ninh và văn hóa-xã hội.... Ngoài ra, giai đoạn
này Đảng ta cũng chính thức đưa ra phương châm cho công tác đối ngoại
43
nhân dân “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả; tích cực tham gia các
diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới” [43, tr. 121].
Tóm lại, việc Đảng tiến hành Đổi mới đã giúp tạo sự chuyển biến, lan
toả trong đổi mới tư duy về đối ngoại nói riêng và đối ngoại đa phương nói
chung. Trên cơ sở các bước đổi mới tư duy từ “thêm bạn, bớt thù”, “làm bạn”,
“là bạn”, “đối tác tin cậy”, “thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế”, Việt Nam đã có thể tham gia ngày càng sâu rộng vào các cơ chế đa
phương trong khu vực và toàn cầu; từ mở rộng hợp tác quốc tế đã nâng lên
thành tham gia, hội nhập quốc tế. Không những thế, Đảng đã chuyển tư duy
từ “thụ động” sang “chủ động và tích cực” khi nhấn mạnh việc “chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế”, tham gia định hình các thể chế đa phương, đặc biệt
là ASEAN và Liên hợp quốc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước
* Bối cảnh thế giới, khu vực
Về mặt thực tiễn, việc Việt Nam đưa ra quyết định tham gia ứng cử vị trí
UVKTT HĐBA LHQ năm 1997 xuất phát từ những mục tiêu lợi ích và yêu
cầu đặt ra đối với đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong nước nửa cuối
thập niên 1990 nửa đầu thập niên 2000.
Gần một thập kỷ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, hòa bình, hợp tác vì
phát triển ngày càng trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế cũng như
trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia không
còn được tiếp cận theo góc độ sức mạnh quân sự và chạy đua vũ trang mà
được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển, dựa trên sức mạnh kinh tế.
Xây dựng sức mạnh tổng hợp thay thế cho chạy đua vũ trang trở thành yêu
cầu cấp thiết của hầu hết các quốc gia dù lớn hay nhỏ, theo đó các nước đều
điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, theo đuổi chính
44
sách kinh tế mở và tăng cường hội nhập quốc tế để tận dụng các nguồn lực
bên trong và bên ngoài. Ngay cả những nước có tiềm năng và thị trường rộng
lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga và cả một số nước vốn khép kín theo mô hình
tự cung tự cấp cũng dần dần mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Về tình hình các nước lớn: (i) Mỹ tiếp tục là siêu cường duy nhất với sức
mạnh vượt trội cả về kinh tế và quốc phòng, và nắm ưu thế trong phát triển
khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, sức mạnh của Mỹ có chiều hướng đi xuống do
tác động của khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, tiếp tục gặp khó khăn tại
Áp-ga-nít-xtan và I-rắc, mất uy tín trong cộng đồng quốc tế, kể cả ở các nước
đồng minh. (ii) Trung Quốc vươn lên về kinh tế, quân sự (GDP liên tục ở mức
9% trong 3 thập kỷ, nắm giữ 1000 tỷ đô-la Mỹ trái phiếu Chính phủ Mỹ, chi
phí quốc phòng tăng 3 lần trong 10 năm); mở rộng ảnh hưởng và hiện diện tại
nhiều khu vực trên thế giới như Châu Phi và Mỹ La tinh (iii) Nga đang cố
gắng khôi phục vị trí siêu cường một thời (triển khai máy bay chiến lược, thử
tên lửa SR-8, hành động kiên quyết để duy trì khu vực ảnh hưởng tại
Causacus); EU độc lập hơn với Mỹ (nhiều nước thành viên rút quân khỏi I-
rắc, Áp-ga-nít-xtan, không đi với Mỹ trên nhiều vấn đề, điển hình là phản ứng
của Pháp, Đức trong xung đột Nam Ossetia/Gru-di-a).
Những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ cùng với sự thúc
đẩy mạnh mẽ của nhu cầu phát triển kinh tế làm cho khả năng giao lưu và tính
tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, trước hết là về kinh tế, ngày càng gia
tăng. Các dòng tiền, kỹ thuật, hàng hóa và thông tin được lưu chuyển nhanh
hơn, đẩy nhanh tốc độ phát triển quan hệ, hợp tác giữa các nước lên mức độ
mới. Theo đó, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa phát triển nhanh chóng.
Vòng đàm phán Uruguay kết thúc, Hiệp định Marakesh được ký kết, Tổ chức
thương mại quốc tế ra đời từ ngày 01/01/1995 thu hút 136 quốc gia làm thành
45
viên sáng lập. Bên cạnh sự ra đời của WTO, nhiều tổ chức tiểu vùng, khu vực,
liên khu vực như các tam giác, tứ giác phát triển, các khu vực mậu dịch tự do
(AFTA, NAFTA), những tổ chức liên kết toàn châu lục (EU) hoặc giữa các
châu lục (APEC) được thành lập.
Về chính trị, xu thế đa cực hóa với cục diện “nhất siêu đa cường” ngày
càng rõ nét, trong đó các nước lớn vừa hợp tác vừa cạnh tranh, kiềm chế ảnh
hưởng lẫn nhau. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nước càng buộc các nước phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh
nhưng tránh đối đầu, xung đột và chiến tranh.
Cùng với đó, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là
cạnh tranh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trong khi các
khu vực, trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vẫn tiềm ẩn nguy
cơ xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trang, tranh chấp về biên giới, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên. Ngoài
ra, Cộng đồng quốc tế đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu như suy thoái môi
trường, bùng nổ dân số, nghèo đói, bệnh tật hiểm nghèo, các vấn đề xã hội
“xuyên quốc gia” mà trước đây vốn bị lấn át bởi thế đối đầu hai cực nay có
điều kiện bùng phát buộc các nước phải hợp tác cùng đối phó vì đã vượt khỏi
khả năng xử lý riêng lẻ của bất kỳ quốc gia nào.
Tại Đông Nam Á, sau nhiều thập kỷ chiến tranh, đối đầu, khu vực đã có
hòa bình, tuy còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây bất ổn định nhưng xu thế
hợp tác để phát triển cũng không ngừng gia tăng. Việc ASEAN mở rộng
thành viên với việc kết nạp Việt Nam (1995), sau đó là Lào và Mi-an-ma
(1997) đã mở ra giai đoạn mới cho hòa bình và hợp tác khu vực dựa trên tiềm
năng địa - chính trị và địa – kinh tế, độ lớn thị trường, tài nguyên phong phú,
lao động dồi dào và quan hệ quốc tế rộng mở.
Trong bối cảnh quốc tế như vậy, ngoại giao đa phương, với xuất phát
46
điểm từ ý thức độc lập tự chủ của mỗi quốc gia dân tộc ngày càng cao trong
bối cảnh tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về kinh tế cũng như an ninh
ngày càng chặt chẽ, đã trở nên ngày càng phổ biến, trở thành công cụ được
các nước lựa chọn để theo đuổi lợi ích quốc gia của mình. Sự suy giảm tương
đối sức mạnh quốc gia của Mỹ cùng xu thế đa cực hóa (Liên minh châu Âu,
Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, đã vươn lên để xác lập trật tự mới và đòi hỏi
sự chia sẻ quyền chi phối đời sống quốc tế), phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa cùng sự xuất hiện của ngày càng nhiều các vấn đề toàn
cầu khiến cho Mỹ phải dựa vào các nước lớn khác và các tổ chức quốc tế để
bảo vệ các lợi ích của mình và các lợi ích chung. Đáng chú ý hơn là ngoại
giao đa phương giai đoạn này đã không còn là độc quyền nước lớn, mà mỗi
thành viên của cộng đồng quốc tế đều có cách vận dụng riêng để bảo vệ lợi
ích của mình. Các vấn đề mới nảy sinh ở mức độ toàn cầu vượt ngoài khả
năng xử lý đơn phương và song phương. Do đó, LHQ với tư cách là thể chế
toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất trở thành công cụ đa phương hàng đầu
mà các nước cả lớn và nhỏ hướng tới.
* Bối cảnh Việt Nam
Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thực hiện thắng
lợi chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề và điều kiện để
bước vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tăng trưởng GDP đạt
mức cao (bình quân đạt 8%/năm, cao nhất là 9,3% vào năm 1995), nền kinh tế
bắt đầu có tích lũy, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Những thành
tựu này vừa là kết quả vừa tạo cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục đẩy
mạnh hội nhập khu vực và quốc tế trong giai đoạn sau.
Việt Nam là nước đang phát triển duy nhất đã trải qua nhiều hoạt động
ngoại giao đa phương lớn, trong đó có các đợt đàm phán nhiều bên phức tạp,
dài ngày để lập lại hoà bình ở Đông Dương đã tổ chức thành công các hội
nghị cấp cao của các tổ chức lớn như Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào Không
47
Liên Kết, ASEAN, ASEM, APEC. Qua đó, Việt Nam đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm về diễn đàn quốc tế và đa phương.
Hơn nửa thập kỷ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ
giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ bình thường hóa, Việt Nam cũng đã có
môi trường và điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng hoạt động đối ngoại với
định hướng tăng cường tham gia vào các công việc tại các tổ chức quốc tế chủ
chốt, đặc biệt là LHQ, và đóng góp thỏa đáng vào những nỗ lực vì hòa bình,
độc lập và phát triển. Quyết định ứng cử HĐBA LHQ được đưa ra vào thời
điểm sau khi Việt Nam đã đảm nhiệm thành công nhiều sự kiện, hoạt động là
những dấu mốc của ngoại giao đa phương Việt Nam như trở thành thành viên
của ASEAN (1995), tham gia thành lập Ủy hội sông Mê Công (1995), ký
Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU, tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu
(1996). Ngay sau khi quyết định ứng cử, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành
công Hội nghị cấp cao Pháp ngữ (1997), sau đó là Hội nghị cấp cao ASEAN
VI (1998), Hội nghị cấp cao ASEM 5 (2004) và APEC (2006). Tại LHQ, Việt
Nam giữ chức Phó Chủ tịch ĐHĐ/LHQ năm 1997, được bầu vào Hội đồng
kinh tế - xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 1997-2000, Hội đồng thống đốc IAEA
nhiệm kỳ 1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005, Ủy ban nhân quyền nhiệm kỳ
2001-2003, tham gia vào quá trình thương lượng và là thành viên chính thức
của Công ước cấm vũ khí hóa học năm 1998, tham gia đàm phán và là một
trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện năm
1996, tham gia Hội nghị giải trừ quân bị từ tháng 6 năm1996.
Đáng chú ý, thời kỳ này Việt Nam đã thể hiện được khả năng linh hoạt,
mềm dẻo trong xử lý các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm, và tham gia
nhiều hơn vào các chương trình hành động quốc tế, nhờ đó vai trò của Việt
Nam được đề cao hơn, đóng góp của Việt Nam tại các tổ chức đa phương
48
quốc tế mang tính thực chất hơn và được ghi nhận nhiều hơn. Ví dụ, từ năm
1995, Việt Nam đã tham gia và báo cáo đều đặn cho cơ chế đăng kiểm vũ khí
của LHQ. Từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp vào ngân sách
cho các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ và bắt đầu nghiên cứu khả năng
tham gia các hoạt động này. Sự tham gia của Việt Nam trong các tổ chức và
thể chế đã cho thấy bước trưởng thành mới của ngoại giao đa phương Việt
Nam và là cơ sở thực tiễn quan trọng cho quyết định ứng cử vào một tron...xác định đối
ngoại đa phương là một định hướng chiến lược của đối ngoại Việt Nam, và
(iii) định hình tư duy “chủ động đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình”
các sân chơi, luật chơi chung trong đó LHQ là ưu tiên hàng đầu. Điều này
được thể hiện qua phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh tại Phiên Thảo luận cấp cao Khóa họp 71 Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc (New York, Hoa Kỳ) ngày 24 tháng 9 năm 2016, chính thức thông báo
đến các nước về việc Việt Nam tham gia ứng cử ủy viên không thường trực
HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021. Tuyên bố này thể hiện sự tiếp nối về chính sách
đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần
146
"Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế",
đồng thời khẳng định sự sẵn sàng của “Việt Nam chủ động tham gia vào diễn
đàn Liên hợp quốc” [60] và việc tiếp tục ứng cử UVKTT HĐBA LHQ nhiệm
kỳ thứ hai (2020-2021) là nhằm trực tiếp triển khai định hướng chiến lược
này.
Về mặt lý luận, việc Việt Nam đảm nhiệm thành công nhiệm kỳ
UVKTT HĐBA LHQ 2008-2009 và tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ 2020-2021 có
thể được xem là minh chứng cho tính đúng đắn của cách tiếp cận coi đa
phương là công cụ hữu hiệu để các nước vừa và nhỏ theo đuổi và bảo vệ lợi
ích quốc gia. Theo đó, việc tham gia vào các thể chế đa phương là một trong
những lựa chọn chính sách đối ngoại hàng đầu nhằm (i) tranh thủ nguồn lực
bên ngoài, xây dựng các tập hợp lực lượng bảo vệ lợi ích chung; (ii) tạo công
cụ để cân bằng, ràng buộc các nước lớn và hóa giải các sức ép trong quan hệ
với các nước lớn hơn, nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Điều này cũng
phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại Đại hội XII, đó là “nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp
xây dựng, định hình các thể chế đa phương Chủ động, tích cực và có trách
nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh” và “Chủ
động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là
ASEAN và Liên hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương
về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở
mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, diễn tập về
an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác” [82]./.
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Việt Lâm (2017), “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
Đối ngoại đa phương”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 6 (115)-
2017.
2. Nguyễn Việt Lâm (2017), “Việt Nam trong nhiệm kỳ Uỷ viên không
thường trực Hội đồng bảo an LHQ 2008-2009: Kết quả và bài học kinh
nghiệm”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 1 (106), Tháng 3/2017.
3. Nguyễn Việt Lâm, Đặng Cẩm Tú (đồng tác giả) (2017), “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đa phương vào thực tiễn Việt Nam”,
Tạp chí Cộng sản, số 899, tháng 9/2017.
4. Nguyễn Việt Lâm, Đặng Cẩm Tú (đồng tác giả) (2017), “Quá trình phát
triển đối ngoại đa phương Việt Nam: giai đoạn 1975-1986”, Tạp chí
nghiên cứu quốc tế, Số 3 (110), tháng 9/2017.
5. Nguyễn Việt Lâm, (2018), “Recommendations for Viet Nam if elected as
Non-permanent membership of the United Nations Security Council in
the term 2020 – 2021”, Diễn giả, tham luận tại Hội thảo quốc tế “Viet
Nam’s preparations for non-permanent membership of the United
Nations Security Council in the 2020-2021 term”, do Học Viện Ngoại
giao và Quỹ KAS của Đức tổ chức ngày 30 tháng 3 năm 2018 tại Hà
Nội.
148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (2013), Hiến chương Liên hợp quốc,
Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Khoa QHQT – Đại học
KHXH&NV TPHCM.
2. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, “Thủ tướng Chính phủ đón và hội
đàm với Thủ tướng Bangladesh”. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2017
tại
thu-tuong-bangladesh-232598.vov.
3. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
hội đàm với Ngài Lý Hiển Long” truy cập tháng 5 năm 2017 tại :
ngai-ly-hien-long-224598.vov.
4. Báo điện tử Nhân Dân, “Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không
thường trực Hội đồng Bảo an LHQ,” truy cập ngày 20 tháng 5 năm
2017 tại www.nhandan.com.vn.
5. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Việt Nam thành công trong vai
trò uỷ viên Hội đồng Bảo an,” truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017 tại
hungary.org/vnemb.vn/tinkhac/ns080723150401.
6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “2 năm đảm nhận cương vị Ủy
viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ: Củng cố vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế, truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2017 tại
vien-khong-thuong-truc-hoi-dong-bao-an-lhq-cung-co-vi-the-cua-viet-
nam-tren-truong-quoc-te-250.html.
149
7. Báo điện tử Nhân Dân (2007), “Việt Nam được bầu làm Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ”, truy cập ngày 14 tháng 11
năm 2017 tại
8. Báo điện tử an ninh thế giới, “Việt Nam hoàn thành trọng trách Chủ
tịch luân phiên Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đăng năm 2008, truy
cập lúc 1 am ngày 10 tháng 12 năm 2017 tại
trong-trach-Chu-tich-luan-phien-Hoi-dong-Bao-An-Lien-Hiep-Quoc-
292247/.
9. Báo điện tử Sài gòn Giải phóng (2007), “Việt Nam được bầu làm Uỷ
viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ,” truy cập ngày 30 tháng
12 năm 2016 tại
10. Báo điện tử Tổ Quốc, “Việt Nam hoàn thành chức trách Chủ tịch
HĐBA LHQ ngày 30 tháng 12 năm 2009, truy cập lúc 1h10 ngày 10
tháng 12 năm 2017
thanh-chuc-trach-chu-tich-hdba-lhq-94709.html.
11. Báo điện tử Tổ quốc, “Việt Nam hoàn thành chức trách Chủ tịch
HĐBA LHQ”, truy cập lúc 1h30 am ngày 12 tháng 10 năm 2017 tại
tich-hdba-lhq-94709.html.
12. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, “Việt Nam đảm nhận thành công
Chủ tịch HĐBA LHQ,” Đài tiếng nói Việt Nam, 02 tháng 9 2009, truy
cập ngày 17 tháng 10 năm 2017 tại
dam-nhan-thanh-cong-chu-tich-hdba-lhq-125740.vov.
150
13. Báo Quốc tế (2005), “Phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy
Niên, Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam tại Khoá họp 60 Đại hội Đồng
Liên hợp quốc,” tr. 4, Hà Nội.
14. Ban Thư ký ASEAN (2002), Tuyên bố chung Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần thứ 35, Bandar Seri Begawan.
15. Ban Thư ký LHQ, Các biên bản họp của HĐBA LHQ, [Trực tuyến].
Available: www.un.org/en/sc.
16. Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, Tờ trình số 90-BCSĐ-TCQT ngày 15
tháng 01 năm 2008, Hà Nội.
17. Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (2008), Báo cáo số 313/BC-BCSĐ-
TCQT ngày 11 tháng 4 năm 2008, lưu trữ tại Vụ các Tổ chức quốc tế,
Bộ Ngoại giao, Hà Nội.
18. Bộ Ngoại giao (2004), “Báo cáo số 205 ngày 27 tháng 2 năm 2004 về
việc xây dựng Lộ trình chuẩn bị cho việc ứng cử và tham gia HĐBA
LHQ nhiệm kỳ 2008-2009”, Hà Nội.
19. Bộ Ngoại Giao (2007), Đề án số 15-ĐA/BNG-TCQT ngày 8/2/2007 về
việc tiếp tục vận động và chuẩn bị làm Uỷ viên Không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Hà Nội.
20. Bộ Ngoại giao (2007), “Tờ trình số 525/TTr-BNG-TCQT ngày 15 tháng
2 năm 2007”, Hà Nội.
21. Bộ Ngoại giao, (2007), “Báo cáo số D152 ngày 4 tháng 9 năm 2007”,
Hà Nội.
22. Bộ Ngoại giao (2007), Đề án số 28-ĐA/BCSĐ-TCQT ngày 14 tháng 9
năm 2007, Hà Nội.
23. Bộ Ngoại giao (2007), “Báo cáo số 226-BC/BCSĐ-TCQT ngày 16
tháng 10 năm 2007”, Hà Nội.
151
24. Bộ Ngoại giao (2009), Báo cáo kết quả chuyến thăm Nga của Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết, tháng 10/2009, lưu tại Vụ Châu Âu.
25. Bộ Ngoại giao Lào, Thông điệp gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Lào,
Viêng Chăn, 2009.
26. Bộ Chính trị , Nghị quyết 22 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập
quốc tế,” 10 4 2013,
9/ns140805203450. [Đã truy cập 20 3 2017].
27. Các Mác và Ăng-ghen(1995), Các Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn Tập,
tập 4, Hà Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995.
28. Các Mác và Ph. Ăngghen (2002) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập,
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
29. Cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, VN hoàn thành trọng trách Ủy
viên không thường trực, truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017 tại
ns091230083217.
30. Phạm Lan Dung (2014), Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp Quốc: Địa vị pháp lý,thực tiễn hoạt động và vấn đề nâng cao
vai trò, Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt
Nam, Mã số: 62310206.
31. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Croatia tại Liên hợp quốc (2009), Trả lời
phỏng vấn đài Truyền hình Việt Nam. Tháng 12 năm 2009.
32. Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan, Việt Nam làm tốt vai trò trong
nhiệm kỳ Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, truy cập ngày 5
tháng 1 năm 2017 tại
finland.org/vnemb.vn/tin_hddn/ns090311092336.
152
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI, NXB Sự Thật.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ VII”, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban
chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia.
37. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia..
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn
quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban
chấp hành TW khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ X, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
44. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
153
45. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2 năm đảm nhận cương vị Uỷ viên không
thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Củng cố vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế, 4 1 2010. [Trực tuyến]. Available:
vien-khong-thuong-truc-hoi-dong-bao-an-lhq-cung-co-vi-the-cua-viet-
nam-tren-truong-quoc-te-250.html. [Đã truy cập 5 1 2017].
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị,.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Hà Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
48. Học viện Ngoại giao (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
49. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, tập 5, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
50. Lưu Thuý Hồng (2015), Ngoại giao Đa phương trong hệ thống quan
hệ quốc tế đương đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
51. Vũ Dương Huân (2004), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp
Đổi mới (1975-2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
52. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân (2008), “Việt Nam và Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
53. Phạm Gia Khiêm (2008), “Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt
Nam của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm”, Hà
Nội.
54. V. Lênin (2000), V.I.Lênin, Toàn tập, 12 tập, xuất bản lần thứ 2, Hà
Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
55. V. Lê-nin. (2005), V.I. Lê-nin. "Báo cáo về tình hình quốc tế và về
những nhiệm vụ cơ bản của quốc tế cộng sản", Toàn Tập, tập 41, Hà
Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
154
56. Phạm Bình Minh (2016), “Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29: Nâng cao
hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập
3, số 108, Hà Nội.
57. Phạm Bình Minh (2011), Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những
phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta, 20 5 2011.
[Trực tuyến]. Available:
110520170239. [Đã truy cập 20 3 2017].
58. Phái đoàn Pakistan tại Liên hợp quốc, Công hàm của Phái đoàn
Pakistan tại LHQ (Số Cand-1/6/2017 (14) gửi các nước Nhóm Châu Á
ngày 17 tháng 11 năm 2017 cập nhật tình hình thành viên Nhóm Châu
Á ứng cử các cơ quan LHQ trong đó có HĐBA.
59. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, “Viet Nam
highlights children protection at UNSC’s debate”, truy cập lúc 00h28
ngày 4/1/2017” tại
un.org/en/news.php?id=56&cid=2,.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trả lời phỏng
vấn Đài Truyền hình Việt Nam trong Phim tài liệu ngắn sau hai năm
Việt Nam làm UVKTT HĐBA LHQ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Gia Khiêm tháng 1 năm 2010. [Phỏng vấn].
60. Đặng Đình Quý (2016), Những điểm mới về đối ngoại trong Văn kiện
Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, 26 3 2016,
diem-moi-ve-doi-ngoai-trong-van-kien-dai-hoi-toan-quoc-lan-thu-
3083. [Đã truy cập 8 1 2017].
155
61. Đặng Đình Quý (2016), Đại hội XII và những điểm mới về đường lối
đối ngoại, tại
duong-loi-doi-ngoai-34736.html, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
62. Nguyễn Hồng Thao (2008), Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại
Họp báo Tổng kết hai năm Việt Nam tham gia HĐBA ngày 29 tháng
12 năm 2009.
64. Đặng Cẩm Tú (2017), “Đối Ngoại đa Đa phương Việt Nam: Lý luận và
thực tiễn”, Nghiên cứu quốc tế, tập 1, tr. 49-62, Tháng 3/2017.
65. Đặng Cẩm Tú, Nguyễn Việt Lâm (2017), “Quá trình phát triển đối
ngoại đa phương Việt Nam: giai đoạn 1975-1986”, Nghiên cứu quốc
tế, tập 3.
66. Lê Hoài Trung (2017), Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia.
67. Lê Hoài Trung (2017), Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia.
68. Saigon Giai phong Online, “Việt Nam được bầu làm Ủy viên không
thường trực Hội đồng bảo an LHQ”, Truy cập ngày 30 tháng 12 năm
2016 tại
khong-thuong-truc-hoi-dong-bao-an-lhq-184456.html.
69. Bùi Thanh Sơn (2015), “Đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu,”
Available:
quan-he-uu-tien-vao-chieu-sau/201510/22302.vgp. [Đã truy cập 5 1
2017].
156
70. Văn phòng Chính phủ (1997), Công văn về việc Báo cáo xin ý kiến
Thường vụ Bộ Chính trị về các vấn đề sẽ nêu trong Khoá họp thứ 52
Đại hội Đồng LHQ, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội, Ngày 6 tháng 9
năm 1997.
71. Văn phòng Chính phủ (2007), “Công văn số 1115/VPCP-QHQT ngày
1/2/2007” Hà Nội.
72. Văn phòng Chính phủ, “Công văn số 561/VPCP-QHQT ngày 3 tháng 6
năm 2008.”.
73. Văn phòng Chính phủ, Công văn số 992/VPCP-QHQT về việc Đề án
Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội, Ngày 24 tháng 9 năm
2008.
74. Văn phòng Chính phủ, Công văn của Văn phòng Chính phủ về việc
tranh chấp ở đền Preah Vihear, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội, Ngày
28 tháng 7 năm 2008.
75. Văn phòng Trung ương Đảng (2007), “Công văn số 100-CV/TW ngày
25 tháng 4 năm 2007”, Hà Nội.
76. Văn phòng Trung ương Đảng, Công văn số 100-CV/TW về việc ta vận
động và chuẩn bị làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009”, Hà Nội.
77. Văn phòng Trung ương Đảng (2007), Công văn số 2925-CV/VPTW
ngày 17 tháng 8 năm 2007, Hà Nội.
78. Văn phòng Trung ương Đảng (2007), Công văn số 3199-CV/VPTW
ngày 22 tháng 9 năm 2007, Hà Nội.
79. Văn phòng trung ương Đảng, Công văn số 4290-CV/VPTW ngày 25
tháng 1 năm 2008, lưu trữ tại Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao,
New York, 2008.
157
80. Văn phòng Trung ương Đảng, Công văn số 135-CV/TW ngày 21 tháng
12 năm 2007, Hà Nội.
81. Văn phòng Trung ương Đảng, Công văn số 4290-CV/VPTW ngày 25
tháng 1 năm 2008, Hà Nội.
82. Văn phòng Trung ương Đảng, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng năm 2016.
83. “Việt Nam hoàn thành trọng trách Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc,,” [Trực tuyến].
84. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao (1997), Tờ trình số 05-97 ngày
10 tháng 1 năm 1997 về việc Việt Nam ứng cử vị trí Uỷ viên Không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hà Nội.
85. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (1997), Tờ trình số 156/VP-
TCQT ngày 3 tháng 9 năm 1997 về việc tham gia Khoá họp thứ 52 Đại
hội Đồng LHQ”.
86. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, “Báo cáo cập nhật tình hình
vận động ứng cử Uỷ viên Không thươngf trực Hội đồng Bảo an nhiệm
kỳ 2008-2009 ngày 28/9/2006” Hà Nội.
87. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao (2006), “Cập nhật tình hình
vận động các nước ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc nhiệm kỳ 2008-2009”.
88. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2006), “Một số vấn đề liên
quan đến việc Việt Nam tham gia làm Uỷ viên Không thường trực Hội
đồng Bảo an, Tài liệu phục vụ trao đổi chuyên để khoa học của Bộ” .
89. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), Kế hoạch tiếp tục vận
động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Hà Nội.
158
90. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), Báo cáo số
D113/TCQT ngày 7 tháng 6 năm 2007 của Vụ các Tổ chức quốc tế, Hà
Nội.
91. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, Báo cáo (số D113/TCQT)
công tác vận động trong tháng 5/2007 về việc ta ứng cử làm thành viên
không thường trực HĐBA LHQ, Hà Nội.
92. Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), Đề án số 575/ĐA-
BNG-BC ngày 7 tháng 6 năm 2007, Hà Nội.
93. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), Tờ trình số 525/TTr-
BNG-TCQT v/v cử Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng làm Đặc phái
viên của Thủ tướng Chính phủ đi vận động một số nước Châu Mỹ La
tinh ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Hà Nội.
94. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), Kế hoạch vận động
nước rút cho việc ta ứng cử làm Uỷ viên không thường trực HĐBA
LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 (tháng 9/2007), Hà Nội.
95. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), Báo cáo (số
D132/TCQT) Kế hoạch vận động nước rút cho việc ta ứng cử làm Uỷ
viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, Hà Nội.
96. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Tờ trình số D212/TCQT ngày
26 tháng 12 năm 2006.
97. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2007), “Báo cáo kết quả
chuyến đi Trung Quốc, Nga và Anh trong tháng 11/2007 trao đổi về
HĐBA LHQ ngày 12 tháng 12 năm 2007.,” Vụ các Tổ chức Quốc tế,
Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 2007.
159
98. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Báo cáo Kết quả chuyến đi
Trung Quốc, Nga và Anh trao đổi về Hội đồng Bảo an, Vụ các Tổ chức
Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, Ngày 12 tháng 12 năm 2007.
99. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Đề án số 597/ĐA-BNG-
TCQT ngày 27 tháng 5 năm 2008.
100.Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Một số công việc chuẩn bị
cho tháng Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 10 năm 2009,” Vụ các
Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao., Hà Nội.
101.Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao, “Báo cáo về tranh chấp chủ quyền
đền Preah Vihear,” Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 2008.
102. Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2008), Báo cáo số D03
TCQT ngày 3 tháng 1 năm 2008,
103. Vụ Tây Á- Châu Phi, Bộ Ngoại giao (2008), Báo về tình hình Dim-
ba-bu-bê tại HĐBA.
104.Vụ Tây Á-Châu Phi, Bộ Ngoại giao (2008), Báo cáo về vấn đề Dim-
ba-bu-ê tại HĐBA.
105.Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2008), Báo cáo số 313/BC-
BCSĐ-TCQT ngày 11 tháng 4 năm 2008.
106.Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2009), Báo cáo số 467-
BC/BCSĐ-TCQT ngày 5 tháng 2 năm 2009.
107.Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2009), Báo cáo số 625-
BC/BCSĐ-TCQT ngày 31 tháng 7 năm 2009.
108.Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao (2010), Báo cáo số 841-
BC/BCSĐ-TCQT ngày 11 tháng 5 năm 2010,” Bộ Ngoại giao, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
160
109. ASEAN Secretariat, Joint Communique of the 44th ASEAN
Foreign Minister Meeting, 19 July 2011,
content/uploads/images/archive/documents/44thAMM-PMC-
18thARF/44thAMM-JC.pdf, truy cập 30th May 2016.
110.ASEAN Secretariat, Joint Communique of the O35th ASEAN
Ministerial meeting Bandar Seri Begawan, 29-30 July 2002,” 29th-30th
July 2002,
asean-ministerial-meeting-bandar-seri-begawan-29-30-july-2002. [Đã
truy cập 20th November 2016].
111.Akahata, ngày 15/7/2017;Sankei, ngày 22/7/2009;The National
Interest, ngày 1/7/2008; The cutting Edge, ngày 7/7/2008;RFI, ngày
21/7/2008..
112. D. L. Bosco (2009), Five to Rule Them All: The UN Security Council
and the Making of the Modern World, Oxford University Press.
113. J. P. N. T. Caroline Bouchard (2010), Multilateralism in the 21st
Century: Europe’s Quest for Effectiveness, Routledge.
114.S. Forman (2002), “Multilateralism as a matter of fact: U.S. leadership
and the management of the international public sector,” in In
Multilateralism and U.S. foreign policy: Ambivalent engagement, ed. S.
Pattrick and Forman, Boulder, CO: Lynne Rienner.
115.K. a. J. N. Hüfner (1990), “Are the Moral and Value Foundations of
Multilateralism Changing?,” International Political Science Review, ep
11, No 3, July.
116.R. O. Keohane (1990), “Multilateralism: An Agenda for Research,”
International Journal, ep 45, no 4, pp. 731-764.
161
117.M. Kabler (1993), “Multilateralism with Small and Large Numbers,”
in Multilateralism Matters The Theory and Praxis of An Institutional
Form, New York, Columbia University Press.
118.M. Kahler (1992), “Multilateralism with Small and Large Numbers,”
International Organization, ep 46, No 3, pp. 681-708.
119.J. Krause (2004), “Multilateralism: Behind European Views,” The
Washington Quarterly, ep 27, no 2, pp. 43-59.
120. K. Mahbubani (2004), The Permanent and Elected Council
Members,” trong The UN Security Council: From the Cold Ward to the
21st century, Lynne Rienner, pp. 253-266.
121. K. Mahbubani (2005), The Little Red Dot: Reflections by Singapore's
Diplomat, Wolrd Scientific Publishing Co. Pte. Ltd.
122.K. Mahbubani (2015), “Singapore and Security Council,” in 50 years
of Singapore and United Nations, World Scienctific.
123. D. M. Malone (2000), “Eyes on the Prize: The Quest for
Nonpermanent Seats on the UN Security Council,” Global
Governance, ep VI, No 1, pp. 3-23.
124.R. O. K. a. J. S. Nye (2011), Power and Interdependence: World
Politics in Tránsition, Boston: Litte, Boston: Longman.
125. H. S. Pur (2016), Perlious Interventions: The Security Council and
the Politics of Chaos, Haper Collins Publisher India.
126. S. Pinkers (2011), The Better Angels of Our Nature: Why Violence
Has Declined, Penguin.
127.J. Robert O. Keohane and Joseph S. Nye (1985), “Two Cheers for
Multilateralism,” Foreign Policy, ep 60, pp. 148-167.
128.J. G. Ruggie (1992), “Multilaterlism: the anatomy of an institution,”
International Organization, ep 46, no 3, pp. 561-598.
162
129.M. G. Schecter (2011), “Systemic Change, International
Organizations, and the Evolution of Multilateralism,” in The New
Dynamics of Mulitlateralism: Diplomacy, Intertnational Organizations,
and Global Governance, Westview Press.
130.Security Council Report (2007), SECURITY COUNCIL REPORT FEB
2008 FORECAST Monthly,” Security Council Report, New York.
131.Security Council Report (2008), SECURITY COUNCIL REPORT
FORECAST MAR2008, Security Council Report, Inc, New York.
132. The Australian Institute of International Affairs , Mexico's experience
on the UN Security Council 2009-2010, 2012.
content/uploads/2014/01/australia-and-the-security-council-final-
web.pdf . [Đã truy cập 16th December 2017].
133.United Nations Security Council, 6172nd meeting, S/PV/6172, 28th
July 2009.
truy cập 20th January 2017.
134.United Nations Security Council, 6254th meeting, S/PV.6254, 23rd
December 2009,
truy cập 15th Feburary 2017.
135.United Nations, Repertoire of the Practice of the Security Council
Supplement 2008-2009, New York: United Nations publication, 264.
136.United Nations Security Council (2009), “Provisional rules of
procedure and related procedural developments,” in Repertoire of the
Practice of the Security Council, 2008-2009, New York, United
Nations Press.
163
137.United Nations Security Council (2008), Biên bản các cuộc họp lần
thứ 5691 của Hội đồng Bảo an, United Nations Security Council, New
York, 2008.
138.United Nations Security Council (2009), Biên bản các cuộc họp lần
thứ 5953 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, United Nations Security
Council, New York.
139. United Nations Security Council (2009), Biên bản các cuộc họp
lần thứ 5952 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, United Nations
Security Council, New York.
140.United Nations Security Concil (2008), 5951th meeting, S/PV.5951
ngày 8 tháng 8 năm 2008, United Nations Press, New York.
141.United Nations Security Council (2008), 5952nd Meeting, S/PV.5952
on 8th August 2008, United Nations Press.
142.United Nations Security Council (2009), 6143 Meeting of the United
Nations Security Council, United Nations Press.
143. United Nations Security Council (2008), Statement by the President
of the Security Council (S/PRST/2008/5), United Nations Security
Council, New York.
144.Untied Nations Security Council (2008), Biên bản cuộc họp lần thứ
5843 của Hội đồng Bảo an (S/PV.5843),” United Nations Security
Council, New York.
145. United Nations Security Council (2008), Statement by the President
of the Security Council (S/PRST/2008/6), United Nations Security
Council, New York.
146. United Nations Security Council (2008), Biên bản cuộc họp số 5847
của Hội đồng Bảo an (S/PV.5847), United Nations Security Council,
New York.
164
147. United Nations Security Council (2008), Biên bản cuộc họp lần thứ
5848 của Hội đồng Bản an (S/PV.5848), Untied Nations Security
Council, New York.
148. United Nations Security Council (2008), Biên bản cuộc họp lần thứ
5854 của Hội đồng Bảo an (S/PV.5854), United Nations Security
Council, New York.
149. United Nations Security Council (2008), SECURITY COUNCIL
PRESS STATEMENT ON HAITI, 08 April 2008,
https://www.un.org/press/en/2008/sc9293.doc.htm, truy cập 20 March
2018.
150. United Nations Security Council (2008), Biên bản cuộc họp lần thứ
5874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (S/PV.5874), United Security
Council, New York.
151. United Nations Security Council (2008), 6028 meeting, S/PV.6028,
tr.18-19, United Nations Press, New York.
152. United Nations Security Council (2008), Statement by the President
of the Security Council (S/PRST/2008/13), United Security Council ,
New York.
153. United Nations Security Council (2008), Statement by the President
of the Security Council (S/PRST/2008/160, United Security Council,
New York.
154. United Nations Security Council (2008), Statement by the President
of the Security Council (S/PRST/2008/18), United Naitons Security
Council.
155. United Nations Security Council (2008), Statement by the President
of the Security Council (S/PRST/2008/20),United Nations Security
Council, New York.
165
156. United Nations Security Council (2008), Biên bản cuộc họp lần thứ
6066 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (S/PV.6066), United Nations
Security Council, New York.
157. United Nations Press (2007), General Assembly elects Burkina Faso,
Costa Rica, Croatia, Li-bi, Viet Nam to two-year terms on security
council, truy cập
lúc 00h26 ngày 4/1/2017).
158. United Nations, General Assembly elects Burkina Faso, Costa Rica,
Croatia, Li-bi, Viet Nam to two-year terms on security council, 16
October 2007, truy
cập ngày 30 tháng 12 năm 2016.
159. United Nations (1945), Charter of the UN and Statute of the
International court of Justice,
https://treaties.un.org/doc/publication/ctc/uncharter.pdf
160. UN Press, Security Council Urges Renewed Measures to Improve
Women's Participation in Peace Processes, Reaffirming Key Role
Women Can Play in Rebuilding War-Torn Societies, 5th October 2009,
[Đã truy cập 8th
January 2017].
161. UN Press, Security Council Adopts Text Mandating Peacekeeping
Missions to Protect Women, Girls from Sexual Violence in Armed
Conflict 30th September 2009.
https://www.un.org/press/en/2009/sc9753.doc.htm, truy cập 8th
January 2017.
162. United Nations Security Council (2008), 6028th meeting of the
United Nations Security Council, United Nations Press, New York.
166
163. Viet Nam News Agency, Viet Nam makes bilateral leap with Ukraine
towards prosperity, 17 November 2012,
laws/232913/viet-nam-makes-bilateral-leap-with-ukraine-towards-
prosperity.html#4Q48ijAqHxRs4zXB.99. [Đã truy cập 5 May 2017].
164. I. a. Eric Werker (2006), “How much is a seat on the Security
Council Worth? Foreign Aid and Bribery at the United Nations,”
Journal of Political Economy, ep 114, số 5, pp. 905-930, October 2006.
165. G. Wiseman (2011), “Norms and Diplomacy: The Diplomatic
Underpinnings of Multilateralism,” in The New Dynamics of
Multilateraism Diplomacy, International Organziations and Global
Governance, Westview Press,.
166. T. Woodroofe (2012), Australia's Two Years on the UN Security
Council, The Australian Institute of International Affairs, pp. 35-42.
167. K. T. L. L. J. T. Yan (2015), Singapore and the Security Council,”
trong 50 years of Singapore and the United Nations, World Scientific./.
167