Luận văn Quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội

Tài liệu Luận văn Quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, ebook Luận văn Quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội

doc217 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp hoặc sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đặng Anh Lực DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Cán bộ quản lý CBQL Cán bộ quản lý, giảng viên CBQL, GV Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Công nghệ thông tin CNTT Cơ sở vật chất CSVC Đại học tư thục ĐHTT Đội ngũ giảng viên ĐNGV Giảng viên cơ hữu GVCH Giảng viên thỉnh giảng CVTG Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Quản trị kinh doanh QTKD Quản lý giáo dục QLGD Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM Thiết bị dạy học TBDH MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 14 1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 32 2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội 32 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội 44 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội 56 Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 64 3.1. Khái quát chung về các trường đại học tư thục đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 64 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 70 3.3. Thực trạng đào tạo ngành quản trị kinh doành ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội 72 3.4. Thực trạng quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội 80 3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội 95 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội 97 Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 104 4.1. Biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội 104 4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Nội dung Trang 1 3.1. Danh sách các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 67 2 3.2. Qui mô sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy ngành Quản trị Kinh doanh 68 3 3.3. Bảng thống kê số lượng giảng viên từ năm 2014 – 2018 69 4 3.4. Thống kê trình độ đào tạo của giảng viên cơ hữu các môn chuyên ngành Quản trị Kinh doanh năm học 2017 – 2018 69 5 3.5. Cơ cấu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên tính đến tháng 12/2018 72 6 3.6. Nhận thức của CBQL, GV và các nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo 73 7 3.7. Đánh của CBQL, GV và các nhà tuyển dụng về xác định mục tiêu đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh 74 8 3.8. So sánh số lượng tín chỉ trong chương trình khung và chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở một số trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM 76 9 3.9. Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên về thực trạng phương pháp đào tạo môn QTKD 77 10 310. Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên về thực trạng hình thức đào tạo môn QTKD 78 11 3.11. Đánh giá của sinh viên và CBQL, GV về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học 79 12 4.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội 136 13 4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP.HCM đáp ứng nhu cầu xã hội 138 14 4.3. Tiêu chí và những chỉ số cụ thể đánh giá tác động quản lý 143 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT Tên biểu đồ Nội dung Trang 15 4.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội 137 16 4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội 138 17 4.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội 139 18 4.4. So sánh về nhận thức, trách nhiệm và việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia liên kết đào tạo sau thử nghiệm 147 19 4.5. So sánh về kết quả và mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh trước và sau thử nghiệm 150 20 2.1. Quản lý đào tạo theo mô hình CIPO 45 21 4.1 Quy trình phát triển CTĐT khép kín 110 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Như vậy, chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong cơ chế thị trường, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Một cơ sở đào tạo đại học được đánh giá là có chất lượng khi cơ sở đó đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, người học và cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực đặt ra. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội vấn đề cấp bách. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, điều này đòi hỏi cần có nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao. Ngành QTKD cũng đang đứng trước sức ép phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh và mở rộng quy mô đào tạo ngành QTKD ở hầu hết các trường Đại học trong cả nước trong thời gian qua khiến công tác quản lý đào tạo ngành QTKD bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học nói chung và ở các trường ĐHTT nói riêng cần phải có sự đổi mới về mô hình quản lý để sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội. Cùng với giáo dục đại học nói chung, các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành áp dụng phương thức đào tạo theo tín chí và đã tạo được những chuyển biến cơ bản, tích cực. Tuy nhiên, do khác nhau về thời gian áp dụng và điều kiện môi trường nên việc triển khai tín chỉ ở mỗi trường cũng khác nhau về lộ trình, quy mô và mức độ. Nhiều trường ĐHTT chưa thực sự phát huy được những ưu điểm của đào tạo theo tín chỉ, còn nhiều thách thức khó khăn trong quản lý quá trình đào tạo, đặc biệt là quản lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội, do vậy hoạt động đào tạo của các nhà trường chưa có chuyển biến tích cực đáp ứng yêu cầu xã hội. Sản phẩm đào tạo QTKD vẫn còn một khoảng cách xa so với nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản trị ngày càng trầm trọng, nhất là các vị trí chủ chốt trong công ty. Đặc biệt, thiếu nhân lực trình độ cao trong các ngành nghề thuộc QTKD như Maketing - bán hàng - quảng cao; nhóm ngành quản trị Tài chính - Ngân hàng; nhóm ngành Dịch vụ - Du lịch - Hành chính Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chương trình đào tạo của các trường mang nặng tính lý thuyết. Nhiều trường ĐHTT chỉ tập trung đào tạo, mà không thực hiện đúng quy trình đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, đánh giá sau đào tạo. Công nghệ xây dựng chương trình đào tạo còn mang nặn cảm nhận chủ quan, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, không theo kịp với sự thay đổi của thị trường. Mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tổ chức đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vừa chậm được hiện đại, lại thiếu đồng bộ giữa các lĩnh vực. Các chính sách đào tạo chưa thể chế hóa bằng hoạch định chính sách, thể hiện giữa các lĩnh vực đào tạo, từ nội dung chương trình đến phương pháp; giữa hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo. Các trường ĐHTT đào tạo ngành QTKD chưa có chính sách đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo đối với người dạy và người học dẫn tới chương trình đào tạo còn mang tính hàn lâm chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu xã hội, từ người học và năng lực cần có của người học. Nhà trường chưa có những chính sách quản lý tốt đầu vào, quá trình đào tạo và đánh giá sản phẩm đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sự hài lòng của khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu phát triển đất nước, để chủ động và thích nghi với bối cảnh phải đổi mới căn bản việc quản lý hoạt động đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và cơ chế quản lý đào tạo. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội” làm đề tài đề nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo ngành QTKD, đề tài đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo trường ĐHTT, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành QTKD đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội; tìm nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Khảo nghiệm và thử nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và khả năng ứng dụng thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất trong luận án. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý đào tạo ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Phạm vi về nội dung, luận án tiếp cận quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận CIPO và tiếp cận cung cầu. Phạm vi về không gian, luận án nghiên cứu tại 4 trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Đại học Văn Lang, Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), Đại học Quốc tế Sài Gòn, Trường Đại học Văn Hiến TP. HCM. Phạm vi về thời gian, các số liệu được sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2015 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo của trường ĐHTT phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế-xã hội, chất lượng người học đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra, nhưng quản lý đào tạo ngành QTKD của các trường ĐHTT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa bám sát nhu cầu sử dụng của thực tiễn.. Nếu quản lý đào tạo ngành QTKD gắn với chuẩn đầu ra ở các trường đại học tư thục; phát triển chương trình đào tạo ngành QTKD phù hợp với yêu cầu xã hội; đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ đào tạo phù hợp với thực tiễn nhà trường và bối cảnh xã hội; xây dựng cơ chế liên kết đào tạo giữa ngành QTKD và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo và gắn kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo ngành QTKD với điều chỉnh, thích ứng yêu cầu xã hội sau đào tạo thì chất lượng đào tạo ngành QTKD sẽ được nâng cao, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo trường ĐHTT, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành QTKD đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời vận dụng linh hoạt các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn trong xem xét, giải quyết vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đề tài lựa chọn các hướng tiếp cận chủ yếu sau đây: Tiếp cận hệ thống – cấu trúc Quá trình đào tạo là một tập hợp các thành tố có quan hệ tương tác nhằm thực hiện những mục tiêu xác định. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích hệ thống và xem xét các mối quan hệ trong hệ thống các thành tố của quá trình đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội. Tiếp cận lịch sử/logic Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ở những điều kiện lịch sử cụ thể của từng trường. Vận dụng cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp cho việc xác định các luận cứ thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tiếp cận thực tiễn Đây là cách tiếp cận dựa trên việc tính đến thực tế hình thành và phát triển các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những nhu cầu của thị trường lao động ở khu vực này. Theo đó, luận án giải quyết vấn đề quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải tính đến những đặc điểm của các trường đại học tư thục, thực trạng cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, chất lượng đào tạo của từng trường, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp cận CIPO Đây là mô hình có những lợi thế, dễ vận dụng để đo đầu vào, đầu ra, kiểm soát quá trình và phân tích bối cảnh trong đào tạo cử nhân ngành QTKD ở các trường ĐHTT. Tiếp cận mục tiêu Tiếp cận mục tiêu là đích cần đạt tới, làm mốc để định hướng cho các hoạt động quản lý đào tạo, hướng tới sự phù hợp của việc quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội.... Những mục tiêu đó do các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, định hướng của Bộ GD&ĐT, của chính quyền TP. HCM trên nền tảng quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học. Đồng thời, quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tiếp cận cung - cầu (tiếp cận thị trường) Quản lý đào tạo ngành QTKD theo tiếp cận cung - cầu, yêu cầu phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn: từ nhu cầu đào tạo, thiết kế nội dung chương trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo... dựa vào nhu cầu của xã hội. Quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học phải được xây dựng theo hướng tiếp cận thị trường và tuân thủ theo xu hướng, quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và xu hướng hội nhập. Tiếp cận so sánh Phương pháp tiếp cận so sánh được sử dụng để xem xét quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tương quan với quản lý đào tạo ở các trường đại học công lập; so sánh phương thức và nội dung quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các trường đại học công lập. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm để triển khai quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện của các trường đại học tư thục ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, bao gồm: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu có liên quan để rút ra những nội dung liên quan trực tiếp đến quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay như: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành GD&ĐT cũng như của địa phương, các ngành khác và các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà trường, hoạt động dạy và học trong trường đại học. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát quá trình quản lý đào tạo ngành QTKD, nhất là hoạt động giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, công tác tổ chức quản lý đào tạo ở các trường ĐHTT được khảo sát. Quan sát tập trung vào nội dung, hình thức, phương pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu của đề tài luận án (giảng viên trực tiếp giảng dạy ngành QTKD, cán bộ quản lý từ cấp bộ môn/khoa các Phòng, Viện, Trung tâm chức năng thuộc các trường ĐHTT có đào tạo ngành QTKD) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp: Trò chuyện, trao đổi với các vị lãnh đạo, quản lý nhà trường, CBQL giáo dục, giảng viên, sinh viên, Ban Giám hiệu các trường để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến quá trình quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tiến hành nghiên cứu các báo cáo tổng kết giáo dục, đào tạo, các nội dung về quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; qua đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá việc quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội một cách đầy đủ và chính xác nhất. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác QLGD, đào tạo và đội ngũ CBQL giáo dục, quản lý sinh viên; từ đó rút ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi với CBQL, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động QLGD, đào tạo, nhất là CBQL ở các trường đại học. Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về lĩnh vực QLGD, đào tạo; quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Phương pháp thử nghiệm, khảo nghiệm: nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất; việc thử nghiệm được tiến hành tại Trường Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh Tế - Tài Chính, Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Phương pháp thống kê: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Bổ sung và hoàn thiện lý luận về quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là làm rõ khái niệm đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội, quản lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng yêu cầu xã hội và mối quan hệ giữa đào tạo ngành QTKD với nhu cầu xã hội. Làm rõ nội dung quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội theo tiếp cận CIPO; khẳng định mô hình quản lý đào tạo này theo tiếp cận CIPO phù hợp nội dung nghiên cứu, với đặc thù và điều kiện ở các trường ĐHTT, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội. Về thực tiễn Thông qua đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong đào tạo và quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội về mục tiêu đào tạo; nội dung và phương pháp đào tạo; hình thức tổ chức đào tạo; môi trường, điều kiện đảm bảo đào tạo; về kết quả đào tạo. Chỉ rõ nguyên nhân ưu, khuyết điểm của đào tao, quản lý đào tạo ngành QTKD; đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngành QTKD trong bối cảnh đổi mới quản lý GD&ĐT hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận về quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng về GD&ĐT, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu lý luận sẽ đóng góp vào phát triển khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được vận dụng trong thực tiễn đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT trên địa bàn TP.HCM; đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy trong các trường ĐHTT trên cả nước hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phẩn mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường đại học tư thục Trên thế giới Mô hình ĐHTT được hầu hết các nước trên thế giới triển khai. Đặc biệt ở các nước phát triển, các trường ĐHTT có vị trí nhất định đối với nền giáo dục quốc gia. Vì vậy, có rất nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu về ĐHTT cùng với những hoạt động của ĐHTT. Tác giả Graeme John Davies (2011) với cuốn Tự chủ đại học ở Anh, [12] nghiên cứu mô hình ĐHTT của Anh và đưa ra nhận định: 3 yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học, đó là vấn đề tự chủ của các trường đại học, vai trò của Nhà nước và công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Mỗi trường đại học ở Anh đều được tự chủ xây dựng khung chương trình riêng và họ sẽ quyết định xây dựng nó như thế nào để làm thế mạnh riêng của mình. Ví dụ, Đại học London (UoL), có 19 trường Đại học con và 12 viện nghiên cứu và mỗi một trường có thế mạnh riêng về khung chương trình theo từng lĩnh vực đào tạo. Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới sự phát triển giáo dục đại học. Ở Anh có khoảng 140 trường Đại học, trường lớn có khoảng 25.000 - 30.000 sinh viên, trường nhỏ có từ 3.000 - 5.000 sinh viên theo học. Chính phủ không can thiệp nhiều vào khối trường học, chính phủ chỉ hỗ trợ tài chính để các trường hoạt động. Các trường được quản lý bởi một tổ chức của Chính phủ. Chính phủ cung cấp cho các tổ chức mỗi năm 8 tỷ bảng Anh và uỷ quyền cho các tổ chức quản lý các trường đại học. Chính phủ Anh thực hiện hỗ trợ tài chính, yêu cầu các trường đại học cam kết sử dụng đúng số tiền đó vào việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học chứ không quan tâm chi tiết từng trường dạy những học phần gì hay nói cách khác, Chính phủ Anh thực hiện quản lý vĩ mô về giáo dục. Các tổ chức quản lý trực tiếp mỗi trường Đại học sẽ kiểm soát về chất lượng đào tạo và việc thực hiện cam kết của từng trường. Các trường Đại học có quyền tự chủ về việc xây dựng chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu của xã hội, đảm bảo chất lượng giáo dục theo yêu cầu. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cũng rất được chú ý. Ở Anh có một ban kiểm định chất lượng hoạt động độc lập, không thuộc tổ chức quản lý tiền của Chính phủ. Ban kiểm định này sẽ phụ trách về chất lượng giảng dạy của các trường. Chất lượng họ đo được là họ dựa trên chất lượng trải nghiệm của các trường đó và chất lượng của sinh viên sau khi ra trường. [16]. Lữ Đạt - Chu Mãn Sinh (Chủ biên) (2010) đã nghiên cứu và đưa ra các nhận định về ĐHTT ở Mỹ trong cuốn Cải cách giáo dục ở các nước phát triển, cải cách giáo dục ở Mỹ [8]. Ông cho rằng: Đại học tư thục tại Mỹ hầu hết là các tổ chức phi lợi nhuận vì phải tuân theo những luật của liên bang và của một tổ chức phi lợi nhuận. Nếu mở trường theo dạng lợi nhuận cho cá nhân thì không được hưởng đặc quyền của tổ chức phi lợi nhuận. Mấu chốt để định nghĩa phi lợi nhuận là từ mô hình tài chính. Số tiền một người bỏ ra xây dựng trường đại học chỉ là con số rất nhỏ. Số tiền lớn mà trường thu được là nhờ vào sự quyên góp và đầu tư - gọi là endowment (tài trợ). Các trường đại học tư thục và cả công lập của Mỹ đều sống bằng nguồn endowment. Ở nhiều nước trên thế giới, chủ nhân thực sự của một trường đại học tư thục thường là cộng đồng xã hội bao gồm tất cả những ai có liên quan đến hoạt động của nhà trường (Stakeholder), trong đó nhà đầu tư chỉ góp một thành phần đại diện. Đây là mô hình của kiểu trường đại học không vì lợi nhuận rất phổ biến hiện nay trên thế giới. Thí dụ, trong tổng số 125 cơ sở giáo dục đại học tư thục tiểu bang California (Hoa kỳ) chỉ có 4 cơ sở theo cơ chế vì lợi nhuận, số còn lại theo cơ chế không vì lợi nhuận. Để khuyến khích loại trường này, nhiều nước đã quy định trong luật pháp buộc nhà đầu tư phải cam kết không can thiệp vào nội bộ của trường. Nếu hiểu như vậy thì rõ ràng về mặt mô hình tổ chức và quản lý, giữa trường công và trường tư không vì lợi nhuận không có sự khác biệt đáng kể [8]. Theo một nghiên cứu khác của Lữ Đạt - Chu Mãn Sinh (Chủ biên), (2010) Cải cách giáo dục ở các nước phát triển, cải cách giáo dục Nhật Bản & Ôtraylia về mô hình tư nhân hóa đại học ở Nhật Bản, họ cho rằng cải cách lớn nhất trong giáo dục đại học ở Nhật Bản là xóa bỏ mô hình trường đại học công lập phụ thuộc phần nhiều vào ngân sách nhà nước. Nhân sự và tổ chức của trường đều nằm dưới sự quản lý của nhà nước đã khiến các trường bị hạn chế trong công tác quản lý và chi tiêu dẫn đến kiềm chế sự sáng tạo và phát triển của các trường. Năm 1999, đại học công lập của Nhật Bản đã hoạt động theo kiểu công ty với quyền tự chủ cao hơn. Các trường được chính phủ cho thuê đất để làm trường đại học, được nhà nước hỗ trợ cho vay 50% tiền đầu tư xây dựng cơ sở vất chất và mua sắm thiết bị; được hỗ trợ 30% tiền học phí so với sinh viên hệ công lập; Trường được phép lựa chọn cán bộ, giảng viên, trả lương phù hợp, quyết định mức học phí, mở cửa thị trường để hợp tác với bên ngoài, không lệ thuộc vào chính sách của nhà nước mà dựa trên đánh giá hiệu quả đầu ra. Mô hình này đã cải thiện năng lực hoạt động và đem lại hiệu quả và chất lượng đào tạo cho các trường Đại học. Năm 2005, theo một báo cáo, 87 trường Đại học quốc gia chuyển đổi thành công ty đã thành công trong việc giảm tổng số tiền trả lương được 13,7 tỷ yên (1.836 tỷ đồng Việt Nam) và kiếm được 11,8 tỷ yên (1.580 tỷ đồng Việt Nam) từ bản quyền sáng chế. Kết quả, các trường này đạt được khoản lợi nhuận tổng cộng 71,6 tỷ yên (9.600 tỷ đồng Việt Nam). Điều đáng nói nữa là, năm 2007 trường Đại học Tokyo Nhật Bản được xếp vị trí thứ 20 trong 100 trường Đại học uy tín nhất thế giới [11]. Nghiên cứu của Trần Thắng (2011), ĐHTT Mỹ là một tổ chức phi lợi nhuận [51] cho thấy những cá nhân, công ty hay tổ chức đóng góp tài chính và tài sản cho trường Đại học sẽ được miễn thuế một phần vào nguồn thu nhập hằng năm. Họ hiểu rằng phần đóng góp này là phục vụ cho trường và sẽ không rơi vào tay cá nhân hay nhóm riêng biệt nào. Những trường Đại học danh tiếng sản sinh ra nhiều cá nhân nổi tiếng trong kinh doanh và họ rất thành công trong việc vận động quyên góp. Theo Los Angeles Times số ra ngày 3.2.2010, Đại học Stanford đứng đầu bảng gây quỹ trong năm 2009 và đạt được 640 triệu USD, Đại học Harvard được 601 triệu, Đại học Southern of California (USC) 369 triệu, Đại học California, Los Angeles (UCLA) 351 triệu USD... Tài sản của trường là của chung, không thuộc về các cá nhân hay nhóm riêng biệt. Trườn... điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [72]. Theo Từ điển Giáo dục học: “Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết” [20]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hình thành và hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất và hiệu quả” [15]. Theo Trần Kim Dung, “Đào tạo được hiểu là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn” [7]. Theo Nguyễn Khắc Tuệ “Đào tạo là quá trình chuẩn bị có mục đích, có tổ chức cho con người về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và phẩm chất nhân cách theo từng ngành, nghề nhất định để họ có thể tham gia hoạt động và thích ứng với sự phân công lao động xã hội” [68] Từ những cách hiểu trên, có thể thấy đào tạo là một phạm trù của giáo dục để chỉ riêng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Khái niệm “Đào tạo” tuy được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau nhưng về bản chất đều là “Quá trình” tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học tập, rèn luyện nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ cho người học về một nghề nghiệp (công việc) nhất định, góp phần phát triển nhân cách người học theo mục tiêu đào tạo xác định. Như vậy, Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng mới và phẩm chất nghề nghiệp cho người học theo một ngành nghề nhất định để hình năng lực nghề nghiệp và phẩm chất nhân cách của họ đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Bản chất của đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng lao động, phẩm chất nghề nghiệp theo từng lĩnh vực ngành nghề nhất định. Mục đích chủ yếu của đào tạo là chuẩn bị cho con người khả năng tiếp nhận sự phân công lao động xã hội bằng cách hình thành, phát triển ở họ các kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất nhân cách cần thiết đối với đời sống xã hội và hoạt động nghề nghiệp. Đào tạo có nhiều hình thức, nhưng phổ biến là ba hình thức: đào tạo mới, đào tạo nâng cấp và đào tạo lại. Đào tạo mới áp dụng đối với những người chưa có nghề; đào tạo lại áp dụng đối với những người đã có nghề nhưng vì lý do nào đó nghề của họ không phù hợp nữa và đào tạo nâng cấp để nâng cao trình độ lành nghề. Đào tạo là quá trình diễn ra dài (một năm hay nhiều năm) hoặc ngắn (vài tuần hay vài tháng) tùy vào mức độ đạt được của kỹ năng công việc (nghề nghiệp) đề ra. Trong thời gian đó, người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng để thực hiện được một công việc (nghề nghiệp) nhất định. Điểm khác biệt giữa đào tạo (đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo nghề) với truyền nghề đơn thuần là ở chỗ, việc chuẩn bị học vấn và nghề nghiệp cho con người được thực hiện một cách có tổ chức trong một thiết chế đào tạo cụ thể - đó là nhà trường. Trong từng nhà trường, chủ thể đào tạo là những tổ chức và cá nhân, trước hết là những nhà giáo thực hiện những tác động sư phạm để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở đối tượng đào tạo. Đối tượng đào tạo là những người có nhu cầu, đủ điều kiện, được cơ sở đào tạo tiếp nhận và tổ chức học tập, rèn luyện theo mục tiêu, chương trình đào tạo từng ngành, nghề nhất định. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận về nhu cầu xã hội, tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nhu cầu xã hội, song đều thống nhất: Nhu cầu xã hội là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân, gia đình và xã hội, là sự đáp ứng yêu cầu của xã hội trước mắt cũng như lâu dài về lĩnh vực mà họ quan tâm, mong muốn. Xét về khía cạnh nhất định, nhu cầu xã hội đồng nghĩa với yêu cầu xã hội: đều nói lên sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, gia đình và xã hội (địa phương, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội) nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể nào đó về lĩnh vực đào tạo mà họ mong muốn. Tuy nhiên, khái niệm nhu cầu xã hội được hiểu rộng hơn yêu cầu xã hội. Nói đến yêu cầu xã hội là nói đến vấn đề cụ thể mà cuộc sống - xã hội đặt ra trong một thời điểm nào đó, đòi hỏi cần được đáp ứng ngay giải quyết tức thì đến tận gốc yêu cầu đó, chính là đáp ứng yêu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội là cụm từ liên quan đến quy luật cung cầu, có “cầu” ắt sẽ có “cung”, cụm từ thường gặp trong kinh tế học, là mối quan hệ trao đổi. “Cầu” của hàng hóa hay dịch vụ mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Ngược lại “cung” của một hàng hóa hoặc dịch vụ là lượng hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau tại một thời điểm cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi [45]. Khi giá một mặt hàng tăng lên thì lượng cung mặt hàng đó cũng tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) và ngược lại. Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, cho rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Trong đào tạo ngành QTKD thì nguồn cung ở đây chính là cơ sở giáo dục đại học, cung cấp sản phẩm sau đào tạo, sản phẩm này được cạnh tranh tranh bình đẳng sẽ tạo ra thị trường. Nguồn cầu, chính là cơ quan/tổ chức sử dụng nguồn nhân lực ngành QTKD bao gồm cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và cá nhân có sử dụng lao động ngành QTKD. Giữa cung và cầu có mối quan hệ mất thiết với nhau, tác động lẫn nhau cùng phát triển. Nhu cầu của người học là có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để phát triển năng lực, nhân cách cá nhân, có cơ hội tìm kiếm việc làm. Do vậy, nhu cầu này phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và số lượng chỗ trống việc làm của từng cơ quan, doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu xã hội là những đòi hỏi của chung cộng đồng mà các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội phải tìm cách đáp ứng, đồng thời mọi cá nhân trong xã hội đó phải hướng hoạt động của minh tuân theo để hưởng thụ nhiều nhất những lợi ích xã hội mang lại cho mình. Trong giáo dục đào tạo, nhu cầu xã hội là những đòi hỏi, những kỳ vọng, những nhận thức công đồng về chất lượng của sản phẩm giáo dục đào tạo thể hiện ở những mức độ về số lượng hay chất lượng nhân lực được đào tạo; tiêu chí, tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của người học mà nhà trường và người học phải đáp ứng. Từng lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể có những đòi hỏi, kỳ vọng (nhu cầu xã hội) khác nhau. Với các cơ sở sản xuất kinh doanh (người sử dụng lao động) là trình độ tay nghề của người lao động; nhu cầu của nhà trường là có nhiều người học; nhu cầu người học là kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đặc biệt là bằng tốt nghiệp; nhu cầu của phía quản lý Nhà nước là muốn có những con người có thái độ sống vì cộng đồng, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt. Nhu cầu xã hội về giáo dục phát sinh từ nhu cầu về nhân lực chuyên môn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Nhu cầu cá nhân về giáo dục là nhu cầu có khả năng chi trả cho giáo dục được một người lựa chọn xuất phát từ những dự định về việc làm, thu nhập, địa vị xã hội trong tương lai. Nhu cầu của cá nhân về giáo dục phụ thuộc các nhân tố: khả năng bẩm sinh của mỗi người; hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình; mức học phí; lợi ích trong tương lai của giáo dục cá nhân, tức là tỷ lệ đầu tư có hiệu quả của giáo dục cá nhân. Đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội là quá trình đào tạo luôn hướng vào đáp ứng các đòi hỏi, kỳ vọng của thị trường lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề trong hiện tại và tương lai, đồng thời sản phẩm đầu ra tạo được sự hài lòng đối với người học, xã hội và đơn vị sử dụng lao động. Trước hết, để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội các trường phải đào tạo đúng các ngành nghề mà xã hội có nhu cầu và không đào tạo thừa, vì như thế là gây lãng phí. Ngành nghề mà xã hội đang cần, cũng như số lượng cần được xác định thông qua dự báo, nắm bắt nhu cầu xã hội trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ đó cấp có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu theo năng lực từng trường. Thứ hai, có thể hiểu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là trình độ sinh viên khi tốt nghiệp phải đáp ứng được mong đợi của người sử dụng. Yêu cầu về “tay nghề” của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động rất khác nhau. Do đó phải xác định nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức độ nào, người sử dụng phải đào tạo lại, đào tạo thêm những gì. Ngoài ra, nguồn nhân lực do các trường cung cấp cho xã hội phải đáp ứng kịp thời vào những thời điểm khác nhau theo yêu cầu khác nhau của các nhà tuyển dụng. Để đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo phải trả lời các câu hỏi đào tạo ai, đào tạo cái gì, đào tạo theo nội dung nào? theo phương thức nào? đào tạo để làm gì? phục vụ ai? quản lý đào tạo như thế nào để đáp ứng nhu cầu xã hội? Như vậy, muốn tìm được câu trả lời chuẩn xác phải xác định được nhu cầu về đào tạo nhân lực của xã hội, hay nói chính xác nhu cầu xã hội sẽ là cái mốc để giáo dục đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng điều chỉnh kế hoạch đào tạo và tuyển sinh hàng năm cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Ngành Quản trị kinh doanh Khái niệm “Quản trị kinh doanh” được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn từ Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. QTKD gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị doanh nghiệp; Quản trị Khởi nghiệp; Quản trị Logistics. Đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT đáp ứng nhu cầu xã hội Nhu cầu thị trường lao động đòi hỏi đối với ngành QTKD bao gồm nhu cầu của nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, của ngành giáo dục và của người học thể hiện ở các tổ chức, cá nhân sau đây: Nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng lao động là khách hàng quan trọng hàng đầu, nơi sử dụng sản phẩm là sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Nhu cầu của nhà nước, các tổ chức xã hội đối với trường ĐHTT là phải cung cấp đội ngũ cán bộ ngành QTKD có chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành và trình độ để phát triển cấp học, bậc học, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Các cơ quan, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trường đại học... là đơn vị tuyển dụng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ ngành QTKD do các trường ĐHTT đào tạo; là khách hàng trực tiếp của trường ĐHTT với “đơn đặt hàng” hàng năm thông qua chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng nhân lực ngành QTKD. Cá nhân người học và gia đình họ khi lựa chọn và trả chi phí để học tại các trường ĐHTT, họ vừa là khách hàng, đồng thời là chủ hàng. Người học có nhu cầu được chọn người dạy (thầy giỏi), chọn lớp học, môn học, trình độ học và hình thức học (khách hàng), nhu cầu việc làm. Khi tốt nghiệp ra trường, họ có nhu cầu chọn nơi công tác hoặc được học tập lên cao để thăng tiến trong nghề nghiệp (chủ hàng). Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu, đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội ở các trường ĐHTT là quá trình đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành QTKD trong hiện tại và tương lai, đồng thời sản phẩm đầu ra tạo được sự hài lòng đối với nhà nước, nhà trường, các doanh nghiệp sử dụng lao động, phụ huynh và sinh viên. Mục tiêu đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội là đào tạo cử nhân QTKD có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mục tiêu cụ thể: Về kiến thức: Cử nhân QTKD được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, xã hội và nhân văn; có kiến thức chuyên sâu và hiện đại về khởi sự kinh doanh và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; có kiến thức về công cụ và phương pháp vận dụng các nguyên lý khoa học QTKD trong hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể. Về kỹ năng: Có kỹ năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; phong cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo. Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm cho lĩnh vực quản trị, phần mềm lập kế hoạch tài chính và khai thác thông tin trên internet; kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, đàm phán; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền thông. Về thái độ: Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao. Chương trình đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT được thực hiện cho sinh viên chính quy áp dụng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Về cơ bản thời lượng chương trình đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT được thực hiện theo hình thức tín chỉ với 3 khối kiến thức cơ bản, khối cơ sở ngành và khối chuyên ngành. Thời lượng chương trình còn lại được dành cho thực tập tốt nghiệp, viết chuyên đề cuối khóa hoặc Khóa luận tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, Chứng chỉ Ngoại ngữ, Chứng chỉ Giáo dục thể chất và Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng bắt buộc sinh viên phải tích lũy trước khi nhận bằng tốt nghiệp. Phương thức đào tạo ngành QTKD ở các trường ĐHTT hiện nay chủ yếu theo học chế tín chỉ, hoạt động đào tạo được tổ chức theo hướng tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tế của người học, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đánh giá kết quả đào tạo ngành QTKD dựa trên năng lực của cán bộ ngành QTKD đã hành nghề hay chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Các lực lượng đánh giá bao gồm giảng viên, nhà quản lý và người sử dụng lao động. Hình thức và phương pháp đánh giá được đa dạng hóa và phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đánh giá, coi trọng đánh giá năng lực thực hành, năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên chuẩn đầu ra xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá và cụ thể hóa theo các thang đo kết quả đạt được ở sinh viên. 2.1.2. Các thành tố của quá trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội Quá trình đào tạo ngành QTKD được cấu trúc bởi các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, chủ thể đào tạo, nhà giáo dục và người học (đối tượng đào tạo), các điều kiện đào tạo (CSVC & TBDH, tài chính, môi trường đào tạo) và kết quả đào tạo (chất lượng và hiệu quả đào tạo tương xứng với mục tiêu đào tạo). Cụ thể: Mục tiêu đào tạo, được hiểu là mô hình nhân cách có tính định chuẩn của cả hệ thống giáo dục quốc dân hay của tổng phân hệ giáo dục được xác định trên cơ sở những yêu cầu của xã hội về người công dân, về nguồn nhân lực; hoặc kết quả được xác định với độ chính xác mà chủ thể phải đạt được ở trong hoặc ở cuối một chương trình học tập, có mục tiêu của ngành học, mục tiêu của môn học. Nói cách khác là chuẩn nhân cách người học – Mục tiêu đào tạo đối với sinh viên ngành QTKD (được thể hiện ở 3 lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ) được xây dựng từ yêu cầu của xã hội, nhà nước, gia đình người học và người học nhằm đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nội dung và chương trình đào tạo: Đây là những kiến thức cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, khoa học và có hệ thống theo chuyên ngành đào tạo sắp sếp theo các môn học để người dạy truyền thụ và người học lĩnh hội nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo. Phương pháp đào tạo: được hiểu là các tri thức về triết học, giáo dục học, tâm lý học, điều khiển học và kinh tế học,... được người dạy và người học vận dụng sáng tạo, phù hợp với các nguyên lý, quy luật, nguyên tắc, nội dung chương trình giáo dục; với đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của người học và với điều kiện môi trường (ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm của trường, cộng đồng, cơ sở sản xuất...) nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo. Ở các trường ĐHTT, phương pháp đào tạo bao gồm nhiều phương pháp giáo dục và dạy học cụ thể, trong đó các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học được chú trọng. Hình thức tổ chức đào tạo, bao gồm: tập trung, liên tục; tập trung không liên tục; vừa học, vừa làm; đào tạo từ xa Xét theo cách thức tiến hành hoạt động dạy học, hình thức tổ chức đào tạo bao gồm: bài giảng, tự học, thảo luận, thực hành, thực tập Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và của người học, các trường ĐHTT phải tính đến toàn diện các điều kiện khách quan, chủ quan cho phép thực hiện có hiệu quả quan hệ tác động qua lại giữa giảng viên và sinh viên trong dạy học. Phương tiện và điều kiện đào tạo, được hiểu là các nguồn lực tài chính, CSVS & TBDH, phương tiện kỹ thuật dạy học, công nghệ thông tin và truyền thông,... được người dạy và người học sử dụng trong quá trình đào tạo. Lực lượng đào tạo, được hiểu là các lực lượng tham gia hoạt động đào tạo của nhà trường như các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tập thể sư phạm, gia đình người học,... trong đó chủ yếu là người dạy và người học (hai chủ thể của hoạt động đào tạo). Môi trường đào tạo, được hiểu là: các điều kiện tự nhiên như đặc điểm địa hình, khí hậu, sinh thái, phát triển dân số, nhu cầu và yêu cầu xã hội về lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng thuộc chuyên ngành đào tạo; luật pháp, cơ chế tổ chức và quản lý, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục. Kết quả đào tạo, được hiểu là chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo tương xứng với mục tiêu đào tạo (về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học) thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá. Các thành tố của quá trình đào tạo nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối lẫn nhau, phụ thuộc nhau và là điều kiện cho nhau. 2.1.3. Mối quan hệ giữa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh và nhu cầu xã hội Nhu cầu xã hội đặt ra cho đào tạo ngành Quản trị kinh doanh Yêu cầu chung đào tạo ngành QTKD Đào tạo ngành QTKD, giúp sinh viên có những kiến thức tổng quát trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, xã hội và nhân văn và chuyên ngành QTKD nhằm giúp họ có tư duy hệ thống logic, khả năng chuyển tải kiến thức thành những kỹ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện và tư vấn chính sách, kỹ năng giao tiếp và thiết lập những mối quan hệ thành công trong các lĩnh vực quản lý và QTKD. Đồng thời, giúp người học xây dựng những phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thiết kế, vận hành và quản lý các ý tưởng kinh doanh vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Yêu cầu cụ thể đào tạo ngành QTKD Yêu cầu về kiến thức: Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học Tự nhiên, Xã hội và Nhân văn; Có kiến thức cơ sở trong lĩnh vực kinh tế; Có kiến thức cơ bản chuyên ngành QTKD Yêu cầu kỹ năng: bao gồm kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng phân tích, thực nghiệm, phản biện và giải quyết vấn đề; Kỹ năng lập kế hoạch và tư vấn chính sách kinh doanh; kỹ năng tư duy có hệ thống; Kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp; Kỹ năng và thái độ cá nhân) và kỹ năng giao tiếp hợp tác nhóm (Kỹ năng giao tiếp và thiết lập mối quan hệ; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ) Yêu cầu về phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp: Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của nhà quản trị trước cộng đồng; nhận thức được những kiến thức về pháp luật, lịch sử và văn hóa; nhận thức được những lợi ích trong kinh doanh mang lại cho xã hội; nhận thức được vấn đề mang tính thời sự và có khả năng phát triển viễn cảnh toàn cầu; Tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong tổ chức; có khả năng quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức; có khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa; có khả năng quản trị những rủi ro trong kinh doanh và có khả năng quản trị sự thay đổi trong kinh doanh và có ý thức tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe, trí tuệ và tinh thần; có khả năng tự học hỏi và cập nhật kiến thức mới vào kinh doanh; có khả năng xây dựng mục tiêu cá nhân với sự phát triển nghề nghiệp. Yêu cầu vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu với sự cạnh tranh cao, khả năng thích ứng với công việc nhanh chóng nhờ được trang bị khối kiến thức hợp lý cả cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, được chuyển tải vào kỹ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân, kỹ năng giao tiếp linh hoạt trong môi trường Quản trị hiện đại và Kinh doanh đa văn hóa. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành QTKD có thể theo theo 3 nhóm ngành nghề chính: Nhóm thứ 1: Chuyên viên phân tích, dự báo, tư vấn chính sách hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh; Nhóm thứ 2: Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và Nhóm thứ 3: Giảng viên và nghiên cứu viên. Mối quan hệ giữa đào tạo ngành Quản trị kinh doanh với nhu cầu xã hội Giữa đào tạo và nhu cầu xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đào tạo sẽ không thể tách rời nhu cầu cầu xã hội, được thể hiện: Sản phẩm đào tạo ngành QTKD đáp ứng với đòi hỏi của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp, nhu cầu người học và mong muốn của gia đình người học. Sản phẩm đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu sử dụng của các địa phương, vùng miền và khu vực. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường, sản phẩm đào tạo ngành QTKD đã có sự cạnh tranh bởi được coi là “hàng hóa đặc biệt” nên bình đẳng trước thương trường, theo qui luật cung - cầu và lựa chọn của khách hàng cho nên qui luật đào thải đã xuất hiện. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, điều kiện tiên quyết là nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo ngành QTKD. Trong sự phát triển của xã hội thì nguồn nhân lực trở trở thành nhu cầu. Do đó việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo ngành QTKD theo hướng tiếp cận năng lực (tiếp cận chuẩn đầu ra), tăng cường ứng dụng đáp ứng trực tiếp với nhu cầu xã hội là có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội 2.2.1. Khái niệm quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất. Đây là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển đối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Để quản lý đào tạo có hiệu quả mô hình quản lý chất lượng của một nhà trường hoặc một cơ sở đào tạo được thể hiện qua 10 yếu tố: (1) Người học khoẻ mạnh được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động. (2) Giảng viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức. (3) Phương pháp và kỹ thuật dạy - học tích cực. (4) Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy. (5) Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng. (6) Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh. (7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục. (8) Hệ thống QLGD có tính cùng tham gia và dân chủ. (9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục. (10) Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp thỏa đáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư). Các yếu tố đó được đặt trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế xã hội của địa phương (Context) và được sắp xếp các thành phần cơ bản sau:(1) Đầu vào (Input) bao gồm: Kinh phí giáo dục, người học, giảng viên, mức đầu tư. (2) Quá trình (Process) bao gồm: chính sách, cấu trúc, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý các nguồn lực địa phương, hệ thống đánh giá. (3) Kết quả/đầu ra (Output) bao gồm: Thoả mãn nhu cầu phát triển cá nhân, phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu xã hội [12; tr.542-543]. Đầu vào (Input) -Tuyển sinh - Tài chính - CT đào tạo - Điều kiện đảm bảo Quátrình (Process) - Mục tiêu; - Đối tượng; - Chủ thể; - Nội dung; - Phương thức ĐT; - CSVC, TBDH. - Hoạt động dạy và hoạt động học Đầu ra (Output/Outcome) SV tốt nghiệp: - Thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân - Đáp ứng nhu cầu XH Bối cảnh (Context) - Tình hình KTCTXH - Luật pháp (Luật GD, Luật CCVC...) - Tiến bộ KHCN - Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh... - Mối quan hệ với doanh nghiệp - Đầu tư cho giáo dục & đào tạo,... Có thể mô tả mô hình quản lý CIPO như sau: Sơ đồ 2.1. Quản lý đào tạo theo mô hình CIPO Có thể thấy quản lý đào tạo theo mô hình CIPO thể hiện các thành tố hợp thành của quá trình đào tạo của nhà trường và mối quan hệ với các cơ quan đơn vị sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cần quan tâm đến đặc điểm kinh tế - xã hội và sự phát triển của ngành, địa phương, những xu thế mới theo nhu cầu xã hội trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Quá trình đào tạo và thị trường lao động có mối quan hệ chặt chẽ và cũng phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả đào tạo. Do vậy, rất cần thiết phải quản lý tất cả mọi yếu tố của quá trình đào tạo từ đầu vào, quá trình, bối cảnh đến đầu ra để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu xã hội, cũng như nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đây mô hình phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án, phù hợp với quản lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội. Quản lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội thực chất là quản lý “cung” đáp ứng “cầu” lực lượng lao động xã hội về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành QTKD. Nhà nước, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp sử dụng lao động, tham gia quản lý đào tạo ngành QTKD ở các khâu như cung cấp thông tin tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhân lực ngành QTKD, đảm bảo các nguồn lực cho các cơ sở đào tạo và toàn hệ thống giáo dục đào tạo. Như vậy, nhà nước, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp... tham gia quản lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động (nhân lực ngành QTKD) tham gia quản lý đào tạo ngành QTKD ở khâu hoàn thiện, đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; tham gia đào tạo như đảm nhận công tác thực hành, thực tập, đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp, tư vấn hỗ trợ việc làm. Các cơ sở đào tạo tập trung quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng, với số lượng theo “đặt hàng” của nhà nước, của các tổ chức, các doanh nghiệp và của người học. Quản lý đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội cần dựa vào quy luật cung – cầu. Trong đó, cầu về nhân lực là nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành QTKD cho những loại công việc nào đó trong xã hội, theo yêu cầu của thị trường lao động và những cơ sở sử dụng lao động, nhu cầu của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Cung về nhân lực là khả năng cung ứng đúng thời điểm của hệ thống đào tạo nhân lực cho thị trường lao động và các đơn vị sử dụng lao động về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động ngành QTKD. Quan hệ cung – cầu còn được thể hiện qua mối quan hệ trực tiếp giữa cơ sở sử dụng lao động với đội ngũ nhân lực sau đào tạo, giữa một bên là yêu cầu cơ bản của người sử dụng lao động đối với năng lực và phẩm chất của người lao động ngành QTKD, và một bên là nhu cầu của người lao động về tiền lương hoặc tiền công và điều kiện làm việc của họ, các chính sách đối với người lao động, sự hài lòng của người lao động. Sự cân bằng giữa cung và cầu là khi người lao động chấp nhận làm việc, người sử dụng lao động cũng chấp nhận tuyển dụng người lao động và số lượng người nhận việc cân bằng với số việc cần có người làm. Với quy luật cung – cầu như trên, nếu đào tạo ngành QTKD không gắn với yêu cầu của sản xuất, với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo không đủ cung cho nhu cầu của thị trường lao động cả về chất lượng cũng như số lượng thì kinh tế – xã hội không phát triển được. Ngược lại, nếu đào tạo vượt quá nhu cầu của thị trường thì sẽ làm cho thị trường lao động mất cân bằng, và một số lao động được đào tạo sẽ bị thất nghiệp, làm cho hệ thống giáo dục và đào tạo trở nên kém hiệu quả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Quy luật cạnh tranh cũng có những tác động mạnh mẽ đến đào tạo ngành QTKD theo cơ chế thị trường. Nếu người lao động được đào tạo với chất lượng thấp sẽ ít có cơ hội tìm được việc làm và do vậy, những cơ sở đào tạo kém chất lượng cũng sẽ có nguy cơ bị đóng cửa. Bởi vậy, chất lượng và hiệu quả đào tạo có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơ chế thị trường. Nói cách khác, cơ chế thị trường buộc các cơ sở đào tạo nhân lực ngành QTKD phải đào tạo với chất lượng tốt, hiệu quả cao để có thể tồn tại và phát triển. Quản lý quá trình đào tạo ngành QTKD đáp ứng nhu cầu thể hiện ở từng khâu của quá trình đào tạo, bao gồm: (1) Đầu vào, kế hoạch tuyển sinh được xác lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của ngành, các doanh nghiệp và từng địa phương; (2) Quá trình dạy – học được tổ chức phù hợp với nguyên liệu đầu vào, yêu cầu của đầu ra và (3) Sản phẩm đào tạo ngành QTKD trước hết phải đáp ứng được mục ...các nhà tuyển dụng sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh? 9. Xin Ông/bà cho biết để đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải làm gì? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! Phụ lục 6 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh) Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, Anh/chị cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: 1. Đánh giá của Anh/chị về năng lực tự học của bản thân?? 2. Anh/chị hãy đánh giá khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện nay của nhà trường phục vụ đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh theo nhu cầu xã hội? 3. Năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi ra trường có đạt được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không? 4. Theo Anh/chị nguyên nhân dẫn đến năng lực tự học của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh không tốt là: 5. Nhà trường đã có những chính sách gì để thu hút sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh và tạo động lực cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường? 6. Quá trình học tập các khối kiến thức trong chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh, theo Anh/chị việc tổ chức học tập thực tế có phù hợp không? 7. Sau khi đã học xong một số những môn học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Anh/chị tự nhận thấy bản thân có những khả năng gì? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị. Phụ lục 7 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho các chuyên gia quản lý giáo dục, lãnh đạo một số trường ĐHTT) Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội, xin ông/bà cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: 1. Việc xác định mục tiêu đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở các trường ĐHTT có sát với thực tiễn yêu cầu công việc ở nhà tuyển dụng lao động không? 2. Các trường đã áp dụng những biện pháp quản lý gì để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh đáp ứng yêu cầu xã hội? 3. Năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi ra trường có đạt được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không? 4. Những khó khăn trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng ngành Quản trị Kinh doanh? 5. Nhà trường đã có những chính sách gì để thu hút sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh, và mời thỉnh giảng giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh có trình độ tham gia đào tạo? 6. Chiến lược phát triển nhà trường trong tương lai là gì?. Mục tiêu đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh sẽ thay đổi như thế nào?. Nhà trường sẽ làm gì để đáp ứng sự thay đổi đó?. 7. Xin Ông/bà cho biết để đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải làm gì?. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/bà. Phụ lục 8 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Bảng 1. Nhận thức của CBQL, GV và các nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo TT Nội dung nhận thức Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 5 4 3 2 1 1 Tuyển sinh đáp ứng được với qui mô đào tạo và sự phát triển của nhà trường 72 42 53 8 0 3,99 1 2 Nội dung chương trình đào tạo phù hợp 59 51 54 11 0 3,88 2 3 Phương pháp, hình thức đào tạo linh hoat 55 49 59 11 1 3,81 4 4 Hệ thống đánh giá đảm bảo chất lượng phù hợp 59 51 53 12 0 3,87 3 5 Kết quả đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của các bên có liên quan 49 55 57 13 1 3,76 5 Bảng 2. Đánh của CBQL, GV và các nhà tuyển dụng về xác định mục tiêu đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh TT Nội dung nhận thức Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 5 4 3 2 1 1 Mục tiêu đào tạo phù hợp quy định và yêu cầu của thị trường lao động 29 59 75 12 0 3,58 1 2 Mục tiêu đào tạo định kỳ được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn 24 30 36 71 14 2,88 5 3 Mục tiêu đào tạo có phương hướng triển khai thực hiện rõ ràng 21 63 63 27 1 3,42 3 4 Mục tiêu được mọi người có liên quan biết đến 19 71 73 12 0 3,54 2 5 Mục tiêu hướng đến chuẩn bị cho sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp 21 25 91 31 7 3,10 4 Bảng 3. So sánh số lượng tín chỉ trong chương trình khung và chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở một số trường ĐHTT trên địa bàn TP.HCM Tên đơn vị Khối kiến thức GD đại cương tối thiểu Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Tổng số tin chỉ KT cơ sở ngành KT ngành Thực tập và chuyên đề tốt nghiệp Chương trình khung theo của Bộ GD&ĐT 35 31 33 10 109 Trường Đại học Văn Lang 37 35 43 10 125 Trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 35 32 35 12 114 Trường Đại học quốc tế Sài Gòn 36 32 39 17 124 Trường Đại học Văn Hiến TPHCM 35 33 39 12 119 Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên về thực trạng phương pháp đào tạo (dạy học) môn QTKD TT Nội dung Sinh viên CBQL, GV Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Phương pháp thuyết trình 3.55 .814 3 3.64 .913 1 3.59 2 2 Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề 3.23 .806 7 3.02 .966 6 3.12 6 3 Phương pháp thảo luận nhóm 3.50 .790 4 3.30 .989 4 3.40 4 4 Phương pháp đàm thoại 3.57 .812 2 3.17 .948 5 3.37 5 5 Phương pháp đóng vai, tình huống 3.38 .778 5 2.83 .917 8 3.10 7 6 Phương pháp trực quan 3.17 .849 8 3.45 .983 3 3.31 3 7 Phương pháp dạy học thực hành 3.61 .788 1 3.59 .956 2 3.60 1 8 Phương pháp mô phỏng 3.28 .782 6 2.90 .922 7 3.09 8 Bảng 5. Đánh giá của CBQL, GV và sinh viên về thực trạng hình thức đào tạo (dạy học) môn QTKD TT Nội dung Sinh viên CBQL, GV Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Tổ chức dạy học theo cá nhân 3.36 .765 2 3.48 .979 2 3.42 2 2 Tổ chức dạy học theo nhóm 3.42 .732 1 3.29 .967 3 3.35 3 3 Tổ chức dạy học theo lớp 3.26 .773 3 3.65 .917 1 3.45 1 4 Câu lạc bộ, ngoại khóa 3.07 .847 5 3.19 1.01 4 3.13 4 Bảng 6. Đánh giá của sinh viên và CBQL, GV về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học TT Nội dung Sinh viên CBQL, GV Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Phòng dạy học tích hợp 3.25 .750 4 2.99 .894 5 3.12 4 2 Phòng học lý thuyết chuyên môn 3.19 .758 5 3.28 .949 3 3.23 3 3 Phòng thực hành chuyên môn 2.97 .888 6 2.97 .909 6 2.97 6 4 Phương tiện dạy học lý thuyết 3.47 .653 1 3.54 .870 2 3.50 1 5 Phương tiện dạy học thực hành, thực tập 2.75 .973 9 2.79 .900 8 2.77 8 6 Hệ thống mạng, máy tính và trang tin của nhà trường 3.16 .817 4 3.05 .955 5 3.10 5 7 Tài liệu, giáo trình 3.41 .732 2 3.15 .910 4 3.28 2 8 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác 2.89 .919 7 2.83 .921 7 2.86 7 Bảng 7. Đánh giá của sinh viên, CBQL, GV về kết quả học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh TT Nội dung Sinh viên CBQL, GV Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Kết quả bài thi/kiểm tra thường xuyên và giữa học phần 3.31 .790 5 3.07 .966 6 3.19 3 2 Kết quả bài thi/kiểm tra hết học phần 3.43 .781 4 3.51 .934 4 3.47 2 3 Kết quả thi/kiểm tra giữa lý thuyết và thực hành 2.92 .748 9 2.80 .885 9 2.86 4 4 Kết quả kiểm tra tích hợp của học phần 3.58 .805 2 3.66 .921 1 3.62 1 Bảng 8. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý đầu vào TT Nội dung quản lý đầu vào Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Quản lý sau tuyển sinh 3.73 .911 1 3.68 .748 1 3.71 1 2 Quản lý đội ngũ giảng viên 2.99 .945 6 3.30 .830 3 3.14 6 3 Quản lý chương trình đào tạo: 3.31 1.010 4 3.05 .832 6 3.18 5 4 Quản lý CSVC, TBDH phục vụ đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh 3.43 1.012 3 3.22 .804 4 3.33 4 5 Quản lý tài chính 3.58 .964 2 3.12 .825 5 3.35 2 6 Quản lý bối cảnh và môi trường 3.14 .963 5 3.53 .791 2 3.34 3 Bảng 9. Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện mục tiêu đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh TT Nội dung Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Đảm bảo cho người học hiểu biết được những kiến thức cơ bản về về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội và QTKD 3.75 .884 1 3.77 .722 1 3.76 1 2 Đảm bảo cho người học vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp 3.59 .914 3 3.72 .739 2 3.65 2 3 Năng lực cụ thể hóa thị trường, phân tích, nhận định thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp 3.36 .922 6 3.35 .820 6 3.36 6 4 Vận dụng được kỹ năng, tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.40 .927 5 3.43 .810 5 3.42 5 5 Chấp hành luật pháp, có đạo dức và trách nhiệm nghề nghiệp; thích nghi với điều kiện làm việc trong môi trường áp lực và cạnh tranh 3.68 .892 2 3.55 .790 4 3.62 3 6 Có kỹ năng làm việc độc lập hoặc phối hợp hoạt động theo nhóm giải quyết các vấn đề 3.47 .925 4 3.63 .758 3 3.55 4 Tổng 3.54 .877 3.58 .732 3.56 Bảng 10. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý phát triển nội dung chương trình đào tạo TT Nội dung Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu chung và yêu cầu thực tế xã hội 3.55 .872 4 3.27 .899 5 3.41 5 2 Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung môn học ngành Quản trị Kinh doanh theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt 3.62 .872 2 3.58 .743 1 3.60 1 3 Phổ biến để giảng viên, cán bộ quản lý nắm vững chương trình 3.70 .865 1 3.48 .792 3 3.59 2 4 Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học theo đúng nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt 3.56 .815 3 3.57 .722 2 3.56 3 5 Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo 3.37 .923 6 3.17 .924 6 3.27 6 6 Tăng cường cập nhật thông tin, định kỳ rà soát và điều chỉnh, phát triển nội dung, chương trình đào tạo 3.22 .954 7 3.05 .946 7 3.14 7 7 Rút kinh nghiệm để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cho các khoá đào tạo kế tiếp, năm học kế tiếp 3.47 .903 5 3.38 .846 4 3.42 4 Bảng 11. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên TT Nội dung Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Chỉ đạo thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ nội dung, chương trình dạy học 3.55 .815 2 3.57 .722 1 3.56 2 2 Duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn của giảng viên 3.49 .817 3 3.25 .876 4 3.37 4 3 Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực giảng dạy cho giảng viên đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường 3.41 .836 4 3.37 .823 3 3.39 3 4 Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất giáo án của giảng viên 2.85 .880 8 2.73 1.01 8 2.79 7 5 Đưa ra những quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp theo yêu cầu nhà trường 3.65 .828 1 3.45 .769 2 3.57 1 6 Quản lý chặt chẽ hồ sơ chuyên môn của giảng viên 3.17 .893 6 3.03 .920 6 3.10 5 7 Theo dõi, dự giờ kiểm tra nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên 2.99 .879 7 2.88 .922 7 2.93 6 Tổng 3.36 .868 3.20 .842 3.28 Bảng 12. Đánh giá của CBQL, GV về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo TT Nội dung Tần suất ứng dụng Hiệu quả ứng dụng ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 1 Lập kế hoạch đào tạo 2.85 .958 9 2.85 .988 8 2 Xếp thời khóa biểu và lịch thi 3.48 .895 1 3.20 .879 5 3 Đăng ký học và thi 3.17 .979 4 3.45 .790 2 4 Quản lý hồ sơ sinh viên 3.24 .953 3 3.38 .783 3 5 Tổ chức và quản lý thi 3.00 .948 7 3.52 .748 1 6 Quản lý học phí, học bổng 3.35 .934 2 3.30 .850 4 7 Quản lý tốt nghiệp 3.07 .939 6 3.02 .930 6 8 Quản lý đề tài khoa học 2.91 .962 8 2.68 1.081 10 9 Quản lý dạy học 3.11 .980 5 2.97 .938 7 10 Quản lý giảng đường 2.79 .929 10 2.77 1.031 9 Bảng 13. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về thực hiện quản lý hoạt động học tập của sinh viên TT Nội dung Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Tổ chức giáo dục thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên 3.48 .895 2 3.67 .752 1 3.57 1 2 Quản lý việc học tập trên lớp của sinh viên 3.53 .880 1 3.45 .790 2 3.49 2 3 Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện trong học tập của sinh viên 3.45 .886 3 3.40 .807 3 3.43 3 4 Phối hợp nhà trường - gia đình - địa phương trong quản lý sinh viên 3.15 .908 8 3.10 .817 6 3.13 7 5 Khen thưởng và kỷ luật kịp thời viên trong thực hiện nền nếp học tập 3.29 .915 6 2.95 .910 8 3.12 8 6 Xây dựng nề nếp tự học, tự đào tạo của sinh viên 3.39 .882 4 3.23 .851 5 3.31 5 7 Tổ chức hoạt động NCKH của sinh viên 3.25 .897 7 3.03 .823 7 3.14 6 8 Tổ chức cho sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập nghề nghiệp 3.35 .883 5 3.32 .833 4 3.34 4 Bảng 14. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo TT Nội dung Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo 3.32 .862 4 3.40 .807 5 3.36 5 2 Xây dựng các quy định về sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 3.54 .765 3 3.97 .843 1 3.76 1 3 Xây dựng, tu bổ, bảo quản phòng lớp học 3.69 .752 1 3.80 .840 3 3.75 2 4 Mua sắm, sử dụng, bảo quản máy móc, thiết bị, vật tư 3.05 .881 6 3.27 .800 6 3.16 6 5 Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo 3.21 .864 5 3.62 .846 4 3.41 4 6 Thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm 3.63 .790n 2 3.85 .936 2 3.74 3 Bảng 15. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo TT Nội dung Giảng viên Cán bộ quản lý Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo 3.39 .882 4 3.23 .851 5 3.31 2 2 Xây dựng chuẩn đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo 3.35 .883 5 3.32 .833 4 3.34 1 3 Xây dựng ngân hàng đề thi, đáp án 3.29 .915 6 2.95 .910 8 3.12 3 4 Tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, đúng quy chế 2.97 .886 7 3.12 .885 7 3.04 4 5 Điều chỉnh, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo sau kiểm tra 2.85 .885 9 2.77 .909 8 2.81 6 6 Tổ chức khảo sát ý kiến của các nhà tuyển dụng đối sản phẩm đào tạo 2.85 .885 8 2.92 .889 8 2.88 5 Bảng 16. Đánh giá của CBQL, GV và nhà tuyển dụng về công tác quản lý tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh. TT Nội dung CBQL, GV Nhà tuyển dụng Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Phòng Công tác sinh viên - sinh viên 3.39 .918 2 3.58 .743 1 3.48 1 2 Khoa Quản trị kinh doanh 3.49 .817 3 3.25 .876 4 3.37 2 3 Bộ phận chuyên trách thuộc Ban giám hiệu các trường 2.85 .958 12 2.77 1.031 12 2.81 5 4 Trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm 3.35 .934 3 3.38 .783 4 3.36 3 5 Sinh viên tự tìm hiểu 3.00 .948 10 2.97 .938 9 2.98 4 Bảng 17. Đánh giá của CBQL, GV và nhà tuyển dụng mức độ phối hợp giữa nhà trường và nhà tuyển dụng trong quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh TT Nội dung CBQL, GV Nhà tuyển dụng Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Nhà tuyển dụng cung cấp thông tin cho nhà trường về nhu cầu tuyển dụng lao động 3.43 .781 4 3.51 .934 4 3.47 2 2 Nhà trường cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng về sinh viên sắp tốt nghiệp 3.23 .806 7 3.02 .966 6 3.12 4 3 Nhà tuyển dụng tham gia giảng dậy và hướng dẫn thực tập cho sinh viên 3.38 .778 5 2.83 .917 8 3.10 5 4 Nhà tuyển dụng tạo điều kiện cho sinh viên, tham quan, thực tập, thực hành 3.58 .805 2 3.66 .921 1 3.62 1 5 Nhà tuyển dụng hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đào tạo cho nhà trường 2.92 .748 9 2.80 .885 9 2.86 9 6 Nhà tuyển dụng tham gia xây dựng hoặc điều chỉnh chương trình đào tạo của nhà trường 3.01 .752 8 2.84 .869 8 2.92 8 7 Nhà tuyển dụng tham gia đánh giá kết quả đầu ra của sinh viên 3.10 .773 7 2.94 .931 7 3.02 7 8 Nhà tuyển dụng tham gia tư vấn sinh viên tốt nghiệp tại các nhà trường 3.28 .782 6 2.90 .922 7 3.09 6 9 CBQL của nhà trường tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao động sau đào tạo 3.50 .790 4 3.30 .989 4 3.40 3 Bảng 18. Đánh giá CBQL, GV và sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh đáp ứng nhu cầu xã hội TT Nội dung Sinh viên CBQL, GV Tổng hợp ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB TB 1 Các yếu tố thuộc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục đại học 3.87 .788 5 4.22 .825 5 4.04 7 2 Yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Quản trị Kinh doanh 4.29 .681 1 4.42 .671 3 4.35 1 3 Điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước 3.66 .826 7 3.78 .904 8 3.72 9 4 Sự phát triển của khoa học công nghệ 3.60 .803 8 3.88 .885 7 3.74 8 5 Các yếu tố về cơ chế quản lý đào tạo ở các trường đại học tư thục 4.05 .771 3 4.47 .596 2 4.26 3 6 Yếu tố thuộc về nhà quản lý (Ban giám hiệu, CBQL các cơ quan chức năng) 4.12 .741 2 4.50 .537 1 4.31 2 7 Yếu tố thuộc về giảng viên 4.01 .773 4 4.27 .778 4 4.14 4 8 Yếu tố thuộc về sinh viên 4.02 .723 2 4.09 .689 3 4.05 6 9 Yếu tố về cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo 3.94 .794 3 4.18 .600 1 4.06 5 Phụ lục 9 KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM Bảng 4.1: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation CT1 130 2 5 4.45 .769 CT2 130 2 5 4.55 .648 CT3 130 2 5 4.60 .642 CT4 130 2 5 4.34 .665 CT5 130 2 5 4.48 .739 CT6 130 2 5 4.32 .763 Tổng 130 2 5 4.46 .611 Bảng 4.2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp biện pháp Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation KT1 130 2 5 4.40 .732 KT2 130 2 5 4.31 .735 KT3 130 2 5 4.45 .737 KT4 130 2 5 4.29 .735 KT5 130 2 5 4.32 .718 KT6 130 2 5 4.22 .739 Tổng 130 2 5 4.33 .709 Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Correlations Z.Cần thiết Z.Khả thi Z.Cần thiết Pearson Correlation 1 .894** Sig. (2-tailed) .000 N 130 130 Z.Khả thi Pearson Correlation .894** 1 Sig. (2-tailed) .000 N 130 130 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Phụ lục 10 CÂU HỎI THỬ NGHIỆM (Ông /bà khoanh tròn hoặc đánh dấu X vào phương án lựa chọn và lưu ý chỉ được lựa chọn 1 trong các phương án mà ông/bà cho là đúng nhất) 1. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên nhà trường trong tham gia liên kết đào tạo? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Chưa tốt E. Kém 2. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các đơn vị sử dụng nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh trong tham gia liên kết đào tạo? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Chưa tốt E. Kém 3. Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng mỗi nhà trường trong tham gia liên kết đào tạo? A. Rất tốt B. Tốt C. Khá D. Trung bình E. Yếu 4. Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng đơn vị sử dụng nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh trong tham gia liên kết đào tạo? A. Rất tốt B. Tốt C. Khá D. Trung bình E. Yếu 5. Việc thiết lập thông tin sinh viên tốt nghiệp và việc làm sau tốt nghiệp? A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi E. Không bao giờ 6. Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh? A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi E. Không bao giờ 7. Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên? A. Rất chặt chẽ B. Chặt chẽ C. Bình thường D. Còn lỏng lẻo E. Không kiểm soát 8. Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, xác định chuẩn đầu ra của sinh viên? A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi E. Không bao giờ 9. Đánh giá chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp và xác định nhu cầu xã hội đối với sinh viên? A. Rất tốt B. Tốt C. Khá D. Trung bình E. Yếu Xin chân thành cám ơn! Phụ lục 11 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM Bảng 1: So sánh về nhận thức, trách nhiệm và việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia liên kết đào tạo trước thử nghiệm Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation n1t.dc 55 2 5 3.32 .717 n2t.dc 55 1 5 2.91 .883 n3t.dc 55 2 5 3.37 .756 n4t.dc 55 1 5 3.26 .751 Valid N (listwise) 55 3.22 .593 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation n1t.tn 54 2 5 3.70 .779 n2t.tn 54 1 5 3.21 .775 n3t.tn 54 2 5 3.71 .728 n4t.tn 54 1 5 3.60 .819 Valid N (listwise) 54 3.68 .684 Independent Samples Test Tổng nhận thức trước thử nghiệm Equal variances assumed Equal variances not assumed Levene's Test for Equality of Variances F .130 Sig. .827 t-test for Equality of Means t -.444 -.436 df 102 101.435 Sig. (2-tailed) .928 .928 Mean Difference -.03031 -.05661 Std. Error Difference .12295 .14403 95% Confidence Interval of the Difference Lower -.23431 -.28348 Upper .173448 .17943 Bảng 2: So sánh về kết quả và mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh trước thử nghiệm Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation t1t.dc 55 1 5 3.00 .837 t2t.dc 55 1 5 3.22 .812 t3t.dc 55 1 5 3.17 .713 t4t.dc 55 1 5 3.09 .671 t5t.dc 55 2 5 3.08 .714 Valid N (listwise) 55 3.11 .660 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation t1t.tn 54 1 5 2.81 .840 t2t.tn 54 1 4 3.08 .770 t3t.tn 54 1 5 3.28 .788 t4t.tn 54 1 5 3.15 .680 t5t.tn 54 2 5 3.14 .725 Valid N (listwise) 54 3.09 .624 Independent Samples Test Tổng mức độ liên kết trước thử nghiệm Equal variances assumed Equal variances not assumed Levene's Test for Equality of Variances F .226 Sig. .778 z Bảng 4: So sánh về kết quả và mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh sau thử nghiệm Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation t1s.dc 55 1 5 2.95 .797 t2s.dc 55 1 5 3.04 .835 t3s.dc 55 1 5 3.28 .805 t4s.dc 55 1 5 3.02 .727 t5s.dc 55 2 5 3.19 .720 Valid N (listwise) 55 3.13 .616 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation t1s.tn 54 2 5 3.49 .868 t2s.tn 54 2 5 3.72 .890 t3s.tn 54 2 5 3.64 .837 t4s.tn 54 2 5 3.57 .845 t5s.tn 54 2 5 3.44 .908 Valid N (listwise) 54 3.57 .830 Independent Samples Test Tổng mức độ liên kết sau thử nghiệm Equal variances assumed Equal variances not assumed Levene's Test for Equality of Variances F 7.734 Sig. .002 t-test for Equality of Means t -3.243 -3.299 df 102 93.100 Sig. (2-tailed) .001 .002 Mean Difference -.47867 -.47231 Std. Error Difference .16061 .14568 95% Confidence Interval of the Difference Lower -.76893 -.76881 Upper -.18939 -.18378 Bảng 5: So sánh về nhận thức, trách nhiệm và việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia liên kết đào tạo trước thử nghiệm. Nội dung Đối chứng (n =55) Thử nghiệm (n = 54) Tổng ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB TB 01 Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên nhà trường trong tham gia liên kết đào tạo 3.24 .793 3.17 .794 3.19 2 02 Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các đơn vị sử dụng nhân lực ngành QTKD trong tham gia liên kết đào tạo 2.96 .920 2.91 .847 2.94 4 03 Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng mỗi nhà trường trong tham gia liên kết đào tạo 3.28 .787 3.38 .762 3.34 1 04 Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng đơn vị sử dụng nhân lực ngành QTKD trong tham gia liên kết đào tạo 3.17 .810 3.08 .795 3.10 3 Tổng 3.17 .630 3.20 .583 3.19 Bảng 6: So sánh về kết quả và mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực ngành QTKD trước thử nghiệm. TT Nội dung Đối chứng (n =55) Thử nghiệm (n = 54) Tổng ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB TB 01 Việc thiết lập thông tin sinh viên tốt nghiệp và việc làm sau tốt nghiệp 3.00 .837 2.81 .840 2.91 5 02 Đánh giá chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp và xác định nhu cầu xã hội đối với sinh viên 3.22 .812 3.08 .770 3.15 2 03 Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nhân lực ngành QTKD 3.17 .713 3.28 .788 3.23 1 04 Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên 3.09 .671 3.15 .680 3.12 3 05 Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, xác định chuẩn đầu ra của sinh viên 3.08 .714 3.14 .725 3.10 4 Tổng 3.11 .660 3.09 .624 3.10 Bảng 7: So sánh về nhận thức, trách nhiệm và việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia liên kết đào tạo sau thử nghiệm. Nội dung Đối chứng (n =55) Thử nghiệm (n = 54) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ND1. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên nhà trường trong tham gia liên kết đào tạo. 3.32 .717 3.70 .779 ND2. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các đơn vị sử dụng nhân lực ngành QTKD trong tham gia liên kết đào tạo 2.91 .883 3.21 .775 ND3. Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng mỗi nhà trường trong tham gia liên kết đào tạo 3.37 .756 3.71 .728 ND4. Việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng đơn vị sử dụng nhân lực ngành QTKD trong tham gia liên kết đào tạo 3.26 .751 3.60 .819 Tổng 3.22 .593 3.68 .684 Bảng 8: So sánh về kết quả và mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực ngành QTKD sau thử nghiệm. Nội dung Đối chứng (n =55) Thử nghiệm (n = 54) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ND1. Việc thiết lập thông tin sinh viên tốt nghiệp và việc làm sau tốt nghiệp 2.95 .797 3.49 .868 ND2. Đánh giá chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp và xác định nhu cầu xã hội đối với sinh viên 3.04 .835 3.72 .890 ND3. Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nhân lực ngành QTKD 3.28 .805 3.64 .837 ND4. Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên 3.02 .727 3.57 .845 ND5. Mức độ liên kết giữa các nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, xác định chuẩn đầu ra của sinh viên 3.19 .720 3.44 .908 Tổng 3.13 .616 3.57 .830 Phụ lục 12 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MỘT SỐ TRƯỜNG KHẢO SÁT Bảng 1. Danh sách các trường đại học tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TT Tên trường Ngày, tháng, năm thành lập Số quyết định 1 Trường Đại học Hùng Vương TP. HCM Ngày 03/11/1993 Số 2395/QĐ-TCCB 2 Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM Ngày 26/10/1994 Quyết định số 616/TTg 3 Trường Đại học Văn Lang Ngày 27/01/1995 Quyết định số 71/TTg 4 Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM Ngày 26/04/1995 Quyết định số 235/TTg 5 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Ngày 11/12/1996 Quyết định số 431/TTg 6 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Ngày 23/06/ 1997 Quyết định số 350/TTg 7 Trường Đại học Văn Hiến Ngày 11/7/1997 quyết định số 517/TTg 8 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn Ngày 24/9/1997 Quyết định số 798/QĐ-TTg 9 Trường Đại học Hoa Sen Ngày 30/11/2006 Quyết định số 274/2006/ QĐ - TTg 10 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn Ngày 24/09/2007 Quyết định số 183/QĐ-TTg 11 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM Ngày 24 /09/2007 Quyết định số 1272/QĐ-TTg 12 Trường Đại học Công nghệ thông tin Gia Định Ngày 31/07/2007 Quyết định số 959/QĐ-TTg 13 Trường Đại học FPT Ngày 08/09/2006 Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg 14 Trường Đại học RMIT Việt Nam Năm 2000 Quyết định số 446/2000/QĐ-TTg (Nguồn: Thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2016) Bảng 2. Qui mô sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy ngành Quản trị Kinh doanh STT Qui mô SV đào tạo từ năm học 2014 - 2019 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 1 Trường Đại học Văn Lang 255 320 351 426 473 2 Trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 191 222 278 434 523 3 Trường Đại học quốc tế Sài Gòn 150 190 227 350 380 4 Trường Đại học Văn Hiến TP. HCM 157 213 250 376 441 Cộng 4 trường 753 945 1.106 1.586 1.817 Tổng số SV ngành Quản trị Kinh doanh của 14 trường ĐHTT trên địa bàn TP. HCM 1.921 2.634 3.225 4.211 5.046 (Nguồn do phòng ĐT trường ĐHVL, ĐHKT-CN TP Hồ Chí Minh, ĐHVH, ĐHQT SG và website của các trường cung cấp tháng 6 năm 2019) Bảng 3: Bảng thống kê số lượng giảng viên từ năm 2014 - 2018 Năm học 2014 – 2015 2015- 2016 2016 -2017 2017 -2018 Giảng viên cơ hữu 129 149 210 208 Giảng viên thỉnh giảng 86 108 102 132 Tổng số 215 257 312 340 (Nguồn số liệu: Báo cáo gửi Bộ GD&ĐT của các trường ĐHTT) Bảng 4: Thống kê trình độ đào tạo của giảng viên cơ hữu các môn chuyên ngành Quản trị Kinh doanh năm học 2017 - 2018 Trình độ Số lượng GS, PGS TS ThS. ĐH Tổng Tổng cộng 11 44 127 26 208 Tỷ lệ (%) 5,29 21,2 61,1 12,5 100 (Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu của đề tài) Bảng 5: Cơ cấu thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên tính đến tháng 12/2018 Thâm niên Đơn vị Tổng cộng Thời gian giảng dạy (năm) 1-5 6-10 11-15 16-20 >20 Tổng cộng 208 82 46 39 27 14 Tỷ lệ (%) 39,4 22,11 18,6 12,9 6,73 (Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu của đề tài)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_quan_ly_dao_tao_nganh_quan_tri_kinh_doanh_o_cac_tru.doc
  • jpg0 Cong Van De Nghi TTM - Dang Anh Luc QLGD.jpg
  • doc1 BIA LUAN AN - Dang Anh Luc.doc
  • doc2 BIA TT TIENG VIET - Dang Anh Luc.doc
  • doc2 TT TIENG VIET - Dang Anh Luc.doc
  • doc3 BIA TT TIENG ANH - Dang Anh Luc.doc
  • doc3 TT TIENG ANH - Dang Anh Luc.doc
  • doc4 TTM TIENG ANH - Dang Anh Luc.doc
  • doc4 TTM TIENG VIET - Dang Anh Luc.doc
Tài liệu liên quan