Ma tuý - Những điều cần biết

Tài liệu Ma tuý - Những điều cần biết: ... Ebook Ma tuý - Những điều cần biết

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ma tuý - Những điều cần biết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TUÝ - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CHƯƠNG I: MA TUÝ LÀ GÌ? I.Khái niệm về ma tuý : - Từ Hán Việt. “ Ma” là làm cho tê liệt. “ Tuý” là làm cho say sưa. - Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới đã được Tổ chức Văn hoá giáo dục của liên hiệp quốc công nhận thì :” Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể” Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng, nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật .” Trong cách hiểu đơn giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm ,nước và ôxy - Định nghĩa khác với triển vọng khác là :” Mọi vật chất mà con người cho là ma tuý thì được hiểu là nó sẽ thay đổi thừ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác, từ thời này đến thời khác “. - Có thể hiểu ma tuý là những chất có nguồn gốc từ tự nhiên hay tổng hợp khi ngấm vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi trạng thái y thức , trí tuệ, tâm trạng của người đó, gây ra hiện tượng quen rồi nhớ, không dễ bỏ được. - Đưa ra một định nghĩa rộng về ma tuý sẽ dẫn đến là hầu hết mọi người sẽ dùng ma tuý và chúng ta sẽ sống trong một xã hội quen dùng ma tuý. Có nhiều hậu quả cả tích cực lẫn tiêu cực do việc dùng và không dùng ma tuý. Vấn đề được đặt ra là phải ngăn ngừa sự lạm dụng ma tuý nói chung chư không phải là chỉ đối với thuốc phiện. ngăn ngừa sự lạm dụng ma tuý trong trẻ em và thanh niên là trách nhiệm chung. II. Nguồn gốc của ma tuý: - 4000 năm trước công nguyênngười ta biết đến cây thuốc phiện (ả phù dung, anh tử túc, á phiện) hay cây Thẩu. nhưng mãi đến thế kỉ 17, người Châu Âu mới biết được tác dụng trị bênh của thuốc phiện( giảm đau, giảm ho, cầm tiêu chảy…) - 2700 năm trước công nguyên, Cấn Sa được mô tả trong “ Bản thảo cương mục “ của Thần Nông ( Trung Quốc). Nhưng trước đó, người ta đã dùng làm thuốc hút, hít, uống để có được aỏ giác do Cần Sa gây ra. Y học dân gian thì dùng cần sa để giảm đau, giảm ho, giảm cơn suyễn,chống co giật. - Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã nhai lá Coca với vôi để cảm thấy không đói, không mệt. Ngày nay,Tây y dùng cocain để làm thuốc tê tỏng tai mũi họng. răng miệng. III. Phân loại ma tuý : Hiện nay trên thế giới có hàng trăm loại ma tuý. người ta phân loại ma tuý theo các cách khác nhau : Ví dụ: - Phân loại theo nguồn gốc sản xuất + Ma tuý tự nhiên:VD:thuốc phiện,cần sa… Nguồn gốc:từ nhựa cây thuốc phiện có trồng ở 12 tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam,từ hoa lá quả cần sa(còn gọi là bờ đà,cây gai dầu) được trồng ở1 số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam,Campuchia,Tây Nguyên.Từ lá cây coca,chế ra chất cathinen có nhiều ở Nam Mỹ. + Ma tuý bán tổng hợp :heroin + Ma tuý tổng hợp:VD: ectasy Nguồn gốc:Các loại ma tuý tổng hợp từ hoá chất độc hại thuộc nhóm:amphatamin,methamphetamine… Cلc chất ma tu‎ hướng thần độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. - Phân loại theo mối quan hệ xã hội. + Ma tuý hợp pháp: Ma tuý y học( thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm đau) + Ma tuý thông dụng: cà phê, thuốc lá, rượu. + Ma tuý không hợp pháp: Hê rôin, thuốc phiện, cần sa.  -Phân loại theo tác động tâm sinh lý người sử dụng: +Các chất an thần +Các chất kích thích +Các chất gây ảo giác Các Chất Kích Thích: a. Những chất ức chế thần kinh: Thuốc phiện và những chất chiết xuất từ thuốc phiện; các loại thuốc ngủ thuộc barbituric như Gardenal, Cortidasmyl, Phenobacbitan (của Việt Nam); thuốc an thần, thường dùng nhất là méprobamate, có các tên: Andaxin (Hungary), Anthraxin (Nhật), Cyrpon (Ðức), Deprol (Mỹ), Equanil (Mỹ) Equasic (Mỹ), Lenactos (Pháp), Pertanquil (Ý). Dược phẩm Diazépam dẫn xuất từ Benzodiazépine, có nhiều tên biệt dược khác: Valium, Séducène, thuộc bảng A (tức là thuốc độc) theo dược điển Pháp, uống quá liều sẽ gây sảng khoái, chếnh choáng như say. b. Những chất thuốc kích thích thần kinh: Cocain, Amphétamine. Amphétamine sulfate là dược phẩm có nhiều tên biệt dược khác: Phetanin (Nga), Benzedrine (Mỹ), Psychedrine (Ba Lan), Ortenal (Pháp), Maxiton (Pháp), Psychoton (Tiệp Khắc), ghiền trước đây gọi Mác hoặc Xì cọt. Doping vận động viên hay dùng. Học sinh, sinh viên cũng dùng Amphétamine (Maxiton, Phêtamin) để tăng sức học vì thuốc này kích thích thần kinh, tăng huyết áp, tim đập nhanh, con người nở ra, độ đường huyết tăng, óc suy tư dễ dàng, tăng sáng suốt, hoạt bát, dễ dàng cởi mở với người khác. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc này sẽ đưa tới nghiện. Dân nghiện chích thuốc này vào tĩnh mạch, tạo ra cho con người một cảm giác phi (phê): sảng khoái, bay bổng. Amphétamine được bào chế ở độ mạnh gấp mười lần, gấp năm chục lần thành độc dược có tên là MDM, MPPP, gọi là thuốc "lắc". Chúng tạo nên cơn hưng phấn quá độ, say sưa quá độ, quay cuồng quá độ, lệch về thị giác, cơ thịt ở đầu và cổ co thắt, khô miếng, miệng khó chịu, con người quay đầu, lắc lư trong ba, bốn giờ. c. Những chất kích thích làm rối loạn hoạt động của thần kinh. Cần sa (cannabis), chất THC (Tetrahydrocanabinol), chiết xuất từ cần sa. Chất LSD (acid lysergic) gây ảo giác, chất mescalin chiết xuất từ loại xương rồng peyote, Psilocybin chiết xuất từ một loại nấm đều gây ảo giác. d. Bữa ăn ma túy tổng hợp Trước năm 1975, dân nhà giàu ghiền ma túy dùng một bữa ăn ma túy theo thứ tự như sau: - Uống thuốc kích thích quá liều (họ sẽ bị ngộ độc) - Hút cần sa, thuốc phiện (có tác dụng giải độc lượng thuốc kích thích quá độ đương sự đã uống vào). - Uống thuốc ngủ (Vénoral, Gardénal, Binoctal, Imménoctal v.v...) có tác dụng kéo dài ảo giác "phi" (phê) thêm một thời gian nữa. Thân thể họ tàn tạ và mỗi ngày họ tàn tạ thêm vì khi họ nốc cả một liều thuốc kích thích thừa sức giết chết mấy mạng người, rồi lại đi hút, đi hít một thứ độc dược khác để tạo thế "độc giải độc", tiếp đến lại dùng thuốc ngủ quá độ? Hiện nay, một nhóm thanh niên mê say ma túy sử dụng thuốc "lắc". Uống xong mười mấy phút, họ đứng lắc đầu, không còn biết gì ngoài việc lắc rồi uống nước do tác dụng của thuốc, quay cuồng, xốc áo, vén quần, tự bôi nhọ nhân cách của mình! Có loại tân dược tiêm (chích) chứa trong ống tiêm, chỉ cần mở hộp thuốc lấy ống tiêm là có thể tiêm thuốc vào cơ thể. Phải đề phòng loại "mì ăn liền" này vì có loại thuốc gây nghiện. IV. Một số chất ma tuý chủ yếu hiện nay và tính năng tác dụng của nó. IV.1.Cần sa: Cây cần sa tiếng Anh gọi là cannabis, tiếng Pháp gọi là chanvre indien, còn có những tên địa phương như marijuana, ganjale v.v... là nhựa của loại hoa cannabis hay loại gai. Cây cần sa thường được trồng để lấy sợi, nhưng nếu trồng ở khí hậu nhiệt đới (nắng nhiều) như ở miền Ấn-độ, Mễ-tây-cơ v.v... cây cần sa sẽ cho nhựa. Từ nhựa này người ta tạo ra một thứ chế phẩm để hút. Chất cần sa gây ra tình trạng hưng phấn nơi người hút, giải tỏa sự ức chế của thần kinh, con người trở thành cởi mở với người khác, cử chỉ lanh lợi, nhìn màu sắc thấy tươi sáng khác thường, mọi âm thanh nghe du dương, tự tin, sảng khoái, ăn nói lưu loát. Nhưng đi theo tình trạng sảng khoái đó là giảm trí phán đoán, ý chí lụn bại, tình trạng quên sót, đang nói tự nhiên quên, không nhớ là nói gì, thụ động, lười biếng. Cơn say cần sa kéo dài từ hai giờ đến mười giờ, mất khả năng định hướng nên rất nguy hiểm khi say cần sa mà lái xe. Người hút cần sa sẽ trở thành người ghiền cần sa, bị cần sa điều khiển, họ trở thành một người nghiện ngập, lười biếng, bạc nhược. IV.2. Cocain (Cocaine): Ðây là hóa chất từ lá cây coca, là chất bột trắng hòa tan trong nước. Y học dùng làm thuốc tê. Dân ghiền hòa bột cocain trong nước để uống hoặc để chích vào tĩnh mạch. Nó gây cảm giác sảng khoái vì nó là một chất kích thích thần kinh: tim đập nhanh, vận động cơ thể dễ dàng, sảng khoái. Dùng lâu và dùng nhiều con người rơi vào nghiện ngập cocain, cơ thể suy yếu, ý chí lụn bại, sống cô độc vì không muốn tiếp xúc với ai, xuất hiện những ảo giác và mê sảng, dễ rơi vào tình cảm rối loạn và hung dữ. IV.3. Thuốc phiện và ancalốit của thuốc phiện. Thuốc phiện là nhựa được lấy từ quả của cây thuốc phiện. Thuốc phiện sống là nhựa được phơi khô, đóng gói. Thuốc phiện chín là khi dùng nước nóng để chiết xuất thuốc phiện sống, lọc lấy dịch lọc, nấu sôi cho cô đặc lại. Sái thuốc phiện là tàn còn sót lại sau khi hút . Người nghiện cho vào nước nấu sôi để chích. Trên thị trường, thuốc phiện được đóng gói, bánh màu nâu đen đặc cánh gián hoặc dạng nước, vô bao ni lon. Cây thuốc phiện còn có tên là: Ả phù dung, Anh tử túc, A phiến, Anh túc( anh túc xác là quả thuốc phiện sau khi lấy hạt, nhựa và đã được làm khô) Toàn thân cây thuốc phiện bấm chỗ nào cũng có nhựa( mủ ) màu trắng dể lâu chuyển thành đen. quả chín chứa nhiều ancaloit hơn quả non. Trong nhựa khô quả cây thuốc phiện có hơn 25 ancaloit, trong đó moocphin 10%, côdein 0,5%, nacsêin 0,3%, têbain 0,2%, pa pave rin 0,8%, na rcotin 6% IV.3.1. Moóc phin. a) Tính chất Là hoạt chất chính của cây thuốc phiện. Dạng bột kết tinh trắng , không mùi, vị đắng và chua dễ chuyển màu xám dưới ánh sáng và không khí . Dạng nước: không màu có mùi khai của amoniac. Dạng viên thực chất là thuốc tây trị đau ở người bệnh ung thư b) tác dụng của mooc phin lên cơ thể người: Moocphin ức chế vỏ não va những trung tâm ở gian não, ức chế cảm giác đau rất đặc hiệu. khi dùng thuốc ngủ tất cả các trung tâm ở vỏ não bị ức chế, khi người bệnh ngủ mới hết đau. nếu dùng mo ocphin, những trung tâm ở vỏ não vẫn hoạt động, nhưng cảm giác đau đã mất, chứng tỏ tác dụng của mo ocpin là chọn lọc. do thuốc làm giảm đau nên người bệnh ngủ được. tác dụng giảm đau này được tăng cường bằng thuốc an thần kinh. Moocphin làm tăng tác dụng của thuốc tê. - Gây ngủ: Moocpin còn gây ngủ và làm giảm hoạt động của tinh thần. liều cao có thể gây mê, làm mất tri giác . đặc biệt liều thấp có thể gây hưng phấn : 1-3 mg làm cho mất ngủ, nôn, phản xạ tuỷ tăng , ý nghĩ đến nhanh nhưng lộn xộn. - Gây sảng khoái: Với liều điều trị, làm thay đổi tư thế, làm tăng trí tưởng tượng: mất buồn rầu, mất sợ hãi, trạng thái lạc quan, nhìn màu sắc thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. - Tác dụng lên hô hấp: Liều thấp kích thích hô hấp, liều cao hơn ức chế trung tâm này. Trong trạng thái khó thở nhanh, nông thì Moocphin làm nhịp thở chậm lại và sâu hơn. Liều cao Moocphin gây nhịp thở Cheyne-Stokes, có khi liệt hoàn toàn trung tâm hô hấp. Ở trẻ mới sinh và trẻ còn bú, trung tâm này rất nhạy cảm với Moocphin. Moocphin qua được hàng rào nhau thai, hàng rào máu-não. Vì lý do trên, người có thai hoặc trẻ em tuyệt đối cấm dùng Moocphin. Moocphin dùng cho người có thai có tác hại đến sức khoẻ, sự trưởng thành, sự thích nghi của trẻ sơ sinh: trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thường đẻ non, do thuốc gây trục trặc ở trục dưới đồi-tuyến yên, trẻ có rối loạn về hành vi tăng hưng phấn, tăng phản xạ, tẳng trương lực, mất ngủ, nôn, đi lỏng, giống như hội chứng cai Moocphin. b) Hai nhóm có ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của moócphin: - Nhóm phenol ở vị trí 3, nếu alkyl hoá nhóm này như codein(methy lmoócphin), dionin ( ethylm orphin) thì tác dụng giảm đau, gây nghiện giảm đi. Nếu nhóm phenol này bị hoá este, ví dụ acety hoá ( acetylmoócphin), tác động của mo óc phin sẽ tăng cường - Nhóm rượu ở vị trí 6: Nếu bị khử H để cho nhóm ceton, như hydro moocphin, hoặc bị ête, hoá este thì tác dụng giảm đau và độc tính tăng lên, nhưng thời gian tác dụng giảm đi. - Nếu cả hai nhóm phenol và rượu đều bị acetyl hoá, tác dụng giảm đau gây nghiện sẽ tăng mạnh, ví dụ hêrôin( diacetylmoócphin) là chất ma tuý mạnh. c) Dược độc học. Moócphin hấp thụ dễ qua đường tiêu hoá: một phần qua dạ dày, phần lớn thấm qua ruột. Dễ phân phối vào các tổ chức. Có tác dụng mạnh nhất sau khi uống 30-60 phút. bị N khử metyl và glucuro liên hợp ở microsôm gan(ở chức phenol của thuốc), để cho mo óc phin-3 monoglucuronld. Có thể bị sulfo- hợp. Một phần trăm liều dùng qua được hàng rào thần kinh trung ương. thải 30% qua thận, một lượng nhỏ thải qua dịch dạ dày, qua mặt và theo phân, một phần theo mồ hôi, qua sữa, nước bọt. thải nhanh trong 6 giờ đầu. có thể co chu kì ruột gan, gây tích luỹ thuốc. IV.3.2. Dẫn xuất của moócphin. Những dẫn xuất của moócphin như; têbain, dionnin, dicedid…. Cũng có tác dụng như moócphin có thể dùng những thuốc ở bảng này để thay thế. Không có ưu điểm gì hơn moocphin. Đặc biệt cần chú ý hêrôin. Hêrôin còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, xì ke. được tổng hợp từ moocphin. Hê roin có dạng bột trắng, dễ hút nước, được gói trong giấy bạc thành viên nhỏ vô túi nilon nhỏ thành tép hàn kín. Hê ro in được sử dụng hút trộn với thuốc lá, hoặc hít(để trên tờ giấy bạc hơ lửa để bộc khói và hít) nặng hơn thí hít trực tiếp vào mũi. Hêroin gây nghiện mạnh hơn hẳn những dẫn xuất khác, không dùng làm thuốc( hêrôin là một loại ma tuý). Không cai hêrôin được, thường dùng liên tục những liều cao mathadon để “ cai hêrôin”, nhưng người bệnh lại phụ thuộc vào mathadon. IV.3.3. Thuốc phiện toàn phần( omnoponum, pantoponum). Chữa ỉa chảy. trong thuốc phiện, tác dụng morpin được hiệp đồng vượt mức bởi ancalôit nhân bon syi- Isoquinolein như papavonrin, làm giảm cường kiện ruột, làm mềm cơ trơn ống tiêu hoá , còn dùng giảm đau. IV.4. Opiat tổng hợp. Gọi là Opiat ( opium- thuốc phiện) vì tác dụng gần giống moócphin( làm liệt trung tâm hô hấp, gây sảng khoái). Không có ưu điểm gì hơn moócphin. chữa ngộ độc cấp và mãn như ở moócphin. Có hiện tượng quen thuộc chéo: người nghiện moócphin có thể dùng thuốc này để thay thế hoặc ngược lại . Các thuốc: a) Pethidin( meperidin, dolosal, lydol, dolantin, dolargan) - Giảm đau kém mo ócphin 6-10 lần, ít gây nôn, ít gây táo, không giảm ho. Ba lần ít độc hơn moócphin. Phethi din chống co thắt ruột và cơ trơn như atropin và papaverin. - Huỷ phó giao cảm: Làm tê liệt vagus và giãn đồng tử. pethi din vẫn làm co cơ thất oddi; khi đau đường mật, phải dùng thêm atropin. - áp dụng điều trị như moócpin, ngoài ra còn giảm đau khi đẻ, vì ức chế các sợi cơ tử cung. rất hay dùng gây tiền mê. - Làm giảm huyết áp, nhất là ở tư thế đứng, do là giảm sức kháng ngoại như là giãn mạch do cơ chế trung ương như ở moócphin, chứ không liên quan gì đến tác dụng là tăng tiết histamin của pethidin. Gây hạ huyết áp, còn do pethidin làm giảm hoạt động hệ giao cảm. pethidin làm tăng lưu lượn tim, gây chứng tim đập nhanh, có khi nguy hiểm ở người bệnh tim. Hay gây ngứa mặt mũi. b) Methadon (dolophin, amidone, phenadon) An thần, giảm ho, giảm đau( mạnh hơn pethidin), ít gây tác hại. dễ gây buồn nôn( hay dùng cùng với aropin). Dùng chữa ngộ độc hêroin, vì nếu nghiện methadon, sẽ ít bị ràng buộc, ít bị làm suy yếu hơn hêrôin c) dextromoramind : Là dẫn xuất của me tha don, tác dụng giảm đau mạnh hơn mo ócphin nhưng chóng hết hơn mo ocphin.còn có thể lmà hạ huyết áp. dễ gây nghiện. d) Evarphanol: Hữu tuyền, giảm đau mạnh. loại tả tuyền là dextrophan, không gây ngủ, không giảm đau, không gây nghiện nhưng giảm ho mạnh g) Fentanyl Mạnh hơn mo óc phin 100 lần: tác dụng giảm đau đạt mức cao nhất sau khi tiêm tĩnh mạch 0,1-0,5 mg fentanyl 2-3 phút, tác dụng kéo dài 30 phút CHƯƠNG II: TÁC HẠI CỦA MA TUÝ I. Sự lạm dụng ma tuý: I.1. Nguyên nhân dẫn đến sự lạm dụng ma tuý: Sự lạm dụng ma tuý là hiện tượng sử dụng ma tuý quá ngưỡng về liều lượng và thời gian nó sẽ có hậu quả là nghiện ma tuý. sự lạm dụng ma tuý và nghiện ma tuý do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó tập trung chủ yếu ở 3 lĩnh vực: sinh học, tâm lý và xã hội. sau đây là 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sử dụng ma tuý rồi tiếp nối là sử dụng ma tuý và nghiện ma tuý. bạn bè lôi cuốn, rủ rê thích tìm cảm giác lạ. lối sống ăn chơi đua đòi, thích tìm khoái lạc buồn chán, căng thẳng không có giải pháp đúng đắn khi bị thất nghiệp họăc bi quan trước tiền đồ và cuộc sống phong tục tập quán(đồng bào dân tộc ít người cho rằng hút tuhốc phiện là một thú vui). Trình độ nhận thức thấp. Các thành viên trong gia đình thiếu sự quan tâm lẫn nhau. sự quan tâm của cộng đồng và xã hội tới người nghiện còn ít nạn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng ma tuý chưa được nghiêm trị mọi lúc, mọi nơi. I.2. Sự lạm dụng ma tuý: Người dùng ma tuý nhiều lần, ma tuý tác đông liên tục vào cơ quan thụ cảm, gây ức và giảm chất truyền tin nên tế bào đáp ứng lại bằng cách tăng sụ tổng hợp( hoặc ức chế phân huỷ). Như vậy, khi có ma tuý, nhờ cơ chế bài trừ mà cơ thể giữ được cân bằng, xuất hiện trạng thái quen( tức là nghiện) Khi dừng không dùng ma tuý nữa thì cơ quan thụ cảm vẫn quen đáp ứng với nồng độ cao của ma tuý nhưng không đáp ứng được nhu cầu của cơ quan cảm thụ, xuất hiện tình trạng khích thích bất thường ở người “đói thuốc phiện”. ta có thể nói rằng sự sử dụng ma tuý ( kể cả hợp pháp và không hợp pháp) vượt quy định về thời gian và khối lượng đó là sự lạm dụng ma tuý . I.3. Người sử dụng ma tuý có những dấu hiệu sinh học gì? a) Hội chứng nghiện: - Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới(ƯHO) định nghĩa từ năm 1957, nghiện là “ trạng thái ngộ độckinh niên hay từng thời kì do sử dụng lập đi lập lại một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp . Nó làm cho người nghiện ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lí và thường thường cả thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã hội . Biểu hiện: - Thèm muốn mãnh liệt trong việc dùng chất ma tuý mà khó cưỡng lại được. - Khuynh hướng ngày càng tăng liều lượng ma tuý để thoả mãn trạng thái “đói ma tuý” ở hệ thần kinh trung ương. - Xuất hiện hội chứng cai rất khó chịu khi ngừng dùng. Người nghiện Moocphin có rối loạn về tâm lý, nói điêu, lười biếng, ít chú ý vệ sinh thân thể. Có những triệu chứng thực thể như: táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, run. Người nghiện chống nhiễm khuẩn kém, dễ chết vì những bệnh truyền nhiễm. Người nghiện luôn luôn “đói Moophin”. Khi cai thuốc có những triệu chứng đặc biệt: đi lỏng, rối loạn tuần hoàn, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, có khi kích thích thần kinh. b) Dấu hiệu phát hiện người nghiện ma tuý: Miệng, gáy tóc, cổ áo có mùi khét rất khó ngửi, mắt thường xuyên đỏ Thường vắng mặt những giờ cố định, bất kể công việc đang làm hay sự ngăn cản của bất kì ai Vào nhà vệ sinh lâu do táo bón, tiểu gắt. Tụ tập, đàn đúm với những người có đời sống sinh hoạt buông thả Khả năng học tập và làm việc sa sút thấy rõ, nhu cầu tiêu xài tăng lên Tâm tính thay đổi: ít tiếp xúc với người trong nhà, dễ cáu gắt, hung hãn, có lúc nói nhiều, vui vẻ quá mức, có lúc tìm một góc riêng yên tĩnh không muốn ai quấy rầy. Buổi sáng thường hay dây muộn do thức khuya dù không phải do bận học hay công việc. II. Tác hại của ma tuý: a) Đối với cá nhân và sức khoẻ: - Đối với hệ hô hấp: Các chất ma tuý khích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vọng, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy mối liên quan giữa hút ma tuý với ung thư phổi. - Đối với hệ tim mạch :các chất ma tuý sẽ kích thích làm tăng nhịp tim , ảnh hưởng trực tiếp lên tim , gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực , nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim . Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe doạ tính mạng người dùng ma tuý. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. - Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…., cũng có thể gây các tai biến như co giật, xuất huyết , đột quỵ. Tinh thần luôn căng thẳng, giấc ngủ hay giật mình, rối loạn tâm thần. - Đối với hệ sinh dục: khi mới nghiện , tình dục bị kích thích nên sẽ có quan hệ buông thả. Khi nghiện lâu sẽ xảy ra tình trạng bất lực ở nam, còn nữ thì rối loạn kinh nguyệt, vô sinh hoặc hư thai ,sinh non,sinh con nghiện bẩm sinh. - Ngoài ra, người dùng ma tuý còn phải chịu những tác hại như hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị… Năng lực học tập, làm việc sa sút. Nhân cách thay đổi, trở nên nhu nhược, yếu đuối, ý chí suy sụp, nghị lực kém. Khi no thuốc dành tất cả thời gian để tận hưởng, người lớn tuổi tìm chỗ yên tĩnh nằm, người trẻ tuổi dễ bị kích động, lao vào những cuộc chơi nguy hiểm, đốt da tay, rạch da chân, gây sự đánh nhau, đua xe…khi đói thuốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì kể cả tội ác như buôn bán ma tuý ,trộm cắp, cướp giật, mại dâm… - Nghiện chích thì sẽ tiêm chích chung kim óng không khử trùng, đưa tới việc bị nhiễm trùng: viêm gan siêu vi, sốt rét tắc tĩnh mạch, HIV-AIDS…. b) Đối với gia đình và xã hội: - Đối với gia đình, sẽ gây tình trạng xáo trộn, hạnh phúc tan vỡ, li tán dẫn đến tình trạng tan gia bại sản. - Đối với xã hội hàng trăm tỷ đồng cho ma tuý, cho cai ma tuý. Riêng cai ma tuý năm 1996 đã ngốn hết 20 tỷ. An ninh trật tự bất ổn, tội phạm gia tăng. Hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng… III. HIV- AIDS: III.1. Định nghĩa HIV- AIDS: - HIV( tên viết tắt của từ tiếng anh : Human Immunodeficiency Virut) là tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người . Vi rút này tấn công các tế bào miễn dịch làm suy giảm ngay chính các hệ thống miễn dịch ( hay hệ thống phòng thủ) chống lại các mầm bệnh để bảo vệ cơ thể. - AIDS ( viết tắt của cụm từ tiếng anh :Aquired Immuno Deficiency Syndrom)- trước đây gọi là SIDA – là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, dung để chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch phòng thủ của cơ thể đã bị suy yếu làm các mầm bệnh sẽ nhân cơ hội tấn công gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. -Cấu tạo vi rút HIV: III.2. Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS: - HIV lá tên thường gọi của vi rut gây ra bệnh AIDS. người mang HIV trong máu gọi là người nhiễm HIV - AIDS là chỉ tình trạng cơ thể ở giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Do hệ thống miễn dịch tổn thương trầm trọng, cơ thể người bệnh không tự bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng và ung thư mà ở người bình thường có thể chống đỡ được. những người ở giai đoạn AIDS gọi là những người sống chung với HIV/AIDS. III.3. Các giai đoạn của nhiễm HIV: III.3.1.Giai đoạn mới nhiễm HIV: ( Giai đoạn cửa sổ) - Khi một người bắt đầu bị nhiễm HIV có thể có những biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi… nhủ các bệnh thông thường khác nên họ có thể nghĩ rằng mình bị cảm cúm. một só người khác hoàn toàn không có biểu hiện gì. - Trong giai đoạn này kháng thể có thể vẫn chưa có mặt trong máu do cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể chống lại vi rut. Vì vậy giai đoạn này gọi là giai đoạn “cửa sổ” có nghĩa là không thể phát hiện người nhiễm HIV qua xét nghiệm máu thông thường ( tìm kháng thể kháng vi rut), mặc dù họ thật sự bị nhiễm HIV. thời gian này họ đã có khả năng truyền bệnh cho người khác. - Thời kì này có thể kéo dài sớm nhất hai tuần , chậm nhất 6 tháng tuỳ theo từng người . vì thế người ta thường khuyên nên đi xét nghiệm sau ít nhất 3 tháng kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh để phát hiện tình trạng nhiễm HIV. III.3.2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: - Giai đoạn này người nhiễm HIVvẫn không biểu hiện triệu chứng gì. Nhìn bề ngoài người nhiễm HIVvẫn khoẻ mạnh , họ cũng cảm thấy sức khoẻ vẫn tốt. họ không biết rằng mình đang mang trong người HIV. Vi rut tiếp tục nhân lên trong máu và phá huỷ các tế bào miễn dịch của cơ thể. - Đây là giai đoạn tiềm tàng của bệnh, khi một người không nghĩ rằng mình bị nhiễm HIV họ có thể truyền vi rut HIV sang những người khác mà họ cũng không biết. - Lúc này thử máu tìm kháng thể vi rut kết quả sẽ dương tính. Có nghĩa là kháng thể vi rut đã có mặt trong máu. - Giai đoạn này kéo dài trong nhiều năm( có thể kéo dài 5 đến 7 năm từ khi bắt đầu nhiễm HIV) tuỳ theo thể trạng của người bị nhiễm HIV. III.3.3 Giai đoạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh có liên quan đến AIDS: - Không có biểu hiện đặc trưng cho giai đoạn này. người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng : . Sưng hạch ở cổ, nách, bẹn . Sốt . Iả chảy kéo dài . Tổn thương ở da( lở loét ở da) Những biểu hiện trên gặp ở rất nhiều các bệnh thông thường khác, do đó khi một người thấy các biểu hiện này thường không nghĩ là do nhiễm HIV gây ra. muốn phát hiện cần phải thử máu. Các biểu hiện này thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng 5-7 năm từ khi nhiễm HIV. III.3.4. Cách phát hiện người nhiễm HIV: Chỉ có cách duy nhất để biết một người bị nhiễm HIV là bằng cách thử máu. nếu kết quả xét nghiệm là dương tính có nghĩa là người đó đã bị nhiễm HIV . Không thể nói ai đó bị nhiễm HIV bằng quan sát vẻ bề ngoài cho dù người đó trông có vẻ sạch sẽ hay bẩn thỉu, giầu có hay nghèo khổ, tốt hay xấu. III.3.5. Những đường lây truyền của HIV: HIV có trong máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo. ngoài ra người ta còn thấy vi rut HIV trong sữa mẹ. các nhà khoa học đã chứng minh HIV chỉ lây qua đường sau: a. Lây qua quan hệ tình dục: Lây truyền qua đường tình dục là dường lây truyền phổ biến nhất, chiếm 80% các trường hợp lây nhiễm. Như đã nói, HIV có nhiều trong tinh dịch, dich tiết âm đạo, và máu của người nhiễm HIV. Khi giao hợp có thể gây ra các sây sát li ti trên niêm mạc bộ phận sinh dục hoặc ở những nơi tiếp xúc mà mắt thường không thấy được. các tổn thuơng đó là của ngõ cho HIV xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể b. Lây qua dụng cụ tiêm chích và các dụng cụ xuyên qua da: HIV có ở trong máu. Khi một người nhiễm HIV tiêm chích. Máu có chứa HIV sẽ đọng lại ở trên bơm kim tiêm. nếu dụng cụ này được khử trùng đúng cách, người khác dùng phải thì vi rut sẽ theo bơm kim tiêm xuất hiện xâm nhập vào cơ thể, làm cho người đó trở thành nhiễm HIV. phần lớn người nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma tuý đã nhiễm HIV theo cách này. Tiêm chích ma tuý là con đường “ ngắn nhất ” làm lây truyền HIV và đang làm tăng nguy cơ bùng phát dịch ở nhiều nước trên thế giới. HIV cũng có thể lan truyền qua việc dùng chung các dụng cụ dùng trong y tế, châm cứu hay xăm mình, xâu lỗ tai và các dụng cụ chăm sóc sắc đẹp mà không được tiệt trùng đúng cách. -Dụng cụ hớt tóc như dao,kéo,lược...Nếu dính máu của người nhiễm HIV,sẽ truyền bệnh cho người lành khi thợ cắt tóclàm sướt da người lành. -Dụng cụ chữa răng dính máu người nhiễm HIV sẽ truyền bệnh cho người lành. -Dụng cụ y tế như kim tiêm,chích,dao kéo..dính máu người nhiễm HIV sẽ dễ dàng truyền bẹnh cho người lành. -Kim châm cứu,kim chích lễ...trong y học cổ truyền nếu dính máu người nhiễm HIV sẽ dễ truyền máu cho người lành. c. Truyền máu bị nhiễm HIV: Bệnh nhân được truyền máu hoặc các sản phẩm của máu như huyết thanh, huyết tương của người nhiễm HIV mà không biết. khả năng nhiễm qua đường truyền máu rất cao, từ 90-100%..Nhưng vì thời gian nhiễm HIV cho đến lúc xuất hiện kháng thể trong cơ thể có thể mất hoặc5đến6 tháng,là thời gian ủ bệnh âm tính mặc dầu đã nhiễm HIV,nên người ta đã vô tình truỳên cho người lành. d. Lây truyền từ mẹ sang con: Trước hết cần khẳng định rằng HIV lây truyền từ mẹ sang con không có nghĩa đây là bệnh di truyền. trong thực tế tỉ lệ lây truyền HIV cho con ở các bà mẹ nhiễm HIV là khoảng 30%. HIV lây truyền từ mẹ sang con thông qua các con đường như: ---Qua quá trình cung cấp máu qua rau thai để nuôi dưỡng bào thai, HIV có thể thâm nhập vào cơ thể bé. Qua quá trình đẻ , HIV trong nước ối, dịch tử cung, âm đạo của mẹ đã lây truyền vào người bé qua vết sây sát hoặc niêm mạc miệng mắt mũi của em bé. Qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Tuy nhiên việc lây qua sữa mẹ thường ít gặp do số lượng HIV trong sữa mẹ rất ít. Vì thế, các y cụ (Tây y, Ðông y) phải được tiệt trùng đúng phương pháp: - Hấp ẩm (có hơi nước) phải ở nhiệt độ 50 độ Celsius trở lên trong vòng 30 phút. - Hấp khô: ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 20 phút. Thường người ta để y cụ trong nồi nước sôi 30 phút. - Cồn 50% trở lên có khả năng giết được HIV. - Nước Javel pha loãng 1/10 giết được HIV. Nên nhớ: tia gamma, tia ngoại tử không giết được HIV. Vì thế phải luôn đề phòng: - Không dùng một kim tiêm (chích) cho nhiều người mà chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng phương pháp. Những người chích héroine chung một ống chích, sẽ nhiễm HIV nếu trong đó có một người nhiễm HIV. Thời nay, người ta sử dụng ống chích một lần để tránh lây nhiễm (chích xong thì hủy đi, người lượm rác cần lưu tâm để tránh kim vứt trong sọt rác đâm vào da thịt mình, gây lây nhiễm). - Kim châm cứu, chích lể không nên dùng chung và phải tiệt trùng đúng cách sau khi sử dụng. III. 3.6. HIV không lây truyền qua : - Quan hệ tiếp xúc thường ngày như nắm tay, ôm, hôn, vuốt ve. - Ho, hắt hơi, nước bọt, nước dãi, nước mắt, mồ hôi. - Ngủ cùng giường hoặc dùng chung quần áo. - Cầm tay hoặc ôm những đứa trẻ bị nhiễm HIV hoặc chơi với những đứa trẻ bị nhiễm HIV. - Dùng chung điện thoại, làm việc chung, dùng chung dụng cụ làm việc. - Ôm hôn xã giao người nhiễm HIV/AIDS. - Bơi ở bể bởi công cộng. - Dùng chung bấm móng tay. - Người nhiễm HIV cắn người lành, người lành khó bị lây nhiễm vì trong nước miếng có rất ít HIV, nhưng cũng phải đề phòng "cơn bốc" của người nghiện ma túy đã nhiễm HIV v.v... Còn bắt tay, nói chuyện, ăn cơm với người nhiễm HIV, người lành không sợ bị lây nhiễm. Giáo sư Jean Claude Chermann đã tìm thấy vết (trace) siêu vi khuẩn HIV trong 50 loại côn trùng ở Châu Phi và ông đã nói rằng gần như chắc chắn các côn trùng này không truyền HIV. III.3.7. Giai đoạn AIDS: - Sau cùng là giai đoạn toàn phát( AIDS). Hệ thống miễn dịch đã bị phá huỷ nghiêm trọng, không có khả năng bảo vệ cơ thể, xuất hiện nhiều bệnh lí và bệnh cơ hội nhhư ung thư, viêm phổi, lao, viêm da lở loét toàn thân, cơ thể suy kiệt dẫ đến tử vong. Các dấu hiệu để biết mọtt người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS: . Gầy sút( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể) . Sốt kéo dài trên 1 tháng. . Iả chảy kéo dài trên 1 tháng . Ho kéo dài trên 1 tháng . Viêm da ngứa toàn thân. Nếu một người có trên 2 triệu chứng kể trên và xét nghiệm HIV dương tính thì điều đó chỉ ra rằng gnười đó đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Từ lúc chẩn đoán được AIDS, bệnh nhân nhanh chóng tử vong tuỳ theo khả năng điều trị. Siêu vi khuẩn HIV xâm nhập cơ thể con người vào trong các tế bào bạch huyết cầu T4 (Lympho T4) hay CD4 (ICL: Idiophathie CD4 lymphocytopenia là bệnh tự phát bạch cầu), phá hủy bạch cầu T4, đưa cơ thể con người đến tình trạng làm suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng. Lúc đó, cơ thể không còn đủ sức để chống lại các thứ bệnh tật mà tác nhân là n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0503.doc
Tài liệu liên quan