Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH š› BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2008 ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY HÀ NỘI – 2008 DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN 1. TS. Hoàng Anh Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 3. ThS. Phan Thanh Hải Học viện Báo chí và Tuyên truyền 4. CN. Trần Thị Thanh Hương Ba

doc186 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Tuyên giáo Trung ương 5. PGS.TS. Phạm Văn Linh Ban Tuyên giáo Trung ương 6. GS.TS. Dương Xuân Ngọc Học viện Báo chí và Tuyên truyền 7. TS. Nguyễn Thị Quế Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 8. ThS. Đào Xuân Tiến Ban Tuyên giáo Trung ương 9. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy Học viện Báo chí và Tuyên truyền MỤC LỤC Mở đầu 5 Chương 1. Một số điểm cơ bản về hội nhập quốc tế và thông tin đối ngoại của Việt Nam 20 1.1. Hội nhập quốc tế của Việt Nam 20 1.2. Những điểm cơ bản về TTĐN Việt Nam 34 1.3. Những yêu cầu đối với hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 46 1.4. Hoạt động TTĐN của một số nước trên thế giới 58 Chương 2.Thực trạng hoạt động TTĐN đối với nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 83 2.1. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới 83 2.2. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 102 Chương 3. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với người nước ngoài ở Việt Nam và ở địa bàn trong nước 132 3.1. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với người nước ngoài ở Việt Nam 133 3.2. Thực trạng hoạt động TTĐN tại chỗ của các cơ quan trung ương và địa phương 140 Chương 4. Mục tiêu, quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 159 4.1. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 159 4.2. Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 161 4.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 162 4.4. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 173 Kết luận 178 Danh mục tài liệu tham khảo 179 DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT BC-TT Báo chí và Tuyên truyền CNH Công nghiệp hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐCS Đảng Cộng sản HĐH Hiện đại hóa NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoài NXB Nhà xuất bản THVN Truyền hình Việt Nam TNVN Tiếng nói Việt Nam TTĐC Truyền thông đại chúng TTĐN Thông tin đối ngoại TTXVN Thông tấn xã Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính lý luận, thời sự của đề tài Thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong quá trình hội quốc tế của Việt Nam hiện nay, TTĐN lại càng cần phải được chú trọng. TTĐN có nhiệm vụ làm cho nhân dân, chính phủ các nước, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam, đồng thời đấu tranh dư luận chống lại những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc của các thế lực thù địch, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là quá trình tìm tòi, trải nghiệm, sáng tạo và liên tục đổi mới tư duy trên mọi lĩnh vực, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Với chủ trương “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47 được Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đề ra, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.112 , sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bị bao vây, cấm vận về kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 174 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với trên 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước, các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới. Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên khắp các châu lục của thế giới. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế. Những thành tựu đó, một mặt, đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của tư duy đối ngoại đổi mới, đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta, mặt khác, thể hiện sự hội nhập nhanh chóng, sâu sắc của Việt Nam vào đời sống quốc tế. Đến nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã thực sự trở thành bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Quan hệ đối ngoại đã có bước phát triển mới. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được những thành công đó, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động TTĐN. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam ngày càng bức thiết và lớn mạnh. TTĐN tạo điều kiện cho thế giới hiểu Việt Nam, hiểu về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của Việt Nam, trên cơ sở đó hợp tác nhiều hơn với chúng ta. TTĐN giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời đang góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. TTĐN cũng giúp cho nhân dân Việt Nam đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất cùng những tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Do đó để hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, cần phải tích cực đẩy mạnh hoạt động TTĐN hơn nữa. TTĐN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986) đề cập đến việc cần chú trọng thực hiện công tác TTĐN. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 11/CT-TW (1992) định hướng đúng đắn và tổ chức lực lượng hoạt động TTĐN. Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Thường vụ Bộ Chính trị ra Thông báo số 188/TB-TW (1998) bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, địa bàn ưu tiên và trọng điểm tổ chức lực lượng của công tác TTĐN. Tháng 4 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2000 CT-TTg về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác TTĐN. Sau Đại hội, nhận thấy nhu cầu cấp bách cần tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác này trong tình hình phát triển các lực lượng và hoạt động TTĐN, ngày 26 tháng 12 năm 2001 Ban Bí thư đã ban hành Quyết định 16 về thành lập Ban chỉ đạo công tác TTĐN. Đại hội X của Đảng (2006) một lần nữa nhấn mạnh đến việc “đẩy mạnh công tác văn hoá - TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115. . Ngày 26 tháng 12 năm 2006, Ban Bí thư ra Quyết định số 29 để kiện toàn Ban chỉ đạo công tác TTĐN. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa X của Đảng (2007) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã cụ thể hóa một bước nhiệm vụ và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác TTĐN nói chung và hoạt động TTĐN của báo chí nói riêng. Nghị quyết đã chỉ rõ cần phải “Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ và phương tiện để mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả công tác TTĐN, giúp cho cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhận thức và thái độ đúng đắn về đất nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/8/2007: . Ngày 10 tháng 9 năm 2008, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ra Chỉ thị số 26/CT-TW về “tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới” nhằm khẳng định rõ hơn nội dung, phương thức, đối tượng, địa bàn hoạt động TTĐN ở nước ta, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời, sát sao của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN cũng như đòi hỏi của thực tiễn đã nâng nhận thức của mọi người, mọi ngành, mọi cấp về TTĐN lên tầm cao mới. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, các tập thể và cá nhân đã tiến hành hoạt động TTĐN dưới nhiều hình thức phong phú, đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, hoạt động TTĐN thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục để đáp ứng kịp thời những yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao, ngày càng khó khăn của quá trình hội nhập quốc tế, của sự nghiệp Đổi mới đất nước. Để thực hiện điều này được nhanh chóng và có hiệu quả cao, cần có những công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của công tác TTĐN, tạo cơ sở khoa học cho những hoạt động thực tiễn, tránh việc hoạt động một cách cảm tính, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và thiếu những chiến lược hoạt động dài hạn. 1.2. Tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn của công tác TTĐN, một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên thực hiện là đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại nói chung và TTĐN nói riêng. Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh cần “chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115 . Hiện nay, cán bộ chuyên trách TTĐN ở các cơ quan, tổ chức, địa phương còn rất ít, ở nhiều nơi còn chưa có. Các cán bộ này đa phần mới chỉ được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng TTĐN ngắn hạn, chưa được đào tạo chính quy, do vậy năng lực còn nhiều hạn chế. Từ năm học 2004-2005, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được Đảng và Nhà nước lựa chọn, tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành TTĐN hệ tập trung dài hạn. Cho đến nay, 5 khóa sinh viên TTĐN đầu tiên của cả nước với gần 160 sinh viên do Khoa Quan hệ quốc tế quản lý đang nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức, chuẩn bị cho công tác sắp tới của mình. Việc tiến hành các nghiên cứu khoa học để nhanh chóng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, rút ra các bài học để hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, bên cạnh ý nghĩa thực tiễn, còn có ý nghĩa giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng to lớn. Các kết quả thu được sau mỗi nghiên cứu sẽ làm tài liệu phục vụ quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác TTĐN của cả nước. Hiện nay, việc hoàn thiện chương trình đào tạo, công tác biên soạn bài giảng, tài liệu tham khảo và xây dựng giáo trình cho các học phần chuyên ngành TTĐN đang được khẩn trương xúc tiến. Việc thực hiện những nghiên cứu về TTĐN đang được lãnh đạo các cấp khuyến khích và ưu tiên, nhằm phát triển cơ sở khoa học cho việc đào tạo cử nhân ngành TTĐN. Đặc biệt cho những học phần trực tiếp liên quan đến chủ đề của nghiên cứu này như: “Đại cương TTĐN”, “Tổ chức hoạt động TTĐN”, “Thu thập xử lý TTĐN”, “Tổ chức sản xuất sản phẩm TTĐN”, “Quản lý hoạt động TTĐN”, “Các chuyên đề TTĐN”. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động TTĐN đang được nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia muốn tăng cường ảnh hưởng và hình ảnh của mình ra bên ngoài, quan tâm đẩy mạnh. Nghiên cứu này cũng sẽ cố gắng tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong bối cảnh toàn cầu hoá của các nước trên thế giới. Thực hiện được điều này, một mặt sẽ giúp Việt Nam rút ngắn quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đề ra những chính sách hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và quốc tế. Mặt khác, giúp chúng ta chủ động, tích cực hơn trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Những điều nêu trên đã minh chứng cho tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là một hướng nghiên cứu mới, rộng lớn, bao trùm hai mảng nghiên cứu lớn là hội nhập quốc tế và TTĐN. Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập, chủ đề về hội nhập quốc tế của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này được biểu hiện một số lượng tương đối lớn sách, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các chính khách trong và ngoài nước. Hội nhập quốc tế của Việt Nam được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá đến các quốc gia, dân tộc và phân tích sự cần thiết của hội nhập khu vực, quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay. Trong số đó tiêu biểu là cuốn sách của Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999) “Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam” Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội . Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu lên những ưu thế, thời cơ và thách thức trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, kinh nghiệm hội nhập kinh tế của các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó nêu lên các vấn đề xuất hiện trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đặt biệt là những vấn đề kinh tế, về liên kết kinh tế và đề xuất những giải pháp giải quyết. Cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề thông tin kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến những thành công trong quá trình hội nhập. Hai công trình của các nhà nghiên cứu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Toàn cầu hoá - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu” của Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001) Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội và “Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007) Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007), Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội , đã cung cấp đầy đủ phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về toàn cầu hoá và sự tác động của nó đối với các mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Các tác giả đã chỉ ra sự phức tạp, nhiều mặt của toàn cầu hóa. Đó là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Trong thế giới toàn cầu hoá, nền kinh tế các nước ngày càng hội nhập và phụ thuộc chặt chẽ với nhau, do vậy, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích những thách thức và thời cơ đối với sự phát triển của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hai thập niên đầu thế kỷ XXI và đề ra những phương hướng có tính nguyên tắc để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Mặc dù không trở thành một phần nghiên cứu riêng biệt nhưng trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các luồng thông tin trong xã hội hiện đại – luồng thông tin từ trong nước ra bên ngoài và luồng thông tin quốc tế vào trong nước. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Vũ Dương Ninh (2003) “Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam” Vũ Dương Ninh (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội , của Nguyễn Vân Nam (2006) “Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước” Nguyễn Vân Nam (2006), Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh cũng phân tích những tác động cơ bản nhất của toàn cầu hóa đến chính sách ngoại giao, kinh tế, xã hội, giáo dục, hội nhập quốc tế của các nước và Việt Nam. Đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể giúp các nước thích nghi nhanh chóng với quá trình toàn cầu hóa. Một số công trình nghiên cứu khác tìm hiểu quá trình hội nhập của Việt Nam vào đời sống quốc tế và khu vực, đưa ra và phân tích những sự kiện, những mốc thời gian đáng nhớ của quá trình này. Đáng chú ý là nghiên cứu “Tiến trình hội nhập Việt Nam-ASEAN” của Đinh Xuân Lý (2001) Đinh Xuân Lý (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội , “Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập” của Phạm Văn Hằng và nhóm tác giả (2005) Phạm Văn Hằng, Lê Mậu Hãn, Vũ Dương Ninh (2005), Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội . Dưới cách phân tích tiến trình lịch sử, các cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức tương đối hệ thống các sự kiện lịch sử trong quan hệ quốc tế, đổi mới và hội nhập quốc tế, khu vực của Việt Nam. Ngoài ra, trong số các phân tích về hội nhập quốc tế của Việt Nam, có một số công trình có giá trị của các chính trị gia, các nhà hoạt động kinh tế thực tiễn. Đặc biệt trong số này là cuốn sách của đồng chí Phan Văn Khải (2006) “Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững, tiến cùng thời đại” Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững, tiến cùng thời đại / T.2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội . Cuốn sách đã phân tích, đánh giá tình hình đất nước, khẳng định những thành tựu và vạch rõ những mặt yếu kém, đề ra phương phương hướng giải quyết những vấn đề của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Tác giả khẳng định, để đi đến thành công, Việt Nam cần tăng cường đại đoàn kết dân tộc, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Tiêu biểu là tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế “Việt Nam hướng tới 2010” (2001) Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam /T.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 và cuốn “Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường” của Marie Lavigue (2002) Marie Lavigue (2002), Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội . Các tác giả đã đề cập đến vấn đề về chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường và sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, những thách thức và thời cơ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích sâu sắc quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi, thời cơ và thách thức. Đây sẽ là những nguồn tư liệu quý báu khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế hoặc được nhìn nhận dưới góc độ phát triển kinh tế. Thời gian gần đây xuất hiện những nghiên cứu sâu sắc về hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng và văn hoá. Trong số này đáng chú ý là nghiên cứu “Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam” của Nguyễn Quốc Nhật và Nguyễn Văn Ngừng (2001) Nguyễn Quốc Nhật, Nguyễn Văn Ngừng (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội . Trên cơ sở phân tích mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, các tác giả đã chỉ ra những xu thế chính trị của thế giới, ảnh hưởng của nó trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam và đề ra những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế đối ngoại, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc gia. Trong hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình tiêu biểu như “Văn hóa phương Đông - truyền thống và hội nhập” của Mai Ngọc Chừ và nhóm tác giả (2006) Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Đức Định (2006), Văn hóa phương Đông - truyền thống và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội , “Văn hoá thời hội nhập” của Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006) Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006), Văn hoá thời hội nhập, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh và đặc biệt là các bài viết của Phạm Quang Nghị được in trong cuốn “Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý luận và văn hoá” (2005) Phạm Quang Nghị (2005), Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý luận và văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội , của Trần Văn Bính (2008) “Văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế” Ban chỉ đạo công tác TTĐN, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số 1/2008 . Các tác giả đã phân tích một số vấn đề lí luận và thực tiễn của văn hoá Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề hội nhập văn hoá truyền thống và hiện đại của các nước phương Đông và Việt Nam, vai trò và động lực của văn hóa nghệ thuật trong phát triển kinh tế, xã hội của nước ta và làm thế nào để giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay. Các nghiên cứu này đã cung cấp thêm một khía cạnh khác của quá trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập về vấn đề TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, gắn sự thành công của hội nhập quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động TTĐN. TTĐN là một lĩnh vực công tác đối ngoại quan trọng, có vai trò tích cự trong quá trình hội nhập quốc tế, tuy nhiên còn mới mẻ với nhiều người và chưa thực sự được đầu tư thích đáng, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của giới nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, thời gian gần đây đã xuất hiện một số các bài viết, nghiên cứu phân tích các góc độ khác nhau của TTĐN. TTĐN chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ của những người quản lý, qua các bài phát biểu, báo cáo tổng hợp của các cơ quan, tổ chức đang trực tiếp phụ trách các mảng công tác TTĐN khác nhau. Đặc biệt trong các bài phát biểu của Vũ Khoan “Một số trọng tâm công tác TTĐN”, của Đỗ Quý Doãn “Hoạt động văn hóa thông tin phục vụ TTĐN”, của Đặng Đình Lâm “Công tác TTĐN sau 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX và phương hướng nhiệm vụ công tác TTĐN hai năm 2004-2005”, của Vũ Văn Hiến “Đài THVN với công tác TTĐN”, của Vũ Hiền “Đài TNVN với công tác TTĐN”, của Lê Dũng “Công tác phát ngôn, đấu tranh dư luận và quản lý phóng viên báo chí nước ngoài” Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại (2004), Kỷ yếu Hội nghị công tác TTĐN toàn quốc tháng 3/2004, Hà Nội. … đã nêu bật tầm quan trọng của hoạt động TTĐN, đồng thời chỉ ra những thành tựu và yếu kém trong các đơn vị đang phụ trách công tác này. Tuy nhiên các bài viết này chủ yếu được phổ biến trong nhóm những người trực tiếp đang tham gia công tác TTĐN, chưa được xã hội hoá cho đông đảo các nhà nghiên cứu và công chúng. Một nguồn tư liệu có giá trị trong quá tình nghiên cứu đề tài là các bài tham luận của các cơ quan, tổ chức, địa phương được trình bày trên Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW do Ban chỉ đạo công tác TTĐN và Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức vào tháng 4/2008. Trong kỷ yếu Hội nghị đã tập hợp được nhiều báo cáo, phân tích sâu sắc về quá trình thực hiện công tác TTĐN ở các bộ, ban, ngành, các địa phương trong khắp cả nước. Với sự ra đời của Tạp chí Thông tin đối ngoại Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số từ 2004 đến nay , nhiều nhà hoạt động, nghiên cứu đã cho đăng tải các bài suy nghĩ, phân tích về TTĐN của Việt Nam hiện nay. Tiêu biểu trong số đó là bài viết của Hồng Vinh (2006) “TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế” Hồng Vinh (2006), “TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (28) 7/2006 . Tác giả đã nêu bật vai trò của TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là qua hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong tiến trình ra nhập các tổ chức quốc tế lớn. Bài viết của Phạm Xuân Thâu (2006) “Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác TTĐN trong tình hình mới” Phạm Xuân Thâu (2006), “Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác TTĐN trong tình hình mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (23) 2/2006 đã phân tích các thành tựu của công tác TTĐN thời gian qua và nêu lên những nhiệm vụ chủ yếu giúp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN. Trong tạp chí này cũng luôn có các bài viết mang tính chỉ đạo công tác TTĐN của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Nông Đức Mạnh (2008) “Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN”, của Trương Tấn Sang (2008) “Đẩy mạnh công tác tuyên giáo, nâng cao chất lượng hoạt động TTĐN”, của Phạm Gia Khiêm (2008) “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác TTĐN trong tình hình mới” Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 2, 3, 5/2008 . Cũng trên tạp chí này, nhiều phân tích sâu sắc về các mảng công tác TTĐN cho các đối tượng, địa bàn và lĩnh vực khác nhau đã được đảng tải. Nổi bật trong số đó là bài viết của Hồng Vinh (2004)”Công tác TTĐN ở một số nước Đông Âu”, của Nguyễn Duy Quyền (2004) “Công tác TTĐN của các Đảng bộ, chi bộ ngoài nước”, của Trà Trâm (2005) “Đối ngoại nhân dân năm 2004 – Một đóng góp quan trọng trong công tác TTĐN”, của Nguyễn Phú Bình (2006) “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài”, của Đoàn Văn Thái (2006) “Công tác vận động, tập hợp thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài”, của Trần Đại Quang (2006) “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch”, của Xuân Anh (2008) “Hoạt động TTĐN trong những năm qua tại một số bộ, ban, ngành”, Vũ Hồng Thanh (2008) “Hoạt động TTĐN góp phần quảng bá hình ảnh phong cảnh, con người Quảng Ninh”, của Đỗ Quý Doãn (2008) “Khảo sát công tác TTĐN tại Liên Bang Nga, Cộng hòa Ba Lan”, của Trần Đức Lai (2008) “Bộ Thông tin và Truyền thông với công tác TTĐN” Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí thông tin đối ngoại, các số 3, 4/2004; số 4/2005; số 2, 8/2006; số 1, 3, 4, 6/2008 . Bên cạnh đó, hoạt động TTĐN ở một số nước trên thế giới cũng được giới thiệu và phân tích. Đáng chú ý là bài viết của Song Bình (2004) “Vài suy nghĩ về công tác TTĐN trên thế giới ngày nay”, Việt Hoàng (2005) “Về TTĐN tại Mỹ và Canada hiện nay – Thực trạng và kinh nghiệm”, Đào Vân Anh (2006) “Sử dụng Internet trong công tác TTĐN ở Trung Quốc” Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí thông tin đối ngoại, các số 3/2004; số 3/2005; số 8/2006 … Các bài viết này cung cấp những tư liệu có giá trị về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức TTĐN ở các nước và những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN của mình. Bên cạnh đó, cho đến nay, chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào viết riêng về TTĐN của Việt Nam. Nhìn chung, các bài phát biểu và bài viết nêu trên là những tư liệu quý báu, góp phần làm rõ thực trạng công tác TTĐN của các đơn vị, địa phương và chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ dừng lại là những báo cáo, những suy nghĩ, phân tích về từng mảng, từng lĩnh vực, từng đối tượng của công tác TTĐN. Chưa thể gọi đó là những nghiên cứu toàn diện về hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện nay. Để phát huy hơn nữa giá trị của những nhận xét, phân tích và suy nghĩ đó, cần thực hiện một công trình khoa học để tổng hợp chúng lại, phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp chung. Một mảng hoạt động đang thu hút được sự chú ý là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN. Tiêu biểu về chủ đề này là một số bài báo và tham luận khoa học của Phạm Minh Sơn “TTĐN – ngành học thời đại toàn cầu hóa” (2004) Phạm Minh Sơn (2004), “Thông tin đối ngoại – ngành học thời đại toàn cầu hóa”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, N3 (5-6) /2004 , “Công tác đào tạo cán bộ TTĐN ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền” (2006) Phạm Minh Sơn (2006), “Công tác đào tạo cán bộ thông tin đối ngoại ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, N12 /2006 , “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người” (2007) Phạm Minh Sơn (2007), “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người”, Quan hệ công chúng – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội , “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN trong thời kỳ mới” (2008) Phạm Minh Sơn (2008), “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN trong thời kỳ mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, N9 /2008 được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và sách tham khảo. Các bài viết này đã phân tích nội dung, cách thức tổ chức, những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN. Những nghiên cứu này sẽ là những cơ sở khoa học để đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền về TTĐN cũng được thực hiện và đem lại kết quả thiết thực. Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp bộ “Hoạt động TTĐC trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay” Phạm Minh Sơn, “Hoạt động TTĐC trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay”, Tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2006, Hà Nội do Phạm Minh Sơn chủ nhiệm (2006). Đây là đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên về TTĐN, đồng thời là sự tổng kết, hệ thống hoá quan trọng về công tác TTĐN của Việt Nam thời gian qua. Trong khuôn khổ đề tài này, các tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích vị._. trí, vai trò và hoạt động TTĐC - lực lượng quan trọng nhất của TTĐN. Những kết quả của đề tài này sẽ là tài liệu quý giá và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện đề tài. TTĐN với vai trò là một mảng hoạt động của công tác đối ngoại và truyền thông của các nước cũng được nhiều học giả nước ngoài phân tích. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Philippe Breton (1996) “Bùng nổ truyền thông”, của Doris A.Graber (2000) “Media Power in Politics” (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) Doris A.Graber (2000), Media Power in Politics, Congressional Quarterly Inc., Washington. , của Sayling Wen (2002) “Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin” Sayling Wen (2002), Future of the media (Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin), Nxb Bưu điện, Hà Nội , của Michael Schudson (2003) “Sức mạnh của tin tức truyền thông” Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. , của Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004) “Đưa tin thời toàn cầu hóa” Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), Đưa tin thời toàn cầu hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. . Đây là những tài liệu quý báu cho đề tài nhằm tổng kết kinh nghiệm hoạt động truyền thông ở các nước. Trong đó có đề cập đến khía cạnh TTĐN, phân tích những mặt được và những mặt hạn chế của hoạt động này ở các nước. Những công trình nghiên cứu, sách, bài báo, báo cáo, tham luận khoa học… nêu trên sẽ là những cơ sở khoa học quý báu để thực hiện đề tài. Từ những phân tích vừa nêu trên, đề tài khoa học “Đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay” là công trình đầu tiên nghiên cứu, phân tích, xem xét một cách đầy đủ, tổng hợp hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế và đề xuất các biện pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ thực trạng hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. 3.2. Giới hạn nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động TTĐN từ năm 1992, sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 11/CT-TW về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN. Đặc biệt tập trung phân tích, khảo sát những vấn đề trong khoảng thời gian những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, gắn với quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài không thể không đề cập đến những vấn đề liên quan ở thời kỳ trước đó. - Về địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành chủ yếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một số nghiên cứu, khảo sát được tiến hành trên địa bàn của một số tỉnh, thành phố trong nước như TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng kết quả nghiên cứu, khảo sát về công tác TTĐN trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác trong nước, cũng như trên địa bàn một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. - Về đối tượng nghiên cứu: TTĐN do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện và hướng đến nhiều đối tượng ở ngoài nước cũng như trong nước với các loại hình, hình thức rất phong phú, đa dạng. Trong khuôn khổ đề tài này, đối tượng nghiên cứu là hoạt động TTĐN của một số cơ quan, tổ chức quan trọng ở trung ương đang thực thi công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; cũng như của một số địa phương tiêu biểu. Đề tài cũng giới hạn tập trung nghiên cứu hoạt động TTĐN cho ba đối tượng đặc thù của công tác TTĐN: TTĐN cho chính phủ và nhân dân nước ngoài; TTĐN cho người nước ngoài ở Việt Nam; TTĐN cho người Việt Nam ở nước ngoài. Trong mỗi đối tượng này lại chọn những nhóm tiêu biểu để nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sẽ sử dụng các phương pháp cơ bản, phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội, gồm: - Phương pháp luận: Đề tài lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước về quan hệ quốc tế, công tác đối ngoại, công tác tư tưởng, công tác TTĐN. Kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. - Phương pháp lịch sử và lôgic: các nghiên cứu đều bắt đầu từ lịch sử của vấn đề, đặt vấn đề trong bối cảnh chung của đất nước, khu vực, quốc tế. Sử dụng những tư liệu, sự kiện, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những sự kiện điển hình để hệ thống, thống kê, mô hình hoá sự kiện. Đồng thời, các nghiên cứu sẽ phải từ những diễn biến, những sự kiện lịch sử rút ra cái cốt lõi, tổng hợp so sánh để rút ra được những kinh nghiệm, những bài học có tính quy luật, tính chỉ đạo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và trong tương lai. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các văn kiện của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng khi điều tra mẫu (survey). Điều tra mẫu được tiến hành gắn với thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm hệ thống các câu hỏi mang tính giả thuyết gắn theo phương án phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu các nhóm đối tượng của hoạt động TTĐN như người nước ngoài ở Việt Nam, hoặc thái độ, sự hiểu biết của người dân Việt Nam với công tác TTĐN. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thể hiện thông qua các câu hỏi mở khi lập các phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu những vấn đề khó có thể thực hiện bằng nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, phương pháp này còn được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu cá nhân hoặc nhóm. Đối tượng phỏng vấn có thể là những chuyên gia nước ngoài đang công tác, học tập ở Việt Nam, hoặc người Việt Nam ở nước ngoài đang có điều kiện về thăm đất nước. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: sử dụng để thu thập các thông tin, ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm về hội nhập quốc tế và TTĐN thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, trao đổi khoa học. Bên cạnh mục đích thu thập thông tin, phương pháp này còn dùng để kiểm tra mức độ tin cậy các số liệu thu được từ điều tra và phỏng vấn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp về mặt khoa học, lý luận: - Hệ thống hoá các quan niệm, khái niệm về TTĐN, các văn bản, tài liệu của Đảng và nhà nước liên quan đến TTĐN. - Làm phong phú thêm lý luận về nội dung, đối tượng, phương pháp hoạt động TTĐN. - Chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN của mình. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu các môn học của chuyên ngành TTĐN như “Đại cương TTĐN”, “Tổ chức hoạt động TTĐN”, “Thu thập xử lý TTĐN”, “Tổ chức sản xuất sản phẩm TTĐN”, “Quản lý hoạt động TTĐN”, “Các chuyên đề TTĐN”… Đồng thời làm tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ TTĐN. - Kết quả nghiên cứu của đề tài, nhất là những kiến nghị sẽ góp phần tích cực vào công tác giảng dạy, học tập, quản lý người nước ngoài, đặc biệt là sinh viên nước ngoài ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm phần mở đầu, kết luận, 4 chương, 12 tiết và danh mục tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 1.1. Hội nhập quốc tế của Việt Nam 1.1.1. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 174 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Đó là thành quả của cả một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước. Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địch xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp do những trở ngại từ “vấn đề Campuchia”... Bởi vậy, bước vào thời kỳ đổi mới (1986), Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa sinh tử là phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã lựa chọn. Trong bối cảnh đó, trên phương diện đối ngoại Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, tìm ra khâu đột phá để thoát vòng bao vây cô lập của các thế lực thù địch. Xuất phát từ nhận thức cho rằng, tiến trình tìm giải pháp cho vấn Campuchia luôn gắn liền và tác động mật thiết với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ cũng như sự cải thiện quan hệ Việt Nam - các nước ASEAN, cho nên từ sau Đại hội VI, đặc biệt là sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (1989), Việt Nam đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại. Theo đó, cùng với chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam coi trọng cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, xác định rõ giải quyết vấn đề Campuchia là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định trong việc tạo môi trường quốc tế hoà bình, ổn định ở khu vực, thuận lợi cho phát triển đất nước. Nhằm thúc đẩy tiến trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Đại hội VI của Đảng nêu chủ trương chiến lược: “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47 . Trên cơ sở đó và trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế sau sự tan rã của Liên Xô, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992) chính thức xác định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Chủ trương chiến lược của Đại hội VII tiếp tục được Đại hội VIII khẳng định, bổ sung và đến Đại hội IX phát triển thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 119 . Như vậy, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng đã đưa đến việc xác lập những nội dung, tính chất cơ bản trong đường lối đối ngoại từ “rộng mở”, “là bạn” đến “đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ quốc tế” và “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy”. Đây là sự thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, kiên định về nguyên tắc và linh hoạt về sách lược, gắn kết mục tiêu cách mạng và định hướng phát triển đất nước vào những xu thế phát triển của thời đại. Với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại như đã nêu, Việt Nam đã từng bước phá được thế bị bao vây cấm vận, hóa giải tương đối thành công những khó khăn, bất cập trong quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng với khu vực và thế giới. Trong quá trình hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới, việc giải quyết vấn đề Campuchia cũng được Đảng và Nhà nước ta coi là điều kiện then chốt để phá thế bị bao vây, cấm vận, tạo môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho phát triển đất nước. Do tương quan lực lượng và sự dính líu của các thế lực quốc tế cho nên vấn đề Campuchia chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị. Từ nhận thức này, sau Đại hội VI (1986) Việt Nam một mặt tập trung giúp đỡ Cộng hòa nhân dân Campuchia củng cố lực lượng trên các mặt; đồng thời tiến hành rút toàn bộ quân tình nguyện khỏi Campuchia. Việc Việt Nam đơn phương rút hết quân và rút sớm hơn dự kiến đã tác động tích cực, làm chuyển biến thái độ của các nước liên quan, trước hết là Trung Quốc, Mỹ và các nước ASEAN. Việt Nam đã có những bước đi ngày càng chủ động và tích cực nhằm góp phần nhanh chóng tìm ra giải pháp chính trị toàn bộ, công bằng hợp lý cho vấn đề Campuchia. Việc ký Hiệp định Pari ngày 23/10/1991 đánh dấu sự kết thúc quá trình tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia là sự ghi nhận những đóng góp của Việt Nam và cũng là một thắng lợi trong triển khai chính sách đối ngoại đổi mới, tạo điều kiện đưa Việt Nam thoát ra khỏi vòng bao vây, cô lập kéo dài của các thế lực thù địch, đặt nền móng cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa ba nước Đông Dương luôn là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng. Với Lào, tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện tiếp tục được củng cố và có nhiều bước phát triển quan trọng. Việt Nam triển khai hợp tác một cách toàn diện, giúp bạn phát triển kinh tế - xã hội với hàng loạt các hạng mục kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục - đào tạo..., góp phần duy trì ổn định chính trị - xã hội, an ninh của Lào. Việt Nam một mặt lấy mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng làm nòng cốt, mặt khác không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, coi đó là tiền đề vật chất gắn kết hai nước trên cơ sở lâu dài, bền vững. Mối quan hệ hợp tác ngày càng tiến triển theo hướng thực chất hơn, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, bình đẳng, cùng có lợi, dành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Hiện nay, Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1 tỷ USD, kim ngạch thương mại đạt trên 200 triệu USD. Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh quan hệ với Campuchia trên cơ sở mới phù hợp với tình hình đã thay đổi sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia, phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, thông qua thương lượng giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Đến nay, hai nước xác lập phương châm chỉ đạo quan hệ là “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”. Hai bên đã ký nhiều hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực, trong đó đáng chú ý nhất và quan trọng nhất là việc Campuchia cam kết công nhận và tôn trọng các hiệp ước, hiệp định biên giới đã ký với Việt Nam những năm 80. Hai bên đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, năng lượng - điện, y tế, giao thông vận tải... Trao đổi thương mại tiến triển thuận lợi, đến 8/2008 đã đạt gần 1,3 tỷ USD, phấn đấu hướng tới mục tiêu đạt 2 tỷ USD vào năm 2010. Việt Nam đặc biệt coi trọng tiến trình bình thường hóa và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Sau Đại hội VI, Việt Nam đã xem xét lại toàn bộ mối quan hệ với Trung Quốc, khẳng định rõ Trung Quốc vẫn là một nước XHCN, nhân dân Trung Quốc là nhân dân cách mạng và có truyền thống hữu nghị lâu đời với nhân dân Việt Nam. Trung Quốc trong tư cách vừa là một nước láng giềng, vừa là một nước lớn, vừa là một nước XHCN được Việt Nam nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với hoà bình, ổn định của Việt Nam và của cả Đông Nam Á, đồng thời cũng thấy rõ vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Trung Quốc. Với những nỗ lực của cả hai bên, nhất là sự chủ động của Việt Nam, tháng 10/1991 quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước chính thức bình thường hoá. Việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung sau hơn mười năm quan hệ không bình thường là một sự kiện rất quan trọng về mặt đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như tạo ra môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.110 . Kể từ sau bình thường hóa, quan hệ Việt - Trung phát triển nhanh và toàn diện. Khuôn khổ quan hệ hai nước được chính thức xác định với 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, tiếp đó được bổ sung thêm tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và gần đây là “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Hai bên có nhận thức chung rộng rãi, chia sẻ sự tương đồng quan điểm đối với nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung tăng trưởng nhanh, hiện mậu dịch hai chiều đã vượt 20 tỷ USD. Hai nước đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định giải quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đã quán triệt tốt phương châm “vừa hợp tác vừa đấu tranh” đối với những vấn đề còn bất đồng và tranh chấp thì kiên trì lập trường nguyên tắc và sự độc lập tự chủ của mình. Triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng xây dựng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN. Gia nhập ASEAN trở thành bước đột phá trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cho thấy rõ ưu tiên của Việt Nam đối với khu vực. Từ sau sự kiện này, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập khu vực mạnh mẽ, đồng thời cải thiện rõ rệt thế và quan hệ với các nước lớn. Nói cách khác, nếu không là thành viên ASEAN, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn khó có thể phát triển như thực tế đã diễn ra. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ mọi cam kết và trách nhiệm của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực, hoàn thành nhiều trọng trách trước Hiệp hội. Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ nhiều mặt, trên nhiều tầng nấc trong khuôn khổ đa phương và song phương, đóng góp thiết thực vào quá trình hợp tác liên kết ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột An ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội. Các nước ASEAN hiện có gần 1 nghìn dự án đầu tư đang triển khai ở Việt Nam, với số vốn đầu tư trên 13 tỉ USD, chiếm gần 20% vốn đầu tư các dự án nước ngoài ở Việt Nam. Việt Nam cũng có trên 120 dự án đang triển khai ở các nước thành viên ASEAN với tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD. Mặt khác, Việt Nam còn tham gia với tinh thần trách nhiệm cao vào các cơ chế hợp tác đa phương của ASEAN với các đối tác bên ngoài như: ASEAN+1, ASEAN+3, Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á… Bên cạnh việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, Việt Nam còn năng động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn và các tổ chức quốc tế trong quá trình hội nhập. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ là một hướng lớn trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ với Mỹ có ý nghĩa chiến lược đối với yêu cầu an ninh và phát triển của nước ta. Cải thiện mối quan hệ hai nước góp phần củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, tác động tác động mạnh mẽ đến quan hệ của tất cả các nước khác, nhất là các nước phương Tây đối với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, từng bước đi vào thị trường rộng lớn của Mỹ, tranh thủ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn vốn đầu tư... Năm 1994, chính quyền Mỹ huỷ bỏ cấm vận chống Việt Nam và tháng 11/7/1995 bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Sau bình thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ có nhiều tiến triển thuận lợi. Quan hệ kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ được thúc đẩy. Hai nước đã ký Hiệp định thương mại năm 2000 và năm 2006, chính quyền Mỹ chính thức ban hành đạo luật về thiết lập Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai chiều vượt 12 tỉ USD, hiện Mỹ xếp thứ 7 trong số 80 nước, vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam và đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đối với Liên bang Nga, Việt Nam đã chủ động đề ra những biện pháp nhằm duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả an ninh quốc phòng. Hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác chiến lược (2001), cùng với một loạt các hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, dầu khí, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tổ hợp công nông nghiệp. Gần đây, kim ngạch buôn bán giữa hai nước và đầu tư của Nga vào Việt Nam có chiều hướng tăng, hiện kim ngạch mậu dịch đã vượt 1,5 tỷ USD. Bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ có bước phát triển thể hiện sự tin cậy lẫn nhau. Hai nước ký Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược mới (7/2007). Từ năm 2007, Ấn Độ đã lọt vào nhóm 10 nước có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng trở thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất từ Ấn Độ ở Đông Nam Á. Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, văn hóa, du lịch, chuyển giao công nghệ. Hiện nay Nhật là bạn hàng lớn nhất, là nước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và đầu tư lớn ở Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện vẫn năng động tiến vững trên đường hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam đã ký với hầu hết các nước EU Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần... tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài. Phát triển quan hệ song phương đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - EU. Việt Nam đang tích cực thực hiện “Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010 và định hướng đến 2015” được đưa ra từ 6/2005. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Nước ta thực sự đẩy mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham gia ASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn. Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột, và do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từ năm 1997. Một thành tựu nổi bật là đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, trước hết là FDI. Đến tháng 10/2008, Việt Nam có quan hệ ngoại giao chính thức với 174 nước, có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8.000 dự án FDI từ 80 nước và lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 100 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Tại các Hội nghị tư vấn tài trợ cho Việt Nam, tổng cam kết tài trợ liên tục tăng với các kỷ lục mới, năm 2006 đạt hơn 4,4 tỷ USD, năm 2007 đạt 5,42 tỷ USD. Đây là sự thể hiện niềm tin và sự tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, đồng thời phản ánh quyết tâm cao độ của Việt Nam trên đường cải cách, phát triển. Sau tròn 2 năm chính thức gia nhập WTO, theo đánh giá của Diễn đàn thương mại Liên hiệp quốc, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi... Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng động tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Đồng thời, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hoạt động ngoại giao đa phương có bước trưởng thành rõ rệt, góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, ARF, ASEM, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp..., Việt Nam đã phối hợp với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển đấu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng chấp hành Tổ chức Kinh tế - Xã hội, trở thành ủy viên hội đồng điều hành của nhiều tổ chức quan trọng trực thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA, UNICEF, ủy ban giải trừ quân bị. Đặc biệt, thành tựu ấn tượng nhất trên lĩnh vực ngoại giao đa phương là việc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu áp đảo, đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã trở nên sâu rộng. Nếu việc tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở đầu sự hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế, thì khi trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập đầy đủ vào đời sống chính trị quốc tế. Với vị thế và trọng trách này, Việt Nam không chỉ vươn lên tầm cao trong quan hệ đối ngoại ngoại, mà còn sẽ có tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc - diễn đàn quốc tế đa phương lớn nhất trên hành tinh. Thông qua đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời đóng góp tích cực hơn và nhiều hơn trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới. 1.1.2. Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế hiện nay Là một nước đang phát triển lựa chọn định hướng xã hội chủ nghĩa, bước vào thời kỳ đổi mới Việt Nam phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài và cuộc bao vây cấm vận của các thế lực thù địch. Sau những đảo lộn chính trị ở Đông Âu và Liên Xô, Việt Nam càng gặp phải những khó khăn gay gắt hơn. Trong tình hình đó, hơn bất kỳ khi nào, Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn cả thời cơ và cả thách thức đối với vận mệnh dân tộc trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá. Để có thể tận dụng được thời cơ, vượt qua những thách thức tiếp tục đưa đất nước phát triển trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, đối với nước ta nhất thiết phải có cách thức hội nhập hiệu quả với khu vực và thế giới, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Việc thực hiện chủ trương này đã góp phần đưa lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Từ quan điểm của Đại hội VI là muốn phát triển kinh tế phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, đến Đại hội VII Đảng ta nêu chủ trương: “mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi” Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 119 . Sau đó, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã nêu rõ quan điểm mở rộng quan hệ và tham gia các tổ chức, định chế tài chính, tiền tệ, kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế, như IMF, WB, ADB, AFTA, WTO, APEC... Đại hội VIII xác định chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội IX đánh dấu mốc phát triển mới về hội nhập kinh tế quốc tế với chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”. Nhằm cụ thể hoá chủ trương này, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW (27/11/2001) về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Về mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị vạch rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2010...” Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ chính trị số 07/NQ-TƯ Về hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Hội nhập kinh tế quốc tế được đặt trong mối quan hệ mật thiết với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, với sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực để tạo thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là đáp ứng lợi ích phát triển của nước ta; mặt khác thông qua đó phát huy vai._.ớc châu Âu), các địa bàn có trụ sở của các tổ chức quốc tế lớn (Niu Oóc, Giơnevơ), các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống và một số địa bàn trung tâm của các khu vực như châu Phi và Mỹ Latinh. + Tăng cường mở thêm cơ quan thường trú của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn của Trung ương (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân) và các báo có số lượng độc giả lớn (Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong...). + Giao trách nhiệm cho Đại sứ, người đứng đầu cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài làm đầu mối, chỉ đạo, quản lý phóng viên thường trú. Cơ cấu và nhân sự của các cơ quan thường trú ở nước ngoài được tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đa năng. Có thể tính đến việc thành lập cơ quan báo chí thường trú chung có trụ sở ngay tại cơ quan đại diện. Các phóng viên được cử đi công tác tại các cơ quan thường trú ở nước ngoài cần có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, khả năng ngoại ngữ tốt và có lập trường tư tưởng vững vàng. + Tăng cường các hoạt động thông tin, giới thiệu và quảng bá về Việt Nam do các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông Việt Nam thực hiện ở nước ngoài. + Khuyến khích mở cơ quan thường trú của các cơ quan báo chí thuộc các tổ chức đoàn thể (Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ...) bằng nguồn kinh phí tự có hoặc phát hành báo chí ra nước ngoài. - Thuê các cơ quan báo chí và truyền thông nước ngoài đăng tin, bài giới thiệu Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước ngoài. Mở rộng hợp tác với công ty truyền thông nước ngoài và Việt kiều trong việc đưa các chương trình truyền hình Việt Nam phù hợp và phim Việt Nam để phát trên các kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông khác ở nước ngoài. - Xây dựng các chương trình quảng bá giới thiệu Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và truyền thông của nước ngoài. Hằng năm mời các đoàn báo chí truyền thông có uy tín của nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí. - Có biện pháp, hình thức phù hợp nhằm tranh thủ tối đa và quản lý tốt hoạt động của các văn phòng đại diện và các phóng viên nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy hiệu quả phương thức TTĐN thông qua các bài viết có nội dung tốt của các nhà báo nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam sau khi được đến thăm Việt Nam. Nhóm giải pháp thứ bảy: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về TTĐN - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, nhạy bén và linh hoạt trong xử lý các tình huống, nhất là các vấn đề nhạy cảm, phức tạp, có phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác TTĐN. Khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng cán bộ trên mặt trận TTĐN. Cụ thể: + Tiến hành nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác TTĐN tại các cơ quan, tổ chức của Việt Nam cả ở trong nước và nước ngoài. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ TTĐN từ nay đến năm 2020. + Xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN. Đề cao trách nhiệm chính trị, phẩm chất đạo đức của người làm công tac TTĐN, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo. + Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại và các phóng viên báo chí từ trung ương đến địa phương. + Hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao trình độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN. Tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, phóng viên được dự các lớp tập huấn về TTĐN. + Mở rộng phạm vi, đối tượng đào tạo Chuyên ngành TTĐN thuộc Ngành Quan hệ quốc tế. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Chuyên ngành TTĐN tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mở rộng hệ đào tạo văn bằng hai, hệ đào tạo vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa, đào tạo sau đại học. Triển khai đào tạo Chuyên ngành TTĐN (Ngành Quan hệ quốc tế) tại các cơ sở đào tạo bậc đại học khác trong cả nước. + Xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Văn hoá đối ngoại, Đối ngoại nhân dân bậc đại học và các khoá bồi dưỡng ngắn hạn nhằm tăng cường công tác TTĐN tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. + Tăng cường tổ chức các chuyến đi thực tế trong nước và ngoài nước để cán bộ làm công tác TTĐN có điều kiện bám sát thực tiễn, học hỏi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ. - Đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học nhằm bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai công tác TTĐN. Chú trọng các nghiên cứu có tính thực tiễn cao. Nghiên cứu, nâng cao lập luận đấu tranh trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Gắn kết các cơ sở đào tạo với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác TTĐN. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc hoạch định chính sách, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTĐN. Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTĐN. Nhóm giải pháp thứ tám: Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho công tác TTĐN - Tăng cường ngân sách để đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan chuyên trách làm công tác TTĐN. Bố trí đủ ngân sách để các cơ quan chuyên trách công tác TTĐN triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. - Tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTĐN, đặc biệt là chuyên ngành TTĐN, đối ngoại nhân dân và đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm công tác TTĐN của các đơn vị. - Tăng cường ngân sách cho các hoạt động TTĐN cả ở trong và ngoài nước, nhất là các chương trình, hoạt động lớn. - Cấp ngân sách để thực hiện công tác TTĐN thông qua các cơ quan, tổ chức thông tin báo chí và truyền thông nước ngoài, như: mời phóng viên báo chí nước ngoài vào Việt Nam để đưa tin viết, bài giới thiệu Việt Nam ở nước ngoài; thuê các đài truyền hình và các báo, đài lớn ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh Việt Nam... - Thực hiện xây dựng một số Trung tâm Văn hoá – Thông tin của Việt Nam ở một số địa bàn trọng điểm. - Khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị, địa phương thực hiện xã hội hóa, huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động TTĐN. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm và vận động nguồn lực bên ngoài hỗ trợ thực hiện công tác TTĐN. 4.4. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Những thành công trong công tác TTĐN thời gian qua đã góp phần làm cho vị thế của nước ta được nâng lên tầm cao mới. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, được quảng bá rộng rãi trong khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam đang ngày càng tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, càng hội nhập sâu sắc, chúng ta càng phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ lớn: nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN, ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, sự suy đồi về đạo đức, lối sống trong một bộ phận nhân dân và cán bộ... Và đặc biệt, các thế lực thù địch đang ráo riết tìm cách chống phá chế độ ta bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bằng các thủ đoạn xảo quyệt chúng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ nội bộ Đảng, chống phá nền tảng tư tưởng của chúng ta. Trong bối cảnh đó, vai trò của TTĐN càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong hội nhập quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Để có thể đưa các giải pháp nêu trên vào thực tiễn, để có thể thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra của công tác TTĐN, xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân như sau: 1. Đối với Ban Chỉ đạo công tác TTĐN – cần làm tốt vai trò tham mưu giúp Ban Bí thư chỉ đạo, Chính phủ thống nhất quản lý, kiểm tra các hoạt động TTĐN. Theo dõi tình hình, chỉ đạo, điều hành và phối hợp các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác thông tin của tất cả các bộ, ngành, địa phương trên quy mô cả nước. Ban Chỉ đạo cần xác định chủ trương, nội dung trọng tâm và giải pháp, nhiệm vụ hoạt động TTĐN trong từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể. Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết về hoạt động TTĐN theo từng năm. Ban Chỉ đạo cần nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp và cung cấp thông tin nhằm thống nhất quản lý các hoạt động TTĐN của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội và ngoại giao nhân dân. Cần tăng cường bộ máy giúp việc Bộ phận Thường trực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao của Ban Chỉ đạo công tác TTĐN. Cần nâng cao vai trò, thẩm quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo công tác TTĐN theo hướng có thẩm quyền định hướng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ TTĐN. 2. Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương - cần thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, trực tiếp giúp Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin, chỉ đạo quản lý thống nhất các hoạt động TTĐN của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội và ngoại giao nhân dân. Ban Tuyên giáo Trung ương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra và hàng năm tổ chức sơ kết công tác TTĐN. 3. Đối với Ban Đối ngoại Trung ương – cần chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch TTĐN trên kênh đối ngoại Đảng và chỉ đạo công tác TTĐN của các đoàn thể và tổ chức quần chúng nhân dân. 4. Đối với Bộ Ngoại giao – cần chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các học viện, trường đại học: - Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về TTĐN, phát ngôn đối ngoại cho cán bộ làm TTĐN của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. - Xây dựng kế hoạch hoạt động TTĐN hàng năm tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; nghiên cứu xây dựng nhóm “Những người bạn của Việt Nam” ở nước ngoài và các biện pháp tranh thủ phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động, bao gồm việc sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam; xây dựng kế hoạch tăng cường thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tiến hành khảo sát, thăm dò dư luận, đánh giá hiệu quả của TTĐN trên địa bàn ngoài nước. Chỉ đạo, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để các đại sứ quán, văn phòng đại diện, cơ quan báo chí của ta ở nước ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ TTĐN. - Tổ chức các đợt vận động truyền thông nhân dịp các sự kiện đối ngoại lớn của đất nước, Lãnh đạo cấp cao thăm chính thức nước ngoài hoặc tham dự các diễn đàn quốc tế quan trọng. - Tổ chức cung cấp thông tin, định hướng thông tin và dự báo tình hình quốc tế và trong khu vực liên quan đến Việt Nam cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin, báo chí trong nước. - Tổ chức các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia tại một số địa bàn trọng điểm trên cơ sở kết hợp các sự kiện đối ngoại quan trọng. 5. Đối với Bộ Công an – cần chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao kịp thời cung cấp TTĐN về những vấn đề nhạy cảm, phức tạp cho Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo công tác TTĐN và theo dõi, tổng hợp diễn biến của cuộc đấu tranh vạch trần âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nước ta, đề xuất chủ trương, biện pháp ứng phó, đấu tranh; xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động TTĐN trên địa bàn trong và ngoài nước; quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam; theo dõi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nước ta. 6. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông – cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương: - Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình, chiến lược TTĐN; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo công tác TTĐN. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TTĐN. - Tiến hành rà soát, đánh giá và kiến nghị xây dựng các văn bản pháp luật liên quan TTĐN và các biện pháp nhằm củng cố và tăng cường đội ngũ làm công tác TTĐN trong các cơ quan truyền thông đại chúng. - Triển khai kế hoạch củng cố và sắp xếp hệ thống các cơ quan đại diện báo chí Việt Nam ở nước ngoài theo hướng tinh giảm, hiệu quả. - Nghiên cứu xây dựng kế hoạch xây dựng hình ảnh quốc gia cho từng thời kỳ. - Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp xây dựng website riêng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng cổng thông tin Việt Nam (Vietnam Information Network hoặc Gateway to Vietnam). Tăng dung lượng đường truyền Internet. 7. Đối với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch – cần chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác quảng bá lịch sử, văn hoá của Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng đề án nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa đối ngoại giai đoạn từ nay đến năm 2020; sản xuất và phát hành ra nước ngoài các ấn phẩm giới thiệu lịch sử, văn hoá, du lịch Việt Nam, đặc biệt chú trọng những ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài và cho kiều bào ta ở nước ngoài. 8. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cần chủ trì xây dựng Đề án Kế hoạch TTĐN để xúc tiến đầu tư. 9. Đối với Bộ Công Thương – cần chủ trì xây dựng Đề án Kế hoạch TTĐN để xúc tiến thương mại. 10. Đối với Văn phòng Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan – cần bảo đảm kinh phí trong ngân sách nhà nước hàng năm cho việc đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật , phương tiện và các hoạt động TTĐN. Phối hợp nghiên cứu xây dựng Quỹ Thông tin đối ngoại; Giải thưởng Thông tin đối ngoại hàng năm. 11. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo – cần chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành TTĐN. 12. Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam – cần chịu trách nhiệm củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, phóng viên chuyên trách về TTĐN; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật; mở rộng giao lưu, hợp tác và phạm vi phủ sóng, nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng về thông tin, truyền thông và nghiệp vụ với các cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình và báo chí quốc tế; từng bước xây dựng kế hoạch thuê nước ngoài tiếp âm, tiếp sóng và quảng bá cho hình ảnh Việt Nam; cải tiến chất lượng nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình, sách báo phục vụ TTĐN. Cụ thể đối với từng đơn vị: - Thông tấn xã Việt nam cần cải tiến, nâng cao chất lượng, mở rộng các trang thông tin chuyên đề về Việt Nam trên mạng điện tử; đẩy mạnh phát hành các ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài ra nước ngoài; nghiên cứu xây dựng Thông tấn xã Việt Nam phát triển theo hướng trở thành một tập đoàn truyền thông, có quy hoạch lực lượng làm TTĐN theo hướng tập trung đầu tư nguồn nhân lực, vật lực cao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả TTĐN. - Đài Truyền hình Việt Nam cần nâng cao chất lượng kênh VTV4 dành cho người Việt Nam ở nước ngoài; sớm xây dựng kênh chương trình bằng tiếng nước ngoài VTV8, trước mắt bằng tiếng Anh, phục vụ khán giả trong và ngoài nước; nghiên cứu xây dựng hệ thống truyền hình Internet (IPTV) phục vụ đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài. - Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam cần xây dựng kế hoạch phát triển các chương trình tiếng nước ngoài; xây dựng, hoàn thiện các website bằng các thứ tiếng tương ứng, đưa các chương trình phát thanh lên Internet, tăng thời gian lưu trữ chương trình phát thanh trên Internet. 13. Đối với các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể Trung ương và địa phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương – cần tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể về hoạt động TTĐN phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Trong qua trình thực hiện, cần liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương – cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác TTĐN. KẾT LUẬN Những năm qua, nhờ sự nỗ lực phấn đấu, đổi mới và tăng cường các hoạt động TTĐN, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, được quảng bá rộng rãi trong khu vực và trên toàn thế giới. Những kết quả đó góp phần không nhỏ vào thành công của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, chặng đường phía trước nhiều cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của công tác TTĐN, đồng thời và trước hết đặt ra cho nó những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Do đó công tác TTĐN cần phải được tiếp tục đẩy mạnh. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, cùng với sự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, nhất định công tác TTĐN sẽ thu được nhiều kết quả to lớn, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), Đưa tin thời toàn cầu hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Báo truyền hình (2004), Đào Tấn Anh dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại (2004), Kỷ yếu Hội nghị công tác thông tin đối ngoại toàn quốc tháng 3/2004, Hà Nội. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số từ 1/2004 đến nay. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - Bộ ngoại giao (2000), Chương trình hành động TTĐN năm 2001-2005 (Hội nghị quán triệt chỉ thị số 10/2000 của Thủ tướng Chính phủ), ngày 27/9/2000, Hà Nội. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - TTXVN (2005), Báo cáo công tác TTĐN, Hà Nội. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1993), “Đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới”, Báo cáo đề dẫn của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương tại hội nghị công tác TTĐN, Hà Nội. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1993), Thông báo về việc thực hiện bước đầu chỉ thị 11-CT/TW về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN hiện nay, Hà Nội. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2000), Báo cáo tình hình công tác TTĐN năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000, Hà Nội. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/8/2007: Lê Thanh Bình (2002), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển Báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa - xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Phú Bình (2000), “TTĐN cần chú ý đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, Thông tấn - Nội san nghiệp vụ TTXVN (8), Hà Nội. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. Bộ ngoại giao Việt Nam (2000), Báo cáo về công tác TTĐN (từ sau thông báo số 188/TB-TW ngày 29/12/1998 của thường vụ Bộ Chính trị), ngày 28/6/2000, Hà Nội. Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Canada (2004), Quảng bá Canada ở nước ngoài. Bộ văn hoá thông tin (2000), Báo cáo đánh giá công tác TTĐN trong hai năm 1998 - 2000, Số 118/BC-BVHTT ngày 25/9/2000, Hà Nội. Chính phủ Canada (2004), Chính sách truyền thông của chính phủ Canada. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Đức Định (2006), Văn hóa phương Đông - truyền thống và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Hoàng Văn Chung (2006), Thương mại hóa báo chí - Thách thức hiện hữu, viewst&sid=1113 Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), 60 năm Tiếng nói Việt Nam, Nội san, Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam (2005), 35 Năm Đài Truyền hình Việt Nam, Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam (2006), Báo cáo tình hình hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam ngày 9/10/2006, Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam (2006), Báo cáo truyền hình tháng 6/2006, TNS Media Vietnam, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Chỉ thị về Đổi mới và tăng cường công tác TTĐN, số 11-CT/TW ngày 13/6/1992. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần V khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 16/7/1998. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác TTĐN trong tình hình mới, số 188-TB/TW ngày 29/12/1998. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Quyết định của Ban bí thư về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, số 16 ngày 26/12/2001. Và Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động TTĐN ban hành cùng Quyết định 16 của Ban bí thư. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, số 36/NG-TW ngày 26/3/2004. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị khoá IX về công tác lãnh đạo và quản lý báo chí, số 162-TB/TW, ngày 01/12/2004. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, số 52-CT/TW, ngày 22/7/2005. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Thông báo kết luận 41-TB/TW của Bộ Chính trị khoá X, ngày 11/10/2006. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006), Văn hoá thời hội nhập, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Doris A. Graber (2000), Sức mạnh của truyền thông trong chính trị, Bản dịch tiếng Việt của Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2006. Nguyễn Quốc Dũng (2000), TTĐN với sự nghiệp đổi mới đất nước, Luận văn lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Flournoy.D, Stewart.R. (1997), CNN đưa tin trên thị trường toàn cầu (CNN Making News in the Global Market), Nxb Khoa Nhân Văn, Trường ĐHTH Luton. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Phạm Hoàng Hải (2005), Canada: Thanh bình và Thịnh vượng, Nxb Thế giới, Hà Nội. Phạm Văn Hằng, Lê Mậu Hãn, Vũ Dương Ninh (2005), Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững, tiến cùng thời đại / T.2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đinh Xuân Lý (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007), Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam /T.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Vũ Hiền, Trần Quang Nhiếp (2000), Báo chí trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Văn Hiền, Bài trả lời phỏng vấn báo VOV News nhân kỷ niệm 7 năm tờ báo ra số đầu tiên trên mạng Internet. Vũ Đình Hòe (2000), TTĐC trong công tác lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006), Những vấn đề về lý luận chính trị và truyền thông – nhận thức và vận dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh Văn Hường (2006), Thực trạng công tác đào tạo người làm báo, Dương Hồng chủ biên (1994), Một số vấn đề về “Diễn biến hòa bình” và “Chống diễn biến hòa bình” ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Liên Hợp Quốc (2005), Báo cáo phát triển con người Liên hợp quốc. Nguyễn Đình Luân, Tìm hiểu lôgíc kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ Trần Đức Lương (2000), “TTXVN phải xây dựng thành tập đoàn truyền thông mạnh xứng đáng là trung tâm thông tin chiến lược tin cậy của Đảng và Nhà nước”, Thông tấn - Nội san nghiệp vụ TTXVN (8), Hà Nội. Marie Lavigue (2002), Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Mast Claudia (2003), Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Hà Nội. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Mười (1995), "Trách nhiệm hàng đầu của nhà báo là trung thành với nhân dân, phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN", Tạp chí Cộng sản, 475. Nguyễn Vân Nam (2006), Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. Nguyễn Quốc Nhật, Nguyễn Văn Ngừng (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Hồ Tiến Nghị (2000), "Nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin là mục tiêu phấn đấu của TTĐN TTXVN", Thông tấn - Nội san nghiệp vụ TTXVN (8), Hà Nội. Phạm Quang Nghị (2005), Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý luận và văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Vũ Dương Ninh (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. Dương Văn Quảng (2002), Báo chí và ngoại giao, Nxb Thế giới, Hà Nội. Phạm Minh Sơn (2004), “Thông tin đối ngoại – ngành học thời đại toàn cầu hóa”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, N3 (5-6) /2004, Hà Nội. Phạm Minh Sơn (2004), “Tìm kiếm và sử dụng thông tin trên Internet phục vụ giảng dạy: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, N88 (6)/2004, Hà Nội. Phạm Minh Sơn (2006), “Công tác đào tạo cán bộ thông tin đối ngoại ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, N12 /2006 Phạm Minh Sơn, “Hoạt động TTĐC trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay”, Tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2006, Hà Nội Phạm Minh Sơn (2007), “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người”, Quan hệ công chúng – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Phạm Minh Sơn (2008), “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN trong thời kỳ mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, N9 /2008 Sayling Wen (2002), Future of the media (Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin), Nxb Bưu điện, Hà Nội Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2000), Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN, số 10/2000/CT-TTg, ngày 26/4/2000. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Thông báo số 162 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác quản lý báo chí, số 388/QĐ-TTg, ngày 13/5/2005. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, số 37/2006/CT-TTg, ngày 29/11/2006. Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn, Thương hiệu quốc gia - tổng hoà của nhiều nhân tố, Tạp chí Tia sáng, số1 ngày 7/5/2006. II.Tiếng Anh Doris A.Graber (2000), Media Power in Politics, Congressional Quarterly Inc., Washington. Frank Chumf, Chinh will achieve 'peaceful evolution ' on its own terms. James Willsson, Stan Le Roy Willsson (1999), Mass Media Mass Culture, McGraw- Hill, Inc. Judith and William Serrin (2002), The Journalis that changed America, The New Press, New York. R. Islam, S. Djankov, C. McLiesh (2002), The Right to Tell: The Role of Mass Media in Economic Development, World Bank Publication, NY. Rusell J.Danlton (2002), Citizen Politics, Chatham House Publishers of Seven Bridges Press, LLC. Soft Power: Democracy - Promotion and U.S. NGOS, Alexandra Silver, 17/3/2006 The Decline of America's Soft Power, Foreign Affairs, May/June 2004 The Rising Power ofNGOs, Joe Nye, Project Syndicate. June 2004 Think Again: Soft Power, Foreign Policy, 1/3/2006 III.Các trang thông tin điện tử (website) Ảnh Việt Nam - APEC Việt Nam - Báo Công An TP. Hồ Chí Minh - Báo Dân Trí - Báo Du Lịch - Báo Hà Nội Mới - Báo Lao Động - Báo Nhân Dân - Báo Quân Đội Nhân Dân - Báo Sài Gòn Giải Phóng - Báo Saigon Times Weekly - Báo Thanh Niên - Báo Thế giới và Việt Nam - Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam - Báo Tiền Phong - Báo Tin Tức Online - Báo Tổ Quốc - Báo Tuổi Trẻ - Báo Vietnam Investment Review - Báo Vietnam News - Báo VietnamNet - Báo VnExpress - Vietnam News Daily - Báo Vnmedia - Báo 24H - Bộ ngoại giao Việt Nam - Bộ Văn hóa và Thông tin - Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Công ty xuất nhập khẩu và phát hành sách - Đài Phát thanh truyền hình TP. Hồ Chí Minh - Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội - Đài Tiếng nói Việt Nam - Đài truyền hình Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam - FPT Thông tin giải trí tổng hợp - Hội nhập kinh tế quốc tế - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Nghề Báo - Nhà xuất bản Thế giới - Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Tạp chí Cộng Sản - Tạp chí Quê Hương - Tạp chí Thông tin đối ngoại - Thông Tấn Xã Việt Nam - Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam - Thương hiệu Việt - Tiếp thị hình ảnh Việt Nam - Tổng cục du lịch - Trung Tâm Nghe Nhìn TTXVN - Trung tâm nghe nhìn TTXVN - Vietnam Economic News - VietNamNet - Online Television - Vietnamtourism - Vnntelevision - VTC Online - ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTKH009.doc
Tài liệu liên quan