Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương điện môi và chương vật liệu từ trong chương trình Vật lí đại cương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA VẬT LÝ -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG ĐIỆN MÔI VÀ CHƯƠNG VẬT LIỆU TỪ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG GVHD: THẦY TRƯƠNG ĐÌNH TÒA SVTH: NGUYỄN THANH TÚ LỚP: LÝ IVB TP.HCM THÁNG 5/ 2008 Trong suốt bốn năm học vừa qua, được sự dạy dỗ tận tình của quí thầy cô, em đã tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng quí báu để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của

pdf135 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương điện môi và chương vật liệu từ trong chương trình Vật lí đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình. Vì vây em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Các thầy các cô trong Trường Sư phạm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập trong thời gian qua Thầy Trương Đình Tòa đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này Thầy Lý Minh Tiên - khoa Tâm lí giáo dục trường ĐHSP TP. HCM đã cung cấp phần mềm thống kê Test, hỗ trợ em thực hiện đề tài này Tập thể SV Lí 1 và Lí 2 đã tích cực tham gia đợt khảo sát Tập thể lớp Lí 4 đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT Áp dụng Biết Hiểu Phân tích trước khảo sát Phân tích sau khảo sát Sinh viên Trắc nghiệm Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh AD B H PTTKS PTSKS SV TN TNKQ TNKQNLC TP HCM Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Hiện nay, ngành giáo dục đang tiến hành cải cách về mọi mặt nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới trong nền kinh tế tri thức, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh việc đổi mới về chương trình phương pháp dạy và học, việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì muốn biết được kết quả của quá trình giáo dục có phù hợp với mục tiêu đặt ra hay không, chất lượng giáo dục có đáp ứng được yêu cầu của xã hội hay không thì phải dựa vào khâu kiểm tra đánh giá. Từ trước đến nay hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống ở nước ta là hình thức luận đề. Nhưng trong quá trình áp dụng hình thức này đã bộc lộ những mặt hạn chế như: kết quả phản hồi chậm, nội dung kiểm tra không bao quát, điểm số còn phụ thuộc chủ quan người chấm, dễ nảy sinh tiêu cực trong thi cử ( quay cóp, mang tài liệu), thí sinh có thói quen học tủ, học vẹt…Trong khi đó hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan lại tỏ ra có nhiều ưu điểm như: kết quả phản hồi nhanh, khả năng bao quát kiến thức rộng, điểm số khách quan, có thể ngăn ngừa nạn học tủ học vẹt, gian lận trong thi cử…Chính vì vậy hình thức trắc nghiệm đang được ngành giáo dục đưa vào áp dụng thử nghiệm. Cụ thể là trong hai kì thi quan trọng là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, đa số các môn thi đã áp dụng hình thức trắc nghiệm. Trong thời gian tới trắc nghiệm khách quan sẽ được áp dụng rộng rãi. Do đó mỗi sinh viên sư phạm cần có kiến thức và những kĩ năng về trắc nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy trong tương lai. Trong trường đại học sư phạm nói chung và khoa vật lí nói riêng, việc kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm chưa phổ biến, chỉ áp dụng ở một số môn. Chủ yếu là áp dụng trong đợt kiểm tra giữa học phần cho nên kinh nghiệm vế việc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm còn hạn chế. Do đó, để có cơ hội thực hành rèn luyện phương pháp trắc nghiệm khách quan và đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình trong việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm em chọn đề tài “ Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Điện môi và chương Vật liệu từ trong chương trình vật lí đại cương” Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu một số hình thức phổ biến trong đo lường đánh giá, các vấn đề của kỹ thuật trắc nghiệm. - Xây dựng hệ thống 48 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong chương “ Điện môi” và chương “ Vật liệu từ” - Phân tích đánh giá kết quả khảo sát trên cơ sở đó nhận xét trình độ kiến thức của lớp khảo sát III. Đối tượng nghiện cứu của đề tài - Hệ thống các câu trắc nghiệm trong chương Điện môi và chương Vật liệu từ dùng để khảo sát SV năm 1 và năm 2 khoa L í - Trình độ kiến thức và các kĩ năng đạt được và chưa đạt được của các SV năm 2 thông qua bài kiểm tra IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, nhằm soạn thảo đánh giá kết quả học tập của SV trong 2 chương Điện môi và chương Vật liệu từ - Đối tượng khảo sát là các SV khóa 32, 33 ( trong thời điểm thực hiện đề tài thì các bạn đang là SV năm 1 và 2. IV. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp bổ trợ ( phần mềm xử lí thống kê Test và phần Mềm đảo đề ) Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Phần nội dung ------- Chương 1: Cơ sở lí luận về kiểm tra và đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan 1. Tổng quan về đo lường 1.1. Nhu cầu đo lường trong giáo dục - Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu đo lường đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với mục đích đã định, hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến. - Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước . Không có số đo thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích. - Trong giáo dục, việc đo lường đánh giá cũng hết sức quan trọng. Nhờ đo lường đánh giá mà giáo viên biết được trình độ học sinh từ đó có phương pháp, hình thức dạy học hợp lí, hiệu quả. 1.2. Các dụng cụ đo lường Trong giáo dục các dụng cụ đo lường chính là các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, gọi chung là trắc nghiệm Trắc nghiệm có các hình thức thông dụng như sau 1.3. So sánh giữa hình thức luận đề và trắc nghiệm 1.3.1 Sự giống nhau giữa luận đề và trắc nghiệm: - Có thể đo lường mọi thành quả học tập quan trọng . Trắc nghiệm Vấn đáp Viết Quan sát Luận đề Trắc nghiệm khách quan Câu 2 lựa chọn Câu điền khuyết Tiểu luận Báo cáo khoa học Câu nhiều lựa chọn Câu ghép cặp Câu hỏi đáp ngắn Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú - Có thể sử dụng để thuyết trình học sinh học tập nhằm đạt các mục tiêu : hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề . - Đều đòi hỏi sự vận dụng phán đoán chủ quan. - Giá trị của chúng tuỳ thuộc vào tính khách quan và đáng tin cậy của chúng. 1.3.2 Sự khác nhau giữa luận đề và trắc nghiệm: Luận đề Trắc nghiệm khách quan - Thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời và diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính mình - Số câu hỏi trong một bài tương đối ít, tính tổng quát không cao. - Thí sinh bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. - Điểm số phụ thuộc chủ quan người chấm bài. - Chất lượng bài không những phụ thuộc vào bài làm của thí sinh mà còn phụ thuộc kĩ năng người chấm bài - Bài thi tương đối dễ soạn, khó chấm, khó cho điểm chính xác. - Người chấm thấy được lối tư duy, khả năng diễn đạt của thí sinh. - Người chấm có thể kiểm soát sự phân bố điểm số - Thí sinh chỉ cần lực chọn câu trả lời đúng trong số những câu cho sẵn - Số câu hỏi nhiều => khảo sát được nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề. - Thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. - Điểm số không phụ thuộc chủ quan người chấm bài. - Chất lượng bài xác định phần lớn do kĩ năng người soạn thảo bài trắc nghiệm - Bài thi khó soạn, dễ chấm, điểm số chính xác - Hạn chế khả năng diễn đạt tổng hợp vấn đề bằng lời một cách logic của thí sinh - Sự phân bố điểm số hầu như hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm. 1.3.3 Các trường hợp sử dụng luận đề và trắc nghiệm. Luận đề Trắc nghiệm khách quan - Khi nhóm thí sinh dự thi hay kiểm tra không quá đông và đề thi chỉ được sử dụng một lần, không dùng lại nữa. - Khi thầy giáo cố gắng tìm mọi cách có thể được khuyến khích sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết của thí sinh - Khi thầy giáo muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của thí sinh về một vấn đề nào đó hơn là khảo sát thành quả học tập của họ. - Khi thầy giáo tin tưởng vào tài năng phê phán và chấm bài luận đề một cách vô tư và chính xác hơn là khả năng soạn - Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn bài có thể sử dụng lại vào một lúc khác. - Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài. - Khi các yếu tố công bằng vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử. - Khi ta có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú thảo những câu trắc nghiệm tốt. - Khi không có nhiều thời gian soạn thảo và khảo sát nhưng lại có thời gian chấm bài muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả. - Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử. 2. Các bước soạn thảo một bài trắc nghiệm. để soạn thảo một bài trắc nghiệm cần thực hiện các bước :  Xác định mục đích bài kiểm tra.  Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung.  Xác định mục tiêu học tập.  Thiết kế dàn bài trắc nghiệm.  Lựa chọn câu hỏi cho bài trắc nghiệm.  Trình bày bài kiểm tra. 2.1. Xác định mục đích bài kiểm tra. Tùy từng mục đích mà bài trắc nghiệm sẽ có nội dung, mức độ khó, dễ của bài, số lượng câu và thời gian làm bài khác nhau 2.2. Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung. Tiến trình phân tích nội dung  Tìm ra những ý tưởng chính yếu của nội dung cần kiểm tra.  Tìm ra những khái niệm quan trọng để đem ra khảo sát ( chọn những từ, nhóm chữ, ký hiệu mà học sinh cần giải nghĩa)  Phân loại thông tin: có hai loại + Những thông tin nhằm lí giải minh họa. + Những khái niệm quan trọng  Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng để giải quyết vấn đề trong, một tình huống mới. 2.3. Xác định mục tiêu học tập Xây dựng mục tiêu có nghĩa là xác định những tiêu chí, kĩ năng, kiến thức mà học viên cần đạt được khi kết thúc chương trình đào tạo. Sau đó xây dựng quy trình công cụ đo lường nhằm đánh giá xem học sinh có đạt được các tiêu chí đó không. * Phân loại mục tiêu giảng dạy Theo Bloom mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức có 6 mức độ từ thấp đến cao Dưới đây là các từ động từ hành động ứng với 6 mức độ nhận thức đó: Kiến thức Định nghĩa Mô tả Thuật lại Viết Nhận biết Nhớ lại Gọi tên Kể ra Lựa chọn Tìm kiếm Tìm ra cái phù hợp Kể lại Chỉ rõ vị trí Chỉ ra Phát biểu Tóm lược Thông hiểu Giải thích Cắt nghĩa So sánh Đối chiếu Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Chỉ ra Minh họa Suy luận Đánh giá Cho ví dụ Chỉ rõ Phân biệt Tóm tắt Trình bày Đọc Áp dụng Sử dụng Tính toán Thiết kế Vận dụng Giải quyết Ghi lại Chứng minh Hoàn thiện Dự đoán Tìm ra Thay đổi Làm Ước tính Sắp xếp thứ tự Điều khiển Phân tích Phân tích Phân loại So sánh Tìm ra Phân biệt Phân cách Đối chiếu Lập giả thuyết Lập sơ đồ Tách bạch Phân chia Chọn lọc Tổng hợp Tạo nên Soạn Đặt kế hoạch Kết luận Kết hợp Đề xuất Giảng giải Tổ chức Thực hiện Làm ra Thiết kế Kể lại Đánh giá Chọn Thảo luận Đánh giá So sánh Quyết định Phán đoán Tranh luận Cân nhắc Phê phán Ủng hộ Xác định Bảo vệ. 2.4. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm * Khi thiết kế dàn bài cần chú ý những vấn đề sau:  Tầm quan trọng thuộc phần nào ứng với những mục tiêu nào  Cần trình bày câu hỏi dưới hình thức nào để hiệu quả  Xác định mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm * Thiết kế dàn bài nhằm quy định số câu trắc nghiệm cho mỗi phần và lập thành bảng quy định hai chiều để thể hiện số câu và tỉ lệ phần trăm cho từng nội dung *Minh hoạ lập dàn bài trắc nghiệm 3. Các hình thức câu trắc nghiệm: 3.1. Có bốn hình thức thông dụng  Loại câu trắc nghiệm hai lựa chọn ( đúng –sai)  Loại câu nhiều lựa chọn.  Loại câu điền thế.  Loại câu ghép cặp. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Hình thức câu trắc nghiệm Cấu trúc Đặc điểm cơ bản Câu hai lưa chọn Gồm 2 phần  Phần gốc: Một câu phát biểu.  Phần lựa chọn: Đúng - Sai  Trong thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu hỏi.  Là hình thức đơn giản nhất, có thể áp dụng rộng rãi.  Độ may rủi cao (50%) do đó khuyến khích đoán mò Câu nhiều lựa chọn Gồm 2 phần  Phần gốc là một câu bỏ lửng  Phần lựa chọn: + Một lựa chọn đúng( đáp án) + Những lựa chọn còn lại là sai nhưng có vẻ đúng và hấp dẫn (mồi nhử).  Phổ biến hiện nay.  Độ may rủi thấp (25% đối với câu 4 lựa chon và 20% với câu 5lựa chọn)  Càng nhiều lựa chọn tính chính xác càng cao Câu ghép cặp Gồm 3 phần  Phần chỉ dẫn cách trả lời  Phần gốc ( cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn, chữ…  Phần lựa chọn ( cột 2): cũng gồm những câu ngắn, chữ, số… Câu điền thế Có 2 dạng:  Dạng 1: gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn.  Dạng 2: câu phát biểu với 1 hay nhiều chỗ để trống, người trả lồi điền vào một từ hay nhóm từ.  Chỗ để trống điền vào là duy nhất đúng.  Thường thể hiện ở mục tiêu nhận thức thấp. 3.2. Ưu nhược điểm của câu nhiều lựa chọn: 3.2.1 Ưu điểm:  Độ may rủi thấp (25% đối với câu 4 lựa chon và 20% với câu 5 lựa chọn) giảm bớt yếu tố đoán mò.  Có thể kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy và học tập khác nhau.  Kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao.  Có thể phân tích được tính chất của mỗi câu hỏi, xác định được câu nào là quá dễ, quá khó hay không có giá trị  Tính chất giá trị tốt hơn các loại câu hỏi khác có thể dùng đo lường mức độ đạt được nhiều mục tiêu giáo dục.  Tính chất khách quan khi chấm bài. 3.2.2 Nhược điểm Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú  Khó soạn câu hỏi cần đầu tư nhiều thời gian  Không kiểm tra được khả năng diễn đạt, lố tư duy của học sinh  Đôi khi câu hỏi đặt ra tối nghĩa, câu trả lời được hco là đúng thật sự là sai, các mồi nhử được cho là sai thực ra lại đúng. * luận văn này sử dụng loại câu trắc nghiệm 4 lựa chọn do có nhiều ưu điểm và là loại câu được sử dụng phổ biến trong các kì thi hiện nay. 4. Đánh giá kết quả bài trắc nghiệm. 4.1. Phân tích câu trắc nghiệm 4.1.1 Mục đích của việc phân tích Phân tích câu trắc nghiệm giúp ta:  Biết được độ khó, độ phân cách của mỗi câu=> biết được câu nào quá khó câu nào quá dễ.  Lựa ra được câu có độ phân cách cao nên phân biệt được học sinh giỏi và kém  Biết được giá trị của đáp án và mồi nhử => lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả như mong muốn  Đánh giá câu trắc nghiệm và ra quyết định chọn, sửa hay bỏ câu trắc ngnhiệm đó  Làm gia tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm 4.1.2 Các bước phân tích câu trắc nghiệm  Thẩm định độ khó của từng câu trắc nghiệm.  Xác định độ khó của từng câu trắc nghiệm.  Phân tích các mồi nhử. Từ đó đưa ra kết luận chung (sửa chửa hay bỏ ) 4.1.3 Độ khó của câu trắc nghiệm 4.1.3.1Công thức tính Loại câu đúng sai tỉ lệ may rủi là 50% Lọai câu 5 lựa chọn tỉ lệ may rủi : 20% Loại câu 4 lựa chọn tỉ lệ may rủi : 25%  Đối với câu trắc nghiệm 4 lựa chọn 100% 25% 62,5% 0,625 2   DKVP 4.1.3.2 Đánh giá câu trắc nghiệm dựa vào độ khó Để đánh giá câu trắc nghiệm ta so sánh độ khó của câu( ĐKC) với độ khó vừa phải ( ĐKVP)  ĐKC> ĐKVP => câu trắc nghiệm dễ so với trình độ học sinh Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú  ĐKC câu trắc nghiệm khó so với trình độ học sinh  ĐKC ĐKVP => câu trắc nghiệm vừa sức với trình độ học sinh 4.1.4 Độ phân cách câu trắc nghiệm 4.1.4.1Công thức tính : Sau khi đã chấm và cộng tổng điểm của từng bài TN, ta thực hiện các bước sau để tính độ phân cách:  Bước 1: xếp các bài của học sinh theo thứ tự từ điểm thấp đến điểm cao  Bước 2: lấy 27% của tổng số bài làm có điểm từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm từ điểm từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP .  Bước 3: đếm số người làm đúng trong mỗi nhóm, gọi là Đúng (CAO) và Đúng (THẤP)  Bước 4: tính độ phân cách theo công thức 4.1.4.2 Đánh giá câu trắc nghiệm dựa vào độ phân cách Độ phân cách của một câu TN nằm trong khoảng giới hạn từ -1.00 đến +1.00. Để kết luận về câu TN ta căn cứ vào quy định sau:  D0,40: câu TN có độ phân cách rất tốt.  0.30 0.39D  : câu TN có độ phân cách khá tốt nhưng có thể làm cho tốt hơn  0.20 0.29 D : câu TN có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh.  0.19D : câu TN có độ phân cách kém cần phải loại bỏ hay phải gia công sửa chửa nhiều. * Đề tài này sử dụng phần mềm Test để tính độ phân cách. Trong đó độ phân cách (D) được thay bằng hệ số tương quan điểm nhị phân (R.point-biserial correlation, viết tắt là Rpbis) để phân tích hệ số tương quan cặp Pearson giữa câu trắc nghiệm và tổng điểm trên toàn bài trắc nghiệm Mp MqRpbis pq  Mp: trung bình điểm của các bài làm đúng câu i. Mq:trung bình điểm của các bài làm sai câu i. p: tỉ lệ học viên làm đúng câu i. q: tỉ lệ học viên làm sai câu i. Câu trắc nghiệm khó Câu trắc nghiệm vừa Câu trắc nghiệm dễ ĐKVP Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú  : độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm 4.1.5 .Phân tích đáp án và mồi nhử - Đáp án được gọi là tốt khi học sinh thuộc nhóm THẤP ít chọn nó, còn học sinh thuộc nhóm CAO chọn nó nhiều hơn. - Mồi nhử được gọi là tốt khi học sinh thuộc nhóm CAO ít chọn nó, còn học sinh thuộc nhóm THẤP chọn nó nhiều hơn. 4.1.6 Một số tiêu chuẩn chọn câu trắc nghiệm tốt. - Những câu TN có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời độ phân cách quá âm hoặc quá thấp là những câu kém cần phải xem lại để loại đi hay sửa chửa cho tốt hơn. - Với đáp án trong câu TN, số người nhóm CAO chọn phải nhiều hơn số người nhóm THẤP. - Với các mồi nhử, số ngưới trong nhóm CAO chọn phải ít hơn số người trong nhóm THẤP. 4.2. Phân tích bài trắc nghiệm 4.2.1 Đánh giá bài trắc nghiệm dựa vào điểm số trung bình - Để biết một bài trắc nghiệm là dễ, vừa sức hay khó so với trình độ hiện tại của học sinh ta đối chiếu điểm trung bình bài làm của học sinh với điểm trung bình lí thuyết - Điểm trung bình (Mean) : được tính bằng cách cộng tất cả các điểm số ( của bài làm học sinh và sau đó chia cho tổng số bài (hay số học sinh có bài làm). 1 N i i X Mean N iX : số điểm bài TN của học sinh thứ i N: tổng số học sinh làm bài - Điểm trung bình lí thuyết ( Mean LT) Đối với câu TN 4 lựa chọn điểm may rủi = điểm tối đa x 25% - Đánh giá bài trắc nghiệm  Nếu Mean > Mean LT: bài TN là dễ đối với học sinh.  Nếu Mean  Mean LT: bài TN là vừa sức đối với học sinh.  Nếu Mean > Mean LT: bài TN là khó đối với học sinh. Để chính xác hơn ta xác định các giá trị biên trên và biên dưới bằng thống kê Giá trị biên dưới = Mean -  SZ N Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Giá trị biên trên=Mean +  SZ N N: số học sinh S: độ lệch tiêu chuẩn Z: trị số phụ thuộc vào xác suất tin cậy định trước ( thường chọn Z=1.96 hoặc Z=2.58) Cách đánh giá được minh hoạ bằng trục số 4.2.2 Các số đo độ phân tán Ta có thể đối chiếu điểm số của hai hay nhiều lớp khác nhau dựa vào số đo độ phân tán 4.2.2.1 Hàng số Hàng số = Max – Min Max: điểm số cao nhất. Min: điểm số thấp nhất.  Nếu hàng số lớn: các điểm số phân tán xa trung tâm => khả năng tiếp thu bài của lớp không đều  Nếu hàng số nhỏ: các điểm số tập trung gần trung tâm => khả năng tiếp thu bài của lớp đồng đều 4.2.2.2 Độ lệch tiêu chuẩn Công thức tính 2 2( ) ( 1) i iN X X SD N N        Xi: tổng số bài trắc nghiệm câu i N tổng số người làm bài trắc nghiệm Ý nghĩa của độ lệch tiêu chuẩn: độ lệch tiêu chuẩn cho biết các điểm số trong một phân bố đã lệch đi so với trung bình là bao nhiêu - nếu  là nhỏ : các điểm số tập trung quanh trung bình - nếu  là nhỏ : các điểm số lệch xa trung bình 4.3. Các loại điểm số trắc nghiệm 4.3.1 Điểm thô: là tổng cổng các điểm số của từng câu TN 4.3.2 Điểm tiêu chuẩn: 4.3.2.1 Điểm phần trăm đúng (X) Công thức : X=100Đ/T Đ: số câu học sinh làm đúng. dễ vừa sức khó Biên dưới Biên trên Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú T: tổng số câu bài trắc nghiệm. Ý nghĩa: Điểm phần trăm đúng so sánh điểm của học sinh này với điểm số tối đa có thể đạt được. 4.3.2.2 Điểm Z Công thức :  X XZ S X: là một điểm thô X : điểm thô trung bình của nhóm làm TN S: độ lệch tiêu chuẩn Ý nghĩa: điểm Z cho biết vị trí của một học sinh có điểm thô X so với trung bình của nhóm học sinh cùng làm bài trắc nghiệm 4..3.2.3 Điểm tiêu chuẩn V Căn bản giống điểm Z, nhưng quy về phân bố bình thường có trung bình bằng 5 và độ lệch tiêu chuẩn là 2. Hệ thống điểm từ 0->10 Công thức : Điểm V= 2Z + 5 * Đề tài này quy đổi điểm thô sang điểm tiêu chuẩn V bằng phần mềm Test. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Chương 2: Nội dung chương Điện môi và chương Vật liệu từ A. Nội dung chương Điện môi 1. Phân loại điện môi Điện môi là những chất không dẫn điện. Mỗi phân tử chất điện môi gồm hai phần hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện dương. Căn cứ vào sự phân bố của các electron quanh hạt nhân, người ta phân điện môi làm hai loại như sau: 1.1. Chất điện môi tự phân thành lưỡng cực Đối với các chất điện môi loại này, các phân tử có phân bố electron không đối xứng quanh hạt nhân nên tâm của điện tích âm cách tâm của điện tích dương một khoảng l Mỗi phân tử hình thành một lưỡng cực có momen lưỡng cực phân tử p ql  . Bình thường momen lưỡng cực sắp xếp hỗn loạn đối với nhau. 1.2. Chất điện môi không tự phân thành lưỡng cực Đối với các chất điện môi loại này, các phân tử có phân bố electron đối xứng quanh hạt nhân nên tâm của điện tích âm trùng với của điện tích dương. Phân tử của điện môi loại này không phải là lưỡng cực điện. 2. Sự phân cực của chất điện môi 2.1. Sự phân cực định hướng - Đối với chất điện môi tự phân thành lưỡng cực. Khi chưa có điện trường ngoài các lưỡng cực sắp xếp lộn xộn nhưng thường đầu dương của lưỡng cực này hướng về đầu âm của lưỡng cực kia nên điện tích được xem là trung hoà. - Khi đặt khối chất điện môi trong điện trường ngoài thì xuất hiện momen ngẫu lực làm cho các lưỡng cực có xu thế quay theo phương của điện trường ngoài.Khi đó trong lòng chất điện môi các điện tích trái dấu của các lưỡng cực phân tử vẫn trung hoà nhau. Còn trên bề mặt chất điện môi xuất hiện 2 lớp điện tích trái dấu nhau gọi là điện tích liên kết. Ta nói chất điện môi bị phân cực. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 2.2. Sự phân cực electron - Đối với chất điện môi không tự phân thành lưỡng cực. Khi chưa đặt trong điện trường, mỗi phân tử chưa phải là lưỡng cực - Khi đặt khối điện môi trong điện trường ngoài, điện trường tác dụng lên các tâm điện tích:tâm điện tích âm bị đẩy ngược chiều điện trường còn tâm điện tích dương bị kéo cùng chiều với điện trường. Kết quả là các phân tử trở thành lưỡng cực có momen cùng chiều với vectơ cường độ điện trường. Vậy chất điện môi đã bị phân cực 2.3. Sự phân cực phụ thuộc - Bản chất của chất điện môi Ví dụ: chất lỏng dễ phân cực hơn chất rắn, chất khí dễ phân cực hơn chất lỏng - Nhiệt độ, nhiệt độ càng cao sự phân cực càng kém - Loại điện môi cấu tạo từ các phân tử có cực phụ thuộc vào tần số điện trường Loại điện môi cấu tạo từ các phân tử không có cực không phụ thuộc vào tần số điện trường 3. Vectơ phân cực điện môi - điện tích phân cực 3.1. Vectơ phân cực điện môi Định nghĩa: vectơ phân cực điện môi là đại lượng đặc trưng cho mức độ phân cực của chất điện môi có giá trị bằng tổng các vectơ momen lưỡng cực điện trong một đơn vị thể tích n ei i P P V     Đối với chất điện môi đồng chất đẳng hướng thì vectơ phân cực điện môi tỉ lệ thuận với cường độ điện trường trong khối chất điện môi. 0eP E    e : hệ số nhiễm điện 3.2. Điện tích phân cực: Trong khối chất điện môi đồng nhất ta tách ra một khối trụ xiên có đường sinh song song với véctơ cường độ điện trường tổng hợp E trong điện môi( tức là song song với P ) có hai đáy song song với nhau và có diện tích S , đường sinh có chiều dài l .Gọi n là pháp tuyến ngoài của mặt đáy mang điện dương và  là góc hởp bởi n và E , - ' và + ' là mật độ điện mặt trên mỗi đáy. Coi toàn bộ khối trụ như một lưỡng cực điện được tạo bởi các điện tích kiên kết + '. S  và - '. S  trên hai mặt đáy. Momen điện của nó có độ lớn '. .S l   . Theo định nghĩa vectơ phân n ei i P P V     Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú cực điện môi Trong đó '. .eiP S l     Do đó '. . . .cos eiP S lP V S l           về độ lớn ' ' .cos cos P P     Kết luận: Mật độ điện tích phân cực xuất hiện trên bề mặt chất điện môi bằng hình chiếu của vectơ phân cực điện môi lên phương pháp tuyến n của diện tích mặt đó. 4. Điện môi trong điện trường Giả sử ta có một điện trưởng đều 0E  giữa hai mặt phẳng song song vô hạn tích điện đều nhau nhưng trái dấu Chất điện môi được nạp đầy giữa hai bản song song và điện trường ngoài xuyên qua khối chất điện môi 0E  vuông góc với các mặt của bản Khi đó chất điện môi bị phân cực, 2 mặt tích điện trái dấu nên trong chất điện môi xuất hiện điện trường 'E hướng từ bản dương sang bản âm E  0E  + 'E  Chiếu theo phương của 0E  E= E0 – E’ Trong đó 0 'E'= Mặt khác 0 0' .cos n e n eP P E E         => E’= eE Thay vào E= E0- eE Cường độ điện trường tổng hợp: 0 0 1 e E EE     được gọi là hằng số điện môi của môi trường Kết luận: Cường độ điện trường tổng hợp trong chất điện môi đồng chất và đẳng hướng giảm đi  lần so với trong chân không Xét mối quan hệ giữa vectơ cảm ứng điện D và vectơ phân cực điện môi P Theo định nghĩa Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 0 0 0 0 0 (1 )e e D E E D E E D E P                           5. Sự biến thiên của điện trường ở mặt giới hạn của chất điện môi 5.1. Sự biến thiên của vectơ cường độ điện trường E khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường điện môi Xét hai lớp điện môi đồng chất co mặt song song, tiếp xúc nhau, hằng số điện môilần lượt là  1,  2 đặt trong điện trường đều 0E  . những điện tích liên kết trên bề mặt chất điện môi gây ra trong mỗi lớp điện môi một điện trường phụ E ’ vuông góc với mặt phân cách. điện trường tổng hợp trong từng lớp điện môi lần lượt bằng E  1 = 0E  + E  1’ E  2 = 0E  + E  2’ chiếu hai đẳng thức vectơ lần lượt lên các phương pháp tuyến và tiếp tuyến với mặt phân cách ta có E1n= E0n- E’1n (a) E2n= E0n- E’2n (b) E1t= E0t- E’1t (c) E2t= E0t- E’2t (d) Vì E’1t= E’2t nên từ (c),(d) suy ra: E1t= E2t Vậy: thành phần tiếp tuyến của véc tơ cường độ điện trường biến thiên liên tục khi qua mặt phân cách hai môi trường mặt khác: vì E’ = ' / 0= e E nên E’1n = e E1n thay vào (a) ta thu được E1n=Eon /  1 Tương tự E2n=Eon /  2 Suy ra 1 2 2 1 n n E E   Vậy: thành phần pháp tuyến của véc tơ cường độ điện trường biến thiên không liên tục khi qua mặt phân cách hai môi trường Ý nghĩa vật lí Lấy phần tử diện tích ds nằm trên mặt phân cách hai môi trường điện môi ta tính điện thông qua diện tích ds Điện thông của đường sức đi vào ds: E1 1 1. .nd E dS E dS     Điện thông của đường sức đi ra khỏi ds: E2 2 2. .nd E dS E dS     Mà E1n E2n => E1d  E2d Số đường sức đi vào khác số đường sức đi ra Vậy: các đường sức bị gián đoạn khi xuyên qua mặt phân cách của hai môi trường điện môi. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 5.2. Sự biến thiên của vectơ cảm ứng điện D qua mặt phân cách của hai môi trường điện môi Ta có 1 0 1 1D E    (e) 2 0 2 2D E    (f) Chiếu (e) và (f) lên phương tiếp tuyến với mặt phân cách ta được: 1 0 1 1t tD E  2 0 2 2t tD E  Nhưng E1t=E2t nên : 11 2 2 t tD D   Vậy : Thành phần pháp tuyến của vectơ cảm ứng điện biến thiên không liên tục khi đi qua mặt phân cách của hai lớp điện môi Chiếu (e) và (f) lên phương pháp tuyến: 1 0 1 1n nD E  2 0 2 2n nD E  Nhưng 1 E1n= 2 E2n nên D1n = D2n Vậy :Thành phần pháp tuyến của vectơ cảm ứng điện biến thiên liên tục khi đi qua mặt phân cách của hai lớp điện môi Ý nghĩa vật lí Lấy phần tử diện tích ds nằm trên mặt phân cách hai môi trường điện môi ta tính điện thông qua diện tích ds Thông lượng cảm ứng điện của các đường cảm ứng điện đi vào ds: D1 1 1. .nd D dS D dS     Điện thông của đường sức đi ra khỏi ds: D2 2 2. .nd D dS D dS     Mà D1n=D2n => D1d = D2d Số đường cảm ứng điện đi vào bằng số đường cảm ứng điện đi ra. Vậy: các đường cảm ứng điện liên tục khi xuyên qua mặt phân cách của hai môi trường điện môi. 6. Các chất điên môi đặc biệt 6.1. Chất secnhet điện - Các tính chất đặc biệt của chất điện môi secnhet - Trong một khoảng nhiệt độ xác định ,hằng số điện môi của các chất secnhet rất lớn - Hằng số điện môi và do đó hệ số e của nó phụ thuộc vào cường độ điện trường E trong điện môi. - Vectơ phân cực điện môi eP  không tỉ lệ bậc nhất với cường độ điện trường E Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú - eP  phụ thuộc vào trạng thái phân cực trước đó của điện môi. Sau khi tắt điện trường ngoài 0E  , tinh thể secnhet vẫn còn bị phân cực . Đây là hiện tượng điện trễ trong chất secnhet điện. - Khi tăng nhiệt độ lên một nhiệt độ giới hạn TC tính chất đặc biệt của chất sec._.nhet mất đi, nó trở thành chất điện môi bình thường , TC được gọi là nhiệt độ Curi 6.2. Chất điện áp điện 6.2.1 Hiệu ứng áp điện thuận Khi ta nén hoặc kéo giãn một số tinh thể điện môi thì ở mặt giới hạn của tinh thể xuất hiện những điện tích trái dấu, tương tự như những điện tích xuất hiện trong hiện tượng phân cực điện môi. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng áp điện thuận Khi đổi dấu từ nén sang giãn thì điện tích xuất hiện trên hai mặt giới hạn cũng đổi dấu.Do có điện tích trái dấu xuất hiện nên giữa hai mặt giới hạn này có một hiệu điện thế 6.2.2 Hiệu ứng áp điện nghịch: nếu ta đặt một hiệu điện thế vào hai mặt của một số tinh thể thì tinh thể bị nén hoặc giãn. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng áp điện nghịch.. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú B. Nội dung chương Vật liệu từ 1. Mở đầu Mọi vật chất đặt trong từ trường sẽ bị từ hoá. Khi đó chúng trở nên có từ tính và sinh ra một từ trường phụ B ’ khiến từ trường tổng hợp trong chất bị từ hoá trở thành: B  = B  0 + B  ’ Trong đó B 0 là vectơ cảm ứng từ của từ trường ban đầu. Tùy theo tính chất và mức độ từ hoá người ta phân biệt 3 loại vật liệu từ chính sau đây: 1.1. Chất nghịch từ Những chất này khi bị từ hoá sẽ sinh ra từ trường B ’ ngược chiều với từ trường ban đầu B  0. Do đó từ trường tổng hợp B  trong nghịch từ bé hơn từ trường ban đầu. B 0. 1.2. Chất thuận từ: Đối với những chất này từ trường phụ B ’ do chúng sinh ra hướng cùng chiều với từ trường ban đầu. Do đó từ trường tổng hợp B trong nghịch từ lớn hơn từ trường ban đầu B 0. 1.3. Sắt từ : Từ trường phụ B ’ do sắt từ bị từ hoá sinh ra cùng chiều với từ trường ban đầu B 0 Tuy nhiên từ trường phụ B ’ của chất nghịch từ và thuận từ rất nhỏ so với từ trường ban đầu. Còn đối với sắt từ từ trường phụ B ’ có thể lớn hơn từ trường ban đầu B 0 hàng chục nghìn lần 2. Nguyên tử trong từ trường ngoài 2.1. Momen từ và momen động lượng Xét một nguyên tử cô lập chưa đặt trong từ trường ngoài. Coi electron trong nguyên tử chuyển động trên một quỹ đạo tròn, bán kính r, có tâm trùng với hạt nhân nguyên tử . Gọi v và  lần lượt là vận tốc và tần số quay của electron trên quỹ đạo, ta có:  = 2 v r Cường độ dòng điện nguyên tố: i=e. = 2 e.v r Dòng điện này có momen từ mp  = i. S  . Trong đó S là vectơ diện tích của dòng điện. ( S= r2). Vec tơ mp  được gọi là momen từ orbital của electron. Độ lớn pm= i. S= .v.r2 e Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Mặt khác, mỗi electron chuyển động quay xung quanh hạt nhân còn có một momen động lượng: vl r m    l  là momen động lượng orbital của electron,có độ lớn l= r.m.v Tỉ số từ cơ orbital của electron: 2 mp e ml     (1) Dấu trừ cho thấy mp  và l  luôn luôn ngược chiều. Tuy nhiên theo kết quả thực nghiệm tỉ số này gấp đôi tỉ số cho bởi công thức (1) Cơ học lượng tử xác định ngoài momen động lượng orbital và momen từ orbital ( ứng với chuyển động quay xung quanh hạt nhân), electron còn có momen từ riêng msp  và momen cơ riêng ( spin) sl  và tỉ số giữa hai vec tơ trên là ms s p e ml     Gấp hai lần tỉ số từ cơ orbital. Kết quả này phù hợp với thực nghiệm Như vậy mỗi electron trong nguyên tử có - Momen từ orbital mp  - Momen động lượng l - Momen từ riêng msp  - Momen cơ riêng ( spin) sl  Mỗi nguyên tử có Z electron do đó momen từ và momen động lượng của cả nguyên tử sẽ bằng : 2.2. Nguyên tử đặt trong từ trường ngoài- Hiệu ứng nghịch từ Trước hết ta xét nguyên tử chỉ có một electron , giả sử đặt trong từ trường ngòai có vectơ cảm ứng từ là B0 xem như từ trường đều Lúc đó từ trường sẽ tác dụng lực lên dòng điện nguyên tố của hạt e. Momen lực tác dụng  được xác định 0mp B      và có độ lớn 0 sinmp B  Ở đây hạt electron chuyển động xung quanh quỹ đạo tương ứng với con quay hồi chuyển trục quay tựa lên điểm cố định là hạt nhân nguyên tử và trục quay trùng với 1 ( ) Z m mi msi i P p p      1 ( ) Z i si i L l l      Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú phương của vectơ mp  và l  và dưới tác dụng của từ trường ngoài 0B  con quay này sẽ bị chuyển động tuế sai (chuyển động hồi chuyển) với momen lực là  . Lúc đó trục quay của hạt electron sẽ vẽ nên hình nón đỉnh là hạt nhân nguyên tử vì nó phải tuân theo định lí momen động lượng: dl dt  Chính chuyển động hồi chuyển sẽ sinh ra một momen từ phụ . Trong khoảng thời gian dt, l  biến thiên một lượng dl do đó 'l l dl    chuyển động tuế sailàm cho mặt phẳng chứa vectơ l quay một góc d . Dựa vào hình vẽ ta có ' sin dl dl d r r      mà 0 sinmdl dt p B dt    0mp B dtd l   0m L p Bd dt l    mà 2 mp e ml    => 0 2L eB m   (2) vận tốc L được gọi là vận tốc Lacmo như vậy vận tốc Lacmo không phụ thuộc vào : - góc nghiêng  giữa mặt phẳng quỹ đạo so với phương của từ trường ngoài 0B  - bán kính quỹ đạo - vận tốc của electron trên quỹ đạo Do đó công thức (2) đúng cho mọi nguyên tử Tóm lại,khi nguyên tử đặt trong từ trường ngoài thì mỗi electron tham gia một chuyển động phụ - chuyển động tuế sai - xung quanh trục oz đi qua tâm quỹ đạo và song song với từ trường ngoài với vận tốc bằng vận tốc Lacmo. Nếu khoảng cách r’ từ electron tới trục oz là không đổi thì chuyển động phụ đó tương đương dòng điện phụ 2 0.. . 2 4 L L e Bi e e m       ( L tần số quay của chuyển động phụ) Do đó electron có momen từ phụ 2 2 2 2 0 0' '. ' 4 4m e B r e B rp i S m m       Nếu nguyên tử có Z electron và bán kính ri khác nhau thì ta phải lấy trung bình lấy trung bình. Gọi 2r là trung bình bình phương khoảng cách từ electron tới hạt nhân 2 2 0 6m e ZB rp m   Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Vì mp  luôn ngược chiều với từ trường ngoài 0B  nên 2 2 06m e Z rp B m     (3) Kết luận:khi đặt nguyên tử trong từ trường ngòai , do chuyển động tuế sai của các electron nên ngoài momen từ mp  của các nguyên tử còn có momen từ phụ p hướng ngược chiều với từ trường ngoài 0B  được xác định bởi công thức (3) hiệu ứng trên được gọi là hiệu ứng nghịch từ 3. Nghịch từ và thuận từ 3.1. Vectơ từ độ Vectơ từ độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ từ hoá của vật liệu . Đó là momen từ trong một đơn vị thể tích của khối vật liệu từ mi V p J V     Nếu khối vật liệu từ bị từ hóa không đồng đều thì: 0 lim mi V V p J V       Độ lớn của vectơ từ độ được gọi là từ độ của vật liệu từ. Thực nghiệm chứng tỏ trong tòan bộ không gian ở đó từ trường khác không có chứa đầy chất nghịch từ và thuận từ đồng nhất, vectơ từ độ tỉ lệ thuận với vectơ cảm ứng từ . 0 0 mJ B   mà 0 0B H   với H là vectơ cường độ từ trường nên ta cũng có mJ H   m : hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào bản chất của vật liệu từ gọi là độ từ hóa của vật liệu từ. Đối với môi trường không đồng nhất J và H có thể không tỉ lệ bậc nhất với nhau 3.2. Chất nghịch từ trong từ trường ngoài Hiệu ứng nghịch từ có ở mọi nguyên tử đặt trong từ trường ngoài. Do đó tính chất nghịch từ có ở mọi chất. Tuy nhiên tính chất nghịch từ thể hiện rõ nhất ở những chất mà khi chưa đặt trong từ trường ngoài, tổng momen từ nguyên tử của chúng bằng không. Đó là những chất như khí hiếm ( He, Ne,Ar,Xe..) hoặc các ion ( Na+, Cl-). Ngoài ra những chất như Cu, Pb, Sb, Bi, Zn, Si…đa số các hợp chất hữu cơ cũng là chất nghịch từ Độ từ hóa của các chất nghịch từ : 2 2 06m e Z rp B m     Xét một khối nghịch từ đồng chất. Gọi n0 là mật độ nguyên tử của nghịch từ. Khi đó : 0 mJ n P    . Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú => J  2 2 0 06 n e Z r B m    Vậy :Vectơ từ độ luôn luôn ngược chiều với vectơ cảm ứng từ của từ trường ngoài So sánh với ta có : 2 2 0 0 6m n e Z r m    Kết luận : Độ từ hóa của chất nghịch từ - Luôn có giá trị âm - Không phụ thuộc vào cảm ứng từ B0 của từ trường ngoài - Không phụ thuộc nhiệt độ - Tỉ lệ thuận với số thứ tự Z của nguyên tố nghịch từ trong bảng tuần hoàn Menđêlêep. 3.3. Chất thuận từ trong từ trường ngoài. Chất thuận từ khi đặt trong từ trường ngoài sẽ sinh ra từ trường phụ hướng cùng chiều với từ trường ngoài. Tính thuận từ thể hiện ở những chất khi chưa có từ trường ngoài momen từ nguyên tử của chúng khác không. Đó là những chất như kim lọai kiềm ( Na, K..) , Al, platin, oxy, nitơ, không khí …. Khi chưa đặt khối thuận từ trong từ trường ngoài, do chuyển động nhiệt , các nguyên tử sắp xếp hoàn toàn hỗn loạn. Hình chiếu của momen từ nguyên tử lên một phương nào đó 0 cosmB mP P  trong đó 0( , )mP B    Theo lí thuyết Langiơvin: giá trị trung bình của cos 0  .Khi đó tổng momen từ của khối thuận ừt bằng không khối thuận từ không có từ tính. Khi đặt khối thuận từ từ trường ngoài. 0cos 3 mP B kT   Khi đó giá trị trung bình của hình chiếu của mP  trên phưong từ trường ngoài bằng 0 2 0cos 3 m mB m P BP P kT   Tổng momen từ nguyên tử của khối thuận từ sẽ khác không, khối thuận từ bị từ hóa. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng thuận từ. Đối với khối thuận từ đồng nhất, mật độ nguyên tử n0 từ độ J được tính J = 0 2 0 0 0 3 m mB n P Bn P kT  Vì J  và 0B  cùng chiều nên: J  = 2 0 03 mn P B kT  m  2 0 0 3 mn P C kT T   C : là hằng số phụ thuộc bản chất của chất thuận từ gọi là hằng số Curi Độ từ hóa của chất thuận từ tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. Đây là định luật Curi Ở nhiệt độ thường m nằm trong khoảng 10-3 đến 10-5 do vậy hiệu ứng thuận từ rất yếu Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 3.4. Từ trường tổng hợp trong chất nghịch từ và thuận từ Xét một khối thuận từ đồng nhất hình trụ tròn dài vô hạn, tiết diện thẳng S đặt trong từ trường đều B0 có phương song song với đường sinh của hình trụ Giả sử dưới tác dụng của từ trường ngòai 0B  , các momen từ nguyên tử mP  cuối cùng sẽ nằm dọc theo hướng của 0B  . Khi đó nếu ứng với mỗi nguyên tử, có một dòng điện nguyên tử tương đương có cùng momen từ mP  thì các dòng nguyên tử trong khối thuận từ sẽ sắp xếp sao cho mặt phẳng của chúng vuông góc với 0B  và chiều của các dòng điện đó là chiều quay thuận xung quanh mP  Xét toàn bộ hình trụ thì tất cả các dòng điện trong các tiết diện thẳng tương đương với một dòng điện duy nhất chạy quanh mặt ngoài của hình trụ giống như ống dây điện thẳng dài vô hạn.Cảm ứng từ phụ B’ được xác định B’= 0 0n i ( =1 do electron chuyển động trong chân không) Gọi n0 số dòng điện tròn trong một đơn vị chiều dài J= 0 0. n iS n i S l  từ đó suy ra: B’= 0J Vì 'B  và J  cùng phương chiều nên 'B= 0 J  Từ trường tổng hợp được xác định: B = 0B  + 'B  = 0B  + 0 J  = 0B  + 0 0 0 m B  =(1+ m ) 0B  đặt 1+ m = ta được : B  = 0B  = 0 H   : độ từ thẩm tỉ đối của khối thuận từ . Lí luận tương tự cho chất nghịch từ ta có thể kết luận: Vectơ cảm ứng từ tổng hợp trong vật liệu thuận từ và nghịch từ đồng nhất tỉ lệ với vectơ cảm ứng từ trong chân không và bằng lần vectơ cảm ứng từ trong chân không ( với là độ từ thẩm của vật liệu từ ) Đối với chất thuận từ  >1, còn đối với chất nghịch từ  <1 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 4. Sắt từ * Sắt từ là một loại vật liệu từ mạnh. Độ từ hoá của sắt từ có thể lớn hơn độ từ hoá của chất thuận từ và nghịch từ hàng trăm triệu lần * các tính chất của sắt từ 4.1. Từ độ của sắt từ không tỉ lệ thuận với cường độ từ trường H Đường cong hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của từ độ J vào cường độ từ trường ngoài H. Nếu khối sắt từ chưa bị từ hóa lần nào thì khi H= 0 từ độ J cũng bằng không . Lúc đầu J tăng nhanh theo H nhưng sau đó tăng chậm hơn . Khi H tăng đến một giá trị nào đó thì J đạt cực đại.Nếu tiếp tục tăng H thì J không tăng nữa. Sự từ hóa đã đạt tới trạng thái bão hòa. Đường cong vừa mô tả được gọi là đường từ hóa cơ bản 4.2. Độ từ thẩm tỉ đối của sắt từ phụ thuộc cường độ từ trường ngòai một cách phức tạp Khi từ trường ngoài bắt đầu tăng từ giá trị không (H còn nhỏ) thì  tăng nhanh theo H sau đó đạt giá trị cực đại  max Nếu tiếp tục tăng H thì  sẽ giảm dần. Khi từ trường ngoài khá mạnh thì  tiến dần tới đơn vị . 4.3. Mọi sắt từ đều có tính từ dư Tính từ dư biểu hiện ở chỗ khi cắt bỏ từ trường ngoài rối sắt từ vẫn còn giữ được từ tính Để nghiên cứu tính từ dư ta đặt một khối sắt từ ( chưa bị từ hóa lần nào) trong từ trường ngoài - Khi H tăng từ không tới +H1( ứng với từ độ bão hòa Jbh) trên đồ thị B(H) ta thu được đường từ hóa cơ bản OA - Khi giảm H về không từ trường B vẫn còn giữ một giá trị Bd khác không. Cảm ứng từ. Bd được gọi là cảm ứng từ dư - Đổi chiều từ trường và tăng dần giá trị đến Hk thì B= 0 từ tính còn dư bị khử hoàn toàn. Hk được gọi là cường độ từ trường khử từ - Nếu tiếp tục tăng độ lớn của H từ -Hk đến -H1 thì lõi sắt bị từ hóa theo chiều ngược lại. Tiếp tục cho H biến thiên từ - H1 về không rồi từ không tăng lên +H1 ta thu được một đường cong khép kín trên đồ thị ACA’C’A. - Đường cong ACA’C’A được gọi là chu trình từ trễ Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú * Căn cứ vào đặc điểm của chu trình từ trễ người ta phân biệt hai loại sắt từ: sắt từ cứng và sắt từ mềm. Sắt từ cứng : có từ trường khử từ lớn, chu trình từ trễ của loại này rộng. Từ dư của chúng vừa mạnh lại vừa bền vững. Do đó sắt từ cứng thường được dùng để luyện nam châm vĩnh cửu. Sắt từ mềm: có từ trường khử từ nhỏ, chu trình từ trễ hẹp. Từ trường còn dư của chúng mạnh nhưng dễ bị khử. Vì vậy sắt từ mềm thường được dùng làm lõi nam châm điện, máy điện .. 4.4. Nhiệt độ Curi - Khi nung nóng khối sắt từ thì cảm ứng từ dư của nó giảm. Tới một nhiệt độ xác định Tc gọi là nhiệt độ Curi tính từ dư của sắt từ mất hẳn. - Khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ Curi, các vật liệu sắt từ đặt trong từ trường ngoài sẽ trở thành chất thuận từ. Khi đó, các tính chất đặc trưng của sắt từ mất đi và một số tính chất vật lí của nó cũng thay đổi. Khi làm lạnh xuống dưới nhiệt độ Curi, những tính chất đặc trưng của sắt từ lại xuất hiện. 4.5. Hiện tượng từ giảo - Khi bị từ hoá, hình dạng kích thước của vật sắt từ bị thay đổi. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng từ giảo - Hiệu ứng từ giảo có ở mọi chất song rõ nhất đối với sắt từ. - Độ lớn và dấu của hiệu ứng từ giảo (dãn hoặc co) phụ thuộc vào:  Bản chất của vật sắt từ  Hướng của trục tinh thể so với hướng của từ trường  Cường độ từ trường - Ở một vài loại sắt từ, dấu của hiệu ứng thay đổi khi chuyển từ từ trường yếu sang từ trường mạnh. - Nếu ta làm cho mạng tinh thể của sắt từ biến dạng thì xuất hiện sự từ hoá trong mạng tinh thể hiện tượng đó gọi là hiệu ứng từ giảo nghịch. - Ứng dụng của hiệu ứng từ giảo : chế tạo máy phát siêu âm, rơle từ, bộ rung, bộ ọc thiết bị ổn định, áp kế… 4.6. Ferit - Ferit là những chất bán dẫn sắt từ - hợp chất hoá học của oxit sắt Fe203 và oxit của một hoặc một vài kim loại hoá trị 2 - Ferit có những đặc tính của sắt từ như  >>1,  phụ thuộc từ trường ngoài H, có hiện tượng từ trễ , điểm Curi, - Song tính ưu việt cơ bản của ferit là có điện trở suất lớn nên thực tế ferit không mất mát năng lượng do dòng Phuco. - Ứng dụng: ferit được dùng làm lõi các cuộn dây có dòng cao tần chạy qua. Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Chương 3: Quy hoạch bài trắc nghiệm A. Chương Điện môi 1. Nhận xét về chương Điện môi - Cấu trúc chương gồm 4 phần Phần 1: Sự phân cực điện môi- vectơ phân cực điên môi Phần 2: Điện trường trong chất điện môi Phần 3: Sự biến thiên của điện trường ở mặt phân cách hai môi trường Phần 4: Các chất điện môi đặc biệt - Các phần đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở phần 1 giải thích sự phân cực điện môi, tìm hiểu đại lượng đặc trưng cho sự phân cực của chất điện môi. Sau khi đã hiểu về sự phân cực, phần 2 nghiên cứu điện trường trong chất điện môi. Xác định từ trường phụ sinh ra do sư phân cực từ đó tính được từ trường tổng hợp trong chất điện môi. Trên cơ sở kiến thức của phần 1 và 2, phần thứ 3 tiến hành khảo sát sự biến thiên của điện trường ở mặt phân cách của hai chất điện môi khác nhau. Cuối cùng, sau khi đã hiểu rõ về điện môi bắt đầu nghiên cứu một số chất điện môi đặc biệt có ứng dụng trong thực tế. - Nhìn chung chương này chủ yếu là kiến thức lí thuyết. Chỉ có một số bài tập nhỏ. Các công thức trong chương này ít và tương đối đơn giản. Để học tốt chương này thì trước đó SV phải nắm vững các khái niệm như : điện trường, cường độ điện trường, điện thông, điện tích…. 2. Ý tưởng dự định khảo sát sinh viên 2.1: Sự phân cực điện môi- vectơ phân cực điên môi - Định nghĩa điện môi - Giải thích sự phân cực định hướng và sự phân cực electron - Sự phân cực electron phụ thuộc yếu tố nào - Định nghĩa vectơ phân cực điên môi, thứ nguyên - Tính chất của độ cảm điện môi ( hay hệ số nhiễm điện ) e - Mối quan hệ giữa mật độ điện tích phân cực và vectơ phân cực điên môi - Cách tính mật độ điện tích phân cực 2.2: Điện trường trong chất điện môi - Cách tính điện trường phụ, điện trường tổng hợp trong chất điện môi - Cách tính hằng số điện môi, độ cảm điện môi 2. 3: Sự biến thiên của điện trường ở mặt phân cách hai môi trường - Chứng minh quy luật biến thiên D ở mặt phân cách - Xác định sự thay đổi của thành phần tiếp tuyến và pháp tuyến của E, D - Xác định các đường sức, đường cảm ứng điện thay đổi như thế nào khi qua mặt phân cách. 2. 4: Các chất điện môi đặc biệt - Các tính chất đặc biệt của chất secnhet - Trình bày hiệu ứng áp điện và ứng dụng Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 3. Bảng phân tích nội dung Nội dung Khái niệm Ý tưởng quan trọng - Điện môi - Điện môi là những chất không dẫn điện - Điện môi tự phân thành lưỡng cực - Sự phân bố electron quanh hạt nhân là đối xứng - Trong điện trường, tâm điện tích âm dịch chuyển khỏi tâm điện tích dương, mỗi phân tử trở thành một lưỡng cực ( lưỡng cực đàn hồi) - Điện môi không tự phân thành lưỡng cực - Sự phân bố electron quanh hạt nhân không đối xứng. Mỗi phân tử là một lưỡng cực điện. - Trong điện trường, các lưỡng cực định hướng theo điện trường ( lưỡng cực cứng) - Vectơ phân cực điện môi - Vectơ phân cực điện môi bằng tổng các vectơ momen lưỡng cực điện trong một đơn vị thể tích - n ei i P P V     - Nếu chất điện môi đồng chất, đẳng hướng thì: 0eP E    1.Sự phân cực điện môi - Vectơ phân cực điện môi - Điện tích phân cực Mật độ điện tích phân cực xuất hiện trên bề mặt chất điện môi bằng hình chiếu của vectơ phân cực điện môi lên phương pháp tuyến n của diện tích mặt đó ' .cosP  - Điện trường tổng hợp E   0E  + 'E  Cường độ điện trường tổng hợp trong chất điện môi đồng chất và đẳng hướng giảm đi  lần so với trong chân không 0 0 1 e E EE     được gọi là hằng số điện môi của môi trường - Điện trường phụ 0 'E'= ' : mật độ điện tích phân cực trên bề mặt chất điện môi 2. Điện trường trong chất điện môi - Biểu thức liên hệ giữa D và P  0D E P     Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Sự biến thiên của cường độ điện trường E - Thành phần tiếp tuyến của E biến thiên liên tục: E1t= E2t - Thành phần pháp tuyến của E biến thiên không liên tục: 1 2 2 1 n n E E   - Số đường sức đi vào khác số đường sức đi ra E1d  E2d 3. Sự biến thiên của điện trường ở mặt phân cách hai môi trường Sự biến thiên của vectơ cảm ứng điện D Thành phần pháp tuyến của D biến thiên liên tục: D1n = D2n Thành phần tiếp tuyến của D biến thiên không liên tục: 1 1 2 2 t tD D   Số đường cảm ứng điện đi vào bằng số đường cảm ứng điện đi ra . D1d = D2d Đường cảm ứng điện bị khúc xạ khi qua mặt phân cách 1 1 2 2 tg tg     Chất Secnhet - Hằng số điện môi của các chất secnhet rất lớn - Hằng số điện môi  và độ cảm điện môi e phụ thuộc vào E  trong điện môi. - eP  không tỉ lệ bậc nhất với cường độ điện trường E - eP  phụ thuộc vào trạng thái phân cực trước đó - Ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ Curi, chất secnhet trở thành chất điện môi bình thường Các chất điện môi đặc biệt Hiệu ứng áp điện Khi nén hoặc kéo giãn một số tinh thể điện môi thì nó bị phân cực Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 4. Mục tiêu nhận thức đạt được cho từng loại kiến thức Chủ đề Mức độ A11: Định nghiã điện môi B A12: Giải thích sự phân cực cuả chất điện môi tự phân cực H A13: Giải thích sự phân cực cuả chất điện môi không tự phân cực H A1 Sự phân cực điện môi A14: Chỉ ra sự phân cực phụ thuộc yếu tố nào B A21: Định nghiã vectơ phân cực điện môi B A22: So sánh thứ nguyên của vectơ phân cực điện môi với các đại lượng khác H A23: Chỉ ra đại lượng đặc trưng cho sự phân cực B A24: Chỉ ra tính chất cuả e B A2 Vectơ phân cực điện môi A25: Tìm ra điều kiện để Pe không còn tỉ lệ bậc nhất với e B A31: Vận dụng các công thức tính điện tích liên kết AD A32: Chỉ ra mối quan hệ giữa mật độ điện mặt và vectơ phân cực B A Sự phân cực điện môi - Vectơ phân cực điện môi A3 Điện tích phân cực A33: chỉ ra những đặc điểm của điện tích liên kết H B1: Vận dụng các công thức tính điện trường tổng hợp AD B Điện môi trong điện trường B2: trình bày về hằng số điện môi H C1: Chứng minh quy luật biến thiên D ở mặt phân cách H C2: Suy luận đại lượng nào biến đổi khi qua mặt phân cách B C3: So sánh điện thông trước và sau khi qua mặt phân cách giữa hai môi trường H C4: Đánh giá các đặc điểm cuả đường sức, đường cảm ứng điện khi qua mặt phân cách H C Sự biến thiên điện trường ở mặt phân cách C5: So sánh các thành phần của D, E ở mặt phân cách giữa 2 môi trường AD D11: Chỉ ra tính chất cuả secnhet H D1 Secnhet D12 :Minh hoa bằng đồ thị sự phụ thuộc cuả  vào e B D Các điện môi đặc biệt D2 Chỉ rõ biến đổi xảy ra khi có hiệu ứng áp điện B Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 5. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm 5.1 Dàn bài chung Nội dung Mục tiêu A B C D Tổng cộng Tỉ lệ Biết 7 0 1 2 10 36% Hiểu 5 1 4 1 11 39% Vận dụng 2 3 2 0 7 25% Tổng cộng 14 4 7 3 28 100% 5.2 Dàn bài chi tiết Mục tiêu Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng cộng A11 1 A12 2 A13 3 A1 A14 1 A21 1 A22 1 A23 1 A24 1 A2 A25 1 A31 2 A32 1 A A3 A33 1 14 B1 3 B B2 1 4 C1 1 C2 1 C3 1 C4 2 C C5 2 7 D11 1 D1 D12 1 D D2 1 3 Tổng cộng 10 11 7 28 Tỉ lệ 36% 39% 25% 100% Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú B: Chương Vật liệu từ 1. Nhận xét về chương Vật liệu từ - Cấu trúc chương gồm 3 phần Phần 1: Nguyên tử trong từ trường ngoài Phần 2: Chất thuận từ và nghịch từ Phần 3: Sắt từ - Các phần đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở phần 1 đề cập đến nguyên tử trong từ trường ngoài, cơ chế sinh ra momen từ phụ từ và hiểu được nguyên nhân gây ra sự từ hóa của các chất. Dựa trên kiến thức thu được từ phần 1 bắt đầu khảo sát sự từ hóa của các loại vật liệu từ. Do có nhiều tính chất đặc biệt nên sắt từ được tách ra riêng ( phần 3) còn chất thuận từ và nghịch từ được gộp chung một phần( phần 2). - Chương này thiên về định tính hơn định lượng. Các công thức trong chương này phức tạp, cồng kềnh, chủ yếu là thu được từ thực nghiệm nên khó nhớ đối với sv. Do đó hệ thống câu hỏi trong phần này không có bài tập mà chủ yếu là các câu hỏi lí thuyết. 2. Ý tưởng dự định khảo sát sinh viên 2.1: Nguyên tử trong từ trường ngoài - Các loại momen của electron. - Tỉ số từ cơ spin của electron. - Nhận xét về chiều của momen từ orbital so với momen động lượng orbital. - Vận tốc Lacmo phụ thuộc yếu tố nào. - Nguyên nhân hình thành momen từ phụ. 2.2: Chất thuận từ và chất nghịch từ - Định nghĩa vectơ từ độ - Chất thuận từ : Từ độ J của chất thuận từ Độ từ hóa của chất thuận từ Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa độ từ hóa và nhiệt độ tuyệt đối - Chất nghịch từ: Từ độ J của chất nghịch từ Độ từ hóa của chất nghịch từ Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa J và B 2. 3: Sắt từ - Các đặc tính của sắt từ - Ý nghĩa của nhiệt độ Curi - Hiện tượng từ giảo - Tính chất của ferit Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 3. Bảng phân tích nội dung Nội dung Khái niệm Ý tưởng quan trọng Nguyên tử khi chưa đặt trong từ trường - Mỗi electron trong nguyên tử có 4 loại momen: + Momen từ orbital mp  + Momen động lượng l + Momen từ riêng msp  + Momen cơ riêng ( spin) sl  - Tỉ số từ cơ spin: ms s p e ml     Nguyên tử trong từ trường Nguyên tử khi đặt trong từ trường - Trong từ trường ngoài 0B  electron chuyển động tuế sai với vận tốc góc 0 2L eB m   ( L :vận tốc Lacmo) - Chuyển động tuế sai sinh ra momen từ phụ p 2 2 06m e Z rp B m     Vectơ từ độ Vectơ từ độ là momen từ trong một đơn vị thể tích của khối vật liệu từ mi V p J V     Đối với chất thuận từ và nghịch từ đồng nhất: 0 0 mJ B   hay mJ H   m : độ từ hóa của vật liệu từ. Nghịch từ và thuận từ Chất nghịch từ - Chất nghịch từ khi bị từ hoá sẽ sinh ra từ trường B  ’ ngược chiều với từ trường ban đầu B 0. - Từ độ của chất nghịch từ J 2 2 0 06 n e Z r B m    => J  luôn ngược chiều với 0B  - Độ từ hóa của chất nghịch từ 2 2 0 0 6m n e Z r m    + Luôn có giá trị âm + Không phụ thuộc vào cảm ứng từ B0 + Không phụ thuộc nhiệt độ + m ~ Z (số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn Menđêlêep) Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Chất thuận từ - Chất thuận từ khi bị từ hoá sẽ sinh ra từ trường B  ’ cùng chiều với từ trường ban đầu B 0. - Từ độ của chất thuận từ J  = 2 0 03 mn P B kT  - Độ từ hóa của chất thuận từ m  2 0 0 3 mn P C kT T   C : là hằng số Curi - Độ từ hóa của chất thuận từ tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối Từ trường tổng hợp trong chất thuận từ và nghịch từ - Từ trường tổng hợp : B  = 0B  + 'B  = 0B  + 0 J  =(1+ m ) 0B  = 0B Hay B  = 0 H  -  = 1+ m : độ từ thẩm tỉ đối của khối thuận từ . - Chất thuận từ có  >1, chất nghịch từ có  <1 Sự từ hóa của sắt từ - Từ trường phụ B  ’ do sắt từ bị từ hoá sinh ra cùng chiều với từ trường ban đầu B 0 - Độ từ hoá của sắt từ có thể lớn hơn độ từ hoá của chất thuận từ và nghịch từ hàng trăm triệu lần Tính chất của sắt từ - Từ độ của sắt từ không tỉ lệ thuận với cường độ từ trường H  -  của sắt từ phụ thuộc cường độ từ trường ngoài một cách phức tạp - Mọi sắt từ đều có tính từ dư - Ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ Curi tính từ dư của sắt từ mất đi. Sắt từ trở thành chất thuận từ - Khi bị từ hoá, hình dạng kích thước của vật sắt từ bị thay đổi. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng từ giảo Sắt từ Ferit - Ferit có những đặc tính của sắt từ như  >>1,  phụ thuộc từ trường ngoài H, có hiện tượng từ trễ , điểm Curi - Ferit là có điện trở suất rất lớn Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 4. Mục tiêu nhận thức đạt được cho từng loại kiến thức Chủ đề Mức độ A11:Nhớ lại kết quả đo tỉ số từ cơ spin cuả electron B A12:Chỉ ra được là momen từ orbital và momen động lượng luôn luôn ngược chiều nhau H A1: Nguyên tử khi chưa đặt trong từ trường ngoài A13:Kể ra các loại momen cuả electron B A21:Chỉ rõ vận tốc Lacmo phụ thuộc yếu tố nào B A Nguyên tử trong từ trường ngoài A2:Nguyên tử trong từ trường ngoài A22:Giải thích sự hình thành momen từ phụ H B11:Trình bày về vectơ từ hoá H B12:Giải thích sự từ hoá cuả các chất H B1:vectơ từ hoá B13:Đánh giá độ từ hoá cuả các chất H B21:Trình bày từ độ J cuả thuận từ H B22:Trình bày về sự từ hoá cuả chất thuận từ H B2:Chất thuận từ B23:Vận dụng mối quan hệ giữa J và B để giải toán AD B31:Trình bày về sự từ hoá cuả chất nghịch từ H B32:Chỉ ra độ cảm ứng từ cuả chất nghịch từ phụ thuộc vào yếu tố nào B B Chất thuận từ và nghịch từ B3:Chất nghịch từ B33:Dự đoán thí nghiệm chất nghịch từ AD C1:Nhận biết những đặc tính của sắt từ B C2:Minh hoạ sự phụ thuộc cuả J vào H bằng đồ thị B C3:Cho ví dụ về nhiệt độ curi H C4:Cho ví dụ về ứng dụng của sắt từ cứng trong thực tế B C5:Nhận biết tính chất cuả hiện tượng tượng từ giảo B C Sắt từ C6:Trình bày tính chất cuả ferit B Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú 5. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm 5.1 Dàn bài chung Nội dung Mục tiêu A B C Tổng cộng Tỉ lệ Biết 3 1 5 9 45% Hiểu 2 6 1 9 45% Vận dụng 0 2 0 2 10% Tổng cộng 5 9 6 20 100% 5.2 Dàn bài chi tiết Mục tiêu Nội dung BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG CỘNG A11 1 A12 1 A1 A13 1 A21 1 A A2 A22 1 5 B11 1 B12 1 B1 B13 1 B21 1 B22 1 B2 B23 1 B3._. TC = 2.474 Do Kho bai TEST = 47.3% Trung binh LT = 12.500 Do Kho Vua Phai = 62.5% -------------------------------------------------------------------------------- * HE SO TIN CAY cua BAI TEST (Theo cong thuc Kuder-Richardson co ban) He so tin cay = 0.377 * Sai so tieu chuan cua do luong : SEM = 1.953 -------------------------------------------------------------------------------- * BANG DO KHO VA DO PHAN CACH TUNG CAU TRAC NGHIEM Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú *** Mean(cau) = DO KHO(cau) *** Rpbis = DO PHAN CACH(cau) Cau TDcau MEAN(cau) SD(cau) | Mp Mq Rpbis 1 54 0.871 0.338 | 9.704 7.875 0.248 2 49 0.790 0.410 | 10.102 7.077 0.498 ** 3 31 0.500 0.504 | 10.742 8.194 0.515 ** 4 31 0.500 0.504 | 10.710 8.226 0.502 ** 5 26 0.419 0.497 | 10.462 8.750 0.341 ** 6 25 0.403 0.495 | 10.400 8.838 0.310 * 7 50 0.806 0.398 | 9.720 8.417 0.208 8 15 0.242 0.432 | 9.600 9.426 0.030 9 16 0.258 0.441 | 10.063 9.261 0.142 10 12 0.194 0.398 | 11.167 9.060 0.336 ** 11 26 0.419 0.497 | 10.077 9.028 0.209 12 19 0.306 0.465 | 10.421 9.047 0.256 * 13 23 0.371 0.487 | 10.217 9.026 0.233 14 33 0.532 0.503 | 9.242 9.724 -0.097 15 16 0.258 0.441 | 10.750 9.022 0.306 * 16 50 0.806 0.398 | 9.820 8.000 0.291 * 17 44 0.710 0.458 | 10.114 7.889 0.408 ** 18 48 0.774 0.422 | 10.125 7.214 0.492 ** 19 5 0.081 0.275 | 11.000 9.333 0.183 20 14 0.226 0.422 | 10.071 9.292 0.132 -------------------------------------------------------------------------------- Ghi chu: 1.Y nghia cua he so Rpbis Cac tri so co dau (*) la co y nghia muc xac suat =.05 Cac tri so co dau (**) la co y nghia muc xac suat =.01 2.TDcau(i) = tong diem cau i = so nguoi lam dung cau nay 3.Mp = trung binh tong diem nhung nguoi lam dung cau i Mq = trung binh tong diem nhung nguoi lam sai cau i * BANG DOI DIEM THO RA DIEM TIEU CHUAN RawScores Z-Scores Dtc-11bac Diemlop DTC-5bac 3 -2.614 0.000 0 F 4 -2.210 0.580 1 F 5 -1.806 1.389 1 F 6 -1.402 2.197 2 D 7 -0.997 3.005 3 D 8 -0.593 3.814 4 D 9 -0.189 4.622 5 C 10 0.215 5.430 5 C 11 0.619 6.239 6 B 12 1.023 7.047 7 B 13 1.428 7.855 8 B 14 1.832 8.664 9 A -------------------------------------------------------------------------------- *** HET *** Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú PHỤ LỤC 3 PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG ĐIỆN MÔI LẦN 1 BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU (Item Analysis Results for Observed Responses) =========================================== Trac nghiem : * Ten nhom lam TN : * So cau : 28 * So nguoi : 60 * Xu ly luc 23g54ph * Ngay 28/ 4/2008 =========================================== ................................................................................ *** Cau so : 1 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 39 13 2 6 0 Ti le % : 65.0 21.7 3.3 10.0 Pt-biserial : 0.38 -0.27 -0.12 -0.17 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 2 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 30 11 8 11 0 Ti le % : 50.0 18.3 13.3 18.3 Pt-biserial : 0.28 -0.34 -0.18 0.13 Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 3 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 21 12 18 8 1 Ti le % : 35.6 20.3 30.5 13.6 Pt-biserial : 0.25 -0.22 -0.14 0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 4 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 44 6 7 3 0 Ti le % : 73.3 10.0 11.7 5.0 Pt-biserial : 0.43 -0.14 -0.33 -0.19 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 5 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 6 3 46 5 0 Ti le % : 10.0 5.0 76.7 8.3 Pt-biserial : -0.31 -0.03 0.33 -0.15 Muc xacsuat : <.05 NS <.01 NS Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú ................................................................................ *** Cau so : 6 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 17 7 11 24 1 Ti le % : 28.8 11.9 18.6 40.7 Pt-biserial : -0.16 -0.21 -0.13 0.38 Muc xacsuat : NS NS NS <.01 ................................................................................ *** Cau so : 7 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 12 9 26 13 0 Ti le % : 20.0 15.0 43.3 21.7 Pt-biserial : 0.27 -0.22 0.14 -0.24 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 8 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 39 3 1 17 0 Ti le % : 65.0 5.0 1.7 28.3 Pt-biserial : 0.20 -0.13 -0.20 -0.09 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 9 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 30 11 10 9 0 Ti le % : 50.0 18.3 16.7 15.0 Pt-biserial : 0.38 -0.27 -0.16 -0.08 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 10 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 25 11 13 10 1 Ti le % : 42.4 18.6 22.0 16.9 Pt-biserial : 0.24 -0.02 -0.14 -0.20 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 11 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 24 24 10 2 0 Ti le % : 40.0 40.0 16.7 3.3 Pt-biserial : 0.32 -0.13 -0.18 -0.14 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 12 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 22 10 20 7 1 Ti le % : 37.3 16.9 33.9 11.9 Pt-biserial : 0.37 -0.19 -0.20 -0.10 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 13 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 40 9 7 4 0 Ti le % : 66.7 15.0 11.7 6.7 Pt-biserial : 0.39 -0.14 -0.06 -0.46 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Muc xacsuat : <.01 NS NS <.01 ................................................................................ *** Cau so : 14 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 19 3 12 26 0 Ti le % : 31.7 5.0 20.0 43.3 Pt-biserial : 0.10 0.02 -0.13 0.00 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 15 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 15 21 4 19 1 Ti le % : 25.4 35.6 6.8 32.2 Pt-biserial : -0.31 0.08 0.16 0.11 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 16 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 30 23 4 3 0 Ti le % : 50.0 38.3 6.7 5.0 Pt-biserial : 0.09 0.08 -0.22 -0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 17 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 40 11 6 2 1 Ti le % : 67.8 18.6 10.2 3.4 Pt-biserial : 0.38 -0.08 -0.47 0.12 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ................................................................................ *** Cau so : 18 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 21 18 12 8 1 Ti le % : 35.6 30.5 20.3 13.6 Pt-biserial : 0.01 0.21 0.01 -0.22 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 19 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 39 7 10 4 0 Ti le % : 65.0 11.7 16.7 6.7 Pt-biserial : 0.33 -0.22 -0.20 -0.05 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 20 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 5 6 28 21 0 Ti le % : 8.3 10.0 46.7 35.0 Pt-biserial : -0.01 -0.22 0.17 -0.03 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 21 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 13 9 12 0 Ti le % : 43.3 21.7 15.0 20.0 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Pt-biserial : 0.42 -0.19 -0.15 -0.19 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 22 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 7 7 26 20 0 Ti le % : 11.7 11.7 43.3 33.3 Pt-biserial : -0.31 -0.21 0.31 0.03 Muc xacsuat : <.05 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 23 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 12 25 4 19 0 Ti le % : 20.0 41.7 6.7 31.7 Pt-biserial : -0.22 0.34 -0.20 -0.07 Muc xacsuat : NS <.01 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 24 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 7 4 2 46 1 Ti le % : 11.9 6.8 3.4 78.0 Pt-biserial : -0.07 0.01 -0.16 0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 25 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 16 9 16 19 0 Ti le % : 26.7 15.0 26.7 31.7 Pt-biserial : 0.35 -0.23 -0.16 -0.00 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 26 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 29 8 18 5 0 Ti le % : 48.3 13.3 30.0 8.3 Pt-biserial : 0.52 -0.30 -0.14 -0.35 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS <.01 ................................................................................ *** Cau so : 27 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 4 22 10 24 0 Ti le % : 6.7 36.7 16.7 40.0 Pt-biserial : -0.17 -0.13 0.25 0.02 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 28 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 4 19 5 31 1 Ti le % : 6.8 32.2 8.5 52.5 Pt-biserial : -0.24 -0.11 -0.20 0.32 Muc xacsuat : NS NS NS <.05 ................................................................................ LẦN 2 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU (Item Analysis Results for Observed Responses) =========================================== Trac nghiem : * Ten nhom lam TN : * So cau : 28 * So nguoi : 91 * Xu ly luc 22g59ph * Ngay 28/ 4/2008 =========================================== ................................................................................ *** Cau so : 1 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 47 14 11 19 0 Ti le % : 51.6 15.4 12.1 20.9 Pt-biserial : 0.25 -0.24 -0.17 0.05 Muc xacsuat : <.05 <.05 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 2 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 42 11 27 10 1 Ti le % : 46.7 12.2 30.0 11.1 Pt-biserial : 0.43 -0.38 -0.09 -0.15 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 3 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 39 14 28 10 0 Ti le % : 42.9 15.4 30.8 11.0 Pt-biserial : 0.40 -0.15 -0.21 -0.14 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 4 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 57 23 10 1 0 Ti le % : 62.6 25.3 11.0 1.1 Pt-biserial : 0.21 -0.08 -0.18 -0.12 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 5 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 9 14 54 14 0 Ti le % : 9.9 15.4 59.3 15.4 Pt-biserial : -0.25 -0.22 0.36 -0.07 Muc xacsuat : <.05 <.05 <.01 NS ................................................................................ *** Cau so : 6 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 12 18 31 30 0 Ti le % : 13.2 19.8 34.1 33.0 Pt-biserial : -0.10 -0.13 -0.21 0.40 Muc xacsuat : NS NS <.05 <.01 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú ................................................................................ *** Cau so : 7 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 31 13 40 7 0 Ti le % : 34.1 14.3 44.0 7.7 Pt-biserial : 0.41 -0.08 -0.25 -0.16 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 8 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 54 6 11 20 0 Ti le % : 59.3 6.6 12.1 22.0 Pt-biserial : 0.12 -0.11 0.04 -0.11 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 9 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 66 10 6 9 0 Ti le % : 72.5 11.0 6.6 9.9 Pt-biserial : 0.37 -0.13 -0.20 -0.25 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.05 ................................................................................ *** Cau so : 10 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 28 15 8 39 1 Ti le % : 31.1 16.7 8.9 43.3 Pt-biserial : 0.43 -0.14 -0.09 -0.24 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.05 ................................................................................ *** Cau so : 11 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 49 26 12 4 0 Ti le % : 53.8 28.6 13.2 4.4 Pt-biserial : 0.36 -0.15 -0.20 -0.20 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 12 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 47 16 16 12 0 Ti le % : 51.6 17.6 17.6 13.2 Pt-biserial : 0.29 -0.13 -0.08 -0.19 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 13 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 79 6 6 0 0 Ti le % : 86.8 6.6 6.6 0.0 Pt-biserial : 0.26 -0.28 -0.07 NA Muc xacsuat : <.05 <.01 NS NA ................................................................................ *** Cau so : 14 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 11 16 38 0 Ti le % : 28.6 12.1 17.6 41.8 Pt-biserial : 0.24 -0.06 -0.25 0.01 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Muc xacsuat : <.05 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 15 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 14 22 8 47 0 Ti le % : 15.4 24.2 8.8 51.6 Pt-biserial : -0.08 0.14 -0.04 -0.04 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 16 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 40 29 7 13 2 Ti le % : 44.9 32.6 7.9 14.6 Pt-biserial : 0.18 -0.19 -0.01 -0.01 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 17 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 58 27 2 4 0 Ti le % : 63.7 29.7 2.2 4.4 Pt-biserial : 0.12 -0.06 -0.03 -0.12 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 18 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 21 33 20 16 1 Ti le % : 23.3 36.7 22.2 17.8 Pt-biserial : -0.15 0.23 -0.03 -0.08 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 19 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 62 13 6 9 1 Ti le % : 68.9 14.4 6.7 10.0 Pt-biserial : 0.38 -0.19 -0.21 -0.21 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 20 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 25 8 39 19 0 Ti le % : 27.5 8.8 42.9 20.9 Pt-biserial : 0.14 0.02 0.01 -0.19 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 21 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 56 5 21 8 1 Ti le % : 62.2 5.6 23.3 8.9 Pt-biserial : 0.36 -0.17 -0.28 -0.11 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ................................................................................ *** Cau so : 22 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 9 8 55 19 0 Ti le % : 9.9 8.8 60.4 20.9 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Pt-biserial : -0.12 -0.29 0.57 -0.39 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 <.01 ................................................................................ *** Cau so : 23 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 14 40 8 29 0 Ti le % : 15.4 44.0 8.8 31.9 Pt-biserial : -0.28 0.37 0.14 -0.27 Muc xacsuat : <.01 <.01 NS <.05 ................................................................................ *** Cau so : 24 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 25 1 57 0 Ti le % : 8.8 27.5 1.1 62.6 Pt-biserial : 0.02 -0.34 -0.09 0.32 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 ................................................................................ *** Cau so : 25 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 26 10 44 9 2 Ti le % : 29.2 11.2 49.4 10.1 Pt-biserial : 0.02 -0.15 0.10 -0.02 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 26 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 27 25 33 6 0 Ti le % : 29.7 27.5 36.3 6.6 Pt-biserial : 0.45 -0.17 -0.19 -0.15 Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 27 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 3 40 24 24 0 Ti le % : 3.3 44.0 26.4 26.4 Pt-biserial : -0.05 0.09 0.13 -0.20 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 28 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 38 23 20 2 Ti le % : 9.0 42.7 25.8 22.5 Pt-biserial : -0.11 0.01 -0.21 0.31 Muc xacsuat : NS NS <.05 <.01 ................................................................................ CHƯƠNG VẬT LIỆU TỪ LẦN 1 BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU (Item Analysis Results for Observed Responses) =========================================== Trac nghiem : CHUONG VATLIEUTU Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú * Ten nhom lam TN : NT-DN * So cau : 20 * So nguoi : 61 * Xu ly luc 12g58ph * Ngay 21/ 4/2008 =========================================== ..................................................................... *** Cau so : 1 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 51 0 7 3 0 Ti le % : 83.6 0.0 11.5 4.9 Pt-biserial : 0.26 NA -0.17 -0.20 Muc xacsuat : <.05 NA NS NS ....................................................................... *** Cau so : 2 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 17 9 33 0 Ti le % : 3.3 27.9 14.8 54.1 Pt-biserial : 0.04 -0.39 -0.06 0.37 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 ....................................................................... *** Cau so : 3 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 36 5 15 5 0 Ti le % : 59.0 8.2 24.6 8.2 Pt-biserial : -0.33 -0.08 0.55 -0.19 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 NS ....................................................................... *** Cau so : 4 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 27 11 6 17 0 Ti le % : 44.3 18.0 9.8 27.9 Pt-biserial : 0.06 -0.28 0.05 0.14 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS ....................................................................... *** Cau so : 5 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 0 52 8 1 0 Ti le % : 0.0 85.2 13.1 1.6 Pt-biserial : NA -0.05 0.07 -0.03 Muc xacsuat : NA NS NS NS ........................................................................ *** Cau so : 6 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 14 14 22 10 1 Ti le % : 23.3 23.3 36.7 16.7 Pt-biserial : -0.31 -0.01 0.39 -0.09 Muc xacsuat : <.05 NS <.01 NS ....................................................................... *** Cau so : 7 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 5 45 3 6 2 Ti le % : 8.5 76.3 5.1 10.2 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Pt-biserial : -0.19 0.42 -0.09 -0.27 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.05 ....................................................................... *** Cau so : 8 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 9 8 26 16 2 Ti le % : 15.3 13.6 44.1 27.1 Pt-biserial : -0.06 -0.03 0.01 0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS ...................................................................... *** Cau so : 9 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 5 10 21 25 0 Ti le % : 8.2 16.4 34.4 41.0 Pt-biserial : -0.08 -0.01 0.13 -0.08 Muc xacsuat : NS NS NS NS ....................................................................... *** Cau so : 10 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 11 25 17 8 0 Ti le % : 18.0 41.0 27.9 13.1 Pt-biserial : 0.13 0.13 -0.16 -0.12 Muc xacsuat : NS NS NS NS ....................................................................... *** Cau so : 11 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 0 59 0 2 0 Ti le % : 0.0 96.7 0.0 3.3 Pt-biserial : NA 0.18 NA -0.18 Muc xacsuat : NA NS NA NS ....................................................................... *** Cau so : 12 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 15 4 22 20 0 Ti le % : 24.6 6.6 36.1 32.8 Pt-biserial : 0.04 -0.03 -0.11 0.09 Muc xacsuat : NS NS NS NS ...................................................................... *** Cau so : 13 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 14 5 16 26 0 Ti le % : 23.0 8.2 26.2 42.6 Pt-biserial : -0.01 0.04 0.06 -0.07 Muc xacsuat : NS NS NS NS ...................................................................... *** Cau so : 14 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 6 19 17 18 1 Ti le % : 10.0 31.7 28.3 30.0 Pt-biserial : -0.16 0.36 -0.07 -0.16 Muc xacsuat : NS <.01 NS NS ...................................................................... *** Cau so : 15 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 14 14 26 7 0 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Ti le % : 23.0 23.0 42.6 11.5 Pt-biserial : 0.12 0.27 -0.17 -0.26 Muc xacsuat : NS <.05 NS <.05 ...................................................................... *** Cau so : 16 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 0 35 13 13 0 Ti le % : 0.0 57.4 21.3 21.3 Pt-biserial : NA 0.25 -0.05 -0.25 Muc xacsuat : NA NS NS NS ...................................................................... *** Cau so : 17 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 3 50 7 1 0 Ti le % : 4.9 82.0 11.5 1.6 Pt-biserial : -0.17 0.20 -0.07 -0.16 Muc xacsuat : NS NS NS NS ...................................................................... *** Cau so : 18 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 0 0 58 3 0 Ti le % : 0.0 0.0 95.1 4.9 Pt-biserial : NA NA -0.02 0.02 Muc xacsuat : NA NA NS NS ...................................................................... *** Cau so : 19 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 14 21 3 23 0 Ti le % : 23.0 34.4 4.9 37.7 Pt-biserial : 0.44 -0.10 -0.02 -0.28 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.05 ...................................................................... *** Cau so : 20 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 29 4 9 18 1 Ti le % : 48.3 6.7 15.0 30.0 Pt-biserial : -0.27 -0.10 -0.17 0.46 Muc xacsuat : <.05 NS NS <.01 ................................................................... LẦN 2 BANG PHAN TICH CAC TAN SO LUA CHON TUNG CAU (Item Analysis Results for Observed Responses) =========================================== Trac nghiem : * Ten nhom lam TN : * So cau : 20 * So nguoi : 62 * Xu ly luc 0g13ph * Ngay 28/ 4/2008 =========================================== Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú ................................................................................ *** Cau so : 1 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 54 0 7 1 0 Ti le % : 87.1 0.0 11.3 1.6 Pt-biserial : 0.25 NA -0.17 -0.23 Muc xacsuat : NS NA NS NS ................................................................................ *** Cau so : 2 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 2 3 8 49 0 Ti le % : 3.2 4.8 12.9 79.0 Pt-biserial : -0.33 0.02 -0.44 0.50 Muc xacsuat : <.01 NS <.01 <.01 ................................................................................ *** Cau so : 3 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 24 1 31 6 0 Ti le % : 38.7 1.6 50.0 9.7 Pt-biserial : -0.30 -0.18 0.51 -0.30 Muc xacsuat : <.05 NS <.01 <.05 ................................................................................ *** Cau so : 4 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 21 8 2 31 0 Ti le % : 33.9 12.9 3.2 50.0 Pt-biserial : -0.23 -0.33 -0.18 0.50 Muc xacsuat : NS <.01 NS <.01 ................................................................................ *** Cau so : 5 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 25 26 4 7 0 Ti le % : 40.3 41.9 6.5 11.3 Pt-biserial : -0.25 0.34 -0.13 -0.05 Muc xacsuat : NS <.01 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 6 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 12 19 25 5 1 Ti le % : 19.7 31.1 41.0 8.2 Pt-biserial : -0.36 0.09 0.31 -0.18 Muc xacsuat : <.01 NS <.05 NS ................................................................................ *** Cau so : 7 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 5 50 2 5 0 Ti le % : 8.1 80.6 3.2 8.1 Pt-biserial : -0.08 0.21 -0.15 -0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 8 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 8 7 32 15 0 Ti le % : 12.9 11.3 51.6 24.2 Pt-biserial : -0.33 -0.01 0.20 0.03 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Muc xacsuat : <.01 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 9 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 2 8 16 36 0 Ti le % : 3.2 12.9 25.8 58.1 Pt-biserial : -0.07 0.22 0.14 -0.25 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 10 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 12 22 16 12 0 Ti le % : 19.4 35.5 25.8 19.4 Pt-biserial : 0.34 0.05 -0.10 -0.29 Muc xacsuat : <.01 NS NS <.05 ................................................................................ *** Cau so : 11 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 28 26 7 1 0 Ti le % : 45.2 41.9 11.3 1.6 Pt-biserial : -0.17 0.21 -0.11 0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 12 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 19 2 25 16 0 Ti le % : 30.6 3.2 40.3 25.8 Pt-biserial : 0.26 0.04 -0.18 -0.08 Muc xacsuat : <.05 NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 13 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 12 1 23 26 0 Ti le % : 19.4 1.6 37.1 41.9 Pt-biserial : -0.08 -0.23 0.23 -0.11 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 14 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 7 33 6 15 1 Ti le % : 11.5 54.1 9.8 24.6 Pt-biserial : -0.09 -0.10 0.22 0.05 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 15 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 8 16 31 6 1 Ti le % : 13.1 26.2 50.8 9.8 Pt-biserial : -0.34 0.31 -0.02 -0.04 Muc xacsuat : <.01 <.05 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 16 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 1 50 7 4 0 Ti le % : 1.6 80.6 11.3 6.5 Trắc nghiệm khách quan GVHD: Thầy Trương Đình Tòa SVTH: Nguyễn Thanh Tú Pt-biserial : -0.18 0.29 -0.13 -0.21 Muc xacsuat : NS <.05 NS NS ................................................................................ *** Cau so : 17 Lua chon A B* C D Missing Tan so : 0 44 15 3 0 Ti le % : 0.0 71.0 24.2 4.8 Pt-biserial : NA 0.41 -0.35 -0.16 Muc xacsuat : NA <.01 <.01 NS ................................................................................ *** Cau so : 18 Lua chon A B C* D Missing Tan so : 3 9 48 2 0 Ti le % : 4.8 14.5 77.4 3.2 Pt-biserial : -0.04 -0.37 0.49 -0.37 Muc xacsuat : NS <.01 <.01 <.01 ................................................................................ *** Cau so : 19 Lua chon A* B C D Missing Tan so : 5 31 15 11 0 Ti le % : 8.1 50.0 24.2 17.7 Pt-biserial : 0.18 -0.03 0.01 -0.10 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** Cau so : 20 Lua chon A B C D* Missing Tan so : 26 9 13 14 0 Ti le % : 41.9 14.5 21.0 22.6 Pt-biserial : -0.20 0.11 0.01 0.13 Muc xacsuat : NS NS NS NS ................................................................................ *** HET **** ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7242.pdf
Tài liệu liên quan