Một số vấn đề về đầu tư xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam

Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Một số lý luận chung về đầu tư xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 3 I. Lý luận về đầu tư phát triển. 3 1. Đầu tư phát triển là gì? 3 2. vai trò của đầu tư phát triển. 3 2.1 Đầu tư phát triển vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu 3 2.2 Đầu tư phát triển cũng có tác động hai mặt tới sự ổn định của nền kinh tế 3 2.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 4 2.4 Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4 2.5 Đầu tư với vi

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về đầu tư xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc tăng cường khả năng công nghệ. Khoa học của đất nước 5 3. Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam 5 II. Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. 6 1. Quan điểm của Simon Kuznets. 6 2. Quan điểm của A. Lewis. 7 3. quan điểm của Harry Oshima. 8 4. Quan điểm của Các Mác về phân phối bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 10 Chương II. Thực trạng đầu tư cho xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. 11 I. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua 11 1. Tỷ lệ đói nghèo. 11 2. mức dộ bất bình đẳng trong thu nhập 12 II. Thực trạng đầu tư xóa đói giảm nghèo 14 1. Tổng quan về hệ thống cung cấp vốn. 14 2. Hỗ trợ vốn từ Ngân sách Nhà nước. 16 3. Hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng nông thôn. 17 3.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 17 3.2. Ngân hàng phục vụ người nghèo 18 3.3. Quỹ tín dụng và ngân hàng cổ phầncác 19 4. Một số hình thức khác. 20 III. Đánh giá hoạt động xóa đói, giảm nghèo trong những năm qua 21 1. Kết quả hoạt động xóa đói giảm nghèo. 21 2. Tồn tại trong công tác đầu tư xóa đói giảm nghèo. 22 Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho xóa đói giảm nghèo 23 I. Hệ quan điểm chỉ đạo. 23 1. Đầu tư cho xóa đói giảm nghèo gắn liền với phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị. 23 2. Đầu tư xóa đói giảm nghèo phải đảm bảo sự kết hợp, thống nhất kinh tế với xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. 23 3. xóa đói, giảm nghèo là sự quan tâm trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. 24 4. đầu tư xóa đói, giảm nghèo phải tạo cơ sở phát huy tính tự chủ tự vươn lên vượt qua đói nghèo, giảm nghèo của người nghèo 24 5. Đầu tư xóa đói, giảm nghèo phải xuất phát từ mục tiêu phát triển vì phát triển là chính 24 6. Mở rộng hợp tác quốc tế khai thác có hiệu quả mọi nguồn hợp tác quốc tế 25 II. Một số giải pháp cơ bản cho đầu tư xóa đói, giảm nghèo 25 A. Các giải pháp kinh tế 25 1. Các giải pháp về vốn đầu tư xóa đói, giảm nghèo 25 1.1 Nguồn vốn huy đông từ kênh ngân sách Nhà nước 25 1.2 Nguồn vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào ngân hàng phục vụ người nghèo. Tuy nhiên, tùy thuộc vào yêu cầu 26 1.3. Nguồn vốn huy động từ tài trợ trong và ngoài nước cho đầu tư xóa đói, giảm nghèo 26 1.4. Nguồn vốn từ quỹ bù đắp rủi ro 27 1.5. Nguồn vốn từ quỹ bù đắp rủi ro 27 2. Đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã nghèo 27 3. các biện pháp nâng cao sản xuất và thu nhập cho người nghèo 28 4. Chống tham nhũng và buôn lậu 29 B. Các giải pháp về xã hội 30 1. Phát triển các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo trợ cho người nghèo 30 1.1. Nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo với vấn đề giáo dục 30 1.2. Đầu tư tăng cường các dịch vụ y tế cho người nghèo 31 2. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hóa gia đình và giảm tốc độ tăng dân số 33 3. phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể 34 3.1 Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. 34 3.2 Nâng cao trách nhiệm là hiệu quả hoạt động của đoàn thể về xóa đói, giảm nghèo. 34 C. Kết luận 35 Tài liệu tham khảo 36 Lời nói đầu đầu tư xóa đói, giảm nghèo là vấn đề đang được thế giới rất quan tâm, đặc biệt là thế giới thứ ba, trong đó có Việt Nam, nơi mà tình trạng đói nghèo và phân hóa giàu nghèo giữacác tầng lớp dân cư đang trở nên gay gắt. Ngày nay, khái niệm tăng trưởng không có ý nghĩa là có sự gia tăng về sản lượng kinh tế mà còn đồng nghĩa với cơ cấu kinh tế xã hội, không ngừng cải thiện đời sống và nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân. chính vì vậy, đầu tư xóa đói, giảm nghèo là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững. ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ nước ta đã có nhiều chính sách, giải pháp tích cực sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện mục dích của phát triển kinh tế mang lại một cuộc sống đầy đủ vật chất, công bằng cho nhân dân thì phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua nhưng do xuất phát điểm còn thấp nên chúng ta chỉ đạt được thu nhập bình quân gần 300USD/người/năm, và giữa giữa người giàu và người nghèo vẫn có khoảng cách thu nhập lớn. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường lại tạo cho người giàu ngày càng giàu thêm, người nghèo lại càng nghèo vì khó có các điều kiện nâng cao thu nhập của mình. Bởi vậy, tình trạng thu nhập thấp và chênh lệch trong xã hội ta vẫn gia tăng, là thách thức và sự cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Qua quá trình học tập ở trường, em nhận thấy rằng nghiên cứu đề tài có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân nhằm củng cố, nâng cao lý luận, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt những kiến thức vào thực tiễn. Đề án này kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Một số lý luận về đầu tư và đầu tư xóa đói, giảm nghèo Chương II: thực trạng đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xóa đói, giảm nghèo Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị ái Liên, giảng viên bộ môn kinh tế đầu tư đã tận tình chỉ bảo em hoàn thành xong đề án này. Do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề án không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Chương I: Một số lý luận chung về đầu tư xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Lý luận về đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là gì? Đầu tư trên giác độ nền kinh tế gắn với sự hy sinh giá trị hiện tại tạo ra sản phẩm cuối cùng cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra xóa đói, giảm nghèo, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt máy móc, đào tạo bồi dưỡng nguồn lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực cuối cùng cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này chính là đầu tư phát triển. 2. vai trò của đầu tư phát triển. Các lý thuyết kinh tế, cả lý thuyết kinh tế kế hoạch hóa tập trung là lý thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng. Vai trò của đầu tư thể ở một số mặt sau: 2.1 đầu tư phát triển vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu Đầu tư tác động đến cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu của WB (Ngân hàng thế giới), đầu tư thường chiếm khoảng 24% - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Đầu tư tác động đến cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thi tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, sản lượng tăng lên, giá cả giảm, cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất hơn nữa. sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội. Tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. 2.2 Đầu tư phát triển cũng có tác động hai mặt tới sự ổn định của nền kinh tế sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá của hàng hóa liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nhân, lao động, vật tư) đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. 2.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế kết quả nghiên cứu cho thấy: Muốn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 – 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước. Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 – 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn sử dụng nhiều để thay thế lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp, từ 2 - 3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. Đối với các nước đang phát triển, phát triển được coi là vấn đề bảo đảm các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. Thực vậy, ở nhiều nước phát triển đóng vai trò như “ Cú hích ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. 2.4 Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6 % là rất khó. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. 2.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng công nghệ. Khoa học của đất nước Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa, đầu tư là điều kiện tiên quyết của phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước ta hiện nay, chúng ta biết rằng có hai cong đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù tư nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, tức là phải có vốn đầu tư. 3. Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và hiện trạng đời sống trung bình của dân cư hiện nay, có thể xác lập các chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo theo các chỉ tiêu sau đây: thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, tư liệu sản xuất và vốn liếng để giành. Chỉ tiêu về thu nhập và các nguồn thu nhập Đó là tổng thu V+M, từ tất cả các nguồn chính tính bình quân đầu người trên tháng. Các loại đối tượng khác nhau thì có nguồn thu nhập khác nhau. Công nhân viên chức ở cơ quan và doanh nghiệp thì có nguồn thu từ lương và các nguồn thu ngoài lương nhưng vẫn thuộc các cơ quan doanh nghiệp, cộng thu từ các hoạt động khác. nông dân có nguồn thu từ các hoạt động sản xuất doanh nghiệp và thu từ các hoạt động không kết cấu (bao gồm phần phi nông nghiệp, VAC, nghề phụ, chạy chợ,…). Do giá cả thay đổi theo thời gian và có sự khác nhau giữa các địa phương cho nên để có đơn vị thống nhất cần thu nhập từ tiền ra gạo trung bình. Cơ cấu sử dụng thu nhập cho các nhu cầu tối thiểu là 15,1 – 16,2 kg gạo/người/ tháng, bao gồm: + ăn : 13 kg/ người/ tháng + Mặc và ở : 2 kg/người/tháng + Văn hóa+ Y tế+ Giáo dục+ Đi lại : 1,1kg/người /tháng Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: những người nghèo thường sống trong những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất, nhà lá dừa nước, nhà lợp tôn, nhà ổ chuột… Đồ dùng sinh hoạt không có gì ngoài giường gỗ, tre, phản, chõng và vài thứ khác ở dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất lượng. Tuy nhiên có một số người tuy nghèo đói vẫn có thể có nhà xây có vài đồ dùng khác, đó là tài sản do cha ông để lại, hoặc đó là dấu tích của thời khá giả còn lại trước khi rơi vào cảnh nghèo khổ. Chỉ tiêu về tư liệu sản phẩm: những người nghèo đói ít có tư liệu sản xuất, phần lớn thô sơ, đất đai, vườn ao hầu như không có, một bộ phận thiếu ruộn đất đất để sản xuất. Chỉ tiêu về vốn: người nghèo đói không có vốn để giành. Họ thường phải vay nợ, ở một số nơi cho vay với lãi suất rất cao, người nghèo thường không trả được, nợ nần ngày càng chồng chất. Dẫn đến trường hợp trẻ em lang thang, phụ nữ thường đi ở hay làm công cho các nhà giàu có, rơi vào cáo ổ chứa mại dâm, nam giới bán sức lao động tại các chợ lao động từ mấy năm trở lại đây làm cho các vấn đề càng ngày càng trở nên phức tạp và nan giải hơn, tệ nạn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Quan điểm của Simon Kuznets. Simon Kuzets là nhà kinh tế học người Mỹ. Năm 1971, trong tác phẩm “ Sự tăng trưởng kinh tế của các nước”, ông đưa ra lý thuyết phát triển cân bằng. theo ông, phát triển là một quá trình cân bằng, trong đó các nước tiến lên một bước vững chắc. trong tác phẩm này, Kunets cũng chú ý tới mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người với sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Dựa vào số liệu thu thập được ở các nước có mức thu nhập giàu nghèo khác nhau trong một thời kỳ dài, ông cho rằng mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có dạng hình chữ U ngược. Điều này được minh họa bằng đồ thị sau: Theo Kunets, ở một nước nghèo, mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là thấp, thể hiện ở hệ số Gini khá nhỏ ( hệ số Gini khoảng 0,2- 0,3). Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng hơn, thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng lên thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng tăng lên và đạt cực đại ở mức trung bình của mức thu nhập. Sau đó, mặc dù nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhưng không sự không công bằng trong phân phối thu nhập sẽ giảm dần cho đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt tới mức đặc trưng của một nước công nghiệp phát triển thông qua các số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới, nhiều nhà kinh tế học hiện đại cho rằng, mô hình của Simon vẫn đúng trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, trong mô hình của mình, Kunets mới chỉ ra được xu hướng vận động các, tính quy luật của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, ông chưa lý giải được vì sao có tính quy luật đó và vai trò của Nhà nước trong quá trình vận động của mối quan hệ này. Quan điểm của A. Lewis. Lewis là nhà kinh tế học người Tây ấn gốc Jamaica. Năm 1933 trong tác phẩm “ Lý thuyết và phát triển kinh tế ”, ông đã trình bày mô hình dư thừa lao động cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực: nông nghiệp và công nghiệp. Dựa vào quan điểm của Ricardo cho rằng lợi nhuận trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần vì để mở rộng sản xuất, nông nghiệp ngày càng phải sử dụng đất đai xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất một tấn lương thực ngày càng tăng; chính vì vậy ở nông thôn có lao động dư thừa; và khi đất đai là giới hạn của sự phát triển nông nghiệp thì cần phải chuyển bớt số lao động dư thừa trong nông nghiệp sang công nghiệp. A. Lewis cho rằng: muốn lôi kéo được lao động dư thừa từ nông nghiệp sang công nghiệp thì các xí nghiệp công nghiệp phải trả tiền công tương xứng với mức tiền công tối thiểu mà những lao động này kiếm được ở nông thôn. nhưng cứ chuyển mãi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp thì đến mức nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi đó, lao động trở nên đắt hơn, do vậy các chủ xí nghiệp công nghiệp phải trả tiền công cao hơn mới đủ sức lôi kéo lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Quan điểm của A. Lewis được trình bày bằng đồ thị sau: WO MPL(SL) 0,6 LO L( Lao động) W( Tiền lương) E Nhìn trên đồ thị, ta thấy đường MP1 phản ánh cung lao động trong công nghiệp mà A. Lewis muốn miêu tả. Đặc điểm nổi bật của đường cũng bnày là hoàn toàn co giãn trong khoảng từ W0 đến E, tức là trong khoảng nay mức cung lao động tăng lên không có sự thay đổi về tiền công. và trong khoảng này, khu vực công nghiệp có thể thuê mướn bao nhiêu lao động tùy ý mà không phải tăng lương cho họ vì việc thuê mướn đó hoàn toàn không làm giảm đầu ra (lương thực) trong nông nghiệp. Nhưng khi lao động bị hút vào công nghiệp quá điểm E thì khi đó sẽ làm giảm đầu ra của nông nghiệp, dẫn đến giá cả sản phẩm nông nghiệp tăng lên, do đó tiền công ở khu vực công nghiệp phải tăng lên tương ứng. Điểm E trên đường cung lao động cho công nghiệp được goi là điểm ngoặt, phản ánh những thay đổi khi lao động được tiếp tục rút ra khỏi khu vực nông nghiệp sau mức Lo. Từ những trình bày trên đây, A. Lewis rút ra kết luận: thời gian đầu của quá trình tăng trưởng thì bất bình đẳng tăng lên vì quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng làm chuyển giao lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu; và trong khi tiền công không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản tăng lên do mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế trong giai đoạn này, đại bộ phận những người lao động nghèo khổ, chỉ có một số ít các nhà tư bản trở nên giàu có. Nhưng giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng, bất bình đẳng quan điểm của Harry Oshima. Harry oshima là nhà kinh tế Nhật bản, dựa vào những luận điểm của Ricardo về mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp, ông đi sâu nghiên cứu mối quan hệ một nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Trong tác phẩm “ Tăng trưởng kinh tế châu á gió mùa” ông đã đưa ra một mô hình tăng trưởng gắn liền với giải quyết vấn đề công bằng xã hội. Theo Harry, do nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, có lúc thiếu lao động, nhưng có lúc lại thừa lao động. Do đó trong thời kỳ đầu có thể tăng năng suất nông nghiệp lên bằng cách giảm tình trạng thiếu việc làm trong luc nông nhàn. giải pháp cơ bản để giảm tình trạng thiếu việc làm là tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Có việc làm nhiều hơn, nên thu nhập của người nông dân cũng sẽ được tăng lên, giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Khi thu nhập tăng lên, nông dân bắt đầu có tích lũy và có thể tăng đầu tư cho sản xuất, nhờ vậy nông nghiệp được tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời, Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông nghiệp về cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện để thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh hơn. Tiếp theo, do nông nghiệp đã được phát triển ở mức độ nhất định, có thể cho phép đa dạng hóa ngành nghề nông thôn. ngoài các hoạt động nông nghiệp, các hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… cũng ngày càng được phát triển. điều này đòi hỏ có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ đến các dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, cung cấp nguyên liệu, công cụ sản xuất cho nông nghiệp. Như vậy, phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cho công nghiệp, do đó thúc đẩy mở rộng sản xuất công nghiệp và thúc đẩy dịch vụ phát triển. Điều đó tạo nên sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài cho đến khi tăng khả năng việc làm vượt quá tốc độ tăng lao động, làm cho lao động bắt đầu khan hiếm, tiền công thực tế tăng lên, điều đó làm giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Sau đó, cùng với quá trình phát triển công nghiệp, tiền lương trong nông nghiệp cũng dần đần tăng lên. từ đó xuất hiện xu hướng sử dụng máy móc thay thế cho lao động chân tay, vì lúc này sử dụng máy móc rẻ hơn, đến lúc này có thể chuyển nhiều lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở thành phố, trong khi ở nông thôn sản xuất lương thực vẫn tiếp tục tăng. Khi các ngành công nghiệp phát triển có thể tìm được thị trường xuất khẩu mạnh mẽ, sẽ tăng sức hút lao động mạnh hơn nữa. Điều này dẫn đến cầu về lao động vượt quá cung về lao động. Do đó, ở nông thôn đạt đến mức đủ việc làm, tiền công cũng tăng lên. Như vậy, theo Harry oshima, tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo vấn đề công bằng xã hội. Và khi công bằng xã hội đạt được ở mức độ nào đó lại là tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa . Quan điểm của Các Mác về phân phối bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Theo Các Mác, phân phối thu nhập quốc dân lần đầu trong xã hội tư bản chủ nghĩa được chia làm hai phần: Phần thứ nhất: Người lao động nhận được tiền công Phần thứ hai: Thu nhập của nhà tư bản và địa chủ Nếu như tiền công của công nhân chỉ dủ sống cho bản thân và gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địa chủ ngoài việc chi tiêu cho gia đình, nhà tư bản và địa chủ còn tích lũy một phần để tái sản xuất mở rộng. Với sự tích lũy đó, nhà tư bản và địa chủ lại mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân, do đó họ ngày càng giàu thêm, còn công nhân ngày càng nghèo đi. Các nhà kinh tế tư sản cho rằng công nghiệp tư bản là yếu tố quan trọng nhất, do đó phân phối tài sản là phương thức phân phối cơ bản. theo Các Mác, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong tay một số người giàu còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động. Vì thế, việc phân phối theo tài sản chính là làm tăng tính bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, đó là sự phân phối tạo nên kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Từ đó, Các Mác dự đoán hình thức phân phối công bằng hơn trong xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phương thức phân phối cơ bản trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản là phân phối theo nhu cầu, từ đó sẽ xóa bỏ được sự phân phối bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản. Chương II. Thực trạng đầu tư cho xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua Tỷ lệ đói nghèo. Nghèo đói theo đánh giá của Tổng cục thống kê Việt Nam Những nhận xét của Tổng cục thống kê về kết quả điều tra về tính giàu nghèo ở Việt Nam năm 1993 cho phép hình dung về vấn đề này như sau. Với mẫu điều tra là 91.732 hộ đại diện cho toàn quốc, từng vùng, từng địa phương. Tổng cục thống kê tính được mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước là 119.000VNĐ, trong đó ở nông thôn là 94,44 nghìn đồng, còn ở thành thị là 220,34 nghìn đồng. Nếu nhìn nhận tình trạng nghèo đói theo nghĩa hẹp hơn nữa của Ngân hàng thế giới ( WB), nghĩa là chỉ tính đến nhu cầu tối thiểu của lương thực, thực phẩm và căn cứ vào mức thu nhập bình quân trên, Tổng cục thống kê đưa ra cách phân loại giàu nghèo như sau: thu nhập/người/tháng Phân loại hộ theo tiêu chuẩn của Tổng cục Thống kê (nghìn dồng/người/tháng) Nông thôn Thành thị % dân số Hộ rất nghèo < 30 < 50 4,2 Hộ nghèo 30 – 50 50 – 70 16,10 Hộ dưới trung bình 50 – 70 70 – 100 22,27 Hộ trung bình 70 – 125 175 – 300 36,14 Hộ trên trung bình 125 – 250 200 - 400 17,49 Hộ giàu 250 – 350 > 400 1,10 Hộ rất giàu >350 > 400 2,7 Như vậy, theo cách nhìn nhận của Việt Nam thì: - Hộ nghèo : ở thành thị thu nhập dưới 70.000 đ/người/tháng ở nông thôn thu nhập dưới 50.000 đ/người/tháng - Hộ đói : ở thành thị thu nhập dưới 50.000 đ/người/tháng ở nông thôn thu nhập dưới 30.000 đ/người/tháng Tiêu chuẩn giàu nghèo trên đây được sử dụng cho toàn quốc và 7 vùng khác. các tỉnh, thành phố đã dựa vào tiêu chuẩn này để xác định tiêu chuẩn phù hợp với mỗi địa phương. trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra cuối năm 1993 cho thấy cả nước có khoảng 3 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 20,3% tổng số hộ. Trong đó, riêng hộ rất nghèo (thường gọi là hộ đói) có khoảng 60.000 hộ chiếm khoảng 4,2% tổng số hộ. Nghèo đói theo đánh giá của Ngân hàng thế giới Ngân hàng thế giới dựa theo mức nhu cầu Calo tiêu thụ hàng ngày là 2100calo/người/ngày và đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đã đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá mức nghèo đói tại Việt Nam là 1.090.000 đồng/người/năm, nếu tính riêng cho đô thị là 1.203.000đồng/người/năm và ở nông thôn là 1.040.000đồng/người/năm. Ta thấy mức tiêu chuẩn này cao hơn mức tiêu chuẩn của Tổng cục thống kê, theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có đến một nửa dân số(51%) được coi là nghèo đói, trong đó một nửa của số nghèo này, tức là khoảng 25% tổng dân số thuộc diện nghèo đói về lương thực nghĩa là dù họ có dùng toàn bộ thu nhập của mình để tiêu dùng cho nhu cầu lương thực và chi tiêu cơ bản thì vẫn không đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ calo cơ bản hàng ngày. Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo khó ở nông thôn cao hơn so với thành thị cũng theo tiêu chuẩn trên của Ngân hàng thế giới, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm tới 54%, cao gấp đôi so với các vùng đô thị. Như vậy, có khoảng 90% tổng số người nghèo tập trung ở nông thôn. Mức độ nghèo khổ cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc Trung Bộ, số người nghèo chiếm tới 71% dân số. Tại các vùng trung du, miền núi phía Bắc là 59% dân số. Đây là các vùng có tỷ lệ nghèo khổ cao hơn mức trung bình của cả nước. Hai vùng chiếm khoảng 40% dân sos người nghèo Việt Nam, tuy chỉ chiếm 29% tổng số cả nước. Tỷ lệ người nghèo thấp nhấp là 33%, tại vùng Đông Nam Bộ nơi có trung tâm mạnh nhất của cả nước là Thành phô Hồ Chí Minh. Bốn vùng khác là cao nguyên Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung đều có tỷ lệ nghèo đói thấp hơn một chút so với mức trung bình của cả nước, chiếm từ 48 – 50% mức dộ bất bình đẳng trong thu nhập Do kinh tế liên tục tăng trưởng với mức tăng trong các năm qua nên đời sống các tầng lớp dân cư nhìn chung đã được cải thiện một bước đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người một tháng tính chung cho cả nước đã tăng lên nhiều. Để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, Ngân hàng thế giới dựa vào tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập của tất cả các hộ dân cư và xác định như sau: Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 12% được coi là bất bình đẳng cao Nếu tỷ lệ này từ 12% - 17% được coi là bất bình đẳn vừa Nếu tỷ lệ này lớn hơn 17% được coi là tương đối bình đẳng ở nước ta tỷ lệ này năm 1994 là 20%, năm 1995 là 21,09%, năm 1996 là 20,97%. Như vậy phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư nước ta là tương đôi bình đẳng. kết luận này cũng tương đối phù hợp với đánh giá năm của UNDP về phát triển con người. Theo báo cáo này, thu nhập của 40% hộ nghèo nhất năm 1993 ở Việt Nam là 19,2% so với tỷ lệ này ở một số nước trong giai đoạn 1981 – 1993 là: Thái Lan: 15,5% Malaixia: 12,9% Philippin: 16,9% Indonêxia:20,8% Trung Quốc: 17,4% Singapore: 15% Phân hóa giàu nghèo ở các vùng nông thôn đang diễn ra khá phổ biến và có xu hướng ngày càng giãn cách. Theo kết quả điều tra của Bộ LĐ - TB&XH, từ năm 1989 đến nay, tốc độ tăng người giàu mỗi năm khoảng 3 – 4 %, tỷ lệ người nghèo tuyệt đối giảm 3 – 4%/năm, nhưng tỷ trọng quy mô người nghèo vẫn lớn, mức chênh lệch giàu nghèo thời kỳ 1976 – 1980 cách nhau từ 3 – 4 lần, đến 1981 – 1989 tăng lên 6 – 7 lần, thời kỳ 1990 – 1994 tăng lên 15 – 20 lần. Có những vùng có chênh lệch rất lớn như Tây Nguyên là 43 lần, Nam Bộ là 100 lần. So sánh mức độ nghèo theo vùng: Việt Nam có tỷ lệ đói nghèo khá cao nhưng tình trạng nghèo đói này không dàn trải trên phạm vi quốc gia mà tỷ lệ nghèo đói khác nhau khá nhiều tại những vùng khác nhau: Vùng Bắc Trung Bộ là vùng nghèo nhất với tỷ lệ nghèo lên tới 71% Vùng núi phía Bắc có tỷ lệ 59% người nghèo cũng cao hơn mức trung bình toàn quốc Vùng có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất là Đông Nam Bộ với 33% dân số là người nghèo Cả 4 vùng còn lại: Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, đều có tỷ lệ nghèo đói xấp xỉ với tỷ lệ nghèo bình quân cả nước, tức là vào khoảng 48- 50% So sánh nghèo khổ theo giới tính và dân tộc Theo giới tính Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Những hộ gia đình nghèo nhất là những hộ gia đình do phụ nữ là chủ hộ. Trong các hộ đói nghèo do đàn ông làm chủ hộ thì phụ nữ khổ hơn nam giới. - Theo dân tộc: ở Việt Nam nhìn trên tổng thể, dân tộc Kinh có mức độ nghèo khổ nhỏ hơn so vói mức độ nghèo khổ, bình quân toàn quốc, trong khi hầu hết các dân tộc thiểu số đều có một tỷ lệ nghèo khó rất cao so với mức bình quân này. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các dân tộc thiểu số hầu hết đều sống tại các vùng núi cao hay nông thôn khó có điều kiện để cải thiện thu nhập Thực trạng đầu tư xóa đói giảm nghèo Tổng quan về hệ thống cung cấp vốn. Cho đến nay, hệ thống chuyển tải vốn phục vụ cho đầu tư xóa đói, giảm nghèo được thực hiện qua các bộ phận chủ yếu sau: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo: các tổ chức phi Ngân hàng trong và ngoài nước. Các tổ chức tín dụng này có quy mô và mức độ hoạt động rất khác nhau. Riêng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Theo quyết định 525/TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo với trung tâm điều hành tác nghiệp do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đảm nhiệm. Hệ thống tín dụng cho người nghèo đã được quốc gia hóa và từ khi bước vào hoạt động, Ngân hàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Với mục tiêu vốn đến trực tiếp các hộ nông dân nghèo, hệ thống dẫn vốn về nông thôn theo các kênh chính sau: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông Việt Nam thoon Quỹ tín dụng nhân dân chương trình quốc gia (kho bạc Nhà nước) Các đoàn thể và các tổ chức xã hội Các ngân hàng khu vực Các quỹ khu vực Ngân hàng cổ phần nông thôn Tổ tiết kiệm và vay vốn Hộ nghèo UBND xã (ban xóa đói giảm nghèo) Hợp tác xã doanh nghiệp Cơ quan và các tổ chức cấp xã Cơ quan và các tổ chức cấp huyện Các chi nhánh Các chi nhánh huyện, liên xã Cơ quan và chức cấp tỉnh Ngân hàng phục vụ người nghèo Bộ phận dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo Bộ phận dịch vụ cho Quỹ tín dụng khu vực Hỗ trợ vốn từ Ngân sách Nhà nước. Năm 1996, C._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0062.doc
Tài liệu liên quan