Nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ----------O O O --------- LÊ THỊ THANH ĐIỆP NGHỆ THUẬT PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU LUẬN ÁN THẠC SĨ Ngành: Lý luận văn học Mã số: 5. 04. 01 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phùng Quý Nhâm TP. Hồ Chí Minh 2001 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ..................................................................................

pdf101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................6 LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................7 MỞ ĐẦU...............................................................................................................8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .........................................................................................8 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ................................................................................................8 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................................................................10 3.1 Phương pháp hệ thống: ...............................................................................................10 3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp: ............................................................................10 3.3 Phương pháp so sánh: .................................................................................................10 4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:..............................................................................................11 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: ................................................................................11 CHƯƠNG 1: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC (ĐẶC BIỆT LÀ PHÊ BÌNH THƠ) VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU ...................................................................................................................12 1.1 Những suy nghĩ về phê bình văn học:.................................................................12 1.1.1 Một số vấn đề về phê bình văn học: ........................................................................12 1.1.1.1 Phê bình văn học:..............................................................................................12 1.1.1.2 Phương pháp phê bình: .....................................................................................12 1.1.2 Những suy nghĩ về việc phê bình thơ:.....................................................................13 1.1.2.1 Suy nghĩ về chức năng của nhà phê bình:.........................................................13 1.1.2.2 Suy nghĩ về chức năng của việc phê bình thơ: .................................................15 1.2 Sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu: ..................................................16 1.2.1 Độc đáo trong việc khám phá tư tưởng, phong cách nghệ thuật mỗi nhà văn lớn: .16 1.2.1.1 Suy nghĩ về vấn đề tư tưởng, thế giới quan của nhà văn: .................................16 1.2.1.2 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ, sáng tác thơ, phê bình thơ: ........................19 1.2.2 Sự chuyển biến trong nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu: ..............................33 3 1.2.2.1 Với cả một kho tàng kinh nghiệm quá báu rút ra từ thực tiễn cuộc sống, từ vốn học thức uyên bác, Xuân Diệu để lại các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ, có công rất lớn trong việc dìu dắt thế hệ trẻ. .....................................................................34 1.2.2.2 Sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ về việc sáng tác, phê bình thơ của Xuân Diệu: ....................................................................................................................37 1.2.3 Những phát hiện mang tính khái quát của Xuân Diệu về tư tưởng phong cách các nhà thơ cổ điển Việt Nam: ..................................................................................38 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU ...................................................................................................................53 2.1 Nghệ thuật nghiên cứu phê bình: ........................................................................53 2.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật - một cách lý giải mới của Xuân Diệu: .................................56 2.1.1.1 Hành văn: ..........................................................................................................56 2.1.1.2 Âm thanh- nhạc điệu: .......................................................................................64 2.1.1.3 Sự tương xứng trong ngôn từ thơ:.....................................................................67 2.1.1.4 Sự trong sáng của ngôn ngữ thơ: ......................................................................69 2.1.2 Mối quan hệ giữa thơ với các yếu tố ngoài tác phẩm:.............................................71 2.1.2.1 Mối quan hệ giữa hiện thực và nhà thơ: ...........................................................71 2.1.2.2 Quan hệ giữa thơ và công chúng: .....................................................................74 2.1.3 Phong cách tác giả : .................................................................................................76 2.2 Phong cách phê bình của Xuân Diệu: .................................................................79 2.2.1 Thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ là điều kiện cho những sáng tạo mới mẻ, độc đáo: ...................................................................................................................................79 2.2.2 Tấm lòng chân tình, thiện cảm, là cái "tâm " của một phong cách lao động chân chính: ................................................................................................................................81 2.3 Đánh giá một số mặt mạnh, yếu trong phê bình thơ của Xuân Diệu:.................84 2.3.1 Những thành công trong phê bình văn học của Xuân Diệu: ...................................84 2.3.1.1 Tính phổ cập (công chúng): ..............................................................................84 2.3.1.2 Những phát hiện mới mẻ - đặc sắc từ cá tính sáng tạo, ngòi bút linh hoạt, kiến thức uyên bác phù hợp với nhiều thiên hướng phê bình khác nhau: ............................89 4 2.3.2 Những hạn chế trong phê bình văn học của Xuân Diệu:.........................................91 2.3.2.1 Văn phong phê bình:.........................................................................................92 2.3.2.2 Thiên kiến chủ quan cá nhân - dấu ấn khá rõ trong phê bình thơ của Xuân Diệu:..............................................................................................................................94 KẾT LUẬN.........................................................................................................97 THƯ MỤC THAM KHẢO...............................................................................100 5 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn: * Ban giám hiệu, phòng Khoa học - Công nghệ sau đại học và ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương khuyến khích giúp đỡ học viên nghiên cứu luận án. * Thầy Phùng Quý Nhâm đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành luận án. * Các thầy cô đã quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho em. 6 LỜI NÓI ĐẦU Nếu nói như Tố Hữu: "Các nhà thơ lớn đều vì cuộc đời mà sáng tạo cái gì... Văn chương không bao giờ là cứu cánh của cuộc đời mà văn chương là phương tiện dầu tài năng có mấy, còn cứu cánh chính là con người, là làm thế nào cho cuộc đời tốt đẹp hơn..." thì có lẽ Xuân Diệu đã vì cuộc đời rất nhiều, ông không chỉ là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam mà ông còn là một nhà phê bình thơ, người đã có công lớn trong việc tìm hiểu gia tài văn học của cha ông. Và nếu sự sống còn của một nhà văn là ở tác phẩm thì Xuân Diệu mãi mãi hiện diện giữa chúng ta, giữa cuộc đời như một bông hoa thắm tươi về sức sống, sức viết, về lòng yêu đời, yêu nghề! Tinh thần làm việc, kiến thức uyên bác của Xuân Diệu trên những trang viết là điều khiến chúng ta cần thiết phải suy nghĩ quan tâm và tìm hiểu dù biết chắc chắn việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn là không đơn giản, con đường tìm kiếm chân lý bao giờ cũng chông gai ghềnh thác. Song trong tình hình nghiên cứu văn học có phần chậm phát triển như hiện nay, nhìn lại những đóng góp của Xuân Diệu cả trong thơ lẫn trong lĩnh vực phê bình thơ chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng ông là một tài năng văn học phong phú không lặp lại, một nét độc đáo trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy không đơn giản nhưng nếu có cách hiểu đúng những đóng góp của Xuân Diệu tức đã có lòng trân trọng và công tâm với tác giả, với Xuân Diệu, một trong những con chim đầu đàn của văn học Việt Nam. TP Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2001 Người viết Lê Thị Thanh Điệp 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Xuân Diệu là một tác giả lớn, có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Hơn nửa thế kỷ cầm bút ông đã để lại cho đời một di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, phê bình, khảo cứu. Ở lĩnh vực nào, Xuân Diệu cũng có những đóng góp đặc sắc. - Số lượng những công trình bài viết về thơ Xuân Diệu phong phú, đa dạng. Trong khi đó sự nghiệp phê bình, lý luận của ông chưa được tập trung nghiên cứu công phu, đầy đủ. Người ta thường đánh giá cao Xuân Diệu với cương vị là nhà thơ hơn là nhà phê bình. - Với luận án này, người nghiên cứu mong góp phần tìm hiểu một vấn đề khoa học trên cơ sở hệ thống các ý kiến về vấn đề có liên quan của những người đi trước. Qua đó, chúng tôi cũng nêu một số suy nghĩ, nhận xét về vấn đề đã nêu ra như một đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Hiện nay có hơn 150 công trình, bài viết nghiên cứu tìm hiểu Xuân Diệu và tác phẩm (cả thơ, văn xuôi và phê bình ) của ông. Do ảnh hưởng của điều kiện lịch sử, xã hội mỗi thời điểm với những nhận thức khác nhau, tác phẩm của Xuân Diệu nói chung, văn phê bình của Xuân Diệu nói riêng, được nhìn nhận đánh giá theo một cách riêng, thậm chí với nhiều điểm khác biệt. Theo sự hiểu biết của cá nhân: Nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu là một vấn đề tuy không mới nhưng từ trước đến nay, chưa có ai đề cập, lý giải ở dạng một chuyên luận riêng biệt. Vấn đề này chủ yếu được các nhà phê bình đánh giá, nhìn nhận một cách chung chung trong các bài phê bình, các bài viết được đăng trên các báo, các tạp chí văn học. Các ý kiến đó có thể được tóm tắt như sau: - Trong bài viết về những nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, Tố Hữu viết: "Xuân Diệu không chỉ là hoàng tử của thơ ca, ông còn là nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, nhà phê bình văn học tinh tế, nhà lý luận văn học đặc sắc." - Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá rất cao những thành tựu phê bình văn học của Xuân Diệu qua bài viết "Anh đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ" : "Xuân Diệu chú ý chủ yếu ở khâu cảm thụ và phê bình văn chương cổ qua những áng thơ hay của nhiều tác giả. Quả thật anh đã có nhiều khám phá tinh tế, mới lạ làm cho người đọc yêu thích, 8 kính trọng hơn tài năng của các nhà thơ cổ điển của dân tộc. " (74.48) - Tháng 12 năm 1985, khi Xuân Diệu qua đời, trong bài viết "Một cây lớn nằm xuống, cả khoảng trời trống vắng", Hà Xuân Trường viết: "Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia. Với một cái nhìn sắc sảo, vừa bao quát tỉ mỉ, với một phong cách hóm hỉnh và uyển chuyển kì lạ, làm chói ngời hơn nữa những tên tuổi lớn từ Nguyễn Dữ, Nguyễn Du đến Tú xương, Nguyễn Khuyến " (60.72) - Trong bài viết "Xuân Diệu và việc tìm hiểu gia tài văn học của ông cha ta" (1982), nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã đánh giá cao hai tập "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", xem đó là một công trình nghiên cứu công phu, là cuốn sách phổ cập và với phẩm chất nghệ sĩ của mình, Xuân Diệu là người có công đi đầu trong việc tìm kiêm gia tài văn học cổ điển: "Trong văn phê bình nghiên cứu, luôn luôn anh hiện ra như một diễn giả kỹ lưỡng, tỉ mỉ (...) Đối diện với mỗi tác giả, tác phẩm cổ điển, anh chia xẻ với ta từng biến thái bé nhỏ xảy đến trong tâm trí. Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn mọi hiện tượng, phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học." (51.66) - Nhận xét những ưu điểm, nhược điểm về văn phong phê bình của Xuân Diệu, Mai Quốc Liên viết: "Nhiều chữ, nhiều câu của Nguyễn Du đã được Xuân Diệu khảo chứng và bình luận, câu chữ nào Xuân Diệu cũng làm rõ ra được một số khía cạnh thú vị (...) Xuân Diệu có cách viết thật thoải mái (...) Xuân Diệu đã để lộ ra quá nhiều nhiệt tình của mình ra ngoài lời, và do đó đôi khi anh nói nhiều quá, trong khi đáng lẽ anh nên thâm trầm hơn, ẩn kín hơn, anh chỉ cần gợi ra mà người ta hiểu, ít lời mà hàm súc sâu xa." (41.50) - Trên tạp chí diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam tháng 4 năm 1999, Nguyễn Thanh Hà với bài viết "Xuân Diệu bàn về công chúng thơ" đã có ý kiến "Ông bàn về chất lượng thơ một cách kỹ càng, với một thái độ tinh thần trách nhiệm đến mức "tót vời" cũng không ngoài tâm tình là muốn sản phẩm thơ của chúng ta được người đọc công nhận hơn nữa, mến yêu hơn nữa, có tác dụng cho bạn đọc đúng với cương vị là thơ." (31.3) - Gần đây nhất Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu các bài viết về lĩnh vực phê bình của Xuân Diệu, tập hợp trong tập sách "Xuân Diệu - tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật", đã nhìn nhận Xuân Diệu - như một tài năng phong phú và đa dạng "Xuân Diệu là người tài năng, cố vốn văn hóa sâu rộng, có sự thẩm bình rất tinh tế (...) trong khi phê bình giới thiệu thơ có những lúc quá say sưa, Xuân Diệu không tránh khỏi sự nhiều lời gượng ép, bạn bè trong giới đều thấy rõ nhược điểm này của ông, nhưng tất cả mọi người đều đánh giá cao tâm huyết và tài năng của Xuân Diệu trong lĩnh vực này." 9 (69.20-21) Ngoài ra, về vấn đề này, các nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Đình Kỵ, các nhà thơ Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa đã ít nhiều đề cập đến trong các bài viết về nhà thơ - nhà phê bình Xuân Diệu. Xung quanh những đánh giá về việc phê bình thơ của Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều có nhận định chung: Xuân Diệu là nhà phê bình thơ tài năng, có vốn hiểu biết rộng, thái độ làm việc kỹ lưỡng, tỷ mỷ dù còn những hạn chế nhất định. Tìm hiểu sự uyên bác, sâu sắc của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình thơ, hướng nghiên cứu chính của chúng tôi là tiếp tục công việc của những người đi trước, tập hợp và phân tích những ý kiến đóng góp của Xuân Diệu đối với các sự kiện có tính chất tiêu biểu của nền văn học nước nhà để tìm hiểu những giá trị đóng góp của ông trong lĩnh vực này. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận án được giải quyết vấn đề theo những phương pháp sau : 3.1 Phương pháp hệ thống: - Đọc tài liệu phê bình thơ của Xuân Diệu, hệ thống các quan điểm về nghệ thuật và tư tưởng phê bình, những quan niệm về thơ, về sáng tác thơ... của tác giả, khái quát thành đặc điểm chung trong nghệ thuật phê bình văn học (phê bình thơ) của Xuân Diệu. - Đọc các tài liệu viết về Xuân Diệu, hệ thống các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu, khám phá những giá trị mà Xuân Diệu đã đạt được ở phạm vi đề tài khảo sát. 3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích những ý kiến đánh giá của Xuân Diệu, nhận xét và tổng hợp tư tưởng của tác giả. Phân tích những ý kiến đánh giá về Xuân Diệu, nhận xét và tổng Hợp những đóng góp cũng như mặt hạn chế của Xuân Diệu. 3.3 Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp so sánh đồng đại: so sánh với một số nhà phê bình văn học cùng thời (Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh ...). Qua đó thấy nét riêng biệt, đặc trưng trong phong cách phê bình của Xuân Diệu. 10 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác liệt kê, tính tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm... các nghệ thuật chi tiết mà Xuân Diệu quan tâm như "sở trường" của ông trong thẩm định và phê bình, để thấy rõ những giá trị mà Xuân Diệu đã đạt được. 4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Xuân Diệu là một tài năng phong phú, tác phẩm của ông nói chung, phê bình nghiên cứu của ông nói riêng vẫn luôn đa dạng, mới mẻ với những ai thích tìm tòi, khám phá văn học. Muốn tìm hiểu đầy đủ những giá trị đóng góp của Xuân Diệu trong lĩnh vực phê bình là một công việc khó, đòi hỏi vốn kiến thức sâu rộng, sự làm việc nghiêm túc, thời gian lâu dài... Vì vậy do còn hạn chế nhiều về điều kiện chủ quan cũng như khách quan nên chúng tôi cố gắng chỉ khảo sát văn phê bình Xuân Diệu ở phạm vi nghệ thuật qua các tập tiểu luận, các công trình nghiên cứu của tác giả về các nhà thơ cổ điển Việt Nam... 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: Luận án gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 2 chương: ♦ Chương I: Những suy nghĩ vê phê bình vãn học (Đặc biệt về việc phê bình thơ) và sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu. ♦ Chương 2 : Đặc điểm nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu. 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC (ĐẶC BIỆT LÀ PHÊ BÌNH THƠ) VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU 1.1 Những suy nghĩ về phê bình văn học: 1.1.1 Một số vấn đề về phê bình văn học: 1.1.1.1 Phê bình văn học: Phê bình văn học là một môn khoa học viết về văn chương. Sáng tác và phê bình đều là những hoạt động nghệ thuật mang tính sáng tạo nhưng là hai hoạt động tư duy khác nhau, phương pháp khác nhau. Lý luận phê bình nghiên cứu văn học là một lĩnh vực hoại động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Phê bình là một loại hoạt động nghệ thuật có đặc điểm riêng, có tính cách riêng, yêu cầu riêng khác với hoại động sáng tác và hướng dẫn việc sáng tác. Điều quan trọng nhất của phê bình là sự phân tích, sự lý giải để từ đó đánh giá, khen ngợi hay phê phán nhằm thúc đẩy sự sáng tác của văn học. Quan hệ giữa phê bình và sáng tác là mối quan hệ tương hỗ. Hai hoạt động đó dựa vào nhau mà tồn tại, phát triển nhưng là hai hoạt động không phụ thuộc vào nhau. Không phải sáng tác đẻ ra phê bình hay phê bình đẻ ra sáng tác mà cả hai đều là ý thức của thời đại. Điều kiện hoạt động của phê bình là những sự kiện của thực tiễn sáng tác với những thành tựu và những vấn đề của nó. Như Biêlinxki đã nói "Phê bình không phải tùy thuộc vào sáng tác, cả phê bình và sáng tác đều xuất phát từ thời đại, từ đặc điểm của từng loại hình văn học, chỉ có điều phê bình là ý thức triết học của sáng tác "(59.28). 1.1.1.2 Phương pháp phê bình: Trong khoa học nghiên cứu văn chương, có nhiều phương pháp phê bình: 1.1.1.2.1 Tùy thuộc vào ý thức cá nhân, tồn tại các phương pháp phê bình: phương pháp xã hội học, phương pháp phê bình theo lối cảm thụ, phê bình theo phân tâm học, phê bình theo phương pháp duy vật, phương pháp duy tâm... 1.1.1.2.2 Xét về mối quan hệ giữa các phương pháp phê bình, có phương pháp phê bình chung và phương pháp phê bình riêng: ♦ Phương pháp phê bình chung có quan hệ trực tiếp đến thế giới quan và nhân sinh quan trên cơ sở một ý thức hệ tư tưởng nhất định. 12 ♦ Phương pháp phê bình riêng tùy thuộc vào cá tính, tính cách của người viết, tùy thuộc vào vốn liếng văn hóa, đời sống và kinh nghiệm lịch lãm của người phê bình. Phương pháp riêng dựa trên cơ sở của phương pháp chung. Phê bình tùy tiện không có cơ sở khoa học, tự do theo ý thức cá nhân là lối phê bình chủ quan, phiến diện và chắc chắn không để lại đóng góp gì tích cực. 1.1.1.2.3 Xét về quan điểm lịch sử xã hội, tồn tại hai phương pháp phê bình đối lập: Phương pháp phê bình trên cơ sở chủ nghĩa Mac-Lênin và phương pháp phê bình trên cơ sở các lý thuyết tư sản. Trong thực tế văn học đã tồn tại nhiều phương pháp phê bình. Không có phương pháp nào tuyệt đối song công chúng văn học chỉ chấp nhận phương pháp phê bình nào vì mục đích đấu tranh tư tưởng để tìm ra chân lý, định hướng cho sáng tác và thưởng thức văn học "Trên con đường tìm hiểu, học hỏi khi tôi bị chân lý đánh ngã, cũng là lúc tôi thắng, vì mục đích của chúng ta không phải là thắng cái gì cho mình, mà mục đích chung của mỗi chúng ta là làm cho sự lý luận, phê bình nghiên cứu của ta đi đến chân lý." (9.127) 1.1.2 Những suy nghĩ về việc phê bình thơ: 1.1.2.1 Suy nghĩ về chức năng của nhà phê bình: Mai-a-côp-xki đã từng nói : "Nhà thơ chính là người tự sáng tạo ra những luật thơ thì những nhà lý luận phê bình thơ không phải không có những phần đóng góp quan trọng của mình vào việc tổng kết những quy luật thơ, các tác phẩm thơ." (59.126) Đối tượng chủ yếu của văn học là con người, là cuộc sống của con người, là những quan hệ xã hội của con người, là những nỗi yêu ghét, buồn, vui của con người. Nhà văn phản ảnh cuộc sống thế nào và đề nghị cho con người những lẽ sống gì đó chính là điều mà người phê bình phải quan tâm đến trước nhất và phải đủ trình độ đánh giá cho sâu sắc. 1.1.2.1.1 Yêu cầu về tri thức: Phê bình là một khoa học, một nghệ thuật do đó cũng là một nghề nghiệp đòi hỏi sự học tập và rèn luyện thường xuyên. Thực tế đòi hỏi người làm phê bình phải có sự am hiểu sâu sắc những quy luật và đặc trưng của văn học, có bản lĩnh và tinh thông công việc "Dao có mài mới sắc" (Xuân Diệu), người phê bình phải trang bị cho mình những tri thức về khoa học xã hội, về văn hóa, lịch sử... Người phê bình mà tri thức hạn chế thì khó có thể giúp gì thêm cho sáng tạo và rồi cũng sẽ rơi vào công thức, vào những nhận định chủ quan, phiến diện. 13 Người làm công tác phê bình không tự tìm hiểu, nghiên cứu mà chỉ hoàn toàn dựa vào nhận thức của người sáng tác thì sẽ dẫn tới những nhận định lệch lạc, sai lầm. Như vậy, sự sắc sảo trong quan điểm, vốn kiến thức uyên bác, năng lực phân tích nhạy bén và cảm thụ tinh tế là những yêu cầu tất yếu phải có ở một nhà phê bình. 1.1.2.1.2. Trách nhiệm và nhân cách của một người phê bình: Nền phê bình chân chính là nền phê bình đấu tranh tư tưởng để tìm ra chân lý. Để có nền phê bình tốt đòi hỏi phải có nhà phê bình tốt. Những người làm cộng tác phê bình phải có sự tu dưỡng của bản thân. Thực tế đã cho ta thấy rằng người nào càng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn xã hội bao nhiêu, càng có phẩm chất tư tưởng và ý thức chính trị cao bao nhiêu, càng có khả năng và điều kiện đánh giá văn học chính xác bấy nhiêu. Một trong những yêu cầu trong sự tu dưỡng của người làm công tác phê bình là: Hiểu được hiện thực của đời sống, nắm được yêu cầu của cách mạng "Muốn hiểu văn học cho chu đáo, trước hết cần phải hiểu con người và cuộc sống, muốn đánh giá văn học cho tinh tường, bản thân mình phải có một lý tưởng đấu tranh xã hội thật rõ ràng mới phân biệt được nhạy bén ở một tác phẩm nhất định cái gì là lợi cái gì là hại cho sự nghiệp tiến bộ của cuộc sống, giải phóng con người. " (52.265) Một yêu cầu nữa đối với nhà phê bình là phải có một thái độ trân trọng. Trân trọng đây không phải chỉ là lòng yêu mến, ân cần thật sự đối với một công phu lao động nghệ thuật mà còn là cách làm việc thận trọng, nghiêm túc trong khi nghiên cứu nó, khách quan không có chút định kiến nào để tìm hiểu cho hết các phương diện, các yếu tố của nó. Người phê bình phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình là phải tôn trọng đặc điểm của nghệ thuật, khuyến khích sự sáng tạo của nhà văn, phát hiện ra những điều mà tác giả và bạn đọc không nhận ra. Người phê bình phải hiểu thấu đối tượng mình, nghiên cứu một cách sâu sắc, sáng suốt để có thể khám phá không bỏ sót những gì là sáng tạo chân chính đóng góp cho văn học cũng như cho đời sống xã hội đồng thời phát hiện ra những mặt hạn chế. Đứng trước một tác phẩm, người phê bình phải xử lý thế nào cho xứng đáng với công phu của người sáng tác. Xuất phát từ đặc trưng về đối tượng chủ yêu của văn học như đã nói ở trên, nhà văn phải phản ảnh cuộc sống thế nào và đề nghị cho con người những lẽ sống gì. Đó chính là điều mà người phê bình phải quan tâm đến trước nhất và phải đủ trình độ để đánh giá cho sâu sắc. Người làm phê bình chú ý đến tính tư tưởng, tính nguyên tắc cần có sự hiểu biết và công tâm. Một quy luật tất yếu là trong khi biểu dương hay phê phán một tác phẩm, 14 nêu sự đánh giá là tinh tường, vô tư không nhầm mục đích nào hơn là phấn đấu cho một nền nghệ thuật chân chính, nếu những ý kiến đều xuất phát từ một tấm lòng trung thực trong sáng đối với chân lý, người phê bình sẽ tạo được trong quần chúng thưởng thức văn học cũng như giới sáng tác văn học một thái độ nhận định nghiêm chỉnh về văn học, phân biệt rõ ràng giữa tốt và xấu, đòi hỏi sáng tác văn học phải có chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật. Lịch sử văn học cho ta thấy, một nền văn học phát triển mạnh mẽ, kết tinh lại được ở một số cây bút lớn thì nền văn học đã trưởng thành. Nền văn học lớn và phát triển toàn diện là một nền văn học có những nhà văn lớn đồng thời cũng có được những nhà phê bình lớn. Nền văn học phát triển, sự phân công trong văn học đòi hỏi phải có những nhà lý luận, phê bình để tìm hiểu, đánh giá nền văn học đó, nghiên cứu quy luật phát triển của nó, nghiên cứu những cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học ấy, của thời đại văn học ấy. Vì vậy một người làm thơ cũng có thể đồng thời là một nhà phê bình thơ. Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị vừa là những nhà thơ lớn, vừa là những nhà phê bình thơ rất hay. Ở nước ta, các nhà thơ Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát đã có những ý kiến về thơ rất sâu sắc, cũng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên là nhà thơ ưu tú đồng thời cũng là nhà phê bình thơ sắc sảo. 1.1.2.2 Suy nghĩ về chức năng của việc phê bình thơ: Phê bình là sự kết hợp sự am hiểu văn học, lý luận và cảm thụ bằng trực giác nhằm tìm ra cái hay mà người sáng tác có khi không tự biết "Đọc thơ và nhất là phê bình thơ, không nên nặng về tỉa tót, như vậy sẽ đi đến tiểu xảo, mất cái chân chất, nó là một cái đích mà những nhà thơ tài nghệ nhất cuối cùng đã đạt tới.(...) Những người có trách nhiệm, những nhà văn, nhà phê bình văn học cần có con mắt tinh đời, tình văn, tinh thơ để nếu chưa có đủ sức nhìn xa đăng chọn được các tác phẩm hay nhất liệt vào hạng cổ kim đông tây, thì cũng đừng gieo rắc sự thẩm mỹ kém, đừng làm cho lan tràn một sự quá dễ đến mức xô bồ". (21.158) Phê bình là một công việc không đơn giản. Mục đích là khám phá, tìm hiểu tấm lòng người sáng tác, vạch ra chỗ mạnh chỗ yếu của một đời thơ, một chặng đường thơ, từ đó xác định được nhiệm vụ của phê bình, để có được hướngđi đúng với yêu cầu và nhiệm vụ mà công tác phê bình đặt ra. Nhiệm vụ của phê bình không chỉ là tuyên truyền cổ động cho các tác phẩm văn học, phê bình không chỉ là nên làm công việc đem các tác phẩm ra thuyết minh, bình luận cho người đọc biết cách thưởng thức, càng không phải là công việc ngồi nhận xét đủ các mặt của một tác phẩm văn học để rồi có thể đi đến tuyên bố giá trị của các tác phẩm ấy, ca tụng hoặc 15 phủ nhận tài năng của tác giả mà nhiệm vụ phê bình là chủ động giúp cho việc phổ biến sâu rộng một tác phẩm văn học trong quần chúng, giúp người đọc dễ lãnh hội, dễ cảm thụ một cách tinh tế khoa học hơn những yếu tố đã làm thành giá trị của một tác phẩm văn học. Quan trọng hơn, là giúp cho công chúng sự nhận định rõ ràng về giá trị một tác phẩm, tài năng một tác giả. Phê bình có tác dụng cổ vũ những cái tốt, cái hay, phát hiện những tài năng, phát huy những nhân cách mới, đồng thời cần phân tích một cách đúng đắn, thẳng thắn với thái độ chân thành những khuyết điểm, sai lầm của tác phẩm và tác giả: "Mỗi nhà phê bình thơ phải tự mình khám phá ra những chân lý đặc sắc của nhà thơ mà mình muốn nói, dầu là tiếng nói tri âm, tri kỷ, dầu là bình hay phê, dầu là ngôn hay luận, dầu là thi hay thoại rồi cuối cùng cũng đi đến chân và lý" (7.236) Phê bình văn học bằng những biện pháp can thiệp nhiều mặt của nó vào phong trào sáng tác văn học, chủ yếu là cách đánh giá có căn cứ, có nguyên tắc các tác phẩm, giúp cho văn học phát triển theo một con đường đúng. Phê bình thường đi song song và hỗ trợ cho hoạt động sáng tác văn học, góp phần vào việc định hướng cho sáng tác và sự thưởng thức văn học. 1.2 Sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu: 1.2.1 Độc đáo trong việc khám phá tư tưởng, phong cách nghệ thuật mỗi nhà văn lớn: 1.2.1.1 Suy nghĩ về vấn đề tư tưởng, thế giới quan của nhà văn: Như ta biết, văn chương là một loại sản phẩm tinh thần, một hoạt động văn hóa tư tưởng. Hoạt động của văn học nghệ thuật thực chất là một hoạt động tư tưởng. Một nền văn học lớn là nền văn học có nhiều nhà văn lớn và tầm cỡ của một nhà văn phụ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của nhà văn đó. Phê bình, đánh giá nhà văn thực chất là nhận xét tư tưởng nghệ thuật căn cứ vào tài năng và phong cách của ông ta. Tư tưởng của nhà văn không phải là những suy nghĩ riêng lẻ, những quan niệm cụ thể trong từng sáng tác mà đó là tư tưởng có tính tổng hợp cao rút ra từ toàn bộ tác phẩm của nhà văn, là tư tưởng bao trùm toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn, chi phối về căn bản toàn bộ thế giới nghệ thuật, tạo ra tính thống nhất, tính hệ thống, tính chỉnh thể. Theo khái niệm của Biêlinxki, đó chính là tư tưởng nghệ thuật. Tư tưởng này được tồn tại dưới những tên gọi khác nhau tùy quan niệm của mỗi nhà nghiên cứu phê bình văn học trên thế giới. Nhưng nói chung, tất cả đều muốn gán cho nó cái ý nghĩa khái quát như đã nói ở trên. Chẳng hạn 16 Xanhtơ Bơvơ gọi là "phẩm chất sâu kín và cốt yếu của tinh thần", Ippôlít Ten gọi là "năng lực chủ đạo", Philaredơ Saxlơgoui là "tụ điểm của những tia sáng khác nhau trong đời sống tinh thần của nhà văn", Pôn Buôcgiê "hình thái cảm nhận đặc thù của nhà văn”, Pôn Lacôngbơ: "khuynh hướng cảm xúc", GióocRơna nói đến "cơ cấu nội tại của thiên tài" hay là những "năng lực cơ bản" của nhà văn, Giăng Rútxô lại gọi là "cấu trúc cơ bản của trí tưởng tượng sáng tạo", Emin Phaghê thì nói gọn "tư tưởng cơ bản" (44.8). Là một hình thái ý thức xã hội, là một hành động biểu hiện thế giới tinh thần tư tưởng của con người, văn học mang tính tư tưởng. Tư tưởng tác phẩm chính là sự bộc lộ tư tưởng tác giả bằng tác phẩm văn học. Ở đó tác giả có thể bộc lộ sự nhận thức sâu sắc hay đơn giản, phiến diện, có thể bày tỏ quan điểm khẳng định hoặc phủ định, ca ngợi hoặc phê phán; có thể bộc lộ sự đánh giá công bằng hoặc không công bằng, hợp ._.lý hoặc phi lý như Biêlinxki nói: "Nghệ thuật không chấp nhận người ta đến với nó bằng những tư tưởng triết học trừu tượng. Nó càng không dung nạp những tư tưởng xuất phát từ ngộ tính (entendement), nó chỉ chấp nhận những tư tưởng nghệ thuật (idée poétique), và một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một giáo điều hay một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng... Trong tâm trạng nhiệt hứng, tư tưởng xâm chiếm nhà thơ một cách đắm say như một người tình xinh đẹp bằng xương bằng thịt mà ông ta chiêm ngưỡng, không phải bằng lý trí, bằng ngộ tính, bằng tình cảm hay bằng một năng lực nào đó của tâm hồn, mà bằng toàn bộ con người tinh thần của mình với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó, vì thế, tư tưởng trong thơ không phải là một tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết, mà là một sáng tạo sống động." (45.9) Tư tưởng nghệ thuật cần được hiểu như một hình thái tinh thần rất cụ thể, nảy sinh do sự cọ xát, va chạm một cách rất cụ thể giữa trí tuệ và tâm hồn người sáng tác với hiện thực khách quan. Và tư tưởng đó, ngay từ khi ra đời, đã tự thể hiện ở dạng hình tượng, dù chỉ là một thứ hình tượng phác họa còn thô sơ và chưa thật sáng sủa, rõ nét trong tâm linh nhà văn. Nếu xác định khái niệm tư tưởng nghệ thuật của nhà văn với quan niệm như một thứ tư tưởng trừu tượng, có tính tiên nghiệm đối với sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Tách rời nhà văn với thế giới khách quan - Một thứ tư tưởng không bắt rễ vào đời sống, không phản ánh hiện thực khách quan. Thật là một quan niệm sai lầm phản tư duy nghệ thuật chân chính, nếu nghĩ nhà văn trước khi cầm bút đã có sẵn một tư tưởng và ông ta tìm cách thể hiện nó ra thành "hình tượng" sinh động để thuyết phục người đọc mà thực ra tư tưởng tác phẩm chủ yếu được biểu hiện bằng hình tượng, hay có thể nói đặc điểm của tư tưởng trong tác phẩm văn học là tư tưởng - hình tượng. 17 Trong các tác phẩm thơ ca, tư tưởng thường được biểu hiện thông qua sự vận động của cảm xúc và suy nghĩ, thông qua hệ thống hình tượng thơ và hệ thống các hình ảnh khác. Còn trong các tác phẩm văn xuôi và tác phẩm kịch, tư tưởng tác phẩm được biểu hiện một cách tập trung qua hệ thống nhân vật, từ những khái quát riêng biệt của từng nhân vật chính, tác phẩm sẽ dẫn người đọc đến một khái quát chung rộng lớn cho toàn tác phẩm. Ví dụ:. Qua nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã bộc lộ rõ tư tưởng chủ quan của mình là cho rằng cuộc đời con người đau khổ là do số mệnh nhưng tư tưởng của tác phẩm lại khẳng định chính xã hội phong kiến tàn bạo mới là thủ phạm chính vùi dập con người. Trong bộ "Tấn trò đời "của Bandắc, tư tưởng của tác phẩm là tư tưởng phê phán, tố cáo sự mục ruỗng thối nát của xã hội tư sản Pháp ở thế kỷ XIX. Ngoài hệ thống hình tượng, tư tưởng trong tác phẩm còn được thể hiện ở đề tài và chủ đề tác phẩm "Đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn" (27.116) và như Gorki nói: "Đề tài là tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả do cuộc sống gợi ra cho nhà văn" (44.12). Bản thân đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng. Trong thực tế của đời sống văn học, việc lựa chọn đề tài để thể hiện đã cho thấy, nhà văn coi chính đề tài ấy là quan trọng, đáng quan tâm hơn cả. Và các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và nhà văn ấy cũng chỉ thường viết hay, viết sắc sảo vùng đề tài đã chọn. Như vậy, qua sự lựa chọn ấy, nhà văn đã thể hiện khá rõ tính khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của mình. Tính khuynh hướng trong tư tưởng của tác giả sẽ quyết định tính tư tưởng trong nội dung tác phẩm. Tính khuynh hướng bộc lộ ở cách thức lựa chọn đề tài, xử lý và triển khai đề tài "Vai trò của đề tài trong tác phẩm không chỉ là định hướng phạm vi xã hội - lịch sử của đời sống được phản ảnh mà đó còn là yếu tố đầu tiên giúp người đọc thấy rõ tính khuynh hướng hay lập trường tư tưởng của nhà văn, hơn thế, thấy rõ những hệ tư tưởng nào đã chi phối những trào lưu văn học khác nhau" (27..117). Nghiên cứu nhà văn, chính là nghiên cứu tư tưởng và phong cách sáng tác của ông ta. Phong cách nhà văn có sự thống nhất nhưng đa dạng và biến hóa tùy thuộc vào số lượng sáng tác và đời sống của nhà văn. Tùy thuộc vào tầm vóc cái nhìn của tác giả, vào ý nghĩa nhân văn của sáng tác nghệ thuật mà phong cách có ý nghĩa nhất thời hay lâu bền. Những phẩm chất và năng lực đặc biệt, một quá trình làm việc công phu, sáng tạo là điều kiện để hình thành quá trình sáng tác. Và thực tế, bản thân nhà phê bình cũng là nhà văn. Nếu hoạt động của nhà văn bắt đầu bằng sự quan sát, quan sát đối tượng thẩm mỹ khách quan nảy sinh trong 18 thời đại và quan sát nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của bạn đọc, mục đích hoạt động của nhà văn là biến đổi đối tượng thẩm mỹ khách quan thành đối tượng thẩm mỹ chủ quan có khả năng thỏa mãn và định hướng nhu cầu thẩm mỹ xã hội thì mục đích của nhà phê bình là phân tích tác phẩm nhằm hướng dẫn việc sáng tác. "Người thẩm văn tốt thường là những người sống sâu sắc cuộc sống của chính mình, sống sâu sắc với mọi người, với thiên nhiên, với những gì được thấy, được nghe, được đọc, được yêu, được ghét, được nếm trải, bằng cả tâm hồn luôn luôn hướng về cái đẹp" (45.19). Có như vậy, người phê bình mới có khả năng phản ứng chính xác bằng tình cảm cảm xúc thẩm mỹ trước một áng văn hay, một hình tượng đẹp. Với phản ứng toàn bộ con người tinh thần, con người văn hóa trước cái đẹp, người phê bình (người đọc) say mê chìm đắm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn để phát hiện ra cái chân lý, cái không cùng không tận của văn chương. Về điểm này, Xuân Diệu, Hoài Thanh và Nguyễn Đăng Mạnh đã gặp nhau (Hoài Thanh: Người phê bình phải say nhưng đó là cái say tích cực chứ cái say tiêu cực thì tai hại. Vâng đó chính là cái say, như Xuân Diệu nói, đó là cái say tỉnh, "say nhơn say nghĩa" khi đứng trước văn học nghệ thuật.) Thực tế đã cho ta thấy, dù là sáng tác hay phê bình, người cầm bút phải luôn có khát vọng về cái đẹp, hướng đến cái đẹp đó mới là cảm quan nghệ thuật của một nghệ sĩ chân chính! 1.2.1.2 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ, sáng tác thơ, phê bình thơ: Với tài năng đa dạng, Xuân Diệu là một nhà thơ làm công tác phê bình (thơ) đã đạt được nhiều thành tựu về lý luận phê bình, nghiên cứu văn học, để lại nhiều ấn tượng trong đời sống văn học nước ta. Do có kiến thức về lý luận và lịch sử văn học, có sự am hiểu thấu đáo hoạt động sáng tác, rành rọt cả những chuyện "bếp núc của văn chương" và do có cách diễn đạt của nhà nghệ sĩ nên các tiểu luận và công trình lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học của Xuân Diệu có chỗ mạnh và nét đặc sắc riêng. Một trong những nét đặc sắc đó là quan niệm của ông về giá trị của thơ. 1.2.1.2.1 Xuân Diệu quan niệm thế nào là thơ hay? Trong công việc làm thơ, Xuân Diệu quan niệm thơ hay là "thứ thơ lớn" và thơ dở là "thứ thơ bé". Xuân Diệu quan niệm "thứ thơ bé" là thứ thơ có tình cảm bé, suy nghĩ hẹp và có cách nói theo phong cách bé, bút pháp bé: Không chú ý gốc chân cảm mà chỉ đi vào lèo lái tiểu xảo, rung động nổi lên trên mặt, chứ không xoáy sâu được vào lòng người đọc, do thiếu chất tình cảm kết dính nên thơ gầy và bé, ngày càng còi cọc theo thời gian thử thách và chết dần 19 trong lòng người đọc. Ông so sánh và nhận định "Thơ cũng như người, cũng như trẻ em, có những trẻ em khôn sớm nhưng lại đi về một thứ khôn mà ông bà ta gọi là "khôn vặt" (...) Thơ cũng vậy! Chưa chi mới vào thơ mà đã "khôn vặt", kỹ thuật vặt thì khó đi vào rộng lớn và dài lâu" (8.44) "Thứ thơ lớn là thứ thơ có đầy đủ kỹ thuật, nhưng tác giả không coi kỹ thuật là chính mà trọng chất hơn là hình. Thứ thơ lớn là thứ thơ rất có chất" (8.46). Chất tức là sự xúc cảm mạnh mẽ sâu sắc về những tình cảm, tư tưởng lớn của nhân dân đã ngấm sâu vào cốt tủy nhà thơ thành ra tình cảm, tư tưởng chính của người làm thơ. Thơ lớn là thơ phải có những tình cảm lớn và suy nghĩ rộng. Song nói chính xác hơn nữa là đề tài, chủ đề, dụng ý và ý tốt chưa đủ, tức thơ lớn không phải là thứ thơ có đầy đủ kỹ thuật mà còn phải là thư thơ có chất. Ông khẳng định: Thơ hay phải "thần trọn ý đủ ". Thần cốt ở tấm lòng, ở xúc động hồn thơ, hồn của sự sống. ("Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần " - Ngô Thì Nhậm ). Và do đó, thơ lớn là thơ có một phong cách lớn, bút pháp lớn! 1.2.1.2.1.1 Phong cách lớn, bút pháp lớn: Theo Xuân Diệu thơ phải đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc, trước hết phải lấy chân thật làm nền tảng, thơ phải: Chân, chân, chân! Thật, thật, thật! Thật là sự có thật trong cuộc đời, ở trong sự sống; Chân là tính có thật ở trong lòng người, tâm hồn người. Chạm trổ đến bao nhiêu cũng phải chân thật, nghĩa là có mang tình cảm của con người, những chân thi sĩ là những thi sĩ biết xúc cảm vào tận ruột gan, rung động thật cho đến từng chân tơ kẽ tóc của mình và vì vậy, theo thời gian, theo bao nhiêu biến động của cuộc đời dù đời có phong trần hay bể dâu, tình cảm vẫn là chỗ cao sâu nhất, thiêng liêng nhất của con người và do đó "Cái hay của thơ là thiên chân, không sợ sự chìm nổi nhất thời, không sợ sự thử thách của năm tháng" (8.203). Thơ trữ tình là một thể đặc biệt của thơ, là tác phẩm tiêu biểu nhất trong muôn hình muôn vẻ của thơ. Khác với thơ tự sự, thơ trữ tình lấy tình cảm làm yếu tố cơ bản. Yếu tố cảm xúc đóng vai trò chủ đạo trong việc chuyển những tâm trạng xúc cảm, suy tư của nhà thơ thành những rung động mãnh liệt của con tim, thành những tiếng thơ lay động hàng vạn người. Là tiếng lòng chân thật, tiếng thơ trữ tình mang dấu ấn của cách nghĩ, cách cảm, cách biểu hiện qua giọng thơ riêng của nhà thơ, góp phần tạo nên phong cách tác giả. 20 Trong một lần "trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ", Xuân Diệu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chất cảm xúc trong thơ "Cái chính yếu làm cho một bài thơ hay, trước hết là bản thân cái chất cảm xúc. Nghĩa là nhà thơ phải cảm xúc thật mạnh mẽ, phải có lòng yêu lớn, lòng ghét lớn, lòng say mê lớn" (21.14). Chất cảm xúc cũng là thước đo giá trị bài thơ. Bài thơ hay là bài thơ "chân, chân, chân! thật, thật thật!" Bên cạnh khả năng diễn đạt, biểu hiện và cố gắng đào sâu suy nghĩ để khám phá những khía cạnh đặc biệt, sáng tạo những tứ thơ mới, người ta nếu có cảm xúc thật mới làm được thơ hay. Ông cho rằng, thiếu cảm xúc, nhà thơ là thợ thơ chỉ quen với tiểu xảo chi li và mất đi tính chất “là điệu hồn đồng điệu đi tìm những điệu hồn đồng điệu". Có những thứ thơ bé, rung động nổi lên trên mặt lời và có những thứ thơ bút pháp lớn, xoáy được sâu vào trái tim người đọc. Và Xuân Diệu, một thi sĩ hiện đại, bằng tình cảm chân thành nhất, ngưỡng mộ nhất, đã tìm đến với những tài thơ cổ điển, cách chúng ta hàng thế kỷ mà hiểu và chiêm ngưỡng họ. Với tình cảm như thế, đọc thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Xuân Diệu đã không ít lần thốt lên sung sướng "Khi thơ Nguyễn Trãi đã hay thì đúng là cái hay của thơ Nguyễn Trãi chứ không của ai khác, bản lĩnh vô hạn, đáng kính trọng và yêu mến vô hạn! " (6.22), bởi Nguyễn Trãi thực thụ là một tâm hồn thi sĩ "tâm trí điển hình cao cả nhất, toàn vẹn nhất về lòng ưu ái, ưu ái quốc dân!". Tâm hồn ấy, tình cảm ấy, xúc cảm ấy được viết thành thơ. Và vì vậy, thơ Nguyễn Trãi là thứ thơ có phong cách lớn, bút pháp lớn. Xuân Diệu khẳng định "Đứng trong thể loại thơ tiếng Nôm, thì có bản lĩnh nhất là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Trãi. Trong 254 bài Quốc âm thi tập, những bài, những câu, những đoạn đã hay của Nguyễn Trãi thì "Thì treo giải nhất chi nhường cho ai ". Khi những câu thơ của Nguyễn Trãi đã hay, nó hay trong toàn bộ các chữ dính nhau "Hoa thơm thơm lạ thơm lùng. Thơm gốc, thơm rễ người trồng cũng thơm " (ca dao ), ở trong thơ đây, chính người trồng thơm trước, nghĩa là chính chất lượng nội dung tâm hồn Ức Trai là cao, là sâu, là rộng, là đẹp. Nó liệt những câu thơ thành công ấy vào loại nhất, vào loại có nhiều nội tâm" (6.18-19). Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng Phấn sách ngày xuân ngồi chấm câu Dưới công danh đeo khổ nhục Trong dầu dãi có phong lưu. 21 Là những câu thơ hay của Ức trai và theo Xuân Diệu, chính những câu thơ chứa nhiều tâm sự, nhiều cao thượng này là những "câu thơ vẫn trẻ, xuất sắc, xông xáo" dù năm sáu thế kỷ đã qua. Đề cao yếu tố tình cảm trong thơ, trong một lần trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, năm 1962, Xuân Diệu viết: "Cái mà người ta đòi hỏi hơn cả ở thơ, ở nhà thơ là dù nói đến người, đến vật, đến việc cũng phải tràn trề tình cảm! Người ta đòi hỏi người thi sĩ phải nói bằng tất cả trái tim, tâm hồn mình càng dào dạt càng hay" (21.64) và cũng bằng tất cả tấm lòng yêu mến, ngưỡng mộ, dù cách Nguyễn Trãi đến hơn 500 năm, Xuân Diệu đã thấy rất gần Nguyễn Trãi "Chúng ta kính Nguyễn Trãi mà không "viễn chi”, trái lại Nguyễn Trãi rất gần với chúng ta"(6.30). Nguyễn Trãi vượt thời gian vì Nguyễn Trãi phi thường. Cái phi thường của Nguyễn Trãi chính là tâm hồn, là tấm lòng được Xuân Diệu - người con mấy trăm năm sau đã hiểu đến tận ngõ ngách. "Việc lo nước yên dân" ở trong Nguyễn Trãi là ưu ái, là tâm huyết: "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Có nhân, có trí, có anh hùng"; Nguyễn Trãi là chí khí: "Khó bền mới phải người quân tử - Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu''; Nguyễn Trãi là thủy chung: "Khi bão mới hay là cỏ cứng -Thủa nghèo mới biết có tôi lành"; Nguvễn Trãi là son sắt: "Bui có một lòng trung với hiếu - Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen"(...) trong những câu thơ này không có gì lạ, tình trong thơ thì sáu trăm năm sau, người đọc còn phải ứa nước mắt" (6.62). "Không có gì lạ" nghĩa là kỹ thuật thơ bình thường, chính cái chất trong thơ mới thật vĩ đại. Theo Xuân Diệu, Nguyễn Trãi viết về thiên nhiên thật hay, hay nhất cũng là bởi "Ức Trai có cái đẹp thường trực ở tâm hồn, có cái đẹp là bản chất ở trong tâm hồn, cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp" (6.39). Và vì thơ Nguyễn Trãi là thơ của một tâm hồn đã lên đến đỉnh chót của tư tưởng" nên "thơ của Nguyễn Trãi còn trẻ mãi đến bây giờ! ". Trong tập tiểu luận "Dao có mài mới sắc", Xuân Diệu khẳng định phương pháp phê bình văn học "Một tập thơ là một cơ thể, một sinh vật, một tập thơ là một tác giả, một con người. Tôi thấy khen hay chê chưa bằng thông cảm, thấu hiểu. Thấu hiểu tư tưởng lập trường đã đành, còn thấu hiểu phương pháp cấu tứ, tạo hình bút pháp, thói quen cá tính của một nhà thơ". Cũng như nhiều thế hệ phê bình, Xuân Diệu đã rất tôn vinh Nguyễn Du "Nguyễn Du là nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại", ông tự hào vì mình là người Việt Nam - người của dân tộc đã sản sinh ra được thi hào Nguyễn Du, một dân tộc rỡ ràng với Điện Biên Phủ!" Ca dao có câu: Dò sông dò biển dễ dò 22 Có ai lấy thước mà đo lòng người! Hiểu một con người đã khó, hiểu một nhà thơ càng không dễ nhất là nhà thơ đó cách chúng ta hàng thế kỷ. Không cần đợi đến 300 năm, Xuân Diệu hiểu Nguyễn Du, ông cho rằng sở dĩ Nguyễn Du có cách nhìn con người và cuộc đời như vậy là do Nguyễn Du đồng cảm - đồng cảm với tất cả nỗi khổ đau bất hạnh của con người trong xã hội, dù Nguyễn Du thuộc giai cấp khác "Trái tim lớn của Nguyễn Du, một tấm lòng chứa được bấy nhiêu tình thương yêu nhân loại. Tình thương ấy có xô bồ, lẫn lộn như đối với vài loại kẻ thuộc giai cấp bên trên, nhưng phần lớn căn bản là dành cho những người bị cực khổ, oan ức, đói rét, đau đớn từ người bị bọn vua quan bắt lính, đến người mắc oan ở tù rạc thân, đến người hành khất "cũng một kiếp người", từ người đẻ non đến chết yểu, từ người đứt dây rơi xuống giếng đến người bị cọp ăn ...", hoặc dành hết tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Những tình cảm đó bắt nguồn từ tấm lòng chân thật của Nguyễn Du. Không phải ngẫu nhiên mà 300 năm sau Nguyễn Du đã khóc Tiểu Thanh rất chân tình. Một tiếng khóc xé lòng, tiếng khóc vượt giai cấp, vượt không gian, thời gian. Tại sao khi Nguyễn Du đọc truyện Tiểu Thanh lại xúc cảm như vậy? Tập thơ chữ Hán chứa đầy uất ức của Tố Như như Xuân Diệu đã nói "Thơ trong này để lại một buổi chiều thu tê tái. Buổi chiều đó là xã hội phong kiến ở Việt Nam, ở Trung Quốc phản ánh trong tâm hồn Nguyễn Du(...) chính cảnh của xã hội ghê gớm đau thương tích lũy cái buồn vào tâm hồn người thành một thiên tính thứ hai, tâm hồn đã bất mãn với xã hội", lại "buồn trong cái xã hội buồn". Chính những điều trông thấy trong xã hội phong kiến tan rã làm Nguyễn Du "đau đớn lòng" và khác người, Nguyễn Du đau đớn gấp bội vì "Nguyễn Du là một tâm hồn nghệ sĩ lớn" và theo Xuân Diệu "ở những tâm hồn như thế có những cái vượt bậc đột ngột, có những cái lượng biến thành cái chất kỳ diệu". Chất ở đây là tình cảm kết dính, tình cảm xoáy sâu được vào lòng người đọc "Nguyễn Du đã lấy một nét quá phổ biến, lấy ra, đưa vào thơ, làm cho nổi bật cái bi thảm, mà do đó cũng thấy tấm lòng Nguyễn Du, nhìn người ăn mày thứ một vạn cũng như nhìn người ăn mày thứ nhất, không bao giờ tê liệt lòng cảm thông". Xã hội phong kiến thật tàn khốc "cái xã hội có giai cấp ác nghiệt như là có bức tường thủy tinh đáy không thể xuyên qua. Người thừa cứ đổ xuống sông! Người chết đói mò ăn không được" (Sở kiến hành và Người hát rong ở châu Thái Bình ). Xuân Diệu thấy rằng Nguyễn Du nói cụ thể, tỉ mỉ như là chuyện đau khổ của mình và cao cả hơn Nguyễn Du đã vứt cái mũ ông quan để mà nhìn, mà gọi họ với ánh mắt cảm thông yêu thương. Đó chính là cái "chất" của một thứ thơ có phong cách lớn, bút pháp lớn. Xuân Diệu luôn khẳng định, tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du trong tất cả các tác phẩm được hình thành là do tuy có những hạn chế của tư tưởng, của thời đại mình 23 nhưng tác giả Truyện Kiều "đã vượt lên nhìn với cái tầm lịch sử loài người, từ một vị trí thông cảm với giai cấp" (6.184), tức thơ ông có "chất xúc cảm mạnh mẽ sâu sắc về những tình cảm lớn, tư tưởng lớn của nhân dân đã thấm vào cốt tủy nhà thơ, thành ra tình cảm, tư tưởng của chính người làm thơ", "Tâm hồn nguyễn Du không hề xa lạ với những đói khổ, chết chóc, đau đớn, tủi nhục ở trên đời. Văn chiêu hồn là mượn dịp người cúng người chết để thổ lộ những gì Nguyễn Du mang canh cánh trong trái tim, một lòng nhân đạo sâu sắc, rộng lớn đến cỡ kiếp người, của số phận con người, của loài người" (6.186) Thơ Nguyễn Du lớn là vì Nguyễn Du có tâm hồn lớn, thơ Nguyễn Du có sức sống bền bỉ là vì nó hay. Thơ Nguyễn Du hay là vì nó có sức sống bền bỉ, sức sống của một tình cảm, một trái tim "Thơ hay không phải chỉ ở hình tượng, mà thơ hay nhất là khi nó vào trong đời sống, nó nói được quy luật của trái tim"(6.154). 24 Nguyễn Du hiểu biết lòng người đến thế! "Nhà thơ lớn là người nắm được sâu sắc nhất quy luật của trái tim con người " (6.154). Và vì thế, Nguyễn Du vĩ đại và tài thơ của Nguyễn Du cũng thật vĩ đại! Thiết nghĩ, chúng tôi xin trở lại một chút với quan niệm về tình cảm trong thơ để minh họa cho quan điểm coi trọng "chất" của Xuân Diệu. Trước đây khá lâu - Lê Quý Đôn là một học giả và là một nhà thơ lớn của nước ta đã cho rằng "thơ phát khởi từ trong lòng người ta" và Ngô Thì Nhậm cũng đã nhấn mạnh "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần". Ý kiến của hai ông đã khẳng định vai trò quyết định của tình cảm trong sáng tác thơ ca, yếu tố cơ bản của thơ là tình cảm. Khác với các thể loại tự sự, thơ đi sâu tìm tòi, khai thác, phát hiện đời sống bên trong của con người trong mối tương quan phức tạp với hiện thực xung quanh. Muốn sáng tác thơ, nhà thơ phải thật sự rung động trước cuộc đời, trái tim nhà thơ phải nhạy cảm trước mọi buồn vui, sướng khổ của con người, say đắm trước vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của thiên nhiên. Vì vậy, thiếu yếu tố cảm xúc thì thơ không phải là thơ. Tình cảm là yếu tố cơ bản của thơ trữ tình. Thơ trữ tình thường miêu tả "những cảm xúc say đắm, những tâm trạng đa dạng, những suy tư sâu lắng thuộc về thế giới chủ quan bí ẩn, sâu sa, mênh mông khôn xiết của con người" (73.9). Với vai trò chủ đạo, yếu tố cảm xúc rất quan trọng trong việc chuyển những tâm trạng, xúc cảm, suy tư của nhà thơ thành những rung động mãnh liệt của con tim, tạo thành những tiếng thơ lay động hàng vạn lòng người. Là tiếng lòng chân thật, tiếng thơ trữ tình mang dấu ấn của cách nghĩ, cách cảm, cách biểu hiện qua giọng thơ riêng của nhà thơ. Xúc cảm - Tâm trạng mang sắc thái cá thể nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa xã hội sâu sắc "tác phẩm văn thơ hay, tác động đến tình cảm của con người, có một địa vị rất quan trọng trong đời sống tình cảm của xã hội; văn học mang tư tưởng nhưng xuyên qua tình cảm, xúc cảm, đó là đặc trưng của nó". Xuân Diệu khẳng định, bài thơ càng dạt dào tình cảm càng hay. Tình cảm ấy được nói bằng tất cả trái tim, linh hồn của thi sĩ nên muốn sáng tác thơ, nhà thơ phải thực sự rung động trước cuộc đời, trái tim nhà thơ phải nhạy cảm trước mọi buồn vui, sướng khổ của con người, say đắm trước vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của thiên nhiên. Nếu trước cách mạng, Xuân Diệu là nhà thơ trẻ - yêu cuộc đời, yêu tha thiết cuộc sống: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn 25 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây và cỏ rạng Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người" (Vội vàng) Nhưng bế tắc, tuyệt vọng, luôn mang trong mình cảm quan u hoài của một người cô đơn, tuyệt vọng, tách ra khỏi thế nhân vũ trụ, tìm đến thơ như một giải pháp làm khuây khỏa nỗi lòng thì trong thời đại cách mạng, nhà thơ mau chóng hòa nhập với cuộc đời mới. Khác trước đây, ông làm thơ với mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng "cảm xúc là tình cảm cao độ phải có lý trí dẫn đường" . "Người thi sĩ phải say nhưng mà say tỉnh chứ không say say. Say say thì là mờ mịt tất cả việc đời, thì là lúy túy, ù cạc chỉ là cái chủ quan gò bó mà không có cái khách quan, không chỉ công chúng không thể ưa mà thi sĩ cũng mất cả nhân cách" (8.8). Đây là chuyển biến rất lớn về quan niệm tư tưởng của một thi sĩ, với một nhà thơ từng rất nổi tiếng trước cách mạng, đó là một việc khó, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực phi thường của nhà thơ. Cũng xuất phát từ những ý tưởng này, mà Xuân Diệu - một nhà thơ tiêu biểu của thơ lãng mạn, nhà nghiên cứu phê bình thơ sắc sảo có nhiều đóng góp cho phong trào thơ mới, cho phê bình lý luận văn học đã nêu kinh nghiệm làm thơ của mình trước các bạn làm thơ trẻ "Cuối cùng của thơ là lẽ đời, là chuyện sống, là lòng yêu. Bạn muốn làm thơ hay mà bạn yêu cuộc sống như thế nào? Yêu qua loa, cảm xúc cạn như đĩa đèn, thì thơ không thể hay được. Cái phải bồi dưỡng trước nhất là tình cảm. Nếu tâm hồn chưa tỏa ra một áng thơ đóng góp vào xã hội, thì bao nhiêu nghề cũng để đấy, không dùng làm gì được, trái lại, tâm hồn có áng thơ, thì sẽ dần dần tạo được một nghề riêng. Nghề rất quan trọng, kỹ xảo rất quan trọng, cần phải học tập kỹ xảo nhưng với một điều kiện: Phải có cái hồn để sai khiến kỹ xảo" (21.5). Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất, bổ sung tạo ra chỉnh thể bài thơ. Hình thức thơ là rất quan trọng, cần phải có kỹ xảo (nghệ thuật ) để tạo hình thức thơ song thơ chỉ được tạo ra bởi "những người thợ khéo tay" thì chẳng khác nào bài thơ như một cuốn sách đẹp nhưng rỗng tuếch. "Cái mà người ta đòi hỏi hơn cả ở thơ, ở nhà thơ là dù nói đến người, đến vật, đến việc cũng phải tràn trề tình cảm! Người ta đòi hỏi người thi sĩ phải nói bằng tất cả trái tim, linh hồn của mình, càng dạt dào càng hay! " (21.6). 26 Phân tích một tác giả nào, Xuân Diệu cũng chú ý phân tích thế giới tâm trạng sâu kín, tình cảm tinh tế, phức tạp. Xuân Diệu tìm thấy cái hay trong thơ Nguyễn Khuyến không phải chỉ ở đề tài hình ảnh từ ngữ... mà vì "thơ Nguyễn Khuyến còn sống vì trái tim ông gắn bó với cảnh dân, tình dân". Thơ nôm của Nguyễn Khuyến phản ánh dân tình có một sắc thái đậm đà đằm thắm, rất là thiết cốt. Có những câu thơ - theo Xuân Diệu - không có gì hay vượt bậc, nhưng thật là giỏi. "Rất giỏi là vì rất thấu tận nhân tình; rất giỏi vì không ở trên cao, quan dạng, quan liêu, ta đây mà hiểu rằng một dúm thóc thêm hay bớt đối với những người một nắng hai sương rất là quan trọng" (6.91). Đó là những câu thơ nói về cái đói, cái nghèo, sưu thuế, lụt lội, nợ nần trong thơ Nguyễn Khuyến. Xúc cảm của nhà thơ làng Yên Đỗ lớn là vì nó được sinh ra từ cuộc sống, từ nhân dân và một phần vì lẽ này mà Xuân Diệu đã trân trọng gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh, quê hương Việt Nam. Với quan niệm thơ có bút pháp lớn là thứ thơ xoáy được sâu vào trái tim người đọc bằng những tình cảm lớn và suy nghĩ rộng "Thơ hay không chỉ ở hình tượng, mà thơ hay nhất là khi nó vào trong đời sống, nó nói được quy luật của trái tim " (6.158) - Đó là "chất xúc cảm mạnh mẽ, sâu sắc về những tình cảm lớn tư tưởng lớn của nhân dân thành ra tình cảm tư tưởng lớn của chính người làm thơ" (6.160). Nếu nhà thơ hiểu được sự yên lặng của ngôn ngữ thì nhà phê bình phải luôn có một tinh thần đọc thơ, bình thơ : "Phải hiểu được cái im lặng trong tình yêu Phải hiểu được cái im lặng trong thơ". (Nadim Hitmét) Còn ngược lại "Khi đọc thơ cứ chằm chằm tìm đoạn hay, câu hay, tìm như thế cũng phải, tuy nhiên sai ở chỗ trước hết không chịu xúc cảm toàn bộ cái hồn bài thơ toát ra, mải tra xét các bộ phận mà điếc mũi nặng tai đối với cái tinh túy nhất của bài thơ (6.48) là "một hiện tượng phê bình thơ đáng đau khổ"! Là nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, Xuân Diệu - theo Tế Hanh - là nhà thơ tình số một của dân tộc. Thơ tình Xuân Diệu có một số bài hay đến độ toàn bích, nhiều câu thơ hay đã trở thành châm ngôn tình yêu. Số này chiếm không ít trong "Thơ thơ " (1938) và "Gửi hương cho gió" (1945). Nhìn chung, sức hấp dẫn của hai tập thơ đã đưa Xuân Diệu lên đỉnh cao của phong trào thơ mới là ở lòng yêu da diết của cuộc sống, ở sự chân thật của tình cảm và ở nghệ thuật làm thơ vừa giản dị, vừa tinh vi đúc đọng. Qua hai tập thơ, nhà thơ thể 27 hiện gần như đầy đủ tính xúc cảm của ông: Một tâm hồn nhạy bén với màu sắc, với hương vị, với thế giới huyền dịu của âm thanh, của cái đẹp, tình cảm tinh tế về con người và vũ trụ. Kinh nghiệm trong việc làm thơ, Xuân Diệu nhấn mạnh, kỹ thuật thơ quan trọng nhưng tâm hồn - cảm xúc của thơ còn quan trọng hơn vì "không phải hình ảnh, từ ngữ nào cứu được thơ, mà chỉ có máu của trái tim, chỉ có những rung cảm bản chất của tâm hồn, mới mãi mãi là nguồn gốc của thơ!" (8.50). Đã từng là nhà thơ, Xuân Diệu đặc biệt chú trọng đến yếu tố tình cảm trong thơ, tình cảm của nhà thơ, của người đọc thơ và của người bình thơ "Thơ hay rất ky. cái người vô tâm!" (6.147). 1.2.1.2.1.2 Thơ hay ở chỗ biết bắt chi tiết phục tùng đại cục: Xuân Diệu quan niệm: “Thơ hay, hay ở ý tình, hay ở chữ, tiếng, hay ở sự việc, hay ở nhạc điệu" (7.124). Đại cục tức cục diện lớn ở một đề tài, một chủ đề, một vấn đề. Xuất phát từ "Quy luật cuộc sống và quy luật tác phẩm trong thơ", Xuân Diệu cho rằng "Trong một tác phẩm văn học, cái mà người ta yêu trước hết là cuộc sống. Chân lý cuối cùng và cao nhất của nghệ thuật là cuộc sống. Nghệ thuật không thể nào là thế giới riêng ở ngoài đời" và "thơ trước tiên là cuộc đời, là hiện thực. Và thơ còn là thơ nữa. Một tác phẩm thơ phải thỏa mãn những quy luật của thơ" (8.33). Muốn làm được thơ hay, nhà thơ phải tìm được những gì sâu sắc nhất trong thực tại của sự vật và của lòng người mà nói. Đó là "sự thật lớn" chi phối toàn bộ cả bài thơ, thấm tháp vào mạch văn như một chất ướt chạy thấm khắp cơ thể. Nghĩa là đẹp tất cả đã, rồi mới đẹp chi tiết, mà chi tiết không được phình lên lấn cả đại cục. Phong cách lớn, bút pháp lớn là tìm được cái chất keo sơn làm kết dính các chi tiết tạo thành một đại cục hoàn chỉnh trong bài thơ. Đó là tình yêu, chất tình cảm trong thơ. Chính chất ấy làm chiến lược cho bài thơ, là tâm hồn của bài thơ. Cái chất ấy quý vô hạn, vì có nó thì thơ sống và lớn, thiếu chất ấy thì thơ gầy và bé. Chính vì thế Xuân Diệu xếp loại "Cái thơ bậc nhất, cái hay bậc nhất của thơ là sáng tạo tình cảm, sáng tạo chất sống, thứ đến mới sáng tạo hình ảnh, sáng tạo ngôn ngữ" và như Biêlinxki nói "Mỗi nhà thơ là một thế giới riêng kín đáo" Người yêu thơ yêu những bài thơ và cuối cùng đòi hỏi có những nhà thơ để yêu "họ đòi hỏi có những bài thơ có hương sắc tâm hồn riêng của tác giả, có như vậy, thơ mới làm cho người ta nhớ được, nhưng có hương sắc tâm hồn riêng này phải là hữu xạ tự nhiên hương, là một sự chân thật, chân thành" (8.39). Nhận xét về những câu thơ của Tố Hữu "Bầm ơi có rét không bầm - Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu", Xuân Diệu viết "Thật là những câu thơ làm người đọc chảy nước mắt, những giọt 28 nước mắt sung sướng của tâm hồn, khi được nghệ thuật đụng đến chỗ cao sâu". Quả là Tố Hữu - thi sĩ thật hiểu biết sự vật, lòng người. Xuân Diệu khẳng định: "Trong một bài thơ, cũng như trong một bức tranh tất cả các nét đều phục tùng cái ý định chung của toàn bài, đều ở trong một từ trường mà người điều khiển là thi sĩ (8.161). 1.2.1.2.2 Sự giản dị và sự phong phú trong thơ: Theo Xuân Diệu, có nhiều phong cách làm thơ. Song trong quan niệm làm thơ và phê bình, ông đặc biệt coi trọng và biểu dương phong cách giản dị và phong phú trong thơ. Ông cho rằng, nó là: "chủ nghĩa cổ điển mới mãi muôn đời " chỉ "đắc đạo" khi sự "tu luyện " về thơ trải qua một con đường dài phấn đấu. Đó là cái tinh diệu trong thơ, làm cho thơ tác động vào quần chúng và công chúng có hiệu lực hơn. Ông khẳng định "Bài thơ là một tương quan của ngôn ngữ, nhưng trước khi là ngôn ngữ, nó là một tương quan của tình cảm (...) và ngôn ngữ chỉ dù._. điển (Ví dụ về cái đẹp trong thơ văn Ức Trai - Nguyễn Trãi, Xuân Diệu viết "ít có nhà thơ nào hằng nói đến mặt trăng, có nhiều câu hay về mặt trăng như Ức Trai" vì "Ức Trai có cái đẹp thường trực ở trong tâm hồn, có cái đẹp là bản chất của tâm hồn, cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp" (7.38-39). Do có khiến thức về lý luận và lịch sử văn học, có sự am hiểu thấu đáo hoạt động sáng tác kể cả những chuyện "bếp núc" của văn chương và do có một cách diễn đạt độc đáo của người nghệ sĩ nên các tiểu luận và công trình lý luận, phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu có nhiều nét mạnh và những đặc sắc riêng. Không dừng lại ở một thiên hướng coi trọng phẩm chất thẩm mỹ của văn chương, không dừng lại ở một bút pháp - một phong cách nào. Có thể nói, cuộc đời cầm bút của ông luôn luôn là cuộc vật lộn căng thẳng với chính bản thân mình để vươn lên không ngừng cho ngang tầm cuộc sống và thời đại để phục vụ cuộc sống và thời đại. Ở Xuân Diệu, có sự kết hợp của nhiều thiên hướng phê bình: ngoài khuynh hướng coi trọng phẩm chất thẩm mỹ, ông còn đi sâu vào khuynh hướng tìm tòi về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của nhà văn... Xuân Diệu tài hoa, sắc sảo nhưng rất gần gũi quen thuộc. Các bài viết của ông thường đi từ chữ nghĩa đến cuộc sống và từ cuộc sống, chữ nghĩa lại trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Ông quan niệm: "Văn học là trường đời, đọc thơ văn hay, tự nhiên ta liên hệ với kinh nghiệm bản thân đã thu lượm được, do đó mà những tác phẩm mới lộ ra cái sâu sắc" (6.196). Xuân Diệu hiểu kỹ càng, tinh tế từng tình ý, từng chi tiết ngôn ngữ trong văn thơ cổ bằng con mắt của nhà thơ tình hiện đại. Nguyễn Du và truyện Kiều là nơi thử thách của nhiều 89 cây bút phê bình. "Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá truyện Kiều. Đến lượt mình Xuân Diệu đã có một cách tiếp cận riêng để phát hiện được nhiều điều mới mẻ. Kết hợp sự suy nghĩ công phu với cách cảm nhận tinh tế của một nhà thơ, Xuân Diệu dã làm cho người đọc nhận thức được đầy đủ, sâu sắc hơn nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Chỉ riêng phần bàn về ngôn ngữ trong truyện Kiều cũng đã là một chuyên luận có nhiều phát hiện thú vị, tỏ rõ sự uyên bác của một người am hiểu và yêu quý ngôn ngữ dân tộc" (68.16). Hầu hết những đồng nghiệp đều ghi nhận và trân trọng những đóng góp hàng đầu của Xuân Diệu cho sự phát triển của văn học. Có thể xem nhận định sau đây của nhà thơ Phạm Tiến Duật (1983) là một trong vô vàn những biểu dương Xuân Diệu về việc làm phong phú nền văn học dân tộc "Anh góp phần không nhỏ trong việc "chính thức rước lên đàn cao vinh dự của những thiên tài loài người" những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Với trường hợp Nguyễn Trãi, tôi phải ca ngợi anh bằng một lời nói đã được suy nghĩ kỹ càng, phải có một nhãn lực như anh mới có thể nhìn xuyên thủng tầng bụi dày đặc của 6 thế kỷ, với bao nhiêu từ cổ đã trở thành tối nghĩa, với bao nhiêu di sản phải sàng lọc, mới có thể tính ra được những câu vô giá như vậy, chứ chưa nói đến việc công phu cẩn trọng bình giá. Anh đã mạnh dạn gọi Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm và công chúng đã đồng tình với anh (...) Xuân Diệu không chỉ làm sống lại những tác phẩm của quá khứ, anh không nhìn những vĩ nhân của văn học ấy như thiên thần, mà nhìn họ như những người trần mắt thịt, và như vậy, đã làm họ cử động được"(23.3). Sở dĩ Xuân Diệu đã phát hiện được những nét độc đáo, mới mẻ về các nhà thơ cổ điển Việt Nam là bởi ông lấy chính mình ra để nhìn ngắm và đối chiếu với họ. Khi phân tích tác phẩm, ông lại luôn luôn đặt mình vào địa vị người sáng tác để nói cho thấu đáo từ việc chọn một chữ dùng một câu đến ý tứ chung của toàn bài. "Ta phải đặt tâm trí mình vào thời đại, các hoàn cảnh lịch sử cụ thể để mà thấu cảm với các nhân vật ngày xưa, không nên chẹt vào những câu văn cắt rời rất dễ lên tay xuống ngón để tố tụng" (6.327). Một ưu điểm nữa của Xuân Diệu là khả năng đánh giá, khái quát vấn đề .Đề xướng ra danh hiệu "Bà chúa thơ nôm" nhằm khẳng định vị trí của nữ thi hào dân tộc Xuân Hương trong toàn bộ lịch sử thi ca Việt Nam là Xuân Diệu đã có ý nói mới, một phái hiện độc đáo, thú vị ! "Chữ "Nôm" được Xuân Diệu dùng với nghĩa nguyên chất, không pha một chút từ Hán -Việt nào thì Hồ Xuân Hương đúng là nhà thơ số một (không tiền khoáng hậu ) chiếm ngôi đầu bảng về phương diện tài nghệ độc đáo này. Từ ngữ "bà chúa" mà Xuân 90 Diệu dùng còn muốn nói về các khía cạnh tài nghề khác của bà như chữ dùng, vần, luật cấu tứ và cả hồn cốt trong thơ nữa"(35.86). Ở Xuân Diệu "là cả một kho kinh nghiệm lớn, có ích lâu dài cho những ai muốn đi vào cái nghề rất đỗi khó khăn này". "Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia. Với một cái nhìn vừa sắc sảo, vừa bao quát, vừa tỉ mỉ, với một văn phong hóm hỉnh và uyển chuyển kỳ lạ, Xuân Diệu đã làm chói ngời hơn nữa những tên tuổi lớn, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến (...) Các công trình nghiên cứu của Xuân Diệu không chỉ có giá trị ở ma lực đặc biệt của ngôn ngữ và văn phong mà còn có giá trị trước hết ở tính bao quát, và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm của Xuân Diệu đề cập tới những tác giả và tác phẩm rất lớn và rất khó đã từng gây nên các cuộc tranh luận dài trong quá khứ, chỉ đến khi Xuân Diệu thấu đáo bình giá thì mới coi là định hình" (49.148). Tác phẩm của Xuân Diệu có giá trị lâu dài như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã đánh giá: "Trong hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trên mọi trang sách, đối tượng được bàn đến là các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Nhưng đằng sau đó, Xuân Diệu còn chạm đến vấn đề lớn hơn: thế nào là sáng tạo. Có phải sáng tạo thường công phu và kỳ lạ biết bao, bởi vì độc đáo thay nó còn đây với thời gian, và người ta có thể bàn mãi không hết? về phương diện này, các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu có thể rất có ích với những ai muốn hiểu và cảm thấy còn phải đọc nhiều mới hiểu được như thế nào là thơ, là văn học." (50.66) Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp thơ của Xuân Diệu với mong muốn có một nhận định đánh giá đúng về sáng tạo và thưởng thức thơ là cả một kho tàng "kinh nghiệm của những tìm tòi, những vật vã, những đau khổ bản thân trong suốt cả thời tuổi trẻ" (21.194) của nhà thơ, là máu, là tâm huyết, là tri thức suốt đời phấn đấu không mệt mỏi vì nghệ thuật của một nghệ sỹ tài năng với phẩm chất rất nghệ sỹ, rất chân chính. Có thể nói, sự thành công của Xuân Diệu là một hiện tượng phê bình hiếm có, là sự sáng tạo của tâm ý, là "kết tụ của cả một quá trình ưu tư - suy tư - nghệ thuật" (Phùng Quý Nhâm). 2.3.2 Những hạn chế trong phê bình văn học của Xuân Diệu: "Xuân Diệu không chỉ là hoàng tử của thơ ca, ông còn là nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, nhà phê bình văn học tinh tế, nhà lý luận văn học đặc sắc" (Tố Hữu). "Anh đã 91 có nhiều khám phá tinh tế, mới lạ, làm cho người đọc yêu thích, kính trọng hơn tài năng cổ điển của dân tộc" (Hà Minh Đức).... Xuân Diệu được đánh giá như vậy là do phong cách và bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn tài năng và cá tính sáng tạo của ông. Qua bút pháp của ông ta thấy nổi lên một Xuân Diệu đầy bản lĩnh nghệ thuật đáng được ca ngợi và trân trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vượt trội đó, Xuân Diệu vẫn còn những hạn chế mà có nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là "cố tật" của Xuân Diệu, "nếu không thế thì đã không phải là Xuân Diệu". Có thể thấy những hạn chế đó là: 92 2.3.2.1 Văn phong phê bình: Như trên đã nói, với "những trang văn xuôi giàu chất thơ, những trang khảo cứu đầy chất truyện", với lối diễn đạt hấp dẫn, tự nhiên, với giọng văn xuôi sôi nổi, ồn ào, những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu,... thì văn phong phê bình là một lợi thế đặc sắc của Xuân Diệu nhưng đồng thời đó cũng chính là điểm yếu của ông. Các bạn đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu văn học hay công chúng đều dễ dàng nhận thấy một nhược điểm trong văn phê bình của Xuân Diệu là: "Văn phong trong phê bình, nghiên cứu của Xuân Diệu ít khi mực thước, ông thường để cho cảm xúc cuốn đi, say sưa theo đuổi những ý tưởng của mình" (68.16). Do chú ý đến tính phổ cập, muốn văn học đến với công chúng nhanh nhất, dễ hiểu nhất, với một thái độ chân thành hết mình đi vào văn học cổ điển, ở ít nhiều trang viết, Xuân Diệu có cách nói tỉ mỉ, kỹ lưỡng và vì thế, trong một số trường hợp ông đã để lộ quá nhiều nhiệt tình, tỏ ra nói nhiều quá, bình nhiều quá (không tránh khỏi sự dài dòng không cần thiết). Về hai câu thơ: "Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc/ Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh" của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu nhận xét thật chân thật hóm hỉnh nhưng cũng thật dài dòng: "Đến đây tôi xin giới thiệu hai câu thơ điển hình nhà thơ đã thành công đặc biệt với các bẻ gãy như thế: Tuổi cao.......con mắt xanh Năm 1957, khi Quốc âm Thi tập vừa được phát hiện trở lại, lại trở về với đời sống, với chúng ta, tôi cũng như nhiều người, đã vui sướng vô hạn. Và bản thân tôi đã hào hứng đem ngay thơ quần chúng, giới thiệu những bài, những câu hay nhất. Khi ấy, với thiện chí rõ rệt, nhưng rõ ràng là tùy tiện, muốn cho hai câu thơ đươc trên đây đọc êm tai, được thính giả nhanh chóng lĩnh hội và dễ thích ngay, tôi đã chữa đi, đọc thành: "Tuổi già tóc bạc, chòm râu bạc... " và tự đắc ý với sự "cải tiến" đó. Hai tuần sau tôi nằm chiêm bao thấy Ức Trai tiên sinh trong mộng và Ức Trai bảo tôi: "Này đồng chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo tôi là già ?. Đồng chí là một người cộng sản mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à?. Tôi nhiều tuổi thì tuổi tôi nó chất lên nó cao chứ tôi không già!” Ức Trai nói tới đó thì tôi chợt tỉnh dậy và nghĩ tiếp: Lại còn sự dốt nát mà tùy tiện của mình nữa, dám đổi cái râu bạc thành "chòm râu bạc" "(6.62). Và đây là cách bình của Hoài Thanh, rõ ràng, hàm súc và dư ba hơn: "Nhạc điệu và hình ảnh trong mỗi câu đều một khác, nhưng tất cả đều sinh động đều có hồn. Trong câu nào cũng rất rõ một dáng đứng, một bước đi và cả một cách nhìn, một nét mặt. Cảnh trí nơi lui về : "Chân mềm ngại bước dặm mây xanh - Quê cũ tìm về vì cảnh cũ thanh - Hương cách gác vân thu lạnh lạnh - Thuyền về bãi tuyết nguyệt chênh chênh" (Bài 158). Trong khung cảnh đẹp như tranh ấy là một ông già: Tuổi cao, tóc bạc, chòm râu bạc - Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh.." (Bài 99). Đầu bạc nhưng mắt vẫn xanh, vẫn nhìn rõ việc hay, việc tốt..." (63.42) So sánh Xuân Diệu với Hoài Thanh, chúng tôi không ngoài mục đích như chính Xuân Diệu đã từng nói về mục đích so sánh của mình khi ông đánh giá các thi nhân cổ điển: "không phải để nâng ai, hạ ai vì cùng nằm chung trong vốn quý văn học của dân tộc, mà sự so sánh làm sáng thêm cả hai sự nghiệp" (6.16). Trên đây là một điển hình trong nhiều trường hợp như vậy về cách hành văn của Xuân Diệu. Trong khi phê bình giới thiệu thơ, có những lúc quá say sưa, Xuân Diệu không tránh khỏi sự nhiều lời, để tình ý tuôn trào lộn xộn và trùng lặp như chính ông đã thú nhận trong bài viết tìm hiểu nhà thơ Đào Tấn: "Tôi có những xúc cảm và suy nghĩ còn lộn xộn nhưng rất dào dạt" (7.246). Một hạn chế nữa của Xuân Diệu là nhà thơ nhiều lúc diễn đạt quá tự nhiên, không giấu nổi cảm xúc dạt dào, văn phong mang sắc thái sinh hoạt với số lượng lớn khẩu ngữ (Trời đất thiên địa ơi, trời ơi, cha mẹ ơi...). Phong cách phê bình của Xuân Diệu như tác giả "Bước đầu đến với văn học" nhận xét, mặt hạn chế lớn nhất là "Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn mọi hiện tượng, phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học. Trong không ít trường hợp, người đọc cảm thấy người nghiên cứu ở đây là một người lắm lời và có phần tán ra quá rộng, không tuân theo một quy luật trong giao tiếp, một quy luật mà chắc tác giả biết rất rõ: cần gợi nhiều hơn nói; cần ngắn gọn, hàm súc " (50.67). 93 Nhiều lần Xuân Diệu khẳng định chắc chắn rằng: nhờ hàm súc dư ba mà “văn Kiều vừa ngọt ngào như mật vừa óng như ánh sáng" (8.5); nhờ hàm súc dư ba mà "trong truyện Kiều, những đoạn bạc bẽo nhất cũng cứ ngọt xớt, cứ hay" (6.144). Xuân Diệu là nhiệt tình, là giàu cảm xúc. Và vì vậy bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận được, chúng ta cũng có thể thông cảm với những hạn chế của ông như nhận xét của Vũ Ngọc Phan, tác giả Nhà văn hiện đại: "Có lẽ Xuân Diệu đã chú trọng về ý nghĩ, về tình cảm thái quá nên không nghĩ đến sự lựa lời. Lời chẳng qua chỉ là những dấu hiệu để ghi ý nghĩ và tình cảm vậy. Cứ gì lời thanh, lời thô, lời nào phô diễn được hết tình, hết ý đều có thể dùng được cả". 2.3.2.2 Thiên kiến chủ quan cá nhân - dấu ấn khá rõ trong phê bình thơ của Xuân Diệu: Xuân Diệu là một người tài năng và tâm huyết có vốn văn hóa sâu rộng, có sự thẩm bình rất tinh tế. Một người thẩm bình thơ có "đôi mắt xanh" chân tình và đầy nhiệt huyết như Xuân Diệu không phải là nhiều trong giới phê bình văn học. Cố gắng hết mình, nhiệt tình hết mình, ông luôn mong đóng góp một cái gì đó cho con người, cho cuộc sống "trong cái viết của tôi, tôi muốn đền đáp công ơn cuộc sống" .Và vì do quá nhiều nhiệt tình mà ở một số trường hợp Xuân Diệu đã không dấu nổi cảm xúc cá nhân để suy nghĩ cảm hứng tuôn trào theo xúc cảm chủ quan. Trong bài phê bình tập thơ "Ánh sáng vào phù sa" của Chế Lan Viên Xuân Diệu đã nhắc đi nhắc lại rằng ông luôn tự nhủ mình "đừng có hẹp hòi; vượt qua cái mình không thích thú lắm để hướng thấy những ưu tú của một thi sĩ". Đó là một quan niệm rất đúng đắn. Người cầm bút (sáng tác phê bình) không thể đem cái phong cách riêng, cái khẩu vị riêng của mình mà bắt người khác phải theo. Tuy nhiên đọc một số bài phê bình của Xuân Diệu còn thấy ông chưa vượt ra khỏi sự phê bình theo thiên kiến chủ qua, áp đặt chưa vượt qua khỏi cái "tạng" và khẩu vị của mình như là nhà thơ Chế Lan Viên đã đánh giá: "Xuân Diệu bao giờ cũng tài năng, cũng văn hóa rộng, cũng tinh tế nhưng lắm lúc sao thấy tán hơi nhiều và tán gượng". Tán nhiều, tán gượng, lắm lời... theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đó là "cố tật" của Xuân Diệu. Sau đây là một minh chứng cho sự gượng ép nhiều lời, có phần cực đoan của ông. Sau một loạt ca ngợi, Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ, Xuân Diệu đã cố gắng phát hiện ra những nhược điểm của tác giả Truyện Kiều để "chế giễu Nguyễn Du một cách thân yêu" (6.305), vạch ra những câu "vặn vẹo" của Nguyễn Du, chỉ ra chỗ cọc cạnh và lời bí ép của đại thi hào văn học này "Còn một ví dụ, tiếng trùng nhau kém hay như bốn chữ x liền: 94 Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê, Thì ta cũng có thể tất cho thi sĩ, khi nghĩ rằng thơ Đỗ Phủ lúc đọc sang âm thanh tiếng Hán Việt, cũng đã lâm vào cái lỗi kém êm tai như vậy trong bốn chữ "đ" nặng nề: "Bách niên đa bệnh độc đăng đài" (6.305) Chúng tôi không đồng ý với Xuân Diệu cách so sánh bốn chữ x liền trong thơ Nguyễn Du với bốn chữ đ "nặng nề, kém êm tai" trong thơ Đỗ Phủ như vậy là gượng ép. Đến nay, người đọc vẫn thấy được bốn âm "đ" đi liền trong câu kết bài thơ là những âm thanh có tác dụng gợi cảm đặc biệt; Bao nỗi khổ chất chứa trong bài thơ bị dồn nén, khôn bề giải tỏa trong câu kết. Qua bốn âm "đ" liền nhau nặng nề, uất nghẹn giúp người ta có thể liên tưởng tới số phận bi đát của nhà thơ. Đỗ Phủ chắc chắn đã phải đau thương quằn quại khi hạ bút viết nên những câu thơ có hồn như thế!" Khác với suy nghĩ của Xuân Diệu, theo chúng tôi đó là một sự thành công trong cách biểu hiện của Đỗ Phủ - một thi thánh. Trong rất nhiều bài viết của mình, Xuân Diệu đã lưu ý bạn đọc một khuynh hướng viết vàn ông tâm đắc: "gắn bó chặt chẽ với cuộc sống. Chỉ có cuộc sống mớt thật sự xanh tươi phong phú như cây đời." Trong những lần làm giám khảo cho những cuộc thi thơ, phê bình thơ, Xuân Diệu cật lực "phê phán sự phê bình gò bó, máy móc, không hiểu được đặc trưng của văn nghệ - Thiếu sống và xa rời đời thực, sẽ sản sinh ra những tác phẩm sơ lược, tẻ nhạt làm cho người đọc dễ chán, gây một sự hờ hững nào đó của công chúng đối với văn học làm văn học kém tác dụng đi nhiều". Đây cũng là một quan niệm đúng đắn của Xuân Diệu. Xuân Diệu đã đến được với nhiều giá trị văn chương, đã có nhiều trang viết sâu sắc và tài hoa nhưng cũng có khi như nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông "Xuân Diệu là ngòi bút chiến đấu, không ngừng chiến đấu, chiến đấu rất tích cực cả về chính trị, về văn chương, cả về tiểu luận phê bình và thơ ca. Bút lực của anh mạnh mẽ, phong phú uyển chuyển dù không phải lúc nào cũng chân xác" (73.38) Có thể nói con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đường bí ẩn sâu kín. Hành trình đi tìm kiếm chân lý văn chương cũng không đơn giản nhiều éo le, ghềnh thác. Những giá trị được góp nhặt theo thời gian và những mặt còn tồn đọng, hạn chế sẽ là những vấn đề sẽ được quan tâm suy nghĩ - là tiền đề cho sự phát triển của văn học nghệ thuật "Với những trang viết của anh và quan trọng hơn với thái độ chân thành và hết mình đì vào văn học cổ điển của anh, lớp người viết đi sau chúng tôi cảm thấy càng phải quyết tâm hơn trong việc trở lại với truyền thống văn học dân tộc. Kết quả chúng tôi tìm, cách chúng tôi làm trong việc phân tích đánh giá văn học cổ điển nhất định là khác anh. 95 Nhưng một tình yêu lớn vẫn thống nhất chúng ta lại: tình yêu với những sáng tác làm nên lịch sử văn học nước nhà" (50.68). 96 KẾT LUẬN 1. Xuân Diệu là một tác giả lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông để lại cho đời một di sản lớn lao với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị lâu dài ở nhiều thể loại: Xuân Diệu là người sáng tác đã dành nhiều công sức và tâm huyết cho việc nghiên cứu phê bình văn chương. Và trong lĩnh vực này một lần nữa "khả năng tỏa sáng của ông được định hình ở một khối lượng và chất lượng tác phẩm". 2. Xuân Diệu đã để lại cho chúng ta một ấn tượng hết sức mạnh mẽ về khả năng làm việc, về sức đọc, sức viết, về lòng yêu nghề và tinh thần trau dồi nghề nghiệp. Nếu với sáng tác, Xuân Diệu thể hiện tài năng bẩm sinh của người nghệ sĩ thì với nghiên cứu phê bình, ông là người lao động cật lực. Say mê cuộc sống và cần có mặt trong cuộc sống, Xuân Diệu là Biển, cuộc đời là Bờ và hồn cốt của Biển là: Như hôn mãi ngàn năm không thỏa Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi! (Biển) Với nếp làm việc tỉ mỉ, kỹ lưỡng và một quan niên sống thiết thực, năng lực cảm thụ tinh tế, dồi dào, quan sát tỉ mỉ những thay đổi trong cuộc sống hằng ngày, khả năng chiếm lĩnh thực tại rộng lớn, giàu chất liệu hiện thực, trên những trang viết của mình, Xuân Diệu luôn truyền sang cho mọi người một lòng ham muốn khôn cùng: ham sống, ham viết, muốn dồn tất cả những gì đã sống lên trang viết. Với tài năng hiếm có, thái độ làm việc nghiêm túc, tình cảm tha thiết, chân thành ... Xuân Diệu đã có được sự kính trọng của đồng nghiệp, sự tin yêu, ngưỡng mộ và kỳ vọng của công chúng. 3. Sở trường lớn nhất của Xuân Diệu là năng lực cảm thụ thơ văn. Với lối bình thơ độc đáo tài hoa giàu chất biểu cảm, Xuân Diệu đã có công rất lớn đối với công việc tìm hiểu gia tài văn học của ông cha. Xuân Diệu đã đến với các nhà thơ cổ điển bằng một tình yêu sâu nặng. Ông yêu những giá trị truyền thống của dân tộc, yêu ngôn ngữ tiếng Việt được thể hiện một cách tinh tế và tài hoa nhất "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam" là một công trình nghiên cứu chững chạc và bề thế. Tác giả đã mang vào đó tâm huyết và tình yêu đối với văn học cổ điển. Nhiều nhà thơ lớn của dân tộc: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu ... đã được Xuân Diệu nghiên cứu, phân tích, bình giải và đã nắm bắt, chỉ ra được cái "thần", cái cốt cách riêng của người đó - đáp ứng 97 được nhu cầu chiếm lĩnh kho tàng văn hóa dân tộc của công chúng. Những trang viết và thái độ chân thành hết mình đi vào văn học cổ điển của Xuân Diệu đã giúp chúng ta có ý thức và quyết tâm hơn trong việc kế thừa và tiếp thu truyền thống văn học dân tộc, trong việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm, tác giả đã trải qua sự thử thách và chọn lọc khắc nghiệt của thời gian. 4. Với phong cách làm việc mới mẻ, giàu cá tính sáng tạo, bằng vốn hiểu biết phong phú cùng với dụng công tìm tòi nghiên cứu và sự tinh tế nhạy cảm của một nhà thơ tài năng, bằng lối viết luôn tràn đầy nhiệt tình, tràn đầy cảm xúc, Xuân Diệu đã mang đến cho những trang phê bình tiểu luận của mình một giọng điệu riêng, độc đáo. Hầu như tất cả vấn đề liên quan đến công việc làm thơ đều được Xuân Diệu bàn bạc một cách kỹ lưỡng và thấu đáo. Ông nói đến sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ, sự trong sáng của ngôn từ, cách tìm tứ cho một bài thơ, tư duy hình tượng, hình ảnh nhịp điệu trong thơ, mối quan hệ giữa hiện thực và thơ,.mối quan hệ giữa thơ và công chúng ... Nếu trong thi đàn thơ mới, Xuân Diệu "đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân" (Hoài Thanh) thì trong phê bình nghiên cứu "Ông đã có nhiều những khám phá và nhận định mới mẻ, tinh tế làm người đọc kính trọng và yêu thích hơn các nhà thơ cổ điển. Có những tác giả đã được nhiều người viết và viết rất kỹ, nhưng bao giờ Xuân Diệu cũng có cách nói riêng, có những tìm tòi phát hiện riêng. Ông viết không giống ai, không lặp lại những điều mà người khác đã viết" (68.16). Thú vị hơn, là người am hiểu kỹ thuật và công việc "bếp núc" của văn chương, trong khi bình giảng bất cứ một tác giả nào, Xuân Diệu cũng đã cung cấp cho người đọc một khối lượng lớn kiến thức về văn học sử, lý luận văn học ngôn ngữ học... Xuân Diệu đã đúc rút những kinh nghệm quý báu của một đời không ngừng sáng tạo thành những bài tiểu luận bàn về nghề cụ thể, chi tiết tâm huyết... có những giá trị và bổ ích đối với những người sáng tác, giảng dạy, phê bình và thưởng thức thơ ca, dìu dắt, quan tâm đến những người mới bước và nghề. Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng Xuân Diệu đã đóng góp cho cuộc đời rất nhiều. Những gì Xuân Diệu để lại cho chúng ta và thế hệ tương lai thật đáng quý và phải chăng cứ dần dà thấm đượm mãi như trong một bài thơ ông đã viết: Thời gian rót xuống dần dà Một bình êm dịu bao la đất trời 98 Như con ong làm mật, con tằm nhả tơ, suốt đời mình Xuân Diệu đã đem sức lực của trí tuệ và tâm hồn mình để sáng tạo nên những giá trị tinh thần, góp phần làm giàu có thêm truyền thống văn hoá của dân tộc. Trên tinh thần đó, Xuân Diệu còn mãi mãi hiện diện cùng chúng và được chúng ta học tập, trân trọng. 5. Ở một người cầm bút như Xuân Diệu, tính về số lượng lẫn chất lượng những tác phẩm nghiên cứu, phê bình, cần thiết phải có sự tìm hiểu và đánh giá cặn kẽ, đầy đủ hơn, nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về một tài năng nhiều mặt của nền văn học Việt Nam đương đại, về Xuân Diệu - một phong cách mới mẻ - một cá tính sáng tạo độc đáo, sẽ mãi mãi không bao giờ gặp lại trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhà thơ nhà phê bình thơ Xuân Diệu là một vấn đề đang nằm trong triển vọng của khoa học nghiên cứu - phê bình văn học hiện đại. 99 THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Hoàng Cát (1990), "Đôi nét về tấm gương sống và viết của nhà thơ Xuân Diệu", Nhân Dân ngày 30-12-1990. 2. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản ĐH &GDCN Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Chú (2000), "Xuân Diệu", Văn học 11, t ập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Mai Ngọc Chừ (1991), "Những đặc điểm của âm tiết tiếng Việt và vai trò của nó trong thi ca", Tạp chí ngôn ngữ, (3). 5. Xuân Diệu (1959), Ba thi hào dân tộc, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội. 6. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 7. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 8. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 9. Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội. 10. Xuân Diệu (1968), Đi trên đường lớn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 1 1 . Xuân Diệu (1971), Đọc thơ Nguyễn Khuyến, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 12 . Xuân Diệu (1970), Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 13. Xuân Diệu (1978), Lượng thông tin và những kỹ sư tầm hồn ấy, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam. 14. Xuân Diệu (1977), Mài sắt nên kim, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 15 . Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 16. Xuân Diệu (1968), "Những suy nghĩ của một nhà văn", Tạp chí Văn nghệ (252) 17. Xuân Diệu (1960), Phê bình giới thiệu thơ, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội. 18. Xuân Diệu (1970), Thơ Trần Tế Xương, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 100 19. Xuân Diệu (1951), Tiếng thơ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 20. Xuân Diệu (1982), Tìm hiểu Tản Đà,Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 21. Xuân Diệu (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 22. Xuân Diệu (1979), "Và cây đời mãi mãi xanh tươi", Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 23. Phạm Tiến Duật (1983), "Nhà thơ Xuân Diệu", báo Văn Nghệ (3) 24. Lê Tiến Dũng (1990), "Xuân Diệu với việc phê thơ", Kiến thức ngày nay,(50) 25. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục. 26. Lê Thị Thanh Điệp (1996), Đặc trưng âm thanh và màu sắc trong thơ Xuân Diệu trước Cách Mạng Tháng Tám, luận văn tốt nghiệp, trường ĐHSP TPHCM. 27. Hà Minh Đức (1998), Lý luận Văn học, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. 28. Hà Minh Đức (1979), "Xuân Diệu", Nhà Văn Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Đại Học và THCN. 29. Gorki (1965), Bàn về văn học, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 30. Nguyễn Thanh Hà (2000), "Thơ hay theo quan niệm của Xuân Diệu ", Tạp chí nghiên cứu Giáo Dục, (4). 31. Nguyễn Thanh Hà (1999), "Xuân Diệu bàn về công chúng thơ", Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, (4). 32. Tế Hanh (1995), "Đời và thơ của Xuân Diệu - Đôi điều nhớ và cảm nhận", Tạp chí Văn Học, (12). 33. Thạch Hãn (1958)"Những bước đường tư tưởng của tôi ", báo Văn nghệ, (1). 34. Đông Hoài (1993) "Đọc Dao có mài mới sắc" của Xuân Diệu, báo Văn Nghệ, (7). 35 . Đông Hoài (1983), Nhận thức và thẩm định, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 36. Nguyễn Khải (1969), "Xuân Diệu", báo Văn nghệ quân đội, (5). 37. Trần Đăng Khoa (1998), "Xuân Diệu", Chân dung và đối thoại, tập I, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 38. Hoàng Nguyên Kỳ (1995), "Đôi ba chuyện nhớ về Xuân Diệu", Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (3 ) 101 39. Lê Đình Kỵ(1988), Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nhà Xuất bản Cửu Long. 40. Mã Giang Lân (1985), "Sự đa dạng của Xuân Diệu", báo Nhân Dân (14-7-1985). 41. Mai Quốc Liên (1996), "Xuân Diệu qua thi hào dân tộc Nguyễn Du", Xuân Diệu tình đời và sự nghiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn. 42. Nguyễn Tùng Linh (1998), "Thơ phải có tính thơ", Xuân Diệu thơ và đời, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 43 . Hoàng Như Mai-Nguyễn Đăng Mạnh (2000), "Nguyễn Tuân", Văn học 12, tập 1, Nhà xuất Giáo dục. 44 . Nguyễn Đăng Mạnh (1986), Các nhà văn nói về văn, tập II, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà văn. 45 . Nguyễn Đăng Mạnh (1970), "Đọc Tôi giàu đôi mắt ", Tác phẩm mới, (9). 46 . Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáo Dục. 47 . Nguyễn Đăng Mạnh (1985), "Xuân Diệu", Báo Văn Nghệ số (29). 48 . Nam Mộc (1996), "Phê bình giới thiệu thơ", Văn học, (4). 49 . Nguyễn Xuân Nam (1972), "Đọc Và cây đời mãi xanh tươi của Xuân Diệu", Văn nghệ, (463). 50. Lữ Huy Nguyên (1996), Xuân Diệu thơ và đời, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 51. Vương Trí Nhàn (1986), Bước đầu đến với văn học, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam. 52. Vương Trí Nhàn (1987), "Khả năng tỏa sáng", Xuân Diệu con người và tác phẩm, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội. 53 . Vương Trí Nhàn (1999), "Người biết mài sắt nên kim", Cánh bướm và đóa hướng dương, Nhà xuất bản Hải Phòng. 54. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định Văn học, Nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM. 55. Nhiều tác giả (1979), Nhà văn - Tư tưởng và Phong cách, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội. 56. Nhiều tác giả (1993), Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Nhà xuất bản Đại học và 102 THCN. 57. Nhiều tác giả (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nhà xuất bản Văn học. 58. Nhiều tác giả (1986), Tác giả lý luận phê bình nghiên cứu, Nhà xuất bản KHXH, Viện Văn học Hà Nội. 59. Nhiều tác giả (1984), về lý luận và phê bình văn học nghệ thuật, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 60. Hữu Nhuận (1987), Xuân Diệu con người và Tác phẩm, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội. 61. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, tập II , Nhà xuất bản văn học, Hà Nội. 62 . Như Phong (1977), Bình luận văn học, Nhà xuất bản Văn học ,Hà Nội. 63. Vũ Quần Phương (1983) "Nhà thơ Xuân Diệu", Nhân dân ( 27-8-1983). 65. Hoài Thanh (1983), Tuyển tập Hoài Thanh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 66. Nguyễn Đình Thi (1973), "Xuân Diệu", Tạp chí Văn nghệ, (5). 66. Hữu Thỉnh (1995), "Tưởng nhớ anh Xuân Diệu", Văn nghệ , (50). 67. Vũ Duy Thông (1985), "Đôi điều nhớ và cảm nghĩ về Xuân Diệu ", Văn nghệ, (50). 68. Hoàng Trung Thông (1983), "Lời giới thiệu", Tuyển tập Xuân Diệu, Tập 1, Nhà xuất bản Văn học . 69. Lưu Khánh Thơ (1993), Xuân Diệu - Tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, Nhà xuất bản Giáo dục . 70. Lưu Khánh Thơ (1999), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục . 71. Thanh Tịnh (1986), "Tưởng nhớ anh Xuân Diệu thương yêu", Văn nghệ Quân Đội, (3). 72. Hải Triều (983), Về văn học nghệ thuật, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội. 73. Nguyễn Nguyên Trứ (1991), Thơ và Thẩm bình thơ, Nhà xuất bản Giáo dục. 74. Xuân Tùng (1996), Xuân Diệu tình đời và sự nghiệp, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. 75. UBKHXHVN (1978), Văn học, cuộc sống, nhà văn, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội. 103 104 76. Chế Lan Viên (1962), "Đọc Những bước đường tư tưởng của Xuân Diệu" Phê bình văn học, Nhà xuất bản văn học Hà Nội. 77. Chế Lan Viên (1996) "Đọc lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn của Xuân Diệu", Xuân Diệu tình đời và sự nghiệp, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5539.pdf
Tài liệu liên quan