Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng các loài côn trùng thiên địch của rệp muội trên đồng ruộng vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân 2008 – 2009

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng các loài côn trùng thiên địch của rệp muội trên đồng ruộng vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân 2008 – 2009: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng các loài côn trùng thiên địch của rệp muội trên đồng ruộng vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân 2008 – 2009

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng các loài côn trùng thiên địch của rệp muội trên đồng ruộng vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân 2008 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------------------------  NGUYỄN THẾ MẠNH  NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH VẬT ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI CÔN TRÙNG THIÊN ĐỊCH CỦA RỆP MUỘI TRÊN ĐỒNG RUỘNG VÙNG GIA LÂM - HÀ NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số : 60 62 10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VIẾT TÙNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trên đây là do chính tác giả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các lời trích dẫn trong các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thế Mạnh LỜI CẢM ƠN T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi thÇy gi¸o GS. TS NguyÔn ViÕt Tïng ®· chØ b¶o h­íng dÉn t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban Gi¸m hiÖu nhµ tr­êng, ViÖn Sau ®¹i häc, Khoa N«ng häc, Th­ viÖn tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· gióp ®ì t«i trong suèt thêi gian nghiªn cøu häc tËp t¹i tr­êng. T«i xin c¶m ¬n sù quan t©m gióp ®ì tËn t×nh, t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi cña c¸c thÇy, c« vµ c¸n bé cña bé m«n C«n trïng, Khoa N«ng häc, Ban chñ nhiÖm, c¸n bé ViÖn ®µo t¹o sau ®¹i häc tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi. Cuèi cïng t«i xin dµnh sù tri ©n cña m×nh tíi gia ®×nh, ng­êi th©n vµ b¹n bÌ lu«n bªn c¹nh ®éng viªn cæ vò t«i. Hµ Néi, th¸ng 8 n¨m 2009 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Thành phần rệp muội hại cây trồng chính vùng Hà Nội 23 4.2. Các loài rệp muội hại trên từng cây trồng phổ biến vùng Hà Nội và phụ cận 24 4.3. Thành phần rệp hại ngô vụ xuân năm 2009 26 4.4. Mức độ gây hại của rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch). 27 4.5. Thành phần rệp hại rau họ hoa thâp tự vụ xuân năm 2008 - 2009 28 4.6. Thành phần cây ký chủ của rệp xám hại cải (Brevicoryne brassicae) và mức độ gây hại của rệp qua các tháng. 29 4.7. Mật độ rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) trên cây cải bắp, su hào, súp lơ tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội vụ đông năm 2008 30 4.8. Mật độ rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) trên cây cải bắp, su hào, súp lơ tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân năm 2009 32 4.9. Thành phần cây ký chủ của rệp đen Aphis craccivora Koch: 34 4.10. Thành phần ký chủ của loài rệp bông Aphis gossypii (Glover) 36 4.12. Mật độ một số loài thiên địch chính ăn rệp muội trên rau họ hoa thập tự ở Gia Lâm – Hà Nội (2008 – 2009) 39 4.13. Mật độ rệp muội và thiên địch trên ngô vụ xuân 2009 42 4.14. Mật độ rệp muội và thiên địch của rệp muội hại thuốc lá vụ xuân 2009. 44 4.15. Phân bố các loài thiên địch trên đồng ruộng vào các tháng trong năm. 47 4.16. Tính lựa chọn thức ăn của bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr 49 4.17. Sức đẻ trứng của bọ rùa Micrapis discolor Fabr 50 4.18. Sức ăn rệp của ấu trùng bọ rùa Propylea japonica Thunbr 51 4.19. Sức ăn rệp của bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr 53 4.20. Sức ăn rệp của ấu trùng ruồi Episyrphus balteatus De Geer 54 4.21. Ảnh hưởng của số lần phun thuốc đến diễn biến mật độ trưởng thành bọ rùa đỏ và bọ rùa 6 vằn trên cây su hào 55 4.22. Diễn biến mật độ rệp cải và mật độ bọ rùa trên ruộng cải bắp vụ xuân 2009 trên ruộng không phun thuốc. 56 4.23. Khả năng nhân lên về số lượng của loài rệp Aphis craccivora Koch trên cây đậu tương trồng trong chậu. 60 4.24. Mật độ rệp bông trên cây nghể 62 4.25. Sự thích nghi của bọ rùa 6 vằn đen khi mật độ rệp giảm đột ngột 63 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) 26 4.2. Biến động mật độ rệp ngô trong các thời vụ ngô 27 4.3. Rệp xám hại cải Brevicoryne brassicae Linnaeus 29 4.4. Mật độ rệp xám gây hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ đông (Gia Lâm, 2008 -2009) 31 4.5. Mật độ rệp gây hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ xuân (Gia Lâm, 2008 -2009) 33 4.6. Rệp đen hại đậu Aphis craccivora Koch 34 4.7. Biến động mật độ rệp đen trên cây đậu xanh 34 4.8. Rệp bông Aphis gossypii (Glover) 35 4.9. Biến động rệp bông trên cây dưa chuột 36 4.10. Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) 37 4.11. Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius 40 4.12. Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculata Fab 40 4.13. Bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica Thunbr 40 4.14. Bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata Swartz 41 4.15. Bọ rùa vằn chữ nhân Coccinella transversalis Fabr 41 4.16. Ruồi ăn rệp ruồi ăn rệp Episyrphus baltaetus De Geer 41 4.17. Mật độ một số loài bọ rùa trên cây ngô 42 4.18. Tương quan giữa mật độ bọ rùa đỏ (M. discolor Fabricius) và rệp ngô (R.maidis Fitch) vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội 43 4.19. Tương quan giữa mật độ bọ rùa 6 vằn (M. sexmaculata Fab) và rệp ngô (R.maidis Fitch) vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội 43 4.20. Tương quan giữa mật độ bọ rùa Bọ rùa 2 mảng đỏ (L.biplagiata Swartz) và rệp ngô (R.maidis Fitch) vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội 44 4.21. Mật độ một số loài bọ rùa trên cây thuốc lá 45 4.22. Tương quan giữa mật độ bọ rùa đỏ (M. discolor Fabricius) bọ rùa 6 vằn (M. sexmaculata Fab) trên cây thuốc lá tại Khoái Châu – Hưng Yên 45 4.23. Sơ đồ chu chuyển theo phổ thức ăn của bọ rùa 46 4.24. Mật độ các loài bọ rùa trên ruộng cải bắp vụ xuân 2009 57 4.25. Tương quan giữa mật độ bọ rùa đỏ (M. discolor Fabricius) bọ rùa 6 vằn (M. sexmaculata Fab) trên cây cải bắp vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội 58 4.26. Tương quan giữa mật độ bọ rùa đỏ (M. discolor Fabricius) và ruồi ăn rệp (E. balteatus De Geer) trên cây cải bắp vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội 58 4.27. Cây nghể Polygonum orientale L 61 4.28. Mật độ rệp bông trên cây nghể 62 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trước những tổn thất do dịch hại, con người luôn phải tìm những biện pháp phòng trừ để đảm bảo năng suất cây trồng. Một trong những biện pháp sử dụng rộng rãi đem lại hiệu quả rõ rệt là biện pháp hoá học, song bên cạnh mặt tích cực, nó lại bộc lộ nhiều mặt tiêu cực là làm ô nhiễm môi trường sống, nảy sinh các hiện tượng côn trùng kháng thuốc, làm cho loài sâu hại thứ yếu thành chủ yếu, ảnh hưởng đến các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại dẫn đến mất cân bằng sinh thái, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì vậy công tác bảo vệ thực vật hiện nay phải chuyển từ tình trạng chữa chạy, đối phó một cách bị động sang điều khiển cây trồng, điều khiển toàn bộ sinh quần đồng ruộng và phải gắn liền giữa bảo vệ cây trồng với bảo vệ môi trường sống. Một trong những biện pháp thích hợp nhất hiện nay mang lại hiệu quả cao, khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp riêng lẻ và được nhiều người quan tâm là biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp thì biện pháp đấu tranh sinh học được xem là chủ đạo và có vai trò quan trọng (Trần Đình Chiến, 2002) [2]. Rệp muội là nhóm côn trùng chích hút thuộc họ Aphididae, bộ cánh đều Homoptera. Chúng có phạm vi ký chủ rộng, vòng đời ngắn, sức sinh sản cao nên gây hại khá nặng với cây trồng. Ở Việt Nam có điều kiện thời tiết thích hợp cho các loài thiên địch rệp muội phát triển quanh năm với số lượng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại. Các loài thiên địch của rệp muội cũng rất phong phú, đa dạng với khả năng tiêu diệt rệp muội khác nhau và những loài này bị tác động bởi các yếu tố phi sinh vật và yếu tố sinh vật. Trong việc sử dụng thiên địch, người ta có thể áp dụng các phương thức: Bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên; nhập nội các loài thiên địch mới để đưa vào sinh quần đồng ruộng; nhân nuôi và lây nhiễm thiên địch trên đồng ruộng... Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay và với đối tượng rệp muội thì phương thức bảo vệ và phát huy lực lượng thiên địch có sẵn tại địa phương là cơ bản và có nhiều ý nghĩa. Để có thể bảo tồn và phát huy được nguồn thiên địch có sẵn tại địa phương việc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tới đời sống của nhóm thiên địch rệp muội là một trong những nội dung quan trọng, có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên do thời gian có hạn, ở đây chúng tôi mới chỉ tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật như các cây ký chủ, thành phần rệp muội và cả sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các loài thiên địch (nếu có) đến thành phần và số lượng một số loài thiên địch rệp muội chủ yếu ngoài tự nhiên. Ảnh hưởng của các yếu tố này được thể hiện ở khả năng chu chuyển của thiên địch rệp muội theo thời gian và không gian giữa các sinh cảnh nghiên cứu. Khi nắm được con đường chu chuyển này, những người làm công tác bảo vệ thực vật có cơ sở để bảo vệ và khích lệ lực lượng thiên địch của rệp muội, góp phần khống chế số lượng của nhóm dịch hại này trên đồng ruộng. Ở đây chúng tôi bước đầu nghiên cứu sự phát triển của thiên địch rệp muội đặt trong mối quan hệ của các yếu tố môi trường sống: rệp muội, giữa thiên địch với rệp muội, giữa các loài thiên địch với nhau và giữa cây trồng với thiên địch. Dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Viết Tùng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng các loài côn trùng thiên địch của rệp muội trên đồng ruộng vùng Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân 2008 – 2009 ”. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2.1 Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa cây trồng, rệp muội và các loài thiên địch tại một số vùng chuyên canh rau tại Gia Lâm – Hà Nội, nắm được đặc điểm chu chuyển của thiên địch rệp muội ngoài tự nhiên. Cung cấp thêm một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài thiên địch chính trên rệp muội hại rau để từ đó làm cơ sở cho việc tiến hành các biện pháp bảo vệ, duy trì sự phát triển của chúng để phòng chống rệp muội hiệu quả. 1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn Xác định được diễn biến thành phần và số lượng của một số loài thiên địch trên rệp hại rau từ đó đề xuất áp dụng vào sản xuất tại Hà Nội, góp phần hạn chế tác hại của rệp nói riêng và sâu hại nói chung. Các dẫn liệu góp phần vào việc áp dụng hiệu quả biện pháp ICM đối với sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. 1.3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở hiểu biết về thành phần một số loài thiên địch của rệp muội và mối quan hệ giữa chúng với một số yếu tố sinh vật thể hiện qua sự chu chuyển của chúng theo không gian và thời gian, góp phần đề xuất biện pháp bảo vệ và khích lệ những sinh vật có ích trong việc phòng chống rệp muội bảo vệ mùa màng đạt hiệu quả kinh tế và an toàn, thân thiện với môi trường. 1.4 Yêu cầu của đề tài: - Xác định được thành phần các loài côn trùng thiên địch của rệp muội và phổ thức ăn của chúng tại vùng nghiên cứu. - Nắm được con đường chu chuyển của một số đối tượng thiên địch chính trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa vụ trong năm. - Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng một số loài côn trùng thiên địch của rệp muội. - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, tăng cường thành phần và số lượng một số loài côn trùng thiên địch chủ yếu của rệp muội trên đồng ruộng. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài côn trùng thiên địch của rệp muội thuộc hai nhóm: + Nhóm bắt mồi gồm một số họ: bọ rùa, ruồi ăn rệp và các đối tượng côn trùng khác. Các yếu tố sinh vật bao gồm: + Quần xã động vật nơi thiên địch sinh sống gồm: · Các loài rệp muội và sinh vật khác nhau thuộc phổ thức ăn và thiên địch. · Các loài côn trùng và động vật chân đốt khác (nhện) có quan hệ cạnh tranh hoặc hỗ trợ đối với thiên địch của rệp muội. + Quần xã thực vật nơi thiên địch rệp muội sinh sống, bao gồm các loài cây trồng, cây dại, mùa vụ sinh trưởng, phương thức canh tác, mức độ và đặc điểm đa dạng của quần xã. + Việc điều tra theo theo dõi chủ yếu trên 5 loại rệp muội chính: * Rệp xám hại cải: Brevicoryne brasicae Linnaeus * Rệp đen hại đậu: Aphis craccivora Kock * Rệp ngô : Rhopalosiphum maidis Fitch * Rệp đào: Myzus persicae Suclzer. * Rệp bông: Aphis gosypii Glover 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Trong tự nhiên, các loài sinh vật sống cùng nhau và tạo thành những sinh quần nhất định. Các sinh vật trong sinh quần sống được là nhờ các loài khác. Cây trồng sản xuất chất hữu cơ tạo thành thức ăn cho các loài ăn thực vật. Các loài ăn thực vật (sâu hại) là những loài tiêu thụ chất hữu cơ do cây trồng tạo ra. Và đến lượt chúng, các loài sâu hại lại là thức ăn cho các loài thiên địch. Cứ như vậy các loài sinh vật trong sinh quần sống dựa vào nhau, ức chế lẫn nhau. Như vậy, mỗi loại cây trồng có một tập hợp sâu hại và thiên địch đặc trưng riêng. Tính đặc trưng này sẽ thay đổi tuỳ thuộc điều kiện của hệ sinh thái. Rệp muội (họ Aphididae) là nhóm sâu hại chích hút và là những thành viên của sinh quần nông nghiệp và sinh quần tự nhiên. Với cơ thể nhỏ bé, ít di chuyển, rệp muội là nguồn thức ăn dễ tìm kiếm đối với các loài thiên địch nói chung, nhất là những loài có kích thước nhỏ. Mặc dù khả năng sinh sản cao, vòng đời ngắn, song không phải lúc nào rệp muội cũng có mật độ quần thể lớn. Đó là do thiên địch đã đóng vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng rệp muội dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Sự phát sinh phát triển của các loài rệp muội và thiên địch của chúng không giống nhau, ngay cả cùng một loài cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của môi trường sống. Từng cá thể và toàn bộ quần thể của bất kỳ loài sinh vật nào đó sống trong một sinh quần bất kỳ đều chịu những tác động rất đa dạng của điều kiện môi trường. Khả năng tích luỹ số lượng, gia tăng kích thước quần thể của bất kỳ loài sinh vật nào trong sinh quần đều phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Trong đó, tồn tại một hoặc vài yếu tố có tác động mạnh đối với quần thể của loài. Song rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng trung bình của loài và ngay cả sự tồn tại của loài đều phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố môi trường. Chỉ khi hiểu rõ được quy luật phát sinh, diễn biến số lượng, yếu tố ảnh hưởng đến sự tích luỹ số lượng của chúng theo hướng có lợi cho con người và môi trường sống. Từ những hiểu biết về mối quan hệ giữa một số yếu tố sinh vật và sự diễn biến thành phần, số lượng của các loài côn trùng thiên địch của rệp muội, đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, phát huy vai trò của lực lượng sinh vật có ích này trong tự nhiên, có thể ứng dụng khi xây dựng quy trình quản lý tổng hợp đối với một số loài rệp muội hại cây trồng. 2.2 Nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về rệp muội 2.2.1 Những nghiên cứu ngoài nước về rệp muội Rệp muội là nhóm côn trùng chích hút thuộc họ Aphididae, bộ cánh đều (Homoptera). Tổng họ rệp muội có từ 280 triệu năm trước đây trong kỷ Cacbon. Hình thức sinh sản thông qua trứng không được thụ tinh của rệp muội xuất hiện vào cuối kỷ Cacbon và đầu kỷ Permian, hình thức sinh sản đơn tính xen kẽ sinh sản hữu tính được hình thành vào cuối kỷ Permian. Một số đặc điểm hình dạng của rệp như: cấu trúc gân cánh, vòi, chân rệp muội xuất hiện ở cuối kỷ Jurassis, nhưng lông đuôi và ống bụng của rệp muội thì xuất hiện muộn hơn ở kỷ Cretaceous (Shaposhnikov, 1977) [43]. Rệp muội có phạm vi cây thức ăn tương đối rộng, có khả năng sống trên nhiều loại cây trồng cũng như cây dại. Chúng có thể sống trên rất nhiều bộ phận của cây như thân, lá, hoa, quả, rễ và chích hút nhựa cây làm cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp muội còn gây hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây và do vòng đời ngắn, sức sinh sản cao nên khả năng tăng số lượng quần thể nhanh nên gây hại khá nghiêm trọng. Ngoài ra, một số loài rệp muội còn là môi giới truyền bệnh vi khuẩn, vi rút cho cây trồng làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Rệp muội hại cây trồng đã được nghiên cứu từ thế kỷ 16, cho đến nay nghiên cứu tương đối hoàn thiện về phân loại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát sinh gây hại, các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của chúng và biện pháp phòng trừ. Đến năm 1976 thế giới đã biết được tên của hơn 4000 loài rệp muội (Ghosh, 1976) [33]. Kết quả nghiên cứu các loài rệp hại quan trọng: * Rệp đào (Myzus persicae): Đây là loài gây hại trên toàn thế giới và là một môi giới truyền bệnh quan trọng trong việc truyền lan các bệnh virus, nó có thể truyền tới trên 100 loại bệnh virus khác nhau (Kennedy và cộng tác viên 1962) [36]. Ký chủ của chúng bao gồm: Khoai tây, thuốc lá, họ hoa thập tự, đậu, cây cảnh và một số cây ăn quả (Verma và CTV 1982) [46]. Rệp đào là môi giới truyền virus PLRV, PVY (Verma, 1990) [47], virus vàng lá củ cải đường, virus trên đu đủ và là sâu hại quan trọng trên cây thuốc lá, đào ở Angieri, Argentina (Mansur 1983) [39]. Theo Lampert (1987) [38] thì rệp đào có màu đỏ và xanh trên thuốc lá, rệp non có 4 tuổi, vòng đời 11,3 – 14,6 ngày, có dạng có cánh và không có cánh. Tuỳ theo nhiệt độ và cây ký chủ mà khả năng sinh sản của rệp có thể thay đổi nhiều từ 12,4 – 55,1 rệp con/rệp mẹ không cánh. Biện pháp phòng trừ rệp đào chủ yếu là biện pháp hoá học. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thuốc trừ rệp đào tại rất nhiều nước: Anh, Bungari, Pháp, Scotlen, Malaysia, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Ai Cập... (Misra 1989) [40]. * Rệp bông Aphis gossypii Glover được phát hiện năm 1876 bởi Glover. Rệp bông gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên cây bông, ngoài ra chúng còn gây hại trên khoai tây, cà tím, mướp, dưa hấu, vừng, hành, dưa chuột, rau họ hoa thập tự, bí ngô (Moursi 1985) [42]. A.gossypii là loài lan truyền virus cuốn lá khoai tây, virus gây bệnh hoa lá chuối, virus trên dưa hấu, trên bầu (Blua, 1992) [32]. Thời gian phát triển của giai đoạn rệp non là 9,42 ngày, sau khi hoá trưởng thành 1 ngày rệp bắt đầu đẻ con, thời gian đẻ 9 – 12 ngày, trung bình một con cái đẻ 36,3 rệp non, trung bình một năm có 31 lứa (Jawal, 1988) [35]. Nhiều nhà nghiên cứu các loại thuốc hoá học để phòng trừ rệp bông, nhưng theo thời gian người ta thấy rằng rệp bông có tính kháng rất cao với các loại thuốc (Tigani, 1991) [45]. * Rệp cải Brevicoryne brassicae Linnaeus là loài dịch hại quan trọng có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Chúng gây hại nặng trên các cây trồng thuộc họ hoa thập tự như cải bắp, rau cải xanh, súp lơ, cải củ, cải trắng, su hào và truyền khoảng 20 loại bệnh virus như đốm đen, đốm vòng, khảm (Blackman, 1984) [31]. * Rệp đen Aphis craccivora Koch xuất hiện và gây hại trên tất cả các vùng trồng cây họ đậu trên thế giới tuy nhiên chúng thường gây hại nặng ở vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp và là môi giới truyền khoảng 30 loại bệnh virus (Blackman, 1984) [31]. Rệp đen hại đậu có thời gian phát triển của rệp non là 4,4 ngày và thời gian rệp trưởng thành là 7,6 ngày, trung bình một con cái có thể đẻ 45,7 rệp non ở nhiệt độ 310C và ẩm độ 91,1% và phát triển mạnh hơn trên cây đậu đen, đậu xanh nhiều hơn trên cây lạc và đậu Hà Lan (Verma, 1983) [48]. Nhiều nhà khoa học đánh giá hiệu lực của các loài thuốc hoá học đối với phòng trừ rệp Aphis craccivora thấy có một số loại thuốc hiệu quả cao với phòng trừ rệp đen. Trong tự nhiên các loài bọ rùa ăn rệp rất tốt như loài Coelophora inaequalis cả đời ăn hết khoảng 3000 rệp đậu đen (Mora, 1993) [41]. * Rệp ngô Rhopalosiphum maidis Fitch phá hại trên các cây thuộc họ hoà thảo, trong đó ngô là cây ưa thích. Rệp ngô khi gây hại sẽ làm ngô rất ít hạt, năng suất giảm và truyền một số loại bệnh virus (Bing, 1991) [30]. Các nghiên cứu đều cho rằng rệp gây hại mạnh khi cây ngô, lúa mạch trổ hoa (Kieckhefer, 1988) [37]. Có nhiều tác giả cho rằng biện pháp hoá học rất hữu ích cho phòng trừ rệp ngô và có nhiều loại thuốc rất hiệu quả. Một số lại cho rằng rệp ngô bị nhiều loài kẻ thù tự nhiên tiêu diệt như loài bọ rùa Coccinella septempunctata, Coccinella undecimpunctata, Orius spp (Heneydy, 1984) [34]. 2.2.2 Những nghiên cứu trong nước về rệp muội và thiên địch 2.2.2.1 Những nghiên cứu trong nước về rệp muội Theo Nguyễn Viết Tùng (1992) [27] thì họ rệp muội (Aphididae) là nhóm côn trùng chích hút có tác hại to lớn và sâu xa đến năng suất và phẩm chất của nhiều loại cây trồng thông qua sự gây hại trực tiếp cũng như môi giới truyền bệnh vi rút của chúng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm sâu hại này khá phổ biến. Rất hiếm có loại cây trồng nào không bị rệp muội gây hại. Một số loài như rệp đào, rệp bông, rệp xám hại cải, rệp đen hại đậu, rệp gốc khoai tây đã được ghi nhận là những dịch hại nguy hiểm cho mùa màng ở nước ta. Theo kết quả điều tra côn trùng (Viện Bảo vệ thực vật, 1967 – 1968) [29] đã phát hiện được 9 loài rệp gây hại cây trồng ở Việt Nam. Cho đến nay việc phòng chống rệp muội chủ yếu vẫn dựa vào thuốc hoá học, biện pháp đơn độc này đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái đồng ruộng. (Nguyễn Viết Tùng, 1992) [27]. Theo Nguyễn Thị Kim Oanh tại vùng Hà Nội năm 1996 [19] tập đoàn rệp muội gồm 14 loài, gây hại trên 19 loài cây trồng phổ biến và thiên địch phổ biến có 20 loài. Trong đó có miêu tả các loài rệp muội hại chính là: Rệp đen Aphis craccivora (Koch): Rệp có kích thước trung bình, cơ thể màu nâu đen bóng hơi ngả nâu. Mép trước trán phẳng, râu có 6 đôi, các đốt râu gần gốc có màu tối, các đốt râu gần ngọn có màu xanh tái, phần ngọn đốt râu cuối dài hơn nhiều so với phần gốc của nó, đốt râu 3 có từ 3 đến 5 lỗ cảm giác. Ống bụng có hình lưỡi dài gấp 1,5 lần phiến đuôi. Rệp bông Aphis gossypii (Glover): Rệp có kích thước cơ thể nhỏ và có rất nhiều màu sắc lông khác nhau: vàng đậm, vàng nhạt, xanh đậm, xanh nhạt, xanh đen. Mép trước của trán phẳng, râu có 6 đốt, chiều dài râu bằng 2/5 đền 1/2 chiều dài cơ thể rệp. Ống bụng có dạng vòi dài màu xám, chiều dài gấp 2 lần phiến đuôi, phiến đuôi có màu xanh tái, ngắn. Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch): Rệp có màu xanh nhạt, cơ thể mảnh và khá dài, mép trước trán phẳng, râu có 6 đốt, độ dài phần ngọn đốt râu cuối dài gấp 2,5 lần phần gốc của nó. Ống bụng tối hơn màu cơ thể có hình vòi gấp 1,5 lần phiến đuôi, phiến đuôi có màu xẫm hơn màu cơ thể. Rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus): Rệp có kích thước cơ thể trung bình, màu xanh xám. Đầu và lưng màu tối, râu có 6 đốt, đốt râu 3 có nhiều lỗ cảm giác. Trên lưng có các vân ngang mờ đứt quãng màu xám, vì vậy tạo thành trên lưng những điểm mờ như ô ca rô, bụng to tròn, ống bụng khá ngắn, phiến đuôi có hình hơi vát. Rệp đào Myzus persicae (Sulzer): Cơ thể có hình quả lê, màu hồng hoặc màu xanh, qua kết quả nuôi trong phòng, chúng tôi thấy màu sắc rệp được di truyền, kích thước cơ thể nhỏ. Mép trước trán lõm, râu có 6 đôi màu xanh tái, phần ngọn đốt râu cuối dài gấp 2,5 lần chiều dài gốc của nó, ống bụng thon dài, hơi cong và thắt nhỏ đoạn giữa. Theo Quách Thị Ngọ, trong 3 năm (1993-1996) [11] đã nghiên cứu trên 30 loại cây trồng bao gồm lúa, ngô, cây thực phẩm: rau họ thập tự (5 loại), đậu đỗ các loại (6 loại), cà chua, khoai tây, dưa các loại, bầu bí, cây công nghiệp: đậu tương, thuốc lá, mía, bông, lạc, cây ăn quả, cam quýt, xoài, mận, đào... tại các vùng ngoại thành Hà Nội. Kết quả thu được 25 loài rệp muội và đã xác định được tên 18 loài thuộc 2 họ phụ, chủ yếu là họ Aphididae. Trong đó có 7 loài là những loài phổ biến: Aphis craccivora Koch phân bố nhiều trên cây họ đậu, điền thanh, muồng; Aphis gossypii Glover trên nhiều loại cây như dưa chuột, bông, cam quýt, bầu bí, họ thược dược...Rhopalosiphum maidis (Fitch) trên ngô là chính, đôi khi bắt gặp trên lúa; Brevicoryne brassicae (Linnacus) trên các loại rau họ thập tự, khoai tây, thuốc lá, đào, cỏ...Trong điều kiện ở vùng Hà Nội các loại rệp thu được có thể xếp theo 2 loại tính ăn lá tính ăn hẹp và tính ăn đa thực. Mỗi loại hình đều có hai loại hình có cánh và không cánh, sinh sản đơn tính, đẻ con không qua thụ tinh (vòng đời hở). Các loại rệp phát sinh quanh năm, không có hiện tượng qua đông, riêng rệp đào có hiện tượng di cư và phát sinh theo mùa, vào những tháng nắng nóng không thấy chúng xuất hiện ở vùng Hà Nội. Cũng theo Quách Thị Ngọ thì rệp đậu mầu đen Aphis craccivora Koch là loài rệp gây hại nặng nhất trên đậu đỗ và có thể truyền bệnh virus. Theo Quách Thị Ngọ tại vùng Hà Nội năm 2000 [12] thì loài ruồi ăn rệp Ischiodon scutellarsis có thể ăn trung bình một ngày 140- 260 rệp xám bắp cải. Cũng theo Quách Thị Ngọ loài bọ rùa chữ nhân, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vệt đen có khả năng ăn một ngày 20 -45 rệp đen tuổi 2-3. Theo Hồ Thị Thu Giang tại vùng trồng rau Hà Nội năm 2002 [5] có 29 loài sâu hại, 77 loài thiên địch trong đó rệp muội cũng là một đối tượng gây hại nặng trên rau. Theo Nguyễn Thị Thuý tại vùng Hà Nội năm 2004 [23] có 11 loài rệp muội 22 loài thiên địch. Trong các loài thiên địch thì có 2 loài bọ rùa là loài bọ rùa 2 mảng đỏ và bọ rùa Nhật Bản ở tuổi 4 có thể ăn 120 - 170 ấu trùng rệp đen ở tuổi 2-3. Thành phần sâu hại chính và thiên địch; diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của một số loài sâu hại chính trên cây rau họ thập tự, họ đậu và một số loại cây trồng khác. Theo Kẹo Bua Son năm 2007 [20] thì vùng Hà Nội có 11 loài rệp muội gây hại chính. Trên cây ngô có 3 loài là rệp ngô, rệp bông, rệp đào. Trên cây rau họ thập tự vụ xuân hè năm 2007 có các loài: Aphis gossypii, Brevicoryne brassicae, Myzus persicea. Theo Cao Văn Chí, Lương Thị Huyền, Nguyễn Văn Đĩnh trong vụ xuân 2008 [1] tại Xuân Mai (Hà Nội) và Cao Phong (Hoà Bình) có 5 loài rệp muội gây hại trên cây có múi là Aphis spiraecola Patch (Aphis citricola Van Der Goot), Aphis nerri Boyer de Fon, Aphis gossypii Glover, Toxoptera aurantti (Boyer de Fon), Myzus persicae (Sulzer). Trong đó loài rệp muội xanh Aphis spiraecola Patch là loài gây hại phổ biến với tần suất bắt gặp cao. Ở các nhiệt độ nuôi khác nhau, số con đẻ ra và thời gian đẻ con của rệp muội xanh là khác nhau. Ở nhiệt độ 200C một rệp trưởng thành đẻ được 11,93 con và thời gian đẻ của rệp trưởng thành là 5,53 ngày. Ở nhiệt độ 250C một rệp trưởng thành cái đẻ được 12,17 con và thời gian đẻ là 5,23 ngày. Ở nhiệt độ 300C một rệp trưởng thành đẻ được 9,10 con, thời gian đẻ là 6,27 ngày. Theo Kẹo Bua Son (2007) [20] thì thành phần thiên địch của rệp trên cây rau họ thập tự vụ xuân hè năm 2007 tại Hà Nội là 8 loài. Khi nói về sâu hại rau tác giả Nguyễn Xuân Cung, Vũ Minh (1974) [4] cho rằng rệp rau Brevicoryne brassicae (Linnaeus) phá hại nhiều loại rau thập tự (cải xanh, cải bắp, su hào). Nó thường phá hại mạnh và bám tập trung ở mặt dưới lá, trên ngọn và trên hoa cây giống. Khi rệp rau phát triển nhiều, cây rau bị cằn cỗi và héo vàng dần. Phạm Thị Nhất (1975) [10] cho rằng rệp muội hại cải Brevicoryne brassicae (L.) là một trong những loài sâu hại quan trọng trong vụ rau đông xuân. Chúng thường phá hại mạnh vào các tháng đầu vụ sau đó giảm dần và từ tháng 3 – 4 lại phá hại mạnh. Tạ Thu Cúc (1979) [3] có nhận xét: “Cây cải bắp bị một số loài sâu hại chính phá hoại là: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc và rệp muội”. Hồ Khắc Tín (1982) [25] có kết luận: “Sâu hại quan trọng trên cải bắp là sâu tơ, sâu xanh, sâu xám, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc và rệp muội (Brevicorynae brassicae)”. Bùi Hải Sơn, Nguyễn Thị Diệp (1990) [21] đã thấy rõ sự gây hại nghiêm trọng của loài rệp muội trên rau họ thập tự và bước đầu có nghiên cứu một số đặc tính của loài ruồi ăn rệp (Ishiodonscutellaris). Các tác giả nêu trên đều ghi nhận loài rệp hại cải Brevicoryne brassicae đã là loài dịch hại quan trọng trên các cây trồng thuộc họ hoa thập tự. Trên cây bông Nguyễn Thơ và tập thể (1991) [22] cho rằng sâu hại bông ở nước ta có nhiều loại, nhưng quan trọng nhất là là các loài sâu chích hút như rầy xanh và rệp Aphis gossypii. Vũ Khắc Nhượng (1991) [14] khi nói về sâu bệnh hại bông có nhận xét: Khi cây bông vượt qua giai đoạn cây con và bông bắt đầu phân cành lúc này xuất hiện các loài như rầy xanh, rệp muội bị loài rệp muội Aphis gossypii. Rệp tập trung sinh sống trên ngọn cây và lá non, chúng làm cành lá bông cong queo, dị hình, không phát triển... Điều chú ý là rệp muội bị loài bọ rùa tiêu diệt khá nhiều, do vậy cần hết sức bảo vệ và tạo điều kiện để bọ rùa khống chế sự phát triển của rệp. Nguyễn Viết Tùng (1993) [29] khi nói về sự chu chuyển qua các ký chủ của rệp bông có viết: Rệp bông A. gossypii Glover là loài rệp điển hình ở Việt Nam, chúng có thể phát sinh, phát triển quanh năm trên một phạm vi ký chủ rất rộng gồm các cây trong họ bầu bí, bông, cà, cúc, bìm bìm và hàng loạt cây thân gỗ, thân thảo khác, trong đó phổ biến nhất là các loại dưa, bầu bí, bông, cà, ớt và khoai sọ. Nguyễn Kim Oanh (1991) [15] khi đề cập đến thời gian xuất hiện và mức độ gây hại của các loại rệp quan trọng có nhận xét: Rệp bông có mật độ không cao nhưng xuất hiện thường xuyên khi cây khoai có mặt trên đồng ruộng. Từ kết luận của các tác giả trên cho thấy rệp bông là loài đa thực điển hình và phá hoại chủ yếu trên bông, khoai tây. Rệp đào Myzus persicae (Sulzer): là loài rệp hại trên rất nhiều ký chủ và đặc biệt nó là môi giới truyền nhiễm loại virus gây bệnh cho cây (Vũ Triệu Mân, 1986) [9]. Rệp đào có mặt trên cây thuốc lá ở tất cả các vùng trồng thuốc lá như: Lạng Sơn, Sóc Sơn (Hà Nội), Hà Bắc...Khi thử hiệu lực của một số loại thuốc trừ rệp đào kết quả thí nghiệm cho thấy Moniter, Pirimor, Nuvacron dùng phòng trừ rệp mang lại hiệu quả cao (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1992) [12]. Nguyễn Viết Tùng (1991) [28] có một số nhận xét chu chuyển phát tán, thời gian qua các giai đoạn phát triển, vòng đời của rệp cũng như diễn biến số lượng rệp đào ở các thời vụ trồng khoai tây khác nhau. Sự gây hại của rệp đào còn rất nghiêm trọng trên cây mận và mơ của tỉnh Lào Cai. Nguyễn Văn Đĩnh (1995) cho biết: Diện tích trồng mận xấp xỉ 3000ha, rệp đào gây hại làm cho chồi, lá của cây mận đã bị xoăn lại và ở những cành cây đó không cho quả, ước tính rệp đào đã làm giảm sản lượng thu hoạch. Rệp đen hại đậu (A.craccivora) theo Lương Minh Khôi và CTV (1990) [6]; Trần Văn Lai và CTV (1969) [7] cho biết: Khi nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc và đậu xanh thì rệp đen hại đậu A.craccivora được coi là loài sâu gây hại nặng đến rất nặng và gây hại trên lạc tương đối nặng. Rệp đen thường có mật độ cao khi cây đậu ra hoa và làm ảnh hưởng đáng kể tới năng suất đậu. Lê Văn Thuyết và CTV (1993) [24] khi nghiên cứu về sâu hại lạc cho biết rệp muội A.crraccivora Koch là loại sâu chích hút, chúng gây hại nặng trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây lạc xong nó lại chưa được ghi nhận trong danh mục điều tra 1967 – 68 và người nông dân hiểu biết chúng quá ít ỏi. Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng (1993) [28] rệp đen hại đậu Aphis craccivora Koch, loài rệp này được bắt gặp nhiều trên đậu đen, đậu đũa, đậu xanh, lạc, đậu rồng, điền thanh, về mùa đông chúng sinh sống trên các chùm hoa đậu ván, cốt khí. Ngoài các loài rệp kể trên thì rệp ngô R. maidis loài có mặt trên nhiều loại cây trồng và cỏ dại thuộc họ hoà thảo song gây hại quan trọng nhất là trên ngô. Rệp xuất hiện trên tất cả các thời vụ trồng ngô từ lúc ._.ngô mới 3- 4 lá cho đến thời kỳ chín sáp. Ở thời kỳ đầu rệp phân bố chủ yếu trong loa kèn, thời kỳ trổ cờ phun râu rệp phân bố chủ yếu ở cờ ngô, áo bắp non và mặt trong của bẹ lá. Đây là thời kỳ rệp có mật độ cao nhất trên ngô (Nguyễn Viết Tùng, 1993 [28]; Nguyễn Thị Kim Oanh, 1992 [18]). Nguyễn Kim Oanh, 1992 [18] công bố các kết quả về thời gian phát triển, nhịp điệu và khả năng sinh sản, sự biến động mật độ rệp ngô các giống ngô của Viện nghiên cứu ngô cũng như mật độ rệp ngô ở các thời điểm phun thuốc phòng trừ rệp ngô khác nhau. Nguyễn Kim Oanh, 1993 [17] đã nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rệp ngô ở 2 điều kiện nhiệt độ nuôi khác nhau trong phòng thí nghiệm là 250C và 300C, tác giả còn cho biết thành phần phổ ký chủ của rệp ngô qua các tháng điều tra và hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ rệp ngô. Từ những kết quả nghiên cứu trong nước đã trình bày ở trên và kết quả điều tra người sản xuất, chúng tôi thấy rằng những loài rệp muội hại sau đây thường xuất hiện và gây hại nặng ở nước ta: Rệp đào: Myzus persicae (Sulzer) hại nhiều trên thuốc lá, khoai tây, cây thuộc họ hoa thập tự và các cây họ cà khác. Rệp bông: Aphis gossypii (Glover) hại nhiều trên cây bông, ớt, khoai tây. Rệp đen: Aphis craccivora (Koch) hại nhiều trên đậu đen, đậu xanh, đậu ván, điền thanh và một số cây họ đậu khác. Rệp cải: Brevicoryne brassicae (L.) hại nhiều trên cải xanh, cải trắng, cải bắp, su hào và một số cây họ hoa thập tự khác. Rệp ngô: Rhopalosiphum maidis (Fitch) hại nhiều trên cây ngô 2.2.2.2 Nghiên cứu trong nước về thiên địch của rệp muội Nghiên cứu những loài rệp trên là bước đầu để nghiên cứu khả năng tiêu diệt rệp của các loài thiên địch. Từ những nghiên cứu trước đây về các loài thiên địch trên rệp muội chúng tôi thấy các loài bọ rùa ăn rệp, ruồi ăn rệp là những đối tượng có khả năng tiêu diệt rệp muội mạnh nhất. Khi nghiên cứu về rệp đào, Nguyễn Viết Tùng (1992) [27] ghi nhận 17 loài ruồi ăn rệp. Khi nghiên cứu về rệp muội trên một số loài cây trồng, Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [19] đã công bố 20 loài thiên địch. Quách Thị Ngọ (2000) [12] cũng đã phát hiện 21 loài thiên địch trên rệp muội vùng đồng bằng sông Hồng. Phạm Văn Lầm (2002) [8] nghiên cứu cho thấy rằng cả nước ta đã ghi nhận 52 loài thiên địch của rệp muội hại cây trồng. Theo Cao Văn Chí và Lương Thị Huyền (2009) [1] khi nghiên cứu trên cây có múi thì có 7 loài thiên địch của rệp muội xanh là Micraspis discolor Fabricius, Menochilus sexmaculatus, Lemnia biplagiata Swartz, Coccinella transversalis, Micrapis satoi Fabr, Syrphus ribesii Linnenus, Episyrphus balteatus De Geer. Loài ruồi Syrphus ribesii Linnenus và bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus là hai loài thiên địch chính có mặt thường xuyên trên rệp muội xanh hại cây có múi. Loài ruồi ăn rệp Episyphus balteatus rất phổ biến trong nhiều quần thể rệp muội. Khi nuôi bằng rệp xám bắp cải Brevicoryne brassicae sẽ có thời gian phát dục của pha trứng khoảng 3 ngày, ấu trùng khoảng 8-9 ngày, nhộng khoảng 8-9 ngày. Vòng đời trung bình 19,2- 21 ngày (Quách Thị Ngọ, 1996) [11]. Bọ rùa 6 vạch đen Menochilus sexmaculatus được nghiên cứu với nhiều con mồi khác nhau và ngưỡng nhiệt độ khác nhau thì vòng đời có thể thay đổi có thể từ 16,7 – 31,4 ngày (Trần Đình Chiến, 2002; Quách Thị Ngọ, 2000) [2], [12]. Bọ rùa đỏ Micraspis discolor, bọ rùa 6 vạch đen Menochilus sexmaculatus và một số loài khác có khả năng lớn tiêu diệt rệp đậu Aphis craccivora. Một trưởng thành loài bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vạch đen trong một ngày tương ứng có thể ăn được 24,5 – 37,9; 27,5 – 43,8 rệp đậu ở tuổi 2-3. Một bọ rùa trưởng thành 2 mảng đỏ Leminia biplagiata trong 24 giờ có thể ăn 35,5- 201,6 rệp đậu (Quách Thị Ngọ, 2000; Nguyễn Thị Nhung, 2002) [12], [13]. Theo Nguyễn Thị Thuý (2004) [23] thì bọ rùa Nhật Bản (Propylea japonica) có vòng đời tương đối ngắn, trung bình 16,2 – 16,4 ngày ở nhiệt độ 24,3 – 25,8 0C và 69,5 – 78,3% ẩm độ. Một cá thể trưởng thành cái đẻ trung bình 196,7 – 216,4 trứng. Tuổi thọ của bọ rùa trưởng thành trung bình từ 26,4 – 27,8 ngày (đối với con đực) đến 27,7 – 28,1 ngày (đối với con cái). Thời gian vòng đời của bọ rùa 2 mảng đỏ (Lemnia biplagiata) trung bình là 19,3 – 20,9 ngày trong điều kiện nhiệt độ 24,5 – 27,50C và 74,2 – 78,0% ẩm độ. Khả năng đẻ trứng của bọ rùa trưởng thành cái tương đối cao, đạt trung bình 218,6 – 254,4 trứng/con cái. Tuổi thọ của pha trưởng thành gần tương tự như trưởng thành bọ rùa Nhật Bản, kéo dài trung bình là 22,7 – 23,3 và 23,6 – 26,8 ngày tương ứng cho trưởng thành đực và trưởng thành cái. Cả hai loài bọ rùa trên đều có khả năng ăn rệp rất lớn. Một ấu trùng tuổi 4 có thể ăn 120 – 170 ấu trùng rệp muội Aphis craccivora ở tuổi 2-3. 3. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ nghiên cứu Các loài rệp muội và thiên địch của chúng trên một số cây trồng, chủ yếu là họ rau thập tự. Các loại cây trồng, các loài sâu hại, các loài thiên địch sống trong cùng quần thể với các loài rệp muội. Dụng cụ để điều tra thu mẫu bao gồm túi nilon, lọ đựng mẫu, hộp nhựa, hộp petri, bút lông, panh gắp mẫu, vợt côn trùng, bông thấm nước, cồn 700. Dụng cụ để quan sát mẫu: kính lúp cầm tay. Dụng cụ phục vụ nuôi thiên địch trong phòng thí nghiệm: hộp petri, ống nghiệm, lồng nuôi côn trùng, bông thấm nước, hộp trồng cây, thiết bị theo dõi nhiệt độ, ẩm độ trong phòng thí nghiệm, sổ ghi chép số liệu... 3.2 Địa điểm nghiên cứu Giám định mẫu sâu hại, thiên địch được thực hiện tại Bộ môn côn trùng, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Các thí nghiệm đồng ruộng được triển khai tại vùng sản xuất rau ngoại thành Hà Nội. 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần, phân bố của sâu hại và thiên địch trên rau tại các vùng trồng rau. - Điều tra diễn biến phát sinh gây hại của các loài rệp muội. - Các loài rệp muội và sinh vật khác thuộc phổ thức ăn của thiên địch. - Các loài côn trùng và động vật chân đốt khác (nhện) có quan hệ cạnh tranh hoặc hỗ trợ đối với thiên địch của rệp muội. Tìm hiểu vòng đời của chúng qua thời gian phát dục của từng pha, sự cạnh tranh hoặc hỗ trợ giữa các loài rệp muội và sự cạnh tranh hoặc hỗ trợ giữa các loài thiên địch. - Quần xã thực vật nơi thiên địch rệp muội sinh sống (bao gồm các loài cây trồng, cây dại, mùa vụ sinh trưởng, phương thức canh tác, mức độ và đặc điểm đa dạng của quần xã). - Lập được sơ đồ thể hiện mối quan hệ của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và số lượng các loài côn trùng thiên địch của rệp muội trên đồng ruộng. - Biện pháp sinh học: Thử nghiệm một số tiến bộ kỹ thuật mới trong phòng chống sâu hại như sử dụng thiên địch, chế phẩm sinh học. - Đề xuất quy trình kỹ thuật phòng chống tổng hợp rệp hại trên rau. 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Điều tra phát hiện thành phần thiên địch: Chủ yếu điều tra tự do với số lần điều tra càng nhiều càng tốt để tăng cơ hội bắt gặp. - Điều tra diễn biến thành phần và số lượng thiên địch: Chủ yếu điều tra định kỳ 7 ngày một lần, tại điểm điều tra cố định. - Các thí nghiệm diện hẹp và diện rộng được bố trí theo quy phạm của Cục BVTV. - Các thí nghiệm trong phòng nhằm tìm hiểu các đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của các loài thiên địch trên rệp muội nên cần tạo điều kiện tối ưu để chúng phát triển. - Phương pháp định loại: Dựa chính vào các khoá phân loại của Raychaudhuri (1980), Masahisa Miyazaki (1971), Blackman và Easlop (1984). - Phương pháp xác định phổ cây ký chủ của rệp - Để xác định phổ cây ký chủ của các loài rệp muội, nghiên cứu chúng tôi kết hợp nuôi rệp trong phòng với điều tra ngoài đồng. Việc xác định cây ký chủ chính hay ký chủ phụ được xác định theo phương pháp của Van Emden (1972): 15 ngày điều tra 1 lần trên tất cả các loại cây trồng và cây dại trong khu vực nghiên cứu, nếu 1 trong số những loài nghiên cứu có mặt trên cây và có sự sinh sản rệp non thì cây đó được coi là cây ký chủ của loài rệp đó. - Phương pháp điều tra thành phần các loài kẻ thù tự nhiên của các loài rệp muội: - Điều tra thành phần và tỷ lệ rệp bị ký sinh: Tiến hành điều tra thành phần ký sinh và tỷ lệ rệp bị ký sinh bằng cách điều tra biến động rệp tại 5 điểm điều tra. Sau khi đếm xong số rệp, ngắt lá của những cây ký chủ bên cạnh cây điều tra. Số lá mẫu bị ngắt ở từng kỳ điều tra tuỳ thuộc vào số rệp có trên lá sao cho tổng số 5 điểm điều tra thu được 100 con rệp. Cuối cùng toàn bộ số mẫu được đưa về phòng để nuôi tiếp và xác định tỷ lệ rệp bị ký sinh. - Điều tra côn trùng bắt mồi ăn thịt: Số lượng các loài côn trùng ăn rệp rất lớn nhưng các loài có khả năng điều hoà số lượng chủ yếu nằm trong hai họ là họ bọ rùa (Coccinellidae) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) và họ ruồi ăn rệp (Syrphidae) thuộc bộ 2 cánh (Diptera). Do đó chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu các loài ăn thịt có trong 2 họ này và sự biến động số lượng, khả năng ăn rệp, khả năng điều tiết mật độ rệp. - Phương pháp điều tra: Định kỳ 7 ngày 1 lần để theo dõi mật độ và điều tra liên tục để theo dõi tần suất bắt gặp, độ bắt gặp... Nếu điều tra định kỳ thì mỗi ruộng vợt 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 vợt, còn nếu thu mẫu về nhân nuôi thì vợt liên tục để thu bắt được càng nhiều càng tốt. Các mẫu cần giám định thì được ngâm vào cồn 700 sau đó đưa về phòng. - Phương pháp điều tra định kỳ: Phương pháp xác định vị trí gây hại của rệp trên cây ký chủ: Với mỗi loài rệp nghiên cứu điều tra số lượng rệp trên 50 cây kí chủ ở các vị trí khác nhau trên cây (tuỳ theo đặc điểm gây hại của các loài rệp mà định vị trí theo dõi thích hợp sau đó xác định tỷ lệ rệp phân bố ở các vị trí khác trên cây). - Các chỉ tiêu theo dõi: + Mật độ rệp và thiên địch: đơn vị điều tra tùy theo đối tượng cây trồng để chọn đơn vị điều tra là cây, khóm hoặc m2. Chỉ tiêu này phản ánh số lượng tương đối của đối tượng điều tra ngoài tự nhiên. + Độ bắt gặp: phản ánh mức độ phổ biến của đối tượng điều tra theo không gian. Ad(%) = (ni/N)x100 Trong đó: ni là số mẫu điều tra bắt gặp loài bọ rùa i N là tổng số mẫu của một kì điều tra tại nhiều điểm khác nhau. Đánh giá kết quả: Ad<25% : đối tượng có mặt ngẫu nhiên. Ad=25-50% : đối tượng ít phổ biến. Ad= 51-75% : đối tượng phổ biến. Ad>75% : đối tượng rất phổ biến. + Tần suất bắt gặp: phản ánh mức độ xuất hiện thường xuyên của đối tượng điều tra theo thời gian (Tại một đia điểm xác định). Af(%)= (ti/T)x100 Trong đó: ti là số lần điều tra bắt gặp loài thiên địch i. T là tổng số lần điều tra (ít nhất 10 lần). Đánh giá kết quả: Af<25% : đối tượng xuất hiện ngẫu nhiên. Af=25-50% : đối tượng xuất hiện không thường xuyên. Af=50-75% : đối tượng xuất hiện thường xuyên. Af>75% : đối tượng xuất hiện rất thường xuyên. + Mật độ sâu hại chính: Mật độ ( con/m2) = tổng số rệp bắt gặp/ tổng diện tích điều tra (m2). + Tỷ lệ ký sinh (%) = Tổng số rệp bị ký sinh/ tổng số rệp theo dõi. + Thời gian phát triển của từng pha (ngày hoặc giờ): Xtb = (X1+…+Xn)/N. Trong đó: X1…Xn: thời gian phát triển của từng cá thể. N: Tổng số cá thể thí nghiệm. + Thời gian sống của trưởng thành. + Hiệu quả ký sinh, khả năng đẻ trứng của các loài ong ký sinh rệp. + Hiệu lực của thuốc tính theo công thức Abbott. + Bố trí thí nghiệm theo phương pháp bố trí thí nghiệm diện rộng và diện hẹp của ngành Bảo vệ thực vật. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: + Tình hình phát triển và gây hại của rệp hại. + Hiệu quả kỹ thuật của từng phương pháp phòng chống rệp hại rau khác nhau. + Đánh giá khả năng ứng dụng của từng phương pháp vào thực tế sản xuất. + Bố trí các thí nghiệm về khả năng trừ rệp của các loài thiên địch. - Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường và thống kê sinh học trong chương trình thống kê IRRISTAT. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần và đặc điểm gây hại của rệp muội trên một số loại cây ở ngoại thành Hà Nội Trong quần thể nơi thiên địch rệp muội sinh sống thì yếu tố đầu tiên chúng ta cần quan tâm là rệp muội. Đây là mắt xích rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới thành phần và số lượng thiên địch. Trên những ruộng cây trồng mật độ rệp có thể lên đến 400 – 500 con/lá, chúng chích hút dịch cây làm cây còi cọc, mất năng suất, có thể gây hại nặng tới mức không được thu hoạch. Tìm hiểu thành phần của rệp muội gây hại trên rau đặc biệt là rau họ thập tự rất cần quan tâm. Chúng tôi nghiên cứu 5 loài rệp chính xem chúng gây hại trên đồng ruộng ra sao và trên các đối tượng cây trồng nào thì mức độ xuất hiện nhiều. Bảng 4.1. Thành phần rệp muội hại cây trồng chính vùng Hà Nội TT Loài rệp muội Ký chủ chính Mức độ xuất hiện 1 Aphis craccivora Koch Đậu xanh, đậu đũa, lạc, điền thanh +++ 2 Aphis gossypii Glover Dưa chuột, ớt, khoai môn, cải bẹ,... ++ 3 Rhopalosiphum maidis (Fitch) Ngô ++++ 4 Brevicoryne brassicae (Linnaeus) Rau họ hoa thập tự ++++ 5 Myzus persicae (Sulzer) Rau họ hoa thập tự, thuốc lá, khoai tây, ớt,... ++ Ghi chú: + : Đối tượng bắt gặp ngẫu nhiên (độ bắt gặp <25%) ++ : Đối tượng ít phổ biến (độ bắt gặp 25 – 50%) +++: Đối tượng phổ biến (độ bắt gặp 51 – 75%) ++++: Đối tượng rất phổ biến (độ bắt gặp > 75%) Loài rệp đen Aphis craccivora Koch thường chủ yếu gây hại trên đậu xanh, lạc. Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) chủ yếu được bắt gặp gây hại trên cây ngô, rệp xám hại cải Brevicoryne brassicae (Linnaeus) chủ yếu tập trung trên cây họ hoa thập tự. Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) tập trung chủ yếu trên cây thuốc lá còn trên các loại cây như cải bẹ, khoai tây thì ít hơn. Loài rệp bông Aphis gossypii Glover ít phổ biến trên các loài cây trồng như dưa chuột, mướp, ớt nhưng lại xuất hiện nhiều hơn trên các loài cây ký chủ phụ như nghể, khoai môn. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu mức độ chuyên tính và khả năng gây hại của các loài rệp muội trong quần xã thực vật. Kết quả được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 4.2. Các loài rệp muội hại trên từng cây trồng phổ biến vùng Hà Nội và phụ cận STT Cây ký chủ Loài gây hại Mức độ gây hại 1 Bắp cải, su hào, cải bẹ, cải làn, cải xanh, cải củ Aphis gossypii Glover Brevicoryne brassicae (Linnaeus) Myzus persicae (Sulzer) + +++ ++ 2 Khoai tây, cà chua Aphis gossypii Glover Brevicoryne brassicae (Linnaeus) Myzus persicae (Sulzer) + + ++ 3 Ớt Aphis gossypii Glover Myzus persicae (Sulzer) + ++ 4 Dưa chuột Aphis gossypii Glover Myzus persicae (Sulzer) +++ + 5 Ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) Myzus persicae (Sulzer) +++ + 6 Thuốc lá Aphis gossypii Glover Myzus persicae (Sulzer) + +++ 7 Đậu xanh, đậu đũa, lạc Aphis craccivora Koch +++ 8 Mướp Aphis gossypii Glover +++ Ghi chú: + Có xuất hiện, mức độ gây hại không đáng kể. ++ Có xuất hiện, mức gây hại trung bình. +++ Có xuất hiện, gây hại nặng. Qua bảng chúng ta có thể thấy tất cả các loài rệp chính nghiên cứu đều có trên một loài cây là ký chủ chính. Trên các loại cải thì loài rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) là đối tượng gây hại chính; trên cây dưa chuột, mướp, khoai môn thì là loài rệp bông Aphis gossypii Glover là đối tượng gây hại chính; trên các loại đậu đũa, đậu xanh, thì loài Aphis craccivora Koch là đối tượng gây hại chính, trên cây ngô thì đối tượng gây hại chính là loài Rhopalosiphum maidis (Fitch). Ở những vùng trồng cây thuốc lá thì loài gây hại chính là loài rệp đào Myzus persicae (Sulzer). Trên cây khoai tây, cà chua, ớt ở vùng Gia Lâm, loài rệp đào cũng phát sinh gây hại nhưng mật độ thấp và mức độ gây hại trung bình. Những kết quả nghiên cứu trên trùng với rất nhiều nghiên cứu trước đây về các loài rệp này. Tại vùng Gia Lâm - Hà Nội, các loài rệp muội có thể sống quanh năm do ngoài các cây trồng chính theo vụ thì chúng có thể ký sinh trên các cây ký chủ phụ. Chính vì thế chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ của các loài rệp muội với các đối tượng cây trồng để từ đó thấy được tác động gián tiếp của quần thể thực vật đến thành phần và số lượng của các loài thiên địch của rệp muội. 4.1.1 Thành phần rệp muội hại trên cây ngô Rệp Rhopalosiphum maidis (Fitch) gây hại nhiều trên ngô ở 3 xã là Đặng Xá, Văn Đức, Cổ Bi thuộc huyện Gia Lâm. Theo các nghiên cứu trước thì loài này thường sống chủ yếu ở trong nõn ngô khi cây ngô còn non, rệp sống trên cờ, lá bao cờ ở giai đoạn ngô trước khi trỗ cờ và sống ở lá bao bắp. Trong vụ ngô xuân 2009 thì chúng xuất hiện và gây hại rất sớm trong vụ trồng ngô do chúng tôi thấy chúng xuất hiện khi cây ngô xoắn nõn. Những cây khi điều tra thấy mật độ rệp ngô cao thì cây sinh trưởng còi cọc, bắp bé, lá bao bắp bị úa vàng và có lớp muội đen phát triển. (Nguồn NSW Agriculture) Bảng 4.3. Thành phần rệp hại ngô vụ xuân năm 2009 TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 1 2 3 4 5 1 Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) +++ ++ +++ ++ + 2 Rệp bông Aphis gossypii Glover + + + + - 3 Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) + + - - - Ghi chú: - : Đối tượng không thấy bắt gặp + : Đối tượng bắt gặp ngẫu nhiên (độ bắt gặp <25%) ++ : Đối tượng ít phổ biến (độ bắt gặp 25 – 50%) +++: Đối tượng phổ biến (độ bắt gặp 51 – 75%) ++++: Đối tượng rất phổ biến (độ bắt gặp > 75%) Từ trước tới nay, các tài liệu ở nước ta chỉ nhắc tới loài rệp muội hại ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch). Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thấy trên cây ngô vụ xuân năm 2009 có ba loài rệp gây hại: Rhopalosiphum maidis (Fitch), Aphis gossypii Glover, Myzus persicae (Sulzer). Tuy nhiên, theo đánh giá thì hai loài là rệp bông và rệp đào chỉ là hai đối tượng vãng lai, mức độ gây hại là không đáng kể. Loài Rhopalosiphum maidis (Fitch) là loài gây hại nặng nhất. Kết quả nghiên cứu rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [19]. Ngoài gây hại trên cây ngô thì nhiều nhà khoa học cho rằng rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) còn có thể gây hại trên các loài cây trồng khác như mía, cỏ lá tre, cỏ lồng vực cạn, sậy. Nhưng trong quá trình điều tra chúng tôi thấy mật độ rệp rất thấp trên những đối tượng cây này. Bảng 4.4. Mức độ gây hại của rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch). TT Tên Việt Nam Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 10-12/08 1-3/09 4–6/09 7–9/09 1 Ngô +++ ++ +++ + 2 Mía - - + + Hình 4.2. Biến động mật độ rệp ngô trong các thời vụ ngô Qua bảng 4.4 và hình 4.2 có thể thấy rệp ngô xuất hiện nhiều vào vụ ngô xuân, các vụ khác mật độ thấp hơn. Vụ ngô đông khi cây ngô trỗ cờ mật độ rệp muội cao nhất là 125 con/cây, vụ ngô xuân cũng vào thời kỳ cây ngô trỗ cờ phun râu mật độ có thể lên đến 260 con/cây, còn khi cây ngô ở vụ hè thu do nhiệt độ cao nên mật độ rệp thấp, trung bình chỉ 50 con/cây. Nghiên cứu cũng cho thấy mật độ rệp ngô thường chỉ cao khi cây ngô bước vào thời kỳ trỗ cờ tung phấn, mật độ cao có thể lên tới gần 300 con/cây. 4.1.2 Thành phần rệp muội hại cây rau họ thập tự Ở Gia Lâm – Hà Nội, cây họ hoa thập tự có diện tích rất lớn. Do đó chúng tôi tìm hiểu sự phát sinh và gây hại các loài rệp muội tại vùng trồng rau này. Thời gian xuất hiện và mức độ gây hại của các loài rệp muội được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Thành phần rệp hại rau họ hoa thâp tự vụ xuân năm 2008 - 2009 TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 12/2008 1/2009 2/2009 3/2009 4/2009 1 Rệp bông Aphis gossypii Glover + + ++ ++ + 2 Rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) + ++ +++ ++++ ++ 3 Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) + ++ ++ ++ + Ghi chú: + : Đối tượng bắt gặp ngẫu nhiên (độ bắt gặp < 25%) ++ : Đối tượng ít phổ biến (độ bắt gặp 25 – 50%) +++ : Đối tượng phổ biến (độ bắt gặp 51 – 75%) ++++ : Đối tượng rất phổ biến (độ bắt gặp > 75%) Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy trên cây họ hoa thập tự có 3 loài rệp là rệp bông, rệp xám, rệp đào xuất hiện và gây hại nhưng rệp cải (Brevicoryne brassicae Linnaeus) là loài gây hại chủ yếu. Khi cây còn non chúng bám ở mặt dưới lá gần gân chính và gây hại với cây cải xanh, cải bắp, su hào ở tất cả các giai đoạn làm cây nhanh còi cọc, giảm năng suất, phẩm chất. (Nguồn Nguyễn Thế Mạnh) Như ở trên đã nêu, trong các loài rệp gây hại thì rệp xám hại cải Brevicoryne brassicae (Linnaeus) là loài gây hại chủ yếu. Do đó chúng tôi tìm hiểu thời gian gây hại tập trung trên các loại cây thuộc họ hoa thập tự của loài rệp xám hại cải Brevicoryne brassicae (Linnaeus). Kết quả cho thấy ở bảng 4.6 Bảng 4.6. Thành phần cây ký chủ của rệp xám hại cải (Brevicoryne brassicae) và mức độ gây hại của rệp qua các tháng. TT Tên Việt Nam Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 10-12/08 1-3/09 4–6/09 7–9/09 1 Cải bắp +++ +++ +++ ++ 2 Su hào +++ +++ ++ - 3 Súp lơ +++ +++ ++ - 4 Cải xanh ++ +++ + ++ 5 Cải củ + + - - 6 Cải bẹ ++ ++ + ++ 7 Cải trắng + + - - 8 Cải dại + ++ ++ ++ Mùa đông năm 2008 lạnh vào tháng 12, tháng 1 nên mật độ rệp không cao nhưng đến đầu tháng 3 năm 2009 khí hậu ấm dần lên, tạo điều kiện thuận lợi cho rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) sinh sôi nảy nở nhanh. Mật độ rệp tăng cao, lúc đầu tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá gần gốc nhưng khi mật độ cao rệp phát triển dày đặc ở cả phía trên và phía dưới lá. Chúng tôi tập trung tìm hiểu về mật độ của rệp muội trên 3 đối tượng cây trồng chính là bắp cải, su hào và súp lơ. Đây là cơ sở để đánh giá tầm quan trọng của cây ký chủ khi là thức ăn chủ yếu của loài rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus). Kết quả thể hiện qua bảng 4.7 và hình 4.4. Bảng 4.7. Mật độ rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) trên cây cải bắp, su hào, súp lơ tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội vụ đông năm 2008 Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng của cây và mật độ rệp Cải bắp Mật độ rệp xám (con/cây) Su hào Mật độ rệp xám (con/cây) Súp lơ Mật độ rệp xám (con/cây) 16/11/08 Cây con 0,00 Cây con 0,00 Cây con 7,88 22/11/08 3-5 lá 7,05 Cây con 0,00 6-9lá 20,95 29/11/08 6- 9 lá 50,61 Cây con 4,58 10-14lá 45,68 06/12/08 10-12lá 150,06 Hình thành củ 72,06 12-16lá 120,65 13/12/08 12-15lá 350,07 Phát triển củ 156,89 13-17lá 135,36 20/12/08 Bắt đầu cuộn 421,85 Phát triển củ 123,08 Hình thành hoa 205,06 27/12/08 Đang cuộn 150,07 Phát triển củ 71,02 Phát triển hoa 153,06 03/01/09 Bắp vào chắc 60,15 Chuẩn bị thu hoạch 36,54 Phát triển hoa 76,35 10/01/09 Bắp vào chắc 29,45 - - Chuẩn bị thu hoạch 27,56 17/01/09 Chuẩn bị thu hoạch 12,36 - - - - Hình 4.4. Mật độ rệp xám gây hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ đông (Gia Lâm, 2008 -2009) Giai đoạn cây cải bắp từ 3-5 lá rệp muội chưa xuất hiện, đồng thời trận lụt cuối tháng 10 năm 2008 làm một diện tích lớn ở Đặng Xá – Gia Lâm bị ngập trong nước làm cho rệp và thiên địch giảm rất lớn. Tuy nhiên sau đó mật độ tăng dần khi cây ở giai đoạn 10 – 14 lá và khi cây bắt đầu cuộn bắp mật độ cao nhất đạt trên 400 con/cây. Thời gian tiếp theo mật độ rệp lại giảm do nhiệt độ xuống thấp và khi cây cải bắp chuẩn bị thu hoạch thì mật độ rất nhỏ (12,36con/cây). Trên cây su hào và súp lơ khi điều tra mật độ rệp xám cho thấy rệp cũng xuất hiện với mật độ rất thấp đầu vụ, tăng dần đến khi hình thành củ và hình thành hoa thì đạt cao nhất. Sau đó khi chuẩn bị thu hoạch thì mật độ rệp lại giảm. Mật độ rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) giảm ở giai đoạn cuối khi cây chuẩn bị cho thu hoạch. Qua hình 4.4 có thể thấy rệp xám hại cải gây hại mạnh nhất trên bắp cải, mật độ cao nhất có thể tới 421,85 con/cây vào giai đoạn bắt đầu cuộn. Mật độ rệp xám trên cây su hào và súp lơ tuy thấp hơn nhưng khi mật độ cao có thể lên đến 156,89 con/cây ở giai đoạn hình thành củ và 205,60 con/cây ở giai đoạn hình thành hoa trên cây súp lơ. Kết quả cho thấy mật độ rệp tăng lên hay giảm đi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Vụ đông khi vào cuối vụ thời tiết lạnh có thể là nguyên nhân làm giảm mật độ của rệp nên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu xem vụ xuân mật độ rệp gây hại như thế nào. Bảng 4.8. Mật độ rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus) trên cây cải bắp, su hào, súp lơ tại Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân năm 2009 Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng của cây và mật độ rệp Cải bắp Mật độ rệp xám (con/cây) Su hào Mật độ rệp xám (con/cây) Súp lơ Mật độ rệp xám (con/cây) 21/2/09 Cây con 7,05 Cây con 0,00 Cây con 7,89 28/2/09 3-5 lá 16,86 Cây con 3,95 6-9lá 42,32 07/03/09 6- 9 lá 72,14 Hình thành củ 12,40 10-14lá 156,23 14/03/09 10-12lá 190,64 Phát triển củ 82,42 12-16lá 192,80 21/03/09 12-15lá 426,52 Phát triển củ 106,63 13-17lá 176,43 28/03/09 Bắt đầu cuộn 679,29 Phát triển củ 326,36 Hình thành hoa 253,05 4/04/09 Đang cuộn 456,25 Chuẩn bị thu hoạch 135,40 Phát triển hoa 326,32 11/04/09 Bắp vào chắc 150,63 - - Phát triển hoa 201,24 17/04/09 Bắp vào chắc 76,32 - - Chuẩn bị thu hoạch 56,98 24/04/09 Chuẩn bị thu hoạch 24,56 - - - Hình 4.5. Mật độ rệp gây hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ xuân (Gia Lâm, 2008 -2009) Qua bảng 4.7 và hình 4.5 có thể thấy rệp muội vào mùa xuân 2009 phát triển thuận lợi hơn vụ đông do nhiệt độ ấm dần lên, ẩm độ cũng rất thích hợp. Từ các yếu tố thuận lợi như vậy nên rệp tăng về mật độ rất nhanh. Mật độ rệp muội tăng cao vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, trên 1 cây cải bắp mật độ rệp có thể lên đến hơn 600 con/cây, trên su hào và súp lơ có thấp hơn nhưng mật độ trung bình cũng hơn 300 con/cây. Từ những nghiên cứu trên về rệp xám hại rau họ thập tự cho thấy, rệp muội mà gặp cây trồng thích hợp chúng có thể tăng rất nhanh về mật độ. Đồng thời đây là những cơ sở để thấy rằng, yếu tố cây trồng sẽ có tác động gián tiếp rất lớn tới thành phần và số lượng thiên địch của rệp xám hại cải. 4.1.3 Thành phần rệp muội gây hại trên cây họ đậu vùng Gia Lâm – Hà Nội Cây họ đậu được trồng rất nhiều ở vùng Gia Lâm như đậu tương, đậu xanh, lạc, đậu đũa,...Loài rệp đen Aphis craccivora Koch gây hại rất lớn trên các cây họ đậu, đặc biệt là đậu xanh. Mức độ gây hại của loài rệp đen hại đậu Aphis craccivora Koch theo thời gian được thể hiện qua bảng 4.9 và hình 4.6. Bảng 4.9. Thành phần cây ký chủ của rệp đen Aphis craccivora Koch: TT Tên Việt Nam Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 10-12/08 1-3/09 4–6/09 7–9/09 1 Đậu xanh - ++ +++ ++ 2 Đậu đũa ++ - ++ ++ 3 Điền thanh - - ++ ++ 4 Lạc + + ++ + 5 Đậu cô ve ++ - - ++ 6 Đậu tương + - - + Hình 4.7. Biến động mật độ rệp đen trên cây đậu xanh Rệp đen ký sinh trên cây đậu xanh thường với mật độ rất cao. Điều này được thể hiện rất rõ ở giai đoạn cây cho quả non, mật độ lên đến gần 500 con/cây. Ở tất cả các cây ký chủ, rệp thường sống trên ngọn ở giai đoạn cây còn non, khi cây bắt đầu ra hoa rệp chuyển sống ở các chùm hoa và quả non. Khi quả già, mật độ giảm xuống rõ rệt. Qua hình trên chúng ta cũng có thể thấy khi quả già mật độ rệp giảm xuống còn trung bình 23,5 con/cây. Hiện nay, do cơ cấu cây trồng ở vùng Gia Lâm – Hà Nội chủ yếu trồng các loại đậu xanh, lạc, đậu đũa nên đây là nơi rệp đen hại đậu sinh sống và gây hại. Sự gây hại của chúng là rất lớn nếu không có biện pháp phòng trừ. Rệp có thể làm cho cây bị cằn cỗi không phát triển được, quả không lớn được và nếu bị nặng thì có thể không có hạt. 4.1.4 Một số loài cây trồng là ký chủ cho loài rệp bông Aphis gossypii (Glover) Rệp bông là loài có phổ thức ăn khá rộng và mức độ gây hại cũng khá lớn. (Nguồn Nguyễn Thế Mạnh) Chúng tôi cũng rất muốn tìm hiểu xem sự phát triển của loài rệp bông ở vùng Gia Lâm – Hà Nội nên đã điều tra trên một số đối tượng cây trồng được cho là ký chủ của rệp bông. Bảng 4.10. Thành phần ký chủ của loài rệp bông Aphis gossypii (Glover) TT Tên Việt Nam Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 10-12/08 1-3/09 4–6/09 7–9/09 1 Cây họ hoa thập tự + ++ ++ + 2 Rau dền ++ ++ + + 3 Ớt ++ ++ + + 4 Dưa chuột ++ ++ +++ + 5 Khoai môn ++ ++ +++ +++ 6 Nghể ++ +++ +++ ++ Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy các cây trồng thấy xuất hiện rệp bông Aphis gossypii (Glover) là ớt, dưa chuột, khoai môn, khoai nước, nghể. Loài cây khoai môn, nghể có mặt ở khắp mọi nơi là cây trồng vừa hoang dại vừa là cây làm thức ăn chăn nuôi có thời gian xanh tốt kéo dài có thể coi là cây ký chủ phụ. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng cho loài rệp bông Aphis gossypii (Glover). Theo như nội dung đã trình bày ở trên thì rệp bông Aphis gossypii (Glover) cũng gây hại trên cây họ hoa thập tự nhưng nhẹ hơn rất nhiều so với rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus). Cây ký chủ chính của loài rệp bông Aphis gossypii (Glover) tại vùng Gia Lâm là dưa chuột được trồng nhiều vào vụ xuân hè. Chúng tôi tìm hiểu xem mức độ gây hại của rệp bông trên cây dưa chuột. Kết quả được thể hiện qua hình 4.9. Hình 4.9. Biến động rệp bông trên cây dưa chuột Ghi chú: Mật độ rệp được đếm trên 5 lá to nhất của 1 cây Từ hình 4.9 có thể thấy mật độ rệp bông Aphis gossypii (Glover) trên cây dưa chuột cao nhất khi cây đang vào giai đoạn cho thu hoạch rộ (27,6 con/lá). Như vậy có thể thấy mật độ rệp không cao so với các loài rệp khác trên cây ký chủ chính. 4.1.5 Một số cây trồng là ký chủ cho loài rệp đào Myzus persicae (Sulzer) Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) cũng thấy gây hại trên cây cải bắp, su hào và cải bẹ. Chúng thường tập trung ở các lá gần gốc, gây hại làm giảm năng suất rau. Nhiều trường hợp thấy rệp đào Myzus persicae (Sulzer) nằm lẫn trong trong quần thể rệp xám Brevicoryne brassicae (Linnaeus). Lâm và phụ cận. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.11. Bảng 4.11. Thành phần cây ký chủ của rệp Myzus persicae (Sulzer) và mức độ gây hại của rệp qua các tháng. TT Tên Việt Nam Mức độ gây hại của rệp qua các tháng 10-12/08 1-3/09 4–6/09 7–9/09 1 Cải bắp + + + - 2 Cải xanh + + + - 3 Cải bẹ + + + + 4 Su hào + + ++ - 5 Cà tím + + ++ + 6 Thuốc lá ++ +++ +++ + 7 Cải dại + ++ + + Mật độ rệp đào Myzus persicae (Sulzer) tăng dần từ cuối tháng 10, cao nhất vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 sau đó giảm nhanh vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, mật độ rất thấp và sự gây hại là không nhiều so với rệp xám. Khi nghiên cứu sự gây hại của rệp đào tại trên các cây ký chủ chính thì thấy rệp gây hại nặng nhất trên cây thuốc lá, mức độ nhẹ hơn là trên cây cải bẹ và cà tím. Mức độ gây hại cao nhất._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan