Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng vảy củ và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của cây hoa lily Sorbonne

f bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ---------&--------- Đinh văn tuyên nghiên cứu khả năng nhân giống bằng vảy củ và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng phát triển của cây hoa lily Sorbonne Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị lý anh Hà nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong l

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng vảy củ và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của cây hoa lily Sorbonne, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Đinh Văn Tuyên Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thày cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Lý Anh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được tham gia khoá đào tạo này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật, các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật - Khoa Công nghệ sinh học - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, các cơ sở sản xuất hoa nơi tôi thực hiện đề tài và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày....18... tháng..12..năm 2009 Tác giả luận văn Đinh Văn Tuyên Mục lục Danh mục các chữ viết tắt CT Công thức ĐK Đường kính ĐVT Đơn vị tính KL Khối lượng PTB Khối lượng trung bình TB Trung bình Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của cây hoa lily ở các tuổi vảy củ mẹ khác nhau 45 4.2 Một số chỉ tiêu về chất lượng củ thu được ở các tuổi củ mẹ khác nhau 47 4.3 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của củ ở các giá thể khác nhau 49 4.4 Một số chỉ tiêu chất lượng củ ở các giá thể khác nhau 51 4.5 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của củ ở các giá thể khác nhau (T8-12/2009) 53 4.6 Một số chỉ tiêu chất lượng củ ở các giá thể khác nhau (T8-12/2009) 55 4.7 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của củ ở các nồng độ chất điều tiết sinh trưởng IBA khác nhau 56 4.8 Một số chỉ tiêu về chất lượng của củ ở các nồng độ chất điều tiết sinh trưởng IBA khác nhau. 58 4.9 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của củ ở các nồng độ chất điều tiết sinh trưởng IBA khác nhau (T8-12/2009) 60 4.10 Một số chỉ tiêu về chất lượng của củ ở các nồng độ chất điều tiết sinh trưởng IBA khác nhau (T8-12/2009) 61 4.11 ảnh hưởng của xử lý lạnh đến khả năng sống và mọc mầm của củ nhỏ. 62 4.12 ảnh hưởng của xử lý lạnh đến khả sinh trưởng phát triển cây mọc từ củ nhỏ. 64 4.13 ảnh hưởng của độ sâu trồng củ đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lily. 66 4.14 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 68 4.15 Động thái tăng trưởng của nụ hoa 69 4.16 Một số chỉ tiêu về chất lượng của hoa lily ở các độ sâu trồng củ khác nhau 71 4.17 ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của lily 73 4.18 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 74 4.19 Động thái tăng trưởng của nụ hoa 75 4.20 Một số chỉ tiêu về chất lượng và năng suất của hoa lily ở các mật độ trồng khác nhau. 76 4.21 ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm sinh học đến thời gian sinh trưởng của lily 79 4.22 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 80 4.23 Động thái phát triển của nụ hoa 81 4.24 Một số chỉ tiêu về chất lượng của hoa lily ở các nồng độ phun chế phẩm sinh học khác nhau 82 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1 Củ sau thu hoạch ở tuổi vảy củ mẹ 1 tháng sau thu hoa 45 4.2 Vảy hình thành củ và có lá ở giá thể vụn dừa 49 4.3 Phân cấp củ con thu được ở tuổi vảy củ mẹ 2 tháng 51 4.4 Vảy củ mẹ 2 tháng tuổi giâm trên giá thể trấu hun + cát 54 4.5 Củ cấp 1, cấp 2 thu được ở giá thể rơm chặt nhỏ 55 4.6 Vảy hình thành củ và ra rễ ở công thức 4 (3ppm) 57 4.7 Củ mọc từ vảy hình thành lá ở công thức 4 59 4.8 Củ con thu từ thân được xử lý lạnh 4 tuần 63 4.9 Củ mọc sau khi được xử lý lạnh 4 tuần 64 4.10 Hoa lily Sorbonne trồng ở độ sâu 15cm 66 4.11 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 68 4.12 Động thái tăng trưởng của nụ hoa 70 4.13 Đo đường kính thân ở độ sâu trồng củ 10cm dùng thước kẹp palme 71 4.14 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 75 4.15 Động thái phát triển của nụ hoa 81 4.16 Cây hoa lily ở nồng độ phun chế phẩm 1,5g/l 82 1. Mở Đầu 1.1 Đặt vấn đề Hoà nhịp cùng cuộc sống hiện đại, mức sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức hoa tươi ngày càng lớn, các loài hoa ngày càng đa dạng và phong phú hơn cả về chủng loại và màu sắc. Chính vì lợi ích về kinh tế và thẩm mỹ cao của các loài hoa mà nghề trồng hoa ngày càng được chú trọng hơn và phổ biến hơn. Một trong những loại hoa được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới nhiều nhất là ở các nước Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc … Hoa lily có hương thơm quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, được trồng chậu hoặc cắt cành. ở Việt Nam, hoa lily được xếp vào loại hoa cao cấp, nhu cầu tiêu dùng loại hoa này ngày càng cao, vì vậy đang thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, từ đó mở ra triển vọng cho việc phát triển nghề trồng hoa lily tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa chủ động sản xuất được củ giống, các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Giá thành củ giống lily nhập nội cao (gấp 5-10 lần so với các loại hoa trồng từ củ như loa kèn, lay ơn...). Trong khi đó các nghiên cứu về sản xuất củ giống hoa lily thương phẩm trong nước còn nhiều hạn chế. Mặt khác quy trình sản xuất hoa lily chưa được hoàn thiện nhất là ở điều kiện miền Bắc. Do đó việc trồng và sản xuất hoa lily còn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó mở rộng ra sản xuất. Cũng như cả nước, nhu cầu hoa tươi trong những năm gần đây ở Thái Bình tăng nhanh, nhất là hoa lily. Hàng năm cần khoảng 25.000 ữ 30.000 cành cắt và 20.000 ữ 25.000 cây trồng chậu đặc biệt là dịp tết. Số lượng hoa tự sản xuất tại Thái Bình mới đáp ứng được khoảng 10 ữ 15% nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, còn lại phải nhập từ Nam Định, Hà Nội và một số vùng sản xuất hoa khác. Số lượng hoa phải nhập chủ yếu là những loại hoa có giá trị kinh tế cao, trong khi Thái Bình có thể khai thác điều kiện sẵn có về lao động, đất đai, khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật…để tự sản xuất. Trong một vài năm trở lại đây hoa lily đã được trồng tại địa bàn thành phố Thái Bình. Tuy nhiên năng suất không ổn định, nhiều rủi ro và chưa chủ động được nguồn giống. Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật và tạo cơ sở khoa học vững chắc để sản xuất hoa lily thương phẩm đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng vảy củ và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của cây hoa lily Sorbonne” 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Tìm hiểu và xác định được khả năng sản xuất củ giống nhỏ từ vảy củ và hoàn thiện một số khâu kỹ thuật trồng hoa thương phẩm trong điều kiện địa phương nhằm góp phần tăng hiệu quả sản xuất hoa lily tại tỉnh Thái Bình. 1.2.2. Yêu cầu 1.2.2.1. Đối với nghiên cứu nhân giống từ vảy củ - Xác định được giá thể thích hợp để tạo củ nhỏ từ vảy củ. - Xác định được tuổi củ mẹ thích hợp khi nhân giống củ nhỏ từ vảy củ. - Xác định được nồng độ chất điều tiết sinh trưởng IBA thích hợp nhất cho việc tạo củ nhỏ từ vảy củ. - Xác định được thời gian xử lý lạnh thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây từ củ nhỏ. 1.2.2.2. Đối với nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt - Xác định mật độ trồng thích hợp cho giống Sorbonne. - Xác định được độ sâu trồng củ thích hợp. - Xác định được chế độ sử dụng phân bón lá “Kỳ nhân siêu tốc TB” với nồng độ thích hợp nhất. 1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Là đề tài đầu tiên nghiên cứu về nhân giống invivo và về kỹ thuật trồng hoa liy tại tỉnh Thái Bình. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển hoa lily tại Thái Bình. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh được khả năng nhân giống củ nhỏ từ vảy củ tại Thái Bình và chỉ rõ một số biện pháp kỹ thuật (mật độ trồng, độ sâu trồng củ, sử dụng chế phẩm sinh học). Nhằm làm tăng năng suất chất lượng hoa lily tại Thái Bình. Đây là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu và sản xuất hoa lily tại địa phương. Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho giảng dạy và kỹ thuật sản xuất hoa lily này là một hướng sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng hoa lily giúp người sản xuất có tài liệu và cơ sở để định hướng trong sản xuất hoa lily tại Thái Bình. - Đánh giá được khả năng nhân giống lily Sorbonne bằng vảy củ. 2. Tổng quan tài liệu 2.1 Giới thiệu chung về cây hoa lily 2.1.1 Nguồn gốc cây hoa lily Theo Anderson [24], Daniels [28], Haw [29], Shimizu [32], hoa lily đã được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố ở hầu hết các châu lục từ 100 - 600 vĩ bắc, Châu á có 50- 60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và Châu Âu có 12 loài. John M. Dole [30] cho rằng lily phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200m như Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại lily nhất và cũng là trung tâm nguồn gốc lily trên thế giới. Đến giữa thế kỷ 13 ít nhất có 3 loại lily được ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily hoa trắng dùng làm thuốc được gọi là loại hoang dược (L. brownii), loại thứ hai là Quyển Đan (L. lancifolium), loại thứ ba là Sơn Đan (L. pumilum). Năm 1765, Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng lily chủ yếu để ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam... Vài chục năm trở lại đây lại xuất hiện một số giống cây lily hoang dại được trồng chủ yếu ở trong vườn thực vật các tỉnh. Cuối thế kỷ 16 các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống cây lily. Đầu thế kỷ 17 cây lily được di thực từ Châu Âu đến Mỹ. Sang thế kỷ 18 các giống lily của Trung Quốc được di thực sang Châu Âu và lily được coi là cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ. Sau đại chiến thế giới thứ 2, các nước Châu Âu có cao trào tạo giống lily, rất nhiều giống lily hoang dại của Trung Quốc đã được sử dụng làm giống bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới có giá trị đến ngày nay. 2.1.2 Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa lily Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily phổ biến trong sản xuất hiện nay có tên khoa học là lilium spp., thuộc nhóm một lá mầm (Monocotyendones) phân lớp hành (lilidae), bộ hành (liliales), họ hành (liliaceae), chi (lilium) [3], [25], [37]. Chi lilium có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa, màu sắc hoa rất phong phú và hấp dẫn. Một số loài có dạng hình phễu như L. longifloum, L. candidum; có loài có dạng hình chén như L. wallichianum với những cánh hoa nhỏ hẹp; có loài lại có dạng hình chuông như L. cannadense; hình nõ điếu L. auratum. Màu sắc của lily vô cùng phong phú, từ các loài có màu trắng L. longiflorum, màu đỏ L. candidum, màu vàng cho tới các loài có màu hồng, đỏ tím... Hoa lily có hương thơm ngát như L. auratum đến các loài có mùi rất khó chịu như L. matargon. Ngoài ra còn rất nhiều giống được lai tạo thành công giữa các loài trong tự nhiên như aarrelian, Backhause, Fista, Olipie...[5]. Hiện nay người ta có thể căn cứ vào màu sắc hoa, thời gian ra hoa hoặc theo nguồn gốc và sự phát sinh để phân loại hoa lily. 2.1.3 Đặc tính sinh vật học và điều kiện sinh thái 2.1.3.1 Đặc tính thực vật Thân vảy Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại, vảy hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… chất đất, kỹ thuật trồng và tuổi thân vảy ảnh hưởng rất lớn đến hình thái thân. Thân vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đổi tuỳ theo loài và các giống khác nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu tím…kích thước thân vảy cũng phụ thuộc vào loài và các giống khác nhau. Loại nhỏ chu vi 6cm nặng 7ữ 8 g, loại to chu vi 24ữ 25 cm nặng trên 100g, loại đặc biệt chu vi 34 ữ 35 cm, nặng 350g. Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Quy tắc chung là trồng củ càng nhỏ thì số nụ hoa càng ít, cây nhỏ và thấp hơn. Ngược lại củ càng to thì số nụ hoa càng nhiều, cây cao đường kính thân to và cân đối [37]. Số nụ hoa trên cây và kích thước nụ hoa tỷ lệ thuận với kích thước của củ giống, củ có chu vi càng lớn, số nụ hoa trên cây càng nhiều và kích thước hoa càng lớn. Ví dụ giống sorrbonne với kích thước củ 14ữ16cm có số nụ hoa/cây là 3,8 nụ chiều cao nụ 13,2cm, đường kính nụ 4,3cm, với kích thước củ > 20cm có số nụ hoa trên cây là 8,5 nụ chiều cao nụ 15,8cm, đường kính nụ 5,3cm [21]. Vảy có hình elip, hình kim xoè ra, có đốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài, nhỏ ở trong, là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng của thân vảy trong đó nước chiếm 70%, chất bột 23%, một lượng nhỏ prôtein, chất khoáng, chất béo. Theo Lin Line (1970) số lượng vảy cũng tỷ lệ thuận với số lá và số hoa, số vảy càng nhiều thì số lá và số hoa càng nhiều. Nếu bóc bỏ lớp vảy ngoài thì tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan sinh sản giảm, hoa ra muộn hơn[5]. Rễ Rễ lily gồm hai phần chính: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên, do phần thân mọc dưới đất sinh ra. Rễ thân quan trọng nhất với sự sinh trưởng phát dục của hoa lily, đó là rễ được sinh ra sau khi củ giống nảy mầm từ 20 -30 ngày. sự sinh trưởng, phát dục của bộ phận trên mặt đất chủ yếu quyết định bởi sự phát dục của rễ thân. Rễ gốc sinh ra từ gốc thân vảy có nhiều nhánh. Củ giống thương phẩm cần được bảo vệ tốt rễ gốc, đó là rễ có ý nghĩa rất quan trọng trong thời gian sinh trưởng của lily, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu của mầm chủ yếu nhờ rễ này để hút nước và dinh dưỡng. Lá Lá mọc rải rác thành vòng thưa hình kim, xoè hoặc hình thuôn, hình giải, đầu lá hơi nhọn không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1 -7 gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng. Củ con Đại bộ phận lily có nhiều củ con ở phần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5ữ3cm, số lượng củ tuy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt cũng như kích thước củ giống. Hoa Hoa mọc đơn lẻ xếp đặt trên trục hoa. Hoa trúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ để phân loại lily. Hoa gồm 6 mảnh dạng cánh, nhị 6, bầu nhị hình trụ chia làm 3 thuỳ. Màu sắc phong phú: trắng, phấn, hồng, đỏ, vàng cam, đỏ tím, tạp sắc…màu sắc lốm đốm có đen đỏ thắm, đỏ tía, đen nâu…phấn hoa có màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím. Quả Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt trong có 3 ngăn. Hạt hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài, độ lớn của hạt, trọng lượng hạt, số lượng hạt tuỳ theo giống. Trong điều kiện khô, lạnh, hạt lily có thể bảo quản được 3 năm. 2.1.3.2 Đặc điểm sinh trưởng, phát dục Đặc điểm của thân vảy Thân vảy của lily được coi là mầm dinh dưỡng, một thân vảy trưởng thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non sơ cấp, trục thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát dục của nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ của nhiều môi trường và các điều kiện chăm sóc khác nhau. Vảy nhiều và sức sống khoẻ thì chất lượng củ giống tốt. Đặc điểm sinh trưởng của thân Trục thân của lily là do trục mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo ra. Trục thân chia làm trục sơ cấp và trục thứ cấp. Đầu trục sơ cấp chính và mầm dinh dưỡng co ngắn lại, trục thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và vảy, có từ 1 đến 3 cái, là trung tâm phát dục ra củ con đời sau. Có một số mầm lá là vảy mối, quyết định đến sự hình thành củ con. Sau khi phá ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây được quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá chịu ảnh hưởng của chất lượng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống, thường thì số mầm lá đã được cố định trước khi trồng. Vì vậy chiều cao cây vẫn chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt. Trong đièu kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Đặc điểm phát dục * Sự phân hoá hoa Củ lily xử lý lạnh 5oC từ 4 đến 6 tuần, sau khi trồng 10 ngày đỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn, đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ. Mỗi mầm hoa nguyên thuỷ lại kèm theo 1- 2 mầm hoa khác. Khi củ đã qua sử lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hoá hoa, vì vậy nếu không trồng kịp thời thì sẽ bất lợi cho phát dục mầm hoa. Do đó trước khi mọc mầm hoặc mầm ngắn hơn 1cm phải trồng ngay. Số lượng mầm hoa nguyên thuỷ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sinh trưởng và chất lượng của củ giống. Các giống thuộc dòng lai Châu á có sức hình thành mầm hoa mạnh vì vậy khả năng phát triển của củ nhỏ hơn các giống khác[5]. * Sự ra hoa Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa và tốc độ phát dục của nụ và hoa phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện trước và sau khi trồng như: chất lượng củ giống, điều kiện xử lý, nhiệt độ và ánh sáng sau trồng. Ví dụ: sau khi nhiệt độ trong vườn quá 30oC thì hoa sẽ mù, mầm hoa khô đi. Nhị đực và nhị cái của lily cùng chín một lúc. Sau thụ tinh 10 - 15 ngày, tử phòng bắt đầu phình to. Thời gian quả chín tuỳ thuộc vào giống. Quả chín sau khi hoa nở được 2 tháng, khi quả có màu vàng sẽ nứt ra, hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi theo gió. Sau khi thu quả, thân lá khô héo lúc này ta có thể thu hoạch củ để làm giống [5]. 2.1.4 Điều kiện sinh thái 2.1.4.1 Nhiệt độ Lily là loại cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm. Nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 25oC, ban đêm là 12 - 15oC. Các giống thuộc nhóm tạp giao Phương Đông, thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày là 20oC, ban đêm là 15oC, nhiệt độ thích hợp là 18oC. Nhóm lily không thơm chịu nóng tốt, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20oC-25oC, ban đêm là 18oC-20oC. Dưới 12oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị rụng hoặc không nở, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho sự ra rễ và sự phân hoá hoa. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển và phát dục của hoa lily, quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự phát dục và sự sinh trưởng của lá. Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết phân hoá hoa và sự ra hoa. Các giống thuộc dòng tạp giao và lily thơm đều cần một số ngày nhiệt độ thấp nhất định để thực hiện xuân hoá mới ra hoa được. Roh (1974) khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của lily đã nhận thấy nếu những giống được xử lý ở 12,8oC sẽ rút ngắn sự ra hoa [5]. 2.1.4.2 ánh sáng Lily là cây ưa cường độ chiếu sáng ở mức trung bình, nhưng trồng vào mùa đông trong nhà lưới nếu ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản sinh ra etylen, dẫn đến nụ sẽ bị rụng. Đặc biệt là nhóm á Châu rất mẫn cảm với thiếu ánh sáng, do vậy cần bỏ bớt lưới hoặc nilon che phủ để tăng cường ánh sáng tự nhiên cho cây. Lily là cây ngày dài, chiếu sáng ngày dài hay ngày ngắn không những ảnh hưởng đến phân hoá hoa mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Boontpes (1973) đã phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8h chiếu sáng có thể hoa ra sớm 5 tuần. Xử lý ngày dài sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và số lượng hoa. Miller (1984) thì cho rằng ngày ngắn làm cho tăng chiều cao cây, cuống hoa và đốt cũng dài thêm. Tuy nhiên số hoa/cành giảm, đồng thời ông cũng nhận thấy khi cường độ chiếu sáng tăng đến một mức độ thích hợp thì tỷ lệ hoa bị bại dục cũng giảm đi rõ rệt. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của củ. Suker (1960) khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành của củ con của giống Casablanca cho thấy tia hồng ngoại (FR) làm tăng số lượng củ con, tia đỏ và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số nhóm á Châu [5]. 2.1.4.3 Nước và không khí Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ rễ thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 - 85%. Nếu độ ẩm biến động lớn sẽ dẫn đến thối củ. Lily là cây khá mẫn cảm với khí etylen, tuy nhiên độ mẫn cảm của các giống khác nhau thì khác nhau: giống á Châu mẫn cảm nhất, các dòng giống khác yếu hơn [5]. 2.1.4.4 Đất, chất dinh dưỡng Lily có thể trồng ở mọi đất, nhưng thích hợp nhất là đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ thoát nước tốt. Lily là loại cây rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước rất quan trọng. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hoá hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối trong đất không vượt quá 15mg/cm2. chất oxi hoá không cao quá 1,5mmol/l. Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, magie nhiều gây hại cho cây, đất quá kiềm, lượng hút sắt, magie, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các giống thuộc nhóm tạp giao á Châu và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6 - 7, giống nhóm Phương Đông lại yêu cầu thấp hơn (pH từ 5,5 - 6,5). Dinh dưỡng đối với lily ở từng thời kỳ khác nhau thì cũng khác nhau, nhưng cần chú ý tới các hợp chất chứa clo, flo bởi lily rất mẫn cảm với các hợp chất này. Đất thiếu canxi lily phát triển yếu, vàng lá, lá phát triển không gọn[5]. 2.2 Các nghiên cứu về nhân giống hoa lily 2.2.1 Các phương pháp nhân giống hoa lily Cây hoa lily thuộc họ hành liliaceae nên có thân vảy và thân rễ. Do vậy cây hoa lily có rất nhiều phương pháp nhân giống, vừa có khả năng nhân giống vô tính vừa có khả năng nhân giống hữu tính, từ các phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại và đã đạt đựoc nhiều thành tựu hết sức to lớn. Các phương pháp nhân giống lily gồm: - Nhân giống bằng hạt. - Nhân giống bằng cù nhỏ thu từ thân. - Nhân giống bằng cách tách củ con từ củ mẹ. - Nhân giống bằng giâm vảy củ tạo củ nhỏ. - Nhân giống bằng nuôi cấy mô. Tuy nhiên dù nhân giống bằng phương pháp nào thì củ nhỏ thu được sau nhân cũng chưa thể đưa vào để sản xuất hoa thương mại. Củ nhỏ thu được ở các phương pháp nhân giống trên đều phải trải qua các chu kỳ trồng trọt tiếp theo (2 đến 3 chu kỳ tùy giống) để đạt kích thước củ cho sản xuất hoa thương mại. 2.2.1.1 Giâm vảy (cắm vảy) Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với lily. Trên thân vảy (củ) của lily có rất nhiều vảy, mỗi vảy có thể sinh ra vài vảy nhỏ ở gốc, mỗi thân vảy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới. Vì vậy, cách nhân giống này có hệ số nhân tương đối cao. Thời gian giâm tốt nhất là vào mùa Xuân (tháng 3 - 4) vào lúc thu hoạch củ. * Kỹ thuật giâm - Tiêu độc vảy: Chọn củ to mập, bóc bỏ lớp vảy khô hoặc thối bên ngoài, rồi bóc lấy vảy lành, khoẻ ngâm trong dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 20 phút, sau đó lấy ra dùng nước sạch rửa ba lần rồi hong khô. - Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi nhiệt độ ổn định, thường xuyên duy trì ở mức 20 - 25oC, không có ánh sáng trực xạ, thiết kế vườn giâm có sàn rộng 40- 60m, chiều dài tuỳ ý, chất nền để giâm là cát sạch hoặc than bùn (tốt nhất là dùng than bùn có đường kính 0,2 - 0,5cm), độ dày lớp chất nền 8 -10cm, nếu số lượng ít có thể dùng khay gỗ hoặc chậu để giâm. - Thao tác giâm: Cắm nghiêng vảy vào chất nền, khoảng cách 3 x 3cm, độ cắm sâu bằng 1/3 đến chiều dài vảy. Để kích thích ra rễ có thể dùng NAA nồng độ 1000ppm phun vào vảy sẽ nâng cao tỉ lệ ra rễ và thúc đẩy sự ra rễ nhanh của vảy củ. * Chăm sóc sau giâm Hàng ngày dùng bình phun, phun nước vào vảy làm cho vảy tiếp xúc tốt với chất nền, duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 22 - 25oC, độ ẩm nền giâm 80 - 85% sau đó giảm dần việc tưới nước đề phòng vảy bị thối. Để duy trì nhiệt độ có thể dùng nilon hoặc lưới cản quang che phủ. Sau 40 - 60 ngày ở vết cắt của vảy sẽ ra củ con có rễ. Mỗi vảy có thể sản sinh ra 1- 4 củ con, khi củ con có đường kính 0,3 - 1,0cm sẽ mọc ra 1-5 rễ con, đợi cho củ con lớn thì bứng củ con đi trồng chỗ khác và chăm sóc ở chế độ riêng [5]. 2.2.1.2 Nhân giống bằng cách tách củ con từ củ mẹ Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ Hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém. * Chuẩn bị củ giống mẹ Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8 - 10cm ngâm vào dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô. * Chuẩn bị vườn ươm Lily là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng lily phải chọn những vùng đất cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ hoặc bán đảo là tốt nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng từ 100 - 120cm, độ dài tuỳ ý. * Trồng và chăm sóc - Trồng với khoảng cách cây 12 x 15cm. Mỗi luống rạch 5 - 6 hàng sâu 5 - 7 cm; rạch xong tưới đủ nước, đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15cm, sau đó lấp đất dày 5 - 8cm. - Chăm sóc cây con: Sau khi cây mọc đều thì bón một lượng đạm urê nhỏ (1/1000), có thể sử dụng NH4SO4 (Sunfat amôn) để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón 37kg đạm urê hoặc 74kg đạm sunfat amôn. Hoà phân trên vào nước để tưới, sau 20 ngày bón một lần nữa giống như trên. Đến khi cây chuẩn bị có nụ, mỗi hecta bón 75kg diamôn phốtphát (DAP) + 22,5kg mônôkalyphốtphát (KH2PO4) để cho củ lớn nhanh. Khi cây có nụ thì phun lên lá dung dịch Sunphat kali và axit boric với lượng 25 kg – 30kg cho mỗi ha. Cứ 7 ngày phun 1 lần cho đến khi cây ra hoa. Nếu hoà vào nước thì nồng độ phân là 0,3%, nếu phun lên lá thì nồng độ là 0,2%. - Làm cỏ xáo xới: trong quá trình trồng cần xáo xới nhẹ, xới nông để tránh tổn thương rễ. - Nhổ bỏ cây bệnh: khi cây bị bệnh, có sự tiêu hao dinh dưỡng nhiều, không có lợi cho sinh trưởng của cây, do vậy phải nhổ bỏ và tiêu huỷ kịp thời cây bị bệnh. * Đào củ giống ở vùng núi cao thông thường đầu tháng 12 lá bắt đầu khô héo, vùng đồng bằng đầu và giữa tháng 1 đến tháng 3 lá héo, cần đào củ ngay để bảo quản. Khi đào củ, không tách ngay củ mẹ với củ con mà đợi 1 - 2 ngày, sau khi loại bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô mát, tránh không được phơi ra ánh nắng làm khô vảy. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa khô hẳn thì hãy đặt cây vào nơi râm mát 2 - 3 ngày để cho dinh dưỡng trong thân dồn hết về củ rồi mới cắt thân. * Phân loại củ Mỗi củ mẹ đều có thể có 3 - 5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở lên) và 4 - 8 củ nhỏ (chu vi 1-3cm). Củ mẹ được phân loại theo độ lớn để dùng, những củ con có chu vi 5cm trở lên đem trồng sau 1 vụ có thể thành củ nhỡ để sản xuất hoa (10cm trở lên). Củ có chu vi 1 - 3cm thì phải trồng 2 vụ mới thành củ sản xuất hoa được[5]. 2.2.1.3 Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (in vitro) Lily nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm, virut tích luỹ lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ Lily. * Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào - Hệ số nhân giống nhanh (Hệ số nhân giống bằng sinh sản củ thường không quá 16 lần, nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô, sau 1 năm từ một bộ phận cây được trên 2 vạn củ). - Có thể tạo ra giống mới: Nuôi cấy mô là phương pháp gây nhân giống ở bộ phận cơ quan của cây, mô và tế bào là những phần có độ biến dị lớn, dễ khống chế điều kiện nuôi, lợi dụng đặc điểm này có thể tạo ra giống mới. - Có thể tạo ra cây con sạch bệnh virut: Đây là một nhân tố quan trọng khắc phục sự thoái hoá ở lily. Nhân bằng củ thì virut có thể truyền lan từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó bệnh ngày càng nặng, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ, ít, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô sẽ loại trừ được virut, tạo được cây con sạch bệnh. - Không bị hạn chế bởi thời tiết, hoàn toàn có thể khống chế các yếu tố trong phòng nuôi cấy, do đó có thể chủ động về giống. - Tiết kiệm đất, lao động và thời gian. * Về kỹ thuật Nuôi cấy mô lily hiện nay ở các nước tiên tiến đã khá hoàn thiện có thể đáp ứng được số lượng lớn cây giống sạch bệnh cho sản xuất. ở Việt Nam phương pháp này còn mới, hiện chưa được áp dụng nhiều. * Tóm tắt quy trình nuôi cấy mô - Lấy mẫu: Các phần lấy để nuôi cấy mô rất phong phú từ củ, lá, nụ, cuống hoa… nhưng lấy phần non của đỉnh sinh trưởng tốt hơn cả. Vì chúng dễ lấy, dễ khử trùng, thời gian mọc thành cây ngắn. - Khử trùng mẫu: Mẫu được lấy ra ngâm vào nước sạch 15 phút rồi đưa lên tiêu độc ở tủ nuôi cấy. Ngâm mẫu vào cồn 70o trong 30 giây rồi khử trùng bằng hoá chất H2Cl2 trong 20 phút. - Nuôi cấy trong phòng: Điều tiết môi trường nuôi cấy nhiệt độ thích hợp là 20 - 240C, ánh sáng từ 1.000-2.000 Lux, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 10 - 12h (các bước nuôi cấy mô giống như với loài thân thảo khác). - Đưa cây ra vườn ươm: Sau khi cây con ra rễ dài từ 0,7 - 1cm, có thể lấy ra trồng. Khi mới lấy từ bình nuôi cấy ra không nhất thiết phải tách thành từng cây một, đợi cho sau khi cây sống chắc chắn rồi mới tách riêng ra. Thời gian đầu chú ý đảm bảo nhiệt độ luôn mát mẻ (15 - 250C). Đối với giống quý hiếm, để đảm bảo tỷ lệ sống cao, thường sau khi lấy từ bình ra, người ta đặt trên giấy thấm nước, đợi cho rễ cây con ra nhiều lông hút mới rồi chuyển vào nơi tiêu độc để trồng trong vườn ươm. Thông thường tỷ lệ sống của lily nuôi cấy mô hiện nay có thể đạt từ 80 -100%[5]. 2.2.1.4 Nhân giống bằng hạt Nhân giống lily băng hạt thường hạn chế ở một số giống như: Dòng lily thơm, lily Đài Loan, lily Vương. Hạt lily ở trong 3 ngăn nhỏ của quả, hạt chín có màu nâu, dẹt, mỗi quả có trên 100 hạt. Hạt mới thu về nảy mầm nhanh, nhưng bảo quản càng lâu sức nảy mầm càng kém. Có thể gieo hạt vào chậu hoặc vào khay, đất gieo hạt được phối trộn theo tỷ lệ: đất vườn, mùn, cát nhỏ = 2:2:1 trộn thêm một lượng phân N-P-K với tỷ lệ 0,03%. Đáy chậu cần lót sỏi để thoát nước. Hạt gieo cách ._.nhau 2 - 3cm, gieo hạt xong phủ 1 lớp đất mỏng. Đặt chậu gieo hạt vào trong nhà ấm, đậy kính hoặc nilon lên trên để giữ nhiệt. Nhiệt độ trong phòng từ 15 - 250C sau vài tuần có thể nảy mầm, khi hạt nảy mầm, trước hết mọc ra lá mầm giống như cỏ, sau đó ra lá rất nhanh, gieo hạt vào vụ Xuân đến vụ Thu đã có một số lớn cây ra hoa, nhưng hoa nhỏ, chưa sử dụng làm hoa thương phẩm được. Nhân giống bằng hạt có nhiều ưu điểm: dễ làm, giá thành thấp, thu được nhiều cây khoẻ, không bị bệnh; ngoài ra do đặc điểm của thụ phấn chéo vì vậy có thể thu được những dòng biến dị làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới. Nhược điểm: mất nhiều thời gian, từ gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất lượng tốt phải mất 3 - 4 năm, vì vậy phương pháp nhân giống này ít được ứng dụng [5]. 2.2.1.5 Nhân giống bằng tách củ con từ thân Có một số lily nách lá có thể sinh ra nhiều củ con từ thân, nó có thể ra rễ, ra lá; nếu hái xuống rồi trồng có thể thành cây con, cách trồng tương tự như trồng từ hạt [5]. 2.2.2 Tình hìnhnghiên cứu nhân giống hoa lily Việc sản xuất hoa lily ở nước ta còn rất nhiều hạn chế về diện tích, năng suất và sản lượng, Nguyên nhân lớn nhất là do chúng ta chưa chủ động được khâu sản xuất giống, chủ yếu phải nhập nội củ giống từ nước ngoài với chi phí ngoại tệ lớn. Do đó việc nghiên cứu nhân nhanh giống hoa lily là một vấn đề cần thiết và đã được rất nhiều tác giả quan tâm và đã có nhiều nghiên cứu bàn về vấn đề này. ở Việt Nam, việc nhân giống bằng phương pháp tạo củ in vitro đã được thực hiện thành công trên hoa loa kèn [9], [11], [12]. Bên cạnh đó các tác giả Hà Thị Thuý, Đỗ Năng Vịnh... [20] cũng đã nghiên cứu đến khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp trong ống nghiệm, tạo củ trực tiếp từ nách lá nhờ sử dụng chất điều hoà sinh trưởng, tuy nhiên những kết quả này còn đang tiếp tục nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn sản xuất. Trong điều kiện thông thường, sản phẩm của quá trình quang hợp là nguồn chất hữu cơ chính được tích luỹ cho sự hình thành củ. Nhưng trong điều kiện in vitro, lượng chất hữu cơ này được cây lấy chủ yếu từ môi trường nuôi cấy. Thông thường trong môi trường tạo củ người ta sử dụng đường saccaroza. Đường Saccaroza có tác dụng kích thích quá trình tạo củ, tăng trưởng kích thước củ. Hà Thị Thuý và cộng sự (2005) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng môi trường có bổ sung 9% saccaroza và 12% saccaroza là thích hợp hơn cả cho việc tạo củ của các giống lily nghiên cứu [20]. Kết quả này phù hợp với nhận xét của tác giả C. Aswath và cộng sự khi nghiên cứu tạo củ trên L.spesiosum [27]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lý Anh và cộng sự (2005) cũng kết luận rằng ở môi trường có bổ sung 12% saccaroza là tốt nhất cho quá trình tạo củ [1]. ánh sáng cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành củ trong quá trình nuôi cây in vitro. Đối với cây trồng, ánh sáng là một trong những yếu tố có tác dụng sinh lý mạnh, phản ánh qua hiện tượng quang chu kỳ, nó là yếu tố được sử dụng để điều khiển quá trình ra hoa (cúc, hoa hồng, thanh long…). Với lily ánh sáng có ảnh hưởng tới quá trình hình thành củ, cũng như sự tạo lá từ củ trong ống nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị Thuý và cs (2005) đã nhận thấy, trong điều kiện tối có tác dụng tốt cho quá trình tạo củ đặc biệt là ảnh hưởng tới thời gian xuất hiện củ[20]. Chất điều tiết sinh trưởng có vai trò rất lớn trong việc nhân giống hoa lily trong nuôi cấy in vitro. Chất điều hoà sinh trưởng là những chất có tác dụng sinh lý rất mạnh. ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vết thương, nhiệt độ, ánh sáng, vị trí tái sinh trên mẫu cấy. Trong môi trường nuôi cấy có bổ sung BA và NAA ở nồng độ thấp có tác dụng kích thích sự tạo củ và ngược lại sự kết hợp BA và NAA ở nồng độ cao sẽ ức chế quá trình tạo củ (Hà Thị Thúy và cs, 2005) [20]. Ngoài ra tuổi nuôi cấy chồi trong ống nghiệm cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành củ in vitro. Các chồi 10 tuần tuổi cho khối lượng trung bình củ tốt nhất còn chồi 8 tuần tuổi lại cho hệ số nhân củ tốt nhất (Nguyễn Thị Lý Anh và cs, 2005) [1]. Takateru và cs, đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của BA và nhiệt độ thấp lên sự chuyển tiếp từ giai đoạn non sang giai đoạn trưởng thành và ra hoa ở chồi L.rubellum nuôi cấy in vitro. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ BA và nhiệt độ tác động đến số chồi con được hình thành với thân kéo dài. Phần trăm chồi con có thân kéo dài là 61% ở 25oC và 28% ở 8oC trên môi trường bổ sung 4.4 mM BA, 5% ở 25oC trên môi trường bổ sung 0,044 mM BA, trong khi đó không có chồi con hình thành trên môi trường nuôi cấy chứa 0,044 mM BA ở 8oC. Điều này cho thấy rằng nồng độ BA cao kích thích sự chuyển pha từ giai đoạn non sang giai đoạn trưởng thành ở lilium. Trong các chồi con có thân kéo dài thì sự hình thành hoa chỉ xảy ra trên môi trường bổ sung 4.4 mM BA ở 8oC, mặc dù có tỷ lệ hình thành chồi cao nhưng ở 25oC không có dấu hiệu hình thành chồi hoa. Như vậy điều kiện này rất cần thiết cho việc biệt hoá thành chồi hoa. Hầu hết hoa tạo thành chứa đầy đủ nhụy hoa cái, nhị hoa đực và bao hoa, nhưng cũng có một vài hoa bị dị hình như nhụy hoa cái và đực vẫn còn dính nhau, núm nhụy bị tách rời kích cỡ hạt phấn không xác định. Tuy nhiên vẫn không có nụ hoa nào nở được trong điều kiện in vitro [33]. Năm 1998, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo [18] đã tiến hành nhân giống hoa lily bằng phương pháp in vitro và trồng cây con được nhân giống bằng phương pháp in vitro trên các giá thể khác nhau. Các tác giả đã kết luận, loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống khi đưa cây con ra từ ống nghiệm. Sử dụng giá thể là trấu hun kết hợp với phun dinh dưỡng và EM ở các công thức: trấu hun + phun dinh dưỡng, trấu hun + phun dinh dưỡng + EM, trấu hun + phun EM, tỏ ra thích hợp hơn các giá thể còn lại. Chất lượng cây cũng đạt cao nhất ở các công thức này. Dương Tấn Nhựt [34] đứng đầu nhóm các nhà khoa học của Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cùng với Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa nhân giống thành công cây hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreactor. Theo kỹ thuật này, tế bào mô của củ hoa lily sẽ được nuôi cấy trong bình thủy tinh, được thiết kế chuyên biệt và đặt trên máy lắc. Sau ba tháng nuôi cấy, tế bào mô sẽ ra rễ và tạo củ. Tiếp đó củ sẽ được nuôi cấy bằng kỹ thuật bioreactor. Từ một củ con ban đầu, sau ba tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3-4 củ mới. Với bình nuôi cấy loại bioreactor có thể tích 20 lít, chỉ sau 1 - 2 tháng là có thể tạo ra 10.000 cây giống hoa lily. Kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học này cũng đã chỉ ra: cây con nuôi cấy bằng bioreactor có khả năng sống sót và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên lên đến 95%, nhờ đó loài hoa lily có được nguồn cây giống ổn định, chất lượng cây đồng đều với giá thành hạ. Thành công này của các nhà khoa họ c tuy chưa áp dụng vào thực tế sản xuất nhưng đó là một tín hiệu vui đến với những người trồng hoa. Nguyễn Quang Thạch [16] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và GA3 đến chiều cao cây và số bông trên cây. Kết quả cho thấy khi kéo dài thời gian chiếu sáng và phun GA3 nhiều lần lên cây hoa loa kèn trái vụ, có thể làm tăng chiều cao cây và tăng số bông trên cây. Nhìn chung các nghiên cứu về lily ở Việt Nam mới tập trung vào các nội dung khảo nghiệm tính thích ứng, nhân nhanh giống trong ống nghiệm, còn các nội dung về nhân giống củ nhỏ từ vảy củ, tạo củ giống thương mại từ củ nhỏ hầu như chưa được nghiên cứu và biện pháp kỹ thuật canh tác chưa được hoàn thiện. 2.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng hoa lily 2.3.1 Chế độ dinh dưỡng và sử dụng chế phẩm sinh học 2.3.1.1 Một số nghiên cứu về dinh dưỡng của cây hoa lily * Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng Đối với mỗi loại cây trồng nào cũng vậy dinh dưỡng là nhu cầu cần thiết trong đời sống của cây. Cây hoa lily là một cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng ít nhưng phải được cung cấp thường xuyên và đầy đủ. Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa lily là biện pháp có hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Các yếu tố dinh dưỡng như N, P, K có vai trò khác nhau nhưng hết sức quan trọng đối với cây hoa lily. Đạm: là thành phần quan trọng làm tăng nhanh quá trình phân chia tế bào, làm cho tế bào phát triển nhanh về mặt số lượng và trọng lượng, bởi vậy nó là yếu tố quyết định sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra nó còn liên quan đến kích thước và màu sắc của hoa, độ bền hoa cắt. Cây được cung cấp đủ đạm có lá màu xanh thẫm, sinh trưởng khoẻ mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao. Bón thừa đạm lá có màu xanh tối, thân lá mềm, còi cọc, có khi bị thui chột, thậm chí rút ngắn thời gian tích luỹ, hoàn thành chu kỳ sống nhanh, năng suất thấp. (Vũ Hữu Yêm, 1995) [23]. Lân: có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của rễ, hoa, quả, hạt. Lân còn cần cho sự tích luỹ protein trong cây. Đủ lân, cây con khoẻ, tỷ lệ sống cao, cây chóng ra hoa, hoa lâu tàn, rễ to mập. Thiếu lân, cây không thể hút nước một cách thuận lợi, lá thường có màu tím hoặc màu huyết dụ vì làm cho năng lượng ở lá không di chuyển được, gây rụng lá, rễ yếu, ra hoa muộn, màu sắc hoa nhợt nhạt. Kali cũng là yếu tố quan trọng, cũng như lân, kali giúp cho sự phát triển của chồi mới. Kali còn giúp cây dự trữ dinh dưỡng, tinh bột để nuôi cây trong thời kỳ ngủ nghỉ của cây. Kali còn giúp cho cây cứng cáp, thúc đẩy sự ra hoa, hoa có màu tươi tắn hơn và giúp cho cây tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Nếu thiếu kali cây ngừng phát triển, khô đầu lá và chết, thiếu kali cây yếu, lá vàng úa, đậu quả ít, quả lép, tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp (Nguyễn Xuân Linh, 2003) [10]. * Dinh dưỡng qua lá Cây trồng nói chung và cây lily nói riêng hút dinh dưỡng chủ yếu qua hệ thống rễ. Tuy nhiên đó không phải là con đường duy nhất, nó còn có thể hấp thụ được dinh dưỡng qua lá với mức độ khác nhau. Chính vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc phun phân bón lên lá, cành là một biện pháp rất quan trọng và cần thiết nhất là trong điều kiện bộ rễ hoặc điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng cũng như khi cần bổ sung một nguyên tố dinh dưỡng nào đó. Ngoài ra việc bón phân qua lá giúp cây sinh trưởng ổn định, chắc khoẻ, ít sâu bệnh, chống chịu tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Vì vậy cần sử dụng phân bón qua lá một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Một số loại phân bón lá có thể sử dụng là: Yogen, Growmore, Ban mai xanh… * Các nghiên cứu về dinh dưỡng của hoa lily Đối với việc trồng hoa lily thương mại, khoảng 2 - 3 tuần đầu sau khi trồng không cần bón phân. Sau khi cây nảy mầm cao từ 12 - 15cm cần bón phân ngay cách 5 - 7 ngày bón 1 lần. Đất khô thì hoà phân vào nước tưới, đất ẩm thì phun lên lá. Các loại phân thưòng dùng là đạm ure, clorua kali, supe lân, tốt nhất là dùng phân hỗn hợp. Thời kỳ đầu dùng đạm ure 1% và clorua kali 0,5% hoà vào nước tưới xuống đất, hoặc ure 0,1% + supe lân 0,5% + axit boric 0,05% hoà tan trong nước phun lên lá. Thời kỳ sau dùng ure 0,5% và sunphat kali 1% hoà tan trong nước tưới vào đất. Trồng trong nhà lưới thì cần bón ít một để tránh tích lũy muối trong đất (Đặng Văn Đông và cs, 2004) [5]. Kết quả nghiên cứu của Hà Lan cho biết tỷ lệ dinh dưỡng cần cho lily giữa các chất N : P : K : Ca : Mg là 10 : 1,7 : 13,8 : 6,4 : 0,34. Người ta cho rằng trước và sau khi củ nảy mầm không cần bón phân chỉ bón khi cây cao 10 - 12cm. Sau khi làm đất kỹ, tơi xốp, tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục 10tấn/ha. Khi cây cao 10 - 12 cm ta bắt đầu bón phân qua lá. Chú ý pha loãng đúng nồng độ chỉ dẫn không pha đặc để khỏi bị cháy lá. Khi cây cao 20cm ta bón NPK (nhả chậm) vào giữa 2 hàng cây với liều lượng 100kg/ha (lần 1). Sau 2 tuần bón lần 2 với liều lượng 50kg/ha. Sau 3 tuần tiếp theo bón lần 3 với liều lượng 50kg/ha. Sau khi cắt hoa xong bón NPK cho gốc một lần rồi để tiếp 1,2 - 2 tháng để thu hoạch củ (Trần Duy Quý, 2003) [13]. 2.3.2 Nghiên cứu về chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB (Vân đài tố) 2.3.2.1 Giới thiệu về chế phẩm Kỳ nhân siêu tốc TB (Vân đài tố) * Xuất xứ của sản phẩm Năm 1978, các nhà khoa học Mỹ đã có một phát hiện kinh ngạc về một chế phẩm được chiết xuất từ hoa cây cải dầu có tên tiếng Anh là Brassinolide. Chất Brassinolide này có khả năng làm tăng năng suất của cây đậu lên gấp 10 lần. Năm 1989, trên cơ sở phát triển đề tài của các nhà khoa học Mỹ, hai nhà khoa học Trung Quốc là Hoàng Chí Quế và Triệu Minh Tiệp đã thành công trong việc ứng dụng bằng phương pháp chiết xuất hiệu quả cao từ nguyên liệu là bã các cây đã được ép lấy dầu như cây cải dầu, đậu tương, lạc… ra chế phẩm có tác dụng tương tự như Brassinolide và được ứng dụng đại trà trong nông nghiệp. Năm 2000 công ty TNHH Phát triển khoa học kỹ thuật Ưu Thắng - Trùng Khánh (do Hoàng Chí Quế và Triệu Minh Tiệp lập ra) đã sản xuất phân bón Vân đài tố với các thành phần cơ bản sau: - Acid humic - Đạm (N) tổng - Lân hoà tan (P2O5) - Kali hoà tan (K2O) - Chế phẩm Brassinolide Trong chế phẩm Vân đài tố các thành phần trên được kết hợp với một số chất chiết xuất từ thực vật như các cây chứa dầu, cây tía tô, cây nguyệt kiện để đạt hiệu quả tăng năng suất và tăng khả năng đề kháng bệnh cây trồng. Sản phẩm Kỳ nhân của công ty Ưu Thắng - Trùng khánh đưa ra thị trường Trung Quốc đã nhanh chóng được chấp nhận và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006) [17]. * Những đặc điểm chính của chế phẩm Vân đài tố Chế phẩm Vân đài tố là một loại phân bón được chiết suất từ thực vật, với 3 ưu điểm nổi bật sau: - Tính hiệu quả: Tại Trung Quốc, phân bón Kỳ nhân đã được ứng dụng tại hơn 30 tỉnh thành phố với hơn 100 đối tượng cây trồng khác nhau. Tuỳ thuộc vào loại cây trồng, mức tăng sản lượng đạt từ 10-15%. - Tính phổ biến: Chế phẩm Vân đài tố thích ứng và có hiệu quả đối với hầu hết các loại cây trồng, đây là điểm khác biệt giữa phân bón Kỳ nhân với tất cả các loại phân bón lá đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. - Tính không độc hại: Vân đài tố không độc hại đối với cây trồng nông sản, môi trường và con người. Điều này đã được Trung tâm dự phòng Bảo vệ thực vật, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Việt nam) xác nhận ( Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006) [17]. * Công dụng chính của Vân đài tố - Vân đài tố là loại phân bón thế hệ mới, công nghệ cao được chiết xuất từ thực vật, không độc hại đối với người và động vật, không ô nhiễm môi trường. - Nâng cao sản lượng và chất lượng: Có tác dụng kích hoạt nhiều loại enzim trong thực vật và hạt giống, tăng cường khả năng hấp thụ chất của bộ rễ và hiệu suất quang hợp của bộ phận cây trên mặt đất, cân bằng điều tiết sinh trưởng phát triển, giúp cho cây trồng tăng sản mạnh, nâng cao chất lượng cảm quan, mầu sắc sáng đẹp, hạt mẩy, thành phần dinh dưỡng tăng. - Giảm sự rụng của nụ, hoa và quả non, giúp cho quả khoẻ mạnh và đẹp, điều khiển khống chế cành vô hiệu. - Đề kháng bệnh: Nâng cao khả năng kháng bệnh của thực vật, nâng cao năng lực miễn dịch của cây trồng, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh hại. Khi bệnh hại nghiêm trọng, sử dụng phối hợp với các thuốc nông dược một cách phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao. Tăng cường khả năng chịu đựng nhiệt độ cao (nhiệt hại, gió nóng khô), chống lạnh (sương muối, lạnh), hạn úng, chịu mặn. vv… của cây trồng. Dùng chế phẩm Vân đài tố làm giảm quả nứt, phục hồi tổn thương mầm giống trong trường hợp giống bị phủ màng đất và cháy giống do thời tiết lạnh gây ra, giúp cho cây giống khôi phục sinh trưởng đều, có hiệu quả tốt. - Giải trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật (nông dược): Giải trừ được tác hại do nông dược, nhất là thuốc trừ cỏ gây ra; giảm trừ tác hại do dùng phân bón quá nhiều, giúp cây trồng khôi phục sinh trưởng. Dùng chế phẩm Vân đài tố phối hợp với thuốc nông dược, phân bón hoá học trung tính hoặc có tính axit sẽ tăng hiệu quả sử dụng. Qua ứng dụng gần 3 năm trên 10 triệu mẫu cây lương thực, cây có dầu, rau, quả, thuốc lá, chè, dâu, hoa… tại trên 40 tỉnh của Trung Quốc cho thấy, chế phẩm Vân đài tố không chỉ tăng sức miễn dịch, nâng cao khả năng chống hạn, nhiệt độ cao, thấp, chống úng của thực vật và khả năng giảm tác hại do nông dược, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật mà còn nâng cao sản lượng cây trồng, bình quân tăng sản 20% trở lên, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao tính thương mại của sản phẩm. Trong gần 3 năm sử dụng (từ 2000-2003) đã đem lại hiệu quả kinh tế 4,3 tỷ NDT (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006) [17]. 2.3.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về chế phẩm Kỳ nhân siêu tốc TB (Vân đài tố) Năm 2006, Nguyễn Quang Thạch và cs [17] đã tiến hành khảo nghiệm loại chế phẩm Vân đài tố trên một số đối tượng cây trồng và đã thu được một số kết quả sau: Kết quả khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau, cây hoa và cây ăn quả) trên một số loại đất khác nhau đều cho chung nhận xét: chế phẩm Vân đài tố là một loại phân bón có tác dụng thúc đẩy quả trình sinh trưởng, phát triển cây trồng, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng một cách rõ rệt. Năng suất lúa tăng 11,6%; năng suất ngô tăng 28,5% trên thí nghiệm cơ bản và 26,65% trên diện rộng. Chế phẩm Vân đài tố làm tăng năng suất khoai tây 35,6%, cây xà lách 110%, cây cải ngọt 68,1% ở thí nghiệm hẹp và 57% trên khảo nghiệm rộng. Đối với cây ăn quả, chế phẩm Vân đài tố đã làm tăng năng suất vải 34% (trên diên hẹp) và 28% (trên diện rộng). Năng suất quả trên cây nho tăng từ 16-24% ở cả vụ hè-thu, đông-xuân (diện khảo nghiệm hẹp) và tăng 10,2% trên diện rộng. Chế phẩm Vân đài tố cũng làm tăng năng suất bông 11,5% ở diện hẹp và 12,2% ở diện rộng. Đối với cây hoa đồng tiền, chế phẩm Vân đài tố làm tăng chiều cao cây 27,8%, số lá tăng 17,5%, năng suất tăng 55%, phẩm chất hoa cũng tăng rõ rệt về màu sắc và chiều dài cách hoa. Ngoài tác dụng làm tăng năng suất của các cây trồng thí nghiệm, chế phẩm Vân đài tố còn làm tăng chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với cây ăn quả. Trên cơ sở các kết quả đối với các loại cây trồng nói trên, việc tiến hành thử nghiệm loại chế phẩm sinh học này trên cây hoa lily thương phẩm để thấy được hiệu quả của chế phẩm Vân đài tố đối với cây lily là cần thiết, giúp tìm ra được một biện pháp kỹ thuật mới làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cũng như chất lượng hoa của cây lily thương phẩm để tăng năng suất cũng như chất lượng hoa nhằm tăng hiệu quả kinh tế đối với người trồng hoa. 2.3.3 Một số kỹ thuật trồng trọt Từ việc nghiên cứu các đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của hoa lily, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa lily. 2.3.3.1 Mật độ trồng Mật độ trồng phải căn cứ vào chủng loại củ giống, độ lớn của củ và điều kiện thời tiết. Với các giống cây to, cao thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ , thấp thì nên trồng dầy; vụ Xuân và vụ Thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dầy, vụ Đông ánh sáng yếu thì trồng thưa. Đặng Văn Đông và cs, (2004) [5] đã đưa ra bảng mật độ để tham khảo như sau: Mật độ trồng với các quy cách củ giống và các nhóm giống (củ/m2) Chu vi củ giống (cm) Loại hình 10 - 12 12 - 14 14 - 16 16 - 18 18 - 20 Lai á Châu 30 - 45 25 - 30 25 - 25 17 - 22 Lai Phương Đông 30 - 40 25 - 30 20 - 25 18 - 20 16 - 18 Lai lily thơm 35 - 40 25 - 35 21 - 42 18 - 21 16 - 18 Tuy nhiên theo Triệu Tường Vân (2005) [21] lại cho rằng mật độ trồng lily tuỳ theo giống và độ lớn củ giống. Nếu trồng vào lúc nhiệt độ cao, ánh sáng đủ thì mật độ trồng cao, còn trồng vào vụ ánh sáng yếu hoặc thiếu nắng thì trồng thưa ra. Thông thường, cây cách cây 10 - 15cm, hàng cách hàng 15 - 20cm, nói chung dòng á Châu và lily thơm củ to 12 - 14cm, thì mật độ trồng 55 - 65 củ/m2, dòng Phương Đông kích thước 16 - 18cm là 25 - 35 củ/m2. Mật độ trồng với nhóm giống và kích thước củ (củ/m2) [21] Độ lớn của củ (cm) Loại hình 10 - 12 12 - 14 14 - 16 16 - 18 18 - 20 Lai á Châu 60 - 70 55 - 65 50 - 60 40 - 50 25 - 35 Lai Phương Đông 40 - 50 35 - 45 30 - 40 25 - 35 25 - 35 Lai lily thơm 55 - 65 45 - 55 40 - 50 35 - 45 25 - 35 Kết luận này cũng trùng với khuyến cáo của các công ty chuyên sản xuất củ giống hoa lily lớn của Hà Lan như Zapoplant, Onings, VWS… Theo Nguyễn Văn Tỉnh (2007) cho thấy trồng với mật độ 25 củ/m2 (khoảng cách 20 x 20cm) và mật độ 20 củ/m2 (khoảng cách 25 x 20cm) là thích hợp nhất: chiều cao cây và đường kính thân ở mức vừa phải (chiều cao cây 73,5 - 80,6cm, đường kính thân từ 1,5 - 1,6cm) số nụ hoa/cây cao (từ 4,8 - 5,9 nụ hoa/cây), kích thước nụ hoa cũng cao nhất (chiều cao nụ từ 14,1 - 15,4cm, đường kính nụ từ 5,0 - 5,4cm). Cây phát triển cân đối vừa thích hợp cho cắt cành và cũng thích hợp cho trồng chậu. Như vậy khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và phát triển của hoa lily có thể kết luận rằng mật độ trồng 20 - 25 củ/m2 là phù hợp nhất trong điều kiện miền Bắc, vừa đảm bảo số cây cho thu hoạch trên đơn vị diện tích vừa đảm bảo chất lượng cho một cành hoa [21]. 2.3.3.2 Độ sâu trồng củ Khi nghiên cứu độ sâu trồng củ Zaboplant 2006 cho rằng lấp đất với một chiều sâu thích hợp từ 6 - 10cm đất trên đỉnh của củ, đồng thời dùng rơm rạ, lưới đen che nắng để giảm thoát hơi nước trong đất và cây, ngày trời nắng mỗi ngày phun nước vài lần cũng là biện pháp cần thiết giúp bộ rễ sinh trưởng thuận lợi. Đặng Văn Đông 2004 cho rằng trồng vào vụ Đông tưới nước vào rãnh trước khi trồng, đợi nước ngấm hết rồi đặt củ vào rãnh sau đó lấp một lớp đất dày 6cm, nén chặt đất để củ tiếp xúc tốt với đất. Trồng vào vụ Thu thì sau khi làm rãnh đặt củ trước sau đó lấp đất dày 5 - 8cm rồi tưới nước, tưới đẫm trên mặt luống, đợi nước ngấm hết thì rắc mùn rơm trên mặt luống [5]. 2.3.3.3 Biện pháp kỹ thuật khác * Nghiên cứu về giá thể của cây hoa lily Giá thể là giá đỡ để cho cây trồng sinh trưởng. Giá thể có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Giá thể cho cây trồng đảm bảo đủ ẩm, thông thoáng, hút nước và thoát nước dễ dàng, hấp thu dinh dưỡng tốt để cung cấp cho cây. Có rất nhiều loại giá thể đáp ứng được nhu cầu về nước và dinh dưỡng của cây. Phổ biến có các loại giá thể: - Giá thể vụn dừa: là giá thể thoát nước tốt, thoáng khí. - Giá thể trấu hun: là một loại giá thể trơ hoàn toàn sạch nấm bệnh, giữ nước và cung cấp nước cũng như dinh dưỡng cho cây rất thuận lợi. - Giá thể cát: là giá thể thoát nước tốt, thoáng khí thuận lợi cho bộ rễ phát triển. - Giá thể rơm chặt nhỏ: là giá thể rất phổ biến, giá thành rẻ, thoát nước tốt. Năm 1998, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo tiến hành trồng hoa lily in vitro trên các giá thể: đất + phân + cát; đất + bokashi + cát; trấu hun + bokashi; trấu hun + bokashi + phun dinh dưỡng; trấu hun + phun dinh dưỡng; trấu hun + phun dinh dưỡng + EM; trấu hun + phun EM. Các tác giả đã kết luận loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống khi đưa cây ra từ ống nghiệm. Sử dụng giá thể trấu hun kết hợp phun dinh dưỡng và EM ở các công thức: trấu hun + phun dinh dưỡng; trấu hun + phun dinh dưỡng + EM; trấu hun + EM tỏ ra thích hợp hơn các giá thể còn lại. Chất lượng cây cũng đạt cao nhất ở các công thức này [18]. Hà Thị Thuý và cs làm thí nghiệm trồng củ lily in vitro trên các loại giá thể là: cát; mùn hoà lạc; cát + mùn hoà lạc tỷ lệ 1:1; bọt núi lửa + trấu hun tỷ lệ 2 : 1 đã kết luận giá thể bọt núi lửa + trấu hun tỷ lệ 2 : 1 là giá thể tốt nhất. Trên giá thể này củ nảy mầm đồng đều, khoẻ, chất lượng củ tốt và tỷ lệ sống rất cao (Hà Thị Thúy và cs, 2005) [20]. * Quan hệ giữa xử lý lạnh củ giống và ra hoa Kỹ thuật quan trọng trong việc trồng lily là phá ngủ nghỉ, nếu trồng củ chưa qua phá ngủ nghỉ sẽ dẫn tới tỷ lệ nảy mầm thấp và thường xuyên xuất hiện hiện tượng mù hoa. Dùng nhiệt độ thấp để phá ngủ nghỉ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Nhìn chung hầu hết các giống đều được bảo quản lạnh 5oC sau 4 ữ 6 tuần là phá được ngủ nghỉ. Cùng một giống, việc xử lý lạnh càng lâu thì thời gian từ trồng đến ra hoa càng ngắn. Từ đặc điểm này có thể xác định thời gian ra hoa, đồng thời xác định được thời gian trồng thích hợp [5]. * Điều chỉnh thời vụ trồng: Củ giống đã được phá ngủ thì thời vụ trồng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới thời gian ra hoa. Theo tác giả Cầu Văn Đạt (2000): trồng trong nhà lưới có thể chủ động khống chế nhiệt độ, ánh sáng, phân bón thì xác định thời gian trồng là xác định được thời gian ra hoa, nhưng ở ngoài trời thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vậy xác định thời vụ trồng thế nào? Ví dụ, trồng giống Avignon định cắt hoa vào 25/12, căn cứ với thời gian sinh trưởng bình thường là 95 - 100 ngày, theo dự báo khí tượng nhiệt độ năm nay cao hơn mọi năm là 1- 20C thì tính ra thời gian sinh trưởng là (95 - 100 ngày), trừ 5 ngày nhiệt độ cao hơn, trừ 3 ngày (củ giống tăng nhiệt dần) ằ 87 - 92 ngày, có thể xác định đại thể gieo trồng từ ngày 29/9 đến ngày 4/10 [100]. Bên cạnh đó, Triệu Tường Vân (2005) cho rằng, sau khi đã xác định được ngày trồng và ngày ra hoa thì cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ phát dục để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời . Ví dụ: giống Stagazer ở Quảng Châu trồng trước Tết 108 ngày biểu hiện ở bảng sau: Tiến độ phát dục giống Stagazer ở Quảng Châu - Triệu Tường Vân (2005) Ngày kiểm tra Sau trồng 27 ngày Trước Tết 35 ngày Trước Tết 22 ngày Trước Tết 13 ngày Trước Tết 3 ngày Tết Nguyên đán Độ lớn nụ Hình thành nụ 3 cm 5 cm 7 cm 9,5 cm Nở hoa Căn cứ kết quả theo dõi như trên để cho hoa ra đúng thời gian thì phải tiến hành điều chỉnh vào ngày thứ 35 trước Tết, nhiệt độ kích thích chỉ cần ban đêm 150C là được, nụ to, cây không cao quá. Nếu trước tết 10 ngày nụ mới 5 cm thì phải nâng nhiệt độ lên 240C mới có thể ra hoa đúng dịp, lúc đó nụ hơi nhỏ [21]. 2.4 Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.1 Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới Theo Hoàng Ngọc Thuận [19], sản xuất hoa cắt và trồng chậu đang nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, theo thống kê mới đây có 145 quốc gia trồng hoa trên toàn thế giới. Diện tích hoa cắt cành và giá trị sản lượng trên thế giới đang tăng nhanh, dựa trên 17 nước sản xuất hoa quan trọng nhất với diện tích ước lượng hiện nay vào khoảng 60.000 ha. Hoa lily cắt cành được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Châu Âu. Diện tích sản xuất củ hoa lily giống trên thế giới khoảng 4.500 ha, trong đó riêng Hà Lan là 3.700 ha. Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi năm, Hà Lan tạo ra từ 15 - 20 giống mới và sản xuất khoảng 1.870 triệu củ giống cung cấp cho 35 nước khác nhau trên toàn thế giới. Trong khi đó, các nước Pháp, Chi Lê, Niu Di Lân có diện tích sản xuất củ giống khoảng 800 ha, sản xuất 600 triệu củ giống, tăng trưởng hàng năm 6,5% [21]. Ngoài công tác nhân giống, Hà Lan còn rất thành công trong việc điều khiển sinh trưởng, đầu tư cơ giới hóa trong việc trồng và chăm sóc để làm tăng chất lượng hoa và giảm giá thành sản xuất. Riêng năm 2001, Hà Lan đã sản xuất 1 tỷ cành lily và tổng doanh thu được 1,5 tỷ USD. Hiện nay, mỗi năm Hà Lan có 10.000 ha trồng hoa lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ (sau tuylip), trong đó xuất khẩu 70% [5]. Trong những năm gần đây Trung Quốc cũng là một nước việc sản xuất hoa lily cũng đang được phát triển rất mạnh ở Trung Quốc mặc dù trình độ và kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu hơn Hà Lan, Nhật Bản và nhiều nước tiên tiến khác. Các vùng trồng lily cắt cành với diện tích tương đối lớn của Trung Quốc là Thượng Hải, Bắc Kinh, Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải, Liêu Ninh, Vân Nam, Triết Giang, Tứ Xuyên [21]. Thượng Hải không những là một thành phố lớn của Trung Quốc với nhu cầu về hoa rất lớn mà còn là vùng trồng hoa với lịch sử lâu đời. Nơi đây những người trồng hoa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật cao trong sản xuất, kinh doanh hoa nên luôn là một đầu mối quan trọng về sản xuất và nhập khẩu giống. Từ những năm 1990 có nhiều đơn vị nghiên cứu kỹ thuật trồng hoa lily cắt cành với những giống được nhập từ Hà Lan và đã đạt được kết quả rất tốt, cho ra hoa vào Tết Nguyên đán và đầu xuân với sản lượng 375 vạn cành hoa cắt/ha. Song do hạn chế về đất đai và điều kiện khí hậu nên diện tích trồng hiện nay mới khoảng 23 ha, sản lượng hoa là 8 triệu cành. Diện tích sản xuất củ giống sấp xỉ 10 ha, sản lượng 2,14 triệu củ [21]. Bắc Kinh là vùng trồng hoa có nhiều ưu thế nổi trội về nhân lực, sức mua, giao thông, tuy vậy diện tích trồng mới có 8 ha, sản xuất khoảng 3,5 triệu cành. Diện tích sản xuất củ giống khoảng 13 ha với sản lượng 5 triệu củ. Các tỉnh Tây Bắc như Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải là vùng núi cao, khí hậu lạnh, là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất củ lily giống. Diện tích trồng lily cắt cành của Cam Túc hiện nay khoảng 90 ha, sản lượng 20 triệu cành. Diện tích sản xuất củ giống 100 ha, sản lượng 10 triệu củ. Vân Nam được mệnh danh là vương quốc hoa của Trung Quốc hiện nay về diện tích và sản lượng cành cắt đứng đầu cả nước, đây cũng là nơi có rất nhiều hoa lily hoang dại. Vì có ưu thế đặc biệt về thiên nhiên nên nhiều công ty trong và ngoài nước đã đầu tư vào đây để trồng hoa. Hiện nay diện tích hoa lily cắt cành ở đây là 450 ha, sản lượng là 2.201 triệu cành, diện tích sản xuất củ giống là 120 ha, sản lượng 2.600 triệu củ. Hoa lily ở đây đã được xuất khẩu sang Nhật và các nước Đông Nam á [21]. Tuy là một nước có diện tích sản xuất hoa lily tương đối lớn nhưng Trung Quốc vẫn chưa chủ động được khâu giống, các giống được trồng ở Trung Quốc hầu hết được nhập từ Hà Lan. Về mặt tiêu thụ củ giống, Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều củ giống lily nhất. Mỗi năm Nhật Bản mua khoảng 690 triệu củ, sau đó là Italia, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc... Mức độ tiêu thụ các loại hoa cắt của Nhật rất cao và trở thành nước nhập khẩu hoa lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khoảng trên 500 triệu USD. ở Nhật, hoa lily chỉ đứng sau hoa hồng và hoa phăng. Những năm gần đây, Hàn Quốc cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hoa lily hàng đầu ở Đông á. Diện tích sản xuất hoa lily tăng từ 32 ha năm 1985 lên 223 ha năm 1992. Những năm gần dây, mỗi năm xuất khẩu sang Nhật từ 4 - 5 triệu cành và rất ổn định [36]. Công nghệ._.-------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE IBACC2 9/12/** 22:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS IBACC2 CT1 3 17.3333 CT2 3 23.0000 CT3 3 20.3333 CT4 3 24.6667 CT5 3 21.3333 SE(N= 3) 1.22020 5%LSD 10DF 3.84490 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE IBACC2 9/12/** 22:50 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | IBACC2 15 21.333 3.1320 2.1134 9.9 0.0162 18. BALANCED ANOVA FOR VARIATE IBACC3 FILE IBACC3 9/12/** 22:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Một số chỉ tiêu về chát lượng củ ở các nồng độ chất điều tiết sinh trưởng khác nhau T12/2009 VARIATE V003 Củ cấp 3 (IBA) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 8.93333 2.23333 0.31 0.867 2 * RESIDUAL 10 72.6667 7.26667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 81.6000 5.82857 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE IBACC3 9/12/** 22:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS IBACC3 CT1 3 20.6667 CT2 3 18.3333 CT3 3 19.0000 CT4 3 19.3333 CT5 3 19.6667 SE(N= 3) 1.55635 5%LSD 10DF 4.90411 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE IBACC3 9/12/** 22:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | IBACC3 15 19.400 2.4142 2.6957 13.9 0.8666 19.BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.CAO FILE BCCAO 30/ 8/** 20:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu độ sâu trồng củ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 C.CAO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 10.8467 5.42334 1.46 0.304 2 * RESIDUAL 6 22.2533 3.70889 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 33.1000 4.13750 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 30/ 8/** 20:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS C.CAO CT1 3 94.5333 CT2 3 93.5000 CT3 3 91.8667 SE(N= 3) 1.11189 5%LSD 6DF 3.80620 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 30/ 8/** 20:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | C.CAO 9 93.300 2.0341 1.9258 2.1 0.3043 20.BALANCED ANOVA FOR VARIATE TS.NU FILE BCCAO 31/ 8/** 16:14 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu độ sâu trồng củ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Tổng số nụ/cây LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .422223E-01 .211112E-01 0.29 0.759 2 * RESIDUAL 6 .433333 .722222E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .475556 .594444E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:14 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TS.NU CT1 3 4.86667 CT2 3 4.96667 CT3 3 4.80000 SE(N= 3) 0.155158 5%LSD 6DF 0.536717 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:14 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TS.NU 9 4.8778 0.24381 0.26874 5.5 0.7585 21. BALANCED ANOVA FOR VARIATE TS.LA FILE BCCAO 31/ 8/** 16:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu độ sâu trồng củ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Tổng số lá LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 1.30889 .654445 0.14 0.871 2 * RESIDUAL 6 27.7734 4.62889 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 29.0822 3.63528 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TS.LA CT1 3 45.2667 CT2 3 45.5000 CT3 3 46.1667 SE(N= 3) 1.24216 5%LSD 6DF 4.29683 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TS.LA 9 45.644 1.9066 2.1515 4.7 0.8707 22.BALANCED ANOVA FOR VARIATE CD.NU FILE BCCAO 31/ 8/** 16:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu độ sâu trồng củ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Chiều dài nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 1.22749 .613744 6.55 0.031 2 * RESIDUAL 6 .561799 .936332E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1.78929 .223661 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CD.NU CT1 3 9.87667 CT2 3 10.5567 CT3 3 10.7333 SE(N= 3) 0.176666 5%LSD 6DF 0.611118 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CD.NU 9 10.389 0.47293 0.30600 2.9 0.0314 23.BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK.HOA FILE BCCAO 31/ 8/** 16:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu độ sâu trồng củ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Đường kính hoa LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .488022 .244011 0.61 0.576 2 * RESIDUAL 6 2.38753 .397922 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 2.87556 .359444 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DK.HOA CT1 3 19.0333 CT2 3 19.6033 CT3 3 19.3000 SE(N= 3) 0.364199 5%LSD 6DF 1.25982 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DK.HOA 9 19.312 0.59954 0.63081 3.3 0.5756 24.BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK.NU FILE BCCAO 31/ 8/** 16:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu độ sâu trồng củ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Đường kính nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .351667 .175833 21.13 0.002 2 * RESIDUAL 6 .499333E-01 .832222E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .401600 .502000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DK.NU CT1 3 2.93333 CT2 3 3.20000 CT3 3 3.41667 SE(N= 3) 0.526695E-01 5%LSD 6DF 0.182192 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DK.NU 9 3.1833 0.22405 0.91226E-01 2.9 0.0024 25.BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK.NU FILE BCCAO 31/ 8/** 16:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Đường kính nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .560000E-02 .280000E-02 0.25 0.790 2 * RESIDUAL 6 .680000E-01 .113333E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 .736000E-01 .920000E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DK.NU CT1 3 3.04000 CT2 3 3.06000 CT3 3 3.10000 SE(N= 3) 0.614636E-01 5%LSD 6DF 0.212612 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DK.NU 9 3.0667 0.95917E-010.10646 3.5 0.7899 26.BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK.HOA FILE BCCAO 31/ 8/** 17: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Đường kính hoa LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 2.10889 1.05445 4.54 0.063 2 * RESIDUAL 6 1.39333 .232222 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 3.50222 .437778 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 17: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DK.HOA CT1 3 18.3000 CT2 3 19.0667 CT3 3 19.4667 SE(N= 3) 0.278222 5%LSD 6DF 0.962413 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 17: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DK.HOA 9 18.944 0.66165 0.48189 2.5 0.0630 27. BALANCED ANOVA FOR VARIATE TS.NU FILE BCCAO 31/ 8/** 16:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Tổng số nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 2.24222 1.12111 2.09 0.204 2 * RESIDUAL 6 3.22000 .536667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 5.46222 .682778 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 16:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TS.NU CT1 3 5.56667 CT2 3 4.66667 CT3 3 5.83333 SE(N= 3) 0.422953 5%LSD 6DF 1.46306 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 16:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TS.NU 9 5.3556 0.82630 0.73258 13.7 0.2045 28.BALANCED ANOVA FOR VARIATE N.SUAT FILE BCCAO 31/ 8/** 17:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Năng suất hoa LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 4201.39 2100.69 7.93 0.021 2 * RESIDUAL 6 1589.14 264.857 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 5790.53 723.816 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 17:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS N.SUAT CT1 3 139.167 CT2 3 93.3333 CT3 3 93.3333 SE(N= 3) 9.39604 5%LSD 6DF 32.5024 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 17:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | N.SUAT 9 108.61 26.904 16.274 15.0 0.0212 29.BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.CAO FILE BCCAO 31/ 8/** 17:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Chiều cao cây cuối cùng LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 110.629 55.3145 1.57 0.282 2 * RESIDUAL 6 210.820 35.1367 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 321.449 40.1811 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCCAO 31/ 8/** 17:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS C.CAO CT1 3 97.5333 CT2 3 90.6667 CT3 3 98.5667 SE(N= 3) 3.42231 5%LSD 6DF 11.8383 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCCAO 31/ 8/** 17:20 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | C.CAO 9 95.589 6.3389 5.9276 6.2 0.2823 30.BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDNU FILE CDNU 9/12/** 23:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lily VARIATE V003 Chiều dài nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .648889 .324445 3.74 0.088 2 * RESIDUAL 6 .520000 .866667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1.16889 .146111 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDNU 9/12/** 23:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CDNU CT1 3 10.1667 CT2 3 10.2333 CT3 3 10.7667 SE(N= 3) 0.169967 5%LSD 6DF 0.584944 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDNU 9/12/** 23:25 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CDNU 9 10.389 0.38225 0.29439 2.8 0.0878 31.BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK.NU FILE BCTN3 31/ 8/** 18:23 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB đến chất lượng hoa lily VARIATE V003 Đường kính nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .117773 .294433E-01 1.99 0.172 2 * RESIDUAL 10 .148267 .148267E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .266040 .190029E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCTN3 31/ 8/** 18:23 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DK.NU CT1 3 3.08000 CT2 3 3.10333 CT3 3 3.17667 CT4 3 3.33333 CT5 3 3.16667 SE(N= 3) 0.703009E-01 5%LSD 10DF 0.221521 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCTN3 31/ 8/** 18:23 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DK.NU 15 3.1720 0.13785 0.12176 3.8 0.1723 32.BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK.HOA FILE BCTN3 31/ 8/** 18:28 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB đến chất lượng hoa lily VARIATE V003 Đường kính hoa LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1.78000 .445000 1.64 0.239 2 * RESIDUAL 10 2.71333 .271333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 4.49333 .320952 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCTN3 31/ 8/** 18:28 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DK.HOA CT1 3 18.5000 CT2 3 18.7333 CT3 3 18.7333 CT4 3 19.5000 CT5 3 18.7000 SE(N= 3) 0.300740 5%LSD 10DF 0.947642 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCTN3 31/ 8/** 18:28 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DK.HOA 15 18.833 0.56653 0.52090 2.8 0.2390 33.BALANCED ANOVA FOR VARIATE CD.NU FILE BCTN3 31/ 8/** 18:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB đến chất lượng hoa lily VARIATE V003 Chiều dài nụ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .233334 .583335E-01 0.97 0.465 2 * RESIDUAL 10 .600000 .600000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .833334 .595239E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCTN3 31/ 8/** 18:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CD.NU CT1 3 10.3000 CT2 3 10.5333 CT3 3 10.4333 CT4 3 10.6667 CT5 3 10.4000 SE(N= 3) 0.141421 5%LSD 10DF 0.445624 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCTN3 31/ 8/** 18:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CD.NU 15 10.467 0.24398 0.24495 2.3 0.4653 34.BALANCED ANOVA FOR VARIATE TS.LA FILE BCTN3 31/ 8/** 21:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB đến chất lượng hoa lily VARIATE V003 Tổng số lá LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 141.636 35.4090 4.69 0.022 2 * RESIDUAL 10 75.5600 7.55600 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 217.196 15.5140 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCTN3 31/ 8/** 21:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TS.LA CT1 3 40.9000 CT2 3 44.0333 CT3 3 47.1333 CT4 3 49.1333 CT5 3 48.5000 SE(N= 3) 1.58703 5%LSD 10DF 5.00079 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCTN3 31/ 8/** 21:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TS.LA 15 45.940 3.9388 2.7488 6.0 0.0219 35.BALANCED ANOVA FOR VARIATE TS.NU FILE BCTN3 31/ 8/** 21:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB đến chất lượng hoa lily VARIATE V003 Tổng số nụ/cây LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .910667 .227667 2.02 0.167 2 * RESIDUAL 10 1.12667 .112667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 2.03733 .145524 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCTN3 31/ 8/** 21:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TS.NU CT1 3 4.53333 CT2 3 5.00000 CT3 3 5.00000 CT4 3 5.30000 CT5 3 4.90000 SE(N= 3) 0.193793 5%LSD 10DF 0.610647 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCTN3 31/ 8/** 21:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TS.NU 15 4.9467 0.38148 0.33566 6.8 0.1669 36.BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.CAO FILE BCTN3 31/ 8/** 21:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Kỳ nhân siêu tốc TB đến chất lượng hoa lily VARIATE V003 Chiều cao cây cuối cùng LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 25.4467 6.36167 0.84 0.533 2 * RESIDUAL 10 75.9667 7.59667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 101.413 7.24381 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCTN3 31/ 8/** 21:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS C.CAO CT1 3 95.7667 CT2 3 98.4333 CT3 3 96.7000 CT4 3 98.8667 CT5 3 99.0667 SE(N= 3) 1.59130 5%LSD 10DF 5.01423 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCTN3 31/ 8/** 21:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | C.CAO 15 97.767 2.6914 2.7562 2.8 0.5331 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan