Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình

Tài liệu Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình: PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Ngay từ Đại hội Đảng VI (1986) Đảng và nhà nước ta đã ch... Ebook Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Đến nay Việt Nam đã có khoảng trên 150 KCN tập trung với diện tích đất tự nhiên vào khoảng 30.000ha ở 45 tỉnh thành trong cả nước, thu hút hàng nghìn dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng 50 – 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1.5 lao động/hộ bị mất việc làm.Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Có nhiều người phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê...). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất như: Chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề… Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, cùng với tốc độ hình thành các KCN thì số lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn quá ít đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên, trong số đó một số đã thích nghi được với điều kiện mới và đã tìm được việc làm đảm bảo cho cuộc sống, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ, tăng thu nhập, song nhiều hộ lại vẫn đang thiếu việc làm, rất cần sự trợ giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới. Xã Đông Mỹ là một xã nằm ven trung tâm thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoạch của tỉnh Thái Bình năm 2007 đã thu hồi gần 14ha đất nông nghiệp của xã để xây dựng khu công nghiệp Gia Lễ. Gần 140 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều lao động được nhận vào làm việc trong nhà máy thuộc khu công nghiệp và cũng có nhiều lao động chỉ có việc làm tạm thời hoặc rơi vào cảnh thiếu việc làm. Họ phải đi làm thuê để kiếm sống hoặc mở quán nước. Nhìn chung đời sống của họ cũng còn nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng KCN. - Đánh giá thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế sau thu hồi đất của hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập và đời sống của các hộ dân xã Đông Mỹ sau thu hồi đất. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất cho xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ. Phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong xã, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ. - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Phạm vi về thời gian: + Số liệu được thu thập qua 3 năm (2006 - 2008). + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 08/01/2009 đến ngày 22/5/2009. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp Có nhiều khái niệm về khu công nghiệp, tuy nhiên có thể liệt kê một số khái niệm sau: KCN: là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và cả xí nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp phục vụ sản xuất và doanh nghiệp phục vụ khác. Có ranh giới địa lý xác định. Các doanh nghiệp trong KCN cùng xây dựng một hệ thống kỹ thuật hạ tầng và hạ tầng xã hội. KCN tập trung là một khu vực được xây dựng cho các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có sẵn các khu nhà máy cũng như các dịch vụ và tiện nghi cho những người làm việc trong KCN sinh sống. Chức năng chủ yếu của KCN là sản xuất và cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất. Trong những trường hợp cụ thể KCN có thể có khu dịch vụ công cộng, khu nhà ở… trong KCN có thể có khu chế xuất, khu kỹ thuật cao. Các KCN ở Việt Nam do Chính phủ quyết định thành lập và quản lý phát triển theo một quy chế riêng. Có nhiều khái niệm về KCN - KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở… Thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata (Indonexia), các khu công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số nước Tây Âu. - KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có cư dân sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất (theo quy chế KCN, ban hành theo quyết định 36/CP ngày 24/04/1997). Như vậy KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách trong đường bao hữu hình hoặc vô hình. Được phân bổ tập trung với hạt nhân là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hay tiêu dùng, công nghệ chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp sử dụng hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN. Trong KCN có doanh nghiệp xây dựng KCN, có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong thời gian tồn tại KCN. Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trong nước và tại chỗ. Được quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát…). * Vai trò của xây dựng KCN + Thu hút vốn đầu tư trên quy mô lớn và phát triển kinh tế. + Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. + Tạo nhiều việc làm cho lao động. Trong khi các nước đang phát triển dư thừa sức lao động thì tình trạng khan hiếm nguồn lao động và giá nhân công cao ở các nước tư bản phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn sử dụng lao động dồi dào ở các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, KCN là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất ở các nước đang phát triển. + Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. + Chuyển giao công nghệ mới. Nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho công nhân, cán bộ kỹ thuật, và như vậy sẽ có một lực lượng lao động có tay nghề cao trong sản xuất. + Phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng + Kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. KCN là địa điểm tốt nhất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, thành phố lớn, phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững. + Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Xây dựng KCN là nhân tố thúc đẩy tốc độ đô thị hoá và tác động lan toả tích cực trong việc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. + KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. KCN là nơi thử nghiệm chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại. KCN luôn đi đầu trong việc phát triển chính sách kinh tế đối ngoại và của toàn bộ nền kinh tế. + KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân. KCN sẽ là đầu tầu tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự phát triển ở những vùng lân cận và những vùng khác của đất nước. * Một số mô hình công nghiệp khác: KCN địa phương, khu TTCN, KCN (nông – lâm – ngư nghiệp) là các khu sản xuất gắn với địa phương có các nghề TTCN, nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp với dịch vụ kinh doanh du lịch… Đặc điểm cơ cấu sản xuất của các KCN này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với vùng dân cư có các nghề nghiệp truyền thống, TTCN và các lợi thế về nông – lâm – ngư nghiệp (cây trồng, chăn nuôi, chế biến). * Tác động của KCN Tác động tích cực: + KCN vừa khai thác lợi thế của vùng, vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng CSHT. + Sự có mặt của KCN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị, góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. + Thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. KCN là nơi du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài. Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ quản lý phù hợp với cơ chế mới và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. + Cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu ra nước ngoài. + KCN tạo thêm nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển từ đó giải quyết việc làm cho một lực luợng lớn lao động tại chỗ cũng như trong vùng. Bên cạnh đó cũng kích thích các ngành nghề truyền thống ở địa phương phát triển do nguời dân không còn đất sản xuất. + KCN phát triển người dân trong vùng có cơ hội kinh doanh các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập. + KCN góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương có KCN, CSHT của địa phương phát triển, cơ sở vật chất của hộ cũng được tăng thêm nhờ số tiền đền bù. Chuyển dịch nguồn lực lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. + Trình độ dân trí và ý thức cộng đồng ngày càng nâng cao hơn. Tác động tiêu cực: + Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN đã làm mất đi tài sản sinh kế đặc biệt của nông dân là đất đai, hàng vạn lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số người có công việc gắn với công nghiệp hóa tăng rất ít, nguy cơ thất nghiệp cao. + Tệ nạn xã hội ở địa phương có nguy cơ gia tăng do lực lượng lớn lao động ở vùng khác vào làm việc ở KCN và tạm trú ở địa phương. + Giá cả lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng sẽ tăng lên do nhu cầu tăng lên. + Nhiều hạng mục công trình bị phá vỡ một phần do việc xây dựng KCN (như công trình thủy lợi, nước sạch…). + KCN làm giảm quỹ đất nông nghiệp, từ đó làm phá vỡ môi trường tự nhiên, suy giảm hệ động thực vật. Chất thải của KCN làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước (nhiều con sông bị ô nhiễm, nước sinh hoạt cũng bị ô nhiễm). Điều đó ảnh hưởng đến đời sống của nguời dân. + KCN tăng làm lối sống đô thị thâm nhập vào quan hệ cộng đồng làng xã, làm truyền thống làng xã mất dần đi. Như vậy, việc xây dựng KCN giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương cũng như của đất nước. Phát triển KCN góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì nó cũng đưa đến nhiều tác động tiêu cực cần khắc phục. 2.1.2 Khái niệm và nội dung sinh kế 2.1.2.1 Khái niệm về sinh kế Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980 (sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFDI) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFDI đã đặt ra trong Sách Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xoá đói giảm nghèo. Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”. Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt trọng của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Nó cũng cố gắng phác hoạ những mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn cho những hoạt động xoá nghèo. Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. Điều đó thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau và xã hội nói chung. Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động hiên có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử dụng cho nghiên cứu. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống. Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ (Seppala, 1996). Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, theo (Seppala, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại: Chiến lược tích luỹ: là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có. Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an sinh xã hội. Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích luỹ. 2.1.2.2 Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là: - Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên hệ giữa những thành phần này. - Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng. - Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh kế. Khung sinh kế bền vững có dạng như sau: Nguồn: Tham khảo từ tài liệu của ĐFI, 1999 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ XU HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ Rủi ro và các rào cản khác Khả năng phục hồi sau sốc Thiết lập trạng thái cân bằng mới KẾT QUẢ ĐẦU RA - Cuộc sống của hộ ra sao? (cải thiện an ninh lương thưc? Thu nhập tốt hơn? Giảm tính dễ bị tổn thương?) - Năng lực của hộ có được cải thiện? (sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên) THU HỒI ĐẤT LÀ MỘT CÚ SỐC LỚN - Làm giảm đột ngột tài sản sinh kế chính: Đất canh tác - Hộ nông dân không còn sử dụng các kỹ năng sản xuất nông nghiệp vốn có. - Nhận số tiền đền bù lớn CƠ SỞ NGUỒN LỰC CỦA HỘ CÁC LỰA CHỌN CỦA HỘ - Các hoạt động tạo thu nhập - Xây dựng năng lực - Các lựa chọn khác được xem như quá trình điều chỉnh và thích ứng sau sốc Các tài sản (N, H, P, F, S) CƠ HỘI Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững Chú thích: N (Natural Capital): Nguồn lực tự nhiên H (Human Capital): Nguồn lực con người P (Physical Capital): Nguồn lực vật chất F (Financial Capital): Nguồn lực tài chính S (Social Capital): Nguồn lực xã hội Đây là khung giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiện hữu và dùng nó làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và các hoạt động khác. Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng nhiều loại công cụ hiện có như phân tích xã hội và phân tích các bên liên quan, các phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá kinh tế về: - Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các xu hướng bên ngoài với họ (xu hướng về kinh tế, xu hướng phát triển dân số). - Khả năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản sinh kế và khả năng sử dụng chúng vào sản xuất. - Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hình tài sản sinh kế của người dân. - Các chiến lược mà người dân áp dụng để theo đuổi mục đích của mình. Khung sinh kế giúp ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như thế nào. Nó không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn trong khuôn khổ có thể quản lý được. Khung sinh kế luôn được đặt trong trạng thái động, nó không có điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và các xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế. Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Mà những mục tiêu và ước nguyện mà con người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau có thể gọi là kết quả sinh kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài. Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất đai, vốn, khoa học công nghệ. 2.1.2.3 Các thành phần của khung sinh kế bền vững a, Hoàn cảnh dễ bị tổn thương Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được. Một số ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản và sinh kế của con người: - Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng thể chế (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật...). - Cú sốc: cú sốc về sức khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... - Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc. Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi. b, Những tài sản sinh kế Tiếp cận sinh kế cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích. Sơ đồ 2.2: Tài sản sinh kế của người dân Nguồn: Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những sinh kế: Nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật thể, nguồn vốn tài chính. - Nguồn vốn nhân lực Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ. Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Điều gì có thể tạo nên vốn con người cho người dân ở nông thôn? Việc hỗ trợ nguồn nhân lực có thể thực hiện cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong cả hai cách thực hiện đó kết quả thực sự mang lại chỉ khi con người, chính bản thân họ sẵn sàng đầu tư vào vốn nhân lực của họ bằng cách tham gia vào các khoá đào tạo hay trường học. Tiếp cận với các dịch vụ phòng ngừa dịch bệnh. Trong trường hợp con người bị ngăn cản bởi những việc làm trái với lẽ thường (những tiêu chuẩn xã hội hay chính sách cứng nhắc ngăn cấm phụ nữ tới trường) thì việc hỗ trợ gián tiếp vào việc phát triển vốn con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nhiều trường hợp ta nên kết hợp cả hai hình thức hỗ trợ. Cơ chế phù hợp nhất cho việc kết hợp hỗ trợ là thực hiện các chương trình trọng điểm. Các chương trình trọng điểm có thể hướng vào việc phát triển nguồn nhân lực, đế xuất những thông tin thông qua việc phân tích các phương thức kiếm sống để chắc chắn rằng các nỗ lực tập trung vào nơi cần thiết nhất. Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, thông tin, công nghệ và đào tạo nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát triển nguồn vốn con người. - Nguồn vốn xã hội Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội dựa trên những gì mà con người vẽ ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm: Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng quen) và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động làm tăng cả uy tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với các thể chế, như các thể chế chính trị và cộng đồng. Là thành viên trong một nhóm ảnh hưởng hoặc kế thừa triệt để các quyết định chung, các quy tắc được chấp nhận, các tiêu chuẩn và mệnh lệnh. Uy tín của các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao đổi khuyến khích kết hợp, cắt giảm các chi phí giao dịch và có thể tạo ra một mạng lưới không chính thức xung quanh vấn đề nghèo đói. Trong năm yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, nguồn vốn xã hội có quan hệ sâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và chuyển dịch cơ cấu. Thực sự có thể là hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc, thông qua các mối quan hệ đơn giản này các tiến trình và cấu trúc trở thành sản phẩm của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này đưa ra hai con đường và có thể làm cho nó phát triển hơn. VD: + Khi người ta sẵn sàng liên kết các tiêu chuẩn và mệnh lệnh thông thường chúng có thể làm cho việc hình thành các hoạt đông mới dễ dàng hơn để theo đuổi các mối quan tâm của họ. + Những người có địa vị trong xã hội giúp chúng ta gọt giũa các chính sách và bảo đảm rằng các mối quan tâm của họ được thể hiện trong luật pháp. Làm gì để tạo ra nguồn vốn xã hội cho người dân nông thôn? Hầu hết những nỗ lực xây dựng vốn xã hội đều tập trung vào các thể chế địa phương, ngay cả hoạt động trực tiếp (thông qua việc tạo ra các khả năng, huấn luyện đào tạo hay phân phối các nguồn lực) hoặc gián tiếp thông qua việc tạo ra một môi trường dân chủ thông thoáng. Trong khi việc trao quyền cho các nhóm có thể xem như một mục tiêu chính, vốn xã hội có thể được xem là sản phẩm phụ trong các hoạt động khác (tham gia nghiên cứu sự hình thành nên các nhóm để phát triển và kiểm tra các công nghệ có khả năng nâng cao đời sống của họ). Thông thường, những biến động gia tăng nguồn vốn xã hội được theo đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnh vực khác. Do đó cần gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức tiết kiệm và tín dụng vào nguồn vốn xã hội. Cũng như việc kết hợp quản lý các tai hoạ cần phải dựa vào việc kết nối các hành động để hạn chế chúng. - Nguồn vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên. Từ các hàng hoá công vô hình như không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng... Trong khung sinh kế bền vững. Mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên và các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm hoạ tàn phá kế sinh nhai của người nghèo thường xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nguồn vốn tự nhiên (cháy rừng, lũ và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất nông nghiệp) Và tính mùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những biến đổi trong năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua các năm. Điều gì có thể làm nên nguồn vốn tự nhiên cho người dân nông thôn? Mục tiêu sinh kế hướng đến một tầm rộng lớn hơn, chú trọng vào con người và hiểu tầm quan trọng của các quy trình và cấu trúc (những cách thức phân phối đất, các quy tắc rút ra từ việc đánh bắt cá) trong quá trình xác định cách mà các nguồn vốn tự nhiên được tạo ra và sử dụng. Những tiến trình và cấu trúc điều chỉnh các phương cách tiếp cận đối với nguồn lực tự nhiên và có thể khuyến khích, hoặc ép buộc khi cần thiết để cải thiện việc quản lý các nguồn lực. Nếu các thị trường hoàn thiện hơn thì giá trị các nguồn lực cũng được cao hơn, việc xúc tiến quản lý tốt hơn (trong một vài trường hợp, thị trường phát triển có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh số bởi vì nghèo đói có thể làm tăng sự cơ cực). Việc hỗ trợ gián tiếp đối với vốn tự nhiên thông qua sự chuyển đổi các tiến trình và cấu trúc thì có ý nghĩa rất quan trọng .Sự hỗ trợ trực tiếp tập trung vào các nguồn lực mà chính các nguồn lực đó có thể chống lại khả năng sử dụng các nguồn lực đó của con người vẫn có sự tái tạo cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Một trong các thành phần chính của mục tiêu sinh kế bền vững là tin và theo đuổi mục tiêu ổn định nhiều loại nguồn lực khác nhau. Sao cho không ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường (ổn định nguồn vốn tự nhiên và các dịch vụ của nó, như giảm khí cacbon và quản lý sự xói mòn). - Nguồn vốn vật thể Vốn vật thể gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin. Chúng ta phải làm gì để tạo ra nguồn vốn vật thể cho người dân nông thôn? Trước đây DFID đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hoá sản xuất cho người nghèo. Có thể là vấn đề của một số nguyên nhân: • Hoạt động nhỏ một nhà cung ứng trực tiếp hàng hoá sản xuất dẫn đến sự phụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân. • Dự trữ trực tiếp có thể làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và quy trình thể chế để đảm bảo những gì đạt được là bền vững và hàng hoá sản xuất được sử dụng là tốt nhất. Vì vậy mục tiêu sinh kế tập trung vào việc giúp đỡ tiếp cận thích hợp, những thứ giúp ích cho sinh kế của người nghèo. Tiến tới việc tham gia là cần thiết để thiết lập sự ưu tiên và cần thiết cho những người sử dụng. Vốn vật thể (in particular infrastructure) có thể là đắt đỏ. Nó không chỉ yêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu mà còn cung cấp tài chính cho những gì đang diễn ra và nguồn lực con người đáp ứng những hoạt động và duy trì chi phí cho dịch vụ.Vì vậy, việc nhấn mạnh cung cấp một dịch vụ không chỉ đáp ứng những nhu cầu trung gian của người sử dụng mà còn phải đủ trong thời gian dài. Nó không chỉ quan trọng để cung cấp sự khuyến khích cùng một lúc đến phát triển kĩ năng, năng lực để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả của dân chúng địa phương. Cơ sở hạ tầng là một trong những loại tài sản hỗ trợ trực tiếp người dân, đặc biệt là người nghèo. Tài sản này có thể giúp người nghèo thoát nghèo một cách nhanh chóng, nếu được đầu tư đúng, và phù hợp với sinh kế hộ nghèo. Như hệ thống đường xá, vận tải, y tế. - Nguồn vốn tài chính._. Vốn tài chính thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng để hướng tới mục tiêu sinh kế của họ. Định nghĩa được sử dụng ở đây không mang tính chất kinh tế mà nó bao gồm những dòng tích trữ và có thể góp phần vào việc tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên, nó phải được thực hiện để đạt được một nền tảng sinh kế quan trọng, đó là sự giá trị của tiền mặt hoặc tính thanh khoản, người ta có thể làm theo những cách sinh kế khác. Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu. + Vốn sẵn có: Tiết kiệm là loại vốn tài chính được ưa thích vì nó không bị ràng buộc về tính pháp lý. Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng ngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác như vật nuôi, nữ trang.... Nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng. + Dòng tiền đều: Ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp, hoặc sự chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền này phải xác thực (trong khi sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờ được đảm bảo có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu tư). Chúng ta làm gì để tạo nguồn vốn tài chính cho người dân nông thôn? Những chi nhánh ngân hàng phát triển không giao tiền cho người nghèo ( hỗ trợ trực tiếp vốn tài chính). Người nghèo ít có khả năng vay, vì ít tài sản thế chấp, đồng thời cho người nghèo vay rủi ro thường cao hơn, đó là việc không trả được nợ. Do đó tiếp cận vốn tài chính đối với người nghèo chỉ có thể thông qua các tổ chức, trung gian gián tiếp. Có thể là: + Mang tính tổ chức: Tăng tiết kiệm và dòng tài chính nhờ sự hỗ trợ để phát triển sản xuất hiệu quả thông qua những tổ chức dịch vụ tài chính cho người nghèo. Bằng cách truyền đạt cho họ phương thức sản xuất hiệu quả, đồng thời các dịch vụ tài chính này, cần phải đảm bảo nguồn hỗ trợ không bị thất thoát, người nhận cuối cùng phải là người nghèo. + Có tính chất cơ quan: Tăng sự tiếp cận dịch vụ tài chính, vượt qua rào cản liên đới những người nghèo với nhau ( cung cấp cho họ sự bảo đảm hoặc máy móc đồng nhất để họ có được những loại tài sản hoạt động song song nhau). + Lập pháp/ sự điều chỉnh – cải thiện môi trường dịch vụ tài chính để tổ chức hoặc giúp đỡ chính phủ cung cấp tốt hơn độ an toàn cho những người nghèo (như trợ cấp). Vấn đề có tính tổ chức của sự bền vững là sự gia nhập quan trọng của bộ phận tài chính vi mô. Trừ khi người ta tin tưởng rằng những tổ chức dịch vụ tài chính sẽ tồn tại theo thời gian và sẽ tiếp tục đưa ra lãi suất hợp lý, họ không thể giao phó tiết kiệm của họ cho những tổ chức đó hoặc tin rằng sẽ được trả nợ. Khi tiết kiệm không theo một hình thức rõ ràng, đặc biệt đến nhu cầu và văn hoá của chính người sử dụng, cách thức hỗ trợ khác nhau có thể thích hợp. Ví dụ, người chăn nuôi có được lợi nhuận từ việc cải tiến sức khoẻ vật nuôi và hệ thống tiếp thị, thị trường giảm rủi ro khi kết hợp với tiết kiệm của họ (ở hình thức vật nuôi) hơn là thiết lập ngân hàng địa phương. Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản - Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó. - Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê. - Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian. - Hình dạng của ngũ giác diển tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản. Như vậy những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó. Điều quan trọng là một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Sơ đồ hình ngũ giác rất hữu ích cho việc tìm ra điểm nào thích hợp, những tài sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân bằng giữa những tài sản đó như thế nào. c, Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu của họ. Các hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế (nhiều cách sinh sống). Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thi trường, việc làm trong nền kinh tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân có thể sử dụng những gì mà họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặc cải thiện tình hình hiện tại. Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định và lựa chọn của họ về sự đầu tư và sự kết hợp các nguồn lực sinh kế nào với nhau. Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ đang theo đuổi. Quản lý như thế nào để bảo tồn được các nguồn lực sinh kế và thu nhập của họ? Cách người dân thu thập và phát triển các kiến thức, kĩ năng cần thiết để kiếm sống ? Cách sử dụng thời gian và công sức? Cách họ đối phó với rủi ro.... Kết quả sinh kế mang tính chất là tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền vững. Kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc sống của người dân ra sao ? Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội. Đây là kết quả của những thay đổi cuối cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt được. 2.1.2.4. Mối quan hệ giữa các loại tài sản trong khung a, Quan hệ giữa các tài sản Những tài sản sinh kế nối kết với nhau theo vô số cách để tạo ra kết quả sinh kế có lợi. Hai loại quan hệ quan trọng là: - Sự tuần tự: Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó tạo thêm các loại tài sản khác. Ví dụ người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể). - Sự thay thế: Một loại tài sản có thể thay thế cho những loại tài sản khác không? Sự gia tăng nguồn vốn con người có đủ đền bù sự thiếu hụt nguồn vốn tài chính không? Nếu có, điều này có thể dựa vào mở rộng lựa chọn cho cung cấp. b, Mối quan hệ trong khung - Tài sản và hoản cảnh dễ bị tổn thương: Tài sản có thể vừa bị phá huỷ vừa được tạo ra thông qua các biến động của hoàn cảnh. - Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chính sách và sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tiếp cận tài sản. - Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng CSHT cơ bản (nguồn vốn hữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con người) hoặc sự tồn tại của những thể chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội. - Xác định cách tiếp cận tài sản: Quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnh cách tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến. - Ảnh hưởng tỉ lệ tích luỹ tài sản: Chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu của những chiến lược sinh kế. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân và những nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế. Nói chung, tài sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ sử dụng càng nhiều. Vì vậy một cách để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho người dân xây dựng những tài sản của họ. Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh hướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược để đảm bảo sinh kế của họ. Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau cần để đạt được những kết quả sinh kế khác nhau. Ví dụ thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính: Diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản cố định ngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới. Tất cả các yếu tố trên đóng góp vào gia tăng năng suất đất đai và thu nhập của nông hộ. Sự gia tăng năng suất nông nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng lên lĩnh vực phi nông nghiệp, bằng sự gia tăng thặng dư tương tự lúa gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạt động vận chuyển (Seppala, 1996) từ đó có thể đóng góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớn hơn. Sự phát triển tài nguyên nhân lực tuỳ thuộc cấp lớp đã đến trường của chủ hộ, có thể góp phần làm tăng năng suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp, từ đó thu nhập nông hộ gia tăng. Giáo dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thành phần lao động gia đình thủ công, năng suất thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động ngoài nông nghiệp như: thương maị và dịch vụ. Tình trạng của cơ sở hạ tầng cũng đóng góp tích cực vào thu nhập thông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong lĩnh vực thương mại và qua việc gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn. Ngoài nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, tiếp cận tín dụng làm tăng thêm vốn cũng làm tăng thêm thu nhập của nông hộ. 2.2 Vấn đề sinh kế hộ nông dân và thay đổi sinh kế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Kinh nghiệm về vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân trong phát triển các khu công nghiệp ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam. Là nước đông dân nhất thế giới, với trên 1.3 tỷ người nhưng cũng giống như Việt Nam, gần 70% dân số Trung Quốc vẫn sống ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới hơn 10 triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động. Vì thế nhu cầu giải quyết việc làm càng trở nên gay gắt. Sau cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1978, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hương Trấn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội ở nông thôn, từ đó rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị. Trung Quốc coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết vấn đề việc làm và sinh kế của người dân. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã thu hút lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cùng với sự đầu tư của kinh tế tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương. Trong những năm đầu đã có đến 20% thậm chí có nơi 50% tổng thu nhập của người dân nông thôn là từ các doanh nghiệp địa phương. Cùng với việc đưa ra các chính sách phát triển thì nhà nước cũng đẩy mạnh xây dựng CSHT nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất hàng hoá, thu mua bảo trợ hàng hoá nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thị trường tín dụng. Chỉ trong vòng hơn 10 năm (từ 1978 đến 1991) Trung Quốc đã thu hút được 96 triệu lao động vào các xí nghiệp Hương Trấn (bằng 13.8% lực lượng lao động ở nông thôn), tạo ra được 1162 tỷ nhân dân tệ (chiếm đến 60% giá trị sản phẩm khu vực nông thôn, 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp và 1/4 GDP cả nước). Đây là một thành công lớn, nó đã làm cho tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ trên 70% (năm 1978) xuống còn dưới 50% (năm 1991). Trong những năm gần đây, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân (vấn đề tam nông) vẫn được chú trọng phát triển ở Trung Quốc. Những chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân luôn được coi trọng. Trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người nghèo bằng việc mở mang các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chính sách vốn, tín dụng... Từ thực tiễn phát triển công nghiệp và giải quyết vấn đề sinh kế cho người dân nông thôn Trung Quốc trong thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Thứ nhất: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn để phát triển sản xuất, mở mang hoạt động phi nông nghiệp... đã góp phần lớn tạo nên tốc độ phát triển kinh tế và làm đa dạng mô hình sinh kế cho người dân nông thôn, thu hút nhiều lao động vào các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. - Thứ hai: Trong một giai đoạn nhất định, nhà nước bảo hộ sản xuất trong nước. Điều này giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn. Từ đó sinh kế của người dân cũng được cải thiện hơn. - Thứ ba: Việc hạn chế lao động di chuyển giữa các vùng, miền làm hạn chế sinh kế của người dân nông thôn. Do các doanh nghiệp sẽ gây khó dễ trong việc trả lương hoặc hạn chế trong việc sử dụng tay nghề của người dân. 2.2.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều sự tương đồng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước những năm 70, Hàn Quốc cũng là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm 50% GDP Hàn Quốc. Nông dân Hàn Quốc cũng là người Châu Á, mang ý thức hệ của người Á Đông: mặc cảm, tự ti. Trước năm 1970, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự nước ta vào năm 1991, 1992, khoảng 300 – 350 USD/người/năm. Cũng là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1954 thực hiện cải cách ruộng đất. Nhà nước mua lại đất của chủ có trên 3ha để bán lại cho nông hộ thiếu đất với phương thức trả dần để tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Từ năm 1965 đến năm 1971 tốc độ phát triển nông nghiệp tăng 2.5%. Năm 1971 đến năm 1978 tăng 6.9%, 3/5 đất hoang được nông hộ khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế cao. Năm 1975 tự túc được nhiều lương thực và nhiều nông sản khác, chăn nuôi tăng 8 – 10%/năm. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng hàng hóa với hệ thống cây, con, ngành nghề có giá trị kinh tế cao. Thu nhập phi nông nghiệp chiếm 35% tổng số. (Bài giảng kinh tế hộ nông dân. TS Đỗ Văn Viện, ThS Đặng Văn Tiến. 2000). Trước năm 1970 Hàn Quốc lấy CNH – HĐH làm trọng điểm, công nghiệp tăng trưởng rất nóng nhưng lại ko có cơ hội vì không có thị trường. Trong khi đó nông nghiệp tăng chậm. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa giàu – nghèo lớn. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra 1 con đường giải phóng đó là phong trào “Sumomidon” (phong trào xây dựng nông thôn mới). Học tập phương châm “Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Một mặt vẫn phát triển công nghiệp, mặt khác đầu tư vào nông nghiệp, phát huy nội lực của người nông dân trên mảnh đất của họ để phát triển kinh tế. Chính phủ đầu tư, hỗ trợ vào nông nghiệp bằng vật chất để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với tư tưởng là chỉ đầu tư tài chính một phần mà chủ yếu là vật chất bằng cách đưa sản phẩm công nghiệp không thể ra thị trường tiêu thụ về nông thôn như sắt, thép... xây dựng cơ sở vật chất như: đường giao thông, các công trình công cộng (trường học, bệnh viện ...) Mặt khác chuyển giao một số khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nông thôn. Xây dựng các phương án, dự án phát triển theo từng cấp: Cấp 1: Nâng cao điều kiện sống cho người dân Cấp 2: Nâng cao cơ sở hạ tầng Cấp 3: Tăng thu nhập cho nông dân Làm từ thấp đến cao, chỉ khi nào hoàn thành cấp 1 mới được làm tiếp cấp 2. Từ thực tiễn của Hàn Quốc rút ra kinh nghiệm : Phát triển công nghiệp song song với đầu từ phát triển nông nghiệp. Như vậy vừa thực hiện được CNH – HĐH đất nước vừa đảm bảo được an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo từng bước không nóng vội, hoàn thành cấp này mới làm tiếp cấp kia. 2.2.2 Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Theo thống kê của hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng với mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất, làm sao để đảm bảo sinh kế bền vững cho họ. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 11/2006/CT – TTG yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có định hướng quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi mục đích sử dụng, chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp. ( BT2410088126). - Thứ nhất là việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sao cho có hiệu quả, nâng cao độ phì của đất, bồi dưỡng đất, tăng hiệu quả kinh tế của đất. Vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không sinh thêm mà lại ngày càng thu hẹp lại cho nên phải có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đất nào sử dụng với mục đích ấy. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất 2 vụ lúa vào xây dựng KCN, khu đô thị. Nên sử dụng đất đồi, đất bãi để xây dựng KCN. Trước khi quy hoạch sử dụng đất để xây dựng KCN, khu chế xuất, khu đô thị mới thì cần thông báo công khai cho nhân dân biết. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp để tuyên truyền chủ trương, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước. Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đền bù phải theo quy định. - Thứ hai là việc giải quyết việc làm cho nông dân đang là vấn đề bức xúc. Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề... Các cấp chính quyền nên tạo điều kiện cho những hộ nông dân bị mất đất sản xuất có việc làm mới ngay trên địa bàn: cho họ vào làm tại các nhà máy, xí nghiệp ngay trên mảnh đất của họ trước đây. Thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương”. Phải có biện pháp bắt buộc thực hiện chính sách dạy nghề miễn phí cho người dân trong vùng bị lấy đất. Phải có lớp tập huấn, đào tạo để giúp người nông dân có kiến thức về sản xuất, kinh doanh, giúp họ tiếp cận thị trường. Chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cũng cần cải cách. Ngoài ra, một biện pháp đang được đánh giá ưu việt là khi thu hồi đất nhà đầu tư không bồi hoàn tất cả mà để lại cho người dân một phần cổ phần nhất định trong dự án đó. Nếu bồi hoàn toàn bộ 1 lượng tiền, người nông dân không có nghề nghiệp có thể sẽ tiêu hết tiền và trở thành người trắng tay, trong khi nếu có cổ phần họ sẽ có được lợi ích lâu dài để đảm bảo cuộc sống. Để tạo việc làm một cách bền vững và phát triển mạnh thị trường xuất khẩu lao động, chiến lược đào tạo của quốc gia cần có sự định hướng rõ ràng ngay từ cấp trung học. Trên cơ sở chiến lược phát triển Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những định hướng đào tạo nghề cho học sinh ngay từ bậc trung học: Khoảng 1/3 số học sinh PTTH sẽ tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học; 1/3 đào tạo nghề theo mô hình công nhân kỹ thuật cao, số này sẽ cung cấp lao động cho các KCN, khu chế xuất và phục vụ xuất khẩu, 1/3 còn lại sẽ được đào tạo nghề kỹ thuật cơ bản, nghề thủ công truyền thống, số này có thể đáp ứng được lực lượng lao động cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ( 11448185). Với những hộ nông dân có nhu cầu đến vùng khác để sinh sống thì chính quyền địa phương nên phối hợp với hội nông dân và các ban ngành khác để có chính sách hỗ trợ việc di dân, định canh, định cư. - Thứ ba là tình trạng hộ nông dân thiếu đất sản xuất do phát triển KCN ngày càng có xu hướng tăng. Vì vậy việc giao đất ở địa phương không chỉ giao cho những hộ có hộ khẩu trong vùng, mà phải mở rộng cho các đối tượng nghèo không có ruộng khác. Tuy nhiên phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để bị lợi dụng giao đất sai đối tượng, giao đất sai mục đích. Chính quyền các cấp kết hợp với các đoàn thể, đặc biệt là hội nông dân vận động người dân nâng cao nhận thức, tuân thủ luật pháp nói chung và luật đất đai nói riêng. 2.2.3 Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. 2.2.3.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội Theo thống kê của Bộ Lao động – TBXH trong 5 năm (2001 - 2004) số người mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu: xây dựng KCN, khu chế xuất, khu đô thị... ở Hà Nội là gần 800.000 người. Trong 8 năm (từ 2001 đến 2007), Hà nội đã triển khai hơn 2800 dự án đầu tư liên quan đến thu hồi đất. Thành phố đã bàn giao cho chủ đầu tư gần 1300 dự án với 6300 ha đất, trong đó trên 80% là đất nông nghiệp, liên quan đến gần 180.000 hộ dân. Bình quân mỗi năm Hà Nội đã giải phóng mặt bằng gần 1000ha. ( Trong những năm qua, mặc dù Trung Ương và Thành phố đã có những chính sách về hỗ trợ việc làm và học nghề nhưng lại chưa đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp ở người nông dân mất tư liệu sản xuất là đất đai rất lớn. Bởi họ khó học nghề mới, phần lớn lại ở độ tuổi cao, trình độ văn hoá hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao. Một bộ phận nông dân khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đã trở thành hộ nghèo. Ở 5 quận, huyện bị thu hồi nhiều nhất, có 1223 hộ nghèo với 4389 nhân khẩu. ( /2008/03/772111/). Hạn chế chủ yếu trong cơ chế chính sách hỗ trợ hiện có được Hà Nội chỉ ra là việc bồi thường, hỗ trợ đều dưới hình thức chi trả trực tiếp tiền cho người dân bị thu hồi (tức là mới chỉ quan tâm đến khía cạnh vật chất) dẫn đến tình trạng người dân dùng tiền để mua sắm chứ ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề để có thể đảm bảo cuộc sống ổn định khi Nhà nước thu hồi đất. Mới đây Hà Nội đã đưa ra các chủ trương tìm cách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất như sau: - Một là, UBND thành phố đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ nông dân bị mất trên 30% đất sản xuất nông nghiệp được giao theo NĐ64/CP của Chính phủ. Quỹ này sẽ có vốn ban đầu là 40 tỷ đồng từ ngân sách thành phố cấp, tiếp theo sẽ trích nguồn kinh phí của các nhà đầu tư khi được giao đất. - Hai là, trẻ em của các gia đình bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ học phí phổ thông trong 3 năm. Người lao động có nhu cầu học nghề sẽ được cấp thẻ học nghề có giá trị tối đa 6 triệu đồng, ưu tiên những người này tham gia kinh doanh các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị và KCN. Hỗ trợ 100% kinh phí BHYT cho người trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ. Ngoài ra các giải pháp khác được UBND Thành phố quan tâm đó là xây dựng, ban hành quy chế ưu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị, KCN mới hình thành, xã hội hoá các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị, KCN xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp. Cho người dân có đất bị thu hồi tham gia kinh doanh, đặc biệt sẽ ưu tiên cho lao động của hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất. Có cơ chế về đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn tại các khu vực thu hồi nhiều đất nông nghiệp để tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ phục vụ các KCN, khu đô thị, giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và KCN với vùng dân cư. Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người dân mất đất tại Hà Nội ta thấy: Thứ nhất, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng thẻ học nghề sẽ tránh được việc người dân sử dụng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề vào việc khác mà không phải là việc học nghề. Tuy vậy, Hà Nội chưa quan tâm rõ đến từng đối tượng, chưa có chính sách cho những người lao động đã qua độ tuổi lao động hoặc gần hết tuổi lao động. Họ không có điều kiện chuyển đổi nghề mới. Thứ hai, Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ học phí cho con em những hộ bị mất đất. Lập quỹ hỗ trợ ổn định đời sống. 2.2.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong vòng 10 năm (từ 1997 đến 2007) nhờ phát triển các KCN tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 17.1%. Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, KCN… Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Vĩnh Phúc đã thu hồi hơn 4.000ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, khu đô thị và hạ tầng. Việc thu hồi đất đã khiến hơn 10.000 hộ dân mất một phần hoặc toàn bộ đất ở, đất canh tác. Sau khi bị thu hồi đất, có khoảng 45.000 lao động nông thôn mất hoặc thiếu việc làm. Thời gian tới đây, đất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục bị thu hồi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Số lượng nông dân không còn tư liệu sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết cơ bản… Với quan điểm: Có “an cư” mới “lạc nghiệp”. Để sớm ổn định đời sống cho người dân có đất ở bị thu hồi phải nhanh chóng giải quyết tốt vấn đề tái định cư cho dân. Đây là quan điểm nhất quán của tỉnh. Vì vậy, tỉnh chủ trương khi tái định cư cho dân phải bảo đảm nơi ở mới có điều kiện sống, sinh hoạt tốt hơn nơi ở cũ. Trên thực tế đã có nhiều địa phương làm khá tốt việc này, được dư luận nhân dân đánh giá cao như Vĩnh Yên, Mê Linh, Phúc Yên… Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã sớm xây dựng đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”. Theo đề án, từ thời điểm thực hiện cho đến năm 2010, tỉnh sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho 14.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm… Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 45% vào năm 2010. Đến nay toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo nghề, với cơ cấu nghề đào tạo khá đa dạng, quy mô đào tạo hơn 31.000 lao động mỗi năm, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức 385 lớp đào tạo về các nghề chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, thú y, điện, kinh tế, tin học... cho trên 11.640 nông dân tham gia học tập. Để nâng cao hơn nữa số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề cũng như được nhận vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ như: các hộ gia đình dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ nếu tham gia các khóa đào tạo nghề dài hạn sẽ được hỗ trợ 10 tháng/khóa học; tham gia học bổ túc văn hóa và nghề sẽ được hỗ trợ 15 tháng/khóa học (mức hỗ trợ 200.000 đồng/học viên/tháng). Tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động nông thôn vào làm việc với mức 500.000 đồng/người (nếu lao động chưa được đào tạo nghề); 200.000 đồng/người (nếu lao động đã được đào tạo nghề), hỗ trợ học phí với mức từ 250 ngàn đến 300 ngàn đồng/tháng/ học viên /khoá học đào tạo nghề; hỗ trợ 1 triệu đồng/người/ khoá đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động. Tỉnh cũng khuyến khích đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh theo chế độ mỗi lao động thuộc hộ có đất chuyển đổi mục đích sử dụng đi làm việc ở các tỉnh phía Bắc được hỗ trợ 300 nghìn đồng, đi miền Trung 500 nghìn đồng và đi miền Nam là 700 nghìn đồng. Từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ mở 3.000 lớp đào tạo các nghề mới cơ khí, may, điện, điện tử...cho trên 90.000 nông dân; đồng thời mở các điểm tư vấn, thông tin việc làm, cơ chế chính sách, thị trường lao động từ tỉnh đến huyện, xã phục vụ người dân. Chính từ những chủ trương đúng đắn này mà đến nay, 23% lao động nông thôn có đất bị thu hồi đã được nhận vào làm việc ổn định trong các khu công nghiệp. ( Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, tỉnh xác định hướng giải quyết là tạo việc làm tại chỗ. Để làm được điều này, một mặt, tỉnh chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề thủ công, tiểu thủ công… Huy động Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… vào cuộc, nhằm định hướng, dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tượng phù hợp, có nhu cầu. Mặt khác, một mô hình được dư luận đánh giá có tính “đột phá” đã và đang được tỉnh áp dụng rộng rãi. Đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”. Quyết định 2502/2004/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị… đã nêu rõ: các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 40% tổng diện tích đất nông nghiệp trở lên của hộ gia đình, cá nhân đó sẽ được cấp đất để làm dịch vụ. Cứ 1 sào (360m2) đất thu hồi sẽ được cấp 10m2 đất dịch vụ (tối thiểu 20m2, tối đa 100m2). Đất “dịch vụ” sẽ được nông dân sử dụng để xây nhà cho công nhân thuê, kinh doanh hàng ăn, tạp phẩm… tùy từng gia đình. Đây thực sự là một quyết định đúng đắn, được sự đồng tình, nhất trí cao của đông đảo người dân có đất bị thu hồi. Đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động mà còn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng… ( Từ thực tiễn giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân tỉnh Vĩnh Phúc ta thấy: Tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cụ thể cho từng đối tượng. Tỉnh cũng đã có những hỗ trợ dành cho những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là những giải pháp bước đầu giải quyết được tình trạng thiều việc làm và thất nghiệp của hộ nông dân. Các biện pháp đó chưa mang tính đồng bộ và dài hạn, chưa gắn kết với các Sở, Ban, Ngành và lồng ghép sâu rộng với các chương trình, dự án của Tỉnh cũng như trên phạm vi toàn quốc. 2.2.4 Một số thành tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan Trong những năm gần đây, việc xây dựng các KCN diễn ra ngày càng nhiều. Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho người nông dân, đặc biệt là những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc được các cấp ngành và nhiều người quan tâm. Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề sinh tế hộ nông dân, cụ thể là sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp như: - Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên. ThS. Nguyễn Trọng Đắc – ThS. Nguyễn Thị Minh Thu – ThS. Nguyễn Viết Đăng. 2007. - Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đỗ Thị Nâng, Nguyễn Văn Ga. 2008. - Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ, năm 2008, Nguyễn Duy Hoàn. - Ảnh hưởng của xây dựng KCN đến sinh kế ._.hà trọ, vui chơi giải trí…). * Giải pháp về nguồn lực tự nhiên - Sử dụng hợp lý và hiệu quả diện tích đất đai hiện có. + Đối với diện tích đất canh tác thì tiếp tục trồng lúa, bên cạnh đó để sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai này thì nên kết hợp trồng cây vụ đông hoặc có thể phát triển mô hình trồng rau sạch. Chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ quan nhà nước (trung tâm giống…) quan tâm đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác từ tự nhiên. Địa phương cần quan tâm đến việc tu sửa hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tốt nhất cho việc sản xuất nông nghiệp. + Đối với đất thổ cư: Các hộ có vị trí gần KCN nên tận dụng diện tích đất vườn tạp có thu nhập thấp để đầu tư xây dựng nhà trọ cho công nhân thuê, trong tương lai gần nhu cầu thuê nhà sẽ rất lớn. * Giải pháp về nguồn lực con người - Tuyên truyền, giáo dục để người dân trong khu vực bị thu hồi đất chuẩn bị tâm lý và có kế hoạch thay đổi sinh kế khi bị thu hồi đất, tránh tình trạng có những hộ gia đình không giao đất làm chậm quá trình giải toả. Tuyên truyền, khuyến khích người dân nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí, đầu tư cho lớp lao động kế cận, sử dụng tiền đền bù hợp lý. - Qua nghiên cứu cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ cũng như trình độ của lao động mới chỉ ở mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quyết định của hộ. Vì thế cần phải nâng cao trình độ của hộ nông dân bằng nhiều biện pháp: + Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội mà mình tham gia cũng như các thông tin trên đài, báo… Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ biết cách sử dụng nguồn lực sinh kế hợp lý để tạo sinh kế bền vững cho gia đình mình. Đặc biệt là những hộ có ngành nghề truyền thống hoặc những hộ sản xuất kinh doanh càng cần phải có những thông tin về thị trường … + Chính quyền địa phương nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề và cơ quan nhà nước mở những lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, chủ yếu là đội ngũ lao động từ 18 đến 30 tuổi để cung cấp lao động cho các KCN và làng nghề. Các nghề chủ yếu cần đào tạo là may, mộc, cơ khí,… + Mời chuyên gia kinh tế về nói chuyện với nhân dân địa phương để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ phải đối mặt sau khi họ bị thu hồi đất, đồng thời có những chuẩn bị và định hướng cho cuộc sống mới. Phân tích để hộ hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả khi họ sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích… để hộ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử dụng tiền đền bù phù hợp với điều kiện của mình. Chỉ ra những những ngành nghề đang và sẽ có triển vọng ở địa phương để các hộ có điều kiện lựa chọn, đồng thời tư vấn giúp họ giải quyết các vướng mắc, băn khoăn… + Tăng cường khuyến nông viên cấp cơ sở, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, tổ chức tuyên truyền tham quan mô hình kinh tế giỏi (VD: mô hình chăn nuôi…), tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân vùng đã bị thu hồi đất trước đó để biết họ đã thành công với những mô hình sinh kế như thế nào, những mô hình nào còn gặp khó khăn và lý do của nó. Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì cũng cần quan tâm đến sức khoẻ con người: Cán bộ y tế cơ sở cần làm tốt công tác tuyên truyền thông tin y tế, tổ chức khám bệnh định kỳ. Cùng với đó phải bài trừ các tệ nạn xã hội trong địa bàn không để nó làm ảnh hưởng đến sinh kế của hộ dân. * Giải pháp về nguồn lực tài chính - Với khoản tiền đền bù, chính quyền địa phương nên chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù đúng cách: có thể sử dụng để sửa chữa nhà cửa, học nghề, mua sắm phương tiện làm việc … - Tăng thu nhập cho hộ dân bằng việc phát triển ngành nghề, đa dạng ngành nghề… - Gắn trách nhiệm của Doanh nghiệp trong KCN với hộ nông dân bằng cách doanh nghiệp ưu tiên con em của hộ gia đình mất đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp đó thay việc đền bù toàn bộ bằng tiền. Như vây hộ nông dân có thể được hưởng lợi tức lâu dài từ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có thể đảm bảo hơn cho cuộc sống của họ. * Giải pháp về nguồn lực vật chất Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống CSHT ở địa phương, đặc biệt là những hạng mục bị xuống cấp do ảnh hưởng của KCN như hệ thống thủy lợi, hệ thống chợ… Kêu gọi các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp trong KCN đầu tư vào CSHT trên địa bàn: Tu sửa hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,… Hộ gia đình cũng cần trang bị cơ sở vật chất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn lực con người * Giải pháp về nguồn lực xã hội - Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến trong thôn, xóm… Khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực của đời sống. - Mở rộng các mối quan hệ với cộng đồng và các đối tác cần thiết trong công việc * Giải pháp cho nhóm hộ mất nhiều đất Ở nhóm hộ này do không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất, nguồn sinh kế lớn trước đây là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp gần như mất hẳn, vì thế với số tiền đền bù lớn hộ cần phải tính toán làm sao để sử dụng có hiệu quả nhất, lâu dài nhất. Những hộ trước đây sống dựa nhiều vào nông nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Những hộ này cần đầu tư cho lao động trẻ đi học nghề và vào làm ở KCN… hạn chế đi làm thuê vì công việc làm thuê rất vất vả lại có thu nhập không ổn định. Những lao động không có cơ hội vào làm ở KCN (vì có độ tuổi trên 35) thì nên phát triển chăn nuôi, trồng cây cảnh, cho thuê nhà trọ, mở quán nước, quán ăn hoặc buôn bán… Các hộ có thể cùng góp vốn tận dụng vị trí địa lý thuận lợi để kinh doanh. Đối với những hộ muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì có thể thuê đất của các hộ không có nhu cầu sản xuất nữa hoặc những hộ không mặn mà với sản xuất nông nghiệp nữa. Cách lựa chọn này sẽ làm giảm bớt gánh nặng của việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. * Giải pháp cho nhóm hộ mất ít đất sản xuất Nhóm hộ mất ít đất là nhóm hộ có lợi thế hơn nhóm hộ mất nhiều đất vì họ không cần phải chuyển đổi nghề nghiệp hoàn toàn. Họ vẫn có thể sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất còn lại. Vì thế: - Nhóm hộ này nên tiếp tục đầu tư phát triển trồng trọt trên diện tích đất còn lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất bằng việc trồng thêm cây vụ đông. Bên cạnh đó nên chọn những giống lúa, giống cây có năng suất tốt, giá trị kinh tế cao. - Đầu tư phát triển chăn nuôi Những lao động trẻ nên tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp lâu dài, có thể học nghề mới hoặc làm việc ở các KCN. * Nhóm hộ không mất đất là nhóm hộ có lợi thế lớn nhất trong các nhóm hộ. Họ không bị mất đất canh tác mà những lao động trẻ vẫn có cơ hội để vào làm tại các KCN. Nhóm hộ này nên tận dụng lợi thế bằng cách: - Đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để có thể đảm bảo được lượng lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của KCN và doanh nghiệp gần địa bàn. Với trồng trọt có thể có một số diện tích trồng rau hoặc cây vụ đông, nên thâm canh tăng vụ để tăng hiệu quả sử dụng đất. Với diện tích cấy lúa thì nên chọn giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh cao… Với chăn nuôi: Mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh để hạn chế rủi ro. - Lao động của hộ cũng nên tận dụng thời gian nông nhàn để làm thuê tăng nguồn thu nhập cho gia đình. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá sinh kế của hộ dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình. Có thể rút ra một số kết luận sau: Sau khi thu hồi đất các nguồn tài sản sinh kế có sự dịch chuyển nhiều: - Nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp rất nhiều. Sau khi có KCN Gia Lễ, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm gần 50%. Việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ còn lãng phí do diện tích đất canh tác chủ yếu là diện tích đất 2 vụ lúa, diện tích đất nhà cho thuê bắt đầu có nhưng chưa nhiều, mô hình cho thuê nhà chưa phát triển nhiều do mới có 1 dự án trong KCN đi vào hoạt động - Nguồn lực lao động của xã cũng có sự thay đổi. Sau thu hồi đất số lao động làm thuê tăng lên 8 người, tăng 14.81% so với trước khi thu hồi đất, có 3 người được vào làm ở KCN Gia Lễ. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng như lao động còn thấp. Lao động làm ở cơ quan HCSN và lao động làm kinh doanh dịch vụ còn ít. Có một số lao động lớn tuổi sau khi thu hồi đất không đủ việc làm, công việc của người dân còn mang tính tự phát. Số lượng hộ phải thuê lao động vào lúc mùa vụ cũng giảm nhiều do không còn nhiều đất sản xuất. - Thu nhập bình quân/hộ điều tra sau thu hồi đất có sự dịch chuyển giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ tiền công (bao gồm tiền lương nhà nước và tiền làm thuê). Nguồn thu từ tiền công chiếm 58.82% tổng thu nhập. Thu nhập bình quân 1 lao động là khoảng 14 triệu đồng/năm. Thu nhập từ nông nghiệp giảm 75.92% ở nhóm I, 53.06% ở nhóm II. Việc sử dụng tiền đền bù của hộ còn chưa hiệu quả, có đến 67.57% số tiền đền bù được sử dụng vào việc gửi tiết kiệm. Chưa có nhiều dùng tiền đền bù để học nghề hay đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các hộ tham gia khá nhiều vào các tổ chức xã hội. - Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đã được cải thiện nhiều tuy vậy vẫn còn một số hạng mục lại bị phá vỡ khi có KCN (như hệ thống thuỷ lợi). Cơ sở vật chất của hộ đã khá đảm bảo cho cuộc sống. Nhìn chung sau thu hồi đất có nhiều mô hình sinh kế tồn tại. Có những mô hình khá bền vững cho hiệu quả cao như mô hình buôn bán – cho thuê nhà trọ, làm ở cơ quan HCSN, làm ở KCN, ngành nghề… Nhưng cũng có những mô hình chỉ giải quyết vấn đề mưu sinh trước mắt chứ không thể lâu dài. Mô hình trồng trọt – chăn nuôi – làm thuê là mô hình phổ biến nhất ở đây, có đến 41.67% số hộ điều tra. Tuy nhiên quy mô của các hoạt động chăn nuôi bị thu hẹp. Như vậy, sau thu hồi đất thu nhập của hộ dân xã Đông Mỹ cũng đã có phần ổn định. Có 43.33% số hộ cảm thấy thu nhập của họ tăng lên. Để nâng cao thu nhập cho hộ dân và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng thu hồi đất cần quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ của chủ hộ cũng như người lao động, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, phát huy lợi thế vị trí địa lý thuận lợi của vùng bằng cách phát triển TMDV và cho thuê nhà trọ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước - Nhà nước cần có định hướng, có quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nước, của từng tỉnh tại các xã, huyện. Nhà nước phải có chuẩn bị đối với các hộ dân ở địa phương sẽ bị thu hồi đất để xây dựng KCN để hộ chuẩn bị đối mặt với việc mất đi tài sản sinh kế đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển các KCN phải gắn với môi trường, nguồn đất, nguồn nước. - Nhà nước cần có chính sách ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn đất đã thu hồi với kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân như xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương, cho người dân đóng góp cổ phần chính bằng giá trị phần đất bị thu hồi của họ để họ được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích từ kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy các doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trở ngại gì trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đồng thời sinh kế của người dân được đảm bảo hơn. 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương - Triển khai các giải pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm kế mưu sinh của người dân… - Có chính sách tạo nguồn vốn cho hộ nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp để họ có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp. - Yêu cầu chủ đầu tư KCN đầu tư vốn đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. 5.2.3 Đối với doanh nghiệp - Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc sử dụng lao động của địa phương - Đảm bảo môi trường sống an toàn, không ô nhiễm cho người dân 5.2.4 Đối với hộ nông dân Hộ nông dân cần nắm bắt thông tin cần thiết về ngành nghề, thị trường. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các giải pháp, mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Tận dụng lợi thế của gia đình, của địa phương để tạo lập một sinh kế bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS. Đỗ Kim Chung. 2008. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Phạm Thị Mỹ Dung. 1996. Phân tích kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. TS. Phạm Văn Hùng. 2008. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. 4. TS. Nguyễn Phúc Thọ, ThS Lương Xuân Chính, CN. Vũ Thanh Hương. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế. 2006. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 5. PGS. TS. Lê Trọng. 2003. Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế hoạch với hạch toán kinh doanh. NXB Văn hoá dân tộc. 6. TS. Đỗ Văn Viện, Ths. Đặng Văn Tiến. 2000. Bài giảng kinh tế hộ nông dân. 7. ThS. Nguyễn Trọng Đắc – ThS. Nguyễn Thị Minh Thu – ThS. Nguyễn Viết Đăng. 2007. Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên. Tạp chí kinh tế và phát triển. Số 125. Trang 38 – 41. 8. Đỗ Thị Nâng, Nguyễn Văn Ga. 2008. Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 5. Trang 10 – 15. 9. UBND tỉnh Thái Bình. 2006. Quyết định số 2133/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Gia Lễ, tỉnh Thái Bình. 10. UBND xã Đông Mỹ. 2006. Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2006, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2007. 11. UBND xã Đông Mỹ. 2007. Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2007, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2008. 12. UBND xã Đông Mỹ. 2008. Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2008, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2009. 13. UBND xã Đông Mỹ. 2008. Báo cáo về việc quản lý sử dụng đất đai năm 2008 và phương hướng biện pháp thực hiện 14. UBND xã Đông Mỹ. Phương án, dự toán hỗ trợ chuyển đổi nghề và ổn định đời sống cho các hộ dân bị thu hồi đất theo NĐ 197/CP của Chính phủ, Dự án KCN Gia Lễ 15. Đỗ Thị Dung. 2008. Ảnh hưởng của xây dựng KCN đến sinh kế của người dân ven khu công nghiệp Nam Sách - Hải Dương. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 16. Hoàng Văn Đại. 2008. Nghiên cứu sinh kế của người dân xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 17. Nguyễn Duy Hoàn. 2008. Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 18. Ngô Văn Hoàng. 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng KCN Bắc Phú Cát đến sinh kế của nông dân xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Tây. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 19. Vũ Tiến Quang. 2005. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 20. Trần Thị Thoa. 2005. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất do xây dựng khu công nghiệp tập trung đến đời sống kinh tế - xã hội của nông dân xã Phương Liễu – Quế Võ – Bắc Ninh. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Xuân. 2006. Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của hộ dân xã Yên Sơn – Quốc Oai – Hà Tây. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 22. Một số trang Web: - Hà Nội tìm cách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. Cập nhật ngày 06/03/2008. Nguồn - ThS. Phạm Thị Tuý. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 2008. Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay – Bài toán không dễ giải. Số 7 (151) năm 2008. Cập nhật ngày 12/04/2008. Nguồn - Nghịch cảnh nông dân mất đất, mất nghề. Cập nhật ngày 24/10/2008. Nguồn - Nông dân mất đất, thất nghiệp do đô thị hoá. Cập nhật ngày 2/7/2005. Nguồn - Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất. Theo TTXVN. Cập nhật ngày 17/12/2008. Nguồn - Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất. Theo TTXVN. Cập nhật ngày 25/10/2008. Nguồn - Nguyễn Trung Kiên (HT: 8BE – 269 Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Giải quyết việc làm lao động nông thôn có đất bị thu hồi ở Vĩnh Phúc: Dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ. Ngày cập nhật 28/05/2008. Nguồn PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN (Đề tài: Sinh kế của người dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN) A. Th«ng tin chung vÒ hé 1. Hä tªn chñ hé Nam (n÷), Tuæi:........ - §Þa chØ th«n - Tr×nh ®é häc vÊn………….. (1) TiÓu häc/ CÊp 1 (2)THCS/ CÊp 2 (3) THPT/ CÊp 3 (4)Trªn THPT 2. Tæng sè nh©n khÈu cña hé:……… Nam:…….. N÷:…….. 3. Sè lao ®éng: ………………….. (ChÝnh)…………… (Phô) Trong ®ã Nam:…….. Tuæi:……. Tr×nh ®é:………. N÷: .......... Tuæi:…….. Tr×nh ®é 4. Ph©n lo¹i hé theo ngµnh nghÒ: Hé ThuÇn n«ng Hé kiªm 5. Hé ph¶i thuª lao ®éng: ..................... (lao ®éng) 6. NghÒ nghiÖp: ChØ tiªu Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt Sè lao ®éng thuÇn n«ng Lao ®éng c¬ quan nhµ n­íc Lao ®éng lµm tiÓu thñ c«ng nghiÖp Lao ®éng lµm dÞch vô kinh doanh Sè lao ®éng ®i lµm ngoµi Lao ®éng xuÊt khÈu Lao ®éng lµm ë khu c«ng nghiÖp 7. §Êt ®ai ChØ tiªu Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt - Tæng diÖn tÝch - §Êt nhµ ë - Nhµ cho thuª - V­ên - Ao + §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp - §Êt 1 vô lóa - §Êt 2 vô lóa - §Êt 2 lóa – 1 mµu - §Êt chuyªn mµu 8. Quan hÖ víi ®oµn thÓ ChØ tiªu Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt V× sao 1. Héi n«ng d©n 2. Héi phô n÷ 3. §oµn thanh niªn 4. Héi cùu chiÕn binh 5. Héi phô l·o 6. Héi ®ång niªn 7. Héi ®ång ngò 8. Héi ®ång häc… 9. C¸c nguån thu nhËp chÝnh cña hé. STT C¸c ho¹t ®éng Tr­íc thu håi ®Êt (sè tiÒn hoÆc tû lÖ % trong tæng thu nhËp hé) Sau thu håi ®Êt (sè tiÒn hoÆc tû lÖ % trong tæng thu nhËp hé) Tæng thu nhËp 1 Trång trät 2 Ch¨n nu«i 3 Thuû s¶n 4 §i lµm c«ng nhµ n­íc 5 §i lµm thuª 6 TMDV 7 Ho¹t ®éng TTCN 8 Lµm ë KCN 10. KiÓu nhµ:…………….. 11. Gia ®×nh cã thuéc diÖn ­u tiªn chÝnh s¸ch kh«ng: ……...... B – Vèn vµ tµi s¶n cña hé. 12. Tµi s¶n phôc vô s¶n xuÊt vµ ®êi sèng Tªn tµi s¶n Sè l­îng Gi¸ trÞ Ghi chó Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt M¸y cµy, kÐo M¸y tuèt lóa M¸y b¬m n­íc B×nh phun thuèc s©u Xe c«ng n«ng ¤ t« vËn t¶i Cµy, bõa Tr©u bß Lîn Gµ, vÞt Gia cÇm kh¸c C¸c c«ng cô kh¸c Xe ®¹p Xe m¸y Ti vi, ®Çu ®Üa §µi Tñ l¹nh §iÖn tho¹i Gi­êng, tñ Tµi s¶n kh¸c 13. Vèn phôc vô s¶n xuÊt. - Tæng sè vèn phôc vô s¶n xuÊt………….(1000®). Trong ®ã vèn tù cã………………….........(1000®) Tù cã……….(1000®). - Tæng vèn cè ®Þnh phôc vô s¶n xuÊt…….(1000®). 14. T×nh h×nh vay vèn. DiÔn gi¶i Sè vèn ®· vay Sè vèn cÇn vay So s¸nh víi tr­íc thu håi Dµi h¹n Trung h¹n Ng¾n h¹n Dµi h¹n Trung h¹n Ng¾n h¹n Vay ng©n hµng L·i suÊt(%/th¸ng) Vay tËp thÓ L·i suÊt(%/th¸ng) Vay anh em hä hµng L·i suÊt(%/th¸ng) Vay b¹n bÌ L·i suÊt(%/th¸ng) Vay kh¸c L·i suÊt(%/th¸ng) Tæng sè 15. Môc ®Ých vay (®¸nh dÊu x vµo c©u tr¶ lêi) Môc ®Ých vay Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt 1. Trång lóa 2. Trång c©y kh¸c 3. Ch¨n nu«i gia cÇm 4. Ch¨n nu«i lîn 5. Ch¨n nu«i kh¸c 6. Bu«n b¸n ngµnh nghÒ phô 7. XuÊt khÈu lao ®éng 8. Phôc vô tiªu dïng sinh ho¹t 9. Phôc vô viÖc lín (hØ, hiÕu...) 10. X©y, söa nhµ, mua s¾m tµi s¶n lín 11. Më dÞch vô 12. Chi cho häc tËp C. PhÇn thu tõ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. DiÔn gi¶i Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt S¶n l­îng (kg) §¬n gi¸ (®) Thµnh tiÒn (®) S¶n l­îng (kg) §¬n gi¸ (®) Thµnh tiÒn (®) 1. Thu tõ trång trät - Lóa xu©n - Lóa mïa - C©y hoa mµu 2. Thu tõ ch¨n nu«i - Lîn - Gµ, ngan, vÞt - C¸, t«m - Ch¨n nu«i kh¸c D. Thu tõ ngµnh nghÒ dÞch vô DiÔn gi¶i Tr­íc thu håi ®Êt Sau thu håi ®Êt SL (kg) §¬n gi¸ (®) Thµnh TiÒn (®) SL (kg) §¬n gi¸ (®) Thµnh TiÒn (®) 1. Thu tõ ngµnh nghÒ 2. Thu tõ DV Cho thuª nhµ Bu«n b¸n B¸n hµng qu¸n Xe «m (vËn t¶i) 3. Thu tõ xuÊt khÈu L§ 4. Thu b»ng tiÒn kh¸c E. Chi cho mét s¶n xuÊt n«ng nghiÖp E1. Chi cho trång trät Lo¹i chi phÝ (tÝnh BQ cho 1sµo) §VT Lóa Chiªm Lóa mïa C©y vô ®«ng L­îng Gi¸ trÞ L­îng Gi¸ trÞ L­îng Gi¸ trÞ 1. Gièng 1000® 2. Ph©n chuång kg 3. §¹m kg 4. L©n kg 5. Kali kg 6. NPK kg 7. Ph©n vi sinh kg 8. V«i bét kg 9. Thuèc s©u 1000® 10. Thuèc cá 1000® 11. B¶o vÖ ®ång ruéng 1000® 12. Thuû lîi phÝ 1000® 13. Làm đất 1000® 14. Thuª lµm ®Êt (nÕu cã) 1000® 15. Thuª lao ®éng (nÕu cã) 1000® 16. Thêi gian L§ ngµy c«ng ngµy 17. C«ng cô rÎ tiÒn 1000® 18. Chi phÝ kh¸c 1000® 19. N¨ng xuÊt kg - S¶n phÈm chÝnh kg - S¶n phÈm phô kg 20. DiÖn tÝch gieo trång sµo B¸c cã c¶m thÊy mÆn mµ víi s¶n xuÊt n«ng nghiÖp n÷a kh«ng ……........? V× sao .............................................................................................................................................................................................................................................................................. E.2. Chi cho ch¨n nu«i. Chỉ tiªu Lîn Gµ Ngan C¸ 3 n¨m tr­íc ch¨n nu«i g× h¬n 1. Gièng 2. Chi T¡ cho mét ngµy 3. Sè ngµy nu«i 4. Chi T¡ ®Õn khi b¸n 5. Chi cho thó y 6. Chi kh¸c 7. Lao ®éng thuª 8. Lao ®éng mét ngµy 9. Khèi l­îng b¸n 10. Gi¸ b¸n E.3. So víi 3 n¨m tr­íc «ng bµ thay ®æi sö dông ®Çu vµo nh­ thÕ nµo? §Çu vµo Møc ®é Mong muèn T¨ng lªn nhiÒu T¨ng lªn Ýt VÉn nh­ vËy Gi¶m ®i Gi¶m ®i nhiÒu Nguyªn nh©n §Êt ®ai Ph©n ho¸ häc Thuèc s©u Gièng Lao ®éng M¸y mãc Thøc ¨n CN MÆt n­íc T¡ cho c¸ Vèn TBKHKT E.4. So víi tr­íc thu håi ®Êt thu nhËp cña «ng/bµ tõ c¸c nguån sau cã thay ®æi? (®¸nh dÊu x vµo lùa chän cña «ng/bµ) Thu nhËp Møc ®é Mong muèn T¨ng lªn nhiÒu T¨ng lªn Ýt VÉn nh­ vËy Gi¶m ®i Gi¶m ®i nhiÒu Nguyªn nh©n Lóa Ng« C©y trång kh¸c Ch¨n nu«i lîn Ch¨n nu«i gia cÇm Ngµnh nghÒ Bu«n b¸n L­¬ng XuÊt khÈu L§ Kh¸c F. Chi phôc vô ®êi sèng. DiÔn gi¶i §VT Sè l­îng §¬n gi¸ (1000®) Thµnh tiÒn So víi tr­íc thu håi (t¨ng, gi¶m) 1. L­¬ng thùc 2. Thùc phÈm 3. §å uèng 4. Xµ phßng, kem ®¸nh r¨ng... 5. Chi phÝ kh¸c Tæng céng G. Chi cho gi¸o dôc, ch÷a bÖnh, v¨n ho¸, x· héi… DiÔn gi¶i Sè tiÒn So 5 n¨m tr­íc Nguyªn nh©n 1. Chi cho gi¸o dôc 2. Chi cho ch¨m sãc søc khoÎ 3. QuÇn ¸o 4. Chi cho hiÕu hØ 5. §iÖn 6. N­íc 7. §iÖn tho¹i 8. Th¨m quan du lÞch 9. S÷a ch÷a nhµ 10. Mua s¾m c¸c ®å dïng trong nhµ 11. Chi kh¸c ……………………………. Tæng céng * Theo «ng/bµ sau khi thu håi ®Êt kh¶ n¨ng kiÕm sèng nh­ thÕ nµo? Kh«ng thay ®æi DÔ h¬n Khã h¬n * C¶m nhËn cña «ng/bµ vÒ sù thay ®æi cña c¬ së h¹ tÇng sau khi cã khu c«ng nghiÖp (®¸nh dÊu x vµo lùa chän cña «ng/bµ). ChØ tiªu Tèt h¬n Kh«ng ®æi KÐm ®i C«ng tr×nh ®iÖn §­êng giao th«ng C«ng tr×nh phóc lîi C«ng tr×nh thuû lîi Chî n«ng th«n HÖ thèng th«ng tin liªn l¹c HÖ thèng n­íc s¹ch * TiÒn ®Òn bï vµ c¸ch sö dông tiÒn ®Òn bï cña hé ChØ tiªu Sè l­îng Ghi chó 1. DT ®Êt bÞ thu håi 2. Tæng sè tiÒn ®Òn bï 3. Göi tiÕt kiÖm 4. Chi cho x©y/söa nhµ 5. Mua xe m¸y 6. Chi cho häc tËp 7. Mua s¾m ®å dïng 8. §Çu t­ cho ch¨n nu«i 9. §Çu t­ trang tr¹i 10. §Çu t­ lµm nghÒ 11. Ch÷a bÖnh 12. Häc nghÒ 13. Mua ®Êt 14. Tr¶ nî 15. Cho vay 16. Chi kh¸c LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định của nhà trường. Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Phí Thị Hương LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức con người trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Phúc Thọ, Bộ môn kinh tế đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn các bác, các chú lãnh đạo của UBND xã Đông Mỹ, các hộ gia đình trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu tại xã. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè - những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Phí Thị Hương MỤC LỤC Lời cam đoan ..............................................................................................................i Lời cảm ơn..................................................................................................................ii Mục lục .....................................................................................................................iii Danh mục bảng ..........................................................................................................v Danh mục sơ đồ, biểu đồ ..........................................................................................vi Danh mục hộp ...........................................................................................................vi Danh mục từ viết tắt .................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Đông Mỹ qua 3 năm 2006 – 2008 .................32 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Đông Mỹ qua 3 năm 2006 – 2008………34 Bảng 3.3: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Đông Mỹ ……………………………………...36 Bảng 3.4: Kết quả sản suất kinh doanh của xã Đông Mỹ qua 3 năm 2006 – 2008 ……….38 Bảng 3.5: Mẫu Điều tra .......................................................................................................40 Bảng 4.1: Tình hình thu hồi đất của xã 47 Bảng 4.2: Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Đông Mỹ năm 2007 48 Bảng 4.3: Diện tích đất đai BQ của các nhóm hộ điều tra giai đoạn 2006 - 2008 50 Bảng 4.4: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 52 Bảng 4.5: Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2008 54 Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 55 Bảng 4.7: Tình hình việc làm của các hộ điều tra năm 2006; 2008 58 Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra 62 Bảng 4.9: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù theo tuổi chủ hộ điều tra 63 Bảng 4.10: Mức thu trung bình từ các nguồn thu của hộ điều tra năm 2008 65 Bảng 4.11: Chuyển dịch nguồn thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất 67 Bảng 4.12: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2008 68 Bảng 4.13: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra năm 2008 69 Bảng 4.14: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất và đời sống của hộ 70 Bảng 4.15: Cảm nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng của địa phương sau khi có KCN 71 Bảng 4.16: Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ điều tra năm 2006; 2008 73 Bảng 4.17: Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong sinh kế của người dân sau thu hồi đất 77 Bảng 4.18: Các mô hình sinh kế của hộ điều tra năm 2008 78 Bảng 4.19: Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất 79 Bảng 4.20: Phân loại sinh kế 79 Bảng 4.21: Diện tích cây trồng của hộ điều tra năm 2008 80 Bảng 4.22: Chi phí tính bình quân cho 1 sào lúa năm 2008 81 Bảng 4.23: Hoạt động chăn nuôi của hộ điều tra 82 Bảng 4.24: Thu nhập từ hoạt động SX nông nghiệp của hộ điều tra năm 2008 83 Bảng 4.25: Thu nhập từ hoạt động TMDV bình quân 1 hộ điều tra năm 2008 84 Bảng 4.26: Thu nhập từ tiền công bình quân 1 hộ điều tra năm 2008 84 Bảng 4.27: Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau khi thu hồi đất 85 Bảng 4.28: Một số khoản chi bình quân 1 hộ trong năm 2008 86 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững 10 Sơ đồ 2.2: Tài sản sinh kế của người dân 12 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm I năm 2008 51 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm I năm 2006 51 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm II 51 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu đất thổ cư của nhóm III 51 Biểu đồ 4.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của các nhóm hộ năm 2008 56 Biểu đồ 4.6: Cơ cấu việc làm của lao động năm 2008 59 Biểu đồ 4.7: Cơ cấu việc làm của lao động năm 2006 59 Biểu đồ 4.8: Tình hình phân bổ thời gian lao động trong sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ điều tra trước thu hồi đất 60 Biểu đồ 4.9: Tình hình phân bổ thời gian lao động trong sản xuất trồng trọt của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất 60 Biểu đồ 4.10: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra. 62 Biểu đồ 4.11: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ điều tra theo độ tuổi 64 Biểu đồ 4.12: Cơ cấu các nguồn thu của nhóm hộ điều tra trước thu hồi đất 66 Biểu đồ 4.13: Cơ cấu các nguồn thu của nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất 66 Biểu đồ 4.14: Cơ cấu hộ dân tham gia vào các tổ chức xã hội năm 2006 74 Biểu đồ 4.15: Cơ cấu hộ dân tham gia vào các tổ chức xã hội năm 2008 74 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1: Cần thêm đất để sản xuất...........................................................................53 Hộp 4.2: Chưa có mở lớp dạy nghề..........................................................................76 Hộp 4.3: Không có điều kiện để nuôi nhiều nữa.......................................................81 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BQ : Bình quân CNH – HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CSHT : Cơ sở hạ tầng DN : Doanh nghiệp GTSX : Giá trị sản xuất HCSN : Hành chính sự nghiệp KCN : Khu công nghiệp NK : Nhân khẩu PTTH : Phổ thông trung học TBXH : Thương binh xã hội TMDV : Thương mại dịch vụ TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân XH : Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32. LUAN VAN - HUONG.doc
Tài liệu liên quan