Lời nói đầu
Những năm qua, hoà cùng công cuộc đổi mới và phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp đã không ngừng cải thiện và hoàn chỉnh mình. Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh tế đều là một tế bào góp phần đưa đất nước đi lên, là nơi trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội.
Hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý đến
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí sản xuất và biện pháp hạ giá thành sản phẩm điện của nhà máy nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề chi phí và giá thành sản phẩm, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận, muốn đạt được các mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Vì vậy chi phí và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng, nó phản ánh mọi mặt sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Thời kỳ trước đây, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chỉ tiêu giá thành sản phẩm được coi là một chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước. Từ khi chuyển nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường nhiều thành phần cạnh tranh. Các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động sản xuất theo nguyên tắc tự chủ. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mức độ hạ giá thành phản ánh trình độ sử dụng phù hợp tiết kiệm nguyên vật liệu, khả năng vận dụng máy móc thiết bị, trình độ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý kinh tế tài chính và chiến lược giá cả của doanh nghiệp. Do đó việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm sẽ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải làm thế nào để có chi phí tối thiểu, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đó là một vấn đề đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải quan tâm.
Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí là một đơn vị sản xuất hàng hoá mang tính chiến lược trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm Điện Năng của Nhà Máy Uông Bí đã kịp thời đáp ứng một phần cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là vùng đông bắc của Tổ Quốc.Đóng góp một phần đáng kể trong nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ngày nay. Mặc dù Nhà Máy là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, Nhà Máy hạch toán mang tính chất hạch toán tập trung ( hạch toán phụ thuộc). Nhưng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành Điện được thực hiện khá chặt chẽ và kịp thời. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là làm thế nào để giảm được chi phí và giá thành sản xuất xuống thấp hơn so với hiện nay.
Sau thời gian thực tập tại Nhà Máy đi sâu vào tìm hiểu , em đã được tiếp cận nhiều vấn đề và để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà Máy. Em xin làm đề tài: “Phân tích chi phí sản xuất và biện pháp hạ giá thành sản phẩm điện của nhà máy nhiệt điện uông bí.” Cùng với sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú cán bộ công nhân viên Nhà Máy. Xong do kinh nghiệm thực tế và trình độ bản thân còn hạn chế nên đồ án của em chắc chắn còn nhiêù thiếu sót, em rất mong các thầy cô giáo thông cảm và nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn : Nguyễn văn Nghiệp Cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa quản lý- kinh tế –Trường ĐHBKHN. Các đồng chí lãnh đạo nhà máy, cán bộ nghiệp vụ chuyên môn đã tạo điều kiện giúp đỡ em có nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là giúp em hoàn thiện bản đồ án này.
Chương I
Tình hình chung và điều kiện sản xuất chủ yếu
của nhà máy nhiệt điện uông bí.
I- Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí
Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Hiện nay Nhà máy đóng trên thị bàn Thị xã Uông Bí - Quảng Ninh với tổng diện tích là 399.852,5m2. Doanh nghiệp do nhà nước đầu tư vốn và tổ chức thành lập có tư cách pháp nhân được Tổng công ty điện lực uỷ quyền.
Khi đất nước đang còn chiến tranh, Đảng và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, nhiều ngành công nghiệp đã được coi trọng, trong đó có ngành Điện.
Ngày 19/ 5/ 1961 Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đă về thăm và bổ nhát cuốc đầu tiên khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí do Phân viện Lê-Nin Grat ( Liên Xô cũ) thiết kế và được Chính phủ Liên xô giúp đỡ xây dựng, là đưa con đầu lòng của ngành Điện Việt Nam, được đặt trên vùng đông bắc của Tổ Quốc. Vì vậy nguồn điện phát ra có ý nghĩa rất quan trọng cho nền công nghiệp nước ta. Do đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế của đất nước, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí được thiết kế xây dựng thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1.
Khởi công xây dựng và lắp đặt thiết bị từ ngày 19.5.1961 gồm 2 tổ máy trung áp ( số 1 và số 2 ) mỗi tổ máy được thiết kế đồng bộ gồm: 2 lò hơi, máy tua bin, máy phát điện với công suất định mức của mỗi tổ máy là 12MW.
Ngày 26/ 11/ 1962 tổ máy chính thức được đưa vào vận hành sản xuất, từ đó Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí ra đời và hình thành, trở thành một ngành chủ lực của miền bắc.
Giai đoạn 2.
Nhà máy vừa sản xuất, vừa tiếp tục mở rộng, lắp đặt thêm 2 tổ lò- máy phát điện trung áp với công suất của mỗi tổ máy là 12MW và đến tháng12 năm 1965 thì 2 tổ máy ( số 3 và số 4 ) được đưa vào vận hành để nâng cao công suất điện của nhà máy, qua 2 giai đoạn (1và 2) tổng công suất là 48MW.
Giai đoạn 3 và 4.
Nhà máy vẫn tiếp tục xây dựng và lắp đặt thêm, gồm có 2 tổ máy phát Điện cao áp. Mỗi đợt là một tổ máy, mỗi tổ máy gồm có hai lò hơi cao áp và một tua bin kéo một máy phát điện công suất của mỗi tổ máy là 55 MW. Tổng công suất của hai giai đoạn 3 và 4 là 110 MW. Được xây dựng, lắp đặt xong đưa vào vận hành phát điện năm 1974.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng hình thành, phát triển sản xuất và chiến đấu. Nhà máy phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, nhưng Nhà máy vẫn đứng vững trên mặt trận sản xuất để duy trì hệ thống điện cho Tổ Quốc. Mặc dù chiến tranh chống Mỹ rất khốc liệt nhưng lòng dũng cảm của cán bộ công nhân viên Nhà máy điện luôn luôn đứng ở vị trí hàng đầu , họ sẵn sàng hy sinh vì đất nước, bảo vệ Tổ Quốc, cũng như bảo vệ Nhà máy điện, họ đã đánh bại nhiều trận không kích của máy bay Mỹ, đồng thời đẩy mạnh lực lượng sản xuất phục vụ nền kinh tế nước nhà, phát huy mọi khả năng để đưa Nhà máy ngày một phát triển và đi lên với khẩu hiệu:
“Tổ Quốc cần Điện như cơ thể cần máu.”
Đến nay Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đã vinh dự được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.
+ Anh hùng lao động năm 1973
+ Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 21 tháng 12 năm 1998 cùng nhiều Huân chương cao quý khác, đặc biệt Nhà máy được trao tặng Huân chương độc lập hạng nhì.
Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đã ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và sẵn sàng nhận những nhiệm vụ mới, ra sức phấn đấu để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Trong tương lai Nhà máy vẫn tiếp tục vừa sản xuất vừa đầu tư ,cải tạo, nâng cấp thiết bị, cải tạo bộ máy quản lý nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Sản xuất ổn định sản lượng điện, cải thiện đời sống của người lao động. Nhà máy trong những năm gần đây đã và đang cải tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân tay nghề có trình độ kỹ thuật cao, để đáp ứng được mọi yêu cầu kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay Nhà máy đã được Tổng công ty và Nhà nước phê duyệt dự án mở rộng Nhà máy với công suất 300MW .
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, với gần một nghìn bẩy trăm công nhân kỹ thuật tay nghề cao và kỹ sư có trình độ chuyên môn vững chắc.
II- Chức năng, nhiệm vụ điều kiện địa chất tự nhiên.
1- Chức năng nhiệm vụ của nhà máy.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sản xuất kinh doanh chủ yếu là điện năng cung cấp cho lưới điện Quốc Gia và vùng đông bắc của Tổ Quốc.
Từ năm 1989 Nhà máy được phép mở rộng một số loại hình kinh doanh khác, nhằm sử dụng lực lượng công nhân dôi dư của Nhà máy, cải tạo sản xuất để cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phát triển của các tỉnh phía bắc, như sản xuất cột điện ly tâm, thiết kế thi công lắp đặt đường dây và các trạm cho các tỉnh phía bắc. Đặc biệt là các tỉnh phía bắc, biên giới và hải đảo nhỏ ven bờ.
2- Điều kiện địa chất tự nhiên.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí nằm trong khu vực có địa hình tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất điện năng, phía đông bắc là các mỏ than.Nhà máy chủ yếu mua than của mỏ Vàng Danh để phục vụ cho việc đốt lò.
+ Phía nam cạnh sông Uông Bí cung cấp nước lọc có nhiệm vụ làm (lạnh) mát.
+ Phía đông cạnh hồ nước ngọt, hồ này có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt làm mát và là nước cung cấp cho nhà sử lý hoá, cung cấp cho lò hơi.
+ Phía tây cạnh quốc lộ 18A.
Nhà máy điện có đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này thời tiết nóng, nhiệt độ trung bình từ 270C – 330C, lượng mưa từ 144 – 260mm/ ngày. Số ngày mưa từ 1-15 ngày trong tháng. Mùa mưa thường có dông bão lớn.
+ Mùa khô: Lạnh và khô lạnh kéo dài từ tháng 10 - 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 130C - 17 0C, mùa này ít mưa chủ yếu là gió mùa đông bắc. Từ tháng 1 - 3 thời tiết ẩm thấp có mưa phùn và sương mù kéo dài. Nhà máy có ưu điểm là không phụ thuộc vào thiên nhiên.
III- Dây chuyền công nghệ sản xuất điện và cơ cấu sản xuất của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
1- Dây chuyền công nghệ sản xuất.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí có dây chuyền công nghệ sản xuất mang đặc tính kỹ thuật cao và phức tạp, yêu cầu độ chính xác an toàn cao. Sản lượng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, đặc điểm kỹ thuật, thiết bị, an toàn của các máy trong khi vận hành. Để sản xuất ra điện Nhà máy đã tổ chức nhiều bộ phận phân xưởng, mỗi bộ phận phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, đảm bảo trình độ kỹ thuật cao, phương thức chặt chẽ, chính xác, nghiêm ngặt về quy trình, quy phạm, luật định của dây chuyền công nghệ sản xuất, theo sơ đồ sau:
Hoá năng
Cơ năng
Điện năng
Nhiệt năng
Than, dầu vật liệu khác -> Lò hơi -> Tua bin -> Máy phát điện lên lưới điện quốc gia.
Dây chuyền công nghệ sản xuất điện của Nhà máy được thực hiện như sau: ( Trang 8 )
Là một dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục và khép kín. Nguyên liệu chính của Nhà máy là than Antraxit nhập từ mỏ than Vàng Danh- Uông Bí và sản xuất một loại sản phẩm chính là điện năng.
Than đã được nghiền nhỏ đưa vào để đốt lò, than cháy cung cấp nhiệt cho nước trong các dàn ống xung quanh lò để biến nước thành hơi, hơi nước được sấy trong bộ quá nhiệt , thành hơi nước quá nhiệt đưa sang làm quay tua bin và kéo theo làm quay máy phát điện. Điện được truyền đến các trạm phân phối tải điện để đi tiêu thụ,và nhờ các trạm điện lực đưa đến các hộ tiêu dùng.
Hơi nước sau khi sinh công làm quay tua bin sẽ đi xuống bình ngưng, nhờ hệ thống nước tuần hoàn làm mát, hơi nước ngưng lại và được bơm trở lại lò hơi.
Trong quá trình tuần hoàn này lượng nước hao hụt bổ xung bằng nước sạch từ hệ thống sử lý nước. Nước tuần hoàn được các bơm tuần hoàn bơm từ sông vào làm mát các bình ngưng sau đó theo các kênh thải hở để ra sông.
Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải, khói thải trước khi đưa ra ống khói được lọc bụi qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Tại các phin lọc bụi tĩnh điện, bụi được các bản cực giữ lại và rơi xuống phễu tro. Tro và xỉ được đưa về trạm bơm thải xỉ qua hệ thống thuỷ lực. Trạm bơm thải xỉ có nhiệm vụ bơm tống xỉ và tro từ nhà máy đến hồ chứa xỉ thải .
Có thể nói rằng dây chuyền công nghệ sản xuất điện của Nhà máy là một quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng. Từ hoá năng có ở trong than chuyển thành nhiệt năng trong lò hơi sang cơ năng trong tua bin thành điện năng qua máy phát điện lên lưới điện quốc gia.
2- Kết cấu sản xuất của Nhà máy.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc TCT, được nhà nước Liên xô giúp đỡ về mọi mặt như tất cả các thiết bị đồng bộ theo thiết kế, tỷ lệ thiết bị vật tư của liên xô đều được đảm bảo chất lượng cả về kiến trúc và xây dựng.
Để sản xuất ra điện năng cung cấp cho lưới điện quốc gia, sản phẩm điện của Nhà máy làm ra đến đâu đều được tiêu thụ ngay đến đó (do tính chất công nghệ và trình độ chuyên môn...) cho nên Nhà máy không có sản phẩm dở dang cũng như không có sản phẩm dự trữ tồn kho. Cơ cấu sản xuất điện năng có hiệu quả kinh tế cao và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Đảm bảo công suất ổn định.
+ Nơi sử dụng điện nhiều hay ít.
Trong sản xuất kinh doanh Nhà máy không trực tiếp thực hiện hợp tác hoá với các đơn vị, doanh nghiệp lân cận vì Nhà máy là một đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc vào Tổng công ty và do Tổng công ty điều phối về sản lượng điện sản xuất và các hoạt động liên quan đến sản xuất điện.
IV- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy.
Nhà máy là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty, có tài khoản tại Ngân hàng, thực hiện hạch toán độc lập được Tổng công ty giao vốn, quản lý sử dụng các nguồn lực về thiết bị, tài chính, vật tư, lao động. Có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản. Nhà máy có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính, có quyền quyết định việc tổ chức, giải thể, sát nhập các đơn vị thành viên của mình theo quy định , điều lệ của Tổng công ty.
Cơ cấu tổ chức của Nhà máy gồm:
+ Ban giám đốc: - Giám đốc.
- Các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc.
+ Các phòng ban và các phân xưởng.
Sơ đồ tổ chức chung của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí được xây dựng theo sơ đồ (trang 15 ) .
* Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban phân xưởng.
+ Giám đốc Nhà máy:
Là đại diện pháp nhân được pháp luật công nhận, là người có quyền cao nhất trong nhà máy. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Nhà máy .
+ Các Phó giám đốc:
Là những người giúp việc cho giám đốc được giám đốc uỷ quyền quản lý, chỉ đạo điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo phân công cụ thể , chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc nhà máy về lĩnh vực được phân công .
+ Kế toán trưởng:
Là người chỉ đạo toàn bộ hoạt động của kế toán viên trong phòng, phụ trách công tác tài chính kế toán và mọi thông tin kinh tế của Nhà máy .
+ Phòng kế hoạch :
Chức năng tham mưu cho giám đốc về kế hoạch sản suất hàng năm, lập kế hoạch năm tiếp theo và phương hướng phát triển sản xuất , lập khối lượng kế hoạch báo cáo trình duyệt Tổng công ty, trình báo giám đốc.
+ Phòng tổ chức:
Nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho giám đốc về tổ chức, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên, xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, nâng lương, nâng bậc hàng năm, chế độ phân quỹ lương hàng năm .
+ Phòng kỹ thuật :
Có nhiệm vụ theo dõi sản lượng điện phát ra hàng năm và tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng ngày, từng tháng, từng năm. Đề ra các phương án và biện pháp năng cao hiệu suất của thiết bị vận hành, giảm các định mức về chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật .
+ Phòng sửa chữa :
Lập dự án khối lượng thời gian tiến độ sửa chữa các công trình đại tu, sửa chữa lớn và sửa chữa nhỏ theo kế hoạch giám sát các đơn vị tham gia thi công, nghiệm thu kỹ thuật khi xong và quyết toán các công trình về khối lượng vật tư thiết bị đã thực hiện trong công trình .
+ Phòng tài chính kế toán :
Có nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn , chi tiêu lỗ, lãi, nợ các số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, kiểm toán, kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định của nhà nước. Kiểm tra các hoạt động tài chính hàng năm, làm các thủ tục về thanh lý, quản lý, điều phối giữa các đơn vị bảo toàn vốn và quay vòng vốn.
+ Phòng hành chính:
Quản lý các thiết bị văn phòng, văn thư lưu trữ, đảm bảo bí mật hồ sơ, kỹ thuật an toàn, trang trí nội thất, đánh máy, nhận và chuyển công văn tài liệu báo chí, điều hành và quản lý xe con xe ca.
+ Nghành đời sống:
Chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên và một số chế độ công nhân được hưởng như bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng ca kíp, phục vụ nhà ở, điện nước sinh hoạt ở khu tập thể và các hộ gia đình của CBCNV.
+ Phòng vật tư:
Có nhiệm vụ mua sắm vật tư theo kế hoạch hàng năm, cung cấp các loại vật tư thiết bị máy móc cho công tác sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ, bảo quản các loại vật tư vật liệu trong kho dự phòng theo kế hoạch.
+ Phòng y tế:
Khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, cấp cứu ban đầu, điều trị tại trạm xá, thực hiện các chế độ bảo hiểm ytế, đôn đốc kiểm tra vệ sinh môi trường.
+ Phòng đào tạo:
Lập kế hoạch chuyên môn hàng năm để nâng cao trình độ lý thuyết và tay nghề cho công nhân kỹ thuật. Theo dõi và phụ trách công việc đào tạo tay nghề cho công nhân. Thi tổ chức nâng bậc, nâng lương cho công nhân viên hàng năm.
+ Phòng an toàn:
Kiểm tra các quy trình an toàn trong nhà máy nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, theo dõi kiến thức về an toàn của công nhân và tổ chức thi an toàn đối với công nhân viên. Báo cáo ban giám đốc những sự cố mất an toàn của thiết bị máy móc, đề ra phương hướng, lập kế hoạch giải quyết theo đúng quy trình, quy phạm an toàn.
+ Ban bảo vệ:
Có nhiệm vụ ngày đêm canh gác tuần tra bảo vệ an toàn cho Nhà máy, chỉ huy đội phòng cháy chữa cháy tham gia sử lý sự cố khi cần thiết.
+ Trưởng ca:
Là người điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động trong ba ca vận hành, đảm bảo vận hành an toàn liên tục, sản xuất trong ca ổn định. Lập trình chi tiết những việc cần xử lý trong ca của mình, tự giải quyết điều hành khi có sự cố xẩy ra trong ca phải báo cáo trực tiếp với giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật.
+ Phân xưởng nhiên liệu:
Là đơn vị đầu tiên của dây chuyền công nghệ sản xuất có nhiệm vụ dự trữ và vận chuyển cung cấp than, dầu cho việc đốt lò và lập báo cáo mức tiêu hao hàng năm.
+ Phân xưởng lò:
Giữ một vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất, nhiệm vụ là vận hành lò hơi ổn định, an toàn và sử dụng tốt nhiên liệu đạt ở mức thấp nhất ( nhất là dầu đốt lò ) sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ để lò vận hành tốt và cung cấp đủ hơi, quạt khói, quạt gió, máy nghiền, quạt tỉa bột và các thiết bị phụ như máy gạt xỉ, bơm tống xỉ, bơm thải xỉ, bơm dầu đốt lò.
+ Phân xưởng máy:
Làm nhiệm vụ quản lý các thiết bị thuộc hệ thống phục vụ các tua bin hơi nước. Có nhiệm vụ tiếp nhận hơi của lò đi qua tua bin để quay tua bin sản xuất ra điện năng. Thực hiện vận hành hệ thống làm mát theo một chu kỳ kín để tận dụng nước trở lại lò tiếp tục tuần hoàn sinh lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vận hành các thiết bị chính như máy tua bin, bơm tiếp nước, bình khử khí, bơm ngưng tụ, bơm tuần hoàn, bơm nước ngọt.
+ Phân xưởng điện:
Bảo đảm các thiết bị điện vận hành, phát điện lên lưới thông qua các máy biến thế, máy cắt điện, rơ le bảo vệ, các đường dây theo các cấp điện thế khác nhau, trạm nén khí, trạm hyđrô, trạm phân phối, phòng ắc quy cung cấp điện tự dùng cho Nhà máy, phục vụ cho việc vận hành lò, máy và điện phát sáng, sản phẩm điện phát ra được cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia.
+ Phân xưởng hoá:
Làm nhiệm vụ phân tích xử lý và cung cấp nước, đảm bảo chất lượng hơi sạch cho lò và máy, kiểm tra chất lượng than trước khi đưa vào lò, vận hành thông qua việc lấy mẫu, phân tích, thí nghiệm về hoá học nhằm đảm bảo đúng thông số kỹ thuật cho lò, máy vận hành an toàn, liên tục và đạt hiệu quả kinh tế.
+ Phân xưởng kiểm nhiệt :
Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của thiết bị đo lường phục vụ vận hành và đảm bảo cho việc vận hành lò, máy được an toàn liên tục, có các thiết bị để đo nhiệt độ, áp lực, lưu lượng gió, khói trong dây chuyền sản xuất vận hành lò, máy, giúp cho lực lượng quản lý nắm bắt được các thông số, chỉ tiêu vận hành, thiết bị an toàn đạt hiệu quả kinh tế.
+ Phân xưởng cơ nhiệt:
Quản lý vận hành các loại máy công cụ, gia công chế tạo các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa của Nhà máy.
+ Phân xưởng xây dựng:
Sửa chữa và xây dựng các công trình bảo ôn thiết bị.
+ Ban quan lý dự án:
Giúp giám đốc quản lý công việc phát triển và mở rộng Nhà máy, giải quyết các thủ tục lập dự án xây dựng các công trình cải tạo lớn, lập và mở hồ sơ mời đấu thầu.
+ Đội xe:
Nhiệm vụ quản lý các xe ô tô, đảm bảo phương tiện vận chuyển bốc dỡ và cấp phát vật tư phục vụ cho các đơn vị trong Nhà máy.
+ Khối sản xuất phụ:
Gia công chế tạo các vật tư bảo ôn lò hơi cao áp, cung cấp cho Nhà máy, tham gia đại tu sửa chữa thiết bị lò, máy.
+ Trung tâm xây lăp điện:
Là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập do phó giám đốc kỹ thuật vật tư phụ trách, chuyên xây dựng các đường dây trạm điện ở các tỉnh phía bắc.
+ Xưởng đúc bi:
Có nhiệm vụ chủ yếu là đúc bi (trong máy nghiền ) để nghiền than đốt lò cho nhà máy, bi đúc thường là bi gang và bi thép.
+ Phòng giao dịch vật tư nhiên liệu:
Là một phòng kinh doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ tổ chức khai thác, sàng tuyển, chế biến than để bán cho Nhà máy, giải quyết việc làm cho một số công nhân đôi dư của sản xuất chính.
Nhận xét:
Qua sơ đồ quản lý tổ chức của Nhà máy được thực hiện theo chức năng của phòng ban, phân xưởng, trong đó các cá nhân chỉ thực hiện một nhiệm vụ theo chức năng của mình, từ đó tạo được tính chuyên môn hoá cao, tập trung được sức mạnh, giữ vững uy tín của các bộ phận chức năng chủ yếu, giản đơn trong việc đào tạo, kễ kiểm tra. Hợp lý với một doanh nghiệp lớn và chỉ sản xuất một loại sản phẩm với môi trường kinh doanh ổn định.
V- Thực trạng sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm gần đây.
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng của sản xuất, chỉ ra những tiềm năng còn có thể khai thác và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả để sản xuất.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh dưới cơ chế thị trường để tồn tại và ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất có lãi. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải xác định được phương hướng và mục tiêu đầu tư, sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn lực, hạn chế những nhược điểm.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong một số năm gần đây
được trình bày trong bảng tổng hợp sau đây:
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
2001
Kế hoạch sản lượng điện
KWh
470.000.000
500.000.000
420.000.000
480.000.000
Sản lượng điện thực hiện
KWh
601.401.600
573.811.200
427.891.200
489.494.310
Thu nhập bình quân của 1 người/ tháng
1000đ
780
800
880
920
Qua các thông trên ta thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy tăng, vận hành sản xuất tương đối ổn định. Sản lượng hàng năm đều vượt mức kế hoạch mà Tổng công ty giao. Năm 1998 là năm phát cao nhất với sản lượng là : 601.401.600 KWh, vượt mức kế hoạch là: 27,96%. Năm 1999 sản lượng điện là: 573.811.200 KWh, so với kế hoạch tăng 1,48%. Năm 2000 sản lượng điện là : 427.891.200KWh vượt mức kế hoạch được giao là 1,88%. Năm 2001 sản lượng điện sản xuất là 489.494.310KWh tăng so vơi kế hoạch là:1,98%
Theo phân tích, qua các số liệu cho ta thấy sản lượng điện sản xuất của nhà máy có vượt mức kế hoạch, nhưng các năm sau thì lại giảm so với năm trước vì có một số máy đã đưa vào sử chữa đại tu , nên không sử dụng được hết công suất. Nhưng Nhà máy vẫn đảm bảo được đời sống của CBCNV ổn định.
VI- Tình hình vật tư và thiết bị (TSCĐ) của Nhà máy.
1- Một số vật tư, thiết bị của Nhà máy
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí do Chính phủ Liên Xô giúp đỡ xây dựng, vật tư thiết bị chủ yếu của Nhà máy đều được chế tạo đồng bộ có tính năng kỹ thuật cao, tính cơ lý hoá cao, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối.
Sau đây là một số thiết bị dùng trong dây truyền công nghệ phục vụ cho việc sản xuất điện.
Bảng 1 : Một số thiết bị phục vụ chủ yếu
cho sản xuất điện của nhà máy.
TT
Tên thiết bị máy móc
ĐVT
Thông số làm việc
Số lượng
1.
Lò hơi cao áp
Lò
áp lực trong bao hơi: 110kg/cm2
áp lực sau bộ sấy hơi: 100kg/cm2
Nhiệt độ hơi mới: 5400C
Năng suất định mức: 110T/giờ
04
2.
Tua bin hơi cao áp
Máy
Công suất định mức: 55
Số vòng quay: 3000vòng/phút
áp suất hơi mới: 90kg/cm2I
Nhiệt độ hơi mới: 5350C
Lưu lượng hơi mới: 192tấn/giờ
Lưu lượng hơi thoát: 138tấn/giờ
áp lực trong bình ngưng: 0,04kg/cm2
Số vòng quay tới hạn: 790V/P
02
3.
Máy phát điện
Máy
công suất : 68750KVA
điện áp đầu ra: 6300V
Dòng điện Stato: 6310A
công suất Rôto: 1565A
Hệ số công suất cosw: 0,8
02
4.
Máy kích thích
Máy
Điện áp: 250/480V
Dòng điện: 60/28880A
Công suất: 400/1380KW
Số vòng quay: 3000vòng/phút
02
5.
Bình gia nhiệt hạ áp số 2
Bình
áp suất hơi làm việc: 0,45kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 790C
áp suất nước : 12kg/cm2
Lưu lượng hơi: 3t/h
01
6.
Bình gia nhiệt hạ áp số 3
Bình
áp suất hơi 1/v : 0,84kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 930C
áp suất nước: 12kg/cm2
Lưu lượng hơi: 3t/h
01
7.
Bình gia nhiệt hạ áp số 4
Bình
áp suất hơi 1/v: 2,10kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 1300C
áp suất nước: 12kg/cm2
Lưu lượng hơi: 7t/h
01
8.
Bình gia nhiệt hạ áp số 5
Bình
áp suất hơi 1/v: 4,30kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 1900C
áp suất nước: 12kg/cm2
Lưu lượng hơi: 7t/h
01
9.
Bình gia nhiệt cao áp số 6
Bình
áp suất hơi 1/v: 12kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 2930C
áp suất nước: 150kg/cm2
Lưu lượng hơi: 6t/h
01
10.
Bình gia nhiệt cao áp số 7
Bình
áp suất hơi 1/v: 18kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 3430c
áp suất nước: 150kg/cm2
Lưu lượng hơi: 7t/h
01
11.
Bình gia nhiệt cao áp số 8
Bình
áp suất hơi1/v: 31kg/cm2
Nhiệt độ hơi làm việc: 4100C
áp suất nước: 150kg/cm2
Lưu lượng hơi: 10t/h
01
12
Bình khử khí
Bình
Năng suất: 225t/h
áp suất của bể: P = 6kg/cm2
Nhiệt độ nước được gia nhiệt : tn = 1600C
Dung tích bể: V = 50cm3
02
13
Bơm tiếp nước ly tâm
Bơm
Lưu lượngnước: Q = 270m3/h
Giới hạn lưu lượng: 2404310m3/h
Nhiệt độ nước cấp vào bơm:
tn = 1600C
áp suất đẩy: Pđ = 150kg/cm2
áp suất hút: Ph = 7,4kg/cm2
Công suất: N = 1720KW
Hiệu suất bơm:h > 72,5%
04
14.
Bơm ngưng tụ
Bơm
Lưu lượng : 160 - 280m3/h
áp suất đẩy:
Pđ = 1,15ữ 1,23kg/ cm2
áp suất hút: Ph =1,1-1,2m cột nước
Công suất yêu cầu: N = 180KW
Số vòng quay: n = 960V/p
04
15.
Bơm thải xỉ
Bơm
Động cơ : 6KV – 200KW
Vòng quay :n = 1450 v/phút
áp lực đầu đẩy : P = 4kg/cm2
Năng suất : Q = 800 m3/h
03
Qua bảng thiết bị được dùng trong dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín, liên tục, máy móc làm việc 24/24 giờ. Với thời gian làm việc liên tục 8giờ/ca và hoạt động liên tục 3 ca 5 kíp. Giá trị thiết bị của Nhà Máy được thể hiện như sau:
Bảng 2 : Giá trị tài sản cố định của
Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí
( Tính đến ngày 31.12.2001.)
TT
Nhóm thiết bị tài sản
Nguyên giá
Đã khấu hao
Giá trị còn lại
I
1
2
3
II
III
IV
V
TSCĐ đang dùng trong sản xuất.
Nhà cửa
+ Nhà xưởng SX
+ Nhà kho
+ Nhà làm việc
Vật tư kiến trúc
Tổng máy móc thiết bị
TSCĐ chưa cần dùng
TSCĐ không cần dùng
TSCĐ hư hỏng chờ Thanh lý
Đất đai, TSCĐ không Khấu hao
210.572.509.372
11.955.456.575
216.983.617
319.240.000
11.419.232.985
3.055.655.238
195.561.397.559
9.526.466.159
5.832.044.209
4.553.900
193.776.433.469
2.045.380.103
76.185.185
147.284.279
1.821.910.639
2.642.091.152
189.088.962.214
9.155.613.545
5.825.780.209
16.796..075.103
9.910.076.472
140.798.432
171.955.721
9.597.322.319
413.564.086
6.472.435.345
370.852.614
4.553.900
Tổng cộng
225.935.573.640
208.757.827.223
17.177.746.417
Qua bảng giá trị thiết bị, tài sản chủ yếu của Nhà máy tính đến ngày 31.12.2001. Cho ta thấy đây là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô. Tuy nhiên máy móc thiết bị đã quá cũ , lâu đời, chủ yếu do liên xô (cũ ) cung cấp và lắp đặt. Qua đó lãnh đạo phải có biện pháp bổ xung khắc phục cho hợp lý đảm bảo phương thức vận hành mà EVN giao.
Từ bảng giá trị trên ta tính được hệ số hao mòn của máy móc , thiết bị phục vụ cho sản xuất là :
Hệ số hao mòn Tổng giá trị hao mòn của thiết bị
của máy móc = x 100%
Tổng giá trị nguyên giá của
máy móc thiết bị
189.008.962.214
= x 100% = 96,69%
195.561.397.559
Với hệ số hao mòn đó của máy móc thiết bị dùng trong sản xuất của Nhà máy là những thiết bị đã qúa cũ, sử dụng đã lâu năm, gần hết khấu hao, nhưng vẫn còn sử dụng , do đó nhà máy vẫn phải thường xuyên theo dõi.
Theo số liệu báo cáo kiểm kê TSCĐ, hao mòn TSCĐ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001
Tổng nguyên giá TSCĐ : 225.935.573.640
Tổng số đã được khấu hao : 208.757.827.223
Giá trị còn lại : 17.177.746.417
Tổng giá trị hao mònTSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ = x 100%
Tổng nguyên giá TSCĐ
208.757.827.223
= x 100% = 92,4%
225.935.573.640
Thông qua hệ số hao mòn TSCĐ của Nhà máy đang dùng đã được đầu tư, từ những năm thành lập đến nay đều theo thiết bị đồng bộ. Nó đã trải qua hơn 40 năm vận hành, do đó đã quá cũ cần phải được đầu tư thay thế. Nhưng mọi thiết bị đều được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng cả về công nghệ, kỹ thuật. Mà những năm gần đây ít được bổ xung thay thế dẫn đến tình trạng xuống cấp, TSCĐ của Nhà máy không còn được tốt.
2- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu.
Nguồn nguyên vật liệu do khách hàng mang tới và do Nhà máy đi mua ngoài. Nhà Máy mở sổ theo dõi từng loại , xây dựng các “ Danh điểm vật liệu” nhằm thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách , đơn vị tính và giá từng loại nguyên vật liệu.
Nhà máy sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên liên tục, căn cứ vào giấy nhập hàng, phòng phục vụ sản xuất lập ban kiểm nhận, để kiểm vật tư, về số lượng, chất lượng, quy cách.... sau đó giao cho thủ kho, để nhập kho, nguyên vật liệu được chia làm 2 loại:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất ( than, dầu )
- Nguyên vật liệu phụ ( bi nghiền, hoá chất công nghiệp...)
Thông qua các chỉ tiêu kinh tế , kỹ thuật để xây dựng định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm kết hợp với một bộ phận hiệu chỉnh để điều chỉnh các thông số đó cho phù hợp với tình hình thực tế. Với tinh thần làm việc hết sức tiết kiệm tối đa cho Nhà máy để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm
VII- Tình hình lao động tiền lương.
1- Tình hình lao động
Để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy đảm bảo cơ cấu lao động hợp lý, thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật . Hàng năm Nhà máy gửi đi các trường đại học kỹ thuật để đào tạo các kỹ sư giỏi, các thợ lành nghề phục vụ cho nhu cầu sửa chữa vận hành thiết bị.
Số lượng công nhân luôn thay đổi , song công việc tổ chức và quản lý để trả lương phù hợp , công bằng với người lao động
Theo thống kê đến ngày 31/ 12/ 2001 Nhà máy có:
Tổng số cán bộ công nhân viên : 1.681 người
Trong đó:
+ Lao động gián tiếp : 146 người
._. + Lao động trực tiếp : 1535 người
Trình độ đại học, cao đẳng là : 148 người
Trình độ trung cấp : 236 người
Công nhân kỹ thuật : 927 người
Lao động phổ thông : 370 người
Qua các thông số trên ta thấy chất lượng lao động của nhà máy chủ yếu được đào tạo từ trương kỹ thuật chiếm tỷ lệ 55,2% so với số công nhân của nhà máy. Đây là đội ngũ để giúp cho nhà máy ổn định trong sản xuất.
2- Tình hình tiền lương
Tiền lương của Nhà máy được xác định dựa vào sản lượng điện sản xuất ra, công xuất máy móc thiết bị được đưa vào vận hành sản xuất trong năm kế hoạch do Tổng công ty phân bổ và chia lương cho Nhà máy, dựa trên cơ sở doanh thu theo sản lượng và chỉ tiêu kinh tế ( chỉ giao lương sau khi chính phủ đã phê duyệt theo đặc thù của nghành điện)
Tổ chức giao khoán quỹ lương cho từng bộ phận nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động
Phương pháp hạch toán tiền lương vào giá thành sản phẩm. Hàng tháng kế toán tiền lương tiến hành phân bổ vào gia thành sản phẩm.
Ghi : Nợ TK 631 : Giá thành sản phẩm
CóTK 334 : Phải trả công nhân viên
Sau đó thanh toán cho cán bộ công nhân viên.
Ghi : Nợ TK 334 : phải trả công nhân viên
Có TK 111 : Tiền mặt
Số dư còn lại chưa trả hết ghi có TK 334 : phải trả công nhân viên ( số dư này tiếp tục được chia cho cán bộ công nhân viên cho đến hết).
VIII- Tình hình tài chính của Nhà máy.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty , hạch toán toàn nghành. Vì vậy tình hình tài chính của Nhà máy phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất, đại tu, sửa chữa của Nhà máy.
IX- Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển doanh nghiệp.
1- Những thuận lợi của Nhà máy.
Nhà máy nằm trong khu vực có địa hình thuận lợi cho công tác sản xuất điện năng. Phía bắc là mỏ than mà Nhà máy chủ yếu là mua than của mỏ Vàng Danh phục vụ cho việc đốt lò. Vốn của Nhà máy do Nhà nước cấp và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty.
Bộ máy lãnh đạo của Nhà máy là những người có năng lực trình độ và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, đời sống của CBCNV được nâng cao, thu nhập ổn định.
2- Những khó khăn.
Thời kỳ đầu Nhà máy vừa xây dựng, vừa sản xuất đồng thời phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,dây chuyền công nghệ sản xuất (thiết bị máy móc) vận hành đến nay đã quá lạc hậu về kỹ thuật chế tạo và già cỗi về tuổi thọ mà lại ít được thay thế sửa chữa.
Đội ngũ cán bộ công nhân có kinh nghiệm hiện nay cũng có sự thay đổi, chuyển công tác hoặc về hưu.
Những thiết bị thay thế ( đồng bộ ) do Liên Xô sản xuất hiện nay trên thị trường không có. Đó chính là một vấn đề hết sức khó khăn của Nhà máy.
Từ những khó khăn đó, nhưng Nhà máy vẫn luôn phát huy mọi khả năng để đảm bảo năng xuất, sản xuất có hiệu quả , khắc phục mọi nhược điểm để ổn định đời sống CBCNV.
Dưới sự điều hành của Tổng công ty nên Nhà máy vẫn còn nhiều hạn chế, trong lĩnh vực quản lý vốn không được chủ động, mọi hoạt động đều phải do Tổng công ty quyết định.
3- Phương hướng giải quyết.
Trong thực trạng của Nhà máy hiện nay việc đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để thay thế, cải tạo các thiết bị hiện đang có là một vấn đề cần thiết.
Đầu tư thiết bị hiện đại , đẩy nhanh việc mở rộng để tăng năng suất của Nhà máy, giải quyế khó khăn của người lao động, tiết kiệm các khoản chi phí. Đào tạo đội ngũ công nhân để đáp ứng được với cơ chế hiện nay và nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, điều này Nhà máy đã và đang tiến hành.
Chương II
Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm.
I- Những vấn đề chung về chi phí sản xuất kinh doanh.
1.Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí về sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực(công nhân, vật tư , thiết bị............) đã được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản:
+ Tư liệu lao động: Như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những TSCĐ khác.
+ Đối tượng lao động: Như nguyên vật liệu , nhiên liệu........
+ Lao động của con người.
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chỉ ra những chi phí sản xuất tương ứng. Tương ứng với việc sử dụng TSCĐ là chi phí về khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu ,nhiên liệu là những chi phí về nguyên nhiên vật liệu. Tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ....
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền.
Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó đã hình thành nên các khoản chi phí tương ứng.
Những chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm dịch vụ bao gồm 3 bộ phận.
C + V + M
Trong đó:
C :Toàn bộ tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất.
V : Là chi phí về hao phí lao động sống là khoản chi để trả lương và các khoản khác kèm theo cho người lao động.
M : Là giá trị mới tăng thêm trong quá trình hoạt động.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Như vậy trong nền kinh tế hàng hoá thì biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết của doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ để tiến hành sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
2- Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh và gía thành sản phẩm nhằm phấn đấu hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc xem xét chi phí trên các tiêu thức khác nhau sẽ tạo điều kiện tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng cường hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
Tuỳ theo việc xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau và mục đích chi phí quản lý mà ta chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp.
2.1- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế.
Theo cách phân loại, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu, mục đích, tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là chi phí sản xuất theo yếu tố toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm 5 yếu tố chi phí sau:
a- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu:
Bao gồm giá thực tế của các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
b- Yếu tố chi phí nhân công:
Thể hiện số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc sử dụng nhân công vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản thưởng có tính chất lương, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
c- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ:
Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài:
Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả cho các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, điện thoại, fax , bảo hành sản phẩm, quảng cáo, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ.
đ-Yếu tố chi phí khác bằng tiền:
Bao gồm các khoản tiền doanh nghiệp đã trả hoặc sẽ phải trả trực tiếp dưới hình thái giá trị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ như: Trả lãi vay, thuế phải nộp, công tác phí, chi tiếp khách, hội họp.......
*) Tác dụng của cách phân loại trên:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố được doanh nghiệp sử dụng để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức về vốn, lao động .
2.2- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích, công dụng nhất định đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, bất kể thực tế ban đầu chi phí thuộc về yếu tố chi phí nào. Vì vậy cách phân loại này gọi là cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục và được chia thành các khoản mục chi phí sau: có 5 khoản mục.
a- Khoản mục chi phí nguyên- vật liệu trực tiếp:
Bao gồm giá thực tế của nguyên-vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, dụng cụ phụ tùng (có thể mua ngoài hay tự chế ) bán thành phẩm mua ngoài tham gia trực tiếp vào công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm.
b- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp:
Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
c- Khoản mục chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí về tổ chức, quản lý và những chi phí chung khác phát sinh ở bộ phận sản xuất ( phân xưởng , tổ đội). Ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên . Bao gồm 6 điều khoản:
+) Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng như: Tiền lương , tiền công, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ .
+) Chi phí vật liệu : Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng và những vật liệu cho nhu cầu quản lý chung của phân xưởng.
+) Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, hoặc ở tổ đội sản xuất như : khuôn mẫu dụng cụ , giá lắp dụng cụ, bảo hộ lao động......
+) Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu haoTSCĐ hữu hình , vô hình mà bộ phận sản xuất hay phân xưởng đó quản lý và sử dụng trong kỳ.
+) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng như tiền điện, tiền nước , điện thoại.......
+) Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí còn lại ngoài các chi phí nêu trên như chi phí hội nghị, lễ, tết, hội họp, tiếp khách, giao dịch.....của phân xưởng, tổ đội sản xuất.
d- Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp:
Toàn bộ chi phí về tổ chức và quản lý tài chính, quản lý kinh tế và những chi phí khác trong phạm vi toàn doanh nghiệp về nội dung giống như nội dung của chi phí sản xuất chung , ngoài ra còn có thêm các khoản thuế, phí.
+ Thuế và lệ phí: thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế GTGT.
+ Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
e- Khoản mục chi phí bán hàng:
Là những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng. Về nội dung cũng gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí vật liệu đồ dùng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền dùng trong khâu bán hàng.
Trong 5 khoản mục trên có 3 khoản mục đầu là chi phí sản xuất được đưa vào giá trị sản phẩm và đưọc bù đắp khi bán được sản phẩm, còn 2 khoản mục sau không tính vào giá thành và nó được bù đắp toàn bộ lãi gộp trong kỳ.
*) Tác dụng của việc phân loại theo khoản mục làm cơ sở cho việc hạch toán, lập báo cáo chi phí theo khoản mục, giúp cho việc phân tích, đánh giá, kiểm tra được tình hình sử dụng các nguồn lực ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Tính được giá thành sản phẩm dịch vụ theo khoản mục, phân tích được cơ cấu chi phí, cơ cấu giá thành. Trên cơ sở đó đề ra các hướng biện pháp thiết thực phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.3- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 2 loại:
a- Chi phí biến đổi: VC
Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thuộc loại chi phí này như là: Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp......
b- Chi phí cố định: FC
Là những chi phí không thay đổi về tổng số, dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động sản xuất hoặc khối lượng, sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ ( chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh......)
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chi phí biến đổi và chi phí cố định có tác dụng to lớn đối với giá trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh.
Gọi VC : Là chi phí biến đổi
FC : Là chi phí cố định
Ta có : TC = VC + FC
Gọi Pi : Là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá.
Vi : Là chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm hàng hoá.
QH : Là sản lượng hoà vốn.
FC
QH = Là điểm hoà vốn
Pi - Vi
Điểm hoà vốn cho ta thấy hành lang an toàn về tài chính của doanh nghiệp.
2.4- Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
+) Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến từng loại sản phẩm và được tính thẳng vào giá thành sản phẩm như : Nguyên nhiên vật liệu , tiền lương.......
+) Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không liên quan đến việc sản xuất từng loại sản phẩm mà chỉ liên quan đến hàng sản xuất chung của phân xưởng trong doanh nghiệp và được tính vào giá thành theo phương pháp phân bổ gián tiếp ( chi phí sản xuất phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
2.5- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí.
Bao gồm chi phí giản đơn và chi phí tổng hợp.
+) Chi phí giản đơn: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như : nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương của công nhân sản xuất.
+ ) Chi phí tổng hợp : Là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tổng hợp lại theo một công dụng như chi phí sản xuất chung.
2.6- Phân loại chi phí theo sự khác biệt và tính toán cơ hội .
+ Chi phí khác biệt : Là những chi phí có được do đem so sánh các phương án kinh doanh khác nhau, trước khi ra quyết định lựa chọn.
+ Chi phí cơ hội: Là chi phí bỏ ra để làm thêm một đơn vị sản phẩm.
+ Chi phí tính toán: Là chi phí thực sự bỏ ra.
II- Giá thành sản phẩm.
1- Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là toàn bộ các chi phí bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
2- ý nghĩa của giá thành sản phẩm.
a ) Giá thành sản phẩm:
Là cơ sở đánh giá, và là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với giá trị của sản phẩm. Giá thành sản phẩm gồm có những bộ phận sau:
+ Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm.
+ Giá trị lao động sống tạo ra cho bản thân .
+ Giá trị thặng dư.
Giá thành sản phẩm chủ yếu ở hai bộ phận đầu của giá trị sản phẩm
Như vậy có thể coi giá thành sản phẩm là một phần có giá trị , nó thể hiện lao động quá khứ đã chuyển vào tư liệu sản xuất , hao phí và phần lao động mới sáng tạo ra sản phẩm( tiền lương và BHXH. )
b- Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả.
Sản phẩm hàng hoá mà các doanh nghiệp sản xuất ra là xuất phát từ nhu cầu trên thị trường. Trong kinh doanh giá cả do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường sẽ thấp và ngược lại, nếu cung bằng cầu thì giá cả trên thị trường sẽ tương đối ổn định.
Để đảm bảo kinh doanh có lãi, thông thường giá cả tiêu thụ phải lớn hơn giá thành, và lúc đó giá cả sẽ bằng giá thành cộng với phần lơi nhuận của doanh nghiệp.Tuy nhiên cũng có trường hợp doanh nghiệp phải tiêu thụ hàng hoá với giá cả thị trường thấp hơn gía thành và doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ vốn, không có lợi nhuận. Cũng có trường hợp phải bán hàng hoá với giá cả bằng giá thành, trong trường hợp này doanh nghiệp hoà vốn, và phần thu nhập chỉ đủ để thực hiện tái sản xuất giản đơn, còn nếu bị trượt giá thì sẽ bị lỗ vốn và sẽ không đủ để bù đắp cho việc tái sản xuất.
Giá cả sản phẩm là căn cứ để tính thu nhập về tiêu thụ sản phẩm và từ đó tính chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp .
c- ý nghĩa của giá thành trong sản xuất kinh doanh .
Trong công tác sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Nó bao gồm những chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Nó Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ tổ chức, quản lý lao động, vật tư , tiền vốn sử dụng nguyên vật liệu.
Giá thành sản phẩm còn là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các phương án kinh tế và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các chủng loại mặt hàng sản xuất với chi phí thấp nhất , mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận sản phẩm sản xuất ra.
Vì vậy giá thành là một chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong chế độ quản lý kinh tế theo nguyên tắc hạch toán kinh tế trong sản xuất. Với nền kinh tế thị trường hiện nay giá trị hàng hoá tồn tại một cách khách quan trên thị trường, do vậy chi phí sản xuất mà các doanh nghiệp hạch toán phải khớp với các tư liệu sản xuất và các khoản đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong phạm vi doanh nghiệp, giá thành càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao, trong phạm vi xã hội việc giảm giá thành sản phẩm là một trong những biện pháp chủ yếu tăng nguồn tích luỹ cho nền kinh tế. Nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư và sử dụng tối đa TSCĐ .
Để doanh nghiệp đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi giá thành sản phẩm phải được tính đúng, tính đủ tức là bù đắp được giá trị lao động sống và lao động vật hoá đã bỏ ra sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Muốn tính đúng, tính đủ các doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét khi cần thiết, phải đánh giá lại các tư liệu sản xuất kể cả các TSCĐ đã được đầu tư hình thành trong thời gian trước, tính toán chặt chẽ việc tiêu hao nguyên vật liệu, sử dụng tài sản và thời gian lao động cần thiết. Trên cơ sở đó mới đảm bảo sự vận động của các yếu tố vật chất tạo điều kiện giám sát chặt chẽ.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc xác định mức chi phí hợp lý của sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, là một biện pháp rất quan trọng để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả sản phẩm.
3- Phân loại giá thành.
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý chúng ta cần phân biệt các loại giá thành.
*- Giá thành kế hoạch:
Được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của kỳ kế hoạch ( năm, quý ,tháng...). Căn cứ vào các định mức và dự toán chi phí được dự kiến trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch xác định mức giới hạn chi phí để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
Giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng ,trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản xuất- kỹ thuật- tài chính của doanh nghiệp.
*- Giá thành thực tế:
Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh , tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ . Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Giá thành thực tế là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong kỳ công tác, tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.
*- Giá thành sản xuất:
Là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí đã phát sinh ở bộ phận sản xuất.
Giá thành sản xuất bao gồm các chi phí sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm , công việc đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
*- Giá thành toàn bộ:
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh , liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm: giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy giá thành toàn bộ của sản phẩm được xác định sau khi sản phẩm được tiêu thụ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ sản phẩm = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp .
*- Giá thành toàn bộ sản lượng:
Là toàn bộ chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tính cho toàn bộ sản lượng hàng hoá sản xuất trong kỳ.
Giá thành toàn bộ sản lượng cho ta biết toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ và tỷ trọng của từng loại chi phí có trong giá thành . Nó là căn cứ để ta phân tích tìm ra trọng điểm hạ giá thành sản phẩm.
*- Giá thành đơn vị sản phẩm:
Là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất định theo một đơn vị nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm dùng để so sánh đối chiếu giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế, hoặc đối chiếu giá thành của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác khi sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc đối chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến xác định điểm hạ giá thành sản phẩm.
4- Sự khác nhau giũa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có phạm vi giới hạn và nội dung kinh tế khác nhau. Nhưng đều là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đều được biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực đã được đem ra sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc , lao vụ đã sản xuất hoàn thành.
Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí sản xuất trong kỳ nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này.
Những chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh thì không tính vào chi phí trong kỳ. Ngược lại giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả những sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang.
Như vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành có mối liên hệ mật thiết vơi nhau, vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm,công việc lao vụ đã hoàn thành, sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
III- Các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .
1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp theo nó .
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau , ở từng địa điểm lại có thể sản xuất , chế biến nhiều loại sản phẩm theo quy trình công nghệ khác nhau . Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm , nhiều bộ phận , liên quan đến nhiều loại sản phẩm công việc.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và cần thiết của công tác tập chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp để giúp cho tổ chức được tốt công việc tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu, tổ chức tài khoản vào sổ chi tiết, đều phải theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định.
2-Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về vật liệu chính,bán thành phẩm mua ngoài sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất và tạo thành sản phẩm...... Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo đúng định mức. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượngtập hợp chi phí sản xuất, nên có thể tổ chức tập hợp trực tiếp , các chứng từ có liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng thống kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượngcó liên quan để ghi trực tiếp các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Trong trường hợp sử dụng nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng thì không thể ghi trực tiếp cho từng loại đối tượng, mà phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ cho các đối tượng có liên quan ( trọng lượng , định mức , tiêu hao.
3- Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí tiền lương , các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của tất cả công nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí nhân công trực tiếp phải được tập hợp trong toàn doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhiều công trường, phân xưởng, tổ đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trường, phân xưởng .
Thông thường ở doanh nghiệp thì chi phí nhân công được tập hợp gồm có
Lương và các khoản thưởng
Các khoản phụ cấp : Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm được tính bằng %
Các loại bảo hiểm : BHXH, BHYT, KPCĐ trích nộp 25% . Trong đó trừ vào lương của công nhân là 6% và 19% tính vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp để trích nộp cho người lao động lên cơ quan nhà nước gồm:
+ 15% trích nộp BHXH
+ 2% trích BHYT
+ 2% trích nộp KPCĐ
4-Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chunglà chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí khác , ngoài 2 khoản mục trên phát sinh ở phân xưởng chi phí vật liệu, công cụ dùng cho phân xưởng , chi phí khấu hao ............
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng thời điểm phát sinh chi phí. Cuối tháng chi phí chung đã tập hợp được chuyển để tính giá thành. Trong trường hợp 1 phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm , nhiều công việc thì phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm công việc có liên quan.
Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí chung là:
Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp
Phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp
Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung
Phân bổ theo tổng chi phí trực tiếp
IV- Nhiệm vụ phân tích chi phí và tính giá thành
Trong công tác quản lý của doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải quan tâm, nó phản ánh chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do những người kế toán tập hợp được và cung cấp cho những nhà quản lý. Trên cơ sở đó nhà quản lý nắm bắt được mọi tình hình của doanh nghiệp mình , để có những quyết định quản lý hợp lý .
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng giá thành là các loại sản phẩm công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết, đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm .
- Yêu cầu trình độ quản lý và hạch toán của doanh nghiệp. Cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện ké hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng để đề xuất biện pháp thích hợp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Dựa vào những căn cứ trên đối tượng tính giá thành là căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
3- Nguyên tắc chung của việc tính giá thành.
Việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, để tính toán giá thành và hạ giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm yêu cầu của quản lý sản xuất và tính giá thành.
V- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ, để tính toán giá thành và hạ giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp cần dựa vào mối quan hệ giữa đối tượng tính toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành.
1- Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp tính giá thành trực tiếp )
Phương pháp này được áp dụng với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất kép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành hàng tháng, hàng quý phù hợp với kỳ báo cáo.
Trong trường hợp không có sản phẩm dở dang cuôi kỳ thì tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp được hàng tháng cho mỗi đối tượng cũng là tổng giá thành sản ph._.ữa TSCĐ
43.805
45.295
1.490
3,4
+ Sửa chữa TSCĐ
40.000
42.400
2.400
6
- Tự làm
30.000
28.300
-1.700
-5,7
- Thuê ngoài
10.000
14.100
4.100
41
+ Sửa chữa thường xuyên
3.805
2.895
-910
-24
- Vật liệu
2.400
2.195
-205
-8,5
- Nhân công
1.286
200
-1086
-84,4
- Chi phí khác
119
500
381
320
Chi phí dịch vụ mua ngoài
500
1290
790
158
+ Điện, nước
310
280
-30
-9,7
+ Điện thoại, bưu phí
4
20
16
400
+ Dịch vụ mua ngoài khác
186
990
804
432
Chi phí bằng tiền khác
150
75
-75
-50
Chi phí trực tiếp khác
4.450
4735
285
6,4
+ Bảo hộ lao động
160
400
240
150
+ Kỹ thuật, an toàn
100
50
-50
-50
+ Bảo vệ, phòng cháy
150
135
-15
-10
+Hao hụt nhiên liệu trong mức
1.200
1100
-100
-8,3
+ Chi phí ăn ca
19.40
2450
510
26,3
+ Chi phí trực tiếp khác
900
600
-300
-33
Cộng:
59.327
60.515
+1.188
+2
Qua tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung ta thấy tình hình thực hiện tăng cao so với kế hoạch là 1.188.000.000 VNĐ tương đương 2%.
Trong đó: Chi phí nhân viên phân xưởng là: 8.200.000.000 VNĐ tăng so với kế hoạch là 128.000.000VNĐ tương đương 1,6% gồm chi phí lương: 7.800.000.000VNĐ tăng 128.000.000VNĐ tương đương 1,7% so với kế hoạch
BHXH, BHYT, KPCĐ: Thực hiện là 400.000.000VNĐ
+ Chi phí vật liệu phân xưởng: Bao gồm văn phòng phẩm, giấy tự ghi, xăng dầu cho xe chở vật liệu trong nhà máy, hao hụt định mức...
Như vậy trong năm 2001 thực hiện chi phí vật liệu phân xưởng là 800.000.000VNĐ giảm so với kế hoạch là 600.000.000VNĐ tương đương 43%.
+ Công cụ, dụng cụ sản xuất như đồng hồ đo điện, thiết bị kiểm nhiệt, thiết bị đo lường, thiế bị lấy mẫu...
Năm 2001 thực hiện chi phí công cụ dụng cụ sản xuất là: 120.000.000 VNĐ giảm so với kế hoạch là: 30.000.000 VNĐ tương đương 20%.
+ Chi phí KHTSCĐ:
Chi phí khấu hao trong giá thành chịu tỷ lệ khấu hao và giá thiết bị ban đầu của máy móc thiết bị. TSCĐ của nhà máy hiện nay bao gồm toàn bộ TSCĐ dùng trong SXKD. Nhưng cũng có một phần nhỏ TSCĐ không dùng đến và đang chờ thanh lý
TSCĐ của nhà máy đang dùng đã được đầu tư, từ những năm thành lập Nhà máy đến nay đều theo thiết bị đồng bộ. Nó phải qua 40 năm vận hành và sử dụng do đó nó đã được khấu hao gần hết nhưng vẫn phải đưa vào sử dụng và quản lý theo chế độ hiện hành.
- Các TSCĐ huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo quy định thu hồi với chế độ khấu hao đối với TSCĐ phục vụ trong sản xuất kinh doanh đều được thực hiện theo quy định của Tổng côngty.
Nhà máy áp dụng hình thức khấu hao theo quy định tại: QĐ 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 là hình thức khấu hao đều:
Mức khấu hao hàng năm = nguyên giá: Thời hạn sử dụng.
Như vậy năm 2001 chi phí khấu hao của nhà máy là: 844.000.000VNĐ.
+ Chi phí sửa chữa TSCĐ: Bao gồm sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
Do máy móc thiết bị làm việc lâu năm nên việc sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên được tiến hành liên tục hết thiết bị này đến thiết bị khác. Chính vì vậy nhà máy tổ chức các phân xưởng, tổ, đội sửa chữa đảm nhiệm phần công việc này.
+ Chi phí sửa chữa lớn: TSCĐ ở nhà máy nhiệt điện Uông Bí được tập hợp theo số thực chi tức là trong tháng phát sinh bao nhiêu sẽ được tính vào giá thành bấy nhiêu. Tập hợp chi phí sửa chữa lớn theo từng công trình.
Năm qua Nhà Máy thực hiện chi phí sửa chữa lớn là: 42.400.000.000 đ tăng so với kế hoạch 6% tương đương 2.400.000.000 VNĐ
+ Chi phí sửa chữa thường xuyên: Bao gồm những công việc sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Chi phí thường xuyên là những chi phí về vật liệu, phụ tùng thay thế và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho việc sửa chữa TSCĐ.
Năm 2001 chi phí sửa chữa thường xuyên là: 2895.000.000VNĐ giảm so với kế hoạch 2,4% tương đương 910.000.000VNĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm điện, nước, điện thoại, bưu phí và các dịch vụ mua ngoài khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2001 là: 1.290.000.000VNĐ tăng 158% so với kế hoạch tương đương 790.000.000VNĐ chi phí trực tiếp khác thực hiện 75.000.000VNĐ giảm 50% so với kế hoạch.
+ Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí bảo hộ lao động, kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nghiệp, bảo vệ, phòng cháy hao hụt nhiên liệu trong mức, chi phí ăn ca, chi phí trực tiếp khác. Thực hiện 4.735.000.000VNĐ tăng 6,4% tương đương 285.000.000VNĐ.
Cách tính giá thành điện ở nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
Nhà máy sản xuất điện phát lưới, đơn vị tính là Kwh với đặc điểm như vậy nhà máy đã xác định đối tượng tính giá thành là Kwh điện phát lưới (điện thanh cái) điện phát lưới = điện sản xuất - điện dùng để sản xuất .
Tổng chi phí
Giá thành 1KWh =
Sản lượng điện phát lưới
4- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí này tăng hay giảm nó biểu hiện trình độ quản lý, tổ chức của nhà máy. Muốn hạ được giá thành hay không, cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Bảng: Tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
Mức
%
1
2
3
4 = 3-2
5 = 4/2
Nhân viên quản lý
8.135
8.100
-35
-0,4
Vật liệu văn phòng
600
595
-5
-0,8
Dụng cụ, đồ dùng văn phòng
100
40
-60
-60
Khấu hao TSCĐ
700
700
-
-
Thuế, phí, lệ phí
450
455
+5
+1,1
Dịch vụ mua ngoài
320
315
-5
-1,5
Chi phí khác bằng tiền
2.260
1.656
-604
-26,7
Quản lý doanh nghiệp
18.765
16.570
-2.195
-11,7
Cộng
31.330
28.431
-2.899
-9,25
Qua bảng trên ta nhận thấy tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với kế hoạch là 9,25% tương đương 2.899.000.000VNĐ.
Như vậy là năm 2001 nhà máy thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp là 28.431.000.000VNĐ.
Từ phần phân tích trên ta có bảng tổng hợp chi phí và giá thành đơn vị sản phẩm thực hiện năm 2001 như sau:
STT
Nội dung
Tổng giá thành
Z đơn vị đ/Kwh
1
2
3
4
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
114.224
233,35
- Than
108.962
222,6
- Dầu
2.657
5,43
- vật liệu phụ
2.605
5,32
2
Chi phí nhân công trực tiếp
23.168
47,3
- Lương CNV
21.598
44,1
- BHYT, BHXH, KPCĐ
1.570
3,2
3
Chi phí sản xuất chung
60.515
123,6
- Chi phí nhân viên phân xưởng
8.200
16,75
- Vật liệu phân xưởng
800
1,6
- Công cụ, dụng cụ sản xuất
120
0,25
- Khấu hao TSCĐ
844
1,7
- CP sửa chữa TSCĐ
45.295
92,5
- CP dịch vụ mua ngoài
1.290
2,6
- CP bằng tiền khác
75
0,2
- CP trực tiếp khác
4.735
9,7
+ Bảo hộ lao động
400
0,8
+ Kỹ thuật, an toàn
50
0,1
+ Bảo vệ, phòng cháy
135
0,3
+ Hao hụt nhiên liệu trong mức
1.100
2,36
+ Chi phí ăn ca
2.450
5
+ Chi phí trực tiếp khác
600
1,1
4
Chi phí quản lý doanh nghiệp
28.431
58
- CP nhân viên quản lý
8.100
16,5
- CP vật liệu văn phòng
595
1,2
- Dụng cụ đồ dùng văn phòng
40
0,08
- CP khấu hao TSCĐ
700
1,4
- Thuế, phí, lệ phí
445
0,91
- CP dịch vụ mua ngoài
315
0,64
- CP khác bằng tiền
1.656
3,4
- CP quản lý doanh nghiệp khác
16.570
33,85
5
CP bán hàng
0
0
Cộng
226.278
462,27
Sản lượng điện thực hiện KWh
489.494.310
5- Kết luận chung:
Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, là một thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Qua phân tích ta nhận thấy trong năm 2001 nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Tổng công ty giao xuống. Để đạt được kết quả đó là một sự cố gắng nỗ lực của tập thể CBCNV trong quá trình tiến hành sản xuất.
- Sản lượng điện tiêu thụ tăng: 1,98% so với kế hoạch. tương đương 9.494.310Kwh, giá thành giảm so với kế hoạch là 0,7% tương đương 3,3đ.
Tuy nhiên nhà máy vẫn còn tồn tại một số khó khăn hạn chế sau:
Là nhà máy thành lập từ những năm 1961 cho nên đến nay máy móc, thiết bị của nhà máy đã quá cũ và lạc hậu, một số máy móc đã hết khấu hao, cho nên khó khăn này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của nhà máy. Do đó gây lãng phí về nguyên vật liệu chủ yếu là than ,dầu vì ảnh hưởng của dây chuyền máy móc thiết bị lâu đời, mà lại phải sản xuất liên tục 24/24 giờ. Gây nên tình trạng không đạt được các chỉ tiêu về kỹ thuật cho phép. Vì vậy cần phải xem xét một số thiết bị của lò hơi làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu than và dầu như dàn ống sinh hơi, thiết bị hâm nước, thiết bị quá nhiệt hoặc một số thiết bị khác ảnh hưởng.
Nhà máy cần phải có biện pháp cụ thể để hạ mức tiêu hao vật tư và hạ được chi phí của nguyên vật liệu.
Để góp phần giải quyết những khó khăn, khắc phục nhược điểm của nhà máy, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng đi lên và ổn định, đạt hiệu quả, nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ sản xuất nhằm làm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm .
Sau đây là biện pháp cơ bản mang tính khả thi được rút ra từ những nguyên nhân nhằm giảm được giá thành.
Chương 4:
Một số biện pháp hạ giá thành Sản phẩm
của nhà máy nhiệt điện uông bí
Hạ giá thành là một trong những nhân tố quan trọng, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và tồn tại vững chắc trên thị trường. Trên cơ chế thị trường mở cửa ngày nay sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt do đó các doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng, số lượng.... và giá thành phải phù hợp với thị hiếu để đáp ứng kịp thời phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Vì vậy trong hoạt động SXKD doanh nghiệp phải không ngừng quan tâm, tìm tòi các biện pháp để có thể giảm được chi phí trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được điều đó trước hết nhà quản lý của doanh nghiệp phải thấy được các nhân tố tác động ảnh hưởng đến giá thành, để từ đó xác định mục tiêu phương hướng và trên phương pháp tối ưu thích hợp nhất đối với doanh nghiệp mình. Có rất nhiều nhân tố tác động đến việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh là một nhân tố quan trọng vừa đạt được sản lượng, chất lượng đảm bảo và ổn định sản xuất kinh doanh. Ngày nay khoa học công nghệ càng hiện đại đã dần thay đổi điều kiện sản xuất. Vì thế trong hoạt động SXKD vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là tuỳ theo điều kiện cụ thể và môi trường thích hợp để nắm bắt thời cơ áp dụng thành tựu công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo số lượng và hạ được giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức lao động và sử dụng con người: Đây cũng là một nhân tố quan trọng, vì muốn nâng cao năng suất thì phải có 1 cơ cấu lao động vững mạnh và việc tổ chức sắp xếp có khoa học sẽ là nền tảng của sự phát triển sản xuất có năng suất và hiệu quả, loại trừ được tình trạng tăng phí lao động, giờ máy... đồng thời phát huy được tiềm năg của mỗi người, làm cho họ gắn bó với doanh nghiệp, cống hiến sức lao động, tài năng của mình cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải thường xuyên bồi dưỡng đào tạo trình độ của CBCNV, quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của mỗi người lao động.
Vì vậy muốn giảm giá thành doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng điều kiện phù hợp với tình hình của mình như: nâng cao năng suất sản lượng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý... từ đó để có biện pháp cụ thể.
I- Đánh giá chung về vấn đề hạ giá thành ở nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.
Trong năm qua, Nhà máy thực hiện sản xuất hoàn thành vượt mức sản lượng so với kế hoạch được giao, đời sống của CBCNV ngày càng ổn định và được đảm bảo. Tuy nhiên về dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy, đều là các thiết bị đồng bộ do Liên Xô cũ sản xuất, nó đã trải qua hơn 40 năm sử dụng, vận hành ngoài ra còn bị ăn mòn trong môi trường nước lợ, nên đã gần hết khấu hao. Do đó dẫn đến tình trạng máy dễ bị hư hỏng, và hiện nay thì do tình trạng quá cũ nên máy 5 đang có sự cố, chỉ còn máy 6 phải vận hành liên tục, hiệu suất của máy 6 đạt khoảng 36% khi đó suất tiêu hao nhiên liệu tiêu chuẩn là 440-450g/Kwh. Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu sản xuất và giảm được chi phí sản xuất đến mức thấp nhất để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Nhà máy phải tìm biện pháp tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng trong các khoản mục. Nhằm thực hiện có hiệu quả và chất lượng trong công việc, nâng cấp các thiết bị bảo đảm tính ổn định và an toàn trong sản xuất. Mục đích giảm tiêu hao nguyên vật liệu để hạ giá thành sản phẩm.
Muốn hạ được giá thành ta phải căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD của nhà máy. Tìm cách khắc phục những nhược điểm còn thiếu sót đồng thời giảm tối đa các khoản chi phí chung, quản lý doanh nghiệp, cải tạo thiết bị máy móc nhằm giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao hiệu suất.
Nhưng hiện nay ta thấy tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy gặp khó khăn là do máy móc sử dụng đã quá cũ mà muốn thay thế để có hiệu quả cao hơn thì gặp phải vấn đề về nguồn vốn đầu tư TSCĐ (xây dựng mới dây chuyền sản xuất điện) và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài và phải do Tổng công ty quyết định.
Theo tình hình hiện nay Nhà máy chỉ còn cách cố gắng duy trì ở mức có thể, để hoà nhập với sự thay đổi của thị trường, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản lượng để năm 2002 cao hơn năm 2001 và giảm được giá thành sản phẩm, chứng tỏ được sự tồn tại và phát triển của nhà máy.
II- Nội dung các biện pháp.
1- Biện pháp thứ nhất: Giảm chi phí nhiên liệu (Than, dầu)
Để sản xuất được điện năng Nhà máy phải sử dụng nhiên liệu chủ yếu là than, dầu để phục vụ cho việc đốt lò. Vì vậy chi phí nhiên liệu chiếm 1 tỷ lệ rất quan trọng trong giá thành phấn đấu sử dụng hợp lý nguyên vật liệu là một yêu cầu thường xuyên cần quan tâm.
Theo phân tích trong năm 2001 Nhà máy đã thực hiện chi phí nguyên vật liệu cao hơn so với kế hoạch đề ra. Một phần do dây chuyền công nghệ, thiết bị, máy móc đã quá cũ mà các thiết bị đó đều được sản xuất đồng bộ do Liên Xô cũ giúp đỡ lắp đặt và xây dựng mà hiện nay trên thị trường không có cho nên khó có thể thực hiện hết công suất. Mà định mức tiêu hao nguyên vật liệu là do Tổng công ty quy định. Vì vậy ta chỉ còn cách cố gắng tiết kiệm chi phí vận chuyển để giảm một phần trong giá thành. Muốn thực hiện được điều này ta phải có khâu tổ chức chặt chẽ, bám sát tình hình thực tế để kịp thời giải quyết các vướng mắc.
Hiện nay tuy tình trạng máy móc ta không thể tuỳ tiện thay thế mà phải do Tổng công ty quyết định xem xét. Nhưng ta có thể hạn chế tối đa trong khả năng có thể của mình. Chẳng hạn như thiết bị của lò hơi thường xuyên xảy ra sự cố ta phải có biện pháp thích hợp để giúp nhà máy đảm bảo sản xuất duy trì sự hoạt động.
=> Thay thế thiết bị bộ hâm nước và bộ sấy không khí nhằm tiết kiệm nhiên liệu.
Để hiểu được cấu tạo tính chất và tác dụng làm việc của thiết bị này ta sẽ tìm hiểu nguyên lý làm việc của lò hơi IIK 20-3 theo sơ đồ:
Sơ đồ lò hơi:IIK20-3
Thải xỉ
Lò hơi
Nước
cấp
Bao hơi
Nước tuần hoàn
317 C
Hơi đến tua bin
Khói thải 130 C
Bộ hâm nước cấp II
Bộ sấy không khí cấp II
Bộ hâm nước cấp I
Bộ sấy không khí cấp I
Lên bộ hâm cấp II
đưa vào bao hơi 282 C
Nước cấp vào từ
bộ hâm cấp I. 180 C
t = 450 C ; p = 100 kg/cm
2
640 C
Sơ đồ lò hơi K - 20 -3
* Lò hơi:
Nước cấp có nhiệt độ 1800C được đưa vào bộ hâm cấp I rồi lên bộ hâm cấp II. Qua bộ hâm cấp I và II nước được nâng lên nhiệt độ 2820C. Sau đó được đưa vào bao hơi. Từ bao hơi nước xuống hệ thống ống sinh hơi, nhận nhiệt trong buồng lửa biến thành hơi bão hoà có nhiệt độ 3170C và áp lực 110ata. Hơi bão hoà này được đưa vào hao hơi để phân ly thành hơi nước. Phần nước lại tiếp tục xuống hệ thống ống sinh hơi để thành hơi bão hoà. Trong lò hơi được thực hiện theo vòng tuần hoàn tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt lượng trong buồng lửa.
Phần hơi bão hoà sau khi được phân ly khỏi nước được đưa sang bộ quá nhiệt cấp I rồi sang bộ quá nhiệt cấp II. ở đây hơi bão hoà được sấy khô hoàn toàn và trở thành hơi quá nhiệt có nhiệt độ là 5400C và áp lực là 100kg/cm2. Hơi quá nhiệt này được đưa sang tuốc bin để quay tuốc bin.
Quá trình biến đổi năng lượng trong lò hơi là từ hoá năng của than (các bon) thực hiện quá trình cháy sinh ra nhiệt năng cấp cho nước để biến nước thành hơi quá nhiệt đưa sang tuốc bin sinh công.
Quá trình sinh công của hơi quá nhiệt trong tuốc bin là quá trình biến đổi năng lượng từ nhiệt năng thành cơ năng, cơ năng này dùng để kéo máy phát điện.
* Bộ hâm nước:
Gồm 2 cấp: I và II được làm bằng ống thép CT20 có kích thước f38 x 4 được chế tạo thành các dàn ống kiểu xoắn ruột gà. Bộ hâm nước cấp I và II được đặt ở phần đuôi lò trên đường lưu chuyển của dòng khói có nhiệt độ 6400C, để tận dụng phần nhiệt năng mà dòng khói mang theo. Bộ hâm nước thực hiện sự trao đổi nhiệt đối lưu, nước lò đi trong ống và dòng khói đi ngoài ống. Dòng nước trong ống lưu chuyển ngược chiều với dòng lưu chuyển của khói. Nhiệt năng của dòng khói truyền cho nước qua sự dẫn nhiệt của thành ống thép f38 x 4CT20.
* Bộ sấy không khí:
Gồm : cấp I và II. Cấp I chia làm 2 tầng và cấp II là 1 tầng. Được chế tạo thành 24 hộp .Mặt sàng trên - dưới và lồng ống f40 x 1,5CT3 ống được lắp thẳng đứng theo chiều dòng lưu chuyển của khói đi từ trên xuống dưới.
Truyền nhiệt bằng đối lưu, dòng lưu chuyển của khói đi trong ống, không khí có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ khói đi ngoài ống. Nhiệt năng của dòng khói truyền cho dòng không khí làm nâng nhiệt độ dòng không khí từ 25-300C lên tới 3160C. Không khí này sẽ dùng để sấy than (nguyên) vận chuyển than bột và cung cấp lượng không khí cần thiết cho quá trình cháy trong buồng lửa.
* Tình trạng hiện nay của bộ hâm nước và bộ sấy không khí.
Do quá trình vận hành liên tục lại không có thiết bị thay thế nên thường xuyên bị xì bục. Vì vậy không đảm bảo được chỉ tiêu kỹ thuật đề ra.
Hiện nay nhiệt độ cấp ra khỏi bộ hâm nước cấp II chỉ đạt 180-1850C. Do đó khi cấp nhiệt độ này vào bao hơi tuần hoàn xuống dàn ông sinh hơi xuống lò bắt buộc lò hơi phải cung cấp thêm 1 nhiệt lượng cần thiết từ 2800C lên 3170C.
Vì vậy muốn tiết kiệm và nâng cao hiệu suất của lò hơi cần phải thay thế kịp thời, đặc biệt phải đúng chủng loại (chất lượng thép và độ dày của thép). Vì đây là nhà máy do Liên Xô giúp đỡ lắp đặt và xây dựng đã lâu ,do vậy các thiết bị nếu được thay thế sẽ được đảm bảo các chỉ tiêu thiết kế, kỹ thuật. Mặt khác giá thành sẽ giảm. Như vậy Nhà máy cũng như Tổng công ty điện lực Việt nam cần có kế hoạch đấu thầu thay thế trọn gói.
Để tính chi phí thay thế bộ hâm nước và bộ sấy không khí của một lò như sau:
Đây là thiết bị của Liên Xô đạt chỉ tiêu kỹ thuật CT 20-24x28
- Giá thành 1 bộ: 3.000.000.000đ (1)
1 lò hơi 2 bộ: 6.000.000.000đ
- Chi phí nhân công: 20 người
- Lương bình quân: 920.000đ/người/tháng
Thời gian thay thế 1 tháng (22 công)
Tổng chi phí nhân công = 18.400.000đ (2)
- Các chi phí khác như ca máy, vật liệu phụ: 100.000.000đ (3)
=> Tổng chi phí ban đầu cho 1 bộ là:
3.000.000.000 + 18.400.000 + 100.000.000 = 3.118.400.000đ
Mỗi lò 2 bộ -> chi phí 1 lò = 3.118.400.000 x 2 = 6.236.800.000
Trong đó mỗi năm theo phương thức vận hành tối đa chỉ được phép thay thế (sửa chữa lớn) không quá 2 lò. Ta thay thế 2 lò có tổng chi phí là: 12.473.600.000đ.
Do đó để đảm bảo công suất cũng như an toàn trong khi tiến hành sản xuất ta cần phải thay thế thiết bị mới. Ta thấy với thiết bị cũ nhiệt độ chỉ đạt 180 ữ 185 0C muốn đạt nhiệt độ thì ta phải đốt thêm một lượng than cần thiết là 0,09kg/kwh, trong năm 2001 đã phải sử dụng lượng than tiêu chuẩn là 0,634kg/kwh, với tổng chi phí : 108.962.000.000VNĐ
Như vậy thay thế thiết bị bộ hâm nước cấp II ta ta sẽ giảm được một lượng tiêu hao than tiêu chuẩn từ : 0,634kg/kwh xuống chỉ còn 0,54kg/kwh.
0,54 x 300 + 0,54 x 51,10 = 189.590 đ
Tổng chi phí là: Cthan = 189.590 x 489.494.310 = 92.803.000.000 đ
Chênh lệch:
108.962.000.000 - 92.803.000.000 = 16.159.000.000 đ
Khi thay thế thời gian sử dụng thiết bị mới sẽ tiết kiệm được khoản chi phí là: 16.159.000.000đ (để tính khấu hao TSCĐ) là 10 năm. Như vậy mỗi năm doanh nghiệp phải đầu tư là: 1.247.360.000đ.
Khấu hao hàng năm ta có:
16.159.000.000 - 1.247.360.000 = 14.911.640.000đ
Nếu doanh nghiệp phải vay vốn đầu tư của ngân hàng với lãi suất là 8%/năm, vay 10 năm, sau 10 doanh nghiệp phải trả cả vốn lẫn lãi là:
Bảng tính kế hoạch trả nợ vay đầu tư .
ĐVT: Nghìn đồng
Năm
Nợ gốc
Trả gốc
Tiền lãi
Tổng chi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12.473.600
11.226.240
9.978.880
8.731.520
7.848.160
6.236.800
4.989.440
3.742.080
2.494.720
1.247.360
0
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
1.247.360
997.888
898.099
798.310
698.522
598.733
498.944
399.155
299.366
199.578
99.789
2.245.248
2.145.459
2.045.670
1.945.882
1.846.093
1.746.304
1.646.515
1.546.726
1.446.938
1.347.149
Năm 0 là năm vay và lắp đặt
Trả gốc lấy từ quỹ khấu hao
Chi phí hàng năm chỉ còn là tiền lãi phải trả hàng năm. Chi phí này sẽ được bù đắp bằng lượng hàng năm. Nếu khấu hao trong 5 năm.
Năm
Nợ gốc
Trả gốc
Tiền lãi
Tổng chi
0
1
2
3
4
5
12.473.600
9.978.880
7.484.160
4.989.440
2.494.720
0
2.494.720
2.494.720
2.494.720
2.494.720
2.494.720
997.888
798.310
598.733
399.155
199.578
3.492.608
3.293.030
3.093.453
2.893.875
2.694.298
2- Biện pháp : Giảm chi phí sản xuất chung.
Trong phần phân tích giá thành đơn vị sản phẩm của nhà máy, ta thấy thực tế chi phí sản xuất chung vượt so với kế hoạch là: 1.188.000.000đ với tỷ lệ tăng là 2%.
Muốn hạ được giá thành ta cần có những biện pháp tác động nhằm giảm các thành phần chi phí đã tăng:
- Chi phí nhân viên phân xưởng tăng 1,6% tương đương là 128.000.000đ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: tăng 3,4% tương đương 1.490.000.000đ
+ Sửa chữa lớn: Tăng 6% tương đương 2.400.000.000đ
Tự làm giảm: 5,7% tương đương 1.700.000.000
Thuê ngoài tăng 41% tương đương 4.100.000.000đ
- Sửa chữa thường xuyên: Tuy giảm so với kế hoạch là 24% tương đương 910.000.000đ nhưng trong đó chi phí khác lại tăng 381.000.000đ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 790.000.000đ. Trong đó điện nước tuy giảm nhưng điện thoại, bưu phí tăng và dịch vụ mua ngoài khác cũng tăng.
Nhìn chung nhà máy vẫn còn lãng phí chưa đi sát với kế hoạch sản xuất.
Trong đó chi phí nhân viên phân xưởng tăng mà vật liệu phân xưởng thì giảm, công cụ sản xuất, sửa chữa lớn (tự làm) giảm. Ta cần phải tổ chức lại lực lượng nhân viên phân xưởng, có thể giảm chi phí thuê ngoài bằng cách tận dụng nguồn nhân lực sẵn có trong nhà máy. Bố trí lại lực lượng lao động một cách phù hợp tránh tình trạng phải thuê ngoài. Mà chỉ thuê khi thật cần thiết ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Như vậy ta có thể nâng cao đời sống CBCNV, tiết kiệm được máy thi công và một số khoản chi phí chung khác.
Bảng so sánh giữa tự làm và thuê ngoài
Thuê ngoài
Tự làm
+Vật tư thiết bị
-Vật tư
-Thiết bị
+Nhân công
+Máy thi công
+Chi phí chung
+Thu nhập chịu thuế tính trước
+K/S thiết kế dự toán
+Tổng
370.947.624,9
237.701.124,9
133.264.500,00
166.576.912,68
26.738.000
105.776.339,55
28.355.749,25
2.170.220,16
700.583.258,68
Lương chính + phụ cấp
63,5%N/C
5,5%
0,38%
+Vật tư thiết bị
+Nhân công
+ Tổng
370.947.642,9
144.677.171,8
515.624.796,7
=>Tiết kiệm 184.958.461.980 chiếm 26,40%
Thực hiện biện pháp này bằng cách sử dụng nguồn lực sẵn có, phát huy nội lực của Nhà máy với đội ngũ CBCN đã làm việc nhiều năm nhiều kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao.
- Chi phí thường xuyên tuy giảm nhưng trong thực hiện các chi phí khác tăng ta cần phải kiểm tra, giải quyết các chi phí thật cần thiết.
- Thực hiện chi phí mua ngoài ta hạn chế sử dụng điện thoại, bưu phí và dịch vụ mua ngoài. Loại bỏ những vấn đề không cần thiết, điện thoại chỉ sử dụng nội bộ trong nhà máy và các liên lạc đều qua tổng đài thì ta có thể giám sát được.
Như vậy nếu ta thực hiện được sẽ tiết kiệm 1 khoản chi phí về điện thoại, bưu phí là: 16.000.000đ. Đồng thời giảm được chi phí dịch vụ mua ngoài khác là: 804.000.000đ bằng cách hạn chế các đồ dùng văn phòng phẩm, hội họp, tiếp khách.. Từ đó có thể giảm các chi phí bằng tiền khác chỉ thực hiện bằng định mức kế hoạch thì sẽ tiết kiệm được 285.000.000đ
Như vậy trong năm qua nếu như máy sản xuất theo đúng kế hoạch thì có thể tiết kiệm được 1 khoản chi phí và tổng số sẽ giảm được là: 5.205.000.000đ
3- Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường hiện nay doanh nghiệp nào cũng phải phấn đấu để hoàn thành kế hoạch đạt hiệu quả tăng năng suất, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí nhằm mục đích hạ giá thành xuống mức thấp nhất để đáp ứng với nhu cầu thị trường và đảm bảo được đời sống của CBCNV.
Muốn thực hiện được điều đó thì đội ngũ quản lý phải có biện pháp chặt chẽ, nó sẽ là yếu tố quyết định để một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. ở nhà máy nhiệt điện Uông Bí với một dây chuyền sản xuất liên tục 24/24 giờ yêu cầu những người trực tiếp sản xuất phải thường xuyên chú ý và nghiêm túc trong công việc tránh sơ xuất để xảy ra tai nạn và phải năng động giải quyết công việc một cách kịp thời.
Công tác này rất phức tạp, do nhiều yếu tố cấu thành nên:
- Yếu tố chủ quan: là trình độ của cán bộ quản lý.
-Yếu tố khách quan: Do điều kiện sản xuất, sự cố máy móc trong dây chuyền sản xuất.
+ Giám sát việc thực hiện các định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, giờ công... giảm tiêu hao vật tư đến mức thấp nhất. Điều này đòi hỏi trình đọ chuyên môn của người sử dụng thiết bị cao, có sáng tạo trong công việc. Đối với người công nhân thì luôn có hướng nâng cao năng suất lao động, nhà máy cần có biện pháp khuyến khích lao động, chống sự lãng phí thời gian lao động hữu ích.
+ Cần có sự chú trọng đến trình độ máy móc, thiết bị đang hoạt động và sửa chữa kịp thời, đảm bảo sửa chữa chất lượng và theo thời gian quy định.
+ Giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong sản xuất nhà quản lý cần phải quan tâm đến đời sống của CBCNV của mình, khuyến khích cấp dưới nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên.Thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời cho những lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động , phục hồi sửa chữa thiết bị. Đồng thời nêu cao hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm luật an toàn lao động . Ngoài ra phải thường xuyên đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao để phục vụ cho việc phát triển của nhà máy .
III- Đánh giá hiệu quả biện pháp giảm giá thành ở các khoản mục.
+ Biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu bằng phương pháp thay thế công nghệ mới.
+ Biện pháp giảm chi phí chung (thực hiện theo kế hoạch)
- Bảng tổng hợp so sánh các biện pháp giảm giá thành với thực tế.
Khoán mục chi phí
Thực hiện
áp dụng biện pháp
Chênh lệch
% so với tổng giá thành
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Nguyên vật liệu
111.619
288
95.707
195,5
-15.912
-92,5
14%
Chi phí sản xuất chung
60.515
123,6
55.310
113
-5.205
10,6
0,9
Kết luận chung
==================
Nhà Máy là một doanh nghiệp nhà nước Dưới cơ chế thị trường luôn thay đổi để tồn tại được trong nền kinh tế quốc dân thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận . Việc tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề hết sức phức tạp không chỉ liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp mà còn liên quan đến lợi ích của từng người lao động và nhà nước.
Nhà máy Điện Uông Bí tuy không hạch toán doanh thu nhưng giá thành Điện phát lưới của Nhà máy cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của toàn nghành Điện, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nghành Điện. Cho đến nay, Nhà máy vẫn đứng vững trên thị trường, những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà Máy đạt được trong năm 2001 như sau:
+ Sản lượng Điện tăng 1,98% so với kế hoạch
Tuy nhiên Nhà Máy vẫn gặp một số khó khăn hạn chế sau:
Đây là một nhà máy thành lập từ những năm 1961 , cho nên toàn bộ thiết bị của Nhà Máy đã cũ kỹ và lạc hậu , một số máy móc đã hết khấu hao , ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất dẫn đến tình trạng máy móc hoạt động không hết công suất .
Giá thành đơn vị sản phẩm còn cao hơn năm trước .
Trong những năm tới để đẩy mạnh sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhà Máy phải tiếp tục duy trì những mặt đã đạt được, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.Bằng cách tổ chức sản suất và quản lý lao động hợp lý như nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân , tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiét bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm .
Phân tích tình hình hoạt đọng sản xuát kinh doanh nhằm thấy được tình hình sản xuất kinh doanh trong năm , đồng thời có kế hoạch và phương hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới đạt hiệu quả cao.
Trong đồ án tốt nghiệp của em đã trình bày những vấn đề sau: giới thiệu về Nhà Máy và phân tích tình hình hoạt động tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí và giá thành , và tìm phương hướng để hạ giá thành ở Nhà Máy Điện .
Mặc dù bản thân em rất cố gắng , song do thời gian và trình độ có hạn ,cho nên chuyên đề nghiên cứu về giá thành còn nhiều hạn chế , đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót . Em mong được sự giúp đỡ , chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ CNV Nhà Máy Điện Uông Bí , đóng góp ý kiến giúp đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hưỡng dẫn: Nguyễn Văn Nghiệp - Khoa kinh tế và quản lý. Trường Đại học bách khoa Hà Nội và các cán bộ công nhân viên Nhà Máy Điện Uông Bí đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghệp này .
Uông bí , ngày ... tháng ... năm 2002
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang
Tài liệu tham khảo
==============
1- PTS .Lê Thị Hồng Phương – Kế toán Doanh nghiệp đại cương – Hà Nội 1999
2- Vũ Huy Cẩm – Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm –Hà Nội 1996
3- PTS .Phan Thị Ngọc Thuận – Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp – Hà Nội 1997
4- PGS.TS Phạm Thị Gái – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh – NXB Thống kê 2001
5- Một số tài liệu của Nhà Máy .
Phân tích chi phí sản xuất và biện pháp hạ giá thành sản phẩm điện của nhà máy nhiệt điện uông bí (95 trang)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2037.doc