Tài liệu Quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp - Xây lắp và thương mại Hà Tĩnh: ... Ebook Quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp - Xây lắp và thương mại Hà Tĩnh
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp - Xây lắp và thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Đối với mỗi một quốc gia thì một trong những vấn đề được xã hội quan tâm là làm thế nào để giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người lao động. Nhất là với các nước đang phát triển thì đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.
Làm thế nào để giải quyết việc làm cho người lao động ?
Một trong những giải pháp để trả lời câu hỏi trên đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng là đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài nơi có nhu cầu về sức lao động.
Sau một thời gian thực tập và được tiếp xúc nghiên cứu vấn đề XKLĐ tại Công ty cổ phần phát triển Công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh, em thấy được những đặc điểm, tình hình cơ bản nhất về lĩnh vực XKLĐ, bên cạnh đó là những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động quản lý XKLĐ ở Công ty, là một nhà quản trị tương lai nên bản thân em cũng rất muốn làm thế nào đó để tìm một hướng đi giải quyết vần đề này. Bởi em nghĩ rằng xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp tạo việc làm trong thời đại mới – Thời kỳ hội nhập kinh tế.
Hơn nữa, tại thời điểm này ban lãnh đạo, hội đồng quản trị Công ty đang ra sức xây dựng, cũng cố và phát triển lĩnh vực XKLĐ, để XKLĐ trở thành một lĩnh vực quan trọng, hạt nhân trong Công ty, nhằm tạo công ăn việc làm cho những người lao động, nâng cao doanh thu cho Công ty.
Do đó em đã chọn đề tài “Quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh”.
Để phục vụ cho mục đích của mình em đã tiến hành :
- Quan sát thực tế công tác quản lý xuất khẩu lao động tại Công ty để đưa ra nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm của quá trình xuất khẩu lao động, từ đó kiến nghị giải pháp.
- Dựa vào số liệu được cung cấp để phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tại Công ty.
- Kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để theo dõi về tình hình xuất khẩu lao động chung của các doanh nghiệp và đưa ra giải pháp để Công ty hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động.
- Tìm hiểu các vấn đề về chính sách kinh tế, tình hình biến động về kinh tế để dự đoán tương lai của xuất khẩu lao động.
Do hiểu biết và những nghiên cứu của bản thân em còn nhiều hạn chế, do còn là một sinh viên còn thiếu kinh nghiệm nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong các thầy giáo xem xét góp ý để em có thể hoàn thiện kiến thức bản thân mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.
- Tên doanh nghiệp ( cơ quan chủ quản ) : Công ty cổ phần phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
-Tên tiếng Anh: Hatinh industrial development – construction & trading joint- stock co, gọi tắt là Haindeco
- Trụ sở: số 162, đường Hà Huy Tập, Thị xã Hà Tĩnh, Tĩnh Hà Tĩnh
- Mail: Haindeco @ yahoo.com
- Tổng cán bộ quản lý và công nhân: 261
- Tổng số đơn vị trực thuộc Công ty: 13
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY.
Tiền thân của Công ty là Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp Hà Tĩnh được Tỉnh uỷ Hà Tĩnh thành lập và quản lý vào tháng 11 năm 1991, với chức năng nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là sản xuất vật liệu xây dựng (Chủ yếu là gạch ngói), Dịch vụ sửa chữa ô tô xe máy và kinh doanh ăn uống. Đến cuối năm 1992, thực hiện Nghị định số 388/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay là Chính phủ), Công ty được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1474 - QĐ/UB ngày 26/12/1992 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh, với tên gọi là Công ty Phát triển công nghiệp Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 6 năm 2003 Quyết định số 1242/QĐUB của UBND tỉnh Hà Tĩnh, công ty được chuyển thành Công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Tĩnh cho đến nay.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã bổ sung lần lượt các ngành nghề: Xây lắp điện, thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bộ máy của Công ty ban đầu chỉ có 3 đầu mối trực thuộc nay đã mở rộng với quy mô lớn hơn với 5 đầu mối trực thuộc.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là một đơn vị hoạt động theo đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề được cấp. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là xây lắp các công trình dân dụng trên địa bàn được cho phép.
Theo đặc điểm sản xuất thì sản phẩm chủ yếu của Công ty là xây dựng cơ bản hoàn thành nhiệm vụ bàn giao đưa vào sử dụng. Do đó qui trình công nghệ sản xuất thể hiện qua sơ đồ sau:
Giải phóng mặt bằng chuẩn bị hiện trường xây lắp
Tổ chức bộ máy quản lý, chỉ huy thi công công trình
Nhận thầu xây
lắp
Tập kết, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thiết bị, nhân lực
Triển khai thi công các hạng mục công trình
Nghiệm thu bàn giao, thanh toán công trình
B¶ng1: S¬ ®å quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt
1.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÔNG TY.
1.4.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cơ sở và UBND tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định. Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, bảo đảm đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể của người lao động, trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp. Công ty có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đồng thời nghiêm khắc xử lý kỷ luật những người không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nội quy, quy chế của công ty và pháp luật Nhà nước.
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty :
Xuất phát từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội… của tỉnh Hà Tĩnh cũng như năng lực của Công ty, cho nên Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề, với các ngành nghề sau :
- Sửa chữa đại tu ô tô, xe máy.
- Gia công, sản xuất các sản phẩm cơ khí.
- Xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây lắp điện.
- Xuất khẩu lao động.
1.4.2. Nhiệm vụ
Hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo công bằng, dân chủ theo pháp luật.
Sử dụng và phát huy hiệu quả vốn Nhà nước, vốn vay ngân hàng. Bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện đúng pháp luật các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác.
Thực hiện các quy định về thống kê, kế toán tài chính, hồ sơ tài liệu theo quy định của nhà nước về pháp lệnh thống kê kế toán. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu trước pháp luật.
Cùng địa phương và các tổ chức chính trị xã hội khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo gữi gìn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1.5.1. Tổ chức bộ máy
Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh là Doanh nghiệp nhà nước dưới sự quản lý về mặt nhà nước của Sở Công nghiệp Hà Tĩnh. Hiện nay công ty có tổng số lao động là 300 người được biên chế ở 3 phòng và 5 đơn vị trực thuộc bao gồm:
BỘ PHẬN VĂN PHÒNG
Ban giám đốc Công ty
- Phòng tổ chức - Hành chính
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư
Phòng kế toán - Tài vụ
Phòng xuất khẩu lao động
Các đơn vị trực thuộc :
Đội quản lý và sữa chữa xe máy
Đội thi công các công trình xây dựng
Đội xây lắp điện
Đội thi công các công trình giao thông
Đội gia công cơ khí
Gi¸m ®èc c«ng ty
Phã gi¸m ®èc SXKD
Phßng KT-VT
Phßng TCHC
Phã gi¸m ®èc MaKetinh
Phßng KH-KT-VT
§éi qu¶n lý vµ söa ch÷a xe m¸y
§éi thi c«ng c¸c c«ng tr×nh
§éi x©y l¾p ®iÖn
§éi thi c«ng c¸c c«ng tr×nh giao th«ng
§éi gia c«ng c¬ khÝ
B¶ng2: Tæ chøc bé m¸y cña C«ng ty ®îc bè trÝ theo s¬ ®å sau
Về chức năng quản lý :
Theo xu thế đổi mới, bộ máy quản lý của Công ty đòi hỏi phải gọn nhẹ thì hoạt động mới có hiệu quả cao, vì vậy Bộ máy văn phòng Công ty chỉ có ban giám đốc và 3 phòng chính :
Ban Giám đốc Công ty
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư
Phòng Kế toán - Tài vụ
1.5.2. Nhiệm vụ chức năng của bộ phận văn phòng công ty
1.5.2.1. Ban Giám đốc :
a) Giám đốc Công ty :
Vừa đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động toàn Công ty. Giám đốc công ty do UBND tỉnh bổ nhiệm và là người đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt đông của Công ty mình. Giám đốc Công ty là người có quyền điều hành và quản lý cao nhất của Công ty.
Nhiệm vụ của giám đốc Công ty là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Công ty được quy định tại quyết định số 1474- QĐ/UB ngày 26 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Do Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng và dàn trải trong và ngoài tỉnh, nên ngoài việc điều hành quản lý chung của Công ty, Giám đốc Công ty còn có 2 phó Ciám đốc giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
b ) Phó Giám đốc Công ty :
Công ty có 2 Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành các hoạt động còn lại của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách.
Trách nhiệm của mỗi phó Giám đốc được phân công cụ thể như sau
* Phó Giám đốc phụ trách Marketing :
Phó Giám đốc phụ trách Marketing là người giúp Giám đốc Công ty trong việc tiếp thị thị trường và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chuyên môn trong công tác đấu thầu các công trình trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, chỉ đạo công tác hoàn công và thanh quyết toán các công trình do công ty thi công.
* Phó Giám đốc phụ trách SXKD:
Phó giám đốc phụ trách SXKD là người giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo về phần công tác kỹ thuật và điều hành các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, đảm bảo được quá trình sản xuất, thi công công trình đúng tiến độ đề ra, đạt năng suất chất lượng sản phẩm, kỹ, mỹ thuật các công trình do công ty thi công.
1.5.2.2. Phòng kế toán - Tài vụ :
Là phòng tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính - kế toán, kế hoạch tài chính, hạch toán kinh tế, thống kê...
Trong công tác hoạt động của phòng kế toán - tài vụ là phản ánh kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thông tin kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty cho Giám đốc. Thông qua tiền tệ giúp Giám đốc quản lý và sử dụng tốt, tiết kiệm vốn, sử dụng vật tư hợp lý, thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh, lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Giúp Giám đốc Công ty trong việc hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, thống kê, thủ kho, cho các đơn vị trực thuộc. Hàng tháng kiểm tra các đơn vị thực hiện chế độ thống kê, kế toán, báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước
Phòng tài vụ có quyền độc lập và chủ động trong công tác chuyên môn ngoài nghĩa vụ thi hành các quyết định của Giám đốc, phòng tài vụ lấy pháp lệnh kế toán thống kê và các văn bản pháp quy của nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động chuyên môn của mình.
1.5.2.3. Phòng kế hoạch - Kỹ thật - Vật tư :
Là cơ quan tham mưu và giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực sau :
Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc. Đảm bảo thi công các công trình đúng tiến độ, kỹ, mỹ thuật theo yêu cầu của bên A.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty duyệt các dự trù về vật tư, nhân công... đề ra các biện pháp tổ chức sản xuất nhằm bảo đảm yêu cầu về hiệu quả, tiến độ cho từng công việc cụ thể, và kế hoạch tài chính của các công trường đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
Kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện các đơn vị sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình, tiến độ thi công các công trình. Kiểm tra việc sử dụng vật tư, nguyên, nhiên liệu theo dự trù đã được phê duyệt để kịp thời uốn nắn và xử lý các đơn vị thực hiện sai quy trình, quy phạm kỹ thuật và quy định của công ty.
- Giúp Giám đốc hoàn thành các hồ sơ đấu thầu các công trình đảm bảo hiệu quả và kịp thời gian Công ty đề ra.
- Chỉ đạo các công trình về công tác hồ sơ hoàn công và cùng phòng kế toán - tài vụ thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán công trình theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với bên A.
1.5.2.4. Phòng tổ chức hành chính :
Tham mưu và giúp Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực sau :
- Tuyển dụng và bố trí nhân lực phù hợp với khả năng của cá nhân và nhu cầu của đơn vị.
- Giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, tiền thưỏng, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế...
- Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ trong công tác vệ sinh công nghiệp, vật liệu nổ, an toàn lao động, phòng chữa cháy...
Thi nâng bậc thợ, đào tạo chuyển đổi tay nghề.
- Khen thưởng, kỷ luật.
- Bảo đảm trang thiết bị nơi làm việc, làm tốt công tác an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, quản lý và bảo vệ tài sản của Công ty. Lập kế hoạch và sửa chữa các công trình nhà làm việc, nhà ở và công trình phúc lợi của của Công ty.
1.5.2.5. Các đơn vị thành viên chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty :
Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ cụ thể mà mỗi đơn vị có cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý phù hợp.
Theo tình hình thực tế của Công ty hiện nay, các đơn vị trực thuộc được chia thành từng tổ, đội chính.
Đội thi công các công trình xây dựng
Đội thi công các công trình giao thông
Đội xây lắp điện
Đội quản lý và sửa chữa xe máy
Đội gia công cơ khí.
Nhiệm vụ chính của các đơn vị là thi công các công trình về giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây lắp điện, gia công các sản phẩm cơ khí, sửa chữa và đại tu ô tô xe máy. Đảm bảo thi công các công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật theo yêu cầu của bên A. Phương thức hạch toán là báo sổ.
1.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG
Hoạt động của công ty gồm nhiều lĩnh vực (xây dựng, xây lắp, sản xuất nguyên vật liệu, xuất khẩu lao động), nên lao động trong công ty mang nhưng đặc điềm khác nhau để phù hợp với từng lĩnh vực. Ngoài lĩnh vực xuất khẩu lao động mang tính dịch vụ cao, cần những lao động quản lý thì các lĩnh vực khác lại mang tính sản xuất vì vậy cần nhiều lao động trực tiếp.
Hiện tại công ty có đến 261 cán bộ, công nhân. Trong đó có 30 cán bộ có bằng đại học (chiếm 11%), 29 cán bộ có bằng cao đẳng (chiếm khoảng 11%), số còn lại là trung cấp và phần lớn là lao động phổ thông. Từ những con số thống kê trên, ta thấy: lao động trong Công ty có trình độ nghiệp vụ còn chưa cao, số lượng cán bộ có bằng đại học còn thấp, chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc hiện nay.
Đây là một vấn đề cần được công ty chú ý và đưa ra những phương án giải quyết trong thời gian sắp tới. Công ty cần có những đãi ngộ nhằm khuyến khích những người có trình độ đại học và trên đại học vào làm việc cho Công ty. Mặt khác, Công ty cũng cần thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho lao động đang làm việc hiện nay.
1.7. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.7.1.Về sản xuất nguyên vật liệu
Sản xuất vật liệu trong 3 năm qua vẩn là ngành nghề sản xuất quan trọng. Xí nghiệp đá Hương Trạch – Hương Khê ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp vật liệu đá xây dựng cho đường Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Hương khê) đã được di dời về xã Kỳ Tân – Kỳ Anh, trong vòng chưa đầy 3 tháng, toàn bộ dự án di dời Xí nghiệp đã hoàn thành và kịp thời đón đầu cung cấp vật liệu cho các công trình trọng điểm như đường 12A, khu công nghiệp cảng biển nước sâu Vũng áng.
Xí nghiệp đá Hồng Lĩnh vẫn thể hiện được ưu thế của mình về sản lượng, chất lượng sản phẩm trên thị trường, sản lượng đá chế biến của xí nghiệp đóng một vai trò quan trọng trọng trên thị trường, sản lượng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước, công tác Vệ sinh - An toàn lao động - Phòng chông cháy nổ luôn được quan tâm và bảo đảm.
1.7.2.Về xây lắp công trình
Với thiết bị đồng bộ, chủ động nguồn vật tư và uy tín trong thi công với sự nổ lực tìm kiếm trên thị trường, Công ty vẫn giữ vững được thị trường, ngành xăy lắp vẫn giữ một vai trò quyết định cho sự phát triển và ổn định của Công ty.
Công ty đã tham gia và hoàn thành nhiều công trình trọng điểm,có tính chất và quy mô phức tạp, đảm bảo về chất lượng và tiến độ như Hồ Chí Minh ; đường nối cảng Vủng áng đến biên giới Việt – Lào, Hệ thống đường điện cao hạ thế và trạm biến áp Thị Trấn Tây Sơn, Trạm biến áp và hệ thống điện Thị Trấn Phố Châu – Hương Sơn; Móng và cột đường dây 500 KV giai đoạn 2; san nền khu công nghiệp Vũng áng; hệ thống trường học cao tầng của Thị Xã Hà Tĩnh và các huyện thị trong Tỉnh; các công trình kiến trúc khu mộ cố Tổng bí thư Trần Phú; kè biển Thiên Cầm; kè đồn biên phòng 563; Trường trung học Xuân Diệu…
1.7.3.Về hoạt động xuất khẩu lao động
Công ty là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong 3 năm qua Công ty đã đưa nhiều lao động sang làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Công ty có một đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động có kinh nghiệm và năng động, lao động của Công ty có tay nghề cao và thu nhập ổn định. Hiện nay Công ty thường xuyên có 1.251 lao động trong và ngoài tỉnh làm việc ở nước ngoài, hàng năm gửi về Việt Nam từ 40 tỷ đến 47 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong chính sách giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.
1.7.4. Một số chỉ tiêu đạt được trong thời gian qua
Bảng 3: Những kết quả đạt được trong thời gian qua
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh TT/KH(%)
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
2003
2004
2005
1
Giá trị tổng sản lượng
38.000
37.000
39.900
40.000
42.693
47.000
99,2%
100,25%
110%
2
Doanh thu
33.500
32.184
35.175
37.216
37.637
43.637
96%
105,8%
115,9%
3
Nộp Ngânn sách
650
668
670
350
750
750
102,7%
52,23%
100%
4
Nộp BHXH
462
462
441
441
500
500
100%
100%
100%
5
Lợi nhuận
534
257
566
464
606
800
48,12%
81,97%
132%
6
Tiền lươngg bq/th
880
900
900
1.100
1.000
1200
103%
122%
120%
7
Cổ tức%/n
12%
11%
12%
12%
12%
13%
91,7%
100%
108%
8
Tổng số LBBQ
1.109
1.165
1.490
1.728
2.500
2.559
105%
115,9%
102,36%
9
SP chủ yếu
+
Khai thác và chế biến đá
210.000
115.661
224.000
112.639
242.000
160.000
55%
50,3%
66%
+
Xây dựng giao thông(km)
18
13
20
15
22
29
72%
75%
131%
+
Xây dựng DD(m2)
2.100
3.600
2.121
4.000
2.248
3.500
171%
188%
155%
+
Đường dây và TBA(km)
3
5
20
10
22
30
166%
50%
136%
+
XKLĐ
(người)
629
327
1.000
550
1.500
1.000
52%
55%
66,6%
Nguồn: báo cáo hoạt động tài chính của Công ty trong những năm 2003, 2004, 2005
1.8. PHƯƠNG THỨC NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI.
1.8.1. Phương hướng chung
- Nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy truyền thống đoàn kết và những thành quả đã đạt được, ra sức tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tập trung phát triển những lĩnh vực, ngành nghề chính: sản xuất vật liệu xây dựng, thi công công trình, xuất khẩu lao động một cách bền vững.
- Tạo dựng môi trường kinh doanh bền vững, năng động, giám nghĩ, giám làm, đạt hiểu quả cao. Phát huy quyền làm chủ của người lao động, của các cổ đông.
1.7.2. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2008
-Tốc độ tăng trưởng về giá trị tổng sản lượng bình quân hàng năm trên 6%; Doanh thu tăng bình quân trên 7%; Nộp ngân sách tăng 10%; Tiền lương bình quân tăng 16%; lợi nhuận bình quân tăng 11%,Cổ tức phấn đấu tăng bình quân 7,6%.
1.7.3. Nhiệm vụ cơ bản
1.7.3.1. Sản xuất vật liệu xây dựng
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giao khoán, khai thác đúng quy trình, quy phạm, tuyệt đối an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
Chủ động về phụ tùng thay thế, chủ động sữa chửa kịp thời thiết bị, phấn đấu sản lượng khai thác hàng năm đạt 160.000 m3 đá hộc, 150.000 m3 đá xay các loại, doanh thu hàng năm là 9 tỷ đồng.
1.7.3.2. Xây lắp công trình
Tiếp tục giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường các tỉnh khác. Tập trung chỉ đạo, quản lý thi công tất cả các công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
Điều hành tổ chức thi công một số công trình trong điểm đưa lại hiệu quả cao như đường 12 đoạn Km 33 – Km 42; Km 0 – Km 9; cảng Vủng áng giai đoạn 2, Cầu kênh N1; Đường cứu hộ Cẩm xuyên đi Kẻ Gỗ và các công trình trọng điểm khác của Tỉnh.
Tập trung có hiệu quả trong công tác khai thác thị trường để tham gia nhiều dự án của Thị, của Tỉnh, đặc biệt là một số dự án lớn trong chương trình phát triển Thị xã Hà Tĩnh và cảng Vủng áng giai đoạn 2.
Khai thác thị trường để tham gia xây dựng dự án phát triển điện nông thôn do Sở Công nghiệp làm chủ đầu tư.
1.7.3.3. Xuất khẩu lao động
Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các chi nhánh và đơn vị trực thuộc phụ trách xuất khẩu lao động, đầu tư mở rộng đại diện tại các nước đang có lao động làm việc, trước mắt khẩn trương mở đại diện tại Malaysia để quản lý và khai thác thị trường. Tăng cường công tác QLLĐ ở ngoài nước, giảm thiểu rủi ro đối với lao động của công ty,tăng hiệu quả trong xuất khẩu lao động.
Tập trung nâng cao trình độ của cán bộ trong quản lý và thực hiện công tác XKLĐ, có trình độ và tâm huyết đối với nghề XKLĐ.
Phấn đấu mổi năm tuyển dụng,đào tạo và xuất cảnh từ 400 – 500 lao động, Phí quản lý thu từ XKLĐ mổi năm đạt từ 1,2 tỷ đến 1,5 tỷ.
HĐQT, Ban giám đốc công ty phải tận dụng cơ hội, vận hội thông qua lĩnh vực XKLĐ để đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, tăng nguồn thu cho công ty, tăng nguồn vốn phục vụ SXKD.
1.7.3.4. Đầu tư mở rộng sản xuất
1.7.4. Những giải pháp để thực hiện
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, công nhân trong toàn công ty; làm cho mổi cán bộ, công nhân viên trong Công ty thấu hiểu được những thuận lợi, khó khăn của Công ty từ đó để có những đóng góp ý kiến và tham gia tích cực vào quá trình tổ chức SXKD
+ Nâng cao trình độ lý luận, trình độ quản lý, nghiệp vụ cho cán bộ cốt cán để đáp ứng yêu cầu trong quản lý, điều hành và sản xuất.Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao hơn nữa chất lượng các phòng ban, áp dụng triệt để chế độ giao khoán cho tất cả các đơn vị SXKD.
+ Tăng uy tín trên thị trường, khai thác tối đa các mối quan hệ và sự giúp đỡ của các cấp, các nghành trong công việc tìm kiếm thị trường xây lắp. Kiên quyết điều hành, chỉ đạo thi công trình đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao.
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý:
Hoàn thiện cơ chế quản lý tại 02 Xí nghiệp KTCB đá, phát huy hết công suất khai thác và chế biến đá để sớm thu hồi vốn trả ngân hàng.
Hoàn thiện và ban hành cơ chế quản lý thiết bị xe máy trong quý II/2005 để phát huy tối đa hiệu suất sử dụng thiết bị, nâng cao vai trò của các đơn vị và lái xe lái máy trong quản lý và sử dụng thiết bị.
Hoàn thiện cơ chế trả lương phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty trong giai đoạn mới, thực hiện 100% hưởng lương sản phẩm.
+ Củng cố cơ sở vật chất Trung tâm XKLĐ để tổ chức, giáo dục định hướng cho lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho 3 chi nhánh công ty, các phòng Xuất khẩu lao động tại các địa phương để đưa được nhiều lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Có kế hoạch để mở rộng dịch vụ kinh doanh khi thị xã Hà Tĩnh phát triển lên đô thị loại 3.
+ Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo công ăn việc làm thường xuyên và bảo đảm thu nhập cho người lao động.
+ Sử dụng có hiệu quả thiết bị, thanh lý, nhượng bán những thiết bị không cần thiết, để thu hồi vốn đầu tư, giảm lãi vay ngân hàng.
+ Đầu tư dự án mua sắm thiết bị chủ lực và dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ để phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH.
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời gian vừa qua.
Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động ta đều xảy ra những biến động chính trị lớn dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế: ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, hoặc nếu có nhu cầu thì cũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế chính phủ - chính phủ nữa. Đồng thời, sau năm 1986 nước ta cũng chuyển dần từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với chính sách đó, sự nghiệp xuất khẩu lao động cũng được điều chỉnh phù hợp và nhanh chóng hoà nhập vào thị trường lao động khu vực và thế giới. Năm 2000 nước ta xuất khẩu được 31.500 lao động ra nước ngoài. Tính đến đầu năm 2003 con số này đã tăng lên 35.721 người. Và đến năm 2005 số lao động được xuất khẩu là hơn 600.000 lao động.
2.1.1.1. Số lượng lao động xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động nước ngoài, từ năm 1991 đến nay Việt Nam đã đưa được 636.560 lao động sang nước ngoài làm việc.
Bảng 4: Số lượng lao động xuất khẩu từ năm 1991 đến nay
STT
Năm
Số lượng lao động đi hàng năm (người).
1
1991
1. 020
2
1992
810
3
1993
3. 960
4
1994
9. 230
5
1995
10. 050
6
1996
12. 640
7
1997
18. 640
8
1998
12. 210
9
1999
20. 000
10
2000
31. 000
11
2001
37. 000
12
2002
43. 000
13
2003
80. 000
14
2004
147. 000
15
2005
200. 000
Tổng cộng:
626.560
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991- 2002 và báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động năm 2003, năm 2004, năm 2005- Bộ LĐTBXH
Qua bảng số liệu ta thấy số người đi lao động tăng lên rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2000 đến 2005. Con số này đánh dấu bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp xuất khẩu lao động ở nước ta.
2.1.1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu
Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các nghành nghề khác nhau như: Thuỷ thủ, thuyền viên đánh cá, chuyên gia y tế, giáo dục, công nhân, giúp việc gia đình...
Với chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các công ty mở rộng việc ký kết các hợp đồng đưa lao động có nghề. Kết quả cho thấy, số lao động có nghề xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1992 chủ yếu là lao động phổ thông thì số lao động có nghề năm 1993 tăng lên 25%, năm 1995 tăng lên 40% và hiện nay đạt gần 70% tổng số người đi. Chất lượng lao động với giai đoạn 1980-1990 đã có những chuyễn biến đáng kể. Đối với một số thị trường như Côoet, Libi, Angola, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc... chúng ta đã cung ứng 90% - 100% lao động có nghề. Còn một số lao động khi đưa đi chưa có nghề thì bên nhập đều thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động
2.1.1.3. Hình thức xuất khẩu lao động
Giai đoạn trước năm 1990 hình thức chủ yếu là xen ghép. Nhưng từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động nước ta có thể có các hình thức như sau: Hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng sử dụng chuyên gia; hợp đồng nhận thầu công trình; hợp đồng lao động vừa học vừa làm; hợp đồng nhận thầu công trình, nhận khoán khối lượng hợp tác chia sản phẩm; hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước ngoài; hợp đồng lao động giữa người Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài; Cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động.
Trong đó, các doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải tự mình tìm kiếm thị trường, đối tác và ký kết với bên nước ngoài để tiến hành làm thủ tục đưa lao động xuất khẩu dựa trên chính sách của nhà nước. Nếu doanh nghiệp nào có giấy phép xuất khẩu lao động mà trong vòng 12 tháng không xuất khẩu được đoàn nào thì bị thu hồi giấy phép.
2.1.1.4. Thị trường xuất khẩu lao động.
Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay không chỉ là các nước xã hội chủ nghĩa trước kia mà đã mở rộng phạm vi xuất khẩu tới gần 50 nước trên thế giới. Tuy vậy, công tác xuất khẩu lao động đến nay đã thành công ở một số thị trường chính như: Hàn Quốc, Angiêri, Nhật Bản, Đông Âu, Đài Loan, Irăc, Libi, Côoet.
-. Khu vực Đông Bắc á
Đông Bắc á đang là các thị trường chủ yếu, nhận nhiều lao động ta. Bao gồm các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong tương lai gần, đây vẫn sẽ là thị trường chính của lao động Việt Nam.
+Thị trường Hàn Quốc:
Đây là một thị trường ổn định, tiếp nhận lao động ta với một số lượng khá lớn. Hàn Quốc là quốc gia có diện tích 90.000 km², bằng 1/3 diện tíchViệt Nam. Tài nguyên thiên nhiên không có gì ngoài nguồn than antracit quặng sắt. Từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt được sự tăng trưởng cao và trở thành một nước có tiềm lực về kinh tế ở Châu á. Tốc độ phát triển kinh tế cao đã biến Hàn Quốc từ một nưỡc xuất khẩu lao động sang một nước thiếu hụt trầm trọng lao động trong nước và cả ở các công trình thầu ở nước ngoài. Hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia công nghiệp với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình là công nghiệp điện tử cao cấp. Khả năng hợp tác với Hàn Quốc trong việc sử dụng lao độngViệt Nam còn nhiều triển vọng. Tính tới năm 2000 nước ta đã xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng trên 28000 lao động tính cả số thuyền viên đánh cá trên biển. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua đã xuất hiện hình thức tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp (Hàn Quốc: khoảng 50% ) gần đây lại xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật, cá biệt đã hình thành các băng nhóm tội phạm đi trấn lột, thậm chí giết người, đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận lao động ta vào thị trường này. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm giảm số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc(năm 1996 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6275 người thì đến năm 1997 chỉ còn 4880 người).
Năm 1999, kinh tế Hàn Quốc được phục hồi, số lao động được xuất sang lại tăng lên nhanh chóng. Mức lương cơ bản của người lao động sang Hàn Quốc hiện nay là tương đối cao so với các nước khác trong khu vực ( khoảng trên 1200 USD/1người/1tháng). Tiêu chuẩn đối với la._.o động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Tiêu chuẩn nay rất phù hợp với đặc điểm của lực lượng lao động phổ thông ở nước ta hiện nay. Tính đến 2005 đã có 40.000 lao động Việt Nam đâng làm việc tại Hàn Quốc.
+ Thị trường Nhật Bản:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản lâm vào tình trạng thếu lao động trầm trọng. Với tốc độ phát triển hằng năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khá cao, thị trường lao động của Nhật Bản trở nên chật hẹp. Tuy thiếu lao động trầm trọng nhưng chính sách của Nhật Bản là hạn chế lao động nước ngoài vào làm việc. Trong các quy định của pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cư, Nhật Bản chỉ cho một số ít lao động không nghề và lao động kỹ thuật cao nhập cư. Tuy nhiên, đầu năm 1990 Nhật Bản đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật nâng cao tay nghề. Đây là biện phấp giúp Nhật giảm bớt số lao động bất hợp pháp đang ngày càng tăng. Đồng thời đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và đáp ứng nhu cầu thiếu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật. Người lao động nước ngoài được hưởng quy chế “tu nghiệp sinh” và “trợ cấp tu nghiệp”. Với mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương cuả lao động ở các nước khác.
Nhật Bản chính thức mở cửa cho lao động nước ngoài từ tháng 6 /1992. Năm 1992, chúng ta đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp. Năm 1996 đã có 1312 người và hiện nay có hơn 11000 lao động làm việc trong các nghành công nghiệp nhẹ, chế biến hải sản, điện tử, xây dựng...
Nhìn chung số lượng lao động của Việt Nam sang Nhật vẫn còn thấp so với Trung Quốc. Từ năm 1992 đến 1998 Việt Nam có trên 7000 lao động xuất sang Nhật thì cũng trong thời gian đó Trung Quốc đã có 123.117 lao động, gấp 17.58 lần so với Việt Nam. Lao động làm việc ở Nhật Bản được hưởng mức lương cơ bản cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. Song thị trường Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính, chỉ nhận lao động có nghề và phải được học tiếng Nhật trước khi đưa sang. Do vậy mà nước ta cần lưu ý đặc điểm khác biệt của thị trường này để đáp ứng kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến mất thị trường này.
+ Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là một khu vưc có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam. Nhu cầu sử dụng lao động của Đài Loan là rất cao, mỗi năm thị trường này tăng khoảng trên 2000 lao động. Do vậy, đưa lao động nước ngoài vào làm việc tại Đài Loan là một hướng đi đúng đắn. Thị trường lao động tuy mới nhận lao động Việt Nam, nhưng khả năng chúng ta vẫn có thể tiếp tục gia tăng số lượng trong thời gian tới. Tính đến 2002, đúng ba năm kể từ khi lao động Việt Nam đầu tiên đến Đài Loan theo con đường xuất khẩu lao động chính thức đã có 24.140 lao động nước ta sang làm việc. Khác với Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài dựa trên hệ thống luật lệ và các quy chế tương đối rõ ràng. Cuối năm 1999, Đài Loan mới nhận thêm lao dộng Việt Nam, do vậy mà lao động Việt Nam phải cạnh tranh với một số lao động nước khác như: Thái Lan, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. Trong điều kiện tham gia sau nên Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trườngcho mình. Ngoài ra, thị trường Đài Loan là một thị trường khó tính, chủ yếu tiếp nhận lao động có tay nghề và ngoại ngữ, yêu cầu về hiện trạng sức khoẻ rất cao.
Hiện nay, Đài Loan đang có nhu cầu rất cao về các lao động làm các công việc gia đình, phần lớn cần lao động nữ phổ thông. Tuy nhiên loại hình lao động này ngoài tiêu chuẩn về sức khoẻ, tuổi tác, giới tính thì yêu cầu căn bản phải có kinh nghiệm và sự khéo léo, chăm chỉ thật thà. Những tiêu chuẩn này rất phù hợp với lao động nữ phổ thông hiện nay đang có nhu cầu việc làm ở nước ta. Đến nay đã có 141 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này và được phép cung ứng lao động cho Đài Loan. Ngoài lao động giúp việc gia đình thì những ngành khác như: điện tử, may mặc, dệt, chế tạo, xây dựng, thuyền viên đánh cá...cũng thu hút thị trường lao động Việt Nam. Đến nay có khoảng 16000 lao động Việt Nam đã được đưa sang làm việc tại Đài Loan, trong đó có 6250 lao động giúp việc gia đình .
- Khu vực Đông Nam á
+ Thị trường nước Cộng hoà dân chủ nhân đân Lào
Trong khu vực Đông Nam á, mới chỉ có Lào đang nhận lao động ta với số lượng tương đối lớn và đa dạng. Trong tương lai, Lào vẫn sẽ là một trong các thị trường chính của lao động Việt Nam. Bên cạnh yếu tố gần gũi về địa lý, giữa nước ta và Lào còn có tình hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc anh em.
Lào là một quốc gia nhỏ, trình độ phát triển chậm đứng sau nước ta. Trong những năm qua, ta đã đưa được số lượng tương đối lớn lao động sang Lào làm việc. Tuy nhiên, cách tiếp cận thị trường này khác với cách tiếp cận các thị trường khác. ở Lào, do kinh tế chưa phát triển, nên hình thức cung ứng lao động cho các chủ sử dụng lao động tại Lào không chiếm tỉ trọng lớn, trong khi hình thức đưa lao động Việt Nam sang nhận thầu công trình, thực hiện các hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc theo các dự án hợp tác giữa các địa phương của hai nước là những hình thức chủ yếu. Hiện nay chính phủ hai nước đã có những quy định phân cấp quản lý công tác này cho một số địa phương, để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục cho người lao động, mặt khác có thể quản lý được nhiều đối tượng hơn, giảm thiểu số lượng lao động Việt Nam tự do sang Lào làm việc không theo các quy định có liên quan của hai bên.
+Thị trường Sigapore.
Do thiếu lao động trầm trọng , chính phủ Singapore cho phép nhận một lượng lớn công nhân nước ngoài làm việc trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Chính phủ đã mở rộng các luật lệ nhập cư để thu hút lao động có tay nghề cao, thay thế cho các công nhân Singapore đã được đào tạo tay nghề cao nhưng đã di cư ra nước ngoài trong nhưng năm gần đây. Tính tới tháng 2002 có khoảng 4750 lao động củaViệt Nam làm việc tại Singpore[8]
+Thị trường Malayxia.
Cùng với qua trình công nghiệp hoá nhanh chóng, một tỷ lệ lớn lao động của Malayxia đã tràn từ khu vực nông thôn nên thành thị. Tình trạng thiếu lao động có thể thấy ở nông thôn, đồn điền, một số ngành công nghiệp khác, vì thế ở các vùng đồn điền phụ thuộc ngày càng nhiều vào lao động nước ngoài. Trong những năm gần đây sự bùng nổ kinh tế của Malayxia đã vượt quá khả năng cung ứng lao động trong nước. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là cần thiết và có chiều hướng gia tăng. Theo cục quản lý lao động với nước ngoài, đến đầu tháng 2002 có 46.000 lao động người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt kế hoạch 15,3%.Trong đó, riêng thị trường mới Malaysia đã nhận hơn 22000 người[8]
- Khu vực Trung Đông
Trung đông là khu vực tiếp giáp giữa Châu á, Châu âu và Bắc Phi, chiếm 40% trữ lương dầu mỏ của thế giới. Khu vực này luôn là điểm nóng của nhiều cuộc xung đột làm cho kinh tế và an ninh hết sức phức tạp. Với thị trường này, nước ta cần định hướng cho một số doanh nghiệp có kinh nghiệm tìm hiểu đối tác tin cậy để ký một số hợp đồng theo hướng: cung ứng lao động cây dựng, công nhân dầu khí, công nhân sản xuất.
Trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ ngoại với nhiều nước ở khu vực này như: Iran, Irắc, LiBăng, Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất, Israen...Nhưng Irắc đang có chiến tranh nên lượng lao động xuất sang thị trường không còn. nay Các thị trường khác có thể đưa lao động sang hoạt động ở các lĩnh vực: công nghiệp, giao thông, điện nước...Những ngành này đòi hỏi nhiều lao động trong khi lực lượng lao động và chuyên gia khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các nước này rất khan hiếm. Do đó, nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài vào là cần thiết. Hiện nay đang có khoảng 3000 người đang lao động ở LiBăng, 2800 người ở Côoét và trên 1000 người ở ả Rập thống nhất.
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động thời gian vừa qua.
2.1.2.1. Những kết quả đạt được.
- Tạo việc làm cho hàng vạn lao động và chuyên gia.
Góp phần tích cực giải quyết việc làm cho xã hội là một trong những nhiệm vụ chính của ta hiện nay. Tới nay, ta đã có gần 50 vạn lao động xuất khẩu đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc hơn 30 nhóm nghành nghề như: Xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản...
- Nâng cao tay nghề cho người lao động.
Thông qua lao động nước ngoài, người lao động và chuyên gia đã được nâng cao trình độ và chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong việc ta đưa lao động sang Nhật dưới hình thức tu nghiệp sinh trong một số nghành nghề sản xuất công nghiệp, số lao động này trong thời gian thực tập nghề ở Nhật đã được các chủ doanh nghiệp Nhật đánh giá rất tốt, các doanh nghiệp trong nước nhận họ trở lại làm việc đều rất hài lòng về tay nghề của họ, và họ có nhiều cơ hội tìm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật. Nhiều lao động ta ở nước ngoài hiện đang là hàng ngũ trụ cột ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, một bộ phận đã đầu tư và mở các doanh nghiệp tư nhân tạo thêm việc làm cho người lao động.
-. Giảm chi phí đầu tư cho việc đào tạo tay nghề cho người lao động.
Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm đầu tư trong nước để đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Chẳng hạn nếu đầu tư để có một chỗ làm việc mới cho người có tay nghề cao trong nghành công nghiệp nặng trong nước phải tốn 100 triệu đồng, cho người có tay nghề trung bình phải đầu tư khoảng 30-50 triệu đồng, hoặc để tạo một chỗ làm việc cho lao động giản đơn trong tiểu thủ công nghiệp cũng cần đầu tư khoảng 10-15 triệu đồng.Với số lượng lao động và chuyên gia hiện nay đang làm việc ở nước ngoài, đầu tư tạo việc làm trong nước giảm được ít nhất khoảng hơn 3000 tỷ đồng.
- Mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam
Đưa lao động đi nhận thầu xây dựng công trình ở nước ngoài đã mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam, tạo điều kiện rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý của cán bộ ta, nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt hiệu quả. Hiện nay có khoảng trên 42.000 lao động đang làm việc tại các nước dưới hình thức này.
- Tăng cường sự giao lưu, hiểu biết quốc tế.
XKLĐ góp phần làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, tăng cường sự giao lưu quốc tế, củng cố cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời tạo cơ hội cho nước bạn hiểu được nền văn hoá, phong tục tập quan... góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao của Đảng ta, đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
- Xuất khẩu lao động đã thu được nguồn ngoại tệ lớn về trong nước.
Ngoài việc cải thiện đời sống cho bản thân người lao động, hoạt động XKLĐ cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Từ năm 1991 đến nay, ngân sách Nhà nước đã thu được 3 tỷ USD. Bình quân sau một hợp đồng( khoảng hai năm) thì người lao động mang được trên 150 triệu đồng về nước. Mức thu nhập hàng tháng của người lao động ngày càng cao nên số ngoại tệ được chuyển về trong nước cũng nhiều hơn. Tính đến năm 2005 thì chỉ tiêu thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua xuất khẩu lao động đạt 2,839 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong điều kiện thiếu vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài vào.
Phần lớn những người đi xuất khẩu trong thời gian vài năm về có thể xây dựng được nhà cửa, cải thiện đời sống gia đình và có tiền đầu tư vào phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người khác.
Bảng 4: Số ngoại tệ thu về từ năm 1991 đến nay.
STT
Năm
Số ngoại tệ thu về (USD)
1
1991
2 500 000
2
1992
6 800 000
3
1993
15 800 000
4
1994
43 100 000
5
1995
77 900 000
6
1996
100 800 000
7
1997
129 200 000
8
1998
148 300 000
9
1999
150 800 000
10
2000
160 000 000
11
2001
195 000 000
12
2002
201 000 000
13
2003
361 000 000
14
2004
536 000 000
15
2005
711 000 000
Tổng cộng
2 839 200 000
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991- 2002 và báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu lao động năm 2003, năm 2004, năm 2005- Bộ LĐTBXH
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Cho đến nay, đã có hơn 160 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia, trong đó có hơn 100 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, nghành TW; 67 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; 13 doanh nghiệp thuộc các đoàn thể TW và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trừ một số doanh nghiệp đã thôi hoạt động do hết hạn giấy phép và do bị thu hồi giấy phép, cho đến nay hơn 160 doanh nghiệp đã ký kết và thực hiện hợp đồng với nước ngoài, trong đó có 30 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động, 13 doanh nghiệp đưa được 500 đến 1 000 người và 16 doanh nghiệp đưa được 200 đến 500 người. Như vậy một đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia đã được hình thành và bước đầu hoạt động tương đối hiệu quả.
Phần lớn các doanh nghiệp đã thực sự coi xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong các nhiệm vụ chính và đã chú trọng đầu tư cho hoạt ddộng này. Các doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy phù hợp trong doanh nghiệp, bố trí đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện công tác này. Một số tổng công ty đã thành lập công ty, đơn vị chuyên doanh xuất khẩu lao động và đã phát huy tích cực trong việc mở rộng thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp đã thành lập trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi nhằm chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng đảm bảo.
Một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tích cực và chủ động để mở thị trường như: cử các đoàn đi khảo sát thị trường, tìm kiếm hợp đồng, tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước, tìm kiếm thông tin qua internet...
Hoạt động xuất khẩu lao động của các doang nghiệp đã bước đầu đi vào nề nếp. Nhiều doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước, ngăn ngừa có hiệu quả các tiêu cực phất sinh trong tuyển chọn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh ở nước ngoài và bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp đã cử cán bộ có năng lực, ngoại ngữ đi quản lý lao động ở nước ngoài.
- Trình độ người lao động được nâng lên
Lao động ta được người sử dụng lao động nước ngoài đánh giá là chăm chỉ, chịu khó và tiếp thu nhanh công việc. Qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghề, giáo dục định hướng, học ngoại ngữ, học tập phong tục tập quán và sinh hoạt của nước sở tại, ý thức và nhận thức của người lao động được nâng cao, phát huy được những khả năng và ưu điểm của mình trong quá trình làm việc ở nước ngoài.
2.1.2.2. Những hạn chế của công tác xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động trong thời gian qua nhìn chung đã đạt kết quả và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.Tuy nhiên, với mục tiêu và yêu cầu bức thiết phải giải quyết mỗi năm hơn một triệu lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài thì công tác này còn một số hạn chế. Bình quân hàng năm mới đưa gần một vạn người ra nước ngoài làm việc, con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và nguồn nhân lực dồi dào của nước ta. Có thể nói công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua còn có một số thiếu sót, tồn tại như sau:
- Về chủ trương chính sách:
Tuy chủ chương chính sách mở rộng và tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động nhưng các chính sách hỗ trợ về vốn, về chỉ đạo các chính sách còn chưa thể hiện đầy đủ. Quan điểm của các cấp, các nghành còn khác nhau trong việc giữ và mở thị trường xuất khẩu lao động.Nhà nước ta chưa đầu tư thoả đáng cho việc mở và tìm kiếm thị trường, mới chỉ quyết định đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đi theo hình thức nhận thầu, khoán gọn xây dựng các công trình hoặc dự án , trong khi chúng ta chưa đủ điều kiện về vốn, thiết bị, năng lực quản lý và công nhân có tay nghề cao. Vì vậy chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội thâm nhập thị trường có nhu cầu sử dụng mọt lượng lớn lao động như khu vực Trung Đông,Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan....
- Cơ chế hiện nay còn có mặt hạn chế:
Cơ chế xuất khẩu lao động còn chưa phù hợp với sự vận động của thị trường lao động lao động quốc tế, và cũng chưa tạo được sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành có liên quan . Chưa có cơ chế khuyến khích các đơn vị xuất khảu lao động có đủ điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ sử dụng lao động nưóc ngoài. Còn có nhiều đối tượng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài không được pháp luật lao động điều tiết, dẫn đến việc người lao động phải đầu tư tốn kém bằng các con đường không hợp pháp như đi thăm thân nhân, du lịch.Trong giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đã xếp loại lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài vào nhóm đi việc riêng (cùng loại với nhựng người đi thăm thân nhân, đi du lịch) nên không được quan tâm tạo điều kiện, làm người lao động phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, nhiều hợp đồng phải huỷ bỏ vì lý do chậm thủ tục.
- Công tác nghiên cứu thị trường:
Việc tìm và áp dụng các biện pháp mở rộng thị trường còn nhiều yếu kém. Có nhiều thị trường nhận lao động nước ngoài nhưng do ta còn chỉ đạo dè dặt nên chưa xâm nhập được thị trường như khu vực châu Phi- Mỹ latinh, Vùng Vịnh, Châu úc.
- Công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động:
Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan chức năng trong việc quản lý và triển khai hợp đồng lao động, việc làm thủ tục qua nhiều khâu trung gian chưa loại bỏ được các Công ty trung gian, môi giới nên người lao động mất nhiều thời gian và chi phí bất hợp lý. Tình trạng này dẫn đến một số nơi tuyển chọn không đúng đối tượng, thu tiền của người lao động cao hơn mức qui định của nhà nước, thậm chí có một số tổ chức kinh tế phần lớn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Trung tâm xúc tiến việc làm và cá nhân giả danh các công ty được phép xuất khẩu lao động để lừa đảo thu tiền bất chính của người lao động, hiện tượng này gây cho người lao động thiếu lòng tin, có ấn tượng trong dư luận xã hội và nhân dân.
- Chất lượng lao động xuất khẩu:
Chất lượng lao động xuất khẩu của ta không cao. Thể lực của người lao động Việt Nam yếu, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp, nhận thức về quan hệ chủ - thợ không phù hợp với cơ chế thị trường của nước ngoài, khả năng ngoại ngữ kém. Vì vậy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế còn thấp. Mặt khác, người lao động chưa chuẩn bị kỹ cho mục tieeu về lợi ích của đất nước, trong đó có một bộ phận không tôn trọng hợp đồng lao động đã ký, có sự vi phạm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam như một số tu nghiệp sinh tại Nhật Bản (bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp, phá hợp đồng, không chịu về nước khi hết hạn hợp đồng, ăn cắp trong siêu thị, đánh nhau....)
- Các tổ chức kinh tế xuất khẩu lao động chưa mang lại hiệu quả:
Thực chất chỉ có 30% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Lượng lao động mà các doanh nghiệp này đưa ra nước ngoài chiếm tới 90% tổng số lao động xuất khẩu trong 2 năm gần đây. Có đến 25% tổng số doanh nghiệp còn quá yếu kém và không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chính là thiếu vốn, không được đầu tư về tài chính, thiếu cán bộ có năng lực và công tác tiếp cận thị trường còn kém. Các doanh nghiệp chưa liên kết và gắn bó lẫn nhau.
- Thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính đưa lao động ra nước ngoài làm việc còn quá rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức, nhất là thủ tục nhân sự, xuất nhập cảnh chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của nước ngoài.
2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
- Về khách quan:
Do những biến động chính trị, các thị trường tiếp nhận truyền thống đều bị thu hẹp, các thị trường mới ta còn khó khăn trong việc tiếp cận. Trong những năm 70, do bùng nổ giá dầu mỏ, các nước Vùng Vịnh nhận ồ ạt lao động nước ngoài để xây dựng thì ta chưa có điều kiện đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Hiện nay thị trường cũ của ta là Liên xô (cũ), các nước Xã hội chủ nghĩa Đông âu và Irắc đang gặp nhiều khó khăn. Khi ta thay đổi cơ chế và tìm cách mở hướng xuất khẩu lao động và chuyên gia sang các khu vực khác thì thị trường đã bị các nước xuất khẩu lao động khác như Philippin, Thái lan, Pakistan...chiếm lĩnh và cạnh tranh gay gắt.
- Về mặt chủ quan:
Việc cụ thể hoá chủ trương, xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu lao động quốc tế. Quan điểm về mở thị trường, địa bàn xuất khẩu lao động, về sự tham gia của các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi khả năng tìm việc làm ở nước ngoài còn khác nhau nên chưa đẩy mạnh được sự nghiệp xuất khẩu lao động như yêu cầu đặt ra. Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác xuất khẩu lao động trên tất cả các khâu như: tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng, tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn yếu kém. Công tác quản lý người lao động ở nước ngoài chưa được quan tâm một cách thích đáng. Đội ngũ cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài của ta còn kém cả về số lượng và chất lượng nên đã không ngăn chặn được tình trạng lao động bỏ việc hoặc tuỳ tiện bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác.
Trong việc tổ chức thực hiện còn dè dặt. Chủ trương khuyến khích xuất khẩu lao động theo hướng nhận thầu công trình, lao động kỹ thuật và lao động tay nghề cao là đúng nếu xét về lâu dài, nhưng việc chỉ đạo đưa lao động tay nghề thấp và lao động không nghề đi làm việc ở nước ngoài hiện nay là chưa phù hợp với tình hình của nước ta và nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hiện nay. Trong khi thị trường có nhu cầu về loại hình này, ta có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đó thì lại bị hạn chế. Ta khuyến khích xuất khẩu lao động có tay nghề cao trong khi bản thân nền kinh tế nước ta lại thiếu, hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ là rất đáng lo ngại. Nước ta chưa coi việc người lao động tự tìm việc ở nước ngoài thông qua người thân, bạn bè ở nước ngoài bảo lãnh hoặc giới thiệu việc làm là việc cần khuyến khích nên chưa tăng cường quản lý loại hình này, trong khi đây là một lực lượng rất lớn đã và đang gửi một lượng ngoại tệ không nhỏ về cho đất nước.
Việc phát hiện và xử lý trước pháp luật các hiện tượng lừa đảo, kiếm tiền bất hợp pháp chưa kịp thời, thiếu nghiêm khắc và thường xuyên nên chưa chặn đứng được hiện tượng này.
Nguồn lao động chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động quốc tế, bao gồm đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo về tác phong công nghiệp và giáo dục về nhận thức quan hệ chủ - thợ trong cơ chế thị trường, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm đi đôi với quyền lợi người lao động trong thực hiện hợp đồng. Một bộ phận lao động còn chạy theo lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, ảnh hưởng đến uy tín lao động Việt Nam và các Công ty xuất khẩu lao động nước ta.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
2.2.1. Quy trình thực hiện công tác xuất khẩu lao động tại Công ty.
2.2.1.1. Tuyển chọn lao động.
- Tuyển thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở lao động thương binh xã hội Hà Tĩnh hoặc các đơn vị đoàn thể chính trị xã hội ( ví dụ như Liên đoàn lao động, hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn TNCSHCM…) tại các địa phương.
Đa phần lao động đi làm việc tại nước ngoài đề là những lao động sinh hoạt tại các tổ chức kể trên vì thế việc tuyển thông qua các đơn vị đó khiến cho thông tin đến với người lao động đượn rõ ràng cụ thể tránh cho người lao động phải đi lại vất vả tốn kém, mất thời gian. Mối liên hệ giữa các đơn vị này với trung tâm của công ty cũng gần gũi vì thế mà thông tin đến với người lao động cũng được nhanh chóng tiện lợi.
Khi có chỉ tiêu về lao động xuất khẩu trung tâm sẽ thông báo tới Sở LĐTBXH của từng địa phương. Các đơn vị trên sẽ có thông báo tới người lao động và tiến hành tuyển chọn lao động tại các địa điểm đó theo yêu cầu đặt ra có sự giám sát của cán bộ trung tâm.
Hình thức tuyển chọn này rõ ràng có lợi cho người lao động, bởi người lao động không phải đi lại khó khăn, thông tin có thể nắm bắt nhanh chóng nhưng chất lượng lao động không cao.
- Tuyển trực tiếp tại các địa phương thông qua chính quyền cấp xã phường:
Khi có chỉ tiêu về xuất khẩu lao động ban chỉ đạo XKLĐ của các Tỉnh, Thành phố sẽ có thông tin tới các chính quyền cơ sở, các đơn vị trên có thông báo tới người lao động. Người lao động có nhu cầu đi XKLĐ sẽ đăng ký tại chính quyền địa phương và Công ty sẽ cử cán bộ xuống để tiến hành tuyển chọn trực tiếp.
Hình thức tuyển chọn này trung tâm chủ động được về số lượng, phong phú về nguồn lao động. Người lao động sẽ không tốn kém khi phải đi lại. Khi được tuyển người lao động có điều kiện thuận lợi để vay vốn ngân hàng người thân phục vụ cho quá trình đi xuất khẩu lao động.
- Tuyển trực tiếp tại trung tâm của công ty :
Công ty gửi thông báo tới các địa phương để thông tin về chỉ tiêu đi xuất khẩu lao động. Các địa phương có trách nhiệm truyền đạt thông tin tới người lao động, Trung tâm sẽ ấn định ngày để phỏng vấn tuyển chọn trực tiếp tại trung tâm. Hình thức tuyển chọn này đảm bảo được về chất lượng lao động tuy nhiên nguồn lao động và số lượng lao động trung tâm không chủ động được. Về phía người lao động việc đi lại khá vất vả, khó khăn, đôi khi phải qua trung gian tốn kém.
2.2.1.2. Đào tạo, giáo dục định hướng:
- Chức năng nhiệm vụ của trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động của công ty.
*Tham mưu cho Giám đốc công ty để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng thời kỳ, khóa đào tạo nhằm đào tạo người lao động có chất lượng, luyện ý thức tổ chức kỷ luật để đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, đồng thời chủ động tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được trung tâm giao;
* Trực tiếp làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đào tạo người lao động đi làm việc tại nước ngoài;
* Quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ của trung tâm với nhiệm vụ được giao để quản lý, giám sát chặt chẽ về giờ giấc học tập, ý thức đạo đức và đánh giá kết quả học tập, ý thức chấp hành nội quy kỷ luật của người lao động do mình phụ trách trong suốt quá trình đào tạo;
* Chủ động đề xuất phương pháp quản lý, giảng dạy, bố trí lớp học và các giáo trình Tài liệu..vv, để trình lãnh đạo lãnh đạo trung tâm xem xét thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ; đề xuất việc bố trí sắp xếp các phòng ban, bộ phận và lao động của trường đẻ trình Giám đốc trung tâm quyết định;
* Bố trí sắp xếp hợp lý nơi ăn ở, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở cán bộ giáo viên giảng dạy và người lao động giữ gìn vệ sinh chung, trật tự trị an nơi ở, công tác an toàn phòng chống cháy nổ của trường và những quy định chung của địa phương;
* Quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ văn bản, Tài liệu, các thông tin liên quan đến công tác đào tạo của trung tâm đồng thời quản lý các Tài sản máy móc, phưong tiện thiết bị..vv của trường;
* Đào tạo phải phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được yêu cầu của đối tác, đảm bảo cho người lao động có đủ kiến thức để công tác và sinh hoạt hàng ngày tại nước ngoài;
* Lập danh sách quản lý theo dõi chặt chẽ người lao động theo các lớp học, chấm điểm, đánh giá xếp loại theo chương trình đào tạo của trường, đồng thời quản lý, theo dõi và yêu cầu người lao động nộp các khoản học phí và lệ phí nội trú( nếu có ) đầy đủ theo quy định của trung tâm. Lập danh sách người lao động đã hoàn tất các thủ tục của chương trình đào tạo và đã nộp đủ các khoản lệ phí để phòng Hành chính Tổng hợp đề nghị Giám đốc công ty xét cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật Nhà nước.
* Hàng tuần, tháng, quý và năm phải có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ với lãnh đạo Công ty để lãnh đạo công ty nắm được và chỉ đạo thực hiện;
* Quản lý kiểm tra giấy tờ của người lao động đang học tập, nội trú tại trường và khách đến trường để liên hệ công tác.
- Đối tượng đào tạo:
+ Trung tâm tuyển chọn đưa đến để đào tạo
Tất cả lao động được tuyển chọn để đi lao động xuất khẩu đều phải tham gia theo học tại trung tâm để nâng cao tay nghề trình độ ngoại ngữ và giáo dục định hướng tại trường về phong tục tập quán của các nước nơi sẽ đến làm việc.
Chương trình học sẽ do giáo viên của trường biên soạn và giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Học viên ở xa sẽ được bố trí nơi ở tại trường. Cuối khóa học, Trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả học tập, nếu như đạt yêu cầu học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp và đủ điều kiện đi lao động tại nước ngoài.
+ Trung tâm liên kết với đối tác để đào tạo:
Do đối tác nước ngoài kết hợp với trung tâm đào tạo người lao động đưa đi xuất khẩu. Lao động được tuyển chọn sang nước ngoài làm việc theo yêu cầu của phía bạn sẽ được đạo tạo tại trung tâm cho phù hợp với công việc sẽ đảm nhận. Chương trình học do giáo viên của trường trực tiếp hướng dẫn bên cạnh đó có chuyên gia nước ngoài đào tạo chuyên môn nếu như thấy cần thiết. Hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng trong những trường hợp lao đông đi làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
+ Do đối tác thuê trung tâm đào tạo:
Lao động được tuyển chọn được đào tạo tại trung tâm theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Khác với hai loại hình đào tạo trên. đối tượng lao động ở đây không phải được đào tạo theo chương trình do trung tâm soạn thảo mà được đào tạo theo chủ ý của người sử dụng lao động trung tâm sẽ soạn chương trình và giáo viên hướng dẫn theo yêu cầu của đối tác. Cuối khóa học chuyên gia của đối tác sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng đối với những lao động giản đơn không cần đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
+ Trung tâm liên kết với các đơn vị bạn để đào tạo:
Một số các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động nhưng không._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32424.doc