So sánh năng suất một số dòng, giống lạc và phương pháp bón vôi cho lạc trong điều kiện vụ xuân tại Việt Yên - Bắc Giang

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ Nguyễn thị hiên So sánh năng suất một số dòng, giống lạc và phương pháp bón vôi cho lạc trong điều kiện vụ xuân tại Việt Yên - Bắc Giang Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs. Lê song dự Hà Nội, 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chư

doc160 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu So sánh năng suất một số dòng, giống lạc và phương pháp bón vôi cho lạc trong điều kiện vụ xuân tại Việt Yên - Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiên Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. Lê Song Dự đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo, cán bộ của Bộ môn Cây công nghiệp – Khoa nông học, Khoa sau đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Trạm nghiên cứu đậu đỗ Bắc Giang, Phòng thống kê, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Việt Yên - Bắc Giang là những cơ quan đã tạo điều kiện cung cấp giống lạc có chất lượng cao làm vật liệu nghiên cứu và các tư liệu, tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện ý Yên, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ý Yên, gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiên Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii Danh mục các ký hiệu, chữ cái viết tắt A Aspergillus AF Aflatoxin C1 Cành cấp 1 C2 Cành cấp 2 CS Cộng sự CT Công thức CV% Độ biến động của thí nghiệm HL Hàm lượng ICRISAT Viện nghiên cứu cây trồng bán khô hạn Quốc tế KL Khối lượng KLCK Khối lượng chất khô LAI Chỉ số diện tích lá LSD Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Trọng lượng PRA Partici patory Rural Apparaisal TB Trung bình TG Thời gian TGST Thời gian sinh trưởng TL Trọng lượng TTNCPTĐĐ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển đậu đỗ Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2000 - 2006 8 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trong nước từ năm 1997-2006 20 4.1. Một số yếu tố khí hậu ở huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang 41 4.2. Quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Việt Yên 42 4.3. Cơ cấu ngành qua các năm của huyện Việt Yên 44 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng (2000 - 2006) 46 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Việt Yên từ 1997-2007 47 4.6. Tỷ lệ các giống lạc được sử dụng từ năm 1997 - 2007 49 4.7. Khả năng mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lạc vụ xuân 2008 54 4.8. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống lạc vụ xuân 2008 56 4.9. Một số đặc điểm hình thái các dòng, giống lạc 57 4.10. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lạc 58 4.11 Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng, giống lạc vụ xuân 2008 60 4.12. Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống lạc vụ xuân 2008 62 4.13. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống lạc 64 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống lạc 65 4.15. Tính chất hoá học đất vùng nghiên cứu 68 4.16. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến chỉ tiêu sinh trưởng của lạc 69 4.17 . ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống lạc L14 70 4.18. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến khả năng phát triển cành của lạc 71 4.19. ảnh hưởng của phương pháp bón bôi đến chỉ số diện tích lá (LAI) 72 4.20. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến khả năng tích luỹ chất khô và sự hình thành nốt sần của lạc 73 4.21. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên lạc 75 4.22. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc 76 4.23. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến năng suất của lạc 77 4.24. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến sự xâm nhiễm của nấm A.flavus vào đất 79 4.25. ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến mức độ nhiễm A.flavus và hàm lượng Aflatoxin trong hạt sau thu hoạch 80 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể. An ninh lương thực - một vấn đề cơ bản của người dân Việt nam đã được giải quyết, từ đó nông dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó lạc là cây trồng được quan tâm nhiều. Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao và là cây cải tạo đất lý tưởng. Sản phẩm từ hạt lạc góp phần đáng kể vào việc cung cấp năng lượng cho bữa ăn của con người. Hạt lạc chứa nhiều khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn và một lượng vitamin lớn, đặc biệt là vitamin B. Dầu của hạt lạc chủ yếu chứa axit béo chưa no giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và hạn chế lượng cholesterol trong máu. Vì thế, ngoài là thức ăn giàu năng lượng, đủ protein, người ta còn quan tâm đến tác dụng chữa bệnh của hạt lạc. Bằng những nghiên cứu sâu, y học hiện đại đã cho thấy hạt lạc có tác dụng hạn chế được nhiều loại bệnh. Lạc là thức ăn rất tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường vì nó ngăn cản dinh dưỡng gây tăng nhanh nồng độ đường trong máu, và còn bổ sung sự thiếu hụt niacin cho bệnh nhân bị mắc chứng tiêu chảy mãn tính... Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Tỷ lệ đường, chất đạm trong thân lá lạc khá cao, đặc biệt là khô dầu lạc có chứa 50% protein có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia súc. Lạc là cây trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng, không kén đất, không đòi hỏi bón nhiều phân đạm vì bộ rễ có vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cung cấp cho cây và làm tăng độ phì đất. Trong những năm qua, sản xuất lạc ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năng suất lạc bình quân trên toàn Quốc tăng từ 14,51 tạ/ha (năm 2000) lên 19,83 tạ/ha (năm 2007) [30]. Tuy nhiên, sự chênh lệch năng suất giữa các vùng miền còn khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu giống có năng suất cao, có tính chống chịu, thích hợp cho từng địa phương và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất lạc ở một số nơi chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, với khí hậu nóng ẩm ở miền Bắc nước ta thì lạc là một trong những đối tượng cây trồng thích hợp cho các loại sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất, trong đó có nấm Aspergillus flavus tấn công và sản sinh độc tố Aflatoxin. Nhiễm Aflatoxin sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm, giá trị sử dụng và nguy hiểm hơn Aflatoxin là tác nhân gây ung thư cho người và động vật. ở Việt nam, việc nghiên cứu về Aflatoxin trên lạc còn rất hạn chế, chủ yếu các nghiên cứu mới tập trung vào điều tra, thu thập, phân lập, xác định các loại nấm hại và phân tích mẫu đất, quả và hạt lạc, chỉ ra sự có mặt của nấm và hàm lượng độc tố Aflatoxin chứa trong sản phẩm. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác như thời vụ, phân bón, vôi,... đến sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus và sản sinh độc tố Aflatoxin trên lạc chưa được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống trên các vùng có diện tích lạc lớn. Việt Yên là huyện trung du của tỉnh Bắc Giang nơi có truyền thống sản xuất lạc từ lâu đời với diện tích khoảng 1000 ha/năm. Cây lạc ở đây chủ yếu được trồng trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng và tồn tại nhiều nấm bệnh hại, đặc biệt là nấm Aspergillus flavus có khả năng sản sinh độc tố Aflatoxin trên hạt lạc. Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về sản xuất lạc chưa được người dân quan tâm nhiều, vì thế năng suất lạc bình quân của huyện thấp (19 tạ/ha) so với một số tỉnh điển hình ở miền Bắc như Nam Định (37 tạ/ha), Hà Nam (25 tạ/ha) (Tổng cục thống kê, 2007) [30]. Nhằm mở rộng diện tích và nâng cao năng suất lạc tại Việt Yên, Bắc Giang, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tại địa phương chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh năng suất một số dòng, giống lạc và phương pháp bón vôi cho lạc trong điều kiện vụ xuân tại Việt Yên - Bắc Giang” . 1.2. Mục đích - yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc, bộ giống lạc có năng suất cao thích hợp với vùng sinh thái và phương pháp bón vôi hợp lý cho lạc Xuân tại Việt Yên, Bắc Giang. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định những yếu tố hạn chế năng suất lạc tại địa phương để có biện pháp khắc phục. - Xác định bộ giống lạc có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương để đưa vào cơ cấu giống của huyện. - Xác định phương pháp bón vôi hợp lý nhằm tăng năng suất và giảm thiểu mức độ xâm nhiễm nấm Aspergillus flavus gây độc tố Aflatoxin trên lạc. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 ý nghĩa khoa học - Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất lạc của huyện từ đó xác định những lợi thế và nguyên nhân hạn chế năng suất lạc. - Làm cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc năng suất cao, hạn chế mức độ xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus gây độc tố Aflatoxin trên lạc tại huyện Việt Yên - Bắc Giang. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn - Bổ sung một số giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương vào cơ cấu giống của huyện nhằm nâng cao năng suất lạc. - Xác định phương pháp bón vôi hiệu quả nhất nhằm khuyến cáo cho người dân trồng lạc trên địa bàn huyện Việt Yên - Bắc Giang. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trong vụ xuân năm 2008 tại huyện Việt Yên, Bắc Giang. - Sử dụng vật liệu nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ cung cấp. - Sử dụng lượng phân và vôi bón cho lạc trong thí nghiệm theo Qui trình kỹ thuật sản xuất lạc cho các tỉnh phía bắc do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ khuyến cáo làm cơ sở khoa học để thực hiện thí nghiệm. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây lạc Dựa vào tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn ngữ học người ta cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng đảo thuộc Tây ấn, Mêhicô, vùng biển Đông - Đông Bắc Braxin, trên những vùng ấm áp thuộc lòng chảo Rio-Plata bao gồm: Achentina, Paragoay, Bolivia, Cực Tây Nam Braxin, Pêru. Sau đó cây lạc được phổ biến sang Châu Âu, tới vùng bờ biển Châu Phi, Châu á (Trung Quốc, Indonesia, ấn Độ), tới quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giới hạn sản xuất rộng rãi của cây lạc ở khoảng 400 Bắc đến 400 Nam (Vũ Công Hậu và CS biên dịch, 1995) [15]. Hiện nay, lạc được trồng nhiều ở các nước ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Senegan, Indonesia, Nigeria, Myanma, Braxin và Achentina, Thái Lan, Việt Nam, ... (Vũ Công Hậu và CS biên dịch, 1995) [15]. 2.2. Tầm quan trọng, vai trò và vị trí của cây lạc 2.2.1. Giá trị của cây lạc trong hệ thống trồng trọt Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây có khả năng cố định đạm sinh học rất tốt, trong điều kiện thuận lợi có thể cố định được lượng đạm tương đối lớn từ 200-260 kg N/ha (Williams, 1979) [82]. Chính vì vậy, lạc là đối tượng cây trồng được sử dụng nhiều trong các công thức luân canh của hệ thống trồng trọt. Thân lá, rễ lạc được chôn vùi sau thu hoạch là biện pháp làm giàu đạm cho đất có hiệu quả . Theo kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là việc thử nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa đã rút ra được những kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: đưa các cây họ đậu vào luân canh với lúa, giúp cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới, tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất (Fu Hsiung Lin, 1990) [53]. Ngô Đức Dương (1984) [11] khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở các vùng chuyên canh lạc phía Bắc nước ta đã kết luận: Cây lạc luân canh tốt nhất với cây trồng họ hoà thảo đặc biệt là với lúa nước, ở thời điểm 1 năm sau khi luân canh với cây lúa chế độ dinh dưỡng đất đựơc cải thiện rõ rệt, pH đất tăng, lượng chất hữu cơ tăng, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đều tăng. Theo tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự (1991) [6] khi so sánh hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên các chân đất khác nhau ở một số vùng chuyên canh lạc vùng đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra rằng: ở tất cả các công thức luân canh có lạc Xuân đều cho tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả đồng vốn đầu tư cao hơn so với các công thức luân canh khác trên cùng một loại đất. Đồng thời khi so sánh hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở vụ Xuân như: lúa, lạc, đậu tương, ngô, các tác giả cũng ghi nhận việc trồng lạc trong vụ Xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với trồng các cây trồng khác. Từ đó có thể thấy lạc là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là với các công thức luân canh nền lúa và trồng lạc trong vụ Xuân cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác cùng thời vụ. 2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của lạc Hạt lạc là sản phẩm chính thu được từ cây lạc. Hạt lạc là thức ăn giàu lipit (40- 60%), protein (26- 34%), vitamin và các khoáng chất đối với con người. Do vậy, hạt lạc từ lâu đã được con người sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Gần đây, sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm đã chế biến nhiều sản phẩm từ lạc như: dầu lạc, bơ lạc, phomat lạc, sữa lạc để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển (Đoàn Thị Thanh Nhàn , và CS, 1996) [25]. Ngoài ra thân lá, khô dầu lạc là nguồn thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi. Trong khẩu phần thức ăn của gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25- 30% (Đoàn Thị Thanh Nhàn và CS, 1996) [25], (Phạm Văn Biên và CS, 1991) [1]. Vỏ quả lạc chiếm 25 - 30% khối lượng quả, vỏ lạc dùng để nghiền thành cám làm thức ăn chăn nuôi. 2.2.3. Giá trị về mặt xuất khẩu Hiện nay lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế giới bình quân chỉ đạt 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 - 1998 tăng lên 1,39 triệu tấn và đến năm 2001- 2002 đạt 1,58 triệu tấn. Trong đó châu Mỹ và Châu á là 2 khu vực xuất khẩu nhiều nhất chiếm 70% sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. ở khu vực Đông Nam á, trong những năm 80 của thế kỷ 20 xuất khẩu lạc hàng năm ở chỉ đạt 0,32 triệu tấn/năm. Trong đó Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore là các nước xuất khẩu lạc nhiều . Trong vòng 10 năm (1991- 2000), Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu lạc, tổng sản lượng xuất khẩu là 127 nghìn tấn. Những năm gần đây (2001-2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam đạt trên 50 triệu đôla mỹ và lạc được xếp vào một trong các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của cả nước. Từ những giá trị kinh tế mà cây lạc đem lại có thể khẳng định rằng vai trò của cây lạc rất quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta. 2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới Tình hình sản xuất Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày. Mặc dù đã có từ rất lâu đời nhưng vai trò kinh tế của lạc chỉ được xác định trên 100 năm trở lại đây. Trên thế giới, hiện nay nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới có xu hướng tăng, diện tích trung bình 6 năm gần đây (2000 - 2006) là 22,42 triệu ha, tăng so với những năm 70 của thế kỷ trước là 24,8%, so với những năm 90 là 8,7%. Năm 2006, diện tích trồng lạc của thế giới đạt 21,67 triệu ha, năng suất bình quân đạt 15,6 tạ/ha và sản lượng đạt 33,8 triệu tấn. So với năm 1994, diện tích lạc tăng 10,3%, năng suất tăng 28,8% và sản lượng tăng 42,3%, (FAOSTAT Database Wibsite) [47], (USDA, 2000-2006) [80]. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2000 - 2006 Chỉ tiêu ĐV tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích Triệu ha 24,10 24,04 24,10 26,46 22,73 25,22 21,67 Năng suất tạ/ha 14,50 15,00 13,48 14,03 14,71 14,47 15,6 Sản lượng Triệu tấn 34,90 36,08 33,30 35,66 33,45 36,49 33,8 Nguồn: FAOSTAT Theo thống kê của FAO (FAOSTAT Database Wibsite) [47], USDA (USDA, 2000-2006) [80], châu á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới - năm 2005). Trong đó, diện tích khu vực Đông á tăng mạnh nhất từ 2,0 triệu ha lên 3,7 triệu ha, khu vực Đông Nam á tăng 15,5%, Tây á tăng 14,1%. ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất trên thế giới. Do lạc chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới. Năm 1995, diện tích trồng lạc của ấn Độ là 7,8 triệu ha, chiếm 37% diện tích trồng lạc trên thế giới, năng suất đạt 9,5 tạ/ha và sản lượng đạt 7,3 triệu tấn (Florkowski V.J., 1994) [52]. Theo thống kê từ năm 2000-2004 diện tích lạc trung bình hàng năm của ấn độ là 8,2 triệu ha (chiếm 36,2%), năng suất trung bình là 8,6 tạ/ha, giảm 8,5% so với những năm 90 của thế kỷ 20 (USDA, 2000-2006) [80]. Trung Quốc là nước đứng thứ hai về diện tích trồng lạc (USDA, 2000-2006) [80]. Những năm gần đây trung bình diện tích trồng lạc hàng năm của Trung Quốc là 5,03 triệu ha, chiếm 20% tổng diện tích lạc toàn thế giới. Năng suất lạc trung bình là 28,2 tạ/ha, cao gần gấp đôi năng suất lạc trung bình của toàn thế giới. Sản lượng là 14,16 triệu tấn, chiếm gần 40% tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới. Tỉnh Sơn Đông là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất Trung Quốc, chiếm 23% diện tích, 33,3% tổng sản lượng lạc của cả nước, năng suất lạc trung bình ở Sơn Đông cao hơn năng suất trung bình của cả nước là 34% [46]. Có được những thành tựu này là do Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều năm qua. Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn định, sản lượng đứng thứ ba sau Trung Quốc và ấn độ. Những năm 90 của thế kỷ 20, diện tích lạc hàng năm của Mỹ là 0,57 triệu ha, năng suất là 27,9 tạ/ha ( Ceasar.L.Revoredo et al., 2002) [36]. Giai đoạn từ 2000-2004, diện tích trồng lạc trung bình là 0,578 triệu ha/năm. Năng suất trung bình hàng năm là 31,7 tạ/ha, cao hơn những năm trước là 13,6% (USDA, 2000-2006) [80]. Ngoài các nước trên, cây lạc còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế giới như Achentina, Indonesia, Hàn Quốc, Senegan, Braxin, Isaren, .... Tình hình tiêu thụ lạc: Trung Quốc, Mỹ, Achentina, ấn Độ, Việt Nam là những nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới. Ngược lại, Hà Lan, Canada, Đức, Nhật, Singapore, Pháp,...là những nước nhập khẩu lạc nhiều trên thế giới. Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều nhất, hàng năm trung bình xuất khẩu gần 78 nghìn tấn, chiếm trên 26,5% tổng sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ, trung bình hàng năm xuất khẩu 67,3 nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới. Achentina là nước đứng thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới (USDA, 2000-2006) [80]. Hà lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991-2000, trung bình hàng năm nhập khẩu 39,8 nghìn tấn, chiếm 13,9% tổng lượng lạc nhập khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Indonesia, bình quân hàng năm nhập khẩu 34,3 nghìn tấn. Từ năm 2001-2005, châu âu là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu lạc của thế giới với khoảng 460 nghìn tấn mỗi năm, tiếp theo là thị trường Nhật Bản, nhập khẩu 130 nghìn tấn lạc mỗi năm (USDA, 2000-2006) [80]. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới 2.3.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới Giống là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng lạc. Do đó từ nhiều năm qua, các Quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến chương trình chọn tạo giống lạc phục vụ sản xuất. Viện Nghiên cứu Cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về cây lạc. Tính đến năm 1993, ICRISAT đã thu thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 89 nước trên thế giới. Trong đó, từ châu Phi là 4.078 mẫu, châu á 4.609, châu âu 53, châu Mỹ là 3.905, châu úc và châu đại dương 59, còn 1.245 mẫu giống chưa rõ nguồn gốc. Đặc biệt, ICRISAT đã thu thập được 301 lượt mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis, đây là nguồn gen có giá trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận (Mengesha M.H, 1993) [64]. ICRISAT đã chọn được nhiều giống lạc mới có năng suất cao như: ICGV - SM 83005 (Nigam S.N et al, 1998) [69], ICGV88438, ICGV89214, ICGV91098 (Hadjichristodoulou A et al, 1997) [56], và các giống lạc chín sớm ICGV 86105 (Nigam S.N et al, 1995) [70], ICGS (E) 52, ICGV 86062.... ở Trung Quốc, việc cải tiến giống đã đóng góp một phần rất lớn cho việc tăng sản lượng lạc. Hơn 200 giống có năng suất cao đã được phát triển và phổ biến cho sản xuất từ những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Kết quả ghi nhận là các giống lạc được trồng ở tất cả các vùng đạt tới 5,46 triệu ha. Trong số đó những giống có năng suất cao là Haihua1, Xuzhou 68-4, Hua 37, Luhua 9,11,14 và 8130, tiềm năng năng suất của mỗi giống tới 7,5 tấn/ha [46]. Các giống lạc có chất lượng hạt tốt bao gồm: Baisha 1016, Hua 11, Hua 17, Luhua 10 và 8130 đã sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Một số giống kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh gỉ sắt như giống: Luhua 3, Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou 256 đã được sử dụng rộng rãi ở các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhờ đó mà năng suất lạc luôn được giữ ổn định . Trong những năm 2003 và 2004, Trung Quốc đã công nhận 17 giống lạc mới, trong đó điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29, Yueyou 40, 01-2101, Yuznza 9614, 99-1507, R1549 có năng suất trung bình là 46-70 tạ/ha (ICRISAT, 2005) [57]. ấn Độ đã lai tạo và chọn được các giống lạc thương mại mang tính đặc trưng cho từng vùng. Mỗi bang của ấn Độ trồng các giống khác nhau. Tại Bang Andhra Pradessh, trồng giống Kadiri-2, Giống Karidi-3, chiều cao cây 23-28 cm, thời gian sinh trưởng 115-120 ngày, hạt chứa 43,7% dầu, tỷ lệ nhân 76%. Bang Gujarat, trồng giống GAUG-1, dạng cây đứng, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, thích ứng trong điều kiện canh tác nước trời. Bang Haryana, trồng giống MH, dạng thân đứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh trưởng 105-110 ngày. Bang Uttar pradesh, trồng giống T-28, dạng thân bò, lá xanh đen, hạt chứa 48% dầu, năng suất cao. Giống Kaushal, dạng thân đứng, lá màu xanh tối, thời gian sinh trưởng 108 đến 112 ngày, năng suất cao, tỷ lệ nhân 72% (Groundnut) [54]. ở Mỹ, các nhà khoa học không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và đã tạo được nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh phục vụ sản xuất (Florigant Florkowski V.J.1994) [52], giống F2 VA93B ( Coffelt T.A et al, 1994) [37], VGP9 ( Coffelt T.A et al, 1994) [38]. Giống VGS1 và VGS2 đều là 2 giống có năng suất cao được trồng nhiều ở Florida ( Coffelt T.A et al, 1995) [39] . Giống Andru 93 là giống có năng suất cao, hàm lượng dầu là 50,7%, giống NC12C có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao từ 30-50 tạ/ha được trồng phổ biến ở Georgia, Florida và Alabam (Isleib T.G et al, 1997) [58]. Giống Tarmun 96, năng suất cao và có khả năng kháng bệnh thối quả và một số bệnh do virus khác (Smith và CS., 1998) [76]. Australia đã thu thập được 12.160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế giới như châu phi, Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu á, châu âu, châu đại Dương. Hầu hết các mẫu giống đều thuộc 2 kiểu phân cành liên tục và xen kẽ. Theo FAO (1991) [48]. Philipin đã đưa vào sản xuất nhiều giống như UPLP n6, UPLP n8 và BPIP n8 có kích thước hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá (Perdido, 1996) [71]. Thái Lan cũng đã chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống lạc có đặc tính năng suất cao, chín sớm, chịu hạn, kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt có kích thước hạt lớn như: Khon Kean 60-3; Khon Kean 60-2; Khon Kean 60-1 và Tainan 9 (Sanun Joglog và CS., 1996) [75]. 2.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho lạc Các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần lượng đạm lớn để sinh trưởng và tạo năng suất, lượng đạm này chủ yếu lấy từ quá trình cố định đạm sinh học. Tuy nhiên, để lạc cho năng suất cao cần phải bón bổ sung thêm các dinh dưỡng khoáng vào những giai đoạn cần thiết. Tại ấn Độ, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về hiệu quả của bón đạm cho lạc, theo Nadagoida (1968), bón 30kg N/ha năng suất lạc tăng 29% so với không bón, còn Reid và Cox (1973) [72] cho rằng, bón N cho lạc chỉ có hiệu quả đối với đất xấu. ở Trung Quốc, bón lót 187,5 kg phân đạm có chứa 20% kg N nguyên chất năng suất lạc tăng lên từ 4,8 - 20%, bón thúc từ 7,5 - 15,0 kg/ha ở giai đoạn cây con, năng suất lạc tăng 9 - 11%. Không nên bón đạm quá nhiều cho lạc dẫn đến sinh trưởng thân lá mạnh và sẽ làm giảm năng suất, với đất có hàm lượng N 0,065%, không cần bón đạm [46]. Theo Lê Song Dự và CS (1979) [8], tại Senegan, phân lân có hiệu lực trên nhiều loại đất. Hiệu quả tăng năng suất của lân là 10-15% với lượng bón tương đối thấp (12-14kg P2O5/ha), phân lân không có hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt trên 155 ppm. ở ấn độ, bón 14,52kgP/ha cho lạc nhờ nước trời, năng suất lạc tăng 210kg/ha, trên đất limông đỏ nghèo N, P bón 15kgP/ha, năng suất lạc tăng 14,7%. Đất đen bón 10kgP/ha lên lá lạc cho năng suất tương đương với bón 40-60kgP/ha vào đất (Vũ Công Hậu và CS biên dịch 1995) [15]. Ghosh và CS., (2001) [55] cho rằng, bón lân là biện pháp cơ bản nâng cao năng suất lạc, bón 13,1 kg P/ha năng suất tăng 28,8%, bón 26,2 kg P/ha năng suất tăng 40% so với không bón lân. Bón vôi cho lạc rất quan trọng, vôi làm giảm độc tố Al, Mn, làm tăng các nguyên tố P, Ca, Mg, Mo và cải thiện sự hình thành nốt sần (Mengel và các cộng sự , 1987) [63]. Vôi là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với sinh trưởng phát triển của lạc. Đặc biệt, bón vôi đúng cách sẽ làm cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất lạc. Venkatarao [15] đã tăng năng suất quả lạc bằng cách bón Ca cho đất cát và đất limông cát ở Karnataka. Sanjeeviah (1969) [15] cho biết, năng suất quả lạc đã tăng 12% so với đối chứng nhờ bón thêm 120 kg CaO/ha. Yadahalli (1970) [15], tăng năng suất quả 89,1% trên đất đỏ pH = 7,8 khi bón thạch cao với lượng 450 kg/ha trong điều kiện nước trời . Satyanaraya (1975) [15] cho biết, khi bón 1 tấn vôi và 0,3 tấn thạch cao/ha trên đất chua pH = 5,1 ở Bangalore thì tăng được năng suất. Thompson L.M (1957) [78], bón vôi làm pH tăng kéo theo đạm và lân dễ tiêu trong đất tăng, cung cấp dinh dưỡng cho cây lạc. Caires và Rosolem (1995) [35] cho rằng, năng suất lạc tăng theo tỷ lệ thuận với mức Ca tăng từ 0, 4, 6, 8 tấn/ha. Duan Shufen (1998) [46] cho biết, bón vôi cho đất chua làm trung hoà độ pH, thay đổi lý tính của đất và ngăn ngừa sự tích luỹ các độc tố nhôm trong đất trồng. Bón Ca chỉ có hiệu quả cao đối với đất có hàm lượng Ca dễ tiêu nhỏ hơn 158 mg/kg đất (Adams và CS., 1993) [32]. Tại Trung Quốc, bón thạch cao với liều lượng 37,5 kg/ha cho đất nâu ở Weihai đã làm tăng năng suất quả lạc 4,61 tấn/ha/năm, tăng 11,8% so với đối chứng không bón [46]. 2.3.2.3. Nghiên cứu về độc tố Aflatoxin trên thế giới * Tầm quan trọng của vấn đề nhiễm Aflatoxin Bệnh mốc vàng (A.flavus) là đối tượng có ý nghĩa kinh tế quan trọng với cây lạc, được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới. Nấm A.flavus có khả năng sinh độc tố aflatoxin, có thể gây ung thư và một số bệnh nguy hiểm trên người và động vật. Các nghiên cứu về nấm A.flavus và sự hình thành aflatoxin trên lạc và các sản phẩm từ lạc trên thế giới được tiến hành toàn diện và hệ thống, với gần 2000 công trình được xuất bản (Mehan et al, 1991) [65]. Là nước có sản lượng lạc lớn nhất thế giới (6-7 triệu tấn/năm), nhưng tỷ lệ xuất khẩu của ấn Độ chỉ đạt 5%. Theo Tulpule, Mehan (1983) [79], 12,5% mẫu lạc từ bang Andhra Pradesh được phát hiện nhiễm aflatoxin với hàm lượng lên tới 1000 - 5000mg/kg. Tại nhiều vùng khác tỷ lệ nhiễm aflatoxin trên lạc được ghi nhận 20 - 40%, thậm chí là 82%. Đây là rào cản chính cho việc xuất khẩu lạc và dầu lạc của ấn Độ sang Châu Âu. Trung Quốc, quốc gia đạt năng suất lạc cao nhất thế giới, cũng gặp khó khăn với vấn đề aflatoxin. Từ 1973 - 1997, từ 26,3 - 47,3% mẫu lạc và dầu ăn được phát hiện nhiễm aflatoxin 3 -500 mg/kg (Daren. X, 1989) [41]. Tại Thái Lan, kết quả điều tra trên hơn 100 địa điểm cho thấy 49% các mẫu lạc nhiễm aflatoxin, trung bình là 1530mg/kg, cao nhất là 12.300mg/kg (Mehan et al., 1991) [65] Kiểm tra aflatoxin tại Braxin, một quốc gia sản xuất lạc lớn trên thế giới đã cho thấy, mức độ nhiễm độc tố rất cao, trên 1000mg/kg, một vài mẫu có hàm lượng độc tố lên tới trên 10.000mg/kg và tần suất hạt chứa độc tố lớn (60-90%) (Fonseca et al., 1983) [51]. Tại châu Phi, một số nước có diện tích trồng lạc lớn cũng bị nhiễm aflatoxin cao. Mehan et al., (1991) [65] đã ghi nhận, 44% mẫu lạc nhiễm aflatoxin tại Ai Cập và 94/98 mẫu nhiễm aflatoxin tại Nigeria, trong đó 54% mẫu có hàm lượng aflatoxin cao hơn 30mg/kg. Các nước nhập khẩu lạc và các sản phẩm từ lạc luôn yêu cầu chứng nhận về hàm lượng aflatoxin từ các nước xuất khẩu lạc. Hàm lượng aflatoxin tối đa cho phép tại Hoa Kỳ là 15 mg/kg (Stloffo, 1977) [74], một số nước Châu Âu chỉ số này được yêu cầu nhỏ hơn 5 mg/kg (Machmud, 1989) [61]. Vấn đề này gây khó khăn cho một số nước xuất khẩu lạc mà phần lớn là các nước đang phát triển. * Sự xâm nhiễm nấm Aspergillus flavus và hình thành aflatoxin trên lạc Nấm A.flavus và A.Parasiticus là 2 loài có thể sinh độc tố aflatoxin (Wilson et al., 1968) [81]. Một điều tra cho thấy 72% của 2.979 isolate A.flavus có sinh độc tố aflatoxin, chứng tỏ hầu hết các chủng A.flavus đều sinh độc tố aflatoxin trong lạc (Mehan, 1998) [66]. Giai đoạn trước thu hoạch: Các nhân tố có ảnh hưởng bất lợi đến cây và quả trong quá trình chín như thu hoạch muộn, khô hạn (Mehan et al., 1986) [67], vết thương cơ giới (Ashworh, Langley, 1964) [33], sự gây hại của côn trùng, nhện và tuyến trùng (Dicken, 1997) [43], đều làm gia tăng mức độ nhiễm A.flavus và aflatoxin trên lạc. Sự xâm nhiễm của các nấm đất như Fusarium ssp., Rhizocctonia solani, Pythium myri._.otylum có thể không gây hại nghiêm trọng nhưng là nhân tố làm tăng tỷ lệ nhiễm A.flavus và aflatoxin (Subrahmanyam, Rao, 1997) [77]. Một số bệnh virus như groundnut rosette virus, hoại tử chồi (bud necrosis virus) cũng làm tăng nguy cơ nhiễm A.flavus trên lạc (Bampton, 1963) [34]. Giai đoạn sau thu hoạch: Độ ẩm quả lạc từ 8 - 40% thuận lợi cho sự xâm nhiễm của A.flavus. Thời gian làm khô quả dài hay ngắn ảnh hưởng lớn đến sự xâm nhiễm nấm và sản sinh aflatoxin (Jackson, 1967) [59]. Các hình thức làm khô như phơi, sấy, phương pháp đảo lạc, vật liệu phơi lạc cũng có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình nhiễm aflatoxin (McDonal, A’Brook, 1963) [62]. Giai đoạn bảo quản: Độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhiễm vào hạt của A.flavus cũng như các nấm khác (Diener, 1960) [44]. Độ ẩm hạt từ 10,5 -11% sẽ làm hạn chế sự nhiễm nấm (Mehan, 1998) [66]. Khí CO2 có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm trên hạt do làm giảm nồng độ O2 trong không khí của kho bảo quản kín (Lander et al., 1967) [60]. Nhiệt độ thấp cùng sự thông khí cũng cần thiết để giảm nhiễm aflatoxin trong quá trình bảo quản (Diener, Davi, 1977) [45]. *Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật hạn chế sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus trên thế giới Từ hơn 30 năm nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus để giảm thiểu độc tố Aflatoxin trên hạt lạc. Ngoài các biện pháp tạo giống chống nấm A. Flavus, các nhà khoa học còn chú ý tới các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp bao gồm cày sâu, để ải đất, sử dụng thuốc trừ nấm sinh học và hoá học, bón vôi, cải thiện phương pháp thu hoạch và bảo quản. Tại ICRISAT, năm 2005-2006, chương trình chọn giống chống chịu A.F đã giới thiệu và đưa ra sản xuất 2 giống ICGV88145 và ICGV89104 có khả năng chống chịu với sự lây nhiễm nấm A.flavus ở hạt lạc. Nhiều dòng lai điển hình đã được giới thiệu với mức kháng cao với AF như ICGV02195 (năng suất 4 tấn/ha, hạt nhiễm = 0%, hàm lượng AF 0mg/kg), ICGV02191 (3,1 tấn/ha, 0%, 0mg/kg), ICGV01002 (3tấn/ha, 0%, 0mg/kg) và ICGV 01149 (2,6tấn/ha, 0%, 0mg/kg). Nghiên cứu đánh giá các giống lạc mới kháng nấm A.flavus thích hợp với các vùng khác nhau đã được F.Waliyar và cộng sự thực hiện trên đồng ruộng ở bang Andhra Pradesh thuộc ấn độ (năm 2003) cho thấy có 14 dòng/giống mới, nhiễm bào tử nấm A.flavus trên hạt dưới 10% so với trên 50- 90% của giống nhiễm TMV2. Các giống đó là: ICGV91278, 91279, 91283, 91284, 91315, 91317, 91324, 91328, 91341, 92302, 93305, 93328, 93379 và 94434. Các giống này cho năng suất cao hơn 12- 45% so với TMV2 và hàm lượng AF từ 0-7 mg/kg so với 0-150 mg/kg của TMV2 ở tất cả các điểm. Nông dân huyện Chittoor đã chọn các giống ICGV91341, 93305, 94379 và 94434, còn ở huyện Anantapur chọn ICGV91278, 91328, 94379 và 94434 đưa vào mở rộng sản xuất. Các giống này có khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao, tỷ lệ nhân cao và nhiễm AF thấp (Waliyar. F et al., 2003 ) [83]. Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu tại ICRISAT và Trường Đại học Reading, nước Anh đã tiến hành đề tài: “Hiệu lực của việc bón vôi, xác cây trồng và những tác nhân điều khiển sinh học đến sự lây nhiễm nấm Aspergillus flavus ở giai đoạn trước thu hoạch và sự lây nhiễm tạo AF trong lạc”. Kết quả các công thức xử lý đất bằng bột thạch cao (Gypsum) hoặc Trichoderma viridae cho hiệu quả cao nhất. Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã áp dụng một số biện pháp như canh tác, xử lý hạt giống, phơi khô và bảo quản sau thu hoạch làm hạn chế mức độ nhiễm A. flavus trên lạc. Nhưng những biện pháp này thường khó có hiệu quả ở những nước đang phát triển, đặc biệt là vùng nhiệt đới. Năm 1983, Davidson et al., [42] cho rằng, bón vôi bột vào đất có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm aflatoxin trên lạc. Tuy nhiên, kết luận này gặp phải nhiều tranh cãi do cơ chế tác động của vôi đến sự xâm nhiễm bệnh chưa được làm rõ (Cole et al., 1985) [40]. Gần đây Fernandez et al., (1997, 2000) [49], [50] khẳng định, vôi có tác dụng làm giảm sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus ssp vào hạt lạc do tác dụng làm đầy và cứng vỏ lụa cũng như vỏ ngoài của quả. Tác giả cũng kết luận sự sinh độc tố của nấm bị ảnh hưởng bởi việc bón vôi và phương pháp làm khô quả. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc và các biện pháp kỹ thuật canh tác đã được các Quốc gia, các tổ chức và các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả sản xuất to lớn tại nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ, .... Bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo ra giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có tính chống chịu .., các nhà khoa học còn đầu tư nghiên cứu nhiều về các biện pháp kỹ thuật canh tác gồm: bón phân khoáng, bón vôi,.... cho lạc và quan trọng hơn là các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm của các loại nấm bệnh hại trên lạc, trong đó nấm Aspergillus Aflavus là đối tượng được quan tâm nghiên cứu nhiều và sâu hơn. 2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam 2.4.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ở Việt Nam, từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát triển ngày càng tăng. Do trước đây cây lạc chưa được chú ý nhiều, năng suất lạc thấp. Trong 10 năm từ năm 1981 đến năm 1990, diện tích lạc tăng bình quân 7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm. Từ năm 1990 - 1995, sản xuất lạc tăng về diện tích và sản lượng song năng suất còn thấp, chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha. Những năm từ 1996 - 1998 diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt, năng suất đạt gần 1,5 tấn/ha. Theo Ngô Thế Dân và CS., (2000) [4], sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975 đến 1998 chia làm 4 giai đoạn: - Từ năm 1975 - 1979: Giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân 2,0%/năm. Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm 1976 năng suất đạt 10,3 tạ/ha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5,0%. Nguyên nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hoá bị sa sút, yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển. - Từ năm 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh, từ 91,8 ngàn ha năm 1979 lên 237,8 ngàn ha (1987). Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,6% năm đến 24,8% năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao động từ 8,8 - 9,7 tạ/ha, sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống. - Từ năm 1988 - 1993: Trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2,0% năm và sau đó phục hồi trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988 - 1989. - Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8% so với 1994 và sản lượng tăng (25%). Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên. Trong giai đoạn từ 1997 - 2005, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, diện tích, năng suất và sản lượng có chiều hướng tăng. Năm 2005 đạt 249,3 nghìn ha, năng suất đạt cao 18,64 tạ/ha, sản lượng 464,8 nghìn tấn, tăng 113,5 ha so với năm 1997. Hiện nay, lạc được trồng hầu hết ở các vùng sinh thái nông nghiệp, diện tích lạc chiếm 28% diện tích cây công nghiệp hàng năm. Tuy nhiên diện tích, năng suất và sản lượng lạc của các vùng sinh thái vẫn có sự chênh lệch nhau khá lớn (Trần Đình Long, CS., 2005) [23]. Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trong nước từ năm 1997-2006 Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000tấn) 1997 253,5 13,86 351,3 1998 269,4 14,33 386,0 1999 247,6 12,85 318,1 2000 244,9 14,51 355,3 2001 244,6 14,84 363,1 2002 246,7 16,23 400,4 2003 243,8 16,66 406,2 2004 263,7 17,79 469,0 2005 269,6 18,15 489,3 2006 249,3 18,64 464,8 2007 254,6 19,83 505,0 Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam Sản xuất lạc ở Việt Nam chia theo 2 miền với 8 vùng trồng lạc chính, (Tổng cục Thống kê Việt nam, 2007) [30]. Miền Bắc: Diện tích 157,4 nghìn ha, năng suất trung bình 18,8 tạ/ha, gồm các vùng: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ. Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích 32,1 nghìn ha, năng suất cao nhất 22,9 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình của cả nước 15,7%. Miền Nam: Diện tích 97,2 nghìn ha, năng suất trung bình 21,4 tạ/ha, gồm các vùng: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 13,5 nghìn ha, năng suất cao nhất 31,7 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước 60,1%. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam 2.4.2.1. Nghiên cứu về chọn tạo giống ở Việt Nam, công tác thu thập và bảo tồn những nguồn gen quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống lạc được quan tâm nhiều. Từ những năm 1980, Trung tâm giống cây trồng Việt Xô-Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VKHKTNNVN) đã tiến hành thu thập có hệ thống và nhập nội nguồn vật liệu từ nước ngoài. Số lượng mẫu giống lạc thu thập và nhập nội đã lên tới 1.271 mẫu, trong đó gồm 100 giống địa phương và 1.171 giống nhập từ 40 nước trên thế giới [4]. Công tác chọn tạo giống ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mục tiêu: năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với các công thức luân canh cây trồng, giống có chất lượng cao phục vụ ép dầu và xuất khẩu. Từ năm 1974, bộ môn Cây Công nghiệp - Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính và phương pháp đột biến phóng xạ. Các giống được chọn tạo bằng phương pháp đột biến: Từ giống Bachsa, sử dụng phương pháp đột biến phóng xạ tạo ra giống B5000 có hạt to, vỏ lụa màu hồng, năng suất cao ổn định (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn và CS., 1996) [10]. Từ 1986 đến 1990, Viện KHNN Miền Nam đã xử lí đột biến 3 giống: Lì, Bạch Sa 77, Trạm Xuyên đã chọn được các dòng triển vọng là: L15-2-1, L25-4-1, TX15-1-2, TX 10-7-2BS 1-1-1. Giống 4329 được chọn tạo từ xử lý đột biến giống Hoa 17, giống có nguồn gốc Trung Quốc, có thời gian sinh trưởng 130-140 ngày, năng suất đạt trên 20 tạ/ha, tỷ lệ hạt cao. Các giống được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính: Giống lạc Sen lai 75/23 được chọn tạo từ việc lai hữu tính 2 giống Mộc Châu trắng và Trạm Xuyên, có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, tương đối chịu rét, vỏ lạc màu hồng, hạt to phù hợp xuất khẩu (Lê Song Dự và CS, 1991) [9]. Giống L12 được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa V79 và ICGV 87157, có năng suất trung bình là 30 tạ/ha, chịu hạn khá, nhiễm trung bình một số bệnh như đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, khối lượng 100 hạt 50-60 g (Nguyễn Văn Thắng và CS, 2002) [28]. Giai đoạn 1996 - 2004 chương trình giống Quốc gia đã chọn tạo được 16 giống lạc, trong đó các giống lạc có năng suất vượt trội là L18, L14; giống có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn năng suất khá MD7, giống chất lượng cao L08, giống chịu hạn L12 hiện đang phát triển mạnh ở các tỉnh Phía Bắc. Các giống lạc VD1, VD2 năng suất cao hơn Lỳ địa phương, phù hợp cho các tỉnh phía Nam (Trần Đình Long, CS., 2005) [23]. Một số giống tiến bộ kỹ thuật điển hình đang trồng phổ biến ngoài sản xuất trên cả nước: Giống L02: Năng suất trung bình đạt 35 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh tốt, năng suất có thể đạt tới 50 tạ/ha, kháng khá với bệnh đốm lá, gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn [4]. Giống L08: Năng suất trung bình đạt 30 tạ/ha, kháng sâu chích hút, bệnh hại lá và bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức trung bình [20]. Giống MD7: Là giống có tính thích ứng rộng, trồng thuần hay trồng xen đều có năng suất, trung bình đạt 35 tạ/ha, kháng bệnh héo xanh rất cao hiện được trồng phổ biến ở nhiều vùng sinh thái của nước ta [21]. Giống L14: Là giống có năng suất tương đối cao, thích ứng rộng có thể đạt 40 tạ/ha, có khả năng chịu hạn khá, kháng bệnh hại lá khá [4]. Giống L18: Là giống thích hợp cho vùng thâm canh, năng suất cao từ 50 - 55 tạ/ha, nhiễm trung bình với các bệnh hại lá [27]. Giống VD1: Chọn lọc từ giống Lỳ địa phương, có thời gian chín rất sớm, năng suất trung bình đạt 30 tạ/ha, thích hợp với các tỉnh phía Nam [12]. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định song công tác chọn tạo giống lạc ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều giống lạc mới có năng suất cao, thích ứng rộng và chống chịu sâu bệnh đã được giới thiệu cho sản xuất và được nông dân chấp nhận. Bên cạnh đó, hàng loạt các giống địa phương cổ truyền và số lượng đáng kể các vật liệu di truyền từ các nước khác nhau đã được thu thập và bảo quản trong ngân hàng gen cây trồng của Viện KHKTNNVN trước đây và ngày nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) là nguồn vật liệu quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống lạc hiện tại và tương lai. 2.4.2.2. Nghiên cứu về sử dụng phân bón cho lạc Lạc là cây có khả năng cố định đạm nhưng giai đoạn đầu cây rất cần đạm do lượng dự trữ trong hạt không đáp ứng được nhu cầu phát triển bình thường của cây. Tuy nhiên, việc bón đạm phải có chuẩn mực, vì bón đạm quá ngưỡng thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành quả và hạt dẫn đến năng suất thấp. Kết quả nghiên cứu của Viện nông hoá thổ nhưỡng trên đất bạc màu Bắc Giang, trên nền 8- 10 tấn phân chuồng, lượng bón thích hợp là 30 kg N/ha, nếu tăng lên 40 kg N/ha thì năng suất không tăng và hiệu lực giảm đi rõ rệt (Ngô Thế Dân, 2000) [4]. Nguyễn Thị Dần (1991) [7], Ngô Thế Dân (2000) [4], Trần Danh Thìn (2001) [29] đều cho rằng, để việc bón đạm thực sự có hiệu quả cao, cần bón kết hợp các loại phân khoáng khác như lân, canxi và phân vi lượng khác. Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2001) [29] trên đất đồi bạc màu ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bón 100kgN/ha năng suất tăng 6,5-11,3 tạ/ha, bón 40kgN/ha năng suất tăng 5,7 lên 7,1 tạ/ha so với không bón phân. Trên đất nghèo dinh dưỡng, hiệu lực của lân càng cao khi bón 60 kg P2O5/ha sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất và bón ở mức 90 kg P2O5/ha cho năng suất cao nhất trên nhiều loại đất (Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên, 1991) [5]. Trung bình hiệu suất 1kg P2O5 là 4-6kg lạc vỏ. Nếu bón 90kg P2O5 năng suất cao nhưng hiệu quả không cao [4]. Theo Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn và CS.,(1979) [8], phân kali thường có hiệu lực cao đối với lạc trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ và nghèo dinh dưỡng như: Đất cát thô ven biển, đất bạc màu. Hiệu lực 1 kg K2O trong các thí nghiệm biến động từ 5,0 - 11,5 kg quả khô. Lượng kali bón thích hợp cho lạc ở các tỉnh phía Bắc là 40 kg K2O trên nền 20 kgN và 80 kg P2O5. Bón phân cân đối là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của phân bón và nâng cao năng suất lạc. Theo Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên (1991) [9], trên đất cát ven biển Thanh Hoá bón 10 tấn phân chuồng và 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha làm tăng năng suất lạc 6,4 – 7,0 tạ/ha so với không bón. Kết quả nghiên cứu của Trần Danh Thìn (2000) [29] cho biết, trên đất đồi Thái Nguyên, vụ xuân nếu bón riêng rẽ từng loại phân N, P, vôi thì năng suất lạc tăng 14 - 31,5%, khi kết hợp lân với vôi năng suất tăng 64,9%, lân với đạm năng suất tăng 110,5%, nếu bón kết hợp cả lân, đạm, vôi thì năng suất tăng 140,3% so với không bón. Ngô Thế Dân và CS., (2000) [4] cho rằng, trên đất bạc màu Bắc Giang, bón nền (8 tấn phân chuồng + 30 kg K2O + 30 kg N) và 90 kg P2O5, hiệu suất là 3,6 - 5 kg , nếu bón nền + 60 kg P2O5 thì hiệu suất là 4- 6 kg. Bón vôi không chỉ kiểm soát và quản lý độ chua của đất mà còn là một trong những biện pháp quan trọng nhất để làm tăng năng suất lạc. Vôi làm tăng trị số pH của đất từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm, và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình ra hoa, tạo quả của lạc. Tác dụng của vôi được xác định ở tất cả các loại đất trồng lạc ở nước ta, kể cả các loại đất có pH tương đối cao (pH = 6), vai trò của vôi là cung cấp Ca cho lạc và nâng cao pH đối với đất chua. Những thí nghiệm về bón vôi được thực hiện tại trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy: bón vôi làm tăng rõ rệt lượng Ca trong cây, tăng cường khả năng dinh dưỡng N và hoạt động của vi khuẩn nốt sần đến tăng năng suất do tăng số hoa, số quả và trọng lượng quả (Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979) [8]. Trên đất bạc màu trồng lạc ở Ba Vì, những kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất lạc tăng từ 0,2 - 0,4 tấn/ha, khi bón 300 - 600 kg vôi trên nền 8 tấn phân chuồng + 90kg P2O5 và 40kg K2O (Nguyễn Thị Dần và CS., 1991) [5]. Theo Ngô Thị Lam Giang (1999) [12], ở vùng Đông Nam Bộ, bón vôi đã làm tăng năng suất 2 giống lạc hạt to VD3 và VD4 lên 3 - 11%. Bón lót 300 kg và thúc 300 kg vôi không những cho năng suất cao nhất (3,37 tấn/ha) vượt đối chứng 11% mà lãi suất đầu tư một đồng vôi cũng cao nhất (3,58 đồng). Bón 500 kg vôi chia 2 lần, tại vùng đất đồi Chương mỹ, Hà Tây và sử dụng rơm phủ cho đất sau khi gieo lạc đã làm tăng sức chống chịu bệnh cho cây từ đó giảm nhiễm nấm và tăng năng suất lạc (Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Ly và CS., 2003) [19]. Nguyễn Thị Chinh và CS., 2000 [2] cho rằng, lượng vôi phù hợp với chân đất vùng Đồng bằng sông Hồng là 400 kg vôi/ha chia 2 lần bón (bón lót và sau khi ra hoa) có thể làm tăng năng suất lạc từ 13- 26% so với đối chứng không bón. 2.4.2.3. Nghiên cứu về độc tố Aflatoxin ở Việt Nam Trong những năm qua, sản xuất lạc ở nước ta đã có bước nhảy vọt nhờ vào các thành tựu nghiên cứu khoa học giai đoạn 1995-2000 và 2001- 2005. Nhưng các giống hiện đang trồng phổ biến ở sản xuất bị mẫn cảm với nấm Aspergillus flavus. (Nguyễn Xuân Hồng và cộng sự, 1999) [18]. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus gây ra và sản sinh độc tố Aflatoxin trên các sản phẩm của cây lạc còn hạn chế, chưa có những kết quả nghiên cứu mang tính tổng thể để cho người sản xuất tham gia, đánh giá tầm quan trọng và tác hại của Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus gây ra, chưa có quy trình cụ thể để khuyến cáo rộng rãi nhằm hạn chế sự xâm nhiễm của nấm và sản sinh Aflatoxin. Người sản xuất và tiêu dùng chưa hiểu biết hết tác hại của Aflatoxin đối với sức khoẻ con người, động vật và quan trọng hơn là chưa quan tâm đến giá trị của sản phẩm không chứa Aflatoxin. Hầu hết, sản phẩm từ lạc nói riêng và nông sản nói chung thường được tiêu thụ trên thị trường dễ tính. Năm 1977, Đặng Trần Phú và CS., [26] cho rằng, Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus sản sinh. Độc tố này không tan trong dầu, chúng nằm lại trong khô dầu. Nếu dùng khô dầu này làm thức ăn cho gia súc thì tuỳ lượng có thể gây ngộ độc, chậm phát triển thậm chí có thể gây chết. Nguyễn Thị Ly (1996) [24] cho biết, các tỉnh trồng lạc chính như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá và Bắc Giang nấm Aspergillus flavus tồn tại ở 100% mẫu đất. Số mầm bệnh trong các mẫu đất của Bắc Giang thấp nhất (10- 1625 mầm bệnh /1g đất), sau đó đến Hà Tĩnh (312- 6437), Thanh Hoá (375- 7812) và cao hơn cả là Nghệ An (437- 8250). Nấm Aspergillus flavus xâm nhiễm trên hạt lạc ngay từ khi cây lạc còn trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu ở miền Bắc cho thấy, ngay sau khi mới thu hoạch đã có tới 66% số mẫu thu thập bị nhiễm bệnh với tỷ lệ hạt bị bệnh từ 1-30%. Đa số mẫu mới thu hoạch bị nhiễm bệnh với tỷ lệ hạt bị nhiễm dao động 1-5%. Lạc sau thu hoạch từ 2 tháng đến 1 năm có tới 82% số mẫu bị nhiễm với tỷ lệ hạt bị bệnh biến động từ 1- 6%, Nguyễn Thị Ly (1996) [24]. Theo Nguyễn Thị Ly (1996) [24], các giống khác nhau có khả năng chống chịu khác nhau đối với sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus. Tại Viện bảo vệ thực vật đã tiến hành thử phản ứng của 41 giống và dòng lai với nấm Aspergillus flavus cho thấy tất cả các dòng/giống trong thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh với tỷ lệ biến động từ 8,0-100%. Kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo (1996) [14] về bệnh hại cho biết, trong số các loại hạt giống như ngô, lạc, đậu đỗ tỷ lệ hạt giống lạc bị nhiễm Aspergillus flavus là cao nhất 30,12%. Kết quả giám định bệnh hại giống nhập nội sau nhập khẩu có tới 100% số mẫu giống hạt kiểm tra nhiễm Aspergillus flavus . Khi mức độ nhiễm nấm Aspergillus flavus dưới 5% tỷ lệ nảy mầm tăng lên và số cây con yếu giảm đi. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2005) [13], bảo quản lạc trong bao tải tình trạng nhiễm nấm bệnh (3 nhóm chính: Aspergillus flavus, Aspergillus niger, Penicillium spp.) cao hơn so với bảo quản kín và mát. Nấm Aspergillus spp nhiễm tỷ lệ cao nhất so với các nấm khác, đặc biệt ở phương pháp bảo quản trong bao tải tỷ lệ nhiễm Aspergillus spp lên tới 22-26%. Bảo quản mát có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (92,8%) so với bảo quản kín và bảo quản trong bao tải. Về công tác chọn tạo giống kháng bệnh mốc vàng: Trong 2 năm 1998-1999 Nguyễn Xuân Hồng và CS., (1999) [18] đã đánh giá 112 mẫu giống thu thập trên nền nhân tạo thấy rằng chỉ có 5 mẫu giống không bị nhiễm bệnh là VAG 54-1, VAG54-3, VAG29, VAG43-47. * Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế sản sinh độc tố Aflatoxin vào hạt lạc Trên cơ sở những kết quả điều tra về tình hình bệnh mốc vàng hại lạc ở Việt Nam, tác giả V.K Mehan và CS., (1996) [68] khuyến cáo áp dụng các biện pháp sau đây để phòng ngừa và hạn chế sản sinh độc tố Aflatoxin vào hạt lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc: - Điều chỉnh thời vụ gieo thích hợp để thu hoạch lạc vào cuối mùa mưa khi thời tiết nắng ráo, phải tách quả và phơi kịp thời. - Tránh gây chấn thương cho cây và quả lạc trong quá trình chăm sóc, làm cỏ và thu hoạch. - Tránh những tổn thương cho cây do các loại sâu bệnh trong đất gây ra. - Bón thạch cao hoặc vôi cho cây lạc ở giai đoạn đâm tia. - Trong thời gian phát triển quả hoặc quả vào chắc nếu gặp hạn cần tưới nước. - Giữ đất đủ ẩm ít nhất 1 tháng trước thu hoạch. - Khi lạc chín thu hoạch ngay, loại bỏ cây bị bệnh hoặc cây bị hạn nặng. - Sau khi nhổ xong nếu cần phơi cả cây ngoài ruộng thì cần phơi gốc và quả lên trên. - Phơi quả càng nhanh càng tốt cho đến khi độ ẩm đạt dưới 9 %. - Loại những quả bị sát thương hoặc quả bị mốc thối. - Bảo quản lạc trong điều kiện khô ráo, mát mẻ, đảm bảo vệ sinh và sạch sâu bệnh. - Sau khi bóc vỏ loại bỏ những hạt bị biến màu, bị chấn thương hoặc bị mốc 2.4.3. Một số yếu tố hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học Việt Nam đã xác định được 3 nhóm yếu tố chính hạn chế năng suất lạc là: yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học. - Yếu tố kinh tế - xã hội : Trần Văn Lài (1991) [22] cho rằng, yếu tố kinh tế xã hội hạn chế đến sản xuất lạc là sự thiếu quan tâm của Nhà nước và lãnh đạo các địa phương. Hoạt động của các hợp tác xã trong sản xuất lạc kém hiệu quả; thiếu hệ thống tưới tiêu. Theo Ngô Thế Dân và CS., (2000) [4], 75-80% số hộ ở các tỉnh như Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An thiếu vốn để trồng lạc. Giá bán không ổn định, hệ thống cung ứng giống và hệ thống thuỷ lợi chưa được chú trọng và không đảm bảo. Kết quả điều tra năm 2004 của Nguyễn Thị Chinh cho thấy, có 65-70% số hộ nông dân ở các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An thiếu vốn để mua giống mới và vật tư để thâm canh lạc [3]. - Yếu tố phi sinh học: Việt Nam có tới 46,6% diện tích đang trồng cây họ đậu là không thích hợp đối với cây đậu đỗ [3], có trên 70% diện tích trồng lạc nhờ nước trời [7]. Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất lạc (Ngô Thế Dân và CS., 2000) [4]. Đất khô và nhiệt độ thấp ở đầu vụ Xuân và cuối vụ Thu đông hay mưa lớn và nhiệt độ cao ở cuối vụ Xuân đã hạn chế năng suất lạc ở miền Bắc Việt Nam (Ngô Thế Dân và CS., 2000) [4], (Trần Văn Lài, 1991) [22]. - Yếu tố sinh học: Trần Văn Lài (1991) [22], Ngô Thế Dân (2000) [4] cho rằng, yếu tố hạn chế sinh học quan trọng nhất đối với sản xuất lạc ở Việt Nam là thiếu giống chịu thâm canh, giống năng suất cao, giống có khả năng kháng sâu bệnh hại và thích ứng cho từng vùng sinh thái. Nguyễn Xuân Hồng, Mechan V.K (1995) [17], Vũ Thị Hậu (1998) [16], cho rằng, bệnh gây hại là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với nhiều vùng trồng lạc ở Việt Nam, đặc biệt ở Miền Bắc nguy hiểm nhất là bệnh héo xanh ở lạc. Để khắc phục yếu tố này, Việt Nam đã có chiến lược nghiên cứu xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh hại tổng hợp trên cây lạc. * Tình hình sản xuất lạc ở Bắc Giang : Bắc Giang là một tỉnh ở miền Bắc có diện tích lạc lớn nằm trong vùng lạc trọng điểm của cả nước. Trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, năng suất lạc của Bắc Giang rất thấp, chưa vượt qua ngưỡng 9-10 tạ/ha, thậm chí có nhiều nơi chỉ đạt 6-7 tạ/ha. Nguyên nhân chính là do đất đai ở đây chủ yếu là đất bạc màu, tầng canh tác mỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, nhất là N, Ca, K. Lạc được trồng chủ yếu trên 2 loại đất chính: đất bạc màu chân vàn cao, khả năng giữ nước kém, loại thứ 2 là đất gò đồi thấp có độ dốc, dễ bị rửa trôi, xói mòn nghèo dinh dưỡng. Mặt khác, trong những năm qua, giống lạc chủ yếu là giống địa phương, giống cũ, tiềm năng năng suất thấp, kết hợp với việc đầu tư thâm canh kém dẫn đến năng suất, diện tích trồng lạc tăng chậm. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm gần đây, Bắc Giang đã chú trọng phát triển nhóm cây trồng ngắn ngày đạt hiệu quả kinh tế cao, trọng tâm là cây lạc và đậu tương. Diện tích lạc toàn tỉnh năm 2007 là 10.059 ha, tăng 27,6% so với năm 1997. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển giao nhanh các giống lạc mới có năng suất cao như L02, MD7, TQ6, L14..., trong đó 2 giống MD7, L14 chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giống của tỉnh. ở đây đã và đang ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lạc như trồng lạc có che phủ nilon, phát triển vụ lạc thu đông, xây dựng những mô hình trồng lạc cho năng suất cao.... Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu lạc ở Việt nam Trong những năm qua việc nghiên cứu chọn tạo ra những giống lạc mới, những biện pháp kỹ thuật canh tác mới đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, điều này góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lạc của cả nước. Một số nghiên cứu trong nước về phương pháp bón vôi nhằm nâng cao năng suất lạc và hạn chế sự xâm nhiễm của một số nấm, bệnh hại trên lạc đã được tiến hành nhưng việc nghiên cứu cho từng vùng cụ thể còn hạn chế. Một số tác giả đã đưa ra một số nhận xét về ảnh hưởng của vôi đến năng suất lạc ở một số vùng cụ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các phương pháp bón vôi đến mức độ xâm nhiễm của nấm A.flavus hại trên hạt lạc còn rất ít. Từ những lý do trên chúng tôi thấy rằng việc chọn ra những giống lạc có năng suất cao và những biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý phù hợp cho từng vùng sinh thái, trong đó có phương pháp bón vôi cho lạc nhằm nâng cao năng suất và hạn chế mức độ xâm nhiễm của nấm A.flavus góp phần tạo ra các sản phẩm sạch từ lạc là việc làm cần thiết và là hướng đi đúng cho thực tiễn sản xuất nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm các thông tin khoa học và làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tổng hợp cho sản xuất lạc đạt năng suất cao và tạo ra sản phẩm sạch trong nông nghiệp. 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Giống lạc Đề tài sử dụng 06 dòng, giống lạc của Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (danh sách kèm theo). TT Tên dòng, giống Nguồn gốc Cơ quan chọn tạo 1 Giống L14 (đ/c) Nhập nội từ Trung Quốc TTNCPTĐĐ 2 Giống L23 Nhập nội từ Trung Quốc TTNCPTĐĐ 3 Giống L26 L08/TQ6 TTNCPTĐĐ 4 Dòng 0401.57.3 L18/[(Tr. Xuyên/87157)/V79] TTNCPTĐĐ 5 Dòng 0401.57.1 L18/[(Tr. Xuyên/87157)/V79] TTNCPTĐĐ 6 Giống L24 Nhập nội từ Trung Quốc TTNCPTĐĐ Ghi chú: TTNCPTĐ Đ- Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ; đ/c - đối chứng 3.1.2. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật - Phân Urê: 46%N. - Phân lân Super phosphat: 16% P2O5. - Phân kali (Kali Clorua): 60% K2O. - Phân chuồng. - Vôi bột: CaO. - Thuốc trừ sâu cuốn lá, sâu khoang bằng Sumicidin 0,2%. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang. 3.1.4. Thời gian Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân năm 2008. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất lạc, những yếu tố hạn chế năng suất lạc của huyện và biện pháp khắc phục. - So sánh năng suất một số dòng, giống lạc mới có triển vọng với giống đang được trồng phổ biến tại địa phương. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón vôi đến sinh trưởng - phát triển, năng suất và mức độ xâm nhiễm nấm Aspergillus flavus gây độc tố Aflatoxin trên hạt lạc. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Việt Yên - Bắc Giang (thu thập số liệu từ Trạm khí tượng Bắc Giang, Phòng thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Việt Yên). - Điều tra thực trạng sản xuất lạc, những yếu tố hạn chế năng suất lạc của huyện theo phương pháp đánh giá nông thôn có nông dân tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal). 3.3.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng: Thí nghiệm 1: So sánh năng suất một số dòng, giống lạc mới có triển vọng với giống lạc đang trồng tại địa phương (L14). - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). - Công thức tham gia thí nghiệm: + CT1: Giống lạc L14 (Đối chứng) + CT2: Giống lạc L23 + CT3: Giống lạc L26 + CT4: Dòng lạc 0401.57.3 + CT5: Dòng lạc 0401.57.1 + CT6: Giống lạc L24 - Ngày gieo 04/3/2008. - Số lần nhắc lại: 4 - Diện tích ô: 7,7m x 1,3m = 10m2 - Lượng phân bón/ha: Phân chuồng 10 tấn + 30kgN + 90kgP2O5 + 60kgK2O + 500kg vôi bột. - Mật độ trồng 40 cây/m2 (không kể rãnh); khoảng cách gieo 25cm x 20cm x 2 hạt. Mỗi luống trồng 4 hàng dọc. - Phương pháp bón phân: + Bón lót : Bón toàn bộ lượng phân chuồng và lân; 50% lượng đạm, 50% lượng kali. + Bón thúc : Bón thúc 50% lượng N, 50% lượng kali vào thời kỳ cây có từ 5- 6 lá. - Phương pháp bón vôi: + Bón lót : 50% lượng vôi bột. + Bón thúc : 50% lượng vôi bột còn lại khi cây bắt đầu đâm tia. Dải bảo vệ I CT1 CT2 CT3 ._.E-02 .297292E-02 3.85 0.038 2 * RESIDUAL 12 .927500E-02 .772917E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 .181938E-01 .121292E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVLA1 16/ 8/ 8 23:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS DT CT1 4 0.450000 CT2 4 0.492500 CT3 4 0.505000 CT4 4 0.455000 SE(N= 4) 0.139007E-01 5%LSD 12DF 0.428328E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVLA1 16/ 8/ 8 23:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DT 16 0.47562 0.34827E-010.27801E-01 5.8 0.0384 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DT FILE HIENVLA2 21/10/ 8 5:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 DT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 .306500 .102167 26.54 0.000 2 * RESIDUAL 12 .462000E-01 .385000E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 .352700 .235133E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVLA2 21/10/ 8 5:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS DT CT1 4 1.30000 CT2 4 1.56500 CT3 4 1.64500 CT4 4 1.38000 SE(N= 4) 0.310242E-01 5%LSD 12DF 0.955961E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVLA2 21/10/ 8 5:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DT 16 1.4725 0.15334 0.62048E-01 4.2 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DT FILE HIENVLA3 19/10/ 8 15: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 DT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 1.62188 .540625 5.00 0.018 2 * RESIDUAL 12 1.29750 .108125 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 2.91938 .194625 ----------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVLA3 19/10/ 8 15: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS DT CT1 4 4.05000 CT2 4 4.72500 CT3 4 4.90000 CT4 4 4.50000 SE(N= 4) 0.164412 5%LSD 12DF 0.506609 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVLA3 19/10/ 8 15: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DT 16 4.5438 0.44116 0.32882 7.2 0.0178 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NOTSAN FILE HIENVN1 21/10/ 8 14:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NOTSAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 455.302 151.767 13.93 0.000 2 * RESIDUAL 12 130.783 10.8985 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 586.084 39.0723 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVN1 21/10/ 8 14:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS NOTSAN CT1 4 31.7000 CT2 4 43.4750 CT3 4 44.5750 CT4 4 35.9250 SE(N= 4) 1.65065 5%LSD 12DF 5.08621 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVN1 21/10/ 8 14:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NOTSAN 16 38.919 6.2508 3.3013 8.5 0.0004 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NOTSAN FILE HIENVN2 21/10/ 8 14:54 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NOTSAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 796.087 265.362 9.45 0.002 2 * RESIDUAL 12 337.027 28.0856 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 1133.11 75.5410 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVN2 21/10/ 8 14:54 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS NOTSAN CT1 4 48.3000 CT2 4 58.1000 CT3 4 64.9000 CT4 4 48.1750 SE(N= 4) 2.64979 5%LSD 12DF 8.16492 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVN2 21/10/ 8 14:54 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NOTSAN 16 54.869 8.6914 5.2996 9.7 0.0019 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NOTSAN FILE HIENVN3 21/10/ 8 15:10 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NOTSAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 8891.89 2963.96 20.91 0.000 2 * RESIDUAL 12 1701.22 141.769 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 10593.1 706.208 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVN3 21/10/ 8 15:10 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS NOTSAN CT1 4 84.9750 CT2 4 131.500 CT3 4 149.150 CT4 4 127.625 SE(N= 4) 5.95333 5%LSD 12DF 18.3442 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVN3 21/10/ 8 15:10 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NOTSAN 16 123.31 26.575 11.907 9.7 0.0001 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CK FILE HIENVK1 16/ 8/ 8 23:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 CK LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 .702500 .234167 5.46 0.013 2 * RESIDUAL 12 .515000 .429167E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 1.21750 .811667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVK1 16/ 8/ 8 23:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS CK CT1 4 1.87500 CT2 4 2.17500 CT3 4 2.45000 CT4 4 2.05000 SE(N= 4) 0.103582 5%LSD 12DF 0.319170 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVK1 16/ 8/ 8 23:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CK 16 2.1375 0.28490 0.20716 9.7 0.0135 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CK FILE HIENVK2 16/ 8/ 8 23:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 CK LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 .931875 .310625 2.14 0.148 2 * RESIDUAL 12 1.74250 .145208 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 2.67437 .178292 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVK2 16/ 8/ 8 23:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS CK CT1 4 4.22500 CT2 4 4.52500 CT3 4 4.90000 CT4 4 4.47500 SE(N= 4) 0.190531 5%LSD 12DF 0.587091 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVK2 16/ 8/ 8 23:36 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CK 16 4.5313 0.42225 0.38106 8.4 0.1477 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CK FILE HIENVK3 16/ 8/ 8 23:48 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 CK LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 18.0350 6.01167 3.04 0.070 2 * RESIDUAL 12 23.7150 1.97625 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 41.7500 2.78333 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVK3 16/ 8/ 8 23:48 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS CK CT1 4 18.7750 CT2 4 19.2500 CT3 4 21.5250 CT4 4 19.3500 SE(N= 4) 0.702896 5%LSD 12DF 2.16586 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVK3 16/ 8/ 8 23:48 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CK 16 19.725 1.6683 1.4058 7.1 0.0699 BALANCED ANOVA FOR VARIATE QUA/CAY FILE HIENVQ 20/10/ 8 21:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 QUA/CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 2.61500 .871667 2.48 0.110 2 * RESIDUAL 12 4.21500 .351250 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 6.83000 .455333 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVQ 20/10/ 8 21:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS QUA/CAY CT1 4 8.60000 CT2 4 9.17500 CT3 4 9.72500 CT4 4 9.00000 SE(N= 4) 0.296332 5%LSD 12DF 0.913099 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVQ 20/10/ 8 21:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | QUA/CAY 16 9.1250 0.67478 0.59266 6.5 0.1101 BALANCED ANOVA FOR VARIATE P100QUA FILE HIENVPQ 22/10/ 8 6:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 P100QUA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 113.017 37.6723 11.86 0.001 2 * RESIDUAL 12 38.1075 3.17562 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 151.124 10.0750 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVPQ 22/10/ 8 6:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS P100QUA CT1 4 120.950 CT2 4 124.900 CT3 4 127.650 CT4 4 127.225 SE(N= 4) 0.891014 5%LSD 12DF 2.74552 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVPQ 22/10/ 8 6:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | P100QUA 16 125.18 3.1741 1.7820 1.4 0.0007 BALANCED ANOVA FOR VARIATE P100HAT FILE HIENVPH 17/ 8/ 8 20:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 P100HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 62.0069 20.6690 18.57 0.000 2 * RESIDUAL 12 13.3575 1.11312 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 75.3644 5.02429 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVPH 17/ 8/ 8 20:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS P100HAT CT1 4 47.7000 CT2 4 51.4000 CT3 4 53.0500 CT4 4 51.5250 SE(N= 4) 0.527523 5%LSD 12DF 1.62548 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVPH 17/ 8/ 8 20:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | P100HAT 16 50.919 2.2415 1.0550 2.1 0.0001 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TYLENHAN FILE HIENVTL 17/ 8/ 8 20:38 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 TYLENHAN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 8.36750 2.78917 1.21 0.347 2 * RESIDUAL 12 27.5500 2.29583 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 35.9175 2.39450 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIENVTL 17/ 8/ 8 20:38 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS TYLENHAN CT1 4 69.2500 CT2 4 70.6500 CT3 4 70.8000 CT4 4 71.1500 SE(N= 4) 0.757600 5%LSD 12DF 2.33442 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIENVTL 17/ 8/ 8 20:38 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TYLENHAN 16 70.463 1.5474 1.5152 2.2 0.3470 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NSTTV 19/10/ 8 11:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 38.6825 12.8942 3.05 0.069 2 * RESIDUAL 12 50.7150 4.22625 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 15 89.3975 5.95983 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSTTV 19/10/ 8 11:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS NSTT CT1 4 29.3250 CT2 4 30.8250 CT3 4 33.6500 CT4 4 31.4500 SE(N= 4) 1.02789 5%LSD 12DF 3.16728 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSTTV 19/10/ 8 11:47 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 16) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSTT 16 31.312 2.4413 2.0558 6.6 0.0694 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO BAO T FILE MAU DAT 30/10/ 8 6: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 SO BAO T LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 85854.2 28618.1 22.75 0.000 2 * RESIDUAL 8 10064.0 1258.00 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 95918.2 8719.84 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MAU DAT 30/10/ 8 6: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS SO BAO T CT1 3 271.000 CT2 3 83.6667 CT3 3 83.6667 CT4 3 62.6667 SE(N= 3) 20.4776 5%LSD 8DF 66.2755 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MAU DAT 30/10/ 8 6: 5 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 12) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SO BAO T 12 125.25 93.380 35.468 28.3 0.0004 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TY LE BE FILE BHAT 30/10/ 8 6: 8 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 TY LE BE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 92.0000 30.6667 36.80 0.000 2 * RESIDUAL 8 6.66667 .833333 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 98.6667 8.96970 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BHAT 30/10/ 8 6: 8 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS TY LE BE CT1 3 10.0000 CT2 3 8.00000 CT3 3 3.33333 CT4 3 4.00000 SE(N= 3) 0.527046 5%LSD 8DF 1.71864 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BHAT 30/10/ 8 6: 8 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 12) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TY LE BE 12 6.3333 2.9949 0.91287 14.4 0.0001 BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL AF FILE HLA 17/10/ 8 11:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 HL AF LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CONG THU$ 3 2051.52 683.841 40.77 0.000 2 * RESIDUAL 8 134.187 16.7733 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2185.71 198.701 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLA 17/10/ 8 11:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CONG THU$ ------------------------------------------------------------------------------- CONG THU$ NOS HL AF CT1 3 32.7333 CT2 3 4.73333 CT3 3 1.63333 CT4 3 1.66667 SE(N= 3) 2.36455 5%LSD 8DF 7.71057 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLA 17/10/ 8 11:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CONG THU| (N= 12) -------------------- SD/MEAN |$ | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HL AF 12 10.192 14.096 4.0955 40.2 0.0001 Qui trình kỹ thuật gieo trồng giống lạc L14 I- Một số đặc điểm của giống: Giống lạc L14 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, nhiễm trung bình bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt) và kháng héo xanh vi khuẩn khá. Khối lượng 100 quả: 125 -150g, khối lượng 100 hạt: 48 - 59g, tỷ lệ nhân: 70 - 72%, tiềm năng năng suất từ 40 - 45 tạ/ha. Quả có gân rõ, vỏ hạt màu hồng. Là giống chịu thâm canh cao. Giống L14 có thời gian sinh trưởng 120 ngày (vụ xuân ), từ 95 - 110 ngày (vụ Thu đông). Chiều cao thân chính từ 35 -50 cm. Giống lạc L14 có thể trồng trên đất ruộng, đất bãi ven sông, ven biển có thành phần cơ giới thích hợp là cát pha. Giống L14 cũng có thể trồng được ở cả 2 thời vụ trong năm (vụ Xuân và vụ Thu đông) . II- Qui trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc: * Yêu cầu về đất: L14 có thể trồng trên đất ruộng, đất bãi ven sông, ven biển có thành phần cơ giới thích hợp là cát pha, thịt nhẹ chủ động tưới, dễ thoát nước. * Làm đất: Cày sâu 25 -30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng. * Thời vụ gieo: Vùng Vụ xuân Vụ thu đông Các tỉnh phía bắc 30/01 - 15/02 15/8 -10/ 9 Duyên hải miền trung 01/12 - 30/01 15/7 - 15/ 8 * Phân bón: +Lượng bón - Đạm urea: 60 - 80 kg/ha - Lân super: 400 - 500kg/ha - Ka li : 160 - 180kg/ha - Phân chuồng: 5 - 7 tấn /ha - Vôi bột : 450 -500 kg/ha + Cách bón: (có thể áp dụng chung cho cả phủ nilon hoặc không phủ nilon ) - Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào lúc vun gốc - Toàn bộ lượng phân hoá học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 -15 cm ), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp đất dày 2-3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân. * Lượng giống cần cho 1 ha: Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 200 - 220 kg/ha (giống vụ xuân) và 180 - 200 kg (giống vụ thu hoặc thu - đông). * Kích thước luống và mật độ gieo: - Luống rộng 75 - 80 cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống cao 20 – 25 cm và mặt luống rộng 45 -50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 – 20 cm gieo 2 hạt/hốc - Luống rộng 1,3 m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0 m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm và hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 – 20 cm gieo 2 hạt/hốc. Chú ý: khi gieo hạt đất phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3-5 cm. * Chăm sóc: - Xới lần 1 (phá váng) : Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày) - Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 - 6 cm sát gốc, không vun gốc. - Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất vào gốc lạc). - Bón bổ sung bằng cách phun lên lá dung dịch đạm và lân (5%) hoặc phân bón qua lá chuyên dùng cho lạc * Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn. * Phòng trừ bệnh hại chết cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50WP 0,3g/kg hạt, hoặc phun Carbedazin 0,5 – 0,7 lít/ha * Phòng trừ bệnh lá: Dùng Daconil, Anvil, Bayleton 0,1- 0,3% hoặc zinhep 0,2%, Boocđô phun lần 1 sau mọc 25 - 30 ngày, lần 2 cách lần một 15 - 20 ngày để ngăn ngừa bệnh lá làm rụng lá sớm. * Phòng trừ sâu hại chủ yếu: Nên sử dụng cây hướng dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để tiêu diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương. Cũng có thể trừ sâu khoang, sâu xanh bằng thuốc hoá học Sumicidin, Alphan 5 EC * Thu hoạch và bảo quản: - Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi qủa già chiếm khoảng 80 - 85% số quả trên cây đối với làm thương phẩm. Lạc để làm giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 – 7 ngày. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được. - Phơi và bảo quản lạc giống: nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Sau khi phơi phải để nguội sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát. Chú ý: L14 là giống lạc kháng bệnh lá và không có tính ngủ tươi nên cần kiểm tra độ chín dể thu hoạch đúng lúc, tránh lạc nẩy mầm trên ruộng Số liệu khí tượng (từ tháng I –VI) năm 2008 Việt Yên – Bắc Giang Tháng Nhiệt độ (oC) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Nắng (giờ) Thời tiết đặc biệt Ttb Txtb Tx Tmtb Tm R Rx N Utb e S Mưa phựn (ngày) 1 14,4 18,1 29,2 11,9 6,9 29 9 11 79 76 61 3 2 13,3 16,2 26,4 11,3 6,0 24 7 11 72 80 29 4 3 20,9 24,8 28,4 18,3 9,4 60 39 10 84 67 73 5 4 24,4 27,7 32,4 22,3 16,9 47 32 10 84 72 68 8 5 26,7 31,2 36,4 24,0 20,2 154 50 12 83 91 156 0 6 27,9 32,3 36,1 25,4 23,2 259 56 20 85 73 113 22 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan