Thực trạng hoạt động giết mổ Trâu, bò tại một số điểm giết mổ gia súc tại Hà Nội và vùng phụ cận

1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS) hay còn gọi là bệnh “Tai xanh”, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở lợn. Bệnh có tốc độ lan nhanh trên đàn lợn mọi lứa tuổi với tỷ lệ ốm và tỷ lệ loại thải cao đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi nhiều quốc gia trên thế giới. Về lịch sử, bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Mỹ vào năm 1987, sau đó nhanh chóng xuất hiện ở các nước

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động giết mổ Trâu, bò tại một số điểm giết mổ gia súc tại Hà Nội và vùng phụ cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có nền chăn nuôi lợn phát triển như Canada năm 1987, Nhật Bản năm 1989 và Đức năm 1990. Cho đến nay, bệnh đã xảy ra thành các ổ dịch lớn ở nhiều nước thuộc châu Mỹ, châu Âu và châu Á, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các quốc gia này. Ở Việt Nam, lần đầu tiên phát hiện được huyết thanh dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên đàn lợn nhật khẩu từ Mỹ năm 1997 (Tô Long Thành, 2007)[30]. Sau nhiều năm không có dịch, đến đầu tháng 3 năm 2007, lần đầu tiên dịch bệnh đã bùng phát dữ dội tại tỉnh Hải Dương, sau đó lan nhanh sang các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh. Cho đến nay dịch bệnh đã bùng phát rộng khắp trên cả ba miền của cả nước, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như các vấn đề an sinh xã hội cho các địa phương này. Theo Cục Thú y (2008) [10], kể từ ngày 12/3/2007 đến ngày 22/8/2008, trên cả nước đã có 1.273 xã có dịch với số lợn ốm lên tới 379.263 con, trong đó số lợn bị chết và tiêu huỷ là 320.139 con, tổng thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nhằm khống chế và kiểm soát sự bùng nổ của dịch bệnh, ngày 15/7/2008, Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 80/2008/QĐ-BNN về việc phòng chống Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Theo quyết định này, những lợn trong ổ dịch sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh tiêu độc, kiểm soát vận chuyển và giết mổ,... Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều quốc gia khác trên thế giới, cho đến nay các biện pháp đã được áp dụng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong đợi (Bùi Quang Anh và cs, 2008) [4]. Dịch bệnh vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi lợn của các quốc gia này. Trước thực trạng đó, nhằm hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và khả năng sinh sản của những đàn lợn nái sinh sản nuôi trong các trang trại vùng phụ cận Hà Nội mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi, để có thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp xử lý, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh PRRS gây ra trên đàn lợn nái ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và khả năng sinh sản của đàn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) tại một số trang trại vùng phụ cận Hà Nội” 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài - Khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng trên các nhóm lợn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. Từ đó cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh. - Xác định các chỉ tiêu sinh hoá máu ở lợn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp khống chế bệnh hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. - Khảo sát khả năng sinh sản của đàn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trước những diễn biến phức tạp và thiệt hại lớn mà Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đã gây ra trên đàn lợn của nhiều quốc gia trên thế giới, cho đến nay nhiều vấn đề liên quan đến dịch bệnh này đã được nghiên cứu và dần sáng tỏ. Đặc biệt là các vấn đề về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, triệu chứng, bệnh tích và các phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa dịch bệnh 2.1. Một số hiểu biết cơ bản về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn Cho đến nay, trải qua 22 năm kể từ lần đầu tiên phát hiện ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên đàn lợn tại Mỹ, dịch bệnh này đã lan tràn và lưu hành ở nhiều quốc gia và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn thế giới. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine reproductive and respiratory syndrome - PRRS) được ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1987 ở Mỹ tại vùng bắc của bang California, bang Iowa và Minnesota. Năm 1988 bệnh lan sang Canada. Sau đó bệnh xuất hiện ở Đức năm 1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ và Anh năm 1991 và ở Pháp năm 1992. Bệnh bùng phát và gây rối loạn hô hấp, sinh sản ở lợn ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng chủ yếu là bỏ ăn hàng loạt, hắt hơi, sổ mũi, tăng tần số hô hấp, thở khó, há mồm ra để thở. Lợn con thường có tỷ lệ chết cao, lợn lớn tỷ lệ chết thấp hơn nhưng thường bị bội nhiễm thêm các loại vi khuẩn gây bệnh khác, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh ở hệ hô hấp (Phạm Gia Ninh biên dịch, 2000) [25]. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, bệnh đã được gọi với nhiều tên khác nhau. Thời gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân nên người ta đặt tên gọi cho dịch bệnh này là Bệnh bí hiểm ở lợn (Mystery swine disease – MDS); một số tác giả khác căn cứ vào bệnh tích ở tai thì gọi là bệnh Tai xanh (Blue Ear disease – BED); hoặc căn cứ vào các hậu quả dịch bệnh gây ra thì gọi là Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (Porcine endemic abortion and respiratory syndrome – PEARS). Đến năm 1992, tại Hội nghị Quốc tế về hội chứng này tổ chức tại Minesota (Mỹ), tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine reproductive and respiratory syndrome - PRRS). Kể từ đó cho đến nay, tên này đã trở thành tên gọi chính thức của bệnh. Về tình hình diễn biến dịch trên thế giới cho thấy, từ năm 2005 trở lại đây, đã có 25 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục trên thế giới đều có dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản lưu hành (trừ châu Úc và Newzeland). Do vậy, có thể khẳng định rằng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là một nguyên nhân gây tổn thất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn của nhiều quốc gia trên thế giới (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007) [13]. Tại Việt Nam, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được phát hiện trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam năm 1997, kết quả kiểm tra huyết thanh học cho thấy 10/51 lợn giống nhập khẩu đó có huyết thanh dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Theo báo cáo của Cục Thú y quốc gia, kể từ tháng 3/2007 đến nay, trên cả nước dịch tai xanh đã bùng phát thành 4 đợt lớn: * Đợt dịch thứ nhất diễn ra từ ngày 12/3/2007 đến 15/5/2007. Đây là lần đầu tiên dịch Tai xanh bùng phát trên đàn lợn nước ta. Bắt đầu tại Hải Dương sau đó đã lây lan nhanh và phát triển mạnh trên 146 xã, phường thuộc 25 huyện, thị xã của 7 tỉnh Đồng bằng sông Hồng, đó là Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng. Số lợn mắc bệnh là 31.750 con, số lợn chết và xử lý là 7.296 con. * Đợt dịch thứ hai diễn ra từ ngày 25/06/2007 Dịch bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam, từ đây dịch lây lan ra 178 xã, phường của 40 huyện, thị xã thuộc 14 tỉnh, thành phố là Cà Mau, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Tổng số lợn ốm là 38.827 con, số đã chết và xử lý là 13070 con. Như vậy, trong năm 2007, dịch Tai Xanh đã xuất hiện tại 324 xã, thuộc 65 huyện của 19 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh là 70.577 con, số chết và phải tiêu huỷ là 20.366 con. * Đợt dịch thứ ba diễn ra từ ngày 28/03/2008 đến 20/05/ 2008. Dịch xuất hiện ở nhiều xã thuộc 10 tỉnh Miền bắc trung bộ như Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Thái Nguyên. Số xã, phường có dịch là 821 xã, 59 phường và huyện, thị với tổng số lợn mắc bệnh là 271.439 con, số chết và phải tiêu huỷ là 270.393 con. * Đợt dịch thứ tư diễn ra từ ngày 04/6/2008 đến ngày 22/8/2008 Trong đợt này, dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ ở 128 xã trên 38 huyện thị của 17 tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng với quy mô nhỏ hơn so với các đợt trước đó. Số lợn ốm là 37.247 con, trong đó số lợn chết và tiêu huỷ là 29.383 con. Năm 2009, dịch PRRS đã xảy ra lẻ tẻ nhiều nơi. Theo thống kê của Cục Thú y, dịch bệnh đã xảy ra tại 14 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dù tình hình dịch bệnh có giảm hơn so với năm 2008, tuy nhiên, dịch vẩn xảy ra làm 7030 con bị mắc bệnh và phải tiêu hủy là 5847 con. Như vậy, qua những thông tin nêu trên có thể thấy rằng, những thiệt hại mà Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn gây ra là vô cùng to lớn. Nó không chỉ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà qua thực tiễn ở Việt Nam cho thấy nó còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác về môi trường và an sinh xã hội, nhất là đối với các vùng nông thôn, nơi người dân phải sống chủ yếu dựa vào chăn nuội lợn. Trong khoa học Thú y, việc nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và các đặc tính sinh học của nguyên nhân gây bệnh luôn là những công việc đầu tiên, đặt tiền đề cho mọi nghiên cứu khác về bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố về nguyên nhân và các đặc tính sinh học của nguyên nhân gây ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Năm 1990, các nhà khoa học của Viện Thú Y Lelystad – Hà Lan đã tìm ra nguyên nhân gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn là một loại vi rút có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn ARN, thuộc giống Arterivi rút, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales. Do đó để ghi nhận công lao này của các nhà khoa học Viện Thú y Lelystad, người ta đã đặt tên cho vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là vi rút Lelystad. Dựa vào phân tích cấu trúc gen, người ta đã xác định được vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có 2 nhóm. Nhóm I gồm các vi rút thuộc chủng châu Âu (tên gọi phổ thông là vi rút Lelystad) gồm nhiều (4) phân nhóm (subtyope) đã được xác định. Nhóm II gồm các vi rút thuộc dòng Bắc Mỹ (với tên gọi là VR – 2332). Sự khác nhau về cấu trúc chuỗi nucleotide của vi rút thuộc hai chủng là khoảng 40%, do đó ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo giữa hai chủng. (Bùi Quang Anh và cs, 2008) [4]. Qua nghiên cứu giải mã gen của vi rút tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy, các mẫu vi rút gây bệnh tai xanh tại Việt Nam có mức tương đồng về aminoaxít từ 99 – 97,7% so với chủng vi rút gây bệnh Tai xanh thể độc lực cao của Trung Quốc và đều bị mất 30 axit amin. Điều này cho thấy chủng vi rút gây bệnh Tai xanh ở nước ta hiện nay thuộc dòng Bắc mỹ, có độc lực cao giống ở Trung Quốc. Nghiên cứu về chất chứa vi rút, các nhà khoa học đã xác định, vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của lợn mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Ở các loại lợn mẫn cảm, vi rút có thời gian tồn tại và được bài thải ra ngoài môi trường tương đối dài: ở lợn mang trùng và không có triệu chứng lâm sàng, vi rút có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở phân khoảng 28 – 35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21 – 23 ngày ở dịch hầu họng khoảng 56 – 157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày; đặc biệt ở lợn mắc bệnh sau khi hồi phục 210 ngày vẫn có thể phát hiện vi rút trong máu. Ở lợn bệnh hoặc lợn mang trùng vi rút chủ yếu tập trung ở phổi, hạch amidan, hạch Lympho, lách, tuyến ức và huyết thanh đây là những bệnh phẩm cần được lấy để gửi đi chẩn đoán, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu về cấu trúc vi rút cho thấy, vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có hình cầu, có vỏ bọc ngoài với đường kính Virion 45 – 55 nm, Nucleocapsid có đường kính từ 30 – 35 nm, là một ARN vi rút, với bộ gen là một phân tử ARN sợi đơn dương, có những đặc điểm chung của nhóm Arterivi rút. Sợi ARN này có kích thước khoảng 15 kilobase, có 9 ORF (Open Reading Frame) mã hoá cho 9 Protein cấu trúc. Tuy nhiên có 6 phân tử Protein chính có khả năng trung hoà kháng thể bao gồm 4 phân tử Glycoprotein, 1 phân tử Protein màng (M) và 1 Protein vỏ nhân vi rút (N) , nhưng hoạt động trung hòa xảy ra mạnh với các protein có khối lượng phân tử 45,31 và 25 KD. (Tô Long Thành, 2007) [30]; M. Spagnoulo – Weaver và cs, 1998) [53]. Ngoài sự khác biệt giữa các phân nhóm Lelystad và VR- 2332, người ta đã chứng minh rằng có sự biến dị di truyền mạnh trong cả 2 type phân lập, được khẳng định qua phân tích trình tự nucleotid và amino axít của các khung đọc mở (ORFs). Trình tự amino axit của VR 2332 so với LV là 76% (ORF2), 72% (ORF3), 80% (ORF4 và 5), 91% (ORF6) và 74% (ORF7), phân tích trình tự cho thấy các vi rút đang tiến hoá do đột biến ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen. (Jun Han và cs, 2006) [48]. Nghiên cứu về sức đề kháng của vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, nhiều nhà khoa học đã khẳng định. Vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có thể tồn tại 1 năm trong nhiệt độ lạnh từ – 200C đến -700C; trong điều kiện 40C vi rút có thể sống một tháng. Cũng giống như các loại vi rút khác vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đề kháng kém với nhiệt độ cao: ở 370C chịu được 48 giờ, 560C bị giết sau 1 giờ. (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007) [13], (Tô Long Thành, 2007) [30]. Với các hoá chất sát trùng thông thường và môi trường có pH axít, vi rút dễ dàng bị tiêu diệt. Ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vô hoạt vi rút nhanh chóng. Với pH của môi trường: Vi rút gây bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản vẫn bền vững ở pH từ 6,5 – 7,5; tuy nhiên tính gây nhiễm giảm ở pH 7,65. (Bùi Quang Anh và cs, 2008) [4]. Khả năng gây bệnh là một đặc tính sinh học quan trọng của mầm bệnh, nó phụ thuộc nhiều vào độc lực càng cao thì khả năng gây bệnh càng lớn và ngược lại. Các kết quả nghiên cứu về khả năng gây bệnh của Vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho thấy: Vi rút gây bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn rừng cũng mắc bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch thiên nhiên. (Tô Long Thành, 2007)[30]. Về mặt độc lực, người ta thấy Vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tồn tại dưới 2 dạng: Dạng cổ điển: có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 – 5% trong tổng đàn. Dạng biến thể độc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều lợn. Người và các động vật khác không mắc bệnh, tuy nhiên trong các loài thuỷ cầm chân màng, vịt trời (Mallard duck) lại mẫn cảm với vi rút. Vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có thể nhân lên ở loài động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm bệnh trên diện rộng rất khó khống chế. (E.Albina, 1997)[43]. Đối với bệnh truyền nhiễm, đường truyền lây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ lây lan và quy mô dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu về con đường truyền lây bệnh này cho thấy, Vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản chủ yếu truyền lây qua hai đường chính đó là truyền lây trực tiếp và truyền lây gián tiếp. Các đường truyền lây trực tiếp của vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trong và giữa các quần thể lợn bao gồm các lợn nhiễm bệnh và tinh dịch bị nhiễm. Vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được phát hiện từ nhiều loại chất tiết và các chất thải của lợn bệnh bao gồm: máu, tinh dịch, nước bọt, phân, hơi thở ra, sữa và sữa đầu. Sự truyền lây theo chiều dọc xảy ra trong suốt giai đoạn giữa đến giai cuối của thời kỳ mang thai cũng được báo cáo. Truyền lây theo chiều ngang cũng đã được báo cáo qua tiếp xúc trực tiếp giữa thú nhiễm bệnh và thú mẫn cảm cũng như sự truyền lây qua tinh dịch từ những lợn đực nhiễm bệnh. Truyền lây gián tiếp chủ yếu qua các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi như: thức ăn, nước uống, ủng, giầy dép, quần áo bảo hộ, thùng bảo quản lạnh, kim tiêm,… và các phương tiện vận chuyển có mang vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là một đường lây lan cơ học tiềm năng. Vi rút có thể theo gió đi xa tới 3 km, do vậy vi rút có khả năng phát tán rất rộng thông qua việc vận chuyển lợn ốm, lợn mang trùng. Trong các con đường lây nhiễm kể trên thì con đường lây nhiễm qua thụ tinh nhân tạo là nguy hiểm hơn cả vì trong chăn nuôi lợn, công tác thụ tinh nhân tạo là phổ biến hiện nay, trong khi đó công tác kiểm dịch tinh dịch, vận chuyển tinh dịch có nhiều bất cập. Vận chuyển, mua bán lợn bệnh ra ngoài vùng có dịch. Nếu một con đực giống bị nhiễm bệnh thì chỉ tính trong một lần khai thác tinh nhân tạo đã lây bệnh cho 40 – 50 lợn nái. (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [29]. Nhằm làm sáng tỏ cơ chế hình thành các tổn thương trên cơ thể lợn bệnh, nhiều nghiên cứu về cơ chế gây bệnh cho thấy. Sau khi xâm nhập vào cơ thể lợn, đích tấn công của Vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là các đại thực bào. Đây là tế bào duy nhất có receptor phù hơp với cấu trúc hạt vi rút, vì thế vi rút hấp thụ và thực hiện quá trình nhân lên chỉ trong tế bào này và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn tế bào đại thực bào trong phế nang phổi bị vi rút xâm nhiễm rất sớm. (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007) [13]. Lúc đầu, vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có thể kích thích các tế bào này, nhưng sau 2 hoặc 3 ngày vi rút sẽ giết chết chúng, các virion được giải phóng và ồ ạt xâm nhiễm sang các tế bào khác. Ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm của vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, hiệu giá kháng thể chống lại các loại vi rút và vi khuẩn không liên quan khác trong cơ thể của lợn tăng cao do sự kích hoạt của đại thực bào trong hệ thống miễn dịch. Điều này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh giá mức độ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn. Có thể nói rằng cơ thể gây bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tương tự như cơ chế gây bệnh AIDS ở người và Gumboro ở gà. Nếu chỉ có vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản xâm nhập vào cơ thể lợn thì lợn không có biểu hiện triệu chứng nhưng do có hàng loạt các loại vi khuẩn khác sẵn có trong các cơ quan hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào sau khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, hoạt động gây bệnh làm cho cơ thể lợn bệnh xuất hiện hàng loạt triệu chứng của bệnh kế phát. Theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu về các triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho thấy, lợn bệnh thường có các triệu chứng đầu tiên là sốt cao, bỏ ăn, mẩn đỏ da, thở khó, táo bón hoặc ỉa chảy và một số triệu chứng khác tuỳ thuộc vào bệnh kế phát và từng loại lợn: * Lợn nái: Các triệu chứng chủ yếu là tím âm hộ, sảy thai, thai chết lưu, thai gỗ hàng loạt, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết tăng lên theo độ tuổi của thai: Thai dưới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai trên 2,5 tháng tỷ lệ chết là 93,75% (Phạm Ngọc Thạch và cs, 2007)[28]. Lợn nái trong giai đoạn nuôi con thường lười uống nước, viêm vú, mất sữa, viêm tử cung âm đạo, mí mắt sưng, có thể táo bón hoặc tiêu chảy, viêm phổi. * Lợn đực giống: Triệu chứng chủ yếu là viêm dịch hoàn, bìu dài nóng đỏ (chiếm 95%), dịch hoàn sưng đau, lệch vị trí (85%), giảm tính hưng phấn giao phối.(Lê Văn Năm, 2007) [24]. Lợn đực giống giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh dịch kém, thể hiện: nồng độ tinh trùng (C) thường dưới 80.106; hoạt lực của tinh trùng (A) dưới 0,6; sức kháng của tinh trùng (R) dưới 3000; tỷ lệ kỳ hình (K) tăng trên 10%; tỷ lệ sống của tinh trùng giảm xuống còn dưới 70% và độ nhiễm khuẩn tăng cao trên 20.103. Lợn đực giống rất lâu mới hồi phục được khả năng sinh sản của mình. (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [29]. * Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, triệu chứng phát ra đột ngột, đường huyết hạ thấp do không bú mẹ, mí mắt sưng, có dử màu nâu, trên da xuất hiện những đám phồng rộp. (Phạm Ngọc Thạch và cs, 2007) [28]. Lợn con thường tiêu chảy hàng loạt và rất nặng, phân dính đầy xung quanh hậu môn. Đây là triệu chứng đặc trưng của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn con chưa cai sữa, biểu hiện này không phổ biến ở lợn lớn. Phát ban đỏ là biểu hiện phổ biến thứ 2 và xảy ra ngay sau khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Chảy nước mắt, mắt có rỉ và mí mắt sưng húp là biểu hiện phổ biến thứ 3, kết hợp với triệu chứng lạc giọng, khàn tiếng, thở khó, thở thể bụng, chảy nước mũi, khớp đau, sưng nên chân thường choãi ra, đi lại khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. (Archie Hunter, 1996) [35]; (Lê Văn Năm, 2007) [24]. * Ở lợn con sau cai sữa và lợn thịt: Ở lợn thịt, các triệu chứng tập trung chủ yếu ở đường hô hấp. Lợn bị viêm phổi nặng, ho nhiều, thở rất khó khăn, thở dốc, thở thể bụng, có con ngồi thở như chó ngồi, có con tựa vào tường để lấy sức thở, hắt hơi, chảy nước mắt. Do phổi bị viêm nặng nên hiện tượng da xanh (đặc biệt là ở tai xuất hiện sớm), điển hình và chiếm tỷ lệ lớn ở loại lợn này. Ở lợn con sau cai sữa, mí mắt thường sưng húp, có màu đỏ thâm, làm cho mắt lõm sâu tạo nên một quầng thâm xung quanh mắt nên nhìn lợn giống như được “đeo kính râm”. Tỷ lệ táo bón ở lợn loại này rất cao nhưng tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn lợn con theo mẹ. (Lê Văn Năm, 2007) [24]. Nghiên cứu bệnh tích là một trong những khâu quan trọng để xác định các tổn thương do bệnh nguyên gây ra. Kết quả nghiên cứu về bệnh tích đại thể và bệnh tích vi thể ở các nhóm lợn bệnh của nhiều tác giả cho thấy: * Lợn nái chửa: Đặc biệt là lợn nái chửa kỳ 2 thường bị đẻ non hoặc đẻ chậm. Trường hợp đẻ non (sảy thai) thì nhiều thai chết, trên cơ thể thai chết lưu thường có nhiều đám thối rữa. Trường hợp đẻ muộn thì số thai chết lưu ít hơn nhiều so với đẻ non. Song số lợn con sinh ra rất yếu, nhiều con chết trong lúc đẻ do thời gian đẻ kéo dài. Mổ khám thấy bệnh tích tập trung ở phổi, phổi bị phù nề, viêm hoại tử và tích nước, cắt miếng phổi bỏ vào khay nước thấy phổi chìm. * Lợn nái nuôi con, lợn choai và lợn vỗ béo: Bệnh tích tập trung ở phổi. Các ổ viêm thường gặp ở thuỳ đỉnh, song cũng thấy ở các thuỳ khác nhưng hội chứng rối loạn hô hấp hầu như các ổ viêm áp xe đó không xuất hiện đối xứng. Các ổ viêm, áp xe thường có màu xám đỏ, rắn, chắc. Khi cắt đôi đám phổi có biến đổi thấy có mủ chảy ra, mô phổi cũng lồi ra và có màu đỏ xám loang lổ. Trong một thuỳ phổi có nhiều đám biến đổi như mô tả. Cắt miếng phổi biến đổi bỏ vào nước thấy miếng phổi chìm, chứng tỏ phổi đã bị phù nề tích nước nặng. Những lợn bị táo bón thì ruột chứa nhiều phân cục rắn chắc, niêm mạc ruột bị viêm nhưng ở những lợn bị tiêu chảy thì thành ruột mỏng trên bề mặt có phủ một lớp màu nâu. * Lợn con theo mẹ: Xác gầy, da trũng, ruột chứa nhiều nước, đôi khi thấy có một số cục sữa vón không tiêu, thành ruột mỏng, loét van hồi manh tràng. Hạch màng treo ruột xuất huyết, gan sưng và tụ huyết. Thận xuất huyết lấm tấm đầu đinh ghim, não xung huyết, hạch hầu, họng, amidan sưng, sung huyết. (Phạm Sỹ Lăng, Văn Đăng Kỳ, 2007) [17]. Khi quan sát bệnh tích vi thể ở phổi, nhiều tác giả kết luận. Thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (pneumocyse) làm cho phế nang bị nhăn lại, thường gặp đại thực bào bị phân hỷ trong phế nang (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [29]. Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn nhiều tác giả cho rằng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có thể chẩn đoán được bằng hai phương pháp cơ bản đó là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (đặc biệt là chẩn đoán huyết thanh học). Tuy nhiên, trên thực tế để đảm bảo độ chính xác cao, việc phối hợp cả hai phương pháp là cần thiết. Về chẩn đoán lâm sàng thường dựa vào hai nhóm triệu chứng đó là các triệu chứng về rối loạn hô hấp và rối loạn sinh sản. - Ở lợn nái tăng đột biến tỷ lệ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, tỷ lệ lợn con sơ sinh chết cao,… các hiện tượng này xảy ra trong khoảng từ 8 – 20% tổng số lợn nái của cơ sở chăn nuôi. - Ở các nhóm lợn khác có hiện tượng đồng loạt bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao 40 – 410C, khó thở, ban đỏ da, táo bón hoặc ỉa chảy, tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt ở một số con lợn bệnh chóp tai bị ứ huyết có màu xanh tím. Khi thấy lợn có các triệu chứng nêu trên, bước đầu có thể chẩn đoán là Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cần phải lấy mẫu bệnh phẩm (máu lợn bệnh còn sống hoặc các tổ chức bệnh phẩm phổi, hạch,… của lợn chết) để làm các xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: - Dựa vào phương pháp miễn dịch đánh dấu bằng enzyme (ELISA) hoặc phương pháp gián tiếp huỳnh quang kháng thể (IFAT) theo quy trình của OIE. - Phương pháp nhân gen PCR để phát hiện vi rút hoặc phương pháp phân lập vi rút gây bệnh trên các môi trường phôi gà hoặc các môi trường tế bào đặc biệt. Các phương pháp này cho độ chính xác cao (từ 92 – 95%) trong chẩn đoán xác định Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. (Bùi Quang Anh và cs, 2008)[4]. Đối với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy việc phòng bệnh bằng vác xin và vệ sinh phòng bệnh hiện đang là hai phương pháp hữu hiệu ở nhiều cơ sở chăn nuôi. * Phòng bệnh bằng vác xin Cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, đối với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, việc phòng bệnh bằng vác xin là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, việc lựa chọn loại vác xin phù hợp và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật là mấu chốt hàng đầu quyết định đến hiệu quả biện pháp phòng ngừa. Hiện nay, trong danh mục thuốc Thú y được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ba loại vác xin nhập khẩu gồm có: vác xin Porcilis PRRS của Intervet – Hà Lan; vác xin Amervac PRRS của Hipra – Tây Ban Nha; vác xin BSL – PS 100 của Besta – Singapore. Hai loại vác xin đầu được sản xuất từ chủng vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thuộc dòng Châu Âu. Vác xin BSL – PS 100 của Besta – Singapore là loại vác xin sống nhược độc, được sản xuất từ vi rút dòng JKL – 100 thuộc dòng Bắc Mỹ. Hiện nay, Cục Thú y quốc gia Việt Nam đang tiến hành sử dụng thí điểm vác xin chết phòng bệnh thể độc lực cao của Trung Quốc tại một số trại và một số địa phương. Nếu có kết quả tốt, vác xin này sẽ được nhập khẩu và sử dụng đại trà cho đàn lợn cả nước. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc sử dụng vác xin phòng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại dịch bệnh này là một việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần chú ý thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng bệnh cho người chăn nuôi cũng như các biện pháp kiểm dịch nhằm kiểm soát môi trường và ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát môi trường, lây lan, nhất là trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, thường xuyên quét dọn, tiêu độc chuồng trại bằng một số hoá chất như vôi bột, Iodine, chloramin B,(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007)[] Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho lợn để nâng cao sức đề kháng cho lợn. Đối với lợn mới mua về cần cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương để người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh PRRS và các biện pháp phòng chống dịch đặc biệt cần phải khai báo khi lợn có biểu hiện của bệnh PRRS. Tăng cường công tác giám sát từ Trung ương đến cơ sở và từng hộ chăn nuôi để có thể sớm phát hiện dịch bệnh và có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Thiết lập các trạm, chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông quan trọng và cần có sự hợp tác phối hợp hành động đồng bộ giữa nhiều ngành như: công an, tài chính, quản lý thị trường, đặc biệt là lực lượng Thú y để kiểm soát môi trường việc vận chuyển lợn các sản phẩm từ lợn ra vào giữa các tỉnh. Giao trách nhiệm giám sát phát hiện dịch và báo cáo dịch cho chính quyền cấp xã, khi có dịch xảy ra thì phải bao vây, lấy mẫu xét nghiệm và tiêu huỷ toàn bộ số lợn bệnh. Tiêm đầy đủ các loại vác xin phòng các bệnh sau: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Thương hàn, Suyễn heo, Viêm teo mũi, Liên cầu khuẩn,…Lý do là vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản làm suy giảm hệ thống miễn dịch của lợn bệnh dẫn đến lợn bị mắc bệnh kế phát trên nếu lợn không được tiêm đầy đủ các loại vác xin trên. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn Những thiệt hại lớn về kinh tế do Hội chứng rối loạn sinh sản gây ra đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Nhiều thành quả đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh này. 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế truyền lây, các phương pháp chẩn đoán và phòng chống Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn. Riera Pujadas Pere và cs, (1997)[56] đã nghiên cứu về chủng vi rút suy yếu mới gây ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên lợn, cùng với việc điều chế vác xin phòng ngừa và bộ kít chẩn đoán. Joo Han Soo, (1997) [46] đã đưa ra phương pháp điều chế vác xin sử dụng ngay chính vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được làm yếu đi. Eichhorn – G, Frost – JM, (1997)[44] nghiên cứu sử dụng sữa non của lợn nái vào giai đoạn thích hợp để chẩn đoán huyết thanh phát hiện Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS). Segales.J và cs (1998)[57] nghiên cứu siêu cấu trúc đại thực bào ở túi phổi lợn bị nhiễm in – vitro với vi rút gây Hội chứng rối loạn sinh sản đối với trường hợp có hoặc không có Haemophilus – Parasuis. Burch Reina Alemany và cs, (1997)[36] tìm hiểu về chủng vi rút suy yếu gây ra Hội chứng rối loạn sinh sản (PRRS) trên lợn, cùng với việc chế vác xin. Van Niewstadt và cs, (2002)[59] nêu ra loại kháng nguyên Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản dùng để phát hiện ra chuỗi peptide đồng đẳng của vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản dùng trong điều chế vác xin hoặc xét nghiệm chẩn đoán. Calvert Jay G và cs, (2007)[37] thuộc khoa Thú y trường Đại học Minesota của Mỹ đã nghiên cứu về những đặc điểm phân loại, cấu tạo, khả năng gây bệnh của vi rút cũng như những triệu chứng lâm sàng thường gặp khi lợn bị bệnh ở Mỹ và một số nước Châu Âu thấy rằng các chủng vi rút ở Mỹ và châu Âu có sự khác biệt nhau về bộ gen, tức là vi rút ở 2 nơi này đã có sự biến đổi về cấu trúc. Joo Han - Soo và cs (2007)[47], [46] đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp chuẩn bị vi rút Hội chứng rối loạn h._.ô hấp và sinh sản, Protein lây nhiễm và bộ kít để kiểm tra và phát hiện nó. Lunney Joan K và cs (2007)[51], X.J.Meng (2000)[61] chỉ ra các thông số miễn dịch giúp giải thích được nguyên nhân tại sao một số lợn trên cùng một đàn lại không bị nhiễm vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Calvert Jay G và cs, (2007)[39] nghiên cứu về trình tự gen của chủng vi rút cường độc gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở Bắc Mỹ cho biết: ở một số ổ dịch bộ gen của vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tương đồng 93,2 – 94,2% với bộ gen của chủng VR2332 (Bắc Mỹ) nhưng ở một số ổ dịch khác thì bộ gen của vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tương đồng 63,4 – 64,5% với chủng gây bệnh Lelystad (châu Âu) và các vi rút phân lập được đã có sự đột biến ở một số axit amin. Pensaert Maurice và cs, (2008)[54] đã nghiên cứu chuỗi Polypeptit mã hoá axit nucleic bên trong các tế bào nhiễm vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Mặc dù ở Việt Nam, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là một bệnh mới song với sự quan tâm và nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu trong nước, hiện nay nhiều vấn đề liên quan đến dịch tễ và nguyên nhân gây bệnh tại Việt Nam đã từng bước được sáng tỏ, mang lại những giá trị khoa học kinh tế trong việc phòng chống dịch bệnh. Tô Long Thành (2007)[30] đã nhận xét, PRRSV chỉ gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Người và động vật khác không mắc bệnh, tuy nhiên trong các loại thuỷ cầm chân màng, vịt trời lại mẫm cảm với vi rút. PRRSV có thể nhân lên ở loài động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm bệnh trên diện rộng rất khó khống chế. Theo Nguyễn Hữu Nam và cs (2007)[21]; Bùi Quang Anh và cs, (2008)[4] những loại vi khuẩn gây bệnh kế phát ở phổi khi lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thường gặp là: Mycoplasma hyopneumoniae (Suyễn lợn); Pasteurella multocida (Tụ huyết trùng); Bordetella bronchiseptica (Viêm teo mũi); Streptococcus Suis type 2 (Liên cầu khuẩn) và Haemophilus parasuis (Viêm đường hô hấp). Phạm Ngọc Thạch và cs (2007)[28] nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại Hải Dương và Hưng Yên đã thấy rằng: Thời gian nung bệnh là 3 – 7 ngày, tần số hô hấp, tim mạch, thân nhiệt đều tăng cao so với sinh lý bình thường, chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu đều thay đổi, đặc biệt là số lượng bạch cầu, độ dự trữ kiềm trong máu tăng rất cao trong khi đó hàm lượng đường huyết, protein tổng số của lợn bệnh lại giảm nhiều so với sinh lý bình thường. Lê Văn Năm (2007)[24] bước đầu khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể ở lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại một số địa phương thuộc Đồng bằng Bắc Bộ – Việt Nam đã nhận thấy, các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể ở lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trong các đợt dịch năm 2007 là trùng với các tài liệu đã được công bố. Tuy nhiên các tỷ lệ: tiêu chảy (chiếm 83,25%), lạc giọng (60,50%) ở lợn con theo mẹ và táo bón ở lợn lớn chiếm (50,50%) là cao hơn so với các tài liệu đã công bố. Bùi Quang Anh và cs (2007)[3] nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại một số trại lợn ở Việt Nam đã đi đến kết luận: Lợn nái và lợn con theo mẹ bị mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cao hơn so với những nghiên cứu, đánh giá của Quốc tế về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Theo Phạm Sỹ Lăng và Văn Đăng Kì (2007)[17], một số bệnh tích thường gặp của lợn bị Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là phổi viêm tụ huyết hoặc xuất huyết, khí quản, phế quản chứa nhiều bọt và dịch nhầy. Thận xuất huyết như đầu đinh ghim, não sung huyết; hạch hầu họng, amidan sưng, sung huyết; gan sưng, tụ huyết; lách sưng và nhồi huyết. Hạch màng treo ruột xuất huyết và loét van hồi manh tràng. Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Kiều Anh và cs (2007)[18] khi nghiên cứu về sự biến động của kháng thể mẹ truyền trên lợn con của lợn nái nhiễm vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho biết: ở con của những lợn nái dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, hiệu giá kháng thể giảm nhiều từ ngày tuổi 19 và tất cả lợn nái dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, hiệu giá kháng thể giảm nhiều từ ngày tuổi 19 và tất cả lợn con đều âm tính ở 60 ngày tuổi. Ngoài ra lợn con của nái dương tính có hiệu giá kháng thể cao hơn lợn con từ nái âm tính trong vòng 35 ngày sau khi sinh. Nguyễn Ngọc Hải, Trần Thị Bích Liên và cs (2007)[12] nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán vi rút gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn bằng kỹ thuật RT – PCR đưa ra kết luận: Quy trình RT – PCR sử dụng trong nghiên cứu có tính ổn định và độ tin cậy cao, hoàn toàn cho phép phát hiện được ARN của vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trong mẫu. Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Việt Nga và cs (2006) [14] khảo sát sức sinh sản của lợn nái dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và dịch tả lợn tại các hộ chăn nuôi gia đình huyện chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, kết quả cho thấy: tỷ lệ mẫu dương tính với vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là 35% và dương tính dịch tả lợn là 11,7%, không có mẫu nhiễm ghép hai bệnh này. Tỷ lệ mẫu dương tính với vi rút Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở nhóm lợn nái bị rối loạn sinh sản chiếm 42,22%, cao hơn so với lợn nái không rối loạn sinh sản (13,13%). Tương tự, tỷ lệ mẫu dương tính với vi rút dịch tả lợn ở nhóm lợn nái rối loạn sinh sản chiếm 13,33%, cao hơn nhóm lợn nái không rối loạn sinh sản (6,76%) Thái Quốc Hiếu và Lê Minh khánh và cs (2007) [15] nghiên cứu ảnh hưởng của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng bảo hộ bệnh dịch tả trên lợn thấy rằng, đáp ứng kháng thể với vác xin dịch tả lợn giảm rõ rệt trên đàn lợn bị nhiễm Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Hồ Thị Nga, Trần Thị Dân (2008)[24] đã khảo sát sinh hoá máu trên lợn nuôi thịt nhiễm vi rút gây rối loạn hô hấp và sinh sản được bổ sung - glucan trong khẩu phần đưa ra kết quả như sau: Lợn được bổ sung - glucan có số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng Hemoglobin ổn định hơn. 2.3. Một số hiểu biết cơ bản về huyết học Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể rất quan trọng vì máu liên lạc mật thiết với mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Do đó về mặt bệnh lý, máu không những chịu ảnh hưởng của những bệnh ở riêng các cơ quan tạo máu mà còn bị ảnh hưởng của tất cả các bệnh ở mọi cơ quan, tổ chức khác trong cơ thể. Về phương diện vật lý, máu là một tổ chức lỏng lưu động trong hệ tuần hoàn nhưng luôn luôn có sự trao đổi mật thiết với các chất dịch gian bào, qua đó làm nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển hoá cho các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Máu gồm 2 thành phần chính là thành phần vô hình và hữu hình: Thành phần vô hình: hay còn gọi là huyết tương, chiếm 60% thể tích của máu. Huyết tương có màu vàng nhạt, có 90 – 92% là nước, 8 – 10% vật chất khô, trong đó: Protein huyết tương gồm các thành phần cơ bản là: albumin, globulin và fibrinogen (chiếm 6 – 8%). Protein huyết tương luôn ở thể cân bằng động, tức là luôn có quá trình phân giải và tổng hợp nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh. Protein đóng vai trò rất quan trọng: Albumin tham gia cấu tạo lên các mô bào, là tiểu phần chính tạo nên áp suất thẩm thấu thể kéo của máu, tham gia vận chuyển các chất như axít béo, axít mật,… Globulin gồm có 3 loại , và - globulin. Trong đó và- globulin tham gia vận chuyển các hooc môn steroid, phosphate và axít béo. Còn - globulin tham gia vào chức năng miễn dịch của cơ thể (Vũ Triệu An và cs, (1997)[2]. Để đánh giá mối tương quan giữa Albumin và Globulin người ta thường tính tỷ lệ A/ G và gọi đây là chỉ số protein huyết thanh. Mối tương quan này phản ánh tình trạng sức khoẻ của con vật, phẩm chất con giống và là một chỉ tiêu sinh hoá để chẩn đoán bệnh. Ngoài các thành phần kể trên, trong huyết tương còn có các chất hoà tan như: các loại hooc môn, vitamin, enzyme, các hạt mỡ, các muối khoáng đa lượng, vi lượng,… Thành phần hữu hình của máu bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đây là các thành phần quan trọng quyết định các chức năng cơ bản của máu đó là vận chuyển, dinh dưỡng và bảo vệ,… Hồng cầu là loại tế bào máu được biến hoá cao độ, các tế bào hồng cầu của gia súc có dạng hình đĩa, lõm hai mặt và không có nhân. Vai trò chủ yếu của chúng là vận chuyển O2 từ phổi tới tổ chức, mô bào và chuyển khí CO2 từ các tổ chức, mô bào tới phổi để thải ra ngoài. Tính chất này do huyết sắc tố (hemoglobin) quy định. Hồng cầu là quần thể tế bào đồng nhất ở máu ngoại vi. Thành phần cấu tạo của hồng cầu gồm có 60% là nước và 40% là vật chất khô, trong đó Hemoglobin chiếm 90 – 95%, còn 3 – 8% các protein khác: Leucoxitin chiếm 0,5%, Cholesterol chiếm 0,3%, các muối kim loại (chủ yếu là muối kali). Trong hồng cầu còn có một số enzyme quan trọng đó là anhydraza, cacbonicatalaza. Trên màng hồng cầu còn có enzyme glucose – 6 photphatdehydrogenaza, glutationreductaza có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững, thẩm thấu của màng và sự trao đổi chất qua màng hồng cầu. Để tồn tại và đảm bảo chức năng, hồng cầu phải tiêu thụ năng lượng. Nguồn năng lượng này lấy từ glucose sinh ra trong quá trình đường phân của tế bào. Quá trình này gồm 2 con đường: đường phân yếm khí (90%) và đường phân hiếu khí (10%). Bạch cầu là những tế bào máu có khả năng di động theo kiểu amip, kích thước thay đổi từ 5 - 20m (tuỳ theo từng loại). Chúng có chức năng chính là thực bào và tham gia vào các đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Hình thái chung của bạch cầu thường có dạng hình cầu, tuy nhiên khi tham gia vào các quá trình xuyên mạch và thực bào bạch cầu thường thay đổi hình dạng rất linh hoạt. Căn cứ vào thành phần cấu trúc đặc biệt trong bào tương, người có chia bạch cầu ra thành hai nhóm lớn đó là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt. Vũ Triệu An [1], Trần Cừ và cs [8], Nguyễn Xuân Tịnh và cs [32]: Bạch cầu có hạt: là loại bạch cầu bên trong bào tương có các hạt sinh chất có ái lực cao với các loại thuốc nhuộm. Căn cứ vào tính chất này, bạch cầu có hạt được chia thành ba loại đó là bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu đa nhân trung tính: Bạch cầu ái toan (eosinophil): là loại bạch cầu mà trong tế bào tương có nhiều hạt bắt máu thuốc nhuộm toan tính (màu đỏ của eosin), đường kính bạch cầu là 8 - 20m. Tỷ lệ bạch cầu ái toan là khác nhau giữa các loại: Ngựa chiếm 3% tổng số bạch cầu, Bò là 6%, lợn là 4 – 8%. Bạch cầu ái toan (bazophil): Là loại bạch cầu bên trong bào tương có các hạt bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính (màu xanh của xanh methylen). Bên trong các hạt ái kiềm có chứa nhiều enzyme để hình thành histamine và heparin. Bạch cầu trung tính (neutrophil): Là loại bạch cầu bên trong bào tương có nhiều hạt bắt màu cả thuốc nhuộm toan tính và thuốc nhuộm kiềm tính, nhân bắt màu tím hoặc tím sẫm. Đây là loại bạch cầu có khả năng thực bào mạnh nhất vì trong các tế bào bạch cầu trung tính có chứa nhiều enzyme phân giải protein như leuco proteaza. Đây là các chất phá huỷ vi khuẩn và trung hoà độc tố. Tuỳ theo sự thành thục của nhân, người ta chia bạch cầu trung tính thành tuỷ cầu, ấu cầu, bạch cầu nhân đốt và bạch cầu nhân gậy. Bạch cầu không hạt: là loại bạch cầu bên trong bào tương không có các hạt bắt màu thuốc nhuộm như ở bạch cầu có hạt. Bạch cầu không hạt bao gồm bạch cầu đơn nhân lớn và lympho bào. Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte): Là loại bạch cầu có kích thước to nhất, nguyên sinh chất bắt màu xám nhạt, nhân bắt màu tím đen có hình bầu dục, hình hạt đậu, hình móng ngựa,… nằm lệnh về một bên của tế bào. Bào tương nhiều hơn lâm ba cầu, bắt màu xanh nhạt, đôi khi có những hạt trong suốt. Nhân tế bào này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực bào và thông tin miễn dịch nằm trong hệ thống lympho lưới. Tế bào Lympho (lymphocyte): Tế bào Lympho có nguyên sinh chất bắt màu xanh đậm, nhân tròn, hình hạt đậu, màu tím sẫm, chiếm gần hết tế bào. Lympho bào bao gồm Lympho B và Lympho T. Tiểu cầu là những tế bào máu có kích thước nhỏ nhất, hình tròn hay bầu dục, có đường kính 2 – 4 m, khi mới được phóng thích từ tuỷ xương thì tiểu cầu lớn, theo thời gian chúng giảm dần kích thước và số lượng. Tiểu cầu dính vào collagen và những vi sợi trong màng nền thành mạch, một diễn biến phụ thuộc vào sự trùng phân của collagen và những nhóm II; amin tự do trên collagen. Để tiểu cầu ngưng tập hữu hiệu chúng phải có canxi, fibrinogen và những yếu tố đông máu khác. 2.4. Các chỉ tiêu năng suất sinh sản và khả năng sinh sản ở lợn nái Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái. Theo Vũ Đình Tôn (2008) [33], năng suất sinh sản của lợn nái được xét trên các chỉ tiêu: chu kì động dục, tuổi thành thục về tính dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa. Nhiều tác giả cho rằng: để đánh giá khả năng sinh sản lợn nái dựa vào năng suất sinh sản và do 2 yếu tố cấu thành là: số con cai sữa/lứa và số lứa đẻ/năm. 2 yếu tố này do nhiều yếu tố khác cấu thành, được tóm tắt theo sơ đồ sau: Số con CS/nái/năm T.G nuôi con T.G chờ phối Thời gian chửa Số con SS sống Số con chết trước CS Tỷ lệ thụ thai K.C từ CS-Đ.D Số trứng rụng S.trứng được T.T Tỷ lệ thai chết Số con cai sữa/lứa Số lứa đẻ/năm Sơ đồ năng suất sinh sản của lợn nái Theo Mabry và cộng sự, 1997[52], các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra, số con cai sữa, khối lượng cả ổ 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm, các tính trạng này có tầm quan trọng về kinh tế và ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất lợn giống cũng như người nuôi lợn thương phẩm. Mục đích của người chăn nuôi là thu được lợi nhuận. Năng suất càng cao thì lợi nhuận càng cao. Ở các trang trại chăn nuôi lợn nái, ngoài những diễn biến đột xuất của giá cả thị trường, năng suất sinh sản là yếu tố quyết định giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Trong đó tiêu tốn thức ăn/kg sản phẩm chiếm từ 60 - 70% chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất phản ánh đầy đủ nhất năng suất sinh sản ở lợn nái . Vì tiêu tốn thức ăn phản ánh bệnh tật, tỷ lệ tử vong, sự lãng phí thức ăn, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ,... Đó là chỉ số tốt hơn cả để đo năng suất sinh sản và hiệu quả của trang trại. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái - Các yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền biểu hiện cụ thể bằng giống, là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn nái. Các giống lợn khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [5], giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Trong cùng một giống, năng suất từng cá thể cũng khác nhau. Vì vậy, chọn lọc nhân tạo đạt được sự tiến bộ di truyền nhanh hơn chọn lọc tự nhiên. Bên cạnh đó, công tác lai giống đã tạo ra sự tiến bộ di truyền nhanh chóng, do có ưu thế lai mà nái lai có số con đẻ ra sống tăng 8% so với bố mẹ chúng. Nhờ có những tiến bộ vượt bậc trong công tác giống, ngày nay các giống lợn đã được chuyên hoá cao. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [5] căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, đã chia các giống lợn làm 4 nhóm chính: + Các giống đa dụng: Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản suất thịt và khả năng sinh sản khá. + Các giống chuyên dụng “dòng bố”: Piétrain, Landrace (Bỉ), Duroc (Mỹ) có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao + Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”: Yorkshire, Landrace cải tiến đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng sản xuất thịt kém. + Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường. - Các yếu tố môi trường: Hầu hết các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp, vì vậy nó chịu tác động chủ yếu bởi các yếu tố môi trường. Phương thức nuôi, chế độ dinh dưỡng, công tác quản lý phối giống, lứa đẻ, mùa vụ, bệnh tật,... đều có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. + Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Trong đó, năng lượng trao đổi (ME), protein, các axit amin không thay thế, khoáng, vitamin là những thành phần quan trọng nhất. Yamada và cộng sự (1998)[62] cho biết, nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Các nhà chăn nuôi Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho lợn hậu bị ăn tự do đến 90 kg khối lượng (200 lb), sau đó cho ăn hạn chế trước khi phối giống (động dục lần 3) 5- 7 ngày lại cho ăn tự do. Lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước phối giống và ở ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số trứng rụng và số con đẻ ra/ổ. Trong giai đoạn chửa, khẩu phần chính xác của lợn nái chửa phụ thuộc vào khối lượng lợn, ngày tuổi, tính trạng béo hay gầy, kiểu chuồng, tuổi cai sữa lợn con, khí hậu hoặc nhiệt độ môi trường. Lợn nái chửa lứa 1 phải tăng trọng từ 32- 45,4 kg, lợn nái chửa từ lứa thứ 2 trở đi phải tăng khối lượng từ 22,5- 32 kg trong thời gian chửa (Wood (1988)[60]. Tuy nhiên 2/3 khối lượng thai được hình thành ở 1/3 giai đoạn cuối kì có thai. Vì vậy, ở giai đoạn đầu (2/3 thời gian đầu kì có thai) phải cho ăn hạn chế. Những nghiên cứu của Wood (1988)[60] cho biết: Nuôi dưỡng lợn nái với mức dinh dưỡng cao ở thời kì chửa đầu sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi. Vũ Đình Tôn (2008) [33] cũng cho biết: Lợn nái mang thai nếu ăn dưới 2 kg thức ăn thì lợn mẹ phải huy động dự trữ của cơ thể để hỗ trợ cho tăng trọng của thai, dẫn đến số lượng lợn con/ổ giảm, khối lượng sơ sinh lợn con cũng giảm. Trong giai đoạn nuôi con, ở vài ngày đầu cho ăn hạn chế, sau đó tăng dần đến khi cho ăn tự do sau khi đẻ 5 - 7 ngày. + Mùa vụ và nhiệt độ môi trường: Mùa vụ và nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỷ lệ thụ thai thấp, số con đẻ ra ít, mức độ đồng đều trong một lứa đẻ không cao. Thời tiết nóng thường không đến mức gây chết lợn nhưng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, làm giảm một phần lượng tiêu thụ thức ăn và dẫn đến năng suất tụt xuống, nhiệt độ cao trên 850F (29,50C) sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ rụng trứng và làm tăng hiện tượng chết thai sớm. Kết quả nghiên cứu ở Michigan cho thấy, lợn hậu bị mỗi ngày chịu đựng 1040F (400C) trong 2 giờ, trong vòng 1 - 13 ngày sau phối giống, tỷ lệ phôi sống giảm 35 - 40%[7]. + Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Lợn nái kiểm định có tỷ lệ đẻ và năng suất thấp hơn so với nái cơ bản (Koketsu và cộng sự, 1998)[42]. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3 sau đó ổn định hoặc hơi giảm đến lứa đẻ thứ 6, sau đó giảm rõ rệt khi lứa đẻ tăng lên. Số con/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4 - 5 tuổi (Colin, 1998)[41]. + Quản lý phối giống bao hàm cả việc phát hiện động dục, phương thức phối giống và kỹ thuật phối giống. Đây là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ, thời gian chờ phối hay thời gian phi sản xuất ở lợn nái. Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Phối đơn trong một chu kì động dục ở lúc chịu đực cao nhất có thể đạt được số con đẻ /ổ cao, nhưng phối hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ (Colin, 1998)[41]. Phối giống kết hợp giữa nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo làm tăng 0,5 lợn con so với phối giống riêng rẽ. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo làm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra /ổ đều thấp hơn từ 0 - 10% so với phối giống trực tiếp (Colin, 1998)[41]. Chất lượng tinh dịch và kỹ thuật phối giống là một yếu tố rất quan trọng. Đối với lợn nái ngoại, lượng tinh dịch phải đạt từ 80- 100 ml và 2,5 - 3 tỷ tinh trùng tiến thẳng cho một lần phối. Tổng kết các công trình nghiên cứu ở Mỹ[7] đã đưa ra biểu đồ sau: Tỷ 80 lệ thụ 60 thai Rụng trứng (%) 40 20 T.G phối tốt nhất 0 0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72 (Thời gian (giờ) sau khi bắt đầu chịu đực) Ảnh hưởng của thời điểm dẫn tinh đến tỷ lệ thụ thai của lợn + Thời gian cai sữa: Thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con đẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục trở lại ngắn. Lợn nái cai sữa ở 28 -35 ngày, thời gian động dục trở lại là 4 - 5 ngày, có thể phối giống và thành tích sinh sản tốt (Colin, 1998) [41]. Nếu giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2 con/ổ. + Bệnh tật và môi trường sống: Sẩy thai, thai gỗ, chết lưu và chu kỳ động dục không bình thường là biểu hiện của bệnh lý. Bệnh leptospirosis, sảy thai truyền nhiễm, rối loạn sinh sản do parvo vi rút, bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản,... trực tiếp gây sảy thai, thai gỗ và thai chết lưu ở lợn. Các bệnh khác như viêm vú, viêm tử cung, suyễn, ỉa chảy,... không những làm suy giảm sức khoẻ của lợn nái mà còn có thể gây nhiễm khuẩn ở lợn con, tăng tỷ lệ chết và tỷ lệ còi cọc ở lợn con. Sức khoẻ nói chung và bệnh tật nói riêng có liên quan chặt chẽ với môi trường. Các hoạt động sống của lợn luôn phát nhiệt làm bay hơi nước, đồng thời lợn còn thải ra phân, nước tiểu và các vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, bào tử, noãn bào, trứng giun,… sống trong môi trường khi chúng truyền từ con lợn này sang con lợn khác. Điều kiện tự nhiên của môi trường sẽ quyết định chúng sẽ đe doạ con lợn khác trong bao lâu. Sự thông thoáng của môi trường chuồng lợn, nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái và sức khoẻ của lợn con. Theo Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp (1996)[7]: làm giảm tối thiểu các tác động xấu của môi trường là một chìa khoá cho việc chăn nuôi lợn có hiệu quả. + Sức sống của lợn con: Năng suất sinh sản của nái không chỉ phụ thuộc vào sức sản xuất của chúng mà còn phụ thuộc vào lợn con. Vì kết quả cuối cùng của năng suất sinh sản là số con đẻ ra sống, số con sống đến cai sữa, khối lượng cai sữa và số lứa đẻ/năm có liên quan trực tiếp đến lợn con. Lợn con mới sinh có những đặc điểm chính là: Hệ thống tiêu hoá chưa phát triển, pH dạ dày trên 3,5; trong dạ dày chưa có HCl tự do nên chưa có khả năng ngăn cản các loại vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hoá cũng như tiêu hoá những loại thức ăn khó tiêu. Khả năng điều tiết thân nhiệt kém, các phản xạ có điều kiện mới được thiết lập, hệ thống miễn dịch chưa phát triển nên khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể lợn con tiếp nhận được từ sữa đầu của lợn mẹ. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp (1996)[7] cho biết: Hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn 50 ngày tuổi, ở 70 ngày tuổi thai lợn đã có thể phản ứng với những kháng nguyên lạ. Tuy nhiên do môi trường tử cung là vô sinh nên khi vừa đẻ ra trong cơ thể lợn con hoàn toàn chưa có một lượng kháng thể nào. Lợn con phụ thuộc vào kháng thể có trong sữa đầu. Sữa đầu rất giàu dinh dưỡng và kháng thể. Theo Trần Cừ và cs (1976) [9] lượng protein trong sữa đầu gấp 3 lần sữa thường, trong đó một nửa là kháng thể γglobulin. Nhưng lượng protein trong sữa đầu cũng giảm nhanh chóng, sau 14 - 16 giờ tiết sữa, lượng protein sữa đầu đã giảm bằng sữa thường. Mặt khác lượng sữa của lợn mẹ sau khi sinh, tăng cao nhất ở ngày thứ 19 - 20 rồi giảm đi nhanh chóng ở ngày 21, kéo theo lượng kháng thể cung cấp cho lợn con cũng giảm đi đột ngột. Trần Cừ và cs (1976) [9] cũng cho biết: Lợn là loài gia súc có nhau thai biểu mô dây chằng nên kháng thể ở lợn mẹ không thể thấm qua được nhau thai. Bù lại, niêm mạc ở lợn con mới sinh có cấu tạo đặc biệt, các tế bào còn liên kết lỏng lẻo, vì vậy nó có thể hấp thu kháng thể IgG là loại globulin có khối lượng phân tử thấp trong vòng 36 - 48 giờ sau khi sinh. Kháng thể IgG lưu thông trong máu, tạo nên khả năng miễn dịch toàn thân ở lợn con trong vòng 4 - 6 tuần rồi bị đào thải dần theo thời gian. Kháng thể IgA trong sữa đầu và sữa thường được gắn vào cơ chất “ s” trên nhung mao của tế bào biểu mô niêm mạc ruột non, chúng có tác dụng ngăn cản không cho kháng nguyên, vi khuẩn bám dính gây bệnh. Vì vậy, IgA chỉ có tác dụng cục bộ, ngăn cản vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hoá. Khả năng kháng bệnh của kháng thể được cung cấp từ sữa mẹ phụ thuộc vào kháng nguyên và mầm bệnh mà lợn mẹ tiếp xúc trong thời gian mang thai. Đặc biệt phụ thuộc vào lượng sữa đầu mà lợn con bú được, trong đó rất nhiều kháng thể, nhiều đến mức có thể ngăn cản hệ thống miễn dịch của lợn con tiếp xúc với kháng nguyên. Vì vậy, đến 10 ngày tuổi lợn con mới bắt đầu sản xuất được một ít kháng thể IgG, IgA và tăng dần theo thời gian đến khoảng 4 - 5 tuần tuổi lượng kháng thể này mới đủ khả năng bảo hộ cho lợn con. Ở 21 ngày tuổi là điểm giao cắt giữa lượng kháng thể được cung cấp từ sữa mẹ giảm xuống và lượng kháng thể lợn con sản xuất được tăng lên. Đó là thời điểm khủng khoảng về dinh dưỡng do lượng sữa mẹ giảm xuống đột ngột và khủng khoảng về lượng kháng thể thấp trong cơ thể. Nói chung khả năng phản ứng của lợn con theo mẹ với môi trường là rất yếu ớt. Tỷ lệ nuôi sống và thể trạng lợn con lúc cai sữa phụ thuộc vào công tác quản lý đàn và kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chúng. 3. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Địa điểm Để triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tại các địa điểm: Một số trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản vùng phụ cận Hà Nội xảy ra dịch PRRS như: huyện Văn Lâm, Văn Giang – Hưng Yên, Tp Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hà Tây đã có thông báo có dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Phòng xét nghiệm Bộ môn Nội – Chẩn – Dược, khoa Thú y trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và khoa xét nghiệm bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai trên nhóm lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đợt dịch được giữ lại nuôi. Tất cả các trang trại nuôi lợn nái sinh sản vùng phụ cận Hà Nội chúng tôi thu thập số liệu và lấy mẫu máu đều có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau (được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình công nghiệp, theo sự chỉ dẫn của công ty C.P Việt Nam). Cụ thể: + Chuồng trại: Chuồng cũi, có quạt thông gió kết hợp với thông thoáng tự nhiên, dàn mưa nhân tạo, có chụp sưởi cho lợn con mới sinh. + Thức ăn: Sử dụng thức ăn của hãng C.P, lợn chờ phối và chửa kỳ I cho ăn từ 1,8 – 2,2 kg thức ăn/ngày (tuỳ thể trạng lợn), lợn chửa kỳ II, cho ăn 2,5 kg thức ăn/ngày, lợn nuôi con cho ăn tự do, lợn con cho ăn thức ăn tập ăn từ 7 – 10 ngày tuổi. + Phòng bệnh: Lợn nái được tiêm các loại vác xin: Dịch tả, Tụ dấu, Lở mồm long móng, suyễn,.. Lợn con được nhỏ thuốc phòng đi ỉa khi mới sinh, 3 và 7 ngày tuổi tiêm sắt, 7 và 21 ngày tuổi tiêm phòng suyễn. Hàng ngày chuồng trại được vệ sinh, hàng tuần được phun thuốc khử trùng, tiêu độc. Nhiều trang trại đã đủ kinh nghiệm tự sản xuất cám cho heo thịt giai đoạn từ 20kg đến xuất chuồng. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Khảo sát một số biểu hiện lâm sàng (tình trạng cơ thể, sốt ho, tình trạng phân,…), thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch trên đàn lợn nái sinh sản tại một số trang trại đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 3.3.2. Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học (số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, lâm ba cầu, công thức bạch cầu, tỷ khối huyết cầu, sức kháng hồng cầu; độ dự trữ kiềm,…) trên đàn lợn nái sinh sản tại một số trang trại đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi 3.3.3 Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái sinh sản tại một số trang trại đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đực giữ lại nuôi thông qua các chỉ tiêu sau: + Lứa đẻ +Số sơ sinh(con/ổ) + Số con đẻ ra sống (con/ổ) + Số con đẻ ra chết trên ổ (con/ổ) + Số thai gỗ đẻ ra trên ổ ( thai/ổ) + Trọng lượng sơ sinh (kg/ổ) + Số con cai sữa trên ổ (con/ổ) + Trọng lượng cai sữa (kg/ổ) + Tỷ lệ sống từ sơ sinh đến cai sữa (%) + Số lứa đẻ/nái/năm (lứa/năm) + Số con cai sữa trên nái trên năm (con/nái/năm) 3.4. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Nguyên liệu nghiên cứu - Lợn nái sinh sản đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. - Máu lợn nái sinh sản đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nội dung của đề tài bằng các phương pháp lâm sàng và phòng thí nghiệm thường quy: - Theo dõi và thu thập số liệu về năng suất sinh sản lợn nái sinh sản qua sổ sinh sản của 4 trại chăn nuôi và trực tiếp theo dõi. - Do có sự khác biệt về số ngày cai sữa của các trại và từng cá thể nên được hiệu chỉnh về khối lượng 21 ngày tuổi theo phương trình của NSIF: TL 21 ngày = TLCS x (2,218 - 0,081 x TCS + 0,0011 x TCS2) Trong đó: + TLCS: trọng lượng cai sữa + TCS: tuổi cai sữa. + TL 21 ngày: trọng lượng 21 ngày tuổi. Xác định bệnh: căn cứ vào thông báo dịch bệnh tai xanh của các Cục Thú y các tỉnh nghiên cứu, website Cục Thú y. Các chỉ tiêu lâm sàng được xác định bằng các phương pháp khám lâm sàng thường quy, Hồ Văn Nam và cs (1982)[22]; Hồ Văn Nam và cs (1996)[23]. + Xác định tần số hô hấp thông qua việc quan sát hoạt động của thành ngực, bụng, bằng ống nghe đếm trực tiếp số lần hoạt động của phổi. + Xác định tần số tim mạch bằng phương pháp sử dụng ống nghe nghe trực tiếp hoạt động của tim. + Xác định thân nhiệt lợn bằng nhiệt kế điện tử của hãng Omron modelMC-240 đo trực tiếp ở trực tràng vào sáng sớm. Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu bằng các phương pháp thường quy đang được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Các kết quả nghiên cứu thu được từ các nhóm lợn bệnh được xử lý, phân tích và kiểm tra bằng phần mềm thống kê SAS2000, Exel, Analysis of Variance from Summary Data, Minitap 14. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nhằm khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và khả năng s._.ng dịch so với sau dịch chúng tôi thấy có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe đàn nái nuôi con được giữ lại nuôi đang dần hồi phục trở lại. Lương dự trữ kiềm trong máu ở lợn nái nuôi con sau dịch là 483,22 ± 19,75mg% tăng lên tới 761,70 25,26 mg% ở lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (trong dịch). Như vậy, khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, lượng dự trữ kiềm trong máu lợn bệnh đã tăng cao hơn lợn khoẻ 1,56 lần. - Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh hóa máu lợn nái nuôi con trước và sau dịch: Khi so sánh chỉ số protein huyết thanh A/G của lợn nái nuôi con khỏe trước dịch so với lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi (sau dịch). Chúng tôi thấy: chỉ số A/G giữa 2 nhóm lợn nái nuôi con khỏe trước dịch và sau dịch không có sự thay đổi. Hàm lượng đường huyết của lợn nái nuôi con khỏe trước dịch là 5,82 ± 0,25 mmol/L, ở lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi (sau dịch) là 5,76 ± 0,27mmol/L. Như vậy, hàm lượng đường huyết ở lợn nái nuôi con (khỏe) trước dịch và ở lợn nái nuôi con được giữ lại nuôi (sau dịch) là xấp xỉ như nhau. Do vậy, theo chúng tôi trong việc hạn chế thiệt hại khi đàn nái nuôi con mắc bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cần bổ sung năng lượng cho heo nái nuôi con bằng phương pháp bổ sung đường glucoza hợp lý. Lượng dự trữ kiềm của nhóm lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi so với lợn nái nuôi con khỏe (trước dịch) không có sự biến động lớn. Từ những kết quả trên chúng tôi có nhận xét trước và sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn nái nuôi con, hầu hết các chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn nái nuôi con ít biến đổi. Chúng tôi đã tóm tắt kết quả như sau: Hàm lượng đường huyết (trước dịch 5,82 mmol/L, sau dịch 5,76 mmol/L), lượng giữ trữ kiềm (trước dịch 487,20 mmg %, sau dịch 483,22 mmg %), hàm lượng protein tổng số (trước dịch 75,38 g/L, sau dịch 75,28 g/L), hàm lượng albumin (trước dịch 41,30 g/L, sau dịch 41,25 g/L), hàm lượng glubulin (trước dịch 34,08 g/L, sau dịch 34,03 g/L), hàm lượng men sGOT (trước dịch 35,52 U/L, sau dịch 36,45 U/L), hàm lượng men sGPT (trước dịch 32,44 U/L, sau dịch 32,54 U/L), tỷ lệ A/G (trước dịch 1,21, sau dịch 1,21). Những sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Khi mắc bệnh một số chỉ tiêu sinh hóa máu: hàm lượng đường huyết (4,91mmol/L), hàm lượng protein tổng số (57,37 g/L), hàm lượng albumin (30,60 g/L), hàm lượng globulin (26,77 g/L), tỷ lệ A/G (1,14) giảm xuống. Một số chỉ tiêu như: lượng kiềm giữ trữ kiềm (761,70 mg%), hàm lượng men sGOT (46,35 U/L), men sGPT (36,95 U/L) tăng lên. Những sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Qua nghiên cứu các chỉ tiêu trên chúng tôi có nhận xét: khi lợn nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thì gan bị tổn thương chức năng gan bị rối loạn và những lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản khi khỏi bệnh thì chức năng gan dần ổn định và những tổn thương ở gan dần được hồi phục. 4.6. Khả năng sinh sản của đàn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi tại các trang trại vùng phụ cận Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu thực tế khả năng sinh sản của 4 trại với sự so sánh ở 2 thời điểm trước dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản về các chỉ tiêu sau: + Lứa đẻ +Số sơ sinh(con/ổ) + Số con đẻ ra sống (con/ổ) + Số con đẻ ra chết trên ổ (con/ổ) + Số thai gỗ đẻ ra trên ổ ( thai/ổ) + Trọng lượng sơ sinh (kg/ổ) + Số con cai sữa trên ổ (con/ổ) + Trọng lượng cai sữa (kg/ổ) + Tỷ lệ sống từ sơ sinh đến cai sữa (%) + Số lứa đẻ/nái/năm (lứa/năm) + Số con cai sữa trên nái trên năm (con/nái/năm) Để làm cơ sở cho đánh giá khả năng sinh sản của những đàn nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi tại các trang trại vùng phụ cận Hà Nội, chúng tôi thu thập số liệu và điều tra 319 ổ đẻ trên 4 trại vùng phụ cận Hà Nội. Kết quả thu thập số liệu 181 ổ đẻ trên 4 trại trước khi dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản xảy ra và 138 ổ đẻ của những con nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi được trình bày ở bảng 4.9 Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Số con sơ sinh: trước khi dịch là 11,70 con/ổ, sau dịch là 11,62 con/ổ. Trước dịch, số con sơ sinh/ổ cao hơn sau dịch là 0,08 con/ổ. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 4.9. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của đàn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi Nhóm Chỉ tiêu ĐVT Trước dịch Sau dịch P (Trước dịch-Sau dịch) M ± SE % M ± SE % TT Số ổ ổ 181 138 1 Số con sơ sinh/ổ con/ổ 11,70a ± 1,23 100 11,62a ± 2,68 100 0.9766 2 Số con đẻ ra sống con/ổ 11,20a ± 0,16 95,72 10,34b ± 3,21 88,98 0.7596 3 Số con chết/ổ con/ổ 0,36a ± 0,09 3,07 0,86b ± 0,12 7,4 0.0008 4 Số thai gỗ/ổ con/ổ 0,14a ± 0,03 1,20 0,42b ± 0,09 3,6 0.0012 5 Trọng lượng sơ sinh/ổ kg 15,79a ± 2,17 - 15,33a ± 3,21 0.9023 6 Số con cai sữa/ổ con/ổ 10,30a ± 1,57 - 9,04b ± 1,57 - 0.5778 7 Trọng lượng cai sữa/ổ kg 67,60a ± 5,23 - 61,5a ± 4,76 - 0.4034 8 Tỷ lệ sống từ sơ sinh đến cai sữa % 88,03 87,42 - - 9 Số lứa/nái/năm con 2,15 - 1,96 10 Số con cai sữa/ nái/năm con 22,15 - 17,71 - - Ghi chú: Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Qua kết quả bảng 4.9 cho thấy: Số con đẻ ra sống: trước dịch số con đẻ ra sống là 11,20 con/ổ chiếm 95,72% số con đẻ ra. Sau dịch số con đẻ ra sống là 10,34 con/ổ, chiếm 88,98 %. Như vậy, sau dịch số con số con đẻ ra sống thấp hơn trước dịch là 0,86 con/ổ. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số con chết/ổ: trước dịch, số con đẻ ra chết bình quân 0,36 con/ổ, chiếm 3,07% số con đẻ ra. Sau dịch, số con đẻ ra chết là 0,86 con/ổ, chiếm 7,40%, cao hơn trước dịch là 0,50 con/ổ. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Số thai gỗ/ổ: trước dịch, số thai gỗ là 0,14 thai/ổ, chiếm 1,2% số con đẻ ra/ổ. Sau dịch số thai gỗ là 0,42 thai/ổ, chiếm 3,6% số con đẻ ra/ổ, cao hơn trước dịch là 0,28 thai/ổ. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trọng lượng sơ sinh: trước dịch, trọng lượng sơ sinh bình quân là 15,79 kg/ổ, sau dịch trọng lượng sơ sinh là 15,33 kg/ổ. Thấp hơn trước dịch là 0,45 k/ổ. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Số con cai sữa/ổ: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái. Kết quả cho thấy, trước dịch số con cai sữa là 10,30 con/ổ, sau dịch số con cai sữa là 9,04 con/ổ. Thấp hơn trước dịch là 1,26 con/ổ. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều đó cho thấy, hội chững rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn không chỉ làm tăng số thai chết và số thai gỗ mà còn làm giảm khả năng miễn dịch của lợn con sau khi sinh, kết quả sức sống của lợn con theo mẹ giảm dẫn đến số con cai sữa/ổ giảm. Trọng lượng cai sữa: trước dịch, trọng lượng cai sữa là 67,60 kg/ổ, sau dịch là 61,50 kg/ổ (thấp hơn trước dịch là 6,1kg/). Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy ở nhóm lợn nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi, số con sơ sinh sống/ổ giảm, sức sống của lợn con giảm dẫn đến trọng lượng cai sữa trên ổ giảm. Kết quả là tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa giảm 0,62% (trước dịch: 88,03%, sau dịch: 87,42%). Số lứa đẻ/nái/năm và số con cai sữa/nái/năm: Kết quả của khả năng sinh sản ở lợn nái thể hiện ở số con cai sữa/nái/năm. Trước dịch, số lứa đẻ là 2,15 lứa/năm; sau dịch, số lứa đẻ là 1,96 lứa/năm. Kết quả số con cai sữa/nái/ năm trước dịch là: 22,15 con; sau dịch số con cai sữa/nái/năm là 17,71 con (thấp hơn trước dịch 20,05%). Từ kết quả trên cho thấy, ở nhóm lợn nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi, năng suất sinh sản giảm rõ rệt. số con đẻ ra sống giảm 0,86 con/ổ; số con sơ sinh chết tăng; số thai gỗ tăng; số con sống đến cai sữa giảm; trọng lượng cai sữa/ổ giảm; số lứa đẻ/nái/năm giảm và số con cai sữa/nái/năm cũng giảm. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua các kết quả nghiên cứu nêu trên, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tình hình chăn nuôi ở các trang trại lợn nái sinh sản sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản: dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất chăn nuôi ở các trang trại lợn nái trên địa bàn vùng phụ cận Hà Nội. Tỷ lệ chết bình quân trong dịch là 9,75%, tỷ lệ lợn nái còn sống sau dịch là 89,59%, tỷ lệ loại thải sau dịch 13,85%, tỷ lệ lợn nái giữ lại nuôi là 76,14 %. 2. Tỷ lệ tái nhiễm Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của đàn nái đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi ở các trang trại vùng phụ cận Hà Nội dao động từ 3,30 – 10,00% tùy trại, tỷ lệ chung trên 4 trang trại là 6,67%. 3. Các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở lợn nái sau dịch tăng chút ít so với lợn nái khỏe (trước dịch): - Đối với nái mang thai: Thân nhiệt: 39,76oC (tăng so với trước dịch 0,56oC), tần số hô hấp, 26,12 lần/phút (tăng so với trước dịch 1,09 lần/phút), tần số tim mạch 90,10 lần/phút (tăng so với trước dịch 1,05 lần/phút). - Đối với lợn nái mang thai: Thân nhiệt: 39,02oC (giảm so với trước dịch 0,16oC), tần số hô hấp, 32,42 lần/phút (tăng so với trước dịch 1,37 lần/phút), tần số tim mạch 92,11 lần/phút (tăng so với trước dịch 4,06 lần/phút). 4. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu ở lợn nái nuôi con được giữ lại nuôi sau dịch tăng chút ít, số lượng tiểu cầu giảm chút ít so với lợn nái nuôi con khỏe (trước dịch). Số lượng hồng cầu ở lợn nái nuôi con sau dịch là: 7,18 Tera/L (cao hơn lợn nái nuôi con khỏe 0,01 Tera/L); số lượng bạch cầu là: 15,58 Giga/L (cao hơn lợn nái nuôi con khỏe 0,39 Giga/L); số lượng tiểu cầu: 344,25 Giga/L (thấp hơn lợn nái nuôi con khỏe 1,35 Giga/L). 5. Về chất lượng hồng cầu: Trước và sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản các chỉ tiêu: tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình tế bào hồng cầu, hàm lượng hemoglobin trong máu, lượng hemoglobin trung bình hồng cầu, sức kháng tối thiểu và sức kháng tối đa hồng cầu dao động không đáng kể, sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). 6. Về số lượng và công thức bạch cầu: Trước và sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, số lượng bạch cầu tăng nhẹ (trước dịch 15,19 Giga/L, sau dịch 15,58 Giga/L), công thức bạch cầu ít biến động: bạch cầu trung tính ( trước dịch 35,00 %, sau dịch 35,73 %), bạch cầu ái toan (trước dịch 0,23 %, sau dịch 0,24 %), bạch cầu ái kiềm (trước dịch 0 %, sau dịch 0 %), bạch cầu lympho (trước dịch 59,60 %, sau dịch 59,00 %), bạch cầu đơn nhân lớn (trước dịch 5,20 %, sau dịch 5,01%), những sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Khi mắc bệnh, số lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt (17,57 Giga/L), công thức bạch cầu thay đổi, tỷ lệ bạch cầu trung tính (67,20%), bạch cầu ái toan (0,30 %) và bạch cầu ái kiềm (0,10 %) tăng lên. Tỷ lệ lympho bào (31,30 %) và bạch cầu đơn nhân lớn (1,10 %) giảm đi rõ rệt, những sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). 7. Về sinh hóa máu trước và sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn nái, hầu hết các chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn nái nuôi con ít biến đổi. Hàm lượng đường huyết (trước dịch 5,82 mmol/L, sau dịch 5,76 mmol/L), lượng kiềm giữ trữ (trước dịch 487,20 mmg %, sau dịch 483,22 mmg %), hàm lượng protein tổng số (trước dịch 75,38 g/L, sau dịch 75,28 g/L), hàm lượng albumin (trước dịch 41,30 g/L, sau dịch 41,25 g/L), hàm lượng globulin (trước dịch 34,08 g/L, sau dịch 34,03 g/L), hàm lượng men sGOT (trước dịch 35,52 U/L, sau dịch 36,45 U/L), hàm lượng men sGPT (trước dịch 32,44 U/L, sau dịch 32,54 U/L), tỷ lệ A/G (trước dịch 1,21, sau dịch 1,21). Những sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Khi mắc PRRS một số chỉ tiêu sinh hóa máu: hàm lượng đường huyết (4,91mmol/L), hàm lượng protein tổng số (57,37 g/L), hàm lượng albumin (30,60 g/L), hàm lượng globulin (26,77 g/L), tỷ lệ A/G (1,14) giảm xuống. Một số chỉ tiêu như: lượng kiềm giữ trữ (761,70 mg %), hàm lượng men sGOT (46,35 U/L), men sGPT (36,95 U/L) tăng lên. Những sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 8. Khả năng sinh sản ở lợn nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi (sau dịch) tại các trang trại vùng phụ cận Hà Nội năng suất sinh sản giảm rõ rệt: số con đẻ ra sống giảm; số con sơ sinh chết tăng; số thai gỗ tăng; số con sống đến cai sữa giảm; trọng lượng cai sữa/ổ giảm; số lứa đẻ/nái/năm giảm và số con cai sữa/nái/năm giảm so với trước dịch. 5.2. Kiến nghị 1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Hiện nay bệnh này chưa có vác xin đặc hiệu, vì vậy để ngăn chặn và hạn chế tác hại của bệnh. Các cơ sở chăn nuôi lợn, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi lợn sinh sản công nghiệp cần phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, tiêm đầy đủ các loại vác xin theo quy trình chăn nuôi lợn công nghiệp: vác xin Dịch tả, Lở mồm long móng, Suyễn, Tụ dấu, Phó thương hàn,… 2. Do điều kiện phạm vi, thời gian thực hiện đề tài có hạn chế. Đề tài cần tiếp tục nghiên cứu thêm Bệnh lý của lợn nái mắc Hội hội chứng hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh, NXB Y học, Hà Nội. Vũ Triệu An (1997), Miễn dịch học, NXB Y học, Hà Nội, trang 41 Bùi Quang Anh, Nguyễn Văn Long (2007), “Một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (lợn tai xanh) và tình hình tại Việt Nam”, Diễn đàn khuyến nông và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Ngọc Tiến (2008), Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn(PRRS), NXB Nông nghiệp, trang 7- trang21. Đặng Vũ Bình (2002), “Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi " NXB Nông Nghiệp. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn, Nguyễn Thị Kim Dung (2005) “ Khả năng sản suất của một số hợp lai của đàn lợn nuôi tại XN chăn nuôi Đồng Hiệp, Hải Phòng” tạp chí KHKT Nông Nghiệp tập 3, số 4/2005. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp (1996) NXB bản đồ, Hà Nội. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt, Vũ Ngọc Sơn (1995) “ Năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Jorleslire nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây “ Kỷ yếu kết quả nghiên cứu KHKT khoa Chăn nuôi Thú y (1991-1995), trường đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1976), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cục Thú y(2008), “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm năm 2007 và phương hướng 2008”. Cục Thú y(2/2009), “Báo cáo kết quả điều tra tình hình bệnh tai xanh trên đàn lợn Việt Nam”. Nguyễn Ngọc Hải, Trần Thị Bích Liên, Trần Thị Dân, Nguyễn Ngọc Tân (2007), “Chẩn đoán Vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên dàn heo(PRRS) bằng kỹ thuật RT-PCR”, Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XIV, Số 2/2007, trang 5- trang 12. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007), “ Một số hiểu biết về vi rút gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản”, Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh do liên cầu gây ra ở lợn 10/2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trang 01- trang 10. Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Việt Nga, Lê Minh Khánh, Trần Quang Tri, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân (2006), “Khảo sát sức sinh sản của heo nái dương tính với Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản(PRRS) và Dịch tả heo tại các hộ chăn nuôi gia dình ở huyện chợ Gạo – Tiền Giang”, Khoa học kỷ thuật Thú y, Tập VIII số 3- năm 2006, tr5 - tr11. Thái Quốc Hiếu, Lê Minh Khánh, Nguyễn Văn Hân, Hồ Quỳnh Mai, Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, Nguyễn Phước Ninh, Trần Thị Bích Liên(2007), “Ảnh hưởng của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng bảo hộ bệnh dịch tả trên heo”, Khoa học kỷ thuật Thú y, tập XIV, số 4, trang 84-85. Phạm Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2003), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB y học, tr15 – tr112. Phạm Sỹ Lăng, Văn Đăng Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn”, Diễn đàn khuyến nông và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 8 năm 2007. Trần Bích Liên, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Phương Ninh, Nguyễn Ngọc Tuân (2007), “Khảo sát sự biến động của kháng thể mẹ truyền trên heo con của nái nhiễm vi rút PRRS”, Khoa học kỷ thuật Thú y, Tập XIV, số 2/2007, tr5-10. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính (1995) “ Thức ăn và dinh dưỡng gia súc”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Quang Mai(2004), Sinh lý bệnh động vật và người, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm biên dịch, Sổ tay dịch bệnh động vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 183. Hồ Văn Nam (1982), “Chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc”, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Ngọc Thạch (1966), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan (2007), “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản”, Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu gây ra ở lợn 10/2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Văn Năm (2007), “Kết quả khảo sát bước đầu các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh PRRS tại một số địa phương thuộc Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam”. Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu gây ra ở lợn 10/2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 64-tr77. Hồ Thị Nga, Trần Thị Dân(2008), “Khảo sát sinh lý, sinh hóa máu trên heo nuôi thịt nhiễm vi rút gây rối loạn hô hấp và sinh sản được bổ sung β-glucan trong khẩu phần” Khoa học Thú y, Tập XV, số 3, tr15-20. Đàm Văn Phải (2008), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn-PRRS”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Ngọc Thạch và cs (2007), “Một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh) trên một số đàn lợn tại tỉnh Hải Dương và Hưng Yên”, Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu gây ra ở lợn 10/2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr25-tr34. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp”, Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và bệnh liên cầu gây ra ở lợn 10/2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tô Long Thành (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn”, Tạp chí Khoa học Thú y, tập XIV, số 3, tr81-tr89. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam, Phạm Ngọc Thạch (2008), Chẩn đoán bệnh Thú y, NXB Nông nghiệp, tr124-tr159. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Đình Tôn (2008), Bài giảng Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản dành cho học viên Cao học. Phùng Thị Vân (2001) “ Các giống mới, các tổ hợp lai mới “, Hội thảo những vấn đề kinh tế kĩ thuật chăn nuôi xuất khẩu, NXB Nông nghiệp Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Archie Hunter (1996), Handbook on animal diseases, Macmillan Education LTD, p 183. Burch Reina Alemany, Maso Enric Espuna. Pujadas Pere Riera, Roca Nacis Saubi (1999),. Attenuated strain of the vi rút causing the porcine reproductive respiratory syndrome (PRRS), and vác xines, Bush J.A., N.I. berlin, W.N.Jensen, A.B. bill, G.E. Cart Wright and M.M. Wintrobe (1995), Erythocyte life Span in Graving Swin as Determined by glycine J. Exp.Med. Bzowska, Dawidle, Ptale (1997) “ Pig breeding “ Animal breeding Ales tracts Vel. Calvert Jay G, Sheppard Michael G (2007), Infectious cDNA clone of North American porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) vi rút and uses thereof. Colin T. and Whittemore (1998), The science and practice of pig production, Second Edition, Blackwell science LTD, 91-130. Craf and cs (1994), Statistical observations tinvoling weight, Hemoglobin and the profortion of white blood cells in pig J.Am, Vet. MA. Kokesu Y., Dial G D.King (1998), "Influence of various factors in farrowing rate on farms using early weaning" Animal Breeding Abstract, 66 ref, 1165. E. Albina (1997), Epodemiology of porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS). Elsesiver, p109-316. Eichhorn G., J.W. Frost (1997) Study on the Suitability of Sow Colostrum for the Serological Diagnosis of Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (PRRS), Journal of Veterinary Medicine Series B – Infectious Diseases and Veterinary Public Health. J.J Zimmerman, K – J.Yoon, RW. Wills, S.L Swenson (2000), General overview of PRRV: A perspective from the United States Veterinaty miccrobiology, Joo Han Soo (1997), Low pathogenicity PRRS live vi rút vác xinnes and methods of preparation therepj Joo Han Soo Mende Eugenio P (2007), Method for the preparation of PRRS vi rút and Proteins of and diagnostic test kits for detecting them. 2007006031 Jun Han, Yue Wang, Kay S.Faaberg (2006), Conplete genome alalysis of RFLP 184 isolated of porcine repproductive and respiratory syndrome vi rútes. University of Minnesota rútes. Lee, G.J and Haley, C.S (1995) “ Comparative farrowing to waening performance in Meishan and Large White pigs and treir croses “ Animal Science 60. Luke D (1953), the differential Leukocyte count in the normal pig, Jcomp, path and therap. Lunney Joan K.B Rowland (2007), Immune Parameters May Signal Why Same Pigs Clear PRRS vi rút, Na cordioli tional Hog Farmer. Mabry, Cubberson, (1997) “Effect of lactation length on weaning to first Serrivice. M. Spagnulo – Weaver, I.W. Walker, F. McNeilly, V.Calvert, D.Graham, K.Burns, B.M.Adair, G.M.Allan (1998), The reverse reproductive and respiratory syndrome: Comparission with vi rút isolation and serolory syndrome: Comparision with vi rút isolation and serology, Veterinary microbiology. http//:www.elsevier.com. Pensart Maurice, Nauwynk hans (2008), Nucleic acid encoding polypeptide involved in cellularentrance of PRRS vi rút, Pert K,F.Frei, A.Herz (1964) Osmotic jragility of red blood cell of young and malture Domestic and laboratary Awmal.J.Vet.Res. Riera Pujadas Pere, Espuna Maso Enric Alemany burch Reina, Saubi Roca Narcis (1997), New attenuated strain of the vi rút causing the porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS), vác xines and diagnostic kits derived jrom the same and procedures for the ontaining of the same. Segales.J, M Domigo, M. Balasch, G.I.Solano, C.Pijoan, (1998), Ultrastructural – Study of Porcine Alveolar Macrophages Infected in – Vitro with Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Prrs) vi rút, with and Without Haemophilus – Parasuis, Journal of Comparative Pathology. Tummarrule.P, Lundeheim, Einarsson, S and Palien, A.M (2000) “ Reproductive performace of parebred Swedish Landrace and Swedish Jorkshire “ Animal – 2000”. Van Nieuwstadt, Antonie Paul, Langeveld Jan, Meulenberg Janneke (2002), PRRSV antigenic sites identifying peptide sequences of PRRS vi rút for use in vác xines or diagnostic assays. Wood C.M. (1986), Compring various ultrasonic devices and backfat prober. Virginia Polytechnic instate and State University, pp. 17-18. X.J. Meng (2000), Heterogeneity of porcine reproductive and respiratory syndrome vi rút: implications for curent vaccine efficacy and fjuture vaccine development, Veterinary Microbiology. rútes Yamada Y., Nakamura M. (1998. ) "Effect of full feeding and restriced feeding on the reproductive peformance in the gilts and the sows", Animal Breeding Abstracts,66 ref,2673 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- LÊ HÀ GIANG KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN NÁI SINH SẢN SAU KHI MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI VÙNG PHỤ CẬN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công bố cũng như bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Lê Hà Giang LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Nội – Chẩn – Dược độc chất, khoa Thú y, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm huyết học bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, Chi cục Thú y các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây(cũ), Bắc Ninh, các chủ trang trại chăn nuôi lợn, phòng kỹ thuật Công ty C.P Việt nam và các tập thể cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Lê Hà Giang MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Một số hiểu biết cơ bản về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn 3 2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 18 2.3 Một số hiểu biết cơ bản về huyết học 21 2.4 Các chỉ tiêu năng suất sinh sản và khả năng sinh sản ở lợn nái 24 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 26 3 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 33 3.1 Địa điểm 33 3.2 Đối tượng nghiên cứu 33 3.3 Nội dung nghiên cứu 34 3.4 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 35 3.4.1 Nguyên liệu nghiên cứu 35 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 35 3.5 Phương pháp xử lý số liệu 36 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1 Sự biến động số lượng đàn nái sinh sản trước, trong và sau đợt dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản . 37 4.2 Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng trên đàn lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản giữ lại nuôi 40 4.3 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của nhóm lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 41 4.3.1 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần sô tim mạch ở nhóm lợn nái mang thai mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 42 4.3.2 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần sô tim mạch ở nhóm lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 44 4.4 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn nái sinh sản mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản 2007 được giữ lại nuôi 46 4.4.1 Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ở nhóm lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi 46 4.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu ở lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 51 4.4 Công thức bạch cầu của nhóm lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 55 4.5 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi tại các trang trại vùng phụ cận Hà Nội. 59 4.6 Khả năng sinh sản của đàn nái sinh sản sau khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đợt dịch được giữ lại nuôi. 65 5.1 Kết luận 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome PRRSV : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Vi rút PCR : Polycine chain reaction RT-PCR : Real tinme - polycine chain reaction IPMA : Inmmunoperoxidase monolayer asssay OIE : Office International des Epizoooties H.E : Hematoxylin eosin sGOT : Serum glutamic oxaloacetic transaminase AST : Asspartate transaminase sGPT : Serum glutamic pyruvic transaminase ALAT : Alanine aminotransferase TBHC : Thể tích trung bình hồng cầu Hb : Hemoglobin HC : Hồng cầu BCTT : Bạch cầu trung tính AT : Ái toan AK : Ái kiềm H.L : Hàm lượng PQ : Phế quản NN : Nông nghiệp cs : Cộng sự LDV : Lactat dohydro genase vi rút EAV : Equine vi rút SHFV : Simian hemorrhagic fever vi rút Hb : Hemoglobin DANH MỤC BẢNG 4.1 Biến động số lượng đàn nái sinh sản trước, trong và sau đượt dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản 38 4.2 Các biểu hiện lâm sàng trên đàn nái sinh sản đã mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi 41 4.3 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn nái mang thai khỏe (điều tra trước dịch) và sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản 42 4.4 Kết quả theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn nái nuôi con khỏe trước dịch, trong dịch và sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản 44 4.5 Kết qủa nghiên cứu số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của nhóm lợn nái sinh sản giữ lại nuôi sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản 48 4.6 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hồng cầu của lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi 53 4.7 Kết quả nghiên cứu về công thức bạch cầu ở lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi. 57 4.8 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi 63 4.9 Kết quả nghiên cứu sức sinh sản bình quân của đàn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi 67 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTY09023.doc
Tài liệu liên quan