Lời mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Biện chứng của quá trình phát triển các tư tưởng và học thuyết quản lý đã chỉ ra rằng con người luôn là nguồn lực cơ bản và quyết định sự phát triển của các tổ chức. Trong thời kỳ xã hội công nghiệp đã có một số học thuyết quản lý tập trung vào sự phát triển các yếu tố khoa học kỹ thuật và kinh tế. Nhưng ngay cả những học thuyết này cũng phải thừa nhận không thể đạt được hiệu quả những tiến bộ kinh tế bền vững nếu thiếu sự đầu tư cho phát triển các nguồn lực c
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH của tỉnh Nam Định hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on người. Việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đã và đang trở thành nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của những người làm công tác quản lý.
Nhân lực là nguồn lực to lớn của mỗi quốc gia, là yếu tố vật chất quan trọng và quyết định nhất của lực lượng sản xuất và do đó nó là động lực thúc đẩy phát triển.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người, dựa trên những thành tựu mới của khoa học, nhiều công trình lý luận xuất hiện những năm gần đây đã đề cập và làm sáng tỏ những khía cạnh sau đây: lý thuyết về sự phát triển đồng thời sác định trong cấu trúc sự phát triển thì phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao của quá trình phát triển đang là chính sách bao trùm nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Nước ta tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích luỹ từ nội bộ kinh tế còn thấp. Ngoài ra tiềm lực con người, tài nguyên khoáng sản không nhiều…. Do đó để tiếp cận với nền khoa học, kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn và đuổi kịp với sự phát triển của các nước; Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Sự khẳng định này là bài học rút ra từ lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại đều do chính con người quyết định.
Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng có diện tích đất tự nhiên 16.716 km2, trong đó có 105.437ha đất nông nghiệp, 72 km bờ biển, trên 80 làng nghề truyền thống, dân số năm 2000 là 1.915.000 người. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 547m2, bằng 50 % bình quân chung cả nước. Là một tỉnh đứng thứ 57 trên cả nước về diện tích nhưng đứng thứ 6 về dân số trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước.
Tổng số lao động của tỉnh khoảng 1003000người. Lực lượng lao động của tỉnh Nam Định cần cù chịu khó có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật khá.
Hệ thống các cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm xá; bến cảng Hải Thịnh từng bước được hoàn thiện cùng với việc thành phố Nam Định vừa được chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại hai đã góp phần thuận lợi hơn cho việc phát triển và khai thác tiềm năng của các vùng kinh tế trong tỉnh.
Là một tỉnh có truyền thống cách mạng, số đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công khoảng 110000 người. trong đó khoảng 60000 người là thương binh, gia đình liệt sỹ. Trong những năm qua Nam Định đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước về công tác “đền ơn đáp nghĩa” nên đời sống các gia đình chính sách ngày càng được nâng lên ngang bằng với cộng đồng dân cư.
Những đặc điểm trên ảnh hưởng tới việc phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực từ thực tiễn của đất nước nói chung, của tỉnh Nam Định nói riêng tôi chon đề tài : "Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định hiện nay", rồi từ những lý luận được nghiên cứu học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để góp phần phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định đến năm 2005 – 2010 đáp ứng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
II/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong giới hạn của chuyên đề này tôi mong muốn trình bày và làm sáng tỏ phần nào những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định.
III/ Phạm vi nghiên cứu:
Phát triển nguồn nhân lực là một phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn với nhiều nội dung và biện pháp. Nói đến phát triển nguồn nhân lực là đồng thời đề cập đến các yếu tố: Giáo dục - đào tạo, Sức khoẻ và dinh dưỡng, Môi trường, việc làm, phát triển con người và giải pháp con người. Với nội dung thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định, chuyên đề này chỉ đề cập một số vấn đề chung về nguồn nhân lực – thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh Nam Định và một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực vận dụng những phương pháp sau:
Phân tích khái quát những tài liệu lý luận và thực tế có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích thống kê
Phương pháp phân tích tài liệu và một số phương pháp khác.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về dân số
và nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước hiện nay.
I. Những khái niệm cơ bản về dân số và nguồn nhân lực:
1. Dân Số:
Dân số là tổng số người sống trên vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định nào đó.
Mức sinh:
Là việc thực hiện khả năng sinh trong điều kiện thực tế.
Tỷ xuất sinh thô: biểu thị số trẻ em sinh ra trong 1 năm so với 1000 dân.
Tỷ suất sinh chung : biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm của một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi : phản ánh mức độ sinh đẻ của từng độ tuổi phụ nữ.
Tổng tỷ suất sinh là số trẻ em bình quân mà một phụ nữ có thể có. Là thước đo mức sinh không phụ thuộc vào cấu trúc tuổi.
Mức chết:
tỷ suất chết thô: là số chết trong một năm trên một 1000 dân số trung bình năm.
2. Nguồn nhân lực :
Lao động :
+ Là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thoả mãn những nhu cầu của bản thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành phát triển loài người. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội. Vì vậy lao động được coi là hoạt động chủ yếu, là quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người. Lao động ngày càng phát triển theo hướng cách mạng hoá và hiệp tác hoá.
Tuỳ theo giác độ phân tích khác nhau lao động có các tiêu chí khác nhau.
+ Theo dạng sản phẩm của lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân lao động được chia thành lao động sản xuất vật chất và lao động không sản xuất vật chất .
+ Theo vị trí lao động trong quá trình sản xuất, lao động được chia thành lao động trực tiếp sản xuất và lao động không trực tiếp sản xuất .
Lao động gián tiếp sản xuất là hoạt động quản lý và phục vụ quản lý để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục có hiệu quả.
+ Theo mức độ phức tạp của lao động, lao động chia thành lao động phức tạp và lao động giản đơn.
+ Theo tính chất sử dụng các chức năng lao động, lao động chia thành lao động chất xám và lao động chân tay.
+ Theo nguồn gốc năng lượng vận hành công cụ lao động. Lao động chia thành lao động thủ công, lao động nửa cơ giới và lao động cơ giới, lao động tự động hoá .
+ Theo tính chất của quan hệ lao động chia thành lao động tự do, lao động bắt buộc.
Sức lao động :
- là khả năng về trí lực và thể lực của con người để tiến hành lao động “khả năng lao động”.
- Khả năng về thể lực bao gồm : khả năng sinh công cơ bắp bằng khả năng chịu đựng các yếu tố bất lợi đến sức khoẻ do tải trọng công việc cũng như các yếu tố có hại của điều kiện lao động, được quyết định các yếu tố chất bẩm sinh của cơ thể, quá trình rèn luyện và môi trường, điều kiện sống
- Khả năng về trí lực bao gồm khả năng hoạt động của trí óc, khả năng vận dụng tri thức kỹ năng, kỹ sảo, khả năng sáng tạo, tác phong kỷ luật nghề nghiệp… Khả năng ứng sử trong quan hệ lao động. Khả năng về trí lực được quyết định bởi di truyền và các tố chất bẩm sinh của cơ thể, quá trình rèn luyện, học tập, tích luỹ kinh nghiệm, điều kiện sống, môi trường tự nhiên xã hội.
c Nguồn nhân lực:
Là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc hưu trước tuổi theo quy định của bộ luật lao động ).
Nguồn nhân lực là tiềm năng của lao động trong thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. Số lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố lãnh thổ, khu vực thành thị – nông thôn… các phương thức tác động và sự phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bao gồm : công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, công tác phân bố nguồn nhân lực theo vùng, lãnh thổ, các chương trình dinh dưỡng, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề ……
Nguồn nhân lực gồm hai bộ phận:
Bộ phận hoạt động
Bộ phận chưa hoạt động
d. Lực lượng lao động : là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người không có việc nhưng có nhu cầu về việc làm.(Đồng nghĩa về dân số hoạt động kinh tế ).
e. Lao động kỹ thuật: là lao động có trình độ kỹ năng, kỹ sảo nhất định thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệp thực tế, đảm nhận các công việc phức tạp, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật công nghệ, khả năng truyền nghề, dậy nghề. Lao động kỹ thuật bao gồm những người có trình độ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật.
h. Lao động không có kỹ thuật: là lao động giản đơn không đòi hỏi phải học nghề dưới bất kỳ hình thức nào.
i. Lao động tàn tật: là lao động của người bị khiếm khuyết trong một hay một số chức năng tâm sinh lý của cơ thể làm suy giảm khả năng lao động nhưng vẫn còn sức lao động và có nhu cầu làm việc.
k. Lao động nội trợ: là lao động phục vụ sinh hoạt trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ... trong lao động nội trợ có lao động tự làm và lao động nội trợ làm thuê.
l. Việc làm: là mọi hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm.
m. Thất nghiệp: là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm với mức tiền công không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành. Thất nghiệp là do cung về lao động vượt quá hoặc không phù hợp về cơ cấu với cầu lao động.
II. vị trí, tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
1. Các quan điểm lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
a. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin :
Có nhiều nguồn lực tác động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó nguồn lực con người - nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Với tư cách là nguồn động lực có tầm quan trọng đặc biệt, nguồn lực con người vừa là phương tiện sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, sáng tạo và hoàn thiện ngay chính cả bản thân mình, vừa đồng thời là chủ nhân sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài sản vô giá ấy.
Mỗi giai đoạn lịch sử, các nhà kinh tế học thuộc các trường phái khác nhau đã mô tả phương thức vận động nền kinh tế thông qua mối quan hệ nhân quả giữa quá trình phát triển kinh tế với các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trong đó các nhà kinh tế đều đánh giá cao vai trò của lao động và coi như yếu tố cơ bản nhất của tăng trưởng, phát triển kinh tế .
Adam Smith đưa ra lý thuyết về giá trị lao động, coi lao động của con người là yếu tố đầu vào cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
C. Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư, khi xác định sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt đối với nhà tư bản.
C.Mác là người đầu tiên có công xây dựng nội dung khoa học của khái niệm lực lượng sản xuất. Theo C. Mác lực lượng sản xuất và người lao động. Đồng thời Ông dự báo cách mạng khoa học kỹ thuật cũng sẽ như là một bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất và nội dung đó đã được cuộc sống khẳng định nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất được biểu hiện như là bộ phận năng động và sáng tạo nhất của quá trình sản xuất. Nhờ có nó mà công cụ và phương tiện sản xuất ngày càng được đổi mới, sản xuất phát triển với năng suất và chất lượng cao. Đời sống tinh thần và bộ mặt của xã hội có nhiều tiến bộ. C.Mác rất thích câu nói nổi tiếng của B.phranclin: “ Người là động vật biết chế tạo công cụ lao động”. Điều đó chỉ ra rằng, con người không phải chỉ với ý nghĩa là sản phẩm của hoàn cảnh, mà còn là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh, sáng tạo ra tất cả những gì loài người hiện có.
Lê Nin khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” đó là những con người phát triển cao về trí tuệ, khoẻ về thể chất, giầu về tinh thần, trong sáng về đạo đức…
b. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: Tư tưởng xuyên suốt của Đảng trong đường mới đổi mới là: “coi con người là xuất phát điểm, là động lực, là mục tiêu của cách mạng nước ta”.
Xuất phát từ vai trò của con người trong sản xuất, cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, trong văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII chỉ rõ “tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội, chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu ”. ( Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII tháng 1 năm 1994 trang 45 - 46 ).
Một lần nữa Đảng ta lại xác định: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực. Chính vì vậy phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước. Đây là một nhiệm vụ vừa cơ bản vừa hết sức cấp bách đồng thời cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp cần được tiến hành và quản lý với những cơ sở khoa học đúng đắn.
2.Những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực:
Sự tăng trưởng kinh tế bền vững của 1 quốc gia được quyết định bởi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chứ không phải do tài nguyên, khoáng sản nhiều hay ít. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, singapo là những nước không giầu tài nguyên nhưng họ đã thành công về tăng trưởng kinh tế. Đó là do họ biết cách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Nhà kinh tế học người Mỹ garry becker - người được giải Nobel về kinh tế năm 1992 đã khẳng định : “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực”.
Những con số về số lượng nhân lực chưa nói hết được vấn đề, yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đến quá trình tạo ra của cải cho xã hội là chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của lao động được biểu hiện bằng hiệu quả kinh tế.
Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực là:
Trình độ hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay do sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin tiên tiến, nền kinh tế thế giới đang bước sang xu hướng thị trường hoá với những biến động phong phú đa dạng và nhanh chóng, khoa học và thông tin là nguồn tạo ra chi thức, đồng thời cũng là nguồn tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Một nền kinh tế thị trường như vậy ngày càng đòi hỏi người lao động phải có kiến thức khoa học kỹ thuật và trình độ cao, biết ứng sử linh hoạt và sáng tạo.
Nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải có nguồn nhân lực có đủ trình độ để thực hiện nhiệm vụ đi tắt, đón đầu, làm chủ những ngành nghề sản xuất mũi nhọn, công nghệ tiên tiến, khắc phục tình trạng nhiều lao động nhưng lại thiếu lao động có trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế giỏi.
Mặt khác công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước được tiến hành trong điều kiện hội nhập, giao lưu mở cửa, chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, buộc mỗi người phải đối mặt với nhiều vấn đề của xã hội với chính ngay sự hạn chế, yếu kém của bản thân. Chỉ có thể nắm bắt được kinh tế thị trường, điều khiển được nó khi có đủ kiến thức và năng lực. Chỉ có thể giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường khi có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức sáng tạo.
Yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là làm chủ công nghệ cao, biến công nghẹ nhập thành của mình từ đó xây dựng năng lực sáng tạo công nghệ mới. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế và khu vực, nguồn nhân lực có chất lượng cao về chí tuệ và tay nghề sẽ là ưu thế cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.
Từ đó ta thấy trình độ hiểu biết, chuyên môn, nghiệp vụ có tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực.
Công tác giáo dục- đào tạo:
Theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy nguồn nhân lực nước ta rất rồi dào khoảng 37 triệu lao động xã hội nhưng đa số chưa qua đào tạo. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Tính đến năm 1997 lao động qua đào tạo nghề nghiệp 13,5%. Trong khi mục tiêu Nghị quyết trung ương 2 khoá 9 đề ra là hết năm 2005 số lao động qua đào tạo chiếm 30 - 35 %. Điều đó rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Chất lượng nguồn nhân lực được hình thành qua nhiều yếu tố tác động. Trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng.
Giáo dục đào tạo tác động đến nguồn nhân lực trên cả 3 phương diện.
Thứ nhất : nâng cao dân trí, bảo đảm một trình độ học vấn, mặt bằng dân trí không ngừng tăng lên.
Thứ hai: đào tạo nguồn nhân lực tạo điều kiện để tăng năng suất lao động.
Thứ ba : bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Vì vậy có thể nói giáo dục - đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực.
Giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ sảo trong lao động, hình thành nên những phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, và tâm lý, tạo nên mẫu người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định tạo ra năng lực hành động cho mỗi con người.
Giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, những khuyết điểm của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động.
Thông qua giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng mỗi người tiếp nhận được những tri thức, kinh nghiệm nhận thức được các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng chúng trong thực tiễn, biết nhận rõ chân lý, biết được cái hay cái dở của mình để phấn đấu vươn lên….. Quá trình giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng hội nghị trung ương 2 khoá 9 về định hướng giáo dục - đào tạo đã xác định giáo dục - đào tạo giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình tạo ra một thế hệ những người lao động mới, đủ sức làm chủ các thiết bị hiện có, đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới. Chỉ có giáo dục - đào tạo mới thực sự là một tác nhân tích cực và có hiệu quả nhất nhằm gia mọi giá trị và năng lực sáng tạo của con người. Giáo dục - đào tạo vừa hình thành, vun đắp và hoàn thiện con người với ý nghĩa là mục tiêu, vừa đóng góp xây dựng con người với ý nghĩa là phương tiện bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Từ vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng đối với con người ta thấy giáo dục - đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực, là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Và đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản để phát huy sức mạnh nội lực phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Cơ chế chính sách :
Con người là chủ thể, con người cũng là sản phẩm của sự vận động xã hội, của chế độ xã hội. Vì thế muốn phát huy yếu tố con người cần phải có môi trường thích ứng. Cần phải có những cơ chế những chính sách nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, xoá bỏ cơ chế đã và đang kìm hãm tính tích cực, tính chủ động, sáng tạo của người lao động, đồng thời phải xây dựng một cơ chế mới bảo đảm thực hiện giải phóng lao động về mọi mặt.
Trong sản xuất cũng như trong hoạt động xã hội, con người luôn bị kích thích, bị thôi thúc bởi hàng loạt các động lực. Khi nước ta hiện nay nền kinh tế đã thoát ra khỏi sự khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới nhưng đời sống vật chất của người lao động còn khó khăn do đó cần có sự quan tâm đúng mức tới nhu cầu và lợi ích của người lao động mà trước hết là lợi ích kinh tế.
Thông qua hệ thống chính sách để tạo “ hành lang pháp luật” cho việc phát huy nhân tố con người trong hoạt động kinh tế. Từ đó ta thấy cơ chế chính sách có tác động không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực.
Tố chất thông minh và tài năng:
Kinh tế thị trường đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết buộc mỗi con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của xã hội và với chính bản thân mình. Hơn nữa trong tình hiện nay kiến thức khoa học công nghệ có tuổi thọ ngày càng ngắn do tiến bộ khoa học có tính cách mạng đang tiến nhanh như vũ bão.
Để nắm bắt kịp thời những tri thức đó, nắm bắt được kinh tế thị trường và điều khiển nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao nhận thức, tri thức và năng lực thực hành của mình một cách điêu luyện và tinh xảo, đủ sức tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh thắng lợi. Muốn có được điều đó ngoài các yếu tố học tập - đào tạo - bồi dưỡng - rèn luyện người lao động cũng phải có các tố chất thông minh và tài năng bẩm sinh của mình, đó là một yếu tố tác động lớn tới chất lượng.
Nhân tố về y tế:
Y tế là một điều kiện quan trọng trong quá trình phát triển chung của đất nước. Chính vì y tế này mà con người khỏi được các bệnh tật, đã tạo ra những nguồn nhân lực có sức khoẻ góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Muốn có được một môi trường y tế công cộng cho toàn dân, phải không ngừng nâng cao tầm hiểu biết của con người về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, phải phổ cập cho mọi người hiểu biết cách phòng và chữa trị một số bệnh thường gặp. Không những thế, ở các cơ sở sản xuất phải có các trạm xá, ở mỗi phân xưởng phải có hòm y tế, thực hiện sản xuất an toàn.
f. Các nhân tố khác: Sức khoẻ, điều kiện làm việc …….
Con người là sản phẩm kỳ diệu nhất và cao nhất của sự phát triển toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần. Sức mạnh của con người gồm có: sức mạnh của trí lực và sức mạnh của thể lực. Vì vậy cùng với tri thức, sức khoẻ của người lao động có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực. Nhất là trong tình hình hiện nay trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đòi hỏi người lao động phải luôn luôn vận động, vươn lên, làm việc với cường độ lớn nếu không có sức khoẻ thì chắc chắn không đáp ứng được.
Tổ chức tốt điều kiện làm việc tạo môi trường lao động thuận lợi sẽ giảm bớt căng thăng về thể lực và trí lực, nhờ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực.
Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động không chỉ là cần thiết để nâng cao chất lượng lao động mà còn là một yêu cầu, là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở vì mục đích tất cả cho con người vì sự phát triển toàn diện con người.
Chương II
thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định
và những vấn đề đặt ra hiện nay
I/ thực trạng về số lượng và chất lượng dân số của Nam Định ( từ 97 - 2000 ):
1/ Số lượng và quy mô dân số tỉnh Nam Định :
Trong chiến lược dân số năm 2000 tỉnh Nam Định tập trung giải quyết căn bản về quy mô dân số mà thực chất là giảm nhanh mức sinh:
a/ Biến động tỷ lệ sinh, chết, tăng theo tự nhiên:
Biểu số 1:
Số lượng và quy mô dân số
Năm
Dân số
Tỷ lệ sinh
(ọ)
Tỷ lệ chết (ọ)
Tỷ lệ tăng
Tự nhiên (ọ)
Ghi chú
1997
1.850.000
17,57
4,52
13,04
Số liệu vừa tách tỉnh Nam Hà thành Nam Định
& Hà Nam
1998
1.869.520
16,78
4,75
12,21
1999
1.888.405
16,00
4,65
11,35
2000
1.195.600
15,0
4,60
11,0
Qua bảng thấy quy mô dân số lớn (đứng thứ 6/61 tỉnh, thành phố trong cả nước) và ngày càng tăng, đã, đang và sẽ là những cản trở lớn đối với sự phát triển của tỉnh.
( Theo kết quả điều tra dân số của tỉnh Nam Định và số liệu bổ xung của Sở LĐTB&XH.)
Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong những năm qua và còn tiếp tục giảm, nhưng trong 10 năm tới dân số tỉnh Nam Định vẫn tăng từ 15-20 ngàn người. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn cao (17,7% năm 1999), tốc độ giảm hàng năm còn chậm. Với quy mô này thì mức bình quân đầu người về tài nguyên của tỉnh là rất thấp, đặc biệt là đất đai, hiện tại mật độ dân số là 1.140 người/km2. Tới năm 2010 nếu với việc đầu tư thoả đáng để làm tốt chương trình dân số, duy trì mức giảm sinh như hiện nay (bình quân mỗi năm giảm 0,089%) thì mật độ dân số vẫn tăng lên khoảng 1.240 người/km2 (tức là thêm 100 người/km2). Quan trọng nữa là đất canh tác ngày càng trở nên khan hiếm (547 m2/người năm 1999)
b. Dân số với vấn đề phát triển kinh tế xã hội:
Dân số và phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc lẫn nhau, hỗ trợ nhau, hỗ trợ nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì phải dự vào nguồn nhân lực mà nguồn nhân lực lại gắn liền với tình hình biến đổi dân số. Mặt khác mục đích cuối cùng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được với quy mô, tốc độ tăng trưởng. Sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp với nên kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương. Theo tính toán của các chuyên gia về dân số thế giới cho biết: Cứ tăng 1% dân số, phải tăng 2,5% về lượng thực và 4% GDP mới đảm bảo sự phát triển bình thường về các mặt đời sống xã hội, không làm ảnh hưởng bất lợi đến các thế hệ tương lai. Thực trạng này ở tỉnh Nam Định được thể hiện ở biểu trên.
Biểu số 2
Thực hiện một số chỉ tiêu của tỉnh Nam Định
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
- GDP bình quân (giá hiện hành) 1000đ
2051
2518
2.768
- Lương thực quy thóc bình quân đầu người (kg)
485
516
532
550
- Hưởng thụ năng lượng bình quân (calo/ngày)
2210
2250
2270
2.300
- Thu nhập bình quân tháng/người (1000đ)
+ Thành thị
265,5
296,7
310,5
350,6
+ Nông thôn
167,5
234,6
240,5
260,7
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)
42,2
39,6
35,5
30,2
- Tuổi thọ bình quân: + Nam
+ Nữ
68
72
68
72
68
72
69
73
- Tỷ lệ hộ nghèo đói (%)
9,65
9,37
7,4
6
Qua biểu thể hiện tuy ,ức tăng GDP của tỉnh chỉ ở mức trên dưới 7%, song các mặt về đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Đáng lưu ý là thu nhập bình quân của nông thôn tăng nhanh, khoảng cách về thu nhập về đời sống giữa thành thị và nông thôn gần hơn. năm 1997 thu nhập ở thành thị và nông thôn bằng 1,58 lần, năm 1999 chỉ còn 1,29 lần. Năm 1999 toàn tỉnh còn 7,4% hộ nghèo, không còn hộ đói.
2/Chất lượng dân số và sự tác động đến phát triển kinh tế xã hội
a/ Về cơ cấu tuổi và giới tính:
Biểu số 3:
Dân số trong tỉnh phân theo giới và thành thị, nông thôn
Năm
Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo Thành thị - Nông thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
Người
Tỷ lệ
1997
1.850,8
897,2
48,5
952,8
51,5
247,3
13,36
1603,6
86,64
1998
1.869,5
902,4
48,27
967,1
51,73
245,8
13,15
1623,7
86,85
1999
1.888,4
913,0
48,35
975,1
51,65
250,2
13,25
1638,2
86,75
2000
1.915,6
920,0
48,5
986,5
51,5
256,7
13,4
1658,9
86,60
(Theo tổng kết của Sở LĐTB&XH. Năm 1997, 1998, 1999, 2000)
Qua biểu; Trong dân số, dân số nữ thường cao hơn dân số nam, tỷ lệ nữ trong dân số của tỉnh 4 năm qua giao động trong khoản 51,73% đến 51,5%. Cao nhất năm 1998 là 51,73%, thấp nhất là năm 1997 và năm 2000 là 51,5%. Theo số liệu điều tra của năm 1999, tỷ lệ nữ trong dân số của toàn quốc là 50,84%, tỷ lệ nữ của tỉnh năm 1999 là 51,65%. Tỷ lệ nầy có khác nhau ở từng nhóm tuổi, từ 0 đến 14 tuổi số nữ thường thấp hơn nam chỉ chiếm khoảng 48,2% đến 49,4%. Trong đó ở toàn quốc là từ 47,5% đến 48,2%. Nhưng ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thì tỷ lệ nữ trong dân số lại cao lên từ 50% đến 76% ( của toàn quốc là 56,8% đến 69,8%). Do đó ta thấy ở độ tuổi 15 trở lên tỷ lệ chết nam giới cao hơn nữ giới. Nguyên nhân có nhiều nhưng đặc trưng cho tỷ lệ chết của nam giới cao tập trung chính ở hai nguyên nhân: một là đất nước nhưng có chiến tranh hầu hết nam thanh niên ra trận bị hy sinh nhiều, hai là nam giới thường là trụ cột trong gia đình nên lao động và suy nghĩ cho cuộc sống vất vả nêm tuổi thọ của nam thường thấp hơn nữ, dân số trong tuổi lao động trong khoảng 57% đến 58% so với dân số, còn lại số phụ thuộc (từ 0 đến 14 tuổi và 60 tuổi trỏ lên đối với nam giới, 5 tuổi trở lên đối với nữ) là 42% - 43%.
b/ Về trình độ học vấn:
Tỉnh Nam Định là một tỉnh có truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó, chỉ xét chỉ tiêu số học sinh các cấp hàng năm ta thấy được số học sinh đến trường ngày càng tăng. Về số học sinh cấp giáo dục mầm non qua hai năm học 1998 - 1999 tăng từ 82.558 cháu lên 116.631 cháu, năm học 1999 - 2000 vượt 42,27%. Học sinh ở ba cấp (tiểu học, PTCS, PTTH ) năm 1998 - 1999 là 429.302 học sinh, năm học 1999 - 2000 là 434.896 học sinh. Song thực tế ở cấp PTCS và PTTH tăng dần qua các năm, còn ở cấp tiểu h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29131.doc