Tìm hiểu di tích đình Hồi Quan - Từ Sơn - Bắc Ninh

Mục lục Mở đầu…………………………………………………………….. 2 Chương i- giới thiệu vùng đất và sự hình thành di tích …. 4 i- giới thiệu vùng đất. 1- Vị trí địa lý và cư dân làng hồi quan. 1.1- Vị trí địa lý……………………………………………... 4 1.2- Cư dân làng hồi quan…………………………………… 4 ii- giới thiệu làng hồi quan và sự hình thành, tồn tại di tích. chương ii- giá trị kiến trúc - nghệ thuật - văn hoá và lễ hội truyền thống của đình hồi quan. i- giá trị kiến trúc - nghệ thuật……………………… 9 1- Không gian cảnh qua

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu di tích đình Hồi Quan - Từ Sơn - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n……………………………………… 10 2- Bố cục mặt bằng tổng thể và giá trị kiến trúc nghệ thuật…… 11 3- Di vật và các tác phẩm nghệ thuật trong di tích……………... 16 II- lễ hội…………………………………………………………. 20 1- Rước…………………………………………………………. 23 2- Tế……………………………………………………………. 24 3- Hội và các trò chơi dân gian………………………………… 25 Chương III- bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. I- Bảo tồn………………………………………………………. 28 ii- phát huy……………………………………………………. 29 Kết luận……………………………………………………………….. 31 Mở đầu 1- Lý do chọn đề tài. " Cây đa bến nước, sân đình " là những hình ảnh rất đỗi gần gũi, gắn bó thân thiết với làng quê Việt Nam. Đình làng đã đi vào những câu ca dao, dân ca với tình cảm thân thương trìu mến. Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Có thể nói, đình làng là một loại hình kiến trúc độc đáo, dân tộc, với sự sáng tạo hết sức thông minh, từ những ngôi miếu, ngôi đèn, dưới bàn tay khéo léo của ông cha ta, nó được chuyển biến dần dần để trở thành ngôi đình làng to đẹp. Thời gian trôi đi, qua nhiều triều đại, ngôi đình ngày càng được cải tổ để trở thành ngôi đình cổ kính như ngày hôm nay. Đình làng biểu hiện cho sức mạnh của từng thời đại, đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kiến trúc dân tộc. Tại đây, nó thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của một cộng đồng cư dân trong làng xã. Ngôi đình là hình ảnh đẹp để cho làng quê Việt Nam luôn luôn khắc sâu, in đậm trong ký ức của mỗi người dânViệt. Cũng chính ngôi đình làng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, truyền thống quê hương, chứng kiến biết bao cuộc hẹn hò. Bắc Ninh là một vùng quê giàu truyền thống văn hoá với những ngôi đình, ngôi chùa cổ kính, với những lễ hội đặc sắc, với những câu hát quan họ giao duyên của các liền anh, liền chị. Được sinh ra và lớn lên trên một vùng quê giàu truyền thống như vậy, em thấy rất tự hoà và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hoá quê hương. Đình làng là một yếu tố hữu hình của văn hoá làng Việt Nam, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về đình làng sẽ giúp ta hiểu được những yếu tố văn hoá dân gian truyền thống làng xã Việt Nam. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu di tích đình Hồi Quan - Từ Sơn - Bắc Ninh ". 2- Mục đích nghiên cứu. Đình Hồi Quan là một trung tâm giáo dục truyền thống, xây dựng nếp sống văn hoá, tổ chức các sinh hoạt tinh thần thông qua các hoạt động rất phong phú, hấp dẫn. Công trình văn hoá cổ xưa nay còn là một di sản giúp cho việc tìm hiểu lịch sử, truyền thống của làng xã xưa, nghiên cứu nhằm phát huy những tinh hoa trong kiến trúc, điêu khắc và nhiều lĩnh vực khác của dân tộc. Vì vậy thông qua việc tìm hiểu di tích đình Hồi Quan sẽ làm tăng thêm những hiểu biết nhất định về một ngôi đình làng nói chung cùng với những nét văn hoá truyền thống của làng xã Việt cổ, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Đồng thời qua việc tìm hiểu di tích để thấy được giá trị của nó, từ đó có ý thức trân trọng công trình mà ông cha ta đã xây dựng nên, từ đó đưa ra những kế hoạch, giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. 3- Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành bài nghiên cứu này, em có sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp trực quan - trực tiếp đi đến di tích quan sát, tìm hiểu, hỏi những người trông nom di tích và người dân xung quanh, chụp ảnh, đo đạc, đọc tài liệu tham khảo... Việc tìm hiểu di tích đình Hồi Quan được tiến hành như sau: - Khảo sát tổng thể mặt bằng kiến trúc của di tích. - Khảo sát từng bộ phận của di tích như: Tiền tế, toà đại đình, mái hậu cung, sàn, các bộ phận vì… Được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Huệ về mặt chuyên môn cùng với sự hướng dẫn của các cụ thượng trong làng đã giúp đỡ em hoàn thành bài khảo sát này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà nội 20 - 3 - 2003 Chương I- giới thiệu vùng đất và sự hình thành di tích I- giới thiệu vùng đất. 1- Vị trí địa lý và dân cư làng hồi quan. 1.1- Vị trí địa lý. Làng Hồi Quan là một làng quê trù phú, duyên dáng tựa như chiếc thuyền rồng, hai đẩu làng thon lại, ghềnh lên, ở giữa phình ra, hơi trũng xuống. Đình làng được nằm gọn trong lòng thuyền đó, giữa một vùng quê cổ kính văn hiến và giàu truyền thống yêu nước cách mạng. Làng Hồi Quan kề sát với xã Tam Sơn, quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự, cách thị trấn Từ Sơn khoảng 4km về phía tây bắc. trên đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn đến cây số 21, rẽ trái theo con đường đất đỏ liên xã qua đường sắt (dốc Tiêu Long) thẳng tuột khoảng hơn 1km là tới đầu làng. Hồi Quan là một trong sáu làng của xã Tương Giang, được quần tụ trên một rải đất cao ráo và bằng phẳng, cạnh dòng sông Tiêu Tương xưa. 1.2- Cư dân làng Hồi Quan. Cuộc sống mới của cư dân làng Hồi Quan hôm nay vừa có nét tươi mới của thời đại, vừa có chiều sâu của lịch sử truyền thống cổ kính văn hiến, truyền thống yêu nước, cách mạng với lực lượng lao động và cư dân đông đảo, người Hồi Quan ngày đêm miệt mài với đồng ruộng, tài khéo và thành thạo với các nghề thủ công, nghĩa tình trong cuộc sống cộng đồng làng xóm và ứng xử với bạn bè gần xa đã và đang xây dựng cuộc sống ngày thêm no đủ, vui tươi nghĩa tình. Người Hồi Quan vừa làm ruộng, vừa chăn tằm dệt vải nên vừa có đức tính chuyên cần lại vừa khéo tay kinh tế và sau này nữa lạ thành thạo các nghề thủ công: thợ mộc, dết vải, làm mành tăm… có lẽ từ vùng đất màu mỡ ấy mà có những con người cần mẫn đảm đang, tài khéo và duyên dáng. Bên cạnh nghề làm ruộng, lao động thuần tuý, lại thành thạo trong việc dệt vài thủ công cần cù chất phác của người Hồi Quan (Tương Giang) còn có truyền thống hiếu học, khoa cử của làng Vĩnh Kiều (Đồng Nguyên) đất mực thơm có tiếng nổi danh với những ông nghè, tiến sĩ triều Lê, đóng góp cho nền văn học Việt Nam những ngôi sao sáng trên nhiều lĩnh vực. II- Giới thiệu làng Hồi Quan, sự hình thành và tồn tại di tích. Trong chiều sâu của lịch sử, Hồi Quan là một làng cổ nẳm giữa một vùng đất cổ, trung tâm của đồng bằng bắc bộ - là một trong những cái nôi của văn minh nước Việt cổ - nơi ghi nhận và chứng kiến những sự kiện trọng đại của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại - nơi quần cư của người dân Việt cổ, nằm rải rác khắc vùng đồng bằng mới được khai phá: kẻ sặt, kẻ bảng, kè chờ, kẻ cẩm, kẻ Hồi… cả một vùng rộng lớn trên bờ Tiêu Tương. Ngũ huyện xưa, thủa ấy, con người đã đến đây cư trú bên ven bờ sông, trên các gò đồi Tam Sơn, Tiêu Sơn… các nhà khảo cổ đã khai quật và phát hiện thấy trên những xóm làng xưa ở chân núi Tiêu dấu tích để lại là nhiều di tích vật gốm, đá, đồng… được xác nhận vào thời đại Hùng Vương trên 3000 năm, đã chứng tỏ được ở vùng đất này, miền Tiên Sơn xưa (Tương Giang - Hồi Quan) vào thời đại chuyển tiếp đồ đá sang đồ đồng, con người đã đến đây cư trú, khai phá tên các gò bãi ven sông màu mỡ để tạo làng lập xóm, chuyên sống bằng nghề đánh cá trồng lúa nước nuôi tằm dệt vải. Hồi Quan - mảnh đất cổ tích, làng quê giàu đẹp - con người ở đây thật thà chất phát - tinh tế, lịch lãm trong ứng xử - yêu các sinh hoạt văn hoá lễ hội… một làng quê như thế đã được tạo lập, tồn tại và phát triển trong suốt qua trình chống giặc ngoại xâm, chính người Hồi Quan đã đóng góp xương máu với những chiến công, những con người đã được các thế hệ xưa và nay ghi nhớ, tôn thờ, kính trọng và noi theo. Thuở các anh hùng dựng nước, Hồi Quan thuộc bộ Vũ Ninh, quê hương các anh hùng làng Gióng. Khi bước vào chính sử, làng Hồi Quan nằm gần với Cổ Loa, kinh đô của thục An Dương Vương về phía đông bắc. Thời Kỳ bắc thuộc, tham gia hoà nhập vào hàng ngũ tướng lĩnh tài ba và đội quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( năm 40 - 43 sau công nguyên) còn có Đức Thánh Tam Quang và người dân Hồi Quan. Đó là người mà hiện nay dân làng vân tôn thờ, tưởng vọng, tế lễ ở đình làng vào các ngày tiết lệ để kỷ niệm người anh hùng có công bảo vệ đất nước. Truyền tích dân gian và thần tích còn lưu ở đình Hồi Quan ghi lại rằng: Đức Tam Quang là con của bà Tạ Duyên Nương, tuổi vừa đôi tám đã có dáng dấp dịu dàng xinh đẹp, muôn điểm sáng thu, muôn phần xuân sắc, vì tức trái tiền duyên, nên chưa nơi nào quyết định, không đi xuất giá mà chỉ ham đạo phật nên bà đã đi dạo chơi các nơi danh lam thắng cảnh. Bà đi đến chơi Kinh Bắc đạo phủ Từ Sơn - huyện Yên Phong thuộc bộ Vũ Ninh xưa. Khi bà đi đến đầu làng Hồi Lan Trang (tức làng Hồi Quan ) thấy một ngôi chùa tên gọi: Sùng Ân Tự , bà đi dạo bốn phía thấy quang cảnh rất đẹp, bà bèn xin ở đấy để sớm tối đèn hương, cùng phật và trụ trì ở chùa này, dân làng đều yêu mến. Vào một đêm, cuối canh ba bà ngủ chợt nằm mộng thấy một ông lão mình mặc áo đỏ từ xa đến tự xưng là Đức bản cảnh linh thần, là con thứ ba của Lạc Long Quân, thấy bà là người phúc hậu nên trời soi xét và các thần linh đều biết đến. Người thần nhân này đã phụng mệnh thiên đình xin đầu thai làm con một thời gian. Người nói xong liền biến đi mất. Trong giấc mộng của bà có một ánh hào quang chiếu thằng vào người, bà ôm lấy rất sợ hãi, khi tỉnh dậy lấy làm một mộng lạ, sau từ bấy giờ bà có thai. Ngày 17 tháng 2 năm Giáp Ngọ, bà sinh ra một người con trai khác thường, mặt mũi khôi ngô, thiên tử kỳ lạ, trong vòng hào quang rực rỡ, Bà liền đặt tên là: Tam Quang, nuôi dưỡng ông tại chùa này. Khi ông 15 tuổi, tầm vóc người cao lớn, học lực tinh thông, thuộc các sách binh thư, thích các môn võ nghệ, muôn người không địch nổi. Năm ông 18 tuổi bà mẹ không bị bệnh mà tự nhiên bị chết. Ông để tang mẹ trong 3 năm. Khi Tô Định đem quân xâm lược nước ta, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Thánh Tam Quang nghe hịch truyền của hai bà đã đi tuyển mộ ở quanh vùng được hơn 3000 người, ông bèn mổ trâu, giết lợn để lập đàn cúng tế trời đất, chiêu thần linh, khao thưởng sĩ tốt. Ông cử một đạo quân tới thẳng đồn Hai Bà Trưng, thấy ông là một người tài giỏi, bà liền phong chức "Chỉ huy xứ tướng công " và cử ông đi theo em bà là Trưng Nhị đem quân đến thẳng đồn Tô Định, đánh phá một trận lớn. Khi mã viện đen quân sang xâm chiếm nước ta, trước thế giặc mạnh, hai Bà không đương nổi nên đã tự vẫn ở dòng sông Hát. Ông đem quân về quê nhà đóng tại chùa Sùng Ân Tự. Giặc đuổi theo, ông không chịu quy phục đêm 14 rạng 15 tháng 11, nhân lúc trời mưa rét, giặc không đề phòng ông đã cùng 25 người tâm phúc vượt qua vòng vây và đi luôn. Từ đó dân làng Hồi Quan lấy ngày ra đi của ông làm ngày kỵ, dựng đình tế lễ tưởng niệm người anh hùng đã có công với làng xã, dân nước. Về sau, đời vua Lê Đại Hành niên hiệu Thiên Phúc đã phong cho ông là " Bản cành thành hoàng lịch phù trị thần ". Bước vào thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, Hồi Quan - Tương Giang đã đi vào lịch sử với những trang, những con ngưòi đáng ghi nhớ. Cuộc sống xanh tươi, sôi động của người Hồi Quan hôm nay trên tất cả mọi phương diện, đều mang sức sống mạnh mẽ của truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống trọng nhân nghĩa, truyền thống đánh giặc, đoàn kết, yêu văn hoá nghệ thuật, truyền thống nghành nghề, yêu lao động, cần cù miệt mài bên khung cửi. Truyền thống đó phải được gạn lọc, giữ gìn và phát huy để tham gia vào sự nghiệp phát triển con người mới, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa. Có một nơi đã và đang cất giữ, đó là ngôi đình làng cổ kính, uy nghiêm nhưng rất đỗi thân thuộc với tất cả mọi người. Phong cách nghệ thuật cũng được lắng sâu, đọng lại trong kí ức của người dân Việt, tạo điều kiện và sức bật cho những công trình kiến thức đồ sộ sau này. Đình làng Hồi Quan uy nghi, to đẹp, được xây cất công phu với tất cả tài nghệ của các bác thợ mộc, thợ nề. Đó là nơi dân làng thường xuyên ra đình tế lễ, tưởng niệm vị thánh Tam Quang và bà Nguyễn Thị Ngọc Thường, là người đã cung đức cung tiến ba quả cau và ba lá trầu vàng, để dựng lại ngôi đình cũ đã bị hư nát, đồng thời cũng là chỗ hàng năm dân làng vẫn nổi trống đình tổ chức các cuộc vui chơi mỗi khi xuân về tết đến, và cũng tại đây là nơi xảy ra và chứng kiến bao sự kiện lích sử trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Qua bao đổi thay, biến thiên của lịch sử, ngôi đình làng vẫn còn đó, mặc dù trong mình nó vẫn mang một vết thương - dấu tích của giặc pháp bắn vào làng sau trận thất bại 13 tháng giêng. Tại đây dân làng vẫn quanh năm đèn nhang, thắp hương thờ thánh, duy trì các lễ tục, hội hè, vui chơi cho mọi người, mọi lứa tuổi, là nơi tề tụi đông đúc nhất của làng vào ngày "Đại kỳ phước " một cách trang trọng, thành kính, có kỷ cương, trật tự, với lòng ngưỡng mộ của nhân dân Hồi Quan và của nhiều người vốn thiện tâm yêu quý ngôi đình. Chương II- Giá trị kiến trúc - nghệ thuật - văn hóa và lễ hội truyền thống của đình Hồi Quan I- Giá trị kiến trúc - nghệ thuật - văn hóa và lễ hội truyền thống của đình Hồi Quan Được dựng lên giữa một làng quê cổ kính, văn hiến giàu truyền thống lịch sử, đình Hồi Quan là một di tích lích sử văn hoá và kiến trúc điêu khắc nghệ thuật. Nơi đây ẩn chứa nhiều nguồn tài liệu quý cho việc nghiên cưu và tìm hiểu lịch sử truyền thống cuả làng xã xưa. Đình làng được dựng lên để tôn thờ một nhân vật lịch sử: Tam Quang Đại Vương - tướng lĩch của Hai Bà Trưng. Bên cạnh còn có bà Nguyễn Thị Ngọc Thường, người quê hương có nhiều đóng góp cùng với làng xã tu sửa lại ngôi đình, hệ thống các nguồn tài liệu: Vương phả lục - Hoành phi câu đối - mục lục bản đình - bia ký phía sau toà đai đình… đó là nguồn tài liệu quý, quan trọng giúp cho việc tìm hiểu sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân 40 sau công nguyên. Theo chính sử của các thời đại phong kiến chỉ ghi vài dòng rất ngắn ngủi về sự kiện lịch sử này: "canh tý năm thứ nhất (40) (Hán kiến vũ năm thứ 16): Mùa xuân tháng 2, vua khổ vì thái thú Tô Định dùng pháp thuật trói buộc, lại thù địch giết chồng mình cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hầm trị sở ở châu. Định chạy về nước, các quận Nam Hải, Cửu Chân. Nhật Nam, Hợp phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập vua mới xưng là họ Trưng."…Nếu chỉ như vậy thì không thể hiểu đầy đủ những vấn đề của lịch sử mà cần phải sưu tầm, tập hợp. Tra cứu trong dân gian bổ sung cho sự hiểu biết của chúng ta ngày càng phong phú sinh, sinh động và cụ thể. Đình làng Hồi Quan không chỉ là một di tích lịch sử, nó còn là một công trình kiến trúc điêu khắc nghệ thuật, di sản văn hoá từ cảnh quan, vị trí đến kết cấu, hình khối, các đường nét hoa văn chạm khắc… đã thể hiện một cách tập trung nhất ước mơ, khát vọng, niềm tin và trình độ - truyền thống văn hoá của nhân dân Hồi Quan, thể hiện công sức và tài khéo của những người dựng đình. 1- Không gian cảnh quan. Đình làng Hồi Quan được dựng trên một khu đất bằng phẳng, dựa lưng vào các nhà dân, đất ở đằng sau và hai bên cao hơn tạo thành thế tay ngai, phía trước là ao đình. Mặt đình hướng về phía đông nam, nhìn ra cánh đồng lúa xanh bát ngát. Hướng của di tích như vậy được coi là đẹp, tốt lành và mang đầy ý nghĩa triết học. Hướng đông là hướng mặt trời mọc, hướng của sinh khí, của sự sống, còn hướng nam theo đạo phật là hướng bát nhã có nghĩa là trí tuệ mà nhờ có tí tuệ nên tiêu diệt vô minh (ngu tối ) là mầm của cái ác nên hướng nam là hướng của trí tuệ, của điều thiện. Hướng nam còn là hướng của sinh lực, đồng thời có lẽ cúng do ảnh hưởng của Trung Hoa cho rằng "thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ " có nghĩa là mặt quay hướng nam như nghe được thiên hạ quần chúng, đó là vị thế đế vương. Song đối với di tích, thần ngồi hướng nam nghe chúng sing để mà dùng pháp lực vô lượng vô biên cứu vớt. Từ xa nhìn về làng Hồi, theo con mắt nhân gian, làng Hồi tựa như một chiếc thuyền rồng bơi giữa biển lúa, đầu chùa ở ngôi chùa Sùng Ân Tự, mắt rồng chính là giếng làng (nơi Cao Biền yểm long mạch) còn đuôi rồng ở phía cuối làng nới có " khung vàng dệt cửi ". Ngôi đình làng được đặt giữa lòng thuyền đó, một vị trí tôn nghiêm mà dân làng giành để xây dựng công trình văn hoá công cộng của cả làng vào năm giáp ngọ (1794) và lễ khánh thành vào tháng 5 ất mùi (Vĩnh thịnh thập nhất niên - được ghi lại trong bia đá phía sau toà đình). Như vậy, việc chọn vị trí và thế đất cùng với môi trường cảnh quan xung quanh đã cho thấy cảnh quan thẩm mỹ và kiến trúc của ông cha ta xưa giàu trí tưởng tượng, song đúng thực tế đối với công trình văn hoá xưa. 2- Bố cục mặt bằng tổng thể và giá trị kiến trúc nghệ thuật văn hoá. Toàn bộ kiến trúc của đình gồm có ao đình, sân đình, tiền tế, toà đại đình, hậu cung và nhà bia. Ao đình xưa kia nằm trước cửa tắc môn - ngoài cây có cây gạo trước cửa. Có đường đi ba mặt vòng về ao nối tiếp với đường trục ra thẳng cánh đồng Dù tượng trưng cho một thuyền buồm (đoạn đường đó vẫn còn một đoạn ở trước ao mới đào). Sau này kháng chiến chống pháp thành công, dân làng đào ao mới, lấp ao cũ trước đình. Ngày nay ao đình rộng thoáng, xung quanh trồng hàng cây bóng mát tạo cho cảnh quan của ngôi đình thêm nhiều nét tươi mát của thời đại, thấp thoáng bóng của cây đa, cây gạo ở trước nhà tiền tế làm tôn thêm vẻ cổ kính của ngôi đình. Như vậy, nhờ có ao đình ở đằng trước đã tạo thành thế đất tụ thuỷ tức tụ phúc của di tích, hơn nữa di tích lại được đặt trong thế tỳ tức là thế tay ngai ( vói đất ở đằng sau và hai cao hơn) nên dân làng được no đủ, sung túc, âm dương đối đãi, cây cối tốt tươi, chim muông tụ về. Qua sân rộng được lát gạch là nhà tiền tế cổ kính đứng ở vị trí trung tâm. Nhà tiền tế đình Hồi Quan có kiểu kiến trúc gần như hình vuông, mặt trước 7,75m; mặt bên 9m, bốn mái xoè ra xung quanh từ độ cao khoảng 5m, chảy dốc xuống khoảng 2,5m và gặp nhau ở các bờ dải phía dưới 12m thành các đầu đao cuộn lên, phía trên thu vào hình hộp lồng đèn ở đỉnh mái. Toàn bộ nhà tiền tế giiống như một chiếc long đình. Hai bên dân làng xây tường lửng để bồn bề gió thổi, ánh sáng soi vào. Nhà tiền tế được xây dựng với hai hàng cột ở hai bên, mỗi bên 4 cột và 4 xà ngang, trên 2 xà ngang ở giữa là 4 cột trụ chắc khoẻ, xoè ra 4 xung quanh là tám đầu bẩy, trên mỗi đầu bẩy và các xà nách đều được chạm khắc hình tứ linh, tứ quý vả hoạ tiết hoa văn đẹp khác. Đặc biệt, 2 đầu xà ngang phía trong tiền tế, một bên có khắc một chú cua càng đang bò và một bên chạm một con sư tử đang vờn quả cầu. Có phải chăng người nghệ sĩ muốn tạc chú cua để nhắc nhở dân làng luôn nhớ tới công đức của bà Nguyễn Thị Ngọc Thường, người mà trước kia khi trở thành vợ vua, vốn xuất thân từ một cô gái nghèo, tuy được hưởng một cuộc đời giàu sang phú quý vinh hoa nhưng vẫn để tâm nhớ tới quê hương làng xóm, nơi sinh ra mình, đã công đức với ba lá trầu với ba quả cau bằng vàng cùng với dân làng xây dựng nên ngôi đình. Phía sau, sát với nhà tiền tế là toà nhà Đại Đình đồ sộ dựng trên nền cao hơn nhà tiền tế 0,35 m được bó vỉa gạch chắc chắn toàn bộ sàn được làm bằng gỗ chạy dài 26,9m, rộng 14,45m, các mái đình như chiếc thuyền lớn úp xuồng, rộng và rất dốc, từ độ cao của bờ nóc khoảng 7m xuống mũi ngói giọt nước còn có 2,55m. Bờ nóc và bờ dải đều gắn hoa chanh hộp rồng. Hậu cung được gắn liền vào toà đại đình như một cái chuôi vồ theo kiểu chữ đinh ( ) mái ngói tựa như những vẩy cá xoè xuống cả bốn phía, uốn lượn theo các đầu đao cong vút. Bốn đao đình đều đắp phượng cách điệu, đặc biệt là các bụng là âu tàu đều được chạm khác nhau, là dấu hiệu của các hiệp thợ khác nhau tham gia xây dựng đình. Vào hẳn trong toà đại đình, ta nhận ngay được nghệ thuật kiến trúc đồ sộ của toà đại đình và cái lực lưỡng của tường thành phần kiến trúc, lòng đình rộng mênh mông cao ráo. Toà đại đình được chia làm 5 gian 2 xép từ nền đình đến bụng câu đầu cao 5,2m, lên đến bụng xà nóc là 6,75 m. Tất cả sức nặng của ngói đều đổ dồn trên 48 cây cột, chia ra làm tám hàng ngang theo mặt đình và 6 hàng dọc theo hồi đình. Các cột cái cao 5,30m (cả đấu) có chu vi 1,75m, cột quân cao 3,45m (cả đấu) chu vi 1,6m, cột hiên cao 2,75m, chu vi 1,4m. Các gian đình có chiều rộng không giống nhau, từ gian giữa ra hai bên càng hẹp: Gian giữa rộng 8,45m, gian bên rộng 4,4m, gian tiếp theo là 3,85m gian xép rộng 1,45m.. Các bước chân cột theo vì là 4,1cm x 2,4 x 1,45m tất các cột hiên đều cách mép nền đình 1,4m, nhiều cột còn ghi rõ tên người cung tiến. Trên thượng lương của toà đại đình có ghi một niên hiệu mới:"Thành thái tân sửu nhị nguyệt thập bát nhật " tức là ngày 18 tháng 12 năm tân sửu (1901) đời vua thành thái, nhưng chắc rằng năm 1901, toà đại đình cũng chỉ được sửa qua loa, mà dấu vết lưu rõ nhất mơí thấy có cửa hậu cung chạm các đề tài tứ quý. Kiến trúc và những chạm khắc của toà đại đình vẫn giữ được phong cách từ ngày khởi dựng năm 1714 ( được ghi trong bia đá phía sau toà đại đình ). Toà đại đình được xây dựng lên với 4 hiệp thợ mộc cùng thi công, mỗi hiệp thợ làm một góc đình. Với bàn tay tài nghệ của mình, những người thợ làm đình khi dựng lên, lắp lại đều ăn khớp với nhau. Cả bốn vì nóc của đình đều cấu trúc một kiều chồng rường thưa, nhưng trong bốn góc đình thì có ba góc dùng xà nách, riêng góc ngoài bên trái của đình lại dùng kẻ. Lối kiến trúc chồng rường ở đây theo kiểu thượng tam, hạ tú, dưới 4 chiếc câu đầu thuộc ba gian chính, từ đầu các cột cái nhô ra 8 chiếc đầu dư được trạm hình lộng đầu rồng và một ổ rồng trong mây vươn ra như hứng đỡ lấy câu đối. Riêng hai đầu dư phía ngoài thuộc nửa đình bên phải lại chạm nửa con rồng từ cột cái chui ra, rất ít mây. chiếc đầu dư phía trong bên phải toà đại đình hiện nay đã gãy gần hết, còn trơ nham nhở các thớ gỗ, đó là dấu vết tàn bạo của giặc pháp bắn vào làng sau trận thất bại 13 tháng 1 năm 1953. Ngoài các hình chạm khắc cầu kỳ trên các con rường, các bức phù điêu đều mang đề tài tứ linh, tứ quý, cảnh tiên cưỡi rồng bay lượn trên mây, cảnh phật bà quan âm ngự trên toà sen. Nhưng chạm đẹp hơn cả là góc đình bên phải, phía trước có nhiều đề tài mang tình cảm của dân làng, bên trên có chú khỉ nằm chềnh ềnh ra rất táo tợn, cười hả hê, thể hiện tính vui nhộn. Phần nhiều các con rường trang trí đơn giản, nhưng cũng có một số có rường chạm thành các hình hoa, mây rồng. Các bức cốn ở đây thường bỏ trơn, dành sự tập chung cho các bức cốn dọc gian giữa. Đặc biệt trên các trụ cốn ngang góc sau bên phải đình có hình trạm một người ở trần, chỉ nổi một chiếc quần, ngồi xếp chân, dáng rất thoải mái ung dung, bên cạnh có thêm bình rượu. Các bức cốn ở trong toà đại đình được trạm khắc một cách khéo léo, cực kỳ tài nghệ. Đặc biệt là các cốn dọc theo gian giữa, được trạm khắc nổi cao và chạm thủng với các đề tài phong phú làm tôn thêm vẻ đẹp, với các hình người cưỡi trên các đầu rồng, hình nghé nằm ngửa ra gãi, hình những cây rồng che lá ván mặt trước, chạm ổ rồng và mặt sau chạm một con rồng cuộn tròn lại thành hình âm dương. Bức cốn trong bên phải của hậu cung, ván trên xà nách này được chạm những con rồng có người cưỡi ở đình đầu. Người ở đây búi tóc thành hai nắm ở đỉnh đầu, mặc váy và yếm, thắt lưng, dang hai tay ra múa, bàn tay và ngón tay uốn rất nghệ thuật. Cả những trụ gỗ trong cốn cũng chạm rồng rong bố cục dọc, đầu rồng có cô gái nửa người, ngực rồng có chim ấp chúc đầu xuống. Từ vòng ngoài của toà đại đình, hầu hết các đầu bẩy đượcc chạm liền mảng với ván dong đỡ hoành. Phần lớn là đề tài rồng ổ, với rồng mẹ luôn há mồm ngậm lấy tàu mái, luồn lách trong những tia mây lửa, chơi đùa với rồng con, đan xen bên cạnh, có những con thú bốn chân đang đùa rỡn đuổi nhau. Sinh động hơn cả là chiếc đầu bẩy bên trái thuộc gian giữa có con nghê quay mông ra, ngoặt đầu lại cười trông ra rất ngộ nghĩnh, vô tư cúng trên đầu bẩy bên phải phía trong được trạm khắc hình người cưỡic ngửa mình trần mặc váy, tay phải cầm đao, tay trái cầm mộc, được diễn tả khá chi tiết, tay cầm đao, vung theo tay cầm lá mộc dương thẳng như hứng đỡ, chú ngựa đang trong tư thế rướn mình tung vó, đầu quay lại về phía sau toát ra một tính cảm thật là hồ hởi, tựa như một ngày hội đua tài. Tất cả những hình chạm trang trí mà ta còn thấy ở toà đại đình của đình Hồi Quan đều thống nhất một phong cách cùng tiếng nói tạo hình với các di tích dừng ở cuối thế kỷ 17,nằm trong giai đoạn phát triển nhất của nghệ thuật chạm khắc dân gian nhất Việt Nam. Công trình kiến trúc đình làng Hồi Quan được xây dựng với công sức của cả làng. Ngoài thị nội cung tần Nguyễn Thị Ngọc Thường được truyền thuyết nhắc đến, còn có người góp cột, góp xà, góp tiền, góp ruộng, tất cả những người tham gia dựng đình đều được lưu niệm lại tên ở "trang sử đá " (bia đặt ở trong hậu cung). Mặc dù toà đại đình đặt làng Hồi Quan đã được tu sửa vào năm 1901, nhưng nó vẫn giữ nguyên được kiểu cách, dáng dấp ban đầu (1714), giữ nguyên được thẩm mỹ, ý thích, tình cảm của người dân lao động, lại ở cửa ngõ của kinh đô phong kiến, rõ ràng đã mang được tính chiến đấu cao. Nhà tiền tế được xây dựng muộn hơn toà đại đình, kiến trúc gần hình vuông, các vì chia thành ba gian chạy dọc từ ngoài vao trong các gian đều chỉ có cột hiên, 8 cột hiên được xếp thành hai hàng dọc ở hai bên để chia toán bộ sức nặng của kiến trúc. Vì chỉ có cột hiên nên quá giang quá dài, trong đó còn rõ một chiếc ghi rõ chữ: "Thành thái quý mão hạ cốc nhật lương thời ", cho biết nhà tiền tế được dựng vào giờ tốt ngày lành tháng 4 năm quý mão (1783). Ngoài những hình chạm khắc rồng được chuyển tiếp từ thời Lê sang đầu Nguyễn và những hình phượng mang sắc thái Nguyễn rõ rệt, những con phượng vẫn gọn gàng. Nghiêng ngó thoải mái, còn thấy xuất hiện có mặt hổ phù và một số những con vật mà nhân dân yêu thích như: rùa ngậm hoa, cá đớp hoa, và chú cua càng sống động thực sự, vài hình lá lật kiều lá đu đủ đã thấy xuất hiện. Trong tất cả các nhà tiền tế còn lại trên đất Bắc Ninh nói chung và huyện Từ Sơn (xưa là Tiên Sơn ) nói riêng, ở đình làng rất hiếm thấy thấp thoáng thẩm mỹ dân gian, khắp nơi đều được thay bằng nghệ thuật cung đình xa lạ, thì nhà tiền tế đình làng Hồi Quan bằng sức sống dân gian tiềm tàng vẫn là những mô hình đẹp in sâu vào ký ức những người dân lao động Việt Nam. 3- Di vật và các tác phẩm nghệ thuật trong di tích. Ngoài những giá trị tiểu biểu về điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật, đình làng Hồi Quan còn là nơi lưu giữ các tài liệu cùng nhiều di vật quý. Các nguồn tài liệu quý như các bức đại tự, hoành phi, câu đối, sắc phong. Đó là sự tôn kính, ca ngợi, ngưỡng mộ của các thế hệ, xuất phát từ niềm tự hào với quê hương, tự hoà về những danh nhân đã hiến chọn đời mình cho dân, cho nước. Hầu hết tất cả các bức hoành phi câu đối đó đều ca ngợi công đức của người được thờ và cảnh quan nơi ấy Hệ thống hoành phi gồm: 1. Bức hoành phi ở giữa đình có nội dung là: " Liêm phúc thu phúc " nghĩa là thu phúc đức của thánh đem ban cho nhân dân. 2. Bức hoành phi: " Duy nhạc giáng thần " nghĩa là, bởi núi sông tốt đẹp nên có đức thần giáng xuống phù trợ. 3. Bức hoành phi: " Lâm hạ hữu bách " nghĩa là lệnh xuống nơi thờ phải tôn nghiêm. 4. Bức hoành phi: " Thất đức ca vũ " do đoàn ca vũ của đia phương cung tiến ý nói 7 đời có đức hát chúc mừng vua. 5. Bức hoành phi:" Trưng chiều nguyện tể " do hội đồng canh cung tiến, nghĩa là triều trưng vương phong là nguyên tể tướng. 6. Bức hoành phi: " Địch bảo dân sinh " do đoàn bảo vệ địa phương cung tiến, ý nói: đội bảo an, gìn giữ đởi sống dân sinh. 7. Bức hoành phi: "Âm dương hợp đức " do hội đồng canh cung tiến. 8. Bức hoành phi: Nội dung do vua ban tặng: "Mỹ tục khả phong " nghĩa là thuần phong mỹ tục ở nơi đây tốt đẹp. Các câu đối trong di tích gồm có: 1. " Dục chân dục chân hoa phạm vũ Hoá lương tân chỉ tập lan đình ". Nghĩa là. Núi sông rạng rỡ nơi đất thánh Khới hương tưởng nhớ chốn lan đình. 2. " Hà tất vốn cát hung hoặc thị nhĩ tâm bản lại minh bạch ". Nghĩa là. Sao phải hỏi lành và dữ hoặc phải, hoặc trái lòng sai tự khắc biết. 3. " Di lặc duệ giáng thần rực tán trung triêu chương vĩ liệt Trần Lê gian hiểu thánh tức ưng lan miếu phò canh Dương ". Nghĩa là. Dòng dõi âu lạc giáng xuống giúp triều trung vương vĩ đại và oanh liệt. Khoảng đời Trần, đời Lê, ngài hiển thánh, Lan miếu vang khắc đó đây. Các sắc phong: Trước đây có khá nhiều, nhưng hiện nay con tất cả 31 đạo, trong đó có một đạo ở chùa. Đạo lâu nhất con lưu lại ở đình là: Đức long năm thứ 6 và Dương hoà năm thứ 2, thứ 3, thứ 5, chính hoà năm thứ 4, phúc thái năm thứ 3, thứ 7, vĩnh khánh năm thứ 2… cảnh hưng nguyên niên, Cảnh Hưng thứ 28, thứ 44… Quang Trung năm thứ 5. Đạo gần đây nhất là: Khải Định năm thứ 9 phong cho đức Đức Tam Quang Đại Vương và phong cho đức mẫu Tạ Thị Duyên Nương (người sinh ra đức thánh Tam Quang). Tất cả những nguồn tư liệu đó là sự khẳng định với muôn đời mãi về sau sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Mặt khác nó cũng thể hiện phần nào về đời sống tinh thần của nhân dân Hồi Quan . Ngoài các tài liệu quý đó, trong toà đại đình còn lưu giữ được nhiều vật cổ quý: Trước hết, tại gian giữa của toà đại đình, nơi trung tâm hành lễ trong dịp "đai kỳ phước " và " tiểu kỳ phước " trên án thờ có đặt bình hương, lọ lộc bình, đôi tượng phỗng quỳ dâng hương, dưới hương án có cây đèn được chạm lộng bằng gỗ quý, cầu kỳ với nhứng thân rồng uốn lượn, các nét đục ở đây rất tinh xảo, cầu kỳ, tài nghệ, thể hiện sự tài năng và lòng tôn kính của người thợ chạm khắc. Hai bên là hai dãy tán lọng, bát bửu, ở giữa bày một đỉnh đồng cổ, đặt trên một giá gỗ, chạm khắc tinh sảo theo dáng của tàu. Ngoài cùng có một giá long đình bên trên có đặt các đồ thờ, đỉnh đồng, hạc đồng dâng hoa, cây đèn đồng, bình hương. Việc bố trí và bày đặt các đồ thờ ở đây thành một thế giới thu nhỏ, có khoảng không vũ trụ bao la, có bầu trời, một thế giới của thiên đình chi phối mọi tạo vật. Bức cửa võng bằng nỉ được thêu các hình tứ linh, tứ quý, là biểu hiện cho quyền lực, sức mạnh của triều đình (vua, quan) cho khí tiết và ý chí của người quân tử theo quan niệm xưa. Các đồ thờ đặt trên hương án như một biểu hiện tập trung của sự tôn kính và quý phục của con người trức sức mạnh vô biên của thiên đình, của vua chúa. Đôi hạc đứng hai bên vươn cao, trong tư thế nghiêm trang, thành kính với các bậc tiên thánh, vua chúa khiến mọi người khi đứng nhìn xem hay hành lế luôn cảm thấy sự tôn nghiêm nhưng không sợ hãi. Con người giữa trung tâm trời đất, cần có sự tôn kính, thờ cúng các vị tiên liệt có công với dân, với nước, cũng cần phải cảm nhận và thưởng thức cái đẹp, các tài nghệ trong khối óc, bàn tay của chính mình, cần phải có nghĩa tình, có đạo lý, đều phải làm chủ được mình giữa trời đất, vũ trụ. Tất cả những ý tưởng đó phải chăng trước đây đã đư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT223.doc
Tài liệu liên quan