Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Minh Hương TÍNH BIỂU TRƯNG CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Học viên Trịnh Thị Minh Hương kính lời tri ân sâu sắc đến cô Dư Ngọc Ngân – người đã hết lòng đ

pdf174 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 12721 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng viên, dẫn dắt trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường và bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09/09/2009 Tác giả Trịnh Thị Minh Hương MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay khi khoa sắc học (Colour science) đã phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Kandinsky, Herbin và Henri Pfeiffer thì hệ ý nghĩa biểu tượng về màu sắc càng được nâng cao giá trị. Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách xem xét màu sắc theo các cách khác nhau. Trong hầu hết các nền văn hóa châu Á, màu vàng được xem như màu của vua chúa, hoàng đế; còn phương Tây là màu tím. Đối với Trung Quốc, màu đỏ là biểu tượng cho lễ tết, sự may mắn, thịnh vượng; màu trắng tượng trưng cho sự tang tóc, chết chóc. Ở Châu Âu, màu sắc được liên tưởng mạnh mẽ đến các đảng phái chính trị. Nhiều nước xem màu đen là biểu tượng của Đảng Bảo thủ, màu đỏ là biểu tượng của Đảng Cộng sản, màu nâu là biểu tượng của Phát xít. Trong một số ngôn ngữ, màu xanh dương được dùng với rất nhiều nghĩa tích cực. Các cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết màu sắc có sự liên tưởng theo hướng tích cực nhiều hơn theo hướng tiêu cực; thậm chí khi nó có hướng liên tưởng tiêu cực thì cũng chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh đặc biệt. Vì vậy, màu sắc là một trong những biểu tượng mang tính phổ quát, không chỉ ở phương diện địa lý mà còn ở mọi khía cạnh nhận thức: vũ trụ, tâm lý, tôn giáo, ngôn ngữ,… [38:561]. Gần đây nhất, Paul Kay – nhà nghiên cứu ngôn ngữ thuộc trường Đại học California ở Berkeley - đã đặt vấn đề và nghiên cứu: Liệu ngôn ngữ có thêm sắc thái cho nhận thức về màu sắc của chúng ta hay không? Hay nó ảnh hưởng theo cách khác? Và ông đã có những kết luận vô cùng thú vị: Quá trình nhận biết màu sắc bắt đầu từ phần não bên phải và truyền sang bên trái thông qua sự tiến triển của ngôn ngữ đồng thời những nhận thức màu sắc của chúng ta được liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ của chúng ta. Mặt khác, dựa vào lý thuyết tri nhận, người ta nhận thấy mỗi dân tộc với những bức tranh ý niệm khác nhau sẽ hình thành những bức tranh ngôn ngữ thế giới khác nhau. Và như thế, từ ngữ về màu sắc sẽ không nằm ngoài qui luật chung đó. Lớp từ ngữ chỉ màu sắc có số lượng không nhỏ và mang ý nghĩa vô cùng đa dạng trong nhiều phong cách văn bản, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ văn chương. Vì thế, lớp từ chỉ màu sắc trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện, nhất là về đặc điểm ngữ nghĩa, tính biểu trưng hay về đặc điểm tri nhận. Với những lí do trên, người viết chọn đề tài: Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương). Đề tài có những ý nghĩa sau: - Về mặt lí luận: Đề tài vận dụng được lí thuyết của nhiều bộ môn khoa học: Ngữ nghĩa học sẽ giúp lí giải ý nghĩa từ ngữ chỉ màu sắc, các phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc, phát hiện “bức tranh màu sắc” của tiếng Việt; Ngôn ngữ và văn hóa giải thích mỹ cảm của người bản ngữ về màu sắc; Kí hiệu học làm rõ những cơ chế hình thành biểu tượng màu sắc và Ngôn ngữ - văn học giúp phân tích những điểm hay của từ ngữ chỉ màu sắc trong các văn bản văn học. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm rõ về một số vấn đề kí hiệu ngôn ngữ, tính biểu trưng, nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ và văn chương. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có giá trị tham khảo đối với những ai quan tâm đến vấn đề này. 2. Lịch sử vấn đề Khi đề cập về lịch sử phát triển của màu sắc, trang web “liệu pháp chữa bệnh của màu sắc” (colourtherapyhealing.com) đã khẳng định màu sắc được nhận biết và sử dụng trên 2000 năm nay; trong quá trình đó, có những mốc sự kiện quan trọng của lịch sử phát triển màu sắc: - Khoảng năm 1550 trước Công nguyên, những người thợ xây dựng của Ai Cập đã biết sử dụng màu sắc trong xây dựng đền đài. Hai màu họ dùng lúc bấy giờ là xanh lá cây và xanh da trời. - Đến thời kì của Aristoteles, ông khám phá ra cách trộn lẫn 2 màu vàng và xanh da trời cho ra xanh lá cây. Và lần đầu tiên, màu sắc được đưa vào nội dung giảng dạy trong nhà trường. - Năm 1672, Issac Newton khám phá sự phát tán từ ánh sáng trắng ra 7 màu: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, chàm, tím và ngược lại. - Đến thời nữ hoàng Victoria (1819 – 1901), bà đã đưa ra thông điệp “màu đen không phải là màu tồi tệ”; người ta bắt đầu có cái nhìn khách quan hơn về vị trí các màu. “Có lẽ, màu sắc là một trong những dạng thức đầu tiên được ghi lại và hệ thống hóa. Trong mối liên hệ với văn hóa, màu sắc không chỉ đóng vai trò đơn giản là một thuộc tính không thể tách rời của môi trường thiên nhiên và nghệ thuật, mà còn là một phương diện kinh nghiệm tinh thần cơ bản và đặc sắc của loài người” [84: 61]. Về từ ngữ chỉ màu sắc, nhân loại đã trải qua chặng đường hàng thế kỷ để phân biệt và gọi tên được các màu. Theo Từ điển bách khoa tiếng Anh (The Oxford Encyclopedic English Dictionary) [90], năm 1493 mới xuất hiện những từ chỉ màu sắc dựa theo cây cỏ, như màu cỏ, màu rêu; năm 1497 mới có những từ chỉ màu các vật trong giới vô sinh như màu lửa, màu than, màu khói... và mãi đến năm 1778, mới có các màu của đồ vật do con người làm ra, như màu mực, màu vỏ chai. Thời hiện đại, thời kỳ của xã hội công nghiệp, vốn từ màu sắc bổ sung thêm những từ như màu xanh côban, màu đỏ hung. Ngôn ngữ của mỗi một dân tộc có khả năng nhất định trong việc xây dựng các từ chỉ màu sắc. Như trong tiếng Pháp có 178 từ ngữ chỉ màu sắc được sử dụng tích cực; trong tiếng Anh có 154 từ ngữ; tiếng Nga là 133 từ ; tiếng Đức là 120, tiếng Nhật là 45 từ,…[Dẫn theo 98]. Trên thực tế có một số từ ngữ chỉ màu sắc từng xuất hiện, sau đó mất dần đi do không hợp thời, chẳng hạn trong tiếng Việt là: màu xanh công nhân, màu hồ thuỷ. 2.1 Việc nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc trên thế giới Những người đầu tiên đưa ra ý tưởng về sự khác biệt của hệ thống màu sắc với nguồn gốc văn hóa xã hội là những nhà tâm lí học nổi tiếng người Anh G. Alen và U.Mac, Dugan. H (người Mỹ). Họ đã đi đến kết luận rằng mối quan tâm đến màu sắc nảy sinh ở loài người nhất định phải qua quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng, và những từ ngữ chỉ màu sắc chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ khi nào chúng bắt đầu bao hàm nhu cầu thực tế. Họ đã tiên đoán về sự qui ước từ điển những màu sắc chủ yếu của thiên nhiên. Trên cơ sở đó, G. Alen kết luận: “Tất cả những dân tộc văn minh nhất và hoang dã nhất đều tiếp nhận màu sắc một cách tương đồng” [84: 62]. Những kết quả nghiên cứu về từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi dân tộc góp phần xác định đặc điểm văn hóa của dân tộc ấy. Và một số nhà nghiên cứu như M. Luise, M. Hecovit (dù nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau) đã khẳng định vai trò quan trọng của từ ngữ chỉ màu sắc trong từng nền văn hóa [84]. Ở một phương diện khác, B. Belin và P. Key đã xác lập “phương pháp giai đoạn tiến hóa đối với sự xuất hiện những từ ngữ chỉ màu sắc”. Gần như toàn bộ phương pháp này đã được trình bày vào năm 1969 với “Những thuật ngữ màu cơ sở” (Basic Color Terme, Berkeley, 1969) 1. Công trình nghiên cứu này đã tổng kết toàn bộ tư liệu, kinh nghiệm về từ ngữ chỉ màu sắc trong ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Hai tác giả này đã kết hợp giữa tính khái niệm và tính thực tiễn, liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa màu sắc và văn hóa. Từ sự khái quát thực tế 78 ngôn ngữ khác nhau, B.Belin và P. Key kết luận: Mọi ngôn ngữ ít nhất cũng có 2 từ chỉ màu đen và màu trắng, có 3 từ thì có thêm màu đỏ, có 4 từ thì có thêm màu xanh lá hoặc vàng, có 5 từ thì thêm cả màu xanh lá và vàng, có 6 từ thì thêm màu xanh da trời, có 7 từ thì có thêm màu nâu, có trên 7 từ thì có thêm màu tím, hồng, da cam, xám hoặc hỗn hợp những màu này. Ở một mức độ nhất định, có thể coi đó là chìa khóa mở ra nhiều công trình nghiên cứu và thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên cơ sở tư tưởng của B. Belin và P. Key. Sau đó, tác giả Micheal Quinion trong bài viết “Những tên gọi nhất thời của màu sắc” (The fugitive names of hues) đăng trên trang English in the Bristish viewpoint đã nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Anh bằng phương pháp từ nguyên học. Ông đã xác định màu từ màu xanh da trời (blue) bắt nguồn từ tiếng Pháp, xanh lá cây (green) có cùng gốc với “grow” và xuất xứ từ tiếng Đức, màu đỏ (red) được vay mượn từ tiếng Hy Lạp, màu hồng (pink) cùng gốc từ với tiếng Hà Lan,… Cách nghiên cứu của tác giả đã mở ra thêm một hướng tiếp cận khác trong tiến trình nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc trên thế giới nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đặc biệt, trong công trình đồ sộ Dictionnaire des symboles: mythes, rêves, coutumes, gestes, formes, figures, couleurs, nombres (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới) [38], Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã trình bày 1 Tái bản lần gần đây nhất là năm 1999 với tiêu đề Basic Color Terms Their Universality and Evolution, Center for Study of Language and Information, the United State. khá chi tiết về biểu tượng màu sắc của các nước trên thế giới, chủ yếu là phương Tây. 2.2 Việc nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc ở Việt Nam Như đã nói, bàn về từ ngữ chỉ màu sắc không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên các bài viết chỉ dừng lại ở một số màu tiêu biểu, có thể kể: - Trần Thị Thu Huyền với bài Hoa cỏ và màu sắc trong thành ngữ- tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ và Đời sống số 12), 2001 - Phạm Văn Tình với các bài viết: Hai từ xanh và xanh xanh; Phấn trắng, bảng đen, tóc trắng- hình tượng đẹp về người thầy (Tiếng Việt từ cuộc sống), 2004 - Lê Thị Vy với Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu sắc (Ngôn ngữ và Đời sống số 6), 2006 Các bài viết này đã đề cập đến một màu (hoặc nhiều màu) như biểu tượng của văn hóa hoặc nét đặc thù của dân tộc. Tuy nhiên, các tác giả chỉ điểm qua mà chưa lí giải rõ. Bên cạnh đó, có thể dẫn ra một số công trình có liên quan trực tiếp đến đối tượng của luận văn như sau: - Trong Đặc trưng âm thanh và màu sắc trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám (khóa luận tốt nghiệp ĐH Sư phạm TPHCM 1996), Lê Thị Thanh Điệp đã bàn về ý nghĩa của các từ chỉ màu sắc trong thơ Xuân Diệu. - Biện Minh Điền với bài viết “Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến” (Ngôn ngữ số 7- 2000) đã thống kê tỉ lệ từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ và câu đối của Nguyễn Khuyến và đã xác định tỉ lệ màu sắc tươi chiếm ưu thế, đặc biệt là cách dùng màu xanh và màu trong. - Tương tự, Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Thị Thành Thắng (Ngôn ngữ số 11-2001) khái quát được sự đa dạng về nghĩa của cùng một màu xanh, từ đó, nêu bật vài điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính - Trịnh Thị Thu Hiền với bài viết Một vài đặc điểm của các từ chỉ màu phụ trong tiếng Việt (Những vấn đề về Ngôn ngữ học, Hội nghị khoa học của Viện Ngôn ngữ) năm 2004; đã nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo đến khả năng hoạt động của hệ thống từ chỉ màu phụ trong tiếng Việt. - Năm 2005, trong công trình Một số vấn đề về kí hiệu học (Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia), Nguyễn Đức Dân có một phần đề cập đến màu sắc như một biểu tượng mang tính phổ quát trong một số nghi thức văn hóa, tôn giáo trên thế giới. - Trên Ngôn ngữ và Đời sống số 8 năm 2006, Hà Thị Thu Hoài viết “Từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài”. Qua khảo sát, tác giả bài viết đã phân tích nét đặc sắc sáng tạo trong việc tạo ra nhiều sắc độ của màu trắng, đỏ, vàng trên những trang văn Tô Hoài. - Cũng trên Ngôn ngữ và Đời sống (số 8- 2007), Đinh Trí Dũng- Lê Thu Giang nghiên cứu từ chỉ màu sắc trong thơ Thế Lữ qua bài viết “Thế Lữ- người vẽ tranh ngôn từ thi ca”. Trong bài viết này, hai tác giả đã chứng minh rằng “màu xanh là màu Thế Lữ ưu tiên nhất”, “minh chứng cho đôi mắt đa tình, lòng yêu đời nồng nàn tha thiết”. Những bài viết, công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quan trọng cho người viết khi thực hiện đề tài: Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương). 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài là tìm hiểu về ngữ nghĩa, tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt qua khảo sát một số văn bản (chủ yếu trong phong cách ngôn ngữ văn chương). Để thực hiện mục đích đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau: - Thu thập, tập hợp các từ ngữ chỉ màu sắc trong từ điển và trong các văn bản khảo sát. - Thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, tính biểu trưng của các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. - Bước đầu tìm hiểu những giá trị về mặt ngữ dụng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Như vậy, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, đặc biệt trong các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học: Người viết sử dụng phương pháp này để phân tích, khái quát đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng, tính biểu trưng của lớp từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để khảo sát tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc. - Phương pháp hệ thống: Khi tập hợp các từ ngữ chỉ màu sắc, cần thiết phải phân loại, sắp xếp các đơn vị theo hệ thống những tiêu chí nhất định, chủ yếu là về ngữ nghĩa. 4.2 Nguồn ngữ liệu Để thực hiện đề tài, luận văn thu thập, khảo sát từ ngữ chỉ màu sắc trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) (tái bản 2003, NXB Đà Nẵng) và một số văn bản sau: - Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực) - Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính chủ biên) - Truyện Kiều của Nguyễn Du - Thơ Thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu - Gió lộng của Tố Hữu - Tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân. Ngoài ra, khi cần đối chiếu làm rõ, luận văn có khảo sát thêm một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Thế Lữ,… ở những phần liên quan. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Chương này trình bày những lí luận cơ sở về khái niệm tính biểu trưng của từ ngữ, khái niệm màu sắc và từ ngữ chỉ màu sắc; đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Đây là chương làm tiền đề cho việc khảo sát và phân tích nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt ở chương sau. Chương 2: Chúng tôi tiến hành khảo sát nghĩa biểu trưng của từng nhóm màu trong từ điển và trong các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương. Thông qua kết quả khảo sát ngữ liệu, trong chương này, luận văn nêu bật những ý nghĩa biểu trưng của từng nhóm màu, góp phần làm rõ nghĩa của lớp từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Chương 3: Chương này khảo sát và phân tích ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh). Sự đối chiếu này có thể góp phần làm sáng tỏ những ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT 1.1 Nghĩa và tính biểu trưng của từ ngữ 1.1.1 Nghĩa của từ “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”, nói cách khác, từ là đơn vị có nghĩa. Theo Nguyễn Thiện Giáp [22:76], ta có một tam giác ngữ nghĩa có tính khái quát: một đỉnh là ngữ âm, một đỉnh là cái sở chỉ (đối tượng biểu thị), một đỉnh là cái sở biểu (ý niệm) Từ ngữ âm Cái sở chỉ Cái sở biểu Sơ đồ 1.1: Tam giác ngữ nghĩa của từ Cái sở chỉ là đối tượng mà từ biểu hiện, gọi tên. Cái sở chỉ có thể gồm những đối tượng ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng và những đối tượng trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ. Cái sở biểu là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng trong nhận thức con người. Cần phân biệt cái được biểu hiện với nghĩa của đơn vị ngôn ngữ. Nghĩa của từ (cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với khái niệm về sự vật hiện Biểu hiện Phản ánh Gọi tên tượng nằm ngoài bản thân nó. Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức là nó biểu thị cái gì. Vì từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên nghĩa của từ cũng là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố chính như: a. Nghĩa sở chỉ: là mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị. Đối tượng mà từ biểu thị không phải chỉ là những sự vật, mà còn là các quá trình, tính chất hoặc hiện tượng thực tế nào đó. Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc hiện tượng mà từ biểu thị được gọi là cái sở chỉ của từ. Mối quan hệ của từ với sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ. b. Nghĩa sở biểu: là quan hệ của từ với ý, tức là khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ được gọi là cái sở biểu và quan hệ của từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ ý nghĩa thích hợp nhất để dùng chỉ nghĩa sở biểu. Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái sở biểu chính là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức con người. Tuy nhiên giữa cái sở biểu và cái sở chỉ vẫn có sự khác nhau rất lớn. Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau vì nó có quan hệ với cả một lớp hạng đối tượng trong thực tế. Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau, bởi vì cùng một sự vật, tùy theo đặc trưng có thể tham gia vào một số lớp, hạng khác nhau, bắt chéo nhau. Nghĩa sở chỉ thể hiện ra khi sử dụng các từ trong lời nói. Nó không có tính ổn định, bởi vì bản thân mối quan hệ của từ với cái sở chỉ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh nói năng cụ thể. Quan hệ giữa ngữ âm của từ với cái sở biểu, tức là nghĩa sở biểu của từ đó, trong một giai đoạn lịch sử nhất định là cái có tính chất ổn định. Vì vậy, nghĩa sở biểu thuộc vào hệ thống ngôn ngữ. Khi nói đến ý nghĩa hay nghĩa từ vựng của các từ, trước hết người ta muốn nói đến chính nghĩa này. c. Nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng (người nói, người viết, người nghe, người đọc). Người sử dụng phải chú ý đến từ ngữ được dùng. Họ có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình với từ ngữ và qua đó tới cái sở chỉ và cái sở biểu của từ ngữ. Quan hệ của từ với người sử dụng được gọi là nghĩa sở dụng. d. Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng được gọi là nghĩa kết cấu. Nghĩa sở chỉ và nghĩa sở biểu trong các ngôn ngữ đều có quan hệ với việc nhận thức hiện thực khách quan. Nhưng sự hình thành của những cái sở biểu lại được diễn ra trên cơ sở ngôn ngữ, bằng những phương tiện có sẵn, cho nên có thể đạt đến các cái sở biểu bằng những con đường khác nhau, bởi vì bản thân quá trình nhận thức được thực hiện bằng những biện pháp ngôn ngữ khác nhau. Khi các biện pháp ngôn ngữ thay đổi thì cái sở biểu cũng thay đổi. Chính vì vậy, cái sở biểu của những từ tương ứng trong các ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau là do quan hệ nội tại lẫn nhau giữa các từ trong từng ngôn ngữ qui định. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị và trục ngữ đoạn. Quan hệ của từ đối với từ khác trên trục đối vị được gọi là nghĩa khu biệt hay giá trị. Quan hệ của từ với các từ khác trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay ngữ trị. Nghĩa cú pháp hay ngữ trị của từ chính là khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp cú pháp của từ đó. Khả năng kết hợp từ vựng là khả năng kết hợp của các nghĩa, còn khả năng kết hợp cú pháp là khả năng dùng các từ trong những cấu trúc nào đó. Theo Đỗ Hữu Châu, ý nghĩa của từ là một tập hợp một số thành phần nhất định, bao gồm các ý nghĩa sau: - Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật: Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng, trong thực tế vào ngôn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế. - Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm: Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào tư duy thành các khái niệm, được phản ánh vào ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật và từ ý nghĩa biểu vật có ý nghĩa biểu niệm tương ứng. Các ý nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với thực tế khách quan, mặt khác lại có liên hệ khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với các sự vật, hiện tượng bên ngoài. - Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái: Ý nghĩa biểu thái là những nhân tố đánh giá (to, nhỏ, cao, lớn,…), nhân tố cảm xúc (dễ chịu, khó chịu, sợ hãi), nhân tố thái độ (trọng, khinh, yêu, ghét,)… mà từ gợi ra cho người nói và người nghe. - Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp Tính biểu trưng là sự biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất. Như vậy tính biểu trưng thuộc thành phần ý nghĩa biểu niệm của từ. Ngoài những quan niệm về nghĩa của từ đã trình bày trên đây, một số nhà nghiên cứu Việt ngữ học còn có quan điểm khác về nghĩa của từ. Đó là quan niệm nghĩa của từ chỉ là nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu). 1.1.2 Nghĩa biểu trưng Mỗi sự vật, thông qua tên gọi, thường gợi lên trong ý thức người bản ngữ một liên tưởng nào đó, gắn liền với một đặc điểm, thuộc tính của sự vật. Quá trình liên tưởng dẫn tới sự ra đời của nghĩa bóng, nghĩa phái sinh bằng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ. Đó cũng là quá trình hình thành nghĩa biểu trưng. Những nghĩa chuyển được dùng để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ cho yếu tố có tính khái quát, trừu tượng, nghĩa đó là nghĩa biểu trưng. John Lyons [46: 21] phân tích: Một sự vật được coi là tín hiệu (sign) của một cái khác được gọi là biểu trưng. Nhờ sự hiện diện của những tín hiệu mà người khác có thể suy đoán nghĩa biểu thị. Khi đó, biểu trưng (symbol) được xác lập. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học [85], thì cái biểu trưng (symbol) là “kí hiệu, dấu hiệu mà nội dung khái niệm do nó biểu đạt được biết nhờ vào tri giác suy luận từ chính bản thân cái đặc trưng, cái thuộc tính của bản thể và hình thái cấu tạo của nó” [85: 30]. Theo quan niệm trên thì từ ngữ là cái biểu trưng và những nghĩa phái sinh (derivative meaning) như nghĩa ẩn dụ (metaphor), nghĩa hoán dụ (metonymy) đều là nghĩa biểu trưng bởi đều được suy ra từ những nghĩa cơ sở (nghĩa gốc) dựa trên tính tương đồng và tương cận. Ví dụ như: “cáo” là tên của một loại thú ăn thịt, sống ở rừng, gần với chó nhưng chân thấp, tai to, mõm nhọn. Thế nhưng “cáo” trong câu “Thằng cha đó cáo lắm.” thì có nghĩa là tinh ranh, gian xảo. Nghĩa biểu trưng cũng được tạo ra theo quy luật hoán dụ. Chẳng hạn từ “chân” (danh từ) có nghĩa gốc là “bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người” [53: 240]. Trên cơ sở nghĩa gốc nêu trên, từ “chân” còn có thể dùng với nghĩa phái sinh hoán dụ là “cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức: có chân trong hội đồng, thiếu một chân tổ tôm,… Từ điển tiếng Việt [53] giải thích: biểu trưng (động từ và danh từ) “là biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất”. Từ điển Oxford Advanced Leaner (7th edition) định nghĩa: biểu trưng là biểu tượng của thứ gì đó. Từ điển Từ Hải (Trung Quốc) thì cho rằng biểu trưng là dùng sự vật cụ thể biểu hiện các ý nghĩa trừu tượng nào đó. Ví dụ: con rồng là biểu trưng cho một tín ngưỡng hay những biểu trưng nghệ thuật thời nguyên thủy. Theo quan niệm này thì ngoài loại biểu trưng bằng từ ngữ còn có biểu trưng bằng hình ảnh gọi là biểu tượng. Trong tiếng Anh gọi là symbol. Những biểu trưng bằng hình ảnh như: cây thánh giá biểu trưng, biểu tượng cho Thiên Chúa giáo, cái cân là biểu tượng của công lí, búa- liềm trong cờ Đảng là biểu tượng cho sự đoàn kết gắn bó của giai cấp công nhân và nông dân, cây măng trong huy hiệu nhi đồng là biểu trưng cho sự lớn nhanh của thiếu nhi,… Như vậy, các từ ngữ với nghĩa gốc có thể làm cơ sở tạo nên một nghĩa phái sinh được coi là có tính biểu trưng. Các nghĩa phái sinh (ẩn dụ, hoán dụ) được tạo ra trên cơ sở nghĩa gốc theo cách này được coi là nghĩa biểu trưng. Theo đó, có thể hình dung nghĩa biểu trưng theo sơ đồ: Sơ đồ 1.2: Quá trình hình thành nghĩa biểu trưng 1.2 Từ ngữ chỉ màu sắc 1.2.1 Khái niệm về màu sắc Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất mà thị giác con người có thể nhận biết được. Sự vật có màu khác nhau là do chúng có tần số ánh sáng khác nhau, còn sắc tức là trạng thái màu của sự vật, mỗi màu có một sắc thái riêng. Trang web wikipedia định nghĩa: Màu sắc là đặc tính giác quan của thị giác con người. Màu sắc có được do ánh sáng quang phổ tác động vào mắt bằng các trực giác quang phổ của cơ quan hấp thụ ánh sáng [95]. Nghĩa gốc của từ Các phương thức chuyển nghĩa Nghĩa phái sinh Ý thức bền vững Nghĩa biểu trưng Các loại màu sắc và các chỉ định về vật lí của màu sắc cũng có liên quan đến các vật thể, vật liệu, các nguồn ánh sáng,…;chúng được dựa vào các đặc tính tự nhiên như sự hấp thụ, sự phản chiếu hoặc là sự phát ra quang phổ. Như vậy, có thể tạm mượn định nghĩa về màu sắc của Đào Thản để làm cơ sở cho luận văn: Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có thể nhận biết được [60]. 1.2.2 Từ ngữ chỉ màu sắc Sự nhận thức và phân biệt màu sắc hoàn toàn có tính chất chủ quan đối với từng cộng đồng người nhất định. Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia dải màu và ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu sắc theo những cách riêng khác nhau. Vì thế hệ thống tên gọi màu sắc của các ngôn ngữ cũng không giống nhau. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có cả những nhà ngôn ngữ học. Màu sắc được thể hiện bằng danh từ và tính từ trong hệ thống từ loại. Trong đó, tính từ chỉ màu sắc được sử dụng rộng rãi hơn cả. Qua khảo sát 78 ngôn ngữ, B.Berlin và P.Kay đã có nhận xét về các màu cơ bản (primary colour) một cách phổ quát như sau [Dẫn theo 59]: - Mọi ngôn ngữ ít nhất cũng có hai từ chỉ màu đen và màu trắng. - Nếu có ba từ thì có thêm màu đỏ. - Nếu có bốn từ thì có thêm xanh lá hoặc vàng. - Nếu có năm từ thì có thêm cả xanh lá và vàng. - Nếu có sáu từ thì có thêm màu xanh da trời. - Nếu có bảy từ thì có thêm màu nâu. - Nếu có trên bảy từ thì có thêm tím, hồng, da cam, xám hoặc hỗn hợp những màu này. Từ các kết luận trên, có thể thấy rằng trong sự ghi nhận màu sắc, vấn đề xác định màu cơ bản (màu chính) và màu phụ là một thực tế đặt ra đối với nhiều ngôn ngữ. Tính hệ thống của các từ ngữ chỉ màu đòi hỏi phải chỉ ra được trong một ngôn ngữ những màu nào được coi là màu cơ bản, những màu nào là màu phụ và ứng với chúng là những từ ngữ nào. Đồng thời, cũng có thể suy ra: Số lượng từ chỉ màu trong các ngôn ngữ nói chung không có sự tương đương nhau, do sự ghi nhận và gọi tên màu sắc không giống nhau. Có ngôn ngữ chỉ biết có hai màu lại có những ngôn ngữ lại phân biệt đến bảy màu. Như vậy chỉ có thể nói đến việc xác định màu cơ bản ở từng ngôn ngữ cụ thể. Hơn nữa, vấn đề này cũng quan trọng ở những ngôn ngữ có từ chỉ màu phong phú như tiếng Việt. Sự nhận thức về màu và phân chia dải màu để gọi tên các màu ở các ngôn ngữ thường dựa trên cảm nhận thị giác và quan điểm truyền thống của từng cộng đồng người. Vì lẽ đó, một số màu được coi là cơ bản ở ngôn ngữ này lại có thể không phải là màu cơ bản ở ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, thời xưa, ông cha ta không xem màu xanh da trời, xanh lá cây và màu da cam là màu cơ bản trong tiếng Việt. Trong khi đó, ở tiếng Anh, theo Berlin va Kay, các màu cơ bản lại là: trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, vàng, xanh nước biển, nâu tím hồng, da cam, xám; còn ở tiếng Nga, các màu cơ bản lại là hồng, nâu, trắng, đen, xám cộng với bảy màu có trong quang phổ cầu vồng [Dẫn theo16: 16]. Trong tài liệu phổ quát trên, bảy từ chỉ màu được đưa ra không nhất thiết là những từ chỉ màu sắc của riêng một ngôn ngữ nào; cũng không phải là những màu của cầu vồng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Nói cách khác, bảy màu cầu vồng không có sự liên quan với nhóm màu cơ bản của từng ngôn ngữ hay với bảy màu của tài liệu trên. Cũng có trường hợp như tiếng Nga, nhóm màu cơ bản được các nhà nghiên cứu xác định gồm bảy màu cầu vồng cộng thêm một số màu. Nhưng có một điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ là màu sắc được thể hiện bằng tính từ và danh từ trong hệ thống từ loại. Nhân đây, chúng tôi cũng muốn phân biệt từ chỉ màu sắc với các từ đồng âm với nó nhằm mục đích không xét đến các trường hợp có vỏ ngữ âm giống với từ chỉ màu sắc. Theo Nguyễn Thiện Giáp, hiện tượng đồng âm là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa của hai hoặc hơn hai đơn vị ngôn ngữ khác nhau. Đây là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, nhưng mỗi ngôn ngữ lại có những biểu hiện khác nhau. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên các trường hợp từ đồng âm rất rõ. Trong đó, từ ngữ chỉ màu sắc cũng có dạng đồng âm. Ví dụ như: xanh “màu xanh” và xanh “dụng cụ làm bếp” hay vàng “màu vàng” với vàng là “cái vung”, là “kim loại”… Qua khảo sát các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, chúng tôi có bảng thống kê các từ đồng âm sau: Bảng 1._..1: Phân biệt từ chỉ màu sắc với các từ đồng âm Từ chỉ màu sắc Nghĩa của từ đồng âm Trắng Đỏ Đỏ: làm cho cháy Hồng2 Hồng: lớn – hồng phúc Xanh Xanh: dụng cụ làm bếp Vàng Vàng: kim loại quý/ vung Đen Nâu Nâu: củ nâu Tím Xám 2 Màu hồng là màu phụ của đỏ, nhưng người viết xếp riêng để tiện quan sát. Ở đây, luận văn không xét các trường hợp bạc với màu bạc, đồng với màu đồng,… vì đây là trường hợp chuyển nghĩa sẽ phân tích ở sau. 1.2.3 Tính biểu trưng của từ chỉ màu sắc trên thế giới Từ xa xưa, con người đã biết dùng màu sắc để tạo thành các biểu tượng biểu trưng cho những giá trị tâm linh trong đời sống văn hóa, xã hội. Dùng màu sắc để biểu trưng có thể theo hai cách: - Dùng riêng từng màu: một số màu biểu trưng cho các nguyên tố hóa học, biểu trưng cho không gian, biểu trưng cho thời gian, biểu trưng cho vũ trụ. - Dùng kết hợp các màu: các biểu tượng tôn giáo, quốc kì, văn hóa các dân tộc,… Theo Từ điển biểu tượng thế giới [38], quan niệm về màu sắc của các nước được giới thiệu như sau: (1) Màu da cam (orange): ở nửa chừng vàng và đỏ, màu da cam có tính quang hóa nhất trong các màu sắc. Giữa màu vàng kim loại của trời và màu đỏ son của đất, màu da cam tượng trưng trước hết cho điểm cân bằng giữa trí tuệ và dục năng. Thế nhưng sự cân bằng này có xu thế bị phá vỡ theo hướng này hay hướng kia thì nó trở thành biểu trưng cho thánh thiện hoặc dâm dục. - Theo hướng biểu trưng cho sự thánh thiện: Màu cây thánh giá bọc nhung của những Hiệp sĩ của Chúa Thánh thần. Đá quý hyacinthe màu da cam được xem là biểu tượng của lòng chung thủy. Nó biểu trưng cho một trong mười hai bộ tộc của Israel trên miếng bố tử của vị Đại tư tế thành Jérusalem. Màu này cũng xuất hiện trên vương miện của vua nước Anh, tượng trưng cho đức tiết độ và điềm đạm của các bậc đế vương. - Theo hướng tượng trưng cho sự không chung thủy và tà dâm: theo những truyền thống bắt nguồn từ sự thờ bái Đất- Mẹ, màu da cam đã được sử dụng trong các lễ hội truy hoan. Và theo thần thoại, thần Dionysos mặc áo quần màu da cam. (2) Màu đen (black): - Màu đen hay được cảm nhận trước tiên ở mặt lạnh lùng, tiêu cực của nó. Màu đen gợi liên tưởng đến bóng tối thuở hồng hoang, đến trạng thái bất phân nguyên thủy. Một số dân tộc xem màu đen tượng trưng cho địa ngục, âm ti (người da đỏ Pueblo, người Algonkin,…). 3 - Màu đen biểu thị tính thụ động tuyệt đối, trạng thái chết hoàn toàn và bất di bất dịch. Màu đen là màu tang tóc nhưng nặng nề và khủng khiếp hơn màu trắng (màu tang trắng chỉ sự trống vắng nhất thời, sẽ được tái sinh): Adam và Eva của đạo Zoroastre, bị Ahriman phỉnh lừa, mặc đồ đen rời khỏi thiên đàng. - Là màu của sự tuyên phạt, từ chối mọi hư danh nơi trần thế này: áo choàng đen của tu sĩ đạo Kitô và đạo Hồi; ở Ai Cập, hình con bồ câu đen chỉ người quả phụ ở vậy cho đến chết hay ý nghĩa định mệnh của con tàu buồm đen trong sử thi Hy Lạp và tình sử Tristan. - Màu đen khởi nguyên là một biểu tượng phồn thực. Ở Ai Cập cổ cũng như ở Bắc Phi, đây là màu của đất đai màu mỡ, của đám mây sắp mưa. Vì vậy, màu đen của đất đai phì nhiêu được ngợi ca trong các cuộc hiến tế thần Địa ngục. 4 - Màu đen gắn với cái ác, cái vô thức. Trong tiếng Pháp, người đáng ghét được gọi là bête noire (con thú đen). Học sinh ở Anh gọi ngày thứ hai phải trở lại lớp học là Black Monday (Thứ hai Đen) và người La Mã đánh dấu các ngày xấu bằng một cục đá đen. - Màu đen còn tương ứng với khí âm Trung Hoa, thuộc nữ tính, bản năng và thuộc về người mẹ: nhiều Thánh mẫu; nhiều Đức Mẹ Đồng Trinh da 3 Các dân tộc khác xem địa ngục thuộc màu trắng. 4 Lễ hiến tế các súc vật màu đen, được trang trí bằng những dải vải cùng màu. Các cuộc tế thần này chỉ được diễn ra trong bóng tối và đầu con vật tế thần phải chúc xuống đất. đen; các nữ thần Diane ở Éphèse, Kali của đạo Hinđu hoặc Isis ở Ai Cập được thể hiện với màu đen; một tảng đá đen tượng trưng cho Magna Mater (Mẹ Vĩ Đại),… (3) Màu đỏ (red): được coi là biểu tượng cơ bản của bản nguyên sống, với sức mạnh quyền năng; tuy nhiên nó cũng mang tính biểu trưng nhiều mặt. - Màu đỏ sẫm là màu của âm tính, kín đáo và bí ẩn. Vì thế, trong một thời gian có những đối tượng như đao phủ vận quần áo đỏ, là một người không được đụng đến vì anh ta đã chạm đến chính cái bí mật của sự sống là màu đỏ của máu. - Màu đỏ tươi, màu của ban ngày, kích thích hoạt động, nó là hình ảnh của sự hăng say, của tuổi trẻ, của chinh chiến, của sức khỏe và sự giàu có: nam nữ thổ dân châu Mỹ bôi màu đỏ lên mặt xem như kích thích sức mạnh và gợi dục; ở các nước như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc đều sử dụng màu đỏ trong các lễ hội dân gian, lễ cưới, sinh nhật,… - Màu đỏ tía còn hiện thân cho màu quyền lực. Ở La Mã, nó là màu của các tướng lĩnh, của hoàng tộc, của Hoàng đế: Bộ luật Justinien kết tội tử hình những ai mua bán vải màu đỏ tía. (4) Màu tím (purple, violet): - Màu tím được tạo thành bằng hai lượng bằng nhau của màu đỏ và màu xanh lam. Vì thế nó được xem là màu tiết độ, của sự tỉnh táo, của cách hành động có suy nghĩ, có sự cân bằng giữa trời và đất, giữa cảm giác và trí tuệ, giữa đam mê và sự khôn ngoan: các giám mục mặc áo chùng màu tím; những cuộc giao hợp mang tính nghi lễ của người luyện yoga (nghi thức của đạo Mật tông) được tiến hành trong những căn phòng có ánh sáng tím. - Màu tím còn là giai đoạn chuyển tiếp của sự sống sang cái chết, sự biến hóa. Vì vậy, các công trình kiến trúc thời Trung đại thường tạc hình Chúa Jesus mặc áo dài tím trong ngày khổ nạn; dàn đồng ca trong nhà thờ mặc áo màu tím vào ngày thứ sáu của Tuần lễ thánh. Muộn hơn một chút, phương Tây cũng dùng màu tím làm màu tang hoặc nửa tang. (5) Màu vàng (yellow): - Màu vàng là màu nóng nhất, cởi mở nhất trong tất cả các màu. Vì thế nó mang tính chất thần thánh: Thần Mặt trời, chư thần của người Aztèque,… - Màu vàng kim trở thành biểu hiện uy quyền của các vị vương công, các vị vua, các vị hoàng đế. Theo hệ biểu tượng của Trung Hoa, vàng là màu của hoàng đế vì ông ta đứng ở trung tâm vũ trụ, như mặt trời nằm giữa trung tâm bầu trời. - Màu vàng khi đi vào cuộc sống thường bị gắn với tội ngoại tình, sự dối trá, lừa phỉnh: Từ thế kỉ XVI và XVII, người ta sơn màu vàng lên nhà những kẻ phản bội; màu vàng tái trong đạo Hồi là sự phản trắc và thất vọng; trong sân khấu truyền thống Trung Quốc diễn viên hóa trang màu vàng biểu thị tính tàn bạo, giả dối, vô liêm sĩ. 5 (6) Màu xám (grey): - Trong hệ biểu tượng của Kitô giáo, màu xám chỉ sự phục sinh của người chết. Các nghệ sĩ thời Trung cổ đã khoác cho Chúa Kitô chiếc áo choàng xám khi Chúa chủ tọa cuộc phán xử cuối cùng. - Màu xám là màu của tro và sương mù. Người Do Thái cổ phủ tro lên người để biểu lộ niềm đau đớn dữ dội. Ở châu Âu, màu xám tro là màu nửa sau kì tang chế. (7) Màu xanh  Xanh da trời (blue) là màu sâu nhất, lạnh nhất, phi vật chất nhất trong tất cả các màu. 5 Tuy nhiên, cũng trong sân khấu truyền thống đó, y phục màu vàng của vương tôn, hoàng đế biểu thị địa vị xã hội (chứ không phải tính cách). Cách sử dụng như thế cho thấy rõ tính hai mặt đặc thù của màu này, khiến nó vừa là màu sắc của thần thánh vừa là màu sắc của trần tục. [Kandinsky, Dẫn theo 38: 981] - Màu xanh khiến cho hình dạng của đồ vật thanh thoát, cởi mở, nhạt nhòe. Ở một số vùng của Ba Lan, vẫn còn phong tục sơn xanh nhà các cô gái chưa chồng. - Màu xanh là màu của chân lý: Thần Zeus ngự trị trên nền xanh da trời; Quốc huy hoàng gia Pháp mang màu xanh da trời. Trong Phật giáo Tây Tạng, màu xanh là màu của Vairocana, của sự hiền minh siêu nghiệm.  Màu xanh lá cây (green) là màu của điềm tốt lành, biểu trưng cho sự tăng trưởng. Tặng ai đó một vật màu xanh lá cây vào buổi sáng tức là đem lại sự tốt lành cho người đó. Người ta tung lá cỏ về phía trăng non để làm cho tháng mới tốt lành. Ở một số vùng của Maroc, người ta lót cành nguyệt quế hoặc lá cọ xuống đáy mộ vì xem cây cỏ là ngọn nguồn của sự sống có thể truyền nguồn sinh lực cho người chết. (8) Màu trắng (white): có giá trị tuyệt đối, nằm ở mút của gam màu. Tùy theo sắc độ của nó mà màu trắng là sự tổng hợp màu sắc hay không có màu. Có khá nhiều ý nghĩa biểu trưng của màu trắng. Ở đây chỉ tạm khái quát những ý nghĩa cơ bản nhất. - Là màu của ánh sáng và sự sáng chói, biểu hiện một điềm lành. Vì thế, trong ngày cưới, các cô dâu Nhật Bản thường mặc Kimono shiromuku màu trắng với mong muốn hòa nhập với gia đình chồng; còn áo cưới màu trắng của các cô dâu phương Tây lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết của người con gái. - Là màu của nguồn sức mạnh và sức khỏe. Ở Fez, khi một người nào đó mắc bệnh thì bệnh nhân phải biếu thầy thuốc hoặc thầy cúng vật gì đó màu trắng. - Theo quan niệm truyền thống của các nước phương Đông, màu trắng tượng trưng cho âm ti, màu tang tóc hay màu của Thần chết, người chết. Con người xưa nay vẫn tìm cách cụ thể hóa màu sắc. Thái độ tiếp nhận màu sắc của con người sẽ thay đổi tùy vào điều kiện, tính cách, cuộc sống của họ. Như vậy, mỗi con người đều “quay” xung quanh khu vực màu sắc của mình. Màu sắc có ý nghĩa đối với mỗi con người, mỗi dân tộc và cả nhân loại vẫn còn là bí ẩn chưa khám phá hết. 1.2.4 Tính biểu trưng của từ chỉ màu sắc trong văn hóa Việt Ở mỗi dân tộc việc vận dụng màu sắc có tập quán khác nhau. Ở Việt Nam có những đặc trưng văn hóa về màu sắc thuộc phương Đông. Trong tín ngưỡng tứ phủ6 của văn hóa dân gian, màu sắc chứa đựng cả một hệ ý nghĩa biểu tượng trong tâm thức, tâm linh của người Việt. Ở đó, người ta tuân thủ những qui định nghiêm ngặt về màu sắc của trang phục: Phủ Đệ Nhất: Màu đỏ; Phủ Đệ Nhị: Màu xanh; Phủ Đệ Tam: Màu trắng; Phủ Đệ Tứ: Màu vàng. Từ xa xưa, màu sắc mang đặc trưng sắc thái của các tầng lớp xã hội khác nhau: màu vàng là của vua, từ các quan đại thần cho đến thường dân, cấm không ai được mặc quần áo hoặc xây dựng nhà cửa màu vàng. Màu tím là sắc phục của các quan đại thần. Màu điều, màu đỏ dành riêng để tế thần và làm sắc phục cho các cụ thượng thọ. Màu nâu sòng là của cửa Thiền dành cho những kẻ quy y Phật tổ, cũng như màu đen là sắc phục của linh mục đạo Ki- Tô. Màu xanh là của những người còn theo đòi Cửa Khổng sân Trình, của học trò chưa đỗ đạt. Màu đen, màu nâu là trang phục rẻ tiền nhất của quần chúng nông dân. Màu xanh nhập nội từ đất nước Trung Hoa sau giải phóng gọi là 6 Tín ngưỡng tứ phủ xuất phát từ thế giới quan của người Việt cho rằng mỗi thế giới hữu hình luôn tồn tại song song với một thế giới vô hình. Người Việt cổ cho rằng có bốn thế giới: Thế giới trên trời (ở nước nông nghiệp như ta chỉ đơn thuần coi thế giới trời là nơi trú ngụ các tác nhân gây mưa); thế giới dưới nước; thế giới rừng (nơi sinh ra, nơi quần tụ của tổ tiên ta); thế giới người. Điểm đặc biệt ở VN là các thế giới này đều do các bà mẹ (Mẫu) cai quản. xanh công nhân. Vì thế, màu đỏ, màu vàng, màu hồng, dùng trong trướng đối dành để chúc tụng, khao lão, mừng rỡ, còn trong lễ tang chỉ có thể dùng màu trắng, màu xanh, màu đen, màu tím... Tuy nhiên, người Việt lại dùng quan tài quàn người chết có màu đỏ vì họ quan niệm chết là sự mất đi chỗ này và thác sinh về chỗ khác. Các miếng vải tắm tượng trong lễ mộc dục hay phủ bài vị đều có màu đỏ. Và tấm vải đỏ này khi thay áo tượng thường được cắt nhỏ ban cho những em bé hay đau ốm, khó nuôi. Như vậy ta có thể thấy rằng trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tại khách quan, ngôn ngữ được coi là công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan. Cùng một hiện tượng thiên nhiên như quang phổ mặt trời, cùng một khả năng cảm thụ thị giác nhưng ở mỗi cộng đồng người, mỗi ngôn ngữ có một số lượng từ chỉ màu sắc khác nhau. Sự khác nhau này là do sự khác biệt về những điều kiện, những nhu cầu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ở mỗi cộng đồng người. 1.3 Từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 1.3.1 Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 1.3.1.1 Cấu tạo đơn tiết Những đơn vị này có số lượng là 43/341 từ ngữ 7, chiếm tỉ lệ 13%. Cấu tạo đơn tiết của từ chỉ màu sắc được tìm thấy không chỉ trong tên gọi của 8 nhóm màu chính: trắng, đỏ, xanh, vàng, đen, nâu, tím, xám mà còn xuất hiện với những màu phụ của từng nhóm màu. Ví dụ: bạc, ngà, đào, điều, lơ, cốm, nghệ, chanh, thâm, ô, gạch, đất, sim, tro, khói, ghi,… 1.3.1.2 Cấu tạo từ hình thức ghép Những đơn vị này chiếm số lượng nhiều, gồm 276/341 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 81% và tất cả đều là ghép chính phụ. Yếu tố cấu tạo thứ nhất trong tổ hợp 7 Xem chi tiết danh sách ở Phụ lục 1. ghép này thường là từ chỉ màu cơ bản và một số từ chỉ màu phụ đơn âm tiết dạng: thâm, ghi, tái,… Yếu tố thứ hai đi sau phụ nghĩa, giải thích thêm về sắc thái, mức độ. Có thể khái quát các kiểu như sau: a. Các màu cơ bản kết hợp với nhau: nâu đen, xanh xám, trắng xanh, tím đen, tím đỏ, đỏ nâu,… Các từ chỉ màu cơ bản đều có khả năng làm một yếu tố cấu tạo nên từ mới. Chúng có thể kết hợp với nhau tạo ra một từ chỉ màu mới, từ chỉ màu phụ. Mặc dù cả hai yếu tố đều là từ chỉ màu cơ bản, nhưng chỉ có yếu tố thứ nhất mới thật sự là màu chủ đạo, còn yếu tố thứ hai chỉ có tính phụ nghĩa thêm về sắc thái của màu chính, khu biệt nó với các mức độ, sắc thái màu cùng nhóm, chức năng giống hệt như những yếu tố thứ hai của các loại khác. b. Màu cơ bản kết hợp với màu phụ: Loại này có hai dạng: * Màu cơ bản + màu phụ: - Yếu tố thứ nhất là màu cơ bản, yếu tố thứ hai thường là từ chỉ màu phụ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác: đỏ hồng, xanh lơ, xanh dương, trắng bạch,… - Yếu tố thứ nhất là màu cơ bản, yếu tố thứ hai là những từ chỉ màu phụ có tên gọi từ những sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên như: vàng cam, xanh lá mạ, xanh nõn chuối, trắng sữa, nâu đất, xám chì,… Yếu tố thứ hai nhằm biểu thị sắc thái màu riêng biệt của từng loại màu tương ứng với sự vật, hiện tượng có thật trong thực tế. Dạng này chiếm số lượng khá nhiều. * Màu phụ + màu cơ bản: trường hợp này chiếm số lượng không nhiều như: ghi xám, tái xanh, thâm đen,… nhằm chỉ sắc thái màu trung gian nhưng màu cơ bản ở đây không phải là yếu tố chính. c. Màu cơ bản kết hợp yếu tố phụ: * Tổ hợp song tiết kiểu “A+ x” (theo tác giả Hoàng Văn Hành- 1992). Trong những tổ hợp này, yếu tố thứ nhất “A” là một màu cơ bản hoặc từ chỉ màu phụ đơn tiết; “x” thuộc nhóm phụ nghĩa biểu thị mức độ của màu sắc. Xét về nguồn gốc, yếu tố thứ hai này là những đơn vị chỉ màu của các ngôn ngữ thân thuộc với tiếng Việt như: trắng bong, trắng bóc, xanh lè,… (bong, bóc, lè,… trong tiếng Chàm, Chăm, Êđê); hoặc là sản phẩm của quá trình rút gọn thành ngữ so sánh: đen như thui=> đen thui, đỏ như gấc => đỏ gấc,…; hoặc chúng là kết quả của quá trình nhược hóa ngữ nghĩa của yếu tố thứ hai trong tổ hợp ghép phụ nghĩa như đỏ tươi thành đỏ au. * Màu cơ bản + yếu tố không có nghĩa chỉ màu Dạng này, yếu tố thứ hai trong tổ hợp này đều là những thực từ không được dùng để chỉ màu nhưng có tính chất bổ sung thêm về sắc thái của màu. Ví dụ: chói, đục, rực, bợt, mọng, thắm, nhạt,… đều là những thực từ chỉ các kiểu tính chất, sắc thái của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt. Nhưng khi kết hợp với từ chỉ màu sắc, chúng có tác dụng làm tăng hoặc giảm các mức độ về sắc cho các từ chỉ màu với tư cách là một yếu tố phụ nghĩa. Điểm đặc biệt là các từ này có khả năng phụ nghĩa cho nhiều từ chỉ màu cùng lúc như: đỏ rực, vàng rực; trắng nõn, xanh nõn,…; tuy nhiên cũng có những từ chỉ bổ sung cho những từ chỉ màu nhất định như: tím chết, xanh rờn, tím than, trắng đục,… * Ngoài yếu tố phụ nghĩa nói trên, yếu tố thứ hai của loại này còn có những thực từ có tác dụng phụ nghĩa ẩn dụ: tím huế (vì người Huế thường mặc áo dài tím), xanh công nhân (màu xanh đặc trưng của bộ quần áo công nhân Việt Nam), xanh hòa bình (người ta thường liên tưởng hòa bình với màu xanh),… 1.3.1.3 Cấu tạo từ hình thức láy Có thể nói, trong tiếng Việt, hầu như các từ chỉ màu cơ bản và những từ chỉ màu phụ đơn âm tiết đều có khả năng cấu tạo nên những từ chỉ màu phụ theo phương thức láy, gồm hai kiểu láy hoàn toàn và láy bộ phận. Những đơn vị này có số lượng 22/341 từ ngữ, chiếm số lượng 6%. a. Láy hoàn toàn: xanh xanh, đỏ đỏ, hồng hồng, tím tím, trăng trắng, vàng vàng,… Những từ có hình thức này được gọi là láy toàn bộ (có thể biến đổi về thanh điệu). Đặc điểm của loại này là các màu sắc thường bị giảm đi mức độ, kèm theo sự loang ra của màu sắc đó nên chúng thường là những màu nhạt. Song phạm vi biểu vật của những màu phụ này khá rộng. b. Láy bộ phận: xanh xao, trắng trẻo, đen đúa, đỏ đọc, vàng vọt, xám xịt, đỏ đắn,… Những đơn vị láy này hầu hết là láy phụ âm đầu. Với dạng láy này, phạm vi biểu vật của các từ chỉ màu này thường bị thu hẹp lại, ví dụ: đỏ đọc chỉ dùng cho mắt, vàng võ chỉ dùng cho da người,… Cũng chính vì thế, những từ chỉ màu phụ loại này dễ gợi cho người ta những hình ảnh cụ thể của cái biểu vật đó. Sau đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ cấu tạo của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. 13% 6% 81% 0 Đơn tiết Ngữ láy Ngữ ghép Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ cấu tạo của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 1.3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 1.3.2.1 Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), từ ngữ chỉ màu sắc được giải thích nghĩa như sau: (1) Đen: - Có màu của than, của mực tàu. - Có màu tối, không sáng, trái với trắng: da đen, mây đen. - Không được may mắn do một sự ngẫu nhiên nào đó, trái với đỏ: số đen. - (Dùng phụ sau danh từ, hạn chế sau một số tổ hợp); nghĩa là được giữ kín, không công khai cho mọi người biết, thường có tính chất phi pháp: quỹ đen, chợ đen. - Đông (kín người) đến mức không có chỗ hở và tạo nên một màu tối: xúm đen lại, đen đặc người. - (Nốt nhạc) có độ dài bằng nửa nốt trắng hay một phần tư nốt tròn. (2) Trắng: - Có màu của vôi, của bông: vải trắng, giấy trắng. - Có màu sáng, phân biệt với những cái cùng loại mà sẫm màu hoặc màu khác: đường cát trắng, rượu trắng. - (Kết hợp hạn chế); hoàn toàn không có gì cả: mất trắng, bàn tay trắng. - Nói rõ sự thật, không che giấu gì: nói trắng ra. - (Nốt nhạc) có độ dài bằng hai nốt đen hoặc nửa nốt tròn. (3) Xanh: - Có màu như màu lá cây, nước biển: lũy tre xanh, non xanh nước biếc. - (Quả cây) chưa chín, còn non: chuối xanh, đu đủ xanh. - (Kết hợp hạn chế, dùng trong văn chương); người tuổi đời còn trẻ: đầu xanh, tuổi xanh. (4) Đỏ: - Có màu như màu của son, của máu: mặt đỏ, khăn quàng đỏ. - Ở trạng thái cháy hoặc làm cho ở trạng thái cháy (nói về lửa): đỏ lửa. - Thuộc về cách mạng vô sản, tượng trưng cho cách mạng vô sản: Công hội đỏ, Đội tự vệ đỏ. - Có được sự may mắn ngẫu nhiên nào đó, trái nghĩa với đen: số đỏ, gặp vận đỏ. (5) Vàng: - Có màu như màu của hoa mướp, của nghệ: lá vàng, lúa chín vàng. - (Kết hợp hạn chế): nhạc vàng (nhạc bi lụy). (6) Tím: - Có màu như màu của đỏ và xanh hợp thành, như màu của quả cà dài: mực tím. - Có màu tím thẫm do bị dồn ứ đột ngột (da, thịt): bầm tím. (7) Nâu: có màu trung gian giữa đen và đỏ hoặc giữa vàng và đỏ sẫm, tương tự màu của nước củ nâu: áo nâu, mắt nâu. (8) Xám: có màu trung gian giữa đen và trắng, như màu của tro bếp: bầu trời xám. 1.3.2.2 Sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc Từ vựng của một ngôn ngữ lúc đầu thường thô sơ, nghèo nàn. Để phát triển vốn từ của dân tộc, ngoài việc tạo ra những từ mới, người ta còn có cách dùng từ có sẵn, bổ sung thêm, thêm bớt vài nét nghĩa nào đấy trong các từ cũ để diễn đạt những nội dung mới xuất hiện trong cuộc sống. Việc này dựa trên cơ sở tương đồng hoặc tương cận giữa các sự vật và tạo nên hiện tượng biến đổi nghĩa của từ. Sự biến đổi nghĩa của từ là hiện tượng vỏ ngữ âm không thay đổi nhưng nội dung của từ đổi khác đi bằng cách thêm hoặc bớt vài nét nghĩa [Nguyễn Thiện Giáp]. Kết quả là tạo ra hiện tượng đa nghĩa của từ. Có những cách để biến đổi nghĩa: a. Mở rộng ý nghĩa các từ chỉ màu sắc Mở rộng ý nghĩa là quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến trừu tượng. Ý nghĩa được hình thành từ quá trình này gọi là nghĩa rộng. Xét những ví dụ sau: - Từ xanh ban đầu dùng để chỉ màu nhưng đã phát triển theo hướng mở rộng: để chỉ sự khiếp sợ như xanh mặt, xanh mắt,…; chỉ môi trường như vành đai xanh, cách mạng xanh,…; chỉ tuổi trẻ như đầu xanh, tóc xanh,… - Đỏ cũng là từ chỉ màu sắc nhưng mở rộng chỉ trạng thái con người như: đỏ con mắt, đỏ mặt tía tai; biểu trưng sự nguy hiểm: đèn đỏ, báo động đỏ, danh sách đỏ,…; biểu trưng cho cách mạng: cờ đỏ, linh mục đỏ,… - Từ trắng được mở rộng để chỉ sự trong sáng, hồn nhiên: áo trắng, trong trắng,…; hay ám chỉ không có gì như trắng tay, trắng án,… - Từ đen được người Việt biểu trưng cho sự không may mắn, xấu xa như vận đen, tim đen,…; hoặc ám chỉ sự không công khai như hộp đen, chợ đen,… b. Thu hẹp ý nghĩa các từ chỉ màu sắc Thu hẹp ý nghĩa là quá trình ngược lại của mở rộng ý nghĩa. Phạm vi ý nghĩa của từ được phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng tới cái cụ thể. Ví dụ: - Từ màu tím chung, dẫn đến những màu tím được thu hẹp như: tím than, tím cà, tím bầm,… - Từ vàng chung ta có thêm những màu vàng cụ thể: vàng hoe, vàng khè, vàng chanh, vàng cúc,… c. Ẩn dụ Ẩn dụ là phép gọi tên sự vật bằng tên của một sự vật khác trên cơ sở giữa chúng có mối quan hệ tương đồng [5: 54]. Trong tiếng Việt, những đơn vị chỉ màu sắc cấu tạo theo phương thức trên chiếm số lượng khá nhiều (30%), là cách gọi tên các màu sắc tương ứng bằng tên gọi của các sự vật, hiện tượng mang màu sắc đó: da cam, rêu, cánh gián, lông chuột, mỡ gà, cổ vịt, da lươn, cà rốt, lá cẩm, nho, gạch non, … d. Hoán dụ Đây là một trong những phương thức cấu tạo từ rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ. Hoán dụ là hiện tượng chuyển hóa tên của đối tượng này được dùng để gọi tên đối tượng kia dựa trên qui luật liên tưởng tương cận. Qui luật tâm lí này hoạt động như sau: nếu hai sự vật A và B có mặt đồng thời gần nhau trong không gian hoặc trong thời gian thì khi nhắc đến sự vật A, người ta nghĩ ngay đến sự vật B và ngược lại. Ví dụ: Cây bút trẻ Nguyễn Văn A đã đoạt giải nhất cuộc thi. Ở đây, “cây bút” dùng thay cho nhà văn. Vậy “cây bút” là từ dùng với nghĩa hoán dụ. Trong quá trình nhận thức của con người, những nổi bật về đặc điểm nào đó, cụ thể là đặc điểm về màu sắc, của những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ (sự vật, hiện tượng có trong thế giới tự nhiên) có thể được tách ra để sử dụng. Những điểm nổi bật đó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị (sự vật, hiện tượng) nên tên gọi của những đơn vị mang đặc điểm được chuyển sang gọi cả tên những đặc điểm nổi bật. Trong từ ngữ chỉ màu sắc, ta có thể khái quát được các kiểu hoán dụ như sau: - Lấy màu sắc thay cho tuổi trẻ: đầu xanh, tóc xanh, con đỏ, hồng nhan, má hồng,… - Lấy màu sắc kết hợp với trang phục thay cho chức vụ, địa vị trong xã hội: khố xanh (lính Việt Nam phục vụ trong quân đội Pháp thời Pháp thuộc), khố nâu (người nghèo khổ), khố son (theo nghĩa cổ, chỉ người giàu có), áo xanh (theo nghĩa cổ, chỉ người hầu gái nhưng ngày nay được dùng để chỉ công nhân),…. - Lấy màu sắc thay cho trạng thái con người: xanh mặt, đỏ con mắt, bầm gan tím ruột,… - Lấy màu sắc thay cho lòng dạ con người: đen bạc, đổi trắng thay đen,… - Lấy màu sắc thay cho sức khỏe: xanh xao, hồng hào, vàng vọt,… - Lấy màu sắc thay cho sự chết chóc: xương trắng, xanh cỏ,… - Lấy màu sắc thay cho sự may rủi: số đỏ, số đen,… - Lấy màu sắc thay cho sự không công khai: quỹ đen, chợ đen, hộp đen,… Qua đó ta thấy một từ có thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức. Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì sự chuyển nghĩa theo cùng một hướng. 1.3.3 Phân loại Để phân loại từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, ta có thể dựa vào các tiêu chí như sau: 1.3.3.1 Phân loại theo chức năng a. Các từ ngữ chỉ màu sắc chính trong tiếng Việt Tiếp thu những công trình đi trước, theo quan điểm của chúng tôi, tiếng Việt hợp lí nhất có tám từ chỉ màu cơ bản, gồm có: đen, trắng, xanh, đỏ, vàng, tím, nâu, xám. Những từ này có nét chung và điểm riêng biệt với những đặc trưng phổ quát của những từ chỉ màu cơ bản nói chung. Trong đó, điểm quan trọng nhất là mỗi từ này đều mang tên gọi chung cho cả nhóm màu phụ của chính nó; nói cách khác, nó có thể làm trung tâm cho một nhóm màu. Vì từ một màu cơ bản này, một người bản ngữ với thị giác lành mạnh có thể gọi tên nhiều màu phụ khác nhau của nó; ngược lại, từ vô số màu phụ ta có thể qui ra thành các nhóm màu với màu cơ bản làm chủ đạo. Như vậy, nếu chấp nhận có tám từ chỉ màu cơ bản thì cũng sẽ có tám nhóm màu đi cùng với nó. 8 b. Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ trong tiếng Việt Như đã trình bày ở trên, khái niệm về màu sắc không chỉ dừng lại ở màu cơ bản - kết quả của sự trải ra những gam độ khác nhau từ đậm đến nhạt mà đồng thời có sự pha trộn các gam màu với nhau, để từ đó tạo nên những màu sắc phong phú và đa dạng, đó chính là các màu phụ. b1 .Các màu phụ được gọi tên từ các màu cơ bản Ví dụ: xanh lè, đỏ chót, tím ngắt, trắng ngần, vàng khè,… Theo quan điểm của A.Wierzbicka [Dẫn theo 30: 59], sự hỗn hợp các màu cơ bản tạo nên những màu sắc mới; nói cách khác, những màu sắc mới có được từ sự pha trộn những màu cơ bản. Như vậy, những màu phụ đã được con người nhận thức và qui về các màu cơ bản tương ứng nhất định nào đó nhưng khác với các màu cơ bản về mức độ cũng như sắc thái. Chúng được qui cho những đối tượng nhất định nào đó và được gọi tên một cách có tính chất mô tả nhất định. Ví dụ: vàng khè, đỏ chót đều mang những đặc trưng màu tương tự như các màu cơ bản vàng và đỏ, song chúng không giống hoàn toàn về sắc thái, về mức độ để có thể được coi là những màu cơ bản. Và, khi người ta nói tờ giấy xanh tức là muốn phân biệt nó với tờ giấy đỏ, tờ giấy trắng. Nhưng khi nói tờ giấy xanh lơ tức là muốn mô tả đặc điểm xanh của nó, chứ không có ý định phân biệt nó với tờ giấy đỏ hay giấy trắng. Hay khi người ta nói mắt đỏ đọc là có ngụ ý hay mô tả, nhận xét nhất định về đôi mắt. 8 Xem phụ lục 1 b2. Màu phụ được gọi tên từ từ chỉ màu phụ đơn âm tiết Ví dụ: ghi xám, ghi đá, thâm sì, tái xám,… Đây là những loại từ chỉ màu phụ mà yếu tố thứ nhất không phải là từ chỉ màu cơ bản, mà là những từ màu phụ. Chẳng hạn, hồng vốn là màu phụ của nhóm đỏ, ghi vốn là màu phụ của nhóm xám, thâm vốn là màu phụ của nhóm đen,… Loại này, trước tiên đã là một từ chỉ màu phụ của một nhóm màu cơ bản. Vì vậy, khi kết hợp với yếu tố thứ hai (thậm chí là từ chỉ màu cơ bản như ghi xám, tái xám,…), chúng chỉ có tác dụng làm phong phú thêm các sắc thái và mức độ của chính chúng nói riêng và những từ trong nhóm nói chung. b3. Màu phụ được gọi tên dựa vào đối tượng, vật liệu, chất liệu trong thực tế Ví dụ: màu lá cây, màu cánh sen, màu gạch tôm, màu lơ, màu tiết dê, màu ngà voi… Trong tiếng Việt, có rất nhiều sự vật mang màu sắc tự nhiên đã được định danh thành từ chỉ màu sắc thông qua nhận thức đặc điểm màu của đối tượng. Có thể qui thành những loại nhỏ như sau: - Gọi tên màu sắc từ các bộ phận của cây cỏ, hoa, lá, quả: hoa mua, bồ quân, mận chín, cánh sen, hoa mướp, lá mạ, cỏ úa, sim,… - Gọi tên màu sắc từ các hiện tượng, cảnh vật trong thiên nhiên: da trời, khói, nước biển, thanh thiên, ráng chiều,… - Gọi tên màu sắc từ tên các kim loại, khoáng chất, hóa chất: bạc, bạch kim, hổ phách, ngọc bích, hồng ngọc, chì, đồng,… - Gọi tên màu sắc từ màu của một số vật phẩm, vật liệu trong tự nhiên: than, mực, vôi, son, gạch, muối tiêu, tàn thuốc, bánh mật,… b4. Màu phụ được gọi tên bằng các từ chỉ màu của các ngôn ngữ khác Ví dụ: bạch, hắc, lục, lam, be, hung, ghi, cô ban,… Do tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc lâu dài với các ngôn ngữ khác nên có hiện tượng vay mượn tiếng nước ngoài. Hiện tượng này không chỉ xảy ra với từ chỉ màu mà còn ở các lớp từ khác. Đó là những từ chỉ màu của Anh, Pháp, Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Sau một thời gian, những từ này được người Việt tiếp nhận và sử dụng (gọi theo phiên âm). Dần dần, chúng được chấp nhận và hoà vào ngôn ngữ toàn dân với tư cách là từ chỉ màu sắc phụ trong tiếng Việt. Chẳng hạn, Pháp - be (beige), cô ban (cobalt), lơ (bleu), ghi (gris); Hán – lục, bạch, lam,… 1.3.3.2 Phân loại theo nghĩa a. Xét về cách thức hiểu nghĩa của từ chỉ màu sắc, ta có: a1. Từ ngữ chỉ màu sắc nghĩa đen: xanh, đỏ, vàng, đen, trắng, nâu, xám, tím, trong, đục,… Các loại từ ngữ này thường chỉ có một nghĩa nhất định và chúng chỉ mang nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc. a2. Từ ngữ chỉ màu sắc nghĩa bóng: sáng sủa, trong sáng, đen tối, trong trắng,… Loại từ này không đơn giản mang nghĩa của màu sắc nữa mà chúng đã được chuyển nghĩa. Nghĩa của chúng thường dùng với hàm ý và thường có cấu tạo là ngữ. Đây cũng chính là vấn đề phức tạp mà chúng tôi cần nghiên cứu. b. Xét về mức độ nghĩa của từ chỉ màu sắc, ta có: b1. Từ ngữ chỉ màu sắc phóng đại: xanh ngắt, xanh um, xanh lè, đỏ chót, vàng khè,… Loại từ ngữ này dùng để biểu thị ý nghĩa màu sắc với mức độ cao. b2. Từ ngữ chỉ màu sắc giảm nhẹ: xanh xanh, đo đỏ, mờ mờ, trắng trắng,… Loại này thường dùng phương thức láy để phát triển từ ngữ chỉ màu sắc. 1.4 Phạm vi biểu vật và khả năng hoạt động của từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 1.4.1 Phạm vi biểu vật Do mỗi nhóm từ chỉ màu sắc có sự đa dạng về số lượng nên phạm vi biểu vật của nhóm cũng vô cùng phong phú; nhưng khả năng biểu vật của các từ trong nhóm (trừ từ cơ bản của nhóm) lại rất hẹp. Các từ chỉ màu sắc cơ bản có phạm vi biểu vật rộng nhất, dùng cho mọi đối tượng sự vật, hiện tượng: cô gái ấy trắng, giấy trắng, nhà sơn trắng, máu trắng,… Bên cạ._.Yêu mến) Của nhành trĩu trĩu, lá âm âm Tôi hiểu chờ riêng với muốn thầm. Tiếng nhỏ vừa lan trong kẽ biếc, Ấy là vạn vật nức xuân tâm. (Đi dạo) Mùa xuân bay lượn bướm như thơ, Cánh đẹp trên hoa vừa ghé hờ. Vồn vã đưa tay; đâu nữa bướm? Cánh vàng rơi hạt phấn lơ thơ. (Ý thoáng) Gió mây đến ở trong trường đình tự; Trăng vàng xinh không bỏ giữa đêm khuya, […] Tần cung nữ ba mươi trăm, chẳng biết Gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu? […] Sương mới mùa thu giăng cửa song mờ, Nắng cũ mùa vàng sa mặt sông thơ; Tuyết bay mùa đông trắng phơ tựa biển; Cũng dịu dàng như thể một mùa thu! (Mơ xưa) Mùa hạ cháy ở dưới trời đốt trắng; Nắng hồng nung, mây bạc chảy ngân nga. […] Muốn đi chết ở trong lòng nắng đỏ, Để lòng tàn, thiêu huỷ cả hư vô. (Hè) Hỡi ôi! Nước cuộn lòng sông đỏ, Mây bạc trôi trong nắng gợn trời; Huế chẳng còn tăm, Hà Nội bỏ; Còn gì đâu nữa, ái tình ôi! Giấy xanh mỏng ở trong bì mỏng biếc. Bao tờ mây sát lại, để nhiều câu. Mỗi một hàng, bao nhiêu chữ nương nhau Kẻo lâu nhớ, người xa e sức vợi. … Khi thư gửi, giấy còn nguyên sắc mới; Thư đến xong, giấy đẹp đã hoe vàng! (Truyện cái thư) Mặt trời vừa mới cưới trời xanh, Duyên đẹp hôm nay sẽ tốt lành. Son sẻ trời như mười sáu tuổi, Má hồng phơn phớt, mắt long lanh. (Rạo rực) Hôm nay chiều đợi chờ Nắng nhỏ cành vương vấn. Sương hồng cây ước mơ; Em đến; lòng van khấn. (Chiều đợi chờ) Và có lòng tin tưởng để ngâm ca. Không muốn biết màu nâu hay sắc thắm. (Mênh mông) Những chàng trai đương sức lực tươi xanh, Bước vạm vỡ như là đi chinh phục. […] Em đẹp quá khi em mày nhíu lại, Cặp mày xanh như rừng biếc chen cây. (Đẹp) Ở trong máu thắm vì xuân trộn ánh, Suối ngươi đi, róc rách giọng hồng vàng, […] Ngực thở trời, mình hút nắng tươi xanh, Ta góp kết những vòng hoa mới lạ. (Thanh niên) PHỤ LỤC 5 NHỮNG CÂU THƠ CÓ TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TẬP “GIÓ LỘNG” CỦA TỐ HỮU Trên bãi Thái Bình dương sóng gió Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng Chúng ta đứng thẳng hiên ngang Sáng ngời một ngọn hải đăng hòa bình. (Xưa... nay) Chí ta như núi Thiên Thai ấy Đỏ rực chiều hôm dậy cánh đồng Lòng ta như nước Hương Giang ấy Xanh biếc lòng sông những bóng thông... (Quê mẹ) Cây tre xanh Việt Nam giặc chém Thương cây thông Triều Tiên cháy sém Cây thông nhựa chảy ròng ròng Thương cây tre đứt ruột đứt lòng! (Hai anh em) Thuở ta tiến quân về Hà Nội Áo quần nâu, chân đất súng thô Những phố chợ gầy đen hấp hối Bỗng tuôn trào nước mắt hoan hô! Và muôn cánh sao vàng tung nở Cờ đỏ sông, đồng lúa, bờ tre Cả đất nước tươi màu rực rỡ Giữa mùa thu, đón Bác Hồ về. […]Lũ đế quốc nhìn ta đứng đó Như một bầy cú vọ trong đêm Mắt đỏ nọc, máu thèm lên cổ Tưởng mồi ngon, một miếng là êm. […]Quạ đen mà chiếm mặt trời được chăng? Những thằng cướp hung hăng áo sắt Mặt vẫn xanh trước mặt quân ta. Những quân giết trẻ hại già […]Quyết giành đất rộng đồng xanh Không cho lũ vật hôi tanh bám hoài. Nhìn tới trước tương lai chiến thắng Ngọn cờ ta vươn thẳng tiến lên! […]Trông mình, nay đã lớn cao Hai mươi lăm tuổi, hồng hào sức xuân. Bước trường chinh, bắp chân đã vững Gánh sơn hà vai cứng đảm đang! […]Anh chị em ơi, cờ đỏ phất lên cao! Anh chị em ơi, hai mươi lăm triệu đồng bào (Quang vinh Tổ quốc chúng ta) Chị đang thêu tiếp cuộc đời Hoà bình trở lại, ngời ngời xuân xanh Tưởng là hoa lại liền cành Hỡi ôi chăn gối tan tành mộng êm! (Chị là người mẹ) Đường nhựa dài óng ả Đồng chiêm mạ xanh rờn Ga mới hồng đôi má Cầu mới thơm mùi sơn. […] Nghe hơi thở của đồng quê mập mạp Bãi phù sa xanh mượt ngô non Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ Rực rỡ những làng vàng tươi mái rạ Gạch mới nung, đá trắng chất bên đường (Trên miền Bắc mùa xuân) Thuỷ chung tình bạn chùm hoa tím Hôn hít hoa thơm, tưởng Huế gần Bữa mô mời bạn vô chơi Huế Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần. (Hoa tím) Sống, chết, được như Anh Thù giặc, thương Nước mình Sống, làm quả bom nổ Chết, như dòng nước xanh. (Phạm Hồng Thái) Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ Quê Hồng quân vạn lý trường chinh! Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh […] Hồng quân đi đến đâu Sông phải rẽ nước Núi phải cúi đầu! […] Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội. Ôi, buổi bình minh dậy dọc đường Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết Ngào ngạt đồng xuân mịn phấn hường […] Em nói em cười, má em đỏ thắm Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành Phơi phới đời em cao vút như dương xanh Trung Quốc đó. Sức thanh xuân bừng dậy […] Mấy nghìn năm đầy đoạ tháp Lôi Phong Vươn mình lên, rực rỡ dưới cờ hồng! […] Như mặt người tươi dãn những đường nhăn. Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy […] Ôi hai chữ tự do: đôi hài vạn dặm Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm […] Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm Trời Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng! (Đường sang nước bạn) Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường Hôm nay biên giới mùa xuân dậy Núi trắng hoa mơ cờ đỏ đường... (Mục Nam Quan) Ôi những ai về đến quê hương Có bâng khuâng ? Nghe những gì không rõ Trong im lặng. Nắng vừa lên ửng đỏ […] Từ bóng tối xà-lim Côn Đảo Ban Mê, Lao Bảo, Sơn La Viết lên tường đỏ máu: Mạc Tư Khoa! Ôi Việt Nam Tổ quốc chúng ta! […] Trong ánh sáng hồng tươi nét mặt Như mặt trời không bao giờ tắt (Trước Krem-lin) Lê-nin đi vắng Nhưng trong vườn sên đầy nắng Chiếc ghế sơn xanh còn ấm hơi Người […] Bâng khuâng nghe năm tháng Đẹp như người con gái nước Nga Hôm nay đưa tôi qua những căn nhà Kẻ lại từng chương sử đỏ […] Đám tang ai Đi trong tuyết giá Mạc-tư-khoa trắng lạnh Muôn nghìn kim Đau buốt trái tim (Với Lê-nin) Ngày mỗi ngày, từng chiếc lá tre xanh Đã mọc lên quanh những làng kháng chiến […] Nhưng sắc đẹp đã ửng hường đôi má Cộng hoà ta nay tuổi mới mười ba […] Yêu biết mấy, những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son! (Mùa thu mới) Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh Trên mình em đau đớn cả thân cành […] Từ cõi chết, em trở về, chói lọi Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi […] Em đã sống, bởi vì em đã thắng Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng […] Cả nước cho em, cho em tất cả Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân Cho thịt da em lại nở trắng ngần Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng! (Người con gái Việt Nam) Lâng lâng mây hồng Trăng lên khơi vơi Trăng bằng vàng điệp Mây bằng thuỷ ngân (Ba bài thơ trăng) Chết mà chưa giết được lũ đê hèn Trái tim hồng chết uất máu bầm đen […] Hồn chúng tôi quẩn quanh cùng đất nước Như bóng dừa ôm những xóm làng yêu Như bóng cò bay sớm sớm chiều chiều Như sông lạch vẫn tắm đồng xanh mát [...] Lửa đã đốt những thây đen thuốc độc Súng đã bắn những đầu xanh gan góc (Thù muôn đời muôn kiếp không tan) Nửa trái đất bừng lên sáng đỏ Nửa trái đất sáng dần trong ngõ. […] Loài người đi. Nhưng biết đi đâu? Bóng đen bay, từng mảng trên đầu... (Bay cao) Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn […] Hãy nghe em từng viên ngói đỏ Những mái nhà phố cũ hồi xuân Máu đã quyện, em ơi, trong đó Máu Ba Lan và máu Hồng quân! Nhớ nghe em, những đôi giày nhỏ Tưởng còn đi chập chững chân son Những mái tóc vàng tơ đóng bó Dệt thành chăn rợn bóng oan hồn! [...] Anh đã đến quê em Ban-tích Sóng ngời xanh, ngọc bích biển khơi Đã xóa sạch những ngày Đăng-dích Màu Ba Lan trong trắng đỏ tươi […] Nắng đỏ ngực anh, người thủy thủ Đẹp như lò Nô-va Hu-ta (Em ơi... Ba Lan) Mùa xuân đó, con chim én mới Rộn đồng chiêm, chấp chới trời xanh […] Máu đà nhúng đỏ bàn tay Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào! […] Đảng ta sinh ở trên đời Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay […] Trùng trùng cách mạng ra quân Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu […] Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thi thành đứng lên […] Mùa thu Cách mang thành công Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao! […] Đời đang buổi bình minh hửng đỏ Tây lại vào cắn cổ, cắn chân […] Một dân tộc hai bàn tay trắng Đồng tâm là chiến thắng thành công […] Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng! […] Tự do đã nở hoa hồng Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam... […] Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê Sớm trưa tiêng trống đi về trong thôn Máu áo mới nâu non nắng chói Mái trường tươi roi rói ngói son […] Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng Tấm lòng son chói sáng nghìn thu Mặt trời có lúc mây mù Trái tim ta vẫn đỏ bầu máu tươi! […] Những hồn Trần phú vô danh Sóng xanh biển cả, cây xanh ngút ngàn... […] Ngọn cờ đỏ trên đầu phấp phới Bác Hồ đưa ta tới trời xa (Ba mươi năm đời ta có Đảng) Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. (Tiếng ru) Chiều nay gió lặng, nắng hanh Mây hồng trắng nõn, trời xanh, Bác về Sông hồng nắng rực bờ đê Nắng thơm rơm mới, đồng quê gặt mùa […] Sông hồng nắng rực bờ đê Nắng thơm rơm mới, đồng quê gặt mùa (Cánh chim không mỏi) Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy […] Mà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: […] Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh... Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng […] Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, cũng bay cờ hồng! […] Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh! […] Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm Xuân ơi Xuân, em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội Như hôm nay, giữa công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối nhau đi (Bài ca mùa xuân 1961) Tôi lại về đây, hỡi các anh Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanh Hỡi đồi cát trắng rung rinh nắng Hỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành! […] Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong […] Ông mất năm nao, ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao […] Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ Chiều về... Hòn Nẹ... Biển reo quanh... […] Vui chăng, hỡi Mẹ, đời vui đó: Cờ đỏ ta lay động mọi miền! […] Máu con đỏ cát đường thôn lạnh Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non! Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi. Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời! (Mẹ Tơm) PHỤ LỤC 6 NHỮNG CÂU VĂN CÓ TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG HÀ NỘI TA ĐÁNH MỸ GIỎI (Nguyễn Tuân) Bên kia ngoại thành đang còn phải dập tắt đám lửa tội do phi đội Hoa Kỳ gây nên, thì bên này nội thành đã hội nghị thông tin và, giữa các phòng họp sáng trưng đang ngùn ngụt ý kiến về chiến tranh (cụ thể tại Việt Nam) và hòa bình (giả vờ của Hoa Kỳ) thì đã thấy giải vào một thằng tù Mỹ mặt như chàm đổ. Hoa tía như kết chỉ diều, đính vào những dây tua, nó đúng là những tua lọng thõng buông xuống từ lòng một cái tán tàn xanh đặc. Cái kỳ bom đạn Mỹ, Pháp, Nhật ấy, hình như ai cũng lo tháo thân lấy một mình, hình như lòng ai cũng nổi lên một góc chợ đen. Hồ Gươm mùa thu càng lộng đẹp tấm gương sáng hắt ánh lên những cánh én bạc của một binh chủng không quân đang ra đời. Cũng như lòng đường vẫn rất nhiều xe tải xe con. Nhiều chiếc từ các phương xa trở về Hà Nội, lá nghi trang đã khô nẫu. Chiếc nào từ thủ đô mà đi ra thì lá rờn xanh phủ tươi mườn mượt. Anh vặn xe tải từ tuyến lửa Khu Tư về, mui xe um tùm lá khô vàng rộm bụi đường trường tuyến lửa miền Trung, cũng vào làm luôn mấy hơi, mỗi cốc chỉ một hơi, rồi lại nổ máy đi ngay, có khi ngay đêm nay anh lại chở hàng vào Khu Tư. Và tất cả các em thiếu nhi thả bò chăn trâu của 61 phường ngoại thành Hà Nội cùng là 13 trại nội thành Hà Nội theo Trần Quốc Toản dựng cờ đỏ mộ quân chống ngoại xâm, tập trận ở cánh đồng Giảng Võ ở bãi Đồng Cổ (nay là Thụy Khuê) ở Núi Voi (nay là nhà máy Bia) thì đều là cùng một lứa tuổi này chứ gì? Thấy Hồ Gươm càng lộng lẫy khí thế “nghìn năm văn vật”, cỏ trên chỏm trên lườn hầm vẫn phủ mượt một màu xanh hoài vọng. Lòng hồ thu giữa lòng Hà Nội chống Mỹ, như một bầu gương sáng đã bao nhiêu buổi phản ánh lên những mình thoi phản lực của không quân trẻ tuổi Việt Nam đang vòng nghiêng cánh bạc mà cảnh giới bầu trời Hà Nội, mà chào Hà Nội mến yêu, sau mỗi lần xuất trận. (Ở mặt trận Hà Nội) Trong chiến tranh thứ hai thế giới, nhớ mỗi lần Mạc Tư Khoa điểm tù binh phát xít, giải qua Hồng trường, thì liền sau đó có ngay xe nước phun vòi rửa đường cho nó ào hết ngay đi cái mùi xấu hổ nọ. Hai ngôi sao xanh đỏ song song đi từ Tây sang Đông: tàu bay ta tuần thám bầu trời đêm Hà Nội như thường lệ. Trước mặt mỗi thằng, trên nền nhà “hỏi cung”, lòi ra đôi dép trắng Thái Lan- Thái Lan, cái nơi đã cho không lực Hoa Kỳ mượn đất dựng sáu chục căn cứ để bay sang đánh Việt Nam. (Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội) Đào bích nó thắm quá thành ra nặng mặt. Đào pha ta bao giờ cũng nhẹ nhõm và duyên dáng hơn đào bích. Bánh chưng thì xanh, câu đối thì đỏ và cái bánh chưng Việt Nam đã vuông thì phải vuông đủ tám góc kia, và cái lạt tre dùng buộc bánh, tuy rất mềm, nhưng mà buộc rất chặt. Tôi đứng dưới gốc đào, một buổi chiều ngừng bắn, nghĩ miên man thấy sự sống là một điều gì thật là óng ánh, thiêng liêng, và hồng hào. Nó “O.K” liến thoắng như cái kiểu Giôn Xơn cầm bút chì xanh đỏ mà lia lịa viết chữ “O kê” phê chuẩn vào các danh sách mục tiêu ném bom miền Bắc và Hải Phòng cùng là Hà Nội của các tướng viễn chinh Hoa Kỳ trình duyệt hàng đệp. (Cho giặc Mỹ nó ăn một cái tết ta) Hà Nội chưa hàn gắn xong tất cả vết thương do bom Mỹ gây ra ở nội thành trong hai ngày 13 và 14- 12- 66 gần đây nhất thì tất cả Hà Nội lại càng phẫn nộ vì Mỹ trắng trợn vi phạm vào cả Nô- en ngừng bắn. Mỹ leo thang cả vào ngày riêng của Chúa. Giữa ngày 25 Nô- en mà Mỹ vẫn trắng trợn xâm phạm bầu trời Hà Nội. (Nô- en Mỹ) Cái trận đánh của Hà Nội đạt con số trên 200 chiếc được nêu ngay ở quanh Hồ Gươm, thượng ngay biển báo công ở các gốc sấu, biển nền đỏ tươi và con số “200” kẻ trắng đậm nét, thấy nó quý như một loại thượng hạng “Thăng Long” mới nhất- chất khói đậm đà gợi đến hương vị thâm thúy nhất của đất nước. Đẩy cửa kính, đứng giữa buồng bệnh trắng lốp lặng tờ, mà cảm thấy như sắc của sự im lặng phải là một thứ màu gì trăng trắng. Trên giường sắt sơn trắng, trên đệm trắng của nhà thương, thẳng cẳng nằm dài một người cứng đờ cánh tay. Cánh tay phải giơ lên kia cũng trắng bệch, cứ giơ mãi như thế để tan loãng vào cái trắng nhờ của buồng bệnh thắp đèn hơi thủy ngân bóng hình ống. Giữa cái thế giới bệnh bạch lôm lốp ấy, lờ đờ một đôi mắt nhiều lòng trắng và rậm lông mày. Với một bộ râu xồm đen kịt. Thật là một điều khá tội nghiệp cho một người đô đốc bố, khi mà trên cái kỳ hạm đô đốc kéo cờ đám ma to lại treo thêm mũ rơm gậy tre lên đầu đòn trục cần tàu Hoa Kỳ để thay cho thằng con bất hiếu là Mích Kên đang nằm ườn ra trên giường trắng kia kìa! Nó rít khói thuốc, cái tàn trắng dài ra gần một đốt tay mà chưa chịu gạt tàn. Chao ôi, giặc bay Hoa Kỳ đã chán ngấy Hà Nội quá lắm rồi – Hà Nội mà lưới lửa tên lửa mỗi lần thổi rồng lửa bay lên nền trời hanh xanh Thăng Long, lại hệt như hạ bút viết chữ tháu lá bùa thiêng khoanh đứng lại, và đốt luôn các thứ “con ma” “thần sấm”, lôi tuột xuống các thứ tướng úy tá quỷ sứ ma vương Hoa Kỳ. Ở đấy rừng nhiều và xanh um, mặt rừng úp xuống đất nước ấy như thế nào, cái đó hình như không quan trọng lắm bởi vì Kên chỉ thấy có cái chỏm cái gáy của giải rừng. Viên quan tư tù Mỹ định đánh vỗ mặt vào ánh sáng Hà Nội, định tắt ngắm cả nguồn điện toàn thành Hà Nội đang nằm hít điếu thuốc mới, mặt trắng bệch, và sợi khói thuốc cứ dâng lên dưới ánh điện tỏa đều. Chả rõ hung thần vừa thở khói vừa nghĩ gì trong đầu óc đen tối của nó, nhưng tôi thì tôi biết những điều tôi đang nghĩ. Đã có biết bao phi đội Hoa Kỳ lao chí mạng vào Hà Nội với kế hoạch đen tối đòi dập tắt cho kỳ được cái ánh sáng truyền ra từ khu nhiệt điện Yên Phụ. Đứng ở bờ đường bên hồ Trúc Bạch mà nhìn khu nhà máy đèn nóc xám tường xám, phố xám, ngói xám thấy đó như là người dũng sĩ da sắt xương thép dầy dạn trong khói lửa để giữ vững dòng điện cho ánh đèn Hà Nội “nghìn năm văn vật đất Thăng Long”. Người dũng sĩ nhiệt điện khoác một tấm áo xám tro nghi trang, tà áo tỏa ra đến sát hồ. Tôi cho rằng anh đúng là một mẫu người Hoa Kỳ, theo cái nghĩa Hoa Kỳ là chúa hay khôi hài một cách đen ngòm như thế. Mùa đông năm 1967, da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảnh giác. Thế rồi trên con đê Thanh Trì của ngoại thành, in lên nền trời chiều dọc Sông Hồng, thấy một đoàn ô tô bọc sắt của đơn vị pháo di động đang ngếch nòng súng mà chuyển bánh, trên nòng mỗi cỗ pháo lại hồng tươi một lẵng hoa. Ngày xưa chưa làm ra giấy bản, thì người phương đông khắc vào cật tre xanh, và viết lên mình lụa trắng tiếng thơm việc tốt nào mình cho là nên lưu truyền lại đời sau. Bởi vì sau đó, trong một tình hình Hà Nội quyết tâm diệt Mỹ tại chỗ- ngay trên cái vòm trời xanh cao úp đúng lên đỉnh đầu mình- thì các em cũng được đi sơ tán luôn nữa. (Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào) Tây mũ đỏ và Trung đoàn thủ đô quần nhau mấy tháng, hoa ngoại thành không vào lọt được. Ba quần ka- ki rêu, ba áo dệt kim lam, ba va-rơ bông, lần ngoài bọc ka- ki Nam Định nhuộm xanh công nhân. Ba đôi giày da lộn có cổ, màu đất thó. Chợ chiều ba mươi Tết thỉnh thoảng đợt gió nồm lùa vào phố hoa mận trắng đào hồng cành đã mãn khai đổ xuống hàng trận mưa, cánh hồng cành trắng nhè nhẹ reo. Ba người phi công Mỹ tử tù hút chết đó, trong đêm xuân Hà Nội thao thức chờ buổi cất cánh từ giã Bắc Việt Nam khoan hồng, họ đã có những gì xảy ra thêm trong đầu họ khi họ được nghe bản tin tiếng Anh của các hãng Roi Tơ, A Pi, U Pi phản ánh nóng hổi về những đêm xuân lửa Sài Gòn? Hôm nay, trên nước Hoa Kỳ quê hương họ đang sục sôi Mỹ chống Mỹ, ba người sĩ quan tàu bay Hoa Kỳ tốt số được thác sinh giữa một chợ hoa Hà Nội khoan hồng, ba người phi công Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam đó hiện đang làm gì, đang hô gì, đang nghĩ gì? Tất cả lá xanh cánh đỏ tất cả lộc non lộc già, tất cả hoa đóa hoa chùm, tất cả đang trông chờ một bậc “Vũ trang tùy bút” thứ hai nào hiện ra giữa Tết năm tới… Đào vào Hàng Đào gợi thêm cái náo nhiệt xưa của Hàng Đào chuyên nhuộm tơ lụa óng lên một màu điều đỏ phấn hồng. Nách ngõ Tô Lịch khắc dấu gỗ và tiên quân cờ ngà voi sừng trâu, nổi lên những cột khói xanh béo ngậy của những hàng bún chả. Bí mứt lại được mùa, trong chợ Đồng Xuân dùng làm kho, thông mấy gian đầy ắp bí bự phấn trắng, khối trái bí nặng tới ba chục cân. Trái với những bầu trời giao thừa cổ điển bao giờ đêm tận cùng năm cũng phải đen ròn tan đi, đêm giao thừa đón xuân Mậu Thân trời đầy sao nhấp nháy. Trên nắp hầm lấp ló áo xanh đỏ, vẫn nhô nhô cái mũ rơm thường ngày chống bom bi. (Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán) Trong pháo rền, có những quả đùng lên giọng một cách thật là cao cả. Trên trời có đám mây vàng. Tên lửa nổi đám mây vàng làm nổ tan hàng chùm giặc, giặc rụng lả tả xuống như một cơn mưa đá. Trắng tròn như hạt nếp hạt dẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như có gạo nào của khu phố bung vãi ra. (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi) Và chép miệng mà thấy rằng cũng chỉ có ở Huế đó, thì muối trắng mới đủ mùi đủ màu như vậy, thì sự túng bấn mới đượm mùi trang trọng tinh tế như vậy thôi. […] Súng nổ mở cổng thành và sáu nhịp cầu Tràng Tiền rạng dần lên như ba cặp lông mày trắng thần lãng mạn nào đang soi mặt vào sòng mỏi. Đỏ ối mặt sông Hương. Những luồng cầu di động sông Hương đang rực cháy cả hai bờ, lại càng nóng sôi lên vì cờ huyết. Trời màu ghi của xuân Huế càng lúc càng đứng bóng, càng làm tôn màu cờ trên kì đài. Trên mặt thành tuy đã đủ cao để thấy cờ của mình, nhiều người vẫn cứ kiễng cả hai chân lên, áo quần bữa đó thôi thôi đủ sắc. Màu rêu màu cỏ chiến đấu, màu xanh công nhân, màu nâu màu đà. Và nhân dân dịp Tết ai có chi mặc nấy, kéo nhau đi xem cờ với quần áo đủ các màu tàn nhang, màu khói hương, sắc lam chim trả, xanh cốm, tím than, tím hường, quan lục, hỏa hoàng […], hồi ba giờ chiều mười lăm vạn nhân dân mít tinh ở bên sân vận động, và cờ đỏ sao vàng cắm trên cũng cái kì đài Ngọ Môn đó nọ. Mỹ đã phân công cho ngụy đi phá cỗ, nhưng cả đám tiểu đoàn “Cọp đen” ác ôn đó đều tụt lại, như muốn nhường cái “vinh dự” đó cho các đơn vị quan thầy Mỹ. Trên vườn chuối thành nội, chuối khu Lục Bộ Tam Tòa đã cháy khô vì lửa trận, mà cái gì xanh lè nhất chỗ khu vườn chuối đó lại là bom đạn lân tinh Mỹ quăng vào hàng đống. Nhưng hôm bắt đầu ngừng bắn 7 ngày dịp Tết năm Mùi đó, nhân dân phớt tỉnh ác ôn, cứ qua đò mà đi miết lên phía chiến khu xanh rì lá mù u. Rừng mù u của Thừa Thiên thượng du rực xanh hơn cả màu xanh của hi vọng. Từ đó mù u kéo qua Thừa Thiên, qua Huế, kéo vô Ninh, Khánh, Thuận, Khu Sáu, và cái xanh rì cả Bắc lẫn Nam đó kéo thấu vào tới Sài Gòn Chợ Lớn. Chao ôi, trước đây khoảng một thế kỷ, trái mù u “xứ Huế xanh xanh đường vô” đã chống Pháp cùng với nông dân Thừa Thiên và nhà nho đất Kinh. Cũng là cách nghĩ hồn nhiên đó, những người yêu nước ở miền Bắc và ở Hà Nội, cũng đã tung ra đường cái không biết cơ man nào là ổi xanh và ống dang. Cái màu xanh bết lại của mù u thì người ta cho là nó còn xanh một cách chưa thuần hóa, nó cứ xanh một cách đại ngàn nguyên thủy như vậy. Hãng Roi- tơ của Anh bình: “Đây là ngày đen tối nhất của lịch sử cái sư đoàn giỏi nhất nước Mỹ”. Từ A Sầu mù u xanh rì về tới Huế thì hình như mất vài ngày đường. (Nhớ Huế) Trên bàn thờ Tổ quốc nghi ngút khói mừng công, đào phai chưa nhạt thắm, và mai trắng Hà Nội đang giao cành với hoàng mai của tất cả miền Nam rộn xuân. Đêm xuân bên kia đại dương Thái Bình, Nhà Trắng chốc thành ra nhà xám, xám xịt. Giôn Xơn vẫn tiêm bơm các thứ thuốc tân kỳ để tiếp tục những đêm trắng Nhà Xám, để mật điện mà nổi khùng với quan văn quan võ nó tại miền Nam Việt Nam. Cờ đỏ xanh sao vàng vẫn phấp phới trên kỳ đài thành Huế, và lửa đạn vẫn liên tiếp cháy nổ giữa Sài Gòn Chợ Lớn. (Sài Gòn tống Mỹ) PHỤ LỤC 7 DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CÓ CHỨA TỪ CHỈ MÀU SẮC 1. Ăn trơn mặc trắng (Ăn trắng mặc trơn) 2. Ăn vàng ăn bạc 3. Bạc như vôi 4. Bia đá bảng vàng (Bảng vàng bia đá) 5. Bật đèn xanh 6. Bể bạc rừng vàng (Rừng vàng bể bạc) 7. Bôi son trát phấn (Tô son điểm phấn, Điểm phấn tô hồng, Điểm phấn tô son, Tô son trát phấn, Tô son vẽ phấn)) 8. Bầm gan tím ruột 9. Cá vàng bụng bọ 10. Chén ngọc đũa ngà 11. Chùa rách phật vàng (Chùa đất phật vàng, chùa rách bụt vàng,) 12. Chọn đá thử vàng 13. Chọn mặt gửi vàng 14. Cơn đen vận túng 15. Cửa tía lầu son (lầu son gác tía) 16. Dân ngu khu đen 17. Đá nát vàng phai (Nát đá phai vàng) 18. Đãi cát tìm vàng 19. Đánh lận con đen (Nhập nhằng đánh lận con đen) 20. Đắt như vàng 21. Đầu bạc răng long (Đầu râu tóc bạc) 22. Đầu đen máu đỏ (Máu đỏ đầu đen) 23. Đầu xanh tuổi trẻ 24. Đen như bồ hóng 25. Đen như cột nhà cháy 26. Đen như củ súng 27. Đen như củ tam thất 28. Đen như cuốc 29. Đen như lòng chảo 30. Đen như mực (Tàu) 31. Đen như quạ 32. Đen như than 33. Đen như tượng đồng 34. Đỏ da thắm thịt 35. Đỏ lòng xanh vỏ (Xanh vỏ đỏ lòng) 36. Đỏ mặt tía tai (Mặt đỏ tía tai) 37. Đỏ như đồng hun 38. Đỏ như đồng tụ 39. Đỏ như máu 40. Đỏ như râu ngô 41. Đỏ như son 42. Đổi trắng thay đen (Thay đen đổi trắng) 43. Gan vàng dạ ngọc (Dạ đá gan vàng, Dạ ngọc gan vàng, Gan vàng dạ sắt, Dạ sắt gan vàng) 44. Gạo trắng nước trong 45. Giày tía vò hồng 46. Giấy trắng mực đen 47. Hai bàn tay trắng 48. Hiếm như vàng 49. Ho ra bạc khạc ra tiền 50. Khỉ chê khỉ đỏ đít 51. Khuôn vàng thước ngọc 52. Lá ngọc cành vàng (Cành vàng lá ngọc) 53. Lá thắm chỉ hồng 54. Lấm lưng trắng bụng 55. Lập lờ đánh lận con đen (Nhập nhằng đánh lận con đen) 56. Lầu hồng gác tía (Cửa tía lầu son, Lầu son gác tía) 57. Lo bò trắng răng 58. Lòng son dạ sắt ( Lòng son dạ đá, Gan sắt lòng son) 59. Lòng vàng dạ ngọc 60. Lời vàng ý ngọc 61. Má đào mày liễu 62. Má hồng răng đen 63. Má phấn môi son (Môi son má phấn) 64. Mắt đỏ như mắt cá chày 65. Mắt đỏ như miếng tiết 66. Mắt xanh mỏ đỏ 67. Mặt đỏ như đồng tụ 68. Mặt đỏ như gà chọi 69. Mặt đỏ như gạch cua nướng 70. Mặt đỏ như gấc (chín) 71. Mặt đỏ như mặt trời 72. Mặt đỏ như quan công 73. Mặt đỏ như vang 74. Rừng xanh núi đỏ 75. Xanh vỏ đỏ lòng PHỤ LỤC 8 DANH SÁCH NHỮNG ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ CHỨA TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC 1. A black day: ngày đen tối, ngày không may mắn. 2. A black look: cái nhìn giận dữ. 3. A black list: danh sách đen. 4. A black mark: vết nhơ. 5. A blue-eyed boy: con cầu con khẩn. 6. A blue-collar worker/job: lao động chân tay. 7. A boil from the blue: tin sét đánh. 8. A green belt: vành đai xanh. 9. A red herring: đánh trống lãng 10. A red letter day: ngày vui vẻ, ngày lễ. 11. A purple passage in a book: đoạn văn hoa mỹ 12. A white-collar worker/job: công chức, làm việc văn phòng. 13. A whited sepulchre: kẻ đạo đức giả 14. Be as green as grass: chưa có kinh nghiệm, còn non nớt 15. Be green: còn non nớt, chưa có kinh nghiệm 16. Be / (go / turn) as red as a beetroot: đỏ như gấc (vì ngượng) 17. Be yellow: hèn nhát 18. Beet red: thẹn thùng 19. Beyond the black stump: vẫn còn tiến xa hơn nữa 20. Black and blue: bị bầm tím 21. Black and white: mọi sự rõ ràng, đầy đủ chứng cứ 22. Black ice: băng đen 23. Black hole: lỗ đen 24. Black sheep: đứa con bị bỏ rơi 25. Blackball: phiếu đen (phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu) 26. Back leg: kẻ phản bội 27. Black out: tình trạng mất ý thức tạm thời 28. Blue blood: dòng dõi hoàng tộc 29. Boys in blue: cảnh sát 30. Browned off: chán ngấy 31. Catch someone red-handed: bắt quả tang 32. Disapear/vanish/go off into the blue: biến mất tiêu 33. Feeling blue: cảm thấy buồn chán. 34. Grass is always greener on the other side: đứng núi này trông núi nọ. 35. Go blue: phớt lờ 36. Go/turn grey: đầu hai thứ tóc (dấu hiệu tuổi già) 37. Green around the gills: trông bệnh hoạn. 38. Green fingers: người làm vườn giỏi 39. Green light: cho phép ai làm điều gì. 40. Green room: phòng chờ đợi của diễn viên trong nhà hát. 41. Green thumb: người làm vườn giỏi 42. Green with envy: ganh tỵ 43. Green-eyed monster: thói ganh tỵ 44. Green horn: người dễ bị lừa gạt 45. Grey area: mập mờ, chưa rõ đúng, sai 46. Grey Cardinal: người chi phối ở hậu trường 47. Grey eminence : kẻ tâm phúc, mưu sĩ 48. Grey matter: chất xám, trí tuệ 49. Grey pound: khả năng kinh tế của người cao tuổi 50. Have the blues: cảm giác buồn chán 51. Hot as blue blazes: sự nhiệt tình 52. In the black mood: tâm trạng giận dữ 53. In the black: có tiền trong ngân hàng 54. In the black books: bị ai ghét bỏ 55. In the green: còn trẻ, ít kinh nghiệm 56. In the pink: tình trạng sung sức 57. In the red: thiếu nợ ngân hàng 58. Jet-black (As black as jet): đen nhánh, đen như hạt huyền 59. Not a red cent: không còn một xu. 60. Like white on rice (US): rất rần gũi, thân mật 61. Once in a blue moon: hiếm khi, thỉnh thoảng 62. Out of the blue: đột nhiên 63. Paint the town red: ăn chơi thả cửa 64. Pink slip: thư xin nghỉ việc 65. Put more green into something: tiêu xài nhiều hoặc tăng cường đầu tư vốn 66. Red- dog: tiền vệ đội bóng 67. Red eye: chuyến bay cất cánh lúc nửa đêm 68. Red ink: sự thua lỗ 69. Red light district: khu kinh doanh mại dâm 70. Red mist: giận dữ quá mức, không còn tự chủ 71. Red- necked: giận dữ; độc ác 72. Red rag to a bull: chọc giận ai đó 73. Red tape: thói quan liêu 74. Reds under the bed: cách nói mỉa mai về âm mưu của cuộc cách mạng 75. Red hands: những bàn tay đẫm máu 76. Red battle: cuộc huyết chiến, chiến đấu ác liệt 77. Red in tooth and claw: giận điên người 78. Roll out the red carpet: đón chào nồng nhiệt 79. See red: nổi giận bừng bừng. 80. Talk a blue streak: thao thao bất tuyệt 81. The pot calls the kettle black: nồi chê ấm đen (tương đương: lươn ngắn chê lịch dài) 82. The pink of health: tình trạng sung sức nhất 83. The brown: bầy chim đang bay 84. Thin blue line: được dùng chỉ cảnh sát khi ở tình trạng giữa sự kỷ luật và lộn xộn 85. Tickled pink: làm hài lòng. 86. Till you're blue in the face: nói hết lời 87. To be as white as a sheet : xanh như tàu lá 88. To cast a yellow look at: nhìn ai bằng con mắt ghen ghét 89. To fire into the brown: bắn vào đám đông 90. To be purple with rage: giận đỏ mặt tía tai 91. To be born to the purple: được tôn làm giáo chủ 92. To be born of the purple: dòng dõi vương giả 93. To have white hands: người trong sạch, vô tội 94. To turn (go) white: tái nhợt đi 95. To bleed white: bòn rút của cải 96. To cast a yellow look at: nhìn bằng con mắt ghen ghét 97. To cry blue murder: la ó om sòm 98. True blue: trung thành, người trung thành 99. Walk the green mile: điều không thể tránh khỏi 100. White feather: tính hèn nhát 101. White hope: người đem đến hi vọng cho đội, cho phòng,… 102. White lie: lời nói dối vô hại. 103. White livered: người hèn nhát 104. White room: căn phòng sạch sẽ 105. Work like a black: làm việc rất vất vả 106. Whiter than white: tính trung thực 107. White wash: thắng trắng, thắng lớn 108. Yellow press: báo lá cải 109. Yellow streak: tính cách nhút nhát 110. Yellow-bellied: người hèn nhát 111. Yellow dog: người đê tiện, người đáng khinh 112. Yellow-dog fund: quỹ đen, quỹ bí mật ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7489.pdf
Tài liệu liên quan