Tóm tắt Luận án - Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, giao lưu văn hóa có vai trò quan trọng đặc biệt trong thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 210/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Chiến lược này đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ yếu để phát triển văn hóa đối ngoại nhằm khai thông quan hệ với cá

pdf24 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nước trong khu vực, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đã được thiết lập đi vào chiều sâu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định: Cùng với phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, giao lưu văn hóa phải là một trong những hoạt động cơ bản, cốt lõi để quảng bá văn hóa dân tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa nhân loại. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa là tiền đề để Việt Nam hội nhập sâu rộng, phát triển toàn diện đất nước trong bối cảnh mới. Với nhận thức đó, Việt Nam mong muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Đến nay chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó, Nhật Bản là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là mối quan hệ truyền thống lâu đời, chưa bao giờ tốt đẹp như hiện tại. Ngoài hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản đã trở hành điển hình trong hoạt động giao văn hóa nói chung của Việt Nam. Đài Tiếng nói Việt Nam (Radio The voice of Viet Nam-VOV)-Cơ quan truyền thông đa phương tiện hiện đại bậc nhất của Việt Nam, có chương trình phát thanh Tiếng Nhật sớm nhất và duy nhất ở Việt Nam (thành lập 29/4/1963), trực tiếp là nơi giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Nhiều người Nhật Bản biết đến Việt Nam, yêu Việt Nam qua "Tiếng nói Việt Nam". Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu như một hệ thống chuyên biệt nhìn dưới góc độ văn hóa học. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS), nhận thấy việc nghiên cứu đề tài "Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV" là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của giao lưu văn hóa giữa hai nước, khẳng định vai trò ngày càng gia tăng của VOV trong việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa, luận án 2 đánh giá thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động hoạt động truyền thông của VOV, từ đó dự báo xu hướng và khuyến nghị một số giải pháp góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản vì mục tiêu hòa bình, thịnh vượng của cả hai quốc gia. 2.2. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ khái niệm giao lưu văn hóa, truyền thông và vai trò của truyền thông trong giao lưu văn hóa. - Tổng quan về giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản từ quá khứ đến hiện tại. - Khảo sát, đánh giá thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản thông qua hoạt động truyền thông của VOV trong những năm qua. - Dự báo xu hướng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản và khuyến nghị các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông của VOV. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông của VOV (nhấn mạnh tới phát thanh Tiếng Nhật, hoạt động của Cơ quan Thường trú Đài VOV tại Tokyo, Nhật Bản). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Lịch sử quan hệ giao lưu giữa Việt Nam-Nhật Bản có từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, luận án tập trung vào nghiên cứu một số hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động của VOV 3 năm trở lại đây khi VOV trở thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện. - Về phạm vi khảo sát: Luận án tập trung khảo sát thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong chương trình phát thanh tiếng Nhật, website tiếng Nhật của VOV, hoạt động của Cơ quan thường trú VOV tại Nhật Bản và hoạt động hợp tác giữa VOV và NHK. Đây là những hoạt động chủ yếu phản ánh được toàn diện quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV. - Về nội dung khảo sát: Trong luận án này, NCS khảo sát, đánh giá thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản thông qua các nội dung và hình thức hoạt động cụ thể của VOV. Đó là các chuyên mục trong các chương trình phát thanh, là các hoạt động văn hóa nghệ thuật giới thiệu về văn hóa, con người của hai nước... Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản mang tính hai chiều, một mặt là giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người Nhật Bản, hai là giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến với người Việt Nam. Luận án cũng sẽ khảo sát cả hai nội dung này. 4. Lý thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng lý thuyết giao lưu văn hóa và giao lưu văn hóa trong hoạt động truyền thông nhằm nhìn nhận sự gặp gỡ, trao đổi giữa hai nền văn hóa Việt Nam-Nhật Bản như là một biểu hiện của quy luật giao lưu văn hóa. Quan hệ giao lưu văn hóa này được đặt trong mối quan hệ với tổng thể xã 3 hội, dưới tác động của phương tiện truyền thông (cụ thể ở đây là qua hoạt động của VOV). Lý thuyết giao lưu văn hóa được vận dụng vào để nghiên cứu giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản thông qua hoạt động truyền thông VOV là nghiên cứu sự trao truyền, chia sẻ giá trị văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua bốn hoạt động của Đài VOV là: (1) Chương trình phát thanh tiếng Nhật của VOV; (2) Hoạt động của website tiếng Nhật của VOV; (3) Hoạt động của Cơ quan thường trú tại Nhật Bản; (4) Hoạt động hợp tác giữa VOV và NHK. Từ đó, luận án có thể đưa ra khuyến nghị cần thiết để đẩy mạnh giao lưu văn hóa Việt - Nhật trong thời gian tới. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhận diện rõ ưu thế và vai trò của các phương tiện truyền thông trong thúc đẩy giao lưu văn hóa thời kỳ toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác động, vai trò của VOV đối với hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, luận án đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình truyền thông của VOV và của Đài Việt ngữ-NHK Nhật Bản trong quan hệ giao lưu văn hóa Nhật-Việt và Việt-Nhật. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tăng cường quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và góp phần mở rộng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Luận án có thể làm dùng làm tài liệu tham khảo cho những học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, xã hội học, truyền thông, cán bộ, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên của ngành phát thanh và truyền hình Việt Nam và Nhật Bản quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, lịch sử VOV, vai trò của VOV trong hoạt động tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án chia thành 4 chương, 14 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản Ở cấp độ giao lưu văn hóa,có rất nhiều cuốn sách, đề tài luận án Tiến sĩ, công trình nghiên cứu bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài đề cập. Ở Việt Nam với những tác phẩm của các tác giả Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Phạm Duy Đức, Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo, Phan Ngọc đã đưa ra nhiều định nghĩa giao lưu văn hóa từ các cách tiếp cận khác nhau. Ở góc độ giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, có rất nhiều tác phẩm của các tác giả như Phan Ngọc, Phan Hải Linh, Nguyễn Tiến Lực, Vũ Thị Phụng nghiên cứu, đề cập tới từng góc độ. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh đã tổng hợp một số tác phẩm mới nhất của cả nhà nghiên cứu, chính trị gia Việt Nam, các đề tài, công trình nghiên cứu của cả Việt Nam và Nhật Bản nghiên cứu sâu về giao lưu văn hóa giữa hai nước. Dù các công trình, đề tài của các tác giả khác nhau, với góc độ tiếp cận khác nhau và đưa ra những khái niệm khác nhau về giao lưu văn hóa, song đều có một sự thống nhất về tính tính tích cực trong giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong tiến trình lịch sử đã đóng góp vào tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước, sự phát triển chung của mỗi nước. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới truyền thông và truyền thông trong lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản Một cách tiếp cận tương đối đầy đủ và hệ thống về lĩnh vực văn hóa truyền thông trước hết được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, nhất là trong giai đoạn những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Trong số những tác giả đáng chú ý, trước hết nghiên cứu sinh muốn nhắc đến Raymond Williams (1921-1988), là một nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình về chính trị, văn hóa và truyền thông đại chúng người xứ Wales. Các công trình của ông đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến các vấn đề văn hóa và chính trị. Liên quan đến truyền thông mà cụ thể là truyền thông VOV, nghiên cứu sinh xin thống kê một số cuốn sách mới được xuất bản năm 2016 và một số cuốn sách xuất bản trước đó bằng tiếng Nhật để có những góc nhìn mới về truyền thông trong hoàn cảnh mạng xã hội đang lấn lướt truyền thông truyền thống và chính thống. Từ đó nhận biết sự tác động, ảnh hưởng hai mặt của truyền thông trong đó có VOV đối với hoạt động giao lưu văn hóa nói chung và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản nói riêng. Tác giả Ikegami Akira trong cuốn sách心をつなぐニュース (tạm dịch là Thông tin kết nối trái tim) xuất bản tháng 6 năm 2011 tại Tokyo đã đề cập tới sức mạnh của truyền thông là sức mạnh của sự gắn kết, trao truyền giá trị văn hóa của Nhật Bản đến với thế giới. Phạm Thái Việt với cuốn sách Ngoại giao văn hóa cơ sở và lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng, Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội, 2012, đã phân tích rõ vai trò của truyền thông và thông tin trong chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh. Tác giả đã nhận định rằng, truyền thông sẽ thúc đẩy quá trình di truyền văn hóa (xét trong nội bộ cộng đồng truyền thống) và mô phỏng văn hóa (xét trong quan hệ giữa các cộng đồng với nhau). 5 Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng đã dẫn chứng một số tác phẩm của các tác giả Nhật Bản từng sống và làm việc tại Việt Nam, gắn bó với Việt Nam như nguyên Đại sứ Mitsuo Sakaba, đương kim Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản Kazuo Shii về vai trò của truyền thông Việt Nam nói chung bao gồm VOV đối với việc thúc đẩy giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa giữa hai nước. Các tác giả cũng đánh giá rằng quan hệ hai nước là quan hệ kiểu mẫu mà cộng đồng quốc tế cần tham khảo. 1.1.3. Nhận xét chung và những vấn đề luận án tiếp tục cần nghiên cứu Xuất phát từ những nghiên cứu trước đó liên quan tới đề tài, NCS tiếp tục đặt ra một số vấn đề để đi sâu nghiên cứu. Đó là: - Làm rõ những vấn đề giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong bối cảnh hai quốc gia đang tăng cường đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và vai trò của VOV với hoạt động đẩy mạnh giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản. - Làm rõ thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV hiện nay. - Dự báo và khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới. Những công trình nghiên cứu đã công bố của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và rất cần thiết để NCS thực hiện luận án này. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Cơ sở lý luận 1.2.1.1. Khái niệm giao lưu văn hóa Có hàng trăm khái nhiệm về giao lưu văn hóa. Trong luận án, NCS đã đưa ra một số khái niệm, và đưa ra khái niệm Giao lưu văn hoá là qúa trình gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi lẫn nhau giữa nền văn hoá này với một nền văn hoá khác, tạo nên sự biến đổi của một hoặc của tất cả các nền văn hóa tham gia vào quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi đó. NCS cũng dẫn chứng một số khái niệm, thuật ngữ liên quan tới giao lưu văn hóa như; tiếp biến, tiếp xúc, giao tiếp liên văn hoá, giao thoa văn hoá, đối thoại văn hoá... với mục đích làm nổi bật khái niệm giao lưu văn hóa. NCS cũng nhậ ra bản chất của những khái niệm đó, thuật nhữ đó là giống nhau, tuy nội dung và hình thức biểu hiện của chúng lại khác nhau. 1.2.1.2. Khái niệm truyền thông Truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin giữa bên truyền thông tin và tiếp nhận thông tin thông qua ngôn ngữ, chữ viết, hay sự biểu hiện trạng thái tâm lý, biểu tượng...nhằm mục đích lý giải lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong qua trình biến đổi của xã hội. Ngoài việc đưa ra khái niệm trên về truyền thông, NCS cũng lý giải vai trò của phát thanh VOV trong tiến trình lịch sử. Hiện nay, phát thanh dần dần đang trở lại với vai trò ưu thế. Cuốn Truyền thông giao lưu văn hóa với vấn đề bảo vệ lợi ích và an ninh văn hóa quốc gia do Lê Thanh Bình và Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên, NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2015 đã đưa ra khái niệm truyền thông giao lưu văn hóa như sau: "Truyền thông giao lưu văn hóa chính là quá trình tương tác, trao đổi các hoạt động văn hóa, thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến các giá trị văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa và tiếp thu các giá trị văn hóa mới. Truyền thông giao lưu văn hóa là cầu nối giữa các nền văn hóa, tạo điều kiện cho các nền văn hóa tiếp xúc, trao đổi, hiểu biết nhau và tiếp biến, 6 học hỏi các giá trị văn hóa của nhau". 1.2.1.3. Vai trò của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Vai trò của giao lưu văn hoá thể hiện ở những nội dung sau đây: Thứ nhất, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ của các dân tộc khác Tiếp xúc là học tập người ta để nắm được chính cái tinh thần đã tạo nên được một văn hoá cao hơn mình. Giao lưu văn hoá vừa là để phát huy truyền thống dân tộc, vừa là để làm mạnh dân tộc. Bản sắc văn hoá chính là nền tảng của giao lưu văn hoá. Tuy nhiên bản sắc này trong quá trình giao lưu sẽ trở nên phong phú hơn, đẹp đẽ hơn và toàn diện hơn. Thứ hai, thấu hiểu các nền văn hóa. Mỗi một dân tộc, quốc gia tự thấu hiểu văn hóa tự thân, sau đó lại thấu hiểu giá trị của các nền văn hoá khác. Từ đó loại trừ những cái không phù hợp để giao lưu, loại bỏ những cái xấu. Tuy nhiên, có những trường hợp văn hóa độc hại lại được lan nhanh trong xã hội hơn cả những cái tốt đẹp. Ở Nhật Bản coi thấu hiểu văn hóa khác mình là một yếu tố cần thiết để phát triển chính mình. Thứ ba, giới thiệu, quảng bá lịch sử, đất nước, con người, văn hoá của dân tộc, quốc gia ra thế giới. Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa là "thời cơ vàng" để chúng ta học hỏi được nhiều điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt, chọn lọc được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu và phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, thực hiện đúng phương châm "Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam". Thứ tư, giao lưu văn hoá thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, thúc đẩy sự sáng tạo của văn hoá. Nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trong chính sách phát triển của mình đều gắn tăng cường giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa. Chính sự cọ sát của chúng ta với một môi trường văn hóa khác nào đó sẽ giúp chúng ta có sự so sánh, từ đó rút ra những ý tưởng mới cho sự phát triển văn hóa. Ở Việt Nam, phương châm "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội", đã được thực hiện trong nhiều năm nay và đạt được những kết quả quan trọng. Thứ năm, giao lưu văn hoá cũng có thể dẫn tới sự áp đặt, kìm hãm sự phát triển văn hoá. Trong lịch sử phát triển văn hoá của Việt Nam, chúng ta đã trải qua những cuộc tiếp xúc văn hoá với bên ngoài. Có ba cuộc tiếp xúc văn hoá: Lần thứ nhất là thời kỳ tiếp xúc văn hoá Đông Nam Á mà chủ yếu là từ Ấn Độ sang, lần thứ hai là tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, và lần thứ ba là tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây. Ở cả ba thời kỳ này, thật tuyệt vời khi nền văn hoá của chúng ta đã tiếp thu được những tinh hoa từ bên ngoài, làm giàu thêm, phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, và hoàn toàn không bị "lai căng". 1.2.1.4. Tác động của truyền thông đối với giao lưu văn hóa - Hiểu mình là ai và muốn gì ? Trong thế giới hiện nay, hình ảnh quốc gia của một đất nước luôn luôn tỷ lệ thuận với sức ảnh hưởng và hấp dẫn văn hóa của quốc gia đó trên thế giới. Sức ảnh hưởng, sức hấp dẫn lại tương đồng với khả năng cung cấp sản phẩm văn hóa cho thế giới của quốc gia đó. 7 - Tác động tinh tế, nhẹ nhàng, thân thiện. Phương pháp truyền thông giao lưu văn hóa nhằm mục đích chiến lược của quốc gia hay chỉ tuyên truyền đối ngoại đều cần sự tinh tế, nhẹ nhàng, khôn khéo. Đó cũng chính là biến tuyên truyền thô thiển, lộ liễu, hành chính, phong trào thành truyền thông giao lưu văn hóa bài bản, đậm tính văn hóa, nhân văn, thân thiện, hữu nghị mà vẫn kín đáo. - Tác động tới xây dựng chiến lược, triển khai hoạt động giao lưu văn hóa. Truyền thông phải nắm vững những hình thái đó để có thể hiểu rõ nhu cầu văn hóa nước đó như thế nào, yêu cầu ra sao để có thể tư vấn cho việc xây dựng, triển khai văn hóa của quốc gia mình cho phù hợp. 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp liên/đa ngành Đối tượng nghiên cứu của luận án là giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động truyền thông VOV mang tính liên ngành rõ, vì thế, trong luận án, NCS sử dụng phương pháp liên ngành văn hóa học, truyền thông học, quốc tế học, xã hội học để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Vận dụng những tư liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, làm rõ hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, tác động của VOV trong tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa đó. Đồng thời vận dụng những tư liệu thực tiễn của nghiên cứu sinh trong việc tuyên truyền, tổ chức, kết nốigiao lưu văn hóa hai nước. - Phương pháp điều tra xã hội học Nghiên cứu sinh thực hiện điều tra thính giả Nhật Bản về các chương trình của VOV liên quan tới văn hóa, giao lưu văn hóa, giao lưu con người giữa hai nước để có thông tin chính xác và khách quan. - Phương pháp điền dã thực tế, quan sát, tham dự Nghiên cứu sinh trực tiếp tham gia vào các chương trình giới thiệu văn hóa, đời sống xã hội Việt Nam bằng Tiếng Nhật đến với thính giả Nhật Bản và những người biết tiếng Nhật trên toàn thế giới. Thực tế tại một số nơi mang đậm dấu ấn bang giao giữa hai nước tại Việt Nam và Nhật Bản. - Phương pháp thống kê so sánh Thống kê, so sánh những dữ liệu, tài liệu về giao lưu văn hóa Việt Nam- Nhật Bản, thống kê những hoạt động truyền thông của VOV trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển có liên quan tới giao lưu văn hóa hai nước. Đồng thời so sánh với hoạt động truyền thông của chương trình phát thanh Tiếng Việt của NHK trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước. - Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu sinh đã trực tiếp phỏng vấn các nhà Lãnh đạo, nhà quản văn hóa, chuyên gia văn hóacủa hai nước về vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Đây cũng là nguồn tư liệu mới, sát thực tế có tính định hướng thúc đẩy phát triển giao lưu văn hóa thường xuyên như một nhu cầu không thể thiếu. Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM-NHẬT BẢN QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VOV 2.1. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM- NHẬT BẢN Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản là mối quan hệ lâu đời, được dựa trên nền tảng giao lưu thương mại và giao lưu văn hóa hàng nghìn năm trước. 8 Hai nước lại cùng nằm chung trong vùng văn hóa Châu Á, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, dễ gần, dễ thông cảm và dễ thân thiện với nhau. Do vậy, mối quan hệ này là mối quan hệ qua lại phục vụ lợi ích chung cho dân tộc và nhân dân hai nước. Quan hệ hai nước manh nha từ thế kỷ thứ 8, phát triển cực thịnh vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Dấu ấn đó còn tồn tại đến ngày nay đó là Hội An, nơi có Phố Nhật Bản, ghi dấu thời kỳ giao thương phát triển và giao lưu văn hóa. Đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử, có một Công chúa Việt Nam được gả cho một thương gia người Nhật Bản. Vào đầu thế kỷ 20, Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã cùng nhiều thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập kinh nghiệm với mục đích giải phóng dân tộc đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Sự kiện này cho tới ngày nay vẫn được nhân dân hai nước nhắc tới như một minh chứng cho quan hệ hai nước. Quan hệ hai nước có những lúc thăng trầm. Tuy nhiên việc thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước vào năm 1973, nối lại viện trợ ODA cho Việt Namgiúp quan hệ hai nước ngày càng trở nên nồng ấm. Từ năm 2005 đến nay, lãnh đạo hai nước thường xuyên có chuyến thăm lẫn nhau, ký kết hàng loạt hiệp định hợp tác, văn bản thỏa thuận trong đó có nhiều thỏa thuận liên quan tới giao lưu văn hóa giữa hai nước. Năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã vượt con số 10 tỷ USD. Tính đến tháng 12 năm 2012, Nhật đã đầu tư 1700 dự án với tổng kim ngạch đầu tư lên tới 29 tỷ USD trở thành một trong những nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đến hết năm 2016 đạt 42 tỷ USD, phấn đấu đến năm 2020 đạt 60 tỷ USD. Bên cạnh đó, quan hệ văn hoá, giáo dục phát triển hơn bao giờ hết. Tháng 1/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chọn Việt Nam là 1 trong 3 nước trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm mới. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Abe và các lãnh đạo Việt Nam đã cam kết tiếp tục tăng cường quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt cuối tháng 2, đầu tháng 3/2017, Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã chính thức thăm Việt Nam. Đây là sự kiện đặc biệt bởi Nhà Vua và Hoàng hậu hiếm khi công du nước ngoài. Chuyến thăm đã thành công rực rỡ bởi tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Nhà Vua và Hoàng hậu được thể hiện một cách kính trọng nhưng vô cùng ấm áp. Điều này khiến tình cảm nhân dân hai nước ngày càng thêm gần gũi. Tháng 6 năm 2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị tương lai châu Á, hứa hẹn những dự án mới và hiệu quả trong quan hệ hai nước. Mối quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản, trong đó có hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước đã có từ rất sớm và ngày càng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Hai nước lại cùng nằm chung trong vùng văn hóa Châu Á, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, dễ gần, dễ thông cảm và dễ thân thiện với nhau. Do vậy, mối quan hệ này là mối quan hệ qua lại phục vụ lợi ích chung cho dân tộc và nhân dân hai nước. 2.2. CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 2.2.1. Chính sách ngoại giao văn hóa Việt Nam Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam xác định cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại. 9 Ngoại giao văn hóa được ví như "quyền lực mềm" vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Ngoại giao văn hoá Việt Nam là một hoạt động ngoại giao đặc thù, sử dụng công cụ văn hoá để đạt được các mục tiêu ngoại giao và sử dụng ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp văn hoá. Các hoạt động ngoại giao văn hoá được thực hiện qua các hình thức văn hoá, nghệ thuật bao gồm: Nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hoá, thông tin, ẩm thực, các ấn phẩm văn học VOV giống như sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, soi lại quá khứ, tìm thấy sự thăng hoa của giao lưu văn hóa hai nước, so sánh với hiện tại làm phong phú thêm sinh động thêm hoạt động giao lưu văn hóa trong tương lai. Trong xu thế văn hóa đang hội nhập thế giới sâu rộng, VOV là người phát ngôn chính thức của Việt Nam trong việc tuyên truyền những chiến lược ngoại giao văn hóa, đồng thời chủ trì, tham gia trực tiếp vào những cuộc hội thảo, hoạt động giao lưu văn hóa thúc đẩy quảng bá văn hóa Việt Nam đến với công chúng Nhật Bản, góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử văn hóa lẫn nhau, tiến tới mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. 2.2.2. Chính sách ngoại giao văn hóa Nhật Bản Trong xu thế chung hiện nay chính sách ngoại giao văn hoá Nhật Bản hướng tới tìm kiếm sự thịnh vượng riêng của mình trong sự thịnh vượng của thế giới. Nói cách khác, người dân Nhật Bản cần phải nhận thức sâu sắc về ngoại giao văn hóa và sự tham gia của Nhật Bản trong các hoạt động quốc tế. Ba mục tiêu Một là, thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản và nâng cao hình tượng Nhật Bản cũng như giành được tín nhiệm. Hai là, tránh khỏi xung đột, tăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau. Ba là, bồi dưỡng giá trị và quan niệm văn hóa chung của toàn nhân loại. Ba trụ cột tinh thần Dạng thức văn hóa mang văn hóa tự thân "truyền bá" ra ngoài, "hấp thu" văn hóa ngoại quốc ưu tú trong giao lưu "cộng sinh" ra cái mới. Truyền bá, hấp thu và cộng sinh là ba quan niệm lớn của ngoại giao văn hóa Nhật Bản và là ba trụ cột tinh thần lớn. Sự tự tin văn hoá Nhật Bản coi văn hóa là một loại nối dài của kinh tế, một loại xúc giác. Do văn hóa có tác dụng mà kinh tế và chính trị đều không có, nên những chỗ thông qua chính trị, kinh tế mà không đạt được thì tất nhiên phải thông qua văn hóa để hoàn thành. Điều quan trọng hơn, phương thức của văn hóa là một loại phương thức hòa bình, một loại phương thức làm cho người ta trong quá trình vui vẻ, trầm lắng lại giành được thành công. Điều đáng chú ý là, Nhật Bản đã không quá chú trọng bảo hộ truyền thống văn hóa mà quan tâm đến văn hóa hiện thời. Hơn nữa, truyền bá văn hóa đã trở thành nghĩa vụ của toàn xã hội. Điểm nổi bật là chiến lược ngoại giao văn hóa không nhấn mạnh những cái gọi là an ninh văn hóa, xâm lược văn hóa. Điều này có thể gọi là sự tự tin văn hóa. 2.3. KHÁI QUÁT VỀ VOV VOV được thành lập ngày 7/9/1945 là cơ quan duy báo chí duy nhất của Việt Nam có đủ các loại hình báo chí với báo nói, báo viết, kênh truyền hình VOVTV và báo điện tử. Đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ thông tin, trong sự cạnh tranh khốc liệt của các thể loại truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là công cụ của tuyên truyền quan trọng bậc nhất của Việt Nam, là một trong 10 những Đài có qui mô lớn và hiện đại ở khu vực Châu Á. Trong VOV có chương trình phát thanh Tiếng Nhật ra đời từ năm 1963 đóng góp tích cực vào việc tăng cường giao lưu giữa nhân dân Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra VOV cũng đã cho ra đời trang báo điện tử bằng tiếng Nhật, truyền tải những thông tin được người Nhật Bản quan tâm, giúp tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đài Tiếng nói Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác tuyên truyền với một số cơ quan truyền thông của Nhật Bản như NHK, Jiji Press, thường xuyên có những trao đổi nghiệp vụ, tổ chức giao lưu không chỉ với những cơ quan trong lĩnh vực báo chí mà còn mở rộng ra trong lĩnh vực khác. Điển hình năm 2015, Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp với Hội Trà đạo, Hoa đạo Nhật Bản tổ chức thành công giao lưu văn hóa Việt-Nhật tại trụ sở của Đài, với sự tham gia của 67 nghệ nhân Nhật Bản và hàng ngàn người yêu thích văn hóa Việt Nam, văn hóa Nhật Bản. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành công cụ tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước, thành tựu Việt Nam đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu hình ảnh, đất nước, con người, nét đẹp văn hoá của Việt Nam ra bạn bè thế giới. 2.4. HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM-NHẬT BẢN VỚI SỰ THAM GIA CỦA VOV VÀ ĐÀI NHK Trong những năm gần đây hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản thực sự phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng. Hàng năm, có hàng trăm sự kiện giao lưu văn hóa như: hội thảo văn hóa Việt - Nhật, tuần lễ phim Nhật tại Việt Nam, triển lãm ảnh, thi hùng biện tiếng Nhật, thi "Bạn biết gì về Việt Nam" trên VOV. Đó thực sự là nguồn thông tin dồi dào cho việc tuyên truyền hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Nhật của VOV và Đài NHK Nhật Bản. 2.4.1. Giao lưu văn hoá và văn nghệ Từ năm 2000 trở đi, có bước tiến lớn trong quan hệ văn hóa giữa hai nước, khi các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật song phương nở rộ. Hàng năm, luân phiên, Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản, và ngược lại Lễ hội văn hóa Nhật Bản cũng được tổ chức ở Việt Nam, thu hút sự chú ý của nhân dân hai nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được mở rộng ra các địa phương, không còn bó hẹp trong Tokyo và đã trở thành sự kiện không thể thiếu trong quan hệ hai nước. Ngoài ra các hoạt động dịch sách, thi người đẹp hai nước cũng diễn ra sôi nổi làm phong phú thêm tinh thần của nhân dân hai nước. 2.4.2. Hoạt động giáo dục tiếng Nhật và tiếng Việt Theo kết quả của cuộc khảo sát gần đây nhất về việc đào tạo tiếng Nhật ở nước ngoài của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, nếu không tính nước Nhật thì hiện có gần 2,98 triệu người ở 133 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang theo học tiếng Nhật. Tuy nhiên, nếu tính cả số người đang tự học tiếng Nhật, con số thống kê trên có thể được cao hơn gấp nhiều lần. Theo số liệu đến năm 2016, số người học tiếng Nhật ở Việt Nam là hơn 65.000 người. Chương trình phát thanh tiếng Nhật - Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng nhiều chương trình "Vui học tiếng Việt", thu hút nhiều thính giả Nhật Bản đã học tiếng Việt qua chương trình này. Đồng thời, chương trình của Đài NHK Nhật cũng đã mở chuyên mục "Vui học tiếng Nhật" nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Nhật của thính giả người Việt Nam. 2.4.3. Nghiên cứu Nhật Bản học, Việt Nam học 11 Hoạt động nghiên cứu Nhật Bản học, Việt Nam học có từ sớm. Tuy nhiên, phải tới sau này, đặc biệt từ những năm 2000, hoạt động nghiên cứu này mới phát triển. Năm 2009, lần đầu tiên tất cả các nhà nghiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_giao_luu_van_hoa_viet_nam_nhat_ban_trong_hoa.pdf
Tài liệu liên quan