Tóm tắt Luận án - Văn hóa vùng biển đảo Quảng ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH (QUA NGHIÊN CỨU CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đức Ngôn TS. Nguyễn Thị Việt Hương Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Lý

pdf28 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Văn hóa vùng biển đảo Quảng ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Chí Bền - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Võ Quang Trọng - Bảo tàng Dân tộc học Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Vào hồi..ngày..tháng..năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu về biển đảo gần đây đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngành nghiên cứu như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km, từ vùng ven biển đã mở ra vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế biển. Trong môi trường biển đảo cộng đồng cư dân sáng tạo ra nhiều di sản văn hóa có giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Vấn đề bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, trong đó có lễ hội truyền thống của mỗi vùng miền, đã và đang đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng văn hoá giữ vị trí, vai trò nền tảng cho sự phát triển của dân tộc. Những dấu ấn sâu đậm của lịch sử, của đời sống kinh tế - xã hội, tâm lý cộng đồng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... đều có thể tìm thấy trong văn hoá, đặc biệt là trong các lễ hội truyền thống. Bước vào thế kỷ XXI, trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định văn hoá truyền thống vẫn sẽ là một nguồn lực tạo nên động lực để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, văn hoá truyền thống (trong đó có lễ hội truyền thống) không phải lúc nào cũng được coi trọng đúng mức. Không ít nơi phục cổ một cách tuỳ tiện, thiếu định hướng, làm biến dạng các di sản văn hoá quý giá đó, thậm chí quay lưng lại với các giá trị văn hoá dân tộc, xem đó là cái bảo thủ, lỗi thời. Vì thế rất cần một thái độ khách quan, khoa học đối với di sản văn hoá, trong đó có lễ hội. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, thế kỷ XXI là "Thế kỷ của đại dương". Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2-2007) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" cũng ghi nhận ý kiến trên và nêu lên mục tiêu "vươn ra biển lớn". Và như thế, "con mắt cận duyên" phải được thay bằng "tầm nhìn đại dương". Để có "tầm nhìn đại dương" ấy không thể không nghiên cứu địa hình, khí hậu, môi trường sinh thái, phong tục, tập quán... của cư dân biển, là tác nhân sinh thành và phát triển những vùng văn hoá khác nhau. 1 Quảng Ninh là một vùng đất cổ. Các di chỉ khảo cổ học, các thư tịch cổ sưu tầm được đã minh chứng rõ điều này. Quảng Ninh tập hợp đầy đủ đặc điểm của hệ sinh thái nước ta, có đồi núi, đồng bằng, đặc biệt là có biển với sự đa dạng sinh học rất đáng chú ý. Quảng Ninh có hơn 20 tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hoá riêng, tiêu biểu, tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng của một vùng văn hoá độc đáo. Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch của Việt Nam. Điều đó cho thấy vị thế của Quảng Ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung là rất lớn. Chính vì vậy, từ góc nhìn địa - văn hoá, tác giả chọn đề tài “Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (Qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)” để nghiên cứu. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ hơn những nét đặc trưng, tính chất đa dạng, phong phú của lễ hội truyền thống Quảng Ninh trong lịch sử và hiện tại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một căn cứ khoa học góp phần định hướng quy hoạch phát triển văn hoá, tạo môi trường xã hội ổn định, bền vững, trong đó có việc khai thác lễ hội truyền thống như là một nguồn lực văn hoá để phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhận thức sâu về các yếu tố cấu thành và đặc điểm của văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vùng văn hóa biển đảo Quảng Ninh. - Tiến hành khảo sát, điền dã vùng biển đảo Quảng Ninh, đặc biệt tham gia vào các lễ hội truyền thống. - Mô tả các lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh ở cả ba nhóm: nội đồng, ven biển và hải đảo để làm rõ các yếu tố nội đồng và yếu tố biển. - Làm rõ những đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng 2 Ninh thông qua việc so sánh với các vùng biển đảo khác ở Bắc Bộ và Trung Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các lễ hội truyền thống ở vùng biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đề cập đến một số lễ hội tiêu biểu liên quan đến biển của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Bắc Bộ như Hải Phòng, Thái Bình và một số địa phương ở Trung Bộ để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt với lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh. -Về thời gian: Luận án khảo sát các lễ hội truyền thống vùng biển đảo hiện nay ở Quảng Ninh. Tư liệu khảo sát được thực hiện trong 7 năm (từ năm 2007 đến năm 2013). Dựa vào kết quả nghiên cứu, đối chiếu với các lễ hội truyền thống ven biển trước năm 1954 thông qua tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước để thấy các yếu tố truyền thống còn được bảo lưu trong các lễ hội hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp liên ngành: Tiếp cận vấn đề trên các phương diện địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội,... của tỉnh Quảng Ninh. - Phương pháp điền dã dân tộc học: Tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp điền dã để quan sát, tham dự vào các sinh hoạt văn hoá của cư dân địa phương với mục đích khảo tả một cách chân thực các hiện tượng trong các lễ hội truyền thống nhằm thu thập nguồn tư liệu xác thực, cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi ý kiến để thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến lễ hội truyền thống vùng biển đảo cũng được thực hiện. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được dùng để nhận thức sâu đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh với văn hóa vùng biển đảo khác. 5. Những đóng góp mới của luận án 3 - Phân loại lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh. - Mô tả những yếu tố văn hóa nội đồng và văn hóa biển trong lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh. - Ngoài việc tiếp cận với các tư liệu đã công bố, đề tài cũng sẽ công bố một số tư liệu mới. - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa vùng biển đảo QN và đối chiếu với các vùng biển đảo khác ở Bắc Bộ và Trung Bộ. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về văn hoá vùng hoặc địa chí văn hóa. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh Chương 2: Yếu tố nội đồng trong văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh thể hiện qua các lễ hội truyền thống Chương 3: Yếu tố biển trong văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh thể hiện qua các lễ hội truyền thống Chương 4: Đặc điểm của văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH 1.1. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Bắc Bộ Có thể khẳng định rằng nghiên cứu lễ hội truyền thống ven biển vùng Bắc Bộ chưa được chú trọng như Trung Bộ và Nam Bộ. Vì vậy, tài liệu viết về vấn đề này cũng không nhiều. Tiêu biểu là các bài viết của các tác giả như: Diệp Trung Bình có bài “Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam”; tác giả Nguyễn Thanh có bài, “Lễ hội trình nghề reo ống của làng Quang Lang”; công trình của Đỗ Lan Phương “Văn hóa vùng cửa sông Hồng như một dạng thức của văn hóa 4 biển Việt Nam (Qua nghiên cứu hai xã ở Nam Định và Thái Bình)”; năm 2012 Luận án tiến sĩ của Lê Thanh Tùng “Lễ hội cổ truyền cư dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay”... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Trung Bộ Về mặt địa lý, Trung Bộ là vùng tiếp giáp với biển nhiều nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, các nghiên cứu về văn hóa biển nói chung và lễ hội ven biển tập trung chủ yếu ở vùng này. Tiêu biểu là các công trình: Văn hóa cư dân Việt ven biển Phú Yên, Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng, Sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền làng biển Cảnh Dương, Biển trong lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn của Charles Wheeler 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Nam Bộ Nghiên cứu về lễ hội truyền thống ven biển Nam Bộ chủ yếu là các bài báo khoa học đề cập tới các thành tố của lễ hội truyền thống ven biển. Ngoài ra, trong nhóm tài liệu về vùng biển Nam Bộ còn có rất nhiều các công trình khác. Có thể kể đến Nguyễn Thanh Lợi, năm 2000 với “Tục thờ cá Ông ở Cần Thạch (Cần Giờ) và ven biển Nam Bộ”; hay tác giả Trần Quốc Vượng năm 2000 với bài “Hát cầu ngư - nét đẹp văn hóa làng biển” 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh Riêng về văn hoá vùng biển đảo Quảng Ninh, các công trình nghiên cứu về khảo cổ học khá nhiều. Điển hình là các bài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Khắc Sử. Năm 1986 ông có bài viết “Di chỉ Cái Bèo với tiền sử vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam”. Năm 1997 tác giả lại công bố công trình "Văn hóa biển tiền sử Việt Nam: mô hình và giả thiết” Đây là những công trình không chỉ có giá trị về khảo cổ học mà còn có giá trị về lý luận văn hóa vùng biển đảo. 1.2. Cơ sở lý luận về vùng văn hóa, văn hóa biển đảo và lễ hội truyền thống 1.2.1. Vùng văn hóa Những biểu hiện của văn hóa vùng vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện trên tất cả các mặt hoạt động của con người như: “lối sống, nếp sống của cư dân, như việc làm lụng, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội; các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nhất là văn hóa nghệ thuật dân 5 gian, âm nhạc, dân ca, kiến trúc, trang trí dân gian, và chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý của con người...”. Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, hệ thống các cấp bậc vùng văn hóa được phân chia với mức độ rộng, hẹp như sau: miền (khu vực), tiểu khu vực, vùng, tiểu vùng... Như vậy, trên cơ sở lý thuyết về văn hóa vùng của GS. Ngô Đức Thịnh, tác giả luận án bước đầu đưa ra khái niệm văn hóa vùng biển đảo QN làm cơ sở nghiên cứu: Văn hóa vùng biển đảo QN là văn hóa của một vùng biển đảo có lịch sử lâu đời, có sự tương đồng về dân cư, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có sự giao lưu văn hóa. Trải qua quá trình lao động và sáng tạo, cư dân vùng biển đảo QN đã tạo nên những đặc điểm văn hóa tiêu biểu (Đó là: đậm yếu tố nội đồng, đậm tính lịch sử, nhạt yếu tố biển). Những đặc điểm văn hóa này được thể hiện qua sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần (đặc biệt qua các lễ hội truyền thống), có thể phân biệt với văn hóa biển đảo các vùng khác. 1.2.2. Văn hóa biển đảo Tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu trước, chúng tôi mạnh dạn bước đầu đưa ra khái niệm văn hóa biển đảo như sau: văn hóa biển đảo là một hiện tượng văn hóa được bắt nguồn dưới tác động của môi trường biển đảo lên cuộc sống của con người. Từ đó, hình thành nên hệ thống những tri thức, các tục lệ, các giá trị, các biểu tượng văn hóa về biển đảo. Từ khái niệm, có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa biển đảo. Đó là: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính tương tác... Giống như những hiện tượng văn hóa khác, các biểu hiện cơ bản của văn hóa biển đảo (hay các thành tố của văn hóa biển đảo) là: văn hóa ẩm thực, văn hóa mặc, lễ tết và lễ hội, tôn giáo và tín ngưỡng, phong tục, tập quán 1.2.3. Lễ hội truyền thống 1.2.3.1. Khái niệm chung về lễ hội Lễ hội dân gian là thuật ngữ dùng để chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp bao gồm nhiều thành tố tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật dân gian..., diễn ra tại một địa điểm, một thời gian nhất định mang tính chu kỳ. Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng cư dân nhất định. Lễ hội gắn bó với 6 từng làng quê. Các làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ. Các tộc người khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau. 1.3. Khái quát về lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh 1.3.1. Cơ sở tự nhiên, xã hội của vùng biển đảo Quảng Ninh Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng: Vùng núi, vùng trung du; đồng bằng ven biển; vùng biển và hải đảo. Quảng Ninh có tất cả 30 con sông, suối với chiều dài trên 10 km. Theo qui định của Luật biển Việt Nam thì vùng biển đảo Quảng Ninh bao gồm: cửa sông, vũng vịnh, cửa biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Toàn tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện thị trong đó có 8 huyện, thị thuộc vùng biển đảo. Đó là: thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Yên Hưng (có đảo Hà Nam), huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà, huyện đảo Vân Đồn, huyện Cô Tô; 2 huyện có một phần giáp biển là: huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 thì dân số Quảng Ninh là 1.159.463 người trong đó nữ là 566,184 người. Tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ lệ 58,1%). Điểm nổi bật về kinh tế của vùng biển đảo là kinh tế du lịch. Bên cạnh đó kinh tế cảng biển, khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản cũng là những ngành kinh tế có vị trí quan trọng của vùng. 1.3.2. Số lượng và sự phân bố lễ hội ở vùng biển đảo Quảng Ninh Theo sự khảo sát của chúng tôi, hiện nay ở vùng biển đảo Quảng Ninh có 46 lễ hội truyền thống trên 7 đơn vị hành chính giáp biển và hải đảo. Tuy nhiên, sự phân bố lễ hội giữa các đơn vị hành chính có sự chênh lệch đáng kể. Nhiều nhất là huyện Yên Hưng, sau đó đến thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn, thành phố Móng Cái và rải rác ở huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, thành phố Cẩm Phả. 1.3.3. Phân loại lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh 1.3.3.1. Căn cứ để phân loại Căn cứ vào vùng không gian của lễ hội Quảng Ninh chúng tôi tạm chia lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh thành 3 nhóm lễ hội tiêu biểu: Nhóm lễ hội hải đảo, nhóm lễ hội ven biển và nhóm lễ hội nội đồng. 7 Sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Vì không gian văn hóa biển gồm cả khu vực đồng bằng ven biển, vùng biển gần bờ, vùng biển xa bờ, các đảo xa đất liền... nên việc xác định ranh giới giữa các khu vực trong một vùng biển đảo là rất khó khăn. Như một số nhà nghiên cứu đã nhận định, cư dân vùng ven biển quay lưng lại với biển và ngày càng tiến sâu vào đất liền, gần với đồng bằng. Quá trình này cũng phải mất một thời gian dài tương tác giữa con người với tự nhiên và ngược lại. Như vậy, việc phân chia thành 3 nhóm lễ hội nêu trên cũng phần nào phản ánh từng bước quá trình chuyển đổi từ ngư nghiệp sang nông nghiệp của cư dân, đồng thời nhằm mục đích nhận diện đặc điểm văn hóa của của vùng biển đảo Quảng Ninh. 1.3.3.2. Các loại lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh + Nhóm lễ hội hải đảo: Nhóm lễ hội hải đảo chiếm tổng số 20 lễ hội (43%) trong tổng số 46 lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh. + Nhóm lễ hội ven biển: Trong tổng số 46 lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh có 17 lễ hội trực tiếp ven biển, chiếm 37%, ít hơn so với nhóm lễ hội ở hải đảo. + Nhóm lễ hội nội đồng: Nhóm này có 9 lễ hội, chiếm 20%, chủ yếu tập trung ở huyện Yên Hưng, huyện Đầm Hà và thành phố Móng Cái. Tiểu kết: Lý thuyết về vùng văn hóa, văn hóa biển đảo và lễ hội truyền thống là cơ sở lý luận để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh nói riêng. Các nhân tố của vùng văn hóa (môi trường tự nhiên, trình độ kinh tế, xã hội, nhân tố tạo hệ thống...) sẽ tác động tạo nên đặc trưng văn hóa riêng của mỗi vùng. Trong vùng văn hóa có tiểu vùng văn hóa, trung tâm văn hóa... Lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh khá phong phú và đa dạng. Bước đầu để nhận diện lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh, căn cứ vào phạm vi, không gian của lễ hội, chúng tôi phân loại thành các nhóm: nhóm lễ hội hải đảo, nhóm lễ hội ven biển và nhóm lễ hội nội đồng. Chương 2 YẾU TỐ NỘI ĐỒNG TRONG VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH THỂ HIỆN QUA CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 2.1. Cộng đồng cư dân và cơ cấu tổ chức các làng nông nghiệp 2.1.1. Cộng đồng cư dân 8 Thành phần cư dân vùng biển đảo ở Quảng Ninh cũng khá phức tạp. Các dòng thiên di của cư dân từ nhiều nơi và qua nhiều thời kỳ lịch sử với những nguyên nhân, hoàn cảnh khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cư dân gốc nông nghiệp. Họ có thể là những người tìm kế sinh nhai, tìm vùng đất mới để sinh sống; là những di dân do chính sách khai hoang, mở rộng của các triều đại phong kiến; là những người tìm chốn nương thân, tránh sự áp bức bóc lột, truy lùng, săn đuổi của các vương triều phong kiến, vùng đất cũ khi có sự biến động về chính trị, những cuộc phản kháng, xung đột mà họ bị thất bại; là những binh lính, quan cai trị... được điều động của chính quyền đến xây dựng và cai quản vùng đất mới. Nhưng mỗi khi tổ chức lễ hội, họ quên đi nguồn gốc thân phận mình và hòa chung không khí ngày hội với những nghi thức của cư dân nông nghiệp. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của các làng nông nghiệp Nhiều làng của vùng biển đảo Quảng Ninh vẫn có cơ cấu tổ chức giống các làng nông nghiệp (trong đồng bằng). Vì vậy, lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh nhưng lại vẫn giữ khá nhiều đặc trưng lễ hội của những cư dân nông nghiệp như lễ hội Xuống đồng, lễ Đảo Vũ trên đảo Hà Nam, lễ hội Trà Cổ ở Móng Cái. Đại diện cho làng ven biển đậm chất nội đồng nhất là làng Trà Cổ. Ngoài hội đồng kỳ mục như các làng khác, làng Trà Cổ còn có các chức danh sau: thứ nhất là thôn trưởng, thứ hai là thủ khán hay thôn khán, thứ ba là văn thuộc. Tại các thôn của làng Trà Cổ, bên cạnh các ông đám còn có các ông mo hay sư mo; ban văn và ban võ; hội đồng kỳ mục; hội đồng lý dịch. Việc quản lý, tổ chức lễ hội Trà Cổ hầu như giống các làng nông nghiệp truyền thống. Trong lễ hội Trà Cổ cũng còn duy trì khá nhiều nghi thức và trò chơi của cư dân nông nghiệp như: tục thi ông Voi (nuôi lợn - vật nuôi của cư dân nông nghiệp) hay trò chơi bịt mắt chém cá chình 2.2. Sự thể hiện yếu tố nội đồng trong lễ hội truyền thống 2.2.1. Yếu tố nội đồng thể hiện qua các vị thần chủ được thờ 2.2.1.1. Thần Nông Các lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh thường thờ Thần Nông là thần chủ như: lễ hội Xuống đồng, lễ hội đình Cốc. Còn ở các lễ hội khác Thần Nông được phối thờ cùng thần Thành hoàng ở đình như: lễ hội đình Phong Hải, lễ hội đình Cẩm La, lễ hội đình Yên Đông, lễ hội đình Trung Bản. Tất cả các lễ hội trên đều ở huyện Yên 9 Hưng, là một huyện giáp biển. Hàng năm, các đình làng thường diễn ra các lễ tế liên quan đến tín ngưỡng thờ Thần Nông như: lễ Khai ương (gieo mạ), lễ Hạ điền (Xuống đồng), lễ Thượng điền (cấy xong), lễ Thường tân (cơm mới - gặt lúa). 2.2.1.2. Thành hoàng Ở nhiều lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh, Thành hoàng được tôn làm thần chủ và có vị trí quan trọng đối với những ngư dân ven biển và trên biển (như lễ hội Vân Đồn, lễ hội Trà Cổ, lễ hội làng Yên Đông, lễ hội làng Giang Võng, lễ hội đền Bụt Đày, lễ hội đền Cậu Vàng, lễ hội đình Cốc, lễ hội đình Hải Yến). Ngoài ra, ở các lễ hội khác, Thành hoàng được coi là vị thần phối thờ như: lễ hội làng Hiệp Hòa, hội miếu Tiên Công, lễ hội đình Trung Bản... 2.2.1.3. Tiên Công Ở Quảng Ninh, tín ngưỡng thờ Tiên Công tiêu biểu nhất là trên đảo Hà Nam. Tổng số các vị Tiên Công có công lập nên đảo Hà Nam là 24 vị. Để ghi nhớ công ơn, nhân dân đã lập đền thờ 24 vị như sau: xã Phong Cốc có 11 vị (Vũ Song, Vũ Hồng Tiệm, Bùi Huy Ngoạn, Vũ Tam Tỉnh, Lê Mở, Vũ Giai, Lê Khép, Ngô Bách Đoan, Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh), xã Yên Đông có 3 vị (Nguyễn Thực, Nguyễn Nghệ, Bùi Bách Niên), xã Cẩm La có 3 vị (Phạm Việt, Dương Quang Tấn, Dương Quang Tín), xã Vị Dương có 2 vị (Hoàng Kim Bảng, Hồng Đức Hấn), xã Bản Động có 2 vị (Hoàng Nông, Hoàng Nênh), xã Lương Quy (Đỗ Độ, Đào Bá Lệ, Phạm Nhữ Lãm). 2.2.2. Yếu tố nội đồng thể hiện qua nghi lễ 2.2.2.1. Lễ rước nước Tiêu biểu trong lễ hội vùng biển đảo ở Quảng Ninh là lễ rước nước trong lễ hội ở đình Giang Võng. Nếu lễ rước nước của cư dân nông nghiệp thường được tổ chức trên sông thì lễ Rước nước trong các lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh lại lấy nước trên biển. Tuy nhiên, bản chất của buổi lễ vẫn không thay đổi là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”. 2.2.2.2. Lễ Đảo vũ Lễ Đảo vũ ở huyện Yên Hưng có đặc điểm không chỉ diễn ra trong qui mô của một làng, một xã mà có qui mô liên làng, liên xã, khá tiêu biểu của huyện Yên Hưng. Những năm hạn hán lâu, các làng Vị Khê, Vị Dương, Lưu Khê, Quỳnh Biểu, 10 Trung Bản, Cẩm La, Yên Đông, Hải Yến, Hương Học đều rước Thành hoàng làng mình về đình Cốc làm lễ Đảo vũ. Có thể thấy nhiều điểm khác nhau giữa lễ Đảo vũ với các lễ hội thuộc các nhóm hải đảo và ven biển. Nét đặc thù ở đây là người nông dân phải sống ven biển, cạnh biển, cải tạo biển để làm nông nghiệp. 2.2.2.3. Lễ xuống đồng Cư dân trên đảo Hà Nam quai đê lấn biển để làm nông nghiệp nên lễ xuống đồng và lễ thượng điền có vai trò quan trọng trong việc cầu cho mùa màng tốt tươi. Vào dịp tháng 6 âm lịch, trước khi toàn dân vào dịp cấy mùa, tại đình Cốc, người dân làm lễ tế Thần Nông và nghi lễ Cấy xứng đồng (cấy đầu tiên) hay còn gọi là lễ Hạ điền (lễ xuống đồng). Lễ hội xuống đồng ở Hà Nam là một lễ hội độc đáo vào cuối mùa hạ. Phần lễ ngoài tín ngưỡng thờ Thần Nông, thần Thành hoàng làng, Tiên Công còn là một nghi lễ quy định lịch thời vụ nông nghiệp. Đây còn là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân lúa nước vùng cửa biển. 2.2.2.4. Lễ Tiên Công Tín ngưỡng thờ Tiên Công được thể hiện qua những sinh hoạt tín ngưỡng như chạp tổ, lễ ra cỗ họ, nghi lễ chúc thọ, rước thọ, cúng, tế Tiên Công và nghi lễ đắp đê, đấu vật. Lễ hội Tiên Công là sự cúng tế các vị tiền hiền khai khẩn, một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt. Đi đôi với lễ hội Tiên Công còn có một sinh hoạt văn hóa gia đình rất đặc biệt, đó là lễ Thượng thọ được dòng họ tổ chức cho những người đạt tuổi 80, 90, 100. Sinh hoạt này nhằm nhắc nhở mọi người về sự tôn kính những người lớn tuổi (trọng xỉ), trân trọng những kinh nghiệm mà họ đã có để truyền lại cho con cháu. Đây cũng là sinh hoạt văn hóa cộng đồng (huyết thống) của những cư dân nội đồng nói chung đồng thời gắn liền với lễ hội Tiên Công - tín ngưỡng thờ Tiên Công ở vùng đảo Hà Nam nói riêng. 2.2.2.5. Lễ đóng cây cai đám và gọi sổ bìa xanh trong lễ hội Trà Cổ Trước đây, lễ đóng cây cai đám được tổ chức từ chiều 30 tháng 5 âm lịch, nhưng hiện nay, lễ này được tiến hành vào khoảng 20 giờ ngày 1 tháng 6 âm lịch. Lễ do ông mo và 12 ông cai đám thực hiện, trước khi đóng cai đám, ông mo đọc những lời chúc phúc có nội dung mời các vị thần về dự hội và phù hộ cho dân làng mùa màng tốt tươi Sau nghi lễ đóng cây cai đám là đến tục gọi sổ bìa xanh. Thành phần là dân đinh trên địa bàn 11 với mục đích là kiểm tra lại đinh cũ, bổ sung dân đinh mới. Sổ bìa xanh ghi tên nam giới trong làng từ 15 tuổi trở lên. Sổ này là căn cứ phân bổ việc làng và làm nhiệm vụ cai đám trong năm. Sổ bìa xanh được gọi từ người cao tuổi xuống người ít tuổi và cắt cử ông đám mới, ông đám mới vừa là nhiệm vụ của dân đinh, vừa là vinh dự của gia đình, những người có cùng độ tuổi, có kinh tế khá hơn thì được làm cai đám trước. 2.2.3. Yếu tố nội đồng thể hiện qua các hoạt động hội Phần hội trong lễ hội của cư dân vùng biển đảo Quảng Ninh có nhiều trò chơi khá quen thuộc mà các lễ hội dân gian vùng Bắc Bộ hay các vùng văn hóa khác cũng có như: chơi cờ, đánh đu, bịt mắt bắt dê, chơi tổ tôm điếm... Tuy nhiên, những phong tục, những cuộc thi của cư dân nông nghiệp được tiến hành trên nền cảnh của cư dân ngư nghiệp, lại trong bối cảnh ven biển nên dấu ấn nông nghiệp lại càng thấy rõ ràng hơn. Tiêu biểu cho các trò chơi là: tục nuôi và thi ông Voi trong lễ hội Trà Cổ; hội thi cấy, thi bơi thuyền trong lễ hội xuống đồng ở Hưng Yên, thi bơi trải... Tiểu kết: Các yếu tố nội đồng trong lễ hội ven biển ở Quảng Ninh cũng khá đậm nét và có những đặc trưng riêng. Lễ rước nước trong lễ hội đình Giang Võng của cư dân vạn chài Hạ Long, lễ Đảo vũ của cư dân Hà Nam, lễ xuống đồng, lễ Tiên Công, là những nghi lễ của cư dân nông nghiệp từ đời xa xưa vẫn được duy trì. Hội đua thuyền trải, hội thi cấy, hội thi ông Voi (nuôi lợn, chơi đu, tổ tôm điếm, đánh vật, chọi gà) cũng là những công việc quen thuộc trong lao động sản xuất hàng ngày của những người làm nông nghiệp đã được đưa vào lễ hội một cách tự nhiên, thỏa mãn nhu cầu “cộng mệnh, cộng cảm” của các chủ nhân văn hóa. Chương 3 YẾU TỐ BIỂN TRONG VĂN HÓA VÙNG BIỂN ĐẢO QUẢNG NINH THỂ HIỆN QUA CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 3.1. Cộng đồng ngư dân và cơ cấu tổ chức các làng biển đảo 3.1.1. Cộng đồng ngư dân Qua các phát hiện khảo cổ học ở Hạ Long, Tràng Kênh, Việt Khê... đã chứng minh một phần cư dân bản địa ở Quảng Ninh đã từng là chủ nhân của các nền văn hóa đá mới và sơ kỳ kim khí. Ngoài ra, có những nhóm dân cư từ vùng trung du và đồng bằng ra khai khẩn vùng biển Hải Đông mà nhân chứng ngày nay là các vị Tiên 12 Công, các vị Thành Hoàng làng... được thờ phụng trong các lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó các nhóm nhỏ dân cư vượt biển từ phía bắc xuống hay từ phía nam lên cũng định cư ở vùng biển này, nay đã đồng hóa với cư dân địa phương được thể hiện qua các truyền thuyết, câu chuyện dân gian. Có những bộ phận dân cư chuyên nghề chài lưới, tiêu biểu là dòng họ Trần, họ Mạc, vốn là những cư dân ven biển, sau định cư ở Thái Bình, Nam Định và một phần ở vùng biển đảo Quảng Ninh. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của các làng biển đảo Ở Quảng Ninh, ngoài những xã ven biển vừa làm nông nghiệp vừa làm ngư nghiệp thì cũng có những làng tụ cư khá đông đúc như các làng chài trên vịnh Hạ Long. Các làng này chỉ làm ngư nghiệp, làm các nghề buôn bán, chế biến thủy hải sản, nghề đan lưới... Đây chính là các vạn hoặc vạn chài. Cũng có người gọi là làng “thủy sinh” (làng sống trên nước). Đó là một tổ chức mang tính cộng đồng của ngư dân chuyên đánh bắt trên biển. Ngày nay, dọc ven biển Quảng Ninh còn nhiều địa danh mang kèm chữ vạn như:Cửa Vạn, Vạn Ninh, Vạn Giã... 3.2. Sự thể hiện yếu tố biển trong lễ hội truyền thống 3.2.1. Yếu tố biển thể hiện qua các vị thần chủ được thờ 3.2.1.1. Các vị thần biển Vùng biển đảo Quảng Ninh chủ yếu thờ các vị thần biển như: Tứ vị Thánh nương, Bạch Điểm Tước Đại Vương, Thần Không Lộ (Khổng Lộ Giác Hải Đại Vương), Nam Hải tôn thần Tục thờ thần biển, thần sông trong các lễ hội ven biển ở Quảng Ninh có nhiều nét khác biệt với tục thờ thần biển ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài các vị thần biển mà nhiều nơi thờ như Thủy cung Thánh mẫu, thần Biển, thần Nam Hải, Đại Hải chi thần, Thủy thần Hà Bá, ở Quảng Ninh còn có nét rất riêng là tục thờ thần Long mã trong các lễ mừng thọ; tục thờ những người chết đuối hiển linh ở các cống kéo thuyền qua đê ra sông biển của các làng. Nơi thờ thần biển thường ở các đình làng, ở các đền miếu nơi bến sông hoặc ở đầu sông cửa biển, đặc biệt ở các cống kéo thuyền qua đê của các làng. 3.2.1.2. Sự phụng thờ các vị thần được đồng hóa vào biển Cư dân vùng biển đảo Quảng Ninh ngoài thờ các vị thần biển còn thờ các vị thần được đồng hóa vào biển. Những vị thần này vốn không có nguồn gốc là thần biển 13 nhưng trải qua các lớp văn hóa đã mang một ý nghĩa mới là giống hoặc gần giống với thần biển như: Phạm Tử Nghi, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, hai anh em Trần Quốc Nghiễn và Trần Quốc Tảng, Cô Bé Cửa Suốt (lễ hội đền Cặp Tiên), bà Đức Chúa hải ngoại (lễ hội đền Bà Men), Vua Bà 3.2.2. Yếu tố biển thể hiện qua nghi lễ 3.2.2.1. Lễ hóa mã và giã hội Hầu hết các lễ hội truyền thống vùng biển đảo Quảng Ninh đều có lễ hóa mã và giã hội. Điểm khác biệt với các nơi khác là trong lễ hóa mã và giã hội bao giờ cũng chuẩn bị một chiếc thuyền giấy to. Trong lễ hội Vân Đồn, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội Trà Cổ, lễ hội đình Giang Võng khi kết thúc hội ông chủ tế, đoàn rước mã long trọng tổ chức lễ. Sau lễ hóa mã là lễ giã hội hay còn gọi là lễ Xa giá hoàn cung. 3.2.2.2. Lễ tế thủy thần Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, ngư dân trên vịnh Hạ Long còn làm lễ tế Thủy thần vào các ngày sóc vọng của tháng một và tháng hai âm lịch. Họ chuẩn bị các lễ vật như: cháo, trứng, thịt, vàng hương, chuối, gà Sau khi cúng xong, cháo, vàng hương đã đốt được đổ xuống biển. Vào chiều 30 tết âm lịch, ngư dân cũng tổ chức cúng để cảm ơn sự phù hộ độ trì của thủy thần trong cả năm. Khi gặp các sự cố, tai nạn như đắm thuyền, ốm đau, chết người, cả những rủi ro như đánh không được cá, vỡ đăng, kẹt lưới. người dân chài cũng cầu khấn thủy thần một cách thành tâm, mong tai qua nạn khỏi. 3.2.3. Yếu tố biển thể hiện qua các hoạt động hội - Hội đua thuyền trong lễ hội đền Bà Men -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_van_hoa_vung_bien_dao_quang_ninh_qua_nghien.pdf
Tài liệu liên quan