Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội ****** Đỗ đức tùng Đề tài: “ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định” luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành quản lý đất đai Mã ngành: 60.62.12 Giáo viên hướng dẫn: TS. Đàm Xuân Hoàn Hà Nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố hay bảo vệ trong một học vị nào. Tôi xin c

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đỗ Đức Tùng Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ nông nghiệp! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Đàm Xuân Hoàn, người đã định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Lời cảm ơn xin được gửi tới Sở Thủy sản Nam Định, Uỷ ban Nhân dân huyện Giao Thuỷ, Phòng Thuỷ sản huyện Giao Thuỷ, Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ và Uỷ ban Nhân dân xã Giao Thiện, Uỷ ban Nhân dân xã Bạch Long, Uỷ ban Nhân dân xã Giao Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập! Hà Nội, Ngày 19 tháng 09 năm 2009 Tác giả luận văn Đỗ Đức Tùng Mục lục Danh mục các bảng biểu Bảng 1 Bảng thống kê diện tích các thành tạo địa mạo 34 Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện 35 Bảng 3: Cơ sở hạ tầng và các hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất 36 Bảng 4: Diễn biến quá trình quai đê lấn biển và phát triển NTTS 39 Bảng 5. Chỉ tiêu thích nghi sinh thái 43 Bảng 6. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo các xã năm 2008 49 Bảng 7. Diện tích nuôi tôm huyện Giao Thuỷ năm 2008 50 Bảng 8: Diện tích các loại đất chuyển sang nuôi tôm 69 Bảng 9: Diện tích quy hoạch nuôi tôm theo đơn vị hành chính 69 Danh mục các đồ thị Đồ thị 1: Diễn biến sản lượng tôm nuôi trên thế giới 6 Đồ thị 2: Diễn biến giá trị tôm nuôi trên thế giới 7 Đồ thị 3: Diễn biến sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam 9 Đồ thị 4: Diễn biến giá trị tôm nuôi ở Việt Nam 10 Danh mục các hình Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 30 Hình 2. Biến động cửa Ba Lạt qua nhiều năm 38 Hình 3. Bản đồ nền huyện Giao Thủy 46 Hình 4. ảnh vệ tinh 46 Hình 5. Cập nhật thông tin bằng ảnh Viễn thám 48 Hình 6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 48 Hình 7. Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản năm 2008 51 Hình 8. Bản đồ thổ nhưỡng 52 Hình 9. Bản đồ địa mạo 54 Hình 10. Bản đồ hệ thống cống và kênh mương 55 Hình 11. Bản đồ PVCN các huyện ven biển tỉnh Thái Bình và Nam Định 56 Hình 12. Bản đồ khả năng cung cấp nguồn nước mặn dựa vào sông, biển 57 Hình 13. Bản đồ khả năng cung cấp nguồn nước mặn dựa vào cống cung cấp 59 Hình 14. Bản đồ nhiễm mặn 59 Hình 15. Bản đồ phân cấp địa hình 60 Hình 16. Bản đồ phân cấp các loại đất 61 Hình 17. Bản đồ các vùng được bảo vệ nghiêm ngặt 62 Hình 18. Bản đồ độ dốc không thích hợp 63 Hình 19. Phương pháp chồng ghép xây dựng bản đồ 63 Hình 20. Bản đồ thích nghi nuôi tôm 66 Hình 21. Bản đồ quy hoạch vùng nuôi tôm 68 Danh mục chữ viết tắt Stt Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 Đv Đơn vị tính 2 TC Thâm canh 3 BTC Bán thâm canh 4 STC Siêu thâm canh 5 QC Quảng canh 6 QCCT Quảng canh cải tiến 7 HTSDD Hiện trạng sử dụng đất 8 ĐBSH Đồng bằng sông hồng 9 ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long 10 GIS Hệ thống thông tin địa lý 11 EIA Phân tích các tác động môi trường 12 HTTT Hệ thống thông tin 13 GPS Máy định vị toàn cầu 14 FAO Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc 15 RAMSAR Công ước quốc tế về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế 16 NQ - CP Nghị quyết của Chính phủ 17 USD Đô la Mỹ 18 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 19 UBND Uỷ ban Nhân dân 20 CSHT Cơ sở hạ tầng 21 KTXH Kinh tế xã hội 22 BĐ Bản đồ 23 HTX Hợp tác xã 24 Nxb Nhà xuất bản 25 PTBV Phát triển bền vững 26 TCN Tiêu chuẩn ngành 27 NN - TS Nông nghiệp - Thuỷ sản 28 GDP Thu nhập quốc nội bình quân Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia biển có bờ biển dài trên 3.260 km (chưa kể đường bờ các đảo) [21], có khoảng 20 kiểu loại hệ sinh thái đặc trưng cho vùng ven biển nhiệt đới với năng suất sinh học cao, có khoảng 112 cửa sông đổ trực tiếp ra biển thuộc có 4 kiểu chính: cửa sông châu thổ, cửa sông hình phễu, cửa sông dạng cúc áo và cửa sông đầm phá [12] [15]. Các đặc trưng trên đã tạo ra những tiềm năng to lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ven biển nước ta. Trong số đó, kiểu cửa sông châu thổ (delta) - phân bố ven biển châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, chứa đựng tiềm năng thuỷ sản quan trọng và là nơi hội tụ các giống loài thuỷ sinh vật vào bậc nhất nước ta [14]. Hàng năm, chỉ tính riêng vùng bãi bồi ven biển châu thổ sông Hồng đã đem lại hàng ngàn tấn thuỷ sản từ nuôi trồng, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vùng này còn gặp nhiều bất lợi, như: chịu ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai lũ lụt, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là thời tiết 4 mùa thay đổi thường xuyên... gây trở ngại cho nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng. Việc mở rộng diện tích NTTS quá nhanh, tự phát trong khi trình độ kỹ thuật, đáp ứng con giống, cơ sở hạ tầng, qui hoạch vùng nuôi và kiểm soát dịch bệnh,...còn nhiều bất cập, và chưa được đáp ứng kịp thời [28]. Việc đầu tư cho NTTS cũng chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu các giải pháp thích hợp cho phát triển. Ngoài ra, chưa đánh giá đúng thực trạng nuôi tôm của vùng, chưa xác định được các lợi thế so sánh thực sự của nó và nhu cầu đích thực của người nuôi tôm trong vùng... Chính vì thế, môi trường đất và nước trong các ao nuôi bị suy thoái theo thời gian, các hệ sinh thái ven biển - yếu tố duy trì tính đa dạng sinh học thuỷ sinh của vùng triều và vùng biển bên ngoài - thay đổi theo chiều hướng xấu... khiến cho tôm nuôi trong vùng bị nhiễm bệnh, tăng rủi ro cho người nuôi tôm và dẫn đến thua lỗ. Quy hoạch NTTS không gắn liền với số liệu thực tế vì thiếu thông tin tổng quan và dữ liệu đầu vào. Quy hoạch NTTS thiếu cơ sở khoa học, phương pháp còn chưa hợp lý. Công cụ thực hiện quy hoạch còn mang tính thủ công làm tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Tỉnh Nam Định nằm phía Nam hạ lưu của châu thổ sông Hồng. Vùng ven biển Nam Định có tổng diện tích 712,72 km2, với 72 km đường bờ biển [36]. Hàng năm có khoảng 114 triệu tấn phù sa của hệ thống châu thổ sông Hồng đổ ra biển góp phần to lớn cho quá trình bồi tụ hình thành nên các bãi bồi như Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ, các bãi triều từ Giao Lâm đến Giao Lạc với nhiều hệ sinh thái điển hình [12], [22]. Giao Thuỷ là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, luôn chịu tác động trực tiếp của hệ thống sông Hồng thông qua cửa Ba Lạt ở phía Bắc và hệ thống dòng chảy theo mùa ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Vùng ven biển Giao Thuỷ gồm khu vực trong đê Quốc gia, bãi bồi ngoài đê và ven các cửa sông, một phần diện tích cói và đất làm muối kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang NTTS (chủ yếu nuôi tôm). Vùng ngoài đê quốc gia có khu bảo tồn RAMSAR đầu tiên ở Việt Nam được công nhận có giá trị toàn cầu, nhưng việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn, chưa giải quyết thoả đáng mâu thuẫn lợi ích giữa bảo tồn và lợi ích của cộng đồng, trong đó có NTTS [37]. Định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng bãi bồi ven biển nước ta có những thay đổi và đột phá mạnh. Quan điểm chỉ đạo trước kia về phát triển kinh tế các vùng đất bãi bồi từ “lúa lấn cói, cói lấn tôm, tôm lấn rừng”. Ngày nay, một số diện tích trồng lúa, đất trồng cói và làm muối kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang nuôi tôm, với xu hướng kéo biển vào nội đồng [7]. Gần đây, người dân vùng ven biển Giao Thuỷ đã mở rộng khai thác vào các mục đích phát triển kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS và du lịch [12], [25]. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi tôm ven biển Giao Thuỷ tương đối nhanh, trong khi trình độ kỹ thuật, khả năng đáp ứng con giống, cơ sở hạ tầng, qui hoạch vùng nuôi và kiểm soát dịch bệnh còn nhiều bất cập, thiếu các giải pháp thích hợp cho phát triển bền vững. Ngoài ra, chưa đánh giá đúng thực trạng nuôi tôm của vùng, chưa xác định được các lợi thế so sánh và nhu cầu đích thực của người nuôi tôm, cũng như mức độ bền vững của các trại nuôi tôm. Chính vì thế, môi trường đất và nước trong các ao nuôi bị suy thoái theo thời gian, các hệ sinh thái biến đổi theo chiều hướng xấu [12], [25]. Vì vậy, việc nghiên cứu khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích đất đai sử dụng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển lâu bền là rất cấp thiết. Từ những thực tế và kinh nghiệm cho thấy việc sử dụng công nghệ Viễn thám và GIS làm công cụ hữu hiệu phát triển quy hoạch thuỷ sản bền vững nói chung và con tôm nói riêng. Để đóng góp một phần cơ sở khoa học và thực tiễn cho các vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”. Mục đích và yêu cầu của đề tài Mục đích Xác định vùng hiện trạng nuôi tôm bằng phương pháp phân tích giải đoán ảnh Viễn thám kết hợp với điều tra thực địa, dùng công nghệ GIS xây dựng, chồng xếp bản đồ để thành lập bản đồ vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định góp phần đưa nghề nuôi tôm tỉnh Nam Định phát triển theo hướng bền vững có hiệu quả. Yêu cầu Thu thập đầy đủ các tài liệu, xác định chính xác vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và thể hiện được trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy trong những năm tiếp theo. Phạm vi nghiên cứu Huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Một số đặc tính sinh lý, sinh thái tôm nuôi Những đặc tính cơ bản về sinh lý và sinh thái tôm nuôi trên thế giới được thể hiện qua bảng dưới đây. Đặc điểm sinh học cơ bản tôm nuôi [17] Các chỉ tiêu Loài tôm nuôi Tôm sú Tôm thẻ Trung Quốc Tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ đuôi xanh Tên tiếng anh Giant tiger shrimp Chinesis white shrimp Western white shrimp Banana shrimp Kích thước tối đa (mm) 360 183 230 Tốc độ sinh trưởng 21 - 33 g trong 2,5 - 7,5 ngày 25 g dưới 5 tháng 7 - 23 g trong 2 - 5 tháng 7 - 13 g trong 2,5 - 4 ngày Nhiệt độ thích hợp (0C) 24 - 34 16 - 28 26 - 33 25 - 30 Độ mặn thích hợp (0/00) 5 - 25 11 - 38 5 - 35 15 - 33 Nền đáy ao Bùn Bùn Bùn Bùn Phân bố tự nhiên Biển ấn Độ Dương, Nam - Tây Thái Bình Dương Bờ biển Trung Quốc, Tây Hàn Quốc Bờ biển Nam Thái Bình Dương, Trung Mỹ Vịnh Pexích, Biển ấn Độ Dương, Đông Nam á Con giống Thường là tôm bố/mẹ tự nhiên, việc gia hoá còn khó khăn Hầu hết tôm bố mẹ từ tự nhiên, nuôi thành thục trong ao đã thành công Tôm bố/mẹ tự nhiên, nuôi vỗ dễ hơn tôm sú, nhưng khó hơn tôm thẻ Trung Quốc Giống tự nhiên, một số tôm bố mẹ nuôi trong ao Tỷ lệ thịt/tổng trọng lượng cơ thể (%) 61 56 63 Những quốc gia nuôi Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Phillipin, Silanca Trung Quốc, Hà Lan Ecuado, Thái Lan, Việt Nam, Colombia, Panama, Peru, Mỹ Indonesia, Thái Lan và Phillipin Ghi chú Phát triển nhanh, nhưng hiện còn thiếu tôm bố mẹ từ tự nhiên Ưa đáy bùn, nhu cầu đạm cao, năng suất thấp Kích cỡ đồng đều, có thể thả giống cỡ nhỏ, năng suất nuôi cao Quan trọng trong nuôi quảng canh ở nhiều quốc gia Đông Nam á Tình hình nuôi tôm trên thế giới Phát triển nuôi tôm biển trên thế giới trải qua 3 giai đoạn chính: (i) từ năm 1960 đến năm 1980 là giai đoạn nghiên cứu, phát triển và nhảy vọt; (ii) từ năm 1980 đến năm 1990 là giai đoạn gặp nhiều khó khăn nhất, dịch bệnh, suy thoái môi trường và mâu thuẫn về kinh tế - xã hội; (iii) từ 1990 đến tương lai là giai đoạn hướng tới phát triển bền vững với sự đa dạng đối tượng nuôi, cải thiện quy hoạch và quản lý phát triển [17]. Sản lượng tôm nuôi Nhìn chung sản lượng tôm nuôi trên toàn cầu ngày càng tăng, từ 1.325 tấn (năm 1950) lên tới 1.804.932 tấn (năm 2003), đạt tốc độ tăng trung bình năm 17%/năm [39]. Hàng năm, trên thế giới sản lượng tôm bán trên thị trường thường chiếm 25% có nguồn gốc từ nuôi và 75% từ khai thác [34]. Trong cơ cấu sản lượng tôm biển nuôi trên thế giới chủ yếu được đóng góp từ Châu á, như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Riêng năm 2003 tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1,8 triệu tấn, trong đó Châu á chiếm 83% [42] . Đồ thị 1: Diễn biến sản lượng tôm nuôi trên thế giới [38] Giá trị tôm nuôi Hơn 50 năm qua, giá trị sản lượng tôm nuôi trên thế giới có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với thời gian. Tổng giá trị tôm nuôi năm 1984 đạt 850 triệu USD nhưng đến năm 2003 là 9.307 triệu USD và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm 8%/năm. Trong đó tôm sú đạt 12%/năm, tôm he chân trắng 15%/năm và các đối tượng tôm khác giảm - 11%/năm [40]. Mặc dầu, giá trị sản lượng tôm nuôi tăng, nhưng giá tôm bán trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm tương đối nhanh. Riêng ở thị trường Mỹ giá tôm giảm từ 6 USD năm 2001 xuống còn 3 USD năm 2004. ở Việt Nam giá bán trung bình đạt 90 - 100 ngàn đồng/kg xuống còn 70 - 85 ngàn đồng/kg đối với tôm 28 - 32 con/kg [39], [49]. Đồ thị 2: Diễn biến giá trị tôm nuôi trên thế giới [40] Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam Nhìn chung, nuôi tôm ven biển ở Việt Nam đã và đang phát triển tương đối nhanh, đạt được những thành tích lớn và có xu hướng chuyển đổi hình thức nuôi QC sang nuôi tôm BTC và nuôi TC. Nuôi tôm sú BTC và TC đã trở thành phổ biến ở một số tỉnh Tây Nam Bộ và Trung Bộ như Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên. Hình thức nuôi luân canh, xen canh phổ biến ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả tương đối cao. Một số tỉnh miền nam đã nuôi tôm sú ở vùng nội đồng có độ muối thấp và bản chất nền đáy ao nuôi từ đất nhiễm mặn [13]. Sản lượng tôm nuôi Theo công bố của FAO [28] nuôi tôm ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1962 và mỗi một giai đoạn có sự phát triển khác nhau: Giai đoạn năm 1962 - 1986: sản lượng tôm nuôi có tăng nhưng tốc độ tăng không mạnh, do ảnh hưởng của chiến tranh, khoa học và công nghệ nuôi thuỷ sản chưa phát triển mạnh, con giống luôn phụ thuộc vào tự nhiên, một phần do nhu cầu tiêu thụ tôm nuôi chưa cao, nhất là việc xuất khẩu chưa được đẩy mạnh và cơ chế, chính sách chưa được đẩy mạnh [38]. Giai đoạn năm 1986 - 2000: sau khi có chương trình cải cách ruộng đất (năm 1986) đã làm thay đổi cục diện về nuôi tôm ở nước ta. Cải cách từ hợp tác xã đến thuê khoán cho các xã viên. Sản lượng tôm nuôi bắt đầu có chiều hướng tăng lên theo thời gian [13]. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005: nuôi tôm ở nước ta bắt đầu có hướng đột phá mới, nhất là sau khi có Nghị quyết 09/2000/NQ - CP của Chính phủ. Hàng chục ngàn hecta đất hoang hoá, ruộng trũng/nhiễm mặn, ruộng cói và ruộng muối đã được chuyển đổi sang nuôi tôm. Vùng có sự chuyển đổi mạnh nhất là khu vực ĐBSCL, tiếp đến là vùng ĐBSH. Tuy nhiên, với lợi nhuận từ nuôi tôm cao nhiều vùng diện tích được chuyển đổi tự phát, thậm chí phá đê quốc gia để lấy nước mặn vào nuôi tôm. Đồ thị 3: Diễn biến sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam [38] Tổng sản lượng tôm nuôi trong năm 1962 chỉ đạt 10 tấn (chủ yếu tôm sú), đến năm 2004 đạt 290.000 tấn, tốc độ tăng trung bình năm đạt 31%/năm. Riêng năm 2003 có 40.000 tấn tôm thẻ (17%), tôm sú 150.000 tấn (65%), tôm he ấn Độ 10.000 tấn (4%) và tôm he chân trắng 31.717 tấn (14%), [38]. Giá trị tôm nuôi Cũng như sản lượng, giá trị tôm nuôi cũng tăng lên theo thời gian, tốc độ tăng chậm trong giai đoạn năm 1986 - 2000 và tăng mạnh giai đoạn năm 2000 đến 2004. Năm 1984 tổng giá trị tôm nuôi đạt 30,4 triệu USD, đến năm 2003 đạt 926,9 triệu USD và tốc độ tăng trung bình năm 22%/năm. Riêng năm 2003 đạt 600 triệu USD từ tôm sú, tôm thẻ 160 triệu USD, tôm he chân trắng 126,9 triệu USD và tôm he ấn Độ 40 triệu USD [39], [40]. Đồ thị 4: Diễn biến giá trị tôm nuôi ở Việt Nam [39], [40] Một số phương thức nuôi tôm ở Việt Nam Nuôi tôm quảng canh truyền thống: Hình thức này chủ yếu nuôi tập trung ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ (Sông Hồng và sông Cửu Long). Diện tích ao nuôi có sự khác nhau theo vùng, giao động 0,5 - 40,0 ha/ao [23]. Chế độ nước và nguồn giống thường phụ thuộc vào thuỷ triều. Mùa vụ nuôi cũng khác nhau: đối với phía nam thường bắt đầu từ tháng I và tháng II, trong khi đó vùng phía bắc mùa vụ chậm hơn (từ tháng III - IV dương lịch). Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, khoa học và công nghệ chưa được áp dụng mạnh, chưa đầu tư các trang thiết bị bộ trợ, con giống và thức ăn cũng như thuốc và hoá chất chưa được đầu tư cao [23]. Nuôi tôm rừng: Nuôi tôm rừng thường ở 2 hình thức nuôi kết hợp với rừng ngập mặn (nuôi QC) hoặc nuôi chuyên tôm trong hệ thống rừng ngập mặn (QCCT). Năng suất nuôi có thể đạt 0,15 - 0,25 tấn/ha/năm. Thời gian nuôi có thể quanh năm, có thể theo vụ. Tuy nhiên, năng suất nuôi QC trong rừng ngập mặn ngày càng giảm, do nguồn lợi tôm giống càng giảm [8], [17]. Nuôi Quảng canh cải tiến: Loại hình nuôi này khá phổ biến ở nước ta và tập trung nhiều ở hai vùng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng [1]. Diện tích nuôi trung bình 1 - 2 ha/ao, năng suất nuôi thấp (0,2 - 0,3 tấn/ha/năm). Chủ yếu đầu tư xây dựng đào ao, nhưng khả năng dầu tư con giống, thức ăn và chế phẩm sinh học còn ít [23]. Nuôi tôm nước lợ - lúa: thực chất là nuôi tôm QCCT trên nền đất trồng lúa ở vùng đất nhiễm mặn. Loại hình này nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Mật độ thả trung bình 3 - 5 con/m2. Đạt năng suất trung bình 0,3 - 0,5 tấn/ha/năm [17]. Nuôi bán thâm canh: Chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền trung. Diện tích ao nuôi giao động 0,2 - 1,0 ha/ao, đạt năng suất bình quân 0,8 - 2,0 tấn/ha/ năm (thời gian nuôi 3 - 4 tháng) [23]. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm BTC còn hạn chế, do đó hiệu quả nuôi chưa cao. Ngoài thức ăn công nghiệp, vấn đề sử dụng thức ăn tươi sống còn khá phổ biến, dẫn đến hiện tượng ô nhiễm ao nuôi và dịch bệnh thường xẩy ra [8]. Nuôi thâm canh: Nuôi tôm thâm canh tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực miền trung. Loại hình này, đầu tư mạnh về hệ thống ao nuôi, thức ăn, con giống và các chế phẩm hoá sinh. Năng suất tôm nuôi đạt trung bình 4 - 5 tấn/ha, đặc biệt hình thức nuôi tôm trên cát đạt năng suất rất cao (có thể đạt 12 - 14 tấn/ha/năm) [8]. Nuôi tôm sinh thái: Hình thức nuôi không sử dụng phân tổng hợp, hoá chất - thuốc tạo dư lượng, chất điều hoá sinh trưởng, chất kích thích trong thức ăn, không sử dụng thức ăn có sinh vật biến đổi gen và dựa trên nền tảng phân hữu cơ, thức ăn tự nhiên là chính [17]. Khái quát chung về GIS (Geographic Infomation System) Định nghĩa GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Infomation System - GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp, tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay nó đã được ứng dụng rộng khắp trên toàn thế giới và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ các thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính lưu trữ ta có thể dễ dàng tạo ra các loại bản đồ và tài liệu để cung cấp một sự nhìn nhận có hệ thống và tổng thể, nhằm thu nhận và quản lý thông tin vị trí có hiệu quả, cho phép các nhà lãnh đạo thực hiện tốt hơn công việc lập kế hoạch và trợ giúp quyết định. Hệ thống thông tin địa lý quản trị vị trí địa lý gắn liền với các số liệu riêng rẽ khác có liên quan đến nó. Định nghĩa về GIS rất đa dạng, nhìn chung GIS là một tập hợp có tổ chức của các phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích sử dụng của con người đặt ra. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là người sử dụng, nhân tố điều hành hoạt động của hệ thống GIS. Các thông tin của thế giới thực được đưa vào GIS để quản lý và xử lý theo mục đích của người sử dụng. Các phần mềm GIS phát triển trên nền tảng của các tiến bộ công nghiệp máy tính, đồ hoạ máy tính, phân tích dữ liệu không gian và quản lý dữ liệu. GIS được ứng dụng đầu tiên ở Canada để xử lý các thông tin về nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và động vật hoang dã. Từ những năm 80 trở lại đây, công nghệ GIS đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và trợ giúp đưa ra quyết định. GIS lưu trữ thông tin dạng số và thể hiện các đối tượng bằng hình ảnh dựa trên các thông tin thuộc tính của hình ảnh (cái gì? ở đâu? mối quan hệ của nó với các đối tượng khác?). Ngày nay công nghệ GIS đang phát triển mạnh theo hướng tổ hợp và là một công cụ đa ngành, nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng, kỹ thuật GIS được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, được xem là "công cụ hỗ trợ quyết định (decision - making support tool). Các thành phần của GIS Tất cả các hệ thống đều được cấu tạo bởi các bộ phận nhất định. GIS cũng vậy, nó được cấu tạo bởi những bộ phận đặc trưng cho nó. GIS được cấu tao bởi ba bộ phận đó là: (1) Hệ thống máy tính (2) các thông tin địa lý (3) con người. Các thành phần này được biểu diễn theo sơ đồ: Các bộ phận cấu thành của GIS Trong đó hệ thống máy tính là phần cứng, phần mềm có tác dụng tiếp nhận lưu trữ phân tích và trình diễn các kết quả. Dữ liệu địa lý là thông tin về bề mặt trái đất bao gồm các thông tin bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, định vị GPS, các thông tin thuộc tính và nhiều các thông tin khác. Con người có chức năng thiết kế, cài đặt vận hành và thực hiện các thao tác trong hệ GIS. Trong cuốn Fundamental of GIS and Application, hai tác giả Nualchawee, K. và Hung Tran (1998) đã giới thiệu GIS gồm 5 thành phần cơ bản là: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và giao diện với người dùng trong đó hai ông cho rằng dữ liệu là thành phần quan trọng nhất của hệ thống thông tin địa lý. Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên (2000) Khi đề cập đến các thành phần của hệ thống thông tin địa lý đã nêu ra 4 thành phần là: Phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và người sử dụng. Các ông còn cho rằng người sử dụng đóng vai trò trung tâm, có chức năng thực hiện các thao tác điều hành hệ thống GIS. (19) Các cách chia trên tuy khác nhau về cách phân chia số lượng các thành tố và tầm quan trọng của mỗi thành tố, nhưng về cơ bản là giống nhau. Một hệ GIS đều cần có là: Tin học, thông tin và con người. Sự phát triển của phần cứng và các lớp phần mềm phục vụ cho GIS Phần cứng Sự phát triển của GIS phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của máy tính, chỉ khi máy tính ra đời và có những bức phát triển nhất định thì GIS mới được nghiên cứu rộng rãi. Cũng như các ngành khoa học khác, bước đi đầu tiên của việc nghiên cứu GIS là việc liệt kê, quan sát, phân loại lưu trữ. Tuy nhiên, ban đầu việc mô tả định lượng rất khó khăn do một khối lượng lớn các dữ liệu không gian và thiếu vắng các dữ liệu thuộc tính về đối tượng. Hơn nữa, không đủ các công cụ toán học để thực hiện các giá trị định lượng biến thiên. Chỉ đến những năm 60 sự ra đời của các công cụ máy tính cho phép dễ dàng thực hiện các công việc trên dữ liệu được xử lý dưới dạng số. Khả năng về thành lập bản đồ chuyên đề và phân tích dữ liệu không gian đều được thực hiện, đưa GIS bắt đầu bước phát triển (24). Trong suốt những năm 60 và đầu thập kỷ 70, các bản đồđã bắt đầu được phát triển trên máy tính. Tuy nhiên thời bấy giờ, việc sử dụng máy tính chỉ hạn chế ở công việc trợ giúp vẽ, in bản đồ đối với ngành bản đồ truyền thống mà không làm thay đổi phương pháp làm bản đồ lưu trữ thông tin). Sau năm 1977, các thử nghiệm sử dụng máy tính trong bản đồ có những bước tiến rõ rệt với những ưu điểm: -Tốc độ làm việc tăng -Giá thành hạ -Làm cho bản đồ gần gũi với mục đích sử dụng -Có thể làm bản đồ không cần kỹ xảo hoặc vắng kỹ thuật viên -Có khả năng biểu diễn khác nhau cho cùng một loại dữ liệu -Dễ dàng cập nhật dữ liệu -Có khả năng phân tích tổng hợp các dữ liệu thống kê và bản đồ -Hạn chế sử dụng bản đồ in hạn chế tác hại làm giảm chất lượng dữ liệu -Có khả năng thành lập bản đồ 3 chiều -Thành lập bản đồ trong đó sự chọn lọc và tổng quát hóa chắc chắn dễ dàng Hiện nay các HTTT địa lý đã được thực hiên trên hầu hết các loại máy tính từ máy tính cá nhân (PC) đến máy tính trong các mạng nội bộ cơ quan (LAN). Đặc biệt, sự phát triển của mạng Intermet đã đưa GIS nên một tầm cao mới, bước phát triển hòa nhập cộng đồng mang lại lợi cho nhiều người và nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Phần mềm Phần mềm GIS là các chương trình máy tính cung cấp các chức năng, công cụ cần thiết cho lưu trữ, phân tích, và hiển thị thông tin địa lý. Phần mềm GIS chuyên dụng đầu tiên trên thế giới được ra đời khoảng giữa những năm 70 do một số công ty ở Bắc Mỹ liên kết sản xuất. Cuộc cách mạng phần mềm GIS đã làm cho các phần mềm GIS liên tục ra đời. Cho tới năm 1995 đã có khoảng hơn 50 phần mềm GIS khác nhau và giá thành của một phần mềm GIS cũng giảm rất nhiều so với thời điểm ban đầu (24). Ngày nay, Phần mềm GIS có thể chạy trên nhiều chủng loại máy tính khác nhau, từ máy chủ trung tâm (computer servers) cho tới các máy tính cá nhân (personal computer) được sử dụng riêng lẻ hoặc nối mạng. Các phần mềm GIS có lịch sử phát triển qua 3 giai đoạn với các sản phẩm: Các sản phẩm cho các bản đồ số: đối tượng của phần mềm này là số hóa bản đồ, dùng để quản lý các bản đồ số, sửa chữa, cập nhật các thông tin trên bản đồ, xuất bản bản đồ (Microstation, AutoCAD). Các sản phẩm quản trị bản đồ: Các sản phẩm này cũng có các chức năng cập nhập thông tin, ngoài ra còn có thêm chức năng quản trị bản đồ và thông tin thuộc tính của bản đồ. Chúng có khả năng liên kết dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính. Các chức năng chủ yếu là thiết lập bản đồ thống kê theo thuộc tính các đối tượng, hiển thị và in ấn bao gồm các phần mềm Mapinfo, Arcwiew. Các sản phẩm phần mềm quản trị không gian: Các sản phẩm này là bước phát triển cao hơn, ngoài các chức năng trên chúng còn có thêm chức năng phân tích dữ liệu không gian. Với chức năng này chúng đã hoàn thiện dữliệu không gian, dữ liệu hình học trong cơ sở dữ liệu (Arc/info, MGE, Span, Span/GIS, PIC). ứng dụng GIS trên thế giới Các lĩnh vực ứng dụng GIS trên thế giới Từ cuối những năm 70, đã có những đầu tư vào phát triển và ứng dụng máy tính trong bản đồ, đặc biệt là Bắc Mỹ, do các công ty tư nhân và nước ngoài thực hiện. Lúc đó, khoảng 1.000 hệ thống thông tin địa lý đã được sử dụng, tới năm 1990 con số này lên đến 4.000, tại Châu Âu và các nước công nghiệp phát triển, công nghệ GIS được coi là một công cụ không thể thiếu của các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp. Hầu hết các nước công nghiệp phát triển đã ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường, thống nhất trong toàn quốc. Công nghệ GIS còn được dùng để xây dựng các hệ thống thông tin chuyên ngành, trợ giúp lãnh đạo quản lý nhân sự, cấp cứu y tế, hướng dẫn hàng không..., các nước phát triển chính là Thụy Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Pháp, Niu Di Lân, Anh và Đức. Tại Canada công nghệ GIS đã trở thành công cụ chuyên dụng trong công tác quản lý ngành lâm nghiệp, nông nghiệp và quản lý môi trường. Canada là nước đầu tiên ứng dụng công nghệ GIS, và hiện nay cũng là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực GIS trên thế giới. Tại Mỹ, GIS được ứng dụng để thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý toàn Liên bang ngay từ những năm 1980. Hiện nay Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản phẩm phầm mềm GIS, cũng như ứng dụng công nghệ GIS phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại châu á việc phát triển GIS là chậm hơn cả. Các nước phát triển thường là các nước có tin học và Viễn thám phát triển như: Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... Một số lĩnh vực được ứng dụng chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới là: Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, nghiên cứu hỗ trợ các chương trình quy hoạch phát triển, dịch vụ tài chính, y tế, quản lý địa phương, các lĩnh vực ứng dụng của GIS trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. [46] Một ứng dụng quan trọng của GIS là mô hình hoá các cấu trúc căn bản thực của thế giới trên dữ liệu con số. Nghệ thuật làm mô hình có thể phân tích những khuynh hướng, định nghĩa những nhân tố gây ra chúng, trình bày các khả năng cho phép chọn lựa các giải pháp để giải quyết những vấn đề được đặt ra, hoặc chỉ ra các mối quan hệ mật thiết và các kết quả của một quyết định. Thí dụ, GIS có thể chỉ ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng bị ảnh hưởng do các quyết định nào đó trên cơ sở các dữ liệu của ảnh vệ tinh. Những vùng chịu tổn thất từ vùng khai hoang có thể được định nghĩa và phân tích trên cơ sở dữ liệu chồng lấp của các yêu cầu về loại đất, sự gia tăng năng suất, thời gian, loại, tỷ lệ, và khả năng quản lý, nhu cầu thực tế có thể được chỉ ra và định rõ kết quả. Trong nông nghiệp, sự thiệt hại về tiềm năng tài nguyên thiên nhiên do việc mở rộng diện tích trồng lúa có thể được đánh giá về mặt số lượng, việc đánh giá trên cơ sở về mặt kinh tế của nơi có sự thay đổi về mặt kỹ thuật. GIS có thể chỉ ra sự thay đổi ở mặt giới hạn về số lượng (trong việc phát triển diện tích của một vùng mới). GIS cũng được sử dụng để chỉ ra những tuyến đường tốt nhất cho giao thông đường bộ và thuỷ lợi. Một hướng sử dụng quan trọng khác của GIS là trong phân tích thống kê những đặc điểm (như diện tích của khu rừng hay chiều dài của con sông, kênh, đường, vùng) qua việc xác định các vùng đệm. Ví dụ, đất xung quanh một khu rừng được giới hạn có thể được nghiên cứu để quyết định cách sử dụng đất thích hợp nhất, vùng đệm xung quanh có thể được chồng lấp với hiện trạng đất có khả năng tiềm tàng lý tưởng để chọn ra cách sử dụng có hiệu quả nhất. Một phương pháp khác có thể được sử dụng để đánh giá thích nghi đất cho việc canh tác các vụ riêng biệt. Phương pháp bao gồm sử dụng một vài bản đồ có chủ đề từ dữ liệu của vệ tinh cũng như dữ liệu không ảnh. Thí dụ, tài nguyên đất có thể được dùng để đánh giá cho sự phát triển ruộng lúa. Các dữ liệu về điều kiện đất, sức sản xuất của đất và yêu cầu điều kiện ẩm độ đất cần phải được thu thập và đánh giá khả năng thích nghi cho các vùng trồng lúa. Có thể nói GIS là một hệ thống dưới dạng số dùng cho việc phân tích và quản lý các số liệu thuộc về địa lý được kết hợp với các hệ thống phụ dùng cho việc nhập các dữ liệu và quyết định một kế hoạch phát triển nào đó. Thí dụ như các bản đồ đất, mưa, địa hình, mật độ dân số, sử dụng đất, ... có thể được kết hợp để phát triển thành một bản đồ mới sẽ chỉ ra được những vùng có khả năng đất bị xói mòn hoặc những ._.vùng đất thích nghi cho sự phát triển của các loại cây ăn trái hoặc lúa 2, 3 vụ, ... với các mức độ khác nhau tuỳ vào các yêu cầu mà ta đã đặt ra trước đó. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định và hỗ trợ phân tích, dự báo trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách chiến lược, các nhà quy hoạch... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. ứng dụng GIS trong ngành thuỷ sản trên thế giới. Trước năm 1987 có rất ít các nghiên cứu ứng dụng GIS trong nghiên cứu NTTS. Chỉ cho đến đầu thập kỷ 90 GIS mới áp dụng rộng rãi vào nghiên cứu các vùng nuôi trồng thủy sản, không chỉ dữ liệu về nguồn và vị trí mà còn cả các dữ liệu về kinh tế thị trường xã hội cũng được sử dụng trong GIS thời điểm này. [33] ứng dụng của GIS trong khoa học thủy sản mang lại khả năng phân tích và biểu diễn rất nhiều dữ liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Các dữ liệu trong HTTT địa lý có khả năng biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố lý, hóa và các yếu tố sinh học trong môi trường nước. Qua phân tích, so sánh mối liên hệ phức tạp giữa các yếu tố môi trường GIS mô tả sự phân bố, môi trường sống của các đối tượng thủy sản cũng như dựđoán biến động nguồn lợi thủy sản, sự di cư của các đàn cá. Qua đó, GIS có khả năng hỗ trợ quản lý, lập ra kế hoạch, quyết định việc phát triển khai thác cũng như bảo tồn nguồn lợi thủy sản. [44] Phòng thủy sản thuộc tổ chức lương thực thế giới FAO là một trong những cơ quan có những ứng dụng GIS vào thủy sản rất sớm. Ngoài ra, tổ chức này còn trợ giúp cho rất nhiều chương trình nghiên cứu ứng dụng GIS trên thế giới. Một chương trình nghiên cứu sâu rộng GIS đối với thủy sản được tiến hành, mà một trong những kết quả nghiên cứu là việc lập bản đồ thống kê thủy sản thế giới (world fisheries satistics), trong đó các số liệu vềđánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cả nước ngọt và nước mặn của các nước trên thế giới năm 1999 được đưa vào bản đồ. [36] Tại Mexico, chương trình nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng tiêu chuẩn môi trường phục vụ NTTS được tiến hành tại bang Sinaloa, dựa vào các số liệu môi trường, các nguồn nước và chất lượng nước được cung cấp trong nhiều năm, thông qua hệ thống GIS phân tích tổng hợp các nguồn dữ liệu đưa ra cơ sở cho lựa chọn các vị trí thích hợp cho nuôi trồng thủy sản giảm thiểu mâu thuẫn giữa thủy sản và các ngành kinh tế khác. [33] Đối với từng đối tượng đánh bắt thủy sản trên thế giới cũng có hệ thống GIS nhằm phân tích đánh giá khả năng khai thác và sản lượng của chúng. Điển hình đó là loài cá Tuyết châu Âu (Merluccius merluccius) tại Địa Trung Hải. Hệ thống GIS về loài cá này mang các thông tin về sản lượng khai thác, trữ lượng cá, sản lượng đối với từng phương tiện khai thác, số kg cá trên một giờ khai thác và các vùng phân bố tập trung của cá Tuyết trong biển Địa Trung Hải. [36] Trong nghiên cứu ứng dụng GIS đối với thủy vực nội địa, một ví dụ điển hình là nghiên cứu bảo vệ nguồn lợi tại hồ Kadim thuộc Pais Pesca. Chương trình nghiên cứu được phòng thủy sản Pais Pesca tiến hành nhằm bảo vệ các loài thuộc họ cá Chép và cá cá Trích thuộc khu vực hồ. Hệ thống thông tin này mang các dữ liệu độ sâu, độ trong, nhiệt độ, mật độ tảo, mật độ và khu vực phân bố ấu trùng, cá Trích và cá Chép trưởng thành. Trên cơ sở những dữ liệu này khi kết hợp với các thông tin về dân sinh sẽ cho ra những lựa chọn nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi thuộc khu vực hồ. [36] Tại Australia một chương trình lớn của CSIRO đã phát triển ứng dụng GIS trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản. Các nhóm nghiên cứu đã phân tích, mô hình hóa, đánh giá đưa ra lựa chọn các khu vực nuôi trồng thủy sản. Song song với các nhóm nghiên cứu môi trường, các chuyên gia của CSIRO đã sử dụng các công cụ và công nghệ GIS đưa ra những đánh giá tác động của nuôi trồng thủy sản đối với môi trường, chỉ ra những vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản và những vùng hạn chế phát triển. Theo đó, gần 1triệu ha đất có khả năng phát triển thủy sản bền vững chiếm khoảng 7% vùng nghiên cứu và hơn 90% vùng nghiên cứu nếu phát triển thủy sản có nhiều tác động bất lợi với môi trường. Từ ứng dụng này, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có thể mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi GIS trong lựa chọn vị trí nuôi trồng thủy sản (CSIRO Marine Research, 1999). [35] Công trình nghiên cứu của tác giả Shree S, John P. Bolte, Lindsay G. Ross and Jose Aguilar-Manjarrez (1999) đề cập đến khả năng ứng dụng GIS cho ngành thuỷ sản bằng loại hình nghiên cứu thí điểm. [48] - Đối với việc xác định tiềm năng cho quy hoạch nuôi biển, tác giả đã tiến hành chuẩn hoá dữ liệu nền cho vùng nghiên cứu kết hợp với 4 lớp thông tin cơ bản (độ sâu biển, chiều cao sóng, vận tốc gió và độ mặn). Bốn lớp dữ liệu này được tổ chức trong hệ thống GIS và được đánh giá bằng cách cho điểm và xem xét trọng số theo các mức độ thích nghi kết hợp với phương pháp toán học Fuzzy logic để xác định các khu vực thích nghi cho nuôi lồng biển vủa vùng nghiên cứu. - Trong nghiên cứu xác định tiềm năng cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, với vùng nghiên cứu tại bang Sinaloa, tác giả đã tiến hành chuẩn hoá và xây dựng 30 lớp dữ liệu được gộp nhóm thành các lĩnh vực (nguồn nước, địa hình, nguồn ô nhiễm, cơ sở hạ tầng, yếu tố môi trường, kinh tế- xã hội…). Kết quả của việc ứng dụng GIS được dựa trên việc chuẩn hoá dữ liệu kết hợp với các phương pháp phân tích trong GIS đã xác định được những vùng thích hợp nhất làm nền tảng cho quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản. - Liên quan đến vấn đề quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể ở Canada, trong nghiên cứu tác giả đã xây dựng chỉ số thích hợp cho việc đánh giá tiềm năng bằng 14 chỉ tiêu được gộp thành các nhóm như: Nhóm tác động trực tiếp đến sự phát triển (gồm có các lớp như nhiệt độ nước, hàm lượng chlorophyll...), nhóm tồn tại (gồm hàm lượng chất lơ lửng, thuỷ triều đỏ, độ dốc đáy biển..), nhóm chất lượng nước (gồm hàm lượng muối, BOD, DO và pH). Các lớp dữ liệu được chuẩn hoá và tiến hành xử lý bằng các công cụ phân tích (nội suy, chồng ghép, toán học...). Từ các nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận “Vấn đề chuẩn hoá dữ liệu và độ phân giải (mức độ chi tiết) của dữ liệu là vấn đề quan trọng nhất để có được một nghiên cứu mang tính khả thi”. Các tác giả Gertjan de Graaf, Md Giassudin Khan, Md. Omar Faruk, Lubna Yasmin, Abdullah - Al Mamun [51] đã đề cập và hướng dẫn cách phân tích, tích hợp và hiển thị dữ liệu, thông tin trong môi trường GIS cho lĩnh vực thuỷ sản. Đối với các nước Châu á, hệ thống thông tin trong thủy sản cũng khá phát triển có thể kể đến như Srilanka, Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh... Tại Bangladesh các nghiên cứu ứng dụng GIS trong nuôi trồng thủy sản tương đối hiệu quả. Một ví dụ điển hình có thể kể ra là của Md Abdus Salam, với việc xây dựng cơ sở dữliệu tại khu vực vịnh Bengal và các sông chính đổ ra vịnh trên cơ sở so sánh đánh giá giữa lợi ích kinh tế với các tác động bất lợi đến môi trường, tác giả đã đưa ra lựa chọn vùng nuôi tôm, cua, Rô phi, cá chép và vùng sinh sản cho các đối tượng. [47] Trong khu vực Đông Nam á, Thái Lan cũng là nước đã ứng dụng nhiều GIS vào nghiên cứu thủy sản theo Phutchapol Suvanachai (2002) có 4 dự án lớn sử dụng GIS trong nghiên cứu thủy sản là: GIS và nguồn lợi của con người Thành lập bản đồ các nguồn nước nội địa Các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển. Phục hồi nguồn lợi thủy sản biển Ngoài ra thời gian gần đây GIS còn được ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý các vực nước nội địa và các khu vực nuôi tôm tại Thái Lan. [45] ứng dụng GIS trong lĩnh vực thủy sản hiện nay trên thế giới phát triển theo hướng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thông qua mạng Internet những thông tin này được đưa đến với nhiều đối tượng. Từ đó, giúp cho các nhà quản lý thủy sản mỗi quốc gia có khả năng phối hợp, cộng tác, nâng cao khả năng quản lý cũng như đưa ra những quyết sách phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này điều quan trong là các thông tin đầu vào phải đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao. [43] Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá đang được các nước quan tâm, đặc biệt trong việc trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao cho nhau những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nước phát triển đang giúp đỡ những nước kém hơn dần thu hẹp khoảng cách về mức độ tiếp cận các lĩnh vực khoa học tiên tiến là một giải pháp thúc đẩy quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu có hiệu quả vào thực tế cuộc sống. Do vậy chúng ta cần tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong các hoạt động quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu nền phù hợp để phục vụ những hoạt động này, đồng thời hội nhập được với quốc tế và khu vực. Tình hình nghiên cứu GIS ở Việt Nam Tình hình nghiên cứu, ứng dụng GIS ở Việt Nam ở nước ta, từ thời kỳ bao cấp cho đến những năm 90: Hệ thống dữ liệu không gian được xây dựng chủ yếu ở các cơ quan chuyên ngành như Tổng cục Địa Chính cũ. Các sản phẩm chủ yếu là các bản đồ giấy được xây dựng theo tiêu chuẩn múi chiếu và hệ quy chiếu của Nga, theo tọa độ Gauss và được lấy tên theo hệ thống toạ độ HN-72. ở giai đoạn này chưa có khái niệm áp dụng về lĩnh vực GIS. Từ những năm 1990 - 2000, bắt đầu thời kỳ mở cửa, hệ thống dữ liệu bản đồ của Việt Nam được dần dần chuyển sang hệ toạ độ WGS-84 theo quy định về múi chiếu của Mỹ, và chính thức chuyển sang hệ toạ độ VN2000 từ năm 2000. Trong giai đoạn này GIS bắt đầu được áp dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiên phong. Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự hội nhập thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ vũ trụ, hàng loạt các phần mềm ứng dụng về lĩnh vực GIS ra đời. Hầu hết các ban ngành ở Việt Nam tiếp cận nhanh chóng các ứng dụng mạnh mẽ về tính ưu việt của lĩnh vực này trong các công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên, đánh giá tác động môi trường quản lý sử dụng đất. Quản lý sử dụng đất là lĩnh vực ứng dụng GIS tương đối mạnh mẽ ở nước ta cho đến nay một số sở địa chính các tỉnh đã ứng dụng GIS vào quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc ứng dụng cũng mới chỉ hạn chế ở các sở trong tỉnh còn các phòng ban cấp huyện, xã hầu như còn chưa được ứng dụng. Trong lĩnh vực quy hoạch có một số đề tài nghiên cứu như: “ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội” do tác giả Đinh Thị Bảo Thoa tiến hành. Trong báo cáo quy hoạch tác giả đã nêu ra 11 loại hình sử dụng đất của thủ đô Hà Nội và dự đoán sự phát triển của thủ đô Hà Nội. [5] “Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường phục vụ chiến lược quy hoạch thành phố Hạ Long và các vùng lân cận” do tập thể các tác giả Viện Địa lý tiến hành nghiên cứu tập trung vào việc xây dưng bản đồ sử dụng đất, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề và đưa ra những nhân định sơ bộ phát triển quy hoạch thành phố. [11] Trong nghiên cứu GIS nhằm mục đích quản lý bảo vệ tài nguyên, tác giả Võ Quang Minh (2002) đã có một số công trình ứng dụng GIS bảo vệ cây nông nghiệp và bảo vệ rừng, phòng tránh sâu hại thuộc phạm vi đồng bằng sông Cửu Long. Trong giao thông vận tải lần đầu tiên tại Việt Nam, công ty xe bus Hà Nội đã áp dụng hệ thống bản đồ số trong tìm đường đi, các trạm xe và điểm dừng thuộc khu vực thành phố Hà Nội. ứng dụng đưa bản đồ vào hệ thống máy định vị GPS. Một số ứng dụng trong nghiên cứu, Nông nghiệp, Môi trường, Địa chất đã bước đầu ứng dụng GIS vào phân tích trợ giúp trong quy hoạch và quản lý. Tuy nhiên các ứng dụng này mới chỉ được triển khai mang tính cục bộ và thiếu tính hệ thống. Trong tương lai, việc đưa GIS vào ứng dụng rộng rãi đối với đời sống xã hội trở nên ngày càng bức thiết hơn và trở thành vấn đề tất yếu nếu muốn đưa đất nước bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin thế giới. Các dụng của GIS trong ngành thủy sản ở Việt Nam Thuỷ sản là một ngành khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường đất và nước rất lớn. Nhưng cho đến nay việc ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong nghiên cứu và quản lý còn rất nhiều hạn chế. Ngành thuỷ sản chưa có cơ quan hoặc phòng ban chuyên trách nghiên cứu ứng dụng GIS; lực lượng cán bộ nghiên cứu còn rất mỏng, các công bố kết quả nghiên cứu ứng dụng GIS là rất hiếm. Hầu hết các sở Thuỷ sản đều có nhu cầu sử dụng, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở việc vẽ và xây dựng các bản đồ hiện trạng quy hoạch bằng phương pháp thủ công hoặc số hoá mà chưa có sự tích hợp sử dụng đồng bộ các thông tin trong hệ thống GIS. Việc sử dụng đồng bộ cả Viễn Thám và GIS chỉ được thực hiện ở một số cơ quan đầu ngành có liên quan đến quy hoạch: Viện Kinh Tế và Quy hoạch Thuỷ sản Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II Ngành khai thác hải sản đã ứng dụng GIS vào nghiên cứu cung cấp các thông tin về ngư trường khai thác cho các nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu vàng cá Ngừ đại dương, câu mực đại dương và cho một số đối tượng khai thác khác như cá Ngừ vằn, cá Nục heo, Mực ống, Mực nang. Tuy nhiên các thông tin chỉ mang tính định tính chỉ ra các khu vực có năng suất sản lượng trung bình cao cho các đối tượng và nghề cá nói trên mà chưa đưa ra năng suất, sản lượng theo kg/h, kg/mẻ lưới hoặc kg/ vàng câu. [3] Đối với NTTS vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào có quy mô ứng dụng GIS vào sản xuất. Các nghiên cứu chỉ là một mảng của các dự án và kết quả thu được là rất hạn chế. Đa số các nghiên cứu này tập trung vào quy hoạch tổng thể cho các vùng ven biển. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu ứng dụng GIS cho các nghiên cứu cụ thể chi tiết cho các hệ thống nuôi cấp xã hoặc vùng nhỏ. ở mức chi tiết này, cho đến nay mới chỉ có một số các nghiên cứu của các dự án SUMA, VIE 97/030 tiến hành tại một số xã thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ như: Vinh Giang (Huế), Quỳnh Bảng (Nghệ An), Hoàng Phong (Thanh Hóa). [20] Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng GIS này mới chỉ dừng lại ở mức vẽ bản đồquy hoạch vùng, chưa đi sâu vào thông tin thuộc tính cũng như việc phân tích các thông tin thuộc tính. Trong khuôn khổ luận văn văn tốt nghiệp thạc sỹ có một nghiên cứu ứng dụng của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa (2002), học viện Công Nghệ Châu á. Với tên đề tài “ Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển sử dụng viễn thám và GIS tại Nghệ An - Việt Nam”. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS, trên cơ sở kết hợp phân tích thông tin thuộc tính, các thể chế chính sách, các điều kiện cho phát triển nuôi tôm để lập quy hoạch tổng thể NTTS cho một tỉnh. Theo phân tích của tác giả, Nghệ An có 128 ha có khả năng nuôi thâm canh, 178 ha có thể nuôi QCCT và 444 ha nên nuôi quảng canh. Theo Hà Xuân Thông (2002) trong những năm tới, để đẩy nhanh tốc độ phát triển NTTS, nhiệm vụ hàng đầu là đẩy nhanh quá trình quy hoạch, xây dựng bản đồ thích nghi các hệ sinh thái cho nuôi trồng và khai thác thủy sản trên toàn quốc và trong từng vùng cụ thể trên cơ sở kỹ thuật viễn thám, GPS và GIS. Đồng thời cũng sử dụng chúng để phân lập, thiết kế các khu sản xuất giống, khu nuôi tôm và cá biển tập trung. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thích nghi đối với nuôi tôm (điều kiện đất đai, độ mặn ...) Sử dụng ảnh viễn thám để cập nhật, chỉnh lý bản đồ nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các loại bản đồ liên quan khác ở ngoài thực địa. Dùng công nghệ GIS để xử lý hệ thống cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính, xây dựng các bản đồ đơn tính. Chồng ghép các lớp bản đồ đơn tính theo chỉ tiêu đã phân cấp để xây dựng bản đồ thích nghi nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Thành lập bản đồ quy hoạch nuôi tôm và đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc quy hoạch vùng nuôi tôm của huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các nội dung của đề tài chúng tôi tiến hành theo các phương pháp sau: Điều tra, thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian có liên quan đến NTTS vùng nghiên cứu (ảnh viễn thám, các loại bản đồ liên quan, số liệu hiện trạng NTTS, các số liệu về môi trường…). Sử dụng ảnh Viễn thám, các phần mềm GIS để xử lý hệ thống cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính để thành lập các bản đồ đơn tính. Chồng ghép các loại bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ các vùng thích nghi cho nuôi tôm, bản đồ đề xuất quy hoạch nuôi tôm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Các công cụ để thực hiện đề tài: Máy in, phần mềm (ARCGIS, MICROSTATION, MAPINFO, WORD, EXCEL). Phương pháp phân tích, so sánh các số liệu điều tra. Dữ liệu đầu vào Mô hình Mô hình Đầu ra Các lớp BĐ khác Bản đồ đơn tính Nguồn dữ liệu CSHT và KTXH Số liệu thống kê từ các báo cáo Các loại bản đồ khác Chất lượng đất Thổ nhưỡng Dữ liệu số (Bản đồ nền Bản đồ HTSDĐ) Thích hợp xây dựng ao nuôi Địa hình Dữ liệu viễn thám (ảnh vệ tinh) Nguồn nước Nguồn nước thích hợp Loại bỏ Các khu DC Khu XD Đồi núi có rừng Các khu vực cấm Sông, biển Bản đồ thích nghi (nuôi tôm) Lược đồ mô hình đánh giá vùng nuôi tôm Kết quả nghiên cứu Đặc điểm vùng nghiên cứu Sơ lược đặc điểm điều kiện tự nhiên Giao thuỷ là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định thuộc hạ lưu của khu vực Đồng bằng sông Hồng. Phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình; phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp với huyện Hải Hậu và Xuân Trường; phía Nam và Tây Nam giáp biển Đông. Toàn bộ huyện được bao bọc bởi 25 km đường bờ biển (tính theo đê), 26,3km đoạn sông Hồng chảy qua địa phận huyện (tính từ Cồn Xanh đến đầu nguồn của Sông Sò) và khoảng 19,7 km sông Sò (từ đầu nguồn đến cửa Hạ Lan). (Kết quả đo trực tiếp từ bản đồ địa hình 1/25.000). Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định Với chế độ thuỷ văn có dòng chảy sông biến đổi mạnh theo mùa trong năm, cùng với quá trình tương tác sông - biển và chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều khá thuần nhất có biên độ lớn là những nguyên nhân cơ bản gây biến đổi địa hình khu vực ven biển huyện Giao Thuỷ. Do đó, vùng ven biển huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, với xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Lưu lượng nước và dòng bùn cát lớn do sông đưa ra, đặc biệt vào mùa mưa, nguồn cung cấp bồi tích quan trọng cho việc hình thành các bãi bồi ven biển ở khu vực. Biên độ triều trung bình đạt 1,5 - 1,8 m, lớn nhất 4 m và nhỏ nhất là 0,25 m. Hàng tháng, trung bình có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5 đến 3,0 m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày với biên độ dao động nhỏ từ 0,5 - 0,8 m. Vào mùa hè, sóng Đông Bắc chiếm ưu thế, độ cao cực đại tới 4,0 - 4,5m. Vào mùa Đông, sóng Đông và Đông Nam thịnh hành, độ cao cực đại 2,0 - 2,5m [25], [26]. Với đặc điểm trên tương đối thuận lợi cho nuôi tôm, nhất là tổ chức lấy nước tự chảy và hạn chế việc bơm nước vào ao. Chế độ gió vùng ven biển huyện Giao Thuỷ tương đối lớn và phù hợp với hướng hoàn lưu chung của khu vực. Lượng mưa năm dao động trong khoảng 1.500 - 2.000 mm, thuộc chế độ mưa vừa và được phân hoá theo hai mùa (mùa hè mưa nhiều và mùa đông mưa ít). Lượng mưa trung bình năm đạt 1.734 mm, cao nhất là 2.550 mm, tập trung vào tháng IV - XI, thấp nhất 978 mm. Trung bình số ngày mưa trong năm dao động 117 - 153 ngày. Hàng năm thường bị bão trực tiếp đe doạ với tần suất trung bình năm có 5 trận bão đổ bộ vào đất liền, tập trung vào tháng VII, VIII, IX. Vận tốc gió khi bão có thể lên đến 40 - 50 m/s. Chế độ dòng chảy sông Hồng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực và khá phức tạp, chủ yếu do chế độ nước sông ở thượng lưu quyết định. Dòng chảy năm cũng phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI kết thúc vào tháng X, thường kéo theo bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng lớn đến NTTS. Mùa kiệt kéo dài từ tháng XI đến tháng V, chiếm 20 - 25% tổng lượng dòng chảy năm, mùa này thường có sự xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng và độ muối thường cao và ổn định, gây ảnh hưởng lớn đến nuôi tôm, nhất là thời kỳ tôm cuối vụ nuôi. Do địa hình bờ biển lồi nên ít có khả năng nước dâng cao. Trị số nước dâng do gió mùa Đông Bắc ở ven biển cửa sông ĐBSH không cao, trung bình khoảng 25 - 30 cm [25], [26]. Do ảnh hưởng tương đối mạnh của gió mùa Đông Bắc, vùng biển huyện Giao Thuỷ có chế độ nhiệt phân hoá ra làm hai mùa rõ rệt và biến thiên mạnh mẽ trong năm, nhưng lại tương đối điều hoà trong ngày. Vùng có nền nhiệt tương đối cao, thuộc chế độ nhiệt nóng. Nhiệt độ biến thiên mạnh mẽ trong năm, nhưng lại tương đối điều hoà trong ngày. Bên cạnh đó, độ mặn nước biển huyện Giao Thuỷ biến thiên theo pha của thuỷ văn và chế độ lũ của sông Hồng. Vào mùa đông, độ mặn nước biển tương đối đồng nhất, trung bình khoảng 28 - 300/00, nhiều năm độ mặn cao và ổn định trong thời gian dài làm cho việc thay nước vào ngày cuối vụ (giảm độ muối) lại rất khó khăn, tôm không lột xác, lớn chậm. Vào mùa hè độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông và dao động khoảng 20 - 270/00, thích hợp cho nuôi tôm, nhưng thường ảnh hưởng của bão, áp thấp, lũ lụt xẩy ra ảnh hướng đến nuôi thuỷ sản [25], [26]. Đặc điểm về địa hình thổ nhưỡng Giao thuỷ nằm ở bờ Nam hạ lưu sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng và xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam. Theo kết quả nghiên cứu địa mạo của Phân viện Hải Dương Học - Hải Phòng và kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp thì có thể phân chia thành các loại địa hình như sau: Nhóm địa hình đồng bằng cao Địa hình vàn thấp không bị ứ đọng nước mùa mưa Địa hình vàn thấp bị ứ đọng nước Địa hình thấp trũng Đặc điểm thổ nhưỡng phân theo các nhóm địa hình: Nhóm đất địa hình đồng bằng cao: Nhóm địa hình thuộc chân vàn có địa hình tương đối bằng phẳng không bị ứ đọng mước mùa mưa, có địa hình cao từ 0,7 - 1,7m. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho thấy hầu hết phần diện tích này đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (cấy lúa 2 vụ) và tập trung ở các xã phía Bắc của huyện (ngoại trừ phần đất ven sông của các xã Giao Hương và Hồng Thuận). Nhóm đất có địa hình vàn thấp không bị ứ đọng nước mùa mưa: có địa hình cao từ 0,2-0,7m. Theo kết quả phân tích địa mạo thì nhóm đất này thuộc khu vực đồng bằng thấp tích tụ sông biển. Trên bản đồ cho ta thấy được sự phân bố của nó tập trung ở các xã thuộc trung tâm huyện. Nhóm đất có địa hình vàn thấp bị đọng nước mùa mưa (3-4 tháng) có địa hình 0,2-0,7m, tập trung chủ yếu ở các khu vực phía tây và tây nam của huyện (các xã Giao lâm, Giao thịnh giao Tiến và giao Tân) và một phần ở các xã Giao Hải Giao An. Đặc biệt có một phần đất giáp đê của khu vực xã Giao Thiện cũng thuộc nhóm đất này. Theo kế quả của các nghiên cứu về xu thế bồi tụ của cửa sông lớn có đặc điểm cao dần về phía cửa sông, vì vậy kết quả của vùng Giao Thiện có thể là do quá trình quai đê lấn biển khi phần diện tích bãi bồi chưa bồi đắp theo đúng quy luật tự nhiên của quá trình. Đặc điểm của loại đất này hiện tại vẫn bị nhiễm mặn ít do khả răng tiêu thoá nước, rửa mặn kém. Đặc biệt có một số nơi của khu vực xã Giao Tân thấy xuất hiện loại đất phù sa glây. Đó là do đất của vùng này bị ngập nước lâu ngày làm sinh ra hiện tượng glây trong đất. Nhóm đất thuộc địa hình trũng: Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam (trừ vùng ven đê đang sản xuất nông nghiệp của xã Giao lâm) và toàn bộ diện tích vùng bãi bồi ngoài đê. Nhóm đất này ngập nước thường xuyên. Đặc điểm thổ nhưỡng thuộc loại đất mặn nhiều. Hiện trạng là những khu cát sát biển, cánh đống muối, nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn vv.. Bảng 1 Bảng thống kê diện tích các thành tạo địa mạo khu vực giao thủy - Nam Định STT Tên các thành tạo Diện tích (ha) 1 Lòng lạch sông, kênh lạch 2.268,1 2 Bãi bồi ven sông 455,0 3 Đồng bằng thấp, tích tụ sông - biển hỗn hợp thành tạo cuối Hlocen muộn - hiện đại 8.580,1 4 Đồng bằng cao, tích tụ sông - biển hỗn hợp, thành tạo trong Holocen muộn 5.353,6 5 Đê cát biển, tích tụ biển - gió 2.219,1 6 Bãi cát biển 197,7 7 Bãi bồi cao tích tụ sông - biển 3.892,8 8 Bãi bồi thấp, tích tụ sông - biển 2.975,8 9 Đồng bằng dốc, nghiêng trước cửa sông, tích tụ do tác động mạnh của sông - triều 5.514,2 10 Đồng bằng nghiêng gợn sóng, phát triển hệ thống đê cát ngầm, tích tụ dưới tác động của sông và dòng ven bờ 1.099,4 Tổng diện tích các thành tạo 32.555,7 Phân bố hành chính, hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống thuỷ lợi Toàn huyện có 21 xã và 1 thị trấn, trong đó có 9 xã giáp biển; 4 xã và 1 thị trấn Ngô Đồng giáp với Sông Hồng; 5 xã giáp sông sò. Qua bảng cơ cấu sử dụng đất cho thấy nền kinh tế của đại bộ phận những người dân Giao Thuỷ chủ yếu là phát triển trồng lúa 2 vụ Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Số TT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất trồng lúa 9.435,7 43,53 2 Đất trồng lúa kết hợp nuôi tôm 119,1 0,55 3 Đất ruộng màu 173,7 0,8 4 Đất ruộng cói kết hợp nuôi tôm 78,5 0,36 5 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.159,9 9,97 6 Đất có rừng trồng 161,2 0,74 7 Đất có rừng ngập mặn 959,5 4,43 8 Đất có rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm 376,3 1,74 9 Đất làm muối 611,6 2,82 10 Đất xây dựng 65,3 0,3 11 Đất giao thông 109,4 0,5 12 Đất quốc phòng 1,6 0,01 13 Đất nghĩa trang- nghĩa địa 85,6 0,39 14 Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 14,4 0,07 15 Đất ở 4.180,6 19,29 16 Đất bãi bồi chưa sử dụng 2.834,8 13,08 17 Đất cồn cát, bãi cát 258,7 1,19 18 Đất bằng chưa sử dụng khác 48,7 0,22 19 Đất ao, sông nhỏ 337,3 1,53 Tổng cộng 22.011,9 100 Bảng 3: Cơ sở hạ tầng và các hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất (Bản đồ hiện trạng cấp nước) TT Nội dung ĐVT 2000 2007 1 Hệ thống điện Số trạm điện Chiếc 60 66 Công suất Kw 13790 15290 2 Đường giao thông Km 798.7 798.7 Đường liên tỉnh Km 47.5 47.5 Đường liên huyện Km 26.2 26.2 Đường liên xã Km 218 218 Đường liên thôn Km 507 507 3 Hệ thống thuỷ lợi Tổng chiều dài mương tới tiêu toàn huyện Km 2997 3008 - Bê tông hoá Km 0 5 - Chưa bê tông hoá Km 2997 3003 Hệ thống thuỷ lợi: Đặc điểm của hệ thống thuỷ lợi huyện Giao Thuỷ là cấp ở các cống phía bắc và tiêu ở các công phía nam. - Cống cấp cho hệ thống nông nghiệp: Cống hạ Miêu 1, Cống hạ Miêu 2, Cống cáp Xuyên, cống Liêu Đồng - Cống tiêu cho toàn bộ vùng phía nam của huyện: Cống Cồn 5, Cống Mốc Giang, Cống Hoành Đông, cống 10, Cống Đại Đầu xã Giao Lạc, Cống Cai đề, cống số 9, cống 8b Các cống tưới, tiêu phục vụ cho đồng muối: Cống Triết Giang A, Cống Ang. Cống phục vụ thuỷ sản: Cống tây cồn Tàu, Cống Đồng Hiệu, Cống Thuỷ sản, cống 14. Cống tiêu đống muối và khu dân cư và nông nghiệp: Cống Quất Lâm, Cống Chỉ Lam, Cống Cát Đàm Thượng, Cống cát Đàm Hạ, Cống Thức Hoá, Cống Duy Tắc, Cống Giao Hùng Nhận xét: Giao Thuỷ Là huyện thuộc vùng đất phù sa của Đồng bằng châu thổ sông Hồng (Thuộc nhóm đất tốt có tầm cỡ trên thế giới) có địa hình tương đối bằng phẳng. So với địa hình của khu vực lân cận thì đất đai giao thuỷ thuộc loại vùng hạ lưu sông Hồng thấp trũng. Vì thế tiếm năng phát triển các loại hoa màu rất hạn chế Là một huyện ven biển nên hàng năm phải gánh chịu trực tiếp và ảnh hưởng của thiên tai Có diện tích bãi bồi, rừng ngập mặn tương đối lớn là một tiềm năng cho việc phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Địa hình lòng dẫn cửa sông biến động mạnh, có xu hướng chuyển dịch về phía Nam. Bờ phía Nam (xã Giao Thiện) bị xói lở mạnh với cường độ xói 3 - 4 m/năm. Bờ phía Bắc (xã Nam Phú) được bồi tụ cao với xu thế ổn định, tốc độ bồi lấp khoảng 3 - 4 cm/năm, đáy lòng dẫn được bồi lấp khoảng 7 - 10 cm/năm. Một số hình ảnh về Sự biến động cửa ba lạt qua nhiều năm (Nguồn: TT. Tư liệu địa chính - Bộ tài nguyên và môi trường) Hình 2. Biến động cửa Ba Lạt qua nhiều năm Các bãi bồi được bồi cao tăng dần về phía cửa sông Hồng và từ đê biển ra phía biển. ở vùng gần cửa sông có mức độ bồi cao khoảng 3 - 5 cm/năm, Trong những năm gần đây do quá trình khai thác vùng bãi bồi cửa sông Ba Lạt để nuôi trồng thuỷ hải sản và khai thác tự nhiên (đón lõng) bằng đắp bờ đìa, khoanh đầm làm cho quá trình bồi tụ, xói lở xảy ra rất không đồng đều theo lãnh thổ và theo thời gian, ngăn cản quá trình bồi lấp các ô trũng sau cồn và thu hẹp không gian lắng đọng trầm tích bãi triều cao. Là một trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, nhưng hiện nay quỹ đất chưa sử dụng còn rất hạn chế. Vì vậy việc mở rộng phát triển kinh tế theo quy mô mở rộng là không thể. Để phát triển kinh tế bắt buộc phải chú trọng phát triển theo chiều sâu. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm Lịch sử phát triển vùng nghiên cứu Nghề nuôi tôm ven biển huyện Giao Thủy luôn gắn liền với lịch sử phát triển và khai hoang lấn biển vùng bãi bồi. Cho đến nay, lịch sử phát triển vùng được chia ra qua 5 giai đoạn chính. Đặc biệt, giai đoạn đầu nổi bật về sự khai hoang lấn biển, phát triển vùng kinh tế mới; giai đoạn gần đây chủ yếu là phát triển nuôi tôm. Lịch sử của sự phát triển đó được thể hiện rõ qua bảng 4. Bảng 4: Diễn biến quá trình quai đê lấn biển và phát triển NTTS [9] Dòng thời gian Các sự kiện nổi bật Năm 1943 Hình thành đê Ngự Hàm (từ phía Đông kéo dài xuống cuối xã Giao Lâm). Bao thành vùng của các xã: Giao Yến, Giao Long, Giao Hải, Giao An, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Lạc. Hình thành một vùng đất nằm phía trong đê bao trên 4.000 ha. Khi đó, nhân dân được vận động ra định cư để khai hoang, ổn định sản xuất. Từ năm 1960 - 1982 Giai đoạn này vùng bãi Bạch Long tiếp tục được mở rộng và tạo thành xã mới. Người dân Giao Thuỷ đã bắt đầu nuôi tôm nước lợ vào năm 1980 theo phương thức QC, khoảng 300 ha được HTX Nông nghiệp Giao Thiện và Giao An quai đắp để đánh bắt hải sản tự nhiên. Từ năm 1982-1992 Thực hiện chủ trương quai đê lấn biển của Chính phủ, vùng bãi bồi Cồn Ngạn, Cồn Lu tiếp tục được mở rộng (gần 10.000 ha). UBND huyện Giao Thuỷ thành lập vùng kinh tế mới Cồn Ngạn, mở rộng sản xuất (16 km đê biển được hình thành). V._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09063.doc
Tài liệu liên quan