LờI NóI ĐầU
Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ có đường lối, kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế là chưa đủ, còn cần nguồn lực vật chất tương ứng đi kèm. Nguồn vốn không chỉ quyết định đến qui mô, tính chất dự án mà còn có ảnh hưởng lớn đến kết quả dự án đó cả về thời gian hoàn thành, lẫn phạm vi ảnh hưởng. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, để tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển nền sản xuất
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng lý luận tích luỹ tư bản vào thực tiễn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Các nước khác đã có qúa trình tích luỹ lâu dài, tích luỹ được lượng vốn lớn do đó họ có khả năng đề ra và thực hiện các dự án dài hạn của mình đảm bảo sự phát triển đất nước. Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với điểm khởi đầu rất thấp muốn đi trước đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển cần có lượng vốn lớn. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nước đang phát triển là tỉ lệ tích luỹ thấp, chỉ dưới 10% thu nhập điều đó vô hình dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất lao động thấp. Do đó đòi hỏi các nước đang phát triển phỉa tìm biện pháp để phá vỡvòng luẩn quẩn này.
Với Việt Nam, chúng ta đã có bước khởi đầu đáng mừng, tuy nhiên không thể phủ nhận tình trạng khan hiếm vốn trong nước. Việt Nam muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trước hết cần có một nguồn vốn lớn. Để làm được điều đó chúng ta cần phát huy những nguồn lực trong nước, bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Nhận thức được tầm quan trọng của việc tích lũy và thu hút vốn mà em chọn đề tài này. Trong bài viết này em sẽ nêu cơ sở lý luận chung tích lũy vốn và vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam cùng những biện pháp trong tương lai để giải quyết vấn đề đó.
CHƯƠNG 1
Lý LUậN TíCH LũY TƯ BảN
BảN CHấT Và NGUồN GốC CủA TíCH LũY TƯ BảN
Từ khi xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hóa, ..để tiến hành các hoạt động nói trên trước hết con người cần phải tồn tại. Muốn tồn tại con người cần phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và các thứ cần thiết khác. Để có những thứ đó, con người phải tạo ra chúng, tức là phải sản xuất và không ngừng sản xuất với qui mô ngày càng mở rộng. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng nên không thể ngừng sản xuất.
Bất cứ quá trình sản xuất xã hội xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó chứ không phải theo hình thái từng lúc của nó thì đồng thời cũng đều là quá trình tái sản xuất. Tái sản xuất là quá trình được lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. Có hai hình thức tái sản xuất chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Trong đó tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản, mà hình thái tái sản xuất điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với qui mô lớn hơn trước. Muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
Việc sử dụng giá trị thăng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa giá trị thặng dư lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Xét một cách cụ thể tích lũy tư bản nhằm tái sản xuất ra tư bản với qui mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thăng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày cang lớn trong toàn bộ tư bản. Trong quá trình tái sản xuất, lãi cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. Không chỉ vậy, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa, điều này dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao đông của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
Tích lũy tư bản là tất yếu khách quan, động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản _ quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm của giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rông sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Nói vậy hình như có mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng và tích lũy của nhà tư bản. Thực ra trong buổi đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bản thường chi phối tuyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển nhất dịnh, sự tiêu dùng xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích lũy tư bản.
NHữNG NHÂN Tố QUYếT ĐịNH QUY MÔ TíCH LũY TƯ BảN
Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và tư bản tiêu dùng của nhà tư bản.
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư đó quá nhiều cho chi tiêu cá nhân thì lượng tích lũy ít đi. Khi đó quy mô tích lũy của nàh tư bản sẽ giảm đi. Ngược lại việc tiêu dùng ít sẽ làm tăng khối lượng tư bản tích lũy, khi đó nhà tư bản có vốn mở rộng thêm sản xuất, nâng cao kĩ thuật giành phần thắng lợi trên thương trường. Tuy nhiên khó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân nhà tư bản. Do đó vấn đề cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng của bản thân và lượng tư bản phụ thêm bỏ vào sản xuất là vấn đề đầu tiên phải giải quyết của nhà tư bản.
Nhưng nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định, thì qui mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thăng dư. Do đó những nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết định qui mô của tích lũy tư bản. Những nhân tố đó là:
Một là, trình độ bóc lột sức lao động.
Trình độ bóc lột sức lao động là tỉ lệ giữa lượng tư bản ứng ra mua sức lao động công nhân và lượng giá trị thu về từ lao động đó. Nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột băng cách cắt xẽn vào tiền công của công nhân. Như vậy công nhân không nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thăng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén một phần tiền công.
Ngoài ra việc nâng cao bóc lột được thực hiện bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Việc làm này rõ ràng làm tăng giá trị thăng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hóa, tức làm tăng tích lũy. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị.
Hai là, trình độ năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư lệu tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy tư bản: Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần giành cho tích lũy có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất địnhdành cho tích lũy có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn. Như vậy năng suất lao động tăng sẽ làm tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy mô của tích lũy.
Năng suất lao động cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, chúng làm chức năng tư bản càng nhiều, do đó cũng làm tăng qui mô của tích lũy tư bản.
Ba là, sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dụng càng lớn, do đó sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản sử dụng được những thành tựu của lao động quá khứ ngày càng nhiều. Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích lũy lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích lũy tư bản.
Bốn là, quy mô của tư bản ứng trước:
Với mức bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượng công nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản. Đối với sự tích lũy cả xã hội thì quy mô của tư bản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng. C.Marx đã nói rằng tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của sự tích lũy mà thôi.
Tích lũy dưới chế độ tư bản làm cho của cải xã hội ngày càng tập trung vào tay giai cấp tư sản, người công nhân càng bị bóc lột nănng nề, càng thêm thất nghiệp và nghèo đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản thêm sâu sắc hơn. Mặt khác tiêu dùng của người lao động bị hạn chế trong phạm vi nhỏ hẹp. Một phần lớn thu nhập quốc dân của xã hội tư bản chủ nghĩa là dùng vào việc tiêu dùng không sản xuất và tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích lũy do đó tương đối ít so với khả năng và đòi hỏi của sự phát triển khách quan của xã hội. Sự chênh lệch đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện phát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành quả kinh tế xã hội mà chủ nghĩa tư bản mang lại là vô cùng to lớn và có ý nghĩa quan trọng.
MốI QUAN Hệ TíCH LũY _ TíCH Tụ _ TậP TRUNG TƯ BảN
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ là sự tăng thêm qui mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư, nó là kết quả trực tiếp của quá trình tích lũy tư bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm qui mô của tư bản cá biệt là tích tụ tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bậy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết tự nguyện hay sát nhập các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào trong tay các nhà tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ biện chứng với nhau và tác động thúc đẩy nhau nhưng lại không đồng nhất với nhau. Tích tụ làm tăng thêm sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Sự khác nhau giữa chúng thể hiện cả mặt chất và mặt lượng:
Một là, tích tụ tư bản làm tăng qui mô của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng qui mô của tư bản xã hội. Còn tập trung tư bản chỉ làm tăng qui mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng qui mô của tư bản xã hội.
Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ trức tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Còn nguồn để tập trung tư bảnlà những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh mối quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Như vậy quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm. Quá trình tích lũy tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực: một bên làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thông qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản và làm cho giai cấp tư sản ngày càng giàu có xa hoa. Còn một bên là giai cấp những người lao động không tránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng. Đó là qui luật chung của tích lũy tư bản.
CHƯƠNG 2
VậN DụNG Lý LUậN TíCH LũY TƯ BảN VàO THựC TIễN VIệT NAM
VAI TRò TíCH LũY VốN TRONG NƯớC
Tích tụ và tập trung vốn trong nước
Thành quả của những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới đã khẳng định một điều răng tích tụ và tập trung vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Đó là động lực, cơ sở cho sự thăng tiến củ cả nền kinh tế, từ đó mở ra những hướng đi mới cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả hơn. ở Việt Nam, vấn đề vốn càng trở nên quan trọng hơn, chỉ có trên cơ sở một lượng đầu tư mạnh, với lượng vốn lớn mới có thể xây dựng một nền công nghiệp hiện đại có kĩ thuật cao ngang tầm các nước phát triển, khai thác huuw hiệu các nguồn tài nguyên đất nước.
Khái niệm vốn trong nước đó là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư được tích lũy qua các thời kì.
Vốn hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, và mỗi quốc gia. Còn hiểu theo nghĩa rộng vốn là tổng thể nguồn nhân lực, chất xám, tài nguyên... Vì thế, việc tích tụ và tập trung vốn nói chung là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Kinh nghiệm các quốc gia như Hàn Quốc, Đ ài Loan, Singgapore...là ví dụ điển hình. Việt Nam muốn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiẹn ddaij hóa nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn tiền mặt còn nằm rải rác trong nhân dân àm còn cần phải huy động các nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý và tất cả các quan hệ ngoại giao với các nước.
Vai trò của tích lũy vốn
Đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tích tụ và tập trung vốn rất chặt chẽ. Sự tăng trưởng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tích tụ và tập trung. Khi nền kinh tế đạt tăng trưởng cao, mức sống người dân thay đổi, doanh thu xí nghiệp tăng lại tạo điều kiện tích lũy tăng. Ngược lại quá trình tích tụ và tập trung hiệu quả trở thành đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Tích tụ và tập trung vốn càng nhiều, thì qui mô vốn đầu tư càng lớn hoạt động kinh tế diễn ra được nhanh chóng. Do đó, con dường tích lũy vốn trong nước có hiệu quả là bài toán cần tháo gỡ để tăng tốc nền kinh tế Việt Nam. Khi nào các nguồn lực: tiền bạc, của cải, đất đai, tài nguyên, trí tệu con người ... được tập trung ối đa vào dòng chảy của đầu tư để sản sinh ra những dòng lợi nhuận mới cao gấp nhiều lần số vốn ban đầu, thì khi đó mỗi doanh nghiệp hay cả quốc gia chúng ta mới có thể đạt được những bước hát triển vượt bậc về kinh tế. Vốn là nhân tố vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, các nguồn lực về con người, tài nguyên và các mối bang giao cũng được khai thác có hiệu quả hơn. Từ đó, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa, tạo ra nền kinh tế có các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao và hướng mạnh ra xuất khẩu. Chính điều đó sẽ tạo nên một nền kinh tế có tốc độ nhanh và ổn định.
Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng như thế nào trong nhưng thập niên sắp tới tùy thuôc vào khả năng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, cải tiến máy móc mà cơ sở của nó là quá trình tích luy vốn.
Đối với quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước Văn kiện Đ ại hội Đ ảng toàn quốc lần thứ IX
. Quan điểm trên đã khẳng định vai trò tích lũy với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp; hiện đại hóa máy móc kĩ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trên cơ sở đó tăng năng suất lao dộng, cải tiến chất lượng, đưa Việt Nam thành một nước có nền kinh tế phát triển. Muốn làm được điều đó tất yếu cần một nguồn vốn lớn mà điều đó chỉ có khi quá trình tích lũy trở nên mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực và thực sự có hiệu quả
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã có tiền đề rõ nét để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là: tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoai giao với nhiều nước, tham gia vào AFTA ... Giờ đây điều chúng ta cần là một lượng vốn lớn kết hợp với các tiền đề trên tiến hành xây dưng một ngành công nghiệp hiện đại với tỉ trọng lớn là động lực phát triển đất nước..
THựC TRạNG Và GIảI PHáP QUá TRìNH TíCH LũY VốN CủA VIệT NAM
Thực trạng quá trình tích lũy vốn của VIệT NAM
Sau hơn 20 năm đổi mới, công cuộc đổi mới đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ huy động bình quân vào ngân sách nhà nước đạt 22,5% GDP.Cơ cấu thu ngân sách nhà nước đã từng bước vững chắc hơn, thu nội địa trở thành nguồn thu quan trọng và chủ yếu (tỷ trọng thu nội địa không kể dầu thô tăng từ 50,7% tổng thu ngân sách năm 2001 lên 57,5% năm 2004). Trong 5 năm 2001 - 2005, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân ước đạt 35,6% GDP, cao hơn so với giai đoạn 1996 - 2000 (33% GDP). Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và dân cư có xu hướng tăng về tỷ trọng: Vốn đầu tư thuộc khu vực dân doanh chiếm khoảng 26%, tăng hơn so với giai đoạn 1996 - 2000 (23,8%). Nhờ kết quả đó, mức huy động các tiềm năng trong nước tăng đáng kể đạt 70%.
Cơ cấu phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm các khoản chi bao cấp từ ngân sách, tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung ưu tiên cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế quan trọng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển dự kiến khoảng 29,2% tổng chi ngân sách nhà nước, đạt 8,2% GDP Số liệu được trích dẫn từ bài viết Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2001 - 2005
Tuy nhiên, những số liệu trên chưa phản ánh chính xác tiềm lực đất nước. Lấy thành phố Hồ Chí Minh làm một ví dụ:
Bảng dưới đây giúp ta phần nào thấy được tình hình tích lũy trong nước. Nền kinh tế đã có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện (thể hiện lượng tích lũy cao) nhưng số tiền tích lũy được tồn tại chủ yếu dưới dạng tư bản chết không được đưa vào lưu thông. Lượng tiền được lưu thông là gian tiếp thông qua công trái chính phủ nhưng cũng chiếm chưa tới 1% tổng lượng tích lũy được. Việc lãng phí nguồn vốn quan trọng này trong khi nhiều dự án không thể thực hiện do thiếu vốn là mâu thuẫn căn bản của nước ta trong giai đoạn này
TíCH LũY BìNH QUÂN MộT Hộ QUY RA TIềN NĂM 2001 Số liệu do cục thống kê cung cấp
(Thành phố Hồ Chí Minh)
đơn vị tính: 1000 đồng
Tổng số
Chia ra
Hiện vật
Tiền mặt
Công trái
Kim loại quý
- Hộ nông nghiệp
12,295
387
7,819
48
4,041
Tđó: Hộ làm thuê
4,075
238
2,852
3
982
- Hộ lâm nghiệp
13,000
-
13,000
-
-
- Hộ thủy sản
12,049
321
10,574
1,154
- Hộ công nghiệp
11,742
205
8,007
21
3,509
- Hộ xây dựng
7,909
97
4,593
3
3,216
- Hộ thương nghiệp
11,511
1,546
4,974
39
4,952
- Hộ ngành khác
9,121
98
5,729
10
3,284
Mặt khác, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tính dàn trải trong chi đầu tư chưa được khắc phục. Hiệu quả đầu tư còn thấp, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn nghiêm trọng. Đầu tư của Nhà nước chiếm tỷ trọng cao, nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng thấp. Nếu chỉ có tập trung, thu hút vốn mà nguồn vốn đó không được sử dụng hợp lý thì sự tích lũy đó trở thành vô ích.
Thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn ngắn, trung và dài hạn), thị trường dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán... phát triển chưa đồng bộ, còn ở trình độ thấp, quy mô nhỏ bé, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa tạo ra sự hấp dẫn để trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển.
Những giải pháp tăng cường tích lũy vốn ở VIệT NAM
Qua phần trên ta đã thấy dược ý nghĩa to lớn của vấn đề tích lũy đối với Việt Nam. C.MAC đã phân tích hết sức chính xác và đầy đủ về quá trình tích lũy tư bản đó là cở sở cho chúng ta vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng có nhiều thay đổi, mặt khác chúng ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nên việc tiến hành các biện pháp duy trì, tăng cường tích lũy có nhiều sự khác biệt. Theo em để giải quyết vấn đề tích lũy ta cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy -tiêu dùng
Xã hội chủ nghĩa là xã hội mà trông đó con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Muốn có điều đó cần phải sản xuất và không ngừng mở rộng sản xuất, tức là phải tích lũy và tích lũy không ngừng. Đó chính là quá trình giải quyết mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng.
Tích lũy bao nhiêu để tạo cơ sở cho phát triển, tiêu dùng bao nhiêu để đảm bảo nhu cầu. Nó thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và cải thiện đời sông, giữa lợi ích lâu dài và trước mắt, giữa lợi ích của nhân dân và lợi ích của toàn xã hội... Việc phân chia tỉ lệ này không cố định mà thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế, quan niêm của người dân và từng doanh nghiệp. Như vậy việc tuyên truyền tiết kiệm khuyến khích tích lũy thông quan các chính sách, đường lối cụ thể của Đ ảng và nhà nước chính là một biện pháp hữu hiệu.
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Cần phải hiểu tăng cường tích lũy vốn không chỉ là tăng nguồn vốn về số lượng mà đó còn là việc sử dụng nguồn vốn đó mang lại bao nhiêu lợi ích.
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ đối tượng cấp vốn; thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn thu nhập trong xã hội theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động, theo vốn, tài sản, trí tuệ; nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối và sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn lực đầu tư của xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đồng bộ các vùng kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tích cực hơn: tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng. Phân định rõ nội dung và phạm vi chi ngân sách nhà nước, tập trung thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu, gắn cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước với cải cách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hóa doang nghiệp nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho các cho các doanh nghiệp phát huy nội lực, năng lực của họ và khiến các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình
Mặt khác việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Do đó cần có một đội ngũ cán bộ với trình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng cần phải xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt thu hút nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc thiết lập một tổchức gọn nhẹ không chồng chéo có hiệu quả cũng tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn.
Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Cần hướng mạnh vào giải phóng triệt để và khơi thông các nguồn lực trong xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh để tạo ra năng lực sản xuất, hạ tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó nâng cao tiềm lực tài chính quốc gia. Thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đồng bộ, thống nhất giữa các thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong kinh doanh giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa các thành phần kinh tế tạo chuyển biến tích cực trong ổn định môi trường đầu tư, tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Chủ động huy động trên thị trường tài chính quốc tế thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường tài chính trong nước. Hoàn thiện cơ chế để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp đặc biệt là các doang nghiệp nhà nước và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại. Xây dựng chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và thị trường nhà ở đô thị nhằm giải phóng và phát huy các nguồn lực của đất nước đưa vào đầu tư phát triển kinh tế. Động viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng các dịch vụ công cộng.
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa bằng cách áp dụng cơ chế tài chính phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp.
Quản lý có hiệu quả các nguồn thu
Động viên hợp lý các nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở cải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với cơ chế thị trường, theo hướng công bằng, thống nhất, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ. Chính sách động viên hướng mạnh vào mục tiêu phát triển dài hạn, xác định mức thuế hợp lý, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, tạo động lực lớn khuyến khích sản xuất, trên cơ sở đó tăng quy mô thu ngân sách nhà nước. Từng bước nâng cao tỷ trọng thuế thu nhập, thuế tài sản trong cơ cấu hệ thống thuế. Nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân bằng cách mở rộng đối tượng nộp thuế. Mặt khác, đẩy mạnh cải cách hành chính công khai hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; mở rộng áp dụng cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế, triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tính thuế và nộp thuế; hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước.
KếT LUậN
Nghiên cứu tích lũy tư bản qua đó loại bỏ những tiêu cực vận dụng sáng tạo mặt tích cực vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tích lũy không chỉ còn là vấn đề về lý luận nó đã thực sư trở thành vấn đề thực tiễn mà mọi quốc gia đều phải giải quyết.
Tích lũy vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành nhiệm vụ quan trọng với mọi quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Chúng ta có 84 triệu dân với truyền thống tiết kiệm vấn đề là làm thế nào để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi đó; chúng ta lại có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân công rẻ dồi dào là cơ sở thu hút vốn đầu tư. Những biện pháp khuyến khích hợp lý chính là động lực tăng cường nguồn vốn tạo điều kiện tiến hành công nghiệp hóa -hiện đại hóa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Tập trung khai thác tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, kết hợp thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) chính là cơ sở của tích lũy ở nước ta. Với quá trình tích lũy hiệu quản cộng với chính sách chủ trương xây dựng kinh tế đúng đắn của nhà nước tin chắc rằng chúng ta sẽ nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước phát triển với nền công nghiệp hiện đại
TàI LIệU THAM KHảO
Giáo trình kinh tế chính trị _Nhà xuất bản giáo dục
Phát triển tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005_Tác giả: Đặng Văn Thanh(PGS, TS Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tếvà Ngân sách của Quốc hội) _ Tạp chí Cộng sảnsố 92 tháng 10/2005
Văn kiện đại hội đảng IX
Dự thảo văn kiện đại hội X
Tư bản tập 24 _Nhà xuất bản chính trị tháng 3 năm 1994
Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2001 - 2005 _Tác giả: PGS, TS Tổng cục Thống kê Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Cộng sản 2/2006
PHụ LụC
Trang
LờI NóI ĐầU 1
CHƯƠNG 1 : Lý LUậN TíCH LũY TƯ BảN
BảN CHấT Và NGUồN GốC CủA TíCH LũY TƯ BảN 2
NHữNG NHÂN Tố QUYếT ĐịNH QUY MÔ TíCH LũY TƯ BảN 3
MốI QUAN Hệ TíCH LũY _ TíCH Tụ _ TậP TRUNG TƯ BảN 6
CHƯƠNG 2 : VậN DụNG Lý LUậN TíCH LũY TƯ BảN VàO THựC TIễN VIệT NAM
VAI TRò TíCH LũY VốN TRONG NƯớC 8
Tích tụ và tập trung vốn trong nước
Vai trò của tích lũy vốn
THựC TRạNG Và GIảI PHáP QUá TRìNH TíCH LũY VốN CủA VIệT NAM 10
Thực trạng quá trình tích lũy vốn của VIệT NAM 10
Những giải pháp tăng cường tích lũy vốn ở VIệT NAM 13
Kết luận 17
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0122.doc