Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP giai đoạn 1995-2002 và dự báo năm tới

Mở Đầu Khu vực dịch vụ được coi là một trong ba bộ phận cơ bản của nền kinh tế quốc dân – khu vực III (lĩnh vực kinh tế thứ 3). Tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất cụ thể nhưng là ngành tạo ra nguồn vốn lớn cho nền kinh tế quốc dân, làm giàu cho tổ quốc, đẩy mạnh và điều tiết sản xuất, phục vụ nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống. Khu vục dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP và mục tiêu đến năm 2010 của nước ta là tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP là 42 – 43%. Các hiệ

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP giai đoạn 1995-2002 và dự báo năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tượng kinh tế xã hội luôn luôn biến đổi theo thời gian. Để nêu lên đặc điểm bản chất và quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế xã hội có rất nhiều các phương pháp khoa học. Song qua quá trình học tập môn học lí thuyết đã trang bị chọ em rất nhiều kiến thức và phương pháp để nghiên cứu sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội. Một trong những phương pháp ấy là phương pháp dãy số thời gian. Bằng phương pháp dãy số thời gian có thể có tính được các chỉ tiêu mà qua đó nêu lên được xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian như: tốc độ phát triển, tốc độ phát triển trung bình, lượng tăng giảm tuyệt đối.... Đặc biệt ta có thể dự báo một cách rất khoa học và có cơ sở các mức độ của hiện tượng ở những thời gian tiếp theo. từ đó đề ra những phương hướng, chiến lược phát triển hạn chế những tác động tiêu cực vào hiện tượng, góp phần quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Để có thể củng cố thêm kiến thức chuyên ngành mà đặc biệt là kiến thức về phương pháp dãy số thời gian đồng thời có thể vận dụng trong phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội tốt hơn. Cụ thể là với mong muốn được vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong phân tích sự đóng góp của khu vực dịch vụ trong GDP. Vì vậy sau khi học xong môn lí thuyết thống kê em chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP giai đoạn (1995 – 2002) và dự báo cho năm 2004” làm đề tài cho đề án của mình. Đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và sự đóng góp của các bạn sinh viên. Đề án được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy giáo Bùi Đức Triệu. Em xin chân thành cảm ơn thầy Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về dãy số thời gian 1- Một số khái niệm về dãy số thời gian 1.1. Khái niệm về dãy số thời gian Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được xắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ: Có tài liệu về tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong giai đoạn 1995 - 2002 như sau: Bảng 1: Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ(%) 9,88 8,8 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 1.2. Các thành phần của dãy số thời gian: Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm....Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số. 1.3.Phân loại dãy số thời gian Dựa vào các đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân làm hai loại 1.3.1. Dãy số thời kỳ : Trong đó các mức độ của dãy số là những số tuyệt đối. Thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng trong một độ dài hay khoảng thời gian xác định. 1.3.2. Dãy số thời điểm: Đó là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng tại thời điểm nhất định. 1.4. Các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian Để phân tích sự biến động của dãy số thời gian yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy, thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là dãy số thời kỳ. Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch ra xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời có thể dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Để nêu nên đặc điểm biến động của thời gian người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây: 2.1.Mức độ trung bình qua thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ này dãy số thời điểm mà có các công thức tính khác nhau. Đối với dãy số thời kỳ, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Ta giả thiết là các lượng biến của chỉ tiêu dãy số thời gian là biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian dãy số. Từ đó ta có công thức tính mức độ trung bình theo thời gian từ một dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là : Trong đó: yi ( i= 1,... n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính bằng công thức sau: Trong đó ti( i= 1,... n) là độ dài thời gian có mức độ yi 2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng ( hoặc giảm) sau đây: 2.2.1 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối từng kỳ ( hay liên hoàn) là hiệu số giữa mức độ của hai kỳ liền nhau tức là thời gian (i) so với thời gian trước (i-1). di = yi -yi -1 (i = 2…,n) Trong đó : di là lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn. 2.2.2. Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi quy mô hiện tượng trong thời gian dài là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu yi và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc thường là mức độ đầu tiên trong dãy số yt. Di = yi - y1 (i = 2,3…,n) Dễ dàng nhận thấy rằng d2 + d3 + …+ dn = Dn = yn - y1 2.2.3. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối trung bình: Là mức trung bình của các lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn. Nếu ký hiệu là lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối trung bình, ta có: 2.3. Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là số tương đối ( thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) pản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian theo mục đích nghiên cứu, ta có các tốc độ phát triển sau đây: 2.3.1.Tốc độ phát triển liên hoàn Phản ánh tốc độ giữa hai thời gian liền nhau (i = 2,3,…n) Trong đó : ti : tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian (i) so với thời gian (i-1) ŷ yi : Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian (i) yi -1 Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian (i-1) 2.3.2. Tốc độ phát triển định gốc : Phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. (i = 2,3,…n) Trong đó: Ti : Tốc độ phát triển định gốc yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối quan hệ sau đây. Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. t2.t3.....tn = Tn = Hay Tn Thứ 2: Thương các tốc độ phát triển định gốc liên nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó. = ti (i=2, 3, , n) 2.3.3 Tốc độ phát triển trung bình :Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích, nên để tính tốc độ phát triển bình quân, ta phải sử dụng công thức số bình quân. Từ công thức nên cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định. 2.4 Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần (hoặc giảm bao nhiêu %) tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tác động tăng (hoặc giảm) sau đây: 2.4.1 Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn......ai (i= 2,3,....,n) là tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì: ai = = ti- 1 hoặc ai (%) = ti (%) – 100 2.4.2 Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc. Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì: Ai = (i= 2, 3,...,n) Hay Ai = = Ti –1 Hoặc Ai (%) = Ti (%) –100 2.4.3 Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là hoặc 2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một giá trị tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu gi (i = 2, 3,...,n) là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì: (i = 2,3,…n) hay Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn đối với tốc độ tăng(hoặc giảm) định gốc thì không tính vì nó luôn luôn là một số không thay đổi và bằng . 3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu tác động của nhiều yếu tố có hai loại yếu tố cơ bản là: Những nhân tố cơ bản (bản chất) tác động vào hiện tượng, quyết định xu hướng phát triển cơ bản hiện tượng (biểu hiện) tính quy luật của hiện tượng. Những nhân tố ngẫu nhiên tác động vào hiện tượng ở những thời gian khác nhau theo chiều hướng khác nhau và mức độ không giống nhau, gây ra những sai lệch khỏi xu hướng cơ bản. Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê là tìm ra được xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Vì vậy, cần sử dụng những phương pháp thích hợp để phần nào loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của hiện tượng. 3.1 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. Do khoảng cách thời gian được mở rộng nên trong mỗi mức độ của dãy số mới thì sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên (với chiều hướng khác nhau) phần nào đã được bù trừ (triệt tiêu) và do đó ta thấy được xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng được nghiên cứu. Ta có thể mở rộng khoảng cách thời gian từ tuần sang tháng, quý sang năm, từ tháng sang quý, năm. 3.2 Phương pháp số trung bình trượt (di động) Số trung bình trượt (còn gọi là số trung bình di động) là số trung bình cộng của mỗi nhóm các mức độ của mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm các mức độ tiếp theo, sao cho tổng số lượng các mức tham gia tính số trung bình không thay đổi. Giả sử ta có dãy ban đầu y1 ,y2 ,...,yn-2, yn-1, yn Nếu trung bình trượt cho nhóm ba mức độ, ta sẽ có: Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt là Trung bình trượt tính từ bao nhiêu mức độ: tuỳ thuộc vào tính chất của hiện tượng qua thời gian và nó còn tuỳ thuộc vào số mức độ nhiều hay ít. Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính trung bình trượt cho nhóm ba hoặc bốn mức độ. Nếu sự biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ năm đến bảy mức độ. Trung bình trượt được tính từ càng nhiều mứcđộ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên. Nhưng mặt khác lại làm giảm số lượng các mức độ của dãy số trung bình trượt. 3.3 Phương pháp hồi quy theo thời gian Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: Trong đó: Mức độ lý thuyết t = 1, 2, 3....n thứ tự thời gian b0, b1, ..bn các tham số Để lựa chọn đúng đắn dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác nhau như: Dựa vào đồ thị, dựa vào sai phân, dựa vào sai số chuẩn của mô hình của hàm xu thế. Dựa vào đồ thị: Biểu diễn mức độ thực tế qua thời gian, từ đó có thể suy ra các hàm xu thế. Dựa vào sai phân: Sai phân bậc một di(1) = yi – yi–1 Nếu các sai phân bậc một xấp xỉ bằng nhau thì hàm xu thế có dạng: = b0 + b1 t Sai phân bậc hai : di(2) = di(1)- di-1(1) Nếu các sai phân bậc hai xấp xỉ bằng nhau thì hàm xu thế có dạng: = b0 + b1 t +b2t2 Sai phân bậc ba : di(3) = di(2)- di-1(2) Nếu các sai phân bậc ba xấp xỉ bằng nhau thì hàm xu thế có dạng: = b0 + b1 t +b2t2 + b3t3 Dựa vào tốc độ phát triển liên hoàn Nếu các ti xấp xỉ bằng nhau thì hàm xu thế có dạng = b0 * b1t Tham số b0, bt được xác định với hệ phương trình sau: Nếu hàm xu thế có dạng = bo + b1t tham số b0, bt được xác định bởi hệ phương trình sau: Nếu hàm xu thế có dạng y = b0 + b1 t +b2t2 thì các tham số b0, b1, b2 được xác định với hệ phương trình sau: Dựa vào sai số chuản của mô hình của hàm xu thế Trong các mô hình của hàm xu thế. Mô hình nào có SE min thì mô hình đó tốt nhất Trong đó : n số lượng mức độ dãy số P số lượng các tham số của hàm xu thế 3.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ Sự biến động thời của một số hiện tượng kinh tế xã hội thường có tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Ví dụ các sản phẩm của ngành nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, thời tiết, khí hậu, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, xây dựng cơ bản đều ít nhiều có biến động thời vụ. Nguyên nhân xảy ra biến động thời vụ do biến động của tự nhiên ( thời tiết, khí hậu),phong tục, tập quán sinh hoạt của xã hội. Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành khi thì căng thẳng, khẩn trương, khi thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp, kịp thời hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Nhiệm vụ của nghiên cứu thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm ( ít nhất là 3 năm ) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Có nhiều phương pháp để nghiên cứu biến động thời vụ, nhưng phương pháp đơn giản nhất và thường được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ. Có hai trường hợp sau: Trường hợp 1: Biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng( giảm ) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau: Trong đó : Ii là chí số thời vụ của thời gian t : số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i : số trung bình chung của tất cả các mức độ trong dãy số Trường hợp 2: Biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm có sự tăng ( giảm) rõ rệt thì chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau: Trong đó :yi j mức độ thực tế ở thời gian i của năm j : mức độ tính toán ( có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm j ) n: số năm nghiên cứu. 4. Phân tích các thành phần của các mức độ của dãy số thời gian Các mức độ của dãy số thời gian yt có thể được phân chia theo ba thành phần sau đây: Xu thế (ft ) nói lên xu hướng phát triển chủ yếu của hiện tượng, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian. Biến động thời vụ (st) là sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong những thời gian nhất định của năm. Biến động ngẫu nhiên (zt ) là các sai lệch ngẫu nhiên khỏi xu thế. Ba thành phần trên được kết hợp theo hai dạng sau: Dạng cộng: yt= f (t) +s (t) +z (t) Dạng nhân: yt= f (t) * s (t) * z (t) Dạng cộng phù hợp với biến động thời vụ có biên độ ít thay đổi theo thời gian .Dạng nhân phù hợp với biến động thời vụ có biên độ thay đổi lớn theo thời gian. 4.1.Phân tích các thành phần theo dạng cộng Giả sử xu thế là hàm tuyến tính f(t) = b0 + b1t Biến động thời vụ st, biến động ngẫu nhiên zt bỏ qua. Trong việc phân tán các thành phần của dãy số thời gian người ta thường quan tâm đến hai thành phần là xu thế và biến động thời vụ. Do đó, trong thực tế người ta thường sử dụng mô hình : = b0 + b1 t +dt J = tài liệu quý Ký hiệu dt = dj tài liệu tháng Các tham số b0,, bt ,Si được thực hiện bằng bảng dưới đây ( gọi Bảng Buys-Ballot) Bảng 2: Quý j Năm i 1 2 3 4 Tổng i . Ti 1 yi j 2 . n Tổng quý T = ồTj =ồTi Trung bình quý j = (1,2,3…n) 4.2. Phân tích các thành phần theo dạng nhân yt = f(t) . d (t) . z(t) Trước hết, từ các mức độ của dãy số, người ta tính các số trung bình trượt (có thể tính trung bình trượt một hoặc hai lần ). Người ta, hy vọng rằng việc tính các số trung bình trượt sẽ nói lên xu thế biến động của hiện tượng f(t) ta có: dt .Zt = Gọi là trung bình xén : là trung bình tính đựơc bằng cách loại bỏ giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tỷ số. yt/ ft Từ trung bình xén tình hệ số điều chỉnh ( ký hiệu là H) H= Tổng trung bình mong đợi Tổng trung bình xén (tổng thể) Tổng trung bình mong đợi là tổng trung bình trong điều kiện không có biến động thời vụ. Như vậy, đối với tài liệu quý thì tổng trung bình mong đợi là 4( hoặc 400%) , tài liệu tháng là 12( hoặc 1200% ). Tổng trung bình xén là tổng trung bình xén của quý hoặc tháng. Chỉ số thời vụ điều chỉnh j =Trung bình xén j * H Xác định: Zt = yt/ft. dt 5. Những ưu nhược điểm khi vận dụng dãy số theo thời gian để phân tích sự biến động của các hiện tượng 5.1. ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng khi phân tích. 5.2. nhược điểm : mới cho biết sự biến động về mặt lượng của các hiện tượng qua thời gian chứ nó chưa cho biết các nhân tố làm biến động của các hiện tượng. Vì vậy, khi sử dụng dãy số thời gian để phân tích phải biết kết hợp với các phương pháp lý thuyết thống kế khác như hệ thống chỉ số để phân tích các nhân tố tác động làm cho dãy số thời gian được phân tích hoàn thiện hơn. Chương 2 - Một số vấn đề cơ bản về khu vực dịch vụ của nước ta 1.Những vấn đề chung về khu vực dịch vụ Ngày nay trên thế giới, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm vật chất cụ thể, mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ.. Dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại. Các ngành dịch vụ cấu thành mọt tô hợp liên ngành rộng rãi, đảm bảo cho sự hoạt động của bình thường, liên tục, đều đặn của quá trình tái sản xuất và đời sống xã hội. Vì vậy, phát triển và phân bổ hợp tổ hợp ác ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tổng thu nhập của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ. ở các nước phát triển, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP thường rất cao, chiếm từ 60 – 70% GDP. Cụ thể là ở Mĩ 70% GDP là từ dịch vụ. ở nhữnh nước đang phát triển có trình độ trung bình chiêm hơn 40%, ở những nước đang phát triển có trình độ thấp hơn chiếm gần 30%. Đối với nước ta, mục tiêu đề ra là đến năm 2010 tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP là 42 – 43%. Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân. theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ kinh doanh, bao gồm hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng. Hiên nay, nhiều tổ chức kinh tế, các cá nhân đàu tư không ít tiền của, công sức vào các hoạt động dịch vụ, bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang là xu thế của thời đại. 2.Thực trạng về khu vực dịch vụ của nước ta hiện nay. 2.1. Khái quát chung Ngành dịch vụ bao gồm nhiều loại hình khác nhau và rất phức tạp. ở nước ta, do chưa định hình rõ các loại dịch vụ, nên việc phân chia các nhóm ngành còn khó khăn. Tuy nhiên, có thể phân các nhóm ngành dịch vụ ở nước ta thành sáu nhóm: nhóm các ngành dịch vụ có tính chất sản xuất hoặc liên quan với tổ chức quá trình sản xuất; nhóm các dịch vụ liên quan với quá trình sản xuất; nhóm các dịch vụ có liên quan với quá trình phục vụ đời sống con người; nhóm các dịch vụ có liên quan đến việc sử dụng “chất xám”; nhóm các dịch vụ ngoại tệ; nhóm các dịch vụ còn lại khác có liên quan gián tiếp tới đời sống vật chất và văn hóa của con người. Sau 15 năm thực hiện chính sách đổi mới kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986) đến nay, với nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho kinh tế Việt Nam có những thay đổi lớn lao không chỉ ở mức tăng trưởng mà còn ở thay đổi cơ cấu kinh tế. Hoạt động dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, tốc độ phát triển ngày càng tăng, phạm vi ngày càng rộng, chát lượng ngày càng được chú ý nâng cao và tỏ ra thích ứng nhanh vì đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung tỷ trọng dịch vụ tăng dần trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước từ 32,48% năm 1985 lên 38,7% năm 2000. Trong các ngành dịch vụ phải kể tới vai trò không nhỏ của ngành thương mại những năm vừa qua đã phát triển khá, đảm bảo lưu chuyển, cung ứng vật tư, hàng hóa trong cả nước và trên từng vùng. Múc lưu chuyển ngoại thương năm 2000 đạt 29,5 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 1990, giá tị dịch vụ thương mại chiếm trong tổng giá trị các ngành dịch vụ đã từ 34,7% năm 2000 lên trên 35,4% năm 2002. 2.2. tốc độ tăng trưởng giảm nhưng lao động trong khu vực dịch vụ tăng mạnh (từ 4,6 triệu người năm 1990 lên hơn 7,2 triệu người năm 2000) Trong khu vực dịch vụ, lao động lao tăng nhanh nhất rong lĩnh vực thương nghiệp(sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình), khách sạn và nhà hàng, kho bãi, thông tin liên lạc và hoạt động làm thuê công việc gia đình các hộ tư nhân. Từ năm 1994, vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng cao do tỷ suất lợi nhuận của đầu tư trong nông nghiệp thấp, đồng Việt Nam lên giá mạnh, FDI chảy vào nhiều, các nhà đầu tư đã đổ dồn vào ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp được nhà nước bảo hộ. Quá trình tăng vốn đầu tư kéo theo quá trình thu hút lao động xã hội ngày càng tăng vào nhóm ngành dịch vụ. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giảm mạnh, từ 9,38% năm 1995 xuống 5,08% năm 1998 và 2,25% năm 1999. Mặc dù chiếm trên 40% GDP năm 1999 của Việt Nam nhưng khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng thấp hơn hẳn so với khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Sự suy giảm mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ chủ yếu do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước giảm và một phần do tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Tuy nhiên, số lao động của ngành lại tăng nhanh hơn vào thời gian này: lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 17,8% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 1996 lên 18,7% năm 1998, với mức tăng tuyệt đối từ gần 6 triệu người năm 1996 lên gần 6,6 triệu người năm 1998. theo dõi mức tăng việc làm theo các loại hình công việc chính từ 1993 – 1998 chúng ta cũng thấy lao động phio nông nghiệp hộ gia đình tăng nhanh nhất 5,4%, trong đó khu vực nông thôn tăng nhanh hơn với 6,7% và khu vực thành thị là 3,9%. Việc làm phi nông nghiệp hộ gia đình bao gồm các doanh nghiệp hay ngành nghề do các hộ tự tổ chức và quản lý, điều hành, đây chính là hoạt động kinh tế ở khu vực tư nhân và phi kết cấu. hình thức làm công ăn lương(chiếm khoảng 20% tổngb số lao động ) chỉ tăng 3,5% / năm. Lao động làm công ăn lương ở khu vực thành thị (hay còn gọi là khu vực chính thức) tăng 3,7%/năm và chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số lao động xã hội, số lao động làm công ăn lương ở khu vực tư nhân chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực nhà nước. Nếu xét theo cơ cấu ngành thì việc làm trong ngành dịch vụ tăng nhanh hơn cả 7%/năm. Như vậy, sự gia tăng lao động trong ngành dịch vụ chủ yếu là do gia tăng làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân(thuộc khu vực chính thức) và gia tăng việc làm ở khu vực phi kết cấu (tham gia vào thị trường lao động phi kết cấu bao gồm các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh không phải là doanh nghiệp – theo luật định và các chủ kinh tế hộ, chủ các công việc tự làm có thuê lao động ). Nếu như tôc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng được phản ánh thiên về các doanh nghiệp có hàm lượng vốn cao, quy mô lớn, thu hút ít lao động và được sự bảo hộ của nhà nước, thì trong ngành dịch vụ, xu hướng chiếm ưu thế lại thiên về các doanh nghiệp vừu và nhỏ của tư nhân, có hàm lượng vốn ít, thu hút nhiều lao động. Theo ước tính của ngân hàng thế giới, để tạo ra một việc làm trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đầu tư khoảng 800 USD (12 triệu đồng Việt Nam) trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước cần tới 18000USD (270 triệu đồng Việt Nam). Do hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong ngành dịch vụ dược phép hoạt động thông thoáng hơn, nên trong khoảng từ năm`1994 – 2000, số lượng các công ty thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch đã tăng hơn 5 lần (từ 3894 doanh nghiệp lên 17418 doanh nghiệp ). Từ số liệu điều tra theo chỉ thị số 657/TTg của thủ tướng chính phủ tính đến thời điểm 1/7/1997, cả nước có 17535 doanh nghiệp tư nhân, 6883 công ty trách nhiệm hữu hạn, 153 công ty cổ phần, 2946 hợp tác xã và tổ hợp tác, 187398 hộ kinh tế gia đình và 1227097 cá nhân và nhóm kinh doanh. Nếu tính bình quân số lao động được sử dụng ở hộ gia đình là 5 lao động; doanh nghiệp tư nhân: 24 lao động; hợp tác xã: 30 lao động; công ty trách nhiệm hữu hạn: 33 lao động.... thì số lao động được thu hút vào khu vực kinh tế này quả là không nhỏ. Lao động tham gia khu vực phi kết cấu thương có mức thu nhập thấp và không ổn định, song đây chính là cái “ phao cứu sinh ” giúp cho những lao động bị mất việc làm ở thành thị và lao động thiếu việc làm ở nông thôn kiếm được thu nhập để tồn tại. Đặc biệt trong những năm gân đây, khi lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước, lao động bị thất ngiệp ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả những lao động bị mất việc do các doanh nghiệp tư nhân bị phá sản đẩy ra ngày càng nhiều, thì thị trường lao động này đã thu hút họ vào rất nhiều các hình thức dịch vụ đa dạng, phong phú, linh hoạt. Theo ngân hàng thế giới giai đoạn từ 1990 – 1998, việc làm trong ngành công nghiệp hầu như không tăng, cũng trong thời gian đó dân số tăng 16%, tổng số việc làm trong nông nghiệp tăng ít, nhưng khu vực kinh tế không chính thức, với năng suất thấp, lại tạo ra nhiều chỗ làm mới, riêng việc làm trong ngành dịch vụ tăng từ 4 triệu lên gần 8 triệu. Hơn một nửa số lao động dôi ra được thu hút vào khu vực dịch vụ nông thôn và 1/3 số còn lại được thu hút bởi khu vực dịch vụ thành phố. Như vậy, khu vực dịch vụ đã thu hút gần 70% toàn bộ sự tăng trưởng về việc làm trong giai đoạn 1990 – 2000, tuy rằng lực lượng lao động này còn mang tính chất là dịch vụ cấp thấp và chủ yếu nằm trong khu vực phi kết cấu. 2.3. Hoạt động xuất khẩu các loại dịch vụ ở nước ta Lẽ ra Việt Nam đã có một nền kinh tế dịch vụ phát triển tương đối đồng bộ, hùng hậu và thu nhiều ngoại tệ qua xuất khẩu những “ sản phẩm vô hình ”, nếu không phải dành nhiều thời gian để đàu tư cho cái ăn, cái mặc và phát triển cơ sở hạ tầng sau chiến tranh. Bởi vì nước ta có qui mô dân số không nhỏ, nguồn lực lao động giầu chất xám và vị trí địa lí – kinh tế – chính trị khá thuận lợi, nếu không nói là được thiên nhiên có phần ưu đãi. Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã hình thành và đang lớn mạnh, an ninh lương thực được đảm bảo, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được cải thiện đáng kể. Vì vậy , đã đến lúc phải tập trung nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển các ngành dịch vụ để không bao xa nữa , xuất khẩu những sản phẩm vô hình cũng có vị thế không kém so với xuất khẩu gạo , cà phê , thủy sản... Đối với nước ta hiện nay hoạt động du lịch là một ngành dịch vụ đang lên ngôi . Năm 2002 ngành du lịch Việt Nam đón tiếp khoảng 2,6 triệu lượt khách quốc tế , tăng khoảng 12 % đạt doanh thu ngoại tệ trên 1,1 tỉ USD , tăng trên 7% so với năm trước. Trong năm 2003 nước ta đã có nhiều hoạt động gắn với du lịch: Sea Game 22, năm du lịch Hạ Long , kỉ niệm100 năm Sa Pa... Với những hoạt động này , doanh thu du lịch năm 2003 đã thu được kết quả cao . Và mục tiêu năm 2005 đón tiếp 3,5 – 4 triệu lượt khách quốc tế và thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 2 tỷ USD sẽ trở thành hiện thực, nếu tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng như năm 2002. Tuy nhiên, cho dù có hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu đề ra thì kinh tế du lịch Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực(Thai lan, Singapo, Malai xia, Indonéia...) Theo tổng công ty hàng không Việt Nam, năm 2002 ngành hàng không Việt Nam chuyên chở khoảng 4 triệu lượt hành khách, tăng hơn 16% trong đó có trên 1,5 triệu lượt khách chuyên chở ở nước ngoài, tăng trên 18% so với năm 2001. Với tốc độ tăng trưởng này, năm 2005, Việt Nam Airlines dự kiến sẽ phục vụ khoảng 6 triệu lượt khách. Năm 2002 tổng công ty có lãi khoảng 500 tỷ đồng và “kim ngạch xuất khẩu” ước đạt trên 320 triệu USD. để đạt được mục tiêu này, tổng công ty sẽ mua thêm một số máy bay Boeing 777 và A321, sẽ mở thêm nhiều tuyến bay tới nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với tổng công ty hàng không Việt Nam là trong năm tới phải thực hiện giảm giá cước, tiến tới thống nhất giá, ngang bằng với các nước trong khu vực. Ngành bưu chính – viễn thông cũng là ngành đang phát triển với tốc độ tăng trưởng “phi mã” và cũng có doanh thu ngoại tệ tương đối với ngành ghàng không. ngành này đang thực hiện lộ trình cắt giảm giá cước xuống bằng mức giá bình quân trong khu vực. bộ bưu chính – viên thông đã chính thức được thành lập. đây là một dịp cải cách để ngành này phát triển nhanh mạnh và bền vững hơn, đuổi kịp trình độ hiện đại của thế giới. Xuất khẩu dịch vụ vận tải và hỗ trợ vận tải năm 2002 đạt kim ngạch khoảng 250 triệu USD, trong đó dịch vụ vận tải biển thu khoảng 145 triệu USD. Sự bất cập của vận tải biển nước ta đang là một nỗi bức xúc, mặc dù trong những năm qua, đội tàu biển Việt Nam đã được đầu tư phát triển đáng kể. Tuy nhiên, nước ta mới tự đảm nhiệm chuyên chở khoảng 13% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình. tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển ở tuyến nước ngoài năm 2001 của tổng công ty hàng hải Việt Nam đạt khoảng 9,12 triệu tấn, trong đó trở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ chiếm gần 2,5 triệu tấn. Tình hình năm 2002 có khá hơn, ước đạt trên 12 triệu tấn, nhưng tỷ lệ chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam hầu như chưa có chuyển biến tích cực.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29997.doc
Tài liệu liên quan