Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2000-2005 và dư đoán ngắn hạn đến 2007

Lời mở đầu Một đất nước muốn phát triển hay không đều phải thể hiện ở trình độ phát triển công nghiệp. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của công nghiệp là vô cùng to lớn. Thực tế ngày càng cho ta thấy được sự phát triển của công nghiệp trên tòan cầu ngày càng tăng với tốc độ rất cao đặc biệt là những nước có nền công nghiệp phát triển. Vì vậy cần đòi hỏi những nhà kinh tế trên thế giới phải tìm hiểu sự phát triển của công nghiệp. Việt Nam là một đất nước có gốc là nông nghiệp là chủ đạo đ

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2000-2005 và dư đoán ngắn hạn đến 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang từng bước hòan thiện để đi lên một nước công nghiệp vào năm 2020. Là một sinh viên kinh tế nên tìm hiểu sự phát triển của công nghiệp là vô cùng cần thiết. Từ đó đánh giá được vị trí công nghiệp của đất nước so với tòan thế giới. Thấy được tầm quan trọng như vậy, bằng những kiến thức đã học được ở trường nên em chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2000-2005 và dư đoán ngắn hạn đến 2007” trong đề án tốt nghiệp này. Với ý thức đánh giá một cách khoa học tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam dự đóan ngắn hạn giá trị sản xuất trong hai năm tới từ đó rút ra một vài nhận xét, đề xuất, giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề án này gồm 3 chương: Chương I: Đặc điểm tình hình phát triển sản xuất công nghiệp Việt Nam. Chương II: Một số vấn đề lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian. Chương III:Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2000-2005 và dự đoán ngắn hạn đến 2007. Chương I. Đặc điểm tình hình phát triển sản xuất công nghiệp Việt Nam I. Khái niệm, phân loại, vị trí của ngành công nghiệp. 1. Khái niệm công nghiệp: Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất, một bộ phận cấu thành cơ bản của nền sản xuất xã hội. Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguyên liệu nguyên thủy, sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa các nhu cầu khác nhau của xã hội, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và đời sống. Để thực hiện ba hoạt động cơ bản đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội và trên cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác tài nguyên khoáng sản, các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm nhờ khai thác, và các ngành công nghiệp dịch vụ sửa chữa. 2. Phân loại công nghiệp Một trong những nội dung quan trọng của tổ chức quản lý công nghiệp là tổ chức sắp xếp hoạt động công nghiệp thành các lĩnh vực, các loại hình sở hữu và các ngành chuyên môn hóa… Để thực hiện được điều đó cần phải có các phương pháp phân loại công nghiệp dựa trên những căn cứ khoa học nhất định. Trong hoạt động quản lý công nghiệp thường được phân loại theo một số tiêu thức dưới đây. 2.1. Căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm. Căn cứ vào phương pháp phân loại này là dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm được sản xuất ra, người ta chia công nghiệp thành các ngành sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, các ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm: Các ngành nhóm A sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành nhóm B sản xuất tư liệu tiêu dùng. Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của sản xuất, công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc vận dụng quy luật tái sản xuất mở rộng để xây dựng mô hình cơ cấu công nghiệp phù hợp cho mỗi nước trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế. 2.2. Căn cứ vào tính chất tác động của đối tượng. Căn cứ vào tính chất khác nhau của sự biến đổi đối tượng lao động và sự tác động của lao động, người ta chia công nghiệp thành hai nhóm ngành: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Công nghiệp khai thác có nhiệm vụ cắt đứt đối tượng lao động khỏi môi trường tự nhiên, tạo thành các loại nguyên liệu nguyên thủy, công nghiệp chế biến làm thay đổi về chất của các đối tượng lao động là nguyên liệu nguyên thủy thành các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các loại sản phẩm cuối cùng. Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện cân đối trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, cân đối giữa nguồn nguyên liệu và chế biến nguyên liệu. 2.3. Phân loại thành các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. Dựa vào các đặc trưng kỹ thuật sản xuất giống nhau hoặc tương tự nhau để sắp xếp các cơ sở sản xuất kinh doanh thành các ngành công nghiệp chuyên môn hóa. Ngành công nghiệp chuyên môn hóa là tổng hợp các doanh nghiệp công nghiệp mà hoạt động sản xuất chủ yếu của chúng có những đặc trưng kỹ thuật giống nhau hoặc tương tự nhau. - Cùng thực hiện một phương pháp công nghệ hoặc công nghệ tương tự (cơ, lý, hóa hoặc sinh học). Sản phẩm được sản xuất từ một loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại. - Sản phẩm có công dụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau. Trong 3 đặc trưng trên, đặc trưng về công dụng cụ thể của sản phẩm là quan trọng nhất. Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong xây dựng các mô hình cân đối liên ngành, đặc biệt đối với các loại sản phẩm chủ yếu, quan trọng của công nghiệp trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các ngành trong tổ chức quản lý theo ngành chuyên môn hóa. 2.4. Căn cứ vào các tiêu thức khác. Căn cứ vào các quan hệ sở hữu, hình thức tổ chức sản xuất xã hội và trình độ kỹ thuật của sản xuất công nghiệp, người ta phân công nghiệp thành các loại hình công nghiệp như: Công nghiệp nhà nước, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, công nghiệp ngòai quốc doanh với các loại hình khác nhau: Công nghiệp lớn, nhỏ và vừa; thủ công nghiệp và công nghiệp. Các cách phân loại này có ý nghĩa trong việc hoạch định phát triển công nghiệp và việc hoạch định phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp. 3. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 3.1. Thực chất và cơ sở vai trò chủ đạo của công nghiệp. Cho đến nay, công nghiệp vẫn được coi là ngành có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó càng được khẳng định rõ nét hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình chuyển nền kinh tế quốc dân từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Tinh tất yếu khách quan đó xuất phát từ bản chất và đặc điểm vốn có của công nghiệp. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được hiểu là trong quá trình phát triển nền kinh tế, công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo của công nghiệp không phải thể hiện bằng quy mô, số lượng doanh nghiệp công nghiệp mà phải bằng chất lượng, hiệu quả hoạt động và tác động của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: - Vai trò định hướng cho các ngành khác phát triển. - Vai trò quyết định cơ sở và đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngành khác. - Vai trò xây dựng đội ngũ lao động có tác phong làm việc công nghiệp. - Vai trò đi đầu trong đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, công nghiệp còn là ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác và làm nòng cốt trong mối liên hệ giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. 3.2. Điều kiện phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Để phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp, cần phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó cơ bản nhất là: - Xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp. - Phát triển có hiệu quả và đúng định hướng các ngành kinh tế khác. - Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước. 4. Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó được xuất phát từ những lý do sau: - Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp không những chỉ là ngành khai thác tài nguyên mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người. - Sự phát triển của công nghiệp là yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện quá trình CNH-HĐH tòan bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế sản xuất lớn, tùy theo trình độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát từ đặc điểm và đìêu kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hợp lý. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Cơ cấu công nông nghiệp đang là một bộ phận cơ cấu kinh tế quan trọng nhất ở nước ta hiện nay. Đảng ta đã có chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta có cơ cấu Công – Nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu đó theo hướng CNH - HĐH. II. Con đường phát triển công nghiệp Việt Nam. 1. Những thành tựu chủ yếu trong phát triển công nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay. Trải qua hơn một nửa thế kỷ phát triển, đặc biệt là sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, công nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi và tự hào. Những thành tựu thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) năm 1995 đạt 103,37 ngàn tỷ đồng, năm 2000 đạt 198,3 ngàn tỷ đồng, dự kiến năm 2005 đạt 410.566 tỷ đồng trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15,57%/năm, giai đoạn 2001-2005 đạt 15,7%/năm. Trong 10 năm (1991-2000) giá trị sản xuất bình quân tăng 13,16%, trong 10 năm (1996-2005) tăng khoảng 14,5%. Nếu xem xét theo nhóm các ngành công nghiệp thì nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong 10 năm qua có tốc độ tăng trưởng 16,53%/năm; nhóm ngành công nghiệp khai thác 11,39%/-19,26%/năm. Trong nhóm nay, ngành điện tử và công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng 29,72%/năm, tiếp theo là ngành cơ khí với tốc độ tăng trưởng 18,54%/năm, ngành hóa chất 17,8%/năm. - Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp năm 1995 đạt 5,44 tỷ USD. Năm 2000 tăng gấp đôi đạt 0,1 tỷ USD, năm 2005 đạt 22,9 tỷ USD chiếm 75,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sau 10 năm, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp đã tăng 3,56 lần. Xuất khẩu dầu thô vẫn chiếm vị trí hàng đầu, tiếp theo là dệt may, giày dép. Năm 2005 dự kiến giá trị một số mặt hàng xuất khẩu như: dầu thô 5,5 tỷ USD, hàng dệt may 5,1 tỷ USD, giày dép các loại 3,33 tỷ USD, hàng điện tử, linh kiện máy tính 1,4 tỷ USD, sản phẩm gỗ 1,37 tỷ USD. - Số lượng các doanh nghiệp Công nghiệp cả nước: đến cuối 2003 cả nước có khoảng 19.172 doanh nghiệp công nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2000. Số lượng các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản chiếm tới 39,2% tổng số cơ sở, tiếp theo là công nghiệp dệt may da giày chiếm 12,7%. Trong các ngành công nghiệp cơ bản, số doanh nghiệp trong ngành cơ khí luôn chiếm xấp xỉ 58-59%, ngành hóa chất và sản phẩm hóa chất năm 2000 có 888 doanh nghiệp tăng 2914 doanh nghiệp năm 2003 chiếm khoảng 33,1%. - Lực lượng lao động cả nước: Đến năm 2003 tổng số lao động công nghiệp cả nước theo ước tính là 2,6 triệu người, so với năm 2000 tăng hơn 800 ngàn người. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,7%.năm. Số lượng lao động công nghiệp phân theo ngành cho thấy ngành công nghiệp dệt may da giày sử dụng nhiều lao động nhất (chiếm 38,1% tổng số lao động toàn ngành năm 2003), sau đó đến ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (chiếm 25%). Bốn ngành công nghiệp cơ bản chiếm 18,8%, tiếp theo là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác… và thấp nhất là ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện gaz, nước chiếm khoảng 3,21%. - Năng suất lao động công nghiệp: năng suất lao động theo các phân ngành công nghiệp được thể hiện chi tiết trong bảng 3 dưới đây. Nếu tính theo G0 thì năng suất lao động của ngành điện tử và CNTT cao nhất sau đó đến luyện kim, khai thác, hóa chất… Nhưng nếu tính thoe giá trị tăng thêm VA thì đứng đấu là ngành khai thác, tiếp theo là ngành điện tử và CNTT, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và luyện kim. Năng suất lao động công nghiệp trong giai đoạn từ 2000 đến 2005 ở nước ta tăng trưởng chậm, nếu tính theo VA bình quân 10,1%/năm so với năm 2000 giảm nhiều ở các ngành như dệt may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và cạnh tranh mạnh trên thị trường. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định như ngành khai thác, luyện kim, hóa chất. - Tài sản cố định ngành Công nghiệp cả nước: Tổng tài sản cố định của các doanh nghiệp ngành công nghiệp năm 2002 là 272073 tỷ đồng. Mức trang bị tài sản cố định sản xuất công nghiệp cho 01 lao động trung bình là 111,47 triệu đồng (theo giá thực tế). Nếu tính riêng cho các phân ngành công nghiệp thì ngành hóa chất có suất trang bị vốn cao nhất, tiếp theo là ngành chế biến nông lâm thủy sản, điện tử và CNTT… ngành dệt may, da giày có mức trang bị vốn thấp nhất. Xét cơ cấu tài sản cố định theo ngành thấy rằng: ngành công nghiệp điện, gaz, nước chiếm nhiều vốn nhất, tiếp theo là ngành cơ bản và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. - Đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp: cùng với quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp trong gần 50 năm qua, đặc biệt là sau hơn 10 năm đổi mới, cơ cấu côn nghệ trong sản xuất công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đến nay đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và từng chuyên ngành sản xuất công nghiệp. Chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế, quy mô và tốc độ chuyển giao công nghệ phát triển khá mạnh. Thông qua các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư mới từ nhiều nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngòai, cùng với sự hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp nhiều công nghệ mới cũng được chuyển giao từ nhiều nước công nghiệp phát triển và được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Một đặc điểm rõ nét là sự phân tầng trình độ công nghệ trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp: Công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại. Tính đan xen của các công nghệ có trình độ khác nhau, thể hiện ở phần lớn các tổng công ty và các doanh nghiệp với mức độ và tỷ trọng chênh lệch. Tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp, không đồng đều và không theo một định hướng phát triển rõ rệt. Số công nghệ mới từ các nước công nghiệp phát triển còn ít, chủ yếu từ các nước Đông Âu, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, ấn Độ. Trong điều kiện có nhiều khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập cả thiết bị công nghệ đã qua sử dụng. Công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trugn vào một số lĩnh vực như dầu khí, điện lực, dệt may, đồ uống, lắp ráp ô tô xe máy, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị điện, hàng điện tử dân dụng, săm lốp, ắc quy, đồ nhựa, chế biến lương thực thực phẩm… Nhìn chung sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các khu vực kinh tế đã bộc lộ rõ: Công nghiệp trung ương cao hơn công nghiệp địa phương, doanh nghiệp quốc doanh cao hơn doanh nghiệp ngòai quốc doanh. Công nghệ tiên tiến hiện đại tập trung chủ yếu ở các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần trong nước về các sản phẩm như nước giải khát, nước khoáng, chất tảy rửa, và dệt thoi, dệt kim, đồ điện tử và điện tử dân dụng. Trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp buộc phải xác định lại thị trường, điều chỉnh bước đi cho phù hợp trong việc nâng cấp đổi mới hiện đại hóa thiết bị công nghệ ở những khâu quyết định nhất của dây chuyền sản xuất. Những doanh nghiệp này thường tạo được bước bứt phá, thoát dần khỏi khó khăn, đưa sản xuất đi lên. Tuy nhiên đối với không ít doanh nghiệp khác, khó khăn trên đây còn bị nặng nề thêm bởi sản phẩm không có đầu ra và năng lực quản lý điều hành tổ chức sản xuất yếu kém. Do đó các đơn vị này không xác định được rõ mục tiêu đầu tư đổi mới công nghệ, trình độ công nghệ, sản xuất ngày càng tụt hậu, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trình độ công nghệ của từng chuyên ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp thể hiện rõ nét tính đặc thù, được thay đổi qua từng giai đoạn phát triển với trình độ ngày càng cao và rất chênh lệch nhau, nhưng đều bao gồm và đan xen nhiều trình độ khác nhau: lạc hậu, trung bình, tiên tiến và hiện đại. Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp nước ta (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai) so với các nước công nghiệp phát triển còn lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ tiên tiến và hiện đại khoảng 30-40%. 2. Tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp Việt Nam. 2.1. Tầm nhìn. Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong đó, công nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích của hệ thống công nghiệp khu vực và thế giới. 2.2. Quan điểm. * Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế. Trong đó khu vực công nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng, khu vực công nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngòai là động lực phát triển. Coi đầu tư nước ngòai là yếu tố quyết định mức độ hiện đại hóa, đặc biệt chú trọng việc kêu gọi đầu tư và liên kết với các tập đòan đa quốc gia. Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế của từng thời kỳ. - Phát triển công nghiệp lấy xuất khẩu là mục tiêu và làm thước đo khả năng hội nhập chủ động vào khu vực và quốc tế. - Phát triển công nghiệp gắn chặt chẽ với phát triển công nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. - Phát triển công nghiệp gắn kết với thực hiện hài hòa các yêu cầu của phát triển bền vững. 2.3. Mục tiêu. Mục tiêu bao trùm của ngành công nghiệp là góp phần đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện mục tiêu đó, trong giai đoạn 2001-2005 giá trị sản xuất công nghiệp đã và đang đạt được mức tăng trưởng tương đối cao, bình quân đạt 15,7%/năm. Toàn ngành đang phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 14-15%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Cải tiến, tái cơ cấu nội bộ ngành để công nghiệp thực sự là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, đưa tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP lên 35-36% vào năm 2005, 38-39% vào năm 2010 và trên 40% vòa năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp theo định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Phấn đấu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp đồng thời đa dạng hóa mặt hàng và mở rộng thị trường. Tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Thúc đẩy mạnh công nghiệp nông thôn để tăng tốc quá trình đô thị hóa nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp nông thôn chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp, có hơn 40% dân cư sống trong các đô thị. Hiện nay người ta không dùng chỉ số mức thu nhập bình quân đầu người tuyệt đối để đánh giá mức độ CNH. Tuy nhiên, tăng trưởng thu nhập là một dấu hiệu quan trọng của sự phát triển thành công. Với mức thu nhập hiện đại và tỷ lệ tăng trưởng khả thi, chúng ta có thể tính được thu nhập tương lai với sự ước lượng tương đối. Với Việt Nam, mục tiêu thu nhập bình quân đầu người GDP khoảng 730-800 USD vào năm 2010 khoảng 1600-1800 USD vào năm 2020. 3. Công nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu Hội nhập và phát triển bền vững. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, Ban, ngành và phấn đấu của đội ngũ cán bộ, viên chức công nhân toàn ngành Công nghiệp, trong năm (2001-2004), ngành công nghiệp đã khắc phục được nhiều khó khăn, phát huy tiềm năng, tăng cường hợp tác, vượt qua nhiều thách thức trong cạnh tranh để hòan thành tốt nhiệm vụ kế hoạch hàng năm Nhà nước giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX đã đề ra. Lấy chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 về công nghiệp làm tiêu chí so sánh từ 4 năm qua: - Giá trị sản xuất công nghiệp tòan ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đạt 227,3 ngàn tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2000, năm 2004 đạt 354 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2003. - Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP tăng liên tục từ 38,1% năm 2001 lên 40,1% năm 2004. - Tốc độ tăng sản phẩm trong nước GDP 4 năm 2001-2004 đạt 7,3%/năm, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 10,1%/năm. Thành công lớn nhất của ngành công nghiệp trong 4 năm (2001-2004) thực hiện Nghị quyết Đại hội IX là đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, năng lực sản xuất không ngừng tăng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp được tăng cường do từng bước hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, tăng năng suất lao động. Đảm bảo và tăng thêm việc làm, tăng thu nhập CNVCLĐ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội và giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Giai đoạn kế hoạch 2006-2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiệm vụ đẩy nhanh công cuộc CNH-HĐH để đến năm 2020, nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, mục tiêu đặt ra cho ngành công nghiệp trong giai đoạn là: phát triển đồng bộ mạng lưới sản xuất công nghiệp và tăng cường năng lực xây dựng trong cả nước trên cơ sở phát triển hợp lý các ngành nghề, phân bố phù hợp với nguồn lực, lợi thế và cơ hội thị trường ở các vùng, các địa phương, đa dạng hóa quy mô và chế độ sở hữu, nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp và xây dựng. Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Hướng phát triển đặt ra cho công nghiệp Việt Nam, tầm nhìn 2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn vậy chúng ta phải cải tiến, tái cơ cấu ngành để đưa tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP lên trên 45% vào năm 2020; đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu có hiệu quả; thúc đẩy mạnh công nghiệp nông thôn để tăng tốc quá trình đô thị hóa nông thôn, phấn đấu đến năm 2020, công nghiệp nông thôn chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước; đầu tư phát triển công nghiệp ra nước ngòai thông qua các hình thức hợp tác, liên kết và đầu tư trực tiếp. Đạt được những mục tiêu đó, công nghiệp Việt Nam sẽ thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Chương ii. Một số vấn đề lý luận chung về dãy số thời gian I. các khái niệm cơ bản. 1. Khái niệm về dãy số thời gian. Là một dãy số các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển qua thời gian, đồng thời để dự tóan các mức độ của hiện tượng trong tương lai. 2. Cấu tạo. Dãy số thời gian gồm 2 phần: - Thời gian có thể là ngày, năm, quý… độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. - Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tuyệt đối bình quân. Trị số của chỉ tiêu được gọi là mức độ của dãy số. 3. Phân loại. Căn cứ vào các đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian, người ta có 2 loại: - Dãy số thời kỳ: Là dãy số mà trong đó các mức độ của dãy số là số thời kỳ. Nó phản ánh quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định, hay còn gọi là khoảng cách thời gian. Đặc điểm của lọai này là mức độ của dãy số phụ thuộc chặt chẽ vào khoảng cách thời gian, hai là chúng ta có thể cộng các mức độ của nó lại, phản ánh quy mô của hiện tượng - Dãy số thời điểm: là dãy số thời gian mà các mức độ của nó là dãy số thời điểm. Nó nói lên quy mô, trạng thái của hiện tượng của những thời điểm nhất định. II. tác dụng của dãy số thời gian. Các cấp, các ngành quản lý luôn luôn phải đánh giá, phân tích chỉ tiêu kinh tế xã hội theo chiều hướng khác nhau. Một trong các hướng nghiên cứu chủ yếu là phân tích biến động theo thời gian, sự biến động của mỗi chỉ tiêu biểu hiện bằng các mức thực tế của chỉ tiêu được sắp xếp theo trình tự thời gian, gọi là dãy số thời gian. Do đó tác dụng của việc phân tích dãy số thời gian là: - Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. - Đánh giá được trạng thái biến động, xác định chiều hướng phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội theo thời kỳ. - Dự báo tình hình kinh tế – xã hội (xu hướng phát triển mức có thể đạt được của chỉ tiêu trong thời kỳ tới). III. yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian. Yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Như vậy các yêu cầu cụ thể là: - Về nội dung kinh tế xã hội và phương pháp tính toán qua thời gian phải thống nhất. - Về phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ). Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau nên các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự chỉnh lý thích hợp để tiến hành phân tích. IV. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Để phản ánh các đặc điểm biến động qua thời gian của hiện tượng được nghiên cứu, người ta thường tính các chỉ tiêu sau: 1. Mức độ trung bình theo thời gian (ký hiệu là ) Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian mà ta nghiên cứu. Tuy theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà ta có các công thức tính khác nhau: - Đối với dãy số thời kỳ: mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: Trong đó: Yi (i=1, 2, 3…n) là mức độ của dãy số thời kỳ. - Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau thì ta có công thức sau: Trong đó: Y1 (i= 1, 2, 3…n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì ta có công thức sau: Trong đó: ti (i= 1,2,3…n) là độ dài thời gian có mức độ Y1 2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (ký hiệu là ). Phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại trị số của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hòan (từng kỳ): phản ánh sự thay đổi (tăng, giảm) quy mô giữa hai thời kỳ liền nhau. (i = 1,2,3…n) : Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn. Y1: Mức độ của kỳ nghiên cứu. Y1-n: Mức độ của kỳ đứng liền trước kỳ nghiên cứu. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: là chênh lệch giữa mức độ nghiên cứu (Y1) và mức độ kỳ được chọn làm gốc ổn định, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1). (i =1,2,3,…,n) : Là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. Y1, Yi, Yi-1: như phần giải thích trên. Giữa vàcó mối liên hệ như sau: (i=2,3,4,…,n) (tổng lượng tăng, giảm) tuyệt đối liên hòan bằng lượng tăng giảm tuyệt đối gốc). - Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình (ký hiệu là ) là mức trung bình của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. Chú ý: Đối với chỉ tiêu này chỉ sử dụng các mức độ của dãy số thời gian có xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm, nếu không sẽ làm chúng ta nhận thức sai bản chất của hiện tượng. 3. Tốc độ phát triển. Là một số tương đối (ký hiệu là t, thường được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm): Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ta có các loại tốc độ phát triển như sau: - Tốc độ phát triển liên hòan (từng kỳ): Phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau: (i=2,3,…,n) Ti: Tốc độ phát triển định gốc. Yi-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian (i-1) Yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i. - Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khỏang thời gian dài. (i=2,3,…,n) Ti: Tốc độ phát triển định gốc. Yi: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i Y1: Mức độ đầu tiên của dãy số. Giữa tốc độ phát triển liên hòan và tốc độ phát triển định gốc có các mối liên hệ như sau: + Tích các tốc độ phát triển liên hòan bằng tốc độ phát triển định gốc: t2, t3,…, tn = Tn. Hay ết1=Ti (i=2,3,…,n) + Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hòan giữa 2 thời gian đó. (i=2,3,…,n) - Tốc độ phát triển trung bình (ký hiệu là ): là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hòan: Chú ý: chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đối với những hiện tượng biến động theo 1 xu hướng nhất định (cùng tăng hoặc cùng giảm). Tốc độ tăng (giảm): ký hiệu là a, phản ánh mức độ của hiện tượng giữa 2 thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc %). Tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể mà ta có các tốc độ tăng (giảm) sau: - Tốc độ tăng (giảm) liên hòan (từng kỳ): là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) liên hòan với mức độ kỳ gốc liên hòan. (i=2,3,…,n) Trong đó: a1: là tốc độ tăng (giảm) liên hòan. , Yi-1: như phần giải thích trên. + nếu tính bằng lần: + nếu tính bằng %: a1(%) = t1(%) – 100 - Tốc độ tăng (giảm) định gốc: là tương đối số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ cố định, ký hiệu A1 (i=2,3,…,n). (i=2,3,…,n) + nếu tính bằng lần: - Tốc độ tăng (giảm) trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ (giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu, ký hiệu là (nếu tính theo lần bằng 0) (nếu tính theo %) 4. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hòan (từng kỳ) thì tương ứng với 1 trị số tuyệt đối (về quy mô) là bao nhiêu. Ký hiệu gi (i=2,3,…,n) là giá trị tuyệt ._.đối của 1% tăng (giảm). Ta có: Chú ý: không tính gi cho tốc độ tăng (giảm) định gốc vì nó luôn là một số không đổi = yi/100. V. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Sự biến động của hiện tượng qua thời gian chịu tác động của nhiều nhân tố. Các nhân tố này chia làm hai loại: - Các nhân tố chủ yếu quyết định xu hướng phát triển cơ bản: xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó. Một sự tiến hóa kéo dài theo thời gian và xác định tính quy luật về sự vận động của hiện tượng theo thời gian. Xu hướng này nếu được biểu hiện bằng hàm hồi quy thì gọi là hàm xu thế. - Các nhân tố ngẫu nhiên làm cho hiện tượng phát triển lệch khỏi xu hướng cơ bản. Tác động của nhân tố này theo chiều hướng trái ngược nhau và độ lớn không giống nhau. Vì vậy nhiệm vụ của thống kê là sử dụng những phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên, để nêu lên xu hướng và tính quy luật của sự phát triển cơ bản của hiện tượng phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Các mức độ trong dãy số phải có cùng phạm vi tính, cùng phương pháp tính và cùng 1 đơn vị tính. Sau đây là một số phương pháp thường được dùng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: Phương pháp này được sử dụng khi 1 dãy số có khoảng cách tương đối ngẫu và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. Do khoảng cách thời gian được mở rộng nên trong mỗi mức độ của dãy số mới mở rộng thì tác động của các nhân tố ngẫu nhiên sẽ bài trừ và do đó ta thấy rõ xu hướng biến động của hiện tượng. Tuy nhiên khi mở rộng khoảng cách thời gian số lượng các mức độ trong dãy số mất đi nhiều, thì có thể làm mất đi các yếu tố chủ yếu mang tính đặc trưng của dãy số. 2. Phương pháp dãy số bình quân trượt (di động): Dãy số bình quân trượt là một dãy số được thiết lập bởi các số bình quân trượt. Số bình quân trượt là số bình quân cộng của 1 nhóm nhất định các mức độ của dãy số. Nó được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm các mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân không đổi. Giả sử ta có dãy thời gian: y1,y2,…,yn-2,yn-1, yn. Tính trung bình trượt cho nhóm 3 mức độ, ta có: …….. Từ đó ta có 1 dãy số mới gồm các số trung bình trượt , , .., . Khi đó dãy số mới này sẽ được san bằng ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên, chúng ta có thể biết được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. 3. Phương pháp hồi quy. Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm 1 hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: (t, ao, a1,…,an) Trong đó là mức độ lý thuyết. ao, a1,…,an là các tham số. t là thứ tự thời gian. Các tham số ao, a1,…,an được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, tức là: Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng: - Phương trình đường thẳng: = ao+a1t. Được sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hòan (hay sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau. Khi đó các hệ số a0, a1 phải thỏa mãn hệ phương trình sau: Sy = na0 + a1St Sty = a0St + a1St2 - Phương trình parabol bậc 2: = a0 + a1t + a2t2 Được sử dụng khi các sai phân bậc 2 (tức là sai phân của sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau. Các tham số a0, a1, a2 được xác định bởi hệ phương trình sau đây: Sy = na0 + a1St + a2St2 Sty = a0St + a1St2+ a2St3 St2y = a0St + a1St2+ a2St3 - Phương trình hàm mũ: = a0a1t Được sử dụng khi tốc độ phát triển liên hòan xấp xỉ nhau. Các tham số a0 và a1 được xác định bởi hệ phương trình sau: Slgy = nlga0 + lga1St St.lgy = lga0St + lga1St2 4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Biến động thời vụ là hàng năm trong từng thời gian nhất định sự biến động được lặp lại, gây ra tình trạng sản xuất lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, và phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư. Phương pháp này dựa vào nguồn số liệu của nhiều năm (ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ, phương pháp sử dụng: + Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có mức độ tương đối ổn định: Ii = Ii: Chỉ số thời vụ của thời gian t : số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i : số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số. + Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có xu hướng phát triển rõ rệt, khi đó chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau: Trong đó: là mức độ tính toán (có thể là số trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thời gian i của năm thứ j) yij là mức độ thực tế ở thời gian i của năm j. VI. những vấn đề chung về dự đoán thống kê ngắn hạn. 1. Khái niệm. Dự đoán thống kê ngắn hạn là dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu và áp dụng những phương pháp thích hợp. - ý nghĩa: giúp chúng ta có căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất, đưa ra cơ sở quyết định phù hợp với thực tiễn, đặc biệt đối với tầm vĩ mô, giúp chúng ta trong phần lập kế hoạch, cung cấp thông tin về sự biến đổi của hiện tượng trong tương lai, nó cho phép phát hiện những nhân tố mới, những sự mất cân đối để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp nhằm có sự điều chỉnh kịp thời và có hiệu qủa. Trong dự đoán người ta có thể tiến hành dự đoán điểm hoặc dự đoán khoảng. 2. Nội dung của dự báo thống kê. Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý doanh nghiệp mà lựa chọn nội dung dự báo. Thông thường các đơn vị tiến hành dự báo trên các lĩnh vực sau: - Dự báo khả năng phát triển sản xuất, kinh doanh: sự biến động của các chỉ tiêu GO, VA, NVA, doanh thu, lợi nhuận… - Dự báo xu hướng vận động của giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra. - Dự báo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. Một số phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn. a) Dự báo dựa vào phương trình hồi quy: ta tiến hành theo các bước sau: - Chọn hàm để phản ánh xu thế biến động thực tế của đối tượng dự báo: Hàm tuyến tính, hàm parabol, hàm mũ… - Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, tìm hệ phương trình chuẩn để tính các tham số trong phương trình hồi quy, tức là ta phải có: S(y-)2 = min Nếu hàm lý thuyết là tuyến tính thì ta phải có: S(y-a0-a1t)2 = min Nếu hàm lý thuyết là parabol thì ta phải có: S(y-a0-a1-a1t2)2 = min Nếu hàm lý thuyết là mũ thì ta phải có: S(y-a0a1t) = min - Sau khi tìm được hàm thích hợp, ta thay các giá trị của biến số cần dự báo để tìm kết quả của tiêu thức nguyên nhân cần dự báo. b) Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hòan xấp xỉ bằng nhau. Từ đó ta có mô hình dự đoán: yn+h = +.h ( h=1,2,3..) yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian c) Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình: sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hòan xấp xỉ nhau. trong đó y1 là mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Mô hình dự đoán là: là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Mô hình dự đoán là: yn+h = . (t)h Ngoài ra ta sẽ vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích giá trị sản xuất công nghiệp chia theo các thành phần kinh tế (kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp) và chia theo ngành công nghiệp chính là khai thác và chế biến của khu vực ngòai quốc doanh trên địa bàn Hà nội từ năm 1995 đến 2001. Chương III Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp giai đoạn 2000-2005 và dự đoán đến 2007. I. đặc điểm tài liệu dùng để phân tích Trong những năm qua công tác thống kê đã từng bước hòan thiện và phát triển phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước. Số liệu Thống kê ngày càng phát huy tác dụng là căn cứ quan trọng để đánh giá, phân tích thực trạng xu hướng phát triển của tình hình kinh tế – xã hội trên phạm vi cả nước và ở từng cấp, từng ngành. Muốn phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp và tiến hành dự đoán thì cần phải có đủ số liệu, thời gian dài vì thời gian càng dài cho phép thấy rõ xu hướng phát triển của hiện tượng. Để phân tích và tiến hành dự đóan tình hình phát triển sản xuất công nghiệp cần có các số liệu như: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu nguồn vốn và tài sản cố định, chỉ tiêu lao động. Nhưng do điều kiện về thời gian còn hạn chế nên để phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp thì chỉ tiêu giá trị sản xuất là chủ yếu đầy đủ nhất để sử dụng phân tích trang đề án tốt nghiệp này. Trong thực tế của công nghiệp Việt Nam thì chỉ tiêu giá trị sản xuất là chỉ tiêu chủ yếu được tổng hợp theo từng năm để đánh giá, phản ánh tình hình phát triển sản xuất công nghiệp. Nó phù hợp với tài liệu hiện có. Đề án này phân tích ba nội dung: Phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp Việt Nam. Phân tích xu thế biến động và dự đóan giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả. II. Phân tích tình hình phát triển sản xuất công nghiệp Việt Nam. 1. Phân tích đặc điểm biến động kết quả sản xuất công nghiệp. a. Kết qủa đạt được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ viên chức, công nhân tòan ngành công nghiệp, trong 4 năm (2001-2004) ngành công nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2000-2005 ngành công nghiệp đã khắc phục nhiều khó khăn, phát huy tiềm năng, tăng cường hợp tác, vượt qua nhiều thách thức trong cạnh tranh để hòan thành tốt nhiệm vụ kế hoạch hàng năm Nhà nước giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX đã đề ra. Việt Nam tiến tới chú trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, phát huy lợi thế tiềm năng sẵn có ở nước ta, và giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Trong mấy năm qua giá trị sản xuất công nghiệp liên tục nâng cao, có nhiều ngành công nghiệp có đóng góp to lớn vào tăng trưởng của tòan ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và có các mặt hàng xuất khẩu qua các quốc gia khác. Trong giai đoạn 2001-2005, hoạt động xuất có những bước phát triển quan trọng, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được vào một số thị trường mới, nhất là thị trường Mỹ, đến năm 2005 đã có thêm hai nhóm hàng vượt qua 1 tỷ USD là sản phẩm gỗ và hàng điện tử và linh kiện máy tính, đưa danh mục mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD từ 4 mặt hàng năm 2001 (dầu thô 7,38 tỷ, dệt may 4,8 tỷ, giày dép 3 tỷ, thủy sản 2,7 tỷ, hàng điện tử và linh kiện máy tính 1,44 tỷ, sản phẩm gỗ 1,52 tỷ, gạo 1,2 tỷ). Kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2005 dự kiến 32,23 tỷ USD gấp 2,22 lần năm 2000. Trong đó riêng hàng công nghiệp đạt 2,45 tỷ USD gấp 2,42 lần. Tỷ trọng hàng công nghiệp đã tăng từ 69,9% năm 2000 lên 75,2% năm 2004 và dự kiến 76% năm 2005. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2001-2005 tăng mạnh. Vốn đầu tư cho công nghiệp tăng cả về tỷ trọng và số lượng. Năm 2000 tăng 362.372 tỷ đồng chiếm 35,2% tăng gấp 22 lần so với năm 1990. Tổng đầu tư ngành công nghiệp cả nước 5 năm từ 2001-2005 ước đạt 448 ngàn tỷ đồng và tăng dần qua các năm. Tuy trong giai đoạn 2001-2003 vốn đầu tư ngành công nghiệp thực hiện thấp hơn so với dự kiến, chỉ bằng 49% tổng số vốn đầu tư 2001-2005, nhưng năm 2004, 2005 lượng vốn đầu tư thực hiện đã tăng khá. Do bố trí cơ cấu đầu tư thực hiện nên trong thời gian tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp, đã làm cho sản xuất liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nhiều sản phẩm quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng cao. Phát triển ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế và của chính bản thân ngành công nghiệp. + Theo cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân: tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng liên tục từ 36,7% năm 2000 lên 40,1% năm 2004 và dự kiến đạt 41% năm 2005. + Theo cơ cấu các thành phần kinh tế trong công nghiệp, tỷ trọng khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 2000 giảm xuống 41,8%, năm 2004 chỉ còn 37,1% và dự kiến năm 2005 còn 34,3%. Khu vực ngòai quốc doanh năm 2000 giảm xuống 22,3%. Từ năm 2000 đến nay nhờ thực hiện luật hợp tác xã, luật Doanh nghiệp và thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nên tỷ trọng của khu vực này năm 2004 là 26,9% và năm 2005 ước khoảng 28,5%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai từ năm 2001 đến năm 2003 giảm dần còn 35,8% và tăng dần trở lại trong năm 2004 và 2005 dự kiến khoảng 37,2% do tình hình thu hút đầu tư nước ngòai có chuyển biến tích cực hơn. + Trong nội bộ ngành công nghiệp, cơ cấu đã từng bước được dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến từ 79,7% năm 2000 tăng lên 82,9% năm 2004 và dự kiến khoảng 84,9% năm 2005; giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác từ 13,8% năm 2000 xuống còn 10,8% năm 2004 và dự kiến khoảng 9,1% năm 2005; tương tự công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước giảm từ 6,5% xuống 6,2% năm 2004 và 6% năm 2005. Nhìn chung cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực cả về ngành và thành phần kinh tế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội mà Đại hội Đảng tòan quốc lần IX đã đề ra. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tác tăng lên, ngành công nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Công nghiệp không ngừng phát triển đã tạo thêm việc làm cho người lao động. Năm 2000 ngành công nghiệp có hơn 3,3 triệu lao động, chiếm 9% tổng số lao động cả nước. Trong 5 năm 2001-2005 số lao động ngành công nghiệp tăng thêm 2,31 triệu người nâng tổng số lao động năm 2005 lên 5,62 – 5,7 triệu người chiếm khoảng 11,6% lao động tòan xã hội. Tuy nhiên, chất lượng lao động vẫn còn bất cập, lực lượng lao động công nghiệp chưa qua đào tạo, chưa có kỹ năng lớn, năng suất lao động chưa cao. Một số được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng… ít có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với nghề nghiệp nên chưa phát huy được năng lực. Ngòai ra công nghiệp còn là đầu mối tạo nguồn thu ngân sách. Tính đến năm 2005 là tổng thu ngân sách của các doanh nghiệp thuộc bộ ước đạt 37,886 triệu đồng tăng 44,38% so với thực hiện năm 2004. Kết quả sản xuất công nghiệp trong sáu năm qua đã hướng đầu tư cho phát triển công nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhằm tăng nhanh quá trình xuất khẩu các mặt hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và phục vụ cho việc xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo môi trường để công nghiệp ngày càng phát triển. Sự phát triển của ngành công nghiệp thể hiện qua hai chỉ tiêu: giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm. 1. Giá trị sản xuất. Biểu III.1. Giá trị sản xuất công nghiệp từ 2000-2005 Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm Giá trị sản xuất 2000 198.326,1 2001 227.342,4 2002 261.092,4 2003 305.080,4 2004 355.623 2005 416.623 Qua biểu trên ta thấy nền công nghiệp Việt Nam qua 6 năm đã có bước phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất năm 2000 là 198,326.1 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 đã lên tới con số 416,623 tủ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000 và gấp 8,49 lần so với năm 1990. Năm 2005 tổng sản phẩm trong nước đạt 8,43%, vượt xa so với con số 7,79% của năm 2004, trong đó khu vực công nghiệp đạt 10,6%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua kể cả năm 1999. So với các nước trong khu vực Đông á thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là cao thứ hai và chỉ đứng sau Trung Quốc. Điều này thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. * Xét theo khu vực sở hữu, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, khoảng 38-39% giai đoạn 2001-2005. Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là hai khu vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực kinh tế ngòai quốc doanh tiếp tục đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế. Năm 2005 khu vực có vốn đầu tư nước ngòai càng thể hiện rõ hơn là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 15,9% GDP, 34,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (nếu không tính dầu thô) và tạo gần 900 nghìn việc làm trực tiếp cùng hàng triệu việc làm gián tiếp. a.1. Phân tích cơ cấu của công nghiệp Việt Nam. Cơ cấu kinh tế là vấn đề mà không một quốc gia nào không quan tâm chú ý đến vì nó quyết định sự cạnh tranh của nền kinh tế và hiệu quả nền sản xuất xã hội của một nước. Cơ cấu công nghiệp có thể nghiên cứu theo các nội dung khác nhau: cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo ngành. a.1.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam theo thành phần kinh tế. Để nghiên cứu cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, có thể quan sát biểu III.2. Biểu III.2. Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam theo thành phần kinh tế (theo giá cố định) Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Toàn ngành DNNN Trong đó Ngoài quốc doanh DN có vốn đầu tư nước ngoài Trung ương Địa phương 2000 198.326,1 82.897 54.962,1 27.935 44.144 71.285 2001 227.342,4 93.434.4 62.118,9 31.315,5 53.647 80.261 2002 261.092,4 105.119,4 69.640,1 35.479,3 63.474,4 92.498,6 2003 305.081,0 117.637 80.917 36.720 78.292 109,152 2004 355.623 131.658 92.904 38.754 95.776 128.189,0 2005 416.863 143.074 105.095 37.979 118.858 154.931 Qua biểu III.2 ta thấy ở tất cả các thành phần kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp đều có chiều hướng tăng lên theo thời gian nhưng tốc độ tăng thì khác nhau. Để thấy được rõ sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, từ biểu III.2 ta tính được cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam biểu III.3. Biểu III.3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế thời kỳ 2000-2005. Năm Toàn ngành DNNN Trong đó Ngoài quốc doanh DN có vốn đầu tư nước ngoài Trung ương Địa phương 2000 100 41,8 27,71 14,09 22,3 35,9 2001 100 41,1 27,32 13,78 23,6 35,3 2002 100 40,3 26,67 13,63 24,3 35,4 2003 100 38,6 26,52 12,08 25,7 35,8 2004 100 37,0 26,12 10,88 26,9 36 2005 100 34,3 25,21 9,09 28,55 37,2 Nhìn vào biểu III.3: ta đánh giá được Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực quốc doanh có xu hướng giảm đi rõ rệt. Khu vực ngòai quốc doanh tăng dần qua các năm. Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai từ năm 2000 giảm xuống dần còn 35,8% đến năm 2003 và tăng dần vào năm 2004 và 2005. * Xét riêng khu vực quốc doanh. - Khu vực quốc doanh do trung ương quản lý chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực quốc doanh do địa phương quản lý. Năm 2000 đóng góp vào giá trị sản xuất tòan ngành là 54.962,1 tỷ đồng chiếm 25,21% toàn ngành. Nhiều loại sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhân dân và góp phần thúc đẩy tạo đà cho nền kinh tế phát triển. - Khu vực quốc doanh do địa phương quản lý cũng đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất tòan ngành. Năm 2000 đóng góp vào giá trị sản xuất tòan ngành là 27.935 tỷ đồng chiếm 14,09% tòan ngành và đến năm 2005 thì đạt 37.979 tỷ đồng chiếm 9,09% tòan ngành. Nhận xét: Khu vực kinh tế Nhà nước chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của ngành với tỷ trọng 34,3% (giảm 2,7% so với năm 2004) và tăng 8,7% trong đó doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm tỷ trọng 25,2% và tăng 13,1% và doanh nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng 9,1% và giảm 2%. * Xét riêng khu vực ngòai quốc doanh: giá trị sản xuất khu vực công nghiệp ngòai quốc doanh có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2000-2005. Năm 2000 giá trị sản xuất chỉ chiếm tỷ trọng 22,3% đến năm 2005 thì chiếm 28,5% (tăng 1,6% so với năm 2004) và tăng 24,1% cao nhất trong các khu vực kinh tế do có thêm nhiều doanh nghiệp mới đi vào sản xuất, một số doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô sản xuất; mặt khác còn có sự thông thoáng hơn của các cơ chế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và sự năng động của các doanh nghiệp thuộc khu vực này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. * Xét riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: khu vực tiếp tục có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng công nghiệp. Năm 2000 giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng 35,9% toàn ngành và đến năm 2005 chiếm tỷ trọng 37,2% tổng giá trị sản xuất tòan ngành, tăng 1,2% so với 2004 và có tốc độ tăng trưởng 20,9%. Đây là khu vực có năng lực cạnh tranh khá ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp mới được đầu tư trong những năm gần đây do được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ tương đối cao; đồng thời phát huy được lợi thế thương hiệu và thị trường của công ty mẹ ở nước ngoài. a.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành cấp I thời kỳ 2000-2005 Giá trị sản xuất công nghiệp chia thành ba nhóm ngành: ngành công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp điện gaz và nước. Để phản ánh tình hình biến động giá trị sản xuất công nghiệp ngành cấp I ta có biểu III.4. Biểu III.4. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành cấp I thời kỳ 2000-2005 Năm Toàn ngành CN khai thác CN chế biến CN điện gas, nước GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng GTSX (tỷ đồng) Tỷ trọng 2000 198.326,1 100 27.334,6 13.78 158.097,9 79,7 12.893,6 6.5 2001 227.342,4 100 29.097,2 12.80 183.541,9 80 14.703,3 6.47 2002 261.080,4 100 30.326,4 11.62 213.096,6 81.8 17.069,4 6.54 2003 305.080,4 100 32.762,2 10.74 252.886,1 82.9 19.432 6.37 2004 355.623 100 37.479 10.54 296.288 83.3 21.886 6.15 2005 416.863 100 37.075 9.1 414.180 84.9 24.941 5.98 Qua biểu III.4 tình hình sản xuất công nghiệp Việt Nam có sự biến đổi rõ rệt. Đi đầu là ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2005. Năm 2000 chiếm tỷ trọng 79,7% đến năm 2005 đạt 84,9%. Ngành công nghiệp chế biến luôn khẳng định vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế ở nước ta. Sau đây là một vài ví dụ điển hình. + Ngành dệt may: Do mở được thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ cùng với việc duy trì các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU và các thị trường khác nên ngành dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng cao, xuất khẩu tăng bình quân 5 năm là 20,5%/ năm. Các sản phẩm chủ yếu của ngành cũng tăng trưởng khá, như sợi tăng 14,5%/năm, vải lụa thành phẩm 6,9%/năm, quần áo dệt kim 8%/năm, quần áo may sẵn 24,9%/năm. Hiện nay ngành dệt may đang nỗ lực thực hiện các dự án sản xuất nguyên liệu phụ liệu đầu vào như chuẩn bị hình thành trung tâm nguyên phụ liệu dệt may da giày, đưa vào hoạt động khu cụm công nghiệp dệt, nhuộm,… và tăng cường năng lực thiết kế mẫu mốt khả năng nắm bắt thị hiếu của từng thị trường để tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. + Ngành da giày: Đây là ngành phụ thuộc rất lớn vào khách đặt hàng mà thực chất là gia công theo đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài do năng lực để tiếp cận thị trường nước ngòai. Sáng tác mẫu mốt, chủng loại sản phẩm mới để chào hàng của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Do vậy mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng từ 1,46 tỷ USD năm 2000 đến 2,7 tỷ USD năm 2004 và dự kiến khoảng 3 tỷ USD năm 2005. Bình quân 5 năm tăng 15,5%/năm nhưng giá trị gia tăng không cao, tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liện trong nước còn thấp 10-20% và ngành thuộc da chưa phát triển. + Ngành bia, rượu, nước giải khát: Nhờ các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, đa dạng hóa các thành phần kinh tế nên ngòai bia rượu nước giải khát đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua với sự tham gia của cả 3 khu vực quốc doanh, địa phương và đầu tư nước ngòai, trong đó quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Sản lượng bia tăng bình quân 12,1%/năm, nhiều nhãn bia ngoại nổi tiếng như Hà Nội, Sài Gòn… đã trở thành sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên ngành rượu và nước giải khát vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, chưa khai thác được hết thị trường nội địa. + Ngành chế biến sữa: Trong những năm qua ngành sữa đặc biệt quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đầu tư theo vùng, đưa một số nhà máy chế biến sữa ở Cần thơ, Nghệ An đi vào hoạt động, sản xuất những sản phẩm sữa ngày càng có chất lượng cao và chủng loại ngày càng đa dạng nên đã chiếm lĩnh được thị trường. Ngành cũng chủ động phối hợp với các địa phương để phát triển đàn bò sữa nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước. Giá trị xuất khẩu tăng đáng kể vào những năm đầu kỳ kế hoạch cao nhất là 268 triệu USD năm 2002 và giảm dần do mất thị trường chủ lực Iraq năm 2003 đến năm 2005 đã nối lại được hợp đồng với Iraq nên kim ngạch xuất khẩu có dự kiến cả năm 87 triệu USD. Bên cạnh đó đứng thứ hai là ngành công nghiệp khai thác. Ngành này tỷ trọng giảm dần từ 13,7% năm 2000 xuống còn 9,1% năm 2005. Công nghiệp khai thác hạn chế hơn chỉ tập trung vào khai thác những ngành có tài nguyên dồi dào như dầu khí, hạn chế khai thác những ngành tài nguyên. + Ngành dầu khí: Sản lượng dầu thô và khí khai thác tăng dần qua các năm 2001-2005 với tốc độ tăng bình quân khoảng 3,5%/năm (dầu) và 32,8%/năm (khí). Trong giai đoạn này một số đề án phát triển mỏ đã hòan thành, đưa sản lượng khai thác có thể đạt gần 50.000 tấn dầu thô và hơn 10 triệu m3 khí trong một ngày đêm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khí cho các nhà máy điện. Ngành đã hoàn thành xây dựng đúng tiến độ nhà máy đạm Phú Mỹ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và góp phần bình ổn giá đạm trong nước. Hiện nay ngành dầu khí đã và đang chủ động triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò trong nước và nước ngòai, tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng của ngành. + Ngành than: Tốc độ tăng trưởng sản lượng than bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 22,5%/năm, góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng của một số ngành như điện, phân bón, xi măng và vật liệu xây dựng. Ngành than đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới trong công nghệ khai thác, phối hợp với địa phương kiểm soát được tình trạng khai thác kinh doanh than trái phép, môi trường vùng mỏ bước đầu đã có sự cải thiện. Cơ cấu khai thác than có sự chuyển dịch, tỷ trọng khai thác lộ thiên giảm dần, trong khi tỷ trọng khai thác than hầm lò tăng dần. Ngành đã thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đã và đang trực tiếp đầu tư một số nhà máy điện, khái thác chế biến khoáng sản. + Cuối cùng là ngành công nghiệp điện gas, nước. Ngành này có tỷ trọng thấp nhất trong ba nhóm ngành. Tỷ trọng tăng giảm không đều. Năm 2000 tỷ trọng chiếm 6,5% và giảm xuống 6,47% năm 2001, sau đó lại tăng lên 6,54%. Từ đó bắt đầu giảm và chỉ còn 5,98% vào năm 2005. a.2. Giá trị tăng thêm (VA) Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp luôn có tăng trưởng trên 9% thấp nhất là năm 2002 với 9,17% và cao nhất là 2005 với 10,6%, bình quân 5 năm tăng trưởng 10,1%. Giá trị tăng thêm được thể hiện rõ hơn qua biểu III.5. Biểu III.5. Giá trị tăng thêm công nghiệp thời kỳ 2000-2005 (theo giá thực tế) Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Giá trị tăng thêm 2000 138.578 2001 155.584 2002 174.639 2003 205.026 2004 247.256 2005 293.508 Nhìn vào biểu III.5 ta thấy được Giá trị tăng thêm của công nghiệp từ 2000-2005 đều có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh, góp phần không nhỏ vào nền sản xuất công nghiệp Việt Nam. Vào năm 2000 giá trị tăng thêm đạt 138.578 tỷ đồng, đến 2005 đã đạt 293.508 tỷ đồng (gấp 2,11 lần so với năm 2000). Bình quân 6 năm đạt 202.431,8 tỷ đồng. Muốn hiểu đầy đủ hơn về giá trị tăng thêm, nhìn vào biểu III.6. Biểu III.6: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP qua các năm 2000-2005 Đơn vị tính: % Năm Tỷ trọng CN trong GDP 2000 31,4 2001 32,1 2002 32,6 2003 33,4 2004 34 2005 34,7 GDP do ngành công nghiệp tạo ra năm 2004 chiếm tỷ trọng lớn (34%) trong GDP của tòan bộ nền kinh tế, năm 2006 lại có tốc độ tăng cao (10,6%) nên đã đóng góp tới 3,3 điểm % vào tốc độ tăng 8,4% của tòan bộ nền kinh tế (chiếm 39,3 tốc độ tăng chung). Tăng trưởng GDP do công nghiệp tạo ra cao hơn tốc độ tăng trưởng chung, nên tỷ trọng trong GDP của công nghiệp tạo ra đã tăng lên qua các năm.Năm 2000 tỷ trọng đạt 31,4%, tăng dần lên 32,1% năm 2001 và đến năm 2005 đạt 34,7%. Bình quân 6 năm đạt 33,03%. Tăng trưởng công nghiệp cao như trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong những điều kiện khó khăn, thách thức không nhỏ ở đầu vào và đầu ra. + Đầu vào: khó khăn thách thức lớn nhất là chi phí nguyên vật liệu gia tăng do giá nhập khẩu tăng cao. Giá xăng dầu tăng 35,5% làm tăng 1300 triệu USD, giá sắt thép tăng 6,7% làm tăng 188 triệu USD, giá chất dẻo tăng 16,8% làm tăng 205 triệu USD, giá giày tăng 22,2% làm tăng 64 triệu USD, giá sợi dệt tăng 6,2% làm tăng 21 triệu USD. Chỉ với 5 mặt hàng trên do giá tăng làm cho tăng 1788 triệu USD, tương đương 28 nghìn tỷ đồng. + Đầu ra: Việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp gặp khó khăn. Ngòai những khó khăn như các năm trước, việc xuất khẩu những mặt hàng có kim ngạch lớn tiếp tục khó khăn do gặp phải những rào cản lỹ thuật. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ ba năm nay chỉ tăng 11,7%, thủy sản là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 4 năm nay cũng chỉ tăng 14,2%. Tiêu thụ trong nước tuy gia tăng nhưng do suất thuế nhập khẩu cắt giảm theo cam kết hội nhập nên thị phần của hàng nội cũng không tăng tương ứng do sự chiếm lĩnh của hàng ngoại nhập khẩu. Để biết đầy đủ về giá trị tăng thêm nhìn vào biểu III.7 Biểu III.7. Cơ cấu giá trị tăng thêm công nghiệp theo ngành cấp I từ 2000-2005 Năm CN khai thác mỏ CN chế biến CN điện, gas, nước Giá trị tăng thêm (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị tăng thêm (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị tăng thêm (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2000 42.606 30.75 81.979 59.2 13.993 10.05 2001 44.345 28.5 95.211 61.2 16.028 10.3 2002 46.153 26.43 110.285 63.2 18.201 10.37 2003 57.326 28 125.476 61.2 22.224 10.8 2004 68.810 27.83 153.556 62.1 24.890 10.7 2005 81.500 27.8 184.206 62.3 27.800 9.9 Nhìn vào biểu III.7 ta thấy được trong ba ngành thì ngành công nghiệp chế biến là đi đầu. Ngành này tỷ trọng liên tục tăng. Tăng mạnh nhất là vào năm 2002 đạt 63,2% ứng với giá trị tăng thêm đạt 110.285 tỷ đồng. Năm 2000 tỷ trọng đạt 59.2% tương ứng là 81.979 tỷ đồng, đến năm 2005 tỷ trọng chiếm 62,3% tương ứng là 184.206 tỷ đồng (tăng 3,1% so với năm 2000 và tăng 102.227 tỷ đồng). Ngành công nghiệp khai thác và công ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32390.doc
Tài liệu liên quan