TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
------- o0o -------
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động
tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
phòng giao dịch Đống Đa
Họ và tên sinh viên
: NGUYỄN ANH TUÂN
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. CHU THỊ BÍCH NGỌC
Hà Nội, năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
------- o0o -------
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động
tín dụng
119 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phòng giao dịch Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
phòng giao dịch Đống Đa
Họ và tên sinh viên
: NGUYỄN ANH TUẤN
Chuyên ngành
: THỐNG KÊ
Lớp
: THỐNG KÊ A
Khoá
: 47
Hệ
: CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. CHU THỊ BÍCH NGỌC
Hà Nội, năm 2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
MB Đống Đa : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - chi nhánh Đống Đa ( nay là phòng Giao dịch Đống Đa)
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
NSNN : Ngân sách nhà nước
DSCV : Doanh số cho vay
DSTN : Doanh số thu nợ
HĐV : Huy động vốn
DN : Dư nợ
NQH : Nợ quá hạn
TSĐB : Tài sản đảm bảo
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
1. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức MB Đống Đa 40
2. BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng MB Đống Đa giai đọan 2006-2008 42
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo khách hàng 43
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kì hạn 45
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo loại tiền 47
Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng 48
Bảng 2.6: Quy mô và cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo 49
Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu cho vay theo thời hạn 51
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu thu nợ theo thời hạn vay 53
Bảng 2.9:Quy mô và cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay 55
Bảng 2.10: Quy mô và cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm nợ 56
Bảng 2.11: Biến động quy mô huy động vốn giai đoạn 2006-2008 58
Bảng 2.12: Biến động doanh số cho vay MB Đống Đa giai đoạn 2006-2008 61
Bảng 2.13: Biến động doanh số thu nợ giai đoạn 2006- 2008 65
Bảng 2.14: Biến động dư nợ theo thời gian 67
Bảng 2.15: Biến động nợ quá hạn của MB Đống Đa giai đoạn 2006- 2008 69
Bảng 2.16: Doanh số cho vay theo thời gian 72
Bảng 2.17: Các mô hình hàm xu thế theo thời gian 72
Bảng 2.18: Dự đóan doanh số cho vay các quý năm 2009 của MB Đống Đa 76
Bảng 2.19: Doanh số cho vay, nguồn vốn huy động và lãi suất cho vay bình quân của MB Đống Đa giai đoạn 2006-2008 77
Bảng 2.20: Hệ số sử dụng vốn của MB giai đoạn 2006- 2008 79
Bảng 2.21: Vòng quay vốn của MB Đống Đa giai đoạn 2006- 2008 80
Bảng 2.22: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ 81
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008, một năm đầy những biến động của nền kinh tế toàn cầu. Với những sự biến động nhất định đã xảy ra cho cả nền kinh tế tòan cầu cũng như nền kinh tế của các khu vực. Nền kinh tế Mỹ, một nền kinh tế trung tâm, là đầu mối của nền kinh tế thế giới trong năm 2008 và đến nay vẫn đang trong thời kỳ suy thóai bất ổn, kéo theo đó là nền kinh tế toàn cầu đều bị tụt dốc. Việt nam, một quốc gia đang trong thời kỳ hội nhập với những bước tiến mới của nền kinh tế cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.
Trong năm vừa qua, nền kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng trên thế giới, và sự tác động lại của các ngân hàng đến nền kinh tế cũng kéo theo những sự khó khăn nhất định cho nền kinh tế.
Trong nhiều năm qua, nền kinh tế đang trong đà phát triển ổn định, nhưng năm 2008 và cho đến nay, chúng ta chứng kiến một cơn bão tài chính mạnh mẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống của biết bao người dân đã phải chịu đựng. Và thị trường tài chính là một thí dụ điển hình cho sự tàn phá mạnh mẽ của cơn bão tài chính vừa qua, sự sụp đổ của rất nhiều ngân hàng, những trung tâm tài chính mạnh nhất của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến tòan bộ nền kinh tế của thế giới một cách mạnh mẽ nhất. Từ trước cho tới nay, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và của các ngân hàng thương mại luôn là những chủ đề nóng cho quá trình nghiên cứu cũng như phân tích của tất cả các chuyên gia và những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính của quốc gia.
Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội luôn tạo được uy tín và chất lượng đối với khách hàng trong và ngoài nước. Những năm qua là thời gian mà nền kinh tế Việt nam phát triển không ngừng, và ngân hàng cũng nằm trong số đó. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, có tầm quan trọng vĩ mô đối với nền kinh tế trong nước và ngoài nước.
Nhận thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cả trong và ngoài nước, do đó trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, em xin trình bày đề tài của mình đó là:
” Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng Giao dịch Đống Đa”
Ngoài phần mở đầu và kết luận-kiến nghị, nội dung đề tài có kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Phòng giao dịch Đống Đa
Do thời gian học hỏi thực tế không nhiều do vậy chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để cho đề tài của em hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô giáo trong khoa Thống Kê đặc biệt Cô giáo- Thạc sĩ Chu Thị Bích Ngọc cùng toàn thể các anh, các chị trong Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Đống Đa đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp em hoàn thành tốt đề tài mình đã chọn!
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
1.1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế, vì vậy định nghĩa về ngân hàng thương mại là rất cần thiết và quan trọng. Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa về ngân hàng thương mại:
Theo pháp lệnh ngân hàng do Hội đồng nhà nước thông qua ngày 23-5-1990 xác định và ghi rõ: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh tóan”.
Theo luật của các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua ngày 12-12-1997, có định nghĩa rằng: ”Ngân hàng thương mại là một hình thức tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế, là tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng được coi là trung tâm của thị trường tài chính, là nơi điều tiết sự chu chuyển của các dòng vốn, là bà đỡ của các doanh nghiệp, là tấm gương phản chiếu của nền kinh tế…Ngân hàng bao gồm nhiều loại hình tùy thuộc và sự phát triển của nền kinh tế, trong hệ thống ngân hàng thì ngân hàng thương mại là ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn về quy mô tài sản cũng như thị phần, số lượng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thu hút vốn tiết kiệm và cho vay, ngân hàng trở thành “Người thủ quỹ “ cho toàn xã hội. Là tổ chức cung cấp các dịch vụ ngân hàng chủ yếu đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và cả chính phủ để phát triển nền kinh tế.
1.1.1.2. Vai trò ngân hàng thương mại
* Ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng nhất
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, tiếp xúc với dân cư và tổ chức trong nền kinh tế. Các cá nhân và các tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn. Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu tức là thu nhập hiện thời của họ lớn hơn các khỏan chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ do đó họ có tiền để tiết kiệm. Do vậy với chức năng này, người đi vay thỏa mãn nhu cầu cần sử dụng vốn để sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng của họ. Còn người gửi tiền sẽ thu được lãi từ khoản tiền gửi đó của họ. Ngân hàng cũng thu được lợi từ quá trình chuyển tiền gửi thành tiền cho vay, lợi nhuận chính là cơ sở tồn tại của các ngân hàng thương mại. Đối với nền kinh tế chức năng này góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền và kiềm chế lạm phát. Đây là chức năng cơ bản và là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.
* Tạo phương tiện thanh tóan
Đối với ngân hàng thương mại, họ tạo ra các khoản tiền gửi thanh toán giữa các đối tượng khách hàng có nhu cầu thanh toán khối lượng tiền lớn mà không phải mang đi. Chỉ bằng số dư trên tài khỏan ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng nó với mục đich thanh tóan tại tất cả các điểm, tại bất kỳ đâu có sự phục vụ của ngân hàng thương mại mà không phải mang vác với khối lượng tiền lớn. Khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn, số dư trên tài khỏan tiền gửi thanh tóan của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể sử dụng nó để thanh tóan với mục đích sử dụng của mình, do đó ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Trong hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh tóan khi các khỏan tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác. Khi khách hàng sử dụng tiền gửi tại một ngân hàng mà thanh tóan cho đối tượng cần trả tại ngân hàng khác thì ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán.
Nhìn chung, với vai trò tạo phương tiện thanh tóan trên thị trường, ngân hàng tạo ra lượng vốn lớn cho nền kinh tế cũng như cung cấp phương tiện thanh tóan hữu hiệu nhằm đáp ứng khả năng thanh tóan với khối lượng lớn mà không cần phải mất sức.
* Trung gian thanh tóan
Là trung gian thanh tóan lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Ngân hàng thay mặt khách hàng để thực hiện thanh tóan giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để thanh tóan nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả, tiết kiệm chi phí ngân hàng tạo ra rất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thanh tóan của khách hàng như thanh tóan bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, dịch vụ thẻ…Với công nghệ hiện đại, ngân hàng sử dụng mạng lưới thanh tóan điện tử để sử dụng quá trình thanh tóan nhanh và hiệu quả hơn. Do đó trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng luôn khai thác và phát triển sản phẩm công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đầy năng động.
1.1.1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay
* Ngân hàng thương mại quốc doanh
Ngân hàng thương mại quốc doanh là những ngân hàng thương mại được thành lập do nhà nước chịu trách nhiệm về nguồn vốn cũng như quản lý nguồn vốn, và nguồn vốn được lấy trực tiếp từ Ngân sách nhà nước. Ngân hàng thương mại quốc doanh là ngân hàng chủ lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay, với năm ngân hàng thương mại lớn đó là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (AGRIBANK), Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển Việt nam, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long. Là những ngân hàng được bổ sung nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp do đó những ngân hàng này phải là những ngân hàng chủ đạo chủ lực trong hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng Việt nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng của ngân hàng nước ngoài đã và đang dần xu nhập vào nước ta do đó việc nâng cao chất lượng cũng như số lượng dịch vụ sản phẩm ngân hàng của những ngân hàng thương mại quốc doanh đem đến cho nền kinh tế Việt nam những bước phát triển đáng kể và tốt đẹp hơn.
* Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là những NHTM được thành lập thông qua vốn góp của các cổ đông và việc phát hành( bán) các cổ phiếu. Việc nắm giữ các cổ phần và các cổ phiếu của các cổ đông cho phép người sở hữu có quyền tham gia các quyết định của các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức thu nhập của ngân hàng đồng thời phải gánh chịu những tổn thất có thể xảy ra. Việc vốn chủ sở hữu do các cổ đông nắm giữ và phát hành cổ phiếu do vậy việc các NHTM cổ phần có khả năng tăng nguồn vốn rất nhanh chóng, do đó trở thành những NHTM lớn. Là những NHTM có khả năng mở rộng hoạt động rộng khắp, cũng như đa dạng hóa các loại hình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, công nghệ, tạo nên một thị trường tài chính đầy tính cạnh tranh và đa dạng. Hiện nay ở nước ta với hầu hết là các NHTM cổ phần có mặt khắp toàn quốc do vậy sự phát triển của các NHTM đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và xây dựng một nền kinh tế phát triển và năng động. Hiện nay cơ chế nước ta đã cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường tài chính Việt nam vì vậy sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần nước ta và ngân hàng quốc doanh với ngân hàng nước ngoài đem lại cho người dân, cho doanh nghiệp và cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng những thuận lợi về chất lượng dịch vụ, công nghệ và rất nhiều ưu đãi lớn. Do đó các NHTM luôn phải tự đổi mới mình và nâng cao chất lượng mọi mặt trong hệ thống ngân hàng để có thể cạnh tranh với nhau bình đẳng và công bằng.
* Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng liên doanh là những ngân hàng được thành lập dựa trên sự góp vốn của hai hoặc nhiều bên tham gia góp vốn. Hình thức liên doanh ngân hàng giữa các ngân hàng trong nước đã có từ rất lâu, và hầu hết hiện nay trong tất cả các NHTM cổ phần của Việt nam đều có sự tham gia góp vốn của nhiều ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống và cũng có nhiều ngân hàng có sự tham gia của những tập đoàn kinh tế, tập đoàn tài chính trong và ngoài nước. Bao gồm các ngân hàng như: INDOVINA Bank, Ngân hàng Việt_Nga, Ngân hàng Việt – Thái…
* Ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng nước ngoài là những NHTM có nguồn vốn đầu tư 100% do vốn của các ngân hàng, tổ chức nước ngoài cung cấp. Hiện nay, với cơ chế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường tài chính Việt nam tạo ra nền kinh tế năng động vì vậy sự tham gia này là yếu tố cần thiết để các NHTM Việt nam khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt nam. Do vậy đây là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn tiếp theo của quá trình hội nhập kinh tế thế giới trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngân hàng nước ngòai chỉ chiếm 10 % thị phần hoạt động kinh doanh trong thị trường tài chính Việt nam. Gồm những ngân hàng như: ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên HSBC, Ngân hàng TNHH 1thành viên AZN, Ngân hàng TNHH 1 thành viên SHINHAN…
1.1.1.4. Những sản phẩm chủ yếu của NHTM
Trong xu thế tòan cầu hóa hiện nay, các sản phẩm của các tổ chức tài chính cũng như của tất cả các NHTM đều phải đa đạng hóa để phục vụ tất cả những nhu cầu của nền kinh tế thị trường.
* Hoạt động huy động vốn & vay vốn
Hoạt động vay vốn và huy động vốn là một trong những hoạt động tín dụng quan trọng nhất của các NHTM. Huy động vốn và vay vốn là hoạt động đem lại cho tất cả các NHTM nguồn vốn nguồn tài sản dồi dào nhằm phục vụ cho quá trình cho vay cuả các NHTM.
- Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của NHTM là hoạt động chính mang lại nguồn vốn cho các NHTM để hoạt động kinh doanh. Hoạt động huy động nguồn vốn của NHTM chiếm tới 70% tài sản để sử dụng vào hoạt động kinh doanh của NHTM. Hoạt động huy động vốn bao gồm huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, của dân cư; tiền gửi khác và huy động nguồn vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá.
+ Huy động tiền gửi: Huy động tiền gửi là huy động nguồn vốn nhàn dỗi từ các tổ chức, cá nhân khi chưa sử dụng đến. Huy động tiền gửi bao gồm: huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, dân cư và huy động tiền gửi khác. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư là loại tiền gửi mà trong quá trình sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, các tổ chức kinh tế và dân cư có một lượng tiền nhàn rỗi không sử dụng đến do vậy họ gửi tiền vào các ngân hàng nhằm mục đích hưởng thêm thu nhập từ những khoản tiền gửi đó. Tiền gửi khác chủ yếu là các loại tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, hay của các đòan thể xã hội, của kho bạc nhà nước, của Ngân hàng trung ương…cũng nhằm mục đích thuận tiện cho hoạt động sử dụng nguồn vốn của các tổ chức đó trong việc tạo thêm thu nhập và thuận tiện trong việc thanh toán các hoạt động của mình. Tiền gửi bao gồm tiền gửi có kì hạn và tiền gửi không có kì hạn.
Tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi được hình thành do mục đích sử dụng chủ yếu là thanh toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng của tổ chức kinh tế hoặc của dân cư, là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, ngân hàng không xác định được rõ thời gian rút tiền của khách hàng. Với loại tiền gửi này thì lãi suất rất thấp và thậm chí ngân hàng không phải trả lãi cho khoản tiền gửi này. Với loại tiền gửi này thì nguồn vốn không ổn định do quá trình rút vốn khó xác định, do vậy quá trình tính tóan cho khoản tiền gửi này là rất cần thiết đối với các ngân hàng.
Tiền gửi có kì hạn: là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền cũng như thời gian gửi tiền. Người gửi chỉ có thể rút tiền theo kì hạn theo thỏa thuận. Tiền gửi có kì hạn thì ngân hàng phải trả lãi cho khoản tiền gửi này với lãi suất theo kì hạn tương ứng. Với loại tiền gửi này thì nguồn vốn đối với ngân hàng rất ổn định, nhưng ngân hàng phải thu hút lượng tiền gửi có kì hạn dài nhằm tăng nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
+Huy động nguồn vốn từ việc phát hành các giấy tờ có giá
Huy động tiền gửi thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá tức là phần vốn của NHTM có được qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, và chứng chỉ tiền gửi. Đối tượng trong quá trình huy động nguồn vốn qua việc phát hành các giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc dùng số vốn nhàn dỗi hoặc thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Mặt khác đây còn là kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp. Huy động nguồn vốn qua việc phát hành các giấy tờ có giá giúp NHTM tập trung một lượng vốn lớn và với thời gian mà NHTM có thể xác định được trước, do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư dài hạn. Các giấy tờ có giá cũng có những yếu tố thuận lợi giúp cho khách hàng hoặc những nhà đầu tư sử dụng thuận tiện và hợp lý, khách hàng có thể sử dụng các giấy tờ có giá mua bán trên thị trường vốn hoặc chiết khấu. Vì vậy hoạt động huy động nguồn vốn qua việc phát hành các giấy tờ có giá là một trong những hình thức thu hút vốn rất hiệu quả và thuận tiện đối với tất cả các NHTM.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác &NHTW
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng có lúc thừa nguồn vốn, cũng có lúc thiếu nguồn vốn đó là những lúc mà ngân hàng huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng chưa đủ nguồn vốn…Do vậy ngân hàng có thể gửi vốn hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác: là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác. Các NHTM trong quá trình quản lý nguồn vốn của mình có thời gian họ dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc cho vay giảm do đó họ có thể cho các ngân hàng khác có nhu cầu vay nhằm tìm kiếm lãi suất cao hơn, ngược lại các ngân hàng có nhu cầu vay có thể vay các tổ chưc tín dụng nhằm đảm bảo khả năng trong thanh khoản. Vay từ các tổ chức tín dụng khác có thể bổ sung hoặc thay thế nguồn vay mượn từ ngân hàng nhà nước.
+ Vay vốn của NHTW: trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM vay vốn của ngân hàng trung ương nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong việc chi trả của NHTM. Các NHTM thường vay ngân hàng nhà nước (NHTW) khi các ngân hàng này thiếu hụt vốn dự trữ (thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán). Ngân hàng trung ương chỉ cho vay các NHTM dưới hình thức tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn.
* Hoạt động cho vay
Cho vay chính là hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu của các NHTM ở Việt nam. Hiện nay tại các quốc gia phát triển, hoạt động mang lại lợi nhuận cao không chỉ hoạt động cho vay là chủ yếu mà gồm những hoạt động dịch vụ như thanh tóan, chiết khấu, tư vấn…
Cho vay có thể được hiểu là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu( NHTM) sang người sử dụng(người vay- Khách hàng) sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Cho vay có thể hiểu là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và người vay) trong đó NHTM chuyển giao tiền hoặc tài sản cho người vay sử dụng trong một thời gian nhất định đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoản trả cả gốc và lãi cho NHTM theo thời hạn đã cho vay.
Hoạt động cho vay được phân theo rất nhiều tiêu thức, cho vay bao gồm:
- Phân loại theo thời hạn cho vay bao gồm: cho vay ngắn hạn và cho vay trung &dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn: cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Các khoản mà Ngân hàng cho khách hàng vay đó là những khỏan vay có tính chất nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách hàng.
+ Cho vay trung & dài hạn: cho vay trung và dài hạn là các khỏan vay có tính thời hạn dài, hiện nay người ta gọi là trung và dài hạn để áp dụng cho những khỏan vay có thời hạn dài trên 1năm.
- Phân loại theo theo đối tượng cho vay bao gồm: đối tượng là khách hàng cá nhân, đối tượng là khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Theo mục đích sử dụng vốn vay bao gồm:
+ Cho vay kinh doanh: cho vay kinh doanh là việc các NHTM cho khách hàng vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, khách hàng chủ yếu sử dụng vốn vay này nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay tiêu dùng: cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như mua sắm trang thiết bị, văn phòng, mua ôtô…
+ Cho vay theo dự án đầu tư: là những khỏan vay có mục đích sử dụng vốn chính là múc đích đầu tư các dự án. Các dự án đầu tư phải có mục đích rõ ràng, kế hoạch khả thi, khoa học và hiệu quả. Chủ yếu là những khỏan cho vay trung và dài hạn, do đó những khỏan cho vay theo dự án thường được xét duyệt một cách rất cẩn thận vì có liên quan đến rất nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội…do đó thường phải được các cáp có thẩm quyền xét duyệt.
+ Cho thuê tài chính là một hình thức cho vay trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là ngân hàng với bên đi thuê là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê. Sau quá trình sử dụng bên đi thuê phải trả chi phí thuê cho ngân hàng và hết thời hạn thuê phải bàn giao lại tài sản cho ngân hàng.
- Theo đồng tiền cho vay thì bao gồm: cho vay nội tệ và cho vay ngoại tệ.
+ Cho vay nội tệ: là hình thức cho vay mà đồng tiền được sử dụng để ngân hàng cho khách hàng vay là nội tệ, sử dụng chủ yếu với các doanh nghiệp trong nước và trong nội địa là chủ yếu.
+ Cho vay ngoại tệ: là hình thức cho vay mà đồng tiền được sử dụng đề cho vay đó là ngoại tệ ví dụ: đồng $(dolla), euro…đó là một số đồng tiền được sử dụng phổ biến nhằm thực hiện quá trình thanh tóan trong quá trình xuất nhập khẩu quốc tế.
- Theo hình thức đảm bảo tiền vay bao gồm: cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay có đảm bảo không bằng tài sản.
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản khách hàng phải dùng tài sản để thế chấp, cầm cố hoặc bên thứ ba dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng.
+ Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản: khách hàng vay không cần dùng tài sản cầm cố, thế chấp đối với khoản vay của mình, hình thức này được sử dụng chủ yếu đối với khách hàng lâu năm có uy tín, thương hiệu trên thị trường.
* Hoạt động dịch vụ thanh tóan trong nước và quốc tế
- Thanh tóan bằng thư tín dụng( L/C): L/C là một bản cam kết trả tiền do ngân hàng phát hành (ngân hàng mở) L/C mở theo chỉ thị của người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C) để trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ trong L/C. L/C được mở dựa trên những điều kiện do người nhập khẩu đưa ra xuất phát từ hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Khi nó được mở thì nó trở thành bản cam kết trả tiền của ngân hàng, là một giao dịch riêng biệt, độc lập với hợp đồng ngoại thương. Là hoạt động chủ yếu trong hoạt động ngoại thương.
- Thanh tóan ủy thác thu: là một hình thức thanh tóan quốc tế trong đó người xuất khẩu sau khi đã thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu thì lập giấy ủy thác thu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký kết.
- Thanh tóan biên mậu: hoạt động buôn bán tiểu ngạch giữa các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư của các vùng biên giới và các khu vực kinh tế của khẩu giữa Việt nam, Lào, Camphuchia, Trung quốc ngày càng diễn ra sôi động. Các hoạt động trao đổi mua bán tiền tệ, chuyển tiền thanh tóan giữa các tổ chức, doanh nghiệp, dân cư Việt nam với các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư ở các nước nói trên trở nên cần thiết. Do đó để thuận tiện cho việc buôn bán, giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau tại các biên giới các cửa khẩu, NHTM Việt nam và NHTM các nước bạn đã ký các thỏa ước thanh toán biên mậu cho khách hàng, NHTM sẽ trực tiếp thực hiện thu - chi hộ các khoản tiền về xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu vực kinh tế cửa khẩu. Thanh tóan biên mậu là hình thức thanh tóan mậu dịch tiểu ngạch tại các biên giới, của khẩu các quốc gia có biên giới chung.
- Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng: là hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hiện nay với hầu hết các giao dịch lớn trong phạm vi quốc tế cũng như nội địa đều có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng. Tại hầu hết các quốc gia phát triển, lợi nhuận từ dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đều tăng trưởng một cách khá mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng được hiểu đó là sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng hay tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, do đó khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã được ngân hàng trả thay. Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng hiện đại ngày càng được các ngân hàng trong nước chú trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Là dịch vụ đem lại lợi nhuận cao đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nước ngoài do vậy sự quan tâm đến dịch vụ bảo lãnh giúp ngân hàng điều tiết nguồn vốn một cách cân bằng hơn và hiệu quả hơn.
* Các hoạt động kinh doanh khác
- Chiết khấu: là hình thức kinh doanh mà NHTM sử dụng như là một hình thức cho vay ngắn hạn. Với hình thức này, khách hàng có thể mang các loại giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu, Séc, chứng chỉ tiền gửi…đến các NHTM đề nghị cho chiết khấu và NHTM sẽ đảm bảo cho khách hàng sử dụng phương thức này một cách thuận tiện nhất.
- Kinh doanh tiền tệ là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện. Ngân hàng thực hiện trao đổi (hay mua bán) ngoại tệ - nội tệ, tức là ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Hiện nay trên thị trường tài chính, các hoạt động kinh doanh tiền tệ chủ yếu diễn ra trong hoạt động của các NHTM lớn do tính rủi ro cao và tính thanh khoản và đòi hỏi trình độ chuyên môn mua bán tiền tệ phải là những người có chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
- Kinh doanh vàng bạc, đá quý: ngoài dịch vụ bảo quản các loại vật có giá trị như vàng bac, đá quý mà ngân hàng còn kinh doanh vàng bạc đá quý. Dịch vụ bảo quản những vật có giá trị ngân hàng thu phí dich vụ thì trong hoạt động kinh doanh vàng bác đá quý ngân hàng thu lợi nhuận trực tiếp từ quá trình mua bán vàng bạc đá qúy.
- Kinh doanh chứng khóan: các NHTM tham gia hoạt động kinh doanh chứng khóan tham gia tổ chức các bộ phận kinh doanh riêng hoặc thành lập các công ty chứng khoán phụ thuộc. Hoạt động kinh doanh chứng khóan với hoạt động chính là môi giới, tự doanh, quản lý danh mục vốn đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khóan. Trong hoạt động kinh doanh chứng khóan thì hoạt động chính là đầu tư chứng khóan, các NHTM sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau như đảm bảo sự đa dạng trong quá trình sử dụng vốn nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng thêm thu nhập, hoặc có thể chuyển đổi thành khỏan cho vay đối với các khách hàng quan trọng…do đó tạo cho khách hàng sự đa dạng trong quá trình sử dụng vốn và tăng thêm thu nhập và tạo thêm tính thanh khoản cho dự trữ.
- Dịch vụ ủy thác và tin tư vấn: thị trường tài chính là thị trường mang tính rủi ro cao và đòi hỏi tính chuyên môn cao do vậy nắm bắt được nhu cầu của nền kinh tế mở mà hầu hết các NHTM hiện nay đều đưa ra các dịch vụ ủy thác và tư vấn dành cho những khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp tổ chức có nhu cầu về quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính…Ngân hàng sẽ quản lý hộ và thu phí dịch vụ. Đồng thời ngân hàng cũng là chuyên gia tư vấn về tài chính cho khách hàng. Do vậy dịch vụ ủy thác và tư vấn đem lại lợi nhuận đáng kể cho các NHTM mà ít mất chi phí với độ rủi ro thấp. Dịch vụ ủy thác bao gồm: ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư…Dịch vụ tư vấn bao gồm: tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý tài chính, mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
1.1.1.5. Tín dụng ngân hàng th._.ương mại
* Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn thoả thuận.
* Vai trò của tín dụng ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trường, NHTM đóng vai trò là một trung gian tài chính. Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng yêu cầu cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để quá trình sản xuất được liên tục, thúc đẩy nền kinh tế phát triển: Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc mạnh mẽ vào nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, do vậy ngân hàng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách cho vay từ vốn huy động được. Nhờ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp không những đảm bảo cho quá trình sản xuất được hoạt động bình thường mà còn đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, mở rộng được sản xuất, cải tiến kỷ thuật, áp dụng công nghệ sản xuất mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động năng động và có hiệu quả hơn: để được ngân hàng cho vay thì doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp đi vay phải tôn trọng các điều kiện đã ghi trong hợp đồng tín dụng, có nghĩa là phải đảm bảo hoàn trả nợ đúng hạn và tôn trọng các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần vào việc cơ cấu lại nền kinh tế: Đối với những ngành kinh tế mũi nhọn hay những ngành kém phát triển cần được đầu tư đều được ngân hàng tập trung vốn để tài trợ. Mở rộng đầu tư cho những ngành mũi nhọn là điều tất yếu để đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự ra đời và phát triển các ngành kinh tế mới. Còn đối với những ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp đem lại lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn lâu thì việc tập trung vốn để đầu tư phát triển sẽ góp phần cân đối cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển cùng với những ngành khác.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội, là công cụ thực thi chính sách tiền tệ: việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng không những tiết kiệm được phí lưu thông xã hội (chi phí in, bảo quản vận chuyển tiền…) mà còn làm cho tốc độ luân chuyển vốn tăng lên và tài sản xã hội được đảm bảo an toàn hơn.
* Các hoạt động của tín dụng ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh, hoạt động chiết khấu, hoạt động thanh tóan…định nghĩa các hoạt động này đã được trình bày ở trên mục 1.4.
1.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội được thành lập vào ngày 4/11/1994 với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (thường gọi là MB) theo quyết định số 0037/GP-UB ngày 30 tháng 12 năm 1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 của Ngân hàng nhà nước Việt nam với thời gian hoạt động là 50 năm. MB có trụ sở chính đặt tại Số 3- Liễu Giai- Ba Đình – Hà Nội. Từ năm 1994 đến nay đã được 15 năm hình thành và phát triển là 15 năm MB khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng. MB có các cổ đông chính đó là các tổ chức thuộc các lĩnh vực công nghiệp, Tài chính- Ngân hàng, dịch vụ, và với hơn 7000 cổ đông cá nhân khác. Hiện nay MB có vốn điều lệ lên tới hơn 3000 tỷ đồng, và dự kiến số vốn điều lệ sẽ tăng lên 4000 tỷ đồng đến năm 2010 để trở thành một tập đoàn tài chính Ngân hàng có quy mô lớn và có chất lượng hàng đầu Việt nam. Là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu trong nước, MB luôn được ngân hàng nhà nước Việt nam (NHNNVN) và khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng có dịch vụ chất lượng phục vụ tốt nhất trong hoạt động kinh doanh, MB luôn được Khách hàng từ doanh nghiệp đến các cá nhân trong và ngoài nước tín nhiệm và đánh giá cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo. MB luôn tự đổi mới mình bằng sự thay đổi chất lượng phục vụ của nhân viên, bằng sự đầu tư nâng cấp công nghệ, bằng quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho chuyên viên Ngân hàng...Đa dạng hóa các loại sản phẩm phù hợp với quá trình hội nhập, hợp tác hóa với nhiều đơn vị trong và ngoài nước.
Đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009, MB đã mở rộng mạng lưới đến hầu hết tất cả các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với 120 điểm giao dịch và hơn 3000 cán bộ nhân viên luôn tận tình trong sóc khách hàng với chất lượng phục vụ tốt nhất. Với lượng nhân viên tận tình chu đáo, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng tốt nhất, dự tính đến năm 2010 số lượng nhân viên sẽ đạt đến con số là 4000 nhân viên. Với khẩu hiệu” Vững vàng, tin cậy” MB luôn đưa tới tay khách hàng chất lượng tốt nhất, vì vậy luôn chú trọng đến mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 Ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia.
Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và biến động đối với nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt nam nói riêng và đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Tuy vậy MB vẫn đạt được những kết quả khả quan, thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra trong năm qua, vượt qua những khó khăn để phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra trong mục tiêu phát triển kinh tế của MB và trong nền kinh tế Việt nam.
Năm 2008 tổng tài sản của MB tăng hơn 50% so với năm 2007, năm 2007 Tổng tài sản MB đạt được là 29624 tỷ đồng, năm nay đạt 42000 tỷ đồng, huy động vốn đạt 27000 tỷ đồng, tăng 54% so với cuối năm 2007( cuối năm 2007 là 17533 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế của MB nằm trong TOP 5 Ngân hàng cổ phần có mức lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận riêng ngân hàng vượt 28% chỉ tiêu kế hoạch với mức lợi nhuận trước thuế là 779.392 tỷ đồng ( năm 2007 là 608.9 tỷ đồng), doanh thu từ hoạt động dịch vụ năm 2008 của MB tăng 82% so với năm 2007. Nợ xấu được kiểm sóat chặt chẽ và đảm bảo khả năng quản lý tốt nguồn nợ đó. Vốn điều lệ tăng lên là 3400 tỷ đồng, trong đó 500 tỷ đồng là phát hành cổ phiếu cho các đối tác chiến lược. Năm 2008 là năm rất khó khăn trong nền kinh tế Việt nam, trong hệ thống NHTM Việt nam thì khó khăn lớn nhất gặp phải đó là tính thanh khoản. Nhưng với chính sách hợp lý và sự quyết tâm cao của hệ thống ngân hàng thì MB đã trở thành một trong số rất ít Ngân hàng cổ phần có tính thanh khoản tốt nhất. Năm 2008 MB đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về thành tích “tham gia thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển và xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội”. Với những thành tích đã làm trong các năm qua, MB xứng đáng là một ‘ chỗ dựa tin cậy cho khách hàng’, một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt đáng tự hào của tập thể lãnh đạo và công nhân viên trong MB. Đó chính là sự ghi nhận một cách đầy đủ nhất sự quyết tâm và cố gắng không biết mệt mỏi của cả hệ thống MB cho mục tiêu giữ vững ổn định, tăng cường hợp tác với khách hàng, vượt qua khó khăn để phát triển. Với sự nỗ lực không ngừng phát triển trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngày 30-03-2009 MB chính thức được nhậ giải thưởng “ Thương hiệu mạnh Việt nam năm 2008”. Đây là giải thưởng xứng đáng với những đóng góp của MB đối với nền kinh tế Việt nam.
1.1.3.Các sản phẩm chủ yếu của NHTM cổ phần Quân đội(MB)
Các sản phẩm của MB nói chung đều hoạt động dựa trên những sản phẩm chủ yếu trong hoạt động của NHTM. Việc nắm bắt những nhu cầu thiết yếu của khách hàng cũng như của nền kinh tế giúp ngân hàng đưa ra những sản phẩm phù hợp và hữu ích đối với khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm của MB. Những sản phẩm chủ yếu của MB bao gồm những sản phẩm sau:
1.1.3.1. Các sản phẩm dành cho Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là nhân tố tạo nên một nền kinh tế năng động và phát triển. Vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, MB đã đưa ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu của các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Những sản phẩm dành cho doanh nghiệp bao gồm:
- Dịch vụ tài khoản bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ gửi tiền, dịch vụ chuyển tiền. Với công nghệ hiện đại, nhanh chóng hiệu quả an toàn, chi phí hợp lý. Mở một nơi nhận nhiều nơi trong hệ thống MB trên tòan quốc và tại các ngân hàng liên kết với MB.
- Dịch vụ cho vay: dịch vụ cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: cho vay ngắn hạn và cho vay trung & dài hạn. MB luôn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung & dài hạn cho tất cả mọi khách hàng doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ những sản phẩm tốt nhất với chất lượng
- Cho vay ngắn hạn: khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh như thanh tóan tiền hàng trong và ngòai nước, thanh tóan nhập khẩu nguyên vật liệu, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu…
- Cho vay trung và dài hạn: khách hàng với nhu cầu vay cho các dự án mua sắm trang thiết bị nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng… đưa tới tay khách hàng sản phẩm tốt nhất và hiệu quả nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu vay cuả khách hàng với lãi suất cạnh tranh, lịch trả nợ linh hoạt và thủ tục nhanh chóng.
- Dịch vụ bảo lãnh bao gồm: Bảo lãnh dự thầu với khách hàng là những doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm những gói thầu, bảo lãnh thầu xây dựng, thầu kinh doanh…ngân hàng luôn đáp ứng một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất đế với khách hàng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: với việc kí kết hợp đồng kinh doanh thương mại, hợp đồng lao động, hợp đồng xây dựng…MB luôn đáp ứng những thủ tục. Bảo lãnh hòan trả tiền ứng trước, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh thanh tóan, Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm….
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: chủ yếu là các sản phẩm dành cho hoạt động ngoại thương do đó dịch vụ thanh tóan quốc tế của MB bao gồm: Chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển tiền từ nước ngoài về Việt nam, Nhờ thu chứng từ trả ngay D/P và trả trậm D/A, Thư tín dụng Xuất- Nhập khẩu, Chiết khấu bộ chứng từ Xuất- Nhập khẩu, Phát hành bảo lãnh quốc tế, Mua- Bán ngoại tệ & quản trị rủi ro, Mua bán ngoại tệ giao ngay( SPOT), Mua bán ngoại tệ kỳ hạn( FORWARD), Hóan đổi ngoại tệ( SWAP), Quyền chọn ngoại tệ…
- Các dịch vụ khác: luôn đem tới khác hàng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, MB luôn không ngừng đưa ra những sản phẩm đa dạng, thuận tiện và hiệu quả danh cho khách hàng doanh nghiệp. Ngoài những dịch vụ chủ yếu là cho vay, bảo lãnh…MB còn đưa tới khách hàng doanh nghiệp những sản phẩm đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả nhất bao gồm các dịch vụ sau: Trả lương qua tài khoản bao gồm: thẻ dịch vụ MB, Mobile Banking, Internet Banking, Homebanking, Contactcentrer, Billing Payment…, Dịch vụ Thu- Chi hộ tiền mặt, Dịch vụ khác theo yêu cầu: Trả góp mua ôtô, mua nhà trả góp, mua sắm trang thiết bị…
1.1.3.2. Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân luôn là những khách hàng tiềm năng đối với MB. Trong hoạt động kinh doanh hiện tại và tương lai, khách hàng cá nhân luôn được ưu đãi với những chính sách phù hợp với tình hình phát triển của MB và của khách hàng cá nhân, do đó MB luôn nâng cao chất lượng sản phầm và chất lượng phục vụ cũng như đổi mới công nghệ. Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của MB bao gồm những sản phẩm sau:
- Dịch vụ tiền gửi: là một nguồn vốn quan trọng trong quá trình huy động nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, MB luôn khuyến khích và luôn đưa ra các chính sách nhằm tăng nguồn huy động vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân.
- Dịch vụ tài khoản: với hệ thống công nghệ hiện đại, tiện ích trong giao dịch thanh toán, an tòan nhanh chóng và hiệu quả.
- Cho vay cá nhân: với nhu cầu vay để sử dụng và rất nhiều mục đích như tiêu dùng, mua ôtô…MB đưa đến khách hàng cá nhân sản phẩm cho vay cá nhân với rất nhiều hình thưứ như cho vay mua ôtô tả góp theo thu nhập, cho vay mua căn hộ trả góp, cho vay tiêu dùng…
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: trong quá trình hoạt động kinh doanh MB phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành cổ phiếu kì phiếu nhằm tăng vốn cho ngân hàng. Với giấy tờ có giá của MB phát hành, khách hàng được ưu đãi về lãi suất và luôn có chương trình khuyến mại và ưu đãi với khách hàng. Là một kênh thu hút vốn lớn và hiệu quả do vậy MB luôn khai thác và tiếp cận nhanh chóng sản phẩm này.
- Dịch vụ thẻ: là ngân hàng hiện đại, MB đưa ra dịch vụ thẻ rất chuyên nghiệp và thuận tiện, liên kết với rất nhiều ngân hàng trong và ngàoi nước, dịch vụ thẻ luôn mang tới cho khách hàng sự tiện dụng trong sử dụng như dịch vụ thẻ ATM, Mobilebanking,internetbanking…
- Dịch vụ khác: rất nhiều dịch vụ cho khách hàng cá nhân lựa chọn sử dụng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất, và hiện nay MB luôn không ngừng đưa ra rất nhiều sản phẩm tốt nhất cho khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng cũng như trong quá trình hoạt động tài chính của khách hàng.
1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của NHTM
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM
Là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến những biến động trong hoạt động tín dụng của NHTM đối với khách hàng. Bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
1.2.1.1. Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và xã hội là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy nghiên cứu nhóm chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Môi trường pháp lý là những chính sách, luật pháp, những văn bản, những cơ chế, những quy định…của nhà nước ban hành nhằm tác động đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng đối với khách hàng. Môi trường pháp lý rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng, những chính sách, những quy định tích cực sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng đối với khách hàng nói riêng và ngược lại. Trong quá trình hội nhập WTO những chính sách, pháp luật đã được mở rộng và thông thoáng đối với hoạt động sản suất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước cũng như những doanh nghiệp ngoài nước. Do vậy với cơ chế, chính sách đó tác động mạnh mẽ đến quá trình cho vay, huy động vốn…của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Điển hình là chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã tác động tích cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách mạnh mẽ, và làm cho các doanh nghiệp có cơ hội sử dụng hiệu quả hơn vốn vay trong nền kinh tế khó khăn hiện nay.
- Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trong tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Môi trường kinh tế chính là môi trường sống của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao gồm các yếu tố: giá cả, cung, cầu, sự cạnh tranh…Đây là những yếu tố luôn biến động do vậy ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Giá cả trong hoạt động tín dụng chính là lãi suất, lãi suất thường xuyên biến động do vậy ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Lãi suất quá cao gây khó khăn cho khách hàng trong vay làm cho sự phát triển trong sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, và lãi suất quá thấp làm giảm thu nhập của ngân hàng do vậy lãi suất biến động phải phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế cũng như kế hoạch phát triển của các tổ chức tài chính cũng như của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Cung và cầu tín dụng chính là khả năng đáp ứng tín dụng cho khách hàng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng, sự phụ thuộc vào các yếu tố này là rất quan trọng do vậy nghiên cứu giá cả cũng như cung và cầu tín dụng luôn là vấn đề nóng và quan trọng đối với tất cả các NHTM.
Nền kinh tế ổn định hay phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực sản xuất ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư trong nền kinh tế do đó tạo tiền đề cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển mạnh mẽ và ngược lại nền kinh tế bất ổn và khủng hoảng suy thóai là căn bệnh làm hoạt động kinh doanh của NHTM bị tổn thất nặng nề, và ngân hàng chính là hậu quả đầu tiên và cũng là nặng nề nhất của sự khủng hoảng suy thoái nền kinh tế. Năm vừa qua là một thí dụ điển hình: với cuộc khủng hoảng kinh tế tòan cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các hệ thống ngân hàng của tất cả các quốc gia trên thế giới và nhiều ngân hàng đã bị phá sản trong cuộc khủng hoảng đó, hoạt động tín dụng thì bị đóng băng trong nền kinh tế suy thóai đó. Nước ta là một nước đang phát triển trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, vừa ra nhập WTO là một tiền đề mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
- Môi trường chính trị và xã hội: cũng là nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Những nhân tố đó là: phong tục tập quán, trình độ nhận thức, trật tự an ninh…là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Môi trường chính trị và xã hội thuận lợi tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình đầu tư và nhận thức của người dân, thu nhập của người dân do đó ảnh hưởng đến quá trình sử dụng sản phẩm ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và ngược lại, nếu không thuận lợi như chính trị bất ổn, xã hội khó khăn, khủng hoảng…làm cho nền kinh tế và cuộc sống xã hội khó khăn làm cho hoạt động của nền kinh tế và của ngân hàng khó khăn rất nhiều.
Nhìn chung, nhóm nhân tố khách quan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng, và các nhân tố khách quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhân tố này tác động đến nhân tố khác hoặc cản trở sự phát triển của nhân tố khác. Do vậy trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và của khách hàng đều phải xem xét yếu tố khách quan để quá trình sử dụng sản phẩm ngân hàng đạt hiệu quả hơn.
1.2.1.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về NHTM và khách hàng trong quá trình hoạt động tín dụng. Nhân tố thuộc về NHTM và khách hàng là những nhân tố chủ yếu và tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng. Những nhân tố thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện trong quá trình cho vay cũng như quá trình huy động vốn, giúp cho quá trình xem xét và phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng đảm bảo hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn.
* Đối với NHTM
Nhân tố trực tiếp từ NHTM rất quan trọng trong hoạt động tín dụng, là người trực tiếp quyết định cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM đối với khách hàng bao gồm:
- Chính sách cho vay của NHTM đối với khách hàng: nhân tố cho vay của NHTM đối với khách hàng bao gồm hạn mức cho vay (là hạn mức mà ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng), kỳ hạn cho vay( thời gian mà ngân hàng sẽ cho khách hàng vay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng), lãi suất các khoản vay, hình thức cho vay…Chính sách vay của NHTM đối với khách hàng là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay của khách hàng cũng như hiệu quả kinh doanh trong NHTM. Chính sách cho vay đối với khách hàng được coi là “ Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách cho vay đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ, thuận lợi sẽ giúp cho quá trình triển khai hoạt động tín dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Quy trình cho vay: đó là tập hợp tất cả các nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu thủ tục giấy tờ cho đến khi kết thúc tín dụng cho vay. Quy trình cho vay của ngân hàng là bước quan trọng nhất để thực hiện cho vay đối với khách hàng. Quy trình cho vay của NHTM bao gồm các bước sau: Lập hồ sơ cho vay, thẩm định khoản vay và khách hàng vay, giải ngân, giám sát và thu nợ, thanh lý hợp đồng vay. Là những bước giúp cho quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện quản lý khoản vay cũng như quá trình thu hồi nợ. Đảm bảo cho ngân hàng có thể tiến hành các bước thuận tiện hơn, tránh được rủi ro, đảm bảo khoản vay sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hơn. Là quá trình rất quan trọng đối với các NHTM và khách hàng. Quá trình cho vay nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo ngân hàng tránh được rủi ro cầN thiết và thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất. Hiện nay với cơ chế cho vay mở, giúp cho khách hàng có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với nhu cầu đi vay vốn của các tổ chức tín dụng và các NHTM. Đặc biệt với NHTM cổ phần Quân đội, những thủ tục cho vay của MB rất thuận lợi đối với tất cả các khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng như những nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng nhằm đưa tới tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất và hiệu quả nhất.
* Đối với Khách hàng
Khách hàng và NHTM tạo ra thị trường tài chính- tiền tệ. Do vậy yếu tố khách hàng và ngân hàng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Là đối tượng chính trong hoạt động tín dụng ngân hàng và sử dụng trực tiếp các sản phẩm của ngân hàng, do vậy yếu tố khách hàng tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Yếu tố về khách hàng bao gồm:
- Phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng: là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để khách hàng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Phương án sản xuất kinh doanh khả thi sẽ đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng vốn vay từ ngân hàng, và đảm bảo được khả năng trả nợ gốc và lãi sau này và ngược lại phương án sản xuất kinh doanh có yếu tố nào đó không thuận lợi sẽ khó khăn trong việc vay vốn của khách hàng cũng như khả năng trả nợ sau này của khách hàng đối với ngân hàng. Do đó quá trình nghiên cứu và tìm hiểu rõ rang phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cần đảm bảo kĩ lưỡng và khả thi.
- Khả năng tài chính của khách hàng: khả năng tài chính đó là năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: khả năng trả nợ, khả năng vốn tự có, hiệu quả sản xuất kinh doanh…do vậy khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo được nhu cầu cho vay của khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét khả năng cho vay tín dụng đối với khách hàng.
- Quá trình sản xuất kinh doanh: là yếu tố được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá cả hàng hóa…là yếu tố chính tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, khách hàng và ngân hàng luôn phối hợp với nhau để đảm bảo sử dụng vốn tín dụng hiệu quả hơn và quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Một mặt tăng lợi nhuận cho khách hàng, mặt khác ngân hàng sẽ thu được nợ từ khách hàng. Do vậy quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng là nhân tố tác động trực tiếp mạnh mẽ nhất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Trình độ Quản lý, uy tín, đạo đức của khách hàng: đó là trình độ quản lý, khả năng lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong vai trò quản lý doanh nghiệp. Trình độ quả lý trong doanh nghiệp tốt nâng cao uy tín khách hàng trên thị trường do đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Uy tín và đạo đức của khách hàng cũng là nhân tố giúp cho quá trình vay được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Là nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của NHTM
1.2.2.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp những chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ giữa tổng thể với các hiện tượng liên quan. Thông tin thống kê được phản ánh qua các chỉ tiêu thống kê, chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với mặt chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và đại điểm cụ thể.
Là hoạt động kinh doanh chính và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng của NHTM rất đa dạng và nhiều quá trình. Do đó để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của NHTM ta sử dụng và xây dựng hệ thống chỉ tiêu giúp cho quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin thống kê một cách dễ dàng, có độ chính xác cao phục vụ tốt cho quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiệu quả hơn và nền kinh tế phát triển hơn.
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng của NHTM
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng đó là những chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối phản ánh quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng của các NHTM. Chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm:
* Quy mô và cơ cấu huy động vốn
- Quy mô huy động vốn là tổng số tiền mà ngân hàng thu hút được trong thời gian nhất định thông qua quá trình huy động tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, vay của cá tổ chức tín dụng khác…Trong NHTM, quy mô huy động vốn được xác định bằng cách tính cộng dồn lượng vốn huy động được trong một thời kỳ nhất định.
- Cơ cấu huy động vốn là chỉ tiêu tương đối, bao gồm cơ cấu huy động theo loại tiền gửi, theo đối tượng khách hàng, theo kì hạn. Cơ cấu huy động nguồn vốn được xác định bằng cách lấy mức huy động vốn của từng loại hình huy động chia cho tổng mức huy động vốn của kỳ nghiên cứu.
Quy mô huy động vốn nói nên khả năng thu hút nguồn vốn của NHTM, chính là tài sản mà ngân hàng sử dụng để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với khách hàng. Quy mô huy động vốn phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng là lớn hay nhỏ, khả năng thu hút vốn mạnh hay yếu, đồng thời cũng nói lên năng lực kinh doanh và chất lượng kinh doanh cũng như chất lượng phục vụ của NHTM.
Cơ cấu nguồn vốn huy động cho ta biết trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM tỷ trọng nguồn vốn huy động loại hình huy động vốn chiếm bao nhiêu % trong tổng mức huy động vốn của kỳ nghiên cứu. Từ đó xác rõ được đối tượng huy động nguồn vốn nào là quan trọng nhất đối với ngân hàng để đưa ra kế hoạch phát triển và hiệu quả hơn trong hoạt động thu hút nguồn vốn.
* Quy mô và cơ cấu doanh số cho vay
- Doanh số cho vay là tổng các khỏan vay trong một niên độ kế tóan nhất định, người ta thường xác định là một tháng, qúy, hoặc một năm. Doanh số cho vay được xác định bằng tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong thời kỳ nhất định của ngân hàng.
- Cơ cấu cho vay là chỉ tiêu tương đối thể hiện tỷ trọng của các hình thức cho vay so với tổng doanh số cho vay trong kỳ nghiên cứu. Cơ cấu cho vay được xác định đó là lấy doanh số cho vay của từng đối tượng hoặc từng loại cho vay chia cho tổng doanh số cho vay trong kỳ nghiên cứu.
- Doanh số cho vay cho ta biết được lượng vốn mà ngân hàng đã cung ứng cho khách hàng, là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh được xu hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng là thu hẹp hay mở rộng. Doanh số cho vay cũng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nói lên khả năng thu hút khách hàng và chất lượng phục vụ khách hàng.
- Cơ cấu cho vay cho ta biết trong doanh số cho vay của ngân hàng, hình thức cho vay nào hoặc đối tượng cho vay nào chiếm tỷ trọng lớn, từ đó xác định các kế hoạch, chính sách, chiến lược cho từng thời kỳ hoạt động của ngân hàng.
* Quy mô và cơ cấu doanh số thu nợ
- Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu của ngân hàng trong một niên độ kế tóan nhất định, phản ánh lượng vốn mà ngân hàng thu về mà khách hàng vay của ngân hàng trong một thời kì. Doanh số thu nợ được xác định cũng như doanh số cho vay, muốn tính được doanh số thu nợ của một quý, tháng, năm, ta cộng dồn các khoản thu nợ của ngân hàng trong một quý, tháng hoặc một năm lại.
- Cơ cấu thu nợ là chỉ tiêu tương đối thể hiện tỷ trọng doanh số thu nợ của từng đối tượng hoặc hình thức thu nợ trong tổng doanh số thu nợ trong kỳ nghiên cứu. Cơ cấu doanh số thu nợ theo: đối tượng khách hàng, theo thời hạn vay, theo tài sản đảm bảo.
Doanh số thu nợ cho ta biết được quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không, quá trình thu hồi vốn ra sao, quá trình sử dụng vốn như thế nào và từ đó có thể xác định được khách hàng hoạt động hiệu quả hay không. Cơ cấu thu nợ cho ta biết được tỷ trọng của từng đối tượng, hình thức thu nợ trong kỳ từ đó quản lý dễ dàng hơn quá trình thu nợ của ngân hàng.
* Quy mô và cơ cấu dư nợ
- Dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền hay lượng vốn mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn.
Chỉ tiêu dư nợ được tính như sau:
DNi=DNi-1+ DSCVi – DSTNi
Trong đó: DNi: Dư nợ năm i
DNi-1: Dư nợ năm i-1
DSCVi: Doanh số cho vay năm I
DSTN: Doanh số thu nợ năm i
Theo quyết định của ngân hàng nhà nước (Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc Ngân hàng nhà nước) thì dư nợ được chia theo các nhóm sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Cơ cấu dư nợ là chỉ tiêu tương đối bao gồm: cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng, cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay, cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo…Cơ cấu dư nợ được tính như sau:
Cơ cấu dư nợ =
- Dư nợ cho ta biết quy mô hoạt động tín dụng của NHTM, dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động cho vay của NHTM còn yếu, nhưng dư nợ cao cũng không phản ánh hết hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM, mà phải sử dụng nhiều yếu tố khác để đánh giá chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM. Cơ cấu dư nợ cũng tương tự như cơ cấu doanh._.71 hay 97,1 % cho ta biết rằng mối quan hệ giữa lãi suất cho vay, mức huy động vốn và doanh số cho vay rất chặt chẽ với nhau.
Hệ số tương quan đơn của vốn huy động (X1) là Beta1 = 0,981 và của Lãi suất bình quân (X2) beta2= -0,416. Ta nhận thấy doanh số cho vay chịu ảnh hưởng của mức huy động vốn nhiều hơn lãi suất bình quân. Mức huy động vốn tạo nguồn tài sản cho ngân hàng sử dụng trong quá trình cho vay tín dụng của mình, do đó theo quá trình phân tích hồi quy tương quan, huy động vốn ảnh hưởng mạnh đến doanh số cho vay hơn lãi suất cho vay bình quân.
2.3. Phân tích hiệu quả tín dụng của MB Đống Đa
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hiệu quả tín dụng được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu như nợ quá hạn trên tổng dư nợ, hệ số sử dụng vốn, hế số thu nợ, vòng quay vốn, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận…Với số liệu thu thập được có trong bài, và thời gian có hạn do đó em xin phân tích hiệu quả tín dụng bao gồm các chỉ tiêu đó là:
2.3.1.Hệ số sử dụng vốn
Bảng 2.20: Hệ số sử dụng vốn của MB giai đoạn 2006- 2008
Năm
Quý
DN
( tỷ đồng)
MHĐV
(tỷ đồng)
Hệ số sử dụng vốn (%)
2006
1
81,723
107,65
75,92
2
108,839
130,73
83,25
3
136,376
142,30
95,84
4
138,133
157,17
87,89
2007
1
177,066
250,24
70,76
2
185,034
264,20
70,04
3
186,629
312,91
59,64
4
196,856
360,81
54,56
2008
1
217,754
360,23
60,45
2
224,951
398,53
56,44
3
258,704
415,31
62,30
4
317,819
411,58
77,22
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn huy động từ quá trình huy động vốn của ngân hàng. Nhìn bảng số liệu ta thấy rằng MB Đống Đa sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Nguồn vốn chủ yếu dùng để phục vụ hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng, năm 2006 khi mới đi vào họat động, nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho vay do đó hệ số sử dụng vốn luôn ở mức cao. Năm 2007 và 2008 tình hình có sự thay đổi khi ngân hàng sử dụng vốn không chỉ phục vụ hoạt động cho vay là chủ yếu mà ngân hàng còn sử dụng vào nhiều họat động kinh doanh khác như thanh tóan, chiết khấu… Có thể thấy rằng ngân hàng sử dụng nguồn vốn rất hợp lý, không chỉ phục vụ cho hoạt động cho vay tín dụng mà ngân hàng còn sử dụng vào mục đích kinh doanh khác của ngân hàng, mặt khác khả năng thanh khoản là yếu tố quan trọng trong hoạt động cho vay và thu hút nguồn vốn do đó với hệ số sử dụng vốn luôn đạt mức hợp lý ngân hàng không những sử dụng cho vay hiệu quả mà đảm bảo tính thanh khỏan trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.3.2.Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu tương đối thể hiện tỷ lệ giữa doanh số thu nợ so với dư nợ. Vì vậy đánh giá tỷ lệ này xem xét khả năng quay vòng kinh doanh của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn và thu hồi vốn của phòng Giao dịchtrong hoạt động cho vay tín dụng.
Bảng 2.21: Vòng quay vốn của MB Đống Đa giai đoạn 2006- 2008
Năm
Quý
DSTN
DN
Vòng quay vốn tín dụng (lần)
2006
1
49,2870
81,7230
0,60
2
61,0440
108,839
0,56
3
97,9280
136,376
0,72
4
121,043
138,133
0,88
2007
1
114,937
177,066
0,65
2
150,051
185,034
0,81
3
153,680
186,629
0,82
4
146,470
196,856
0,74
2008
1
156,472
217,754
0,72
2
185,389
224,951
0,82
3
212,070
258,704
0,82
4
225,461
317,819
0,71
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng MB Đống Đa
giai đoạn 2006-2008)
Trong một quý, khả năng thu hồi vốn so với dư nợ đánh giá chất lượng các khỏan vay tín dụng của ngân hàng và chất lượng cán bộ tín dụng đối với hoạt động cho vay. Nhìn bảng vòng quay vốn tín dụng trên ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng trong một qúy luôn nhỏ hơn 1. Chủ yếu là những khỏan vay ngắn hạn do đó khả năng thu nợ nhanh đảm bảo quá trình cho vay diễn ra nhanh hơn. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng đạt mức cao nhất đó là quý 4, có thể thấy rằng đây là thời điểm hầu hết các doanh nghiệp trong quá tình thu hồi nợ để trả nợ cho ngân hàng và họat động cho vay của ngân hàng có phần chững lại, làm cho vòng quay lớn. Sang các quý của năm 2007 và 2008, vòng quy vốn tín dụng đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định ở mức 0,7 lần đến hơn 0,8 lần trong một quý. Điều đó càng nói nên rõ ranừg hoạt động tín dụng của MB Đống Đa luôn đạt hiệu quả và ổn định cao trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Bảng 2.22: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ
Năm
Quý
Nợ quá hạn
Dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ (%)
2006
1
1,879
81,7230
2,30
2
2,057
108,839
1,89
3
3,464
136,376
2,54
4
2,749
138,133
1,99
2007
1
3,825
177,066
2,16
2
4,293
185,034
2,32
3
4,386
186,629
2,35
4
4,786
196,856
2,43
2008
1
4,399
217,754
2,02
2
5,269
224,951
2,34
3
6,518
258,704
2,52
4
8,579
317,819
2,70
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Đống Đa giai đoạn 2006- 2008)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của MB Đống Đa đạt kết quả tốt. So với dư nợ tỷ lệ nợ quá hạn luôn đạt dưới 3%, đó là điều đáng mừng đối với một phòng Giao dịchmới đi vào họat động. tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng trogn giai đoạn 2006- 2008 luôn đạt hiệu quả cao. Cụ thể năm 2006 quý 1 tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ở mức 2,3%, mới đi vào hoạt động tuy nhiên đạt được tỷ lệ tương đối như vậy, cán bộ nhân viên và lãnh đạo luôn nỗ lực hết mình vì sự nghiệp chung của hệ thống MB. Sang đến quý 2 năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ở múc thấy chỉ ở mức 1,89%, và đến qúy 3 năm 2006 tỷ lệ này ở múc 2,54% và qúy 4 là 1,99%. Có thể nhận thấy rằng là phòng giao dịch hoạt đọng hiệu quả trong quá trình họat động kinh doanh, MB Đống Đa luôn biết tạo cho mình những thành công nhất định, mới đi vào hoạt động 1 năm, doanh số cho vay, mức huy động vốn và dư nợ luôn đạt hiệu quả cao do đó hiệu quả hoạt động tín dụng cũng luôn là thành quả mà cán bộ nhân viên của phòng giao dịch luôn đáng tự hào. Năm 2007, 2008 doanh số cho vay tăng đáng kể, dư nợ luôn đạt mức cao, nợ quá hạn tăng theo quá trình mở rộng hoạt động tín dụng của MB Đống Đa. Tuy nhiên trong thời gian đó MB Đống Đa vẫn đạt những thành tựu khả quan khi tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ luôn nhỏ hơn 3%. Ngay cả những thời điểm nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cần nguồn vốn bù đắp cho tiìn hiìn khó khăn của doanh nghiệp nhưng MB Đống Đa vẫn đáo ứng nhu cầu vốn của khách hàng thậm chí quản lý hoạt động một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nợ quá hạn cuối năm 2008 tăng cao đáng kể tuy nhiên đó là giai đoan MB Đống Đa thấy được sự khó khăn của khách hàng do đó tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh, do vậy nư nợ tăng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ nợ quá hạn lớn nhất là giai đoạn quý 3 và 4 năm 2008 với tỷ lệ lần lượt là 2,53% và 2,7%, là thời kỳ khó khăn của nền kinh tế tuy nhiên đó vẫn là tỷ lệ MB Đống Đa hoạt động tín dụng tốt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế, do vậy quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao hơn với những sản phẩm đa dạng phong phú và phù hợp hiệu quả cho mọi thành phần kinh tế. Với những sản phẩm đa dạng phong phú của mình MB nói chung và MB Đống Đa nói riêng đã đem đến cho nền kinh tế Việt nam những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. MB Đống Đa đã và đang phát huy những yếu tố, những thế mạnh của mình để đem về những mặt tích cực cho một nền kinh tế đang dần được chuyển biến tốt hơn. MB Đống Đa vẫn tiếp tục phát triển tốt hơn, mạnh hơn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng của nền kinh tế hội nhập như hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội em đã thấy được những tổng quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và Phòng Giao dịch Đống Đa, về quá trình phát triển, về tổ chức nhân sự, về quá trình hoạt động kinh doanh…do đó em xin có một vài kiến nghị góp ý đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng như sau:
Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB)
Hội sở chính là trung tâm của tất cả các phòng Giao dịchtrong hệ thống ngân hàng. Với chức năng quan trọng của mình, Hội sở chính luôn đưa ra những chính sách và những định hướng phát triển cho tất cả các phòng Giao dịchngân hàng trong hệ thống. Với chức năng quan trọng như vậy, Hội sở chính cần phải luôn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm việc tại chi nhánh, luôn đổi mới công nghệ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn…
Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Phòng Giao dịch Đống Đa
Là phòng giao dịch trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội còn non trẻ mới được đi vào hoạt động trong một thời gian tuy nhiên là phòng giao dịch mà các hoạt động kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao, được khách hàng và Hội sở chính đánh giá là phòng giao dịch tiềm năng, năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, là phòng giao dịch đội ngũ cán bộ nhân viên xuất sắc, cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi luôn là phòng giao dịch đi đầu trong khu vực hoạt động kinh doanh tại địa bàn hoạt động. Với thành tích hoạt động đáng tự hào của mình như vậy, MB Đống Đa đang dần hoàn thiện mình hơn để phát triển chung của cả hệ thống MB và nền kinh tế khu vực hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên những khó khăn MB Đống Đa gặp phải cũng không nhiều khi nền kinh tế đang bắt đầu thóat khỏi tình trạng khó khăn, với sự phát triển của các ngân khác và đặc biệt sự tham gia hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại khu vực tạo tính cạnh tranh côn bằng cho ngân hàng, với công nghệ hiện đại tuy nhiên phòng Giao dịchluôn phải tự đổi mới mình, tự hoàn thiện mình hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình như: Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ không chỉ trong hoạt động tín dụng mà trong tất cả các họat động khách của chi nhánh, sử dụng công nghệ cao đặc biệt công nghệ ngân hàng, luôn tìm tòi thị trường mới không chỉ trong khu vực Đống Đa mà thậm chí vươn xa các khu vực khác, các cấp quản lý lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên hơn…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Đống Đa.
3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Đống Đa.
4. B áo cáo kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội- Phòng giao dịch Đống Đa giai đoạn 2006-2008
5. Nguyên lý Thống kê_Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Nhà xuất bản Thống kê 2006
6. Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ
7. Bảng cân đối kế tóan của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng giao dịch Đống Đa.
8. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
9. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại_Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân 2007
10. Tín dụng va thẩm định tín dụng Ngân hàng_ Tiến sĩ Nguyễn Minh kiều_ Giảng viên trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Website Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: WWW.MBBANK.COM.VN
12. Website của hiệp hội ngân hàng Việt Nam:
13. Website Báo điện tử: WWW.vietnamnet.com
14. Website Bộ ngoại giao Việt nam:http:// WWW.mofa.gov.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
PHỤ LỤC
1. Hàm xu thế
1.1 Mô hình hàm xu thế tuyến tính đơn:
MODEL: MOD_1.
_Dependent variable.. Y Method.. LINEAR
Multiple R .94533
R Square .89365
Adjusted R Square .88301
Standard Error 20.88431
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 36649.228 36649.228
Residuals 10 4361.544 436.154
F = 84.02811 Signif F = .0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 16.009007 1.746434 .945330 9.167 .0000
(Constant) 56.443288 12.853404 4.391 .00014
1.2 Hàm xu thế bậc hai
Dependent variable.. Y Method.. QUADRATI
Multiple R .95395
R Square .91003
Adjusted R Square .89003
Standard Error 20.24810
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 37320.903 18660.452
Residuals 9 3689.868 409.985
F = 45.51492 Signif F = .0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 6.786760 7.401403 .400757 .917 .3831
Time**2 .709404 .554240 .559408 1.280 .2326
(Constant) 77.961864 20.926990 3.725 .0047
1.3 Mô hình hàm xu thế bậc 3:
Dependent variable.. Y Method.. CUBIC
Multiple R .99197
R Square .98401
Adjusted R Square .97802
Standard Error 9.05331
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 3 40355.072 13451.691
Residuals 8 655.699 81.962
F = 164.12020 Signif F = .0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 60.782786 9.471550 3.589216 6.417 .0002
Time**2 -9.270904 1.658944 -7.310674 -5.588 .0005
Time**3 .511811 .084120 4.829340 6.084 .0003
(Constant) 8.099707 14.811968 .547 .5994
1.4 Mô hình hàm xu thế MŨ
MODEL: MOD_1.
Dependent variable.. Y Method.. COMPOUND
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .94507
R Square .89317
Adjusted R Square .88248
Standard Error .13848
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 1.6032641 1.6032641
Residuals 10 .1917714 .0191771
F = 83.60286 Signif F = .0000
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time 1.111694 .012874 2.573005 86.353 .0000
(Constant) 75.161337 6.405964 11.733 .0000
The following new variables are being created:
Name Label
LCL_4 95% LCL for Y from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND
UCL_4 95% UCL for Y from CURVEFIT, MOD_1 COMPOUND
1.5 Mô hình hàm xu thế Hypebol:
MODEL: MOD_2.
Dependent variable.. Y Method.. INVERSE
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .74749
R Square .55875
Adjusted R Square .51462
Standard Error 42.53952
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 1 22914.660 22914.660
Residuals 10 18096.111 1809.611
F = 12.66275 Signif F = .0052
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
Time -173.357030 48.716646 -.747494 -3.558 .0052
(Constant) 205.332115 17.593032 11.671 .0000
2. Mô hình hồi quy tương quan giữa Doanh số cho vay, Mức huy động vốn và Lãi suất cho vay bình quân
Descriptive Statistics
Mean
Std. Deviation
N
Y
160.5018
61.05941
12
X1
275.9733
117.04762
12
X2
15.2867
1.62000
12
Correlations
Y
X1
X2
Pearson Correlation
Y
1.000
.883
-.187
X1
.883
1.000
.234
X2
-.187
.234
1.000
Sig. (1-tailed)
Y
.
.000
.281
X1
.000
.
.232
X2
.281
.232
.
N
Y
12
12
12
X1
12
12
12
X2
12
12
12
Variables Entered/Removed(b)
Model
Variables Entered
Variables Removed
Method
1
X2, X1(a)
.
Enter
a All requested variables entered.
b Dependent Variable: Y
Model Summary(b)
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.971(a)
.944
.931
16.00753
a Predictors: (Constant), X2, X1
b Dependent Variable: Y
ANOVA(b)
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
38704.603
2
19352.302
75.524
.000(a)
Residual
2306.168
9
256.241
Total
41010.771
11
a Predictors: (Constant), X2, X1
b Dependent Variable: Y
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
T
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
259.114
45.783
5.660
.000
X1
.512
.042
.981
12.062
.000
X2
-15.687
3.065
-.416
-5.119
.001
a Dependent Variable: Y
Coefficient Correlations(a)
Model
X2
X1
1
Correlations
X2
1.000
-.234
X1
-.234
1.000
Covariances
X2
9.391
-.030
X1
-.030
.002
a Dependent Variable: Y
Residuals Statistics(a)
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
N
Predicted Value
57.8658
269.6655
160.5018
59.31779
12
Residual
-28.4873
16.9576
.0000
14.47935
12
Std. Predicted Value
-1.730
1.840
.000
1.000
12
Std. Residual
-1.780
1.059
.000
.905
12
a Dependent Variable: Y
3. Dự đóan
3.1. Dự đóan theo dãy số thời gian
Năm
Quý
Y
L
2006
1
65.379
-11
65.379
65.3791
83.55641
2
88.159
-10
85.306
74.7322
92.8892
3
125.466
-9
105.233
85.4234
103.2643
4
122.800
-8
125.16
97.641
114.7983
2007
1
153.870
-7
145.087
111.6131
127.6206
2
158.019
-6
165.014
127.5804
141.8751
3
155.276
-5
184.941
145.8321
157.7217
4
156.697
-4
204.868
166.6948
175.3383
2008
1
177.371
-3
224.795
190.5422
194.92252
2
192.586
-2
244.722
217.8012
216.6942
3
245.823
-1
264.649
248.9598
240.89765
4
284.576
0
284.576
284.576
267.80448
SSE
9071.229
6136.9245
3407.671
SE
30.11848
24.77282
18.45988
3.2. Mô hình san bằng mũ
3.2.1 Mô hình san bằng mũ giản đơn
MODEL: MOD_3.
Initial values: Series Trend
160.50183 Not used
DFE = 11.
The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE
1.000000 16953.18770
.9000000 17460.47973
.8000000 18271.40327
.7000000 19432.83682
.6000000 21024.73710
.5000000 23189.75000
.4000000 26168.38138
.3000000 30273.51868
.2000000 35567.85692
.1000000 40699.96857
3.2.2 Mô hình san bằng mũ Holt:
MODEL: MOD_4.
Results of EXSMOOTH procedure for Variable Y
MODEL= HOLT (Linear trend, no seasonality)
Initial values: Series Trend
55.41550 19.92700
DFE = 10.
The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE
1.000000 .1000000 3926.38088
.9000000 .1000000 4072.64496
.8000000 .1000000 4318.18689
.7000000 .1000000 4649.40251
.6000000 .1000000 5041.24310
.5000000 .1000000 5454.91387
.4000000 .1000000 5849.85772
.3000000 .1000000 6234.22516
.2000000 .1000000 6812.32746
.1000000 .1000000 8401.61138
3..3. Mô hình tuyến tính ngẫu nhiên:
- p=0, d=1, q=1:
MODEL: MOD_1
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
MA1 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
plit group number: 1 Series length: 12
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
MA1 -.67967
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 8059.8246
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 6402.7997 .00100000
2 6402.5339 .00010000
3 6402.4182 .00001000
4 6402.3480 .00000100
Conclusion of estimation phase.
Estimation terminated at iteration number 5 because:
Sum of squares decreased by less than .001 percent.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 25.12673
Log likelihood -50.641897
AIC 103.28379
SBC 103.68169
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 10 6402.3173 631.35255
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
MA1 -.37736730 .29698713 -1.2706520 .23261670
Covariance Matrix:
MA1
MA1 .08820136
Correlation Matrix:
MA1
MA1 1.0000000
- p=0, d=1, q=2:
MODEL: MOD_2
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
MA1 ________
MA2 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
No missing data.
Melard's algorithm will be used for estimation.
Termination criteria:
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
MA1 -.41765
MA2 -.41953
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5532.2232
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 5504.0675 .00100000
2 5483.1468 .00010000
3 5473.9229 .00001000
4 5467.5849 .00000100
5 5441.6009 .00000010
6 5378.4235 .00000001
7 5253.5547 .00000000
8 5073.6109 .00000000
9 5042.5024 .00000000
Conclusion of estimation phase.
Estimation terminated at iteration number 10 because:
Maximum number of iterations was exceeded.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 20.765357
Log likelihood -49.315998
AIC 102.632
SBC 103.42779
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 9 5037.7345 431.20007
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
MA1 -.13755067 .2273288 -.60507364 .56007500
MA2 -.91425654 1.2706432 -.71952264 .49007995
Covariance Matrix:
MA1 MA2
MA1 .0516784 .0912689
MA2 .0912689 1.6145341
Correlation Matrix:
MA1 MA2
MA1 1.0000000 .3159694
MA2 .3159694 1.0000000
- p=1, d=1, q=0:
MODEL: MOD_3
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
AR1 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
No missing data.
Melard's algorithm will be used for estimation.
Termination criteria:
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
AR1 .50579
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5511.6866
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 5442.2070 .00100000
2 5441.5456 .00010000
Estimation terminated at iteration number 3 because:
Sum of squares decreased by less than .001 percent.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 22.852483
Log likelihood -49.737826
AIC 101.47565
SBC 101.87355
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 10 5441.5373 522.23596
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
AR1 .60315455 .27430757 2.1988257 .05254539
Covariance Matrix:
AR1
AR1 .07524464
Correlation Matrix:
AR1
AR1 1.0000000
- p=1, d=1, q=1:
MODEL: MOD_4
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
AR1 ________
MA1 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
AR1 .66609
MA1 .10546
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5236.5469
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 5217.9920 10.000000
2 5077.9189 1.000000
3 5065.7785 10.000000
4 4964.7572 1.000000
5 4956.0875 10.000000
6 4887.3141 1.000000
7 4881.1889 .100000
8 4808.0605 .010000
9 4797.7178 .100000
Estimation terminated at iteration number 10 because:
Maximum number of iterations was exceeded.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 22.132666
Log likelihood -49.06929
AIC 102.13858
SBC 102.93437
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 9 4794.0783 489.85492
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
AR1 .91951848 .20807465 4.4191759 .00167318
MA1 .50097527 .46318337 1.0815917 .30756158
Covariance Matrix:
AR1 MA1
AR1 .04329506 .07333213
MA1 .07333213 .21453883
Correlation Matrix:
AR1 MA1
AR1 1.0000000 .7608906
MA1 .7608906 1.0000000
- p=1, d=1, q=2:
MODEL: MOD_5
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
AR1 ________
MA1 ________
MA2 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
AR1 .68899
MA1 .17025
MA2 -.04348
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5031.7405
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 4304.7170 .0010000
2 3802.3478 .0001000
3 3773.7196 .0000100
4 3768.8580 1.0000000
5 3766.1736 .1000000
6 3766.0917 .0100000
7 3766.0366 10.0000000
8 3765.6680 1.0000000
Estimation terminated at iteration number 9 because:
Sum of squares decreased by less than .001 percent.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 17.509671
Log likelihood -47.739815
AIC 101.47963
SBC 102.67332
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 8 3765.6465 306.58857
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
AR1 .74530839 .4090032 1.8222558 .10588572
MA1 .44904906 2.1759221 .2063718 .84165586
MA2 -.98297576 9.7492411 -.1008259 .92216979
Covariance Matrix:
AR1 MA1 MA2
AR1 .167284 -.164158 1.549718
MA1 -.164158 4.734637 -20.570306
MA2 1.549718 -20.570306 95.047702
Correlation Matrix:
AR1 MA1 MA2
AR1 1.0000000 -.1844559 .3886469
MA1 -.1844559 1.0000000 -.9696759
MA2 .3886469 -.9696759 1.0000000
- p=2, d=1, q=0:
MODEL: MOD_6
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
AR1 ________
AR2 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
AR1 .45069
AR2 .10895
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5190.6112
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 4767.8176 .10000000
2 4523.9056 .01000000
3 4519.6196 .10000000
4 4497.4639 .01000000
5 4494.2974 .10000000
6 4482.7359 .01000000
7 4480.3269 .10000000
8 4473.2995 .01000000
9 4471.3174 .10000000
Estimation terminated at iteration number 10 because:
Maximum number of iterations was exceeded.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 21.238785
Log likelihood -48.673481
AIC 101.34696
SBC 102.14275
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 9 4466.6878 451.08600
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
AR1 .34819055 .28135567 1.2375459 .24719738
AR2 .46743280 .34354904 1.3605999 .20673613
Covariance Matrix:
AR1 AR2
AR1 .07916101 -.05721617
AR2 -.05721617 .11802595
Correlation Matrix:
AR1 AR2
AR1 1.0000000 -.5919354
AR2 -.5919354 1.0000000
- p=2, d=1, q=1 :
MODEL: MOD_7
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
AR1 ________
AR2 ________
MA1 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
AR1 .76125
AR2 -.04813
MA1 .23278
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5187.3952
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 5070.2769 10.000000
2 4712.5138 1.000000
3 4606.2174 .100000
4 4395.3898 .010000
5 4393.5737 .100000
6 4393.4765 .010000
7 4392.4949 .100000
8 4389.0750 1.000000
9 4388.9676 .100000
Estimation terminated at iteration number 10 because:
Maximum number of iterations was exceeded.
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 21.898628
Log likelihood -48.635066
AIC 103.27013
SBC 104.46382
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 8 4388.9160 479.54992
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
AR1 .21445767 .59685304 .3593140 .72865956
AR2 .62712219 .45410429 1.3810092 .20462432
MA1 -.20832992 .75934790 -.2743537 .79076413
Covariance Matrix:
AR1 AR2 MA1
AR1 .35623355 -.20810954 .40731857
AR2 -.20810954 .20621070 -.24784747
MA1 .40731857 -.24784747 .57660923
Correlation Matrix:
AR1 AR2 MA1
AR1 1.0000000 -.7678369 .8987233
AR2 -.7678369 1.0000000 -.7187670
MA1 .8987233 -.7187670 1.0000000
- p=2, d=1, q=2:
MODEL: MOD_8
Model Description:
Variable: Y
Regressors: NONE
Non-seasonal differencing: 1
No seasonal component in model.
Parameters:
AR1 ________
AR2 ________
MA1 ________
MA2 ________
95.00 percent confidence intervals will be generated.
Split group number: 1 Series length: 12
Parameter epsilon: .001
Maximum Marquardt constant: 1.00E+09
SSQ Percentage: .001
Maximum number of iterations: 10
Initial values:
AR1 -.53141
AR2 .37798
MA1 -.81366
MA2 -.15332
Marquardt constant = .001
Adjusted sum of squares = 5729.794
Iteration History:
Iteration Adj. Sum of Squares Marquardt Constant
1 4450.1046 .1000000
2 4438.9683 1.0000000
3 4364.4814 .1000000
4 4359.6400 1.0000000
5 4325.1825 .1000000
6 4323.1027 1.0000000
7 4306.1834 .1000000
8 4305.0769 1.0000000
9 4295.5070 .1000000
Estimation terminated at iteration number 10 because:
All parameter estimates changed by less than .001
FINAL PARAMETERS:
Number of residuals 11
Standard error 22.520105
Log likelihood -48.60105
AIC 105.2021
SBC 106.79368
Analysis of Variance:
DF Adj. Sum of Squares Residual Variance
Residuals 7 4294.8267 507.15513
Variables in the Model:
B SEB T-RATIO APPROX. PROB.
AR1 -.26801205 .4717452 -.5681289 .58770003
AR2 .72726869 .5471520 1.3291896 .22546908
MA1 -.92042893 1.6457902 -.5592626 .59341617
MA2 .02417667 .7993975 .0302436 .97671699
Covariance Matrix:
AR1 AR2 MA1 MA2
AR1 .2225435 .2047845 .3391756 .2305595
AR2 .2047845 .2993753 -.1637878 .3797060
MA1 .3391756 -.1637878 2.7086254 -.2201409
MA2 .2305595 .3797060 -.2201409 .6390364
Correlation Matrix:
AR1 AR2 MA1 MA2
AR1 1.0000000 .7933807 .4368604 .6113821
AR2 .7933807 1.0000000 -.1818859 .8681139
MA1 .4368604 -.1818859 1.0000000 -.1673260
MA2 .6113821 .8681139 -.1673260 1.0000000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2144.doc