Các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị tại tỉnh bắc ninh trong những năm tới

Danh mục chữ viết tắt HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân TU Tỉnh uỷ CP Chính phủ TTg Thủ tướng XHCN Xã hội chủ nghĩa KCNTT Khu công nghiệp tập trung KĐT Khu đô thị TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DNNN Doanh nghiệp nhà nước HTX Hợp tác xã Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Cty CP Công ty cổ phần DNTN Doanh nghịêp tư nhân Trường CNKT Trường công nhân kỹ thuật CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá BHXN Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiể

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị tại tỉnh bắc ninh trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m y tế Chương hai Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh bắc ninh thời kỳ 2001-2005 Chủ trương phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIl năm 1994 trong đó đã nhấn mạnh việc phải xây dựng "Quy hoạch các vùng, trước hết là các dịa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung". Chủ trương đó tiếp tục được khẳng định qua các văn kiện về đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Văn kiện Đại hội lX về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005 khẳng định việc phải "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN - KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở". Để phát triển các loại hình khu công nghiệp đó cần phải có nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đó là đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, nguồn lực to lớn của đất nước. Đất đai vừa có tỉnh kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Do đó, các giải pháp về đất đai, những chính sách về sử dụng đất đai vừa phải vì lợt ích chung của xã hội, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất. Công tác quản lý Nhà nước về đất dai, nhất là trong lĩnh vực sử dụng đất công nghiệp, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có mặt bằng hợp lý, hợp pháp dể thực hiện các dự án đầu tư, yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài trên phạm vi lãnh thổ nước ta, đòi hỏi các cấp quản lý và các nhà đầu tư, người sử dụng đất có nghĩa vụ: Khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất. Việc ra đời các Khu công nghiệp, Khu đô thị và Khu dân cư cần phải thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đai ở nước ta là một tất yếu khách quan. Trong tổng thể đất phi nông nghiệp cả nước, đất dùng để phát triển công nghiệp, các khu chế xuất, các khu công nghiệp, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu sử dụng tài nguyên đất quốc gia. Theo phân loại mới căn cứ vào mục đích sử dụng (Điều 13, Luật Đất đai năm 2003) thì nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm 10 loại đất, trong đó nhóm đất dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng, khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Riêng đất khu công nghiệp, căn cứ chế độ sử dụng đất bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất (Điều 90 - Luật Đất đai, năm 2003). Tuy nhiên, hầu hết đất đai được thu hồi lại là đất nông nghiệp và đất cư ngụ của người lao động làm nông nghiệp và người lao động nghèo ven đô thị. Dân cư ở các vùng này thường sống bằng nghề nông: Trồng lúa, màu và rau. Việc thu hồi dất đai của họ tạo ra sự thay đổi về phương án sản xuất mới. Trong dó điều quan tâm nhất là nghề nghiệp và việc làm kiếm sống lâu dài tạo nên sự ổn định về kinh tế - xã hội ở các cộng đồng dân cư ở các dịa phương này. Kề từ khi ra đời đến nay, các KCN, KCX ở Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào kinh doanh, sản xuất, thu hút nguồn vốn đầu tư cần thiết cho sự phát triển kinh tế bền vững, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cùng với sự phát triển của các KCN, KCX là hình thành nên các Khu đô thị, Khu dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các KCN, KCX, Khu đô thị… ở Vlệt Nam cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh, hoàn thiện để các KCN, KCX, Khu đô thị Việt Nam phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, không dừng lại ở việc tăng số lượng. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là làm thế nào để có được nguồn lao động có chất lượng cao. Do vậy, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm là một vấn đề quan trọng tạo việc làm, có nguồn lao động dồi dào cung ứng cho các doanh nghiệp, và vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tăng nguồn thu nhập cho người dân có đất chuyển đồi làm KCN, KCX, Khu đô thị. Bắc Ninh hiện nay đang là một tỉnh phát triển nhiều Khu công nghiệp và Khu đô thị, với diện tích gần 800 km2, dân số hơn 1 triệu người. Bắc Ninh có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ phíạ Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không. Không chỉ là mảnh đất "địa linh nhân kiệt", tỉnh Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước như: tơ tằm Nội Duệ, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái. Cùng với việc phát triển các KCN, Khu đô thị tại Bắc Ninh thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại là điều kiện tất yếu khách quan, có những địa phương sẽ phải thu hồi hết diện tích sản xuất nông nghiệp. Do vậy, vấn đề tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư các địa phương đang là vấn đề có tính chất thời sự và có tầm quan trọng cấp bách cần được nghiên cứu và có biện pháp giải quyết. I. Phát triển các khu công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh Các số liệu trong mục này do Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh cung cấp—Tháng 12/2005 . Nghị Quyết số 02-NQ/TƯ ngày 04/5/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển các KCN, cụm công nghiệp, là Nghị quyết chuyên đề cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào điều kiện cụ thể của địa phương. Mục tiêu của Nghị quyết 02-NQ/TƯ là: "Phấn đấu đến năm 2005, lấp đầy 50-60% diện tích đất đã quy hoạch của 2 KCN tập trung Tiên Sơn, Quế Võ. Mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp. Lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp đã được phê duyệt, các cụm khác có từ 5 -10 nhà đầu tư thuê mặt bằng". Nghị quyết 02-NQ/TƯ là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Nghị quyết đã đi vào thực tiễn cuộc sống. 1. Thành tựu đạt được trong 5 năm xây dựng phát triển KCN (2001- 2005). Tính từ khi khởi công KCN đầu tiên là KCN Tiên Sơn tháng 12/2000, đến nay tỉnh đã có 03 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ thành lập; 03 KCN nữa (Yên Phong, Quế Võ II và mở rộng KCN Quế Võ) đang được quy hoạch, xúc tiến các thủ tục thành 1ập; dự kiến sẽ phát triển thêm 2-3 Khu, nâng tổng số các KCN tập trung đến 2010 khoảng 7-9 Khu, với diện tích quy hoạch hơn 3.000 ha. Đồng thời, 23 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề cũng được quy hoạch và xây dựng, diện tích quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề khoảng 500 ha. Đến hết tháng 11/2005, các KCN Bắc Ninh đã có 157 Dự án được cấp giấy phép đầu tư (có hiệu lực), với tổng vốn đăng ký 583,02 triệu USD, trong đó có 123 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 6582,61 tỷ đồng (tuơng đương 414,26 triệu USD) và 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn 168,76 triệu USD, diện tích đất cho thuê 450 ha, tỷ lệ 1ấp đầy bình quân chung các KCN đạt 55% (450/817 ha) đất công nghiệp cho thuê. Riêng 11 tháng năm 2005, trong các KCN tập trung đã thu hút hơn 44 dự án cấp phép mới và 35 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đạt 236,9 triệu USD bằng 68% (236,9 triệu USD/346,03 triệu USD) của tất cả các năm trước cộng lại (2001-2004), chiếm 40,62% (236,9 triệu USD/583,02 triệu USD) tổng số vốn đầu tư đã thu hút đến nay. Các KCN đã xúc tiến đầu tư đón nhận một số dự án 1ớn, công nghệ cao có tác động dẫn dắt thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, vệ tinh phát triển như: Dự án Canon, dự án Mitac, Sentec vào KCN Quế Võ kéo theo một loạt các dự án đầu tư nước ngoài vệ tinh cùng vào. KCN Tiên Sơn đã kêu gọi được dự án lớn về chế biến nông sản công nghệ cao có tác động mạnh đến kinh tế địa phương như dự án Công ty Bia Việt Hà (đã khởi công ngày 2/12/2005), dự án nhà máy chế biến sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam khởi công cuối tháng 12/2005 và hiện nay đang đón nhận nhiều nhà đầu tư lớn của Nhật Bản đến tìm hiểu như: Tập đoàn Sumitomo, Yamaha, Mitsustar... KCN Yên Phong động thổ tháng 12/2005 cùng với 2 dự án lớn (Dự án nhà máy rượu liên doanh giữa Thái Lan với Công ty Rượu Hà Nội 40 triệu USD; Dự án nhà máy gạch ốp lát của Công ty gạch ốp lát Thăng Long 15 triệu USD). Các KCN Bắc Ninh ngày càng hội tụ thêm nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế và quốc tịch khác nhau. Đến nay,đã có 55 dự án đi vào hoạt động, phát huy được khoảng 45% năng lực thiết kế, (bằng 1/3 số dự án được cấp phép), có sản phẩm đưa ra thị trường; tuyển dụng gần 8.500 lao động trong đó 52,3% là lao động địa phương; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 ước đạt 1.800 tỷ đồng, gấp 2,74 lần so với năm 2004. Các KCN được quy hoạch, đầu tư phát triển cùng với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã tạo cho Bắc Ninh một diện mạo mới về công nghiệp-đô thị: đồng thời tạo ra sự phân bố 2 vùng kinh tế rõ rệt. Các huyện phía Bắc phát triển công nghiệp, các huyện phía Nam phát triển nông nghiệp. Việc hoạch định chính sách để phát triển cân đối, phát huy 1ợi thế cả 2 vùng đang là vấn đề lớn đặt ra đối với các ngành, các cấp tỉnh Bắc Ninh. Các KCN và cụm công nghiệp, làng nghề đã góp phần đẩy nhanh chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2001 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp-xây dựng cơ bản 37,6%, nông nghiệp 34,2%, dịch vụ 28% thì năm 2005 cơ cấu kinh tế là:.CN-XDCB 47,2%, dịch vụ 27,8%, nông nghiệp 25,0%; mức tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, bình quân trong 5 năm qua là 13,9%. Các KCN đã và đang ngày càng trở thành nhân tố tích cực, là một trong những giải pháp hàng đầu và động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh. 2. Khó khăn và vấn đề đặt ra. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thúc đẩy 1ực lượng sản xuất phát triển. Phát triển các KCN 1à giải pháp quan trọng nhất thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó phát triển KCN như thế nào cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu vừa phát triển tuần tự vừa rút ngắn đi tắt đón đầu, đạt hiệu quả bền vững thì mỗi quốc gia, thậm chí ngay mỗi địa phương tuỳ theo điều kiện, vị trí địa lý và lợi thế riêng đều phải tự tìm cho mình hướng đi thích hợp. Nhìn ra thế giới, Đài Loan là một nước thành công trong việc xây dựng phát triển các KCN, đã trải qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu (l960-1969): được đánh giá là giai đoạn thử nghiệm phát triển các KCN theo chiều rộng. Giai đoạn 2 (Từ 1969 đến nay): vừa mở rộng về số lượng, vừa nâng cao chất lượng các KCN; hình thành các KCN đa ngành, các KCN chuyên ngành, các KCN công nghệ cao kết hợp nghiên cứu-triển khai (R&D). Các nước khác Trung Quốc, Thái Lan, Singapore . . . cũng như vậy. Nhìn sang các tỉnh bạn có điều kiện tương đồng với Bắc Ninh: Các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đều có nhiều lợi thế để phát triển KCN như: Giáp Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông hạ tầng thuận lợi, diện tích đất tự nhiên rộng, chi phí đầu tư hạ tầng thấp, có tiền đề phát triển khu công nghiệp, chế xuất từ những năm 60. Điều đó cho phép các tỉnh này phát triển khu công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay tỉnh Đồng Nai có 16 KCN với diện tích gần 5.000 ha, có 645 dự án vốn đăng ký 6,8 tỷ USD; đang quy hoạch thêm các KCN để đến năm 2010 tổng diện tích KCN của Đồng Nai khoảng 12.000 ha. Tỉnh Bình Dương có 12 KCN và 8 cụm công nghiệp với diện tích 2.887 ha (đã có 655 dự án với số vốn đăng ký 2,55 tỷ USD); đang quy hoạch thêm 13 KCN và Khu liên hợp công nghiệp đô thị, dịch vụ để đến năm 2010 tổng diện tích các KCN và đô thị lên đến 19.000 ha. Các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên cũng có lợi thế lớn để phát triển các KCN là: gần Thủ đô Hà Nội, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông thuận lợi, diện tích đất tự nhiên rộng. Hải Dương và Vĩnh Phúc đều có tiền đề phát triển công nghiệp sớm hơn Bắc Ninh. Các tỉnh này đã và đang tận dụng triệt để lợi thế sẵn có phát triển các KCN đa ngành dọc trục đường giao thông lớn, tranh thủ gọi dự án vốn FDI. Hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc có 7 KCN với 413 dự án đầu tư, tổng số vốn khoảng 1,9 tỷ USD. Đến 2010, sẽ quy hoạch thêm 12 KCN nữa, với tổng diện tích khoàng hơn 5.000 ha. Hầu hết các tỉnh, giai đoạn ban đầu đều phát triển các KCN theo chiều rộng, có nơi biến KCN thành. "Túi đựng doanh nghiệp" nên đã xuất hiện những vấn đề nan giải khó giải quyết như: Lao động, nhà ở, trường học, bệnh viện, ô nhiễm môi trường, trật tự an ninh… thậm chí có nơi còn làm biến dạng kết cấu không gian quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Điều đó muốn nói rằng cần có nhận thức và cách đi đúng về phát triển các KCN. Đối với Bắc Ninh, một tỉnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, có nhiều làng nghề, có lịch sử truyền thống văn hóa cao. Nhưng diện tích đất tự nhiên hẹp nhất nước, mật độ dân số cao, đất làm công nghiệp chủ yếu là đất nông nghiệp, chi phí đầu tư hạ tầng tốn kém, khó khăn trong bồi thường giải phóng mật bằng. . . Nếu phát triển KCN chỉ theo chiều rộng thì điều kiện quỹ đất đai không cho phép và khó có thể vưọt lên để giành vi trí xếp hạng cao được, do đó chúng ta phải tính đến khả năng phát triển theo chiều sâu. Thực tế trong 5 năm xây dựng, diện mạo các KCN là tập trung đa ngành; công tác quy hoạch đã gắn với quy hoạch phát triển đô thị; đâu tư xây dựng hạ tầng đã tính đến sự đồng bộ và đảm bảo yếu tố môi trường; đã lường trước vấn đề nhà ở, y tế, trường học, sinh hoạt văn hoá, tinh thần cho người lao động; có chính sách trải thảm đỏ.Song trong triển khai thu hút đầu tư ban đầu do thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao, một số dự án đã phải rút giấy phép đầu tư. II. Thực trạng thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất tỉnh bắc ninh Số liệu tại mục này do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cung cấp-Tháng 12/2005 . 1. Tình hình thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở từ năm 2001 đến 30/9/2005 Thủ tường Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) 5 năm (2001- 2005) tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 1214/QĐ- TTg ngày 7/11/2003, cho phép tỉnh Bắc Ninh được chuyển 3.750,44ha đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở, trong đó: Đất chuyên dùng 3.154,96ha, đất ở là 595,48ha, trong đó: - Năm 2001 292,95 ha - Năm 2002 466, 17 ha - Năm 2003 1.003,76 ha - Năm 2004 1.056,00 ha - Năm 2005 931,56 ha Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến 30/9/2005 của từng loại đất được thể hiện ở bảng sau: Bảng ….. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2001-30/9/2005 tỉnh Bắc Ninh Hạng Mục Chỉ tiêu được duyệt Kết quả thực hiện Tỷ lệ thực hiện (%) Tổng số 2001 2002 2003 2004 30/9/2005 I. Đất chuyên dùng 3154,96 2657.30 203.10 220.74 641.22 1136.21 456.03 84.23 1. Đất xây dựng 2015.98 1685.60 107.58 147.90 441.87 680.85 307.40 83.61 1.1. Xây dựng công nghiệp 1347.14 1257.94 43.00 112.21 352.82 543.52 206.39 93.38 1.2. Thương mại dịch vụ 148.46 150.99 22.40 10.98 30.28 37.29 50.04 101.70 1.3. Xây dựng trụ sở cơ quan 52.16 42.73 9.78 10.58 4.71 7.75 9.91 81.92 1.4. Xây dựng trường học 208.23 133.97 21.54 10.72 24.97 63.61 13.13 64.34 1.5. Sự nghiệp y tế 21.11 8.57 3.15 1.60 3.68 0.14 0.00 40.60 1.6. Sự nghiệp TDTT 211.01 54.33 5.22 1.22 17.82 23.38 6.69 25.75 1.7. Công trình cộng cộng khác 27.87 37.07 2.49 0.59 7.59 5.16 21.24 133.01 2. Đất giao thông 554.73 549.25 39.54 43.01 138.00 220.65 108.05 99.01 3. Đất thuỷ lợi 206.3 137.94 41.60 19.62 23.85 45.80 7.07 66.86 4. Đất di tích LSVH 10.01 1.00 1.00 9.99 5. Đất quốc phòng an ninh 16.3 7.33 1.89 0.11 2.00 1.48 1.85 44.97 6. Đất nghĩa địa 27 14.79 1.80 0.28 12.71 0.00 54.78 7. Khai thác đất 20.5 5.09 3.50 1.59 0.00 24.83 8. Đất chuyên dùng khác 304.14 256.30 7.19 10.10 35.22 173.13 30.66 84.27 II. Đất ở 595.48 497.09 23.58 44.01 113.78 252.71 63.01 83.48 1. Đất ở đô thị 414.1 342.25 8.13 18.80 81.51 183.82 49.99 82.65 2. Đất ở nông thôn 181.38 154.84 15.45 25.21 32.27 68.89 13.02 85.37 Tổng số 3750.44 3154.39 226.68 264.75 755.00 1388.92 519.04 84.11 Như vậy, từ năm 2001 đến hết tháng 9 năm 2005, toàn tỉnh đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở được 3.154,39 ha, đạt 84,11 % so với KHSDĐ 5 năm được duyệt, trong đó đất chuyên dùng thực hiện được 2.657,3ha đạt 84,23%, đất ở thực hiện được 497,09ha, đạt 83,48% kế hoạch. Kết quả được phân theo các năm như sau: Năm 2001 226,68 ha, đạt 77,38% kế hoạch năm Năm 2002 264,66 ha, đạt 56,77 kế hoạch năm Năm 2003 755,00 ha, đạt 75,22% kế hoạch năm Năm 2004 1.388,92ha, đạt 131,5% kế hoạch năm Đến 30/9/2005 519,04ha, đạt 55,7% kế hoạch năm Từ kết quả trên cho thấy nhu cầu sử dụng đất của các năm sau có xu hướng cao hơn năm trước và xu hướng đó còn tăng ở những năm tiếp theo. Đặc biệt là ở các loại đất như: đất phát triển công nghiệp, đất thương mại - dịch vụ, đất giao thông và đất ở tại các khu đô thị mới. Kết quả giao đất, cho thuê đất đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia, của tỉnh và của các huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp giáo dục, văn hoá - thể thao, kết cấu hạ tầng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và làm tiền đề cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Kết quả từ 20001 đến 9/2005 toàn tỉnh cụ thể như sau: 1.1. Đất xây dựng phát triển công nghiệp. Đã giao đất cho các tổ chức kinh tế đầu tư kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất được l.257,94ha, đạt 93,3% so với kế hoạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp của tỉnh như: Khu công nghiệp Tiên Sơn đã thu hồi được 291ha cho 62 tổ chức thuê đất; Khu công nghiệp Quế Võ và khu liền kề đã thu hồi được 314,39ha, giải phóng mặt bằng được 211,73ha, có 35 tổ chức được cấp phép đầu tư. Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn sơn đã cho 25 tổ chức thuê đất với diện tích 149,09ha, khu công nghiệp công nghệ thông tin 54,53ha. Đối với cáe cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề theo quy hoạch được duyệt là 39 khu với diện tích 715ha, đến nay UBNĐ tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất cho 17 khu với diện tích 361,28ha. Cho 196 tổ chức và cho 503 hộ thuê đất để sản xuất kinh doanh. Trong đó: Khu công nghiệp làng nghề Châu Khê 22,78ha, khu công nghiệp Mả Ông 4,8ha, khu công nghiệp Lỗ Xung 9,7ha, KCN làng nghề Đồng Quang 12,6ha, KCN làng nghề Đồng Quang đạt chuẩn môi trường 29,6ha, khu công nghiệp Tân Hồng - Đồng Quang 12,00ha, khu công nghiệp Đồng Nguyên - Đồng Quang 49,66ha, khu công nghiệp làng nghề công nghệ cao Tam Sơn 13,3ha, khu công nghiệp Phú Lâm 21,73ha, khu công nghiệp Phong Khê 12,6ha, khu công nghiệp Võ Cường 6,8ha, khu công nghiệp Khắc Niệm 56,28ha, khu công nghiệp Phương Liễu - Nhân Hoà 13,63ha, khu công nghiệp Xuân Lâm - Thuận Thành 23,17ha, khu công nghiệp Chờ - Yên Phong 57,5ha, khu công nghiệp làng nghề Quảng Bố 9,6ha, khu công nghiệp làng nghề Đại Bái 5,5ha và một số khu nhỏ khác. 1.2. Đất thương mại dịch vụ. Đã thực hiện được 150,99ha, đạt 101,7 % chủ yếu để xây dựng các khu du lịch sinh thái, trụ sở giao dịch của các ngân hàng, kinh doanh địch vụ thương mại. . . Trong đó có các công trình đáng chú ý như Công ty Him Lam 23,3ha, Công ty Nam Hồng 7,55ha, công ty Anh Trí 4,5ha, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đông Đô 26,4ha, Công ty xây lắp điện Hà Nội 8,36ha, Công ty Tường Thuỷ 123ha. . . 1.3. Đất trụ sở cơ quan. Đã thực hiện việc giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan được 42,73ha, đạt 81,92% so với kế hoạch, trong đó có các công trình đáng chú ý như nhà khách tỉnh 1,2ha, bảo tàng 2,2ha, thư viện 2,6ha, nhà văn hoá thiếu nhi tỉnh 2,26ha, sở văn hoá thông tin 0,52ha, trụ sở huyện uỷ Quế Võ 1,2ha, UBND xã Phật Tích 0,94ha, trụ sở các cơ quan ở thị xã Bắc Ninh 2,1ha, Tiên Du 3,tha, Thuận Thành 1,35ha. . . 1.4. Đất xây dựng trường học. Đã thực hiện được 133,97ha, đạt 81,2% so với kế hoạch để mở rộng trường Đại học TDTT 11,6ha, mở rộng trường quản lý kinh tế công nghiệp l,1ha, trường THPT Tiên Du l,3ha, trường THPT Quế Võ IlI 2,89ha, trường THPT Hoàng Quốc Việt 1,78ha, trường Cao đẳng sư phạm 2,47ha, trường THCS Đại Phúc 1,02ha, mở rộng trường trung học Thuỷ Sản IV 9,87ha, trường THCS Đồng Quang 1 ,64ha. Xây dựng trường Cao đẳng Dân lập Bắc Hà 21,12ha, trường THPT số 2 Lương Tài 2,52ha; các trường THCS và tiểu học trong toàn tỉnh 67,3 ha. 1 5. Đất sự nghiệp y tế. Đã thực hiện được 8,57ha, đạt 40,6% so với kế hoạch chủ yếu để xây dựng trung tâm y tế huyện Gia Bình 1,611a, trung tâm y tế huyện Từ Sơn 1,5 5ha, mở rộng bệnh viện đa khoa tỉnh 2,6ha, trung tâm y tế dự phòng 0,6ha và đất y tế trong các khu đô thị mới 2,22ha. 1.6- Đất sự nghiệp TDTT. Đã thực hiện được 54,33ha, đạt 25,75% so với kế hoạch chủ yếu để xây dựng sân thể thao tại các khu đô thị mới. Nguyên nhân đất TDTT đạt thấp so với kế hoạch là do công tác giải phóng mặt bằng cho xây dựng các sân thể thao tại các thôn, xã còn chậm. Những năm qua mới xây dựng được sân thể thao ở các thôn Đương Lôi (Tân Hồng - Từ Sơn) 1,64ha, sân thể thao thôn Quỳnh Bội (Quỳnh Phú - Gia Bình) 0,7ha, sân thể thao Nội Duệ (Tiên Đu) 0,26ha, xã Đình Bảng (Từ Sơn) 1,22ha và Lâm Thao (Lương Tài) 1,24ha. 1.7. Đất các công trình công cộng khác. Đã thực hiện được 37,07ha, đạt 133,01% so với kế hoạch để xây dựng các công trình công cộng ở các huyện thị trong tỉnh. 1.8. Đất giao thông. Đã thực hiện được 549,25ha, đạt 99,0/% kế hoạch, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các công trình điểm của quốc gia, của tỉnh như: xây dựng quốc lộ 38: 8,29ha, quốc lộ 18: 25,2ha, đường 280: 2,6ha, đường 295: 16,Oha, đường 285: 3,74ha, đường 271: 2,2ha. Riêng 2004 đã giao đất để xây dựng hệ thống giao thông nội thị xã Bắc Ninh 83,2ha, đường huyện Từ Sơn 17,85ha, Tiên Đ(u 8,68ha, Thuận Thành 14,97ha, Quế Võ 37,6 ha, Yên Phong 12ha, Gia Bình 10,3ha… 1.9 - Đất thuỷ lợi. Đã giao đất để xây dựng các công trình trạm bơm, kênh mương và tu bổ đê kè hàng năm thuộc các công trình của Trung ựơng và của tỉnh. Kết quả từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2005 đã giao được 137,94ha, đạt 66,86% kế hoạch, trong đó mỗi năm giao từ 25 - 30ha để tu bổ đê kè, xây dựng các trạm bơm và kênh tiêu Kim Đôi II: 2,59ha, trạm bơm và kênh tiêu Tân Chi II: 16,4ha, trạm bơm Sông Khoai: 3,17ha, kênh tiêu khu công nghiệp Tiên Sơn 1,69ha… 1.10. Đất quốc phòng an ninh. Đã thực hiện được 7,33ha, đạt 44,97% so với kế hoạch để dành đất xây dựng trụ sở bộ chỉ huy quân sự tỉnh 1,5ha, trụ sở phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy 0,9ha, Công an thị xã Bắc Ninh 0,5ha, Công an huyện Từ Sơn 1,0ha, Công an huyện Thuận Thành 0,58ha, kho vũ khí Nam Sơn huyện Quế Võ 1,62ha, trụ sở Công an xã Đại Phúc 0,16ha… 1.11 Đât ở đô thị. Đã thực biện được 342,25ha, đạt 82,65% kế hoạch để giao đất ở và xây dựng nhà ở để bán tại thị xã Bắc Ninh và các thị trấn trong toàn tỉnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất eho cán bộ công nhân viên và nhân dân. Một số dự án giao đất ở 1ớn như khu đô thị mới Phúc Ninh 49,7 ha, đất tạo vốn Vũ Ninh - Kinh Bắc 9,7ha, khu đô thị mới Nam Võ Cường 18,5ha, khu giãn dân Khả Lễ 2,4ha, khu nhà ở đường Bình Than 1,4ha, đường Ngọc Hân Công Chúa 1,4ha, khu giãn dân Xuân ổ A và B: 3ha, khu nhà ở tạo vốn Ban quản lý dự án xây dựng thị xã 10,9ha, khu nhà ở đường Hồ Ngọc Lân 2,43ha. ở các thị trấn huyện có khu đô thị mới Châu Khê (Từ Sơn) 4,2ha, đất ở tạo vốn xã Đình Bảng (Từ Sơn) 2,9ha, đất ở tạo vốn xã Tân Hồng, Đồng Nguyên (Từ Sơn) 14,8ha, đất ở tạo vốn công ty nông sản xã Tân Chi (Tiên Du) 2,0ha, xã Hoàn Sơn (Tiên Du) 10, 1 3ha, khu nhà ở tạo vốn thị trấn Hồ (Thuận Thành) 5,2ha, khu nhà ở xã Vân Dương 2,92ha, khu đô thị mớí Phượng Mao 23,3ha, thị trấn Phố Mới 2,2ha khu nhà ở tạo. vốn Trung Nghĩa (Yên Phong) 7,7ha, Đông Thọ (Yên Phong) 3,55ha, nhà ở đấu giá thị trấn Gia Bình 4,94ha. Tổng số trên địa bàn tỉnh đã có 2 1 dự án giao đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích đất đã thu hồi là 243,4ha, trong đó diện tích đất ở l06,/5ha. 1.12. Đất ở nông thôn. Đã thực hiện được 154,84ha, đạt 85,37% so với kế hoạch để giao đất ở và cấp đất giãn dân tại các huyện thị trong tỉnh, trong đó huyện Từ Sơn 25,03ha, Tiên Du 22,92ha, Quế Võ 44,57ha, Yên Phong 16,26ha, Thuận Thành 19,24ha Gia Bình 9,11ha và Lương Tài 4,24ha. 2. Về mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đã đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp được 459,57ha bằng 41,5% so với quy hoạch được duyệt, chủ yếu bằng hình thức cho các hộ nông dân thuê đất hoặe đấu thầu. Trong đó diện tích đất bằng được khai thác cho trồng lúa là 116,34ha, đất cây hàng năm được 79,8 tha, đất cây lâu năm được 35,72ha, trồng rừng được 85,82ha và nuôi trồng thuỷ sản 110;11 ha. Cũng trong thời gian này đã chuyển đổi từ mặt nước chuyên dùng sang trồng lúa được 489,78ha, cây hàng năm được 141,98ha, cây lâu năm được 8,36ha và nuôi trồng thuỷ sản 927,44ha. 3. Về chuyển đổl cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã chuyển được 736,33ha ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chuyển đổi từ mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng, góp phần đưa diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 2.515,09ha năm 2000 lên 4.981,74ha năm 2005. Cũng trong thời gian này toàn tỉnh đã chuyển đổi 154,15 ha đất trồng lúa sang trồng hoa cây cảnh và đồng cỏ chăn nuôi đạt 77,08% so với quy hoạch được duyệt. Đồng thời với mở rộng diện tích, toàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là 13 vùng sản xuất lúa hàng hoá với quy mô mỗi vùng từ 50-100ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 2 lần lúa thường, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa cây cảnh. Trong đó, nhiều vùng cho giá trị sản xuất cao, điển hình là vùng sản xuất hành tỏi ở Bình Dương (Gia Bình), An Thịnh (Lương Tài) đạt 20 - 30 triệu đồng/ha/vụ; vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt doanh thu từ 45 - 55 triệu đồng/ha/vụ đông, vùng chuyên rau ở Hoà Đình (Võ Cường - Thị xã Bắc Ninh) cho doanh thu 160 - 170 triệu đồng/ha/năm; vùng cà chua ở Yên Phong cho thu hoạch trên 50 triệu đồng/ha/vụđông, vùng hoa cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm; mô hình hoa đồng tiền ứng dụng công nghệ cao ở Đình Bảng - Từ Sơn cho doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng/năm. 4. Đánh giá. 4.1. Mặt được: Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ 2001 đến 9/2005 dành cho việc phát triển kinh tế, xây dựng công nghiệp và dịch vụ, tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cả về quy mô diện tích và địa điểm thực hiện, đáp ứng được phần lớn yêu cần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhu cầu sử dụng đất cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đất ở cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Với xu hướng năm sau thực hiện cao hơn năm trước cho thấy nhu cầu sử dụng đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, đặc biệt là đất xây dựng phát triển công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất giao thông và đất ở, tại các khu đô thị mới. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách tỉnh, trong đó chỉ tính riêng nguồn thu từ cho .thuê đất đối với các tổ chức kinh tế đã thu được 48 tỷ đồng và 4.843USD. Dự kiến thu từ đất trong những năm tới về dự án xây nhà để bán là 1.490 tỷ đồng và các dự án đấu giá quyền sử dụng đất là 1.700 tỷ đồng. - Bộ mặt đô thị và nông thôn đã thay đổi rõ rệt, đô thị được chỉnh trang đảm bảo xanh, sạch, đẹp và hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố và phát triển theo quy mô hơp lý. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề được hình thành đã khơi dậy và phát huy truyền thống ngành nghề cổ truyền trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việc chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế đã giải quyết được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là số lao động nông nhàn trong khu vực nông thôn. Đã có 32.550 lao động được bố trí việc làm với thu nhập bình quân 600 - 700 ngàn đồng/tháng, tăng số lao động trong khu vực công nghiệp từ 27.181 người năm 1997 lên 90.696 người năm 2005. 4.2. Tồn tại. Quá trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) có một số tồn tại, trong đó chủ yếu là: - Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) đã phát sinh nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh có nhu cầu đầu tư sử đụng đất để phát triển công nghiệp, thương mại và địch vụ... nhưng không đăng ký nhu cầu sử dụng đất khi tỉnh xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, vì vậy không có trong hạng mục các công tnnh sử dụng đất kỳ kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đo đó trong quá trình thực hiện tỉnh đã phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạeh sử dụng đất cho phù hợp. - Thời gian các tổ chức kinh tế lập đự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Một số hạng mục công tnnh đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy trong năm đó không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và phải chuyển sang năm sau. - Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn vướng mắc đã làm chậm tiến độ xây dựng các công trình của ._.nhà đầu tư. - Một số tổ chức kinh tế sau khi được thuê đất chậm triển khai xây dựng công trình đã tiến hành thu hồi để giao cho các đơn vị khác sử dụng như: Công ty Du lịch Bắc Ninh, Công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoàng Dương, Công ty TNHH sản xuất và thương mại An Phú, HTX sơn mài Đình Bảng và một số tổ chức kinh tế thuê đất trái thẩm quyền như công ty TNHH mỹ nghệ Việt Hà 1.400m2, công ty cổ phần dệt may Việt Mỹ 2.548m2, công ty TNHH Việt Thành 6.840m2, công ty dệt may Hưng Mạnh 2.585m2. . . III. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh bắc ninh Số liệu tại mục này do Sở Lao động Thương binh- xã hội tỉnh Bắc Ninh cung cấp. . 1 Một số nét tổng quan về công tác đào tạo và giải quyết việc làm của Tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh chung của cả nước. Đào tạo nghề Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, của sự sản xuất nông nghiệp. Hầu như ở bất cứ làng quê nào của Việt Nam cũng có những dấu ấn của sự học nghề và dạy nghề. Tuy nhiên, đào tạo nghề được phát triển có tính hệ thống và gắn với sản xuất công nghiệp chỉ thực sự bắt đầu kể từ khi thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật vào năm 1969. Hơn 35 năm đã trôi qua, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng đào tạo nghề đã khẳng định được vai trò của mình trong đào tạo đội ngũ lao động - kỹ thuật cho các ngành kinh tế, xây dựng… của đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, đào tạo nghề đã trải qua những giai đoạn nhất định qua các mốc thời gian như sau: * Giai đoạn từ năm 1969 - 1975: Mặc dù đây là thời kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam, đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá miền bắc. Sau sự kiện tết Mậu Thân năm 1968, Đảng ta vẫn chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ giải phóng miền nam và xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở miền bắc. Nhìn thấy trước nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho xây dựng CNXH ở miền bắc và chi viện nhân lực và vật chất, tăng thiết bị kỹ thuật cho miền nam, Đảng và Nhà nước đã có quyết sách tập trung công táe đào tạo nghề. Việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ Lao động (ngày 9/10/1969 theo Nghị định số 2000/CP của Chính phủ) là một minh chứng. Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật khi đó có nhiệm vụ là xây dựng chiến lược phát triển đào tạo công nhận kỹ thuật (CNKT) trong đó có việc hình thành và phát triển hệ thống các trường CNKT ở miền bắc. Chủ trương lớn nhất trong giai đoạn này được thể hiện trong Nghị định 42/CP ngày l0/3/!970 của Chính phủ: "Nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng dội ngũ CNKT là một nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếư”. Tính đến hết năm học 1974 - 1975, riêng Miền Bắc đã có 185 trường dạy nghề và 02 trường Sư phạm Kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề. Đến năm 1975 cả nước có 600.000 CNKT và nhân viên nghiệp vụ. Song song với đào tạo ở nước ngoài 42.600 học sinh để có thể vận hành được những máy móc, trang thiết bị do các nước XHCN viện trợ cho Việt Nam. * Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 : Ngay sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để có thể ứng dụng những tri thức khoa học và đào tạo, năm 1977, Viện nghiên cứu Khoa học dạy nghề đã được thành lập. Đây là bước phát triển mới của công tác đào tạo nghề ở nước ta. Quan hệ quốc tế được mở rộng, một số nước XHCN (cũ) như Liên Xô; Công hoà dân chủ Đức; Bungari; Tiệp Khắc; Hunggari… đã giúp xây dựng các trường CNKT (bao gồm cả việc dào tạo giáo viên, học sinh và hỗ trợ trang thiết bị dạy và học). Để tăng cường vai trò đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tổng cục dạy nghề đã được thành lập trực thuộc Chính phủ tại Nghị định 151/CP ngày 24/611978 trên cơ sở Tổng cục đào tạo CNKT. Từ năm 1981 bắt đầu hình thành hệ thống trung tâm dạy nghề ở quận, huyện, thị xã để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm: "Nhà nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề". Có thể nói, ngay từ giai đoạn này, ngành dạy nghề đã là một trong những ngành đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện xã hội hoá nhằm tăng cường nguồn lực cho đào tạo nghề. Tiếp đến giai đoạn 1978- 1981 ngành dạy nghề phát triển mạnh nhất, có đến 366 tường dạy nghề, toàn ngành có 9.833 giáo viên và quy mô đào tạo ở giai đoạn này trung bình là 200.000 học sinh/năm. Đến năm 1985, tổng số CNKT, nhân viên nghiệp vụ là 1.170.000 người. Giai đoạn này có đội ngũ CNKT tốt nghiệp từ các nước Đông Âu đã tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến, tác phong công nghiệp nên đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Giai đoạn từ năm 1986 đến 1998: Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với những chuyển biến lớn lao, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá với cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời với những đổi mới chiến lược nói trên, công cuộc cải cách giáo dục và đào tạo cũng được triển khai, trong đó có việc hình thành Bộ Giáo dục và đào tạo và cùng với nó là thành lập, đổi tên một số đơn vị đào tạo nghề. Đào tạo nghề là bậc học chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhanh nhạy của thị trường sức lao động. Trong thời kỳ này, đào tạo ngắn hạn phát triển nhanh, trong khi đó nhu cầu đào tạo lao động lành nghề cũng giảm, nhất là nghề cơ khí. Giai doạn này xu hướng thay đổi mục tiêu, chuyển các bậc đào tạo nghề lên cao hơn. * Giai doạn từ năm 1998 đến nay: Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngày 26/3/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 67/1998/QD - TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Tiếp theo đó Chính phủ có Nghị định số 33//998/NĐ-CP ngày 23/511998 tái thành lập Tổng cục Dạy nghề, quyết định quan trọng trên đã tạo ra bước phát triển mới của đào tạo nghề trươc ngưỡng cửa của Thế kỷ 21. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành dạy nghề, kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1998 - 2000, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Trong chiến lược nêu trên, mục tiêu của đào tạo nghề đã được nêu rõ: "Nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại". Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội… Hàng loạt chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành như Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục; Nghị định về xã hội hoá giáo dục và đào tạo; các Quyết định về Điều lệ trường dạy nghề, quy chế trung tâm dạy nghề... Tóm lại, được sự quan tâm củạ Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nên đào tạo nghề để tạo việc làm cho nhân dân trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực, đóng góp rất lớn vào việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia, đáp ứng nhu cầu về việc làm cho các ngành kinh tế mũi nhọn, cho lao động nông thôn và lao động tự tạo việc làm ở thành thị có nghề nghiệp ổn định, nâng cao đời sống vật chất, cải thiện cuộc sống cho họ trong hiện tại và tương lai. Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và cũng là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về đất đai, khí hậu, con người và các tiềm năng phát triển khác. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế về nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong bối cảnh mới, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đề ra: " Phấn dấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp". Trong 5 năm 2001-2005, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nền kinh tế đã đi vào thế phát triển với nhịp độ cao; Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 34,7% năm 2005 đạt 1.011 tỷ đồng; tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 13,9%, nông nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 20,3%, dịch vụ tăng 14,9%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, trong đó năm 2005 đạt: nông nghiệp 25%, công nghiệp - XDCB 47,2% dịch vụ 27,8%. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã và đang được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện đem lại kết quả tích cực, nhất là các KCN tập trung, KCN làng nghề và đa nghề tăng về số lượng, chất lượng, mở rộng về qui mô, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, tạo bước khởi sắc mới cho ngành công nghiệp của tỉnh, là động lực cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo. Đồng thời, cùng với việc phát triên công nghiệp của tỉnh thì vấn đề quan trọng gắn liền với nó là công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động đia phương vì đây là một trong những chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chích sách kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng khi chuyển sang giai đoạn phát triển CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế. Trong những năm qua toàn tỉnh đã đào tạo được 43.500 lao động, góp phần nâng tỷ lệ đào tạo lên 28% năm 2005 và đạt 100% mục tiêu đề ra. 2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm tỉnh Bắc Ninh. 2.1. Hệ thống cơ sở dạy nghề. Quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2001 - 2010 là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề phát triển Năm 2001, toàn tỉnh có 5 cơ sở đào tạo nghề công lập (4 trường và 01 trung tâm dịch vụ việc làm). Đến năm 2005 có 10 cơ sở đào tạo nghề (5 trường, 4 trung tâm dịch vụ việc làm, 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện). Các cơ sở dạy nghề ngày càng dược củng cố cả về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Trong đó, Trường Công nhân Kỹ thuật Bắc Ninh đã được Tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hột đầu tư và được công nhận là trường trọng điểm của khu vực. Có thể nói, trong những năm qua quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được nâng lên, các hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, chương trình đào tạo được cải tiến sát với thực tế, ngày càng đáp ứng tốt hơn với nhu cầu thị trường về lao động. 2.2. Công tác dạy nghề. Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được xã hội hoá mạnh và được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức như: đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn truyền nghề, kèm cặp… Tỉnh cũng đã có những chính sách về công tác đào tạo nghề như: Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề; khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động vào để đào tạo trước khi sử dụng. Đặc biệt trong hai năm qua (2003, 2004) tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường CNKT và một số cơ sở dạy nghề của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời xây dựng qui hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2001-2010 để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cũng đã bước đầu triển khai công tác dạy nghề cho nông dân trong tỉnh để có nguồn lao động đi trước, đón đầu cung ứng cho các doanh nghiệp. 2.3. Kết quả. Bắc Ninh là tỉnh đang trên đà phát triền nhiều ngành công nghiệp đang là nơi có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trở thành nơi thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào kinh doanh. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh như hiện nay là rất lớn, nó cũng đồng nghĩa với việc diện tích đất cho phát triển nông nghiệp bị thu hẹp dần. Như vậy người dân có đất bị thu hồi làm KCN, Khu đô thị, cụm công nghiệp...sẽ phải làm gì khi diện tích đất canh tác bị thu hẹp hoặc không còn? Đây là một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay đối với các nhà quản lý của tỉnh Bắc Ninh. Vấn đề phải quan tâm hàng đầu là làm thế nào để sắp xếp, ưu tiên, bố trí hợp lý cho con em địa phương có công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ và gia đình. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sau 5 năm thực hiện, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 74.470 lao động, bình quân 14.890 lao động/ năm, đạt 124%, hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 4%, đạt 100% kế hoạch. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80%, đạt 100% kế hoạch. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao và ổn định (bình quân 5 năm đạt 13,9% gấp 1,8 1ần bình quân của cả nước) đã tạo ta nhiều chỗ làm mới cho người lao động, trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 66.500 lao động trong tỉnh phân theo các ngành như sau: * Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Nhờ kinh tế trong nhiều năm tăng trưởng khá mạnh nên ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và đang từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng giá tri sản phẩm trên một đơn vị canh tác, đáng chú ý là đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như lúa tám xoan (Quế Võ), lúa nếp (Từ Sơn), vùng trồng rau, hoa (Bắc Ninh), vùng bò sữa ở các xã Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du)… Một số huyện trong tỉnh như Gia Bình, Lương Tài đã triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Đến năm 2004, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 4.300 ha, sản lượng ước đạt 14.000 tấn. Năm 2005, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.00 ha, sản lượng là 17.000 tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác đã tăng từ 23,9 triệu đồng năm 2000 lên 41 triệu đồng năm 2004. Các thành tựu đạt được trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thời gian qua dã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 76,3 % năm 2001 lên 79,5% năm 2004, ước năm 2005 đạt 80% ", giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp từ 61,4% năm 2001 xuống còn 49,7% năm 2004, và 47,7% năm 2005 (ước tính). * Ngành Công nghiệp và xây dựng: Công lác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, nhiều cơ chế chính sách mới về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, trợ giúp doanh nghiệp đã được ban hành. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh tăng nhanh, thu hút được nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh và nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp có quy mô lớn đã tiếp cận với công nghệ hiện đại và phương thức kinh doanh mới có hiệu quả, từng bước thích ứng với điều kiện hội nhập. Tính từ năm 2001 trở lại đây các doanh nghiệp ngoài KCN đã tạo thêm 15.800 chỗ làm việc mới cho người lao động, mức thu nhập của người lao động tăng lên. Các dự án quy hoạch, xây dựng KCN, cụm công nghiệp đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong 5 năm 2001-2005, các KCN tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề đã tạo được 21.000 chỗ làm việc mới cho người lao động. Tóm lại, ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh đã có những bước khởi sắc về tốc độ tăng trưởng, về số lượng cơ sở sản xuất, cũng như tạo việc làm mới cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh có hàm lượng công nghệ được nâng cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước được cải thiện. Ngành công nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tạo bước chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tỉnh Bắc Ninh. Tỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng từ 17,5% năm 2001 lên 25,4% năm 2004, và 27,1% năm 2005 (ước tính). * Ngành Thương mại - Dịch vụ: Ngành thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh. Hoạt động thương mại đảm bảo lưu thông hàng hoá tiêu dùng và vật tư trong và ngoài tỉnh. Công tác xúc tiến thương mại, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp phát triển thương hiệu… luộn được quan tâm, chỉ đạo. Mạng lưới kinh doanh hàng hoá - dich vụ phát triển rộng khắp từ trung tâm thị xã đến các thị trấn, thị tứ trong tỉnh. Tỉnh đã có nhiều chính sách phát triển ngành du lịch, phấn đấu doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Công tác vận tải hàng hoá, hành khách phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của sự tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân. Công tác thông tin luôn kịp thời phục vụ sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Từ các kết quả đạt được ở trên, trong thời gian qua ngành thương mại du lịch đã tạo việc làm cho 29.700 lao động trong toàn tỉnh. Mạng lưới thương mại, dịch vụ rộng khắp đã tạo được việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn, giảm thời gian nông nhàn, thu hút lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành dịch vụ, từ đó góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động của 3 ngành theo hướng phát triển hợp lý. Tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 21,8% năm 2001 lên 24, 8% năm 2004 và 23,5% năm 2005 (ước tính). * Công tác xuất khẩu lao động. Trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh đã dạt những kết quả đáng ghi nhận: số lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 2001 đến năm 2004 là 5.650 người, riêng năm 2004 là 2.150 người, ước thực hiện năm 2005 là 2.500 người. Nhìn chung người lao động có việc làm ổn định và thu nhập khá. 2.4. Thực trạng về đời sống kinh tế, xã hội của người lao động sau khi Nhà nước thu hồi đất qua kết quả cuộc điều tra tháng 5/2005. Theo kết quả điều tra 150 hộ gia đình tại tỉnh Bắc Ninh thuộc diện phải chuyển Đổi ngành nghề đã bị thu hồi hết hoặc một phần diện tích đất (nông nghiệp) cho thấy: số hộ gia dình có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đã giảm đáng kể từ 84,77% xuống còn 20,53%, số hộ có thu nhập từ các loại công việc được hưởng lương tăng từ 3,97% lên 17,22%, buôn bán và dịch vụ tăng từ 2,65% lên 13,25%, thu nhập từ làm thêm tự do tăng từ 15,23% lên 64,90%. Điều này cũng cho thấy người lao động nông nghiệp có xu hướng tham gia nhiều vào thị trường lao động tự do, với mức thu nhập bấp bênh, bởi lẽ để kiểm được việc làm trong các khu vực lao động chính thức tại các nhà máy, xí nghiệp thì đòi hỏi phải có tay nghề chuyên môn nhất định. Đây chính là áp lực không nhỏ đối với các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy, đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau khi Nhà nước thu hồi đất đã gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù một bộ phận có được cải thiện. Qua điều tra bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp thì: + Một số đang trong độ tưổi lao động đã tham gia làm việc, học nghề tại một số làng nghề: gỗ Đồng Kỵ, giấy Phong Khê, gốm Phù Khê…với mức thu nhập khá ổn định, trung bình là 500.000đ/người/tháng. + Một số chuyển sang làm dịch vụ quanh khu vực KCN, Khu đô thị (mở hàng kinh doanh ăn uống, kinh doanh hàng tạp hoá, nhà hàng Karaoke, tin học, máy tính, các phòng chat…, với mức thu nhập khá cao khoảng 1.500.000đ/người/tháng nhưng mức thu nhập này cũng không ổn định mà lên xuống thẩt thường. + Một số lao động chuyển sang làm phu hồ, thợ xây… quanh khu vực KCN, Khu đô thị với mức thu nhập 20.000đ/ngày (khoảng 600.000đ/tháng) và thu nhập chỉ mang tính thời vụ. + Một số lao động có tay nghề được tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp KCN, mức thu nhập bình quân 600.000đ/ tháng. Tuy nhiên con số này rẩt nhỏ bởi người nông dân chỉ quanh năm với nghề trồng lúa, không có tay nghề nên số lao động được tuyển dụng rất ít, hoặc người lao dộng bị gò ép về thời gian làm việc, không chủ động được thời gian, mặt khác tác phong làm việc, việc chấp hành kỷ luật làm việc cũng còn nhiều hạn chế nên không muốn làm việc nhiều tại các doanh nghiệp KCN. + Một số lao động được đào tạo nghề theo hình thức tự học hoặc tham gia vào các lớp do Nhà nước, địa phương đài thọ... + Một số đã dùng kinh phí được bồi thường lo phát triển kinh tế nông nghiệp tại gia đình: làm kinh tế VAC (chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng cây ăn quả. . . ) hoặc dùng tiền để làm ăn buôn bán. + Số còn lại đang trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động do chưa định hướng nghề nghiệp và chưa có kế hoạch ổn đinh cuộc sống lâu dài đã dùng tiền được đền bù để mua sắm tài sản, ăn chơi tiêu sài phung phí, trong số đó có một số dính vào các tệ nạn xã hội, không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn thất nghiệp, đói nghèo do mất đất nông nghiệp và không có việc làm. 3 - Tình hình thực hiện về các chính sách thu hồi đất. 3.1. Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản pháp qui để chỉ đạo thực hiện các chính sách thu hồi đất theo sự quản lý thống nhất của Trung ương, trong đó chủ yếu là: - Quyết định số 84/UB ngảy 24/3/1997; Quyết đinh số 36/1998/QĐ-UB ngày 13/6/1998 của UBND tỉnh Bắc Ninh; - Quyết định số 74/1998/QĐ-UB ngày 11/9/1998 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v ban hành quy đinh tạm thời thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về dền bù khi Nhà nước thu hồỉ đất trên địa bản tỉnh. - Quyết định số 132/QĐ-CT ngày 25/1/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh v/v ban hành bảng đơn giá đền bù hoa màu. - Quyết định số 69/2004/QĐ - UB ngày 20/5/2004 của UBND tỉnh v/v ban hành quy định khung giá các loại dất áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh. - Nghị quyết số 28/2004/NQ - HĐND tỉnh ngày 25//'2/2004 về việc quy định các loại đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 225/2004/QĐ - UB ngày 28/12/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 226/2004/QD - UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v quy định đơn giá bồi thường cây trồng, mức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. 3.2 - So sánh thu nhập thực tế sản xuất nông nghiệp với số tiền nhận được từ thu hồi đất: Việc tái lập cuộc sống của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào số tiền được đền bù, giải phóng mặt bằng, hộ ít cũng được khoảng từ 15 - 20 triệu đồng, cũng có hộ được đền bù tới 200 - 300 triệu đồng. Với số tiền. này, nhiều gia đình đã biết sử dụng hợp lý, nhanh chóng có kế hoạch ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm thích hợp. Nhưng cũng có không ít gia đình tiêu sài phung phí, sai mục đích (mua sắm tài sản, đồ đạc trong gia đình, ăn chơi, tiêu sài lãng phí...), họ không biết tính đến việc học nghề lâu dài, kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp như: làm kinh tế VAC, mở hàng kinh doanh buôn bán, làm dịch vụ… để cuối cùng nhiều người trong gia đình dính vào các tệ nạn xã hội, không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn thất nghiệp, đói nghèo do mất đất nông nghiệp và không có việc làm. Trên thực tế, kinh phí đền bù của người dân thường được sử dụng đó là: - Gửi tiết kiệm. - Tự đầu tư để chuyển đổi theo xu hướng tự phát, - Đầu tư trở lại để sản xuất nông nghiệp. * Gửi tiết kiệm. Đối với đất trồng cây hàng năm hạng 1, cứ mỗi m2 được Nhà nước chi trả 70.000đ (gồm đất nông nghiệp 41.000đ + tiền hỗ trợ hoa màu 9.000đ + hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 14.700đ + hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 5.300đ). Như vậy tính cho 1 sào = 360m2 đất nông nghiệp bị thu hồi, người dân sẽ nhận được 25.200.000đ. Số tiền nhận được nếu đi gửi tiết kiệm theo lãi suất cố định gửi 01 năm của Ngân hàng nông nghiệp là 0,8%/tháng, mỗi năm thu được tiền lãi là 171.360đ x 12 tháng = 2.056.320đ/năm. Nếu với diện tích 360m2 đất nông nghiệp mà người nông dân eanh tác thì mỗi vụ thu hoạch được 220kg thóc, giá thóc là 2.600đ/kg. Như vậy 1 năm có 2 vụ thu hoạch, ngườt nông dân sẽ thu được từ khoản trồng lúa là 440kg thóc x 2.600đ/kg = 1.144.000đ/năm (phần này chưa tính các khoản chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các chi phí khác). Như vậy, khi nhận tiền đền bù từ diện tích đất bị thu hồi, người dân nếu dùng tiền gửi tiết kiệm thì 01 năm sẽ thu dược 2.056.320đ. Ngược lại, khi người dân dùng diện tích dất đó dể canh tác thì thu được l.144.000đ. Tính chi tiết thì mỗi năm nếu dùng tiền đền bù để gửi tiết kiệm so với canh tác trên diện tích đất nông nghiệp thì người dân thu lợi được 912.320đ (và sẽ thu được trên 1.000.000đ nếu trừ di các khoản chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm bón). * Tự đầu tư để chuyển đổi theo xu hướng tự phát. Có một số bộ phận người dân địa phương sau khi nhận được tiền bồi thường đã đầu tư cho một số việc như: mua phương tiện vận tải, mua trang thiết bị đồ dùng trong gia đình, đầu tư bất động sản, góp vốn liên doanh, thành lâp doanh nghiệp, đầu tư dịch vụ, tự đào tạo nghề cho bản thân và gia đình. . .và thực tế cho thấy việc đầu tư, mua sắm như vậy người dân có những lợi ích và thiệt hai như sau: - Nếu mua sắm phương tiện vận tải, đồ đùng trong gia đình thì chỉ giải quyết được khâu trước mắt là nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần cho gia đình, song các vật dụng đó không tạo ra được thu nhập cho họ và lâu dài sự hao mòn hữu hình và vô hình khiến khi bán đi cũng chỉ thu được một khoản tiền rất nhỏ. - Khi đầu tư vào việc mua bất động sản thì tỷ lệ giữa lợi nhuận và thiệt hại là bằng nhau. Nếu đầu tư có lãi thì lợi nhuận thu được thường là lớn có khi là siêu lợi nhuận. Nhưng ngược lại, nếu đầu tư lỗ vốn thì thiệt hại mang lại cũng không nhỏ, vừa mất cơ hội để dầu tư vào việc khác, vừa không thu được khoản lâi suất của Ngân hàng nếu đem gửi tiết kiệm. - Nếu góp vốn liên doanh, thành lập doanh nghiệp: việc quan trọng nhất là người góp vốn và thành lập doanh nghiệp phải có trình độ, phải đưa ra được các giải pháp kinh doanh có hiệu quả, hoặc nếu thuê người quản lý thì cũng phải mất một khoản tiền chi lương, phí hàng tháng cho đối tượng được thuê. Mặt khác, nếu người góp vốn và thành lập doanh nghiệp mà không am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ thì cũng sẽ dễ bị chính đối tượng mình thuê làm quản lý lừa đảo trong khâu điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu kinh doanh có lãi thì lợi nhuận thu được sẽ tự mình điều tiết hoặc được tham gia điều tiết theo tỷ lệ số cổ phần đông góp cho liên doanh, song nếu kinh doanh thua lỗ thì mình cũng sẽ là người chịu trách nhiệm hoặc cùng chịu trách nhiệm. - Nếu đầu tư dịch vụ thì thu nhập mang lại là rất lớn song không ổn định. Có tháng có thể rất cao, có tháng có thể rất thấp hoặc không có gì. Nhưng với trình độ hoặc nhận thức của người dân thì việc đầu tư dịch vụ nào là hợp lý và đầu tư như thế nào là cả một bài toán rất khó mà không phải ai cũng giải được. - Trong trường hợp nếu đầu tư vào học nghề: đây là điều rất cần thiết vì tri thức và tay nghề luôn là điều quan trọng, cần thiết cho mỗi con người. Khi người dân dã có trình độ và tay nghề nhất định thì họ có thể làm ở một nơi nào đó phù hợp với trình độ của mình, và điềụ này sẽ mang lại cho họ và gia đình nguồn thu nhập ổn định, đồng thời nếu làm việc tại các doanh nghiệp sẽ được tham gia các chế độ về BHXH, BHYT đảm bảo đúng chế độ, chính sách của mình trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, đôi khi không phải ai cũng muốn như vậy vì có một số lao động làm việc ổn định, được tham gia đầy đủ các chế độ kể trên nhưng thu nhập của một số doanh nghiệp là rất thấp và chưa đảm bảo đủ điều kiện sống cho họ và gia đình nên cho dù có những cơ hội khác nhau nhưng sự lựa chọn đầu tư sẽ phù hợp và đúng với nhưng ai biết tìm ra hướng đi cho mình. * Đầu tư trở lại đề sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, vấn đề tạo việc làm khi người dân đã quen với nghề nông là rất thuận tiện và tốn ít thời gian. Thực tế cho thấy, ngoài việc người dân sau khi nhận tiền bồi thường đã mua sắm, đầu tư cho một số công việc kể trên thì cũng còn có một số hộ nông dân đã dùng tiền nhận được do bồi thường đất để đầu tư trở lại cho sản xuất nông nghiệp như: phát triển trang trại để trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đã có một số những người dân là tấm gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà trong đó khoản thu nhập là khá lớn, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho một số người dân vùng lận cận. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng vẫn là giống, kỹ thuật chăm sóc và sự may mắn từ thời tiết. Bắc Ninh là một tỉnh Trung du Bắc Bộ, ven Sông Hồng, thời tiết có nhiều "mưa thuận, gió hoà". Đối với người dân Bắc Ninh thì việc trau dồi kiến thức về sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề để phục vụ sản xuất nông nghiệp không phải là vấn đề khó. Tại các huyện trên địa bàn tỉnh đều có các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Hội nghề nghiệp... nơi đây người dân có thể học để nâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại lợi ích kinh tế từ nông nghiệp, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho họ và gia đình. Với kỹ thuật thâm canh, nhân giống như hiện nay, nhiều loại cây trồng như nhãn, vải thiều, xoài… chỉ sau 2 năm là cho quả. Còn các loại: ổi, táo, na. . . cũng chỉ sau 1 năm là cho quả. Với giá trị của nhãn, vải khi đầu tư sẽ chi khoảng 200.000đ/cây giống. Sau 2 năm được thu hoạch thì cứ 1kg vải, nhãn thu được 7.000đ/kg, với 50 cây, mỗi cây trung bình sẽ cho khoảng 80kg. Như vậy 80 kg x 50 cây x 7.000đ/kg = 28.000.000đ. Các khoản chi phí khác như: tiền lãi vay ngân hàng để mua giống: 10.000.000 x 0,6%/tháng x 24 tháng = l.440.000đ; tiền phân bón, chăm sóc, công trồng khoảng 4.000.000đ. Như vậy, sau 2 năm nếu trồng nhãn, vải thì người dân sẽ thu được khoản lợi nhuận sau khi đã hoàn vốn và trừ đi các khoản chi phí là: 28.000.000 - (10.000.000 + 1 440.000 + 4.000.000) = 12.560.000đ, quy đổi ra mỗi tháng sẽ là: 12.560.000/ 24 tháng = 524.000đ/tháng. Đây là khoản thu nhập ban đầu bị thấp vì phải mất tiền giống, từ năm thứ 3 trở đi khoản thu nhập sẽ tăng lên vì không mất tiền mua giống, trong khi đó năng suất thu hoạch ngày càng cao. Các loại gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản… như: vịt, ngan, cá.. sau 5 tháng là có thể bán được với trọng lượng khoảng 3kg/con. Chi phí ban đầu nếu mua 500 con vịt mất 2.500.000đ, ao chuồng đầu tư và công chăm sóc mất khoảng 4,000.000đ, chi phí mua thức ăn hàng tháng là: 500con ăn hết 1.000kg thóc/tháng x 5 tháng x 2.000đ/kg thóc = l0.000.000đ. Tổng các khoản chi phí là (2.500.000 + 5.000.000 + l0.000.000) - 17.500.000. Sau 5 tháng vịt có thể xuất bán: 500 con x 3kg/con x 15.000đ/kg = 22.500.000đ. Như vậy số tiền thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, người dân còn lại 5.000.000đ, mỗi tháng thu được 1.000.000đ. Nếu đầu tư đợt sau sẽ được lãi hơn vì không phải mất chi phí đầu tư ao, chuồng. Tóm lại: Việc các hộ gia đình chưa chuyển đổi nghề nghiệp, chưa có việc dễ xảy ra hiện tượng "bần cùng hoá" ở các địa phương, do vậy các cơ quan quản lý nh._.ược của mình, cần hoàn thiện chính sách thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sau: - Bổ sung vào hệ thống pháp luật việc Nhà nước mua lại quyền sử dụng đất nông nghiệp từ các hộ nông dân cần bán và bán lại quyền này cho các hộ nông dân cần mua tại các vùng Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị. Đây không chỉ là chính sách để Nhà nước làm vai trò trung gian cần thiết giữa các bên mua và bên bán trong các hộ nông dân có nhu cầu chuyển nhượng đất nông nghiệp, mà còn là chính sách cần thiết để Nhà nước thực hiện khoản 2, điều 42 Luật Đất đai 2003, trong đó qui định "người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng". - Công nhận và tạo điều kiện thuận lợi để các hộnông dân bị thu hồi đất được tự do mua, bán quyền sử dụng đất nông nghiệp trong và ngoài vùng Nhà nước làm khu công nghiệp, khu đô thị theo thoả thuận giữa các hộ mua và bán với nhau. Đây là chính sách cần thiết để giảm thiểu việc phải đảm nhiệm vai trò trung gian của Nhà nước ở điểm trên. 2. Hoàn thiện chính sách bồi thường đối với hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại các vùng Nhà nước phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Chính sách bồi thường của Nhà nước đối với hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại các vùng Nhà nước phát triển khu công nghiệp, khu đô thị hiện nay xét về mặt chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho lao động thuộc các hộ này đang rất cần được hoàn thiện trong thời gian tới. 2.1. Về quan niệm, cần có sự phân biệt bồi thường đất với bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm. Khác với đất ở của hộ gia đình, đất nông nghiệp là một loại tư liệu sản xuất và hơn thế, đó lại là loại tư liệu sản xuất không có gì có thể thay thế được. Bởi vậy, bồi thường khi thu hồi loại đất này cho các hộ nông dân một cách đầy đủ nhất là áp dụng theo quy định của khoản 2, điều 42 Luật Đất đai năm 2003 "Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng". Trên thực tế, đối với đất ở, qui định này đã có những cơ chế chính sách cụ thể để thi hành (như chính sách tái định cự), còn đối với đất nông nghiệp thì Nhà nước thường chuyển sang áp dụng bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Từ việc bồi thường bằng đất chuyển sang bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất là hai việc cần phải nhất quán, nếu không, sẽ tạo ra sự khác biệt mà tổn thất từ sự khác biệt này lại rơi vào hộ nông dân, người rất cần được bảo vệ trước sự rủi ro trong chuyển đổi kinh tế. Tính nhất quán ở đây chính là việc phải xác định giá trị quyền sử dụng đất sao cho khi hộ nông dân nhận được số tiền bồi thường, họ có thể mua được một số đất nông nghiệp có chất lượng và số lượng tương đương với số đất của họ bị thu hồi. Nếu việc mua đất không có điều kiện thực hiện thì số tiền nhận được từ bồi thường theo giá trị quyền sử dụng đất phải đủ để hộ nông dân tạo ra được một loại tư liệu sản xuất mới trong các ngành phi nông nghiệp, đem lại cho họ sự đảm bảo đời sống tương đương hoặc tốt hơn khi chưa bị thu hồi đất. Việc bồi thường theo quan niệm như vậy đã bao gồm trong đó cả việc đảm bảo ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mớimà Luật đất đai năm 2003 tại khoản 4 điều 42 đã không xem xét đến và do vậy chỉ được giải quyết bằng cơ chế hỗ trợ.Cần thay cơ chế bồi thường và hỗ trợ hiện nay bằng cơ chế bồi thường theo quan niệm trên. 2.2. Về giá, cần có sự phân biệt giữa giá đất với giá chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm. Hiện tại, giá bồi thường khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp từ các hộ nông dân là giá được qui định theo khung giá đất do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tại tỉnh Bắc Ninh đang áp dụng giá 41 nghìn đồng/m2 đối với đất cây hàng năm loại 1, loại 6 là 31,73 nghìn đồng/m2 . Đây là giá được xác định theo nguyên tác sát với giá thị trường. Việc áp dụng giá thị trường (về đất) mặc dù có những ưu điểm nổi trội so với trước đây trong các lĩnh vực thuế, phí… nhà đất, nhưng đã tỏ rõ sự không đầy đủ và đúng đắn khi dùng giá thị trường đó để giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân khi thực hiện việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp và đô thị. Đây là lý do chủ yếu khiến nông dân khiếu kiện với tỷ lệ cao và phổ biến ở nhiều tỉnh xung quanh việc áp giá này so với các loại khiếu kiện khác. Chính sách ruộng đất của Nhà nước đối với nông dân từ cách mạng Tháng Tám đến nay là chính sách thể hiện liên minh chính trị công- nông, là chính sách xã hội trong đó Nhà nước "giao cần câu cho nông dân", là chính sách kinh tế trong đó Nhà nước giao ruộng đất theo hạn mức và không thu tiền (sử dụng đất) đối với hạn mức này. Nay vì công nghiệp hoá, đô thị hoá, Nhà nước phải thu lại "cần câu" đã giao cho nông dân trước đây thì phải trao lại cho họ "một loại cần câu khác" chứ không phải chỉ là giải quyết sòng phẳng về mặt tài chính theo giá đất thị trường. Về mặt định lượng, giá áp dụng bồi thường khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp từ các hộ nông dân để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị cần được xác định trên cơ sở giá đất sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng, trừ đi các chi phí cho sự chuyển đổi đó (chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản thuế và phí nộp ngân sách nhà nước). Khoản chênh lệch giữa giá đất trước và sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng lâu nay được thu vào ngân sách nhà nước hoặc tạo thu nhập cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất sau khi chuyển mục đích sử dụng, còn hộ bị thu hồi đất thì không được hưởng gì. Đây là vấn đề cần được xem xét và định lại, theo đó, khoản chênh lệch cần được chia đều cho 3 bên, gồm: Nhà nước –Hộ nông dân bị thu hồi đất -Nhà đầu tư sử dụng đất sau khi đất được chuyển đổi mục đích sử dụng. Giá áp dụng bồi thường khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp từ các hộ nông dân để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị theo sự xác định như vậy mới thể hiện đúng việc "thu cần câu cũ, trao cần câu mới" của Nhà nước cho hộ nông dân bị thu hồi đất. Với cần câu mới này, người nông dân thuộc các hộ bị thu hồi đất sẽ có điều kiện tài chính để thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho mình. Giá áp dụng bồi thường như vậy cũng đồng thời cho phép huỷ bỏ tất cả các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đang được qui định và thực hiện bị động, chắp vá hiện nay. 3. Hoàn thiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Mặc dù giá áp dụng cho việc bồi thường trên đây là điều kiện quan trọng về tài chính để các hộ nông dân bị thu hồi đất thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, nhưng việc chuyển đổi và đào tạo này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tài chính mà còn vào nhiều yếu tố khác và đòi hỏi phải có cơ chế chính sách của Nhà nước. 3.1. Nhà nước định hướng cho sự chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với dân cư các vùng bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. Việc phát triển khu công nghiệp, khu đô thị là việc được hoạch định trong qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Trong qui hoạch, kế hoạch này, việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được xác định rất cụ thể, tuy nhiên còn thiếu vắng việc định hướng cho sự chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối vơí dân cư các vùng bị thu hồi đất. Sự thiếu vắng đó không chỉ gây ra tình trạng tự phát trong chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ bị thu hồi đất mà còn gây bị động cho các cấp chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề chuyển đổi tự phát này. Sự thiếu vắng trên đây cần được bổ khuyết trong thời gian tới, theo đó, khi trình để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nào thì tổ chức chủ trì phải trình luôn cả định hướng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ bị thu hồi đất tại các vùng này. Định hướng này khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để không chỉ các hộ bị thu hồi đất mà tất cả các tổ chức nhà nước, ngoài nhà nước đều cùng thống nhất thực hiện. Sự thống nhất đó đảm bảo cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm của các hộ bị thu hồi đất được triển khai nhanh chóng, thuận lợi, có hiệu quả. 3.2. Nha nước tạo điều kiện khởi nghiệp cho các hộ nông dân bị thu hồi đất thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp Hầu hết các tổ chức, cá nhân khi khởi nghiệp đều gặp những khó khăn, trở ngại phải vượt qua. Đối với hộ nông dân bị thu hồi đất, khi khởi nghiệp để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp thì tình trạng này càng gay gắt, nặng nề hơn. Để trợ giúp họ trong khởi nghiệp, việc tạo điều kiện từ phía nhà nươc có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó nổi lên một số sự trợ giúp sau: * Lập vườn ươm cho sự khởi nghiệp. Đây là sự trợ giúp thiết thực cho những hộ nông dân bị thu hồi đát có thể chuyển đổi nghề nghiệp bằng việc xác lập một cơ sở có qui mô nhỏ trong những ngành nghề phi nông nghiệp. Mô hình vườn ươm này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã được quảng bá tại Việt Nam. Với tỉnh Bắc Ninh, tại mỗi khu công nghiệp tập trung và khu đô thị mới, Nhà nước cần dành ra một diện tích (một vài ha) để lập vườn ươm này, trong đó tại khu công nghiệp là vườn ươm cho các hộ khởi nghiệp bằng các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp; tại các khu đô thị là vườn ươm cho các hộ khởi nghiệp bằng các ngành nghề dịch vụ. * Bổ xung đối tượng được thụ hưởng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội. Việc khởi nghiệp đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất sẽ dựa chủ yếu vào nguồn tài chính từ việc bồi thường của Nhà nước như đã trình bày tại mục 2.2. Tuy nhiên các hộ này vẫn rất cần được sự hỗ trợ của thị trường vốn. Đối với các tổ chức, đơn vị kinh tế đã hoạt động trên thương trường thì việc khai thác các hỗ trợ từ thị trường vốn là điều dễ thực hiện hơn so với các hộ nông dân bị thu hồi đất và bắt đầu lập nghiệp mới. Do vậy cần có một tổ chức tín dụng đặc biệt để các hộ này có thể tiếp cận, và đó chính là Ngân hàng chính sách xã hội. Mặc dù các hộ nông dân bị thu hồi đất đến Ngân hàng này để vay vốn lập nghiệp, vay vốn kinh doanh, nhưng sự lập nghiệp, kinh doanh ở đây không chỉ đơn thuần là những vấn đề kinh tế mà còn là những vấn đề chính trị xã hội. Nhằm khai thông việc này, chính quyền địa phương cần có sự can thiệp đối với hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội để các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện khởi nghiệp trong chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thụ hưởng các chính sách của Ngân hàng này. 3.3. Nhà nước ban hành chính sách đồng bộ của loại hình “Kinh tế hộ”. Trong hệ thống chính sách dành cho các loại hình tổ chức kinh doanh hiện nay, Nhà nước đã có chính sách cho Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã, Doanh nghiệp khu vực tự nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp theo đó hình thành loại hình “hộ kinh doanh” phi nông nghiệp hoặc nông nghiệp đô thị với qui mô “cực nhỏ”, thì điều kiện để thụ hưởng các chính sách của Nhà nước dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ lại ở ngoài tầm đối với loại hộ kinh doanh này. Sự thiếu vắng chính sách cho các hộ kinh doanh nói chung và cho các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất tại các vùng Nhà nước phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nói riêng cần được bù đắp trong thời gian tới trong đó nổi lên là: - Ban hành văn bản Luật về loại hình “kinh tế hộ”, tạo căn cứ pháp lý cho sự phát triển không chỉ đối với các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực thành thị, hộ kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà cả với hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất và thực hiện việc chuyển đổi nghề. - Bổ sung chính sách đất đai trong đó không chỉ chú trọng tới nhu cầu đất làm mặt bằng kinh doanh của các loại hình Doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ mà cả với loại hình “cực nhỏ” tránh duy trì tình trạng các hộ này phải sử dụng đất ở, nhà ở vào mục đích kinh doanh, gây những bất lợi cho bảo vệ môi trường và sự phát triển mở rộng kinh doanh của các hộ này. - Tạo điều kiện để các hộ kinh doanh nói chung và các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, và hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị hình thành từ các hộ nông dân bị thu hồi đất nói riêng được tham gia vào thị trường tài chính , tín dụng bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. 4. Hoàn thiện tổ chức đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị. Như trên đã phân tích, người lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó có người trở thành chủ nhân của hộ kinh doanh phi nông nghiệp, hộ kinh doanh nông nghiệp đô thị, có người trở thành lao động làm thuê cho các đơn vị kinh doanh trong Khu công nghiệp, Khu đô thị nơi họ vừa bị thu hồi đất, có người phải rời quê hương để làm chủ hoặc làm thuê tại các địa phương khác. Mặc cho tất cả các sự khác nhau đó, họ đều cần được đào tạo việc làm dù đó là làm chủ hay làm thuê, dù đó là làm tại quê hương mình hay tại các địa phương khác. Tổ chức đào tạo việc làm cho các đối tượng này hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu trên và rất cần được hoàn thiện trong thời gian tới. 4.1. Về tài chính cho người được đào tạo việc làm. Trong chính sách tài chính hỗ trợ cho hộ nông dân bị thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo việc làm được gộp chung lại với mức 14,7 nghìn đồng/m2 đất bị thu hồi, tính ra mức hỗ trợ này đã bằng 35,8% so với giá đất trồng cây hàng năm loại 1 bị thu hồi (14,7/41 nghìn đồng/m2). Với mức này, một gia đình bị thu hồi đất bình quân 600m2 sẽ được hỗ trợ 8,62 triệu đồng. Về thực chất đây là số tiền được trả thêm cho giá bồi thường đất quá thấp, và không có mấy ý nghĩa cho việc đào tạo việc làm . Vấn đề tài chính cho người được đào tạo việc làm cần được hoàn thiện như đã trình bày tại mục 2 bên trên. 4.2 Về tổ chức cơ sở đào tạo việc làm. Do nhu cầu đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất khá đa dạng, trong đó có nhu cầu cấp bách trước mắt, có nhu cầu cơ bản lâu dài, có nhu cầu đào tạo tại chỗ, có nhu cầu đào tạo tại các trung tâm của huyện, của tỉnh, của quốc gia… Mặt khác, cho dù nhu cầu đào tạo việc làm cho các đối tượng này là rất lớn, nhưng cũng không phải vì thế mà nhất thiết phải tổ chức ra những trường, lớp đào tạo riêng cho các đối tượng này. Đây là những vấn đề tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực và lợi ích của cơ sở đào tạo, không thể đơn thuần chỉ được tổ chức theo mệnh lệnh hành chính. Trong thời gian tới, việc tổ chức cơ sở đào tạo việc làm cho dân cư các Vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị tỉnh Bắc Ninh cần được hoàn thiện theo các hướng sau: - Đối với những hộ có nhu cầu đào tạo cơ bản, lâu dài, Tỉnh có chính sách khuyến khích cụ thể, trong đó xem xét việc cấp học bổng toàn phần hoặc một phần cho những người theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. - Đối với những hộ có nhu cầu đào tạo ngắn ngày theo những ngành nghề thông dụng kể cả trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, Tỉnh khuyến khích các trường, các trung tâm sẵn có tại tỉnh mở rộng thêm qui mô, mở thêm ngành nghề đào tạo để đáp ứng tối đa các nhu cầu của họ. Việc tổ chức thêm các trường mới, trung tâm mới cần được xem xét và quyết định một cách tổng thể, trong đó việc đào tạo cho lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất chỉ là bộ phận cần được ưu tiên. - Đối với những hộ có nhu cầu đào tạo tại chỗ, Tỉnh có chính sách giao cho cấp Huyện, Thị xã thực hiện, theo đó hình thành các tổ chức đào tạo thích hợp, đặc biệt là đối với yêu cầu ngắn ngày, tại chỗ, ngành nghề và công nghệ dễ dàng chuyển giao. - Đối với những Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu đô thị thực hiện cam kết tuyển dụng lao động từ các hộ bị thu hồi đất, Tỉnh tạo điều kiện để các Doanh nghiệp tổ chức đào tạo việc làm cho số lao động này, nhất là khi việc đào tạo được tiến hành trước khi Doanh nghiệp đi vào hoạt động. - Sự thành công trong hoàn thiện tổ chức đào tạo việc làm trên đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về khả năng thanh toán chi phí đào tạo cho các cơ sở của các hộ nông dân bị thu hôì đất. Việc thực thi các chính sách bồi thường cho hộ nông dân bị thu hồi đất hiện nay nếu được sửa đổi, bổ sung như trình bày tại mục 2 sẽ cho phép các hộ này hoàn toàn có được khả năng trên. 4.3. Về chính sách đối với cơ sở đào tạo. Ngoài những chính sách đã có đối với các cơ sở đào tạo nói chung, cần có chính sách riêng đối với các cơ sở đảm nhiệm việc đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị, trong đó nổi lên là: - Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo thực hiện việc mở rộng diện tích trường sở theo chính sách giao đất không thu tiền sử dụng đất. - Tiếp tục củng cố, phát triển cơ sở đào tạo công lập, đồng thời trú trọng phát triển cơ sở đào tạo tư nhân, kể cả việc khuyến khích cơ sở đào tạo tư nhân của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác mở chi nhánh hoặc trường sở chính tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đối với việc đào tạo những ngành nghề mới (nông nghiệp đô thị, cơ khí điện tử, dịch vụ Khu công nghiệp…) mà các cơ sở chưa có truyền thống đào tạo, Tỉnh có sự tác động toàn diện hơn để các cơ sở này sớm hình thành và đưa vào hoạt động các trung tâm, khoa, lớp… loại này vào hoạt động. Sự tác động toàn diện này bao gồm cả những chính sách đầu tư từ ngân sách tỉnh, chính sách thu hút nhân tài tăng cường cho các cơ sở đào tạo. V. Tổ chức và biện pháp thực hiện các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị tỉnh bắc ninh. Các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách trên cần được thực hiện với những giải pháp về tổ chức và những biện pháp cụ thể sau đây: 1. Về tổ chức thực hiện. Việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị có liên quan tới nhiều cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động- Thương bình- Xã hội. Chỉ cần thiếu sự tham gia và phối hợp của một trong các cơ quan đó thì chẳng những các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách cho các đối tượng này không hoặc chậm được thể chế hoá mà ngay cả khi đã được thể chế hoá thì cũng khó bảo đảm được chất lượng của chính sách ban hành, đồng thời khó đưa vào cuộc sống. Bởi vậy, về mặt tổ chức, cần có sự phân công hợp lý để huy động sự tham gia và phối hợp đúng và đủ của tất cả các cơ quan chức năng trên, theo đó : - Trong 6 cơ quan trên, chọn một cơ quan đứng ra đảm nhiệm vai trò chung (tổng hợp). Cơ quan tổng hợp này có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định một lộ trình hợp lý cho việc thể chế hoá các đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách được trình bày trong đề tài này. Cơ quan tổng hợp cũng đồng thời là tổ chức giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách đã được ban hành. - Phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện việc xây dựng các đề án chính sách để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền của cấp tỉnh. Đây là những chính sách tỉnh Bắc Ninh hoàn toàn có thể chủ động trong việc ban hành và tổ chức thực hiện. - Phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện việc xây dựng các Đề án Chính sách để Uỷ ban Nhân dân tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành và thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh. Kinh nghiệm từ nhiều tỉnh và thành phố được Trung ương cho phép áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù, hoặc thí điểm hoặc làm trước tại các địa phương này đã chỉ rõ rằng trong khi Trung ương chưa kịp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách chung cho cả nước thì việc cấp tỉnh xây dựng Đề án Chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành và thực hiện thí điểm tại tỉnh là rất hữu hiệu, trong đó nổi lên là. ã Dự án Chính sách mua và bán quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm tại Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị. ã Dự án Chính sách bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với hộ nông dân bị thu hồi đất thay thế chính sách bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất cho các hộ này theo cơ chế chính sách hiện hành ã Dự án “Kiến nghị về Luật Kinh tế hộ” để Đại biểu thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh trình ra Quốc hội theo điều 87 Hiến pháp hiện hành. 2. Về biện pháp thực hiện. 2.1.Thống nhất nhận thức. Mặc dù thu hồi đất để phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung, của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, nhưng đối với thu hồi đất nông nghiệp từ hộ nông dân thì việc sử dụng các giải pháp bồi thường và hỗ trợ như hiện nay cần được sửa đổi, bổ sung để chuyển thành bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho những hộ này. Nhận thức này giúp cho việc nghiên cứu, xây dựng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm đối dân cư các Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp, Đô thị tỉnh Bắc Ninh được tiến hành đồng bộ, toàn diện, vừa giải quyết được các vấn đề cấp bách trước mắt, vừa đáp ứng được các đòi hỏi cơ bản, lâu dài về lĩnh vực này. 2.2. Chi ngân sách tỉnh. Việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tỉnh Bắc Ninh là công việc đòi hỏi phải huy động tài chính từ nhiều nguồn, trong đó ngoài nguồn được bồi thường của người bị thu hồi đất ra thì nguồn từ ngân sách tỉnh có vai trò và vị trí quan trọng. Việc chuyển đổi và đào tạo này vừa đòi hỏi phải thực hiện hàng năm, vừa đòi hỏi phải duy trì liên tục trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh từ nay đến 2010 và 2015, 2020 nên việc chi ngân sách cho lĩnh vực này cần trở thành một khoản mục trong chi thường xuyên của Ngân sách tỉnh trên cơ sở vận dụng quy định theo khoản 2 của điều 33 Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Khoản chi thường xuyên này là biện pháp tác động trực tiếp của Chính quyền tỉnh tới quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tỉnh Bắc Ninh. 2.3. Khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư, tạo việc làm và thu hút lao động. Kết quả của việc chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tuỳ thuộc một phần lớn vào việc sốlao động được đào tạo có nhận được việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không. Kinh nghiệm cho thấy địa phương nào không tạo ra được những việc làm mới thì người lao động dù được đào tạo cũng phải dời đến địa phương khác để tìm kiếm việc làm mặc dù phải chịu nhiều rủi ro (do không có nhà ở, không được nhập hộ khẩu, con cái khi đi học hoặc khám chữa bệnh phải nộp kinh phí trái luồng, tuyến… ). Do tầm quan trọng của việc tạo ra việc làm mới nên các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh cần được vận dụng tối đa, đặc biệt là: - Thực hiện việc “Trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư” theo mô hình của tỉnh Bình Dương. - Thực hiện xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp theo mô hình “cuốn chiếu của nhiều tỉnh, thành phố trong đó có kinh nghiệm của Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc của tỉnh Quảng Nam. 2.4. Thực hiện thí điểm. Trong khi chờ đợi các cấp thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách mới thì biện pháp tích cực, chủ động là tự quyết định hoặc xin cấp trên cho được làm thí điểm theo phương hướng và mục tiêu cơ chế chính sách mới. Trong Lĩnh vực chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp và đô thị tỉnh Bắc Ninh cũng đã và đang xuất hiện những yêu cầu của việc ban hành hàng loạt cơ chế chính sách mới so với hiện tại. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ thực tiễn của công cuộc Đổi mới những năm qua cho thấy từ khi xuất hiện yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách cho đến khi cơ chế chính sách mới được ban hành thường phải mất một khoảng thời gian từ 7 đến 10 năm. Nếu phải chờ đợi như vậy, Tỉnh Bắc Ninh sẽ khó có thể thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển các Khu công nghiệp, Khu đô thị cũng như cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng này từ nay đến 2010, 2015 và 2020. Biện pháp cần thiết ngay từ bây giờ là Tỉnh xem xét và quyết định theo thẩm quyền và đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho phép thí diểm thực hiện một số cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực này, mà nổi lên là: - Thí điểm việc giao cho Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh xây dựng Trường đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên biên giỏi của các Doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp có thể tham gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. - Thí điểm việc giao cho tổ chức khuyến công thực hiện việc thành lập và đưa vào vận hành một (Vườn ươm công nghiệp) để phục vụ việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho những hộ nông dân bị lấy đất cần lập nghiệp bằng các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Tương tự như vậy, tiến hành thí điểm việc giao cho tổ chức khuyến nông thực hiện việc thành lập và đưa vào vận hành một “Vườn ươm” về phát triển nông nghiệp đô thị. - Thí điểm thực hiện cơ chế chính sách bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm thay cho chính sách bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất tại một vùng (được lựa chọn cụ thể của tỉnh Bắc Ninh) Nhà nước thu hồi đất để phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị. Kết luận Đề tài “các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các Vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới” được tiến hành nghiên cứu khi Tỉnh tái lập được 9 năm (1997-2005) và khi công cuộc xây dựng và phát triển Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp và Đô thị trải qua 5 năm (2001 –2005) khởi sắc. Quá trình đó cũng đồng thời là quá trình Tỉnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các công cuộc trên. Hai quá trình này có quan hệ mật thiết với nhau và đã được các cấp Chính quyền Tỉnh Bắc Ninh tổ chức, chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển chung của tổng thể kinh tế- xã hội Tỉnh Bắc Ninh những năm qua. Trong triển khai nghiên cứu, Đề tài đã góp phần vào việc tổng kết các quá trình trên, làm rõ các thành tựu đồng thời chú trọng phân tích các vấn đề tồn tại đã và đang đặt ra, đòi hỏi phải giải quyết trong những năm tới. Theo các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, Đề tài đã hệ thống hoá một vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu để làm luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp tập trung và Đô thị Tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. Trong đề xuất các giải pháp, Đề tài đã chú trọng đưa ra các vấn đề về quan điểm, về phương án và mô hình, về hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, về tổ chức và biện pháp thực hiện. Do đóng góp chủ yếu của Đề tài là hệ thống hoá và đề xuất những căn cứ khoa học về các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các Khu công nghiệp tập trung và Đô thị Tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới nên Đề tài này đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu đề xuất dưới hình thức các Đề án Chính sách, Đề án xây dựng mô hình để trình Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt, tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện. Trong các Đề án cần nghiên cứu trong thời gian tới, Đề tài kiến nghị ưu tiên cho các công trình thuộc diện thí điểm được trình bày tại mục 2.4 của phần V chương III, Báo cáo Tổng hợp Đề tài./. Danh mục tài liệu tham khảo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX – nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X- Tài liệu nội bộ. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi)- Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2002. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 – Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2002. Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân 2003- Nxb Chính trị Quốc gia, 2004. Bộ luật Lao động nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ sung) năm 2002- Nxb Chính trị, Quốc gia, 2005. Luật Đất đai năm 2003 – Nxb Tư pháp, 2005. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002- Nxb Chính trị, Quốc gia, 2003- Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá 16 tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ 17- Tỉnh Bắc Ninh, 2005. Tài liệu nội bộ. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến năm 2020- UBND Tỉnh Bắc Ninh, 2001. Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (các năm 2000- 2004) – Cục Thống kê Tỉnh Bắc Ninh. Phát huy lợi thế so sánh đẩy mạnh phát triển kinh tế Tỉnh Bắc Ninh- Nguyễn Thế Thảo, Luận án Tiến sỹ kinh tế – 2005. Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam – Viện Nghiên cứu QLKT TW- Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2003. Một số vấn đề phát triển thị trường Lao động Việt Nam- Viện Nghiên cứu QLKT TW- Nxb Khoa học kỹ thuật, 2003. Đề án Đào tạo nghề nghiệp ngắn hạn cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2010- Sở Lao động thương binh- xã hội thành phố Hà Nội, 8/2005. Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất Tỉnh Hải Dương- Huyền Ngân, … ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-T26.doc
Tài liệu liên quan