Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội ---------------  nguyễN xuÂn vữNG Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn quang học Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từ

doc137 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5802 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Vững Lời cám ơn Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin trân trọng cám ơn TS. Nguyễn Quang Học - Giảng viên Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn tập thể phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Ana - tỉnh ĐắkLắk, Uỷ ban nhân dân huyện Krông Ana, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân các xã, thị trấn trong huyện đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn. Tôi xin cám ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn ! Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Vững Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Stt Ký hiệu Các chữ viết tắt 1 BCVT Bưu chính viễn thông 2 CPTG Chi phí trung gian 3 CQ Cơ quan 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 GTSX Giá trị sản xuất 7 lĐ Lao động 8 LUT Loại hình sử dụng đất 9 MNCD Mặt nước chuyên dùng 10 NN Nông nghiệp 11 PTTH Phát thanh truyền hình 12 SX Sản xuất 13 TCLđ Tiền công lao động 14 TNT Thu nhập thuần 15 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 16 WTO Tổ chức thương mại thế giới danh mục bảng 2.1. Phân bổ quỹ đất nông nghiệp theo vùng năm 2005 14 2.2. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14 2.3. Một số nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam 25 4.1. Phân loại đất huyện Krông Ana 49 4.2. Giá trị tổng sản phẩm xã hội (theo giá hiện hành) và cơ cấu kinh tế 53 4.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số trung bình huyện Krông Ana 56 4.4. Dân số phân theo giới tính huyện Krông Ana 57 4.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 60 4.6. Biến động đất đai năm 2005 và 2007 62 4.7. Diện tích, cơ cấu đất đai của hai tiểu vùng 63 4.8. Diện tích, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp phân theo tiểu vùng 64 4.9. Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Krông Ana 66 4.10. Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hai tiểu vùng 70 4.11. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 74 4.12. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 76 4.13. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 79 4.14. Hiệu quả tính/công LĐ/ha các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 81 4.15. Hiệu quả tính/công LĐ/ha các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 83 4.16. Hiệu quả tính/công LĐ/ha các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện 85 4.17. Tính chất hàng hoá của một số nông sản trên địa bàn huyện 86 4.18. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 đến năm 2015 90 4.19. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 đến năm 2015 94 4.20 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Krông Ana đến năm 2015 97 Danh mục sơ đồ, biểu đồ 4.1. Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2005 và 2007 52 4.2. Cơ cấu các loại đất năm 2007 61 4.3. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên của hai tiểu vùng 64 4.4. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của hai tiểu vùng 65 4.5. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Krông Ana 67 4.6. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 72 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 77 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện 80 4.8. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 đến năm 2015 91 4.9. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 đến năm 2015 93 4.10. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Krông Ana đến năm 2015 96 1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn xây dựng, phát triển dân sinh, kinh tế, an ninh - quốc phòng, là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất đai còn chi phối đến sự phát triển hay hủy diệt đến các thành phần khác của môi trường. Ngày nay, với sự phát triển mạnh của ngành kinh tế, sự tăng nhanh của dân số dẫn đến nhu cầu đất đai cho mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng, đi liền với nó, nhu cầu lương thực, thực phẩm đáp ứng cho đời sống và sản xuất của con người không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng gây sức ép lớn cho ngành nông nghiệp. Mặt khác, nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp là một một hệ thống phức tạp trong mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển: chuyển từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng làm thay đổi tính chất, đặc điểm và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, đồng thời tạo ra động lực mới cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là sau khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội và thách thức mở ra đối với tất cả các ngành nghề Việt Nam. Trong đó ngành nông nghiệp được đánh giá là ngành sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, do trình độ sản xuất còn thấp và nhỏ lẻ, bài học rút ra từ sản xuất cà phê, tiêu và điều trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 ở các tỉnh Tây Nguyên “sản xuất nông nghiệp chạy theo giá cả, thiếu tính ổn định và qui hoạch”. Mặt khác, các mặt hàng nông sản khi tham gia cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lại vấp phải sự bảo hộ trong sản xuất của các nước phát triển và chất lượng các mặt hàng nông sản của nước ta không đáp ứng theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Điều đó càng tạo sức ép cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nước ta có khoảng gần 70% dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp. Đồng thời, ngành nông nghiệp hàng năm cũng đóng góp hàng tỷ đô la vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,...Với vị trí quan trọng như vậy, nông nghiệp là chìa khóa của sự ổn định và phát triển đối với nguời dân. Trong bối cảnh hội nhập, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, cũng không ít những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo. Nằm về phía nam của tỉnh ĐắkLắk, Krông Ana là một huyện thuần nông, đồng thời là cửa ngõ, đầu mối giao lưu với các huyện phía nam của tỉnh, gồm 7 xã, 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên 35609,00 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 24457,56 ha, chiếm 68,68% tổng diện tích tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo ở địa phương với giá trị sản xuất 11783331,65 triệu đồng, chiếm 66,78% tổng giá trị sản xuất. Bình quân diện tích đất nông nghiệp 0,33 ha/người cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Với lợi thế đất đai màu mỡ, sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hóa cao: cà phê, tiêu, điều,... nhưng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường) gắn với du lịch, dịch vụ, nâng cao đời sống của người dân địa phương đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đang là nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Ana nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Krông Ana; - Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 1.3 Yêu cầu - Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu; - Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp; - Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chính sách của nhà nước. 2. Tổng quan tài liệu 2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1 Đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này. Học giả người Nga, Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [4]. Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như sau “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [26]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [4]. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [25]. Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” [4] và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lũng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại ” [4]. Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai dược sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý ruộng đất, trên thực tế người ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu tư lớn nào cả. Vì vậy, Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”. 2.1.2 Vai trò đất nông nghiệp Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ” [4]. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [10], Luật đất đai 2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”[15]. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm: - Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. - Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người. - Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu [26]. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quĩ đất nông nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích. Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng. Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người và sức của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả. - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, các miền [26]. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ. - Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ và hợp lý. Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông lâm nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu [6]. - Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi trường. Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài. Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. 2.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Quan điểm về hiệu quả Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không có hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái quát như sau: - Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội [1]; - Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất” [1]. - Quan điểm khác lại khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” [4]. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản xuất đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống: - Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong đó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường. - Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn. Như vậy, từ những quan điểm trên ta thấy rằng: hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và đặc trưng của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu mục đích của đơn vị sản xuất từ đó đánh giá theo những giác độ khác nhau cho phù hợp. Tuy vậy, mọi quan niệm về hiệu quả kinh tế đều toát lên nét chung nhất đó là vấn đề tiết kiệm các nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. 2.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Phân loại hiệu quả cần xuất phát từ luận điểm triết học Mác - Lênin và những luận điểm lý thuyết hệ thống: - Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu. - Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn, mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính: tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chỗ ở, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, lành mạnh xã hội… - Hiệu quả môi trường, đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó không có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm: - Điều kiện tự nhiên: bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước…Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất [9]. + Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, … quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất. + Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. + Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi. + Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,… sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. - Điều kiện kinh tế, xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất [4]. + Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó, thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo. + Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất. + Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo…các chính sách này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới đặc biệt là đối với đối tượng là đồng bào dân tộc tại chỗ. - Yếu tố tổ chức, kỹ thuật: đây là yếu tố chủ yếu hết sức quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất, một bộ phận không thể thiếu được của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng mà xác định cơ cấu sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Đây chính là cơ sở cho việc phát triển hệ thống cây trồng, gia súc với cơ cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Nông nghiệp là ngành kinh tế lâu đời, ngành cung cấp những vật phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, ngành góp phần bản tồn môi trường sinh thái trên trái đất. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, quyết định tính đa dạng, quy mô và hiệu quả của sản phẩm nông nghiệp. Thực tế hiện nay, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên hạn chế do dân số tăng nhanh, công trình giao thông, nhà máy công nghiệp, trung tâm thương mại, văn hóa, vui chơi chiếm đất ngày càng nhiều. Thậm chí con người đã đẩy lùi và chiếm đất của rừng, từng bước lấn biển gây nên những nguy cơ thảm hại về môi trường. Hiện nay, thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 10 - 11% là đất canh tác. Tiềm năng đất nông nghiệp của hành tinh chúng ta khoảng 3 - 5 tỷ ha. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, con người đã làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa. Với năng suất trung bình hiện nay để thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp phải có 0,40 ha đất canh tác trên đầu người. Như vậy, hàng năm trên thế giới phải khai thác để đưa vào sản xuất nông nghiệp khoảng 30 triệu ha. Trong thực tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp phải đi theo hai hướng: (1) Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, (2) Mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Dù đi theo hướng nào cũng phải tiến hành điều tra, nghiên cứu đất đai để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai, bao gồm: điều tra lập bản đồ đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý (Dent.D, 1986, 1987, 1992, Dugan.J, 1990; FAO, 1976, 1983, 1985, 1992). Trong khoảng 30 năm trở lại đây tổ chức FAO đã có những hoạt động về vấn đề nghiên cứu đất, những hoạt động này nhằm vào 4 hướng chủ yếu: (1) Lập bản đồ tài nguyên đất; (2) Đánh giá đất đai; (3) Nghiên cứu hiệu suất tiềm năng đất đai; (4) Sử dụng, quản lý và bảo vệ đất. Công tác nghiên cứu chuyên đề về đất và sử dụng đất đã được triển khai từ đầu thế kỷ 20 đến nay cùng với công tác lập bản đồ đất. Trong đó công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất đặc biệt được chú trọng [13]. 2.3.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên: 33069348 ha. Tính đến năm 2006, đất nông nghiệp: 24822560 ha, chiếm 75,06% tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân 0,30 ha/đầu người và 0,68 ha/lao động nông nghiệp. Trong đó đất được dùng cho sản xuất nông nghiệp: 9415568 ha, chiếm khoảng 37,93% diện tích đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm: 6370029 ha bằng 25,66% diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm: 3045539 ha bằng 12,27% diện tích đất nông nghiệp); diện tích đất lâm nghiệp: 14677409 ha, chiếm 59,13% diện tích đất nông nghiệp (diện tích đất rừng sản xuất: 5434856 ha bằng 21,89% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất rừng phòng hộ: 7173689 ha bằng 28,90% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất rừng đặc dụng: 2068864 ha bằng 8,33% diện tích đất nông nghiệp), diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 700061 ha, chiếm 2,82% diện tích đất nông nghiệp, còn lại là đất nông nghiệp khác và đất làm muối chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp [3]. Trong nửa thập kỷ qua, dân số Vịêt Nam tăng 3,20 lần, với tốc độ tăng bình quân là 2%, dân số hiện nay hơn 80 triệu người. Việc phân bổ đất nông nghiệp không đồng đều giữa các vùng: vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng lớn, trong khi các vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đất đai rất hạn hẹp. Bảng 2.1. Phân bổ quỹ đất nông nghiệp theo vùng năm 2005 Stt Vùng Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất nông nghiệp (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 33121159 24822559 74,94 1 Miền núi và Trung du Bắc Bộ 10146177 6821781 67,23 2 Đồng bằng Bắc Bộ 1487494 962557 64,71 3 Bắc Trung Bộ 5156246 3970702 77,01 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 4433856 2990129 67,44 5 Tây Nguyên 5469301 4672837 85,44 6 Đông Nam Bộ 2363680 1960224 82,93 7 Đồng bằng s._.ông Cửu Long 4064405 3444331 84,74 (Nguồn: [3]) Trong khoảng thời gian 15 năm (1990 - 2005) đất nông nghiệp có biến động khá lớn cả về diện tích tuyệt đối và tỷ trọng trong quỹ đất. Năm 1990, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6933214ha, chiếm 21%, năm 1995 là 7993748ha, chiếm 24%, năm 2000 đạt 9345345ha, chiếm 28,38% và năm 2005 là 9415568 ha, chiếm khoảng 28,42% tổng diện tích tự nhiên. Bảng 2.2. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp Stt Năm Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1 1990 6933214 21,00 2 1995 7993748 24,00 3 2000 9345345 28,38 4 2005 9415568 28,42 (Nguồn: [3]) Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 - 2005, xu hướng tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã bị chững lại do quỹ đất đưa vào sử dụng cho mục đích này dần cạn kiệt. 2.4 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một số nước Châu á ở khu vực Châu á, tỷ lệ dân số tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trung bình khoảng 50%, cao nhất là Timor Leste, sau đó đến Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào: 76,10%. Các nước có tỷ lệ dân số tham gia vào sản xuất nông nghiệp thấp là Nhật Bản: 3,40%; Hàn Quốc: 7,70% [21]. Mặc dù nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở một số nước Châu á nhưng do đất chật, người đông nên diện tích đất trồng trọt bình quân đầu người thấp, quy mô nông hộ nhỏ, chỉ vài ha/hộ, Thái Lan: 3,20 ha/hộ; Myanmar: 2,40 ha/hộ, Trung Quốc và Việt Nam là 0,70 ha/hộ. Trong khi đó quy mô trang trại ở các nước phát triển khu vực Bắc Âu là vài chục ha/hộ, ở Mỹ khoảng 90% là hình thức trang trại gia đình quy mô trên dưới 100 ha, nông dân chủ trang trại là lao động chính, chỉ thuê thêm 1 – 3 lao động thời vụ hoặc thường xuyên, còn khoảng 10% là trang trại lớn của các công ty cổ phần hoàn toàn sử dụng lao động thuê. Diện tích đất đai ở các nông hộ Châu á hạn hẹp đã ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất quy mô lớn theo hướng chuyên môn hoá sản phẩm hàng hoá và tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến công nghiệp. Trong tương lai, một số hộ không có khả năng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao sẽ chuyển sang làm các công việc khác. Đất đai sẽ được “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ vào các hộ làm giỏi và quy mô đất đai của các hộ này sẽ tăng lên, sản xuất nông nghiệp của các loại hộ này thường theo hướng chuyên môn hoá, sản xuất các nông sản phẩm hàng hoá. Như vậy, sự phát triển kinh tế hộ ở Châu á cũng sẽ dần dần theo kiểu trang trại ở các nước phát triển [21]. Trong đầu tư cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: đầu tư cho vật tư nông nghiệp, đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với Hàn Quốc và Nhật Bản, lượng tiêu thụ phân vô cơ cho 1 ha đất nông nghiệp là 367,60 kg và 296,60 kg, Việt Nam: 222,10 kg, Thái Lan: 87,80 kg. Trong khi đó, đối với Lào chỉ 7,00 kg và Cămpuchia còn thấp hơn nữa. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp của từng nước phụ thuộc vào điều kiện cụ thể: khả năng kinh tế, chính sách của nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu sản xuất nông sản của mỗi nước. Diện tích đất trồng trọt được tưới của Hàn Quốc chiếm 60,60%; Nhật Bản: 54,70%; Trung Quốc: 35,60%, trong khi đó Malaysia: 4,80%; Cămpuchia: 7,00%, Inđônêsia: 14,20%. Việt Nam là nước có diện tích trồng trọt được tưới ở mức trung bình, chiếm 33,70%, diện tích này tập trung chủ yếu vào cây hàng năm, đặc biệt là lúa nước. Về trình độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản là nước có trình độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp cao nhất, hầu như các khâu trong sản xuất nông nghiệp đều được thực hiện bằng máy móc, mặc dù tổng diện tích đất trồng trọt không nhiều, chỉ có khoảng 4762000 ha, nhưng số máy kéo sử dụng trong nghiệp chiếm cao nhất: 2028000 cái, bình quân 2,30 ha đất trồng trọt/1máy kéo; Hàn Quốc: 9,10 ha đất trồng trọt/1 máy kéo, Trung Quốc: 166,20 ha đất trồng trọt/1 máy kéo trong khi đó con số này ở Cămpuchia chí 1464 ha đất trồng trọt/1 máy kéo; Myanmar: 1140ha đất trồng trọt/ 1 máy kéo. Việt nam là nước có tỷ lệ cơ giới hoá ở mức trung bình, bình quân 54,50 ha đất trồng trọt/1 máy kéo. Về máy gặt đập và thu hoạch, Nhật Bản lại là nước có mức đầu tư cao nhất: 1 máy gặt đập và thu hoạch/4,50 ha diện tích dất trồng trọt; Hàn Quốc: 1 máy/21,40 ha, trong khi ấn Độ: 1máy/40503,50 ha, Trung Quốc: 1 máy/781,50 ha. Số lượng diện tích do máy gặt đập và thu hoạch đảm nhận của Việt Nam với tỷ lệ là 1 máy/28,30 ha [21]. Theo tài liệu của Tổ chức Nông lương Thế giới - FAO, giá trị sản phẩm quốc nội của ngành nông nghiệp một số nước như Nhật Bản và Hàn Quốc có tỷ lệ so với tổng giá trị sản phẩm quốc nội là 1,40% và 4,00%, Trung Quốc và Thái Lan thì tỷ lệ này cũng chỉ chiếm 15,40% và 9,40%. Trong khu vực Đông Nam á, Cămpuchia là nước có tỷ trọng ngành nông nghiệp cao nhất chiếm đến 35,60% tổng sản phẩm quốc nội. 2.5 Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 2.5.1 Bản chất của sản xuất hàng hóa Trước hết, để hiểu sản xuất hàng hoá chúng ta cần hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên. Kinh tế tự nhiên là kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển. Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua trao đổi mua bán. Để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại cần có hai điều kiện: Thứ nhất là phải có sự phân công lao động xã hội, tức là có sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác. Sự phân chia lao động xã hội sẽ làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nên tất yếu vì khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm trong khi họ có nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán. Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến.. Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hoá. Thứ hai là phải có sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất về mặt kinh tế, tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định. Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có sản xuất hàng hoá. So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn. Do sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu kinh tế - xã hội vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn. Trong nền sản xuất hàng hóa, để tồn tại và sản xuất có lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước,... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. Tóm lại, trong khi sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi như cầu và nguồn lực cá nhân, gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì sản xuất hàng hoá lại tạo được động lực sản xuất phát triển, làm cho sản xuất phù hợp với nhu cầu, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội. 2.5.2 Thực trạng, thách thức và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam 2.5.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hoá Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam thực sự có bước chuyển mình từ sau khi đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng: chuyển từ nền sản xuất tự cấp tự túc sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng làm thay đổi tính chất, đặc điểm và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, đồng thời tạo ra động lực mới cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những thành tựu bước đầu đó được thế giới ghi nhận, có thể đánh giá trên các mặt chủ yếu sau đây [22]: - Sản lượng nông sản hàng hóa tăng nhanh, ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thực tiễn từ năm 1989 đến nay, tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) liên tục tăng và ổn định, đạt mức bình quân tăng 4%/năm. Sản lượng của hầu hết các loại nông sản đều tăng, cao hơn so với mức tăng của dân số. Sản lượng lương thực tăng bình quân 4,8%/năm, từ 21,50 triệu tấn năm 1989 tăng lên 39,65 triệu tấn năm 2006. Theo đó sản lượng lương thực trên đầu người tăng từ 332,20 kg lên 480 kg cùng thời gian trên. Sản lượng thủy sản tăng 5%/năm; cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm và sản phẩm chăn nuôi cũng tăng ở mức cao: cà phê tăng 11,5 lần, cao su mủ khô tăng 4 lần, chè búp tăng 1,8 lần, sản lượng mía tăng 3 lần, … - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã và đang chuyển dịch hợp lý và đúng hướng: Ngành trồng trọt ngày càng đa dạng hóa cây trồng, giảm dần tình trạng độc canh cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, nhất là những diện tích năng suất thấp, không ổn định, tăng dần tỷ trọng các nhóm cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, như cây công nghiệp, cây đặc sản, rau đậu, hoa, cây cảnh. Trong nhóm cây lương thực, xu hướng chuyển dịch sản xuất lúa sang trồng ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu mùa, vụ, giống mới nhằm tăng năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nguyên liệu công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giảm dần nhập khẩu ngô và thức ăn gia súc, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển. Ngành chăn nuôi cũng phát triển theo hướng đa dạng hóa với mục tiêu tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất từ 24 - 25% hiện nay lên 30% (có tỉnh đạt mục tiêu 50%) giá trị sản lượng nền nông nghiệp vào năm 2010. Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, trong các năm 2005, 2006, chăn nuôi gia súc chuyển mạnh sang phát triển gia súc lấy thịt, lấy sữa tăng khá cao so với năm 2004 về trước. Năm 2005, đàn bò đạt 5,54 triệu con, tăng 12,9% so với năm 2004, trong đó bò lai tăng 288000 con, bò sữa đạt 105000 con, tăng 7,1%, sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt 142200 tấn, tăng 18,7%, sản lượng sữa tươi tăng 30%. Năm 2006, đàn bò tăng lên 6,511 triệu con, cao hơn 17,5% so với năm 2005. Đàn bò sữa ở nhiều tỉnh chăn nuôi không hiệu quả, nên hơn 50% số tỉnh, thành phố có đàn bò sữa giảm so với năm 2005 (có tỉnh giảm hơn 50% như Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Tuyên Quang). Nguyên nhân chính là do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, thu mua sữa chế biến hạn chế, giá cả chưa hợp lý. Tuy nhiên, tổng đàn bò sữa cả nước vẫn tăng 8,7% so với năm 2005, đạt 113200 con, chủ yếu tăng mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chiếm 60% tổng đàn bò sữa cả nước. Đàn lợn đạt 26,9 triệu con, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó đàn nái 4,338 triệu con, tăng 11,7%, chiếm 16,1% tổng đàn. Đàn gia cầm đạt 214,564 triệu con, bằng 97,6% so với cùng kỳ năm 2005 do người dân vẫn còn lo ngại dịch cúm gia cầm quay trở lại và bùng phát nên chưa đầu tư để khôi phục đàn. Ngành lâm nghiệp cũng có bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Tỷ trọng lâm sinh và dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng dần: năm 1990, tỷ trọng lâm sinh chiếm 13,1%, dịch vụ lâm nghiệp chiếm 1%; năm 2000, các tỷ trọng trên là 14,5% và 4,7% và năm 2005: 18,6% và 6,9%. Tuy tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản vẫn chiếm khoảng 80%, nhưng cơ cấu đã thay đổi quan trọng: chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang khai thác rừng trồng là chủ yếu, khai thác gỗ rừng trồng khu vực ngoài quốc doanh tăng dần từ 60% năm 2000 lên 80% năm 2005. Kết quả đạt được của ngành thủy sản những năm gần đây vượt xa các thời kỳ trước về quy mô, tốc độ tăng trưởng cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng thủy sản đánh bắt tự nhiên giảm nhanh từ 70,8% năm 2001 xuống còn 62% năm 2005, tỷ trọng thủy sản nuôi trồng tăng từ 29,2% năm 2001 lên 38% năm 2005. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được mở rộng. Năm 2005, cả nước đạt 905000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, tăng 41% so với năm 2000. Cơ cấu diện tích nuôi trồng chuyển dịch theo hướng tăng diện tích nuôi tôm và giảm diện tích nuôi cá nhưng lượng tuyệt đối vẫn tăng, cơ cấu sản phẩm ngành thủy sản, vì thế cũng chuyển từ thủy sản khác và cá sang tôm. Tỷ trọng tôm tăng từ 47,7% về diện tích và 14,6% về sản lượng năm 2001 lên 66,8% và 25,2% về diện tích và sản lượng năm 2005 và gắn chặt chẽ với thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản còn theo phương hướng hiện đại, gắn khai thác với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển, tăng tỷ trọng các loại hải sản đánh bắt xa bờ, giảm tỷ trọng các loại hải sản đánh bắt gần bờ. - Nhờ có những đổi mới, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói trên, kim ngạch xuất khẩu các ngành nông, lâm, thủy sản của nước ta cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,87 tỷ USD, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu cả nước, gấp 3,4 lần năm 1990, trong đó gạo xuất khẩu 4,6 triệu tấn, tăng 2,8 lần, thủy sản xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, gấp 5 lần năm 1990. Giai đoạn 2001 - 2005, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục tăng mạnh, không chỉ góp phần quan trọng cho ngân sách Nhà nước, mà còn khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tới 7,16 tỷ USD, gấp 1,8 lần năm 2000, tăng 19,7% so với năm 2005, trong đó ngành thủy sản đạt hơn 3 tỷ USD, nhiều mặt hàng chủ lực nông sản đạt trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, đồ gỗ… mặc dù nông nghiệp năm 2006 gặp nhiều khó khăn gay gắt như bão, lũ, gây thiệt hại 19 ngàn tỷ đồng, chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn, dịch vàng lùn, lùn xoắn lá gây thiệt hại khoảng 1 triệu tấn lúa, giá cả vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng cao. 2.5.2.2 Những thời cơ và thách thức trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam Tháng 11 năm 2006, nước ta đã ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) sau hơn 11 năm đàm phán. Tham gia WTO, nước ta có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đất nước. Nền kinh tế nói chung, nền sản xuất nông nghiệp nói riêng thêm điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, tạo cơ hội cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu, có điều kiện để đấu tranh bảo vệ sự công bằng và hợp lý hơn các lợi ích của đất nước cũng như của doanh nghiệp. Vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến sẽ có cơ hội đầu tư vào nước ta hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở mang một số ngành kinh tế, hàng hóa xuất khẩu và theo đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, là một nước đi lên từ nông nghiệp nên trình độ phát triển và quản lý nhà nước còn thấp, doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân còn ít, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đặt ra cho nước ta nói chung, cho nền nông nghiệp nói riêng những khó khăn, thách thức rất lớn. Nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp, nguy cơ thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo sẽ tăng lên nếu chúng ta không có chính sách chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn, không thực hiện tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Hội nhập kinh tế càng sâu rộng, càng đặt ra nhiều vấn đề mới về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc…Như vậy, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam vừa đem lại lợi ích và cơ hội lớn, vừa có những thách thức không nhỏ. Sau 20 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã có thế và lực mới, có điều kiện chủ động vượt qua những khó khăn, tận dụng cơ hội với tư cách là thành viên của WTO, đẩy lùi và vượt qua được các thách thức khiến cho nền kinh tế nước ta có khả năng phát triển, bền vững, hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng hơn với cộng đồng quốc tế, những thời cơ và thách thức đó là [22]: Đối với sản xuất nông nghiệp, gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng toàn bộ qui chế đãi ngộ của nước thành viên, bao gồm tỷ suất thuế nhập khẩu ưu đãi và không phân biệt đối xử của các nước phát triển, tăng hạn ngạch thuế, giảm dần thuế lũy tiến và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan. Điều này tạo thuận lợi để nông nghiệp nước ta tăng nhanh khả năng thương mại đối với các loại sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên của WTO sẽ được giảm thuế nhập khẩu đối với nông, lâm sản hàng hóa của Việt Nam, làm cho nước ta có điều kiện mở rộng thị trường nông sản. Khả năng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên cũng là cơ hội để nước ta phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ trong các ngàng sản xuất nông nghiệp. Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhiều lĩnh vực sản xuất vốn có lợi thế như lúa gạo là hàng hóa xuất khẩu chủ lực có mặt và có uy tín trên nhiều thị trường thế giới như Philipin, Singapo, Malaixia, Inđônêxia và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra còn một số thị trường tiềm năng như Ôxtrâylia, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh. Gạo Việt Nam có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như các giống lúa: OM, OMCS, IR, VNĐ, MTL…Một số giống lúa đặc sản địa phương cũng phục vụ xuất khẩu như giống lúa Nàng Thơm chợ Đào, Nàng Nhen, Phú Tân,… được thị trường thế giới ưa chuộng. Sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, phẩm cấp và giá cả xuất khẩu gạo của nước ta tăng lên rõ rệt. Từ chỗ gạo cùng phẩm cấp, nhưng giá gạo nước ta thấp hơn của Thái Lan 20 USD, thậm chí 40 USD/tấn, đến nay chỉ còn chênh lệch bình quân 4 USD/tấn. Đáng chú ý là sức cạnh tranh hàng nông sản của Việt Nam còn thấp, hầu hết gạo xuất khẩu của nước ta là loại gạo trung bình, nên giá bán luôn thấp hơn gạo Thái Lan cùng phẩm cấp. Mặc dù đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng đến nay gạo Việt Nam chưa có thương hiệu riêng trên thị trường thế giới [22]. Ngoài ra, hồ tiêu và hạt điều của Việt Nam xuất khẩu cũng đứng nhất, nhì thế giới, nhưng do năng suất và chất lượng thấp nên 2 loại sản phẩm này thời gian vừa qua xuất khẩu nhiều về số lượng nhưng kim ngạch thu về chưa tương xứng. Theo báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam, nước ta có khoảng 350000 ha trồng điều, nhưng do chủ yếu trồng bằng hạt, giống bị thoái hóa nên năng suất không ổn định, sản lượng chỉ đạt 400000 tấn hạt tươi, xuất khẩu mỗi năm khoảng hơn 100000 tấn hạt khô, thu được khoảng 0,5 tỷ USD. Một số nước nhập khẩu hạt điều thô của Việt Nam, rồi chế biến, đóng bao bì, in thương hiệu của nước họ để xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, Việt Nam liên tục dẫn đầu thế giới về lượng hồ tiêu xuất khẩu, đạt bình quân 70600 tấn/năm, chiếm 31,2% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Theo nhận định của Tổ chức Hồ tiêu thế giới, năm nay, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tiếp có những ảnh hưởng đối với thị trường hồ tiêu thế giới. Hồ tiêu Việt Nam hiện có mặt ở thị trường 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài lúa gạo, cà phê là mặt hàng nông sản xuất xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Vụ 2006/2007, Việt Nam đã xuất cà phê đi 61 nước, trong đó, 10 nước nhập khẩu cà phê đứng đầu gồm: Bảng 2.3. Một số nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam Stt Tên nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Tỷ phần so với tổng xuất khẩu (%) 1 Bỉ 138603 57947984 15,85 2 Mỹ 137501 59371585 15,72 3 Đức 134.321 60054805 15,36 4 Tây Ban Nha 73852 31666889 8,44 5 ý 62559 27796789 7,15 6 Pháp 45998 20147381 5,26 7 Ba Lan 38155 17171839 4,36 8 Anh 30153 13055058 3,45 9 Nhật 26905 13274686 3,08 10 Hàn Quốc 26288 11310104 3,01 (Nguồn: [1]) Các loại hoa quả trái cây của Việt Nam cũng có nhiều lợi thế xuất khẩu, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với hơn 300000 ha là vựa trái cây lớn nhất nước ta, ước tính sản lượng đạt 3,30 triệu tấn/năm, trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản như Xoài Cát Hòa Lộc, Vú Sữa Lò Rèn, Bưởi Năm Roi,… Dự kiến kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây của nước ta đạt khoản 350 triệu USD/năm, nhưng khả năng cung cấp cho xuất khẩu và chế biến rất hạn chế. Hiện nay sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 4 - 5% số trái cây nhiệt đới được sản xuất ở các nước châu á. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Các nhà vườn vẫn còn khai thác tự nhiên, phân tán, mạnh ai nấy làm. Đối với ngành chăn nuôi nước ta cũng có những lợi thế nhất định. Từ năm 1990, lợn sữa Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Hồng Kông và đỉnh cao là năm 2002 đã xuất khẩu 30000 tấn, nhưng mới chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Hiện tại, sản xuất gia cầm trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu tiêu dùng nội địa, 80% nhu cầu dựa vào nhập khẩu. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu thịt bò sang các nước khu vực sông Mê Kông nếu chúng ta tăng được sản lượng thịt bò trên mức độ tự cung cấp như hiện nay. Việc sản xuất thịt dê và thịt cừu để xuất khẩu sang các nước đạo Hồi cũng là một lợi thế mà Việt Nam có thể khai thác. Tuy nhiên, chăn nuôi của Việt Nam gặp khó khăn khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới do ngành chăn nuôi có năng suất, chất lượng thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chi phí các sản phẩm các ngành chăn nuôi cao, nhất là khi giảm thuế nhập khẩu và xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, các sản phẩm có chi phí cao của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có chi phí thấp từ các nước thành viên WTO. Đó là nguy cơ diễn ra cạnh tranh quyết liệt không chỉ về giá cả mà còn cả về chất lượng sản phẩm ngay tại thị trường trong nước, kể cả thịt lợn, thịt bò và sữa. Chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Ngoài ra chi phí thức ăn chăn nuôi cao (gấp 1,5 - 2 lần) so với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực cũng là trở ngại lớn. Sự bùng nổ dịch bệnh ở các nước Châu á như Việt Nam cũng làm giảm năng lực cạnh tranh các loại sản phẩm chăn nuôi. Ngành thủy sản vốn có những thế mạnh trong một số mặt hàng xuất khẩu, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, dự kiến xuất khẩu mỗi năm 2 tỷ USD trong vài ba năm tới. Nhưng đến nay, 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có tỉnh nào xây dựng xong quy hoạch phát triển ngành thủy sản. Các tỉnh chưa có liên kết sản xuất, bảo đảm môi trường, chưa tạo được sức mạnh cạnh tranh cao cho sản phẩm, chưa có chiến lược phát triển bền vững của cả vùng. Thực trạng nông sản hàng hóa của Việt Nam tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng chưa ổn định. Các vùng nông sản bước đầu hình thành nhưng sản xuất còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường thế giới. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Trong số hơn 8 triệu lao động toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có 10,2% số lao động đã qua đào tạo, số còn lại là lao động phổ thông. Số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít hơn nhiều. Đó là vấn đề đòi hỏi các ngành sản xuất trong nông nghiệp phải vươn lên tự khẳng định vị thế của mình trên các thị trường thế giới mới có khả năng kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách thiết thực. Mặt khác, vấn đề công nghiệp hoá và cơ khí hoá nông nghiệp để tăng năng suất và tăng cường cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đang là bài toán khó. Có nhiều vấn đề nảy sinh trong chuyển giao công nghệ, phương pháp và sáng kiến nông nghiệp từ những nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư và hệ thống tín dụng nông nghiệp và nông thôn, thiếu hoặc chưa có đủ các hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Không đủ khả năng tài chính để thực hiện các nghiên cứu khoa học, đặc biệt về sinh học và tổ chức ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học[8]. 2.5.2.3 Những giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới Với tư cách là nước thành viên của WTO, nông nghiệp Việt Nam phải làm gì để đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế? Như phần trên đã trình bày, nông nghiệp là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh thị trường rất lớn, do đó việc nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa Việt Nam có ý nghĩa sống còn và hết sức bức thiết không chỉ trước mắt mà còn cả lâu dài. Bởi vậy, chúng ta phải xây dựng một chiến lược phát triển nền nông nghiệp sinh thái chất lượng cao, trong đó có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên những thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam. Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, bao gói, xuất khẩu. Phấn đấu từng bước tạo ra những thương hiệu riêng đối với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, các giải pháp cụ thể: - Tạo bước đột phá, kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng chính thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam để khai thác tiềm năng các vùng nông, lâm, thủy sản, trước mắt là những dự án đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vận chuyển, chế biến, giảm hao hụt sau thu hoạch. Đồng thời xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở bảo quản, phơi sấy đủ tiêu chuẩn quốc tế để các hàng hóa nông sản, thủy sản nâng cao giá trị xuất khẩu. Đầu tư phát triển các đội tàu đánh cá hiện đại, xây dựng cảng cá, hệ thống kho lạnh phục vụ sản xuất và xuất khẩu. - Để có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, vấn đề cốt tử là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản, một mặt phải cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi, mặt khác phải tổ chức lại sản xuất để có sức mạnh cung cấp cho thị trường những lô hàng nông sản lớn. Thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng sản xuất chuyên môn hóa nguyên liệu gần với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nông nghiệp, các trang trại kinh doanh nông, lâm, thủy sản qui mô vừa và nhỏ. - Đánh giá cụ thể sức cạnh tranh của từng loại nông sản xuất khẩu chủ lực để có giải pháp khắc phục những yếu kém, đảm bảo nông sản Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường trong nước và thế giới. Công tác qui hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, thực hiện chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp các loại nông sản cần sớm được đẩy mạnh – Nhà nước có kế hoạch thành lập các Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông sản hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhất là xuất khẩu trên các vùng sản xuất nông nghiệp qui mô tập trung. Có kế hoạch xây dựng và thực hiện các thương hiệu hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trước mắt là gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, một số loại trái cây (bao gồm cả nước trái cây ép) đối với từng loại thị trường tương đối rộng lớn [23]. - Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế và chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa nước ta trong điều kiện mới. Hoàn chỉnh các chính sách tạo lập đồng bộ khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển và mở rộng thị trường sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; giao rừng và đất rừng cho hộ nông dân kinh doanh lâu dài và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, phát triển hệ thống khuyến nông (lâm, ngư) và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện các chính sách và qui định nói trên, xử lý nghiêm những sai phạm trong hoạt động thị trường. Mặt khác phải đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho việc lưu thông trao đổi và xuất khẩu hàng hóa nông sản. Thiết lập và phát triển hệ thống nghiên cứu, phân tích đánh giá, dự báo, cung cấp thông tin và giao dịch thị trường hiện đại, nhất là hệ thống phân tích, dự báo thị trường trung và dài hạn, thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, các thị trường mới và thị trường tiềm năng để phục vụ việc hoạch định chính sách vĩ mô và quy hoạch phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của nước ta. Hình thành một số quỹ hỗ trợ và bảo trợ phát triển sản xuất và mở rộng thị trường nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là nước đi sau trong khi thị trường nông sản thế giới đã được phân chia tương đối ổn định, vì thế, một mặt cần có những giải pháp khai phá thị trường mới, mặt khác cần căn cứ vào tình hình dự báo thị trường để bố trí cơ cấu sản xuất cho phù hợp với lợi thế so sánh từng vùng. Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng xuất khẩu nông sản chỉ dựa vào tình hình dư thừa trong nước hoặc do một cơ cấu đã có sẵn trong thời kỳ kinh tế bao cấp trước đây để lại. Có như vậy mới chủ động được hàng hóa trao đổi và xuất ._.hững sản phẩm thị trường có nhu cầu nhưng lại không có hoặc là sản xuất ra với khối lượng rất ít. Mặt khác, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương là sản phẩm hàng hoá: cà phê, tiêu, điều,...nên việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và ổn định giá cả là khâu vô cùng quan trọng. Do vậy, cần thực hiện các giải pháp sau: - Xác định thị trường phải cụ thể hoá cho từng loại sản phẩm. Loại sản phẩm tươi nên hướng vào thị trường địa phương: sầu riêng, điều,...sản phẩm sơ chế cần hướng nhiều hơn vào thị trường nội địa hoặc xuất khẩu (thị trường EU, Mỹ,...): ngô, đậu tương, cà phê, tiêu,... - Cung cấp thông tin giá cả và thị trường tiêu thụ kịp thời đến với người sản xuất. Hiện nay mới có thông tin giá cà phê trên sàn giao dịch Buôn Ma Thuột kết nối với sàn giao dịch tại Luân Đôn thông qua chương trình truyền hình Đắk Lắk. Trong thời gian tới, tỉnh cần đưa thêm thông tin về giá các mặt hàng nông sản khác: tiêu, điều, ngô, đậu đỗ các loại,...và mở rộng phát trên cả sóng phát thanh của địa phương - Cần phải gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất với nhà máy tiêu thụ, đại lý thu mua nông sản,... 4.4.2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm nói chung, thị trường xuất khẩu nói riêng được tự do lựa chọn nơi mua hàng. Người tiêu dùng có kiến thức ngày càng cao về chất lượng của nông sản sẽ đòi hỏi tiêu chuẩn sản phẩm cả chất lượng, an toàn - vệ sinh, tuân thủ chế độ nuôi trồng và tính bến vững trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần hướng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn và hiệu quả. Mặt khác, để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, địa phương cần phải phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến. Thực tế cho thấy, nếu so sánh giá 1kg cà phê thành phẩm bán ra trên thị trường, người sản xuất chỉ hưởng được 30% giá trị, còn lại 70% thuộc về nhà chế biến. Những lợi thế do tự nhiên mang lại cho địa phương: đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi sẽ giảm dần lợi thế, thay thế vào đó là sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 4.4.2.4 Giải pháp về vốn đầu tư Với điều kiện hội nhập và nhu cầu phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, tăng năng lực cạnh tranh nhưng chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương là hộ nông dân dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố sản xuất khác nhằm tạo thu nhập cho hộ, do vậy hiệu quả mang lại thấp. Trong thực tế sản xuất nông nghiệp ở huyện Krông Ana, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất dựa chủ yếu vào sự tích lũy của nông hộ. Do đó, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh từ tự túc tự cấp lên sản xuất hàng hoá và gắn với thị trường là không thể thực hiện được. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thiên tai, cung cầu hàng hoá nông sản kém co dãn với sự biến động của giá cả trong cơ chế thị trường. Đặc biệt đối với cây công nghiệp lâu năm, một năm chỉ cho sản phẩm tại một thời điểm nhất định trong khi đòi hỏi đầu tư lớn: cà phê, tiêu. Chính vì vậy, để giải quyết nguồn vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: - Đa dạng hoá các loại hình cho vay: vay trực tiếp với các tổ chức tín dụng, vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân,...). - Cải tiến thủ tục hành chính, tăng số tiền và thời gian cho vay đối với hộ nông dân đầu tư sản xuất cây công nghiệp lâu năm (thời gian kiến thiết cơ bản của cà phê, tiêu, điều từ 3 đến 5 năm). 4.4.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực Vấn đề bức xúc hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở địa phương đó là trình độ sản xuất của hộ nông dân còn lạc hậu. Trong sản xuất nông sản hàng hoá, hộ nông dân không có kiến thức hoặc không chịu trau dồi kiến thức sản xuất tất yếu sẽ bị đào thải. Điều này sẽ buộc nông dân phải học hỏi để có kiến thức, từ thay đổi kỹ thuật và thói quen làm việc để phù hợp với yêu cầu mới. Song câu hỏi đặt ra đó là học ở đâu? học cái gì? Chính vì thế, cần phải thực hiện các giải pháp: - Đẩy mạnh công tác khuyến nông ở cơ sở, hình thành các tổ khuyến nông tự nguyện tại các thôn, buôn từ đó hộ nông dân có thể học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất cho nhau. - Cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản nông sản thông qua tờ rơi. - Tham quan thực tế các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để hộ nông dân có thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong sản xuất. 5. Kết luận và đề nghị 5.1 Kết luận 1. Huyện Krông Ana có điều kiện khí hậu mang đặc trưng của khu vực Tây nguyên, đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm, nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm sản xuất. Cùng với đó là lợi thế về vị trí địa lý nằm phía nam và tiếp giáp thành phố Buôn Ma Thuột – đô thị lớn nhất khu vực Tây Nguyên - đây sẽ là những điều kiện thuận lợi đối với địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng. Trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, giá trị sản xuất lên đến: 786896,00 triệu đồng, chiếm 66,78% tổng giá trị sản xuất của huyện. 2. Tổng diện tích tự nhiên của huyện: 35609,00 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích 28600,67 ha chiếm đến 80,32%, đất phi nông nghiệp: 3803,52 ha, chiếm 10,68%, đất chưa sử dụng: 3204,81ha chiếm 9,00% tổng diện tích tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 24457,56 ha (đất trồng cây lâu năm: 12184,11 ha, đất lúa: 8654,92ha, đất trồng cây hàng năm khác: 3618,53ha), chiếm đến 85,51% diện tích đất nông nghiệp với các loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao: cà phê, tiêu, sầu riêng, ngô, đậu tương,...Trên địa bàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính với 13 kiểu sử dụng đất khác nhau phân bố ở hai tiểu vùng. Tiểu vùng 1, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng chiếm đến 55,04% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện với 13404,76 ha. Tiểu vùng 2 có địa hình thấp trũng, diện tích đất phù sa khá lớn và được khai phá từ lâu có ưu thế phát triển chuyên canh lúa và cây hàng năm khác với 10950,46 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 44,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. 3. Trong các loại hình sử dụng đất, loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm có hiệu quả cao nhất ở cả hai tiểu vùng, GTSX: 96691,37 nghìn đồng, TNT: 38012,47 nghìn đồng với CPTG: 47631,36 nghìn đồng và giải quyết 221 công lao động, GTSX/công LĐ: 427,45 nghìn đồng/công LĐ, GTGT/công LĐ: 211,69 nghìn đồng/công LĐ. Đặc biệt với kiểu sử dụng đất trồng cà phê xen tiêu các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt kết quả cao, GTSX: 153449,50 nghìn đồng, TNT: 73326,32 nghìn đồng. Tuy nhiên, kiểu sử dụng đất trồng ca cao không mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, lỗ 1248,10 nghìn đồng do không thích hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Bên cạnh đó, loại hình sử dụng đất chuyên màu có hiệu quả thấp nhất (GTSX: 32863,34 nghìn đồng, TNT: 8155,37 nghìn đồng) nhưng cũng không thấp hơn so với loại hình sử dụng đất chuyên lúa (GTSX: 33008,97 nghìn đồng, TNT: 8598,07 nghìn đồng). 4. Trên hai tiểu vùng, khả năng giải quyết công LĐ/ha đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 1: 217 công LĐ trong khi tiểu vùng 2 là 181 công LĐ, bình quân chung: 211công LĐ. Với sản lượng lúa: 50952,29 tấn, bình quân tính theo đầu người: 585kg/người/năm, huyện Krông Ana đã đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực tại chỗ. Tính chất hàng hoá của các sản phẩm nông sản ở địa phương khá cao, mức trung bình chung của các loại nông sản là 58,68%, trong đó có một số nông sản như điều, ca cao là 100%; cà phê 99,99%; tiêu: 99,65%. 5. Trên cơ sở xem xét điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, trong định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của địa phương đến năm 2015, loại hình sử dụng đất chuyên cây công nghiệp lâu năm: 12793,89 ha, tăng 482,15 ha. Diện tích trồng ca cao không hiệu quả sẽ chuyển sang các kiểu sử dụng đất trồng cây lâu năm khác có hiệu quả. Giảm diện tích loại hình sử dụng đất chuyên màu 185,32 ha sang mục đích trồng cây lâu năm và phi nông nghiệp, năm 2015 xuống còn 3378,18 ha. Diện tích loại hình sử dụng đất chuyên lúa có giảm không đáng kể với diện tích: 8505,80 ha. 6. Song song với xây dựng định hướng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở địa phương, cụ thể: tổ chức tốt công tác sản xuất, bảo quản và sơ chế nông sản, nghiên cứu thị trường tiệu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và coi trọng vốn đầu tư, nguồn nhân lực. 5.2 Đề nghị - Có chính sách đầu tư hoàn thiện hề thống cơ sở hạ tầng nông thôn: tuyến đường vào xã Bình Hoà, Quảng Điền, Dur Kmăl, Dray Sáp, hệ thống kênh mương nội đồng ở xã Bình Hoà, Quảng Điền, Dray Sáp và thị trấn Buôn Trấp. - Đối với tỉnh và huyện cần sớm có quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung cây lâu năm, cây hàng năm. - Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung hoàn chỉnh các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và môi trường hướng đến nền nông nghiệp hàng hoá bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Tiếng Việt [1]. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2005. [3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 của cả nước, Hà Nội. [4]. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5]. Bùi Thị Ngọc Dung (2006), Hiện trạng sử dụng đất lúa và khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6]. Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài (2003), Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, Hà Nội. [7]. Trần Đình Đằng, Trần Việt Dũng và Hồ Văn Vĩnh (2000), Giải pháp về chính sách đất đai đối với doang nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam hiện nay, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [8]. Nguyễn Thị Hồng (2007), Nông nghiệp thời hội nhập, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 8/2007. [9]. Vũ Ngọc Hùng (2007), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hoà Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. [10]. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (1992), Hà Nội. [11]. Phạm Xuân Hưng, Nguyễn Văn Lạng (2005), Kết quả nghiên cứu thời gian trồng gối cây bông vụ thu đông vào cây ngô và cây đậu nành vụ hè thu tại Tây nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 16, Hà Nội [12]. Huỳnh Thị Liên Hoa, Lê Đức Lưu (2007), Thực trạng và định hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm trên toàn quốc đến năm 2020, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. [13]. Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm, Vũ Cao Thái (1997), Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (Lấy tỉnh Đồng Nai làm ví dụ), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [14]. Trịnh Văn Liêm (2007), Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc tại xã Nậm Dịch, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. [15]. Luất đất đai 2003 (2003), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. [16]. Lương Hồng Nguyên, Đặng Phúc và Bùi Xuân Phương (2007), Đánh giá hệ thống nông lâm nghiệp Trung du Miền núi phía Bắc, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. [17]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005,2006, 2007), Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. [18]. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk ( 2007), Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Krông Ana đến năm 2010. [19]. Phòng Thống kê huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk (2005, 2006, 2007), Niên giám thống kê. [20]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk (2006), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010. [21]. Nguyễn Thị Ngọc Trân (2007), Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một số nước Châu á, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. [22]. Phạm Văn Vang (2007), Nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí những vấn đề kinh tế và thế giới, số 3 tháng 3/2007. [23]. Nguyễn Quốc Vọng (2005), Những thách thức mới của Nông nghiệp Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn tháng 09/2005. [24]. Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1978, 2000), Kết quả đánh giá, phân loại đất tỉnh Đắk Lắk. 2. Tiếng Anh [25]. FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Rome. [26]. Smyth A. Jand Dumaski (1993), FESLM An International Framework for Evaluation Sustainable Land Management, World soil Report, FAO, Rome. Phụ lục Hình ảnh minh hoạ Hình 1. Kiểu sử dụng đất trồng lúa Hình 2. Kiểu sử dụng đất trồng đậu tương Hình 3. Kiểu sử dụng đất trồng ngô Hình 4. Kiểu sử dụng đất trồng cà phê Hình 5. Kiểu sử dụng đất trồng tiêu Hình 6. Kiểu sử dụng đất cà phê xen sầu riêng Mẫu phiếu điều tra Mó phiếu .......................... Huyện: Krông Ana, Đắk Lắk Xã (thị trấn)............................. Thôn (Buôn): .......................... PHIếU ĐIềU TRA NÔNG Hộ PHầN 1: THÔNG TIN CHUNG Về Hộ (tính số người thường trú) 1.1 Họ tên chủ hộ: .......................................................................................................................... Tuổi: ................................................................. Dân tộc: ....................................................... Giới tính: Nam = 1 Trình độ: ……………………………................................. Nữ = 2 1.2 Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3 1.2.1 Số nhân khẩu: .................................................................................................................. 1.2.2 Số người trong độ tuổi lao động: ..................................................................................... 1.2.3 Những người trong tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh viên) và những người trên tuổi lao động thực tế đang lao động. Stt Quan hệ với chủ hộ Tuổi Giới tính Nam = 1 Nữ = 2 Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều nhất trong năm qua Theo ngành: Nông nghiệp = 1 Ngành khác = 2 Hình thức: Tự làm cho gia đình =1 Đi làm nhận tiền công, lương = 2 1 2 3 4 5 1.3 Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: - Nông nghiệp = 1 - Nguồn thu khác = 2 1.4 Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: - Trồng trọt = 1 - Chăn nuôi = 2 - Khác = 3 PHầN 2: TìNH HìNH SảN XUấT NÔNG NGHIệP CủA Hộ 2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ 2.1.1 Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: ............. m2, bao gồm mấy mảnh: ............ 2.1.2 Đặc điểm từng mảnh Stt Diện tích (m2) Tình trạng mảnh đất (a) Địa hình tương đối (b) Hình thức canh tác (c) Lịch thời vụ Dự kiến thay đổi sử dụng (d) Mảnh 1 Mảnh 2 Mảnh 3 (a): 1 = Đất được giao; 2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu; 3 = Đất mua; 4 = Khác (ghi rõ) (b):1 = Dốc 2 = Dốc vừa 3 = Bằng phẳng 4 = Thấp, trũng; 5 = Khác (ghi rõ) (c): 1 = Lúa đông xuân - Lúa hè thu – Lúa thu đông; 2 = Lúa đông xuân – Lúa hè thu; 3 = Lúa đông xuân - Cây hàng năm; 4 = Lúa đông xuân- 2 Cây hàng năm; 5 = Cây hàng năm – Cây hàng năm (cùng loại) 6 = Cây hàng năm – Cây hàng năm (khác loại) 7 = Cây ăn quả (Loại cây); 8 = Cây lâu năm xen cây ăn quả; 9 = Cây công nghiệp lâu năm(ghi rõ từng loại cây trồng); 10 = Khác (ghi rõ) (d): 1 = Chuyển sang trồng lúa; 2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả; 3 = Chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm 4 = Chuyển sang trồng cây hàng năm 5 = Khác (ghi rõ). 3.2. Hiệu quả sử dụng đất 3.2.1. Kiểu sử dụng đất:...................................................... 1. Kết quả sản xuất Hạng mục Đvt Cây trồng - Tên giống - Thời gian trồng - Diện tích - Năng suất Sản phẩm khác (ghi rõ tên sản phẩm, số lượng) 2. Chi phí a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào (1000m2) Hạng mục Đvt Cây trồng 1. Giống cây trồng 1.000đ - Mua ngoài “ - Tự sản xuất “ 2. Phân bón “ - Phân hữu cơ “ - Phân vô cơ “ + Đạm “ + Lân “ + Kali “ + NPK + Phân hữu cơ + Phân chuồng “ + Phân tổng hợp khác “ + Vôi “ 3. Thuốc BVTV “ - Thuốc trừ sâu “ + Tên thuốc “ + Liều lượng “ + Giá tiền “ - Thuốc diệt cỏ “ + Tên thuốc “ + Liều lượng “ + Giá tiền “ “ “ “ “ “ - Thuốc kích thích tăng trưởng: “ + Tên thuốc “ + Liều lượng “ + Giá tiền “ - Các loại khác (nếu có) “ b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào (1000m2) Hạng mục Đvt Cây trồng 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1.000đ - Cày, bừa, làm đất “ - Gieo cấy “ - Chăm sóc “ - Bón phân “ - Phun thuốc “ - Thu hoạch “ - Vận chuyển “ - Tuốt (xạc, bóc tách) “ - Phơi sấy “ - Chi phí thuê ngoài khác “ 2. Chi phí lao động tự làm Công - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Tuốt - Phơi, sấy - Công việc hộ tự làm khác c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục Đvt Cây trồng - Thuế nông nghiệp - Thuỷ lợi phí - Dịch vụ BVTV 3. Tiêu thụ Hạng mục Đvt Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng - Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3) Chú ý loại hình trồng xen: 3.3 Thị trường đầu vào và ra của hộ 3.3.1 Thị trường đầu vào Năm 2006 hộ ông/ bà có mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp X Mua của đối tượng nào? - Các tổ chức = 1 - Tư thương = 2 - Đối tượng khác = 3 Nơi mua chủ yếu - Trong xã = 1 - Xã khác trong huyện = 2 - Huyện khác trong tỉnh = 3 - Tỉnh khác = 4 Giống cây trồng Thuốc phòng trừ bệnh cho cây trồng Phân bón hoá học các loại Giống vật nuôi Thuốc thú y 3.3.2 Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào? Thuận lợi = 1 Thất thường = 2 Khó khăn = 3 3.3.3 Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về giá cả nông sản trên thị trường không? Có = 1 Không = 2 3.3.4 Gia đình có biết trên địa bàn huyện có cơ quan, cá nhân nào thu mua nông sản? Có = 1 Không = 2 3.3.5 Nếu có, xin gia đình cho biết rõ tên cơ quan cá nhân đó: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………... 3.3.6 Sau khi thu hoạch, gia đình có tiến hành bảo quản nông sản không? Có = 1 Không = 2 3.3.7 Nếu có, gia đình có thể cho biết đã dùng cách bảo quản nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.3.8 Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình và mức độ của nó a. Loại cây:.................................................................................................................. Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. b. Loại cây:................................ Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. c. Loại cây:...................................................................................................................... Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. d. Loại cây:..................................................................................................................... Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. e. Sản phẩm khác (ghi rõ) Stt Loại khó khăn Mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. Phần 4: Chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất và tháI độ của người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 4.1 Ông bà có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: có biết ( ) ; không biết ( ) Nếu có, xin ông bà cho biết cụ thể đó là chính sách gì : - Chuyển đất cây lâu năm sang đất cây hàng năm ( ) - Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( ) - Chuyển đất lúa nương sang trồng cây hàng năm - Chuyển đất cây hàng năm sang đất cây lâu năm ( ) - Chuyển đất lúa sang NTTS ( ) - Chuyển đất lúa sang trồng rau màu hàng hoá ( ) - Khác (ghi cụ thể) ....................................................................................................................................................................................................................................................................................4.2 Thời gian tới gia đình ông bà sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi sản xuất như thế nào. (cụ thể) ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4.3 Theo ông bà để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đạt hiệu quả cần phải làm gì. Đánh số thứ tự ưu tiên các công việc dưới đây : - Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng thế nào: - Quy hoạch kênh mương, giao thông nội đồng, - Đào ao lập vườn.... - Có cần sự liên kết của các hộ để thực hiện...? - Việc chuyển đổi có thuận lợi , khả thi không? Vì sao? - Cần ưu tiên giải quyết vấn đề gì? - Bước đi cụ thể ? ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4.4. a. Xin ông/bà cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình ông/bà nhận được từ chính quyền Nhà nước và địa phương. (Chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường….) Các chính sách, hỗ trợ Thuộc Nhà nước Thuộc địa phương b. Xin ông bà cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đó đối với gia đình ông/bà trong quá trình sản xuất nông nghiệp: ( ) Rất tốt ( ) Tốt ( ) Trung bình ( ) Chưa tốt 4.5 Gia đình có vay vốn ngân hàng không? - Có - Không 4.6 Nếu có - Số tiền vay: (đ) - Lãi suất: (%) - Thời hạn trả: - Hình thức trả: 4.7 Nếu không - Không có nhu cầu - Có nhu cầu nhưng ngân hàng không giải quyết 4.8 a. Xin ông/bà cho biết các loại dịch vụ khuyến nông được cung cấp bởi các tổ chức của Chính phủ và Phi chính phủ và quan điểm của ông bà về sự cần thiết cũng như chất lượng của các dịch vụ khuyến nông này. Xin điền vào bảng sau Các dịch vụ Sự cần thiết Chất lượng Rất cần thiết Cần thiết Không có ý kiến Không cần thiết Rất tốt Tốt Không có ý kiến Chưa tốt 1. Giống cây trồng 2. 3. 4. b. Gia đình ông/bà có gặp khó khăn gì khi tiếp nhận các dịch vụ này không? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ PHầN 5: VấN Đề MÔI TRƯờNG 5.1. Theo ông/ bà việc sử dụng cây trồng hiện tại có phù hợp với đất không? - Phù hợp = 1 - ít phù hợp = 2 - Không phù hợp = 3 Giải thích:......................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Không ảnh hưởng = 1 - ảnh hưởng ít = 2 - ảnh hưởng nhiều = 3 Giải thích:......................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................5.3. Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào? Tốt lên = 1 Xấu đi = 2 Giải thích:........................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5.4. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Không ảnh hưởng = 1 - ảnh hưởng ít = 2 - ảnh hưởng nhiều = 3 Giải thích:......................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5.5. Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng theo chiều hướng nào? Tốt lên = 1 Xấu đi = 2 Giải thích:....................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5.6. Hộ ông/ bà có ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không? - Không Vì sao? ……………………………………………………..………………… ……………………………………………………………………….. - Có Chuyển sang cây trồng nào? …………………………………………………………………….. Vì sao? ………………………………………………………………………… 5.7. Ông/bà có sử dụng sản phẩm nông nghiệp mà ông/bà sản xuất ra không? - Có = 1 - Không = 2 - Sử dụng những loại sản phẩm gì ? ………………………………………………………………………….……………. - Không sử dụng những sản phẩm gì ? ………………………………………………………………………….……..……… - Vì sao không sử dụng ? ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………..………………… Ngày ........ tháng ........ năm 2008 Người điều tra (Ký, ghi rõ họ tên) Chăn nuụi Dịch vụ Giỏ hiện hành 977632 851031 68804 2002 564732 463342 55673 45717 3 2003 620027 500609 59581 59837 4 2004 857170 718995 75838 62337 5 2005 79238 58353 6 1128074 95327 66515 1772351 193362 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL026.doc
Tài liệu liên quan