Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Tài liệu Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam: ... Ebook Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Qua gần 15 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế,có được sự ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao. Hệ thống ngân hàng đã dần hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế và có mối quan hệ hợp tác phát triển chính thức với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Tuy nhiên một vấn đề đã và đang đặt ra đối với nước ta là vốn cho phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ kinh tế đến được tiền tệ hoá, do đó vốn bằng tiền tệ thật sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nước ta hiện nay. Trong các kênh huy động vốn thì kªnh huy động vốn qua các ngân hàng thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại là cần phải có một lượng vốn dồi dào để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải có một lượng vốn dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Xuất phát từ những hiểu biết trên trong thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt nam, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt nam" LuËn v¨n được chia làm 3 chương Chương 1: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tÕ Việt nam. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt nam. CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngân hàng thương mại Khái niệm về Ngân hàng thương mại . Để đưa ra được một định nghĩa về Ngân hàng thương mại , người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất , mục đích và đối tượng hoạt động. Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại như: Tại Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức tiền gửi hay các hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu , tín dụng hay dịch vụ tài chính. Tại Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính Tại Ấn Độ: Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Tại Việt nam: Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23 –5-1990 của Hội đồng Nhà nước xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng và trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Phân loại Ngân hàng thương mại . Dựa vào các mục đích khác nhau , người ta có thể phân chia các Ngân hàng thương mại ra nhiều loại . Tuy vậy , thông thường người ta căn cứ trên các tiêu chí sau đây: Theo chế độ sở hữu: + Ngân hàng thương mại Quốc doanh: Là Ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn Ngân sách Nhà nước. + Ngân hàng thương mại Cổ phần: Là Ngân hàng thương mại hình thành dưới hình thức công ty cổ phần , trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không được sở hữu cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng nhà nước quy định. + Ngân hàng thương mại tư nhân: Là Ngân hàng thương mại được thành lập bằng vốn do cá nhân bỏ ra. + Ngân hàng thương mại nước ngoài: là Ngân hàng thương mại được hình thành bằng 100%vốn của nước ngoài . + Ngân hàng thương mại liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng trong nước và bên ngân hàng nước ngoài có trụ sở đóng tại nước sở tại, hoạt động theo pháp luật của nước sở tại . + Ngân hàng thương mại hợp tác: là những loại hình thuộc về hình thức sở hữu tập thể, được thành lập bằng vốn đóng góp của các thành viên và cho các thành viên vay (ở Việt Nam gọi là Quỹ tín dụng nhân dân). Theo quốc tịch : + Ngân hàng thương mại bản xứ: là Ngân hàng thương mại được hình thành từ nguồn vốn trong nước. + Ngân hàng thương mại nước ngoài: là Ngân hàng thương mại mà vốn thành lập là cuả các cá nhân , tổ chức ở nước ngoài. 1.1.3 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại . Trong nền kinh tế thị trường , hoạt động của các Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy, chúng ta có thể nghiên cứu các nghiệp vụ của chúng dưới 3 nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn , sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian .Trong phần này , chúng ta sẽ bàn luận một cách cơ bản về ba hoạt động này còn ở phần sau chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn. 1.1.3.1 Huy động vốn : Đây là một nghiệp vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại bởi vì mục đích của nghiệp vụ này là huy động vốn kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại . Huy động vốn Nợ một cách bị động: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng ; huy động các khoản tiền gửi có kỳ hạn , không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế , dân cư. Huy động vốn Nợ chủ động : Phát hành kỳ phiếu có mục đích , trái phiếu ngân hàng ; đi vay từ các ngân hàng , các tổ chức tín dụng khác ; đi vay ngân hàng Trung ương. Vốn chủ sở hữu : Bao gồm vốn ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình hoạt động. Vốn khác: thu từ các nguồn uỷ thác , nguồn trong thanh toán … 1.1.3.2. Sử dụng vốn : Sau khi đã có vốn thì Ngân hàng thương mại tiến hành sử dụng vốn bằng các hình thức chủ yếu sau: * Cho vay Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại. Nhìn chung, khoảng 60-70% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay . Thành công của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng . Các loại cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách , bao gồm mục đích , hình thức bảo đảm , kỳ hạn , phương pháp hoàn trả và nguồn gốc. Xét theo mục đích Cho vay bất động sản Cho vay thương mại và công nghiệp Cho vay cá nhân Cho vay nông nghiệp Cho vay khác và thuê mua Xét theo kỳ hạn Cho vay ngắn hạn : đáp ứng nhu cầu thanh toán tạm thời , tiêu dùng và đầu tư ngắn hạn . Cho vay trung và dài hạn : phục vụ mục tiêu đầu tư trung và dài hạn của khách hàng . -Xét theo hình thức đảm bảo Cho vay có đảm bảo : bằng tài sản thế chấp hoặc tài sản cầm cố ; được sự bảo lãnh của người thứ ba. Cho vay không có bảo đảm. Xét theo nguồn gốc Khoản mục cho vay của các Ngân hàng thương mại được bắt nguồn từ bốn nguồn chủ yếu: Trực tiếp từ người vay -qua việc mua các trái phiếu- bằng việc mua "những khoản đóng góp" trong các khoản cho vay có nguồn gốc từ các ngân hàng khác và bằng việc mua các phiếu từ người bán thương phiếu . Cho đến nay , những khoản cho vay có số lượng nhiều nhất được thực hiện trực tiếp với người xin vay tại trụ sở ngân hàng thuộc về loại này là những khoản cho vay để mua thẻ tín dụng tại ngân hàng .nhiều ngân hàng có một tỷ lệ lớn khoản mục cho vay bằng cách mua tín phiếu từ những người buôn các sản phẩm khác nhau .Một nguồn tiền cho vay cuối cùng kém quan trọng hơn là việc mua các thương phiếu và các hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng . * Đầu tư Trong việc sử dụng vốn của ngân hàng thì một nghiệp vụ không kém phần quan trọng so với nghiệp vụ cho vay là đầu tư . Các Ngân hàng thương mại có thể đầu tư theo 2 hình thức chủ yếu dưới đây: Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp , các công ty khác. Đầu tư vào trang thiết bị tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 1.1.3.3. Các hoạt động trung gian Là hoạt động của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng thông qua đó ngân hàng sẽ thu được phí dịch vụ hay tiền hoa hồng . Hiện nay, các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như: * Dịch vụ thanh toán hộ Trên cơ sở khách hàng gửi tiền và mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, ngân hàng có thể đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng về các khoản tiền mua bán , dịch vụ thông qua việc thu hộ , chi hộ khách hàng bằng các hình thức như ; séc , uỷ nhiệm thu , uỷ nhiệm chi … * Dịch vụ chuyển tiền Ngoài trung gian thanh toán thi ngân hàng cũng thực hiện dịch vụ chuyển tiền hộ cho khách hàng từ nơi naỳ sang nơi khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế . Như vậy , ngân hàng góp phần nâng cao sự an toàn cho tiền của khách hàng . * Dịch vụ môi giới , mua , bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. * Các nghiệp vụ trung gian khác : Dịch vụ uỷ thác , bảo quản hộ các chứng từ có giá cho khách hàng , cho thuê két sắt . Ngoài ra , ngân hàng còn thực hiện một số dịch vụ trung gian khác . Các hoạt động của ngân hàng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Nguồn vôn huy động quyết định hoạt động sử dụng vốn và ngược lại nhu cầu sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô , cơ cấu của nguồn vốn huy động. Các nghiệp vụ trung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút khách hàng , qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả . Thực hiện tốt ba nghiệp vụ này sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. 1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Khi xem xét nguồn vốn của Ngân hàng thương mại , chúng ta có thể xem xét dưới các góc độ khác nhau , theo các tiêu thức khác nhau . Tuy vậy , thông thường thì nguồn vốn của Ngân hàng thương mại được phân chia như sau: Vốn của chủ (còn gọi là vốn tự có ) Vốn tự có của Ngân hàng thương mại là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng .Tuy rằng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng vốn của chủ có ba chức năng rất quan trọng đó là: chức năng bảo vệ , chức năng hoạt động và chức năng điều chỉnh . chính ba chức năng này đã giúp cho Ngân hàng thương mại có thể đi vào hoạt động và đảm bảo độ an toàn trong quá trình hoạt đông . Vốn tự có bao gồm Vốn tự có ban đầu Đây chính là số vốn ban đầu khi ngân hàng thành lập .Trong vốn tự có thì vốn tự có ban đầu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng nó là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập một ngân hàng . Nguồn vốn này được hình thành từ Vốn của cá nhân nếu là Ngân hàng thương mại tư nhân Vốn do ngân sách nhà nước cấp nếu là Ngân hàng thương mại Quốc doanh Vốn hình thành từ việc bán cổ phần , cổ phiếu nếu là Ngân hàng thương mại cổ phần . Nếu như là Ngân hàng thương mại liên doanh thì vốn ban đầu là do các bên góp vốn. Vốn tự có bổ xung trong quá trình hoạt động Vốn được cấp thêm , bán thêm cổ phần , cổ phiếu , góp thêm . Tuy thế , sự bổ xung này mang tính chất không thường xuyên . Bổ xung từ lợi nhuận. Sự bổ xung này mang tính chất thường xuyên và chiếm lượng lớn nhất trong vốn tự có của Ngân hàng thương mại . Quỹ khen thưởng, phúc lợi, khuyến khích… Quỹ dự phòng rủi ro: Quy mô của loại vốn tự có này giữa các ngân hàng là khác nhau do mỗi ngân hàng có một cơ chế trích quỹ khác nhau. Quỹ thặng dư vốn : Đây là phần vốn do chênh lệch đánh giá lại tài sản mang lại .Do đó nó phụ thuộc vào khả năng đầu cơ của mỗi một Ngân hàng thương mại . Qua các nguồn hình thành nên vốn tự có của một Ngân hàng thương mại đã sẽ cập ở trên đây , chúng ta thấy vốn tự có mang những đặc điểm sau: Không hoàn lại : Điều này là do vốn tự có của ngân hàng chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho TSCĐ , công nghệ của ngân hàng , thành lập chi nhánh…Chính vì vậy , vốn tự có giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình Nhỏ: Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn . Thông thường tỷ lệ cho phép là : vốn tự có / tổng nguồn vốn=0.05. Vốn huy động Đây là phần vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn . Nó được hình thành từ các nguồn sau đây: Huy động từ tiền gửi Huy động các nguồn vốn trong xã hội để hoạt động là quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại .Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ nền kinh tế thông qua các hình thức dưới đây: Tiền gửi thanh toán : hay còn gọi là tiền gửi không kỳ hạn là các khoản tiền gửi của khách hàng mà thời gian gửi tiền không xác định . Đối với loại tiền gửi này , mục đích gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn tài sản và chủ yếu là để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây không phải là tiền để dành mà là tiền đang chờ thanh toán , tức là chỉ tạm thời nhàn rỗi.Nguồn vốn này có chi phí thấp nhưng tính ổn định không cao. Ngân hàng thương mại không thể sử dụng toàn bộ nguồn vốn này. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp , tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức tín dụng. Tiền gửi có kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi định kỳ là các khoản tiền gửi với thời gian xác định . Về nguyên tắc đối với loại tiền gửi này người gửi chỉ được rút tiền khi đến hạn đã thoả thuận . Thông thường định kỳ có thể là 1 tháng , 3 tháng, 6 tháng , 9 tháng , 12 tháng hoặc hơn thế nữa. Đúng ra đối với loại tiền gửi này ngân hàng sẽ từ chối việc rút tiền trước thời hạn của người gửi . Tuy nhiên , trên thực tế do quá trình cạnh tranh để thu hút tiền gửi , các ngân hàng thường cho phép người gửi được rút ra trước hạn với điều kiện phải báo trước cho ngân hàng ít nhất một khoảng thời gian nhất định về ý định rút tiền hoặc có thể không báo trước nếu trường hợp rút tiền quá gấp , trong các trường hợp này người gửi không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ . Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Ngoài ra , còn có những loại hình tiền gửi tiết kiệm phổ biến khác chẳng hạn như: chứng chỉ tiết kiệm , trái phiếu tiết kiệm… Vay của NHTƯ và của các tổ chức tín dụng khác Bất kỳ Ngân hàng thương mại nào khi được NHTƯ cho phép thành lập và hoạt động đều được hưởng quyền vay tiền tại NHTƯ trong trường hợp thiếu hụt dự trữ bắt buộc hoặc là thiếu tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán . Hình thức này đựoc gọi là vay qua “ của sổ chiết khấu”. Ngân hàng thương mại cũng có thể huy động vốn bằng cách vay của các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể là có thể vay ngắn hạn dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại khác tại NHTƯ. Ngoài ra , Ngân hàng thương mại cũng có thể vay vốn từ các ngân hàng khác bằng việc mời họ tham gia hình thức cho vay đồng tài trợ cho các dự án phục vụ đời sống , sản xuất kinh doanh . Phát hành kỳ phiếu có mục đích , trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác Kỳ phiếu có mục đích được hiểu là một loại giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn có mục đích , có kỳ hạn rõ ràng. Trái phiếu là một loại giấy nhận nợ của ngân hàng với những khách hàng của mình. Trái phiếu khác với kỳ phiếu có mục đích ở chỗ : kỳ phiếu có mục đích thường được sử dụng linh hoạt còn trái phiéu thường được phát hành với quy mô lớn và đồng loạt hơn trong cả hệ thống ngân hàng . Các nguồn vốn khác: Uỷ thác , nguồn trong thanh toán , khoản phải trả khác, tạm giữ , ký quỹ… Như vậy , qua sự tìm hiểu về các loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại nói trên , chúng ta có thể thấy được rõ ràng rằng vốn huy động chiếm một vị trí rất lớn trong tổng nguồn vốn cuả một Ngân hàng thương mại . 1.2.2. Chính sách huy động vốn của Ngân hàng thưong mại 1.2.2.1 Nội dung chính sách huy động vốn * Chớnh sỏch lói suất cạnh tranh Chớnh sỏch lói suất cạnh tranh (bao gồm lói suất cạnh tranh huy động và lói suất cạnh tranh cho vay) là một chớnh sỏch quan trọng của Ngõn hàng. Ở đây ta chỉ đề cập đến chính sách lói suất cạnh tranh huy động. Việc duy trỡ suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lói suất thị trường đó ở mức tương đối cao. Các Ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với nhau mà cũn với cỏc tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lói suất cũng sẽ thỳc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một công ty hoặc tổ chức khỏc. * Cỏc dịch vụ do Ngõn hàng cung ứng Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng có dịch vụ hạn chế. Ta có thể nói về những ngân hàng có quầy thu ngân cạnh đường, dịch vụ ngân hàng qua thư, các hệ thống chi trả tự động, các máy rút tiền tự động làm việc suốt ngày đêm…. Một số khách hàng bị lôi cuốn vào Ngân hàng cho vay được chuyên môn hoá, một phũng ký thỏc an toàn, tốn ớt thời gian và ngoài giờ vẫn làm việc… Khỏc với cạnh tranh về lói suất, cạnh tranh về dịch vụ Ngân hàng là cạnh tranh không có giới hạn, hay cạnh tranh phi giá. Trong nền kinh tế hiện đại, các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng con đuờng này. * Chớnh sỏch khỏch hàng Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cánh thức đối xử phù hợp, với những khách hàng lâu năm giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn được ngân hàng tín nhiệm, thỡ ngõn hàng sẽ cú một chớnh sỏch ưu đói. Về lói suất, kỳ hạn của mún vay, cũng như thực hiện việc xét thường đối tỏc. * Cụng nghệ ngõn hàng Trong cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, bởi lẽ, các dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ về chuyên môn ngân hàng sẽ không được đa dạng, được đổi để ngày càng tốt hơn, trừ khi ngân hàng luôn áp dụng những công nghệ ngõn hàng tiờn tiến. * Chớnh sỏch cỏn bộ Ngày nay, khụng một ai cú thể phủ nhận vai trũ to lớn của ngành quảng cỏo.Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo được đề cao và cần một chi phí ngân hàng. * Chính sách quảng cáo Ngày nay, không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo được đề cao và cần một chi phí ngân hàng. * Chớnh sỏch về cho vay Cho vay có hiệu quả, tạo khả năng bảo toàn vốn và phát triển vốn đồng thời tạo khả năng huy động vốn trong tương lai. Tuy nhiên việc mở rộng cho vay cần phải có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro tín dụng. 1.2.2.2 Cỏc hỡnh thức huy động vốn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Bộ phận chủ yếu nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy động. Căn cứ vào một số tiêu thức, người ta chia nghiệp vụ huy động vốn thành các hỡnh thức huy động theo sơ đồ sau: Sơ đồ huy động vốn: CÁC NGUỒN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG HUY ĐỘNG QUA THỊ TRƯỜNG VỐN ĐI VAY tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm phát hành kỳ phiếu ngân hàng phát hành trái phiếu ngân hàng Vay ngân hàng Vay các tài chính tín dụng khác không kỳ hạn có kỳ hạn Đảm bảo bằng vàng có tính trượt giá xây dựng nhà ở Vay trên thị trường nội tệ LNH Vay trên thị trường LNH * Tạo vốn qua tiền gửi Ở đây, khách hàng của Ngân hàng là những tổ chức kinh tế, những doanh nghiệp, những cơ quan Nhà nước, các Ngân hàng và các định chế tài chính cùng những cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ tiền gửi với Ngân hàng. Cú hai loại tài khoản tiền gửi của khỏch hàng ở Ngõn hàng là: Tài khoản tiền gửi giữ hộ và tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán. Nguồn vốn huy động qua tài khoản tiền giữ hộ là nguồn vốn trên tài khoản tiền gửi của khách hàng ở Ngân hàng, đó là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, được giải phóng khỏi quá trỡnh sản xuất lưu thông và được quản lí trên tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng. Nguồn vốn huy động qua tài khoản tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán: đây là những tài khoản mà người mở được quyền sử dụng những công cụ thanh toán của Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động của mỡnh như uỷ nhiệm chi, séc, thư chuyển tiền… Người ta cũn gọi đây là những khoản tiền gửi có thể phát séc, tài khoản tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu. Nhỡn chung, những khoản tiền gửi và tiền bảo đảm thanh toán của khách hàng là nguồn vốn có chi phí thấp đối với Ngân hàng. Những chi phí về nguồn vốn này chỉ bao gồm chi phí cho việc duy trỡ tài khoản và phục vụ khỏch hàng như: Chi phí in ấn, phát hành séc và một số chi phí nhỏ khác. Những bất lợi trong việc sử dụng nguồn vốn này đối với Ngân hàng là tính ổn định thấp, nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh cũng như tiêu dùng của khách hàng.Do đó Ngân hàng kém chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này so với các nguồn vốn khác. Nguồn vốn huy động từ những tài khoản này nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng, quy mô hoạt động của từng khách hàng và quan trọng nhất là lói suất, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Do đó, việc huy động tiền gửi có ý nghĩa rất lón trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. * Tạo vốn qua thị trường vốn + Cỏc cụng cụ tạo vốn của Ngõn hàng trờn thị trường vốn Công cụ nợ của Ngân hàng là những giấy nhận nợ mà Ngân hàng trao cho những người cho Ngân hàng vay tiền, xác nhận khoản tiền mà ngân hàng đó vay của khỏch hàng với mức lói suất và ngày hoàn trả nhất định. Những giấy nhận nợ này gồm có: Kỳ phiếu ngõn hàng Trỏi phiếu ngõn hàng Các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn và chuyển nhượng Tớn phiếu kho bạc Cổ phiếu Việc huy động các chứng chỉ tiền gửi thuộc loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ hơn là biện pháp để các Ngân hàng thương mại huy động vốn, bởi nó chỉ được sử dụng khi cần thiết. Mức lói đuợc trả cho các chứng chỉ tiền gửi này được quy định bằng các thoả thuận trực tiếp giữa Ngân hàng và nguời gửi tiền hoặc quy định ở mức mà người gửi tiền có thể chấp nhận được. Xuất phát từ thực tế khách quan: những người mua chứng chỉ tiền gửi này rất nhạy cảm với sự thay đổi của lói suất. Để huy động được vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán hay nhu cầu tín dụng, các Ngân hàng Thương mại có thể đưa ra mức lói suất cao hơn so với các chứng chỉ tiền gửi khác ( hoặc cũng có thể cao hơn mức lói suất của trỏi phiếu Kho bạc trong điều kiện ở Việt nam). + Tạo vốn qua đi vay Cỏc khoản vay ngày càng chiếm vị trớ quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại, không chỉ về mặt quy mô đơn thuần mà chủ yếu mang ý nghĩa như một biện pháp quản lý cỏc mục tài khoản nợ. Cỏc Ngõn hàng cú thể đi vay từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Vay Ngân hàng Trung ương Trong quan hệ với Ngõn hàng Trung ương, các Ngân hàng Thương mại đóng vai trũ là khỏch hàng thường xuyên và Ngân hàng Trung ương với tư cách là Ngân hàng của các ngân hàng phải luôn luôn đóng vai trũ chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các Ngân hàng Thương mại. Ngân hàng Trung ương luôn cho các Ngân hàng Thương mại vay với một mức giá nhất định : Đó là lói suất tỏi chiết khấu. Lói suất tỏi chiết khấu được Ngân hàng Trung ương sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, tuỳ vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà lói suất này có thể được nâng cao hoặc hạ thấp. Các Ngân hàng Thương mại có thể vay Ngân hàng Trung ương khi có nhu cầu, nhưng ở hầu hết các nước Ngân hàng Trung ương đều không cho phép các Ngân hàng Thương mại lạm dụng khả năng đó bằng các công cụ như hạn mức tái chiết suất hay lói suất tỏi chiết khấu. Song dự sao, đây cũng là điểm tựa quan trọng đối với hoạt động huy động vốn của Ngân hang Thương mại. Vay từ cỏc tổ chức tớn dụng khỏc Đó là các khoản vay thông thường mà Ngân hàng Thương mại vay lẫn nhau trên thị trương liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, các Ngân hàng Thương mại thường sử dụng tới 2 giải pháp trên trong các trường hợp sau: Thứ nhất: Các Ngân hàng thường chỉ đi vay từ Ngân hàng Trung ương khi không cũn giải phỏp nào khỏc trỏnh việc sử dụng tối đa hạn mức tái chiết khấu, mà qua đó có thể gây sự chú ý của Ngõn hàng Trung ương. Thứ hai: Khi một khỏch hàng tới trả một khoản nợ cũ và yờu cầu vay tiếp một khoản nợ khỏc mà bị từ chối vỡ Ngõn hàng đang có khó khăn về vốn, thỡ cú thể ngõn hàng sẽ mất vĩnh viễn khách hàng đó vào tay các đối thủ cạnh tranh. + Cỏc lĩnh vực tạo vốn khỏc Ngoài cỏc hỡnh thức huy động trên, nếu ngân hàng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước thỡ họ cú thể nhận được các nguồn vốn như: vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư phát triển, vốn lên doanh liên kết, và các nguồn vốn khác được hỡnh thành trong quỏ trỡnh hoạt động. Tớch cực hỡnh thành thị trường chứng khoán để tạo điều kiện cho thị trường vốn hoạt động. Trong điều kiện hiện nay thị trường chứng khoán có thể vừa là tiền đề cơ sở, vừa là nơi hậu thuẫn chắc chắn việc tỡm kiếm vốn cho nền kinh tế. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của NHTM. 1.3.1 Lãi suất huy động: Lãi suất huy động là mối quan tâm hàng đầu chủ yếu nhất khi một cá nhân hay một tổ chức kinh tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng . Điều này hoàn toàn hợp lý , bởi vì trong nền kinh tế thị trường thì lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham gia đầu tư. Tuy nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: kỳ hạn , mức độ rủi ro , điều kiện thanh toán ... nhưng lãi suất cao , linh hoạt hợp lý luôn có tác dụng kích thích người gửi tiền. Như vậy, lãi suất là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới quy mô, nguồn vốn thu hút vào ngân hàng. Tuy vậy, trong các loại lãi suất đối với các hình thức huy động khác nhau thì lãi suất tiết kiệm là lãi suất có ảnh hưởng lớn nhất đến khối lượng tiền gửi vào ngân hàng. Đối với các tổ chức kinh tế thì yếu tố lãi suất ít ảnh hưởng hơn so với dân cư. Về phía ngân hàng, như ở phần trước đã trình bày, đa số các khoản tiền huy động đều phải chịu mức dự trữ bắt buộc. Hơn thế nữa, số lần trả lãi trong kì gửi tiền, trả lãi trước, hay sau cũng góp phần thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Một chỉ tiêu chung nhất để đánh giá chi phí huy động vốn với một nguồn tiền của ngân hàng là lãi suất cạnh tranh. 1.3.2. Các hình thức huy động Để có thể huy động được nguồn vốn trong dân cư, các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng. Khi có nhiều hình thức huy động vốn sẽ tạo nhiều cơ hội cho người gửi lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu khắt khe nhất, thoả mãn được mong muốn của họ. Tức là lúc đó, thì mỗi người đều tìm được hình thức gửi tiền phù hợp với yêu cầu của họ. Khi hình thức huy động vốn trở nên đa dạng, hấp dẫn thì sẽ làm cho số lượng người gửi tiền tăng lên và do đó chi phí huy động sẽ giảm xuống. 1.3.3 Các dịch vụ cung ứng. Có thể khẳng định rằng, xã hội ngày càng văn minh thì nhu càu được phục vụ ngày càng cao. Người ta sẵn lòng bỏ tiền nhiều hơn khối lượng tiền cần thiết để mua sản phẩm có dịch vụ kèm theo bởi chính dịch vụ kèm theo sản phản sẽ đem lại cho người tiêu dùng những tính năng khác của sản phẩm, mang lại cảm giác thoả mãn cho người tiêu dùng. Bản than hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính dịch vụ caonhưng các sản phẩm dịch vụ kèm theo hoạt động nghiệp vụ của chính nó không vì thế mà mất đi tính hấp dẫn. Trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng nào tổ chức tốt công tác dịch vụ kèm theo hình thức huy động của mình sẽ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn và ngược lại, ngân hàng nào làm không tốt công tác này thì khách hàng sẽ cảm thấy họ bị ngân hàng đánh giá thấp và họ sẽ chuyển sang với các ngân hàng khác có dịch vụ tốt hơn. Như vậy, một ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng có dịch vụ hạn chế. Khác với cạnh tranh trên các lĩnh vực khác, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng hầu như không bị hạn chế bởi các luật lệ. Ngày nay, các ngân hàng hiện đại thường xuyên cải tiến, mở rộng các dịch vụ cung ứng nhằm thu hút khách hàng. Như vậy, việc tổ chức cung cấp các dịch vụ kèm theo được xem như biện pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nhất là dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. 1.3.4 Mức độ an toàn tiền gửi trong ngân hàng. Trong kinh doanh, một điều quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào là uy tín. Đối với ngân hàng, uy tín đối với người gửi tiền thể hiện ở việc đáp ứng mọi nhu cầu của dân chúng đảm bảo trả vốn lẫn lãi đúng thời hạnvà bảo chi trả thanh toán khi có yêu cầu. Các ngân hàng đều rất chú trọng đến công tác an toàn vốn và ngân quỹ. Tuy nhiên, mức dộ an toàn vốn của các ngân hàng rất khác nhau và đây cũng là đặc điểm để các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong việc huy động vốn. 1.3.5 Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý tập quán của người gửi tiền Tiết kiệm và tiêu dùng là hai yếu tố đối nghịch nhau và có tác động mạnh mẽ tới việc huy động vốn. Thông thường , tích luỹ mà cao thì sẽ có khối lượng tiền lớn đưa vào ngân hàng dưới dạng tiết kiệm hoặc bảo quản hộ. Một điều nữa là thói quen sử sụng tiền mặt trong dân cư ở nước ta còn rất cao, chiếm tới hơn 50% phương tiện thanh toán. chính điều này đã ảnh hưởng lớn tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. 1.3.6 Ảnh hưởng của các nhân tố khác. Ngoài các nhân tố kể trên, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: môi trường pháp lý, ảnh hưởng bởi việc sử dụng vốn của ngân hàng, ảnh hưởng bởi các yếu tố như cơ sở vật chất , đội ngũ nhân sự, địa điểm... 1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Đứng trên góc độ của nền kinh tế thì hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại thể hiện ở việc huy động được một khối lượng vốn lớn (cả trong và ngoài nước). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vốn đầu tư, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần làm tăng GDP ... . Còn xét trên góc độ đối với bản thân ngân hàng thì hiệu quả của hoạt động huy động vốn được xem xét qua một số chỉ tiêu sau đây: 1.4.1 Sự gia tăng ổn định của vốn huy động Vốn huy động của ngân hàng phải có sự gia tăng ổn định về số lượng để thoả mãn nhu cầu của tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, vốn huy động được phải ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng lại không ổn định, thường xuyên có dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn dành cho đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh toán, dẫn đến có khả năng bị mất khách hàng. Nhưng nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể yên tâm sử dụng số tiền đó vào những hoạt động mang lại thu nhập cao. Chỉ tiêu này được đánh giá qua mức độ tăng, giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động có kì hạn, nguồn vốn tăng đều qua các năm, có mức độ gia tăng đều đặn, đạt mục tiêu nguồn vốn đặt ra là nguồn vốn tăng trưởng ổn định. 1.4.2 Chi phí huy động. Chúng ta không thể nói rằng một ngân hàng thương mại có hiệu quả huy động vốn cao cho dù nó có nguồn vốn tăng trưởng ổn định nhưng chi phí huy động lại quá cao. Do đó, chi phí huy động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động hu._.y động vốn của Ngân hàng thương mại. Chi phí huy động được đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC. Lãi suất huy động càng cao thì càng kích thích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lãi suất đầu vào đã cao thì sẽ tác động không tốt đến lãi suất đầu ra và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, cái khó của ngân hàng là tìm ra lãi suất hợp lý để vẫn có thể huy động được vốn vào và vẫn cho vay được, thu được lợi nhuận. Để giảm chi phí huy động thì ngân hàng không nhất thiết phải giảm lãi suất của từng nguồn mà có thể chỉ cần thay đổi cơ cấu huy động một cách hợp lý. 1.4.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đây là một chỉ tiêu rất khó đánh giá một cách chính xác tuyệt đối, tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá nó thông qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác. Để khả năng đáp ứng nhu cầu đạt kết quả cao thì ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn huy động bao gồm cơ cấu vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ, cơ cấu vốn theo tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế. 1.4.4. Các chỉ tiêu khác Ngoài các chỉ tiêu chính ở trên, hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: - Thời hạn huy động vốn hợp lý - Hệ số sử dụng vốn - Mức độ thuận tiện cho khách hàng khi gửi và rút tiền ... Trên đây là những vấn đề lý luận chung về ngân hàng thương mại nói chung và nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại nói riêng. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận này giúp chúng ta có một hướng đi đúng đắn trong việc phát triển hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp gì, vận dụng ra sao, tổ chức như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất còn tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng ngân hàng, từng khu vực kinh tế và từng thời kỳ cũng như chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Để hiểu rõ hơn thực tế hoạt động này ở Việt Nam, chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu hoạt động huy động vốn cụ thể tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong luận văn này, em xin đề cập đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2.1 Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển. Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (Viờt Nam International Commercial Joint-Stock Bank) Tờn giao dịch: Ngõn hàng quốc tế Việt Nam Viờt Nam International Bank (VIB) Trụ sở chớnh: Số 5 Lờ Thỏnh Tụng - Hoàn Kiếm - Hà NộI Điện thoại: 8258200 – 8258201 Fax: 8254557 NHTMCP Quốc tế VN (VIB) được thành lập theo quyết định số 2300/GP-UB ngày 8 tháng 2 năm 1996 của uỷ ban Nhân dân thành phố Hà NộI sau khi có giấy phép hoạt động số 006/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước cấp giấy ngày 25-1-1996.Sau đó VIB chính thức khai trương và đi vào hoạt động kể từ ngày 18-9-1996 với mức vốn tiền lệ lúc đó là 50 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của VIB là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động và khi hết thời hạn có thể xin gia hạn thời gian hoạt động Vốn điều lệ của VIB là do các cổ đông đóng góp trong đó có hai Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn là : Ngân hàng Ngoại thương ( góp 20% vốn điều lệ ) và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gúp ( 10% vốn điều lệ ). Phần vốn cũn lại do cỏc cổ đông người Việt Nam hiện đang hoạt động ở Việt Nam và ở nước ngoài tham gia đóng góp NHTMCPQTVN là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Các hoạt động cơ bản của VIB là : -Huy động tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân -Cho vay ngắn, trung và dài hạn -Làm dịch vụ thanh toỏn cả trong và ngoài nước -Một số các dịch vụ Ngân hàng khác như: Chiết khấu trái phiếu, thương phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, hùn vốn đầu tư , bảo lónh…. Cơ cấu tổ chức Mụ hỡnh cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của NHTMCPQTVN bao gồm cỏc phũng ban sau (sơ đồ) Chức năng nhiệm vụ các phũng ban * Phũng hành chớnh - Chức năng: Phũng hành chớnh cú chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực giao tiếp với các cơ quan hữu quan; đảm bảo an ninh trật tự; quản lý tài sản; nhõn sự …. - Nhiệm vụ: + Tổ chức các cuộc họp trong và ngoài ngành. Trực tiếp làm thư ký, tổng hợp cỏc cuộc họp cho Giám đốc +Tiếp nhận, chuyển giao các văn thư, giấy tờ, ấn phẩm .Tổ chức theo dừi, lưu trữ các văn thư, tài liệu +Thực hiện nhiệm vụ lễ tõn, giữ gỡn vệ sinh, canh gỏc , bảo vệ cơ quan +Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc… * Phũng kinh doanh - Chức năng: Phũng kinh doanh cú chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc thuộc lĩnh vực huy động vốn, cho vay, dịch vụ ngõn hàng… - Nhiệm vụ +Xõy dựng kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm và tổ chức thực hiện kế hoạc kinh doanh + Đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật, của VIB + Thẩm định các dự án cho vay + Cỏc nhiệm vụ khỏc * Phũng kế toỏn - Chức năng: Phũng kế toỏn cú chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc thuộc lĩnh vực quản lý vốn và tài sản, Thực hiện thống nhất chế độ kế toán – tài chính – thanh toán theo quy định của pháp luật và của VIB - Nhiệm vụ: + Hoạch toán kế toán, thống kê các nghiệp vụ phát sinh chính xác, kịp thời và đầy đủ + Tổ chức quản lý tài sản nội ngoại bảng + Lập bỏo cỏo kế toỏn, kiểm tra giỏm sỏt quỹ tiền mặt hàng ngày + Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc * Phũng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế - Chức năng: Phũng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng, thanh toỏn quốc tế… - Nhiệm vụ: + Nắm vững và tuân thủ các quy định của ngân hàng và VIB về hoạt động đối ngoại, thanh toán quốc tế + Thu thập cỏc thông tin về lói suất, tỷ giỏ …. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế theo quy định hiện hành + Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc * Phòng ngân quỹ - Chức năng: Phũng ngõn quỹ cú chức năng có chức năng tham mưu cho TGĐ thuộc lĩnh vực: quản lí kho, quĩ và tài sản được giao an toàn. Thực hiện thu chi tiền mặt, nhân phiếu kịp thời, chính xác theo đúng chế độ. - Nhiệm vụ: + Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ quản lí kho quỹ. Bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản … + Chấp hành nghiờm chỉnh quy trỡnh thu chi tiền mặt ngõn phiếu + Phối hợp chặt chẽ với cỏc phũng liên quan, nắm vững biến động tiền tệ trên thị trường để có kế hoạch chuẩn bị tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ … + Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc * Phũng kiểm tra - kiểm toỏn nội bộ - Chức năng: Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ có chức năng tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực: kiểm tra mọi nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch kiểm tra - kiểm toán từng thời kỳ hoặc đột xuất + Lập báo cáo về an toàn trong hoạt động kinh doanh + Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan tới nhân viên, hoạt động của VBI + Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc. * Phũng tin học - Chức năng: Phũng tin học cú chức năng tham mưu cho TGĐ trong lĩnh vực tin học, công nghệ - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch đầu tư công nghệ thông tin hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện . + Đảm bảo sự hoạt động an toàn của hệ thống thông tin. +Tổ chức học tập, đào tạo kiến thức cho cán bộ nhân viên VIB. +Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của VIB 2.1.3.1 Cỏc nhõn tố chủ quan * Quy mụ vốn: Với vốn điều lệ mới đạt gần 76 tỷ đồng (năm 2001) chúng ta có thể khẳng định rằng: Quy mô vốn của VIB là nhỏ, chỉ bằng 10-20% NHTMCP ở các nước khu vực, đứng vào loại trung bỡnh của NHCP trong nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của VIB .Với quy mô vốn nhỏ nên VIB hoạt động với mạng lưới ít, mới chỉ có một hội sở, 1 chi nhánh và 2 phũng giao dịch. * Mô hình tổ chức Từ khi thành lập đến nay, việc tổ chức bộ máy mới theo yêu cầu hiện tại, tự rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh, chưa được sự trợ giúp của tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước về đào tạo cải tiến tổ chức và hoạt động để có điều kiện tiếp cận với quốc tế Do là một NHTMCP, có nhiều cổ đông VIB thường gặp khó khăn trong việc quyết định các cơ hội đầu tư lớn cần sự quyết định của hội đồng quản trị. Nguyên nhân là do việc triệu tập hội đồng quản trị mất nhiều thời gian, do đó làm mất đi cơ hội đầu tư. Công tác chỉ đạo điều hành chưa thống nhất đã ảnh hưởng rất lớn tới đến hoạt động của VIB. Sự thay đổi nhân sự cùng một thời điểm ở những vị trí quan trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của ngân hàng. * Cụng nghệ ngõn hàng: Do mới thành lập nờn cụng nghệ ngõn hàng của VIB cũn yếu kộm, khách hàng giao dich hoàn toàn trực tiếp đến ngân hàng chưa có điều kiện thông qua phương tiện hiện đại để khách hàng giao dịch qua điện thoại, qua mạng. * Trỡnh độ của cỏn bộ nhõn viờn của VIB Tuy được đào tạo bài bản, song thực tế khi tuyển dụng và khi làm việc mới chú trọng đến nghiệp vụ tớn dụng, kế toỏn, thanh toỏn, quốc tế… điều này đó làm hạn chế tầm hoạt động của VIB trong việc cung cấp và khai thác các dịch vụ khác. * Uy tín của VIB Do mới thành lập và là một NHTMCP nên uy tín của VIB chưa cao. Độ tin cậy của khác hàng đối với VIB chưa cao. Điều này hạn chế rất nhiều đối với hoạt động huy động vốn, đầu tư, bảo lónh,…. của VIB 2.1.3.2: Cỏc nhõn tố khỏch quan * Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới Năm 2001, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 6,8% so với năm 2000, đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Trước khó khăn về đầu ra của thị trường thế giới do suy thoái kinh tế trên diện rộng, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt gần 10%, tốc độ tăng dịch vụ đạt 6,8% cao hơn mức 6% của năm trước. Vốn đầu tư xã hội tăng nhanh, năm 2001 được coi là năm thu hút vốn FDI từ các nước đối với Việt Nam với trên 2,4 tỉ USD. Không chỉ vậy, đây cũng là một năm hiếm hoi cán cân thu chi ngân sách nhà nước được cải thiện, nhờ nguồn đầu tư trong nước lên tới 175 nghìn tỉ đồng, bằng 32% GDP Năm 2001 cũng là năm mà nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Trong năm 2001 FED dã 11 lần hạ lãi suất ( từ 6,5%/ năm còn 1,75%/ năm) do đó làm lãi suất tiền gửi và cho vay bằng USD liên tục giảm trong khi nguồn vốn huy động với lãi suất cao trước dó chưa sử dụng đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các ngân hàng thương mại ở Việt nam. * Chớnh sỏch của ngõn hàng Nhà nước Năm 2001 cũng là năm mà chính sách của ngành ngân hàng có nhiều thay dổi. Chuơng trình cải cách hệ thống NHTM Việt nam của Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu lành mạnh hoá tài chính , tăng quy mô vốn , nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động , giám sát và quản lý ngân hàng theo chuẩn mực Quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó , NHNN đặt ra các yêu cầu : tăng vốn điều lệ , cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng quy mô , độ an toàn trong hoạt động. Cương quyết giải thể các ngân hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ... Xu hướng hợp nhất, sát nhập và tăng vốn các ngân hàng cổ phần có mức vốn tự có thấp để có tầm vóc tài sản lớn , đủ sức đương đầu và đáp ứng nhu càu của nền kinh tế hiện nay và trong tương lai đang tăng lên. 2.1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu 3 năm 2000-2001-2002 Bảng 2.1 : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Thu lãi 53,046 78,24 86,216 - Thu lãi cho vay 29,757 44,64 51,336 - Thu lãi tiền gửi 10,941 16,41 14,63 - Thu lãi góp vốn 0,474 0,711 1,02 - Thu lãi tham gia thị trường tiền tệ 11,874 17,482 19,23 Thu khác về hoạt động kinh doanh 4,403 6,6 7,392 - Thu từ dịch vụ thanh toán 1,535 2,32 2,53 - Thu từ kinh doanh ngoại tệ 2,681 1,559 2,26 - Thu khác 0,186 1,71 2,593 - Thu nhập bất thường 0,001 0,011 0,009 Tổng thu nhập 57,449 84,84 93,608 Chi phí Chi phí trả lãi 26,048 48,19 57,815 -Trả lãi tiền gửi 25,271 42,75 50,445 - Trả lãi tiền vay 0,777 5,44 7,37 Chi về hoạt dộng kinh doanh 1,756 3,25 3,544 - Chi về dịch vụ thanh toán 0,815 1,83 1,98 - Chi về kinh doanh ngoại tệ 0,644 0,97 2,084 - Chi nộp thuế và phí 0,297 0,45 0,46 Chi hoạt động ngân hàng 12,557 23,2 15,019 - Chi phí cho nhân viên 2,549 3,857 4,02 - Chi cho hoạt động quản lý 3,713 5,69 4,56 - Chi về tài sản 3,695 9,71 4,239 - Chi phí dự phòng nợ khó đòi 2,6 3,943 2,2 Tổng chi phí 40,361 74,64 77,358 Lợi nhuận trước thuế 17,088 10,2 16,25 Thuế thu nhập 5,468 3,264 5,2 Lợi nhuận sau thuế 11,62 6,936 11,05 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002 Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của VIB trong 3 năm 2000-2001-2002 như sau: 2.1.4.1: Nguồn vốn Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2001 đạt 1,276 tỷ đồng, tăng 2,8% so với 31/12/2000.Trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 6,1% (chủ yếu tăng tiền gửi tiết kiệm VNĐ). Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 18,1% .Tuy nhiên doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng trở lại vào dịp cuối năm , tạo thêm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu giải ngân của khách hàng và kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng 2.1.4.2: Hoạt động tín dụng Đối với bất cứ một ngân hàng thương mại nào thỡ hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng .Sự phát triển của hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trỡnh hoạt động của ngân hàng .Vỡ nếu như nhận tiền gửi nhiều mà không cho vay được thỡ ngõn hàng sẽ lõm vào tỡnh trạng thua lỗ và phỏ sản. Để có thể thấy rừ tỡnh hỡnh hoạt động tín dụng của VIB trong 3 năm 2000-2001-2002, chúng ta hóy xem xột bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của VIB đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiờu 2002 2001 2000 1.Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung và dài hạn 653,6 441,8 211,8 621,5 419,51 201,99 504,6 365,1 139,5 2. Thu từ hoạt động tín dụng 51,336 8,793 14,649 3. Nợ quỏ hạn 6,8 7,1 3,3 4. Nợ quỏ hạn / td nợ 1,04% 1,1% 0,65% Nguồn: Báo cáo tài chính 2002 Từ bảng số liệu trờn ta thấy rằng + Tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2001 đạt 621,5 tỷ đồng tăng 23,2% so với thời điểm 31/12/2000. Dư nợ trung và dài hạn năm 2001 chiếm 32,5% trong tổng dư nợ tăng 44,7% so với năm 2000. Trong đó dư nợ tại hội sở đạt 440 tỷ đồng (tăng 45,1%) chủ yếu tăng mạnh vào những ngày cuối năm do nhu cầu vay vốn thanh toán LC nhập khẩu và dự trữ hàng tết. + Nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2001 là 7,1 tỷ đồng, chiếm 1,1% tổng dư nợ. Trong đó nợ quá hạn tai hội sở là 4,0 tỷ đồng chi nhánh là 3,1 tỷ đồng .Tại Hội sở đó cú những biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn khó đũi ,những khoản nợ khó đòi tại hội sở từ 2 năm tính đến 31/12/2001 đó giảm từ 1727,8 triệu đồng xuống cũn 645 triệu đồng + Chỉ tiêu NQH/ tổng dư nợ năm 2001 tăng 0,45% so với năm 2000.Nguyên nhân chủ yếu là do: quỏ trỡnh thẩm định và trỡnh duyệt cỏc hồ sơ cho vay vốn sơ sài .Thủ tục thiết lập tài sản đảm bảo không theo đúng quy định.Việc cho vay tín chấp đối với CBVC khi chưa có quy định của VIB, mức cho vay, thời hạn thiếu hợp lí. Cán bộ tín dụng hoặc chưa tôn trọng đúng mức các nguyên tắc cho vay hoặc năng lực trỡnh độ cũn hạn chế. Vỡ vậy, dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao. Tóm lại, hoạt động tín dụng của VIB năm 2001 tăng trưởng chậm, số lượng khách hàng mang tính ổn định và truyền thống không nhiều. Dư nợ tại hội sở tăng trưởng mạnh vào cuối năm chủ yếu do tranh thủ cho vay các doanh nghiệp có nhu cầu vốn kinh doanh theo thời vụ cuối năm. Số lượng các bộ hội sở cũn thiếu, sản phẩm cho vay chưa đa dạng nên chưa khai thác được tiềm năng của thi trường . 2.1.4.3 Hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết, mua cổ phần kinh doanh giấy tờ có giá, ngoại tệ Các hoạt động này đóng vai trũ khỏ quan trọng đối vớI NHTMCP quốc tế Việt Nam. Điều đó thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 2.3 : Thu nhập từ một số hoạt động của VIB Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiờu 2002 2001 2000 1. Hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết, mua cổ phần 1,02 0,711 0,474 2. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ 2,26 1,559 2,681 3. Thu từ dịch vụ thanh toỏn 2,53 2,32 1,535 4. Thu từ kinh doanh giấy tờ cú giỏ 13,56 12,689 11,879 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002 2.1.4.4 Nghiệp vụ đầu tư, hùn vốn, mua cổ phần VIB bắt đầu góp vốn liên doanh với 2 công ty là Công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn Thông (SACOM) và công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện với tổng số vốn là 4,9 tỷ đồng (SACOM: 2,1 tỷ; công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện: 2,8 tỷ đồng). Trong năm 2000, ngân hàng đó bỏn 110.000 cổ phiếu của cụng ty SACOM với tổng mệnh giỏ là 1,2 tỷ đồng . Như vậy phần vốn góp của ngân hàng trong công ty SACOM giảm xuống cũn 1 tỷ đồng. Đồng thời ngân hàng cũng mua thêm cổ phiếu của công ty ITRACO với giá trị 0,36 tỷ đồng và cổ phiếu của ngân hàng Gia định với trị giá 0,5 tỷ đồng. Cổ tức mà VIB thu được từ hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu trong năm 2000 là 0,474 tỷ đồng Tính đến 31/12/2001 tổng số vốn góp cổ phần liên doanh liên kết là 4,7 tỷ đồng .Thu nhập cổ tức đạt 622,4 triệu đồng. 2.1.4.5 Nghiệp vụ dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được NHTMCP quốc tế xác định là một loai dịch vụ làm tăng thu nhập, duy trỡ khỏch hàng và đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng. Trong năm 2000 tuy tỡnh hỡnh ngoại tệ khú khăn, nhưng trong năm 2000 VIB đó cú cố gắng khai thỏc cỏc nguồn ngoại tệ từ khỏnh hàng, từ cỏc tổng cụng ty để cân đối ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu. Ngân hàng đó kết hợp giữa tớn dụng, thanh toỏn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đó gúp phần đẩy mạnh tăng trưởng thu nhập qua nghiệp vụ tín dụng .Nhờ đó, năm 2000 VIB đó đạt được doanh số mua bán ngoại tệ như sau: Mua: 60.904.970.68 USD Bỏn: 60.698.630.67 USD Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 2,036 tỷ đồng Năm 2001, doanh số mua bán ngoại tệ đạt trên 111,4 triệu USD, trong đó doanh số mua 55,7 triệu USD, doanh số bán đạt 55,7 triệu USD Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1,558 tỷ đồng giảm 23,4% so với năm 2000 Nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế trong việc nhập khẩu xe máy, mặt khác do một số khách hàng có tiềm năng về thanh toán quốc tế trong TPHCM có xu hướng giảm dần giao dịch vào những tháng cuối năm. 2.1.4.6 Nghiệp vụ thanh toỏn Năm 1999, VIB được NHNN cho phép thực hiện thanh toán quốc tế .Do mới thực hiện thanh toán quốc tế nên chưa tạo lập được uy tín với các ngân hàng lớn ở nước ngoài. Trong năm 2000, hoạt động thanh toán của VIB đó cú những bước tiến rừ rệt .Bờn cạnh sự tăng trưởng đáng kể của dịch vụ thanh toán trong nước, hoạt động thanh toán quốc tế đó cú những bước phát triển đáng kể. Ngoài các ngân hàng đại lý hiện có VIB đó thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn như City Bank Newyork, Fuji bank Tokyo…từ đó tạo điều kiện phục vụ khách hàng được tốt hơn thông qua việc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý. Vào cuối năm 2000 VIB đó thực hiện nối mạng SWIFT, do đó việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi đối với tất cả khách hàng trong và ngoài nước. Chính nhờ những điều trên mà hoạt động thanh toán trong năm 2000 đó mang lại cho VIB một nguồn thu đáng kể 1,535 tỷ đồng. Bước sang năm 2001, hoạt động thanh toán của VIB đó đạt được những thành công lớn như: Trong năm 2001 đó mở 316 LC và đạt giá trị 28,3 triệu USD tăng 6,3% so với năm 2000, doanh số thanh toán LC đạt 20,2 triệu USD. Doanh số chuyển tiền và nhờ thu đạt 18,8 triệu USD, giảm 26,5% so với năm 2000. Tổng thu từ dịch vụ đạt 2,3 tỷ đồng tăng 51,1% so với năm 2000 2.1.4.7 Nghiệp vụ kinh doanh giấy tờ cú giỏ Năm 2000, hoạt động kinh doanh chứng từ có giá đó mang lại cho VIB một nguồn thu đáng kể. Trong năm, ngân hàng đó mua vào 188 tỷ đồng các chứng từ có giá, trong đó bao gồm 46,75 tỷ trái phiếu KBNN, trên 142 tỷ các chứng từ có giá khác. Thu nhập từ hoạt động này năm 2000 đạt 11,874 tỷ đồng chiếm 19.5% thu nhập của VIB Bước sang năm 2001, nghiệp vụ kinh doanh giấy tờ của VIB tiếp tục phát triển mạnh. Thu nhập của nghiệp vụ này đạt 12,689 tỷ đồng trong năm 2001. Như vậy, có thể nói rằng tuy không phải là một nghiệp vụ chính yếu, nhưng nghiệp vụ kinh doanh giấy tờ có giá đó mang lại cho VIB thu nhập khụng phải là nhỏ, gúp phần mở rộng mạng lưới khách hàng của VIB. 2.1.4.8 Hoạt động giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng Nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam đó được sử dụng tối đa để cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của khách hàng. Trong khi với nguồn USD huy động tạm thời chưa sử dụng đến, mặc dù gửi trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động bình quân, nhưng đã được sử dụng linh hoạt để vay lại đồng Việt Nam với lãi suất hợp lý để tăng dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam và cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng thanh khoản và uy tín của VIB. Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác đến 31/12/2002 đã tăng 71% so với 31/12/2000. Trên đây là kết quả của một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của VIB trong 3 năm 2000, 2001 và 2002 Từ đó ta có thể có một số nhận xét về hoạt động kinh doanh của VIB trong năm 2001 như sau: Năm 2001 VIB không đạt kế hoạch về lợi nhuận, lói trước thuế chỉ bằng 59,8% so với năm 2000 mặc dù doanh số năm 2001 đều tăng so với năm 2000. Tổng lói trước thuế đạt 10,2 tỷ (Hội sở 4,5 tỷ đồng, chi nhánh 5,7 tỷ đồng). So với 31/12/2000 thỡ tổng thu nhập tăng 50% nhưng tổng chi phí tăng 85%, kết quả kinh doanh giảm 40%. Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh năm 2001 là: + Rủi ro thị trường: Nếu năm 2000 lói suất huy động có xu hướng tăng lên, đặc biệt là vào gần cuối năm, trong khi VIB đó huy động một số lượng vốn lớn mà chưa có phương án sử dụng phù hợp nên phải gửi trên thị trường liên ngân hàng (khoảng 19 triệu USD). Đầu năm 2001, cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục hạ lói suất tới 11lần (từ 6,5% xuống cũn 1,75%) nờn số USD gửi trờn thị trường liên ngân hàng phải nhận một số lỗ khá lớn. + Trỡnh dự phũng cho các khoản nợ quá hạn, có khả năng không thu hồi được 2,968 tỷ đồng và việc xử lý tài sản của cụng ty Đông Đô chỉ thu được 50% giá trị gán nợ nên VIB phải chấp nhận hạch toán vào chi phí số lỗ 600 triệu đồng. + Các khoản huy động tiết kiệm dài hạn từ các năm trước, do chế độ hoach toán thực thu, thực chi trước đây chưa phân bổ vào chi phí của năm 2000. Vỡ vậy đến năm 2001 đó phải trớch vào chi phớ khoảng 6,7 tỷ đồng. + Trong năm 2001 đó cú sự thay đổi ở một số vị trí lónh đạo chủ chốt, điều này đó làm cho hoạt động kinh doanh của VIB có phần giảm sút. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chưa đạt được thỡ trong năm 2001 VIB đó cú sự phỏt triển về mạng lưới lẫn doanh số hoạt động, điều đó thể hiện sự thành công của hội đồng quản trị, ban điều hành trong việc quyết tõm nõng cao vị thế của VIB. Song, để có thể tiếp tục giữ vững nhũng kết quả đó đạt được và phát triển nhanh, mạnh, vững chắc thỡ trong tương lai VIB cần mở rộng hơn nữa các hoạt động của mỡnh. Để có thể đạt được điều đó thỡ cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động huy động vốn cũng như là đẩy mạnh việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả. 2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của VIB trong 3 năm 2000-2001-2002 Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với cỏc ngõn hàng cũn trẻ như VIB. Ý thức được điều này, kể từ khi đi vào hoạt động, Ban điều hành của VIB đó chỳ trọng đến việc phát triển nguồn vốn nhằm đấp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để thấy rừ hơn điều này, chúng ta hóy xem xột thực trạng hoạt động huy động vốn tai VIB trong 3 năm 2000-2001-2002 2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của VIB trong 3 năm 2000-2001-2002 Nguồn vốn của VIB, theo cách phân chia thông thường đựoc chia làm 3 loại như sau: + Vốn chủ sở hữu + Vốn huy động + Vốn khỏc Sự biến đổi của các nguồn này trong 2 năm 2000-2001 thể hiện rừ trờn bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của VIB Đơn vị: Tỷ đồng 2002 2001 2000 Chỉ tiờu Giỏ trị tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giỏ trị Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu 86 5,6% 80,557 6,37% 78,401 6,38% Vốn huy động 1258,01 82,2% 1004,008 79,35% 992,782 80,76% Vốn khỏc 187,59 12,2% 183,758 14,28% 158,095 12,86% Tổng vốn 1531,6 100% 1265,323 100% 1229,27 100% Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002 Từ bảng số liệu trờn ta cú thế cú cỏc nhận xột sau: Năm 2001 tổng nguồn vốn có tăng nhưng tăng chậm so với năm 2000, chỉ tăng 2,9% so với năm 2000. Trong cơ cấu nguồn vốn của VIB thỡ vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất: Năm 2000 là 80,76%, năm 2001 là 79,35%. Điều nay cho thấy rằng VIB khá thành công trong việc huy động vốn. Qua bảng chúng ta thấy rằng tổng nguồn vốn của VIB trong 3 năm gần đây phát triển khá nhanh so với năm1996 khi VIB mới bước vào hoạt động. Sự phát triển này chủ yếu là do tăng vốn huy động, vốn chủ sở hữu. Do đó, chúng ta có thể khẳngđịnh rằng xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn vốn của VIB là rất tích cực. 2.2.2 Chính sách huy động vốn của VIB Với 6 NHTM quốc doanh, trên 50 NHCP và liên doanh, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ... đã tạo ra một thị trường cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ là một động lực để các định chế ngân hàng phải phấn đấu vươn lên để khẳng định mình, đứng vững và phát triển. Trong bối cảnh chung của thị trường như vậy, ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên của VIB quyết tâm phát huy tối đa sức lực và trí tuệ để từng bước củng cố và phát triển vững chắc NHTMCP quốc tế Việt Nam. Một trong những hoạt động quyết định tới hoạt động của VIB là hoạt động huy động vốn. Xác định được tầm quan trọng của huy động vốn, VIB đã triển khai huy động vốn trên bình diện rộng với các hình thức huy động linh hoạt về kì hạn, lãi suất và kỳ trả lãi tạo ra nhiều sự lựa chọn thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường, ngân hàng đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất một cách linh hoạt, đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền và đáp ứng mục tiêu của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn nữa về chính sách huy động vốn của VIB, chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu nội dung chính sách huy động vốn của VIB 2.2.2.1 Chính sách lãi suất Có thể nói, lãi suất là một vấn đề được nhiều khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm nhất. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì lãi suất vừa là công cụ để huy động vốn và cho vay, vừa là công cụ để cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất, bởi vì nó có quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng cá nhân trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân như đầu tư hay tiết kiệm, quyết định hành vi của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh. Từ đó, lãi suất ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của các NHTM. VIB là một ngân hàng thương mại cổ phần với vốn điều lệ nhỏ, chi nhánh ít... để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác, thì lãi suất là một trong những công cụ rất đắc lực của VIB. Trong ba năm 2000, 2001, 2002 lãi suất mà VIB áp dụng để huy động vốn là khá linh hoạt, mức lãi suất mà VIB áp dụng như sau. Bảng 2.5: Lãi suất áp dụng của VIB từ tháng 4-2002 Đơn vị: % Loại tiền gửi VNĐ USD Lĩnh lãi 3 tháng một lần Lĩnh lãi cuối kỳ Lĩnh lãi 3 tháng một lần Lĩnh lãi cuối kỳ Không kỳ hạn 0,2 1,6 3 tháng 0,45 4,0 6 tháng 0,5 0,54 4,05 4,1 9 tháng 0,54 0,56 4,1 4,15 12 tháng 0,56 0,6 4,35 4,5 18 tháng 0,6 0,64 4,5 4,5 24 tháng 0,64 0,66 4,6 5,0 Nguồn: Báo cáo tài chính 2002. Từ bảng trên chúng ta thấy rằng, VIB đã khá linh hoạt trong việc áp dụng chính sách lãi suất trong hoạt động huy động vốn. Tuỳ vào từng thời hạn, hình thức trả lãi mà VIB đặt ra các mức lãi suất khác nhau. Một điều dễ nhận thấy trong chính sách lãi suất của VIB là : VIB luôn đưa ra các mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại quốc doanh khác ở cùng một hình thức huy động. VD như: ở cùng kì hạn sáu tháng, lĩnh lãi cuối kỳ lãi suất của VIB là 0,54% nhưng ở ngân hàng công thương là 0,5%. Có thể nói trong ba năm 2000-2001-2003, VIB đã rất thành công với chính sách lãi suất huy động của mình. Tuy nhiên, để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác trong tương lai, ngoài chính sách về lãi suất thì VIB cũng cần phải phát huy đuợc mặt mạnh của mình. 2.2.2.2 Chính sách khách hàng Do mới đi vào hoạt động, vốn điều lệ nhỏ cho nên khách hàng thường xuyên của VIB còn ít. Khách hàng thường là khách hàng vay với số lượng nhỏ và mức độ tin cậy cao. Trong tương lai, để thu hút được nhiều khách hàng thường xuyên hơn nữa, VIB luôn có chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn ... đối với các khách hàng thường xuyên của VIB. Mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa nhỏ, dân cư. VIB luôn xác định đây là thị trường cho vay chính của VIB đồng thời tiến tới các khách hàng lớn là các tổng công ty, các dự án của chính phủ... Ngoài việc để các khách hàng tự động tìm đến với mình, VIB luôn chủ động tìm đến những khách hàng cần vốn. Điều này giúp cho VIB có thể chủ động lựa chọn được khách hàng, từ đó có thể tránh được rủi ro khi cho vay. 2.2.2.3 Chính sách cán bộ nhân viên VIB luôn xác định rằng: chất lượng nhân viên ngân hàng là nhân tố quan trọng nhất để kiến tạo nên sức mạnh cạnh tranh cuả ngân hàng mình. Bởi vì: - Nhân viên là người trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh của ngân hàng - Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là một hiện hữu chủ yếu của dịch vụ ngân hàng. - Là lực lượng chủ yếu truyền tải những thông tin, tín hiệu từ thị trường, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng của nhân viên, VIB luôn có chính sách, chiến lược ... trong tuyển trọn và đào tạo nhân viên của mình. Nhân viên của VIB cần đáp ứng: - Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của các khách hàng lớn. - Có khả năng tiếp cận các doanh nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hướng dẫn họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả. Để ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA1867.doc
Tài liệu liên quan