Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nông nghiệp có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Làm thế nào để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Trong đó vấn đề hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được coi là một trong những nội dung có tính cấp thiết và tất yếu khách quan nhằm làm cơ sở tiền đề cho việc n

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trong thời gian qua, đăc biệt từ năm 1998 đến nay, tỉnh Khánh Hoà bước đầu quan tâm đến công tác quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng ở cả 3 cấp từ cấp xã, huyện, tỉnh. Tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để làm cơ sở cho việc giao đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP cho các hộ nông dân, các nông lâm trường, doanh nghiệp sử dụng. Quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, song vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải quan tâm giải quyết, cụ thể như: chưa gắn kết quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở trên địa bàn. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các ngành, huyện, xã vẫn còn thiếu sự đồng bộ, chưa cụ thể, chi tiết dẫn tới quy hoạch còn mang tính chung chung, tính khả thi và tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn thấp. Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà còn chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy phạm, trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, thiếu các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chi tiết, đặc biệt ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển, vùng trồng cây công nghiệp và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà hiện nay còn nhiều hạn chế, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do trình độ, năng lực của cán bộ quản lý về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, chưa ngang tầm với yêu cầu thực tế đang đòi hỏi; thiếu các văn bản có tính chất pháp lý về các quy định, quy tắc, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này cần phải có một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn nói trên. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà” thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu đang đặt ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà thực sự bắt đầu triển khai vào cuối năm 1998. Hàng năm, theo chức năng của mình sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo, đánh giá thực trạng tình hình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn; bên cạnh đó cho đến nay mới thỉnh thoảng có một vài báo cáo, một số bài báo, bản tổng kết liên quan đến quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, kể cả các đề tài cấp tỉnh, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài này là rất mới mẻ, đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu một cách công phu mới có thể đạt được yêu cầu đặt ra. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận giải các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hoà. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong những năm qua, rút ra những ưu điểm và tồn tại, những nguyên nhân và các tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà. - Xây dựng các hệ thống giải pháp có tính khả thi để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, từ năm 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Dựa vào những lý thuyết, luận điểm, quan điểm về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và sự quản lý của Nhà nước đối với công tác này. - Dựa vào những quy trình, quy phạm trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được nhà nước và các cấp, các ngành chức năng có thẩm quyền ban hành. - Căn cứ vào chức năng của nhà nước về quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp, phân tích, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn. Mặt khác còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế ở các huyện, xã về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, qua đó làm rõ chức năng quản lý của nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi làm cơ sở tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương, 10 tiết. Chương 1 MộT Số Lý LUậN Về QUảN Lý NHà NƯớC ĐốI VớI CÔNG TáC QUY HOạCH Sử DụNG ĐấT NÔNG NGHIệP 1.1. Khái niệm, vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp VILLIAM cho rằng: khi nói về đất nông nghiệp, chúng ta phải hiểu đó là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm của cây. Thành phần tạo ra sản phẩm của cây chính là độ phì nhiêu của đất. Nhờ độ phì nhiêu, đất đã trở thành vốn cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Theo Docuchaev: Đất nông nghiệp là một thể độc lập cũng giống như khoáng vật, động vật, thực vật, đất không ngừng thay đổi theo không gian và thời gian. Nó được hình thành do tác động của 5 yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian. Giống như vật thể khác, đất nông nghiệp cũng có quá trình phát sinh phát triển và thoái hoá. Muốn sử dụng có hiệu quả thì một trong những biện pháp cần quan tâm là phải tiến hành quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là bản luận chứng khoa học về chủ trương phát triển và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Thông qua thực hiện các biện pháp: điều tra, thu thập thông tin nhằm phân bố, phân vùng nguồn đất đai này trên một địa bàn, lãnh thổ nhất định. Phù hợp với những tính chất tự nhiên, đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...), tạo ra những điều kiện cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau đáp ứng yêu cầu về lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề rất phức tạp, không những xác lập, phân bố hợp lý quỹ đất này giữa các ngành và vùng lãnh thổ, mà còn phải phân bố nhằm sử dụng có hiệu quả các loại cây trồng, vật nuôi và các loại hình khác trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác, phải xác định hướng đầu tư, biện pháp thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có những đặc trưng sau: - Là một quá trình động, có trọng điểm cho từng thời kỳ, do đó quy hoạch phải đề ra nhiều phương án, thường xuyên cấp nhật, bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phu ỡhợp với thực tế. - Phải là kết quả của quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn các giải pháp khác nhau cho những nhiệm vụ khác nhau - Quá trình thường xuyên điều chỉnh nhiều lần, vì thế phải luôn có một tổ chức có đủ năng lực đề cập nhật, thừa kế và phát triển 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, sản xuất nông nghiệp, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Đất đai thuộc quyền sử hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài". Thực tế cho thấy, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng đối với quản lý nhà nước về nông nghiệp. Nó không những thể hiện tính pháp lý và quyền sử dụng đất theo pháp luật mà nó còn thể hiện tính khoa học và nghệ thuật trong quá trình thực hiện. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải làm tốt chức năng của mình về lĩnh vực này nhằm sử dụng nguồn đất nông nghiệp có hiệu quả cao hơn. Từ cách tiếp cận trên có thể hiểu quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ, chính sách, pháp luật và các quy định để quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm khai thác, sử dụng loại đất này có hiệu quả, thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững Trong thực tiễn khi quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thường nảy sinh yêu cầu xây dựng quy hoạch chuyên ngành đối với các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với đất như: hệ thống giao thông, mạng lưới thuỷ lợi, hệ thống các điểm dân cư... Để đảm bảo thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và các công trình trên, cần dựa trên cơ sở dự báo sử dụng đất chung của vùng. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp không làm thay các quy hoạch chuyên ngành. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, các công trình liên quan tới đất (như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đai rừng, điểm dân cư..) được thể hiện dưới dạng sơ đồ phân bố và xử lý số liệu theo các chỉ tiêu tổng quát. Trên cơ sở sơ đồ phân bố, khi có nhu cầu sẽ xây dựng dự án quy hoạch chuyên ngành theo từng công trình riêng biệt (thiết kế lại mạng lưới tưới tiêu, các trạm bơm, mạng lưới đường, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn...). Như vậy, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp được thực hiện theo tuần tự từ quy hoạch tổng thể sử dụng đất nông nghiệp đến các dự án quy hoạch chuyên ngành sẽ cho phép giải quyết cụ thể các vấn đề về sử dụng đất (trồng trọt, tưới tiêu, cơ giới hoá...) trên cơ sở áp dụng các tiến bộ và thành tựu của khoa học kỹ thuật. Chính vì đất nông nghiệp là điều kiện của sản xuất, là cơ sở không gian để phát triển các ngành kinh tế quốc dân, nên mọi vấn đề về sử dụng hợp lý đất đai ở các cấp độ khác nhau (dự báo, phương án quy hoạch, dự án quy hoạch chuyên ngành...) đều liên quan đến các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp, giao thông, xây dựng. và đặc biệt là dự báo việc phát triển và phân bố lực lượng sản xuất. Định hướng sản xuất đất đai được đề cập trong nhiều tài liệu dự báo khoa học kỹ thuật thuộc các cấp và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chất tổng hợp, dựa trên cơ sở của các tài liệu khảo sát chuyên ngành, đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiện các quyết định về sử dụng đất trong giai đoạn trước mắt, hoàn thiện về các chỉ tiêu kỹ thuật vào tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện rõ tính kỹ thuật cũng như ý nghĩa pháp lý. Các quyết định về quy hoạch sử dụng đất vừa là cơ sở không gian để bố trí các công trình, vừa là căn cứ kỹ thuật để lập kế hoạch đầu tư chi tiết. Xem xét mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và quản lý đất này cho thấy: các tài liệu về thống kê số lượng, chất lượng đất cũng như việc đăng ký đất phục vụ cho việc lập quy hoạch sử dụng nó. Ngược lại, cơ cấu đất được tạo ra trong quá trình quy hoạch sử dụng là cơ sở để thống kê đất đai. Các số liệu về phân hạng đánh giá đất cũng được sử dụng để lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết. 1.1.3. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Một trong những vấn đề quan trọng của Nhà nước là phải quản lý nguồn lực đất nông nghiệp có hiệu quả. Muốn vậy, phải quan tâm trước hết đó là công tác quy hoạch sử dụng nó. Vai trò quản lý của nhà nước trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau: Thứ nhất, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông ngghiệp sẽ đảm bảo cho việc sử dụng đất này có hiệu quả. Trong xã hội có giai cấp bóc lột, đất nông nghiệp chủ yếu nằm trong tay giai cấp thống trị và giai cấp địa chủ. Do đó quan hệ ruộng đất chủ yếu trong các chế độ xã hội này là mối quan hệ giữa các chủ ruộng đất và nông dân làm thuê, giữa giai cấp bóc lột và người bị bóc lột. Trong xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ chủ yếu về đất nông nghiệp là mối quan hệ giữa nhà nước (chủ sở hữu ruộng đất) và các chủ sử dụng đất (các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tư nhân). Nhà nước tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất phát huy khả năng của mình để tăng giá trị canh tác trên 1đơn vị diện tích. Do vậy sự quản lý của nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có vai trò đảm bảo cho quá trình sử dụng loại đất này có hiệu quả trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của nó trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, đất nông nghiệp được sử dụng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau như: nông hộ, trang trại, nông trường, sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau. Trong khi đó để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng bền vững, đòi hỏi phải có một quy mô sản xuất với một diện tích đất phù hợp. Sự quản lý của nhà nước trong công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là nhằm xây dựng chiến lược lâu dài về sử dụng đất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, không thể mỗi một chủ sử dụng đất có thể giải quyết được vấn đề có tính chiến lược, tính dài hạn, tính tổng hợp, tính lịch sử - xã hội trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, như: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thúc đẩy thương mại, phân bố lại lực lượng lao động, dân cư... Thứ ba, sản xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của đất nông nghiệp, đó là tính giới hạn, tính cố định, tính không thể thay thế; trong khi đó lịch sử dụng đất cho thấy, sự chuyển đổi ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác, như: mục đích đất ở dân cư, đất xây dựng đô thị, khu công nghiệp, đất an ninh quốc phòng, đất giao thông thuỷ lợi...áp lực sử dụng đất ngày càng gia tăng. Do đó xu thế sử dụng đất nông nghiệp có sự gia tăng về hiệu quả sử dụng, đảm bảo thu nhập trên một đơn vị diện tích ngày càng cao hơn. Xét trên góc độ này cho thấy, sự quản lý của nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo được tính chiến lược về xu hướng sử dụng đất, xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng để từ đó có biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phân bố, sử dụng loại đất này một cách có hiệu quả cao. Thứ tư, sản xuất nông nghiệp có địa bàn phân bố rất rộng và trên nhiều loại địa hình khác nhau, do vậy quá trình sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối rất lớn của hệ thống các công trình hạ tầng công cộng, như giao thông, thuỷ lợi,... Hơn nữa từng chủ thể có liên hệ rất mật thiết với nhau trong quá trình canh tác, như vấn đề xác định mùa vụ, tưới - tiêu, bảo vệ thực vật; nhiều loại nông sản được chế biến không những theo mối liên hệ ranh giới hành chính địa phương mà còn là mối liên hệ vùng, khu vực, thậm chí mang tính quốc gia. Xét trên góc độ này cho thấy, sự can thiệp của nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo giải quyết những vấn đề về hệ thống hạ tầng kinh tế, mối liên hệ giữa các vùng, khu vực và quốc gia. 1.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này. Nội dung chủ yếu được thể hiện như sau: - Ban hành các văn bản có tính chất pháp lý về quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các cấp. - Xác định mục đích yêu cầu và thực hiện nguyên tắc, phương pháp quản lý của nhà nước về quy hoạch sử dung đất nông nghiệp - Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Tổ chức điều tra, khảo sát, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, trong đó: quy định thẩm quyền của các cấp về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quản lý quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp: thông qua công khai quy hoạch; kêu gọi đầu tư thực hiện quy hoạch; tiến hành giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trực tiếp sử dụng theo Nghị định 64/CP của Thủ tướng Chính phủ. - Quản lý kinh phí đầu tư xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, kế hoạch hoá nguồn chi phí đầu tư cho việc điều tra, khảo sát, xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các địa phương. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dung đất nông nghiệp trước, trong và sau khi thực hiện quy hoạch - Phân vùng hợp lý diện tích đất nông nghiệp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất nông nghiệp sử dụng đúng mục đích. Phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. - Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo thống nhất khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước. Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 4 cấp: toàn quốc (bao gồm cả cấp vùng), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp để quy định chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dung đất nông nghiệp của các cấp đều là cơ sở và chỗ dựa cho quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp dưới là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô. - Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cả nước là chỗ dựa của quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp tỉnh, được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Đề xuất các chính sách, biện pháp để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch. - Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp tỉnh là xây dựng căn cứ và quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hoá các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp tỉnh gồm: + Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp toàn tỉnh. + Điều hoà nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. + Đề xuất định hướng, cơ cấu, các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh cũng như các biện pháp để thực hiện quy hoạch. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện là xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế -xã hội và các điều kiện cụ thể khác của các huyện, thị (điều hoà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng, đô thị và phát triển nông - lâm nghiệp) + Đề xuất các chỉ tiêu và phân bố sử dụng các loại đất. Xác định các chỉ tiêu khống chế về đất nông nghiệp đối với quy hoạch ngành và xã phường trên phạm vi của huyện. Nội dung quản lý nha ỡnước quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện bao gồm: + Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng đất nông nghiệp của huyện. + Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất nông nghiệp của các ngành. + Xác định phạm vi và phân bố đất nông nghiệp sử dụng cho các công trình hạ tầng, cho các xã trong huyện. + Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp xã: Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở (cấp cuối cùng), các loại văn bản nghiên cứu tiền kế hoạch hầu như không có (từ trước tới nay chưa có quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của xã). Theo tinh thần của Luật đất đai năm 1993, tài liệu quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã cho thời hạn 5 - 10 năm có tính pháp quy và sẽ là văn bản duy nhất mang tính tiền kế hoạch. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp xã là quy hoạch vi mô là khâu cuối cùng của hệ thống quản lý về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện + Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho từng mục đích trên địa bàn xã. + Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng, từng dự án. + Xác định cụ thể vị trí phân bố, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng từng khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi, lưới điện, bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao... các dự án và các công trình chuyên dùng khác. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện 4 cấp thực hiện theo nguyên tắc kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đôi khi phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi điều kiện cho phép 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan trong những thời kỳ nhất định, trong đó nhân tố chủ yếu tác động trực tiếp đến quá trình trên được thể hiện như sau: - Đặc điểm địa hình, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng Đây là nhân tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dung đất nông nghiệp. Khí hậu ở Khánh Hoà vừa chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 260C; tổng tích ôn khoảng 9.5000C; ánh sáng dồi dào, số giờ nắng trung bình năm đạt 2.600 giờ; lượng mưa trung bình năm 1.400 - 1.600 mm; độ ẩm không khí trung bình năm là 78% và chênh lệch giữa các tháng không lớn. Nhìn chung khí hậu ôn hoà mát mẻ quanh năm, là điều kiện rất thuận lợi cho các loại cây trồng ở vùng này sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và chất lượng cao. Trong khi đó điều kiện địa hình và thổ nhưỡng ở Khánh Hoà vô cùng phức tạp, bao gồm nhiều loại địa chất, địa hình, địa mạo phân bố xen kẽ lẫn nhau, rất khó khăn cho việc tổ chức chỉ đạo sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh,... dẫn tới công tác quy hoạch cũng như chỉ đạo thực hiện quy hoạch càng rất quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa. - Cơ chế, chính sách của Nhà nước: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều bước thay đổi về cơ chế chính sách. Xét riêng trong lĩnh vực nông nghiệp từ chỗ xây dựng các hợp tác xã kiểu cũ, các nông trường đến việc khoán hộ gia đình và từng bước hình thành các hợp tác xã kiểu mới, các trang trại; Luật đất đai cũng từng bước được hoàn thiện, từ Luật đất đai 1993 đến luật đất đai 1998 và mới đây nhất là luật đất đai sửa đổi 2003. Sự thay đổi cơ chế chính sách đó đòi hỏi quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Đặc biệt sau khi có luật đất đai và luật đất đai sữa đổi việc giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho người sản xuất, dẫn tới nội dung phương hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức chỉ đạo thực hiện cũng thay đổi theo, có thể nói là một bước ngoặt trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. - ý thức của người dân và các tổ chức trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp: ý thức của người dân và các tổ chức về việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào quá trình nhận thức về vai trò ý nghĩa của công tác này, phụ thuộc vào sự nhận biết và thông suốt các nội dung và chỉ tiêu đã được đề ra. Đây là điều kiện rất quan trọng để cho việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này tiến hành được thuận lợi và có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, nhận thức của người dân và các tổ chức cũng từng bước được phát triển theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Hiện tại đa số người dân chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cho riêng mình, chứ chưa có sự nhìn nhận về lợi ích lâu dài, lợi ích cộng đồng; do vậy quá trình khai thác sử dụng đất nông nghiệp bất hợp lý xảy ra khá phổ biến, như: vấn đề đốt nương làm rẫy, canh tác trên đất dốc, nạn chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở, đất xây dựng,... phá vỡ tiến trình sử dụng đất khoa học và bền vững, ảnh hưởng nặng nề đến việc bảo vệ đất chống xói mòn và môi trường sinh thái đầu nguồn cũng như cảnh quan thiên nhiên, cấu trúc đô thị. - Năng lực trình độ của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai: Bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta tương đối kồng kềnh, hiệu quả thấp. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó do trình độ, năng lực thực tế của cán bộ làm công tác quy hoạch này còn hạn chế, chưa đảm bảo các yêu cầu, các quy định có tính quy phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Bộ máy cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuyên ngành, trình độ tổng hợp liên ngành mới giải quyết được những vấn đề trong quy hoạch đang đặt ra. Thực tế cho thấy, nhiều địa phương quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thấp chủ yếu do cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về quy hoạch này có trình độ yếu, kém, xây dựng quy hoạch theo kiểu khép kín, trước mắt mâu thuẫn lâu dài. Mặt khác, cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực này chưa sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý của mình, đồng thời vẫn còn tư tưởng xây dựng quy hoạch sơ qua, đại khái không gắn với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. - Tác động của cung cầu về đất đai: Cung cầu trên thị trường đất đai có sự biến động thường xuyên, nhất là sự biến động của cầu, cầu thường tăng rất lớn so với cung làm cho giá đất lên cao, thậm chí trong chỉ trong một thời gian ngắn cầu ảo làm cho giá tăng rất nhanh, mọi người đổ xô vào mua đất để dự trữ. Để giải quyết cầu về đất đai cho xây dựng đô thị, cho đất ở, cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Nhà nước đã có chủ trương quy hoạch cụ thể các điểm dân cư, ranh giới chỉnh trang đô thị, quy mô vị trí các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trên cơ sở phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất; thế nhưng trên thực tế nhiều dự án vẫn mang tính chất quy hoạch treo, một trong những yếu tố tác động rất lớn gây nên tình trạng này chính là do người dân sản xuất nông nghiệp tìm mọi cách sang nhượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất (kể cả đất lúa 2 vụ, đất đang sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao) với giá rẻ nhưng có lợi cho riêng họ. Tình hình này đã làm xáo trộn quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Như vậy, tác động của cung cầu về đất đai là một nhân tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 1.4. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là một yêu cầu có tính khách quan, bất kỳ một quốc gia nào dù muốn hay không muốn cũng quan tâm thực hiện đến công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này. Điều đó được phân tích dưới khía cạnh sau: - Do yêu cầu của quy luật đòi hỏi mọi quốc gia cũng như người dân phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tiết kiệm chi phí và thâm canh tăng năng suất trên một diện tích nhất định. Nguồn lực đất đai ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, nếu sử dụng không có hiệu quả thì sẽ gây ra lãng phí rất lớn. Điều này bắt buộc nhà nước phải quan tâm đến việc quản lý tài nguyê._.n nói trên, song để nâng cao hiệu quả sử dụng nó thì trước hết phải hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này. - Do quá trình đổi mới về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nói chung và đất đai nói riêng đang đặt ra. Điều này đòi hỏi nhà nước phải ban hành hệ thống cơ chế chính sách và pháp luật để làm cơ sở nền tảng cho quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Muốn vậy đòi hỏi nhà nước phải tăng cường quản lý công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để không ngừng nâng cao hiêu quả, phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý. - Do thực trạng hiện nay quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây ra tình trạng lãng phí, bất cập, tuỳ tiện. Nhiều cơ quan thực hiện chức năng đã buông lỏng quản lý làm cho việc sử dụng đất nông nghiệp không theo quy hoạch, thiếu đồng bộ, thiếu tính thống nhất và xu thế tiêu cực ngày càng gia tăng. - Nước ta là nước nông nghiệp, nguồn lực đất nông nghiệp là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình nâng cao đời sống của người nông dân và cạnh tranh trên thương trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó để phát huy lợi thế so sánh của nguồn lực này đòi hỏi nhà nước phải quan tâm đến việc xây dựng và quản lý quy hoạch, coi đây là một nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững và có hiệu quả ngày càng cao. 1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đều rất được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Họ nhận thức rằng, muốn nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp thì phải đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và quy hoạch đó phải đặt dưới sự quản lý, kiểm tra, giám sát của nhà nước. Thực tế cho thấy, rất nhiều quốc gia đã làm tốt công tác này và trên thực tế mang lại những thành tựu đáng kể. - ở Trung Quốc quan điểm phân vùng nông nghiệp tương đối rộng. Họ đưa ra nội dung phân vùng nông nghiệp bao gồm 5 loại: Phân vùng điều kiện tự nhiên nông nghiệp, bao gồm các điều kiện tự nhiên có quan hệ tới phát triển sản xuất nông nghiệp như: khí hậu, địa mạo, thổ nhưỡng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, thực bì,... đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với sản xuất nông nghiệp: mặt có lợi, bất lợi và vạch ra những bước để tiến hành cải tạo và sử dụng; Phân vùng điều kiện kinh tế nông nghiệp: bao gồm lao động, nhân khẩu, điều kiện trang thiết bị nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông phẩm, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, thu nhập kinh tế nông nghiệp và đầu tư cho nông nghiệp... ; Phân vùng ngành hàng nông nghiệp: tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ và phân bố sản xuất các loại cây trồng chủ yếu đối với điều kiện tự nhiên. Trên cơ sở phân bố hiện trạng từng khu vực, mức sản lượng, những vấn đề tồn tại và con đường tăng sản của từng ngành và các loại cây trồng, phạm vi thích ứng rộng của các loại giống tốt và tính khả thi phát triển các vùng sản xuất mới...; Phân vùng biện pháp kỹ thuật: cải tạo đất, bảo vệ thực vật, thay đổi chế độ canh tác, khả năng áp dụng thâm canh về giống cây trồng, thuỷ lợi, phân bón, hiệu quả kinh tế và các biện pháp cải cách kỹ thuật...; Cuối cùng là phân vùng nông nghiệp tổng hợp: dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp của vùng tự nhiên nông nghiệp - vùng điều kiện kinh tế nông nghiệp - vùng ngành hàng nông nghiệp - vùng biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, để xây dựng một cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý từ khái quát đến chi tiết, ở cả 3 cấp, toàn quốc, tỉnh và huyện. Tất cả vấn đề này đều thuộc quyền quản lý, điều tiết của Nhà nước Trung Quốc. - Đối với Nhật Bản: Nhật Bản là một nước có nền nông nghiệp phát triển nhất là nông nghiệp sinh thái. Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ Nhật Bản đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lýù quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 1980 Nhật Bản đã có quy định Nhà nước phải quản lý chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư tích trữ đất, đảm bảo cho người nông dân có đất canh tác và cấp giấy phép đối với họ để tạo ra động lực cho sự phát triển nông nghiệp. Chính phủ Nhật quy định khi chuyển sang sử dụng mục đích khác thì phải có sự giám sát của Hội đồng tư vấn về kỹ thuật đất nông nghiệp của chính quyền địa phương. Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm trong việc quyết định cho các cá nhân và tổ chức được chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác. Việc quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành chặt chẽ theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Hàng năm, các cấp chính quyền tổ chức đánh giá hiệu quả quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để rút kinh nghiệm, đồng thời có biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm quy hoạch của nhà nước đã được ban hành. - ở Mỹ: Nhà nước đã thực hiện chức năng quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đối với các bang nói riêng và liên bang nói chung. Điều này trên thực tế đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Quốc hội Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Công tác điều tra, khảo sát đất nông nghiệp đã được thực hiện trên quy mô lớn nhằm thống kê quỹ đất hiện có trên từng bang và cả liên bang. Chính phủ đã xây dựng một tổ chức làm nhiệm vụ đánh giá khả năng, mức độ và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Việc quy hoạch, hoạch định sử dụng nông nghiệp được tiến hành một cách cụ thể theo các hệ thống chỉ tiêu kinh tế đã định lượng, thị trường đất nông nghiệp ở Mỹ phát triển tạo điều kiện cho quá trình tích tụ tập trung đất vào các trang điền với quy mô rộng lớn. - ở Pháp công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp được giao cho các chuyên gia nông nghiệp kết hợp với các địa phương tiến hành, trên cơ sở đó tổng hợp lên cả nước. Kết quả đã chia nước Pháp thành 600 tiểu vùng nông nghiệp. Công việc này được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế. Các vùng mà họ chia ra có một đặc điểm chung về tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu,...), điều kiện xã hội (phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế, hệ thống sản xuất nông nghiệp). Nông nghiệp nước Pháp là một nền nông nghiệp phát triển, ổn định, là một nền nông nghiệp trang trại, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, đạt năng suất và tạo ra sản phẩm hàng hoá cao; sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu thị trường, giá cả nông sản được nhà nước tài trợ. Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Pháp đều dựa vào các phương pháp phân tích, thống kê, dựa vào các hàm số và các mô hình tối ưu,... Kinh nghiệm trên có thể rút ra bài học là: Cần phải coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, sớm ban hành các đạo luật quy định hết sức nghiêm ngặt trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao; đồng thời quan tâm đến việc thống kê đất đai một cách thường xuyên liên tục. Coi trọng công tác khảo sát xây dựng bản đồ, đánh giá số lượng và chất lượng đất nông nghiệp làm cơ sở nền tảng cho việc quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác phân vùng, quy hoạch chi tiết làm có sở khoa học và pháp lý cho việc quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Chương 2 THựC TRạNG QUảN Lý NHà NƯớC Về QUY HOạCH Sử DụNG ĐấT NÔNG NGHIệP TRÊN ĐịA BàN TỉNH KHáNH HOà 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Khánh Hoà là tỉnh phía nam của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của 2 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước đó là vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam. Điều đó đã tạo điều kiện cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong nước và quốc tế. Trên thực tế về mặt sản xuất nông nghiệp Khánh Hoà đã trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật của nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Trung tâm nghiên cứu giống cây ăn quả Suối Dầu; Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III; Viện Hải Dương Học; Phân viện Thú Y Miền Trung...). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 519.725 ha (kể cả quần đảo Trường Sa 49.630 ha) với nhiều loại đất khác nhau (có 9 nhóm đất chính và 21 loại đất phát sinh), gồm: nhóm đất cát và cồn cát 16.122 ha; nhóm đất mặn và phèn mặn 8.609 ha; nhóm đất phù sa 32.423 ha nhóm đất xám 25.713 ha; nhóm đất đỏ vàng 303.815 ha; nhóm đất thung lũng dốc tụ 2.959 ha; nhóm đất mùn trên núi cao 56.743 ha; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 14.256 ha; các loại đất khác 8.583 ha. Sự phong phú và đa dạng về đất đại tạo điều kiện cho tỉnh Khánh Hoà có thể phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với nhiều loại cây con. Đây là điều kiện thuận lợi để đa dạng hoá cây trồng, kinh doanh tổng hợp, hạn chế độc canh, nhưng điều này cũng đòi hỏi phải làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm xác định được quy mô diện tích các loại cây trồng phù hợp với lợi thế so sánh của tỉnh, đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Thực tiễn quá trình sản xuất nông nghiệp ở địa bàn này đã hình thành hệ thống cây trồng vật nuôi rất phong phú (cà phê, dừa, điều, xoài, lúa, ngô, mía, rau,...). Tuy nhiên quá trình phát triển nền nông nghiệp Khánh Hoà đã có những bước thăng trầm không ổn định, có những thời kỳ diện tích cà phê ở 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thuộc tỉnh Khánh Hoà diện tích được mở rộng gần 1000 ha, đến năm 2000 giảm xuống còn 730 ha, đến nay chỉ còn 180 ha, gây lãng phí lớn trong quá trình đầu tư; diện tích trồng điều, dừa, mía cũng tăng giảm thất thường, chứng tỏ từ người sản xuất đến các nhà quản lý và nhà hoạch định chiến lược chưa xác định rõ được các loại cây trồng và quy mô diện tích các loại cây trồng có khả cạnh tranh bền vững trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2005 tỉnh Khánh Hoà có diện tích rừng là 201.000 ha, trữ lượng gỗ là 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng là một thế mạnh của tỉnh Khánh Hoà, song việc khai thác bất hợp lý trong thời gian qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chỉ tính riêng từ năm 1976 đến năm 1996 diện tích rừng tự nhiên Khánh Hoà giảm 12.100 ha và 2,9 triệu m3 gỗ, bình quân hàng năm giảm 605 ha và 145 m3 gỗ (tài liệu kiểm kê đất rừng năm 1996). Việc suy giảm diện tích rừng dẫn tới sự suy giảm cân bằng sinh thái làm tăng nguy cơ hạn hán, lũ lụt, lũ quét, xói lở, bồi lấp, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Khánh Hoà có trên 385 km bờ biển, chứa đựng một nguồn tài nguyên thuỷ sản đa dạng về chủng loại và sản lượng tiềm năng khá cao, cùng với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế (Vịnh Văn Phong - Đại Lãnh; biển Nha Trang; cảng Ba Ngòi, Cam Ranh). Về mặt du lịch Nha Trang được UNEESCO công nhận là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới; về mặt phát triển thuỷ sản theo dự báo của Viện Hải dương học Nha Trang thì vùng biển Khánh Hoà có tổng trữ lượng thuỷ sản 150 ngàn tấn, sản lượng đánh bắt 70 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên trong 10 năm qua mặc dù số lượng và công suất tàu thuyền tăng nhanh (hàng năm là 5% - 7%), nhưng sản lượng đánh bắt hầu như không tăng, đạt từ 50 - 55 ngàn tấn/năm (đạt 72% năng lực khai thác). Việc khai thác kiệt quệ thuỷ sản ven bờ ảnh hưởng xấu đến yêu cầu bảo vệ nguồn lợi này, như: Giảm nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều loại tôm, cá, giảm năng suất đánh bắt, mất cân bằng trong việc phát triển hệ sinh thái ven biển... Trong quá trình sản xuất ngày càng mở rộng, trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngày càng cao, để duy trì sự bền vững trong quá trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, vấn đề cải thiện và bảo vệ tài nguyên môi trường là biện pháp hàng đầu của mọi biện pháp, trong đó quy hoạch là một trong các yêu cầu cấp bách nhằm làm cơ sở khoa học cho việc chỉ đạo thực hiện việc cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho nhu cầu lợi ích chung và cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội Khánh Hoà là một trong các tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao và trên mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1996 - 2000 đạt 8,3%; giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,5%; GDP năm 2005 đạt gần 7000 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994) ( xem biểu 2.1). Biểu2.1: Tốc độ tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn ( % ) TT Chỉ tiêu xem xét Các giai đoạn 1996 - 2000 2001 - 2005 1996 - 2005 Tổng cộng 8,30 11,50 9,50 1 Công nghiệp - Xây dựng 10,40 14,30 11,7 2 Nông - Lâm nghiệp 7,40 4,40 6,2 3 Du lịch - Dịch vụ 7,10 13,20 9,90 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( % ) Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 1 Công nghiệp - Xây dựng 31,00 35,30 40,50 2 Nông - Lâm nghiệp 31,00 26,90 17,50 3 Du lịch - Dịch vụ 38,00 37,80 42,00 Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh Khánh Hòa, nhiệm kỳ 2001 - 2006 Trong quá trình phát triển, mặc dù cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng nhanh công nghiệp và du lịch - dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến đời sống của một bộ phận lớn dân cư nông thôn (năm 2005 dân số nông nghiệp vẫn chiếm 59%) cũng như thực hiện các chương trình, những dự án trọng điểm về an ninh lương thực và xuất khẩu (cây công nghiệp dài ngày, mía đường, cây ăn quả), đòi hỏi ngành nông nghiệp ngoài việc mở rộng diện tích còn phải tổ chức sắp xếp sử dụng một cách có hiệu quả và khoa học tiềm năng đất vốn có. Biểu 2.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua một số năm Cơ cấu sử dụng đất Năm 2000 Năm 2005 Tăng Giảm Tổng cộng 82912 92664 9752 1. Đất đang canh tác nông nghiệp 76894 85765 8871 1.1. Đất trồng cây hàng năm 61094 63657 2563 1.1.1 Đất lúa; lúa - màu 24464 25020 556 Ruộng 3 vụ 1650 1800 150 Ruộng 2 vụ 14791 15700 909 Ruộng 1 vụ 9669 7520 -2149 1.1.2. Đất cây hàng năm khác 36592 38504 1912 Mía 14840 17500 2660 Loại khác 15480 21004 5524 1.1.3. Cỏ trồng cắt 38 133 95 1.2. Đất trồng cây lâu năm 15800 22109 6309 1.2.1. Cây công nghiệp lâu năm 6150 7830 1680 Dừa 2670 2100 -570 Điều 2720 5500 2780 Cà phê 730 180 -550 Loại khác 30 50 20 1.2.2. Cây ăn quả 9650 14279 4629 Xoài 4525 7000 2475 Loại khác 5125 7279 2154 2. Mặt nước nuôi trồng thủy sản 4918 5686 768 3. Đất làm muối + Loại khác 1100 1213 113 Nguồn: Báo cáo kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa Quy mô diện tích các loại cây trồng tăng giảm thất thường, thiếu tính ổn định; đặc biệt đối với cây lâu năm, từ năm 2000 đến 2005 diện tích dừa toàn tỉnh giảm 570 ha, nếu tính theo giá đầu tư hiện nay 1ha dừa sau 5 - 7 năm kiến thiết cơ bản phải đầu tư khoảng 65 triệu đồng, thì tổng thiệt hại khoảng 37 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 7,5 tỷ đồng); Đối với diện tích cà phê giảm từ 730 ha xuống còn 180 ha (giảm 550 ha), mặc dù không lớn, nhưng thực tế số diện tích này chỉ canh tác ở 2 huyện đồng bào dân tộc miền núi (Khánh Sơn; Khánh Vĩnh) với quy mô dân số của cả 2 huyện hiện nay chỉ có 34.000 người (tương đương 6800 hộ dân cư), thì đây là thiệt hại rất đáng cần phải quan tâm. Do vậy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp là hết sức cần thiết, song phải tính đến chiến lược thị trường, giá cả và năng lực dân cư, khả năng đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, nhằm đảm bảo tính khả thi, tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời có bước đi thích hợp phù hợp theo từng giai đoạn nhất định. Như vậy hơn lúc nào hết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được đặt ra rất cấp thiết cho tỉnh Khánh Hoà, nhằm xác định được lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của tỉnh, đảm bảo cho nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà phát triển nhanh và ổn định. Việc gia tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản các loại; trồng rừng bảo vệ đất, bảo vệ môi trường đã và đang có những tranh chấp không nhỏ giữa các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Công nghiệp tuy là ngành có nhịp độ tăng trưởng lớn và có xu thế phát triển ở mức cao trong thời gian qua và trong thời gian tới, nhưng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất công nghiệp còn lạc hậu đơn điệu. Vì vậy trong các giai đoạn tới ngoài việc đổi mới công nghệ, tăng cường trang thiết bị hiện đại đồng bộ, thì ngành công nghiệp đòi hỏi xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp mới, quỹ đất dành cho mục đích này dự kiến là rất lớn, ảnh hưởng đến quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng ven đô thị. Bên cạnh đó nhu cầu cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện nước), phát triển du lịch cũng gây sức ép lớn đối với việc sử dụng đất. Trong khi đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với Khánh Hoà ngoài việc phát triển du lịch dịch vụ thì cần phải tăng cường thúc đẩy phát triển mạnh nông nghiệp, một trong những thế mạnh của Khánh Hòa so với cả nước. Để làm tốt vấn đề này một trong những yếu tố rất quan trọng là việc tăng cường công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Dân số tỉnh Khánh Hoà có đến cuối năm 2005 là 1.123 nghìn người, trong đó: dân cư nông thôn 617,6 nghìn người (chiếm 55% dân số) thành thị 505,4 nghìn người (chiếm 45% dân số). Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 4,5% tổng dân số, trong đó: Raglei 3,17%; Hoa 0,58%; Gie-Triêng 0,32%; Ê đê 0,25%. Dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi, tỷ lệ người dân tộc cao nhất là ở huyện Khánh Sơn (81,3%) và Khánh Vĩnh (69,66%). Thực tiễn hiện nay đồng bào dân tộc nhìn chung có trình độ dân trí thấp, tập quán du canh, du cư, phát nương làm rẫy vẫn tồn tại khá phổ biến. Do vậy đối với 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thì công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đòi hỏi càng cấp thiết. Có thể nói Khánh Hoà là một trong những nơi “đất chật người đông” mật độ dân số 220 người/km2, bình quân đất đang canh tác tính cho mỗi nông hộ chỉ đạt 0,76 ha/hộ (toàn vùng Duyên hải nam trung bộ bình quân đạt 0,9 ha/hộ). Sự gia tăng nhanh dân số cũng như quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, đã đang và sẽ gây nên áp lực rất lớn đối với việc sử dụng đất đai; các hiện tượng chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất đã và đang diễn ra rất phổ biến, nếu không có phương án quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt sẽ nẩy sinh những tranh chấp, sử dụng đất chồng chéo giữa các ngành kinh tế, giữa các công trình, dân cư dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả. Tình trạng đốt nương làm rẫy, du canh còn khá phổ biến ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư tự do ảnh hưởng lớn môi trường sinh thái; một bộ phận lớn dân cư có đời sống còn thấp, nhu cầu phát triển nông nghiệp còn lớn (tỷ lệ hộ nghèo, đói của tỉnh Khánh Hoà năm 2005 là 17,5%, trong đó đa số là hộ sản xuất nông nghiệp); áp lực gia tăng dân số và nhu cầu đời sống đòi hỏi phải khai khẩn thêm nhiều diện tích đất rừng sang sản xuất nông nghiệp; trình độ thâm canh và kinh doanh của một số lượng lớn nông hộ còn ở mức rất thấp, sản xuất chủ yếu chạy đua theo phong trào, thiếu một tầm nhìn chiến lược.Tất cả những vấn đề này cho thấy đòi hỏi phải có sự chỉ đạo khuyến cáo kịp thời của các cấp, các ngành, mà một trong những cơ sở khoa học của nó là dựa trên các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của vùng, tỉnh, huyện và các dự án chi tiết. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong 5 năm (2000-2005) 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Khánh Hoà thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.Thực hiện chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm tổ chức điều tra, khảo sát, lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, bao gồm các vấn đề như: tổ chức xây dựng nhiều loại quy hoạch ở các cấp độ khác nhau (tỉnh, huyện, xã, phường); theo nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp, như trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các vùng chuyên canh cây lâu năm, cây hàng năm; tổ chức cung cấp nguồn thông tin, tư liệu, số liệu để phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; tổ chức chỉ đạo lập và phối hợp giữa các loại quy hoạch, đảm bảo trình tự lập quy hoạch, xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ngày càng có hiệu quả cao hơn. Đặc biệt từ năm 1998 đến nay tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức điều tra khảo sát xây dựng nhiều phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ cấp tỉnh đến huyện và xã. Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội Khánh Hoà phát triển; đáng chú ý nhất là đã chỉ đạo xây dựng được định hướng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn; định hướng phát triển nông lâm nghiệp, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các vùng chuyên canh, cây con đặc sản, cây lâu năm, định hướng xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp (như đường giao thông, hệ thống công trình thuỷ lợi, công nghiệp chế biến nông sản). Quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn là một yêu cầu rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược không những đối với tỉnh Khánh Hòa mà còn đối với các địa phương khác và cả cấp độ quốc gia, bởi đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, địa bàn phân bố rộng lớn, được sản xuất bởi rất nhiều nông hộ và doanh nghiệp khác nhau, đồng thời chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố phức tạp, như: khí hậu thời tiết, địa hình, đất đai, nguồn nước, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, giá cả, thị trường, tập quán sản xuất và tiêu thụ,... Trong khi đó để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng bền vững, đòi hỏi phải có một quy mô sản xuất hợp lý phù hợp với nhu cầu chung, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; do vậy quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn nhằm đảm bảo bao quát được những vấn đề liên vùng, liên khu vực, những vấn đề về kinh tế xã hội mang tính quốc gia và các cấp địa phương; đồng thời là cơ sở để nhà nước có các chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả, như: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thúc đẩy thương mại, phân bố lại lực lượng lao động, dân cư, tạo tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược, đẩy mạnh công tác khuyến nông, kêu gọi đầu tư,... Bên cạnh đó tỉnh Khánh Hòa cũng đã tổ chức điều tra khảo sát xây dựng được một số quy hoạch chi tiết, bao gồm các quy hoạch xã, phường, thị trấn, các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với các nội dung chính là điều tra xây dựng bản đồ phân loại đất, bản đồ thổ nhưỡng, đánh giá phân hạng thích nghi đất đai đối với các loại cây trồng, từ đó bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo vùng, theo khu đất, theo lô thửa. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xác định những chỉ tiêu cụ thể mà quy hoạch tầm vĩ mô không thể tính hết được, như; đặc điểm về nông hoá, thổ nhưỡng, năng suất tiềm năng trên từng thửa ruộng đất, mức độ thích hợp cao, thấp hay trung bình của cây trồng trên một đơn vị sử dụng đất nhất định,... đặc biệt hiện nay Nhà nước ta đã giao 5 quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người nông dân; do vậy quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp là cơ sở khoa học và pháp lý để các nông hộ các tổ chức dựa vào đó để tính toán mức độ đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp ngày càng có hiệu quả theo hướng sử dụng đất lâu bền. Tuy nhiên việc lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết (thường là cấp xã phường, theo bản đồ tỷ lệ từ 1/5000 trở xuống) phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp còn chậm, cả tỉnh mới chỉ có 7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có quy hoạch chi tiết. Mặt khác, các thông tin cần thiết để đáp ứng yêu cầu cho quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được các cơ quan chức năng tuân thủ thực hiện như: Đảm bảo đầy đủ các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời thiết, thủy văn,...), các thông tin kinh tế (giá cả, thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,...), các thông tin về điều kiện xã hội (dân số, dân tộc và phân bố dân cư, tập quán sản xuất, trình độ sản xuất, đời sống dân cư,...). Hiện nay các nguồn thông tin này đã được các cấp, các ngành, các đơn vị chức năng, từ trung ương đến địa phương tổ chức theo dõi, thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp đầy đủ cho các đối tượng cần thiết sử dụng. Về mặt tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cũng đạt được nhiều thành tựu lớn, cụ thể: Hiện nay tình trạng tranh chấp sử dụng đất không xảy ra phổ biến và gay gắt như giai đoạn 1990 - 1995, mặc dù còn tồn đọng khá nhiều đơn thư khiếu tố, khiếu nại (từ năm 2002 đến năm 2004 có trên 500 đơn khiếu nại, khiếu tố về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của các huyện như Diên Khánh, thị xã Cam Ranh,... ), song chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp khắc phục và trên thực tế đã hạn chế được tình trạng này. Trên cơ sở xác định được mức độ phức tạp của vấn đề sử dụng đất các cấp chính quyền đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm từng vụ việc không để xảy ra các điểm nóng. Việc ban hành các chủ trương đo đạc giải thửa, phân hạng đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ngày càng có hiệu quả; bước đầu đã thực hiện được khá cụ thể đối với các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính các cấp; đến năm 2005 hầu hết các huyện, xã đã có bản đồ chi tiết về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng có hiệu quả cao hơn. 2.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Khánh Hoà Quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng là một nội dung rất quan trọng trong quản lý của chính quyền các cấp hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa. Tình trạng quy hoạch thiếu tính khả thi, hoặc khả thi thấp, đang là nỗi bức xúc của người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở trên địa bàn. Điều này được phân tích đánh giá ở các khía cạnh sau: - Thứ nhất, phần lớn các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua chưa thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn sâu sắc. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng nó cho từng loại loại cây trồng chưa phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn còn mang tính khép kín, xem xét đánh giá dự án trong khuôn khổ tìm nhìn trên địa bàn tỉnh, chưa có sự đánh giá một cách bao quát các mối liên quan vùng, quốc gia hay bối cảnh quốc tế,... Đặc điểm sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động vô cùng phức tạp của nhiều yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh, quá trình xây dựng các phương án sử dụng đất nông nghiệp cần phải được phối kết một cách hữu cơ và đầy đủ các yếu tố tác động, đồng thời rút ra được những yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất; từ đó đưa ra phương án sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, có tính khả thi cao, hiệu quả cao theo các thời kỳ và giai đoạn nhất định. Biểu 2.3: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp so với quy hoạch Cơ cấu Sử dụng đất nông nghiệp Hiện trạng 2005 Quy hoạch 2005 Quy hoạch 2010 QH so với HT 2005 /2005 2010 /2005 Tổng cộng 92664 87828 90246 4836 2418 1. Đất đang canh tác nông nghiệp 85765 81374 83183 4391 2582 1.1. Đất trồng cây hàng năm 63657 59344 58766 4313 4891 1.1.1 Đất lúa; lúa - màu 25020 25225 25775 -205 -755 Ruộng 3 vụ 1800 680 680 1120 1120 Ruộng 2 vụ 15700 18403 19599 -2703 -3899 Ruộng 1 vụ 7520 6142 5496 1378 2024 1.1.2. Đất cây hàng năm khác 38504 33442 32291 5062 6213 Mía 17500 22500 18778 -5000 -1278 Loại khác 21137 11619 14213 9518 6924 1.2. Đất trồng cây lâu năm 22109 22030 24417 79 -2308 1.2.1. Cây công nghiệp lâu năm 7830 6443 7048 1387 782 Dừa 2100 1227 1247 873 853 Điều 5500 4297 4882 1203 618 Cà phê 180 800 875 -620 -695 Loại khác 50 119 44 -69 6 1.2.2. Cây ăn quả 14279 15176 16528 -897 -2249 2. Nuôi trồng thủy sản 5686 5072 5450 614 236 3. Đất làm muối + Loại khác 1213 1384 1613 -171 -400 Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 Thực tiễn ở tỉnh Khánh Hòa, phần lớn các quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn chưa lường hết các yếu tố tác động, chưa đổi mới phương thức tiếp cận công tác quy hoạch, dẫn tới các phương án quy hoạch thường có tính khả thi thấp, ví dụ như: Dự án phát triển 800 ha nuôi trồng thuỷ sản thị xã Cam Ranh, trong đó có 300 ha nuôi tôm trên cát bị thất bại hoàn toàn, do môi trường nước không đảm bảo đồng thời trình độ năng lực sản xuất của người dân cũng chưa đáp ứng yêu cầu; hoặc trong 13 dự án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Ninh Hoà thì có 4 dự án tính khả thi rất thấp, do không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; hoặc như dự án phát triển 800 ha cà phê ở 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, không những không phát triển được mà còn phải phá bỏ 530 ha đã trồng, do không xác định tốt lợi thế so sách của sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với các vùng sản xuất cà phê trọng điểm ở Tây Nguyên cũng như Đông Nam bộ, do vậy khi giá cả sụt giảm, kinh doanh thua lỗ buộc phải thanh lý; thực tế sản xuất cà phê ở tỉnh Khánh Hòa mặc dù vẫn phát triển được, nhưng năng suất chỉ đạt trung bình khoảng 9 tạ nhân/ha, giá thành sản xuất cà phê bình quân khoảng 16 triệu đồng/tấn, trong khi đó giá cả cà phê trên thị trường trong hơn hai thập kỹ qua bình quân cũng ch._.y là nội dung rất quan trọng của công tác thanh tra điều tra đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả của phương án quy hoạch này cũng như những sai phạm của nó khi đưa vào cuộc sống để thực thi. - Đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát không đơn thuần chỉ để phát hiện những sai sót trong quá trình lập và tổ chức triển khai dự án, mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tình thần trách nhiệm của các đối tượng trong quá trình lập và thực thi dự án; sớm phát hiện những mặt hạn chế sai sót trong quy trình, trong chủ trương. Quy hoạch thường được hoạch định trong thời gian dài nên nếu có sự biến động hoặc thay đổi môi trường trong và ngoài nước, chính sách nhà nước thì cần phải được bổ sung, cập nhật ngay. Để làm được việc này thì phải có bộ phận phụ trách hoặc theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch. Hầu hết các địa phương, ngành không có bộ phận theo dõi này nên nhiều quy hoạch bị lạc hậu mà không được cập nhật nên khi đưa ra thực hiện không đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội là tất yếu. 3.2.7. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ trong quá trình xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Phương tiện kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giải quyết một cách khoa học, nhanh, kịp thời và có độ tin cậy cao, đồng thời giảm được nhu cầu nguồn nhân lực và có thể giảm được chi phí trong xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Hơn nữa việc ứng dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát. Đảm bảo được sự thống nhất về quy trình quy phạm của một số nội dung cơ bản trong xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, như: biểu mẫu điều tra, biểu mẫu quy hoạch, công thức tính toán, phương pháp tính toán, hệ thống bản đồ, hệ thống lưu trữ,... Hiện nay có rất nhiều cơ quan và tổ chức tham gia công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nhưng rất thiếu các phương tiện kỹ thuật cũng như con người để ứng dụng công nghệ, nổi bật là các công ty trách nhiệm hữu hạn, gây khó khăn cho việc tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Để tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, cần thiết phải khuyến khích việc sử dụng các phương pháp nhiều phương pháp phân tích đánh giá hiện đại, tiến tiến hiện nay, như: Phương pháp "SARIMA" về việc dự báo nhu cầu nông sản và giá nông sản; Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Paticipatory Rural Appraisal: PRA) về việc điều tra hiệu quả kinh tế cây trồng, lịch thời vụ và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất nông nghiệp khác; Dùng mô hình PAM để phân tích lợi thế so sánh các loại sản phẩm và chính sách; phương pháp PASS2000 về việc phân tích quan hệ liên ngành trong nông nghiệp; Sử dụng phương pháp Musah86, Lindo6 về việc sử dụng các thuật toán quy hoạch tuyến tính để xác định các mục tiêu sản phẩm nông nghiệp. Năm 1996 Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi Trường ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Desktop GIS - Mapinfo. Năm 1999, Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation về phương pháp số hoá và biên tập bản đồ số. Bên cạnh đó quá trình xây dựng dự án cần có sự phân tích rũi ro khi đưa dự án vào hoạt động, Phân tích dự án phải dựa vào các chỉ số NPV(Net Present Value: giá trị hiện tại thuần), IRR(Internal Rate of Retune: hệ số hoàn vốn nội bộ, Thời gian hoàn vốn và phân tích lợi ích chi phí,... Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ để sử dụng nó có hiệu quả và có trình độ chuyên môn cao. Trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Khánh Hoà việc áp dụng một cách đồng bộ các phương pháp trên là chưa khả thi, tuy nhiên những vấn đề cơ bản là bắt buộc phải có, như: số hóa bản đồ, phân tích lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối, hiệu quả quy mô, để nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường, trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Đối với tỉnh Khánh Hòa cần kết hợp với các trường Đại học, các viện nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp để tạo ra những cơ hội hỗ trợ giúp đỡ đối với cán bộ công tác quản lý nhà nước về việc sử dụng đất nông nghiệp như hợp tác với Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản III... cũng như phối hợp tác của các cơ quan đầu ngành về vấn đề này để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và tổ chức quản lý sử dụng đất nông nghiệp. 3.2.8. Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Quan hệ Nhà nước nói chung và về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng được thực hiện theo chức năng đã được quy định, vì vậy để nâng cao hiệu quả của nó cần phải tiến hành phân cấp quản lý và phải công bố những chức năng nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước ở địa phương cần phải đảm nhiệm, nhằm tăng cường trách nhiệm, đảm bảo tính sát thực và tạo sự năng động sáng tạo cho các cơ quan ở các cấp chính quyền địa phương. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên đại bàn tỉnh Khánh Hoà cần tập trung vào các nội dung sau: + Phân cấp về giải quyết các thủ tục các quy định được Tỉnh và Trung ương ban hành. + Phân cấp về tổ chức chỉ đạo lập quy hoạch theo quy mô diện tích và loại hình sử dụng đất nông nghiệp, theo các loại dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, cho các cấp các ngành. + Phân cấp về việc xây dựng các quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch tổng thể của địa phương và Trung ương đã ban hành. + Phân cấp thẩm quyền xem xét thẩm định, phê duyệt hoặc bãi bỏ các phương án quy hoạch nếu xét thấy kém hiệu quả. + Phân cấp tổ chức thực hiện các quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp các ngành đối với vấn đề này. Hiện nay sự phối hợp giữa các ngành, các cấp của chính quyền địa phương với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn thiếu chặt chẽ trong việc tham gia công tác phân vùng, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; chức năng nhiệm vụ và phân cấp quản lý còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ và chồng chéo. Để thực hiện có hiệu quả sự phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đòi hỏi phải có quy định rõ về vai trò và trách nhiệm của các cấp đối với các dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp riêng, thể hiện ở chỗ: Đối với quy hoạch vùng thì cơ quan chủ quản dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt dự án, tuy nhiên cần có sự tham gia xem xét của UBND cấp tỉnh (đại diện là sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); ngược lại đối với các quy hoạch cấp tỉnh thì cơ quan chủ quản dự án là UBND Tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo và phê duyệt dự án, tuy nhiên cần thiết phải có sự xem xét thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (đại diện là vụ Kế hoạch và Quy hoạch). Các quy hoạch ở các cấp phải lồng ghép vào nhau bảo đảm tính thống nhất cao độ về mặt lý luận khoa học và thực tiễn. Đảm bảo được sự thống nhất trong quá trình chỉ đạo lãnh đạo công tác lập và thực thi các dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đối với nội bộ tỉnh thì công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp các cấp quản lý hành chính (huyện, xã và cấp tương đương) cũng phải được đặt trong mối quan hệ lồng ghép như trên, nhằm đảm bảo tính thống nhất cũng như sự bổ sung về năng lực khoa học, thực tiễn và trách nhiệm giữa các cấp. Hơn nữa trong sản xuất nông nghiệp thì bên cạnh hệ thống quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương, thì quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực có một ý nghĩa hết sức to lớn, như: hạn chế lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn vùng hạ lưu, cân bằng nước đảm bảo nguồn sinh thủy, thậm chí còn cân bằng nguồn nước cho các ngành, giữa nước tưới cho cây trồng và nhu cầu cho sinh hoạt, cho nuôi trồng thủy sản, cho công nghiệp, cho đô thị,... Do vậy quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo lưu vực phải được xem là nền tảng của quy hoạch vùng và quy hoạch theo ranh giới hành chính các cấp cũng như là cơ sở để các quy hoạch ngành xem xét ứng dụng. Hiện nay hầu hết các quy hoạch của các tỉnh, huyện, xã chưa được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với quy hoạch lưu vực, chính vì vậy quá trình thực hiện quy hoạch đã gây mất cân bằng sinh thái lớn; nhiều công trình hồ đập nhỏ đã được xây dựng nhưng sau khi xây dựng công trình hồ lớn thì mất khả năng phát huy tác dụng, hoặc nằm ngay trong vùng tưới của hồ lớn, gây lãng phí về vốn đầu tư; hoặc công trình hồ lớn đầu nguồn được xây dựng phát huy năng lực tưới rất lớn (ví dụ: hồ Suối Dầu Khánh Hòa) nhưng lại gây xâm nhập mặn về mùa khô cho vùng hạ nguồn (ví dụ: nguồn nước của nhà máy nước Sông Cái Nha Trang bị nhiễm mặn, hàng năm phải xây kè tạm rất tốn kém). Xét trong nội bộ tỉnh, để thực hiện có hiệu quả việc phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì cần thiết phải quy định trách nhiệm của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng phòng Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường các cấp thực hiện việc thống kê và đánh giá tình hình sử dụng đất cả về mặt số lượng và chất lượng. Cho đến nay Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh khác nói chung vẫn chưa có chủ trương tổng kết rút kinh nghiệm về những kết quả và hạn chế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, cũng rất ít các cuộc hội thảo khoa học trao đổi về vấn đề này; hàng năm sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, sở Tài nguyên và Môi trường có các báo cáo tổng kết tình hình sử dụng đất, tình hình giao đất giao rừng theo nghị định 64/CP, tuy nhiên chỉ chú trọng đến số lượng và theo mục tiêu sử dụng đất giữa các ngành; còn về mặt chất lượng thì hầu như không có gì chi tiết, mà chỉ dựa vào một số chỉ tiêu thống kê chung như năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh trở xuống trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu kém. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy này chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số cán bộ ở nhiều ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mức độ hiểu biết về công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế. Chính điều này làm cho quá trình tổ chức thẩm định phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất các cấp xã phường, cũng như việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch không đạt yêu cầu. Do vậy công tác tổ chức tập huấn nghiệp vụ, phổ biến các văn bản quy trình quy phạm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp rất cần thiết. 3.2.9. Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thị và các ngành liên quan trên địa bàn cần kịp thời tổ chức thanh tra kiểm tra liên ngành theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đồng thời phải có kế hoạch giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu tố về quy hoạch nhất là quy hoạch treo và quy hoạch hiệu quả thấp gây lãng phí và tiêu cực. Tiếp tục mở các lớp tập huấn về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và công tác quản lý đất nông nghiệp cho cán bộ làm công tác này nhất là cán bộ ở cấp xã. Trên cơ sở các quy định của nhà nước, uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng ban hành chức năng nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức thanh tra kiểm tra sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, để có kế hoạch giúp đỡ hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là gắn với sự phát triển sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, gắn với đời sống hàng ngày của nhân dân, hơn nữa đất đai có đặc điểm là không thể di chuyển được cũng như tái tạo là rất khó, do vậy yêu cầu của công tác thanh tra kiểm tra là: - Công việc kiểm tra phải được tiến hành kịp thời trong thời gian nhất định; nếu không như vậy thì dù có phát hiện được vấn đề, có kết luận rất đúng, nhưng thời gian quá muộn nên không có tác dụng. - Phải coi trọng những kết luận kiểm tra phù hợp với thực tế, có chế tài quy định trách nhiệm rõ ràng và phải có hướng giải quyết nhanh, nếu không sẽ không đạt mục tiêu đề ra. - Phải thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, đặc biệt đối với một phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì địa bàn rộng lớn, đối tượng sản xuất cũng như người sản xuất là rất đa dạng và phức tạp. Do vậy công tác kiểm tra hơn ai hết chính là cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thôn, đội,...) và người dân trực tiếp thực thi phương án quy hoạch; các thông tin phản hồi từ các đối tượng này chính là các số liệu cần phải được kiêm nghiệm phân tích đánh giá và kết luận. Đồng thời để làm tốt công tác thanh tra kiểm tra thì UBND các cấp cần phải quy định các nội dung cần thiết phải kiểm tra, cụ thể như: - Đối với công tác lập quy hoạch thì tổ chức xem xét về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, các số liệu, tài liệu sử dụng để lập quy hoạch; sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội; tính thống nhất của quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng và các loại quy hoạch khác. Kiểm tra là để đánh giá dự án, nắm vững tình hình tiến triển của phương án, kiểm tra sự phù hợp của nó so với các chỉ tiêu nội dung dự án đã được phê duyệt, từ đó có những kết luận phù hợp. - Đối với việc thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch, cần tập trung kiểm tra việc chấp hành sử dụng đất theo phân định ranh giới nông - lâm nghiệp, phân định đất nông nghiệp với các loại đất sử dụng có các mục đích khác, phân định đất trồng trọt và đất nuôi trồng thủy sản; kiểm tra tiến độ chu chuyển sử dụng đất theo định kỳ; kiểm tra tính hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch; kiểm tra tiến độ sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch; kiểm tra tiến độ và điều kiện tái định canh các hộ phải giải tỏa di dời,... Quá trình kiểm tra giám sát cần làm tốt các chế độ báo cáo định kỳ, tổ chức các buổi giao ban về nội dung quản lý quy hoạch của nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp, cần phối hợp tốt các hình thức thanh tra, kiểm tra theo định kỳ đột xuất và theo chuyên đề có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở phát huy năng lực của các tổ chức thanh tra kiểm tra (thanh tra nhà nước, thanh tra ngành địa chính, thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn). 3.2.10. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Đây là một công việc không kém phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về công tác này do đó cần đổi mới các nội dung sau: - Cần tổ chức học tập về luật đất đai và chính sách liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để cho mọi người dân trên địa bàn hiểu và quán triệt, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ít người thì cần phải có chương trình học tập một cách ngắn gọn, dễ hiểu. - Hàng năm cần tổ chức thi tìm hiểu luật đất đai và các quy định quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho người dân hiểu sâu sắc vấn đề này. Cần làm cho người dân thấy rõ Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài và đảm bảo quyền tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đồng thời người sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Trường hợp nhà nước thay đổi mục tiêu sử dụng đất thì sẽ đền bù thoả đáng hoặc cấp đất thay thế để tiếp tục sản xuất nông nghiệp. 3.2.11. Đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Cần tiếp tục hoàn thiện luật đất đai và chính sách liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp. Quy định thời hạn giao đất đối với diện tích trồng cây lâu năm có thể hơn 50 năm, diện tích trồng lúa có thể hơn 30 năm và diện tích giao có thể lên đến 30ha/hộ. Đối với cán bộ công chức nhà nước, bộ đội đã về hưu nếu có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp thì được uỷ ban nhân dân xã xem xét giải quyết đất theo quy hoạch đã đề ra. Cần ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể của việc chuyển nhượng, giải toả, áp giá đền bù, sát với giá cả thị trường. Công tác tái định canh định cư phải đảm bảo yêu cầu tốt hơn về mọi mặt, chí ít thì cũng phải bằng nơi ở cũ. Các quy định và thủ tục quản lý nhà nước chưa hoàn chỉnh, bất cập và thiếu ổn định lâu dài tạo nhiều khó khăn ách tắc cho các nhà đầu tư dẫn đến kế hoạch sử dụng đất đai bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Các chủ trương và chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi trong một khoảng thời gian kỳ kế hoạch. Thông thường quy hoạch được xây dựng dự vào một số định hướng, chính sách đã có, nên khi chính sách thay đổi theo hướng bất lợi hoặc không dự đoán được thì nhiều quy hoạch không còn khả năng triển khai Kiện toàn công tác giao đất giao rừng, làm thế nào để đẩy nhanh được tiến độ giao đất giao rừng, xử lý kịp thời các dự án treo quy hoạch treo, đặc biệt là quy hoạch hệ thống khu công nghiệp, chỉnh trang đô thị, đất an ninh quốc phòng,... Tăng cường đội ngũ khuyến nông, chuyển giao công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp, tăng cường tính hiệu quả của các chương trình quốc gia, như chương trình định canh, định cư, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 327,773, chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi vùng cao. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa“ cho thấy, đây là nội dung có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc đã và đang trở thành vấn đề bức xúc trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở nước ta. Nó bị ảnh hưởng bởi những nhân tố tác động chủ quan và khách quan, nhất là sự tác động của khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp yếu tố tâm lý, bối cảnh lịch sử và quá trình quốc tế hoá. Do đó quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà là nội dung rất phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu một cách công phu, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, để từ đó có biện pháp đổi mới nhằm không ngừng nâng cao vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách có hiệu quả. Qua phân tích, đánh giá, luận giải và đề ra các giải pháp nói trên, luận văn đã rút ra một số vấn đề cơ bản sau: - Đây là một nội dung mới chưa được tổng kết về thực tiễn một cách cụ thể trên góc độ quốc gia cũng như trên địa bàn Khánh Hòa, do vậy để nâng cao hiệu quả luận án này đòi hỏi phải nghiên cứu vận dụng để từ đó nâng thành những vấn đề có tính tổng quát phù hợp với những đặc điểm trong quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Các giải pháp được đề cập xuất phát từ đặc điểm thực tế của Khánh Hòa và nó thể hiện tính tổng hợp, tính hệ thống trong quá trình xây dựng thực hiện trước, trong và sau quy hoạch; kể cả cơ quan quy hoạch, quản lý quy hoạch và đối tượng thực hiện quy hoạch. Điều này cho thấy việc thực hiện nó không dễ dàng chút nào, vì nó liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người không những về kinh tế mà còn cả tâm lý và tập quán của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn. - Để thực hiện các giải pháp nói trên có hiệu quả đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp đồng bộ cả hệ thống vi mô và vĩ mô; trong khi đó đề tài này tác giả chưa có điều kiện đề cập giải pháp vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho các giải pháp nói trên đạt hiệu quả cao. - Để đưa hệ thống các giải pháp này vào cuộc sống là một quá trình phức tạp do đó bản thân tác giả luận án phải tiếp tục nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. - Vì khả năng và thời gian có hạn trong phạm vi luận văn này chưa thể đề cập đến các mặt các lĩnh vực có liên quan, kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng có những chỉ dẫn và các bạn đồng nghiệp tham gia ý kiến để đề tài này ngày càng có ý nghĩa cao cả về lý luận cũng như thực tiễn. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Quyết định số 1564/QĐ -BNN-KH, Ban hành Quy định tạm thời về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Quyết định số 1581/QĐ -BNN-KH, Ban hành Quy định tạm thời về quản lý điều tra cơ bản ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (30/6/2005), Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT, về quy trình thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; kèm theo văn bản hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (01/11/2004), Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT, về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Hệ thống biểu mẫu Lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, huyện, xã, Kèm theo Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01-11-2004, về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998), Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN, về việc ban hành tiêu chuẩn ngành phục vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, kèm theo các văn bản về quy trình, gồm: - Tiêu chuẩn 10 TCN 343 - 98 về Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Tiêu chuẩn 10 TCN 344 - 98 về Quy trình Quy hoạch Ngành hàng nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Tiêu chuẩn 10 TCN 345 - 98 về Quy trình Quy hoạch Tổng thể Ngành Nông nghiệp và Nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Tiêu chuẩn 10 TCN 346 - 98 về Quy trình Lập Dự án Đầu tư Phát triển Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Tiêu chuẩn 10 TCN 347 - 98 về Quy trình Lập Dự án Đầu tư Phát triển Nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu Nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu Nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 đến 2010, Hà Nội. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Công nghệ và Tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Th.S. Nguyễn Văn Chinh (2002), "Giá nông sản thế giới 50 năm qua và xu thế những năm đầu thế kỹ XXI”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (11), tr.25 -27. 12. T.S. Lê Quang Chút (1997), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu một số mô hình phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng ven biển tỉnh Khánh Hoà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Lê Quang Chút (1995), Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 14. Hoàng Trần Củng (1997), Một số vấn đề về phương pháp luận quy hoạch vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 15. GS.TS. Tôn Thất Chiểu, PGS.TS. Lê Thái Bạt, PGS.TS. Nguyễn Khang, TS. Nguyễn Văn Tân (1999), Sổ tay điều tra phân loại đáng giá đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. PGS.TS. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, Nxb Thống kê, Hà Nội. 19. PGS.TS. Vũ Năng Dũng (2003), "Hướng phát triển một số cây trồng, vật nuôi của 7 vùng kinh tế nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (5), tr.16. 20. PGS.TS. Vũ Năng Dũng (2001), Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Hội nông dân Việt Nam tỉnh Khánh Hoà (1998), Đề tài nghiên cứu điều tra khảo sát kinh tế vườn và lựa chọn mô hình có hiệu quả đối với hộ nông dân tỉnh Khánh Hoà, Khánh Hoà. 22. T.S. Phạm Quang Khánh (1993), "Phương pháp đánh giá đất của FAO đề xuất, áp dụng cho phần đất trống đồi núi trọc vùng Đông Nam Bộ", Tạp chí Khoa học đất Việt Nam, (3), tr.15 - 18. 23. T.S. Nguyễn Võ Linh (2004), Đề tài Nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Duyên hải Miền trung, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Nguyễn Xuân Long (2004), Những giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 25. Nguyễn Xuân Long. “Công nghiệp chế biến với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Khánh Hoà thời kỳ 2000-2010”, Tạp chí Công nghiệp, (8), tr.25-26. 26. Nguyễn Xuân Long (2000), “Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Khánh Hoà hướng phát triển giai đoạn 2000-2010”, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, (8), tr.32-36. 27. Nguyễn Xuân Long, Lê Quang Chút (1997), “Phát triển cà phê vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp chủ yếu để mở rộng diện tích”, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, (5), tr.198-199. 28. GS.TS. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoá XI, Kỳ họp thứ 4 (2004), Luật số 13/2003/QH11; Luật đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đào Thế Tuấn (1982), "Sinh thái học và phân vùng nông nghiệp”, Tập san Quy hoạch nông nghiệp, (4), Hà Nội. 31. Nguyễn Gia Thắng (/2001), “Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trung Quốc, thành tựu và kinh nghiệm”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, (8) Hà Nội. 32. TS. Nguyễn Thế Tràm (2000), Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Phân viện Đà Nẵng). 33. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1999), Báo cáo rà soát bổ sung qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010, Viện Chiến lược Kinh tế, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khánh Hoà. 34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (2002), Báo cáo tổng hợp Dự án qui hoạch phát triển ngành nông lâm thuỷ lợi tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010, Phân viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung, Khánh Hoà. 35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1999), Cơ cấu ngành nông nghiệp và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà, Phân Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung, Khánh Hoà. 36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1999), Báo cáo tổng quan định canh định cư tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 1999 - 2010, Chi cục Định canh định cư và kinh tế mới tỉnh Khánh Hoà, Khánh Hoà. 37. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1998), Dự án phát triển cây xoài tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 1999 - 2010, Sở Nông Nghiệp và PTNT, Khánh Hoà. 38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1998), Qui hoạch sử dụng đất các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 1998 - 2010, Sở Địa Chính, Khánh Hoà. 39. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1998), Qui hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2001 - 2010, Sở Địa Chính, tỉnh Khánh Hoà. 40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1995), Đánh giá đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà đến 2010 trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Phân Viện QH & TKNN Miền Trung, Khánh Hoà. 41. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1995), Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà, Sở Thương mại và Du lịch, tỉnh Khánh Hoà. 42. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1995), Khánh Hoà cơ hội và đầu tư, Sơ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Khánh Hoà. 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1996), Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hoà năm 1995, Cục Thống kê, tỉnh Khánh Hoà. 44. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (2001), Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hoà năm 2000, Cục Thống kê, tỉnh Khánh Hoà. 45. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (2006), Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hoà năm 2005, Cục Thống kê, tỉnh Khánh Hoà. 46. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1999), Rà soát quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà đến 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Khánh Hoà. 47. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Phân vùng, Quy hoạch nông nghiệp và Lập dự án đầu tư trong nông nghiệp, Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 48. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Điều tra lập bản đồ đất và Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp, Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 49. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Sử dụng bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 50. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Trình tự, nội dung, phương pháp xây dựng quy hoạch tái định cư nông nghiệp và nông thôn, Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội. 51. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Nội dung, phương pháp và trình tự tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 52. Viện Nông hoá Thổ nhưỡng (1997), Điều tra đánh giá tài nguyên đất theo FAO-UNESCO và quy hoach sử dụng đất trên địa bàn một Tỉnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 53. PGS.TS. Hoàng Việt (2001), Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 54. Viện chiến lược phát triển (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Viện chiến lược phát triển Việt Nam (1995), Nội dung và phương pháp quy hoạch lãnh thổ Việt Nam, Tài liệu phối hợp nghiên cứu giữa Viện chiến lược phát triển Việt Nam và Cơ quan quy hoạch lãnh thổ Pháp, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2459.doc
Tài liệu liên quan