Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020

Tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020: ... Ebook Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ==========o0o========== TRỊNH QUANG HÂN NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO QUY HOẠCH VÙNG THÂM CANH TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH TP HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 BÁO CÁO TIẾN ĐỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: .PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH HÀ NỘI - 2010 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững [16]. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu [25]. Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân (5,5% giai đoạn 2002-2007) và đạt 3,79% năm 2008 [33]. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su 32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1% [3]. Huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 18.230 ha, diện tích đất nông nghiệp khoảng 9.000 ha (chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn huyện). Dân số toàn huyện là 313.898 người, trong đó có khoảng 249.000 người làm nông nghiệp, sinh sống ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, cũng như các huyện khác hiện nông nghiệp huyện Đông Anh đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài: "Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020" 1.2 Ý nghĩa của đề tài - Góp phần hoàn thiện lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và là cơ sở quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh. - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. 1.3 Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng quỹ đất nông nghiệp và công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện, giai đoạn 2005 - 2009. - Lựa chọn một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và một số mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, bền vững phục vụ cho quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh – TP Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp đẻ thự hiện phương án quy hoạch vùng thâm canh tập trung trên địa bàn huyện Đông Anh – TP Hà Nội. PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 2.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất. Có quan điểm cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” [15]. Sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người. Theo Luật đất đai 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [20]. Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất đai được xem vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm [16]. Năm 2008, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.115 nghìn ha, dân số là 86210,6 nghìn người, mật độ dân số 260 người/km2. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 3889 m2/người đứng thứ 9 trong khu vực. Trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24997,2 nghìn ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 2899,55 m2/người [33]. Năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 156681,9 tỷ đồng, trong đó trồng trọt là 122,37 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 30938,6 tỷ đồng và nuôi trồng thủy sản là 3367,6 tỷ đồng. Trong trồng trọt, cây lương thực đạt giá trị sản xuất là 70059,8 tỷ đồng; cây rau đậu đạt 10560,4 tỷ đồng; cây công nghiệp là 31015,4 tỷ đồng và cây ăn quả đạt 9083,7 tỷ đồng. Trong năm 2008, diện tích cây lương thực có hạt là 8542 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm là 805,8 nghìn ha, cây công nghiệp lâu năm là 1886,1 nghìn ha và cây ăn quả là 775,3 nghìn ha [33]. Mỗi vùng đất đai luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị trường). Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có của vùng. Với những áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng làm giảm diện tích và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, định hướng sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia. 2.1.2 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỉ ha; còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12000 m2. Trong đó ở Mỹ 2000 m2, ở Bungari 7000 m2, ở Nhật Bản 650 m2. Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philipin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha [6]. Năm 2006, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,2 nghìn ha, dân số là 85.154,9 nghìn người, mật độ dân số 257 người/km2. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 3889 m2/người đứng thứ 9 trong khu vực. Trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.833,8 nghìn ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 2916 m2/người [32]. 2.1.3 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng. Trong điều kiện hầu hết đất canh tác đều bị nghèo về độ phì, để tăng vụ và năng suất cây trồng đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón. Đây là những nguyên nhân làm suy thoái đất nông nghiệp, giảm khả năng sản xuất của đất. Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á cho phát triển nông nghiệp bền vững trong chương trình môi trường của Trung tâm Đông Tây và khối các trường đại học Đông Nam Châu Á đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dưỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dưỡng N, P, K của hầu hết các hệ sinh thái đều bị suy giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất do thâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi ra khỏi hệ thống [36]. Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới [36], cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất. Quá trình thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp đã làm phá huỷ cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng. Ở Việt Nam, trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ đậu. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào trồng cây lương thực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường. Tadon H.L.S chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường” [39]. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên [36]. Theo tài liệu của FAO/UNESCO (1992), [37]: trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do nhân tạo, trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy. Ở Ấn Độ, hàng năm mất khoảng 3,7 triệu ha đất trồng trọt. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha diện tích đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra của FAO (1993) [38], do chế độ canh tác không tốt đã gây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi: 5 -10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha. Hiện nay những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được phân thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹ thuật hiện đại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên, buộc con người phải chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó cũng là lối đi trong tương lai. 2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm về hiệu quả rất khác nhau. Lúc đầu, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động cần để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [40]. Kết quả hữu ích (gọi chung là kết quả) là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Con người luôn xem xét, nghiên cứu kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn phục vụ cho nhu cầu vô hạn của con người [27]. Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Đối với ngành nông nghiệp, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu… để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước) [40]. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [40]. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó là vấn đề sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp [35]. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: vấn đề hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. 2.2.1.1 Hiệu quả kinh tế Quy luật kinh tế đầu tiên của Các Mác dựa trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội [30]. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề [30]: - Một là quy luật “tiết kiệm thời gian” là vấn đề quan tâm và tuân theo đối với mọi hoạt động của con người ; - Hai là quan điểm của lý thuyết hệ thống là cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ đó, ta thấy: bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. 2.2.1.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Hay nói cách khác, hiệu quả xã hội phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [31], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. 2.2.1.3 Hiệu quả môi trường Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được thể hiện: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [5]. Dựa vào nguyên nhân gây nên mà hiệu quả môi trường gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường [14]. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. 2.2.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [18], [29]. - Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu [30]. - Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển [30]. 2.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số [16], [25], [30], nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó: - H: Hiệu quả - K: Kết quả - C: Chi phí - 1, 0 là chỉ số về thời gian (năm) * Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất nông nghiệp và bao gồm các chỉ tiêu sau: + Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm). + Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. + Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX - CPTG - Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. - Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ, GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gồm [17]: + Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; + Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là [14]: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng; + Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; + Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; + Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn nông hộ về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại. 2.3 Những xu hướng phát triển nông nghiệp 2.3.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề chung sau [7]: - Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư; - Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức; - Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường. Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng: * Nông nghiệp công nghiệp hoá: Sử dụng các thành tựu của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp những vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nông nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường, giảm tính đa dạng sinh học và hao hụt nguồn gen thiên nhiên [40]. Hiện nay, nông nghiệp công nghiệp hoá được hiểu là một nền nông nghiệp được công nghiệp hoá khi áp dụng đầy đủ các thành tựu của một xã hội công nghiệp vào nông nghiệp. Các thành tựu đó thể hiện trên nhiều mặt: thông tin, điện tử, sinh học, hoá học, cơ khí… Thực tế nền nông nghiệp công nghiệp hoá đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nền nông nghiệp này là nguyên nhân tác động lên môi trường tự nhiên [7]. * Nông nghiệp sinh thái: đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học nông nghiệp trong nông nghiệp. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái: + Giảm thiểu những tác hại do sử dụng hoá chất nông nghiệp và phương pháp công nghiệp gây ra cho môi trường và chất lượng nông sản; + Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; + Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất… + Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường với đất, nước, môi trường, thức ăn [40]. Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiền cứu nền nông nghiệp bền vững, đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như : - “Cách mạng xanh’’ được thực hiện vào những năm của thập kỷ 60, chủ yếu ở các nước đang phát triển và đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đó. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng đối với trồng trọt, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều loại phân hoá học. “Cách mạng xanh” đã dựa vào cả một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả thành tựu của công nghiệp [7]. - “Cách mạng trắng’’ được thực hiện đối với ngành chăn nuôi dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao và những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được những bước phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với “cách mạng xanh” [7]. -  “Cách mạng nâu’’ diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để năng suất và sản lượng trong nông nghiệp [7]. Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc, tháo gỡ những khó khăn trước mắt chứ không phải là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng [7]. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản xuất như: Philipin năm 1987 - 1992 chính phủ đã có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá cây trồng nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển; Thái Lan những năm 1982 - 1996 đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp; Ấn Độ kể từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ cũng chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngoài lương thực... 2.3.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng mạnh ra xuất khẩu. Trên cơ sở thành tựu nông nghiệp trong 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là: - Phát triển vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [8]. - Phát triển sản xuất trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá [8]. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50% [8], tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp [34]. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của công nghiệp hoá [8]. Để khuyến khích sản xuất nông sản hàng hoá, khuyến khích các sản phẩm xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô thích hợp [1]. - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá. Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu [31]. * Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường - Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3 - 3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng._. dụng khoa học công nghệ. - Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. - Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông thôn. - Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai [3]. * Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường. - Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-4%/năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. - Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường. - Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã đạt tiêu chuẩn. Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay. Quy hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp. - Phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43- 45%, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu [3]. 2.3.3 Xây dựng nền nông nghiệp bền vững 2.3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững Thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp [18]. Đất đai chụi tác động của các yếu tố: nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên (khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật, quy luật sinh thái tự nhiên), nhóm yếu tố con người và các quy luật kinh tế - xã hội, các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất, còn phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Cùng với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật, công nghiệp và nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng hạn chế của các nguồn tài nguyên. Hiện nay đất đai đang đối mặt với những vấn đề: Nhiều diện tích đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người; diện tích đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; quá trình thoái hoá đất, rửa trôi đất và phá hoại đất diễn ra một cách nghiêm trọng. Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của loài người. Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay. Theo quan điểm của FAO, 1992 [37]: “Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào để đảm bảo thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Trong nông nghiệp được dùng theo nghĩa rộng bao gồm nghề trồng trọt, nghề cá, nghề rừng, chăn nuôi và chế biến nông sản. Bảo vệ được tài nguyên đất, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và động vật đi đôi với việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và không làm thoái hoá môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức sống kinh tế và được chấp nhận về xã hội [22]. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi trường bền vững cho cuộc sống của con người. Mục đích của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên nhiên. Theo Vũ Khắc Hòa nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người dân, bền vững là sử dụng những công nghệ và thiết bị vừa mới được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp, những phát kiến mới nhất để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ mới về chăn nuôi động vật, những kiến thức sâu về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên dịch [16]. Đặc biệt, việc xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết phải có sự tham gia của người nông dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức, sao cho đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau [39]. FAO cho rằng sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là [38]: - Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp. - Duy trì và chỗ nào có thể thì tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân. Theo Tadon nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để chọn môi trường bền vững cho con người, liên quan đến cây trồng, vật nuôi, các công trình xây dựng và hạ tầng cơ sở (nước, năng lượng, đường xá…). Tuy vậy nông nghiệp bền vững không hẳn là những yếu tố đó mà chính là mối liên hệ giữa các yếu tố do con người tạo ra, sắp đặt và phân bố chúng trên bề mặt trái đất [39]. Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống sản xuất ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất, không gây ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không dần huỷ diệt sự sống trên trái đất. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách hài hòa và thống nhất. Nông nghiệp bền vững bao gồm 3 phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và chi phối thời gian, tài lực, vật lực vào các mục tiêu đó. Ở Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng ngàn năm nay, có thể coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều kiện thiên nhiên ở nước ta. Gần đây, những mô hình sử dụng đất như VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình nông - lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình lao động sản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. 2.3.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững * Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Đối với sản xuất nông nghiệp điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác [26]. * Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Theo Frank Ellí và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [26]. * Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức - Công tác quy hoạch và phân vùng sản xuất Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá. - Phương thức tổ chức sản xuất Các phương thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra. - Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [26]. * Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. - Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra [31]. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Cần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả [9]. - Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ...có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân. Đó là công cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hoá. Từ khi có chính sách đổi mới về cơ chế quản lý, nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Đảng (ngày 5/4/1988) đến nay, việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các nông hộ và hàng loạt các chính sách kinh tế được ban hành như: chính sách tự do thương mại hoá trên phạm vi cả nước, chính sách một giá, chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, chính sách thuế với nông dân và các chính sách trong nông nghiệp đã tác động có lợi lớn đến sản xuất nông nghiệp. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, năm 1989 đã xuất khẩu được được 1,4 triệu tấn gạo hàng hoá và đến nay đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo [41]. Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi, 1998, 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP, 87/CP của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và khung giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bộ phận của chính sách đất đai đã thúc đẩy việc sử dụng một cách hợp lý hơn. Trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Do vậy, nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: chương trình 327 “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách 773 về “khai thác mặt nước hoang, bãi bồi ven sông biển”, chính sách dồn điền đổi thửa... - Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp của Nhà nước. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá. 2.3.3.3 Một số định hướng phát triển nông nghiệp bền vững Theo phân tích của các chuyên gia, để có được sự phát triển xã hội bền vững, vẫn tiếp tục phải ưu tiên giải quyết 5 vấn đề là xoá đói giảm nghèo; hạn chế tăng dân số; định hướng đô thị hoá và di dân; nâng cao chất lượng giáo dục; cải thiện y tế và vệ sinh môi trường. Đối với mỗi vấn đề này, phải có những giải pháp cụ thể được kiến nghị. Chẳng hạn để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, không thể không xem xét việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; tăng cường phổ cập trung học cơ sở; chú trọng giáo dục các nhóm xã hội đặc biệt như nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, đồng thời phải đẩy mạnh việc huy động toàn dân tham gia công tác giáo dục và đào tạo. Để tăng cường độ bền vững của "chân kiềng" thứ ba là môi trường, nhiều chuyên gia đề cập đến vấn đề chống thoái hoá đất, sử dụng và quản lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên biển, ven biển; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; giảm thiểu ô nhiễm không khí ở đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn; bảo tồn đa dạng sinh học... Bên cạnh những giải pháp trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, các chuyên gia còn khẳng định rằng để có sự phát triển bền vững, không thể chỉ cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ba lĩnh vực này, mà còn cần có sự tham gia của toàn dân và đặc biệt là việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong thực hiện phát triển bền vững thông qua hoạt động xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát, các công cụ tài chính... Mặt khác, cũng cần thấy rõ rằng, sự phát triển bền vững không thể đạt được, nếu chỉ dừng ở cấp ngành hoặc địa phương, mà cần có sự tham gia ở cấp vùng, với những giải pháp đưa yếu tố vùng vào hệ thống quy hoạch và kế hoạch phát triển; hình thành tổ chức phối hợp, giám sát sự phát triển bền vững ở quy mô vùng và rà soát lại chiến lược, quy hoạch các vùng dưới góc độ phát triển bền vững. * Năm 2009, trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra một số định hướng phát triển nông nghiệp như sau: + Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất có lợi thế nhất về lúa gạo cần ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn. Hình thành hệ thống các trang trại sản xuất lúa, tạo nên vùng chuyên canh sản xuất lúa nguyên liệu phục vụ các trung tâm chế biến lớn. Quy hoạch các vùng chuyên canh phục vụ nhu cầu trong nước tại các vùng sản xuất có lợi thế so sánh cao về trồng lúa. Phát triển hệ thống phân phối lưu thông để ưu tiên phục vụ thị trường trong nước. Xây dựng thương hiệu mũi nhọn và thị trường chiến lược cho lúa gạo Việt Nam. Gắn nhà máy chế biến với các vùng chuyên canh lúa, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, quản lý thị trường để đảm bảo phát triển sản xuất với quy mô và công nghệ hợp lý nhất. + Phát cây trồng hàng hóa có khả năng cạnh tranh mạnh, hiệu quả cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như: cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, rau, chè... và những mặt hàng có lợi thế tiềm năng (cây ăn quả, cây dược liệu,…) [3]. Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững. 2.4 Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp bền vững 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa. Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao [2]. Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn [2]. Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt. Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Austraylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8%, cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6 tỉ và 69,8% [30]. 2.4.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [30]. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới. Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [22]. Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt [10]. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước [31], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990) [19]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [13]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997) [11], Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [24], phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng của tác giả Nguyễn Như Hà (2000) [12], chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy: Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp... Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học như: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong [11], [22]. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của Phạm Vân Đình [9]. Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân [28] đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công-huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mô hình lúa xuân - cá hè đông và CAQ, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất. PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Đông Anh. * Đối tượng nghiên cứu: đất sản xuất nông nghiệp 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát 3.3.2 Phương pháp thống kê 3.3.3 Phương pháp khác - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp dự báo PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ư 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý §«ng Anh ngo¹i thµnh ë phÝa §«ng B¾c Thñ ®« Hµ Néi, c¸ch trung t©m huye 15 km theo ®­êng quèc lé sè 3 (Hµ Néi - Th¸i Nguyªn), víi tæng diÖn tÝch tù nhiªn lµ 18.213,90 ha, cã 24 ®¬n vÞ hµnh chÝnh, trong ®ã 23 x· vµ 1 thÞ trÊn. - PhÝa B¾c, §«ng B¾c huyÖn gi¸p huyÖn Sãc S¬n (Hµ Néi) vµ huyÖn Tõ S¬n, tØnh B¾c Ninh; - PhÝa §«ng gi¸p huyÖn Gia L©m (Hµ Néi); - PhÝa T©y gi¸p huyÖn Mª Linh – TP Hµ Néi ; - PhÝa Nam gi¸p quËn T©y Hå vµ huyÖn Tõ Liªm (Hµ Néi). §«ng Anh lµ ®Çu mèi giao th«ng thuËn lîi nèi liÒn Thñ ®« Hµ Néi víi c¸c vïng c«ng nghiÖp, c¸c khu trung t©m kinh tÕ, dÞch vô lín phÝa B¾c vµ §«ng B¾c cña n­íc ta bëi QL2, QL3, QL18 cïng tuyÕn ®­êng s¾t ®i c¸c tØnh phÝa B¾c vµ ®­êng thuû. Nh­ vËy, §«ng Anh cã nhiÒu ­u thÕ vÒ vÞ trÝ, tiÒm n¨ng vµ thÕ m¹nh cã kh¶ n¨ng thu hót thÞ tr­êng, chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ, c¬ cÊu c©y trång trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña huyÖn. 4.1.1.2. §Þa h×nh, ®Þa m¹o §«ng Anh cã ®Þa h×nh t­¬ng ®èi b»ng ph¼ng, cã ®é dèc tho¶i dÇn tõ T©y B¾c xuèng §«ng Nam, víi ®iÓm cao nhÊt 13,7 m (t¹i ®åi gß Chïa x· B¾c Hång) vµ ®iÓm thÊp nhÊt 4,3 m (t¹i ®ång Phong Ch©u x· Liªn Hµ). Theo ®é cao, ®Þa h×nh ë §«ng Anh ®­îc chia thµnh 5 vïng cã diÖn tÝch kh¸c nhau nh­ sau: + Vïng ngoµi b·i ®­îc ng¨n c¸ch bëi ®ª s«ng Hång, s«ng §uèng vµ s«ng Cµ Lå, cã ®é cao ®Þa h×nh tõ 6,0 m ®Õn 10,3 m, diÖn tÝch 1263,0 ha chiÕm 6,9% diÖn tÝch tù nhiªn cña huyÖn. Vïng nµy chÞu ¶nh h­ëng cña chÕ ®é thuû v¨n c¸c s«ng, vµo mïa m­a lò khi n­íc s«ng lªn cao lµm ngËp lôt toµn bé diÖn tÝch ®Êt. + Vïng trong ®ª cã ®é cao ®Þa h×nh tõ 11,0 m ®Õn 13,7 m, diÖn tÝch 659,0 ha chiÕm 3,6% diÖn tÝch tù nhiªn, ®©y lµ vïng ®Êt cao nhÊt trong huyÖn ph©n bè ë x·: B¾c Hång, Nguyªn Khª, Xu©n Nén vµ Cæ Loa. Vïng ®Þa h×nh nµy th­êng gÆp h¹n vµo mïa kh«, viÖc cung cÊp n­íc t­íi gÆp khã kh¨n do ph¶i b¬m 3 cÊp míi cã n­íc. + Vïng trong ®ª ®Þa h×nh cã ®é cao tõ 8,0 m - 11,0 m, ®­îc ph©n bè phÝa T©y B¾c vµ trung t©m huyÖn, bao gåm c¸c x·: B¾c Hång, Nam Hång, V©n Néi, Tiªn D­¬ng, Nguyªn Khª, Uy Nç, Cæ Loa vµ Xu©n Nén, diÖn tÝch 4709,0 ha chiÕm 25,9% tæng diÖn tÝch tù nhiªn. §©y lµ vïng ®Þa h×nh cao thø hai cña huyÖn, cã ®Æc ®iÓm kh«ng bÞ ngËp óng vµo mïa m­a, cßn trong mïa kh« ph¶i b¬m 2 cÊp míi cã n­íc t­íi cho ®ång ruéng. + Vïng trong ®ª cã ®é cao ®Þa h×nh tõ 6,0 m - 8,0 m, diÖn tÝch 3786,0 ha chiÕm 20,8 % diÖn tÝch tù nhiªn, ph©n bè ë phÝa Nam huyÖn, gåm c¸c x·: Kim Chung, Kim Nç, §¹i M¹ch, Vâng La, H¶i Bèi vµ VÜnh Ngäc, vïng nµy cã ®Æc ®iÓm lµ cung cÊp n­íc t­íi qua tr¹m b¬m cÊp mét. + Vïng trong ®ª cã ®é cao ®Þa h×nh 4,3 m - 6,0 m, diÖn tÝch 5934,16 ha chiÕm 32,6 % diÖn tÝch tù nhiªn, ph©n bè n»m ë phÝa §«ng vµ §«ng Nam cña huyÖn, gåm c¸c x·: Xu©n Canh, §«ng Héi, Mai L©m, Dôc Tó, ViÖt Hïng, Liªn Hµ, V©n Hµ vµ Thuþ L©m. Vïng nµy ®­îc coi lµ thÊp nhÊt trong huyÖn, vÒ mïa m­a ch©n ®Êt tròng hay bÞ ngËp óng. 4.1.1.1.3 KhÝ hËu §«ng Anh cã chung chÕ ®é khÝ hËu thêi tiÕt cña Hµ Néi, chÞu ¶nh h­ëng cña khÝ hËu nhiÖt ®íi giã mïa cã mïa ®«ng l¹nh vµ kh«, mïa hÌ nãng Èm m­a nhiÒu. Mïa nãng tõ th¸ng 5 ®Õn th¸ng 10 vµ mïa l¹nh tõ th¸ng 11 kÐo dµi ®Õn th¸ng 4 n¨m sau. ChÕ ®é nhiÖt ®­îc ph©n ho¸ theo hai mïa râ rÖt ®ã lµ mïa ®«ng vµ mïa h¹. NhiÖt ®é kh«ng khÝ trung b×nh n¨m lµ 24,720C, trong ®ã nhiÖt ®é kh«ng khÝ th¸ng cao nhÊt trong n¨m lµ th¸ng 6 víi 34,80C vµ th¸ng thÊp nhÊt lµ th¸ng 12 víi 15,70C. L­îng m­a trung b×nh n¨m 2006 lµ 582,42 mm, mïa m­a tËp trung tõ th¸ng 7 ®Õn th¸ng 9 chiÕm ®a sè l­îng m­a c¶ n¨m. Th¸ng cã l­îng m­a trung b×nh cao nhÊt lµ th¸ng 7, 8 vµ th¸ng 9 (trªn 1000mm). Do l­îng m­a vµo c¸c th¸ng nµy rÊt lín nªn nhiÒu diÖn tÝch ®Êt trong ®ª ë._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09065.doc
Tài liệu liên quan