Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của các tổ hợp lai F1 giống ong ngoại (Apis mellifera linnaeus) tại miền Bắc Việt Nam

Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng đại học nông nghiệp i ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn ngọc vững Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của các tổ hợp lai F1 giống ong ngoại (Apis mellifera Linnaeus) tại miền Bắc Việt Nam Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60-62-10 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: TS. Phùng Hữu Chính Hà nội - 2006 i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây

pdf129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của các tổ hợp lai F1 giống ong ngoại (Apis mellifera linnaeus) tại miền Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trọng luận án là trung thực và ch−a từng đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ7 đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ7 đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Vững ii Lời cảm ơn Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đ−ợc sự h−ớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và động viên của bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo h−ớng dẫn TS. Phùng Hữu Chính, ng−ời đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hợp tác và tạo điều kiện của các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo, các anh, chị và bạn đồng nghiệp ở các cơ quan, đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu ong, Công ty ong Trung −ơng. Bộ môn Giống ong, Trung tâm Nghiên cứu ong. Bộ môn Sinh học ong, Trung tâm Nghiên cứu ong. Bộ môn Côn trùng, khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông Nghiệp I. Khoa Sau đại học, Tr−ờng Đại học Nông Nghiệp I. Dự án Giống ong mật chất l−ợng cao, Trung tâm Nghiên cứu ong. Đề tài “Lai tạo con lai F1 giống ong ngoại chất l−ợng cao”, Trung tâm Nghiên cứu ong. Các đồng chí lãnh đạo địa ph−ơng và bà con nông dân nơi tôi đặt ong và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự chỉ dẫn khoa học tận tình của thầy giáo h−ớng dẫn; sự giúp đỡ, hợp tác và động viên quí báu của các anh chị, các bạn đồng nghiệp, bạn bè trong lớp Cao học BVTV khoá 13 và ng−ời thân trong việc hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2006 Tác giả luận văn: Nguyễn Ngọc Vững iii Mục lục Nội dung Trang Lời cam đoan...............................................................................................i Lời cảm ơn....................................................................................................ii Mục lục ....................................................................................................... iii Danh mục các bảng...............................................................................vi Danh mục các biểu Đồ.........................................................................vii Danh mục các ảnh ...............................................................................viii Danh mục Các chữ viết tắt ...............................................................ix Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................3 1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................3 Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................4 2.1. Sơ l−ợc lịch sử, tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam ............4 2.1.1. Sơ l−ợc lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới ..........................4 2.1.2. Lịch sử và tình hình nuôi ong ở Việt Nam ......................................8 2.2. Phân loại ong mật và các phân loài ong Apis mellifera đ−ợc nuôi phổ biến trên thế giới ..........................................................................................10 2.2.1. Phân loại ong mật ..........................................................................10 2.2.2. Các phân loài ong A. mellifera đ−ợc nuôi phổ biến trên thế giới ..10 2.2.2.1. Phân loài Apis mellifera ligustica...........................................11 2.2.2.2. Phân loài Apis mellifera carnica ............................................12 2.2.2.3. Phân loài Apis mellifera mellifera ..........................................13 2.2.2.4. Phân loài Apis mellifera caucasica ........................................14 2.3. Sinh học ong Apis mellifera..................................................................14 2.3.1. Ong chúa........................................................................................15 2.3.1.1. Buồng trứng của ong chúa ......................................................15 2.3.1.2. Sự phát triển của trứng............................................................15 iv 2.3.1.3. Quá trình giao phối của ong chúa...........................................16 2.3.1.4. Sự đẻ trứng của ong chúa........................................................17 2.3.1.5. Các yếu tố ảnh h−ởng đến chất l−ợng chúa tạo ra..................18 2.3.1.6. Pheromon của ong chúa..........................................................18 2.3.2. Ong đực .........................................................................................19 2.3.3. Ong thợ ..........................................................................................19 2.4. Nghiên cứu về chọn lọc giống ong Apis mellifera ...............................20 2.4.1. Cơ sở khoa học của chọn giống ong mật.......................................21 2.4.1.1. Ong đực đơn bội, ong đực l−ỡng bội và vấn đề cận huyết của đàn ong ................................................................................................21 2.4.1.2. Cơ sở di truyền........................................................................23 2.4.1.3. Kiểm soát giao phối và ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.25 2.4.1.4. Các yếu tổ ảnh h−ởng đến năng suất mật của đàn ong...........28 2.4.1.5. Các ph−ơng pháp chọn giống ong mật ...................................29 2.4.2. Một số thành tựu chọn tạo giống ong trên thế giới........................31 2.4.3. Một số thành tựu chọn tạo giống ong trong n−ớc..........................33 Phần 3. đối t−ợng, Nội dung, ph−ơng pháp, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................................35 3.1. Đối t−ợng nghiên cứu ...........................................................................35 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................35 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu.......................................................................35 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................35 3.3.2. Dụng cụ nghiên cứu.......................................................................35 3. 3. 3. Ph−ơng pháp nghiên cứu..............................................................38 3.3.3.1. Bố trí thí nghiệm.....................................................................38 3.3.3.2. Các công thức lai tạo ..............................................................39 3.3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................40 3.3.4. Xử lý số liệu: .................................................................................45 3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................45 3.4.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................45 3.4.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................45 v Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................46 4.1. Đặc điểm hình thái của các giống ong thuần và tổ hợp lai...................46 4.2. Tỷ lệ cận huyết của các giống ong thuần và tổ hợp lai.........................52 4.3. Số l−ợng nhộng của các giống ong thuần và tổ hợp lai ........................54 4.3.1. Biến động số l−ợng nhộng của các giống ong thuần và tổ hợp lai 54 4.3.2. Số l−ợng nhộng trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai57 4.4. Thế đàn của các giống ong thuần và tổ hợp lai ....................................59 4.4.1. Biến động thế đàn của các giống ong thuần và tổ hợp lai .............59 4.4.2. Thế đàn trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai............62 4.5. Khả năng dọn vệ sinh của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..............65 4.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh của các giống ong thuần và tổ hợp lai .................67 4.6.1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh Varroa destructor .........................................67 4.6.2. Tỷ lệ nhiễm ký sinh Tropilaelaps clareae.....................................70 4.6.3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh tổng số ..........................................................73 4.7. Tỷ lệ bệnh thối ấu trùng của các tổ hợp lai và giống ong thuần...........76 4.8. Năng suất mật thu hoạch của các giống ong thuần và tổ hợp lai .........78 Phần 5. kết luận và đề nghị..............................................................82 5.1. Kết luận.................................................................................................82 5.2. Đề nghị .................................................................................................83 Tài liệu tham khảo...............................................................................84 Tiếng Việt ....................................................................................................84 Tiếng Anh ....................................................................................................85 Phụ lục ........................................................................................................89 vi Danh mục các bảng Tên bảng Trang Bảng 4.1. Chiều dài vòi hút, chỉ số Cubital, chiều dài và chiều rộng đốt bàn chân của các giống ong thuần và tổ hợp lai.............................................46 Bảng 4.2. Chiều dài cánh tr−ớc, chiều rộng cánh tr−ớc, số móc cánh, chiều ngang-dọc g−ơng sáp của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..................49 Bảng 4.3. Chiều ngang-dọc tấm l−ng, tấm bụng số 3 của các giống ong thuần và tổ hợp lai .............................................................................................50 Bảng 4.4. Tỷ lệ cận huyết của các giống ong thuần và tổ hợp lai ...................52 Bảng 4.5. Biến động số l−ợng nhộng của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..55 Bảng 4.6. Số l−ợng nhộng trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai .57 Bảng 4.7. Biến động thế đàn của các giống ong thuần và tổ hợp lai ...............61 Bảng 4.8. Thế đàn trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai..............63 Bảng 4.9. Khả năng dọn vệ sinh của các giống ong thuần và tổ hợp lai .........65 Bảng 4.10. Biến động tỷ lệ ký sinh V. destructor của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..................................................................................................68 Bảng 4.11. Biến động tỷ lệ ký sinh T. clareae của các giống ong thuần và tổ tợp lai .......................................................................................................71 Bảng 4.12. Biến động tỷ lệ ký sinh tổng số của các giống ong thuần và tổ hợp lai .............................................................................................................74 Bảng 4.13. Tỷ lệ bệnh thối ấu trùng của các giống thuần và tổ hợp lai ..........77 Bảng 4.14. Năng suất mật của các giống ong thuần và tổ hợp lai...................79 Bảng 4.15. Tổng hợp chỉ tiêu sinh học, năng suất của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..................................................................................................81 vii Danh mục các biểu Đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ cận huyết của các giống ong thuần và tổ hợp lai ...............53 Biểu đồ 4.2. Biến động số l−ợng nhộng của các giống ong thuần và tổ hợp lai .................................................................................................................56 Biểu đồ 4.3. Số l−ợng nhộng trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai .................................................................................................................58 Biểu đồ 4.4. Biến động thế đàn của các giống ong thuần và tổ hợp lai...........62 Biểu đồ 4.5. Thế đàn trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai .........64 Biểu đồ 4.6. Khả năng dọn vệ sinh của các giống thuần và tổ hợp lai ............66 Biểu đồ 4.7. Biến động tỷ lệ ký sinh V. destructor của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..................................................................................................69 Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ ký sinh V. destructor trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..................................................................................................70 Biểu đồ 4.9. Biến động TL ký sinh T. clareae của các giống ong thuần và tổ hợp lai ......................................................................................................72 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ ký sinh T. clareae trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai ..................................................................................................73 Biểu đồ 4.11. Biến động tỷ lệ ký sinh tổng số của các giống ong thuần và tổ hợp lai ......................................................................................................75 Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ ký sinh tổng số trung bình của các giống ong thuần và tổ hợp lai ......................................................................................................76 Biểu đồ 4.13. Năng suất mật của các giống ong thuần và tổ hợp lai...............80 viii Danh mục các ảnh Hình 1. Cầu tạo chúa .......................................................................................36 Hình 2. Giống ong A. m. ligustica S (Việt Nam).............................................36 Hình 3. Giống ong A. m. ligustica S (Niudilân) ..............................................37 Hình 4. Giống ong A. m. carnica P .................................................................37 Hình 5. Lấy tinh trùng ong đực .......................................................................38 Hình 6. Thụ tinh nhân tạo cho ong chúa .........................................................38 Hình 7. Đo số l−ợng nhộng..............................................................................40 Hình 8. ấu trùng bị bệnh ấu trùng tuổi lớn......................................................42 Hình 9. Nhộng ong bị nhiễm ký sinh V. destructor ........................................42 Hình 10. Đo chiều dài vòi hút và chỉ số Cubital..............................................44 ix Danh mục Các chữ viết tắt ATT ấu trùng túi CT Công thức ĐC Đối chứng F1 Tổ hợp lai thế hệ thứ nhất F2 Tổ hợp lai thế hệ thứ hai SLN Số l−ợng nhộng SĐT Sức đẻ trứng TATCA Thối ấu trùng Châu Âu TL Tỷ lệ Tên các giống thuần và tổ hợp lai K Giống ong thuần Apis mellifera carnica Đức N Giống ong thuần Apis mellifera ligustica Niu Dilân S Giống ong thuần Apis mellifera carnica áo V Giống ong đối chứng Apis mellifera ligustica Việt Nam K.V Tổ hợp lai F1 hai nguồn: Mẹ là giống Đức, bố là giống Việt Nam N.V Tổ hợp lai F1 hai nguồn: Mẹ là giống Niu Dilân, bố là giống Việt Nam S.V Tổ hợp lai F1 hai nguồn: Mẹ là giống áo, bố là giống Việt Nam V.K Tổ hợp lai F1 hai nguồn: Mẹ là giống Việt Nam, bố là giống Đức V.N Tổ hợp lai F1 hai nguồn: Mẹ là giống Việt Nam, bố là giống Niu Dilân V.S Tổ hợp lai F1 hai nguồn: Mẹ là giống Việt Nam, bố là giống áo KV.N Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Đức x Việt Nam) x Niu Dilân NK.V Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Niu Dilân x Đức) x Việt Nam NV.K Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Niu Dilân x Việt Nam) x Đức NV.S Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Niu Dilân x Việt Nam) x áo SV.N Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (áo x Việt Nam) x Niu Dilân VK.N Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Việt Nam x Đức) x Niu Dilân VN.K Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Việt Nam x Niu Dilân) x Đức VN.S Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Việt Nam x Niu Dilân) x áo VS.N Tổ hợp lai F1 ba nguồn: (Việt Nam x áo) x Niu Dilân 1 Phần 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một n−ớc nhiệt đới có thảm thực vật, nguồn hoa phong phú, mật ong đ−ợc coi là chất bổ cho sức khoẻ con nguời, là tiền đề cho nghề nuôi ong. ở n−ớc ta nuôi ong nội (Apis cerana) đ7 có từ rất lâu, nh−ng giống ong ngoại (Apis mellifera ligustica) mới đ−ợc du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1960 với số l−ợng khoảng 200 đàn ong (Tạ Thành Cấu, 1986) [2], đến nay số l−ợng đàn ong ngoại cả n−ớc đạt trên 400.000 đàn [6]. Mặc dù đ7 qua thời gian thích nghi với điều kiện khí hậu và nguồn hoa của Việt Nam, nh−ng do không đ−ợc bổ sung nguồn gen mới nên giống ong ý Việt Nam (A. m. ligustica) có biểu hiện cận huyết cao 10-12%, sức đẻ trứng trung bình thấp, năng suất mật không cao 25-30kg/đàn/năm (Phạm Xuân Dũng, 1994) [11]. Giống ong ý Việt Nam cho năng suất mật thấp nên ch−a khai thác hết đ−ợc tiềm năng và nguồn hoa của Việt Nam, hiệu quả kinh tế còn ch−a cao (Trần Đức Hà, 1991) [15]. Trong những năm gần đây nghề nuôi ong có xu h−ớng tăng tr−ởng rõ rệt: số l−ợng đàn, sản l−ợng mật và l−ợng mật xuất khẩu tăng khá nhanh nhờ chính sách về đầu t− vốn của nhà n−ớc, đầu t− cho nghiên cứu, khuyến nông ong và một nguyên nhân quan trọng là thị tr−ờng xuất khẩu các sản phẩm ong tăng. Đầu những năm 1980, Công ty Ong Trung −ơng có nhập thử nghiệm một số chủng ong Apis mellifera caucasica, A. m. carpatica từ Liên xô (cũ) và A. mellifera từ Cu Ba [14]. Qua việc lai kinh tế giữa mẹ là A. m. caucasica với bố là A. m. ligustica cho năng suất v−ợt so với đối chứng là A. m. ligustica là 15- 20% [15]. Tuy nhiên, các chủng ong trên tỏ ra không thích nghi với điều kiện 2 tự nhiên ở Việt Nam đặc biệt có tỷ lệ nhiễm ký sinh Varroa và Tropilaelaps cao nên không tồn tại đ−ợc [11]. Năm 1989, Trung tâm nghiên cứu ong phối hợp với bộ môn Di truyền- Tr−ờng Đại học Tổng hợp và tổ chức KWT (Hà Lan) tiến hành chọn lọc giống ong ngoại (Apis mellifera) theo h−ớng năng suất mật cao theo ch−ơng trình quần thể khép kín. Sau 4 năm chọn lọc cho thấy ở ong ngoại năng suất mật tăng 10%, một số dòng có sức đẻ trứng tăng 10-15% so với đối chứng và các dòng khác (Phạm Xuân Dũng, 1994) [11]. Nghiên cứu lai tạo giống giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo năng suất, chất l−ợng giống cây trồng, vật nuôi. Chọn lọc và lai tạo giống ong đ7 đ−ợc các n−ớc nghiên cứu từ lâu theo các mục đích nh−: chọn giống chống bệnh thối ấu trùng châu Mỹ-American Foulbrood (Rothenbuhler, 1979) [48], chọn giống có sức đẻ trứng cao (Farrar, 1937; Cale và Gowen, 1956) [26], [22], chọn giống chống ve ký sinh Acarapis woodi (Adam, 1954; Bailey, 1964) [18], [20], và chọn giống để nâng cao năng suất mật (Kulincevic, 1986) [30]. Các ph−ơng pháp chọn giống bao gồm chọn lọc đại trà, chọn lọc cá thể, chọn lọc theo ch−ơng trình quần thể khép kín... (Page và Laidlaw, 1982; Kulincevic, 1986) [40], [30]. Để nâng cao năng suất mật, sức đẻ trứng của ong chúa, sức đề kháng bệnh, thích nghi đ−ợc với điều kiện môi tr−ờng và nguồn hoa của Việt Nam, ngoài việc chọn lọc tốt giống ong ý trong n−ớc thì năm 2001-2002 Trung tâm Nghiên cứu ong đ7 nhập một số giống ong có chất l−ợng cao để lai tạo, bổ sung nguồn gen nhằm cải thiện chất l−ợng cho giống ong trong n−ớc. Vì vậy, chúng tôi đ7 thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của các tổ hợp lai F1 giống ong ngoại (Apis mellifera Linnaeus) tại miền Bắc Việt Nam”. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Lai tạo giữa giống ong Apis mellifera trong n−ớc với giống ong Apis mellifera nhập nội nhằm chọn ra tổ hợp lai có năng suất mật cao, khả năng kháng bệnh, ký sinh khá cung cấp cho ng−ời nuôi ong ở miền Bắc Việt Nam. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Lai tạo đ−ợc các tổ hợp lai F1 hai và ba nguồn giống ong ngoại (A. mellifera L.), tạo dòng thuần của các giống ong làm vật liệu lai tạo. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các giống ong thuần và tổ hợp lai. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học và năng suất của các giống ong thuần và tổ hợp lai. - B−ớc đầu đề xuất các tổ hợp lai có năng suất cao và tính chống bệnh khá cho sản xuất. 4 Phần 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Sơ l−ợc lịch sử, tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Sơ l−ợc lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới Theo Crane (1983) từ xa x−a con ng−ời đ7 biết săn ong lấy mật để thu đ−ợc các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ và tập quán săn bắt ong rừng vẫn còn duy trì tới ngày nay, việc khai thác mật ong đ−ợc tiến hành d−ới nhiều hình thức khác nhau. Những tổ ong mà ng−ời ta th−ờng săn lấy mật là thuộc giống ong Apis, mật ong đ−ợc coi là một sản phẩm quý hiếm của tự nhiên ban tặng cho con ng−ời. Từ việc quan sát và khai thác mật ong tự nhiên, dần dần con ng−ời đ7 biết sử dụng đõ để nuôi ong, việc sử dụng đõ bắt đầu ít nhất từ 4500 năm nay [24]. Hiểu biết về lịch sử săn ong và nuôi ong của chúng ta đ7 tăng lên rất nhiều trong mấy thập kỷ qua nhờ kết quả của các công trình nghiên cứu khảo cổ, ngôn ngữ, qua những văn bản l−u trữ và nhờ giao thông thuận lợi cho phép ng−ời ta đi đến khắp nơi trên trái đất. Ng−ời Ai Cập đ7 có nghề nuôi ong Apis mellifera từ 5.000 năm tr−ớc Công nguyên. Vào khoảng năm 2.500 tr−ớc Công nguyên, ở Ai Cập cổ đại đ7 thực sự hình thành một nghề nuôi ong thịnh v−ợng. Những t− liệu sớm nhất ghi chép về nuôi ong trong đõ đ−ợc ra đời khoảng 1.500 năm tr−ớc Công nguyên: đó là một phần của bộ luật Hittite ghi trên những phiến đá sét, tìm thấy ở cao nguyên Anatoli không cây cối, cách Ai cập 100 km về phía Bắc. Ong Apis mellifera đ−ợc nuôi trong các đõ bằng đất nung, bằng gỗ, đất bùn, sành… Những đõ ong ra đời sớm nhất vào khoảng những năm 2.450 tr−ớc Công nguyên đ−ợc thể hiện trong cảnh lấy mật ong, một phần của bức hội hoạ tại một ngôi đền thờ mặt trời Ai Cập, gần vùng hạ sông Nil. Có 4 bức tranh t−ơng tự đ7 đ−ợc phát hiện, mô tả mật ong đ−ợc cất trong những bình chứa, những trại ong cổ truyền có hàng trăm đõ ong với cảnh lấy mật y nh− ngày nay còn phổ biến ở Ai cập. Và kiểu đõ hình trụ đặt 5 nằm ngang cổ truyền ngày nay vẫn đ−ợc sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới: ở Châu Phi, Nam Hy Lạp, các đảo vùng Địa Trung Hải, từ miền Nam Balkan đến Tiểu á, từ Nam ấn Độ đến Kasmia, một phần afghanistan, Nam Thái Lan, Bali- Indonexia [24]. Lịch sử nuôi ong Apis cerana ở Châu á cũng lâu đời nh− lịch sử nuôi ong Apis mellifera ở Châu Âu, nh− ở Trung Quốc là hơn 3.000 năm, ấn Độ 2.000 năm (Shahid, 1992; Punchihewa, 1994), [51], [41]. Nghề nuôi ong cổ truyền vẫn đ−ợc tồn tại ở các n−ớc và hầu nh− không thay đổi so với đ−ợc miêu tả trong các tài liệu cũ. Tất cả các loại đõ đ−ợc làm do con ng−ời bắt ch−ớc tập tính làm tổ tự nhiên trong các hốc cây, hốc đá. Các loại đõ đều giống nhau ở chỗ ong xây các bánh tổ gắn chặt vào phía trên của đõ nên ng−ời ta gọi là đõ có bánh tổ cố định. Các đõ th−ờng đ−ợc đặt xung quanh nhà, d−ới gốc cây, trên giá đỡ, trong rừng hoặc trên các ch7ng của các cành cây to. Sự phát triển của các kiểu thùng ong góp phần quan trọng đối với nghề nuôi ong và có thể bắt đầu ở Hy Lạp, từ những mô tả của Georg Wheler (1682) về kiểu đõ có dạng bình hoa lớn sử dụng ở Hy Lạp, có các thanh xà đặt ở phía trên để ong xây bánh tổ, những thanh ngang không gắn chặt vào đõ nên có thể lấy bánh tổ ra đ−ợc, khoảng cánh giữa các tâm của các thanh xà bằng khoảng cách ở bánh tổ tự nhiên. Các tác giả đ7 nghiên cứu và nhận thấy tầm quan trọng của khoảng không gian đều giữa các cầu ong và dựa trên những hiểu biết đó, đ7 thiết kế ra những thùng ong mới (dẫn theo [24]). Năm 1649, William Me ở Anh đ7 làm thùng ong bằng gỗ nhiều tầng chồng lên nhau nh−ng không có xà hay khung cầu. Năm 1675 Gedde cũng sáng tạo ra kiểu thùng t−ơng tự nh−ng mỗi tầng có khung cầu để ong gắn bánh tổ. F. Huber (1792) tạo ra kiểu đõ dạng “quyển sách”. F.I. Prokopovich (1806), J. Dziezion (1848) tạo ra các kiểu đõ có khung cầu cố định gắn vào thành thùng (Crane, 1990 (dẫn theo [24]). 6 Kiểu thùng Stewarton do Robin Ker ở Scotland sáng tạo năm 1819 có xà cầu cố định. Đến năm 1844, Augustus Munn ở Anh đ7 làm một kiểu thùng tầng có khung cầu. Năm 1851, giáo sĩ L. L. Langstroth (Philadelphia, Mỹ) [34] đ7 sáng tạo ra kiểu thùng có khung cầu di động nhờ phát hiện ra khoảng cách con ong. Với kiểu thùng này rất thuận tiện cho việc nuôi ong, nhờ áp dụng nó mà nghề nuôi ong Apis mellifera đ−ợc phát triển rất nhanh ở Châu Âu và Bắc Mỹ, sau đó phát triển tới các châu khác trên thế giới (Crane, 1990) [10]. Kiểu thùng này cho phép ng−ời nuôi ong kiểm tra tình hình đàn ong, từ đó tác động những biện pháp kỹ thuật một cách dễ dàng, cho phép trao đổi giữa các đàn ong với nhau và giữa ng−ời nuôi ong khác. Ngày nay, kiểu thùng này vẫn đang đ−ợc áp dụng phổ biến ở khắp nơi và đ−ợc cải tiến tuỳ theo yêu cầu của ng−ời sử dụng. Năm 1863, Dadant đ7 xuất bản sách về những cải tiến và sáng kiến của ông. Nhờ đó, nhiều sáng kiến khác đ−ợc nẩy sinh ra từ n−ớc Mỹ, trong đó quan trọng nhất là sáng kiến làm những tấm sáp in hình lỗ tổ ong hay còn gọi là tầng chân, theo đó là các khung cầu đ−ợc căng dây thép có gắn tầng chân, có khả năng chịu đ−ợc sức văng khi quay mật ở thùng ly tâm [25]. Crane (1990) [10] đ7 tổng kết tình hình nuôi ong ở Châu Âu và trên thế giới nh− sau: ở Châu Âu, tỷ lệ cây xanh cao hơn các lục địa khác, có truyền thống nuôi ong lâu đời nên nghề nuôi ong ở Châu Âu rất tập trung có mật độ 3,2 đàn/km2. Có tổng số 13-15 triệu đàn ong đều là giống ong Apis mellifera, sản l−ợng mật là 123-165 ngàn tấn, năng suất mật bình quân 11kg/đàn. N−ớc Mỹ có 4,3 triệu đàn ong thuộc loài Apis mellifera, năng suất năm 1984 đạt 17kg/đàn, tổng sản l−ợng mật 75.000 tấn. Canada có gần 700.000 đàn ong thuộc loại Apis mellifera, sản l−ợng mật đạt 43.000 tấn, năng suất bình quân cao nhất trên thế giới 63kg/đàn. 7 ở Châu Đại D−ơng Australia có nghề nuôi ong Apis mellifera phát triển với hơn 500 nghìn đàn ong đạt năng suất cao 46,5 kg/đàn. Châu Phi có các chủng ong đều thuộc loài ong Apis mellifera. Bằng chứng sớm nhất về nghề nuôi ong của nhân loại đ−ợc phát hiện ở đây 4.500 năm tr−ớc. Etopia có tới 2,52 triệu đàn, năng suất mật 8,3kg/đàn. Kenia có 2,1 triệu đàn, năng suất mật 5,7kg/đàn. Hiện nay loài ong Apis mellifera đ−ợc du nhập vào rất nhiều vùng khác nhau và đ−ợc những ng−ời nuôi ong trên khắp thế giới sử dụng. Loài ong Apis mellifera Châu Âu có −u thế hơn các loài ong nhiệt đới vì chúng sản xuất mật tốt hơn, hiền lành, dễ chăm sóc quản lý, có sức sinh sản cao, thế đàn lớn, không phản ứng bốc bay với vụ thiếu thức ăn, có màu vàng đ−ợc nhiều ng−ời −a chuộng. Ng−ời ta tính rằng nuôi giống ong Châu Âu phải chi phí nhiều hơn giống ong Châu á, tuy nhiên nó lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chính vì vậy từ Châu Âu chúng đ−ợc du nhập vào nhiều Châu lục khác. Crane (1990) [10] đ7 mô tả quá trình nhập ong Apis mellifera Châu Âu vào vùng nhiệt đới Châu á nh− sau: ở Trung Quốc ong Apis mellifera đ−ợc nhập lần đầu vào năm 1913. Bảy m−ơi năm nay ong ý đ7 thích nghi và đ−ợc sử dụng chính để sản xuất mật hàng hoá ở khu vực á nhiệt đới. Việc nhập ong Apis mellifera là một cuộc cách mạng trong nghề nuôi ong ở Trung Quốc, làm cho Trung Quốc trở thành n−ớc có nghề nuôi ong đứng thứ hai và là n−ớc xuất khẩu nhiều mật nhất thế giới với hơn 5 triệu đàn ong Apis mellifera xuất khẩu 160 ngàn tấn mật. Thái Lan đ7 nhập ong Apis mellifera nuôi tại Chiềng Mai, nơi đây có cây nh7n là cây nguồn mật chính và cho sản l−ợng cao. Tại Miến Điện, vùng trồng cây Guizotia absyssinica, cây h−ớng d−ơng, ong Apis mellifera đ7 đ−ợc nhập với số l−ợng lớn để phù hợp với nguồn mật và phấn từ hai loại cây trồng này. 8 Theo G. Ratia (2002) [65] tình hình sản xuất mật ong ở các châu lục từ năm 1991 đến 2001 thì sản l−ợng cao nhất là Châu á và l−ợng mật sản xuất ra của thế giới tăng dần (số liệu trong bảng 2.1). Bảng 2.1. Sản l−ợng mật ong thế giới và của các châu lục (x 1.000 tấn) Năm Châu lục 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Châu Phi 109 117 129 131 138 142 140 139 141 144 145 Bắc Mỹ 222 216 223 195 183 174 189 218 201 208 205 Nam Mỹ 87 87 95 97 105 100 109 109 133 141 131 Châu á 334 328 326 354 365 362 402 401 435 457 465 Châu Âu 180 182 181 291 319 278 281 291 293 286 288 Châu úc 29 29 30 38 27 35 36 31 29 29 29 Tổng số 961 958 984 1103 1137 1091 1156 1188 1232 1265 1263 2.1.2. Lịch sử và tình hình nuôi ong ở Việt Nam ở Việt Nam, nghề nuôi ong đ7 đ−ợc khai thác và nuôi từ lâu đời. Ngay từ thế kỷ thứ 8, th−ợng th− phụ trách về nông nghiệp Phạm Lê đ7 viết tài liệu bằng chữ Hán về kỹ thuật nuôi ong [8]. Lê Quý Đôn thế kỷ 18 đ7 có một số nhận xét về đặc điểm sinh học của đàn ong. Trải qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm và cải tiến kỹ thuật, nghề nuôi ong Việt Nam đ7 dần dần đ−ợc cải tiến từ đơn giản đến hoàn thiện nh− ngày nay [13]. Ng−ời Việt Nam đ7 có thói quen đi lấy mật, săn ong từ rất lâu dựa vào kinh nghiệm qua nhiều đời đ−ợc truyền lại, họ khai thác từ những loại ong mật khác nhau nh− ong ruồi Apis florea, ong nội Apis cerana, ong khoái Apis dorsata, ong đá Apis laboriosa. Giống ong Apis cerana rất phổ biến ở tự nhiên, có ở khắp đất n−ớc, th−ờng làm tổ ở nơi kín nh− trong hốc cây, hốc đá, trong các hang, đôi khi cả trong các tổ mối. Dựa vào những kinh nghiệm thực tế và đặc điểm tự nhiên của ong nội, các kiểu nuôi ong dần đ−ợc hình thành và không ngừng đ−ợc cải tiến từ kiểu đõ nằm ngang chuyển sang kiểu đõ đứng rồi đõ đứng có thanh xà di động và cuối cùng là các kiểu thùng cải tiến có 9 khung cầu di động nh− ngày nay. Khi áp dụng nuôi ong trong thùng cải tiến có khung cầu di động cho phép sử dụng thùng quay và dùng tầng chân nhân tạo gắn vào khung cầu, làm nền để ong xây nên các bánh tổ đ7 làm năng suất mật tăng lên đáng kể. Việc áp d._.ụng những tiến bộ khoa học đ7 làm cho năng suất mật trung bình/đàn/năm đ−ợc tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 2-5kg/đàn/năm đến nay đ7 đạt 15kg/đàn/năm [5], [9]. Từ những năm 1960-1962 chủng ong A. m. ligustica (ong ý) đ−ợc một số ng−ời Hồng Kông đ−a vào miền Nam Việt Nam một số đàn nh−ng phát triển kém, phải tiếp tục nhập thêm nhiều lần từ Hồng Kông, Đài Loan, úc... và đến năm 1975 chỉ tồn tại khoảng 200 đàn (Tạ Thành Cấu, 1986) [2]. Những đàn ong này đều bị ký sinh Varroa và Tropilaelaps gây hại ở mức độ cao [64]. So với ong ý (A. m. ligustica) một số n−ớc có sức đẻ trứng 1.500-2.000 trứng/ngày đêm thì ong chúa ý Việt Nam chỉ đạt trung bình năm là 846 trứng/ngày đêm, gần bằng ong ý ở Thái Lan (963 trứng/ngày đêm) [14]. Năm 1977, Công ty ong cấp I thuộc Bộ Nông nghiệp đ−a 50 đàn ong ý và tiếp đó, năm 1978 Trại nghiên cứu ong Đốc Tín cũng đ−a 50 đàn ong ý ra miền Bắc nuôi thí nghiệm nh−ng không phát triển đ−ợc, đến năm 1979 bị chết hoàn toàn. Từ năm 1980-1985, một số đơn vị sản xuất cũng đ−a ong ý ra Bắc nh−ng không duy trì đ−ợc quanh năm, ký sinh phát triển mạnh, đàn ong bị sa sút phải đ−a trở lại miền Nam để phục hồi [17]. Từ sau năm 1985, các đơn vị nuôi ong đ7 áp dụng các ph−ơng pháp chọn lọc, những biện pháp phòng trị ký sinh có hiệu quả nên cho đến nay ong ý đ7 đ−ợc nuôi quanh năm ở nhiều tỉnh của miền Bắc và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay Việt Nam đ7 hình thành những vùng nuôi ong rõ rệt. Miền Bắc có nghề nuôi ong nội Apis cerana phát triển, thích hợp với điều kiện nguồn 10 hoa phân tán, miền Nam phù hợp với nuôi ong ý Apis mellifera với quy mô lớn do có điều kiện thuận lợi là cây nguồn mật tập trung. 2.2. Phân loại ong mật và các phân loài ong Apis mellifera đ−ợc nuôi phổ biến trên thế giới 2.2.1. Phân loại ong mật Ong gồm gần 20.000 loài, thuộc ngành chân đốt Arthropoda, lớp côn trùng Insecta, bộ cánh màng Hymenoptera, tổng họ ong Apoidea, họ Apidae. Những loài ong lấy mật và con ng−ời có thể thu đ−ợc mật thuộc hai họ phụ là Apinae (ong mật) và Meliponiae (ong không ngòi đốt). Họ phụ ong mật Apinae chỉ có một giống Apis, giống Apis có 9 loài ong khác nhau là: Apis mellifera, A. cerana, A. nuluensis, A. nigrocincta, A. vechti, A. dorsata, Apis laboriosa, Apis florea, Apis andreniformis. Trong số các loài của giống Apis thì loài Apis mellifera là có ý nghĩa kinh tế hơn cả [50]. Apis mellifera c− trú ở lục địa Châu Âu (Ong mellifera vùng ôn đới) và Châu Phi (Ong mellifera vùng nhiệt đới). Hiện nay chúng đ−ợc du nhập vào rất nhiều vùng khác nhau và đ−ợc những ng−ời nuôi ong hầu khắp thế giới sử dụng (Crane. E, 1990) [10]. Theo F. Ruttner (1988) [50] thì loài ong A. mellifera bao gồm 24 loài phụ (chủng) và do Linnaeus phân loại năm 1758, các phân loài đó là: Apis mellifera ligustica Spinola (ong Liguria), A. m. carnica Pollmann (ong Carniolan), A. m. mellifera Linnaeus, A. m. carpathica, A. m. caucasica Gorbatschew, A. m. adamsonii Latreille, A.m. scutellata Lepeletier, A.m. capensip Escholtz…. 2.2.2. Các phân loài ong A. mellifera đ−ợc nuôi phổ biến trên thế giới Trong số 24 phân loài ong A. mellifera thì có 4 phân loài đ−ợc nuôi phổ biến và có ý nghĩa kinh tế hơn cả đó là: Apis mellifera ligustica Spinola (ong 11 Liguria), A. m. carnica Pollmann (ong Carniolan), A. m. mellifera Linnaeus, và A. m. caucasica. 2.2.2.1. Phân loài Apis mellifera ligustica + Apis mellifera ligustica, do Spinola phân loại năm 1806, đ−ợc gọi là giống ong ý. Giống ong này có nguồn gốc từ phần lục địa của ý, Nam của d7y Alps và Bắc của đảo Xisin. Ong có màu sắc điển hình vàng sáng, chỉ số Cubital của ong thợ 2,2-2,8; chiều dài vòi hút 6,5-6,7 mm; đ−ờng kính lỗ tổ ong thợ 5,25 mm. Đây là giống ong thích nghi với vùng khí hậu ẩm dịu, về mùa đông ít lạnh của vùng khí hậu Địa Trung Hải (Alpatov, 1948) [19]. ở những n−ớc có mùa đông không quá lạnh, ong ý có khả năng qua đông khá tốt với việc duy trì thế đàn lớn vì vậy khi b−ớc vào vụ Xuân chúng phát triển sớm hơn so với ong Carniolan (A. m. carnica P), tuy nhiên tốc độ phát triển trong vụ Xuân không nhanh nh− ong Carniolan. Ong ý là giống có xu tính chia đàn thấp, tiết sáp xây tổ nhiều, nh−ng chúng lại có xu tính ăn c−ớp, dễ bị trôi dạt do định h−ớng kém hơn ong Carniolan. Đây là giống ong đ−ợc nuôi rộng r7i nhất trên thế giới và phổ biến ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nam Châu âu vì khả năng thích nghi rất rộng nên chúng đ−ợc gọi là giống ong th−ơng mại. Ong ý có đặc điểm là khả năng đẻ trứng cao trong thời vụ khan hiếm nguồn hoa cũng nh− ngay cả trong vụ mật vì vậy nó ít bị suy giảm thế đàn trong các vụ khó khăn tuy nhiên cũng tiêu tốn thức ăn nhiều hơn các giống ong khác, điều này cũng chính là nh−ợc điểm của giống ong này khi qua đông ở những n−ớc có mùa đông dài vì phải dự trữ cho đàn ong một l−ợng thức ăn nhiều hơn các chủng ong khác. Ong ý có khả năng chống bệnh thối ấu trùng cao nh−ng dễ bị nhiễm bệnh Nosema [44]. ở Mỹ giống ong ý đ7 đ−ợc du nhập vào giữa thế kỷ 19, cùng với hầu hết các giống ong Châu Âu khác để chọn lọc và lai tạo. Đặc biệt trong quá trình chọn lọc và lai tạo tích cực, những nhà tạo giống Mỹ đ7 tạo ra đ−ợc giống ong 12 ý mới có màu sắc khác với màu sắc giống ong ý bản địa là: từ 3 sọc vàng tấm l−ng bụng của ong thợ thành 4 hoặc 5 sọc vàng tấm l−ng bụng, làm con ong vàng hơn. Theo Anpatov (1948) [19] thì công tác chọn lọc theo các chỉ tiêu hình thái của ong ý, thậm chí theo các chỉ tiêu sinh học hay kinh tế khác của nó để chỉ ra đ−ợc sự khác biệt của giống ong đó đối với giống ong khác và có thể coi đó là giống ong bán tự tạo hay giống ong tự tạo. Ong A. m. ligustica đ−ợc nhập vào Niu Dilân vào năm 1880 và tỏ ra thích nghi tốt với khí hậu và nguồn hoa của n−ớc này nên đ−ợc ng−ời nuôi ong nuôi rộng r7i, từ năm 1950 việc nhập ong vào Niu Dilân bị cấm. Hiện nay Niu Dilân là một trong n−ớc xuất khẩu số l−ợng lớn ong chúa và ong đàn nhỏ (Packet) đi các n−ớc khác vì ong ý ở đây đ−ợc đánh giá là có độ thuần và có năng suất mật cao. Ve Varroa mới xâm nhập vào ong Apis mellifera của Niu Dilân từ năm 2000 bắt đầu ở các tỉnh miền Nam của n−ớc này (dẫn theo [7]). 2.2.2.2. Phân loài Apis mellifera carnica + Apis mellifera carnica do Pollmann phân loại năm 1879, Chúng đ−ợc biết đến với cái tên “ong mật Carrniolan”. Giống ong Carniolan là giống ong có nguồn gốc xuất xứ từ Kranska của Slovenia, miền nam của d7y Alps thuộc áo nên nó còn có tên là ong Kọrntner (Carinthian). Chúng phân bố từ vùng lòng chảo Danube và từ Balkans cho đến núi Alps (d7y núi kéo dài qua Pháp, Thụy sỹ, và Italia) do vậy từ phía Nam và Đông của đỉnh Alps (đỉnh cao nhất tại Thụy sỹ) đều tìm thấy bằng chứng đây là nơi định c− của giống ong này. Carrniolan là giống ong rất thích hợp với các vùng khí hậu lạnh. Tuy nhiên hiện nay do việc nuôi ong di chuyển và hoạt động trao đổi, xuất nhập khẩu giống ong nên chúng đ7 có mặt ở rất nhiều n−ớc. Carniolan là giống ong thích nghi với những vùng khí hậu hoàn toàn lục địa điển hình là mùa đông giá lạnh, mùa xuân cực ngắn, mùa hè nóng nực. Chúng là giống ong có đặc điểm nổi trội là khả năng phát triển rất nhanh vào 13 vụ Xuân, giảm sức đẻ trứng khi thời tiết lạnh và nguồn hoa giảm sút, chúng có khả năng qua Đông trong tình trạng đàn rất nhỏ (6 cầu), chúa có thể ngừng đẻ hoặc đẻ rất ít. Apis mellifera carnica là giống ong có màu đen điển hình, trọng l−ợng ong thợ mới nở và ong thợ đi làm cao hơn ong A. m. ligustica, ong thợ có chỉ số Cubital từ 2,4-3,0; chiều dài vòi hút 6,5-6,8 mm; đ−ờng kính lỗ tổ ong thợ 5,5 mm [50]. Carniolan là giống ong rất hiền lành, ít bị xáo động trên cầu khi kiểm tra, ít lấy keo và có xu tính ăn c−ớp thấp. Giống ong này có khả năng định h−ớng tốt hơn nên ít bị trôi dạt vào nhầm tổ khác nh− ong ý. Ong Carniolan có sức đề kháng cao với các bệnh thối ấu trùng. Khoảng cách bay để kiếm thức ăn xa hơn so với ong ý. Ong Carniolan là loài ong đ−ợc nuôi rộng r7i thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, giống ong này cũng có nh−ợc điểm là khả năng chống chịu với mùa hè nóng nực kém, chúng không phát triển tốt ở các vùng có mùa hè nóng và dài, tiết sáp xây tổ ít hơn ong ý. Giống ong này ở Đức và áo bắt đầu bị Varroa xâm nhập từ năm 1981 (Kulincevic, 1986) [30]. Hiện nay, tại các n−ớc nh− Đức, Jugoslavia, Slovenia và áo chúng đ7 và đang đ−ợc các nhà chọn giống chọn lọc theo h−ớng dòng thuần rất tốt: ở áo đ7 chọn ra các dòng ong từ giống ong này với các tên nh−: dòng Sklennar, Troiseck và từ năm 1948, sau 30 năm chọn lọc họ đ7 chọn ra dòng Lunz từ dòng Troiseck. ở Đức các nhà chọn giống đ7 chọn ra dòng Peschetz. Nhìn chung các dòng thuần này rất tốt, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, nguồn hoa tại vùng sản xuất, năng suất v−ợt trội so với các đàn không qua chọn lọc [57]. 2.2.2.3. Phân loài Apis mellifera mellifera + Apis mellifera mellifera, do Linnaeus phân loại năm 1758, đây là giống ong đen có nguồn gốc từ Bắc Âu hay có thể gọi là giống ong Đức. Chúng có khả năng thích nghi rất rộng vì chúng vừa c− trú ở những vùng có mùa đông 14 rất lạnh cho đến cả những vùng khí hậu nóng ẩm nh− khí hậu của Atlantic nên hiện nay sự có mặt của chúng cũng rất phổ biến trên thế giới. A. m. mellifera hiện nay có thể đ−ợc gọi là phân loài bản địa của rất nhiều ngành ong của các n−ớc Châu Âu, chúng tự di c− từ phía tây Địa trung hải qua Đức, Pháp để sang Anh, phía bắc của Nga; đồng thời chúng cũng đi qua phía tây Địa trung hải để đến d7y Alps và phía nam của Nga (Rinderer, 1986) [44]. Đây là giống ong có kích th−ớc cơ thể bé, màu sắc sẫm nên đ−ợc gọi là ong đen, chúng có khả năng qua đông rất tốt thậm chí nhiệt độ xuống đến - 450C, A. m. mellifera là giống ong có −u thế hơn các giống ong khác ở những vùng có mùa hè ngắn và nguồn mật dồi dào. Trong một số tr−ờng hợp bị quấy rối chúng rất hung dữ, hiện nay chúng đ7 bị lai tạp rất nhiều (đặc biệt là ở Châu Âu) (Ruttner, 1988) [50]. 2.2.2.4. Phân loài Apis mellifera caucasica + Apis mellifera caucasica, do Gorbatschev phân loại năm 1916, đây là giống ong có nguồn gốc từ vùng núi Caucasus. Theo Vinogradova (1977) [55] thì A. m. caucasica là phân loài có vòi hút rất dài (ở một số nơi chiều dài vòi hút trên 7 mm), thích nghi rất tốt với các vùng núi cao, cơ thể ong màu xám đen, kích th−ớc cơ thể trung bình. Phân loài ong này rất thích hợp cho việc nuôi công nghiệp, khả năng thu hoạch mật tốt và chúng cũng rất hiền lành nên chúng đ−ợc nuôi phổ biến trên thế giới. A. m. caucasica có khả năng thu hoạch keo rất tốt nên vào vụ đông chúng th−ờng dùng keo vít kín quanh thùng chỉ để lại một lỗ nhỏ ở cửa ra vào, tuy nhiên phân loài ong này ở vùng Bắc Âu lại mẫn cảm với Nosema (Ruttner, 1988) [50]. 2.3. Sinh học ong Apis mellifera Đàn ong là 1 x7 hội có tổ chức cao có sự phân công chức năng riêng biệt giữa các loại hình ong để phù hợp với nhu cầu của đàn. Đối t−ợng chọn 15 giống là ong chúa và ong đực nh−ng mọi biểu hiện của đàn ong lại do ong thợ thực hiện, mà ong thợ lại không tham gia vào quá trình chọn giống. 2.3.1. Ong chúa Ong chúa là con cái duy nhất trong đàn có bộ phận sinh sản phát triển hoàn chỉnh. 2.3.1.1. Buồng trứng của ong chúa Cơ quan sinh sản của ong chúa gồm hai buồng trứng trong đó có nhiều ống trứng đơn, hai ống dẫn trứng, túi chứa tinh và âm đạo. Ong chúa tơ (ong chúa mới nở, ch−a giao phối) buồng trứng có kích th−ớc nhỏ, ống dẫn trứng có dạng nh− hai sợi chỉ mảnh không phân chia. Sau khi thụ tinh thì buồng trứng phát triển hoàn chỉnh, ống trứng phân chia thành các buồng và tách biệt nhau. Buồng trứng của ong chúa dài 5-6 mm, rộng 3-4 mm (Mackensen, 1984) [37]. Số l−ợng ống trứng trong buồng trứng của các ong chúa rất khác nhau, trung bình mỗi buồng trứng có khoảng 120-150 ống trứng. Những ống trứng này chính là nơi sản xuất ra trứng với số l−ợng lớn, có thể tới 1 triệu trứng trong cả cuộc đời ong chúa. Các giống ong khác nhau thì ong chúa có số l−ợng ống trứng khác nhau và ngay trong một giống giữa các dòng ong khác nhau cũng có số l−ợng ống trứng khác nhau (Winston, 1987) [56]. 2.3.1.2. Sự phát triển của trứng Theo Harry và cộng sự (1997) [28] trong ống trứng chứa các tế bào trứng ở các giai đoạn khác nhau. Đầu tiên những no7n nguyên bào hình thành ở giữa ống, sau đó đ−ợc bao bọc bởi các tế bào nang. No7n nguyên bào biến đổi thành no7n bào và các tế bào dinh d−ỡng. Các tế bào nang bao quanh no7n bào là tiền thân của các tế bào trứng. Khi trứng chín xảy ra quá trình phân chia phức tạp, đặc biệt là quá trình phân chia nhiễm sắc thể. ở tế bào trứng non, số l−ợng nhiễm sắc thể có đặc 16 tính cặp đôi bộ nhiễm sắc thế còn khi trứng chín xảy ra sự phân chia giảm nhiễm. Số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa tạo bộ đơn bội. Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng xâm nhập vào trong trứng, nhân của tế bào trứng và tinh trùng tiếp hợp với nhau, bộ nhiễm sắc thể đ−ợc phục hồi. 2.3.1.3. Quá trình giao phối của ong chúa Ong chúa thành thục sinh dục vào ngày 5-6 sau khi nở. Chúng bay ra ngoài vào những ngày nắng đẹp, vào buổi chiều. Chuyến bay của những ngày đầu tiên là những chuyến bay định h−ớng sau đó chúng bay đến điểm hội tụ của ong đực để giao phối với ong đực. Điểm hội tụ ong đực là điểm tập trung ong đực và th−ờng ở những vùng núi, ong đực và ong chúa sẽ tự định h−ớng đến vùng này để có thể tiến hành giao phối. (Woyke, 1960) [59]. Khi ong chúa bay đến điểm hội tụ ong đực chúng ngay lập tức bị những con ong đực phát hiện vì ong đực coi tất cả những vật thể bay màu tối là ong chúa nên mới có hiện t−ợng ong đực rất hay bay theo ruồi hay hòn đá bay qua, nh−ng ong đực sẽ nhận ra ong chúa nhờ vào mùi pheromone do ong chúa tiết ra và lúc này có rất nhiều ong đực bay theo ong chúa. Một trong số những ong đực bay theo ong chúa sẽ đuổi kịp ong chúa và nó dùng cả 6 chân để ôm chặt lấy ong chúa khi vẫn đang bay, bằng một cơ quan cảm giác đặc biệt nằm ở đốt bụng cuối ong đực h−ớng đốt bụng cuối vào buồng ngòi đốt của ong chúa, d−ơng vật bị kích thích và bài xuất vào âm đạo của ong chúa, sau đó tinh trùng bài xuất vào ống dẫn trứng ngoài, lúc này ong đực đ7 ngất và chết. Sau khi con ong đực thứ nhất bài xuất xong tinh trùng thì chúng rời khỏi ong chúa và để lại dấu hiệu giao phối là mảnh kitin và dịch nhầy tại buồng ngòi đốt của ong chúa. Con ong đực tiếp theo cũng bám vào ong chúa và dùng đốt bụng gạt dấu hiệu giao phối của con ong đực tr−ớc đó ra và lại tiếp tục giao phối với ong chúa. Quá trình cứ tiếp tục cho tới khi ong chúa đủ l−ợng tinh trùng trong ống dẫn trứng trong và ngoài. Sau khi giao phối xong ong chúa bay trở lại đàn. (Oertel, 1940) [39]. 17 2.3.1.4. Sự đẻ trứng của ong chúa Ong chúa sau khi đi giao phối với ong đực từ 1-3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, mỗi lần đẻ 1 quả trứng. Tr−ớc khi đẻ trứng ong chúa dùng 2 chân tr−ớc để xác định xem đó là lỗ tổ ong thợ (nhỏ hơn) hay ong đực (lớn hơn). Nếu là lỗ tổ ong thợ van của ống dẫn tinh sẽ mở ra để nhả tinh từ túi chứa tinh và 1 tinh trùng sẽ thụ tinh cho trứng, nếu là lỗ tổ ong đực nó không nhả tinh (Koeniger, 1986) [29]. Sức đẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào tuổi ong chúa, vào thế đàn, không gian cầu ong và điều kiện ngoại cảnh. Số trứng đẻ 1 ngày của ong chúa còn tuỳ thuộc vào loài, đối với ong A. cerana đẻ ít hơn ong A. mellifera. Ngay trong cùng một loài, ong chúa có số l−ợng ống trứng trong buồng trứng khác nhau nên chúng có sức đẻ trứng khác nhau. Ví dụ nh− trong loài ong A. mellifera, ong chúa giống ong Capcadơ (A. m. caucasica) có sức đẻ trứng khoảng 900-1500 trứng/ngày đêm, ong chúa giống ong A. m. carpatica có khả năng đẻ trứng từ 1500-1750 trứng/ngày đêm và ong chúa giống ong đen Châu Âu (A. m. mellifera) có sức đẻ 804-1430 trứng/ngày đêm (Vinogradova, 1977) [55]. Trong điều kiện tự nhiên ong chúa bắt đầu đẻ trứng sau khi giao phối 3 đến 12 ngày. Cũng có những con ong chúa bắt đầu đẻ trứng ngay sau khi bay đi giao phối một ngày, nh−ng số ong chúa nh− vậy rất ít (Oertel, 1940) [39]. Thời gian đầu ong chúa còn đẻ ít trứng, nh−ng càng về sau thì số l−ợng trứng đẻ càng tăng lên. Tuy nhiên sức đẻ trứng của ong chúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− tuổi của ong chúa, giống ong, thế đàn ong, điều kiện khí hậu, nguồn hoa và mùa vụ nuôi ong. Theo Harry [28] thì tuổi thọ của con ong chúa từ 3 đến 5 năm nh−ng chúng đẻ nhiều trứng nhất vào 2 năm đầu đời của nó, càng lớn tuổi thì sức đẻ trứng của ong chúa càng giảm, đến năm thứ 2 sức đẻ trứng của ong chúa giảm 18 20-30%, năm thứ 3 thì giảm đến một nửa, càng về những năm sau sức đẻ trứng càng giảm và số l−ợng trứng đẻ không đ−ợc thụ tinh càng tăng lên. ở Việt Nam ng−ời nuôi ong phần lớn chỉ sử dụng chúa đẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo sự duy trì sinh sản và phát triển của đàn ong [9]. 2.3.1.5. Các yếu tố ảnh h−ởng đến chất l−ợng chúa tạo ra Ong chúa có một vai trò rất lớn trong đàn ong, nó là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản, tạo ra các thế hệ cho đàn ong. Chính vì vậy để tạo ra đ−ợc một con ong chúa có chất l−ợng tốt ngoài những yêu cầu về kỹ thuật tạo chúa, chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố có tác động đến chất l−ợng của ong chúa tạo ra nh− thế đàn tạo chúa (đàn nuôi d−ỡng), mật độ ong thợ, tuổi ấu trùng, điều kiện mùa vụ và việc cho ăn thêm. Theo nghiên cứu của Komarov (dẫn theo [10]) thì ong chúa tạo ra trong đàn 10 cầu (có 2,5 kg ong) có trọng l−ợng và số l−ợng ống trứng lớn hơn trong đàn 4 cầu (chỉ có 1 kg ong). Cũng theo ông, ong chúa tạo từ ấu trùng 1 ngày tuổi có trọng l−ợng lớn nhất, trọng l−ợng chúa tơ là 191,4 mg (1934), từ 2 ngày tuổi là 189,0 mg (1935) và từ ấu trùng 3 ngày tuổi kém hơn là 155,7 mg (1935). Khi cho đàn nuôi d−ỡng ăn thêm thức ăn và l−ơng ong làm tăng thể tích mũ chúa hơn 0,27 mm3, trọng l−ợng chúa tơ tăng 6,5 mg và chúa đẻ tăng 42,4 mg. Theo nghiên cứu của Woyke và Ruttner (1958) [58] về tuổi ấu trùng tạo chúa ở ong ý, từ ấu trùng 1 ngày tuổi cho ong chúa có số l−ợng ống trứng từ 180-360/buồng trứng, từ ấu trùng 2 ngày tuổi số l−ợng ống trứng là 120-150 và từ ấu trùng 3 ngày tuổi là 150 ống trứng. 2.3.1.6. Pheromon của ong chúa Pheromon là chất có hoạt tính hoá học đ−ợc những con ong trong đàn dùng để thông tin cho nhau. Chất pheromon do ong chúa tiết ra có một vai trò rất lớn trong hoạt động x7 hội của đàn ong. Ngoài việc hẫp dẫn ong đực trong 19 thời kỳ bay đi giao phối trên không, pheromon của ong chúa có tác dụng điều hoà hoạt động của đàn ong, kìm h7m sự phát triển ống trứng trong buồng trứng ong thợ và kìm h7m khả năng tạo chúa mới của ong thợ. Trên cơ thể mỗi ong thợ trong đàn ong đều có một ít pheromon của ong chúa, và qua pheromon của ong chúa ong thợ biết đ−ợc tình trạng của ong chúa. Nếu ong chúa già hoặc không bình th−ờng thì ong thợ sẽ thay chúa (Crane, 1990) [10]. 2.3.2. Ong đực Ong đực là cá thể phát triển từ trứng không thụ tinh, số l−ợng ong đực trong một đàn ong do ong thợ khống chế, trong thời vụ hoạt động của đàn ong thì số ong đực chỉ chiếm 3-6% số quân trong đàn tuỳ theo thời vụ trong năm. Ong đực không đóng góp gì vào hoạt động x7 hội của đàn ong nh− nuôi ấu trùng, sản xuất mật mà chúng còn tiêu thụ một số thức ăn. Nh−ng sự có mặt của ong đực trong đàn ong với số l−ợng khoảng vài trăm con là để đảm bảo cho sự gặp gỡ giữa ong chúa với ong đực và cho giao phối đạt kết quả cao (Crane, 1990) [10]. 2.3.3. Ong thợ Ong thợ cũng phát triển từ trứng đ−ợc thụ tinh giống nh− ong chúa, nh−ng cơ quan sinh sản của chúng phát triển không hoàn chỉnh. Trong một đàn ong, ong thợ chính là cá thể tiến hành mọi hoạt động x7 hội của đàn và tạo ra các sản phẩm giá trị cho con ng−ời. Số l−ợng ong thợ trong đàn biến động theo mùa: mùa xuân trong đàn mạnh có 20.000 con, mùa hè có đến 80.000 con và mùa thu là 30.000 con. Tuổi thọ của ong thợ phụ thuộc vào thời gian nở và các loại công việc mà ong thợ phải làm. Bình th−ờng ong thợ nở vào tháng 3 sống tới 35 ngày, nở vào tháng 6 sống 30 ngày và nở vào tháng 9, tháng 10 thì sống suốt cả mùa 20 đông. Tuổi thọ của ong thợ dài hơn hay ngắn hơn chủ yếu là ở giai đoạn ong thợ sống trong tổ. Việc ong thợ phải nuôi nhiều ấu trùng trong giai đoạn đầu sẽ làm giảm tuổi thọ của nó. Ong thợ đẻ trứng: khi đàn ong bị mất chúa và trong đàn ong không có trứng, cũng không có ấu trùng để tạo chúa mới sẽ có hiện t−ợng ong thợ đẻ trứng. Mỗi ong thợ có thể đẻ đ−ợc 30 trứng, trứng ong thợ đẻ ra là trứng không đ−ợc thụ tinh. Việc xác định ong thợ đẻ trứng trong đàn ong rất dễ dàng, chỉ cần quan sát sự phân bố của trứng và số l−ợng trứng trong lỗ tổ. Vì ong thợ đẻ trứng không theo trật tự nh− ong chúa và có số l−ợng trứng nhiều trong lỗ tổ (Crane, 1990) [10]. 2.4. Nghiên cứu về chọn lọc giống ong Apis mellifera Giá trị kinh tế đem lại trực tiếp của ong mật v−ợt xa so với các loại vật nuôi khác vì chúng không những đem lại những sản phẩm nông nghiệp hữu ích mà chúng còn đem lại giá trị to lớn nhờ việc thụ phấn cây trồng. Giá trị kinh tế của ong mật đ7 thu hút sự quan tâm của những nhà di truyền, chọn giống và các công ty kinh doanh nhằm cải tiến những kỹ thuật nuôi, thay đổi tập tính của giống đ−ợc tạo ra nhằm tạo ra những đặc tính hiệu quả, kinh tế hơn cho ong mật. Các nhà chọn giống th−ờng rất quan tâm đến nhu cầu cụ thể của một khu vực địa lý mà ở đó giống ong của họ tạo ra sẽ đ−ợc sử dụng sau này. Nhu cầu cụ thể về một giống ong cần đ−ợc xác định dựa vào −ớc muốn, tiềm năng, khả năng phát triển của nghề nuôi ong, những điều kiện trái ng−ợc và cụ thể cho mỗi khu vực, và cuối cùng là những hạn chế của giống ong hiện có của nơi đó. Nuôi ong đem lại nhiều lợi ích và có rất nhiều thuận lợi tuy nhiên những khó khăn và điều kiện bất lợi về sinh học tại mỗi vùng cụ thể nh− bệnh tật, ký sinh, điều kiện khắc nghiệt không thuận lợi của khí hậu mùa đông, sự hạn chế về thời gian của một vụ mật, sự thiếu hụt về nguồn phấn trong những thời điểm khó khăn trong năm… luôn đặt ra thách thức cần giải quyết cho một 21 ch−ơng trình chọn tạo giống. Bệnh và ký sinh có thể điều khiển đ−ợc bằng các tác nhân hoá học và thuốc kháng sinh tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công và dễ dàng sử dụng vì những nguyên nhân nh− kháng thuốc của dịch hại, để lại tồn d− trong sản phẩm, gây bẩn, ô nhiễm môi tr−ờng và tăng chi phí nuôi ong…Nh− vậy, một dòng hay giống ong đ−ợc tạo ra cần phải có khả năng kháng bệnh, ký sinh, thích nghi tốt với những điều kiện bất lợi của vùng hay khu vực đó. Ngoài ra, dòng hoặc giống ong chọn tạo ra phải thích hợp với nghề nuôi ong hiện đại, ít chia đàn, không hung dữ (ít đốt), hiền lành và không xáo động khi kiểm tra, không bốc bay. Trong nghề nuôi ong, ngoài những sản phẩm trực tiếp thì ngày nay việc nuôi ong để cho ngành trồng trọt thuê thụ phấn cây trồng đang đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều n−ớc, ở Mỹ việc nuôi ong cho thuê để thụ phấn cây trồng đem lại phần lợi nhuận bằng với lợi nhuận của những sản phẩm trực tiếp của con ong [57]. 2.4.1. Cơ sở khoa học của chọn giống ong mật 2.4.1.1. Ong đực đơn bội, ong đực l−ỡng bội và vấn đề cận huyết của đàn ong ở hầu hết các loài động vật sinh sản hữu tính, trong mỗi một thế hệ chỉ tồn tại giới tính cái và giới tính đực. Sự sinh sản nòi giống về sau là kết quả kết hợp về mặt di truyền của hai kiểu giới tính này. Tuy nhiên, đối với ong mật, trong đàn ong có hai loại ong đực là ong đực đơn bội và ong đực l−ỡng bội. Ong đực đơn bội có bộ nhiễm sắc thể là n=16 là những con ong đực đ−ợc ong chúa sinh ra từ các tế bào trứng không thụ tinh và những quả trứng này đ−ợc đẻ vào lỗ tổ có kích th−ớc lớn hơn lỗ tổ ong thợ (hay gọi là lỗ tổ ong đực), vì thế, chúng chỉ mang đặc điểm di truyền của mẹ. Đây là những con ong đực tồn tại bình th−ờng trong đàn ong và tham gia vào quá trình sinh sản để duy trì nòi giống. 22 Ong đực l−ỡng bội có bộ nhiễm sắc thể là 2n=32 đ−ợc sinh ra từ trứng đ7 thụ tinh giống nh− ong chúa hay ong thợ và cũng đ−ợc ong chúa đẻ vào lỗ tổ ong thợ, nh−ng tất cả các alen ở bộ nhiễm sắc thể giới tính của chúng đều là đồng hợp tử (Rothenbuhler, 1957; Mackensen,1951; Woyke 1972) [47], [35], [62]. Trong các công trình nghiên cứu riêng rẽ, Mackensen (1951) [35], Laidlaw và Gomes (1956) [32] đ7 phát hiện thấy ở những đàn ong có ong chúa đ−ợc giao phối với những con ong đực gần gũi về huyết thống thì các cầu nhộng có ấu trùng vít nắp không đều. Các tác giả trên giả thiết rằng hiện t−ợng này là do các alen gây chết ở trong nhiễm sắc thể làm cho trứng không nở đ−ợc và chúng bị các con ong thợ tr−ởng thành gắp bỏ đi. Công trình nghiên cứu của Woyke (1967) [61] cho thấy trong điều kiện bình th−ờng, các con ong đực này bị các con ong thợ tr−ởng thành giết chết ở giai đoạn ấu trùng không quá 2 ngày tuổi do chính những con ấu trùng này đ7 tiết ra một loại chất gọi là “chất ăn”. Do đó, chúng ta không bao giờ thấy đ−ợc ong đực l−ỡng bội trong đàn ong. Woyke đ7 thí nghiệm chuyển các con ong đực l−ỡng bội vào trong các lỗ tổ đ7 có sẵn ấu trùng ong thợ bình th−ờng thì cả 2 ấu trùng này đều bị ong thợ ăn ngay khi vừa chuyển sang. Nh−ng nếu các ấu trùng ong đực đ−ợc rửa bằng dung môi lipit tr−ớc khi chuyển sang thì không bị ong thợ tiêu diệt. Từ đó ông kết luận rằng các trứng ong đực l−ỡng bội đều nở ra thành ấu trùng, nh−ng những con ấu trùng này tiết ra chất pheromon lôi cuốn các con ong thợ tr−ởng thành đến tiêu diệt chúng (gọi là chất ăn). Tiếp tục nghiên cứu đến năm 1969 ông đ7 tạo đ−ợc ong đực l−ỡng bội tr−ởng thành. Các con ong đực này lớn hơn và nặng hơn các con ong đực đơn bội, nh−ng thể tích cơ quan sinh tinh của chúng chỉ bằng 1/10. Vì thế, số l−ợng tinh trùng do ong đực l−ỡng bội sinh ra không nhiều hơn so với ong đực đơn bội và là tinh trùng l−ỡng bội (2n=32), chúng không có khả năng thụ tinh hay không có khả năng tạo giống. 23 Mặc dù ong đực l−ỡng bội không có ý nghĩa trong việc sinh sản duy trì nòi giống, nh−ng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định alen giới tính và đánh giá mức độ cận huyết của đàn ong cũng nh− của một giống ong. Từ việc xác định tỷ lệ ong đực l−ỡng bội trong đàn ong, Woyke (1976) [63] đ7 đ−a ra công thức tính số alen giới tính của đàn ong nh− sau: C 1 =N Trong đó: N là số alen giới tính, C là tỷ lệ % ong đực l−ỡng bội trong đàn ong. Bằng các ph−ơng pháp khác nhau, một số nhà nghiên cứu (Laidlaw and Gomes, 1956; Mackensen, 1951; Woyke, 1976) [32], [35], [63] cũng đ7 xác định rằng trong điều kiện đàn ong phát triển bình th−ờng thì locus gen giới tính của ong có ít nhất là 12 alen. Từ đó, có thể suy ra tỷ lệ ong đực l−ỡng bội cho phép trong đàn ong là: %33,8= 12 1 = N 1 =%C Tỷ lệ 8,33% đ−ợc coi là giới hạn để xác định mức độ cận huyết của đàn ong. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì số alen giới tính của đàn ong càng cao, dẫn đến khả năng sinh sản con cái dị hợp tử càng lớn, sức sống của đàn ong càng cao. Ng−ợc lại, tỷ lệ này càng tăng thì đàn ong càng bị cận huyết nhiều hơn (Woyke, 1972) [62]. Tuy nhiên, trong tự nhiên một con ong chúa có thể giao phối với nhiều con ong đực có nguồn gốc khác nhau nhờ vậy mà ong chúa đ7 nhận đ−ợc số l−ợng lớn alen giới tính nên trong thực tế hiện t−ợng cận huyết của đàn ong diễn ra chậm chạp hơn nhiều so với tính toán lý thuyết. 2.4.1.2. Cơ sở di truyền Hệ gen của ong mật có sự khác biệt so với các loài thực vật và động vật khác bởi vì nó phụ thuộc vào giới tính. Ong A.mellifera có 16 đôi nhiễm sắc thể. Ong thợ và ong chúa đ−ợc tạo ra từ trứng thụ tinh nên có 32 nhiễm sắc thể, còn ong đực phát triển từ trứng không thụ tinh do ong chúa đẻ ra (và nhiều khi cũng do ong thợ đẻ ra) nên chỉ có 16 nhiễm sắc thể. Tinh trùng của 24 ong đực không phát triển qua giai đoạn phân bào giảm nhiễm hoàn toàn. Về mặt di truyền, tinh trùng ong đực giống nh− ong chúa đ7 sinh ra nó, vì thế nó chỉ làm nhiệm vụ truyền gen của ong chúa cho thế hệ tiếp theo nh− là chức năng bố qua giao phối (về vấn đề này ong chúa thực hiện hiệu quả cả hai chức năng (đực và cái)). Mỗi tinh trùng có bộ NST là n, cũng giống nh− bộ NST từ trứng không thụ tinh của mẹ nó (ong chúa). Chức năng cái qua sản phẩm trứng của nó và đ−ợc thụ tinh sẽ nở ra con cái (đôi khi nở ra ong đực l−ỡng bội). Chức năng đực qua bản sao của bộ NST giúp tạo ra tinh trùng của nó (con trai). Chức năng đực này chỉ là sự sao chép bộ NST của chúa và đ−ợc thay đổi thể hiện tế bào giới tính từ trứng sang tinh trùng [44]. Hai dạng thuật ngữ học trong công tác giống mô tả sự giao phối của ong mật: Một là mô tả theo cặp cơ thể của bố mẹ: Hai là mô tả theo cặp gen, nó dựa trên bộ NST đ−ợc tổ hợp trong quá trình giao phối. Thuật ngữ cặp cơ thể không phản ánh đúng đặc tính gen của ong mật và không chính xác. Với thuật ngữ cặp gen, ong chúa hoạt động cả tính đực và tính cái của bố mẹ vì tất cả các gen đều có nguồn gốc từ chúng. Sự khác nhau của hai thuật ngữ có thể giải thích bởi ví dụ sau: Một con chúa tơ đ−ợc giao phối với ong đực đ−ợc chính mẹ nó sinh ra. Với thuật ngữ cặp cơ thể thì đây là giao phối giữa anh trai và em gái. Tuy nhiên với thuật ngữ cặp gen thì đây là kiểu giao phối giữa mẹ và con gái. Hai ong thợ đ−ợc sinh ra từ một ong chúa và đ−ợc thụ tinh từ một ong đực đ−ợc gọi là chị em gái ruột (full sisters) theo thuật ngữ cặp cơ thể, còn theo thuật ngữ cặp gen thì nó đ−ợc gọi là siêu chị em gái (super sisters) bởi vì nó đ−ợc thừa h−ởng 100% bộ gen của bố, nên chúng có bộ gen giống nhau đến 75% cao hơn so với chị em gái ruột (full sisters) với bộ gen giống nhau là 50% [28]. Do ong chúa giao phối với nhiều ong đực nên trong đàn ong sẽ có những nhóm ong thợ của bố này, những nhóm ong thợ khác của bố khác, nếu các ong đực đó không có quan hệ về di truyền với nhau thì ong thợ 25 do chúng sinh ra gọi là các chị em họ và có tỷ lệ giống nhau về di truyền là 25%. 2.4.1.3. Kiểm s._. Tỷ lệ cận huyết (%) So với ĐC V (ĐC) 8,1 a ± 0,19 0 - N 5,7 b ± 0,33 -2,4 ** K 5,2 c ± 0,19 -2,9 ** S 4,8 d ± 0,38 -3,3 ** N.V 3,9 e ± 0,38 -4,2 ** K.V 2,6 fg ± 0,19 -5,6 ** S.V 2,3 g ± 0,00 -5,8 ** V.K 2,5 fg ± 0,06 -5,6 ** V.N 2,9 f ± 0,38 -5,2 ** V.S 2,2 g ± 0,19 -5,9 ** NK.V 2,9 f ± 0,19 -5,2 ** KV.N 2,2 g ± 0,19 -5,9 ** SV.N 2,3 g ± 0,00 -5,8 ** VK.N 2,7 fg ± 0,33 -5,4 ** VS.N 2,3 g ± 0,00 -5,8 ** NV.K 2,6 fg ± 0,19 -5,6 ** VN.K 2,2 g ± 0,19 -5,9 ** NV.S 2,3 g ± 0,33 -5,8 ** VN.S 2,2 g ± 0,19 -5,9 ** Ftn = 130,33** CV (%) = 7,4 LSD(0,01)= 0,4 LSD(0,05)= 0,5 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 137,601 7,644 130,33** 1,88 2,455 Sai số 38 2,229 0,059 Tổng số 56 139,830 2,497 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 10 - Biến động số l−ợng nhộng (đơn vị: nhộng/ngày đêm) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 15/2/2006 So với ĐC 10/3/2006 So với ĐC V (ĐC) 500,0 a ± 41,83 0 - 675,0 a ± 21,73 0 - N 383,3 ef ± 52,44 -116,7 ** 550,0 f ± 39,44 -125,0 ** K 333,3 g ± 34,56 -166,7 ** 433,3 h ± 26,35 -241,7 ** S 366,7 efg ± 31,62 -133,3 ** 475,0 g ± 31,62 -200,0 ** N.V 391,7 def ± 39,79 -108,3 ** 600,0 de ± 60,55 -75,0 ** K.V 375,0 efg ± 37,27 -125,0 ** 633,3 a-e ± 47,43 -41,7 * S.V 350,0 fg ± 19,00 -150,0 ** 591,7 e ± 27,89 -83,3 ** V.K 433,3 bcd ± 46,84 -66,7 ** 608,3 de ± 27,89 -66,7 ** V.N 466,7 ab ± 37,27 -33,3 ns 641,7 a-d ± 19,72 -33,3 ns V.S 441,7 bc ± 33,75 -58,3 ** 625,0 b-e ± 34,96 -50,0 * NK.V 375,0 efg ± 21,08 -125,0 ** 541,7 f ± 28,87 -133,3 ** KV.N 441,7 bc ± 38,37 -58,3 ** 591,7 e ± 14,91 -83,3 ** SV.N 433,3 bcd ± 23,57 -66,7 ** 616,7 cde ± 11,79 -58,3 ** VK.N 458,3 ab ± 28,38 -41,7 * 625,0 b-e ± 45,03 -50,0 * VS.N 466,7 ab ± 38,37 -33,3 ns 608,3 de ± 24,15 -66,7 ** NV.K 400,0 cde ± 29,81 -100,0 ** 625,0 b-e ± 39,44 -50,0 * VN.K 475,0 ab ± 21,73 -25,0 ns 658,3 abc ± 16,67 -16,7 ns NV.S 391,7 def ± 32,06 -108,3 ** 616,7 cde ± 51,37 -58,3 ** VN.S 450,0 b ± 35,36 -50,0 * 666,7 ab ± 11,79 -8,3 ns Ftn = 10,94** 20,39** CV (%) = 8,4 5,6 LSD(0,01)= 40,1 38,4 LSD(0,05)= 53,1 50,9 Bảng phân tích ph−ơng sai số l−ợng nhộng ngày 15/2/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 239.905,93 13.328,11 10,94** 1,72 2,1375 Sai số 95 115.694,42 1.217,84 Tổng số 113 355.600,35 3.146,91 Bảng phân tích ph−ơng sai số l−ợng nhộng ngày 10/3/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 409.906,03 22.772,56 20,39** 1,72 2,1375 Sai số 95 106.109,40 1.116,94 Tổng số 113 516.015,44 4.566,51 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 11 - Biến động số l−ợng nhộng (tiếp theo) (đơn vị: nhộng/ngày đêm) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 2/4/2006 So với ĐC 25/4/2006 So với ĐC V (ĐC) 825,0 ab ± 60,55 0 - 950,0 a ± 32,06 0 - N 625,0 fgh ± 27,89 -200,0 ** 766,7 fg ± 26,87 -183,3 ** K 575,0 h ± 40,82 -250,0 ** 550,0 i ± 19,72 -400,0 ** S 616,7 gh ± 29,81 -208,3 ** 641,7 h ± 39,79 -308,3 ** N.V 633,3 fg ± 48,88 -191,7 ** 841,7 cde ± 51,10 -108,3 ** K.V 725,0 e ± 66,25 -100,0 ** 816,7 def ± 56,76 -133,3 ** S.V 750,0 de ± 41,50 -75,0 ** 791,7 efg ± 35,75 -158,3 ** V.K 800,0 bcd ± 33,33 -25,0 ns 841,7 cde ± 41,16 -108,3 ** V.N 866,7 a ± 50,55 41,7 ns 908,3 ab ± 69,32 -41,7 ns V.S 816,7 abc ± 56,03 -8,3 s 866,7 bcd ± 70,71 -83,3 ** NK.V 650,0 fg ± 32,91 -175,0 ** 766,7 fg ± 27,89 -183,3 ** KV.N 783,3 bcd ± 35,75 -41,7 ns 816,7 def ± 34,56 -133,3 ** SV.N 775,0 bcde ± 26,35 -50,0 * 850,0 bcde ± 83,33 -100,0 ** VK.N 766,7 cde ± 31,18 -58,3 * 825,0 def ± 34,96 -125,0 ** VS.N 825,0 ab ± 58,93 0,0 s 841,7 cde ± 41,50 -108,3 ** NV.K 666,7 fg ± 25,28 -158,3 ** 808,3 defg ± 33,33 -141,7 ** VN.K 808,3 bc ± 42,16 -16,7 ns 891,7 abc ± 51,10 -58,3 * NV.S 675,0 f ± 38,37 -150,0 ** 750,0 g ± 54,26 -200,0 ** VN.S 791,7 bcd ± 25,28 -33,3 ns 900,0 abc ± 50,83 -50,0 ns Ftn = 25,05** 22,70** CV (%) = 5,8 5,9 LSD(0,01)= 48,8 54,9 LSD(0,05)= 64,7 72,8 Bảng phân tích ph−ơng sai số l−ợng nhộng ngày 2/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 814.854,28 45.269,68 25,05** 1,72 2,1375 Sai số 95 171.666,71 1.807,02 Tổng số 113 986.520,99 8.730,27 Bảng phân tích ph−ơng sai số l−ợng nhộng ngày 25/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 934.457,18 51.914,29 22,70** 1,72 2,1375 Sai số 95 217.221,73 2.286,54 Tổng số 113 1.151.678,90 10.191,85 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 12 - Biến động số l−ợng nhộng (tiếp theo) (đơn vị: nhộng/ngày đêm) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 18/5/2006 So với ĐC 10/6/2006 So với ĐC V (ĐC) 783,3 a ± 27,39 0 - 666,7 a ± 15,81 0 - N 591,7 efgh ± 81,31 -191,7 ** 408,3 g ± 30,28 -258,3 ** K 458,3 i ± 75,65 -325,0 ** 333,3 h ± 37,27 -333,3 ** S 483,3 i ± 59,63 -300,0 ** 366,7 h ± 21,73 -300,0 ** N.V 575,0 gh ± 55,03 -208,3 ** 425,0 fg ± 27,89 -241,7 ** K.V 600,0 efg ± 51,10 -183,3 ** 508,3 d ± 29,81 -158,3 ** S.V 583,3 fgh ± 23,57 -200,0 ** 500,0 d ± 26,35 -166,7 ** V.K 633,3 def ± 34,56 -150,0 ** 583,3 bc ± 32,49 -83,3 ** V.N 683,3 cd ± 19,72 -100,0 ** 616,7 b ± 26,87 -50,0 ** V.S 641,7 de ± 29,81 -141,7 ** 575,0 c ± 37,27 -91,7 ** NK.V 600,0 efg ± 17,48 -183,3 ** 483,3 de ± 17,48 -183,3 ** KV.N 583,3 fgh ± 44,10 -200,0 ** 516,7 d ± 24,72 -150,0 ** SV.N 675,0 cd ± 22,97 -108,3 ** 500,0 d ± 37,27 -166,7 ** VK.N 683,3 cd ± 34,56 -100,0 ** 575,0 c ± 45,03 -91,7 ** VS.N 708,3 bc ± 36,13 -75,0 ** 600,0 bc ± 39,09 -66,7 ** NV.K 541,7 h ± 26,35 -241,7 ** 433,3 fg ± 29,81 -233,3 ** VN.K 741,7 ab ± 25,28 -41,7 ns 575,0 c ± 38,37 -91,7 ** NV.S 600,0 efg ± 29,81 -183,3 ** 458,3 ef ± 30,28 -208,3 ** VN.S 758,3 ab ± 26,35 -25,0 ns 583,3 bc ± 21,73 -83,3 ** Ftn = 25,84** 50,99** CV (%) = 6,7 6,1 LSD(0,01)= 48,2 35,5 LSD(0,05)= 63,9 47,1 Bảng phân tích ph−ơng sai số l−ợng nhộng ngày 18/5/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 820.035,03 45.557,50 25,84** 1,72 2,1375 Sai số 95 167.500,16 1.763,16 Tổng số 113 987.535,19 8.739,25 Bảng phân tích ph−ơng sai số l−ợng nhộng ngày 10/6/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 877.545,49 48.752,53 50,99** 1,72 2,1375 Sai số 95 90.833,80 956,15 Tổng số 113 968.379,29 8.569,73 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 13 - Số l−ợng nhộng trung bình (đơn vị: nhộng/ngày đêm) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Số l−ợng nhộng TB (nhộng/ngày đêm) So với ĐC V (ĐC) 733,3 a ± 5,49 0 - N 554,2 i ± 17,28 -179,2 ** K 447,2 i ± 22,00 -286,1 ** S 491,7 i ± 27,40 -241,7 ** N.V 577,8 hi ± 25,44 -155,6 ** K.V 609,7 fg ± 12,36 -123,6 ** S.V 594,4 gh ± 15,21 -138,9 ** V.K 650,0 d ± 16,76 -83,3 ** V.N 697,2 b ± 19,20 -36,1 ** V.S 661,1 cd ± 17,94 -72,2 ** NK.V 569,4 ii ± 8,19 -163,9 ** KV.N 622,2 ef ± 14,78 -111,1 ** SV.N 641,7 de ± 25,50 -91,7 ** VK.N 655,6 cd ± 21,82 -77,8 ** VS.N 675,0 bc ± 20,54 -58,3 ** NV.K 579,2 hi ± 9,78 -154,2 ** VN.K 691,7 b ± 9,17 -41,7 ** NV.S 581,9 hi ± 23,36 -151,4 ** VN.S 691,7 b ± 17,39 -41,7 ** Ftn = 93,74** CV (%) = 3,0 LSD(0,01)= 21,1 LSD(0,05)= 28,0 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 570.876,64 31.715,37 93,74** 1,72 2,1375 Sai số 95 32.141,50 338,33 Tổng số 113 603.018,14 5.336,44 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 14 - Biến động thế đàn (đơn vị: cầu/đàn) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 15/2/2006 So với ĐC 10/3/2006 So với ĐC V (ĐC) 6,7 a ± 0,52 0 - 7,5 a ± 0,55 0 - N 5,2 efg ± 0,75 -1,5 ** 6,0 de ± 0,63 -1,5 ** K 4,7 g ± 0,52 -2,0 ** 5,2 f ± 0,41 -2,3 ** S 4,8 fg ± 0,41 -1,8 ** 5,3 ef ± 0,52 -2,2 ** N.V 5,3 defg ± 0,52 -1,3 ** 6,5 cd ± 0,55 -1,0 ** K.V 5,5 def ± 0,55 -1,2 ** 6,5 cd ± 0,55 -1,0 ** S.V 5,5 def ± 0,55 -1,2 ** 6,3 cd ± 0,52 -1,2 ** V.K 6,0 abcd ± 0,89 -0,7 * 7,0 abc ± 0,89 -0,5 ns V.N 6,5 ab ± 0,55 -0,2 ns 7,3 ab ± 0,52 -0,2 ns V.S 5,7 cde ± 0,52 -1,0 ** 6,7 bcd ± 0,52 -0,8 * NK.V 5,3 defg ± 0,52 -1,3 ** 6,3 cd ± 0,52 -1,2 ** KV.N 6,0 abcd ± 0,63 -0,7 * 7,0 abc ± 0,63 -0,5 ns SV.N 5,5 def ± 0,55 -1,2 ** 6,3 cd ± 0,52 -1,2 ** VK.N 5,7 cde ± 0,52 -1,0 ** 6,7 bcd ± 0,52 -0,8 * VS.N 5,8 bcde ± 0,41 -0,8 * 6,7 bcd ± 0,52 -0,8 * NV.K 5,5 def ± 0,55 -1,2 ** 6,5 cd ± 1,05 -1,0 ** VN.K 6,3 abc ± 0,52 -0,3 ns 7,2 abc ± 0,75 -0,3 ns NV.S 5,3 defg ± 0,52 -1,3 ** 6,5 cd ± 0,55 -1,0 ** VN.S 5,7 cde ± 0,52 -1,0 ** 6,8 abc ± 0,41 -0,7 ns Ftn = 5,02** 5,73** CV (%) = 10,0 9,2 LSD(0,01)= 0,6 0,7 LSD(0,05)= 0,9 0,9 Bảng phân tích ph−ơng sai thế đàn ngày 15/2/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 28,526 1,585 5,02** 1,72 2,1375 Sai số 95 30,000 0,316 Tổng số 113 58,526 0,518 Bảng phân tích ph−ơng sai thế đàn ngày 10/3/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 37,614 2,090 5,73** 1,72 2,138 Sai số 95 34,667 0,365 Tổng số 113 72,281 0,640 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 15 - Biến động thế đàn (tiếp theo) (đơn vị: cầu/đàn) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 2/4/2006 So với ĐC 25/4/2006 So với ĐC V (ĐC) 8,0 a ± 0,00 0 - 8,3 ab ± 0,52 0 - N 6,7 ef ± 0,52 -1,3 ** 6,8 g ± 0,75 -1,5 ** K 6,2 fg ± 0,41 -1,8 ** 6,0 h ± 0,63 -2,3 ** S 6,0 g ± 0,63 -2,0 ** 6,2 h ± 0,41 -2,2 ** N.V 7,2 cde ± 0,41 -0,8 ** 7,3 efg ± 0,52 -1,0 ** K.V 7,3 bcd ± 0,52 -0,7 * 7,7 cde ± 0,52 -0,7 * S.V 7,2 cde ± 0,41 -0,8 ** 7,5 def ± 0,55 -0,8 ** V.K 7,8 ab ± 0,75 -0,2 ns 8,0 abcd ± 0,63 -0,3 ns V.N 8,0 a ± 0,00 0,0 ns 8,5 a ± 0,55 0,2 ns V.S 7,7 abc ± 0,52 -0,3 ns 7,8 bcde ± 0,41 -0,5 ns NK.V 6,8 de ± 0,41 -1,2 ** 7,0 fg ± 0,00 -1,3 ** KV.N 7,7 abc ± 0,52 -0,3 ns 8,0 abcd ± 0,00 -0,3 ns SV.N 7,2 cde ± 0,41 -0,8 ** 7,5 def ± 0,55 -0,8 ** VK.N 7,7 abc ± 0,52 -0,3 ns 7,8 bcde ± 0,41 -0,5 ns VS.N 7,7 abc ± 0,52 -0,3 ns 7,8 bcde ± 0,41 -0,5 ns NV.K 7,5 abc ± 0,55 -0,5 ns 7,8 bcde ± 0,41 -0,5 ns VN.K 7,8 ab ± 0,41 -0,2 ns 8,0 abcd ± 0,00 -0,3 ns NV.S 7,5 abc ± 0,55 -0,5 ns 7,7 cde ± 0,52 -0,7 * VN.S 7,8 ab ± 0,41 -0,2 ns 8,2 abc ± 0,41 -0,2 ns Ftn = 8,84** 11,72** CV (%) = 6,5 6,3 LSD(0,01)= 0,5 0,5 LSD(0,05)= 0,7 0,7 Bảng phân tích ph−ơng sai thế đàn ngày 2/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 36,298 2,017 8,84** 1,72 2,1375 Sai số 95 21,667 0,228 Tổng số 113 57,965 0,513 Bảng phân tích ph−ơng sai thế đàn ngày 25/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 48,123 2,673 11,72** 1,72 2,1375 Sai số 95 21,667 0,228 Tổng số 113 69,790 0,618 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 16 - Biến động thế đàn (tiếp theo) (đơn vị: cầu/đàn) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 18/5/2006 So với ĐC 10/6/2006 So với ĐC V (ĐC) 8,3 a ± 0,52 0 - 7,7 a ± 0,52 0 - N 6,2 gh ± 0,41 -2,2 ** 5,0 gh ± 0,63 -2,7 ** K 5,8 h ± 0,41 -2,5 ** 5,0 gh ± 0,63 -2,7 ** S 5,7 h ± 0,52 -2,7 ** 4,8 h ± 0,41 -2,8 ** N.V 6,7 efg ± 0,82 -1,7 ** 5,7 fg ± 1,03 -2,0 ** K.V 7,3 cde ± 0,52 -1,0 ** 6,3 cdef ± 0,52 -1,3 ** S.V 7,0 def ± 0,63 -1,3 ** 6,0 ef ± 0,63 -1,7 ** V.K 8,0 abc ± 0,63 -0,3 ns 7,0 abc ± 0,63 -0,7 ns V.N 8,2 ab ± 0,41 -0,2 ns 7,5 ab ± 0,55 -0,2 ns V.S 7,5 bcd ± 0,55 -0,8 * 7,0 abc ± 0,63 -0,7 ns NK.V 6,5 fg ± 0,55 -1,8 ** 5,8 ef ± 0,41 -1,8 ** KV.N 7,3 cde ± 0,52 -1,0 ** 6,5 cde ± 0,55 -1,2 ** SV.N 7,2 def ± 0,41 -1,2 ** 6,5 cde ± 0,55 -1,2 ** VK.N 7,5 bcd ± 0,55 -0,8 * 6,8 bcd ± 0,41 -0,8 * VS.N 7,3 cde ± 0,52 -1,0 ** 6,8 bcd ± 0,75 -0,8 * NV.K 7,2 def ± 0,75 -1,2 ** 6,2 def ± 0,41 -1,5 ** VN.K 7,7 abcd ± 0,52 -0,7 * 7,3 ab ± 0,52 -0,3 ns NV.S 7,5 bcd ± 0,55 -0,8 * 6,5 cde ± 0,55 -1,2 ** VN.S 7,5 bcd ± 0,55 -0,8 * 7,0 abc ± 0,63 -0,7 ns Ftn = 10,46** 11,93** CV (%) = 7,7 9,3 LSD(0,01)= 0,6 0,7 LSD(0,05)= 0,8 0,9 Bảng phân tích ph−ơng sai thế đàn ngày 18/5/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 57,491 3,194 10,46** 1,72 2,1375 Sai số 95 29,000 0,305 Tổng số 113 86,491 0,765 Bảng phân tích ph−ơng sai thế đàn ngày 10/6/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 75,737 4,208 11,93** 1,72 2,1375 Sai số 95 33,500 0,353 Tổng số 113 109,237 0,967 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 17 - Thế đàn trung bình (đơn vị: cầu/đàn) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Thế đàn trung bình (cầu/đàn) So với ĐC V (ĐC) 7,8 a ± 0,25 0 - N 6,0 h ± 0,46 -1,8 ** K 5,5 i ± 0,43 -2,3 ** S 5,5 i ± 0,36 -2,3 ** N.V 6,4 gh ± 0,53 -1,3 ** K.V 6,8 defg ± 0,44 -1,0 ** S.V 6,6 fg ± 0,40 -1,2 ** V.K 7,3 abcd ± 0,63 -0,4 ns V.N 7,7 ab ± 0,33 -0,1 ns V.S 7,1 cdef ± 0,36 -0,7 ** NK.V 6,3 gh ± 0,29 -1,4 ** KV.N 7,1 cdef ± 0,25 -0,7 ** SV.N 6,7 efg ± 0,39 -1,1 ** VK.N 7,0 cdef ± 0,43 -0,7 ** VS.N 7,0 cdef ± 0,39 -0,7 ** NV.K 6,8 defg ± 0,46 -1,0 ** VN.K 7,4 abc ± 0,29 -0,4 ns NV.S 6,8 defg ± 0,39 -0,9 ** VN.S 7,2 bcde ± 0,38 -0,6 * Ftn = 14,92** CV (%) = 5,9 LSD(0,01)= 0,5 LSD(0,05)= 0,6 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 43,645 2,425 14,92** 1,72 2,1375 Sai số 95 15,440 0,163 Tổng số 113 59,085 0,523 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 18 Khả năng dọn vệ sinh (đơn vị: %) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Khả năng dọn vệ sinh (%) So với ĐC V (ĐC) 98,7 a ± 1,53 0 - N 90,3 cd ± 5,13 -8,3 ** K 88,0 d ± 8,72 -10,7 * S 89,0 d ± 1,00 -9,7 ** N.V 91,0 bcd ± 1,00 -7,7 * K.V 93,0 abcd ± 6,56 -5,7 ns S.V 92,0 abcd ± 2,65 -6,7 * V.K 94,0 abcd ± 3,61 -4,7 ns V.N 99,0 a ± 1,00 0,3 ns V.S 95,0 abcd ± 5,57 -3,7 ns NK.V 93,3 abcd ± 2,52 -5,3 ns KV.N 96,7 abc ± 3,06 -2,0 ns SV.N 95,0 abcd ± 1,73 -3,7 ns VK.N 95,0 abcd ± 4,58 -3,7 ns VS.N 93,3 abcd ± 3,21 -5,3 ns NV.K 92,0 abcd ± 1,00 -6,7 * VN.K 98,7 a ± 1,15 0,0 ns NV.S 92,0 abcd ± 2,65 -6,7 * VN.S 98,3 ab ± 2,08 -0,3 ns Ftn = 2,32* CV (%) = 4,0 LSD(0,01)= 6,2 LSD(0,05)= 8,3 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 583,927 32,440 2,32* 1,88 2,455 Sai số 38 530,667 13,965 Tổng số 56 1114,594 19,903 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 19 - Biến động tỷ lệ ký sinh Varroa destructor (đơn vị: %) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 10/2/2006 So với ĐC 8/3/2006 So với ĐC V (ĐC) 0,3 a ± 0,42 0 - 0,5 b ± 0,55 0 - N 0,7 a ± 0,82 0,4 ns 2,5 a ± 1,52 2,0 ** K 0,7 a ± 0,82 0,4 ns 1,8 ab ± 1,47 1,3 ns S 0,8 a ± 0,88 0,5 ns 2,3 a ± 1,86 1,8 * N.V 0,8 a ± 0,98 0,6 ns 1,5 ab ± 1,38 1,0 ns K.V 0,6 a ± 0,66 0,3 ns 2,3 a ± 1,03 1,8 * S.V 0,7 a ± 0,52 0,4 ns 2,2 ab ± 1,33 1,7 * V.K 0,5 a ± 0,84 0,3 ns 2,2 ab ± 1,72 1,7 * V.N 0,7 a ± 0,52 0,4 ns 0,8 ab ± 0,75 0,3 ns V.S 0,7 a ± 0,82 0,4 ns 1,9 ab ± 1,91 1,4 ns NK.V 0,8 a ± 0,75 0,6 ns 1,5 ab ± 1,05 1,0 ns KV.N 0,8 a ± 0,61 0,5 ns 1,4 ab ± 1,28 0,9 ns SV.N 0,3 a ± 0,52 0,1 ns 1,3 ab ± 1,08 0,8 ns VK.N 0,7 a ± 0,52 0,4 ns 1,0 ab ± 0,89 0,5 ns VS.N 0,5 a ± 0,55 0,3 ns 0,9 ab ± 0,80 0,4 ns NV.K 0,8 a ± 0,75 0,6 ns 1,8 ab ± 1,67 1,3 ns VN.K 0,6 a ± 0,66 0,3 ns 1,0 ab ± 1,26 0,5 ns NV.S 0,7 a ± 0,52 0,4 ns 1,5 ab ± 1,05 1,0 ns VN.S 0,5 a ± 0,55 0,3 ns 1,2 ab ± 0,75 0,7 ns Ftn = 0,32ns 1,21ns CV (%) = 109,4 82,8 LSD(0,01)= 0,8 1,5 LSD(0,05)= 1,0 2,0 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Varroa destructor ngày 10/2/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 2,697 0,150 0,32ns 1,72 2,1375 Sai số 95 44,708 0,471 Tổng số 113 47,406 0,420 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Varroa destructor ngày 8/3/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 36,171 2,010 1,21ns 1,72 2,1375 Sai số 95 157,708 1,660 Tổng số 113 193,879 1,716 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 20 - Biến động tỷ lệ ký sinh Varroa destructor (tiếp theo) (đơn vị: %) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 10/4/2006 So với ĐC 15/5/2006 So với ĐC V (ĐC) 1,8 d ± 1,60 0 - 2,7 d ± 1,51 0 - N 3,7 abcd ± 1,63 1,8 ns 4,8 cd ± 2,14 2,2 ns K 6,6 a ± 3,29 4,8 ** 8,8 a ± 3,13 6,2 ** S 6,1 ab ± 3,56 4,3 ** 8,2 ab ± 3,71 5,5 ** N.V 4,0 abcd ± 2,61 2,2 ns 5,2 bcd ± 2,48 2,5 ns K.V 5,5 abc ± 2,35 3,7 ** 6,8 abc ± 2,32 4,2 ** S.V 4,1 abcd ± 2,76 2,3 ns 5,3 bcd ± 3,27 2,7 ns V.K 3,7 abcd ± 2,58 1,8 ns 4,3 cd ± 2,66 1,7 ns V.N 1,6 d ± 1,86 -0,3 ns 3,0 d ± 2,28 0,3 ns V.S 3,3 bcd ± 1,75 1,5 ns 4,8 cd ± 2,32 2,2 ns NK.V 3,7 abcd ± 2,58 1,8 ns 4,8 cd ± 2,60 2,1 ns KV.N 3,1 bcd ± 1,69 1,3 ns 3,8 cd ± 1,60 1,1 ns SV.N 3,2 bcd ± 2,64 1,3 ns 3,7 cd ± 2,89 1,0 ns VK.N 2,2 d ± 1,33 0,3 ns 3,8 cd ± 1,72 1,2 ns VS.N 1,9 d ± 1,11 0,1 ns 3,6 cd ± 1,56 0,9 ns NV.K 4,2 abcd ± 2,56 2,3 ns 4,6 cd ± 2,50 1,9 ns VN.K 2,7 cd ± 2,34 0,8 ns 4,1 cd ± 2,06 1,4 ns NV.S 3,1 bcd ± 1,80 1,3 ns 4,3 cd ± 2,16 1,7 ns VN.S 2,5 cd ± 1,52 0,7 ns 3,7 cd ± 1,63 1,0 ns Ftn = 2,19** 2,68** CV (%) = 64,9 50,9 LSD(0,01)= 2,6 2,8 LSD(0,05)= 3,5 3,7 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Varroa destructor ngày 10/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 205,272 11,404 2,19** 1,72 2,1375 Sai số 95 494,458 5,205 Tổng số 113 699,730 6,192 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Varroa destructor ngày 15/5/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 281,917 15,662 2,68** 1,72 2,1375 Sai số 95 555,708 5,850 Tổng số 113 837,625 7,413 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 21 - Tỷ lệ ký sinh Varroa destructor trung bình (đơn vị: %) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Tỷ lệ nhiễm Ký sinh Varroa TB So với ĐC V (ĐC) 1,3 d ± 0,93 0 - N 2,9 abcd ± 1,41 1,6 ns K 4,5 a ± 2,06 3,2 ** S 4,3 ab ± 2,39 3,0 ** N.V 2,9 abcd ± 1,72 1,6 ns K.V 3,8 abc ± 1,47 2,5 ** S.V 3,1 abcd ± 1,86 1,8 ns V.K 2,7 abcd ± 1,90 1,4 ns V.N 1,5 d ± 1,28 0,2 ns V.S 2,7 abcd ± 1,58 1,4 ns NK.V 2,7 abcd ± 1,64 1,4 ns KV.N 2,3 bcd ± 1,20 0,9 ns SV.N 2,1 cd ± 1,63 0,8 ns VK.N 1,9 cd ± 1,07 0,6 ns VS.N 1,7 cd ± 0,89 0,4 ns NV.K 2,8 abcd ± 1,77 1,5 ns VN.K 2,1 cd ± 1,47 0,8 ns NV.S 2,4 abcd ± 1,28 1,1 ns VN.S 2,0 cd ± 1,02 0,6 ns Ftn = 1,88* CV (%) = 59,5 LSD(0,01)= 1,8 LSD(0,05)= 2,4 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 81,621 4,534 1,88* 1,72 2,1375 Sai số 95 229,234 2,413 Tổng số 113 310,855 2,751 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 22 - Biến động tỷ lệ ký sinh Tropilaelaps clareae (đơn vị: %) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 10/2/2006 So với ĐC 8/3/2006 So với ĐC V (ĐC) 0,1 d ± 0,20 0 - 0,3 e ± 0,52 0 - N 1,5 a ± 1,05 1,4 ** 4,1 a ± 2,42 3,8 ** K 0,5 bcd ± 0,55 0,4 ns 3,3 abc ± 1,94 2,9 ** S 0,5 bcd ± 0,84 0,4 ns 1,7 bcde ± 2,42 1,3 ns N.V 1,0 abcd ± 0,89 0,9 * 3,9 ab ± 2,20 3,6 ** K.V 0,3 bcd ± 0,52 0,3 ns 2,7 abcde ± 1,51 2,3 * S.V 1,2 abc ± 0,82 1,1 * 2,0 abcde ± 1,41 1,7 ns V.K 0,3 bcd ± 0,52 0,3 ns 1,2 cde ± 1,47 0,8 ns V.N 0,0 d ± 0,00 -0,1 ns 0,7 de ± 0,82 0,3 ns V.S 0,3 cd ± 0,42 0,2 ns 1,1 cde ± 1,12 0,8 ns NK.V 1,2 abc ± 1,17 1,1 ** 2,9 abcd ± 2,43 2,6 * KV.N 0,8 abcd ± 0,75 0,8 ns 2,5 abcde ± 1,52 2,2 * SV.N 0,6 abcd ± 0,92 0,5 ns 1,9 abcde ± 1,69 1,6 ns VK.N 0,3 cd ± 0,42 0,2 ns 1,5 cde ± 1,38 1,2 ns VS.N 0,4 bcd ± 0,66 0,3 ns 1,3 cde ± 1,75 1,0 ns NV.K 1,3 ab ± 1,03 1,3 ** 3,0 abcd ± 1,79 2,7 * VN.K 0,3 bcd ± 0,52 0,3 ns 1,0 cde ± 1,10 0,7 ns NV.S 1,1 abc ± 0,93 1,0 * 3,0 abcd ± 2,83 2,7 * VN.S 0,3 bcd ± 0,52 0,3 ns 0,8 cde ± 1,17 0,5 ns Ftn = 2,29** 2,40** CV (%) = 115,3 86,1 LSD(0,01)= 0,8 2,0 LSD(0,05)= 1,1 2,7 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Tropilaelaps clareae ngày 10/2/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 22,088 1,227 2,29** 1,72 2,1375 Sai số 95 50,808 0,535 Tổng số 113 72,897 0,645 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Tropilaelaps clareae ngày 8/3/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 133,694 7,427 2,40** 1,72 2,1375 Sai số 95 293,725 3,092 Tổng số 113 427,419 3,782 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 23 - Biến động tỷ lệ ký sinh Tropilaelaps clareae (tiếp theo) (đơn vị: %) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 10/4/2006 So với ĐC 15/5/2006 So với ĐC V (ĐC) 1,0 d ± 1,26 0 - 3,1 d ± 1,80 0 - N 7,8 a ± 3,66 6,8 ** 11,2 a ± 3,76 8,1 ** K 4,0 abcd ± 2,19 3,0 ns 5,8 bcd ± 2,79 2,8 ns S 4,2 abcd ± 4,36 3,2 ns 5,8 bcd ± 4,10 2,7 ns N.V 7,3 ab ± 4,17 6,3 ** 10,1 ab ± 4,59 7,0 ** K.V 3,5 bcd ± 2,07 2,5 ns 5,3 cd ± 3,14 2,3 ns S.V 3,2 cd ± 1,94 2,2 ns 5,3 cd ± 2,56 2,2 ns V.K 2,3 cd ± 2,09 1,3 ns 4,0 cd ± 3,03 0,9 ns V.N 1,8 cd ± 1,72 0,8 ns 4,3 cd ± 2,16 1,3 ns V.S 2,2 cd ± 1,72 1,2 ns 3,9 cd ± 1,43 0,8 ns NK.V 4,3 abcd ± 2,80 3,3 ns 8,2 abc ± 3,13 5,1 ** KV.N 5,8 abc ± 3,13 4,8 ** 7,0 abcd ± 3,69 3,9 * SV.N 4,7 abcd ± 3,56 3,7 * 7,2 abcd ± 3,76 4,1 * VK.N 3,2 cd ± 2,32 2,2 ns 4,5 cd ± 2,66 1,4 ns VS.N 2,8 cd ± 3,06 1,8 ns 4,5 cd ± 3,63 1,4 ns NV.K 5,9 abc ± 3,47 4,9 ** 7,8 abc ± 3,76 4,8 * VN.K 2,7 cd ± 2,94 1,7 ns 4,8 cd ± 3,82 1,7 ns NV.S 5,5 abc ± 4,04 4,5 ** 6,8 abcd ± 3,71 3,8 ns VN.S 2,7 cd ± 2,25 1,7 ns 4,4 cd ± 3,23 1,3 ns Ftn = 2,41** 2,57** CV (%) = 74,2 54,9 LSD(0,01)= 3,3 3,8 LSD(0,05)= 4,4 5,0 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Tropilaelaps clareae ngày 10/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 368,439 20,469 2,41** 1,72 2,1375 Sai số 95 808,000 8,505 Tổng số 113 1176,439 10,411 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh Tropilaelaps clareae ngày 15/5/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 502,623 27,924 2,57** 1,72 2,1375 Sai số 95 1030,625 10,849 Tổng số 113 1533,248 13,569 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 24 - Tỷ lệ nhiễm ký sinh T. clareae trung bình (%) (đơn vị: %) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Tỷ lệ nhiễm ký sinh T. clareae trung bình So với ĐC V (ĐC) 1,1 d ± 0,90 0 - N 6,1 a ± 2,59 5,0 ** K 3,4 abcd ± 1,76 2,3 ns S 3,0 bcd ± 2,86 1,9 ns N.V 5,6 ab ± 2,83 4,4 ** K.V 3,0 bcd ± 1,65 1,8 ns S.V 2,9 bcd ± 1,62 1,8 ns V.K 1,9 cd ± 1,71 0,8 ns V.N 1,7 cd ± 1,16 0,6 ns V.S 1,9 cd ± 1,13 0,7 ns NK.V 4,2 abc ± 2,33 3,0 * KV.N 4,0 abc ± 2,17 2,9 * SV.N 3,6 abcd ± 2,32 2,5 * VK.N 2,4 cd ± 1,62 1,2 ns VS.N 2,3 cd ± 2,21 1,1 ns NV.K 4,5 abc ± 2,46 3,4 ** VN.K 2,2 cd ± 2,01 1,1 ns NV.S 4,1 abc ± 2,71 3,0 * VN.S 2,1 cd ± 1,68 0,9 ns Ftn = 2,54** CV (%) = 65,5 LSD(0,01)= 2,4 LSD(0,05)= 3,1 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 195,280 10,849 2,54** 1,72 2,1375 Sai số 95 405,019 4,263 Tổng số 113 600,299 5,312 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 25 - Biến động tỷ lệ ký sinh tổng số (đơn vị: %) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 10/2/2006 So với ĐC 8/3/2006 So với ĐC V (ĐC) 0,3 c ± 0,41 0 - 0,8 e ± 0,41 0 - N 2,2 a ± 1,72 1,8 ** 6,6 a ± 3,88 5,8 ** K 1,2 abc ± 0,98 0,8 ns 5,1 abc ± 2,69 4,3 ** S 1,3 abc ± 0,99 0,9 ns 4,0 abcde ± 3,41 3,2 * N.V 1,8 ab ± 1,47 1,5 * 5,4 ab ± 2,54 4,6 ** K.V 0,9 abc ± 0,80 0,6 ns 5,0 abc ± 0,89 4,2 ** S.V 1,8 ab ± 0,68 1,5 * 4,2 abcd ± 0,98 3,3 * V.K 0,8 abc ± 1,17 0,5 ns 3,3 bcde ± 3,01 2,5 ns V.N 0,7 bc ± 0,52 0,3 ns 1,5 de ± 0,84 0,7 ns V.S 0,9 abc ± 1,20 0,6 ns 3,0 bcde ± 2,70 2,2 ns NK.V 2,0 ab ± 1,42 1,7 ** 4,4 abcd ± 3,11 3,6 ** KV.N 1,6 abc ± 0,66 1,3 * 3,9 abcde ± 1,43 3,1 * SV.N 0,9 abc ± 1,11 0,6 ns 3,2 bcde ± 1,75 2,3 ns VK.N 0,9 abc ± 0,80 0,6 ns 2,5 bcde ± 1,38 1,7 ns VS.N 0,9 abc ± 0,92 0,6 ns 2,3 bcde ± 1,78 1,4 ns NV.K 2,2 a ± 1,17 1,8 ** 4,8 abc ± 2,32 3,9 ** VN.K 0,9 abc ± 0,92 0,6 ns 2,0 cde ± 1,41 1,2 ns NV.S 1,8 abc ± 1,10 1,4 * 4,5 abcd ± 3,73 3,7 ** VN.S 0,8 abc ± 0,75 0,5 ns 2,0 cde ± 1,26 1,2 ns Ftn = 1,71ns 2,52** CV (%) = 82,5 64,4 LSD(0,01)= 1,2 2,7 LSD(0,05)= 1,6 3,5 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh tổng số ngày 10/2/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 33,310 1,851 1,71ns 1,72 2,1375 Sai số 95 102,900 1,083 Tổng số 113 136,210 1,205 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh tổng số ngày 8/3/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 243,273 13,515 2,52** 1,72 2,1375 Sai số 95 510,167 5,370 Tổng số 113 753,440 6,668 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 26 - Biến động tỷ lệ ký sinh tổng số (tiếp theo) (đơn vị: %) Ngày theo Giống, dõi tổ hợp lai 10/4/2006 So với ĐC 15/5/2006 So với ĐC V (ĐC) 2,8 f ± 1,94 0 - 5,8 e ± 2,52 0 - N 11,5 a ± 5,13 8,7 ** 16,0 a ± 5,76 10,3 * K 10,6 abc ± 4,72 7,8 ** 14,7 ab ± 5,47 8,9 ** S 10,3 abcd ± 5,93 7,4 ** 13,9 abc ± 5,57 8,2 ** N.V 11,3 ab ± 5,04 8,4 ** 15,3 a ± 5,33 9,5 ** K.V 9,0 abcd ± 2,83 6,2 ** 12,2 abcd ± 3,06 6,4 * S.V 7,3 abcdef ± 3,13 4,4 ns 10,6 abcde ± 3,41 4,8 ns V.K 5,9 bcdef ± 4,39 3,1 ns 8,3 cde ± 5,24 2,6 ns V.N 3,4 ef ± 2,06 0,6 ns 7,3 de ± 2,66 1,6 ns V.S 5,5 cdef ± 3,33 2,7 ns 8,8 bcde ± 3,22 3,0 ns NK.V 8,0 abcdef ± 5,06 5,2 * 12,9 abcd ± 5,41 7,2 ** KV.N 8,8 abcde ± 3,50 6,0 * 10,8 abcde ± 4,05 5,0 * SV.N 7,8 abcdef ± 4,54 5,0 * 10,8 abcde ± 4,99 5,1 * VK.N 5,3 cdef ± 2,42 2,5 ns 8,3 cde ± 2,58 2,6 ns VS.N 4,8 def ± 3,06 1,9 ns 8,1 cde ± 3,95 2,3 ns NV.K 10,1 abcd ± 4,88 7,3 ** 12,4 abcd ± 4,76 6,7 ** VN.K 5,3 cdef ± 3,08 2,5 ns 8,8 bcde ± 3,56 3,1 ns NV.S 8,6 abcde ± 5,39 5,8 * 11,2 abcde ± 5,38 5,4 * VN.S 5,2 cdef ± 1,72 2,3 ns 8,1 cde ± 2,06 2,3 ns Ftn = 2,64** 2,72** CV (%) = 53,8 40,3 LSD(0,01)= 4,6 5,0 LSD(0,05)= 6,1 6,6 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh tổng số ngày 10/4/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 760,338 42,241 2,64** 1,72 2,1375 Sai số 95 1521,042 16,011 Tổng số 113 2281,379 20,189 Bảng phân tích ph−ơng sai tỷ lệ ký sinh tổng số ngày 15/5/2006: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 918,706 51,039 2,72** 1,72 2,1375 Sai số 95 1780,417 18,741 Tổng số 113 2699,123 23,886 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95%; *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 27 - Tỷ lệ nhiễm ký sinh tổng số trung bình (đơn vị: %) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Tỷ lệ nhiễm ký sinh tổng số trung bình So với ĐC V (ĐC) 2,4 e ± 1,22 0 - N 9,1 a ± 3,96 6,6 ** K 7,9 ab ± 3,25 5,4 ** S 7,4 abc ± 3,84 4,9 ** N.V 8,4 a ± 3,28 6,0 ** K.V 6,8 abcd ± 1,52 4,3 ** S.V 6,0 abcde ± 1,88 3,5 * V.K 4,6 bcde ± 3,41 2,2 ns V.N 3,2 de ± 1,40 0,8 ns V.S 4,5 bcde ± 2,46 2,1 ns NK.V 6,8 abcd ± 3,67 4,4 ** KV.N 6,3 abcd ± 2,21 3,8 * SV.N 5,7 abcde ± 2,78 3,2 * VK.N 4,3 bcde ± 1,63 1,8 ns VS.N 4,0 cde ± 2,28 1,6 ns NV.K 7,4 abc ± 3,14 4,9 ** VN.K 4,3 bcde ± 1,97 1,8 ns NV.S 6,5 abcd ± 3,75 4,1 * VN.S 4,0 cde ± 1,23 1,6 ns Ftn = 2,74** CV (%) = 47,5 LSD(0,01)= 3,1 LSD(0,05)= 4,2 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 368,915 20,495 2,74** 1,72 2,1375 Sai số 95 710,435 7,478 Tổng số 113 1079,350 9,552 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 28 - Năng suất mật thu hoạch (đơn vị: kg/đàn) Chỉ tiêu Giống, tổ hợp lai Năng suất mật (kg/đàn) So với ĐC V (ĐC) 9,7 i ± 0,72 0 - N 9,9 hi ± 1,01 0,2 ns K 10,6 ghi ± 1,00 0,9 ns S 10,9 fgh ± 0,98 1,2 * N.V 10,1 ghi ± 1,39 0,4 ns K.V 10,8 fgh ± 0,61 1,1 * S.V 11,1 efg ± 1,15 1,4 ** V.K 13,3 bc ± 0,72 3,6 ** V.N 13,2 bc ± 1,27 3,5 ** V.S 13,5 ab ± 0,94 3,9 ** NK.V 11,1 efg ± 1,29 1,4 ** KV.N 11,9 def ± 0,49 2,2 ** SV.N 12,1 cde ± 0,49 2,4 ** VK.N 13,0 bcd ± 0,64 3,3 ** VS.N 13,1 bc ± 0,51 3,4 ** NV.K 13,0 bcd ± 0,75 3,3 ** VN.K 14,2 ab ± 0,42 4,5 ** NV.S 13,1 bc ± 0,81 3,4 ** VN.S 14,4 a ± 0,68 4,7 ** Ftn = 17,19** CV (%) = 7,3 LSD(0,01)= 1,0 LSD(0,05)= 1,3 Bảng phân tích ph−ơng sai: Nguồn BĐ Bậc tự do Tổng BP Ph−ơng sai Ftn Flt(05) Flt(01) Công thức 18 240,846 13,380 17,19** 1,72 2,138 Sai số 95 73,946 0,778 Tổng số 113 314,792 2,786 Ghi chú: **: Sai khác ở độ tin cậy 95% *: Sai khác ở độ tin cậy 99% ns: Không sai khác 29 - Chỉ tiêu sinh học, năng suất của các tổ hợp lai 2 nguồn và 3 nguồn Chỉ tiêu Giống, loại tổ hợp lai Tỷ lệ cận huyết (%) Số l−ợng nhộng trung bình (nhộng/ ngày đêm) Thế đàn trung bình (cầu/đàn) Khả năng dọn vệ sinh (%) TL ký sinh tổng số TB (%) Tỷ lệ bệnh thối ấu trùng (%) Năng suất mật (kg/ đàn) V (Đối chứng) 8,1 733,3 7,8 98,7 2,4 0 9,7 Hai nguồn 2,7 631,7 7,0 94,0 5,6 3,5 12,0 Ba nguồn 2,4 634,3 6,9 94,9 5,5 4,4 12,9 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2240.pdf
Tài liệu liên quan