Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế; trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế tri thức chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng trong mọi tiến trình biến đổi của lịch sử, của mọi quá trình sản xuất, đồng thời cũng là lự

doc128 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lượng tiêu thụ các thành quả vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra. Trong hoạt động kinh tế con người là nguồn gốc duy nhất của cái gọi là nguồn nhân lực - một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động, mọi quá trình kinh tế. Nguồn nhân lực không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn là nguồn gốc duy nhất của giá trị và do đó là giá trị tăng thêm; hơn nữa nó còn là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Nếu không dựa trên nền tảng nguồn nhân lực có thể chất, trình độ văn hoá, khoa học - công nghệ và nhiệt tình cao thì không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, vốn, khoa học và công nghệ. Vì lẽ đó, việc sản sinh nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng đối với các quốc gia; ngày nay nó lại càng trở nên cấp bách và mang tính chiến lược, là chìa khoá cho sự phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan toả của kinh tế tri thức. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vào những năm tới, thì Việt Nam phải phát huy được những lợi thế của nguồn nhân lực hiện có và phải có chiến lược, giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả và hợp lý, vì thế việc nghiên cứu vấn đề: “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp” ở nước ta hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xoay quanh vấn đề nguồn nhân lực thì đã có nhiều nghiên cứu, mà đáng chú ý nhất là những công trình sau: - Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Dự thảo chiến lược nguồn nhân lực 2001 - 2010, Hà Nội. - Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi. - GS,TS Vũ Năng Dũng (chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KX - 07 (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.08 đề tài KX 08-01 (1995), Báo cáo tổng hợp hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội. - Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tri thức và những vấn đề mới đặt ra cho lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (1), tr.19 - 21. - GS.TS Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hầu hết các các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của nguồn nhân lực, mà đặc biệt đã có một số công trình đề cập đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đến nay trong số các công trình được công bố chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp trên phương diện kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của NNL cũng như quá trình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp để xác định phương hướng, giải pháp đào tạo phát triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp với việc đào tạo NNL cho tiến trình đó, để vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Do lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta là vấn đề lớn và phức tạp, để phù hợp với yêu cầu của luận văn Thạc sĩ và để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác mà học viên đang đảm nhiệm hiện nay, nên luận văn chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp mà chủ yếu là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2010. 5. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý, lý luận Hồ Chí Minh. Trong đó, chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin như: phương pháp kết hợp logic với lịch sử: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh đối chiếu... để làm rõ các vấn đề cần phân tích. 6 Đóng góp của lụận văn - Luận văn làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp và vấn đề đào tạo Nguồn Nhân Lực của ngành nông nghiệp cho Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay 1.1. Công nghiệp hoá, Hiện Đại Hoá nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho đào tạo Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp cho Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nư ớc ta hiện nay 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a. Khái quát về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân Công nghiệp hoá là một cuộc đại phân công lao động xã hội, kèm theo là một quá trình di chuyển, chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. Quá trình từ xã hội nông nghiệp chậm phát triển sang xã hội công nghiệp phát triển diễn ra chủ yếu theo hai tiến trình cơ bản: tiến trình thị trường hoá và tiến trình công nghiệp hoá, theo đó là quá trình đô thị hoá và ngày nay còn bao hàm cả quá trình hiện đại hoá. Dưới tác động của những tiến trình này, công nghiệp hoá là một sự chuyển biến sâu sắc mang tính cách mạng trong sản xuất, trong cách thức tổ chức kinh tế xã hội và cả lối sống của con người. Cùng với công nghiệp hoá, mức sản xuất tăng lên mạnh mẽ, xã hội trở nên giàu có, kèm theo đó là sự thay đổi tư duy cả trong đời sống vật chất cũng như văn hoá - tinh thần. Nó chính là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp mà chủ yếu dựa trên kỹ thuật thủ công mang tính hiện vật, tự cấp, tự túc thành nền công nghiệp thị trường. Đây cũng là một quá trình xây dựng một xã hội văn minh công nghiệp, cải biến kỹ thuật tạo dựng nền công nghiệp lớn và phát triển kinh tế thị trường. Như vậy quá trình công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế hay là nội dung vật chất của quá trình chuyển đổi nền kinh tế chậm phát triển sang nền kinh tế phát triển. b. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Theo nghị quyết số 15NQ/TW ngày 18/3/2002 của HNTW 5 khoá IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường... [13, tr.64]. Theo đó, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống phát triển thành nền nông nghiệp hiện đại, về thực chất là HĐH các biện pháp sản xuất nông nghiệp, HĐH công nghệ sản xuất, HĐH quản lý sản xuất kinh doanh và HĐH lực lượng lao động ngành nông nghiệp. - Làm thay đổi thay đổi căn bản tính chất, phương thức sản xuất, cơ cấu sản xuất, hình thức tổ chức quản lý sản xuất của một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất tự cung, tự cấp, dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên với kỹ thuật thủ công sang một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hoá với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trong điều kiện thương mại hoá toàn cầu và phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng. Nông nghiệp không chỉ đóng vai trò là ngành tất yếu mà cơ sở từ đó công nghiệp nảy sinh và phát triển, mà nông nghiệp từ đầu tham gia vào sự phát triển với tính cách là ngành sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, thành một cực tăng trưởng thông qua việc chuyển sang sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Sự tác động của chiến lược hướng vào xuất khẩu và sự phát triển của công nghiệp và kinh tế thị trường; cách mạng khoa học công nghệ, trong điều kiện toàn cầu hoá đã lôi cuốn nông nghiệp vào trung tâm của sự phát triển. Sự chuyển đổi nhanh chóng của nông nghiệp tất yếu làm tăng sự tan rã nhanh chóng kết cấu xã hội nông thôn truyền thống và kinh tế nông thôn với phương thức sản xuất tiểu nông của nó, đồng thời là quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra nhanh chóng. - Sử dụng máy móc rộng rãi, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và tiếp thị mở rộng thi trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, chính vì vậy sẽ thúc đẩy nhanh sự tan dã của nông nghiệp chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống. c. Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Nền kinh tế nông nghiệp, không thể tự cải tạo kỹ thuật, không thể tự mình giải quyết vấn đề phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp được quyết định bởi bản thân quá trình nền sản xuất xã hội thực hiện được, quá trình phát triển với hai tiến trình thị trường hoá và công nghiệp hoá, đó là quá trình chuyển từ làn sóng nông nghiệp sang làn sóng công nghiệp. Sự phát triển này khiến cho nông nghiệp mất vị trí là nền tảng của nền kinh tế. Qui luật chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là làm giảm tỷ lệ GDP của nông nghiệp trong cơ cấu chung nền kinh tế, lao động ngành nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chung của các ngành kinh tế. Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp không phải là nguyên nhân chủ yếu tạo ra thị trường cho nông nghiệp mà chính sự phát triển của công nghiệp, du lịch dịch vụ đã tạo ra thị trường cho nông nghiệp và qui định tất yếu nông nghiệp phải chuyển thành ngành kinh doanh theo cơ chế thị trường. 1.1.2. Khái quát về nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a. Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong lý thuyết phát triển và theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động để tham gia vào quá trình kinh tế xã hội, như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương hay một vùng đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, với tư cách là yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, NNL là khả năng lao động của xã hội mà theo nghĩa cụ thể, nó bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động, nghĩa là nó bao gồm mọi cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng hợp các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Vai trò của các yếu tố này đã được Các Mác đề cập đến, chẳng hạn như: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" [ ]. Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, nó phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi của mọi quá trình lao động xã hội. Quá trình vận động phát triển sản xuất xã hội đòi hỏi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn. Sức lao động của con người trong sản xuất, kinh doanh được coi như một yếu tố chi phí sẽ được đưa vào giá thành của sản phẩm thông qua tiền lương, quyền lợi vật chất khác mà người lao động được hưởng và yếu tố này đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, xã hội. Theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 16 đến 55 tuổi đối với nữ, đều nằm trong độ tuổi lao động. Thông thường NNL được xem xét, đánh giá trên các phương diện số lượng, chất lượng, cơ cấu... Số lượng NNL được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng NNL. Chất lượng NNL là tổng thể những đặc trưng, phán ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động trực tiếp sản xuất và phát triển của con người. Đó là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức lối sống và tinh thần của NNL. Tuy nhiên, nguồn lao động khi bao hàm toàn bộ dân cư trong độ tuổi lao động, nó chỉ bao gồm lực lượng lao động - nghĩa là nó phải loại trừ những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động hoặc không đủ điều kiện lao động. Tuy nhiên, khi tính toán nguồn lao động xã hội thì tổng cục thống kê cho rằng: Nguồn lao động là những người trong độ tuổi có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Như vậy khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này là việc tính hay không tính những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế quốc dân trong nguồn lao động. ở Việt Nam hiện nay đã thống nhất cách tiếp cận coi nguồn lực lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên độ tuổi qui định của Bộ luật lao động, nhưng thực tế vẫn đang tham gia vào quá trình lao động) và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do đang trong tình trạng thất nghiệp, đang đi học, đang đảm đương nội trợ trong gia đình và kể cả không có nhu cầu làm việc trong thời điểm hiện tại. Như vậy, nguồn lao động là một bộ phận dân cư có khả năng về thể chất và tinh thần có thể tham vào quá trình lao động theo luật định. Khái niệm về lực lượng lao động hẹp hơn khái niệm về nguồn lao động, theo ILO, lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. Ngày nay, khoa học và công nghệ đang ở gia đoạn phát triển cao, các nguồn lực cho sự phát triển đang có nhiều thay đổi rất căn bản, tài nguyên thiên nhiên đang lùi dần về vị trí thứ yếu, kinh tế tri thức đang lên ngôi. Trong phân tích kinh tế, người ta thiên về khai thác lợi thế so sánh động. Nhưng xã hội càng phát triển thì nguồn lực lao động với đầy đủ ý nghĩa của nó, trong đó bao hàm cả chủ thể mang trong mình nguồn lực của khoa học, đang ngày một trở nên quan trọng, không những có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, mà thậm chí còn quyết định đến bản chất của toàn bộ qúa trình phát triển. b. Một số đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - Đặc trưng về xã hội: Khác với các nguồn lực khác, NNL chính là con người với đầy đủ các yếu tố tinh thần văn hoá xã hội của nó. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, hoạt động của con người chủ yếu là hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua những hoạt động này, con người cải tạo chính mình. Con người, bằng hoạt động lao động của mình đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình, cho nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau. Chính những hoạt động này làm biến đổi mặt tâm lý của con người và làm cho nó mang tính người, tính xã hội và cũng chính hoạt động thực tiễn đó đã làm cho nhu cầu sinh vật ở con người trở thành nhu cầu xã hội. Trong Luận cương Phơ Bách Các Mác viết: “Về mặt bản chất: trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” [ ]. Như vậy, yếu tố tâm lý trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội mà chúng hoà quyện vào nhau. Bản tính tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội của con người và được cải biến trong đó. Nhân tố đặc biệt hơn cả NNL đó là yếu tố sức lao động - yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất, nó đặc trưng cho khả năng phát triển không ngừng của sản xuất xã hội. Người ta thường quan niệm nhân tố sức lao động là một phạm trù tổng hợp bao gồm các thành tố: thể lực, trí lực, yếu tố xã hội. Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, chăm sóc sức khoẻ và sự rèn luyện của từng con người cụ thể. Thể lực có ý nghĩa quan trọng, quyết định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội. Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội), trình độ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy xét đoán sự vật hiện tượng của mỗi người. Nhờ trí lực, con người đã khai thác, chế ngự thiên nhiên và sử dụng nó để bảo tồn và phát triển xã hội của mình. Trí lực của con người được phát triển thông qua giáo dục đào tạo và lao động sản xuất. Yếu tố xã hội bao gồm những tình cảm, tập quán, phong cách, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức và nghệ thuật nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, của lịch sử phát triển của từng quốc gia, dân tộc. Tri thức và yếu tố xã hội là hai bộ phận cấu thành hai nhân tố tinh thần, liên kết chặt chẽ với nhau. Nhân tố tinh thần là kết quả của một quá trình tích luỹ lâu dài của xã hội, gia đình và từng con người. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia luôn gắn liền với phát triển xã hội. Phát triển những giá trị tinh thần mới là nền tảng của một quốc gia. Kinh nghiệm thành công trong phát triển kinh tế Nhật Bản và các nước NICs ở châu á là tiếp thu công nghệ, kỹ thuật phương Tây trên cơ sở phát huy giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc để đổi mới và phát triển. - Đặc trưng về số lượng: Số lượng NNL được xác định dựa trên qui mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số. Các chỉ tiêu về số lượng này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng dân số. Các chỉ tiêu về chất lượng của NNL khi được đặt trong tổng thể nền kinh tế thì có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó trực tiếp phản ánh thực trạng tăng dân số đến kinh tế: đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... - Đặc trưng về chất lượng: Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: + Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của dân cư: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của con người. Sức khoẻ là nhân tố tác động trực tiếp đến cả số lượng và chất lượng NNL. Người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn nhờ việc huy động sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai và tập trung trí tuệ cao trong khi thực hiện công việc. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sức khoẻ của con người là; thể lực (chiều cao, cân nặng), bệnh tật, tuổi thọ... + Chỉ tiêu phản ánh trình độ học vấn của người lao động: Đó là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn được biểu hiện bằng tỷ lệ biết chữ, trình độ học vấn theo nhóm tuổi, theo các cấp độ trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. + Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động: Trình độ CMKT là sự hiểu biết, khả năng thực hành về CMKT nào đó của người lao động. Đề án nghiên cứu tổng thể về Giáo dục - Đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam do UNESCO, UNDP và Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện đã phân loại trình độ CMKT như sau: Trên đại học; Đại học - Cao đẳng; Trung học chuyên nghiệp; Công nhân kỹ thuật có bằng nghề, Công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề. Trong cuốn thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng phân loại trình độ CMKT tương tự. + Chỉ số HDI(Human Development Index - HDI): Trong Báo cáo phát triển con người năm 1990 và Báo cáo tiếp theo của UNDP đã đưa ra một loạt các chỉ số để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu con người. HDI là chỉ số tổng hợp nhất được đưa ra từ năm 1990 và hiệu chỉnh lại vào năm 1999, được xác định từ 3 chỉ tiêu sau: ã Tuổi thọ tính từ khi sinh ra. ã Trình độ giáo dục, tính tổng hợp theo tỷ lệ biết chữ của người lớn và các tỷ lệ về đi học tiểu học, trung học và đại học. ã Mức sống đo bằng giá trị GDP tính bình quân đầu người thực tế theo sức mua tương đương. + Các chỉ tiêu phản ánh năng lực phẩm chất của người lao động như: Tập quán, thói quen, phong cách, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hoá dân tộc... Trong các chỉ tiêu trên, trình độ CMKT là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực. 1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a. Một số vấn đề cơ bản về đào tạo Theo khái niệm phổ biến hiện nay, đào tạo là quá trình tác động đến một con người, nhằm tạo cho người đó lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người. Về cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập ở nhà trường gắn với việc giáo dục nhân cách; là sự phát triển có hệ thống những kiến thức, kỹ năng mà mỗi cá nhân cần có để thực hiện đúng một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể. Nội dung đó có thể do nhu cầu cá nhân của người được đào tạo hoặc do nhu cầu phát triển nhân lực của tổ chức. Hơn nữa đào tạo còn được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Quá trình này được tiến hành chủ yếu trong các cơ sở đào tạo như nhà trường, trung tâm, viện nhiên cứu hoặc cơ sở sản xuất. Mỗi khoá học có mục tiêu, nội dung, chương trình thành hệ thống hoàn chỉnh, với thời gian quy định phù hợp với các trình độ khác nhau; cuối khoá học thường được cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ. Về qui trình, ngoài ra còn có " bồi dưỡng" và "đào tạo lại". Đó là quá trình gắn với hoạt động đào tạo nghề nghiệp và chỉ diễn ra sau khi người tham gia vào quá trình này đã một lần được đào tạo và công nhận bởi một văn bằng tương ứng. Đào tạo lại là đào tạo những người đã có nghề, song vì lý do nào đó nghề đó không phù hợp nữa. Bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm để người lao động có thể đảm nhận công việc phức tạp hơn. Trong hoạt động đào tạo có hoạt động giáo dục. Giáo dục ở đây được hiểu là những hoạt động nhằm tăng cường phát triển kiến thức, các giá trị đạo đức, những hiểu biết mà mỗi người cần có trong cuộc sống. Mục đích của những hoạt động này tạo điều kiện thiết yếu cho con người hiểu biết truyền thống, tư tưởng ảnh hưởng đến xã hội, đến nền văn hoá của mình và các nền văn hoá khác làm cơ sở để giao tiếp và phát huy môi trường trong công tác của họ. Đào tạo không chỉ là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo mà còn làm tăng niềm say mê nghề nghiệp cho người lao động, để họ có thể đảm nhận và hoàn thành tốt hơn một công việc nhất định. Như vậy, khái niệm đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm bảo thực hiện được một số công việc nhất định. b. Một số đặc trưng của hoạt động đào tạo - Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các bước sau: + Xác định nhu cầu đào tạo: Đối với lĩnh vực, ngành(kinh tế - văn hoá- xã hội), địa phương, cơ quan, tổ chức là chiến lược và kế hoạch phát triển gắn với nhu cầu phát triển NNL; là nhu cầu và mục đích của các cá nhân trong cơ quan tổ chức hoặc trong một cộng đồng xã hội sẽ tham dự khoá đào tạo. Xác định nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động đào tạo. Bởi vì, đào tạo là hoạt động đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí tài chính lớn. Nếu đào tạo tốt có thể thu hồi lại các chi phí đó, mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội, ngược lại sẽ làm tăng chi phí. Khi đánh giá nhu cầu đào tạo cần xem xét đến nhu cầu của xã hội, các chương trình phát triển kinh tế nông thôn có tính đến các đặc thù của từng vùng; yêu cầu về ngành nghề và trình độ; hiện trạng chất lượng nhân lực. Việc xác định nhu cầu đào tạo của một ngành, lĩnh vực rất có ý nghĩa cho các cơ sở đào tạo chuẩn bị về nguồn lực đào tạo. + Xác định các mục tiêu đào tạo: Về nhận thức và các thông tin, kiến thức gì mà người học nhận được khi kết thúc khoá đào tạo; về hành động là những kỹ năng cần có mà người học có thể làm được sau khoá đào tạo; về tác động là quan điểm hoặc niềm tin mà người học có được sau khoá đào tạo. + Tuyển chọn người được đào tạo: Đối với cá nhân, quyết định học và lựa chọn ngành học hoặc chương trình đào tạo nâng cao năng lực là đặc biệt quan trọng cho lập nghiệp trong tương lai hoặc khả năng thích ứng với sự thay đổi công việc; trên giác độ tổ chức, lựa chọn đúng người đào tạo sẽ tạo điều kiện cho chính con người đó cơ hội phát triển đồng thời thúc đẩy sự phát triển đội ngũ lao động và tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả của đầu tư, ngược lại sẽ là chi phí lớn, là sự lãng phí về thời gian tổ chức và sức lực của người học, lựa chọn người đào tạo cần căn cứ nhu cầu của tổ chức, nguyện vọng và động lực của người học. + Xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo: Cần dựa trên cơ sở của nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo để phù hợp với đối tượng được đào tạo đã xác định; Nội dung đào tạo phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình đào tạo. Lựa chọn phương pháp đào tạo là hết sức quan trọng vì phương pháp đào tạo tốt sẽ nâng cao đáng kể đến hiệu quả đào tạo. + Xác định nguồn lực đào tạo: Trên cơ sở mục tiêu đào tạo, số lượng đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo để xác định các nguồn lực thiết yếu về thời gian, nhân lực, địa điểm, phương tiện và tài chính cho đào tạo. + Tổ chức, thực hiện đào tạo. + Đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh hoạt động đào tạo tiếp theo trên cơ sở các tiêu chí đánh giá về mức độ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người học và định hướng tương lai. - Sự khác biệt giữa khái niệm đào tạo và khái niệm phát triển: + Đào tạo về cơ bản tập trung vào việc cung cấp cho người học những kỹ năng cụ thể hoặc giúp cho họ khắc phục những khiếm khuyết trong công việc của họ. Phạm vi hoạt động đào tạo chủ yếu hướng vào từng cá nhân và đào tạo thường có xu hướng thoả mãn nhu cầu trước mắt của tổ chức. Do đó mục tiêu của đào tạo thường nhanh chóng hoàn thiện kết quả công việc của người học. Ngược lại, phát triển mang ý nghĩa rộng hơn, đó là quá trình cung cấp cho người lao động những khả năng mà tổ chức hay doanh nghiệp cần trong tương lai. Đội ngũ người lao động có thể được phát triển qua nhiều cách và đào tạo chỉ là một trong các cách đó. Phạm vi của quá trình phát triển thường tiếp cận đối với cả nhóm hay cả tổ chức, nghĩa là phát triển có mối quan hệ với kỹ năng, sự đa dạng của đội ngũ lao động trong tổ chức. Mục tiêu của quá trình phát triển là làm giàu lực lượng lao động của tổ chức nói chung thông qua việc chuẩn bị cho họ nhu cầu công việc trong tương lai. + Trong văn minh nông nghiệp, "đào tạo" theo kiểu kèm cặp, bắt chước, trong văn minh công nghiệp là qua trường đào tạo nghề trên một lĩnh vực, theo quy trình chặt chẽ và với thời gian tương đối dài; trong văn minh hậu công nghiệp, phải được đào tạo nhiều mặt trên một số lĩnh vực. + Về học vấn của người lao động: Trong văn minh nông nghiệp là trình độ tiểu học, trong văn minh công nghiệp tối thiểu tốt nghiệp lớp 9, trình độ sơ trung, trong văn minh hậu công nghiệp là tốt nghiệp lớp 12 và trình độ cao trung. - Hình thức đào tạo: + Theo hình thức đào tạo có đào tạo chính quy và đào tạo không chính quy, đào tạo có chứng chỉ văn bằng và đào tạo không có chứng chỉ văn bằng, đào tạo tại trường và đào tạo tại nơi làm việc trên cơ sở công việc đang làm... + Hình thức đào tạo chính quy là hình thức ở đó người học được học tập theo chương trình học có hệ thống theo thứ bậc tuần tự trong hệ thống nhà trường với thời gian học liên tục, thường xuyên. Người học được học từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, có điều kiện nắm vững các kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ. Hình thức đào tạo hiện nay đòi hỏi quy chuẩn về điều kiện trường, lớp, bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, chương trình đào tạo, người học... Hình thức đào tạo không chính quy giúp cho mọi người vừa làm vừ._.a học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện và mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để thích nghi với thay đổi của công việc và đời sống xã hội. + Đào tạo tại nơi làm việc, là đào tạo trực tiếp, chủ yếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất. Đối với hình thức này, thời gian học tập ngắn, chủ yếu vừa sản xuất vừa học tập, kiến thức lý thuyết không theo hệ thống, người dạy nghề thường không chuyên nghiệp. Vì vậy hình thức đào tạo này chỉ thích hợp với những công việc không đòi hỏi trình độ lành nghề cao. + Đào tạo tại các lớp cạnh doanh nghiệp: Đối với những nghề tương đối phức tạp, việc đào tạo tại nơi làm việc không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức các lớp đào tạo cho riêng mình hoặc cho doanh nghiệp cùng ngành. Chương trình đào tạo gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Ngoài ra còn có hình thức tự học, là hình thức ở đó con người học thông qua các hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và học qua sách báo, các phương tiện truyền thông... tự thu nhận thông tin và tự xử lý thông tin để tạo ra nhận thức. + Còn có thể phân chia theo hình thức đào tạo tập trung, học sinh học liên tục các học kỳ trong khoá học; đào tạo tại chức, học sinh tập trung theo định kỳ quy định cho mỗi khoá học; đào tạo từ xa... c. Hệ thống đào tạo và nội dung đào tạo nguồn nhân lực Luật giáo dục năm 2005 quy định hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 bậc, đó là: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực ở đây bao gồm đào tạo qua bậc giáo dục nghề nghiệp (bao gồm GDCN và Dạy nghề) và đào tạo qua bậc giáo dục đại học (bao gồm cao đẳng, đại học và sau đại học). - Giáo dục nghề nghiệp: Nội dung của giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. Kết hợp học lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành nghề. + Đào tạo THCN: Mục tiêu của đào tạo của trường trung học chuyên nghiệp là đào tạo cán bộ thực hành có trình độ trung học về kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh tế giáo dục, y tế và nghệ thuật. Đối tượng đào tạo là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, phổ thông trung học và cũng có thể tuyển sinh công nhân, nhân viên nghiệp vụ đã tốt nghiệp các trường dạy nghề cùng ngành nghề đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Nội dung đào tạo trung học chuyên nghiệp được chia thành 4 nhóm: Những kiến thức chung; những kiến thức về kỹ thuật cơ sở cho nhóm ngành; những kiến thức về kỹ thuật chuyên môn của ngành và các kỹ năng, kỹ xảo thực hành cho người công nhân một vài nghề chính của ngành. + Đào tạo nghề: Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng được cấp bằng nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Tăng khả năng liên thông; phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống. Nội dung đào tạo là tập hợp các hệ thống các kiến thức về văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, các kỹ năng và kỹ xảo lao động, các chuẩn mực về giá trị đạo đức - tư tưởng và nhận thức chúng để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhân cách. Trong đó kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề là phần cơ bản của nội dung đào tạo. Nội dung đào tạo cơ bản được quy định trong nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo. Về phương pháp đào tạo: đào tạo theo môdun là một biện pháp để mềm hoá quá trình đào tạo, làm cho việc đào tạo trở nên linh hoạt, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Việc liên thông giữa các loại hình đào tạo: Đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn; đào tạo nghề trung học chuyên nghiệp - cao đẳng kỹ thuật sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi các chương trình đào tạo được thiết kế theo modun liên thông. Mặt khác, sử dụng phương pháp này cũng dễ dàng trong việc đào tạo lại và chuyển đổi giữa các nghề. - Giáo dục đại học và sau đại học: + Đào tạo cao đẳng và đại học: Mục tiêu của giáo dục đại học và cao đẳng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, các chuyên gia cho các lĩnh vực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nội dung của giáo dục đại học và cao đẳng phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiện đại và phát triển, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, hội nhập chung với trình độ thế giới. Nội dung cụ thể của mỗi lĩnh vực đào tạo được xác định theo Điều 36 Luật Giáo dục, chú ý sát hợp với yêu cầu của đất nước, vừa cập nhật trình độ quốc tế, áp dụng phương pháp giáo dục phải thể hiện được các nguyên lý: Lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Khuyến khích sự chủ động học tập nghiên cứu, thực nghiệm của người học kết hợp với việc giảng dạy, hướng dẫn của người thầy. + Đào tạo sau đại học gồm hai bậc: Đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ dành cho những người đã tốt nghiệp đại học và đáp ứng được nhu cầu tuyển chọn. Mục tiêu của đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ là đào tạo những chuyên gia giỏi có khả năng độc lập sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học. Khoản 2 Điều 36 Luật Giáo dục quy định: Nội dung giáo dục sau đại học phải giúp người học phát triển toàn diện kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các bộ môn khoa học Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng đóng góp vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội của đất nước. Đào tạo trình độ thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên được bổ xung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình. Đào tạo trình độ tiến sĩ phải đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu thêm về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn. 1.2. Vai trò của đào tạo Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp trong tiến trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp 1.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá a. Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Đào tạo đủ số lượng, chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá và tăng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Đào tạo NNL có đủ trình độ để nghiên cứu, tiếp thu áp dụng sáng tạo tiến bộ khoa học trong sản xuất: đảm bảo cho khoa học công nghệ trên các lĩnh vực nông lâm, thuỷ lợi hội nhập với khu vực và quốc tế, đi tắt đón đầu để rút ngắn quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, bao gồm: + Đào tạo sau đại học: nhằm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ đầu ngành, cán bộ khoa học trẻ có triển vọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nhệ thông tin, chuyên gia quản lý tài nguyên môi trường. + Đào tạo đại học cao đẳng: nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện nội dung CNH, HĐH nông nghiệp và đáp ứng yêu cầu về cán bộ cho các trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp ở cấp huyện, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. + Đào tạo trung học chuyên nghiệp: nhằm đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật làm cầu nối giữa kỹ sư và công nhân, có khả năng thực hành nghề và chuyển giao tiến bộ cho nông nghiệp. + Đào tạo công nhân kỹ thuật bao gồm: Đào tạo dài hạn công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề có kiến thức cơ bản và qui trình công nghệ mới về nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản; chăn nuôi, chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, vận hành, sửa chữa máy nông, lâm thuỷ lợi. Đào tạo ngắn hạn các ngành nghề truyền thống và chủ trang trại nhỏ. Đào tạo giúp người học gắn bó với nông nghiệp, giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển bền vững tài nguyên đất, nước, rừng; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống văn hoá tinh thần, tác phong công nghiệp cho cư dân làm nông nghiệp. b. Đặc điểm của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp có thể hiểu với tư cách là nguồn lực cơ bản có tính chất quyết định cho sự phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ lợi), là lực lượng nòng cốt nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Lực lượng khoa học công nghệ trình độ cao của ngành nông nghiệp bao gồm trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật về nông nghiệp đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học về nông nghiệp; Các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm, khuyến công ở trung ương và địa phương; các trường đào tạo về nông nghiệp, các cơ quản quản lý về nông nghiệp. c. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - Nội dung đào tạo: Đó là quá trình trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ gắn với nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nhân lực trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp; bao gồm các cấp độ đào tạo. + Giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông. + Đào tạo ngành nghề nông nghiệp cho nông dân. + Đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. + Đào tạo cao đẳng và đại học. + Đào tạo trên đại học: Trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. + Đào tạo bồi dưỡng cán bộ - công chức của ngành nông nghiệp. Mục tiêu đào tạo cần xác định phù hợp với yêu cầu qui hoạch nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương và cả nước. Tuyển chọn người đào tạo nên dựa trên qui hoạch phát triển nhân lực của ngành, của từng vùng, nguyện vọng và năng lực của cá nhân. Nội dung đào tạo phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chương trình đào tạo. Nội dung đào tạo được xây dựng trên cơ sở hiện đại hoá, chưa đựng nhiều yếu tố mới phản ánh những thành tựu của khoa học - kỹ thuật có tác dụng đưa lại hiệu quả cao nhất; đồng thời nhằm đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Chương trình đào tạo cần thiết kế có cả phần cứng và phần mềm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá thể hoá mục tiêu đào tạo, thích nghi nhanh với thực tế sản xuất nông nghiệp. Phương pháp thực hiện hoạt động đào tạo là hết sức quan trọng, sử dụng phương pháp đào tạo hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả đào tạo. Trên thực tế, đó là việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo. Kế hoạch đào tạo phải phù hợp với chiến lược phát triển NNL trong thời kỳ đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp. Nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, đồng thời với kinh tế thế giới đang quá độ từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức. Do đó, đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp chủ yếu là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và lực lượng lao động trong nông nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật để tiếp thu và triển khai thực hiện công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo là lực lượng nòng cốt thực hiện các nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp. - Hình thức đào tạo, phong phú, đa dạng bao gồm: Đào tạo chính qui, tại chức, đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại trường lớp, đào tạo từ xa, tổ chức các khoá đào tại cơ sở sản xuất, tập huấn tại địa phương, tham quan các cơ sở sản xuất nông nghiệp tiên tiến. - Chương trình đào tạo, thường gắn với quá trình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp và mang tính thời vụ; gắn với đặc trưng sinh học của cây trồng, vật nuôi, khí hậu thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng. Để đáp ứng yêu cầu về NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, công tác đào tạo phải đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng lao động các nghề nông nghiệp như trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản... các nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Nhằm phát triển lực lượng khoa học công nghệ của ngành cần chú trọng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao. 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp a. Thuận lợi - Trong những năm qua tuy có rất nhiều khó khăn nhưng các cơ sở đào tạo vẫn giữ được ổn định và từng bước phát triển. Đối với công tác cán bộ và quản lý cán bộ đã thực hiện theo tinh thần các Nghị quyết của TW, Quy chế 27 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Công tác hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được quan tâm, mang lại cho nhiều cán bộ, giáo viên những tư duy mới trong đào tạo, phương pháp giảng dạy mới, nâng cao trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. - Các cơ sở đào tạo đã phát huy tinh thần tự chủ, năng động trong công tác đào tạo, ngoài việc đào tạo theo kế hoạch được giao, các cơ sở đào tạo đã mở rộng hình thức đào tạo như ký các hợp đồng đào tạo tại chức, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt là tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông dân. b. Khó khăn - Quy mô đào tạo vẫn còn hạn chế, nhất là quy mô đào tạo nghề dài hạn vẫn còn nhỏ so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng và hiệu quả đào tạo vẫn là thách thức lớn đối với các trường. - Chưa xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, theo địa chỉ sử dụng. Công tác lập kế hoạch đào tạo ở một số trường vẫn chưa đổi mới, chưa thực sự gắn với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của ngành, vẫn mang tính ước chừng, chưa có điều tra khảo sát nhu cầu cụ thể. - Phương pháp đào tạo chưa đổi mới mạnh mẽ, một số trường chủ yếu vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ đối thoại một chiều. Tuy có nguyên nhân khách quan (thiếu phương tiện dạy học, số lượng học sinh 1 lớp đông......), chủ yếu vẫn là do các giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới và học sinh vẫn quen thụ động trong học tập. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường tuy đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, song vẫn còn rất bất cập so với yêu cầu. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu đã ít lại phải dàn trải, chưa tập trung dứt điểm các dự án xây dựng cơ bản đã được duyệt, chưa tập trung xây dựng một số trường trọng điểm. Mặt khác, các trường chưa xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo tổng thể, đồng bộ, thiết thực. - Về số lượng và cơ cấu giáo viên một số trường vẫn trong tình trạng thiếu hụt, nhất là thiếu giáo viên có trình độ cao, giáo viên đầu đàn ở các khoa, cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ, thiếu giáo viên giảng dạy ở các ngành nghề mới mở hoặc thiếu giáo viên dạy các môn về công nghệ mới. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên một số trường còn thấp. - Về đội ngũ cán bộ quản lý đã từng bước được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về năng lực điều hành và tổ chức quản lý. - Công tác tin học hoá trong nhà trường còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu. - Một bộ phận học sinh sinh viên có lối sống thực dụng, thờ ơ với chính trị và có các hành vi tiêu cực vi phạm quy chế, pháp luật. 1.3. kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Việc nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, nơi mà những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có những nét tương đồng với chúng ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; bởi vì, qua đó chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho mình, học tập được những kinh nghiệm của họ. 1.3.1. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước châu Âu và Mỹ Điểm nổi bật và giống nhau của các nước châu Âu và Mỹ là coi trọng giáo dục, lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm trung tâm của phát triển NNL. ở các nước này, giáo dục và đào tạo được đầu tư khá cao. Nếu tính theo tỷ lệ GDP thì ngân sách giáo dục của Mỹ gần 7%, hầu hết các nước châu âu tỷ lệ đó lớn hơn 5% (xem biểu 1.1). Biểu 1.1: Các chỉ tiêu phát triển giáo dục đào tạo của các nước công nghiệp phát triển Tên nước Tỷ lệ biết chữ (%) Tỷ lệ ngân sách giáo dục so với GDP(%) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học (%) Số cán bộ khoa học trên 1000 dân (người) Mỹ 97 6,7 29,6 55 Nhật Bản 99 5 23,7 110 Đức 99 4,5 12,7 86 Pháp 99 5,7 16,3 83 Anh 99 5 18,4 90 Hà Lan 99 6,7 8,3 92 Bỉ 99 5,1 13,3 Italia 97 4 9,2 82 Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển nguồn nhân lực, 1994. Nhờ đầu tư cao cho giáo dục, nên tỷ lệ người biết chữ ở Mỹ và Tây âu khá cao, từ 97% trở lên. Có thể nói hệ thống giáo dục ở các nước này thuộc loại tốt nhất thế giới. Ngân sách này không chỉ tập trung cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị giảng dạy mà còn tập trung một phần đáng kể cho việc đào tạo giáo viên. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, Luật Giáo dục bắt buộc không phải là nguyên nhân chính làm tăng số học sinh và số trường học vào cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX, mà chủ yếu là do nhận thức của con người, của xã hội trước nhu cầu NNL đang tăng lên để phục vụ quá trình CNH, HĐH. Quan điểm của nhà nước Mỹ là hướng vào phát triển các công nghệ cao, bồi dưỡng nhân tài, lấy giáo dục đại học làm phương tiện để chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong phát minh và làm chủ công nghệ mới; coi đó là chiến lược để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kết quả là ở Mỹ đã có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới, đào tạo cho đất nước một tập thể dân cư có trình độ học vấn cao, sản sinh ra nhiều nhà khoa học công nghệ và Mỹ trở thành nước dẫn đầu về số lượng các phát minh và làm chủ công nghệ mới. Hệ quả là nước Mỹ đã tạo ra một bộ phận dân cư có học vấn cao nhưng trình độ học vấn chung của đại bộ phận dân cư và trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân lại thấp hơn so với các nước Tây Âu. Từ năm 1980 đến nay, mục tiêu chính của giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp của các nước Tây Âu là cung cấp lực lượng lao động theo hướng thiên về khoa học công nghệ và nghề nghiệp cụ thể, thực hiện chính sách phát triển NNL hướng vào nhu cầu thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đặc điểm của hệ thống giáo dục đào tạo Tây Âu mà đặc biệt là ở Đức có tổ chức một hệ thống dạy nghề rất tốt bên cạnh hệ thống giáo dục có hiệu quả. Các nước đó đánh giá đúng đắn vai trò của NNL khoa học công nghệ đối với CNH, HĐH và nhờ đó mà có chính sách phát triển khoa học và công nghệ cao. Đặc biệt ưu tiên đầu tư ngân sách để phát triển nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Ngân sách được đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và bồi dưỡng nâng cao tay nghề thợ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia. ở Đức 2/3 lao động bậc thấp được đánh giá là có tay nghề cao hơn Mỹ. Khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của các công nhân Mỹ cũng chậm hơn so với công nhân Đức. Trong thập kỷ 80, năng suất lao động ở Mỹ chỉ tăng 1,2 %/ năm, ở CHLB Đức là 1,4% / năm, Pháp là 1,9%/ năm, Anh là 2,8%/ năm. Như vậy là ở các nước châu Âu và Mỹ, giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là một động lực của sự phát triển mà còn là một trong những hướng ưu tiên trong các chiến lược phát triển. 1.3.2. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước và lãnh thổ ở châu á - Thái Bình Dương Các nước thành công nhanh chóng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đều có đội ngũ trí thức lớn, có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiến. Kết quả đó là nhờ vào việc coi trọng giáo dục - đào tạo, tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo so với tổng ngân sách ở những nước này trong những năm gần đây đều rất cao. Tỷ lệ học sinh ở độ tuổi 20-24 vào đại học năm 1992 của Hàn Quốc là 40%, Thái Lan là 16%, Nhật Bản là 31%, các nước như Trung Quốc, ấn Độ, Băng La Đét, Việt Nam xấp xỉ 2%. Là một nước thuộc nền văn hoá đạo khổng, Nhật Bản rất chú ý phát triển giáo dục và coi trọng người thầy. Đầu tư cho giáo dục đạt ở mức cao (thời gian gần đây ngân sách giáo dục của Nhật chiếm 5% tổng thu nhập quốc dân). Bên cạnh hệ thống giáo dục chính qui tập trung, các hình thức giáo dục tại gia đình, tại các công ty cũng được đặc biệt coi trọng. Thực tế cho thấy, ở Nhật Bản các hình thức giáo dục này phát triển nhất so với các nước trên thế giới. Các hình thức giáo dục và đào tạo của Nhật Bản rất đa dạng, ngoài hệ thống trường chính qui, Nhà nước còn mở các lớp dài hạn, ngắn hạn, đặc biệt là từ năm 1959, Nhật Bản đã có chương trình dạy học trên truyền hình. Hàng năm một khối lượng lớn sách và tạp chí được dịch và xuất bản để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân dân. Giáo dục và đào tạo Nhật Bản chú trọng giáo dục phổ cập với mục tiêu để có nhiều học sinh, sinh viên đạt được kiến thức thực tế, nắm vững kỹ xảo và bí quyết sản xuất, nhấn mạnh đạo đức và kỷ luật tập thể, phát huy giá trị truyền thống. Chính sách giáo dục và đào tạo luôn gắn với mục tiêu phát triển kinh tế. ở Nhật Bản, Chính phủ mở các trường dạy nghề, trợ cấp đào tạo cho những ngành được Nhà nước khuyến khích. Công nhân Nhật Bản thường được đào tạo thành những công nhân tổng hợp, đa năng, không chuyên môn hoá như các đồng nghiệp Âu - Mỹ nên họ rất dễ chuyển sang ngành khác khi cần thiết. Tỷ lệ những người mới tham gia lực lượng lao động có trình độ đại học tăng mạnh, tăng gấp 4 lần trong 20 năm từ 1975-1995. Nhật Bản đã đạt được những thành công lớn về đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH là nhờ vào phẩm chất của người Nhật hiếu học và coi trong người thầy; mặt khác trình độ học vấn cao chính là yếu tố tạo nên cơ hội làm việc suốt đời ở xã hội Nhật và nét đặc thù của nền văn hoá Nhật Bản chính là tính cộng đồng. Điều đó thể hiện rõ rệt trong các công ty, mỗi công ty như là một gia đình. Cho nên mỗi công nhân viên được tiếp nhận vào làm việc ở một công ty đều được đào tạo thêm về chuyên môn, kỹ năng kinh doanh tiếp thị, và quản lý các trương trình riêng của công ty. Trong vòng 30 năm, từ năm 1970-2000, tại nhiều nước trong vùng châu á, tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm đi khá nhanh, nhất là trong các nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Đi đôi với quá trình giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tỷ lệ nhân khẩu sống dựa vào nông nghiệp cũng giảm đi với tốc độ giảm bình quân khoảng 1%/ năm. ở Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đã chuyển đổi cơ cấu lao động và dân cư bằng cách phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị tập trung để thu hút lao động. Còn ở Trung Quốc, Inđonesia, lãnh thổ Đài Loan thì phát triển các khu công nghiệp, các thị trấn nhỏ tại các vùng nông thôn nhằm tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho lực lượng lao động tại chỗ. - Các nước châu á - Thái Bình Dương cũng nhận thức được rằng: trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nghèo khổ, lao động nhiều và rẻ thì mốn tiến hành công nghiệp hoá phải coi trọng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Do đó các nước này đã tăng cường ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo so với tổng ngân sách của các nước là: Sinhgapo là 23%, Malaysia là 20%, Thái Lan 21%, Trung Quốc là 16%, Việt Nam trong những năm gần đây bình quân đạt 15%. Giá trị thực tế ngân sách dành cho giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam mới đạt ở mức 7,7 USD và chỉ bằng 1/29 của Hàn Quốc, 1/22 của Malaisia và bằng 1/7,7 của Thái Lan. - Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, ngoài việc quan tâm phát triển hợp lý hệ thống giáo dục thì các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, phát triển người lao động ở các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trực tiếp. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, các doanh nghiệp được coi là phương tiện quan trọng để phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Các doanh nghiệp ở Nhật Bản và các nước châu Âu cũng như Mỹ đều rất coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. 1.3.3. Bài học cho đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Xác định con người là trung tâm của sản xuất và phát triển xã hội. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, nông nghiệp lạc hậu, để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp thành công cần coi trọng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp để nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm nông nghiệp. Chú trọng tới việc giáo dục văn hoá truyền thống dân tộc, giáo dục luật pháp, giáo dục đạo đức và nhân cách người lao động. - Là nước đi sau trong thực hiện CNH, HĐH do vậy cần có quan điểm đào tạo theo diện rộng để nâng cao mặt bằng dân trí, kết hợp đào tạo theo diện hẹp nhằm có được đội ngũ lao động có tri thức, có khả năng tiếp thu, cải tiến kỹ thuật nhập khẩu để đón đầu, đi tắt trong chặng đường CNH, HĐH nông nghiệp. - Đào tạo gắn với sử dụng, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, gắn với thị trường lao động. Đào tạo NNL phục vụ nhu cầu của thị trường lao động trong nông nghiệp cần có sự điều tiết của Nhà nước để tránh mất cân đối. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo bồi dưỡng: Tăng cường hoạt động đào tạo lại cho đội ngũ lao động. Có chính sách phát triển các hệ thống đào tạo để tư nhân và các doanh nghiệp tham gia tích cực hoạt động đào tạo nhân lực. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác khuyến lâm, khuyến nông. Xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở các vùng kinh tế đặc thù làm cơ sở tham quan học tập cho nông dân. - Nâng cao tỷ lệ sinh viên đại học, trên đại học ngành nông nghiệp trong tổng số sinh viên nói chung (ở Thái Lan tỷ lệ này là 8%, Việt Nam mới đạt 3,5%), đồng thời nâng cao tỷ lệ công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp. Cử sinh viên, học sinh đi học tập bồi dưỡng về nông nghiệp ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày một số vấn đề về CNH, HĐH nông nghiệp và vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; khái niệm về NNL và đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực; vai trò của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp; nội dung cơ bản của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước khác. Qua phần trình bày của chương 1, đã nêu được những nội dung cơ bản sau: - Từ việc làm rõ các khái niệm đã cho thấy những nét đặc thù của đào tạo NNL cho nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nội dung, chương trình đào tạo luôn gắn với yêu cầu cơ bản của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, mà đặc biệt ưu tiên cho đào tạo NNL của ngành nông nghiệp của những ngành mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...đảm bảo đào tạo được NNL có đủ khả năng đi tắt đón đầu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. - Đào tạo NNL phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp đòi hỏi có nhiều hình thức đào tạo phong phú, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu CNH, HĐH của nông nghiệp ở từng khu vực cụ thể. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp; trong đó, yếu tố trình độ văn hoá của lực lượng lao động nông nghiệp, chính sách ưu tiên đào tạo cho con em nông dân ở các vùng nông thôn và hệ thống đào tạo NNL của ngành nông nghiệp có tác động lớn tới hiệu quả, kết quả đào tạo. Phần trình bày trên cũng đã đề cập đến một số bài học kinh nghiệm về đào tạo nhân lực của các nước đã thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp. Chương 2 Tình hình đào tạo NGUồN NHÂN LựC của ngành nông nghiệp cho cÔNG NGHIệP Hoá, HIệN ĐạI HOá nông nghiệp giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã tiến được những bước tiến lớn kể từ khi nước ta giành được độc lập đến nay, đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới. Trước khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở miền Bắc Đảng và Nhà nước ta ngoài việc quan tâm xây dựng cơ sở vật chất của CNXH và chi viện cho miền Nam thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo để xây dựng NNL cho đất nước. Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải cách nền giáo dục và đào tạo theo hướng thống nhất trong cả nước, phù hợp với trình độ phát triển trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta không chỉ bằng chủ trương, chính sách, mà còn bằng những hoạt động tích cực quan tâm đến sự nghiệp này là: Tăng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là từ sau khi có nghị quyết Trung ương lần thứ hai (khoá VIII), đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo đã tăng lên không ngừng. Từ năm 1997 đến nay, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo năm sau cao hơn năm trước; theo số liệu từ Vụ Kế hoạch - tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: năm 2000 đầu tư 12.677 tỷ đồng (tương ứng với tỷ trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong tổng chi của ngân sách nhà nước là 15%); năm 2001 đầu tư là 15.432 tỷ đồng (tương ứng là 15,6%); năm 2002 là 17.615 tỷ đồng (tương ứng là 15,8%); và năm 2003 là 19.453 tỷ đồng (tương ứng là 16,4%). Đây là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển và tích luỹ của nền kinh tế quốc dân còn thấp. Tuy nhiên, trong thực tế với mức chi ngân sách như trên cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu cần thiết cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Theo tính toán có tới hơn 80% số tiền đó sử dụng cho việc trả lương; phần còn lại giành cho các khoản chi khác như đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ việc dạy và học và cho việc phát triển NNL của các tổ chức giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Kết hợp với nhiều nguồn vốn huy động từ đóng góp của nhân dân, ngành giáo dục và các địa phương; để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tình hình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005 được trình bày trong các phần sau: 2.1. Quá trình phát triển hệ thống đào tạo NGUồN NHÂN LựC của._.tiêu về số lượng, cấp độ đào tạo cho từng loại doanh nghiệp trên địa bàn. d. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Tăng cường hợp tác quốc tế là một trong những hướng chiến lược để tận dụng nguồn tài chính, trên cơ sở vật chất công nghệ cao, chuyên gia giỏi cho công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo đại học. Khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để nhanh chóng hoà nhập, tiếp cận với chuẩn đào tạo khu vực và thế giới cũng như tham gia đào tạo nhân lực cho các nước trong khu vực. Coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác Quốc tế trong đào tạo theo hướng: hợp tác Quốc tế phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm của ngành cần gắn với hợp tác Quốc tế về đào tạo và khoa học; tranh thủ vốn và khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển tiềm lực đào tạo và khoa học công nghệ của ngành. Tranh thủ hợp tác Quốc tế (đa phương và song phương) để có viện trợ đồng bộ cho một số cơ sở đào tạo trọng điểm. Trước mắt tiếp tục triển khai có hiệu quả dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (Trường Cao đẳng Nông lâm), dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp (vốn vay ADB) dự án hợp tác đào tạo với Hà Lan (Trường ĐH Thuỷ lợi, các trường THCN và Dạy nghề Lâm nghiệp), hợp tác đào tạo cán bộ giữa Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT I với Trường Công vụ Singapore tăng cường gửi cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ đi đào tạo ở nước ngoài. Tổ chức tham quan thực tập ở nước ngoài, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường gửi sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài để phát triển những ngành khoa học mũi nhọn và quản lý trong nông nghiệp. Hợp tác đầu tư xây dựng các vùng kinh tế đặc thù một số trung tâm công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, chế biến nông lâm sản để tăng cường năng lực cho công tác chuyển giao công nghệ mới. 3.2.4. Nhóm giải pháp về hệ thống chính sách đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên và học sinh, sinh viên học ngành nông nghiệp gắn với nghĩa vụ làm việc sau khi tốt nghiệp của người học: - Xây dựng hoàn chỉnh các chính sách đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho nông nghiệp ở các vùng đặc biệt khó khăn (vùng sâu, vùng xa...), tăng cường chế độ cử tuyển trong tuyển sinh đối với đào tạo các ngành về nông nghiệp. Khuyến khích các cơ sởđào tạo ở miền núi mở các lớp dự bị đại học để tạo nguồn và đào tạo cán bộ cho vùng sâu, vùng xa và các cho các dân tộc ít người. - Ban hành các chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên học ngành nông nghiệp gắn với chế độ nghĩa vụ công tác sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp. - Chính phủ cần thành lập các tổ chức có thẩm quyền đánh giá và công nhận các chức danh nghề nghiệp, làm cơ sở pháp lý cho việc tuyển dụng lao động và thúc đẩy người lao động tham dự các trường, lớp đào tạo. - Đối với giáo viên cần hoàn thiện chính sách tiền lương; tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sống và môi trường nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên đầu ngành ở các nghề trọng điểm của nông nghiệp. Đảm bảo điều kiện sống và môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. - Ban hành chính sách, chế độ kiêm giảng dạy đối với cán bộ khoa học công nghệ tại các viện nghiên cứu; có chính sách thu hút những người làm việc ngoài cơ sở đào tạo tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, THCN, dạy nghề và các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp. 3.3. Một số kiến nghị - Đề nghị Chính phủ quan quan tâm đầu tư, tăng cường nguồn vốn để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo cho ngành nông nghiệp một cách tập trung có hiệu quả hơn. - Ưu tiên đầu tư có tính đột phá cho một số trường trọng điểm; tiếp tục nâng cấp thành trường đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các trường đã chuẩn bị đủ điều kiện, để nâng cao chất lượng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp. - Đề nghị nhà nước xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng nhóm ngành để từ đó có căn cứ cấp ngân sách theo hướng ưu tiên cho các trường thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ và nông - lâm - ngư nghiệp. Định mức này cũng là căn cứ để giao chỉ tiêu đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. - Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ ngành Nông nghiệp và PTNT về làm việc tại miền núi và vùng sâu, vùng xa. - Tiếp tục tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để gửi cán bộ và sinh viên giỏi đi đào tạo ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về nông nghiệp để nhanh chóng có nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. - Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm chỉ đạo các trường và các cơ sở đào tạo vận dụng các giải pháp một cách phù hợp, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. Kết luận chương 3 Chương 3 đã phân tích một số nhân tố mới tác động đến quá trình đạo tạo NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đưa ra một số quan điểm cơ bản và định hướng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và phát triển đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp Việt Nam. Hoàn thành chương 3 luận văn đã hoàn thành được những mục tiêu sau: - Căn cứ vào những vấn đề tồn tại và nguyên nhân đã được phân tích ở chương 2, xem xét đến các yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến đào tạo NNL của ngành nông nghiệp, luận văn đã nêu ra các quan điểm về đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phù hợp với đòi hỏi về nhân lực của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp; phân tích xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp. - Xây dựng được hệ thống 04 nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH phù hợp có tính đồng bộ và có tính khả thi. - Trong các nhóm giải pháp, luận văn chú trọng đề xuất các giải pháp về nâng cấp các trường thành trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp nghề; đổi mới công tác đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng tăng đầu tư có trọng tâm trọng điểm và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. kết luận Từ việc nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp đến đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp mà chủ yếu là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2010, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau: 1. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp với NNL cho tiến trình đó, luận văn đã vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay 2. Bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua, luận văn đã đề xuất phương hướng và một hệ thống gồm 4 nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta một cách phù hợp có tính đồng bộ và có tính khả thi ở giai đoạn 2006 - 2010. Trong các nhóm giải pháp, luận văn chú trọng đề xuất các giải pháp về nâng cấp các trường thành trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp nghề; đổi mới công tác đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng tăng đầu tư có trọng tâm trọng điểm và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Do nội dung đề tài rộng và là vấn đề phức tạp đang được toàn xã hội quan tâm; học viên đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu mới. Bản thân tự nhận thấy luận văn còn có nhiều điểm hạn chế, với mong muốn đề tài được hoàn thiện hơn, kính mong các thầy giáo, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu thực tiễn đóng góp ý kiến bổ sung. danh mục tài liệu tham khảo Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Dự thảo chiến lược nguồn nhân lực 2001 - 2010, Hà Nội Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thanh Bình (2003), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, Hà Nội. Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS,TS Nguyễn Thế Nghĩa, PGS,TS Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KX - 07 (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, Hà Nội. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.08 đề tài KX08 - 01 (1995), Báo cáo tổng hợp hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội. PGS,TS Đỗ Minh Cương - TS Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. Nguyễn Minh Cường (chủ biên) (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07 - 14, Hà Nội. PGS, TS Vũ Năng Dũng (chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng 2001 -2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PGS, TS Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tri thức và những vấn đề mới đặt ra cho lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Tạp chí Giáo duc lý luận, (1), tr.19-21. Phạm Thị Khanh (2001), “Đào tạo nghề: Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (125/03), tr.6-8. Nguyễn Xuân Khoát (1997), "Kinh nghiệm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn Trung Quốc, Đài Loan, ASEAN”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2). GS,VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông á; Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế thế giới, Hà Nội. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Minh Ngọc (1996), “Chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (219/08). GS,TSKH Lê Du Phong (chủ biên) (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Tạp chí Lý luận chính trị - Học Viện CTQG Hồ Chí Minh (2002), Một số định hướng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Phan Thanh Tâm (2000), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. TS Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. GS, TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam Con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. TS Nguyễn Phú Tụ (2001), “Hội nhập kinh tế thế giới và đào tạo nhân lực tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (125), tr.2 - 3. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm đào tạo sau đại học. Phụ lục Phụ lục 1 Kế hoạch đào tạo sau đại học do ADB tài trợ cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 TT Cấp độ và ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo cho từng năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Đào tạo tiến sỹ 59 59 59 59 59 KH cây trồng 22 22 22 22 22 KH chăn nuôi thú y 7 7 7 7 7 KH lâm nghiệp 5 5 5 5 5 KH thủy lợi và nguồn nước 11 11 11 11 11 KH về đất và Sử dụng đất 2 2 2 2 2 KH Cơ điện và CN Sau TH 5 5 5 5 5 KH Kinh tế NN&PTNT 1 1 1 1 1 Các khoa học khác 6 6 6 6 6 2 Đào tạo thạc sĩ 144 144 144 144 144 KH cây trồng 54 54 54 54 54 KH chăn nuôi thú y 18 18 18 18 18 KH lâm nghiệp 11 11 11 11 11 KH thủy lợi và nguồn nước 27 27 27 27 27 KH về đất và Sử dụng đất 6 6 6 6 6 KH Cơ điện và CN Sau TH 12 12 12 12 12 KH Kinh tế NN&PTNT 2 2 2 2 2 Các khoa học khác 14 14 14 14 14 3 Thực tập sinh khoa học 40 40 40 40 40 Công nghệ sinh học 20 10 10 10 10 Quản lý nguồn gen 5 5 5 5 5 Chọn giống và nhân giống 2 5 5 5 5 Kỹ thuật thâm canh 7 12 10 10 10 Quản lý tài nguyên đất, nước 2 2 2 2 2 Công nghệ xây dựng thủy lợi 2 2 2 2 Công nghệ vi sinh 2 2 2 CN bảo quản và chế biến 4 2 2 2 CN Cơ giới hoá và canh tác 2 2 Hệ thống kinh tế - kỹ thuật NN 2 2 2 Tổng số 243 243 243 243 243 (Nguồn: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KHCN từ 2006-2015 - Dự án TA 4105 VIE do ADB tài trợ). Trong đó: Đào tạo Tiến sĩ: 1/2 đào tạo trong nước, 1/2 đào tạo nước ngoài Đào tạo Thạc sĩ: 2/3 đào tạo trong nước, 1/3 đào tạo nước ngoài Thực tập sinh: các khoá 3 tháng ở nước ngoài Phụ lục 2 Các chuyên ngành đào tạo Sau đại học tại các cơ sở thuộc Bộ NN & PTNT 1. Khối nụng nghiệp - Đào tạo tiến sĩ: cú 17 chuyờn ngành. + Canh tác đại cương Mã số 4.01.01 + Thổ nhưỡng học Mã số 4.01.02 + Sử dụng phân bón và cải tạo đất Mã số 4.01.03 + Nông hoá học Mã số 4.01.04 + Chọn giống và nhân giống cây trồng Mã số 4.01.05 + Trồng trọt Mã số 4.01.08 + Bệnh cây và bảo vệ thực vật Mã số 4.01.16 + Chăn nuôi động vật nông nghiệp Mã số 4.02.01 + Di truyền và chọn giống gia súc Mã số 4.02.02 + Nuôi dưỡng động vật và thức ăn gia súc Mã số 4.02.04 + Vi sinh vật Thú y Mã số 4.02.03 + Dược học thú y và chất độc học Mã số 4.03.03 + Bệnh lý học và chữa bệnh động vật Mã số 4.03.05 + Ký sinh trùng thú y Mã số 4.03.06 + Sinh sản và thị tinh nhân tạo Mã số 4.03.07 + Dịch tễ học Thú y Mã số 4.03.12 + Cơ khí hoá sản xuất Nông nghiệp Mã số 02.18.01 + Di truyền chọn giống nông nghiệp Mã số 62.62.05.01 - Đào tạo Thạc sĩ: 7 chuyên ngành + Trồng trọt Mã số 02.18.08 + Chọn giống và nhân giống cây trồng Mã số 5.01.05 + Bệnh cây và bảo vệ thực vật Mã số 5.01.16 + Nông hoá- Thổ nhưỡng Mã số 5.01.04 + Chăn nuôi động vật nông nghiệp Mã số 5.01.08 + Thú y Mã số 5.01.01 + Hệ thống nông nghiệp Mã số 5.01.08 2. Khối lõm nghiệp - Đào tạo Tiến sĩ: cú 8 chuyờn ngành + Trồng rừng, chọn giống và hạt giống lâm nghiệp Mã số 4.04.01 + Điều tra quy hoạch rừng Mã số 4.04.02 + Lâm học Mã số 4.04.03 + Đất rừng Mã số 4.04.05 + Bảo vệ rừng Mã số 4.04.06 + Công nghệ và cơ giới hoá nông nghiệp Mã số 2.13.01 + Quá trình cơ giới hoá gia công gỗ, công nghệ đồ gỗ, ngành vật liệu gỗ Mã số 2.13.01 + Hoá học gỗ, công nghệ gỗ, cellulose và giấy Mã số 2.13.04 - Đào tạo Thạc sĩ: có 3 chuyên ngành + Lâm nghiệp + Chế biến lâm sản + Cơ giới hoá Lâm nghiệp 3. Khối thuỷ lợi - Đào tạo Tiến sĩ: cú 6 chuyờn ngành + Thuỷ văn lục địa và nguồn nước Mã số 1.07.06 + Thuỷ lực học, thuỷ văn công trình và thuỷ lợi Mã số 2.06.09 + Cơ học đất, cơ học nền móng, công trình ngầm Mã số 2.15.03 + Kết cấu xây dựng Mã số 2.15.04 + Xây dựng công trình thuỷ Mã số 2.15.07 + Thuỷ nông - cải tạo đất Mã số 4.01.07 - Đào tạo Thạc sĩ: có 3 chuyên ngành + Thuỷ văn + Công trình thuỷ lợi + Thuỷ nông Phụ lục 3 Các ngành đào tạo đại học cao đẳng mới mở giai đoạn 2001 - 2005 TT Tờn trường Ngành đào tạo Kỹ thuật – Cụng nghệ - Thuỷ lợi Nụng Lõm nghiệp Kinh tế - Nghiệp vụ Tin học 1 Đại học Thuỷ lợi Công trình Thuỷ lợi, Thuỷ nông - Cải tạo đất, Thuỷ văn - Môi trường, Công trình thuỷ điện, Máy xây dựng và thiết bị thuỷ lợi, Cấp thoát nước, Kỹ thuật bờ biển. Kinh tế thuỷ lợi Tin học 2 Đại học Lâm nghiệp Chế biến Lâm sản, Công nghiệp phát triển nông thôn miền núi, Cơ giới hoá lâm nghiệp, Khoa học môi trường, Thiết kế, sản xuất đồ mộc và nội thất. Lâm nghiệp, Lâm học, Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường, Lâm nghiệp xã hội, Lâm nghiệp đô thị, Công nghệ sinh học, Nông Lâm kết hợp. Quản lý đất đai, Kinh tế Lâm nghiệp, Quản trị kinh doanh, Kế toán 3 Cao đẳng Nông Lâm Chế biến nông sản Trồng trọt, Chăn nuôi – Thú y, Lâm sinh tổng hợp, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp. Kế toán, Quản lý đất đai Tin học 4 Cao đẳng LTTP Công nghiệp thực phẩm, Công nghệ sinh học Kế toán, Quản trị kinh doanh Ghi chú: Chữ in nghiêng là các ngành mở mới giai đoạn 2001 - 2005. Phụ lục 4 Các nghề đào tạo dài hạn và mới mở giai đoạn 2001 - 2005 TT Tên trường Lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật – Cụng nghệ - Thuỷ lợi Nụng Lõm nghiệp Kinh tế - Nghiệp vụ Trường CNKT Lâm nghiệp ITW Cơ điện Nông thôn, Lái máy ủi, Sửa chữa ôtô xe máy, Cấp thoát nước, Điện Công nghiệp và Dân dụng, Vận hành máy xúc, Gò hàn. Mộc dân dụng, Lâm sinh, Trồng cây công nghiệp, Khuyến nông lâm Trường CNKT Lâm nghiệp số 3 Cơ điện Nông thôn, Lái máy ủi, Sửa chữa ôtô xe máy, Điện CN&DD. Mộc dân dụng, Chạm khắc gỗ, Lâm sinh Trường CNKT Lâm nghiệp TW4 Cơ điện Nông thôn, Lái máy ủi, Sửa chữa ôtô xe máy, Cấp thoát nước. Mộc dân dụng, Lâm sinh, Trồng cây ăn quả. Quản trị DN nhỏ nông nghiệp Trường CNKT Chế biến Gỗ TW Mộc dân dụng, Ván nhân tạo, Chạm khắc gỗ, Khảm trai. Trường Công nhân Cơ giới I Sửa chữa ôtô-xe máy, Lái máy ủi, Kỹ nghệ sắt, Cơ điện NT, Vận hành máy xúc, Gò - Hàn, Cấp thoát nước, Điện CN&DD. Trường Công nhân Cơ giới II Sửa chữa ôtô-xe máy, Lái máy ủi, Cơ điện NT, Vận hành máy xúc, Gò - Hàn, Cấp thoát nước, Điện CN&DD. Trường Dạy nghề Cơ giới 3 Sửa chữa ôtô, Lái máy ủi, Điện XN và DD, Cơ điện NT, Vận hành máy xúc, Tiện. Trường Công nhân Tầu cuốc Sửa chữa vận hành máy bơm điện, Vận hành và sửa chữa máy tàu cuốc, Vận hành sửa chữa điện tàu cuốc, Cơ điện NT, cấp thoát nước, Quản lý công trình Thuỷ Lợi, Hàn, Điện tử công nghiệp, Gò hàn, Vận hành đường dây tải điện, Vận hành thiết bị cuốc, xúc đào. Trường Công nhân Xây dựng Nề và hoàn thiện, Kỹ nghệ sắt XD, Cơ điện NT, Quản lý công trình thuỷ lợi, Cấp thoát nước, Gò hàn. Mộc XD và Dân dụng Trường Công nhân Cơ điện 1 Sản xuất chè, Điện XN và dân dụng, Gò- Hàn, Sửa chữa máy lạnh, Sửa chữa ôtô xe máy, Cơ điện NT, Tiện, Điện tử - điện lạnh. Trường Công nhân Cơ điện 2 Điện XN và Dân dụng, Cơ điện NT, Gò hàn, Vận hành lò hơi, Vận hành tua bin, SX đường, Điện lạnh, Kiểm nghiệm LTTP, Chế biến rau quả, Tiện, Sửa chữa thiết bị Chế biến LTTP. Trường Công nhân Cơ khí NN ITW Vận hành và sửa chữa máy NN, Điện XN và dân dụng, Cơ điện NT, Điện lạnh, Hàn. Trường Công nhân Cơ khí NN III Lái xe, Vận hành và sửa chữa máy NN, Điện CN và DD, Cơ điện nông thôn, Tiện, Tin học, Lái máy ủi, Cấp thoát nước, Vận hành máy xúc. Trường dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Trung bộ Vận hành và sửa chữa máy NN, Điện CN & Dân dụng, Cơ điện Nông thôn, Kỹ nghệ sắt xây dựng, Trắc địa địa hình, Lái máy ủi, Nề, Vận hành máy xúc, Gò hàn, Sửa chữa thiết bị CBLTTP. Mộc xây dựng, Mộc dân dụng, Lâm sinh Trường Công nhân Cơ điện - Xây Lắp Nông nghiệp và CNTP Điện XN và Dân dụng, Sủa chữa ôtô xe máy, Vận hành máy NN, Lò hơi, Lái cẩu, SX đường, Cơ điện nông thôn, Gò hàn, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Tiện. Trường Trung học Cơ điện và Kỹ thuật nông nghiệp Nam Bộ Điện XN và Dân dụng, Sửa chữa thiết bị chế biến LTTP, Kiểm nghiệm đường mía, Vận hành máy NN, Chế biến thực phẩm, SX đường, Cơ điện NT, Gò hàn, Tiện, Cấp thoát nước. Nông vụ, Chăn nuôi, Thú y, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật Trường Trung học & dạy nghề NN&PTNT I Làm vườn và cây cảnh, Trồng trọt, Chăn nuôi gia súc gia cầm, Thú y, Nông vụ. Quản trị doanh nghiệp nhỏ, Kế toán HTX. Trường Trung học Nghiệp vụ Quản lý LTTP Sản xuất đường, Chế biến rau quả, Sản xuất muối. Mua bán và bảo quản LTTP, Kế toán, Tin học. Trường Trung học Thuỷ Lợi 1 Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, Cấp thoát nước, khảo sát địa hình, Khảo sát địa chất, Vận hành SC Bơm điện. Trường Trung học Thủy Lợi 2 Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, Vận hành bơm điện, Nề. Trường Trung học Nghiệp vụ I Quản trị DN nhỏ nông nghiệp Trường Trung học & dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Nam Bộ Khai thác và quản lý công trình thuỷ lợi, Cấp thoát nước, Cơ điện nông thôn. Trồng trọt, Thú y. Trường TH & Dạy nghề Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và PTNT Mộc XD và dân dụng, Chạm khắc, Nề, Gò hàn, Sửa chữa xe máy, Vận hành máy NN, Điện CN và Dân dụng, Vận hành máy xúc. Trường Trung học kỹ thuật & dạy nghề Bảo Lộc Sửa chữa xe máy Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Dâu tằm, Nông vụ, Bảo vệ thực vật. Kế toán Trường Trung học LTTP - Vật tư Nông nghiệp Điện CN và dân dụng, Chế biến thực phẩm, Gò hàn, Sản xuất rượu bia nước giải khát. Mua bán vật tư NN, Mua bán và bảo quản lương thực, Trường Trung học Công nghệ LTTP Điện CN và Dân dụng, Sản xuất mía đường, Chế biến Thực phẩm, Điện lạnh, Tiện, Kiểm nghiệm chất lượng LTTP. Mua bán và bảo quản lương thực, Tin học. Trường Trung học Cơ điện Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Điện XN và Dân dụng, Sửa chữa ôtô, xe máy, Hàn, Nguội, Vận hành bơm điện, Cấp thoát nước, Cơ điện NT, Tiện, Nguội, Vận hành máy xúc, Điện tử công nghiệp, Sửa chữa thiết bị chế biến LTTP. Trung Trung học Lâm nghiệp ITW Lâm sinh, Mộc dân dụng Quản trị DN nhỏ nông nghiệp Trường Cao đẳng Nông - Lâm Chế biến LTTP, Cơ điện nông thôn Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, khuyến nông lâm, Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Sản xuất đường, Lò hơi, Cẩu, Chế biến LTTP, Sản xuất muối, Chế biến rau quả. Nông vụ Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT I Quản trị DN nhỏ nông nghiệp Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II Quản trị DN nhỏ nông nghiệp Ghi chỳ: Chữ in nghiờng là cỏc nghề mới mở giai đoạn 2001 - 2005. Phụ lục 5 Các ngành đào tạo THCN mới mở giai đoạn 2001 - 2005 TT Tờn trường Ngành đào tạo Kỹ thuật – Cụng nghệ - Thuỷ lợi Nụng Lõm nghiệp Kinh tế - Nghiệp vụ Tin học 1 Cao đẳng Nụng Lõm Chế biến nông sản Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Lâm sinh Quản lý đất đai, Hạch toán kế toán Tin học 2 Cao đẳng LTTP Chế biến và bảo quản thực phẩm Tin học kế toán, Hạch toán kế toán 3 Trung học Thuỷ lợi I Quản lý thuỷ nông, Thuỷ lơi tổng hợp, Cấp thoát nước, Công trình thuỷ lợi, Địa chất công trình 4 Trung học Thuỷ lợi 2 Thuỷ lơi tổng hợp, Cấp thoát nước, Công trình thuỷ lợi. Quản lý đất đai, Hạch toán kế toán 5 Trung học Nghiệp vụ I Thống kê, Hạch toán kế toán, Tài chính NS xã, Quản lý lao động và xã hội, Kinh doanh thương mại và dịch vụ 6 Trung học Lâm nghiệp ITW Lâm sinh, Khuyến nông lâm, Kiểm lâm. Hạch toán kế toán, Kinh doanh thương mại và dịch vụ 7 Trung học Lâm nghiệp số 2 Lâm sinh, Khuyến nông lâm, Kiểm lâm, Trồng trọt Hạch toán kế toán 8 Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên Kiểm lâm, Lâm sinh, Khuyến nông lâm, Trồng cây công nghiệp, Bảo vệ thực vật Hạch toán kế toán, Kinh doanh ở cơ sở sản xuất, Quản lý đất đai, Kế toán HTX, Thống kê 9 TH và Dạy nghề Nông nghiệp & PTNT Nam Bộ Thuỷ lợi tổng hợp, Khảo sát địa hình Trồng trọt-BVTV, Chăn nuôi thú y, Khuyến Nông Lâm Hạch toán kế toán 10 Trung học và Dạy nghề Cơ điện Xây dựng NN&PTNT Sửa chữa khai thác thiết bị cơ khí, Điện CN và dân dụng, Xây dựng CN và dân dụng. Hạch toán kế toán 11 Trung học LTTP & Vật tư Nông nghiệp Chế biến và bảo quản thực phẩm, Chế biến và bảo quản lương thực, Điện CN và dân dụng, Sửa chữa ôtô - xe máy Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ, Hạch toán kế toán 12 Trung học Công nghệ LTTP Chế biến và bảo quản thực phẩm, Chế biến và bảo quản lương thực, Điện CN và dân dụng, Sửa chữa và khai thác thiết bị cơ khí, Kiểm tra chất lượng LTTP Hạch toán kế toán 13 Trung học Cơ điện NN&PTNT Sửa chữa ôtô - xe máy, Điện CN và Dân dụng Hạch toán kế toán 14 Trung học kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc Sửa chữa ôtô - xe máy Nông nghiệp tổng hợp Hạch toán kế toán Tin học 15 Trung học và dạy nghề NN và PTNT I Trồng trọt, Chăn nuôi Thú y. Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ, Hạch toán kế toán, Yaif chính NS xã, Quản lý đất đai, Tin học kinh tế 16 Trung học Cơ điện & KTNN Nam bộ Sửa chữa ôtô - xe máy, Điện CN và Dân dụng Trồng trọt, Chăn nuôi Thú y. 17 Trung học kỹ thuật Cao su Điện CN và Dân dụng, Chế biến cao su Trồng trọt, Bảo vệ Thực vật Hạch toán kế toán Tin học Ghi chỳ: Chữ in nghiêng là các ngành mới mở giai đoạn 2001 - 2005. Phụ lục 6 Danh sách các trường được nâng cấp theo đề án (Sắp xếp các trường thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 26/10/2006) I. Nâng cấp 7 trường lên cao đẳng là các trường sau: Nâng cấp Trường Trung học và dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Nam Bộ thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Nam Bộ. Nâng cấp Trường Trung học và dạy nghề Nông nghiệp và PTNT - I (Hà Tây) thành trường Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Bắc Bộ. Nâng cấp Trường Trung học Lâm nghiệp I (Quảng Ninh) thành trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. Nâng cấp Trường Trung học Thuỷ lợi - I (Hà Nam) thành trường Cao đẳng Thuỷ lợi Bắc Bộ. Nâng cấp Trường Trung học và dạy nghề Bảo Lộc (Lâm Đồng) thành trường Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Bảo Lộc. Nâng cấp Trường Trung học Thuỷ Lợi - II (Quảng Nam) thành trường Cao đẳng Thuỷ lợi Trung Bộ. Nâng cấp Trường Trung học cơ điện và kỹ thuật Nông nghiệp Nam Bộ (Thành Phố Cần Thơ) thành trường Cao đẳng cơ điện và kỹ thuật Nông nghiệp Nam Bộ (thuộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long). II. Thành lập 7 trường Cao đẳng nghề cụ thể như sau: Thành lập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Hà Nội trên cơ sở nâng cấp trường trung học cơ điện Nông nghiệp và PTNT (Cầu Giấy - Hà Nội) Thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp trên cơ sở nâng cấp trường trung học và dạy nghề cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và PTNT (Tam Điệp - Ninh Bình) Thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình trên cơ sở nâng cấp trường Công nhân cơ giới I (Tam Điệp - Ninh Bình). Thành lập Trường Cao đẳng nghề Chế biến Gỗ trên cơ sở nâng cấp trường Công nhân Chế biến Gỗ TW (Thanh liêm - Hà Nam). Thành lập Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp Vĩnh Phúc trên cơ sở nâng cấp trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp I-TW (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc). Thành lập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Trung Bộ trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Nông nghiệp và PTNT Trung Bộ (Phù Cát - Bình Định) Hợp nhất Trường Công nhân Cơ điện I (Thanh Ba - Phú Thọ) với trường công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp TW 4 (Thị xã Phú Thọ) và nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ. III. Hợp nhất 2 trường TCCN và giữ ổn định 3 trường: Hợp nhất Trường trung học lương thực thực phẩm và Vật tư Nông nghiệp (Sóc Sơn - Hà Nội) với Trường Trung học Nghiệp vụ I (Thị xã Phúc Yên) thành Trường Trung cấp Nông nghiệp và PTNT Hà Nội. Giữ ổn định Trường trung học Nghiệp vụ quản lý Lương thực thực phẩm (Hải Phòng). Giữ ổn định Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên (Gia Lai). Giữ ổn định Trường Trung học Công nghệ Lương thực thực phẩm (TP Hồ Chí Minh). IV. Chuyển thành các trường trung cấp nghề các trường sau: Trường Công nhân Xây dựng (TP Bắc Ninh) chuyển thành Trường Trung cấp nghề Xây dựng Bắc Ninh. Trường Công nhân Cơ giới II (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) chuyển thành Trường Trung cấp nghề Cơ giới Quảng Ngãi. Trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp III (Chi Nê - Hoà Bình) chuyển thành Trường Trung cấp nghề Cơ khí Nông nghiệp Chi Nê. Trường Công nhân Cơ điện II (Phú Xuyên - Hà Tây) chuyển thành Trường Trung cấp nghề Cơ điện Phú Xuyên. Trường Công nhân Tầu cuốc (Hưng Yên) chuyển thành Trường Trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật thuỷ lợi Hưng Yên. Trường Công nhân Cơ điện và Xây lắp Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm (Đồng Nai) chuyển thành Trường Trung cấp nghề Cơ điện Đông Nam Bộ. Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp số III (Dĩ An - Bình Dương) chuyển thành Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Lâm nghiệp Bình Dương. V- Có 9 viện được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học như sau: Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam(Thanh Trì - Hà Nội). Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam(Quận I- TP Hồ Chí Minh). Viện KH Lâm nghiệp (Từ Liêm – Hà Nội). Viện KH Thuỷ Lợi (Đống Đa – Hà Nội). Viện KH Thuỷ lợi Miền Nam (Quận 5- TP Hồ Chí Minh). Viện Cơ điện NN & Công nghệ sau thu hoạch (Đống Đa – Hà Nội). Viện Chăn nuôi (Từ Liêm – Hà Nội). Viện Thú y (Đống Đa – Hà Nội). Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (Quận Ô Môn – Cần Thơ). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi nhat.doc
  • docmuc luc.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan