Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình

Lời nói đầu Tổng kết lịch sử phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong thời kỳ hiện đại ta thấy rằng một nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu hệ thống ngân hàng của nó không phát triển. Sự lớn mạnh của các NHTM là điều kiện cần để một nền kinh tế có thể phát triển một cách ổn định và bền vững. Một trong những chức năng của NHTM đó là chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Lịch sử cho thấy,

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế phát triển càng mạnh thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn, càng được nhiều người ủng hộ bởi những tiện ích tuyệt vời do nó mang lại và sự ưu việt của nó so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của xã hội ta thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng phổ biến trên toàn thế giới và là một hình thức thanh toán chủ yếu của các xã hội văn minh. Từ năm 1989 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong khoảng thời gian sắp tới, với khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ ngày càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với sự phát triển mạnh của hoạt động trao đổi giữa các chủ thể của nền kinh tế mà biểu hiện là sự gia tăng mạnh mẽ của quy mô thanh toán trong nền kinh tế. ở nước ta hiện nay việc thanh toán giá trị sản phẩm chủ yếu vẫn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chế như: chi phí thanh toán, chi phí chuyên trở, bảo quản, kiểm đếm rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sự phát triển và xu hướng của thời đại mới thì nhu cầu về thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng lớn. Do đó, các NHTM với vai trò trung gian thanh toán phải nắm bắt được xu hướng phát triển đó và phải có các giải pháp hữu hiệu để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. NHNo&PTNT Ba Đình ra đời năm 1996 là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội, mang đầy đủ tính chất và đặc thù của một NHTM. NHNo&PTNT Ba Đình kể từ khi ra đời đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế Thủ đô nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ các hoạt động khác. Qua thời gian thực tập ở NHNo&PTNT Ba Đình, nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình” để giải đáp câu hỏi trên. Những giải pháp và kiến nghị được nêu ra trong đề tài với mong muốn góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa. Từ đó sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Chuyên đề này được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình. Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NHNo&PTNT Ba Đình đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chương 1: Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. 1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường . 1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt và các khái niệm khác liên quan. Tiền mặt theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất, tiền mặt có thể được hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các đồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết séc. Đối với các NHTM khái niệm tiền mặt bao gồm các đồng tiền cất trong két sắt và số dư của họ tại Ngân hàng Trung ương. Do được dùng với nhiều nghĩa khác nhau như vậy, nên khi gặp khái niệm này, chúng ta phải lưu ý xem nó được dùng theo nghĩa nào trong một khung cảnh nhất định (Từ điển kinh tế học). Tiền mặt- là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thông và cất trữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chính trung gian đặc thù. Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định. Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ. Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh toán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đợn vị này sang tài khoản của đợn vị khác ở ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ. 1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt. Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau: + Trong thanh toán không dùng tiền mặt sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt. + Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế. 1.3. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. Trước hết, sự vận động của tiền tệ dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa và dịch vụ so với dưới hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt có tác động tích cực đến kinh tế tài chính quốc gia. Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ tiết kiệm và hiệu quả. Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Một trong những phương cách để thẩm định uy tín của một cá nhân, một tổ chức kinh tế làm ăn trên thị trường là việc xem xét tình hình thực hiện việc thanh toán của họ với các đối tác. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng. Tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương tính toán và kiểm soát lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế. Tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán. Tạo nguồn vốn cho vay ngắn hạn. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt còn thể hiện ở chỗ nó khắc phục được các nhược điểm sau của thanh toán bằng tiền mặt: + Chi phí lớn trong việc in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản và thanh toán. + Làm cho một phần vốn của nền kinh tế không vận động vì các chủ thể thanh toán luôn phải giữ tiền bên mình. +Làm cho Nhà nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiền tệ dẫn đến các hoạt động buôn lậu, rửa tiền, tham ô, tham nhũng khó bị kiểm soát tức là tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động kinh tế ngầm. + Không an toàn trong khi vận chuyển và bảo quản. 1.4. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. -Thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp dân cư ở nhiều quốc gia là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả và thiết thực của nó. - Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũng được, chỉ cần viết một yêu cầu gửi ngân hàng. - Đối với ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của “đi vay để cho vay”. - Đối với nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Trước hết đó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống thống nhất. Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên quan hệ thanh toán liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong xã hội, trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó việc tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng có một ý nghĩa và vai trò lớn trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức sử dụng công cụ tiền tệ tiến bộ nhất nó tạo ra tiền đề để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường. Song chính nó lại trở thành nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó vừa được coi là “đứa con” sinh ra của kinh tế thị trường lại được xem như “bà đỡ” của nền kinh tế hàng hoá, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là khâu đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất, nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. - Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu... ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt như là một thói quen văn hoá không thể thiếu được. - Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội. Nói tóm lại nó đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội tiết giảm chi phí lưu thông tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. 2. Trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. * Ngân hàng: + Thực hiện cung cấp các hình thức thanh toán như séc, thẻ, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…Để thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng phải sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được quy định bởi pháp luật và được các trung tâm thanh toán chấp nhận. Một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng thường dùng là: séc, thẻ thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Khi sử dụng các hình thức thanh toán này, các ngân hàng phải thực hiện đúng với các yêu cầu về thời gian, thủ tục thanh toán… theo như quy định về thanh toán không dùng tiền mặt đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng đã cam kết thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. + Thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời.Khi đã thỏa thuận xong một hợp đồng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng đối với ngân hàng, ngân hàng phải thực hiện việc thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Nếu có sai sót hay chậm trễ vì một lý do nào đó, ngân hàng phải có thông báo bằng văn bản cho khách hàng nói rõ lý do sai sót, chậm trễ đó và đưa ra hướng giải quyết sự chậm trễ và sai sót trên. Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót thuộc phạm vi trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt. * Khách hàng trả tiền: + Có đủ số dư trên tài khoản thanh toán, lập các chứng từ thanh toán (hình thức thanh toán) hợp lệ, hợp pháp. Đối với khác hàng là người trả tiền khi tham gia vào các hình thức thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng thì trước hết khách hàng phải có tiền, khi thanh toán không dùng tiền mặt thì người trả tiền phải có số dư trên tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng đảm bảo đủ chi trả cho hợp đồng thanh toán đó. Bên cạnh đó, khách hàng phải lập các chứng từ thanh toán một cách đầy đủ, chính xác, hợp lệ, hợp pháp. Trong chứng từ đó phải ghi rõ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng, khối lượng thanh toán, thời gian thanh toán, đối tượng được thanh toán… + Thực hiện thanh toán sòng phẳng số tiền phải trả cho khách hàng, nếu làm sai sẽ bị phạt theo chế độ hiện hành. Khi đến hạn thanh toán người trả tiền phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình một cách đầy đủ kịp thời….mà không được chậm trễ vì bất cứ lý do gì. Người trả tiền sẽ bị xử phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp luật nếu chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng thanh toán đã đáo hạn. * Khách hàng thụ hưởng: + Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các hình thức thanh toán nhận được. Để đảm bảo an toàn và để tránh các rắc rối có thể xảy ra, khách hàng thụ hưởng khi nhận được các chứng từ thanh toán phải kiểm tra các yếu tố trên các chứng từ này xem có hợp lệ và hợp pháp không. Nếu thấy những chứng từ này có dấu hiệu bất thường thì phải báo ngay cho các ngân hàng liên quan để giải quyết. + Cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua. Khách hàng thụ hưởng đồng thời là người bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng hàng hóa, dịch vụ cho người mua, người trả tiền theo đúng quy cách, chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. 3. Những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành. 3.1. Hình thức thanh toán bằng séc. Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có nhiều công cụ thanh toán hiện đại nhưng thanh toán bằng séc vẫn giữ vị trí quan trọng trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Séc là môt tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu đã quy định sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc đó. Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế. Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ… hoặc được dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc, tùy theo quy định trước, thường là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ). Trường hợp nếu ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của tờ séc là ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn đó được lùi vào ngày làm việc kế tiếp. Sau đây ta sẽ xem xét hai loại séc: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi. . Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản là một tờ lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được hưởng có tên trong tờ séc. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh nhưng các chi nhánh này có tham gia giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau theo quy định từ trước, thời gian hiệu lực của tờ séc tối đa là 10 ngày làm việc. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết chữ "chuyển khoản " ở góc phía trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi giao người thụ hưởng. Về nguyên tắc, séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi hiện có tại ngân hàng. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ để thanh toán, séc sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó và những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và khởi kiện. - Sơ đồ luân chuyển séc chuyển khoản: + Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một ngân hàng Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng phục vụ 1 2 3 4 (1): Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng. (2): Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán. (3): Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo Nợ cho họ. (4): Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo Có cho họ. + Thanh toán khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng phục vụ người trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 2’ 1 2 6 4 5 3 (1): Người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng. (2): Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán ( Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào ngân hàng phục vụ người trả tiền để đòi tiền). (3): Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra ( Nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đó chuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. (4): Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của người trả tiền và báo Nợ cho họ. (5): Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. (6): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc ( thông qua thanh toán bù trừ ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụhưởng và báo cho họ. . Séc bảo chi Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản " Đảm bảo thanh toán séc " nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc đó. Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản. Ngoài việc sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tại các chi nhánh trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước. - Sơ đồ luân chuyển thanh toán toán séc bảo chi Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng phục vụ 1 3 2 5 4 + Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng (1) : Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc ( lập hai liên giấy "Yêu cầu bảo chi séc" kèm tờ séc đã ghi đủ các yếu tố nộp vào ngân hàng để xin bảo chi séc). Ngân hàng đối chiếu giấy yêu cầu và tờ Séc, số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản " Đảm bảo thanh toán Séc". Sau đó đóng dấu "Bảo chi" lên tờ séc và giao séc cho khách hàng. (2): Người trả tiền giao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ. (3): Người thụ hưởng lập bảng kê nộp Séc kèm các tờ Séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán. (4): Ngân hàng kiểm tra ký hiệu mật trên tờ séc và các yếu tố cần thiết khác, tiến hành ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ. (5): Ngân hàng tất toán tài khoản " Đảm bảo thanh toán Séc" + Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản khác ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ Về cơ bản, quy trình luân chuyển chứng từ trong trường hợp này giống như Séc chuyển khoản, tuy nhiên có sự khác nhau về tài khoản hạch toán. 3.2. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi(UNC). UNC ra đời từ khá sớm, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nó được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học ( UNC có thể được xử lý dưới dạng các chứng từ điện tử). Đơn vị trả tiền sau khi nhận được hàng hoá, dịch vụ cung ứng, trong thời gian nhất định phải lập các UNC gửi đến ngân hàng để trích tài khoản chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Tuỳ theo phạm vi và tổ chức thanh toán, đơn vị phải lập từ 3-4 liên với đâỳ đủ nội dung và các yếu tố cần thiết. Khi lập và nộp UNC vào ngân hàng, đơn vị trả tiền phải đảm bảo đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo chi trả. Nếu chứng từ hợp lệ, tài khoản đủ tiền, trong phạm vi một ngày làm việc, ngân hàng phải hoàn tất UNC đó. Nếu chứng từ không hợp lệ, hợp pháp, tài khoản không đủ số dư thì ngân hàng không thanh toán. - Quy trình thanh toán: + Trường hợp hai chủ thể mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau. Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng phục vụ người trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 2 1 3 2’ HH, DV (1): Người trả tiền lập 4 liên UNC nộp vào ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản của mình trả tiền cho người thụ hưởng. (2): Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập UNC, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu đủ điều kiện thanh toán thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền, báo Nợ cho họ và chuyển tiền sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. (3): Khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng dùng các liên UNC để ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo Có cho họ. + Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản tiền gửi thì ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có TK "Chuyển tiền phải trả" và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền. 3.3. Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu(UNT). UNT là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền theo số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng. UNT được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại … bởi nó thường được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT đối với những điều kiện cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thực hiện các UNT. Sau khi giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy UNT theo mẫu của ngân hàng, kèm theo hoá đơn gửi tới ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ bên trả tiền yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy UNT trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của khách hàng mình trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. - Quy trình thanh toán UNT ( trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống ) Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng phục vụ người trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 3 2 1 5 4 (1): Sau khi giao hàng hoăc cung ứng dịch vụ, người thụ hưởng lập 4 liên UNT kèm chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ( Bên thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp UNT vào ngân hàng phục vụ bên trả tiền để đòi tiền ). (2): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do người thụ hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi UNT và gửi bộ chứng từ này cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. (3): Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra các yếu tố cần thiết và làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền và báo Nợ cho họ. (4): Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. (5): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ. 3.4. Hình thức thanh toán thư tín dụng(TTD) TTD là hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên bán và mua trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả phù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký. TTD thường dùng để thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau, có thể cùng hoặc khác hệ thống ( trường hợp khác hệ thống thì nơi ngân hàng bên bán đóng trụ sở phải có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở TTD và tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng bên bán). Mỗi TTD chỉ được dùng để thanh toán cho một người thụ hưởng. Thời hạn hiệu lực của một TTD là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở TTD. Mức tiền tối thiểu cuả một TTD là 10 triệu đồng. Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 2 1 7 3 4b 4a 5 6 - Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán TTD (1): Người trả tiền lập 5 liên giấy mở TTD yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc vay ngân hàng ) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng gọi là tài khoản " Đảm bảo thanh toán TTD " (2): Ngân hàng phục vụ bên trả tiền mở TTD cho người trả tiền và chuyển ngay 2 liên TTD cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo cho người thụ hưởng biết. (3): Khi nhận được 2 liên giấy mở TTD do ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm tra thủ tục mở TTD như: ký hiệu mật, chữ ký của ngân hàng mở TTD . Sau khi ghi ngày nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên các liên giấy mở TTD sẽ gửi 1 liên cho bên thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng ( còn một liên lưu lại và mở sổ theo dõi TTD đến). (4a): Bên thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, nếu đầy đủ các yếu tố cần thiết thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hoá đơn giao hàng. (4b): Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng lập 4 liên bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ mình để xin thanh toán. (5): Khi nhận được bộ chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, ngân hàng kiểm tra thủ tục lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng , thời hạn hiệu lực của TTD, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán, sau đó, tiến hành ghi Có cho tài khoản tiền gửi người thụ hưởng và báo Có cho họ. (6): Căn cứ vào bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng, ngân hàng bên thụ hưởng lập giấy báo Nợ liên hàng để ghi Nợ TK Liên hàng đi và gửi cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền để xin thanh toán. (7): Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán tài khoản " Đảm bảo thanh toán TTD " 3.5. Hình thức thanh toán thẻ ngân hàng . Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hay lĩnh tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. ở một số nước, các hãng hay các công ty kinh doanh lớn cũng phát hành thẻ thanh toán để thu tiền bán hàng của mình. Thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng có một số loại._. thẻ sau được sử dụng phổ biến: - Thẻ ghi Nợ: Người sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản " Đảm bảo thanh toán thẻ". Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử hoặc được ghi vào dải băng từ nếu là thẻ từ. Loại thẻ này áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. - Thẻ ký quỹ thanh toán(thẻ loại B) : là loại thẻ mà để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản " Đảm bảo thanh toán thẻ" thông qua việc tính tiền gửi hoặc nộp tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. - Thẻ tín dụng(thẻ loại C): áp dụng với những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền để mua thẻ. Mức tiền cho vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp thuận. Thẻ thanh toán dù dưới hình thức nào cũng phải có đầy đủ các yếu tố: Tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, nhãn hiệu thương mại và thời hạn sử dụng thẻ. Trong thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau: - Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh ngân hàng phát hành và quản lý thẻ. - Người sử dụng thẻ: là người trực tiếp mua thẻ tại ngân hàng và dùng thẻ để mua hàng hoá, dịch vụ. - Người tiếp nhận thẻ thanh toán bằng thẻ: là các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho người sử dụng thẻ. - Ngân hàng đại lý thanh toán : là các chi nhánh ngân hàng do ngân hàng phát hành thẻ quy định, ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán. 4 5 Chủ sở hữu thẻ Cơ sở tiếp nhận thẻ Ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ 1b 1a 2 3 Quy trình thanh toán thẻ: (1a): Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán ( Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ). (1b): Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ của khách hàng. (2): Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán . (3): Cơ sở tiếp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ. (4): Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán. (5): Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành thẻ qua thủ tục thanh toán giữa các ngân hàng. Người sử dụng thẻ có thể rút tiền mặt nhưng mỗi lần không quá 5 triệu đồng và mỗi ngày thẻ chỉ rút một lần. Nếu mất thẻ, người sử dụng phải thông báo ngay bằng văn bản cho ngân hàng phát hành thẻ biết để thông báo cho ngân hàng đại lý thanh toán thẻ báo cho cơ sở tiếp nhận thẻ biết. Khi sử dụng hết hạn mức hoặc hết thời hạn sử dụng của thẻ, nếu có nhu cầu, người sử dụng thẻ phải đến ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục sử dụng tiếp. Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hoá đơn cung ứng hàng hoá, dịch vụ, người tiếp nhận thẻ phải nộp biên lai vào ngân hàng đại lý để đòi tiền, nếu quá thời hạn trên, ngân hàng không chấp nhận thanh toán. Trong phạm vi 1 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, ngân hàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán thẻ. Như vậy, ta thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặtvới rất nhiều hình thức, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là trong công tác thanh toán còn một số tồn tại đòi hỏi ta phải xem xét tuỳ từng ngân hàng cụ thể để có thể đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại. 4.1. Môi trường kinh tế vĩ mô. Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế nên rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt. Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. 4.2. Môi trường pháp lý. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ngành ngân hàng đã có các luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng, … do đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển. Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Do đó một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả. Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội . Từ đó, ngân hàng có thêm một nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng , đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. 4.3. Khoa học công nghệ. Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của các ngân hàng hiện nay. Công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn xã hội , thu hút được nhiều hơn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế, để đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá . Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp. Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, … Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng. Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất , vừa đảm bảo thanh toán tức thì, vừa đảm bảo chính xác, an toàn và bí mật. Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực mạnh trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán của mình các ngân hàng luôn coi trọng cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình, bởi vì ai cũng ý thức được rằng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, công nghệ lạc hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong. 4.4. Yếu tố con người. Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà ngược lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ. Bởi vì, một công nghệ có hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy móc nào có được. ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng trong đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó yếu tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng. 4.5. Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong những năm gần đây thường xuyên đổi mới nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế năng động và sự điều chỉnh của pháp luật. Xét về mặt hình thức, tuy vẫn là các nghiệp vụ cơ bản như: nhận tiền gửi, cho vay, chi trả hộ nhưng các ngân hàng đã mở rộng cả quy mô, phương thức hoạt động, đặc biệt là công nghệ. Cho nên các NHTM ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. NHTM có ba chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau. Khi NHTM là trung gian tài chính thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cư qua hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, hay qua phát hành trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau. Qua đó ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi tù các thành phần kinh tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của NHTM có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ, như thế, vốn ngân hàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng lại càng được phát huy. Với chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng của NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn tới thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. 4.6 Yếu tố tâm lý. Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt. Con người là những sinh vật có ý thức. Hoạt động ý thức diễn ra trong bộ não người, một dạng tổ chức đặc biệt của vật chất. Tâm lý là toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người. Tâm lý cũng chính là nguyện vọng, ý thích, thị hiếu,... của mỗi người. Tâm lý hình thành nên thói quen, tập quán,... Như vậy, mỗi hành vi ứng xử của con người, trong đó có việc thanh toán, đều chịu tác động của yếu tố tâm lý. Tâm lý lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc: - Trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người của nó có xu hướng thích tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt là không phổ biến, từ đó hạn chế tới thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Ngược lại, trong một nền sản xuất lớn, hiện đại, nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc thanh toán bằng không dùng tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt ở trong trường hợp này rất phát triển. - Một nền kinh tế ngầm sôi động sẽ khuyến khích con người sử dụng tiền mặt nhiều hơn trong thanh toán vì lý do bí mật và an toàn cá nhân. - Thuế đánh quá cao sẽ dẫn tới con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ra tâm lý thích tiền mặt. - Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại“ khi sử dụng các phương tiện hiện đại có độ phức tạp cao, do đó thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển. Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình. 1. Tổng quan về NHNo&PTNT Ba Đình. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (NHNo&PTNT Hà Nội) ra đời năm 1988, là thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam. Trụ sở chính tại 77 Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Thời gian đầu, NHNo&PTNT Hà Nội hoạt động chủ yếu trên địa bàn các huyện ngoại thành. Đến năm 1992 tách các NHNo ngoại thành Hà Nội, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội hoạt động chủ yếu phục vụ khách hàng trên địa giới hành chính thuộc khu vực nội thành. Sau một thời gian hoạt động với sự phát triển của kinh tế Thủ đô, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và để phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô, tiền thân của NHNo&PTNT quận Ba Đình bây giờ là NHNo khu vực Giảng Võ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1996 theo quyết định số 18/QĐ-NHNo ngày 1/4/1996 của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động kinh doanh thử nghiệm có kết quả, để có thể đứng vững và phát triển NHNo&PTNT khu vực Giảng Võ đã được nâng cấp thành NHNo&PTNT quận Ba Đình theo quyết định số 340/QĐ-NHNo- 02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, địa chỉ giao dịch tại 191 Giảng Võ – Ba Đình- Hà Nội. Từ ngày ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một ngân hàng cấp VI thì hiện nay đã được nâng lên thành chi nhánh cấp II loại 4, trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Thành phố Hà Nội. 1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội quận Ba Đình có ảnh hưởng đến hoạt động của NHNo&PTNT Ba Đình. Năm 2003 là năm thứ 3 thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXII, năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 - 2005). Từ đầu năm 2003, Đảng bộ chính quyền thành phố nói chung, Quận Ba Đình nói riêng đã xác định nhiệm vụ trong năm là rất nặng nề, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tình hình trong nước và quốc tế diễn biến hết sức phức tạp: Chiến tranh IRắc, dịch bệnh SARS…. , Quận Ba Đình được lựa chọn thực hiện nhiều chương trình của thành phố. Song với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong quận, sự hợp tác giúp đỡ chặt chẽ của các cấp, các ngành, của thành phố, kinh tế xã hội quận tiếp tục đạt được kết quả khả quan và khá toàn diện. Quận Ba Đình tập trung hầu hết các cơ quan đầu não chính trị của thủ đô, là địa bàn có vị trí trọng yếu nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ban ngành thành phố và Trung ương. Trong năm 2003 vừa qua, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kỷ cương văn minh đô thị có nhiều tiến bộ, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 30 % so với cùng kì, thương mại chiếm 36% tổng giá trị chung của toàn quận, tăng 20% so với năm trước, dịch vụ du lịch tăng 16%, giá trị sản xuất hàng công nghiệp tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, thu ngân sách vượt 5% so với kế hoạch, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra sôi động. Các vấn đề xã hội đô thị bức xúc được quan tâm giải quyết, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị ngoài quốc doanh đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 251 tỷ đồng tăng 30,4% so với cùng kỳ và hoàn thành vượt mức kế hoạch 17%. Trong đó khối doanh nghiệp tư nhân tăng 3%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 48,9% và khối hợp tác xã tăng 12,7%. Để hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) và tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo UBND quận xây dựng công tác, với mục tiêu: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. đẩy mạnh phát triển kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế. Tạo bước đột phá trong quản lý đô thị, trước hết là giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị năm 2004. Phát triển văn hoá giáo dục, đào tạo; gắn tăng trưởng kinh tế với mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm…. Về kinh tế giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế: giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh tăng trưởng từ 15 đến 20%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 15%, tăng thu ngân sách từ 5 đến 10%. Đặc thù của quận Ba Đình chủ yếu là các cơ quan chính trị xã hội nên môi trường kinh doanh không được thuận lợi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn không nhiều, một số cơ sở kinh doanh còn khó khăn về vốn, áp dụng khoa học công nghệ mới còn nhiều hạn chế. Riêng đối với ngành ngân hàng, việc thay đổi chính sách lãi suất và dịch bệnh SARS cũng ảnh hưởng tới một số đơn vị xuất nhập khẩu. 1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình. - Tổng số cán bộ của NHNo&PTNT Ba Đình là 27 người. - Hoạt động của NHNo&PTNT Ba Đình được điều hành bởi Ban giám đốc gồm: + Giám đốc : là người quản lý và điều hành chung đồng thời trực tiếp quản lý phòng Kinh doanh + Phó Giám đốc: là người hỗ trợ giám đốc trong quản lý và điều hành chung đồng thời trực tiếp quản lý phòng Kế toán - Kho quỹ - Đứng đầu các phòng nghiệp vụ là các Trưởng phòng - Ngân hàng NHNo&PTNT Ba Đình có 5 phòng giao dịch : Phòng giao dịch số 27 191 Giảng Võ- Ba Đình- Hà Nội Phòng giao dịch số 28 45 Trần Quang Diệu – Ba Đình – Hà Nội Phòng giao dịch số 29 119 Linh Lang – Ba Đình – Hà Nội Phòng giao dịch số 30 54 Quan Nhân – Thanh Xuân – Hà Nội Phòng giao dịch số 45 48 Ngọc Hà - Ba Đình – Hà Nội Tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Ba Đình được thể hiện qua sơ đồ : Biểu thị quan hệ phụ thuộc Ban Giám đốc P. Kế toán Ngân quỹ P.Hành chính nhân sự P.Kế Hoạch-Kinh doanh Phòng giao dịch số 27 Phòng giao dịch số 28 Phòng giao dịch số 29 Phòng giao dịch số 30 Phòng giao dịch số 45 Quan hệ ngang hàng 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Ba Đình. Nguồn vốn huy động đến 30/11/2003 đạt 416.628 triệu đồng, đến 31/12/03 đạt 417.551 triệu đồng tăng 11.013 triệu đồng so với 31/12/2002. Dư nợ đến 30/11/03 đạt 85.267 triệu đồng, đến 31/12/03 đạt 88.884 triệu đồng tăng 13.633 triệu đồng so với 31/12/02. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2001,2002,2003. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 I. Huy động vốn 371.895 406.538 417.551 II. Sử dụng vốn 57.987 75.251 88.884 Thừa vốn (I-II) 313.908 331.287 328.667 Phí thừa vốn 0.65%/ tháng 0.65%/ tháng 0.65%/ tháng Nguồn: “báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Ba Đình các năm 2001, 2002, 2003“. 1.4.1. Công tác huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động đến 30/11/03 đạt 416.628 triệu đồng. Trong đó: nội tệ là 367.906 triệu đồng, ngoại tệ quy đổi là 48.722 triệu đồng. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/03 đạt 417.551 triệu đồng. Trong đó: nội tệ là 368.808 triệu đồng, ngoại tệ quy đổi là 48.743 triệu đồng. Trong năm 2004, chi nhánh đã chủ động trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bằng các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị. Trên cùng địa bàn có nhiều ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động với mức lãi suất thấp hơn song bằng cách khuyếch trương, tiếp thị quảng cáo nên NHNo Ba Đình đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể, nhất là từ khi áp dụng hiện đại hoá Ngân hàng, chuyển từ giao dịch nhiều cửa sang giao dịch một cửa rất được sự ủng hộ và hoan nghênh của khách hàng, từ đó Ngân hàng chuẩn bị áp dụng hình thức nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn, đua máy ATM vào hoạt động đến nay đã có hơn 100 khách hàng sử dụng thẻ ATM. Ngoài ra còn đưa ra các hình thức huy động mới như: TGTK bậc thang, TGTK có khuyến mại bảo hiểm con người, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước.... Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn huy động đến 30/11/2003. Tiền gửi dân cư + Tiền gửi không kỳ hạn: 4.098 triệu đồng chiếm 0.98% so với tổng nguồn vốn huy động + Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng : 84.177 triệu đồng chiếm 20,2% + Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng : 15.295 triệu đồng chiếm 3,6% + Tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng : 507 triệu đồng chiếm 0,12% + Tìền gửi có kỳ hạn 12 tháng : 130.734 triệu đồng chiếm 31,3% + Tiền gửi trên 12 tháng trở lên : 61.437 triệu đồng chiếm 14,7% Tiền gửi các TCKT + Không kỳ hạn: 13.380 triệu đồng chiếm 3,2% Tiền gửi các TCTD + 107.000 triệu đồng chiếm 25,6% Bảng tình hình huy động vốn nội tệ các năm 2001, 2002, 2003. Biểu 1A Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của TCTD 254.018 73,79 82.001 22,84 107.000 29,00 Tiền gửi của KH Không kỳ hạn Kỳ hạn <12 tháng Kỳ hạn >12 tháng 36.869 7.501 21.728 7.640 10,71 47.000 14.201 24.242 8.557 13,09 146.156 31.293 19.104 95.759 39,63 Phát hành các GTCG Ngắn hạn Dài hạn 53.335 46.086 7.249 15,50 230.026 144.207 85.819 64,07 115.652 66.673 48.979 31,37 Tổng nguồn vốn nội tệ 344.222 100 359.027 368.808 100 Nguồn “Báo cáo tài chính các năm 2001,2002, 2003 của NHNo&PTNT Ba Đình” Bảng tổng kết tình hình huy động vốn các năm 2002, 2003. Biểu 1B. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2002 So sánh số tuyệt đối Số tiền Tỷ trọng Lãi suất Số tiền Tỷ trọng Lãi suất I TG không kỳ hạn 18.714 100 15.077 100 3.637 1 Tiền gửi thanh toán 15.118 80,78 0,15 11.732 77,57 0,15 3.386 2 Tiền gửi tiết kiệm 3.596 19,22 0,2 3.345 22,43 0,15 251 3 Tiền gửi kho bạc II TG có kỳ hạn < 12 T 98.312 100 184.873 100 -86.561 1 TG có kỳ hạn ≤ 3 T 17.839 18,5 0,47 21.212 11,47 0,57 -3.373 Tiền gửi TCKT 0,00 Tiền gửi tiết kiệm, KP 17.839 18,15 0,47 21.212 11,47 0,57 -3.373 2 TG có kỳ hạn 3 đến dưới 6 T 80.019 81,39 0,55 13.455 7,28 0,6 66.564 Tiền gửi TCKT Tiền gửi tiết kiệm, KP 80.019 81,39 0,55 13.455 7,28 0,6 66.564 3 TG có kỳ hạn 6 – dưới 9 tháng 454 0,46 0,55 150.206 81,25 0,65 -149.752 Tiền gửi TCKT Tiền gửi tiết kiệm, KP 454 0.46 0,55 150.206 81,25 0,65 -149.752 III TG có kỳ hạn 12 – dưới 24 T 177.316 100 33.769 100 0,67 138.547 1 Tiền gửi TCKT 5.000 - 5000 2 Tiền gửi tiết kiệm, KP 163.104 91,98 0,63 33.769 100 0,67 129.335 3 Tiền gửi TK bậc thang 14.212 8,02 14.212 IV TG có kỳ hạn 24 tháng trở lên 16.209 100 85.819 100 0,65 -69.610 1 Tiền gửi TCKT 2 Tiền gửi tiết kiệm,kỳ phiếu 16.209 100 0,65 85.819 100 0,65 -69.610 3 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang V TG TCTD 107.000 100 82.000 100 0,6 25.000 Tiền gửi ≤ 3 tháng 7.000 6,54 0,5 82.000 100 0,6 -75.000 Tiền gửi ≤ 6 tháng Tiền gửi ≤ 9 tháng Tiền gửi < 12 tháng 100.000 93,46 0,5 100.000 Tiền gửi từ 12 T trở lên VI TG tiền vay khác VII Bình quân nguồn huy động/1 cán bộ 14.913 14.519 394 VIII Tổng nguồn vốn huy động 417.551 406.538 11.013 Nguồn “Báo cáo tài chính các năm 2002, 2003 của NHNo&PTNT Ba Đình“. Tổng nguồn năm 2003 tăng 11.013 triệu đồng so với năm 2002. Trong đó, tăng chủ yếu là loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, loại này chiếm 42,46% trên tổng nguồn, sau đó là loại tiền gửi của các tổ chức tín dụng chiếm 25,6% trên tổng nguồn. So với năm 2002, tiền gửi không kỳ hạn tăng 3.637 triệu đồng, loại này chiếm 4,48% trên tổng nguồn. Giảm mạnh là loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, giảm 86.561 triệu đồng so với năm 2002, chiếm 23,54% trên tổng nguồn. Nguyên nhân của sự biến động cơ cấu nguồn tiền huy động như trên là do trong năm 2003 NHNo&PTNT Ba Đình đã cho ra một loạt các sản phẩm mới như: tiền gửi tiết kiệm có khuyến mại bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm trả lãi quý, tiền gửi tiết kiệm bậc thang,…Trong đó, loại tiền gửi tiết kiệm bậc thang là mang lại hiệu quả rõ nét nhất. Vì nó vừa có lợi cho khách hàng lại vừa có lợi cho ngân hàng nên NHNo&PTNT Ba Đình chú trọng đến việc hướng dẫn cho khách hàng gửi loại tiết kiệm trên (năm 2002 chưa có). Đến năm 2004 số dư tiền gửi tiết kiệm bậc thang là 14.212 triệu đồng còn loại tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu (trả lãi trước) 3 tháng, 6 tháng tăng 66.564 triệu đồng. Biểu trên còn cho thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ còn quá khiêm tốn, chỉ chiếm 4,48% trên tổng nguồn với lãi suất thấp, chưa đạt được so với kế hoạch đặt ra. Qua số liệu vài năm trở lại đây ta thấy điều vừa nêu là khó khăn truyền thống của NHNo&PTNT Ba Đình. Trong 2 năm qua đã tiếp thị được công ty Điện lực Thanh Xuân nhưng họ chỉ cho thu tiền mặt còn thanh toán chuyển khoản chưa về được. Còn đối với nguồn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn mang lại sự ổn định tương đối cho nguồn nhưng lại phải trả với lãi suất cao. Đó cũng là điều chưa hợp lý trong kết cấu nguồn tại NHNo&PTNT Ba Đình . 1.4.2. Công tác sử dụng vốn. Tổng dư nợ đến 30/11/03 là 85.267 triệu đồng, thực hiện đến 31/12/03 đạt 88.884 triệu đồng * Phân tích theo thời hạn cho vay: - Dư nợ ngắn hạn đến 30/11/03 là 69.466 triệu đồng chiếm 81,4% trên tổng dư nợ, đến 31/12/03 dư nợ ngắn hạn đạt 72.397 tăng 9.368 triệu đồng đồng so với cùng kỳ năm trước. - Dư nợ trung dài hạn đến 30/11/03 là 15.801 triệu đồng chiếm 18,6% trên tổng dư nợ, đến 31/12/03 dư nợ trung dài hạn đạt 16.487 tỷ đồng tăng 4.265 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. * Phân tích theo thành phần kinh tế: - Dư nợ DNNN: 38.720 triệu đồng chiếm 43,56% trên tổng dư nợ. + Ngắn hạn: 36.160 triệu đồng. + Trung hạn: 2.560 triệu đồng. - Dư nợ DNNQD: 26.966 triệu đồng chiếm 30,34% trên tổng dư nợ. + Ngắn hạn: 20.562 triệu đồng. + Trung hạn: 6.404 triệu đồng. - Dư nợ HTX, hộ gia đình , cá thể, cầm cố tiêu dùng: 23.198 triệu đồng chiếm 26% trên tổng dư nợ. *Phân tích theo ngành kinh tế. Dư nợ của ngành SXKD thương nghiệp dịch vụ: 73.897 triệu đồng chiếm 83,14% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đời sống trên 4.711 triệu đồng chiếm 5,3% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay khác: 10.276 triệu đồng chiếm 11,56% trên tổng dư nợ. * Nợ quá hạn (Thống kê theo mẫu số 3/KHTH) Nợ quá hạn đến 30/11/03 là 6.400 triệu đồng chiếm 7,2% trên tổng dư nợ, giảm 51,6 triệu đồng so với năm trước. Toàn bộ số nợ quá hạn trên đều là dư nợ cho vay đời sống, không phải nợ khó đòi chi nhánh sẽ thu hồi trong thời gian tới. Trong năm 2003 tổng dư nợ cho vay tăng 13.633 triệu đồng so với năm 2002. Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 9.368 triệu đồng, dư nợ trung dài hạn tăng 4.265 triệu đồng. Năm 2003 NHNo&PTNT Ba Đình đã cố gắng phấn đấu đến cuối năm không để dư nợ quá hạn (kế hoạch năm 2002 đã nêu) và đã thực hiện được mục tiêu đề ra. Dư nợ bình quân 1 cán bộ là 3.173 triệu đồng. Ngân hàng đã đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Với lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,8%, dài hạn là 0,86% nếu NHNo&PTNT Ba Đình cố gắng đẩy mạnh dư nợ lên nữa thì sẽ tăng thêm quỹ thu nhập cho ngân hàng. Bảng cơ cấu dư nợ các năm 2002, 2003 Biểu 2A Đơn vị: triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2002 So sánh số tuyệt đối Số tiền Tỷ trọng Lãi suất% Số tiền Tỷ trọng Lãi suất% I Dư nợ cho vay thông thường 88.884 75.251 13.633 A Dư nợ cho vay thông thường 88.884 75.251 13.633 1 Dư nợ trong hạn 88.884 100 75.251 100 13.633 1.1 Ngắn hạn 72.397 81,5 0,80 63.029 83,8 0,80 9.368 1.2 Trung dài hạn 16.487 22,8 0,86 12.222 19,4 0,86 4.265 2 Dư nợ quá hạn 0 0 0 2.1 Nợ quá hạn do gốc 0 57 0,076 -57 2.2 Nợ quá hạn do lãi 0 0 0 2.3 Nợ khó đòi 0 0 0 C Dư nợ bình quân /1 cán bộ 3.173 3,6 3,010 4 164 Tổng cộng 0 II Nợ khoanh 0 0 0 III Nợ chờ xử lý 0 0 0 IV Nợ đã xử lý rủi ro 485 181 304 V Tổng số nợ đã xử lý rủi ro còn đang theo dõi ngoại bảng 622 632 -10 Nguồn “Báo cáo tài chính các năm 2002, 2003 của NHNo&PTNT Ba Đình“. Lãi suất đầu ra theo cơ cấu dư nợ = (Số tiền * ls từng loại)/ Tổng dư nợ Lãi suất tính theo tháng ghi trên hợp đồng. Nếu nhiều mức thì tính bình quân cho mỗi loại dư nợ Bảng tổng kết tài sản các năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị: triệu đồng. Biểu 2B Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 Dư cuối kỳ % Dư cuối kỳ % Dư cuối kỳ % 1. TM và tiền gửi tại NHNN 2. Cho vay trong nước 57.987 16,80 75.251 20.88 88.884 24 - Cho vay đối với TCTD 57.987 75.251 88.884 - Cho vay đối với các TCKT,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6947.doc
Tài liệu liên quan