Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ai cũng biết rằng: Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý. Từ xa xưa trong dân gian nước ta đã tổng kết thành câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chủ yếu để nhắc nhở những người mới bước vào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn”. Ở các nước khác trên thế giới, ngoài quan niệm dân gian thì các nhà chuyên môn, những người yêu thích, hiểu ẩm thực… đều bàn luận, viết những tài li

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 9600 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống. Có ý kiến cho rằng: “Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon.” Đó là một niềm hạnh phúc lớn lao của con người, là phần thưởng của tạo hóa dành cho con người. Mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình đều có phong cách ẩm thực với những đặc thù nhất định, nên đã có người nhận xét: Có thể đoán biết được phần chính yếu của số phận một dân tộc thông qua việc quan sát họ ăn như thế nào? Đối với cá nhân riêng lẻ cũng vậy, “Hãy cho tôi biết anh thường xuyên thích ăn món gì, tôi sẽ có thêm cứ luận để nói rõ cho anh biết anh là người thế nào.” Đã có một vài nhận xét thú vị được rút ra như sau - Ăn chính là nghệ thuật: “Chúng ta dựa vào trí tuệ mẫn tiệp, tình cảm đẹp đẽ để xây dựng cuộc sống có chất lượng cao, ngày một hoàn thiện vì vậy cần phải biết chọn thức ăn ngon - một biểu hiện của chất lượng cuộc sống”. Rõ ràng là biết chọn thức ăn ngon, phù hợp với mình là cả một nghệ thuật - Ăn là biểu hiện văn hóa ứng xử: “Ăn uống thô tục là không biết ăn.” Cha ông ta dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là rất ý nhị. Có người còn cho rằng khi ăn cũng phải giữ phong độ uy vũ, mạnh mẽ, chân tình nhưng tránh thô lậu. “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” là muốn nhấn mạnh ý người nam ăn phải khỏe, tư thế vẫn tỏ rõ nam tính, còn nữ nhi trái lại phải ăn uống dịu dàng, làm dáng, thể hiện cả nữ tính yểu điệu như mèo cả trong khi ăn. - Ăn chính là thực hiện niềm vui sáng tạo: “Phát hiện một món ăn mới phải thấy là vui sướng như phát hiện ra một ngôi sao mới”. Tạo ra món ăn mới là một phát minh - nếu suy nghĩ được như vậy thì ẩm thực mới phát triển và thực ra nó cũng là một trong những nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu nó, để tâm sức vào nghiên cứu nó. Cuối cùng, thiết nghĩ khi chuẩn bị món ăn, người đầu bếp phải sắp xếp sao cho nguyên liệu vừa đủ với số lượng khách; nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, dao, thớt sạch sẽ. Nấu món ăn nào trước, món ăn nào sau phải hợp lý, thứ tự, thái độ nấu nướng vui vẻ, hứng khởi. Khi dọn ăn, nên chú ý lời mời chào tiếp món ăn chu đáo, ý vị thì càng làm cho các món ăn ngon thêm bội phần. Văn hóa ẩm thực ngày được đông đảo công chúng và các chuyên gia văn hóa chú ý không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước. Chính vì vậy ,văn hóa ẩm thực cũng được coi như một tài nguyên du lịch,thu hút với những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của một quốc gia,vùng miền.Khoảng chục năm trước,trên thế giới đã xuất hiện loại hình du lịch ẩm thực.Tuy nhiên đến nay,du lịch ẩm thực vẫn còn là khái niệm khá mới lạ ở Việt Nam.Đó thực sự là một sự lãng phí nguồn tài nguyên phát triển du lịch.Vì vậy,tôi viết về đề tài này với mong muốn có thể nghiên cứu sâu hơn về các điều kiện phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam,từ đó đề ra một vài giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời gian tới 2. Mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam trong thời gian tới Nhiệm vụ Chỉ ra tiềm năng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam Đánh giá mức độ phát triển của loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam trong thời gian tới 3.Đối tượng nghiên cứu Loại hình du lịch ẩm thực 4.Phạm vi nghiên cứu Trên lãnh thổ Việt Nam 5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung Nghiên cứu tài liệu:thu thập,phân tích,tổng hợp,đánh giá  CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC 1.1. Định nghĩa loại hình du lịch ẩm thực 1.1.1.Khái niệm văn hóa ẩm thực Khái niệm văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.Văn hóa ẩm thực là nội dung nói đến lĩnh vực chế biến,cách thưởng thức các thức ăn,đồ uống…Đó chính là nét văn hóa hình thành trong cuộc sống.Văn hóa ẩm thực có 3 nội dung: - Cách thức chế biến các đồ ăn,thức uống - Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị tôn nhau - Cách thức thưởng thức mà nâng cao lên thành “đạo” Như vậy,văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần.Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trí món ăn sao cho đẹp mắt,món ăn dậy mùi thơm…kích thích vị giác của thực khách.Nét văn hóa về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp ,ứng xử giữa con người trong bữa cơm ,những nguyên tắc ,chuẩn mực ,phong tục ăn uống…Vậy nên có câu: “Hãy cho tôi biết anh thích ăn những gì,tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào” 1.1.2.Khái niệm loại hình du lịch ẩm thực Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực,du lịch ẩm thực là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ,thường khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực .Nhiều người khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng.Tuy nhiên ,đó không phải là tất cả.Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địa phương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên mà chỉ người dân địa phương biết đến…Chính những trải nghiệm độc đáo và thú vị là điều hấp dẫn ,thu hút du khách đến với loại hình du lịch này Du lịch ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực .Nó bao gồm các trường học nấu ăn ,sách dạy nấu ăn,các chương trình ẩm thực trên tryền hình,các cửa hàng tiện ích của nhà bếp và các tour du lịch ẩm thực… Như vậy ,du lịch ẩm thực qua các tour du lịch là một tập hợp con của du lịch ẩm thực nói chung.Theo nghĩa này,du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến.Trong phạm vi chuyên đề thực tập ,em cũng chỉ xin giới hạn việc nghiên cứu ở nghĩa hẹp của du lịch ẩm thực như một loại hình du lịch. 1.1.3.Phân biệt loại hình du lịch ẩm thực với các loại hình du lịch tương tự Du lịch ẩm thực với du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho cá nhân về mọi lĩnh vực như lịch sử ,kiến trúc,hội họa ,chế độ xã hội,cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của điểm đến… Như vậy,du lịch văn hóa là khái niệm bao trùm cả du lịch ẩm thực và các loại hình du lịch khác nữa dựa vào văn hóa,nó đề cập đến việc nâng cao nhận thức cá nhân trong mọi lĩnh vực.Trong khi đó,du lịch ẩm thực chỉ là nâng cao nhận thức cá nhân trong lĩnh vực ẩm thưc,tập quán ăn uống của người dân.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn hóa nên cũng giống như du lịch văn hóa,du lịch ẩm thực cũng phải dựa trên những gì là giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến để phát triển Du lịch ẩm thực với agritourism Agritourism,theo nghĩa rộng nhất là bất kì hoạt động du lịch nào dựa trên nông nghiệp hoặc khiến cho du khách tới thăm một trang trại hay trai chăn gia súc Agritourism bao gồm một loạt các hoạt động, bao gồm cả mua những nông sản được sản xuất trực tiếp từ một trang trại, điều hướng một mê cung bắp, hái trái cây, cho động vật ăn, hoặc ở tại một B & B trên một trang trại. Như vậy,agritourism khác du lịch ẩm thực ở chỗ:agritourism nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về các hoạt động nông nghiệp,tìm hiểu về cách thức ăn của con người được tạo ra.Còn du lịch ẩm thực nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật ẩm thực của điểm đến.Du lịch ẩm thực là tập hợp con của du lịch văn hóa(các món ăn là một biểu hiện của văn hóa),trong khi đó agritourism là tập hợp con của du lịch nông thôn.Điều đó có nghĩa là du lịch ẩm thực và agritourism gắn bó chặt chẽ với nhau,như những hạt giống của các món ăn có thể được tìm thấy trong nông nghiệp 1.2.Đặc điểm của loại hình du lịch ẩm thực Du lịch ẩm thực phản ánh và chứa đựng tài nguyên tự nhiên,văn hóa và lịch sử của bản địa Nhìn vào nền ẩm thực của một quốc gia,vùng miền nào đó ta có thể phần nào thấy được điều kiện tự nhiên của quốc gia,vùng miền đó.Bởi với điều kiện tự nhiên khác nhau như khí hậu ,địa hình…thì số lượng,chủng loại nguồn nguyên liệu cũng như mùi vị các món ăn cũng khác nhauVí dụ như Nhật Bản là quốc gia được bao bọc bởi bốn bề là biển nên thủy,hải sản rất phong phú.Bởi vậy,trong những món ăn thường ngày của người Nhật không bao giờ thiếu cá và các loại hải sản khác. Yếu tố văn hóa chính là linh hồn của du lịch ẩm thực .Chẳng ai đi du lịch chỉ để “ăn”một cách thuần túy.Vấn đề ăn uống trong du lịch đã được nâng lên thành cả một nghệ thuật.Ăn không chỉ để hưởng thụ cuộc sống mà qua ăn uống,người ta còn có thể nâng cao vốn tri thức của mình về một nền văn hóa.Các giá trị văn hóa được thể hiện trong cách chế biến hay cách thức ăn uống theo đúng kiểu của người dân bản địa.Bên cạnh đó,giá trị văn hóa còn thể hiện ở không gian kiến trúc,cách bài trí của nhà hàng,quán ăn:ở cung cách phục vụ,trang phục của nhân viên hay chính ở lối sống của người dân bản địa Du lịch ẩm thực còn phản ánh trong đó những giá trị lịch sử của mỗi vùng miền.Huế xưa kia từng là đất kinh kì,nơi mà lối sống của tầng lớp quý tộc và thượng lưu trí thức luôn được đề cao nên thực đơn và cách chế biến món ăn Huế mang tính công phu, tỉ mỉ. Tư tưởng đó sau này dù khi không còn ở vị trí trung tâm của đất nước nhưng người Huế vẫn cứ muốn tìm những cái cầu kỳ trong ăn uống để khẳng định sắc thái của mình. Đó chính là cái không hướng đến sự ăn no, ăn nhiều, ăn thoải mái mà hướng đến triết lý ăn để thưởng thức cái đẹp của người Huế. Đó cũng chính là khung cảnh ăn uống mang đậm yếu tố thiên nhiên với con người. Chính đặc trưng rõ nét đó đã tạo ra một "lối nấu Huế" để phân biệt với những nơi khác. Lối nấu mà một nhà nghiên cứu đã viết: Trong bữa ăn, người Huế ưa ăn các món ăn đa dạng, hỗn hợp dù mỗi món chỉ dùng một ít. Trong chế biến cũng như trong ăn uống, người Huế thích phải tinh vi, tỉ mỉ, cầu kỳ, thể hiện ý thức mỹ cảm rõ rệt, con người ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu sinh tồn mà còn thưởng thức cái mà mình sáng tạo ra Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến Du lịch ẩm thực phát triển dựa trên nền văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc của điểm đến,cái mà du khách tìm đến là bản sắc riêng của nền văn hóa đó.Điều đó có nghĩa là sự lai tạp giữa nền văn hóa ẩm thực bản địa với văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực,làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến với du khách.Vì vậy ,phát triển du lịch ẩm thực đặt ra yêu cầu phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến. Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương Lợi ích trước mắt mà ta có thể thấy rõ và đo lường được chính là lợi ích kinh tế mà du lịch ẩm thực mang lại cho địa phương.Du lịch phát triển sẽ mang lại nguồn thu lớn cho địa phương từ các khoản phí và thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn nộp.Bên cạnh đó,du lịch ẩm thực phát triển sẽ tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm nông sản và thực phẩm do địa phương tạo ra,đồng thời giúp gia tăng giá trị các sản phẩm đó lên gấp rất nhiều lần. Về mặt xã hội,du lịch ẩm thực cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho địa phương.Du lịch ẩm thực thu hút lượng khách lớn đến từ những nền văn hóa khác,sẽ thổi vào một luồng sinh khí mới cho điểm đến.Nền văn hóa mới với lối sống,tác phong ,suy nghĩ mới sẽ giúp dân cư địa phương mở mang đầu óc,thay đổi sự nhận thức đối với thế giới xung quanh.Đó sẽ là động lực để nhân dân địa phương tự làm mới bản thân ,nắm bắt cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Cũng chính bởi lợi ích to lớn mà du lịch ẩm thực mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương sẽ giúp họ hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương cũng như tính cấp thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống đó.Như vậy,phát triển du lịch ẩm thực cần gắn với lợi ích cả công đồng dân cư địa phương Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ cho du khách Bất cứ hình thức du lịch nào cũng đều nhằm mang lại sự trải nghiệm cho du khách.Có thể đó là sự trải nghiệm cảm giác mạo hiểm trong một chuyến du lịch mạo hiểm hay đơn giản là sự trải nghiệm được thư giãn ,thoải mái trên chiếc giường lông vũ của khách sạn Sofitel…Đối với du lịch ẩm thực thì đó là sự trải nghiệm mùi vị của những món ăn ,trải nghiệm không gian của nhà hàng mang đậm phong cách của vùng miền hay trải nghiệm được tự tay chế biến món ăn và thưởng thức chúng theo cách của người bản địa….Những trải nghiệm đó càng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi nền văn hóa ẩm thực của điểm đến càng độc đáo ,khác lại so với những vùng miền khác 1.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch ẩm thực Nền văn hóa ẩm thực phong phú,độc đáo Đối với những loại hình du lịch khác,ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến du lịch.Vì vậy ,đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của du khách.Nhưng đối với loại hình du lịch ẩm thực ,ẩm thực lại là nhân tố quyết định trong việc lựa chọn chương trình du lịch,các điểm đến.Chính vì vậy ,điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du khách bấy nhiêu.Mức độ phong phú của một nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một vùng,miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực …Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá ,học hỏi .Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm thực,nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác.Sự độc đáo có thể thể hiện ở cách thức chế biến món ăn,mùi vị đặc trưng ,lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng,quán ăn…Tuy nhiên,khi đưa vào để phát triển thành một sản phẩm du lịch thì tình độc đáo cũng chỉ là một khái niệm tương đối vì trong du lịch,các sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước.Vì vậy,luôn tìm tòi ,sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói chung,du lịch ẩm thực nói riêng Hệ thống cơ sở vật chất,đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất,chế biến thực phẩm,kinh doanh ăn uống phát triển Đối với loại hình du lịch ẩm thực ,sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống,sản xuất chế biến thực phẩm là điều kiện hết sức cần thiết.Tại đây ,du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn ,đồ uống mà còn được ngắm nhìn khung cảnh,bài trí của nhà hàng,quán ăn.Những nhà hàng ,quán ăn mang đậm phong cách truyền thống cuả địa phương,dân tộc thì càng có sức thu hút cao đối với du khách.Từ việc thiết kế, trang trí nhà hàng đến các trang thiết bị phục vụ như bàn ghế,bát,đĩa,chén,nậm rượu hay ấm tích đựng nước chè,các tranh ảnh,các dụng cụ sản xuất như cối xay giã gạo,dần,sàng,nong,nia đến các dụng cụ săn bắt thú và thủy hải sản như nơm,vó ,lưới…Bên cạnh đó,các bản nhạc dân tộc và các dụng cụ chiếu sáng được sử dụng như đèn dầu,nến…cũng góp phần tác động mạnh mẽ đến các giác quan của du khách,tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn để du khách có thể nhớ mãi rồi kể lại cho bạn bè,người thân.Đây là hình thức tuyên truyền,quảng cáo rất hữu hiệu.Không những thế ,du khách còn có thể tham quan các quy trình sản xuất,chế biến thực phẩm tại các làng nghề ẩm thực hay xưởng sản xuất như làm bún,bánh tráng,giò chả…Du khách cũng có thể được học cách nấu ăn tại nhà hàng hay lớp dạy nấu ăn.Còn gì thú vị hơn khi được tự tay mình thực hiện một công đoạn sản xuất tại làng nghề hay tự nấu một món ăn và thưởng thức thành quả tự mình làm ra. Tuy nhiên ,việc thiết kế ,xây dựng các nhà hàng ,quán ăn đặc biệt chú ý đến các điều kiện về vệ sinh và sự hài hòa với môi trường xung quanh Nguồn nhân lực,đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất,chế biến,dịch vụ ăn uống có chất lượng cao Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ.Bởi thế,nhân tố con người càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch.Đối với loại hình du lịch ẩm thực ,lao động trong bộ phận sản xuất,chế biến thực phẩm và bộ phận phục vụ thức ăn,đồ uống cần được chú trọng đặc biệt.Du khách tìm đến với loại hình du lịch này với mong muốn có được những trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ về ẩm thực.Do đó,phải làm sao để chế biến ra những món ăn,đồ uống ngon,bổ,trình diễn những kĩ thuật chế biến mới lạ,hấp dẫn và tạo dựng được phong cách phục vụ chuyên nghiệp.Để làm được điều đó,không những đòi hỏi bản thân người lao động cần có lòng nhiệt huyết,đam mê,tự trau dồi kiến thức mà còn có sự đào tạo bài bản từ phía các trường lớp ,các viện nghiên cứu.Có vậy mới tạo ra đội ngũ người lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng Sự tham gia tích cực của công đồng dân cư địa phương Cũng như điều kiện để phát triển du lịch văn hóa ,sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là cần thiết đối với sự phát triển của du lịch ẩm thực.Đối với loại hình du lịch ẩm thực,cái mà du khách tìm đến không chỉ là vị ngon của thức ăn ,đồ uống mà còn là những giá trị về mặt tinh thần .Đó là sự hiểu biêt về một nền văn hóa khác thông qua những phong tục truyền thống,lối sống của người dân bản địa.Hơn ai hết,chính người dân bản địa lại là những người am hiểu nhất về nền văn hóa địa phương.Và cũng chính họ sẽ là người quyết định sự thịnh suy của nền văn hóa đó.Chính vì vậy,để có thể lưu giữ và phát huy một nền văn hóa thì phải dựa vào chính người dân địa phương. Sự đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm Vấn đề an ninh,an toàn tính mạng luôn là vấn đề du khách quan tâm khi quyết định điểm đến cho chuyến hành trình du lịch của mình.Theo lý thuyết Maslow về nhu cầu của con người,nhu cầu an ninh,an toàn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ hai trong thang bậc các nhu cầu,chỉ sau nhu cầu sinh lí.Với loại hình du lịch ẩm thực,du khách dường như luôn tiếp xúc với thức ăn,đồ uống của điểm đến.Nếu không được đảm bảo về vệ sinh thì đó chính là nguồn khiến mầm bệnh xâm nhập trực tiếp và nhanh nhất vào cơ thể con người.Do đó ,cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề vệ sinh,cả ở khu vực bên trong các nhà hàng,quán ăn,các làng nghề và môi trường xung quanh..Đối với bên trong,phải đảm bảo sự sạch sẽ ở mức cao nhất các trang thiết bị,dụng cụ nấu nướng,ăn uống.Nguồn nguyên liệu phải rõ ràng xuất xứ,đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh…Đối với bên ngoài,cần thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh môi trường và các biện pháp xử lí chất thải… Có hệ thống chính sách quản lí và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực của các chủ thể quản lí nhà nước,các đơn vị kinh doanh du lịch cùng các bộ,ban ngành liên quan Hệ thống chính sách quản lí của các cơ quan chủ quản là cần thiết để có thể định hướng cho sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng trên địa bàn.Vai trò của chính quyền địa phương và cơ quan quản lí thể hiện qua việc: -Đảm bảo chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí nắm vững khái niệm ,đặc điểm,ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với địa phươnng -Thực hiện công tác nghiên cứu đặc trưng ẩm thực của vùng ,tư vấn cho cấp quản lí cao hơn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ẩm thực trên địa bàn quản lí -Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động du lịch ẩm thực trên địa bàn -Thiết kế ,thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư Giữa các cá nhân tổ chức như chính quyền địa phương,cơ quan quản lí,nhà kinh doanh ,dân cư địa phương cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc trên cơ sở trao đổi ,bàn bạc thống nhất cách thức thực hiện,kiểm soát.Hệ thống này là cơ sở đánh giá chất lượng,mức độ phù hợp của những tổ chức ,cá nhân tham gia kinh doanh du lịch ẩm thực với đặc trưng của ẩm thực địa phương. Đối tượng khách có đặc điểm tiêu dùng phù hợp với loại hình du lịch ẩm thực Đối tượng khách tham gia loại hình du lịch ẩm thực là người tiêu dùng du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến du lịch.Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực,các đầu bếp,chủ nhà hàng,khách sạn muốn tìm hiểu về ẩm thực để bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà hàng .Họ cũng có thể là những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tò mò của mình,không nhất thiết đó là người sành ăn.Đặc điểm chung của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực,văn hóa bản địa .Họ không e ngại khi ăn những món ăn lạ,khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày.Họ tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa ,yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và sự mến khách của người đầu bếp,người phục vụ và dân cư địa phương.Đó là những đặc điểm chung của đối tượng khách du lịch ẩm thực .Tuy nhiên,tùy theo điều kiện về tài nguyên du lịch của từng vùng thì thị trường khách mục tiêu lại có những đặc điểm riêng.Vì vậy,đòi hỏi chính quyền địa phương ,các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực trên địa bàn,khu vực và nghiên cứu đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu cho phù hợp 1.4.Ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực đối với Việt Nam 1.4.1.Về mặt kinh tế Du lịch ẩm thực giúp làm gia tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho ngành du lịch và cho đất nước Cũng giống như các hoạt động du lịch khác,du lịch ẩm thực làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch ẩm thực.Nguồn thu này lấy từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc quản lí trực tiếp của địa phương. Du lịch ẩm thực còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.Vì chính yêu cầu hỗ trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các ngành khác phát triển như giao thông vận tải,tài chính,bưu điện…Chính du lịch giúp nền kinh tế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.Với du lịch ẩm thực thì khách du lịch cũng không thể ăn uống liên tục cả ngày.Theo điều tra của hiệp hội nhà hàng quốc gia Hoa Kì,hiệp hội công nghiệp du lịch của Mỹ và ủy ban du lịch Canada,khách du lịch,người quan tâm đến rượu vang/ẩm thực cũng cho thấy một ái lực đối với các viện bảo tàng,nhà hát,mua sắm,âm nhạc,liên hoan phim và giải trí ngoài trời.Thực tế là chi tiêu cho các hoạt động này nhiều khi còn lớn hơn cả tổng hóa đơn bữa tối.Như vậy ,không chỉ ngành kinh doanh ăn uống tăng doanh thu mà doanh thu của các doanh nghiệp khác cũng tăng lên đáng kể nhờ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực. Mặt khác,du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên chính là ẩm thực,nguồn tài nguyên hấp dẫn có sẵn quanh năm.Phát triển loại hình du lịch ẩm thực nhờ vậy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của khách ,góp phần khắc phục tính mùa vụ trong du lịch Du lịch ẩm thực giúp tăng sản lượng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm Ta thử làm phép tính đơn giản sau:Giá của một kg cà chua bán trên thị trường chưa được 1USD nhưng khi đem bán vào nhà hàng ,khách sạn làm món salat trộn sẽ tăng gấp chục lần.Báo chí cũng đã viết rằng:1kg cà phê hạt là 1USD nhưng chế biến 1kg cà phê để bán cho người tiêu dùng cho vào cốc cà phê thì giá sẽ lên tới 600USD.Như vậy ,có thể thấy dịch vụ phục vụ ăn uống sẽ làm tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp,chăn nuôi,thủy hải sản,công nghiệp chế biến thực phẩm lên gấp nhiều lần,theo kết quả nghiên cứu là trên 300%,và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu Du lịch ẩm thực thúc đẩy sự phát triển của du lịch quốc tế,tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế,góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Du lịch ẩm thực thu hút những đối tượng khách từ những vùng miền ,quốc gia khác.Do đó,nó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch quốc tế.Bên cạnh đó ,các mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng được củng cố và phát triển thông qua: -Các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ,phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế -Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế -Du lịch quốc tế như một đầu mối xuất-nhập khẩu ngoại tệ,góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế 1.4.2.Về mặt xã hội Du lịch ẩm thực góp làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch,đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách Việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác,tăng thêm cơ hội lựa chọn các chương trình du lịch cho du khách Du lịch ẩm thực góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động trong lĩnh vực,du lịch, chế biến và cung cấp đồ ăn ,thức uống cho con người chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.Đối với lĩnh vực du lịch, theo thống kê của Bộ Du lịch Malayxia, tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch là 495.900 người, chiếm 5,2% tổng số lao động của cả nước, trong đó ở các khách sạn và nhà hàng chiếm 63%. Ở Singapore, theo thống kê của Cục Xúc tiến Du lịch Singapore, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch là: 150.000 người chiếm 7% lực lượng lao động của cả nước, trong đó, các cơ sở lưu trú có 25. 970 người, chiếm 17%; còn nhà hàng và các quán bar là 56.592 người, chiếm 38% Du lich ẩm thực góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Du lịch ẩm thực dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực để phát triển.Nền văn hóa ẩm thực càng mang đậm bản sắc của vùng,miền,quốc gia thì càng hấp dẫn đối với du khách.Mặt khác,du lịch ẩm thực mang lại lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng dân cư địa phương.Để bảo vệ lợi ích đó một cách lâu dài,bản thân các đơn vị kinh doanh du lịch ẩm thực cũng như cộng đồng dân cư địa phương sẽ là những đối tượng gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa đó Phát triển du lịch ẩm thực góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Ẩm thực Việt Nam qua việc lựa chọn nguyên liệu,chế biến cho đến việc trình bày,trang trí,cách thức thưởng thức món ăn …sẽ thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.Vì vậy,quảng bá,giới thiệu về ẩm thực Việt Nam là phương pháp hữu hiệu để quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó,thông qua du lịch,Việt Nam còn có thể giới thiệu về các thành tựu của mình về các mặt kinh tế,chính trị ,văn hóa,xã hội,về con người và phong tục tập quán Việt Nam. TỔNG KẾT CHƯƠNG I Với mục tiêu làm rõ hệ thống cơ sở lí luận,làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ẩm thực tại một vùng, một địa phương,chương này đã thể hiện các nội dung sau: 1.Chương I liệt kê các khái niệm làm công cụ phục vụ việc nghiên cứu.Đó là các khái niệm :Văn hóa ẩm thực,du lịch ẩm thực,du lịch văn hóa,Agritourism.Những khái niệm này không chỉ để hiểu rõ hơn các khái niệm trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn phân tích để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. 2.Bên cạnh đó,chương I còn nêu ra và phân tích 4 đặc trưng của loại hình du lịch ẩm thực cùng 7 điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch ẩm thực trên một địa bàn 3. Ngoài ra,chương I đã nêu lên ý nghĩa của việc phát triển du lịch ẩm thực đối với một vùng,miền,địa phương CHƯƠNG II: THƯC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam 2.1.1.Về điều kiện tài nguyên du lịch Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng,là tiềm năng to lớn cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực Xuất phát là một nước nông nghiệp,thêm vào đó là có các điều kiện thuận lợià về khí hậu ,địa hình ,nhờ vậy,ngành nông-lâm-ngư nghiệp của Việt Nam khá phát triển.Thủy,hải sản Việt Nam đa dạng về chủng loại,chất lượng ,hiện nay là mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu.Gia súc,gia cầm đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu.Rau,củ,quả,hạt có quanh năm và ở mọi miền.Đặc biệt gạo,cà phê ,hạt tiêu ,hạt điều là những sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn.Đây là nguồn nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú,đa dạng .Với nguồn nguyên liệu dồi dào như vậy,Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến thực phẩm ,các nhà hàng ,quán ăn .Đồng thời,sự đa dạng các chủng loại nguyên liệu cũng sẽ tăng tính đa đạng các món ăn Việt Nam Không những phong phú ở nguồn nguyên liệu,ẩm thực Việt Nam còn khá đa dạng trong cách chế biến cũng như cách thức thưởng thức.Việt Nam thường chuộng cách thức chế biến sao cho giữ được hương vị tươi ngon tự nhiên của các món ăn như luộc ,hấp ,nấu ,nướng,ăn sống.ít sử dụng phương pháp chiên,xào như ẩm thực Trung Hoa hay ninh,hầm, sử dụng các thức ăn nhanh hay đồ hộp như các nước phương Tây.Theo nhận xét của một du khách nước ngoài,thức ăn tươi ngon không bao giờ thiếu trong bếp ăn người Việt,điều này khó có thể tìm thấy ở các nước phương Tây. Các món ăn Việt Nam thường được phối trộn hòa hợp giữa các loại nguyên liệu ,gia vị.Mỗi món ăn có một gia vị riêng,nước chấm riêng,có thể pha với dấm,đường ,tỏi ,ớt…sao cho phù hợp với hương vị món ăn.Trong khi đó,mấy chục loại rau củ đều có thể làm gỏi,mấy chục loại nước chấm.Rồi món ăn nào ăn với rau nào đến cách trình bày,trang trí món ăn ra sao…Tất cả những điều đó sẽ mang đến cho du khách cả một sự khám phá khi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam còn được biết đến như một loại “ẩm thực sức khỏe”,theo đánh giá của nhiều chuyên gia về ẩm thực.Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là lấy tự nhiên làm gốc,nguyên vật liệu chủ yếu từ lúa gạo,rau,củ,quả,cá tươi sống…không ăn nhiều thịt như các nước phương tây.Món ăn Việt cũng ít xào,chiên, quay nhiều dầu mỡ như Trung Hoa,ít cay hơn món Thái. Món ăn Việt còn là tổng hòa của nhiều chất như thịt,cá,tôm,cua,đặc biệt sử dụng rất nhiều rau xanh và hoa quả.Chính vì vậy,món ăn Việt ngon,bổ nhưng không nặng bụng,tốt cho sức khỏe.Bên cạnh đó,trong cách chế biến món ăn của người Việt còn sử dụng nhiều loại gia vị từ thiên nhiên như gừng ,nghệ,hành,tỏi,sả và các loại rau thơm…Nhiều gia vị có tác dụng như vị thuốc. “Chính gia vi và hương vị từ rau thiên nhiên đã tạo nên nét riêng trong món ăn của Việt Nam và đây là sự đặc sắc hiếm có”-Bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropole,ông Didier ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31590.doc