Thực trạng và những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Đống Đa

Chương I: Thẩm định dự án và phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính dự án đầu tư I. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. 1. Dự án đầu tư trong hoạt động đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Để tiến hành đầu tư, các chủ đầu tư cần phải tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến công cuộc đầu tư của họ. Quá trình phân tích, xử lý các thông tin và đưa ra các giải pháp cho ý tưởng đầu tư được gọi là quá trình lập Dự

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án đầu tư (DAĐT). Như vậy về bản chất, DAĐT là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để xây dựng mới , mở rộng hoặc hiện đại hoá các tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng của sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định. Về hình thức thể hiện, DAĐT là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện toàn bộ nội dung các vấn đề có liên quan đến công trình đầu tư, nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư được đúng đắn và đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư . Trong hoạt động đầu tư, DAĐT có vai trò rất quan trọng. Về mặt thời gian, nó tác động trong suốt quá trình đầu tư và khai thác công trình sau này. Về mặt phạm vi, nó tác động đến tất cả các mối quan hệ và các đối tác tham gia vào quá trình đầu tư. Như vậy, trong hoạt động đầu tư vai trò của DAĐT thể hiện một cách cụ thể như sau: Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư; Dự án là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư; Dự án là cơ sở quan trọng để thuyết phục các tổ chức tài chính, tín dụng xem xét tài trợ dự án; Dự án là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt cấp giấy phép đầu tư; Dự án là căn cứ quan trọng để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những tồn tại và những vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình; Dự án là một trong những cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh đầu tư. Tuỳ theo từng công trình đầu tư cụ thể (ngành nghề, lĩnh vực, quy mô ...) mà các dự án có thể có sự khác biệt nhất định về nội dung. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư và để các tổ chức tài chính dễ dàng xem xét tài trợ vốn thì một DAĐT cần phải được soạn thảo theo một tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo được sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế và mang tính thông lệ quốc tế... Cụ thể một DAĐT cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: Một là : Các căn cứ lập dự án, sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án. Cần nêu căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn của toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện toàn bộ dự án. Hai là : Luận chứng về thị trường của dự án. Cần đề cập tới các vấn đề: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn đưa vào sản xuất, kinh doanh theo dự án; Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm được lựa chọn; Dự báo nhu cầu hiện tại, tương lai của sản phẩm, dịch vụ đó; Xác định nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu đó; Xem xét, xây dựng màng lưới để tổ chức tiêu thụ sản phẩm của dự án; Ba là : Luận chứng về phương diện kỹ thuật- công nghệ của dự án theo các nội dung chủ yếu sau: Xác định địa điểm xây dựng dự án; Xác định quy mô, chương trình sản xuất; Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nguồn và phương thức cung cấp; Lựa chọn công nghệ và thiết bị. Bốn là : Luận chứng về tổ chức quản trị dự án. Tuỳ theo từng dự án cụ thể để xác định mô hình tổ chức bộ máy cho thích hợp, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu nhân lực. Năm là : Luận chứng về phương diện tài chính của dự án. Cần giải quyết các nội dung chủ yếu sau: Xác định tổng vốn đầu tư, cơ cấu các loại vốn và nguồn tài trợ; Đánh giá khả năng sinh lời của dự án; Xác định thời gian hoàn vốn của dự án; Đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Sáu là : Xem xét về các lợi ích kinh tế- xã hội của dự án. Cần đánh giá, so sánh giữa lợi ích do dự án tạo ra cho xã hội, cho nền kinh tế và các chi phí mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư dự án...chủ yếu xem xét trên các mặt sau: Khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách; Tạo công ăn việc làm; Nâng cao mức sống của nhân dân; Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các ngành , các dự án khác phát triển theo. Bảy là : Kết luận và kiến nghị. Thông qua những nội dung nghiên cứu trên, cần kết luận tổng quát về khả năng thực hiện của dự án, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, đồng thời đề xuất những kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan đến dự án đẻ cùng phối kết hợp trong quá trình triển khai xây dựng ĐAĐT. 2.Thẩm định và ý nghĩa của công tác thẩm định Dự án đầu tư Các dự án đầu tư khi được soạn xong dù được nghiên cứu tính toán rất kỹ càng thì chỉ mới qua bước khởi đầu. Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả tính khả thi của dự án và ra quyết định dự án có được thực hiện hay không phải có một quá trình xem xét kiểm tra, đánh giá một cách độc lập và tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó gọi là thẩm định dự án. Vậy thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng tới công cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Xét trên phương diện vĩ mô, để đảm bảo được tính thống nhất trong hoạt động đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, góp phần tạo ra một năng lực tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời tránh được những thiệt hại và rủi ro không đáng có thì cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong lĩnh vực Đầu tư cơ bản. Thẩm định DAĐT chính là một công cụ hay nói cách khác đó là một phương thức hữu hiệu giúp Nhà nưóc có thể thực hiện được chức năng quản lý vĩ mô của mình. Công tác thẩm định sẽ được tiến hành thông qua một số cơ quan chức năng thay mặt Nhà nước để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường...Cũng như UBND các Tỉnh - Thành phố, các Bộ quản lý ngành khác...Qua việc phân tích các DAĐT một cách hết sức toàn diện, khoa học và sâu sắc các Cơ quan chức năng này sẽ có được những kết luận chính xác và rất cần thiết để tham mưu cho Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương đầu tư, định hướng đầu tư và ra quyết định đầu tư đối với dự án. Trong thực tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan thẩm định dự án, các DAĐT được chia ra làm một số loại cụ thể ...Trên cơ sở sự phân loại này, sẽ có sự phân cấp trách nhiệm trong khâu thẩm định và xét duyệt các DAĐT đảm bảo được tính chính xác và nhanh chóng trong phê duyệt dự án. Hiện nay, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư trên lãnh thổ Việt nam được thực hiện theo “ Quy chế quản lý Đầu tư và xây dựng “ ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 /7 /1999 của Chính phủ. Trong lĩnh vực Ngân hàng, các NHTM xuất phát từ đặc điểm là những trung gian tài chính hoạt động trong nền kinh tế, chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế thị trường thì vấn đề hiệu quả và tính an toàn trong kinh doanh tiền tệ là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Hiệu quả và chất lượng của tín dụng trung dài hạn quyết định rất lớn đến lợi nhuận cũng như khả năng phát triển của NHTM, đặc biệt là trong điều kiện Việt nam hiện nay, khi mà các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa thật sự đa dạng. Trước khi chuyển dịch sang cơ chế thị trường, toàn bộ nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng cũng chịu sự chi phối của cơ chế đó. Ngân hàng hoạt động theo cơ chế một cấp. Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ và tín dụng, vừa đảm nhận chức năng kinh doanh. Trên thực tế, Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình hoàn toàn theo sự chỉ đạo bằng kế hoạch cuả Nhà nước. Vốn hoạt động của Ngân hàng phần lớn được lấy từ nguồn cấp páht chứ không phải từ nguồn vốn huy động trong xã hội. Việc cho vay của Ngân hàng thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước với các đối tượng cho vay theo chỉ đạo. Chính vì vậy, việc cấp tín dụng chỉ dựa trên kế hoạch và sự chỉ đạo của cấp trên màkhông cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng thu hồi vốn và lãi, các khoản cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng không hề ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại cùng hoạt động của Ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, hệ thống Ngân hàng được phân chia thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các NH Thương mại thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. NH Thương mại hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi, “lời ăn lỗ chịu”. Nguồn vốn trong kinh doanh của NH Thương mại giờ đây không còn do Nhà nước bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhà rỗi tạm thời trong xã hội, tiến hành các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên quy tắc phù hợp với các chế độ, chính sách kinh tế-xã hội hiện hành của Nhà nước. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận cho NH Thương mại (trên 70%), được thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lượng các nguồn vốn mà Ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay và nhu cầu về vốn tín dụng trong xã hội. Các khoản tín dụng NH Thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế: thu hồi được vốn và lãi đúng hạn. Lãi thu được không chỉ đủ bù đắp phần lãi mà Ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phí khác trong việc thực hiện khoản cho vay, mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạt động tín dụng. Cũng như các doanh nghiệp khác trong cơ chế thị trường, hoạt động của NH Thương mai phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Và cạnh tranh là quá trình diễn ra liên tục, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng, ngược lại điều đó cũng thể hiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro, thất bại. NH Thương mại trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với áp lực của cạnh tranh và hoạt động của nó luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra trong bất cứ loại hình hoạt động nào của NH Thương mại như rủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh toán, rủi ro về chuyển hoán vốn, rủi ro về lãi suất, rủi ro về hối đoái.. Trong đó rủi ro kinh doanh tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra có thể rác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của NH Thương mại. Rủi ro trong hoạt động tín dụng NH Thương mại xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng vào thời điểm đáo hạn. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với việc không thu được nợ đến khi đến hạn từ các khách hàng của NH Thương mại. Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cho Ngân hàng sẽ thuộc về một trong hai trường hợp: khách hàng sẽ trả nợ cho Ngân hàng nhưng sau một thời gian kể từ thời điểm đáo hạn, như vậy Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọng vốn, hoặc khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ cho Ngân hàng được, trường hợp này Ngân hàng gặp rủi ro mất vốn. Như vậy, rõ ràng là trong nền kinh tế thị trường, đối với thẩm định ngân hàng việc phân tích thông tin để tìm ra những nhân tố rủi ro là cực kỳ quan trọng trong nâng cao chất lượng tài trợ dự án nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung. Thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt nam một số năm vừa qua cho thấy, bên cạnh một số dự án đầu tư có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư và nền kinh tế, còn rất nhiều dự án do chưa được quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định và phân tích rủi ro trước khi tài trợ đã gây ra tình trạng không thu hồi được vốn, nợ quá hạn kéo dài thậm chí có những dự án bị phá sản hoàn toàn...Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng đồng thời làm cho uy tín của một số NHTM bị giảm sút nghiêm trọng...Như vậy, rõ ràng là khi đi vào kinh tế thị trường với đặc điểm cố hữu của nó là đầy biến dộng và rủi ro thì yêu cầu nhất thiết đối với các NHTM là phải tiến hành thẩm định các DAĐT một cách đầy đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn. Qua phân tích trên, đối với các NHTM, thẩm định DAĐT có các ý nghĩa sau đây: Có quyết định chủ trương bỏ vốn đầu tư đúng đắn có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư. Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án, hạn chế giảm bớt các yếu tố rủi ro. Tạo ra căn cứ để kiểm tra viêc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện. Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư của dự án cũng như khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư. Rút kinh nghiệm và bài học để thực hiện các dự án sau được tốt hơn. 3. Các bước tiến hành thẩm định DAĐT của NHTM. 3.1 Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án Cần đánh giá xem dự án có nhất thiết phải thực hiện không ? Tại sao phải thực hiện ? ( Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách và thực tế việc của nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh, xuất khẩu, bảo vệ môi trường...) Nếu được thực hiện thì dự án sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế . Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì ? ( Hay chủ đầu tư mong đợi điều gì sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất ? ) Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành , của địa phương hay không ? Dự án có thuộc diện nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư không ? 3.2 Thẩm định nội dung thị trường của dự án Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay NH của Dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị thường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm , về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án . Vì vậy thẩm định Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường dự án Nội dung thẩm định bao gồm : - Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua . Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư trong thị trường sản phẩm. Dự kiến khả năng tiêu thụ trong thời gian tới. Về dự kiến khu vực thị trường của dự án cần chú ý không nên chỉ tập trung sản phẩm vào một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất mà nên mở ra nhiều thị trường , nhiều nhà tiêu thụ ... để tránh tình trạng ép giá và ứ đọng sản phẩm . Xem xét tính hợp lý , hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản như : đơn đặt hàng , hiệp định đã ký , các biên bản đàm phán , hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm ... ( nếu có ) - Khả năng cạnh tramh và các phương thức cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác , tổng lưọng sản xuất trong nước là bao nhiêu ? Xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới ? Khả năng nhập khẩu sản phẩm tương tự có thể xảy ra hay không ? Mức độ tin cậy của các dự báo nói trên. So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường xem cao hay thấp hơn , chỉ rõ nguyên nhân đó . Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại . Tiêu chuẩn chất luợng mà sản phẩm cần đạt được, tỷ lệ xuất khẩu, các biện pháp tiếp thị (đặc biệt là đối với các sản phẩm xuất khẩu). Đối với các dự án Đầu tư nước ngoài tại Việt nam (Hợp đồng hợp tác SXKD, Công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài...), các quy định cụ thể như sau: Đối với ngành may mặc, giày dép, 90% sản phẩm phải dành xuất khẩu (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ), 80% xuất khẩu (với các loại hình khác) Đối với ngành lắp ráp điện tử dân dụng, chỉ chấp nhận dạng sản xuất IKD, khuyến khích sản xuất chi tiết linh kiện phụ tùng trong nước, hạn chế nhập ngoại (trong 02 năm đầu phải có hơn 20% giá trị của sản phẩm là linh kiện phụ tùng nội địa và tỷ lệ nội địa hoá phải tăng dần trong các năm sau) Đối với ngành lắp ráp sản xuất ô tô, nhà nước ưu tiên các dự án có chương trình sản xuất nội địa với quy mô đầu tư lớn, công nghệ cao và thời gian thực hiện nhanh. Phải đảm bảo từ năm sản xuất thứ 5, hơn 5% giá trị xe là linh kiện phụ tùng nội địa hoá. Đến năm thứ 10, tỷ lệ này phải hơn 30%. Đối với ngành lắp ráp sản xuất xe máy, khuyến khích sản xuất phụ tùng, phụ kiện xe máy ở trong nước từ năm sản xuất thứ 2 là 5 -10% giá trị xe là linh kiện nội địa hoá. Đến năm thứ 5-6, tỷ lệ này phải lớn hơn 60% Đối với xây dựng khách sạn, căn hộ và văn phòng cho thuê: phải đạt tối thiểu tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. ở thành phố Hồ Chí Minh > 150 phòng hoặc 8.000m2 sàn xây dựng hoặc vốn đầu tư > 8 triệu USD. ở Hà nội, >100 phòng hoặc 5.000m2 sàn xây dựng hoặc vốn đầu tư > 5 triệu USD. 3.3 Thẩm định nội dung kỹ thuật của dự án -Thẩm định địa điểm xây dựng công trình : Căn cứ vào các tiêu chuẩn về lựa chọn địa điểm xác định các tiêu chuẩn chính, từ đó chọn địa điểm phù hợp nhất; Đánh giá tính hợp lý về kinh tế , về qui hoạch và bảo vệ môi trường . Đối với dự án nông nghiệp cần chú ý : Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, nguồn nước tưới, độ dốc, độ phèn, độ pH ... có phù hợp với cây trồng và vật nuôi không ? -Thẩm định về qui mô công suất : Có quá lớn hay quá nhỏ không ? Nếu quá lớn sản phẩm khó tiêu thụ hệ số SD TSCĐ thấp, lâu hoàn vốn. Quá nhỏ sản phẩm tiêu thụ nhanh, không chiếm được thị phần, bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Cần chú ý qui mô công suất phải cân đối với nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp NVL cũng như khả năng quản lý và nhu cầu nhân lực . -Thẩm định về công nghệ sản xuất : Chủ đầu tư đã đưa ra bao nhiêu phương án lựa chọn công nghệ , ưu nhược điểm chính của từng phương án , lý do nào dẫn đến lựa chọn phương án hiện tại . Hiệu quả của công nghệ: Tỷ lệ phế thải, mức tiêu hao NVL, tiêu hao năng lượng, suất đầu tư.... Mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, chuyên môn hoá, đặc điểm của NVL đầu vào. Phương án được lựa chọn có phù hợp với khả năng về vốn đầu tư , có phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hay không ? ( điều kiện NVL , năng lượng , tay nghề công nhân , khí hậu ) Tính tiên tiến của công nghệ? Công nghệ sạch hay không ? Khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và khu vực. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dùng công nghệ thích hợp với trình độ và thực tiễn của Việt nam nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn các công nghệ hiện có trong nước. Công nghệ được đưa vào Việt Nam như thế nào ? Các hợp đồng chuyển giao công nghệ - thiết bị được tiến hành ra sao ? ( Thời gian , giá cả ,các điều kiện kèm theo , phương thức thanh toán...) . Nếu có khả năng , cán bộ Ngân hàng còn có thể xem sơ đồ công nghệ kèm theo dự án . Công nghệ có đòi hỏi phải kèm theo Know-how ( bí quyết nhà nghề, bí quyết kỹ thuật ) hay không. -Thẩm định về phương án sản phẩm : Ngân hàng xem xét cơ cấu sản phẩm chính , phụ; những sản phẩm này có thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường không ? Xem mô tả tính chất lý, hoá, cơ học... các đặc điểm kỹ thuật , mỹ thuật ưu việt của sản phẩm so sánh với các sản phẩm đang có bán trên thị trường. Sản phẩm đòi hỏi phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng gì? - Thẩm định về sự lựa chọn máy móc thiết bị : Trên cơ sở danh mục thiết bị trong dự án, Ngân hàng cần xem xét xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất thiết bị), năm chế tạo thiết bị, ký mã hiệu thiết bị, các đặc tính tính năng kỹ thuật, tiêu hao NVL, nhiên liệu năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. Ngân hàng có thể xem tổng thể thiết bị sử dụng cho dự án trong bảng tổng hợp thiết bị trong đó ghi rõ tên thiết bị, số lượng sử dụng, đơn giá ... Các thiết bị trong bảng thường được chia ra : nhóm thiết bị sản xuất; nhóm thiết bị cung cấp năng lượng ( Biến áp, máy phát điện ...); nhóm thiết bị phụ trợ: nồi hơi, quạt thông gió, điều hoà phân xưởng; nhóm thiêt bị vận chuyển : ô tô, xe nâng hàng, cần trục công nghiệp; nhóm thiết bị văn phòng: Photocopy, computer, fax, điều hoà... Về giá thiết bị: Phần lớn thiết bị của dự án là nhập ngoại nên giá thường là: giá CIF + chi phí bốc dỡ vận chuyển đến tận chân công trình. Nếu thời gian giao máy dài (>18 tháng) thì phải lưu ý đến tốc độ trượt giá. Đối với thiết bị đã qua sử dụng, cần xem xét thêm: Các chỉ tiêu chất lượng của thiết bị đã qua sử dụng so với thiết bị mới cùng loại (hiện nay quy định chất lượng còn lại phải đảm bảo tối thiểu 80% so với nguyên thuỷ, mức tăng tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng không vượt quá 10% so với nguyên thuỷ); Số giờ thiết bị đã hoạt động, điều kiện hoạt động của thiết bị, số lần thiết bị được sửa chữa và đại tu....Các điều kiện bảo đảm bảo hành đối với thiết bị đã qua sử dụng. Xem xét tương quan giữa giá cả và chất lượng thiết bị và một điều quan trọng nữa là phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, thẩm định về công nghệ- thiết bị là nội dung khó đối với ngân hàng vì thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin,... Do đó, ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia , các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để khai thác thông tin, hoặc mời làm tư vấn...đảm bảo tính chính xác của thẩm định . - Thẩm định về nguyên vật liệu sử dụng cho dự án: Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đảm bảo nguyên vật liệu là một khía cạnh quan trọng trong lập và thẩm định dự án. Trước hết cần xem nguyên vật liệu cho dự án là loại nào: + Nguyên liệu nông sản (cây trồng , vật nuôi). + Nguyên liệu lâm sản + Nguyên liệu thuỷ hải sản; + Nguyên liệu khoáng sản; + Nguyên liệu sản phẩm công nghiệp (SP hoàn chỉnh, bán thành phẩm). + Nguyên vật liệu phụ: phụ gia, hoá chất, dung môi,... Tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc tính của nguyên vật liệu có phù hợp với đòi hỏi của công nghệ và yêu cầu của sản phẩm không? Nguồn cung cấp có đảm bảo tính lâu dài, ổn định cả về số lượng và chất lượng hay không, có đảm bảo cho dự án hoạt động đến hết đời hay không? Nếu nguyên vật liệu nhập ngoại thì cần xem xét đến nhân tố: nguồn ngoại tệ nhập, tính ổn định, vấn đề vận chuyển,... Cần tính đến một mức dự trù hợp lý để ổn định sản xuất. Nhìn chung, dự án nên tìm nhiều đầu mối cung cấp nguyên vật liệu hoặc ký những hợp đồng dài hạn... để tránh hiện tượng cạn kiệt hoặc bị lệ thuộc, ép giá... -Thẩm định về năng lượng và nước sử dụng cho sản xuất của dự án: Trong quá trình vận hành khai thác dự án, nhu cầu về năng lượng và nước là rất cần thiết đặc biệt là đối với các dự án sản xuất trong ngành công nghiệp luyện kim, hoá chất, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm- đồ uống...Do đó, trong khâu lập và thẩm định dự án cũng cần chú ý đến vấn đề này. Về năng lượng : Cần thẩm định xem dự án sử dụng loại năng lượng nào: điện, than, dầu FO,DO, khí đốt... Dạng năng lượng đó có phù hợp với yêu cầu của sản xuất hay không Đánh giá sự cân đối giữa khả năng cung cấp năng lượng với đòi hỏi của sản xuất. Trong điều kiện Luật Môi trường đã được áp dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất thì cần phải xem xét năng lượng sử dụng có phải là năng lượng sạch hay không? Khuyến khích sử dụng các loại năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và ổn định, cần dự kiến đầy đủ các chi phí đầu tư và sử dụng năng lượng như: mua và lắp đặt trạm biến áp, đường dây, hệ thống điện, tính toán chính xác điện năng tiêu thụ cho mỗi ngày sản xuất . Dự kiến mức sử dụng than , dầu mỗi ngày, từ đó xác định nhu cầu dự trữ về than, dầu cần thiết... Dự kiến các phương án dự phòng (máy phát điện ,bãi than, kho dầu...). Về nước cho sản xuất và sinh hoạt : Thẩm định nhu cầu sử dụng nước theo từng mục đích (làm nguyên liệu cho sản xuất, làm mát thiết bị, tẩy rửa, chạy lò hơi, dùng cho sinh hoạt...), từ đó cân đối nhu cầu sử dụng với nguồn cung cấp (của công ty kinh doanh nước sạch, nước sông, nước giếng khoan) và có biện pháp xử lý nước nguồn hợp lý tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Cần chú ý đến vấn đề nước thải trong công nghiệp: Phải lọc và xử lý sạch trước khi hoàn nguyên ra môi trương tự nhiên. Xác định các chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước xử lý, chi phí dùng nước thường xuyên. - Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho các thiết bị sản xuất và công nhân được thuận lợi và an toàn đồng thời đảm bảo được sự điều hành và dự trữ nguyên vật liệu sản phẩm. Như vậy, các hạng mục công trình bao gồm: Các phân xưởng sản xuất chính, phụ; Hệ thống điện, nước (phần xây dựng); Hệ thống đường nội bộ, bến đỗ bốc dỡ hàng; Văn phòng, phòng học; Nhà ăn, khu giải trí, vệ sinh; Hệ thống kho bãi, nguyên vật liệu và sản phẩm; Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; Hệ thống tường rào bảo vệ,... Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bê tông, gạch, khung sắt, lắp ghép,...), quy mô và chi phí dự kiến. Việc xác định chi phí xây dựng của dự án có thể được căn cứ vào đơn giá xây dựng, khối lượng phải thực hiện cho từng hạng mục công trình và lập được bảng dự trù chi phí. Tuy nhiên, việc dự kiến theo phương pháp trên chỉ có tính tương đối, sai số có thể lên tới 20- 30% so với các tính toán chi tiết trong dự toán. Sau khi dự kiến các hạng mục và chi phí để thực hiện, cần xem xét đến việc thực hiện xây dựng sẽ được tiến hành theo phương thức nào: tự làm, chỉ định thầu hay đấu thầu (trong nước, quốc tế...) tuỳ tính chất phức tạp và quy mô của công trình. - Thẩm định vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Cùng với sự phát triển nghành công nghiệp, ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. ở Việt nam đã có luật bảo vệ môi trường, do đó, trong thẩm định dự án cần quan tâm đến vấn đề này. Nội dung thẩm định về môi trường gồm: - Những biện pháp (công nghệ, thiết bị ) mà dự án dự kiến đầu tư để xử lý phù hợp với từng loại chất thải ( nước thải, hơi độc, khói bụi nhiệt độ cao...). Hiệu quả xử lý như thế nào ? - Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý là bao nhiêu ? Đối với dự án loại A, trong hồ sơ của dự án phải có một phần hay một chương nêu rõ tác động của dự án đến môi trường. Đối với dự án loại B và C, phải tiến hành lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường .... các tài liệu này phải được Bộ hoặc Sở KHCNMT xem xét. - Thẩm định về lịch trình thực hiện dự án Công trình đầu tư thường bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, quá trình thực hiện xây lắp đòi hỏi một trình tự thời gian nhất định để đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Do đó, muốn đưa công trình vào vận hành khai thác đúng thời điểm dự kiến cần lập được kế hoạch tiến độ thi công xây lắp công trình một cách khoa học và đúng đắn. Mặt khác đối với ngân hàng là cơ quan tài trợ vốn, lịch trình thực hiện liên quan chặt chẽ với tíên độ rút vốn vay của dự án, do đó ngân hàng cần nắm rõ lịch trình này để chủ động trong viêc tạo lập nguồn vốn cho vay và xử lý giải ngân nếu chấp nhận cho vay đối với dự án. Cụ thể cần thẩm định : Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành từng hạng mục và toàn bộ công trình. Những hạng mục nào cần phải khởi công và hoàn thành trước, những hạng mục nào có thể hoàn thành sau, những công việc nào có thể tiến hành song song. Dự kiến thời điểm mà dự án cần vay vốn ngân hàng, mức vay là bao nhiêu Để lập lịch trình thực hiện và quản trị dự án có thể sử dụng phần mềm MS Project for Windows version 4.1 hoặc các phần mềm tương đương . 3.4 Thẩm định nội dung về mô hình tổ chức quản trị và nhân lực cho dự án: Thành công của một dự án đầu tư, bên cạnh sự đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất như nhà xưởng, thiết bị, NVL...còn được quyết định rất lớn bởi trình độ - năng lực của các nhà quản lý, bởi tay nghề của người lao động...Do đó, khi thẩm định dự án, việc xem xét về phương thức tổ chức quản trị dự án, về tính hợp lý trong bố trí lao động thực sự là một nội dung không thể bỏ qua...Những vấn đề chính cần xem xét là: Thẩm định về mô hình tổ chức quản trị của dự án: Cần xem dự án được thực hiên theo mô hình tổ chức quản trị nào: Doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân , Công ty cổ phần hay TNHH.v. v..Mô hình tổ chức lựa chọn cho dự án có phù hợp với các quy định pháp lý hay không? có phù hợp với tính chất sở hữu hay không? Thẩm định về lao động cho dự án: Đối với lao động trong nước: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và điều hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp, gián tiếp, yêu cầu về kỹ năng, bậc thợ và trình độ quản lý. Nguồn lao động: Chú ý đến lưc lượng lao động có tay nghề tại địa phương, nếu chưa có nghiệp vụ phải đào tạo; dự kiến số người, chi phí, địa điểm và thời gian đào tạo sao cho đảm bảo sự cân đối trong tiến độ đào tạo và tiến độ đưa công trình vào sử dụng. Dự kiến các hình thức trả lương, mức lương, bảo hiểm xã hội... đối với công nhân và cán bộ quản lý. Từ đó tính ra tổng quĩ lương hàng năm. Đối với lao động nước ngoài : Trường hợp dự án đòi hỏi kỹ thuật mới, phức tạp cần thuê chuyên gia hướng dẫn, huấn luyện công nhân vận hành máy... Chi phí trả cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ hoặc tính riêng. Chi phí chuyên gia gồm : tiền lương, chi phí đi lại , đi lại trong nước, ăn ở... Tuỳ theo hợp đồng và thường rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng. 3.5 Thẩm định nội dung tài chính của dự án. - Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án. Căn cứ vào bảng dự trù vốn. Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với qui mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế. Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng. Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rập khuôn...thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm. - Thẩm định về nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ dự án. Cần thẩm định rõ những nguồn nào đảm bảo cho dự án, với tỷ trọng mỗi nguồn là bao nhiêu ( vốn tự có, vốn vay...) tính đảm bảo của các nguồn vốn đó như thế nào. Ví dụ: Vốn góp liên doanh, vốn vay ngân hàng khác có thể cần đảm bảo bằng văn bản, hoặc hợp đồng sơ bộ. Đối với nguồn vốn tự có của chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ đẩm bảo thông qua quá trình theo dõi các tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, theo dõi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...Nhìn chung tỷ lệ vốn tự có trên tổ._.ng vốn đầu tư phải đạt được từ 40-50% trở lên thì dự án mới được coi là an toàn. - Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án. Cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không ? Vì sao ? So sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kết luận Doanh thu cần được xác định rõ từng nguồn dự kiến theo năm. Thông thường trong những năm đầu hoạt động doanh thu đạt thấp hơn những năm sau ( 50-60% doanh thu khi ổn định). Dự kiến lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng hàng năm (chi phí vận hành, doanh thu và lợi nhuận năm cần lập vào một bảng tổng hợp những chỉ tiêu chính để thấy mối quan hệ ). Xác định dòng tiền dự kiến hàng năm ( tháng, quý ) Dòng tiền ròng = Thu nhập trong kỳ - Chi phí trong kỳ NCFi = Bi - Ci Thu nhập trong kỳ ( ký hiệu là Bi ): Gồm tất cả các khoản thu của dự án như doanh thu bán hàng, vốn đi vay, tiền thu của các hoạt động khác.v.v. Chi phí trong kỳ (ký hiệu là Ci ) : chi vốn đầu tư , chi vốn lưu động thường xuyên trả gốc và vốn vay ngân hàng.v.v. - Tính toán Chỉ tiêu chi phí vốn của dự án (Weighted Average Cost of Capital) Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đặc biệt là những chỉ tiêu hiệu quả tài chính có chiết khấu, ta cần tính được chi phí sử dụng vốn bình quân. m ồ Ik * rk k=1 r = ---------------------- m ồ Ik k =1 Trong đó: Ik là số vốn đầu tư của nguồn thứ k rk là lãi suất tương ứng của nguồn đó m là số nguồn vốn huy động được cho dự án - Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback Period) Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo hai cách: Thời gian hoàn vốn giản đơn( không chiết khấu) và Thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn giản đơn: Công thức: T T ồ Bi - ồ Ci = 0 i = 0 i = 0 Trong đó: Tgđ là thời gian hoàn vốn giản đơn. Chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng không xét đến thời giá của đồng tiền nên tính chính xác thấp. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: Công thức: T T ồBi (1+r )-i - ồ Ci (1+ r )-i = 0 i = 0 i = 0 Trong đó : T là khoảng thời gian hoàn vốn có chiết khấu Phương pháp tính: lập bảng hoặc dùng máy tính PC. ý nghĩa: T: cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư, đối với hoạt động đầu tư nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và NH rất quan tâm Ưu điểm và nhược điểm chung của Thời gian hoàn vốn: Ưu: Cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro vì dữ kiện trong những năm đầu đạt độ tin cậy cao. Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( thiếu vốn, đoản vốn ), các nước chậm phát triển quan tâm nhiều vì khả năng tài chính và dự báo thị trường kém. Nhược: Không cho biết thu nhập lớn hay nhỏ sau kỳ hoàn vốn, trong thực tế đây cũng là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư. Có những dự án thời gian đầu mang lại thu nhập rất thấp( dự án mới hoặc thâm nhập thị trường mới , sản phẩm mới, đầu tư hạ tầng...) nhưng triển vọng lâu dài tốt đẹp. Nếu tính Thời gian hoàn vốn thì thường khá dài, có thể gây băn khoăn cho nhà đầu tư và NH. Nếu 2 dự án có T1 = T2 thì rất khó lựa chọn ( cần kết hợp với các chỉ tiêu khác) -Tính chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (Return on In vestment) Đây là chỉ tiêu hiệu quả tài chính giản đơn (không chiết khấu) ROI cho ta biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. ROI là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như của dự án nói chung. Công thức : Pr ROI = ------------ * 100% I Trong đó: I - là tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án Pr - là lợi nhuận sau thuế hàng năm. Có thể lấy một năm đại diện khi DA đi vào hoạt động ổn định hoặc bình quân các năm trong vòng đời dự án. ROI tính xong được đem so sánh với ROI của các doanh nghiệp, các dự án khác cùng nghành nghề và lĩnh vực. - Tính chỉ tiêu NPV ( hiện giá ròng ) NPV cho ta biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư, khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của đời dự án. n n NPV = ồ Bi (1+r)-i - ồ Ci (1+r)-i i = 0 i = 0 ý nghĩa kinh tế : NPV cho ta biết tổng lợi ích của dự án đem lại tính ở thời điểm hiện tại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư. Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 . Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc Computer. - Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR Internal Rate of Return). Khái niệm: Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí ( tức NPV = 0 ). Công thức: n n ồ Bi (1+IRR)-i - ồ Ci (1+IRR)-i = 0 i = 0 i = 0 Phương pháp tính: Dùng nội suy toán học theo 3 bước sau: + Lập công thức tính NPV với r là ẩn số + Chọn r1 và r2 sao cho r2 > r1 và r 2 - r1 < 5%. Thay vào để tìm NPV1và NPV2 sao cho NPV1 >0 và NPV2 <0 + Dùng công thức nội suy toán học để tìm IRR. NPV1 IRR = r1 + ( r2 - r1 ) . ------------------ NPV1 - NPV2 ý nghĩa: IRR cho biết khả năng sinh lợi của chính dự án đầu tư ( khả năng đem lại nguồn thu để cân bằng với vốn đầu tư và các chi phí bỏ ra ) do dó nó cũng cho biết chi phí vốn tối đa mà đự án có thể chịu đựng được. Chọn dự án khi IRRda >MARR (Minimum Attractive Rate of Return) MARR gọi là suất thu hồi tối thiểu hấp dẫn chủ yếu được chọn dựa vào kinh nghiệm của người chủ đâù tư hoặc ngân hàng thẩm định. Thông thường, MARR được lấy bằng chi phí thực của vốn đầu tư hoặc chi phí cơ hội. Trường hợp dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì MARR đựoc tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa NPV và IRR - Xác định điểm hoà vốn của dự án (Break even Point) Khái niệm : Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị của doanh thu. Cách tính: Gọi x là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được. Gọi x0 là khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn. f là chi phí cố định ( định phí ) . v là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm( biến phí ). v.x là tổng biến phí. p là đơn giá sản phẩm. Ta có hệ phương trình sau: yDT = px yCF = vx + f Tại điểm hoà vốn thì px0 = vx0 + f suy ra : Sản lượng hoà vốn: f x0 = ------------- p - v Doanh thu hoà vốn f DT0 = ----------- v 1 - ---- p Nếu điểm hoà vốn càng thấp ( tức x0 hoặc DT0 càng nhỏ) thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao rủi ro thua lỗ càng thấp. Ta có thể xác định mức hoạt động hoà vốn bằng x0 chia x. Thời gian phân tích hoà vốn thường được tính cho từng năm hoạt động, cho một năm đại diện nào đó hoặc cho cả thời gian hoạt động của dự án. -Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn số vốn gốc và lãi vay để NHTM có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với dự án khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đậc biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ cuả một Doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang xin vay là dự án đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay còn có những nguồn bổ sung nào khác. Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức sau: Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = --------------------------------- Số gốc trả mỗi kỳ Tổng số nợ gốc phải trả Số kỳ trả nợ dự kiến = ------------------------------------------------------------- Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản CĐ + Các nguồn dành trả nợ từ vốn vay khác Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, KHCB TSCĐvà các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không. Việc phân tích dòng tièn ròng hàng năm của DAĐT sẽ cho ta biết nhiều thông tin quan trọng về khả năng trả nợ NH của DAĐT. 3.6 Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội Hiệu quả giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá bao gồm: + Giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hoá tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra + Giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hoá thu được từ các dự án khác hoặc các họat động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét tạo ra. Khả năng tạo thêm viêc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mức độ đóng góp cho ngân sách ( thuế, thuê đất, thuê TSCĐ...) Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu. Góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tăng cường kết cấu hạ tầng địa phưong ( điện, nước, giao thông...). Phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương ( ngoại ứng tích cực ). II. Rủi ro dự án và sự cần thiết phải phân tích rủi ro trong thẩm định DAĐT. 1. Rủi ro dự án và phân loại rủi ro. Trong hoạt động kinh tế, rủi ro được coi là những tổn thất mà các nhà doanh nghiệp phải chấp nhận trong các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực của mình. Trong quá trình soạn thảo và triển khai dự án, các rủi ro thể hiện ở những thiệt hại mà dự án gặp phải mà không lường trước được hoặc không đánh giá được hết những thiệt hại sẽ xảy ra. Các dự án đầu tư thường tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài. Theo lý thuyết dự báo, các nhân tố biến động trong tương lai gần bao giờ cũng dễ xác định hơn những yếu tố sẽ xảy ra trong tương lai xa. Chính vì vậy, tất cả các ĐAĐT đều tiềm ẩn trong chúng những nhân tố rủi ro và các rủi ro dự án bao giờ cũng đa dạng phức tạp và rất khó dự đoán. Các dự án chứa đựng những thông tin giả định về hoạt động đầu tư diễn ra trong tương lai. Đó là các nhân tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh, các nhân tố này luôn luôn chịu sự tác động của thị trường, của các chính sách kinh tế vĩ mô, của sự tiến bộ về công nghệ, của môi trường kinh tế khu vực và trên thế giới...Để hạn chế rủi ro của dự án, cần phải có được những thông tin đáng tin cậy và có độ chính xác cao của các yếu tố được đưa vào phân tích trong dự án. Tuy nhiên trong thực tế, điều này rất khó đạt được (trong giai đoạn chuẩn bị dự án), hoặc nếu đạt được thì đòi hỏi những chi phí rất tốn kém cho công tác dự báo, dự đoán. Hiện nay, các nước kinh tế thị trường ở Phương Tây có xu hướng phân loại rủi ro dự án ra làm hai nhóm là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống : Là những rủi ro chung đối với toàn bộ nền kinh tế, những rủi ro mang tính chất vĩ mô mà bản thân dự án không thể phân tán hoặc quản lý được...ví dụ như: lạm phát, thiên tai, chiến tranh, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới... Rủi ro phi hệ thống : Là những rủi ro chỉ tác động riêng đến dự án đang xem xét, loại rủi ro này có thể phân tán và quản lý được...ví dụ như sự biến động giá cả đầu ra đầu vào, sự biến động nguồn nguyên vật liệu, biến động về sản lượng so với quy mô công suất dự kiến... Thực chất, một dự án luôn luôn chịu tác động của cả hai loại rủi ro nêu trên. Trong công tác lập dự án và thẩm định dự án, đặc biệt đối với các kỹ thuật phân tích rủi ro người ta thường tập trung nghiên cứu giải quyết nhóm rủi ro phi hệ thống, vì những rủi ro này dễ dự đoán hơn và cũng dễ lượng hoá hơn nhóm rủi ro hệ thống. Việc lượng hoá được các rủi ro là rất quan trọng, nó là cơ sở để kỹ thuật tin học có thể xây dựng được các phần mềm ứng dụng tin học hoá công tác phân tích rủi ro. 2. Sự cần thiết phải phân tích và quản lý rủi ro trong tín dụng ngân hàng. Một quy trình tín dụng đầy đủ, bao gồm quá trình cho vay, sử dụng tiền vay và hoàn trả vốn vay. Khi doanh nghiệp vay vốn NHTM để kinh doanh hoặc đầu tư thì bất cứ một rủi ro nào trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng đều ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ cho NHTM. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất kinh doanh không hợp lý, không có cơ sở thực tiễn, các số liệu đầu ra đầu vào không kỹ càng xác thực ...Thậm chí ngay cả khi phương án kinh doanh của người vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học ... thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, do đó, các NHTM đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá và quản lý được rủi ro dự án. Trong hoạt động tín dụng, rủi ro thường được biểu hiện dưới hai dạng là không trả được nợ hoặc đọng vốn. Rủi ro không thu được nợ là NHTM bị mất vốn và lợi tức trong kinh doanh. Đièu này dẫn đến khả năng thua lỗ trong kinh doanh, mất khả năng thanh toán thậm chí dẫn đến phá sản. Rủi ro nợ khê đọng là loại rủi ro mà vốn vay không được hoàn trả đúng hạn vì người vay đang tạm thời gặp khó khăn về ngân quỹ hoặc trường hợp không trả được nợ do những yếu tố ngoài ý muốn của họ. Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống đều có tác động rất mạnh mẽ đến khả năng thu nợ của NHTM đối với các dự án. Trong tổng thể tài chính quốc gia, các NHTM đóng vai trò là các định chế tài chính trung gian, có nghĩa là các NHTM huy động vốn ở đầu vào để cho vay ở đầu ra. Như vậy nguồn vốn cho vay của NHTM liên quan chặt chẽ với các chi phí sử dụng vốn, với kỳ hạn hoàn trả cho bên huy động vốn. Như vậy, bất kỳ một rủi ro nào của các dự án vay vốn làm cho mất khả năng trả nợ của DA đối với NHTM hoặc chậm trả đều gây ra những khó khăn rất lớn về kinh doanh cũng như uy tín của NHTM đối với những bên mà họ đi huy động vốn. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, việc dự đoán và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro dự án là hết sức quan trọng trong hoạt động tài trợ DAĐT của NHTM. 3. Kinh nghiệm phân tích rủi ro dự án của một số Ngân hàng nước ngoài. Xuất phát từ quan điểm cho rằng phân tích và đánh giá rủi ro dự án là một công tác cực kỳ quan trọng trong hoạt động tài trợ DAĐT, các NHTM ở các nước phát triển trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Kinh nghiệm ở các NHTM lớn trên thế giới cho thấy họ đặc biệt quan tâm đến 3 vấn đề sau: Vấn đề thông tin để đánh giá và phân tích rủi ro. Vấn đề kỹ thuật và phương pháp đánh giá rủi ro. Vấn đề về các chuyên gia phân tích rủi ro. Thực tế cho thấy đây là 3 nội dung quan trọng mà bất kỳ một NHTM nào muốn thành công trong quản trị rủi ro cũng đều phải thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ. 3.1 Vấn đề thông tin trong đánh gía và phân tích rủi ro: Hoạt động đầu tư là một hoạt động kinh tế kỹ thuật hết sức phức tạp,nó đồi hỏi một khối lượng vốn rất lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Để soạn thảo được một dự án đầu tư có chất lượng, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất chi tiết và đầy đủ về các thông tin. Các thông tin để xây dựng nên dự án trong thực tế lại rất đa dạng và được khai thác từ rất nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy vấn đề đặt ra đối với người làm công tác thẩm định dự án đầu tư trong NHTM là phải kiểm định được mức độ chính xác và trung thực của các thông tin được ghi trong dự án. Muốn vậy, bản thân người thẩm định cũng phải tạo lập được cho mình những nguồn thông tin có tính chính xác cao đủ sức đánh giá tính chân thực của các thông tin mà chủ đầu tư đã ghi trong dự án. Kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài cho thấy, nắm bắt được thông tin chính xác là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng phân tích rủi ro dự án. ở đây có hai vấn đề cần quan tâm, một là tạo lập một trung tâm cung cấp thông tin tín dụng có chất lượng và hai là thiết lập được các kênh thông tin về thị trường, giá cả, công nghệ... Một cách ổn định và có độ tin cậy cao. Tại Pháp, Ngân hàng Pháp quốc ( NHTW của Pháp ) hình thành một trung tâm lưu trữ và xử lý các thông tin về doanh nghiệp, gọi tắt là FIBEN ( Fichier Bancaire des Entreprises ). Trung tâm này có chức năng thu thập các thông tin về mọi mặt của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó, với đội ngũ chuyên gia phân tích lành nghề, FIBEN sẽ tiến hành việc phân tích đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp bằng phương thức cho điểm. Cách thức xếp hạng được căn cứ vào nhièu yếu tố khác nhau, việc xếp hạng doanh nghiệp thường được chỉ ra dưới dạng một mã số gồm 3 ký tự. Ví dụ : F. 3. 7 Mã số này được hiểu như sau: Phần chữ đầu tiên, được biểu hiện bằng chữ A đến chữ J, nói lên quy mô kinh doanh ( doanh số ) của doanh nghiệp, chữ A thể hiện doanh số lớn nhất, nhỏ dần cho đến J. Phần số ở giữa, cho biết điểm số tín dụng ( chất lượng tín dụng ) của doanh nghiệp, số 3 là tốt nhất, số 6 là kém nhất. Phần số cuối cùng, Cho biết điểm số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thanh toán tốt số 7, thanh toán kém số 8. Nguồn thông tin về các doanh nghiệp của FIBEN chủ yếu được khai thác từ thông tin tích luỹ được của các NHTM Pháp trong quá trình thực hiện các mối quan hệ với khách hàng. Theo các quy định pháp lý, các NHTM buộc phải cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế về các doanh nghiệp mà họ có được cho FIBEN. Ngoài ra, FIBEN còn tạo lập được nhiều nguồn cung cấp thông tin khác... Các kết quả xử lý thông tin và xếp hạng doanh nghiệp được tiến hành lưu trữ và khi các NHTM Pháp có nhu cầu tham khảo thông tin về khách hàng để phục vụ cho công tác kinh doanh của mình thì họ phải mua lại các thông tin đã được phân tích đó từ FIBEN như một loại hàng hoá có chất lượng và luật pháp cũng quy định rằng, khách hàng duy nhất của FIBEN là các NHTM Pháp. Điều đó có nghĩa là FIBEN không đựơc phép bán các thông tin của mình cho các doanh nghiệp, dù cho họ sẵn sàng mua với giá rất cao để phục vụ cho việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các đối thủ một cách không lành mạnh. Mô hình tạo nên một trung tâm thông tin tín dụng như FIBEN của Pháp là một mô hình phổ biến ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Vấn đề thứ hai là các NHTM phải tìm cách tạo lập các kênh thông tin về thị trường giá cả, công nghệ... Một cách thường xuyên và có chất lượng. Hiện nay, kinh tế thị trường phát triển trên toàn cầu, xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá các nền kinh tế đang phát triển hết sức sâu rộng và ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia... Cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các ngành công nghệ...Điều này đòi hỏi các NHTM và đặc biệt là các chuyên gia thẩm định dự án phải có một tầm hiểu biết rộng, nhạy bén trước những thay đổi của thị trường. Muốn vậy, phải có sự cập nhật thông tin mọi mặt một cách thường xuyên, liên tục... Có như vậy, việc phân tích rủi ro dự án mới có cơ sở và các kết quả phân tích mới có ý nghĩa thực tiễn. Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin, do đó việc khai thác thông tin phục vụ phân tích rủi ro dự án vừa có những thuận lợi nhưng cũng có không ít những khó khăn. Thuận lợi là ở chỗ các nguồn thông tin có nhiều, từ các báo chí thương mại phổ thông đến những tạp chí chuyên nghành về thị trường giá cả, từ những thông tin khai thác theo lối truyền thống đến việc truy cập thông tin kinh tế trên mạng INTERNET được cập nhật hàng ngày hàng giờ... Nhưng chính khối lượng thông tin khổng lồ đó lại gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc chọn lọc để sử dụng thông tin một cách hợp lý, sao cho đáp ứng được mục tiêu của mình. Kinh nghiệm của một số NHTM nước ngoài cho thấy, khả năng nắm bắt thông tin trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội của chuyên gia thẩm định là hết sức khó khăn. Do đó, giải pháp có tính khả thi hiện nay là bên cạnh việc tự thu thập các thông tin, NHTM cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với các Tổ chức và các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế... Để cùng nhau nghiên cứu, phân tích rủi ro dự án. Hiện nay có nhiều tổ chức tư vấn rất có uy tín trong lĩnh vực này như FIDIC ( Federation International des Ingernieurs Conseils ) Hiệp hội quốc tế các chuyên gia tư vấn, thành lập năm 1913 và có trụ sở đóng tại Lausanne ( Thụy sĩ ) cũng như rất nhiều Công ty, Tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế khác. 3.2 Vấn đề kỹ thuật và phương pháp đánh giá rủi ro Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết về dự án, vấn đề quan trọng là xử lý các thông tin đó như thế nào và bằng những công cụ gì? Đây là một câu hỏi được đặt ra khá cấp bách trong điều kiện”bùng nổ thông tin” hiện nay. Đối với các NHTM nước ngoài, việc tin học hoá quá trình xử lý và lưu trữ các thông tin dự án đã được quan tâm từ lâu, xuất phát từ một thực tế là đối với một dự án, khối lượng thông tin cần thu thập và xử lý là rất lớn, nếu chỉ thực hiện việc phân tích, xử lý bằng thủ công thì hết sức chậm chạp, hiệu quả công việc rất thấp... nhiều khi, NHTM thẩm định xong, có được kết luận cần thiết thì cơ hội đầu tư đã trôi qua, việc tài trợ vốn cho dự án trở nên không còn hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, các NHTM nước ngoài đã sớm trang bị cho công tác thẩm định những công cụ cần thiết để phục vụ cho phân tích dự án đặc biệt là trong khâu phân tích rủi ro tài chính, là khâu đòi hỏi một khối lượng tính toán nhiều và phải áp dụng nhiều phương pháp tính toán khá phức tạp đòi hỏi nhiều công sức. Để có thể tin học hoá quá trình xử lý các thông tin dự án, đòi hỏi phải có 2 điều kiện căn bản sau: Một là: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xử lý, ta tạm gọi là “phần cứng”. Phần này bao gồm các máy tính chuyên dùng và không chuyên dùng (máy tính thông thường ). Trong điều kiện hiện nay và với đòi hỏi thực tế của phân tích dự án, kỹ thuật tin học hiện đại hoàn toàn có thể đáp ứng được, ngay cả ở điều kiện những nước có trình độ phát triển tin học chưa cao. Hai là: Xây dựng được một hệ thống các phần mềm chuyên dùng cho thẩm định và phân tích rủi ro dự án. Hiện nay, các NHTM nước ngoài thường phân tích nội dung tài chính và rủi ro của dự án trên cơ sở phương pháp hiện giá các dòng tiền ( Present Value ) hay còn gọi là phương pháp hiện tại hoá (Actualisation Method ). Phương pháp này có độ chính xác cao so với phương pháp thông thường ( Conventional Method ), nhưng lại đòi hỏi phức tạp hơn về phương pháp tính toán. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được các phần mềm chuyên dùng thích hợp với bản chất kinh tế đòi hỏi của việc phân tích...Để đáp ứng mục tiêu này, trong các phần mềm phổ thông của các hãng máy tính lớn trên thế giới đã đưa vào những công cụ căn bản như “Các hàm tài chính “ trong các bảng tính điện tử tiện dụng như Microsoft EXCEL hay trong LOTUS .v.v. Để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như PV, NPV, IRR... Tuy nhiên mức độ còn đơn giản và khả năng kết nối dữ liệu, khả năng hoàn thành một hệ thống các bước tính toán để cho ra kết quả cuối cùng còn chưa cao. Thời gian gần đây, Một số Viện Đại học và các NHTM nước ngoài, đã nghiên cứu và cho ra đời một số phần mềm chuyên dụng để quản trị và phân tích dự án có hiệu quả khá cao như Microsoft Project, Project Analysis... đang được các nhà đầu tư và xây dựng áp dụng rộng rãi. 3.3 Vấn đề con người trong công tác phân tích rủi ro dự án. Xét cho cùng, việc phân tích rủi ro dự án trên cơ sở các thông tin đầu vào bằng các công cụ tin học hiện đại cũng chỉ là một cách thức cụ thể hoá những ý tưởng của các chuyên gia thẩm định mà thôi. Các kết luận quan trọng rút ra từ các tính toán đó đương nhiên phải do các chuyên gia tự quyết định. Như vậy, con người là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình thẩm định và phân tích rủi ro dự án. Nhận thức được điều này, các NHTM nước ngoài rất quan tâm đến việc đào tạo các chuyên gia thẩm định dự án có trình độ cao, tức là những người có kiến thức rộng về nhiều mặt như: thị trường, giá cả, trình độ tổng quan về kinh tế - kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, nhân văn... Đồng thời có khả năng khai thác , sử dụng tốt các công cụ tin học được trang bị. Muốn vậy, các NHTM rất chú ý trong khâu tuyển dụng cán bộ. Hơn nữa, đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho cán bộ thẩm định của ngân hàng, thông qua các khoá đào tạo do các Giảng viên đại học, các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác thẩm định thực hiện. III. Một số phương pháp phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính DAĐT. 1. Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis). Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai xa. Vì vậy thẩm định dự án của ngân hàng cần phải đánh gia được sự ổn định của các kết quả tính toán hiệu quả của dự án, nói khác đi là cần phải phân tích độ nhạy của dự án. Trong phân tích độ nhạy, kinh nghiệm của các chuyên gia thẩm định là hết sức quan trọng bởi vì chỉ có các chuyên gia với kinh nghiệm tích luỹ được của mình mới dự kiến được khả năng nhân tố nào có thể biến đổi và biến dổi với mức độ bao nhiêu so với giá trị ban đầu. Trong phân tích độ nhạy người ta dự kiến một số tình huống thay đổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm...rồi từ đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả như: T, NPV, IRR,...nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được chấp thuận. Ngược lại dự án bị coi là không ổn định ( độ nhạy cảm cao ) buộc phải xem xét điều chỉnh tính toán lại mới được đầu tư. Để phân tích độ nhạy của dự án, thông thường người ta thực hiện qua 4 bước sau: - Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu ( Để xác định được xu hướng này, cần căn cứ vào các dự báo, các số liệu thống kê và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia là cực kỳ quan trọng ). - Bước 2 : Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra ( Minimum và Maximum là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu ). - Bước 3 : Chọn một phương pháp đánh giá độ nhạy nào đó ( Như phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV hoặc IRR chẳng hạn ). - Bước 4 : Tiến hành tính toán lại NPV hoặc IRR theo các biến số mới, trên cơ sở cho các biến số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó ( Chú ý là khi ta dùng các phương pháp khác nhau để phân tích độ nhạy, các kết quả đưa ra cũng có sự khác biệt về mặt số học. Tuy nhiên, các kết luận về mặt kinh tế thì vẫn không có gì thay đổi ). Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức sau đây: D Fi E = --------------- D Xi Trong đó : E là hệ số độ nhạy DFi là mức biến động của chỉ tiêu đánh giá DXi là mưc biến động của nhân tố ảnh hưởng. Ví dụ: Từ một DAĐT, qua phân tích độ nhạy có kết quả thể hiện ở bảng sau: Các yếu tố thay đổi IRR(%) Tỷ lệ % thay đổi của DIRR Chỉ số độ nhạy Trường hợp cơ sở 6,00 0 0 Vốn đầu tư tăng 10% 5,85 2,5 0,25 Chi phí khả biến tăng 10% 4,00 33,0 3,30 Giá bán SP giảm 10% 5,50 8,33 0,83 Thời gian thu lợi chậm 10% 5,2 13,33 1,33 Như vậy độ nhạy cao nhất ở nhân tố chi phí khả biến và thời gian thu lợi nhuận. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố này. Phải tìm mọi biện pháp giảm thấp (tiết kiệm) các chi phí khả biến và đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm đúng tiến độ đẻ có lợi nhuận như dự kiến. Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro xảy ra trong quá trình khai thác dự án. Phân tích độ nhạy là một kỹ thuật phân tích rủi ro dự án tương đối giản đơn. Tuy nhiên, nhược điểm chính của kỹ thuật này là chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro và nó cũng không thể đánh giá được cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án. 2. Phương pháp phân tích tình huống. Mặc dù phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích rủi ro khá phổ biến, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế như đã chỉ ra ở trên. Do đó, trong thẩm định và phân tích rủi ro dự án người ta còn sử dụng phương pháp phân tích tình huống. Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án. Trong sự phân tích này đòi hỏi phải xem xét cả một tập hợp những hoàn cảnh tài chính tốt và xấu từ đó so sánh với trường hợp cơ sở. Tức là ta tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị làm chuẩn (giá trị cơ sở). Ví dụ: Một dự án sau khi tiến hành dự kiến các tình huống có thể xảy ra có kết quả theo như bảng sau: Tình huống Xác suất (Pi) Số lượng bán Giá bán NPV (1000USD) Xấu nhất 0,25 150000 15.000 -5761 Cơ sở 0,50 200000 20000 6996 Tốt nhất 0,25 250000 25000 23397 Chúng ta tính NPV mong đợi như sau: 3 NPVmong đợi = ồ Pi ( NPVi ) i = 1 Thay số liệu từ bảng trên vào ta có: = (0,25* - 5761)+(0,5*6996)+(0,25*23397) = 7907 s NPV = ệ ồ Pi (NPVi - NPV mong đợi )2 Thay số vào ta có kết quả là s NPV = 10349 sNPV 10349 CV NPV = ---------------------- = ------------------------ = 1,3 NPV mong đợi 7907 Hệ số biến thiên của dự án được so sánh với hệ số biến thiên của các dự án trung bình của doanh nghiệp hay NHTM đã tiến hành thẩm định từ đó xác định được mức độ rủi ro tương đối của dự án đang xem xét. Chẳng hạn các dự án được lấy ra so sánh có hệ số biến thiên là 1,1. Như vậy, người thẩm định có thể kết luận rằng dự án đang xem xét có mức độ rủi ro cao hơn các dự án so sánh. Tuy nhiên, phân tích tình huống vẫn tồn tại những nhược điểm như không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được mộtvài khả năng ( biến cố ) rời rạc, trong khi thực tế có thể có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giưã các biến của dự án. 3. Phương pháp phân tích rủi ro theo mô phỏng MONTE CARLO. Khắc phục nhược điểm của các phương pháp phân tích rủi ro nói trên, người ta áp dụng phương pháp phân tích rủi ro theo mô phỏng MONTE CARLO. Tức là phân tích rủi ro dự án dưới sự tác động đồng thời của tất cả các nhân tố gây ảnh hưởng, có tính đến xác suất xảy ra và mức độ biến thiên của từng nhân tố tác động đó. Khác với phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro theo mô phỏng MONTE CARLO xem xét đồng thời sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động. Khác với phân tích tình huống, phân tích rủi ro MONTE ._. động của chủ đầu tư: 265.000 USD = 16% tổng dự toán. Nguồn này dùng để mua nguyên nhiên vật liệu khi nhận tàu, đi nhận tàu chạy thử đóng thuế trước bạ. - Dự kiến vay NHCT Đống đa 1.435.000 USD = 84% tổng dự toán để mua tàu. 2.5.2 Hiệu quả kinh tế của dự án mua tàu: Doanh thu: - Ngày tàu có doanh thu: 320 ngày - Ngày sửa chữa off- hire : 45 ngày - Giá cho thuê: 2400 USD/ ngày. - Doanh thu 1 năm: 2400 USD * 320 = 7680.000 USD Chi phí: - Lương cơ bản theo NĐ 26 cho 25 người: 9.511,3USD - BHXH, BHYT, CĐ 19%: 1814,7 USD - Phụ cấp: 57.158,2 USD - Định lượng đi nước ngoài: 41875 USD - Dầu nhờn : 30.000 USD - Nước ngọt: 13.400 USD - Sửa chữa thường xuyên: 76.500 USD - Sửa chữa lớn: 107.000 USD - Bảo hiểm thân tàu: 35.250 USD - Bảo hiểm P&I: 25.560 USD - Quản lý phí: 40.000 USD - Khấu hao cơ bản /năm 212.500 USD - Trả lãi vay NH bình quân /năm: 62.065 USD - Vật liệu ,phụ tùng: 10.000 USD - Chi khác bằng tiền: 30.000 USD Cộng: 755.694,20 USD Lãi trước thuế: 12.305,8 USD Lãi sau thuế: 8.367,9 USD Như vậy sau khi đầu tư thêm phương tiện lựi ích thu được như sau: - Doanh thu tăng thêm 1 năm: 768.000 USD - Giải quyết lao động cho 25 người - Phân bổ thêm quản lý phí của Công ty: 40.000 USD - Lãi trước thuế tăng: 12.305,8 USD Phân tích điểm hoà vốn: ( 332.074-140.750+140.750+3.937 ) Điểm hoà vốn trả nợ = ---------------------------------------------- * 100 = 68% 768.000-270.529 Nhận xét chung về phương diện tài chính: - Nguồn vốn tự có tham gia đảm bảo theo phần . - Sau đầu tư tàu mới đem lại lợi nhuận ròng 8.368 USD - Điểm hoà vốn trả nợ = 68% tuy vẫn còn hơi cao ( < 60 % coi là tốt ), nhưng Công ty đã có kế hoạch trả nợ NHCT qua các năm, đảm bảo giá thành không bị thay đổi, tình hình SXKD không ảnh hưởng. 2.6 Phương án cho vay thu nợ đối với dự án: 2.6.1 Phương án cho vay: Căn cứ vào HĐ tín dụng giữa NHCT Đống đa và Công ty vận tải thuỷ Bắc, NH sẽ phát tiền vay theo hợp đồng mua bán tàu: - Trong thời gian từ 3- 5 ngày sau khi ký hợp đồng mua bán tàu, NH sẽ chuyển 10% giá trị hợp đồng vào tài khoản “ Đồng chủ sở hữu “ mang tên cả người bán và người mua tại một NHTM có uy tín ở Nhật bản để đặt cọc. - Trước thời gian giao tàu 3 ngày, NHCT Đống đa chuyển nốt 90% tiền cho vay vào tài khoản trên. - Khi nhận được biên bản giao nhận tàu có đầy đủ chữ ký của người mua và người bán thì NHTM nhật bản mới thanh toán toàn bộ số tiền tại tài khoản “ Đồng chủ sở hữu “ cho người bán tàu. 2.6.2 Phương án thu nợ: - Nguồn trả nợ hàng năm: Chủ yếu là KHCB 1435.000USD/ 8 năm.= 179.375 USD/ 1năm Căn cứ vào quy định hiện hành của Bộ Tài chính VN ( 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 )và căn cứ vào thực tế kinh doanh tàu biển của Công ty trong những năm qua, Công ty dự kiến thời gian khấu hao tàu là 8 năm. Lợi nhuận dùng trả nợ hang năm là: 5000 USD/ năm Tổng nguồn trả nợ là: 179.375 USD/ năm - Thời gian trả nợ NHCT là : 1.435.000 USD Ttn = ---------------------- = 8 năm = 96 tháng 179.375 USD - Thời gian ân hạn là: 6 tháng ( kể từ khi phát món vay đầu tiên 10% giá trị hợp đồng để đặt cọc ) gồm: Thòi gian chờ giao tàu: Khoảng 4 tháng Thời gian tu chỉnh tàu sau khi mua: 1,5 tháng Thòi gian chạy thử tàu: 0,5 tháng - Thời gian cho vay = thời gian ân hạn + thời gian trả nợ = 102 tháng Công ty tính toán kế hoach trả nợ NHCT như sau: Trả gốc bình quân năm: 1.435.000 USD/ 8 = 179.375 USD/ năm Lãi vay bình quân trong giá thanh/ năm = 54.889 USD Tổng cộng = 324.264 USD/ năm Kế hoạch phân bổ trả nợ như sau: Đơn vị : USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Gốc 140750 149923 159692 170099 181183 192990 205567 234796 Lãi dự kiến 93514 84341 74572 64156 53081 41274 28697 15301 Tổng số 234264 234264 234264 234264 234264 234264 234264 234264 2.6 Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay: Dự án vay vốn đầu tư mua tàu biển chở hàng khô của Công ty vận tải thuỷ Bắc theo xem xét của NHCT Đống đa có sự đảm bảo tiền vay như sau: - Công ty vận tải Thuỷ Bắc là DNNN , Ngân hàng CT Đống đa thực hiện cho vay tín chấp theo QĐ 417 ngày 31/5/1997 của NHNN Việt nam. - Công ty có công văn bảo lãnh của Tổng Công ty Hàng hải VN về mua tàu trên. - Công ty đảm bảo đủ các điều kiện vay vốn theo cơ chế hiện hành ( thuộc công ty 91 ) - Công ty có mua bảo hiểm tại Bảo việt. - Quan hệ tín dụng với NHCT Đống đa sòng phẳng , chưa có nợ quá hạn. Kết luận và ý kiến đề xuất: Kết luận Qua quá trình thẩm định hồ sơ xin vay vốn mua tàu biển của Công ty vận tải Thuỷ Bắc, nhận thấy: - Hồ sơ pháp lý của dự án đã đầy đủ - Khi có sự cố về tàu: Công ty đã có mua bảo hiểm. - Công ty đã được Tổng công ty HH Việt nam đứng ra bảo lãnh trả nợ. - Công ty đảm bảo được các điều kiện vay vốn. - Đề xuất: Đề nghị cho vay: - Số tiền cho vay: 1.435.000 USD - Lãi suất: 6,8 % năm - Thời hạn cho vay: 102 tháng - Thời gian ân hạn : 6 tháng - Thời gian trả nợ : 96 tháng. chương III: những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích rủi ro tại NHCT Đống đa 1. Những khuyến nghi đối với Nhà nước; 1- Về quy hoạch tổng thể nền kinh tế: Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. quy hoạch tổng thể này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM. 2- Về vấn đề thực hiệ n chế độ kế toán thống kê: Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiên nghiêm túc chế độ kế toán thông kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp NHTM trong việc phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, qua đó có cơ sở phòng ngừa rủi ro tín dụng. 3- Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn: Nhà nước cần củng cố các cơ quan, công ty tư vấn hiện có để đáp úng được nhu cầu thuê thẩm định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có những văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các công ty này như “Luật tư vấn “, “ Hướng dẫn thi hành Luật tư vấn “...Bởi trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được tư vấn là rất lớn, các nhà doanh nghiệp cần được tư vấn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đúng pháp luật Nhà nước, để giải quyết các khó khăn vướng mắc về kỹ thuật về hành chính...Đối với các NHTM, công tác tư vấn cũng đặc biệt cần thiết nhất là đối với những lĩnh vực mà ngân hàngcòn ít được tiếp cận như tư vấn về thị trường, về kỹ thuật về pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Thực hiện tốt điều này không những giúp cho NHTM hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn mà còn hạn chế được tình trạng đổ vỡ tín dụng, phân định được một cách rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng, của cấp lãnh đạo... tránh được tình trạng “ hình sự hoá “ các sai sót trong hoạt động tín dụng ngân hàng, gây tâm lý hoang mang trong các cán bộ tín dụng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay của các NHTM Việt nam như trong thời gian vừa qua. 4- Bố trí sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước: Đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nên tìm giải pháp cho tiến hành cổ phần hoá hoặc ngừng hoạt động. Chỉ nên duy trì và phát triển những doanh nghiệp làm ăn thực sự có lãi, những danh nghiệp có vai trò thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện cho kinh doanh tín dụng của NHTM nâng được hiệu quả và hạn chế bớt những rủi ro. II. Những khuyến nghị đối với NHNN Việt nam: 1- Vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế xã hội và định hướng cho các NHTM Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh, Thành phố cần nắm vững phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương mình. Qua đó tư vấn cho các NHTM trên địa bàn đầu tư vốn cho các dự án của các doanh nghiệp sao cho đúng hướng, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư và thu hồi vốn đúng hạn. 2- Thu thập và xử lý các thông tin tín dụng, thông tin về doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các NHTM về các doanh nghiệp, giúp cho các NHTM có những thông tin cần thiết để thẩm định và phân tích rủi ro trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các NHTM cung cấp đầy đủ chính xác , kịp thời các thông tin số liệu cho Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt nam. Từng bước thu thập và xử lý các thông tin về doanh nghiệp, tiến hành sắp xếp, cho điểm và phân loại đối với các doanh nghiệp để lấy đó làm cơ sở cho các NHTM tham khảo khi triển khai hoạt động thẩm định, phân tích rủi ro dự án trước khi tiến hành tài trợ. Đối với bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro của các NHTM cũng cần được củng cố và thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho các chi nhánh của mình. 3- Hướng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các NHTM và tổng kết kinh nghiệm. Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần sớm ban hành một tài liệu hướng dẫn chung cho các NHTM về nội dung và quy trình thẩm định một DAĐT...Trên cơ sở sự kết hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi trường... Sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt nam hiện nay đồng thời, đảm bảo được đúng thông lệ quốc tế. Sau từng thời kỳ, NHNN Việt nam cần tổ chức những hội nghị tổng kết việc đầu tư của các NHTM vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề trong nền kinh tế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và góp phần định hướng đầu tư trong thời gian tiếp theo. Tránh hiện tượng đầu tư tràn lan theo phong trào hoặc theo ý chí chủ quan của một số người mà không tính đến các yếu tố khách quan của thị trường, đến quan hệ cung cầu...Dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được trong thời gian vừa qua như các dự án xi-măng , bia ( địa phương ), vật liệu xây dựng, đường mía....làm cho vốn vay NH khó hoặc không thể hoàn trả được, đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa gây rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. III. Những khuyến nghị đối với NHCT Việt nam: 1- Tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn hệ thống, bắt đầu từ công tác bồi dưỡng cán bộ. NHCT cần đặc biệt chú ý vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và phân tích rủi ro dự án. Muốn vậy, cần mở các lớp đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về chuyên môn, tin học , ngoại ngữ...để cán bộ nâng cao trình độ, đồng thời mời các chuyên gia giỏi đến để truyền đạt các kịnh nghiệm thẩm định. 2- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế. NHCT cần tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế như các cơ quan các viện nghiên cứu, dự báo về chiến lược kinh tế, về thị trường giá cả...Qua đó tạo lập được các kênh cung cấp thông tin ổn định có chất lượng và được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính chính xác cho các thông tin dùng cho công tác thẩm định và phân tích rủi ro của các DAĐT, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về thông tin tín dụng cho các ngân hàng trong cùng hệ thống. 3- Tổ chức trang bị một cách đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định và phân tích rủi ro. NHCT cần tạo điều kiện đầu tư trang bị một cách đồng bộ các hệ thống máy tính, các thiết bị tin học...Bên cạnh đó, tổ chức việc phối hợp giữa các cán bộ tin học ngân hàng với các chuyên gia thẩm định để cùng nhau xây dựng những phần mềm thẩm định và phân tích rủi ro bằng tiếng Việt để có thể mau chóng đưa ứng dụng phân tích rủi ro và thẩm định dự án được tin học hoá vào thực tiễn. IV. Khuyến nghị với NHCT Đống đa. Xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHCT Đống đa, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án. 1- NHCT Đống đa cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án. Ngân hàng có thể và cần chủ động cùng các chủ doanh nghiệp căn cứ vào các thông tin định hướng về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thông tin về thị trường... để cùng nhau xây dựng các phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tránh hiện tượng ngân hàng thụ động chỉ ngồi chờ doanh nghiệp đến xin vay vốn. Bởi trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như sự cạnh tranh giữa các NHTM là rất gay gắt. Việc NHTM cùng doanh nghiệp tìm phương án vay vốn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh, đồng thời ngân hàng có được tính chủ động trong việc nắm bắt các thông tin về dự án ngay từ những bước đầu...Điều này sẽ tạo cơ sở thuận lợi trong công tác thẩm định và phân tích rủi ro dự án cũng như khả năng ngân hàng chủ động về tạo lập các nguồn vốn tài trợ cho dự án. 2- Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng yêu cầu thẩm định một cách toàn diện các DAĐT. Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư ở NHCT Đống đa cũng như phần lớn các NHTM Việt nam hiện nay mới chỉ quan tâm chủ yếu đến phần thẩm định nội dung tài chính của DAĐT mà chưa tiến hành phân tích và thẩm định một cách đầy đủ nội dung về thị trường, về kỹ thuật của dự án. Trong quá trình nghiên cứu chọn lọc và phân tích các thông tin để lập dự án, chủ đầu tư phải xuất phát từ các yêu cầu thực tế của thị trường, từ các số liệu về giá bán cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi về chất lượng mẫu mã sản phẩm của khách hàng...Để từ đó, xây dựng các phương án công nghệ - kỹ thuật nhằm sản xuất ra sản phẩm với chất lượng thoả mãn các yêu cầu thương mại trên thị trường. Đối với mỗi phương án kỹ thuật, sẽ có một phương án về tài chính đi kèm, có thể nói các nội dung trong một dự án đầu tư có sự liên kết rất chặt chẽ, nội dung sau được xây dựng trên cơ sở của nội dung trước. Như vậy, việc thẩm định một dự án đầu tư mà chỉ tập trung vào phân tích tài chính như các NHTM Việt nam hiện nay đang làm là chưa đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong các yêu cầu của công tác thẩm định dự án. Để đảm bảo các kết luận thẩm định thực sự có giá trị, có ý nghĩa tham mưu cho cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định đầu tư đối với dự án, công tác thẩm định cần được đổi mới theo nguyên tắc thẩm định toàn diện tất cả các nội dung trong dự án xin vay mà khách hàng gửi đến ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được yêu cầu này không phải là vấn đề có thể giải quyết được một sớm một chiều, nó đòi hỏi một quá trình làm quen nhất định và trong quá trình này chắc chắn các cán bộ thẩm định sẽ gặp phải một số khó khăn cơ bản, mà khó khăn lớn nhất là vấn đề thu thập và cách thức xử lý các thông tin để có thể đưa ra các kết luận có giá trị tham mưu cho cấp lãnh đạo. Một thực tế hiện nay là phần lớn cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định ở NHCT Đống đa nói riêng và các NHTM Việt nam nói chung đều được đào tạo ở các trường thuộc khối kinh tế, do đó khả năng nắm bắt các vấn đề thị trường, kỹ thuật sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhất là đối với việc tài trợ các dự án lớn công tác nghiên cứu về thị trường và kỹ thuật rất chuyên sâu và phức tạp đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao. Về vấn đề này, chúng tôi xin khuyến nghị một giải pháp mang tính khả thi đó là ngân hàng cần tạo lập mối quan hệ với các chuyên gia kỹ thuật - công nghệ hàng đầu của các Viện nghiên cứu, các Trường đại học...để từ đó, khi có nhu cầu thẩm định các nội dung thị trường, kỹ thuật... mang tính chuyên sâu, ngân hàng có thể thuê các chuyên gia này tiến hành thẩm định. Như vậy, với kiến thức chuyên môn của mình, chắc chắn các kết luận của các chuyên gia sẽ có độ tin cậy cao đảm bảo chất lượng thông tin tư vấn cho quyết định tài trợ dự án của ngân hàng. Mô hình trên đây thực tế đã được áp dung ở các NHTM tại hầu hết các nước tiên tiến theo kinh tế thị trường. Tuy nhiên để công tác tư vấn nói trên đạt hiệu quả cao thì hoạt động này cần được đưa vào một khung pháp lý chắc chắn. Về vấn đề này, chúng tôi đã có khuyến nghị đối với Nhà nước trong việc sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định về tư vấn và hành nghề tư vấn ( đã nêu ở phần trên ). 3- Hoàn thiện các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Hiện nay công tác thẩm định nội dung tài chính dự án đầu tư tại NHCT Đống đa mới chỉ tập trung vào phân tích về tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn, về các nguồn trả nợ và lãi vay ngân hàng của dự án và một số chỉ tiêu khác như điểm hoà vốn ...Để từ đó đề xuất phương án cho vay và thu nợ. Như vậy, việc thẩm định mới chỉ đề cập đến một số hữu hạn các chỉ tiêu tài chính của dự án. Trong thực tế, nghiên cứu về tài chính của các dự án đặc biệt là các dự án dài hạn, việc phân tích theo phương pháp giá trị hiện tại là cần thiết để có thể đánh giá được một cách toàn diện các khoản thu chi của dự án cũng như hiệu quả tài chính mà dự án đem lại cho nhà đầu tư. Đối với ngân hàng, phương pháp này cũng cho phép tính toán xác định được khả năng trả nợ thực tế từ bản thân dự án, giúp cho ngân hàng có cơ sở cùng với chủ đầu tư lập kế hoạch trả nợ cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh. Về vấn đề này, chúng tôi xin khuyến nghị NHCT Đống đa nghiên cứu để từng bước đưa các kỹ thuật thẩm định tài chính theo giá trị hiện tại vào công tác thực tế của mình. Cần tính toán các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn chiết khấu.v.v. ( như trong chương I của bản luận văn đã trình bày ) và coi đó như những chỉ tiêu tài chính cần phải có trong việc đưa ra các kết luận đánh giá về dự án, giúp cho cấp lãnh đạo có cơ sở quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án. Liên quan đến kỹ thuật phân tích tài chính theo phương pháp giá trị hiện tại, có một vấn đề cần phải lưu ý đó là việc xác định đúng vòng đời hay tuổi thọ kinh tế của dự án. Hiện nay việc xác định đúng vòng đời của dự án cần chú ý đến quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, đến quan điểm và sở thích tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh chóng của người tiêu dùng và đặc biệt là sự tiến bộ rất nhanh chóng của khoa học - công nghệ; Các sáng chế và công nghệ cao ( Hi- tech ) ngày càng nhiều và được ứng dụng ngày càng nhanh chóng vào quá trình sản xuất ...Do đó, xác định đúng vòng đời của dự án cần căn cứ vào các yếu tố nói trên. Đối với ngân hàng việc xác định đúng vòng đời của dự án cho phép ngân hàng tính toán xác định khoản tài trợ là trung hạn hay dài hạn từ đó có kế hoạch cho vay, thu nợ một cách phù hợp nhất, tránh hiện tượng trong thực tế đã từng xảy ra là do xác định vòng đời của dự án không chính xác ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. 4- Từng bước triển khai và áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định các DAĐT. Từ khi nền kinh tế Việt nam chuyển sang cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế đã trở nên rất sôi động, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ra sức cạnh tranh với nhau để có được chỗ đứng vững vững chắc trên thị trường, để sản phẩm của mình tạo được niềm tin với khách hàng. Nhằm vào mục tiêu nói trên, các doanh nghiệp đã tìm kiếm và tận dụng các cơ hội đầu tư để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm...Do đó, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển là hết sức cần thiết và cấp bách. Bên cạnh nguồn vốn tự có của bản thân doanh nghiệp ( nguồn vốn chủ sở hữu ), doanh nghiệp luôn luôn phải tìm kiếm những nguồn vốn bổ sung khác, trong đó một phần rất quan trọng là nguồn vốn đầu tư của các NHTM Việt nam đầu tư cho các dự án. Với quy mô tín dụng trung dài hạn ngày càng có xu hướng mở rộng ( Chương II, phần thực tế ở NHCT Đống đa đã trình bày ), khối lượng vốn ngân hàng cho vay ngày càng lớn, vấn đề đặt ra ở đây là trong hoạt động tín dụng của mình, NHCT Đống đa cần phải có sự thẩm định thật chặt chẽ đối với các dự án xin vay và ngân hàng cũng phải có những công cụ hữu hiệu và nhưng phương pháp có độ tin cậy cao để đánhgiá các rủi ro của dự án. Bởi vì nói đến kinh tế thị trường là phải nói đến sự cạnh tranh quyết liệt và sự rình rập thường trực của rất nhiều các loại rủi ro. Thực tế khảo sát trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy, NHCT Đống đa đã có sự quan tâm thích đáng đến việc nâng cao chất lượng của công tác thẩm định. Tuy nhiên, về mặt phương pháp thẩm định và kỹ thuật tiến hành cụ thể vẫn còn có nhiều lúng túng và khó khăn. Phần lớn các dự án được thẩm định qua ngân hàng mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính giản đơn, chứ chưa sử dụng các phương pháp phân tích tài chính hiện đại trong tính toán các chỉ tiêu hiệu quả. Mặt khác, do có sự khó khăn về thông tin kinh tế - thị trường và sự hạn chế nhất định về năng lực chuyên môn nên các nội dung thị trường, kỹ thuật - công nghệ của dư án chưa được đánh giá đúng mức, chưa đo lường được những biến động, nhưng rủi ro có tính dài hạn sẽ xảy ra trong tương lai. Thực tế cho thấy, có những dự án khi phân tích theo các chỉ tiêu tài chính giản đơn, trong một tương lai gần thì đảm bảo được hiệu quả nhưng khi tiến hành tính toán phân tích có tính đến các rủi ro thời gian theo phương pháp tài chính hiện đại thì lại bộc lộ nhiều yếu kém. Từ đó, việc thẩm định dự án chưa đạt kết quả cao như mong muốn và từ đó, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Xuất phát từ thực trạng nói trên, trong thời gian tới, để góp phần nâng cao không ngừng chất lượng công tác thẩm định dự án nói riêng và chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHCT Đống đa nói chung, cần thiết phải có sự quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng các công nghệ phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định dự án của ngân hàng. Đây là giải pháp hợp lý và đúng hướng của các NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động hiện nay. Về khả năng ứng dụng kỹ thuật phân tích rủi ro hiên đại tại NHCT Đốngđa Như đã phân tích ở phần trên, việc áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại vào công tác thẩm định của các NHTM Việt nam nói chung và NHCT Đống đa nói riêng là một tất yếu khách quan. Vấn đề đặt ra ở đây là trong thực tế, khả năng ứng dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro này sẽ có những thuận lợi và khó khăn căn bản gì? Theo chúng tôi, những thuận lợi và khó khăn căn bản sẽ bao gồm: Về thuận lợi: - Một là: Trong quá trình hội nhập về kinh tế khu vực và toàn cầu, các dự án đầu tư quốc tế đầu tư vào Việt nam ngày càng nhiều. Theo thông lệ quốc tế, tất cả các dự án đầu tư đều phải trải qua một quá trình thẩm định chặt chẽ, trong đó họ rất coi trọng vấn đề phân tích rủi ro. Để có thể quản lý tốt các dự án này phía Việt nam cần nắm được các phương pháp kỹ thuật thẩm định và phân tích rủi ro. Mặt khác, khi nhu cầu đầu tư vốn tăng cao sẽ nảy sinh hình thức đồng tài trợ giữa nhiều NHTM thuộc các quốc gia khác nhau, việc cùng nhau phân tích rủi ro và cùng thẩm định là tất yếu. Do đó, đây vừa là một xu hướng, vừa là một thuận lợi cho các NHTM Việt nam trong quá trình hội nhập trong nền kinh tế thị trường. - Hai là: Về mặt nhận thức, phần lớn cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định tại các NHTM đều đánh giá được tầm quan trọng của đòi hỏi nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Đây là một thuận lợi tinh thần hết sức to lớn, nó thể hiện mối quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo trong NHTM và các cán bộ tác nghiệp trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Con người luôn luôn là nhân tố quyết định mọi thành công, do đó sự thông suốt về tư tưởng, sẵn sàng tiếp nhận và vận hành kỹ thuật mới là một thuận lợi rất căn bản. - Ba là: Các phòng tín dụng tại NHCT Đống đa đều được trang bị các máy tính, các thiết bị tin học văn phòng khá đầy đủ. Đây là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng để hiện thực hoá việc ứng dụng kỹ thuật phân tích rủi ro theo phương pháp tài chính hiên đại. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, trong thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn cản trở việc ứng dụng kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại, cụ thể như sau: Về khó khăn: - Một là: Khó khăn về nguồn thông tin. Đây là khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất trong công tác phân tích rủi ro của các NHTM Việt nam hiện nay. Do thông tin còn thiếu, không chính xác hoặc không được cập nhật kịp thời nên công tác phân tích rủi ro gặp rất nhiều khó khăn. - Hai là: Tuy đã có cơ sở vật chất cần thiết cho phân tích rủi ro ( các máy tính đã được trang bị khá đầy đủ ), nhưng điều quan trọng là các phần mềm phân tích rủi ro, đặc biệt là các phần mềm bằng tiếng Việt để tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng cho cán bộ thẩm định vẫn chưa có. - Ba là: Trình độ cán bộ làm công tác thẩm định còn có những hạn chế nhất định về chuyên môn, về năng lực ngoại ngữ, tin học...Đây cũng là nhưng khó khăn khi ứng dụng kỹ thuật phân tích rủi ro mới vào thực tiễn. Xuất phát từ sự cần thiết phải phân tích rủi ro dự án, từ những thuận lợi và khó khăn đang tồn tại trong thực tiễn hoạt động của NHCT Đống đa, chúng tôi xin có một số khuyến nghị về vấn đề này như sau: NHCT Đống đa cần từng bước cho các cán bộ tín dụng được tham dự các khoá học về phân tích rủi ro dự án, từ đó trang bị cho họ những kiến thức, phương pháp và kỹ thuật phân tích rủi ro hiện đại. Đồng thời, đưa việc phân tích rủi ro dự án vào làm một nội dung quan trọng trong các tờ trình, các báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng khi tham mưu cho cấp lãnh đạo trong việc quyết định cho vay hay không cho vay. NHCT Đống đa cần tạo lập các mối quan hệ rộng rãi với các cơ quan và cá nhân có nguồn thông tin phong phú về thị trường giá cả trong và ngoài nước: Các chuyên gia có khả năng phân tích và dự báo sự biến động của thị trường, của công nghệ - kỹ thuật....Trên cơ sở đó thu thập các thông tin liên quan đến thẩm định dự án và mời tư vấn khi cần thiết. 5- Từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích DAĐT của các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại. Xét cho cùng, trong bất cứ công việc gì, nhân tố con người luôn luôn là nhân tố quyết định nhất đến thành công. Chính vì vậy, một trong những vấn đề chúng tôi xin khuyến nghị NHCT Đống đa là công tác cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. - Về vấn đề tuyển chọn và bố trí cán bộ: Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ làm tín dụng cần kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức; cán bộ làm tín dụng phải có tiêu chuẩn rõ ràng, đủ năng lực làm việc. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, những quy định của NH và của pháp luật liên quan đến hoạt động NH như Bộ Luật dân sự, Luật hình sự, các Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp ... - Phân công giao việc cụ thể, khoa học: Việc giao công việc cụ thể, trong đó phân định trách nhiệm, quyền hạn cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định từ đó, các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng. Các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng cũng cần được quy định một cách rõ ràng bởi thực chất trong hoạt động kinh doanh của NHTM, công tác tín dụng là công tác tiềm ẩn nhiều rủi ro nghề nghiệp nhất. Chính vì vậy, việc tạo ra cơ chế lợi ích thoả đáng sẽ giúp cán bộ tín dụng yên tâm hơn trong công tác của mình, tạo điều kiện cho họ hết lòng vì công việc chung. - Về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Đặc điểm của kinh tế thị trường là hết sức năng động, các nhân tố kinh tế thường xuyên có sự biến động. Mặt khác, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng đang đi những bước đầu tiên vào nền kinh tế thị trường, một lĩnh vực rất mới mẻ , rất nhiều khó khăn và thách thức...Muốn đạt được yêu cầu về hiệu quả kinh doanh ngân hàng và đặc biệt là kinh doanh tín dụng, đòi hỏi các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định dự án phải không nghừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc học tập nghiệp vụ này không thể hoàn thành một sớm một chiều mà đây là nhiệm vụ mang tính lâu dài và thường xuyên để liên tục cập nhật những kiến thức mới, phục vụ công tác. Xuất phát từ quan điểm này, chúng tôi xin khuyến nghị với NHCT Đông đa cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ tín dụng nhất là về trình độ thẩm định, đánh giá các dự án kinh doanh của khách hàng vay vốn, kiến thức pháp luật, kiến thức chung về kinh tế xã hội.... Công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới. Đào tạo kiến thức cần đi đôi với giáo dục đạo đức kinh doanh và lề lối, phương pháp làm việc. Về hình thức đào tạo, có thể tổ chức những lớp học theo chuyên đề ngắn ngày, các lớp đào tạo chuyên sâu dài ngày hoặc liên kết với các chi nhánh NHCT trong hệ thống tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc cũng có thể phối hợp với các NHTM khác, với NHNN Việt nam tổ chức các hội nghị về tín dụng trung dài hạn, về công tác thẩm định và phân tích rủi ro.v.v. Trên đây là một số khuyến nghị cụ thể được rút ra qua quá trình nghiên cứu thực tiễn công tác tín dụng và thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương Đống đa. Chúng tôi rất hy vọng những ý tưởng nói trên được các cơ quan hữu quan và các cấp có thẩm quyền có sự quan tâm thích đáng. Chúng tôi cũng rất mong muốn những khuyến nghị mang tính cụ thể đó sớm được nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn công tác của ngân hàng nhằm góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện công tác thẩm định và phân tích rủi ro dự án trong hoạt động tín dụng trung - dài hạn của các NHTM Việt nam, hướng tới mục tiêu hiệu quả đầu tư, ổn định và phát triển nền kinh tế, thực hiện tốt tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. Tài liệu tham khảo 1- Thẩm định dự án đầu tư Vũ Công Tuấn, NXB TP HCM 2- Quản trị DAĐT trong nước và quốc tế Nguyễn Xuân Thuỷ, NXB CTQG 3- Quản trị tài chính doanh nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân 4- Dự toán vốn đầu tư trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sách dịch, NXB Thống kê 5- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Risk Master for Windows Havard University USA 6- Tổng quan hoạt động của NHTW Pháp Banque de France 1997 7- Một số tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Ngân hàng các năm 97-99 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28205.doc
Tài liệu liên quan