Ảnh hưởng của trình độ học vấn đền mức sinh ở nông thôn Việt Nam

Lời nói đầu Chúng ta hãy cùng nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh chung nhất, khi mà không đầy 200 ngày nữa là đến năm 2000. Một thiên niên kỷ mới sẽ đem lại điều gì cho chúng ta đây? Sự thịnh vượng hay là tai họa - Khi mà cả nhân loại đang đứng trước bốn vấn đề bức xúc nhất: Hoà bình cho mọi quốc gia và dân tộc. Dân số và chất lượng cuộc sống. Chống ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường. Chống đói nghèo, nâng cao sản xuất và đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mọi người. Bốn vấn đề này

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của trình độ học vấn đền mức sinh ở nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau theo cả chiều thuận và chiều nghịch. Tuy nhiên, nếu xét về mặt mối quan hệ nhân quả thì dân số chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu của ba vấn đề còn lại. Bởi con người một mặt là sản phẩm của lịch sử (của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội). Mặt khác là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình lịch sử đó. Với vai trò là chủ thể sáng tạo ra lịch sử - Con người là những tác nhân tích cự chủ động tích luỹ vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng tổ chức thiết lập xã hội, kinh tế và chính trị, đưa sự nghiệp của một quốc gia đi lên. Trong khi đó tài nguyên thiên nhiên và tiền vốn chỉ là những yếu tố thụ động trong sản xuất. Mặc dù với vai trò hết sức to lớn như vậy nhưng trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 này cả thế giới loài người đã gióng lên một hồi chuông khẩn thiết về việc hạn chế sự gia tăng dân số và tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự gia tăng dân số hiện nay chủ yếu là ở các nước đang phát triển, đó là hậu quả của sự nghèo đói và ít học. Dường như cái vòng luẩn quẩn này không bao giờ bẻ gãy được. Cùng trong bối cảnh này. Nước ta với 80% dân số là ở nông thôn, 52% trong đó là phụ nữ với mức sinh là 2,8 trong khi ở thành thị là 1,9 Theo số liệu TCTK 1997). Các chỉ số này đã giảm đáng kể so với cách đây hơn 5 năm (1985-1989 TFR là 4,1). Với quy mô dân số lớn như vậy, thêm vào đó mức sinh vẫn thuộc vào dạng cao thì đây quả thực là một vấn đề hết sức bức xúc. Muốn phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này thì đầu tiên nhất và quan trọng nhất chính là nâng cao trình độ học vấn, đặc biệt là ở nông thôn. Đối tượng đầu tiên phải là phụ nữ bởi họ là trung tâm của sự phát triển. Họ kiểm soát hầu hết nền kinh tế không thị trường (Nông nghiệp, sinh đẻ, nuôi dạy con cái, nội trợ .v.v...) và họ cũng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế tiền tệ. Mối quan hệ giữa mức sinh và trình đã được quan tâm và chứng minh rất nhiều. Hiện nay khi mà mức sinh của thành thị đã đạt tới gần mức sinh cho phép (TFR < 1,8) thì mức sinh ở nông thôn đang là một mối quan tâm lớn của nhiều ngành, nhiều người. Để thấy rõ hơn nguyên nhân của sự gia tăng dân số của nước ta hiện nay thì đề tài: "ảnh hưởng của trình độ Học vấn đến mức sinh ở nông thôn Việt Nam" được chọn để làm sáng tỏ hơn vấn đề này. Trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp bài viết gồm 3 phần lớn: Phần I: Cơ sở và phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sinh. Phần II: Thực trạng trình độ học vấn và mức sinh của Việt Nam trong thời gian qua. Phần III: Khuyến nghị với các giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và hạ thấp mức sinh. Để hoàn thiện được những nội dung trên là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Võ Nhất Trí, sự giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu của các cô các chú tại đơn vị thực tập là Trung tâm nghiên cứu Dân số và nguồn lao động - Viện KHXH và CVĐXH- Bộ lao động thương binh và xã hội, và các cô chú ở thư viện UBQGDS, Viện nghiên cứu Giáo dục, Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ, Viện khoa học xã hội. Mặc dù với sự giúp đỡ tận tình và sự nỗ lực của bản thân. Bài viết vẫn không sao tránh khỏi nhiều thiếu xót, kính mong thầy giáo thông cảm và chỉ ra các thiếu sót đó để bài luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. 1. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa học vấn và mức sinh từ lâu đã được quan tâm rộng rãi. Cặp chỉ tiêu đặc trưng được bàn luận nhiều nhất là Học vấn và Mức sinh, nó được phân tích định tính và logic, theo hướng tương tác. Học vấn cao dẫn đến mức sinh thấp (Hay nói đầy đủ hơn là: Mức sinh thấp về số lượng ổn định và dần tăng cao về chất lượng). Như chúng ta đã biết rằng, trong mọi quan hệ xu hướng có thể hàm chứa rất nhiều những quan hệ số lượng cụ thể này giúp nhận thức sự việc, hiện tượng phong phú, rõ ràng hơn - Đó là các số liệu, bảng, biểu. Khi ta phân tích quan hệ số lượng, đương nhiên cần những số đo cụ thể, yếu tố mức sinh đã có số đo tổng hợp đó là Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate - TFR). Đối lại thì học vấn dường như chưa có chỉ tiêu tình trạng đi học, hay tỷ lệ được đi học, tỷ lệ biết chữ/mù chữ cho nên phức tạp và rối rắm. Để khắc phục trở ngại này thì ta chỉ sử dụng chỉ tiêu số năm đi học bình quân và mức học vấn cao nhất. Các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ số lượng cụ thể được lấy số liệu từ các cuộc tổng điều tra dân số 1979, 1989. Điều tra chọn mẫu 1991, Điều tra biến động DS và KHHGĐ 1992-1993, Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994, Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và KHHGĐ 1995-1996, Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ 1997 và một số cuộc điều tra khác của Bộ LĐ-TBXH, Viện KHXH, Trung tâm nghiên cứu về Gia đình và Phụ nữ. Số liệu của nông thôn cả nước với các cuộc điều tra lớn và một số điển hình các cuộc điều tra nhỏ. Phương pháp phân tích định tính, định lượng và logic sẽ giúp cho chúng ta làm sáng tỏ được mối quan hệ giữa Học vấn và Mức sinh được phong phú, rõ ràng và cụ thể hơn. 2. Đối tượng nghiên cứu Tái sản xuất ra con người, ra sức lao động chính là chức năng cơ bản và vĩnh cửu của người phụ nữ. Vì vậy khi nói đến mức sinh là nói đến người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn - Đây là đối tượng chính mà chúng ta đang rất quan tâm. Họ sống trong một môi trường kinh tế xã hội có nhiều áp lực từ nhiều phía đem lại. Các hành vi của họ bị chi phối mạnh mẽ bởi người đàn ông trong gia đình, bởi các quan niệm truyền thống. Kết quả là mức sinh ở khu vực này rất cao, bởi hành vi sinh đẻ bị chi phối, bởi sự hạn chế về thông tin, tri thức để tự mình ra các quyết định đúng đắn. Đối tượng phụ nữ ở nông thôn mà ta đang nói tới là tất cả các phụ nữ ở nông thôn trong độ tuổi tử 15-49. Đó là độ tuổi sinh đẻ của người phụ nữ. Phần I Cơ sở và phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh I/ Các khái niệm cơ bản 1. Giáo dục, trình độ học vấn Con người trong lịch sử phát triển của mình là cả một quá trình từng bước, liên tục truyền đạt những kinh nghiệm sống (Tri thức, kỹ năng lao động, thái độ ứng xử với con người, với thiên nhiên). Lênin coi giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu “Giáo dục sinh ra cùng loài người và tồn tại phát triển cùng loài người”. Nó cũng chính là đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Với cách nhìn ngày nay, giáo dục được coi là cực kỳ quan trọng đặc biệt trong điều kiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Có nhiều quan niệm về giáo dục, song một quan niệm chung nhất: Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người, ở đâu có sự hoạt động và giao lưu nhằm truyền đạt lại và lĩnh hội những giá trị và kinh nghiệm xã hội thì ở đó có giáo dục (Giáo trình tâm lý xã hội học) Theo một định nghĩa hẹp hơn thì giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được những phẩm chất và năng lực do yêu cầu đề ra. Điểm nổi bật quan trọng nhất đối với giáo dục là sự tác động của xã hội vào từng đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch giúp cho mỗi thành viên nắm được những tri thức, kỹ năng và phương pháp để phát triển nhân cách của mình, có khả năng hội nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Giáo dục được biểu hiện qua trình độ học vấn, trình độ dân trí. Nhằm phản ánh các cấp độ hiểu biết, các kỹ năng đạt được của con người sau một quá trình tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau và từ đó tạo ra khả năng nhận thức tác động đến hành vi của họ. Vì vậy trong quá trình phân tích đánh giá ở của bài viết này ta sử dụng khái niệm trình độ học vấn. Giáo dục là một trong những lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm kế thừa, duy trì và phát triển văn hoá xã hội một cách liên tục. Đảng và nhà nước ta quan niệm rằng: Giáo dục nhằm “Nâng cao dân trí, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài”, thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó việc tồn tại và phát triển giáo dục là tất yếu, vốn có trong đời sống xã hội loài người từ xưa đến nay. Giáo dục thực hiện chức năng xã hội cơ bản là sự truyền đạt những kinh nghiệm lịch sử, xã hội được tích luỹ trong quá trình phát triển xã hội loài người nhằm đảm bảo quá trình sản xuất xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nơi tổ chức giáo dục có hệ thống, có kế hoạch chặt chẽ nhất đó là nhà trường, ở đó việc tổ chức các quá trình giáo dục chủ yếu là do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn đảm nhiệm đó là những thầy giáo, cô giáo, những nhà giáo dục. Tuy nhiên giáo dục còn được tiến hành ở ngoài nhà trường như giáo dục trong gia đình, giáo dục do các tổ chức và các cơ sở khác nhau thực hiện như: Các tổ chức sản suất, kinh doanh; các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, xã hội, các cụm dân cư .v.v... Phân loại giáo dục: Người ta chia giáo dục ra làm hai loại là: Giáo dục chính quy và Giáo dục không chính quy. Giáo dục chính quy là: Những lớp học theo một chương trình đã đợc nhà nước chuẩn hoá, nó thường được tổ chức trong các nhà trường. Giáo dục không chính quy là: Những lớp học có chương trình tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người học, nó thường được tổ chức ở ngoài nhà trường. Chỉ tiêu đánh giá: Một nền giáo dục hiện đại, tiến bộ thường được xem xét bởi các đặc trưng sau: Tính đại chúng: Nền giáo dục cho mọi người vì mọi người. Tính nhân văn dân tộc và nhân loại. Sự bình đẳng về cơ hội học tập và giá trị học vấn giữa các nhóm xã hội. Để đánh dấu những tiêu thức này người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau: Về số lượng: Tỷ lệ học sinh đến trường: Bao gồm cả học sinh phổ thông, học nghề, sinh viên. Các chỉ tiêu này có thể dùng ở dạng tuyệt đối. Tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ), tỷ lệ người có học. Số học sinh, sinh viên trên 1000 dân. Số năm đi học trung bình. Về những điều kiện đảm bảo chất lượng: Số lượng học sinh, sinh viên trên một giáo viên. Trình độ giáo viên. Tình hình trang thiết bị dạy học và phương tiện dạy học. Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên. Hai chỉ tiêu, tỷ lệ học sinh đến trường (đặc biệt là học sinh phổ thông) và tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ) là những chỉ tiêu mà nước ta đang rất quan tâm. Chỉ tiêu người lớn thất học ta thay bằng tỷ lệ người biết chữ. 2. Vai trò của trình độ học vấn Giáo dục là một ngành kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Nó quyết định tương lai cuả một đất nước phồn vinh hay trì trệ. Ngành giáo dục yêu cầu tái sản xuất không ngừng sức lao động - Lao động giản đơn thành lao động phức tạp (lao động có kỷ luật), cũng như yêu cầu phát triển của xã hội, chấn hưng văn hoá, điều đó khiến cho giáo dục luôn luôn có quy mô đồ sộ, lớn lao nhất cũng như cần thiết nhất cho mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi cộng đồng. Giáo dục hay nói cách khác là trình độ học vấn giúp cho mỗi cá nhân thực hiện và áp dụng các năng lực, tài năng của mình, giúp cho mỗi người nâng cao địa vị xã hội của mình. Trong xã hội công nghiệp với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng và phong phú như hiện nay, đòi hỏi trình độ khoa học và chuyên môn cao và giáo dục sẽ mang lại khả năng vượt qua chướng ngại, khả năng cơ động trong công việc hơn. Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật tính cơ động xã hội cao chỉ có thể dựa trên trình độ học vấn cao. Trình độ học vấn làm tăng năng suất lao động, cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, bởi nhờ có giáo dục mà ta có được những chuyên gia lành nghề hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ được đưa vào cuộc sống, năng suất lao động tăng lên, đới sống ổn định hơn. Ngoài ra, học vấn còn có một vai trò quan trọng hơn là làm giảm quy mô gia đình. Qua nhiều kết quả điều tra thì trình độ học vấn của người phụ nữ càng cao thì quy mô gia đình càng nhỏ, bởi đòi hỏi về chất lượng con cái ngày càng lớn (Đặc biệt là yêu cầu về sự học hành của con cái). Quy mô gia đình giảm điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Về vai trò của giáo dục ở tầm vi mô thì trường học chính là nơi truyền đạt lại những kiến thức đặc biệt, phát triển các kỹ năng, tạo ra những giá trị làm thay đổi, làm tăng khả năng tiếp cận những ý tưởng mới. Và đặc biệt là làm thay đổi quan niệm về việc làm và xã hội. Vai trò này vô cùng quan trọng đối với mỗi phụ nữ nói riêng và mỗi gia đình bởi nó tạo ra sự bình đẳng trong gia đình và xã hội. Vì vậy giáo dục và nâng cao trình độ học vấn không thể thiếu được cho dù ở bất cứ quốc gia nào, cộng đồng nào, cá nhân nào. 3. Cách yếu tố ảnh hưởng đến trình độ học vấn ở nông thôn Việt Nam Nông thôn là một khu vực lãnh thổ dân cư chủ yếu là những người làm nông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Người ta vẫn thường lấy xã hội đô thị để so sánh sự khác biệt và đối lập với nông thôn để nhằm tìm ra những đặc trưng và tính chất của nó. Những nét đặc trưng cơ bản của nông thôn như: đại đa số các ngành nghề của người lao động là nông nghiệp, đòi hỏi nhiều lao động phổ thông. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại... Điều đó dẫn đến môi trường xã hội ở nông thôn đã ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ học vấn ở đây. Từ góc độ kinh tế người ta thường khái quát xã hội nông thôn là xã hội nông nghiệp. Chính vì vậy nông thôn có quan niệm cho rằng không cần học nhiều mà cần có nhiều con để có sức lao động, điều đó đã làm cho mối quan hệ giữa mức sinh và trình độ học vấn rõ hơn ở bất cứ khu vực khác. Tỷ lệ trẻ em bỏ học sớm và đặc biệt là các em gái phải rời lớp học sớm để giúp đỡ cha mẹ trông em, lao động, lấy chồng sinh con. Trên phương diện chính trị thì nông thôn là nơi mà nông dân chiếm ưu thế, công việc đồng áng là công việc chủ yếu. Giáo dục được đặt vào vị trí thứ yếu mặc dù tính tự quản của cộng đồng cao. Nông thôn là nơi mà chế độ gia trưởng còn rất nặng nề, nó biểu hiện ở quyền kiểm soát gia trưởng đối với đời sống phụ nữ, cha kiểm soát con, chồng kiểm soát vợ. Trong một gia đình nông dân nặng tinh thần gia trưởng thì phụ nữ trẻ là người có ít quyền hành nhất đối với mọi quyết định và việc làm hàng ngày của mình. Đó là nguyên nhân chính của sự ít học ở phụ nữ ở nông thôn và cũng chính là nguyên nhân của một gia đình đông con. Xét từ khía cạnh phát triển kinh tế xã hội thì nông thôn còn phát triển chậm và lạc hậu, kết cấu hệ thống hạ tầng kém, vì vậy chương trình, hệ thống giáo dục ở nông thôn vừa thiếu lại vừa yếu. Chính những người làm công tác giảng dạy cũng không được đảm bảo những nhu cầu tối thiểu vì vậy dẫn tới sự tâm huyết trong nghề nghiệp giảm và người gánh chịu hậu quả nhiều nhất là trẻ em học sinh ở nông thôn. Đây cũng đang là mối quan tâm rất lớn của Đảng và nhà nước ta. Từ góc độ văn hoá thì nông thôn - nơi mà nền văn hoá dân gian truyền thống chiếm ưu thế và lệ làng tồn tại nhiều khi lấn át cả luật pháp nhà nước. ở những vùng nông thôn nghèo thì văn hoá truyền thống càng có ảnh hưởng mạnh mẽ. Văn hoá truyền thống là một hiện tượng đời sống xã hội tồn tại dai dẳng, ngay cả khi hạ tầng cơ sở phát sinh ra nó bị phá vỡ. ở nông thôn, văn hoá truyền thống lẫn át cả văn hoá học đường mà ở đây thì người bị chi phối mạnh mẽ nhất là phụ nữ, họ thường được học hành ít hơn nam giới, đến khi lấy chồng thì điều đó cũng có nghĩa là họ phải thất học, không gian của người phụ nữ nông thôn lúc này bị khép lại trong không gian gia đình nhà chồng, điều đó cũng có nghĩa là không gian xã hội cũng bị thu hẹp lại. Các công việc gia đình đã cuốn hết họ vào đấy và các kiến thức ít ỏi thu lượm được ở trường học cũng vì thế mà rơi vãi dần. Như vậy, trong xã hội nông thôn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục và đối tượng chịu hậu quả nhiều nhất chính là phụ nữ. Họ là người lao động chủ chốt, là người vợ, người mẹ với các công việc gia đình, sinh đẻ, nuôi dạy con cái - Thế nhưng họ lại là người ít tri thức nhất, bị kiểm soát nhiều nhất. Điều đó chính là nguyên nhân nghèo đói, ít học và nhiều con ở nông thôn nước ta hiện nay. II/ Khái niệm mức sinh và chỉ tiêu đánh giá 1. Khái niệm mức sinh Mức sinh là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản, nó không những chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà còn chịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như: Tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, mong muốn về số con, việc sử dụng các biện pháp tránh thai, địa vị của người phụ nữ, trình độ phát triển kinh tế xã hội .v.v... Khả năng sinh sản là nói về khả năng sinh lý của một người nam hay một người nữ có thể sinh ít nhất một người con và ngược lại là vô sinh. Khả năng này gắn với một độ tuổi nhất định. Thí dụ: Một người phụ nữ có khả năng sinh được 10 người con song thực tế chỉ đẻ được 2 người con. Hai người con đó chính là mức sinh. 2. Các chỉ tiêu đo lường mức sinh Các thước đo mức sinh cần phải lượng hoá được sự việc sinh đẻ của dân cư trong một thời kỳ nhất định và nó có thể sử dụng để so sánh các mức sinh của dân cư trong một khoảng thời gian nào đó để vạch ra xu hướng theo thời gian, theo nhóm khác nhau về kinh tế xã hội và sắc tộc. Có hai cách tiếp cận khi nghiên cứu mức sinh: theo thời kỳ và theo đoàn hệ. Phân tích mức sinh theo thời kỳ là xem xét sự sinh sản theo sự cắt ngang, có nghĩa là tất cả những trường hợp sinh xảy ra trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Trái lại, phân tích theo đoàn hệ nghiên cứu sinh sản theo chiều dọc, nghĩa là tất cả các trường hợp sinh của một nhóm phụ nữ đặc biệt, thường là tất cả các phụ nữ cùng sinh ra hay cùng lấy chồng vào một năm nhất định. ở đây ta xem xét lịch sử sinh sản của phụ nữ theo thời gian. Sau đây là các thước đo mức sinh cơ bản theo thời gian, sắp xếp theo thứ tự về phức tạp và những dữ kiện cần có. a.Tỷ suất sinh thô CBR (Crude Birth Rate) Đây là cách đo mức sinh đơn giản và hay được dùng nhất, nó được xác định như sau: Tỷ suất sinh thô = Số sinh trong năm x 1000 Dân số giữa năm Tỷ suất này luôn được biểu thị theo phần nghìn. lý do tỷ suất này được gọi là thô bởi trong mẫu số của nó bao gồm tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi của cả hai giới. Trong dân số bình thường thì phạm vi giá trị của CBR từ 10 đến 50 phần nghìn. Ưu điểm của CBR: Đây là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đo mức sinh của dân số, được dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng tự nhiên dân số băng cách lấy tỷ suất sinh thô trừ đi tỷ suất chết thô. CBR tính toán nhanh, đơn giản và yêu cầu rất ít số liệu. Nhược điểm: CBR không phản ánh được sự khác biệt của mức sinh theo cơ dấu tuổi và sự khác biệt về mức sinh theo cơ cấu tuổi và sự khác biệt về mức sinh theo từng nhóm tuổi, vì thế nó không phản ánh chính xác mức sinh. b.Tỷ suất sinh chung GFR (General Fertility Rate): GFR là số trẻ em sinh ra sống được tính trên 1000 phụ nữ tuổi 15-49 của năm xác định. Công thức tính: GFR = Số trẻ em sinh ra x 1000 Số phụ nữ 15-49 tuổi trung bình trong năm GFR có thể có giá trị từ 50 đến 300. Cần ghi nhận là tỷ suất sinh chung cần nhiều số liệu hơn CBR và người ta phải biết được thành phần dân số nữ từ 15-49 chứ không phải chỉ cần đến tổng số dân. Ưu điểm của GFR: Bước đầu đã lược bỏ hầu hết ở mẫu số không liên quan trực tiếp đến hành vi sinh đẻ như nam giới, người già, trẻ em. v. v . Chỉ tiêu này cúng rất dễ tính toán. Nhược điểm: Chỉ tiêu này cũng chưa thật hoàn hảo vì só phụ nữ liên quan đến sinh đẻ vẫn còn chứa đựng một số khá lớn những phụ nữ chưa chồng, không có khả năng sinh sản, goá chồng, mức độ sinh của các độ tuổi khác nhau. v . v . c.Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: ASFRx (Age Specific Fertility Rate) Trng cùng một quy mô dân số, tần suất sinh con khác nhau một cách đáng kể từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. ASFR là số trẻ em sinh ra sống được tính trên một phụ nữ (hay 1000 phụ nữ) ở độ tuổi hay nhóm tuổi sinh đẻ. ASFRx = Bx x 1000 Wx Trong đó: Bx: Số trẻ em sinh ra sống được trong năm của phụ nữ tuổi x Wx: Số phụ nữ trung bình trong tuổi x Thông thường thì ASFR tăng nhanh đến cực đại tại 25-35 tuổi và sau đó giảm dần đến mức rất thấp sau 40 tuổi. Ưu điểm của ASFR: Đem lại nhiều thông tin về hành vi sinh đẻ hơn bất kỳ một chỉ tiêu đo lường nào khác và nó loại trừ được sự khác biệt mức độ sinh của từng độ tuổi. Nhược điểm: Nó không phải là một đơn số mà là một bộ ít nhất 7 số, điều này khiến cho việc so sánh phức tạp và thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên ta vẫn có thể khắc phục bằng cách tính tổng tỷ suất sinh. d. Tổng tỷ suất sinh: TFR (Total Fertility Rate) TFR là số trẻ em được sinh ra đối với mỗi một phụ nữ hay một đoàn hệ phụ nữ trong suốt cuộc đời. Đây là một phương pháp đo mức sinh được các nhà dân só học dùng rộng rãi nhất bởi vì cách tính nó đơn giản: chỉ việc cộng các ASFR lại. công thức tính như sau: TFR = nồASFRx /K K = 100 hoặc 1000 Ưu điểm lớn nhất của TFR là ở chỗ có là cách đo đơn giản mà không bị phụ thuộc vào cấu trúc tuổi. Tỷ suất sinh chung (GFR) một phần bị kiểm soát bởi cấu trúc tuổi. Tuy nhiên nó lại cần nhiều số liệu số sinh theo tuổi mẹ và số phụ nữ theo nhóm tuổi. Những số liệu này thường chỉ có được khi có hệ thống đăng ký hay tổng điều tra có chất lượng cao, mà còn một vấn đề nữa là việc diễn giải kết quả, về bản chất, tổng tỷ suất sinh (TFR) là số trẻ em mà một phụ nữ có thể có, nếu như bà ta sống đến 50 tuổi và suốt trong cuộc đời sinh sản của mình bà ta có đúng các ASFR của năm đó. e. Tỷ suất sinh theo độ tuổicủa phụ nữ có chồng (MASFR) Trong trường hợp này mẫu số là số trung bình của phụ nữ có chồng ở từng độ tuổi. Công thức tính: MASFRx = Bx x 1000 Wx Trong đó: Bx x 1000: Só trẻ em sinh ra trong nam sống được của bà mẹ tuổi x ; Wx Số phụ nữ trung bình trong tuổi x Tóm lại có thể có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức sinh. Nhưng người ta thường dùng tỷ lệ sinh thô và tổng tỷ suất sinh. Hai chỉ tiêu này là hai chỉ tiêu tổng hợp nhất và tương đối quan trọng để đánh giá mức sinh của một nước hoặc của một vùng nào đó. Đây là hai số đo mang ý nghĩa tổng quát nhất, thông dụng và dễ so sánh nhất, thường được sử dụng ngay cả khi có các số đo khác. Trong hai chỉ tiêu thì TFR là một chỉ tiêu gần gũi với mục tiêu đề ra cho mỗi cặp vợ chồng trong phong trào vận động sinh đẻ có kế hoạch hiện nay. Hơn nữa nó còn là chỉ tiêu so sánh mức sinh giữa các thời kỳ khác nhau của một dân số hoặc giữa các dân số mà không phụ thuộc vào cơ cấu dân số. 3. Yếu tố ảnh hưởng và động lực sinh đẻ cao ở nông thôn Việt Nam Môi trường kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sinh ở đây, nó là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội liên quan đến con người trong xóm làng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sự tồn tại và phát triển của con người, nổi bật nhất ở đây là phụ nữ. Cuộc sống và lao động hàng ngày của người phụ nữ ở nông thông gắn bó chằng chịt với các hệ thống nông nghiệp và môi trường tự nhiên. Do trách nhiệm lớn trong sản xuất nông nghiệp, trong những hoạt động để sinh tồn và những thu nhập khác. Đặc biệt là trong hoạt động tái sản xuất ra con người, trong nom nhà cửa, nuôi dạy con cái .v.v... Các vấn đề kinh tế xã hội đang đè nặng lên vai của người phụ nữ ở đây. Dưới sức ép của gia đình, xã hội, của tâm lý cá nhân, của công việc đã hình thành nên một thái độ, hàng vi ứng xử nhất định đối với sinh đẻ của người phụ nữ ở đây. Điều đó cho thấy chính vì trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế cho nên các quyết định của người phụ nữ nói riêng ở nông thôn còn nhiều thụ động. Học vấn phụ nữ ở nông thôn còn rất thấp (số năm đi học trung bình là 5,9năm) đó là một yếu tố vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp mức sinh ở nông thôn. Yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến mức sinh hiện nay ở nông thôn là các quan niệm cũ, các phong tục tập quán lạc hậu , đó là sự mong đợi có con trai để nối dõi, để người phụ nữ khẳng định vị trí của mình với gia đình nhà chồng, với xã hội, là sự thúc ép của thói gia trưởng, mong muốn dòng họ mình đông và mạnh hơn dòng họ khác và các quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” .v.v... Thói quen, tập quán của một cộng đồng có sức mạnh ghê gớm. Nó như một bộ luật bất thành văn hướng dẫn điều chỉnh hành vi của con người và xã hội ở trong cộng đồng. Hơn nữa trong lịch sử người nông dân bị lệ thuộc vào ý thức hệ của giai cấp thống trị. Trong ý thức của đại đa số nông dân hiện nay, những quy tắc đạo đức phong kiến chiếm nội dung cơ bản: Người chồng, người cha đóng vai trò kiểm soát hầu hết các hoạt động của gia đình. Trong bối cảnh như vậy, những định hướng giá trị của người nông dân đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh đẻ cao, những định hướng đó là: có con trai để nối dõi tông đường, có con trai thì gia đình nhà chồng nể hơn, đông con thì có uy tín hơn, việc có con là do gia đình nhà chồng quyết định. Tất cả những điều đó tạo nên một chuẩn mực sinh đẻ cao ở nông thôn hiện nay thêm vào đó là trình độ học vấn ở đây còn rất thấp, như ta đã nói ở trên văn hoá gia đình truyền thống ở nông thôn có một sức mạnh ghê gớm, nó tồn tại dai dẳng từ hàng nghìn năm nay. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực song với trình độ dân trí còn thấp ở nông thôn thì nó sẽ còn ảnh hưởng nặng nề. Điều đó lý giải một phần tại sao mức sinh ở nông thôn của nước ta còn quá cao. Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến mức sinh cao ở nông thôn hiện nay là do nhu cầu của lao động nông nghiệp. Đây là một ngành đòi hỏi nhiều lao động phổ thông nhất là lao động giản đơn. Sau khoán 10 - Khoán ruộng đất theo số nhân khẩu đã vô tình khuyến khích mức sinh cao ở nông thôn nước ta hiện nay. Lao động chủ chốt ở vùng nông thôn nước ta hiện nay nữ chiếm 53%. Công việc một ngày của họ là bất tận, công việc đồng áng, cơm nước, giặt giũ, nuôi con, sinh đẻ .v.v... đã cuốn hết thời gian của họ vào đó, họ cần có người để giúp lao động, cần có con trai, ngoài tạo vị thế ra họ còn muốn cưới cho cô vợ để có thêm sức lao động, một gia đình với quy mô lớn. Một đại gia đình đứa lớn cũng như đứa bé: nheo nhóc, khổ sở; trẻ em ở nông thôn bước vào tuổi lao động từ tuổi rất nhỏ, dẫn đến tỷ lệ trẻ em phải bỏ học sớm nhiều, đặc biệt là các em gái. Điều này hậu quả không chỉ riêng cho các em gái mà cả cộng đồng phải gánh chịu. Điều đó cũng đã được ông LAWRENCE SUMMES chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) chỉ rõ đầu tư vào các em gái là một trong các đầu tư hiệu quả nhất đối với các nước đang phát triển. Cứ thêm một năm giáo dục phụ nữ ở trường thì sẽ giảm sinh đẻ khoảng 5-10%. Nếu đầu tư 30.000 đôla Mỹ cho giáo dục 10.000 phụ nữ thì sẽ ngăn cản được 500 ca sinh nở. Một yếu tố thứ tư nữa không thể không nói tới đó là công tác DS-KHHGĐ. So với thành thị thì do môi trường sống và điều kiện làm việc mà người dân thành thị đặc biệt là các cán bộ công nhân viên đã chấp nhận quy mô gia đình hai con. Đã tự giác áp dụng nhiều biện pháp kế hoạch hoá gia đình, đã chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình trong đó quan tâm đến chất lượng con hơn bao giờ hết, con trai hay con gái không còn là nỗi day dứt trăn trở của các cặp vợ chồng trẻ. Thêm vào dó là các khoản chi tiêu, nhà ở, việc làm còn nhiều khó khăn, nên nhiều bậc ông bà, cha mẹ đã không còn đẻ nhiều con để đạt yêu cầu nữa. Còn ở nông thôn cũng do môi trường và điều kiện cuộc sống mà người dân hiểu và thực hiện chương trình này còn yếu hơn. Về phía các bậc cha chú ở nông thôn họ luôn cản trở việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở con cháu. Đa số nông dân còn ít coi trọng chất lượng con cái, họ mong muốn có nhiều con và nhất thiết phải có con trai. Hơn nữa các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở nông thôn còn yếu về mặt số lượng và chất lượng. Từ xưa tới nay người phụ nữ nông thôn luôn phải loay hoay với không biết làm như thế nào để sinh đẻ như ý muốn, không biết sử dụng biện pháp tránh thai nào, không biết biện pháp nào đáng tin cậy hơn. Điều này đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục dân số ở nông thôn. III/ Những ảnh hưởng qua lại giữa học vấn và mức sinh 1. Tác động của học vấn đến Mức sinh Hành vi của mỗi người phản ánh trình độ nhận thức của họ. Các nhà tâm lý học đã cho rằng con người sống giữa hai thế giới, thế giới tưởng tượng và thế giới hiện thực, quá trình hoạt động hay nói cách khác là hành vi của mỗi con người đó chính là chiếc cầu nối đi từ thế giới tưởng tượng đến thế giới hiện thực. Khi mà trình độ học vấn càng cao thì thế giới tưởng tượng càng hợp lý dẫn tới hiện thực càng hợp lý, bởi khi có giáo dục các tri thức kỹ năng được tiếp nhận do đó các hành vi của con người được nâng cao. Các hành vi dân số như: KHHGD, di cư, phòng và chữa bệnh .v.v... đều chứa đựng một ý thức cao của mỗi người. Việc thực hiện công tác KHHGĐ mà cụ thể ở đây là mục tiêu mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt. Nhằm làm giảm mức sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, điều đó phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư. Sự phản ánh rõ nét nhất về mối tương quan này là mức sinh và trình độ giáo dục của phụ nữ ở nông thôn - nơi tập trung 80% dân số với 52% là nữ, có số năm đi học trung bình rất thấp đi kèm với nó là mức sinh rất cao, ở những nơi xa xôi hẻo lánh số con thường từ 5-6 con. Khi có học người phụ nữ biết nên sử dụng biện pháp tránh thai nào, nên dựa vào các dịch vụ nào thì đảm bảo và phù hợp với mình. Ngoài ra, việc nâng cao trình độ giáo dục cho phụ nữ còn mang lại sự cải thiện cho phụ nữ về sức khoẻ, dinh dưỡng .v.v... Người phụ nữ có học thường chọn quy mô gia đình ít con hơn. Theo chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) thì cứ thêm một năm giáo dục cho phụ nữ ở trường thì sẽ giảm sinh đẻ khoảng 5-10%. Chính bản thân người phụ nữ là người được hưởng lợi ích cuối cùng trong việc đầu tư giáo dục cho phụ nữ. Bằng việc nâng cao sự hiểu biết về thực hành bảo vệ sức khoẻ và giảm số lần mang thai cho những người phụ nữ này thì giáo dục đã làm giảm đáng kể sự rủi ro của số bà mẹ tử vong. Vẫn theo tài liệu trích dẫn ở trên, căn cứ vào sự tác động lên số lần sinh, không tính các tác động đáng kể khác đối với các rủi ro do sinh đẻ, thì cứ một năm giáo dục ở trường cho 1000 phụ nữ sẽ ngăn chặn được 3 trường hợp tử vong (Nguồn: Bản tóm tắt Ngân hàng phát triển thế giới - POPULATION Headliners - Số 24 January, 1993). Học vấn chính là chìa khoá vàng làm nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi tập quán sử dụng các biện pháp tránh thai, điều đó đồng nghĩa với việc giảm mức sinh. Từ đó ta thấy được tác động rất mạnh mẽ của học vấn đến Mức sinh bởi: Ngành giáo dục là một ngành có hệ thống tổ chức rất chặt chẽ từ trung ương đến đ._.ịa phương, tới các cơ sở ở tất cả các cộng đồng. Vì vậy nó bảo đảm cho việc nâng cao ý thức giám sát, kiểm tra, đánh giá các chương trình hành động về Dân số. Là một ngành có đội ngũ giáo viên hết sức đông đảo, có trình độ học vấn đủ khả năng để tiếp thu những vấn đề mới của xã hội, khoa học kỹ thuật, những quan điểm mới cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi đây là những người bao giờ cũng có trình độ ở mức cao hơn trình độ chung của toàn xã hội và có vị trí đáng kính trong cộng đồng. Điều đó tạo nên sức mạnh của ngành Giáo dục trong việc thúc đẩy công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, là những người đưa những thông điệp cần thiết nhất tới mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Đó là đơn vị nhỏ nhất song lại chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Giáo dục là một ngành tiến hành hàng ngày, hàng giờ, liên tục tác động, làm thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng. Bởi những thế mạnh như đã nêu ở trên mà Giáo dục sẽ ảnh hưởng đến mức sinh thông qua rất nhiều yếu tố như: Tuổi kết hôn, tuổi sinh con đầu lòng và khoảng cách giữa các lần sinh, giới tính của con cái, việc sử dụng các biện pháp tránh thai .v.v... 2. ảnh hưởng của Mức sinh đến học vấn Giáo dục là cơ sở xây dựng nền văn hoá nói chung của một quốc gia. Sự phồn vinh, thịnh vượng của mỗi quốc gia là do giáo dục đem lại. Hồ Chí Minh đã nói “...Non sông Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ công lao học tập của các cháu...”. Trẻ em là thế hệ làm chủ tương lai của đất nước, một thế hệ trẻ em thiếu sức khoẻ, thiếu dinh dưỡng, thiếu tri thức thì trong tương lai quốc gia đó sẽ kém phát triển, kém năng động trong một thế giới đầy biến động. Công lao học tập của các em liệu có được đền bù không, chất lượng học tập hiện tại có được đảm bảo hay không. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay sự gia tăng dân số học đường là một nguyên nhân chính làm giảm chất lượng giáo dục. Đó là hậu quả của mức sinh cao (1989 mức sinh là 4,1) giáo dục vốn dĩ cơ sở hạ tầng đã thấp kém. Việc đòi hỏi phải mở rộng quy mô hơn nữa trong điều kiện kinh tế như nước ta thì đó quả là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Hàng năm ngân sách nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cho giáo dục - đào tạo, sự đầu tư đó như thả muối vào đại dương khi mà trên cả nước hiện nay đòi hỏi phải quy mô rộng khắp và đồng bộ. Hiện nay mà cụ thể hơn là ba năm gần đây nhất ngành Giáo dục đã được cải thiện rất nhiều. Điều đó đánh dấu một bước tiến khá dài của đất nước. Luật giáo dục ra đời, phổ cập tiểu học là bắt buộc; học sinh, sinh viên tại các trường Sư phạm được miễn học phí. Từ năm 1997 lương của giáo viên được tăng hơn trước 70% và 40% cho giáo viên tiểu học và phổ thông ở các vùng sâu, vùng xa .v.v... Tuy nhiên với tốc độ tăng dân số học đường quá nhanh, đặc biệt là thế hệ trẻ cách đây 5 năm và hiện nay bước vào tuổi lao động và sinh đẻ, học vấn thấp do bỏ học nhiều. Điều đó thực sự đáng lo ngại. Đoàn hện này chịu nhiều thiệt thòi nhất khi mà tại thời điểm đó là lúc kinh tế khó khăn nhất (Liên Xô tan rã, những năm đầu tiên của nền kinh tế thị trường). Cũng thời gian đó dân số học đường tăng rất nhanh. Từ năm 1990 đến 1993 số học sinh vào lớp 1 là 2,2-2,3 triệu người. Với 2,2 triệu học sinh, mỗi lớp học là 40 học sinh như vậy cần 5,5 vạn lớp học, theo tiêu chuẩn cần 1,15 giáo viên cho một lớp học, vậy cần 6,3 vạn giáo viên. Năm học 1992-1993 cả nước có số học sinh tiểu học là 9,5 triệu học sinh tăng hơn năm học 1991-1992 là 37 vạn học sinh. Cấp hai là 2,8 triệu học sinh tăng hơn năm học trước là 20,5 vạn học sinh. Cấp ba có 58 vạn học sinh phổ thông trung học, tăng hơn 1991-1992 là 5,4 vạn. Mặc dù tỉ lệ học sinh đi học so với độ tuổi còn thấp (trừ ở tiểu học) vẫn còn thiếu phòng học. Năm 1992-1993 tỉ lệ lớp/phòng học ở tiểu học và cấp hai là 1,75. Nhiều trường học phải học 2 ca/ngày. Cả nước có hơn 6000 lớp học phải học ca 3. Các số liệu cụ thể sẽ trình bày ở phần II về thực trạng giáo dục của Việt Nam, ở phần này chỉ nêu lên một số số liệu tổng hợp để làm rõ cho chất lượng giáo dục của đoàn hệ học sinh cách đây 5 năm. Điều đó cho thấy không chỉ có ảnh hưởng của giáo dục đến mức sinh mà còn có mối tương tác ngược lại đó là mức sinh ảnh hưởng đến giáo dục đặc biệt là chất lượng. 3. Sự cần thiết phải giảm Mức sinh và nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam Khi nói về người phụ nữ nông thôn chúng ta thường hình dung tới hình ảnh người phụ nữ nông dân chất phác với bộn bề công việc đồng áng, công việc gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình .v.v... Hình ảnh quá đỗi quen thuộc này làm cho chúng ta nhìn nhận nó như bao nhiêu sự kiện mà ta thường gặp chứ ít ai quan tâm đến phần chìm sâu trong nó là: sự bất công, bất bình đẳng, sự thiệt thòi và nhiều áp lực khác đang dường như ngày càng đè nặng lên đôi vai người phụ nữ hiện nay ở nông thôn. ở nông thôn phụ nữ là một lực lượng lao động đông đảo, lực lượng lao động trụ cột, tỷ lệ làm chủ hộ gia đình là 23%, với công việc chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm 71,5% thời gian lao động đó chính là phần nổi khi nói đến người phụ nữ ở nông thôn. Phần quyết định quan trọng nhất của người phụ nữ với cả gia đình, cộng đồng xã hội chính là quá trình tái sản xuất ra con người. Đây chính là yếu tố quyết định sự tồn vong của xã hội. Với tư cách là người mẹ, họ đóng vai trò trọng tâm trong việc nuôi dạy con cái. Vì vậy thật đúng khi nói “Giáo dục cho một người đàn ông tức là chỉ giáo dục được một người, giáo dục cho một người phụ nữ là giáo dục được cả một gia đình, được cả xã hội”. Thế nhưng ở nông thôn nước ta hiện nay sự hạn chế về mặt bằng giáo dục, trình độ văn hoá đã và đang là những tác nhân to lớn làm kìm hãm việc phát huy vai trò và tiềm năng của người phụ nữ. Được giáo dục là quyền cơ bản nhất của mọi người, kể cả nam và nữ. Điều tưởng chừng như hiển nhiên ấy không phải ai, không phải xã hội nào, cộng đồng nào cũng nhận thức được đầy đủ, đặc biệt là ở nông thôn - nơi mà sự ảnh hưởng của những tàn dư, tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ, cho rằng phụ nữ không cần học nhiều thậm chí không cần học, chỉ cần “biết đẻ” và “biết tận tuỵ” phục vụ chồng con suốt đời. Sau 10 năm đổi mới nhiều vùng nông thôn do tiếp nhận được những thành tựu mới đã đạt được những kết quả khả quan. Họ đã ứng dụng các thành tựu khoa học trong việc thâm canh, chăn nuôi nâng cao năng xuất đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó các số liệu điều tra khảo sát còn một số lượng rất lớn, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, do số nhân khẩu tăng lên. Đứng trước thực tế đó những người phụ nữ nông thôn ít được giáo dục sẽ càng chịu nhiều thiệt thòi hơn nữa, biện pháp tích cực và triệt để nhất là nâng cao trình độ học vấn tạo cho họ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn. Con đường tất yếu để giải phóng phụ nữ theo nghĩa rộng và nâng cao vai trò của họ chính là có việc làm, có học vấn. Điều thực sự cấp bách với xã hội ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung khi mà thu nhập của dân cư còn ở mức rất thấp (thành thị là 320 USD/người, nông thôn là 112 USD/người, có nơi thấp hơn nhiều). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nói đến phụ nữ là nói phân nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người, là xây dựng XHCN” (Hồ Chí Minh - 1998. Trang 499). Trình độ giải phóng phụ nữ chính là thước đo mức độ phát triển chung cho tất cả các chế độ xã hội. Thế nhưng liệu những người phụ nữ nông thôn hiện nay đã được giải phóng chưa. Khi mà số con sinh ra còn rất cao, mức chung của cả nước là 2,94 (năm 1997) và trình độ học vấn chung của toàn phụ nữ nông thôn là lớp 5. Những gia đình nông dân cho dù nghèo khổ đến mấy thì vẫn cứ muốn và cần nhiều con cái để có nhiều sức lao động, để làm chỗ dựa khi tuổi già, để được nể nang hơn .v.v... Quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” đã an ủi cho họ. Mỗi gia đình có một đàn con năm bảy đứa cho dù chúng phải ăn đói, mặc rách .v.v... Trước một thực tế như vậy và trong điều kiện hiện nay nếu không nâng cao trình độ giáo dục thì sự bùng nổ dân số sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Người phụ nữ nông thôn với bản tính thường là thận trọng và dè dặt nên việc tự tìm cho mình các phương pháp để hạn chế mức sinh còn rất khó khăn, thêm vào nữa là việc phá bỏ các quan niệm truyền thống khắc sâu trong tâm trí của họ. Điều đó là yếu tố làm cản trở việc cải thiện địa vị của người phụ nữ. Nâng cao trình độ giáo dục và hạ thấp mức sinh cho phụ nữ ở nông thôn không phải là công việc đơn giản, dễ dàng và làm trong một sáng một chiều. Song không thể không làm bởi vì đây là công việc bức bách và có tầm quan trọng đặc biệt. Sự hạn chế về trình độ giáo dục của phụ nữ ở nông thôn không chỉ riêng là sự thử thách đối với những người phụ nữ ở đây mà là với cả cộng đồng. Việc giáo dục cho phụ nữ ở nông thôn không chỉ có ý nghĩa nhân đạo mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội, tạo cơ hội cho người phụ nữ ở đây phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có của mình để tự giải phóng mình, để vươn lên bình đẳng với nam giới, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội .v.v... Phần II Thực trạng học vấn và mức sinh của nông thôn Việt Nam thời gian qua I/ Điều kiện và môi trường kinh tế xã hội ở nông thôn việt nam 1. Đặc điểm tự nhiên Đất nước hình chữ S xinh đẹp của chúng ta nằm trải dài ở phía Đông bán đảo Đông Dương. Phía Tây là lục địa với khí hậu khô và nóng, phía Đông là biển Thái Bình Dương trong xanh và rộng lớn. Hai luồng gió của lục địa và đại dương được ngăn cách bởi dải Trường Sơn hùng vĩ tạo nên một điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở nước ta. Với 3/4 diện tích là đồi núi, ngành nông nghiệp là một ngành với quy mô lớn. Thời tiết càng trở lại gần đây càng khắc nghiệt hơn bao giờ hết, trên cả nước nơi thì hạn hán kéo dài, nơi thì mưa bão triền miên, đặc biệt là vùng ven biển miền Trung. Nằm trong vành đai nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh, côn trùng phát sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, mùa màng, cây trồng và vật nuôi. Với diện tích phần đất liền là 330.360 km2, dân số là 78 triệu người phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước. Khoảng 80% dân cư sống ở nông thôn, vùng đồng bằng ven biển mật độ dân số cao (đồng bằng Sông Hồng là 784 người/km2), vùng miền núi trung du thì dân cư thưa thớt (ở Tây Nguyên là 42 người/km2). Chỉ giống nhau duy nhất ở điểm là mức sinh đẻ cao. Với 52 dân tộc, tập trung ở từng vùng khác nhau tạo nên một bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú. Trên một lãnh thổ tuy trữ lượng tài nguyên ít song cũng rất đa dạng và nằm trong khu vực kinh tế nhạy cảm nhất hiện nay trên toàn thế giới. Nước ta có một tiềm năng cần được khai thác. 2. Điều kiện kinh tế, xã hội nói chung a. Điều kiện kinh tế Một bối cảnh chung của đất nước về tình hình kinh tế xã hội là một bức tranh màu sáng. Thời cơ lớn được tạo ra trước hết là do những thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng do sự tác động của nhiều xu thế tích cực trên thế giới. Với 10 năm đổi mới thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ xen lẫn nhau. Đất nước ta đã có được nhiều tiền đề cơ bản, ba năm gần đây nhất là thời điểm đạt được nhiều thành tựu nhất (năm 1996 và 1997) và cũng gặp phải nhiều khó khăn nhất (năm 1998). Hai năm 1996-1997 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân trên 9%/năm. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể. Nông nghiệp là một ngành tập trung đông đảo lực lượng lao động nhất, phát triển tương đối toàn diện, tăng 5% (mục tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII ngày 28/6/1996 đặt ra là 4,5-5%). Diện tích đất trồng và sản lượng các cây công nghiệp như: chè, càphê, cao su, mía, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, lạc .v.v... đều tăng khá. Chăn nuôi phát triển phong phú. Dịch vụ tăng 9% đặc biệt là các ngành dịch vụ thương mại vận tải, bưu điện đã đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển. Xuất khẩu tăng nhanh đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, thị trường được củng cố và mở rộng, các mặt hàng xuất khẩu đã được đa dạng hoá và chất lượng được nâng cao hơn, chênh lệch xuất-nhập khẩu đã được khép lại dần. Kim ngạch xuất khẩu 2 năm 1996-1997 tăng 28,4% đạt 16,25 tỷ USD. Đầu tư phát triển 1996-1997 trong toàn bộ ngành kinh tế quốc dân ước thực hiện 14-15 tỷ USD bằng khoảng 34-35% mức kế hoạch 5 năm 1996-2000. Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, giá cả và sức mua đồng tiền ổn định. Sang năm 1998 nhiều khó khăn ập đến với nền kinh tế của đất nước, thiên tai dồn dập trên diện rộng và để lại hậu quả hết sức nặng nề, thiệt hại về người và vật chất hàng nghìn tỷ đồng. Hạn hán và nắng nóng do ảnh hưởng của El Nino lan tràn khắp đất nước, gây lũ lụt ở miền Trung. Khủng hoảng kinh tế, tài chính của các nước Châu á nhất là các nước trong khối ASEAN ngày càng lan rộng. Tuy nhiên chúng ta vẫn giành được nhiều thành tựu có thể gọi là ngoạn mục về kinh tế và xã hội, GDP tăng 6% (đạt kế hoạch điều chỉnh của Quốc hội). Là một trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu á ( đó là Trung Quốc, Lào và Việt Nam) Công nghiệp tăng 12%, sản phẩm đa dạng, mẫu mã và chất lượng các hoạt động ngoại thương được mở rộng. Nông nghiệp vượt qua khó khăn do lũ lụt, hạn hán nặng nề suốt năm 1998 vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Thành tựu nổi bật và thắng lợi ngoạn mục nhất là sản xuất lương thực phát triển và tăng trưởng với nhịp độ cao trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sản lượng quy thóc đạt trên 31,8 triệu tấn, tăng trên 1 triệu tấn so với năm 1997. Sản xuất lúa của Việt Nam đã dẫn đầu về tốc độ so với các nước ASEAN. Trên đây là những thành tựu về kinh tế trong 3 năm gần đây nhất, bên cạnh đó bao giờ cũng có những khó khăn nảy sinh. Hiệu quả nền kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh kém, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có tăng trưởng song hiệu quả và chất lượng phát triển không cao. Năm 1998 nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung đã chậm lại. Nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, sản phẩm còn đơn điệu, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ bé, công nghiệp chế biến kém phát triển, thị trưởng không ổn định. Công nghiệp, sản xuất tăng chậm, kém sức cạnh tranh, các hoạt động tài chính, ngân hàng, du lịch còn yếu kém. b. Về văn hoá xã hội So với trước đây các hoạt động giáo dục, đào tạo, văn hoá, y tế, xã hội .v.v... đều đã có những bước tiến mới, song song với sự phát triển kinh tế đời sống nhân dân đã được cải thiện hơn, chính trị, an ninh xã hội ổn định. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, chương trình xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện tốt, đến hết năm 1997 đã có 38 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Chất lượng giáo dục đào tạo đã có tiến bộ. Các hoạt động văn hoá- văn nghệ đã được nhấn mạnh vị trí quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi người. Hai năm 1996-1997 đã có 2,6 triệu lao động được giải quyết việc làm. Đời sống các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ khác nhau. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó là các vấn đề khó khăn cần phải sớm được xoá bỏ đó là các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, hiện tượng tiêu cực ngày càng tiếp diễn. Số người không có việc làm còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp còn cao nhưng khả năng giải quyết việc làm còn quá hạn chế. Sự phân hoá giàu nghèo trong nội bộ dân cư có xu hướng dãn ra, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn, tốc độ xoá đói giảm nghèo còn chậm. Trên đây là bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế xã hội của Việt Nam trong mấy năm gần đây nhất với những thành tựu và khó khăn nảy sinh và tồn tại trong đó. 3. Việc làm và thu nhập của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam Là một nước nền kinh tế nông nghiệp còn yếu kém, Việt Nam có khoảng 78% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó lao động nữ chiếm trên 60%. Mấy năm gần đây lao động nữ tăng lên một cách đáng kể cả về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối. Nếu chỉ tính riêng trong sản xuất nông nghiệp thì năm 1989 nước ta có 11,1 triệu người, trong khi đó nam là 9,9 triệu người. Đến năm 1992 số lao động nữ tăng lên 12,4 triệu người thì lao động nam tăng lên 10,9 triệu người. Nếu so sánh với tổng lao động nữ trong nền kinh tế quốc dân thì vào năm 1989 lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp chiếm 75,6%. Đến năm 1992 tỷ lệ này đã tăng lên là 79,9%, trong khi đó tỷ lệ lao động nam không thay đổi bao nhiêu (Tổng cục thống kê - 1994. Niên giám Thống kê 1993 - Hà Nội 1994). Hiện nay ở nông thôn nước ta có thêm khoảng 80-90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó phụ nữ chiếm 53%. Các số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy phụ nữ đã có mặt hầu như trong tất cả các ngành nghề sản xuất nông nghiệp hiện có ở nông thôn, đặc biệt là hai ngành có ý nghĩa chiến lược trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là trồng trọt và chăn nuôi, đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần to lớn vào việc tạo ra của cải, vật chất cho xã hội (Biểu 1). Đây là loại lao động rất nặng nhọc, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và chịu ảnh hưởng nặng nề của điều kiện tự nhiên. Mà lao động nữ ở đây còn đảm nhiệm thêm một vai trò to lớn nữa đó là sinh đẻ, cùng với sự hạn chế về hiểu biết về các kiến thức khoa học đời sống, sức khoẻ, những người phụ nữ nông thôn lúc mang thai và sau khi sinh một thời gian rất ngắn lại tham gia sản xuất trực tiếp với cây trồng, vật nuôi, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân, bùn đất .v.v... Nói chung là một môi trường lao động ô nhiễm, kém vệ sinh ở nhiều khâu của trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em ở nông thôn. Biểu 1: Lao động nữ ở khu vực nông thôn Việt Nam Đơn vị tính: Nghìn người Vùng Tổng số Nhóm ngành Dịch vụ Nông - Lâm - Ngư nghiệp CN & XD Miền núi và trung du Đồng bằng Sông Hồng Bắc trung bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông nam bộ Đồng bằng Sông Cửu Long 536.896 815.064 558.030 402.840 72.883 271.966 789.497 502.119 750.647 504.587 342.455 67.739 157.753 645.400 4.182 23.522 18.612 18.961 1.020 22.743 51.717 12.995 40.895 34.831 41.425 4.124 37.470 92.380 Tổng 3.393.176 2.988.699 140.757 263.720 Nguồn: Niên giám Lao động Việt Nam làm năm 1997 Qua bảng trên ta thấy phụ nữ nông thôn ở tất cả các vùng đều có rất đông vào nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, lao động nặng nhọc, ô nhiễm và có thu nhập rất thấp, không ổn định. Một ví dụ cụ thể ở ngành làm muối, lao động nữ phải làm việc dưới trời nắng chang chang, đội lên hàng tấn muối lên các đồng muối cao hàng chục mét với độ dài tới 30 km/ngày mà thu nhập của họ chỉ bằng 1/4 thu nhập của lao động nam trong hộ. ở vùng đồng bằng Sông Hồng trong những ngày thời vụ lao động nữ phải làm việc tới 16 giờ trong một ngày. Họ phải làm các công việc nặng nhọc như cày, bừa, cuốc đất, kéo cày thay trâu và cả các công việc độc hại, nguy hiểm như phun thuốc trừ sâu, ngâm mình dưới nước trong nghề trồng rau câu hoặc ngâm giặt đay tơ .v.v... Nằm trong điều kiện việc làm và thu nhập như vậy thì việc nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ ở nông thôn là một việc làm không phải đơn giản, sự lo toan cho cuộc sống gia đình, sự thiếu thốn về vật chất là một sự cản trở cho việc người phụ nữ phát huy hết mọi khả năng của mình vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở nông thôn nói riêng và trên cả nước nói chung. II/ học vấn và mức sinh của việt nam qua các thời kỳ 1. Trình độ học vấn chung của Việt Nam trong thời gian qua Giáo dục có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người, nó được biểu hiện qua một số khái niệm: Trình độ giáo dục, trình độ dân trí, trình độ học vấn.v.v. nhằm phản ánh các cấp độ hiểu biết, các kỹ năng đạt được của con người sau một quá trình tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau từ đó tạo ra khả năng nhận thức tác động đến hành vi của họ trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị - xã hội. Giáo dục luôn được coi là quốc sáchhàng đầu của nhà nước ta. Nói tới giáo dục hay nói tới trình độ học vấn cũng vậy, nó luôn là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân số. Trong lĩnh vực dân số người ta thấy trình độ học vấn của dân số ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức, thái độ và hành vi sinh đẻ cũng như việc chấp nhận hay không chấp nhận các biện pháp tránh thai. Mặt khác cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ chết của trẻ em đặc biệt là đối với trẻ em sơ sinh. Gần đây nhất là từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 có hiện trạng là số trẻ em bị thất học tăng lên, trình độ học vấn bị giảm đi. Cụ thể là theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số (TĐTDS) 1989 và điều tra nhân khẩu học giữa kỳ (ĐTNKH) 1994 thì tỷ lệ người từ 10 tuổi trở lên đã và đang đi học vào khoảng 90%. Vì tỷ lệ được đi học và tỷ lệ biết chữ (được tính bằng cách lấy tổng số người 10 tuổi trở lên biéet đọc biết viết và hiểu những câu đơn giản bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên tổng số dân từ 10 tuổi trở lên) nếu tính theo % thì nhân với 100 dường như đồng nhất với nhau nên có thể cho rằng khoảng 90% dân số từ 10 tuổi trở lên của Việt nam biết chữ. Tỷ lệ như vậy là rất cao so với một số nước khác. Tuy nhiên tỷ lệ người được đi học không tăng máy trong vòng 5 năm qua (xem biểu 2) Biểu 2: Tỷ lệ người đã từng được đi học 1989 -1994 Đơn vị: % 1989 1994 Chung 87,2 88,2 Nam 91,8 93,2 Nữ 83,0 85,3 Nguồn TĐTDS 1989 và ĐTNKHGK 1994 Từ năm 1989 đến 1994, tỷ lệ được đi học của nữ tăng hơn nam (nữ tăng 2,7%, nam tăng 1,5%). Điều đó phản ánh sự quan tâm của Nhà nước trong việc giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, ngoài ra cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ý thức về học hành của nữ giới cũng được nâng cao, công tác xoá mù triển khai thu hút phần lớn là nữ ( 80 - 90%). Theo số liệu của Vụ giáo dục thường xuyên - Bộ giáo dục đào tạo, năm 1990 cả nước có khoảng 2,1 triệu người từ 15 - 35tuổi mù chữ, đến năm 1993 còn có 1,8 triệu người của lứa tuổi này. Như vậy mặc dù mức tăng 2,7% không phải là lớn song ta cũng nhận thấy rằng trình độ học vấn của nữ giới đã được cải thiện hơn so với trước đây. Bên cạnh đó còn có một vấn đề nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là sự chênh lệch về tỷ lệ được đi học của nữ so với nam còn rất lớn. Theo biểu 2 năm 1989 mức chênh lệch là 10%, năm 1993 là 9,2%. Mặc dù vấn đề giáo dục nâng cao trình độ học vấn đối với nữ đã được cải thiện song vẫn còn có sự bất bình đẳng ở đây, cũng theo nguồn số liệu ở trên năm 1993 số mù chữ là nữ chiếm trên 70% (1.250.000 người). Quay lại với số liệu ở biểu 2 năm 1993 tỷ lệ nữ đã từng được đi học là 85,3%, con số này không thể phản ánh hết được tình trạng dân trí rất thấp ở nông thôn hiện nay đặc biệt là nữ, năm 1993 có 43,8% phụ nữ ở nông thôn chưa học hết cấp I. Đây thực sự là trình độ học vấn ở mức rất thấp, điều đó ảnh hưởng đến trình độ học vấn chung của cả nước. Sở dĩ ở nông thôn trình độ học vấn của nữ thấp như vậy phần lớn là do nhu cầu kinh tế của gia đình. ở đây ngành nông - lâm -ngư nghiệp thường tiến hành theo kinh nghiệm, lao động giản đơn nên nhu cầu học lên cao của phụ nữ ở nông thôn không có, phụ nữ ở nông thôn tuổi 15- 19 bỏ học nhiều vì lý do khác đi xây dựng gia đình, quan niệm con gái không cần phải học... ta sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ qua biểu 3 dưới đây. Biểu 3: Tỷ lệ dân số chưa bao giờ được đi học phân theo giới tính và nhóm tuổi 1989 và 1994 (%) Đơn vị:% Nhóm tuổi 1989 1994* Nam Nữ Nữ/Nam Nam Nữ Nữ/Nam 10-14 7,4 8,3 1,12 4,9 6,4 1,31 15-19 7,2 7,6 1,06 6,2 7,9 1,27 20-24 6,3 7,2 1,14 6,7 7,7 1,15 25-29 4,9 7,1 1,45 5,4 6,3 1,17 30-34 4,5 8,0 1,78 4,2 6,5 1,55 35-39 5,0 10,1 2,02 4,1 9,5 2,32 40-44 5,3 13,2 2,49 4,2 10,0 2,38 45-49 6,7 19,5 2,91 5,1 13,0 2,55 50-54 8,0 26,5 3,31 7,4 25,0 3,38 55-59 11,0 36,0 3,27 10,0 32,0 3,2 60-64 15,8 50,3 3,18 13,0 47,0 3,62 65+ 31,6 71,5 2,26 29,0 73,0 2,52 10+ 8,2 17,0 2,07 6,8 14,7 2,16 Nguồn: TĐTDS 1989 và ĐTNKHGK 1994 Ghi chú: Số liệu đã được chuẩn hoá, lấy cơ cấu dân số 1989 làm chuẩn Nhìn một cách chung nhất chúng ta thấy năm 1989 sự chênh lệch về dân số chưa đến trường giữa nam và nữ lớn (nữ 17%, nam 8,2%) hơn thế nữa tỷ lệ này còn cao. Đến năm 1994 tuy sự chênh lệch này vẫn còn lớn, tỷ lệ chưa đến trường đã giảm xuống còn 6,4% đối với nam và 14,7% đối với nữ. Tỷ lệ chưa đến trường của nữ giảm nhanh hơn nam điều đó cho ta thấy những cố gắng của Nhà nước và ngành giáo dục đã đem đến sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc nâng cao trình độ học vấn hơn so với trước đây. Đối với các nhóm tuổi, ở độ tuổi càng cao chênh lệch càng lớn. Đặc biệt là các nhóm tuổi trên 3 năm. Số phụ nữ chưa được đi học nhiều gấp 2 - 4 lần so với nam. Điều đó chứng tỏ sự phân biệt đối xử với người phụ nữ rất gay gắt ở giia đoạn trước đây và vì vậy người phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi hơn nữa các tư tưởng phong kiến lạc hậu chi phối mạnh mẽ nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Lứa tuổi càng trẻ sự chênh lệch càng giảm dần điều đó chứng tỏ sự đầu tư và quan tâm đúng mực đã rút ngắn dần khoảng cách trình độ học vấn giữa nam và nữ. Tuy nhiên tỷ lệ mù chữ trong dân cư không những phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước đối với giáo dục mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ngoại cảnh đó là môi trường kinh tế - xã hội. Cụ thể như số liệu của biểu 3, tỷ lệ chưa đến trường của nữ lứa tuổi 15 - 24 năm 1994 cao hơn năm 1989 (năm 1994: nam 6,7%; nữ : 7,7%; năm 1989 nam: 6,3%; nữ 7,2%). Những con số này phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ về tình hình kinh tế xã hội thời kỳ 1985 - 1990, đó là việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Việc học tập và nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ nói riêng và phong trào bổ túc văn hoá nói chung của cả nước gặp phải rất nhiều khó khăn. Có thể nói phong trào bổ túc văn hoá trong thời kỳ này giảm sút nghiêm trọng, theo số liệu của Bộ giáo dục đào tạo thời kỳ năm 1986 - 1987 có 662.000 học sinh thì đến năm 1989 giảm xuống chỉ còn 454.000. Trong đó nữ bao giờ cũng cao gấp đôi nam giới, những chuyển biến về tình hình kinh tế xã hội đó ảnh hưởng đến trình độ học vấn chung ở hai khía cạnh sau: * Việc xoá bỏ bao cấp trong giáo dục đã buộc phải cân nhắc tính toán hiệu quả kinh tế vì vậy việc tổ chức các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá không còn được quan tâm. Việc đi học không được thưởng, cộng điểm, không được miễn nghĩa vụ lao động hoặc động viên dưới hình này hoặc hình thức khác. * Đời sống kinh tế khó khăn việc học hành không được quan tâm nữa mà thay thế vào đó là những nhu cầu về những điều kiện đảm bảo cuộc sống vật chất ngay trước mắt họ, buộc họ phải tìm kiếm việc làm. Thực tế chúng ta thấy rằng nếu như các bậc cha mẹ khi buộc phải cho con em mình thôi học vì không có khả năng chi phí, thì họ sẽ cho con gái thôi học trước. Nhiều lý do khiến các bậc cha mẹ không đầu tư cho con gái học tập vì học không nhận thấy tầm quan trọng của học tập đối với con gái họ cho rằng con gái cả đời chỉ làm việc nhà và trông nom con cái. Đại diện của tổ chức UNICEF đã nhận xét "Trong tất cả các khu vực của ngành giáo dục, số học sinh nữ đều thấp hơn nam, tỷ lệ nữ bỏ học và lưu ban cũng cao hơn nam". Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tình hình học vấn của dân cư nói chung khi mà ở nước ta sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng và tốc độ phát triển còn lớn giữa hai khu vực là thành thị và nông thôn. Qua biểu 4 chúng ta thấy rõ hơn về vấn đề này. Biểu 4: Tỷ lệ phần trăm dân số từ 10 tuổi trở lên theo trình độ học vấn, nơi cư trú và vùng. Ghi chú: Vùng 1: Miền núi và Trung du Bắc bộ Vùng 2: Đồng bằng Bắc bộ Vùng 3: Bắc Trung bộ Vùng 4: Duyên hải miền Trung Vùng 5: Tây nguyên Vùng 6: Đông Nam bộ Vùng 7: Đồng bằng sông Cửu Long (Trang sau) Biểu 4: Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên theo trình độ học vấn nơi cư trú và vùng Đơn vị: %, năm Vùng/Khu vực Chưa đi học Chưa tốt nghiệp cấp I Tốt nghiệp cấp I Cấp II Cấp III trở lên Số năm đi học TB Chung 12,3 22,5 31,5 23,3 10,4 6,4 Thành thị 6,5 12,2 31,8 24,8 24,7 8,3 Nông thôn 13,5 25,2 31,4 22,9 6,6 5,9 Vùng I 19,6 20,7 23,7 26,9 9,2 6,0 Vùng II 8,0 11,8 26,5 38,7 15,0 7,7 Vùng III 11,6 20,7 28,8 27,0 11,9 6,5 Vùng IV 11,1 23,7 39,8 17,0 8,5 5,7 Vùng V 25,2 26,2 28,1 12,4 8,1 4,7 Vùng VI 8,5 19,1 41,1 18,7 12,7 6,5 Vùng VII 11,9 35,5 34,6 12,0 6,1 5,0 Nguồn ĐTNKHGK 1994 Ta nhận thấy trong thời kỳ 1989-1994 tỷ lệ không được đi học của thanh thiếu niên giảm đáng kể ở cả thành thị lẫn nông thôn, nhưng sự khác biệt trong thời kỳ đổi mới lại lớn hơn. Năm 1994 tỷ lệ trẻ em chưa đi học ở nông thôn độ tuổi 7 tuổi là 26,3% thì ở thành thị tỷ lệ này là 8,4% và 1,7%. Điều đó cũng cho thấy khi nền kinh tế thị trường phát triển, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, sự b ất bình đẳng và khoảng cách giàu ngèo ngày càng dãn ra, thành thị là nơi trung tâm giao lưu văn hoá kinh tế, chính trị xã hội bao giờ cũng có một khoảng cách rất xa với nông thôn về mọi mặt. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, các lợi thế cao hơn hẳn so với nông thôn. Ta nhận thấy ở khu vực thành thị hơn một nửa dân số từ 10 tuổi trở lên có trình độ cấp hai trở lên trong khi đó ở khu vực nông thôn có tới 70% dân số từ 10 tuổi trở lên có trình độ học vấn thấp hơn mức này. Với dân số tập trung tới 80% là ở khu vực nông thôn thì đây quả là một vấn đề bức thiết và cần quan tâm sâu sắc. Học vấn thấp như vậy sẽ là tác nhân của nhiều vấn đề kinh tế xã hội Chất lượng của giáo dục được phản ánh qua số năm được đi học. Khoản 2/3 số người từ 10 tuổi trở lên đạt trình độ tiểu học trở lên. Tuy nhiên nếu lấy trình độ từ cấp II trở lên là mức tối thiểu cần thiết cho cuộc sống thì trình độ học vấn của Việt Nam vẫn còn thấp(như số liệu ở biểu trên chỉ có 23,3% là hết cấp II, cấp III là 10,4%). Hơn nữa số năm đi học trung bình chung của chúng ta còn rất thấp đặc biệt là ở nông thôn (5,9 năm). Điển hình là vùng Tây._.ặp vợ chồng. Việc hạ mức sinh có nhiều cách tác động như đã phân tích ở trên song có một cách tác động trực tiếp nhất mà khi nói đến việc hạ mức sinh không thể không nhắc đến đó là sự am hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai. Với nhiều biện pháp tránh thai lâm sàng và phi lâm sàng, việc áp dụng có biện pháp khó, biện pháp dễ và tuỳ từng đối tượng với các ngành nghề hoạt động khác nhau thì khác nhau. Để sử dụng các biện pháp có hiệu quả đòi hỏi phải có một sự am hiểu nhất định, sự am hiểu về các biện pháp tránh thai có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở thành thị sự tiếp cận về các thông tin đại chúng thường xuyên hơn, các dịch vụ cung cấp các biện pháp nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn, tạo điều kiện cho sự lựa chọn tốt hơn. Thêm vào đó tạo nên một lợi thế hơn trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai ở thành thị cao hơn ở nông thôn là do trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức cao hơn. Đối với phụ nữ ở nông thôn việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình, mà cụ thể là áp dụng các biện pháp tránh thai theo như biểu 2.1 về các định hướng trong sinh đẻ của người nông dân thì có tới 20,2% phụ nữ cho rằng kế hoạch hoá gia đình gây bất hoà trong gia đình. Điều này cho thấy việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình ở nông thôn đang vấp phải một lực cản lớn. Biểu 3.1. Tỷ lệ phụ nữ có chồng biết về các biện pháp tránh thai theo một số đặc tính cơ bản Đơn vị:% Các biện pháp Khu vực Học vấn Thành thị Nông thôn Mù chữ Biết đọc biết viết PTCS PTTH Bất kỳ Vòng tránh thai Thuốc tránh thai Bao cao su Triệt sản nữ Triệt sản nam Tính lịch Xuất tinh ngoài Các biện pháp khác 10. Điều hoà 11. Nạo phá thai 98,63 96,15 76,37 75,69 82,14 74,86 68,27 64,70 6,04 68,27 80,91 93,06 90,82 40,07 37,95 55,55 43,82 37,69 35,16 6,88 44,24 65,42 80,97 73,88 30,60 22,06 48,51 35,45 20,15 14,93 4,48 26,87 41,79 94,17 91,23 44,92 38,27 55,54 43,76 31,51 31,16 6,07 42,47 60,09 94,39 92,35 42,33 41,79 58,46 47,07 42,62 39,67 6,74 48,65 69,84 97,98 97,98 70,40 72,43 77,73 70,40 69,31 65,58 8,57 67,29 83,18 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - Kiến thức sử dụng CBPTT Ta nhận thấy ở khu vực nông thôn việc am hiểu tất cả các biện pháp đều thấp hơn ở thành thị. Hai biện pháp thông dụng nhất là thuốc tránh thai và bao cao su ở nông thôn hiểu biết chỉ bằng một nửa so với ở thành thị (Viên tránh thai thành thị gấp 1,9 lần nông thôn, bao cao su gấp 1,99 lần). Tỷ lệ am hiểu các biện pháp cũng tăng dần theo trình độ học vấn, mức độ am hiểu trung bình cả 11 biện pháp trên tăng từ 36,28% với số mù chữ lên đối với phụ nữ ở bậc đại học vẫn là PTCS và với những phụ nữ tốt nghiệp PTTH. Điều đó chỉ ra cho ta hướng đi trong việc nâng cao chất lượng của công tác DS & KHHGĐ đối với cả nước và nông thôn nói riêng, đó là nâng cao trình độ học vấn, nhất là cho phụ nữ ở nông thôn. b. Trình độ học vấn với việc áp dụng các biện pháp tránh thai Đã có câu nói rằng khoảng cách từ lý thuyết đến thực hành cách nhau 500 dặm. Việc am hiểu các biện pháp kế hoạch hoá gia đình được coi là một yếu tố quan trọng trong việc hạ thấp mức sinh, song mang tính chất quyết định chính là việc thực hiện các biện pháp này. Có một sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về việc áp dụng các biện pháp này. Bởi đó là hai khu vực có nhiều chênh lệch với nhau về tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như trình độ văn hoá, nguồn cung cấp cũng khác nhau khá nhiều. Biểu 3.2. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo nguồn cung cấp và vùng Đơn vị: % Nguồn cung cấp Tổng các biện pháp Vùng Thành thị Nông thôn Bệnh viện Trung tâm KHHGĐ Trạm y tế xã, phường Cán bộ KHHGĐ Đội KHHGĐ Cộng tác viên Hiệu thuốc tư Thầy thuốc tư Bạn bè 10.Nơi khác 11. Không biết 21,4 4,15 34,27 3,94 6,84 4,53 3,28 3,40 14,85 1,83 1,48 30,40 7,10 13,22 3,15 1,99 4,52 7,94 4,35 22,02 3,47 1,82 19,19 3,42 39,44 4,11 8,06 4,53 2,13 3,17 13,09 1,43 1,4 Cộng 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Báo cáo kết quả biến động DS & KHHGĐ 1/10/1996 Nhà xuất bản Thống kê 1998 ở nông thôn nguồn cung cấp chủ yếu là các trạm y tế xã phường, các đội KHHGĐ, còn ở thành thị thì ở bệnh việc và các hiệu thuốc, thầy thuốc tư. Hiện nay tại các cơ sở y tế xã phường ngày càng được chú trọng hơn, chính vì vậy mà công tác DS & KHHGĐ đã đạt được nhiều bước tiến rất đáng phấn khởi. Các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng được sử dụng nhiều hơn và chênh lệch giữa nhóm tuổi sử dụng nhiều nhất (35-39) và nhóm sử dụng ít nhất (15-19) ngày càng giảm đi. Đối với tất cả các biện pháp nếu như năm 1988 sự chênh lệch này lên tới 13 lần thì đến năm 1994 còn 7 lần, 1996 chưa đầy 5 lần. Về biện pháp hiện đại thì chênh lệch giữa hai nhóm tuổi này còn ít hơn nữa. Xem biểu 3.3. Biểu 3.3. Tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo nhóm tuổi, Việt Nam 1988-1996 Đơn vị: % Nhóm tuổi Tất cả các biện pháp Biện pháp hiện đại 1988 1994 1996 1988 1994 1996 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 Cộng 5,3 31,7 52,2 59,8 68,9 65,4 47,1 53,2 11,1 44,7 63,9 76,5 77,8 73,0 53,0 56,0 18,1 45,7 68,0 79,1 82,9 76,4 54,0 68,3 5,3 19,7 36,4 42,5 49,9 46,8 36,6 37,7 6,8 31,4 45,4 52,8 50,7 45,5 33,6 43,7 14,6 37,1 53,1 61,9 63,8 57,4 40,9 52,0 Nguồn: - 1988: Vietnam Demographic and Health Survey, Hanoi 1990 - 1994: ĐTNKHGK 1994, Kết quả chủ yếu. NXBTK Hà Nội 1995 Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội và các chương trình thông tin DS & KHHGĐ, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng cao, đặc biệt là nhóm phụ nữ trẻ. Sau độ tuổi 35, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai giảm theo độ tuổi, nguyên nhân là bước vào tuổi mãn kinh và khó thụ thai tăng lên. Một yếu tố quan trọng cần làm rõ trong phần này là trình độ học vấn và nghề nghiệp của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhau. Đó chính là nguyên nhân số con sinh ra của phụ nữ không biết chữ nhiều gấp hai lần số con của phụ nữ đã tốt nghiệp tiểu học và PTCS. Phụ nữ lao động nông nghiệp có số con cao gấp 1,5 lần so với lao động trí óc, 1,3 lần so với lao động phi nông nghiệp (điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và KHHGĐ 1/10/1996). Biểu 3.4. Tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo trình độ học vấn và nghề nghiệp, Việt Nam 1996 Đơn vị: % Các chỉ tiêu Tất cả các biện pháp tránh thai Trong đó biện pháp hiện đại Chia theo trình độ học vấn: Chưa bao giờ đến trường Chưa TN PTCS Tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp THCS TN PTTH trở lên 43,0 64,3 68,2 74,0 75,6 36,5 47,3 52,7 59,9 55,2 Chia theo nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động phi nông nghiệp Lao động nông nghiệp Lao động dự trữ 78,0 72,3 67,5 64,2 54,3 51,6 54,9 44,8 Tổng cộng 68,3 52,0 Nguồn: Báo cáo kết quả điều điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/10/1996. NXB thống kê năm 1998 Số liệu trong biểu 3.4 cho thấy: tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của phụ nữ. Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai càng lớn. Nếu như chỉ có 43% phụ nữ có chồng chưa bao giờ đến trường sử dụng các biện pháp tránh thai thì đối với những phụ nữ có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên thì tỷ lệ này lên tới 75,6%. Xét ở góc độ nghề nghiệp ta cũng nhận thấy rằng phụ nữ làm nhiều nghề khác nhau, tương ứng nhận thức và sử dụng các biên pháp KHHGĐ cũng khác nhau. Về tất cả các biện pháp đang sử dụng, trong số phụ nữ đang có chồng, những người lao động trí óc sử dụng biện pháp tránh thai nhiều nhất (78%), tiếp theo là lao động phi nông nghiệp (72,3%) và nông nghiệp (67,5%). Đối với các biện pháp tránh thai hiện đại, có sự khác biệt đôi chút. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại cao nhất là của phụ nữ thuộc nhóm lao động nông nghiệp (54,9%), thấp hơn một chút là phụ nữ lao động trí óc (54,3%). Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ lao động trí óc thấp là do họ sử dụng nhiều các biện pháp: tính vòng kinh và xuất tinh ngoài - Những biện pháp đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhiều hơn. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp cao hơn chủ yếu là do sử dụng vòng tránh thai, một biện pháp được coi là phù hợp với họ, những người lao động chân tay với nghề đồng áng, trình độ học vấn còn thấp, nguồn cung cấp các biện pháp còn hạn chế, chưa phong phú như ở khu vực thành thị, nơi tập trung nhiều lao động trí óc. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa học vấn thấp và học vấn khá đối với việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. c. Lý do không sử dụng các biện pháp tránh thai Với đối tượng nghiên cứu của chúng ta là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) và phạm vi là cả nước. Theo như kết quả điều tra gần đây nhất - Điều tra nhân khẩu học nhiều vòng và kế hoạch hoá gia đình 1/10/1996 cho thấy tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt Nam tại thời điểm 1/10/1996 khá cao (68,3%) trong đó các biện pháp hiện đại là 52%. Tỷ lệ này thấp hơn các nước đang phát triển (1994 là 72%). Với mức sinh còn cao và tỷ lệ này giảm xuống thì việc nâng cao tỷ lệ sử dụng các biện pháp KHHGĐ là đem lại hiệu quả nhanh nhất tuy nhiên cũng cần phải xét đến lý do không sử dụng các biện pháp tránh thai. Đây là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách và chương trình kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, từng đối tượng sao cho phù hợp và hiệu quả. Biểu 3.5. Lý do không sử dụng CBPTT chia theo độ tuổi, Việt Nam 1996 Đơn vị: % Nhóm tuổi Đang mang thai Muốn có con Chồng/người khác phản đối Giá đắt ảnh hưởng phụ Khó tìm kiếm/ tiếp cận Khó thụ thai Mãn kinh Phiền phức Nguyên nhân khác Không xác định 15-19 20-24 25-29 33-34 35-39 40-44 45-49 34,6 30,0 25,5 21,2 11,6 3,2 0,3 47,3 52,5 37,8 29,1 21,1 9,4 3,2 0,5 1,7 3,1 4,6 5,5 3,8 1,6 - 0,0 0,0 0,1 0,1 0,1 0,0 1,6 3,8 8,2 14,3 22,1 22,6 11,3 - 0,1 0,3 0,4 0,7 0,6 0,3 0,7 1,4 2,3 4,3 12,0 19,2 15,0 0,0 0,0 0,0 0,1 1,8 19,4 57,9 0,3 0,7 1,7 2,7 4,6 4,0 1,7 14,4 18,7 19,6 20,5 17,4 14,5 6,9 0,5 1,0 1,5 2,6 3,3 3,1 1,7 Cộng 19,7 29,3 2,9 0,0 10,8 0,3 6,6 9,8 2,0 16,7 1,8 Nguồn:Báo cáo kết quả điều tra DS - KHHGĐ 1/10/1996 . NXB Thống kê năm 1998. Nhìn chung tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) hiện không sử dụng các biện pháp tránh thai là 31,7%, trong số này có tới 82% phụ nữ dưới 25 tuổi không sử dụng BPTT nào do đang mang thai hoặc muốn sinh con. Để thấy rõ sự khác biệt về việc không sử dụng các BPTT giữa khu vực thành thị và nông thôn ta có Biểu 3.6. Biểu 3.6. Lý do không sử dụng các BPTT chia theo một số đặc trưng kinh tế xã hội, Việt Nam 1996 (Đơn vị: %) Các đặc trưng KTXH đang mang thai Muốn có con Chồng/ người khác ngăn cản Giá đắt ảnh hưởng phụ Khó tìm kiếm/ tiếp cận Khó thụ thai đã mãn kinh Phiền phức Nguyên nhân khác Không xác định Trình độ học vấn: Chưa bao giờ đến trường Chưa TN PTCS TN PTCS TN THCS PTTH trở lên 14,7 15,2 21,4 22,5 23,1 30,7 25,2 31,4 29,4 28,9 9,3 3,2 1,9 1,3 0,7 0,0 0,1 0,0 0,0 0,0 9,5 11,1 10,4 12,0 9,9 0,9 0,3 0,2 0,2 0,1 5,6 10,4 6,0 5,3 5,9 10,1 15,9 8,7 7,0 7,3 1,7 2,7 2,0 1,7 1,9 13,4 14,2 16,5 19,3 20,9 4,1 1,9 1,4 1,3 1,3 Nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động phi nông nghiệp Lao động nông nghiệp Lao động dự trữ 21,3 19,4 20,0 18,2 28,7 30,2 29,7 27,1 0,9 1,4 3,6 1,8 0,1 0,1 0,0 0,0 8,7 8,8 11,8 8,8 0,1 0,2 0,3 0,2 7,2 8,8 5,9 7,8 9,8 10,5 9,1 12,3 1,9 2,3 1,7 2,9 20,5 16,4 16,0 19,2 0,7 1,9 1,9 1,6 Cộng 19,7 29,3 2,9 0,0 10,8 0,3 6,6 9,8 2,0 16,7 1,8 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra biến động DS - KHHGĐ 1/10/1996. NXB Thống kê năm 1998. ở đây ta thấy một mối quan hệ khá rõ, những người phụ nữ chưa bao giờ đến trường lý do không sử dụng BPTT do bị chồng/người khác phản đối 9,3% so với phụ nữ đã tốt nghiệp trung học trở lên là 0,7%, điều này nói lên rằng khi mà trình độ học vấn càng thấp thì người phụ nữ càng bị nhiều áp lực và thụ động trong việc tự điều chỉnh hành vi sinh đẻ của mình. Ngược lại, học vấn càng cao thì càng độc lập và chủ động hơn, hơn thế nữa khi học vấn được nâng lên thì người phụ nữ có đầy đủ thông tin và nhận thức nên tạo cho việc tìm kiếm cho mình một biện pháp KHHGĐ một cách dễ dàng (0,1% so với 0,9% của phụ nữ chưa bao giờ đến trường). Xem xét ở khía cạnh nghề nghiệp ta cũng nhận thấy rằng đối với phụ nữ lao động trí óc, không sử dụng BPTT do bị phản đối chỉ là 0,9% so với 3,6% phụ nữ ở trong nhành nông nghiệp và việc không sử dụng vì khó tìm kiếm tiếp cận cả phụ nữ lao động trí óc cũng thấp hơn (0,1% so với 0,3%) đối vói phụ nữ hoạt động lao động nông nghiệp. Như vậy ta có thể rút ra một kết luận rằng công tác DS & KHHGĐ ở nông thôn mà mục tiêu chiến lược của nó là hạ thấp mức sinh đang đứng trước một trở ngại lớn đó là trình độ giáo dục thấp, những quan niệm gia trưởng, trọng nam khinh nữ còn tác động mạnh lên các hành vi ứng xử của người phụ nữ, nhất là trong việc sinh đẻ con cái. 4. Học vấn với địa vị phụ nữ. Theo như đánh giá của các nhà nghiên cứu thì địa vị của phụ nữ là một nhân tố rất quan trọng trong quyết định mức sinh thông qua tuổi kết hôn, lựa chọn sinh con trong hôn nhân, sự tham gia vào các hoạt động xã hội, sự quyết định trong gia đình .v.v... ở các quốc gia Nho giáo còn có những ảnh hưởng sâu sắc thì địa vị người phụ nữ với mức sinh có mối quan hệ rõ nét hơn hết. ở nước ta cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, nhiều tập tục cổ hủ đã được bỏ đi thay vào đó là những quan niệm mới tiến bộ hơn. Tuy nhiên, ở nông thôn phần lớn tính gia trưởng vẫn còn tồn tại dai dẳng, người cha, người chồng quyết định hầu hết mọi vấn đề trong gia đình, kể cả trong sinh đẻ. Quan niệm sinh con trai được họ đặt lên ưu tiên hàng đầu trong các mục đích của việc sinh con. Biết đẻ và tận tuỵ phục vụ chồng con suốt đời đó là một quan niệm rất phổ biến ở nông thôn hiện nay; trong khi đó ở thành thị thì trình độ học vấn được nâng cao, người phụ nữ tham gia vào các ngành lao động trí óc, phi nông nghiệp với thu nhập được nâng lên, cuộc sống vật chất được cải thiện, đồng thời sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình được xây dựng và thừa nhận, các hành vi sinh đẻ được cân nhắc lựa chọn sao cho cuộc sống hiện tại và tương lai đảm bảo chất lượng cao hơn. Trái lại, ở nông thôn với địa vị trong gia đình và ngoài xã hội còn thấp kém, những áp lực từ phía bên ngoài mang lại biến họ trở thành thụ động trong sinh đẻ, thực hiện các biện pháp KHHGĐ, từ đó vô tình lại tự đẩy mình vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và đông con. Các số liệu đã được phân tích ở các phần trước luôn chỉ ra cho ta thấy rằng học vấn mà càng cao thì số con sinh ra càng ít, lao động trong ngành nghề trí óc bao giờ cũng ít con hơn lao động trong nông nghiệp. Đấy chính là một thực tế chứng minh rằng địa vị của người phụ nữ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sinh của họ. 5. Đánh giá chung Qua các phân tích ở trên, một mối quan hệ xu hướng nghịch giữa Học vấn và Mức sinh thông qua các yếu tố quyết định gần và các yếu tố quyết định trung gian đã phần nào được làm sáng tỏ. Mối quan hệ này thể hiện rõ nét nhất là ở khu vực nông thôn, bởi đây là nơi mà điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và mức độ phát triển còn thấp. Cuối cùng thì ta đã thấy được những nội dung nổi bật nhất của phần này như sau. Nhà nước đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng của ngành giáo dục vì vậy đã có những chuyển biến rõ rệt trong trình độ học vấn của dân cư nói chung, đã quan tâm nhiều đến khu vực nông thôn đặc biệt là phụ nữ thể hiện ở các mặt sau. Thứ nhất: Tỷ lệ học sinh đến trường của nước ta thuộc dạng cao, tuy nhiên trình độ học vấn vẫn thấp (thể hiện ở số năm đi học trung bình thấp). Trình độ học vấn giữa nam và nữ chưa tương xứng đặc biệt là ở nông thôn. Thứ hai: Mức sinh đã giảm song vẫn còn cao so với mức quy định, tiêu biểu nhất và rõ nét nhất là ở khu vực nông thôn và chủ yếu mức sinh cao tập trung vào những đối tượng mùchữ, học vấn thấp vì vậy việc điều chỉnh mức sinh của Việt Nam cần tập trung vào khu vực nông thôn và hiệu quả nhất là thông qua giáo dục và nâng cao trình độ học vấn cho dân cư, đây là một biện pháp vừa có tính lâu dài và phát huy tác dụng ngay. Thứ ba: Trình độ học vấn cao ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến các quá trình dân số trong đó tiêu biểu nhất là mức sinh. Như vậy mục tiêu phát triển bền vững của nước ta có thực hiện được thì việc giảm sinh là một việc làm hết sức cấp bách. Giáo dục hay nói cách khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà Quốc hội Nhà nước CHXHCN Việt Nam khoá X đã thông qua Bộ luật giáo dục vào ngày 28/6/1998 nhấn mạnh: Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát huy mọi tiềm lực phát triển của đất nước. Phần III Khuyến nghị I/ Các biện pháp nhằm làm giảm mức sinh ở nông thôn việt nam trong thời gian tới 1. Đưa giáo dục Dân Số vào trong nhà trường Ngành Giáo dục là ngành có nhiều thế mạnh nhất trong công tác tuyên truyền, truyền thông. Là ngành mà từng ngày, từng giờ tác động vào mỗi cá nhân làm thay đổi và nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân. Một cán bộ giáo viên hàng ngày đứng trước một số lượng lớn học sinh với các bài giảng, khi giáo dục Dân số vào trong nhà trường thì các thông tin cần thiết này sẽ có một số lượng lớn đối tượng bị tác động. Sự tác động này không chỉ tác động vào các em gái mà trong đó có cả các em trai, là người mà trong một tương lai gần sẽ là một trong những nhân tố quyết định ý thức và hành vi sinh đẻ của người phụ nữ. Đặc biệt là ở nông thôn, việc đưa giáo dục dân số vào trong nhà trường sẽ mở ra cho họ một cách nhìn nhận mới về hành vi sinh đẻ, về các quan niệm sinh con. Những tập quán cũ sẽ được làm sáng tỏ khi khoa học về sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em được lý giải rõ ràng. Hơn thế nữa, trong nhà trường các cán bộ công nhân viên đều được đánh giá là những người có trình độ học vấn cao hơn mức chung của toàn xã hội. Việc thu hút lực lượng này vào công tác giáo dục dân số sẽ phát huy rất mạnh mẽ tác dụng của chương trình này. ở bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là ở nông thôn người thầy giáo, cô giáo bao giờ cũng rất được kính trọng, lời nói của họ bao giờ cũng rất có giá trị trong cộng đồng. 2. Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ ở nông thôn Như các kết quả phân tích ở phần thực trạng, một xu hướng rất rõ ràng và quan hệ chặt chẽ đó là học vấn càng thấp thì mức sinh càng cao, các mối liên hệ đã được phân tích rõ. Giáo dục chính là điều kiện để họ tự giải phóng mình, bởi những phong tục tập quán lạc hậu còn rất nặng nề ở nông thôn, làm cho người phụ nữ ở đây có khả năng tiếp thu thông tin và ra quyết định đúng đắn. Để làm được điều này trước hết phải tăng cường công tác xoá nạn mù chữ, đặc biệt là những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh. Hiện nay chương trình phổ cập tiểu học đã được triển khai rộng khắp, đó là một điều đáng mừng song cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đồng bộ từ trên xuống từng cơ sở. Lương của giáo viên tiểu học và phổ thông đã được cải thiện, bắt đầu từ năm 1997. Mức lương của hai cấp bậc giáo viên này tăng tương ứng là 70% và 35% ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn và không đảm bảo chất lượng. Điều đó đòi hỏi phải đầu tư hơn nữa các cơ sở vật chất và các thiết bị trường học trong cả nước nói chung và đặc biệt là nông thôn nói riêng - Nơi mà bối cảnh kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho giáo dục ở đây không những phát huy tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo mà còn thu hút được các em học sinh tới trường đông hơn, tránh được tình trạng bỏ học sớm vì chán nản. Hơn nữa, giáo dục dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng là vấn đề được quan tâm và coi trọng. Giáo dục quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước và một nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển bền vững. 3. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông dân số ở nông thôn Xây dựng các thông điệp truyền thông đến từng khu vực nông thôn, đến các hộ gia đình, đặc biệt là thanh thiếu niên, đối tượng chuẩn bị xây dựng gia đình. Để chương trình này được đồng bộ và hiệu quả cần phải đầu tư vào đây nhiều công sức và vật chất, kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các buổi nói chuyện về sức khoẻ sinh sản, về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Chúng ta đều biết rằng đối tượng truyền thông ở đây phần lớn là nông dân, trình độ văn hoá còn thấp vì vậy khi tuyên truyền phải đi kèm với lý giải, phân tích một cách hệ thống, toàn diện. Nên tăng cường bằng tranh vẽ dễ hiểu, các buổi văn nghệ quần chúng .v.v... để nâng cao sự hấp dẫn đến các đối tượng. Có thể kết hợp phân phát, tuyên truyền các dụng cụ tránh thai trong các đợt điều tra, khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa tiện lợi vừa có tính thuyết phục cao, gắn liền sinh đẻ có kế hoạch với sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạnh phúc gia đình, tương lai con cái để người dân thực sự nhận thức được lợi ích của chương trình KHHGĐ từ đó mà họ tự giác thực hiện. Đối tượng của chúng ta ở đây là phụ nữ ở nông thôn, các công việc đồng áng, nhà của luôn cuốn hết họ vào đó, vì vậy cần phải lựa chọn thời gian trong ngày, trong tháng và trong năm để tổ chức các đợt truyền thông. Xây dựng các thông điệp phong phú và đa dạng, tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt. Các tài liệu tuyên truyền phải là miễn phí. Đối với các gia đình ở nơi xa xôi hẻo lánh thông tin khó đến với họ thì nên có những tuyên truyền viên đến tận nhà để hướng dẫn và giải thích cách dùng các biện pháp tránh thai. 4. Tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ ở nông thôn Công việc hiện nay của người phụ nữ ở nông thôn chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt, chiếm 71,5% thời gian lao động của họ, song thu nhập rất thấp. Điều mà chúng ta quan tâm nhất hiện nay là nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình để họ có quyết định riêng của họ trong hành vi sinh sản của mình, để họ nhận thức được việc nâng cao chất lượng của con cái. Vì vậy cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước về vốn vay, đối với nông thôn vốn vay này cần phải có ưu đãi là lãi xuất thấp, các chương trình xoá đói giảm nghèo. Hiện nay đang có chương trình của Đoàn thanh niên tình nguyện đi xây dựng nông thôn mới, đó là một việc làm hết sức tích cực và cần được phát huy hơn nữa và đảm bảo các chế độ đãi ngộ đối với họ. Cùng với chương trình này cần có các lớn học ngắn hạn, các tài liệu của các tổ chức như: hội nông dân, hội phụ nữ... tổ chức hướng dẫn làm kinh tế và được vay vốn. Hơn thế nữa, hiện nay đã có nhiều vùng nông thôn đã vay vốn và đã thực hiện đến khi sản phẩm của họ làm ra không có ai để thu mua, bán ra ngoài thị trường với giá rất rẻ mạt như: mận tam hoa, đào, mơ, mía .v.v... điều đó đòi hỏi nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền phải có các giải pháp hợp lý. Việc làm và thu nhập tạo cho người phụ nữ có đóng góp thu nhập vào gia đình, tạo cho họ có được tiếng nói trọng lượng trong gia đình và xã hội, vị thế được nâng lên, mức sinh sẽ được giảm xuống. 5. Các biện pháp hành chính pháp lý Các biện pháp hành chính pháp lý bản thân nó năm trong kiến trúc thượng tầng của Nhà nước, vì vậy nó có sự áp đặt mạnh mẽ với những người thực hiện, ở đây là các điều khoản thoả thuận về hôn nhân và KHHGĐ. Bằng các biện pháp quản lý và pháp lý như kiểm tra, giám sát, cưỡng chế, thuyết phục các tổ chức ở địa phương nói riêng và các cơ quan đoàn thể trong cả nước nhằm hạ mức sinh. Các chính sách khen thưởng và xử phạt hợp lý đối với các đối tượng thực hiện đúng và vi phạm. II/ Các biện pháp nâng cao trình độ học vấn 1. Đầu tư cho giáo dục nông thôn, miền núi và hải đảo Thực tế hiện nay tại các khu vực này trình độ dân trí còn rất thấp và cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, nhiều trường học được làm bằng tre nứa, lúc nắng thì không sao nhưng khi mưa thì phải nghỉ học, bàn ghế thiếu, phòng học và các trang thiết bị dạy học còn thiếu. Trong khi đó ở khu vực này tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Hơn nữa đây là khu vực có mức sinh rất cao, dẫn tới tỷ lệ trẻ em đến trường ngày càng tăng, gây sức ép lớn đối với ngành giáo dục và nâng cao trình độ học vấn của dân cư nói chung. Cho nên, để nâng cao trình độ dân trí ở khu vực này cần phải: + Tăng cường đầu tư cho giáo dục ở các tỉnh miền núi, hải đảo, các khu vực nông thôn, tăng cường nguồn ngân sách cho giáo dục nhằm đưa ra một chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn. + Tăng cường đội ngũ giáo viên, động viên những người bỏ học đi học trở lại để tránh tình trạng bỏ học dở dang, triển khai thực hiện các chương trình xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đến từng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng và số lượng cho ngành giáo dục theo kịp đà tăng của dân số học đường. + Kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế trợ giúp cho giáo dục miền núi, hải đảo, như tổ chức UNESCO, các tổ chức phi chính phủ, các chương trình hợp tác hỗ trợ của chính phủ các nước... 2. Xây dựng và ban hành một số chính sách nhằm thu hút nhân tài tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Chúng ta thấy rằng, một thực tế tưởng như rất vô lý song đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta đó là các học sinh yếu kém thì chỉ dám thi vào các trường sư phạm, các học sinh khá giỏi thì đua nhau vào các ngành mà đầu ra có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm ở nhiều nơi, trong nhiều ngành. Điều đó dẫn đến kết quả là những người thầy, người cô là những người có khả năng và có trí tuệ kém hơn, trong khi đó rất nhiều người giỏi và thông minh thì trôi nổi trong các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài. Đây là một hiện tượng “chảy máu chất xám” của chúng ta hiện nay vì vậy cần phải có một hệ thống chính sách và các quy định ưu đãi và thu hút những người tài và sàng lọc đối tượng tuyển sinh nhằm tạo cho thế hệ trẻ em hiện nay sẽ có được một đội ngũ thầy cô giáo giỏi và tâm huyết với nghề nghiệp. 3. Xây dựng một chế độ chính sách ưu đãi thoả đáng đối với giáo viên ở nông thôn Giáo dục là một ngành cao quý nhất, những người hoạt động trong ngành sẽ phát huy hết mọi khả năng của mình khi mà cuộc sống vật chất và tinh thần được đảm bảo. Sự đầu tư của Nhà nước mạnh mẽ vào ngân sách của giáo dục sẽ thực sự mang lại hiệu quả to lớn. Hiện nay, giáo viên ở các trường tiểu học ở các vùng sâu, vùng xa đã được khuyến khích bằng việc tăng lương, song cần bổ sung thêm một số khoản trợ cấp cho các trường hợp đặc biệt khó khăn như giáo viên ở những nơi tập trung đông dân tộc ít người, những nơi cơ sở hạ tầng còn quá thấp kém, xa trung tâm kinh tế văn hoá xã hội... bởi đây là khu vực mà ánh sáng văn hoá sẽ làm thay đổi căn bản đời sống văn hoá xã hội ở đây. Kết luận Trong những năm gần đây nhất, mức sinh của nước ta đã giảm đáng kể. Tuy nhiên mức sinh ở nông thôn vẫn còn rất cao so với mục tiêu hạ mức sinh mà Nhà nước đề ra là dưới 1,8. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành, nhiều biện pháp nhằm hạ thấp mức sinh được đề cập đến. ở đây trình độ học vấn ảnh hưởng quan trọng đến sự gia tăng dân số làm tăng hiệu quả độc lập về kinh tế, làm giảm mức sinh khi mà trình độ học vấn được nâng cao. Đặc biệt là đối với phụ nữ ở nông thôn. Giáo dục có liên quan chặt chẽ với số con mong muốn sở thích con trai, tỷ lệ sinh và chết của trẻ em, việc làm và thu nhập, địa vị của người phụ nữ ... Trình độ học vấn nâng cao ý thức của mỗi cá nhân đối với hành vi của mình, họ sẽ độc lập đưa ra các quyết định độc lập đúng đắn. Bên cạnh đối tượng quan trọng nhất là nữ cần phải đề cập tới một đối tượng thứ hai là nam giới. Học vấn không ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh mà gián tiếp tác động đến mức sinh thông qua các yếu tố khác (các nhân tố quyết định gần và các nhân tố trung gian). Học vấn là một nhân tố ảnh hưởng bao trùm nhất. Học vấn ảnh hưởng đến mức sinh và ngược lại mức sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học vấn, mức sinh cao làm cho dân số tăng nhanh gây sức ép lên hệ thống giáo dục làm giáo dục xuống cấp về mặt số lượng và chất lượng. Tài liệu tham khảo 1. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994 Cấu trúc dân số và cơ cấu hộ gia đình. NXB Thống kê - Hà Nội 1/97 2. Báo cáo kết quả điều tra nhân khẩu học nhiều vòng 1/1996. NXB Thống kê năm 1997. 3. Phụ nữ và nam giới Việt Nam. NXB Thống kê 12/1995 4. Kết quả chủ yếu năm 1994 5. Báo cáo kết quả điều tra biến động DS - KHHGĐ 1/10/96. NXB Thống kê năm 1998. 6. Đánh giá số liệu điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994. NXB Thống kê 1/1997. 7. Nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong chương trình DS -KHHGĐ và phát triển xã hội. UBQGDS Hà Nội năm 1997. 8. Số liệu chọn lọc phụ nữ Việt Nam năm 1994 9. Đánh giá mức sinh của các vùng, tỉnh, quận, huyện. NXB Khoa học xã hội - Hà Nội năm 1993. 10. Pháp luật dân số Việt Nam - Giới thiệu và bình luận. Viện thông tin KHXH. Hà Nội năm 1995. 11. Khoảng cách sinh và tử vong của trẻ em ở Việt Nam. NXB Thống kê tháng 5/1996. 12.Ước lượng mức độ sinh và chết cho các tỉnh và nhóm dân tộc Việt Nam năm 1989. NXB Thống kê năm 1994. 13. Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội. Lê Minh. NXB Lao động năm 1997. 14. Chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn - Quy trình và thực hiện. PTS. Lê Thị Vinh Thi. NXB KHXH năm 1998. 15. Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Giáo sư Lê Thi. NXB KHXH năm 1998. 16. Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường. PTS. Đỗ Thị Bình. Lê Ngọc Hân Hà Nội tháng 1/1996. 17. Vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay 18. Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ: Kiến thức và sử dụng CBPTT, các loại hình và sự khác biệt - NXB Thống kê - Hà Nội 1996 19. Các tạp chí: - Phụ nữ và tiến bộ các số năm 1994 - 1999 - Giáo dục DS -KHHGĐ các số 1995 - 1999. - Thông tin dân số các số từ 1994 - 1999 - Nông thôn đổi mới các số từ 1997- 1999 - Khoa học về phụ nữ các số từ năm 1995 - 1999 - Dân số và gia đình các số từ 1995 - 1997. - Tạp chí xã hội học các số năm 1997 – 1998 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0016.doc
Tài liệu liên quan