CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM KIỂM CHỨNG
VÀ TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN
-----------------------000 ---------------------
BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ
CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG
SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÁ TRA VÀ ĐỀ XUẤT HÀM LƯỢNG NƯỚC
PHÙ HỢP TRONG SẢN PHẨM CÁ TRA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Đăng Ninh
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm KNKC và Tư vấn CLNLTS
HÀ NỘI
141 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo kết quả đề tài - Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề xuất hàm lượng nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - 2015
RETAQ
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM KIỂM CHỨNG
VÀ TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN
-----------------------000---------------------
BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ
CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG
SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÁ TRA VÀ ĐỀ XUẤT HÀM LƯỢNG NƯỚC
PHÙ HỢP TRONG SẢN PHẨM CÁ TRA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Đăng Ninh
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm KNKC và Tư vấn CLNLTS
HÀ NỘI 2015
RETAQ
TÓM TẮT
Theo quy định tại Điều 6, khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì
các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83%
so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng).
Mức qui định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép là khoảng
15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây theo
phản ánh của các doanh nghiệp chế biến cá tra thì do việc điều chỉnh các chế
độ nuôi cá tra, thức ăn nuôi cá và các yếu tố có liên quan khác nên có thể dẫn
đến việc thay đổi hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra nguyên liệu so với
nghiên cứu trước kia. Chính vì vậy trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu với các mục tiêu như sau:
- Xác định các yếu tố trong quá trình nuôi có khả năng ảnh hưởng đến hàm
lượng nước tự nhiên trong cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long; so sánh sự thay
đổi giá trị hàm lượng nước tự nhiên trung bình trong thịt cá (giá trị nền) với kết
quả đã xác định trong nghiên cứu đã thực hiện năm 2008.
- Xác định các yếu tố trong quá trình sản xuất có khả năng ảnh hưởng đến
hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
- Tiến hành đánh giá cảm quan các sản phẩm cá tra phi lê được xử lý phụ
gia với các chế độ khác nhau từ đó lựa chọn những sản phẩm có chất lượng cảm
quan được cải thiện tốt, từ đó đề xuất chế độ xử lý phụ gia phù hợp với thực tế
sản xuất của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nuôi cá tra
Trong phạm vi đề tài nhóm nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn 03 tỉnh là
Đồng Tháp (đầu nguồn), Cần Thơ (giữa nguồn) và Bến Tre (hạ lưu) để xem xét
tất cá các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng nước tự nhiên trong cá
tra thương phẩm (khoảng 600g – 1500g/con). Những yếu tố đó bao gồm: Vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường, chế độ nuôi trồng, chế độ dinh dưỡng, các
chất vi lượng bổ sung, kích cỡ cá, giới tính Chúng tôi đã tiến hành khảo sát
đối với 44 chủ đầm nuôi với diện tích nuôi chiếm khoảng 65% diện tích nuôi cá
tra tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và Bến Tre. Tiến hành lấy mẫu thức ăn và
cá tra thương phẩm tại các cơ sở nuôi này để phục vụ nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra tươi không phụ thuộc vào vị trí
địa lý, kích thước cá thương phẩm, chế độ nuôi trồng và các chế độ dinh dưỡng
khác nhau của cá tra thương phẩm.Hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra là
i
RETAQ
79.70 ± 0.34 % theo khối lượng, kết quả này cũng không khác biệt có ý nghĩa
với kết quả đã xác định trong nghiên cứu năm 2008 (79.73 ± 0.24%).
- Kiểm tra xác suất trên các mẫu gan cá thu hoạch tại các cơ sở nuôi nêu
trên cho thấy: không phát hiện dư lượng nhóm beta-agonist trong 24 mẫu gan
cá và không phát hiện dư lượng Dexamethasone trong 10 mẫu gan cá.
2. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất cá tra phi lê
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các yếu tố qui trình chế biến cá
tra tại tất cả các cơ sở chế biến cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tiến hành thực nghiệm sản xuất các miếng cá tra phi lê trên dây truyền sản xuất
thực tế tại 03 cơ sở chế biến cá tra (Công ty Hùng Vương, Công ty AGIFISH và
Công ty Vĩnh Hoàn). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tổng thời gian chế biến cá tra từ công đoạn cắt tiết đến công đoạn đóng
gói sản phẩm trung bình là 5h (đối với cấp đông IQF) và khoảng 7h (đối với cấp
đông tiếp xúc). Thời gian chế biến thường dao động trong khoảng từ khoảng 3h
– 12h tùy theo qui trình sản xuất của từng cơ sở cơ sở chế biến.
- Trong dây chuyền sản xuất của tất cả các cơ sở chế biến cá tra đều có
công đoạn xử lý phụ gia bằng phương pháp ngâm kết hợp với sử dụng máy
quay. Việc xử lý cá tra phi lê bằng phụ gia sẽ cải thiện đáng kể chất lượng cảm
quan của miếng cá. Tuy nhiên tác dụng phụ của việc xử lý phụ gia làm tăng khả
năng giữ nước của miếng cá với tỷ lệ tăng trọng từ khoảng 10% đến 50%, thậm
chí lên đến 70%.Các loại phụ gia được sử dụng trong các cơ sở chế biến đều
nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm. Các loại phụ
gia bao gồm 02 nhóm chủ yếu là nhóm các muối gốc di-, tri- và poly-phosphate
và nhóm các chất điều chỉnh độ pH bao gồm các muối của citrate. Đa số các
doanh nghiệp sử dụng công thức kết hợp giữa hai nhóm phụ gia này. Theo
khuyến cáo của Codex, chỉ được phép sử sụng muối citrate cho thịt cá xay,
không thấy qui định trong sản xuất cá phi lê.
- Hàm lượng nước trung bình trong các miếng cá tra phi lê đông lạnh
không qua xử lý phụ gia là: 81.25 ± 0.39%. Điều đó cho thấy trong quá trình
chế biến thông qua các công đoạn ngâm rửa và lưu giữ trong đá vảy đã làm hấp
thụ một lượng nước lớn vào trong miếng cá.
3. Đánh giá chất lượng cảm quan của các miếng cá tra phi lê có mức độ xử lý
phụ gia khác nhau
Tổ chức hội đồng đánh giá cảm quan chất lượng của các sản phâm cá: cá
tra không xử lý phụ gia, cá tra có xử lý phụ gia với mức độ tăng trọng 10%,
15%, 20%, 25%, 30% và 35%. Đánh giá cảm quan theo phương pháp chấm
điểm. Thang điểm đánh giá là từ 0 – 10, trong đó điểm 0-3 là không đạt; 4-6 là
ii
RETAQ
đạt; 7-10 là tốt đến rất tốt. Việc đánh giá được tiến hành lặp lại 03 lần và được
xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). Các tiêu chí
đánh giá gồm: 5 tiêu chí cho cá tra sau rã băng (theo Codex stan 165-1989) và
4 tiêu chí cho cá tra đã hấp chín bằng lò vi sóng (theo CAC-GL 31-1999).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Cá tra phi lê không được xử lý phụ gia có chất lượng cảm quan không tốt
cá tra đã qua xử lý phụ gia có chất lượng cảm quan cải thiện rõ rệt. Do vậy việc
sử dụng phụ gia trong chế biến cá tra là cần thiết.
- Theo kết quả đánh giá cảm quan của hội đồng việc xử lý phụ gia đối với
các miếng cá tra phi lê có mức tăng trọng từ 10-30% có chất lượng cảm quan
được cải thiện tốt nhất.. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0.05) về chất
lượng cảm quan giữa các miếng cá phi lê với các mức tăng trọng 10%, 15%,
20%, 25%, 30%. Miếng cá phi lê không xử lý phụ gia (0%) và xử lý phụ gia ở
mức tăng trọng 35% có mức chất lượng cảm quan thấp hơn rõ rệt so với các
miếng cá phi lê còn lại
4. Xác định giá trị hàm lượng nước thực tế trong các miếng cá tra phi lê được
xử lý phụ gia có các mức tăng trọng khác nhau.
Tiến hành sản xuất hàng loạt các miếng cá tra phi lê có các mức tăng
trọng khác nhau 10%, 15%, 20%, 25%, 30% trên 03 qui trình công nghệ khác
nhau.Kết quả cho thấy:
- Việc kiểm soát độ đồng đều về mức tăng trọng của các miếng cá tra phi lê
trong sản xuất thực tế là rất khó.
- Hàm lượng nước trung bình của các miếng cá tra với các mức tăng trọng
khác nhau thể hiện trong bảng dưới đây.
Hàm lượng nước của cá tra phi lê đông lạnh theo các
Mức tăng trọng phương pháp chuẩn bị mẫu (%)
(%)
TCVN* Codex*
0 81.25 0.39 82.34 0.39
10 82.60 0.22 83.25 0.28
15 83.08 0.25 83.63 0.30
20 83.54 0.31 84.30 0.33
25 84.01 0.30 84.90 0.26
30 84.51 0.31 85.48 0.32
35 84.90 0.34 86.00 0.35
iii
RETAQ
MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
1. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình nuôi cá tra ............................................ i
2. Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất cá tra phi lê ......................... ii
3. Đánh giá chất lượng cảm quan của các miếng cá tra phi lê có mức độ xử lý
phụ gia khác nhau ..................................................................................................... ii
4. Xác định giá trị hàm lượng nước thực tế trong các miếng cá tra phi lê được
xử lý phụ gia có các mức tăng trọng khác nhau. ..................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... viii
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .......................................................... ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.1.1. Vai trò của nước trong sản phẩm cá phi lê .................................................. 1
1.1.2. Dạng tồn tại của nước trong thịt cá ............................................................. 1
1.2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hàm lượng nước trong cá tra phi lê ................. 2
1.2.1. Các yếu tố trong quá trình nuôi có thể ảnh hưởng đến hàm lượng nước tự
nhiên trong cá tra ................................................................................................... 2
1.2.1.1. Vị trí trên cơ thể cá .............................................................................. 2
1.2.1.2. Thời kỳ sinh trưởng, giới tính .............................................................. 3
1.2.1.3. Thức ăn và chế độ cho ăn .................................................................... 3
1.2.1.4. Điều kiện sống(thời tiết, ngoại cảnh, khu vực nuôi) ........................... 4
1.2.2. Các yếu tố trong quá trình chế biến và bảo quản có thể ảnh hưởng đến
hàm lượng nước trong cá tra phi lê ....................................................................... 5
1.2.2.1. Yếu tố khách quan................................................................................ 5
1.2.2.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................... 5
1.3. Những nội dung đã nghiên cứu năm 2008 .......................................................... 6
1.4. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 8
1.5. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 8
1.6. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 11
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 11
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 11
iv
RETAQ
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 11
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 12
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.2.1. Khảo sát chế độ nuôi, thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho cá tra
trong giai đoạn nuôi thương phẩm ...................................................................... 12
2.2.2. Nghiên cứu xác định hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra ..................... 12
2.2.3. Khảo sát quy trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh tại Việt Nam ............ 13
2.2.4. Khảo sát sự biến thiến hàm lượng nước trong cá tra chế biến không xử lý
phụ gia theo các qui trình chế biến khác nhau .................................................... 14
2.2.5. Nghiên cứu hàm lượng nước trong cá tra phi lê đông lạnh có mức độ tăng
trọng khác nhau và chế độ xử lý phụ gia khác nhau ............................................ 17
2.2.6. Đánh giá chất lượng cảm quan của cá tra phi lê đông lạnh với các tỷ lệ
tăng trọng khác nhau ........................................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin ................................................. 21
2.3.1.1. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tinvề chế độ nuôi và thức ăn
........................................................................................................................ 21
2.3.1.2. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tinvề khảo sát về quy trình chế
biến cá tra phi lê đông lạnh tại Việt Nam. ..................................................... 21
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin khảo sát ....................................... 22
2.3.2.1. Tổng hợp, xử lý thông tin của phiếu khảo sát về chế độ nuôi và thức
ăn .................................................................................................................... 22
2.3.2.2. Tổng hợp, xử lý thông tin của phiếu khảo sát về quy trình chế biến cá
tra phi lê đông lạnh tại Việt Nam. .................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học ............................................. 23
2.3.4. Phương pháp chuẩn bị mẫu cho phân tích hàm lượng nước ..................... 23
2.3.5. Phương pháp tiến hành đánh giá cảm quan .............................................. 23
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê ........................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 25
3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình nuôi ................................................ 25
3.1.1. Kết quả khảo sát về chế độ nuôi................................................................. 25
3.1.2. Kết quả khảo sát về chế độ dinh dưỡng cho cá ở giai đoạn thương phẩm 25
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra ............ 27
3.2. Các yếu tố trong quá trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh .............................. 29
3.2.1. Thời gian chế biến ...................................................................................... 30
v
RETAQ
3.2.2. Danh mục phụ gia sử dụng ........................................................................ 31
3.2.3. Phương pháp xử lý phụ gia trong chế biến ................................................ 32
3.2.4. Hàm lượng nước trong miếng cá tra phi lê không xử lý phụ gia ............... 33
3.2.4.1. Biến thiên hàm lượng nước của cá tra chế biến không xử lý phụ gia
theo thời gian lưu trên dây chuyển sản xuất khác nhau ................................. 33
3.2.4.2. Biến thiên hàm lượng nước của cá tra chế biến không xử lý phụ gia
theo các qui trình chế biến khác nhau ............................................................ 34
3.2.4.3. Đánh giá sự khác biệt về giá trị hàm lượng nước trong cá tra chế
biến không xử lý phụ gia theo các phương pháp rã đông khác nhau ............ 35
3.2.5. Hàm lượng nước trong cá tra phi lê có mức độ xử lý phụ gia khác nhau . 35
3.2.5.1. Biến thiên hàm lượng nước ở cùng mức độ tăng trọng theo các quy
trình khác nhau ............................................................................................... 35
3.2.5.2. Biến thiên hàm lượng nước theo mức các tăng trọng khác nhau ..... 36
3.2.5.3. Độ đồng nhất về mức tăng trọng của các miếng phi lê trong mẻ xử lý
........................................................................................................................ 38
3.3. Đánh giá chất lượng cảm quan của cá tra phi lê với các tỷ lệ tăng trọng khác
nhau .......................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 45
A. CÁC KẾT LUẬN CHÍNH .................................................................................. 45
4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình nuôi ................................................ 45
4.2. Các yếu tố trong quá trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh .............................. 46
4.3. Chất lượng cảm quan ......................................................................................... 48
B. ĐỀ XUẤT ............................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 50
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 52
Phụ lục 2.1. Hình ảnh một số miếng cá trong quy trình chế biến thực nghiệm ...... 52
Phụ lục 2.2.Phiếu khảo sát cơ sở nuôi cá tra thương phẩm ......................................... 56
Phụ lục 2.3. Phiếu khảo sát quy trình xử lý phụ gia trong chế biến cá tra phi lê
đông lạnh .................................................................................................................. 60
Phụ lục 2.4. Quyết định thành lập hội đồng đánh giá cảm quan .......................... ..66
Phụ lục 2.5. Hướng dẫn về phương pháp đánh giá, phương pháp chuẩn bị mẫu,
tiêu chí đánh giá và cách thức tiến hành đánh giá ................................................. ..69
Phụlục 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát các thông tin về chế độ nuôi ..................... 72
vi
RETAQ
Phụ lục 3.2. Hình ảnh một số bao bì đựng thức ăn và ghi nhãn thức ăn ................. 74
Phu lục 3.3. Tổng hợp thành phần các loại thức ăn được khảo sát theo công bố của
nhà sản xuất và kết quả phân tích tại phòng kiểm nghiệm ....................................... 76
Phụ lục 3.4. Hình ảnh một số nhóm chất bổ sung vào trong thức ăn cho cá .......... 78
Phụ lục 3.5. Danh mục các nhóm vi chất bổ sung vào thức ăn trước khi cho cá ăn
.................................................................................................................................. 81
Phụ lục 3.6. Tổng hợp kết quả phân tích các chất có trong gan cá có khả năng làm
thay đổi thành phần hóa học của thịt cá ................................................................... 84
Phụ lục 3.7. Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá tra
phi lê theo vùng nuôi. ............................................................................................... 85
Phụ lục 3.8. Danh sách doanh nghiệp chế biến cá tra trả lời phiếu khảo sát .......... 87
Phụ lục 3.9. Kết quả phân tích hàm lượng nước của các miếng cá tra phi lê đông
lạnh theo các thời gian lưu trên dây chuyền sản xuất khác nhau và quy trình chế
biến khác nhau .......................................................................................................... 90
Phụ lục 3.10. Kết quả phân tích hàm lượng nước các miếng cá phi lê không xử lý
phụ gia theo các chế độ khác nhau ........................................................................ ..98
Phụ lục 3.11. Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước với các mức tăng trọng
khác nhau ............................................................................................................... 100
Phụ lục 3.12.Hình ảnh các miếng cá tra phi lê trước và sau khi hấp ở các mức tăng
trọng khác nhau ..................................................................................................... 108
Phụ lục 3.13.Tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan các sản phẩm cá tra fillet trước
và sau khi hấp theo phương pháp chấm điểm của các thành viên hội đồng cảm quan
............................................................................................................................... 112
Phụ lục 3.14. Biên bản kết luận của hội đồng đánh giá cảm quan sản phẩm cá tra
phi lê đông lạnh ..................................................................................................... 123
Phụ lục 4.1: Hướng dẫn phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và xác định hàm
lượng nước trong cá tra ......................................................................................... 125
vii
RETAQ
LỜI CẢM ƠN
Nhóm triển khai Đề tài “Nghiên cứu bổ sung các yếu tố có khả năng ảnh
hưởng đến hàm lượng nước trong sản xuất, chế biến cá tra và đề xuất hàm lượng
nước phù hợp trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh” xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các Quý Cơ quan/ đơn vị/ cá nhân sau đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài:
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
- Cơ quan Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản Nam Bộ;
- Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4,6;
- Các Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản các tỉnh Cần
Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp;
- Chi cục thủy sản tỉnh Bến Tre;
- Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp;
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP);
- Hiệp hội cá tra Việt Nam;
- PGS.TS Nguyễn Văn Mười, TS. Trần Thanh Trúc – Trường đại học Cần
Thơ, TS. Vũ Hồng Sơn – Trường đại học Bách Khoa Hà Nội;
- Các Công ty: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng
Vương, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Công ty hải
sản 404, Công ty cổ phần Nam Việt, Công ty thủy sản miền Nam, Công ty
Hùng Cá
viii
RETAQ
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị công tác Chức vụ
1. Trần Đăng Ninh Phó Giám đốc Trung tâm KNKC CN Đề tài
Trưởng Phòng CL1 – Cục QLCL
2. Ngô Hồng Phong Phó CN Đề tài
NLS&TS.
Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ -
3. Đỗ Đức Bản Thư ký
Trung tâm KNKC
Trưởng Phòng CL1 – Trung tâm
4. Trần Văn Nghi Thành viên
vùng 6
Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ -
5. Nguyễn Thị Thanh Thủy Thành viên
Trung tâm KNKC
Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ -
6. Bùi Bích Phương Thành viên
Trung tâm KNKC
7. Nguyễn Văn Luy Phòng KN – Trung tâm vùng 6 Thành viên
8. Giang Minh Thọ Cơ quan Nam Bộ Thành viên
9. Trần Thị Tuyết Lan Tổng Cục thủy sản Thành viên
10. Trịnh Nam Phương Hiệp hội VASEP Thành viên
11. Hồ Thanh Huệ Thành viên
12. Lê Thị Diệu Thi Công ty CP Vĩnh Hoàn Thành viên
13. Phạm Mỹ Phượng Thành viên
14. Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Công ty CP XNK Thủy sản An Giang Thành viên
ix
RETAQ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Vai trò của nước trong sản phẩm cá phi lê
Nước là một thành phần hóa học của thịt cá, nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
mô thịt các sản phẩm từ động vật thủy sản. Trong quá trình chế biến, bảo quản
và rã đông một phần nước này có thể bị mất đi thông qua mất nước dịch bào do
dập nát cơ học hay dịch rỉ sau rã đông, thậm chí do bay hơi (Toldrá 2003;
Gonçalves 2004a, 2004b). Việc mất nước trong các miếng cá phi lê sẽ làm giảm
chất lượng cảm quan, giảm tính khả dụng và gây hao hụt khối lượng làm ảnh
hưởng đến định mức kinh tế của các nhà chế biến(Schnee, 2004;
Garrido&Otwell, 2004; Alex Augusto Gonçalves & José Luis Duarte Ribeiro,
2008).
Trong thực tế, các cơ sở chế biến thường tìm cách kiểm soátvà duy trì
hàm lượng nước của các sản phẩm cá phi lê trong quá trình chế biến, phân phối,
lưu trữ và bảo quản.Theo qui định tại tiêu chuẩn Codex Stan 190 – 1995 đối với
các sản phâm cá phi lê đông IQF, các cơ sở chế biến được phép sử dụng phụ gia
gốc phosphate để cải thiện chất lượng cảm quan (tính chất bề mặt, cấu trúc, màu
sắc) đồng thời tăng cường khả năng giữ nước của cácmiếng cá phi lê, đặc biệt là
sản phẩm sau khi rã đông. Tuy nhiên, tác dụng phụ trong việc giữ nước đối với
các sản phẩm có xử lý phụ gia có thể dẫn đến việc gian lận kinh tế.
1.1.2. Dạng tồn tại của nước trong thịt cá
Thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất của thịt cá là nước, thường chiếm khoảng
từ 57– 84% (The composition of fish, FAO corporate document repository.).
Nước trong mô thịt của cá cũng như các loài động vật bao gồm hai thành phần
chính là nước liên kết và nước tự do. Chúng tồn tại bên trong các tế bào nhờ các
loại liên kết và các lực tương tác ảnh hưởng bởi các tính chất cấu trúc tự nhiên
của protein và các thành phần khác trong tế bào.
Nước liên kết: là phần nước có liên kết với các hợp chất hóa học
trong tế bào (proteins, nucleotides, phospholipids...) thông qua liên kết
hydro, liên kết ion hoặc liên kết phân cực. Các gốc tự do tạo ra liên kết
với các phân tử nước như carboxyl, amine, hydroxyl và
sulfurhydryl...Trong trường hợp này các phân tử nước đóng vai trò là một
thành phần hóa học của các hợp chất trong tế bào. Do những liên kết này
có ái lực với phân tử nước cao do vậy nó rất khó bị tách ra khỏi thịt cá. Ở
1
RETAQ
trạng thái cân bằng, lượng nước này thường chiếm khoảng dưới 10%
lượng nước trong cơ thịt cá.
Nước tự do: là nước trong dịch bào đóng vai trò là dung môi điện ly
cho các hoạt động trao đổi chất của tế bào, hoặc là nước được tìm thấy
trong các lỗ nhỏ, các mao mạch mà trong đó nước được giữ và có thể dịch
chuyển nhờ lực mao quản và áp suất thẩm thấu. Các mao mạch hay các lỗ
có chứa các thành phần hòa tan (các loại đường, acid amin tự do và
muối). Nước tự do được giữ lại trong các mô cơ thịt nhờ áp suất thẩm
thấu và sự hấp thụ bởi các cấu trúc không gian phức tạp như những mạng
lưới protein. Chỉ có 4-5% tổng lượng nước của mô cơ liên kết chặt chẽ
với protein và phần nước còn lại được gọi là nước tự do. Hầu hết phần
nước tự do được giữ lại chủ yếu bên trong cấu trúc protein.
Nghiên cứu về hàm lượng nước trong cá tuyết cho thấy tổng hàm lượng
nước trong thịt cá tuyết là 81.2%, trong đó phần nước tự do chiếm tới 75.5% và
phần nước liên kết là 5.7% về khối lượng. Các nghiên cứu về sự biến đổi hàm
lượng nước trong thịt cá cho thấy, tất cả các tác động từ bên ngoài có thể ảnh
hưởng đến hàm lượng nước trong thịt cá như: dập nát cơ học, cấp đông, rã băng,
thay đổi pH, ngâm trong nước, gia nhiệt, làm khô ... đều chủ yếu do việc thay
đổi hàm lượng tự do.
1.2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hàm lượng nước trong cá tra phi lê
Có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong sản phẩm
cá tra phi lê đông lạnh đó là: (1) các yếu tố trong quá trình nuôi làm ảnh hưởng
đến hàm lượng nước tự nhiên trong thịt cá (thành phần hóa học của thịt cá) và
(2) các yếu tố trong quá trình sản xuất tác động đến việc trao đổi nước giữa thịt
cá với môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ xem xét những yếu tố này.
1.2.1. Các yếu tố trong quá trình nuôi có thể ảnh hưởng đến hàm lượng nước
tự nhiên trong cá tra
Có 5 yếu tố chính có khả năng ảnh hưởng gồm:
1.2.1.1. Vị trí trên cơ thể cá
Tỷ lệ các thành phần protein, lipit và nước có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, do đó sự thay đổi của một trong 3 thành phần này sẽ có ảnh hưởng tới các
thành phần còn lại của mô thịt cá. Trên cùng một cá thể thì thành phần hóa học
của các vị trí khác nhau cũng rất khác nhau. Phần lipit tập trung ở bụng và ở
đầu. Phần thịt trắng của cá có lượng lipit cao và trong protein của nó có nhiều
Arginin, cystin còn protein trong thịt đỏ thì có nhiều tyrosin. Lipit trong cơ thịt
thì ít hơn lipit trong gan và da. Trong khi đó, nước là thành phần được phân phối
trong các cấu trúc protein phức tạp và giữa các mô thịt với nhau.
2
RETAQ
1.2.1.2. Thời kỳ sinh trưởng, giới tính
Giai đoạn phát triển và giới tính là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến thành phần hóa học của mô thịt cá. Thời kỳ sinh sản và đặc biệt là loài di cư
sinh sản hàm lượng lipit và protein giảm đáng kể. Thành phần hóa học của cá
cái chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình phát triển tuyến sinh dục và sinh sản.
Thường thì cá đực có hàm lượng nước, protein và muối vô cơ nhiều hơn cá cái
nhưng hàm lượng lipit trong cá cái thì cao hơn cá đực.
Thành phần hóa học của mô thịt cá biến đổi theo giai đoạn phát triển của
chúng, thường là hàm lượng lipit và đạm gia tăng theo giai đoạn phát triển. Khi
nghiên cứu trên cá da trơn có khối lượng trung bình từ 546±30g tức là đang
trong thời kỳ sinh trưởng, Carl D. Webster và cộng sự (1994) thấy rằng: đối với
cùng một chế độ cho ăn, hàm lượng nước trong mô cơ thịt cá không có sự thay
đổi có ý nghĩa trong thời gian từ 40-80 ngày tiếp theo.
Thành phần lipit trong cá thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lý của cá.
Một cách tổng quát hàm lượng lipit của cá tăng lên theo tuổi và kích thước của
cá trong khi protein, nước ít thay đổi hơn. Ngoài ra các yếu tố thức ăn, di truyền,
môi trường có ảnh hưởng lên sự tích lũy lipit trong cá trong đó thức ăn giữ vai
trò quan trọng và quyết định. Cá nuôi thường có một lượng lipit tích lũy cao hơn
cá ngoài thiên nhiên nhưng ngược lại với nước.
1.2.1.3. Thức ăn và chế độ cho ăn
Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần sinh hóa của các loài thủy
sản nói chung và cá nói riêng, đặc biệt là hàm lượng lipit và nước trong thịt cá
và các cơ quan. Thường những loài cá nuôi có hàm lượng lipit cao hơn cá tự
nhiên. Hiện nay, một trong các vấn để nổi bật là việc sử dụng các chất kích thích
tăng trưởng để nuôi tăng trọng trong một thời gian ngắn. Các chất kích thích
tăng trưởng được biết tới từ lâu với các cơ chế sinh hóa làm tăng khả năng trao
đổi chất của cá và tăng khả năng giữ nước, điều khiển tỷ lệ nước/lipit trong
thành phần hóa học của mô cơ thịt cá.
Năm 2001, trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần thức
ăn tới thành phần hóa học của thịt cá da trơn của Trung tâm nuôi trồng thủy s...trình = 27 mẫu.
- Mẫu không xử lý tăng trọng = 1 mẫu x 3 lần lặp lại x 3 quy trình = 9 mẫu
2.2.5.3. Xác định mức tăng trọng (MTT) của từng miếng phi lê theo công thức:
퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 푠푎푢 푐ấ푝 đô푛𝑔 (𝑔) − 퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 푡푟ướ푐 푥ử 푙ý (𝑔)
MTT(%) = x 100
퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 푡푟ướ푐 푥ử 푙ý (𝑔)
Để xác định sự đồng đều về mức tăng trọng của mẻ xử lý phụ gia, tỷ lệ
miếng phi lê có tỷ lệ tăng trọng vượt quá mức trung bình trong một mẫu (X) và
biên độ lệch cực đại (BĐLCĐ) của miếng phi lê trong mẫu được tính theo các
công thức:
18
RETAQ
푆ố 푚𝑖ế푛𝑔 푝ℎ𝑖 푙ê 푐ó 푚ứ푐 푡ă푛𝑔 푡푟ọ푛𝑔 푙ớ푛 ℎơ푛 (푀푒푎푛 + 푆퐷)
X (%) = x 100
푇ổ푛𝑔 푠ố 푚𝑖ế푛𝑔 푝ℎ𝑖 푙ê 푡푟표푛𝑔 푚ẫ푢
푀ứ푐 푡ă푛𝑔 푡푟ọ푛𝑔 푐ự푐 đạ𝑖 − 푀푒푎푛
BĐLCĐ (%푀푒푎푛) = x 100
푀푒푎푛
Trong đó: Mean: mức tăng trọng trung bình của mẫu
SD: độ lệch chuẩn
Hình 2.4. Mô tả căn cứ xác định phương pháp lấy mẫu kiểm soát
Đề xuất phương pháp lấy mẫu kiểm soát hàm lượng nước trong cá tra phi
lê đông lạnh dựa vào tỷ lệ phần trăm miếng phi lê có tỷ lệ tăng trọng vượt quá
mức trung bình trong một mẫu và biên độ lệch cực đại (hay giá trị cực đại tương
đối) theo minh hoạ tại hình 2.4 và Codex stan CAC/GL 50-2004.
2.2.6. Đánh giá chất lượng cảm quan của cá tra phi lê đông lạnh với các tỷ lệ
tăng trọng khác nhau
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cảm quan của sản
phẩm cá tra phi lê đông lạnh ở các mức tăng trọng khác nhau làm cơ sở đề xuất
lựa chọn mức tăng trọng để sản phẩm có mức chất lượng cảm quan đạt yêu cầu.
Cá tra phi lê đông lạnh được sản xuất theo 03 quy trình khác nhau, mỗi
quy trình được xử lý phụ gia ở 03 chế độ tăng trọng tương tự như mô hình thực
nghiệm tại chương 6. Mẫu đối chứng (không xử lý phụ gia) được sản xuất theo
quy trình tương tự nhưng không có công đoạn xử lý phụ gia. (Hình 2.5)
19
RETAQ
166
166
Hình 2.5. Mô hình thực nghiệm đánh giá cảm quan
Các mẫu cá tra phi lê đông lạnh thực nghiệm trong mỗi quy trình được lựa
chọn, phân loại thành 07 mẫu:
- Mẫu A: tăng trọng 10 1%;
- Mẫu B: tăng trọng 15 1%;
- Mẫu C: tăng trọng 20 1%;
- Mẫu D: tăng trọng 25 1%;
- Mẫu E: tăng trọng 30 1%;
- Mẫu F: tăng trọng 35 1%;
- Mẫu đối chứng (Mẫu O): không xử lý phụ gia.
Hình 2.6. Mô tả quy trình lựa chọn các mẫu cá tra phi lê phục vụ đánh giá cảm quan.
20
RETAQ
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin
2.3.1.1. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tinvề chế độ nuôi và thức ăn
Thực hiện bằng phiếu khảo sát do Nhóm triển khai đề tài tiến hành xây
dựng.Mỗi phiếu khảo sát tương ứng với các ao nuôi của cùng một chủ hộ, tại
cùng một tỉnh và có cùng một chế độ dinh dưỡng (cùng loại thức ăn) cho cá
trong giai đoạn 03 tháng trước khi thu hoạch. Chi tiết về mẫu phiếu khảo sát
xem phụ lục 2.2.
Cuộc khảo sát được tiến hành theo trình tự như sau:
a. Khảo sát trực tiếp:
Các thành viên trong Nhóm triển khai đề tài trực tiếp đến cơ quan quản
lý/hộ nuôi để:
- Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý, cấp phép đăng ký lưu hành
thức ăn nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) hoặc xác định loại thức ăn, địa
điểm, tần xuất lấy mẫu thức ăn từ các cơ quan quản lý, giám sát nuôi trồng thủy
sản địa phương (Chi cục nuôi trồng thủy sản, Chi cục thủy sản, Chi cục Quản lý
chất lượng Nông lâm thủy sản).
- Tổ chức đoàn đến trực tiếp quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin, hình
ảnh và lập phiếu khảo sát tại các cơ sở nuôi của các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và
Bến Tre.
b. Khảo sát gián tiếp:
Tiến hành gửi phiếu khảo sát đến các hộ nuôi để họ tự điền thông tin và
gửi về cho nhóm nghiên cứu. Việc khảo sát gián tiếp thực hiện thông qua sự hỗ
trợ của các doanh nghiệp chế biến cá tra tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ và
Bến Tre.
2.3.1.2. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin về khảo sát về quy trình chế
biến cá tra phi lê đông lạnh tại Việt Nam.
Thực hiện bằng phiếu khảo sát do Trung tâm KNKC xây dựng. Mỗi phiếu
khảo sát tương ứng với một cơ sở chế biến của doanh nghiệp. Chi tiết về mẫu
phiếu khảo sát xem trong phụ lục 2.3.
Tiến hành khảo sát gián tiếp bằng cách:
Trung tâm KNKC có công văn số 69/KNKC-NV ngày 23/10/2014 gửi tới
các doanh nghiệp chế biến cá tra đề nghị cung cấp thông tin theo mẫu phiếu
khảo sát như nếu ở mục 4.2.1.
21
RETAQ
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin khảo sát
2.3.2.1. Tổng hợp, xử lý thông tin của phiếu khảo sát về chế độ nuôi và thức ăn
a. Kiểm tra, làm sạch phiếu: Kết thúc cuộc khảo sát, các phiếu được tập
trung để kiểm tra, làm sạch số liệu. Các phiếu khảo sát được xem là hợp lệ khi
trả lời đầy đủ các nội dung khảo sát.
b. Nhập thông tin, xử lý dữ liệu: Sau khi phiếu được làm sạch, tiến hành
nhập thông tin vào biểu mẫu (đã được xây dựng). Dữ liệu thu thập được tiến
hành xử lý trên tổng số phiếu hợp lệ, cụ thể cách xử lý đối với từng nội dung
như sau:
+ Thông tin về chế độ nuôi:
- Các thông tin về chế độ nuôi như mật độ thả giống, thời gian nuôi, chế
độ thay nước được tổng hợp và tính theo tỷ lệ phần trăm của số ao trả lời nội
dung đó so với tổng số ao khảo sát. Đặc biệt tập trung vào thông tin của những
ao nuôi có dự kiến thu hoạch cá thương phẩm từ tháng 10/2014 đến tháng
12/2014 phục vụ cho việc lấy mẫu cá ở giai đoạn nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
- Riêng diện tích nuôi được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích
nuôi tại địa phương khảo sát được chia cho diện tích nuôi trồng thủy sản tại địa
phương đó (do cơ quan quản lý tại địa phương cung cấp).
+ Các thông tin về thức ăn:
- Dữ liệu thức ăn được tiến hành tổng hợp, phân loại theo các nhóm thức
ăn có cùng tên do nhà sản xuất công bố.
- Tổng hợp dữ liệu về các thành phần dinh dưỡng chính (hàm lượng đạm
tổng số, hàm lượng đạm tiêu hóa, lipid, xơ).
-Tổng hợp dữ liệu về danh mục các chất bổ sung vào thức ăn, phân loại
theo nhóm, thành phần liều lượng, cách thức sử dụng.
c. Lấy mẫu thức ăn
- Mẫu thức ăn được lấy trực tiếp tại cơ sở nuôi cá tra thương phẩm song
song cùng với quá trình thực hiện khảo sát trực tiếp. Ưu tiên lấy các mẫu thức ăn
chuẩn bị cho cá ăn hoặc mới cho cá ăn xong.
- Mẫu thức ăn có khối lượng tối thiểu 1kg sau khi lấy được mã hóa, đựng
trong túi PE, niêm phong và chuyển đến phòng kiểm nghiệm của Trung tâm
vùng 6 để tiến hành phân tích các thành phần chính của thức ăn.
22
RETAQ
2.3.2.2. Tổng hợp, xử lý thông tin của phiếu khảo sát về quy trình chế biến cá
tra phi lê đông lạnh tại Việt Nam.
a. Kiểm tra, làm sạch phiếu: Kết thúc cuộc khảo sát, các phiếu khảo sát
được tập trung để kiểm tra, làm sạch số liệu. Các phiếu khảo sát được xem là
hợp lệ khi trả lời đầy đủ các nội dung khảo sát.
b. Nhập thông tin, xử lý dữ liệu: Sau khi phiếu được làm sạch, tiến hành
nhập thông tin vào biểu mẫu (đã được xây dựng). Dữ liệu thu thập được tiến
hành xử lý trên tổng số phiếu hợp lệ, cụ thể cách xử lý đối với từng nội dung
như sau:
- Dữ liệu khảo sát về thời gian chế biến: thời gian chế biến được tổng hợp
theo từng công đoạn, mỗi công đoạn lựa chọn khoảng thời gian tối thiểu, trung
bình và tối đa của từng doanh nghiệp.
- Các thông tin về danh mục phụ gia sử dụng: tổng hợp và phân nhóm các
loại phụ gia được sử dụng.
-Phương pháp xử lý phụ gia trong chế biến: được tổng hợp và phân thành
các nhóm khác nhau. Đối với mỗi nhóm phụ gia tính % số doanh nghiệp sử
dụng trên tổng số doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát.
2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học
- Xác định hàm lượng protein theo phương pháp AOAC 2001.11 (2007).
- Xác định hàm lượng protein tiêu hóa theo AOAC 971.09 (2007).
- Xác định hàm lượng hàm lượng xơ theo TCVN 4329: 2007.
- Xác định hàm lượng lipid theo TCVN 4331:2001.
- Phân tích hàm lượng nước theo phương pháp AOAC 950.46 (2008).
- Phân tích các chỉ tiêu thuộc nhóm Beta agonist, corticosteroid trong gan
cá: Xác định hàm lượng Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Dexamethasone
trong gan cá theo phương pháp của Wu, Y., et al. (2010).
2.3.4. Phương pháp chuẩn bị mẫu cho phân tích hàm lượng nước
- Phương pháp chuẩn bị mẫu bằng phương pháp loại bỏ lớp mạ băng theo
Codex Stan 166-1989.
- Phương pháp chuẩn bị mẫu bằng phương pháp rã đông mềm theo TCVN
2068:1993.
2.3.5. Phương pháp tiến hành đánh giá cảm quan
a. Thành lập Hội đồng đánh giá
23
RETAQ
Chất lượng về mặt cảm quan của sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh được
đánh giá thông qua Hội đồng đánh giá được thành lập theo Quyết định số
506/QĐ-QLCL ngày 10/12/2014 của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thuỷ sản (Phụ lục 2.4). Thành phần Hội đồng gồm có đại diện các trường đại
học chuyên ngành, doanh nghiệp chế biến cá tra phi lê đông lạnh, hiệp hội
ngành nghề, cơ quan kiểm tra chứng nhận chất lượng thuỷ sản xuất khẩu và
người tiêu dùng.
b. Xác định phương pháp đánh giá, phương pháp chuẩn bị mẫu, tiêu chí
đánh giá và hướng dẫn cách thức tiến hành đánh giá.
Nhóm thực hiện đề tài xây dựng dự thảo đề xuất lựa chọn phương pháp
đánh giá, cách thức chuẩn bị mẫu để đánh giá, tiêu chí đánh giá và hướng dẫn
đánh giá trình Hội đồng đánh giá nghiên cứu, thảo luận.
Trên cơ sở đề xuất của nhóm thực hiện đề tài, Hội đồng đánh giá tiến
hành họp và thống nhất phương pháp đánh giá cảm quan (chi tiết xem trong phụ
lục 2.5).
c. Thời gian và địa điểm đánh giá cảm quan
Hội nghị đánh giá cảm quan được tiến hành vào ngày 13/12/2014 tại
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Các kết quả phân tích được phân tích ANOVA với phép thử LSD trên
phần mềm SPSS 20 để so sánh về sự sai khác giữa trung bình các giá trị ở mức ý
nghĩa P<0.05.
Kết quả đánh giá cảm quan được xử lý thống kê với phép kiểm định S-N-
K (Student-Newman-Keuls) để phân tích sự khác nhau các tính chất cảm quan
giữa các mẫu bằng chương trình IBM.SPSS 22.
24
RETAQ
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình nuôi
3.1.1. Kết quả khảo sát về chế độ nuôi
Tổng số phiếu khảo sát thu được 45 phiếu, số phiếu hợp lệ gồm 44 phiếu
(01 phiếu không hợp lệ do thuộc địa bàn Tiền Giang, nằm ngoài phạm vi được
khảo sát), trong đó có 32 phiếu khảo sát trực tiếp và 12 phiếu khảo sát gián tiếp.
Kết quả khảo sát được thực hiện trên 44 cơ sở nuôi cho thấy có tổng cộng
131 ao nuôi cá ở giai đoạn thương phẩm (có cỡ cá từ 350g/con trở lên) trên tổng
số 214 ao được khảo sát. Mỗi ao khảo sát có diện tích từ 0.2 ha đến 19.4 ha,
tổng diện tích tất cả các ao nuôi được khảo sát là 2142.77 ha chiếm khoảng
64.72% tổng diện tích nuôi cá tra của 3 tỉnh được khảo sát.
Mật độ thả giống của các ao nuôi là rất khác nhau giữa các khu vực và
dao động từ 30-90 con/m2 tùy cơ sở. Các ao nuôi ở khu vực Bến Tre có mật độ
thả giống dày hơn so với các ao nuôi ở khu vực Cần Thơ và Đồng Tháp. Kích cỡ
cá giống khi thả từ 15-60 con/kg.
Thời gian nuôi của mỗi vụ cá thuộc vào từng ao và dao động trong
khoảng từ 5-12 tháng, tuy nhiên hầu hết thời gian nuôi chủ yếu của các ao nuôi
nằm trong khoảng 7- 9 tháng để đạt được kích cỡ cá từ 600÷1300g.
Nguồn nước cấp sử dụng trong quá trình nuôi được lấy trực tiếp từ sông
hoặc các kênh rạch được nối từ sông. Lượng nước bổ sung và số lần thay nước
phụ thuộc vào kích cỡ cá nuôi, trọng lượng cá càng lớn thì lượng thay nước
hàng ngày càng nhiều.Trong giai đoạn cá thương phẩm thì chủ yếu lượng nước
được thay hàng ngày dao động trong khoảng từ 20-30% so với lượng nước có
trong ao.
Chi tiết về tổng hợp kết quả khảo sát các thông tin về ao nuôi xem trong
phụ lục 3.1.
3.1.2. Kết quả khảo sát về chế độ dinh dưỡng cho cá ở giai đoạn thương phẩm
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các cơ sở nuôi đều cho cá ăn thức ăn
công nghiệp hoặc tự chế biến ở dạng viên (thức ăn chính) và những nhóm vi
chất bổ sung vào thức ăn chính (thức ăn bổ sung).
a. Thức ăn chính:
- Có 25 loại thức ăn khác nhau được sử dụng tại 44 cơ sở nuôi đã được
khảo sát, cụ thế 08 loại thức ăn do doanh nghiệp chế biến cá tra tự sản xuất, 17
25
RETAQ
loại thức ăn do các công ty chế biến thức ăn sản xuất. Tại thời điểm khảo sát các
loại thức ăn này đều được đóng bao bì, có dán nhãn và đăng ký kinh doanh thức
ăn theo đúng quy định hiện hành. Chi tiết xem phụ lục 3.2 hình ảnh một số bao
bì đựng thức ăn và ghi nhãn.
- Thành phần chính (đạm tổng số, đạm tiêu hóa tổng số, hàm lượng béo,
hàm lượng xơ) của các loại thức ăn nêu trên cho cá thương phẩm đều tương đối
giống nhau(chi tiết xem tại phụ lục 3.3).
- Thành phần đạm tổng, đạm tiêu hóa theo công bố của nhà sản xuất và
kết quả phân tích tại phòng kiểm nghiệm cũng khá tương đồng nhau như mô tả
tại bảng tổng hợp dưới đây (bảng 3.1). Riêng đối với thành phần xơ trong thức
ăn, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nhỏ hơn đáng kể so với thành phần
công bố. Tuy nhiên, thành phần xơ trong thức ăn chủ yếu ảnh hưởng tới mức độ
tiêu hóa thức ăn mà không ảnh hưởng tới thành phần hóa học của thịt cá. Do
vậy, việc sử dụng các thông số về thành phần dinh dưỡng của thức ăn chính để
phân loại các cơ sở nuôi theo các chế dộ dinh dưỡng khác nhau như mục tiêu
ban đầu đề ra là rất khó.
Bảng 3.1 Thành phần chính của thức ăn theo công bố và dựa trên kết quả phân
tích
Thành Theo công bố của Xác định được tại phòng
phần nhà sản xuất kiểm nghiệm
Đạm Trung bình là 26 % Trung bình 26.41%
tổng số (khoảng dao động từ 22-28%) (khoảng dao động từ 21.91-28.74%)
Đạm Trung bình là 21% Trung bình 22.43%
tiêu hóa (khoảng dao động từ 21-26%) (khoảng dao động từ 22.17-24.45%)
Trung bình 5% Trung bình 3.33%
Béo
(khoảng dao động từ 3-8%) (khoảng dao động từ 2.42-4.23%)
Trung bình 7% Trung bình 2.83%
Xơ
(khoảng dao động từ 6-8%) (khoảng dao động từ 1.43-3.54%)
b. Thức ăn bổ sung:
Kết quả khảo sát cho thấy các cơ sở nuôi đều có bổ sung vào thức ăn
trước khi cho ăn các vi chất gồm 5 nhóm chính như sau: (1) nhóm vitamin, (2)
các axit amin không thay thế, (3) các hợp chất đường (4) enzyme tiêu hóa, (5)
các axit béo (phụ lục 3.4). Các nhóm vi chất này được bổ sung với mục đích
26
RETAQ
tăng cường đề kháng và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn cho cá. Thành phần, liều
lượng và cách thức sử dụng những thức ăn bổ sung này là rất khác nhau giữa các
cơ sở nuôi. Chi tiết về các vi chất bổ sung vào thức ăn xem trong phụ lục 3.5.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy cơ sở nuôi có sử dụng các loại hóa chất,
kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh cho cá bằng cách trộn cùng với thức ăn
trước khi cho cá ăn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát không xác định được các loại
hóa chất có khả năng làm thay đổi thành phần hóa học của thịt cá thuộc các
nhóm beta agonist, corticosteroid.
Tất cả các mẫu cá tra lấy để phân tích hàm lượng nước tự nhiên đều được
lấy bổ sung mẫu gan, mã hóa và bảo quản, Nhóm triển khai đề tài lựa chọn xác
suất một số mẫu gan để phân tích hàm lượng các chất có khả năng làm thay đổi
thành phần hóa học của thịt cá. Kết quả phân tích các chất có khả năng làm thay
đổi thành phần hóa học của thịt cá và tổng hợp kết quả phân tích tại các khu vực
nuôi chi tiết kết quả phân tích của từng mẫu gan nêu tại xem phụ lục 3.6.Tổng
hợp kết quả phân tích xác suất các chất có khả năng làm thay đổi thành phần hóa
học của thịt cá trong gan cá nêu tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả phân tích xác suất hàm lượng các chất có khả năng
làm thay đổi thành phần hóa học của thịt cá trong gan cá
Kết quả phân tích
Khu Số
vực mẫu Clenbuterol Salbutamol Ractopamine Dexamethasone
(LOD=0.2µg/kg) (LOD=0.2µg/kg) (LOD=0.2µg/kg) (LOD=0.5µg/kg)
Cần
8 ND ND ND ND
Thơ
Đồng
8 ND ND ND ND
Tháp
Bến
8 ND ND ND ND
Tre
*ND: không phát hiện
Từ kết quả phân tích ở bảng trên cho thấykhông phát hiện dư lượng các
chất nhóm Beta-agonist và corticosteroid (các chất có khả năng làm thay đổi
thành phần hóa học của thịt cá) trong các mẫu gan cá.
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra
Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra nguyên
liệu phi lê theo vùng nuôi và theo kích cỡ cá chi tiết xem trong phụ lục 3.7. Từ
kết quả phân tích cho thấy như sau:
27
RETAQ
- Hàm lượng nước tự nhiên trung bình trong miếng cá tra phi lê có kích
thước khác nhau tại các khu vực nuôi khác nhau được ghi nhận trong hình 3.1.
Size 1 Size 2 Size 3
82.0
80.0 79.69 79.64 79.70 79.78 79.80 79.63 79.78 79.67 79.62 79.75 79.72 79.65
78.0
76.0
74.0
Hàm (%) nước lượng Hàm
72.0
70.0
Bến Tre Đồng Tháp Cần Thơ Trung bình
Khu vực nuôi
Hình 3.1.Hàm lượng nước tự nhiên theo kích thước cáđược lấy tại các tỉnh khác
nhau
Nhận xét: Căn cứ kết quả nêu trong hình 3.1 và kết quả phân tích
ANOVA cho thấy giá trị trung bình hàm lượng nước trong miếng cá tra phi lê có
kích thước khác nhau không có sự khác nhau đáng kể (p<0.05) tại từng vùng
nuôi và giá trị trung bình tại tất cả các vùng nuôi. Do đó, hàm lượng nước tự
nhiên trong cá tra phi lê tươi không phụ thuộc vào kích cỡ cá và kết quả này phù
hợp với kết quả nghiên cứu năm 2008.
- Hàm lượng nước tự nhiên trung bình trong miếng cá tra phi lê từ các khu
vực nuôi khác nhau được ghi nhận trong hình 3.2.
28
RETAQ
82.00
79.74
80.00 79.67 79.69 79.70
(%)
78.00
nước nước
76.00
74.00
Hàm lượng Hàm 72.00
70.00
Bến Tre Đồng Tháp Cần Thơ Thông số nền
Hình 3.2. Hàm lượng nước tự nhiên theo khu vực nuôi.
Nhận xét: Căn cứ kết quả nêu trong hình 3.2 và kết quả phân tích
ANOVA cho thấy giá trị trung bình hàm lượng nước trong miếng cá tra phi lê từ
các vùng nuôi Bến Tre, Đồng Tháp và Cần Thơ không có sự khác sai khác đáng
kể. Do đó, hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra phi lê tươi không phụ thuộc
khu vực nuôi và kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu năm 2008. Thông
số nền hàm lượng nước tự nhiên trong cá tra phi lê tươi là: 79.70±0.34 (%),
không khác biệt so với kết quả nghiên cứu năm 2008 (79.73±0.24%).
3.2. Các yếu tố trong quá trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh
Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 117 phiếu, tổng số hợp lệ thu về là 40
phiếu (danh sách doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát nêu tại phụ lục 3.8).Tỷ lệ
trả lời phiếu khảo sát là 34.2% cho thấy mức độ tham gia hỗ trợ đề tài nghiên
cứu của các doanh nghiệp là chưa tốt. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đóng
góp tỷ trọng lớn về sản xuất cá tra đều tham gia trả lời phiếu khảo sát. Do vậy,
kết quả khảo sát thuộc phạm vi đề tài này có thể đại diện chung cho hiện trạng
sản xuất cá tra ở Việt Nam.
Tổng hợp kết quả khảo sát quy trình công nghệ chế biến cá tra phi lê đông
lạnh chi tiết tại Bảng 3.3.
29
RETAQ
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát quy trình công nghệchế biến cá tra phi lê
đông lạnh
Thời gian chế biến (phút)
Bước Công đoạn Tối Trung
Tối đa
thiểu bình
1 Tiếp nhận nguyên liệu 5 11.3 30
2 Cắt tiết + rửa 1 5 16.3 42.5
3 Phi lê + rửa 2 5 16.6 40
4 Lạng ra 2 10.4 35
5 Sửa cá, tạo hình 5 24.6 40
6 Kiểm tra ký sinh trùng 5 15 45
7 Phân cỡ + rửa 3 5 4.9 45
8 Cân 5 8.3 110
9 Xử lý phụ gia 10 26.6 60
10 Cân, phân cỡ, rửa 7.5 13.7 45
11 Xếp khuôn, xếp băng chuyền 4 8.5 30
12 Chờ đông 60 192 300
13 Cấp đông bằng tủ (cấp đông băng 120 177.6 240
chuyền) (15) (31.2) (40)
14 Tách khuôn 5 8.5 15
15 Mạ băng 2 7.9 15
16 Tái đông 5 7.5 12.5
17 Cân, bao gói, đóng thùng 3 10 20
3.2.1. Thời gian chế biến
Các công đoạn chế biến của các doanh nghiệp là như nhau, tuy nhiên thời
gian chế biến ở từng công đoạn là khác nhau. Tổng thời gian chế biến cá tra phi
lê đông lạnh từ công đoạn cắt tiết đến công đoạn đóng gói sản phẩm trung bình
khoảng 05 giờ đối với cấp đông IQF và khoảng 07 giờ đối với cấp đông tiếp
xúc. Thời gian bán thành phẩm cá tra phi lê tiếp xúc với nước hoặc nước đá
(không bao gồm công đoạn xử lý phụ gia) trung bình khoảng 2.2 giờ và thời
gian từ khi giết cá đến khi xử lý phụ gia trung bình khoảng 1.6 giờ.
Trong quá trình thực nghiệm tại các cơ sở chế biến chúng tôi nhận thấy:
-Thời gian chế biến thực tế dài hơn so với thông tin khảo sát phía doanh
nghiệp cung cấp.
30
RETAQ
- Tất cả các doanh nghiệp đều có công đoạn chờ xử lý phụ gia với thời
gian tương tự như thời gian chờ cấp đông. Tuy nhiên công đoạn này không được
đề cập đến trong quy trình công nghệ của doanh nghiệp cũng như các hồ sơ
GMP, HACCP của tất cả các doanh nghiệp chế biến.
Hình 3.3. Hình ảnh các miếng cá được chứa trong các rổ được ướp đá
vảy tại công đoạn chờ xử lý phụ gia.
Thời gian xử lý phụ gia trong thực tế thường dao động từ 30 phút đến 120
phút tùy doanh nghiệp và yêu cầu tăng trọng. Thời gian này lớn hơn nhiều so
với kết quả khảo sát thu được từ doanh nghiệp như đã tổng hợp trong bảng 4.1.
Thời gian chế biến kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan và
hàm lượng nước trong miếng cá tra phi lê. Ngoài ra yếu tố này cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến các mối nguy về an toàn thực phẩm (TPC, Salmonella,
Listeria).
3.2.2. Danh mục phụ gia sử dụng
Kết quả khảo sát thu thập được 36 tên thương mại các loại phụ gia đang
được sử dụng. Mặc dù mang nhiều tên thương mại khác nhau nhưng về thành
phần hoạt chất thì có thể bao gồm 09 loại phụ gia chính như mô tả tại hình 3.4.
Hình 3.4. Phụ gia được sử dụng tại các cơ sở chế biến cá tra phi lê đông lạnh
31
RETAQ
Các loại hoạt chất phụ gia này có thể phân loại thành 03 nhóm sau:
- Nhóm phụ gia gốc ascorbate có tác dụng chính là chống oxy hoá gồm có
sodium ascorbate (E301), acid erythorbic (E315).
- Nhóm phụ gia gốc citrate bao gồm acid citric (E330 và các muối sodium
citrate (E331), potassium citrate (E332) và calcium citrate (E333), trong đó ),
trong đó acid citric và potassium citrate được sử dụng phổ biến nhất (trên 70%
doanh nghiệp sử dụng).
- Nhóm phụ gia phosphate bao gồm muối diphosphate (E450), muối
triphosphate (E451) và muối polyphosphate (E452), trong đó muối
polyphosphate được sử dụng phố biến nhất (gần 70% doanh nghiệp sử dụng).
Việc sử dụng phụ gia trong chế biến cá tra tại các doanh nghiệp phù hợp
với quy định tại thông tư 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế và Quy định 1333/2008
của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn Codex (Codex Stan 190 –
1995, Codex Stan 165 – 1989) thì việc sử dụng phụ gia giữ nước gốc citrate
trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh là không phù hợp.
3.2.3. Phương pháp xử lý phụ gia trong chế biến
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng kết hợp
nhiều loại phụ gia trong quá trình chế biến. Mặc dù có nhiều phương pháp kết
hợp phụ gia, nhưng công thức phụ gia được sử dụng có thể được phân loại thành
03 công thức sau:
Công thức 1: Chỉ sử dụng các phụ gia có chứa muối phosphate ở các dạng
diphosphate, triphosphate và polyphosphate (E450, E451, E452).
Công thức 2: Sử dụng hỗn hợp phụ gia có chứa muối phosphate (E450,
E451, E452) kết hợp với các phụ gia điều chỉnh độ pH có chứa muối
citrate (E331, E332, E 333).
Công thức 3: Chỉ sử dụng các phụ gia điều chỉnh độ pH có chứa muối
citrate (E331, E332, E333).
Kết quả khảo sát công thức phụ gia đang sử dụng tại các doanh nghiệp
cho thấy 10% doanh nghiệp sử dụng theo công thức 1; 85% doanh nghiệp sử
dụng theo công thức 2 và 5% doanh nghiệp sử dụng theo công thức 3.
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, các doanh nghiệp thường xuyên thay
đổi công thức phụ gia theo đơn đặt hàng và thường một doanh nghiệp đều có sử
dụng cả 03 nhóm phụ gia kết hợp nêu trên.
Nồng độ dung dịch phụ gia thường được sử dụng từ 2.5 – 3.5% kết hợp
với muối ăn ở nồng độ từ 0.3 – 0.5%, tỷ lệ dung dịch/cá phi lê là 1/1.
32
RETAQ
Về phương pháp xử lý phụ gia, 100% sử dụng phương pháp quay hỗn hợp
dung dịch phụ gia và cá phi lê trong các trống quay đặt nằm ngang với các thông
số kỹ thuật được tổng hợp tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thông số kỹ thuật tại công đoạn xử lý phụ gia
Thông số Tối thiểu Trung bình Tối đa
Tốc độ quay (vòng/phút) 2.5 3.2 12.5
Thời gian xử lý (phút) 10 26 60
Nhiệt độ (oC) 5 10 26
Việc xử lý phụ gia bằng phương pháp quay nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng
trọng, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của sản phẩm do tác
động cơ học. Phương pháp xử lý này không phù hợp theo khuyến cáo của Codex
(Codex chỉ hướng dẫn ngâm cá trong dung dịch phụ gia – Code of Practice for
fish and Fishery products).
3.2.4. Hàm lượng nước trong miếng cá tra phi lê không xử lý phụ gia
Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước theo các thời gian lưu trên
dây chuyền sản xuất khác nhau và quy trình chế biến khác nhau chi tiết xem phụ
lục 3.9.
Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước theo các phương pháp rã
đông khác nhau chi tiết xem phụ lục 3.10.
Từ kết quả phân tích cho thấy như sau:
3.2.4.1. Biến thiên hàm lượng nước của cá tra chế biến không xử lý phụ gia theo
thời gian lưu trên dây chuyển sản xuất khác nhau
Hàm lượng nước trung bình trong cá tra chế biến theo thời gian lưu trên
dây chuyền khác nhau (0 giờ, 1 giờ và 3 giờ) tại các doanh nghiệp chế biến (Qui
trình) được tổng hợp trong hình 3.5.
33
RETAQ
84
83 82.36 82.43 82.31 82.32 82.35 82.30 82.36 82.27 82.39
82
81
80
79
78
77
Hàm lượng nước (%) lượng nướcHàm 76
75
QT1 QT2 QT3
Cấp đông ngay Ướp đá 1h Ướp đá 3h
Hình 3.5. Sự biến thiên hàm lượng nước trong cá tra phi lê chế biến
không xử lý phụ gia theo thời gian lưu trên dây chuyền
Nhận xét: Căn cứ kết quả nêu trong hình 3.5 và kết quả phân tích
ANOVA cho thấy hàm lượng nước trong cá tra phi lê không xử lý phụ gia đông
lạnh không phụ thuộc vào thời gian bảo quản/lưu trên dây chuyền khác nhau
(p<0.05).
3.2.4.2. Biến thiên hàm lượng nước của cá tra chế biến không xử lý phụ gia theo
các qui trình chế biến khác nhau
Do không có sự sai khác có ý nghĩa về hàm lượng nước giữa các miếng cá
tra phi lê không xử lý phụ gia đông lạnh được lưu trên dây chuyền theo thời gian
khác nhau nên toàn bộ kết quả phân tích hàm lượng nước trong các miếng cá tra
phi lê không xử lý phụ gia đông lạnh tại từng nhà máy được sử dụng để tính
toán kết quả trung bình tại nhà máy đó (Qui trình). Kết quả hàm lượng nước của
cá tra phi lê chế biến không xử lý phụ gia đông lạnh tại các qui trình tổng hợp tại
hình 3.6.
85
82.37 82.32 82.34 82.34
80
(%)
Hàm nước lượng Hàm 75
QT1 QT2 QT3 Trung bình
Hình 3.6.So sánh hàm lượng nước trong cá tra phi lê chế biến không xử lý
phu gia đông lạnh theo qui trình chế biến khác nhau
34
RETAQ
Chú ý: Trong nghiên cứu sự biến thiên của hàm lượng nước theo thời
gian lưu trên dây chuyền và qui trình chế biến khác nhau, sử dụng phương pháp
chuẩn bị mẫu theo Codex Stan 166-1989.
- Nhận xét: Căn cứ kết quả nêu trong hình 3.6 và kết quả phân tích
ANOVA cho thấy hàm lượng nước trong cá tra phi lê không xử lý phụ gia
không phụ thuộc vào qui trình chế biến khác nhau (p<0.05).
3.2.4.3. Đánh giá sự khác biệt về giá trị hàm lượng nước trong cá tra chế biến
không xử lý phụ gia theo các phương pháp rã đông khác nhau
- Kết quả phân tích hàm lượng nước trong cá tra phi lê chế biến không xử
lý phụ gia đông lạnh được chuẩn bị mẫu để phân tích theo qui định khác nhau
được tổng hợp trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả hàm lượng nước trong cá tra phi lê chế biến không xử lý phụ
gia theo các qui trình chuẩn bị mẫu để phân tích khác nhau
Hàm lượng nước (%)
Chuẩn bị mẫu phân tích Chuẩn bị mẫu phân tích
theo Codex Stan 166-1989 theo TCVN 2068:1993
82.34 0.39 81.250.39
Nhận xét: Có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng nước trong cá tra phi lê
chế biến không xử lý phụ gia đông lạnh giữa các mẫu cá tra được chuẩn bị mẫu
phân tích theo phương pháp khác nhau. Chuẩn bị mẫu bằng phương pháp loại bỏ
lớp mạ băng theo Codex Stan 166-1989 sẽ cho hàm lượng nước cao hơn so với
phương pháp chuẩn bị mẫu rã đông mềm theo TCVN 2068:1993.
3.2.5. Hàm lượng nước trong cá tra phi lê có mức độ xử lý phụ gia khác nhau
Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước của các miếng cá phi lê ở các
mức tăng trọng khác nhau chi tiết xem trong phụ lục 3.11.
3.2.5.1. Biến thiên hàm lượng nước ở cùng mức độ tăng trọng theo các quy trình
khác nhau
Kết quả phân tích hàm lượng nước (chuẩn bị mẫu phân tích theo TCVN)
của cá tra phi lê đông lạnh có mức tăng trọng khác nhau theo các quy trình sản
xuất khác nhau được thể hiện tại hình 3.7.
35
RETAQ
86.0
Quy trình 1 Quy trình 2 Quy trình 3
85.0
84.0
83.0
82.0
Hàm lượng nước (%) lượng nướcHàm 81.0
10% 15% 20% 25% 30% 35%
Mức tăng trọng
Hình 3.7. Ảnh hưởng của quy trình chế biến đến hàm lượng nước của
cá tra phi lê đông lạnh ở các mức tăng trọng khác nhau.
Ở cùng mức tăng trọng từ 10% đến 35%, hàm lượng nước trong cá tra phi
lê đông lạnh không khác biệt có ý nghĩa ở (p<0.05) giữa các quy trình sản xuất
khác nhau. Kết quả này cho thấy sự đa dạng về thành phần, liều lượng và thông
số kỹ thuật (tốc độ quay, nhiệt độ, thời gian) tại công đoạn xử lý phụ gia của các
doanh nghiệp chế biến không ảnh hưởng đến hàm lượng nước của cá tra phi lê
đông lạnh khi được xử lý cùng mức độ tăng trọng.
3.2.5.2. Biến thiên hàm lượng nước theo mức các tăng trọng khác nhau
Kết quả phân tích hàm lượng nước trong cá tra phi lê đông lạnh (tổng hợp
chung của các quy trình) theo hai phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích được
trình bày tại bảng 3.7. Hàm lượng nước theo hai phương pháp chuẩn bị mẫu
phân tích của các mẫu có tỷ lệ tăng trọng từ 0 đến 35% đều khác biệt có ý nghĩa.
Phương pháp chuẩn bị mẫu theo tiêu chuẩn Codex Stan 166-1989 cho kết quả
hàm lượng nước cao hơn phương pháp làm tan băng theo TCVN 2068:1993 (sản
phẩm được rã đông và mất dịch rỉ).
Kết quả nghiên cứu này với phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích hàm
lượng nước theo TCVN tương đương với kết quả nghiên cứu năm 2008 (cá tra
phi lê đông lạnh ...QT 2 Size 2 Cấp đông ngay
Ha.3.2.10 81.73 QT 2 Size 2 Cấp đông ngay
Ha.3.3.1 82.31 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.2 82.03 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.3 82.23 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.4 82.64 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.5 81.9 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.6 82.5 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.7 82.46 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.8 82.31 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.9 82.51 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Ha.3.3.10 82.2 QT 2 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.1.1 82.26 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.2 82.2 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.3 82.12 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
94
RETAQ
Hàm lượng
Quy trình Size
Mã số mẫu nước (%) Chế độ xử lý
Fa.1.1.4 82.05 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.5 82.54 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.6 82.53 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.7 82.17 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.8 82.12 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.9 82.07 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.1.10 82.4 QT 3 size 1 Cấp đông ngay
Fa.1.2.1 81.89 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.2 82.42 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.3 82.23 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.4 82.66 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.5 82.02 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.6 82.29 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.7 81.98 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.8 82 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.9 82.5 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.2.10 81.92 QT 3 Size 2 Ướp đá 1 giờ
Fa.1.3.1 82.07 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.2 82.74 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.3 82.3 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.4 83.1 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.5 82.34 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.6 82.17 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.7 82.23 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.8 82.1 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.9 82.06 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.1.3.10 82.2 QT 3 size 3 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.1 82.99 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.2 82.33 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.3 82.28 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.4 81.92 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.5 81.86 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.6 82.15 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.7 82.72 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.8 82.12 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.9 82.07 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
Fa.2.1.10 82.31 QT 3 size 1 Ướp đá 3 giờ
95
RETAQ
Hàm lượng
Quy trình Size
Mã số mẫu nước (%) Chế độ xử lý
Fa.2.2.1 82.17 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.2 82.19 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.3 82.71 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.4 81.94 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.5 82.13 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.6 82.61 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.7 81.91 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.8 81.95 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.9 82.69 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.2.10 82.58 QT 3 Size 2 Cấp đông ngay
Fa.2.3.1 82.32 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.2 82.93 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.3 82.24 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.4 81.98 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.5 82.71 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.6 81.91 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.7 82.56 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.8 82.32 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.9 82.32 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.2.3.10 82.21 QT 3 size 3 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.1 82.26 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.2 81.98 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.3 82.64 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.4 82.64 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.5 82.6 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.6 82.66 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.7 82.74 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.8 82.23 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.9 82.43 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.1.10 82.11 QT 3 size 1 Ướp đá 1 giờ
Fa.3.2.1 82.28 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.2 82.4 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.3 82.46 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.4 82.38 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.5 82.66 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.6 82.67 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.7 82.53 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
96
RETAQ
Hàm lượng
Quy trình Size
Mã số mẫu nước (%) Chế độ xử lý
Fa.3.2.8 82.53 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.9 82.51 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.2.10 82.43 QT 3 Size 2 Ướp đá 3 giờ
Fa.3.3.1 82.71 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.2 82.6 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.3 82.38 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.4 82.17 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.5 82.11 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.6 82.41 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.7 82.59 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.8 82.3 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.9 82.64 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Fa.3.3.10 82.68 QT 3 size 3 Cấp đông ngay
Trung bình 82.34
97
RETAQ
Phụ lục 3.10
Kết quả phân tích hàm lượng nước các miếng cá phi lê không xử lý phụ gia
theo các chế độ khác nhau.
Hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu
Chuẩn bị mẫu theo Codex Chuẩn bị mẫu theo TVCN
Va.1.1 82.09 81.33
Va.1.2 82.01 80.85
Va.1.3 82.77 81.51
Va.1.4 82.55 81.29
Va.1.5 82.34 81.08
Va.2.1 82.57 81.31
Va.2.2 82.06 80.8
Va.2.3 82.76 81.5
Va.2.4 82.76 80.9
Va.2.5 82.46 81.2
Va.3.1 82.57 81.31
Va.3.2 82.65 81.39
Va.3.3 82.77 80.81
Va.3.4 82.45 81.19
Va.3.5 82.68 81.42
Aa.1.1 82.09 80.83
Aa.1.2 82.95 81.69
Aa.1.3 81.91 80.95
Aa.1.4 82.44 81.18
Aa.1.5 82.59 81.33
Aa.2.1 82.35 81.09
Aa.2.2 82.69 81.43
Aa.2.3 82.08 81.82
Aa.2.4 82.13 80.87
Aa.2.5 82.02 81.46
Aa.3.1 82.15 81.39
Aa.3.2 82.16 81.5
Aa.3.3 82.18 81.42
Aa.3.4 82 81.74
Aa.3.5 82.82 81.56
Na.1.1 82.18 81.62
98
RETAQ
Hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu
Chuẩn bị mẫu theo Codex Chuẩn bị mẫu theo TVCN
Na.1.2 82.16 81.5
Na.1.3 82.56 81.3
Na.1.4 82.22 81.56
Na.1.5 82.42 81.16
Na.2.1 82.09 80.83
Na.2.2 82.36 81.1
Na.2.3 82.11 81.15
Na.2.4 82.01 81.45
Na.2.5 82.14 81.28
Na.3.1 82.18 80.92
Na.3.2 82.28 81.02
Na.3.3 82.13 81.27
Na.3.4 82.09 80.86
Na.3.5 82.18 80.92
TB 82.34 81.25
99
RETAQ
Phụ lục 3.11
Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng nước
với các mức tăng trọng khác nhau
1. Kết quả phân tích hàm lượng nước với mức tăng trọng 10%.
Kết quả phân tích hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu
Chuẩn bị mẫu theo Codex Chuẩn bị mẫu theo TCVN
Fb.1.1.1 83.09 82.76
Fb.1.1.2 83.57 82.52
Fb.1.1.5 82.93 82.23
Fb.1.1.6 83.43 82.55
Fb.1.1.9 83.23 82.76
Fb.1.2.9 82.98 82.44
Fb.2.2.5 83.58 82.73
Fb.2.2.6 83.25 82.54
Fb.3.3.1 83.26 82.55
Fb.3.3.3 83.08 82.83
Fb.3.3.4 83.10 82.50
Hb.1.1.1 82.99 82.75
Hb.1.1.8 83.46 82.41
Hb.1.2.9 83.60 82.81
2. Kết quả phân tích hàm lượng nước với mức tăng trọng 15%.
Kết quả phân tích hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu
Chuẩn bị mẫu theo Codex Chuẩn bị mẫu theo TCVN
Fb.1.2.1 83.45 83.54
Fb.1.2.7 83.82 83.18
Fb.2.2.10 83.37 83.48
Fb.2.3.10 83.89 83.04
Fb.3.3.6 83.45 83.08
Fb.3.3.7 83.84 82.99
Hb.1.1.10 83.28 83.48
Hb.1.1.3 83.83 83.08
Hb.1.2.6 83.82 82.80
Hb.2.3.10 83.07 82.72
Hb.2.3.2 83.93 83.18
Hb.2.3.4 83.56 82.98
100
RETAQ
Hb.2.3.8 83.66 83.35
Hb.3.3.7 83.35 83.05
Nb.1.1 83.86 82.88
Nb.1.4 83.82 82.82
Nb.2.3 83.73 82.97
Nb.2.7 83.95 82.77
Nb.2.8 83.59 83.13
Nb.2.9 83.29 83.21
Nb.3.14 83.41 83.05
Nb.3.2 83.43 83.17
Vb.1.2.3 83.71 82.95
Vb.2.1.2 83.94 83.22
Vb.2.1.6 83.76 83.00
Vb.2.10 83.80 82.94
Vb.3.1.7 83.67 83.01
Vb.3.3.9 83.23 83.09
3. Kết quả phân tích hàm lượng nước với mức tăng trọng 20%.
Kết quả phân tích hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu
Chuẩn bị mẫu theo Codex Chuẩn bị mẫu theo TCVN
Ab.1.16 84.72 83.92
Ab.1.3 83.93 83.03
Ab.2.12 84.59 83.70
Ab.2.13 84.14 83.51
Ab.2.15 84.12 83.45
Ab.2.16 84.29 83.34
Ab.3.1 84.32 83.51
Fb.2.3.9 84.33 83.53
Fb.3.1.8 84.40 83.57
Hb.2.1.1 84.37 83.43
Hb.2.1.10 83.67 83.03
Hb.2.1.5 84.72 83.83
Hb.3.1.1 84.34 83.61
Hb.3.1.6 84.23 83.62
Hb.3.2.5 84.39 83.65
Hb.3.2.9 84.62 83.76
Nb.1.15 83.98 83.03
Nb.1.2 84.27 83.64
Nb.1.3 84.22 83.40
101
RETAQ
Nb.1.5 83.72 83.05
Nb.1.7 84.05 83.42
Nb.1.8 84.26 83.61
Nb.2.20 83.78 83.03
Nb.3.12 84.51 83.72
Nb.3.15 84.09 83.24
Nb.3.3 84.20 83.56
Nb.3.4 83.87 83.35
Nb.3.5 84.28 83.48
Vb.1.10 84.53 83.78
Vb.1.12 84.57 83.71
Vb.1.2 84.25 83.46
Vb.1.2.5 84.68 83.80
Vb.1.7 84.54 83.64
Vb.2.1.8 84.14 83.49
Vb.2.13 84.41 83.78
Vb.2.14 84.89 84.31
Vb.2.3 84.07 83.54
Vb.2.34 84.06 83.27
Vb.2.42 84.31 83.59
Vb.2.5 84.37 83.64
Vb.3.28 84.32 83.80
Vb.3.3.3 84.30 83.56
Vb.3.3.7 84.43 83.47
Vb.3.45 84.77 83.86
Vb.3.6 84.42 83.67
4. Kết quả phân tích hàm lượng nước với mức tăng trọng 25%.
Kết quả phân tích hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu Chuẩn bị mẫu theo
Chuẩn bị mẫu theo TCVN
Codex
Ab.1.1 84.48 83.65
Ab.1.13 84.88 84.02
Ab.1.17 84.97 84.07
Ab.1.2 85.33 84.50
Ab.1.5 85.02 84.16
Ab.2.11 84.99 84.07
Ab.2.17 84.96 84.12
Ab.2.19 84.99 84.13
102
RETAQ
Ab.2.2 84.57 83.88
Ab.2.6 84.92 84.18
Ab.3.12 84.98 84.31
Ab.3.2 84.96 84.28
Ab.3.4 85.17 84.30
Ab.3.6 84.88 83.76
Fb.2.1.1 84.79 84.02
Fb.2.1.8 85.00 84.28
Fb.3.1.6 84.81 83.74
Hb.2.1.7 84.87 84.09
Hb.3.3.2 84.44 83.51
Hb.3.3.3 84.83 83.82
Hb.3.3.8 84.90 83.78
Nb.1.18 84.53 83.53
Nb.1.20 84.73 83.83
Nb.1.9 84.96 84.07
Nb.2.10 84.90 83.90
Nb.2.11 84.76 83.78
Nb.2.17 84.49 83.39
Nb.2.18 84.89 83.97
Nb.2.2 85.19 84.41
Nb.3.10 84.91 84.01
Nb.3.11 84.79 83.95
Nb.3.20 84.55 83.80
Nb.3.6 84.79 83.76
Nb.3.8 85.37 84.22
Nb.3.9 84.96 84.17
Vb.1.13 85.11 84.19
Vb.1.14 85.35 84.41
Vb.1.15 84.78 83.64
Vb.1.21 84.96 84.14
Vb.1.22 84.97 84.28
Vb.1.24 85.29 84.25
Vb.1.28 84.81 83.97
Vb.1.29 84.69 83.59
Vb.1.3 84.70 83.87
Vb.1.5 84.95 84.18
Vb.1.6 85.29 84.34
Vb.2.1 84.86 84.02
Vb.2.1.10 84.84 84.00
Vb.2.11 84.59 84.30
103
RETAQ
Vb.2.12 84.95 84.03
Vb.2.2 84.94 84.18
Vb.2.27 84.96 84.16
Vb.2.28 85.30 84.22
Vb.2.29 85.35 84.33
Vb.2.30 84.74 83.60
Vb.2.35 85.01 84.20
Vb.2.41 84.71 83.60
Vb.2.44 84.87 83.79
Vb.2.48 84.84 83.99
Vb.2.49 85.07 84.27
Vb.2.51 84.80 83.89
Vb.2.54 85.29 84.16
Vb.2.6 84.73 83.90
Vb.2.7 84.86 84.07
Vb.2.8 84.91 83.91
Vb.3.1.1 84.68 83.88
Vb.3.13 84.53 83.46
Vb.3.14 85.27 84.28
Vb.3.3 84.81 83.94
Vb.3.30 84.82 84.04
5. Kết quả phân tích hàm lượng nước với mức tăng trọng 30%.
Kết quả phân tích hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu Chuẩn bị mẫu theo
Chuẩn bị mẫu theo TCVN
Codex
Ab.1.12 85.91 84.89
Ab.1.14 85.09 84.27
Ab.1.15 85.05 84.33
Ab.1.4 85.70 84.68
Ab.2.1 85.67 84.55
Ab.2.18 85.39 84.55
Ab.2.20 85.61 84.51
Ab.2.3 85.46 84.42
Ab.2.4 85.31 84.45
Ab.3.13 85.55 84.35
Ab.3.14 85.60 84.48
Ab.3.15 85.89 84.85
Ab.3.3 85.69 84.75
Fb.2.1.6 85.10 84.30
104
RETAQ
Fb.3.2.3 85.75 84.64
Fb.3.2.4 84.93 84.03
Nb.1.13 85.41 84.20
Nb.1.14 84.99 84.11
Nb.2.13 85.06 84.25
Nb.2.4 85.66 84.84
Nb.2.6 85.45 84.38
Nb.3.1 85.50 84.63
Nb.3.16 85.05 84.26
Nb.3.17 85.77 84.66
Nb.3.18 85.52 84.46
Vb.1.11 84.89 83.84
Vb.1.25 85.41 84.43
Vb.1.32 85.65 84.91
Vb.1.33 85.70 84.65
Vb.1.45 85.63 84.70
Vb.1.46 85.36 84.32
Vb.1.49 85.52 84.51
Vb.1.50 85.82 84.92
Vb.1.51 85.74 84.67
Vb.2.15 85.45 84.69
Vb.2.2.6 85.60 84.58
Vb.2.22 85.44 84.50
Vb.2.23 85.74 84.72
Vb.2.3.2 85.47 84.74
Vb.2.3.6 85.04 84.29
Vb.2.3.8 85.36 84.67
Vb.2.43 85.98 85.00
Vb.2.46 85.84 84.81
Vb.2.47 85.36 84.50
Vb.2.53 85.84 84.87
Vb.3.1 85.27 84.21
Vb.3.11 85.42 84.49
Vb.3.12 85.22 84.08
Vb.3.21 85.45 84.42
Vb.3.24 85.69 84.81
Vb.3.31 85.06 84.06
Vb.3.43 85.57 84.51
Vb.3.44 85.34 84.33
105
RETAQ
Vb.3.46 85.44 84.47
Vb.3.5 85.45 84.53
Vb.3.51 86.00 84.90
Vb.3.7 85.36 84.18
6. Kết quả phân tích hàm lượng nước với mức tăng trọng 35%.
Kết quả phân tích hàm lượng nước (%)
Mã số mẫu
Chuẩn bị mẫu theo Codex Chuẩn bị mẫu theo TCVN
Ab.1.11 85.40 84.57
Ab.1.19 85.94 84.89
Ab.1.20 85.93 84.75
Ab.1.6 85.47 84.58
Ab.3.11 86.06 85.07
Ab.3.16 86.13 85.02
Ab.3.17 86.34 85.29
Ab.3.18 85.46 84.68
Ab.3.19 86.09 85.16
Nb.1.11 86.12 85.23
Nb.2.12 86.13 85.30
Nb.2.15 85.79 84.88
Nb.2.19 85.61 84.65
Vb.1.23 85.57 84.62
Vb.1.31 85.72 84.77
Vb.1.34 85.62 84.62
Vb.1.41 85.69 84.73
Vb.1.42 85.99 84.94
Vb.1.44 86.10 85.27
Vb.1.47 86.15 85.33
Vb.1.52 86.15 85.23
Vb.2.25 85.60 84.50
Vb.3.10 86.15 84.91
Vb.3.23 86.15 85.11
Vb.3.29 86.47 85.33
Vb.3.32 85.48 84.46
Vb.3.33 85.57 84.71
Vb.3.35 86.15 85.15
Vb.3.41 86.26 85.25
Vb.3.47 86.04 84.93
Vb.3.49 85.57 84.49
106
RETAQ
Vb.3.50 85.58 84.47
Vb.3.53 85.76 84.80
Vb.3.9 86.20 85.06
107
Phụ lục 3.12
Hình ảnh các miếng cá tra phi lê trước và sau khi hấp ở các mức tăng trọng khác nhau
108
109
110
111
Phụ lục 3.13
Tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan các sản phẩm cá tra fillet trước và sau khi hấp theo phương pháp chấm
điểm của các thành viên hội đồng cảm quan
Sự Cấu Đánh Cấu
Thành viên hội nguyên Tính trúc cơ Mùi ( giá trúc Đánh
Mã số Loại
đồng cảm TT Lần lặp vẹn của chất bề thịt trước chung (độ săn Mùi Vị giá
mẫu mẫu
quan miếng mặt (trước hấp) trước chắc) chung
cá hấp) hấp sau hấp
Thành viên 1 1 trắng 10 10 10 9 10 4 10 4 5
Thành viên 2 2 trắng 10 10 10 10 10 9 10 8 8
Thành viên 3 3 trắng 9 9 9 9 9 7 9 7 7
Thành viên 4 4 trắng 9 7 9 9 8 8 9 8 7
Thành viên 5 5 trắng 7 2.5 3 9 4 3 8 4 3.5
Thành viên 6 6 trắng 9 6 9 8 8 6 8 8 6
Thành viên 7 7 trắng 10 10 10 10 7 10 10 10
Thành viên 8 8 trắng 10 3 9 9 4 2 9 4 3
Thành viên 9 9 trắng 10 7 9 8 8 4 8 7 7
Thành viên 10 10 trắng 9 8 9 8 9 8 9 7 8
Thành viên 11 11 trắng 7 3 3 3 3 3 5 6 4
Thành viên 1 1 540 A 1 7 7 7 8 7 9 8 8 8
Thành viên 2 2 540 A 1 10 9 9 10 9 10 10 10 10
Thành viên 3 3 540 A 1 10 9 9 9 9 9 9 9 9
112
Thành viên 4 4 540 A 1 8 9 9 9 9 9 9 9 9
Thành viên 5 5 540 A 1 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Thành viên 6 6 540 A 1 7 7 6 7 7 7 7 7 7
Thành viên 7 7 540 A 1 9 9 9 9 9 9 9 9 9
Thành viên 8 8 540 A 1 8 8 6 6 7 9 8 9 9
Thành viên 9 9 540 A 1 8 8 8 9 8 8 8 8 8
Thành viên 10 10 540 A 1 9 8 9 8 8 8 7 8 8
Thành viên 11 11 540 A 1 9 7 9 9 9 7 7 8 7
Thành viên 1 1 998 A 2 8 8 8 7 8 8 6 5 6
Thành viên 2 2 998 A 2 9 10 10 10 10 10 10 10 10
Thành viên 3 3 998 A 2 9 9 9 10 9 10 10 8 9
Thành viên 4 4 998 A 2 8 9 9 9 9 8 9 9 9
Thành viên 5 5 998 A 2 8.5 8 8 8.5 8 9 8 9 9
Thành viên 6 6 998 A 2 8 8 8 8 8 8 8 7 8
Thành viên 7 7 998 A 2 8 8 8 9 8 8 9 8 8
Thành viên 8 8 998 A 2 5 8 8 8 6 8 8 6 8
Thành viên 9 9 998 A 2 9 9 10 9 9 8 8 7 8
Thành viên 10 10 998 A 2 8 9 8 8 8 8 8 8 8
Thành viên 11 11 998 A 2 7 8 8 8 8 8 7 7 7
Thành viên 1 1 517 A 3 10 9 9 7 9 6 6 5 5
Thành viên 2 2 517 A 3 10 10 10 10 10 10 8 8 9
113
Thành viên 3 3 517 A 3 10 10 10 9 10 10 10 9 9
Thành viên 4 4 517 A 3 9 9 9 9 9 9 9 9 9
Thành viên 5 5 517 A 3 8 9 9 9 9 8.5 9 9 9
Thành viên 6 6 517 A 3 9 8 8 8 8 6 6 6 6
Thành viên 7 7 517 A 3 8 8 8 9 8 8 8 8
Thành viên 8 8 517 A 3 8 8 8 9 8 8 7 8 8
Thành viên 9 9 517 A 3 10 9 9 8 9 9 10 9 9
Thành viên 10 10 517 A 3 9 9 8 9 9 9 9 9 9
Thành viên 11 11 517 A 3 7 8 8 8 8 7 8 8 8
Thành viên 1 1 603 B 1 9 8 9 9 9 9 9 8 9
Thành viên 2 2 603 B 1 9 10 10 10 10 9 10 10 9
Thành viên 3 3 603 B 1 9 10 10 10 10 8 8 8 8
Thành viên 4 4 603 B 1 9 9 9 8 9 8 8 9 8
Thành viên 5 5 603 B 1 10 9.5 10 10 10
Thành viên 6 6 603 B 1 8 8 8 7 8 9 8 8 8
Thành viên 7 7 603 B 1 7 7 7 9 7 8 8 7 8
Thành viên 8 8 603 B 1 8 4 6 9 8 8 6 6 6
Thành viên 9 9 603 B 1 9 9 9 9 9 9 9 8 9
Thành viên 10 10 603 B 1 9 9 8 9 9 8 9 8 8
Thành viên 11 11 603 B 1 8 8 7 8 8 9 8 9 9
Thành viên 1 1 320 B 2 10 9 10 10 10 6 8 3 4
114
Thành viên 2 2 320 B 2 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Thành viên 3 3 320 B 2 10 10 10 10 10 10 9 9 9
Thành viên 4 4 320 B 2 8 8 8 9 8 9 9 8 8
Thành viên 5 5 320 B 2 10 9.5 9.8 9.5 9.8 7.5 9 9 8.5
Thành viên 6 6 320 B 2 8 7 7 7 7 7 7 7 7
Thành viên 7 7 320 B 2 9 9 9 9 9 6 6 9 6
Thành viên 8 8 320 B 2 7 6 8 8 7 7 8 6 5
Thành viên 9 9 320 B 2 8 8 9 9 9 8 9 9 8
Thành viên 10 10 320 B 2 9 10 9 9 9 7 8 8 8
Thành viên 11 11 320 B 2 6 5 7 7 6 5 8 6 6
Thành viên 1 1 398 B 3 8 7 7 7 7 8 6 7 7
Thành viên 2 2 398 B 3 10 10 10 10 10 10 9 10 10
Thành viên 3 3 398 B 3 10 10 10 9 10 10 10 9 10
Thành viên 4 4 398 B 3 9 8 9 9 8 8 9 9 8
Thành viên 5 5 398 B 3 7 7.5 8 8 8 7 8 8 8
Thành viên 6 6 398 B 3 7 7 7 7 7 8 8 8 8
Thành viên 7 7 398 B 3 7 7 7 9 7 7 7 8 7
Thành viên 8 8 398 B 3 8 6 8 8 7 8 7 9 8
Thành viên 9 9 398 B 3 8 9 9 8 9 9 7 9 9
Thành viên 10 10 398 B 3 8 9 8 8 8 10 7 9 9
Thành viên 11 11 398 3 8 9 8 8 8 9 8 9 9
115
Thành viên 1 1 502 C 1 10 10 10 10 10 9 10 5 7
Thành viên 2 2 502 C 1 10 9 10 10 10 10 10 10 10
Thành viên 3 3 502 C 1 10 10 10 9 10 10 10 10 10
Thành viên 4 4 502 C 1 8 9 9 9 9 8 9 9 9
Thành viên 5 5 502 C 1 10 10 10 9.8 10 10 10 10 10
Thành viên 6 6 502 C 1 9 9 9 9 9 8 8 8 8
Thành viên 7 7 502 C 1 8 8 8 9 8 7 9 8 8
Thành viên 8 8 502 C 1 7 9 9 8 6 8 8 8 7
Thành viên 9 9 502 C 1 9 10 10 9 10 8 8 8 8
Thành viên 10 10 502 C 1 9 9 8 8 9 8 8 8 8
Thành viên 11 11 502 C 1 7 8 8 8 8 8 9 8 8
Thành viên 1 1 761 C 2 7 7 8 7 7 8 6 6 7
Thành viên 2 2 761 C 2 10 9 9 10 9 10 10 9 10
Thành viên 3 3 761 C 2 9 9 8 9 9 10 10 8 9
Thành viên 4 4 761 C 2 9 9 9 9 9 8 9 9 8
Thành viên 5 5 761 C 2 7.5 7.5 8 9 8 8.5 9 9 8.5
Thành viên 6 6 761 C 2 6 6 6 6 6 7 7 6 7
Thành viên 7 7 761 C 2 7 7 7 9 7 7 7 8 7
Thành viên 8 8 761 C 2 7 7 8 8 8 8 7 5 6
Thành viên 9 9 761 C 2 9 9 8 9 9 7 8 8 8
Thành viên 10 10 761 C 2 8 9 8 6 8 8 7 8 8
116
Thành viên 11 11 761 C 2 6 7 7 7 7 8 9 8 8
Thành viên 1 1 174 C 3 8 8 7 7 7 6 4 5 5
Thành viên 2 2 174 C 3 10 9 10 10 8 7 10 8
Thành viên 3 3 174 C 3 9 8 9 9 9 10 8 9 9
Thành viên 4 4 174 C 3 8 9 9 8 8 9 8 9 8
Thành viên 5 5 174 C 3 8.5 8.5 9 7.5 8.5 8.5 8 9 8.5
Thành viên 6 6 174 C 3 7 6 6 6 6 4 4 4 4
Thành viên 7 7 174 C 3 7 7 7 8 7 7 8 8 8
Thành viên 8 8 174 C 3 8 8 6 7 8 7 5 6 6
Thành viên 9 9 174 C 3 8 8 9 8 8 9 7 9 9
Thành viên 10 10 174 C 3 9 8 8 7 8 9 7 10 9
Thành viên 11 11 174 C 3 7 8 8 8 8 4 3 4 3
Thành viên 1 1 370 D 1 10 10 9 9 9 10 9 9 9
Thành viên 2 2 370 D 1 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Thành viên 3 3 370 D 1 10 10 10 10 10 10 10 9 10
Thành viên 4 4 370 D 1 7 8 7 8 7 8 8 8 8
Thành viên 5 5 370 D 1 10 10 10 10 10 9 9.5 9.5 9.5
Thành viên 6 6 370 D 1 7 6 6 6 6 6 6 6 6
Thành viên 7 7 370 D 1 7 7 7 9 7 8 9 7 8
Thành viên 8 8 370 D 1 8 6 9 9 6 8 8 9 9
Thành viên 9 9 370 D 1 8 10 9 9 9 8 9 9 9
117
Thành viên 10 10 370 D 1 8 9 8 8 8 8 9 9 9
Thành viên 11 11 370 D 1 6 7 8 8 7 8 8 9 8
Thành viên 1 1 291 D 2 6 7 6 6 6 9 7 9 9
Thành viên 2 2 291 D 2 10 9 9 10 9 9 9 9 9
Thành viên 3 3 291 D 2 10 10 10 10 10 10 9 10 10
Thành viên 4 4 291 D 2 8 8 9 9 8 9 9 9 9
Thành viên 5 5 291 D 2 9.5 9 8.5 9 9 9 8.5 9 9
Thành viên 6 6 291 D 2 7 7 6 6 6 6 7 6 7
Thành viên 7 7 291 D 2 6 6 6 9 6 7 7 8 7
Thành viên 8 8 291 D 2 4 3 4 8 5 8 8 8 9
Thành viên 9 9 291 D 2 9 9 9 9 9 9 8 10 9
Thành viên 10 10 291 D 2 7 8 8 8 8 9 9 10 9
Thành viên 11 11 291 D 2 6 6 7 7 6 7 8 8 8
Thành viên 1 1 551 D 3 8 8 8 7 8 6 7 6 6
Thành viên 2 2 551 D 3 10 9 9 10 9 10 9 9 9
Thành viên 3 3 551 D 3 9 9 9 9 9 10 9 9 9
Thành viên 4 4 551 D 3 9 9 9 9 8 8 9 9 8
Thành viên 5 5 551 D 3 8 8.5 9 8 8.5 7 8 7.5 8
Thành viên 6 6 551 D 3 8 7 7 7 7 7 7 7 7
Thành viên 7 7 551 D 3 7 7 6 8 7 8 8 8 8
Thành viên 8 8 551 D 3 9 9 8 7 9 8 7 7 7
118
Thành viên 9 9 551 D 3 10 9 9 9 9 8 6 8 7
Thành viên 10 10 551 D 3 9 9 9 8 9 7 6 7 6
Thành viên 11 11 551 D 3 8 7 8 8 8 4 3 4 3
Thành viên 1 1 716 E 1 9 9 8 8 8 8 7 8 8
Thành viên 2 2 716 E 1 10 10 10 10 10 9 8 8 8
Thành viên 3 3 716 E 1 10 10 10 10 10 10 9 9 9
Thành viên 4 4 716 E 1 8 8 8 9 8 8 8 9 8
Thành viên 5 5 716 E 1 9 9 9 8.5 9 9 9 9 9
Thành viên 6 6 716 E 1 7 6 6 6 6 7 7 7 7
Thành viên 7 7 716 E 1 6 6 6 9 6 6 6 6 9
Thành viên 8 8 716 E 1 6 7 5 4 7 6 6 8 6
Thành viên 9 9 716 E 1 9 10 9 10 10 9 9 9 9
Thành viên 10 10 716 E 1 9 10 10 9 10 10 9 10 10
Thành viên 11 11 716 E 1 7 8 8 7 7 8 8 9 8
Thành viên 1 1 583 E 2 9 8 8 7 8 7 9 6 7
Thành viên 2 2 583 E 2 9 10 10 10 10 10 9 10 9
Thành viên 3 3 583 E 2 10 10 10 10 10 10 9 9 9
Thành viên 4 4 583 E 2 8 9 9 9 8 8 8 8 8
Thành viên 5 5 583 E 2 9 9 9.5 9 9 9 9 9 9
Thành viên 6 6 583 E 2 8 7 8 7 7 7 7 7 7
Thành viên 7 7 583 E 2 8 8 8 9 8 8 9 8 8
119
Thành viên 8 8 583 E 2 8 9 9 8 8 8 8 8 8
Thành viên 9 9 583 E 2 8 9 9 9 9 8 9 9 8
Thành viên 10 10 583 E 2 9 9 9 8 9 9 9 9 9
Thành viên 11 11 583 E 2 8 8 8 8 8 9 8 9 9
Thành viên 1 1 743 E 3 5 4 5 5 5 7 7 7 7
Thành viên 2 2 743 E 3 10 8 8 10 8 9 10 9 9
Thành viên 3 3 743 E 3 8 8 7 9 8 10 10 9 9
Thành viên 4 4 743 E 3 8 9 8 8 8 8 8 8 8
Thành viên 5 5 743 E 3 7.5 7 7.5 7 7.5 7.5 8 8 8
Thành viên 6 6 743 E 3 7 6 6 6 6 4 5 5 5
Thành viên 7 7 743 E 3 6 6 6 8 6 7 8 8 7
Thành viên 8 8 743 E 3 6 7 7 7 7 6 5 6 5
Thành viên 9 9 743 E 3 9 7 8 8 8 9 7 9 8
Thành viên 10 10 743 E 3 9 7 8 8 8 9 7 8 8
Thành viên 11 11 743 E 3 6 6 7 7 6 7 8 8 8
Thành viên 1 1 354 F 1 7 6 6 7 6 5 4 6 5
Thành viên 2 2 354 F 1 10 8 8 10 8 8 9 10 8
Thành viên 3 3 354 F 1 10 8 8 10 9 10 9 9 9
Thành viên 4 4 354 F 1 6 8 8 9 7 7 7 7 7
Thành viên 5 5 354 F 1 9.5 9.5 9 9 9 9 9 9 9
Thành viên 6 6 354 F 1 7 6 6 7 6 4 5 5 4
120
Thành viên 7 7 354 F 1 5 5 5 9 5 6 8 6 6
Thành viên 8 8 354 F 1 4 6 3 5 4 3 4 4 2
Thành viên 9 9 354 F 1 7 6 6 8 7 8 6 9 8
Thành viên 10 10 354 F 1 8 8 7 7 7 8 9 8 8
Thành viên 11 11 354 F 1 3 5 5 4 4 6 7 7 7
Thành viên 1 1 900 F 2 6 6 5 6 6 9 8 10 9
Thành viên 2 2 900 F 2 8 7 8 10 8 10 10 10 10
Thành viên 3 3 900 F 2 9 8 8 9 8 10 9 10 10
Thành viên 4 4 900 F 2 7 8 7 8 7 8 8 8 8
Thành viên 5 5 900 F 2 8 7.5 8 8 7.5 8.5 9 8.5 8.5
Thành viên 6 6 900 F 2 7 6 5 7 6 7 7 7 7
Thành viên 7 7 900 F 2 6 6 6 9 6 7 9 8 7
Thành viên 8 8 900 F 2 3 4 4 8 5 8 8 8 8
Thành viên 9 9 900 F 2 7 7 8 7 7 9 8 9 9
Thành viên 10 10 900 F 2 6 7 7 8 7 8 8 7 8
Thành viên 11 11 900 F 2 5 5 4 5 7 8 8 8
Thành viên 1 1 883 F 3 6 7 6 7 6 5 3 5 5
Thành viên 2 2 883 F 3 8 8 8 10 8 8 7 10 8
Thành viên 3 3 883 F 3 8 8 7 9 8 10 9 9 9
Thành viên 4 4 883 F 3 6 7 7 8 7 8 6 8 6
Thành viên 5 5 883 F 3 6.5 7 7 8.5 7 7 5.5 7 6
121
Thành viên 6 6 883 F 3 6 5 5 5 5 4 4 4 4
Thành viên 7 7 883 F 3 5 5 5 8 6 6 8 6
Thành viên 8 8 883 F 3 5 4 4 7 4 4 4 4 3
Thành viên 9 9 883 F 3 7 7 7 8 7 7 8 8 7
Thành viên 10 10 883 F 3 7 8 7 7 7 8 7 8 8
Thành viên 11 11 883 F 3 5 3 3 6 4 4 4 2 4
Ghi chú Mẫu
A Tăng trọng 10%
B Tăng trọng 15%
C Tăng trọng 20%
D Tăng trọng 25%
E Tăng trọng 30%
F Tăng trọng 35%
122
RETAQ
Phụ lục 4.1
HƯỚNG DẪN
PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, CHUẨN BỊ MẪU VÀ XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG NƯỚC TRONG CÁ TRA
PHẦN 1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU SẢN PHẨM CÁ TRA PHI LÊ
ĐÔNG LẠNH
1.1 Mẫu ban đầu
Xem hồ sơ sản xuất và sơ đồ xếp kho của lô hàng để quyết định vị trí lấy
mẫu nhằm đảm bảo tối đa số lượng lô hàng sản xuất và kích cỡ sản phẩm được lấy
mẫu.
- Nếu lô hàng được xếp trên các pallet/khối riêng biệt thì lấy ít nhất 01 kiện
ở mỗi pallet/khối sao cho đủ 11 kiện làm mẫu ban đầu
- Nếu lô hàng được xếp trong một khối thì lấy 11 kiện từ khối đó làm mẫu
ban đầu.
1.2 Mẫu chung
Mẫu chung được lấy theo đơn vị bao gói/block của lô hàng:
- Nếu đơn vị bao gói/block có khối lượng tịnh ≥ 2 kg thì lấy ngẫu nhiên mỗi
kiện 01 đơn vị bao gói/block để lập mẫu chung.
- Nếu đơn vị bao gói/block có khối lượng tịnh < 2 kg thì lấy ngẫu nhiên mỗi
kiện 2 đơn vị bao gói/block để lập mẫu chung.
{quy định theo khối lượng tịnh của đơn vị bao gói đối với hàng IQF hoặc
khối lượng tịnh của block để đảm bảo số lượng miếng phi lê đủ lớn nhằm tăng
thêm tính đại diện cho lô hàng; không quy định trộn đều do điều kiện lấy mẫu
không cho phép đối với miếng phi lê có kích thước lớn}
1.3 Mẫu trung bình
Lấy ngẫu nhiên từ 44 đến 66 miếng phi lê từ các đơn vị bao gói/block của
mẫu chung để lập mẫu trung bình, đảm bảo tất cả các đơn vị bao gói/block đều
được lấy mẫu.
125
RETAQ
1.4 Mẫu phân tích
Lấy ngẫu nhiên từ 2 đến 3 miếng phi lê từ mẫu trung bình để lập mỗi mẫu
phân tích, lấy 11 mẫu phân tích.
1.5 Mẫu lưu:
Mẫu lưu được lấy song song với mẫu phân tích, số lượng miếng phi lê tương
tự như mẫu phân tích.
126
RETAQ
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ MẪU
I. Đối với mẫu cá nguyên con:
Cá nguyên con được tiến hành phi lê, sau đó miếng phi lê được bỏ da, bỏ dè,
bỏ thịt đỏ và dùng phần thịt ở trung tâm miếng phi lê (cắt bỏ phần rìa của miếng cá:
khoảng 1/3 đến 1/2 chiều dài và chiều rộng của miếng phi lê, bề dày bằng bề dày
miếng phi lê) cho vào cối xay mẫu, xay nhuyễn và thực hiện quá trình xác định độ
ẩm.
II. Đối với mẫu cá phi lê đông lạnh:
A. Rã đông mẫu
Cách 1: Rã đông bằng không khí (tham khảo theo TCVN 2068: 1993):
Mẫu được lấy ra khỏi thùng chứa, bao bì. Sau đó cho mẫu vào rổ, để nghiêng
khoảng 30 độ, đến khi lớp băng tan, trở miếng cá sao cho đảm bảo miếng cá tiếp
xúc đều với không khí, dùng giấy thấm nhẹ quanh miếng cá. Quá trình rã đông
hoàn thành khi nhiệt độ miếng cá tương đương với nhiệt động phòng (250C) mà
không ảnh hưởng đến hình dạng ban đầu của mẫu. Thời gian rã đông khoảng 2,5
giờ tùy theo kích ỡc của miếng cá phi lê, nhưng không quá 3 giờ.
Cách 2: Rã đông bằng cách nhúng vào nước (tham khảo theo Codex Stan
166:1989):
Mẫu được lấy ra khỏi thùng chứa, bao bì. Sau đó, mẫu được đặt vào túi PE,
dùng dây buộc kín miệng. Đặt túi PE chứa mẫu vào bể nước ở nhiệt độ khoảng
20oC, nhưng không quá 35oC trong khoảng thời gian 20 ÷ 30 phút. Lấy miếng cá ra
đặt vào rổ, để nghiêng khoảng 17 - 20 độ trong vòng 3 phút cho ráo nước. Dùng
giấy thấm nhẹ quanh miếng cá.
B. Chuẩn bị mẫu
Cắt phần thịt ở trung tâm miếng phi lê (cắt bỏ phần rìa của miếng cá: khoảng
1/3 đến 1/2 chiều dài và chiều rộng của miếng phi lê, bề dày bằng bề dày miếng phi
lê) cho vào cối xay mẫu, xay nhuyễn và thực hiện quá trình xác định độ ẩm.
C. Xử lý mẫu trước khi phân tích:
Phương án 1:
- Sử dụng tất cả các miếng cá phi lê trong 11 mẫu phân tích đã lấy theo
hướng dẫn tại Phần I.
- Cắt lấy phần thịt ở trung tâm miếng phi lê (cắt bỏ phần rìa của miếng cá:
khoảng 1/3 đến 1/2 chiều dài và chiều rộng của miếng phi lê, bề dày bằng bề dày
127
RETAQ
miếng phi lê) cho vào cối xay mẫu, xay nhuyễn và thực hiện quá trình xác định độ
ẩm cho từng miếng cá.
- Việc xử lý kết quả phân tích theo như đề xuất trong bảng 4.1.
Phương án 2:
- Chia bất kỳ các miếng cá phi lê của 11 mẫu phân tích đã lấy thành 2 phần
một phần gồm các miếng cá phi lê của 5 mẫu phân tích và một phần gồm các
miếng cá phi lê của 06 mẫu phân tích.
- Với mỗi phần mẫu cắt phần thịt tại mỗi miếng cá fillet như hướng dẫn ở
phương án 1. Trộn các phần thịt này lại và cho vào cối xay nhuyễn và thực hiện xác
định độ ẩm như hướng dẫn tại Phần 3
- Việc xử lý kết quả cho 2 mẫu này sử dụng giá trị mức giới hạn tối đa là giá
trị M tương ứng cho từng chế độ như đã nêu trong bảng 4.1.
128
RETAQ
PHẦN 3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC (ĐỘ ẨM)
(AOAC 950.46)
I. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng:
Phương pháp này mô tả cách định lượng hàm lượng nước (độ ẩm) trong cá
tra, tuân theo tiêu chuẩn AOAC 950.46. độ ẩm được xác định theo tỉ lệ % (g/100g).
II. Nguyên tắc:
Mẫu được làm khô trong tủ sấy ở 100102 OC đến khối lượng không đổi. Độ
ẩm là khối lượng mất đi sau khi làm khô.
III. Thiết bị, dụng cụ:
1. Thiết bị:
Cân phân tích, d = 0.1mg.
Máy xay thịt.
Tủ sấy, 1001020C.
2. Dụng cụ thủy tinh:
Chén kim loại, sứ hoặc thủy tinh (vd: nhôm, niken, thép không rỉ, thủy
tinh), đường kính ≥ 50 mm, cao khoảng 40mm.
Bình hút ẩm, chứa silicagel.
IV. Bảo quản và Chuẩn bị mẫu:
1. Bảo quản mẫu:
Mẫu được bảo quản trong túi nylon. Lưu mẫu ở nhiệt độ tối đa +50C trong 24
giờ. Nếu mẫu không phân tích kịp trong 24 giờ thì lưu mẫu ở nhiệt độ -180C.
2. Chuẩn bị mẫu:
Như Phần I ở trên
V. Tiến hành:
Phết đều khoảng 2 g mẫu lên đáy của chén cân đã được sấy khô và cân. Cân
chính xác đến 0,1mg.
Sấy bằng tủ sấy thường: Làm khô mẫu trong tủ sấy ở 1001020C trong
khoảng 1618 giờ.
Làm nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm
129
RETAQ
Cân chính xác đến 0.1mg, ghi lại khối lượng.
Tiến hành sấy mẫu lại khoảng 1 giờ
Làm nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm
Cân chính xác đến 0.1mg, ghi lại khối lượng
(nếu khối lượng không đổi thì ngừng còn nếu thay đổi thì phải tiếp tục sấy
thêm lần nữa)
VI. Xử lý số liệu: Độ ẩm (g nước/100g) của mẫu:
M = (a-b)*100/a
Trong đó: a = khối lượng mẫu cân(g)
b = khối lượng mẫu sau khi sấy (g)
Kết quả độ ẩm được báo cáo với 2 số lẻ; mỗi mẫu lặp lại 02 lần, lấy kết quả
trung bình
VII. Tài liệu tham khảo
AOAC (2008). "AOAC Official Method 950.46. Loss on Drying (Moisture) in
Meat." Official Methods of Ananysis of AOAC INTERNATIONAL.
TCVN 5276: 1990- Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu;
TCVN 2068: 1993 – Thủy sản đông lạnh – Phương pháp thử;
Codex Stan 166:1989 - Codex Standard for Quick Frozen Fish Sticks (Fish Finger),
Fish Portions and Fillets - Breaded or in Batter.
130
Reference Testing & Agrifood
Quality Consultancy Center
(RETAQ)
Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và
Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Điện thoại: 04.38318154 Email: retaq@mard.gov.vn
Ba Đình, Hà Nội.
Fax: 04.39310983
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_ket_qua_de_tai_nghien_cuu_bo_sung_cac_yeu_to_co_kha.pdf